5
BẢNG TRẢ LỜI CỦA BÁC SĨ Câu hỏi 1: Mắt có cấu tạo như thế nào? Trả lời 1: Tròng mắt là một hình cầu, màu trắng đục (tròng trắng). Giác mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen. Bên sau giác mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong là khối lỏng thủy dịch, con ngươi, thủy tinh thể, và võng mạc. Võng mạc là nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy. Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não gọi là điểm mù. Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại hoàng điểm (điểm vàng) trên võng mạc. Câu hỏi 2: Tại sao mắt bình thường có thể nhìn thấy rõ các vật dù gần hay xa? Trả lời 2: Tương tự một chiếc máy ảnh, trong mắt người có thể thủy tinh giữ vai trò của một thấu kính để hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Thấu kính hội tụ này khác với thấu kính của máy ảnh ở khả năng điều tiết của mắt. Mắt có khả năng điều tiết bằng cách co dãn các cơ để thay đổi độ cong của thể thủy tinh. Chính vì độ cong của thể thủy tinh thay đổi làm cho tiêu cự của thể thủy tinh thay đổi. Khi ta nhìn một vật, mắt sẽ điều chính tiêu cự này sao cho ảnh thật của vật nằm trên võng mạc để ta nhìn rõ vật. Khi mắt không điều tiết thì nhìn rõ vật ở điểm cực viễn (Cv). Khi mắt điều tiết cực đại thì nhìn rõ vật ở điểm cực cận (Cc). Đối với người bình thường, điểm cực cận ở cách mắt người 25 cm còn điểm cực viễn xem như ở xa vô cùng. Khoảng giữa điểm cực cận và cực viễn được gọi là khoảng nhìn rõ của mắt. Khi nhìn xa một vật còn có một yếu tố ảnh hưởng đến gọi là góc trông vật. Góc trông vật phải lớn hơn năng suất phân li của mắt thì mới phân biệt được 2 điểm nào đó trên một vật. Đó là lí do nhiều vật ở xa ta chỉ nhìn thấy 1 điểm vì góc trông quá nhỏ. Câu hỏi 3: Tật khúc xạ là gì? Trả lời 3: Chức năng của mắt là giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vật ở xung quanh. Mắt bình thường là mắt có

Nhom 2 hoi dap_bs

  • Upload
    le-nam

  • View
    257

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhom 2 hoi dap_bs

BẢNG TRẢ LỜI CỦA BÁC SĨ

Câu hỏi 1: Mắt có cấu tạo như thế nào?Trả lời 1: Tròng mắt là một hình cầu, màu trắng đục (tròng trắng). Giác mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen. Bên sau giác mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong là khối lỏng thủy dịch, con ngươi, thủy tinh thể, và võng mạc. Võng mạc là nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy. Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não gọi là điểm mù. Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại hoàng điểm (điểm vàng) trên võng mạc.

Câu hỏi 2: Tại sao mắt bình thường có thể nhìn thấy rõ các vật dù gần hay xa?Trả lời 2: Tương tự một chiếc máy ảnh, trong mắt người có thể thủy tinh giữ vai trò của một thấu kính để hội tụ ánh sáng trên võng mạc.Thấu kính hội tụ này khác với thấu kính của máy ảnh ở khả năng điều tiết của mắt. Mắt có khả năng điều tiết bằng cách co dãn các cơ để thay đổi độ cong của thể thủy tinh. Chính vì độ cong của thể thủy tinh thay đổi làm cho tiêu cự của thể thủy tinh thay đổi.Khi ta nhìn một vật, mắt sẽ điều chính tiêu cự này sao cho ảnh thật của vật nằm trên võng mạc để ta nhìn rõ vật.Khi mắt không điều tiết thì nhìn rõ vật ở điểm cực viễn (Cv). Khi mắt điều tiết cực đại thì nhìn rõ vật ở điểm cực cận (Cc).Đối với người bình thường, điểm cực cận ở cách mắt người 25 cm còn điểm cực viễn xem như ở xa vô cùng.Khoảng giữa điểm cực cận và cực viễn được gọi là khoảng nhìn rõ của mắt.Khi nhìn xa một vật còn có một yếu tố ảnh hưởng đến gọi là góc trông vật. Góc trông vật phải lớn hơn năng suất phân li của mắt thì mới phân biệt được 2 điểm nào đó trên một vật. Đó là lí do nhiều vật ở xa ta chỉ nhìn thấy 1 điểm vì góc trông quá nhỏ.

Câu hỏi 3: Tật khúc xạ là gì?Trả lời 3: Chức năng của mắt là giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vật ở xung quanh. Mắt bình thường là mắt có hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc và chỉ khi đó, vật mới được nhìn rõ. Khi mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác, những tia sáng đi từ ngoài vào mắt đúng trên võng mạc thì gọi là mắt có tật khúc xạ.

Câu hỏi 4: Có những tật khúc xạ thường gặp nào?Trả lời 4: Có các loại tật khúc xạ thường gặp là: cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ.

Câu hỏi 5: triệu chứng khi mắc các tật khúc xạ?Trả lời 5:

- Mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật hội tụ ở phía trước của võng mạc. Điểm cực cận và cực viễn của mắt cận gần hơn so với mắt bình thường.Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt, trừ khi cận thị quá nặng.

- Mắt viễn thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc công suất hội tụ

Page 2: Nhom 2 hoi dap_bs

của giác mạc – thể thủy tinh thấp làm mà ảnh của một vật ở vô cực hội tụ sau võng mạc. Điểm cực cận của mắt viễn ở xa hơn so với mắt bình thường. Nếu viễn thị nhẹ thì mắt có thể điều tiết để nhìn xa rõ, nhưng mau mỏi mắt.

- Mắt loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị (loạn thị cận), viễn thị (loạn thị viễn) hay cả loạn thị cận và viễn (loạn thị hỗn hợp).

- Đối với người bị mắt lão, càng nhiều tuổi thì tính chất đàn hồi của thủy tinh thể giảm dần, vì vậy những người từ 40 tuổi trở lên khi nhìn gần hoặc đọc sách thấy mờ, muốn nhìn rõ phải để xa mắt, đọc sách lâu thường chóng mỏi mắt. Tương tự mắt viễn, điểm cực cận của mắt lão ở xa hơn so với mắt bình thường.

Câu hỏi 6: Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ trong học đường?Trả lời 6: Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ trong học đường bao gồm:Tình trạng học tập quá căng thẳng. Các em phải học ở trường, ở nhà, học thêm,…Sự sai lệch tư thế trong học tập do bàn ghế không phù hợp làm cho khoảng cách từ mắt đến sách vở quá gần.Sự hiểu biết của các em về tật khúc xạ chưa đúng. Các em chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề vệ sinh mắt – nổi bật nhất là chế độ học tập và nghỉ ngơi của mắt.Trẻ em dành thời gian phần lớn để chơi game, vi tính, xem ti vi, đọc sách truyện quá gần làm cho nhãn cầu của các em phát triển chậm.

Câu hỏi 7: cách khắc phục các tật khúc xạ?Trả lời 7:+ Đối với tật cận thị: Người ta dùng thấu kính cầu phân kỳ, là thấu kính có rìa dày hơn phần tâm, để đưa ảnh từ trước võng mạc về đúng trên võng mạc. Thấu kính phân kì thích hợp đối với một mắt cận là thấu kính phân kì có tiêu cự sao cho vật ở xa vô cùng cho ảnh ảo tại điểm cực viễn của mắt cận.+ Đối với tật viễn thị và lão thị: Người ta dùng thấu kính cầu hội tụ, là thấu kính có rìa mỏng hơn phần tâm, để đưa ảnh từ trước võng mạc về đúng trên võng mạc. Thấu kính hội tụ thích hợp đối với một mắt viễn là thấu kính hội tụ có tiêu cự sao cho vật ở khoảng cách 25 cm qua thấu kính cho ảnh ảo ở ngay điểm cực cận của mắt viễn.+ Đối với tật loạn thị: Người ta dùng thấu kính trụ là thấu kính có tác dụng quang học ở một hướng nhất định để chỉnh lại sự bất đồng về công suất giữa các kinh tuyến trên giác mạc.+ Tật khúc xạ được điều chỉnh bằng cách đeo kính gọng, hoặc kính tiếp xúc (còn gọi là contact lens), và việc đeo kính chỉ giúp thấy rõ và thoải mái chứ không làm cho tật khúc xạ biến mất được, khi gỡ kính ra thì vẫn thấy mờ.+ Hiện nay, có một phương pháp điều trị tật khúc xạ làm giảm hoặc mất hẳn tật khúc xạ đó là mổ bằng LESER EXCIMER, áp dụng cho tật khúc xạ trung bình trở lên và ở người trên 18 tuổi, có thể điều trị được cả cận, viễn và loạn thị.

Câu hỏi 8: Lần gần nhất tôi đi kiểm tra mắt thì kết quả cho biết mắt tôi cận 4 diop. Vậy bác sĩ cho biết 4 diop là thế nào?Trả lời 8:Đối với tật cận thị: Người ta dùng thấu kính cầu phân kỳ, là thấu kính có rìa dày hơn phần tâm, để đưa ảnh từ trước võng mạc về đúng trên võng mạc.

Page 3: Nhom 2 hoi dap_bs

Thấu kính phân kì thích hợp đối với một mắt cận là thấu kính phân kì có tiêu cự sao cho vật ở xa vô cùng cho ảnh ảo tại điểm cực viễn của mắt cận.

Do đó, thấu kính phân kì thích hợp có tiêu cực . Độ tụ của thấu kính phân

kì trên là . Nếu f đo bằng mét thì D đo bằng diop.Mắt của bạn có D = - 4 diop (dấu trừ thể hiện bạn bị cận) tức là bạn cần đeo thấu kính phân kì f = - 25 cm. Điểm cực viễn cách mắt bạn 25 cm, bạn chỉ có khả năng nhìn rõ các vật trong phạm vi 25 cm, tức là bạn cận tương đối nặng!

Câu hỏi 9: Có điều trị hết tật khúc xạ hay không?Trả lời 9: Tật khúc xạ không phải bệnh mà là một tật của mắt, không thể hết được bằng thuốc uống. Hiện nay có nhiều phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ như: đeo kính gọng, kính áp tròng, phẫu thuật bằng Laser Excimer.

Câu hỏi 10: Bác sĩ hãy cho biết cách phòng tránh tật khúc xạ trong học đường?Trả lời 10:Đối với lứa tuổi học đường, để phòng tránh tật khúc xạ, ta cần phải:Nơi học tập phải bảo đảm đủ ánh sáng, nên dùng đèn dây tóc có chụp phản chiếu, ánh sáng chiếu từ phía trước mặt hoặc đối diện với tay cầm bút, góc học tập nên bố trí gần của sổ. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm, khi quỳ. Tư thế ngồi học thẳng lưng, hai chân khép để trên nền nhà, đầu cúi 10-150. Cần bố trí chiều cao bàn ghế phù hợp để khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25cm với cấp tiểu học, 30cm với cấp THCS và 35cm với học sinh THPT.Chữ viết trên bảng và trong tập vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen.Phải có chế độ học tập và vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và xa. Khi học cứ 1 giờ phải nghỉ 10-15 phút. Khi xem tivi, chơi điện tử không quá 60 phút /lần, không ngồi quá gần sẽ ảnh hưởng tới mắt.Cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, ngủ từ 8-10 tiếng một ngày, dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo đủ các loại vitamine cho cơ thể. Cho trẻ đi khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng một lần hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở... để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.

Câu hỏi 11: Nêu tình hình mắc các tật khúc xạ của học sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?Trả lời 11: theo nghiên cứu mới nhất của bệnh viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh năm 2012, tỉ lệ tật khúc xạ của học sinh tại Tp. Hồ Chí Minh là 42,7%, trong đó tật cận thị chiếm 41,2%.Một con số thống kê khác cho thấy tỉ lệ cận thị học đường nói chung hiện này chiếm tới 20% số học sinh, sinh viên.

Câu hỏi 12: Tỷ lệ tật khúc xạ, hầu hết là cận thị tăng nguyên nhân do đâu?Trả lời 12:Tỷ lệ tật khúc xạ, hầu hết là cận thị tăng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là:Khi bị cận thị dấu hiệu thông thường nhất trẻ thường không thích các hoạt động liên

Page 4: Nhom 2 hoi dap_bs

quan đến thị giác gần như vẽ hình tô màu hay tập đọc, có những biểu hiện nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn một vật ở xa hoặc xem ti vi, thường hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ. Học sinh bị cận thị hay nheo mắt để cố gắng nhìn nên trẻ hay than mỏi mắt, nhức đầu và chảy nước mắt.Thường học sinh không biết mình bị mắt kém, nhìn xa thấy mờ vẫn cho là bình thường như mọi người. Chỉ phát hiện được cận thị khi tổ chức khám mắt định kỳ bằng cách đo và kiểm tra thị lực định kỳ tại trường học để kịp thời phát hiện ra các em mắc các tật khúc xạ, điều chỉnh kịp thời tránh ảnh hưởng đến chức năng thị giác sau này.Khám phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ cho trẻ cần phải khám ở các cơ sở chuyên khoa mắt để được điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể để trẻ ý thức và hợp tác đeo kính. Tùy từng loại tật khúc xạ và mức độ khác nhau mà cho trẻ đeo kính thường xuyên hay không.