54
TẬP SAN VỀ TRANG PHỤC NGƯỜI HÀ NỘI HỌC SINH: ĐỖ MỸ LINH CAO THÚY AN VŨ TIẾN AN NGUYỄN THÁI SƠN PHẠM LONG VŨ TRẦN KHÁNH LONG NGUYỄN TRUNG HIẾU (6/11)

Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Embed Size (px)

DESCRIPTION

jhh

Citation preview

Page 1: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

TẬP SAN VỀ TRANG PHỤC NGƯỜI HÀ NỘI

HỌC SINH: ĐỖ MỸ LINHCAO THÚY AN

VŨ TIẾN ANNGUYỄN THÁI SƠN

PHẠM LONG VŨTRẦN KHÁNH LONG

NGUYỄN TRUNG HIẾU (6/11)

Page 2: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KÌ

  Đến ngày nay, nhiều ca dao, tục ngữ vẫn còn lưu truyền, ngợi ca vẻ đẹp con người được quần áo tôn thêm gấp bội. Vẻ đẹp của một người phụ nữ phải là:

"Khăn nhung vấn tóc cho vừa

Đi giày mõm nhái, đeo hoa cánh bèo.

Quần thâm lĩnh Bưởi cạp điều

Hột vàng quấn cổ ra chiều giàu sang".

Vẻ đẹp của các công tử con nhà giàu thị dân cũng đã có tiêu chí một thời:

"Thấy anh áo lượt xênh xang,

Đồng hồ quả quít, nhẫn vàng đeo tay,

Cái ô lục soạn cầm tay,

Cái khăn xếp nếp, cái dây lưng điều".

Hay:

"Giày ban bóng láng nuột nà,

Khăn xếp chữ nhất, quần là nếp tư".

Trải qua tiến trình dựng và giữ nước, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, đậm nét văn hóa của vùng Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến.

1. Trang phục người Hà Nội thời Hùng Vương

Chứng cứ khoa học cho thấy người Hà Nội biết cách ăn mặc đẹp từ thời Hùng Vương. Nhìn vào những hình trang trí trên trống đồng Cổ Loa (đào được trong lòng đất Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội) đã có thể hình dung được người Hà Nội khi đó trong trang phục ngày hội: đầu đội mũ có gắn lông chim, quần áo cũng làm bằng long chim.  Cũng có thể đó là hình những chiến binh đang cầm vũ khí, trên vũ khí lại được cắm lông chim vì chim dường như là vật tổ của cộng đồng người Việt cổ khi đó, hình ảnh này được miêu tả đáng yêu và phổ biến trên trống đồng. Cũng có cảnh đôi trai gái giã gạo, người con trai được miêu tả như mặc khố chứ không phải mặc áp ngày hội. Hình ảnh trang phục còn được thể hiện hết sức sống động và duyên dáng nơi tượng người phụ nữ khắc họa trên cán dao găn thời này: mặc áo chẽn, bó gọn lưng ong, váy dài chấm gót, có nhiều hoa văn đẹp trên váy áo, thắt lưng ngang hông, đầu đội mũ cao, thắt dải ngang trán.

Page 3: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Đối với trang phục thường ngày thời kỳ này không khác biệt nhiều so với trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc nói chung: Nam mình trần, đóng khố, thân thể, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và các hình khác. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong mặc yếm che kín. Hai loại áo này có thể là chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo cũng có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng làm cho thân hình tròn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và sau người, tận cùng bằng những tua rủ. Váy bó sát thân với mô típ chấm tròn, những đường gạch chéo song song và hai vòng tròn có chấm ở giữa. Màu sắc thường là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt.

Các loại vòng tay, vòng cổ chân và vòng tai bằng đá, bằng đồng cũng là những vật liệu trang sức phổ biến cả ở nam và nữ. Đặc biệt, có những vòng hoa tai bằng đá gắn quả nhạc hay hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các hạt hình trụ, trái xoan hay hình cầu. Đàn ông đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu cho đỏ môi.

Trang phục người Hà Nội thời Lê mạt 

Sang thời Lê mạt do cơ cấu chính trị trong triều đình có nhiều thay đổi và trở nên phức tạp bởi hệ thống cung vua phủ chúa nên lối phục sức của tầng lớp quý tộc cũng ít nhiều thay đổi: Vua mặc long cổn, đội mũ tam sơn hay áo hoàng bào mang đai ngọc; Chúa mặc áo bào tía, đội mũ xung thiên mang đai ngọc; Hoàng thái tử (con vua) mặc áo xanh đội mũ dương đường; Vương thế tử (con chúa) mặc áo đỏ đội mũ cánh chuồn dát vàng, bố tử kỳ lân... Học trò và người thường khi có công việc đều mặc áo thâm, dân quê mặc áo vải thô màu trứng. Đến cuối thời Lê thì ai cũng mặc áo thanh cát màu thâm, xanh sẫm, màu sừng, màu trắng ít dùng. Có thời kỳ màu sừng là màu của tầng lớp vương, công, khanh, sĩ. Nhưng về sau bất kể người sang hèn đều mặc màu này. Còn các màu xanh sẫm, xanh nhạt thì lại cho là quê không dùng nữa (Phạm Đình Hổ (Vũ Trung tuỳ bút)).

Page 4: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Trang phục người Hà Nội  thời kỳ cận đại

 Người Hà Nội thời cận đại rất chú ý đến cách ăn mặc. Khâu đầu tiên là chọn lựa chất liệu của quần áo. Chất liệu may áo ưa chuộng, lúc đó  là the mà phải là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa, nhuộm thâm, thường là the làng La Cả. Chất liệu may quần của nữ là lĩnh làng Bưởi mới là hàng tốt nhất, sợi mịn, mặt bóng. Quần của nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô. Ngoài ra, một số chất liệu vải cao cấp cũng hay được dùng như: sa, xuyến, băng, là, xồi, đũi, nhiễu.... đều là sản phẩm của các làng nghề ở Hà Nội hay các tỉnh lân cận sản xuất. Một số hàng đặc biệt hơn dành cho vương hầu là đoạn, gấm, vóc,...

Thị dân các phố nghề, buôn bán, lao động thì ưa  quần áo màu thâm, trắng và nâu. Quần áo nuộm bằng củ nâu vừa bền màu vừa bền sợi. Phường Đồng Lâm có nghề nhuộm vải nâu nổi tiếng. Thiếu nữ mới lớn thích nhuộm màu nâu non để tôn thêm vẻ đẹp nước da trắng ngần. Các ông bà thì thích nhuộm màu tiết dê. Phường Hàng Đào lại có nghề nhuộm điều.

Trang phục người Hà Nội cuối thế kỷ XVIII đầu XIX

Page 5: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, trang phục của người Hà Nội đã có nhiều thay đổi cả về chất liệu lẫn kiểu dáng. Những loại vải như the, lĩnh, lượt, là được sử dụng khá phổ biến với những kiểu dáng chính như tứ thân cho nữ, áo dài cài chéo vạt cho nam. Sang trọng nữa, đàn ông, đàn bà mặc áo dài lụa trắng bên trong, ngoài lồng áo may bằng sa, xuyến hoặc băng (là những loại vải mỏng có độ bóng, đôi khi có hoa). Vương hầu, quan chức thì dùng hàng đoạn, gấm, vóc. Đoạn gần như lĩnh nhưng dày hơn. Vóc là thứ đoạn mỏng có hoa đồng màu, còn gấm có hoa dệt màu sặc sỡ hoặc bằng kim tuyến.

Hà Nội xưa còn có loại áo mặc trong đám cưới, do nhà chủ giàu có may cho tất cả các khách đến ăn cưới. Xong việc, những áo ấy được nhuộm lại, đem bán rẻ, gọi là “Cố y”. Dân lao động thì chủ yếu dùng áo vải nhuộm nâu, vải mỏng nhuộm nâu non lại là mặt hàng ưa thích của các cô gái bình dân để may áo cánh. Người khá giả cũng dùng màu nâu nhưng là lụa, đũi nhuộm nâu. Thế hệ người già thường thích màu tiết dê, tam giang. Phường Đồng Lầm (nay là làng Kim Liên, quận Đống Đa) có nghề nhuộm nâu nổi tiếng.

Lúc này, màu vàng vẫn bị cấm, chỉ dành riêng cho nhà vua và áo khoác các tượng Thần, Phật. Màu đỏ chủ yếu dùng trong tầng lớp công, hầu, khanh, tướng. Vóc đỏ hay gấm đỏ tươi còn được gọi là màu đại hồng. Con quan to mới sinh ra cũng mặc áo đỏ. Còn nhà giàu chỉ khi bố mẹ khao thượng thọ mới được con cháu mừng cho chiếc áo the đỏ. Phường Hàng Đào chuyên làm nhuộm điều. Màu hoa đào bị coi là lẳng lơ, không đứng đắn, thường dùng cho người múa hát. Màu xanh nhạt “hồ thuỷ” hoặc “thiên thanh” được dùng nhuộm áo mặc lót trong hoặc để lót lần trong áo kép, áo bông. Các cô gái vùng ngoại thành lại thích màu hoa hiên. Mặc áo cánh nâu non, yếm lụa, thắt lưng màu hoa hiên, cũng là “mốt” một thời của các cô gái Hà Nội. Chị em nhỏ nhắn thì ưa thắt một dây lưng màu quan lục, hay tam giang cho nổi rõ cái lưng ong. Kiểu áo phổ biến vẫn là tứ thân, thắt lưng bằng dải lụa màu, còn gọi là “ruột tượng”. Nhà buôn thành thị, nhà giàu xứ quê, còn đeo vào thắt lưng một bộ “xà tích” bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, quả đào xinh xinh đựng thuốc lào cũng bằng bạc và chùm chìa khoá.

Ngoài ra kiểu áo 5 khuy, tay rộng cũng được giới nữ 36 phố phường chấp nhận. Khi mặc, chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ, khoe cái yếm cổ xây, ôm lấy cái cổ trắng nõn nà, cao ba ngấn. Phụ nữ phố phường hay dùng yếm trắng. Phụ nữ ngoại thành dùng yếm nâu. Hội hè mặc yếm đào, yếm hoa hiên. Các bà đứng tuổi ưa cổ xẻ, từ cổ yếm có 3 đường khâu xoè ra. Nam giới mặc áo dài năm thân, vải thâm, có khuy tết chỉ hoặc khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc... người hào hoa

Page 6: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

phong nhã thì mặc áo sa trơn, áo trong và quần màu trắng. Mùa rét, dùng áo kép, có thêm lần vải lụa lót màu tươi, áo bông cộc, trần quân cờ. Khi mặc, người ta còn có thắt lưng bao xanh duyên dáng kèm theo. Một vài trường hợp thực dụng hơn, người ta thắt một cái "ruột tượng: thay cho thắt lưng để đựng tiền và các thứ lặt vặt. Một số người còn đeo bên cạnh thắt lưng một chiếc xà tích bằng bạc đựng vôi ăn trầu. Có khi áo tứ thân còn thêm một vạt để cài khuy, thường là 5 khuy. Bên trong áo tứ thân là yếm trắng, yếm đào.

Ngoài trang phục ra thì trong cách ăn mặc của người Hà Nội còn có nhiều thứ phụ trang đi kèm như giày dép, mũ, nón, ô, lại thên chút đồ trang sức bằng vàng, bạc như vòng, nhẫn, dây, xuyến... để làm tăng vẻ đẹp ngoại hình.

Đáng chú ý nhất trong trang phục phụ nữ là những tà áo dài. Áo dài có từ bao giờ cũng khó xác định, có thể đã hơn trăm năm, nhưng ngày nay trở thành trang phục đẹp nhất, tiêu biểu cho cách ăn mặc đậm đà tính dân tộc của phụ nữ Việt Nam. Tại nhiều hoạt động đối ngoại của đất nước, áo dài trở thành lễ phục không thể thiếu được.

Có thể chiếc áo dài Huế cùng với chiếc nón lá Huế chóp nhọn du nhập ra Hà Nội từ lâu, nhưng chỉ đến nửa đầu thế kỷ XX, áo dài mới được người Hà Nội tiếp nhận và cải tiến nhiều. Áo dài cũng từ đó trở thành trang phục gắn bó với phụ nữ thủ đô.

Nam giới mặc áo có 5 thân, cài khuy tết chỉ hay khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc. Mùa đông thì cả nam và nữ thường dùng áo bông.

6. Trang phục người Hà Nội từ thế kỷ XIX đến ngày nay

Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XX có những phố nổi tiếng về bán vải như Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Vải. Các phố may quần áo nổi tiếng là Hàng Trống, Hàng Gai. Bên cạnh các diễn biến về trang phục triều đình, sự hiện diện của các loại trang sức ở thành Thăng Long trong các tầng lớp nhân dân rất là phong phú. Một số phường ở kinh thành đã đặt tên, nói lên sự sầm uất của các sinh hoạt liên uan đến vấn đề trang phục. Hàng Giầy bán giầy dép. Hàng Đào vào ngày các chợ

Page 7: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

phiên, tấp nập người La Khê, La Cả đến bán the, lụa, lượt, là, người Mỗ bán lụa, người Bưởi bán lĩnh...

Bên cạnh trang phục, sự thanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện ở nón mũ đội đầu. Đẹp nhất là nón làng Chuông, nhưng bộ quai thao làm duyên cho nón lại được làng Triều Khúc dệt. Vì thế, có câu ca:

"Hà Nội thì tết quai tua,

Có hai con bướm đậu vừa xung quanh".

Còn có nón mền giải, nón tam giang dành cho ông già, nón lá cho con nhà giàu, nón lá sen cho trẻ con, nón ba tầm.  Sau này, nhiều loại mũ cũng theo văn minh phương Tây vào Hà Nội. Có mũ cát, mũ lưỡi trai, mũ phớt, mũ nồi,...

Về mùa đông, vẻ duyên dáng của nam thanh nữ tú còn được tô điểm thêm các loại khăn đội đầu hay quấn cổ. Có khi là khăn nhiễu hay khăn nhung có thêm một đoạn độn tóc bằng vải để vấn quanh đầu. Sau này, các thiếu nữ Hà Nội thường có chiếc khăn san mỏng quấn hờ quanh cổ để làm đẹp nhiều hơn là để ấm. Nam giới có loại khăn đầu rìu hay khăn xếp. Bên cạnh việc đi giày sau này, còn phổ biến hơn cả là các loại guốc tre, guốc gỗ, dép quai ngang, dép mũ cong hình lá đề

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, ngoài những trang phục đã trở thành lễ phục của cả nước như áo dài cho phụ nữ, áo vest, sơ mi, quần Tây cho nam giới, người Hà Nội còn sáng tạo ra muôn vàn mốt quần áo mới thích hợp với mọi tầng lớp nhân dân và cũng chịu ảnh hưởng của thời trang quốc tế. Hà Nội đã trở thành 1 trong 2 trung tâm thiết kế và biểu diễn thời trang lớn nhất nước. Các tên phố liên quan đến trang phục tăng lên nhiều so với thời Lê: phố hàng Hài, phố hàng Nón, phố hàng Bạc, phố hàng Vải, phố hàng Chỉ, phố hàng Lược, phố hàng Bông, phố hàng Gai, phố Thợ Nhuộm v.v..., từ đây có thể khai thác được nhiều tư liệu về vấn đề trang phục.

Page 8: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Có nhà nghiên cứu đã cho rằng vấn đề Mặc thời phong kiến là "một phần của pháp chế". Ngày nay với mỗi người, mặc là một phần nhân cách, với xã hội đó là văn hóa, với lịch sử, đó là bước tiến văn minh. Trang phục đặc biệt đậm nét và lâu dài là nữ phục, là lĩnh vực mà bản sắc dân tộc biểu hiện và bảo lưu khá. Đây là một vấn đề văn hóa văn  minh dân tộc, giúp cho các thế hệ mai sau có cái nhìn cụ thể, chính xác hơn về quá khứ Thăng Long - Hà Nội và góp phần xây dựng đời sống văn hóa người Hà Nội.

Như một quy luật tất yếu của lịch sử, trang phục của người Thăng Long-Hà Nội đã có nhiều thay đổi qua từng thời đại. Tuy nhiên nét riêng độc đáo từ vẻ đẹp lịch sự, trang nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo cùng với lối trang sức Hà thành  vẫn được bảo tồn như là một đặc trưng riêng của văn hóa Hà Nội, luôn được các thế hệ Hà Nội gìn giữ ngay cả trong thời chiến tranh gian khổ đến những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc ở thời kinh tế thị trường.

Nhìn lại quá trình lịch sử, trang phục của người Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều thay đổi qua từng thời đại. Tuy nhiên cái vẻ đẹp lịch sự, tranh nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo thì vẫn được bảo tồn như là một đặc điểm riêng của trang phục Hà Nội. Có nhà văn nói rằng, người Hà Nội trong bộ quần áo cần lao giản dị mà vẫn đượm vẻ phong lưu. Nơi mỗi vạt áo của những người con đất Thủ đô ấy dường như ta vẫn thấy hồn Thăng Long vương vất.

YẾM ĐÀO, NÉT ĐỘC ĐÁO TRANG PHỤC THĂNG LONG XƯA  

Page 9: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

 Không chỉ xuất hiện trong đời sống thôn quê Bắc Bộ với vẻ đẹp chân quê, mộc mạc mà trong trang phục Thăng Long xưa, chiếc yếm đào đã góp phần làm nên cái cốt cách trang nhã, tinh tế và thanh lịch của các thiếu nữ: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

 

LỊCH SỬ ÁO DÀI – NÉT DUYÊN DÁNG NHỮNG CÔ GÁI HÀ NỘI

 

 Sự biến thiên của lịch sử tạo nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính và đại diện cho truyền thống của phụ nữ Việt.

 

 

 

 

 

 

 

Không ai biết thời điểm ra đời cụ thể của chiếc áo dài nhưng cách đây hàng ngàn năm, trên trống đồng đã có hình ảnh này. Nó tồn tại cùng với mọi sinh hoạt thường ngày của người Việt, từ giã gạo, làm ruộng, chăn nuôi gia súc... Cho đến thời Hùng Vương, vào những năm 40 - 43 sau Công nguyên, diễn ra cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ. Lịch sử đã ghi lại rằng, khi ấy, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, cưỡi voi đánh trận. 

Page 10: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

 Để tỏ lòng tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà mặc áo tứ thân. Hồi ấy, họ đã khéo léo sử dụng màu sắc tự nhiên từ củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để làm màu nhuộm cho những trang phục, tạo ra nét “văn hóa mặc” đơn giản, tế nhị và kín đáo. 

Page 11: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

 

Page 12: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Áo tứ thân gắn với khăn mỏ quạ, tóc vấn đuôi gà và nón quai thao là hình ảnh tảo tần của bà, của mẹ ngày xa xưa. Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến, phân chia giai cấp, tầng lớp khá rõ ràng. Những người phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu áo tứ thân thành áo ngũ thân hay năm tà để thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những người thuộc tầng lớp nghèo hơn.

Page 13: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

 

Page 14: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

 

Page 15: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Những tiểu thư, con nhà quan hay nhà giàu, mặc áo ngũ thân. 

Page 16: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Có thể thấy rõ sự phân biệt đẳng cấp trong bức ảnh này, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân. 

Page 17: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Một gia đình nhà quan. 

Page 18: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Nền nếp, sự bảo thủ khiến họ phải cân nhắc khi lựa chọn màu sắc. Chỉ những dịp đặc biệt hoặc thân phận là đào hát mới dám dùng màu sặc sỡ cho y phục. Còn lại thường là màu nhẹ nhàng, nhạt như hồng nhạt, lòng tôm, mỡ gà hoặc nâu, trắng, xám, để tránh bị cho là không đứng đắn. 

Page 19: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Một người phụ nữ giàu có trong trang phục áo dài 

Page 20: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Gia đình vua Bảo Đại trong trang phục áo dài đầu thế kỷ 20. Ở miền Bắc, phụ nữ thích may thêm một cái khuy phụ bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo hở ra để lộ những chuỗi hạt trang sức nhiều vòng. 

Page 21: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

 

Page 22: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Thập niên 1930 - 1940, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, được mặc với quần trắng hoặc đen. 

Page 23: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Từ thời đó, hình ảnh các thiếu nữ trường Đồng Khánh, Huế trong đồng phục áo dài tím đã đi vào thi ca, nhạc họa. 

Page 24: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

 

Cũng trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của Pháp nên bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, không chỉ trong tư duy, lối sống, văn học... mà còn cả ở thời trang.  Cũng trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của Pháp nên bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, không chỉ trong tư duy, lối sống, văn học... mà còn cả ở thời trang.

Page 25: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Theo khuynh hướng này, năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường (Lemur) ở phố Hàng Da, Hà Nội, đã cải tiến áo dài với những chi tiết mới mẻ và lạ lẫm như  cổ áo khoét hình trái tim, có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ, vai áo may bồng, tay nối ở vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải...  

Cô Nguyễn Thị Hậu - người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Lemur (Phong Hóa) Áo dài Lemur đã bị những người bảo thủ cho là lố lăng, dị hợm, và lên tiếng công kích dữ dội trên baó chí, mặc dù đuợc những phụ nữ cấp tiến hưởng ứng nhiều. 

Page 26: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Cô Hòa Vân trong bộ y phục tân thời mùa Thu của Lemur 1938 (Trịnh Bách) 

Page 27: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Nhưng loại áo dài Lemur chỉ tồn tại đến năm 1943. Xã hội ngày càng phát triển với con mắt cởi mở hơn, thẩm mỹ cũng khác hơn. Thập niên 60 - 70, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được may thắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áo rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc có dáng “thắt đáy lưng ong”.  

Page 28: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Người phụ nữ Huế trong trang phục áo dài, nón lá duyên dáng năm 1961

Page 29: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Áo dài với kiếng mát

Page 30: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội
Page 31: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Hoa văn đa dạng, nhiều màu sắc

Page 32: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Áo dài và những phụ kiện túi xách "sành điệu".

Page 33: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Áo dài kết hợp với những kiểu tóc model nhất thời bấy giờ

Page 34: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Trong dịp quan trọng nhất đời người, áo dài cũng là một trang phục không thể thiếu.

 

Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo dài bà Nhu)  

Page 35: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Mốt này ban đầu bị nhiều người chống đối, nhưng chỉ một thời gian sau lại nhận được nhiều lời khen ngợi vì nó tôn lên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống của người phụ nữ, lại rất đơn giản, tinh tế. 

Page 36: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Sau này cổ áo được cắt sâu xuống hơn nữa, hình vuông, hay hình tròn rộng khéo léo khoe cái cổ yêu kiều và trang sức đẹp.

Page 37: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Bà Trần Lệ Xuân đã quảng bá áo dài Việt trong hầu hết các cuộc gặp gỡ với người nước ngoài, tiệc tùng, đi chơi...

 

 

Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể.   

Page 38: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Một phụ nữ mặc áo dài mini 

Page 39: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Ca sĩ Khánh Ly (ngoài cùng bên trái) đang mặc áo dài mini. 

Phong trào hippy phương Tây du nhập vào, khiến nhiều phụ nữ muốn "nổi loạn" và thoải mái hơn, nhất là giới trẻ nên đã hình thành một dạng áo dài khác, phần nhiều chỉ dài tới đầu gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ. 

Page 40: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Áo dài gắn với hình ảnh người phụ nữ Việt không chỉ đam đang, nữ tính mà còn anh dũng trong những năm tháng hào hùng nhất của dân tộc. 

Page 41: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Cô gái Huế mặc áo dài năm 1972  

Và con gái Hà Nội năm 1974 

Sau năm 1975 đến thập niên 80, là thời gian khó khăn của đất nước. Nơi nơi đều thực hành tiết kiệm. Thậm chí những chiếc áo dài còn bị cắt lấy hai vạt áo để may áo

Page 42: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

ngắn. Chính vì thế, giai đoạn này, áo dài cũng được chị em biến đổi khá nhiều: tà áo dài ngắn lại, chỉ dài hơn đầu gối một chút, vạt cũng nhỏ gọn hơn. 

Mẫu áo dài những năm 1980 được trưng bày ở bảo tàng phụ nữ Nam Bộ. 

Từ giữa những năm 80 đến thập niên 90, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế bắt đầu khá lên, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn đối với phụ nữ Việt Nam.

Vào năm 1989, cuộc thi Hoa hậu áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, đánh dấu sự hồi sinh phát triển mạnh mẽ của áo dài với hàng loạt các thiết kế mới. Tà áo đuợc may dài hơn, cổ áo cao hơn, màu sắc vải đẹp, phong phú hơn, áo thêu, áo vẽ trở nên thịnh hành... và lần đầu tiên, quần cùng màu với áo chủ đạo thay vì chỉ có đen và trắng như trước.  

Page 43: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Áo dài phát triển cùng với sự xuất hiện và nở rộ của một loạt ngôi sao điện ảnh thời bấy giờ như Diễm Hương, Việt Trinh... 

Áo dài lại một lần nữa trở thành đồng phục cho nữ sinh trung học. 

Từ năm 2000 đến nay, sự giao lưu về văn hóa, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, và

Page 44: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

cái nhìn hiện đại tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo dài biến hóa muôn màu muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam. 

Chính vì thế, nó có mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là hình ảnh đại diện cho con người, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn bè thế giới. 

 

 

 

Page 45: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Là trang phục có trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp và dịp lễ hội lớn nhỏ của Việt Nam.

Page 46: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội
Page 47: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Đại diện cho sự quyến rũ, nữ tính và kín đáo đặc trưng của phụ nữ Việt.

Sự phát triển của xã hội vẫn tiếp tục, và chiếc áo dài không nằm ngoài dòng chảy ấy. Nhưng thực tế đã chứng minh, dù có "vật đổi sao dời" thì cái hồn, cái tinh túy, cái đẹp trong tà áo dài Việt sẽ mãi vẫn được lưu giữ và phát huy, như nhà thơ Văn Tiến Lê đã từng ca ngợi: "Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời. Thân sau vạt trước nên lời nước non."

PHONG THÁI ĂN MẶC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA VÀ NAY 

 "Ăn Bắc mặc Kinh". Câu nói ấy có từ bao giờ? Và Kinh đây là Huế hay Hà Nội? Có lẽ là kinh thành Hà Nội, bởi Thăng Long - Hà Nội xưa và nay về văn vẫn có một nét gì đó, một phong thái nào đó đặc biệt hơn nơi khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 48: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Xưa nay người Hà Nội thường có cách ăn mặc riêng rất đẹp, vừa lịch sự nền nã, hào hoa trang nhã, vừa lộng lẫy

mà vẫn kín đáo.

Áo tứ thân, áo đổi vai, áo mớ ba mớ bẩy. Dải yếm thì có bộ, nhiều màu, từ hồ thủy thiên thanh, đến mỡ gà, hoa

đào - chỉ phơn phớt hoa đào chứ không nồng thắm như cánh sen.

Quan niệm thẩm mỹ đã thay đổi, ngày nay người ta ăn mặc làm sao cho nổi mọi đường cong của cơ thể con gái,

càng lộ ra bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Cùng với dải yếm là sợi dây xà tích bạc, có ống vôi hình quả đào chạm trổ tinh vi. Mỗi bước đi, sợi xà tích như nói

thầm điều gì đó, ấy là không kể những thứ nữ trang khác như kiềng, xuyến, vòng, hoa, hột, dây chuyền, lập lắc...

Sang đầu thế kỷ này, áo tứ thân cải tiến thành áo dài, lúc đó gọi là áo tân thời. Ngày nay áo dài đã trở nên phổ

biến, rất đặc trưng cho Hà Nội, cho Việt Nam, thì lúc đó nhiều gia đình phong kiến, nho học còn chống lại, không

cho con em mặc ra đường, coi nó như một thứ y phục của những người hư hỏng. Thế mới biết cái mới bao giờ

cũng phải đấu tranh kịch liệt mới tự khẳng định được mình để tồn tại.

Mấy chục năm trước đây, áo dài có chiều dài gần chấm gót. Mới khoảng mươi năm lại đây, nó được nâng ngắn

lên trên đầu gối. Chiếc áo nào tha thướt hơn, xin để công luận đánh giá và thời gian trả lời.

Song song với y phục tuy cầu kỳ mà nền nã của phụ nữ, thì nam giới cũng có cách hào hoa trong lối mặc của

mình. Người sang thì áo lam, áo gấm, áo đoạn, áo the, trong còn mặc lót áo dài trắng, người bình dân thì áo vải

thâm.

Phụ nữ vấn khăn trần, khăn vấn, khăn vuông, khăn mỏ quạ thì đàn ông cũng có khăn nhiễu, khăn lượt. Phụ nữ

mặc váy lĩnh cạp diều, gấu cũng màu đỏ để khi đi, màu đỏ ấy chập chờn hiện ra thoáng một cái lại biến đi ngay,

hấp dẫn nhưng không khêu gợi.

Đàn ông thì quần là ống sớ. Gọi là ống sớ vì thường quần may bằng vải trúc bâu, cát bá, hơi cứng, là phẳng phiu,

Page 49: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

giống như cái ống bằng giấy đựng tờ sớ khi cúng.

Phụ nữ đi hài đi hán, hoặc guốc đẽo bằng gỗ. Guốc là cả một cái gộc tre đẽo cong đều phía trước, ở giữa có quai

buộc, đi một bước sẽ kêu lộp cộp, ý như muốn công khai trong sự đi đứng chứ không có gì khuất tất cả. Đàn ông

đi giày Gia Định da bóng láng, đen nhánh, bịt kín năm đầu ngón chân còn phía sau hoàn toàn hở, đây là loại dép

lê, khi chưa có giày Tây. Nay mỗi lần nhìn thấy phụ nữ bán cốm có cái đòn gánh cong một đầu, lại nhớ đến những

đôi guốc nặng chình chịch thời xưa ấy.

Đàn ông mỗi lần đội chiếc khăn lượt thật công phu, mất thì giờ. Khoảng đầu thế kỷ này, ở phố Hàng Bông có nhà

có sáng kiến sắp sẵn cái khăn lượt khăn nhiễu ấy vào khuôn, thành cái khăn cố định, chỉ cần chụp một cái lên đầu

như mũ là xong, người ta gọi nó là khăn xếp. Cái khăn xếp vẫn giữ được chữ "nhân" trước trán, và phía sau vẫn

có thể giữ được cái búi tó nếu không to quá. Thật tiện lợi thoải mái.

Các bà, các chị thường mặc váy ra đường. Váy của người Hà Nội thường bằng lĩnh, bằng lụa hoặc thứ hàng dày

nhưng vẫn mềm mại. Có câu ca dao:

Cái thúng mà thủng hai đầu

Bên Tây thời có, bên Tầu thời không.

Là để chê cười cái váy khi mặc quần đã trở thành phổ biến. Váy lĩnh thường mặc trùm mắt cá chân chứ không

mặc ngắn, đi đứng, người có ý bao giờ cũng khép nép, thu vén cẩn thận.

Cùng với quần áo là giày dép. Trang trọng thì giày đen. Ngày thường có thể đi giày da vàng, gọi là giày giôn. Tú

Xương có câu thơ: "Giày giôn anh giận, Ô Tây anh cầm" là thứ giày này. Trời nóng thì giày trắng, tỏ ra diện thì

đơculơ tức là hai màu, trắng với đen hoặc trắng với vàng. Bình dân thì xăngđan, cài quai hậu nghiêm chỉnh. Giày

dép bao giờ cũng phải sạch, phải bóng, vì vậy mới có những em bé chuyên đi đánh giày rong khắp phố phường.

Màu sắc của y phục gần như được cả xã hội quy định và công nhận. Bây giờ, lắm lúc giữa mùa hè mà lắm cô gái

mặc một bộ quần áo đen tuyền, cả bít tất, cả mũ, cả đôi bao che hai cánh tay cho đỡ bắt nắng.

Cái cà vạt (cravatte) cũng được mang theo một cách nghiêm ngặt. Đi dự đám tang dứt khoát phải màu đen, chí ít

cũng phải màu tối. Đi dự đám cưới mới được mang màu đỏ hoặc màu tươi. Nếu làm ngược lại sẽ bị coi là người

khiếm nhã, bất lịch sự, thiếu giáo dục.

Page 50: Nét Văn Hóa Trong Trang Phục Của Người Hà Nội

Khoảng ba bốn chục năm trước đây, phụ nữ ra đường đều mặc áo dài, dù chỉ để mua một mớ rau. Con nhà giàu

thì có áo dài màu, quần trắng. Người trung lưu hoặc đứng tuổi thì áo dài thắt vạt, vải đồng lầm. Mặc áo cánh ra

đường, người ta cảm thấy tự ngượng ngay với bản thân, vì bị coi là không đứng đắn, không lịch sự.

Có người áo đã rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Đúng là "áo rách

khéo vá hơn lành vụng may" và "đói cho sạch, rách cho thơm" hiểu theo nghĩa đen thông thường.

Có người bảo: những cái ấy là giả tạo, là hình thức, cần gì? Bây giờ hiện đại, mặc gì chả được, mà phải theo mốt

chứ, đừng nên trở thành ông già khốt bảo thủ...

Còn nếu bảo mỗi người thích thế nào thì cứ mặc thế theo sở thích riêng, rồi tha hồ quảng cáo không công cho mọi

kiểu lố lăng nhăng nhố, lai căng, du nhập vô tội vạ vào đây bất chấp tính dân tộc, thẩm mỹ, khoa học, bất chấp dư

luận xã hội... thì không hiểu rồi đây, chúng ta sẽ ra sao? Cũng may mà có một nhà tạo mốt nổi tiếng nước Pháp

đã nói: "Cái may và cái hay của mốt là nó chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn". Cái lâu dài mới là cái đáng khuyến

khích, mới là chân giá trị.

Một nhà văn cũng đã nói: "Một người, nhất là phụ nữ, cần phải biết ăn mặc như thế nào, và cũng cần phải biết

không nên ăn mặc như thế nào...".

Quả là lắm lúc ra đường, thanh niên bây giờ ăn mặc đẹp thật đủ kiểu, đủ màu. Chỉ tiếc trong đó có nhiều người

quá sùng ngoại, còn có một số người ăn mặc quá xô bồ, cẩu thả, coi khinh mọi người xung quanh và như thế là tự

coi khinh mình.

Ăn mặc là một nét văn hóa tồn tại lâu dài. Chắc tất cả chúng ta đều mong muốn mọi người mặc thật đẹp. Khó,

nhưng là điều tất yếu phải đến.