80
60% các chuyên gia cho rằng một lá thư xin việc có thể quan trọng hơn cả một bản lý lịch (C.V.) đơn thuần. Tất cả những gì trong thư xin việc sẽ trình bày cụ thể về những hiểu biết của bạn về công ty, về kinh nghiệm và những nghề nghiệp mà bạn đã từng làm trước đây. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp bạn chuẩn bị một lá thư xin việc đầy thuyết phục. Hãy chọn một mẫu thư xin việc chuẩn của doanh nghiệp Bạn có thể liên hệ với nhà tuyển dụng để biết rõ về tên và địa chỉ của công ty, phải trình bày thật chính xác tên của công ty và của người đứng đầu công ty và nên trình bày thư xin việc của bạn theo một mẫu chung nếu công ty đó có quy định. Dùng những từ Mr/ Ms đặt trước tên của những nhà tuyển dụng (những người thuê bạn), đây là một điều cần lưu ý khi viết một lá thư xin việc (nếu là công ty nước ngoài). Viết phần mở đầu Phần mở đầu nên nêu rõ mục đích của thư xin việc cho dù mục đích đó rất hiển nhiên, và đưa ra một số lý do thuyết phục cho người đọc. Nếu có người nào đó giới thiệu công việc này cho bạn thì bạn phải nêu tên người đó vào phần đầu bức thư đại loại như: “Nhờ ông John Doe, tôi được biết công ty của ngài đang tìm một ứng viên cho vị trí office manager…”. Còn nếu bạn tìm thấy thông tin này trên các mục quảng cáo thì bạn cũng phải nêu việc này vào thư xin việc của mình. Hãy chứng minh những hiểu biết của bạn về công ty Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có tìm hiểu về công ty của họ, chẳng hạn: “Tôi rất ấn tượng trước những thành công của công ty trong lĩnh vực phát triển và tiếp thị mặt hàng váy ngắn bằng chất liệu satin, điều này đã thúc giục tôi viết lá thư này và có đính kèm một bản lý lịch bên trên…”. Một số hiểu biết về công ty có thể biến bạn thành một ứng viên sáng giá. Trình bày về công việc hiện tại của bạn

MEO VIET CV

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MEO VIET CV

60% các chuyên gia cho rằng một lá thư xin việc có thể quan trọng hơn cả một bản lý lịch (C.V.) đơn thuần. Tất cả những gì trong thư xin việc sẽ trình bày cụ thể về những hiểu biết của bạn về công ty, về kinh nghiệm và những nghề nghiệp mà bạn đã từng làm trước đây. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp bạn chuẩn bị một lá thư xin việc đầy thuyết phục.

Hãy chọn một mẫu thư xin việc chuẩn của doanh nghiệp

Bạn có thể liên hệ với nhà tuyển dụng để biết rõ về tên và địa chỉ của công ty, phải trình bày thật chính xác tên của công ty và của người đứng đầu công ty và nên trình bày thư xin việc của bạn theo một mẫu chung nếu công ty đó có quy định. Dùng những từ Mr/ Ms đặt trước tên của những nhà tuyển dụng (những người thuê bạn), đây là một điều cần lưu ý khi viết một lá thư xin việc (nếu là công ty nước ngoài).

Viết phần mở đầu

Phần mở đầu nên nêu rõ mục đích của thư xin việc cho dù mục đích đó rất hiển nhiên, và đưa ra một số lý do thuyết phục cho người đọc. Nếu có người nào đó giới thiệu công việc này cho bạn thì bạn phải nêu tên người đó vào phần đầu bức thư đại loại như: “Nhờ ông John Doe, tôi được biết công ty của ngài đang tìm một ứng viên cho vị trí office manager…”. Còn nếu bạn tìm thấy thông tin này trên các mục quảng cáo thì bạn cũng phải nêu việc này vào thư xin việc của mình.

Hãy chứng minh những hiểu biết của bạn về công ty

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có tìm hiểu về công ty của họ, chẳng hạn: “Tôi rất ấn tượng trước những thành công của công ty trong lĩnh vực phát triển và tiếp thị mặt hàng váy ngắn bằng chất liệu satin, điều này đã thúc giục tôi viết lá thư này và có đính kèm một bản lý lịch bên trên…”. Một số hiểu biết về công ty có thể biến bạn thành một ứng viên sáng giá.

Trình bày về công việc hiện tại của bạn

Bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp hoặc đang làm việc tại một công ty nào đó, bạn có thể bắt đầu công việc ngay bây giờ hay chờ đợi hoàn tất khóa thực tập? Hãy trình bày rõ quan điểm này trong thư xin việc của bạn.

Giải thích tại sao bạn lại yêu thích công việc này

Hãy để nhà tuyển dụng biết điều gì khiến bạn thích làm việc tại công ty. Bạn có kiến thức và kỹ năng gì đặc biệt phù hợp với công ty nếu bạn được thuê. Công việc bán thời gian mà bạn từng làm khi còn đi học có thể có liên quan với công việc mà bạn đang xin. Hoặc là bạn có kinh nghiệm về một số phần mềm có ích đối với vị trí mới mà bạn đang ứng cử.

Trình bày thật kỹ lưỡng và tỉ mỉ nhưng ngắn gọn về một hoặc hai điểm chính yếu trong hồ sơ của bạn

Page 2: MEO VIET CV

Hãy trình bày chi tiết những phần quan trọng nhất có liên quan đến nghề nghiệp của bạn. Ví dụ: “Tôi từng là chủ nhiệm câu lạc bộ golf sinh viên của câu lạc bộ ABC University, công việc đòi hỏi nơi tôi trách nhiệm rất cao và tôi luôn được tín nhiệm khi là người giữ ngân quỹ cho tổ chức”.

Đừng sửa đổi hay làm xáo trộn bản lý lịch của bạn

Từ những sở thích trong bản lý lịch, bạn viết rộng hơn trong thư xin việc, không nên lặp lại những điểm giống nhau.

Nhờ ai đó xem lại thư xin việc của bạn

Có thể máy tính của bạn sẽ không thể chỉnh sửa hết các lỗi chính tả và lỗi in ấn trong lá thư xin việc. Do đó hãy nhờ một người bạn hay gia đình xem lại thật kỹ thư xin việc của bạn. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đánh giá rất nghiêm khắc thư xin việc của bạn, và phải chắc chắn rằng bạn làm được điều đó.

Phần cuối lá thư

Kết thúc lá thư với những mỹ từ như: Sincerely Yours, Yours Truly hay Cordially (đối với thư xin việc tiếng Anh).

Bạn cũng có thể gửi một lá thư điện tử đến nhà tuyển dụng, nhưng nó cũng phải mang đầy đủ các yếu tố chính. Sử dụng những lời chào trân trọng như là Mr/ Ms và phải đầy đủ tên họ, số điện thoại và địa chỉ mail.

Tham khảo những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn trình bày thật tốt một lá thư xin việc. Chúc bạn có một buổi phỏng vấn như ý muốn!

Theo QUỐC DŨNG - HRVietnam, Careerbuilder

Bạn gửi CV đi nhưng lại không nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng. Bạn thắc mắc không biết vì sao mình không được chọn và cảm thấy khó chịu.

Dưới đây là các suy nghĩ của nhà tuyển dụng khi xem một CV. Biết được suy nghĩ của họ, bạn sẽ phần nào giải tỏa được nỗi thắc mắc và tâm lý khó chịu của mình. Quan trọng hơn, bạn có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm quí báu cho lần xin việc sau:

+ Liệu ứng viên này có phù hợp với nhu cầu của công ty?

Đây là câu hỏi thường trực và gần như là quan trọng nhất khi các nhà tuyển dụng xem một bản CV. Họ sẽ tìm kiếm những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc. Có thể bạn rất tự tin về chuyên môn và có một danh sách dài những kinh nghiệm, nhưng bạn vẫn không được gọi đơn giản vì những kinh nghiệm và kỹ năng đó không phù hợp với yêu cầu của công ty.

Page 3: MEO VIET CV

Hãy dẫn dắt CV của bạn theo đúng những gì mà công việc yêu cầu. Thay vì viết một bản CV phù hợp với mọi công việc, hãy chú ý vào những điểm phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu xem công việc đó là công việc gì, đòi hỏi những kỹ năng gì, kinh nghiệm nào của bạn phù hợp với vị trí đó. Một ứng viên biết tìm tòi, có khả năng và kinh nghiệm phù hợp là điều mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.

+ Liệu ứng viên này có khả năng làm việc lâu dài?

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng phải trăn trở. Thực tế cho thấy mỗi một lần thay nhân viên, công ty sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất. Một là về tiền bạc. Hai là mất công tìm kiếm nhân viên mới và đào tạo nhân viên đó làm việc cho tốt. Vì vậy, yếu tố ổn định lâu dài luôn được các nhà tuyển dụng đề cao. Họ sẽ tìm hiểu mức độ nhảy việc của bạn, thời gian làm việc.

Nếu bạn từng nhảy việc, hãy chú ý đến chức năng và nhiệm vụ công việc, đừng đề cập chi tiết về thời gian. Một bản CV chức năng tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm, những thành tựu bạn đạt được. Bạn cũng cần chú ý đến điều này trong buổi phỏng vấn. Chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn đấy.

+ Bạn là một ứng viên tiềm năng?

Hãy tưởng tượng bạn cố gắng thuyết phục ai đó một sản phẩm, cung cấp cho họ một tờ mô tả nhưng lại không cho xem cũng như kiểm tra. Nghe có vẻ rất khó hiểu? Thực tế, đó chính là thách thức của bạn khi viết một bản CV. Các nhà tuyển dụng chỉ qua một vài trang giấy để đánh giá khả năng của bạn và đưa ra quyết định tuyển dụng. Vì vậy, hãy thật cẩn thận đến lỗi in ấn, sai chính tả và đảm bảo tính dễ hiểu của văn bản.

Bạn nên biết, có hàng trăm ứng viên như bạn nộp đơn vào cùng một vị trí, nhà tuyển dụng phải thật cẩn thận và sáng suốt để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Nếu thắc mắc về kinh nghiệm của bạn (do thiếu, hoặc lỗi đánh máy), họ cũng không có thời gian để kiểm tra lại.

Cách tốt nhất, hãy nhờ ai đó đọc trước và kiểm tra thật cẩn thận. Sau đó, nhờ họ tóm tắt lại nội dung và kiểm tra xem liệu anh/chị ta có thể nhớ được vị trí cũ hay những trách nhiệm của bạn hay không? Có thể nêu ra mong ước nghề nghiệp của bạn là gì? Với một bản CV như vậy, bạn phù hợp với công việc gì? Nếu họ không trả lời được, bạn nên xem xét lại, chú ý thông tin rõ ràng và đơn giản hơn.

VŨ HUYỀN (Theo Careerbuilder.com

Thị trường nghề nghiệp khắt khe như hiện nay buộc những người đi tìm việc phải chuẩn bị một bộ hồ sơ thật ấn tượng để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Theo kết quả của cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ với hơn 600 nhà tuyển dụng ở các công ty lớn nhỏ khác nhau, các chuyên gia đã tổng kết được rất nhiều cách để giúp các ứng viên có một CV trực tuyến hoàn hảo.

Page 4: MEO VIET CV

Nội dung từ khóa

Hiện nay, hầu hết các công ty thường sắp xếp CV bằng một thiết bị tự động. Vì vậy, các từ khóa và những chi tiết để chứng minh khả năng, thành quả, những kinh nghiệm trước đây của bạn là rất quan trọng để tạo sự chú ý của các nhà tuyển dụng.

Quảng bá bản thân

Hãy bắt đầu với một mục tóm tắt năng lực của bạn, chúng sẽ gói gọn các kỹ năng và kinh nghiệm nổi bật nhất của bạn. Mục đó chỉ từ 4 đến 6 câu.

Chứng minh những thành quả

Nhà tuyển dụng rất muốn kiểm chứng xem bạn có thể làm được gì cho công việc này. Họ cần xem những việc bạn đã làm, những thành quả bạn đạt được sẽ giúp ích gì cho công ty. Hãy sử dụng những số liệu cụ thể để chứng minh cho họ thấy được bạn đã tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho nơi bạn làm việc trước đây như thế nào.

Ngắn gọn

Một trang giấy. Thế là đủ. Ngắn nhưng trọng tâm. Hãy chỉnh sửa thật kỹ, bỏ những phần không liên quan hoặc rất ít liên quan đến vị trí công việc xin tuyển. Nhấn mạnh vào những kinh nghiệm gần đây nhất. Nói chi tiết những nhiệm vụ lớn bạn đã hoàn thành.

Mục tiêu công việc

Cần chú trọng đến tiêu đề công việc, mục đích là để tạo một CV khác biệt. Ví dụ, resume for Trainer (CV cho vị trí Đào tạo) hay resume for Program Director (CV cho vị trí Giám đốc điều hành…) và theo đó là các thông tin liên quan đến công việc đó.

Hình thức chuyên nghiệp

Format của một CV trực tuyến phải dễ đọc, và có tính chuyên nghiệp. Câu văn ngắn gọn và rõ nghĩa. Giữa các đoạn cần có những khoảng trắng thích hợp. Tránh các font chữ nghiêng, chữ đậm và bóng đổ. Hãy sử dụng font Times New Roman hoặc Arial, cỡ chữ 12. Sử dụng các ký hiệu đặc biệt để nhấn mạnh những điểm quan trọng.

Rõ ràng

Không nói chung chung và mơ hồ. Nói chính xác mục đích của bạn, sử dụng đến mức tối đa từ ngữ để diễn đạt ý.

Chính xác

Những câu miêu tả kỹ năng, kinh nghiệm và bằng cấp của bạn phải tuyệt đối chính xác, không phóng đại hay nói sai sự thật.

Page 5: MEO VIET CV

Sử dụng những động từ mạnh

Hãy bắt đầu mỗi câu bằng các động từ miêu tả như: established (thiết lập), managed (quản lý), organized (tổ chức). Chúng sẽ làm tăng sức mạnh cho câu bạn muốn diễn đạt. Và đừng bao giờ sử dụng đại từ "tôi" trong CV.

Đầy đủ

Giải thích rõ nghĩa tên của các trường, thành phố, những chữ và các tiêu đề viết tắt.

Bộc lộ kinh nghiệm

Tất cả các câu nói về kinh nghiệm nên để ở thì quá khứ để nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đã làm nó từ trước đó. Hơn nữa, cách này cũng thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn có thể làm được điều đó cho công ty.

Hoàn hảo

CV mà bạn gửi đi phải được chau chuốt kỹ càng. Không có bất cứ lỗi nào, đặc biệt là lỗi về đánh máy.

Chỉnh sửa cẩn thận

Đừng tin vào phần mềm kiểm tra lỗi trên máy tính. Hãy đọc to nội dung trong CV để chắc rằng bạn không hề có một sai sót nào.

Dễ đọc

Hãy tạo những khoảng trắng cần thiết để CV của bạn trông thoáng và sáng sủa. Bỏ những đoạn không cần thiết, những từ ngữ rườm rà. Sử dụng những dấu hiệu để tạo điểm nhấn ở những chỗ quan trọng.

Tránh các hình vẽ, đồ họa…

Những mẫu CV quá phức tạp sẽ làm người đọc mất tập trung. Cần hạn chế các đường kẻ, các hộp, các chữ bóng, các đường kẻ trang trí hoặc những ảnh chèn bởi chúng là những nguyên nhân dẫn đến các lỗi khi bạn gửi thư điện tử.

Không thêm các thông tin cá nhân

Để CV có tính chuyên nghiệp, không nên thêm các thông tin cá nhân như tình trạng hôn nhân, giới tính, chiều cao, cân nặng, sức khỏe hay các ảnh chèn vào CV.

Không phải cái gì cũng nói

Page 6: MEO VIET CV

CV không phải là nơi để bạn than vãn về bệnh ốm của mình và cũng không phải là để nói về việc tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ. Ðơn giản đó chỉ là một danh sách các công việc bạn đã từng làm. Và trong CV, không nên đề cập đến mức lương bạn muốn nhận.

Kiểm tra lại lần cuối

CV của bạn có đạt kết quả? CV của bạn có sáng sủa và tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng? Điểm mạnh của bạn có nổi trội? Những thông tin bạn cung cấp có phải là mục tiêu công việc? Liệu nhà tuyển dụng sẽ gọi lại cho bạn?

Nếu không, hãy viết lại CV. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo những CV mẫu trong các cuốn cẩm nang xin việc.

Theo VTV

Sơ yếu lý lịch (CV) là một trong những công cụ "tiếp thị" đầu tiên với nhà tuyển dụng, vì vậy hãy làm sao cho bản CV của mình thật ấn tượng. Tránh dùng những từ ngữ vô nghĩa, khó hiểu và sáo rỗng, bởi nhà tuyển không có thời gian để tìm hiểu những cụm từ mơ hồ hay những biệt ngữ.

"Trợ lý", "hỗ trợ", "đóng góp"

Nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được bạn đã làm gì nếu từ ngữ bạn sử dụng quá mơ hồ, chung chung. Những từ như "trợ lý", "hỗ trợ", "đóng góp" tương tự nhau. Chúng chỉ cho thấy bạn có tham gia, giúp đỡ vào dự án chứ không hề chỉ ra bạn đã giúp đỡ dự án đó như thế nào.

Tốt nhất bạn nên trình bày bạn làm trợ lý cho ai, bạn đóng góp và hỗ trợ dự án đó như thế nào. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn làm được gì, và hiệu quả công việc ra sao.

"Thành công"

Bạn muốn thể hiện thật tốt bản thân mình trong bản CV, tuy nhiên bạn chỉ có thể "ghi điểm" với nhà tuyển dụng khi đưa ra những dẫn chứng cụ thể về những việc bạn đã làm và những thành công bạn nhận được khi giải quyết công việc.

Bạn không nhất thiết phải sử dụng những từ như "thành công", "hiệu quả" để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những kinh nghiệm của bạn sẽ nói lên tất cả. Thay vì chỉ nói chung chung, hãy tập trung đưa ra những bằng chứng cụ thể tại sao dự án bạn tham gia lại thanh công, và thành công như thế nào.

"Chịu trách nhiệm về..."

Cụm từ này khiến CV của bạn giống như một danh sách giặt ủi. Thay vì liệt kê những công việc của bạn, hãy nhấn mạnh những thành quả bạn đạt được. Hồ sơ của bạn sẽ được đánh giá cao hơn nếu bạn thể hiện rõ những thành quả đó.

Page 7: MEO VIET CV

Hãy sử dụng những con số để chỉ ra bạn đã có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ tăng trưởng của công ty, giá thành sản phẩm hạ là do đâu, sắp xếp hợp lý và nâng cao năng suất làm việc... Liệt kê số lượng nhân viên bạn từng quản lý, số ngân sách bạn chi ra và lợi tức bạn thu lại cho công ty.

Từ ngữ văn chương và những từ thông thường khác

Đừng tô vẽ cho CV của bạn những lời lẽ hoa mỹ. Hãy cố gắng sử dụng từ ngữ thông minh, có chất lượng và dễ hiểu. Tránh sử dụng những từ ngữ thông thường hay những từ ngữ văn chương, chúng sẽ biến CV của bạn thành bài văn nhiều cảm xúc hay quá tầm thường.

VŨ HUYỀN (Theo Yahoo)

Các giám đốc nhân sự thường nhận được hàng trăm hồ sơ cho một vị trí tuyển dụng. Vậy làm thế nào để hồ sơ của bạn thực sự nổi bật và được chọn?

Điều nhà tuyển dụng muốn biết là bạn làm thế nào để mang lại lợi nhuận cho công ty, và bạn sẽ giúp công ty tiết kiệm tiền như thế nào? Hãy sử dụng một slogan lột tả được những lợi ích chính bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng.

Tạo khác biệt

Hãy thêm các điểm mạnh của bạn trong phần kỹ năng. Giả sử, là một giám đốc dự án, bạn có rất nhiều kỹ năng cứng, kỹ năng mềm khác nhau và kinh nghiệm quản lý. Hầu hết những ứng viên nộp hồ sơ cho vị trí này đều có những kỹ năng đó.

Hãy nghĩ xem điểm mạnh đặc biệt của mình khi quản lý dự án là gì? Và hãy viết câu slogan thật khác biệt trong hồ sơ của bạn: Một giám đốc dự án với thế mạnh trong việc nhận diện và giải quyết các vấn đề.

Thêm giá trị

Thêm những giá trị có thể quy thành tiền. Điểm mạnh này sẽ khiến bạn hoàn toàn tách biệt với các ứng viên khác. Hãy đưa ra những con số về việc bạn làm ra cho công ty bao nhiêu tiền hay tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho 1 dự án trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhà tuyển dụng sẽ thực sự ấn tượng với một slogan như thế này: Một giám đốc dự án với thế mạnh trong việc nhận diện và giải quyết các vấn đề, đã tiết kiệm cho công ty trên 3 triệu USD; và hoàn thành một dự án trị giá trên 12 triệu USD trong thời gian 3 năm.

Page 8: MEO VIET CV

Câu slogan sẽ làm nên điều kỳ diệu. Ứng viên đó không còn là "hàng hóa" mà là một tài sản cho công ty. Ai có thể chối từ một nhân viên có tài năng đặc biệt có khả năng giúp công ty tiết kiệm đến 3 triệu USD?

Theo LAM KHÊ - Lao động

Để thuyết phục nhà tuyển dụng và chứng minh mình là ứng viên xuất sắc cho vị trí họ đang cần, bạn phải làm nổi bật, thậm chí "quảng bá" những thành quả đã đạt được của bản thân. 7 bước sau đây sẽ giúp bạn:

1. Bắt đầu bằng việc viết một dòng các kinh nghiệm ở các khía cạnh khác nhau (ở trường, trong công việc và trong cả các hoạt động xã hội…). Sử dụng bảng thống kê của CV để sắp xếp những ý tưởng đó.

2. Đưa mỗi hoạt động gắn với một thành quả cụ thể. Khi trình bày thành quả, cần bắt đầu bằng một động từ mạnh, miêu tả các hoạt động của bạn và kết thúc bằng điều bạn đã đạt được.

3. Tạo một danh sách các thành quả đạt được một cách toàn diện. Sau đó, bạn có thể sắp xếp lại cho hoàn chỉnh.

4. Sau khi đã hoàn thành danh sách đó, hãy chỉnh sửa chúng; diễn giải bằng những lời lẽ chắc chắn và những ví dụ rõ ràng, cụ thể cho kết quả đó.

5. Nếu bạn sử dụng CV viết theo trình tự thời gian, hãy chắc rằng bạn phải tạo được list các kết quả ngay bên dưới công ty mà bạn đã từng làm trong thời gian đó.

6. Nếu bạn sử dụng CV chức năng, bạn cần tạo một nhóm các thành quả có liên quan trình bày bên dưới tiêu đề các kỹ năng chủ yếu của bạn (dù bạn đã đạt được nó khi nào và ở đâu).

7. Xem lại toàn bộ những kết quả đó xem chúng có đúng với mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay không; sau đó, tổ chức và sắp xếp chúng theo một trật tự phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Theo VTV

Trong một thị trường lao động đang có sức cạnh tranh mãnh liệt như hiện nay, việc sử dụng đúng từ ngữ trong hồ sơ xin việc là rất cần thiết. Trong đó, có một số từ đặc biệt quan trọng mà một bản hồ sơ nào cũng có, đặc biệt khi viết về các kỹ năng mềm.

Hiện nay, kỹ năng mềm ngày càng được các nhà tuyển dụng chú ý. Thực tế, 86% các nhà tuyển dụng cho biết kỹ năng mềm là tiêu chí quan trọng nhất trong việc tuyển chọn nhân viên.

Page 9: MEO VIET CV

Dưới đây là những từ bạn cần lưu ý khi viết bản tóm tắt cá nhân quá trình làm việc và kinh nghiệm (resume):

Làm việc theo nhóm

Trong các công ty hiện nay, các nhân viên được chia theo từng nhóm và quản lý từng dự án nhất định. Nếu ai cũng có khả năng làm việc theo nhóm thì công việc sẽ hoàn thành hiệu quả hơn.

Một nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm là những người luôn biết lắng nghe, có tinh thần hợp tác và biết giúp đỡ những người khác.

Linh động

Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng cử viên linh động, nhanh nhẹn và có khả năng làm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nói cách khác, đôi khi bạn biết làm nhiều việc tốt hơn nhiều so với bạn chỉ giỏi một công việc.

Bạn có thể cho các nhà tuyển dụng thấy sự linh động của bạn qua việc sẵn sàng dấn thân vào những lĩnh vực mới, những dự án đa dạng và khả năng giải quyết các vấn đề khẩn cấp hoặc sắp đến hạn chót. Sự linh động còn thể hiện tinh thần ham học hỏi và một thái độ dám nghĩ dám làm.

Cẩn thận

Tính cẩn thận là một đức tính quan trọng đối với mỗi nhân viên. Không nhà tuyển dụng nào hài lòng khi thấy nhân viên mình làm việc không đến nơi đến chốn, làm đâu hỏng đấy. Họ cần phải biết họ có thể tin vào khả năng giải quyết vấn đề một cách triệt để của bạn hay không.

Là một nhân viên cẩn thận có nghĩa là bạn cần phải có khả năng quản lý tốt, có trách nhiệm cao. Hơn thế nữa, đức tính này cũng cho thấy bạn có thể làm việc mà không cần giám sát và có khả năng làm việc độc lập.

Có ý chí và nghị lực vươn lên

Các nhà tuyển dụng luôn chú ý đến những nhân viên có các đức tính này. Những nhân viên như vậy có khả năng thích nghi cao và luôn là những người có những ý tưởng mới.

Các nhân viên có ý chí và nghị lực vươn lên bao giờ cũng có khả năng tiến xa trong sự nghiệp hơn những người khác. Họ luôn sẵn sàng làm những công việc không thuộc phạm vi công việc của mình, họ làm việc chăm chỉ không chỉ vì đó là việc họ phải làm mà còn vì họ yêu thích công việc và có trách nhiệm.

VŨ HUYỀN (Theo Yahoo

Page 10: MEO VIET CV

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 80% nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với ứng viên nào gửi thư cảm ơn họ ngay sau buổi phỏng vấn. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn khi soạn một bức thư cảm ơn:

Viết bức thư cảm ơn với đầy đủ 3 yếu tố: bạn đánh giá cao cơ hội này, khẳng định lại đam mê của bạn với công việc đang dự tuyển và lặp lại một lần nữa về khả năng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty.

Gây ấn tượng: Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy đưa một số điểm nổi bật trong cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng vào trong bức thư. Nếu nhà tuyển dụng đề cập nhiều lần rằng người sử dụng thành thạo Microsoft Excel sẽ có nhiều cơ hội được tuyển, bạn nên sử dụng lá thư cảm ơn như một cơ hội để nhắc lại với ông/bà ta rằng bạn đã có chứng chỉ liên quan đến chương trình này.

Viết nhiều thư cảm ơn nếu cần: Nếu bạn được nhiều người phỏng vấn, nên gửi cho mỗi người trong số họ một lá thư khác nhau để cảm ơn. Nên gửi tới từng cá nhân với địa chỉ khác nhau chứ không nên gửi tới chung một địa chỉ (nếu bạn có được địa chỉ thư cá nhân và tên họ đầy đủ của từng người thì càng tốt). Bạn cũng nên chắc chắn rằng nội dung các lá thư đó khác nhau dù ít hay nhiều vì có thể họ sẽ vô tình so sánh chúng.

Viết thư tay: Bạn sẽ ghi được điểm cao nếu gửi thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng chỉ trong vòng 24 giờ. Bạn nên gửi chúng ngay khi trở về nhà sau buổi phỏng vấn. Sau đó bạn có thể gửi kèm một lá thư viết tay dù chỉ là vài dòng, người nhận sẽ thực sự ấn tượng về bạn. Điều này còn giúp bạn thể hiện sự nhiệt tình với công việc và cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với công việc này.

Đừng đánh mất hy vọng: Cho dù cảm thấy buổi phỏng vấn không thành công, bạn vẫn cần gửi thư cảm ơn tới những người đã phỏng vấn bạn. Điều đó cho thấy bạn là người lịch sự, nhã nhặn và chuyên nghiệp trong làm việc.

THỦY NGUYỄN (Theo MSN)

Công nghệ thông tin ngày càng cần thiết cho mọi công ty, dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động. Nhà tuyển dụng "săn" những nhân viên có năng lực còn người đi tìm việc "săn" những vị trí công việc mơ ước.

Nếu bạn là một chuyên viên IT đang chuẩn bị tìm việc, dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có được một CV trực tuyến chuyên nghiệp và ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng:

Tóm lược ngắn gọn những thành tích về lĩnh vực chuyên môn, giúp nhà tuyển dụng nhận biết một cách nhanh chóng năng lực của bạn. Hãy viết khoảng 5-6 câu cho phần này để nêu lên những thành tích nổi bật của bạn.

Trình bày những phạm trù chuyên môn mà bạn có vào CV:

Page 11: MEO VIET CV

- Bằng cấp, học vị, giấy chứng nhận về công nghệ thông tin.- Trình bày những kinh nghiệm về tin học phần cứng và phần mềm.- Trình bày khả năng sử dụng thành thạo lập trình và ngôn ngữ chuyên ngành.- Trình bày kinh nghiệm lập trình web.- Thêm vào những hiểu biết khác của bạn về lĩnh vực này. Mỗi phạm trù nên bôi đen tiêu đề hay gạch dưới để làm nổi bật chúng.

Giới thiệu chuyên môn của bạn. Giới thiệu ngắn gọn khoảng 3-4 dòng, tóm tắt công việc chuyên môn của bạn và nhấn mạnh vì sao những điều đó cần thiết cho nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng.

Tóm tắt những thành công trước đây. Bạn có thể nêu khoảng 3-4 thành tích hoặc dự án mà bạn đã đạt được. Điều đó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có một cái nhìn khát quát về khả năng của bạn, và làm nổi bật lên sự thành thạo trong lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Dùng nhiều từ khóa và thuật ngữ chuyên ngành cho CV, điều đó thể hiện tính chuyên nghiệp và sự thành thạo của bạn.

Hình thức trình bày lôi cuốn. Sáng tạo một giao diện trông thật chuyên nghiệp, một CV tinh tế bằng cách sử dụng kiểu chữ Arial, Verdana, hoặc Times New Roman, đó là những kiểu chữ chuẩn, thông dụng và dễ đọc.

Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về bạn. Có nhiều người quên ghi những điều rất đơn giản như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại vào trong CV. Nên nhớ mục tiêu của bạn là làm sao để nhà tuyển dụng chú ý và liên lạc với bạn, vì thế hãy cung cấp số điện thoại và địa chỉ sao cho họ có thể liên lạc với bạn một cách nhanh nhất.

Theo HRVietnam

Khi viết resume (hay còn gọi là CV, tức bản lý lịch tự thuật) cho vị trí quản lý dự án, hầu hết các ứng viên đều mắc một sai lầm chung: không nhắc đến những điều nhà tuyển dụng muốn. Đó là những gì?

Kỹ năng của ứng viên

Một trong những sai lầm lớn nhất của các ứng viên khi viết resume cho vị trí quản lý dự án là đưa ra quá nhiều chi tiết về các dự án của họ.

Trên thực tế, nhà tuyển dụng không bận tâm đến những chi tiết của các dự án đó và họ không có thời gian để đọc tỉ mỉ về nó. Họ chỉ quan tâm đến các kỹ năng của ứng viên. Do đó, bạn nên chú ý nêu bật các kỹ năng và những thành quả mà bạn đã đạt được.

Những gì ứng viên có thể làm được cho công ty

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể làm được những gì cho họ, cũng như họ muốn biết:

Page 12: MEO VIET CV

- Bằng cách nào mà những dự án của bạn lại dẫn đầu trong các dự án khác?- Cơ hội nào và qui mô của các dự án?- Bạn đã sử dụng phương pháp nào và thành tích đã đạt được khi thực hiện dự án đúng với khoản ngân sách được chi?- Bạn thay đổi cách quản lý như thế nào?- Làm thế nào để nhận được sự nhất trí của toàn thể mọi người để thực hiện dự án của bạn?

Theo HRVietnam

Lần đầu viết sơ yếu lý lịch (CV), bạn không khỏi cảm thấy lúng túng. Chúng tôi xin giới thiệu 6 lưu ý cơ bản giúp bạn có thể "ghi điểm" với nhà tuyển dụng qua bản CV:

1. Bắt đầu với những điều cơ bản

Nghe có vẻ hiển nhiên quá nhưng CV của bạn nhất định phải có tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email.

Về địa chỉ, tốt nhất bạn nên ghi địa chỉ của bố mẹ. Với email, nên dùng email có tên của bạn trong đó để các nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra. Đồng thời, tránh dùng những email với những biệt danh đặc biệt đại loại như " meo_con@... ", " co_gai_xinh_dep@... ".

2. Chọn đúng phong cách CV

Có ba dạng CV cơ bản:

- CV theo thời gian tập trung vào kinh nghiệm nghề nghiệp, liệt kê lại theo một trình tự thời gian.- CV theo chức năng tập trung vào những kỹ năng.- CV tổng hợp thích hợp nhất cho sinh viên mới ra trường, vì kỹ năng và kinh nghiệm các bạn chưa có nhiều. Viết theo dạng này, bạn vừa có thể nhấn mạnh vào các kỹ năng vừa có thể gây ấn tượng bằng một số kinh nghiệp mà bạn có. Nói chung bạn có thể chia CV ra làm 3 phần: Kinh nghiệp nghề nghiệp, kinh nghiệm học thuật, các hoạt động cộng đồng/ngoại khóa.

3. Khi bạn viết về kinh nghiệm, tốt nhất đi kèm luôn với các kỹ năng

Ví dụ, bạn đã từng bán hàng, như vậy chắc chắn bạn phải có kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng, đáng tin cậy, có khả năng làm việc theo nhóm cũng như độc lập và quản lý tiền bạc. Nếu bạn có kinh nghiệm trông trẻ, điều này có nghĩa là bạn có khả năng sắp xếp thời gian tốt, có tinh thần trách nhiệm.

Khi làm bất cứ một việc gì, bạn sẽ có kinh nghiệm về việc đó. Vì vậy đừng ngần ngại viết ra những công việc bạn làm nhưng tự cho rằng chẳng có gì quan trọng.

Page 13: MEO VIET CV

4. Chương trình học và các hoạt động tình nguyện phải rõ ràng

Đừng bao giờ nghĩ rằng trường học không có ý nghĩa gì đối với các nhà tuyển dụng. Những kỹ năng máy tính của bạn sẽ rất hấp dẫn và cần được nhấn mạnh. Bạn cũng nên nhấn mạnh thái độ học tập và những thế mạnh của bạn trong những bài tập ở trường, hay các dự án bạn tham gia.

Ví dụ, bạn từng cộng tác cho tờ báo của trường, hãy chỉ rõ các bài viết của bạn và những cố gắng của bạn để hoàn thành những công việc đó. Bạn cũng đừng bỏ qua các hoạt động ngoại khoá và các chương trình tình nguyện. Nếu bạn đã từng tham gia vào một chương trình nào đó, bạn sẽ có nhiều thứ để viết. Và như vậy, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn tốt hơn.

5. Cần biết một vài nguyên tắc khi viết CV

Trước tiên, cần sử dụng các động từ mạnh và tránh sử dụng "tôi". Các từ như "phát triển", "thúc đẩy", "tổ chức", "điều phối" có hiệu quả hơn "tôi đã làm" rất nhiều. Tiếp theo, hãy nhớ kiểm tra lại trước khi gửi đi. Lỗi chính tả là một lỗi lớn, thể hiện sự không cẩn thận và không chuyên nghiệp.

6. Đừng bao giờ nói dối

Nói dối là một điều tối kỵ trong một bản CV. Bạn nói dối để cố gắng gây ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn hãy nghĩ xem mình sẽ như thế nào khi bị phát hiện?

VŨ HUYỀN (Theo MSN

Bạn cứ thắc mắc tại sao hồ sơ xin việc của mình không được nhà tuyển dụng chú ý? Có thể bạn đã mắc phải những sai lầm nào đó, chẳng hạn với sơ yếu lý lịch (CV).

Dưới đây là những lỗi bạn cần tránh tuyệt đối khi viết CV:

1. Đưa ra những thông tin không rõ ràng, không cần thiết: Những thông tin kiểu như: "Khi không có việc gì để làm, tôi biểu diễn các màn ảo thuật. Tôi yêu thích các ứng dụng của năng lượng mặt trời, các công nghệ độc đáo...

Hay "Tôi có ý định học tiếp hai bằng đại học và nhận thêm ba chứng chỉ nữa trong lĩnh vực máy tính. Khi rảnh rỗi, tôi làm việc trên máy vi tính và làm nhiều việc khác"...

2. Tập trung quá nhiều những chi tiết vụn vặt: Chẳng hạn: "Khi dự án tôi tham gia gần đến hạn chót, tôi đã rất lo lắng và cố gắng hoàn thành công việc. Nhưng ngay sau khi lỗi cuối cùng trong hệ thống được sửa, tôi bị sa thải. Và tôi thực sự khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới. Có lẽ do sếp cũ của tôi đã cung cấp những thông tin về tôi cho các nhà tuyển dụng khác khiến tôi không thể tìm được việc".

Page 14: MEO VIET CV

3. Thể hiện sự thiếu lạc quan trong bản CV.

4. Quá tự cao về bản thân: "Mục đích của tôi rất đơn giản: có được công việc trong công ty ông. Tất nhiên tôi không phải là ứng cử viên duy nhất, nhưng có lẽ tôi là người rất phù hợp với vị trí này. Tôi là một chuyên gia về lĩnh vực truyền thông, từng làm việc tại trường học ở California. Tôi nghĩ sớm muộn ông cũng sẽ biết đến tiếng tăm của tôi"!

5. Lỗi chính tả: Đây được coi là một lỗi rất nghiêm trọng, thể hiện sự không cẩn thận. Bạn cũng nên biết một điều, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là ấn tượng quan trọng nhất. Với một bản CV đầy lỗi chính tả, các nhà tuyển dụng cũng đánh giá phần nào tính cách chủ nhân của nó.

6. Những kinh nghiệm làm hạ thấp bản thân: Có những kinh nghiệm nâng cao giá trị của bạn, nhưng cũng có những kinh nghiệm làm hạ thấp bản thân bạn kiểu như: "Tôi có kinh nghiệm trong việc sắp xếp bàn ghế trong rất nhiều hoạt động của trường, rửa bát...".

7. Thông tin cá nhân: "Tôi sẽ đợi cho đến khi có được một vị trí thích hợp. Tôi năm nay đã 42 tuổi, có một vợ xinh đẹp và hai đứa con tuyệt vời. Tôi yêu Chúa Jesu với tất cả trái tim của mình".

8. Nói xấu sếp cũ và đồng nghiệp: "Sếp cũ của tôi là một tên ngốc. Các đồng nghiệp thì thật khó chịu. Tôi nghĩ công ty đó sẽ khó có khả năng tiến xa hơn".

VŨ HUYỀN (Theo MSN

Không phải cứ nộp hồ sơ xin việc là được phỏng vấn, và cũng không phải ruột hồ sơ đầy ắp những bảng thành tích là bạn có thể hi vọng tìm kiếm được một công việc như mong muốn.

Ngày nay, nhà tuyển dụng thường đánh giá kinh nghiệm và trình độ của bạn qua sự nổi trội và những điểm riêng biệt thể hiện ngay trong cách trình bày hồ sơ xin việc của bạn. Vậy, những điểm gì nên và không nên đề cập trong hồ sơ?

Nên trình bày hồ sơ theo thành tích công việc. Một hồ sơ được trình bày theo thành tích công việc sẽ nhấn mạnh được kinh nghiệm của ứng viên. Nó có thể được điều chỉnh theo công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển bằng cách nhấn mạnh các phẩm chất hay thành tích cho thấy bạn phù hợp nhất với vị trí đó.

Các chuyên gia khuyên bạn nên trình bày năng lực theo trình tự yêu cầu nêu trong bảng mô tả công việc. Thông thường, các nhiệm vụ quan trọng nhất của công việc xuất hiện ở phần đầu của bảng mô tả công việc, trong khi các nhiệm vụ ít quan trọng hơn xuất hiện bên dưới.

Nên thêm các mục kỹ năng nghề nghiệp vào hồ sơ để nhấn mạnh các kinh nghiệm cụ thể và các phẩm chất đặc biệt của bạn và sự liên quan của chúng với yêu cầu công việc.

Page 15: MEO VIET CV

Đây là một cách rất hữu hiệu để thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tùy thuộc vào loại công việc mà bạn đang ứng tuyển, các mục này có thể gồm: "quản lý bán hàng", "chăm sóc khách hàng", "quản lý khách hàng", hay "viết quảng cáo".

Không thổi phồng quá mức các năng lực của bạn chỉ để được gọi phỏng vấn. Không có gì tồi tệ hơn việc ngoa ngôn về kinh nghiệm để nói trong cuộc phỏng vấn. Nên thành thật về các kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có hơn là phải đối mặt với tình huống khó xử trong khi phỏng vấn.

Nên viết một bức thư xin việc thuyết phục kèm theo hồ sơ của bạn. Các bức thư xin việc không nên dài quá một trang và phải thuyết phục được nhà tuyển dụng bạn có những phẩm chất đáng quý có thể đóng góp cho công ty họ. Nó cũng phải đề cập tới các yêu cầu công việc và kinh nghiệm mà bạn có sẽ đáp ứng được các yêu cầu này như thế nào.

Nếu bạn có 4 trong số 5 hay 6 kỹ năng mà công ty đang tìm kiếm, thư của bạn cần nhấn mạnh tới các kỹ năng này và lờ đi các kỹ năng còn thiếu. Một bức thư xin việc tốt cho nhà tuyển dụng cho thấy bạn đã nghiên cứu kỹ về công ty và họ nên phỏng vấn bạn.

Không nên sử dụng lại một lá thư chuẩn. Thư xin việc là cơ hội đầu tiên để bạn gây ấn tượng tốt. Đừng để lỡ nó bằng cách sử dụng một thông điệp tẻ nhạt. Bạn hãy điều chỉnh thư xin việc theo từng công việc cụ thể. Các nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra ngay những lá thư giống nhau và cho chúng vào sọt rác.

Nên tự hỏi: "Nếu mình là nhà tuyển dụng, tại sao mình phải chọn người này chứ không phải là các ứng viên khác?". Nghiền ngẫm câu trả lời khi bạn viết thư xin việc. Không nên xem nhẹ các kỹ năng giao tiếp cá nhân. Khả năng làm việc tốt với người khác, có thái độ tích cực và có thể giữ các thông tin bí mật là những phẩm chất quan trọng mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn có ở ứng viên. Bạn nên nhấn mạnh các yếu tố này trong cả thư xin việc và hồ sơ.

Nên chứng tỏ bạn sẵn sàng và có thể học hỏi các kỹ năng mới. Nếu bạn thiếu một kỹ năng cần thiết, nhưng đáp ứng được các yêu cầu khác, hãy suy nghĩ tới việc đăng ký một khóa học theo chủ đề đó và đề cập tới khóa học đó trong thư xin việc. Nếu kinh nghiệm là thầy giáo tốt nhất dạy bạn một kỹ năng, hãy cho thấy bạn đã học các kỹ năng quan trọng khác qua công việc hiện tại như thế nào để chứng minh khả năng học hỏi trong công việc của bạn.

Không nên giới hạn các kinh nghiệm của bạn trong những công việc ăn lương. Có rất nhiều kỹ năng được hình thành qua các công việc tình nguyện, trường học hay các hoạt động cộng đồng. Hãy nhớ cho nhà tuyển dụng biết về các kỹ năng cuộc sống này của bạn.

Ví dụ, nếu việc tuyển dụng yêu cầu kỹ năng quản lý ngân sách, hãy cho họ biết bạn từng làm thủ quỹ ở trường trung học và nhờ vậy bạn đã học hỏi những kinh nghiệm quý báu về cách quản lý các dự án khác nhau và làm báo cáo thu chi như thế nào. Cuối cùng, dù bạn làm thế nào cũng đừng quên luôn nhấn mạnh các điểm mạnh và tích cực.

Page 16: MEO VIET CV

Theo VTV

Những điểm chung cần lưu ý khi chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch (CV):

- Tờ CV của bạn nên được in trên giấy trắng mực đen với một font chữ rõ ràng.

- Sử dụng thì quá khứ khi viết CV, điều này làm cho tờ CV của bạn nghe thuyết phục và ấn tượng hơn.

- Dùng từ phải thật đơn giản, dễ hiểu, tránh việc chèn những hình ảnh hay đường viền trang trí không cần thiết.

- Bạn cũng nên làm cho tờ CV của mình phù hợp với từng loại công việc khác nhau để làm nổi bật lên những kỹ năng có liên quan đến công việc đó nhất.

- Ghi ngày tháng trên tờ CV của mình một cách thật chính xác và không được để khoảng trống.

- Kiểm tra lại tờ CV bạn vừa viết xong một cách cẩn thận để chắc rằng nó đúng ngữ pháp và tuyệt đối không sai một lỗi chính tả.

- Luôn bắt đầu tờ CV với những thông tin liên quan đến bản thân bạn bao gồm họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh và địa chỉ liên lạc. Theo sau đó là trình độ học vấn, bằng cấp liên quan và nên nhớ là sắp xếp chúng theo trính tự ngược lại, có nghĩa là đặt kết quả đại học trước phần kết quả học thời phổ thông của bạn; bao gồm điểm và những thành tích mà bạn đã đạt được trước đây.

- Tiếp theo là tóm tắt các công việc mà trước đây bạn đã từng làm, bắt đầu với vị trí công việc gần đây nhất. Thông thường đối với phần công việc, bạn nên đặt phần vị trí công việc liên quan và vị trí gần đây nhất bạn đã đảm nhận lên trên đầu.

- Đối với từng mục như ngày tháng, vị trí mong muốn, sự thăng tiến hay thành tựu cũng nên đi kèm với những công việc và nhiệm vụ bạn thể hiện trong mục này.

- Phần sở thích nên để cuối cùng và chỉ nên viết ngắn gọn cho phần này.

- Cuối cùng bạn cần thêm vào mục “tham khảo” hoặc kèm theo 2 địa chỉ liên lạc có thể được sử dụng cho việc tham khảo khi cần thiết.

Theo HRVietnam

Muốn xin được một việc làm "xịn", chúng ta phải biết cách gây ấn tượng. Một trong các cách gây ấn tượng quan trọng nhất là viết bản lý lịch (CV). Làm thế nào đây?

Thông tin cá nhân

Page 17: MEO VIET CV

Nhà tuyển dụng không cần quan tâm bạn sinh ở đâu và bố mẹ bạn làm gì, điều quan trọng là chính bạn. Phần thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc là đủ. Sếp tuyển dụng chỉ cần biết bấy nhiêu đó để liên lạc với bạn hẹn phỏng vấn mà thôi.

Quan điểm - nguyện vọng nghề nghiệp

Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu. Khi xin vào làm việc tại một công ty hiện đại thì đây là phần "ăn điểm" vì chúng ta dám yêu cầu, đòi hỏi và hoàn toàn tự tin khi đề nghị công việc cho chính mình.

Khả năng và bằng cấp

Một CV tốt là phải phản ánh được khả năng, sở trường của bạn, kể cả những thành tựu đã đạt được. Viết thật đơn giản, tránh khoa trương nhưng phải đảm bảo chỉ ra được bạn làm được những gì. Bằng cấp thì chỉ nên nêu những bằng có giá trị và có liên quan đến công việc đang xin.

Kinh nghiệm làm việc

Không cần phải liệt kê tất tần tật những công việc lớn nhỏ mà bạn đã làm qua. Chỉ cần lựa chọn một hai công việc có giá nhất và thành tựu lớn nhất đạt được là đủ.

Hoạt động ngoại khóa

Ðây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Có thể trình bày cả sở thích của bạn trong phần này. Thành tích hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.

Ngày tháng tốt nghiệp đại học: là phần kết thúc CV của bạn. Ðừng che giấu cá tính của mình trong CV.

Đây là CV của một ứng viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Hy vọng bạn sẽ rút ra được điều gì đấy để CV của bạn ấn tượng và hay ho hơn nhiều!

Thông tin cá nhân:

Ðỗ Khoa Hồng An08/09/1982207/13 đường 3/2 P.11, Q.10, TPHCM

Quan điểm nghề nghiệp:

Page 18: MEO VIET CV

Thích hợp với những vị trí ngoại giao, thương thuyết. Những công việc đòi hỏi về khả năng ứng xử giao tiếp tốt. Rất mong được làm việc trong một môi trường hiện đại, cạnh tranh lành mạnh và có cơ hội thăng tiến.

Khả năng và bằng cấp:

+ Giao tiếp tốt+ Thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp+ Có năng khiếu viết+ Nhạy cảm cao đối với nghề giao tiếp+ Tốt nghiệp đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, khoa ngữ văn Anh loại giỏi+ Ðạt IELTS 7.0

Kinh nghiệm làm việc:

+ Cộng tác với các báo+ Cộng tác với Ðài truyền hình TP.HCM 8 năm trong vai trò MC+ Thực hiện vài quảng cáo cho một số sản phẩm của Pepsi và Uniliver

Hoạt động ngoại khoá:

+ Tham dự và đoạt giải các cuộc thi hát đơn ca của SVHS hàng năm+ Tham gia 5 kịch truyền hình và 3 phim+ Làm người mẫu quảng cáo và mẫu ảnh+ Lồng tiếng quảng cáo+ Dẫn chương trình cho Ðài và các lễ hội của sinh viên

Theo Business World

Bạn muốn thử sức ở một lĩnh vực mới mẻ? Gia đình không ngừng phản đối quyết định của bạn còn bạn bè lại động viên bạn?

Bạn hãy tự tin với quyết định của mình, tuy nhiên đừng quên làm mới lại resume!

Sau đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý khi làm việc này:

Hãy nhớ rằng resume không đơn thuần là bảng tổng kết công việc, nó là tài liệu marketing cho chính bạn. Do đó đừng kể về các công việc không thích hợp với yêu cầu hiện tại nữa. Hãy bỏ thời gian nghiên cứu công ty bạn đang nộp đơn xin việc. Hãy làm nổi bật trong resume các khả năng và công việc bạn có thể đóng góp cho họ trong tương lai hơn là những việc đã làm trong quá khứ.

Bạn cần chứng tỏ cho nhà tuyển dụng biết rằng các kinh nghiệm của bạn trong các lĩnh vực khác sẽ có lợi cho họ. Một người bình thường tốn 7 phút để đọc lướt qua một resume trước khi quyết định có nên đặt nó vào file thông tin không. Đừng đòi hỏi họ phải bỏ thời gian quý giá để xem xét liệu bạn có thích hợp không. Điều này hoàn toàn tùy

Page 19: MEO VIET CV

thuộc vào bạn. Bạn phải tìm hiểu cặn kẽ về công ty, kỹ năng và năng lực nào mà họ cần ở bạn. Hãy tỏ ra là một người thành thạo trong lĩnh vực này.

Bạn sẽ thể hiện ưu thế của mình tốt hơn khi sử dụng resume chức năng. Resume chức năng tạo cơ hội cho bạn diễn giải các kỹ năng hơn là kinh nghiệm nghề nghiệp. Phần được làm nổi bật cho thấy mối liên hệ giữa các tố chất cần có ở người nhân viên và yêu cầu của công việc. Nó cũng giúp bạn thể hiện phong cách của mình hoàn toàn phù hợp với văn hóa của công ty.

Chiến thuật tốt nhất là sáng tạo một resume mang tính gợi mở. Văn hóa nhân loại là vô cùng đa dạng. Những thành kiến chống lại việc thay đổi nghề nghiệp là một điều sai lầm. Hãy thể hiện sự sáng tạo trong resume của bạn và gây bất ngờ đối với nhà tuyển dụng.

Thay đổi lĩnh vực làm việc là một trong số các cách thức tốt nhất bạn có thể thực hiện cho sự nghiệp và sức khỏe tinh thần của mình. Đừng bàn với gia đình, bạn sẽ khiến bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên trò chuyện cùng bạn bè, đặc biệt là những người đang làm việc ở lĩnh vực bạn quan tâm.

Theo HRvietnam

Khi đang rất cần một việc làm, hầu hết mọi người có khuynh hướng gởi càng nhiều hồ sơ xin việc đến các nhà tuyển dụng càng tốt. Họ biện mình cho việc làm này bằng cách tự nhủ: “Mình muốn các nhà tuyển dụng biết đến mình bằng bất cứ cách nào. Làm việc gì cũng được”.

Có thể bạn cảm thấy không vui khi nghe điều sau đây, nhưng thật sự là hầu hết các nhà tuyển dụng chỉ lướt sơ qua hồ sơ xin việc của bạn dựa vào một số chỗ quan trọng thôi chứ không đọc hết. Ngày nào họ cũng bị chìm ngập trong một đống hồ sơ xin việc, vì vậy có những bộ hồ sơ họ có thể quyết định gạt qua một bên mà không thèm liếc qua nội dung.

Bạn là người hoàn toàn quyết định đầu tư bao nhiêu thời gian cho một bộ hồ sơ xin việc nhưng nhớ đừng dại dột mà đầu tư và số lượng trong khi cái thật sự mang lại kết quả chính là nội dung của hồ sơ xin việc.

Thường thì số lượng hồ sơ xin việc bạn gửi tỉ lệ thuận với mức độ mất phương hướng của bạn. Điều này đặc biệt đúng khi bạn không chỉ nộp đơn cho nhiều công việc khác nhau mà còn cho nhiều ngành khác nhau nữa. Chúng ta nên sống một cuộc sống có mục đích. Đối với vấn đề tìm việc cũng vậy. Khi bạn chọn một chuyên ngành ở trường, có thể bạn không biết sau này mình sẽ làm gì, điều đó thì có thể chấp nhận được. Nhưng bây giờ đã đến lúc bạn cần phải quyết định điều đó.

Nếu bạn gởi quá nhiều hồ sơ xin việc cho quá nhiều công ty, các nhà tuyển dụng sẽ đặt một dấu chấm hỏi về mục tiêu và sự trung thành của bạn. Nếu bạn đồng ý làm bất cứ việc gì được đề nghị, bạn đang chơi trò may rủi, không có mục tiêu, không mục đích sống.

Page 20: MEO VIET CV

Bạn để ngoại cảnh tác động lên mình. Bạn mất quyền điều khiển tương lai của mình và có thể làm giảm đi cơ hội thành công.

Vì vậy hãy bắt đầu với những mục tiêu xác định và giữ vững lập trường. Mặc dù nghe có vẻ ngược đời nhưng bạn càng gửi đi ít hồ sơ xin việc bao nhiêu thì cơ hội thành công của bạn nhiều bấy nhiêu. Hãy bắt đầu từ chính bạn, vươn xa với những mục tiêu trong đầu, và chuẩn bị đón nhận thành công!

Theo Vietnamworks.com

Để có được một bản lý lịch (CV) thật sự nổi bật trong hàng đống thư xin việc là điều không khó nếu bạn biết cách. Hãy xem thử nhé!

Mẫu CV phải luôn là mẫu mới:

Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ dành khoảng 15-45 giây để đánh giá tình trạng CV của bạn. Vì vậy bạn đừng sử dụng những mẫu CV cũ, sẽ bị "mất điểm" đấy!

Một điều lưu ý khá quan trọng nữa là những thông tin quan trọng phải được đưa lên đầu tiên. Bạn không nên dành cả một danh sách dài ngoằn để liệt kê nào là tên, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân… nếu bạn không muốn chôn vùi 99% nội dung còn lại, bởi các nhà tuyển dụng không quan tâm nhiều đến thông tin cá nhân của bạn, họ chỉ cần biết về các kinh nghiệm và lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Tạo cho nhà tuyển dụng một niềm phấn khích khi đọc CV:

Hãy mở màn cho CV của bạn bằng công việc hiện tại hoặc những việc mà bạn đã làm trong thời gian vừa qua và phải chắc rằng đây là những điều thật sự gây chú ý đối với nhà tuyển dụng.

Hãy viết ra tất cả những kỹ năng mà bạn cảm thấy phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngày nay, hầu hết các nhà tuyển dụng có khuynh hướng chọn những người nào có các kỹ năng phù hợp với môi trường tổ chức của họ.

Nếu có thể thì hãy nêu các nét tiêu biểu cá nhân của bạn trong công việc hay nói nôm na là nêu một số thế mạnh của bạn trong công việc vào phần đầu của CV nhưng điều quan trọng là bạn phải làm cho nó nổi bật để người đọc dễ dàng nhận ra ngay từ cái nhìn đầu tiên, ví dụ như bạn có thể tô đậm hay viết bằng một màu khác so với nội dung của CV.

Nếu là một CV điện tử thì hãy đặt vào hình của mình trên phần đầu CV một vài âm thanh để gây sự chú ý, chẳng hạn như tiếng chuông hay tiếng chim kêu cũng rất thú vị khi người đọc rà chuột qua chỗ đó.

Sử dụng những từ ngữ gần gũi với nhà tuyển dụng:

Page 21: MEO VIET CV

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên đọc thông tin tuyển dụng trên các mẫu quảng cáo và cố gắng sử dụng các từ ngữ trong đó và đưa nó vào trong CV, vì một số nhà tuyển dụng sẽ tìm danh sách các ứng viên bằng cách search thông tin từ các từ ngữ thông dụng của họ. Nếu bạn đưa các từ ấy vào CV của mình, cơ hội được nhà tuyển dụng “tóm lấy” là rất cao!

Có một số mẹo nữa cũng rất hữu ích cho bạn khi nộp hồ sơ xin việc là hãy trình bày những bằng cấp của bạn vào trong phần đầu của CV, nó sẽ giúp bạn chiếm được ưu thế trong mắt nhà tuyển dụng.

Bỏ CV vào một phong bì thật trang trọng:

Khi đã hoàn thành CV, một trong những thủ thuật để giúp cho CV của bạn nhanh chóng nằm trong tay nhà tuyển dụng là đặt nó vào trong một phong bì thật trang trọng và lịch sự để nhà tuyển dụng cảm nhận rằng đây thật sự là một cái gì đó rất quan trọng cần phải đọc ngay.

Bạn cũng đừng quên kèm theo CV của bạn phải có một lá thư xin việc, điều này thể hiện tính trang trọng cũng như sự quan tâm của bạn về công ty mà bạn đang tiếp cận.

Một số mẹo viết CV giúp bạn thành công:

1. Nội dung phải dễ dàng để người đọc nắm rõ mọi yêu cầu mà bạn nêu ra, đồng thời thấy được những thế mạnh của bạn.

2. Tạo cho nhà tuyển dụng một sự thích thú khi đọc về quá trình làm việc của bạn trong thời gian vừa qua.

3. Phải sử dụng ngôn từ rõ ràng và quả quyết khi nói về chính bản thân bạn.

4. Phải chắc rằng trang đầu của CV phải thật bắt mắt, có thể gây sự chú ý cho nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

5. Dán hình của bạn vào trang đầu tiên của bản lý lịch.

6. Hãy viết tên của bạn bằng một màu khác để cho nó thật sự nổi bật hơn so với màu của nội dung bên dưới.

7. In đậm hoặc tô đen các kỹ năng của bản thân.

Theo HRVietnam - Mycareer

Khi làm CV, rất nhiều người trong chúng ta phải đối mặt với một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhưng lại gây ra nhiều phiền phức trong buổi phỏng vấn: "thời gian thất nghiệp tạm thời".

Page 22: MEO VIET CV

Bản tóm tắt lý lịch không cần phải là một bảng liệt kê hết sức cặn kẽ, chi tiết về tất cả mọi thứ mà bạn đã làm dù rằng chúng luôn được xem là những công cụ “tiếp thị bản thân”. Mà đã nói là “tiếp thị” thì chỉ nên cung cấp đầy đủ những chi tiết đáng lưu ý nhất, những kỹ năng nổi trội và những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong suốt quá trình làm việc vừa qua.

Một bản lý lịch xin việc không nhất thiết phải chi li từng ngày, từng tháng hay từng năm, và cũng không cần phải tỉ mỉ liệt kê ra tất cả những khoảng thời gian trống giữa các công việc cũ. Vì sao ư? Vì, một cách vô tình, những khoảng trống này chắc chắn sẽ mang đến cho ta nhiều phiền toái.

Nói một cách cụ thể, một lý lịch xin việc hữu hiệu nên được trình bày trên hai trang giấy. Trang đầu nên được sử dụng như một gian trưng bày bày những thành tích đáng nể trong công việc của bạn, được minh họa bởi phần trình bày gãy gọn và thuyết phục về những kỹ năng mà bạn đã tích lũy được.

Ở trang hai, bằng cách dùng đề mục là “Những điểm nổi bật trong quá trình làm việc" (từ 2003 đến nay chẳng hạn), hãy liệt kê tất cả những việc quan trọng nhất (không cần liệt kê ngày tháng), với vài lời miêu tả chi tiết công việc.

Nên nhớ là hãy chọn những chi tiết liên quan đến những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đang muốn nhấn mạnh. Đó là một trong những cách hữu hiệu nhất để đối phó với các “khoảng trống phiền phức” trong tiểu sử làm việc mình.

Một trường hợp nữa rất có khả năng xảy ra. Đó là khi bạn đã điền vào một mẫu đơn xin việc với những thông tin chính xác về ngày tháng của những công việc mà bạn đã làm (ngày bắt đầu, ngày kết thúc…). Nhà tuyển dụng sẽ lập tức đặt ngay một loạt những câu hỏi yêu cầu bạn phải trình bày rõ ràng về những khoảng thời gian này. Vậy phải xoay sở thế nào đây?

Bạn nên chuẩn bị sẵn trong đầu mình những câu giải thích hết sức ngắn gọn (nhưng nhớ đừng mang tính phòng thủ quá). Cụ thể như bạn có thể nói: “Trong khoảng thời gian đó, người thân của tôi gặp vấn đề về sức khỏe và cần sự chăm sóc đặc biệt của tôi. Và như anh (chị) thấy đó, ngay sau khi giải quyết xong chuyện gia đình, tôi đã bắt đầu tìm việc ngay, vì vốn dĩ tôi là một người rất say mê công việc” (trong mọi trường hợp, nên tránh kể lể và cũng đừng tỏ vẻ quá xúc động hay toát mồ hôi vì lo lắng khi nhắc đến chuyện cũ).

Trong trường hợp “khoảng trống” này kéo dài đến thời điểm bạn đang phỏng vấn cho công việc mới thì sao? Chuyện cũng không đến nỗi quá khủng khiếp. Bạn có thể xoay sở bằng những câu trả lời khéo léo của mình (tùy theo không khí của buổi phỏng vấn hôm đó).

Ảnh minh họa

Page 23: MEO VIET CV

Ví dụ, bạn có thể nói: “Khi tôi rời bỏ việc cũ, tôi quyết định là sẽ đầu tư một khoảng thời gian xứng đáng miễn sao tôi có thể tìm được việc làm thích hợp nhất, vì “dục tốc bất đạt” mà". Và dĩ nhiên, quá trình để tìm được một việc làm thích hợp thì không đơn giản chút nào: Tìm kiếm cẩn thận, cân nhắc, đánh giá và sàng lọc kỹ tất cả những cơ hội tìm được…có như thế thì mới tìm được việc làm thích hợp nhất để phát huy khả năng của mình".

Với cách trả lời như thế, bạn đã “vô tình” biến “khuyết điểm” thành “ưu điểm”. Thật vậy, thay vì bị hiểu lầm là “đang liều thử một phen" để tìm việc, bạn đã tạo ra được một ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng và chứng tỏ bạn là một ứng viên có quan điểm hết sức nghiêm túc và cẩn trọng - thể hiện cụ thể qua thực tế thời gian đầu tư cho quá trình tìm việc bản thân.

Có một điều quan trọng mà chúng ta cũng cần nên nhớ. Đó là đừng bao giờ để suy nghĩ của mình bị chi phối bởi những “khoảng trống” này trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch “tiếp thị” bản thân khi viết lý lịch hay dự phỏng vấn xin việc. Tất cả chúng ta đều luôn gặp phải những vấn đề trong lý lịch xin việc của mình (nhỏ hay lớn tùy theo mỗi người, đừng nên xem chúng là những vật cản trở đáng sợ, thay vào đó, bằng sự khéo léo của bản thân, hãy bình tĩnh nhìn nhận và giải thích một cách tự tin về những “vấn đề” này. Bạn sẽ gặt hái được nhiều kết quả khả quan nhất trên con đường tìm việc.

Theo Vietnamworks

Đối với người xin việc, tiểu sử bản thân là thứ không thể thiếu, song không nên quá dài. Chỉ nên dành cho nó khoảng thời gian là 5 phút, với những nội dung chính như sau:

1. Tôi sinh năm... Tốt nghiệp Đại học/cao đẳng/trung cấp/nghề... năm... tại... Bằng/chứng chỉ kèm theo là... và...

Phần này chưa có gì là phức tạp cả. Bạn chỉ cần điền những dữ liệu liên quan đến bản thân một cách trung thực.

2. Tôi đã từng làm việc cho công ty X và công ty Y. Chức danh của tôi ở đó là... Tôi đã có được nền tảng vững chắc cũng như nhiều kinh nghiệm quý báu ở vị trí này.

Phần này đòi hỏi ở bạn sự chọn lọc thông tin trước khi đặt bút. Nếu đã làm việc ở nhiều công ty, bạn có quyền chọn những công ty có tên tuổi hơn với những chức danh “đáng giá” để điền vào bản tiểu sử. Nên chọn đưa ra những kinh nghiệm nổi trội liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang hướng tới. Như thế, nhà tuyển dụng sẽ thấy được thế mạnh về kinh nghiệm của bạn và dễ “xiêu lòng”.

3. Hai (ba...) trong số những điểm mạnh nhất của tôi trong công việc là...

Điểm mạnh mà bạn có thể kể ra là: Lòng kiên trì, sự nhiệt tình, chăm chỉ... Cũng có thể là tinh thần sẵn sàng hy sinh cho công việc, không ngại đi xa... Nói chung, nên chọn những yếu tố phù hợp với công việc sắp tới.

Page 24: MEO VIET CV

4. Tôi đã và đang sử dụng những điểm mạnh này để đạt được những thành công đặc biệt sau:...

Thành công có thể là: Thuyết phục được nhiều đối tác, khách hàng lớn; quản lý thành công một tập thể có nhiều thành phần nhân sự phức tạp; biến một dự án tưởng không thể thành có thể...

5. Mục tiêu trong sự nghiệp của tôi là...

Hãy đưa ra mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Nhưng chúng cần được cụ thể hoá, chẳng hạn: Tôi sẽ thấy mình thành đạt hơn trong lĩnh vực tư vấn, hay kinh doanh, hay quản trị nhân sự... Hay tôi muốn thấy mình là... trong 5-10 năm tới. Hãy tỏ ra là người có khát vọng sự nghiệp và có ước mơ, dù ước mơ đó hơi phiêu lưu cũng được.

Trên đây là 5 điểm nội dung mấu chốt của một bản tiểu sử bản thân để trình lên cho người phỏng vấn. Chỉ 5 phút nhưng bạn đã nói đầy đủ về bản thân, và nêu được những điều thuyết phục nhà tuyển dụng.

Chúc các bạn thành công!

Theo JobVN, Dân trí

Trong quá trình tìm kiếm việc làm, phần lớn những người tìm việc luôn chú trọng đến các kỹ năng và kinh nghiệm nhưng không phải ai cũng hội đủ các tiêu chuẩn trên. Vậy bạn làm gì nếu kinh nghiệm và kỹ năng của bạn không được phù hợp với những gì mà nhà tuyển dụng đòi hỏi?

Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên nản lòng, cứ tiếp tục tìm việc làm cho mình tại bất kỳ công ty nào mà bạn muốn. Xem xét những gì cần làm và những gì không cần làm, nhấn mạnh vào những kỹ năng mà bạn có, đừng quan tâm đến những gì mà bạn không có.

Nên sử dụng bản lý lịch kiểu chức năng (functional resume) vì kiểu lý lịch này chỉ nhấn mạnh đến kinh nghiệm mà không đề cập nhiều đến các kỹ năng của bạn. Các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên nêu các khả năng chuyên môn mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Thông thường thì những gì quan trọng nhất thường được nhà tuyển dụng nhấn mạnh ở phần đầu công việc như là trách nhiệm trong công việc và những gì ít quan trọng hơn thường đặt sau cùng.

Khi viết bản lý lịch thì bạn cũng nên chèn các kỹ năng của mình vào để làm nổi bật những kinh nghiệm và khả năng chuyên môn mà bạn có và cũng để cho nhà tuyển dụng thấy được rằng những kỹ năng của bạn thật sự có liên quan đến các yêu cầu của họ. Đây là cách hữu hiệu nhất để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Page 25: MEO VIET CV

Không nên thổi phồng khả năng chuyên môn của mình chỉ vì muốn có một cuộc phỏng vấn. Tốt hơn là hãy thành thật với những khả năng mà bạn có còn hơn là phải đối mặt với những bối rối khi bị phỏng vấn.

Nên viết một thư xin việc thật hấp dẫn để hỗ trợ thêm cho bản lý lịch của bạn. Thư xin việc hay thư tự giới thiệu không cần thiết phải quá dài miễn là nó mang đầy đủ thông tin hữu ích mà nhà tuyển dụng cần, nội dung nên nhấn mạnh những gì mà công việc yêu cầu và miêu tả kinh nghiệm của bạn như thế nào.

Nếu bạn chỉ đáp ứng được 4 trên 5 hoặc 6 yêu cầu của nhà tuyển dụng thì hãy viết cho họ biết về 4 khả năng chuyên môn đó của bạn và đồng thời nói cho họ về những kỹ năng họ yêu cầu mà bạn không có. Một lá thư xin việc thật sự ấn tượng khi nó cho người đọc thấy rằng bạn thật sự đã quan tâm đến công ty của họ và nó thật sự có giá trị khi nhà tuyển dụng dành thời gian để phỏng vấn bạn.

Đừng sử dụng lại các mẫu thư xin việc thông thường và quy củ, thư xin việc là cơ hội đầu tiên để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, đừng viết vào đó những điều quá tầm thường để rồi bạn đánh mất cơ hội của mình.

Hãy tự hỏi chính mình những câu hỏi sau: “Nếu mình là nhà tuyển dụng thì tại sao mình lại chọn người đó, ứng viên đó có gì trội hơn so với những người khác?”, hãy trả lời cho chính những câu hỏi của mình để thực hiện một lá thư xin việc thật ấn tượng.

Đừng xao lãng những kỹ năng giao tiếp cá nhân của bạn, khả năng làm việc nhóm tốt, duy trì thái độ kiên quyết. Phải nắm rõ những thông tin cốt yếu về nhu cầu tuyển dụng mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên. Bạn nên nhấn mạnh các yếu tố này trong hồ sơ xin việc của mình.

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất sẵn lòng học hỏi những kỹ năng mới, nếu bạn không có những kỹ năng mà họ yêu cầu thì bạn sẳn sàng đăng ký học về những kỹ năng đó và nên đề cập vấn đề này trong thư xin việc của bạn.

Đừng bỏ lỡ những kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn học được trong quá trình làm các công việc tình nguyện, những sở thích cá nhân, các hoạt động cộng đồng ở nhà thờ và trường học và phải chắc rằng những kinh nghiệm sống này có liên quan đến những yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Theo HRVietnam, Careerbuilder

Trong thị trường việc làm cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một lá thư xin việc (cover letter) không được trau chuốt sẽ là một sai lầm lớn cho người tìm việc, bởi thư xin việc là cơ hội đầu tiên mà bạn có thể giới thiệu về mình với nhà tuyển dụng.

Cũng giống như một cuộc phỏng vấn, thư xin việc tạo cơ hội cho bạn trình bày những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn cảm thấy phù hợp với công việc cần tuyển. Dưới đây là một số điều Nên làm và Không nên làm khi viết một lá thư xin việc:

Page 26: MEO VIET CV

Xác định chính xác là thư xin việc của bạn gửi cho ai

Chẳng ai muốn nhận một lá thư không liên quan gì đến mình. Bạn mong muốn công ty dành thời gian để đọc qua những thành tích của bạn trong thư xin việc thì bạn cũng phải dành thời gian để chuẩn bị thật chu đáo cho tập hồ sơ của mình, điều quan trọng là bạn phải ghi chính xác tên công ty và người trực tiếp tuyển dụng bạn.

Chỉ cần một chút mơ hồ cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội tuyển dụng mà bạn mong chờ. Dành thời gian để tìm chính xác địa chỉ của công ty, bạn cũng có thể gọi điện trực tiếp cho công ty hoặc tìm kiếm các thông tin trên các trang web.

Đừng bao giờ gửi nhiều lá thư xin việc giống nhau đến nhiều công ty khác nhau

Nhiều ứng viên gửi thư xin việc đến nhiều công ty khác nhau với cùng một kiểu form tương tự, chỉ thay đổi tên và địa chỉ công ty mà thôi, họ muốn dự phòng trường hợp bị công ty này từ chối thì còn có công ty khác để thay thế.

Các nhà tuyển dụng có thể nhận ra hàng loạt các lá thư của bạn cho dù bạn gửi nó đi xa cỡ nào. Hãy tìm hiểu nhu cầu của mỗi công ty thật kỹ, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên website của công ty hoặc trên các trang quảng cáo của những thời báo kinh tế và tuyển dụng và trình bày cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn học được, bạn tìm thấy những thông tin về công ty của họ ở đâu và điều gì khiến bạn thích làm việc tại công ty của họ?

Ghi lại chi tiết và cụ thể về vị trí cần tuyển được đăng trên quảng cáo

Các công ty sẽ cung cấp các thông tin về các yêu cầu mà họ cần tuyển và bạn dễ dàng nhận ra nếu bạn vào trang web của các công ty này. Hãy cho công ty thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến những thông tin này, nếu công ty đang quảng cáo để tìm người có kinh nghiệm bán hàng thì bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực bán hàng.

Để làm việc này, bạn nên kẻ một bảng so sánh, một cột thì bạn liệt kê những yêu cầu của nhà tuyển dụng và cột kia thì bạn ghi ra những kinh nghiệm của mình nếu có và phù hợp với yêu cầu của họ. Bạn có thể sử dụng thông tin đó để viết một lá thư và kể cho nhà tuyển dụng chính xác những gì mà họ muốn biết.

Hãy để nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra bạn là người thích hợp với vị trí cần tuyển

Hãy nêu những ví dụ cụ thể về kinh nghiệm và thành công của bạn trong quá khứ. Nếu bạn đang tìm kiếm một chân tiếp thị thì bạn hãy kể cho họ nghe về những kinh nghiệm khi bạn làm công tác tiếp thị trước đây, hãy cho họ thấy niềm đam mê của bạn khi bạn thực hiện công việc trên, đừng kể những gì mà bạn bị bắt buộc. Bạn cần sắp xếp các thông tin đúng chỗ cho phù hợp sao cho nhà tuyển dụng dễ dàng thấy được kinh nghiệm và kỹ năng của bạn phù hợp với nhu cầu của họ.

Tập trung vào các yếu tố chính trong thư xin việc và bản lý lịch

Page 27: MEO VIET CV

Nhà tuyển dụng không có nhiều thời giờ để đọc hàng tá thậm chí là hàng trăm lá thư và hồ sơ của những ứng viên, do đó đừng trình bày thư xin việc và lý lịch của bạn quá dài và rườm rà. Ngay đầu thư hãy đề cập ngay đến vị trí bạn mong muốn và nêu lên các kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có ngay sau đó.

Đừng kết thúc thư xin việc một cách qua loa

Đừng kết thúc lá thư bằng những cách thông thường như: “tôi rất mong sự hồi âm của quý công ty…”, thay vì vậy bạn hãy chủ động một cách khôn ngoan bằng những câu sau: ”tôi sẽ gọi lại cho quý công ty vào tuần sau để biết xem chúng ta có thể có một cuộc hẹn không…” và bạn phải nhớ giữ lời hứa của mình cho đúng đấy.

Viết và trình bày lá thư thật cẩn thận

Phải kiểm tra thật kỹ lá thư trước khi gửi cho nhà tuyển dụng, đừng để xảy ra các lỗi in ấn, thông tin sai… Phải điền tên công ty một cách chính xác. Kiểm tra xem nhà tuyển dụng bạn là nam hay nữ. Và cuối cùng là phải nhớ ký tên vào cuối thư, đừng để những lỗi lầm không đáng làm mất cơ hội của bạn.

Theo HRVietnam

Viết một hồ sơ hay chính là bước quan trọng đầu tiên để có một công việc tốt. Hồ sơ sẽ cho nhà tuyển dụng có được ấn tượng đầu tiên về bạn.

Có thể nó sẽ quyết định bạn có được nhà tuyển dụng mời tham gia cuộc phỏng vấn hay không. Vì thế bạn hãy dành thời gian tìm hiểu và viết cho mình một hồ sơ thật ấn tượng.

Một hồ sơ ấn tượng sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là người thích hợp cho vị trí họ đang tuyển dụng như thế nào.

Đầu tiên bạn nên xác định 3 yếu tố: Bạn sẽ dùng kiểu hồ sơ nào? Bạn sẽ viết gì? Bạn trình bày nội dung như thế nào?

Chọn kiểu hồ sơ phù hợp: Chúng ta có hai kiểu hồ sơ cơ bản:

1. Hồ sơ viết theo thời gian. Mọi thông tin về học tập và kinh nghiệm làm việc sẽ được liệt kê theo thời gian. Hầu hết các ứng viên đều chọn kiểu hồ sơ này.

2. Hồ sơ nhấn mạnh những kỹ năng và thành quả bạn đạt được trong quá trình làm việc. Bạn có thể nhấn mạnh những kỹ năng và tiềm lực của bản thân. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm và có khoảng thời gian thất nghiệp thì cũng không cần đề cập tới trong kiểu hồ sơ này.

Căn cứ vào kiến thức, kinh nghiệm làm việc và sự phán đoán của bạn về nhà tuyển dụng, bạn hãy chọn một kiểu hồ sơ phù hợp. Việc kết hợp hai kiểu trên để thật sự phù hợp với bạn cũng là một cách rất tốt. Bạn dùng hồ sơ viết theo thời gian để nhấn mạnh những kỹ

Page 28: MEO VIET CV

năng mà bạn đạt được là rất tốt. Việc dùng kiểu hồ sơ thứ hai đôi khi khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn muốn giấu khoảng thời gian bạn thất nghiệp. Để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn nên gửi kèm theo bản tóm tắt quá trình làm việc và học tập.

Nội dung là yếu tố quyết định

Một trong những thuận lợi khi bạn viết hồ sơ là bạn có thể chọn và quyết định sẽ đưa nội dung gì vào. Bạn hãy tận dụng thuận lợi này để đưa những thông tin thật ấn tượng về bản thân. Khi lựa chọn nội dung bạn cần lưu ý:

- Nội dung ngắn gọn và súc tích.

- Hãy xem xét kỹ mọi chi tiết bạn sẽ đưa vào hồ sơ. Bạn hãy tự hỏi tại sao lại đưa chi tiết đó vào, nếu bạn không tìm ra lý do gì thì hãy loại bỏ ý đó ra khỏi hồ sơ.

- Bạn đừng đưa những thông tin của hơn 10 năm trước vào hồ sơ, nếu nó không liên quan tới công việc mà bạn sắp nộp đơn xin.

Những chi tiết không thể thiếu trong hồ sơ:

+ Họ tên và địa chỉ liên lạc.

+ Bản định hư ớng nghề nghiệp.

+ Bằng cấp.

+ Tóm tắt kinh nghiệm làm việc.

+ Sự quan tâm, các hoạt động và thành công đạt được có liên quan tới công việc bạn đang nộp đơn xin.

+ Thông tin chi tiết về người chứng nhận nếu nhà tuyển dụng yêu cầu.

Cách trình bày

Cách trình bày hồ sơ của bạn sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì thế, bạn nên trình bày sạch sẽ, rõ ràng và chính xác theo một số yêu cầu sau:

- Đánh máy hồ sơ của bạn, chọn font chữ đen và nền trắng.

- In một mặt

- Dùng font chữ đơn giản.

- Để lề rộng và cách dòng, như thế sẽ khiến nội dung bạn trình bày rõ ràng hơn.

Page 29: MEO VIET CV

Sau khi đã hoàn thành hồ sơ, bạn nên nhờ một người xem và góp ý cho bạn. Nếu sau khi đọc mà người đó biết về công việc bạn sắp nộp đơn xin thì bạn đã thành công rồi đấy.

Theo Vietnam HRlink

Những sinh viên mới ra trường thường gặp khó khăn trong việc viết thư xin việc và lý lịch trích ngang. Dưới đây là một mẫu hướng dẫn có tính gợi ý cho các bạn. Trong thư xin việc này, ứng viên đã nêu được rất rõ thế mạnh của mình:

-----------------------------------------------------

(Phần viết địa chỉ liên lạc của ứng viên)

(Phần viết tên người tiếp nhận tuyển dụngĐịa chỉ nhà tuyển dụng)

Thưa ông/bà...,

Tính cách hướng ngoại, kinh nghiệm bán hàng và bằng cấp tôi mới đạt được gần đây là những lý do tại sao tôi là ứng viên tiềm năng cho vị trí môi giới bảo hiểm trong công ty California Investments, Inc.

Tôi mới tốt nghiệp chuyên ngành marketing trường Đại học Oregon và tôi cũng là chủ tích Hiệp hội Lãnh đạo Tương lai Hoa Kỳ và Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ tại trường.

Dù mới tốt nghiệp, tôi không giống các sinh viên mới ra trường khác. Tôi đã từng học tại các trường ở bang Michigan, Arizona, and Oregon. Và tôi trang trải chi phí học tập tại các trường này bằng các công việc làm thêm như bán quảng cáo trên radio, bán đăng ký mua báo dài hạn và làm nhân viên phục vụ quầy bar.

Tôi có tính cách trưởng thành cũng như các kỹ năng, năng lực để bắt đầu công việc môi giới bảo hiểm và tôi muốn làm công việc này tại California, quê hương tôi.

Tôi sẽ trở về California vào cuối tháng này và tôi rất muốn trao đổi thêm với ông về công việc tại California Investments. Sau khi gửi thư này, tôi sẽ gọi điện cho ông để xem chúng ta có thể sắp xếp thời gian gặp gỡ.

Cảm ơn ông đã dành thời gian và xem xét.

Kính thư,

John Oakley

Nguồn: Vietnamworks

Page 30: MEO VIET CV

Lý lịch chuyên môn (LLCM) là một trong những giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi đi xin việc. Xung quanh tờ giấy này có nhiều điều mà bạn chưa biết. Chúng tôi xin liệt kê một số thắc mắc và giải đáp của các chuyên gia tư vấn việc làm về LLCM.

Tại sao một LLCM "không đầu" lại ít được trân trọng hơn, và người xin việc phải làm gì để tránh một LLCM như thế?

- Kinh nghiệm cho thấy có nhiều người (đặc biệt là những nhà tuyển dụng quá bận rộn) khó có thể tự mình tóm tắt thông tin. Do đó, bạn cần phải trình bày bản tóm tắt một cách tập trung và thuyết phục nếu bạn không muốn mất cơ hội để tự quảng cáo cho mình. Không nên để cho người đọc (người tuyển dụng bạn) tự mình tạo lập một ấn tượng toàn diện về những khả năng của bạn.

Làm gì để tăng tính tập trung của LLCM?

- Nên nhớ các nhà tuyển dụng chỉ dành từ 2,5 đến 20 giây để lướt qua tờ LLCM của bạn. Bạn phải giúp họ thấy ngay bạn muốn làm gì và bạn có thế mạnh về việc gì. Một trong những cách để tăng tính tập trung của tờ LLCM của bạn là câu trình bày mục đích. Câu trình bày này phải đơn giản và thẳng thắn, nó có thể là vị trí mà bạn muốn làm, hoặc diễn tả bạn sẽ làm lợi cho công ty bạn nhắm tới như thế nào. Đại loại như: "Mục tiêu: Để đóng góp khả năng và kinh nghiệm nào đó của tôi cho công ty".

Cách trình bày LLCM như thế nào là hiệu quả?

- Nên sử dụng cách trình bày theo từng nhóm khả năng. Cách này đặc biệt thích hợp cho những người thay đổi công việc, sinh viên và những người thiếu kinh nghiệm cũng như những người tái gia nhập lực lượng lao động. Chỉ nên trình bày quá trình làm việc của mình (nếu có) sau khi liệt kê ra khoảng ba hay bốn nhóm khả năng và cách thức bạn thực hiện những khả năng này. Có người còn kết hợp cả hai cách trình bày (theo thời gian và theo cụm khả năng), điều này tùy thuộc vào vị trí bạn ứng tuyển.

Những điều cần tránh khi viết LLCM?

- Không nên gộp trong LLCM của bạn các chi tiết như chiều cao, cân nặng, tuổi, ngày sinh, nơi sinh, tình trạng hôn nhân, giới tính, dân tộc, tình trạng sức khỏe, lý do rời bỏ công việc trước đó, địa chỉ và số điện thoại của chủ sử dụng lao động trước đây... Ngoài ra, các chi tiết về sở thích và các thông tin linh tinh khác cũng cần tránh đưa vào LLCM. Còn một điểm nhỏ đáng chú ý nữa là không nên viết LLCM quá hai trang, nhớ sửa lỗi chính tả nếu có, và đặc biệt là không nên viết những gì mình không hoặc chưa biết.

Theo Người lao động

Hoàn cảnh người khôn việc khó hiện nay đòi hỏi mỗi người phải có một hồ sơ rất hiệu quả mới có thể thu hút được sự chú ý của các công ty. Theo một cuộc điều tra trên hơn 600 nhà tuyển dụng do Mỹ thực hiện, có 20 cách dưới đây giúp người tìm việc có thể cải thiện hồ sơ trực tuyến của mình.

Page 31: MEO VIET CV

Từ khóa!

Vì các công ty hay nhà tuyển dụng phân loại hồ sơ bằng phương pháp điện tử nên các từ khóa và các từ cụ thể mô tả năng lực, thành tích và kinh nghiệm làm việc của bạn rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của họ.

Tự tiếp thị hiệu quả

Bắt đầu với bản tóm tắt các năng lực trong đó đưa ra các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn trong vòng từ 6-8 dòng.

Phô trương kết quả

Các công ty muốn có bằng chứng bạn có thể đảm nhiệm vị trí họ đang tuyển. Tóm tắt việc bạn đã làm và kết luận bằng kết quả đạt được, lưu ý những lợi ích mà công ty bạn đã/đang làm thu được từ đó. Dùng các con số và tỷ lệ phần trăm để phản ánh số tiền và thời gian tiết kiệm được. Ví dụ: Điều phối cuộc hội nghị hàng năm, bổ sung các chương trình mới. Kết quả đã tăng thêm 17% số người tham dự và 18% doanh số.

Ngắn gọn, súc tích

Một trang ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề là hiệu quả nhất. Hãy là một biên tập viên có kinh nghiệm, vứt bỏ mọi phần không liên quan hoặc không hữu ích cho công việc đang nhắm tới. Nhấn mạnh vào các kinh nghiệm gần nhất - trong khoảng từ 5-7 năm. Mô tả chi tiết các nhiệm vụ chính từng thực hiện.

Đúng mục tiêu

Tập trung nội dung của các hồ sơ theo đúng tên công việc đang ứng tuyển. Sẽ hiệu quả hơn nếu mỗi chức danh công việc có một hồ sơ (ví dụ, một hồ sơ cho vị trí “Chuyên viên đào tạo”, một cái khác cho “Giám đốc chương trình”) và chỉ đưa vào các thông tin phù hợp với công việc đó.

Dễ nhìn, dễ đọc

Định dạng của một hồ sơ trực tuyến cần phải dễ đọc, rõ ràng và chuyên nghiệp. Đảm bảo các câu đều cô đọng và có đủ khoảng cách cần thiết giữa các ý. Tránh dùng các font chữ điệu đà, in nghiêng hay in đậm. Tốt nhất là sử dụng font Times New Roman hay Arial với cỡ chữ từ 12-14. Nhớ gạch đầu dòng cho mỗi ý quan trọng.

Rõ ràng

Không nói chung chung. Nói chính xác điều bạn định nói, dùng càng ít từ càng tốt để diễn đạt một vấn đề.

Chính xác

Page 32: MEO VIET CV

Trình bày các kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm một cách tích cực mà không thổi phồng hay nói sai sự thật. Nếu các trách nhiệm công việc không được mô tả đầy đủ bằng chức danh công việc, hãy chỉ ra các khả năng của bạn với các thuật ngữ phù hợp (ví dụ: điều phối sự kiện thay vì điều phối nhân viên). Liệt kê công việc, công ty và ngày tháng làm việc ở từng nơi.

Dùng động từ

Bắt đầu mỗi câu bằng một động từ để tăng thêm sức mạnh cho câu đó. Không dùng dấu /, chỉ dùng các câu ngắn. Ví dụ: Thiết kế tờ rơi quảng cáo mới cho công ty.

Đầy đủ

Viết đầy đủ tên trường, thành phố, các chức danh vì không phải ai cũng luận được các chữ viết tắt.

Ý ngắn gọn

Viết hồ sơ không đòi hỏi các câu đầy đủ ngữ pháp; tốt nhất là sử dụng các cụm, ngữ mang tính mô tả để nêu vấn đề. Lưu ý nếu có dùng các thuật ngữ thì một người không trong ngành cũng có thể hiểu được.

Thì quá khứ

Nếu dùng tiếng Anh, sử dụng thì quá khứ trong mọi câu vì điều đó hàm nghĩa bạn đã làm việc đó trước đây. Điều này khẳng định với công ty bạn có thể đảm đương những công việc đó.

Hoàn hảo

Hồ sơ của bạn đăng lên phải thật hoản hảo. Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, đặc biệt trong email. Lỗi đánh máy là lỗi mà nhiều giám đốc nhân sự và nhà tuyển dụng phàn nàn nhất và những người mắc lỗi sẽ không có cơ hội được xem xét.

Đọc dò cẩn thận

Đừng tin chức năng kiểm tra lỗi chính tả của máy tính. Đọc to mọi chữ lên để đảm bảo tính chính xác.

Giúp nhà tuyển dụng đọc được hồ sơ

Những hồ sơ dài dòng, dày đặc chữ sẽ không thể đọc được. Hãy mạnh dạn xóa bỏ nếu cần để có một hồ sơ tốt. Sử dụng các khoảng trống, nhấn mạnh các ý quan trọng bằng gạch đầu dòng và loại bỏ những từ, ý thừa.

Không dùng đồ họa

Page 33: MEO VIET CV

Các thiết kế phức tạp sẽ làm cho người đọc bị sao nhãng. Không dùng các đường gạch, hình hộp, các đường viền hay các hình họa vì chúng sẽ gây ra lỗi khi gửi bằng phương tiện điện tử.

Không đưa các thông tin cá nhân

Hồ sơ của bạn sẽ không được coi là chuyên nghiệp hay khôn ngoan nếu bạn đưa các thông tin về tình trạng hôn nhân, giới tính, chiều cao, cân nặng, sức khỏe hay đưa ảnh vào hồ sơ.

Không đưa thông tin bất lợi

Hồ sơ không phải là nơi bạn thông báo bạn bị đuổi việc hay đã từng bị bệnh lâu dài. Đừng bao giờ nêu lý do vì sao bạn bỏ một chỗ làm; chỉ đưa ra thời gian làm việc. Không nên đề cập mức lương bạn muốn lĩnh trừ phi được yêu cầu.

Hãy cập nhật

Cập nhật các thông tin định kỳ ít nhất là ba tháng.

Kiểm tra

Hồ sơ của bạn có hiệu quả không? Nó có cho công ty thấy nhanh chóng và rõ ràng bạn có thể đảm nhiệm được công việc đó không? Các điểm bạn đưa ra có hỗ trợ cho công việc đó không? Có cần phải bỏ thông tin gì không? Các công ty có gọi bạn không?

Nếu câu trả lời là không, hãy nhờ ai đó có kinh nghiệm xem giúp và nghiên cứu thêm các ví dụ và hướng dẫn trên mạng để cải thiện hồ sơ.

Theo Vietnamworks

Theo nhiều thăm dò thì 1/4 nhà tuyển dụng nói: kinh nghiệm làm việc là ưu tiên hàng đầu khi họ tìm ứng viên mới. Do vậy trước khi viết lý lịch về những vấn đề này, hãy cân nhắc đến những điều sau đây:

1. Tiến trình làm việc: nhớ lại những tuần bạn tham gia thực hiện dự án với nhóm. Đó là kinh nghiệm! Nếu bạn làm một dự án hay một báo cáo ở lớp liên quan trực tiếp đến lãnh vực bạn đang xin làm, hiển nhiên là bạn cũng nên ghi vào lý lịch của mình. Đôi khi lập ra một danh sách các lớp học mà bạn đã theo học có thể cho bạn một phác thảo.

2. Công việc làm bán thời gian: từng tham gia làm đóng gói cho một xí nghiệp, hay chạy bàn ở một nhà hàng nào đó không có vẻ giống loại kinh nghiệm cho người sử dụng lao động đang tìm. Nhưng công việc bán thời gian dạy cho bạn một số kỹ năng quan trọng có thể chuyển dịch bạn sang bất kỳ công việc nào.

Page 34: MEO VIET CV

Nghĩ về thời gian khi bạn làm bồi bàn, bạn có thể học giao dịch với tất cả loại người, thậm chí những người khó tính. Ngoài ra, làm việc khi còn đi học cho thấy sự cống hiến và khả năng biết quản lý thời gian thật ấn tượng. Khi ghi những việc này vào lý lịch xin việc, điều quan trọng là không chỉ liệt kê những trách nhiệm công việc mà nên tập trung vào những thành tích (như khi bạn bán tăng doanh thu lên 10% chẳng hạn) hay những kỹ năng bạn đã học được trong công việc.

3. Vị trí lãnh đạo trong các hội nhóm: thật là ấn tượng khi bạn đã từng làm thủ lĩnh của một tập thể. Đừng nói rằng mình đã từng có một chức danh thật kêu, hãy cho thấy thời gian và nỗ lực làm việc đã mang lại hiệu quả cho tổ chức của bạn thế nào.

4. Tham gia câu lạc bộ và những hoạt động ngoại khóa: Thời gian bạn làm một vận động viên trong đội bóng của trường cũng dạy cho bạn tính lãnh đạo, tính đồng đội, đó là tất cả những điều mà người tuyển dụng cho là quan trọng.

5. Công việc tình nguyện: nếu bạn dành một hay hai ngày mỗi tuần giúp khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo hay viết lời cổ động cho các cuộc vận động nơi cộng đồng, đừng coi nhẹ giá trị của công việc mà bạn đã làm nhé. Hơn 60% người tuyển dụng nói họ xem công việc tình nguyện như một kinh nghiệm phù hợp.

Một lần nữa, hãy ghi nhớ rằng một danh sách những thành tích và kỹ năng thì thuyết phục hơn một danh sách những trách nhiệm và chức vụ ở công việc đã qua.

Theo LÊ NGÂN - Thanh niên

Cho dù bạn có bằng MBA của ĐH Harvard hoặc chỉ vừa mới nhận bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, bạn cũng có thể sử dụng phần học vấn trong đơn xin việc để đánh bóng khả năng cạnh tranh của bạn. Nếu bạn không biết chắc đâu là cách tốt nhất để trình bày học vấn của mình thì dưới đây là một số "kịch bản" và chiến lược thông dụng.

Viết trình độ học vấn ở đâu?

Vị trí tốt nhất còn tùy thuộc vào việc bạn muốn nhấn mạnh điểm nào.

• Viết kinh nghiệm trước học vấn, nếu bạn có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên có liên quan đến mục tiêu công việc. Người tuyển dụng sẽ quan tâm đến thành tích công tác của bạn nhiều hơn là học vấn.

• Viết phần học vấn trước kinh nghiệm nếu bạn chỉ vừa mới tốt nghiệp hoặc có ít hơn 5 năm kinh nghiệm. Nếu bạn thay đổi ngành nghề và tiếp tục học để hỗ trợ cho mục tiêu mới, phần học vấn nên được đặt trước. Các chuyên viên học thuật và các khoa học gia thường viết học vấn trước kinh nghiệm trong đơn xin việc.

Trong đơn xin việc của bạn trên trang KiemViec.com, bản tạo hồ sơ mẫu có những phần trống sẽ đặt học vấn của bạn sau kinh nghiệm. Nếu bạn muốn làm nổi bật những thành

Page 35: MEO VIET CV

tích trong học tập, sử dụng phần “Mục tiêu” để viết tóm tắt nghề nghiệp và đề cập đến phần học vấn cũng như chương trình đào tạo ở đây và trong phần “Học vấn”.

Bằng khen

Liệt kê bằng khen trong học tập để cho thấy bạn đã hoàn thành xuất sắc trong chương trình học của bạn. Ví dụ:

Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Cử nhân khoa Kế toán tháng 6-2006

Sinh viên mới ra trường

Sinh viên còn đang học hoặc mới ra trường với vốn liếng kinh nghiệm nghề nghiệp ít ỏi có thể sử dụng phần học vấn như trọng tâm của đơn xin việc, liệt kê các thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa, các dự án đặc biệt và khóa học liên quan. Ví dụ:

Đại học Ngoại thương - TP.HCM

Cử nhân ngành marketing, ngành học chính là quảng cáo, dự định tốt nghiệp vào tháng 12-2006.

Dự án quan trọng: Vừa hoàn tất chiến dịch quảng cáo ảo cho Coca-Cola (billboard/quảng cáo trên báo chí/ truyền hình/ truyền thanh, chiến dịch gửi thư ngỏ trực tiếp và phát hành báo).

Các khóa học có liên quan: Quảng cáo, Viết lời quảng cáo, Gửi thư ngỏ trực tiếp và tiếp thị qua điện thoại, Kế hoạch truyền thông trong quảng cáo, Tiếp thị và Quảng cáo, Quan hệ giao tế, Phát hình/phát thanh.

Bằng cấp chưa hoàn tất

Nếu bạn bỏ dở một chương trình học nào, hãy liệt kê con số tín chỉ đã hoàn tất hoặc hình thức học tập. Ví dụ:

Học viện hành chính quốc gia

Hoàn tất 90 tín chỉ trong chương trình học lấy bằng cử nhân trong ngành khoa học chính trị, từ năm 1981 đến 1984.

Người tìm việc có kinh nghiệm.

Nếu bạn chú trọng đến kinh nghiệm hơn học vấn, hãy liệt kê thông tin cơ bản liên quan đến bằng cấp của bạn, kể cả tên học viện, địa điểm, bằng cấp, ngành học và ngày học. Ví dụ:

Page 36: MEO VIET CV

Đại học Kinh tế TP.HCM.

Bằng cử nhân ngành Kinh tế học, bằng phụ ngành Tâm lý học, tháng 6-1995.

Thông tin cấp trung học

Liệt kê trường trung học hoặc thông tin về điểm ở trường nếu bạn không theo học đại học. Nếu bạn có học qua đại học, hãy bỏ phần liên quan đến trung học.

Năng lực học tập thiếu?

Một số ứng viên tìm việc lo ngại rằng học vấn của mình không đủ đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực. Nếu bạn không có bằng cấp gì nhưng không ngừng tham gia các khóa huấn luyện, liệt kê các khóa học, hội thảo và huấn luyện có liên quan trong phần Học vấn (tạo ra một danh sách mang tên “Phát triển chuyên môn”). Chương trình huấn luyện của bạn có thể gây ấn tượng đến nỗi việc thiếu bằng cấp chính thức có thể bỏ qua.

Các tiêu điểm trong phần Phát triển chuyên môn:

Tung sản phẩm ra thị trường toàn cầu.

Giải pháp cho Thương mại điện tử.

Bán các Dotcom Vision.

Gia tăng doanh số bán hàng thông qua các bạn hàng.

Chương trình quản lý chuyên môn.

Theo HRVietnam/Halary

Trong vòng một vài năm trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên qua mạng đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển như Mỹ. Ở VN, lý lịch điện tử (e-resume) đã bắt đầu được các nhà tuyển dụng cũng như những người tìm việc sử dụng.

Có tới 70% các công ty ở Mỹ sử dụng Internet để đăng tải thông tin về cơ hội việc làm và nhận hồ sơ của ứng viên. Trong tương lai sẽ có nhiều người sử dụng nó giống như thư điện tử (e-mail) hiện nay. Để giúp các bạn biết cách thảo ra một bản lý lịch điện tử làm hài lòng nhà tuyển dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực này ở Mỹ có 7 lời khuyên như sau:

1. Trước tiên, bạn hãy dành thời gian để đọc thật kỹ thông báo tuyển dụng nhân viên của công ty. Lưu ý những yêu cầu của công việc bạn muốn xin và suy nghĩ xem chúng phù hợp với tính cách của bạn ở những điểm nào.

Page 37: MEO VIET CV

2. Ngoài phần chính giống như lý lịch thường, trong lý lịch điện tử, bạn phải có thêm một phần phụ gọi là thư giải thích (cover letter) để giới thiệu bạn là ai; cho biết vì sao bạn muốn làm công việc này và nghĩ là nó thích hợp với bạn. Nếu thiếu mất phần này, cơ hội thành công của bạn sẽ giảm đi đáng kể.

3. Trong thư giải thích, bạn nên thể hiện mình là người quan tâm đến công ty và biết rõ về nơi bạn muốn xin vào làm. Muốn thế, cách tốt nhất là bạn nên viếng thăm trang web của công ty thường xuyên để có đầy đủ thông tin về bộ máy tổ chức, hoạt động kinh doanh và những người lãnh đạo trong công ty.

4. Thư giải thích nên có độ dài vừa phải. Viết quá dài, bạn dễ sa vào viết lan man còn viết quá ngắn thì bạn lại không thể cung cấp đủ thông tin cần thiết về bạn cho nhà tuyển dụng.

5. Tránh tối đa việc mắc lỗi ngữ pháp và chính tả khi làm lý lịch. Một bản lý lịch hoàn hảo cho thấy bạn là người kỹ lưỡng, chú ý đến từng chi tiết và có khả năng diễn đạt ý tưởng tốt.

6. Đừng bao giờ gửi lý lịch điện tử dưới dạng tập tin đính kèm thư điện tử (attachment file). Nếu bạn làm như vậy, nhà tuyển dụng sẽ mất thêm một khoảng thời gian nữa để mở tập tin. Bạn nên gởi lý lịch của bạn dưới dạng một e-mail. Khi đó, nhà tuyển dụng chỉ cần một cái nhấp chuột là có được thông tin về bạn.

7. Đặc biệt lưu ý đến vị trí địa chỉ e-mail và số điện thoại trong lý lịch của bạn. Chúng phải nằm ở chỗ dễ thấy nhất. Nếu bạn bắt nhà tuyển dụng phải “căng” mắt ra để tìm những thông tin đó thì cơ hội có việc làm của bạn sẽ còn lại rất ít.

Theo JobVn/Thông tin việc làm

Để có một bức thư xin việc và CV (sơ yếu lý lịch) hoàn hảo, gây ấn tượng và thuyết phục, bạn phải “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”.

Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc.

Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng, phải biết họ cần gì, họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.

Đối với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là tuyển được người có khả năng phù hợp với công việc. Họ không cần một người bằng cấp đầy mình nhưng lại chẳng ăn nhập gì với công việc cả. Vì vậy, dù bạn có rất nhiều bằng cấp cũng đừng nghĩ rằng cứ liệt kê hết ra là đủ.

Đừng quá phô trương bản thân nhưng phải biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng.

Page 38: MEO VIET CV

Hồ sơ xin việc thuyết phục

HS xin việc thường bao gồm:

- Đơn xin việc (Cover Letter)- Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae /Resumé)- Bằng cấp - Thư giới thiệu.- Các tài liệu chứng minh thành tích.

Thư giới thiệu hay còn gọi là Thư tiến cử. Có nhiều cách để bạn có được thư này. Thư này có thể được viết bởi người quản lý bạn trong công ty bạn vừa mới nghỉ việc. Thư tiến cử cũng có thể được viết bởi người cấp trên của của bạn trong công tác Đoàn Hội, hay chính là giáo viên bộ môn mà môn đó bạn học xuất sắc. Thư tiến cử chắc chắn sẽ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác.

Curriculum Vitae (CV) thuyết phục

Có 4 kiểu CV cơ bản: CV kiểu kỹ năng, CV theo trình tự thời gian, CV theo kiểu chức năng, CV kiểu hình tượng.

Các nội dung chính của một CV:

1. Thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.

2. Học vấn: Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên quan. Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có).

3. Kinh nghiệm làm việc: Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách: Theo thứ tự từ công việc gần nhất, theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Các thành quả đạt được trong công việc. Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện.

4. Các kỹ năng có liên quan đến công việc:

Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vấn đề nghỉ học của sinh viên. Tôi đã phỏng vấn một số sinh viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để hạn chế sinh viên bỏ học. Kết quả là lượng sinh viên bỏ học đã giảm 20% sau 3 tháng áp dụng”.

Khả năng giao tiếp - kỹ năng thuyết trình. Hãy liệt kê các dịp phát biểu trước công chúng, các bài thuyết trình ở hội thảo. Ví dụ: “Tôi đã từng được mời phát biểu trong kỳ Đại hội Hội Sinh viên TP.HCM năm 2005”.

Khả năng trình bày.

Khả năng quản lý thời gian.

Page 39: MEO VIET CV

Khả năng quản lý dự án.

Một số kỹ năng ngoài, những sở trường đặc biệt, ít người có.

5. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ cần sử dụng súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy hay thái quá, ngoa ngôn.

6. Sở thích, mối quan tâm: Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính đặc trưng cho nghề nghiệp.

7. Người tham khảo: Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn. Người tham khảo có thể cũng chính là người viết Thư giới thiệu cho bạn.

Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo.

Thư xin việc thuyết phục

Thông thường thư xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc được với bạn. Một vài lời hứa hẹn chân thành. Bày tỏ mong muốn thật sự được đóng góp cho công ty.

Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh tuyệt đối việc sai lỗi chính tả và các dấu chấm câu. Chú ý xuống dòng ở những chỗ cần thiết. Trình bày thoáng, đẹp mắt.

Bước cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ: Đọc và kiểm tra lại hồ sơ của mình. Nếu có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ bạn bè kiểm tra hoặc nhân viên tư vấn giúp bạn.

Theo Jobvn/Forum Elearning

Đừng lạm dụng đại từ “Tôi”

Thư tự giới thiệu không phải là tự truyện của bạn. Điểm cần chú trọng là bạn đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng như thế nào, chứ không phải là câu chuyện cuộc đời bạn.

Tránh làm cho người đọc có ấn tượng bạn là người luôn tự cho mình là trung tâm bằng cách giảm thiểu đại từ “tôi”, nhất là khi mở đầu câu.

Đừng mở đầu một cách yếu ớt.

Page 40: MEO VIET CV

Người tìm việc thường phải vật lộn làm sao để mở đầu một thư tự giới thiệu. Kết quả thường là lời mở đầu yếu ớt, thiếu sức mạnh và không thể lôi kéo sự chú ý của người đọc. Hãy xem xét ví dụ sau:

Yếu: Xin vui lòng xem xét tôi cho vị trí đại diện kinh doanh của quý công ty.

Tốt hơn: Nhu cầu tìm một đại diện kinh doanh hàng đầu của quý công ty hoàn toàn phù hợp với ba năm kinh nghiệm làm nhân viên hạng nhất và người mang về cho công ty hàng triệu đô-la.

Đừng bỏ qua những thế mạnh của mình

Lá thư tự giới thiệu được ví như lá thư chào hàng mà sản phẩm chính là bản thân bạn với tư cách một ứng viên. Cũng giống như C.V (lý luật tự thuật), lá thư cần súc tích và chuyển tải được những nguyên nhân chính giải thích lý do họ nên gọi bạn phỏng vấn. Các chiến lược viết một thư tự giới thiệu hiệu quả bao gồm nhấn mạnh những thành tích tối ưu hoặc tạo ra các đề mục phụ được chọn lọc từ mẫu thông báo tuyển dụng. Ví dụ:

Mục tuyển dụng ghi rõ: Và tôi mang đến: Kỹ năng giao tiếp Năm năm kinh nghiệm nói trước công chúng và khả năng viết báo

cáo thuần thục cho cấp quản lý. Giỏi vi tính Thành thạo tất cả các ứng dụng MS Office cùng lĩnh vực thiết kế

và phát triển trang web.

Đừng viết dài quá hoặc ngắn quá

Nếu thư tự giới thiệu chỉ có một hoặc hai đoạn văn ngắn, có thể nó sẽ không chứa đầy đủ các thông tin chính để tiếp thị bạn một cách hiệu quả. Nhưng nếu nó dài quá một trang, bạn có thể khiến người đọc buồn ngủ. Nên viết cô đọng nhưng có sức thuyết phục và tôn trọng thời gian của người đọc.

Đừng lặp lại từng từ theo đơn xin việc của bạn

Lá thư tự giới thiệu của bạn không nên chỉ lặp lại những gì có trong C.V. Chọn lựa sử dụng từ khác đi trong câu văn của lá thư tự giới thiệu để tránh làm giảm tác động lên người đọc. Cân nhắc việc sử dụng lá thư để kể một câu chuyện ngắn như “Doanh số bán hàng cao nhất của tôi” hoặc “Thách thức về mặt kỹ thuật lớn nhất của tôi”.

Đừng nên mơ hồ

Nếu bạn trả lời cho một mẫu thông báo tuyển dụng, nên kèm theo chức danh cụ thể trong thư tự giới thiệu. Người đọc thư bạn có thể đang xem hàng trăm lá thư cho hàng tá công việc khác nhau. Đảm bảo toàn bộ nội dung trong thư giúp chứng tỏ bạn đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng đến mức nào.

Đừng quên hiệu chỉnh thư tự giới thiệu

Page 41: MEO VIET CV

Nếu bạn đang nộp đơn cho một số chức vụ gần giống nhau, bạn có cơ hội tận dụng một lá thư và dùng nó cho nhiều mẫu thông báo tuyển dụng khác nhau. Tốt thôi, miễn là bạn chỉnh sửa mỗi lá thư cho phù hợp. Đừng quên cập nhật tên công ty, nghề nghiệp và thông tin liên lạc - nếu ông Jones lại được gọi là bà Smith, chắc hẳn ông ta sẽ không hài lòng.

Đừng kết thúc bằng một ghi chú bị động

Đặt tương lai trong tay bạn bằng một lời hứa sẽ tiếp tục. Thay vì yêu cầu người đọc gọi điện cho bạn, hãy thử viết như thế này: Tôi sẽ tiếp tục liên lạc với ông/ bà trong vài ngày tới để trả lời bất cứ câu hỏi sơ bộ nào mà ông/bà có thể có. Đồng thời, ông/bà có thể gọi cho tôi qua số (XX) XXXXXX.

Đừng tỏ ra thô lỗ

Lá thư tự giới thiệu của bạn nên cám ơn người đọc vì đã bỏ thời gian xem xét.

Đừng quên ký tên ở cuối thư

Ký tên cuối thư là một phép xã giao thích hợp trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn gửi thư tự giới thiệu và đơn xin việc qua email hoặc trang web thì chữ ký cuối thư không cần thiết.

HRVietnam

Khi viết đơn xin việc cho các vị trí này, bạn hãy chú trọng vào kỹ năng, lĩnh vực chuyên môn, bằng cấp và thành tích cụ thể.

Cơ hội nghề nghiệp cho các chuyên viên tài chính có thể tìm thấy trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Cho dù bạn nộp đơn cho vị trí kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính, chuyên viên phân tích tài chính hoặc lên kế hoạch tài chính, quản lý danh mục vốn đầu tư hoặc cố vấn đầu tư đi chăng nữa thì những điều kiện thiết yếu của đơn xin việc vẫn như nhau.

Đơn xin việc phải chuyển tải được những gì bạn có thể làm cho công ty mình đang nhắm đến. Điều này có thể đạt được bằng cách minh họa những gì bạn đã cống hiến cho các công ty cũ hoặc cho tình hình tài chính ổn định của khách hàng.

Xác định mục tiêu của bạn

Trước khi viết đơn xin việc, bạn cần xác định rõ mục tiêu công việc. Nghiên cứu sơ bộ - xem xét thông tin tuyển dụng để biết vị trí nào đang trống và công ty nào đang tìm người, rồi đảm bảo mình đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng đưa ra. Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn xác định được đâu là những kỹ năng và kinh nghiệm mà mình nên nhấn mạnh trong đơn xin việc.

Page 42: MEO VIET CV

Tóm tắt năng lực chuyên môn chính yếu

Khi bạn xây dựng đơn xin việc, việc tóm tắt ưu điểm và năng lực chuyên môn chính yếu trong nửa trang đầu là hết sức quan trọng. Bạn có thể liệt kê trong phần Sơ lược năng lực chuyên môn và Lĩnh vực chuyên môn. Đây là một ví dụ về đoạn văn mở đầu của một người nộp đơn cho vị trí Trưởng phòng tài chính (CFO):

Trưởng phòng tài chính với 15 năm kinh nghiệm làm kế toán và quản lý trong công ty. Kinh nghiệm quản lý thực tiễn với chuyên môn phát triển hệ thống kế toán, quản lý và báo cáo tài chính. Thành tích đã được chứng minh trong việc phát triển và ứng dụng hệ thống quản lý tài chính và hoạt động công ty giúp cải thiện tình hình lời lỗ cùng vị thế cạnh tranh vững mạnh.

Khi đọc đoạn văn ngắn này, nhà tuyển dụng tương lai sẽ nắm bắt được ngay phạm vi kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên này. Kế tiếp là phần Lĩnh vực chuyên môn, liệt kê một loạt từ khóa phù hợp với lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Trong trường hợp của ứng viên trên, phần này có thể bao gồm những cụm từ sau:

Lập kế hoạch tài chính và chiến lược

Quản lý lời lỗ

Kiểm toán và khớp số liệu kế toán

Vốn lưu động

Phát triển và quản lý ngân sách

Đàm phán liên doanh hoặc sát nhập công ty

Quản lý và lập mô hình lưu chuyển tiền mặt

Định giá doanh nghiệp

Phần Lĩnh vực chuyên môn nên nêu bật kỹ năng đặc biệt và nền tảng kiến thức cụ thể của bạn. Bạn cũng nên liệt kê luôn bằng cấp chuyên môn đạt được trong ngành này.

Nhấn mạnh những thành tích của bạn

Phần còn lại của đơn xin việc nên xoáy vào khả năng chuyên môn của bạn. Ở mỗi vị trí công tác cũ, bạn nên viết một đoạn văn ngắn mô tả những nhiệm vụ cơ bản của bạn, kèm theo một danh sách gạch đầu dòng các thành tích. Nên đưa ra kết quả công tác bằng số liệu cụ thể. Ví dụ:

Page 43: MEO VIET CV

- Góp phần làm tăng lợi tức và doanh thu của công ty lên 76% trong vòng 15 tháng, nhờ tăng trưởng hữu cơ và sáp nhập.

- Gia tăng lưu chuyển tiền mặt lên 15 triệu đô-la bằng cách củng cố chức năng phân tích khoản nợ, giảm thời hạn thu hồi nợ từ 48 ngày xuống còn 15 ngày và hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ từ các khách hàng đầu tư không có lợi.

Các cụm từ then chốt liệt kê trong đơn xin việc của bạn

Nhân viên kế toán, nhân viên lập kế hoạch tài chính, kế toán chi phí, giám đốc quản lý danh mục chứng khoán, giám đốc tài chính, chuyên viên phân tích báo cáo tài chính, kiểm soát viên quốc tế, chuyên viên phân tích tài chính, trưởng phòng tài chính, thủ quỹ, trợ lý kiểm soát viên, kế toán sổ sách, nhân viên phụ trách khoản nợ phải trả, nhân viên phụ trách khoản nợ phải thu, nhân viên thu nợ, chuyên viên phân tích cổ phiếu đầu tư, chuyên viên phân tích khoản nợ, nhân viên tính lương, giám đốc tiền lương, trợ lý tài chính, giám đốc phụ trách quan hệ với nhà đầu tư, chuyên viên thu mua, giám đốc phụ trách mua hàng, kế toán tài sản cố định, tái sử dụng công nghệ xử lý kinh doanh, quản lý các nguy cơ trong kinh doanh, phân tích giá trị gia tăng, lập dự án tài chính, sổ cái, bảng cân đối, báo cáo tài chính, phân tích các khoản chi, báo cáo thuế, lên kế hoạch đóng thuế, bảng lương, quản trị lợi nhuận/phúc lợi, quản lý danh mục chứng khoán, lãnh đạo nhóm đa chức năng, lập kế hoạch tài chính và chiến lược, quản lý lời và lỗ, kiểm toán và khớp số liệu kế toán, vốn lưu động, quản lý ngân sách, liên doanh và sát nhập, quản lý lưu chuyển tiền mặt, định giá doanh nghiệp, báo cáo ngân hàng dữ liệu, kiểm toán và khớp số liệu kế toán, điều tiết kế toán, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, MS Excel, điều đình với ngân hàng, bảng tính.

Hàng ngàn nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên lý tưởng. Bạn biết mình cần tìm kiếm điều gì thông qua đơn xin việc cũng như biết chắc sẽ có những nhân vật khó tính làm công việc lựa chọn hồ sơ ứng viên. Do vậy, khi viết đơn xin việc cho mình, bạn cần đảm bảo nó phải thật hoàn hảo.

 Theo HRVietnam

Mỗi vị trí ứng tuyển cần một cách trình bày riêng để liệt kê kinh nghiệm chuyên môn, học tập và các hoạt động khác.

Vì vậy bạn nên xây dựng một phương thức thích hợp với tình huống riêng của bạn và với công ty bạn đang xin vào làm.

1. Lý lịch kiểu kỹ năng thích hợp với những người có được kinh nghiệm quý báu qua nhiều công việc và khoá học không liên quan đến nhau. Nó đặc biệt phù hợp với sinh viên mới ra trường hoặc một người đang muốn thay đổi công việc. Lý lịch kiểu này tập trung vào khả năng hơn là công việc trước đây.

Page 44: MEO VIET CV

2. Lý lịch theo trình tự thời gian. Kiểu lý lịch thẳng thắn này hữu ích với những người có kinh nghiệm làm việc ở những vị trí nói chung liên quan đến công việc họ muốn và không có sự ngắt quãng lớn về thời gian giữa các công việc. Nó bắt đầu bằng công việc gần đây nhất và tiếp tục đi ngược lại thời gian.

3. Lý lịch kiểu chức năng làm nổi bật kinh nghiệm làm việc trước đây (không nhất thiết phải theo thời gian), trực tiếp cho thấy bạn đáp ứng được công việc đang xin.

4. Lý lịch kiểu hình tượng, đôi khi được những người tìm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như thiết kế và quảng cáo sử dụng. Kiểu này sử dụng các phông chữ, hình vẽ, màu sắc và cách bố trí để thể hiển tính sáng tạo và cá nhân.

Theo SVVN

Bạn bật máy tính lên bắt đầu thảo ra bản resume. Việc này có gây nhiều khó khăn không? Dĩ nhiên, đây không phải là điều bạn có thể làm một cách qua loa, hời hợt. Làm sao để không bị mắc lỗi? Hãy nhìn vào resume của những người đang tìm việc để phát hiện tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc này!

1. Sử dụng mẫu resume cũ

Nếu một người nào đó sử dụng cùng một kiểu resume từ khi tốt nghiệp đại học, anh ta chắc chắn sẽ gặp thất bại. Các mẫu resume cũ với các đề mục như “Mục tiêu” và “Trình độ học vấn” được liệt kê ở phần trên cùng không còn thích hợp với tất cả những ai có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Thay vào đó, bạn nên dùng từ 3-5 dòng để liệt kê các điểm mạnh nghề nghiệp của bản thân.

2. Không đề cập ngày, tháng

Một số nhân viên đã chuyển đổi rất nhiều công ty và không muốn nhà tuyển dụng tương lai có ấn tượng xấu về mình, vì thế họ chỉ liệt kê tên công ty mà không đề cập ngày tháng cụ thể. Điều này hoàn toàn sai lầm! Việc bỏ trống ngày tháng trong resume chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng để ý đến nhiều hơn và thắc mắc về công việc bạn đã làm trong thời gian gần đây.

3. Nhận xét tốt về bản thân

Một người tìm việc đã liệt kê các trách nhiệm của anh ta cho từng vị trí từng đảm nhận? Tuy nhiên, resume của anh ta lại không gây được sự chú ý. Vì sao vậy? Một resume hiệu quả phải bao gồm các thành công mà bạn đã gặt hái được trong quá trình làm việc, ví dụ như: tăng doanh số bán hàng 65% trong vòng 6 tháng, tìm được 15 khách hàng mới với doanh thu vượt quá 100.000USD!! Đừng ngại ngùng khi phải nói tốt về bản thân (dĩ nhiên đây phải là sự thật).

4. Lan man

Page 45: MEO VIET CV

Đối với những ai đã thay đổi việc quá nhiều, tuyệt đối đừng liệt kê một mớ bòng bong danh sách các công việc. Nếu bạn có kinh nghiệm trên nhiều lãnh vực và nhận thấy cần thiết phải được đề cập trong resume, hãy nhóm chúng thành các dạng công việc phía dưới các tiêu đề như “Tư vấn/ Huấn luyện” hay “Dịch vụ khách hàng/Bán hàng”.

5. Nhân tố tình cảm

Đừng đề cập nguyên nhân nghỉ việc như: bị chèn ép, không thích công ty cũ, mâu thuẫn với đồng nghiệp. Đối với một số trường hợp, việc giải thích riêng sẽ tốt hơn.

6. Thông tin cá nhân

Đừng nên bao gồm các thông như: tình trạng hôn nhân, sở thích, tuổi tác, dân tộc, giới tính... trong resume.

7. Kể lể dài dòng

Không nhà tuyển dụng nào có đủ thời gian để đọc tất cả các công việc bạn đã làm từ thời trung học. Họ chỉ muốn biết các KINH NGHIỆM LIÊN QUAN mà bạn đã có trong khoảng 10-12 năm qua. Vì thế, hãy làm nổi bật các công việc gần đây nhất và tổng kết lại quá trình làm việc trước đây trong khoảng vài dòng trên tổng số 1-2 trang resume.

8. Màu mè, khoa trương

Một người bạn của chúng ta đang hối hả tìm một công việc mới vì thế anh ta nghĩ rằng in resume bằng giấy màu xanh hay màu vàng sẽ gây được sự chú ý. Dĩ nhiên, resume này sẽ được chú ý, và sau đó nhà tuyển dụng sẽ bỏ nó ở đâu đó!! Thậm chí, có ứng viên còn gửi đi những bức thư lem luốc vết cà phê. Hãy nhìn những sự thật này và đừng bao giờ phạm những lỗi như thế.

9. Không có mục tiêu thích hợp

Một số nhân viên cảm thấy chán nản với công việc hiện tại, vì thế họ gửi resume cho tất cả các mẩu đăng tuyển trên báo mong thoát khỏi công ty càng sớm càng tốt. Hãy dành thời gian để xác định rõ công việc bạn thật sự mong muốn có cơ hội được phỏng vấn. Liệu kinh nghiệm của bạn có phù hợp với các yêu cầu được liệt kê không?

10. Gửi resume không vì bất cứ lý do gì

Sau khi đã kiểm tra cẩn thận, đừng quên một trong các nhân tố quan trọng nhất để có một resume hiệu quả - THE COVER LETTER (Thư giới thiệu). Trong bức thư này, hãy nêu rõ nguyên nhân bạn gửi resume đến công ty và cho vị trí nào. Đừng khiến cho mọi người nghi ngờ và đặt câu hỏi về resume được gửi đến. Hãy làm cho mọi thứ rõ ràng ngay từ đầu!!

HR Vietnam

Page 46: MEO VIET CV

Nếu bạn đang chuẩn bị một sơ yếu lý lịch để đi xin việc thì hãy cân nhắc những lỗi thường gặp sau đây để chuẩn bị cho mình sơ yếu lý lịch tốt nhất.

- Hãy liệt kê những thành quả công tác của mình chứ không phải là mô tả công việc. Rất nhiều người mắc lỗi này, họ thường mô tả công việc của mình là gì chứ không nói họ đã đạt được thành tích gì trong quá trình công tác trước đây. Nếu có thêm một ứng cử viên khác cũng từng làm công việc tương tự như của bạn thì bạn sẽ không thể hiện được bản thân của mình. Vậy, hãy mạnh dạn khoe khoang một chút thành tích của mình.

• Hãy liệt kê kinh nghiệm công tác theo thứ tự: kinh nghiệm nào đến sau thì liệt kê trước. Nhà tuyển dụng thường chỉ xem lướt qua bản sơ yếu lý lịch trong vòng 10-15 giây. Họ sẽ xem kinh nghiệm công tác được liệt kê đầu tiên để quyết định có tiếp tục xem nữa hay không.

Do vậy, nếu bạn từng làm việc cho công ty McDonald trong mùa hè năm 2001 và là chuyên viên phân tích tài chính cho Goldman Sachs trong năm 2002 thì hãy liệt kê kinh nghiệm làm cho Goldman Sachs trước.

Ngoài ra, hãy liệt kê những thông tin quan trọng theo thứ tự từ trái qua phải. Ví dụ khi còn là sinh viên bạn là Chủ tịch hội sinh viên của trường thì đừng viết “Năm 2003, Hội sinh viên, Chủ tịch” bởi nhà tuyển dụng có thể không chú ý tới chức vụ Chủ tịch. Do vậy, hãy viết: “Chủ tịch Hội sinh viên năm 2003”.

- Có mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn cần phải thể hiện mục tiêu của mình trong sơ yếu lý lịch hãy viết thật cụ thể, chính xác, ngắn gọn. Ví dụ, hãy viết “Để đạt được một vị trí trong phòng tiếp thị tại công ty Coca-Cola” chứ đừng viết “Để nâng cao những kỹ năng giao tiếp nổi bật của tôi trong môi trường kinh doanh của một tập đoàn đa quốc gia”, như vậy rất mất thời gian và chỉ tổ làm tốn giấy mực mà thôi.

- Các kỹ năng máy tính. Sinh viên mới ra trường thường liệt kê những chương trình máy tính mà họ biết sử dụng nhưng có thực sự cần thiết phải làm vậy không? Với một số công việc thì cần nhưng không phải là tất cả. Nếu nhà tuyển dụng mô tả công việc có đề cập tới một số kỹ năng máy tính nhất định thì hãy liệt kê. Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay nếu bạn liệt kê rằng biết sử dụng chương trình Microsoft Word thì cũng giống như viết rằng bạn biết cách... gọi điện thoại.

- Sử dụng mẹo để quảng cáo mình, dùng giấy có hoa văn trên bề mặt, cách trình bày lạ mắt để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng? Không, nhất thiết không được làm như vậy. Việc gấp hay cắt sơ yếu lý lịch thành nếp như một tờ thực đơn chỉ khiến nhà tuyển dụng cho rằng nội dung bên trong chẳng có chất lượng gì và dễ bị gạt qua một bên. Và hãy nhớ, đừng viết lý lịch thành nhiều trang, hãy chỉ gói gọn trong một trang mà thôi.

- Sai lỗi ngữ pháp hoặc lỗi chính tả. Nếu viết sai lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả trong bản sơ yếu lý lịch thì bạn cứ vất chúng vào sọt rác bởi nhà tuyển dụng cũng sẽ làm như vậy mà thôi. Không gì có thể biện minh cho lỗi này. Nếu bạn không tin vào khả năng kiểm tra văn phạm hoặc lỗi chính tả của mình, hãy nhờ ai đó có thể giúp bạn phát hiện những lỗi

Page 47: MEO VIET CV

này. Không nên chỉ dựa vào chức năng kiểm tra chính tả của máy tính bởi nó không thể nhận ra tên riêng hoặc những từ đồng âm.

Chúc bạn may mắn và tìm được công việc tốt cho mình!

HR Vietnam (Theo Bwportal

Ngoài resume và một số giấy tờ thông dụng lúc xin việc, hiện tại nhiều công ty còn yêu cầu ứng viên phải cung cấp thông tin theo một mẫu thư xin việc chung do họ qui định.

Thông thường, nội dung của những mẫu thư xin việc chung này là những câu hỏi yêu cầu cung cấp những thông tin cơ bản về ứng viên như trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích…Theo đó, người xin việc chỉ cần điền vào những khoảng trống cho sẵn một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Tuy nhiên, dù không cần chi tiết và mất công trình bày như resume mà bạn xem nhẹ việc viết thư xin việc theo mẫu có sẵn. Thực tế, bạn vẫn có nhiều cơ hội tạo cho mình một nét riêng và mang đến cho nhà tuyển dụng một cái nhìn khác biệt so với những ứng viên khác.

Đầu tiên, khi đến nhận mẫu thư xin việc, bạn nên khéo léo xin cho mình hai bản, một bản dùng để viết các câu trả lời hoàn chỉnh nhất theo ý bạn, sau khi hoàn tất, bạn sẽ viết lại phần trả lời sang bản thứ hai để gởi ứng tuyển. Như thế, thư xin việc của bạn vừa đảm bảo được mặt thông tin lẫn thẩm mỹ khi đến tay nhà tuyển dụng.

Thứ hai, bạn cần phải đọc cẩn thận một lượt tất cả nội dung thông tin yêu cầu trong mẫu thư xin việc, chú ý những chi tiết nhỏ nhất có thể mang đến cho bạn những lợi thế, ví dụ như đừng bỏ qua phần thông tin bổ sung, sở thích nếu có. Viết câu trả lời vào các khoảng trống cho sẵn.

Trả lời tất cả những câu hỏi mà nhà tuyển dụng yêu cầu, đối với những câu hỏi không phù hợp hay tế nhị hoặc muốn trả lời nhiều hơn mà giới hạn mẫu đơn không cho phép…, bạn nên khéo léo ghi vào phần trả lời là “cung cấp thêm thông tin và thảo luận trong buổi phỏng vấn”.

Sau khi hoàn chỉnh thư xin việc, bạn nên photo và giữ lại cho mình một bản, nó rất sẽ có ích cho buổi phỏng vấn.

Mặc dù mẫu thư xin việc chung không thể giúp ứng viên truyền tải một cách chi tiết nhất về bản thân cũng như kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên nếu biết cách, bạn vẫn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bằng cách trả lời đầy đủ, rõ ràng, khúc chiết, sử dụng những từ ngữ thông dụng cho phần thông tin bản thân và từ ngữ chuyên môn ở những câu hỏi kỹ năng… bạn vẫn có thể tạo cho mình một phong cách riêng. Khi nhà tuyển dụng yêu cầu thông tin về kinh nghiệm làm việc, nếu là sinh viên mới ra trường bạn nên mạnh dạn ghi vào những công việc bán thời gian hay tình nguyện đã tham gia trong quá trình học tập…

Page 48: MEO VIET CV

Đối với mẫu thư xin việc trực tuyến

Trong trường hợp này, bạn cần dùng những từ ngữ đơn giản và thông dụng, Dùng kiểu chữ và cỡ size chuẩn, không in nghiêng hoặc in đậm lung tung. Đưa những thông tin quan trọng lên đầu.

Trả lời thông tin mỗi câu chính xác không dài dòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Cung cấp câu trả lời xác đáng với câu hỏi của nhà tuyển dụng. Trước khi gửi thư xin việc đi, bạn hãy kiểm tra lỗi chính tả và lưu lại một bản.

HR Vietnam (Theo Manik Thapa

Ngày nay, để xin việc, một trong những việc đầu tiên mà bạn phải làm, đó là viết một C.V (lý lịch tự thuật). Chỉ tóm tắt trong 1-2 trang A4, nhưng cái CV này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được khả năng, trình độ của bạn, và từ đó, quan tâm đặc biệt đến bạn trong một đống các hồ sơ ứng tuyển.

Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản để làm một CV dành cho các bạn trẻ, nhất là sinh viên mới ra trường.

Thông tin cá nhân:

Người ta không cần quan tâm bạn sinh ở đâu và bố mẹ bạn làm gì đâu, điều quan trọng là chính bạn. Phần thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc là đủ. Sếp tuyển dụng chỉ cần biết bấy nhiêu đó để liên lạc với bạn hẹn phỏng vấn mà thôi.

Quan điểm - nguyện vọng nghề nghiệp:

Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu. Khi xin vào làm việc tại một công ty hiện đại thì đây là phần ăn điểm vì chúng ta dám yêu cầu, đòi hỏi và hoàn toàn tự tin khi đề nghị công việc cho chính mình.

Khả năng và bằng cấp:

Một cái CV tốt là phải phản ánh được khả năng, sở trường của bạn, kể cả những thành tựu đã đạt được. Viết thật đơn giản, tránh khoa trương nhưng phải đảm bảo chỉ ra được bạn làm được những gì. Bằng cấp thì chỉ nên nêu những bằng có giá trị và có liên quan đến công việc đang xin.

Kinh nghiệm làm việc:

Nhiều bạn trẻ VN, nhất là những sinh viên mới ra trường hơi yếu về khoản này. Vì vậy ngay bây giờ, các bạn phải gấp rút lăn xả vào thực tế, để làm dày thêm cho phần kinh nghiệm của mình. Không cần phải liệt kê tất tần tật những công việc lớn nhỏ mà bạn đã

Page 49: MEO VIET CV

kinh qua. Chỉ cần lựa chọn một hai công việc có giá nhất và thành tựu lớn nhất đạt được là đủ.

Hoạt động ngoại khóa:

Ðây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Có thể trình bày cả sở thích của bạn trong phần này. Thành tích hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.

Ngày tháng tốt nghiệp đại học:

Đây là phần kết thúc cái CV hiện đại của bạn.

Ðừng che dấu cá tính của mình trong CV. Bây giờ nó không khô khan như trước kia nữa, CV đi tiền trạm cho bạn và nó quyết định tương lai của bạn! Đây là CV của một ứng viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Và tôi chắc, CV của bạn sẽ có thể hoàn toàn ấn tượng và thu hút hơn nhiều!

* Thông tin cá nhân:

Ðỗ Khoa Hồng An

08/09/1982

207/13 đường 3/2 P.11, Q.10, TPHCM

* Quan điểm nghề nghiệp:

Thích hợp với những vị trí ngoại giao, thương thuyết. Những công việc đòi hỏi về khả năng ứng xử giao tiếp tốt. Rất mong được làm việc trong một môi trường hiện đại, cạnh tranh lành mạnh và có cơ hội thăng tiến.

* Khả năng và bằng cấp:

+ Giao tiếp tốt

+ Thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp

+ Có năng khiếu viết.

+ Nhạy cảm cao đối với nghề giao tiếp.

+ Tốt nghiệp đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, khoa ngữ văn Anh loại giỏi.

+ Ðạt IELTS 7.0

Page 50: MEO VIET CV

* Kinh nghiệm làm việc:

+ Cộng tác với các báo

+ Cộng tác với Ðài truyền hình TPHCM 8 năm trong vai trò MC.

+ Thực hiện vài quảng cáo cho một số sản phẩm của Pepsi và Uniliver.

* Hoạt động ngoại khoá:

+ Tham dự và đoạt giải các cuộc thi hát đơn ca của SVHS hàng năm.

+ Tham gia 5 kịch truyền hình và 3 phim

+ Làm ngừơi mẫu quảng cáo và mẫu ảnh.

+ Lồng tiếng quảng cáo.

+ Dẫn chương trình cho Ðài và các lễ hội của sinh viên

* Thời gian tốt nghiệp: X/Y/Z loại: ưu

Theo SVVN

Các nhà tuyển dụng vẫn hay than phiền rằng nhiều ứng viên chưa hiểu hết giá trị của đơn xin việc. Vì thế, họ phải đọc rất nhiều lá đơn xin việc được viết một cách khuôn sáo, chung chung, không làm nổi bật nét riêng của ứng viên.

Đơn xin việc (cover letter) hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân của ứng viên. Nghĩa là đơn xin việc của bạn phải khác với lá đơn xin việc của các ứng viên khác. Có như thế, bạn mới mong thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Mục đích quan trọng nhất của lá đơn xin việc là giới thiệu bản thân người viết, làm nổi bật họ trước mắt nhà tuyển dụng. Trong khi resume (tạm dịch là sơ yếu lý lịch) mang nhiệm vụ tóm tắt về bằng cấp, kinh nghiệm của bạn, thì đơn xin việc chính là mảnh đất màu mỡ để bạn canh tác, tiếp thị bản thân.

Thông thường, đơn xin việc phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Giới thiệu bản thân một cách khái quát nhất nhưng đầy đủ thông tin.

- Nêu bật những bằng cấp, kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc.

- Giải thích thêm những điều mà resume của bạn chưa nói được.

- Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn đã bỏ thời gian tìm hiểu về công ty rất kỹ.

Page 51: MEO VIET CV

- Chứng tỏ kỹ năng viết của bạn.

- Thuyết phục nhà tuyển dụng dành cho bạn một cuộc phỏng vấn.

Khi bắt tay vào viết đơn xin việc, bạn cần chú ý các điểm sau:

1. Mục đích:

Mục đích của bạn khi viết đơn xin việc là muốn giới thiệu sơ về bản thân mình và khiến nhà tuyển dụng phải hứng thú mong gặp bạn trong cuộc phỏng vấn. Vì vậy, thư xin việc phải cung cấp các thông tin hấp dẫn về bản thân bạn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết năng lực, trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp, sự nhiệt tình và hứng thú của bạn đối với công việc này. Những lý do nêu ra phải cụ thể, rõ ràng. Bạn không thể viết chung một lá đơn xin việc và gửi cho nhiều công ty khác nhau, hay nhiều vị trí công việc khác nhau.

2. Nội dung:

Trong lá thư xin việc, bạn phải cho nhà tuyển dụng biết được:

- Vì sao bạn mong muốn được làm việc trong công ty.

- Vì sao bạn cho rằng mình hoàn toàn phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Thêm vào đó, đơn xin việc của bạn phải làm nổi bật những bằng cấp, kỹ năng riêng của bạn liên quan đến công việc, cũng như sơ lược những kinh nghiệm bạn từng có mà bạn biết rằng chúng hữu ích cho công việc này (thông tin chi tiết bạn nên viết trong resume).

Văn phong cũng là yếu tố quan trọng để khiến nhà tuyển dụng tiếp tục hứng thú đọc resume của bạn. Nếu công việc tương lai của bạn đòi hỏi tính sáng tạo như làm quảng cáo, event, thiết kế... hãy thể hiện óc sáng tạo và khả năng hài hước của bạn ngay trong lá đơn xin việc.

3. Cách trình bày (format):

Đoạn đầu của đơn xin việc bạn có thể viết ngắn gọn trong khoảng 2-3 câu với nội dung: Bạn muốn nộp đơn vào vị trí tuyển dụng nào. Vì sao bạn biết thông tin tuyển dụng này.

Đoạn giữa của đơn xin việc thường bao gồm 3 đoạn nhỏ, trong đó bạn viết chi tiết hơn về những bằng cấp hoặc kinh nghiệm thể hiện bạn có năng lực phù hợp cho công việc.Hãy làm nổi bật những điểm mạnh của bản thân một cách tổng quát và đề nghị người đọc xem thông tin chi tiết trong bản resume bạn gửi đính kèm.

Phần kết thúc trong đơn xin việc bao giờ cũng là lời đề nghị của bạn mong được sắp sếp một cuộc phỏng vấn để bạn có thể thể hiện bản thân một cách chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Nếu bạn đang đi làm cho một công ty khác, bạn nên viết rõ rằng mình mong có được

Page 52: MEO VIET CV

cuộc phỏng vấn vào ngày giờ cụ thể nào. Đừng quên thể hiện rằng bạn rất nhiệt tình với công việc và cuộc phỏng vấn sắp tới.

Lá thư xin việc thường kết thúc bằng lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian để đọc hồ sơ của bạn.

......

Xin giới thiệu với bạn 2 mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh. Đây chỉ là những ví dụ để bạn tham khảo. Điều quan trọng nhất là lá đơn xin việc của bạn phải do chính bạn viết ra, hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân của bạn và có thể thể hiện bạn một cách rõ ràng nhất.

Ví dụ 1:

34 Second Street

Troy, New York 12180

October 4, 2001

Ms. Gail Roberts

Recruiting Coordinator

Department DRR 1201

Database Corporation

Princeton, New Jersey 05876

Dear Ms. Roberts,

Your advertisement for software engineers in the January issue of the IEEE Spectrum caught my attention. I was drawn to the ad by my strong interest in both software design and Database.

I have worked with a CALMA system in developing VLSI circuits, and I also have substantial experience in the design of interactive CAD software. Because of this experience, I can make a direct and immediate contribution to your department. I have enclosed a copy of my resume, which details my qualifications and suggests how I might be of service to Database.

I would like very much to meet with you to discuss your open positions for software engineers. If you wish to arrange an interview, please contact me at the above address or by telephone at (518) 271-9999.

Page 53: MEO VIET CV

Thank you for your time and consideration.

Sincerely yours,

Joseph Smith

Ví dụ 2:

1234 15th Street

Troy, New York 12180

January 30, 2002

Mr. John M. Curtis

Recruiting Coordinator

HAL Corporation

55 Washington Avenue

New York, New York 10081

Dear Mr. Curtis,

As an experienced computer programmer who is presently pursuing a master"s degree in electrical engineering at Rensselaer Polytechnic Institute, I am writing to request information about possible summer employment opportunities with HAL. I am interested in a position that will allow me to combine the talents I have developed in both computer programming and electrical engineering. However, as you can see from the attached resume, I have extensive experience in many related fields, and I always enjoy new challenges.

I feel that it is important for me to maintain a practical, real-world perspective while developing my academic abilities. I am proud of the fact that I have financed my entire education through scholarships and summer jobs related to my field of study. This work experience has enhanced my appreciation for the education I am pursuing. I find that I learn as much from my summer jobs as I do from my academic studies. For example, during the summer of 1986, while working for IBM in Boca Raton, Florida, I gained a great deal of practical experience in the field of electronic circuit logic and driver design. When I returned to school in the fall and took Computer Hardware Design, I found that my experience with IBM had thoroughly prepared me for the subject.

Having said all this, I realize that your first consideration in hiring an applicant must not be the potential educational experience HAL can provide, but the skills and services the

Page 54: MEO VIET CV

applicant has to offer. I hope the experience and education described in my resume suggest how I might be of service to HAL.

I welcome the opportunity to discuss with you how I might best assist HAL in fulfilling its present corporate needs. I will be available for employment from May 14 through August 31, 2002. Please let me know what summer employment opportunities are available at HAL for someone with my education, experience, and interests. You can reach me at the above address or by phone at (518) 271-0000.

Thank you for your consideration.

Sincerely yours,

Joan Doe

S.A theo About/careers, Rensselaer.edu

Có một sơ yếu lý lịch tuyệt vời là một thành tố quan trọng để quá trình tìm việc thành công. Sơ yếu lý lịch của bạn là ấn tượng đầu tiên mà một công ty sẽ có được về bạn, và nó cần phản ánh cái tốt nhất mà bạn phải có.

Dĩ nhiên kinh nghiệm của bạn và bạn mô tả những kinh nghiệm đó hiệu quả như thế nào là yếu tố quan trọng nhất của một sơ yếu lý lịch hay, nhưng những thứ nhỏ nhặt như ngữ pháp, và hãy chắc rằng không có lỗi in ấn cũng quan trọng không kém.

Cho dù một hồ sơ viết hay không bảo đảm rằng bạn sẽ có được một lời mời làm việc, thì một hồ sơ dở lại có thể làm hỏng cơ hội có được việc làm bạn mong muốn. Sau đây là những yếu tố của một sơ yếu lí lịch thành công:

Không trình bày cầu kỳ. Sơ yếu lý lịch của bạn chỉ nên có một font chữ, không nên gạch dưới hoặc in nghiêng loè loẹt. Cỡ chữ phải thống nhất từ đầu đến cuối, trừ tên của bạn có thể được tô đậm hoặc lớn hơn một tí.

Định dạng đơn giản. Chia thành từng phần riêng biệt cho quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn. Kinh nghiệm làm việc của bạn nên được trình bày theo thứ tự thời gian ngược lại, và bao gồm ngày tháng, địa điểm và chức vụ.

Hình thức đơn giản. Hãy tạo ra những phần riêng biệt cho trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Kinh nghiệm làm việc của bạn nên được trình bày theo trật tự thời gian, và nhớ bao gồm ngày tháng, nơi làm việc và chức vụ.

Nhấn mạnh những thành tích của mình chứ không chỉ những trách nhiệm trong những công việc trước đây. Hãy chắc rằng bạn trình bày những gì mình đã làm bằng cách phác thảo những quá trình, tác động và kết quả cụ thể đối với bạn. Hãy mô tả những thành tựu

Page 55: MEO VIET CV

của bạn và bao gồm thông tin về những cách mà bạn thành công nhất và tạo một tác động trong từng công việc trước đây của bạn.

Cung cấp những thông tin cá nhân phù hợp hoặc đáng quan tâm. Ví dụ: nhắc tới việc bạn dành nhiều thời gian cho bạn bè sẽ chẳng làm bạn trở thành một ứng viên lôi cuốn, nhưng nhắc tới việc bạn có thể nói được ba thứ tiếng hoặc giành được một giải thưởng lại thể hiện khả năng của bạn và có thể đem đến cho bạn và người phỏng vấn bạn có nhiều điều để nói hơn.

Và cuối cùng, đừng nên mắc lỗi ngữ pháp hoặc chính tả. Khôn ngoan nhất là hãy nhờ một người bạn đọc lại trước khi bạn gửi hồ sơ đi.

Theo Vietnamwork

Bất luận là nhà tuyển dụng có yêu cầu hay không, thì đi kèm với một loạt các văn bằng, chứng chỉ, rất nên thêm vào một thư xin việc bằng tiếng Anh. Xin giới thiệu một mẫu thư tham khảo, nhằm giúp bạn viết một bức thư có nội dung, văn phong và trình bày tốt.

Trước hết, phải tuân thủ nguyên tắc trình bày thư đã quen thuộc với hầu hết người nước ngoài, đó là thứ tự và căn chỉnh các đoạn. Để tránh rườm rà, hãy thực hiện căn trái toàn bộ nội dung, dùng font chữ chân phương, chẳng hạn Times New Roman (13 points). Bên trên cùng, ghi địa chỉ liên lạc và số điện thoại của bạn, sau đó đến ngày viết thư, rồi tên người nhận. Nội dung thư được trình bày trong diện tích còn lại của trang A4, nên ngắn gọn, rõ ràng.

Văn phong tiếng Anh có đặc thù là đi vào mục đích chính ngay khi mở đầu nội dung. Vì vậy, bạn nên “đặt tên” thư bằng một dòng in nghiêng, mở đầu bởi từ dẫn Reference, ví dụ: Re: Salesman post. (Dự tuyển vị trí nhân viên bán hàng). Chú ý, câu này sẽ được sắp xếp ngay sau địa chỉ người nhận và trước khi bắt đầu trình bày thư.

Tổ chức nội dung thư có nhiều cách khác nhau và còn tuỳ thuộc vào các yếu tố: kiến thức cá nhân của người viết, yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, để tránh lan man, chỉ nên gói gọn lại trong 3 đoạn, lần lượt nói về nguyên nhân đăng ký thi tuyển, những hiểu biết về chuyên môn của bạn và một số điểm mạnh cá nhân (thông minh, nhanh nhẹn, sẵn sàng công tác xa...).

Kết thúc thư, hãy khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn mong muốn được gặp trực tiếp họ trong một buổi intervew (I am looking forward to an intervew at your office).

Dưới đây là một mẫu khá thông dụng:

Nguyen Van Nam

6 Lang Trung, Dong Da, Ha Noi

Tel: 090-260448

Page 56: MEO VIET CV

May 10, 2001

ABCD Enterprise

Attn: Human Resources Manager

Re: Salesman post

Dear Sir,

In reply to your advertisement in the Newspaper, I am pleased to enclose my C.V to apply for the Salesman position of your office in HCMC.

From my C.V, you will see that, I graduated from Foreign Trade University with a good bachelor degree. I have a good command of Vietnam economic and social situation, and I am confident in doing business.

At present, I am working for....

In addition, I am active and enthusiastic. I am willing to learn and do what takes to get a job done well even under pressure or on far mission.

I am looking forward to an interview at your office.

Yours faithfully,

Nguyen Van Nam

Theo Mạng việc làm Việt Nam

Nội dung của đơn xin việc cần phải thực tế. Trước khi viết, cần phải tìm hiểu về công ty mình định xin việc. Trong đơn, nên tỏ rõ sự quan tâm, tự hào trách nhiệm với công ty và nhiệt tình với công việc.

Đơn xin việc tốt nhất nên gửi cho cá nhân, trừ trường hợp công ty quy định là gửi về “Phòng Nhân sự” hoặc “Phòng Tuyển dụng”. Nếu được thì nên gửi cho người có toàn quyền quyết đinh tuyển dụng.

Ví dụ 1:

Thưa Quý Anh/Chị

Bằng lá đơn xin việc này, mong Quý Anh/Chị sẽ tuyển dụng tôi vào làm đại diện bán hàng kỹ thuật của Công ty. Thông tin này được đăng trên Tuyendung.com ngày thứ hai.

Page 57: MEO VIET CV

Tôi xin gửi kèm bản lý lịch tóm tắt để Quý Anh/Chị xem xét. Tôi tin tưởng rằng Quý Anh/Chị sẽ thấy tôi có đầy đủ năng lực và phẩm chất để đảm bảo hoàn thành tốt công việc đó.

Đọc kỹ lý lịch tóm tắt của tôi, Quý Anh/Chị sẽ nhận thấy qua hơn hai năm làm công tác bán hàng kỹ thuật, tôi đã có kinh nghiệm về vấn đề kinh doanh mua bán. Trong khả năng của mình, tôi khá thành thạo việc tạo dựng và tái thiết lập mạng lưới khách hàng, mở rộng và quản lý những khu vực mới, đàm phán hợp đồng và dịch vụ sau khi bán hàng. Tôi tin rằng những kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực này sẽ phát huy được tác dụng trong Công ty ABC.

Ngoài ra, tôi còn thông thạo, hiểu biết các quá trình đấu thầu của các hộ kinh doanh và phân loại số hiệu linh kiện và sơ đồ. Trong hai năm kinh doanh, tôi đã nâng được lượng tiêu thụ hàng hóa lên gấp đôi. Tôi được coi là người có thể biết phân biệt và giải quyết vấn đề, không làm ảnh hưởng đến cá nhân, khách hàng và các đối tác khác.

Tôi mong rằng sẽ có cơ hội được thảo luận với Quý Anh/Chị về việc sẽ đóng góp sức mình như thế nào đối với Công ty ABC. Mong câu trả lời của Quý Anh/Chị. Hy vọng lúc thích hợp, Quý Anh/Chị sẽ thu xếp thời gian để phỏng vấn tôi.

Xin gửi tới Quý Anh/Chị lời chào trân trọng!

Ký tên.

Ví dụ 2:

Thưa Quý Anh/Chị

Tôi xin gửi kèm theo bản lý lịch tóm tắt của tôi để Quý Anh/Chị xem xét theo như quảng cáo mà Quý Anh/Chị đăng trên trang “Tuyendung.com”.

Là một trợ lý phó tổng giám đốc và là một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, tôi tin rằng kinh nghiệm của bản thân sẽ đáp ứng được những yêu cầu của Quý Anh/Chị.

Tôi đã làm việc trong lĩnh vực đó 5 năm, công việc này có lẽ được coi là “ở đâu cần ta đi đến đó”. Điều này cũng là để phát triển thêm năng lực của bản thân, giúp tôi có thể chiến thắng đối với những công việc phức tạp. Tôi biết cách tìm ra những biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả, song vẫn luôn giữ tính hài hước.

Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh, quản lý, tôi có sự nhạy cảm đối với những yêu cầu của nhân viên cao cấp. Tôi có bề dày kinh nghiệm, thông thạo về máy vi tính. Mọi người đánh giá tôi là một người biết ăn nói và viết lách.

Tôi tin rằng Quý Công ty sẽ tạo cho tôi không khí làm việc phù hợp và có đất dụng võ cho những kinh nghiệm phong phú của bản thân.Về vấn đề tiền lương, tôi có yêu cầu hợp lý, có thể thoả thuận căn cứ vào trách nhiệm thực tế và cơ hội thăng tiến.

Page 58: MEO VIET CV

Xin trân trọng kính chào!

Ký tên

Theo Mạng việc làm Việt Nam

Một bài đơn xin việc mẫu ví dụ nè (đối tượng sinh viên thực tập):

23 Roanoke StreetBlacksburg, VA 24060

(540) 555-1123email: [email protected]

October 23, 2006

Mr. James G. WebbDelon Hampton & Associates800 K Street, N.W., Suite 720Washington, DC 20001-8000

Dear Mr. Webb:

I will be graduating from Virginia Tech with a Bachelor’s degree in Architecture in May 2007, and am researching employment opportunities in the Washington area. I obtained your name from VT CareerLink, Career Services’ Alumni database. I very much appreciate your volunteering to help students with job search information, and I hope that your schedule will permit you to provide me with some advice. I am particularly interested in historic preservation and understand that your firm does work in this area. I am also interested in learning how the architects in your firm began their careers. My resume is enclosed simply to give you some information about my background and project work.

I will call you in two weeks to arrange a time to speak to you by telephone or perhaps visit your office if that would be convenient. I will be in the Washington area during the week of November 21. I very much appreciate your time and consideration of my request, and I look forward to talking with you.

Sincerely,(handwritten signature)Kristen Walker

Encl.