4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 3/2016 [28] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NÉT ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN QUÊ HƯƠNG CỐ TỔNG BÍ THƯ TRẦN PHÚ n Hoàng Thảo X ã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những đơn vị đầu tiên được công nhận nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh và khu vực Bắc miền Trung. Ngày 20/3/2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 912/QĐ-UBND lựa chọn Tùng Ảnh là một trong 05 xã của Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới để xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Để có được kết quả đó, ngoài những điểm tương đồng với các địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Tùng Ảnh còn có những sự khác biệt, góp phần rất lớn đưa xã ngày càng phát triển văn minh, hiện đại. Cũng giống như trường hợp xã Sơn Thành (Yên Thành, Nghệ An), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và nhiều xã đã được công nhận hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, sự đồng thuận của nhân dân chính là nguyên nhân đầu tiên đưa đến thành công. Đồng chí Phan Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch xã Tùng Ảnh đã nói: “Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới, chúng tôi càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Muốn xây dựng nông thôn mới phải bắt đầu từ mỗi cá nhân. Từ việc hiến đất cho đến đóng góp công của, nếu không có sự đồng thuận từ dưới thì chính quyền cũng buộc phải bó tay”. Sự đồng thuận của nhân dân được thể hiện trên nhiều hoạt động trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Trước hết phải nói đến sự đồng thuận về chủ trương xây dựng nông thôn mới. Người dân cảm nhận được họ chính là người được hưởng lợi đầu tiên trong việc thực hiện mục tiêu này. Bất cứ người dân nào cũng muốn sống trong môi trường làng xóm khang trang, Đường về Tùng Ảnh

NÉT ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NCTD_04.pdfCũng giống như trường hợp xã Sơn Thành (Yên Thành, Nghệ An), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NÉT ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NCTD_04.pdfCũng giống như trường hợp xã Sơn Thành (Yên Thành, Nghệ An), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2016 [28]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

NÉT ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN QUÊ HƯƠNG CỐ TỔNG BÍ THƯ TRẦN PHÚ

n Hoàng Thảo

X ã Tùng Ảnh (Đức Thọ, HàTĩnh) là một trong những đơnvị đầu tiên được công nhận

nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh và khuvực Bắc miền Trung. Ngày20/3/2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh banhành Quyết định số 912/QĐ-UBND lựachọn Tùng Ảnh là một trong 05 xã củaHà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới để xâydựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểumẫu. Để có được kết quả đó, ngoàinhững điểm tương đồng với các địaphương trong quá trình xây dựng nôngthôn mới, Tùng Ảnh còn có những sựkhác biệt, góp phần rất lớn đưa xã ngàycàng phát triển văn minh, hiện đại.

Cũng giống như trường hợp xã Sơn Thành (YênThành, Nghệ An), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)và nhiều xã đã được công nhận hoàn thành 19 tiêu chívề xây dựng nông thôn mới, sự đồng thuận của nhândân chính là nguyên nhân đầu tiên đưa đến thành công.Đồng chí Phan Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủtịch xã Tùng Ảnh đã nói: “Từ thực tiễn xây dựng nôngthôn mới, chúng tôi càng thấm thía lời dạy của Chủtịch Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu,khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Muốn xây dựng nôngthôn mới phải bắt đầu từ mỗi cá nhân. Từ việc hiến đấtcho đến đóng góp công của, nếu không có sự đồngthuận từ dưới thì chính quyền cũng buộc phải bó tay”.

Sự đồng thuận của nhân dân được thể hiện trênnhiều hoạt động trong quá trình xây dựng nông thônmới. Trước hết phải nói đến sự đồng thuận về chủtrương xây dựng nông thôn mới. Người dân cảm nhậnđược họ chính là người được hưởng lợi đầu tiên trongviệc thực hiện mục tiêu này. Bất cứ người dân nào cũngmuốn sống trong môi trường làng xóm khang trang,

Đường về Tùng Ảnh

Page 2: NÉT ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NCTD_04.pdfCũng giống như trường hợp xã Sơn Thành (Yên Thành, Nghệ An), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2016 [29]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

sạch đẹp, cũng muốn đời sống vật chất vàtinh thần được nâng cao, muốn quan hệ xómlàng đầm ấm, gần gũi... Để có được điều đó,tất yếu phải thực hiện chương trình xây dựngnông thôn mới. Vì thế, từ chỗ ít quan tâm,nhận thức chưa đầy đủ về quan điểm, mụctiêu, tầm quan trọng của xây dựng nông thônmới, chưa hăng hái tham gia, dần dần nhândân đã nhận thức đúng đắn hơn, thấy rõ lợiích thiết thực, coi việc xây dựng nông thônmới là quyền lợi, nghĩa vụ, từ đó tích cựcthực hiện. Sự đồng thuận về mặt nhận thứcđã tạo cơ sở cho sự đồng thuận về hành động.Nhân dân đã tích cực hưởng ứng từ đóng gópsức người, sức của để xây dựng kết cấu hạtầng đến tìm ra những mô hình sản xuất, kinhdoanh mới. Đã có nhiều mô hình sản xuấttiêu biểu được hình thành tạo sức lan tỏa,nhân rộng, có ý nghĩa định hướng cho nhândân tiếp cận với hình thức sản xuất mới, làmthay đổi thói quen tập quán sản xuất cũ, tạora nhiều sản phẩm hàng hóa, nâng cao thunhập. Đạt được sự đồng thuận của nhân dânnhư vậy có nhiều nguyên nhân.

1. Vai trò của người đứng đầuCả hệ thống chính trị đã vào cuộc với sự

quyết tâm cao, trong đó đề cao vai trò tráchnhiệm của người đứng đầu. Họ phải gươngmẫu làm trước để mọi cá nhân, tập thể cùngthực hiện. Tất cả các tổ chức trong hệ thốngchính trị đều được phân công nhiệm vụ rõràng, định kỳ kiểm tra kết quả và đốc thúchoàn thành kịp tiến độ. Các đoàn thể như HộiPhụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nôngdân… ngoài việc vận động tuyên truyền, đềuphải phụ trách một số xóm, một số công việccụ thể. Hàng ngày, cán bộ đoàn thể phải sátsao với dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng vàmọi diễn biến tư tưởng trong dân để kịp thờigiải quyết, không để mâu thuẫn xảy ra.

Với người đứng đầu, chỉ sự gương mẫu,tinh thần trách nhiệm cao thì chưa đủ mà họphải thể hiện được trí tuệ trong việc biết lựachọn công việc để thực hiện, tìm giải pháp đểtháo gỡ vướng mắc, cản trở trong quá trìnhtiến hành. Các đồng chí cán bộ chủ chốt ởTùng Ảnh đã xác định phương pháp, cáchlàm của địa phương là phải phát huy dân chủ,coi trọng ý kiến nhân dân, dựa vào nhân dân.Xã đưa ra chủ trương nhưng để nhân dân bàn

bạc, quyết định cách làm. Ông Phan Tiến Dũng chobiết: “Cái khó trong xây dựng nông thôn mới là làmsao mọi chủ trương đưa ra phải được nhân dân đồngtình ủng hộ. Để làm được điều này, chúng tôi đã pháthuy tối đa quyền của người dân trong bàn bạc các chủtrương, biện pháp, cách làm”.

Dĩ nhiên, để có được điều đó, người đứng đầu phảixác định được trọng tâm, trọng điểm công việc. Đó làtập trung vào việc nâng cao thu nhập cho người dân, tạoviệc làm, tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư cơ sởhạ tầng. Chọn đúng việc, cách làm phù hợp nên TùngẢnh đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đadạng hóa sản xuất, kinh doanh, hình thành cánh đồngmẫu trên 20ha, xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn, gàvà phát triển dịch vụ. Đây là giải pháp nâng cao thu nhậpđồng thời là cách giải quyết việc làm.

2. Công tác tuyên truyền, vận độngCông tác tuyên truyền, vận động luôn được chú

trọng, được xem là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quantrọng làm thay đổi nhận thức của cán bộ và nhân dân.Quá trình tuyên truyền cần làm rõ được quan điểm“Dựa vào nội lực là chính, Nhà nước đóng vai trò địnhhướng, hỗ trợ”, từ đó đã hạn chế được tư tưởng trôngchờ, ỷ lại vào Nhà nước, tăng ý thức tự lực của ngườidân. Nội dung tuyên truyền đã bám theo theo từng vấnđề cụ thể, thay đổi theo từng thời kỳ trong suốt quátrình xây dựng nông thôn mới. Chính nhờ làm tốt côngtác tuyên truyền mà người dân đã tự nguyện hiến đất,đóng góp tiền của để xây dựng kết cấu hạ tầng với sốlượng rất lớn.

Tổng vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 là44.025.697.000 đồng, trong đó vốn ngân sách nhànước cấp 780.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 1,8%; nhândân đóng góp 32.232.697.000 đồng, chiếm tỷ lệ73,2%; tài trợ đỡ đầu 11.013.000.000 đồng chiếm tỷ lệ25%. Tổng vốn huy động 4 tháng đầu năm 2015 là:25.937 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nướccác cấp 1.497 triệu đồng; nhân dân đóng góp 24.440triệu đồng. Những số liệu trên cho thấy công tác tuyêntruyền vận động đã đưa lại hiệu quả cao.

Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo xây dựng nôngthôn mới của xã chủ trương tiếp tục tăng cường côngtác tuyên truyền theo từng chủ đề chuyên sâu về cơchế, chính sách, các mô hình tiêu biểu trong các lĩnhvực, đặc biệt là các mô hình phát triển sản xuất hànghóa có liên doanh, liên kết, tiêu chí nhà mẫu, vườnmẫu và khu dân cư mẫu. Đồng thời, đa dạng hình thứctuyên truyền, tăng cường tuyên truyền về các nội dungxây dựng nông thôn mới tại các cuộc họp của thôn, tổdân cư và các chi hội chi đoàn. Qua quá trình thực

Page 3: NÉT ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NCTD_04.pdfCũng giống như trường hợp xã Sơn Thành (Yên Thành, Nghệ An), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2016 [30]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

hiện, thấy rằng hình thức này mang lại hiệuquả cao.

Hiện nay, Tùng Ảnh bước sang giai đoạnxây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, TùngẢnh tăng cường công tác tuyên truyền chủtrương xây dựng Khu dân cư nông thôn mớikiểu mẫu, vườn mẫu một cách sâu rộng đểmọi người dân đều hiểu được mục đích, ýnghĩa của việc xây dựng mô hình này, tạophong trào mạnh mẽ trên địa bàn toàn xã.Các đoàn thể xác định mỗi cán bộ đoànviên, hội viên phải đi đầu trong việc xâydựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫuvà vườn mẫu ngay chính gia đình mình.Công khai các tiêu chí về nhà mẫu, vườnmẫu ở nhà văn hóa các thôn để nhân dânđược biết. Ngoài ra, Tùng Ảnh cũng tăngcường công tác thông tin tuyên truyền cácmô hình điển hình, các cơ chế chính sáchcủa địa phương và Trung ương liên quanđến việc xây dựng nông thôn mới.

3. Phát huy truyền thống quêhương, khơi dậy được sự ủng hộ củacon em xa quê

Trong năm 2011-2013, xã đã huy độngđược 234,4 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựngnông thôn mới, trong đó huy động nhândân đóng góp 97.200 triệu đồng; huy độngcon em xa quê 54 tỷ đồng; nguồn hỗ trợmục tiêu của Trung ương, tỉnh, huyện 15,4tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép các chươngtrình, dự án 67.800 triệu đồng. Số liệu trêncho thấy xã đã huy động được sự ủng hộrất lớn của con em xa quê. Vốn là địaphương có mặt bằng dân trí cao, con emTùng Ảnh sau khi tốt nghiệp đại học vềcông tác ở nhiều miền quê trong nước vànước ngoài. Phần lớn những người này đềuthành đạt, có kinh tế khá giả. Với chủtrương thực hiện mục tiêu xây dựng nôngthôn mới, do làm tốt công tác tuyên truyền,vận động, con em Tùng Ảnh ở mọi miền đãủng hộ cả về vật chất và tinh thần.

Vốn là một mảnh đất giàu truyền thốngcách mạng, quê hương của nhiều chiến sĩcách mạng như Phan Đình Phùng, TrầnPhú, qua hơn 600 năm dựng làng dựng xã,người dân Tùng Ảnh vừa hăng hái chăm lolao động sản xuất, kiên cường chống giặcngoại xâm, vừa thường xuyên chăm lo việc

Một góc Tùng Ảnh

Chợ Tùng Ảnh được xây dựng đạt chuẩn NTM

Người dân Tùng Ảnh tham gia làm đường bê tông

Page 4: NÉT ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NCTD_04.pdfCũng giống như trường hợp xã Sơn Thành (Yên Thành, Nghệ An), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2016 [31]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

học hành, khoa bảng. Nhiều người con nơiđây không chỉ là tấm gương hiếu học mà cònlà tấm gương yêu nước, xả thân vì nghĩalớn… Việc học ở Tùng Ảnh đã trở thànhnhu cầu tự thân của các tầng lớp, các thế hệ.Với người dân Tùng Ảnh, sự nghiệp giáodục được coi là nhiệm vụ của mỗi gia đình,dòng họ và cá nhân. Công tác xây dựngdòng họ khuyến học, gia đình khuyến họcđều được đưa vào hương ước. Hiện nay, trên40 dòng họ ở Tùng Ảnh đều thực hiện dònghọ khuyến học. Tính đến nay, Tùng Ảnh cótrên 1.000 người là giáo sư, tiến sĩ, tốtnghiệp đại học và trên đại học. Bình quân,mỗi năm Tùng Ảnh có trên dưới 100 em đỗvào đại học, cao đẳng.

4. Xây dựng nhiều mô hình kinh tế giỏiMột trong những vấn đề quan trọng của

xây dựng nông thôn mới là phải tìm mọi giảipháp để nâng cao đời sống nhân dân. Muốnvậy, Tùng Ảnh xác định phải xây dựng đượcnhững mô hình kinh tế giỏi. Với tư duy đó,xã đã tạo mọi điều kiện để các hộ gia đìnhcó thể vay vốn, tiếp cận các tiến bộ kỹ thuậtđể nhân dân tích cực làm kinh tế, từng bướclàm giàu cho gia đình và địa phương.

Được nguồn hỗ trợ của nhà nước, cuốinăm 2012, ông Dương Thúc Tuân, xómDương Tượng đã đầu tư trên 02 tỷ đồng xâydựng gia trại chăn nuôi gà tập trung, quy mô10.000 con, được công ty liên kết cung cấpgà giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật vàbao tiêu sản phẩm. Đến nay, gia đình ôngTuân đã nuôi thả được 04 lứa gà, mỗi lứa gàgiống nhập về có trọng lượng mỗi con 43g,sau 45 ngày xuất chuồng mỗi con nặng03kg. Mỗi lứa gà, gia đình ông Tuân thu lãiròng từ 60-70 triệu đồng. Theo ông, trongquá trình làm mặc dù có những khó khănnhất định nhưng được sự tạo điều kiện củachính quyền địa phương, các đoàn thể cũngthường xuyên đến động viên, ở huyện cóchính sách hỗ trợ kịp thời nên gia đình rấtyên tâm phát triển kinh tế.

Xã Tùng Ảnh hiện có 15 doanh nghiệp,04 mô hình sản xuất kinh doanh thu hút từ10-25 lao động, 431 hộ sản xuất kinh doanhcác loại hình dịch vụ. Đời sống được cải

thiện, người dân Tùng Ảnh tích cực tham gia đóng gópxây dựng cơ sở vật chất phục vụ văn hóa, y tế, giáodục. Xã có 03 trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốcgia. 12/12 thôn xóm có nhà văn hóa và khu thể thaohoạt động có hiệu quả. Tùng Ảnh còn xây dựng mớivà đưa vào hoạt động Chợ Đồn với tổng diện tích1,7ha.

Trong 4 tháng đầu năm 2015, Tùng Ảnh xây dựngdựng thêm 24 mô hình tiêu biểu trong phát triển kinhtế vườn đồi trồng cây ăn quả; 22 mô hình chăn nuôi từ10-30 con lợn, gà từ 100-200 con, phát triển thêm 01mô hình nuôi gà với quy mô 3.000 con/lứa của hộ chịVõ Thị Hào ở thôn Châu Tùng.

5. Giữ gìn bản sắc văn hóa làng quêMục đích cuối cùng của xây dựng nông thôn mới

chính là nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thầncủa người dân. Muốn đạt được điều đó, trong xây dựngnông thôn mới, phải coi trọng việc giữ gìn bản sắc vănhóa của làng quê. Vậy làm thế nào vừa đảm bảo mụctiêu xây dựng nông thôn mới hiện đại nhưng vẫn giữgìn được nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ở làng quêlà câu hỏi mà những người đứng đầu Tùng Ảnh rấtquan tâm. Xây dựng nông thôn mới không phải là xâydựng đô thị mới, do đó, hiện đại nhưng phải bảo tồnđược truyền thống. Với tinh thần đó Tùng Ảnh đã lưugiữ được nhiều bản sắc văn hóa làng quê.

Trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới,người dân không băn khoăn vì chuyện hiến đất mà làvấn đề giữ gìn phong cảnh làng quê. Nhờ được sự quantâm của các cấp cũng như thể theo nguyện vọng củagia đình, thôn xóm nên vẫn giữ được bản sắc làng quê,mặc dù đường vẫn mở đúng với tiêu chí đặt ra. Nhiềuthôn vẫn giữ được những nếp nhà gỗ cổ xưa với ao cá,rặng tre, hàng rào dâm bụt, vườn sau, ao trước vừathoáng mát, vừa hợp với phong thủy, cả những cây giớicổ thụ hàng trăm năm tuổi, những hàng chè mạn hảoxanh rì thẳng tắp thay cho hàng rào bê tông…

Người Tùng Ảnh càng tự hào vì tuy xây dựng nôngthôn mới nhưng mọi phong tục, tập quán, truyền thốngcha ông để lại vẫn được giữ nguyên. Châu Nội là thônđi đầu trong xây dựng nông thôn mới nhưng vẫn giữđược nét đẹp truyền thống của làng quê nông thôn từbao đời lưu truyền. Từ Châu Nội, các thôn khác nhưChâu Trinh, Châu Tùng, Châu Lĩnh... đều giữ gìn đượcnét văn hóa làng quê. Tiếp xúc với người dân TùngẢnh, chúng tôi cảm nhận được nét hồ hởi, thân thiệntrên từng khuôn mặt, cảm nhận được sự ấm áp của tìnhngười thôn quê./.