20
Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-05: Tin trong tỉnh Trang 06-07: Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 08-10: Xuất nhập khẩu Trang 11-12: Sản xuất kinh doanh Trang 13-14: Tin thế giới Trang 15-27: Doanh nghiệp cần biết Trang 18-20: Thương mại điện tử Muïc luïc Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Tin theá giôùi Saûn xuaát kinh doanh Doanh nghieäp caàn bieát Thöông maïi ñieän töû m m m m m m m SOÁ 14 T7-2013

m Tin trong tænh m ñaùng quan taâm trong tuaàn 14.pdf · Soá 14 thaùng 07 naêm 2013 TIN TRONG TỈNH Tiếp và làm việc với đoàn công tác của đại sứ quán

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-05: Tin trong tỉnhTrang 06-07: Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 08-10: Xuất nhập khẩuTrang 11-12: Sản xuất kinh doanhTrang 13-14: Tin thế giới Trang 15-27: Doanh nghiệp cần biết Trang 18-20: Thương mại điện tử

Muïc luïc

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuTin theá giôùiSaûn xuaát kinh doanhDoanh nghieäp caàn bieátThöông maïi ñieän töû

m

m

m

m

m

m

m

SOÁ 14T7-2013

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHNinh Thuận: Tăng

cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ nay đến cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014

Ngày 01/7/2013, đồng chí Đỗ Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, kiêm trưởng Ban Chỉ đạo 127/ĐP đã ký ban hành Kế hoạch số 2993/KH-127ĐP về việc Tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ nay đến cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Theo đó, đối tượng kiểm tra là các chợ trung tâm, siêu thị, các cơ sở kinh doanh lớn, nhà phân phối, nơi tập kết hàng hóa, kho hàng dự trữ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở giết mổ, phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm, động vật hoang dã quý hiếm trên tất cả địa bàn các huyện, thành phố; các phương tiện vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng trốn lậu thuế, … trên tuyến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 27.

Mặt hàng kiểm tra là các mặt hàng nhập lậu, hàng cấm như: pháo, đèn trời, thuốc nổ, rượu ngoại, thuốc

lá ngoại, bia, nước giải khát, đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng nhập lậu, điện thoại di động, đồ chơi trẻ em, băng đĩa lậu, bột ngọt, đường, muối, quần áo, đồ gia dụng khác, gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc gia cầm, động vật hoang dã và lâm sản quý hiếm, mặt hàng thủy hải sản nhập lậu, kinh doanh trái phép vàng, ngoại tệ; các mặt hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm Sở hữu trí tuệ, tập trung chú ý vào các mặt hàng như: mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm công nghiệp, các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm chức năng, xe máy, xăng dầu, gas, mũ bảo hiểm, xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chữa bệnh,… những mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đến cây trồng, vật nuôi, môi sinh, môi trường và các mặt hàng cấm kinh doanh theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như ắc quy chì, vi mạch điện tử đã qua sử dụng, nhựa phế thải.

Nội dung kiểm tra là các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, nhất là các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá và kê khai giá, đăng ký giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá

quá mức, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm như: H5N1 , H7N9 và bệnh heo tai xanh; kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, hết hạn sử dụng đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong các dịp Lễ, Tết như: lương thực, thực phẩm, bánh mứt, kẹo, rượu ngoại, bia, nước giải khát, băng đĩa, mũ bảo hiểm, quần áo, đồ gia dụng; kiểm tra chống các hành vi gian lận thương mại trong đo lường, chất lượng hàng hóa và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường; kiểm tra ngăn chặn việc vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ; chống khai thác, vận chuyển, buôn bán trái pháp luật lâm sản, động vật hoang dã, khoáng sản; các hành vi gian lận để trốn lậu thuế.

Thời gian triển khai: Bắt đầu từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 28/02/2014.

Nguyên Vũ – Phòng QLTM

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

Tiếp và làm việc với đoàn công tác của đại sứ quán anh

Chiều ngày 02/7/2013, Ông Nguyễn Thanh Hoan Giám đốc Sở Công Thương Ninh Thuận tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Anh tại Văn phòng Sở liên quan đến nội dung xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác về công thương đối với tỉnh Ninh Thuận.

Đến và làm việc với Sở Công Thương, Đoàn công tác của Đại sứ quán Anh có Ông Stephen Agnew - Phó Tổng Lãnh sự, Trưởng cơ quan Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh; Bà Claire Etches - Trưởng bộ phận Thịnh vượng; Bà Ngô Kiều Anh - Cán bộ phát triển cơ hội chiến lược và Bà Vương Khánh An - Cán bộ phát triển thương mại. Về phía Sở Công Thương có Ông Nguyễn Thanh Hoan - Giám đốc, Ông Lê Văn Nguyên - Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực thương mại và lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ.

Tại buổi làm việc, Ông Nguyễn Thanh Hoan Giám đốc Sở Công Thương Ninh Thuận đã giới thiệu, thảo luận với Đoàn Đại sứ quán Anh về cơ hội, tiềm năng đầu tư, phát triển của tỉnh, tập trung giới thiệu 6 nhóm ngành trụ cột trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và đi sâu vào các nhóm ngành: năng lượng, khai thác khoáng sản, công nghiệp sản xuất và chế biến, du lịch…, trong đó đặc biệt

chú trọng giới thiệu tiềm năng đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) và tiềm năng xuất khẩu của tỉnh. Sau cuộc thảo luận, Giám đốc Sở Công Thương đã bày tỏ sự hoan nghênh và đánh giá cao những thiện chí, quan tâm của Đoàn Đại sứ quán Anh dành cho tỉnh Ninh Thuận, đồng thời thể hiện mong muốn hợp tác với các nhà đầu tư đến từ Anh cũng như các đối tác của Đoàn Đại sứ quán Anh.

Trước sự đón tiếp nồng nhiệt của Ban Lãnh đạo Sở Công Thương Ninh Thuận, Đoàn công tác của Đại sứ quán Anh đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và cam kết sẽ giới thiệu đến các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài khác tham gia tìm hiểu, khảo sát để tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Buổi làm việc với Đoàn Đại sứ quán Anh

Hội nghị triển khai nghị định số 45/2012/N Đ-CP Ngày 21/5/2012 của chính phủ và các văn bản Quy phạm pháp luật về khuyến công

Ngày 30 tháng 5 năm 2013, được sự chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, tại Hội trường Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận, đã diễn ra Hội nghị triển khai Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực công tác khuyến công, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thanh Hoan – Giám đốc Sở Công Thương.

Thực hiện chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh năm 2013, Sở Công Thương Ninh Thuận giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

thương mại phối hợp với Cục Công nghiệp Địa phương tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công nhằm phổ biến, hướng dẫn đến các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khuyến công và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác khuyến công.

Tham dự Hội nghị có các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hoá-Thể thao và Du lịch, UBND các huyện: Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Bắc, thành phố Phan Rang Tháp Chàm, các ban, ngành

trên địa bàn tỉnh và có trên 40 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề cùng tham dự.

Tại Hội nghị, Báo cáo viên của Cục công nghiệp địa phương trực thuộc Bộ Công Thương, đã trình bày các nội dung của Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công, bao gồm: Những quy định chung, chính sách khuyến công, tổ chức hệ thống khuyến công, kinh phí khuyến công và quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công cũng như các điều khoản thi hành về hoạt động khuyến công. Các chương trình hỗ trợ và tạo điều kiện cho các ngành, các cấp và cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận các chính sách, nội dung hỗ trợ hoạt động khuyến công; đồng thời đề ra định hướng, giải pháp

Toàn cảnh Hội nghị triển khai Nghị định 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công

và nâng cao chất lượng công tác xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án và triển khai thực hiện các hoạt động về khuyến công trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề phát triển theo định hướng chung, đồng thời góp phần phát triển công nghiệp nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động công nghiệp tại địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

PHÒNG QLCN

Ninh Thuân: Kết quả công tác Quản lý thị trường 6 tháng đầu năm 2013

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh và Sở Công Thương Ninh Thuận, trong 6 tháng đầu năm 2013 Chi cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tích cực chủ động triển khai thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác, góp phần quan trọng vào công cuộc ổn định kinh tế, xã hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trên đại bàn tỉnh Ninh Thuận.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2013 Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra được 589 vụ (chấp hành tốt 436 vụ, vi phạm bị xử lý 153 vụ) với tổng số tiền thu được

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

trong kỳ là 773.300.000 đồng (phạt VPHC 517.700.000 đồng, truy thu và phạt thuế 17.330.000 đồng, hàng hóa tịch thu chờ bán là 238.270.000 đồng); thu giữ nhiều hàng hoá có giá trị như: thuốc lá nhập lậu các loại (3.293 gói); bình xịt lốp xe ô tô các loại (230 bình); nhiên liệu cho máy bay (2.700 lít); kềm da thép (1.400 cây); vải thun các loại (550 kg) và nhiều hàng hoá khác.

Các hành vi vi phạm chủ yếu như: vận chuyển lưu thông hàng hóa nhập khẩu không có hoá đơn chứng từ kèm theo hoặc sử dụng hóa đơn quay vòng; ghi giá trên hóa đơn thấp hơn nhiều lần so với thực tế nhằm mục đích trốn lậu thuế; kinh doanh hàng cấm; không niêm yết giá bán; kinh doanh hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; kinh doanh hang hoá vi phạm sở hữu trí tuệ; …

Điển hình như: vào ngày 17/4/2013, Đội QLTT số 1 kiểm tra đột xuất cửa hàng Nông Ngư Cơ Phong Thái (Thống Nhất, P. Đạo Long, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm), phát hiện tại cửa hàng có bán 15 sản phẩm động cơ Diesel giả nhãn hiệu GaoFeng và Jiang Mar, Chi cục đã trình UBND tỉnh ra quyết định xử phạt VPHC là 22.500.000 đồng đối với hành vi trên, đồng thời loại bỏ các yếu tố vi phạm ra khỏi hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường; Vào ngày 16/5/2013, Đội QLTT số 1 kiểm tra đột xuất kho hàng của hộ kinh doanh Trần Thị Ngọc Linh (QL1A, đường Lê Duẩn, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm), phát hiện tại kho hàng có bán mặt hàng đường cát trắng không có nhãn hàng hóa theo quy định. Chi cục đã trình UBND tỉnh ra quyết định xử phạt VPHC: 55.000.000 đồng đối với hành vi trên.

Trong 06 tháng còn lại của năm 2013, Chi cục QLTT sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát về giá; phối hợp với Ngân hàng nhà nước kiểm tra hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép và kinh doanh vàng; tăng cường kiểm tra chống các hành vi gian lận thương mại trong đo lường, chất lượng hàng hóa; tăng cường kiểm tra chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu và các hoạt động kiểm tra theo chế độ đột xuất khác.Nguyên Vũ – Phòng QLTM

Tình hình giá cả thị trường tỉnh Ninh Thuận 6 tháng đầu năm 2013

Trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình giá cả trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tương đối ổn định, không có nhiều biến động tăng. So với tháng 12/2012, chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1,6% (khu vực thành thị tăng 1,61%, khu vực nông thôn tăng 1,59%), và tăng 12,40% so bình quân cùng kỳ.

Những tháng đầu năm 2013 nhu cầu mua sắm hàng hóa chuẩn bị tết của người dân tăng, đồng thời việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng kỷ lục 1.430 đồng/lít vào cuối tháng 3 đã góp phần tác động làm tăng giá

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

cả hàng hóa, nhưng không có biến động lớn. Nguyên nhân một phần là do hiệu quả từ Chương trình bình ổn thị trường được triển khai rộng rãi trên cả nước, và trên địa bàn tỉnh nói riêng. Ngoài ra, mặc dù giá xăng dầu tăng kỷ lục vào cuối tháng 3, nhưng các đơn vị sản xuất và phân phối đang trong tình trạng ế ẩm, tồn hàng nên đã giữ ổn định giá nhằm tiêu thụ hết hàng tồn. Sang Quý II/2013, mặc dù diễn ra các dịp lễ lớn (30/4, 01/5 và quốc tế thiếu nhi 01/6) nhưng tình hình giá cả cũng không có nhiều biến động. Nguyên nhân được xác định là do tác động của việc giảm giá nhiều mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu (3 lần điều chỉnh giảm giá trong tháng 4), nhiên liệu (LPG), vật liệu xây dựng, lương thực… Mặt

CPI cả nước tăng trở lại Theo số liệu của Tổng cục

Thống kê, CPI cả nước tháng 6 tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 6,69% so với cùng kỳ. Sau nửa năm, chỉ số này đã tăng 2,4%, chưa bằng một nửa so với mục tiêu thấp hơn 6,81% được Quốc hội phê duyệt cho cả năm.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 đã tăng ở 9/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung, với mức tăng từ 0,42%-0,02%.

Với yếu tố mùa vụ, nhu

khác, tình hình dịch bệnh heo tai xanh, dịch cúm gia cầm đang có dấu hiệu phức tạp trở lại ở một số địa phương đã ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người dân.

Chỉ số giá một số nhóm hàng so với tháng 12/2012 như sau: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,87%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,43%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 3,08%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,70%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,99%; các nhóm như thuốc và dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông, giao thông tương đối ổn định (tăng trong khoảng 0,01-0,33%).

Giá cả thuận lợi, nhiều chương trình khuyến mại được tổ chức, hầu hết hàng

hóa lưu thông trên thị trường đều đảm bảo chất lượng do công tác kiểm tra kiểm soát thị trường luôn được chú trọng đã góp phần kích thích nhu cầu mua sắm của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 5.254,8 tỷ đồng, đạt 46,27% kế hoạch, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế Tư nhân đạt 2.177,2 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế Cá thể đạt 2.825,6 tỷ đồng, tăng 17,51% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế Nhà nước đạt 227,99 tỷ đồng, tăng 9,05% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế Tập thể đạt 23,96 tỷ đồng tăng 28,48% so với cùng kỳ.

Phong

cầu du lịch hè gia tăng đã kéo nhóm hàng may mặc, mũ nón, giầy dép có mức tăng cao nhất là 0,42%

Cụ thể, trong rổ hàng hóa, tình hình khó khăn của kinh tế khiến nhu cầu về ăn uống giảm sút, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,08%. Giao thông và nhóm bưu chính viễn thông cũng nằm trong nhóm giảm giá lần lượt là 0,09% và 0,41%. Còn lại, tất cả các mặt hàng khác như: Thuốc và dịch vụ y tế, nhà ở và vật liệu xây

dựng, may mặc mũ nón, giày dép… tăng giá nhẹ.

Trong số 11 mặt hàng thuộc rổ tính CPI tháng này có 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước. Mức tăng mạnh nhất thuộc về nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 0,42%) và nhóm văn hoá, giải trí và du lịch (tăng 0,4%).

Các mặt hàng còn lại như đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%; thiết bị và đồ dùng gia định tăng 0,33%...

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Trung tâm TTCN&TM

Việc gói hỗ trợ tín dụng bất động sản 30.000 tỷ đồng đang đi vào đời sống cũng đã giúp thị trường bất động sản vốn trầm lắng có mức tăng giá nhẹ trở lại, tuy nhiên nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng hiện đạt mức tăng thấp nhất là 0,02%.

Đánh giá của Cục Thống kê Hà Nội trước đó cho hay, giá gạo trong tháng 6 vẫn có xu hướng giảm do sức tiêu thụ chậm, các tỉnh miền Nam được mùa trong khi tình hình xuất khẩu giảm.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân vẫn ở mức thấp do thời tiết nắng nóng và tâm lý lo ngại dịch tai xanh ở lợn bùng phát ở nhiều địa phương. Các mặt hàng rau, củ, quả nguồn cung tương đối ổn định do đang ở chính vụ thu hoạch.

Do đợt tăng giá xăng 400 đồng/lít được thực hiện vào tối 14/6 trong khi kỳ tính CPI của tháng 6 đã kết thúc vào ngày 15/6, do vậy động thái tăng giá xăng gần như chưa tác động đến lạm phát. Điều này thể hiện rõ nhất ở chỉ số giá nhóm giao thống giảm 0,09%.

Bên cạnh đó, trong tháng 6, giá vàng giá vàng trong nước giảm theo với mức 4,11%. Trái với sự biến động của vàng, chỉ số giá USD trên thị trường lại tăng 0,26%, tuy nhiên giá USD liên ngân hàng được giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD.

Thương lái Trung Quốc lại “ào ào” mua dứa xanh

Tại tỉnh Tiền Giang, các thương lái Trung Quốc thu mua dứa còn non, xanh, sau đó xịt thuốc tăng trưởng để cho trái to đẹp hơn.

Hành động này chưa thể hiểu rõ là gì, nhưng hậu quả trước mắt là đã phá hoại uy tín cây dứa, làm cho giá dứa giảm thê thảm.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có khoảng hơn 13 ha trồng dứa, cuối tháng 3 vừa qua, chị được một thương lái Trung Quốc đến tìm mua với giá cao hơn thị trường từ 300-400 đồng/kg. Giá cao hơn nên chị đồng ý bán, tuy nhiên trước khi thu hoạch 10 ngày, các thương lái này đã mang một loại thuốc để xịt lên trái dứa còn xanh. Chị Thủy cho biết, vì đã ký hợp đồng bán cho thương lái nên chị cũng không thể làm gì khác.

“Tâm lý người dân luôn thích bán được giá cao, sau đó người ta đem thuốc xịt trực tiếp lên trái dứa rồi nói bảo đảm sẽ mua chứ không biết chất lượng thế nào. Khi xịt thuốc lên rồi mới biết trái dứa bị hỏng bên trong”.

Tuy nhiên, điều may mắn là ngay sau khi có thông tin hộ chị Thủy bán dứa cho thương lái Trung Quốc và chuẩn bị xịt thuốc thì Công an huyện Tân Phước đã kịp thời bắt ngay tại vườn cùng 11 thùng thuốc chưa dùng

với đủ loại từ dạng bột, nước. Dù các thương lái khai báo xịt thuốc xong là mang về thị trường Trung Quốc bán, nhưng Công an huyện Tân Phước cho rằng, hành vi này nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Thượng tá Phạm Văn Thành, Phó trưởng Công an huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cho biết: “Hành động này quá nguy hiểm, vì dứa ngay sau khi dùng thuốc như vậy không bảo quản được lâu và người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, lúc đó sẽ tác động đến tình hình sản xuất nguyên liệu ở xã Tân Phước, không tiêu thụ được sản phẩm”.

Minh chứng cho điều đó là những gì còn lại tại vùng dứa Tân Phước sau khi thương lái Trung Quốc bỏ đi. Giá rẻ mạt, dứa chất đầy đồng, cho không ai lấy.

Chỉ cần một chút lợi nhuận cao hơn, thương lái Trung Quốc đã dễ dàng thuyết phục nông dân, nhưng lại gây ra thiệt hại rất lớn cho uy tín nông sản của Việt Nam, ở đây là cây dứa. Đã không ít lần doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam phải nếm “trái đắng” khi buôn bán với thương nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, bài học từ thương lái Trung Quốc dường như vẫn chưa hề chấm dứt với những bài học mới, mánh khoé mới.

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Kim ngạch xuất khẩu cả nước 6 tháng đầu năm đạt hơn 62 tỷ USD

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu cả nước tháng 6 ước đạt 11,4 tỷ USD, giảm nhẹ (2,3%) so với ước thực hiện tháng 5; trong đó, kim ngạch kể cả dầu thô của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 7,6 tỷ USD. Tính chung 6 tháng, xuất khẩu cả nước ước đạt 62,053 tỷ USD, tăng 16,1% so cùng kỳ năm 2012.

Kim ngạch nhập khẩu cả nước tháng 6 ước đạt 11,6 tỷ USD, giảm 5% so với ước thực hiện tháng 5; trong đó, kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5,05 tỷ USD. Tính chung 6 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 63,456 tỷ USD, tăng 17,4% so cùng kỳ năm 2012. Như vậy, 6 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu 1,403 tỷ USD. Nhập siêu tăng trong mấy tháng trở lại đây là dấu hiệu tốt đối với nền kinh tế, cho thấy các doanh nghiệp tăng nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Theo Bộ Công thương, nhìn về tổng thể, hoạt động xuất khẩu trong nửa đầu năm 2013 đã đạt quy mô cao hơn, nhập siêu được kiểm soát; sản xuất công nghiệp dần phục hồi (6 tháng ước tăng

5,3% so với cùng kỳ năm ngoái), đi đôi với việc tỷ lệ hàng tồn kho giảm dần qua các tháng từ đầu năm đến nay, báo hiệu cho tình hình kinh tế đang khả quan trở lại.

Xuất khẩu sang châu Phi có mức tăng trưởng cao nhất

Theo Bộ Công thương, so với cùng kỳ năm 2012, xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Phi 6 tháng đầu năm 2013 có mức tăng trưởng cao nhất (tăng 41,7%) cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung, trong đó có yếu tố xuất khẩu vàng sang Nam Phi tăng.

Các mặt hàng xuất khẩu chính xuất khẩu sang châu Phi là gạo, điện thoại di động, thủy sản, điện tử máy vi tính, cà phê, dệt may. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng được phổ biến một số hiện tượng lừa đảo thương mại từ Châu Phi thời gian gần đây và những biện pháp phòng tránh rủi ro khi kinh doanh tại thị trường Châu Phi.

Theo Vụ Châu Phi Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), mặc dù xuất khẩu gạo, mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang một số thị trường lớn như Bờ Biển Ngà, Ghana và Senegal gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá

rẻ Ấn Độ và Thái Lan (chủ yếu là gạo tồn kho) song trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng đáng kể so với những tháng trước đây. Lượng gạo dự trữ của châu Phi mua từ năm ngoái đã giảm nên các nước trong khu vực này bắt đầu tăng cường nhập khẩu gạo, nhất là để phục vụ cho tháng Ramadan bắt đầu từ cuối tháng 7.

Đặc biệt trong 5 tháng 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường châu Phi tăng rất mạnh về lượng so với cùng kỳ năm trước như Ăngôla đạt 83,6 nghìn tấn, tăng 186%; Cam-eroon 68,8 nghìn tấn, tăng 122%; Mozambique 34,4 nghìn tấn, tăng 31,4%; Tôgô đạt 15,3 nghìn tấn, tăng gấp gần 7 lần.

Theo thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu sang khu vực Nam Phi 5 tháng đạt 274,6 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó điện thoại và linh kiện đạt 168,5 triệu USD, giày dép 25,76 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm và linh kiện 10,24 triệu USD, hóa chất 8,3 triệu USD, hàng dệt may 7,7 triệu USD, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 6,9 triệu USD, hạt tiêu 6,5 triệu USD, gạo 6,1 triệu USD, cà phê 3,8 triệu

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

USD, phương tiện vận tải 2,8 triệu USD…

Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nhất là mặt hàng điện thoại di động, ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm sang thị trường này có thể đạt 700 triệu USD.

Thị trường có mức tăng trưởng thứ hai sau châu Phi trong 6 tháng qua là châu Á (tăng 19,9%). Thị trường Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 82% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng 2% so với 6 tháng năm 2012).

Mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng xuất khẩu sang khu vực thị trường các nước Châu Âu vẫn có tốc độ tăng 15,8%, trong đó thị trường các nước EU 27 tăng 20,8%. Xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ tăng trưởng thấp, chỉ tăng 7,2%, trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 13%, thấp hơn mức xuất khẩu bình quân chung.

Trong các khu vực thị trường, duy nhất xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Đại Dương giảm 22,9%, trong đó giảm ở thị trường Australia, giảm 28,6%.

Giá nông sản xuất khẩu giảm mạnh

Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt tổng cộng 62 tỉ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ

năm trước, nhưng mức tăng này thấp hơn mức 23% của 6 tháng đầu năm 2012. Đáng lưu ý, mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu chủ yếu do lượng xuất tăng, trong khi nhiều mặt hàng có đơn giá bình quân giảm so với cùng kỳ.

Nhóm hàng có đơn giá giảm đều là hàng nông thủy sản. Cụ thể, giá cao su giảm 19,3%; giá hạt điều giảm 14,8%; giá gạo giảm 12,8%; giá hạt tiêu giảm 10,2%; giá thủy sản giảm 2,9%.

Số liệu thống kê cũng cho thấy hạt tiêu và rau quả là 2 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tăng cao (tương ứng với 17,3% và 33,5%); còn các sản phẩm khác đều tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như cà phê giảm 21,9%, gạo giảm 7,4%, cao su giảm 19,5%, sắn và sản phẩm sắn giảm 16,6%... Ngoài ra, cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay có sự thay đổi lớn so với cùng kỳ năm trước. Trong khi nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng thì nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 15,5% xuống 13,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 5,3% xuống 4,6%.

EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam 6 tháng qua. Một số thị trường tiềm năng khác của VN có xu thế giảm, như Nhật giảm 0,9%, Trung Quốc giảm 1,9%.

Điện thoại cùng linh kiện tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 đã ghi nhận có 11 mặt hàng đạt giá trị trên 1 tỷ USD trở lên.

Mặt hàng điện thoại cùng linh kiện tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch ước đạt 9,907 tỷ USD, tiếp đến là dệt may 7,98 tỷ USD, điện tử - máy tính cùng linh kiện 4,712 tỷ USD, giày dép 4,079 tỷ USD, dầu thô 3,769 tỷ USD, thuỷ sản 2,861 tỷ USD, máy móc - thiết bị - phụ tùng 2,684 tỷ USD, phương tiện vận tải cùng phụ tùng 2,591 tỷ USD, sản phẩm gỗ 2,448 tỷ USD, cà phê 1,723 tỷ USD và gạo 1,626 tỷ USD.

Xuất khẩu thanh long vào Mỹ sẽ đạt 1 tỷ USD trong năm 2013

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục bảo vệ thực vật), cho biết hiện nhu cầu nhập khẩu trái cây của Việt Nam ở một số thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đang rất lớn, điển hình là thanh long xuất vào thị trường Mỹ.

Ông Đạt dẫn chứng, nếu như năm đầu tiên (2008) Việt Nam được phép xuất khẩu thanh long vào Mỹ, chỉ bán được 100 tấn, thì đến năm 2012 đạt 1.200 tấn.

“Năm 2013, nhiều khả năng xuất khẩu thanh long vào Mỹ sẽ đạt 2.000 tấn vì

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

đến cuối tháng 6-2013 xuất khẩu vào Mỹ đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất vào Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Đạt cho biết.

Đối với chôm chôm, dù có giá cao gấp 3 lần so với chôm chôm của Mexico (khoảng 15 USD/kí lô gam) nhưng Mỹ vẫn rất chuộng chôm chôm Việt Nam.

Thống kê của Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2, cho thấy trong năm 2012, Việt Nam đã xuất sang Mỹ khoảng 350 tấn với kim ngạch đạt 3 triệu USD.

Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (SO-FRI), khoảng 10 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau, quả Việt Nam liên tục tăng mạnh, từ 235 triệu USD vào năm 2005 lên 826 triệu USD vào năm 2012 và dự kiến đạt 1 tỷ USD trong năm 2013. Riêng cây ăn trái, nếu như kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 185 triệu USD, thì năm 2012 đạt đến 360 triệu USD.

“Dự kiến năm 2014, xoài của Việt Nam sẽ xuất vào Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và tháng 9 này sẽ xuất khẩu thanh long vào New Zealand. Hiện nhãn, vải, vú sữa cũng đã hoàn tất việc phân tích nguy cơ dịch hại và các thủ tục pháp lý…, sẵn sàng xuất khẩu khi có quyết định xuất khẩu vào những thị trường cao cấp trên”, ông Đạt cho biết.

Tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2013

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản sáu tháng đầu năm nay ước tính đạt 2737 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá 2109 nghìn tấn, tăng 0,8%, tôm 262 nghìn tấn, tăng 2,8%.

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 920 nghìn ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 290 nghìn ha, tăng 0,5%, diện tích nuôi tôm đạt 595 nghìn ha, tăng 1%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng sáu tháng ước tính đạt 1425 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1121 nghìn tấn, giảm 1,5%; tôm đạt 181 nghìn tấn, tăng 3%; thủy sản nuôi trồng khác đạt 122 nghìn tấn, tăng 5,5%. Sản lượng nuôi trồng giảm chủ yếu do sản xuất cá tra thua lỗ kéo dài, giá cá tra nguyên liệu giảm, chi phí đầu vào tăng, nhu cầu nhập khẩu bị thu hẹp. Sản lượng cá tra sáu tháng đầu năm chỉ đạt 560 nghìn tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương trọng điểm nuôi cá tra có diện tích thả nuôi và sản lượng giảm nhiều là: An Giang 846 ha, giảm 3% (sản lượng 130 nghìn tấn, giảm 3%); Bến Tre 416 ha, giảm 7,1% (sản lượng 90 nghìn tấn, giảm 3%); Cần Thơ 746 ha, giảm 5,1% (sản lượng 61 nghìn tấn, giảm 6,9%); Vĩnh Long 434 ha, giảm 10,6%

(sản lượng 52 nghìn tấn, giảm 7,6%).

Nuôi tôm phát triển ổn định hơn do các địa phương tuân thủ tốt lịch thả nuôi trong năm và chất lượng con giống được kiểm soát chặt chẽ. Thời gian gần đây do nuôi tôm sú hay bị dịch bệnh, hiệu quả thấp nên người dân có xu hướng chuyển dần sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong sáu tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ước tính đạt 25 nghìn ha, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng đạt 57 nghìn tấn, tăng 12%. Nuôi thủy sản trên biển phát triển khá hơn nuôi nội địa với chủng loại ngày càng đa dạng, sản lượng sáu tháng ước tính đạt 150 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thuỷ sản khai thác sáu tháng ước đạt 1312 nghìn tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1226 nghìn tấn, tăng 3,8%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương có xu hướng giảm nhiều, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm 5,7% so với cùng kỳ, chủ yếu do chất lượng cá không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và giá tiêu thụ giảm mạnh. Do đó, ngư dân một số địa phương chuyển sang nghề lưới cản (lưới rê) hoặc khai thác cá ngừ sọc dưa.

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

Tập đoàn TAL đầu tư dự án 200 triệu USD vào Việt Nam

Đây là dự án thứ 2 về lĩnh vực sản xuất sợi, dệt nhuộm và may mặc của tập đoàn TAL (Hong Kong) tại Việt Nam.

Trong cuộc làm việc với Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh tại Hà Nội vừa qua, ông Roger Lee, Giám đốc phát triển của TAL (Hong Kong) cho biết, hiện nay, Tập đoàn TAL đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam dự án thứ hai về lĩnh vực sản xuất sợi, dệt nhuộm và may mặc với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 dự kiến là 200 triệu USD.

Các sản phẩm sẽ được sản xuất khép kín theo công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

Ông Roger Lee cũng cho biết, trong lần đến Việt Nam lần này, ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn TAL cũng có buổi làm việc với đại diện của Bộ Công thương, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) về dự án nêu trên. Một trong những nội dung mà TAL muốn lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến là lựa chọn địa điểm thích hợp cho dự án này.

Về việc này, Thứ trưởng Cao Viết Sinh cho rằng TAL cần cân đối các tiêu chuẩn kĩ thuật (thuận tiện giao thông, nhân công, giá thuê đất, hỗ trợ của địa phương…) của dự án cũng như hiện trạng của một số địa phương khu vực phía Bắc (Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định…) từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để TAL tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam cũng như giao Cục Đầu tư nước ngoài sẽ có liên hệ trực tiếp với TAL để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nêu trên.

TAL là tập đoàn hàng đầu Hong Kong trong lĩnh vực dệt may với 25.000 công nhân tại 8 nhà máy thuộc nhiều nước với tổng doanh thu năm 2012 đạt hơn 600 triệu USD. Tập đoàn TAL đã đến Việt Nam đầu tư tại khu công nghiệp Phúc Khánh (Thái Bình) từ năm 2004 với dự án nhà máy dệt may Việt Mỹ (TAV Limitted) với tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD, hiện nay nhà máy có khoảng hơn 3.000 công nhân.

Nhật chuyển giao công nghệ chế biến gạo cho Việt Nam

Satake - công ty chuyên sản xuất máy chế biến thực phẩm của Nhật Bản, mới đây thông báo sẽ hỗ trợ công nghệ xay xát và chế biến gạo cho một công ty nông nghiệp của Việt Nam.

Satake cho biết theo thoả thuận giữa hai bên, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) sẽ tiếp nhận trang thiết bị và hỗ trợ công nghệ trên 4 phân đoạn như sấy khô, đánh bóng, phân tích và quản lý chất lượng gạo.

AGPPS được phía Nhật Bản biết đến như là một công ty cung cấp giống cây trồng và bảo vệ thực vật hàng đầu ở Việt Nam. Thoả thuận hợp tác giữa hai công ty này cũng hướng tới việc sản xuất ra loại gạo thành phẩm chất lượng cao.

Theo báo Nikkei (Nhật Bản), sau khi tiếp nhận công nghệ của Tập đoàn Satake, AGPPS có thể tự sản xuất máy sấy tiên tiến sử dụng tại nhà máy xay xát gạo chất lượng cao của công ty. Ngoài ra, công ty cũng có thể tiến tới tự sản xuất gạo GABA, loại gạo chứa nhiều amino acid có lợi cho sức khoẻ con người. Báo “Nikkei” đánh giá rằng một khi chất lượng gạo Việt Nam tăng thì danh tiếng

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

của Satake cũng sẽ được nhiều người biết đến.

Năm 2012, ngoài đơn hàng xây dựng nhà máy xay xát gạo quy mô lớn từ một công ty xuất khẩu gạo của Campuchia, Tập đoàn Sa-take còn tăng cường năng lực sản xuất cho nhà máy chế biến gạo ở Thái Lan. Vì châu Á được coi là trung tâm xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới, Satake dự kiến sẽ xúc tiến chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp chế biến gạo ở khu vực này./.

Sản xuất tại Việt Nam suy giảm mạnh trong tháng 6

Ngân hàng HSBC vừa công bố chỉ số ngành sản xuất Việt Nam tháng 6/2013. Theo đó, trong tháng 6, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam suy giảm đáng kể về sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới khiến cho các công ty phải cắt giảm việc làm và mua hàng.

Với kết quả chỉ số giảm từ 48,8 điểm của tháng 5 xuống còn 46,4 điểm, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ của HSBC đã rơi xuống mức thấp thứ ba kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2011. Chỉ số PMI vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm – ngưỡng biểu thị sự giảm sút - trong hai tháng liên tiếp.

Theo HSBC, thị trường trong nước vốn là nguồn nhu

cầu chính yếu đã suy giảm trong tháng 6, trong khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới chỉ giảm nhẹ. Do số lượng đơn đặt hàng mới từ cả thị trường trong nước và nước ngoài đều giảm làm cho sản lượng ngành sản xuất cũng đã giảm đáng kể. Kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2011, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng chỉ có một đợt giảm tốc nhanh hơn vào tháng 7/2012.

Số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh cũng khiến tồn kho thành phẩm tăng mạnh trong tháng 6. Hàng tồn kho đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong một năm qua. Việc gia tăng hàng tồn kho cũng có thể làm giảm nhu cầu tăng sản lượng trong những tháng tới.

Các điều kiện thị trường yếu kém cũng đã ảnh hưởng đến các quyết định trong việc thuê mướn nhân công, mua sắm và dự trữ hàng hóa đầu vào. Trong tháng 6, tình trạng giảm việc làm đã được ghi nhận hai tháng liên tiếp giảm với tốc độ tuộc dốc mạnh trong suốt thời kỳ 11 tháng qua. Việc cắt giảm việc làm mới đây một phần phản ánh năng lực sản xuất dự phòng trong ngành tăng được thể hiện qua sự giảm mạnh lượng công việc đang có (nhưng chưa hoàn thành) tại các nhà máy.

Hoạt động mua hàng đã bị cắt giảm mạnh trong tháng 6 góp phần làm cho tồn kho nguyên liệu và bán

thành phẩm tiếp tục giảm nhẹ. Nhu cầu của các nhà cung cấp về nguyên liệu cũng yếu dẫn đến thời gian giao hàng trung bình được cải thiện tháng thứ ba liên tiếp. Các nhà sản xuất cho biết những cuộc đàm phán thành công với người bán hàng và việc đồng ý thanh toán nhanh hơn cũng đã làm cho thời gian giao hàng được rút ngắn.

Áp lực giá cả tiếp tục giảm bớt trong tháng khảo sát mới nhất. Mặc dù chi phí đầu vào trung bình đã tăng từ đầu năm tới nay, tỷ lệ lạm phát tháng 6 chỉ ở mức thấp và tăng không đáng kể nhất trong thời kỳ tăng giá gần đây. Trong khi đó, các nhà sản xuất cắt giảm giá bán hàng trung bình để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Giá cả đầu ra do đó đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7/2012.

Chuyên viên kinh tế của Ngân hàng HSBC Trinh Nguy-en bình luận: “Mức suy giảm mạnh của hoạt động sản xuất cho thấy sự yếu kém của thị trường trong nước tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nói chung. Mặc dù đã áp dụng những biện pháp giảm giá nhưng doanh số bán hàng vẫn giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm. Đồng thời, các điều kiện bên ngoài cũng yếu đi khi nhu cầu từ thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc đều yếu hơn. Với chỉ số lạm phát toàn phần tăng trong tháng 6, Ngân

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

hàng Nhà nước trước mắt sẽ tiếp tục quan sát hoạt động thị trường”.

Việt Nam được Nhật Bản chuyển giao công nghệ bảo quản thực phẩm CAS

Thông qua hợp tác quốc tế, Tập đoàn ABI (Nhật Bản) vừa chuyển giao cho Việt Nam công nghệ CAS (Cells Alive System). Việt Nam là nước thứ 8 được phía Nhật Bản lựa chọn để chuyển giao công nghệ hiện đại này.

CAS là công nghệ đông lạnh giúp bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn so với các công nghệ làm lạnh thông thường nhờ điện từ và các dao động cơ nhằm ngăn chặn hình thành băng tuyết.

Việc Việt Nam sở hữu

công nghệ CAS là một sự kiện hết sức quan trọng vì đây là công nghệ vô cùng mới trong lĩnh vực công nghệ bảo quản nông sản, hải sản, thực phẩm mà không phải quốc gia nào cũng tiếp cận được.

Đến nay, công nghệ CAS không chỉ được ứng dụng trong công nghệ thực phẩm mà còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế như nha khoa, cấy ghép nội tạng và kỹ thuật mô. CAS đã được công nhận và sử dụng trên 22 quốc gia trên toàn thế giới.

Chương trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sẽ được tiến hành trong thời gian từ ngày 1/11/2012 đến ngày 30/4/2015.

Chương trình gồm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: xây dựng trung tâm công nghệ CAS (hệ thống máy móc thiết bị CAS và nghiên cứu ứng dụng trung tâm công nghệ CAS bảo quản một số loại sản phẩm).

Giai đoạn 2: chuyển giao công nghệ CAS bảo quản hải sản, nông sản cho một số doanh nghiệp Việt Nam.

Giai đoạn 3a, 3b: sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị CAS cho Việt Nam; liên doanh xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ bảo quản và ứng dụng công nghệ CAS bảo quản nông sản, thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trung Quốc kí hiệp định dầu khí 270 tỉ USD với Nga

Trung Quốc vừa kí kết một hiệp định dài hạn mua dầu khí của Nga, trị giá tới 270 tỉ USD trong vòng 25 năm.

Hiệp định sẽ bắt đầu có hiệu lực ngay từ tháng sau. Theo tờ China Daily, tổng trữ lượng dầu mà Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc theo hiệp định là 365 triệu tấn. Theo ông Igor Sechin, giám đốc điều hành của Tập đoàn

dầu khí Rosneft thì dầu sẽ được chuyển giao cho Trung Quốc thông qua hệ thống đường ống Đông Siberia – Thái Bình Dương.

Hệ thống này sẽ được thiết kế để bơm dầu trực tiếp đến khu Mohe, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Hiệp định đã được kí kết vào ngày 21/6 giữa Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn dầu khí Rosneft (Nga). Giám đốc điều hành Igor Sechin của Rosneft tự

hào cho biết rằng đây có thể là một trong những bản hợp đồng lớn nhất trong lịch sử, giữa hai nước Nga – Trung.

Bản hiệp định bắt đầu được thương lượng từ chuyến thăm Moscow đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình và một bản hiệp định sơ bộ đã được kí kết vào tháng 3 năm nay.

Với động thái này, Nga đang cho thấy sự chuyển hướng chiến lược trong thị trường dầu khí, từ các đối

TIN THẾ GIỚI

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

tác Châu Âu truyền thống sang khu vực Châu Á. Bà Liao Na, Phó chủ tịch công ty tư vấn năng lượng ICISCI Energy cho rằng: “Cả hai bên đều rất sẵn sàng đi đến thỏa thuận hợp đồng nếu giá cả thích hợp…Đây là thời điểm tốt để tiến hành kí kết, xét về giá dầu trên thế giới trong thời điểm hiện tại.”

Nga hiện vẫn là nước xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới, với lượng xuất khẩu 4,4 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trong đó, chỉ có 17% trong số này được chuyển đến các thị trường Châu Á.

Giá vàng tiếp tục lao dốc xuống mức thấp nhất gần ba năm

Lúc 6h sáng nay (27/6), giá vàng giao ngay ở mức 1.229,30 USD/oz.

Phiên đêm qua tại thị trường Mỹ, giá vàng tiếp tục giảm mạnh xuống mức thấp nhất gần ba năm.

Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng Tám kết thúc phiên giao dịch giảm 46,60 USD, xuống 1.228,30 USD/oz.

Giá vàng giao ngay cũng giảm tới 48,30 USD, kết thúc phiên giao dịch tại 1.229,75 USD/oz.

Đà giảm của giá vàng thế giới đang gây sức ép giảm lớn lên giá vàng trong nước. Chỉ tính riêng ngày hôm qua (26/6) giá đã giảm 1,16 triệu đồng/lượng.

Từ đầu tuần tới nay, giá

vàng SJC đã giảm khoảng 1,8 triệu đồng/lượng.

Hiện tại giá vàng trong nước đang ở mức 37,5 triệu đồng/lượng (bán ra). Ở mức giá này, vàng SJC đang thấp nhất kể từ tháng 3/2011 tới nay.

Các dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố hôm thứ Ba tiếp tục ủng hộ quan điểm của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ FED sẽ bắt đầu giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Đây là chương trình trong nhiều năm đã là yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng giá của ngành hàng hóa nguyên liệu, bao gồm cả kim loại quý.

Chỉ số đồng USD tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất ba tuần. Đồng bạc xanh có lực kỹ thuật tăng tốt gây áp lực giảm giá cho các kim loại quý và khu vực hàng hóa nguyên liệu.

Cuộc khủng hoảng tiền mặt tại Trung Quốc gần đây cũng đã làm giảm nhu cầu vàng vật chất tại nước này.

Ngoài ra, người tiêu dùng Ấn Độ- nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, cũng nhận thấy nhu cầu giảm xuống đối với vàng sau khi chính phủ nước này áp thuế bổ sung đối với việc nhập khẩu vàng để giảm thâm hụt thương mại.

Thị trường hàng hóa nguyên liệu khác cũng đang nhìn thấy áp lực bán ra do lo ngại về nền kinh tế của Trung Quốc.

Ấn Độ: Tăng gần gấp đôi giá trị xuất khẩu tôm chân trắng

Trong năm tài chính 2012-2013, Ấn Độ XK 91.000 tấn tôm chân trắng, trị giá 730 triệu USD, tăng so với 50.213 tấn và 385 triệu USD trong năm tài chính trước.

Tôm chân trắng - loài được nuôi chủ yếu ở vùng biển miền Đông Ấn Độ - đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng XK thủy sản của Ấn Độ. Tổng khối lượng XK các loài tôm sú, tôm càng và tôm chân trắng trong giai đoạn này đạt 220.000 tấn.

Số liệu XK thủy sản năm 2012-2013 hiện chưa được công bố. Theo Cơ quan Phát triển XK Thủy sản Ấn Độ (MPEDA), XK thủy sản của nước này năm 2011-2012 đạt 190 tỷ Rupi (3,5 tỷ USD).

MPEDA dự báo XK thủy sản của Ấn Độ năm nay sẽ tăng 5% về khối lượng và 12% về giá trị. Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI) cho biết, XK tôm chân trắng tăng đáng kể trong 3 năm trở lại đây nhờ nguồn cung từ các trại nuôi ở Andhra Pradesh. Khối lượng XK đạt 12.407 tấn năm 2010 - 2011 và 40.787 tấn năm 2011 - 2012.

Năm qua, giá tôm chân trắng ở vùng ven biển miền Đông Ấn Độ đạt 300 Rupi/kg. Năng suất loài này đạt 10 tấn/ha và diện tích nuôi tăng đáng kể đạt 22.715 ha.

SEAI hy vọng XK tôm từ

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

vùng ven biển miền Đông Ấn Độ năm nay sẽ tăng mạnh hơn nhờ sản lượng cao tại các trại nuôi ở Andhra Pradesh. Thêm vào đó, hội chứng tôm chết sớm (EMS) xảy ra ở Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc cũng sẽ giúp Ấn Độ tăng đáng kể XK tôm.

Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu hạt có dầu trong năm tới

Trung Quốc tăng nhập khẩu hạt có dầu trong năm tới do vụ thu hoạch kém, cắt giảm nguồn cung nội địa và tăng trưởng kinh tế tiếp tục

thúc đẩy nhu cầu, nhà phân tích hạt có dầu Oil World trụ sở Hamburg cho biết.

“Chúng tôi dự đoán sản lượng hạt có dầu Trung Quốc niên vụ 2013/14 ở mức thấp trong nhiều năm, khoảng 48 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so với niên vụ trước và giảm 3,8 triệu tấn so với 2 năm trước”, Oil World cho biết.

“Điều này cùng với dự trữ đậu tương Trung Quốc ở mức tương đối thấp vào đầu niên vụ mới, sẽ dẫn đến nhập khẩu hạt có dầu của Trung Quốc gia tăng rõ rệt niên vụ từ tháng 8/2013 đến

tháng 7/2014”.Trung Quốc – nước nhập

khẩu đậu tương lớn nhất thế giới – sẽ phải nhập khẩu nhiều đậu tương vào tháng 6/2013, sau khi giảm nhập khẩu trong tháng 5 xuống còn 5,09 triệu tấn so với 5,2 triệu tấn tháng 5/2012, Oil World cho biết.

Oil World ước tính, Trung Quốc sẽ nhập khẩu ít nhất 8 triệu tấn đậu tương trong tháng 6, tăng so với 5,6 triệu tấn nhập khẩu trong tháng 6/2012.

Từ 1/7, nộp thuế giá trị gia tăng theo quý

Từ 1/7, nhiều DN sẽ khai thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quý, thay vì theo tháng như hiện nay. Điều kiện để được khai thuế theo quý là DN có doanh thu thuế VAT năm liền kề đạt dưới 20 tỷ đồng.

Trường hợp kinh doanh không đủ 12 tháng mà tính bình quân thuế VAT theo tháng đạt 1,7 tỷ đồng cũng thuộc đối tượng này.

Rút bớt vốn Nhà nước trong nhiều lĩnh vực

Đây là quy định mới trong dự thảo về phân loại doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Kế

hoạch và Đầu tư vừa đưa ra. Các doanh nghiệp phải dựa theo phân loại này mà sắp xếp, đổi mới.

Doanh nghiệp nhà nước trong các ngành như bán buôn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, hóa dược; sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; tài chính, tín dụng; sản xuất vaccine phòng bệnh; chiếu sáng đô thị; cấp thoát nước, vệ sinh môi trường… sẽ chỉ còn 50%-65% vốn Nhà nước, thay vì 65%-75% vốn Nhà nước như hiện nay. Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá cũng chỉ cần Nhà nước nắm giữ trên 75% vốn, thay vì 100% vốn.

Đây là quy định mới trong

dự thảo về phân loại doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra. Các doanh nghiệp phải dựa theo phân loại này mà sắp xếp, đổi mới.

Lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không cũng sẽ được cổ phần hóa, Nhà nước chỉ giữ 75% vốn (thay vì 100%) để thu hút đầu tư và đổi mới phương thức quản trị tại các cảng.

Cũng theo dự thảo này, doanh nghiệp bán buôn xăng dầu sẽ có vốn Nhà nước trên 75%, doanh nghiệp trồng và chế biến cao su, cà phê có vốn Nhà nước từ 50% đến 65%.

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

Doanh nghiệp sẽ được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất trang sức

NHNN đang tổng hợp, rà soát hồ sơ, đề nghị của các doanh nghiệp để cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất vàng trang sức, đồng thời cũng yêu cầu các đơn vị nhập khẩu và sử dụng đúng mục đích.

Thời báo kinh tế Sài Gòn dẫn thông tin từ báo cáo về thị trường vàng 6 tháng đầu năm và giải pháp 6 tháng cuối năm của NHNN cho biết, doanh nghiệp sẽ được NHNN cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất trang sức, mỹ nghệ.

Báo cáo này cho rằng để đáp ứng nhu cầu của người dân về trang sức, đồng thời giảm áp lực với thị trường vàng miếng, hiện nay NHNN đang tổng hợp, rà soát hồ sơ, đề nghị của các doanh nghiệp để cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất vàng trang sức, đồng thời cũng yêu cầu các đơn vị nhập khẩu và sử dụng đúng mục đích.

Theo quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP, việc nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do NHNN xem xét cấp giấy phép nhập khẩu căn cứ trên chính sách tiền tệ và cung cầu vàng trong từng thời kỳ.

Việc cho phép nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được chi phí, đồng thời nguồn vàng nguyên liệu cũng rõ ràng, minh bạch hơn. Việc cho nhập khẩu vàng nguyên

liệu để sản xuất vàng nữ trang là bước đi mới, vì trên thực tế trong các năm qua, mặc dù không cấm nhưng nhà nước vẫn chưa cho phép doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất trang sức.

Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng, các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ của Việt Nam có hàm lượng 20k (83,33%), 22k (91,66%), hay 24k… rất được ưa chuộng tại các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Dubai, Trung Quốc, vì vậy Bộ Tài chính nên giảm thuế để khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu.

Hàng dệt may xuất khẩu được hưởng thuế 0%

Một trong những điều kiện cơ bản để được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu hàng dệt may sang các nước có tham gia TPP là nguyên liệu sử dụng được sản xuất tại nước sở tại.

Vòng đàm phán thứ 15 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang vào giai đoạn nước rút. Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam kỳ vọng sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi vào các thị trường là đối tác tham gia hiệp định.

Ví như thị trường Mỹ hiện đang có khoảng 1.000 dòng thuế với thuế suất từ 17-20%, sau khi TPP được ký kết, các dòng thuế sẽ giảm về 0%. Từ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Tỷ lệ

hàng Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường này cũng tăng lên.

Một trong những điều kiện cơ bản để được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu hàng dệt may sang các nước có tham gia TPP là nguyên liệu sử dụng được sản xuất tại nước sở tại, hoặc sử dụng của các nước thành viên TPP. Các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đang nỗ lực tăng tỷ lệ nội địa hóa để được hưởng ưu đãi này.

Chưa có kế hoạch tăng giá điện trong thời gian tới.

Ông Đinh Thế Phúc, phó Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho biết, chưa có kế hoạch tăng giá điện trong thời gian tới.

Trước câu hỏi đặt ra giá điện thời gian tới sẽ được điều chỉnh như thế nào, ông Đinh Thế Phúc, phó Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho biết, chưa có kế hoạch tăng giá điện trong thời gian tới.

Theo Quyết định 24/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 15/4/2011 của thủ tướng Chính phủ, giá điện sẽ được điều chỉnh khi có biến động. Thứ nhất là biến động về chỉ số đầu vào (nguyên liệu) và thứ hai là khi xảy ra những biến động bất thường.

“Trong thời gian qua, giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất điện có tăng, đặc biệt là than, tuy nhiên bộ Công thương vẫn đang tiến hành theo dõi trong vòng 3 tháng”, ông Phúc cho biết.

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

Ông Phúc cũng cho biết, hiện tại EVN đã hoàn thành báo cáo tài chính, Bộ sẽ tiến hành rà soát từ đó đưa ra những đề xuất điều chỉnh giá điện như thế nào để đảm bảo “việc điều chỉnh giá điện sẽ được xem xét kỹ lưỡng để không ảnh hưởng tới CPI”.

Ngoài ra, biểu giá bán lẻ điện mới, hiện vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến từ các cơ quan ban ngành về cơ cấu biểu giá để trình Chính phủ xem xét. Vì vậy chưa thể đưa vào áp dụng trong thời gian tới.

Đánh giá tròn 1 năm kể từ khi thị trường điện cạnh tranh đi vào hoạt động, đại diện Bộ Công Thương cho biết, thị trường đã hoạt động có hiệu quả, giúp minh bạch trong việc xác định giá bán điện, tránh tình trạng các nhà máy có ý kiến tại sao lại huy động từ nhà máy điện khác chứ không phải là từ nhà máy của mình.

“Với việc minh bạch trong giá bán, chúng tôi huy động theo thứ tự từ thấp đến cao. Nhà máy nào trả giá thấp hơn được huy động trước, cao hơn được huy động sau. Giá phát điện đã thể hiện quan hệ cung – cầu. Giờ cao điểm thì giá điện sẽ rất cao. Giờ thấp điểm thì giá thấp hơn. Từ đó khuyến khích các nhà máy đưa ra chiến lược chào giá”, ông Phúc cho biết.

Bộ Công Thương nhận định trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình cung cấp điện trong nước khá ổn định, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt

và sản xuất. Điện sản xuất EVN và mua ngoài 6 tháng 2013 ước đạt 62.123 triệu kWh, tăng 9,52% so cùng kỳ. Doanh thu bán điện 6 tháng 2013 ước đạt 81.656 tỷ đồng, tăng 23,29% so cùng kỳ.

Quy định kiểm tra thủy sản bị “tuýt còi”

Việc quy định về chi phí lấy mẫu không chặt chẽ có thể dẫn đến những trường hợp kiểm nghiệm thực phẩm để phục vụ quản lý nhà nước nhưng doanh nghiệp phải chịu chi phí.

Hôm 27.6, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVB), Bộ Tư pháp có văn bản gửi Bộ NN-PTNT thông báo việc Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản có nhiều quy định không phù hợp với pháp luật hiện hành.

Cục KTVB cho rằng, theo Nghị định 132/2008 hướng dẫn thi hành luật Chất lượng sản phẩm, việc tạm đình chỉ sản xuất sản phẩm chỉ được áp dụng “trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất mà kết quả thử nghiệm khẳng định sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa đến sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường”.

Tuy nhiên, điều 31 Thông tư 55 lại đưa ra quy định các lô hàng xuất khẩu bao gồm

cả các hàng xuất khẩu đã được lấy mẫu kiểm nghiệm, cấp chứng thư bảo đảm chất lượng của cơ quan thẩm quyền VN nhưng khi nước nhập khẩu cảnh báo về chất lượng đối với cơ sở có quá 3 lô hàng cùng nhóm sản phẩm tương tự trong 6 tháng thì cơ sở sản xuất bị tạm ngừng xuất khẩu vào nước nhập khẩu tương ứng.

Bên cạnh đó, đối chiếu tiếp với các quy định của luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn hiện hành, Cục KTVB thấy rằng không có nội dung nào cho phép áp dụng biện pháp “tạm ngừng xuất khẩu” khi có cảnh báo về an toàn thực phẩm như quy định của Bộ NN-PTNT.

“Theo chúng tôi, việc tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp xử lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Tuy nhiên việc xử lý này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, việc làm của người lao động, khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, biện pháp xử lý này cần được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng để nếu thấy thực sự cần thiết thì kiến nghị bổ sung vào quy định trong luật hoặc văn bản của Chính phủ ban hành chứ không thể quy định tại thông tư của Bộ NN-PTNT”, theo Cục KTVB.

Ngoài ra, một số quy định tại thông tư này như việc kiểm tra lấy mẫu, theo Cục KTVB có những nội dung không rõ ràng dẫn đến gây khó khăn, chậm trễ, tốn kém cho doanh nghiệp. Tương tự là việc quy định về chi phí lấy

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

THÖÔNG MAÏI ÑIEÄN TÖÛ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Nửa vời trong quản lý thương mại điện tử

Từ ngày 1/7, Nghị định mới quản lý về thương mại điện tử (TMĐT) chính thức có hiệu lực, được kỳ vọng sẽ đưa hoạt động này đi vào khuôn khổ. Tuy nhiên, với những giao dịch, mua bán qua TMĐT khá đa đạng mà Nghị định chưa thể bao quát hết, và những quy định về chế tài xử phạt lại mới chỉ “nằm trên giấy”, thì việc bảo

mẫu không chặt chẽ có thể dẫn đến những trường hợp kiểm nghiệm thực phẩm để phục vụ quản lý nhà nước nhưng doanh nghiệp phải chịu chi phí.

Từ 1-7: Thời hạn truy thu thuế là 10 năm

Nội dung này được quy định cụ thể trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

Theo Tổng cục Thuế, trước ngày 1-7-2007, các quy định về quản lý thuế trong đó có xử lý vi phạm pháp luật về thuế đều được quy định tại các luật chính sách, trong đó Luật thuế GTGT, Luật thuế Thu nhập DN năm 2003 quy định thời hiệu truy thu thuế là 5 năm trở về trước.

vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) trong quản lý hoạt động TMĐT vẫn chỉ mang tính “nửa vời”.

Tại Hội nghị phổ biến Nghị định 52 về TMĐT vào cuối tuần trước, ông Trần Tuấn Anh - Thứ trưởng Bộ Công Thương, cũng phải thừa nhận rằng không thể kỳ vọng sẽ “gói” hết các hành vi mua bán, giao dịch qua TMĐT vào Nghị định 52. Cũng bởi, trong khi hoạt

động TMĐT phát triển khá mạnh mẽ thì những đòi hỏi về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật lại phải được thực hiện... từng bước.

Có quy định, chưa có

chế tài Hoạt động trong lĩnh

vực TMĐT được 6 năm, ông Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc TMĐT của Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam (VC Corp), cho rằng với hành

Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế không đưa ra thời hiệu truy thu thuế có nghĩa là người nộp thuế sẽ bị truy thu thuế vô thời hạn. Trong khi đó, Luật Kế toán quy định việc lưu trữ chứng từ kế toán giới hạn trong 10 năm, do vậy Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế bổ sung quy định áp dụng thời hạn truy thu thuế là 10 năm, kể từ ngày kiểm tra phát hiện để phù hợp quy định lưu trữ chứng từ trong Luật Kế toán.

Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Thêm quy định mới thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 7997/BTC-CST hướng dẫn thực hiện tính thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu.

Theo đó, các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối hoặc các đơn vị thành viên thuộc tổ chức khác trực tiếp nhập khẩu xăng dầu để bán sẽ thực hiện kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế GTGT. Đối với lượng xăng, dầu nhập về làm nguyên liệu sau khi được sản xuất, chế biến mà được xuất khẩu thuộc trường hợp không phải nộp thuế bảo vệ môi trường.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

lang pháp lý còn nhiều lỗ hổng, khó khăn nhất trong hoạt động TMĐT thời gian qua chính là việc xác định những hành vi lừa đảo khi thực hiện giao dịch.

“Rất khó để xác định các giao dịch lừa đảo, định nghĩa thế nào là giao dịch lừa đảo. Những quy định về thanh toán điện tử, thời hạn giao hàng cho khách hàng và chế tài chưa rõ ràng. Ngoài ra, do chưa có những hướng dẫn rõ ràng, nên để vận hành các website TMĐT được trơn tru cũng không phải dễ dàng”, ông Tuấn nói.

Do đó, sự ra đời của Nghị định mới được kỳ vọng là sẽ giúp cho DN hoạt động trong lĩnh vực này có hướng đi rõ ràng, tìm kiếm được khách hàng cũng như có biện pháp bảo vệ quyền lợi NTD khi các giao dịch mua bán được minh bạch hóa hơn. Tuy nhiên, đại diện DN này cho rằng những quy định mới được đưa ra trong Nghị định 52 mới chỉ giải quyết được... hơn 50% vấn đề còn tồn tại trên thị trường TMĐT hiện nay.

Cũng bởi, Nghị định mới không thể bao quát hết được mọi hành vi, thực tiễn hoạt động trong TMĐT, mà chỉ đưa ra được những vấn đề tiêu biểu. Trong khi đó, mô hình thương mại này thường xuyên có sự thay đổi và phát triển khá mạnh mẽ, nên việc quản lý đặt ra yêu cầu là phải có các thông tư hướng dẫn liên tục được đưa ra để bổ sung cho thực tiễn.

Nghị định mới quy định rất rõ về các hành vi bị cấm, như: kinh doanh đa cấp qua mạng; lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên web-site, giả mạo thông tin; đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác. Nghị định còn nhìn nhận chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc. Ngoài ra, những web-site bán hàng khuyến mãi trực tuyến, mua hàng theo nhóm sẽ phải bồi thường cho khách hàng nếu phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng bị người dùng từ chối vì không đúng với các điều kiện đã công bố.

Mặc dù chỉ còn gần một tuần nữa là Nghị định 52 sẽ chính thức có hiệu lực, và Thông tư hướng dẫn cũng vừa mới được ban hành, nhưng những quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực này lại chưa được đưa ra. Theo các chuyên gia, việc xây dựng các văn bản pháp quy không đồng bộ sẽ tạo nên những lo ngại về hiệu quả quản lý và đảm bảo quyền lợi của NTD khi thực hiện các giao dịch thương mại không lành mạnh.

Sẽ cạnh tranh không lành mạnh?

Đề cập đến vấn đề này, ông Anh cho biết khi nghiên cứu và xây dựng dự thảo Nghị định 52, Ban soạn thảo đã “tính” đến phương án đưa một số nội dung quy định về chế tài, xử lý hành vi vi phạm. Thế nhưng về mặt hành chính, việc đưa 2 nội dung này vào cùng 1 Nghị định là không phù hợp và còn khiên cưỡng. Chưa kể, một số nội dung cụ thể về chế tài đòi hỏi phải có nghiên cứu thấu đáo và có thực tiễn chứng minh thì việc xử phạt mới đảm bảo hiệu quả, nên việc xây dựng văn bản quy định các chế tài xử phạt sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

Được biết, hiện Cục TMĐT đang xây dựng văn bản quy định các chế tài xử phạt cho những hành vi vi phạm trong hoạt động này và sẽ đưa ra trong năm 2013. Thế nhưng, “đợi” đến khi văn bản này được các cơ quan chức năng đưa ra, thì

việc quản lý hoạt động TMĐT vẫn chỉ mang tính “nửa vời” khi chưa có những chế tài xử phạt thích đáng cho những vi phạm của các đối tượng khi thực hiện các giao dịch bất chính. Và chắc chắn, quyền lợi NTD cũng sẽ không được đảm bảo khi những tranh chấp trong các giao dịch mua bán không lành mạnh vẫn chưa có những chế tài cụ thể để xử lý, giải quyết.

Soá 14 thaùng 07 naêm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.* Thành viên:Trần Văn Tỵ

Nguyễn Bá ĐoánNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn LuôngQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

01/GP-XBBTNgày cấp 03\12\2012

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

Trung tâm TTCN&TM

Những quy định mới được đưa ra mặc dù được đánh giá là đã bao quát được phần lớn những vấn đề bất cập “nóng” diễn ra trên thị trường TMĐT thời gian qua. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng một số quy định quá “chặt”, mang tính khiên cưỡng và chưa rõ ràng cũng đặt các DN hoạt động trong lĩnh vực này trước nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh khi các đối thủ có thể lợi dụng việc phản ánh dấu hiệu vi phạm pháp luật để triệt hạ doanh nghiệp (DN) khác.

Một trong những quy định mới của Nghị định là Bộ Công Thương không những công bố các website TMĐT vi phạm quy định của pháp luật, mà với cả các website bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng sẽ bị “nêu tên”.

Việc bị “liệt” vào “danh sách đen” khi mới chỉ bị phản ánh có “dấu hiệu” vi phạm cũng sẽ đồng nghĩa với việc “khai tử” hoạt động của chính DN bị nêu tên.

“Nếu chỉ dựa trên việc phản ánh mà công bố, đăng tải tên của các DN trong khi chưa có những điều tra, căn cứ để xác thực thông tin thì sẽ dẫn đến việc các DN có thể lợi dụng việc phản ánh này để “chơi xấu” lẫn nhau và triệt hạ uy tín đối thủ, dẫn đến cạnh tranh không công bằng. Rất có thể nhiều DN

trong hoạt động này có thể bị “chết” vì tin đồn và dính nghi án khi bị Bộ chủ quản đưa tên”, ông Tuấn lo ngại.

Tiếp tục hoàn thiện Nghị định Thương mại điện tử mới

Từ ngày 1/7/2013, Nghị định (NĐ) 52/2013/NĐ - CP về thương mại điện tử (TMĐT) có hiệu lực thay thế Nghị định 57/2006/NĐ - CP.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT cho rằng, mặc dù, NĐ này quy định các hành vi cấm trong kinh doanh TMĐT nhưng lại không đưa ra được các chế tài xử phạt một cách đồng bộ sẽ gây lúng túng trong quá trình phát hiện, xử phạt các hành vi gian lận trong giao dịch TMĐT và khó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Điều đó cho thấy, NĐ này mới giải quyết được khoảng 50% vấn đề mà các DN đang gặp phải hiện nay.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, hiện Bộ này đang nghiên cứu để xây dựng quy định xử phạt và chậm nhất cuối năm 2013 mới thông qua. Và khi đi vào cuộc sống, các chế tài sẽ đủ mạnh để giúp các cơ quan Nhà nước siết chặt quản lý, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các DN TMĐT chân chính phát triển.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ