20
Mc lc SOÁ 12 T6-2015 m m m m m Tin trong tænh Xuaát nhaäp khaåu Tin theá giôùi Thoâng tin du lòch Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-06 : Tin trong tỉnh Trang 07-10 : Xuất nhập khẩu Trang 11-13 : Tin thế giới Trang 13-15 : Thông tin du lịch Trang 15-20 : Doanh nghiệp cần biết

Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Muc luc

SOÁ 12T6-2015

m

m

m

m

m

Tin trong tænh

Xuaát nhaäp khaåu

Tin theá giôùi

Thoâng tin du lòch

Doanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-06 : Tin trong tỉnh

Trang 07-10 : Xuất nhập khẩu

Trang 11-13 : Tin thế giới

Trang 13-15 : Thông tin du lịch

Trang 15-20 : Doanh nghiệp cần biết

Page 2: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHHoạt động ngành Công

Thương Ninh Thuận 6 tháng đầu năm 2015

Qua 6 tháng đầu năm 2015, sản xuất công nghiệp tỉnh ta gặp không ít khó khăn: thời tiết hạn hán kéo dài, nguyên liệu không đáp ứng nhu cầu sản xuất, thị trường tiêu thụ hạn chế,… Trước tình hình đó, ngành Công Thương đã bám sát và cụ thể hóa kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh theo tinh thần Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 16/01/2015 của UBND tỉnh Ninh Thuận và Quyết định số 65/QĐ-BCT ngày 06/01/2015 của Bộ Công Thương về triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015; đồng thời với sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nên các chỉ tiêu của ngành tiếp tục tăng trưởng so cùng kỳ năm trước, thị trường hàng hóa đa dạng, giá cả ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.531 tỷ đồng, tăng 13,5% so cùng kỳ, đạt 46,3% kế hoạch năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm ước tăng 13,13% so cùng kỳ. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 35,49% so cùng kỳ (ngành khai thác muối tăng

42,9%; khai thác đá xây dựng tăng 23,96%); Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,96% so cùng kỳ. Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 1,6% so cùng kỳ. Nhìn chung, 6 tháng đầu năm sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng có xu hướng chậm lại so với cùng kỳ năm trước, một số sản phẩm chủ yếu có tỷ trọng giá trị cao tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ. Mặc dù sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của kinh tế cả nước, chi phí vốn vay cao, chi phí đầu vào tăng, nguyên liệu phụ thuộc thời vụ, thị trường thế giới biến động,... nhưng nhiều yếu tố thuận lợi từ những giải pháp của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã góp phần tác động tích cực vào sản xuất của doanh nghiệp, cùng với nỗ lực quyết tâm duy trì ổn định và phát triển sản xuất của doanh nghiệp nên đã góp phần tăng trưởng cho sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2015.

Thương mại nội địa tiếp tục duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ: tình hình lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra tương đối ổn định; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 6.787 tỷ đồng, tăng 13,48% so cùng kỳ và đạt 47,66% kế hoạch năm.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng

đầu năm 2015 ước đạt 22,24 triệu USD, tăng 11,7% so cùng kỳ và đạt 29,7% so với kế hoạch năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hạt điều nhânước đạt 8,11 triệu USD, giảm 34,5% so cùng kỳ; thủy hải sản ước đạt 13,88 triệu USD, tăng 94,9% so cùng kỳ; các mặt hàng khác (dầu điều, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, khăn bông,...) ước đạt 0,25 triệu USD, giảm 40% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh là Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Úc và một số nước EU.

Hoạt động khuyến công: Triển khai 2 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị chế biến sản phẩm từ gỗ và chế biến nông sản; triển khai thực hiện công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện; Xây dựng 06 chương trình Tạp chí khuyến công phát sóng trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; Hỗ trợ 02 đợt/10 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ Công nghiệp-Thương mại Đà Nẵng và Hội chợ Công nghiệp-Thương mại Đồng bằng sông Cửu Long-Hậu Giang.

Hoạt động xúc tiến thương mại: 6 tháng đầu năm Sở đã phối hợp với đơn vị tổ chức sự kiện, các Sở, ngành liên quan tổ chức thành công 2 Hội chợ: Hội chợ mua sắm hàng tiêu dùng Tết năm 2015 và Hội chợ - Triển lãm “Thành tựu 40 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận”. Riêng Hội

Page 3: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

chợ - Triển lãm “Thành tựu 40 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận” đã thu hút khoảng 250 gian hàng của khoảng 137 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề như: hàng tiêu dùng; tin học, điện tử, viễn thông, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề, nguyên vật liệu, trang trí nội ngoại thất, hàng dệt may, sản phẩm nông sản, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, giống

cây trồng, trang thiết bị, máy móc, sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn,…

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được Sở tăng cường chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo ổn định thị trường, giá cả các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trước, trong và sau tết Nguyên

đán Ất Mùi năm 2015; công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc; kiểm tra, giám sát các điểm bán hàng bình ổn giá, các điểm bán hàng lưu động,..; Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2015 lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 485 vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 439 triệu đồng./.

Phòng QLCN

Một số hình ảnh hoạt động của ngành Công Thương Ninh Thuận

Page 4: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh Ninh Thuận

Ngày 13 tháng 5 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch số 1925/KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương Ninh Thuận phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020.

Trước yêu cầu triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 và Quyết định số 11476/QĐ-BCT ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, trên cơ sở triển khai thực hiện Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi

mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020;

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án với những nội dung chủ yếu như sau:

Về mục tiêu: Thực hiện Tái cơ cấu ngành Công Thương theo lộ trình và bước đi phù hợp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế về cấu trúc hiện trạng, phát huy các thế mạnh về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của ngành Công Thương. Đến năm 2020, tuy vẫn còn một số lĩnh vực tăng trưởng theo chiều rộng nhưng cơ bản đã hình thành nền tảng để có thể chuyển dịch từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Đề án Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2014-2020; góp phần quan trọng vào việc tạo tiền đề vững chắc để Ninh Thuận phát triển theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”, thân thiện với môi trường, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, đẩy mạnh tăng trưởng ngành Công Thương theo chiều sâu nhằm hướng đến phát triển bền vững trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Giai đoạn đến năm 2015:- Phát triển năng lượng

là trọng tâm và công nghiệp chế biến làm động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, toàn ngành công nghiệp đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành đầu tư một số dự án đưa vào hoạt động và phát huy công suất để đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) năm 2015 đạt khoảng 5.614 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 17,9%/năm. Phấn đấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế đạt 15%, tốc độ tăng trưởng bình quân 22%;

- Hoạt động của doanh nghiệp lĩnh vực thương mại có bước phát triển cả về số lượng và quy mô hoạt động. Xã hội hóa trong đầu tư phát triển hạ tầng thương mại được các doanh nghiệp quan tâm đăng ký đầu tư, bước đầu hình thành doanh nghiệp đầu mối phân phối hàng hóa tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã tạo lưu thông hàng hóa thông suốt giữa các huyện, vùng sâu, vùng xa,... góp phần tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Phấn đấu năm 2015 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 14.240 tỷ đồng, tăng hơn 2,24 lần so với

Page 5: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

năm 2010, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 17,53%/năm. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 75 triệu USD, tăng 61,4% so năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 10,05%/năm.

* Giai đoạn 2016-2020:- Tập trung đầu tư hoàn

thành và mở rộng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, hình thành trung tâm năng lượng sạch, vùng chế biến thủy sản tập trung,... đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư và hoàn thành đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp đã và đang đầu tư, thu hút các dự án sản xuất công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, sản xuất sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng. Các Cụm công nghiệp khi đưa vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) đạt khoảng 13.676 tỷ đồng, tăng 2,43 lần so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 19-20%/năm. Phấn đấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế đạt 26,8%, tốc độ tăng trưởng bình quân 25-27%;

- Phát triển hệ thống thương mại tạo kết nối thông suốt giữa thành thị và nông thôn, hình thành kênh bán buôn đối với một số mặt

hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng; khuyến khích đầu tư mới, nâng cấp cải tạo, di dời các chợ trên địa bàn huyện, thành phố; đầu tư mới 5 siêu thị và 1 trung tâm thương mại. Phấn đấu đến năm 2020 tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 2,46 lần so năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 18-19%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD, tăng 2 lần so năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14-15%/năm.

Về định hướng:- Tăng cường vai trò quản

lý của nhà nước, rà soát và tham mưu sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, tạo khung pháp lý minh bạch, thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển của doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm có lợi thế, tiềm năng của tỉnh; khuyến khích hình thành và phát triển các doanh nghiệp đầu đàn, có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước;

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong nội bộ từng ngành, thực hiện chuyển dần từ tiểu ngành, sản phẩm hoặc công đoạn sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp

sang sử dụng công nghệ tiến tiến, tăng năng suất lao động, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và tạo ra giá trị gia tăng cao; phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế của địa phương và chủ động được vùng nguyên liệu; Kiên quyết không chấp thuận các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, sử dụng tài nguyên và năng lượng không hiệu quả, ô nhiễm môi trường;

- Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tái cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa loại hình dịch vụ và nâng cao trình độ phát triển của các ngành dịch vụ; tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ phụ trợ thương mại có lợi thế cạnh tranh và còn nhiều tiềm năng phát triển như: Các dịch vụ phụ trợ liên quan đến quá trình phân phối hàng hóa, khu dịch vụ phụ trợ đảm bảo cung ứng dịch vụ với chi phí thấp cho các nhà phân phối, các dịch vụ phụ trợ ở các chợ bán buôn, trung tâm kho vận, các trung tâm mua sắm,...

Về nội dung và giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu bao gồm:

Phát triển công nghiệp, thương mại trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản

Page 6: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

xuất kinh doanh, nhất là khu vực kinh tế trong nước có đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng qui mô, tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách, các biện pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; hoàn thiện các quy hoạch ngành, địa phương phục vụ cho thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại; đẩy nhanh xây dựng hạ tầng sớm đưa vào hoạt động, thu hút đầu tư sản xuất-kinh doanh, nâng cao tỷ lệ lấp đầy và hiệu quả hoạt động các Cụm công nghiệp. Kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp gây

ô nhiễm môi trường trong sản xuất, kinh doanh còn tồn tại; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, không để phát sinh ô nhiễm mới.

Các ngành, địa phương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; chú trọng kết hợp các chương trình xúc tiến của tỉnh với chương trình xúc tiến của hiệp hội ngành hàng, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập và phát triển thị trường đạt hiệu quả; Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp, thiết kế, xây dựng website nhằm quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường, phát triển giao dịch thương mại điện tử; Đào tạo, tập huấn, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, khả năng hội nhập và tham gia các Hiệp hội ngành hàng; Tăng

cường quản lý chất lượng, giá cả hàng hóa, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng trong nước. Phát huy vai trò quản lý nhà nước định hướng phát triển công nghiệp, thương mại kết hợp giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường, đảm bảo phát triển bền vững;...

Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của ngành và địa phương để thực hiện tốt Kế hoạch này. Giao Sở Công Thương theo dõi quá trình tổ chức thực hiện, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định./.

Phòng QLCN

Page 7: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu nông lâm thủy sản: 5 tháng 2015 đạt 11,4 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) cho biết, 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy đạt 11,4 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,62 tỷ USD, giảm 7,4%, giảm mạnh nhất ở các mặt gạo và cà phê.

Theo Bộ NN & PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 5 ước đạt 2,37 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 5 tháng đầu năm lên 11,4 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,62 tỷ USD, giảm 7,4%. Giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17%.

Gạo và cà phê là hai mặt hàng có mức giảm mạnh nhất. Theo đó, đối với mặt hàng gạo, 5 tháng đầu năm 2015 khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 2,4 triệu tấn và 1,05 tỷ USD, giảm 11,4% về khối lượng và giảm 14,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2015 đạt 436,7 USD/tấn, giảm 4,27% so với cùng

kỳ năm 2014. Bốn tháng đầu năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014, giảm 28,11% về khối lượng và giảm 31,06% về giá trị. Tuy nhiên đáng chú ý nhất là thị trường Bờ Biển Ngà có sự tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm với 24,5% về lượng và 22,5% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Đối với mặt hàng cà phê, khối lượng xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm ước đạt 578 nghìn tấn với giá trị 1,2 tỷ USD, giảm 39,4% về khối lượng và 38% về giá trị so với cùng kỳ. Mặt hàng chè cũng có kim ngạch xuất khẩu giảm trong 5 tháng đầu năm với mức giảm 2,5% về khối lượng và giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong các mặt hàng nông sản, hạt điều là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cả về khối lượng và giá trị. Theo đó, 5 tháng đầu năm, khối lượng hạt điều xuất khẩu đạt 117 nghìn tấn với 828 triệu USD, tăng 14,4% về khối lượng và tăng 27,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân

đạt 7.146 USD/tấn, tăng 14,09% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.

Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông nghiệp 5 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9,25 tỷ USD. Như vậy, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 2,15 tỷ USD.

Thị trường gạo châu Á: Giá gạo Việt Nam thấp nhất 5 năm, gạo Thái vững

Giá gạo Việt Nam phiên 27/5 giảm xuống mức thấp kỷ lục nhiều năm do nguồn cung mới bổ sung vào thị trường, trong khi giá gạo Thái Lan vững. Việc Philippines chào mua không chỉ có ảnh hưởng rất ít tới thị trường gạo khu vực.

Philippines đã mời Việt Nam, Thái Lan và Campuchia tham gia cuộc đấu thầu vào ngày 5/6 tới với khối lượng chào mua 250.000 tấn loại 25% tấm, và có thể sẽ mua thêm 250.000 tấn nữa vào cuối năm nay.

Các thương gia ở Thái Lan và Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới sau Ấn Độ, cho biết khối lượng gạo mà Manila chào

Page 8: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

mua là quá ít để có thể đẩy giá tưng lên.

Trong khi đó, thị trường Việt Nam bắt đầu có thêm lúa hè – thu, khiến giá gạo 5% tấm bị giảm xuống 345 USD/tấn (FOB) trong tuần này, mức thấp kỷ lục kể từ tháng 7/2010.

“Giá giảm nhưng khách hàng cũng không mặn mà bởi chất lượng lúa vụ này thấp”, một thương gia ở TP HCM cho biết.

Gạo 5% tấm của vụ đông – xuân hienj vẫn có giá khoảng 355 – 360 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn.

Gạo 25% trấm của Việt Nam giá giảm xuống 325 – 335 USD/tấn, FOB. Mức 325 USD/tấn là thấp nhất kể từ ngày 2/2/2015 theo thống kê của Reuters.

Vụ hè – thu sẽ thu hoạch cao điểm vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7 và giá có thể sẽ còn giảm thêm nữa do nguồn cung tăng.

Việt Nam đã thu hoạch khoảng 13,5 triệu tấn lúa đông – xuân ở khu vực ĐBSCL, khong thay đổi so với năm ngoái, theo số liệu của Bộ NN&PTNT.

Xuất khẩu gạo trong 5 tháng đầu năm nay giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2,52 triệu tấn.

Các thương gia cho biết lượng gạo đông – xuân tạm trữ từ chương trình thu mua của Chính phủ năm nay vẫn còn nhiều và khó bán bởi chi phí lưu kho đẩy giá cao hơn

ít nhất 10 USD/tấn so với giá thị trường.

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá hiện ở mức 385 USD/tấn, FOB, không thay đổi tuần thứ 3 liên tiếp và hiện đang là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2014. Kho dự trữ khổng lồ tiếp tục là nguyên nhân gây áp lực lên giá gạo Thái.

Thái Lan có kế hoạch bán 2 triệu tấn gạo dự trữ trong vòng 2 tháng tới.

Một số thông tin liên quanCampuchia hy vọng tăng

hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Campuchia hy vọng tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc năm 2015-2016 (tháng 5/2015 - tháng 4/2016) lên 200.000 tấn từ 100.000 tấn hiện nay, theo các nguồn tin trong nước.

Một đoàn thương mại Trung Quốc do Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc dẫn đầu sẽ đến thăm Campuchia trong tuần này để thảo luận hơp tác thương mại giữa 2 nước, theo người phát ngôn Bộ Thương mại Campuchia, kể cả việc tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo.

Tháng 4 năm nay, Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia đã gửi công văn sang Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc nhằm tăng gấp đôi hạn ngạch xuất khẩu gạo của Campuchia sang Trung Quốc lên 200.000 tấn trong năm nay.

Phó chủ tịch Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF) bày tỏ tin tưởng rằng phía Trung Quốc sẽ chấp nhận đề xuất của Campuchia khi các nhà xuất khẩu Campuchia đã xuất khẩu thành công 100.000 tấn gạo sang Trung Quốc hồi năm ngoái.

Thỏa thuận mới về xuất khẩu gạo sẽ giúp Campuchia đa dạng hóa thị trường khi thị trường châu Âu gặp khó khăn khi Italia liên tục phản đối nhập khẩu gạo từ Campuchia theo Hiệp định Mọi thứ trừ Vũ khí (EBA).

FAO ước tính nhập khẩu gạo Philippines 2015 đạt 1,8 triệu tấn

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo năm 2015 Philippines nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo để ổn định giá gạo nội địa và bổ sung dự trữ quốc gia. Hơn nữa, hiện tượng thời tiết El Nino gây khô hạn cũng có thể buộc quốc gia Đông Nam Á này phải tăng nhập khẩu gạo trong năm nay.

Theo dự báo của FAO, sản lượng lúa của Philippines năm 2015 đạt 19,76 triệu tấn (khoảng 12,39 triệu tấn gạo), tăng 4% so với 19 triệu tấn (11,91 triệu tấn gạo) năm ngoái. Hoạt động gieo cấy vụ chính năm 2015, chiếm 55% tổng sản lượng, hiện đang được tiến hành và sẽ tiếp tục cho đến giữa tháng 7.

Theo FAO, giá bán lẻ trung bình gạo thường và gạo cao

Page 9: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

cấp tại Philippines tiếp tục giảm trong tháng 5/2015, ghi nhận tháng thứ 8 giảm liên tiếp sau khi liên tục tăng từ tháng 10 năm ngoái do nguồn cung tăng từ vụ chính năm 2014.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính nhập khẩu gạo của Philippines năm 2015 đạt 1,6 triệu tấn, tăng 33% so với 1,2 triệu tấn năm 2014; sản lượng lúa đạt 19,365 triệu tấn (12,2 triệu tấn gạo) trong niên vụ 2014-2015 (tháng 7 - tháng 6), tăng 3% so với 18,82 triệu tấn (11,86 triệu tấn gạo) niên vụ 2013-2014.

Xuất khẩu 2,4 tỷ USD thủy sản, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,55% tổng giá trị xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2015 theo ướt tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 524 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 5 tháng đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,55% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 4 tháng, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 370,25 triệu USD, giảm 30,13% so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm đáng kể với mức giảm là 11,31%. Xuất khẩu tăng trưởng ở các thị trường như Thái Lan (tăng 13,52%) và Hà Lan (tăng 0,21%).

Tháng 5, thời tiết thuận lợi cho bà con ngư dân bám biển khai thác thủy sản, các tàu làm nghề khai thác xa bờ như lưới vây, lưới cản, mành chụp khơi đạt sản lượng khá cao. Ước 5 tháng đầu năm 2015 sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.305 ngàn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện đang là thời điểm chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, sản lượng khai thác cá ngừ tăng ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên.

Tại Bình Định sản lượng khai thác cá ngừ mắt to - vây vàng đạt 4.169 tấn, tăng 3,8 % so với cùng kỳ, tại Khánh Hòa ước đạt 1702 tấn tăng khoảng 3,5%, đạt 3.100 tấn tăng 12,5% so cùng kỳ năm trước.

Theo thông tin của địa phương, nhiều chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên chuyển sang khai thác cá chuồn, vì hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo các chủ tàu, so với chuyến biển câu cá ngừ đại dương kéo dài 1 tháng với chi phí hàng trăm triệu đồng, thì hành nghề lưới chuồn chỉ khoảng 20 ngày, nhờ vậy chi phí cho mỗi chuyến biển chỉ từ 60 đến

70 triệu đồng.Mặt khác, ngư trường

hành nghề lưới chuồn rộng, cá chuồn dồi dào và giá cá ổn định ở mức từ 17.000 đến 20.000 đồng/kg nên hiệu quả kinh tế mang lại cao.

Tại Phú Yên, hiện có khoảng 2/3 trong khoảng 650 tàu cá của ngư dân trong tỉnh đã chuyển sang hành nghề lưới chuồn hoặc vừa hành nghề lưới chuồn vừa câu cá ngừ đại dương.

Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 5 năm 2015 ước đạt 369 ngàn tấn, tăng 2,7 % so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 1.119 ngàn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ. /.

Xuất khẩu tôm và bài toán cung – cầu – lợi nhuận

Trong những năm gần đây, mặt hàng tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Năm 2014, XK tôm Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013 và chiếm 50% giá trị XK thủy sản. Kết quả XK và mức tăng trưởng XK khả quan trong năm 2014 có sự đóng góp lớn của nguồn tôm nuôi trong nước nhưng có tham gia không nhỏ của tôm nguyên liệu NK.

Năm 2014, NK tôm nguyên liệu của Việt Nam đạt 476 triệu USD. Ước tính doanh thu từ tôm nguyên

Page 10: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

liệu NK đạt 700 triệu USD, chiếm 18% tổng doanh thu từ tôm XK của Việt Nam trong năm 2014.

NK tôm nguyên liệu phục vụ chế biến XK của Việt Nam liên tục tăng từ 50 triệu USD trong năm 2010 lên 476 triệu USD năm 2014, tăng 852%. Chỉ trong quý đầu năm 2015, NK tôm nguyên liệu vào Việt Nam đã đạt 106 triệu USD. Ấn Độ là nhà cung cấp tôm nguyên liệu chính cho Việt Nam từ năm 2011 đến nay. Năm 2014, NK tôm nguyên liệu từ Ấn Độ chiếm 68,8% tổng NK tôm của Việt Nam.

Bất kỳ một DN kinh doanh bất cứ hàng hóa nào cũng phải tính đến bài toán cung – cầu – lợi nhuận và các DN chế biến XK tôm cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu này. Có những thời điểm, DN nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các thị trường NK, trong khi chưa vào vụ thu hoạch ở địa phương hoặc kích cỡ tôm mà DN cần lại không sẵn có, hoặc giá, chất lượng không đáp ứng nhu cầu của các DN. Khi đó, các DN sẽ phải cân nhắc các yếu tố cung – cầu – lợi nhuận, và NK nguyên liệu là một giải pháp.

Thông thường các nhà sản xuất sẽ tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ những nguồn cung đáp ứng được yêu cầu của họ về giá cả và chất lượng. Trong đó, giá nguyên liệu là một trong

những yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận của DN. Ấn Độ được các DN chọn là nhà cung cấp tôm số 1 do nguồn cung ổn định với giá cả phải chăng, đáp ứng được yêu cầu về kích cỡ và chất lượng.

Giá thành tôm nuôi ở Việt Nam trong mấy năm qua cao hơn so với một số nước đối thủ, đặc biệt là Ấn Độ. Nên nhiều DN đã NK tôm nguyên liệu từ những khu vực này để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng, duy trì lợi nhuận và năng lực cạnh tranh và ổn định công ăn việc làm cho người lao động.

Giá thành tôm nuôi của Việt Nam cao hơn Ấn Độ do những bất cập về quản lý thức ăn, con giống, thuốc thú y…Khâu sản xuất và phân phối các yếu tố đầu vào này chưa tạo điều kiện tốt nhất cho người nuôi. Trong khi ở Ấn Độ, nguyên liệu sản xuất thức ăn (đậu nành, ngô…) hầu như tại chỗ trong khi Việt Nam chỉ chủ động được 30% nguồn nguyên liệu này.

Ấn Độ NK tôm giống từ Mỹ có khả năng kháng bệnh cao. Nước này cũng mạnh dạn đầu tư vào các ao nuôi, cơ sở hạ tầng chế biến thức ăn và hệ thống phân phối thức ăn thuận lợi nhất cho người nuôi. Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã thực hiện được một cuộc cách mạnh trong ngành tôm với số lượng tôm giống từ 7 tỷ năm

2010 lên 20 tỷ năm 2014, tăng 186%; công suất sản xuất thức ăn từ 390.000 tấn năm 2010 lên 1,33 triệu tấn năm 2014, tăng 241%; thức ăn nuôi tôm tăng 110% từ 272.000 tấn năm 2010 và 572.000 tấn năm 2014.

Ngay cả ở Thái Lan, một nước sản xuất tôm đối thủ của Việt Nam, các DN tôm Thái Lan cũng phải NK nguyên liệu để đáp ứng công suất chế biến. Năm 2014, nước này NK 124 triệu USD tôm nguyên liệu trong đó NK từ Ấn Độ chiếm 25%. Năm 2015, các nhà chế biến Thái Lan vẫn tiếp tục NK tôm nguyên liệu từ Ấn Độ để bù đắp sản lượng giảm. Dự kiến nước này cần NK khoảng 350.000 tấn tôm nguyên liệu nữa mới có thể đáp ứng tổng công suất chế biến của ngành.

Qua đó, có thể thấy NK nguyên liệu để chế biến XK là một xu hướng bình thường của các DN thủy sản trong đó có DN tôm. Tất nhiên DN tôm cũng mong muốn có nguồn nguyên liệu trong nước ổn định, giá hợp lý và chất lượng tốt để đáp ứng tốt các yếu tố cung- cầu – lợi nhuận và không phải phụ thuộc vào nguồn NK. Vấn đề là làm thế nào để giảm giá thành tôm nuôi để sản phẩm tôm Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước khác trên thị trường thế giới.

Trung tâm TTCN&TM

Page 11: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

Philippines có thể phải nhập 2,1 triệu tấn gạo năm nay

Philippines mới đây đã mời Việt Nam, Thái Lan, Campuchia tham gia đợt đầu thầu 250.000 tấn gạo vào ngày 5/6/2015.

Philippines đang tìm kiếm mua loại gạo hạt dài đã xay 25% tấm, giao vào giữa tháng 7 và 8 nhằm bổ sung dự trữ và ngăn chặn giá gạo tăng cao trong khoảng thời gian từ tháng 7-9. Tuy nhiên, Campuchia cho biết họ chưa sẵn sàng để tham gia quá trình đấu thầu do nước này không có khả năng xay xát một lượng lớn gạo trong thời gian ngắn đủ để đáp ứng nhu cầu đơn hàng của Philippines. Campuchia sẽ cần thêm 2 năm để mở rộng quy mô công suất, chuẩn bị các vấn đề về bảo quản và xay xát, chi phí sản xuất và vận chuyển cao cũng là vấn đề khiến nước này chưa thể tham gia đợt mở thầu lớn lần này. Campuchia chỉ có thể cung cấp gạo cho Philippines nếu đợt thầu này được tách thành những đơn hàng nhỏ hơn với trọng tải phù hợp hơn, dù vậy Campuchia cũng khó có thể vận chuyển trực tiếp tới Philippines mà phải vận chuyển qua các cảng của Việt Nam.

Năm 2014, Philippines đã nhập khẩu hơn 1,8 triệu tấn gạo (trong đó nhập mới khoảng 1,5 triệu tấn gạo và 300.000 tấn từ năm 2013). Năm nay, Philippines đã nhập khẩu 500.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam nhằm kiềm chế sự tăng giá. Theo các nhà phân tích, Philippines có thể phải nhập 2,1 triệu tấn gạo trong năm nay nếu Chính phủ chấp nhận các điều khoản về nhượng quyền thương mại mới của WTO.

Thị trường gạo châu Á: Giá gạo Thái Lan thấp nhất nhiều năm, gạo Việt Nam vững

Mậu dịch gạo châu Á tuần này chậm lại, trong bối cảnh thiếu vắng khách hàng và nhu cầu yếu từ Philippines không đủ để đẩy giá tăng lên. Giá gạo Thái đã giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm, trong khi gạo Việt Nam vững.

Hôm 16/6 Philippines đã bác giá chào của Thái Lan, Việt Nam và Campuchia sau cuộc chào mua thêm 100.000 tấn, với lý do giá chào cao hơn giá quy định trong ngân sách chính phủ.

Gạo 5% tấm của Thái Lan giá giảm xuống 365 – 368 USD/tấn, FOB, mức thấp

nhất kể từ tháng 1/2008.“Dường như cả thị trường

đang chậm lại và vắng vẻ một cách kỳ lạ”, một thương gia ở Bangkok cho biết. “Chúng tôi thường bán gạo sang Malaysia, đôi khi Trung Quốc mua một ít gạo thơm, nhưng lúc này thì tuyệt nhiên không có ai mua với khối lượng kha khá”.

Ngày 16/6 Chính phủ Thái Lan bán 840.000 tấn gạo qua một cuộc đấu giá. Tuy nhiên, các thương gia cho biết đó là gạo cũ và chỉ sử dụng trong nước chứ không xuất khẩu được, có nghĩa là “không ảnh hưởng tới gạo vụ mới”.

Trong một diễn biến khác, Philippines đã cho phép tư thương đăng ký nhập khẩu gạo trong tháng 7 với khối lượng lên tới 805.200 tấn, kỳ hạn giao trước 30/11.

Các thương gia Việt Nam cho biết chưa thấy công ty nào của Philippine hỏi mua gạo Việt Nam, và cũng không có khách hàng từ những nước khác.

“Có một lý do khiến thiếu vắng khách hàng, đó là lúc này chỉ có gạo chất lượng thấp”, một thương gia của một công ty châu Âu ở TP HCM cho biết.

Vào giữa tháng 7, khi vụ thu hoạch mới bắt đầu, nhu

Page 12: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

cầu có thể tăng lên bởi khách hàng sẽ có thêm sự lựa chọn về chủng loại gạo và bởi hy vọng giá sẽ giảm khi nguồn cung tăng”, thương gia này cho biết.

Gạo 5% tấm của Việt Nam giá tuần này vững ở mức 350 – 355 USD/tấn, FOB TP HCM.

Hàng hóa thế giới tuần qua

Phiên giao dịch 15/6 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 16/6 giờ VN), nhiều mặt hàng chủ chốt giảm giá do lo ngại cung vượt cầu, trong đó có dầu, kim loại đồng và lúa mì.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại dư cung trên toàn cầu sẽ còn tiếp diễn.

Đóng cửa phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 7/2015 trên sàn Nymex New York giảm 44 cent, tương đương 0,7%, xuống 59,52 USD/thùng. Dầu Brent cùng kỳ hạn trên sàn ICE Futures Europe London giảm 1,26 USD, tương ứng 2%, xuống 62,61 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 7 đáo hạn trong phiên này. Giá dầu Brent giao tháng 8/2015 giảm 69 cent, tương đương 1,1%, xuống 63,95 USD/thùng.

Như vậy, giá dầu WTI giảm 3,1% so với mức đỉnh của năm ghi nhận hồi tuần trước, còn giá dầu Brent giảm 7,6% so với mức đỉnh của năm ghi nhận trong

tháng 5 vừa qua.Theo bản báo cáo công

bố cuối tuần qua của công ty năng lượng British Petroleum (BP) của Anh, cuộc cách mạng dầu đá phiến là nhân tố chủ chốt giúp Mỹ năm 2014 chính thức soán ngôi Saudi Arabia và Nga trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Cuộc cách mạng dầu đá phiến là nguyên nhân chính làm cho sản lượng khai thác dầu của Mỹ tăng đột biến, giúp Mỹ năm 2014 qua mặt Saudi Arabia và Nga, trở thành quốc gia sản xuất dầu và khí đốt nhất thế giới. Thực tế này giúp Mỹ giờ đây bớt phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng nhập khẩu, một yếu tố từng gây tổn hại đối với sự cân bằng trong cán cân thương mại và nền kinh tế Mỹ.

Ngày 15/6, Platts cho biết, OPEC - dẫn đầu là Arab Saudi - đã nâng sản lượng dầu tháng 5 lên 31,1 triệu thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 10/2012 và cao hơn 1 triệu thùng/ngày so với mục tiêu sản lượng và cao hơn 1,8 triệu thùng/ngày so với dự báo nhu cầu dầu của Khối này.

Báo cáo của Platts đã dấy lên lo ngại về tình trạng cung vượt cầu. Sản lượng dầu toàn cầu tiếp tục tăng trong khi nhu cầu nhiên liệu không bắt kịp. OPEC đã từ chối cắt giảm sản lượng, lựa chọn bảo vệ thị phần.

Theo giới phân tích, Libya

cũng có thể tăng sản lượng dầu, trong khi Iraq đang bơm với mức kỷ lục.

Số lượng giàn khoan hoạt động ở Mỹ gần đây có xu hướng giảm khiến nhiều thương gia ngành dầu hy vọng cuộc “bùng nổ” giàn khoan dầu đá phiến của Mỹ sắp qua đi. Nhưng thực tế thì những giàn khoan đóng cửa là những giàn khoan kém hiệu quả.

Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan đang hoạt động tuần qua ghi nhận tuần thứ 27 giảm liên tiếp. Nhưng Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính sản lượng dầu Mỹ vẫn đi lên khi tăng 24.000 thùng/ngày trong tuần trước lên 9,6 triệu thùng/ngày, cao hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái và cao nhất trong hơn 4 thập kỷ qua.

Cuộc đàm phán nợ giữa Hy Lạp và các chủ nợ thất bại vào cuối tuần trước cũng đang gây áp lực lên giá dầu khi giới đầu tư lo ngại rằng Hy Lạp có thể vỡ nợ và phải rời khỏi eurozone, gây ra suy thoái kinh tế tại châu Âu và kéo giảm nhu cầu nhiên liệu.

Về các sản phẩm dầu, giá xăng RBOB giao tháng 7/2015 trên sàn Nymex giảm 2,2 cent, tương ứng 1%, xuống 2,0991 USD/gallon. Giá dầu diesel giao tháng 7/2015 giảm 1,89 cent, hoặc 1%, xuống 1,8703 USD/gallon.

Trên thị trường kim loại

Page 13: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

THÔNG TIN DU LỊCH

quý, giá vàng có một phiên đầy biến động, tăng mạnh đầu phiên nhưng lại giảm mạnh cuối phiên.

Tính chung trong ngày, giá vẫn nhích nhẹ so với cuối phiên trước, sau khi các cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và chủ nợ đổ vỡ.

Giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.186,6 USD/ounce, trong khi giá vàng giao tháng 8/2015 trên sàn Comex New York tăng 6,6 USD, tương đương 0,6%, lên 1.185,8 USD/ounce.

Quan điểm trái ngược giữa Hy Lạp và chủ nợ trong các cuộc đàm phán nợ cũng đang hỗ trợ giá vàng. Sau khi các cuộc đàm phán đổ vỡ, Cao ủy EU của Đức tuyên bố đã đến lúc cần chuẩn bị cho

“tình trạng khẩn cấp”.USD giảm 0,2% so với

các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ.

Giới đầu tư hy vọng Fed có thể đưa ra tín hiệu rõ ràng về thời điểm nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ quan trong phiên họp chính sách diễn ra vào 16-17/6.

Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR tiếp tục bán ra vào ngày 12/6. Lượng vàng nắm giữ của Quỹ hiện ở mức thấp nhất kể từ 2008.

Trong khi đó, nhu cầu vàng vật chất tại châu Á vẫn ảm đạm.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,2% lên 16,11 USD/ounce, giá bạch kim giảm

xuống thấp nhất 6 năm ở 1.072,5 USD/ounce và giá palladium giảm 0,5% xuống 733 USD/ounce.

Trên thị trường nông sản, cà phê arabica giảm giá mạnh trên 3% do các quỹ hàng hóa tích cực bán ra, với arabica kỳ hạn giao tháng 9 giá giảm 4,1 US cent hay 3,1% xuống 1.303 USD/lb. Tuy nhiên, robusta lại tăng nhẹ khi hợp đồng giao tháng 9 tăng 1 USD hay 0,06% lên 1.734 USD/tấn.

Đặc biệt, đường thô giảm xuống mức thấp kỷ lục 6 năm rưỡi do tồn trữ quá nhiều trong khi thời tiết trồng mía ở Brazil lại thuận lợi và sản lượng dự kiến tăng ở Ấn Độ và Thái Lan.

THÔNG TIN DU LỊCHDỡ rào cản thị thực để

thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

Với những lợi thế về cảnh đẹp như Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Tràng An hay mới nhất là hang Sơn Đoòng, Việt Nam luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, trong 11 tháng trở lại đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam liên tục sụt giảm, thậm chí bốn tháng đầu năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,8% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân là các tác động bên ngoài và cơ chế quản lý tồn đọng nhiều bất cập.

Đứng trước những thách thức lớn, ngành du lịch cần một sự bứt phá mới để thúc đẩy tăng trưởng và tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực.

Rào cản về thị thựcMột trong những nguyên

nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách quốc tế đến Việt Nam là thủ tục cấp thị thực. Việc cấp thị thực chính là cửa ngõ để khách quốc tế đến

với Việt Nam, song việc ban hành luật xuất nhập cảnh về chế độ thị thực mới, bỏ transit, siết lại du lịch tàu biển đã làm khó cho các doanh nghiệp và khách du lịch.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) Vũ Thế Bình cho hay miễn thị thực đã được thế giới khẳng định là giải pháp hàng đầu để thu hút khách. Trong khi các nước trong khu vực và thế giới đã cởi mở hơn trong vấn đề thị thực, thì thủ tục cấp thị thực của Việt Nam

Trung tâm TTCN&TM

Page 14: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

THÔNG TIN DU LỊCH

lại quá rườm rà, phức tạp, khiến cho du lịch Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Trên thế giới hiện có 174/229 nước và vùng lãnh thổ miễn thị thực cho công dân các thị trường lớn như Mỹ, Đức, Anh; 173 nước miễn thị thực cho công dân Canada; 172 nước miễn thị thực cho công dân Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Italy, Bồ Đào Nha...

Những hạn chế về thủ tục cấp thị thực của Việt Nam khiến cho nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận, thu hút khách nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Công ty Du lịch Red Tour, cho rằng Việt Nam đang “đi ngược” với quá trình phát triển du lịch trên thế giới. Trong khi Singapore miễn thị thực cho du khách ở 158 quốc gia, Philippines là 157 quốc gia và Thái Lan là 155 quốc gia, thì Việt Nam lại đứng hàng số 3 từ dưới lên khi chỉ có 16 quốc gia được Việt Nam miễn thị thực.

Ngoài ra, lệ phí thị thực của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Đó là chưa kể các thủ tục làm thị thực của Việt Nam còn rườm rà, có tới hơn 10 văn bản giấy tờ cần xác nhận (photocopy vé máy bay, xác nhận trong nước, xác nhận của hướng dẫn viên).

Ông Phạm Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công

ty du lịch Viet Excursions, bày tỏ các quy định và hệ thống xử lý thị thực của Việt Nam hiện nay thuộc loại “phức tạp nhất Đông Nam Á”. Điều này đã tạo ra “rào cản” đối với ngành du lịch Việt Nam nếu so sánh với các nước trong khu vực.

Nhiều quốc gia khác cũng có những yêu cầu thị thực, như Myanmar, Lào, Campuchia, Indonesia, Sri Lanka và Ấn Độ, nhưng các nước này đều có một hệ thống xử lý thị thực hiệu quả và thân thiện. Chẳng hạn, khách du lịch đến Lào và Campuchia, chỉ cần đến cửa khẩu thanh toán một khoản lệ phí bằng tiền mặt hoặc trên trang web để có thị thực, không cần điền đơn hoặc trả lệ phí nhập cảnh trước khi du lịch.

Indonesia thu lệ phí thị thực khi đóng dấu vào hộ chiếu. Myanmar hiện cũng có hệ thống E-visa trực tuyến, thanh toán bằng thẻ tín dụng rất nhanh chóng và dễ dàng.

Miễn thị thực để tạo đột phá

Trước những thách thức này, tại hội nghị “Các giải pháp cấp bách thúc đẩy du lịch Việt Nam tăng trưởng”, VITA đã đề xuất một số giải pháp cấp bách; trong đó việc miễn thị thực nhập cảnh được xem là giải pháp mấu chốt giúp kích thích thị trường và tháo gỡ khó khăn cho ngành cho hiện tại và tương lai.

Một thực tế đã chứng minh việc mở rộng diện miễn thị thực sẽ mang lại tiềm năng cạnh tranh cho du lịch Việt Nam. Trong năm 2014, thị trường khách du lịch Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt gần 650.000 lượt sau 10 năm miễn thị thực; thị trường khách Nga đạt gần 365.000 lượt trong năm qua, đạt tốc độ tăng trưởng gần 50%/năm.

Ngành du lịch Việt Nam đã ghi nhận con số tăng trưởng ngoạn mục về lượng khách sau 10 năm áp dụng miễn thị thực cho 16 nước (bao gồm chín nước ASEAN, bốn nước Bắc Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga).

Nhưng theo các chuyên gia, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 8 triệu lượt khách đến Việt Nam sẽ không đạt mức tăng trưởng đột biến, thậm chí sẽ dừng lại ở con số này khi nhiều thị trường khách tiềm năng còn đang bị bỏ ngỏ.

Đại diện của Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, ông Vũ Duy Vũ, bày tỏ nhằm tạo không khí thoải mái và mong muốn quay trở lại Việt Nam cho du khách, Chính phủ nên từng bước miễn thị thực cho thị trường khách quốc tế.

Thời gian qua, thủ tục thị thực mất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng rất lớn đến du lịch tàu biển. Nếu trước đây khách du lịch bằng tàu biển được xem là khách quá cảnh (chỉ dừng chân ở Việt

Page 15: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Nam một ngày) thì nay đều phải khai báo nhập cảnh, với quá nhiều thủ tục, vô hình trung tạo ra tâm lý e ngại đối với du khách. Do đó, nhiều doanh nghiệp mong Chính phủ tạo điều kiện để thủ tục xuất nhập cảnh được thực hiện đơn giản hơn, từ đó sẽ có nhiều thời gian giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch Việt Nam cho khách du lịch bằng tàu biển.

Ông Vũ Thế Bình khẳng định miễn thị thực là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy du lịch, nhưng chúng ta cũng không nên vội vàng trong vấn đề này. Trước mắt, tiêu chí để chọn nước miễn thị thực phải là những thị trường trọng điểm; thị trường có quan hệ tốt về chính trị, văn hóa với Việt Nam.

Hiệp hội Du lịch đã cân nhắc kỹ và đề nghị với Chính

phủ miễn thị thực thêm cho bốn thị trường là Pháp, Đức, Anh và Australia nhằm tạo ra đột phá ở các thị trường này; cho phép triển khai loại hình đón khách quá cảnh ở các sân bay quốc tế thời gian 120 tiếng.

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ miễn lệ phí thị thực cho tất cả khách quốc tế vào Việt Nam trong sáu tháng (từ tháng 7-12/2015)./.

Biểu thuế ưu đãi Việt Nam - Hàn Quốc sẽ có hiệu lực từ 1-1-2016

Bộ Tài chính đang tiến hành soạn thảo Thông tư ban hành Biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc. Dự kiến Thông tư này sẽ được ký ban hành vào giữa tháng 11-2015 và có hiệu lực từ 1-1-2016.

Cơ bản biểu thuế này sẽ bám sát những nội dung hai nước đã cam kết trong Hiệp định.

Về thuế xuất khẩu, phía Hàn Quốc mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dòng thuế tự do hóa lên 11.600 dòng thuế (chiếm 95,4% tổng Biểu thuế). Đặc biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản XK chủ

lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí...

Một số mặt hàng dệt may, quần áo nguyên chiếc xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ được xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định.

Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% đến 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt hàng này rất

cao từ 241% đến 420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc).

Các sản phẩm dệt may, giầy dép xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam cũng được xóa bỏ ngay từ 10-13% xuống còn 0% vào năm 2016. Riêng với mặt hàng tôm, Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% đối với 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm.

Các mặt hàng tiêu dùng (mỹ phẩm), đồ điện gia dụng (máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng...) cũng sẽ được cắt giảm thuế quan với lộ trình từ 7 đến 10 năm.

Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã cam kết mở cửa thêm với Hàn Quốc đối với 200 dòng thuế theo lộ trình 15 năm, chiếm 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, góp

Trung tâm TTCN&TM

Page 16: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

phần nâng số dòng thuế cam kết cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc lên 8.520 dòng thuế.

Danh mục 200 mặt hàng cam kết mở cửa song phương với Hàn Quốc chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may; nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện, dòng xe tải từ 10-20 tấn và xe con từ 3.000cc trở lên...

Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước khác. Đây là một trong những định hướng tái cơ cấu nền kinh tế và là một trong những mục tiêu của Việt Nam khi ký FTA này.

Việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc được đánh giá là một bước đi cụ thể thực hiện chiến lược chủ động hội nhập, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc theo hướng ổn định, lâu dài, góp phần duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Xoài được cấp phép vào thị trường Nhật Bản

Ông Nishikawa Yasuo - đại diện Văn phòng nghị sĩ Nishikawa đã thông báo Bộ Nông - Lâm - Thuỷ sản Nhật Bản đã cấp phép cho trái xoài của Đồng Nai vào thị trường nước này.

Theo đó, giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và đồng ý cấp phép vào thị trường Nhật Bản. Hiện, tổng diện tích xoài của huyện Xuân Lộc sản xuất theo hướng GAP khoảng 54 ha, riêng xã Xuân Hưng có hơn 30 ha xoài VietGAP.

Ông Phạm Minh Đạo, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, đã xác nhận thông tin trên. Tuy nhiên, đến thời điểm này sở vẫn chưa nắm được những quy định cụ thể về các tiêu chuẩn đối với trái xoài để có thể nhập được xuất sang thị trường Nhật Bản.

Trước mắt, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng như sở đang bàn các giải pháp để nâng cao chất lượng và diện tích trồng xoài, triển khai các dự án nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xoài hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, dự án chất tạo màng trên trái xoài giúp kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch... để đón đầu và nắm bắt cơ hội trên.

Trước đó, đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đến khảo sát thực tế các vườn cây ăn trái tại Đồng

Nai. Đoàn đã đánh giá cao chất lượng trái xoài được trồng tại tỉnh và bày tỏ mong muốn nhập xoài về nước của họ với số lượng lớn.

Dự kiến mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch

Liên Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư liên tịch quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Phòng tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải nộp lệ phí theo quy định sau: Chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. Chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp.

Cũng theo dự thảo, lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch. Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: 20.000 đồng/hợp đồng, giao dịch. Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực: 10.000 đồng/giao dịch.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Page 17: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Hàn Quốc - thị trường nhập khẩu surimi lớn nhất của Việt Nam

Luôn chiếm tỷ trọng trên 30% tổng kim ngạch XK surimi Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường lớn nhất và vẫn đầy tiềm năng cho mặt hàng này. XK surimi Việt Nam sang Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm đạt 27,15 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2014. XK sang Hàn Quốc chiếm 31,6% trong tổng XK surimi của Vệt Nam.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong quý I/2015, Hàn Quốc NK chả cá và surimi từ 10 nước (trong đó có 5 nước thuộc ASEAN) với giá trị đạt 42,4 triệu USD, tăng 12,8%. NK từ các nước ASEAN chiếm 69% tổng NK surimi của Hàn Quốc. Chỉ riêng NK từ Việt Nam đã chiếm gần một nửa tổng NK chả cá- surimi của Hàn Quốc (44,6%) trong quý I/2015.

Giá trị NK chả cá, surimi từ Việt Nam gấp 2,6 lần Trung Quốc - nước XK nhiều thứ hai và 3,7 lần Pakistan. Đứng sau Việt Nam là Pakistan và Trung Quốc chiếm lần lượt 12% và 17% thị phần. Hiện tại các sản phẩm chả cá và surimi của Việt Nam đang cạnh tranh tốt tại thị trường này. Sản phẩm surimi của Việt Nam XK sang Hàn Quốc là surimi nhiệt đới (“Itoyori”) cạnh tranh hơn do được làm từ cá nguyên liệu có giá thấp hơn.

Tiêu thụ thuỷ sản nói chung của Hàn Quốc ở mức cao. Theo số liệu của USDA, mỗi người dân Hàn Quốc trung bình tiêu thụ 54,9 kg thuỷ sản/năm vào năm 2012, tăng 1,4 kg so với chỉ 1 năm trước đó. Do vậy, thị trường này mang lại nhiều cơ hội đẩy mạnh XK thủy sản nói chung và surimi nói riêng.

Việc Việt Nam và Hàn Quốc chính thức ký Hiệp định thương mại tự do FTA cũng sẽ là một yếu tố đẩy mạnh XK surimi của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.

Quy định mới về hóa đơn hàng hóa nhập khẩu lưu thông nội địa

Bắt đầu từ 01/07/2015, đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa, các cá nhân, tổ chức cần quan tâm đến những hóa đơn, chứng từ phân theo từng loại hàng hóa như sau:

Hàng hóa mà cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu và hàng hóa cơ sở kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu

Đối với hàng hóa mà cơ sở kinh doanh trực tiếp nhập khẩu về để kinh doanh thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn và Phiếu nhập kho

(đối với cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính), Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hóa lưu kho).

Đối với hàng hóa cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho thì phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2010.

Điều chuyển hàng hóa nhập khẩu

Cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vụ phụ thuộc với nhau; xuất trả hàng từ đơn vụ phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng đi chào hàng, tham gia hội chợ, triển lãm thì phải có hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động.

Hàng hóa là sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ và nguyên, phụ liệu của các hợp đồng gia công

Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì hóa đơn, chứng từ thực hiện như sau:

Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho, bày bán tại cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn

Page 18: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

tỉnh, thành phố phải có bản sao Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;

Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho, bày bán tại cửa hàng trực thuộc khác địa bàn hoặc cửa hàng trực thuộc cùng địa bàn hạch toán độc lập thì phải có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn theo quy định;

Đối với cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.

Hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan Nhà nước

Đối với hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan có chức năng bán hàng hóa bị tịch thu thì phải có hóa đơn do cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu lập trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, giá trị từng loại hàng hóa.

Đối với hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan Dự trữ quốc gia phải có hóa đơn bán hàng của cơ quan Dự trữ quốc gia.

Hàng miễn thuếĐối với hàng hóa là quà

biếu, quà tặng miễn thuế; hàng hóa miễn thuế bán

trong các khu kinh tế cửa khẩu, phải có chứng từ chứng minh hàng hóa đã được kê khai hoặc bản chính biên lai đã thu thuế nếu thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa.

Các đối tượng hàng hóa bị coi là nhập lậu bao gồm:

Hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp.

Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường có hóa đơn, chứng từ nhưng là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn căn cứ trên kết quả điều tra, xác minh của cơ quan chức năng.

Hàng hóa nhập khẩu do cơ sở sản xuất, kinh doanh thu, mua, gom và trao đổi với cư dân biên giới. Khi cơ quan chức năng xác minh nguồn gôc hàng hóa mà không đủ chứng từ theo quy định.

Căn cứ xử phạt vi phạm:Tổ chức, cá nhân kinh

doanh, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa nhập lậu bị xử phạt theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoặc có nhưng không đủ hóa đơn,

chứng từ do hỏa hoạn, mất, hỏng, rách và đã làm thủ tục khai báo theo quy định; đồng thời chứng minh được nguồn gốc hàng hóa là hợp pháp thì bị xử phạt theo quy định trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Trường hợp các hành vi vi phạm các quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu, lưu thông trên thị trường mà dẫn đến các hành vi khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử lý truy thu thuế và xử phạt theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

Bộ Công Thương đưa ra 2 giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, 4 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch XK của cả nước đạt 49,7 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng trưởng 4 tháng đầu năm trước. Trong khi đó, NK đạt 51,77 tỷ USD, tăng 16,6%. Dự báo trong thời gian tới, XK có cơ hội thuận lợi để tiếp tục tăng trưởng nhưng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Để đẩy mạnh XK, Bộ Công Thương đưa ra hai giải pháp quan trọng trong năm 2015 là: Phát triển, khơi thông thị trường XK và tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ

Page 19: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

sản xuất, thúc đẩy XK.Vụ Chính sách thương

mại đa biên, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, các Vụ Thị trường nước ngoài phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động, tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do và các thỏa thuận thương mại khác theo hướng thúc đẩy mở cửa thị trường cho hàng hóa XK Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng nông, lâm, thủy sản.

Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế làm đầu mối, phối hợp với Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục XNK, các Vụ Thị trường ngoài nước tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến nội dung các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang tham gia ký kết, trong đó làm rõ các lợi thế mà Việt Nam có thể thụ hưởng để đẩy mạnh XK, giảm nhập siêu ở các thị trường có mức nhập siêu cao.

Các Vụ Thị trường ngoài nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, theo dõi thông tin về tình hình thị trường ngoài nước bao gồm:

(1) Thông tin về tình hình thị trường phụ trách đối với mặt hàng XK của Việt Nam gồm: sản lượng, giống, mùa vụ, tồn kho (đối với hàng nông sản), nhu cầu NK, các nước XK cạnh tranh với Việt

Nam, thị phần của hàng hóa XK Việt Nam trên thị trường…

(2) Thông tin chính sách thị trường phụ trách gồm: cơ chế, chính sách quản lý NK, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch; chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm…

(3) Thông tin động thái từ thị trường phụ trách gồm: những biến động về tình hình cung cầu, sản xuất, sự thay đổi trong chính sách quản lý NK có liên quan đến hàng hóa NK từ Việt Nam, các rào cản kỹ thuật do các nước đưa ra để hạn chế hàng XK Việt Nam, những yếu tố khác có ảnh hưởng đến XK Việt Nam, kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ và thông tin cho các đơn vị liên quan mỗi khi có tình hình mới để chủ động đề xuất và phối hợp thực hiện các giải pháp, biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc thúc đẩy XK.

(4) Thông tin kết nối DN: cung cấp thông tin thường xuyên về các DN NK lớn trên thị trường sở tại và kiêm nhiệm, các thông tin liên quan nhằm hỗ trợ giao thương, kết nối, quảng bá sản phẩm XK của Việt Nam.

(5) Thông tin liên quan đến các đợt đấu thầu, mở thầu của các nước (nếu có), điều kiện dự thầu, các đối thủ tham gia thầu…

Các Vụ thị trường ngoài nước chủ động liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia, vùng lãnh thổ

có nhu cầu NK các mặt hàng XK có thế mạnh của nước ta để đề xuất đàm phán, ký kết thỏa thuận thương mại, các thỏa thuận có liên quan hoặc tổ chức giao thương để mở rộng thị trường XK.

Cục Xúc tiến thương mại chủ trì tăng cường công tác XTTM, quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm XK của DN Việt Nam đến các nhà phân phối trong nước, ngoài nước, củng cố, tìm kiếm mở rộng thị trường XK, ưu tiên các đề án XTTM định hướng XK trong Chương trình XTTM quốc gia hàng năm, nhất là các đề án XTTM vào các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống và thị trường có tiềm năng cho XK của Việt Nam.

Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về Chất lượng sản phẩm, đánh giá sự phù hợp sản phẩm nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại giữa Việt Nam với các nước.

Cục Quản lý Cạnh tranh tiếp tục theo dõi và có cảnh báo sớm nguy cơ hàng XK của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động đối phó, ngăn chặn; chủ động tham mưu các giải pháp để đàm

Page 20: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 12 2… · Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác dự tính tăng 11,3% so cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân

Soá 12 thaùng 06 naêm 2015

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

phán, giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa XK của Việt Nam.

Các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc hỗ trợ cho các DN XK tiếp cận các thị trường sở tại và kiêm nhiệm, góp phần đẩy mạnh XK, mở rộng thị trường, chủ động theo dõi sát tình hình; thường xuyên, kịp thời báo cáo Bộ về thông tin, diễn biến tình hình thị trường tại địa bàn phụ trách, sự thay đổi trong chính sách quản lý NK của nước sở tại và kiêm nhiệm có liên quan đến hàng hóa XK của Việt Nam, các rào cản kỹ thuật do các nước đưa ra để hạn chế hàng XK của Việt Nam.

Để tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy XK:

Cục XNK chủ trì cùng các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ, ngành liên quan rà soát danh mục mặt hàng và quy trình cấp giấy phép đối với các nhóm hàng hiện đang được quản lý theo hình thức giấy phép theo hướng giảm thủ tục hành chính, thời gian cấp giấy phép, tạo thuận lợi cho hoạt động của DN.

Cục XNK chủ trì tổ chức thực hiện theo hướng rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho DN, tổ chức triển khai có hiệu quả việc thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua mạng internet.

Cục XNK, Vụ Kế hoạch, các Vụ, Vụ Quản lý sản xuất phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn của các DN sản xuất, XK trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh XK.

Cục XNK phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ NN và PTNT xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản của một số ngành hàng có lượng hàng hóa lớn như: thủy sản, gạo, cà phê và một số nông sản khác nhằm duy trì phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và ổn định giá hàng hóa.

Cục XNK chủ trì, phối hợp với các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải xây dựng Chiến lược phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2015-2025, tầm nhìn đến năm 2030, đề xuất cơ chế, chính sách nâng cao năng lực, hiệu quả cung cấp và phát triển dịch vụ hỗ trợ XK của Việt Nam, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các Bộ ngành, địa phương trong việc rà soát lại hạ tầng giao thông phục vụ hàng hóa XNK, đặc biệt là các đường dẫn, kho bãi, khu tập kết hàng hóa… tại các cảng biển quốc tế và các khu vực cửa khẩu với các nước có chung đường biên giới.