21
1 Li gi i thi u Nhm cung cp nhng thông tin, ki ế n thc sơ bnht vđi u ki n đất đai, đị a hình - thi ti ế t, khí hu và quy hoch phát tri n kinh t ế xã hi c a các t nh trong vùng dán đến các cán bdán nói chung, cán bsinh kế CF nói riêng. Ti ế n s ĩ Tr n Thu Hà (TAPI) đã sưu t m và biên son mt sthông tin cơ bn vsinh kế”. Xin trân tr ng gi i thi u để bn đọc tham kho.

MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

  • Upload
    vudieu

  • View
    234

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

1

Lời giới thiệu

Nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức sơ bộ nhất về điều kiện đất đai,

địa hình - thời tiết, khí hậu và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các

tỉnh trong vùng dự án đến các cán bộ dự án nói chung, cán bộ sinh kế và

CF nói riêng. Tiến sĩ Trần Thu Hà (TAPI) đã sưu tầm và biên soạn “một số

thông tin cơ bản về sinh kế”.

Xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Page 2: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

2

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC TỈNH DỰ ÁN

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH

Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và

dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km,

với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m.

Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao

trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi

thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông

Page 3: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

3

Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng

lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ

Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc

Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh

ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT, KHÍ HẬU1

Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.

Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè và Mùa đông.

Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn ở các

thung lũng.

Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%,ở các tiểu vùng có độ chênh lệch

từ 2 – 5%.

Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500 mm/năm.

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và gió lạnh địa phương. Ngoài

ra: Mưa đá ,sương muối,băng giá…Khí hậu vùng Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió

mùa cực đới, cho nên mùa đông lạnh ở đây ngắn và ổn định hơn so với các vùng phía

đông Hoàng Liên Sơn.

Điều kiện tự nhiên ở đây (chế độ nhiệt-ẩm, đất đai,...) thuận lợi cho việc mở rộng các

đồng cỏ và phát triển chăn nuôi quy mô lớn, nhất là trâu, dê, bò sữa và cũng thích hợp

cho việc trồng một số cây ăn quả và cây công nghiệp.

1 Tài liệu: Về tài nguyên và xu thế diễn biến khí hậu ở các vùng lãnh thổ Việt Nam. TSKH Nguyễn Duy Chinh. Viện KH

khí tượng thủy văn và môi trường

Page 4: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

4

CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH2

1. Ðất xám bạc màu: phân bố ở tất cả các tỉnh dự án

Nhược điểm chính của đất xám bạc màu là chua, nghèo chất dinh dưỡng, thường

xuyên khô hạn. Hướng sử dụng: trồng các loại cây chịu hạn như ngô, khoai, sắn, lúa

cạn, điều, cao su, các cây họ đậu (lạc, đậu tương, đỗ xanh v.v..).

2. Ðất xám Feralit phát triển trên đá phiến sét: phân bố ở tất cả các tỉnh dự án

2 Giáo trình Thổ nhưỡng học. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Chương 17

Page 5: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

5

Loại đất này thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp như chè, trẩu, sở,

sơn; các cây ăn quả như dứa, cam, quýt... Cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói

mòn, các mô hình nông lâm kết hợp để hạn chế sự thoái hoá đất.

3. Ðất xám Feralit phát triển trên đá Macma axít: phân bố các tỉnh Lào Cai,

Yên Bái

Loại đất này thích hợp để sử dụng trồng nhiều loại cây như chè, sở, hồi, quế, ngô, khoai,

sắn, lúa nương... và trồng rừng. Ðặc biệt cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn

và các mô hình nông lâm kết hợp.

4. Ðất xám mùn trên núi: Gặp ở độ cao >700-2000 m so với mực nước biển

Ðất xám mùn trên núi hiện được sử dụng trồng rừng là chủ yếu, ngoài ra có thể trồng

một số cây trồng nông nghiệp như lúa nương, ngô, các loại cây ăn quả hoặc trồng cỏ để

chăn nuôi. Chú ý chống xói mòn, bảo vệ đất.

Page 6: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

6

5. Ðất nâu đỏ trên đá Bazan: loại đất này thường gặp ở tỉnh Sơn La

Loại đất này thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như

cao su, cà phê, chè, cam, hồ tiêu, mía... Khi sử dụng loại đất này vào sản xuất nông -

lâm nghiệp cần thực hiện tốt biện pháp chống xói mòn, che phủ giữ ẩm cho đất trong

mùa khô, làm đất tối thiểu để bảo vệ kết cấu đất. Cần bón thêm các loại phân khoáng

N, P, K đặc biệt là phân lân.

6. Ðất đỏ nâu trên đá vôi:

thường gặp ở các tỉnh có núi đá vôi như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình

Page 7: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

7

Ðất chủ yếu thích hợp cho việc trồng ngô, đậu tương, khoai lang, sắn, lúa nương, mía,

bông, gai. Chú ý chống xói mòn và bón phân bổ sung cho đất.

7. Ðất nâu vàng: thường phân bố ở tỉnh Sơn La

Ðất này thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn như ngô, các loại đỗ, khoai lang, sắn,

lúa nương, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp. Chú ý chống xói mòn và bón thêm

phân N, P, K cho những cây trồng cụ thể

8. Ðất mùn vàng đỏ trên núi: phân bố ở tất cả các tỉnh dự án, trong độ cao tuyệt đối

từ 700-900m đến 2000m. Khí hậu lạnh và ẩm, nhịêt độ bình quân trong năm từ 15-

20 oC. Ðất này nên để trồng rừng hoặc rừng tự nhiên phát triển.

Page 8: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

8

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH DỰ ÁN ĐẾN NĂM 20203

(Các thông tin liên quan đến hoạt động thuộc tiểu hợp phần 2.2 và 2.3)

Tỉnh Phương hướng phát triển: (Phần liên quan trực

tiếp đến hoạt động sinh kế của dự án – tiều hợp

phần 2.2. và 2.3)

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Hòa Bình Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông

nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên

diện tích canh tác, phát triển sản phẩm chất lượng

cao, sản phẩm sạch, nền nông nghiệp hàng hoá có

sức cạnh tranh cao, nhiều sản phẩm có thương hiệu,

để nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Tập trung phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở

thành ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp.

Nâng tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu

nông nghiệp lên 25% vào năm 2015 và khoảng 33-

35% vào năm 2020.

- Nông nghiệp: Gắn sản xuất nông nghiệp với

công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và thị

trường tiêu thụ.

- Lâm nghiệp:Phát triển mạnh trồng rừng kinh tế

chất lượng và hiệu quả cao

- Thủy sản: phát triển nuôi thuỷ sản ao, hồ nhỏ

(dưới 5 hecta);phát triển nuôi thuỷ sản ruộng

cấy lúa và phát triển nuôi cá lồng, bè trên sông

Sơn La Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và

kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các làng

nghề truyền thống phục vụ du lịch và tiêu dùng

Xây dựng vùng vành đai thực phẩm, hoa, cây công

nghiệp hàng năm. Phát triển nhanh các loại gia súc

ăn cỏ như bò sữa, bò thịt chất lượng cao, trâu, dê,

lợn hướng nạc.

Điện Biên

Phát triển toàn diện ngành nông, lâm nghiệp, tạo

- Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả,

hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản

phẩm chủ lực.

3 Trang Web của các tỉnh dự án

Page 9: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

9

bước chuyển biến căn bản nền sản xuất nông - lâm

nghiệp của Điện Biên theo hướng sản xuất hàng

hóa, đa dạng hóa sản phẩm. Tập trung phát triển

ngành chế biến nông lâm sản.

- Nâng tỷ trọng chăn nuôi lên 35 % và phát triển

ổn định sản xuất lương thực.

- Ngư nghiệp: tận dụng tối đa khả năng mặt nước

của các hồ, ao trên địa bàn để nuôi trồng thủy

sản. Chú trọng phát triển các giống thủy sản mới

có giá trị kinh tế cao.

Yên Bái Phát triển nền nông, lâm nghiệp toàn diện, tiếp tục

hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây

trồng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế

biến. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành

khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp để tăng

nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công

nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống

Phát triển các vùng kinh tế:

+Vùng kinh tế phía Đông: Lục Yên và Văn Yên.

Tập trung phát triển các loại cây lương thực, thực

phẩm, chè, quế, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản,

công nghiệp chế biến nông, lâm sản, các ngành

dịch vụ, du lịch.

+ Vùng kinh tế phía Tây: Văn Chấn, Trạm Tấu,

Mù Cang Chải. Tập trung phát triển cây lương

thực, chè Shan, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn

nuôi đại gia súc

Lào Cai

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; giảm tỷ

trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn

nuôi và dịch vụ. Phát triển các vùng sản xuất tập

trung, chuyên canh, thâm canh cao đối với các loại

cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường ổn

định. Phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng

thủy sản.

- Xây dựng hệ thống lai tạo, chọn lọc và sản xuất

cây, con giống có năng suất cao; bảo tồn và phát

triển các giống con, cây trồng có nguồn gen quý

hiếm như: giống gà đen, lợn Mường Khương, bò

vàng Si Ma Cai, trâu Bảo Yên, lúa Sén Cù, lúa

Khẩu Nậm Xít, lúa Tàu Bay, đậu tương vàng

Mường Khương v.v...;

- Phát triển chăn nuôi tại chỗ giống bò vàng vùng

cao ở huyện Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa

Lai Châu - Phát triển các vùng kinh tế:

Page 10: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

10

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành

nông nghiệp, lựa chọn một số cây, con có ưu thế

để tập trung phát triển, chuyển sang sản suất hàng

hóa, gắn với công nghiệp chế biến

+ Vùng kinh tế động lực: (Phong Thổ, Tam

Đường) phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm

sản với các mặt hàng chủ lực là chè, lúa gạo, thảo

quả, thịt trâu, bò, sữa.

+Vùng cao nguyên Sìn Hồ: phát triển vùng thành

khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng

gắn với phát triển nông nghiệp chất lượng cao, phát

triển cây dược liệu, hoa, cây ăn quả ôn đới.

Page 11: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

11

YÊU CẦU SINH THÁI CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

Cây lúa

Điều kiện đất đai

Loại đất tốt nhất để cây lúa sinh trưởng và phát triển là đất phù sa ở vùng đồng

bằng và phù sa ven sông suối ở các tỉnh Trung du và miền núi. Để đảm bảo ẩm độ đất

phù hợp cho cây lúa trong suốt quá trình phát triển thì nên chọn loại đất có thành phần

cơ giới thịt trung bình là phù hợp nhất vì đây là loại đất có khả năng giữ nước tốt. Đất

thịt nặng giữ nước tốt nhưng dễ bị nứt nẻ khi hạn hán. Đất thịt nhẹ lại có khả năng giữ

nước, giữ phân kém.

Tuy nhiên, do thiếu đất canh tác nên đồng bào các dân tộc địa phương đã rất

thông minh khi tạo ra các ruộng bậc thang để sản xuất lúa nước trên các sườn núi. Đặc

điểm của đất ở đây là đất thịt trung bình hoặc thịt nặng, khả năng giữ nước khá. Vì

vậy, mặc dù không phải là đất phù sa nhưng nhờ được canh tác lâu đời, diện tích đất

này đã được cải tạo tốt và khá phù hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.

Ánh sáng và nhiệt độ

Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu

kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh

hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa. Ðặc biệt với một số

giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình

làm đòng, ra hoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm

quang). Nhìn chung, điều kiện ánh sáng và nhiệt độ của các tỉnh miền núi phía Bắc là

phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Ẩm độ và lượng mưa: lượng mưa cần cho một vụ lúa là 900 - 1100 mm .Như

vậy, lượng mưa ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong vụ Mùa là hoàn toàn đáp ứng đủ

Page 12: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

12

nhu cầu về nước của một vụ lúa. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có năm lượng mưa

phân bố không đều, nhất là thời kỳ đầu và giữa vụ dễ gây ra hạn hán hoặc ngập lụt đối

với sản xuất lúa.

Cây ngô

Điều kiện đất đai

Ngô sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu

hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0. Ở đất chua

(pH<5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa các gân, sau đó có màu tím đỏ và cây bị

chết. Bắp cần rất nhiều các loại nguyên tố đa vi lượng: N, P, K, Mg, Ca, Bo, Cu, Zn,

Fe, Mn, Mo,…Đạm là nguyên tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và

năng suất bắp. Thời kỳ tạo hột là thời kỳ cây cần nhiều lân nhất. Với Kali cây cần

nhiều trong thời kỳ tăng trưởng tích cực đến giai đoạn trổ cờ.

Ở địa bàn các tỉnh dự án, do đặc thù của điều kiện tự nhiênphần lớn diện tích lúa

được duy trì với hình thức sản xuất một vụ. Do đó , để nâng cao tổng thu nhập trên

một đơn vị diện tích đất, ở những nơi có điều kiện, việc bố trí cơ cấu cây trồng: lúa

mùa – cây trồng cạn là rất cần thiết. Trên đất trồng lúa 2 vụ, ở những nơi có điều

kiện nên bố trí cơ cấu cây trồng: Lúa Xuân – Lúa Mùa – cây vụ Đông.

Các loại cây trồng cạn nên được lựa chọn là các loại cây có khả năng chịu hạn khá

như:đậu đỗ (lạc, đỗ tương, đỗ xanh, vừng, ngô v.v..).

Để duy trì độ phì đất nên lựa chọn các loại cây đậu đỗ vì đây là các loại cây trồng

có khả năng làm giàu đạm nhờ nốt sần ở rễ có khả năng cố định đạm khí trời.

Nếu lựa chọn cây ngô thì cần thiết phải tăng cường bón phân để vừa tạo điều kiện

cho cây ngô sinh trưởng, phát triển, vừa để hạn chế hiện tượng suy giảm độ phì đất

do ngô là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao và có khả năng khai thác dinh dưỡng trong

Page 13: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

13

Ánh sáng và nhiệt độ: Ngô là cây ngày ngắn. Ngô cần nhiệt độ ấm áp để phát triển.

Ngô cần ánh sáng nhất là vào giai đoạn trổ cờ đến chín sáp. Thiếu ánh sáng và dư đạm

sẽ làm giảm năng suất.

Ẩm độ và lượng mưa

Ở nước ta lượng mưa hàng năm phổ biến từ 1700 – 2000 mm đủ cho nhu cầu sinh

trưởng phát triển của cây ngô, tuy nhiên lượng mưa tập trung theo mùa nên về mùa

khô cây ngô không đủ nước để phát triển.

Ngô là cây có khả năng chịu hạn ở mức trung bình khá. Tùy giai đoạn sinh trưởng mà

nhu cầu nước của ngô cũng khác nhau. Cây cần nhiều nước nhất ở giai đoạn trỗ và tạo hạt.

Cây sắn

Điều kiện đất đai

Sắn có thể trồng trong một phạm vi biến động lớn của đất từ cát nhẹ đến sét nặng,

pH từ 3,5 đến 7,8, ngoại trừ đất úng nước hoặc đất có hàm lượng muối cao. Tuy nhiên,

để sắn đạt được năng suất cao cần chọn loại đất có tiêu chuẩn là: tầng canh tác dày,

không bị ngập úng, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ pH: 6-7, có độ dốc <15o.

- Có thể áp dụng biện pháp trồng xen ngô với các loại cây đậu đỗ (lạc, đậu tương,

đậu xanh, đậu đỏ v.v...) để tăng tổng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất.

- Là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nên ngô được xem là cây “phàm ăn”. Vì vậy

không trồng ngô trên những diện tích đất có độ dốc cao. Nếu trồng trên đất dốc

thì nhất nhiết phải lưu ý biện pháp hạn chế xói mòn đất(trồng giữa các băng

xanh như băng cỏ voi, cỏ sả vừa để hạn chế xói mòn vừa tăng nguồn thức ăn

cho trâu, bò

Page 14: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

14

Ánh sáng và nhiệt độ

Cây sắn là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Có khả năng thích ứng

với biên độ rộng của nhiệt độ từ 10-35oC.

Cây sắn cũng như các cây trồng nhiệt đới khác, trong quá trình sinh trưởng và

phát triển yêu cầu ánh sáng mạnh, trồng trong điều kiện được chiếu sáng đầy đủ sắn sẽ

cho năng suất cao.

Ẩm độ

Sắn là cây có khả năng chịu hạn, nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển

sắn cũng có yêu cầu một lượng nước nhất định, nhất là ở giai đoạn đầu (thời kỳ mọc

mầm và cây con). Nếu thiếu nước cây sinh trưởng phát triển kém.

Cây khoai lang

Điều kiện đất đai

Khoai lang phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau từ cát đến sét nặng. Tuy

nhiên, loại đất thích hợp nhất vẫn là tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ nhiều hữu cơ có

thành phần cơ giới từ cát đến thịt pha cát. Loại đất 30 – 40% sét là thích hợp nhất với

khoai lang. Đất sét nặng thường cho năng suất thấp, củ bị dị dạng, nhiều nước, phẩm

- Có thể áp dụng biện pháp trồng xen sắn với các loại cây đậu đỗ (lạc, đậu tương,

đậu xanh, đậu đỏ v.v...) để tăng tổng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất.

- Là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nên sắn được xem là cây “phàm ăn”. Vì vậy

không trồng sắn trên những diện tích đất có độ dốc cao. Nếu trồng trên đất dốc

thì nhất nhiết phải lưu ý biện pháp hạn chế xói mòn đất(trồng giữa các băng xanh

như băng cỏ voi, cỏ sả vừa để hạn chế xói mòn vừa tăng nguồn thức ăn cho trâu, bò

Page 15: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

15

chất không ngon, tăng trưởng chậm và khó tồn trữ. Khoai lang là cây tương đối chịu

mặn, pH thích hợp từ 4,2 – 8,3 (tốt nhất là 5,0 – 6,8)

Ánh sáng và nhiệt độ

- Khoai lang có thể chịu hạn, chịu nóng sinh trưởng được ở vĩ độ 0 – 450 Bắc và

Nam nhưng chịu lạnh rất kém. Khoai lang thích nhiệt độ ngày và đêm tương đối ấm áp.

- Nhu cầu nhiệt độ khoai lang khoảng 15 – 350C, có thể chịu đựng đến 45

0C, nhiệt độ

cao cây phát triển thân và lá, nếu cộng thêm đất ẩm cây sẽ sinh trưởng dinh dưỡng mà

không tạo củ. Củ khoai phát triển tốt ở 12,5 – 13,0 giờ chiếu sáng mỗi ngày.

Ẩm độ và lượng mưa

Cây cần nhiều nước lúc đang tăng trưởng. Tùy giai đoạn tăng trưởng, ẩm độ thích hợp

nhất là 60 – 80% nước hữu hiệu. Nếu ẩm độ quá cao (>90%) khoai cho nhiều rễ con,

củ nhỏ. Mùa khô nếu giữ ẩm độ đất 70 - 80% sẽ giúp tăng năng suất một cách đáng kể

Cây lạc

Điều kiện đất đai

Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất

trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ

giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và

đất ít chua nhằm thoả mãn 4 yêu cầu của cây lạc:

- Là loại cây có khả năng chịu hạn khá do đó nên sử dụng để trồng trên đất một vụ

lúa.

- Để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất, có thể áp dụng biện pháp trồng xen

đậu đỗ với khoai lang.

Page 16: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

16

- Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang.

- Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm.

- Tia quả đâm xuống đất dễ dàng. Dễ thu hoạch

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-300C và

thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho

thời kỳ nảy mầm 25-30oC, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-30

0C, thời kỳ ra hoa

24-330C, thời kỳ chín 25-28

0C.

Ẩm độ, lượng mưa

Lạc được coi là cây trồng chịu hạn. Tuy nhiên, ở giai đoạn thời kỳ ra hoa, kết quả

lạc lại có nhu cầu về độ ẩm khá cao. Vì vậy, ở các tỉnh dự án, khi bố trí thời vụ

cần chú ý điểm này đối với cây lạc Xuân.

Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến

thu hoạch (không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 - 700mm.

Ánh sáng

Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá

trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng.

Lạc là loại cây trồng có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên phần lớn các loại

đất của các tỉnh dự án.

Lạc là loại cây trồng có thể chịu được bóng râm nên có thể sử dụng để trồng

xen với ngô, sắn, mía và dưới tán cây lâm nghiệp.

Cần lưu ý: không trồng thuần lạc trên vùng đất có độ dốc cao trên 15o

vì sẽ

làm cho quá trình xói mòn đất xảy ra mạnh hơn khi người dân thực hiện làm

cỏ, xói xáo cho cây trồng này.

Page 17: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

17

Cây đậu tương

Điều kiện đất đai: đậu tương có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên nhiều loại

đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa, đất giồng cát. Nhưng muốn đạt hiệu

quả cao thì phải trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha, thịt nhẹ), ít chua.

Lượng mưa: Lượng mưa tối thiểu phải đạt từ 400 mm, tốt nhất là 700 mm trong

một năm.

Ánh sáng: có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện số giờ nắng của các tỉnh dự án.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây đậu tương là

khoảng 25-300C.

Đậu tương là loại cây trồng có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên phần lớn các

loại đất phân bố ở nơi có độ dốc thấp của các tỉnh dự án.

Đậu tương là loại cây trồng có thể chịu được bóng râm nên có thể sử dụng để

trồng xen với ngô, sắn, mía và dưới tán cây lâm nghiệp hoặc luân canh với lúa

một vụ, ngô.

Page 18: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

18

Cây mía

Điều kiện đất đai

Mía là loại cây công nghiệp dễ tính, không kén đất, vì vậy có thể trồng mía

trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía

là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát

nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên

đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu

tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vượt quá

giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc không vượt quá 15oC, đất

không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải

tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra người ta có thể canh tác

mía ở cả những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi.

Tuy nhiên ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng

mức để tránh xói mòn đất.

Nhiệt độ

Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Nhiệt độ bình

quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-26⁰C. Giống mía nhiệt đới

sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 21⁰C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 13⁰C

và dưới 5⁰C thì cây sẽ chết. Những giống mía á nhiệt đới tuy chịu rét tốt hơn

nhưng nhiệt độ thích hợp cũng giống như mía nhiệt đới.

Thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 15⁰C tốt nhất là từ 26-33⁰C. Mía nảy

mầm kém ở nhiệt độ dưới 15⁰C và trên 40⁰C. Từ 28-35⁰C là nhiệt độ thích hợp

cho mía vươn cao. Sự dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm liên quan tới tỉ lệ

đường trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kì mía chin từ 15-20⁰C. Vì

vậy tỉ lệ đường trong mía thường đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục

địa và vùng cao.

Page 19: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

19

Ánh sáng

Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng,

mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là

1200 giờ tốt nhất là trên 2000 giờ.

Ẩm độ và lượng mưa

Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại không chịu được úng. Mía có thể phát

triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía

yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau

một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao. Bởi vậy các vùng

nằm trong vùng khô hạn nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều và

phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả.

Cây Su su

Điều kiện đất đai

Su su là loại cây không có yêu cầu khắt khe về đất trồng. Có thể trồng su su trên

nhiều loại đất khác nhau. Nhưng su su có thể sinh trưởng tốt, cho năng suất cao

trên đất ít chua, giàu mùn, tơi xốp và đủ ẩm

- Có thể trồng xen các loại cây đậu đỗ giữa các hàng mía để tăng tổng thu nhập

trên một đơn vị diện tích đất.

- Để góp phần giảm thiểu tác hại của hiện tượng xói mòn đất, nên áp dụng

phương pháp trồng theo đường đồng mức khí mía được trồng trên trên đất đồi

Page 20: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

20

Ánh sáng và nhiệt độ

Là loại cây có nguồn gốc ôn đới nên cây su su chỉ sinh trưởng phát triển tốt ở

những nơi có độ cao từ 300 m trở lên so với mực nước biển.

Lượng mưa

Lượng mưa tối thiểu phải đạt từ 400 mm, tốt nhất là 700 mm trong một năm.

Cây khoai tây

Điều kiện đất đai

Đất trồng khoai tây tốt nhất là đất pha cát, đất bãi, đất phù sa ven sông. Đất ít

chua (Độ pH phù hợp là 5,2 - 6,4).

Ánh sáng và nhiệt độ

Khoai tây là cây ưa ánh sáng. Thời gian chiếu sáng thích hợp là khoảng 14h/ngày

đêm. Nhiệt độ thích hợp cho thân củ phát triển là từ 16-170C.

Độ ẩm và lượng mưa

Trong thời gian sinh trưởng, khoai tây cần rất nhiều nước. Trước khi hình thành

củ khoai tây cần độ ẩm đất là 60%, khi thành củ yêu cầu độ ẩm đất là 80%

- Là loại cây trồng ưa lạnh nên khoai tây là loại cây trồng thích hợp để phát

triển trong vụ Đông trên đất trồng màu hoặc trong cơ cấu: Lúa Xuân – Lúa

Mùa – cây vụ Đông (trên đất lúa 2 vụ) hoặc lúa Mùa – cây vụ Đông trên đất

lúa một vụ.

Page 21: MOT SO THONG TIN CO BAN VE SINH KE.pdf

21

CÁC TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1.www.agroviet.gov.vn

2.www.agritrade.com.vn

3.www.cayluongthuc.blogspot.com

4.www.chonongnghiep.com

5.www.clc-mis.edu.vn

6.www.diendannongnghiep.gov.vn

7.www.ffs.spri.org

8.www.foodcrop.vn

9.www.khuyennongvn.gov.vn

10.www.heo.com.vn

11.www.hoinongdan.org.vn

12.www.hua.edu.vn

13.www.luagao.blogspot.com

14.www.mard.gov.vn

15.www.nhanonglamgiau.com

16.www.nongnghiep.vn

17.www.tailieu.vn

18.www.thuviensinhhoc.com

19.www.vaas.org.vn

20.www.vcn.vnn.vn

21.www.vinabook.com