113
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ BÍCH NGỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ DẠ THỦY Huế, Năm 2012 i

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG …

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BÀI ÔN

TẬP CHƯƠNG PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH

HỌC 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học

Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐẶNG THỊ DẠ THỦY

Huế, Năm 2012

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,

được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố

trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Trần Thị Bích Ngọc

ii

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo

hướng dẫn TS. Đặng Thị Dạ Thủy người đã tận tình

giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực

hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô

giáo khoa Sinh học, phòng Đào tạo Sau Đại học -

Trường Đại học Sư phạm Huế - Đại học Huế đã

giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học

tập vừa qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các

đồng nghiệp, các em học sinh trường THPT Thanh

Chương I, trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, gia đình và

bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn

thành tốt luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên thực hiện

Trần Thị Bích Ngọc

iii

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa.................................................................................................................i

Lời cam đoan................................................................................................................ii

Lời cảm ơn ..................................................................................................................iii

Mục lục.........................................................................................................................1

Danh mục bảng, sơ đồ, đồ thị.......................................................................................3

Danh mục viết tắt..........................................................................................................4

MỞ ĐẦU................................................................................................................................51. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................52. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................63. Giả thuyết khoa học........................................................................................................64. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................65. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................76. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................77. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................98. Những đóng góp mới của đề tài.....................................................................................99. Cấu trúc luận văn............................................................................................................910. Lược sử vấn đề.............................................................................................................9

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................................12Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................................12

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài.........................................................................................121.1.1. Tiếp cận hệ thống...........................................................................................121.1.2. Bài lên lớp......................................................................................................171.1.3. Các biện pháp tổ chức bài lên lớp ôn tập chương..........................................19

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................................241.2.1. Việc tổ chức bài tổng kết chương của giáo viên............................................241.2.2. Việc ôn tập của học sinh.................................................................................26

2.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung các chương phần Sinh thái học.................282.1.1. Mục tiêu..........................................................................................................282.1.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái học........................................................29

2.2. Thiết kế bài ôn tập chương phần Sinh thái học.....................................................332.2.1. Vận dụng tiếp cận hệ thống trong phân tích nội dung ôn tập về các cấp tổ chức sống quần thể, quần xã, sinh quyển.................................................................332.2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương phần Sinh thái học..............372.2.3. Các biện pháp thiết kế bài ôn tập chương nâng cao hiệu quả ôn tập.............392.2.4. Tổ chức bài ôn tập chương trong dạy học phần Sinh thái học.......................62

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................................................................713.1. Mục đích thực nghiệm...........................................................................................713.2. Phương pháp thực nghiệm.....................................................................................71

3.2.1. Chọn trường thực nghiệm...............................................................................713.2.2. Các bước thực nghiệm....................................................................................713.2.3. Xử lý số liệu...................................................................................................71

3.3. Kết quả thực nghiệm.............................................................................................71

1

3.3.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách...............................713.3.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Thanh Chương I...............................74

3.4. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức bài ôn tập chương phần Sinh thái học bậc THPT...............................................................................................................76

3.4.1. Về mặt định lượng..........................................................................................763.4.2. Về mặt định tính.............................................................................................76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................781. Kết luận........................................................................................................................782. Kiến nghị......................................................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................80

2

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Bảng

Bảng 1.1. Tình hình tổ chức bài ôn tập tổng kết chương.....................................................24Bảng 1.2. Việc áp dụng các biện pháp tổ chức bài tổng kết chương...................................25Bảng 1.3. Các hình thức ôn tập của học sinh.......................................................................26Bảng 2.1. Nội dung phần Sinh thái học................................................................................30Bảng 2.2. Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần thể........................................40Bảng 2.3. Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần xã.........................................42Bảng 2.4. Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Sinh quyển.....................................44Bảng 2.5. Đặc điểm của cấp độ Tổ chức sống quần thể sinh vật.........................................63Bảng 2.6. Đặc điểm của cấp độ tổ chức sống Cơ thể...........................................................63Bảng 2.7. So sánh giữa cấp độ TCS cơ thể và cấp độ TCS quần thể...................................69Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra..............................................................72Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất.......................................................................................72Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất luỹ tích..........................................................................72Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng..................................................................73Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra..............................................................74Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất.......................................................................................74Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất luỹ tích..........................................................................74Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng..................................................................75Sơ đồ 2.1. Logic cấu trúc nội dung chương trình Sinh thái học – THPT.............................30Sơ đồ 2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương.................................................38Sơ đồ 2.3. Cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt ở người.............................................................53Sơ đồ 2.4. Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của QT.....................................................54Sơ đồ 2.5. Phát triển tư duy về quần xã sinh vật..................................................................57Sơ đồ 2.6. Sơ đồ tư duy ôn tập chương Quần xã sinh vật....................................................59Sơ đồ 2.7. Sơ đồ tư duy ôn tập chương Quần thể sinh vật...................................................60Sơ đồ 2.8. Sơ đồ tư duy ôn tập chương Hệ sinh thái - Sinh quyển......................................61Sơ đồ 2.9. Cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt ở người.............................................................67Sơ đồ 2.10. Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của QT...................................................67Đồ thị

Đồ thị 3.1. Đường luỹ tích - Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách..............................................73Đồ thị 3.2. Đường luỹ tích - Trường THPT Thanh Chương I..............................................75

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủCT Cơ thể

CT - HT Cấu trúc - hệ thốngDTST Diễn thế sinh thái

ĐC Đối chứngGV Giáo viênHT Hệ thốngHS Học sinh

HST Hệ sinh tháiKN Khái niệmQT Quần thểQX Quần xã

SGK Sách giáo khoaSQ Sinh quyểnSV Sinh vật

TCS Tổ chức sốngTHPT Trung học Phổ thông

TN Thực nghiệm

4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hiện nay, nhân loại đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của đỉnh cao trí tuệ,

với sự bùng nổ của thông tin khoa học, công nghệ. Tri thức đã trở thành một tư liệu

sản xuất quan trọng và đóng vai trò quyết định với sự thành công trong tăng trưởng

và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với xu thế chung của toàn cầu, đất nước ta cũng

tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và mở rộng quan hệ quốc tế. Do đó, nước

ta trong thời kì đổi mới phải hướng tới đào tạo những con người lao động có kiến

thức, năng động, sáng tạo, với năng lực tư duy và hành động độc lập. Để đạt được

mục tiêu trên thì giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng và đổi mới giáo dục là

yêu cầu bức thiết. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là khâu đột phá quyết

định việc nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu thời đại.

Tổ chức dạy học ôn tập là một vấn đề không phải mới, nhưng cũng không hề

cũ. Bài ôn tập đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi giúp học sinh có một cái

nhìn khái quát, thống nhất có tính hệ thống những kiến thức đã học, giúp học sinh

có điều kiện xâu chuỗi kiến thức, mở rộng và khắc sâu tri thức, nhờ đó mà học sinh

nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức và năng

lực tham gia các hoạt động thực tiễn. Song để có được một tiết ôn tập tốt, hiệu quả,

ngày càng đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo cao hơn nữa.

Chương trình sinh học ở Trung học Phổ thông (THPT) được xây dựng theo

quan điểm của sinh học hiện đại, đó là dựa trên lý thuyết về các cấp độ tổ chức của

thế giới sống. Các kiến thức sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo

thứ tự các cấp độ tổ chức sống (TCS), từ hệ nhỏ đến các hệ trung lên các hệ lớn: Tế

bào (TB) → Cơ thể (CT) → Quần thể (QT) → Quần xã (QX) → Hệ sinh thái (HST)

→ Sinh quyển (SQ). Vì vậy, kiến thức khái niệm (KN) về các cấp độ TCS chính là

các đơn vị cấu trúc cơ bản trong chương trình sinh học ở bậc THPT, là kiến thức cốt

lõi, nền tảng để khâu nối các phân môn sinh học trong chương trình tạo nên một hệ

thống kiến thức chặt chẽ về thế giới sống.

Phần Sinh thái học đề cập đến cấp độ tổ chức trên cơ thể, với nhiệm vụ hệ

thống hoá kiến thức về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường sống, giữa sinh

5

vật với sinh vật, từ cấp độ cá thể đến cấp độ QT - QX - SQ. Những dấu hiệu bản

chất của hệ thống sống thể hiện đặc trưng ở mỗi cấp độ tổ chức sống trên cơ thể

được nghiên cứu một cách toàn diện ở phần này, thể hiện rõ nét ở chương II “Quần

thể sinh vật”, chương III “Quần xã sinh vật” và chương IV “Hệ sinh thái, sinh

quyển và sinh thái học với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên”. Mục tiêu của

chương trình là khái quát được những dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở cấp độ

trên cơ thể. Tuy nhiên, các bài ôn tập của phần này được thiết kế theo hướng ôn tập

chi tiết các kiến thức chính của các chương mà chưa khái quát, hình thành được các

dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở các cấp độ trên cơ thể. Nhiệm vụ của người

giáo viên là phải vận dụng tiếp cận hệ thống để gia công sư phạm thiết kế các bài ôn

tập chương nhằm hình thành khái niệm sinh học đại cương về các cấp độ trên cơ thể

với các dấu hiệu bản chất: đặc điểm cấu trúc, đặc điểm chức năng là hệ mở, tự điều

chỉnh, hệ luôn vận động phát triển; đáp ứng được mục tiêu của chương trình. Trong

thực tế dạy học, thực hiện nhiệm vụ này là tương đối khó khăn, có nhiều trở ngại

đối với giáo viên (GV) và học sinh (HS).

Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng

dạy học, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng dạy học bài ôn

tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12, trung học phổ thông”.

2. Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng các bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12

nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập.

3. Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng tiếp cận hệ thống để thiết kế các bài ôn tập chương theo hướng

hệ thống hóa các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở cấp độ quần thể, quần xã,

sinh quyển và tổ chức hợp lý quá trình ôn tập sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy

học phần Sinh thái học, đáp ứng được mục tiêu của chương trình.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của bài ôn tập chương.

4.2. Điều tra thực trạng việc sử dụng bài ôn tập chương trong dạy học sinh

học 12, THPT.

6

4.3. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Sinh thái học làm cơ sở cho

việc thiết kế bài ôn tập chương.

4.4. Vận dụng tiếp cận hệ thống để thiết kế bài ôn tập chương cho phần Sinh

thái học sinh học lớp 12 THPT.

4.5. Đề xuất hướng sử dụng bài ôn tập chương nhằm nâng cao chất lượng bài

ôn tập chương.

4.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các bài ôn

tập chương đã đề xuất.

5. Đối tượng nghiên cứu

Các bài ôn tập chương phần Sinh thái học sinh học lớp 12.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí, các website có liên

quan đến đề tài.

- Nghiên cứu các tài liệu về tiếp cận cấu trúc – hệ thống (CT - HT) làm cơ sở

để vận dụng trong phân tích các dấu hiệu bản chất về các cấp độ TCS trên CT.

- Nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 12, các sách chuyên ngành về Sinh

thái học và các tài liệu về lý luận dạy học, phương pháp dạy học, tài liệu về bài ôn

tập chương trong dạy học.

6.2. Phương pháp điều tra và quan sát sư phạm- Điều tra tình hình tổ chức ôn tập, củng cố trong dạy học Sinh học 12 của

giáo viên bằng phiếu trưng cầu ý kiến.- Điều tra thực trạng việc ôn tập của học sinh bằng phiếu điều tra.- Trực tiếp dự giờ thăm lớp.- Phỏng vấn GV ở trường THPT dạy sinh học 12.

6.3. Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ, trao đổi với các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên

quan đến đề tài.

6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Sử dụng phương pháp thực nghiệm chéo

+ Lớp thực nghiệm: tổ chức dạy các bài ôn tập, củng cố do chúng tôi thiết

kế.

7

+ Lớp đối chứng: tổ chức ôn tập theo phương pháp truyền thống.

- Các lớp thực nghiệm và đối chứng phải có kết quả học tập tương đương nhau,

do cùng một GV giảng dạy, đồng đều về nội dung kiến thức, điều kiện dạy học.

6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

- Xử lý số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học: Sử dụng một số công

thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm.

Các tham số sử dụng để xử lý:

- Phần trăm: (%)

- Giá trị trung bình cộng: n

X ∑= ii X .n

- Phương sai: 1

)-(X .n 2ii2

−= ∑

n

XS

- Độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình):

inXXin

S ∑ −−

±=2

)(1

1

S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

- Sai số trung bình cộng: n

sm =

- Hệ số biến thiên Cv%: %100%X

SCv =

CV (%) phản ánh mức độ dao động của các kết quả thu được:

CV trong khoảng 0 ÷ 10% : dao động nhỏ

CV trong khoảng 10 ÷ 30%: dao động trung bình

CV trong khoảng 30 ÷ 100%: dao động lớn

Nếu mức độ dao động nhỏ và trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy.

Nếu mức độ dao động lớn thì kết quả thu được ít tin cậy.

- Đại lượng kiểm định td (kiểm định độ đáng tin cậy sai khác giữa 2 giá trị

trung bình):

21

21

d

21

nnnn

SXXtd

+−= .

và 2)

)1(

−+−+=

21

222

211

d n(nSn1)S- (nS

Trong đó:

Xi : Giá trị của từng điểm số (theo thang điểm 10).

8

ni : Số bài có điểm số Xi.

2,1 , XX : Điểm số trung bình của 2 phương án TN và ĐC.

n1, n2 : Số bài trong mỗi phương án.

Sau khi tính được td , ta so sánh với giá trị tα được tra trong bảng phân phối

Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = n1 + n2 – 2.

- Nếu td ≥ tα : Sự khác nhau giữa 1X và 2X là có ý nghĩa thống kê.

- Nếu td < tα : Sự khác nhau giữa 1X và 2X là không có ý nghĩa thống kê.

7. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thiết kế và tổ chức bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh

học 12 Nâng cao, THPT

8. Những đóng góp mới của đề tài

- Vận dụng tiếp cận hệ thống thiết kế các bài ôn tập chương để hình thành

được các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở các cấp độ trên cơ thể, phần Sinh

thái học Sinh học lớp 12, THPT.

- Đề xuất một số biện pháp tổ chức các bài ôn tập chương nhằm nâng cao

chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần Sinh thái học.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thiết kế và sử dụng các bài ôn tập chương trong dạy học phần

Sinh thái học - Sinh học 12, THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

10. Lược sử vấn đề

Trong hoạt động dạy học, ôn tập có tác dụng rất quan trọng trong việc hoàn

thiện kiến thức cho học sinh. Ôn tập là dịp để củng cố những kiến thức đã học, hệ

thống hóa lại kiến thức, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ hiểu biết của học

sinh. Vì vậy, ôn tập là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học, những tri

thức qua ôn tập sẽ tiếp nhận một cách vững chắc, là cơ sở cho học sinh tiếp thu tri

thức mới.

9

10.1. Trên thế giới

Khi nghiên cứu vấn đề này, J.Mekeachia cho rằng, cần phải dạy cho học sinh

chiến lược học tập, trong đó chiến lược ôn tập được coi là chiến lược quan trọng

đảm bảo cho sự thành công trong học tập của học sinh. Chiến lược ôn tập được thực

hiện bằng hình thức: Lặp đi lặp lại nhiều lần, tóm tắt tài liệu, vẽ sơ đồ minh họa nội

dung học tập.Jean – Marc Denomme và Madeleine Roy: “Người học khai thác cái mà anh

ta đã biết, với sự giúp đỡ của người dạy để nắm bắt và thu lượm tri thức mới”.Geoffrey Fetty, khi đề cập đến cách dạy ngày nay, tác giả cho rằng một trong

các biện pháp dạy học tích cực là dạy cho học sinh cách nhớ, qua đó rèn luyện cho

học sinh các kỹ năng ôn tập. Theo tác giả, giáo viên nên sử dụng một số hình thức

ôn tập như: Tóm tắt bài học, đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập, kiểm tra ôn tập, làm

việc theo nhóm, chơi trò chơi…Theo Rober Fishes, vẽ sơ đồ nhận thức là một công cụ đắc lực trợ giúp trí

nhớ, hiểu biết và phát triển khái niệm, bởi vì tất cả những gì cần phải nhớ chỉ là

những ý tưởng chốt. Vẽ sơ đồ nhận thức không chỉ là cho học sinh tiếp nhận thông

tin mà còn cần phải suy nghĩ về thông tin ấy, giải thích nó và kết nối nó với cách

cấu tạo mới tạo nên những hiểu biết về chúng.Ngoài ra, các tác giả khác như N.M Iacôlép, N.M Veczilin cũng cho rằng

việc ôn tập là một trong những việc học tập cơ bản, nếu thiếu nó người học khó đạt

được thành công trong học tập. Cần phải có một hệ thống ôn tập để phát triển những

khái niệm cơ bản.

10.2. Ở Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả bài ôn tập hoàn

thiện tri thức đã được nhiều tác giả quan tâm: Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Quang

Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành, Đinh Quang Báo. Qua nghiên cứu, các tác

giả đã chỉ ra được vai trò, ý nghĩa của việc ôn tập, các loại hình tổ chức ôn tập,

những yêu cầu để tổ chức bài ôn tập có hiệu quả…Gần đây, để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo

hướng tích cực, các nghiên cứu ứng dụng tổ chức bài ôn tập tổng kết một lần nữa

được chú ý. Tiêu biểu là các công trình của Hoàng Thị Lợi (2006) : “Biện pháp rèn

luyện kỹ năng ôn tập cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú” đề cập đến các

biện pháp rèn luyện kĩ năng ôn tập như giải bài tập, xây dựng sơ đồ, xây dựng dàn ý

10

tóm tắt, trả lời câu hỏi, lập bảng biểu, thảo luận nhóm; Đào Nguyên (2004) với

nghiên cứu “Sử dụng phương pháp Graph kết hợp một số biện pháp nâng cao chất

lượng giờ ôn tập tổng kết hóa học 11 THPT ”, trong đó nhấn mạnh việc giáo viên

cần phải biết phối hợp các biện pháp dạy học tích cực một cách hợp lí để góp phần

nâng cao hiệu quả dạy học bài ôn tập tổng kết. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khác như Nguyễn Tin (2007): “Tổ chức

các bài tổng kết chương trong dạy học sinh học 10 THPT”, Lê Hồng Điệp (2007):

“Vận dụng quan điểm hệ thống trong thiết kế và dạy học ôn tập chương phần sinh

học tế bào lớp 10 THPT”, Nguyễn Thị Thùy Liên (2009): “Tổ chức dạy học bài

tổng kết chương quán triệt quan điểm hệ thống để hình thành khái niệm cấp độ cơ

thể trong sinh học 11 nâng cao”, Lê Như Thảo (2009): “Tổ chức hoạt động dạy học

các bài ôn tập văn học sử ở trường THPT”. Các nghiên cứu đều cho rằng, ôn tập có

vai trò hết sức quan trọng đối với việc cũng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, kỹ

năng, kỹ xảo. Đồng thời qua đó mà điều chỉnh sửa chữa những thiếu sót trong học

tập của người học.Tuy nhiên, hầu hết các tác giả mới chỉ dừng ở mức đưa ra khái niệm, chỉ ra

các loại ôn tập và một số yêu cầu để hướng dẫn học sinh ôn tập có hiệu quả, còn

việc tổ chức các bài tổng kết chương cho những nội dung cụ thể chỉ mới được tác

giả Nguyễn Tin nghiên cứu.

11

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Tiếp cận hệ thống

1.1.1.1. Khái niệm “hệ thống”

Khái niệm “hệ thống” là khái niệm (KN) cơ bản nhất của lý thuyết hệ thống.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về KN “hệ thống”. Theo Ludwig von Bertalanffy

(1956), “Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ

phần tạo nên nó”. KN “hệ thống” được V.P. Cudơmin xác định như sau “hệ thống

là một tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và

tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy luật tổng hợp”. Theo Hoàng Tụy,

“Hệ thống là một tổng thể gồm nhiều yếu tố quan hệ và tương tác với nhau và với

môi trường xung quanh một cách phức tạp" [7], [25], [36].

Như vậy, có thể định nghĩa: Hệ thống là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng

có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài theo những quy

luật nhất định tạo nên một chỉnh thể với những thuộc tính tổng hợp, đặc trưng cho

hệ thống.

1.1.1.2. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận (approach) là cách đến gần một đối tượng để nghiên cứu, là hệ

phương pháp để nghiên cứu một đối tượng. Theo quan điểm của khoa học hiện đại

thì bất kỳ một khách thể nào trong thế giới hiện thực cũng là một hệ thống (HT).

Việc nghiên cứu khách thể với tính cách là một hệ thống đã dẫn đến sự hình thành

một hệ phương pháp mới gọi là tiếp cận HT. Tiếp cận HT nghĩa là phải phân tích

cấu trúc và tổng hợp hệ thống một cách khoa học, phù hợp với quy luật tự nhiên. Sự

thống nhất giữa hai phương pháp phân tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống là bản

chất của phương pháp tiếp cận HT, trong đó điều cơ bản nhất là phải phân tích đối

tượng nghiên cứu thành các yếu tố cấu trúc và tổng hợp các yếu tố đó lại trong một

chỉnh thể trọn vẹn theo những quy luật của tự nhiên. Phương pháp phân tích cấu

trúc là thao tác tư duy đi từ cái toàn thể đến cái bộ phận thông qua xác định thành

phần và cấu tạo của hệ thống, phương pháp tổng hợp hệ thống là thao tác tư duy đi

từ cái bộ phận đến cái toàn thể thông qua việc xác định cấu trúc và hệ thống. Phân

12

tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống luôn gắn liền với nhau. Tức là các yếu tố của hệ

thống luôn được xem xét trong một chỉnh thể thống nhất, thống nhất giữa các yếu tố

trong hệ thống, thống nhất giữa các yếu tố của hệ thống với môi trường. Hay nói

cách khác, tiếp cận HT là sự thống nhất của tư duy phân tích và tổng hợp, đem lại

cách nhận thức biện chứng về mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Bản chất của

tiếp cận HT không chỉ là tổng hợp mà còn là phân tích, hơn nữa là phân tích sâu.

Phân tích thuần tuý thì bị khuyết tật thấy cây mà không thấy rừng, tổng hợp thuần

tuý thì bị khuyết tật là thấy rừng mà quên cây. Chỉ có tiếp cận CT-HT mới vừa khắc

phục được khuyết tật của phân tích thuần tuý và của tổng hợp thuần tuý, vừa thống

nhất được hạt nhân của các cách tiếp cận khác nhau [7], [11], [12], [21], [25].

Để hiểu rõ bản chất của tiếp cận HT, chúng tôi phân tích những KN liên

quan trực tiếp với nó, đó là:

- Hệ toàn vẹn là tập hợp những bộ phận gắn bó hữu cơ với nhau, luôn tương tác

với nhau theo một quy luật riêng tạo thành một chỉnh thể thống nhất, nhờ đó làm nảy

sinh một chất lượng mới mà vốn không chứa đựng trong các bộ phận cấu thành. Chất

lượng mới của hệ được gọi là tính toàn vẹn (tính toàn thể hay tính hợp trội, nổi trội).

- Cấu trúc của hệ là cách thức tương tác giữa các bộ phận cấu thành nên hệ

thống và nó xác định đặc trưng về chất của hệ với tính cách là một chỉnh thể. Cấu

trúc của hệ quy định chất lượng của hệ.

- Chức năng của hệ là phạm trù thể hiện hoạt động của hệ, nhờ đó đảm bảo

cho sự tồn tại và tiếp tục phát triển của hệ thống; là phản ứng của hệ đối với môi

trường, là khả năng của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra. Nếu rối loạn

chức năng thì đó là dấu hiệu hệ thống bị trục trặc và là nguy cơ tan rã hệ thống.

- Động lực phát triển của hệ thống: Sự tương tác trong hệ thống, giữa hệ

thống với môi trường tạo cho hệ thống có khả năng tự thân phát triển. Nguồn gốc

biến đổi của hệ thống nằm ở bản thân hệ thống, mà trước hết là sự thống nhất và

đấu tranh của các mặt đối lập bên trong hệ thống [36].

Như vậy, tiếp cận HT là cách thức xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ

toàn vẹn, có cấu trúc xác định và tự thân vận động, phát triển nhờ sự tương tác

theo quy luật riêng của các bộ phận cấu thành nên hệ; chính nhờ sự tương tác này

đã phát sinh ra chất lượng mới, chất lượng toàn vẹn của hệ. Tiếp cận HT thuộc loại

13

phương pháp triết học, tức là phương pháp chung nhất có thể vận dụng vào mọi lĩnh

vực của nhận thức và thực tiễn.

1.1.1.3. Khái niệm hệ thống sống

Thế giới sống là khác với hệ thống vô sinh ở những đặc điểm chủ yếu là tính

tổ chức cao, trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Như vậy, có

thể định nghĩa: Hệ thống sống là hệ mở, tự điều chỉnh, cân bằng động bảo đảm

thích ứng với môi trường và luôn tiến hoá.

Hệ thống sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc lệ thuộc, bao gồm các

cấp độ tổ chức chính: TB → CT → QT → QX → SQ. Mỗi hệ lớn gồm những hệ

nhỏ, mỗi hệ nhỏ lại gồm những hệ nhỏ hơn. Giữa các hệ nhỏ với nhau, giữa các hệ

nhỏ với hệ lớn, cũng như giữa các hệ lớn với môi trường đều có những mối quan hệ

phức tạp, tạo nên những đặc trưng của mỗi cấp độ tổ chức. Như vậy, giới hữu cơ

như những hệ thống có cấu trúc, gồm những thành phần tương tác với nhau và với

môi trường thực hiện các chức năng sống, tạo nên khả năng tự thân vận động, phát

triển của hệ thống.

1.1.1.4. Đặc điểm chung của hệ thống sống

Các hệ thống sống ở các cấp độ tổ chức có những đặc điểm chung sau:

1. Hệ thống sống là hệ thống có tổ chức theo cấp độ thứ bậc, TCS cấp dưới

làm nền tảng xây dựng nên TCS cấp trên. Mỗi một cấp độ TCS vừa là hệ thống của

các yếu tố có cấp độ hẹp hơn, đồng thời vừa là yếu tố của một hệ thống khác có cấp

độ rộng lớn hơn. Mỗi cấp độ TCS, ngoài những đặc điểm riêng của mình, còn bao

hàm các đặc điểm của cấp tổ chức thấp hơn và chịu sự điều khiển của cấp tổ chức

cao hơn. Cho nên, các cấp độ tổ chức của thế giới sống mang tính thứ bậc lệ thuộc

hai chiều [36].

Ví dụ: QT có khả năng tự điều chỉnh, duy trì trạng thái cân bằng của mình

bằng cách điều khiển trạng thái sinh lý của các cá thể trong QT. Chẳng hạn, trong

hoàn cảnh nguồn sống giảm, ở QT xuất hiện tín hiệu báo động. Tín hiệu đó sẽ dẫn

đến những thay đổi tương ứng về trạng thái sinh lý, tập tính của tất cả các thành

viên trong QT, huy động mọi khả năng sinh học và sinh thái học, tự điều hoà, sao

cho cân bằng với nguồn sống mới. Ngoài ra, khả năng điều chỉnh của QT còn phụ

thuộc vào các QT khác trong QX mà QT là một bộ phận cấu thành. Vì vậy, khi

14

nghiên cứu, nếu cô lập QT khỏi hệ thống QX hay tách rời bộ phận ra khỏi hệ thống

(cá thể với QT) thì không đủ cơ sở để hiểu đúng bản chất của QT.

2. Mỗi một cấp độ tổ chức của hệ thống sống là tập hợp gồm các bộ phận cấu

thành, giữa chúng có sự liên hệ tác động qua lại với nhau và với môi trường một

cách có tổ chức và trật tự, tạo nên tính chỉnh thể của hệ với chất lượng mới, chất

lượng tổng hợp mà vốn không chứa đựng trong các bộ phận cấu thành.

Ví dụ, khi các phân tử hữu cơ như prôtêin, axit nuclêic, lipit và cacbohiđrat

tương tác với nhau tạo nên cấu trúc TB thì TB có được đặc điểm của sự sống như

khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng mà các phân

tử hữu cơ riêng biệt không có được.

3. Hệ thống sống là hệ cấu trúc - chức năng. Ở mọi cấp độ tổ chức của thế

giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cấu trúc

của hệ thống được hình thành trên cơ sở tương tác của các bộ phận cấu thành, đảm

bảo cho hệ thống thực hiện chức năng. Sự liên hệ mật thiết giữa cấu trúc và chức

năng có nguồn gốc từ chọn lọc tự nhiên, cho phép mỗi cấp độ TCS tiến hành các

chức năng chuyên biệt trong một môi trường, nhờ đó mà tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Cấu trúc màng xenlulôzơ, hệ không bào phát triển ở TB thực vật là có

liên quan đến đặc tính của thực vật sống tự dưỡng quang hợp; sống cố định, thân

cành cứng chắc để vươn cao, toả rộng lấy ánh sáng, nước là yếu tố sống còn của

chúng. Cấu trúc dinh dưỡng của QX thông qua chuỗi và lưới thức ăn thể hiện hoạt

động chức năng trao đổi chất và năng lượng, đặc biệt là chức năng tự điều chỉnh,

duy trì trạng thái cân bằng của TCS QX.

4. Mọi cấp độ TCS từ thấp đến cao của thế giới sống đều là những hệ mở,

nghĩa là có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với môi trường, nhờ đó mà

tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Chu trình sinh địa hoá trong HST là biểu hiện của quá trình trao đổi

chất và năng lượng giữa QX với sinh cảnh. Mặt khác, “sống là quá trình tự điều

chỉnh, thích nghi, tồn tại và phát triển ở các mức độ tổ chức khác nhau, từ TB đến

SQ”. Mọi cấp độ TCS từ thấp đến cao của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều

chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động của hệ thống. Ví dụ: nồng độ

các chất trong CT người luôn được duy trì ở một mức độ nhất định, khi xảy ra mất

15

cân bằng, các cơ chế điều hoà thần kinh và thể dịch hoạt động nhờ đó duy trì trạng

thái ổn định. Các cá thể trong QT, các QT trong QX, các QX trong SQ không chỉ có

quan hệ với nhau mà còn cùng chịu tác động của ngoại cảnh (kể cả tác động của

con người); mà sự tác động của ngoại cảnh lại rất không đồng đều lên mọi thành

viên của QT, của QX nên sự cân bằng mà ta quan sát được trong tự nhiên tại một

thời điểm luôn luôn có cơ hội bị phá vỡ. Và các hệ sống với khả năng tự điều chỉnh

lại thiết lập một trạng thái cân bằng mới. Cho nên, hệ sống cân bằng trong vận

động, vận động là bản chất, là phổ biến, cân bằng là tạm thời [36].

5. Mọi cấp độ TCS đều có giới hạn sinh thái nhất định. Khả năng thích ứng,

khả năng chịu đựng của các TCS là có hạn. Trong một giới hạn nào đó, khi chịu

một tác động từ bên ngoài, hệ sẽ phản ứng lại một cách thích nghi. Nhưng nếu tác

động quá lớn, vượt sức chịu đựng của hệ, hệ không tự điều chỉnh được và cuối cùng

bị suy thoái rồi bị hủy diệt.

6. Hệ sống luôn vận động phát triển. Động lực chủ yếu quyết định sự tự thân

vận động phát triển của hệ thống nằm ở bên trong hệ sống, đó chính là động lực bên

trong. Động lực này được hiểu là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập vốn có

trong cùng một kết cấu của TCS. Động lực bên ngoài là sự tác động qua lại giữa

TCS với môi trường, là điều kiện cho sự phát triển.

Tóm lại, tiếp cận HT khi nghiên cứu các cấp độ TCS là cách thức xem xét mỗi

cấp độ TCS như là một hệ thống toàn vẹn, được tạo thành do sự tương tác giữa các bộ

phận cấu thành với nhau và với môi trường, tạo nên cấu trúc xác định để thực hiện các

chức năng sống của hệ như trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường, đặc biệt là

khả năng tự điều chỉnh duy trì trạng thái cân bằng động nhờ đó mà tồn tại và phát triển.

Như vậy, tiếp cận HT chính là phương pháp luận để nghiên cứu quá trình

hình thành KN về các cấp độ TC của hệ sống trong quá trình dạy học. Từ đó, định

hướng cho việc tổ chức thực hiện các khâu của quá trình dạy và học nói chung và

trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức nói riêng.

16

1.1.2. Bài lên lớp

1.1.2.1. Khái niệm bài lên lớp

Bài lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản của quá trình dạy học, được diễn ra

trong một khoảng thời gian nhất định (tiết học) tại một địa điểm xác định với một số

lượng học sinh nhất định, có trình độ phát triển cơ bản đồng đều [3].

Bài lên lớp là đơn vị cấu trúc nguyên tố cơ bản và trọn vẹn của quá trình dạy

học, hạn chế về mặt thời gian. Bài học là một hệ toàn vẹn, là một quá trình dạy học

nguyên tố cơ bản và toàn vẹn. Đây là quan điểm cơ bản chủ đạo để tiếp cận sâu cấu

trúc của bài học [28].

Bài lên lớp gồm một dãy trọn vẹn những tuyến hành động có trình tự, đó là:

gia công đề tài trực tiếp của bài học, ôn tập có hệ thống, củng cố những tri thức và

kĩ năng mà học sinh đã lĩnh hội chưa được vững ở các bài học trước, tiến trình tích

luỹ tài liệu bằng từ ngữ, liên hệ với các bộ phận tiếp cận, cuối cùng là cả một loạt

những tuyến nhỏ hơn trong đó có kỹ xảo riêng biệt của học sinh được rèn luyện một

cách có trình tự [20].

1.1.2.2. Các kiểu bài lên lớp

Trong lý luận dạy học, có nhiều cách phân loại bài lên lớp dựa theo các quan

điểm khác nhau: phân loại dựa vào đặc điểm của nội dung tài liệu giáo khoa, theo

cấu trúc, theo mục đích của lí luận dạy học và theo nguồn kiến thức.

Theo GS. Đinh Quang Báo, kiểu bài lên lớp được phân theo mục đích lý luận

dạy học, còn dạng bài lên lớp được xác định bằng nguồn kiến thức hoặc bằng mức

độ hoạt động nhận thức của học sinh thì bài lên lớp được chia thành 3 kiểu:

* Kiểu 1: Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới.

* Kiểu 2: Bài lên lớp hoàn thiện tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

* Kiểu 3: Bài lên lớp kiểm tra và đánh giá [3].

Bài ôn tập thuộc kiểu bài hoàn thiện tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

1.1.2.3. Bài lên lớp hoàn thiện tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

1.1.2.3.1. Mục đích yêu cầu

- Hiểu sâu sắc những kiến thức đã học; rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thông qua

các bài ôn tập.

17

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự lực ứng dụng một cách phức hợp kiến

thức, kỹ năng, kỹ xảo và biết chuyển tải chúng vào những tình huống mới.

- Đưa kiến thức đã lĩnh hội vào một hệ thống nhất, duy nhất và lĩnh hội chính

hệ thống đó. Đây là đưa cái bộ phận vào cái toàn vẹn [28].

1.1.2.3.2. Chức năng của bài lên lớp hoàn thiện tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Bài lên lớp hoàn thiện tri thức giúp học sinh củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ

xảo, tạo khả năng cho giáo viên sửa chữa những sai lầm lệch lạc trong tri thức của

học sinh, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực độc lập tư duy cũng như

phát triển năng lực nhận thức, chú ý cho học sinh. Ngoài ra còn giúp học sinh mở

rộng đào sâu, khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức đã học, làm vững chắc những kỹ

năng, kỹ xảo đã được hình thành.

Bài lên lớp hoàn thiện tri thức là một quá trình giúp học sinh xác nhận lại

thông tin đã lĩnh hội, bổ sung và chỉnh lý thông tin, tổ chức lại thông tin, vận dụng

thông tin đã lĩnh hội qua đó củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó

được lĩnh hội, phát triển trí nhớ, tư duy của học sinh. Thông qua bài lên lớp hoàn

thiện tri thức, HS ôn tập lại kiến thức. Ôn tập là quá trình người học xác nhận lại

thông tin, bổ sung và chỉnh lý thông tin, tổ chức thông tin, vận dụng thông tin đã

lĩnh hội; qua đó mà củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, kỹ năng kỹ xảo đã được lĩnh

hội,phát triển trí nhớ, tư duy của HS. Ôn tập có thể thực hiện dưới nhiều hình thức

nhưng chủ yếu là ở hai hình thức sau:

- Ôn tập trên lớp: đây là hình thức được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực

tiếp của GV, khi GV trình bày tài liệu mới, nếu việc tiếp thu kiến thức mới dựa trên

cơ sở của những kiến thức đã được tiếp thu. Cũng có khi việc ôn tập được thực hiện

ngay sau khi GV trình bày tài liệu mới, nhằm củng cố kiến thức HS vừa được lĩnh

hội, chốt lại những kiến thức cơ bản, cốt lõi của bài học. Hình thức ôn tập này có

thể được tiến hành bằng cách đưa ra câu hỏi để HS trả lời hoặc làm bài tập ôn tập có

tính hệ thống hóa, tổng kết những kiến thức cơ bản của bài học, chương học.

- Ôn tập ngoài giờ lên lớp: Hình thức này thường được diễn ra ngay sau khi

nghe giảng, HS tự ôn tập dưới sự hướng dẫn gián tiếp của GV thông qua hệ thống

câu hỏi và các bài tập mang tính định hướng. HS thực hiện việc ôn tập của mình

bằng cách đọc lại bài học hoặc bằng cách tái hiện lại nội dung bài học như cấu trúc

18

các phần, các mục, nội dung của từng đề mục. Sau đó trả lời các câu hỏi của GV

hoặc trong sách giáo khoa (SGK) hoặc tự đặt ra câu hỏi để trả lời. Đồng thời cần

tìm đọc những tài liệu có liên quan để mở rộng và đào sâu những kiến thức đã học.

Trong quá trình ôn tập HS có thể trao đổi với bạn về kết quả ôn tập của mình, sau

đó có thể ghi chép lại toàn bộ nội dung ôn tập bằng cách tóm tắt bài học, xây dựng

dàn ý, sơ đồ, bảng biểu bằng cách xây dựng đáp án trả lời câu hỏi hay bằng cách

vận dụng kiến thức của bài học.

Tóm lại, việc ôn tập của HS có thể diễn ra ở trên lớp hoặc diễn ra ở ngoài lớp

dưới sự hướng dẫn và quản lý của GV [13], [16], [40].

1.1.2.3.3. Các bước tổ chức thực hiện bài lên lớp hoàn thiện tri thức

- Tổ chức lớp.

- Định hướng mục đích, nhiệm vụ của bài học.

- Tổ chức cho học sinh hệ thống hoá, khái quát hoá trên cơ sở đã chuẩn bị ở

nhà và theo sự hướng dẫn của giáo viên, xây dựng nên những bản tổng kết, các sơ

đồ, bảng biểu...

- Tổng kết bài học: giáo viên đánh giá kết quả và nhận xét tinh thần thái độ

làm việc.

- Hướng dẫn làm việc ở nhà (nếu có).

1.1.3. Các biện pháp tổ chức bài lên lớp ôn tập chương

Trong quá trình hình thành và phát triển khái niệm, giáo viên phải luôn xem

trọng vấn đề ôn tập tổng kết chương. Thực chất của việc ôn tập tổng kết là hệ thống

hóa nội dung theo một logic nhất định.

Hệ thống hoá là biện pháp sắp xếp các thông tin về các đối tượng, hiện tượng

nghiên cứu theo một logic nhất định nhờ đó phản ánh đầy đủ về đối tượng đó.

Hệ thống hoá chỉ được thực hiện trên cơ sở thông tin đã được xử lí qua phân

tích, tổng hợp. Hệ thống hoá có thể diễn đạt bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: bảng

biểu, sơ đồ logic dạng bản đồ khái niệm, sơ đồ tư duy, sơ đồ hình vẽ, phim.

1.1.3.1. Biện pháp sử dụng bảng biểu [14], [29]

Bảng trong dạy học là dạng bảng kê nêu rõ, gọn theo thứ tự nhất định một

nội dung nào đó. Có nhiều dạng bảng song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dạng phổ

biến là bảng so sánh. Bảng là dạng ngôn ngữ có khả năng khắc phục những khó

19

khăn mà ngôn ngữ khác không làm được.

► Những ưu thế vượt trội của bảng như:

- Cho phép trình bày rõ, gọn một nội dung có mối quan hệ phức tạp như đối

chiếu so sánh các đối tượng, thống kê các tư liệu, các đặc điểm về một số đối tượng.

- Tránh được tình trạng manh mún khi trình bày nội dung bài học, cho phép

liên kết kiến thức, hệ thống hóa nội dung.

- Thiết lập được bảng, HS được rèn luyện nhiều kỹ năng (KN) tư duy: phân

tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá.

► Các bước thiết lập bảng so sánh - đối chiếu:

Dùng biện pháp logic so sánh để tiến hành thiết lập bảng theo các bước sau:

- Xác định lớp của các đối tượng đem so sánh.

- Căn cứ vào khái niệm giống để tìm dấu hiệu giống nhau cơ bản nhất của

các đối tượng.

- Liệt kê các cặp dấu hiệu tương ứng để xác định tiêu chí so sánh.

- Trên cơ sở các cặp dấu hiệu tìm ra đặc điểm khác nhau giữa các đối tượng.

- Xác định tiêu chí bản chất, có ý nghĩa để rút ra được kết luận.

1.1.3.2. Biện pháp so sánh - ẩn dụ (biện pháp liên hệ tương đồng )[2],

[17], [22], [36]

Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên một sự vật khác, giữa chúng

có mối quan hệ tương đồng, là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa

các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau.

Liên hệ tương đồng là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc

tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự

liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng.

Nhờ vậy, chúng ta dễ dàng hiểu rõ hơn về các khái niệm trừu tượng, những đặc tính

khó có thể quan sát, nhận thấy được của mọi sự vật, hiện tượng.

Mỗi sự vật, hiện tượng vốn có nhiều đặc điểm, thuộc tính. Do vậy cùng một

sự vật, hiện tượng có thể được tư duy liên tưởng đồng nhất hoá với nhiều sự vật,

hiện tượng khác nhau tuỳ theo đặc điểm, thuộc tính nào cùng có ở chúng được chọn

để làm cơ sở cho sự đồng nhất hoá.

20

Chính các loại đặc điểm, thuộc tính khác nhau cùng có ở các sự vật, hiện

tượng…được chọn làm cơ sở cho sự đồng nhất hoá chúng trong tư duy đã tạo nên các

kiểu ẩn dụ khác nhau. Đây chính là cơ sở tạo ra hiện tượng đa nghĩa của ẩn dụ.

Tóm lại, liên hệ tương đồng không đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính

là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu của tư duy. Bản chất của liên hệ

tương đồng là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng,

tính chất… khi tư duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có

một nét hay một đặc điểm nào đó.

Sử dụng biện pháp liên hệ tương đồng hợp lí sẽ giúp cho HS chủ động, sáng

tạo lĩnh hội kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng học tập, phẩm chất tư duy và

góp phần hình thành nhân cách của HS trong dạy học sinh học.

► Những ưu điểm khi sử dụng biện pháp liên hệ tương đồng trong dạy học:

+ Gây hứng thú học tập cho HS bằng các tình huống có vấn đề được xây

dựng có yếu tố sử dụng tương đồng.

+ Tăng cường tính trực quan trong dạy học bởi dùng những khái niệm đã biết

ở HS để tiếp nhận những khái niệm mới và trừu tượng.

+ Tăng cường tính liên hệ với thực tiễn bởi việc sử dụng các tri thức của

cuộc sống làm tương đồng, giúp HS hiểu dễ dàng hơn kiến thức mới và trừu tượng.

Năm 1991, Glynn đã đưa ra mô hình dạy học tương tự và mô hình này được

gọi với cái tên: Mô hình T - W - A (The teaching - With - Analogies). Mô hình này

bao gồm các bước sau đây:

+ Giới thiệu kiến thức cần dạy (kiến thức đích).

+ Khơi dậy vốn hiểu biết của HS về tình huống tương đồng.

+ Nhận biết các đặc điểm kiến thức dùng làm tương đồng (kiến thức nguồn).

+ Tìm ra các dấu hiệu tương đồng giữa các kiến thức nguồn và kiến thức đích.

+ Rút ra kết luận về kiến thức đích.

Mối quan hệ của 3 thành tố trên được thể hiện như sau:

Dấu hiệu

tương ứng

21

Kiến thức nguồn Kiến thức đích

1.1.3.3. Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy [1], [33]

Sơ đồ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, là một kỹ thuật họa hình đóng

vai trò chiếc chìa khóa vạn năng để khai phá tiềm năng của bộ não. Sơ đồ tư duy

chính là công cụ ghi chú hiệu quả huy động triệt để công suất làm việc của bộ não

mang lại hiệu quả ghi nhớ tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất.

Nguyên lý hoạt động của sơ đồ tư duy theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi

ý kia” của bộ não. Các bạn có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo

nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại

tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận.

► Lợi ích của việc giảng dạy với sơ đồ tư duy:

+ Gợi hứng thú cho người học một cách tự nhiên, nhờ đó giúp học sinh tiếp

thu nhiều hơn và tích cực hơn.

+ Làm cho bài học cũng như cách trình bày bài học ngẫu hứng, sáng tạo và lý

thú hơn. Đồng thời có thể bổ sung ghi chú bài giảng một cách dễ dàng, nhanh chóng.

+ Biểu thị nội dung thích hợp dưới hình thức rõ ràng, dễ nhớ và thể hiện

được mối liên hệ giữa các sự kiện, nhờ đó giúp người học hiểu sâu hơn về chủ đề.

► Các quy tắc trong sơ đồ tư duy:

● Nhấn mạnh:

+ Luôn sử dụng một hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh trung tâm dùng ít nhất

ba màu, nên sử dụng sự tương tác ngũ quan. Trong sơ đồ tư duy nên dùng hình ảnh

ở mọi nơi, có thể thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in và dòng chữ chạy, cách dòng có tổ

chức, thích hợp.

● Liên kết:

+ Nên dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh. Bên cạnh

đó, có thể dùng màu sắc hoặc ký hiệu để liên kết các nội dung có liên quan với nhau.

● Mạch lạc:

+ Mỗi dòng nên chỉ có một từ khóa, nên sử dụng kiểu chữ in thẳng đứng. Sơ

đồ tư duy luôn được bố trí nằm theo chiều ngang, vạch liên kết và các từ luôn cùng

độ dài, các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với ảnh trung

tâm, ảnh đượcvẽ thật rõ ràng.

22

● Tạo phong cách riêng:

+ Phản ánh được các mạng lưới và lối tư duy độc đáo trong bộ não riêng có ở

mỗi người.

● Cách bố trí:

+ Trình tự phân cấp hoặc đánh số.

► Quy trình vẽ sơ đồ tư duy:

+ Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm.

+ Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ.

+ Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ

+ Bước 4: Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm

giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn.

► Những lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy:

+ Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, chúng

ta không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc mà có thể chỉ cần dùng một hai màu

mình thích và muốn tiết kiệm thời gian.

+ Nếu chúng ta thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một

nhánh, chúng ta có thể gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó, như vậy sẽ

rất mới mẻ và tốn ít thời gian.

+ Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự

mềm mại, cuốn hút.

+ Khi chúng ta sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị

ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.

+ Nếu trên mỗi nhánh chúng ta viết đầy đủ cả câu thì như vậy chúng ta sẽ

dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não sẽ mất hết hứng thú khi tiếp

nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, trên mỗi nhánh chúng ta chỉ viết một, hai từ

khóa mà thôi. Khi đó, chúng ta sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của chúng ta sẽ

được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ

và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của chúng ta.

+ Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống

kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi

23

(dù là thi hay học đều sử dụng tốt). Sơ đồ tư duy cũng giúp học sinh và các thầy cô

tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư

duy trên máy mà các em có thể làm tại nhà và gửi email cho các thầy cô chấm chữa

trước khi lên lớp.

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm,

trao đổi với các GV đang trực tiếp giảng dạy môn Sinh học và các em HS thuộc

khối lớp 12 của trường THPT Thanh Chương I, Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách -

Tỉnh Nghệ An và phát phiếu thăm dò điều tra (Phụ lục số 01).

Qua điều tra chúng tôi thu được một số thông tin như sau:

1.2.1. Việc tổ chức bài tổng kết chương của giáo viên

Chúng tôi tiến hành điều tra tình hình tổ chức bài ôn tập tổng kết chương

phần Sinh thái học sinh học 12 của 38 giáo viên dạy Sinh học. Kết quả như sau:

Bảng 1.1. Tình hình tổ chức bài ôn tập tổng kết chương

Số

TTThời gian tổ chức

Mức sử dụngThường

xuyênThỉnh thoảng Không sử dụng

SL % SL % SL %1 Sau mỗi chương 0 0,0 7 18,4 31 81,6

2Sau mỗi phần của

chương trình6 15,8 15 39,5 17 44,7

3 Cuối mỗi học kỳ 36 94.7 2 5,3 0 0,0Theo bảng 1.1 cho ta thấy giáo viên thường xuyên tổ chức bài ôn tập tổng

kết chương vào cuối mỗi học kỳ (94,7%); còn sau mỗi phần của chương trình

(15,8%); và sau mỗi chương hầu hết giáo viên không sử dụng (0,0%), thỉnh thoảng

(18,4%).

Như vậy, việc tổ chức bài ôn tập tổng kết chương giáo viên chỉ thực sự tập

trung vào cuối mỗi học kỳ. Điều này làm cho việc nắm kiến thức của chương tạo

tiền đề cho việc lĩnh hội kiến thức nội dung chương tiếp theo gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt, các chương trong phần Sinh thái học có mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp

độ tổ chức sống trên cơ thể.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu về các biện pháp mà giáo viên tổ chức

ôn tập cho học sinh. Kết quả như sau:

24

Bảng 1.2. Việc áp dụng các biện pháp tổ chức bài tổng kết chương

Số

TTCác biện pháp tổ chức ôn tập

Mức sử dụngThường

xuyên

Thỉnh

thoảngHiếm khi

Không

sử dụngSL % SL % SL % SL %

1 Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 32 84,2 4 10,5 2 5,3 0 0,0

2Hướng dẫn HS đọc sách giáo

khoa và tài liệu tham khảo26 68,4 8 21,0 3 7,9 1 2,7

3

Hệ thống hoá kiến thức

cho HS bằng cách xây

dựng sơ đồ, bảng biểu

5 5,3 9 23,7 20 52,6 7 18,4

4Hướng dẫn HS xây dựng

dàn ý tóm tắt bài học7 18,4 6 15,8 9 23,7 16 42,1

5Sử dụng hệ thống câu hỏi

trắc nghiệm14 36,8 11 28,9 7 18,4 6 15,9

6 Hướng dẫn HS giải bài tập 21 55,2 9 23,7 5 13,2 3 7,9

7 Bổ túc kiến thức cho HS 24 63,1 8 21,1 2 5,3 4 10,5

8 Tổ chức cho HS thảo luận 11 28,9 7 18,4 12 31,6 8 21,1

9Giới hạn một số bài cho

HS tự ôn tập10 26,3 5 13,2 3 7,9 20 52,6

10 Tổ chức trò chơi ô chữ 0 0 2 5,3 5 13,2 31 81,5

25

Theo bảng 1.2 cho thấy, việc giáo viên sử dụng biện pháp để tổ chức ôn tập

cho học sinh cụ thể như sau: Thường xuyên sử dụng hình thức hướng dẫn học sinh

trả lời câu hỏi (84,2%), hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và tài liệu tham

khảo (68,4%), hướng dẫn học sinh giải bài tập (55,2%), bổ túc kiến thức cho học

sinh (63,1%), hiếm khi hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng sơ đồ, bảng biểu

(52,6%). Các biện pháp khác như: hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý tóm tắt, tổ

chức cho học sinh thảo luận nhóm, trò chơi ô chữ... ít được GV sử dụng.

Qua phân tích thực trạng ở trên, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức bài ôn tập

tổng kết chương của giáo viên chưa có sự đầu tư gia công, quan tâm đúng mức so

với yêu cầu đổi mới của việc dạy học ngày nay.

1.2.2. Việc ôn tập của học sinh

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc ôn tập của học sinh ở 2 trường

THPT Thanh Chương I, Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách Tỉnh Nghệ An với số

lượng học sinh điều tra 200 học sinh. Kết quả như sau:

Bảng 1.3. Các hình thức ôn tập của học sinh

Số

TTCác hình thức ôn tập

Mức sử dụng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

sử dụngSL % SL % SL %

1 Học thuộc lòng trong vở ghi 174 87,0 36 13,0 0 0,0

2Tái hiện lại bài học bằng cách

lập dàn ý27 13,5 48 24,0 125 62,5

3Học cả vở ghi cả sách giáo

khoa, sau đó lập dàn ý31 15,5 37 18,5 132 66,0

4 Lập sơ đồ hệ thống hoá 18 9,0 26 13,0 156 78,0

5 Lập bảng tóm tắt 22 11,0 31 15,5 147 73,5

6 Trả lời các câu hỏi ôn tập 138 69,0 44 22.0 18 9,0

7 Thảo luận với bạn 35 17,5 68 34,0 97 48,5

8 Đọc thêm tài liệu tham khảo 27 13,5 61 30,5 112 56

Qua bảng 1.3 chúng ta nhận thấy việc ôn tập của học sinh chủ yếu là học

thuộc lòng trong vở ghi (87%), trả lời các câu hỏi ôn tập (69%). Các hình thức ôn

tập khác ít được sử dụng như: tái hiện lại bài giảng bằng cách ghi dàn ý (13,5%); hệ

26

thống hoá kiến thức bằng sơ đồ (9,0%); bảng biểu (11%); thảo luận với bạn

(17,5%); đọc thêm tài liệu tham khảo (13,5%).

Như vậy, qua kết quả khảo sát trên phiếu và qua trao đổi dự giờ học của học

sinh chúng tôi thấy việc ôn tập của học sinh chủ yếu là hình thức học thuộc lòng

trong vở ghi, trả lời các câu hỏi ôn tập thiếu tính khái quát hóa. Vì vậy, học sinh

phần lớn chưa hiểu bản chất của vấn đề, kiến thức thu được còn vụn vặt, thiếu tính

hệ thống.

Với cách ôn tập như trên, hoạt động học tập của học sinh không thể đạt được

chất lượng và hiệu quả cao. Do vậy, việc tổ chức cho học sinh ôn tập bằng các biện

pháp tích cực là hết sức cần thiết.

27

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG

TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI

2.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung các chương phần Sinh thái học

2.1.1. Mục tiêu

2.1.1.1. Hình thành kiến thức

- Trang bị cho học sinh các kiến thức khái niệm về các cấp độ tổ chức sống

trên cơ thể và môi trường cũng như mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường từ đó

hình thành nên các quy luật sinh thái cơ bản.

- Trang bị cho học sinh các kiến thức về trạng thái biến đổi và cân bằng của

các cấp độ tổ chức sống trên cơ thể cũng như tìm hiểu những nguyên nhân và cơ

chế gây ra sự biến đổi và cân bằng của chúng.

- Trang bị cho học sinh các kiến thức ứng dụng: bảo vệ môi trường và sử

dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cân bằng sinh thái, ứng dụng trong đời

sống sản xuất.

2.1.1.2. Phát triển kỹ năng

- Phát triển năng lực quan sát: Thông qua việc xác lập mối quan hệ giữa sinh

vật với từng yếu tố sinh thái mà phát triển khả năng quan sát, nhân biết, nếu được các

nhận xét rồi xác lập mối quan hệ.

- Phát triển năng lực phân tích và tổng hợp: sinh thái học là khoa học về mối

quan hệ giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống khác nhau. Có nghĩa là phải xét

các mối quan hệ với các cấp độ tổ chức sống từ bộ phận đến cái toàn thể, từ cái toàn

thể nhỏ đến cái toàn thể lớn hơn. Khi nghiên cứu các bộ phận không chỉ để biết các

đặc điểm riêng mà còn tìm ra những đặc điểm chung để hợp thành cái toàn thể, qua

đó mà phát triển năng lực tổng hợp. Nhưng khi xét cấp độ tổ chức cao hơn, đồng thời

phải nghiên cứu các thành phần cấu tạo nên nó, nếu từng thành phần nhỏ thay đổi,

làm cho cấp độ lớn hơn cũng bị thay đổi, đó là phát triển năng lực phân tích.

- Phát triển năng lực khái quát hóa: Khi nghiên cứu mỗi hiện tượng sinh thái,

không phải dừng lại ở mức nắm hiện tượng, mà qua một số hiện tượng cùng loại để

làm tư liệu dẫn đến kết luận khái quát. Từ những quy luật sinh thái, từ khái niệm cân

bằng sinh thái, khái niệm chuỗi thức ăn..., cụ thể hóa bằng những dấu hiệu trong

28

những điều kiện khác nhau, quá trình vận dụng nguyên lí khái quát vào trong những

trường hợp cụ thể sẽ hình thành khả năng cụ thể hóa.

2.1.1.3. Hình thành thái độ và nhân cách cho học sinh

- Hình thành quan điểm hệ thống. Nếu ta coi hệ sinh thái là phân hệ lớn thì

quần xã là những phân hệ nhỏ hơn một cấp nữa, xuống tiếp một cấp nữa là quần

thể...Như vậy, mỗi yếu tố đều nằm trong hệ thống của nó. Khi xét một vấn đề phải

xem nó nằm trong một hệ thống, nếu tách khỏi hệ thống thì nó sẽ biến đổi, không

còn như hệ thống của nó. Về cấu trúc, cũng tùy thuộc số lượng và số loại thành

phần mà tạo ra các cấp độ tổ chức khác nhau, nghĩa là tạo thành hệ thống lớn hay

nhỏ khác nhau.

- Hình thành quan điểm biện chứng: Bất kì một yếu tố nào trong môi trường

cũng có mối quan hệ chặt chẽ và đa dạng với những yếu tố khác, nên nghiên cứu

hiện tượng nào cũng phải xét nó trong mối quan hệ qua lại với những yếu tố khác,

nghĩa là xét mối quan hệ nhiều nhân một quả, do vậy khi một yếu tố trong môi

trường thay đổi là cả hệ thống thay đổi.

- Hình thành thái độ, hành vi bảo vệ môi trường: thông qua nguyên lí cân

bằng sinh học mà làm cho hệ thống ở trạng thái cân bằng động, nếu thay đổi một

yếu tố nào đó, làm cho hệ thống mất cân bằng, trải qua quá trình diễn biến để lập

một cân bằng mới, quá trình này có thể dẫn đến hệ quả có lợi cũng có thể gây tác

hại lớn. Để đảm bảo hệ cân bằng thì nguyên tắc chung là hệ được tạo nên bởi nhiều

thành tố đó là đa dạng sinh học, do vậy cần tạo sự đa dạng sinh học trong hệ sinh

thái tự nhiên hay nhân tạo, duy trì các yếu tố cần thiết, để tạo cho hệ vận động phát

triển bền vững. Có những hành động tham gia thiết thực vào việc bảo vệ môi

trường, chống gây ô nhiễm, đảm bảo chất lượng cuộc sống cộng đồng.

2.1.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái học

2.1.2.1. Cấu trúc phần Sinh thái học - Sinh học 12

Phần Sinh thái học gồm có 4 chương:

- Chương I: Cơ thể và môi trường.

- Chương II: Quần thể sinh vật.

- Chương III: Quần xã sinh vật.

29

- Chương IV: Hệ sinh thái, Sinh quyển và Sinh thái học với quản lí tài

nguyên thiên nhiên.

Có thể khái quát cấu trúc nội dung phần Sinh thái học bậc THPT theo sơ đồ

sau [5].

Sơ đồ 2.

Sơ đồ 2.1. Logic cấu trúc nội dung chương trình Sinh thái học – THPT

Sơ đồ trên phản ánh tính hệ thống của các cấp độ tổ chức sống, được tổ chức

theo nguyên tắc thứ bậc tương quan với nhau. Giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ

với nhau và với môi trường thể hiện qua các nội dung về kiến thức khái niệm, quá

trình và những quy luật sinh thái cơ bản.

2.1.2.2. Nội dung phần Sinh thái học - Sinh học 12

Nội dung phần Sinh thái học được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Nội dung phần Sinh thái học

Tên chương Bài Nội dung cơ bản

Chương I: Cơ thể

và môi trường47 - 49

- Khái niệm môi trường, các nhân tố sinh thái và

quy luật tác động, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái.

- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống

sinh vật.

Chương II: Quần 51 - 54 - Khái niệm và dấu hiệu bản chất của quần thể sinh

30

Môi trường

Các cấp độ tổ chức sống

Các nhân tố sinh thái

Sinh quyểnQuần xãQuần thể Cá thể

Con ngườiVô sinh Hữu sinh

thể sinh vật

vật.

- Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể.

- Các đặc trưng cơ bản của quần thể (mật độ, sự

phân bố cá thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi và kích

thước quần thể).

- Các dạng biến động số lượng, nguyên nhân

gây ra biến động, cơ chế điều hòa số lượng để

trở về trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật.

Chương III: Quần

xã sinh vật55 - 58

- Khái niệm quần xã sinh vật.

- Các đặc trưng cơ bản của quần xã.

- Các mối quan hệ của các loài trong quần xã.

- Mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và

lưới thức ăn.

- Khái niệm, nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh

thái, các dạng diễn thế sinh thái, xu hướng biến

đổi chính trong quá trình diễn thế sinh thái để

thiết lập trạng thái cân bằng.

Chương IV: Hệ

sinh thái, Sinh

quyển và Sinh

thái học với quản

lí tài nguyên thiên

nhiên

60 - 64

- Khái niệm, các thành phần của một hệ sinh thái

và cách phân loại các hệ sinh thái.

- Các chu trình sinh - địa – hóa trong hệ sinh

thái.

- Sự vận chuyển của dòng năng lượng trong hệ sinh

thái. Khái niệm về hiệu suất sinh thái.

- Khái niệm sinh quyển, các khu sinh học.

- Tìm hiểu về các dạng tài nguyên thiên nhiên.

- Khái quát các hoạt động của con người đến

môi trường sống và sinh quyển.

- Các biện pháp cụ thể bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên, môi trường.Thành phần kiến thức: Phần sinh thái học – Sinh học 12, THPT bao gồm các

thành phần kiến thức quan trọng sau đây:

Kiến thức khái niệm:

31

+ Nhóm khái niệm về các cấp tổ chức sống: quần thể, quần xã, sinh quyển

+ Nhóm khái niệm về cấu trúc của các cấp tổ chức sống:

* Cấp quần thể: mật độ quần thể, tỉ lệ đực và cái của quần thể, tỉ lệ tuổi của

quần thể, sức sinh sản, sức tăng trưởng, phân bố cá thể, phát tán, biến động số

lượng, cân bằng, cơ chế điều hòa mật độ...

* Quần xã: quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng, độ đa dạng.

+ Nhóm khái niệm về hoạt động chức năng của các cấp tổ chức sống:

* Cân bằng, cơ chế điều hòa mật độ, khống chế sinh học, cân bằng sinh học,

diễn thế sinh thái, diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh...

* Hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ,

sinh vật phân giải, hình tháp năng lượng, chu trình sinh đại hóa, hiệu suất sinh thái...

+ Nhóm khái niệm về môi trường sống:

* Môi trường, điều kiện sống, nơi sống, sinh cảnh, ổ sinh thái.

* Nhân tố sinh thái, nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.

+ Nhóm khái niệm về quan hệ:

* Quan hệ sinh vật với sinh vật, quần tụ cá thể, hỗ trợ, cộng sinh, hợp tác, hội

sinh, cạnh tranh, đối địch, kí sinh, ức chế, cảm nhiễm.

* Quan hệ sinh vật với môi trường, giới hạn chịu đựng,...

Kiến thức quy luật:

Các quy luật sinh thái cơ bản: Quy luật giới hạn sinh thái; Quy luật tác động

tổng hợp của các nhân tố sinh thái; Quy luật tác động không đồng đều của các nhân

tố sinh thái lên chức năng sống của cơ thể; Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật

với môi trường; Quy luật thể hiện sự thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với

nhiệt độ môi trường; Quy luật hình tháp sinh thái; Quy luật diễn thế sinh thái; Quy

luật chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái; Quy luật cân bằng sinh học; Các chu

trình sinh địa hóa.

Kiến thức về phương pháp khoa học:

Quan sát thiên nhiên; Thực nghiệm trong phòng.

Kiến thức ứng dụng:

+ Ứng dụng kiến thức sinh thái để khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên

nhiên và tài nguyên sinh vật.

32

+ Ứng dụng kiến thức sinh thái để nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi

+ Xây dựng quy hoạch sinh thái cho mọi chương trình sản xuất và đời sống

Như vậy, cấu trúc nội dung chương trình Sinh thái học được xây dựng theo

quan điểm tiếp cận hệ thống. Với cách sắp xếp cấu trúc nội dung như trên cho phép

thiết kế các bài ôn tập, củng cố theo lôgic hợp lý, đảm bảo sự phát triển hệ thống

khái niệm theo lôgic, làm cơ sở phối hợp các bài ôn tập củng cố theo hướng tích

cực, giúp cho học sinh nhận thức được các kiến thức khái niệm, quá trình và các

quy luật sinh thái. Qua đó, giúp học sinh hiểu rõ hơn về thiên nhiên, vai trò của

thiên nhiên để từ đó có các biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý.

2.2. Thiết kế bài ôn tập chương phần Sinh thái học.

2.2.1. Vận dụng tiếp cận hệ thống trong phân tích nội dung ôn tập về các cấp tổ

chức sống quần thể, quần xã, sinh quyển

Tiếp cận HT khi nghiên cứu các cấp độ TCS là cách thức xem xét mỗi cấp độ

TCS như là một hệ thống toàn vẹn, được tạo thành do sự tương tác giữa các bộ phận

cấu thành với nhau và với môi trường, tạo nên cấu trúc xác định để thực hiện các chức

năng sống của hệ như trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường, đặc biệt là khả

năng tự điều chỉnh duy trì trạng thái cân bằng động nhờ đó mà tồn tại và phát triển.

Tiếp cận hệ thống để hình thành khái niệm đại cương về các cấp tổ chức

sống trên cơ thể chính là vạch ra được các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống được

thể hiện ở từng cấp độ tổ chức Quần thể, quần xã và sinh quyển. Trên cơ sở đó,

chúng tôi xác định được nội hàm của các khái niệm đại cương phức tạp về các cấp

độ tổ chức sống trên cơ thể như sau:

2.2.1.1. Nội hàm của khái niệm quần thể

- Thành phần: Tập hợp các cá thể cùng loài.

- Tính xác định về mặt không gian và thời gian: Phân bố trong một vùng địa

lý nhất định, vào một thời điểm nhất định.

- Cấu trúc: Các cá thể cùng loài trong QT tương tác, gắn bó chặt chẽ với

nhau bằng các mối quan hệ sinh học, đặc biệt là quan hệ sinh sản; và thích nghi với

môi trường sống. Mối quan hệ này là kết quả của một quá trình lịch sử dưới tác

động của chọn lọc tự nhiên tạo nên một tổ chức thống nhất, thiết lập nên các đặc

trưng cấu trúc mà cấp độ cá thể không có như: mật độ, tỉ lệ đực cái, thành phần

33

nhóm tuổi, thành phần kiểu gen...Mỗi cấu trúc có một chức năng xác định (ví dụ:

cấu trúc giới tính với chức năng đảm bảo khả năng sinh sản và hiệu quả sinh sản

của QT), tương tác với nhau cùng thực hiện các chức năng sống của hệ.

- Chức năng: Cũng như bất kỳ TCS nào, QT thực hiện hoạt động chức năng

trao đổi chất và năng lượng với môi trường, sinh trưởng, phát triển và sinh sản, tăng

sinh khối, duy trì sự tồn tại và vai trò của mình trong sinh giới. Đặc biệt, QT có khả

năng tự điều chỉnh duy trì trạng thái cân bằng động. Các đặc trưng cấu trúc của QT:

như mật độ, tỉ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi...có bản chất như là những hằng số

sinh học được QT điều chỉnh duy trì sự ổn định của cả hệ thống. Sự tự điều chỉnh

của QT có giới hạn nhất định, nếu tác động quá lớn, vượt ra khỏi sức chịu đựng của

hệ, QT không thể tự điều chỉnh được và cuối cùng bị suy thoái và diệt vong.

- QT có cấu trúc ổn định tương đối, trao đổi chất, tự điều chỉnh, cân bằng

động đảm bảo thích ứng với môi trường. Vì vậy, QT là một hệ toàn vẹn, tồn tại và

phát triển tương đối ổn định trong không gian và theo thời gian, có mối quan hệ thứ

bậc lệ thuộc với các cấp TCS bên dưới và bên trên nó.

- QT là đơn vị tiến hoá. Mỗi QT có một vốn gen riêng cùng các tần số gen

đặc trưng. Trong QT luôn luôn có nguồn biến dị di truyền, phản ánh trạng thái động

của QT. Bình thường tần số tương đối của các alen có khuynh hướng duy trì không

đổi. Nhưng trong thực tế, quá trình đột biến không ngừng diễn ra, quá trình chọn lọc

tự nhiên không ngừng tiếp diễn, làm cho vốn gen và thành phần kiểu gen của QT bị

biến đổi. Tuy cách ly một cách tương đối với các QT lân cận nhưng giữa các QT

trong loài vẫn có khả năng trao đổi gen. Như vậy, QT có khả năng biến đổi cơ cấu

di truyền (tần số alen và tần số kiểu gen) qua các thế hệ.

2.2.1.2. Nội hàm của khái niệm quần xã

- Thành phần: Tổ hợp các QT thuộc các loài khác nhau

- Tính xác định về mặt không gian và thời gian: Phân bố trong một vùng địa

lý xác định, vào một thời điểm nhất định.

- Cấu trúc: QX không phải là tổ hợp của các loài bất kỳ. Các QT khác loài

trong QX tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau bằng các mối quan hệ sinh học, đặc

biệt là quan hệ dinh dưỡng và thích nghi với môi trường sống. Mối quan hệ này là

kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, thiết

34

lập nên các đặc trưng cấu trúc mà cấp độ QT không có như: thành phần loài, độ đa

dạng, sự phân bố của các loài trong không gian, quan hệ dinh dưỡng của QX. Mỗi

một cấu trúc có chức năng nhất định. Ví dụ: cấu trúc dinh dưỡng của QX thông qua

chuỗi và lưới thức ăn có chức năng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

- Chức năng: Cũng như bất kỳ TCS nào, QX thực hiện hoạt động chức năng

trao đổi chất và năng lượng với môi trường, sinh trưởng và phát triển. Chu trình

tuần hoàn vật chất là biểu hiện của quá trình trao đổi chất và năng lượng giữa QX

với sinh cảnh, thông qua quá trình “đồng hoá” - tổng hợp các chất hữu cơ, chủ yếu

từ năng lượng mặt trời do các sinh vật (SV) tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị

hoá”, nhờ vậy vật chất được tuần hoàn để năng lượng được chuyển hoá liên tục bảo

đảm cho QX tồn tại và phát triển ổn định. Đặc biệt, QX có khả năng tự điều chỉnh

duy trì trạng thái cân bằng động. Các đặc trưng sinh học của QX như: thành phần

loài, độ đa dạng, sự phân bố của các loài trong không gian, quan hệ dinh dưỡng của

QX... có bản chất như là những hằng số sinh học được QX điều chỉnh duy trì sự ổn

định của cả hệ thống. Sự tự điều chỉnh của QX có giới hạn nhất định, nếu sự tác

động vượt quá giới hạn, QX mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là suy thoái và

bị phá huỷ.

- QX có cấu trúc ổn định tương đối, thực hiện các chức năng sống trao đổi

chất, tự điều chỉnh, cân bằng động đảm bảo thích ứng với môi trường. Vì vậy, QX

là một hệ toàn vẹn, tồn tại và phát triển tương đối ổn định trong không gian và theo

thời gian, có mối quan hệ thứ bậc lệ thuộc với các cấp TCS bên dưới và bên trên nó.

- QX có quá trình vận động phát triển. DTST là quá trình phát triển tiến hoá

của QX, trong đó có sự thay thế lần lượt của QX này bằng QX khác để có được QX

cuối cùng tương đối ổn định. Trong quá trình diễn thế xảy ra những thay đổi lớn về

cấu trúc thành phần loài, cấu trúc phân tầng, các mối quan hệ trong QX..., đó chính

là quá trình giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ QX và giữa QX với môi

trường, đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn giữa QX với môi trường.

2.2.1.3. Nội hàm của khái niệm sinh quyển

- Thành phần: Tất cả các SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của

Trái Đất.

35

- Tính xác định về mặt không gian và thời gian: Phân bố trên Trái Đất, sâu

tới 100m trong thạch quyển, toàn bộ thuỷ quyển tới đáy biển sâu khoảng 10 -11km

và lên cao tới 20km trong khí quyển, xuất hiện và phát triển khoảng 3,5 tỉ năm.

- Cấu trúc: Tất cả SV trên Trái Đất tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau bằng

các mối quan hệ sinh học, đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng và thích nghi với môi

trường sống. Mối quan hệ này được thiết lập ngay khi sự sống và các nhóm SV xuất

hiện, đồng thời trải qua một quá trình tiến hoá lâu dài và ngày càng hoàn thiện, thiết

lập nên các nhóm SV phụ thuộc vào nhau một cách mật thiết về mặt sinh thái như

thực vật và động vật ăn thực vật, những động vật và vi sinh vật sống cộng sinh với

nhau, ký sinh - vật chủ, vật dữ - con mồi... Chính mối tương tác này tạo nên các đặc

điểm cấu trúc của SQ đó là đa dạng sinh học (đa dạng về gen, đa dạng về loài và đa

dạng hệ sinh thái), cấu trúc dinh dưỡng (nhóm SV tự dưỡng, nhóm SV dị dưỡng),

cấu trúc về các mối quan hệ sinh học. Mỗi một đặc điểm cấu trúc có một chức năng

nhất định. Ví dụ: Nhóm SV tự dưỡng và nhóm SV dị dưỡng thực hiện chức năng

tổng hợp vật chất và phân huỷ vật chất. Hay đa dạng sinh học có vai trò rất lớn

trong việc giữ cân bằng sinh thái của SQ, giữ cho khí hậu được ổn định, bảo vệ

nguồn nước, đặc biệt đa dạng hệ sinh thái chính là cơ sở sinh tồn của sự sống cho cả

Trái Đất, đảm bảo cho sự chu chuyển oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác trên

toàn hành tinh.

- Chức năng: Cũng như tất cả các cấp độ TCS khác, SQ là hệ mở, có quá

trình trao đổi vật chất và năng lượng thông qua chu trình tuần hoàn vật chất và

chuyển hoá năng lượng trên phạm vi toàn cầu. SQ có quá trình “đồng hoá” hay còn

gọi là quá trình tổng hợp vật chất (bằng phương thức quang hợp và hoá tổng hợp),

và quá trình “dị hoá” hay còn gọi là quá trình phân giải vật chất (nhờ quá trình hô

hấp hiếu khí của tất cả các loài động thực vật, hô hấp kỵ khí hoặc lên men của các

vi sinh vật), nhờ vậy vật chất được quay vòng còn năng lượng được chuyển hoá.

Chu trình tuần hoàn vật chất và sự chuyển hoá năng lượng được duy trì bởi chính

mối tương quan giữa hai quá trình này của sinh giới. Và cũng chính nhờ sự hiện

diện của chu trình này làm cho SQ có khả năng tự điều chỉnh, giữ cân bằng các chất

có trong môi trường (tỉ phần khí CO2, O2 trong khí quyển..), điều hoà cán cân nhiệt -

ẩm (nhiệt độ trên Trái Đất), điều tiết khí hậu toàn cầu, đảm bảo cho sự trường tồn,

36

sự đa dạng của tất cả các HST. Hai quá trình này giúp cho SQ tồn tại phát triển, đạt

đến trạng thái trưởng thành, cân bằng ổn định như ngày nay nếu không bị chính con

người huỷ hoại.

- Sự phát sinh và phát triển của sự sống qua các đại địa chất chính là quá

trình lịch sử hình thành, phát triển tiến hoá của SQ. Dấu hiệu nổi bật của tiến hoá ở

cấp độ SQ là chu trình vật chất và biến đổi năng lượng diễn ra ngày càng ổn định và

bền vững nhờ thiết lập được các hằng số sinh học như độ đa dạng, sự phức tạp của

lưới và chuỗi thức ăn, tỉ phần các chất khí trong khí quyển..., là quá trình tăng sinh

khối, đa dạng hoá các TCS, mở rộng phạm vi tồn tại của sự sống. SQ đã trải qua

quá trình phát triển tiến hoá hàng tỷ năm và đạt được trạng thái cân bằng ổn định

như ngày nay [36].

Trên cơ sở hiểu sâu sắc nội hàm của các cấp tổ chức sống quần thể, quần xã,

sinh quyển như đã phân tích trên, GV sẽ định hướng cho việc giảng dạy các khái

niệm này trong quá trình dạy học. Đặc biệt, trong khâu ôn tập, hoàn thiện kiến thức

được thể hiện chủ yếu ở các bài ôn tập chương, GV cần quán triệt sâu sắc quan

điểm này. Trên cơ sở phân tích nội hàm của các khái niệm, đối chiếu với mục tiêu

của chương trình, GV xác định được các biện pháp phù hợp để thiết kế các bài ôn

tập chương sao cho khái quát hóa được các dấu hiệu bản chất của các cấp tổ chức

sống trên cơ thể như đã phân tích trên.

2.2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương phần Sinh thái học

Qua quá trình nghiên cứu kết hợp với thực nghiệm sư phạm và tham khảo

quy trình thiết kế các hoạt động trong tổ chức dạy học của một số tác giả tôi mạnh

dạn đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương phần Sinh thái học theo

các bước như sau:

37

Sơ đồ 2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động ôn tập chương

Quy trình được diễn đạt như sau:

Bước 1: Vận dụng tiếp cận hệ thống:

Vận dụng tiếp cận hệ thống xác định được nội hàm của các khái niệm đại

cương phức tạp về các cấp độ tổ chức sống trên cơ thể nghĩa là chỉ ra được các dấu

hiệu bản chất của tổ chức sống được thể hiện ở từng cấp độ tổ chức Quần thể, quần

xã và sinh quyển. (Phần này đã được trình bày ở mục 2.2.1).

Bước 2: Xác định mục tiêu ôn tập :

Mục tiêu không đơn thuần là chủ đề của hoạt động ôn tập mà chính là cái

đích của hoạt động ôn tập cần đạt tới về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Mục tiêu về mặt kiến thức: Hình thành khái niệm sinh học đại cương về các

cấp độ trên cơ thể với các dấu hiệu bản chất: đặc điểm cấu trúc, đặc điểm chức năng

là hệ mở, tự điều chỉnh, hệ luôn vận động phát triển.

Mục tiêu về mặt kỹ năng: Phát triển các kỹ năng tư duy, đặc biệt tư duy hệ

thống, các kỹ năng học tập.

Mục tiêu về mặt thái độ: HS nhận thức sâu sắc được rằng khi một cấp độ tổ

chức sống trên cơ thể bị thương tổn hay bị hủy diệt thì cả hệ thống sống trong đó có

cả con người bị thương tổn và đi đến hủy diệt. Bảo vệ “sức khỏe” và sự toàn vẹn

Thiết kế bài ôn tập chương

Vận dụng tiếp cận hệ thống trong phân tích nội dung kiến thức của chương

Xác định mục tiêu ôn tập

Lựa chọn biện pháp thiết kế bài ôn tập chương

38

của các quần thể, quần xã, sinh quyển cũng giống như bảo vệ sức khỏe và sự toàn

vẹn của chính cơ thể sống con người chúng ta. Từ đó, HS có được hành động bảo

vệ môi trường một cách thiết thực.

Bước 3: Lựa chọn biện pháp thiết kế bài ôn tập chương:

Sau khi nghiên cứu về lí luận và thực tiễn dạy học, tham khảo các tài liệu,

luận văn cùng hướng, chúng tôi đã lựa chọn ba biện pháp để thiết kế hoạt động ôn

tập đó là biện pháp sử dụng bảng biểu, biện pháp sử dụng bản đồ tư duy và biện

pháp so sánh - ẩn dụ (biện pháp liên hệ tương đồng).

Bước 4: Thiết kế bài ôn tập chương:

Trên cơ sở các biện pháp đã lựa chọn, chúng tôi triển khai hoàn thiện nội

dung của các biện pháp đó. Trên cơ sở đó, xác định các bước tổ chức ôn tập của

từng biện pháp.

2.2.3. Các biện pháp thiết kế bài ôn tập chương nâng cao hiệu quả ôn tập

Trong quá trình hình thành khái niệm về các cấp tổ chức sống trên cơ thể,

giáo viên phải luôn xem trọng vấn đề ôn tập tổng kết chương bởi các dấu hiệu bản

chất của cấp tổ chức sống trên cơ thể được thể hiện chưa thật tường minh ở SGK.

Với mục đích nâng cao chất lượng tổ chức bài ôn tập tổng kết chương, đáp ứng

được mục tiêu của chương trình là khái quát được những dấu hiệu bản chất của tổ

chức sống ở cấp độ trên cơ thể, chúng tôi xác định sử dụng các biện pháp sau:

Biện pháp sử dụng bảng biểu, biện pháp sử dụng bản đồ tư duy và biện pháp so

sánh - ẩn dụ (biện pháp liên hệ tương đồng) để thiết kế bài ôn tập chương phần

Sinh thái học. Quán triệt quan điểm tiếp cận hệ thống trong thiết kế các bảng biểu,

sơ đồ, bản đồ tư duy, hệ thống câu hỏi bài tập so sánh ẩn dụ sao cho thể hiện được

các đặc trưng cơ bản của hệ sống ở các cấp độ quần thể, quần xã, sinh quyển.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định một số biện pháp như:

biện pháp sử dụng bảng biểu, biện pháp so sánh - ẩn dụ và biện pháp thiết lập sơ đồ

tư duy để hệ thống hóa kiến thức ôn tập chương phần Sinh thái học.

2.2.3.1. Biện pháp sử dụng bảng biểu

Trên cơ sở vận dụng tiếp cận hệ thống, GV xác định được các dấu hiệu bản

chất của cấp tổ chức sống nói chung và các cấp tổ chức sống trên cơ thể nói riêng

như sau: thành phần cấu tạo, đặc điểm cấu trúc, hệ mở luôn trao đổi chất và năng

39

lượng với môi trường, hệ có khả năng tự điều chỉnh và hệ luôn vận động phát triển.

Các dấu hiệu này được hệ thống hóa thành bảng.

Sau đây là các bảng hệ thống hóa dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống

quần thể, quần xã, sinh quyển:

Bảng 2.2. Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần thể

Các dấu hiệu của cấp tổ

chức sống Quần thểNội dung

Thành phần cấu tạo Tập hợp các cá thể cùng loài

Tính xác định về mặt

không gian và thời gian

Sống trong một vùng địa lý nhất định, tại một thời

điểm nhất định.

Cấu trúc - Sự phân bố của các cá thể trong không gian: mỗi

quần thể đều có một khu vực sinh sống nhất định

(khoảng không gian).

- Tỉ lệ giới tính của quần thể. Tỷ lệ giới tính đảm

bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. Tỷ lệ giới tính

có thể thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố

của môi trường sống, đặc điểm sinh lý và tập tính

của loài …

- Thành phần nhóm tuổi: Quần thể gồm có ba nhóm

tuổi sinh thái: nhóm trước sinh sản, nhóm đang sinh

sản và nhóm sau sinh sản. Cấu trúc tuổi của quần

thể thay đổi theo tuổi thọ quần thể, chu kỳ ngày đêm

và chu kỳ mùa.

- Mật độ cá thể trong quần thể: Là một trong những

đặc tính cơ bản của quần thể vì chúng có ảnh hưởng

tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường,

tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ

cá thể trong quần thể không cố định mà thay đổi

theo mùa, năm hoặc theo điều kiện môi trường

sống.

- Kích thước của quần thể: Kích thước của quần thể

40

thay đổi phụ thuộc vào: sức sinh sản, mức độ tử

vong, số cá thể nhập cư và xuất cư.

- Thành phần kiểu gen: Mỗi quần thể có một vốn

gen đặc trưng khác nhau. Vốn gen của các quần thể

có thể thay đổi theo những cách thức khác nhau vì

thế mà các quần thể tiến hóa khác nhau. Trong quần

thể luôn luôn có nguồn biến dị di truyền, phản ánh

trạng thái động của quần thể. Nguồn biến dị di

truyền của quần thể suy cho cùng là do đột biến tạo

ra. Vì vậy, thành phần kiểu gen của quần thể rất đa

dạng, phong phú.

Hệ mở, trao đổi chất và

năng lượng với môi trường

- Cũng như bất kỳ tổ chức sống nào, quần thể thực

hiện hoạt động trao đổi chất và năng lượng với môi

trường nhằm sinh trưởng, phát triển và sinh sản,

tăng sinh khối, duy trì sự tồn tại và vai trò của mình

trong sinh giới.

Hệ có khả năng tự điều

chỉnh

- Quần thể có khả năng tự điều chỉnh duy trì trạng

thái cân bằng động.

- Các đặc trưng cấu trúc của quần thể như mât độ, tỷ

lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi … có bản chất như

là những hằng số sinh học được quần thể điều chỉnh

duy trì sự ổn định của cả hệ thống.

- Sự tự điều chỉnh của quần thể có giới hạn nhất

định. Nếu tác động quá lớn, vượt ra khỏi sức chịu

đựng của hệ, quần thể không thể tự điều chỉnh được

và cuối cùng bị suy thoái và diệt vong.

Hệ có quá trình vận động

và phát triển

Quần thể là đơn vị tiến hóa. Mỗi quần thể có một

vốn gen riêng cùng các tần số gen đặc trưng. Trong

mỗi quần thể luôn luôn có nguồn biến dị di truyền,

phản ánh trạng thái động của quần thể. Bình thường

tần số tương đối của các alen có khuynh hướng duy

41

trì không đổi. Nhưng trong thực tế, quá trình đột

biến không ngừng diễn ra, quá trình chọn lọc tự

nhiên không ngừng tiếp diễn, làm cho vốn gen và

thành phần kiểu gen của quần thể bị biến đổi. Tuy

cách ly một cách tương đối với các quần thể lân cận

nhưng giữa các quần thể trong loài vẫn có khả năng

trao đổi gen. Như vậy, quần thể có khả năng biến

đổi cơ cấu di truyền (tần số alen và tần số kiểu gen)

qua các thế hệ.Bảng 2.3. Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần xã

Các dấu hiệu của cấp tổ

chức sống Quần xãNội dung

Thành phần cấu tạo Tổ hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhauTính xác định về mặt

không gian và thời gian

Phân bố trong một sinh cảnh xác định, vào một thời

điểm xác định.

Cấu trúc

- Thành phần loài: Quần xã không phải là tổ hợp của

các loài bất kỳ. Các quần thể khác loài trong quần xã

tương tác gắn bó chặt chẽ với nhau bằng các mối

quan hệ sinh học, đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng và

thích nghi với môi trường sống. Trong quần xã mỗi

nhóm loài có vai trò nhất định.

- Đa dạng loài: Độ đa dạng được thể hiện qua sự

phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của

mỗi loài trong quần xã. Độ đa dạng của quần xã phụ

thuộc vào các nhân tố sinh thái như sự cạnh tranh

giữa các loài, mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt và

mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh.

- Sự phân bố của các loài trong không gian: Phân bố

cá thể các loài trong không gian của quần xã tùy

thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung, sự

phân bố cá thể các loài trong tự nhiên của quần xã có

xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các

42

loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của

môi trường.

- Chức năng hoạt động của các nhóm loài: Quần xã

gồm nhiều nhóm sinh vật có các chức năng dinh

dưỡng khác nhau (tự dưỡng hoặc dị dưỡng). Tất cả

các nhóm sinh vật hoạt động theo các chức năng của

mình, tương tác với nhau và với môi trường để hình

thành một đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ, ở

đó các loài có cơ hội để phân hóa và tiến hóa

Hệ mở, trao đổi chất và

năng lượng với môi

trường

Quần xã thực hiện hoạt động chức năng trao đổi

chất và năng lượng với môi trường, sinh trưởng và

phát triển. Chu trình tuần hoàn vật chất là biểu hiện

của quá trình trao đổi chất và năng lượng giữa quần

xã với sinh cảnh, thông qua quá trình “đồng hóa” -

tổng hợp các chất hữu cơ, chủ yếu là từ năng lượng

mặt trời do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá

trình “dị hóa”, nhờ vậy vật chất được tuần hoàn để

năng lượng được chuyển hóa liên tục bảo đảm cho

quần xã tồn tại và phát triển ổn định.

Hệ có khả năng tự điều

chỉnh

Quần xã có khả năng tự điều chỉnh duy trì trạng thái

cân bằng động. Các đặc trưng sinh học của quần xã như:

thành phần loài, độ đa dạng, sự phân bố của các loài

trong không gian, quan hệ dinh dưỡng của quần xã … có

bản chất như là những hằng số sinh học được quần xã

điều chỉnh duy trì sự ổn định của cả hệ thống. Sự tự điều

chỉnh của quần xã có giới hạn nhất định, nếu sự tác động

vượt quá giới hạn, quần xã mất khả năng tự điều chỉnh

và hậu quả là suy thoái và bị phá hủy.

43

Hệ có quá trình vận động

và phát triển

Quần xã có quá trình vận động phát triển. Diễn thế

sinh thái là quá trình phát triển tiến hóa của quần xã,

trong đó có sự thay thế lần lượt của quần xã này bằng

quần xã khác để có được quần xã cuối cùng tương đối

ổn định. Trong quá trình diễn thế xảy ra những thay

đổi lớn về cấu trúc thành phần loài, cấu trúc phân

tầng, các mối quan hệ trong quần xã…, đó chính là

quá trình giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nội

bộ quần xã và giữa quần xã với môi trường, đảm bảo

sự thống nhất toàn vẹn giữa quần xã với môi trường.Bảng 2.4. Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Sinh quyển

Các dấu hiệu của cấp tổ

chức sống Sinh quyểnNội dung

Thành phần cấu tạoBao gồm các sinh vật sống trong các lớp đất, nước

và không khí của trái đất.Tính xác định về mặt

không gian và thời gian

Phân bố trong các lớp đất, nước và không khí của

trái đất.

Cấu trúc

- Cấu trúc về các mối quan hệ sinh học: Tất cả sinh

vật trên Trái Đất tương tác, gắn bó chặt chẽ với

nhau bằng các mối quan hệ sinh học, đặc biệt là

quan hệ dinh dưỡng và thích nghi với môi trường

sống. Mối quan hệ này được thiết lập ngay khi sự

sống và các nhóm sinh vật xuất hiện, đồng thời trải

qua một quá trình tiến hóa lâu dài và ngày càng

hoàn thiện, thiết lập nên các nhóm sinh vật phụ

thuộc vào nhau một cách mật thiết về mặt sinh thái

như thực vật và động vật ăn thực vật, những động

vật và vi sinh vật sống cộng sinh với nhau, kí sinh -

vật chủ, vật dữ - con mồi… Chính mối tương tác

này tạo nên các đặc điểm cấu trúc của Sinh quyển.

- Cấu trúc dinh dưỡng với nhóm sinh vật tự dưỡng

và nhóm sinh vật dị dưỡng thực hiện chức năng trao

44

đổi chất và năng lượng của Sinh quyển.

- Đa dạng sinh học (đa dạng về gen, đa dạng về loài

và đa dạng về hệ sinh thái)

Hệ mở, trao đổi chất và

năng lượng với môi trường

Cũng như tất cả các cấp độ tổ chức sống khác,

Sinh quyển là hệ mở, có quá trình trao đổi chất và

năng lượng thông qua chu trình tuần hoàn vật chất

và chuyển hóa năng lượng trên phạm vi toàn cầu.

Sinh quyển có quá trình “đồng hóa” – quá trình tổng

hợp vật chất (bằng phương thức quang hợp và hóa

tổng hợp), và quá trình “dị hóa” – quá trình phân

giải vật chất (nhờ quá trình hô hấp hiếu khí của tất

cả các loài động vật, thực vật, hô hấp kị khí hoặc lên

men của các vi sinh vật), nhờ vậy vật chất được

quay vòng còn năng lượng được chuyển hóa.

Hệ có khả năng tự điều

chỉnh

Sinh quyển có khả năng tự điều chỉnh, giữ cân

bằng các chất có trong môi trường (tỉ phần khí CO2,

O2 trong khí quyển…), điều hòa cán cân nhiệt - ẩm

(nhiệt độ trên trái đất), điều tiết khí hậu toàn cầu, đảm

bảo cho sự trường tồn, sự đa dạng của tất cả các hệ

sinh thái, đó là nhờ sự hiện diện của chu trình tuần

hoàn vật chất và sự chuyển hóa năng lượng. Hai quá

trình này giúp cho Sinh quyển tồn tại phát triển, đạt

đến trạng thái trưởng thành, cân bằng ổn định như

ngày nay nếu như không bị con người hủy hoại.

45

Hệ có quá trình vận động

và phát triển

Chu trình vật chất và biến đổi năng lượng diễn ra

với tốc độ ngày càng nhanh, đi qua mạng lưới thức

ăn ngày càng đa dạng phức tạp, tăng sinh khối, đa

dạng hóa các tổ chức sống, mở rộng phạm vi tồn tại

của sự sống. Sự phát sinh và phát triển của sinh giới

qua các đại địa chất chính là quá trình lịch sử hình

thành phát triển tiến hóa của Sinh quyển và cũng

chính là quá trình diễn thế sinh thái của Sinh quyển.

Sinh quyển được xem như là một hệ sinh thái khổng

lồ và duy nhất của Trái đất.► Quy trình ôn tập bằng biện pháp sử dụng bảng biểu:

Bước 1: Xác định chủ đề cần lập bảng:

Sử dụng biện pháp bảng biểu để hệ thống hóa các dấu hiệu bản chất của các

cấp tổ chức sống quần thể, quần xã, sinh quyển.

Bước 2: GV đưa ra các tiêu chí hoặc hướng dẫn HS tự đưa ra tiêu chí để

lập bảng và hoàn thành bảng:

Trong quá trình tổ chức ôn tập, tùy theo trình độ nhận thức của HS, GV có thể

đưa ra các tiêu chí, HS dựa vào kiến thức đã học, hoàn thiện nội dung các tiêu chí đó.

Ở mức độ cao nhất, GV có thể yêu cầu HS tự đưa ra tiêu chí để thiết lập bảng và hoàn

thiện nội dung của bảng. Trong quá trình hoàn thiện bảng, HS sử dụng thao tác phân

tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát hóa toàn bộ nội dung của bảng.

Bước 3: Tổ chức thảo luận:

Bước 4: GV chính xác hóa kiến thức:

► Ví dụ:

Ôn tập chương IV. Hệ sinh thái, Sinh quyển và Sinh thái học với quản lí tài

nguyên thiên nhiên:

+ Bước 1: Xác định chủ đề cần lập bảng.

GV đặt vấn đề: Cũng giống như TB, CT, QT và QX, SQ cũng là một cấp độ

tổ chức sống. Vậy, ở cấp SQ các dấu hiệu sống được thể hiện như thế nào?

Yêu cầu HS sử dụng biện pháp bảng biểu để hệ thống hóa các dấu hiệu bản

chất của cấp tổ chức sống sinh quyển.

46

+ Bước 2: GV đưa ra các tiêu chí hoặc hướng dẫn HS tự đưa ra tiêu chí để

lập bảng và hoàn thành bảng.

Sinh quyển là tập hợp sinh vật và các nhân tố môi trường vô sinh trên Trái

Đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất. Cũng như tất cả các cấp độ tổ chức

sống khác, Sinh quyển là hệ mở, có quá trình trao đổi chất và năng lượng thông qua

chu trình tuần hoàn vật chất và chuyển hóa năng lượng trên phạm vi toàn cầu. Nhờ

sự hiện diện của chu trình tuần hoàn vật chất và sự chuyển hóa năng lượng, Sinh

quyển có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo cho sự trường tồn, sự đa dạng của tất cả

các hệ sinh thái. Sự phát sinh và phát triển của sinh giới qua các đại địa chất chính

là quá trình lịch sử hình thành phát triển tiến hóa của Sinh quyển và cũng chính là

quá trình diễn thế sinh thái của Sinh quyển.

Các dấu hiệu bản chất của cấp tổ

chức sống sinh quyểnNội dung

Thành phần cấu tạo

Tính xác định về mặt không gian và

thời gian

Cấu trúc

Hệ mở, trao đổi chất và năng lượng

với môi trường

Hệ có khả năng tự điều chỉnh

Hệ có quá trình vận động và phát triển

+ Bước 3: Tổ chức thảo luận

+ Bước 4: GV chính xác hóa kiến thức. (Sử dụng bảng 2.4)

2.2.3.2. Biện pháp so sánh - ẩn dụ (Biện pháp liên hệ tương đồng)

Tạo ra sự liên hệ tương đồng là quá trình nhận ra mối quan hệ giữa các quan

hệ. Thông thường, sự tương đồng có dạng: A đối với B cũng tương tự như C đối D.

Liên hệ tương đồng là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của

sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên

tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng. Nhờ

47

vậy, chúng ta dễ dàng hiểu rõ hơn về các khái niệm trừu tượng, những đặc tính khó

có thể quan sát, nhận thấy được của mọi sự vật, hiện tượng.

Vận dụng tiếp cận hệ thống trong thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập dựa trên

phép liên hệ tương đồng trong ôn tập phần Sinh thái học sẽ giúp cho người học hiểu

sâu sắc được rằng quần thể, quần xã, sinh quyển là những “cơ thể” sống, nếu một

thành phần cấu trúc của “cơ thể” bị tổn thương, bị phá hủy thì chắn chắn “cơ thể” sẽ

lâm bệnh và thực tế hiện nay Trái đất - Sinh quyển đang lâm bệnh. Và con người là

một trong những thành phần cấu trúc của “cơ thể” Sinh quyển, đã và đang gánh lấy

hậu quả nặng nề của nó.

Biện pháp tạo ra sự liên hệ tương đồng là một trong những biện pháp có giá

trị dạy học cao trong việc tổ chức ôn tập, tổng kết chương phần Sinh thái học. Tuy

nhiên, trong dạy học, kỹ thuật nhận ra sự liên hệ bản chất tương đồng đặc trưng cho

các cấp độ TCS trên cơ thể là không dễ, bởi nó chưa thật tường minh ở SGK. Vận

dụng tiếp cận CT - HT, GV phải nghiên cứu để phát hiện ra vấn đề và sử dụng biện

pháp này như là công cụ để thiết kế câu hỏi, bài tập giúp HS hiểu sâu sắc bản chất

của các cấp độ TCS trên CT, qua đó cũng dạy các em cách học, cách tổng kết kiến

thức bằng các thao tác logic đã phân tích trên.

Ví dụ, phổi với chức năng trao đổi khí, hấp thụ O2 và thải khí CO2 duy trì

hoạt động hô hấp ở người cũng tương tự như hệ thực vật rừng có khả năng hấp thụ

CO2 và cung cấp O2 duy trì sự sống của SQ. Từ đó, sử dụng cách nói ẩn dụ để ví

những cánh rừng nhiệt đới như những “lá phổi xanh” của SQ, ví những khu rừng

ngập mặn vừa là “lá phổi” vừa là “quả thận” khổng lồ có chức năng làm sạch không

khí và lọc các chất thải, làm trong sạch nước biển, hay dùng cách nói “sức khoẻ”

của QX - HST, của SQ khi đánh giá tình trạng của nó. Như vậy, tạo ra sự liên hệ

tương đồng là quá trình nhận ra những mẫu chung hay cơ bản của một vấn đề nào

đó, sau đó tìm ra 1 vấn đề nữa có hình thức khác nhưng lại có chung khuôn mẫu với

nó, từ đó nhận ra mối quan hệ giữa chúng. Hình thức so sánh này nhấn mạnh đến

những điểm tương tự nhau để làm nổi bật vai trò của nó ở từng đối tượng được so

sánh. Sự tương đồng giúp chúng ta thấy những cái dường như không giống nhau về

biểu hiện nhưng lại có chung bản chất, nhờ vậy mà gia tăng sự hiểu biết của chúng

ta về những mối liên hệ giữa chúng. KN về các cấp độ TCS trên CT là những KN

48

trừu tượng, những đặc tính sống của QT, QX, SQ khó có thể quan sát, nhận thấy

được như ở cấp TB, CT. Vì vậy, biện pháp logic này giúp cho HS dễ dàng nhận ra

được những hoạt động sống ở cấp độ TCS trên CT qua việc tạo ra mối liên hệ tương

đồng với các hoạt động sống ở cấp CT, từ đó có thể đánh giá được tình trạng “sức

khoẻ” của QT, QX, SQ, để HS ý thức rõ hơn về sự cần thiết, cấp bách của việc bảo

vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng SQ.

Chẳng hạn, khi nghiên cứu các hoạt động chức năng của TCS, ta thấy rằng

mọi cấp độ TCS đều có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái ổn định thông

qua việc điều chỉnh các hằng số sinh học. Ví dụ, ở cấp độ CT, thân nhiệt là đặc

trưng sinh học quan trọng ở người ở trạng thái sức khỏe bình thường, trị số này là

37 ± 0,5oC. Khi trị số này tăng lên hay hạ xuống trong một giới hạn nhất định là

biểu hiện của CT đau ốm, mất cân bằng. Khi một bộ phận, cơ quan trong CT bị

viêm nhiễm, biểu hiện đầu tiên đó là sự thay đổi nhiệt độ CT. Chính vì vậy, nhiệt độ

CT được xem là một trong những một hằng số sinh học quan trọng, báo động trạng

thái sức khoẻ của CT. Tương tự, các đặc trưng mật độ, tỉ lệ đực cái, thành phần

nhóm tuổi... được xem như những hằng số sinh học ở cấp QT. Trong đó, mật độ là

hằng số sinh học quan trọng nhất. Nó được xem như một chỉ số sinh học - tương tự

như nhiệt độ CT người - báo động về trạng thái “sức khoẻ” của QT. Mọi biến động

của các hằng số sinh học khác như tỉ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi... đều quy về

biến động số lượng cá thể trong QT. Hay nói cách khác, sự biến động số lượng cá

thể của QT là phản ứng tổng hợp của QT trước những thay đổi của môi trường để

QT duy trì trạng thái của mình phù hợp với hoàn cảnh mới. Bằng cách suy diễn

tương đồng, GV hướng dẫn HS suy ra được đa dạng về loài, số lượng và số loại

quan hệ sinh học, số lượng cá thể của mỗi QT trong QX cũng được xem như những

hằng số sinh học ở cấp QX. Trong đó, số lượng cá thể của mỗi QT trong QX -

tương tự như nhiệt độ CT người hay mật độ của QT- báo động về trạng thái “sức

khoẻ” của QX. Với cách tạo ra các liên hệ bản chất tương đồng đó, có thể phát hiện

được đa dạng sinh học trên Trái Đất, tỉ phần các chất khí trong khí quyển, nhiệt độ

Trái Đất cũng chính là hằng số sinh học của TCS SQ. Biện pháp này sẽ giúp HS

nhận thức sâu sắc được rằng khi một cấp độ TCS trên CT bị thương tổn hay bị huỷ

diệt thì cả hệ thống sống trong đó có con người bị thương tổn và đi đến huỷ diệt.

49

Tương tự như cơ thể sống sẽ bị tàn phế hay tử vong khi một hay nhiều cơ quan, một

hay nhiều chức năng sống của nó bị thương tổn hay bị mất đi. Bảo vệ sức khoẻ và

sự toàn vẹn của các QT, QX, SQ cũng giống như bảo vệ sức khoẻ và sự toàn vẹn

của chính cơ thể sống con người chúng ta [36].

Hệ thống câu hỏi, bài tập sử dụng biện pháp liên hệ tương đồng để hình

thành khái niệm đại cương về các cấp tổ chức sống QT, QX, SQ dùng trong bài ôn

tập chương phần Sinh thái học:

Bài tập 1: Vì sao có thể ví nhập một loài sinh vật lạ vào một quần xã cũng

giống như ghép nội tạng ở người? Lấy ví dụ minh họa.

Bài tập 2: Em hãy giải thích tại sao nói “sức khỏe” của Sinh quyển đang bị đe

dọa bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của nền công nghiệp?

Bài tập 3: Tại sao nói: “Trong mối quan hệ vật dữ - con mồi, vật dữ “thông

minh” đã “biết” khai thác con mồi một cách hợp lý để thỏa mãn nhu cầu trước mắt

của mình nhưng không gây hại đến sự tồn vong của các thế hệ tương lai. Trong khai

thác tài nguyên thiên nhiên nếu con người học được mối quan hệ “vĩ đại” này sẽ

đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài của loài người”. Đề xuất những biện

pháp phòng trừ hậu quả của những hiện tượng trên để bảo vệ sức khỏe và sự toàn

vẹn của các quần xã nói riêng và của sinh quyển nói chung.

Bài tập 4: Em hãy nghiên cứu đoạn thông tin sau để trả lời các yêu cầu dưới đây:

E.P. Odum, nhà Sinh thái học đã nhận định: “Cho đến nay con người đã sống

tương tự như vật ký sinh ở trong môi trường của mình, tiêu huỷ tất cả những gì mà

họ cần đến và cũng không chăm lo cho sự hưng thịnh của vật chủ. Nếu con người

không xây dựng quan hệ cộng sinh với thiên nhiên thì chính họ sẽ tương tự như vật

ký sinh “vô ý thức” hoặc như vật ký sinh “vô lại” bóc lột vật chủ của mình đến mức

là có thể tự giết luôn cả bản thân mình”. Tại sao tác giả ví con người đã sống tương

tự như vật ký sinh trong thiên nhiên? Tại sao con người cần phải xây dựng mối

quan hệ cộng sinh với thiên nhiên và chúng ta cần phải làm gì để mối quan hệ ấy

được bền vững?

50

Bài tập 5: Cho các thông tin sau:

- Ở Trung Quốc trước đây, có chiến dịch tiêu diệt chim sẻ vì chúng ăn lúa, gây

thiệt hại cho nông nghiệp. Mùa vụ năm sau đó khá hơn, nhưng họ quên đi một điều là

chim sẻ ăn châu chấu. Châu chấu tràn ngập vùng quê sau đó phá nát mùa màng.

- Ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười đang bị sự xâm hại

của cây trinh nữ (Mimosa), loài có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Đây là loài có khả năng

sinh sản rất mạnh. Sự phát triển dày đặc của loài cây này đã ngăn cản hạt giống của

các loài cây bản địa tiếp xúc với đất, dần dần các loài cây bản địa không thể tái sinh

được và hệ sinh thái bản địa cũng bị tiêu diệt theo.

Em hãy nghiên cứu các thông tin trên và giải thích nhận định sau: “Sự tiêu diệt

một hay nhiều loài trong QX tương tự như việc cắt bỏ một hay nhiều bộ phận, cơ quan

của CT, làm ảnh hưởng đến các chức năng sống của QX” hay “sự phát triển của các

loài xâm hại trong QX tương tự như sự phát triển của các khối u ác tính trong cơ thể”.

Từ đó, em hãy đề xuất những biện pháp phòng trừ hậu quả của những hiện tượng trên

để bảo vệ sức khoẻ và sự toàn vẹn của các QX nói riêng và của SQ nói chung.

► Quy trình ôn tập bằng biện pháp liên hệ tương đồng:

Bước 1: Giới thiệu kiến thức cần ôn tập (kiến thức đích):

QT, QX, SQ là các cấp tổ chức sống với các dấu hiệu bản chất: cấu trúc, hệ mở

luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường, hệ có khả năng tự điều chỉnh. QT, QX,

SQ cũng có những hằng số sinh học có khả năng biến động trong một giới hạn nhất định

để duy trì sự ổn định của tổ chức sống. Tuy nhiên, những dấu hiệu này chưa thật tường

minh ở SGK, chưa thể hiện rõ trong các bài ôn tập chương phần Sinh thái học.

Ví dụ: Kiến thức đích trong ôn tập khái niệm tổ chức sống quần thể có thể

như sau: Khả năng tự điều chỉnh của quần thể thông qua điều chỉnh số lượng cá thể

trong quần thể. Số lượng cá thể trong quần thể là một hằng số sinh học, mọi hoạt

động của quần thể được thuận lợi khi số lượng cá thể trong quần thể được duy trì ở

trạng thái cân bằng. Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua

cơ chế điều hòa nhiệt độ. Nếu số lượng cá thể trong QT tăng lên hay giảm xuống

quá mức là dấu hiệu “cơ thể” quần thể đang lâm bệnh, đặc biệt nếu số lượng cá thể

giảm nhiều thì QT có nguy cơ bị “tử vong”.

51

Bước 2: Khơi dậy vốn hiểu biết của HS về tình huống tương đồng và nhận

biết các đặc điểm kiến thức dùng làm tương đồng (kiến thức nguồn):

Giúp HS nhận biết các đặc điểm kiến thức dùng làm tương đồng, đó là kiến

thức nguồn. Kiến thức nguồn: Đó là cấp tổ chức sống hệ cơ thể, tiêu biểu là cơ thể

người với các đặc trưng cơ bản: trao đổi chất và năng lượng với môi trường, có khả

năng tự điều chỉnh. Các chỉ tiêu như: thân nhiệt, nồng độ gluco trong máu…là các

hằng số sinh học của cơ thể. Nếu các hằng số sinh học này bị rối loạn cơ thể sẽ lâm

bệnh. Cơ thể là một hệ toàn vẹn, nếu bất kỳ bộ phận cơ quan nào bị tổn thương, bị

cắt bỏ thì mọi hoạt động chức năng của cơ thể sẽ rối loạn.

Ví dụ: Kiến thức nguồn: Khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người thông qua

điều chỉnh thân nhiệt. Thân nhiệt ở người là một hằng số sinh học quan trọng. Tất

cả các phản ứng tế bào, sinh hóa và enzym đều phụ thuộc nhiệt độ. Điều hòa thân

nhiệt là quá trình cơ thể tự điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao

cho nhiệt độ cơ thể duy trì gần điểm chuẩn 370C, đảm bảo cho các hoạt động sinh lý

của cơ thể được bình thường. Nếu thân nhiệt bị rối loạn, nhiệt độ cơ thể tăng cao

hay giảm thấp là một dấu hiệu cơ thể bị nhiễm bệnh.

Bước 3: Hướng dẫn HS nhận ra các dấu hiệu và mối quan hệ tương đồng

giữa kiến thức nguồn và kiến thức đích:

Dựa vào kiến thức nguồn, GV phải thiết kế câu hỏi, bài tập sao cho khơi dậy

vốn hiểu biết của HS về đặc điểm của cơ thể sống để có thể nhận biết được các dấu

hiệu sống ở cấp tổ chức QT, QX, SQ tức là đã tạo mối liên hệ tương đồng với kiến

thức đích.

Ví dụ: Khả năng điều hòa thân nhiệt ở cơ thể người tương đồng với khả năng

tự điều chỉnh số lượng cá thể ở cấp quần thể.

Bước 4: So sánh và rút ra kết luận về kiến thức cần lĩnh hội (kiến thức đích):

Kiến thức

Tương đồng

Bước 5: GV nhận xét, kết luận và củng cố cho HS:

52

Kiến thức nguồn Kiến thức đích

► Ví dụ:

Ôn tập chương II. Quần thể sinh vật:

Sử dụng biện pháp tạo ra sự liên hệ tương đồng để ôn tập nội dung khả năng

tự điều chỉnh của quần thể, một trong những dấu hiệu bản chất của cấp độ tổ chức

sống quần thể.

+ Bước 1: Giới thiệu kiến thức cần dạy (kiến thức đích):

GV đặt vấn đề: “Sống là một quá trình tự điều chỉnh để thích nghi, tồn tại và

phát triển ở các cấp độ tổ chức khác nhau; từ tế bào, cơ thể đến quần thể. Vậy khả

năng tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể được thể hiện như thế nào? Khả năng đó có

tương tự như sự tự điều chỉnh ở cấp cơ thể không? Vì sao?”

+ Bước 2: Khơi dậy vốn hiểu biết của HS về tình huống tương đồng và nhận

biết các đặc điểm kiến thức dùng làm tương đồng (kiến thức nguồn):

GV yêu cầu học sinh giải quyết bài tập sau:

1. Điền nội dung thích hợp vào các vị trí (1), (2), (3) và (4) trong sơ đồ cơ

chế tự điều chỉnh thân nhiệt ở người sau:

Sơ đồ 2.3. Cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt ở người

Tại sao nhiệt độ được xem là một hằng số sinh học của cơ thể người?

2. Em hãy thiết lập sơ đồ thể hiện cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của

quần thể và lý giải vì sao số lượng cá thể của quần thể được xem là một hằng số

sinh học của cấp độ tổ chức sống quần thể.

3. Hãy giải thích vì sao một số loài động, thực vật ở nước ta như vượn đen

má trắng, hươu sao, heo vòi, lan hài, thủy tùng… đang phải đối mặt với nguy cơ

Nhiệt độ cơ thể ổn

định 37oC

Nhiệt độ tăng

Cơ chế tự điều chỉnh …………(1)……….

………………………Nhiệt độ

giảmNhiệt độ cơ thể ổn

định 37oC

Nhiệt độ giảm

Cơ chế tự điều chỉnh ………(2)………….

………………………Nhiệt độ

tăng

(3)

(4)

53

tuyệt chủng cao. Tại sao nói: “Ở vườn Quốc gia Cát Tiên, QT tê giác một sừng chỉ

có 6 - 7 con, nguy cơ diệt vong đối với QT này là rất cao”.

+ Bước 3: Hướng dẫn HS nhận ra các dấu hiệu và mối quan hệ tương đồng

giữa kiến thức nguồn và kiến thức đích:

Khi nghiên cứu các hoạt động chức năng của tổ chức sống, ta thấy rằng mọi

cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái ổn định

thông qua việc điều chỉnh các hằng số sinh học.

Ở cấp độ cơ thể, thân nhiệt là đặc trưng sinh học quan trọng ở người. Ở trạng

thái sức khỏe bình thường, trị số này là 37 ± 0,5oC. Khi trị số này tăng lên hay hạ

xuống trong một giới hạn nhất định là biểu hiện của cơ thể đau ốm, mất cân bằng.

Khi một bộ phận, cơ quan trong cơ thể bị viêm nhiễm, biểu hiện đầu tiên đó là sự

thay đổi nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, nhiệt độ cơ thể được xem là một trong những

hằng số sinh học quan trọng, báo động trạng thái sức khỏe của cơ thể.

+ Bước 4: So sánh và rút ra kết luận về kiến thức cần lĩnh hội (kiến thức đích):

Học sinh sử dụng thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh bằng suy diễn tương

tự để xác định các cơ chế tự điều chỉnh, tìm ra mối liên hệ tương đồng giữa nhiệt độ

cơ thể với số lượng cá thể của quần thể và cuối cùng diễn đạt nội dung kiến thức

bằng ngôn ngữ của mình dưới dạng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4. Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của QT

+ Bước 5: GV nhận xét, kết luận và củng cố cho học sinh:

Bằng cách suy diễn tương đồng, giáo viên hướng dẫn học sinh suy ra được

các đặc trưng mật độ, tỷ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi… được xem như những

hằng số sinh học ở cấp quần thể. Trong đó, mật độ là hằng số quan trọng nhất. Nó

Số lượng cá thể/QT ở trạng thái cân bằng

Số lượng cá thể tăng

Cơ chế tự điều chỉnhCơ chế điều hòa mật độ

Số lượng cá thể giảm

Số lượng cá thể/QT ở trạng thái cân bằng

Số lượng cá thể giảm

Cơ chế tự điều chỉnhCơ chế điều hòa mật độ Số lượng cá

thể tăng

QT suy thoái và diệt vong

54

được xem như chỉ số sinh học - tương tự như nhiệt độ cơ thể người - báo động về

trạng thái “sức khỏe” của quần thể. Mọi biến động của các hằng số sinh học khác

như tỷ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi… đều quy về biến động số lượng cá thể

trong quần thể. Hay nói cách khác, sự biến động số lượng cá thể của quần thể là

phản ứng tổng hợp của quần thể trước những thay đổi của môi trường để quần thể

duy trì trạng thái của mình phù hợp với hoàn cảnh mới.

Sự đa dạng về loài, số lượng và số loại quan hệ sinh học, số lượng cá thể của

mỗi quần thể trong quần xã cũng được xem như những hằng số sinh học ở cấp quần

xã. Trong đó, số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã - tương tự như nhiệt

độ cơ thể người hay mật độ của quần thể - báo động về trạng thái “sức khỏe” của

quần xã.

Với cách tạo ra các liên hệ bản chất tương đồng đó, có thể phát hiện được đa

dạng sinh học trên Trái Đất cũng chính là hằng số sinh học của tổ chức sống sinh

quyển. Biện pháp này sẽ giúp học sinh nhận thức sâu sắc được rằng khi một cấp độ

tổ chức sống trên cơ thể bị thương tổn hay bị hủy diệt thì cả hệ thống sống trong đó

có cả con người bị thương tổn và đi đến hủy diệt [36].

2.2.3.3. Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng

màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý

chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề.

Trong dạy học, việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ

não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.

Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay

ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của

học sinh với dạng sơ đồ tư duy.

Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáo viên đưa

ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ

giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3...

Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn

tập, dễ xem lại kiến thức khi cần.

55

► Quy trình ôn tập bằng biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy:

Bước 1: Giới thiệu kiến thức cần ôn tập:

Ở phần sinh thái học, nội dung ôn tập trọng tâm của từng chương chính là

xác định rõ được các dấu hiệu đặc trưng của mỗi cấp độ tổ chức sống trên cơ thể và

mối quan hệ với các cấp độ tổ chức sống khác trong sinh giới.

Ôn tập hình thành khái niệm cấp tổ chức sống quần thể (quần xã hay sinh

quyển) với các dấu hiệu bản chất: đặc điểm cấu trúc, hệ mở luôn trao đổi chất và năng

lượng với môi trường, hệ có khả năng tự điều chỉnh, hệ luôn vận động và phát triển.

Bước 2: Hướng dẫn HS xác định chủ đề trung tâm:

Chủ đề trung tâm có thể được thể hiện dưới dạng kênh chữ hay dạng kênh

hình. Sơ đồ tư duy sẽ phát huy tối đa nếu ta xuất phát từ một ảnh trung tâm thay vì

từ trung tâm. Chủ đề trung tâm có thể là : từ hoặc ảnh quần thể sinh vật (quần xã

sinh vật hay sinh quyển).

Bước 3: Hướng dẫn HS cách sử dụng và vẽ sơ đồ tư duy:

Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh tiêu đề phụ là những nội dung chính của

chủ đề trung tâm như: khái niệm, đặc điểm cấu trúc, hệ mở tự điều chỉnh, hệ có quá

trình vận động phát triển đặc điểm cấu trúc, hệ mở tự điều chỉnh, hệ có quá trình

vận động phát triển.

Bước 4: Tổ chức HS tự vẽ và phát triển sơ đồ tư duy:

Gợi ý cho HS tiếp tục phát triển các nhánh tiêu đề phụ nhằm giúp HS phát

huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng của mình. Qua đó, thể hiện trình độ tư duy, khả

năng khái quát, tổng hợp của mỗi HS.

Bước 5: HS trưng bày sản phẩm, tổ chức thảo luận:

Bước 6: GV nhận xét, kết luận và củng cố cho học sinh:

► Ví dụ:

Ôn tập chương III. Quần xã sinh vật:

+ Bước 1: Giới thiệu kiến thức cần ôn tập:

Khái niệm cấp tổ chức sống quần xã sinh vật với các dấu hiệu bản chất: đặc

điểm cấu trúc (gồm thành phần loài, đa dạng loài, sự phân bố của các loài trong

không gian, cấu trúc dinh dưỡng), hệ mở luôn trao đổi chất và năng lượng với môi

56

trường (chuỗi và lưới thức ăn), hệ có khả năng tự điều chỉnh (khống chế sinh học và

trạng thái cân bằng của QX), hệ luôn vận động và phát triển (diễn thế sinh thái)

+ Bước 2: Hướng dẫn HS xác định chủ đề trung tâm:

Khái niệm trung tâm: Quần xã sinh vật. Khái niệm trung tâm có thể được thể

hiện dưới dạng kênh chữ hay dạng kênh hình. Sơ đồ tư duy sẽ phát huy tối đa nếu ta

xuất phát từ một ảnh trung tâm thay vì từ trung tâm.

Hình 2.1. Quần xã sinh vật

+ Bước 3: Hướng dẫn HS cách sử dụng và vẽ sơ đồ tư duy:

Từ khái niệm trung tâm QX vẽ các nhánh tiêu đề phụ như: khái niệm, đặc

điểm cấu trúc, hệ mở tự điều chỉnh, hệ có quá trình vận động phát triển đặc điểm

cấu trúc, hệ mở tự điều chỉnh, hệ có quá trình vận động phát triển. Từ các tiêu đề

phụ đó tiếp tục phát triển các nhánh dựa vào các kiến thức đã được học. Ví dụ: Từ

tiêu đề phụ đặc điểm cấu trúc sẽ phát triển các nhánh gồm thành phần loài, đa dạng

loài, sự phân bố của các loài trong không gian, cấu trúc dinh dưỡng.

Sơ đồ 2.5. Phát triển tư duy về quần xã sinh vật

57

+ Bước 4: Tổ chức HS tự vẽ và phát triển sơ đồ tư duy:

Tùy theo trình độ, tính sáng tạo của mỗi HS mà mức độ hoàn thiện sơ đồ có

thể khác nhau, sơ đồ chỉ với từ (mức thấp nhất) đến sơ đồ với cả từ và hình ảnh

(mức cao nhất). Ví dụ: Với nhánh tiêu đề phụ khái niệm QX, ngoài dùng từ để diễn

đạt khái niệm HS sẽ vẽ thêm sơ đồ quần xã; với nhánh tiêu đề phụ hệ luôn vận động

phát triển, ngoài dùng từ để diễn đạt, HS sẽ vẽ thêm hình mô tả diễn thế nguyên

sinh và diễn thế thứ sinh.

+ Bước 5: HS trưng bày sản phẩm, tổ chức thảo luận:

+ Bước 6: GV nhận xét, kết luận và củng cố cho học sinh:

GV chiếu sơ đồ hoàn chỉnh cho HS tham khảo (Sơ đồ 2.6).

58

Sơ đồ 2.6. Sơ đồ tư duy ôn tập chương Quần xã sinh vật

59

► Một số sơ đồ tư duy sử dụng ôn tập chương:

Sơ đồ tư duy ôn tập chương Quần thể sinh vật

Sơ đồ 2.7. Sơ đồ tư duy ôn tập chương Quần thể sinh vật

60

Sơ đồ tư duy ôn tập chương Hệ sinh thái - Sinh quyển.

Sơ đồ 2.8. Sơ đồ tư duy ôn tập chương Hệ sinh thái - Sinh quyển

61

2.2.4. Tổ chức bài ôn tập chương trong dạy học phần Sinh thái học.

Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học sinh học 12,

chúng tôi đã tiến hành xây dựng các bài tổng kết chương gồm: Chương II. Quần thể

sinh vật; Chương III. Quần xã sinh vật; Chương IV. Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh

thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên trong chương trình sinh học 12.

Do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ trình bày cách tổ chức bài ôn tập

chương II trong phần chính luận văn. Các bài ôn tập chương thuộc các chương còn

lại được đặt trong phần phụ lục.

ÔN TẬP CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT

I. Mục tiêu:

Qua ôn tập, học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Tóm tắt được kiến thức cốt lõi của chương quần thể: Khái niệm quần thể,

các đặc trưng, mối quan hệ cùng loài và biến động số lượng cá thể trong quần thể.

- Hệ thống hóa và phân tích được các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống

quần thể sinh vật.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tư duy phân tích, so sánh - liên hệ tương đồng, khái quát hóa,

kỹ năng thiết lập sơ đồ tư duy.

- Hoạt động nhóm và cá nhân.

3. Thái độ:

- Nhận thức sâu sắc được rằng QT là một tổ chức sống tương tự như một cơ

thể sống, cần được chăm sóc, bảo vệ. Từ đó, giáo dục cho HS ý thức, hành vi bảo

vệ môi trường thông qua bảo vệ các quần thể SV.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Đối với GV:

- Máy projector, máy vi tính (nếu có)

- Tranh ảnh, phim, bảng phụ liên quan đến bài dạy

2. Đối với HS:

- Hoàn thiện nội dung các bảng và sơ đồ ở SGK ở bài 65, phần ôn tập Sinh

thái học, cụ thể như sau:

62

Bảng 2.5. Đặc điểm của cấp độ Tổ chức sống quần thể sinh vật

Đặc điểm của QT Nội dung chínhKhái niệm

Các đặc

trưng cơ bản

Sự phân bốTỉ lệ giới tínhThành phần nhóm tuổiMật độ cá thểKích thước quần thể

Biến động số

lượng cá thể

trong QT

Các kiểu biến độngNguyên nhânSự điều chỉnh

Trạng thái cân bằng

Bảng 2.6. Đặc điểm của cấp độ tổ chức sống Cơ thể

Các dấu hiệu bản chất của cấp độ cơ thể Đặc tínhKhái niệmHệ mở, trao đổi vật chất và năng lượngHệ có khả năng tự điều chỉnhHệ có quá trình vận động và phát triển

- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy troki, bút màu.

III. Phương pháp dạy học:

- Tổ chức dạy học bằng biện pháp liên hệ tương đồng và hệ thống hóa bằng

bảng biểu và sơ đồ tư duy - tổng kết kiến thức.

- Báo cáo tổng kết của học sinh.

IV. Tiến trình tiết học:

1. Kiểm tra công việc ở nhà của học sinh:

Kiểm tra việc chuẩn bị bài ôn tập của học sinh để biết được mức độ nắm kiến

thức trong chương quần thể sinh vật của học sinh.

2. Hoạt động dạy học:

GV đặt vấn đề: Hệ thống sống là hệ mở, tự điều chỉnh, cân bằng động bảo đảm

thích ứng với môi trường và hệ luôn tiến hoá. Hệ thống sống được tổ chức theo nguyên

tắc thứ bậc lệ thuộc, bao gồm các cấp độ tổ chức chính: TB → CT → QT → QX →

SQ. Chúng ta đã nghiên cứu các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Tế bào, Cơ

thể. Vậy ở cấp Quần thể các dấu hiệu sống được thể hiện như thế nào qua các nội dung

của chương quần thể mà các em đã học? Tại sao ví cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể

trong quần thể tương tự như cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể người?

63

Hoạt động 1: Sử dụng bảng biểu để hệ thống hóa các dấu hiệu bản chất

của cấp tổ chức sống Quần thể sinh vật:

Mục tiêu:

Học sinh biết hệ thống các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần thể

sinh vật dưới dạng bảng hệ thống.

Hoạt động dạy - học:

Hoạt động dạy - học Nội dung- Giáo viên yêu cầu:

Dựa trên các kiến thức cốt lõi đã tóm tắt ở

bảng 1, 2 trong phần bài tập giao cho các em chuẩn bị

trước ở nhà, GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng hệ thống

các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần thể

sau đây:

Các dấu hiệu bản chất của

cấp tổ chức sống QTNội dung chính

Thành phần cấu tạoTính xác định về mặt không

gian và thời gianĐặc điểm cấu trúcHệ mở, trao đổi chất và năng

lượng với môi trườngHệ có khả năng tự điều chỉnhHệ luôn vận động, phát triển

GV gợi ý về nội dung: QT có quá trình vận

động phát triển qua nội dung của bài phần tiến hóa.

- Các nhóm hoàn thiện nội dung bảng hệ thống hóa

- Đại diện nhóm báo cáo

+ Tổ chức thảo luận.

+ Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận bằng cách

chiếu đáp án trên máy để lớp tham khảo. (Bảng 2.2)

Bảng hệ thống các dấu

hiệu bản chất của cấp tổ

chức sống Quần thể sinh vật.

Hoạt động 2: Sử dụng biện pháp so sánh liên hệ tương đồng để nắm vững

khái niệm QT là một tổ chức sống tương tự như một cơ thể sống.

Mục tiêu:

64

- Học sinh hiểu sâu sắc được rằng QT là một tổ chức sống tương tự như một

cơ thể sống, cần được chăm sóc, bảo vệ.

- Giáo dục cho HS ý thức, hành vi bảo vệ môi trường thông qua bảo vệ các

quần thể SV.

Hoạt động dạy - học:

Hoạt động dạy - học Nội dung* GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập với nội dung

như sau:

Dựa vào các kiến thức đã học và những hiểu biết thực

tế, em hãy hoàn thành nội dung bài tập sau:

1. Điền nội dung thích hợp vào các vị trí (1), (2), (3) và (4)

trong sơ đồ cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt ở người sau:

2

. Em hãy thiết lập sơ đồ thể hiện cơ chế tự điều chỉnh số

lượng cá thể của quần thể và lý giải vì sao số lượng cá

thể của quần thể được xem là một hằng số sinh học của

cấp độ tổ chức sống quần thể?

3. Tại sao nói: “ở vườn Quốc gia Cát Tiên, QT tê giác

một sừng chỉ có 6 - 7 con, nguy cơ diệt vong đối với QT

này là rất cao”?

4. Hiện nay, tại địa phương em có những quần thể động

vật, thực vật nào đang “lâm bệnh” (có số lượng cá thể

đang giảm sút trầm trọng). Hãy chỉ ra các nguyên nhân

bị bệnh của các quần thể đó. Theo em, có những phương

cách nào để điều trị bệnh cho các “cơ thể” quần thể đó?

- Các nhóm trao đổi hoàn thiện nội dung của bài tập.

- Sơ đồ điều chỉnh

thân nhiệt đầy đủ.

- Sơ đồ điều chỉnh số

lượng đầy đủ.

Nhiệt độ

cơ thể ổn định 37oC

Nhiệt độ tăng

Cơ chế tự điều chỉnh …………(1)……….………………………

Nhiệt độ giảm Nhiệt độ

cơ thể ổn định 37oC

Nhiệt độ giảm

Cơ chế tự điều chỉnh ………(2)………….

………………………

Nhiệt độ tăng

(3)

(4)

65

- Đại diện nhóm báo cáo

- Thảo luận lớp

- Giáo viên nhận xét, chính xác hóa kiến thức.

Đồng thời qua bài tập này, bước đầu rèn luyện cho

HS kỹ năng thiết lập mối quan hệ tương đồng giữa cấp

tổ chức sống cơ thể với các cấp tổ chức sống trên cơ thể

qua việc giải bài tập trên. GV nhắc lại các bước rèn

luyện như sau:

- Kiến thức cần ôn tập (kiến thức đích) đó là: QT có khả

năng tự điều chỉnh thông qua điều chỉnh các hằng số

sinh học của mình như số lượng cá thể trong QT.

- Nhận biết các đặc điểm kiến thức dùng làm tương đồng

(kiến thức nguồn) đó là: Khả năng tự điều chỉnh của cơ

thể người thông qua điều chỉnh thân nhiệt.

- Hướng dẫn HS nhận ra các dấu hiệu và mối quan hệ

tương đồng giữa kiến thức nguồn và kiến thức đích đó

là: khả năng điều hòa thân nhiệt ở cơ thể người tương

đồng với khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể ở cấp

quần thể.

- So sánh và rút ra kết luận về kiến thức cần lĩnh hội

(kiến thức đích) đó là: Quần thể là một tổ chức sống, có

khả năng tự điều chỉnh thông qua điều chỉnh số lượng cá

thể. Nếu số lượng cá thể giảm sút quá mức là dấu hiệu

“cơ thể” quần thể lâm bệnh, có thể dẫn đến “tử vong”.

Từ đó HS có ý thức trong việc bảo vệ các QT trong môi

trường. Kết quả:

66

Sơ đồ 2.9. Cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt ở người

Sơ đồ 2.10. Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của QT

Hoạt động 3: Sử dụng biện pháp thiết lập sơ đồ tư duy để xây dựng sơ đồ

tư duy về khái niệm QT là một tổ chức sống.

Mục tiêu:

- Học sinh biết hệ thống các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần thể

sinh vật dưới dạng sơ đồ tư duy.

- Rèn luyện kỹ năng thiết lập sơ đồ tư duy, tính sáng tạo.

Hoạt động dạy - học:

Nhiệt độ cơ thể ổn

định 37oC

Nhiệt độ tăng

Cơ chế tự điều chỉnh Cơ chế điều hòa thân nhiệt Nhiệt độ

giảmNhiệt độ cơ thể ổn

định 37oC

Nhiệt độ giảm

Cơ chế tự điều chỉnh Cơ chế điều hòa thân nhiệt Nhiệt độ

tăng

Cơ thể bị nhiễm bệnh

Cơ thể bị nhiễm bệnh

Số lượng cá thể/QT

ở trạng thái cân

bằng

Số lượng cá thể tăng

Cơ chế tự điều chỉnh Cơ chế điều hòa mật độ Số lượng cá

thể giảmSố lượng

cá thể/QT ở trạng thái cân

bằngSố lượng cá thể giảm

Cơ chế tự điều chỉnh Cơ chế điều hòa mật độ Số lượng cá

thể tăng

QT suy thoái và diệt vong

67

Hoạt động dạy - học Nội dung Đây là chương đầu tiên rèn luyện kỹ năng thiết lập

sơ đồ tư duy nên GV hướng dẫn HS quy trình vẽ sơ

dồ tư duy theo các bước sau:

+ Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm:

Có thể ghi từ QT hay vẽ hình một QT bất kỳ ở chính

giữa trang giấy (nếu sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư

duy, có thể chọn bất kỳ hình ảnh nào về 1 quần thể tự

nhiên).

+ Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ:

Thêm các tiêu đề phụ vào trung tâm: khái niệm QT,

cấu trúc, hệ mở trao đổi chất và năng lượng với môi

trưởng, khả năng tự điều chỉnh, luôn vận động và

phát triển.

+ Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý

chính:

Ví dụ trong tiêu đề phụ cấu trúc vẽ thêm các ý chính

như cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố của

các cá thể trong không gian…Lưu ý: phải phát triển

đầy đủ tiêu đề phụ cấu trúc trước khi bước qua tiêu đề

phụ thứ hai.

+ Bước 4: Có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các

ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng

vào trí nhớ tốt hơn:

Tùy vào tính sáng tạo của mỗi cá nhân, nhóm có thể

thêm hình ảnh. Ví dụ các ý chính như cấu trúc tuổi,

sự phân bố của các cá thể trong không gian…của tiêu

đề phụ cấu trúc có thể vẽ hình các dạng tháp tuổi,

hình các dạng phân bố.

- Các nhóm vẽ sơ đồ trên giấy troki

- Tổ chức thảo luận.

Thiết lập sơ đồ tư duy

hệ thống hóa chương

Quần thể .

(Sử dụng sơ đồ 2.7)

68

- Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận.

(Nếu có thời gian và phương tiện đầy đủ, GV có thể

hướng dẫn cho HS về cách sử dụng phần mềm vẽ sơ

đồ tư duy).

So sánh giữa cấp độ TCS cơ thể và cấp độ TCS quần thể

Hoạt động dạy - học Nội dung- Giáo viên yêu cầu:

+ Hoàn thành bảng so sánh giữa cấp độ tổ chức sống cơ

thể và cấp độ tổ chức sống quần thể.

+ Từ đó nêu nhận xét về các đặc tính của cấp độ quần

thể.

- Học sinh:

+ Hoàn thành bảng.

+ Tổ chức thảo luận.

+ Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận bằng cách

chiếu đáp án trên máy để lớp tham khảo.

Lập bảng so sánh giữa

cấp độ tổ chức sống cơ

thể và cấp độ tổ chức

sống quần thể.

Bảng 2.7. So sánh giữa cấp độ TCS cơ thể và cấp độ TCS quần thể

Đặc tính Cơ thể Quần thể

Khái niệm

Là một khối thống nhất bao

gồm nhiều cơ quan và hệ cơ

quan tạo thành

Là tập hợp các cá thể cùng

loài sống trong một vùng địa

lý nhất định, tại một thời

điểm nhất định

Hệ mở, trao đổi vật

chất và năng lượng

Có quá trình trao đổi vật

chất và năng lượng thông

qua con đường đồng hóa và

dị hóa các chất

Thực hiện hoạt động trao đổi

chất và năng lượng với môi

trường

Hệ có khả năng tự

điều chỉnh

Điều hòa và thống nhất mọi

hoạt động của các cơ quan

và hệ cơ quan là hoạt động

của hệ thần kinh và thể dịch,

đảm bảo duy trì trạng thái

nội cân bằng động.

Các đặc trưng cấu trúc của

quần thể như mật độ, tỷ lệ

đực cái, thành phần nhóm

tuổi … có bản chất như là

những hằng số sinh học được

quần thể điều chỉnh duy trì sự

69

ổn định của cả hệ thống.

Hệ có quá trình vận

động và phát triển

Có quá trình phát sinh, sinh

trưởng, phát triển và chết.

Có quá trình phát sinh, sinh

trưởng, phát triển và suy thoái

trong những điều kiện xác định.

Giáo viên kết luận: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một

loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất

định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Quần thể không phải là một

nhóm cá thể cùng loài được tập hợp lại một cách ngẫu nhiên, trong một thời gian ngắn,

mà là một đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên, có một lịch sử phát triển lâu dài, thích

nghi với môi trường sống. Quần thể sinh vật cũng là một cấp độ tổ chức sống giống

như cơ thể bởi nó cũng có các chức năng giống như một cơ thể sống như trao đổi vật

chất và năng lượng, tự điều chỉnh, có quá trình vận động và phát triển.

V. Củng cố

Em hãy trình bày lại các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống quần thể.

VI. Hướng dẫn về nhà

Mỗi em vẽ 1 sơ đồ tư duy về quần thể sinh vật.

70

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Nhằm đánh giá hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng các biện pháp tổ chức

bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12.

3.2. Phương pháp thực nghiệm

3.2.1. Chọn trường thực nghiệm

Chúng tôi chọn 2 trường THPT thuộc Tỉnh Nghệ An để thực nghiệm.

- Trường THPT Thanh Chương I, Nghệ An.

- Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, Nghệ An.

3.2.2. Các bước thực nghiệm

- Thời gian: Từ 04/04/2012 đến 04/05/2012.

- Mỗi lớp được chọn tiến hành dạy 2 bài trong 2 tiết:

+ Bài ôn tập chương III. Quần xã sinh vật.

+ Bài ôn tập chương IV. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.

- Lớp thực nghiệm sử dụng một giáo án thiết kế theo các biện pháp ôn tập

chương đã đề xuất; lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống.

- Các lớp ở mỗi trường được dạy với cùng một giáo viên, đồng đều về thời

gian, nội dung kiến thức và hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết dạy.

3.2.3. Xử lý số liệu

Số liệu thống kê được xử lý theo các tham số: trung bình cộng ( X ), sai số

trung bình cộng (m), phương sai (S2), độ lệch chuẩn (S), hệ số biến thiên (Cv %), độ

tin cậy (td).

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách

71

Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra

Lần

kiểm

tra

Nhóm

lớp

Số

bài

Điểm số (Xi)

2 3 4 5 6 7 8 9 10

1

TN 88 0 2 2 7 13 23 25 12 4ĐC 90 2 3 6 15 22 26 10 5 1

2

TN 88 0 0 3 8 15 20 27 11 4ĐC 90 0 4 7 14 23 27 9 6 0

3

TN 88 0 1 2 7 11 22 26 13 6ĐC 90 1 4 5 16 23 25 13 3 1

Tổng

cộng

TN 264 0 3 7 22 39 65 78 36 14ĐC 270 3 11 18 45 67 78 32 14 2

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất

Nhóm

lớp

Số

bài

(n)

% số HS đạt điểm Xi

2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 264 0 1.14 2.65 8.33 14.77 24.62 29.55 13.64 5.30

ĐC 270 1.11 4.07 6,67 16.67 24.81 28.89 11.85 5.19 0.74

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất luỹ tích

Nhóm

lớp

Số

bài

(n)

% số HS đạt điểm Xi trở xuống

2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 264 0 1.14 3.79 12.12 26.89 51.51 81.06 94.70 100

ĐC 270 1.11 5.18 11.85 28.52 53.33 82.22 94.07 99.26 100

Từ bảng 3.3, chúng tôi vẽ đường luỹ tích của lớp TN và ĐC như sau: (Trục

tung chỉ % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số)

72

Đồ thị 3.1. Đường luỹ tích - Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng

Nhóm lớpCác tham số đặc trưng

X ± m S Cv(%) td

TN 7.29± 0.09 1.46 20.02

8.14ĐC 6.24±0.09 1.51 24.19

Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, chúng tôi có

một số nhận xét như sau:

- Điểm số trung bình X của các lớp TN (7,29) cao hơn so với lớp ĐC (6,24)

trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (20,02%) thấp hơn hệ số biến thiên ở

nhóm lớp ĐC (24,19%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC.

- Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (3,79%) chiếm tỉ lệ thấp hơn

lớp ĐC (11,85%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (49,49%) lớn hơn

nhiều so với lớp ĐC (17,78%).

- Đường luỹ tích ứng với lớp TN luôn nằm về phía bên phải và phía dưới

đường luỹ tích ứng với lớp ĐC.

Để khẳng định lại những kết quả trên, tôi tính đại lượng kiểm định td.

Đại lượng kiểm định td = 8.14 với bậc tự do f = 264 + 270 – 2= 532. Tra bảng

Studen với mức ý nghĩa α = 0,05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là

73

tα=1,96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý

nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu

nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN.

3.3.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Thanh Chương I

Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra

Lần

kiểm

tra

Nhóm

lớp

Số bài

kiểm

tra (n)

Số HS đạt điểm Xi

2 3 4 5 6 7 8 9 10

1TN 90 0 0 2 6 11 19 27 17 8

ĐC 92 0 1 3 14 25 26 12 8 3

2TN 90 0 0 1 7 13 21 32 12 4

ĐC 90 1 2 3 17 20 28 15 4 0

3TN 90 0 0 1 4 12 18 30 16 9

ĐC 92 1 2 3 15 24 30 11 6 0Tổng

cộng

TN 270 0 0 4 17 36 58 89 45 21

ĐC 274 2 5 9 46 69 84 38 18 3Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất

Nhóm

lớp

Số bài

(n)

% số HS đạt điểm Xi

2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 270 0 0 1.48 6.30 13.33 21.48 32.96 16.67 7.78

ĐC 274 0.73 1.82 3.28 16.79 25.18 30.66 13.14 7.31 1.09

Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất luỹ tích

Nhóm

lớp

Số bài

(n)

% số HS đạt điểm Xi trở xuống

2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 270 0 0 1.48 7.78 21.11 42.59 75.55 92.22 100

ĐC 274 0.73 2.55 5.83 22.62 47.80 78.45 91.60 98.91 100

Từ bảng 3.7, chúng tôi vẽ đường luỹ tích của lớp TN và ĐC như sau: (Trục

tung chỉ % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số).

74

Đồ thị 3.2. Đường luỹ tích - Trường THPT Thanh Chương I

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng

Nhóm lớpCác tham số đặc trưng

X ± m S Cv(%) td

TN 7,67±0,08 1,37 17,68

10,24ĐC 6,45±0,08 1,40 21,70

Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Thanh Chương I, chúng tôi có

một số nhận xét như sau:

- Điểm số trung bình X của các lớp TN (7,67) cao hơn so với lớp ĐC (6,45)

trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (17,68%) thấp hơn hệ số biến thiên ở

nhóm lớp ĐC (21,70%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC.

- Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (1,48%) chiếm tỉ lệ thấp hơn

lớp ĐC (5,83%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (57,40%) lớn hơn

nhiều so với lớp ĐC (21,53%).

- Đường luỹ tích ứng với lớp TN luôn nằm về phía bên phải và phía dưới

đường luỹ tích ứng với lớp ĐC.

Để khẳng định lại những kết quả trên, tôi tính đại lượng kiểm định td.

Đại lượng kiểm định td = 10.24 với bậc tự do f = 270 + 274 – 2 = 542. Tra

bảng Studen với mức ý nghĩa α = 0,05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là

75

tα = 1,96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý

nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu

nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN.

3.4. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức bài ôn tập chương phần Sinh

thái học bậc THPT

3.4.1. Về mặt định lượng

Qua kết quả thực nghiệm đã được xử lí, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Thực nghiệm thực hiện ở 2 trường với chất lượng khác nhau nhưng kết quả

ở cả 2 trường đều cho thấy điểm số trung bình (X) của các lớp TN cao hơn lớp ĐC,

tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC còn tỉ lệ học sinh yếu kém thì

ngược lại. Điều đó khẳng định khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN

tốt hơn lớp ĐC.

Kết quả điểm trung bình và tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở các lớp ĐC và TN của

trường Thanh Chương I đều cao hơn hẳn so với trường Nguyễn Sỹ Sách. Điều này

phản ánh đúng chất lượng học sinh ở 2 trường.

- Độ biến thiên ở các lớp TN, ĐC ở cả 2 trường dao động trong khoảng từ 17

đến 25, là mức độ dao động trung bình có thể chấp nhận được.

- Ở cả 2 trường đều có td ≥ tα nên sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình ở

lớp TN và ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, việc sử dụng các biện pháp tích cực trong ôn tập chương đã đem lại

hiệu quả thiết thực, giúp học sinh không chỉ củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa tri thức

và vận dụng tốt kiến thức mà còn rèn luyện được một số kĩ năng như kĩ năng quan

sát, phân tích các thông tin liên quan, kĩ năng tổng hợp, kỹ năng tư duy lôgic. Đồng

thời giúp học sinh phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng

cường hứng thú học tập của các em.

3.4.2. Về mặt định tính

Thông qua thực nghiệm cho thấy việc tổ chức bài ôn tập tổng kết chương đã

có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức, tạo được hứng thú trong học tập và

khắc sâu kiến thức cho học sinh cụ thể là:

76

- Các lớp thực nghiệm không khí lớp học sôi nổi, các em có trách nhiệm với

việc học của mình, hầu hết các em trong lớp đều tham gia tích cực xây dựng và giải

quyết các vấn đề ôn tập.

- Việc giao bài tập trước cho các nhóm ôn tập đã giúp các em tạo được thói

quen tự giải quyết vấn đề, tranh luận trong nhóm và giữa các nhóm và luôn sẵn sàng

giải quyết những tình huống trong học tập.

- Việc nắm vững và khắc sâu tri thức một cách hệ thống đã giúp các lớp thực

nghiệm vận dụng làm đúng trong các bài kiểm tra cao hơn so với các lớp đối chứng.

77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đạt được

những kết quả sau:

1.1. Kết quả khảo sát thực tiễn việc tổ chức bài ôn tập chương phần Sinh thái

học - Sinh học 12 cho thấy: Việc sử dụng các biện pháp tích cực tổ chức ôn tập cho

HS chưa được GV quan tâm đúng mức, mà GV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đôi

khi mang tính chất hình thức, chưa thực sự chủ động có những biện pháp để hướng

dẫn học sinh ôn tập một cách có hiệu quả.

1.2. Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh thái học - Sinh học 12,

chúng tôi thấy việc tổ chức các bài ôn tập chương là rất cần thiết. Do vậy, chúng tôi

đã xây dựng được 3 bài ôn tập chương:

- Chương II: Quần thể sinh vật.

- Chương III: Quần xã sinh vật.

- Chương IV: Hệ sinh thái, Sinh quyển và Sinh thái học với quản lí tài

nguyên thiên nhiên.

1.3. Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất các

biện pháp nâng cao hiệu quả bài ôn tập chương (biện pháp lập bảng biểu, biện pháp

xây dựng sơ đồ tư duy, biện pháp so sánh - ẩn dụ), trong mỗi biện pháp chúng tôi

đều đưa ra quy trình thực hiện và ví dụ minh hoạ cách thực hiện cho từng biện

pháp. Để tổ chức ôn tập cho học sinh có hiệu quả cần kết hợp chặt chẽ giữa hoạt

động ôn tập với các hoạt động học tập khác, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động ôn tập

trên lớp với hoạt động ôn tập ở nhà, kết hợp chặt chẽ giữa cách thức tổ chức của

giáo viên và cách thực hiện của học sinh.

1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi và giá trị của

các biện pháp tổ chức bài ôn tập chương cho học sinh trong dạy học, góp phần nâng

cao hiệu quả trong ôn tập phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT và khẳng định

tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đưa ra.

78

2. Kiến nghị

2.1. Trong dạy học việc tổ chức cho học sinh ôn tập, tổng kết đóng một vai

trò hết sức quan trọng. Vì vậy, nhất thiết trong quá trình dạy học phải đề cao bài ôn

tập chương.

2.2. Cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp và các biện pháp

tổ chức bài ôn tập chương nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức cho học sinh, góp

phần nâng cao hiệu quả dạy và học sinh học ở trường THPT hiện nay.

2.3. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ mới thiết kế các hoạt động ôn tập

để dạy bài ôn tập chương phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông. Trên cơ sở

kết quả nghiên cứu đề tài này, có thể triển khai hướng nghiên cứu của đề tài với các

nội dung Sinh học khác.

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Tuấn Anh (2000), “Rèn luyện khả năng khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự

cho học sinh trung học”, Tạp chí Giáo viên và Nhà trường, (30), tr.7.2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học, NXB

Giáo dục, Hà Nội.3. Đinh Quang Báo (chủ biên), Dương Minh Lam, Trần Khánh Ngọc, Nguyễn Văn

An (2009), Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh học – Trung học phổ thông,

NXB ĐHSP, Hà Nội.4. Tony & Barry Buzan (Lê Huy Lâm dịch) (2010), Bản đồ tư duy, NXB tổng hợp,

TP Hồ Chí Minh.5. Nguyễn Phúc Chỉnh (2002), Vận dụng lý thuyết cấu trúc – hệ thống để nâng cao chất

lượng dạy học Sinh học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Hà Nội.6. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa

học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.7. Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn Minh, Đặng Thị

Dạ Thủy (2005), Một số vấn đề dạy học sinh học ở trường THPT, NXB Giáo

dục, Hà Nội.8. Vương Tất Đạt (2000), Logic học đại cương, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.9. Lê Hồng Điệp (2007), Vận dụng quan điểm hệ thống trong thiết kế và dạy học ôn

tập chương phần sinh học tế bào lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học,

Trường ĐHSP, Hà Nội.10. Đỗ Thị Hà (2002), Sử dụng tiếp cận hệ thống hình thành khái niệm Sinh thái

học trong chương trình sinh học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ

khoa học giáo dục, Trường ĐHSP, Hà Nội.11. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2001), “Phương pháp ôn tập luyện tập”, Tự học, (18),

tr. 24 - 25.12. Lê Thị Ngọc Hoa (2008), Hệ thống hóa nội dung khái niệm cấp độ cơ thể trong

dạy học sinh học 11, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế.13. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học

sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.14. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách

giáo khoa, NXB Trường ĐHSP, Hà Nội.15. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lí học

lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.16. Nguyễn Văn Hồng (2006), “Sử dụng tương tự trong dạy học”, Tạp chí giáo dục,

(137), tr. 29-30.

80

17. Ngô Văn Hưng (2005), Giới thiệu đề thi và đáp án thi chọn học sinh giỏi quốc

gia môn Sinh, NXB Đại học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh.18. N. M. Iacôlep (1978), Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong nhà trường phổ

thông – tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 19. Adam Khoo (Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy dịch) (2009), Tôi tài giỏi -

bạn cũng thế, NXB Phụ nữ, Hà Nội.20. Nguyễn Thị Thùy Liên (2009), Tổ chức dạy học bài tổng kết chương quán triệt

quan điểm hệ thống để hình thành khái niệm cấp độ cơ thể trong dạy học sinh

học 11 nâng cao THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế.21. Nguyễn Phú Lộc (2004), “ Sử dụng tương tự trong dạy học toán học”, Tạp chí

giáo dục, (87), tr. 15-16.22. Hoàng Thị Lợi (2006), Biện pháp rèn luyện kỹ năng ôn tập cho học sinh trường

phổ thông dân tộc nội trú, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư

phạm, Hà Nội.23. Phạm Thị Kiều Nga (2011), Hệ thống hóa nội dung theo hướng hình thành

khái niệm hệ trên cơ thể trong dạy học phần Sinh thái học 12, Luận văn thạc sĩ

Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế.24. Nguyễn Thị Nghĩa (2008), “Vận dụng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong dạy học

Sinh học 11”, Tạp chí giáo dục, (23), tr 24-26.25. Đào Nguyên (2004), Sử dụng phương pháp graph kết hợp một số biện pháp

nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết hoá học 11 THPT , Luận văn Thạc sĩ

Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế. 26. W.D.Phillíp T.J.Chilton (Nguyễn Bá, Nguyễn Mộng Hùng dịch) (1997), Sinh

học tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.27. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương - Tập II, NXB Giáo

dục, Hà Nội.28. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.29. Vũ Trung Tạng (2011), Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học trung học phổ thông -

Sinh thái học, NXB Giáo dục, Hà Nội.30. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Nguyễn Văn Duệ, Dương Tiến Sỹ (2002), Dạy

học sinh học ở trường THPT (Tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.31. Lê Như Thảo (2009), Tổ chức hoạt động dạy học các bài ôn tập văn học sử ở

trường THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế.32. Dương Hữu Thời (1998), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

81

33. Đặng Thị Dạ Thủy (2009), Hình thành khái niệm về các cấp độ tổ chức sống

trên cơ thể trong dạy học phần “Giới thiệu chung về thế giới sống” ở trung

học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Hà Nội.34. Nguyễn Tin (2007), Tổ chức các bài tổng kết chương trong dạy học sinh học 10

THPT, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế. 35. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học

giáo dục, NXB Trường ĐHSP, Hà Nội.36. Lê Đình Trung (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sinh học 12,

NXB Trường ĐHSP, Hà Nội.37. Lê Đình Trung (2010), Tự học, tự kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sinh

học 12, NXB Trường ĐHSP, Hà Nội.38. Nguyễn Quang Vinh - Trần Doãn Bách - Trần Bá Hoành (1980), Lý luận dạy

học sinh học - Tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.39. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng Chủ biên), Vũ Đức Lưu (

đồng Chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2008), Sinh

học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.40. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền,Vũ Đức Lưu (đồng Chủ biên),

Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Phạm Lê Phương Nga, Vũ Trung Tạng

(2008), Sách giáo viên sinh học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

82

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài khoa học giáo dục về phương pháp giảng

dạy bộ môn Sinh học. Để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi kính mong quý

Thầy, Cô vui lòng đánh dấu (x) vào ô mà theo quý Thầy, Cô là phù hợp nhất.

1. Thầy cô thường tổ chức bài ôn tập tổng kết chương cho học sinh vào

thời gian nào?

Số

TT

Thời gian tổ

chức

Mức sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảngKhông sử

dụng

1 Sau mỗi chương

2Sau mỗi phần của

chương trình

3 Cuối mỗi học kỳ

2. Trong quá trình dạy bài ôn tập chương phần Sinh thái học thầy cô đã sử

dụng những biện pháp nào?

Số

TT

Các biện pháp tổ

chức ôn tập

Mức sử dụngThường

xuyên

Thỉnh

thoảngHiếm khi

Không sử

dụng

1Hướng dẫn HS trả lời

câu hỏi

2

Hướng dẫn HS đọc

sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo

3

Hệ thống hoá kiến

thức cho HS bằng

cách xây dựng bảng

biểu, sơ đồ4 Hướng dẫn HS xây

P 1

dựng dàn ý tóm tắt

bài học

5Sử dụng hệ thống câu

hỏi trắc nghiệm

6Hướng dẫn HS giải

bài tập

7Bổ túc kiến thức cho

HS

8Sử dụng biện pháp

liên hệ tương đồng

9Giới hạn một số bài

cho HS tự ôn tập

10Tổ chức trò chơi ô

chữ

Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô!

P 2

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Các em vui lòng đánh dấu (√ ) vào lựa chọn mà em cho là phù hợp nhất.

Câu hỏi: Em thường sử dụng hình thức nào để ôn tập kiến thức phần

Sinh thái học?

Số

TTCác hình thức ôn tập

Mức sử dụngThường

xuyênThỉnh thoảng

Không

sử dụng

1 Học thuộc lòng trong vở ghi

2Tái hiện lại bài học bằng

cách lập dàn ý

3Học cả vở ghi cả sách giáo

khoa, sau đó lập dàn ý

4 Lập sơ đồ hệ thống hoá

5 Lập bảng tóm tắt

6 Trả lời các câu hỏi ôn tập

7 Thảo luận với bạn

8 Đọc thêm tài liệu tham khảo

Xin chân thành cảm ơn các em!

P 3

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ GIÁO ÁN ÔN TẬP CHƯƠNG

ÔN TẬP CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT

I. Mục tiêu:

Qua ôn tập, học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Tóm tắt được kiến thức cốt lõi của chương quần xã: Khái niệm quần xã, các

đặc trưng, các mối quan hệ của các loài, mối quan hệ dinh dưỡng và diễn thế sinh thái.

- Hệ thống hóa và phân tích được các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống

quần xã sinh vật.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tư duy phân tích, so sánh - liên hệ tương đồng, khái quát hóa,

kỹ năng thiết lập sơ đồ tư duy.

- Hoạt động nhóm và cá nhân.

3. Thái độ:

- Nhận thức sâu sắc được rằng QX là một tổ chức sống tương tự như một cơ

thể sống, cần được chăm sóc, bảo vệ. Từ đó, giáo dục cho HS ý thức, hành vi bảo

vệ môi trường thông qua bảo vệ các quần xã SV.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Đối với GV:

- Máy projector, máy vi tính (nếu có).

- Tranh ảnh, phim, bảng phụ liên quan đến bài dạy.

2. Đối với HS:

- Hoàn thiện nội dung các bảng và sơ đồ ở SGK ở bài 65, phần ôn tập Sinh

thái học, cụ thể như sau:

P 4

Bảng P.1. Đặc điểm của cấp độ tổ chức sống quần xã sinh vật

Đặc điểm của QX Nội dung chínhKhái niệm

Các đặc trưng

cơ bản

Thành phần loàiĐa dạng loài

Sự phân bố các loài

Mối quan hệ

giữa các loài

trong QX

Hỗ trợ

Đối kháng

Diễn thế sinh

thái

Nguyên nhân

Các dạng diễn thế

Xu hướng biến đổi

trong quá trình diễn thế

Bảng P.2. Đặc điểm của cấp độ tổ chức sống Cơ thể

Các dấu hiệu bản chất của cấp độ cơ thể Đặc tính Cơ thểKhái niệmHệ mở, trao đổi vật chất và

năng lượngHệ có khả năng tự điều chỉnhHệ có quá trình vận động và

phát triển- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy troki, bút màu.

III. Phương pháp dạy học:

- Tổ chức dạy học bằng biện pháp liên hệ tương đồng và hệ thống hóa bằng

bảng biểu và sơ đồ tư duy – tổng kết kiến thức.

- Báo cáo tổng kết của học sinh

IV. Tiến trình tiết học:

1. Kiểm tra công việc ở nhà của học sinh:

P 5

Kiểm tra việc chuẩn bị bài ôn tập của học sinh để biết được mức độ nắm kiến

thức trong chương quần xã sinh vật của học sinh.

2. Hoạt động dạy học:

GV đặt vấn đề: Cũng giống như TB, CT và QT, QX cũng là một cấp độ tổ

chức sống. Vậy, ở cấp QX các dấu hiệu sống được thể hiện như thế nào qua các nội

dung của chương quần xã mà các em đã học? Vì sao có thể ví nhập một loài sinh

vật lạ vào một quần xã cũng giống như ghép nội tạng ở người?

Hoạt động 1: Sử dụng bảng biểu để hệ thống hóa các dấu hiệu bản chất

của cấp tổ chức sống Quần xã sinh vật.

Mục tiêu:

Học sinh biết hệ thống các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần xã

sinh vật dưới dạng bảng hệ thống.

Hoạt động dạy - học Nội dung- Giáo viên yêu cầu:

Dựa trên các kiến thức cốt lõi đã tóm tắt ở bảng 1, 2

và 3 trong phần bài tập giao cho các em chuẩn bị

trước ở nhà, GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng hệ

thống các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống

Quần thể sau đây:

Các dấu hiệu bản chất

của cấp tổ chức sống QXNội dung chính

Thành phần cấu tạoTính xác định về mặt không

gian và thời gianĐặc điểm cấu trúcHệ mở, trao đổi chất và năng

lượng với môi trườngHệ có khả năng tự điều chỉnhHệ luôn vận động, phát triển

GV gợi ý về nội dung: QX có quá trình vận động phát

triển qua nội dung của bài phần tiến hóa.

- Các nhóm hoàn thiện nội dung bảng hệ thống hóa.

- Đại diện nhóm báo cáo.

Bảng hệ thống các dấu

hiệu bản chất của cấp tổ

chức sống Quần xã sinh

vật.

P 6

+ Tổ chức thảo luận.

+ Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận bằng cách

chiếu đáp án trên máy để lớp tham khảo. (Bảng 2.3)

Hoạt động 2: Sử dụng biện pháp so sánh liên hệ tương đồng để nắm vững

khái niệm QX là một tổ chức sống tương tự như một cơ thể sống.

Mục tiêu:

- Học sinh hiểu sâu sắc được rằng QX là một tổ chức sống tương tự như một

cơ thể sống, cần được chăm sóc, bảo vệ.

- Giáo dục cho HS ý thức, hành vi bảo vệ môi trường thông qua bảo vệ các

quần xã SV.

Hoạt động dạy - học Nội dungGV yêu cầu HS hoàn thành bài tập với nội dung như sau:

Dựa vào các kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế,

em hãy hoàn thành nội dung bài tập sau:

1.Vì sao có thể ví nhập một loài sinh vật lạ vào một quần

xã cũng giống như ghép nội tạng ở người? Lấy ví dụ

minh họa.

2.Giải thích các nhận định sau: “Sự tiêu diệt một hay

nhiều loài trong quần xã tương tự như việc cắt bỏ một hay

nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể, làm ảnh hưởng đến

chức năng sống của quần xã” hay “sự phát triển của các

loài xâm hại trong quần xã tương tự như sự phát triển của

các khối u ác tính trong cơ thể”.

* GV gợi ý cho HS :

- Sử dụng thao tác phân tích, tổng hợp để phát hiện đặc

điểm của các mối quan hệ trong quần xã.

- Vận dụng các kiến thức đã học để so sánh, nhận biết các

đặc điểm tương đồng giữa cơ thể và quần xã.

- Từ đó rút ra nhận xét về vai trò các mối quan hệ trong

quần xã.

* HS:

- Vai trò mối quan hệ

giữa các cơ quan bộ

phận trong cơ thể.

- Vai trò các mối

quan hệ giữa các loài

trong quần xã.

P 7

- Các nhóm trao đổi hoàn thiện nội dung của bài tập.

- Đại diện nhóm báo cáo

- Thảo luận lớp

- Giáo viên nhận xét, chính xác hóa kiến thức.

+ Kiến thức cần ôn tập (kiến thức đích) đó là: Cấu trúc

của Quần xã sinh vật phụ thuộc vào các loài sinh vật cấu

thành quần xã đó.

+ Nhận biết các đặc điểm kiến thức dùng làm tương

đồng (kiến thức nguồn) đó là: Cấu trúc của cơ thể phụ

thuộc vào các cơ quan, hệ cơ quan cấu thành cơ thể.

+ Hướng dẫn HS nhận ra các dấu hiệu và mối quan hệ

tương đồng giữa kiến thức nguồn và kiến thức đích đó là:

khi nhập một loài sinh vật lạ vào một quần xã cũng giống

như ghép nội tạng ở người, hay khi tiêu diệt một hay

nhiều loài trong quần xã cũng tương tự như việc cắt bỏ

một hay nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể.

+ So sánh và rút ra kết luận về kiến thức cần lĩnh hội

(kiến thức đích) đó là: QX là một hệ sống nên khi đưa

vào một loài mới hay tiêu diệt một loài trong QX thì:

=> Làm biến đổi tương quan kiểu gen trong từng QT

hiện có của QX ảnh hưởng tới thành phần loài và số lượng

cá thể trong mỗi loài với tính đa dạng sinh học của nó.

=> Thay đổi mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

làm thay đổi các hằng số sinh học.

=> Khả năng tự điều chỉnh của quần xã dựa trên hiện

tượng khống chế sinh học. Nếu như một loài nào đó bùng

nổ số lượng nằm trong ngưỡng tự điều chỉnh của quần xã

thì quần xã tồn tại, nếu sự tác động vào quần xã vượt quá

giới hạn, quần xã sẽ không thể tự điều chỉnh và hậu quả

là chúng bị phân hủy.

P 8

Hoạt động 3: Sử dụng biện pháp thiết lập sơ đồ tư duy để xây dựng sơ đồ

tư duy về khái niệm QX là một tổ chức sống.

Mục tiêu:

- Học sinh biết hệ thống các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống Quần xã

sinh vật dưới dạng sơ đồ tư duy.

- Rèn luyện kỹ năng thiết lập sơ đồ tư duy, tính sáng tạo.

Hoạt động dạy - học Nội dungTương tự như chương II, GV hướng dẫn HS quy trình

vẽ sơ dồ tư duy theo các bước sau:

+ Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm

Có thể ghi từ QX hay vẽ hình một QX bất kỳ ở chính

giữa trang giấy (nếu sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư

duy, có thể chọn bất kỳ hình ảnh nào về quần xã).

+ Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ

Thêm các tiêu đề phụ vào trung tâm: khái niệm QX,

cấu trúc, hệ mở trao đổi chất và năng lượng với môi

trưởng, khả năng tự điều chỉnh, luôn vận động và

phát triển.

+ Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý

chính.

Ví dụ trong tiêu đề phụ cấu trúc vẽ thêm các ý chính

như thành phần loài, đa dạng loài, sự phân bố của các

loài trong không gian…Lưu ý: phải phát triển đầy đủ

tiêu đề phụ cấu trúc trước khi bước qua tiêu đề phụ

thứ hai.

+ Bước 4: Có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp

các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu

chúng vào trí nhớ tốt hơn.

Tùy vào tính sáng tạo của mỗi cá nhân, nhóm có thể

thêm hình ảnh.

- Các nhóm vẽ sơ đồ trên giấy troki.

* Thiết lập sơ đồ tư duy

hệ thống hóa chương

Quần xã.

(Sử dụng sơ đồ 2.6)

P 9

- Tổ chức thảo luận.

- Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận.

- Giáo viên chiếu một đáp án cụ thể trên máy cho HS

tham khảo (Sơ đồ 2.6). So sánh giữa cấp độ TCS cơ thể và cấp độ TCS quần xã

Hoạt động dạy - học Nội dung- Giáo viên yêu cầu:

+ Hoàn thành bảng so sánh giữa cấp độ tổ chức sống

cơ thể và cấp độ tổ chức sống quần xã.

+ Từ đó nêu nhận xét về các đặc tính của cấp độ quần

xã.

- Học sinh:

+ Hoàn thành bảng.

+ Tổ chức thảo luận.

+ Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận bằng cách

chiếu đáp án trên máy để lớp tham khảo.

Lập bảng so sánh giữa

cấp độ tổ chức sống cơ

thể và cấp độ tổ chức

sống quần xã.

Bảng P.3. So sánh giữa cấp độ TCS cơ thể và cấp độ TCS quần xã

Đặc tính Cơ thể Quần xã

Khái niệm

Là một khối thống nhất bao

gồm nhiều cơ quan và hệ cơ

quan tạo thành

Là tổ hợp các quần thể sinh

vật thuộc các loài khác nhau

Hệ mở, trao đổi

vật chất và năng

lượng

Có quá trình trao đổi vật

chất và năng lượng thông

qua con đường đồng hóa và

dị hóa các chất

Chu trình tuần hoàn vật chất

là biểu hiện của quá trình trao

đổi chất và năng lượng giữa

quần xã với sinh cảnh, thông

qua quá trình “đồng hóa” và

“dị hóa”Hệ có khả năng

tự điều chỉnh

Điều hòa và thống nhất mọi

hoạt động của các cơ quan

và hệ cơ quan là hoạt động

của hệ thần kinh và thể dịch,

đảm bảo duy trì trạng thái

Các đặc trưng sinh học của

quần xã như: thành phần loài,

độ đa dạng, sự phân bố của

các loài trong không gian,

quan hệ dinh dưỡng của quần

P 10

nội cân bằng động. xã … có bản chất như là

những hằng số sinh học được

quần xã điều chỉnh duy trì sự

ổn định của cả hệ thống.

Hệ có quá trình

vận động và

phát triển

Có quá trình phát sinh, sinh

trưởng, phát triển và chết.

Có quá trình vận động phát

triển. Diễn thế sinh thái là quá

trình phát triển tiến hóa của

quần xã, trong đó có sự thay

thế lần lượt của quần xã này

bằng quần xã khác để có được

quần xã cuối cùng tương đối

ổn định. Giáo viên kết luận:

Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng

sống trong không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó

với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

Quần xã sinh vật cũng là một cấp độ tổ chức sống giống như cơ thể bởi nó cũng có

các chức năng giống như một cơ thể sống như trao đổi vật chất và năng lượng, tự

điều chỉnh, có quá trình phát sinh, sinh trưởng, phát triển và tiến hóa…

V. Củng cố

Em hãy trình bày lại các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống quần xã.

VI. Hướng dẫn về nhà

Mỗi em vẽ 1 sơ đồ tư duy về quần xã sinh vật.

ÔN TẬP CHƯƠNG IV. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Mục tiêu:

Qua ôn tập, học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Tóm tắt được kiến thức cốt lõi của chương hệ sinh thái, sinh quyển và bảo

vệ môi trường: khái niệm hệ sinh thái - sinh quyển, các đặc trưng, các chu trình sinh

địa hóa, dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

P 11

- Hệ thống hóa và phân tích được các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống

sinh quyển.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tư duy phân tích, so sánh - liên hệ tương đồng, khái quát hóa,

kỹ năng thiết lập sơ đồ tư duy.

- Hoạt động nhóm và cá nhân.

3. Thái độ:

- Nhận thức sâu sắc được rằng SQ là một tổ chức sống tương tự như một cơ

thể sống, cần được chăm sóc, bảo vệ. Từ đó, giáo dục cho HS ý thức, hành vi bảo

vệ môi trường thông qua bảo vệ SQ.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Đối với GV:

- Máy projector, máy vi tính (nếu có)

- Tranh ảnh, phim, bảng phụ liên quan đến bài dạy.

2. Đối với HS:

- Hoàn thiện nội dung các bảng sau và sơ đồ ở SGK ở bài 65, phần ôn tập

Sinh thái học, cụ thể như sau:

Bảng P.4. Đặc điểm của cấp độ tổ chức sống SQ

Đặc điểm của SQ Nội dung chínhKhái niệm

Các đặc trưng

cơ bản

Mối quan hệ sinh họcDinh dưỡng

Đa dạng sinh học

Các chu trình

sinh địa hóa

Chu trình nướcChu trình cacbon

Chu trình nitơChu trình phôtpho

Bảng P.5. Đặc điểm của cấp độ tổ chức sống Cơ thể

Các dấu hiệu bản chất của cấp độ cơ thể Đặc tính Cơ thểKhái niệmHệ mở, trao đổi vật chất và

năng lượngHệ có khả năng tự điều chỉnhHệ có quá trình vận động và

P 12

phát triển- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy troki, bút màu.

III. Phương pháp dạy học:

- Tổ chức dạy học bằng biện pháp liên hệ tương đồng và hệ thống hóa bằng

bảng biểu và sơ đồ tư duy – tổng kết kiến thức.

- Báo cáo tổng kết của học sinh.

IV. Tiến trình tiết học:

1. Kiểm tra công việc ở nhà của học sinh:

Kiểm tra việc chuẩn bị bài ôn tập của học sinh để biết được mức độ nắm kiến

thức trong chương hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường của học sinh.

2. Hoạt động dạy học:

GV đặt vấn đề: Cũng giống như TB, CT, QT và QX, SQ cũng là một cấp độ

tổ chức sống. Vậy, ở cấp SQ các dấu hiệu sống được thể hiện như thế nào qua các

nội dung của chương hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường mà các em đã

học? Và tại sao “cơ thể” SQ hiện nay đang ngày càng lâm bệnh nặng hơn?

Hoạt động 1: Sử dụng bảng biểu để hệ thống hóa các dấu hiệu bản chất

của cấp tổ chức sống SQ.

Mục tiêu:

Học sinh biết hệ thống các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống SQ dưới

dạng bảng hệ thống.

Hoạt động dạy - học Nội dung- Giáo viên yêu cầu:

Dựa trên các kiến thức cốt lõi đã tóm tắt ở bảng 1, 2

trong phần bài tập giao cho các em chuẩn bị trước ở

nhà, GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng hệ thống các

dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống SQ sau đây:

Các dấu hiệu bản chất

của cấp tổ chức sống SQNội dung chính

Thành phần cấu tạoTính xác định về mặt

không gian và thời gianĐặc điểm cấu trúcHệ mở, trao đổi chất và

Bảng hệ thống các dấu

hiệu bản chất của cấp tổ

chức sống SQ.

P 13

năng lượng với môi

trườngHệ có khả năng tự điều

chỉnhHệ luôn vận động, phát

triểnGV gợi ý về nội dung : SQ có quá trình vận động

phát triển qua nội dung của bài phần tiến hóa.

- Các nhóm hoàn thiện nội dung bảng hệ thống hóa

- Đại diện nhóm báo cáo.

+ Tổ chức thảo luận.

+ Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận bằng cách

chiếu đáp án trên máy để lớp tham khảo (Bảng 2.5).

Hoạt động 2: Sử dụng biện pháp so sánh liên hệ tương đồng để nắm vững

khái niệm SQ là một tổ chức sống tương tự như một cơ thể sống.

Mục tiêu:

Học sinh hiểu sâu sắc được rằng SQ là một tổ chức sống tương tự như một

cơ thể sống, cần được chăm sóc, bảo vệ. Từ đó, giáo dục cho HS ý thức, hành vi

bảo vệ môi trường thông qua bảo vệ SQ.

Hoạt động dạy - học Nội dungGV yêu cầu HS hoàn thành bài tập với nội dung như

sau:

Dựa vào các kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế,

em hãy hoàn thành nội dung bài tập sau:

1. Em hãy giải thích tại sao nói “sức khỏe” của Sinh

quyển đang bị đe dọa bởi các hoạt động sản xuất nông

nghiệp và sự phát triển của nền công nghiệp?

2. Bài tập 4: Em hãy nghiên cứu đoạn thông tin sau để

trả lời các yêu cầu dưới đây:

E.P. Odum, nhà Sinh thái học đã nhận định: “Cho đến

nay con người đã sống tương tự như vật ký sinh ở trong

- Vai trò mối quan hệ

giữa các cơ quan bộ

phận trong cơ thể.

- Vai trò các mối

quan hệ giữa các loài

trong SQ.

P 14

môi trường của mình, tiêu huỷ tất cả những gì mà họ cần

đến và cũng không chăm lo cho sự hưng thịnh của vật

chủ. Nếu con người không xây dựng quan hệ cộng sinh

với thiên nhiên thì chính họ sẽ tương tự như vật ký sinh

“vô ý thức” hoặc như vật ký sinh “vô lại” bóc lột vật chủ

của mình đến mức là có thể tự giết luôn cả bản thân

mình”. Tại sao tác giả ví con người đã sống tương tự

như vật ký sinh trong thiên nhiên? Tại sao con người cần

phải xây dựng mối quan hệ cộng sinh với thiên nhiên và

chúng ta cần phải làm gì để mối quan hệ ấy được bền

vững?

* GV gợi ý cho HS :

- Sử dụng thao tác phân tích, tổng hợp để phát hiện đặc

điểm của các mối quan hệ trong SQ.

- Vận dụng các kiến thức đã học để so sánh, nhận biết

các đặc điểm tương đồng giữa cơ thể và SQ.

- Từ đó rút ra nhận xét về vai trò các mối quan hệ trong

SQ.

* HS:

- Các nhóm trao đổi hoàn thiện nội dung của bài tập.

- Đại diện nhóm báo cáo.

- Thảo luận lớp.

- Giáo viên nhận xét, chính xác hóa kiến thức.

QT, QX, SQ là những “cơ thể” sống, nếu một thành

phần cấu trúc của “cơ thể” bị tổn thương, bị phá hủy thì

chắn chắn “cơ thể” sẽ lâm bệnh và thực tế hiện nay Trái

đất - Sinh quyển đang lâm bệnh. Và con người là một

trong những thành phần cấu trúc của “cơ thể” Sinh

quyển, đã và đang gánh lấy hậu quả nặng nề của nó.

Hiện tại SQ đang chịu những tác động rất mạnh gây ra

bởi hoạt động của con người như: tài nguyên bị khai

P 15

thác đến cạn kiệt, rừng bị chặt phá ngày càng bị thu hẹp,

hiệu ứng nhà kính ngày một gia tăng,…

Tương tự như cơ thể sống sẽ bị tàn phế hay tử vong

khi một hay nhiều cơ quan, một hay nhiều chức năng

sống của nó bị thương tổn hay bị mất đi thì khi một cấp

độ TCS trên CT bị thương tổn hay bị huỷ diệt thì cả hệ

thống sống trong đó có con người bị thương tổn và đi

đến huỷ diệt.

Bảo vệ sức khoẻ và sự toàn vẹn của các QT, QX, SQ

cũng giống như bảo vệ sức khoẻ và sự toàn vẹn của

chính cơ thể sống con người chúng ta.

Hoạt động 3: Sử dụng biện pháp thiết lập sơ đồ tư duy để xây dựng sơ đồ

tư duy về khái niệm SQ là một tổ chức sống.

Mục tiêu:

- Học sinh biết hệ thống các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống SQ dưới

dạng sơ đồ tư duy.

- Rèn luyện kỹ năng thiết lập sơ đồ tư duy, tính sáng tạo.

Hoạt động dạy - học Nội dung Tương tự như chương II, GV hướng dẫn HS quy

trình vẽ sơ dồ tư duy theo các bước sau:

+ Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm

Có thể ghi từ SQ hay vẽ hình một SQ bất kỳ ở chính

giữa trang giấy (nếu sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư

duy, có thể chọn bất kỳ hình ảnh nào về SQ).

+ Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ

Thêm các tiêu đề phụ vào trung tâm: khái niệm SQ,

cấu trúc, hệ mở trao đổi chất và năng lượng với môi

trưởng, khả năng tự điều chỉnh, luôn vận động và

phát triển.

+ Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý

chính

Thiết lập sơ đồ tư duy

hệ thống hóa chương

SQ.

(Sử dụng sơ đồ 2.8)

P 16

Ví dụ trong tiêu đề phụ cấu trúc vẽ thêm các ý chính

như đa dạng loài, mối quan hệ sinh học,… Lưu ý:

phải phát triển đầy đủ tiêu đề phụ cấu trúc trước khi

bước qua tiêu đề phụ thứ hai.

+ Bước 4: Có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp

các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu

chúng vào trí nhớ tốt hơn.

Tùy vào tính sáng tạo của mỗi cá nhân, nhóm có thể

thêm hình ảnh.

- Các nhóm vẽ sơ đồ trên giấy troki

- Tổ chức thảo luận.

- Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận.

- Giáo viên chiếu một đáp án cụ thể trên máy cho HS

tham khảo (Sơ đồ 2.8). So sánh giữa cấp độ TCS cơ thể và cấp độ TCS sinh quyển

Hoạt động dạy - học Nội dung- Giáo viên yêu cầu:

+ Hoàn thành bảng so sánh giữa cấp độ tổ chức sống

cơ thể và cấp độ tổ chức sống SQ.

+ Từ đó nêu nhận xét về các đặc tính của cấp độ SQ.

- Học sinh:

+ Hoàn thành bảng.

+ Tổ chức thảo luận.

+ Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận bằng cách

chiếu đáp án trên máy để lớp tham khảo.

* Lập bảng so sánh giữa

cấp độ tổ chức sống cơ

thể và cấp độ tổ chức

sống SQ.

Bảng P.6. So sánh giữa cấp độ TCS cơ thể và cấp độ TCS sinh quyển

Đặc tính Cơ thể Sinh quyển

Khái niệm

Là một khối thống nhất bao

gồm nhiều cơ quan và hệ cơ

quan tạo thành

Là toàn bộ các sinh vật và môi

trường vô sinh trên Trái đất.

Hệ mở, trao đổi

vật chất và năng

Có quá trình trao đổi vật

chất và năng lượng thông

Là hệ mở, có quá trình trao đổi

chất và năng lượng thông qua

P 17

lượng

qua con đường đồng hóa và

dị hóa các chất

chu trình tuần hoàn vật chất và

chuyển hóa năng lượng trên

phạm vi toàn cầu.

Hệ có khả năng

tự điều chỉnh

Điều hòa và thống nhất mọi

hoạt động của các cơ quan

và hệ cơ quan là hoạt động

của hệ thần kinh và thể dịch,

đảm bảo duy trì trạng thái

nội cân bằng động.

Có khả năng tự điều chỉnh, giữ

cân bằng các chất có trong môi

trường (tỉ phần khí CO2, O2

trong khí quyển…), điều hòa

cán cân nhiệt - ẩm (nhiệt độ

trên trái đất), điều tiết khí hậu

toàn cầu, đảm bảo cho sự

trường tồn, sự đa dạng của tất

cả các hệ sinh thái.

Hệ có quá trình

vận động và

phát triển

Có quá trình phát sinh, sinh

trưởng, phát triển và chết.

Sự phát sinh và phát triển của

sinh giới qua các đại địa chất

chính là quá trình lịch sử hình

thành phát triển tiến hóa của

Sinh quyển và cũng chính là

quá trình diễn thế sinh thái của

Sinh quyển.

Giáo viên kết luận:

SQ gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên Trái đất hoạt động như

một hệ sinh thái lớn nhất. SQ cũng là một cấp độ tổ chức sống giống như cơ thể bởi

nó cũng có các chức năng giống như một cơ thể sống như trao đổi vật chất và năng

lượng, tự điều chỉnh, có quá trình phát sinh, sinh trưởng, phát triển và tiến hóa…

V. Củng cố

Em hãy trình bày lại các dấu hiệu bản chất của cấp tổ chức sống SQ.

VI. Hướng dẫn về nhà

Mỗi em vẽ 1 sơ đồ tư duy về SQ.

P 18

CÁC ĐỀ KIỂM TRA SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

ĐỀ KIỂM TRA KHẢ NĂNG NẮM VỮNG BÀI

Đề số 1

(Ôn tập chương Quần xã)

Câu 1: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.

B. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.

C. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.

D. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng

bị thay đổi.

Câu 2: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu

nào sau đây không đúng?

A. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở

vùng có điều kiện sống thuận lợi.

B. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức

độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.

C. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng

đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.

D. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu

sống của từng loài.

Câu 3: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng của quần xã sinh vật?

A. Độ đa dạng về loài. B. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

C. Mật độ cá thể. D. Tỉ lệ giới tính.

Câu 4: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi

giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.

B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.

C. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.

D. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.

P 19

Câu 5: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế

nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.

B. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.

C. Tính đa dạng về loài tăng.

D. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.

Câu 6: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ

mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ:

A. bậc 4. B. bậc 2. C. bậc 3. D. bậc 1.

Câu 7: Cho các quần xã sinh vật sau:

(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng. (2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế.

(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. (4) Rừng lim nguyên sinh. (5) Trảng cỏ.

Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại

rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là:

A. (5) → (3) → (1) → (2) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (5) → (4).

C. (4) → (1) → (3) → (2) → (5). D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2).

Câu 8: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì:

A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.

B. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.

C. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.

D. cả hai loài đều có lợi.

Câu 9: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên

sinh trên cạn là:

A. sinh khối ngày càng giảm.

B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.

C. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.

D. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.

Câu 10: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim

chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới

thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:

A. châu chấu và sâu. B. rắn hổ mang và chim chích.

C. rắn hổ mang. D. chim chích và ếch xanh.

P 20

Câu 11: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn

gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ :

A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.

C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.

D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 12: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu

Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy

những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và

thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ:

A. động vật ăn thịt và con mồi. B. cạnh tranh khác loài.

C. ức chế - cảm nhiễm. D. hội sinh.

Câu 13: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

A. Lúa → rắn → chuột → diều hâu.

B. Lúa → chuột → diều hâu → rắn.

C. Lúa → chuột → rắn → diều hâu.

D. Lúa → diều hâu → chuột → rắn.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã

sinh vật nào.

C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự

biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?

A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.

B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.

C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.

D. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.

P 21

Đề số 2

(Ôn tập chương Sinh quyển)

Câu 1: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng

lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật sản xuất.

C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật phân giải.

Câu 2: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ

sinh thái tự nhiên là:

A. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh

thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.

B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái

tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.

C. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên

là một hệ thống mở.

D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn

giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 3: Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo

mùa là:

A. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng

mưa nhiều.

B. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông.

C. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế.

D. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế.

Câu 4: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi

thức ăn đều được:

A. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt.

B. tái sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.

C. trở lại môi trường ở dạng ban đầu.

D. tích tụ ở sinh vật phân giải.

P 22

Câu 5: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc

dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có

khoảng 70% năng lượng bị tiêu hao do:

A. các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).

B. chất thải (phân động vật và chất bài tiết).

C. hoạt động hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,…).

D. hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái?

A. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.

B. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc

dinh dưỡng cao nhất.

C. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.

D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.

Câu 7: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là

A. sinh vật phân huỷ. B. động vật ăn thịt.

C. động vật ăn thực vật. D. sinh vật sản xuất.

Câu 8: Trong một hệ sinh thái,

A. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.

B. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của

sinh vật tiêu thụ nó.

C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.

D. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ

sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi

trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và

được sử dụng trở lại.

C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt,

chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

P 23

D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua

các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Câu 10: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối

lớn nhất là

A. sinh vật tiêu thụ cấp II. B. sinh vật sản xuất.

C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật tiêu thụ cấp I.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ sinh thái rừng

nhiệt đới?

A. Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp xanh tốt quanh năm, có nhiều tầng.

B. Ánh sáng mặt trời ít soi xuống mặt đất nên có nhiều loài cây ưa bóng.

C. Động, thực vật đa dạng, phong phú; có nhiều động vật cỡ lớn.

D. Khí hậu ít ổn định, vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố vô sinh

là như nhau.

Câu 12: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là

năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng

loài hạn chế?

A. Hệ sinh thái biển. B. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

C. Hệ sinh thái thành phố. D. Hệ sinh thái nông nghiệp.

Câu 13: Điều nào dưới đây không đúng với chu trình nước?

A. Trong khí quyển nước ngưng tụ thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương.

B. Trong khí quyển nước ngưng tụ thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa.

C. Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặ đất và thảm thực vật.

D. Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu.

Câu 14: Điều nào dưới đây không đúng với chu trình cacbon?

A. Tất cả động vật sử dụng trực tiếp cacbon từ thức ăn thực vật.

B. Thực vật lấy CO2 trực tiếp từ khí quyển để tổng hợp chất hữu cơ.

C. Trong quá trình hô hấp của động, thực vật, CO2 và nước được trả lại môi trường.

D. Trong quá trình phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật, CO2 và nước được

trả lại môi trường.

P 24

Câu 15: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có

vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật

trong rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng

phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành:

A. Lưới thức ăn. B. Quần xã.

C. Hệ sinh thái. D. Chuỗi thức ăn.

Đề số 3

Câu 1: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào

sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?

A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.

C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.

Câu 2: Cho các ví dụ sau:

(1) Sán lá gan sống trong gan bò. (2) Ong hút mật hoa.

(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. (4) Trùng roi sống trong ruột mối.

Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:

A. (1), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (2), (3).

Câu 3: Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?

A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).

C. Đồng rêu hàn đới. D. Rừng rụng lá ôn đới.

Câu 4: Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài

kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về:

A. quan hệ kí sinh. B. quan hệ cộng sinh.

C. quan hệ hội sinh. D. quan hệ cạnh tranh.

Câu 5: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành

rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:

(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng. (3) Quần xã cây thân thảo.

(4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.

Trình tự đúng của các giai đoạn là:

A. (5) → (3) → (4) → (2) → (1). B. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).

C. (5) → (3) → (2) → (4) → (1). D. (5) → (2) → (3) → (4) → (1).

P 25

Câu 6: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện

của mối quan hệ:

A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh - vật chủ.

Câu 7: Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm

sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là:

A. sâu bọ. B. thực vật thân cỏ có hoa.

C. thực vật hạt trần. D. địa y.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?

A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.

B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.

D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

Câu 9: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu

suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.

B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).

C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp

trầm tích.

D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại

môi trường không khí.

Câu 10: Hiệu suất sinh thái là:

A. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

B. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.

C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.

D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh

mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.

B. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.

C. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn.

P 26

D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng

với điều kiện ngoại cảnh.

Câu 12: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ

cuối cùng đều:

A. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo.

B. chuyển cho các sinh vật phân giải.

C. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.

D. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng.

Câu 13: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến:

A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.

C. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.

D. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

Câu 14: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú

cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là:

A. loài chủ chốt. B. loài đặc trưng. C. loài ngẫu nhiên. D. loài ưu thế.

Câu 15: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài

trong quần xã sinh vật là quan hệ:

A. cạnh tranh. B. dinh dưỡng. C. hợp tác. D. sinh sản.

P 27