8
Do địa hình đồi núi, đường dốc, hẹp, cùng với sự tăng nhanh về số lượng phương tiện giao thông, nên nhiều năm trở lại đây, tình hình giao thông tại TP Đà Lạt đang có dấu hiệu quá tải, nhiều phương tiện đã tận dụng vỉa hè, lòng lề đường để dừng đỗ, đón trả khách. Đây là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ. Mặc dù TP Đà Lạt đã quy hoạch các bến bãi đậu xe ô tô, song thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu, khiến cho không gian giao thông gặp nhiều khó khăn. TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC “Giàn phơi đồ thông minh” đơn giản mà hiệu quả của hai học sinh dân tộc thiểu số TRANG 7 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Vệ sinh tay phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5179 - THỨ BA, NGÀY 13/11/2018 Ông Tấn thu hoạch lứa Atisô đầu tiên. Ảnh: N.Minh TRANG 3 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 7 Đà Lạt loay hoay giải quyết bài toán bãi đậu xe VĂN HÓA - XÃ HỘI Thanh niên Đức Trọng tham gia xây dựng nông thôn mới TRANG 4 Điểm sáng giáo dục Hòa Ninh TRANG 5 ĐÀ LẠT: Khen thưởng 5 đơn vị hoàn thành công tác thu ngân sách trước thời hạn Triển vọng từ mô hình trồng Atisô trên đất Phú Hội Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu. (TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946). Lâm Đồng tham gia Hội nghị xúc tiến, quảng bá địa phương Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn công tác của Lâm Đồng do ông Nguyễn Văn Yên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu vừa tham gia chuỗi sự kiện quảng bá địa phương Việt Nam tại Nhật Bản (VPR) năm 2018. Đây là sự kiện do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tạo liên kết giữa các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Hà Giang và Hậu Giang với các địa phương của Nhật Bản. Tham dự chuỗi sự kiện, Lâm Đồng đã quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, đồng thời kêu gọi đầu tư vào các Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú với quy mô diện tích trên 316 ha thuộc “Dự án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng” đã và đang được cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ xây dựng kế hoạch. Đồng thời, kêu gọi đầu tư vào các dự án: chế biến rau, củ, quả có quy mô vùng nguyên liệu trên 60.000 ha với sản lượng 2 triệu tấn/năm; nhà máy chế biến cà phê; dự án kho lạnh, chế biến nông sản sau thu hoạch phục vụ xuất khẩu và nội tiêu; dự án Trung tâm giao dịch hoa Đà Lạt kết nối Trung tâm giao dịch hoa Tokyo và các thành phố khác tại Nhật Bản. Dịp này, Lâm Đồng cũng đã giới thiệu, kết nối các tour, tuyến du lịch giữa Nhật Bản - Lâm Đồng và kết nối, tiêu thụ hàng hóa giữa doanh nghiệp hai bên. Được biết, kết thúc chuỗi sự kiện, đã có 5 doanh nghiệp Nhật Bản gặp gỡ, trao đổi song phương với Đoàn công tác Lâm Đồng. Dự kiến, vào tháng 12/2018, các doanh nghiệp này sẽ đến Lâm Đồng để thỏa thuận cụ thể về việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. H. HẢI Sáng 12/11, UBND thành phố Đà Lạt đã tổ chức khen thưởng 5 tập thể hoàn thành công tác thu ngân sách nhà nước năm 2018 trước thời hạn. Các tập thể được khen thưởng đợt này bao gồm các xã: Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung và Phường 9. Trong đó, đến nay Phường 9 đã thu được gần 14,2 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch; xã Xuân Thọ thu được 2,7 tỷ đồng, đạt 161% kế hoạch; xã Xuân Trường thu gần 2,3 tỷ đồng, đạt 191% kế hoạch; xã Trạm Hành thu gần 1 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch và xã Tà Nung thu gần 2,8 tỷ đồng, đạt 252% kế hoạch. Để đạt được những kết quả trên, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ thành phố đến các cơ sở đã bám sát, chỉ đạo một cách quyết liệt và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2018 trên địa bàn. Cũng nhờ vậy, đến nay, thành phố Đà Lạt đã thu trên 1.065 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch và đạt 103% so với cùng kỳ năm 2017. ĐAM TRỌNG Xác định thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thời gian qua, Đảng ủy Phường 10 (TP Đà Lạt) đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả giúp cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. TRANG 2 ĐẢNG ỦY PHƯỜNG 10: Quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4

ĐẢNG ỦY PHƯỜNG 10: Triển vọng từ mô hìnhbaolamdong.vn/upload/others/201811/29015_BLD_ngay_13.11.2018.pdf · 2. TH BA 13 - 11 - 2018. THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ. Đ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Do địa hình đồi núi, đường dốc, hẹp, cùng với sự tăng nhanh về số lượng phương tiện giao thông, nên nhiều năm trở lại đây, tình hình giao thông tại TP Đà Lạt đang có dấu hiệu quá tải, nhiều phương tiện đã tận dụng vỉa hè, lòng lề đường để dừng đỗ, đón trả khách. Đây là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ. Mặc dù TP Đà Lạt đã quy hoạch các bến bãi đậu xe ô tô, song thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu, khiến cho không gian giao thông gặp nhiều khó khăn.

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC“Giàn phơi đồ thông minh”

đơn giản mà hiệu quả của hai học sinh dân tộc

thiểu số TRANG 7

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTVệ sinh tay phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5179 - THỨ BA, NGÀY 13/11/2018

Ông Tấn thu hoạch lứa Atisô đầu tiên. Ảnh: N.Minh TRANG 3

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 7

Đà Lạt loay hoay giải quyết bài toán bãi đậu xe

VĂN HÓA - XÃ HỘIThanh niên Đức Trọng

tham gia xây dựng nông thôn mới

TRANG 4

Điểm sáng giáo dục Hòa Ninh

TRANG 5

ĐÀ LẠT: Khen thưởng 5 đơn vị hoàn thành công tác thu ngân sách trước thời hạn

Triển vọng từ mô hình trồng Atisô trên đất Phú Hội

Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

(TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946).

Lâm Đồng tham gia Hội nghị xúc tiến, quảng bá địa phương Việt Nam tại Nhật BảnĐoàn công tác của Lâm Đồng do ông Nguyễn

Văn Yên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu vừa tham gia chuỗi sự kiện quảng bá địa phương Việt Nam tại Nhật Bản (VPR) năm 2018. Đây là sự kiện do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tạo liên kết giữa các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Hà Giang và Hậu Giang với các địa phương của Nhật Bản. Tham dự chuỗi sự kiện, Lâm Đồng đã quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, đồng thời kêu gọi đầu tư vào các Khu

Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú với quy mô diện tích trên 316 ha thuộc “Dự án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng” đã và đang được cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ xây dựng kế hoạch. Đồng thời, kêu gọi đầu tư vào các dự án: chế biến rau, củ, quả có quy mô vùng nguyên liệu trên 60.000 ha với sản lượng 2 triệu tấn/năm; nhà máy chế biến cà phê; dự án kho lạnh, chế biến nông sản sau thu hoạch phục vụ xuất khẩu và nội tiêu; dự án Trung tâm giao

dịch hoa Đà Lạt kết nối Trung tâm giao dịch hoa Tokyo và các thành phố khác tại Nhật Bản.

Dịp này, Lâm Đồng cũng đã giới thiệu, kết nối các tour, tuyến du lịch giữa Nhật Bản - Lâm Đồng và kết nối, tiêu thụ hàng hóa giữa doanh nghiệp hai bên. Được biết, kết thúc chuỗi sự kiện, đã có 5 doanh nghiệp Nhật Bản gặp gỡ, trao đổi song phương với Đoàn công tác Lâm Đồng. Dự kiến, vào tháng 12/2018, các doanh nghiệp này sẽ đến Lâm Đồng để thỏa thuận cụ thể về việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

H. HẢI

Sáng 12/11, UBND thành phố Đà Lạt đã tổ chức khen thưởng 5 tập thể hoàn thành công tác thu ngân sách nhà nước năm 2018 trước thời hạn. Các tập thể được khen thưởng đợt này bao gồm các xã: Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung và Phường 9. Trong đó, đến nay Phường 9 đã thu được gần 14,2 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch; xã Xuân Thọ thu được 2,7 tỷ đồng, đạt 161% kế hoạch; xã Xuân Trường thu gần 2,3 tỷ đồng, đạt 191% kế hoạch; xã Trạm Hành thu gần 1 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch và xã Tà Nung thu gần 2,8 tỷ đồng, đạt 252% kế hoạch.

Để đạt được những kết quả trên, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ thành phố đến các cơ sở đã bám sát, chỉ đạo một cách quyết liệt và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2018 trên địa bàn. Cũng nhờ vậy, đến nay, thành phố Đà Lạt đã thu trên 1.065 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch và đạt 103% so với cùng kỳ năm 2017.

ĐAM TRỌNG

Xác định thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thời gian qua, Đảng ủy Phường 10 (TP Đà Lạt) đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả giúp cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. TRANG 2

ĐẢNG ỦY PHƯỜNG 10:Quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4

2 THỨ BA 13 - 11 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Đảng bộ Phường 10 hiện có 490 đảng viên đang sinh hoạt tại 23 chi bộ trực thuộc. Để tạo sự

chuyển biến tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Đảng ủy đã chủ động xây dựng kế hoạch học tập, triển khai thực hiện Nghị quyết gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo chuyên đề từng năm.

Năm 2018, thực hiện chủ đề “Xây dựng phong cách, tác phong của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng ủy Phường 10 đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng quán triệt tới toàn thể đảng viên thực hiện trong các buổi sinh hoạt định kỳ của chi bộ. Trên cơ sở

đó, các tổ chức đảng đã lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị để tổ chức thảo luận, bàn bạc các giải pháp thực hiện, đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cấp ủy và lãnh đạo chính quyền trong việc giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, hạn chế, yếu kém để củng cố niềm tin trong nhân dân.

Đồng chí Trần Văn Thiêm - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Phường 10 cho biết: Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Đảng ủy đã gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Tuyệt đối chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp

luật của Nhà nước. Thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, tự phê bình và phê bình trên tinh thần xây dựng; thực hiện lề lối, phong cách làm việc theo phương châm “hết việc chứ không hết giờ”. Bên cạnh đó, phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội phường và nhân dân trong việc tham gia giám sát đối với cán bộ, đảng viên, trong đó có trách nhiệm nêu gương. Bên cạnh đó, Đảng ủy Phường 10 còn chỉ đạo các chi bộ cụ thể hóa các nội dung của nghị quyết thành chương trình hành động, kế hoạch thực hiện cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị ở từng tổ dân phố. Tổ chức cho cán bộ, đảng viên cam kết không mắc các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”,

ĐẢNG ỦY PHƯỜNG 10: Quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4Xác định thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thời gian qua, Đảng ủy Phường 10 (TP Đà Lạt) đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả giúp cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

“tự chuyển hóa”, từ đó đề ra các biện pháp học tập, rèn luyện bằng những việc làm cụ thể, hàng ngày.

Trong việc thực hiện tự phê bình và phê bình, nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu, các đồng chí cấp ủy nghiêm túc kiểm điểm, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại của bản thân trong công tác chuyên môn cũng như rèn luyện đạo đức, lối sống, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Để quá trình “tự soi”, “tự sửa” đạt hiệu quả, phát huy vai trò nêu gương, các đồng chí trong cấp ủy luôn gương mẫu trong việc chấp hành nội quy, quy định của cơ quan; đi sớm về muộn; luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có thái độ hòa nhã, gần gũi với đồng nghiệp; thẳng thắn nhận trách nhiệm, hình thức kỷ luật khi để xảy ra sai phạm.

Nhằm đánh giá đúng thực chất chất lượng đảng viên và các chi bộ, công tác kiểm tra, giám sát được Đảng ủy Phường 10 chỉ đạo các cấp ủy đảng thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy Phường 10 đã bám sát kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2018 để thực hiện. Theo đó, UBKT Đảng ủy đã tiến hành kiểm tra 6 chi bộ trong công tác thu, chi Đảng phí; giám sát 3 chi bộ trong thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, giám sát 1 chi bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Tổ dân vận; kết quả thực hiện Nghị quyết số 25- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”...

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên phường đã có những chuyển biến đáng kể trong nhận thức và hành động, chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên đáng kể, góp phần xây dựng Đảng bộ Phường 10 ngày càng trong sạch, vững mạnh. ĐỨC TÚ

Việc Đảng ủy Phường 10 đề ra phương châm: “Hết việc chứ không hết giờ” để phục vụ nhân dân tốt hơn, được cán bộ, đảng viên phường thực hiện khá nghiêm túc. Ảnh: Đ.Tú

Phát động Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng lần thứ 9

Chọn 28 bài viết trao giải Cuộc thi tìm hiểu về CCHC toàn tỉnh năm 2018

Sở Nội vụ Lâm Đồng cho biết đã có 28 bài viết được chọn để trao giải thưởng tại vòng chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn toàn tỉnh năm 2018 do Lâm Đồng tổ chức.

Cuộc thi bắt đầu từ vòng sơ khảo ở cấp cơ sở đầu tháng 8 đến đến hết tháng 9. Tại vòng chung khảo, Ban tổ chức đã nhận tổng cộng 486 bài dự thi, trong đó từ các huyện, thành 240 bài; số còn lại từ các sở, ban, ngành của tỉnh.

Trong 28 bài lọt vào vòng chấm để trao giải thưởng này sẽ có 1 bài đoạt giải nhất, 2 bài đoạt giải nhì, 5 bài được trao giải ba và 20 bài còn lại đoạt giải khuyến khích.

Cuộc thi được tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh về công tác CCHC hiện nay; tìm ra và chọn lọc những sáng kiến, ý tưởng, các giải pháp hữu ích, thiết thực góp phần vào việc định hướng, áp dụng trong tổ chức, thực hiện công tác CCHC trên địa bàn.

Trung tuần tháng 11 lễ trao giải của cuộc thi sẽ được tổ chức.

VIẾT TRỌNG

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng lần thứ 9 (2018-2019) nhằm thúc đẩy phong trào thi đua lao động, sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; qua đó, phát hiện và khai thác các tiềm năng sáng tạo của quần chúng nhân dân trong việc đề xuất và áp dụng có hiệu quả các công trình, giải pháp khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; tôn vinh các tổ chức, cá nhân đã có giải pháp sáng tạo được áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả thiết thực.

Hội thi dành cho tất cả các tổ chức, cá nhân đang lao động, học tập, công tác tại Lâm Đồng, không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, có giải pháp kỹ thuật áp dụng có hiệu quả tại Lâm Đồng thuộc 6 lĩnh vực: Công nghệ, thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí, tự động hóa, xây dựng, giao thông, vận tải; vật liệu, hóa chất, năng lượng; nông - lâm - ngư nghiệp, tài nguyên, môi trường; y, dược; giáo dục - đào tạo.

Việc xét trao giải sẽ dựa trên 3

tiêu chí: tính mới - tính sáng tạo; khả năng áp dụng vào thực tiễn; hiệu quả mang lại cao, không ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Riêng tính mới, tính sáng tạo nghĩa là: giải pháp do tác giả tạo ra, là kết quả của hoạt động tư duy khoa học trong quá trình học tập, nghiên cứu và lao động, không trùng với các giải pháp đã được công bố trước thời điểm dự thi.

Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải nhất: 30 triệu đồng, 2 giải nhì: 20 triệu đồng/giải, 4 giải ba: 14 triệu

đồng/giải, 10 giải khuyến khích: 6 triệu đồng/giải.

Để hội thi thực sự là nơi hội tụ trí tuệ, phát huy khả năng sáng tạo, sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải thiện đời sống, Ban tổ chức kêu gọi toàn thể lực lượng trí thức khoa học công nghệ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên tự tin tham gia. Liên hiệp các Hội KH&KT Lâm Đồng là cơ quan thường trực hội thi sẽ nhận hồ sơ dự thi đến hết ngày 30/6/2019. QUỲNH UYỂN

20 đề tài phục vụ khám chữa bệnh

Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Y tế Lâm Đồng và Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt đã tổ chức “Hội nghị nghiên cứu khoa học - kỹ thuật mở rộng lần thứ V” thu hút 20 đề tài, báo cáo nghiên cứu với nhiều chuyên ngành và sự đa dạng của các chuyên khoa bao gồm: Nội, Ngoại tổng quát, Ngoại chuyên sâu, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Dược… Tại hội nghị, diễn giả là các BS.CKII, Ths.BS đã trình bày các đề tài nghiên cứu như “Hiệu quả của kỹ thuật sinh thiết phổi xuyên thành dưới X-Quang cắt lớp điện toán”, “Khảo sát đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh phân lập” tại Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai, hay “Đánh giá chức năng tim ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, “Đánh giá kết quả điều trị biến chứng của di vật đường tiêu hóa” và “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu giai đoạn sơ sinh”… Theo đó, thông qua các đề tài nghiên cứu trên đã đưa ra những giải pháp, quy trình góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng chuyên môn và dịch vụ chăm sóc y tế đối với người bệnh. “Đây là thành quả của việc thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học, áp dụng các kỹ thuật mới vào trong chẩn đoán và điều trị mà lãnh đạo Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt phát động nhằm mang lại hiệu quả điều trị và sự hài lòng cao nhất cho người bệnh” - Thông cáo báo chí của Ban tổ chức hội nghị nêu. D.HIỀN

3 3 THỨ BA 13 - 11 - 2018KINH TẾ

Lâu nay, gia đình ông Trần Phi Tấn, ngụ tại thôn Pré, xã Phú Hội vẫn quen với việc trồng các

loại rau màu như cà chua, cà rốt, dưa leo… Được sự hỗ trợ và khuyến khích của Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh và Hội Nông dân tại địa phương, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 1 sào đất sản xuất sang trồng thử nghiệm cây Atisô vài tháng nay. Ban đầu, ông có nhiều lo lắng nhưng được sự hỗ trợ hoàn toàn về nguồn giống chất lượng và kỹ thuật canh tác từ chính đơn vị bao tiêu sản phẩm, cộng với sự nỗ lực học hỏi của bản thân, đến nay, ông đã sở hữu một vườn Atisô tươi tốt.

Nhanh tay thu hoạch lứa lá Atisô đầu tiên, ông Tấn phấn khởi cho biết, giá thu mua hiện là 2.500 đồng/kg, với năng suất thu được của lứa đầu tiên này khoảng 4 tạ lá. Ông cũng cho biết thêm, trước mắt, Atisô khá hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở đây và quy trình chăm sóc, thu hoạch Atisô cũng khá đơn giản so với các cây trồng khác nên dự tính sẽ gắn bó lâu dài với cây trồng này. Do Atisô có thời gian sinh trưởng dài nên đất trồng phải được bón nhiều phân và cân đối đầy đủ thì cây mới cho bông to và nhiều bông. Bên cạnh đó, phải thường xuyên thu dọn những lá già, lá bị bệnh mang tiêu hủy xa vùng canh tác, tránh gây vết thương cho cây và không cho nấm có điều kiện xâm nhiễm và gây hại. Đồng thời, chọn vùng đất cao ráo, tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt trong vườn có như vậy, năng suất Atisô mới đạt cao. Đặc biệt, sau khi thu hoạch, Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar đã thu mua hoàn toàn sản phẩm của ông nên giúp đầu ra ổn định hơn.

“Atisô khá hợp với khí hậu ở đây, trồng nhàn, khỏe hơn các loại cây

Triển vọng từ mô hình trồng Atisô trên đất Phú Hội

Nông dân thôn Pré (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) đã và đang đưa vào trồng thử nghiệm cây Atisô tại địa phương, bước đầu đem lại kết quả khả quan, mở ra triển vọng về một giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

khác nhiều. Hơn nữa, Atisô là cây dược liệu, có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng trước kia. Nếu chăm sóc đúng quy trình thì cây sẽ phát triển tốt, cho sản lượng cao nên tôi sẽ gắn bó lâu dài với cây trồng này” - ông Tấn nói.

Hộ thứ 2 tiến hành trồng thử nghiệm giống cây dược liệu quý giá này là ông Trương Hải cũng sinh sống tại thôn Pré. Đây cũng là một trong những hộ dân có

bề dày kinh nghiệm về trồng rau màu của xã Phú Hội, luôn mạnh dạn thử nghiệm các loại cây trồng mới. Ông Hải đã đăng ký gần 2 sào đất để trồng Atisô, trong đó có 800 mét vuông mới xuống giống được nửa tháng nay với gần 1 ngàn cây giống, diện tích còn lại chỉ vài ngày tới cũng được xuống giống. Ông Hải cho biết, trước đây ông trồng cà chua, bắp cải, thu nhập cũng khá. Tuy nhiên, đầu ra không ổn định, có những lần giá rau rớt

ông phải nhổ bỏ cả vườn. Riêng đối với cây Atisô, toàn bộ cây từ rễ, gốc, thân cho đến lá, bông đều được sử dụng và được thu mua với giá khá cao. Bên cạnh đó, Atisô là một loại cây dược liệu không quá khó trồng, có thể trồng ngoài trời và 3 tháng cho thu hoạch, thu được trong vòng 8 tháng đến 1 năm. Bình quân mỗi cây thu khoảng hơn 1 kg bông tươi, 15 - 16 kg lá, khoảng từ 0,5 - 2 kg thân, rễ khô; giá thấp nhất cũng được 100.000 đồng/cây. Nếu thành công, 1 sào có thể thu được vài trăm triệu nên ông cũng rất tâm huyết với cây trồng này. Ông Trương Hải nói: “Tôi là thôn trưởng của thôn Pré, nên luôn mạnh dạn thử nghiệm các cây trồng mới, nếu thành công sẽ nhân rộng cho bà con cùng làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống”.

Theo Hội Nông dân xã Phú Hội, nếu người dân thử nghiệm thành công mô hình này, địa phương sẽ khuyến khích nhân rộng trên địa bàn xã. Theo đó, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh sẽ kết nối, giúp bà con ký kết hợp đồng với Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar để giúp bà con yên tâm về đầu ra cho sản phẩm. Như vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn thử nghiệm loại cây trồng mới trên vùng đất Đức Trọng bước đầu đã giúp bà con giảm thiểu rủi ro so với việc chỉ tập trung vào sản xuất rau, củ. Trong thời gian tới, địa phương cùng doanh nghiệp và bà con nông dân sẽ cố gắng tạo một chuỗi liên kết bền vững với hy vọng cây Atisô sẽ phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân trên vùng đất Đức Trọng.

NHẬT MINH

Ông Tấn phấn khởi thu hoạch lứa Atisô đầu tiên. Ảnh: N.Minh

Cải thiện hiện trường sản xuất cho các doanh nghiệp

Thực hiện Dự án nâng cao năng suất và chất lượng cho các doanh

nghiệp tỉnh Lâm Đồng, mới đây, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lâm Đồng đã tổ chức 2 lớp tập huấn cải thiện hiện trường sản xuất, nâng

cao chất lượng và thỏa mãn khách hàng toàn diện cho các doanh nghiệp

bằng công cụ 5S và chỉ số đo lường hiệu suất KPI.

Tham dự lớp học, 225 người lao động, chủ doanh nghiệp, trưởng bộ phận, cán bộ quản lý và nhân viên

đến từ các doanh nghiệp trong tỉnh đã được trang bị kiến thức tổng quan về

công cụ 5S; cách xây dựng tiêu chí hướng dẫn thực hành và đánh giá kết

quả thực hiện 5S; phương thức duy trì 5S hiệu quả; đánh giá hiệu quả công việc theo chỉ số KPI; giải quyết vấn đề chất lượng bằng 7 công cụ thống

kê, kiểm soát... Trong đó, công cụ quản lý 5S là mô hình thực hành ưu

việt được áp dụng tại Nhật Bản nhằm huy động con người, cải tiến môi

trường làm việc và nâng cao năng suất. 5S là chữ cái đầu của 5 từ tiếng Nhật: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu,

Shitsuke - tạm dịch sang tiếng Việt là: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng. Áp dụng 5S sẽ tạo ra một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, tiện

lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng,

đem lại niềm tin cho khách hàng. Bằng phương pháp tương tác giữa người dạy và người học, giữa các học viên với nhau, lấy người học

làm trung tâm, các chuyên gia về đo lường chất lượng đã tạo điều kiện

để học viên vừa học vừa thực hành, giúp các học viên nắm vững kiến

thức, có kỹ năng cơ bản để chủ động áp dụng vào doanh nghiệp mình sử dụng hiệu quả và hợp lý hơn nguồn

nhân lực, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đưa doanh nghiệp

không ngừng phát triển.Q.UYỂN

Không đạt kế hoạch 50.000 con bò sữa

Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, kế hoạch phát triển 50.000 con bò sữa

vào năm 2020 sẽ không đạt được vì nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn

đến dự án phát triển trang trại bò sữa quy mô 20.000 con trên địa bàn chưa

thể triển khai theo kế hoạch. Trong khi đó, Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa của tỉnh Lâm Đồng đã được những kết quả tích cực sau 5

năm triển khai. Cụ thể đến nay, tổng đàn bò sữa phát triển lên đến 21.000

con, tổng sản lượng sữa đạt gần 76.850 tấn, tăng gấp 2,8 lần so với

năm 2013. Trong đó 95% sản lượng sữa tươi được tiêu thụ theo hợp đồng.

Đề án cũng đã thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển giống bò sữa

HF thuần, đổi mới quy trình chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học, hỗ trợ phân giới tính,

đổi mới công nghệ sản xuất thức ăn…Tuy nhiên, trong 2 năm tới, Lâm

Đồng chưa đủ điều kiện đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa tiệt trùng

trên địa bàn vì tổng đàn bò sữa sẽ không đạt 50.000 con nêu trên.

VĂN VIỆT

Dành 10.000 tỷ đồng cho các dự án phòng chống thiên taiQuốc hội vừa thông qua Nghị

quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó sử dụng 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia để ưu tiên bố trí cho các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, gia cố hệ thống đê xung yếu, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Nghị quyết đã quyết nghị điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và việc sử dụng nguồn dự phòng chung. Điều chỉnh tăng tổng mức vốn nước ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 từ 300.000 tỷ đồng lên tối đa 360.000 tỷ đồng, đồng thời điều chỉnh giảm tương ứng vốn vay trong nước để đáp ứng yêu cầu giải ngân đối với những dự án sử dụng vốn nước ngoài.

Điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia 10.000 tỷ đồng (từ 80.000 tỷ đồng xuống 70.000 tỷ đồng). Cho phép sử dụng nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở bảo đảm khả năng cân đối vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước hằng năm và giữ mức trần đầu tư công 2 triệu tỷ đồng, giữ tỷ lệ bội chi, chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định.

Đối với vốn cân đối ngân sách địa phương, Quốc hội cho phép các địa phương được giao kế hoạch đầu tư công hằng năm nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương trên cơ sở khả năng thu thực tế, bảo đảm không tăng mức bội chi của ngân sách địa phương hằng năm, triển khai tổng kết vào cuối kỳ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Giao HĐND các

cấp quyết định phân bổ dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách địa phương của cấp mình bảo đảm các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên phân bổ vốn quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 26 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Nghị quyết cũng quyết nghị bổ sung danh mục dự án và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020. Theo đó, sử dụng 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia để ưu tiên bố trí cho các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, gia cố hệ thống đê xung yếu, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Số còn lại sử dụng để thanh toán

nợ giải phóng mặt bằng một số dự án thuộc nghĩa vụ của ngân sách Trung ương và hỗ trợ giải phóng mặt bằng một số dự án cấp bách cần triển khai ngay.

Đồng thời, bổ sung danh mục dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để kịp thời triển khai thực hiện theo cam kết với nhà tài trợ. Bố trí 1.766 tỷ đồng vốn còn lại của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững để phân bổ theo quy định và bổ sung 648.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững để hỗ trợ cho các địa phương có huyện thoát nghèo tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. N.T.N

4 THỨ BA 13 - 11 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Trong khuôn khổ chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Phụ nữ Campuchia vì hòa bình và phát triển năm 2018 tại Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, từ ngày 8-10/11/2018, đoàn học viên cán bộ Hội Phụ nữ Campuchia do bà Sannara Lundi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Truyền hình Bộ Thông tin Truyền thông Campuchia, Chủ tịch Chi hội phụ nữ làm trưởng đoàn đã có chương trình đi thực tế, tham quan học tập kinh nghiệm công tác Hội và phong trào phụ nữ tại tỉnh Lâm Đồng.

Đoàn học viên cán bộ Hội Phụ nữ Campuchia vì hòa bình và phát triển có 20 chị giữ các chức vụ chủ

chốt của Hội Phụ nữ Campuchia, Sở Phụ nữ các tỉnh hiện đang công tác và giữ các chức vụ quan trọng trong vương quốc, thượng viện, bộ, ngành, tỉnh và hệ thống chính trị của vương quốc Campuchia. Hội Phụ nữ Campuchia mong muốn được Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng trực tiếp trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong triển khai thực hiện phong trào phụ nữ và công tác Hội của Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng, để sau khóa học khi về nước vận dụng có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và vì sự tiến bộ của phụ nữ Campuchia nói riêng.

Trong thời gian làm việc tại

Lâm Đồng, Đoàn học viên phụ nữ Campuchia cùng với Lãnh đạo Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam đã có buổi làm việc thân tình với tập thể Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, lắng nghe lãnh đạo Hội chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực trong phong trào phụ nữ, đặc biệt đối với nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó, Đoàn cũng đã tham dự buổi sinh hoạt với Tổ vay vốn Quỹ phụ nữ nghèo xã Bình Thạnh, Đức Trọng và tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế với mô hình phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp thành công của xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. THỦY NGUYỄN

Đức Trọng là huyện nằm ở giữa của tỉnh Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên 90.180 ha, chiếm

9,23% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tổng dân số 171.330 người, chiếm 14% dân số toàn tỉnh. Dân số Đức Trọng đứng thứ nhì, sau TP Đà Lạt. Mật độ dân số bình quân 182 người/km², xếp vào hàng thứ 3 so với 12 đơn vị hành chánh cấp huyện của tỉnh Lâm Đồng. Là đầu mối trong vận chuyển hàng hóa, thương mại dịch vụ phát triển nhanh. Điểm qua để thấy rằng, Đức Trọng là địa bàn khá rộng và đa dạng, phức tạp. Thế nhưng, đến nay, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, huyện đã có 14/14 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, với tỷ lệ 99% người dân sử dụng lưới điện quốc gia. Môi trường nông thôn Đức Trọng cũng được đánh giá có nhiều thay đổi theo hướng tích cực mà thanh niên Huyện Đoàn Đức Trọng chính là nhân tố chính góp phần mang đến đổi thay.

Phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” được Huyện Đoàn tổ chức thực hiện từ năm 2013, đạt được nhiều kết quả tích cực. Đó không chỉ là sự xuất hiện của những công trình hay mô hình cụ thể, mà quan trọng hơn, thông qua nhiều hoạt động hiệu quả từ tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức đến đi vào thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thì vị trí, vai trò của thanh niên đã được khẳng định vững chắc trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Ngoài một số tuyến đường chính Nhà nước hỗ trợ, nhờ làm “Dân vận khéo”, thanh niên trong xã đã khơi dậy ý thức trong dân, và từ nguồn vốn từ nhân dân là chính, người dân tự đóng góp để thắp sáng đường quê, nhân dân đóng góp ngày công, lực lượng thanh niên

Thanh niên Đức Trọng tham gia xây dựng nông thôn mớiĐức Trọng hiện có hơn 29 ngàn thanh niên và 7 ngàn đoàn viên đang sinh hoạt ở 35 tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, từ năm 2013 đến nay, tổ chức đoàn đã cùng với các cấp, các ngành và bà con nhân dân địa phương tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Mô hình Thắp sáng đường quê và Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu là hai mô hình hiệu quả đang được triển khai sâu rộng tại Đức Trọng.

Tuyến đường hoa liên thôn tại xã Tân Hội - huyện Đức Trọngdo đoàn xã trồng và chăm sóc.

tình nguyện tham gia hỗ trợ phối hợp cùng ngành điện tổ chức kéo đường dây điện và mắc bóng đèn chiếu sáng, nhân dân thành lập tổ tự quản. Qua đó, đến nay đã có gần 70% các tuyến đường trục chính, thị trấn Liên Nghĩa, trung tâm xã, trục thôn, xã đã được đầu tư điện lưới đạt kế hoạch đề ra từ nguồn vốn của tỉnh, huyện.

Xây dựng các tuyến đường không rác, trồng cây, hoa tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và thắp sáng đường quê là những hoạt động phù hợp với sức của lực lượng thanh niên nên họ càng quyết tâm phải thu được kết quả tốt. Công tác vận động có khó khăn ban đầu nhưng nhờ kiên trì và khéo léo nên được nhân dân rất ủng hộ.

Những ngày đầu tháng 11, chúng tôi có dịp ghé qua các thôn Kinh Tế Mới - Ninh Thiện - Thiện Chí, địa bàn xã Ninh Gia. Thật ngạc nhiên khi các tuyến đường thôn xóm nay đã được bê tông hóa và sáng đèn từ trong nhà ra ngoài ngõ. Đã 8, 9 giờ tối nhưng chúng tôi vẫn bắt gặp cảnh những đôi bạn nhỏ ôm tập vở chia tay nhau ở đầu cổng sau giờ học nhóm. Xóm làng yên bình, sáng sủa và sạch đẹp. Thành công này phải kể đến công của tổ chức Đoàn Thanh niên xã Ninh Gia. Bởi, được sự quan tâm, hỗ trợ của huyện, Điện lực Đức Trọng hỗ trợ vật tư, dây đèn, bóng đèn cao áp; đoàn viên, thanh niên xã Ninh Gia là lực chính góp công kéo điện và lắp ráp bóng đèn để thắp sáng đường quê với tổng chiều dài hơn 10 km tại các tuyến đường bê tông liên thôn của xã qua các thôn Kinh Tế Mới - Ninh Thiện - Thiện Chí. Hiện nay, các tuyến đường trong xã đã được thắp sáng từ 6 giờ chiều đến 5 giờ sáng. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng cao của nhân dân, vì từ ngày có điện thắp sáng, giao thông ban đêm thuận tiện hơn, an ninh trật tự cũng từ đó

đảm bảo hơn, bà con đi lại rất phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất. Điều đáng hoan nghênh nữa là công tác vận động tốt, nên hầu hết tại các tuyến đường ở vùng này nhân dân đều tự chi trả tiền điện hàng tháng, chứ không dựa vào kinh phí của Nhà nước. Ngoài Ninh Gia, Đoàn xã Liên Hiệp cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động và phối hợp tổ chức thực hiện phong trào “Thắp sáng đường quê”, vận động nhân dân tự đóng góp số tiền 680 triệu đồng kéo 32 km đường điện chiếu sáng toàn bộ các trục đường thôn, xóm trên địa bàn xã. Đoàn

xã Hiệp Thạnh cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động và phối hợp tổ chức thực hiện gần 16 km đoạn đường thắp sáng đường liên thôn.

Bên cạnh làm tốt công tác vận động và hỗ trợ nhân dân xây dựng đường giao thông nông thôn, thắp sáng đường quê, Huyện Đoàn Đức Trọng còn đặc biệt quan tâm và làm tốt vấn đề bảo vệ môi trường. Huyện thường xuyên duy trì và phát huy vai trò Đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường ở 15 xã, thị trấn. Định kỳ những đội này hàng tháng đều tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường với các phần việc

cụ thể như: Thu gom rác thải, nạo vét kênh mương; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, chăm sóc cây xanh, tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết... 15 đoạn đường thanh niên tự quản “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” tại 15 xã, thị trấn đã được các địa phương thực hiện hiệu quả. Ngoài ra, lực lượng này cũng trực tiếp tiến hành trồng hoa ven đường, thường xuyên chăm sóc để tạo mô hình điểm cho người dân học tập nhân rộng mô hình thực hiện sạch đẹp đường làng ngõ xóm. Việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động ở thôn xóm của lực lượng thanh niên góp phần tạo dựng bộ mặt nông thôn Đức Trọng ngày càng sạch đẹp, khang trang.

Ngoài ra, hằng năm, Huyện đoàn còn phối hợp với các trường học, tổ chức các hội thi về sáng kiến bảo vệ môi trường trong khối học sinh từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông, để nâng cao nhận thức cho các em về ý thức bảo vệ môi trường. Huyện Đoàn cũng phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường huyện tổ chức hội thi về môi trường. Năm 2018, hội thi với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, một chủ đề vô cùng thiết thực trong thời điểm hiện tại được triển khai trong khối THCS huyện Đức Trọng. Hội thi đã góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi, ý thức của cộng đồng trong việc sử dụng các loại rác thải nhựa, ý thức bảo vệ môi trường và làm thay đổi những thói quen xấu trong đời sống, sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời khuyến khích các em học sinh quan tâm đến việc nghiên cứu, sáng tạo để tìm cách giải quyết vấn nạn rác thải nông nghiệp hiện nay, góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống bền vững.

“Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Khẩu hiệu này một lần nữa lại được chứng minh thông qua sự tham gia nhiệt tình, khéo léo và hiệu quả của tuổi trẻ Đức Trọng, khi ngày càng có nhiều công trình mang dấu ấn thanh niên được hình thành, góp phần tích cực vào việc làm thay đổi bộ mặt quê hương, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân ở vùng nông thôn.

NGUYÊN THI

Đoàn học viên Hội Phụ nữ Campuchia vì hòa bình và phát triển học tập kinh nghiệm tại Lâm Đồng

Đồng chí Phạm Thị Mỹ Huyền - TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn học viên Hội Phụ nữ Campuchia.

5 THỨ BA 13 - 11 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Là ngôi trường có hơn 10 ngàn sinh viên, Đoàn Trường Đại học Đà Lạt đã có nhiều cách làm hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của đoàn viên, sinh viên.

Lần đầu tiên tham dự một Phiên tòa giả định ngay tại trường, Lê Thị Cẩm Linh -

sinh viên năm nhất Khoa Du lịch hào hứng nhưng cũng không kém phần căng thẳng. Linh cho hay: “Qua Phiên tòa giả định này, em hiểu biết hơn về pháp luật, biết được hành vi nào là phạm pháp để tránh không vi phạm”.

Còn với Nguyễn Hữu Hiếu - sinh viên năm 2 Khoa Môi trường lại trầm ngâm: “Có những hành vi tưởng là bình thường nhưng lại vi phạm pháp luật. Đúng là chỉ cần thiếu hiểu biết về pháp luật là có thể vi phạm ngay”.

Chưa khi nào Phòng Hội thảo - thư viện Trường Đại học Đà Lạt lại đông sinh viên vào buổi tối như vậy. Tất cả đều háo hức và có phần nghiêm túc như ở trong một phiên

Sinh viên với pháp luậttòa thật sự. Theo anh Phan Tuấn Anh - Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội sinh viên: “Có nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật dễ nhớ, dễ hiểu và gần gũi, và Phiên tòa giả định cũng không nằm ngoài mục đích này. Đây vừa là sân chơi bổ ích, vừa tạo điều kiện cho các bạn sinh viên nhà trường củng cố kiến thức pháp luật và tiếp cận thực tiễn pháp luật. Qua đó, hình thành chuẩn mực ứng xử văn minh, phù hợp với các quy tắc của pháp luật”.

Với tình huống giả định thường gặp trong giới trẻ: một chàng trai bị người yêu chia tay, vì muốn bạn gái quay lại nên đã rủ em trai cùng bạn dựng lên một vụ bắt cóc, sau đó, đóng vai anh hùng cứu mỹ nhân để bạn gái cảm động quay lại. Và ngay trong vụ bắt cóc, người bạn đã thực hiện hành vi đồi bại với cô gái. Để rồi sau đó, cả chàng trai cùng em trai và người bạn này phải chịu hình phạt của pháp luật vì những hành vi phạm pháp của mình. Ngay trong Phiên tòa giả định, các bị cáo độ tuổi 9X vẫn còn ngơ ngác vì không biết hành vi của mình lại vi phạm pháp luật - cũng là trường hợp của nhiều bạn trẻ phạm pháp vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Trong vai Đồng - chàng trai bị

người yêu chia tay, Việt Anh - sinh viên năm hai Khoa Luật học cho rằng: “Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ, kể cả sinh viên cũng còn thiếu hiểu biết về pháp luật. Vì vậy, dễ vi phạm từ những hành vi tưởng chừng đơn giản. Trong tình huống giả định, cả chàng trai bị người yêu chia tay, người em trai và người bạn đều nghĩ dựng vụ bắt cóc giả là không vi phạm, nhưng rồi sự việc đi quá xa và cả ba trở thành kẻ phạm tội phải

chịu hình thức xử lý của pháp luật”.Để sinh viên nắm bắt kịp thời về

pháp luật, ngay trong tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, Trường Đại học Đà Lạt đã đưa nội dung phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật vào. Bên cạnh đó, trong những hoạt động đều được lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là Luật Hình sự. Và Phiên tòa giả định là nơi giúp sinh viên dễ tiếp cận với pháp luật nhất như nhận xét của Tiến

sĩ Nguyễn Thị Loan - Phó khoa phụ trách Khoa Luật học: “Phiên tòa giả định là hình thức tuyên truyền pháp luật sinh động và hiệu quả nhất. Thông qua các vụ án thực tiễn mà Phiên tòa giả định mô phỏng lại, sinh viên nắm kiến thức pháp luật nhanh và hiểu hành vi như thế nào là vi phạm để tránh cũng như khi vi phạm sẽ bị áp dụng chế tài nghiêm khắc. Đây cũng là hình thức để sinh viên luật rèn luyện kỹ năng thực hành pháp luật. Qua đó, giáo dục, tuyên truyền pháp luật để sinh viên Khoa Luật nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung có tinh thần thượng tôn pháp luật, chấp hành pháp luật, tuyên truyền pháp luật, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội”.

Kết thúc Phiên tòa giả định, ý kiến được nhiều sinh viên đưa ra: “Phải biết được kiến thức về pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Nếu không có kiến thức, không hiểu biết về pháp luật đó là một điều đáng lo ngại. Vì vậy, cần phải học tập, rèn luyện, trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức về pháp luật để bảo vệ cho bản thân, gia đình và góp phần ổn định xã hội”.

VIỆT HÙNG

Phiên tòa giả định là hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả cho sinh viên. Ảnh: V.Hùng

Xã Hòa Ninh là địa bàn có chất lượng giáo dục đứng đầu khu vực các xã phía Nam của huyện Di Linh với 3/4 trường đạt chuẩn quốc gia. Theo Chủ tịch UBND xã Hòa Ninh Vũ Thế Quyết, phấn đấu năm học 2018-2019 xây dựng trường còn lại (mẫu giáo) đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Năm học 2018-2019, toàn xã Hòa Ninh cả 3 cấp học có 1.979 học sinh (HS); trong đó, mẫu giáo

300 cháu với 10 lớp, tiểu học 1.010 HS với 32 lớp và THCS 669 HS, 19 lớp. Cũng theo Chủ tịch UBND xã Vũ Thế Quyết, xã đặc biệt quan tâm và chú trọng đến nâng cao chất lượng và duy trì nề nếp dạy và học. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được thực hiện khá tốt. Cô giáo Phan Thị Kiều, Hiệu phó Trường Tiểu học Hòa Ninh 2, đảng ủy viên phụ trách lĩnh vực giáo dục của xã cho biết thêm: Thuận lợi ở xã Hòa Ninh là phụ huynh rất quan tâm về giáo dục, đặc biệt là mặt xã hội hóa luôn được đồng hành nhiệt tình với các nhà trường. Ví dụ, ở thôn nào có HS nghỉ học là Ban Nhân dân thôn quan tâm tìm hiểu động viên kịp thời. Về Đảng ủy, hàng tháng đều có cán bộ chuyên trách báo cáo để chỉ đạo ngay đến các chi bộ thực hiện. Năm học 2018-2019, cấp ủy và chính quyền xã tập trung chỉ đạo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học; tiếp tục quan tâm phát huy những ưu điểm của trường

Điểm sáng giáo dục Hòa Ninh

Giờ tan học tại Trường Tiểu học Hòa Ninh 2. Ảnh: M.Đạo

chuẩn và cận chuẩn; duy trì kết quả phổ cập các bậc học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường; đồng thời, củng cố, nâng chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.

Với số lượng HS cao nhất và đạt nhiều thành tích nổi bật nhất trong phong trào giáo dục ở xã Hòa Ninh đó là Trường Tiểu học Hòa Ninh 2 và THCS Hòa Ninh. Bước vào Trường Tiểu học Hòa Ninh 2 ấn tượng đầu tiên là cơ sở vật chất dạy và học khá khang trang; khuôn viên sân trường sạch đẹp với cây xanh bóng mát và các tiểu cảnh; bếp ăn và nơi ngủ bán trú của HS gọn gàng, ngăn nắp; khu vệ sinh của cán bộ - giáo viên (CBGV) và HS đều sạch sẽ và quy cũ...

Năng động, nhiệt huyết, có thâm niên và kinh nghiệm gần 20 năm làm hiệu trưởng, thầy giáo Trần Văn Bình tiếp tôi tại Trường Tiểu học Hòa Ninh 2. Thực sự tôi rất vui trước kết quả của nhà trường năm học 2017-2018:

huy động đạt 100% HS trong độ tuổi ra lớp, duy trì sĩ số cũng đạt 100%. Năm học này nhà trường có 1 HS đoạt giải khuyến khích Tin học trẻ cấp tỉnh; 1 HS đoạt giải khuyến khích về Chỉ huy Đội cấp huyện; 19,2% HS xuất sắc, 61,4% HS được khen từng mặt và 99,7% HS cuối cấp lên lớp... Với đội ngũ CBGV, Trường Tiểu học Hòa Ninh 2 đều 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Năm học vừa qua, Trường vinh dự có 1 thành viên đạt GV giỏi cấp tỉnh và được UBND tỉnh tặng Bằng khen; 2 GV được UBND huyện tặng Giấy khen; 32 GV, nhân viên là Lao động tiên tiến, 5 Chiến sĩ thi đua cơ sở... Hiệu trưởng Trần Văn Bình chia sẻ bài học kinh nghiệm: Nhiệm vụ đầu tiên và xuyên suốt là toàn tập thể đoàn kết, đồng lòng làm tốt công tác dạy và học; cùng đó, tổ chức có chất lượng các hoạt động ngoại khóa; tạo môi trường học tập hấp dẫn để thu hút HS đến trường và yêu trường lớp. Mặt khác, sự phối hợp, kết hợp với các tổ chức, đoàn

thể trong và ngoài nhà trường cũng như tham mưu kịp thời, phù hợp với Đảng ủy, chính quyền địa phương là những yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên triển khai hiệu quả, chất lượng công tác kiểm tra, đôn đốc CBGV thực hiện các kế hoạch của nhà trường và của từng cá nhân; luôn tìm tòi và trau dồi để nâng chất lượng dạy-học; có chế tài đủ mạnh trong công tác thi đua khen thưởng…

Năm học 2018-2019, Trường Tiểu học Hòa Ninh 2 có 22 lớp với 709 HS (162 HS bán trú). Phát huy truyền thống của nhà trường, các chỉ tiêu được tập thể nhà trường đặt ra phấn đấu bằng và vượt năm học trước. Tất cả các nhiệm vụ đều được thảo luận, nhận thức và hành động rất cụ thể, nhịp nhàng. Tuy nhiên, Ban giám hiệu nhà trường cũng cho biết, mặc dù thời gian qua đã được các cấp quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đến nay đã khá khang trang, nhưng để duy trì trường chuẩn quốc

gia mức độ 1 và từng bước tiến tới mức độ 2 thì cần có sự đầu tư tiếp về phòng học, khu hiệu bộ, nhà đa năng… Hiện nay, mặc dù trên địa bàn huyện Di Linh trong số 34 trường tiểu học đang rất ít đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với Trường Tiểu học Hòa Ninh 2 các tiêu chí về đội ngũ, chất lượng giáo dục HS đều đạt, chỉ thiếu về tiêu chí cơ sở vật chất. Đây là trăn trở của Ban giám hiệu và tập thể nhà trường khi đặt mục tiêu phấn đấu vươn lên chuẩn quốc gia mức độ 2.

Đối với Trường THCS Hòa Ninh, Hiệu trưởng Vũ Thị Lý cho biết, năm học 2017-2018, toàn trường đã giảm tỷ lệ HS yếu xuống chỉ còn 2,86%; tỷ lệ HS bỏ học chỉ còn 0,36%; kết quả tốt nghiệp đạt 100%. Đây là những cố gắng rất lớn của đội ngũ CBGV nhà trường khi 100% đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 2 GV giỏi cấp tỉnh… Năm học 2018-2019, chỉ tiêu Trường THCS Hòa Ninh là huy động 100% HS hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; duy trì sĩ số cuối năm đạt 99,5% trở lên; 94% được phổ cập THCS. Về chất lượng giáo dục HS, với học lực, có 30% giỏi, 40% khá, 28% trung bình, yếu 2%. Trong đó, 10-15 HS giỏi cấp tỉnh và 30-35 HS giỏi cấp huyện; lưu ban chỉ dưới 0,5% và công nhận tốt nghiệp THCS đạt 100%. Với hạnh kiểm, 78% loại tốt, 20% loại khá và 2% trung bình. Cùng với các chỉ tiêu về đội ngũ, Trường THCS Hòa Ninh phấn đấu năm học 2018-2019 đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc; đủ điều kiện để nhận Cờ thi đua của Bộ GD-ĐT và Bằng khen của UBND tỉnh Lâm Đồng.

MINH ĐẠO

6 THỨ BA 13 - 11 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Tuân thủ chương trình vệ sinh tay trong chăm sóc phục vụ người bệnh là yếu tố then chốt nhằm

ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh, làm giảm mắc bệnh lây nhiễm chéo cho bệnh nhân và người nhà trực tiếp chăm sóc người bệnh, nhân viên y tế.

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác định tỉ lệ tuân thủ chương trình vệ sinh tay chung của nhân viên y tế khi thăm khám chữa trị và chăm sóc phục vụ người bệnh tại BV Hoàn Mỹ Đà Lạt từ năm 2016 - 2017 với 11.549 cơ hội cần phải vệ sinh tay ở tất cả các đối tượng: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý ở hầu hết các khoa phòng: phẫu thuật, nội, sản, ngoại, hồi sức cấp cứu, phòng khám, nhi, cận lâm sàng, xét nghiệm. Trong đó, số cơ hội có tuân thủ vệ sinh tay đó là 7.857. Bằng phương pháp tiến cứu mô tả, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay chung đạt 68%.

Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo từng khoa phòng cao nhất là Khoa Phẫu thuật 73,66% và thấp nhất là khoa Xét nghiệm 64,41%. Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo đối tượng cao nhất là điều dưỡng 72,1%; thấp nhất là bác sĩ, hộ lý 50,9%.

Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo thời điểm cao nhất là 88,5% (vào tháng 3) và thấp nhất là 56,1% (vào tháng 6, thời điểm có số bệnh nhân tăng). Loại vệ sinh tay, tỉ lệ rửa tay nhanh chiếm 81,5%; rửa tay bằng xà phòng và nước là 18,5%; tỉ lệ mang găng tay thay thế rửa tay cho thấy mang găng mới chiếm 11,3% và mang gang cũ là 3,7% trong tổng số cơ hội cần phải vệ sinh tay.

Phân tích thời điểm trước khi tiếp xúc bệnh nhân thì nhân viên y tế có tỉ lệ rửa tay thấp hơn so với thời điểm sau khi tiếp xúc, điều này cho thấy nhân viên y tế có ý thức bảo vệ bản thân, tuy nhiên, việc phòng ngừa lây nhiễm

cho người bệnh còn thấp. Nhân viên y tế sử dụng loại sát khuẩn tay chiếm tỉ lệ cao 81,5%; rửa tay bằng xà phòng và nước chỉ chiếm 18,5%.

Qua nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện cho thấy sự lây truyền bệnh qua trung gian bàn tay là chủ yếu. Do đó, một trong những khuyến cáo nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là thực hành rửa tay khi chăm sóc bệnh nhân. Chấp hành đúng những kỹ thuật vệ sinh tay trong chăm sóc bệnh nhân là yêu cầu then chốt nhằm ngăn ngừa lây truyền vi sinh vật gây bệnh, làm giảm mắc bệnh cho người bệnh và nhân viên y tế. Hiệu quả của vệ sinh tay đã bắt đầu từ những năm 1800 trên thế giới đưa vệ sinh tay vào thực hành trong bệnh viện. Đến nay, mặc dù vệ sinh tay được khuyến cáo là biện pháp đơn giản và hiệu quả, chi phí thấp trong

phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, nhưng thực tế tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay không cao. Có khoảng cách lớn giữa kiến thức, thái độ hành vi vệ sinh tay trong nhân viên y tế.

Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt, đã phát động phong trào tuân thủ quy trình vệ sinh tay và giám sát tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện từ năm 2015. Tuy nhiên, tỉ lệ vệ sinh tay trong một số khoa, phòng hoặc thời điểm cần vệ sinh tay còn chưa thực hiện thường xuyên.

Theo BS Ngô Thị Thử, qua nghiên cứu cho thấy việc không tuân thủ vệ sinh tay còn chiếm 32% trong đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, tỉ lệ này cần phải được khắc phục. Đặc biệt, tại thời điểm trước tiếp xúc bệnh nhân và sau sờ môi trường xung quanh bệnh nhân, tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế rất thấp (trước tiếp xúc bệnh nhân đạt

56,1% vệ sinh tay, sau sờ môi trường xung quanh bệnh nhân chỉ đạt 57,9% vệ sinh tay). Tiếp theo là đối tượng hộ lý, tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay rất thấp 50,9%. Các yếu tố trên cũng là một trong những yếu tố góp phần làm giảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến nghị đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, vận động, huấn luyện, tăng cường giám sát chặt chẽ việc tuân thủ vệ sinh tay khi cần thiết trong khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh. Tiếp tục thực hiện giám sát tuân thủ vệ sinh tay trong việc khám chữa bệnh tại bệnh viện; bổ sung những vị trí cần có bồn rửa tay và đảm bảo các phương tiện vệ sinh tay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách hàng khi cần vệ sinh tay.

AN NHIÊN

Vệ sinh tay phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện

Từ năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới bắt đầu phát động chiến dịch vệ sinh tay toàn cầu nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và cải thiện việc thực hành vệ sinh tay trong nhân viên y tế. Nghiên cứu về “Đánh giá chương trình tăng cường vệ sinh tay từ năm 2016 - 2017” của BS Ngô Thị Thử và điều dưỡng Lê Thị Diễm Nhi (Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt) cho thấy còn nhiều vấn đề báo động trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Khoa Phẫu thuật luôn đảm bảo tốt nhất về vệ sinh bàn tay phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Ảnh: A.Nhiên

Phòng trừ bệnh do virus gây hại cây cà chua và cúc

Báo Lâm Đồng số ra ngày 26/9/2018 đăng tải phóng sự “Chua chát cà chua” phản ánh tình hình virus gây hại nghiêm trọng đối với cây cà chua ở huyện Đơn Dương với tỷ lệ 49,7% trong số 1.146 ha bị nhiễm bệnh và có chiều hướng gia tăng cả tỷ lệ nhiễm và diện tích thiệt hại. Mới đây, ngày 6/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo Sở NN&PTNT, các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt về việc phòng ngừa bệnh do virus gây hại cà chua và hoa cúc. Cụ thể, tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp, đặc biệt là quản lý sản xuất, nhập khẩu, sản xuất giống; kiểm tra, hướng dẫn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Khảo sát để xác định nguyên nhân gây hại, nguyên nhân lây lan và xây dựng các quy trình xử lý phù hợp, hiệu quả, nhằm từng bước ngăn chặn, khắc phục thiệt hại; hướng dẫn, vận động các vườn ươm thực hiện nâng cấp, chuẩn hóa để sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng sạch virus. Thực hiện các giải pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật, quản lý đồng ruộng; tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh do virus gây hại… M.Đ

Thiết thực chăm lo cho hội viên phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ vùng sâu, vùng xa chưa có nhà ở ổn định cuộc sống, năm 2018, từ Cuộc vận động ủng hộ xây dựng mái ấm tình thương của các cấp, Hội Phụ nữ Lâm Đồng đã kịp thời hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa 53 căn mái ấm tình thương cho hội viên, phụ nữ nghèo với tổng trị giá trên 1,7 tỷ đồng.

Cụ thể, trong năm, các cấp Hội nhận được sự tài trợ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để xây dựng mới 41 căn và sửa chữa

12 căn mái ấm tình thương (trong đó, có 23 căn cho phụ nữ dân tộc thiểu số, 10 căn cho phụ nữ là tín đồ tôn giáo). Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng đã ủng hộ Quỹ “Ngày vì người nghèo” của tỉnh với tổng trị giá trên 1,7 tỷ đồng.

Với nỗ lực giúp đỡ hội viên phụ nữ nghèo, Cuộc vận động ủng hộ xây dựng mái ấm tình thương của Hội Phụ nữ tỉnh trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo chung của tỉnh và hỗ trợ, giúp đỡ cho hội viên phụ nữ nghèo, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên

Hỗ trợ trên 1,7 tỷ đồng xây dựng và sửa chữa “mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ nghèo

Lễ bàn giao mái ấm tình thương tại huyện Đạ Huoai.

thoát nghèo và làm giàu chính đáng, xây dựng quê hương Lâm

Đồng giàu đẹp. THỦY NGUYỄN

ĐÀ LẠT: Trên 390 triệu đồng đầu tư làm đẹp bộ mặt đô thị

Chào mừng kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, UBND TP Đà Lạt vừa phê duyệt kế hoạch chỉnh trang đô thị, với tổng số tiền đầu tư hơn 390 triệu đồng để làm đẹp cho bộ mặt đô thị Đà Lạt…

Với số tiền này, Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt tiếp tục đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, bố trí các thùng rác tại một số tuyến đường, công viên công cộng nhằm phục vụ nhân dân và du khách bỏ rác đúng nơi quy định. Cùng với đó, đơn vị này còn đẩy nhanh việc chỉnh trang đô thị, xây dựng, duy tu, sửa chữa, sơn lại vạch đường; thay lại toàn bộ biển báo giao thông, biển tên đường và làm sạch đẹp, đảm bảo an toàn giao thông cho 167 tuyến đường của thành phố hoa.

Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt cũng đã chuẩn bị hàng nghìn đơn vị hoa các loại để trang trí, trưng bày, nhằm phục vụ tốt cho các chương trình chào mừng. Đồng thời, tiến hành trồng, chăm sóc, thay thế các giống hoa tươi, như cẩm tú cầu, đỗ quyên, loa kèn, hoa hồng… trên các tuyến đường của thành phố, đảm bảo hoa tươi, đẹp trong suốt tuần lễ diễn ra các hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. THỤY TRANG

Đường Trần Phú đã được chỉnh trang, trồng hoa hồng làm đẹp.

7 THỨ BA 13 - 11 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Là phường trung tâm của TP Đà Lạt, Phường 1 hiện có 6 điểm giữ xe, hầu hết có quy mô nhỏ hẹp, chủ yếu

thiết kế dành cho các loại xe con và các loại xe tải nhỏ. Vậy nên vào cao điểm mùa du lịch, ngày nghỉ cuối tuần, các bãi đậu xe này chưa đáp ứng được nhu cầu. Các loại xe du lịch từ 16 đến 45 chỗ khó lòng “chen chân” vào những giờ cao điểm nên đành phải dừng đậu xe dưới lòng lề đường. Trong bối cảnh, hạ tầng giao thông địa phương ngày một quá tải do phương tiện giao thông tăng nhanh, cùng với đó lượng khách đến Đà Lạt tăng cao nên vấn đề quản lý, điều hành giao thông đô thị cũng đặt ra nhiều thách thức. Trung tá Nguyễn Văn Hùng - Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông, Công an TP Đà Lạt chia sẻ: “Thực tế hiện nay bãi đậu xe là không đủ, nhất là trên địa bàn thành phố, các phương tiện phải đậu trên các tuyến đường trong thành phố nên gây nhiều khó khăn cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông”.

Ngoài việc không đủ bến bãi đậu đỗ xe, nhiều đoạn vỉa hè cũng bị người dân chiếm dụng làm nơi để xe máy, buôn bán càng làm cho giao thông thành phố Đà Lạt trở nên lộn xộn. Vào khung giờ trưa, chiều, tại các nút giao thông trọng điểm tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ liên tục xảy ra. Ông Nguyễn Văn Thức, người dân sống tại đường Nguyễn Chí Thanh, một con đường san sát khách sạn, nhà nghỉ

Đà Lạt loay hoay giải quyết bài toán bãi đậu xeDo địa hình đồi núi, đường dốc, hẹp, cùng với sự tăng nhanh về số lượng phương tiện giao thông, nên nhiều năm trở lại đây, tình hình giao thông tại TP Đà Lạt đang có dấu hiệu quá tải, nhiều phương tiện đã tận dụng vỉa hè, lòng lề đường để dừng đỗ, đón trả khách. Đây là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ. Mặc dù TP Đà Lạt đã quy hoạch các bến bãi đậu xe ô tô, song thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu, khiến cho không gian giao thông gặp nhiều khó khăn.

tại Phường 1, TP Đà Lạt bức xúc: “Khu vực tôi sống có mật độ khách sạn rất dày. Xe du lịch thường xuyên dừng để bỏ khách xuống, đón khách lên, rồi những người tham gia giao thông, những phương tiện tham gia giao thông khác nữa nên ùn tắc là thường xuyên”. Còn trung tá Đỗ Ngọc Hòa - Trưởng Công an Phường 1, TP Đà Lạt thì cho rằng: “Thời gian cao điểm như hè vừa rồi, có những ngày đơn vị

chúng tôi đã trực tiếp đăng ký lưu trú đối với khách du lịch đến địa bàn phường là trên 13.000 khách. Có thể gọi đây là quá tải, quá tải về con người, cũng như kèm theo đó là vấn đề TTATXH cũng như trật tự giao thông. Không có bến bãi đậu đỗ dẫn đến người ta đậu xe dưới lòng đường, vỉa hè, ảnh hưởng đến trật tự đô thị và trật tự mỹ quan thành phố. Với tình trạng như hiện nay, vào các ngày cao điểm, nhất là

thứ bảy, chủ nhật, các xe ô tô đậu đỗ trên vỉa hè là không tránh khỏi”.

Để tránh tình trạng đậu, đỗ xe không đúng nơi quy định và hạn chế ùn tắc giao thông, TP Đà Lạt đã triển khai cắm biển báo cấm đậu xe vào các ngày chẵn, lẻ tại một số tuyến đường, lắp đặt biển báo cấm một số loại phương tiện vào giờ cao điểm. Mặt khác, lực lượng Công an thành phố tăng cường công tác kiểm tra nhắc nhở, xử lý các trường

hợp dừng, đậu, đỗ xe không đúng nơi quy định, lấn chiếm lòng, lề đường, hè phố. Để giải quyết bài toán bãi đậu xe, trung tá Nguyễn Văn Hùng đề xuất: “Một số tuyến đường trung tâm thành phố phải hạn chế phương tiện có trọng tải lớn đi vào nhất là vào giờ cao điểm. Sau đó, cần bố trí bãi đậu xe để dành cho phương tiện như 40, 50 chỗ ngồi đậu đỗ, hạn chế vào khu vực trung tâm”. Còn ông Trương Hữu Hiệp - Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng thì cho rằng: “Có thể hướng tới sẽ cấm xe tải lưu thông ban ngày vào TP Đà Lạt, chỉ cho lưu thông ban đêm và có thể sẽ cấm theo giờ một số phương tiện xe du lịch loại cỡ lớn. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tham mưu để xây dựng các bãi đậu đỗ xe ở ngoại vi thành phố…”.

Để giảm áp lực về giao thông, mục tiêu trước mắt mà TP Đà Lạt triển khai thực hiện là đến năm 2020 phải dành tối thiểu từ 23-25% qũy đất cho hạ tầng giao thông. Còn giải pháp về lâu dài TP Đà Lạt đề xuất quy hoạch các bến xe vệ tinh như bến xe Đông Bắc Đà Lạt, bến xe Trạm Hành, bến xe Tà Nung, Xuân Thọ... Cùng với đó, việc tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm trật tự ATGT, cảnh quan đô thị, trả lại không gian cho người đi bộ phải được triển khai một cách thường xuyên, liên tục. Có như vậy giao thông Đà Lạt mới hy vọng được đảm bảo an toàn.

DIỆU NGA

Trung tâm TP Đà Lạt thường xuyên ùn tắc giao thông cục bộ mỗi dịp lễ, tết. Ảnh: D.Nga

“Giàn phơi đồ thông minh” giúp mọi người yên tâm ra khỏi nhà cả ngày mà không lo quần áo phơi bị ướt khi trời bất chợt đổ mưa; trời nắng, lại tự động đẩy quần áo ra phơi. Đó là giải pháp sáng tạo kỹ thuật của hai học sinh Dzịp Thanh Chi và Ha Lích (Lớp 9A1, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Đức Trọng) vừa giành giải nhì Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 14 - 2018.

Nguyên lý hoạt động đơn giảnHa Lích là người K’Ho ở xã Hiệp

An, Dzịp Thanh Chi là người Churu ở xã Tà Năng (Đức Trọng), cùng ra thị trấn học chung lớp ở trường dân tộc nội trú. Cả hai em đều lớn lên ở miền đất mưa nhiều hơn nắng, nắng - mưa bất chợt, khi đã phơi quần áo thì không dám đi đâu ra khỏi nhà - đó là điều bất lợi cho phụ nữ nội trợ. Ha Lích cũng thường xuyên phơi quần áo bị ướt khi cơn mưa ập đến; tìm được người bạn học có chung niềm yêu thích môn vật lý là Dzịp Thanh Chi, hai em đã cùng sáng

“Giàn phơi đồ thông minh” đơn giản mà hiệu quả của hai học sinh dân tộc thiểu số

tạo giải pháp “Giàn phơi đồ thông minh” có khả năng cảm biến thời tiết, tự động thu quần áo vào khu vực có mái che khi trời mưa và tự động đẩy quần áo ra khu vực không có mái che khi trời nắng.

Cấu tạo của dàn phơi đồ gọn nhẹ, bao gồm: khung treo quần áo sử dụng cơ cấu kìm xếp, giúp dàn trải đều quần áo khi phơi; cảm biến mưa; động cơ điện một chiều kéo - đẩy hệ thống chuyển động ra vào để phơi quần áo; ròng rọc; rơle chính và rơle trung gian; mạch ngắt mở điện tử. Giàn phơi đồ thông minh sử dụng nguồn điện lưới 220V xoay chiều, qua biến áp nguồn tổ ong cung cấp nguồn điện một chiều 12V cho động

cơ, nguồn điện một chiều cấp điện 5V cho mạch cảm biến. Nguyên lý hoạt động giản đơn: Khi trời mưa, cảm biến mưa nhận tín hiệu gửi đến mạch chính, mạch chính đóng rơle cho động cơ hoạt động, hệ thống tự động thu quần áo trên dàn phơi vào khu vực có mái che. Khi trời nắng, cảm biến mưa gửi tín hiệu đến mạch chính; mạch chính đóng rơ-le cho động cơ hoạt động đẩy quần áo ra phơi.

Khả năng ứng dụng thực tiễn caoGiải pháp kỹ thuật của Dzịp

Thanh Chi và Ha Lích đã được đánh giá cao về tính hiệu quả và

khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều giải pháp phơi quần áo tự động thông minh, nhưng tất cả đều dùng mạch điều khiển tự động với hệ thống vi mạch và thiết kế phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức về lập trình xử lý, có kiến thức về điện, điện tử. Mô hình “Giàn phơi đồ thông minh” của hai em sử dụng các mạch ngắt mở điện tử và các rơ-le để chế tạo ra với nguyên lý đơn giản, phổ thông, dễ lắp đặt, dễ sửa chữa, giá thành thấp, hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn.

Quá trình tìm tòi, sáng tạo, thử nghiệm giải pháp kỹ thuật “Giàn phơi đồ thông minh” của mình đã giúp Dzịp Thanh Chi và Ha Lích thực hành môn vật lý một cách hữu hiệu, nắm chắc kiến thức đã học, nâng cao hiểu biết về điện, rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn phục vụ đời sống. Nếu thay sử dụng nguồn điện lưới 220V bằng việc gắn với pin năng lượng mặt trời để sử dụng độc lập không phụ thuộc vào nguồn cung ứng điện, giàn phơi đồ tự động thông minh của hai em sẽ có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm năng lượng và có khả năng thương mại hóa cao, trở thành đồ dùng dân dụng tiện lợi trong mỗi gia đình. QUỲNH UYỂN

Dzịp Thanh Chi và Ha Lích cùng cô giáo tại lễ trao giải thưởng. Ảnh: Q.U

Gần 16,5 tỷ đồng đầu tư dự án Chương trình 135 ở huyện Di Linh

Gần 16,5 tỷ đồng là tổng vốn đầu tư các dự án nhóm

C quy mô nhỏ Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền

vững trên địa bàn huyện Di Linh vừa được UBND tỉnh

phê duyệt. Bao gồm 26 thôn nghèo thuộc các xã: Gia Bắc,

Sơn Điền, Tam Bố, Đinh Trang Hòa, Tân Nghĩa, Đinh

Trang Thượng, Bảo Thuận, Đinh Lạc và Liên Đầm. Các

dự án được đầu tư là cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận

lợi cho nhân dân trong việc lưu thông, vận chuyển hàng

hóa; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thời gian thực hiện, có 2 dự án gồm xây dựng sân

trường học ở Tân Nghĩa 2 và đường giao thông nông thôn ở Gia Bắc 1 thực hiện trong năm 2019, còn lại 14 dự án

thực hiện từ năm 2019-2020. Nguồn vốn đầu tư bao gồm ngân sách Trung ương, vốn

lồng ghép ngân sách địa phương và các nguồn vốn

khác; chủ đầu tư là UBND các xã nêu trên.

M.ĐẠO

8 THỨ BA 13 - 11 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng

ký nhận QSD đất của ông Nguyễn Đức Thiện sử dụng đất tại TT Lộc Thắng với các thông tin cụ thể như sau:

- Thửa đất số 180, diện tích 1.514 m2 + Mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm (CLN) + Tờ bản đồ số: 29, TT Lộc Thắng.+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu Đ 708221 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ bà

Đặng Thị Chí ngày 29/6/2004, số vào sổ theo dõi cấp giấy: H 02789 QSDĐ.Ngày 10/7/2007, hộ bà Đặng Thị Chí sang nhượng cho ông Nguyễn Đức Thiện theo

Chứng thực số 216/Q02 TP/CC-SCT/HĐGD của UBND TT Lộc Thắng nhưng tại thời điểm sang nhượng chủ sử dụng đất chưa tiến hành đăng ký theo quy định, đồng thời giao GCN bản gốc số hiệu: Đ 708221 và Hợp đồng Chứng thực số 216/Q02 cho ông Nguyễn Đức Thiện quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ bà Đặng Thị Chí ở đâu đề nghị ông/bà liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ

huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền

thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiên liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Đức Thiện tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

đăng ký nhận QSD đất của ông Lăng Văn Xê và bà Triệu Thị Ngọc Hoa sử dụng đất tại xã B’Lá. Với các thông tin cụ thể như sau:

- Thửa đất số 89, diện tích 5.814 m2

- Thửa đất số 91, diện tích 1.790 m2

- Thửa đất số 92, diện tích 6.002 m2

+ Mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm (CLN)+ Tờ bản đồ số: 30, xã B’Lá+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043Giấy CNQSD đất số hiệu T 713929; T 713930; T 713931 của ông Đinh Phi Hành được

UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 26/12/2001.Năm 2008, hộ ông Đinh Phi Hành sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Lăng Văn

Xê và bà Triệu Thị Ngọc Hoa chưa lập thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: T 713929; T 713930; T 713931 cho ông Lăng Văn Xê và bà Triệu Thị Ngọc Hoa quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ ông Đinh Phi Hành ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng

ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền

thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Lăng Văn Xê và bà Triệu Thị Ngọc Hoa tại các thửa đất nêu trên theo quy định.

Tuyên truyền pháp luật cho bà con DTTSNgày 10/11, Đoàn Thanh niên

Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh phối hợp với Đoàn Thanh niên Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai; CLB Motor Tiên Phong (TPHCM) và các mạnh thường quân đã tổ chức tuyên truyền pháp luật và trao quà tình nghĩa cho đồng bào khó khăn tại xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương.

Đây là hoạt động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2018. Đồng thời tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần giữ vững trật tự, phát triển kinh

tế của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhân dịp này, đoàn cũng tặng 200 suất quà gồm gạo và các nhu

yếu phẩm, mỗi suất trị giá gần 300.000 đồng cho bà con có hoàn cảnh khó khăn.

HỒNG THẮM

Những món quà nghĩa tình đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn.

Cấm thuốc, mỹ phẩm sản xuất từ nhau thai ngườiNgày 11/11, Sở Y tế Lâm Đồng

cho biết đã nhận được văn bản của Bộ Y tế đề nghị đơn vị tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trong đó nhấn mạnh có loại thuốc làm từ thịt người có xuất xứ từ Trung Quốc được một số nước cảnh báo thời gian gần đây cần Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặc biệt lưu ý.

Theo văn bản trên, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông tin, gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc Nigeria báo động gấp tin hàng trăm ngàn viên thuốc Trung Quốc làm từ thịt người lưu hành tại nước này.

Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria xác nhận, có dược phẩm của Trung Quốc trên thị trường Nigeria chứa thành phần thịt người. Các thuốc này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh ở giai đoạn cuối.

Theo đó, Cục Quản lý Dược

khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các thuốc “Trung Quốc làm từ thịt người” đề cập trên tại Việt Nam.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế: Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phối hợp với các cơ quan như hải quan, quản lý thị trường, công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm nêu trên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.

Một diễn biến liên quan khác, các chuyên gia y tế nước ta nhận định rất có thể loại “thuốc từ thịt người” đang gây xôn xao thực ra là có thành phần nhau thai người. Về việc này, thông tin từ Bộ Y tế cho hay Việt Nam đã cấm sử dụng nhau thai người trong thuốc và mỹ phẩm.

Theo thông tin từ Cục Quản lý dược, từ khoảng 15 năm trở về trước đã có một loại thuốc sản xuất tại Việt Nam là Philatop có sử dụng nguyên

liệu nhau thai người. Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do mà nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng gan động vật thay thế.

Với mỹ phẩm, Cục Quản lý dược cho biết, thị trường có nhiều sản phẩm quảng cáo có thành phần tế bào gốc, tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam chưa cho phép sử dụng thành phần tế bào gốc từ người trong mỹ phẩm, mà chỉ cho phép tế bào gốc từ thực vật.

Với các sản phẩm có thành phần nhau thai, chỉ cho phép sử dụng nếu nhau thai từ động vật và cấm nếu sản phẩm có thành phần nhau thai người.

Tại Cục Quản lý Dược, hiện tất cả các sản phẩm đã được phép đăng ký lưu hành thì không có sản phẩm nào có thành phần nhau thai hay tế bào gốc từ người. Tuy nhiên, thực tế vẫn có thể có sản phẩm trôi nổi được nhập lậu.

Tại các chợ thuốc Đông y ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trước đây từng có tình trạng nhau thai người sấy khô (được gọi tên là tử hà sa), không rõ nguồn gốc được bán với giá rẻ.

C.THÀNH

Huyện Đoàn Di Linh tổ chức diễn đàn sử dụng mạng xã hội

Ngày 9/11, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Di Linh đã tổ chức diễn đàn “Sử dụng mạng xã hội hiệu quả, đúng pháp luật” cho cán bộ đoàn trên địa bàn huyện.

Tại diễn đàn, các Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Di Linh khóa XI; Ủy viên Ủy ban Hội LHTN Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Đội TNTP Hồ Chí Minh khóa IV; Bí thư và Phó Bí thư Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở trực thuộc; giáo viên làm Tổng Phụ trách Đội các trường học được chia làm 5 nhóm thảo luận các nội dung liên quan như: hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch qua mạng xã hội; việc nhận diện các vấn đề pháp lý có liên quan; thực trạng

và cách nhận diện hoạt động lừa đảo công nghệ cao; cán bộ Đoàn - Hội - Đội cần làm gì để sử dụng mạng xã hội hiệu quả; phát huy hiệu quả của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục, tập hợp đoàn viên, thanh thiếu nhi và đoàn viên, thanh thiếu nhi với văn hóa sử dụng các trang mạng xã hội.

Diễn đàn nhằm định hướng việc sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật trong cán bộ Đoàn - Hội - Đội. Từ đó, nhân rộng đến các đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi; thể hiện vai trò của Đoàn trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước bằng công cụ mạng xã hội…

LAM PHƯƠNG

HỘI VHNT LÂM ĐỒNG:Ra mắt tác phẩm “Đất ngàn hoa” của nhà thơ Phan Hữu Giản

Ngày 10/11, tại Nhà Văn hóa Làng hoa Hà Đông, Hội Văn học - Nghệ thuật Lâm Đồng phối hợp cùng Thư viện tỉnh Lâm Đồng tổ chức Giới thiệu ra mắt tác phẩm “Đất ngàn hoa” của nhà thơ Phan Hữu Giản.

Tác phẩm Đất ngàn hoa của nhà thơ Phan Hữu Giản là tập hợp 69 bài thơ chất chứa tình đất, tình người sâu nặng của một người con Hà Nội dành cả thanh xuân của đời mình đi khai hoang mở đất. Những bài thơ được ngâm đọc tại buổi giao lưu là xúc cảm chân thật, giản dị, là nhiệt huyết, là tình yêu của tác giả với đất và người Đà Lạt, Lâm Hà.

Tại buổi giao lưu, nhà báo - nhà thơ Nguyễn Thanh Đạm - Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng

đã khẳng định giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của tập thơ. Ông nhấn mạnh: Những vần thơ của nhà thơ Phan Hữu Giản có sức lay động bởi tình yêu quê hương, đất nước, hướng bạn đọc đến giá trị chân - thiện - mỹ.

Tập thơ ra đời là món quà ý nghĩa mà tác giả dành tặng cho quê hương thứ hai của mình nhân dịp Đà Lạt kỷ niệm 125 năm hình thành và phát triển. Tác giả đã tặng hơn 800 cuốn thơ đến các cá nhân, tổ chức, cơ quan, trường học, hệ thống thư viện công cộng trong tỉnh với mong muốn làm lan tỏa tình yêu Đà Lạt, nhân lên trách nhiệm xây dựng thành phố ngày càng xinh đẹp, văn minh.

QUỲNH UYỂN