52
THRASHER – FISH GROUP ÔN TẬP KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG I. Chăn nuôi: Câu 1: 1. Khái niệm về vật nuôi? Các vật nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ các động vật hoang dã. Quá trình biến các động vật hoang dã thành vật nuôi được gọi là quá trình thuần hóa, quá trình này được thực hiện bởi con người. Theo Isaac (1970), những động vật được gọi là vật nuôi khi chúng có đủ 5 điều kiện sau đây: - Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi với mục đích rõ ràng; - Trong phạm vi kiểm soát của con người; - Không thể tồn tại được nếu không có sự can thiệp của con người; - Tập tính đã thay đổi khác với khi còn là con vật hoang dã; - Hình thái đã thay đổi khác với khi còn là động vật hoang dã. 2. Sự khác biệt giữa vật nuôi đã được thuần hóa với động vật hoang dã? Trải qua một quá trình thuần dưỡng lâu dài đó, vật nuôi đã có những thay đổi sau: - Thay đổi về khả năng sản xuất: đây là một sự thay đổi quan trọng và có ích nhất đối với đời sống con người. Page 1 of 52 1

ÔN TẬP KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

  • Upload
    tungcse

  • View
    358

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

THRASHER – FISH GROUP

ÔN TẬP KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNGI. Chăn nuôi:

Câu 1: 1. Khái niệm về vật nuôi?

Các vật nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ các động vật hoang dã. Quá

trình biến các động vật hoang dã thành vật nuôi được gọi là quá trình thuần

hóa, quá trình này được thực hiện bởi con người.

Theo Isaac (1970), những động vật được gọi là vật nuôi khi chúng có đủ

5 điều kiện sau đây:

- Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi với mục đích rõ

ràng;

- Trong phạm vi kiểm soát của con người;

- Không thể tồn tại được nếu không có sự can thiệp của con người;

- Tập tính đã thay đổi khác với khi còn là con vật hoang dã;

- Hình thái đã thay đổi khác với khi còn là động vật hoang dã.

2. Sự khác biệt giữa vật nuôi đã được thuần hóa với động vật hoang dã?

Trải qua một quá trình thuần dưỡng lâu dài đó, vật nuôi đã có những thay đổi sau:

- Thay đổi về khả năng sản xuất: đây là một sự thay đổi quan trọng và có ích nhất đối với đời sống con người.

Ví dụ: Lợn rừng thì lớn chậm, đẻ ít; còn lợn nhà thường tăng trọng nhanh, đẻ nhiều.

- Sức sản xuất vật nuôi tiến theo hướng nhất định: không những sức sản xuất

của vật nuôi so với động vật hoang dã được thay đổi, được nâng cao rõ rệt

mà còn đi vào những hướng nhất định theo nhu cầu đời sống của con

người. So với thời kỳ mới bắt đầu thuần dưỡng thì chủ yếu chỉ để ăn thịt,

sau đó để cày kéo và lấy sữa thì hiện nay vật nuôi đã chia theo phẩm giống,

mỗi phẩm giống có những đặc tính sản xuất và hướng sản xuất riêng.

Ngoài ra vật nuôi còn có những thay đổi về ngoại hình, tính tình và chức năng của các bộ phận.

Page 1 of 34 1

THRASHER – FISH GROUP

Một số đặc tính mới ở gia súc là tính thành thục sớm, mức độ vỗ béo nhanh,

khả năng sử dụng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng tăng, thời kỳ có chữa ngắn,

tuy nhiên tính miễn dịch thì kém hơn so với động vật hoang dã.

Câu 2:

1. Định nghĩa giống vật nuôi?

Giống vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc, được hình

thành do quá trình chọn lọc và nhân giống của con người. Các vật nuôi trong cùng

một giống có các đặc điểm về ngoại hình, sinh lý, sinh hóa, lợi ích kinh tế giống

nhau, các đặc điểm này di truyền được cho đời sau.

2. Phân biệt sự khác nhau giữa giống và dòng vật nuôi?

Các vật nuôi trong cùng một dòng, ngoài những đặc điểm chung của giống còn

có một vài đặc điểm riêng của dòng, đây là các đặc điểm đặc trưng cho dòng.

3. Khi nào một nhóm vật nuôi được gọi là một giống vật nuôi?

Giống vật nuôi được xem là một giống cần có những điều kiện sau:

- Có nguồn gốc, lịch sử hình thành rõ ràng; - Có một số lượng nhất định: số lượng đực cái sinh sản khoảng vài trăm con đối

với trâu, bò, ngựa; vài nghìn con đối với lợn; vài chục nghìn con đối với gà, vịt;

- Có các đặc điểm riêng biệt của giống, các đặc điểm này khác biệt với các giống khác và được di truyền một cách tương đối ổn định cho đời sau; - Được hội đồng giống vật nuôi quốc gia công nhận là một giống.

Câu 3:

Vai trò dinh dưỡng của protein và các biện pháp nâng cao giá trị sinh học

protein trong chăn nuôi?

1. Vai trò dinh dưỡng của protein:

Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tổ chức; giữ chức năng sinh học quan trọng trong các enzym trao đổi chất, các hormon, các chất kháng thể.

Thức ăn protein sau khi được tiêu hóa, hấp thu dưới dạng các acid amin. Các acid amin sẽ theo máu về gan tuần hoàn tới các mô bào.

Ngoài các acid amin có nguồn gốc từ thức ăn, máu còn tiếp nhận các acid

amin là sản phẩm của quá trình phân giải protein trong các tổ chức.

2. Các biện pháp nâng cao giá trị sinh học protein trong chăn nuôi?

Page 2 of 34 2

THRASHER – FISH GROUP

Để đánh giá chất lượng của protein trong thức ăn, người ta dùng chỉ tiêu giá trị

sinh vật học của protein.

Giá trị sinh vật học của protein (S) N thức ăn - (N phân - N trao đổi) - (N nước tiểu - N nội sinh)

S (%) = x 100%

N thức ăn - (N phân - N trao đổi) Giá trị sinh vật học của protein cao chứng tỏ protein đó có chất lượng cao.

Giá trị sinh vật học của protein trứng là 100%, sữa: 84-95%, bột cá: 74%, ngô: 54%.

Giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao hơn thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng thức ăn. Có hai biện pháp chính nhằm nâng cao giá trị sinh vật học của protein trong thức ăn.

Hỗn hợp các loại thức ăn với nhau. Thí dụ: trong thí nghiệm với chuột, thức ăn không hỗn hợp thì protein ngô có giá trị sinh vật học 60%, sữa là 85% nhưng khi hỗn hợp ba phần ngô với 1 phần sữa, giá trị sinh vật học của protein hỗn hợp là 76%.

Nguyên nhân của sự tăng này là sự bổ sung cho nhau giữa các acid amin không thay thế trong hỗn hợp có lợi cho quá trình trao đổi, sử dụng acid amin trong cơ thể.

Xử lý nhiệt: chẳng hạn hạt đậu tương được xử lý 105oC trong 90 phút, giá trị sinh vật học của nó tăng hai lần so với khi còn sống.

Nguyên nhân của sự tăng này là do nhiệt độ đã phá hủy chất ức chế men tripxin có trong đậu tương giải phóng methionin trong các liên kết phức tạp, vì vậy cơ thể sử dụng protein và acid amin tốt hơn.

Tuy vậy, nhiệt độ cao có thể làm các acid amin có trong protein liên kết với

các hợp chất khó bị phân giải, làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, giảm giá trị sinh vật học

của protein. Do đó biện pháp xử lý nhiệt thường được áp dụng đối với hạt họ đậu

nhưng với giới hạn nhiệt độ và thời gian nhất định.

Câu 4:

Chế biến thức ăn cho gia súc nhai lại bằng phương pháp ủ xanh?

1. Mục đích của ủ xanh:

- Bảo quản giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn không bị mất chất lượng so với thời điểm thu cắt để có thể sử dụng lâu dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Page 3 of 34 3

THRASHER – FISH GROUP

- Bằng quá trình lên men yếm khí làm cho chúng trở nên dễ tiêu hóa; Các phần cứng của thân cây bắp, cỏ voi, đọt mía sẽ bị mềm ra làm gia súc thích ăn và tiêu hóa tốt hơn.

-  Kỹ thuật “ủ tươi” thức ăn thô xanh có thể giúp người chăn nuôi chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn thô xanh ổn định cho bò sữa và có thể khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên liệu phụ phế phẩm nông nghiệp.

2. Thức ăn có thể ủ chua:

Cỏ tươi: Cỏ voi Cỏ tự nhiên

Thân lá cây ngô Sau thu bắp non Cây ngô gieo dày

Phụ phẩm khác Ngọn lá mía Thân lá lạc Ngọn lá sắn

3. Dụng cụ để ủ chua:

- Dùng bể, thùng phuy.

- Đào hố lót nilon.

- Dùng túi nilon.

4. Chuẩn bị nguyên liệu ủ:

Nguyên liệu ủ Số lượng TĂ dự định ủ Tình trạng ủ

• Xanh, non (nhiều nước) ➜ phơi héo• Già, khô: trộn thêm cỏ non….

Chặt, thái nhỏ 2 – 4cm Các chất bổ sung

Cám(bột ngô, sắn): 2 – 3% Rỉ mật: 2 – 3% Muối: 0,5%

Ủ cây ngô có bắp xanh không cần thêm rỉ mật và cám5. Kỹ thuật ủ chua bằng túi nilon:

Bước 1: Chuẩn bị túi ủ Cắt túi ủ Kiểm tra túi ủ (có bị thủng ko?)

Page 4 of 34 4

THRASHER – FISH GROUP

Buộc chặt đầu dưới của túi Bước 2: chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Chặt, thái nhỏ 2 – 4cm Chuẩn bị các chất bổ sung (số lượng thức ăn ủ)

Bước 3: Cho nguyên liệu đã được thái vào túi nylon theo từng lớp dày khoảng 20cm rồi nén

Bước 4: Tưới rỉ mật và rắc các chất bổ sung (cám, bột sắn…) lên mỗi lớp rồi nén chặt cho đến khi đầy

Bước 5: Rải một lớp rơm khô lên trên thức ăn ủ chua rồi dùng dây cao su buộc chặt miệng túi

Bước 6: Để nơi râm mát, tránh nước mưa và chuột cắn làm hỏng túi và thức ăn ủ chua

6. Kiểm tra chất lượng thức ăn ủ:

Thức ăn ủ có chất lượng tốt: Mùi chua nhẹ, màu vàng sáng Thức ăn kém chất lượng: Mùi lạ, màu đen hoặc bị mốc7. Lấy thức ăn ủ chua:

Kiểm tra thức ăn ủ chua xem có bị mốc không Lấy vừa đủ lượng cho bò ăn Đậy và buộc kín sau mỗi lần lấy8. Sử dụng thức ăn ủ chua:

Tập cho bò ăn dần Có thể cho ăn 5-7kg/100 kg thể trọng Lưu ý: Đối với bò sữa không cho ăn trước khi vắt sữa

Câu 5: Phương pháp xử lý rơm bằng urê?

1. Mục đích:

Tăng tỷ lệ tiêu hoá Bò ăn được nhiều rơm hơn Cung cấp thêm đạm cho bò Nếu ủ rơm tươi:

Không mất công phơi Ít phụ thuộc vào thời tiết Giữ được các chất dinh dưỡng

2. Dụng cụ để ủ rơm:

- Bể xây.- Túi nilon.

3. Chuẩn bị:

Nguyên liệu ủ: Ủ rơm khô: 100 kg rơm khô + 4kg u rê + 80-100 lít nước sạch Rơm tươi: 100 kg rơm tươi + 1,5kg u rê + 1 kg vôi bột (nếu có)

Page 5 of 34 5

THRASHER – FISH GROUP

• Dụng cụ ủ: Túi nylon hoặc bể …• Dây buộc túi (ủ bằng túi) hoặc bạt phủ (nếu ủ bằng bể)4. Ủ rơm trong túi nilon:

Bước 1: Cân rơm, tính lượng đạm urê và lượng nước cần thiết Bước 2: Chuẩn bị túi ủ (Cắt túi ủ: 2,5-3,5m, kiểm tra túi ủ (có bị thủng

không…) và buộc chặt đầu dưới của túi Bước 3: Cho rơm vào túi ủ, mỗi lớp dày khoảng 20 cm.

- Rơm khô: Hoà urê vào nước và tưới đều lên rơm - Rơm tươi: Rắc urê trực tiếp lên rơm tươi

Bước 4: Dùng chân nén chặt cho đến khi đầy túi và buộc kín túi

5. Thời gian sử dụng và kiểm tra chất lượng:

Rơm ủ sau 2 tuần (mùa hè) hoặc 3 tuần (mùa đông) có thể sử dụng cho bò ăn.

Rơm ủ có chất lượng tốt: Màu nâu, vàng và có mùi hắc Lấy ra nhanh và buộc túi ngay không để bay mất amoniac

Để nơi râm mát tránh hỏng túi nilon

6. Sử dụng cho bò ăn:

Tập cho bò ăn Sáng không cho bò ăn cỏ Bốc rơm, tãi ra cho bay bớt mùi hắc Trộn đều với cỏ cho bò ăn, có thể trộn lẫn rỉ mật để tăng tính ngon

miệng Khi bò ăn quen không cần tãi ra nữa Cho ăn tự do theo khả năng

Câu 6:

Chứng minh rằng thuốc có nguồn gốc rất phong phú?

Nguồn gốc của thuốc rất phong phú. Thuốc có thể lấy từ động vật, thực vật, nấm, xạ khuẩn, vi trùng hoặc bằng phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp. 1. Thuốc lấy từ thực vật

Các loại thuốc nam: lá ổi, gừng, tỏi, hành,… Một số tân dược được chế biến từ thực vật: Ví dụ: Strychnin lấy từ hạt mã tiền Cafein lấy từ cà phê, chè.

2. Thuốc lấy từ động vật Thuốc lấy từ động vật cũng rất phong phú - Filatov chế từ gan, lách, nhau thai của động vật. - Huyết thanh, kháng huyết thanh lấy từ máu của động vật. - Mật gấu, cao trăn, cao hổ cốt.

Page 6 of 34 6

THRASHER – FISH GROUP

3. Thuốc lấy từ nấm Penicillin do một số nấm mốc sản sinh ra.

4. Thuốc lấy từ xạ khuẩn Streptomicin, Tetracyclin,…

5. Thuốc lấy từ vi trùng Bacitracin chiếc xuất từ Bacillus Subtilis. Tyrothricin phân lập từ trực khuẩn trong đất Bacillus Brevis.

6. Thuốc lấy từ khoáng chất CaCl2, Fe, Cu, Co, Mn, Mg,…

7. Thuốc được chế biến từ phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp Thuốc được sử dụng bằng phương pháp tổng hợp: Antipirin, Aspirin. Thuốc được chế biến bằng phương pháp bán tổng hợp: Ampicillin,Oxacillin. Thuốc được chế biến bằng phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp giá thành rẻ

mà chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu trong điều trị. Câu 7:

Những nhân tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc?Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Loài gia súc

Mỗi loài gia súc có phản ứng với thuốc khác nhau do đặc điểm giải phẩu sinh

lý của chúng khác nhau. Sau đây là một số ví dụ:

Thỏ không có trung khu nôn nên dùng thuốc gây nôn cho thỏ sẽ có phản ứng

âm tính. Với người, chó, lợn thì ngược lại, nôn mạnh.

Tuyến phế quản đối với trâu, bò, dê, cừu có khả năng tiết dịch gây long đờm,

còn lợn lại không có khả năng này.

Atropin không làm giãn đồng tử ở gà mà chỉ làm giãn đồng tử với các gia súc

khác.

- Tính biệt

Nhìn chung thuốc có khả năng gây tác dụng như nhau nhưng đối với những

con cái thì khả năng chịu đựng kém hơn.

Khi dùng thuốc cần chú y các giai đoạn của gia súc cái có chửa vì chúng dễ

mẫn cảm, dẫn tới co bóp các cơ, để gây ra sảy thai (pilocarpin, dipterex,…).

Đối với gia súc đang nuôi con nên tránh dùng các chất thuốc, chất độc đào

thải qua sữa để khỏi ảnh hưởng đến con con. Không dùng thuốc có tác dụng mất

nước để khỏi ảnh hưởng đến lượng sữa.

Page 7 of 34 7

THRASHER – FISH GROUP

Không nên cho uống thuốc có tác dụng quá mạnh đối với hệ thống thần kinh,

gây mất sữa.

Ví dụ Alcaloit của thuốc phiện 0,01 mocfin, nếu có 0,001gam theo sữa sẽ

làm con con chết.

Ta lợi dụng sự đào thải thuốc qua sữa để cung cấp thuốc cho con vật con. Ví

dụ dùng thuốc sắt bổ sung cho lợn con thông qua tiêm cho con mẹ.

- Tuổi gia súc

Gia súc sơ sinh có hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, khả năng giải độc của gan

kém. Do đó không dùng thuốc có tác dụng ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần

kinh của chúng.

Đối với gia súc già, khả năng giải độc của gan kém hơn loại trưởng thành vì

gan của chúng bị thoái hóa, dễ trúng độc với các hợp chất chứa Clo, chẳng hạn

như CCl4 dễ gây viêm gan.

Da và niêm mạc động vật non hấp thụ thuốc mạnh hơn gia súc trưởng thành,

nên nó không chịu được các thuốc xoa bóp có tính chất kích thích.

- Quá trình bệnh lý

Đối với những con vật mắc bệnh cấp tính hoặc mới bị nhiễm trùng thì tác

dụng thuốc kháng sinh mạnh.

Đối với những con vật mắc bệnh mãn tính thì tác dụng yếu hơn.

Khi cho thuốc những con vật tỉnh táo thì tác dụng thuốc mạnh hơn so với con

vật không tỉnh táo.

- Yếu tố mẫn cảm cá biệt

Khi dùng một loại thuốc trong cùng một loài gia súc, phản ứng của thuốc

không đồng nhất, mỗi con sẽ có một mẫn cảm khác nhau.

Câu 8: Các phương thức tác dụng của thuốc?

Thuốc vào cơ thể nó có những phương thức tác dụng khác nhau và các

phương thức tác dụng khác nhau đem lại hiệu quả khác nhau.

1. Tác dụng cục bộ và tác dụng toàn thân

Page 8 of 34 8

THRASHER – FISH GROUP

- Tác dụng cục bộ: thuốc chỉ có tác dụng trên môt vùng của cơ thể hoặc chỉ

tác dụng nơi tổ chức nó tiếp xúc.

Ví dụ: Novocain hoặc cồn sát trùng ngoài da.

Chú ý: Một số trường hợp đặc biệt có thể gây tác dụng toàn thân. Ví dụ:

thuốc đỏ xoa nhiều, xoa một vùng lớn trên cơ thể thì có thể gây ngộ độc.

- Tác dụng toàn thân: là thuốc gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc các khí

quan hết sức quan trọng của cơ thể. Phần lớn các thuốc này có tác dụng tới khắp

cơ thể. Ví dụ: các thuốc có tác dụng đối với tim, mạch, hô hấp: penicillin,…

2. Tác dụng chính và tác dụng phụ

- Tác dụng chính: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra mạnh nhất, sớm nhất

và được ứng dụng vào điều trị.

- Tác dụng phụ: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra chậm hơn, yếu hơn và

thường là những yếu tố bất lợi.

Ví dụ:

+ Santonin là thuốc điều trị giun sán cho người. Tác dụng chính là ức chế

hoạt động của giun sán, tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột. Tác dụng phụ là thuốc

vào máu kích thích thị giác gây vàng mắt.

+ Mocfin: Tác dụng chính là giảm đau. Tác dụng phụ: gây táo bón.

+ Pilocapin: Tác dụng chính: thuốc làm cho dạ dày và ruột co bóp mạnh.

Tác dụng phụ: thuốc gây chảy nhiều nước bọt, khiến cơ thể mệt mỏi.

+ Cafein: Tác dụng chính: gây hưng phấn thần kinh trung ương. Tác dụng

phụ: lợi tiểu.

3. Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục

- Tác dụng hồi phục: là thuốc chỉ gây tác dụng tạm thời, lúc thuốc khuyêch

tán hết, cơ năng sinh lý đó lại hoạt động trở lại bình thường.

Ví dụ: Thuốc mê có tác dụng ức chế thần kinh trung ương tạm thời, lúc thuốc

khuyêch tán hết thì hoạt động của thần kinh trung ương trở lại bình thường hoặc

khi phong bế bằng Novocain cũng vậy.

- Tác dụng không hồi phục: tác dụng này xảy ra lâu dài hoặc có thể phá hủy

Page 9 of 34 9

THRASHER – FISH GROUP

các tổ chức tiếp xúc với thuốc. Các chất có tác dụng không hồi phục thường là các

chất có khả năng oxy hóa mạnh, các bazơ mạnh (ví dụ bôi cồn Iốt với nồng độ

cao).

4. Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập

- Tác dụng hiệp đồng: khi hai chất thuốc ta dùng phối hợp với nhau mà hiệu

quả điều trị tăng lên thì ta gọi là tác dụng hiệp đồng.

Burgi phân biệt có 2 loại hiệp đồng:

+ Hiệp đồng cộng lực của 2 loại thuốc bằng tổng dược lực của 2 thuốc đó

(xảy ra với 2 chất có cùng 1 cơ chế tác dụng và tác dụng lên cùng một cơ quan

cảm thụ). Ví dụ: Penixillin và baxitraxin cùng ức chế sự tổng hợp vỏ vi khuẩn

gram (+), trộn 2 thứ này cho uống thì có tác dụng hiệp đồng cộng lực.

+ Hiệp đồng tăng lực: xảy ra đối với những chất có cơ chế tác dụng khác

nhau.

Ví dụ: Dùng kháng sinh để điều trị căn bệnh. Kết hợp với vitamin (có tác

dụng đối với sinh bệnh) thì có tác dụng hiệp đồng tăng lực.

Ví dụ: Strichnin phối hợp với B1 để điều trị suy nhược, bại liệt.

- Tác dụng đối lập: hai chất thuốc gọi là đối lập với nhau khi ta phối hợp

chúng thì chất này sẽ làm giảm hoặc phá hủy tác dụng của chất kia.

Ví dụ: Axetylcolin làm tăng cường nhu động của cơ trơn, Atropin thì ngược

lại. Chúng đối lập nhau. Hoặc tương kỵ sinh lý: hai vị thuốc đưa vào cơ thể gây ra

hiện tượng sinh lý đối lập nhau.

Có 2 loại đối lập:

+ Đối lập một chiều: Thuốc A làm mất tác dụng của thuốc B nhưng thuốc

B không làm mất tác dụng của thuốc A. Ví dụ: Ngộ độc Pilocarpin thì phải giải

độc bằng Atropin. Nhưng ngược lại, trúng độc Atropin thì không thể giải độc bằng

pilocarpin được.

+ Đối lập hai chiều: Ví dụ: ngộ độc ete thì tiêm Strichnin; còn ngộ độc

Strichnin thì tiêm ete.

Page 10 of 34 10

THRASHER – FISH GROUP

Giải độc: hai chất này nếu ta đổ chung với nhau thì chúng trung hòa tác dụng

của nhau.

Câu 9: Trình bày các đường đưa thuốc vào cơ thể gia súc?

Sau đây là các đường đưa thuốc vào cơ thể. 1. Đường da

Thuốc qua đường da có các phương pháp như sau: xoa bóp, chờm, rắc đắp,… Thuốc qua da cũng như qua nhiều màng sinh học khác tùy thuộc vào lượng

hòa tan trong lipit. Các thuốc hòa tan tốt trong lipit thì dễ hấp thu qua da, những thuốc hòa tan tốt trong nước thì không hấp thu hoặc hấp thu rất ít qua da. Sự hấp thu qua da tiến hành qua lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi.

Da có lớp bảo vệ thuốc khó thấm qua, khi da bị tổn thương thuốc sẽ hấp thụ nhanh. Muốn thuốc hấp thụ nhanh qua da bình thường ta phải dùng các chất tẩy rửa bề mặt da như cồn, ete, xà phòng,…

Thuốc qua da có các ưu nhược điểm sau: - Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng tại chỗ. - Nhược điểm: liều dùng không chính xác, thuốc hấp thu chậm nên không

dùng để cấp cứu được. Ví dụ: Xoa cồn, tỏi vào vùng hông trái của trâu bò, chà sát thật mạnh để

điều trị dạ cỏ trướng hơi hoặc liệt dạ cỏ. 2. Đường hô hấp

Thuốc qua đường hô hấp bằng cách xông (ngửi) và tiêm khí quản (trong chăn nuôi ít dùng).

Xông khô: nung hoặc đốt thuốc cho gia súc ngửi. Xông ướt: thuốc đun sôi trong nước, bốc hơi lên cho gia súc ngửi hoặc phun

thuốc dưới dạng khí dung, gia súc sẽ hít thuốc vào cùng với không khí. Thuốc qua đường hô hấp có tác dụng nhanh vì niêm mạc khí quản và phế

nang có diện tích bề mặt rộng và phân chia nhiều mao mạch. Thuốc qua đường hô hấp nên đưa thuốc ở những thể khí hoặc thể lỏng dễ bay

hơi. 3. Đường tiêu hóa

Thuốc qua đường tiêu hóa được thực hiện bằng hai cách: thụt trực tràng hoặc qua miệng.

* Thụt trực tràng: trực tràng cũng hấp thu thuốc khá nhanh. Sau khi thụt khoảng 7 – 40 phút thuốc có tác dụng. Thuốc dùng bằng cách thụt không được thuận tiện chỉ dùng trong trường hợp không cho uống được hoặc muốn gây tác dụng tại chỗ.

Thụt vào ruột già thuốc được đưa vào tĩnh mạch chính, thuốc lại ít bị phân hủy. Nếu muốn có tác dụng tại hậu môn nên dùng thuốc bôi hoặc thuốc đạn.

* Uống: thuốc đưa qua miệng muốn có tác dụng tại ruột và dạ dày tốt thì nên uống thuốc khi đói.

Page 11 of 34 11

THRASHER – FISH GROUP

Những thuốc có tính gây kích thích với niêm mạc ruột thì cho gia súc uống sau khi ăn.

Muốn thuốc có tác dụng ở ruột non người ta phải bọc thuốc bằng một cái vỏ không bị phá hủy ở môi trường toan tính mà chỉ bị phá hủy ở môi trường kiềm tính như gelatin.

Thuốc qua đường miệng để có tác dụng toàn thân thì thuốc phải dùng trong nước, kích thước phân tử nhỏ để dễ hấp thu qua niêm mạc ruột.

Thuốc đưa qua đường miệng sử dụng đơn giản, dễ làm và thường trong chăn nuôi gia cầm. 4. Thuốc qua đường tổ chức liên kết

Tiêm là phương pháp cho thuốc vào cơ thể gia súc và cách này rất hay dùng. Bằng cách tiêm: thuốc này có tác dụng nhanh hơn uống, thuốc cần phải tinh

khiết và vô trùng. * Tiêm dưới da (S.C) Các mao quản sẽ đưa thuốc vào dòng máu có tác dụng sau 5 – 10 phút. Không được tiêm dưới da các chất kích thích mạnh, nóng, rát vì có hại cho

thần kinh và tổ chức. Ví dụ: rượu, dầu thông. * Tiêm bắp (I.M) Thuốc có tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da. Dùng để tiêm các thuốc tiêm

dưới da bị đau. * Tiêm tĩnh mạch (I.V) Thuốc tiêm tĩnh mạch cần tinh khiết, pha chế cẩn thận, vô trùng. Tiêm thuốc

vào tĩnh mạch thì thuốc sẽ tan ngay trong máu và chuyển ngay đến các cơ quan cảm ứng thuốc, do đó tác dụng xảy ra là nhanh nhất.

* Tiêm vào tủy sống Là đưa thuốc vào thẳng dịch não tủy. Thường dùng phương pháp này để gây

tê cột sống. Câu 10:

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cơ thể vật nuôi?Nhiệt độ của bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi tác động rất lớn đến sức khỏe và

năng suất vật nuôi.

Nhiệt độ chuồng nuôi được chi phối bởi thiết kế chuồng, độ ẩm không khí,

độ thông thoáng và mật độ nuôi.

Sự thích nghi của cơ thể với điều kiện khí hậu biểu hiệu ra bên ngoài là thân

nhiệt ổn định, nhờ quá trình thăng bằng nhiệt trong cơ thể, được điều hòa bởi hai

cơ chế: sinh nhiệt và thải nhiệt.

a) Sinh nhiệt

Sinh nhiệt là quá trình nhiệt lượng được sinh ra từ các hoạt động chuyển hóa

Page 12 of 34 12

THRASHER – FISH GROUP

của cơ thể, cũng có thể được cơ thể hấp thụ từ bên ngoài qua bức xạ, dẫn truyền

hay đối lưu. Nhiệt được sinh ra từ quá trình chuyển hóa thức ăn hay các chất dự

trữ trong cơ thể. Có khoảng 25 – 40% nhiệt lượng trong thức ăn chuyển hóa thành

nhiệt, khoảng 4,1 kcal được sinh ra từ sự chuyển hóa hoàn toàn 1g protein từ

đường, và khoảng 9,6 kcal từ 1g chất béo.

Ngoài ra nhiệt lượng được sinh ra do hoạt động của các mô, cơ quan trong cơ

thể khi vận động… sự sinh nhiệt ở các cơ quan như tim, gan thường ổn định, nhiệt

lượng sinh ra từ cơ bắp thường thay đổi. Trong lúc vận động hơn 80% nhiệt lượng

sinh ra từ cơ bắp, khi nghỉ ngơi tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Các quá trình này phụ

thuộc vào tuổi, tính biệt, sức khỏe, giai đoạn sinh trưởng, sức sản xuất, thể trọng

và hoạt động của vật nuôi.

Nhiệt được sinh ra từ các cơ quan nội tạng, cơ bắp được hệ thống tuần hoàn

vận chuyển đến da để thải, nhằm duy trì thân nhiệt.

b) Thải nhiệt

Quá trình thải nhiệt được thực hiện qua 4 phương thức: đối lưu (connection),

dẫn truyền (conclution), bức xạ (radiation) và bốc hơi (evaporation).

Hiện tượng đối lưu xảy ra khi hơi nước hoặc nước hay không khí tiếp xúc với

da và bị làm nóng lên, giãn nở và di chuyển ra xa, nhường chỗ cho luồng vật chất

có nhiệt độ thấp hơn. Lượng nhiệt mất đi từ cơ thể tùy thuộc vào sự chênh lệch

nhiệt độ giữa cơ thể và luồng vật chất tiếp xúc với da. Sự khác biệt càng lớn, thì

nhiệt mất đi càng nhiều.

Sự thải nhiệt bằng đối lưu sẽ được gia tăng khi tốc độ máu chảy đến da tăng.

Lông và tóc giữ lại không khí do đó làm giảm hiệu quả của quá trình này.

Thải nhiệt bằng đối lưu góp phần phát tán khoảng 30% lượng nhiệt của cơ

thể (Jones, 2000).

Quá trình thải nhiệt do dẫn truyền xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với mặt phẳng có

nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ da. Đây không phải là hình thức thải nhiệt chủ yếu của

cơ thể. Nó chỉ làm thoát khoảng 5 -10% nhiệt lượng cơ thể sinh ra. Tuy nhiên, sự

thải nhiệt bằng dẫn truyền được quan tâm trong một số trường hợp đặc biệt như:

Page 13 of 34 13

THRASHER – FISH GROUP

động vật đang gây mê để phẩu thuật trên bàn mổ inox, con non hay đang bị bệnh

nằm trên sàn bê tông.

Bức xạ nhiệt: là hiện tượng các vật rắn phát ra tia bức xạ điện từ mang nhiệt

ở dạng hồng ngoại. Các vật thể ở nhiệt độ cao hơn sẽ phát ra tia có bức sóng ngắn

hơn và mật độ cao hơn. Bất kỳ vật thể mang nhiệt độ nào cũng phát ra tia bức xạ

nhiệt này, nhưng hiệu quả truyền nhiệt cuối cùng xảy ra từ vật thể có nhiệt độ cao

sang vật thể có nhiệt độ thấp hơn. Quá trình này góp phần làm giảm khảng 20%

nhiệt lượng từ cơ thể.

Thải nhiệt bằng phương pháp bốc hơi nước được thực hiện ở da qua mồi hôi;

ở đường hô hấp qua hơi nước trong hơi thở; qua nước bọt; nước tiểu và phân.

Sự thải nhiệt qua bốc hơi nước từ cơ thể chiếm tỷ lệ cao nhất, làm giảm

khoảng 40% nhiệt lượng cơ thể, chủ yếu qua da (tuyến tiết mồ hôi) và hô hấp

(tăng nhịp thở). Đây là cách thải nhiệt duy nhất khi nhiệt độ không khí gần bằng

hay cao hơn nhiệt độ cao thể.

Tuy nhiên quá trình này thay đổi theo loài. Ở chó và cừu, sự thải nhiệt qua

mồ hôi kém hiệu quả hơn thoát hơi nước qua hơi thở rất nhiều. Gia cầm không có

tuyến mồ hôi, do đó để tăng sự thải nhiệt, chúng không chỉ tăng nhịp thở mà còn

cơ chế rung họng bao gồm sự rung động của sàn họng và phần trên cuống họng.

Quá trình thải nhiệt bởi bốc hơi bị ảnh hưởng bởi ẩm độ của không khí và tốc

độ gió trong chuồng. Sự bốc hơi sẽ hạn chế khi không khí ẩm ướt, hoặc gia tăng

khi tốc độ gió trong chuồng cao. Tuy nhiên, sự đổ mồ hôi nhiều có thể dẫn đến rối

loạn chất điện giải trong dịch cơ thể, và làm máu bị cô đặc. Do vậy, cần cung cấp

đầy đủ nước và chất điện giải cho gia súc trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao,

hoặc làm việc nhiều, nhất là khi trời nắng.

Như vậy, ở động vật máu nóng tồn tại nhiều cơ chế điều hòa thân nhiệt bao

gồm các điều chỉnh sinh lý giúp chúng giữ thân nhiệt ở mức ổn định, bằng cách

duy trì sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự điều chỉnh này phụ thuộc vào

môi trường xung quanh.

c) Phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ của môi trường cao

Page 14 of 34 14

THRASHER – FISH GROUP

Sự thải nhiệt được thực hiện nhờ hệ thống mạch máu ở da giãn nở để gia tăng

sự thoát nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn 310C, sự giãn mạch da sẽ không

gia tăng sự thải nhiệt, dẫn đến sự gia tăng thân nhiệt, trừ khi các biện pháp thải

nhiệt khác được bắt đầu. Trong điều kiện nhiệt độ xung quanh tăng cao, thải nhiệt

bằng sự bốc hơi nước giữ vai trò rất quan trọng. Ở cừu, nhiệt độ trực tràng sẽ cao

hơn bình thường khi nhiệt độ không khí là 320C. Sự thở bằng miệng bắt đầu khi

nhiệt độ trực tràng lên 410C. Trừ khi độ ẩm không khí cao (trên 65%), cừu có khả

năng chịu được nhiệt độ xung quanh tới 430C trong nhiều giờ.

Tuyến mồ hôi và cơ chế tăng nhịp thở không phát triển ở lợn, lợn là loài động

vật chịu nóng kém nhất trong các loài động vật có vú. Nhiệt độ trực tràng tăng lên

đến mức bình thường khi nhiệt độ không khí khoảng 30 – 320C. Nếu ẩm độ không

khí bằng hoặc cao hơn 65%, lợn không chịu được nhiệt độ không khí 350C trong

thời gian dài. Lợn không chịu được nhiệt độ 400C với bất kỳ độ ẩm nào của không

khí.

Chim và gia cầm, sự thải nhiệt thông qua sự bốc hơi khi không khí đi qua túi

hơi. Khi nhiệt độ xung quang cao, chúng tăng nhịp thở và uống nước nhiều.

Chúng khó có thể chịu được nhiệt độ môi trường 380C, trừ khi ẩm độ không khí

dưới 75%. Nhiệt độ trực tràng 450C là mức giới hạn gà có thể chịu đựng được.

Cảm nóng có thể xảy ra do nhiệt độ môi trường tăng cao, có thể do thời tiết,

mật độ gia súc cao, kém thông thoáng làm cho sự thải nhiệt kém hiệu quả. Nhiệt

độ tới hạn trên ở lợn khoảng 280C; khi nhiệt độ 320C lợn sẽ giảm tăng trọng; khi

nhiệt độ xung quanh cao hơn nhiệt độ tới hạn, tỷ lệ lợn nái thụ tinh giảm 30 –

80%. Khi thân nhiệt lợn đực giống cao hơn 10C, chất lượng tinh dịch sẽ giảm, tình

trạng này kéo dài 4 – 8 tuần sau đó. Nhiệt độ cao cũng làm chậm sự động dục,

giảm tỷ lệ rụng trứng và tăng tỷ lệ chết phôi.

Cơ thể phản ứng với nhiệt độ xung quanh cao bằng cách giãn mạch ngoại

biên để tăng sự thải nhiệt qua da, đổ mồ hôi và thở dốc. Nếu điều kiện môi trường

không được cải thiện kéo dài quá mức các quá trình có thể dẫn đến các rối loạn.

Sự đổ mồ hôi và bốc hơi nước qua hơi thở cũng khiến cơ thể mất nước và

Page 15 of 34 15

THRASHER – FISH GROUP

chất điện giải, làm máu bị cô đặc, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Do đó, vật nuôi

cần được cung cấp đầy đủ nước và chất điện giải.

Sự tăng nhịp thở cũng dẫn đến giảm nồng độ CO2 trong máu, dẫn đến rối

loạn cân bằng axit- base.

Động vật cũng tự điều chỉnh bằng cách uống nhiều nước, ngâm mình trong

nước hay bùn, đứng dưới vòi nước hay trong bóng râm.

Nếu tình trạng nóng kéo dài, các rối loạn sẽ trở nên trầm trọng, quá trình điều

hòa nhiệt không hoạt động hiệu quả nữa, thân nhiệt cao vật nuôi có thể suy sụp và

chết.

Cảm nắng xảy ra khi vật nuôi phơi dưới ánh nắng mặt trời gay gắt trong

thời gian dài, tia hồng ngoại sẽ tác động lên trung khu thần kinh làm rối

loạn quá trình điều hòa thân nhiệt

Các biện pháp khắc phục nhiệt độ môi trường cao

Ngoài việc xây dựng chuồng trại thích hợp cho điều kiện khí hậu nóng (mái

cao, thông thoáng), cần có mật độ nuôi nhốt và khẩu phần ăn hợp lý. Mái chuồng

có thể phủ lớp cách nhiệt, định kỳ phun nước lên mái chuồng để giảm nhiệt độ,

cũng có thể lắp hệ thống quạt gió.

Có thể tắm cho gia súc mỗi ngày, tăng số lần khi nhiệt độ không khí cao nhất.

Có thể lắp đặt hệ thống phun nước, phun sương trong chuồng nuôi. Giữa các dãy

chuồng có thể trồng cây bóng mát.

Đối với gia súc chăn thả, trên bãi chăn nên trồng thêm cây bóng mát, xây nhà

có mái rơm, lá để gia súc nghĩ ngơi; có vũng nước để gia súc ngâm mình.

d) Phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ môi trường thấp

Khi nhiệt độ môi trường xung quanh thấp, cơ thể có các quá trình điều chỉnh:

Điều hòa vật lý (physical regulation) được vận dụng làm giảm sự mất nhiệt;

làm giảm sự tiếp xúc của da với môi trường, cuộn mình lại dựng lông lên; mùa

đông lông mọc dài, rậm hơn, co mạch ở da và các mô bề mặt xảy ra.

Điều hòa hóa học (chemical regulation) gia tăng sự phân hủy mỡ dưới da.

Khi nhiệt độ môi trường giảm thấp tới mức các biện pháp giữ nhiệt không

Page 16 of 34 16

THRASHER – FISH GROUP

còn hiệu quả, cơ thể phải gia tăng sự sinh nhiệt. Mức nhiệt này được gọi là nhiệt

độ tới hạn thấp (lower critical temperature), ngưỡng này thay đổi theo loài. Trong

số gia súc, trâu, bò và cừu có ngưỡng nhiệt độ này thấp nhất, nên chịu lạnh giỏi

nhất. Sự sinh nhiệt chủ yếu xảy ra ở cơ bắp, được biểu hiện qua sự run cơ; tăng

quá trình chuyển hóa bằng cách tăng tiết thyroxin và hoocmon tuyến thượng thận.

Trong mùa lạnh, tiêu tốn thức ăn sẽ tăng. Nếu nhiệt độ quá thấp kéo dài, sản

lượng thịt, trứng, sữa đều giảm, các biện pháp duy trì thân nhiệt đều giảm dẫn đến

tình trạng thân nhiệt giảm thấp. Khả năng điều hòa thân nhiệt vùng dưới đồi

(Hypothalamus) sẽ mất khi thân nhiệt hạ thấp dưới 290C, và tim sẽ ngừng đập khi

thân nhiệt còn 200C.

Câu 11: Nguyên tắc khi xây dựng chuồng trại vật nuôi?

Gồm 5 nguyên tắc (áp dụng chủ yếu đối với chuồng lợn)

- Chuồng trại phải phù hợp với đặc điểm sinh lý và chức năng sản xuất của

từng loại gia súc.

+ Đối với lợn nái đẻ và lợn sơ sinh: chuồng phải ấm áp (20 – 230), khô ráo,

as thích hợp, yên tĩnh. Có như vậy mới không ảnh hưởng đến khả năng cho sữa

của lợn mẹ. Còn đối với lợn con, vì vỏ đại não chưa phát triển hoàn thiện nên việc

điều tiết thân nhiệt kém, năng lực phản ứng với ngoại cảnh yếu nên rất dễ bị ảnh

hưởng xấu của khí hậu nóng, lạnh, ẩm. Lợn con sống ở trong chuồng nhiệt độ

thấp, độ ẩm cao thì làm cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh. Khả năng điều tiết

thân nhiệt của lợn con sơ sinh càng yếu, do đó sau khi đẻ 30 phút thân nhiệt có thể

giảm thấp 5 – 60C. Sau đó thân nhiệt mới dần dần ổn định. Thời gian để phục hồi

lại thân nhiệt cho lợn con dài ngắn quan hệ trực tiếp với nhiệt độ bên ngoài. Nhiệt

độ chuồng thích hợp, thân nhiệt của lợn con phục hồi nhanh; ngược lại, nhiệt độ

chuồng quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kéo dài thời gian phục hồi thân nhiệt, làm cho

lợn con suy yếu rõ rệt. Mặt khác, lớp mỡ tích lũy dưới da của lợn con chưa hình

thành đầy đủ như lợn lớn nên khả năng chịu lạnh và giữ thân nhiệt kém. Chuồng

lạnh lẽo, ẩm ướt không có chỗ bổ sung thức ăn sớm cho lợn con, chế độ dọn vệ

Page 17 of 34 17

THRASHER – FISH GROUP

sinh không thường xuyên để phân rác, nước tiểu lầy lội ở trong chuồng sẽ khiến

cho lợn con ỉa phân trắng, ghẻ rận, đau mắt, còi cọc làm ảnh hưởng đến toàn bộ

dây chuyền sản xuất trong chăn nuôi.

+ Đối với chuồng lợn đực giống: chuồng trại phải rộng rãi, thoáng mát, có

sân vận động.

Vì nhiệt độ không khí và chế độ vận động ảnh hưởng rất lớn đến số lượng,

chất lượng tinh trùng của đực giống.

Ví dụ: 1 con đực giống I ở nhiệt độ từ 15 – 250C thì 1 lần xuất tinh có thể cho

100ml tinh dịch và nồng độ tinh trùng là 50 – 70 triệu tinh trùng/ml, nhưng ở nhiệt

độ không khí từ 28 – 300C thì một lần xuất tinh chỉ cho 70ml, nồng độ tinh trùng

khoảng 40 triệu/ ml.

+ Đối với lợn thịt và lợn nái nuôi con: chuồng phải yên tĩnh, có ánh sáng

dịu để khỏi ảnh hưởng đến khả năng tích lũy mỡ của lợn vỗ béo và khả năng tiết

sữa của lợn mẹ.

Trong thời gian nuôi lợn thịt cần có một nhiệt độ thích hợp. Quá nóng hay

quá lạnh đều ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi thịt, làm giảm tốc độ tăng trọng. Nhiệt

độ quá nóng (nhất là khi trời oi bức) làm cho lợn giảm tính thèm ăn, lợn ít nghỉ

ngơi và ngủ yên do đó ảnh hưởng đến tăng trọng của lợn. Trái lại, thời tiết quá

lạnh, có thể lợn phải tiêu tốn mất nhiều nhiệt năng để duy trì thân nhiệt nên cũng

ảnh hưởng đến sự tăng trọng của lợn. Trời ấm áp tốc độ tăng trọng nhanh. Do đó,

trong quá trình nuôi lợn thịt, nếu lạnh thì chú ý đến công tác chống rét, giữ chuồng

ấm và cho ăn uống ấm; mùa hè phải mở cửa cho chuồng thoáng mát tạo điều kiện

cho lợn ăn uống nghỉ ngơi nhiều. Nuôi lợn thịt cần nuôi trong chuồng khô ráo, ấm

áp, không khí trong sạch và nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng ít thay đổi.

Vì vậy khi quy hoạch xây dựng chuồng trại chăn nuôi nhiều loại lợn thì các

loại chuồng cần có yêu cầu thiết kế riêng nhằm đảm bảo yêu cầu phù hợp với đặc

điểm sinh lý và chức năng sản xuất của từng loại lợn.

- Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, phòng bệnh.

Một số trang trại chăn nuôi bị thiệt hại nhiều khi dịch bệnh xảy ra, thậm chí

Page 18 of 34 18

THRASHER – FISH GROUP

lợn chết sạch cả trại là do quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi chưa chú ý đến yêu

cầu này. Khu trại không có chuồng nhốt lợn mới nhập, chuồng cách ly lợn ốm, hệ

thống xử lý phân, nước tiểu và nội quy phòng bệnh phòng dịch chưa có hoặc

không thực hiện nghiêm chỉnh. Chế độ vệ sinh chuồng trại không định kỳ thực

hiện,...Những nguyên nhân trên dẫn đến hậu quả đáng tiếc là dịch bệnh xảy ra.

Khi xây dưng môt khu trai cần chu ý:

+ Không xây dựng chuồng trại trên những khu đất đã bị nhiễm bẩn.

+ Khu trại chăn nuôi phải ở cách xa những nơi công cộng như chợ, bến

xe, trường học.

+ Trong trại phải có chuồng nhốt gia súc mới nhập, chuồng cách ly gia

súc ốm.

+ Hệ thông xử lý phân, nước tiểu phải đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật.

+ Thực hiện nội quy phòng bệnh phòng dịch nghiêm chỉnh, thực hiện

chế độ vệ sinh chuồng trại định kỳ.

+ Công trình chính của trại chăn nuôi là chuồng lợn phải là trung tâm

trại, thiết kế bố cục theo thứ tự và theo chiều gió: lợn thịt, lợn con, lợn cai sữa, lợn

nái. Chuồng lợn đực giống thì ở đầu gió và cách xa khu vực lợn nai khoảng 50m.

- Chuồng trại phải tận dụng được nguồn phân bón.

Khi xây dựng chuồng trại phải chú ý đến hệ thống xử lý phân, nước tiểu. Phải

có nhà chế biến phân. Đội chăn nuôi phải có tổ chế biến phân chuyên trách. Phải

tận dụng chất độn chuồng để tăng thêm nguồn phân bón.

Phải xử lý phân đúng kỹ thuật, nếu phân không đươc xử lý đúng kỹ thuật thì

chất lượng phân sẽ rất xấu, đạm bay rất nhiều, nhiệt độ của hố ủ không cao nên

không đủ sức tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có trong phân.

Nuôi lợn cung cấp phân cho trồng trọt là một nhiệm vụ quan trọng của ngành

chăn nuôi và cũng là yêu cầu đòi hỏi của ngành trồng trọt mà những người làm

công tác chăn nuôi cần phải đáp ứng.

- Chuồng trại hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu suất

công tác trong chăn nuôi.

Page 19 of 34 19

THRASHER – FISH GROUP

Khi thiết kế chuồng trại cho các loại lợn, phải tính toán làm thế nào để người

công nhân có thể chăm sóc nuôi dưỡng được nhiều lợn nhất song lại ít mệt mỏi

nhất.

Phải chú ý đến việc thiết kế xây dựng các ô chuồng, đường đi lại trong trại,...

hợp lý để có thể áp dụng các phương tiện bán cơ giới hoặc cơ giới trong việc cho

lợn ăn, dọn phân được thuận tiện và dễ dàng. Cửa ra vào chuồng phải đóng mở

được dễ dàng và nhẹ nhàng nhưng phải chắc chắn.

- Chuồng trại phải đảm bảo đơn giản nhưng bền vững.

Vốn đầu tư để xây dựng chuồng trại rất lớn. Nếu không tận dụng nguyên vật

liệu săn có của địa phương để xây dựng chuồng trại thì giá thành chi phí cho

chuồng trại sẽ cao. Cho nên hoạch toán xây dựng chuồng trại cần tính toán kỹ.

Khi chọn các vật liệu xây dựng cần đảm bảo nguyên tắc: có sức dẫn nhiệt

thấp, thoáng khí, không hút khí ẩm, khí độc, bền vững và dễ kiếm ở địa phương.

Trước khi xây dựng chuồng trại cần xác định rõ phương hướng phát triển

chăn nuôi, từ đó tính toán cụ thể quy mô chăn nuôi, phạm vi mở rộng khu vực

chăn nuôi trước mắt, lâu dài và nhất là thiết kế xây dựng chuồng trại trong khu trại

chăn nuôi cần tôn trọng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để khỏi lãng phí tiền của.

Câu 12: Bệnh Lỡ mồm long móng?

1. ÑAËC ÑIEÅM :

o Laø beänh truyeàn nhieãm caáp tính, laây lan raát nhanh,

raát roäng treân nhieàu loaøi gia suùc coù moùng cheû

(ñoäng vaät guoác chaün)

o Virus coù höôùng thöôïng bì, hình thaønh muïn nöôùc ôû

moàm vaø vuøng da tieáp giaùp vôùi moùng laøm long

moùng.

o Beänh ít laøm cheát traâu, boø, nhöng gaây thieät haïi raát

nghieâm troïng.

2. TRIEÄU CHÖÙNG:

Page 20 of 34 20

THRASHER – FISH GROUP

Thôøi kyø nung beänh keùo daøi töø 2-7 ngaøy, trung

bình 3-4 ngaøy, coù khi chæ 01 ngaøy.

Thôøi kyø beänh, traâu, boø coù nhöõng trieäu chöùng sau:

Soát cao.

Xuaát hieän caùc muïn nöôùc ôû nieâm maïc mieäng,

löôõi, moùng chaân vaø choã da moûng nhö vuù

Mieäng chaûy nhieàu nöôùc boït

Traâu, boø non (beâ, ngheù) deã bò cheát do vieâm cô

tim caáp tính, hay coøn goïi “Tim vaèn hoå”.

Traâu, boø mang thai deã bò saûy thai.

Muïn maøu traéng hôi hoàng, vaøi ngaøy sau muïn

vôõ, lôùp beân döôùi maøu ñoû. Sau ñoù hình thaønh

veát loeùt maøu hoàng traéng, sau bieán thaønh seïo.

Muïn nöôùc moïc ôû mieäng laøm traâu, boø ñau

khoâng nuoát ñöôïc, do ñoù traâu, boø khoâng aên, ít

uoáng nöôùc vaø chaûy nhieàu nöôùc boït.

Muïn moïc ôû keõ chaân, laøm moùng bò long, traâu,

boø ñi laïi raát ñau ñôùùn, neân thöôøng naèm moät

choã.

Muïn moïc ôû vuù, goàm caû ñaàu vuù vaø vuù, traâu,

boø raát ñau khi ta vaét söõa, vaø deã bieán chöùng

sang vieâm vuù.

3. CAÙCH SINH BEÄNH TÍCH “Tim vaèn hoå”

• Virus LMLM theo maùu ñeán tim:

Maøng tim: Söng, chöùa nöôùc trong hay hôi ñuïc (do coù

dòch thaåm xuaát xuaát hieän)

• Cô tim: Vieâm cô tim caáp tính, cô tim bieán chaát, thoaùi

hoaù coù maøu nhôït nhaït. Cô tim coù veät xaùm traéng

Page 21 of 34 21

THRASHER – FISH GROUP

nhaït hay vaøng nhaït, gaây beänh tích “Tim vaèn hoå”.

Traâu, boø non deã bò cheáùt.

4. PHOØNG BEÄNH: Veä sinh phoøng beänh:

Ñaây laø beänh baét buoäc phaûøi coâng boá dòch.

Ñoái vôùi vuøng chöa bò dòch:

o Thöôøng xuyeân kieåm tra traâu, boø vaø saûn phaåm

cuûa noù.

o Coù bieän phaùp caùch ly theo doõi traâu, boø töø nôi

khaùc ñeán.

o Khoâng nhaäp nhöõng gia suùc töø nguoàn nhieãm

beänh.

Ñoái vôùi vuøng dòch ñe doïa:

Theo doõi, phaùt hieän ngay traâu, boø beänh chính xaùc.

Caùch ly traâu, boø beänh, caám vaän chuyeån

traâu, boø beänh.

Gieát taát caû traâu, boø beänh, traâu, boø nhieãm

neáùu coù ñieàu kieän.

Saùt truøng chuoàng traïi vaø duïng cuï chaên nuoâi

Thi haønh nhöõng bieän phaùp PCD, KDÑV, KSGM…

Câu 13:

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn?

1. Định nghĩa

• Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn do virut Lelystad gây nên, đặc

trưng là gây bệnh đường hô hấp ở lợn con theo mẹ và cai sữa, gây sẩy thai

ở giai đoạn cuối, chết thai, khô thai hoặc con sinh ra yếu.

2. TRIỆU CHỨNG

• Triệu chứng bệnh thể hiện cũng rất khác nhau, theo ước tính, cứ 3 đàn lần

đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh thì 1 đàn không có biểu hiện, 1 đàn có biểu

Page 22 of 34 22

THRASHER – FISH GROUP

hiện mức độ vừa và đàn còn lại có biểu hiện bệnh ở mức độ nặng.

(Lý do cho việc này vẫn chưa có lời giải, tuy nhiên, với những đàn khoẻ mạnh

thì mức độ bệnh cũng giảm nhẹ hơn, và cũng có thể do virut tạo nhiều biến chủng

với độc lực khác nhau. Thực tế, nhiều đàn có huyết thanh dương tính nhưng không

có dấu hiệu lâm sàng)

2. 1 Lợn nái giai đoạn cạn sữa:

- Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virut, lợn biếng ăn từ 7-14 ngày (10-15%

đàn),

- Sốt 39-400C,

- Sảy thai thường vào giai đoạn cuối (1-6%),

- Tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn (2%),

- Đẻ non (10-15%),

- Động đực giả (3-5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm động dục trở

lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.

2.2 Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con:

- Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú (triệu chứng điển hình),

- Đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê,

- Thai gỗ (10-15% thai chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ),

- Lợn con chết ngay sau khi sinh (30%), lợn con yếu,

- Tai chuyển màu xanh (khoảng dưới 5%) và duy trì trong vài giờ,

Thể cấp tính này kéo dài trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ

thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi

sinh, ở một vài đàn con số này có thể tới 30% tổng số lợn con sinh ra.

- Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu

chứng.

- Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường.

Ảnh hưởng dài lâu của PRRS tới việc sinh sản rất khó đánh giá, đặc biệt với

những đàn có tình trạng sức khoẻ kém.

- Một vài đàn có biểu hiện tăng số lần phối giống lại, sảy thai.

Page 23 of 34 23

THRASHER – FISH GROUP

- Tỷ lệ sinh giảm 10-15% (90% đàn trở lại bình thường),

- Giảm số lượng con sống sót sau sinh, tăng lượng con chết khi sinh,

- Lợn hậu bị có thể sinh sản kém, đẻ sớm, tăng tỷ lệ sảy thai (2-3%), bỏ ăn giai

đoạn sinh con. 2

2..3 Lợn đực giống:

- Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục,

- Lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ.

2.4 Lợn con theo mẹ:

- Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do

không bú được,

- Mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp,

- Tiêu chảy nhiều,

- Giảm số lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân

choãi ra, đi run rẩy,..

2..5 Lợn con cai sữa và lợn choai:

- Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ,.. tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có

triệu chứng.

- Ngoài ra, trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi lan

toả cấp tính, hình thành nhiều ổ áp-xe,

- Thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở

nhanh,

- Tỷ lệ chết có thể tới 15%.

3. BỆNH TÍCH

- Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên

các thuỳ phổi.

- Thuỳ bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc (nhục hoá). Trên mặt cắt

ngang của thuỳ bệnh lồi ra, khô.

- Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh.

- Về tổ chức phôi thai học, thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm

Page 24 of 34 24

THRASHER – FISH GROUP

nhiễm, trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào

- Một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân

- Một bệnh tích đặc trưng nữa là sự thâm nhiễm của tế bào phế nang

(Pneumocyte) làm cho phế nang nhăn lại, thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ

trong phế nang.

4. CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mô tả trên.

- Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng phản ứng immunoperoxidase một

lớp (IPMA) để phát hiện kháng thể 1-2 tuần sau khi nhiễm;

- Phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA) kiểm tra kháng thể IgM

trong 5-28 ngày sau khi nhiễm và kiểm tra kháng thể IgG trong 7-14 ngày sau khi

nhiễm;

 Phản ứng ELISA phát hiện kháng thể trong vòng 3 tuần sau khi tiếp xúc.

- Ngoài ra, phương pháp PCR phân tích mẫu máu (được lấy trong giai đoạn

đầu của thể cấp tính) để xác định sự có mặt của vi rút, đây là phản ứng tương đối

nhạy và chính xác.

5. PHÒNG BỆNH

- Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học,

- Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tăng cường chế

độ dinh dưỡng, mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo không có bệnh.

- Thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham

quan,

- Sử dụng bảo hộ lao động, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác,

thực hiện “cùng nhập, cùng xuất” lợn và để trống chuồng,

- Thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi,..

- Một biện pháp hiệu quả là tiêm phòng vacxin.

+ Hiện có vacxin nhược độc dùng cho lợn con sau cai sữa, lợn nái không

mang thai, lợn hậu bị.

+ Vacxin chết dùng cho lợn giống cũng đem lại hiệu quả phòng bệnh cao.

Page 25 of 34 25

THRASHER – FISH GROUP

6. ĐIỀU TRỊ

- Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này.

- Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng,

- Điều trị triệu chứng

- Ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát. Câu 14:

Bệnh cúm gia cầm? BỆNH CÚM GIA CẦM (Influenza Avium (IA)

Các tên bệnh khác:

- Dịch tả gà giả (Fowl plague)

- Cúm chim (Bird flu)

- Cúm gà tính gây bệnh cao (highly pathogenic avian influenza)

1. Định nghĩa

Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do virut type A gây bệnh cho

nhiều loài chim, các loại động vật khác và người

kháng nguyên N (Neuraminidaza), có 14 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng

nguyên N.

2. Triệu chứng:

- Thời gian nung bệnh ngắn: vài giờ đến 3 ngày, lâu nhất là 14 ngày (cả đàn

đều bị bệnh)

- Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào độc lực, số lượng virut, tuổi gà, giới tính,

các yếu tố môi trường (mật độ, nhiệt độ, ánh sáng, thành phần không khí)

- Nhiều trường hợp gà bệnh không biểu hiện triệu chứng, song cũng có khi

bệnh xảy ra dữ dội với những triệu chứng hô hấp, tiêu hoá, giảm sản lượng trứng,

biểu hiện thần kinh như:

+ Triệu chứng thần kinh thường xuất hiện sớm và điển hình như: lắc đầu,

vẩy mỏ, chảy nước mũi, nước mũi, gà há hốc môm thở dốc.

+ Gà đi lại không bình thường, đi loạng choạng, mệt mỏi, nằm li bì, túm lại

với nhau.

Page 26 of 34 26

THRASHER – FISH GROUP

+ Mặt phù nề, đầu sưng to, mí mắt viêm sưng mọng.

+ Mào và tích dày lên do thủy thũng, có nhiều điểm xuất huyết, có khi hoại

tử ở mào và tích (có giá trị chẩn đoán)

+ Xuất huyết dưới da và vùng chân (đặc trưng của bệnh)

+ Tiêu chảy mạnh, lây lan nhanh, lượng trứng giảm nhiều.

3. Bệnh tích:

- Viêm mũi, bị casein hoá gây tịt mũi

- Mào, tích thâm tím, sưng dày lên, điểm xuất huyết, hoại tử

- Mặt phù nề, đầu sưng to, mí mắt sưng mọng

- Xuất huyết dưới da chân

- Xác gà khô, gầy, thịt thâm xám

- Viêm, hoại tử ở gan, lách, thận, phổi

- Dạ dày tuyến viêm, xuất huyết (cata đến fibrin)

- Tụy teo, xuất huyết

- Phúc mạc viêm dính.

+ Bệnh tích vi thể: sự xâm nhập của lympho bào ở các tổ chức; phù nề, xuất

huyết.

4. Phòng bệnh:

Tăng cường các biệt pháp an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm.

KHÔNG nhốt lẫn gà và vịt (hoặc gia cầm khác hoặc lợn)

Kiểm soát thú thú y (sau giết mổ) tại chợ và các trại nuôi công nghiệp

Tiêm phòng

+ Vacxin chết INACTI/VAC A1 (Avian Influenza Vacxin H1) dùng cho gà

tây 20-24 tuần tuổi, sau 4-6 tuần tiên nhắc lại, liều 0,5ml/con/lần.

5. Chống dịch:

- Thông báo sớm dịch bệnh (công bố dịch)

- Vệ sinh, tiêu độc

- Kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển

- Tăng cường an toàn sinh học ở trang trại và cho những người liên quan.

Page 27 of 34 27

THRASHER – FISH GROUP

- Tiêm phòng

II. Trồng trọt: Câu 1:

Vai trò của cây trồng?+ Cây trồng cung cấp oxy cho người, động vật để hô hấp và hấp thụ cacbonic tạo môi trường không khí trong lành.+ Cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu cho con người.+ Cung cấp thức ăn cho vật nuôi ( gia suc, gia cầm… )+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dệt, dược phẩm, thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng…+ Cung cấp chất đốt và năng lượng ( trấu, bã mía, củi,…)+ Xuất khẩu thu ngoại tệ ( lua gao, cà phê, chè, cao su, lac, điều…)+ Giải quyết việc làm khu vực nông thôn.Câu 2:

Chức năng rễ, thân, lá của cây trồng?1. Chức năng bô rễ:

+ Rễ giữ chặt cây vào đất. + Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan cần thiết cho quá

trình sống của cây ( thưc hiện chủ yếu ở phần rễ non đang phát triển ).Nước đi vào rễ cây là do có động lực hút nước thông qua 2 hình thức: hút

nước chủ động và hút nước bị động.- Hút nước bị động do thoát hơi nước trên bề mặt lá gây ra. Trong quá trình thoát hơi nước, nước trong tế bào lá mất dần làm cho sức hút nước trong tế bào lá tăng lên, nó hút nước tế bào bên cạnh, cứ như thế lan truyền đến tế bào vùng rễ buột rễ hút nước từ đất vào.- Hút nước chủ động do hoạt động trao đổi chất của tế bào rễ từ đó sinh ra áp suất thẩm thấu tạo ra một áp lực vừa có tác dụng hút nước từ ngoài vào và đẩy nước từ tế bào này sang tế bào khác.

Sự hút nước của rễ cây phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, hàm lượng oxy trong đất, nồng độ dung dịch đất…

+ Rễ không chỉ hút chất khoáng mà còn tổng hợp, vận chuyển chất khoáng lên cây. Rễ hút chất khoáng bằng phương thức trao đổi chất. Năng lượng cung cấp cho quá trình hút khoáng do hô hấp cung cấp.

+ Rễ cây còn có khả năng tiết ra các acid làm hòa tan các chất dinh dưỡng, biến các chất khó tiêu thành dễ tiêu.

+ Rễ cây có thể hút chất khoáng gián tiếp thông qua dung dịch đất hoặc hút trực tiếp từ keo đất.

Quá trình hút khoáng phụ thuộc đặc tính di truyền, các hoạt động sinh lý trong cây và các tác nhân bên ngoài như nồng độ và tỷ lệ các ion trong dung dịch môi trường, độ pH, độ thông khí, ánh sáng, nhiệt độ…

+ Rễ là cơ quan dự trữ : đó là những rễ củ hay củ có nguồn gốc từ rễ ( cà rốt, củ cải, củ sắn… ).

Page 28 of 34 28

THRASHER – FISH GROUP

2. Chức năng của thân:+ Cùng với cành, thân mang và sắp xếp các lá sao cho có lợi nhất trong việc

hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời.+ Là cơ quan dự trữ ( su hào, hành, chuối… )+ Là cơ quan sinh sản ( chuối, cỏ tranh, củ gấu… )+ Thân vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng. Nước có thể vận chuyển

lên cao hàng chục mét nhờ động lực sinh ra do trao đổi chất của tế bào sống kề mạch gỗ của thân.

3. Chức năng của lá:Lá thực hiện chức năng quang hợp, hô hấp và bốc thoát hơi nước.Câu 3:

Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cây trồng và ứng dụng trong trồng trọt?1. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cây trồng:

- Cường độ ánh sáng quá yếu thì quang hợp không xảy ra.- Khi cường độ ánh sáng tăng thì quá trình quang hợp cũng thường tăng

cho đến mức bão hòa. Điểm bão hoà ánh sáng là điểm mà khi cường độ ánh sáng tăng nhưng

cường độ quang hợp giảm đi. Nguyên nhân: do diệp lục tố bị phân huỷ, hoạt tính của hệ thống enzym

giảm…- Khi ánh sáng không đầy đủ thì quá trình sinh trưởng của cây kéo dài,

cây yếu, nhánh và chồi ít,… 2. Ứng dụng trong trồng trọt:

- Dùng lưới che để điều chỉnh ánh sáng phù hợp với từng loại cây, giai đoạn sinh trưởng trong vườn ươm.

- Trồng xen những giống cây cao (bắp) và giống cây thấp (đậu nành hoặc đậu xanh) để sử dụng tối đa ánh sáng, đất đai.

- Canh tác nhiều tầng: trong vườn cà phê trồng xen sầu riêng và các loại rau, đậu...

- Trồng các hàng cây theo hướng di chuyển của mặt trời để ánh sáng phân bổ đều ( hướng đông tây hoặc đông bắc - tây nam ).

- Điều chỉnh mật độ cây, khoảng cách trồng cho phù hợp với từng giống cây và mùa vụ ( mật đồ trồng các loai cây cao su, cà phê, điều… khác nhau; vụ hè thu gieo trồng mật đô thưa hơn vụ đông xuân vì ánh sáng ít hơn ).

- Trồng cây che bóng để giảm cường độ ánh sáng xuống dưới mức bảo hoà ( trồng muồng che bóng trong các vườn cà phê ).

Vào mùa mưa, trời thường âm u và các tán lá cây che bóng quá rợp, nên phải tỉa bớt cành để cây cà phê đủ ánh sáng.

- Làm nọc trồng tiêu bằng cây sống để tán lá che bớt ánh sáng cho năm đầu tiên mới trồng vì nhu cầu ánh sáng ít.

- Duy trì diện tích lá thích hợp ở thời kỳ sau trổ.Câu 4:

Page 29 of 34 29

THRASHER – FISH GROUP

Vai trò của phân lân đối với cây trồng và cách sử dụng?a) Vai trò phân lân đối với cây trồng:+ Trong cây, lân chiếm 0,08 – 1,4% chất khô và ở hạt nhiều hơn lá.+ Lân xúc tiến việc phân chia tế bào, tạo chất béo và protein.+ Thúc đẩy quá trình ra hoa, tạo quả và quyết định phẩm chất hạt giống.+ Hạn chế tác hại do bón thừa đạm.+ Kích thích ra rễ, nhất là rễ bên và lông hút.+ Làm cho ngũ cốc cứng cây, tăng khả năng chống đổ.+ Cải thiện chất lượng sản phẩm, đặc biệt là rau và cỏ làm thức ăn gia súc.

+ Lân có thể được vận chuyển từ các lá già về các cơ quan non, cơ quan đang phát triển để tổng hợp chất hữu cơ mới, do vậy hiện tượng thiếu lân biểu hiện ở các lá già trước. Lá thiếu lân có màu đỏ tím hay xanh nhạt. Cây thiếu lân sinh trưởng chậm, có dáng mảnh khảnh.

Cây lúa thiếu lân đẻ nhánh kém, chín muộn, năng suất thấp, phẩm chất hạt kém. Cây non dễ mẫn cảm với việc thiếu lân.

b) Môt số dang phân lân chính và cách sử dụng::* Phân lân tự nhiên:Có 2 loại: Apatit và Phosphorit. Apatit có tỷ lệ chất hữu cơ, CO2 và

CaO cao hơn Phosphorit.Cách sử dụng:

- Là loại phân chậm tan, độ hòa tan phụ thuộc pH đất. Phân lân tự nhiên chỉ phát huy tác dụng khi pHKCl <5.

- Ở đất có hàm lượng lân tổng số nghèo ( P2O5 < 0,05%) phân lân tự nhiên có hiệu quả nhanh, rõ.

- Là loại phân chậm tan nên bón lót, bón theo hàng, hốc.- Bón kết hợp với phân chua sinh lý như sulphat amôn để tăng hiệu lực

phân lân.- Bón kết hợp với supe lân.- Bón cho cây phân xanh vì chúng đồng hóa được lân khó tiêu.- Lưu ý phân lân chỉ phát huy tác dụng khi đủ đạm.

* Phân lân chế biến:+ Supe lân Ca(H2PO4)2.H2O:

- Chế biến bằng cách cho H2SO4 tác động với quặng apatit.- Tỷ lệ lân hòa tan trong nước cao, tốt nhất nên bón cho đất trung tính.- Bón lót để rễ phát triển.- Bón supe lân dạng viên cho cây trồng cạn để hạn chế việc cố định lân

trong đất.- Trộn với phân chuồng với tỷ lệ 2% để vừa tăng chất lượng phân chuồng

vừa tăng hệ số sử dụng lân của cây.- Đối với cây mẫn cảm với lưu huỳnh hay trên đất thiếu lưu huỳnh thì supe

lân hiệu quả tốt hơn.- Hiệu lực phân supe lân tăng khi bón đủ đạm hay kết hợp bón với đạm.

Page 30 of 34 30

THRASHER – FISH GROUP

+ Phân lân nung chảy ( nhiệt luyện ):- Chế biến bằng cách nung apatit với xúc tác là Serpetin ở 1450 – 1500oC,

sau đó nghiền thành bột mịn.- Phân dể bảo quản, không có acid tự do, có phản ứng kiềm nên thích hợp

với đất chua.- Không nên trộn với các loại phân có gốc amôn vì dễ mất đạm.- Là loại phân hiệu quả chậm, cần sự trợ giúp của acid do rễ cây tiết ra nên

dùng để bón lót, bón theo hàng.- Bón cho đất chua, đất bạc màu, bón kết hợp với phân chua sinh lý.- Phân này không chứa lưu huỳnh. Do vậy, trên đất thiếu lưu huỳnh không

nên dùng loại này.Câu 5:

Phương pháp nhân giống cây trồng?1. Nhân giống hữu tính:

Nhân giống hữu tính là nhằm sản xuất ra hạt giống để gieo trồng, hạtđược hình thành từ sự thụ phấn hoa cái của cây.

Có có 2 loại hạt chủ yếu:+ Giống thụ phấn tự do, hoặc tự thụ phấn (như lúa): nông dân có thể tự sản xuất giống để canh tác, bằng cách chọn các cá thể tốt nhất trong ruộng (bông tốt nhất, bắp dài, đều đặn, không sâu bệnh, …) hoặc quả tốt nhất, chất lượng ngon trên một cây để lấy hạt.+ Giống lai: gồm các giống lai đơn, kép.

- Lai đơn: (A x B) -------------------> giống F1 đem trồng.- Lai kép: (A x B) x (C x D) ---------> giống F1 đem trồng.

(trong đó A, B, C, D: giống bố mẹ)Ví dụ: giống lúa lai, bắp lai (các giống LVN 10, DK888, DK999, Cargill,

Pacific,…), bắp cải (KK Cross)... Nông dân bắt buộc phải mua giống mỗi khi canh tác, vì hạt khi thu hoạch nếu giữ lại làm giống sẽ bị phân ly tính trạng, không duy trì được năng suất và các đặc tính tốt khác như đời F1.

2. Nhân giống vô tính:Nhân giống vô tính là sử dụng một bộ phận của cây để sản xuất ra vật liệu

trồng và phát triển thành cây mới. Vì là một bộ phận cây, nên cây mới hoàn toàn đồng dạng và đồng tính với cây cũ (gọi là cây mẹ). Các cây mới xuất phát từ cây mẹ, rất giống nhau được gọi là những cây cùng dòng vô tính.

Biện pháp nhân giống vô tính thường được áp dụng trên cây ăn quả, cây đa niên, …+ Ưu điểm:

- Cây con rất giống cây mẹ về đặc tính di truyền (không bị ảnh hưởng của việc “lai” phân ly tính trạng như ở cây trồng từ hạt).

Page 31 of 34 31

THRASHER – FISH GROUP

- Cây nhanh trưởng thành, cho trái hơn cây trồng từ hạt (xoài, cam, nhãn,… chiết hay ghép bao giờ cũng cho trái sớm hơn trồng hạt). Do đó, mau thu hồi vốn và hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Cây ghép không phát triển thành một cây quá to, tàn lá lớn như cây trồng từ hạt. Do đó có thể trồng nhiều cây trên một đơn vị diện tích hơn.

+ Nhược điểm: - Dễ đổ ngã do bộ rễ phát triển cạn khi có gió lớn.- Các bệnh, nhất là bệnh do virus vẫn lây lan sang cây con từ cây mẹ (hiện

nay kỹ thuật nuôi cấy mô có thể giúp khử sạch được bệnh do virus). + Các phương pháp nhân giống vô tính:

- Cây trồng có thể tự nhân giống vô tính tự nhiên như từ căn hành (hành, tỏi), thân bò (khoai lang, dâu tây), thân con - chồi bên (chuối, tre), củ (là thân ngầm như khoai tây, gừng, hay rễ “củ” như khoai lang), hay một phần lá (cây thuốc bỏng - sống đời). Để nhân giống các cây trồng này, chỉ cần tách các bộ phận này khỏi cây mẹ và trồng lại.

Bên cạnh đó, trong sản xuất cây trồng có thể được nhân giống vô tính bằng các phương pháp nhân tạo phổ biến là giâm cành cắt, chiết cành và ghép (tháp) cây.

- Giâm cành:Trên thực tế có thể sử dụng thân, lá, đoạn rễ, nhưng thường được sử dụng

nhiều là những đoạn thân và cành non được cắt rời gọi là cành giâm hay hom.Hom có thể mang săn mầm của chồi non hay rễ (như hom mía, dây khoai

lang) hoặc chỉ có chồi non mà không mang rễ (như cành giâm trà, hoa hồng). Hom sau khi được chuẩn bị có thể được trồng trực tiếp ra ruộng sản xuất (hom mía, hom khoai mì, khoai lang,…) hoặc phải thông qua giai đoạn giâm trên líp ươm hoặc trong bầu, đến khi hom ra rễ và có chồi ổn định mới đem ra trồng ( áp dụng cho những loại cành giâm hay hom khó ra rễ và chậm, đòi hỏi phải có sự chăm sóc tốt , kỹ lưỡng như hom tiêu, cành giâm trà…).

Các chất kích thích sinh trưởng như NAA, 2,4-D, … có thể được dùng để xử lý hom bằng cách nhúng phần dưới vào dung dịch, nhằm kích thích sự ra rễ nhanh chóng và nhiều hơn. Sau đó cành giâm được đặt dưới giàn che và tưới phun sương liên tục để tạo môi trường mát và ẩm độ cao, cành giâm không bị chết vì mất nước.

- Chiết cành:Là phương pháp nhân giống bằng cách uốn cành cong xuống dưới đất hay

bó đất quanh một cành cây vẫn còn dính liền với cây mẹ trên không. Khi các rễ đã xuất hiện, gốc cành được cắt và cây con mới đã săn sàng để trồng.

Chiết cành chỉ áp dụng đối với cây trồng mà giâm cành khó ra rễ. Nhược điểm của phương pháp chiết cành là rễ ăn cạn, kém chịu đựng nắng hạn, dễ bị trốc gốc. Ngoài ra, số cây con có thể chiết được từ cây mẹ không nhiều, trái lại cây mẹ sẽ kiệt lực và chết.

Thường áp dụng đối với một số cây ăn trái như sapochê, vú sữa, cam, quýt, bưởi, nhãn…

Page 32 of 34 32

THRASHER – FISH GROUP

- Ghép cây:Là phương pháp đem một bộ phận của cây (thường là cành hay mắt, gọi

là cành ghép hay mắt ghép) làm cho dính liền với một cây khác (gọi là gốc ghép) tạo thành một tổ hợp mới gọi là cây ghép.

Gốc ghép thường trồng bằng hạt và lựa chọn trong các giống hoang dại, hoặc các giống có năng suất kém nhưng khả năng mọc rễ mạnh và khoẻ mạnh. Cành hay mắt ghép được lựa chọn từ các cành hay gỗ ghép các giống cây tuyển lựa có những đặc tính tốt mà chúng ta mong muốn. Có rất nhiều phương pháp để ghép cây: ghép rễ, ghép ngọn, ghép vỏ thân – ghép áp, ghép nêm cối,… Trong đó, phương pháp ghép cây được áp dụng nhiều ở Việt Nam là ghép mắt ngủ để nhân giống vô tính các giống cao su, xoài, mai, hoa hồng, táo, mãng cầu,…

- Nuôi cấy mô: là phương pháp hiện đại trong đó một bộ phận rất nhỏ của cây, một mô, thậm chí một tế bào được dùng làm nguyên liệu để nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, khi đã hình thành cây con (với đủ rễ, thân, lá) sẽ được chuyển ra trồng trong sản xuất. Đã có nhiều thành công như nuôi cấy mô chuối, phong lan, khoai tây, dứa...Câu 6:

Quản lý côn trùng và bệnh hại cây trồng?1. Phòng trừ côn trùng gây hại:

Sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp:+ Sử dụng giống kháng.+ Vệ sinh đồng ruộng & các biện pháp canh tác.+ Bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng thích hợp.+ Luân canh.+ Biện pháp sinh học: sử dụng các thiên địch, côn trùng ăn thịt, gây bệnh (sử dụng Bacillus thuringiensis – BT để diệt sâu đục thân lua, bắp, sâu tơ trên rau), ký sinh (sử dụng ong Trichogramma evanescens ký sinh và làm hư trứng côn trùng), phóng thích các côn trùng đực đã bị chiếu xạ tia gamma cho vô sinh (diệt trừ ruồi đục quả ở đảo Okinawa của Nhật).+ Biện pháp vật lý:

Dùng bẫy đèn, bẫy cây trồng (thí dụ: cây thuốc lá và bắp là các cây ký chủ ưa thích của sâu đục bông vải, nếu cứ cách mỗi 15 - 20 hàng bông vải, có 1 hàng thuốc lá hoặc bắp được trồng thì sâu đục quả bông sẽ tập trung về các cây này, và ít gây hại cho bông vải hơn), diệt nơi trú ẩn của sâu đục thân (thí dụ: bẻ cờ cây bắp - để lại 2 hàng không bẻ cho mỗi 4 hàng được bẻ - trước khi cây thụ phấn sẽ giúp mang đi các sâu non nằm trong thân cờ cây bắp, nhờ đó giảm được số sâu đục thân), bẫy pheromone sinh dục cái để dẫn dụ các côn trùng đực đến để tiêu diệt (thí dụ; bẫy pheromone dẫn dụ bọ hà khoai lang, dùng cây é tía để dẫn dụ ruồi đục quả trên cây ăn quả).+ Biện pháp hoá học (sử dụng thuốc trừ sâu).

2. Phòng trừ bệnh hại cây trồng:+ Bệnh cây do các tác nhân như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng... gây ra.

Page 33 of 34 33

THRASHER – FISH GROUP

+ Có nhiều biện pháp để phòng trừ bệnh hại cây trồng như sau:- Sử dụng giống kháng bệnh:Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, vấn đề là tính kháng bệnh của một cây

trồng lại thường không kéo dài lâu, do sự phát triển nhanh chóng các chủng, nòi gây bệnh mới. Do đó, công việc lai tạo tuyển chọn giống kháng phải được thực hiện liên tục và đi trước các chủng gây bệnh.

- Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; xử lý đất, giống trước khi trồng; cung cấp đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng; luân canh; sử dụng các vật liệu trồng sạch bệnh,...

- Biện pháp sinh học: trồng bông vạn thọ để diệt tuyến trùng; sử dụng nấm Paccilomyces lilacinus để gây bệnh cho tuyến trùng hại chuối, cam quít và khoai tây…

- Sử dụng thuốc trừ bệnh.

Page 34 of 34 34