5
Ngậm Ngùi … --- ooo --- Chị không có cái đẹp "sắc nước hương trời”, Chị chỉ sở hữu nét duyên dáng ít người con gái nông thôn thuở đó có được: cao ráo, mặn mòi, nhất là trên khuôn mặt trái soan nâu dòn ấy, đôi mắt to đen …lúc nào cũng ngụt ngùi sương khói như chở hồn thiên hạ. Chiều tan trường, nhìn dáng chị đạp xe, giấu nụ cười tinh khôi sau vành nón lá, lắm anh cùng trường mê mệt. Đất nước thống nhất, phong trào Thanh Niên cháy lên bừng bừng như ngọn lửa giữa nắng tháng tư, chị tham gia đoàn thể Thanh niên và được bầu làm Cán sự ấp. Một anh du kích xã nhờ Xã đoàn "đánh tiếng” xin cưới chị. Hai người chưa có khoảng thời gian ngắn để tìm hiểu nhau, nhưng chị phải cúi đầu vâng lời mẹ – vì những người từ "cứ” bước ra, (không biết có được công cán gì chưa, miễn thấy mũ tai bèo và khăn rằn quấn cổ) luôn là thần tượng được gia đình của các thành phần bị mệnh danh "Tiểu tư sản học sinh” ngưỡng mộ. Đám cưới "đời mới” hay còn gọi là lễ "tuyên hôn” được diễn ra, khi trái tim con gái của chị hãy còn khắc đậm bóng hình anh Sĩ quan trong Chi khu đang học tập cải tạo xa. Chị lấy chồng năm tròn mười bảy tuổi. Qua rồi tháng tư bỏng rát, đến tháng bảy mưa sùi sụt – khi ngọn lửa phong trào lắng dần! Chị rời đoàn Thanh niên, bắt đầu lo vun đắp cho gia đình bé mọn của mình. Gia tài chỉ là vài công đất mẹ chị chia, trên đó cất cái chòi tranh nhỏ xíu. Anh du kích ngày nào hào hoa lồng lộng trong mắt bao nữ Thanh niên của xã, nay trở thành kẻ nát rượu, sáng xỉn chiều say. Chưa lo được gì cho "túp lều lí tưởng” thì đứa con trai lớn chào đời. Rồi tiếp tục đứa thứ hai, thứ ba, thứ tư… cứ đứa này cách đứa kia vài năm, lần lượt ra đời và lớn lên trong thiếu thốn. Một con bươi cho nhiều con mổ, đã vắt kiệt sức chị đến không ngờ! Cô gái duyên dáng năm xưa làm đắm say biết bao trái tim trai trẻ, sau mười năm gặp lại – người phụ

Ngậm Ngùi..., Ba tôi - Phan Ngọc Hải

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngậm Ngùi..., Ba tôi - Phan Ngọc Hải

Ngậm Ngùi …--- ooo ---

Chị không có cái đẹp "sắc nước hương trời”, Chị chỉ sở hữu nét duyên dáng ít người con gái nông thôn thuở đó có được: cao ráo, mặn mòi, nhất là trên khuôn mặt trái soan nâu dòn ấy, đôi mắt to đen …lúc nào cũng ngụt ngùi sương khói như chở hồn thiên hạ.Chiều tan trường, nhìn dáng chị đạp xe, giấu nụ cười tinh khôi sau vành nón lá, lắm anh cùng trường mê mệt.Đất nước thống nhất, phong trào Thanh Niên cháy lên bừng bừng như ngọn lửa giữa nắng tháng tư, chị tham gia đoàn thể Thanh niên và được bầu làm Cán sự ấp. Một anh du kích xã nhờ Xã đoàn "đánh tiếng” xin cưới chị. Hai người chưa có khoảng thời gian ngắn để tìm hiểu nhau, nhưng chị phải cúi đầu vâng lời mẹ – vì những người từ "cứ” bước ra, (không biết có được công cán gì chưa, miễn thấy mũ tai bèo và khăn rằn quấn cổ) luôn là thần tượng được gia đình của các thành phần bị mệnh danh "Tiểu tư sản học sinh” ngưỡng mộ.Đám cưới "đời mới” hay còn gọi là lễ "tuyên hôn” được diễn ra, khi trái tim con gái của chị hãy còn khắc đậm bóng hình anh Sĩ quan trong Chi khu đang học tập cải tạo xa.Chị lấy chồng năm tròn mười bảy tuổi.Qua rồi tháng tư bỏng rát, đến tháng bảy mưa sùi sụt – khi ngọn lửa phong trào lắng dần! Chị rời đoàn Thanh niên, bắt đầu lo vun đắp cho gia đình bé mọn của mình. Gia tài chỉ là vài công đất mẹ chị chia, trên đó cất cái chòi tranh nhỏ xíu. Anh du kích ngày nào hào hoa lồng lộng trong mắt bao nữ Thanh niên của xã, nay trở thành kẻ nát rượu, sáng xỉn chiều say.Chưa lo được gì cho "túp lều lí tưởng” thì đứa con trai lớn chào đời. Rồi tiếp tục đứa thứ hai, thứ ba, thứ tư… cứ đứa này cách đứa kia vài năm, lần lượt ra đời và lớn lên trong thiếu thốn. Một con bươi cho nhiều con mổ, đã vắt kiệt sức chị đến không ngờ! Cô gái duyên dáng năm xưa làm đắm say biết bao trái tim trai trẻ, sau mười năm gặp lại – người phụ nữ tuy tuổi chưa già, nhưng thân hình đã quắt queo tiều tụy.Cái "bỏ vào miệng” lo còn chưa đủ thì làm sao nói đến chuyện học hành? Những đứa con lớn lên trong nỗi thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu cả cái chữ… Chúng theo cha làm phụ hồ bữa có bữa không – làm một đồng, nướng vào cuộc nhậu đồng mốt… Những đứa con trai cũng tập tành làm "đệ tử Lưu Linh”.Sự túng quẩn thường là nguyên nhân gây cãi vã của hai vợ chồng. Một lần quá bức bách, sau một bữa rượu, người chồng uống gần nửa chai thuốc trừ sâu. Dù được những Y, Bác sĩ cố cứu chữa, giành giật từng phút giây với tử thần – tuy qua cơn nguy kịch,nhưng tinh thần và thể xác anh tồn đọng những di chứng trong thời gian dài… Thế là, đôi vai chị lại oằn thêm gánh nặng ưu tư.Như trăng đến rằm thì tròn - những đứa con tuy ít học hành, nhưng cũng đến tuổi thành gia thất. Đó là nỗi ám ảnh của những bậc làm cha mẹ, lỡ gắn đời mình với kiếp NGHÈO!Có lẽ đến lúc này tình thương vợ con sống lại trong anh, hay những lời chê trách của hàng xóm, làm anh thức tỉnh?! anh dần bớt rượu và thường ngồi tư lự bên chiếc bàn gỗ rách, thầm hối tiếc … thời đã qua! Cám cảnh, một người quen giới thiệu anh lên Sài gòn làm bảo vệ cho một Công ty nhỏ chuyên mua bán đồ Điện máy.Trừ chi phí ăn ở, chiều hai chín Tết anh về đưa vợ một triệu rưỡi – tháng lương đầu tiên

Page 2: Ngậm Ngùi..., Ba tôi - Phan Ngọc Hải

của mình. Hạnh phúc le lói trong căn nhà bé nhỏ, đôi mắt chị ánh lên niềm vui – chị không nghĩ đến chuyện lo chữa căn bệnh đang mang trong người, mà đau đáu nghĩ đến tấm vợ tấm chồng cho con cái. Láng giềng thầm mừng cho gia đình anh chị!Chiều mồng hai Tết, chị lo bữa cơm cúng sớm, để cả nhà sum vầy rồi chị tiễn anh trở lại Thành phố tiếp tục công việc.Tối, từ nhà người chị cả ra về trên tay chị còn cầm hai đòn bánh tét để sáng cúng mồng ba – vừa băng qua đường thì chiếc xe máy do một thanh niên nhậu xỉn chạy với tốc độ cao, tông vào chị. Chị chết ngay trên đường đi cấp cứu.Tôi cắn chặt môi, kìm dòng nước mắt: phút giây tẩn liệm, quần áo cũ mới của chị chưa được ba bộ! người ta phải quấn thêm nhiều đòn "con cúi” bằng rơm để chèn cho chặt hòm; nhưng trong chiếc túi áo bà ba bê bết máu - chị đang mặc - qua lớp khăn mỏng là một triệu rưỡi đồng gồm ba tờ năm trăm ngàn còn nguyên y nếp gấp, thẳng băng!***Thằng Út Tửng sang nhà tôi mời - chiều nay Ba nó làm lễ cúng giáp năm cho mẹ. Tôi giật mình. Thấm thoát, chị ra đi đến nay đã tròn 12 tháng (năm nay nhuần 2 tháng tư). Tôi nhìn bàn lên thờ em trai tôi, tấm ảnh mới toanh sau làn khói hương mỏng mảnh, chợt thở dài – Cũng mới hôm nào thôi… bây giờ đã sáu mươi ngày rồi hở Hùng?!!!

PHAN NGỌC HẢIQuê nhà, một buổi chiều!

**********

Ba Tôi!--- ooo ---

Nếu là Họa sĩ, tôi sẽ khắc họa chân dung Ba tôi một cách hoàn chỉnh cho riêng mình. Nếu là Nhà văn, tôi sẽ gửi gấm vào từng trang sách, hình bóng ba tôi lung linh như một tấm gương soi, để anh em tôi mỗi khi nhìn vào đó mà sống tốt hơn… Tiếc thay, tôi chỉ là người bình thường, nên chắt chiu từng dòng chữ từ sâu thẳm trái tim mình – như một nén hương lòng dâng lên Ba trong những phút giây … buồn, nhớ!Như câu ví từ nghìn xưa, Ba tôi giống "cây trụ” vững chải chống đỡ cho mái ấm gia đình vượt qua bao cơn sóng gió… và trở về tháng ngày bình yên viên mãn.Nghe kể lại: Ông Ngoại không có con trai, nên Ngoại xin Nội cho ba tôi về ở rể quê vợ; nhưng không vì thế mà Ba cam phận " Chó nằm gầm chạn”. Trong ba người con rể của Ngoại, Ba tôi là rể út, được ông Ngoại tin tưởng và yêu thương như con đẻ, bởi tính Ba ngay thẳng và tháo vác. Chuyện trong ngoài "tay hòm chìa khóa” Ngoại giao tất cho Ba nắm giữ.Tuy ở rể xa quê, chẳng vì thế mà Ba xao nhản nhiệm vụ người trai trưởng đối với gia đình bên Nội trong những dịp lễ tết hay giỗ chạp; nhất là những lúc ông Nội đau ốm … luôn có Ba cận kề.Thế mà khi ông Ngoại vừa nhắm mắt, lo lễ tang xong, Ba họp các Dì Dượng, rồi trao chìa

Page 3: Ngậm Ngùi..., Ba tôi - Phan Ngọc Hải

khóa và bàn giao lại tất cả giấy tờ tài sản. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Ba điềm tĩnh giải thích rằng sỡ dĩ xưa nay Ba làm như vậy là để đẹp lòng ông Ngoại và vui lòng Má tôi.Ba dẫn má và anh trai rời ngôi nhà ông Ngoại với chiếc xe và đôi bò tự tạo. Thấy thế, bên Nội lại gọi Ba về chia đất và và giao phần hương hỏa cho con trai trưởng, nhưng Ba không nhận vì cho rằng mình bấy lâu đã đi làm rể xứ xa.Thương má, Ba vẫn nhận Hòa Đồng làm quê hương thứ hai, mặc dù Bình Phục Nhứt là nơi Ba sinh trưởng. Từ đó với chiếc xe bò, Ba má cật lực làm lụng, lần lượt tôi và em trai ra đời. Dù không giàu có bằng người, nhưng ba anh em tôi vẫn sống trong ngôi nhà khang trang ấm áp tiếng cười. Má tôi vốn ốm yếu, mọi công việc gia đình đều đỗ lên đôi vai của Ba. Má tôi luôn kính nể Ba, chuyện nhỏ lớn nhỏ trong nhà … Ba dành phần đỡ đần gánh vác, vậy mà chưa bao giờ Ba to tiếng với Má!Hình như sự hy sinh của Ba chưa thấu nổi lòng Trời – vào một đêm mưa gió tháng mười, Má tôi trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay bất lực và đôi mắt thẩn thờ hoang dại của Ba. Suốt đời, không bao giờ tôi quên được ánh mắt lạc thần và tuyệt vọng của Ba tôi giây phút ấy.Ba tôi suy sụp hẳn một thời gian, nhiều khi đang đêm, chợt giật mình thức giấc, tôi thấy Ba vẫn ngồi một mình ũ rũ, đôi mắt hoang hoãi không rời di ảnh của Má. Tôi biết trong lòng Ba đang đầy giông bão, Ba tôi gầy đi trông thấy.Buổi chiều, sau một ngày lao động vất vã trở về - Ba ra vườn tình cờ nhìn em trai tôi ngủ ngon bên thềm mộ má, bên cạnh còn lưng tô cơm…. Ba tôi ôm em vào lòng khóc nức nở! Cả đời tôi ghi khắc mãi những giọt nước mắt của Ba, những giọt nước mắt của người đàn ông – nó xa xót vô cùng! Những giọt nước mắt đã nhuộm đắng tuổi thơ tôi trong nhiều năm.Từ đó, trách nhiệm người cha … tạo nên nghị lực phi thường trong Ba tôi. Ba quên hẳn niềm riêng, chỉ dốc tâm làm lụng không quản nhọc nhằn để lo cho các con khôn lớn từng ngày. Với tuổi năm mươi, khỏe mạnh và cường tráng – Ba tôi cũng có nhiều góa phụ muốn được "nâng khăn sửa túi”, nhưng Má tôi ra đi đã để lại trong Ba một khoảng trống về tình cảm quá lớn … không gì bù đắp nỗi. Đôi ba lần, Ba tôi cũng khảng khái trả lời với Cô, Bác tôi "không muốn cho ba đứa con phải chịu cảnh Mẹ ghẻ con chồng” … khi các Cô Bác có ý gầy mai mối.Từ hai bàn tay trắng chắt chiu, Ba đã nuôi các con "cơm no áo lành” và ăn học đến nơi đến chốn. Ba nằm xuống, đã để cho ba anh em chúng tôi – tuy không giàu có - nhưng ruộng nương, đất đai và tài sản … đủ để chúng tôi không phải hổ thẹn với bất cứ một người Cha nào trên thế gian này.Trong giòng họ thường bảo – Tôi yêu thơ văn và đôi chút lãng mạn, là "gien” di truyền của bà Ngoại và Má! (Bà Ngoại ru tôi bằng những câu hò điệu lí, thường kể tôi nghe những tích xưa chuyện cũ. Má tôi thuộc Ca dao và Kiều … hơn cả chính tôi). Còn cái tính ngang bướng, nhất là trước những khó khăn … quyết san bằng, chứ không chịu nhụt chí – đó là tôi thừa hưởng từ tính cách của Ba tôi?!

Dù là một nông dân chân đất, không học hàm học vị … nhưng Ba là biểu tượng rất sáng đẹp trong tâm hồn ba anh em chúng tôi. Kế thừa những gì đã có, chúng tôi luôn cố gìn giữ để cho hai cháu Hiếu, Hiển và những thế hệ sau này. Mỗi khi nhìn lại, chúng sẽ tự hào về người Ông, cũng như ba anh em chúng tôi luôn tự hào về Ba tôi vậy!

Page 4: Ngậm Ngùi..., Ba tôi - Phan Ngọc Hải

PHAN NGỌC HẢIĐêm quê nhà – nhớ Ba!23:00 – 23/12/2013