25
1 Kinh tế vĩ mô tháng 5 năm 2017: Những điểm nổi bật Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế - Các nền kinh tế đầu tàu vẫn trên đà phục hồi, ngoại trừ một số tín hiệu thiếu tích cực từ Mỹ; - Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu đã tăng trở lại nhờ sự gia tăng của các mặt hàng LTTP và kim loại, tuy nhiên giá dầu giảm khá mạnh; - Đồng USD chịu ảnh hưởng bất lợi từ những diễn biến của kinh tế trong nước, các đồng tiền mạnh trong khu vực châu Âu đã có diễn biến trái chiều, trong khi đó đồng JPY và CNY đã tăng giá trở lại; - Giá vàng vẫn tiếp tục gia tăng nhưng mức tăng thấp hơn tháng trước; - TTCK toàn cầu vẫn duy trì đà tăng điểm; - Định hướng điều hành CSTT của các NHTW lớn không có nhiều thay đổi, 12 NHTW tại các nước đang phát triển điều chỉnh lãi suất chính sách với chiều hướng nới lỏng là chủ đạo. Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước - Sản xuất công nghiệp vẫn yếu hơn so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó chỉ số nhà quản trị mua hàng cũng giảm mạnh; - Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng chậm lại; - Vốn đầu tư từ NSNN tiếp tục cải thiện, trong khi đó tình hình thu hút mới và giải ngân vốn FDI vẫn gặp nhiều khó khăn; - Kim ngạch xuất khẩu so với tháng trước đã suy giảm, nhập khẩu tiếp tục gia tăng, cán cân thương mại tiếp tục nhập siêu; hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI vẫn giảm so với tháng trước; - Chỉ số giá tiêu dùng ghi nhận tháng giảm đầu tiên kể từ đầu năm; - Thu NSNN tiếp tục cải thiện, bội chi ngân sách hiện ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây; - Lãi suất huy động tiếp tục xu hướng tăng ở các kỳ hạn dài, lãi suất cho vay diễn biến ổn định, lãi suất liên ngân hàng đang giảm mạnh; - Tỷ giá giao dịch trên thị trường diễn biến phù hợp, vàng đã giảm giá tháng thứ hai kể từ đầu năm; - TTCK Việt Nam khởi sắc trở lại.

Những điểm nổi bật của kinh tế trong nướckhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/06/Bản-tin-kinh... · Theo thống kê của Bloomberg, thị trường

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Kinh tế vĩ mô tháng 5 năm 2017: Những điểm nổi bật

Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế

- Các nền kinh tế đầu tàu vẫn trên đà phục hồi, ngoại trừ một số tín hiệu thiếu tích

cực từ Mỹ;

- Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu đã tăng trở lại nhờ sự gia tăng của các mặt hàng

LTTP và kim loại, tuy nhiên giá dầu giảm khá mạnh;

- Đồng USD chịu ảnh hưởng bất lợi từ những diễn biến của kinh tế trong nước, các

đồng tiền mạnh trong khu vực châu Âu đã có diễn biến trái chiều, trong khi đó

đồng JPY và CNY đã tăng giá trở lại;

- Giá vàng vẫn tiếp tục gia tăng nhưng mức tăng thấp hơn tháng trước;

- TTCK toàn cầu vẫn duy trì đà tăng điểm;

- Định hướng điều hành CSTT của các NHTW lớn không có nhiều thay đổi, 12

NHTW tại các nước đang phát triển điều chỉnh lãi suất chính sách với chiều hướng

nới lỏng là chủ đạo.

Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước

- Sản xuất công nghiệp vẫn yếu hơn so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó chỉ số

nhà quản trị mua hàng cũng giảm mạnh;

- Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng

chậm lại;

- Vốn đầu tư từ NSNN tiếp tục cải thiện, trong khi đó tình hình thu hút mới và giải

ngân vốn FDI vẫn gặp nhiều khó khăn;

- Kim ngạch xuất khẩu so với tháng trước đã suy giảm, nhập khẩu tiếp tục gia tăng,

cán cân thương mại tiếp tục nhập siêu; hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI vẫn

giảm so với tháng trước;

- Chỉ số giá tiêu dùng ghi nhận tháng giảm đầu tiên kể từ đầu năm;

- Thu NSNN tiếp tục cải thiện, bội chi ngân sách hiện ở mức thấp nhất trong vòng 5

năm trở lại đây;

- Lãi suất huy động tiếp tục xu hướng tăng ở các kỳ hạn dài, lãi suất cho vay diễn

biến ổn định, lãi suất liên ngân hàng đang giảm mạnh;

- Tỷ giá giao dịch trên thị trường diễn biến phù hợp, vàng đã giảm giá tháng thứ hai

kể từ đầu năm;

- TTCK Việt Nam khởi sắc trở lại.

2

I. KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Kinh tế thế giới

Kinh tế Mỹ đón

nhận những tín

hiệu trái chiều

Tại Mỹ, trong khi hoạt động sản xuất có sự tăng tốc trở lại với chỉ số PMI tổng

hợp gia tăng từ mức 53,2 điểm trong tháng 4 lên 53,9 điểm trong tháng 5 thì

tiêu dùng vẫn diễn biến khá trì trệ với mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

hiện chỉ đạt 4,5% - mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Tỷ lệ thất nghiệp

trong tháng 5 vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua là

4,3%, nhưng tốc độ tạo việc làm lại chậm hơn so với tháng trước khi chỉ đạt

138.000 việc làm, thấp hơn mức mục tiêu 160.000 – 170.000 việc làm hàng

tháng nhằm đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định.

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Số việc làm được tạo thêm (nghìn việc làm)

Doanh số bán lẻ hàng hóa so với cùng kỳ (%)

Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ

Nguồn: Trading economicsics

Các chỉ số vĩ mô

cơ bản của khu

vực EU vẫn tiếp

tục khởi sắc

Khu vực sản xuất duy trì đà mở rộng mạnh mẽ với chỉ số PMI tháng 5 không

thay đổi so với tháng 4 ở mức 56,8 điểm – mức cao nhất trong vòng 6 năm

qua. Hoạt động tiêu dùng cũng diễn biến tích cực khi tăng trưởng doanh số

bán lẻ hàng hóa trong tháng gần đây nhất đã đạt mức tăng trưởng 2,3% so với

cùng kỳ - mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Hoạt động kinh tế càng được

củng cố nhờ những tín hiệu lạc quan đến từ thị trường lao động1 và khu vực

thương mại2. Ngoài ra, tình hình chính trị trong khu vực mặc dù vẫn còn

những diễn biến tốt xấu đan xen3, nhưng cũng đang dần ổn định trở lại, từ đó

càng củng cố cho đà phục hồi kinh tế đang diễn ra.

Tỷ lệ thất nghiệp

Doanh số bán lẻ hàng hóa so cùng kỳ (%)

1 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4 đã giảm xuống 9,3%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009 2 Kim ngạch xuất khẩu tháng gần đây nhất của khu vực EU đạt mức trên 200 triệu USD, mức cao nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây

nhờ sự phục hồi hoạt động giao thương xuất khẩu tại các đối tác truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy Sỹ,.. 3 2 cuộc bầu cử quan trọng diễn ra tại Pháp và Hà Lan đã đón nhận kết quả thuận lợi khi chặn được làn sóng chủ nghĩa dân túy, tuy nhiên

trong tháng 5 đã phát sinh những quan ngại mới về bầu cử sớm sắp diễn ra tại Anh và những lo ngại về tình hình nợ tại Ý và Hy Lạp.

3

Thống kê kim ngạch xuất khẩu (triệu EUR)

Chỉ số PMI sản xuất của Châu Âu

Nguồn: Trading economicsmics

Hoạt động xuất

khẩu tiếp tục

tạo đà cho tăng

trưởng kinh tế

của Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhờ sự tăng tốc của hoạt

động xuất khẩu và diễn biến ổn định của các chỉ số vĩ mô trong nước. Kim

ngạch xuất khẩu nối dài chuỗi tăng trưởng sang tháng thứ 6 liên tiếp với mức

tăng mới nhất là 7,5%. Hoạt động sản xuất duy trì đà mở rộng mạnh mẽ kể từ

đầu năm trong khi tiêu dùng vẫn cho thấy xu hướng phục hồi vững chắc. Hơn

nữa, kinh tế Nhật Bản cũng đang hưởng lợi từ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất

trong 22 năm qua. Thất nghiệp ở mức thấp và lương trung bình tăng đã làm

tăng niềm tin của người tiêu dùng vào thời điểm hiện tại4. Nhờ sự cải thiện của

hoạt động kinh tế, lạm phát tại Nhật Bản đã liên tục duy trì ở mức dương từ

tháng 10 năm ngoái đến nay, trái ngược hoàn toàn với xu hướng giảm phát của

nửa đầu năm 2016.

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Tốc độ tăng CPI so với cùng kỳ (%)

Doanh số bán lẻ hàng hóa so cùng kỳ (%)

Chỉ số PMI khu vực sản xuất

Nguồn: Trading economics

Kinh tế Trung

Quốc tiếp tục tốt

hơn so với cùng

kỳ

Kinh tế Trung Quốc trong những tháng đầu năm 2017 vẫn đang cho thấy sự phụ

thuộc mạnh mẽ vào hoạt động tiêu dùng nội địa và xuất khẩu hàng hóa. Xuất

khẩu hàng hóa trong những tháng đầu năm nay đã liên tục duy trì được tốc độ

tăng trưởng cao, trái ngược hoàn toàn với xu hướng giảm sút của cùng kỳ năm

2016. Bên cạnh đó, tiêu dùng nội địa vẫn diễn biến khả quan, thể hiện qua tăng

trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa cũng có tháng thứ 2 liên tiếp đạt tốc độ tăng

4 Chỉ số niềm tin người tiêu dùng duy trì ở mức trên 43 điểm kể từ đầu năm đến nay, trong đó tháng 3 vừa qua đạt mức cao kỷ lục trong

vòng nhiều năm qua là 43,9 điểm.

4

trưởng trên 10%. Trong khi đó, sản xuất có chiều hướng mở rộng hơn với chỉ số

PMI tổng hợp đã tăng nhẹ từ mức 51,2 điểm trong tháng 4 lên mức 51,5 điểm

trong tháng 5.

Tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ (%)

Doanh số bán lẻ hàng hóa so với cùng kỳ (%)

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng

Chỉ số PMI khu vực sản xuất

Nguồn: Trading Economics

Chỉ số giá cả hàng

hóa toàn cầu tăng trở

lại trong tháng 6

Theo thống kê của Bloomberg, thị trường hàng hóa toàn cầu đã tăng nhẹ

trở lại trong tháng 6 với mức tăng 0,82%. Nguyên nhân là do hầu hết các

mặt hàng kim loại và nông sản đã lấy lại đà tăng giá trong tháng mặc dù

mức tăng nhẹ chỉ giao động trên dưới 1%.

Trong khi đó, trên thị trường năng lượng, giá dầu duy trì được đà gia tăng

trong suốt 3 tuần đầu của tháng nhưng lại sụt giảm mạnh trong tháng cuối

cùng do những lo ngại về sự gia tăng nguồn cung sau cuộc họp của

OPEC5. Theo đó, giá dầu WTI đã giảm 2,7% và giá dầu Brent giảm 3% so

với cuối tháng trước.

Giá hàng hóa thế giới

Diễn biến giá dầu WTI

Nguồn: Bloomberg

5 Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu (OPEC) cùng một số cường quốc dầu mỏ, trong đó có Nga trong tháng 5 đã họp và thống nhất kéo dài

chương trình cắt giảm sản lượng khai thác dầu thêm khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày cho tới cuối quý I/2018. Tuy nhiên, một số thành viên OPEC, trong đó có Libya, Nigeria và Mỹ không tham gia thỏa thuận này, do đó vẫn có khả năng các nước này gia tăng sản lượng khai thác.

Ngoài ra, theo khảo sát của hãng tin Reuters, sản lượng dầu thô của OPEC tháng 5 đã tăng tháng đầu tiên trong năm nay do sự gia tăng sản

xuất và khai thác dầu tại Libya.

5

2. Điều hành chính sách của NHTW các quốc gia

12 NHTW đã

thay đổi lãi suất

điều hành trong

tháng 5

Định hướng điều

hành CSTT của

các NHTW chủ

chốt chưa có

nhiều thay đổi

Trong tháng 5, có 12 NHTW các quốc gia điều chỉnh lãi suất chính sách, trong

đó 8 NHTW đã tiến hành cắt giảm lãi suất từ 0,25% đến 1% và chỉ có 4 NHTW

tiến hành tăng lãi suất từ 0,5% đến 2%. Đáng chú ý, trong số các quốc gia giảm

lãi suất có đến một nửa thuộc khu vực Mỹ La Tinh là Brazil, Colombia, Peru và

Chi Lê, đồng thời đây cũng không phải là lần giảm lãi suất đầu tiên của các

quốc gia này trong năm 2017.

NHTW Mỹ Fed trong cuộc họp điều hành CSTT diễn ra vào đầu tháng 5 đã

quyết định thông qua việc giữ nguyên lãi suất liên bang ở mức 0,75-1% như dự

đoán của hầu hết các nhà phân tích. Đồng thời, Fed cũng nhận định nếu dữ liệu

kinh tế đáp ứng kỳ vọng, thì thời điểm phù hợp để Ủy ban này quyết định tiến

thêm một bước nữa trong việc dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ đã đến rất gần.

Trong cuộc họp này, Fed cũng đã quyết định sẽ chấm dứt việc tái đầu tư vào

trái phiếu kho bạc cũng như các loại chứng khoán thế chấp trong năm nay để

giảm dần lượng chứng chỉ trái khoán nắm giữ trong bảng cân đối tài sản NHTW

từ mức 4,3 nghìn tỷ USD xuống còn khoảng 2,75 nghìn tỷ USD.

NHTW Anh mặc dù đã quyết định vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành và quy

mô các chương trình nới lỏng định lượng nhưng cũng đã phát đi tín hiệu về khả

năng thắt chặt CSTT trong thời gian tới trước áp lực lạm phát đang gia tăng trở

lại.

NHTW Nhật Bản vẫn duy trì quan điểm điều hành chính sách tiền tệ theo

hướng nới lỏng thông qua việc tiếp tục các chương trình nới lỏng định lượng và

định tính để đạt được và duy trì mục tiêu lạm phát 2%.

3. Diễn biến thị trường ngoại hối, chứng khoán

Thị trường ngoại hối

Đồng USD chịu

ảnh hưởng bất

lợi từ những

diễn biến kinh tế

chính trị trong

nước

Trong tháng 5, những thông tin kinh tế tích cực của nền kinh tế Mỹ chỉ nâng đỡ

được đà tăng của đồng bạc xanh trong 10 ngày giao dịch đầu của tháng với tổng

mức tăng là 0,67%. Tuy nhiên ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất

ngờ sa thải Giám đốc FBI James Comey, đồng USD đã liên tục xuống giá do

giới đầu tư lo ngại về cuộc tranh cãi giữa lưỡng đảng trong tương lai không xa

và qua đó có thể ảnh hưởng tới tiến trình cải cách thuế và kích thích kinh tế của

Chính phủ Mỹ. Những rắc rối bủa vây người đứng đầu của nhà trắng vô hình

chung đã trở thành cái bóng đè nặng lên diễn biến của đồng USD trong suốt

thời gian còn lại của tháng mặc dù có thời điểm kỳ vọng tăng lãi suất vào tháng

6 của Fed đã hỗ trợ tích cực cho đồng USD. Chỉ số USD index đã có chuỗi

giảm đáng chú ý từ ngày 11 – 17/5, ghi nhận tổng mức giảm 2,11% lớn hơn

tổng mức giảm của tháng.

Sức mạnh của đồng bạc xanh càng bị kéo xuống vào những ngày cuối tháng khi

Fed công bố biên bản cuộc họp trong tháng 5 về khả năng giãn tiến độ tăng lãi

suất. Kỳ vọng tăng lãi suất trong tháng tới vào thời điểm cuối tháng 5 đã giảm

từ mức 90% vào đầu tháng xuống mức 75%. Kết thúc tháng 5, đồng USD đã

giảm hơn 6% so với mức đỉnh thiết lập sau cuộc bầu cử của nước Mỹ (chốt giao

dịch ở mức 96.85, giảm hơn 2% so với tháng trước).

6

Diễn biến chỉ số USD

Nguồn: investing.com

Các đồng tiền

mạnh trong khu

vực Châu Âu đã

có diễn biến trái

chiều

Trong tháng 5, diễn biến của đồng EUR và đồng GBP đã không cùng chiều, đồng

thời cũng không bị tác động bởi diễn biến của đồng USD một cách mạnh mẽ như

tháng trước. Thay vào đó, diễn biến của hai đồng tiền này bị chi phối khá mạnh

bởi tình hình kinh tế và chính trị tại mỗi nước cũng như trong khu vực, đáng chú

ý là cả hai đồng tiền này đều giảm giá mạnh khi xuất hiện các quan ngại mới về

Hy Lạp, Ý cũng như diễn biến của cuộc bầu cử tại Anh.

Đồng EUR đã có một tháng tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm, tăng hơn 3%.

Xu hướng tăng của đồng tiền chung được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sự phục hồi của

kinh tế trong khu vực, hỗ trợ bởi kết quả bầu cử của nước Pháp với chiến thắng

thuộc về ông Macron – đã làm dịu đi nỗi lo sợ về chủ nghĩa dân túy sẽ gia tăng

tại khu vực Châu Âu. Mặc dù vậy, đồng EUR cũng vẫn trải qua những phiên

giảm giá khi có những diễn biến bất ổn mới trong khu vực. Kết thúc tháng 5, tỷ

giá EUR/USD chốt giao dịch ở mức 1.1243.

Trong khi đó, đồng GBP đã quay đầu giảm 0,47% sau hai tháng tăng liên tiếp.

Trong tháng, mặc dù đồng GBP đã ghi nhận chuỗi tăng liên tục từ ngày 12 – 17/5

với tổng mức tăng là 0,68% và có diễn biến tăng giảm đan xen đến hết tháng, tuy

nhiên những tín hiệu kinh tế thấp hơn kỳ vọng và những diễn biến mới xoay xung

quanh cuộc bầu cử đã không giữ vững được đà tăng này. Khi các cuộc thăm dò

cho thấy lợi thế dẫn điểm của Bà Theresa May so với Đảng Lao động đối lập đã

giảm mạnh từ mức 20 điểm phần trăm tháng trước xuống còn 5 điểm phần trăm,

đồng GBP đã lập tức mất giá mạnh hơn 1% - quyết định xu hướng cuối cùng của

đồng tiền trong tháng. Kết thúc tháng, tỷ giá GBP/USD chốt giao dịch ở mức

1.2890.

Bên cạnh đó, đồng CAD và đồng AUD cũng có diễn biến trái chiều, đồng CAD

đã tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp, tăng khoảng 1,11% và đồng AUD đã

giảm tháng thứ 3 liên tiếp ở mức 0,79%. Xu hướng tăng của đồng CAD diễn ra rõ

nét nhất từ 15 – 22/5, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi những thông tin bất lợi của tình

hình kinh tế, chính trị của Mỹ và xu hướng tăng của giá dầu. Trong khi đó, đồng

AUD lại giảm liên tục vào tuần giao dịch cuối tháng và giảm mạnh hơn 1,5% vào

ngày 3/5 mặc dù cũng đã hưởng lợi từ xu hướng giảm của đồng USD từ ngày 11

– 17/5. Kết thúc tháng, tỷ giá giao dịch USD/CAD chốt ở mức 1.3501 và tỷ giá

AUD/USD là 0.743.

7

Diễn biến tỷ giá của các đồng tiền mạnh

Nguồn: investing.com

1.061.071.081.09

1.11.111.121.13

1-M

ay-1

7

3-M

ay-1

7

5-M

ay-1

7

7-M

ay-1

7

9-M

ay-1

7

11

-May

-17

13

-May

-17

15

-May

-17

17

-May

-17

19

-May

-17

21

-May

-17

23

-May

-17

25

-May

-17

27

-May

-17

29

-May

-17

31

-May

-17

EUR/USD

1.2651.27

1.2751.28

1.2851.29

1.2951.3

1.3051.31

GBP/USD

0.720.725

0.730.735

0.740.745

0.750.755

0.76

1-M

ay-1

7

3-M

ay-1

7

5-M

ay-1

7

7-M

ay-1

7

9-M

ay-1

7

11

-May

-17

13

-May

-17

15

-May

-17

17

-May

-17

19

-May

-17

21

-May

-17

23

-May

-17

25

-May

-17

27

-May

-17

29

-May

-17

31

-May

-17

AUD/USD

1.32

1.33

1.34

1.35

1.36

1.37

1.38

USD/CAD

109110111112113114115

1-M

ay-1

7

3-M

ay-1

7

5-M

ay-1

7

7-M

ay-1

7

9-M

ay-1

7

11

-May

-17

13

-May

-17

15

-May

-17

17

-May

-17

19

-May

-17

21

-May

-17

23

-May

-17

25

-May

-17

27

-May

-17

29

-May

-17

31

-May

-17

USD/JPY

6.766.78

6.86.826.846.866.88

6.96.92

1-M

ay-1

7

3-M

ay-1

7

5-M

ay-1

7

7-M

ay-1

7

9-M

ay-1

7

11

-May

-17

13

-May

-17

15

-May

-17

17

-May

-17

19

-May

-17

21

-May

-17

23

-May

-17

25

-May

-17

27

-May

-17

29

-May

-17

31

-May

-17

USD/CNY

Tại khu vực

Châu Á, đồng

JPY và đồng

CNY đã tăng giá

trở lại

Trong tháng 5, hai đồng tiền mạnh của khu vực Châu Á đều có được lợi thế trước

sự mất giá của đồng bạc xanh. Mặc dù cả hai đồng tiền này đều mất giá trong

khoảng 10 ngày giao dịch đầu của tháng, tuy nhiên những thông tin kinh tế khởi

sắc của Nhật Bản và tích cực của Trung Quốc đã chặn lại đà giảm giá của 2 đồng

tiền này. Trong đó đáng chú ý là nhu cầu đầu tư tài sản an toàn trước những bất

ổn của nước Mỹ cũng như những quan ngại mới của khu vực đồng tiền chung

châu Âu vẫn tiếp tục gia tăng đã giúp cho đồng JPY bật tăng trở lại, thậm chí vào

ngày 17/5, đồng JPY đã tăng hơn 2% gần bằng với tổng mức giảm điểm trong

thời gian đầu tháng. Bên cạnh đó, đồng CNY duy trì xu hướng tăng rải đều từ

ngày 12 đến hết tháng, trong đó đồng CNY đã có chuỗi tăng điểm liên tiếp từ

ngày 12 – 17/5 với tổng mức tăng là 0,31% và mức tăng mạnh vào ngày cuối

tháng ở mức 0,66%.

Kết thúc tháng 5, đồng JPY đã tăng 0,69%, tỷ giá USD/JPY chốt giao dịch ở mức

110.78; đồng CNY tăng 1,21%, tỷ giá USD/CNY chốt ở mức 6.8101.

8

Diễn biến thị trường vàng

Diễn biến giá vàng thế giới

Nguồn: usagold.com

Thị trường chứng khoán toàn cầu

6 Lợi nhuận từ các công ty thuộc S&P 500 đã nhảy vọt 14.9% trong quý 1/2017, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, trái ngược hoàn toàn

so với mức sụt giảm gần 7% vào quý 1/2015. 7 Cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Trump sa thải giám đốc FBI,…

Giá vàng đã tăng

thấp hơn tháng

trước

Diễn biến của giá vàng trong tháng 5, mặc dù tiếp tục được hưởng lợi từ những

bất ổn chính trị và thị trường của nước Mỹ nhưng đà tăng của giá vàng đã thấp

hơn tháng 4/2017. Theo đó, giá vàng giao ngay chỉ tăng 0,14%; giá vàng kỳ hạn

tăng 0,56%. Diễn biến của giá vàng cũng ghi nhận mối quan hệ nghịch giữa

đồng USD và giá vàng tại một số thời điểm, đáng chú ý là chuỗi tăng điểm liên

tục từ ngày 11 – 17/5 với mức tăng lớn hơn 3% đối với cả vàng giao ngay và

vàng kỳ hạn. Trong chuỗi tăng điểm này giá vàng giao ngay đã tăng mạnh xấp

xỉ gần 2% vào ngày 17/5 - chạm mức cao nhất 2 tuần khi các nhà đầu tư tìm

kiếm nơi trú ẩn khi các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới hầu hết đã giảm

điểm do phải chịu áp lực nghi ngờ xung quanh tương lai chính trị của chính

quyền tổng thống Trump. Tuy nhiên, chuỗi tăng này chỉ cao hơn không đáng kể

so với chuỗi giảm của vàng hồi đầu tháng. Kết thúc tháng, giá vàng giao ngay

chốt ở mức 1.268,71$/ounce và giá vàng kỳ hạn ở mức 1.275,4$/ounce.

TTCK toàn cầu

diễn biến tích

cực

Thị trường chứng khoán toàn cầu trong tháng 5 ghi nhận những diễn biến khác

nhau giữa các khu vực do chịu tác động từ các bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng như

biến động địa chính trị đặc thù tại mỗi quốc gia.

Thị trường chứng khoán Mỹ được hỗ trợ mạnh mẽ từ kết quả báo cáo lợi nhuận

kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp niêm yết6. Nhờ đó, cả 3 chỉ số

chứng khoán chủ chốt vẫn giữ được đà tăng điểm mặc dù có những thời điểm

tuột dốc do chịu tác động từ các thông tin trái chiều của chính quyền tổng thống

Donald Trump7. Kết thúc tháng 5, Dow Jones tăng nhẹ 0,32%, S&P 500 tăng

1,13% và Nasdaq tăng 2,49%.

9

KINH TẾ TRONG NƯỚC

1. Tăng trưởng kinh tế

8 IPP tháng 5/2016 tăng 7,8; IIP Khai khoáng giảm 4,4% % so với cùng kỳ.

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu diễn biến trầm lắng hơn khi hiệu ứng tích

cực của kết quả cuộc

bầu cử Tổng thống

Pháp đã qua đi và

những lo ngại mới phát

sinh liên quan đến cuộc

bầu cử sắp diễn ra tại

Anh. Mặc dù vậy, thị

trường vẫn được hỗ trợ

từ đà cải thiện kinh tế

trong khu vực và sự gia

tăng làn sóng đầu tư của

khối ngoại. Chốt tháng,

hầu hết các chỉ số

chứng khoán tại các thị

trường chính trong khu vực đều giữ được đà tăng điểm nhưng mức tăng không

mạnh như tháng trước: chỉ số DAX của Đức tăng 1,42%, CAC 40 của Pháp

tăng 0,3%. Đáng chú ý là chỉ số FTSE 100 của Anh đã phục hồi trở lại với mức

tăng 4,38% trong tháng 5 nhờ được hưởng lợi từ việc đồng bảng Anh suy yếu.

Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục đón nhận một tháng giao dịch thành

công với chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 1,76%, HangSeng của Hồng Kông

tăng 3,91%. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc cũng đạt mức tăng trưởng cao

nhất khu vực 6,4% sau khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra thành công. Riêng

chỉ số Shanghai của Trung Quốc tiếp tục có tháng giảm thứ 2 liên tiếp 1,17% do

nhà đầu tư vẫn lo ngại về việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt các quy định

kiểm soát đòn bẩy tài chính.

Sản xuất công nghiệp

vẫn yếu hơn so với

cùng kỳ năm ngoái

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp – IIP trong tháng 5/2017 tiếp tục

tăng nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp

chính vào tốc độ tăng của IIP vẫn là sự tăng trưởng của nhóm ngành sản xuất

công nghiệp chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó nhóm ngành khai khoáng chưa

có dấu hiệu cải thiện, thậm chí xu hướng giảm đang diễn ra mạnh mẽ.

Theo đó, IIP tháng 5/2017 ước tính tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước,

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,2%; sản xuất và phân phối điện

tăng 13,8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,2%; duy nhất

vẫn là ngành khai khoáng giảm 7,8%. Diễn biến của các chỉ số trên nhìn

chung đều yếu hơn so với cùng thời điểm so sánh của năm ngoái8.

Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng

5,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 7,5% của cùng kỳ năm

2016. Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%,

đóng góp 6,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân

phối điện tăng 10,4%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước

và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành

khai khoáng giảm 9,1%, làm giảm 2 điểm phần trăm mức tăng chung.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán chủ chốt trong tháng 5

Nguồn:Bloomberg

0.32%

1.13%

2.49%

3.72%

-0.14%

1.42%

4.38%

1.76%

-1.17%-2.00%

-1.00%

0.00%

1.00%

2.00%

3.00%

4.00%

5.00%

10

Diễn biến chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo

Diễn biến chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo

Nguồn: TCTK

Diễn biến IIP so với tháng trước

Diễn biến IIP so với cùng kỳ

Nguồn: TCTK

Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm gần như đã tăng ở hầu hết các địa

phương có quy mô công nghiệp lớn, ngoại trừ Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 5%.

Trong đó IIP đã tăng mạnh, cao hơn mức tăng chung của cả nước tại một số tỉnh

thành lớn như Hải Phòng tăng 20,5%; Thái Nguyên tăng 17%; Đà Nẵng tăng

10,8%; Bình Dương và Hải Dương cùng tăng 8,1%; Đồng Nai tăng 7,8%; thành

phố Hồ Chí Minh tăng 7,2%; Bắc Ninh tăng 6,5%; Hà Nội tăng 5,9%.

Mặc dù, công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò dẫn dắt nhưng xu hướng tăng

trưởng có chiều hướng chững lại của nhóm ngành này cũng đã ảnh hưởng rõ nét

lên chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho. Cụ thể, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2017 giảm 0,9% so với tháng trước và tăng

8,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ

ngành chế biến, chế tạo tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng

9,3% của cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, chỉ số tồn kho toàn ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/5/2017 tăng 11% so với cùng thời điểm

năm trước, cao hơn mức tăng 8,7% của cùng kỳ năm 2016.

Chỉ số Nhà quản

trị mua hàng đã

giảm mạnh

Trong tháng 5, chỉ số Nhà quản trị mua hàng – PMI đã giảm từ 54,1 điểm của

tháng trước xuống 51,6 điểm. Đây là ngưỡng điểm thấp nhất kể từ đầu năm,

đồng thời phản ánh tốc độ cải thiện điều kiện kinh doanh ở mức yếu nhất kể từ

tháng 3/2016. Mặc dù các tham số thành phần vẫn nằm trong vùng mở rộng

nhưng quan ngại về khả năng suy giảm của lĩnh vực sản xuất đã xuất hiện,

mức độ lạc quan đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm.

Nguyên nhân chính làm suy giảm chỉ số PMI đó là số lượng đơn đặt hàng mới

đã giảm tại một số công ty tham gia khảo sát tính chỉ số, đặc biệt là tổng số

11

Hoạt động bán lẻ

hàng hóa đã

chững lại

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tính

đạt 323,5 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước và tăng 11,6%

so với cùng kỳ năm trước. Như vậy sau 2 tháng có sự bứt phá thì tốc độ tăng

trưởng của tháng 5 đã bắt đầu chững lại. Mặc dù vậy, nếu so sánh với cùng kỳ

2 năm liền trước thì hoạt động bán lẻ hàng hóa vẫn có những diễn biến khả

quan hơn9.

Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.600,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ

năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,4%, mặc dù thấp hơn mức tăng 7,9%

của cùng kỳ năm 2016 nhưng đã hình thành xu hướng tăng trưởng liên tục kể

từ tháng 2 trở lại đây.

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu DV TD so với tháng trước và cùng kỳ (%)

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng đã loại trừ yếu tố giá (% yoy)

Nguồn: TCTK

9 Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với cùng kỳ của tháng 5 năm 2015 và 2016 lần lượt đạt mức tăng

9,3% và 9%.

lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều tăng yếu

hơn nhiều so với tháng 4. Sự tăng trưởng chậm lại cũng được thể hiện thông

qua sản lượng hàng hóa sản xuất trong tháng, quyết định tuyển dụng nhân

công, hoạt động mua hàng đã có dấu hiệu tăng yếu hơn so với các tháng trước

và tồn kho hàng thành phẩm trong tháng 5 đã tăng lên.

Diễn biến tích cực duy nhất trong tháng là chi phí đầu vào trong tháng 5 đã

chậm lại tháng thứ hai liên tiếp, trong điều kiện nhu cầu đang suy yếu thì đây

sẽ là cơ hội để nhà sản xuất giảm chi phí đầu ra, kích thích nhu cầu của khách

hàng.

Diễn biến chỉ số PMI

Nguồn: nikkei.com

12

Vốn đầu tư từ

NSNN tiếp tục đà

cải thiện của

tháng trước

Tiếp nối đà cải thiện của tháng 4, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực

hiện tháng 5 đã tăng khá mạnh, ước đạt 23,05 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với

tháng trước. Đây là một diễn biến phù hợp với quy luật hàng năm khi hoạt

động đầu tư từ nguồn vốn NSNN sẽ bắt đầu tăng tốc trở lại kể từ quý II. Tính

chung 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước

đạt 88,8 nghìn tỷ đồng, bằng 30,6% kế hoạch năm và tăng 6% so với cùng kỳ

năm 2016, vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 11,5% của 5 tháng đầu năm 2016.

Diễn biến vốn đầu tư từ NSNN

Nguồn: TCTK

Hoạt động thu

hút mới và giải

ngân FDI đang

gặp nhiều khó

khăn

Tính đến 20/5/2017, nhìn chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp

vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đạt xấp xỉ 12,13

tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, đóng góp vào mức

tăng chung chủ yếu đến từ các dự án FDI cấp vốn bổ sung. Trong 5 tháng,

lượng vốn cấp bổ sung đã ước đạt khoảng 4,72 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so

với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, hoạt động thu hút vốn FDI mới vẫn

đang gặp nhiều khó khăn khi tổng lượng vốn FDI đăng ký mới hiện chỉ đạt

5,59 tỷ USD, giảm 26,1% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh diễn biến kém tích cực của vốn FDI thu hút mới, việc giải ngân FDI

trong những tháng đầu năm cũng đang cho thấy sự chững lại. Vốn FDI thực

hiện 5 tháng ước tính đạt 6,2 tỷ USD, chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016,

thấp hơn mức tăng thường lên đến hai con số của cùng kỳ các năm trước.

Diễn biến vốn FDI thu hút và thực hiện tháng 1/2016 – tháng 5/2017

Nguồn: TCTK

13

Tính đến hết tháng 5, trong tổng số vốn FDI cấp mới, tăng thêm và góp vốn

mua cổ phần, lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước

ngoài vẫn là công nghiệp chế biến, chế tạo, xếp ngay sau đó là khai khoáng

và bán buôn, bán lẻ. Như vậy, bất động sản đã không còn là lĩnh vực thu hút

sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài như những tháng trước. Theo số liệu

thống kê tích lũy, tính đến cuối tháng 5, vốn FDI vào lĩnh vực kinh doanh bất

động sản đã sụt giảm 2 bậc so với thời gian trước10, đưa ngành này hiện chỉ

đứng ở vị trí thứ 4 trong số những lĩnh vực thu hút vốn FDI.

Cơ cấu đầu tư FDI vào các ngành trong nền kinh tế từ đầu năm đến nay

Nguồn: Cục xúc tiến đầu tư

Kim ngạch xuất

khẩu giảm trong

khi nhập khẩu

gia tăng

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5 ước tính đạt 17,2 tỷ USD, giảm 1,9%

so với tháng trước. Sự giảm sút này xuất phát từ khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài với mức giảm 3,7%; trong khi đó khu vực kinh tế trong nước lại đạt

mức tăng 3,1%. Những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của khu vực có

vốn FDI cũng được phản ánh ở việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu so với

tháng trước của nhiều mặt hàng chủ lực vốn là thế mạnh của khu vực này11.

Trái với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 5 ước tính đạt 18 tỷ USD, tăng

3,7% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,1 tỷ USD,

tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,9 tỷ USD, tăng 1%. Nhập

khẩu hầu hết các mặt hàng chủ chốt đều có sự gia tăng so với tháng trước,

ngoại trừ một số mặt hàng phục vụ gia công các mặt hàng xuất khẩu đang có

kim ngạch giảm sút12.

Cán cân thương mại tháng 5 ước tính nhập siêu 800 triệu USD. Tính chung 5

tháng đầu năm 2017 nhập siêu trên 2,7 tỷ USD, bằng 3,4% tổng kim ngạch

hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,36 tỷ

USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,65 tỷ

USD. Như vậy, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nhập khẩu trong khi xuất

khẩu đang chững lại trong một số tháng gần đây, nhập siêu qua 5 tháng đầu

năm đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016.

10 Trong 3 tháng đầu năm 2017, ngành kinh doanh bất động sản luôn đứng vị trí thứ 2 trong số những lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI.

11 Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện giảm 11%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 1,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng

giảm 2%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 5,2%; dầu thô giảm 5,9% so với tháng trước,… 12 Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,9%; chất dẻo nguyên liệu tăng 9,2%; kim loại thường khác tăng 16,2%;

nguyên phụ liệu dệt may tăng 3,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 1,2%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 7,8%; xăng dầu

giảm 11,6%...

14

Diễn biến XK, NK và nhập siêu giai đoạn 1/2016 – 5/2017

Nguồn: TCTK

Một số chính sách quan trọng trong công tác quản lý, điều tiết kinh tế được ban hành trong tháng 5

Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới

trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 - 2020

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện

giai đoạn 2017 - 2020. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, có 30% số huyện được lập quy hoạch xây dựng vùng

huyện (ưu tiên các huyện có mức độ đô thị hóa cao).

Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách

mạng công nghiệp lần thứ 4

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan

Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập

trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả 06 nhóm giải pháp, nhiệm vụ để chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng

tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối

với Việt Nam.

2. Lạm phát

Nguồn: Tổng cục thống kê

-

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

01

/2015

03

/2015

05

/2015

07

/2015

09

/2015

11

/2015

01

/2016

03

/2016

05

/2016

07

/2016

09

/2016

11

/2016

01

/2017

03

/2017

05

/2017

CPI SO VỚI CÙNG KỲ

GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

CPI cơ bản CPI Chung

-0.60-0.40-0.20

- 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00

01

/20

15

03

/20

15

05

/20

15

07

/20

15

09

/20

15

11

/20

15

01

/20

16

03

/20

16

05

/20

16

07

/20

16

09

/20

16

11

/20

16

01

/20

17

03

/20

17

05

/20

17

CPI SO VỚI THÁNG TRƯỚC

GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

CPI chung CPI cơ bản

Chỉ số giá tiêu

dùng giảm do

nhiều nhóm

hàng chiếm tỷ

trọng lớn trong

rổ CPI giảm

mạnh

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2017 giảm 0,53% so với tháng trước - lần giảm sâu

nhất kể từ tháng 9/2015, tăng 3,19% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,37% so

với tháng 12/2016. CPI bình quân 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước

tăng 4,47%.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2017 tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 1,33% so

với cùng kỳ năm trước và 5 tháng đầu năm so cùng kỳ tăng 1,56%.

15

Nguồn: TCTK

Một số chính sách quan trọng về điều tiết giá cả được ban hành trong tháng 5 năm 2017

Công văn số 4442/BCT-TTTN ngày 20/5/2017 của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu

Điều chỉnh giá xăng dầu: Xăng RON 92: giảm 211 đồng/lít; Xăng E5: giảm 197 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S: giảm

343 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 261 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 6 đồng/kg.

Công văn số 3886/BCT-TTTN ngày 05/5/2017 của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu

Điều chỉnh giá xăng dầu: Xăng RON 92: giảm 309 đồng/lít; Xăng E5: giảm 314 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S: giảm

216 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 285 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 64 đồng/kg.

13 Giáo dục tăng 0,02%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,05%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,08%; Thiết

bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%. 14 Giá thịt lợn giảm 9,94%, thịt gia cầm giảm 0,99% do nguồn cung tăng mạnh trong khi nhu cầu không tăng và thương lái Trung Quốc hạn

chế thu mua. 15 Giá xăng giảm 520 đồng/lít, dầu diezen giảm 550 đồng/lít vào các ngày 05/5/2017 và ngày 20/5/2017. 16 Từ ngày 1/5/2017 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 23.000đ/bình 12 kg, giảm 6,73% do giá gas thế giới giảm bình quân 72,5 USD/tấn so

với tháng 4/2017, xuống còn 387,5 USD/tấn.

-1.43

0.08

0.05

-0.02

0.1

0.04

-0.34

-0.05

0.02

0.13

0.15

-2 -1.5 -1 -0.5 0 0.5

Hàng ăn và dịch vụ ăn …

Đồ uống và thuốc lá

May mặc, mũ nón, giày …

Nhà ở và vật liệu xây dựng

Thiết bị và đồ dùng gia …

Thuốc và dịch vụ y tế

Giao thông

Bưu chính viễn thông

Giáo dục

Văn hóa, giải trí và du lịch

Hàng hóa và dịch vụ khác

%

CPI THÁNG 5/2017

SO VỚI THÁNG TRƯỚC

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 7 nhóm hàng tăng giá không đáng

kể13 và có 4 nhóm hàng hóa giảm giá - hầu hết là các nhóm hàng hóa, dịch vụ

chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI. Cụ thể:

+ Chỉ số giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm tháng thứ ba liên tiếp ở

mức 1,43%, tác động làm giảm CPI khoảng 0,51%. Trong đó, giảm sâu nhất là

nhóm Thực phẩm ở mức 2,27% và kéo dài chuỗi suy giảm liên tục từ đầu năm

nay do giá thịt tươi sống (thịt lợn và thịt gia cầm) giảm mạnh14. Tiếp đến, chỉ số

giá nhóm Lương thực giảm 0,06% do các tỉnh phía Bắc đang bước vào vụ thu

hoạch lúa Đông Xuân cùng với tình hình xuất khẩu gạo sụt giảm.

+ Chỉ số giá nhóm Giao thông giảm 0,34% do việc điều chỉnh giảm giá bán

xăng dầu tại các thời điểm 5/5/2017 và 20/5/201715 khiến giá nhiên liệu giảm

0,71%, từ đó tác động làm CPI giảm 0,03% so với tháng trước.

+ Chỉ số giá nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm nhẹ 0,02% chủ yếu do giá

một số mặt hàng nhiên liệu trong nước giảm 16.

+ Chỉ số giá nhóm Bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,05% so với tháng

trước.

16

3. Thu chi ngân sách Nhà nước

17 5 tháng đầu năm 2016, thu NSNN đạt 346,2 nghìn tỷ đồng, bằng 34,1% dự toán trong đó thu nội địa đạt 36,2% dự toán, thu từ dầu thô

bằng 25,5% dự toán và thu từ hoạt động XNK bằng 27,8% dự toán. 18 Tổng chi ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2016, bằng 32,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 25,2% dự toán; chi

phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh bằng 35,1% dự toán; chi trả nợ và viện trợ 55 nghìn tỷ đồng, bằng 35,4% dự toán.

Thu NSNN tiếp

tục cải thiện góp

phần kiềm chế

bội chi ngân

sách ở mức thấp

nhất trong vòng

5 năm trở lại

đây, chi đầu tư

phát triển thấp

hơn so với cùng

kỳ năm trước

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2017 ước tính đạt

416,7 nghìn tỷ đồng, bằng 34,4% dự toán năm. Trong đó thu nội địa đạt 334,9

nghìn tỷ đồng, bằng 33,8%; thu từ dầu thô 16,6 nghìn tỷ đồng, bằng 43,4%; thu

cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 65,1 nghìn tỷ đồng, bằng

36,2%. Mức thu ngân sách 5 tháng năm nay cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái

nhờ sự phục hồi của hai nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu từ dầu

thô17 .

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2017 ước tính đạt

438,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,5% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt

323,8 nghìn tỷ đồng, bằng 36,1% dự toán; chi trả nợ lãi 41,5 nghìn tỷ đồng,

bằng 42% dự toán; chi trả nợ gốc ước tính đạt 77,7 nghìn tỷ đồng, bằng 47,4%

dự toán. Riêng chi đầu tư phát triển mới đạt 72,4 nghìn tỷ đồng, bằng 20,3% dự

toán năm. Trong khi các cấu phần chi khác không có nhiều thay đổi thì chi đầu

tư phát triển đang ở mức thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm trước18, một

dấu hiệu không tốt đối với hoạt động đầu tư trong nền kinh tế.

Như vậy, từ đầu năm đến nay bội chi ngân sách khoảng 21,8 nghìn tỷ đồng,

mức bội chi thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

So sánh mức bội chi ngân sách 5 tháng đầu năm giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: GSO

Trong tháng 5, KBNN tổ chức gọi thầu TPCP với các kỳ hạn từ 5 năm cho đến

30 năm. Trong đó, giá trị gọi thầu lớn nhất rơi vào kỳ hạn 7 năm và 5 năm. Kết

quả huy động trong tháng cho thấy tỷ lệ TPCP trúng thầu đạt tỷ lệ cao với kỳ

hạn 7 năm và 15 năm.

Theo đó, lãi suất trúng thầu của trái phiếu KBNN kỳ hạn 5 năm nằm trong

khoảng 5,03-5,22%/năm, 7 năm trong khoảng 5,34-5,5%/năm, 10 năm trong

khoảng 5,91-6%/năm, 15 năm trong khoảng 6,64-6,76%/năm, 20 năm trong

khoảng 7-7,09%/năm, 30 năm trong khoảng 7,55-7,63%/năm. So với tháng

4/2017, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ đều giảm ở tất cả các kỳ

hạn, giảm mạnh nhất rơi vào kỳ hạn dài từ 20 năm cho đến 30 năm với mức

giảm tương ứng là 0,19%/năm và 0,15%/năm. Sau đó đến kỳ hạn 15 năm giảm

0,07%/năm và 03 kỳ hạn (5 năm, 7 năm và 10 năm) đều giảm 0,04%/năm.

Kết thúc tháng 5, KBNN huy động thành công 21.816 tỷ đồng trái phiếu Chính

phủ qua đấu thầu với tổng giá trị gọi thầu là 29.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 75,23% -

thấp hơn so với tỷ lệ 89,11% của tháng 4/2017.

17

Một số chính sách quan trọng về điều tiết thu chi NSNN được ban hành trong tháng 5 năm 2017

Nghị định số 63/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ: quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân

sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội

Theo Nghị định số 63/2017/NĐ-CP quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ

đô Hà Nội, dự toán chi ngân sách của TP. Hà Nội được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách cao

hơn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác được áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương.

Bên cạnh đó, để việc vay nợ phù hợp với khả năng trả nợ của từng địa phương, Luật Ngân sách nhà nước quy

định mức dư nợ vay của Hà Nội không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

Quy định này đã gắn mức huy động với nguồn thu ngân sách, khả năng trả nợ nhằm giúp Thành phố có thể huy

động thêm nguồn lực đầu tư vào những dự án, công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật quan trọng. Các

khoản vay được tính trong bội chi ngân sách của Thành phố và do Quốc hội quyết định hằng năm, nên vẫn kiểm

soát được khả năng trả nợ của ngân sách Thành phố.

Thông tư 46/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 Hướng dẫn hoạt động thanh toán gỉao dịch tráỉ phiếu Chính phủ,

trái phỉếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phỉếu chính quyền địa phương

Theo đó, các giao dịch thiếu tiền tại ngày thanh toán được quyền đề nghị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt

Nam áp dụng biện pháp lùi thời hạn thanh toán:

- Thời hạn lùi tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán.

- Trường hợp bên mua có đủ tiền thanh toán trong thời hạn nêu trên thì giao dịch được thực hiện thanh toán như

giao dịch thông thường.

- Trường hợp hết thời hạn lùi nêu trên mà bên mua không đủ tiền thanh toán thì giao dịch sẽ bị loại bỏ.

- Trường hợp giao dịch không được thanh toán đúng hạn, bên mua phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các

tổn thất phát sinh cho khách hàng và thành viên có liên quan.

Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận theo quy định pháp luật hiện hành. Thông tư có hiệu lực từ ngày

01/8/2017.

4. Tình hình doanh nghiệp

Giá trị trúng thầu qua các kỳ hạn trong tháng 5 năm 2017

Nguồn: hnx.vn

Tình hình hoạt

động doanh

nghiệp tiếp tục

có những cải

thiện so với

tháng trước

Trong tháng 5, số lượng vốn đăng ký kinh doanh mới đạt mức kỷ lục 119.243 tỷ

đồng, cao hơn tháng trước và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trên cả

nước, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 10.954 doanh nghiệp, tăng 9,3%

so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng

ký kinh doanh trong ba tháng gần đây của năm 2017 đạt mức cao nhất trong hai

năm vừa qua.

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

5 7 10 15 20 30

Tỷ đ

ồn

g

Kỳ hạn

18

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

SỐ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

Số doanh nghiệp thành lập mới

Số doanh nghiệp hoạt động trở lại

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

tỷ đồng

VỐN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

2014 2015 2016 2017

SỐ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP

THÁNG 5 GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

2014 2015 2016 2017

tỷ đồng

VỐN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

THÁNG 5 GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, ngừng đăng ký và

tạm ngừng kinh doanh trong tháng 5 đã giảm đi so với tháng trước. Cả nước có

628 doanh nghiệp giải thể, giảm 20,4% so với tháng trước; có 3755 doanh

nghiệp ngừng đăng ký kinh doanh (giảm 17,7%) và 1577 doanh nghiệp tạm

ngừng đăng ký kinh doanh có thời hạn (giảm 9,6%) so với tháng 4/2017.

19

III. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ, CHỨNG KHOÁN

Một số chính sách quan trọng điều tiết hoạt động trên thị trường tiền tệ, ngân hàng được ban hành trong

tháng 5 năm 2017

Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội

tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ

Cụ thể, lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định

100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong năm 2017 là

4,8%/năm (0,4%/tháng).

Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 30/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ: quy định mức cho vay tối đa đối với học

sinh, sinh viên là 1,5 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên

Theo Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định số

157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thành: Mức

cho vay tối đa là 1.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

Thông tư 02/2017/TT-NHNN ngày 17/5/2017 quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 02/2017/TT-NHNN quy định, đơn vị bao thanh toán không được bao thanh toán đối với khoản phải

thu, khoản phải trả sau đây:

- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm.

- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày kể

từ ngày nhận được đề nghị bao thanh toán.

- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền và

nghĩa vụ trong hợp đồng.

- Phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo quy định của Thủ

tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

- Đã được bao thanh toán hoặc đã được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ khác.

- Đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Đang có tranh chấp.

Theo quy định của Thông tư 02/2017/TT-NHNN thì ngoài pháp nhân, cá nhân cũng được xem xét, quyết định

bao thanh toán khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất

hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Nhu cầu bao thanh toán để sử dụng tiền ứng trước vào mục đích sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

- Có khả năng tài chính để trả nợ;

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

Khi có nhu cầu bao thanh toán, khách hàng phải gửi cho đơn vị bao thanh toán hồ sơ đề nghị, bao gồm tài liệu

chứng minh đủ điều kiện bao thanh toán và các tài liệu khác theo hướng dẫn.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 30/9/2017.

19 Số liệu tổng hợp 3 ngành của Cục đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo nhóm ngành, trong tháng 5 không có

nhiều thay đổi so với tháng trước khi hầu hết các nhóm ngành đều có số lượng

doanh nghiệp gia nhập thị trường và vốn đăng ký kinh doanh tăng lên so với

cùng kỳ năm trước.

Tính trong 5 tháng đầu năm, những ngành nghề có số doanh nghiệp mới cao

nhất vẫn là các nhóm: Kinh doanh bất động sản (đăng ký 1.859 doanh nghiệp,

tăng 72,8%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (đăng ký 553 doanh nghiệp,

tăng 38,9%)19; Giáo dục và đào tạo (đăng ký 1.304 doanh nghiệp, tăng 31,3%);

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (252 doanh nghiệp, tăng 27,3%).

Xét về vốn, tỷ lệ vốn đăng ký giảm ở một số ngành so với cùng kỳ như: Thông

tin và truyền thông (đăng ký 9.796 tỷ đồng, giảm 35,8%); Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản (8.382 tỷ đồng, giảm 17,8%); Khoa học công nghệ & dịch vụ tư vấn

(18.359 tỷ đồng, giảm 12,2%). Các ngành còn lại đều có tỷ lệ vốn đăng ký tăng

so với cùng kỳ năm trước.

20

Nghị định 61/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ: quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của

khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm

của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn

Theo đó, những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm bao gồm:

- Khoản nợ xấu được Công ty quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá

khởi điểm, Công ty không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.

- Khoản nợ xấu được Công ty quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.

- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty quản lý tài sản không

thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.

Việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá trong các trường hợp nêu trên được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị

định này.

Nghị định 61/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 và bãi bỏ Khoản 1 Điều 27 Nghị định 53/2013/NĐ-

CP.

Diễn biến lãi suất huy động bình quân của Khối

NHTM Nhà nước

Diễn biến lãi suất huy động bình quân Khối

NHTM Cổ phần

Nguồn: Tổng hợp

Lãi suất huy

động tiếp tục xu

hướng tăng ở các

kỳ hạn dài, lãi

suất cho vay tiếp

tục ổn định

Trong tháng 5, lãi suất huy động vẫn tiếp tục được điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn

huy động từ 6 tháng trở lên. Theo đó, trong khối các NHTMCP có yếu tố Nhà

nước, BIDV đã điều chỉnh tăng 0,2%/năm đối với lãi suất kỳ hạn 24 tháng và

GP Bank đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng lên mức

6,9%/năm. Nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng của khối các

ngân hàng này giao động trong khoảng 4,8 - 5,5%/năm; lãi suất huy động kỳ

hạn từ 6 tháng – 12 tháng trong khoảng 5,3 - 7,5%/năm; lãi suất huy động kỳ

hạn từ 24 tháng – 36 tháng trong khoảng 6,5 – 7,4%/năm.

Bên cạnh đó, trong khối các NHTM CP, xu hướng điều chỉnh tăng lãi suất huy

động dài hạn chỉ diễn ra tại các ngân hàng có quy mô nhỏ như NHTMCP Bản

Việt; NHTMCP Việt Á; NHTMCP Việt Nam Thương Tín với mức tăng từ 0,1 –

0,3%/năm. Trong tháng, trong số các ngân hàng khảo sát chỉ có NHTMCP Tiên

Phong và NHTMCP Đại chúng Việt Nam là giảm lãi suất, đáng chú ý là bước

điều chỉnh giảm ở hầu hết các kỳ hạn của NHTMCP Tiên Phong từ 0,1 -

0,2%/năm sau khi đồng loạt tăng trong tháng 4. Kết thúc tháng, mặt bằng lãi

suất huy động kỳ hạn 3 tháng của khối các ngân hàng này giao động trong

khoảng 4,9 - 5,5%/năm; lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng – 12 tháng trong

khoảng 5,4 - 7,7%/năm; lãi suất huy động kỳ hạn từ 24 tháng – 36 tháng trong

khoảng 6,5 – 8%/năm.

Diễn biến tăng của lãi suất huy động dài hạn trong tháng tiếp tục được nhìn

nhận là bước điều chỉnh cần thiết của một số ngân hàng trong hệ thống để

khuyến khích thu hút các nguồn tiền gửi kỳ hạn dài, cơ cấu lại nguồn vốn hoạt

động đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đảm

bảo an toàn trong hoạt động.

21

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng trong tháng 5

(%)

Doanh số giao dịch liên ngân hàng trong tháng 5

(tỷ đồng)

Nguồn: NHNN

Mặc dù mặt bằng lãi suất huy động nhìn chung đã điều chỉnh tăng, nhưng mặt

bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế vẫn tiếp tục ổn định, cụ thể lãi suất cho

vay VND đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các

NHTM nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các

lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh

doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với

trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh,

minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm; trong đó lãi

suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,8%/năm, lãi suất cho vay trung, dài

hạn ở mức 4,8-6,0%/năm.

Lãi suất liên

ngân hàng giảm

mạnh

Lãi suất liên ngân hàng đã liên tiếp giảm trong hầu hết thời gian của tháng, xu

hướng này diễn ra trên tất cả các kỳ hạn ngoại trừ kỳ hạn 12 tháng. Xu hướng

giảm mạnh nhất diễn ra từ trung tuần thứ 3 cho đến hết tháng và diễn ra rõ nét

trên các kỳ hạn ngắn từ qua đêm đến 1 tháng. Theo đó, lãi suất các kỳ hạn

tương ứng trong khoảng thời gian này đã giảm giao động từ 1,22 – 2,44 điểm

phần trăm.

Kết thúc tháng, so với thời điểm đầu năm lãi suất các kỳ hạn từ qua đêm đến 1

tuần đã giảm hơn 2 điểm phần trăm, kỳ hạn 1 tháng giảm 1,52 điểm phần trăm.

Hiện tại, lãi suất kỳ hạn ngắn đang có xu hướng diễn biến giống với 5 tháng đầu

năm 2016.

Xu hướng giảm liên tục của lãi suất liên ngân hàng trong 02 tháng gần đây phản

ánh trạng thái thanh khoản của hệ thống ngân hàng là khá ổn định. Trạng thái

này hiện đang được hỗ trợ rất mạnh bởi trạng thái ổn định của thị trường ngoại

hối và sự hỗ trợ của NHNN trong công tác xử lý nợ xấu.

Tỷ giá giao dịch

trên thị trường

diễn biến phù

hợp

Về cơ bản, tỷ giá trong tháng 5 có xu hướng vận động tương tự như tháng

trước, theo đó tỷ giá trung tâm tiếp tục được điều chỉnh tăng, tỷ giá giao dịch

niêm yết tại các NHTM và giao dịch trên thị trường tự do tiếp tục giảm. Mặc dù

vậy các mức biến động của tỷ giá tham chiếu và tỷ giá giao dịch đã thấp hơn

các tháng trước.

Diễn biến của tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng 0,21% mặc dù chỉ số USD index

trên thị trường quốc tế đã giảm khá mạnh trong tháng 5. Trong tháng, tỷ giá

trung tâm được điều chỉnh khá linh hoạt, tăng giảm đan xen và đã có 03 ngày

điều chỉnh tăng mạnh nhất vào ngày 10,19,24/5 với mức điều chỉnh tăng là 9

đồng. Kết thúc tháng, tỷ giá trung tâm chốt ở mức 22.396 VND/USD. Thực tế

22

20 Trong 14 ngày (12-25/5) tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN cao hơn mức tỷ giá niêm yết tại các NHTM.

này cùng với những bước điều chỉnh của tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch

NHNN trong tháng 520 vẫn được đánh giá là bước điều hành phù hợp với diễn

biến của thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, hỗ trợ cho các diễn

biến kinh tế vĩ mô khác.

Trong khi đó, tỷ giá giao dịch trong nền kinh tế diễn biến khá sát với diễn biến

của đồng USD trên thị trường quốc tế. Mặc dù kết thúc tháng, tỷ giá giao dịch

trên cả hai thị trường đều giảm nhưng trong tháng tỷ giá giao dịch trên 2 thị

trường vẫn có những ngày tăng mạnh. Cụ thể, tỷ giá niêm yết của Vietcombank

và Eximbank đều tăng mạnh lần lượt là 0,13% và 0,18% vào ngày 26/5, tỷ giá

trên thị trường tự do cũng có chung diễn biến nhưng điều chỉnh tăng chậm hơn

tỷ giá niêm yết của các NHTM 03 ngày, tăng 0,13% vào ngày 29/5.

Kết thúc tháng, tỷ giá giao dịch của Vietcombank giảm 0,07%, chốt ở mức

22.680 – 22.750 VND/USD, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do giảm 0,13%,

giao dịch ở mức 22.670 – 22.730 VND/USD – thấp hơn tỷ giá giao dịch của các

NHTM.

Diễn biến tỷ giá VND/USD trong tháng 5 năm 2017

Nguồn: NHNN

Vàng trong nước

đã giảm giá

tháng thứ hai kể

từ đầu năm

Diễn biến của thị trường vàng trong nước tiếp tục trầm lắng, giá vàng biến động

quanh mức 36,5 – 36,6 triệu đồng/lượng trong suốt cả tháng, mức giá trên 36,6

triệu đồng/lượng cũng đã xuất hiện nhưng không duy trì được lâu. Giá vàng

biến động khá sát với giá vàng thế giới trong hơn nửa thời gian đầu của tháng 5

nhưng sau đó đã xuất hiện biến động lệch pha. Kết thúc tháng 5, giá vàng trong

nước giao dịch ở chiều mua, chiều bán lần lượt ở mức 36,22 – 36,42 triệu

đồng/lượng; giảm 0,85% và 0,9% so với cuối tháng trước. Tính đến cuối tháng,

giá vàng đã giảm gần 400.000 đồng/lượng so với hồi đầu tháng. Xu hướng giảm

của giá vàng trong tháng cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi trạng thái giao dịch ảm

đảm của thị trường vàng. Giá vàng trong nước không nhận được sự hỗ trợ từ lực

cầu trên thị trường, nhu cầu giao dịch chủ yếu là nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, do mức độ thay đổi của giá vàng trong nước thấp so với giá vàng

quốc tế, cộng với diễn biến ổn định của tỷ giá trong nước nên chênh lệch giữa

giá vàng trong nước và thế giới đã thu hẹp nhanh từ mức trên 3 triệu

đồng/lượng tại một số thời điểm giao dịch trong tháng xuống còn hơn 1,5 triệu

đồng/lượng vào cuối tháng.

23

Diễn biến giá vàng trong nước 5 tháng đầu năm 2017

Diễn biến giá vàng trong nước và quốc tế quy đổi

Nguồn: sjc.com.vn

Nguồn: UBCKNN

01000200030004000500060007000

600620640660680700720740760

3/5

/201

7

5/5

/201

7

9/5

/201

7

11

/5/2

017

15

/5/2

017

17

/5/2

017

19

/5/2

017

23

/5/2

017

25

/5/2

017

29

/5/2

017

31

/5/2

017

tỷ đồng

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HOSE 5/2017

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

0

200

400

600

800

1000

1200

75

80

85

90

95

3/5

/201

7

5/5

/201

7

9/5

/201

7

11

/5/2

15

/5/2

17

/5/2

19

/5/2

23

/5/2

25

/5/2

29

/5/2

31

/5/2

tỷ đồng

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HNX 5/2017

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

600

650

700

750

800

03

/01/1

7

13

/01/1

7

25

/01/1

7

13

/02/1

7

23

/02/1

7

07

/03/1

7

17

/03/1

7

29

/03/1

7

11

/04/1

7

21

/04/1

7

05

/05/1

7

17

/05/1

7

29

/05/1

7

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HOSE 2017

75

80

85

90

95

03

/01/1

7

10

/01/1

7

17

/01/1

7

24

/01/1

7

07

/02/1

7

14

/02/1

7

21

/02/1

7

28

/02/1

7

07

/03/1

7

14

/03/1

7

21

/03/1

7

28

/03/1

7

04

/04/1

7

12

/04/1

7

19

/04/1

7

26

/04/1

7

05

/05/1

7

12

/05/1

7

19

/05/1

7

26

/05/1

7

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HNX 2017

TTCK Việt Nam

đã lấy lại đà tăng

điểm

Sau những diễn biến thiếu tích cực trong tháng 4, thị trường chứng khoán Việt

Nam đã trải qua tháng 5 rất khởi sắc khi cả hai chỉ số đều liên tục tăng điểm.

Chỉ số VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối cùng ngày 31/5 ở mức 737,82

điểm - tăng 20,09 điểm tương đương 2,8% so với cuối tháng 4. Cũng với diễn

biến khởi sắc, chỉ số HNX-Index kết thúc tháng đạt 94,26 điểm – tăng 4,37

điểm tương đương 4,9% so với phiên đóng cửa tháng trước.

Trong tháng, chỉ số VN-Index đạt đỉnh ngày 29/5 với 746,25 điểm, HNX-Index

đạt đỉnh trong ngày giao dịch cuối cùng với 93,91 điểm. Diễn biến tích cực

trong tháng đã giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong nhóm các

nước có tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực châu Á.

24

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: UBCK

Nguồn: UBCK

3.74% 2.51%

-1.19%

4.10%6.05%

-0.12%

0.93%

-0.79%

2.80%

-10%

0%

10%

HangSeng Nikkei 225 Shanghai BSE Index

India

Kospi 200

Korea

FTSE

Malaysia

JCI

Indonesia

Set 50

Thailand

VN-Index

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHÂU Á THÁNG 5/2017

0

2000

4000

6000

triệu cpKHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

HOSE HNX

0

50

100

150

nghìn tỷ đồng

GIÁ TRỊ GIAO DỊCH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

HOSE HNX

-400

-200

0

200

400

600

3/5

/20

17

4/5

/20

17

5/5

/20

17

8/5

/20

17

9/5

/20

17

10

/5/2

01

7

11

/5/2

01

7

12

/5/2

01

7

15

/5/2

01

7

16

/5/2

01

7

17

/5/2

01

7

18

/5/2

01

7

19

/5/2

01

7

22

/5/2

01

7

23

/5/2

01

7

24

/5/2

01

7

25

/5/2

01

7

26

/5/2

01

7

29

/5/2

01

7

30

/5/2

01

7

31

/5/2

01

7

tỷ đ

ồn

g

HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI NGOẠI

TRÊN HOSE T5/2017

-50

0

50

3/5

/20

17

4/5

/20

17

5/5

/20

17

8/5

/20

17

9/5

/20

17

10

/5/2

01

7

11

/5/2

01

7

12

/5/2

01

7

15

/5/2

01

7

16

/5/2

01

7

17

/5/2

01

7

18

/5/2

01

7

19

/5/2

01

7

22

/5/2

01

7

23

/5/2

01

7

24

/5/2

01

7

25

/5/2

01

7

26

/5/2

01

7

29

/5/2

01

7

30

/5/2

01

7

31

/5/2

01

7

tỷ đ

ồn

g

HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI NGOẠI

TRÊN HNX T5/2017

Không chỉ tăng trưởng về mặt điểm số, thanh khoản của thị trường cũng là điểm

nổi bật trong tháng qua khi tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị giao dịch. Chỉ

tính riêng sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch đã đạt 104,51 nghìn tỷ đồng, tăng

mạnh 36,6% so với tháng 4. Trên sàn HNX, tổng giá trị giao dịch cũng tăng

18% so với tháng trước và đạt 10,53 nghìn tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch

trên cả hai sàn đạt 6183,83 triệu cổ phiếu tương ứng với tổng giá trị là 115,04

nghìn tỷ đồng, là tháng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Vốn hóa hai sàn HOSE và HNX tại thời điểm 31/5/2017 đạt hơn 1,9 triệu tỷ

đồng, tăng 2,57% hay hơn 50 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 4. Tại sàn HOSE,

vốn hóa tháng 5 đạt 1,79 triệu tỷ đồng tăng 44,8 nghìn tỷ đồng (2,61%). Trong

khi đó, vốn hóa sàn HNX đạt hơn 173 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5,17 nghìn tỷ

đồng (3,08%).

Sự khởi sắc của thị trường là nhờ nhiều cổ phiếu có sự tăng trưởng vượt bậc so

với tháng trước. Trong đó nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn tiếp tục đóng vai trò trụ

cột dẫn dắt và tạo động lực thúc đẩy cho thị trường, đặc biệt là các nhóm ngành

Ngân hàng, Bảo hiểm và Bất động sản tăng trưởng mạnh trong tháng vừa qua.

25

Khối ngoại trên thị trường tiếp tục giao dịch rất tích cực. Tổng giá trị mua ròng

trong tháng 5 trên cả hai sàn đạt 1.280,85 tỷ đồng và là tháng thứ năm liên tiếp

mua ròng kể từ đầu năm.

Trên sàn HOSE, khối ngoại duy trì chuỗi mua ròng khi tiếp tục mua ròng hơn

1.192 tỷ đồng, trong đó lượng mua ròng tập trung mạnh nhất vào hai tuần giao

dịch cuối cùng. Các mã đứng đầu về giá trị mua ròng trên HOSE trong tháng 5

là: PLX (693,7 tỷ đồng); VNM (604,77 tỷ đồng); HPG (138,3 tỷ đồng). Trên

sàn HNX, khối ngoại bán ròng trong tuần giao dịch đầu tiên sau đó mua ròng

trở lại cho đến hết tháng. Tổng giá trị mua ròng đạt hơn 88,7 tỷ đồng, tập trung

chủ yếu ở các mã: SHS (23,6 tỷ đồng); VND (22,3 tỷ đồng); MAS (19,7 tỷ

đồng).