226
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề lớn trong toàn bộ các giai đoạn của quá trình phát triển. Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua ở Việt Nam, kinh tế nông thôn đã có sự chuyển biến sâu rộng: sản xuất lương thực tăng, an ninh lương thực được bảo đảm, khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ hải sản,… đã được nâng lên và có vị thế trên thị trường thế giới, đời sống của người nông dân được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo của khu vực nông thôn đã giảm rõ rệt, Chính phủ và các nhà tài trợ đã có sự đầu tư thích đáng cho cơ sở hạ tầng cơ bản trong khu vực nông thôn, điều này đã hỗ trợ rất lớn cho việc cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn. Trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tiến trình công nghiệp hoá ngày càng nhanh, những thay đổi nêu trên tạo ra cơ hội cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam gắn kết với thị trường thế giới, hòa nhập chung vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra các thách thức lớn. Đó là việc thu hẹp không gian nông thôn cho đô thị, ảnh hưởng của đô thị tới kiến trúc, kinh tế, đời sống và văn hóa nông thôn. Đã xuất hiện nhận thức coi quá trình công nghiệp hóa là sự phát triển công nghiệp bằng mọi giá. Nhận thức này lan tỏa về các làng quê Việt Nam, làm thay đổi mạnh mẽ đời sống kinh tế, xã hội của nông thôn, gây ảnh hưởng sâu sắc tới các hệ thống sản xuất, thương mại, dịch vụ, môi trường, kiến trúc của nông thôn. Hệ quả tất yếu là không gian nông thôn bị phá vỡ tại nhiều nơi, chất lượng cơ sở hạ tầng thấp, kinh tế nông thôn chậm phát triển và có khoảng cách lớn so với thành thị, xã hội nông thôn tồn tại nhiều bất ổn, văn hóa truyền thống bị mai một, môi trường sinh thái bị ô nhiễm.

PHẦN MỞ ĐẦU - Học viện Tài chính Le Sy Tho.pdfthương mại, dịch ... thuyết đồng bộ về huy động và sử dụng vốn ... - Làm rõ cơ sở khoa học

Embed Size (px)

Citation preview

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, nông nghiệp, nông dân, nông

thôn luôn là vấn đề lớn trong toàn bộ các giai đoạn của quá trình phát triển.

Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua ở Việt Nam, kinh tế nông thôn đã có sự

chuyển biến sâu rộng: sản xuất lương thực tăng, an ninh lương thực được

bảo đảm, khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt

điều, thuỷ hải sản,… đã được nâng lên và có vị thế trên thị trường thế giới,

đời sống của người nông dân được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo của khu vực

nông thôn đã giảm rõ rệt, Chính phủ và các nhà tài trợ đã có sự đầu tư thích

đáng cho cơ sở hạ tầng cơ bản trong khu vực nông thôn, điều này đã hỗ trợ

rất lớn cho việc cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn.

Trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tiến

trình công nghiệp hoá ngày càng nhanh, những thay đổi nêu trên tạo ra cơ

hội cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam gắn kết với thị

trường thế giới, hòa nhập chung vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra các thách thức lớn. Đó là việc

thu hẹp không gian nông thôn cho đô thị, ảnh hưởng của đô thị tới kiến trúc,

kinh tế, đời sống và văn hóa nông thôn. Đã xuất hiện nhận thức coi quá trình

công nghiệp hóa là sự phát triển công nghiệp bằng mọi giá. Nhận thức này

lan tỏa về các làng quê Việt Nam, làm thay đổi mạnh mẽ đời sống kinh tế,

xã hội của nông thôn, gây ảnh hưởng sâu sắc tới các hệ thống sản xuất,

thương mại, dịch vụ, môi trường, kiến trúc của nông thôn. Hệ quả tất yếu là

không gian nông thôn bị phá vỡ tại nhiều nơi, chất lượng cơ sở hạ tầng

thấp, kinh tế nông thôn chậm phát triển và có khoảng cách lớn so với thành

thị, xã hội nông thôn tồn tại nhiều bất ổn, văn hóa truyền thống bị mai một,

môi trường sinh thái bị ô nhiễm.

2

Để giải quyết những vấn đề đang phát sinh từ thực tiễn trong phát

triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhằm đảm bảo cho nông thôn

phát triển bền vững và song hành cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, Việt Nam đã đề ra chủ chương Xây dựng nông thôn

mới vào năm 20081. Đến năm 2010, chủ trương này đã được cụ thể hóa

bằng một Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai sâu rộng tới tất

cả các địa phương trong nước2. Trong đó, Hà Nội là một trong những địa

phương đi đầu về hưởng ứng chủ trương XDNTM. Với vị thế là thủ đô,

là một trong 2 thành phố lớn nhất của cả nước, nông thôn dường như

không phải là một đặc trưng của Hà Nội. Tuy nhiên, kể từ khi Hà Tây và

một số địa phương lân cận được sáp nhập vào Hà Nội năm 2008, khu vực

nông thôn trở thành một địa bàn lớn có vai trò quan trọng. Việc XDNTM ở

Hà Nội vì thế lại càng cần thiết hơn.

Mặc dù là thủ đô nhưng với một địa bàn rộng lớn, Hà Nội gặp nhiều

khó khăn và thách thức trong xây dựng CSHT NTM. Đây là nội dung lớn

của XDNTM với nhiều mảng công việc phải thực hiện. Một trong những

thách thức lớn trong xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội hiện nay là việc huy

động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT chưa đáp ứng được yêu cầu của

thực tiễn, chưa huy động và phát huy được tối đa vai trò của các nguồn vốn

đầu tư, việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn

diễn ra ở nhiều nơi. Trong khi đó, Hà Nội chưa có được một khung khổ lý

thuyết đồng bộ về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT

NTM. Các nghiên cứu trong và ngoài nước hiện chưa cung cấp đầy đủ cơ

sở lý luận cho vấn đề này.

1 Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị TW lần thứ bảy, khóa X ngày 5/8/2008 đã đưa ra chủ trương

và các mục tiêu của XDNTM. 2 Ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về

Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010 – 2020.

3

Do đó, đề tài: “Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội” có tính cấp thiết cả về

lý luận, thực tiễn và được nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ.

2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là:

- Làm rõ cơ sở khoa học về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng

CSHT NTM.

- Đánh giá đúng thực trạng, xác định những vấn đề đang đặt ra trong

huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn Hà Nội.

- Đề xuất các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng

CSHT NTM ở Hà Nội, góp phần thực hiện thành công chương trình

XDNTM toàn thành phố.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực

tiễn về nông thôn mới, cơ sở hạ tầng nông thôn mới, huy động và sử dụng

vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu:

Vì CSHT là một phạm trù rất rộng nên trong khuôn khổ của luận án

tiến sĩ, nội dung nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi một số hạng

mục CSHT vật chất kỹ thuật về kinh tế - xã hội ở nông thôn, và các vấn

đề huy động, sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT nông thôn theo phạm

vi này.

Phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu

tư xây dựng CSHT NTM tại vùng nông thôn của Hà Nội, bao gồm 18 huyện,

thị xã.

4

Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng huy động và sử

dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-

2015, các giải pháp đề xuất được áp dụng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm

2035. Phạm vi thời gian này được xác định dựa trên căn cứ pháp lý đầu tiên

cho chương trình XDNTM ở Hà Nội, đó là Nghị quyết số 03/2010/NQ-

HĐND về việc Thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030.

Luận án nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương trong nước trong

huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM giai đoạn 2010-

2015 và kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình trên thế giới.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học đã có, luận án sử

dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để xây dựng cơ sở lý luận cơ

bản cho đề tài.

Trên cơ sở số liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan chức năng,

các cấp chính quyền trên địa bàn nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp

phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu, thông tin để hình thành các nhận định,

đánh giá, các kết quả nghiên cứu của luận án. Cụ thể:

- Số liệu, thông tin thu thập từ các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,

NN&PTNT Hà Nội được phân tích, tổng hợp, so sánh để có được cái nhìn

tổng quan về kết quả thực hiện các tiêu chí XDNTM và tình hình tài chính

nói chung cho XDNTM ở Hà Nội.

- Số liệu, thông tin thu được từ các cấp chính quyền cơ sở được phân

tích, tổng hợp, so sánh để có được những nhận định, đánh giá cụ thể về

tình hình XDNTM ở cơ sở cũng như về thực trạng huy động và sử dụng

vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội.

5

4.2 Phương pháp nghiên cứu tình huống

Luận án nghiên cứu và lựa chọn một số mô hình hiệu quả trong huy

động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT nông thôn thành công trên

thế giới, kinh nghiệm điển hình về việc huy động và sử dụng vốn đầu tư

xây dựng CSHT NTM ở một số địa phương trong nước; để từ đó có căn

cứ khái quát thành lý luận cũng như có những áp dụng hợp lý khi đề xuất

các giải pháp của luận án.

4.3 Phương pháp điều tra, khảo sát

Luận án đã thực hiện phương pháp điều tra, khảo sát tại một số huyện,

xã trên địa bàn Hà Nội để thiết lập thêm một hệ thống thông tin, số liệu phục

vụ cho đề tài, góp phần gia tăng tính thực tiễn và thuyết phục của các kết

luận, đánh giá, các kết quả nghiên cứu (Xem phụ lục).

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án góp phần làm rõ cơ sở khoa học về nông thôn mới và xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, luận giải rõ nền tảng lý luận và cơ sở

thực tiễn về nông thôn mới và XDNTM, đã làm rõ nội hàm khái niệm

“mới” khi nghiên cứu về bản chất, đặc điểm của nông thôn mới và

CSHT NTM.

Trên cơ sở hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu hiện có về huy

động, sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT nông thôn, luận án đã triển

khai các nghiên cứu độc lập để xây dựng và phát triển khung lý thuyết về

huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, tạo nền tảng lý

luận có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Song song với việc cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu học

thuật, luận án còn mang ý nghĩa thực tiễn thiết thực cho việc XDNTM

trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể:

6

- Các kết quả nghiên cứu của luận án tạo ra một trong những cơ sở

để các cấp chính quyền đánh giá thực trạng XDNTM nói chung và thực

trạng huy động, sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn

thành phố, đánh giá những kết quả đạt được, xác định rõ những vấn đề

đang đặt ra.

- Luận án đóng góp những giải pháp có giá trị, có tính khả thi để việc

huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn Hà Nội

trong thời gian tới đáp ứng được các yêu cầu cấp bách của thực tiễn.

- Các kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có tính hệ

thống, toàn diện, bổ ích mà các cấp chính quyền ở Hà Nội có thể sử dụng

trong việc hoạch định, xây dựng chính sách, góp phần thực hiện thành

công XDNTM toàn thành phố.

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và phụ lục, nội dung luận

án bao gồm các phần, chương như sau:

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Chương 1. Cơ sở lý luận về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Chương 2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chương 3. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội

7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1 CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN

1.1 Các nghiên cứu về nông thôn mới và cơ sở hạ tầng nông thôn mới

1.1.1 Các nghiên cứu về nông thôn mới

Các công trình nghiên cứu trên thế giới chủ yếu bàn về phát triển nông

thôn nói chung. Sở dĩ như vậy vì các nước trên thế giới chỉ theo đuổi những

mục tiêu chung của phát triển nông thôn mà không đặt ra thuật ngữ nông

thôn mới. Trên thế giới hiện nay chỉ có 2 nước thực hiện những chương trình

phát triển nông thôn gắn với chữ “mới”. Đó là Hàn Quốc với phong trào

Làng mới (Saemaul Undong) và Trung Quốc với công cuộc Xây dựng nông

thôn mới xã hội chủ nghĩa. Do vậy, các nghiên cứu trên thế giới về nông

thôn mới tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về XDNTM ở 2

quốc gia này. Có thể ví dụ một số nghiên cứu điển hình như: nghiên cứu của

Sooyoung Park (2009): “Analysis of “Saemaul Undong” A Korean Rural

Development Programme in the 1970s ”, phân tích, đánh giá những thành

công của mô hình nông thôn mới Saemaul Undong ở Hàn Quốc thực hiên từ

những năm 1970 của thế kỷ trước, đồng thời đưa ra triển vọng áp dụng mô

hình này ở các nước đang phát triển khác trong khu vực. Nghiên cứu của Cát

Chí Hoa (2009): “From a rural area to a new country”, phân tích những

thành công, hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn

Trung Quốc từ khi cải cách (1978) đến nay.

Các kết quả nghiên cứu này đã đem lại những kiến thức lý luận và thực

tiễn, những kinh nghiệm quốc tế bổ ích có thể áp dụng cho Việt Nam. Ngay

từ những năm 1970 của thế kỷ trước, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện mô

hình nông thôn mới với 16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiện môi trường

sống cho người dân nông thôn: mở rộng đường giao thông, hoàn thiện hệ

8

thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, trồng thêm cây

xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em... Sau 40 năm thực hiện, mô hình này

đã bạt được nhiều thành công và hiện đang được nghiên cứu để áp dụng ở

các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, nghiên cứu mô hình nông thôn mới của

Hàn Quốc này rất đáng để Việt Nam tham khảo, học hỏi. Đối với Trung

Quốc, công cuộc XDNTM xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho nông thôn Trung

Quốc những bước phát triển đáng kể, đã có một số mô hình công nghiệp

nông thôn khá phát triển, nhưng quốc gia này vẫn chưa thật sự có mô hình

nông thôn phát triển toàn diện.

Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đất nước đã đem lại những thành tựu

to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, những vấn đề bất

ổn, những mặt trái của nền kinh tế thị trường bắt đầu phát sinh mà một trong

số đó là sự phát triển mất cân đối giữa nông thôn với thành thị. Công nghiệp,

thành thị có xu hướng ngày càng phát triển, trong khi đó nông nghiệp, nông

thôn nghèo nàn, lạc hậu và đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Xuất

phát từ những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn đó, Đảng cộng sản Việt Nam

(2008) đã đề ra mục tiêu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Nghị

quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khóa X): “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện

đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông

nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã

hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao,

môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự

lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. [13, tr.126]. Đây cũng chính là dấu

mốc ra đời của thuật ngữ nông thôn mới ở Việt Nam.

Có thể thấy rằng, XDNTM ở Việt Nam được bắt đầu từ một nhiệm vụ

chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng, nhằm khắc phục những

hạn chế, yếu kém của khu vực nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ đây, các nghiên cứu trong

9

nước bắt đầu tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về XDNTM

để tạo nền tảng khoa học cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Trong cuốn Xây dựng nông thôn mới, Những vấn đề lý luận và thực tiễn do

PGS,TS Vũ Văn Phúc chủ biên (2012); các vấn đề lý luận và thực tiễn khá

đa dạng về xây dựng nông thôn mới đã được phân tích qua các bài viết của

các cộng tác viên, như: vấn đề đất đai (PGS, TS Trần Thị Minh Châu với bài

viết “Chính sách đất đai trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta”),

môi trường (Ths Lê Thị Thanh Hà với bài viết “Bảo vệ môi trường nông

thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”), vốn

(PGS,TS Đoàn Thế Hanh với bài viết “Xây dựng nông thôn mới: Vấn đề

quy hoạch và huy động các nguồn vốn”).

Trong kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm

2011 do Tổng cục thống kê (2011) thực hiện, nội dung XDNTM mới đã

được đưa vào số liệu báo cáo qua đó thực trạng xây dựng nông thôn mới

trên quy mô toàn quốc đã được phản ánh chi tiết tới từng tiêu chí trong bộ

19 tiêu chí của quốc gia. Trong báo cáo tổng quan khoa học đề tài cấp bộ

năm 2013: “Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Bắc nước ta hiện nay” do PGS,TS Hoàng Văn Hoan (2013) làm

chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu đã phân tích thực trạng kinh tế xã hội vùng

Tây Bắc, thực trạng xây dựng nông thôn mới của vùng với phạm vi nghiên

cứu là 4 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Qua đó nhóm thực

hiện đề tài đã xây dựng mô hình nông thôn mới và đề xuất các giải pháp cụ

thể để đưa mô hình vào thực tiễn và phát huy hiệu quả.

1.1.2 Các nghiên cứu về cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Hiện nay trên thế giới không có các nghiên cứu về CSHT NTM. Tuy

nhiên, phát triển CSHT nông thôn là vấn đề được nhiều nước trên thế giới

quan tâm, bởi CSHT được coi là cầu nối đến với sự văn minh và hiện đại.

Viết về phát triển CSHT nông thôn ở Ấn Độ trong bài “Rural infrastructure

10

in India New thrust areas”, tác giả Pawa Kumar (2006) nhận định, sự chậm

phát triển của khu vực nông thôn còn chậm là do sự cung ứng chưa đúng và

chưa đầy đủ của hệ thống CSHT, và đó cũng là lý do tại sao phần đóng góp

của khu vực nông thôn trong GDP luôn luôn ít hơn. Việc phát triển CSHT

cho nông thôn là rất cần thiết để khu vực này có thể dễ dàng hơn trong việc

tiếp cận với các thị trường, các dịch vụ, các cơ hội, sự hiện đại và văn minh.

Cũng theo tác giả bài báo, một con đường nhỏ cũng có thể đóng vai trò như

một con đường cao tốc đến với thịnh vượng.

Các khu vực được quan tâm nhiều trong phát triển CSHT nông thôn là

khu vực các nước đang và kém phát triển như châu Phi, nam Á, châu Mỹ La

tinh, trung đông. Tại đây, bên cạnh các chương trình của Nhà nước, có nhiều

tổ chức phi chính phủ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ, với mong muốn

đem đến khu vực nông thôn những chuyển biến tích cực về CSHT để khu

vực nông thôn tiến tới không còn là một khu vực yếu thế so với thành thị

nữa. Trong nghiên cứu “Rural Infrastructure in Africa: Policy Direction”

của Robert Fishbein (2001), chuyên gia tư vấn thuộc dự án AFR

Infrastructure Family - Ngân hàng thế giới, nghiên cứu đã tập trung vào

chiến lược cơ sở hạ tầng nông thôn (RI) và bao gồm bốn lĩnh vực: i) Giao

thông nông thôn; ii) Cung cấp và Vệ sinh môi trường nước; iii) Năng lượng

nông thôn; và iv) Viễn thông và Thông tin nông thôn. Nghiên cứu đã phản

ánh thực trạng CSHT nông thôn trong bối cảnh phát triển của Châu Phi,

đánh giá kinh nghiệm thu được về vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn ở các

vùng nông thôn châu Phi, từ đó cung cấp những khuyến nghị chính sách về

tầm nhìn tổng thể trong phát triển CSHT nông thôn cho châu Phi.

Ngân hàng thế giới là tổ chức tiên phong khi đã thực hiện nhiều dự án

cũng như những nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới và đã có những đóng

góp tích cực cho quá trình này. Các nghiên cứu của tổ chức này đã đem đến

những khuyến nghị chính sách hữu ích cho chính phủ các nước trong việc

cải thiện hệ thống CSHT ở nông thôn.

11

Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, có thể thấy các nghiên cứu về

CSHT cho phát triển nông thôn còn khá ít. Các đề tài hoặc chuyên đề nghiên

cứu khoa học mới chỉ chủ yếu tổng kết thực trạng và đưa ra các giải pháp

phát triển CSHT nói chung cho từng vùng hoặc từng tỉnh. Các nhà khoa học,

chuyên gia có đầu sách nghiên cứu, phân tích chuyên sâu một cách có hệ

thống về phát triển CSHT phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện có

rất ít như: Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn, Nguyễn Sinh Cúc.... Trong công

trình “Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn (2001),

các tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hạ tầng, phát triển

hạ tầng ở nông thôn và đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển hạ tầng cơ

sở ở tình Thái Bình.

Những nghiên cứu chuyên sâu về CSHT cho phát triển nông thôn

như trên không nhiều, còn lại chủ yếu là các nghiên cứu một nội dung

nào đó thuộc CSHT như hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện,...hoặc CSHT

chỉ được đề cập như một phần nội dung của một nghiên cứu về nông

nghiệp, nông thôn. Trong nghiên cứu “Chính sách nông nghiệp nông

thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010”

của Trần Ngọc Bút (2002), tác giả đã đi sâu nghiên cứu những chính

sách, cơ chế, giải pháp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn...trong đó

có đề cập đến một số chính sách phát triển hạ tầng nông thôn. Một số

công trình khác như luận án tiến sĩ của Nguyễn Tiến Dĩnh (2003):

“Hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại

thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; công trình

nghiên cứu của Vũ Năng Dũng (2004): “Cơ sở khoa học để xây dựng

tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”; công trình của Phạm Thanh Khôi,

Lương Xuân Hiến (2006): “Một số vấn đề kinh tế xã hội trong tiến trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng”...đã nghiên

12

cứu những vấn đề về kinh tế - xã hội, về các chính sách phát triển nông

nghiệp, nông thôn trong đó có đề cập đến vấn đề phát triển hạ tầng kinh

tế - xã hội nông thôn.

1.2 Các nghiên cứu về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn

1.2.1 Các nghiên cứu về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng nông thôn

Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới vào cuối những năm 1990 đã

đề cập tới sự cần thiết phải đầu tư cho phát triển CSHT, với ước tính đầu tư

phát triển CSHT đã giúp cho việc giảm nghèo được khoảng 2,1% ở nhóm

nước thu nhập thấp và 1,4% ở nhóm nước thu nhập trung bình. Với một hệ

thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp tốt như: thông tin liên

lạc, tài chính tín dụng, trường đào tạo nghề,...có tác động góp phần nâng cao

chất lượng sống của người dân nông thôn lên rất nhiều. Ngân hàng phát triển

châu Á đánh giá rằng nếu đầu tư 1 đô la cho cơ sở hạ tầng thì sẽ tiết kiệm

được 6 đô la chăm sóc sức khỏe, có nước sạch để dùng đã giảm đến 55% tỷ

lệ trẻ em tử vong, giảm mạnh tỷ lệ đau mắt hột, đường ruột và bệnh tiêu hóa,

và những con đường được mở đã làm tăng cao sự tham gia của học sinh nữ.

Cũng theo ước tính của Ngân hàng Thế giới và các tổng kết nghiên cứu

của một số nước trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan;

ưu tiên đầu tư phát triển CSHT là một trong những điểm quan trọng để phát

triển nông nghiệp và nông thôn. Để đáp ứng được thách thức về việc nâng

cao chất lượng của cơ sở hạ tầng dịch vụ kinh tế xã hội thì ước tính phải chi

khoảng 7% GDP bình quân cho mỗi một nước đang phát triển bao gồm cả

chi phí cho đầu tư mới và duy tu bảo dưỡng hệ thống CSHT.

Trong nghiên cứu của Ngô Việt Hương (2013): “Cần tăng cường vốn

đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn” , tác giả đã chỉ ra những hệ quả khi vốn

đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, đó là: Thiếu

vốn đầu tư nên CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu; Việc

13

mở rộng các ngành, các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp khó

khăn và diễn ra chậm chạp; Nguồn nhân lực trong khu vực nông nghiệp dồi

dào nhưng trình độ thấp; Chất lượng nông sản chưa đạt yêu cầu và sức cạnh

tranh thấp trên trường quốc tế. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại ở việc

làm rõ sự cần thiết mà chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể, đồng bộ để

khu vực nông thôn huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả.

Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng đã chỉ ra sự khó khăn

trong huy động vốn đầu tư phát triển CSHT nông thôn ở các nước nghèo,

theo đó cần quan tâm nghiên cứu tìm ra những giải pháp đổi mới phương

thức đầu tư và huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước,

đặc biệt là đầu tư của tư nhân. Nguồn NSNN chỉ nên huy động tập trung cho

những lĩnh vực quy mô đầu tư lớn như: giao thông, cảng biển, thủy lợi và ưu

tiên cho vùng điều kiện đặc biệt khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Một số nghiên cứu về kinh nghiệm thành công trong huy động vốn ở

một số nước châu Á hiện nay đã cho thấy những giải pháp cơ chế chính sách

thông thoáng về đa dạng hóa các hình thức sở hữu tài sản cơ sở hạ tầng của

nhà nước, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tự bỏ vốn xây dựng

công trình cơ sở hạ tầng và chịu tác động rủi ro theo cơ chế thị trường.

Trong bài viết “Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông

nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, tác giả Dìu Đức Hà (2012) đã

tập trung chỉ rõ những bất cập trong phát triển giao thông nông thôn các

tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp đa dạng hóa các nguồn

lực tài chính bao gồm: NSNN, khai thác hiệu quả quỹ đất ở địa phương, trái

phiếu đầu tư địa phương, vốn từ cộng đồng dân cư, vốn nước ngoài (ODA,

FDI, từ các tổ chức phi chính phủ, Việt kiều).

14

1.2.2 Các nghiên cứu về sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng nông thôn

Trong hướng nghiên cứu này, mục đích cuối cùng hướng tới là việc sử

dụng vốn đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Trong mô hình đánh giá chi tiêu công do Ban thư ký chi tiêu công và

trách nhiệm tài chính - Ngân hàng thế giới (2005) đề xuất, khung đánh giá

chi tiêu công được dựa trên 6 chỉ tiêu quan trọng là: (1) Độ tin cậy của ngân

sách, (2) Tính toàn diện và tính minh bạch, (3) Lập ngân sách trên cơ sở

chính sách, (4) Khả năng dự tính và kiểm soát quá trình thực thi ngân sách,

(5) Kế toán, ghi sổ và báo cáo, (6) Kiểm toán và Giám sát bên ngoài.

Một số nghiên cứu tập trung vào việc thay đổi cơ cấu vốn đầu tư để vốn

được sử dụng tập trung, trọng điểm, nhờ đó có thể giúp nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn. Trong Luận án tiến sĩ của Nguyễn Minh Tuấn (2008): “Định

hướng đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tác giả đã hệ thống

hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đi sâu nghiên cứu

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng nguồn vốn NSNN do Bộ

NN&PTNT trực tiếp quản lý. Rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

có thể áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực

trạng về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn

NSNN do Bộ NN&PTNT trực tiếp quản lý từ 1996 đến nay, rút ra những kết

quả, tồn tại. Đề xuất các giải pháp thực hiện đổi mới phương pháp quản lý

đầu tư, chính sách đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nhằm phát huy được hiệu suất và

hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần vào phát triển sản xuất nông nghiệp

trong giai đoạn mới.

15

Một hướng nghiên cứu khác tập trung vào quy trình quản lý vốn đầu tư

và các yếu tố tác động tới việc sử dụng vốn đầu tư, đánh giá tác động của các

yếu tố này, cũng như việc thực hiện các nội dung trong quy trình quản lý tới

việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Nghiên cứu của Asian Development Bank

(1999): “Technical Assistance to Thailand for development of Agriculture

and cooperatives” đã chỉ ra một trong những thành công trong sử dụng

nguồn vốn ODA ở Thái Lan là thành lập một hệ thống quản lý, điều phối và

thực hiện các chương trình, dự án đủ mạnh từ trung ương đến địa phương,

các chương trình viện trợ được tập trung ở một cơ quan là Tổng vụ hợp tác

kinh tế và kỹ thuật trực thuộc Chính phủ.

Luận án tiến sĩ của Tôn Thành Tâm (2005): “Giải pháp nâng cao

hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt

Nam”, đã đề cập đến các nội dung: (a) Những vấn đề lý luận cơ bản về

hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (b) Phân

tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển

chính thức (ODA) ở Việt Nam; (c) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

quản lý nguồn vốn ODA trong thời gian tới, bao gồm: thành lập ngân

hàng bán buôn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức; hoàn thiện các cơ

chế, chính sách quản lý ODA; bổ sung, sửa đổi nội dung các văn bản quy

phạm pháp luật có liên quan đến quá trình thực hiện các chương trình, dự

án,...Tuy nhiên, luận án chưa đi sâu phân tích nội dung hiệu quả quản lý

nguồn vốn ODA cho phát triển CSHT, do vậy các giá trị có thể kế thừa từ

luận án này cũng chỉ mang tính chung chung, khái quát.

2 ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ

NGOÀI NƯỚC, XÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP

THEO CỦA LUẬN ÁN

Qua tổng thuật các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể rút

ra một số nhận định sau:

16

- Một là, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu bàn về phát triển nông

thôn, và CSHT nông thôn nói chung. Quá trình tổng thuật các nghiên cứu

cho thấy NTM là một thuật ngữ ít được sử dụng trên thế giới. Các nghiên

cứu trên thế giới chủ yếu về phát triển nông thôn và CSHT nông thôn nói

chung. Các nghiên cứu trực tiếp về nông thôn mới trên thế giới nếu có chủ

yếu tập trung ở các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và đều là các nghiên cứu

tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Các nghiên cứu về XDNTM ở Việt Nam

cũng chủ yếu mang dáng dấp tổng kết thực tiễn để phục vụ cho việc thực

hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về

CSHT NTM.

- Hai là, các nghiên cứu về XDNTM và CSHT NTM khá ít ỏi và được

thể hiện tản mát trong các công trình khác nhau, chưa có công trình nào xây

dựng được cơ sở khoa học mang tính hệ thống về NTM và CSHT NTM.

- Ba là, chưa có nghiên cứu nào làm rõ vấn đề huy động và sử dụng vốn

đầu tư xây dựng CSHT NTM. Nông thôn mới là nông thôn với những đặc

điểm, tiêu chí cụ thể để phân biệt với nông thôn cũ. Việc huy động và sử

dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM cũng phải hướng tới mục tiêu cuối

cùng là xây dựng thành công CSHT của nông thôn theo các đặc điểm, tiêu

chí xác định của CSHT NTM. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay mới chủ

yếu là về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT cho nông thôn

nói chung.

Với kết quả tổng thuật trên, cùng những mục tiêu, đối tượng, phạm vi

nghiên cứu đã xác định, hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án là:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NTM và CSHT NTM trong đó tập

trung làm rõ nội hàm khái niệm “mới” trong các thuật ngữ này.

- Xây dựng khung lý thuyết đồng bộ về huy động và sử dụng vốn đầu

tư xây dựng CSHT NTM bao gồm: các nguồn vốn đầu tư có thể huy động và

sử dụng cho xây dựng CSHT NTM, các yêu cầu, cơ chế huy động, sử dụng

17

vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, các nhân tố tác động tới việc huy động và

sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM.

- Đánh giá thực trạng, xác định những vấn đề chủ yếu đang đặt ra trong

huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn Hà Nội.

- Xây dựng hệ thống mục tiêu, quan điểm, đề xuất các giải pháp huy

động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, góp phần xây dựng

CSHT nông thôn trên địa bàn Hà Nội theo đúng yêu cầu của CSHT NTM

trong thời gian tới.

18

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

1.1 NÔNG THÔN MỚI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nông thôn mới

1.1.1.1 Khái niệm nông thôn mới

Khái niệm nông thôn mới được xây dựng trên nền tảng của khái niệm

nông thôn. Nông thôn là một hệ thống tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, và xã

hội ở đó các yếu tố cấu thành có nét đặc trưng riêng trong đó điển hình là sự

phát triển và chiếm tỷ trọng lớn của kinh tế nông nghiệp, sự sinh sống gắn bó

hòa mình với thiên nhiên của dân cư và sự lưu giữ những giá trị văn hóa giàu

bản sắc truyền thống của dân tộc.

Trải qua các giai đoạn phát triển từ nông thôn sơ khai cho đến nông

thôn dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực tiễn đã

nảy sinh một số vấn đề đối với sự phát triển của nông thôn như sau:

Kinh tế nông thôn có nguy cơ ngày càng lạc hậu do sự phát triển của

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi nhanh chóng

nền sản xuất của mọi quốc gia. Nông nghiệp từ chỗ chiếm tỷ trọng lớn, là

chủ đạo phải nhường chỗ cho công nghiệp, kèm với đó là quá trình đô thị

hóa các vùng nông thôn. Ở nhiều quốc gia, tốc độ đô thị hóa quá nhanh tạo

nên cú sốc đến kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn bị bỏ rơi để ưu

tiên đầu tư cho công nghiệp. Năng suất lao động nông nghiệp thấp do thiếu

vốn đầu tư và kiến thức canh tác, kèm theo đó là sự đe dọa của thiên tai dịch

bệnh. Hệ quả là sản lượng nông sản, thực phẩm ở nông thôn không ổn định.

Kinh tế nông thôn bị lạc hậu so với kinh tế đô thị.

19

Xã hội nông thôn ngày càng phát sinh nhiều vấn đề bất cập

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm nảy sinh nhiều vấn đề

xã hội nổi cộm, bức xúc ở nông thôn, đặc biệt là việc làm và chuyển dịch lao

động; những va chạm, thay đổi quan niệm giá trị, lối sống của các tầng lớp

xã hội; sự nghiệp yếu kém của lĩnh vực giáo dục, y tế ở nông thôn. Nhiều

xung đột nảy sinh trong quá trình chuyển đổi từ “xã” lên “phường”, từ xã hội

nông nghiệp sang xã hội công nghiệp.

Công nghiệp hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế hàng hóa trong

nông nghiệp và các nguyên nhân chủ quan khác khiến môi trường ở

nông thôn ngày càng ô nhiễm.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: công tác quy hoạch, chế tài xử

lý, ý thức con người mà nông thôn đứng trước vấn đề lớn về môi trường, đó

là nguy cơ ô nhiễm môi trường ở nông thôn tăng mạnh do chất thải của các

nhà máy, rác thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

trong sản xuất nông nghiệp,... Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bằng,

do đất đai chật hẹp nên đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng

nề. Rác thải sinh hoạt do người dân vứt ra khắp nơi, từ ven nhà, đường làng,

ngõ xóm đến kênh mương, ao hồ,... Do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân

đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức

chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh

bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vẫn vô tư thải ra rãnh nước

đường làng, vừa hôi thối mất vệ sinh vừa tạo điều kiện thuận lợi để ruồi,

muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh. Thứ nước thải đó còn ngấm vào

nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao.

Những giá trị văn hóa truyền thống của nông thôn có nguy cơ bị mai

một do những ảnh hưởng của văn minh thành thị, công nghiệp.

Sự phát triển thiếu tầm nhìn chiến lược, sự quan tâm quá mức đến công

nghiệp, thành thị mà bỏ rơi nông nghiệp, nông thôn khiến cho nhiều giá trị

20

nông thôn bị xâm lấn nghiêm trọng trong đó có văn hóa. Việc phát triển công

nghiệp thiếu quy hoạch tổng thể đã dẫn tới tình trạng lấn đất nông nghiệp,

xâm phạm làng quê, phá vỡ những vùng miền, vốn đã có một nền nông

nghiệp định hình, làng quê yên bình, dân tình ổn định, xâm hại những di sản

vô giá làm nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Khoảng cách giữa nông thôn với thành thị ngày một gia tăng, góp

phần tăng thêm những bất ổn xã hội.

Khi nông thôn trở thành gánh nặng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước thì chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở

rộng, qua nhiều phương diện như cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, thu nhập, tiêu

dùng, phúc lợi xã hội, đời sống văn hóa,... Quan hệ giữa công nghiệp - nông

nghiệp, thành thị và nông thôn mất cân đối và không hài hòa. Cơ cấu ngành

nghề mâu thuẫn, ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển chậm,

chuyển hóa gia công nông sản chậm, giá trị ngành nuôi trồng thấp,...

Có thể nói, khi công nghiệp và đô thị càng phát triển thì nông thôn,

nông nghiệp càng tụt hậu. Thực tế đó đòi hỏi phải “vực” khu vực nông thôn

nói trên khỏi sự tụt hậu, để nông thôn thực sự là “hậu phương” vững chắc

cho sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. Đây là điều mà tất cả các quốc

gia trên thế giới đều phải thực hiện, có khác nhau chỉ là ở thời điểm và hệ

thống các tiêu chí đánh giá. Một số quốc gia đặt cho nông thôn sau quá trình

cải biến này một cái tên để phân biệt với nông thôn trước kia. Và nông thôn

mới là một trong những cái tên như vậy.

NTM trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị tứ, thị trấn,...

Nông thôn mới vừa bao hàm những đặc điểm lịch sử vốn có của nông thôn

là vùng nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp,

vừa có những thuộc tính khác với nông thôn truyền thống; đó là: làng xã văn

minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất PTBV theo hướng kinh tế hàng

hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được

21

nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông

thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.

Như vậy, có thể định nghĩa: Nông thôn mới là nông thôn với những tiêu

chí nhận diện cụ thể, tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội; là kết quả của quá

trình cải biến nông thôn từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sang văn minh,

hiện đại, phát triển bền vững.

1.1.1.2 Đặc điểm nông thôn mới

Nông thôn mới có nền nông nghiệp phát triển, năng suất cao, thực

hiện chức năng bảo đảm lương thực cho cộng đồng quốc gia.

Cho dù là nông thôn gì thì cũng không thể không có sản xuất nông

nghiệp bởi nếu không có nông nghiệp thì không phải là nông thôn nữa. Xây

dựng NTM không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thành thị bởi như vậy

là phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn. Vì vậy, đặc điểm đầu tiên của

NTM vẫn là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này

không đơn thuần là tự túc, tự cấp mà theo hướng sản xuất hàng hóa, với năng

suất và chất lượng cao; sản phẩm mang bản sắc, là thế mạnh của địa phương,

với quy mô sản xuất lớn, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của không

chỉ vùng mà còn là cả nước và hướng ra xuất khẩu. Đồng thời với việc này là

phát triển sản xuất ngành nghề, trước hết là ngành nghề truyền thống của địa

phương. Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và phi

vật thể của từng làng quê Việt Nam, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân

nông thôn.

Nông thôn mới có vị thế bình đẳng so với thành thị

Nếu như nông thôn cũ được hiểu như một vùng khép kín với sự lạc hậu

và thua kém mọi mặt so với thành thị thì NTM có tính mở và giao lưu 2

chiều so với thành thị, có nghĩa là không chị nhận sự hỗ trợ của thành thị mà

NTM còn có những lợi thế riêng của mình để từ đó tương tác tích cực ngược

trở lại thành thị. Với một hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kinh

22

tế xã hội phát triển hài hòa, thu nhập được nâng cao; khoảng cách giữa NTM

so với thành thị đã được rút ngắn.

Nông thôn mới chọn lọc và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

tốt đẹp của dân tộc

Giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là đặc

điểm vốn có của nông thôn. Nhưng với NTM, đặc điểm này được phát triển

ở tầm cao hơn, đó là sự chọn lọc và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

tốt đẹp, mạnh dạn xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Thông quá đó, NTM giúp xây

dựng một nền văn hóa dân tộc vừa đậm đà bản sắc nhưng cũng vừa là một

nền văn hóa dân tộc tiên tiến, hướng tới chân, thiện, mỹ.

Nông thôn mới có môi trường sinh thái trong lành và được quan tâm

bảo vệ, là nơi con người gắn bó, giao hòa với thiên nhiên

Đây là một đặc điểm quan trọng để nhận diện NTM. Nếu như nền văn

minh công nghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có giữa con người và

thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng phục vụ hệ

thống sinh thái. Từ vườn cây, ao cá, những cánh đồng lúa, trang trại cà

phê, tiêu,... hệ thống tưới tiêu, hồ đập thủy lợi cho đến bờ dậu,... làm cho

con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên. Tuy nhiên thực tế ở Việt

Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới cho thấy ngay cả ở những vùng

nông thôn, điều này không được thực hiện bởi sự phát triển thiếu tính quy

hoạch và định hướng đã khiến cho nhiều làng quê bị “gạch hóa”, “bê tông

hóa”, “phố hóa”, từng ngày phá vỡ đi môi trường sinh thái. Do vậy, mục

tiêu của xây dựng NTM phải làm rõ nét đặc trưng này, lấy đó làm thước

đo cho sự hoàn thiện của mô hình NTM.

1.1.2 Cơ sở hạ tầng nông thôn mới

1.1.2.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Để định nghĩa về CSHT NTM, trước hết cần làm rõ khái niệm CSHT.

Hiện nay, cách hiểu về CSHT khá đa dạng. Có quan điểm cho rằng: “Cơ sở

23

hạ tầng là tổng thể các ngành kinh tế, các ngành công nghệ dịch vụ” [35,

tr.153]. Quan điểm khác lại cho rằng CSHT là: “hệ thống các công trình làm

nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng

cao chất lượng cuộc sống” [17, tr.65]. Sở dĩ có những cách hiểu khác nhau

như vậy là do sự không thống nhất trong sử dụng các thuật ngữ “cơ sở hạ

tầng”, “kết cấu hạ tầng”, “hạ tầng cơ sở”.

Để làm rõ khái niệm này, trước hết cần bắt đầu bằng một thuật ngữ

được sử dụng trong tiếng Anh, đó là từ “infrastructure”. Từ này bắt nguồn từ

hai từ “infra” và “structura” trong tiếng Latin. “Infra” có nghĩa là nền móng,

nền tảng, phần bên dưới hay còn gọi là hạ tầng. “Structura” có nghĩa là kết

cấu hay cấu trúc. Từ đó, “infrastructure” được dịch ra trong tiếng Việt là

“kết cấu hạ tầng”. Theo đó, kết cấu hạ tầng có thể được hiểu theo nghĩa

rộng, bao gồm toàn bộ các ngành thuộc lĩnh vực phục vụ, các ngành này

có sự liên kết với nhau tạo thành nền móng của xã hội. Nếu hiểu theo

nghĩa hẹp thì kết cấu hạ tầng bao gồm những công trình công cộng phục

vụ quá trình sản xuất và sinh hoạt của mỗi cá nhân và các cộng đồng xã

hội và được gọi là CSHT. Như vậy, tới đây có thể hiểu CSHT chính là

kết cấu hạ tầng hiểu theo nghĩa hẹp, hay nói cách khác, là một trong số

những thành phần của kết cấu hạ tầng.

Để xây dựng NTM, những công trình vật chất kỹ thuật thiết yếu cần

phải được xây dựng để phục vụ cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị,

xã hội, môi trường ở nông thôn theo các tiêu chí XDNTM.

Như vậy, có thể định nghĩa: Cơ sở hạ tầng nông thôn mới là những

công trình vật chất, kỹ thuật được con người xây dựng lên ở nông thôn nhằm

xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo các tiêu chí xây dựng

nông thôn mới.

24

1.1.2.2 Nội dung cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Hệ thống CSHT kỹ thuật

Hệ thống giao thông nông thôn

Hệ thống giao thông nông thôn bao gồm các tuyền đường nằm trên địa

bàn nông thôn phục vụ cho việc giao lưu trong địa bàn và với bên ngoài. Hệ

thống này bao gồm các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thông, liên

bản,...Phát triển giao thông nông thôn là cần thiết và đặc biệt quan trọng

trong đời sống kinh tế, xã hội nông thôn. Mạng lưới giao thông được ví như

huyết mạnh của kinh tế - xã hội nông thôn mà nếu hệ thống này phát triển sẽ

gắn kết giữa các vùng nông thôn, giữa nông thôn với thành thị trong buôn

bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ, giao lưu văn hóa cũng như các hoạt

động xã hội khác.

Hệ thống thủy lợi nông thôn

Hệ thống CSHT thủy lợi nông thôn bao gồm toàn bộ hệ thống công

trình phục vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước (nước mặt và

nước ngầm) và cho việc hạn chế những tác hại do nước gây ra đối với sản

xuất, đời sống và môi trường sinh thái. Các công trình chủ yếu thuộc hệ

thống thủy lợi gồm: hệ thống các hồ, đập giữ nước; hệ thống các trạm bơm

tưới và tiêu nước, hệ thống đê sông, đê biển, hệ thống kênh mương.

Hệ thống điện nông thôn

Hệ thống điện nông thôn là toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nền

tảng cho việc cung cấp điện sử dụng vào tưới tiêu, các hoạt động sản xuất

và phục vụ sinh hoạt nông thôn. Hệ thống này bao gồm mạng lưới đường

dây tải điện từ nguồn cung cấp, hệ thống các trạm hạ thế, mạng lưới phân

phối và dẫn điện tới các dụng cụ dùng điện. Ở các vùng sâu, vùng xa

thuộc hệ thống điện nông thôn còn bao gồm cả các máy phát điện nhỏ

bằng động cơ chạy dầu hoặc máy tuốc bin nhỏ, chạy bằng sức nước, sức

gió. Điện là nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các

25

hộ gia đình, được dùng cho công tác thủy lợi, phát triển sản xuất nông

nghiệp, đem lại văn minh cho khu vực nông thôn, tạo tiền đề hình thành

và xây dựng nếp sinh hoạt văn hóa mới cho cư dân nông thôn, góp phần

xóa bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

CSHT thông tin – viễn thông nông thôn

Hệ thống thông tin – viễn thông nông thôn bao gồm toàn bộ các cơ sở

vật chất, các phương tiện phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trao đổi thông

tin đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ở nông thôn. Hệ thống này bao

gồm: mạng lưới bưu điện, điện thoại, internet, mạng lưới truyền thanh,

truyền hình. Trong XDNTM, thông tin là yếu tố có vai trò to lớn và nhiều

khi có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa ở

nông thôn. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin hoàn chỉnh và hiện đại

là một nhiệm vụ trọng yếu trong việc xây dựng CSHT của NTM.

Chợ nông thôn

Chợ nông thôn là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán của người

dân nông thôn. Bên cạnh đó, chợ nông thôn nhiều khi còn là nơi diễn ra các

hoạt động văn hóa – xã hội khác. Chợ nông thôn đóng vai trò hết sức quan

trọng trong việc cung ứng hàng hóa – dịch vụ trên địa bàn nông thôn.

Hệ thống CSHT xã hội nông thôn

Hệ thống CSHT giáo dục - đào tạo nông thôn

CSHT giáo dục – đào tạo ở nông thôn bao gồm hệ thống các trường

mầm non, tiểu học, THCS, THPT, các trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo

nghề cho người lao động. Trong XDNTM, việc phát triển giáo dục – đào tạo

có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn cũng

như của cả đất nước. Việc mở mang, phát triển về số lượng, nâng cấp về cơ

sở vật chất của các cơ sở giáo dục – đào tạo sẽ góp phần quan trọng vào việc

nâng cao trình độ dân trí, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng

cho việc XDNTM.

26

Hệ thống CSHT y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư nông thôn

Hệ thống CSHT y tế, chăm sóc sức khỏe dân cư nông thôn bao gồm

các loại hình bệnh viện, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế dự phòng, trung

tâm kế hoạch hóa gia đình, các phòng khám chuyên khoa, trạm y tế xã, các

cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền, các cơ sở cung cấp, kinh doanh

dược phẩm, thuốc chữa bệnh. Trong XDNTM, việc chăm sóc, bảo vệ sức

khỏe cho cộng đồng dân cư ở nông thôn là yêu cầu hết sức cấp thiết, vừa là

mục tiêu, vừa là yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân

nông thôn.

Hệ thống CSHT văn hóa nông thôn

Hệ thống CSHT văn hóa nông thôn bao gồm: các trung tâm văn hóa

huyện, các nhà văn hóa cấp xã, thôn và đình làng. Hệ thống CSHT văn hóa

nông thôn góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa nông thôn

mới, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mặt khác nó còn góp

phần hạn chế và tiến tới xóa bỏ các hoạt động mê tín dị đoan, các hủ tục lạc

hậu đã tồn tại lâu dài ở nông thôn.

1.1.2.3 Yêu cầu của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Nông thôn chỉ được coi là NTM nếu hệ thống CSHT ở nông thôn đáp

ứng các yêu cầu sau:

Hệ thống CSHT NTM có tính đồng bộ và liên thông

Các nhu cầu đi lại, điện sản xuất và sinh hoạt, nước sạch, môi trường,

giáo dục....chỉ có tính tách bạch tương đối về mặt lý thuyết. Trong thực tiễn,

chúng có mối liên hệ đan xen nhau. Nếu thiếu hoặc chất lượng của loại

CSHT này không tốt thì sẽ ảnh hưởng hoặc làm vô hiệu hóa tác dụng của

loại CSHT khác. Do vậy hệ thống CSHT NTM phải có tính đồng bộ và liên

thông, có nghĩa là NTM phải có đầy đủ các loại CSHT, phục vụ đầy đủ các

mặt hoạt động kinh tế xã hội. Không chỉ thể, giữa các loại CSHT còn có tính

liên thông, có nghĩa là có thể phối kết hợp trong khai thác và sử dụng, nhằm

27

giảm bớt chi phí xây dựng, gia tăng công năng, hiệu năng của các loại hạ

tầng. Điều này còn có ý nghĩa lớn về phân bố dân cư, góp phần hình thành

cảnh quan văn hóa ở nông thôn, đem lại sự thay đổi lớn về cảnh quan môi

trường, làm thay đổi các hoạt động trong địa bàn cư trú.

CSHT NTM có tính hiện đại

Để xây dựng nông thôn theo định hướng NTM văn minh hiện đại, rút

ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, hệ thống CSHT NTM

cũng phải được xây dựng theo hướng hiện đại. Từ thiết kế bên ngoài cho

tới công năng sử dụng bên trong đề phải hiện đại, bắt kịp với các xu thế

tiên tiến của thế giới về thiết kế, xây dựng. Trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống CSHT NTM thậm chí còn phải đi

trước một bước, thể hiện tính tiên phong, mở đường cho sự phát triển kinh

tế - xã hội, góp phần tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn.

Hệ thống CSHT NTM có chất lượng tốt

Xây dựng NTM cần phải theo hướng phát triển bền vững. Do vậy hệ

thống CSHT phục vụ cho một NTM phát triển bền vững phải có chất lượng

tốt. Đây cũng là yêu cầu quan trọng hàng đầu khi xây dựng CSHT cho NTM

bởi hệ thống này có vai trò lâu dài cả về kinh tế, chính trị, và xã hội. Với đặc

điểm này, trong đầu tư xây dựng CSHT NTM, việc tính toán đến hiệu quả

kinh tế là cần thiết, song cũng cần phải tránh tình trạng quá tập trung, quá

tính toán lợi ích kinh tế mà lãng quên lợi ích xã hội mà hạ tầng mang lại.

1.2 HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ

HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

1.2.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

1.2.1.1 Khái niệm

Theo lý thuyết kinh tế vi mô của Rober S.Pindyck và Daniel

L.Rubinfeld “Vốn là một trong các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh

28

doanh (đất đai, tài nguyên, lao động). Vốn bao gồm các sản phẩm lâu

bền được chế tạo ra để thực hiện sản xuất kinh doanh (máy móc thiết bị,

nhà xưởng, nguyên vật liệu...)” [39, tr.212, 213]. Theo quan điểm này,

vốn được nhìn nhận theo góc độ hiện vật là chủ yếu. Ưu điểm của quan

điểm này là đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với trình độ quản lý thấp.

Nhược điểm của quan điểm này là không tính đến phần vốn tài chính,

nhất là trong nền kinh tế thị trường vốn tài chính có ý nghĩa quan trọng

đối với quá trình quản lý và sử dụng.

Theo Paul.A. Samuelson và Wiliam D.Nordphaus: “Vốn là khái niệm

thường dùng để chỉ các hàng hóa làm vốn nói chung, một nhân tố của sản

xuất. Một hàng hóa làm vốn khác với nhân tố sơ yếu (đất đai, lao động) ở

chỗ: nó là một đầu vào mà bản thân là một đầu ra của nền kinh tế gồm: vốn

vật chất (nhà máy, thiết bị, kho tàng...), vốn tài chính” [36, tr.48]. Theo quan

điểm này, vốn gồm: vốn vật chất và vốn tài chính.

Vốn là một khái niệm chung, cần được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm

toàn bộ của cải vật chất (có thể được biểu hiện dưới dạng: đất đai, tài

nguyên, tài sản, nhà xưởng, nguồn nhân lực, vàng hoặc tiền), được con

người tích lũy lại trong một thời kỳ nhất định, được sử dụng trong quá trình

cải biến nền kinh tế xã hội của loài người.

Về khái niệm vốn đầu tư, trước hết cần bắt nguồn từ khái niệm đầu

tư. Đầu tư có thể được hiểu là sự bỏ ra những thứ có ở hiện tại (tiền, sức

lao động, của cải, trí tuệ,...) nhằm đạt được những kết quả có lợi trong

tương lai. Như vậy, đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn

nhằm mục đích sinh lời.

Vốn đầu tư không phải là khái niệm vốn nói chung nữa, mà đó là vốn

được sử dụng trong hoạt động đầu tư, là những nội dung của vốn nói chung

(tài nguyên, tài sản, tiền bạc, con người....) được sử dụng trong hiện tại để

nhằm đạt được những lợi ích lớn hơn trong tương lai. Hoạt động đầu tư bao

29

giờ cũng phải tính đến hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư, do vậy các loại

vốn khác nhau cần được quy về một thước đo giá trị để tiện cho việc đánh

giá. Do vậy, vốn đầu tư thường được thể hiện dưới dạng giá trị bằng tiền của

các nguồn lực đã đầu tư, hay nói cách khác, vốn đầu tư là biểu hiện bằng tiền

của tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư; các nguồn lực đó có thể là của

cải vật chất, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác sử dụng

và các tài sản vật chất khác.

CSHT NTM theo như phân tích ở trên là một hệ thống những công

trình vật chất đồng bộ, hiện đại ở nông thôn mà muốn có được cũng phải

thông qua hoạt động đầu tư vốn. Vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM là tất cả

các nguồn lực (của cải vật chất, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên,...)

được biểu hiện bằng tiền, được sử dụng để đầu tư xây dựng CSHT ở nông

thôn theo định hướng nông thôn mới.

1.2.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn mới

Xây dựng CSHT NTM cần nhiều vốn, thời gian đầu tư xây dựng dài,

thời gian thu hồi vốn chậm

Quy mô xây dựng hệ thống CSHT NTM lớn, thời gian kéo dài, phụ

thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, kết cấu xây dựng lại phức tạp. Các công

trình CSHT NTM còn đòi hỏi phải đảm bảo nhiều yếu tố về kỹ thuật, độ bền,

về kinh tế, về mỹ quan và chất lượng. Vì vậy việc đầu tư xây dựng CSHT

NTM đòi hỏi lượng vốn lớn. Mặt khác, các công trình CSHT ở nông thôn

chủ yếu là hàng hóa công cộng nên việc thu hồi vốn đầu tư không thể qua

phương thức trao đổi hàng hóa thông thường mà phải qua phương thức thu

phí. Vì vậy mà thời gian thu hồi vốn chậm. Với đặc điểm này, việc huy động

vốn xây dựng CSHT NTM đòi hỏi phải kết hợp các loại nguồn vốn khác

nhau, với các cách thức huy động đa dạng mới có thể đảm bảo nhu cầu vốn

đầu tư.

30

Đối tượng trực tiếp thụ hưởng kết quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng

CSHT NTM là cộng đồng dân cư ở địa phương

Các công trình CSHT NTM không phải chỉ phục vụ cho một đối tượng

đặc thù, riêng biệt mà phục vụ trực tiếp cho cuộc sống và sinh kế của mọi

tầng lớp dân cư nông thôn. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu phải thực hiện đầy

đủ hơn trách nhiệm giải trình và tính công khai minh bạch trong huy động và

sử dụng các khoản vốn đầu tư, đồng thời cũng dẫn tới yêu cầu phải phát huy

tối đa nguồn vốn đầu tư của cộng đồng trong xây dựng CSHT NTM.

Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM có tính chất

phức tạp

Hoạt động đầu tư xây dựng CSHT NTM là hoạt động đầu tư xây dựng

cơ bản, trải qua nhiều giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, đầu tư, kết thúc đầu tư đưa

công trình vào sử dụng. Mỗi một giai đoạn đầu tư đều phải trải qua hàng loạt

công việc. Mỗi một giai đoạn để thực hiện công việc phải có những loại chi

phí khác nhau gắn với từng công việc của giai đoạn. Sự phức tạp này dẫn

đến sự phức tạp trong công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và

quyết toán vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM được nhìn nhận

tổng hợp cả về kinh tế và xã hội

Khác với vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, việc đánh giá

hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM không chỉ đánh giá

hiệu quả kinh tế (chi phí, lợi nhuận) mà còn phải đánh giá cả hiệu quả xã

hội, nói cách khác hiệu quả kinh tế xã hội cần phải được đánh giá một

cách tổng hợp mới có thể cho thấy được tổng thể hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư xây dựng CSHT NTM.

Khả năng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM lớn

Do tính chất đầu tư các công trình xây dựng CSHT NTM phức tạp, ẩn

chứa nhiều rủi ro cả về chủ quan và khách quan. Do vậy khả năng thất thoát,

31

lãng phí vốn đầu tư trong quá trình thực hiện là khá lớn. Đặc điểm này dẫn

tới yêu cầu phải tổ chức quản lý việc huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng CSHT NTM thật chặt chẽ, khoa học để giảm thiểu tối đa sự thất thoát

và lãng phí vốn, ngăn ngừa và xử lý những rủi ro, tiêu cực có thể phát sinh.

1.2.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

1.2.2.1 Khái niệm, các nguồn vốn đầu tư chủ yếu

Để đáp ứng nhu cầu lớn về vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM,

nguồn vốn đầu tư là yếu tố đặc biệt quan trọng. Có quan điểm cho rằng:

“Nguồn vốn là những quan hệ tài chính thông qua đó các chủ thể có thể

khai thác huy động một số vốn nhất định để đầu tư tài sản cho chủ thể

đó” [12, tr.27]. Một quan điểm khác cho rằng: “Nguồn vốn là tất cả các

nguồn tài lực mà các chủ thể có thể huy động, sử dụng cho các mục tiêu

cụ thể trong những khoảng thời gian nhất định dựa trên các quan hệ tài

chính”. [29, tr.19].

Nguồn vốn đầu tư thực chất là nguồn lực tài chính do kết quả của các

hoạt động kinh tế của xã hội, thông qua các hình thức phân phối hình thành

nên nguồn vốn để thực hiện đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế.

Các quan hệ tài chính đa dạng trong nền kinh tế hình thành nên các

nguồn vốn đầu tư khác nhau, với chủ thể, cơ chế huy động và sử dụng đối

với mỗi nguồn cũng khác nhau. Với cách tiếp cận này, có thể hiểu: Nguồn

vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM là các nguồn lực được hình thành từ các

quan hệ tài chính trong nền kinh tế, được biểu hiện bằng tiền, được huy động

và sử dụng để đầu tư xây dựng CSHT nông thôn theo định hướng nông thôn

mới. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu trong xây dựng CSHT NTM bao gồm:

Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn NSNN cho xây dựng CSHT NTM là các khoản chi của

NSNN cho đầu tư xây dựng CSHT NTM. Vai trò của nguồn vốn NSNN đối

với việc xây dựng CSHT NTM thể hiện ở chỗ:

32

Nguồn vốn NSNN đảm bảo cung cấp nguồn lực tài chính để xây dựng

các hạng mục CSHT mang tính “xương sống” ở nông thôn. Các hạng mục

này bao gồm: Hệ thống giao thông liên huyện, liên xã; Các hạng mục chính

của hệ thống thủy lợi: đập, trạm bơm, hồ chứa; Hệ thống lưới điện nông

thôn; Hệ thống thông tin, viễn thông nông thôn; Hệ thống chợ nông thôn từ

cấp xã; Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa từ cấp xã; Hệ thống

cung cấp nước sạch nông thôn. Việc đầu tư những hạng mục này cần rất

nhiều vốn đầu tư mà khu vực ngoài nhà nước ở nông thôn chưa đủ khả năng

để có thể tự đảm bảo nhu cầu vốn. Mặt khác, các hạng mục này chủ yếu là

các hàng hóa công cộng, mà đã là hàng hóa công cộng thì việc thu hút các

nguồn vốn ngoài nhà nước sẽ khó khăn do các đặc điểm của hàng hóa công

cộng chi phối.

Nguồn vốn NSNN có vai trò tạo tiền đề, động lực để thu hút các nguồn

vốn ngoài NSNN vào xây dựng CSHT ở nông thôn. Khi Nhà nước rót vốn

NSNN để làm đường giao thông, người dân sẽ có động lực hiến đất đai,

góp sức lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có động lực góp tài sản,

tiền để cùng chung tay xây dựng. Nhà nước đầu tư làm đường giao thông

liên huyện, liên xã thênh thang, rộng rãi, người dân, cộng đồng sẽ có động

lực để tự bỏ vốn đầu tư làm đường thôn, bản, ngõ, xóm khang trang, sạch

đẹp. Như vậy, nguồn vốn NSNN đóng vai trò “vốn mồi” để thu hút các

nguồn vốn khác vào xây dựng CSHT NTM.

Nguồn vốn cộng đồng

Nguồn vốn từ cộng đồng bao gồm vốn của dân cư, các nguồn vốn đóng

góp tự nguyện và tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước. Vai trò của nguồn vốn cộng đồng được thể hiện ở chỗ:

Nguồn vốn cộng đồng hợp lực cùng với nguồn vốn NSNN trong xây

dựng CSHT NTM. Như đã phân tích ở trên, việc đầu tư xây dựng CSHT

NTM cần lượng vốn rất lớn, việc chỉ dựa vào duy nhất nguồn vốn NSNN

33

sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy, việc huy động được các nguồn

vốn từ cộng đồng là rất quan trọng. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng để xây

dựng tiếp nối các hạng mục CSHT còn lại sau khi Nhà nước đã bỏ vốn đầu

tư các hạng mục chính yếu, bao gồm: Hệ thống đường giao thông liên thôn,

đường làng ngõ xóm; Hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng; Hệ thống

nhà văn hóa thôn, bản; Hệ thống chợ thôn; Hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ

môi trường ở các thôn, bản.

Nguồn vốn cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu

tư hệ thống CSHT ở nông thôn. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong

đầu tư xây dựng CSHT NTM có xu hướng cao hơn nguồn vốn NSNN. Sở dĩ

như vậy bởi các nguồn vốn này có chủ thể rất rõ ràng, vì vậy công tác quản

lý có điều kiện để thực hiện chặt chẽ hơn các yêu cầu của quản lý tài chính

công tốt như: công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự tham gia, tính

dự báo. Các nguồn vốn này cũng thường được đầu tư cho các hạng mục gắn

liền với lợi ích của cộng đồng dân cư ở nông thôn. Với các lý do đó, hiệu quả

sử dụng nguồn vốn này có xu hướng cao hơn. Vì vậy nếu càng gia tăng được

tỷ lệ nguồn vốn này trong đầu tư xây dựng CSHT NTM thì hệ thống

CSHT NTM càng có chất lượng.

Việc khai thác nguồn vốn này góp phần làm tăng tính chủ động, tích

cực của cộng đồng dân cư nông thôn. XDNTM suy cho cùng hướng tới chủ

thể là người dân nông thôn, là các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các cộng

đồng dân cư đang sinh sống ở khu vực nông thôn. Do vậy việc huy động các

nguồn vốn từ cộng đồng sẽ góp phần tăng tính chủ động tích cực của những

chủ thể thực sự của XDNTM, từ đó tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện

thành công chương trình này.

Nguồn vốn doanh nghiệp

Nguồn vốn doanh nghiệp cho xây dựng CSHT NTM bao gồm vốn đầu

tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nguồn vốn này có vai trò:

34

Cung cấp thêm một kênh huy động vốn dồi dào từ các doanh nghiệp

trong và ngoài nước.

Các doanh nghiệp có thế coi là một đối tượng nhiều tiềm năng có thể

hướng tới trong huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM. Các doanh

nghiệp thực hiện hành vị kinh doanh trên thị trường để tìm kiếm lợi nhuận.

Trong đầu tư xây dựng CSHT NTM, nếu nhà nước có cơ chế khuyến khích

đầu tư có thể làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp

chắc chắn sẽ coi đây là một cơ hội tốt để kinh doanh và họ sẽ bỏ vốn đầu tư

xây dựng CSHT NTM. Trong trường hợp không trực tiếp đầu tư, các doanh

nghiệp cũng luôn có ý tự giác tốt trong việc đóng góp nguồn lực cho các hoạt

động đầu tư, xây dựng tại địa bàn mà họ đang sản xuất kinh doanh. Do vậy,

đây là một kênh huy động vốn quan trọng và nhiều tiềm năng để huy động.

Góp phần làm giảm áp lực cho NSNN trong đầu tư các hạng mục

CSHT “xương sống” ở nông thôn.

Hiện nay, nhiều hạng mục đầu tư xây dựng có quy mô lớn trong nước

đã được thực hiện theo cơ chế công tư kết hợp dưới nhiều hình thức cụ thể

khác nhau. Nhà nước đã có cơ chế để nhiều doanh nghiệp với tiềm lực

mạnh bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình với quy mô lớn và trực tiếp

khai thác lợi nhuận từ công trình sau xây dựng. Cách làm này vừa làm giảm

gánh nặng cho NSNN, vừa góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB.

Trong đầu tư xây dựng CSHT NTM, nguồn vốn doanh nghiệp cũng có thể

được huy động cho các hạng mục CSHT chính yếu theo cơ chế công tư kết

hợp chẳng hạn như: doanh nghiệp đầu tư xây dựng đường giao thông liên

huyện, xây dựng trường học, trạm y tế và khai thác lợi nhuận theo phương

thức xây dựng, kinh doanh, chuyển giao.

1.2.2.2 Kết hợp các nguồn vốn đầu tư

Kết hợp các nguồn vốn đầu tư trong xây dựng CSHT NTM là việc

huy động và sử dụng đồng thời các nguồn vốn đầu tư trong xây dựng

CSHT NTM. Điều này là cần thiết vì nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT

35

NTM rất lớn. Nếu chỉ dựa vào một nguồn thì sẽ không thể đáp ứng được

nhu cầu vốn đầu tư. Mặt khác, như đã phân tích về đặc điểm của vốn đầu tư

xây dựng CSHT NTM, đối tượng trực tiếp thụ hưởng kết quả sử dụng vốn

đầu tư xây dựng CSHT NTM là cộng đồng dân cư ở địa phương. Do vậy,

cần phải huy động và sử dụng nguồn vốn cộng đồng để phát huy sự tham

gia của người dân nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân

cư địa phương trong xây dựng CSHT NTM. Mỗi nguồn vốn đầu tư có đặc

điểm và vai trò nhất định. Kết hợp các nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý sẽ

phát huy được tối đa vai trò của từng nguồn vốn, tránh tình trạng chồng chéo

trong huy động và sử dụng các nguồn vốn gây lãng phí, kém hiệu quả. Mỗi

nguồn vốn đầu tư có tiềm năng khai thác riêng. Việc kết hợp các nguồn vốn

đầu tư sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của từng nguồn vốn, tránh lãng phí

tiềm năng vốn, tạo sức mạnh tổng hợp về vốn để đầu tư xây dựng CSHT

NTM đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn.

Để kết hợp một cách hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong xây dựng

CSHT NTM, trước hết cần xác định rõ vị trí, vai trò của từng nguồn trong

xây dựng CSHT NTM như đã phân tích ở tiểu mục 1.2.2.1. Trên cơ sở đó

thực hiện tổng hợp các phương thức, biện pháp để huy động tất cả các

nguồn vốn sao cho phát huy được tối đa tiềm năng và vai trò của từng

nguồn vào xây dựng CSHT NTM.

Ví dụ, sự kết hợp hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT

giao thông nông thôn đạt được khi cả 3 nguồn vốn NSNN, cộng đồng,

doanh nghiệp được phát huy tối đa cho nội dung này. NSNN với vai trò của

mình sẽ tập trung đầu tư cho các tuyến đường quốc lộ, liên huyện, liên xã.

Vốn cộng đồng sẽ tập trung cho các tuyến đường liên thôn, đường làng,

ngõ xóm. Vốn doanh nghiệp sẽ tập trung cho các tuyến đường có thu phí

theo các hình thức hợp tác công tư nhằm thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

36

1.2.3 Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

1.2.3.1 Cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tư

Cơ chế huy động vốn ngân sách nhà nước

Cơ chế huy động vốn NSNN cho xây dựng CSHT NTM là cách thức

làm tăng quy mô của NSNN, đồng thời là cách thức phân bổ vốn NSNN cho

đầu tư xây dựng CSHT nông thôn.

Để tăng quy mô của NSNN cho xây dựng CSHT nông thôn, các cách

thức chủ yếu là:

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ thuế, phí, lệ phí để góp phần

nâng cao hiệu quả hệ thống thuế, phí, lệ phí theo hướng khuyến khích mở

rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nguồn thu ổn định lâu dài, vững chắc cho

NSNN. Đổi mới công tác hành thu theo hướng tăng cường quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của đối tượng thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, áp dụng

có hiệu quả cơ chế tự kê khai, tự nộp.

- Tích cực khai thác tính đặc thù của địa phương trong việc mở rộng

nguồn thu cho NSNN. Mỗi địa phương tùy thuộc vào đặc điểm riêng về tự

nhiên, kinh tế, xã hội sẽ có thể có những lợi thế riêng trong khai thác nguồn

thu NSNN tự chủ của địa phương. Đó có thể là lợi thế về đất đai, tài nguyên,

khoáng sản, du lịch,...Nếu khai thác tốt các đặc trưng này có thể giúp địa

phương tăng thêm được quy mô NSNN nói chung và NSNN cho xây dựng

CSHT NTM nói riêng.

- Tăng cường phân cấp thu NSNN cho địa phương, tạo sự chủ động

cho cấp cơ sở trong việc bố trí vốn NSNN xây dựng NTM. XDNTM

được thực hiện xuất phát từ cấp cơ sở. Tuy nhiên, nguồn NSNN ở cấp cơ sở

thường là eo hẹp nên việc bố trí vốn NSNN cho XDNTM cũng sẽ gặp khó

khăn. Vì vậy, muốn tăng quy mô NSNN cho xây dựng CSHT NTM cần

hướng tới việc tăng cường phân cấp thu NSNN cho địa phương, đặc biệt là

tăng cường phân cấp thu NSNN cho cấp cơ sở, tạo điều kiện tăng nguồn thu

37

NSNN để từ đó cấp cơ sở có thể chủ động hơn trong việc bố trí NSNN cho

XDNTM.

Khi đã tạo ra được cơ chế làm tăng quy mô NSNN cho đầu tư xây

dựng CSHT NTM, cần xác lập cách thức phân bổ vốn đầu tư từ NSNN

cho xây dựng CSHT NTM. Trong bối cảnh NSNN còn eo hẹp, cơ chế

phân bổ vốn NSNN cho xây dựng CSHT NTM là tập trung phân bổ vốn

NSNN cho những công trình quan trọng, thiết yếu trước, hạn chế việc

phân bổ vốn dàn trải.

Cơ chế huy động vốn cộng đồng

Việc huy động vốn cộng đồng có thể áp dụng cơ chế huy động gián tiếp

hoặc cơ chế huy động trực tiếp.

Cơ chế huy động gián tiếp

Cơ chế huy động vốn gián tiếp là thực hiện cơ chế vay (cơ chế tín

dụng). Cơ chế này được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ,

trái phiếu công trình, trái phiếu chính quyền địa phương. Việc áp dụng cách

thức này phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước, song điều quan

trọng là phải chú ý đến vấn đề xác lập lãi suất và phải tính toán đến khả năng

trả nợ dựa vào khả năng của ngân sách hoặc khả năng thu hồi vốn thông qua

hình thức thu phí sử dụng công trình (giao thông, thủy lợi,...).

Cơ chế huy động trực tiếp

Cơ chế huy động cộng đồng trực tiếp bỏ vốn tham gia đầu tư xây

dựng CSHT NTM được thể hiện như sau:

- Công khai danh mục đầu tư và kế hoạch đầu tư

Trước hết, chính quyền phải xây dựng và công khai danh mục đầu tư

phù hợp với lợi ích trực tiếp và năng lực tài chính của cộng đồng. Tiếp đó là

các kế hoạch hay dự án đầu tư cho từng công trình cụ thể. Đó là căn cứ quan

trọng để cộng đồng thấy được những lợi ích mà họ sẽ được hưởng. Khi họ

nhìn thấy những lợi ích trực tiếp mà họ được hưởng từ một công trình CSHT

38

thì chắc chắn việc huy động họ bỏ vốn trực tiếp vào công trình sẽ dễ dàng

hơn. Và các danh mục và kế hoạch đầu tư cần phải được công khai bởi sự

công khai như một cam kết của chính quyền đối với cộng đồng về trách

nhiệm thực thi, đảm bảo cho những lợi ích cụ thể mà họ sẽ đạt được.

- Thực hiện các cách thức động viên, khuyến khích

+ Cách thức đầu tiên có thể thực hiện đó là các hoạt động tuyên truyền,

vận động, tác động tới nhận thức của cộng đồng. Để cách thức này phát huy

tác dụng, nội dung tuyên truyền cần phải làm rõ hơn nội dung của danh mục

đầu tư cũng như kế hoạch đầu tư xây dựng công trình đã được công khai như

đã phân tích ở trên, cần chỉ rõ cho đối tượng thấy những lợi ích mà họ được

hưởng, đồng thời cũng cần cho họ thấy được trách nhiệm của mình trong

việc góp phần công sức, của cải, tài chính cho việc xây dựng công trình, dự

án. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các cách thức tuyên truyền, vận động,

trong đó cần kết hợp giữa các phương tiện truyền thông đại chúng với việc

tiếp cận trực tiếp các đối tượng cần tuyên truyền, vận động thông qua các tổ

công tác, các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn.

+ Cách thức thứ hai là động viên bắt buộc. Chương trình XDNTM

ngay từ chủ trương chung đã là một chương trình mà chủ thể chính là người

nông dân - những người chủ ở nông thôn. Người dân và cộng đồng xã hội ở

nông thôn phải là những người có trách nhiệm đóng góp công sức của mình

cho chương trình trong đó có nghĩa vụ đóng góp tài chính, nhất là đối với

những hạng mục có liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích của người dân nông

thôn như: đường làng, ngõ xóm, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, chợ,...

Do đó, về mặt hành chính, chính quyền Nhà nước ở địa phương có thể ban

hành các quy định, giao nghĩa vụ phải đóng góp tài chính cho người dân để

xây dựng các công trình CSHT ở nông thôn nơi họ đang sinh sống.

+ Bên cạnh đó, nhà nước có thể áp dụng các cơ chế khuyến khích như:

hỗ trợ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ thi công; động viên khen

39

thưởng đối với các tổ chức, gia đình, cá nhân tích cực. Trong thực hiện cơ

chế khuyến khích này, cần đảm bảo sự rõ ràng và không nên thực hiện sự

khuyến khích theo kiểu cào bằng mà cần có sự phân biệt, có nghĩa là các địa

phương, khu vực, thôn, bản thực hiện tốt hơn thì sẽ được nhiều sự ưu tiên,

khuyến khích hơn, có như vậy mới tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân

tích cực đóng góp và thúc đẩy các bộ phận khác trong cộng đồng dân cư

nông thôn tham gia bỏ vốn trực tiếp cho xây dựng CSHT NTM.

+ Một cách thức nữa có thể thực hiện đó là tăng cường sự tham gia của

người dân. Đối với việc xây dựng một công trình NTM trên địa bàn cần sự

tham gia góp vốn của cộng đồng, việc huy động vốn sẽ hiệu quả hơn nếu họ

được trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch xây dựng, lựa chọn phương án

thiết kế, thi công, lựa chọn nhà thầu, giám sát quá trình thi công, nghiệm thu

công trình

- Thực hiện công khai và trách nhiệm giải trình đối với các nguồn vốn

đã huy động

Việc huy động vốn không thể chỉ tính cho chỉ một công trình mà phải

tính đến tổng thể cả quá trình lâu dài của chương trình XDNTM. Do vậy,

muốn tiếp tục huy động được vốn góp ngoài NSNN cho các công trình sau,

cần phải thực hiện tốt yêu cầu công khai minh bạch tài chính và trách nhiệm

giải trình đối với các nguồn vốn đã được huy động. Nhà nước cần công khai

để người dân, doanh nghiệp biết rõ số vốn huy động ngoài NSNN đã được

sử dụng như thế nào. Nhà nước có trách nhiệm phải giải trình rõ những yêu

cầu của nhân dân, và khi có một vấn đề tiêu cực phát sinh phải có một người

đứng ra để chịu trách nhiệm trước công chúng về những hậu quả xảy ra.

Cơ chế huy động vốn doanh nghiệp

Việc huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước trong

xây dựng CSHT NTM hiện nay có thể thực hiện theo các cách thức sau:

40

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Build – Operate – Transfer): là

hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư,

người trực tiếp bỏ vốn để xây dựng công trình CSHT nông thôn và khai thác

vận hành trong một thời gian nhất định (10, 15, 20 năm...) được quy định

trong hợp đồng, sau đó nhà đầu tư sẽ chuyển giao lại cho nhà nước quản lý

khai thác. Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường thành lập công ty BOT

để thực hiện hợp đồng và được nhà đầu tư giao cho toàn bộ các công việc

triển khai thực hiện cả 3 giai đoạn lập dự án, thực hiện dự án và khai thác

vận hành dự án.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BTO (Build – Transfer – Operate): là

hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư

để xây dựng công trình CSHT nông thôn, sau khi xây dựng xong công trình

nhà đầu tư chuyển giao lại cho nhà nước, nhà nước dành cho nhà đầu tư

quyền quản lý khai thác sử dụng công trình đó trong một thời hạn nhất định;

việc phân chia lợi ích của mỗi bên trong quá trình khai thác sử dụng công

trình là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (Build – Transfer): là hợp đồng

được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây

dựng các công trình CSHT nông thôn. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư

chuyển giao lại cho nhà nước quản lý, nhà nước tạo mọi điều kiện cho nhà

đầu tư được tiếp tục thực hiện các dự án khác thông qua các cơ chế cho vay,

lãi suất,...đối với nhà đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường là nhà

thầu xây dựng.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (Public – Private - Partnership):

là hợp đồng được ký kết giữa tổ chức nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư

là tư nhân cùng nhau bỏ vốn xây dựng công trình CSHT nông thôn, cùng

nhau quản lý khai thác, việc phân chia lợi ích giữa hai bên cũng như thời hạn

khai thác vận hành công trình được quy định cụ thể trong hợp đồng.

41

Để việc huy động vốn doanh nghiệp vào xây dựng CSHT NTM đạt

hiệu quả, vấn đề quan trọng là nhà nước phải có chính sách ưu đãi, chia sẻ

hợp lý lợi ích và trách nhiệm đối với nhà đầu tư theo các cơ chế hợp đồng

như trên.

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn đầu tư

Quy mô huy động vốn đầu tư

Cách tính chỉ tiêu:

Quy mô huy động vốn đầu tư = Số vốn đầu tư huy động được/giai đoạn

(Giai đoạn có thể là 3 hoặc 5 năm tùy thuộc mục đích thu thập số liệu và

nguồn số liệu có được).

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cung cấp số liệu tổng thể về quy mô vốn đầu tư huy động

được trong 1 giai đoạn, thông qua đó, người sử dụng số liệu có được cái nhìn

khái quát về hoạt động huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, tạo tiền

đề để tiếp tục thực hiện các phân tích, nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư

Cách tính chỉ tiêu:

∆V = (Vn - Vn-1) / Vn-1 (%)

∆V: Tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư.

Vn: Vốn đầu tư huy động được của năm thứ n.

Vn-1: Vốn đầu tư huy động được của năm trước đó.

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cung cấp thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá tốc độ

tăng hay giảm lượng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM hàng năm, từ đó xác

định xu hướng và kịp thời có những điều chỉnh hoặc đề xuất các giải pháp

nếu cần thiết.

42

Cơ cấu các nguồn vốn huy động

Cách tính chỉ tiêu:

%Vn = Vn/∑V

%Vn: Cơ cấu nguồn vốn n

Vn: Số vốn huy động được của nguồn vốn n

∑V: Tổng số vốn huy động được của tất cả các nguồn vốn

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu từng nguồn vốn trong tổng số vốn đầu tư

huy động được cho xây dựng CSHT NTM trong một giai đoạn. Chỉ tiêu này

là cơ sở để đánh giá tổng hợp khả năng phối kết hợp các nguồn vốn đầu tư

trong xây dựng CSHT NTM, thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong việc

huy động từng nguồn vốn để tạo sự hài hòa, hợp lý về cơ cấu, phát huy tối đa

các nguồn vốn tham gia xây dựng CSHT NTM.

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn

Cách tính chỉ tiêu:

M = Vt/Vn (%)

M: Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trong một giai đoạn

Vt: Vốn huy động được trên thực tế

Vn: Nhu cầu vốn trong giai đoạn

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho xây

dựng CSHT NTM trong một giai đoạn. Mức độ đáp ứng càng cao chứng tỏ

việc huy động vốn có hiệu quả. Trong trường hợp ngược lại, chỉ tiêu này là

cơ sở để tiếp tục thực hiện các biện pháp để phối kết hợp tốt hơn các nguồn

vốn đáp ứng nhu cầu.

43

1.2.4 Sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

1.2.4.1 Yêu cầu của việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng nông thôn mới

Việc sử dụng vốn đầu tư cần phải theo kế hoạch và phải có trọng

tâm, trọng điểm

Do nhu cầu vốn cho xây dựng CSHT lớn, cần có kế hoạch trung hạn và

kế hoạch từng năm cho việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT

NTM. Kế hoạch vốn cần phân bổ có trọng tâm, trọng điểm cho các hạng

mục cần được ưu tiên. Việc phân bổ vốn dàn trải sẽ khiến việc sử dụng vốn

không đạt kết quả như mong muốn. Khi các kế hoạch sử dụng vốn trung và

dài hạn đã được phê duyệt, quá trình thực hiện trên thực tế cần đảm bảo theo

sát các kế hoạch này.

Vốn đầu tư phải được đảm bảo giải ngân đúng dự toán

Việc sử dụng vốn phải căn cứ vào dự toán đã được xây dựng bởi ở đó

vấn đề tiết kiệm và hiệu quả đã được tính toán rất kỹ. Mọi sự chi tiêu ngoài

dự toán cần phải được xem xét cẩn thận vào theo một quy trình chặt chẽ, có

sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Cần thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong

sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM

Việc sử dụng vốn đầu tư cho các hạng mục công trình CSHT ở nông

thôn đều phải được công khai minh bạch cho các cơ quan chức năng và công

chúng được biết và thực hiện đầy đủ yêu cầu về trách nhiệm giải trình tài

chính. Điều này sẽ giúp việc sử dụng vốn được hiệu quả hơn. Sự công khai,

minh bạch cũng sẽ tác động ngược trở lại, khiến việc huy động vốn (đặc biệt

là nguồn vốn ngoài NSNN) ở các dự án, công trình sau được thuận lợi hơn.

Cần phải có hệ thống định mức chi tiêu trong đầu tư xây dựng

CSHT NTM

Hệ thống định mức này là các quy định về định mức, chế độ chi tiêu

cho đầu tư xây dựng cơ bản . Để việc sử dụng vốn đầu tư đạt hiệu quả thì cần

44

thiết phải xây dựng được hệ thống định mức này thật cụ thể, chi tiết cho từng

nội dung đầu tư. Các định mức cũng cần căn cứ vào thực tế để đảm bảo tính

khả thi trong quá trình giải ngân. Những định mức không hợp lý, phi thực tế

có thể dẫn đến nguy cơ thất thoát vốn đầu tư.

Thực hiện quy trình kiểm soát vốn đầu tư xây dựng

Quy trình kiểm soát vốn đầu tư là tập hợp các thủ tục, yêu cầu để vốn

đầu tư đi từ quỹ ngân sách vào giải ngân cho công trình CSHT NTM. Yêu

cầu của quy trình kiểm soát vốn đầu tư là tính chặt chẽ hợp lý và khoa học.

Sự chặt chẽ để đảm bảo cho vốn đầu tư được giải ngân đúng và đủ cho hạng

mục đầu tư. Tính hợp lý và khoa học đảm bảo các quy trình, thủ tục là vừa

đủ để không gây thất thoát vốn, đồng thời cũng không gây khó khăn, lãng

phí thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và xây dựng công trình.

Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong đầu tư xây dựng

CSHT NTM

Việc kiểm tra, giám sát tài chính trong đầu tư xây dựng CSHT NTM

nhằm đảm bảo việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư theo đúng kế

hoạch đề ra; phát hiện những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong thực tế huy

động, phân bổ và sử dụng vốn thực hiện chương trình; đề xuất những

phương án điều chỉnh để đảm bảo kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế,

đáp ứng yêu cầu của chương trình và được tuân thủ một cách nghiêm túc.

1.2.4.2 Cơ chế sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn mới

Lập kế hoạch vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM

Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM được lập trong trung hạn

và cho từng năm, được tổng hợp từ cấp cơ sở lên trên để làm căn cứ phân bổ

ngân sách và triển khai trong thực tế. Kế hoạch được thông báo công khai để

chủ thể các nguồn vốn ngoài ngân sách nắm được thông tin và có căn cứ

quyết định việc đầu tư vốn.

45

Kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM

Để giải ngân vốn đầu tư xây dựng công trình CSHT ở nông thôn cần

phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình đầu tư, bao gồm:

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Giai đoạn này gồm các công việc: Quyết định cho phép thực hiện

chuẩn bị đầu tư, Lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi), Lập, thẩm

định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Thẩm định và phê

duyệt dự án đầu tư.

Giai đoạn thực hiện đầu tư:

Giai đoạn này gồm các công việc: Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế,

dự toán; Giao đất để thực hiện dự án; Thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định

cư và giải phóng mặt bằng (nếu có); Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án; Xây

dựng công trình.

Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, vốn đầu tư sẽ được giải ngân cho dự

án theo cơ chế:

Đối với nguồn vốn NSNN: Cơ quan tài chính thông báo cho cấp chính

quyền địa phương số vốn NSNN phân bổ cho công trình (bao gồm ngân sách

địa phương và số bổ sung từ ngân sách cấp trên) để thực hiện rút dự toán.

Đối với nguồn vốn cộng đồng: Các khoản đóng góp của cộng đồng

được chuyển toàn bộ vào tài khoản của chủ đầu tư mở tại cơ quan quản lý

NSNN ở địa phương. Vốn được giải ngân theo dự toán xây dựng công trình

đã được duyệt và phải được tực hiện công khai tài chính định kỳ.

Đối với nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp: Nguồn vốn này do

doanh nghiệp chủ động giải ngân và quản lý theo quy trình quản trị nội

bộ của doanh nghiệp.

46

Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư, đưa công trình vào khai thác, sử dụng:

Giai đoạn này gồm các công việc: Nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai

thác sử dụng và thực hiện bảo hành, bảo trì; Quyết toán vốn đầu tư và phê

duyệt quyết toán. Tất cả các công trình được đầu tư, khi bàn giao đưa vào sử

dụng phải được phê duyệt quyết toán hoàn thành. Quyết định phê duyệt

quyết toán phải được niêm yết công khai tại cấp chính quyền địa phương và

đơn vị liên quan. Đối với các dự án, công trình đầu tư có sử dụng các nguồn

vốn cộng đồng hỗ trợ, trước khi phê duyệt quyết toán phải có xác nhận của

tổ chức giám sát cộng đồng ở địa phương.

Kiểm tra giám sát sử dụng vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM

Đối với các công trình sử dụng vốn NSNN

Các cơ quan có thẩm quyền ở cấp trên như: thanh tra tài chính, đầu

tư, xây dựng, thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính đối với các dự án,

công trình, sử dụng vốn NSNN trên địa bàn cấp dưới bằng các hình thức:

chế độ báo cáo định kỳ, thường xuyên, thực hiện thanh tra, kiểm tra định

kỳ, đột xuất.

Đối với các công trình sử dụng vốn cộng đồng

Cộng đồng dân cư ở địa phương sẽ bầu ra một tổ chức giám sát cộng

đồng để kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư của cộng đồng cho các

công trình xây dựng CSHT NTM. Từng người dân cũng có quyền giám sát

quá trình này và phản ánh thông tin về tổ chức giám sát cộng đồng.

Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp

Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện theo quy trình quản trị nội bộ

của doanh nghiệp.

47

1.2.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng vốn đầu tư

Quy mô vốn đầu tư xây dựng trên thực tế

Cách tính chỉ tiêu:

Quy mô vốn đầu tư xây dựng trên thực tế=Số vốn đầu tư thực tế/giai

đoạn (Giai đoạn có thể là 3 hoặc 5 năm tùy thuộc mục đích thu thập số liệu

và nguồn số liệu có được).

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cung cấp số liệu tổng thể về quy mô vốn đầu tư đã giải

ngân cho xây dựng CSHT NTM trong 1 giai đoạn, thông qua đó, người sử

dụng số liệu có được cái nhìn khái quát về hoạt động sử dụng vốn đầu tư xây

dựng CSHT NTM, tạo tiền đề để tiếp tục thực hiện các phân tích, nghiên cứu

chuyên sâu hơn.

Tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư xây dựng trên thực tế

Cách tính chỉ tiêu:

∆Vt = (Vtn - V

t n-1) / Vt n-1 (%)

∆Vt: Tốc độ tăng vốn đầu tư xây dựng trên thực tế

Vtn: Vốn đầu tư xây dựng trên thực tế của năm thứ n.

Vt n-1: Vốn đầu tư xây dựng trên thực tế của năm trước đó.

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cung cấp thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá tốc độ

tăng hay giảm lượng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên thực tế hàng

năm, từ đó xác định xu hướng và kịp thời có những điều chỉnh hoặc đề xuất

các giải pháp nếu cần thiết.

Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng

Cách tính chỉ tiêu:

%Vt = Vt/∑V

%Vt: Cơ cấu vốn đầu tư cho nội dung “t”

48

Vt: Số vốn đầu tư xây dựng cho nội dung “t”

∑V: Tổng số vốn đầu tư xây dựng trong thực tế cho tất cả các

nội dung

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu vốn được sử dụng cho các nội dung xây

dựng CSHT NTM trong một giai đoạn. Chỉ tiêu này giúp đánh giá sự hợp lý

trong sử dụng vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM, là căn cứ để thực hiện

các điều chỉnh cần thiết nhằm xây dựng một cơ cấu vốn đầu tư có trọng tâm,

trọng điểm và hiệu quả.

Mức độ hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư

Cách tính chỉ tiêu:

MK = Vt/Vk (%)

MK: Mức độ hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư

Vt: Vốn đầu tư thực tế

Vk: Vốn kế hoạch

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư xây

dựng CSHT NTM trên thực tế. Chỉ tiêu này có thể tính theo từng nguồn vốn

hoặc tính cho tổng tất cả các nguồn. Chỉ tiêu này là cơ sở để phân tích thực

trạng sử dụng vốn đầu tư, đi tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng

mức giải ngân vốn, góp phần đảm bảo kế hoạch vốn đầu tư.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

1.2.5.1 Trình độ phát triển kinh tế của địa phương

Nhân tố này được thể hiện bằng các chỉ số cụ thể như: tăng trưởng

GDP, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao

động, thu nhập bình quân đầu người...Các chỉ số này tích cực sẽ phản

49

ánh trình độ phát triển kinh tế ở địa phương ở mức cao, người dân có

mức sống tốt, đồng nghĩa với việc nguồn lực tài chính của địa phương

cũng như trong dân sẽ dồi dào hơn, XDNTM vì thế cũng sẽ thuận lợi

hơn. Thực tế cũng cho thấy những vùng nông thôn ở đó dân cư có mức

sống cao thì việc đầu tư, triển khai xây dựng CSHT có nhiều thuận lợi.

Các dự án phát triển hạ tầng có thể được triển khai nhanh trên cơ sở đáp

ứng được nhu cầu về vốn, đặc biệt thông qua phương thức xã hội hóa.

Các khu vực trong đó các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển sẽ có

nhiều thuận lợi trong thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển CSHT.

Thực tế cho thấy, ở một số vùng nông thôn có các hoạt động công

nghiệp, dịch vụ, thương mại... phát triển thường đi kèm với sự phát triển,

mở mang của hệ thống CSHT.

1.2.5.2 Cơ chế, chính sách của nhà nước

Các cơ chế, chính sách của nhà nước tạo hành lang pháp lý cho việc

thực hiện các hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT

NTM. Trong huy động vốn, đó là hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến

việc phân bổ, điều tiết nguồn vốn NSNN cho XDNTM, các cơ chế, chính

sách khuyến khích để huy động các nguồn vốn ngoài NSNN, các nguồn vốn

của cộng đồng, doanh nghiệp vào xây dựng CSHT NTM, chính sách khuyến

khích ưu đãi đầu tư. Trong sử dụng vốn, đó là các cơ chế chính sách về

quản lý đầu tư xây dựng và quản lý ngân sách, về quy trình đầu tư xây

dựng CSHT, cơ chế thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng, hệ thống định

mức đơn giá đầu tư xây dựng. Hệ thống cơ chế, chính sách càng đồng bộ,

đầy đủ, có tính đến yếu tố đặc thù của chương trình XDNTM sẽ góp phần

nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT ở nông

thôn. Trong đó, chính sách hỗ trợ về vốn của nhà nước đối với các vùng

còn có nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội là vô cùng cần thiết. Chính sách

mở rộng phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương trong phê duyệt và

thực hiện các dự án sẽ góp phần phát huy được tính chủ động, năng động

50

và sáng tạo của các địa phương trong phát triển CSHT ở nông thôn, đồng

thời cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN.

Để đưa các cơ chế, chính sách của nhà nước vào cuộc sống, áp dụng có

hiệu quả trong thực tiễn và hợp lòng dân, các cấp chính quyền địa phương

cần phải có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ

thể của mỗi địa phương trong hát triển.

1.2.5.3 Trình độ nhận thức của người dân nông thôn

Trình độ nhận thức của người dân nông thôn nhìn chung là kém hơn

thành thị do thiếu các điều kiện để tiếp cận thông tin, những hạn chế của

hệ thống giáo dục tại nông thôn. Nét văn hóa của nền văn minh nông

nghiệp lúa nước có nhiều điểm tích cực nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế

ảnh hưởng xấu tới XDNTM cũng như việc sử dụng các giải pháp tài

chính thực hiện chương trình, cụ thể: nhận thức của người dân nông thôn

về chương trình XDNTM nếu đầy đủ thì họ sẽ ý thức được rõ ràng vai

trò chủ thể của mình trong XDNTM, từ đó sẽ chủ động, tự giác trong

việc đóng góp nguồn lực cho chương trình, việc huy động vốn đối với họ

sẽ thuận lợi hơn. Khi nhận thức của người dân nông thôn không đầy đủ,

họ sẽ không hiểu XDNTM là gì, không ý thức được vai trò, trách nhiệm

đầy đủ của mình mà chỉ coi đây là một chương trình của nhà nước, do nhà

nước đầu tư, họ sẽ ỷ lại vào nhà nước.

1.2.5.4 Năng lực của chính quyền địa phương

Năng lực của chính quyền địa phương có nội hàm rộng, tuy nhiên

những yếu tố thuộc năng lực của chính quyền địa phương có ảnh hưởng trực

tiếp đến việc huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM có thể

kể đến bao gồm:

Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương nói chung và của Ban chỉ

đạo XDNTM ở địa phương nói riêng: các phòng, ban chức năng phải phối

hợp đồng bộ, thống nhất trong triển khai nhiệm vụ; bộ máy Ban chỉ đạo

51

XDNTM phải có đầy đủ các thành phần liên quan, có sự phối hợp ăn ý,

thống nhất, có bộ phận thường trực để luôn luôn quan tâm, đôn đốc, giám sát

thường xuyên việc thực hiện chương trình;

Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, xây dựng, tài

chính của chính quyền địa phương.

Năng lực thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của

chính quyền địa phương. Trách nhiệm công khai yêu cầu chính quyền địa

phương ở cơ sở phải công khai, minh bạch về tài chính đối với quá trình huy

động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM. Về trách nhiệm giải

trình, theo cách hiểu thông thường thì giải trình là giải thích, trình bày nhằm

làm sáng rõ một vấn đề gì. Trong tiếng Anh accountability (trách nhiệm giải

trình) có nguồn gốc Latin là accomptare (giải thích). Trong hoạt động của bộ

máy công quyền thì trách nhiệm giải trình là việc cán bộ, công chức nhà

nước phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Theo đó, cơ quan nhà

nước; cán bộ, công chức nhà nước, phải có trách nhiệm thực thi công việc

được giao đạt kết quả và phải chịu hậu quả khi chưa làm tròn trách

nhiệm1. Trách nhiệm giải trình được thực hiện theo 2 hướng:

- Hướng lên trên: trách nhiệm giải trình của cấp dưới đối với cấp trên

trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, trong việc chấp hành, thực thi chủ

trương, chính sách.

- Hướng xuống dưới: trách nhiệm giải trình của cấp trên đối với cấp

dưới, của chính quyền, của cán bộ đối với công chúng nhân dân.

Đối với nền hành chính cổ điển thì trách nhiệm giải trình chủ yếu được

thực hiện theo hướng thứ nhất nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương chung trong

hệ thống. Nhưng trong xu thế cải cách hành chính theo hướng đẩy mạnh dân

chủ cơ sở như hiện nay, trách nhiệm giải trình được thực hiện theo cả hướng

1 http://thanhtra.edu.vn/category/detail/119-ban-ve-trach-nhiem-giai-trinh.html

52

thứ hai bởi sự cần thiết phải có sự kết nối qua lại giữa cấp trên và cấp dưới,

giữa chính quyền với nhân dân để thu thập những thông tin phản hồi, tạo

được sự đồng thuận chung trong hệ thống.

Trong XDNTM ở Việt Nam, trách nhiệm giải trình tài chính cũng phải

được thực hiện theo cả hai hướng. Một mặt, chính quyền cơ sở phải thực

hiện trách nhiệm giải trình đối với cấp trên về quá trình huy động và sử dụng

vốn đầu tư XDNTM. Mặt khác, chính quyền cơ sở phải thực hiện trách

nhiệm giải trình đối với dân về việc thực hiện quá trình này. Chỉ khi người

dân và cộng đồng hiểu được chính quyền đang làm gì và làm như thế nào họ

mới có thể quyết định việc có ủng hộ hay không những chủ trương, chính

sách của chính quyền mà trong bối cảnh hiện nay, sự ủng hộ đó là vô cùng

quan trọng.

1.2.5.5 Tính chất, đặc điểm của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

Sự tác động của tính chất, đặc điểm hệ thống CSHT nông thôn tới việc

huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM thể hiện ở chỗ, nếu

hệ thống CSHT nông thôn hiện tại đáp ứng được các yêu cầu về tính đồng

bộ, liên thông; tính hiện đại và yêu cầu về chất lượng thì việc huy động và sử

dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM sẽ không có nhiều áp lực. Trong

trường hợp ngược lại, nếu hệ thống CSHT hiện có ở nông thôn xuống cấp,

lạc hậu thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển CSHT sẽ lớn. Việc huy động và sử

dụng vốn đầu tư sẽ phải tính tới nhiều nguồn vốn,và phải quản lý chặt chẽ,

khoa học để đảm bảo tính hiệu quả trong huy động và sử dụng, đáp ứng

được nhu cầu vốn đề ra.

1.2.5.6 Sự tham gia của người dân vào xây dựng các công trình cơ

sở hạ tầng nông thôn mới

Nhân tố này phản ánh mức độ tham gia của người dân địa phương vào

những quyết sách xây dựng CSHT nông thôn trên địa bàn. Khi người dân

được tham gia vào các nội dung này ở mức độ càng sâu rộng thì họ càng

nhận thức được rõ hơn về vai trò của mình trong XDNTM ở địa phương.

53

Các nhân tố ảnh hưởng: - Trình độ phát triển kinh tế của địa phương

- Cơ chế, chính sách của nhà nước

- Trình độ nhận thức của người dân nông thôn

- Năng lực của chính quyền địa phương

- Sự tham gia của người dân

Huy động vốn đầu tư: - Nguồn vốn NSNN

- Nguồn vốn cộng đồng

- Nguồn vốn doanh nghiệp

Sử dụng vốn đầu tư: - Lập kế hoạch

- Kiểm soát, cấp phát thanh toán

- Kiểm tra, giám sát

CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

Các yêu cầu cần đảm bảo: - Đảm bảo tính kế hoạch và có trọng tâm, trọng điểm

- Đảm bảo giải ngân đúng dự toán

- Thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình

- Có hệ thống định mức chi tiêu

- Thực hiện quy trình kiểm soát vốn đầu tư xây dựng

- Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính

Tinh thần trách nhiệm của họ sẽ được nâng cao và sự đóng góp tiền của của

họ cho chương trình sẽ mang tính chủ động và tự giác hơn.

Hình 1.1: Mô hình hóa công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM

Hình 1.1 là sự mô hình hóa công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư

xây dựng CSHT NTM. Mô hình này cho thấy, kết quả huy động vốn là tiền

đề để thực hiện các hoạt động phân bổ, sử dụng vốn (mũi tên nét liền). Mặt

khác, việc sử dụng vốn lại có tác động ngược trở lại đến hoạt động huy động

vốn vốn (mũi tên nét đứt) ở chỗ, nếu các yêu cầu của việc sử dụng vốn đầu

tư xây dựng CSHT NTM được đáp ứng tốt, các nhân tố ảnh hưởng diễn biến

54

thuận lợi thì sẽ tác động góp phần giúp việc huy động vốn đầu tư ở các các

giai đoạn tiếp theo được thuận lợi, khai thác được tối đa các nguồn vốn hiện

có, đồng thời khai thác được cả các nguồn vốn tiềm năng. Do vậy, có thể

thấy huy động và sử dụng vốn đầu tư có mối quan hệ mật thiết, tác động qua

lại lẫn nhau.

1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ HUY

ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ

TẦNG NÔNG THÔN MỚI

1.3.1 Kinh nghiệm một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

1.3.1.1 Kinh nghiệm Hàn Quốc

Bối cảnh thực hiện Phong trào đổi mới nông thôn (Saemaul

Undong) ở Hàn Quốc

Hàn Quốc vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX là một nước nghèo sau

chiến tranh, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, không đủ lương thực

và phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp

sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước

nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, xã hội Hàn

Quốc thời đó như nhận xét của người trong cuộc là "một xã hội thờ ơ, hỗn

độn và vô vọng". Mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất

nước thoát khỏi đói, nghèo. Sau hai kế hoạch 5 năm tiến hành từ năm 1962

có kết quả, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu có dấu hiệu cất cánh. Tuy nhiên,

một vấn đề lớn nảy sinh là chính phủ tập trung phát triển công nghiệp đã làm

khu vực đô thị phát triển nhanh chóng trong khi khu vực nông thôn vẫn chìm

trong đói nghèo và lạc hậu. Đến năm 1970 vẫn còn 70% dân số sống ở nông

thôn, trong số đó 80% sống trong nhà vách đất, dùng đèn dầu, đường làng

nhỏ hẹp thậm chí xe bò xe ngựa không qua lại được, gần như không có các

công trình vệ sinh, y tế, văn hóa, đói ăn, thất học,... Sau trận lụt lớn năm

1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa, đường sá, ruộng vườn mà không có

sự trợ giúp của chính phủ.

55

Trong khi đi thị sát tình hình dân chúng, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy

giờ là Park Chung Hy nhận ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là vô nghĩa

nếu người dân không nghĩ cách tự cứu lấy mình. Hơn thế nữa, khuyến khích

người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mẫu chốt để phát triển nông

thôn. Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào “Saemaul

undong” được đích thân Tổng thống Park phát động vào ngày 22/4/1970.

“Saemaul” theo nghĩa tiếng Hàn là “Sự đổi mới của cộng đồng” được ghép

với “undong” có nghĩa là một phong trào và cụm từ “Saemaul undong” có

nghĩa là phong trào đổi mới cộng đồng. Vì phong trào bắt đầu từ nông thôn

nên “Saemaul undong” được hiểu là “Phong trào đổi mới nông thôn”.

Các kinh nghiệm chính trong huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng CSHT nông thôn ở Hàn Quốc

Hàn Quốc tập trung phát huy tinh thần tự lực của cộng đồng

Khi thực hiện chương trình Saemaul Undong, trong bối cảnh đất nước

còn rất nghèo đặc biệt là ở vùng nông thôn khi mà thu nhập bình quân của

người dân còn rất thấp, một trong những yếu tố cơ bản mà tinh thần Saemaul

xây dựng đó chính là tinh thần tự lực, theo đó sự tham gia, đóng góp sức

người sức của của người dân nông thôn là vô cùng quan trọng. Thưc tế khi

XDNTM ở Hàn Quốc, chính quyền địa phương không có quỹ bồi thường đất

và các tài sản khác; tuy nhiên người dân, các hộ gia đình ở nông thôn đã tự

giác bàn bạc, thỏa thuận và tự nguyện hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối,

hy sinh cho phong trào.

Thực hiện sự phân biệt trong các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của

nhà nước

Nhà nước cũng thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích song

không mang tính cào bằng mà có sự phân biệt. Những đối tượng (vùng,

miền, địa phương,...) nào thực hiện tốt sẽ được Nhà nước hỗ trợ nhiều

hơn. Trong chương trình Saemaul Undong của Hàn Quốc, để tạo sự cạnh

tranh giữa các xã. Trong những năm đầu tiên phát động phong trào, Chính

56

phủ cấp miễn phí đồng loạt cho 33.000 xã trong cả nước, mỗi xã 335 bao

xi măng. Sang năm thứ 2, chỉ 16.600 xã có thành tích tốt được tôn vinh,

khen thưởng và được Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 500 bao xi măng và 1 tấn

thép cho mỗi xã. Phấn khởi và tự tin, các xã này tiếp tục phát triển cơ sở

hạ tầng và bắt đầu đi vào các dự án tăng thu nhập. Cách thức này tạo nên

không khí cạnh tranh sôi nổi trong nông thôn cả nước, là yếu tố thúc đẩy

đáng kể tới phong trào. Năm 1973, vào năm thứ 3 của phong trào, Chính

phủ đã tiến hành phân loại các thôn theo tiêu chuẩn phát triển và sự tham

gia của người dân (Vốn, công lao động) thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận

được sự hỗ trợ khác nhau. Cụ thể như sau:

- Thôn cơ sở: Là thôn hầu như chưa có sự tham gia đáng kể của người

dân, sẽ nhận được sự hỗ trợ các dự án cải thiện môi trường và cần phải nâng

cao ý thức của người dân;

- Thôn tự lực: Là thôn đã có tỷ lệ người dân tham gia khoảng 50%, sẽ

được hỗ trợ các dự án môi trường, dự án nâng cao thu nhập;

- Thôn tự lập: Là thôn có 100% người dân tham gia phong trào được ưu

tiên hỗ trợ các dự án nâng cao thu nhập, dự án phúc lợi văn hóa.

Chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của

nhân dân

Chương trình Saemaul Undong của Hàn Quốc dành nhiều nỗ lực để

xây dựng tinh thần Saemaul trong dân chúng dưới nhiều hình thức khác

nhau. Tinh thần Saemaul được đề cao ngay từ đầu phong trào với 3 thành

tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”, trong đó: “Chăm chỉ” là động cơ tự

nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành

công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về

cuộc sống và vận mệnh của bản thân và “Hợp tác” là nhận thức về mong

muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể.

57

Để tuyên truyền quảng bá trong cộng đồng, phong trào có biểu trưng

(logo), có các khẩu hiệu (slogan), có cờ và bài hát truyền thống. Biểu trưng

của phong trào có hình một lá non mầu xanh lá cây với 3 thùy tượng trưng

cho “Tinh thần Saemaul” là “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”.

Hình 1.2: Biểu trưng của Saemaul Undong-Hàn Quốc

Một trong những khẩu hiệu của phong trào là “Khắc phục nghèo đói,

chúng ta cùng có cuộc sống sung sướng”. Nhiều bộ phim truyện, vở kịch lấy

chủ đề “Saemaul Undong” được phổ biến rộng rãi. Trên các phương tiện

thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình luôn có các chương trình tuyên

truyền cho phong trào. Các điển hình nông dân có ý chí, thoát nghèo được

bồi dưỡng thành báo cáo viên để tuyên truyền trong các hội nghị, trên các

phương tiện truyền thông…

Phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện tốt các yêu cầu công khai minh bạch,

trách nhiệm giải trình, và sự tham gia của người dân

Hàn Quốc tập trung vào các chương trình đơn giản, chi phí thấp với

phương trâm Nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền

của. Dân được tự quyết định loại công trình, dự án nào được ưu tiên làm

trước. Các chương trình, dự án được dân công khai bàn bạc, quyết định thiết

kế, chỉ đạo thi công và dân nghiệm thu công trình. Để hình thành tác phong

dân chủ và đưa dân vào tham gia quản lý, phong trào tập trung xây dựng các

hội trường làng. Các cuộc họp bàn thực hiện dự án được tổ chức ở hội

trường, đây trở thành địa điểm thực hiện quyền làm chủ của nông dân. Qua

58

hàng loạt các cuộc họp hội đồng, nông dân đã học cách thực hiện dân chủ

bằng hành động xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn. Hội trường làng rộng

ít nhất 300 m2, nằm ở một địa điểm thích hợp cho việc tập hợp dân làng.

Thông thường những mảnh đất này thường do nông dân giàu có trong làng

sở hữu và xây hội trường để tặng làng. Phần đầu tư trang bị cửa, ghế, đồ

chiếu sáng... do dân làng chia nhau đóng góp, cũng có một số khoản do

người thành phố gửi tặng quê hương.

Trong nhiều năm liền, hàng tháng, tổng thống định kỳ mời hai lãnh đạo

phong trào ở cấp làng và một số lãnh đạo địa phương của họ đến tham dự

cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để báo các về thành công, thất bại, khó

khăn và đề xuất của nông dân. Các Bộ trưởng trực tiếp nghe và bàn với dân

dưới sự chủ tọa của Tổng thống để chỉ đạo Chương trình. Tổng thống, Thủ

tướng và các Bộ trưởng cũng thường xuyên đến thăm các cộng đồng nông

thôn hoặc những điểm thực hiện dự án, đặc biệt trong những ngày nghỉ, lễ

tết. Tất cả các cuộc thăm làm việc với nông dân đều không báo trước và

không có nghi lễ tốn kém. Trong suốt thời gian cầm quyền, Tổng thống

Hàn Quốc đã đi thăm hầu hết 3.000 làng trong cả nước để động viên và tìm

hiểu tình hình phát triển nông thôn, đã mời cơm để trao đổi với rất nhiều

nông dân tiên tiến và lãnh đạo phong trào địa phương. Phát huy dân chủ

cơ sở đã tạo sức mạnh quần chúng ngăn chặn mọi hiện tượng tiêu cực ở

địa phương, tạo động lực cho nhân dân hào hứng, tin tưởng huy động nội

lực vào sự nghiệp chung. Quy mô của phong trào vì thế mà ngày càng

được mở rộng.

59

Bảng 1.1: Quy mô hoạt động của phong trào Saemaul từ 1971 đến 1973

Năm Số làng

tham gia Lượt ngày-

người tham gia Số dự án

Trung bình số dự án/làng

Tổng đầu tư

(USD)

1971 33.267 7.200.000 385.000 12 305.000

1972 22.708 32.000.000 320.000 14 790.000

1973 34.665 39.000.000 1.093.000 31 2.402.000

Nguồn: [42, tr.8]

Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc có thể nói đã có những

thay đổi hết sức kỳ diệu với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn

hóa. “Saemaul undong” từ một phong trào ở nông thôn đã lan ra thành một

phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát

triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Từ 1971-1978, Hàn

Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung

bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm

42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn

Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây

24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng.

1.3.1.2 Kinh nghiệm Trung Quốc

Bối cảnh thực hiện XDNTM XHCN ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc, những cải cách thời mở cửa đã phần nào thay đổi

nông thôn Trung Quốc. Song những tồn tại, hạn chế vẫn còn rất nhiều, nông

nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển không ổn định, chênh lệch và mất cân

đối giữa thành thị và nông thôn diễn ra theo xu hướng ngày càng mở rộng

qua nhiều phương diện như thu nhập, tiêu dùng, phúc lợi xã hội, đời sống

văn hóa,...

Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, Hội nghị Trung

ương 5 khóa XVI (năm 2005) thông qua “Kiến nghị của Trung ương Đảng

cộng sản Trung Quốc về chế định quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5

60

năm lần thứ XI” đã xác định nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới XHCN.

Tháng 3-2006, Đại hội đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc đã thông qua

“Cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ XI”,

trong đó nhấn mạnh việc XDNTM XHCN. Từ đây, XDNTM XHCN

được xem là nỗ lực mới của Trung Quốc trong tìm kiếm giải pháp đẩy

nhanh phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT nông

thôn ở Trung Quốc

Trong XDNTM XHCN ở Trung Quốc, xây dựng hệ thống CSHT ở

nông thôn được xem là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Chính phủ đã có

nhiều biện pháp trong huy động và sử dụng vốn đầu tư để xây dựng hệ thống

CSHT nông thôn đồng bộ, hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển

toàn diện kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Chủ động tìm kiếm các khoản vay ưu đãi quốc tế

Bên cạnh việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư từ NSNN, Trung Quốc tìm

kiếm các khoản vay ưu đãi với mức lãi suất thấp từ các tổ chức kinh tế quốc

tế cho các dự án đầu tư xây dựng CSHT nông thôn, tập trung vào khu vực

miền Tây, miền Trung và tập trung vào các dự án CSHT đa năng, có tính đột

phá như: giao thông, viễn thông, mạng lưới điện...theo phương châm “đầu tư

lớn hơn, xây dựng sớm hơn, đi tắt đón đầu” [23, tr.195].

Thực hiện cơ chế chủ động phân quyền cho các cấp chính quyền địa

phương trong phát triển CSHT nông thôn

Thực hiện cơ chế chủ động phân quyền cho các cấp chính quyền địa

phương trong phát triển CSHT để khai thác tiềm năng và các nguồn lực của

địa phương, Chính phủ đã giảm sự độc quyền của mình trong công tác phát

triển CSHT, đã tiến hành phân cấp cho chính quyền cấp dưới và khuyến

khích họ tham gia vào quản lý, xây dựng và khai thác CSHT. Chính phủ chỉ

quan tâm vào các dự án lớn hiện đại và mang tầm quốc gia như: Điện lưới

61

quốc gia, đường giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh, cầu cảng, sân

bay,...còn những cơ sở hạ tầng ở nội vùng nông thôn chủ yếu giao cho chính

quyền cấp thấp hơn đảm nhận. Chính vì vậy nhiều địa phương đã chủ động

dùng vốn ngân sách của mình để đầu tư vào những CSHT thiết yếu, trọng

điểm của địa phương mình.

Đẩy mạnh đầu tư vốn phát triển hệ thống chợ nông thôn, các khu công

nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn

Trong đầu tư phát triển CSHT nông thôn, Trung Quốc hết sức coi

trọng mở rộng thị trường giao lưu hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản. Vì

vậy, Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển hệ thống chợ nông thôn thông

qua hoạt động đầu tư xây dựng và các cơ chế, chính sách khuyến khích.

Nhiều chợ nông thôn đã được xây mới, mở rộng, nâng cấp và khôi phục,

điều đó đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài

nước giao lưu, trao đổi, mua bán các yếu tố sản xuất và sản phẩm hàng hóa

trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất quan tâm đầu tư để hình thành các

khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn

để tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và thu hút lao

động dư thừa. Sự phát triển các khu đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn cùng

với việc phát triển các ngành công nghiệp nông thôn gắn với hình thành các

khu công nghiệp, cụm công nghiệp không chỉ là một giải pháp quan trọng để

thu hút lao động dư thừa ở khu vực này mà còn góp phần nâng cao hiệu quả

phân bổ và sử dụng các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn.

Năm 2005, số km đường liên thôn trấn của Trung Quốc đạt 2,965 triệu

km, mức độ liên thông các đường thôn trấn đạt 93,64%. Năm 2005, lượng

điện nông thôn tiêu dùng đạt 437,57 tỷ Kw/h2. Năm 2006, bình quân 100 hộ

gia đình nông thôn có 2,7 chiếc máy vi tính. Năm 2007 có 34,41 triệu cư dân

62

nông thôn dùng mạng Internet, nếu tính số cư dân nông thôn là 737 triệu

người thì mức độ dùng Internet của cư dân nông thôn đạt 5,1%1.

Những cách làm và kết quả đạt được trong huy động và sử dụng vốn

đầu tư xây dựng CSHT nông thôn ở Trung Quốc nói trên đã góp phần làm

thay đổi diện mạo nông thôn Trung Quốc và góp phần vào sự tăng trưởng

chung của nền kinh tế.

1.3.1.3 Kinh nghiệm Đài Loan

Đài Loan là một trong những điển hình thành công trong công nghiệp

hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp. Trong đó, chính sự phát triển hệ thống

CSHT hoàn thiện và đồng bộ ở nông thôn đã tạo điều kiện cho sự phát triển

nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề vững chắc cho toàn bộ tiến trình công

nghiệp hóa. Với quan điểm lấy nông nghiệp nuôi dưỡng công nghiệp, chính

quyền Đài Loang đã chủ trương “nông thôn Đài Loan nhà nhà có nước máy,

thôn thôn có đường nhựa và điện thoại, chú trọng xây dựng khu xã ở khu vực

xa xôi, làm cho ăn, ở, mặc, đi lại, giáo dục, y tế của nông dân gần đạt tiêu

chuẩn của thành phố”. [30, tr.137]

Để thực hiện chủ trương này, chính quyền Đài Loan đã rất coi trọng tới

việc huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT ở nông thôn theo các

trọng điểm như sau:

Đảm bảo hài hòa lợi ích và phúc lợi công cộng cho người dân trong

quá trình đầu tư xây dựng CSHT

Đài Loan đã tập trung một lượng vốn khá lớn để giải quyết mâu thuẫn

giữa vấn đề ruộng đất với xây dựng các công trình công cộng nông thôn và

tiến hành đầu tư xây dựng CSHT nông thôn trong đó chú trọng và ưu tiên

mở rộng và xây dựng hệ thống giao thông vận tải và mạng lưới điện nông

thôn. Đầu những năm 1990, bộ mặt nông thôn Đài Loan đã có những chuyển

1 http://www.cnnic.cn/uploadfiles/pdf/2007/9/7/150218.pdf

63

biến căn bản: Mạng lưới giao thông vận tải đã nối liền các thành phố, thị trấn

đến tận các làng xã; mạng lưới điện cao thế, hạ thế được nối về tận làng xã,

phục vụ tốt sản xuất và sinh hoạt của cư dân nông thôn. Trên cơ sở đã hoàn

thiện hệ thống giao thông và mạng lưới điện nông thôn, Đài Loan đẩy mạnh

phát triển hệ thống y tế khám chữa bệnh, trường học, nhà ở, hệ thống cấp

thoát nước và phúc lợi xã hội.

Đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển CSHT

Đài Loan chú trọng đầu tư phát triển hệ thống CSHT đồng bộ với trọng

tâm là hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng thông tin nhằm tạo điều kiện phát

triển công nghiệp nông thôn, trên cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển

thúc đẩy CSHT phát triển. Chính quyền Đài Loan đã đầu tư hầu như toàn bộ

từ nguồn NSNN cho các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường sắt, đường

bộ, điện lực, hệ thống cung cấp nước,...

Cho phép tư nhân tham gia xây dựng CSHT theo quy hoạch và

chính sách của nhà nước

Ngoài việc trực tiếp đầu tư, Đài Loan còn cho phép tư nhân xây dựng

các khu công nghiệp, khu đô thị với yêu cầu phải đảm bảo đúng quy hoạch

và các quy định về hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị theo các tiêu chí của

nhà nước. Rất nhiều khu công nghiệp, khu đô thị ở Đài Loang được xây

dựng ở những vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển không những tiết kiệm

được quỹ đất nông nghiệp vốn rất khan hiếm, mà còn giảm thiểu được các

chi phí về đền bù, giải phóng mặt bằng và có điều kiện để xây dựng ngay từ

đầu một hệ thống CSHT đồng bộ và hiện đại.

Chú trọng đầu tư phát triển CSHT giáo dục, đào tạo và đảm bảo an sinh xã hội ở cơ sở

Chính quyền đảm bảo nguồn NSNN cho phát triển CSHT giáo dục đào

tạo, chủ yếu để phát triển các trường công và một phần khuyến khích giúp

đỡ phát triển các trường tư. Theo quy định của Đài Loan, tỷ lệ chi NSNN

64

cho giáo dục trong ngân sách các cấp như sau: Cấp trung ương không dưới

15%, cấp tỉnh không dưới 25% và cấp huyện, thị không thấp hơn 35%.

Cùng với việc chú trọng phát triển CSHT giáo dục đào tạo, Đài Loan

còn chú trọng nâng cao chất lượng dân số, đời sống dân cư bằng hàng loạt

các biện pháp trợ cấp hoàn toàn cho hệ thống giáo dục phổ thông, phát triển

hệ thống y tế cơ sở.

Nhờ những biện pháp tích cực, có tính trọng điểm và mang tính đột phá

trong huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT như trên, trong

những năm qua CSHT nông thôn ở Đài Loan đã có những bước tiến dài,

nông thôn Đài Loan đã có những thay đổi rõ rệt, nhờ đó mà đời sống vật chất

và tinh thần của nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

1.3.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

1.3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở xã Xuân Giang,

huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Xuân Giang là xã đồng bằng của huyện Thọ Xuân, cách trung tâm

huyện 3km về phía Tây Nam, xã có 4 làng (13 thôn), phân bố dọc hai bên

sông Nông Giang, dân số khoảng 4.000 người.

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành

Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Quyết định

800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương

trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2010-2020; chủ trương của Tỉnh

ủy, UBND tỉnh, cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân xã Xuân Giang đã

quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ chương

trình XDNTM.

Là xã được chọn chỉ đạo điểm của tỉnh, Xuân Giang nhận được những

ưu tiên nhất định của Nhà nước về chỉ đạo, đầu tư, cơ chế chính sách trong

XDNTM. Tuy nhiên, xã cũng gặp không ít khó khăn trong thực hiện chương

trình. Xuân Giang là xã có điểm xuất phát thấp so với mặt bằng chung của

65

huyện, của tỉnh, cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thuần nông,

manh mún, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại chậm

phát triển. Hệ thống điện, đường, trường, trạm còn gặp nhiều khó khăm. Cơ

sở vật chất nhiều hạng mục chưa đảm bảo và dưới xa chuẩn nông thôn mới.

Suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất lợi và khó lường đã tác

động trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư. Thu nhập của nhân dân mới đạt 9,5

triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo là 9,5%, dẫn đến công tác triển khai

XDNTM của xã gặp nhiều khó khăn.

Năm 2010, khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, so với bộ tiêu

chí quốc gia về NTM, Xuân Giang mới chỉ đạt 5/19 tiêu chí, còn lại 14 tiêu

chí mới chỉ đạt dưới 30%, chủ yếu là các tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế

- xã hội, cần nhiều vốn và liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý,

đầu tư, giải phóng mặt bằng. Hệ thống đường giao thông trong xã trên 90%

là đường đất, tuyến đường trục chính của xã nhiều đoạn nhỏ hẹp, các phương

tiện lớn như ô tô gặp nhiều khó khăn trong đi lại.

Xuất phát từ thực trạng đó, đầu tư xây dựng CSHT nông thôn được coi

là nhiệm vụ trọng tâm của XDNTM của xã. Để huy động vốn đầu tư xây

dựng CSHT, xã đã thực hiện các biện pháp:

- Chú trọng công tác tuyên truyền, vận. Bằng việc tuyên truyền sâu

rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã thông qua

nhiều hình thức tuyên truyền như: mở các hội nghị nhân dân ở các thôn, tổ

chức các hội thi tìm hiểu kiến thức về XDNTM, treo trên 60 băng-rôn, khẩu

hiệu tuyên truyền và chương trình hành động về XDNTM, đã phân tích rõ

mục đích, ý nghĩa và hiệu quả to lớn, thiết thực của việc XDNTM, lấy người

dân làm chủ thể để mọi người hiểu và thực hiện một cách tích cực và tự giác.

Phối hợp cùng với mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể phát động phong

trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào

chung tay xây dựng NTM.

66

- Thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng

đồng dân cư, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệp có tâm huyết với

địa phương, khai thác các nguồn thu tại địa phương với phương châm “Lấy

sức dân để lo cho dân”, “làm từ nhà dân làm ra”, tạo nguồn vốn đầu tư cơ

sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ

của nhà nước.

Với cách làm trên, trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013, tổng số vốn đầu

tư huy động được cho xây dựng CSHT NTM ở Xuân Giang là trên 80 tỷ

đồng1, trong đó:

- Ngân sách Trung ương, tỉnh: 6,06 tỷ đồng, chiếm 7,6%.

- Ngân sách huyện: 3,02 tỷ đồng, chiếm 3,8%.

- Ngân sách xã: 24,37 tỷ đồng, chiếm 30,05%.

- Nhân dân đóng góp và tự đầu tư, xây dựng, cải tạo nhà ở: 46,75 tỷ

đồng, chiếm 58%.

- Các nguồn lực khác bao gồm:

+ Hơn 4.000 ngày công lao động của nhân dân.

+ Người dân hiến, tặng: 12.500 m2 đất (đất ở và đất trồng cây lâu năm);

tháo dỡ, di dời trên 6.000 m2, trên 60 công trình phụ và các loại tài sản khác

có trên đất, trị giá trên 9,0 tỷ đồng.

Với nguồn vốn huy động được, xã đã tập trung đầu tư xây dựng hệ

thống CSHT nông thôn với những trọng tâm sau:

- Nâng cấp 25,5 km đường giao thông nông thôn, xây dựng công trình

cầu Quần Hồi qua sông nhà Lê, đến nay 100% các tuyến đường giao thông

liên xã, liên thôn, nội thôn, ngõ xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa.

1 Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã giai đoạn 2011-2013

67

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn bằng cáp bọc, lắp

đặt thêm 02 trạm biến áp (01 trạm 250KVA và 01 trạm 100KVA). Đến

nay toàn xã có 04 trạm biến áp với tổng công suất 780KVA, cơ bản đáp

ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân với 100% hộ

được sử dụng điện.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh đảm bảo thông tin, tuyên

truyền thông suốt.

- Đầu tư mua sắm trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp 16 phòng học và

phòng chức năng để trường THCS và trường Tiểu Học đạt chuẩn quốc gia.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp khu công sở, xây dựng công trình trạm

Y Tế, cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh

trong các khu dân cư bằng nguồn vốn tự có của nhân dân kết hợp với

nguồn vốn tín dụng và một phần hỗ trợ kích cầu của ngân sách cấp trên,

đến nay đã có 80% số hộ có đầy đủ các công trình hợp vệ sinh, 98% số hộ

được sử dụng nước giếng khoan.

- Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải, đồng thời tăng cường tổ chức

hoạt động thu gom rác thải ở tất cả các thôn. Xây dựng và quản lý, sử dụng

nghĩa trang, nghĩa địa theo quy hoạch.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa 13/13 nhà văn hóa thôn, đến

nay 100% các thôn có nhà văn hóa và cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt

động văn hóa, thể thao ở thôn. Cải tạo, nâng cấp sân vận động trung tâm xã.

- Đầu tư cải tạo nâng cấp chợ đạt chuẩn theo quy định của bộ xây dựng,

đảm bảo phục vụ nhu cầu giao lưu hàng hóa của nhân dân trong và ngoài xã.

- Cải tạo nâng cấp, chỉnh trang nhà ở khu dân cư bằng nguồn vốn tự có

của nhân dân, hiện nay xã có trên 90% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của bộ

xây dựng, không có nhà tạm dột nát.

68

Có thể thấy, Xuân Giang là một xã điểm điển hình trong việc huy động

nguồn vốn ngoài NSNN và những cách làm sáng tạo để huy động và sử

dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM một cách hiệu quả.

1.3.2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở xã Quang Kim,

huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Quang Kim là một xã biên giới, cửa ngõ của huyện Bát Xát. Phía Bắc

giáp Trung Quốc có đường biên giới 6,5km, được ngăn cách bởi con sông

Hồng. Toàn xã có 18 thôn, bản, với tổng số hộ là 1.238 hộ. Để xây dựng

đồng bộ hệ thống CSHT NTM theo chủ trương chung của tỉnh và huyện,

nhân dân và cán bộ trong toàn xã luôn đồng thuận, đồng lòng chung tay góp

sức xây dựng hệ thống CSHT của xã với phương châm “nhà nước và nhân

dân cùng làm”, nêu cao khẩu hiệu “Xây dựng xã Quang Kim phát triển là

xây dựng ngôi nhà của mình, của mọi người” [37, tr.457].

Với phong trào xây dựng kiên cố hóa đường giao thông nông thôn

trong những năm gần đây, từ một xã chưa có đường bê tông liên thôn và nội

thôn, xã đã xây dựng, hoàn thành kiên cố bằng bê tông 76,9 km gồm: đường

liên thôn, nội thôn, nội đồng. Trong đó: huy động nhân dân đóng góp và hiến

đất đạt giá trị trên 5 tỷ đồng, huy động các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất vật liệu xây dựng đóng góp là 200 triệu đồng và thực hiện cứng hóa

đường nội gia theo phương châm: Nhà nước đầu tư xi măng, nhân dân tự bỏ

công và hoàn thiện được 25 km đường nội gia. Để chuẩn hóa các cấp trường,

xã đã đầu tư kinh phí xây dựng công trình vệ sinh cho các điểm trường và cải

tạo vệ sinh các thôn, bản, năm 2010 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7

công trình nhà vệ sinh thuộc các điểm trường học. Bên cạnh đó, xã cũng đã

tuyên truyền và vận động nhân dân xây dựng nhà vệ sinh, với tổng số nhà vệ

sinh được xây dựng lên 1.000 nhà nhằm đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và

thôn, bản.

Với những nỗ lực trên, hệ thống CSHT của xã Quang Kim đã tương

đối đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu chung của chương trình XDNTM.

69

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Bài học thứ nhất: Để có thể huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng CSHT NTM một cách hiệu quả, việc áp dụng các chính sách động

viên, khuyến khích là hết sức cần thiết song cần có sự phân biệt.

Các chính sách động viên, hỗ trợ để thu hút các nguồn vốn ngoài

NSNN vào xây dựng CSHT nông thôn mới có vai trò quan trọng mà các

nước cũng như các địa phương ở Việt Nam đã và đang thực hiện. Song các

chính sách khuyến khích cần phải có sự phân biệt và không nên cào bằng

giữa các địa phương khác nhau. Cần có sự phân biệt nghĩa là cần có nhiều ưu

đãi, khuyến khích hơn cho những địa phương làm tốt hơn. Có như vậy mới

tạo được động lực kích thích và thu hút được nguồn vốn đầu tư tại các địa

phương khác.

Bài học thứ hai: Tiềm năng huy động vốn từ cộng đồng là rất lớn, do

vậy địa phương cần chủ động, sáng tạo, kết hợp nhiều phương thức để có thể

tranh thủ tối đa nguồn lực này.

Tiềm năng huy động vốn từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá

nhân khác vào xây dựng CSHT ở nông thôn là rất lớn. Đó không chỉ là vốn

bằng tiền mà còn là ngày công lao động, là đất đai, là tài sản mà giá trị quy

đổi ra tiền cũng rất lớn. Vì vậy, các địa phương trong quá trình xây dựng

CSHT NTM cần kết hợp nhiều cách thức khác nhau để có thể huy động

nguồn lực tiềm năng này. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước đã cho thấy rõ,

những nơi thành công trong huy động nguồn lực xã hội hóa là những nơi mà

ở đó thực hiện tốt cơ chế công khai minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải

trình, động viên thuyết phục để người dân hiểu và ủng hộ, phát huy dân chủ,

tích cực kêu gọi sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình đầu tư xây

dựng. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, giáo dục toàn diện về chương

trình XDNTM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng nhận

70

thức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu

tư xây dựng CSHT NTM.

Bài học thứ ba: Tranh thủ tối đa các khoản vay ưu đãi của nước ngoài.

Các khoản vay ưu đãi của nước ngoài có ưu điểm là lãi suất thấp, thời

gian vay dài, có thể ân hạn do vậy rất phù hợp với việc đầu tư xây dựng

CSHT của nông thôn. Tuy nhiên, các khoản này thường đi kèm với các điều

kiện ràng buộc và có thể phát sinh những mặt trái đối với địa phương khi thụ

hưởng. Vì vậy cần có những cơ chế chọn lọc và thu hút hợp lý để có thể

tranh thủ tối đa nguồn vốn này.

Bài học thứ tư: Khuyến khích phương thức tư nhân đầu tư và khai

thác, nhà nước quản lý.

Với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, khu vực kinh tế tư

nhân đã ngày càng lớn mạnh, với tiềm lực kinh tế đủ lớn để có thể bắt đầu

đầu tư cung ứng những hàng hóa, dịch vụ công cộng mang lại lợi nhuận như

nhà ở, trường học, bệnh viện,...Vì vậy Nhà nước cần có chính sách khuyến

khích tư nhân đầu tư vào CSHT ở nông thôn theo phương thức tư nhân đầu

tư và khai thác, nhà nước quản lý. Theo cách này, xây dựng CSHT NTM sẽ

có thêm một nguồn vốn lớn và việc sử dụng nguồn vốn này cũng sẽ hiệu quả

hơn so với việc đầu tư từ NSNN.

Bài học thứ năm: Vốn NSNN cần phải được đầu tư có trọng điểm.

Cho dù ở quốc gia hay địa phương nào, vốn NSNN vẫn vô cùng quan

trọng trong đầu tư xây dựng CSHT ở nông thôn. Song nguồn vốn này chỉ có

giới hạn so với nhu cầu vốn lớn của xây dựng CSHT nông thôn. Do vậy,

việc sử dụng nguồn vốn này cần phải có trọng điểm, tập trung vào các

hạng mục CSHT thiết yếu, có tính lan tỏa, tạo động lực và kích thích phát

triển các mảng còn lại của hệ thống CSHT nông thôn cũng như tạo động

lực cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn. Kinh nghiệm các

nước và địa phương cho thấy việc tập trung vốn NSNN vào xây dựng

71

đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống CSHT giáo dục

đào tạo, phát triển các cụm công nghiệp, khu đô thị ở vùng nông thôn sẽ

mang lại hiệu ứng lan tỏa cao, khiến NSNN thực sự là nguồn vốn “mồi”

cho phát triển CSHT nông thôn.

Bài học thứ sáu: Tăng cường phân cấp cho địa phương trong tạo

nguồn thu, quyết định đầu tư phát triển hệ thống CSHT ở nông thôn.

Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy, mỗi địa phương có những

lợi thế mang tính đặc thù có thể đem lại cơ hội gia tăng cho quỹ NSNN của

địa phương đó, đồng thời cũng chỉ địa phương mới biết rõ về hiện trạng

CSHT nông thôn của địa phương mình. Do vậy, việc phân cấp cho địa

phương trong việc tạo nguồn thu, chủ động trong việc quyết định đầu tư phát

triển hệ thống CSHT ở địa phương là rất cần thiết, điều này cũng sẽ góp

phần giảm bớt gánh nặng cho NSNN trung ương.

72

Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.1 Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

Hình 2.1: Bản đồ Hà Nội

Nông thôn Hà Nội bao gồm 386 xã (trước khi huyện Từ Liêm lên

quận, đề án XDNTM Hà Nội xác định có 401 xã), thuộc 17 huyện và 1 thị

xã, với diện tích tự nhiên gần 2.800 km2, chiếm khoảng 84% diện tích toàn

Hà Nội mở rộng và dân số gần 4 triệu người, chiếm trên 63% dân số toàn

Hà Nội [52, tr. 2].

Khu vực nông thôn Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, có địa

hình đa dạng phức tạp (Đồng bằng, đồi gò, vùng núi).

73

Bảng 2.1: Số xã nông thôn Hà Nội phân theo địa hình

Xã phân theo dạng địa hình Số lượng Tỷ lệ (%)

Miền núi 13 3,36

Gò đồi 44 11,4

Đồng bằng 329 85,24

Tổng số 386 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của các huyện, thị xã

Nông thôn Hà Nội chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa

(nóng, ẩm, mưa nhiều tập trung theo mùa), tác động không nhỏ tới sản xuất

và đời sống nhân dân. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên như vậy cũng tạo điều

kiện cho việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong

phú ở khu vực này.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

ngày 21/4/2010, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ra Nghị quyết số

03/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai

đoạn 2010-2020, định hướng 2030. Quán triệt Nghị quyết này, ngày 25

tháng 5 năm 2010, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số

2333/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt Đề án XDNTM thành phố Hà Nội giai

đoạn 2010-2020, định hướng 2030”. Đến ngày 29/8/2011, Thành ủy Hà

Nội công bố Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây

dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn

2011-2015”. Như vậy, đề án XDNTM mặc dù có từ sớm nhưng phải đến

khi Thành ủy Hà Nội công bố Chương trình số 02 năm 2011 thì chương trình

XDNTM Hà Nội mới chính thức được khởi động.

74

Bảng 2.2: Hiện trạng nông thôn Hà Nội năm 2009 so theo bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

TT Tên tiêu chí Đối chiếu chuẩn quốc gia

Đạt Cơ bản đạt Không đạt

1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch X

2 Giao thông X

3 Thủy lợi X

4 Điện X

5 Trường học X

6 Cơ sở vật chất văn hóa X

7 Chợ nông thôn X

8 Bưu điện X

9 Nhà ở dân cư X

10 Thu nhập X

11 Hộ nghèo X

12 Cơ cấu lao động X

13 Hình thức tổ chức sản xuất X

14 Giáo dục X

15 Y tế X

16 Văn hóa X

17 Môi trường X

18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

X

19 An ninh, trật tự xã hội X

Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Trước khi thực hiện XDNTM, nông thôn Hà Nội mới có 1 tiêu chí

đạt chuẩn quốc gia là: hệ thống an ninh trật tự xã hội được giữ vững; 10

tiêu chí cơ bản đạt (60%-80% yêu cầu) là: giao thông, thủy lợi, hệ thống

điện, bưu điện, nhà ở dân cư, các hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y

tế xã, văn hóa và hệ thống tổ chức chính trị xã hội. Còn 8 tiêu chí không

đạt (dưới 50% yêu cầu) là: quy hoạch, trường học, cơ sở vật chất văn hóa,

chợ nông thôn, thu nhập của người dân nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu

lao động, môi trường nông thôn.

75

2.1.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội giai đoạn

2011-2015

Với việc triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành

ủy Hà Nội, đề án XDNTM của thủ đô đã được cụ thể hóa bằng những kế

hoạch, chương trình cụ thể; và sau 5 năm thực hiện, nông thôn Hà Nội đã

có những chuyển biến tích cực. Số xã đạt chuẩn 19 tiêu chí là 185/386 xã

(47,93%), số xã đạt chuẩn14-18 tiêu chí là 140/386 xã (36,27%), số xã

đạt chuẩn 10-13 tiêu chí là 61/386 xã (15,8%).

Biểu đồ 2.1: Kết quả thực hiện các tiêu chí XDNTM Hà Nội đến hết năm 2015

Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Hiện có 11/19 tiêu chí đạt chuẩn với tỷ lệ cao (từ 80% - 100% số xã

đạt chuẩn) bao gồm: Quy hoạch (Tiêu chí số 1), Nhà ở dân cư (Tiêu chí số

9), Hộ nghèo (Tiêu chí số 11), Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

(Tiêu chí số 12), Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13), Giáo dục

(Tiêu chí số 14), Y tế (Tiêu chí số 15), Văn hóa (Tiêu chí số 16), Môi

trường (Tiêu chí số 17), Hệ thống chính trị xã hội (Tiêu chí số 18), An

ninh, trật tự xã hội (Tiêu chí số 19).

Chương trình XDNTM đã đem lại những thay đổi tích cực cho

nông thôn Hà Nội về mọi mặt. Thậm chí ngay cả ở những tiêu chí chưa

đạt chuẩn thì so với thời điểm chưa thực hiện đề án cũng đã có những

185; 47,93%

140; 36,27%

61; 15,80%

Số xã đạt 19 tiêu chí

Số xã đạt 14-18 tiêu chí

Số xã đạt 10-13 tiêu chí

76

chuyển biến đáng kể. Khoảng cách giữa khu vực nông thôn và khu vực

thành thị đã được thu hẹp dần. “Bức tranh” NTM Hà Nội đã dần hiện ra

rõ hơn sau 5 năm thực hiện chương trình.

Bên cạnh những kết quả, thành công nêu trên, nông thôn Hà Nội nói

chung và công cuộc XDNTM ở Hà Nội nói riêng vẫn còn những tồn tại

hạn chế, đó là:

Hiện vẫn còn 8/19 tiêu chí đạt chuẩn với tỷ lệ chưa cao (dưới 80%)

số xã đạt chuẩn), trong đó chủ yếu thuộc nhóm tiêu chí về CSHT nông

thôn là: Giao thông (Tiêu chí số 2), Thủy lợi (Tiêu chí số 3), Trường học

(Tiêu chí số 5), Cơ sở vật chất văn hóa (Tiêu chí số 6), Chợ nông thôn

(Tiêu chí số 7), Thu nhập (Tiêu chí số 10). Trên thực tế, việc thực hiện

các tiêu chí này khá khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu do đây là những

tiêu chí cần rất nhiều vốn đầu tư trong khi công tác huy động vốn của Hà

Nội còn nhiều bất cập.

Đối với các tiêu chí đã đạt chuẩn với tỷ lệ cao, kết quả đạt được

cũng mới ở mức đáp ứng bộ tiêu chí quốc gia còn trên thực tế vẫn còn

nhiều vấn đề về chất lượng thực tế của các tiêu chí đó. Đặc biệt với yêu

cầu phát triển NTM phải xứng tầm thủ đô thì kết quả hiện nay cho thấy

Hà Nội vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ

SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.2.1 Thực trạng cơ chế huy động vốn hiện hành

2.2.1.1 Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước

NSNN cho xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội hiện được huy động

theo cơ chế:

Chính quyền chủ động tăng tỷ lệ điều tiết NSNN cho XDNTM

Để tạo cơ chế điều tiết vốn NSNN cho chương trình XDNTM nói

chung và cho xây dựng CSHT NTM nói riêng, ngay từ chủ trương chung,

77

các cấp chính quyền ở Hà Nội đã thống nhất: “......Ngân sách nhà nước các

cấp hàng năm dành tối thiểu 35% đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và xây

dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 03/NQ-TU ngày

21/4/2010 của HĐND thành phố về xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2010-2020, định hướng đến năm 2030.....”, “.....UBND các cấp bố trí

ngân sách hàng năm để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân

đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa khu vực

nông thôn, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, phát triển các

làng nghề, các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp để giải quyết việc làm tại

chỗ, tăng thu nhập cho nông dân......”. [45].

Hà Nội tiếp tục ban hành các văn bản để cụ thể hóa. Ngày 23/4/2013,

UBND thành phố ra Công văn số 2909/UBND-NNNT về việc thực hiện

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình

MTQG xây dựng nông thôn mới. Dựa vào cơ chế này, quá trình xây dựng đề

án XDNTM từ cấp thành phố đến cấp xã có cơ sở để tính toán, xác định

nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho chương trình. Bước vào triển khai thực hiện

đề án, các xã, huyện lập đề án ở cơ sở để trình lên trên phê duyệt và trong đó

đều dự kiến nguồn vốn ngân sách trong tổng kinh phí thực hiện ở cơ sở.

Phân cấp NSNN, tạo thêm nguồn cho địa phương chủ động

Để tạo sự chủ động và tăng vốn NSNN cho cấp cơ sở, Hà Nội cũng đã

thực hiện tăng cường phân cấp thu NSNN cho địa phương, tạo sự chủ động

cho cấp cơ sở trong việc bố trí vốn NSNN XDNTM nói chung và xây dựng

CSHT NTM nói riêng.

Ngày 15 tháng 12 năm 2010, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định

số: 55/2010/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu,

nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn

thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách

thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. So với Quyết định số:

78

52/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Quy

định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân

chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn

2009 - 2010, từ 20% lên 30%, ngân sách địa phương đã được phân cấp thêm

nguồn thu ở các khoản sau:

Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000m2 trở

lên; hoặc dưới 5000m2 tiếp giáp với đường phố:

- Quyết định 52/2008 quy định tỷ lệ điều tiết 70% vào ngân sách

thành phố, 30% để lại ngân sách huyện.

- Quyết định 55/2010 điều chỉnh tỷ lệ điều tiết như sau:

Đối với các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú Xuyên,

Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì, điều chỉnh tỉ lệ

điều tiết 50% vào ngân sách thành phố, 50% để lại ngân sách huyện.

Đối với các huyện, thị xã: Sơn Tây, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm

điều chỉnh tỉ lệ điều tiết 65% vào ngân sách thành phố, 35% để lại ngân

sách huyện.

Đối với 10 quận và các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Từ Liêm, Quốc

Oai, Thạch Thất, điều tiết 70% vào ngân sách thành phố, 30% để lại ngân

sách huyện.

Lệ phí trước bạ ô tô, tàu thuyền, tài sản khác

- Quyết định 52/2008 quy định điều tiết 100% vào ngân sách thành phố.

- Quyết định 55/2010 quy định điều tiết 58% vào ngân sách thành

phố, 42% để lại ngân sách các huyện

2.2.1.2 Đối với nguồn vốn cộng đồng

Hiện nay, việc huy động vốn cộng đồng cho xây dựng CSHT NTM ở

Hà Nội được thực hiện theo cơ chế trực tiếp, cách thức cụ thể đang được áp

dụng là:

79

Công khai kế hoạch đầu tư

Bảng 2.3: Hoạt động thông báo kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng của chính quyền xã đối với người dân

Hành động Kết quả tại Thạch Thất Kết quả tại Ba Vì

Số phiếu lựa chọn/Tổng số

Tỷ lệ Số phiếu lựa chọn/Tổng số

Tỷ lệ

Tổ chức họp dân cư thôn (xóm) để thông báo kế hoạch xây dựng

500/500 100% 450/500 90%

Nguồn:Tổng hợp kết quả điều tra tại Huyện Thạch Thất và Ba Vì

Tổng hợp kết quả điều tra ở cả 2 nhóm huyện cho thấy chính quyền cơ

sở ở Hà Nội thực hiện việc xây dựng và công khai các kế hoạch của

XDNTM, với 95% số phiếu cho biết chính quyền xã thực hiện tổ chức họp

dân cư thôn (xóm) để thông báo kế hoạch khi có một công trình CSHT được

xây dựng.

Thực hiện các cách thức động viên, khuyến khích

Chính quyền thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, tác động

tới nhận thức của cộng đồng

Các cấp chính quyền ở Hà Nội đẩy mạnh thực hiện biện pháp tuyên

truyền, giáo dục, phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân về chương

trình 02 của Thành ủy, về mục tiêu, ý nghĩa của XDNTM, về vai trò chủ thể

của nhân dân trong chương trình này.

- Ở cấp thành phố

Ban chỉ đạo thành phố đã chỉ đạo cơ quan thường trực, các sở, ngành,

thành phố bám sát vào chương trình, chức năng, nhiệm vụ của ngành tổ

chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức để cán bộ, đảng viên và

toàn thể nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của chương trình 02-CTr/TU

của Thành uỷ.

+ Hà Nội đã chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với Báo Hà Nội mới,

Báo Kinh tế Đô thị, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền

80

hình Hà Nội tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, với thời lượng 1 tuần

2 trang trên báo viết và 2 buổi phát thanh/tuần ở Đài Phát thanh và Truyền

hình Hà Nội, xây dựng bộ phim “Ngày mai bắt đầu từ hôm nay”… tuyên

truyền bằng các hình thức khác như pano, áp phích…

+ Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thành phố đã phối hợp với Thành

Đoàn Hà Nội tổ chức hội thi “Xây dựng nông thôn mới - Trách nhiệm của

thanh niên”. Phối hợp với ban tuyên giáo thành ủy tập huấn cho đội ngũ

báo cáo viên các huyện, thị xã; lập kế hoạch và triển khai thực hiện các

nội dung tuyên truyền theo chuyên môn của ban; tổ chức họp báo thông

tin chuyên đề về chương trình 02-CTr/TU. Đồng thời biên soạn và ban

hành cuốn tài liệu “Hỏi đáp về xây dựng nông thôn mới”, phát tới toàn bộ

các Đảng bộ, các chi bộ đảng toàn thành phố; Hội Nông dân thành phố đã

tổ chức Hội thi “Nhà nông đua tài và chung sức xây dựng nông thôn

mới”; Ban Dân vận một mặt tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên

của ban từ thành phố tới cơ sở, một mặt tăng cường vận động tuyên truyền

các tầng lớp nhân dân tích cực đóng góp xây dựng NTM. Hội Phụ nữ

thành phố đã bám sát kế hoạch thực hiện Chương trình 02-CTr/TU, xây

dựng kế hoạch hoạt động riêng của hội, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các hội viên. Hội Nông dân, Hội

Phụ nữ thành phố, Hội cựu Thanh niên Xung phong, Thành đoàn Hà Nội…

mở các lớp tập huấn cho các báo cáo viên của Hội là lãnh đạo các cấp của

Hội từ thành phố tới cơ sở.

+ Cùng với việc phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo tổ

chức tuyên truyền, các sở, ngành cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với

các huyện, thị xã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn

mới, như: Hội Phụ nữ tổ chức các hội nghị tọa đàm “Vai trò của Hội Phụ nữ

trong tham gia xây dựng nông thôn mới”; “Hội Phụ nữ tích cực tham gia

bảo vệ môi trường xây dựng nông thôn mới”; “Phụ nữ chung sức xây dựng

nông thôn mới” … Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Festival thanh niên Nông

81

thôn Thủ đô lần thứ II năm 2012”; “thanh niên Thủ đô chung tay xây dựng

nông thôn mới” … Ban Tuyên giáo Thành uỷ tổ chức hội nghị chuyên đề

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn”;

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa”… cùng với rất nhiều các hoạt động sôi nổi, rộng

khắp lan toả đến tất cả mọi người dân trên địa bàn thành phố đã và đang

được các sở, ngành thành phố tổ chức thực hiện.

- Ở các huyện, thị xã

Song song với tổ chức phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông

thôn mới”, các huyện đã có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong

phú như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tại các

huyện, các xã; nói chuyện chuyên đề, lồng ghép công tác chuyên môn gắn

với xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền lưu động, tổ chức các cuộc tọa

đàm chuyên đề về nông thôn mới, phát tờ rơi tuyên truyền, đài truyền thanh

của huyện, khẩu hiệu, pano, áp phích. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xây

dựng nông thôn mới trong sinh hoạt cộng đồng khu dân cư; thông qua cuộc

thi đã lựa chọn được rất nhiều bài thơ, bài hát, tiểu phẩm kịch, chèo có tác

dụng tuyên truyền thiết thực cho thực hiện Chương trình 02-CTr/TU.

- Ở các xã

Với mục tiêu tuyên truyền đến tất cả người dân hiểu về Chương trình

02-CTr/TU của Thành uỷ, các xã đã tích cực tổ chức phong trào “Toàn dân

chung sức xây dựng nông thôn mới” đồng thời tổ chức các cuộc họp chuyên

đề đến chi bộ các thôn và người dân về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

từ đó nhân dân hiểu về vai trò, trách nhiệm của mình và tích cực tham gia.

Ngoài ra, các xã cũng đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xây dựng nông

thôn mới, đài phát thanh xã đã thường xuyên, kịp thời tuyên dương những

điển hình tiên tiến, những cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện

xây dựng nông thôn mới đồng thời chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của xã

82

chủ động xây dựng các nội dung tuyên truyền cho hội viên của mình từ đó

tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân

dân từ suy nghĩ đến hành động.

Từ nền tảng chung đó, khi đi vào các hoạt động cụ thể cần huy động

vốn góp từ cộng đồng, nhân dân, chính quyền cơ sở cùng các tổ chức chính

trị, xã hội thực hiện việc tiếp xúc với dân để vận động, thuyết phục.

Bảng 2.4: Biện pháp thuyết phục của chính quyền xã khi cần huy động vốn nhân dân xây dựng hạ tầng nông thôn

Hành động Kết quả tại Thạch Thất Kết quả tại Ba Vì

Số phiếu lựa chọn/Tổng số

Tỷ lệ Số phiếu lựa chọn/Tổng số

Tỷ lệ

Cử người đến tận nhà Ông (Bà) để vận động, giải thích

466/500 93,2% 450/500 90%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tại huyện Thạch Thất và Ba Vì

Kết quả điều tra, khảo sát đã cho thấy ở cả 2 nhóm khảo sát, chính

quyền địa phương đều chú trọng đến biện pháp thuyết phục, tuyên truyền

trong huy động nguồn lực tài chính ngoài NSNN, đặc biệt là nguồn vốn

trong dân. cũng phù hợp khi có tới trên 93% số phiếu lựa chọn cho biết chính

quyền xã sẽ cử người đến từng hộ gia đình để vận động, giải thích khi có một

công trình XDNTM được xây dựng.

Mặc dù đã được thực hiện một cách có hệ thống tuy nhiên công tác

tuyên truyền, vận động chưa thực sự đem lại hiệu quả. Bảng 2.5 cho thấy

nhận thức của người dân về XDNTM còn chưa đầy đủ. Chẳng hạn, phần lớn

người dân cho rằng mục tiêu cuối cùng của XDNTM là xóa đói, giảm nghèo

ở nông thôn (tỷ lệ 75%). Một bộ phận nhân dân không ý thức được vị trí chủ

thể của mình trong XDNTM, chẳng hạn có tới 45% số người được hỏi nhận

định Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong XDNTM. Thậm chí, một bộ phận

nhân dân còn nhận định hoàn toàn sai về XDNTM khi cho rằng, XDNTM

xong thì người dân nông thôn sẽ không phải làm nông nghiệp nữa (27%).

83

Bảng 2.5: Kết quả điều tra nhận định của người dân tại Ba Vì về chương trình XDNTM

Nhận định

Đúng Sai Chưa đầy đủ Số người chọn/tổng

số

Tỷ lệ Số người chọn/tổng

số

Tỷ lệ Số người chọn/tổng

số

Tỷ lệ

Suy cho cùng, mục tiêu lớn nhất của chương trình XDNTM là xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn

375/500 75% 70/500 14% 56/500 11,2%

Nông thôn mới là: đường xá, nhà cửa, trường lớp… khang trang, kinh tế phát triển, thu nhập nâng cao, môi trường trong sạch

400/500 80% 56/500 11,2% 70/500 14%

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng nông thôn mới

225/500 45% 111/500 22,2% 63/500 32,6%

Trách nhiệm của người dân là đóng góp tiền, của cho chương trình xây dựng nông thôn mới

175/500 35% 138/500 27,6% 186/500 37,2%

Gia đình Ông (Bà) và nhiều gia đình khác trong xã sẽ không còn phải làm nghề nông vất vả nữa sau khi chương trình xây dựng nông thôn mới hoàn thành

135/500 27% 111/500 22,2% 255/500 51%

Nguồn: Kết quả điều tra tại xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM thuộc huyện Ba Vì

Khi người dân không nhận thức được rõ về chương trình XDNTM,

về vai trò chủ thể của mình trong XDNTM thì điều này sẽ ảnh hưởng tới

mức độ sẵn sàng tham gia đóng góp nguồn lực tài chính để xây dựng

CSHT NTM.

84

Sử dụng cách thức động viên bắt buộc

Song song với việc vận động, thuyết phục, chính quyền cũng thực hiện

cách thức động viên bắt buộc để huy động vốn góp trong dân vào xây dựng

các công trình CSHT ở nông thôn.

Bảng 2.6: Biện pháp hành chính của chính quyền xã khi cần huy động vốn nhân dân xây dựng hạ tầng nông thôn

Hành động

Kết quả tại Thạch Thất Kết quả tại Ba Vì

Số phiếu lựa

chọn/Tổng

số

Tỷ lệ

Số phiếu lựa

chọn/Tổng

số

Tỷ lệ

Ra thông báo bắt buộc

Ông (Bà) phải đóng góp 9/500 1,8% 250/500 50%

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tại huyện Thạch Thất và Ba Vì

Theo kết quả điều tra, khảo sát, cách thức động viên bắt buộc được sử

dụng để huy động vốn trong nhân dân với tỷ lệ 1,8% số phiếu lựa chọn ở

huyện Thạch Thất và 50% số phiếu lựa chọn ở huyện Ba Vì. Cách thức thực

hiện của chính quyền xã là phân bổ theo đầu người số tiền phải nộp khi có

một công trình NTM cần sự tham gia của các nguồn vốn ngoài nhà nước.

Áp dụng các cơ chế hỗ trợ

Hiện nay, chính quyền Hà Nội đã có những chính sách cụ thể để hỗ trợ

cộng đồng ở nông thôn tham gia xây dựng CSHT NTM. Nội dung hỗ trợ tập

trung chủ yếu vào xây dựng CSHT thủy lợi và giao thông thôn, xóm.

85

Bảng 2.7: Chính sách hỗ trợ người dân nông thôn đầu tư xây dựng CSHT NTM

STT Nội dung hỗ trợ Cấp NS thực hiện

1 Hỗ trợ nông dân xây dựng CSHT khi dồn điền đổi thửa

Hỗ trợ 70% kinh phí đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng khi DĐĐT

- NS thành phố hỗ trợ 50%.

- NS huyện hỗ trợ 20%

Hỗ trợ toàn bộ bằng tiền để mua vật tư khi thực hiện kiên cố hóa đường giao thông, thủy lợi nội đồng

- NS thành phố hỗ trợ 80%.

- NS huyện hỗ trợ 20%

2 Khuyến khích xây dựng kiên cố hóa đường giao thông thôn, xóm đạt chuẩn NTM

Hỗ trợ tiền mua vật tư (khối lượng vật tư được tính theo định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của Nhà nước). Đơn giá các loại vật tư được tính theo quy định của Thành phố tại thời điểm thi công xây dựng công trình

- NS thành phố hỗ trợ sau đầu tư 80%.

- NS huyện hỗ trợ 20%.

- Các khoản chi còn lại do ngân sách cấp xã thực hiện và huy động vốn góp ngoài NSNN

Nguồn: [53]

Bảng 2.7 phản ánh cơ chế khuyến khích cộng đồng đầu tư xây dựng

CSHT NTM của chính quyền Hà Nội. Đối với hoạt động hỗ trợ nông dân

xây dựng CSHT khi DĐĐT, chính quyền hỗ trợ 70% kinh phí đào đắp giao

thông, thủy lợi nội đồng khi DĐĐT, hỗ trợ toàn bộ bằng tiền để mua vật tư

khi thực hiện kiên cố hóa đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Đối với hoạt

động khuyến khích xây dựng kiên cố hóa đương giao thông thôn, xóm đạt

chuẩn NTM, chính quyền hỗ trợ tiền mua vật tư (ngân sách thành phố và

huyện hỗ trợ), các khoản chi còn lại do ngân sách cấp xã thực hiện và huy

động vốn góp ngoài NSNN.

86

Khuyến khích sự tham gia của người dân

Để tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng, các cấp chính quyền Hà

Nội đã quan tâm đến việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào các

hoạt động XDNTM. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự được triển khai

sâu rộng trong thực tế.

Bảng 2.8: Nội dung tham gia, đóng góp của người dân ở Ba Vì vào chương trình XDNTM

Nội dung Số phiếu lựa chọn/Tổng số

Tỷ lệ

Tham gia đóng góp ý kiến vào phương án xây dựng các công trình nông thôn mới (ví dụ: đường giao thông, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ,…)

150/500 30%

Tham gia giám sát thi công các công trình nông thôn mới trên địa bàn xã 75/500 15%

Tham gia nghiệm thu các công trình nông thôn mới trên địa bàn xã 55/500 11%

Nguồn: Kết quả điều tra tại xã hoàn thành dưới 5 tiêu chí thuộc huyện Ba Vì

Kết quả điều tra thu được tại xã hoàn thành dưới 5 tiêu chí NTM thuộc

huyện Ba Vì cho thấy, có 30% số phiếu lựa chọn cho biết có tham gia đóng

góp ý kiến vào phương án xây dựng các công trình nông thôn mới, 15% số

phiếu lựa chọn cho biết có tham gia giám sát thi công các công trình nông

thôn mới trên địa bàn xã, chỉ có 11% số phiếu lựa chọn cho biết có tham gia

nghiệm thu các công trình nông thôn mới trên địa bàn xã.

Thực hiện công khai và trách nhiệm giải trình tài chính

Các cấp chính quyền Hà Nội đã quan tâm đến việc thực hiện công khai

minh bạch và trách nhiệm giải trình tài chính trong đầu tư xây dựng CSHT

NTM tuy nhiên việc thực hiện trong thực tế chưa được tốt. Theo kết quả điều

tra tại Ba Vì, có khoảng 51% số phiếu lựa chọn khẳng định chính quyền xã

hàng tháng công khai trước nhân dân về tiến độ xây dựng công trình, khoảng

gần 49% khẳng định chính quyền xã thực hiện công khai tài chính trong xây

dựng công trình trước nhân dân.

87

Bảng 2.9: Sự công khai chính quyền xã tại Ba Vì khi có một công trình hạ tầng được xây dựng

Hành động Số người lựa chọn/Tổng số

Tỷ lệ

Hàng tháng công khai cho nhân dân biết tiến độ xây dựng công trình 259/500 51,67%

Thực hiện công khai tài chính trong xây dựng công trình trước nhân dân 245/500 49%

Nguồn: Kết quả điều tra tại xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM ở huyện Ba Vì

Đối với các dự đầu tư hạ tầng có nguồn vốn xã hội hóa (đóng góp của

nhân dân, doanh nghiệp), sự công khai minh bạch được thực hiện tốt hơn.

Việc đầu tư xây dựng các công trình tại thôn xóm sẽ được công khai thông

qua ban quản lý xây dựng, được giám sát bởi Ban Giám sát cộng đồng.

Người dân có khiếu nại, thắc mắc có thể thông qua các tổ chức này hoặc gặp

trưởng thôn để được giải trình.

2.2.1.3 Đối với nguồn vốn doanh nghiệp

Hiện nay, một mặt Hà Nội thông qua phương thức vận động, thuyết

phục để huy động các nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp xây dựng

các công trình CSHT ở nông thôn. Mặt khác, Hà Nội thực hiện cơ chế huy

động và có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong và

ngoài nước trực tiếp đầu tư xây dựng CSHT ở nông thôn. Các hình thức

đầu tư trực tiếp khá đa dạng như hình thức PPP (hợp tác công tư), đầu tư

theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), hợp đồng

xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (hợp đồng BOT), hợp đồng xây

dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển

giao (BT) và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Thành phố cũng có nhiều hỗ trợ đối với các dự án đầu tư CSHT dạng này

như: hỗ trợ về tiền sử dụng đất, hỗ trợ cho các công trình hạ tầng kỹ thuật

(đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, chiếu sáng) ngoài hàng rào

kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, hỗ trợ về đền bù giải

phóng mặt bằng.

88

2.2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư

2.2.2.1 Quy mô, tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư huy động qua

các năm

Biểu đồ 2.2 và Bảng 2.10 phản ánh tổng hợp quy mô và tốc độ tăng

(giảm) vốn đầu tư huy động cho xây dựng CSHT NTM trong 5 năm từ 2011

đến 2015.

Nguồn vốn NSNN có biến động lớn nhất về kết quả huy động. Kết quả

huy động nguồn vốn này năm 2011 là 4.233,82 tỷ đồng, sau đó giảm khá

mạnh với tốc độ 39,78% xuống còn 2.549,41 tỷ đồng, và tiếp tục giảm nhẹ

3,89% còn 2.450,21 tỷ đồng trong năm 2012. Nguyên nhân sụt giảm vốn

NSNN trong giai đoạn này là do chủ trương cắt giảm đầu tư công của nhà

nước để kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh khủng

hoảng kinh tế. Từ năm 2014, vốn NSNN huy động cho xây dựng CSHT

NTM tăng trở lại với tốc độ tăng 11,18%, đạt số vốn NSNN là 2.724,21 tỷ

đồng năm 2014. Sang năm 2015, vốn NSNN tăng mạnh với tốc độ 54,59%,

đạt 4.211,47 tỷ đồng. Tổng số vốn NSNN huy động được trong giai đoạn

2011-2015 cho xây dựng CSHT NTM là 16.169,12 tỷ đồng.

Nguồn vốn cộng đồng tăng đều đặn từ năm 2011 đến năm 2014 mặc

dù tốc độ tăng không đều giữa các năm. Nguồn vốn này chỉ giảm ở năm

2015 với tốc độ giảm là 31,21%. Vốn cộng đồng huy động được trong cả

giai đoạn 2011-2015 là 3.521,09 tỷ đồng, tập trung chủ yếu cho xây dựng

CSHT giao thông nông thôn.

89

Biểu đồ 2.2: Các nguồn vốn đầu tư huy động cho xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Trên thực tế, nhân dân địa phương đã đóng góp hàng chục ngàn m2 đất

và hàng ngàn ngày công để tham gia mở rộng đường xá, xây dựng các công

trình cơ sở hạ tầng của địa phương. Các cơ sở điển hình trong công tác vận

động nhân dân tham gia đóng góp như: Xã Song Phượng (Đan phượng) đã

huy động được trên 71 tỷ đồng (đạt 148%) cùng hàng 1.000m2 đất để mở

rộng đường và hàng 1.000 ngày công của cộng đồng dân cư trong xã tham

gia xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương; Xã Mai Đình (Sóc

Sơn) nhân dân đóng góp gần 6.000 m2 đất để tạo mặt bằng cho địa phương

mở rộng đường; Xã Võng Xuyên (Phúc Thọ) huy động được 14.454 triệu

đồng; Xã Phùng Xá (Mỹ Đức) ngoài đóng góp gần 5 tỷ đồng nhân dân còn

hiến 3.660m2 đất để xây kè sông đáy và mở rộng đường giao thông, mương

máng nội đồng; Xã Tây Tựu (Từ Liêm) huy động tiền, ngày công xây dựng

các công trình phúc lợi trên 21 tỷ đồng, nhân dân đã tự nguyện tháo dỡ các

công trình XDCB của gia đình để bàn giao mặt bằng cho địa phương xây

dựng đường giao thông nông thôn.

0,00

500,00

1.000,00

1.500,00

2.000,00

2.500,00

3.000,00

3.500,00

4.000,00

4.500,00

2011 2012 2013 2014 2015

NSNN

Cộng dồng

Doanh nghiệp

90

Bảng 2.10: Tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư huy động cho xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn vốn

2011 2012 2013 2014 2015

Tổng Số vốn đã huy động

Số vốn đã huy động

Số vốn đã huy động

Số vốn đã huy động

Số vốn đã huy động

NSNN

Số tuyệt đối

4.233,82 2.549,41 2.450,21 2.724,21 4.211,47 16.169,12

Tốc độ tăng (giảm)

- -39,78% -3,89% 11,18% 54,59%

Cộng đồng

Số tuyệt đối

596,23 704,22 750,64 870,92 599,08 3.521,09

Tốc độ tăng (giảm)

- 18,11% 6,59% 16,02% -31,21%

Doanh nghiệp

Số tuyệt đối

92,24 125,06 183,87 180,03 104,00 685,19

Tốc độ tăng (giảm)

- 35,58% 47,03% -2,09% -42,23%

Tổng 4.922,29 3.378,69 3.384,73 3.775,16 4.914,55 20.375,41

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Nguồn vốn doanh nghiệp tăng đều trong các năm 2012, 2013 với tốc

độ lần lượt là 35,58% và 47,03%. Sang 2 năm sau, vốn doanh nghiệp giảm

mạnh. Tổng số vốn doanh nghiệp đầu tư cho xây dựng CSHT NTM trong cả

giai đoạn 2011-2015 là 685,19 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở CSHT điện, chợ,

bưu điện nông thôn.

Tổng vốn đầu tư từ các nguồn huy động cho xây dựng CSHT NTM ở

Hà Nội giai đoạn 2011-2015 là 20.375,41 tỷ đồng, chiếm 77,18% tổng vốn

đầu tư huy động cho XDNTM toàn Hà Nội1. Qua đây, có thể thấy vốn đầu tư

xây dựng CSHT NTM có quy mô lớn, xây dựng CSHT NTM là một nội

dung trọng điểm, cần tập trung vốn đầu tư trong toàn chương trình XDNTM

nói chung.

1 Tính toán từ Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

91

2.2.2.2 Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư huy động được

Theo đề án XDNTM của Hà Nội, tỷ trọng các nguồn vốn NSNN,

doanh nghiệp và cộng đồng tham gia xây dựng CSHT NTM lần lượt là

62,39%, 30,53% và 7,08% (Biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các nguồn vốn huy động cho xây dựng CSHT NTM Hà Nội theo đề án và lũy kế đến hết năm 2015

Nguồn: Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Trên thực tế, đến hết năm 2015, trong tổng vốn đầu tư từ các nguồn huy

động cho xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội, vốn NSNN chiếm tỷ trọng lớn

nhất, với 79,36%. Tiếp đó là vốn cộng đồng, chiếm tỷ trọng 17,28%. Vốn

doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất với chỉ 3,36% trên tổng vốn đầu tư cả

giai đoạn. Như vậy có thể thấy cơ cấu các nguồn vốn đầu tư huy động được

cho xây dựng CSHT NTM chưa đạt được như đề án đã xác định.

2.2.2.3 Mức độ đáp ứng nhu cầu của các nguồn vốn đầu tư đã

huy động được

Bảng 2.11 phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng

CSHT NTM ở Hà Nội từ năm 2011 đến 2015. Một cách tổng quát, có thể

thấy vốn đầu tư huy động được chưa đáp ứng được nhu cầu cầu khi tỷ lệ

đáp ứng của tất cả các nguồn vốn mới đạt 35,52% so với nhu cầu.

79,36%

17,28%

3,36%

62,39%

30,53%

7,08%

THEO ĐỀ ÁN THỰC TẾ

92

Bảng 2.11: Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn vốn Thực tế huy động lũy kế đến 2015

Nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015

Mức độ đáp ứng

NSNN 16.169,12 35.789,99 45,18%

Cộng đồng 3.521,09 17.513,51 20,10%

Doanh nghiệp 685,19 4.061,43 16,87%

Tổng 20.375,41 57.364,93 35,52%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Nguồn vốn NSNN

Con số hơn 16.000 tỷ đồng vốn NSNN huy động được tính đến hết

năm 2015 mới đáp ứng được 45,18% tổng nhu cầu vốn NSNN cho xây dựng

CSHT NTM thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

Khi bắt đầu thực hiện XDNTM, tất cả các huyện, thị xã trên địa bàn Hà

Nội đã lập đề án XDNTM của huyện giai đoạn 2011-2020 và đã được

UBND thành phố phê duyệt, trong đó vốn NSNN cho xây dựng CSHT được

các huyện xác định nhu cầu trong đề án với số lượng không hề nhỏ và có vai

trò quan trọng. Tuy nhiên thực tế huy động nguồn vốn này tại các huyện cho

đến nay cho thấy, bên cạnh một số huyện đã tích cực giành nguồn vốn ngân

sách huyện đầu tư cho xây dựng CSHT nông thôn, nhiều huyện chưa giành

nhiều vốn ngân sách huyện cho nội dung này.

Trong khi thời gian thực hiện chương trình đã được gần nửa lộ trình,

bên cạnh những huyện bố trí vốn ngân sách rất tốt như Đông Anh, Gia Lâm

thì nhiều huyện vốn ngân sách huyện chỉ đạt một tỷ lệ rất nhỏ so với nhu

cầu. Trong số đó, các huyện bố trí vốn NSNN ít nhất phải kể đến là: Phúc

Thọ (54/814,8 tỷ, đạt 6,6% nhu cầu đề án), Ba Vì (40/1.178 tỷ, đạt 3,4% nhu

cầu đề án), Phú Xuyên (29/1.115 tỷ, đạt 2,6% nhu cầu đề án), Chương Mỹ

(14/368 tỷ, đạt 3,8% nhu cầu đề án).

93

189,823

276,313

689,086

907,171

1.007,122

398,351

1.356,323

614,460

482,494

643,742

534,891

1.139,675

752,401

979,588

456,408

644,237

1.079,017

894,261

115,000

71,325

87,145

51,918

133,575

60,773

10,884

3,000

116,719

3,263

1,300

22,195

2,718

4,410

77,280

156,772

5,210

1,842

-100 100 300 500 700 900 1.100 1.300 1.500

Sơn Tây

Thanh Trì

Gia Lâm

Sóc Sơn

Đông Anh

Mê Linh

Quốc Oai

Chương Mỹ

Thanh Oai

Ứng Hòa

Mỹ Đức

Thường Tín

Phú Xuyên

Ba Vì

Phúc Thọ

Thạch Thất

Đan Phượng

Hoài Đức

Tỷ đồng

Vốn thực tế đến 2015

Nhu cầu vốn theo đề

án

Biểu đồ 2.4: Vốn ngân sách các huyện đầu tư xây dựng CSHT nông thôn trên

địa bàn Hà Nội, lũy kế đến hết năm 2015

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Một thực tế đang diễn ra hiện nay là nguồn vốn đầu tư NSNN chỉ có

giới hạn, tuy nhiên ở một số nơi việc huy động nguồn vốn này cho xây dựng

CSHT NTM còn đang bị dàn trải. Bảng 2.12 thống kê một số dự án đầu tư

xây dựng CSHT từ nguồn ngân sách 1 huyện trong giai đoạn 2011-2015, bao

gồm các dự án xây dựng CSHT giao thông, thủy lợi, môi trường, nhà văn

hóa ở cấp thôn.

94

Bảng 2.12: Danh mục một số dự án đầu tư CSHT nông thôn ở 1 huyện giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Tên dự án Tổng mức

đầu tư Nguồn

vốn Tình trạng

dự án

1 Nhà văn hóa thôn A 1.700 Ngân sách huyện

Đã hoàn thành

2 Nhà văn hóa thôn B 1.500 Ngân sách huyện

Đã hoàn thành

3 Xây dựng nhà văn hóa thôn C 1.686 Ngân sách huyện

Đã hoàn thành

4 Xây dựng nhà văn hóa thôn D 1.800 Ngân sách huyện

Đã hoàn thành

5 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ thôn E đến UBND xã

14.585 Ngân sách huyện

Đã hoàn thành

6

Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường, mương rãnh thoát nước Tổ dân phố X, Tổ dân phố Y và Tổ dân phố Z

14.824 Ngân sách huyện

Đang thi công

7 Cải tạo, nâng cấp 2 tuyến đường liên thôn và 1 tuyến đê bối

32.648 Ngân sách huyện

Chuẩn bị đầu tư

8 Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước thôn F chảy ra sông Hồng

2.101 Ngân sách huyện

Đang thi công

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Đối với các công trình như trên, NSNN chỉ nên hỗ trợ một phần,

phần còn lại là của các nguồn vốn góp từ cộng đồng, doanh nghiệp. Vốn

NSNN cần phải được phân bổ tập trung cho các công trình lớn, huyết

mạch, trọng điểm, hoặc những công trình không liên quan trực tiếp đến

lợi ích, cuộc sống của người dân, cộng đồng. Việc huy động vốn ngân

sách huyện để đầu tư toàn bộ cho các dự án ở cấp thôn như trong ví dụ

trên chưa thực sự hợp lý, khiến cho vốn NSNN bị đầu tư dàn trải, không

tập trung và khó đạt được hiệu quả.

Nguồn vốn huy động từ cộng đồng

Cũng theo Bảng 2.11, nhu cầu vốn cộng đồng cho xây dựng CSHT

NTM giai đoạn 2011-2015 tổng hợp theo đề án các huyện là khoảng hơn

17.000 tỷ đồng. Đến hết năm 2015 vốn huy động trong cộng đồng thực tế là

khoảng hơn 3.500 tỷ đồng (mới đạt 20,1% nhu cầu).

95

Biểu đồ 2.5: Vốn huy động cộng đồng các huyện đầu tư XDNTM trên địa bàn

Hà Nội lũy kế đến hết năm 2015 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU

của Thành ủy Hà Nội

Kết quả cụ thể của từng huyện cho thấy việc huy động vốn trong cộng

đồng chỉ được thực hiện tương đối tốt ở số ít huyện, còn lại việc huy động

vốn trong cộng đồng ở nhiều huyện làm chưa tốt với tỷ lệ đáp ứng nhu cầu

thấp so với kế hoạch. Biểu đồ 2.5 cho thấy việc huy động vốn trong cộng

đồng chưa được tốt như mong đợi. Những huyện làm tốt và tương đối tốt

rất ít, bao gồm: Chương Mỹ (vượt nhu cầu đề án), Hoài Đức (40%), Đan

Phượng (60%). Còn lại, phần lớn các huyện đều đạt tỷ lệ huy động rất thấp

so với nhu cầu của đề án.

191,262

430,889

457,082

1.275,258

574,753

270,249

1.011,153

465,743

488,889

572,314

388,260

609,501

912,800

1.012,249

544,462

501,688

294,270

681,897

45,000

65,009

48,136

178,363

12,783

15,189

44,929

547,418

27,667

58,343

16,851

12,883

31,716

31,483

80,370

25,450

173,480

271,714

-100 100 300 500 700 900 1.100 1.300

Sơn Tây

Thanh Trì

Gia Lâm

Sóc Sơn

Đông Anh

Mê Linh

Quốc Oai

Chương Mỹ

Thanh Oai

Ứng Hòa

Mỹ Đức

Thường Tín

Phú Xuyên

Ba Vì

Phúc Thọ

Thạch Thất

Đan Phượng

Hoài Đức

Tỷ đồng

Vốn thực tế đến 2015

Nhu cầu vốn theo đề

án

96

Bảng 2.13: Mức độ sẵn sàng đóng góp công, của của người dân tại

Ba Vì vào XDNTM

Mức độ Số phiếu lựa chọn/Tổng số

Tỷ lệ

Sẵn sàng đóng góp 160/500 32% Còn tùy 48/500 9,6% Không muốn đóng góp 292/500 58,4%

Nguồn: Kết quả điều tra tại xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM của huyện Ba Vì

Bảng 2.14: Nguyên nhân người dân tại Ba Vì chưa sẵn sàng đóng góp

công, của cho XDNTM

Nguyên nhân Số người lựa chọn/Tổng số

Tỷ lệ

Do nghèo 187/340 55% Do không tin tưởng vào việc xây dựng nông thôn mới 85/340 25%

Do sợ tham nhũng 68/340 20%

Nguồn: Kết quả điều tra tại xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM của huyện Ba Vì

Kết quả điều tra tại xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM của huyện Ba Vì cho

thấy, mức độ sẵn sàng tham đóng góp nguồn lực của người dân vào

XDNTM ở đây khá thấp, chỉ đạt 32% tổng số phiếu phát ra, có tới 58,4% số

phiếu lựa chọn không muốn đóng góp. Bên cạnh nguyên nhân về nhận thức,

các nguyên nhân khác được chỉ ra qua kết quả điều tra là: do nghèo (55%),

do không tin tưởng vào việc XDNTM (25%), do sợ tham nhũng (20%).

Nguồn vốn doanh nghiệp

Theo số liệu từ Bảng 2.11, nhu cầu vốn từ doanh nghiệp cho xây dựng

CSHT NTM Hà Nội giai đoạn 2011-2015 là khoảng trên 4.000 tỷ đồng. Tuy

nhiên vốn huy động trong thực tế cho đến hết năm 2015 mới đáp ứng được

16,87% so với nhu cầu này.

Biểu đồ 2.6 cho thấy chỉ có rất ít huyện đạt được kết quả khả quan

trong việc huy động vốn từ doanh nghiệp là: Sơn Tây (đạt 60% nhu cầu),

Thanh Oai (đạt 24,19% nhu cầu), Thạch Thất (đạt 24,33% nhu cầu), còn lại

phần lớn các huyện đều huy động được vốn doanh nghiệp đạt thấp so với

97

189,823

276,313

689,086

907,171

1.007,122

398,351

1.356,323

614,460

482,494

643,742

534,891

1.139,675

752,401

979,588

456,408

644,237

1.079,017

894,261

115,000

71,325

87,145

51,918

133,575

60,773

10,884

3,000

116,719

3,263

1,300

22,195

2,718

4,410

77,280

156,772

5,210

1,842

-100 100 300 500 700 900 1.100 1.300 1.500

Sơn Tây

Thanh Trì

Gia Lâm

Sóc Sơn

Đông Anh

Mê Linh

Quốc Oai

Chương Mỹ

Thanh Oai

Ứng Hòa

Mỹ Đức

Thường Tín

Phú Xuyên

Ba Vì

Phúc Thọ

Thạch Thất

Đan Phượng

Hoài Đức

Tỷ đồng

Vốn thực tế đến 2015

Nhu cầu vốn theo đề

án

nhu cầu, nhiều huyện thậm chí rất thấp như Hoài Đức (0,21%), Mỹ Đức

(0,24%), Phú Xuyên (0,36%),...

Biểu đồ 2.6: Vốn doanh nghiệp và các tổ chức các huyện đầu tư XDNTM trên địa bàn Hà Nội lũy kế đến hết năm 2015

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

2.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ

HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.3.1 Thực trạng cơ chế sử dụng vốn hiện hành

Việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội

được thực hiện trong một khuôn khổ chung như sau:

2.3.1.1 Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư

Cơ chế hiện tại

Ban quản lý chương trình XDNTM các cấp căn cứ đề án XDNTM đã

được phê duyệt lập kế hoạch vốn cho 5 năm và kế hoạch sử dụng vốn hàng

98

năm trình Ban chỉ đạo phê duyệt và trình Ban chỉ đạo cấp trên tổng hợp để

có căn cứ phân bổ vốn ngân sách hỗ trợ hàng năm.

Ban quản lý chương trình XDNTM các cấp tổng hợp các nguồn vốn:

vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ, vốn có từ ngân sách địa phương, vốn dân

góp, vốn tham gia từ các nguồn khác. Đồng thời xác định nhu cầu vốn cho

các loại công việc phải thực hiện trong năm, đề xuất phương án vốn, báo

cáo Ban chỉ đạo xin ý kiến. Sau đó thông báo công khai đồng thời gửi kho

bạc nhà nước (nơi mở tài khoản) để làm căn cứ chuyển tiền.

Trong từng công trình đầu tư cụ thể, sau khi có kế hoạch vốn đầu tư,

chủ đầu tư mở tài khoản tiền gửi tại KBNN để quản lý các nguồn vốn đầu tư

xây dựng công trình (cả nguồn vốn NSNN và các nguồn đóng góp ngoài

ngân sách). Đối với các nguồn lực huy động tại chỗ trong cộng đồng thì

không thông qua KBNN mà sử dụng trực tiếp qua sự giám sát của cộng

đồng. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp, việc lập kế

hoạch được thực hiện theo cơ chế quản lý dự án của doanh nghiệp.

Thực tiễn triển khai

Trong thực tiễn triển khai, công tác lập kế hoạch vốn được thực hiện

một cách có hệ thống từ cấp thành phố tới các huyện, xã. Ngay từ khi Thành

ủy, HĐND ra các chủ trương, nghị quyết về phát triển nông nghiệp,

XDNTM, UBND thành phố đã khẩn trương tổ chức thực hiện, xây dựng đề

án tổng thể về XDNTM toàn thành phố đến năm 2020. Trên cơ sở đề án

chung đó, xã, huyện lập đề án XDNTM ở cấp cơ sở và cho đến nay tất cả các

địa phương đều đã có đề án XDNTM. Các đề án các cấp đều được xây dựng

bộ khung thống nhất. Trong đó, nội dung vốn đầu tư được các cấp xây dựng

khá chi tiết và công phu, phân theo nguồn vốn huy động, theo lĩnh vực đầu

tư trong đó có đầu tư xây dựng CSHT. Đi vào triển khai thực hiện, hàng năm

các địa phương đều có kế hoạch huy động và phân bổ vốn đầu tư cho từng

99

năm. Công tác lập đề án, kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc phân

bổ hợp lý nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho XDNTM trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp từ đề án XDNTM các huyện

Biểu đồ 2.7 phản ánh cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho 5 nội dung chính

của XDNTM trên địa bàn Hà Nội. Nhóm tiêu chí về phát triển hạ tầng kinh

tế xã hội dự kiến tiêu tốn trên 80.000 tỷ đồng, chiếm 76,11% tổng vốn đầu

tư. Có thể thấy nội dung này chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất không chỉ bởi vai

trò quan trọng của nó mà còn bởi nội dung này gồm nhiều hạng mục và mỗi

hạng mục cần rất nhiều vốn đầu tư. Cơ cấu vốn đầu tư cho từng nội dung

cũng đã được lên kế hoạch tổng thể cho cả giai đoạn 2011-2020 để đảm bảo

tính hợp lý, hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM. (Chi

tiết trong Bảng 2.15).

0,27%

76,11%

11,11%

8,86%

3,66%

Quy hoạch

Hạ tầng kinh tế xã hội

Phát triển kinh tế và tổ chức

sản xuất

Văn hóa - Xã hội - Môi trường

Hệ thống chính trị

100

Bảng 2.15: Phân bổ vốn đầu tư cho phát triển CSHT nông thôn Hà Nội

Nội dung Vốn đầu tư (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Giao thông 28.533.338 35,10

Thủy lợi 9.981.964 12,28

Điện 4.520.485 5,56

Trường học 17.793.052 21,89

CSVC văn hóa 13.488.017 16,59

CSVC y tế 1.826.987 2,25

Chợ nông thôn 3.198.822 3,93

Bưu điện 226.047 0,28

Nhà ở dân cư 1.616.016 1,99

Trụ sở UBND 108.113 0,13

Tổng số 81.292.841 100

Nguồn: Tổng hợp từ đề án XDNTM các huyện giai đoạn 2011-2020

2.3.1.2 Công tác kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn đầu tư

Cơ chế hiện tại

Công tác kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng CSHT

NTM ở Hà Nội được thực hiện theo quy trình quản lý đầu tư XDCB, gồm

các giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Giai đoạn này gồm các công việc: Quyết định cho phép thực hiện

chuẩn bị đầu tư, Lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi), Lập, thẩm

định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Thẩm định và phê

duyệt dự án đầu tư.

Giai đoạn thực hiện đầu tư:

Giai đoạn này gồm các công việc: Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế,

dự toán; Giao đất để thực hiện dự án; Thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định

cư và giải phóng mặt bằng (nếu có); Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án; Xây

dựng công trình.

Cũng trong giai đoạn này, vốn đầu tư sẽ được giải ngân cho dự án:

101

- Đối với vốn bổ sung từ ngân sách cấp trên: cơ quan tài chính thông

báo số bổ sung này cho UBND để thực hiện rút dự toán.

- Đối với các nguồn khác: căn cứ vào kế hoạch mà UBND thông báo,

cơ quan kho bạc nhà nước chuyển toàn bộ vào tài khoản của chủ đầu tư mở

tại kho bạc. Ban quản lý có nhiệm vụ nhận vốn, chủ động quyết định thu, chi

theo đề án đã duyệt. Thực hiện công khai tài chính định kỳ (tháng, quý).

Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán như sau:

- Thanh toán trước, kiểm soát sau cho từng lần thanh toán;

- Kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùng;

- Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán (hoặc tạm ứng) của Ban quản lý, kho

bạc thực hiện thanh toán (tạm ứng) vốn cho Ban quản lý hoặc theo đề nghị

của Ban quản lý để thanh toán tiếp cho nhà thầu. (Ban quản lý chịu trách

nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng công việc, định mức, dự

toán, chất lượng công trình. Kho bạc không chịu trách nhiệm về vấn đề này).

Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư, đưa công trình vào khai thác, sử dụng:

Giai đoạn này gồm các công việc: Nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai

thác sử dụng và thực hiện bảo hành, bảo trì; Quyết toán vốn đầu tư và phê

duyệt quyết toán. Tất cả các công trình được đầu tư, khi bàn giao đưa vào sử

dụng phải được phê duyệt quyết toán hoàn thành. Quyết định phê duyệt

quyết toán phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND và đơn vị liên

quan. Dự án, công trình đầu tư có sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách hỗ

trợ, trước khi phê duyệt quyết toán phải có xác nhận của trưởng ban giám sát

cộng đồng (hoặc ban giám sát xây dựng).

Thực tế triển khai

Thực tế triển khai công tác kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn đầu tư

xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội cho thấy đang tồn tại thực trạng sau:

- Trong khâu lập dự toán xây dựng công trình, có tình trạng đưa vào dự

toán những hạng mục chi mà trên thực tế không cần thiết phải chi. Điều này

102

làm tăng kinh phí thực hiện dự án nhưng không đem lại hiệu quả trên thực tế.

Vấn đề ở đây là mặc dù bất hợp lý như vậy nhưng những dự án này lại vẫn

được phê duyệt đầu tư. Điều này cho thấy năng lực kiểm soát vốn đầu tư

XDNTM đã không được thực hiện tốt ngay từ khâu lập dự toán.

- Qua hoạt động khảo sát trực tiếp tại địa bàn, có tình trạng nhà thầu ở

các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn ở các huyện, xã

mua sắm nguyên vật liệu xây dựng không đúng với định mức chi trong dự

toán đã được duyệt, có tình trạng ăn bớt nguyên vật liệu, rút ruột công trình,

mua sắm nguyên vật liệu kém chất lượng nhưng vẫn quyết toán với giá cao.

Điều này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình NTM nói chung và

hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM nói riêng.

Hình 2.2: Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trên thực tế, mối liên kết giữa chủ đầu tư và các nhà thầu ở địa

phương đang phát sinh nhiều tiêu cực. Nhìn vào quy trình quản lý, thực hiện

dự án đầu tư xây dựng ở Hình 2.2, ta thấy có vẻ khá hợp lý và khoa học về

mặt hình thức, nhưng trên thực tế lại không phải như vậy. Ở nhiều nơi việc

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Chủ đầu tư (UBND huyện, xã hoặc Ban quản lý dự án đại diện)

Nhà thầu tư vấn

thiết kế, lập dự

toán chi phí xây

dựng công trình

Thuê

Phương án thiết kế + Dự toán

Cơ quan quản lý

nhà nước về đầu

tư, xây dựng

thẩm định

Phương án thiết kế + Dự toán

Trình chủ đầu tư phê duyệt

Nhà thầu thi công, giám sát, quản lý dự án

Đấu thầu

Nghiệm thu và quyết toán công trình

103

đấu thầu, tuyển chọn chỉ là hình thức, còn lại tất cả các loại nhà thầu (từ tư

vấn thiết kế đến thi công, giám sát) đều là một và đã nằm trong sự lựa chọn

của chủ đầu tư. Ở nhiều nơi có tình trạng các nhà thầu xây dựng thực chất là

“sân sau” của một số quan chức ở chính quyền cơ sở. Do vậy dẫn đến tình

trạng quan chức chỉ đạo để các nhà thầu không đủ năng lực nhưng vẫn trúng

thầu, xây dựng dự toán không hợp lý nhưng vẫn được duyệt, trong quá trình

đầu tư xây dựng buông lỏng quản lý, để mặc cho các nhà thầu xây dựng chi

không đúng định mức và đổi lại là các khoản tiền hoa hồng, hối lộ.

- Trong khâu quyết toán vốn đầu tư XDNTM, đang tồn tại sự cứng

nhắc khi áp dụng các quy định chung, không tính đến đặc thù của các dự án

XDNTM.

2.3.1.3 Công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn đầu tư

Cơ chế hiện tại

Hoạt động kiểm tra, giám sát sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT

NTM ở Hà Nội được thực hiện như sau sau:

Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các công trình sử dụng vốn NSNN

Các cơ quan có thẩm quyền ở cấp trên như: ban chỉ đạo XDNTM,

thanh tra tài chính, đầu tư, xây dựng, thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính

đối với các dự án, công trình CSHT NTM trên địa bàn cấp dưới bằng các

hình thức: chế độ báo cáo định kỳ, thường xuyên, thực hiện thanh tra, kiểm

tra định kỳ, đột xuất.

Chế độ báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM. Định kỳ hàng quí, hàng năm, Ban

quản lý lập báo cáo tình hình thực hiện khối lượng công việc và vốn đầu tư

để thanh toán gửi UBND xác nhận để trình Ban chỉ đạo cấp trên (làm căn cứ

theo dõi, đánh giá và có quyết định chỉ đạo, phân bổ vốn cho phù hợp).

104

Hoạt động giám sát cộng đồng đối với các công trình sử dụng vốn

cộng đồng

Ban giám sát xây dựng được thành lập ở địa bàn cơ sở để giám sát việc

xây dựng các công trình CSHT NTM trên địa bàn. Ở cấp xã, ban giám sát

xây dựng xã có tối đa 9 thành viên, do cộng đồng người dân (nơi có công

trình đầu tư) cử ra. Trưởng ban giám sát xây dựng xã do các thành viên của

Ban giám sát bầu và được Chủ tịch UBND xã chuẩn y bằng văn bản. Ban

giám sát có quyền và trách nhiệm:

- Yêu cầu nhà thầu phải thực hiện đúng hợp đồng;

- Xác nhận số liệu tại mẫu biểu quyết toán đối với các dự án đầu tư có

sử dụng vốn ngân sách;

- Tham gia ký biên bản nghiệm thu (có quyền từ chối ký nếu công trình

không đạt chất lượng yêu cầu).

Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các công trình doanh nghiệp

đầu tư trực tiếp: Hoạt động này thực hiện theo cơ chế quản lý vốn riêng

của doanh nghiệp.

Thực tế triển khai

Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các công trình sử dụng vốn NSNN

Hoạt động này được thực hiện lồng ghép với công tác chỉ đạo, kiểm tra

của các cấp chính quyền từ thành phố xuống cơ sở, cụ thể:

- Ở cấp thành phố, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU được duy

trì nề nếp, thực hiện nghiêm túc việc giao ban định kỳ mỗi quý 1 lần. Thành

ủy đã thành lập nhiều đoàn, nhiều đợt kiểm tra công tác triển khai thực hiện.

Trong 5 năm (2011-2015) đã tổ chức được trên 50 cuộc kiểm tra1, làm việc

trực tiếp với các huyện, thị xã và các sở ngành liên quan, kịp thời tháo gỡ

khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ

1 Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU

105

đề ra. HĐND thành phố cũng đã tổ chức nhiều cuộc giám sát tại các sở,

ngành, các địa phương về tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Ở cấp huyện, Ban chỉ đạo cấp huyện thường xuyên họp giao ban,

kiểm tra nắm bắt tình hình thực tế triển khai ở cơ sở và kịp thời tháo gỡ, rút

kinh nghiệm; tổ chức nhiều đợt giám sát việc thực hiện nghị quyết của các

phòng, ban chuyên môn và các xã.

- Ở cấp xã, Ban chỉ đạo được thành lập do Bí thư Đảng ủy làm

Trưởng ban, Chủ tịch UBND xã làm Phó ban Thường trực; chỉ đạo

UBND xã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do Chủ tịch

UBND xã làm Trưởng ban và xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới để

làm căn cứ tổ chức thực hiện.

Hoạt động giám sát cộng đồng đối với các công trình sử dụng vốn

cộng đồng

Ở cơ sở, các xã đã thành lập các tổ chức với tên gọi có thể khác

nhau như ban giám sát cộng đồng (GSCĐ), ban thanh tra nhân dân; ban

phát triển xã, thôn,...nhưng chung một nội dung hoạt động đó là giám sát

các hoạt động đầu tư, XDCB thuộc chương trình XDNTM trên địa bàn.

Hoạt động của các ban này bước đầu phát huy được vai trò chủ thể của

người dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; góp phần nâng cao

hiệu lực quản lý nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân đối với chính

quyền cấp cơ sở. Đặc biệt giúp cho việc đầu tư công khai minh bạch

hơn, chống được đầu tư dàn trải, giảm được lãng phí, thất thoát…Cụ thể,

các ban GSCĐ ở cơ sở đã giám sát được hàng trăm dự án đầu tư xây

dựng CSHT NTM. Quá trình giám sát đã góp phần đảm bảo đầu tư các

dự án đúng mục tiêu, đúng tiến độ và có hiệu quả.

106

Tuy nhiên hoạt động giám sát cộng đồng hiện nay còn có những bất

cập sau:

- Còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là đối

với các dự án, công trình sử dụng vốn NSNN thì tính hình thức càng cao,

hiệu lực giám sát không nhiều, một số nhà thầu thiếu hợp tác với ban GSCĐ

trong việc thực hiện giám sát và khắc phục những kiến nghị của Ban.

- Các ban GSCĐ hoạt động còn đơn lẻ, thiếu sự phối hợp hoạt động của

hệ thống các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở như mặt trận tổ quốc,

các ban, ngành, đoàn thể, thôn, xóm vào hoạt động này.

2.3.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư

2.3.2.1 Vốn đầu tư đã sử dụng

Quy mô, tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư

Vốn đầu tư xây dựng nhóm CSHT giao thông, thủy lợi, điện

Theo số liệu từ Bảng 2.16, vốn đầu tư cho giao thông đạt quy mô lớn

nhất vào năm 2011 với hơn 2.700 tỷ đồng. Con số này giảm hơn 40% trong

năm 2012 do chủ trương cắt giảm đầu tư công. Trong các năm tiếp theo,

vốn được tăng dần. Tổng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn giai đoạn

2011-2015 đạt hơn 9.600 tỷ đồng.

Vốn đầu tư xây dựng CSHT thủy lợi nông thôn đạt 627,54 tỷ đồng năm

2011, giảm 15,40% và đạt 530,89 tỷ đồng năm 2012. Trong các năm tiếp

theo, vốn đầu tư cho CSHT thủy lợi nông thôn tăng dần, đặc biệt tăng mạnh

trong năm 2015 với 843,7 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư CSHT thủy lợi nông

thôn giai đoạn 2011-2015 là 3.137,93 tỷ đồng.

107

Bảng 2.16: Vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông, thủy lợi, điện nông thôn Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: tỷ đồng

Hạng mục 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng

Giao thông

Số tuyệt đối 2.772,11 1.647,89 1.658,23 1.669,84 1.876,22 9.624,29

Tốc độ tăng (giảm)

- -40,55% 0,63% 0,70% 12,36%

Thủy lợi

Số tuyệt đối 627,54 530,89 535,43 600,37 843,70 3.137,93

Tốc độ tăng (giảm)

- -15,40% 0,86% 12,13% 40,53%

Điện Số tuyệt đối 51,36 39,23 35,71 45,63 84,87 256,80

Tốc độ tăng (giảm)

- -23,62% -8,97% 27,78% 86,00%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của: Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

Vốn đầu tư xây dựng CSHT điện nông thôn năm 2011 là hơn 50 tỷ

đồng, sau đó giảm liên tiếp trong 2 năm 2012, 2013. Con số này tăng trong

2 năm tiếp theo, nâng tổng vốn đầu tư cho CSHT điện nông thôn Hà Nội

giai đoạn 2011-2015 là khoảng 256 tỷ đồng.

Vốn đầu tư xây dựng nhóm CSHT giáo dục, y tế, văn hóa nông thôn

Vốn đầu tư cho CSHT giáo dục đạt hơn 1.000 tỷ đồng năm 2011, liên

tục giảm 21,55% và 0,53% trong 2 năm tiếp theo, sau đó tăng khá mạnh

(trên 30%) trong 2 năm 2014, 2015, đạt tổng số hơn 5.000 tỷ cho cả giai

đoạn 2011-2015.

Vốn đầu tư cho CSHT y tế là hơn 122 tỷ năm 2011, giảm khá mạnh với

tốc độ 19,42% trong năm 2012. Sang năm 2013, vốn tiếp tục giảm nhẹ

0,82%, sau đó tăng 3,24% trong năm 2014. Vốn tăng mạnh hơn 90% trong

năm 2015, đạt hơn 191 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư cho CSHT y tế giai đoạn

2011-2015 là 610,34 tỷ đồng.

108

Bảng 2.17: Vốn đầu tư xây dựng CSHT giáo dục, văn hóa, y tế nông thôn Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: tỷ đồng

Hạng mục 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng

CSHT Giáo dục

Số tuyệt đối 1.019,57 799,87 795,62 1.070,61 1.412,19 5.097,86

Tốc độ tăng (giảm)

- -21,55% -0,53% 34,56% 31,91%

CSHT Y tế

Số tuyệt đối 122,07 98,37 97,56 100,72 191,62 610,34

Tốc độ tăng (giảm)

- -19,42% -0,82% 3,24% 90,25%

CSHT Văn hóa

Số tuyệt đối 162,76 123,45 124,76 135,78 267,04 813,79

Tốc độ tăng (giảm)

- -24,15% 1,06% 8,83% 96,67%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của: Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

Đối với CSHT văn hóa, biến động vốn đầu tư cũng theo xu hướng tương

tự khi vốn giảm năm 2012, tăng dần trong các năm tiếp theo. Tổng vốn đầu tư

cho cơ sở vật chất văn hóa giai đoạn 2011-2015 là hơn 813 tỷ đồng.

Vốn đầu tư xây dựng nhóm CSHT chợ, bưu điện, nhà ở dân cư nông thôn

Vốn đầu tư xây dựng chợ nông thôn năm 2011 là gần 150 tỷ đồng, liên

tục giảm trong 2 năm tiếp theo, trước khi tăng dần và đạt 213,07 tỷ đồng

năm 2015. Tổng vốn cả giai đoạn 2011-2015 là 748,41 tỷ đồng.

Bảng 2.18: Vốn đầu tư xây dựng CSHT chợ, bưu điện, nhà ơ dân cư nông thôn Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: tỷ đồng

Hạng mục 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng

Chợ nông thôn

Số tuyệt đối 149,68 125,32 124,67 135,67 213,07 748,41

Tốc độ tăng (giảm) - -16,27% -0,52% 8,82% 57,05%

Bưu điện

Số tuyệt đối 17,20 13,67 12,75 16,54 25,84 86,00

Tốc độ tăng (giảm) - -20,52% -6,73% 29,73% 56,23%

Nhà ở dân cư

Số tuyệt đối - - - - - -

Tốc độ tăng (giảm) - - - - -

Nguồn: Tính toán từ số liệu của: Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

Vốn xây dựng bưu điện nông thôn ở Hà Nội đạt 17,2 tỷ năm 2011,

cũng giảm liên tục trong 2 năm 2012, 2013 trước khi tăng và đạt 25,84 tỷ

109

đồng năm 2015. Tổng vốn đầu tư xây dựng bưu điện nông thôn Hà Nội là 86

tỷ đồng cho cả giai đoạn 2011-2015. Hà Nội không đầu tư vốn xây dựng nhà

ở dân cư trong giai đoạn này.

Cơ cấu vốn đầu tư trên thực tế

Biểu đồ 2.8 cho thấy Hà Nội đầu tư nhiều vốn nhất cho xây dựng

CSHT giao thông nông thôn với tỷ trọng vốn là 47,23%. Vốn đầu tư xây

dựng CSHT giáo dục đứng thứ hai với 25,02%. Tiếp đó là vốn đầu tư xây

dựng CSHT thủy lợi với 15,4%. Nếu không tính đến việc Hà Nội không đầu

tư vốn xây dựng nhà ở dân cư thì vốn đầu tư xây dựng bưu điện chiếm tỷ

trọng thấp nhất là 0,42%.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM Hà Nội theo kế hoạch và thực tế giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Tính toán từ số liệu của: Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các nội dung xây dựng CSHT đã tính

toán và xác định một tỷ lệ hợp lý vốn đầu tư cho từng hạng mục. Tuy nhiên

KẾ HOẠCH THỰC TẾ

47,23%

15,40%1,26%

25,02%

3,00%

3,99% 3,67%

0,42%

0,00%

36,09%

12,63%

5,72%

22,51%

2,31%17,90%

2,43%0,29%

0,14%

110

thực tế cơ cấu sử dụng vốn chưa đảm bảo tính kế hoạch đã được xây dựng.

Qua Biểu đồ 2.8 và Bảng 2.19, có thể thấy:

- Một số hạng mục chiếm tỷ trọng lớn hơn so với kế hoạch phân bổ

như: vốn đầu tư cho giao thông chiếm tỷ trọng tới 47,23% (kế hoạch là

36,9%), vốn đầu tư thủy lợi chiếm 15,4% (kế hoạch là 12,63%), vốn đầu tư

xây dựng CSHT giáo dục là 25,02% (kế hoạch là 22,51%).

Bảng 2.19: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM Hà Nội theo kế hoạch và thực tế giai đoạn 2011-2015

STT Hạng mục

Kế hoạch 2011-2015 Thực tế 2011-2015

Vốn kế hoạch Tỷ trọng Vốn thực tế Tỷ trọng

1 Giao thông 17.833,34 36,09% 9.624,29 47,23% 2 Thủy lợi 6.238,73 12,63% 3.137,93 15,40% 3 Điện 2.825,30 5,72% 256,80 1,26% 4 CSVC Giáo dục 11.120,66 22,51% 5.097,86 25,02% 5 CSVC Y tế 1.141,87 2,31% 610,34 3,00% 6 CSVC Văn hóa 8.843,01 17,90% 813,79 3,99% 7 Chợ nông thôn 1.199,26 2,43% 748,41 3,67% 8 Bưu điện 141,28 0,29% 86,00 0,42% 9 Nhà ở dân cư 67,57 0,14% - -

Tổng 49.411,02 100% 20.375,42 100%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của: Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

- Một số hạng mục chiếm tỷ trọng thấp hơn, thậm chí chênh lệch nhiều

so với kế hoạch như: vốn đầu tư cho hệ thống điện chiếm 1,26% (kế hoạch là

5,72%), vốn đầu tư cho CSHT văn hóa chỉ chiếm 3,99% (kế hoạch là

17,9%).

Mức độ hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư

Bảng 2.20 cho thấy tất cả các hạng mục đầu tư CSHT NTM đều không

hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư. Hạng mục giao thông có mức độ hoàn

thành kế hoạch lớn nhất với 53,97%. Hạng mục nhà ở dân cư không được

đầu tư vốn. Hạng mục bưu điện chỉ hoàn thành 0,48% kế hoạch.

111

Bảng 2.20: Mức độ hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn Hà Nội giai đoạn 2011-2015

STT Hạng mục Kế hoạch 2011-2015

Thực tế 2011-2015

Mức độ hoàn thành

kế hoạch

1 Giao thông 17.833,34 9.624,29 53,97% 2 Thủy lợi 6.238,73 3.137,93 17,60% 3 Điện 2.825,30 256,80 1,44% 4 CSVC Giáo dục 11.120,66 5.097,86 28,59% 5 CSVC Y tế 1.141,87 610,34 3,42% 6 CSVC Văn hóa 8.843,01 813,79 4,56% 7 Chợ nông thôn 1.199,26 748,41 4,20% 8 Bưu điện 141,28 86,00 0,48% 9 Nhà ở dân cư 67,57 - -

49.411,02 20.375,42

Nguồn: Tính toán từ số liệu của: Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

Thực tế trên chủ yếu xuất phát từ sự không đáp ứng được nhu cầu của

các nguồn vốn như đã phân tích trong phần thực trạng huy động vốn. Trong

khi nguồn vốn hạn chế như vậy, tại nhiều huyện đã xảy ra tình trạng đầu tư

xây dựng cơ bản không căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn, sự tùy tiện trong chỉ

định thầu, tạm ứng hoặc vay NSNN chi ngoài dự toán được duyệt, nên đã

dẫn tới nợ đọng XDCB. Số nợ XDCB của Hà Nội cuối năm 2013 là hơn

3.200 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2014 đã lên tới 4.000 tỷ đồng1, trong đó

nợ của của thành phố khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, còn lại là nợ của các quận,

huyện. Nhiều huyện hiện nay số nợ lớn hơn nhiều so với nguồn vốn phân

cấp. Đáng nói đây là các huyện khó khăn, cơ sở vật chất ở mức thấp của

thành phố.

1 http://vov.vn/kinh-te/6-thang-ha-noi-no-dong-xay-dung-co-ban-4000-ty-dong-340257.vov

112

2.3.2.2 Kết quả xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mới

ở Hà Nội

Đối chiếu với bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM

Nhóm tiêu chí giao thông, thủy lợi, điện

Tiêu chí số 2 về giao thông đã cơ bản đạt và có bước tiến vượt bậc so

với năm 2009. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông

hóa đạt chuẩn tăng từ 71,88% năm 2009 lên 100% năm 2015, với tổng chiều

dài đường trục xã, liên xã trên địa bàn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa là

hơn 1.200 km. Năm 2009 mới có 61,73% đường trục thôn, xóm được cứng

hóa đạt chuẩn thì con số này năm 2015 đã đạt 95% (tổng chiều dài đường

trục thôn, xóm là 1.700 km). Đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng

mặc dù chưa đạt chuẩn tỷ lệ theo bộ tiêu chí quốc gia song so với năm 2009

cũng có bước tiến đáng kể.

Hệ thống thủy lợi nông thôn Hà Nội hiện cơ bản đáp ứng được yêu

cầu sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên mức độ kiên cố hóa chưa có biến

chuyển nhiều khi tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa

chỉ tăng từ 34,77% năm 2009 lên 35% năm 2015. Tiêu chí số 3 về thủy lợi

mới cơ bản đạt.

113

Bảng 2.21: Kết quả thực hiện các tiêu chí CSHT giao thông, thủy lợi, điện nông thôn trong XDNTM thành phố Hà Nội

Tiêu chí

Mô tả tiêu chí

Quy định của Bộ tiêu

chí quốc gia

Hiện trạng Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia

Năm 2009

Năm 2015

2.Giao thông

2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

100% 71,88% 100%

CƠ BẢN ĐẠT

2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

100% 61,73% 95%

2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

100% 28,34% 49%

2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện

100% 5,76% 50%

3.Thủy lợi

3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

Đạt 90% 100% CƠ BẢN ĐẠT

3.2. Tỷ lệ km trên mương do xã quản lý được kiên cố hóa

85% 34,77% 35%

4.Điện

4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

Đạt 65,03% 91,7%

ĐẠT 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

Đạt 100% 100%

Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Tiêu chí số 4 điện lưới nông thôn đã đạt chuẩn NTM. Hệ thống điện đã

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện với tỷ lệ 91,7% so với mức

65,03% năm 2009. 100% hộ gia đình đã được sử dụng điện thường xuyên,

an toàn từ các nguồn.

Nhóm tiêu chí CSHT trường học, văn hóa, y tế

Tiêu chí số 5 cơ sở vật chất trường học không đạt khi tỷ lệ trường học

các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia mới chỉ đạt 37,04%, tăng chỉ

khoảng 10% so với năm 2009.

114

Cơ sở vật chất văn hóa có sự chuyển biến đáng kể so với năm 2009, tỷ

lệ nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn tăng từ 6,9% lên 45%; tỷ lệ thôn

có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa – Thể thao

– Du lịch tăng từ 22,52% lên 45% năm 2015. Tuy nhiên so với yêu cầu của

bộ tiêu chí quốc gia thì tiêu chí số 6 này vẫn không đạt.

Bảng 2.22: Kết quả thực hiện các tiêu chí CSHT trường học, văn hóa, y tế trong XDNTM thành phố Hà Nội 2 năm 2009 và 2015

Tiêu chí

Mô tả tiêu chí

Quy định của Bộ tiêu chí quốc gia

Hiện trạng Đánh giá theo bộ tiêu

chí quốc gia

Năm 2009

Năm 2015

5.Cơ sở vật chất trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

100% 26,93% 37,04% KHÔNG ĐẠT

6.Cơ sở vật chất văn hóa

6.1. Tỷ lệ nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL

Đạt 6,9% 45% KHÔNG ĐẠT 6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa

và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL

Đạt 22,52% 45%

15.Cơ sở vật chất y tế

Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia

Đạt 85,5% 68,84% KHÔNG ĐẠT

Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Tiêu chí số 15 về y tế không đạt, Hà Nội sẽ vẫn còn phải tiếp tục tăng

cường đầu tư cho phát triển y tế của nông thôn, đặc biệt khi tỷ lệ trạm y tế xã

đạt chuẩn quốc gia năm 2015 mới đạt 64,84%1. Cũng theo kết quả điều tra,

khảo sát, có tới 90% số người được hỏi cho biết họ rất cần Nhà nước quan

tâm nhiều hơn nữa tới công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn.

1 Tổng hợp từ kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội

115

Nhóm tiêu chí chợ, bưu điện, nhà ở dân cư nông thôn

Tiêu chí số 7 về chợ nông thôn là không đạt khi tỷ lệ chợ đạt

chuẩn của Bộ xây dựng sau 5 năm thực hiện đề án mới đạt 45%. Hiện

trạng tiêu chí số 8 bưu điện năm 2015 so với năm 2009 không có sự

thay đổi, tiêu chí này là cơ bản đạt so với bộ tiêu chí quốc gia. Tiêu chí

nhà ở dân cư có sự chuyển biến khi đã xóa bỏ được hơn 2.900 số nhà

tạm dột nát, nâng tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng là

khoảng 90%. Tiêu chí này đã cơ bản đạt so với bộ tiêu chí quốc gia.

Bảng 2.23: Kết quả thực hiện các tiêu chí chợ, bưu điện trong XDNTM thành phố Hà Nội 2 năm 2009 và 2015

Tiêu chí

Mô tả tiêu chí

Quy định của Bộ tiêu chí quốc gia

Hiện trạng Đánh giá theo bộ tiêu

chí quốc gia

Năm 2009

Năm 2015

7.Chợ nông thôn

Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định

Đạt 37,05% 45% KHÔNG ĐẠT

8.Bưu điện

8.1. Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

Đạt 100% 100%

CƠ BẢN ĐẠT 8.2. Tỷ lệ xã có Internet đến thôn Đạt

95% xã, 30% số thôn

95% xã, 30% số thôn

9.Nhà ở dân cư

9.1. Nhà tạm, dột nát Không 2.974 nhà

0 CƠ BẢN ĐẠT

9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng

90% 85% 90,1%

Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Đối chiếu với yêu cầu chung của hệ thống CSHT NTM

Kết quả đạt được của các tiêu chí CSHT NTM ở Hà Nội khi đối

chiếu với bộ tiêu chí quốc gia nói trên cho thấy sự chưa đồng đều trong

kết quả thực hiện các tiêu chí. Trong 9 tiêu chí xây dựng CSHT NTM ở

Hà Nội thì hiện mới có 1 tiêu chí đạt chuẩn quốc gia, 4 tiêu chí cơ bản đạt,

còn tới 4 tiêu chí không đạt chuẩn quốc gia. Do vậy, có thể thấy hệ thống

116

Đường làng ngõ xóm Thủy lợi, kênh mương

Chợ Trạm y tế

CSHT nông thôn ở Hà Nội chưa đạt yêu cầu về tính đồng bộ liên thông

của hệ thống CSHT NTM.

Biểu đồ 2.9: Đánh giá của người dân về chất lượng một số công trình CSHT trên địa bàn

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Kết quả điều tra khảo sát được thể hiện trong Biểu đồ 2.9 cho thấy,

tất cả các loại công trình được khảo sát đều có đánh giá chất lượng ở

mức trung bình với tỷ lệ tương đối cao, từ 31,67% đối với trạm y tế đến

53,33% đối với chợ. Hệ thống đường làng ngõ xóm và thủy lợi, kênh

mương còn nhận được đánh giá chất lượng ở mức kém, với tỷ lệ người

đánh giá lần lượt là 8,33% và 5%. Mặc dù tỷ lệ này chưa cao nhưng nhìn

5%

38,33%

48,33%

5%

21,67%

25%

53,33%

30%

38,33%

31,67%

5%

40%

43,33%

8,33%

117

chung kết quả khảo sát này cho thấy chất lượng các công trình CSHT

trên địa bàn khảo sát chưa đồng đều.

2.4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.4.1 Thiếu tầm nhìn hội nhập, liên kết vùng và phát triển bền vững

nông thôn mới trong huy động và sử dụng vốn đầu tư

Việc huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội

hiện vẫn mang tính khép kín, chưa tranh thủ được bối cảnh hội nhập quốc tế

và liên kết vùng đang ngày càng sâu rộng của đất nước để huy động các

nguồn lực bên ngoài. Các huyện, xã hầu như chỉ quan tâm tới việc hoàn

thành đạt chuẩn nông thôn mới của huyện mình, xã mình mà không đặt việc

xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã trong tổng thể chung về XDNTM toàn

thành phố. Các nội dung xây dựng CSHT do đó thiếu tính tổng thể, liên kết

giữa các địa phương, dẫn đến tình trạng xã nào cũng phải có chợ, huyện nào

cũng phải có bãi rác tập trung,... khiến vốn đầu tư bị dàn trải, lãng phí. Có

những công trình CSHT có thể sử dụng chung cho nhiều huyện, nhiều xã mà

không nhất thiết phải xây dựng ở tất cả các huyện, các xã (ví dụ: chợ, điểm

xử lý rác thải tập trung,...), việc đầu tư xây dựng các công trình này có thể

khai thác tổng hợp các nguồn vốn của nhiều huyện, nhiều xã. Nhưng trên

thực tế điều này chưa làm được. Các huyện, xã chủ yếu quan tâm đến việc

huy động các nguồn vốn đầu tư mang tính cục bộ cho xây dựng các công

trình CSHT của huyện mình, xã mình.

Việc huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở Hà

Nội chưa tính đến sự phát triển NTM bền vững mà chủ yếu là sự chạy đua

“về đích” để đạt chuẩn nông thôn mới của các huyện, xã. Do vậy dẫn đến

sự đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, nhiều tiêu cực. Kết quả là một hệ thống

CSHT chưa đồng bộ, chất lượng chưa đồng đều mặc dù lượng vốn đầu tư

không nhỏ, với chỉ 1/8 tiêu chí CSHT đạt chuẩn quốc gia về XDNTM, 3/8

tiêu chí cơ bản đạt, 4/8 tiêu chí không đạt. Với cách làm như vậy, các địa

118

phương ở Hà Nội có thể đạt được thành tích trước mắt, song về lâu dài sẽ

khó có được một hệ thống CSHT NTM đáp ứng yêu cầu, phục vụ hiệu

quả cho sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững của khu vực nông thôn.

Nguyên nhân:

Vấn đề này chủ yếu xuất phát từ việc thiếu những chỉ đạo mang tầm

chiến lược của chính quyền thành phố. Ở cấp địa phương (huyện, xã), đó là

sự thiếu tầm nhìn hội nhập và liên kết vùng của bộ máy lãnh đạo địa phương,

từ đó dẫn tới việc thiếu những chủ chương, chính sách cụ thể.

2.4.2 Phân cấp ngân sách nhà nước và phân định vai trò của từng

nguồn vốn đầu tư chưa rõ ràng, hợp lý

Phân cấp NSNN hiện chưa tạo được sự chủ động cho các địa phương

trong việc huy động vốn NSNN xây dựng CSHT NTM. Vai trò của từng

nguồn vốn đầu tư trong xây dựng CSHT NTM đã được phân định rõ ràng để

đảm bảo tính tập trung và hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư ở mỗi nguồn.

Tuy nhiên thực tế triển khai ở Hà Nội cho thấy điều này chưa được thực hiện

tốt, do vậy dẫn tới tình trạng:

- Nguồn vốn NSNN vừa chưa đáp ứng được nhu cầu, vừa bị đầu tư

thiếu tập trung, dàn trải, chưa thực hiện được vai trò là nguồn vốn chủ đạo để

xây dựng các công trình CSHT trọng yếu của NTM.

- Nguồn vốn cộng đồng, doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu,

huy động kém hiệu quả, chưa đảm bảo được vai trò hỗ trợ, hợp lực cùng

nguồn vốn NSNN để xây dựng các công trình CSHT gắn liền với lợi ích của

cộng đồng dân cư nông thôn, chưa đảm bảo được vai trò góp phần gia tăng

hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT NTM.

Nguyên nhân:

Điều kiện kinh tế không đồng đều giữa các địa phương

Hà Nội (sau khi mở rộng) có tổng cộng 17 huyện, và 01 thị xã trong

đó điều kiện và nền tảng kinh tế xã hội của các huyện, thị xã là không

đồng đều nhau. Một số huyện ở gần trung tâm thủ đô có cơ sở hạ tầng

119

190

400

200

180

380

500

200

200

50

30

50

80

30

50

200

70

250

1.100

-100 100 300 500 700 900 1.100 1.300

Sơn Tây

Thanh Trì

Gia Lâm

Sóc Sơn

Đông Anh

Mê Linh

Quốc Oai

Chương Mỹ

Thanh Oai

Ứng Hòa

Mỹ Đức

Thường Tín

Phú Xuyên

Ba Vì

Phúc Thọ

Thạch Thất

Đan Phượng

Hoài Đức

Tỷ đồng

phát triển, một số huyện có làng nghề truyền thống, một số huyện được

các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng các nhà máy, khu công

nghiệp nên kinh tế phát triển, nguồn thu NSNN lớn, nhân dân và doanh

nghiệp có thu nhập cao. Việc huy động các nguồn vốn cho xây dựng

CSHT NTM có điều kiện thuận lợi hơn.

Tuy nhiên một số huyện ở xa trung tâm, ở vùng sâu vùng xa, không

có ngành kinh tế mũi nhọn hoặc làng nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng

kém phát triển, lại gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư xây

dựng CSHT NTM. Đối với các địa phương này, việc huy động nguồn vốn

cộng đồng, doanh nghiệp khó khăn hơn nên NSNN thường sẽ phải “bao

cấp” để xây dựng những công trình mà đúng ra phải huy động nguồn vốn

cộng đồng, doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.10: Thu NSNN các huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội năm 2010

Nguồn: Niêm giám thống kê Hà Nội

120

Công tác xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách còn bất cập

- Về cơ chế phân cấp NSNN, trong phụ lục về tỷ lệ phần trăm (%) phân

chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở Hà Nội, theo Quyết định số

55/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội (Xem phụ lục số 09), dễ

nhận thấy còn có nhiều điểm chưa hợp lý, chẳng hạn như:

+ Thuế tài nguyên từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản

xuất, hiện theo Quyết định 55, tỷ lệ điều tiết là 100% cho ngân sách huyện

mà không có tỷ lệ điều tiết cho ngân sách xã.

+ Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở

lên, hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường phố đã có sự điều chỉnh tỷ

lệ điều tiết 50% cho ngân sách thành phố, 50% cho NS huyện đối với các

huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương

Mỹ, Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì. Đối với các huyện, thị xã: Sơn Tây,

Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm; tỷ lệ này là 65% NS thành phố, 35% NS

huyện. Đối với 11 quận và các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai,

Thạch Thất; tỷ lệ này là 70% ngân sách thành phố, 30% NS huyện. Tuy

nhiên, hiện chưa có quy định về việc để lại 100% đối với những xã có khó

khăn giá đất thấp.

+ Đối với các khoản thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh

nghiệp từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Quyết định 52/2008 quy

định tỷ lệ điều tiết 55% vào ngân sách trung ương, 45% để lại ngân

sách huyện, tuy nhiên Quyết định 55/2010 đã giảm tỷ lệ điều tiết để lại

ngân sách huyện chỉ còn 42%.

- Các cơ chế hỗ trợ khuyến khích đối với cộng đồng chưa thực hiện tốt

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 16/2012/QĐ-UBND

ngày 6/7/2012 của UBND thành phố về Quy định thí điểm một số chính sách

khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn

thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016, nhiều nông dân khu vực ngoại

121

thành không biết đến và tiếp cận được chính sách hỗ trợ của thành phố. Mặc

dù ngay trong năm 2012 là năm ban hành Quyết định trên, thành phố đã tổ

chức tập huấn nghiệp vụ cho hơn 30.000 cán bộ trong Ban Chỉ đạo XDNTM

các cấp. Trong đó, tại mỗi huyện, thị xã là 50 cán bộ, mỗi xã 21 cán bộ, mỗi

thôn 10 cán bộ1. Ngoài ra, còn đăng tải quyết định này trên các phương tiện

thông tin đại chúng. Do đó thực trạng trên đã thể hiện sự chậm trễ trong triển

khai chính sách tại chính các huyện, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của địa

phương, cơ sở trong việc tuyên truyền, phổ biến, đưa chính sách tới người

dân. Một vấn đề rất nhiều nông dân quan tâm là việc cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất sau DĐĐT. Theo Quyết định 16, thành phố sẽ hỗ trợ toàn

bộ chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT.

Tuy nhiên, do công tác phối hợp giữa huyện và xã, nhất là các phòng, ban

chức năng của huyện chưa thực sự vào cuộc nên cho đến nay, việc triển khai

nội dung này vẫn còn khá chậm, mặc dù Sở TN&MT Hà Nội đã có văn bản

hướng dẫn các địa phương thực hiện.

- Cơ chế hiện tại không đủ hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp trong và

ngoài nước đầu tư xây dựng CSHT nông thôn

Kết quả huy động vốn góp của doanh nghiệp cho thấy, vốn huy động

được chủ yếu là kết quả của quá trình vận động, thuyết phục các doanh

nghiệp đóng góp tiền, hiện vật vào xây dựng các công trình CSHT nông thôn

mà nhà nước là chủ đầu tư. Hiện chưa có doanh nghiệp nào đứng ra làm chủ

đầu tư, bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình CSHT theo các hình thức đầu

tư hiện có (tư nhân, công tư kết hợp). Điều này cho thấy cơ chế hiện tại chưa

đủ sức hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, khu

vực vốn đã kém hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư.

1 Thông tin từ Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội

122

Trình độ nhận thức người dân nông thôn Hà Nội còn hạn chế

Mặc dù biện pháp tuyên truyền, giáo dục thuyết phục đã được thực hiện

một cách có hệ thống nhưng kết quả phân tích cho thấy công tác này chưa

đạt được như mong muốn bởi nhận thức của người dân nông thôn Hà Nội về

XDNTM còn chưa đồng đều, thậm chí một bộ phận người dân nông thôn có

nhận thức sai lệch về XDNTM. Người dân nông thôn là những chủ thể của

XDNTM nhưng ở nhiều nơi người dân nhận thức không đầy đủ và toàn diện

về nội dung XDNTM. Ở một số địa phương, người dân thường mặc nhiên

coi việc XDNTM chỉ là sự đầu tư của cấp trên về phát triển hạ tầng kinh tế -

xã hội nông thôn, trong đó có việc xây dựng "điện, đường, trường, trạm".

Trong khi đó, đây chỉ là một trong 5 nhóm của chương trình mục tiêu quốc

gia XDNTM theo Bộ tiêu chí XDNTM mà trung ương quy định. Khi được

hỏi về chủ trương này trên địa bàn nhiều xã, nhiều người cho biết cũng

không hiểu nông thôn mới là gì. Có người dân cho biết có đi họp nhiều buổi

về nông thôn mới song vẫn không hiểu gì, chỉ nghe lãnh đạo bảo đây là chủ

trương của Đảng thì ủng hộ. Ở một số xã, người dân coi XDNTM như là

một dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và háo hức, trông chờ sự đổi

thay từ nhà ra phố dựa trên sự đầu tư về kinh phí của Nhà nước mà không

hiểu rằng đây là một chương trình lớn, cần sự tham gia, góp sức của toàn

xã hội. Sự hạn chế về nhận thức của người dân nói trên dẫn đến những hệ

quả tất yếu: thứ nhất là, người dân ỉ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà

nước; hai là, người dân hoàn toàn bị động, gượng ép khi bị huy động đóng

góp nguồn lực cho chương trình.

Chưa thực hiện tốt yêu cầu công khai minh bạch và trách nhiệm giải

trình tài chính

Kết quả phân tích đã cho thấy, tính công khai minh bạch của chính

quyền trong việc thực hiện huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng

CSHT NTM tại cơ sở còn hạn chế, trách nhiệm giải trình của chính quyền

cơ sở trước nhân dân và xã hội còn chưa cao. Khi mà yêu cầu công khai

123

minh bạch và trách nhiệm giải trình tài chính chưa đảm bảo thì sẽ một rào

cản không trong huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài NSNN vào

xây dựng CSHT NTM.

Sự tham gia hạn chế của người dân

Kết quả phân tích thực trạng cho thấy mặc dù chính quyền các cấp ở

Hà Nội đã quan tâm đến việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng

dân cư vào hoạt động xây dựng CSHT NTM để phát huy vai trò làm chủ

của cộng đồng dân cư nông thôn. Tuy nhiên sự tham của cộng đồng còn

chưa thực sự tích cực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả huy động

nguồn vốn cộng đồng.

2.4.3 Chưa khai thác được các nguồn vốn đầu tư tiềm năng cho xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Tổng hợp kết quả huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở Hà

Nội cho thấy Hà Nội chủ yếu huy động các nguồn vốn đầu tư truyền thống là

NSNN, vốn doanh nghiệp, vốn cộng đồng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế

ngày càng sâu rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn vốn đầu tư

tiềm năng đối với địa bàn có lợi thế thủ đô như Hà Nội. Tuy nhiên Hà Nội

hiện chưa khai thác được nguồn vốn này trong xây dựng CSHT NTM.

Một nét đặc trưng trong XDNTM ở Hà Nội, đó là XDNTM trong lòng

thủ đô; mà thủ đô Hà Nội, bên cạnh khu vực nông thôn là khu vực thành thị

rất phát triển về mọi mặt, với nguồn lực dồi dào. Một số huyện sát trung tâm

thủ đô cũng đạt tới trình độ phát triển cao với khoảng cách rất nhỏ so với

thành thị. Do vậy Hà Nội có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện

chính sách “thành thị hỗ trợ nông thôn”, “lấy công nghiệp hỗ trợ nông

nghiệp”. Tuy nhiên Hà Nội hiện chưa khai thác được nét đặc thù này trong

việc huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM. Trong khi ở nhiều địa

phương trong nước đã thực hiện chủ trương kết nghĩa giữa miền xuôi với

miền ngược, giữa huyện giàu với huyện nghèo và đã thu được những kết quả

124

tích cực trong phát triển kinh tế xã hội địa phương, thì việc huy động sự hỗ

trợ từ các quận nội thành, từ các huyện phát triển ở gần trung tâm thành phố

cho các huyện khó khăn ở Hà Nội chưa được quan tâm đúng mức, chưa trở

thành một chủ trương chính thức để phát triển.

Nguyên nhân:

Thực tế trên chủ yếu do các cấp chính quyền ở Hà Nội chưa có những

quan điểm chỉ đạo, những chủ trương, chính sách đồng bộ, cụ thể để khai

thác các nguồn vốn đầu tư tiềm năng trong xây dựng CSHT NTM.

2.4.4 Việc sử dụng vốn đầu tư trong thực tế chưa theo đúng

kế hoạch

Mặc dù công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT đã được thực

hiện rất bài bản và có tính hệ thống ở các cấp, từ thành phố cho tới cấp xã.

Tuy nhiên thực tế việc đảm bảo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng không được

thực hiện tốt, có tình trạng chênh lệch giữa kế hoạch với thực tế vốn đầu tư,

thậm chí là tình trạng đầu tư tràn lan, không theo kế hoạch, dẫn tới nợ đọng

vốn đầu tư XDCB.

Nguyên nhân:

Các địa phương chạy theo thành tích XDNTM nên phá vỡ tính kế

hoạch để “về đích sớm”

Để đạt các tiêu chí xây dựng NTM, các xã, huyện đã đồng loạt triển

khai hàng trăm dự án lớn nhỏ, nhưng hầu hết đều lâm vào cảnh thu không

đủ bù chi. Trong khi đó, nguồn vốn xây dựng NTM còn thiếu, chưa bảo

đảm cơ cấu vốn và từng cấp ngân sách. Vốn huy động đóng góp của

người dân và doanh nghiệp rất thấp. Ngân sách huyện và xã không đủ để

ứng vốn theo đề án. Một số địa phương kêu gọi doanh nghiệp ứng vốn thi

công dẫn đến nợ đọng XDCB.

125

Năng lực quản lý hạn chế của chính quyền cơ sở

Năng lực của người đứng đầu chính quyền ở cơ sở còn hạn chế khi ra

quyết định phê duyệt các dự án đầu tư XDCB mà không căn cứ vào kế

hoạch tổng thể, khả năng đáp ứng của nguồn vốn. Một số cán bộ quản lý ở

cơ sở suy thoái đạo đức nên đã móc nối với nhà thầu, phê duyệt dự án để

hưởng hoa hồng. Công tác tham mưu của cơ quan tài chính ở cơ sở chưa tốt.

Cơ chế chính sách tài chính chưa hợp lý

Trong Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND

thành phố, hầu hết các nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản đều được

thực hiện theo phương thức doanh nghiệp, người dân đầu tư xây dựng trước,

thanh toán vốn sau. Phương thức này đã trực tiếp tạo ra hệ quả của sự đầu tư

XDCB không đúng kế hoạch, dẫn đến tình trạng nợ đọng vốn như đã phân

tích ở trên

2.4.5 Công tác kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn mới còn bất cập

Công tác kiểm soát vốn đầu tư còn tồn tại những bất cập từ giai đoạn

lập dự toán đầu tư xây dựng công trình, đến giai đoạn thi công, quyết toán

vốn đầu tư xây dựng công trình. Trong khâu lập dự toán xây dựng công

trình, có tình trạng đưa vào dự toán những hạng mục chi mà trên thực tế

không cần thiết phải chi. Trong khâu quyết toán vốn đầu tư XDNTM, đang

tồn tại sự cứng nhắc khi áp dụng các quy định chung, không tính đến đặc thù

của các dự án XDNTM, khiến các xã xây dựng NTM gặp nhiều vướng mắc,

khó khăn về thủ tục, hồ sơ XDCB. Ở nhiều nơi tình trạng tiêu cực gây thất

thoát vốn đầu tư đang tồn tại ở mọi khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư

XDCB. Điều này tất yếu ảnh hưởng và khiến hệ thống CSHT nông thôn Hà

Nội chưa đáp ứng được các yêu cầu về tính đồng bộ, liên thông, chất lượng

như đã phân tích ở phần thực trạng sử dụng vốn đầu tư.

126

Nguyên nhân:

Nguyên nhân về cơ chế chính sách

Căn cứ Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài

chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc thẩm quyền vốn ngân sách xã,

phường, thị trấn, trong đó tại điểm b. mục 7 Điều 5 quy định về thời hạn

thanh toán vốn đầu tư như sau: “Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán... trong

thời gian 7 ngày làm việc đối với trường hợp kiểm soát trước, thanh toán

sau và trong 3 ngày làm việc đối với trường hợp thanh toán trước, kiểm

soát sau...”. Như vậy, việc quy định về thời hạn thanh toán đối với các dự

án thuộc nguồn vốn ngân sách xã cũng giống như đối với các dự án đầu tư

từ các nguồn vốn khác. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư XDNTM thường có

quy mô nhỏ, do vậy thời hạn thanh toán được quy định như trên là dài, gây

ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân.

Các khoản chi phí không chính thức trong quá trình đầu tư XDCB

Quá trình đầu tư XDCB nói chung và đầu tư XDCB của nông thôn

mới hiện nay luôn phát sinh các khoản chi phí không chính thức. Đó là

các khoản chi phí ngoại giao, tiếp khách, tiếp đoàn kiểm tra, kiểm toán,

thậm chí một số công trình còn có cả các khoản chi phần trăm dự án về

cho cơ quan quản lý. Những khoản chi này không thể quyết toán được vì

nó không có trong dự toán chính thức của công trình, nhưng chúng vẫn

phải chi từ nguồn ngân sách của dự án. Do vậy các nhà thầu phải giảm chi

phí thực tế cho các hạng mục chính thức của công trình ít hơn so với định

mức mới có tiền để chi cho các khoản không chính thức này, hoặc phải

đưa ngay vào dự toán ban đầu những khoản chi không có trên thực tế.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở

Bảng 2.24 phản ánh kết quả điều tra ở cấp xã về đánh giá của người

dân đối với chính quyền cơ sở trên 3 nội dung. Về trình độ chuyên môn,

quản lý của cán bộ UBND xã, đánh giá của người dân tập trung ở 2 mức: hài

127

lòng (tỷ lệ 45,33) và tạm chấp nhận (tỷ lệ 54,67%). Về sự trong sạch, liêm

khiết của cán bộ UBND xã, đánh giá của người dân tập trung ở 2 mức: hài

lòng (tỷ lệ 48,33) và tạm chấp nhận (tỷ lệ 51,67%). Về sự công khai, minh

bạch tài chính trong các dự án đầu tư XDNTM ở xã, đánh giá của người dân

tập trung ở 3 mức: hài lòng (tỷ lệ 38,33), tạm chấp nhận (tỷ lệ 51,67%),

không hài lòng (tỷ lệ 10%).

Bảng 2.24: Kết quả điều tra mức độ hài lòng của người dân đối với chính quyền cơ sở

Nội dung đánh giá Rất hài

lòng Hài lòng

Tạm chấp nhận

Không hài

lòng

Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ UBND xã

- 45,33% 54,67% -

Sự trong sạch, liêm khiết của cán bộ UBND xã

- 48,33% 51,67% -

Sự công khai, minh bạch tài chính trong các dự án đầu tư XDNTM ở thôn (xã)

- 38,33% 51,67% 10%

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Kết quả này một mặt phản ánh đánh giá của người dân về chất lượng

của đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở chưa cao, mặt khác cũng cho thấy đây là

một bất cập. Sự hạn chế về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của

đội ngũ cán bộ quản lý dự án đầu tư, quản lý tài chính ở cơ sở sẽ ảnh

hưởng đến chất lượng quá trình kiểm soát vốn đầu tư xây dựng CSHT

NTM và dẫn đến các tiêu cực phát sinh trong quá trình quản lý các dự án

đầu tư.

2.4.6 Chưa phát huy được vai trò của người dân, cộng đồng trong

thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính

Vai trò của người dân, cộng đồng trong thực hiện kiểm tra, giám sát

việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM chưa được phát huy một

cách tích cực. Ở nhiều nơi, hoạt động giám sát cộng đồng chưa được quan

tâm đúng mức, chỉ được thực hiện một cách hình thức.

128

Nguyên nhân:

- Quan điểm của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở về vai trò

của ban GSCĐ còn chưa thông suốt. Nhiều cán bộ lãnh đạo của các xã còn

chưa hiểu được tầm quan trọng của hoạt động GSCĐ, dẫn đến việc thành lập

các tổ chức này chỉ mang tính hình thức.

- Công tác phát huy dân chủ cơ sở tại nhiều địa bàn còn chưa được thực

hiện tốt, dẫn tới việc thành lập các ban GSCĐ chưa đảm bảo đúng nguyên

tắc dân chủ, “của dân, do dân, vì dân”, các thành viên ban GSCĐ không thực

sự do dân bầu ra nên hoạt động không thể vì dân. Từ đây, dẫn tới tình trạng

một số ban GSCĐ bắt tay với nhà thầu để chi tiêu không đúng định mức,

quy định, để mặc cho nhà thầu thi công kém chất lượng.

- Năng lực của các thành viên các ban GSCĐ ở cơ sở còn hạn chế, thiếu

trình độ về quản lý kinh tế, tài chính, nên ảnh hưởng tới công tác kiểm tra,

giám sát các hoạt động đầu tư, XDNTM trên địa bàn.

Với những vấn đề đang đặt ra trong công tác sử dụng vốn đầu tư xây

dựng CSHT NTM ở Hà Nội nói trên, có thể giải thích tại sao mặc dù Hà Nội

đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm mục đích sử dụng vốn đầu tư đúng mục

đích, tiết kiệm, hiệu quả, song kết quả đầu ra trong xây dựng CSHT NTM ở

Hà Nội còn chưa được như mong đợi.

129

Chương 3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1.1 Bối cảnh, yêu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà

Nội trong thời gian tới

XDNTM Hà Nội trong thời gian tới được thực hiện trong bối cảnh

có nhiều sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước cũng như

của Thành phố Hà Nội.

Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

(TPP) vừa ký kết vào tháng 10/2015 đem lại nhiều cơ hội và thách thức

đối với sự phát triển mọi mặt kinh tê xã hội Việt Nam. Hà Nội với vị thế

thủ đô sẽ có cơ hội tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư

trực tiếp vào các lĩnh vực như dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp may

mặc và phụ trợ, CSHT các khu công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp. Hiện

đã có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sang thăm dò, khảo sát để hợp tác

phát triển nông nghiệp với Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ cũng dự

tính sẽ trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam sau khi TPP được ký

kết, và khi đó chắc chắn Hà Nội – thủ đô của cả nước sẽ được hưởng lợi

từ xu thế này. Thông qua dòng vốn đầu tư từ các nước thành viên có trình

độ phát triển cao, Hà Nội sẽ thu được những lợi ích đáng kể về công nghệ

và kỹ năng quản lý, tạo ra hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn.

Lĩnh vực đầu tư chuyển nhượng dự án cũng sẽ tăng khi các nhà đầu tư có

vốn lớn muốn đầu tư vào Hà Nội. Tuy nhiên, Hà Nội cũng sẽ đối mặt với

những thách thức trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP. Đó là áp lực

cạnh tranh gay gắt trong thị trường nội đĩa cũng như nước ngoài, cạnh

tranh thu hút các dòng vốn ngoại, các mặt hàng nông sản phải đáp ứng các

130

quy định khắt khe hơn về an toàn thực phẩm, nguy cơ bị lệ thuộc, ràng

buộc khi thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài,...

Sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tạo điều kiện

cho các địa phương, trong đó có Hà Nội có được tầm nhìn dài hạn dưới sự

lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn tới. Sự thay đổi bộ máy lãnh đạo Đảng,

chính quyền của thành phố, đặc biệt là sự thay đổi các vị trí lãnh đạo đứng

đầu thành phố là bí thư thành ủy, chủ tịch UBND thành phố hứa hẹn sẽ

mang tới nhiều đổi thay trong sự phát triển mọi mặt của thủ đô.

Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI được tổ chức thành

công. Nghị quyết Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển Hà Nội 5

năm tới là: “Xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao

năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ đảng

viên; phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn

dân; huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi

mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng Thủ đô ngày càng

giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo

hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, có nhiều sản phẩm với hàm

lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững. Văn hóa

- xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển;

an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện

và nâng cao; quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc; quan hệ đối

ngoại được mở rộng, nâng cao vị thế và uy tín của Thủ đô. Phát huy vai trò

đầu tàu, trung tâm phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước”.

XDNTM là một trong những định hướng trọng tâm phát triển thủ đô

giai đoạn 2015-2020, trong đó Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đã

nêu rõ: “Tiếp tục xây dựng, phát triển nông thôn mới theo quy hoạch. Phấn

đấu đến năm 2020, có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Chăm lo đời

131

sống vật chất, tinh thần, gắn với thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với

nông dân Thủ đô. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân khu vực

nông thôn đạt 40-45 triệu đồng/người/năm”. Những nội dung trên là những

chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng để cụ thể hóa các mục tiêu chung của XDNM toàn

Hà Nội, đó là: (1) XDNTM Thủ đô Hà Nội có kinh tế phát triển toàn diện,

bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Phát triển nông nghiệp

thủ đô theo hướng gắn với phát triển đô thị sinh thái và du lịch, dịch vụ, sản

xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh

cao, hài hòa và bền vững với môi trường. (2) Không ngừng nâng cao đời

sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nông dân, giảm dần sự cách biệt giữa

nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật

tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn

mới. (3) Xây dựng nông thôn thủ đô có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng

bộ hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với

công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân

tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được

nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội1. Những chỉ

tiêu này còn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chủ trương, giải pháp

XDNTM toàn Hà Nội trong chặng đường tiếp theo.

Với bối cảnh trên, XDNTM ở Hà Nội trong giai đoạn tới cần đảm bảo

các yêu cầu sau:

- Xây dựng nông thôn mới cần được sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và

tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp bảo

đảm hoàn thành các mục tiêu của đề án đề ra.

1 Tổng hợp từ các văn bản khác nhau về chủ trương phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn,

xây dựng nông thôn mới của Hà Nội.

132

- Xây dựng nông thôn mới phải tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế xã hội thủ đô, quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn

2050 và các quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế xã hội các huyện, thị xã.

- Xây dựng nông thôn mới vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, vừa bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn

bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng thủ đô phát triển bền vững có môi

trường xanh, sạch, đẹp.

- Xây dựng nông thôn mới trên tinh thần phát huy nội lực của cộng

đồng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ

trợ của nhà nước và phù hợp với điều kiện từng cơ sở.

- Xây dựng nông thôn mới cần triển khai đồng bộ, toàn diện trên toàn

thành phố có sự tập trung ưu tiên cho điểm. Đồng thời triển khai xây dựng cơ

sở hạ tầng thiết yếu và phát triển kinh tế xã hội.

3.1.2 Mục tiêu

Mục tiêu định tính

Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư hiện có

Các nguồn vốn đầu tư hiện có là NSNN, vốn cộng đồng, doanh nghiệp

là các nguồn vốn đầu tư chủ đạo trong xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội. Kết

quả phân tích ở chương 2 cho thấy các nguồn vốn này chưa đáp ứng được

nhu cầu và cũng chưa được khai thác triệt để. Do vậy trong thời gian tới cần

đặt mục tiêu hướng tới khai thác tối đa các nguồn vốn này.

Khai thác các nguồn vốn đầu tư tiềm năng

Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư chủ đạo nói trên, cần đặt mục tiêu khai

thác các nguồn vốn đầu tư tiềm năng bởi với những đặc thù riêng của Hà

Nội cũng như những lợi thế của thủ đô, Hà Nội vẫn còn những nguồn vốn

tiềm năng chưa được khai thác. Các nguồn vốn tiềm năng này sẽ giúp

giảm bớt áp lực cho các nguồn vốn hiện có, góp phần gia tăng nguồn lực

133

tài chính đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư rất lớn của xây dựng CSHT NTM ở

Hà Nội.

Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí

Với nguồn lực có hạn, vốn đầu tư cần phải được đầu tư có trọng điểm

và theo đúng vai trò đã được phân định cho các nguồn. Trong khi đó, thực tế

ở Hà Nội cho thấy điều này chưa được đảm bảo khi vốn NSNN chưa được

giải ngân đúng chỗ, bị dàn trải ra nhiều công trình nhỏ lẻ gây lãng phí, vốn

doanh nghiệp, cộng đồng chưa phát huy được vai trò. Do vậy mục tiêu này

cần tiếp tục được đặt ra cho công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng CSHT NTM ở Hà Nội trong thời gian tới.

Khắc phục những tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản

Muốn vốn được sử dụng hiệu quả, công trình XDCB sau đầu tư có chất

lượng, những tiêu cực trong đầu tư XCCB cần phải được khắc phục bởi đó

là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến vốn đầu tư bị thất thoát,

chất lượng công trình không đảm bảo. Ở Hà Nội, tình trạng này tuy không

phổ biến song vẫn đang tồn tại và rất khó loại bỏ do những phức tạp của

hoạt động đầu tư XDCB. Do vậy, cần đặt mục tiêu khắc phục tình trạng

tiêu cực này để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng

CSHT NTM ở Hà Nội trong thời gian tới.

Hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong huy động và sử dụng vốn đầu

tư xây dựng CSHT NTM

Lý thuyết quản lý tài chính công hiện đại đã khẳng định quản lý tài

chính công phải dựa trên tứ trụ đó là: trách nhiệm, sự minh bạch, khả năng

dự đoán được (tính kế hoạch) và sự tham gia [27, tr.27]. Các tổ chức quôc tế

cũng đã dựa trên tứ trụ này để xây dựng các chuẩn mực trong quản lý chi

tiêu công và đã phát huy hiệu quả trong thực tế. Trong bối cảnh hội nhập

quốc tế này càng sâu rộng hiện nay, cộng với vị thế là nông thôn của thủ đô,

134

công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội

cũng cần phải hướng tới mục tiêu này.

Mục tiêu định lượng

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần huy động và sử dụng vốn

đầu tư xây dựng thành công CSHT NTM trên địa bàn Hà Nội, đảm bảo

không chỉ đạt chuẩn của bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM mà còn đáp ứng

các yêu cầu đồng bộ, hiện đại, có chất lượng.

Bảng 3.1: Nhu cầu vốn xây dựng CSHT NTM Hà Nội giai đoạn 2016-2020 Đơn vị: tỷ đồng

STT Nội dung Nguồn vốn

Tổng NSNN

Cộng đồng

Doanh nghiệp

1 Giao thông 11.625 4.140 15.765 2 Thủy lợi 5.898,51 - - 5.898,51 3 Điện - - 300 300 4 Giáo dục 9.687,5 - 1.200 10.887,5 5 CSHT Y tế 1.162,5 - 1.140 2.302,5 6 CSHT Văn hóa 1.550 140 900 2.590 7 Chợ nông thôn 785 - 400 1.185 8 Bưu điện - - 86 86 9 Nhà ở dân cư - - - - Tổng 30.708,51 4.280 4.026 39.014,51

Nguồn: Tính toán từ thực trạng huy động, sử dụng vốn đầu tư và số liệu nhu cầu vốn đầu tư theo đề án XDNTM Hà Nội

Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư được thể hiện trong Bảng 3.1, tổng

lượng vốn đầu tư cần đạt được là 39.014,51 tỷ đồng. Về cơ cấu các nguồn

vốn đầu tư, trước mắt xác định:

- Vốn NSNN: 30.708,51 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 78,71%.

- Vốn cộng đồng: 4.280 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,97%.

- Vốn doanh nghiệp: 4.026 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,32%.

Trong quá trình thực hiện, cần xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu

các nguồn vốn đầu tư này theo hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn NSNN, tăng

dần tỷ trọng nguồn vốn cộng đồng, doanh nghiệp, hướng tới sự tham gia và

chiếm tỷ trọng của các nguồn vốn đầu tư tiềm năng.

135

3.1.3 Quan điểm

Quan điểm 1: Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT

NTM phải có quan điểm phân cấp, phân định rõ ràng các nguồn vốn

Mỗi nguồn vốn đầu tư có vai trò riêng trong xây dựng CSHT NTM.

NSNN cần ưu tiên cho những danh mục CSHT trọng điểm, quan trọng và

cũng cần có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân sách các cấp chính quyền. Vốn

cộng đồng và vốn doanh nghiệp mỗi nguồn đều có vai trò riêng đã được

phân tích trong chương 1. Trong quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư

xây dựng CSHT NTM cần luôn bám sát cơ sở khoa học này và thực hiện

phân định rõ ràng vai trò của từng nguồn vốn để đảm bảo việc huy động và

sử dụng mỗi nguồn vốn sẽ không bị dàn trải, mà chỉ tập trung vào những nội

dung trong điểm, như thế hiệu quả huy động và sử dụng vốn chắc chắn sẽ

được nâng cao.

Quan điểm 2: Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM

phải đảm bảo phục vụ định hướng phát triển NTM một cách bền vững

Xây dựng CSHT NTM cũng như XDNTM nói chung cần phải hướng

tới mục tiêu phát triển bền vững nông thôn. Do vậy, một mặt, việc huy động

và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM cần phải hướng tới các nội

dung CSHT nhằm góp phần đem lại sự phát triển bền vững về kinh tế, xã

hội, môi trường ở nông thôn. Mặt khác, mỗi một công trình được xây dựng

xong không phải chỉ để đạt chỉ tiêu của bộ tiêu chí XDNTM mà nó còn phải

hữu dụng trong thực tế và có giá trị sử dụng lâu dài. Nếu một công trình vừa

xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng thì NTM sẽ chỉ có trong chốc lát, sẽ

không thể có một NTM PTBV được. Xác định quan điểm này đòi hỏi cần đề

cao các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng các công

trình CSHT NTM.

136

Quan điểm 3: Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT

NTM phải trên quan điểm hội nhập quốc tế và liên kết vùng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay,

mỗi quốc gia đều đứng trước cơ hội được tiếp nhận dòng vốn đầu tư từ các

luồng lưu chuyển vốn quốc tế. Đối với Việt Nam, việc trở thành thành viên

của TPP càng khiến cho cơ hội trên trở nên rõ nét hơn khi việc tham gia TPP

sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các

luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho

hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc

tế với chi phí thấp hơn. Tham gia TPP chắc chắn thúc đẩy đầu tư của các

nước vào Việt Nam. Dòng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ

phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và

kỹ năng quản lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Mức

tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt

Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp. Với cơ hội này, Hà

Nội cũng như các địa phương khác trong cả nước cần thiết phải tranh thủ

nắm bắt để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM.

Mặt khác, XDNTM nói chung và xây dựng CSHT NTM nói riêng

không phải là việc của riêng một huyện, một tỉnh mà là việc của toàn tỉnh,

của cả nước. Do vậy, mỗi địa phương cần đặt mình trong mối quan hệ với

các địa phương khác khi tìm các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư

xây dựng CSHT NTM.

Xác định một quan điểm hội nhập và liên kết vùng như trên sẽ khiến

các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở Hà

Nội có độ mở hơn, góp phần tăng tính khả thi của chương trình XDNTM

toàn thành phố.

137

3.2 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI

3.2.1 Phân cấp rõ ràng và phân định hợp lý sự tham gia của các

nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn, nhu cầu vốn lớn, cần phân

cấp rõ ràng và phân định hợp lý sự tham gia của các nguồn vốn đầu tư vào

xây dựng CSHT NTM, theo đó mỗi nguồn vốn đầu tư chỉ nên tập trung sử

dụng cho một số hạng mục CSHT NTM nhất định như đã chỉ ra trong

chương 1.

Đối với nguồn vốn NSNN, trong huy động và sử dụng cần thực hiện

phân cấp rõ ràng giữa các cấp NSNN gắn chặt với thực tế, hiệu quả, cấp

nào thực hiện tốt nhất thì giao cho cấp đó thực hiện, tránh tình trạng quản lý

chồng chéo, kém hiệu quả, không rõ trách nhiệm.

Đối với nguồn vốn cộng đồng, cần hướng việc huy động và sử dụng

cho các hạng mục công trình gắn trực tiếp với cuộc sống của cộng đồng

dân cư và phù hợp với khả năng tài chính, nguồn lực của cộng đồng.

Đối với nguồn vốn doanh nghiệp, cần hướng việc huy động và sử

dụng để đóng góp thêm nguồn lực cùng với nguồn vốn cộng đồng, đẩy

mạnh việc thu hút doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào các dự án CSHT nông

thôn theo các hình thức hợp tác công tư để hỗ trợ cùng với NSNN xây dựng

các công trình CSHT trọng điểm ở nông thôn.

Có thể phân tích cụ thể hơn sự phân cấp và phân định này qua Bảng

3.2 dưới đây:

138

Bảng 3.2: Sự tham gia của các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng CSHT NTM

Nội dung CSHT Vốn NSNN Vốn

cộng đồng

Vốn doanh nghiệp NS trung

ương, NS

huyện NS xã

1. Hệ thống CSHT kỹ thuật

- Hệ thống giao thông nông thôn

+ Giao thông liên tỉnh X X

+ Giao thông liên huyện X X

+ Giao thông liên xã X X

+ Đường làng, ngõ xóm X X

- Hệ thống thủy lợi nông thôn

+ Công trình do tỉnh quản lý X

+ Công trình do huyện quản lý X X

+ Công trình do xã quản lý X X X

- Hệ thống điện nông thôn X

- CSHT thông tin, viễn thông nông thôn X

- Chợ nông thôn

+ Chợ do tỉnh quản lý X X

+ Chợ huyện quản lý X X X

+ Chợ xã quản lý X X X X

2. Hệ thống CSHT xã hội nông thôn

- CSHT giáo dục, đào tạo X X X

- CSHT y tế X X X

- CSHT văn hóa

+ Công trình do tỉnh quản lý X

+ Công trình do huyện quản lý X X

+ Công trình do xã quản lý X X

+ Công trình do thôn, xóm quản lý X X

Với sự phân định chi tiết, cụ thể như vậy, từng nguồn vốn đầu tư sẽ

phát huy tốt hơn vai trò của mình trong xây dựng CSHT NTM. Nguồn

vốn NSNN sẽ có điều kiện tập trung vào những hạng mục CSHT chính

139

yếu, phát huy vai trò nguồn “vốn mồi” để kích thích sự tham gia của các

nguồn vốn khác. Cộng đồng, dân cư nông thôn sẽ phải ý thức rõ ràng

hơn về vai trò chủ thể của mình trong XDNTM, từ đó tích cực, chủ động

hơn trong việc đóng góp các nguồn lực tài chính cho xây dựng các hạng

mục CSHT gắn liền với cuộc sống của cộng đồng, dân cư nông thôn.

Các doanh nghiệp với những cơ chế chính sách phù hợp của nhà nước sẽ

không chỉ tham gia góp vốn đầu tư mà còn chủ động đầu tư trong các dự

án hợp tác công tư, phát huy vai trò của nguồn vốn doanh nghiệp trong

việc hỗ trợ, kết hợp cùng nguồn vốn NSNN để xây dựng các hạng mục

CSHT quan trọng ở nông thôn theo định hướng NTM.

3.2.2 Tối đa hóa các nguồn vốn ngân sách nhà nước cho xây dựng

cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Để tăng cường nguồn vốn NSNN cho xây dựng CSHT NTM, cần

thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Khai thác thế mạnh phát triển kinh tế của mỗi địa phương để gia

tăng nguồn thu cho NSNN

Mỗi huyện, xã, thậm chí từng làng cần xác định rõ thế mạnh phát

triển kinh tế của mình là gì (phát triển du lịch, làng nghề, tiểu thủ công

nghiệp, dịch vụ,...). Mỗi huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội thực tế đều có

những tiềm năng, thế mạnh riêng, nếu biết khai thác và có những chính

sách phát triển hợp lý sẽ là động lực phát triển chủ đạo của địa phương.

140

Bảng 3.3: Thế mạnh kinh tế của một số huyện trên địa bàn Hà Nội STT Tên huyện Thế mạnh kinh tế

1 Gia Lâm

- Phát triển làng nghề: gốm sứ, sản phẩm từ da, chế biến gỗ, dược liệu. - Phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng tập trung, chuyên canh.

2 Sóc Sơn

- Phát triển công nghiệp, dịch vụ. - Phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng tập trung, chuyên canh. - Phát triển du lịch.

3 Phú Xuyên Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp: khảm trai, thêu ren, làm giấy, may mặc, đóng giày, dệt lụa, mây tre đan, mộc dân dụng.

4 Ứng Hòa - Phát triển làng nghề: may, bún, đàn, khảm trai. - Phát triển nông nghiệp thâm canh quy mô lớn.

5 Thạch Thất

- Phát triển làng nghề: mộc, dệt, đan lát, chè lam, điêu khắc đá ong. - Du lịch văn hóa dân gian: lễ hội truyền thống, nghệ thuật múa rối nước.

6 Ba Vì

- Phát triển du lịch sinh thái: vườn quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh – Suối Tiên, Ao Vua,... - Phát triển du lịch văn hóa dân gian: các lễ hội truyền thống, các khu di tích lịch sử văn hóa tâm linh, múa Chuông, múa Rùa, văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường, hát Chèo, hát Tuồng.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, khảo sát

Trên cơ sở xác định đúng thế mạnh phát triển kinh tế, mỗi địa

phương cần xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể để phát triển thế mạnh

đó, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, gia tăng thu nhập,

tăng nguồn thu cho NSNN, từ đó tạo điều kiện động viên mọi nguồn lực

tài chính vào NSNN để phân bổ vốn đầu tư cho các công trình xây dựng

CSHT NTM.

Bên cạnh đó, Hà Nội cần tập trung nâng cao năng lực quản lý thu

thuế trên địa bàn bằng các biện pháp cụ thể. Ngoài việc tổ chức, tuyên

truyền các Luật thuế còn phải thường xuyên kiểm kê, rà soát để đưa hết

các đối tượng nộp thuế vào quản lý thu thuế. Đối với công tác kê khai

thuế, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc kê khai, nộp thuế

của các tổ chức, cá nhân, phát hiện các trường hợp kê khai sai hoặc thiếu

minh bạch để có biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nhằm nâng cao tính tự

141

giác trong việc tuân thủ các luật thuế, tổ chức thanh tra những doanh

nghiệp cố tình vi phạm chế độ kê khai nộp thuế. Đối với công tác quản

lý nợ thuế, cần tập trung lực lượng triển khai đôn đốc cưỡng chế thu hồi

nợ đọng thuế, phối hợp với ngân hàng, KBNN, các tổ chức tín dụng khác

để trích tiền từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân chây ỳ không

thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, cần

tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin để phát hiện đối tượng

có biểu hiện gian lận và bổ sung vào kế hoạch thanh tra, tổ chức thanh

tra 100% các hồ sơ hoàn thuế và tập trung vào các doanh nghiệp có quy

mô kinh doanh lớn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong

ngành thuế để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập.

Đẩy mạnh phân cấp NSNN cho ngân sách cấp cơ sở

Trên thực tế, nhu cầu vốn càng xuống các cấp ngân sách cơ sở thì

càng cao. Do vậy cần thực hiện các giải pháp đảm bảo bố trí đáp ứng

đủ nhu cầu vốn NSNN theo hướng đẩy mạnh phân cấp ngân sách cho

cấp cơ sở. Cụ thể, Hà Nội cần sửa đổi, bổ sung Quyết định số

55/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về tỷ lệ phần trăm

(%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở Hà Nội theo hướng

tăng cường hơn nữa nguồn thu để lại cho ngân sách địa phương, cơ sở

để phục vụ cho chương trình XDNTM nói chung và xây dựng CSHT

NTM nói riêng, cụ thể:

- Khuyến khích cấp huyện, cấp xã tăng cường quản lý, khai thác triệt

để nguồn thu từ đất, tài nguyên, khoáng sản sẵn có ở địa phương dựa trên

các chính sách, chế độ của Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của UBND

thành phố.

- Cho phép chính quyền cấp huyện được trực tiếp thu theo quy định

và hưởng tỷ lệ phần trăm số thu trực tiếp từ các doanh nghiệp đóng trên

địa bàn huyện, nhằm khuyến khích cấp huyện cùng với thành phố tạo

142

môi trường đầu tư, tích cực cải cách hành chính để thu hút nguồn vốn

đầu tư bên ngoài.

- Tăng tỷ lệ điều tiết các khoản thu từ đất đai cho chính quyền cấp

huyện, cấp xã, nhằm khuyến khích các cấp chính quyền chủ động, tích

cực hơn trong việc quản lý, khai thác nguồn thu từ đất để đầu tư xây

dựng CSHT NTM trên địa bàn.

Tăng cường khai thác giá trị quỹ đất ở địa phương cho NSNN để

cân đối thêm nguồn vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM

Biện pháp này nhằm biến nguồn vốn từ đất đai trở thành nguồn thu

ngân sách thông qua kênh huy động vốn của Nhà nước để phân bổ đầu tư

xây dựng CSHT NTM, từ đó tác động trở lại giúp cho việc sử dụng đất

ngày càng có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Có thể triển

khai theo 2 hình thức: Một là, giao đất tạo vốn bằng việc mở rộng phạm

vi thu hồi đất của dự án xây dựng CSHT NTM. Hai là, giao đất tạo vốn

nằm ngoài phạm vi xây dựng công trình CSHT của dự án. Ngoài ra, có

thể quy hoạch các khu đất có vị trí thuận lợi, khả năng sinh lợi cao, tiến

hành giải tỏa mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng để giao đất theo hình

thức bán đấu giá.

Đối với diện tích đất là trụ sở làm việc, cơ sở kinh doanh, hoặc diện

tích đất chưa sử dụng trên địa bàn các huyện, cần tiến hành điều tra khảo

sát đánh giá lại thực trạng sử dụng đất để sắp xếp hoặc thu hồi, từ đó tiến

hành giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định

của pháp luật.

Việc áp dụng hình thức giao đất, cho thuê đất cần thay đổi theo

hướng linh hoạt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể từng địa bàn,

bối cảnh kinh tế và tình hình tài chính của nhà đầu tư. Đối với những khu

đất có lợi thế thương mại cao thì áp dụng hình thức giao đất hoặc cho

thuê đất theo hình thức bán đấu giá. Đối với địa bàn miền núi, có lợi thế

143

thương mại thấp, cần khuyến khích đầu tư thì áp dụng hình thức thuê đất

theo quy định của pháp luật. Trong quá trình lựa chọn hình thức giao đất

hoặc cho thuê đất đối với các dự án đầu tư còn phải căn cứ vào nhiều yếu

tố khác để quyết định cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể nhưng

điểm mấu chốt là phải đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất về yêu cầu

phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như yêu cầu của chương trình

XDNTM nói riêng trên từng địa phương.

Huy động nguồn vốn từ đất đai là một trong những biện pháp tạo

thêm nguồn vốn lớn cho NSNN của Hà Nội. Trong những năm tới, huy

động nguồn vốn từ đất đai, góp phần tăng thu ngân sách địa phương để

chi đầu tư xây dựng các công trình CSHT nói chung và CSHT NTM nói

riêng vẫn là một trong những giải pháp quan trọng, tác động không

những về quy mô, tốc độ tăng thu ngân sách địa phương hàng năm mà

còn tác động đến khả năng, tốc độ đầu tư xây dựng các công trình CSHT

NTM ở Hà Nội trong những năm tiếp theo.

Khai thác hợp lý các nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài

Với lợi thế thủ đô, Hà Nội cần kết hợp giữa phát huy nội lực với

tranh thủ ngoại lực trong xây dựng CSHT NTM. Hà Nội cần đẩy mạnh

thu hút nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài, đặc biệt là vốn ODA bởi đây

là nguồn vốn vay có thời hạn dài, với nhiều ưu đãi, rất phù hợp với đặc

điểm hoạt động đầu tư XDCB. Để làm được điều này, các giải pháp phải

rất đồng bộ, cụ thể:

- Hà Nội cần làm tốt công tác quy hoạch phát triển CSHT nông thôn

và chuẩn bị tốt nguồn vốn đối ứng, trên cơ sở đó gắn vấn đề thu hút, huy

động với vấn đề sử dụng vốn ODA.

- Tăng cường tiếp cận nguồn vốn ODA qua các chương trình toàn

cầu về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (giáo dục, y tế, nước

144

sạch và vệ sinh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,...). Tăng

cường các hoạt động hợp tác khu vực và quốc tế.

- Hoàn thiện, tăng cường năng lực quản lý, điều phối của các cơ

quan quản lý nhà nước về ODA. Hoàn thiện hệ thống thể chế, chế tài để

tăng cường hiệu lực giám sát kiểm tra trong điều phối quản lý vốn ODA.

- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện đối ứng trong nước bao gồm: vốn

đối ứng, năng lực con người cần thiết để chuẩn bị và đảm bảo tính bền

vững của các chương trình và dự án sử dụng vốn ODA khi kết thúc.

- Thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thu

hút, sử dụng vốn ODA, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính

trị - xã hội của cộng đồng.

Mặt khác, Hà Nội vẫn cần tuyên truyền, quảng bá cho chương trình

XDNTM của Hà Nội trong đó chú trọng tới các quốc gia, tổ chức phi

chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài, các đối tác quốc tế. Tiếp đó là các

hoạt động ngoại giao, quan hệ của cấp chính quyền thành phố với các

chủ thể này để bày tỏ mong muốn, kêu gọi sự tài trợ, đầu tư của họ cho

chương trình XDNTM ở Hà Nội nói chung, trong đó tập trung vào đầu

tư xây dựng CSHT bởi đây là một trong những “mảng tối” trong

XDNTM của Hà Nội và cũng là mảng cần nhiều vốn đầu tư nhất.

Bên cạnh đó, việc thực hiện giải pháp này cũng cần phải thận trọng

bởi sự liên quan đến các vấn đề an ninh quốc phòng của đất nước. Kinh

nghiệm của các địa phương cho thấy, việc trải thảm đỏ thu hút các nguồn

vốn đầu tư nước ngoài là tốt, song chính quyền địa phương cần có sự cân

đối với lợi ích chung và toàn diện của địa phương cũng như của quốc gia.

Nếu làm được như vậy, Hà Nội sẽ xây dựng được một hệ thống cơ chế

chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong xây dựng CSHT NTM vừa

thông thoáng, cởi mở, vừa chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo hài hòa các lợi ích.

145

3.2.3 Tăng cường huy động nguồn vốn từ cộng đồng và doanh

nghiệp cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Để khai thác có hiệu quả hơn nguồn vốn cộng đồng và doanh nghiệp,

Thành ủy Hà Nội cần ban hành nghị quyết về 3 quan điểm huy động và sử

dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM như đã phân tích ở mục 3.1.3. Thành

ủy cũng cần chỉ đạo rõ ràng, cụ thể về vai trò, xác định địa chỉ đầu tư của

từng loại nguồn vốn. Từ những chỉ đạo đó, chính quyền thành phố có thể

thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách khuyến khích hiện có

Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ để huy động nguồn vốn cộng

đồng, doanh nghiệp xây dựng CSHT NTM đã có, tuy nhiên công tác tổ

chức thực hiện chính sách ở cơ sở còn chưa được thực hiện tốt, chưa theo

đúng quy trình chuẩn của tổ chức thực hiện các quyết định quản lý. Bên

cạnh đó, còn xuất phát từ nguyên nhân nhận thức. Kết quả khảo sát,

phỏng vấn các hộ gia đình cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ người dân

không biết Quyết định 16 là gì, nội dung của nó ra sao. Do vậy:

- Cần xóa bỏ quan điểm “xin cho” cả ở phía đối tượng thụ hưởng

(doanh nghiệp, nông dân) và phía cơ quan quản lý nhà nước. Muốn doanh

nghiệp, người dân nông thôn tích cực tham gia xây dựng CSHT NTM thì

thậm chí cơ quan quản lý nhà nước còn phải chủ động, tìm mọi cách để chế

độ hỗ trợ, khuyến khích đến với họ càng sớm, càng nhanh càng tốt.

- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ chính sách đến

từng cơ sở để người dân hiểu và nắm được chế độ, chính sách hỗ trợ, khuyến

khích hiện hành của Nhà nước trong xây dựng CSHT NTM.

- Phát huy vai trò tích cực của người đứng đầu. Lãnh đạo các cấp,

ngành về nông nghiệp, nông thôn cần đi sâu, đi sát, nắm được tình hình thụ

hưởng chế độ của người dân để kịp thời có những điều chỉnh.

146

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

nghiêm khắc, triệt để đối với các địa phương không thực hiện chế độ hỗ trợ,

khuyến khích cho nông dân, doanh nghiệp; hoặc lợi dụng chế độ để trục lợi

cá nhân, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp. Đông thời, kịp thời phát

hiện những điểm còn chưa hợp lý trong chế độ, chính sách hiện hành để tiếp

tục điều chỉnh, hoàn thiện trong những giai đoạn tiếp theo.

Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích mới

Để khai thác nguồn vốn từ cộng đồng, doanh nghiệp, các chính sách

khuyến khích cần bắt nguồn từ chính lợi ích của các đối tượng này. Do

vậy, trước khi ban hành các chính sách mới, Hà Nội cần thực hiện các

hoạt động điều tra, khảo sát sâu rộng ở quy mô toàn thành phố đối với

từng đối tượng, trên cơ sở đó nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng

của cộng đồng, doanh nghiệp, phải đi tới từng hộ gia đình, từng doanh

nghiệp, trang trại, hỏi ý kiến của từng người dân, từng cán bộ. Hoạt động

điều tra, khảo sát phải thực hiện một cách có hệ thống từ trên xuống, được

thực hiện từ cơ sở, từ cấp xã trước, sau đó từ xã tổng hợp số liệu gửi lên

huyện, từ huyện tổng hợp số liệu gửi lên thành phố. Trên cơ sở đó, chính

quyền Hà Nội cần nghiên cứu, ban hành các chính sách mới để khuyến

khích, tranh thủ hơn nữa sự tham gia của các nguồn vốn doanh nghiệp, cộng

đồng vào xây dựng CSHT NTM.

Đẩy mạnh khuyến khích các hình thức hợp tác công tư trong đầu tư

xây dựng CSHT NTM

Để làm được điều này, trước hết trong quy hoạch hệ thống CSHT NTM

ở Hà Nội cần xây dựng những danh mục dự án đầu tư phát triển có nhu cầu

sử dụng cao, khả năng thu hồi vốn ban đầu nhanh thông qua cơ chế thu phí,

có sức hấp dẫn nhà đầu tư. Tiếp đó, cần triệt để tranh thủ sự ủng hộ của các

cơ quan Trung ương như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... trong việc lựa chọn hình thức đầu tư,

147

các thủ tục triển khai đầu tư cũng như phối kết hợp với các địa phương trong

quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

Về các hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT, PPP, Hà Nội cần nghiên

cứu, thỏa thuận với các nhà đầu tư lựa chọn các hợp đồng đầu tư thích hợp

bảo đảm hài hòa các mặt lợi ích đầu tư. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng

đầu tư phải tuân thủ Luật Đầu tư cũng như phù hợp với các quy định chung

về hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Bên cạnh đó, Hà Nội cần đổi mới, hoàn thiện chính sách thu hút nhà

đầu tư theo hướng thông thoáng hấp dẫn hơn. Vì đầu tư xây dựng CSHT

NTM cần một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nhiều năm, nên

ngoài chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế và một số chính sách ưu đãi khác,

cần nghiên cứu đề xuất cho phép các nhà đầu tư khai thác giá trị đất đai bên

công trình do nhà đầu tư thực hiện. Điều này sẽ có tác dụng lớn kích thích

nhà đầu tư bỏ vốn, bởi nó làm cho đồng vốn của nhà đầu tư sinh lợi.

Phát hành trái phiếu thủ đô xây dựng CSHT NTM

Với nhu cầu vốn xây dựng CSHT NTM rất lớn, trong khi khả năng huy

động thực tế cho đến nay còn hạn chế, trong thời gian tới UBND Thành phố

Hà Nội cần phát hành trái phiếu thủ đô xây dựng CSHT NTM. Cách thức

này sẽ tạo động lực thu hút nhiều hơn nguồn vốn từ cộng đồng, doanh

nghiệp. Vốn trái phiếu sau khi huy động sẽ được phân bổ về các huyện để

tập trung xây dựng các công trình trọng yếu. Để có thể tranh thủ được nguồn

vốn này, cần xây dựng được danh mục dự án đầu tư và nâng cao chất lượng

các dự án đầu tư xây dựng CSHT NTM bởi đây là tiền đề để cộng đồng,

doanh nghiệp quyết định mua trái phiếu, đồng thời là căn cứ để chính quyền

thành phố phân bổ vốn đầu tư từ trái phiếu.

148

3.2.4 Thực hiện cơ chế tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa

phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Tương tác, hỗ trợ để xây dựng các công trình CSHT chung

Ở cấp thành phố, Hà Nội cần lập danh mục các công trình CSHT có thể

sử dụng chung cho nhiều huyện. Từ đó, đối với từng công trình, các huyện

có lợi ích và trách nhiệm liên quan sẽ họp bàn, thảo luận để thống nhất

phương án xây dựng, góp vốn đầu tư. Ở cấp huyện, chính quyền cũng phải

lập danh mục các công trình CSHT có thể sử dụng chung cho nhiều xã. Từ

đó, đối với từng công trình, các xã có lợi ích và trách nhiệm liên quan sẽ họp

bàn, thảo luận để thống nhất phương án xây dựng, góp vốn đầu tư.

Tương tác, hỗ trợ vốn từ quận, huyện có điều kiện cho huyện khó khăn

Có thể tạm gọi các quận/huyện có nhiều điều kiện về kinh tế cũng như

đã thực hiện thành công chương trình XDNTM là những Quận/Huyện có

điều kiện; những huyện còn đang gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong

phát triển kinh tế xã hội, XDNTM là những Huyện khó khăn. Chính quyền

Hà Nội lựa chọn và chỉ định các cặp quận, huyện có điều kiện và khó khăn

để thực hiện các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau.

Vốn được hỗ trợ từ Quận/huyện có điều kiện cho Huyện khó khăn và

được hình thành từ:

- NSNN của Quận/huyện có điều kiện. Khoản ngân sách này được trích

lập bắt buộc hàng năm theo một tỷ lệ nhất định trên tổng thu ngân sách địa

phương để điều tiết một phần ngân sách địa phương cho các hoạt động tài trợ

xây dựng CSHT NTM ở Huyện khó khăn.

- Vốn doanh nghiệp. Để huy động nguồn này, có thể dành cho doanh

nghiệp những ưu đãi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như hỗ trợ lãi suất

vay vốn ngân hàng, hỗ trợ giảm tiền thuê đất, mặt bằng kinh doanh... Đối với

một số công trình cụ thể, doanh nghiệp có thể được ưu tiên những lợi ích sau

khi công trình được hoàn thành. Chẳng hạn, đối với một dự án xây dựng

chung cư, doanh nghiệp nếu đầu tư vốn để tài trợ cho dự án thì sau khi dự án

149

hoàn thành, tùy thuộc vào số vốn góp của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có

thể được nhận những ưu tiên nhất định khi mua căn hộ. Đối với một số hoạt

động phát sinh lợi ích như đấu giá đất, đấu thầu XDCB, mua sắm máy móc,

thiết bị, vật tư,...cũng có thể xem xét dành cho doanh nghiệp những ưu tiên

hơn so với các doanh nghiệp khác.

- Vốn trong cộng đồng dân cư. Để huy động nguồn này, cần thực hiện

những chính sách khuyến khích người dân người dân, cộng đồng khi góp

vốn. Nếu là người dân, có thể dành cho họ những đãi ngộ, tuyên dương ngay

tại nơi mình sinh sống, cũng có thể dành cho họ những ưu tiên sau khi dự án

xây dựng CSHT được hoàn thành tùy thuộc vào số vốn góp của họ. Nếu là tổ

chức, có thể dành cho họ những cơ hội để quảng bá hình ảnh của tổ chức

mình, tạo điều kiện để mọi hoạt động của tổ chức được diễn ra thuận lợi.

Một mặt, chính quyền các Quận/huyện có điều kiện cần tổ chức các

buổi hội thảo, gặp mặt, trong đó có mời các đối tượng cần nhắm tới để

huy động nguồn vốn là doanh nghiệp, cộng đồng. Tại buổi các hội thảo,

gặp mặt đó, đại diện chính quyền sẽ thuyết minh về sự cần thiết của dự án

đầu tư, vai trò và những quyền lợi được hưởng khi tham gia góp vốn đầu

tư vào dự án. Mặt khác cần thành lập các tổ công tác đi tới từng doanh

nghiệp, xuống từng tổ dân phố, cụm dân cư để tuyên truyền, vận động; kết

hợp với các phương tiện truyền thông khác để tạo thành một mạng lưới

thông tin đa dạng hướng tới các đối tượng cần huy động vốn.

Các nguồn vốn huy động sẽ được tập hợp vào tài khoản vốn hỗ trợ đầu

tư xây dựng CSHT NTM được mở tại KBNN Quận/huyện có điều kiện.

Khi có các chương trình, dự án xây dựng CSHT NTM; các Huyện khó

khăn lập hồ sơ thuyết minh dự án trong đó đề xuất cụ thể mức vốn cần được

hỗ trợ và chuyển về Quận/huyện có điều kiện mà mình “kết nghĩa”. Sau khi

xem xét, thẩm định hồ sơ; Quận/huyện có điều kiện bố trí vốn hỗ trợ cho

chương trình, dự án.

150

Hình 3.1: Hỗ trợ vốn đầu tư từ Quận, huyện có điều kiện cho các Huyện khó khăn trong xây dựng CSHT NTM

Việc quản lý khoản vốn đầu tư được thực hiện kết hợp ở các

Quận/huyện có điều kiện và các Huyện khó khăn được nhận hỗ trợ, và phải

hướng tới các mục tiêu: hiệu quả cao, công khai minh bạch, và thực hiện tốt

trách nhiệm giải trình, trong đó tính hiệu quả phải luôn là yêu cầu số một.

Với sự tham gia của đa dạng các nguồn vốn trong xã hội, hoạt động quản lý

vốn đầu tư cần phải thực hiện tốt yêu cầu công khai, minh bạch trước các cơ

quan chức năng cũng như trước xã hội, đặc biệt là trước những đối tượng

trực tiếp góp vốn.

3.2.5 Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách của thành phố về quản lý

vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Trước hết, Hà Nội cần sửa đổi Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày

6/7/2012 của UBND thành phố, trong đó cần bỏ quy định cho phép doanh

nghiệp đầu tư xây dựng trước, thanh toán vốn sau. Các hoạt động đầu tư xây

dựng chỉ được thực hiện trên cơ sở đã tạm ứng được nguồn vốn đầu tư từ

NSNN, có như vậy mới giảm thiểu được tình trạng xây dựng tràn lan và nợ

xây dựng cơ bản.

TÀI KHOẢN VỐN HỖ

TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT NTM

Nguồn:

- Ngân sách quận, huyện

- Vốn doanh nghiệp

- Vốn cộng đồng dân cư

- Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước

Các chương trình, dự án về: - Xây dựng đường giao thông

- Thủy lợi

- Trường học - Bảo vệ môi trường

- Nước sạch nông thôn

Đề xuất

Vốn

Quận/Huyện có điều kiện Huyện khó khăn

151

Hà Nội cần rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản của thành phố về

quản lý vốn đầu tư XDCB, loại bỏ những văn bản chồng chéo, trái với quy

định của Luật, đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành cần ban

hành các quy định riêng về quản lý, thanh toán vốn đầu tư, có tính đến đặc

thù của các dự án xây dựng CSHT NTM.

Các quy định sau khi được sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới cần

phải hướng dẫn cụ thể về điều kiện, quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự

án và dự toán kinh phí thực hiện các dự án xây dựng CSHT NTM trên địa

bàn, tránh tình trạng luật, quy định đã ban hành nhưng các sở, ban ngành

và các huyện lúng túng không biết hướng triển khai ảnh hưởng tới hiệu

lực thi hành.

Các quy định cũng cần hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục thực hiện

tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện các dự án xây dựng CSHT

NTM trên địa bàn. Các quy trình này cần được đơn giản hóa về thủ tục, rút

ngắn thời gian thực hiện, phù hợp với tính đặc thù của hoạt động xây dựng

CSHT NTM nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện tại, đẩy nhanh tiến độ

giải ngân.

Việc sửa đổi, bổ sung, banh hành mới các quy định cần phải phù hợp

với các bộ Luật và có sự đóng góp ý kiến rộng rãi của các cấp, các ngành,

các viện nghiên cứu và các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố.

Các quy định, quy trình, thủ tục hành chính nói chung cũng như những

quy định, thủ tục, quy trình, các chế độ ưu tiên ưu đãi về tài chính nói riêng

cần được triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp quản lý từ thành phố tới các

huyện, xã đảm bảo cho doanh nghiệp, cộng đồng, nhà thầu, chủ đầu tư có thể

nắm và hiểu rõ được cơ chế, chính sách của thành phố về đầu tư xây dựng

CSHT NTM. Để làm được điều này, một mặt Hà Nội cần thực hiện niêm yết

công khai các cơ chế, chính sách, quy định tại trụ sở ủy ban các cấp, mặt

152

khác cần thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách ở mọi

cấp, đến từng người dân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội,...

3.2.6 Đẩy mạnh thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải

trình và các hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính

Tăng cường tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình

Để thực hiện trách nhiệm giải trình và công khai minh bạch về tài chính

trong xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội, trước hết cần làm tốt các nội dung

như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải tiến và hoàn thiện hệ

thống văn bản quy định, quy trình quản lý các cấp theo hướng đồng bộ,

thống nhất. Giảm thiểu tối đa cách thức làm việc theo cảm tính cá nhân,

hướng tới tất cả mọi thủ tục đều có quy trình rõ ràng, cụ thể. Trong quản lý

địa phương nói chung cũng như trong chỉ đạo XDNTM nói riêng, đây là

vấn đề rất quan trọng, cần được thống nhất thành chủ trương chung toàn

thành phố và triển khai sâu rộng tới từng huyện, xã. Từng xã nên chuẩn

hóa tất cả quy trình, thủ tục hành chính trong những hướng dẫn cụ thể, có

thể thể hiện dưới dạng sổ tay hướng dẫn hoặc văn bản hướng dẫn, từ đó

công bố công khai đến mọi người dân. Khi người dân đã nắm rõ quy trình,

thủ tục trong tay thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, rõ ràng đối với họ. Các

chủ trương, kế hoạch của chính quyền trong xây dựng CSHT NTM cũng sẽ

dễ dàng nhận được sự ủng hộ hơn.

Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tài chính

Cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính của

các cơ quan chức năng, của các cấp quản lý từ thành phố xuống Huyện, từ

Huyện xuống xã trong việc xây dựng CSHT NTM trên địa bàn. Về nguyên

tắc, các hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách

quan, phản ánh trung thực tình hình thực hiện các dự án xây dựng CSHT

NTM ở địa phương nói chung cũng như tình hình huy động và sử dụng vốn

đầu tư xây dựng CSHT tại địa bàn được thanh tra, kiểm tra. Nội dung các

153

hoạt động thanh tra, kiểm tra cần có độ đa dạng hợp lý, song cũng cần phải

có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hướng vào những địa bàn còn đang có

nhiều vướng mắc, thông qua đó mới tìm những khó khăn, vướng mắc,

những điểm chưa hợp lý trong thực tế, đối chiếu với kế hoạch, với chủ

trương, chính sách để có sự điều chỉnh hợp lý. Các hoạt động thanh tra, kiểm

tra, giám sát cũng cần đảm bảo tính hiệu quả, tránh gây tốn kém cho cả chủ

thể thanh tra, kiểm tra (các cơ quan quản lý, các ban ngành chức năngs) lẫn

đối tượng thanh tra, kiểm tra. Do vậy, cần thực hiện nội dung này với cách

thức như sau :

- Đối với các hoạt động thanh tra, kiểm tra mang tính thường xuyên,

định kỳ; chỉ nên thống nhất giao cho Ban chỉ đạo chương trình ở các cấp

thực hiện, làm như vậy để tránh cho địa phương, cơ sở phải báo cáo, giải

trình với quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra và chịu nhiều chi phí không

chính thức khác.

- Đối với các hoạt động kiểm tra, giám sát đột xuất, không thường

xuyên thì hệ thống các cơ quan như: Ủy ban kiểm tra, thanh tra Sở Tài chính,

thanh tra Sở Kế hoạch và đầu tư,...có thể thực hiện đồng bộ nhưng không

được để cho địa phương, cơ sở biết. Hoạt động này cần thực hiện hoàn toàn

bí mật để đảm bảo tính khách quan, sát thực tế; đồng thời tránh cho địa

phương những chi phí đón tiếp không cần thiết, gây lãng phí nguồn lực.

Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, những kiến nghị về hình thức, chế

tài xử lý đối với những sai phạm phát sinh cần phải được nghiêm túc thực

hiện và cần có cơ chế giám sát việc thực hiện các hình thức, chế tài xử lý

vi phạm đó.

Đổi mới hoạt động giám sát cộng đồng

Để nâng cao chất lượng hoạt động, giảm tính hình thức trong hoạt động

giám sát cộng đồng ở cơ sở, cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

154

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc thành lập các ban

GSCĐ ở cơ sở

Các ban GSCĐ cần phải được thành lập trên cơ sở dân bầu, không phải

do lãnh đạo chỉ định. Mọi hoạt động, quyết sách của ban đều phải được công

khai, minh bạch, được giải trình trước dân. Cũng trên nguyên tắc tập trung,

dân chủ, người dân có quyền giải tán ban để bầu ban khác nếu thấy hoạt

động không hiệu quả.

Tăng thẩm quyền và trách nhiệm pháp lý của ban GSCĐ trong suốt

quá trình đầu tư xây dựng các công trình CSHT NTM

Sự tham gia nhiều hơn của ban GSCĐ vào các khâu của quá trình

đầu tư XDCB còn có thể góp phần phá vỡ những mối liên kết ngầm vốn

phát sinh nhiều tiêu cực trong quá trình này. Do vậy, cần tăng cường sự

tham gia của ban GSCĐ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết

thúc đầu tư. Cụ thể:

- Trong khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế và lập dự toán: Các ban

GSCĐ ở cơ sở phải được trao quyền tham gia lựa chọn nhà thầu này, cụ thể

hợp đồng thuê tư vấn thiết kế phải có chữ ký của ban GSCĐ.

- Trong khâu thẩm định phương án thiết kế và dự toán chi phí công

trình: Các ban GSCĐ ở cơ sở phải được trao quyền cùng với cơ quan quản lý

nhà nước về đầu tư, xây dựng ở địa phương tham gia thẩm định phương án

thiết kế và dự toán chi phí công trình, kết quả thẩm định phải có chữ ký của

ban GSCĐ trước khi trình chủ đầu tư phê duyệt.

- Trong khâu giám sát thi công công trình: Ban GSCĐ ở cơ sở và toàn

bộ người dân trực tiếp ở nơi công trình được xây dựng phải được quyền

tham gia giám sát việc thi công xây dựng công trình về tiến độ, việc sử dụng

nguyên vật liệu, nội dung chi phí có đảm bảo đúng dự toán.

- Trong khâu nghiệm thu công trình: Ban GSCĐ ở cơ sở và toàn bộ

người dân trực tiếp ở nơi công trình được xây dựng phải được quyền tham

155

gia nghiệm thu công trình và biên bản nghiệm thu phải có chữ ký của ban

GSCĐ mới có hiệu lực.

Hình 3.2: Mô hình sự tham gia của ban GSCĐ vào quá trình đầu tư XDCB

Mối liên kết ngầm giữa chủ đầu tư và nhà thầu sẽ dẫn tới những biểu

hiện của tình trạng thông thầu trong đầu tư XDCB. Đây là một thực trạng

tiêu cực, làm thất thoát NSNN và pháp luật về đấu thầu và cạnh tranh đã có

những quy định cụ thể về chế tài xử lý, thậm chí tội thông thầu có thể bị xử

lý hình sự. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy rất khó để có thể phát hiện

tình trạng thông thầu nếu chỉ dựa vào sự quản lý, giám sát của các cơ quan

nhà nước. Với sự tham gia tích cực hơn của hoạt động giám sát cộng đồng,

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Chủ đầu tư (UBND huyện,

xã hoặc Ban quản lý dự án đại

diện)

Nhà thầu tư vấn

thiết kế, lập dự

toán chi phí xây

dựng công trình

Thuê

Phương án thiết kế + Dự toán

Cơ quan quản lý

nhà nước về đầu

tư, xây dựng

thẩm định

Phương án thiết kế + Dự toán

Trình chủ đầu tư phê duyệt

Nhà thầu thi công, giám sát, quản lý dự án

Đấu thầu

Nghiệm thu và quyết toán công trình

Ban GSCĐ

Ban GSCĐ Ban GSCĐ

Ban GSCĐ

156

những thủ đoạn tinh vi và tiêu cực phát sinh sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Mối liên kết ngầm tiêu cực giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong đầu tư xây

dựng CSHT NTM sẽ suy yếu nhiều, từ đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chắc

chắn sẽ được nâng lên.

Bên cạnh việc gia tăng thẩm quyền cho các ban GSCĐ ở cơ sở, cũng

cần phải có cơ chế quy trách nhiệm tập thể cũng như cá nhân cho ban GSCĐ

nếu như có sai phạm xảy ra.

Nâng cao trình độ của các thành viên ban GSCĐ ở cơ sở

Việc tăng thẩm quyền, trách nhiệm như trên sẽ làm tăng yêu cầu về

trình độ của thành viên các ban GSCĐ ở cơ sở. Những đổi mới nêu trên

khiến tính chuyên nghiệp của các ban GSCĐ cũng được nâng cao hơn. Mỗi

thành viên của các ban GSCĐ phải có kiến thức đầy đủ về đầu tư, xây dựng,

tài chính, kế toán. Do vậy, chính quyền các cấp của Hà Nội cần quan tâm tới

công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các ban

GSCĐ ở cơ sở. Nội dung đào tạo nên tập trung vào: kiến thức về quản lý đầu

tư XDCB, tài chính, kế toán trong đầu tư xây dựng, đào tạo về luật đầu tư,

luật đấu thầu.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân và với các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở

Việc giám sát cộng đồng không thể chỉ dựa vào một mình ban GSCĐ.

Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình CSHT nông thôn, các tổ

chức chính trị xã hội ở cơ sở cũng như từng người dân có quyền và trách

nhiệm giám sát, kiến nghị với ban GSCĐ hoặc trực tiếp có ý kiến với nhà

thầu, chủ đầu tư khi có vấn đề phát sinh. Khi đó, hoạt động giám sát cộng

đồng mới thể hiện rõ được tính cộng đồng mới đi vào thực chất và hiệu quả.

157

3.2.7 Các giải pháp khác

Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới

Đối tượng cần được tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Đối tượng đầu tiên cần được tuyên truyền và nâng cao nhận thức về

nông thôn mới chính là người dân. Người dân là chủ thể xây dựng nông thôn

mới, chính vì vậy, cần phải tuyên truyền để nhân dân dân hiểu về trách

nhiệm và nghĩa vụ của mình, từ đó tự giác thực hiện. Để xây dựng được

nông thôn mới, đòi hỏi người dân phải nỗ lực, không những đóng góp công

của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh

thần của gia đình, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển dân chủ

ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh nghiệm của nhiều nơi cho thấy, nếu cứ áp đặt

cho người dân, không để cho người dân được tham gia bàn bạc, quyết định

thì dễ dẫn tới thất bại. Chỉ khi nào người nông dân hiểu được trách nhiệm lớn

lao của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng nông thôn

mới mới có khả năng thành công. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là

nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, công tác tuyên

truyền cần phải hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng. Bất kỳ

giai cấp, tầng lớp nào sinh sống ở nông thôn, được hưởng thụ thành quả

của nông thôn mới thì đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng nông

thôn mới.

Đối tượng thứ hai cần tuyên truyền là đội ngũ cán bộ. Đối với đội ngũ

cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, công tác tuyên tuyền tốt cũng sẽ cung

cấp cho họ nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích để vận dụng sáng tạo vào

điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Kiến thức đầy đủ cũng sẽ giúp đội ngũ cán

bộ có thể hướng dẫn người dân nông thôn trong thực hiện XDNTM được

hiệu quả hơn.

158

Nội dung tuyên truyền, giáo dục

Các nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục cần làm rõ là: Vai trò

của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước nói chung, công cuộc xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội

nói riêng; Mục tiêu của chương trình XDNTM của Hà Nội; Nội dung trọng

tâm của chương trình XDNTM trên địa bàn Hà Nội; Vai trò của các chủ thể

trong phát triển nông thôn, nhấn mạnh vai trò chủ thể của người nông

dân để họ thấy mình không phải người đứng ngoài cuộc, không trông

chờ, ỷ lại vào NSNN.

Cách thức tuyên truyền, giáo dục

Cần học tập các nước trong việc tuyên truyền quảng bá cho phong

trào. Nếu đã coi XDNTM là một chương trình mục tiêu quốc gia thì cần

phải có biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) riêng của chương trình, được

sử dụng thống nhất trong các băng - rôn, maket, hội nghị, hội thảo,... ở tất

cả các địa phương, các cấp, các ngành. Mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của

chương trình phải được tuyên truyền sâu rộng tới địa phương, tới từng

người dân nông thôn thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình,

báo chí, phim ảnh, các cuộc thi tìm hiểu,... Các điển hình địa phương, cá

nhân tiêu biểu trong thực hiện chương trình cần được tôn vinh, công bố

rộng rãi trên mọi phương tiện để các địa phương, người dân noi theo.

Tăng cường sự tham gia của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới

Các cấp chính quyền cần tạo điều kiện hơn nữa để người dân được

tham gia trực tiếp vào các chương trình, dự án cụ thể về xây dựng CSHT

NTM ở nơi họ sinh sống. Người dân cần được biết về chủ trương, kế hoạch,

dự án xây dựng các công trình CSHT tại địa bàn họ sinh sống. Họ cũng cần

được tham gia ý kiến về phương án thực hiện các nội dung này. Đặc biệt đối

với các công trình có sự đóng góp tiền của, họ rất cần được biết đồng vốn,

nguồn lực mà họ đóng góp được sử dụng có đúng mục đích không, họ cần

159

phải được tham gia nghiệm thu các công trình thiết yếu phục vụ cho chính

họ tại nơi cứ trú. Do vậy, các cấp chính quyền địa phương cần thực hiện tốt

quy chế dân chủ ở cơ sở, làm sao để “dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm

tra”. Chính quyền cần công khai, minh bạch các công việc. Người dân cần

phải được thông tin đầy đủ, đa chiều. Chẳng hạn, trong việc xây dựng

CSHT, người dân cần biết được chủ trương của Đảng và Nhà nước thực hiện

chương trình này là vì muốn tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế,

nâng cao đời sống của họ. Để làm được điều này, thì cần có sự ủng hộ, tự

nguyện đóng góp thêm của nhân dân, vì nguồn ngân sách còn hạn hẹp. Nhà

nước chỉ hỗ trợ một phần, hỗ trợ kỹ thuật, còn giá trị còn lại của công trình

thì người dân cần tự nguyện đóng góp sức lao động, góp đất để giải phóng

mặt bằng, đóng góp một phần kinh phí,… Nếu người dân hiểu kỹ được vấn

đề, thì sẽ xoá được tư tưởng trông chờ, ỷ lại và vui vẻ đóng góp.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nên ở nhiều địa phương với nhiều

cách làm khác nhau đã thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

Có địa phương thực hiện sự đóng góp theo nhân khẩu, có địa phương thực

hiện sự đóng góp theo hộ, có địa phương thì thực hiện sự đóng góp theo diện

tích đất canh tác được hưởng,… Thực tiễn cho thấy, dù thực hiện bằng cách

này hay cách khác, nếu người dân được bàn bạc, được đóng góp ý kiến của

mình thì sẽ tạo ra được sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện. Ở

không ít địa phương, do đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mà

nhiều hộ chỉ có thể hiến đất, đóng góp vật liệu, sức lao động mà không có

khả năng đóng góp bằng tiền. Tuy nhiên cái quan trọng là người dân đã hiểu

được vai trò chủ thể NTM của mình và tự nguyện góp công, góp của với một

tinh thần nhiệt huyết và tích cực nhất.

Giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xây dựng cơ bản

Giải pháp này cần được thực hiện theo 2 hướng: Xử lý nợ còn tồn

đọng, Không để phát sinh thêm nợ mới.

160

Đối với hướng thứ nhất, các địa phương còn tồn đọng nợ cần bố trí NS

ngay từ khi lập dự toán NSNN đầu năm để trả nợ XDCB. Tăng cường đấu

giá đất, 100% số kinh phí thu được sẽ để lại cho huyện để trả nợ; bổ sung NS

thành phố để hỗ trợ cho các huyện trả nợ.

Đối với hướng thứ hai, việc phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển của

các địa phương cần bảo đảm tập trung, không dàn trải; chỉ đạo dừng, giãn,

hoãn tiến độ, cắt giảm quy mô các hạng mục công trình chưa thực sự cần

thiết, không khởi công xây dựng công trình mới, kiên quyết không để phát

sinh thêm nợ đọng.

Thực hiện thanh tra toàn diện đối với các địa phương để phát sinh nợ

XDCB trong thời gian qua, xác định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý và

có chế tài xử lý nghiêm khắc.

Thí điểm áp dụng khung đánh giá chi tiêu công cho các cấp chính quyền trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM

Đánh giá chi tiêu công đem đến một cái nhìn toàn diện về các hoạt

động thu, chi NS, là căn cứ để thực hiện các điều chỉnh về kế hoạch, chính

sách, định mức, quy trình quản lý,...từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chi

tiêu công. Hiện nay, Ban thư ký chi tiêu công và trách nhiệm tài chính -

Ngân hàng thế giới đã đề xuất khung đánh giá chi tiêu công dựa trên 6 chỉ

tiêu quan trọng là:

1. Độ tin cậy của ngân sách: Ngân sách phải mang tính thực tế và được

thực thi như dự kiến.

2. Tính toàn diện và tính minh bạch: Giám sát rủi ro ngân sách và tài

chính phải mang tính toàn diện, công chúng phải tiếp cận được với thông tin

về ngân sách.

3. Lập ngân sách trên cơ sở chính sách: Dự thảo ngân sách phải đi liền

với chính sách của chính phủ.

161

4. Khả năng dự tính và kiểm soát quá trình thực thi ngân sách: Ngân

sách sẽ được thực thi một cách có trật tự và có thể dự tính được, và cần phải

sắp xếp để kiểm soát và quản lý việc sử dụng công quỹ.

5. Kế toán, ghi sổ và báo cáo: Hồ sơ và thông tin đầy đủ được cung

cấp, lưu giữ và công bố nhằm mục đích kiểm soát việc ra quyết định, quản lý

và báo cáo.

6. Kiểm toán và Giám sát bên ngoài: Kế hoạch giám sát tài chính công

và theo dõi việc thực hiện của các cơ quan thi hành đang được thực hiện.

Mỗi chỉ tiêu này sẽ được cụ thể hóa bằng những tiêu chí nhỏ hơn nữa,

có thể lượng hóa bằng việc chấm điểm (Xem phụ lục). Khung đánh giá chi

tiêu công nói trên đã được thử nghiệm ở cấp quốc gia và đem lại kết quả tốt.

Hình 3.3: Khung đánh giá chi tiêu công do Ban thư ký chi tiêu công và trách nhiệm tài chính - Ngân hàng thế giới đề xuất

Nguồn: [11]

Trong hoạt động sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, các cấp

chính quyền ở Hà Nội cần thí điểm, tiến tới áp dụng thường niên khung

đánh giá này bởi công việc này đem đến 2 tác dụng: Một là, cung cấp cài

nhìn toàn diện về hoạt động sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM

trên địa bàn thành phố, xác định và lượng hóa một cách chính xác, khách

Lập ngân sách trên cơ sở chính sách

Kiểm toán và giám sát

bên ngoài

Dự tính và kiểm

soát thực hiện ngân

sách

Tính toàn diện và minh bạch

Độ tin cậy của ngân sách

162

quan những điểm được và chưa được của hoạt động này để từ đó có

những điều chỉnh phù hợp. Thứ hai, kết quả đánh giá cũng là cơ sở đáng

tin cậy để chính quyền các cấp thực hiện một cách có hiệu quả các cơ chế

huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, giảm bớt các hoạt

động không cần thiết, nhờ vậy tiết kiệm được chi phí giao dịch của chính

quyền trong công tác huy động vốn.

Để đưa khung đánh giá này vào thực tiễn, Hà Nội cần nghiên cứu,

cụ thể hóa các chỉ tiêu, xây dựng các thang đo, bảng điểm cụ thể, thí điểm

áp dụng ở một số địa phương, trước khi tổng kết và áp dụng trên phạm vi

toàn thành phố.

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương

Cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến khu

vực “tam nông”, cụ thể là: đổi mới phân cấp quản lý đầu tư công; sửa đổi

hoàn thiện quy chế thẩm định dự án, thẩm định vốn, quyết định đầu tư;

chính sách phát triển thị trường; chính sách tăng cường đầu tư cho khoa

học công nghệ phục vụ nông nghiệp; chính sách đặc thù phù hợp phát

triển vùng miền núi, dân tộc thiểu số; chính sách huy động nhiều nguồn

lực khác từ các thành phần kinh tế, từ nhân dân cho sự nghiệp phát triển

nông nghiệp, nông thôn.

- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao nhất các

nguồn lực trong xã hội, kể cả huy động vốn ODA và FDI đầu tư phát

triển CSHT nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể:

+ Tiếp tục có chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo cơ chế, động lực

thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông

thôn; Nhân rộng, phổ biến các mô hình xã hội hóa đầu tư, mô hình quản

lý các công trình hạ tầng có hiệu quả, bền vững cho các vùng nông thôn;

163

+ Nhà nước hỗ trợ một phần và có cơ chế huy động kinh phí để thực

hiện duy tu, bảo dưỡng công trình nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện

để các địa phương chủ động kêu gọi triển khai các hình thức đầu tư BT,

BOT, PPP;

+ Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, phát triển đồng bộ

hệ thống giao thông nông thôn, kết nối với đầu mối giao thông chung

của cả nước; phát triển hạ tầng điện, đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản

xuất và sinh hoạt khu vực nông thôn.

- Chính phủ, Bộ Tài chính cần sớm ban hành các Nghị định, Thông

tư hướng dẫn Luật NSNN sửa đổi 2015, tạo điều kiện cho địa phương có

thể sớm đưa Luật vào thực tiễn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

NSNN.

- Tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý đầu tư công gắn việc quyết

định đầu tư với việc phân bổ nguồn lực và cân đối vốn; thực hiện giao kế

hoạch đầu tư trung hạn; sửa đổi hoàn thiện quy chế thẩm định dự án,

thẩm định vốn, quyết định đầu tư, khắc phục tình trạng mất cân đối vốn

như hiện nay; Nghiên cứu sửa đổi cơ chế, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư

theo Quyết định số 60/2010/QĐ - TTg ngày 30/09/2010 của Thủ tướng

Chính phủ; Bổ sung các cơ chế, chính sách đầu tư công cho nông nghiệp,

nông dân và nông thôn thông qua quy chế phân bổ vốn đầu tư, đảm bảo

đầu tư từ NSNN 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 cao gấp 2 lần giai đoạn

2006 - 2010.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thu tiền sử dụng đất,

về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích

đầu tư, nhất là các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ chế

biến nông sản thực phẩm sau thu hoạch, dự án đầu tư vào các vùng khó

khăn, đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích

xuất khẩu.

164

- Kịp thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập của Nghị định số

78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối

tượng chính sách khác; Nghị định số 61/2010/ NĐ-CP ngày 04/6/2010 về

chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục

vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn... tạo tính thống nhất, minh bạch, thuận

tiện, hiệu quả đối với sự nghiệp phát triển “tam nông” trong thời gian tới.

3.3.2 Đối với Thành ủy Hà Nội

Thành ủy Hà Nội cần chỉ đạo tập trung việc nâng cao năng lực đội

ngũ cán bộ chính quyền địa phương, bao gồm cả cán bộ lãnh đạo quản lý

và đội ngũ công chức chính quyền. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản

lý, một mặt cần đẩy mạnh thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ,

đưa cán bộ đi học các chương trình, khóa học nâng cao nghiệp vụ lãnh đạo

quản lý. Đặc biệt, Hà Nội cần học tập kinh nghiệm Hàn Quốc, mở trường

học về xây dựng NTM và đưa các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở huyện xã đi

học. Mặt khác, cần tăng cường thực hiện công tác luân chuyển, điều động

có thời hạn cán bộ từ thành phố xuống huyện, từ huyện xuống xã, giao

nhiệm vụ kết hợp cho cán bộ luân chuyển, vừa phát huy chất xám, trí tuệ để

XDNTM tại địa phương, vừa thực hiện nhiệm vụ dìu dắt, bồi dưỡng cán bộ

tại chỗ để có thể tiếp tục thay thế sau khi hết thời hạn luân chuyển.

Thành ủy Hà Nội cần chỉ đạo việc đổi mới phương thức tuyển dụng và

chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức chính quyền. Một thực tế rõ ràng là

từ xưa đến nay công tác tuyển dụng cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà

nước ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn mang nặng tính cảm

tính, nhiều trường hợp được tuyển dụng do quan hệ cá nhân, do là “con ông

cháu cha” chứ không dựa trên năng lực thực sự. Chế độ đãi ngộ và sử dụng

lao động cũng mang tính “cào bằng” mà không có tác dụng kích thích, tạo

động lưc cho cán bộ làm việc hiệu quả, lâu dần cán bộ rơi vào trạng thái trì

trệ, mặc các căn bệnh cố hữu của cán bộ khối cơ quan công quyền như: cửa

165

quyền, hách dịch, quan liêu,...Để thực hiện thành công chương trình

XDNTM của Hà Nội, trong giải pháp về con người này, Hà Nội cần tiên

phong trong cả nước trong việc thay đổi cơ chế tuyển dụng và sử dụng, đãi

ngộ cán bộ làm việc trong chính quyền các cấp theo hướng thu hút nguồn

nhân lực có chất lượng cao. Công việc này cần được thực hiện đồng bộ,

nghiêm túc, chặt chẽ và khắt khe từ khâu tuyển dụng, phải chú ý tới trình độ,

bằng cấp, năng lực thực sự, đặt những yếu tố này lên hàng đầu chứ không

phải là quan hệ cá nhân, quen biết; tiếp đó cần mạnh dạn giao cho cán bộ

những công việc, những trọng trách có tính thử thách cao để tạo động lực,

kích thích sự chủ động, sáng tạo của cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

cũng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, trong đó đặc biệt chú trọng

đào tạo đạo đức công vụ, hình thành lớp cán bộ mới của một nền “hành

chính phục vụ” thực sự chứ không phải của “cơ chế xin cho” như trước.

Công việc này cần phải được thực hiện ngay đối với lớp cán bộ thế hệ mới là

những sinh viên mới ra trường mới thực sự phát huy được hiệu quả và có

tính khả thi.

3.3.3 Đối với UBND Thành phố Hà Nội

UBND Thành phố Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách

hành chính ở các cấp chính quyền địa phương, trong đó cần tập trung vào

các nội dung:

Tích cực đổi mới nhận thức của các cấp chính quyền về nền hành chính công

Công tác cải cách hành chính những năm vừa qua ở Hà Nội tuy đã có

nhiều cải tiến đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong đó điểm mấu chốt

là vẫn chưa có sự thay đổi căn bản về quan điểm của chính quyền các cấp

đối với nền hành chính công. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở các cấp chính

quyền cơ sở, không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở thành thị cũng tồn tại. Một

nền hành chính công tiên tiến, hiện đại phải hướng tới phục vụ nhân dân,

166

doanh nghiệp; coi đây như khách hàng mà mình phải phục vụ trong nền kinh

tế thị trường. Để làm được điều này, cần thực hiện:

Thống nhất quan điểm chỉ đạo chung toàn thành phố

UBND thành phố cần tiếp tục thống nhất quan điểm này và tiếp tục

triển khai sâu rộng tới các địa phương, cơ sở trên địa bàn Hà Nội.

Đánh giá đúng vai trò của người dân, doanh nghiệp

Các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở cần phải hiểu được lý

do phải thay đổi này chính là bởi ngày nay, với một nền kinh tế thị trường

đang phát triển mạnh mẽ thì chính người dân, doanh nghiệp chính là chủ thể

của phát triển thành phố, chính là những chủ thể đóng thuế, tạo ra thu nhập,

tạo ra sự phát triển và phồn vinh cho xã hội. Do vậy, họ đáng được trân

trọng, cần phải được phục vụ thật tốt và chu đáo. Chỉ khi người dân cảm thấy

tự tin khi đến ủy ban làm việc, không cảm thấy đây là trốn công đường khắt

khe nữa thì họ mới tin tưởng, mới tham gia, mới đóng góp cho sự nghiệp

phát triển kinh tế xã hội cũng như cho công cuộc XDNTM.

Xây dựng một nền hành chính công vụ chuyên nghiệp ở mọi cấp chính quyền

Ở Trung ương, Chính phủ có hai sứ mệnh chủ yếu, thứ nhất: lựa chọn

và quyết định các chính sách điều hành quốc gia, và thứ hai: chịu trách

nhiệm về sự vận hành của bộ máy công vụ toàn quốc. Tương ứng với hai sứ

mệnh ấy, Chính phủ thường gồm hai bộ phận, một là bộ phận Hành pháp

chính trị, có chức năng phát hiện, dự báo, thảo luận, lựa chọn và quyết định

các chính sách điều tiết, và hai là bộ phận Hành chính công vụ thực thi

những thẩm quyền thuộc chính quyền trung ương.

Nếu Bộ trưởng là chính khách, tham gia vào hành pháp chính trị, thì

công chức cao nhất đứng đầu nền hành chính công vụ là một Thứ trưởng. Là

công chức cao nhất trong nền công vụ, mọi quyết định về công vụ vì thế sẽ

phải dừng lại ở cấp cuối cùng có thẩm quyền giải quyết là cấp thứ trưởng.

167

Sau khi phân quyền rạch ròi cho cấp địa phương, phần dịch vụ công

còn lại thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương, ví dụ hải quan, thuế

quan, kiểm lâm, kiểm ngư, bảo vệ môi trường… sẽ được tổ chức theo ngành

dọc từ tổng cục, cục, chi cục xuống các khu vực hoặc được ủy quyền cho địa

phương thực hiện. Nếu chính khách được lựa chọn theo các tiêu chí chính trị,

nghĩa là các nhà lãnh đạo có năng lực tạo ra tầm nhìn và giá trị mới thu hút

hậu thuẫn của cử tri toàn quốc, công chức trong bộ máy hành chính công vụ

được tuyển chọn, đề bạt và thăng tiến chủ yếu dựa trên thực tài, tính chuyên

nghiệp, kỷ luật, trung thành và mẫn cán với các sứ mệnh thực thi pháp luật.

Ở các cấp tỉnh, huyện, xã, sự phân tách cũng được thực hiện theo mô

hình như vậy. Điều này từng bước sẽ giúp hình thành một nền công vụ thực

sự chuyên nghiệp và hiệu quả.

Phân cấp rõ ràng giữa chính quyền các cấp

Để phân cấp rõ ràng, hiệu quả, trước hết cần xác định thật rõ đối tượng

phục vụ của chính quyền các cấp. Các nội dung từ trị an, hộ tịch, kinh doanh,

cấp phép xây dựng, cho tới đăng ký tài sản, quản lý thị trường, bảm đảm an

toàn thực phẩm… phần lớn dịch vụ công thiết yếu được cung cấp cho người

dân bởi chính quyền cấp cơ sở (xã, phường, quận, huyện). Rất hiếm khi

người dân mới cần tới dịch vụ công của chính quyền cấp tỉnh thành. Khách

hàng của nền hành chính cấp tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp. Chính quyền

trung ương, nếu có duy trì một số dịch vụ công được tổ chức theo ngành dọc

như thuế, hải quan, cũng tổ chức hệ thống từ tổng cục tới chi cục như các đại

lý bố trí đều khắp ở các khu vực và địa phương.

Như vậy, thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước từ cổ xưa đã phân tách

một cách khá tự nhiên đối tượng phục vụ của cơ quan quản lý nhà nước từ

cấp phường xã tới cấp tỉnh, điều này cũng giống như một sự phân chia thị

trường. Việc phân cấp quản lý ấy tuân theo những nguyên tắc phổ quát đúc

rút từ lý thuyết tổ chức của khu vực kinh tế tư nhân, theo đó một dịch vụ cần

168

được quyết định và thực hiện bởi nơi có thông tin đầy đủ nhất, có thể tiến

hành dịch vụ với chi phí giao dịch hợp lý nhất. Việc khai sinh, kết hôn, khai

tử, thanh tra xây dựng, đo đạc và lập bản đồ địa chính… không cấp nào phù

hơn là cấp phường xã. Việc quản lý mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, cấp

phù hợp sẽ là chính quyền cấp huyện. Cứ như thế, nếu xác định rõ đối tượng

phục vụ (hay phân khúc thị trường), chính quyền từng cấp cần quản trị

nguồn lực của mình một cách tương ứng để phục vụ tốt nhất khách hàng.

Một ví dụ điển hình cho việc phân cấp này là ở Trung tâm chính trị-

hành chính của chính quyền tỉnh Bình Dương mới vận hành từ đầu năm

2014. Vì khách hàng của nền hành chính cấp tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp,

trụ sở mới của UBND tỉnh Bình Dương có dáng dấp rõ rệt là một trung tâm

dịch vụ, thân thiện với khách hàng hơn là công đường quyền uy truyền

thống. Ở đó, người dân không cảm thấy nhỏ bé trước công quyền, họ tự tin

hơn vì cảm nhận được thái độ chính quyền được tổ chức ra để phục vụ nhân

dân. Không có những người bảo vệ canh gác nghiêm cẩn, khách ra vào

không phải xuất trình chứng minh thư, không phải trình báo lý do tới công

đường. Ngược lại, người dân được tư vấn, được phục vụ trong một không

gian thân thiện, minh bạch, tiện lợi và sang trọng không kém các trung tâm

thương mại hiện đại. Làm được như vậy bởi chính quyền tỉnh này hiểu rằng

tăng trưởng, phát triển và giàu có, 96% GDP hay phần lớn miếng bánh phúc

lợi của tỉnh có được phần lớn do công lao đóng góp của khu vực doanh

nghiệp và dịch vụ. Những khách hàng ấy cần đến và ở lại với Bình Dương,

họ là khách cần được phục vụ, hơn là đối tượng bị cai trị.

Những quan sát từ thực tiễn ở trên cho thấy trong cùng một thể chế

chính trị ở nước ta, nếu xác định rõ phân khúc khách hàng cần được phục

vụ, chất lượng dịch vụ công ở các cơ quan quản lý nhà nước có thể được

cải tiến đáng kể.

169

KẾT LUẬN

Đề tài “Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội” là một đề

tài có tính cấp thiết, mang nhiều ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Tuy

nhiên cũng chính vì thế mà đây không phải là một đề tài dễ thực hiện. Vì

vậy mà mục tiêu, định hướng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu đề

tài cần phải được một cách cụ thể, rõ ràng và khoa học ngay từ đầu. Qua

quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã thu được các kết

quả nghiên cứu chính như sau:

Một là, luận án đã xây dựng được một hệ thống lý luận nền tảng về

CSHT NTM và vấn đề huy động, sử dụng vốn đầu tư cho xây dựng

CSHT NTM.

Hai là, luận đã phản ánh được “bức tranh” toàn cảnh nông thôn Hà

Nội trước và sau 5 năm thực hiện đề án XDNTM. Những đối chiếu, so

sánh giữa 2 “bức tranh” đã được thực hiện để thấy được Hà Nội đã làm

được những gì và chưa làm được những gì trong XDNTM.

Ba là, luận án đã phân tích cụ thể thực trạng và đã chỉ ra được 6 vấn

đề đang đặt ra đối với công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng CSHT NTM trên địa bàn Hà Nội

Bốn là, trên cơ sở bối cảnh, yêu cầu XDNTM toàn thành phố, luận án

đã xác định những mục tiêu, quan điểm chủ đạo trong huy động và sử dụng

vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội trong thời gian tới. Từ đó, luận

án đã đưa ra hệ thống 6 giải pháp, đồng thời đề xuất các kiến nghị tới các

cơ quan ở trung ương, tới Thành ủy và UBND Thành phố Hà Nội.

Các kết quả nghiên cứu trên của luận án cần tiếp tục được phát triển

trong các công trình nghiên cứu tiếp theo, để những kết quả nghiên cứu

này không chỉ có ý nghĩa đối với việc xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội

mà còn có thể áp dụng trên phạm vi cả nước.

170

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Sỹ Thọ (2011), “Một số vấn đề về xây dựng nông thôn mới ở

Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 12 (177), tháng

7/2014, tr.52-55;

2. Lê Sỹ Thọ (2012), “Vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 2 (103), tháng

2/2012, tr.63-66;

3. Lê Sỹ Thọ (2013), “Xây dựng nông thôn mới: Thấy gì qua kinh

nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo,

số 21 (557), tháng 11/2013, tr.72-74;

4. Lê Sỹ Thọ (2014), “Bàn về công tác chi NSNN cho Chương trình

xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số

16 (576), tháng 8/2014, tr.57-59;

5. Lê Sỹ Thọ (2015), “Huy động vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn Hà Nội - Giải pháp từ các nguồn vốn đặc thù”, Tạp chí

Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số cuối tháng 6/2015, tr.66-68.

171

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

1. Asian Development Bank (1999), Technical Assistance to Thailand

for development of Agriculture and cooperatives;

2. Amador Hidalgo, Francisco, Nguyen Xuan Thao (2010), Bases for

territory - based rural development in the central highlands,

Agricultural Publishing house, Ho Chi Minh city, Viet Nam;

3. Fu and S.Shei (1999), Agricultures as the foundation for

development: The Taiwanese story, Edited by Erik Thorbecke and

Henry Wan, Kluwer academic publisher;

4. Guo Huancheng, Ren Guozhu, Lü Mingwei (2007), Countryside of

China, China Intercontinental Press, Beijing;

5. Pawan Kumar (2006), “Rural infrastructure in India New thrust

areas”, e-magazine mycoordinates.com;

6. Robert Fishbein (2001), Rural Infrastructure in Africa: Policy

Direction, AFR Infrastructure Family, The World Bank;

7. Sahat M.Pasaribu (2005): “Rural Development in Thailand: OTOP

Program for Poverty Alleviation”, Indonesian Center for Agriculture

Socioeconomic and Policy Studies, Indonesia;

8. Sooyoung Park (2009), “Analysis of “Saemaul Undong” A Korean

Rural Development Programme in the 1970s”, Asia-Paciffic

Development Journal, 16(2);

9. Shin'ichi Shigetomi (1998), Cooperation and community in rural

Thailand, Institute of developing economies, Tokyo;

10. Solon Barraclough, K. Ghimire, H. Meliczek (1997), Rural

development and the environment, United Nations Research Institute

for Social Development, Switzerland;

172

Tài liệu tiếng Việt

11. Ban thư ký chi tiêu công và trách nhiệm tài chính (2005), Quản lý tài

chính công - Khung đánh giá kết quả thực hiện, Ngân hàng thế giới;

12. Quách Nhan Cương, Doãn Văn Kính, Uông Tổ Đỉnh (1996), Kinh tế

các nguồn lực tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội;

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam

nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội

15. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Sổ tay hướng dẫn xây

dựng nông thôn mới, Nxb Hồng Đức, Hà Nội;

16. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2012), “Chính sách đất đai phát

triển tam nông: những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, 8;

17. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn

Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nxb nông nghiệp,

Hà Nội;

18. Vũ Cương, Phạm Văn Vận (chủ biên), Giáo trình Kinh tế công cộng,

Đại học kinh tế quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;

19. Nguyễn Xuân Cường (2006), “Trung Quốc với việc xây dựng nông

thôn mới XHCN”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 2, tr.3-12;

20. Nguyễn Tiến Dĩnh (2003), Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát

triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;

21. Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước

đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội;

22. Dìu Đức Hà (2012), “Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao

thông nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Tài chính, 8;

173

23. Nguyễn Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hóa nông

nghiệp Trung Quốc, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội;

24. Cát Chí Hoa (2009), From a rural area to a new country (từ nông

thôn mới đến đất nước mới), sách dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội;

25. Hoàng Văn Hoan (2013), Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc nước ta hiện nay, Báo cáo tổng

quan khoa học đề tài cấp bộ năm 2013, Học viện Chính trị khu vực I;

26. Ngô Việt Hương (2013), “Cần tăng cường vốn đầu tư cho nông

nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 17;

27. Phạm Văn Khoan, Hoàng Thị Thúy Nguyệt chủ biên (2010), Giáo

trình Lý thuyết quản lý tài chính công, Học viện Tài chính, Nxb Tài

chính, Hà Nội;

28. Phạm Thanh Khôi, Lương Xuân Hiến (2006), Một số vấn đề kinh tế,

xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng

sông Hồng, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội;

29. Phomvihane Lasavong (2014), Huy động vốn đầu tư cho xay dựng hạ

tầng giao thông đường bộ tỉnh Bolihamxay nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội;

30. Nguyễn Đình Liêm (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp và nông thôn Đài Loan, Viện Khoa học và xã hội Việt Nam,

Viện nghiên cứu Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;

31. Đỗ Đức Minh, Hà Thị Hương Lan (2012), “Chính sách tài chính hỗ

trợ phát triển tam nông ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức”, Tạp

chí Tài chính, 8;

32. Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông

thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội;

33. Trần Ngọc Ngoạn (2008) (Chủ biên), Phát triển nông thôn bền vững:

Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội;

174

34. Nguyễn Thế Nhã - Vũ Đình Thắng (2002), Giáo trình Kinh tế nông

nghiệp, Khoa Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn - Đại học

Kinh tế quốc dân, Nxb Thống kê, Hà Nội;

35. Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đăng Văn Minh, Nguyễn

Bích Hiệp (2003), Chiến lược quy hoạch sử dụng đất đai ổn định đến

năm 2010, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội;

36. Paul.A. Samuelson và Wiliam D.Nordphaus (1989), Kinh tế học,

Nxb Sự thật, Hà Nội;

37. Vũ Văn Phúc (2012) (Chủ biên), Xây dựng nông thôn mới, Những

vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

38. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội;

39. Rober S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld (1994), Kinh tế vi mô, Nxb

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội;

40. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông, Lê Văn Lý (2001), Cộng đồng

làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

41. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông

thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Viện Chính sách và

chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội;

42. Đặng Kim Sơn - Phan Sỹ Hiếu (2001), Phát triển nông thôn bằng

phong trào nông thôn mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc, Viện

Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội;

43. Lưu Văn Sùng (2003), Mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đề tài khoa học tổng kết thực

tiễn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;

44. Tôn Thành Tâm (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn

vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ

kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân;

175

45. Thành ủy Hà Nội (2011), Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống

nông dân” giai đoạn 2011-2015”;

46. Thành ủy Hà Nội (2013), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn

mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011-2015”;

47. Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định (2002) (Đồng chủ biên), giáo trình

Kinh tế phát triển nông thôn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb

Thống kê, Hà Nội;

48. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Quyết định

800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về

xây dựng nông thôn mới;

49. Tổng cục thống kê (2011), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông

nghiệp, thủy sản năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội;

50. Nguyễn Minh Tuấn (2008), Định hướng đổi mới đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội;

51. Hoàng Thị Tuyết (2004), Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển

công nghệ sau thu hoạch trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội;

52. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số

2333/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt Đề án XDNTM thành phố Hà

Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030”;

53. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số

16/2012/QĐ- về Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích

phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thành

phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016.

176

PHỤ LỤC

Phụ lục số 01: Phương pháp điều tra, khảo sát đã thực hiện trong luận án

1. Mục đích điều tra, khảo sát

Việc điều tra, khảo sát nhằm đạt 3 mục tiêu:

- Cung cấp những gợi ý, dẫn dắt ban đầu về thực trạng vấn đề

nghiên cứu, là tiền đề để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, kiểm

chứng tiếp sau.

- Thiết lập thêm một hệ thống thông tin, số liệu phục vụ cho đề tài.

Đó là hệ thống thông tin, số liệu sơ cấp. Hệ thống này kết hợp với hệ

thống thông tin, số liệu thứ cấp (thu thập từ các sở, ban, ngành ở Hà Nội)

sẽ giúp có được sự đánh giá toàn diện và sát thực nhất về vấn đề nghiên

cứu.

- Gia tăng tính thực tiễn và thuyết phục của các kết luận, đánh giá,

các kết quả nghiên cứu. Các kết quả thu được từ việc điều tra, khảo sát

sẽ được dụng kết hợp với các số liệu thứ cấp (thu thập từ các sở, ban,

ngành ở Hà Nội) để minh chứng và làm gia tăng tính thuyết phục, thực

tiễn cho các nhận định, đánh giá của mình.

2. Đối tượng điều tra, khảo sát

Đối tượng điều tra, khảo sát bao gồm:

- Cán bộ quản lý chương trình XDNTM tại cơ sở: đây là các cán bộ

trực tiếp quản lý, tổ chức triển khai chương trình XDNTM tại cơ sở.

Việc điều tra, khảo sát, thu thập thông tin từ các đối tượng này sẽ giúp có

được những đánh giá về quan điểm, nhận thức của cán bộ và tình hình

huy động và sử dụng vốn đầu tư trong XDNTM tại cơ sở.

- Các hộ gia đình: Các hộ gia đình vừa chủ thể của XDNTM, vừa là

đối tượng thụ hưởng các cơ chế, chính sách của Nhà nước. Việc điều tra,

177

khảo sát đối tượng này sẽ cung cấp các thông tin về nhận thức của người

dân, của các hộ gia đình về XDNTM, đánh giá mức độ tham gia của

người dân vào chương trình XDNTM ở cơ sở.

3. Phạm vi điều tra, khảo sát

Qua quá trình nghiên cứu khái quát kết quả XDNTM của các huyện,

thị xã trên địa bàn Hà Nội, kết quả ban đầu thu được thể hiện qua bảng

sau1:

TT Huyện/Thị xã Tổng số xã Số xã hoàn

thành 19 tiêu

chí

Tỷ lệ số xã hoàn

thành 19 tiêu

chí/tổng số xã của

huyện (thị xã)

1 Ba Vì 30 1 3,33

2 Chương Mỹ 30 1 3,33

3 Thường Tín 28 1 3,57

4 Ứng Hòa 28 1 3,57

5 Phú Xuyên 26 1 3,85

6 Sóc Sơn 25 1 4,00

7 Mỹ Đức 21 1 4,76

8 Quốc Oai 20 1 5,00

9 Thanh Oai 20 1 5,00

10 Đông Anh 23 2 8,70

11 Mê Linh 16 2 12,50

12 Gia Lâm 20 3 15,00

13 Sơn Tây 6 1 16,67

14 Phúc Thọ 22 4 18,18

15 Hoài Đức 19 4 21,05

1 Tổng hợp từ các báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình 02/Ctr-TU của Thành ủy Hà Nội

178

16 Thạch Thất 22 5 22,73

17 Thanh Trì 15 6 40,00

18 Đan Phượng 15 7 46,67

Qua kết quả trên, để lựa chọn phạm vi khảo sát, có thể phân các

huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Bao gồm các huyện có tỷ lệ số xã hoàn thành 19 tiêu chí

XDNTM đạt từ 20% trở lên;

- Nhóm 2: Bao gồm các huyện, thị xã có tỷ lệ số xã hoàn thành 19

tiêu chí XDNTM đạt tỷ lệ từ 10% đến dưới 20%;

- Nhóm 3: Bao gồm các huyện có tỷ lệ số xã hoàn thành 19

XDNTM đạt tỷ lệ dưới 10%.

Từ đây, phạm vi điều tra, khảo sát sẽ tập trung vào nhóm 1 và nhóm

3. Những thông tin thu được từ kết quả điều tra, khảo sát nhóm 1 sẽ được

sử dụng để minh họa, giải thích cho những kết quả đạt được trong việc huy

động và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội, và

những thông tin thu được từ kết quả điều tra, khảo sát nhóm 3 sẽ được sử

dụng để minh họa, giải thích cho những vấn đề còn đang tồn tại.

4. Nội dung điều tra, khảo sát

TT Nội dung Đối

tượng

Hướng sử dụng kết quả

1 Kết quả tổng hợp về xây dựng

nông thôn mới ở các xã

Cán bộ Minh chứng cho kết quả huy

động và sử dụng vốn

2 Năng lực của chính quyền cơ sở

trong huy động và sử dụng vốn

đầu tư xây dựng CSHT NTM

2.1 Tính công khai minh bạch tài

chính của chính quyền cơ sở

- Cán bộ,

- Người

dân

Giải thích cho kết quả huy

động, sử dụng vốn và công

tác kiểm tra, giám sát tài

chính

179

TT Nội dung Đối

tượng

Hướng sử dụng kết quả

2.2 Trách nhiệm giải trình tài chính

của chính quyền cơ sở

- Cán bộ,

- Người

dân

Giải thích cho kết quả huy

động, sử dụng vốn và công

tác kiểm tra, giám sát tài

chính

2.3 Thực trạng cán bộ ở cơ sở - Cán bộ,

- Người

dân

Giải thích cho kết quả huy

động và sử dụng vốn đầu tư

3 Vai trò của nhân dân, cộng đồng

trong thực hiện huy động và sử

dụng vốn đầu tư xây dựng

CSHT NTM

3.1 Sự tham gia đóng góp nguồn lực

tài chính của người dân

Người

dân

Giải thích cho kết quả huy

động vốn, sử dụng và giám sát

tài chính

3.2 Nhận thức của người dân về

chương trình XDNTM

Người

dân

Giải thích cho kết quả huy

động vốn

3.3 Đánh giá của người dân về chất

lượng đầu tư công trình

Người

dân

Giải thích cho kết quả sử

dụng vốn

3.4 Đánh giá về mức độ tiếp cận các

chính sách hỗ trợ tài chính của

chính quyền trong XDNTM

Người

dân

Giải thích cho kết quả huy

động vốn

3.5 Công tác giám sát tài chính của

cộng đồng

- Cán bộ

- Người

dân

Giải thích cho kết quả công

tác kiểm tra, giám sát tài

chính

5. Phương pháp điều tra, khảo sát cụ thể

Trong tháng 7 và tháng 8 năm 2014, hoạt động điều tra, khảo sát đã

được thực hiện tại 02 huyện là Thạch Thất (Nhóm 1) và Ba Vì (Nhóm 3).

Tại Thạch Thất, đề tài chọn 01 xã có kết quả XDNTM đã đạt được 19 tiêu

chí quốc gia. Tại Ba Vì, đề tài chọn 01 xã có kết quả XDNTM đạt dưới 5

180

tiêu chí. Tại các xã này, phương pháp điều tra, khảo sát cụ thể được sử

dụng như sau:

- Tổ chức phỏng vấn sâu

Đề tài thực hiện tổng cộng 04 cuộc phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản

lý tại các xã bao gồm chủ tịch, bí thư đảng ủy xã, trưởng thôn, xóm.

- Phát phiếu điều tra

Ở mỗi xã, có tổng cộng 500 phiếu điều tra được phát tới các hộ gia

đình. Phiếu điều tra được xây dựng dưới dạng một bảng hỏi. Tổng số phiếu

điều tra cho cả 2 xã là 1.000 phiếu. Các phiếu điều tra sau khi thu về được

tổng hợp và xử lý trên máy tính.

- Tham quan thực tế một số công trình CSHT tiêu biểu tại địa phương

như: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, chợ nông thôn.

181

Phụ lục số 02: Mẫu bảng hỏi phỏng vấn sâu đối với cán bộ cơ sở

HỆ THỐNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

* Mục đích phỏng vấn: Thu thập thông tin, cập nhật tình hình thực

tiễn, phục vụ đề tài Luận án tiến sĩ: “Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

* Đối tượng phỏng vấn: cán bộ huyện, xã.

Để phục vụ cho việc thực hiện Đề tài, xin Ông (Bà) vui lòng trả

lời các câu hỏi sau:

1. Các nguồn vốn chính được huy động cho XDNTM trên địa bàn xã?

2. Thông tin về các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã được công

bố đến người dân như thế nào?

3. Người dân được biết những thông tin gì về một dự án đầu tư xây

dựng trên địa bàn xã: thiết kế, dự trù kinh phí, tình hình sử dụng kinh

phí?

4. Nhân dân có được tiếp cận các thông tin về thu, chi tài chính cho

XDNTM trên địa bàn xã không?

5. Để vận động nhân dân đóng góp làm đường giao thông, chính

quyền xã sử dụng phương thức nào: bắt buộc, tuyên truyền giải thích,

thuyết minh phương án hay có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nào khác?

6. Khi có những kiến nghị hay khiếu nại của nhân dân, chẳng hạn như:

chính sách đền bù giải phóng mặt bằng không thỏa đáng, thi công

công trình giao thông chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, chính

quyền xã sẻ xử lý như thế nào?

7. Đối với các công trình thiết yếu ở thôn, làng như nhà văn hóa,

đường giao thông, chợ,… việc cải tạo hay xây dựng có được thông

qua ý kiến của nhân dân không, nếu có thì người dân được tham gia

những nội dung gì: thiết kế, giám sát thi công, nghiệm thu công trình?

182

8. Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2014 của UBND thành

phố Hà Nội có dành nhiều hỗ trợ cho các hộ gia đình cũng như các cơ

sở sản xuất kinh doanh trong việc dồn điền đổi thửa, xây dựng các cơ

sở giết mổ tập trung, ứng dụng giống mới,...Những nội dung hỗ trợ đó

đã đến được với người dân trên địa bàn xã chưa?

9. Ở xã có thành lập Ban giám sát cộng đồng trong XDNTM không?

Những hoạt động chính của Ban thời gian qua là gì?

10. Ở xã có thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội do Mặt

trận tổ quốc chủ trì với sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội

khác không? Nếu có xin cho thông tin vài nét về hoạt động này?

Câu hỏi thêm: Tiêu chí môi trường trong XDNTM được xã tổ chức

thực hiện như thế nào?

Nếu có thể, xin Ông (Bà) cung cấp một số tài liệu sau:

1. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện 3 năm gần

đây;

2. Báo cáo kết quả XDNTM giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn huyện

(xã);

3. Số liệu về cán bộ cơ sở theo: độ tuổi, trình độ chuyên môn, lý luận

chính trị;

XIN CẢM ƠN!

183

Phụ lục số 03:

Mẫu phiếu điều tra phát tới các hộ gia đình

PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho hộ gia đình)

* Mục đích điều tra: Thu thập thông tin, cập nhật tình hình thực tiễn,

phục vụ đề tài Luận án tiến sĩ: “Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

* Đối tượng điều tra: các hộ gia đình ở khu vực nông thôn trên địa

bàn Hà Nội.

Xin Ông (Bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu

(X) vào các lựa chọn tương ứng:

1. Ông (Bà) đã được nghe giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và các nội dung xây dựng nông thôn mới chưa?

Đã được nghe đầy đủ

Đã được nghe nhưng chưa nhiều lắm

Chưa được nghe

2. Ông (Bà) đã hiểu được mục đích, ý nghĩa và các nội dung xây dựng nông thôn mới chưa?

Đã hiểu được

Chưa thật hiểu lắm

Chưa hiểu gì cả

184

3. Theo Ông (Bà), những nhận định sau đây là Đúng hay SAI hoặc CHƯA ĐỦ khi nói về Chương trình xây dựng nông thôn mới

ĐÚNG SAI CHƯA

ĐỦ

Suy cho cùng, mục tiêu lớn nhất của chương trình xây dựng nông thôn mới là xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn

Nông thôn mới là: đường xá, nhà cửa, trường lớp… khang trang, kinh tế phát triển, thu nhập nâng cao, môi trường trong sạch

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng nông thôn mới

Trách nhiệm của người dân là đóng góp tiền, của cho chương trình xây dựng nông thôn mới

Gia đình Ông (Bà) và nhiều gia đình khác trong xã sẽ không còn phải làm nghề nông vất vả nữa sau khi chương trình xây dựng nông thôn mới hoàn thành

4. Khi một công trình (như đường giao thông, nhà văn hóa, chợ, trạm y tế,…) được xây dựng ở nơi Ông (Bà) sinh sống, chính quyền xã (thôn) sẽ:

Tổ chức họp dân cư thôn (xóm) để thông báo kế hoạch xây dựng

Hàng tháng công khai cho nhân dân biết tiến độ xây dựng công trình

Thực hiện công khai tài chính trong xây dựng công trình trước nhân

dân

5. Khi có một công trình xây dựng ở nơi Ông (Bà) đang sinh sống cần sự tham gia, đóng góp của ông bà bằng: tiền, hiến đất, ngày công lao động, chính quyền xã (thôn) sẽ:

Cử người đến tận nhà Ông (Bà) để vận động, giải thích

Mời Ông (Bà) đến trụ sở Ủy ban nhân dân để giải thích, thuyết phục

Ra thông báo bắt buộc Ông (Bà) phải đóng góp

185

6. Ông (Bà) có sẵn sàng đóng góp công, của để xây dựng nông thôn mới không?

Sẵn sàng đóng góp

Còn tùy

Không muốn đóng góp

Nếu phương án trả lời ở Câu số 6 là “Còn tùy” hoặc “Không muốn đóng

góp”, xin mời Ông (Bà) trả lời tiếp Câu số 7. Nếu phương án trả lời là “Sẵn sàng

đóng góp”, xin mời Ông (Bà) chuyển luôn sang Câu số 8.

7. Nếu Ông (Bà) chưa sẵn sàng đóng góp công, của để xây dựng nông thôn mới thì lý do là gì?

Do nghèo

Do không tin tưởng vào việc xây dựng nông thôn mới

Do sợ tham nhũng

8. Gia đình Ông (Bà) đã tham gia, đóng góp những gì vào Chương trình xây dựng nông thôn mới của xã

Tham gia đóng góp ý kiến vào phương án xây dựng các công trình nông

thôn mới (ví dụ: đường giao thông, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ,…)

Đóng góp vốn, hiến đất, ngày công lao động cho việc xây dựng các công

trình nông thôn mới

Tham gia giám sát thi công các công trình nông thôn mới trên địa bàn xã

Tham gia nghiệm thu các công trình nông thôn mới trên địa bàn xã

186

9. Xin Ông (Bà) cho biết mức độ hài lòng của Ông (Bà) đối với các nội dung sau đây

Rất

hài

lòng

Hài

lòng

Tạm

chấp

nhận

Không

hài

lòng

Thời gian giải quyết thủ tục hành chính ở

UBND xã

Thái độ cư xử của cán bộ UBND xã đối với

người dân

Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán

bộ UBND xã

Sự trong sạch, liêm khiết của cán bộ UBND xã

Sự công khai, minh bạch tài chính trong các dự

án đầu tư xây dựng nông thôn mới ở thôn (xã)

10. Ông (Bà) đánh giá thế nào về chất lượng các công trình dưới đây trên địa bàn xã:

Loại công trình Rất tốt Tốt Trung

bình

Kém

Đường giao thông liên xã

Đường làng, ngõ xóm

Đường trục chính nội đồng

Hệ thống thủy lợi, kênh mương

Mạng lưới điện

Chợ thôn (xã)

Trường học

Trạm y tế xã

Nhà văn hóa thôn (xã)

Ủy ban nhân dân xã

187

11. Xin cho biết nguyện vọng của Ông (Bà) về các chính sách của Nhà nước:

Vay vốn với lãi suất ưu đãi phát triển

sản xuất

Mở thêm lớp dạy nghề ở địa

phương

Hướng dẫn về kỹ thuật nuôi trồng Mở thêm trường học phổ thông

Bán giống cây và phân bón với giá

rẻ

Đưa nước sạch đến cho người

dân

Chia cấp thêm ruộng để sản xuất Xây dựng nhà văn hoá ở các

thôn

Giúp đỡ người dân làm đường, đưa

điện đến thôn

Quan tâm hơn nữa đến việc

chăm sóc sức khoẻ cho người

Cấp sổ đỏ về ruộng đất để vay vốn

dễ hơn

12. Gia đình Ông (Bà) đã nhận được những hỗ trợ nào sau đây của Nhà nước:

Hỗ trợ kinh phí cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa

Hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng mua cây, con, giống, thiết bị, máy móc để làm

nông

Hỗ trợ đào tạo nghề cho con em trong gia đình

Hỗ trợ giải quyết việc làm cho con em trong gia đình

XIN CẢM ƠN!

188

Phụ lục số 04: Phát huy vai trò của Hợp tác xã trong XDNTM ở Hà Nội

Để thực hiện hiệu quả 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, trong

đó có tiêu chí số 13 về đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản

xuất tại các huyện, thị xã thì việc tập trung vào nâng cao hiệu quả hoạt

động các HTX, là một trong những giải pháp quan trọng.

Toàn thành phố hiện có 937/985 HTX nông nghiệp ở 401 xã làm

nông thôn mới trong đó có 796 hợp tác xã được chuyển đổi từ hợp tác xã

cũ và 97 hợp tác xã thành lập mới. Trong tổng số 937 hợp tác xã nông

nghiệp có 895 HTX tổng hợp, 11 HTX chăn nuôi, 6 HTX thuỷ sản, 24

HTX chuyên rau, 1 HTX cây ăn quả.

Thực hiện các chương trình đề án xây dựng nông thôn mới tại các

huyện, thị xã, các xã; các HTX nông nghiệp đã tích cực tham gia thực

hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nét nổi bật là tham gia vào

Quy hoạch phát triển sản xuất, Quy hoạch thủy lợi, giao thông nội đồng,

phương án DĐĐT…; tổ chức đại hội xã viên thông qua điều lệ, phương

án sản xuất kinh doanh và tổ chức hoạt động theo đúng Luật HTX. Cùng

với công tác củng cố tổ chức hoạt động HTX theo Luật, các HTX đã

phối hợp với UBND các xã điểm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận

động, tổ chức cho các hộ xã viên thực hiện hiệu quả Chương trình xây

dựng nông thôn mới ở địa phương như 100% hộ xã viên ở những xã xây

dựng vùng sản xuất đều tham gia thực hiện DĐĐT, tạo thuận lợi cho

công tác quy hoạch, đưa cơ giới hoá vào sản xuất theo hướng thâm canh

chuyên canh cao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tiêu chí số 1 về

quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và tiêu chí số 13 về phát triển các

hình thức sản xuất…tiêu biểu như HTX dịch vụ nông nghiệp Phú

Phương (huyện Ba Vì) đã sớm thực hiện giao ruộng tới từng hộ gia đình

sau DĐĐT, hiện đang chỉ đạo các hộ gia đình tổ chức sản xuất trên diện

tích ruộng được giao sau DĐĐT; bên cạnh đó nhiều HTX đã vận động

189

các hộ xã viên tham gia đóng góp vào chương trình bằng ngày công lao

động, đất đai của gia đình, kinh phí làm đường giao thông nông thôn,

giao thông thuỷ lợi nội đồng phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới,

làm cơ sở thực hiện hiệu quả tiêu chí số 2 và số 3 về phát triển giao

thông và thuỷ lợi ....tiêu biểu như HTX Phùng Xá, đã vận động được 30

hộ hiến 1.200m2 đất nông nghiệp, hàng trăm hộ hiến đất hoa màu để làm

nông thôn mới; nhiều HTX đã phát huy vai trò là cơ quan thường trực

của Ban chỉ đạo DĐĐT, chủ động xây dựng phương án, quy hoạch lại

đồng ruộng, tổ chức đào đắp các tuyến giao thông nội đồng, đóng góp

kinh phí cho công tác DĐĐT tiêu biểu như HTX Phú Phương đã chi phí

trên 120 triệu đồng cho làm đường, mương nội đồng… đã góp phần quan

trọng vào việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa

phương.

Các HTX cũng đã mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch

vụ sản xuất: đẩy mạnh cung ứng giống, vật tư, các biện pháp kỹ thuật

cho các hộ sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh cao như sản

xuất hoa, rau quả an toàn, chăn nuôi, thuỷ sản…. đặc biệt trong dịch vụ

cung ứng trước giống, vật tư, tổ chức làm đất, thủy lợi ….đã giúp cho

các hộ sản xuất theo cơ cấu mùa vụ và nhờ cung ứng giống đảm bảo chất

lượng, phù hợp với cơ cấu tại địa phương nên năng suất, chất lượng sản

phẩm tăng lên đáng kể, số hộ làm dịch vụ của HTX tăng lên, doanh thu

của HTX tăng trên 1 tỷ đồng hàng năm….tiêu biểu như HTX nông

nghiệp Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ; HTX nông nghiệp An Mỹ, huyện

Mỹ Đức…

Cùng với việc mở rộng dịch vụ, nhiều HTX đã đẩy mạnh chuyển

giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ sản xuất những cây trồng vật nuôi cho

năng suất chất lượng cao như hoa, lợn ngoại, cá chất lượng, rau quả an

toàn…đồng thời đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương, trang bị thêm

máy móc cho sơ chế và cơ giới hoá đồng ruộng .. nâng cao hiệu quả các

190

hoạt động dịch vụ cho các hộ xã viên phát triển sản xuất như các HTX

Đại Thắng huyện Phú Xuyên; HTX Mai Đình, huyện Sóc Sơn đầu tư

mua máy làm đất, máy cấy…làm dịch vụ cho các hộ xã viên sản xuất lúa

hàng hoá, đậu tương giống cho vụ sau… bên cạnh đó nhiều HTX sản

xuất rau an toàn; thuỷ sản, khoai lang, bò sữa đã tổ chức tốt dịch vụ thu

mua, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hộ xã viên nhằm

khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu biểu như HTX bò sữa Vân Hà;

HTX Đồng Thái huyện Ba Vì tổ chức tiêu thụ sản phẩm sữa, khoai lang

giúp các hộ sản xuất ổn định, không bị tư thương ép giá; HTX nông

nghiệp Duyên Hà, huyện Thanh trì; HTX Đông Dư huyện Gia Lâm đã tổ

chức thu gom rau của các hộ cung cấp cho 2 bếp ăn lớn là công ty Đức

Giang và công ty Thạch Bàn trên 0,4 tấn rau/ngày; ngoài ra HTX còn

liên kết với các đại lý ở các chợ bán sản phẩm chế biến, mở cửa hàng

giới thiệu sản phẩm tại chợ Gia Lâm nhằm quảng bá và bán sản phẩm

rau an toàn … đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và lao

động nông nghiệp.

Nhờ đáp ứng được yêu cầu thực tế mà hoạt động dịch vụ của HTX

ngày càng mạnh lên, doanh thu hàng năm của các HTX đạt trên 2,5 tỷ

đồng, lãi trên 100 triệu đồng; đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng

cao hiệu quả kinh tế ổn định đời sống cho bà con xã viên và nông dân.

Bên cạnh đó các HTX còn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất

theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người

dân: tổ chức cho các hộ xã viên thực hiện hiệu quả các chương trình, dự

án phát triển sản xuất của địa phương cũng như của thành phố như các

dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế vườn ao chuồng, chuyển đổi trồng cây ăn

quả, trồng hoa, sản xuất giống cây con và các chương trình sản xuất rau an

toàn, lúa hàng hoá chất lượng…đã góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu

cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng quy mô sản

191

xuất theo vùng, tăng năng suất, giá trị sản phẩm, tăng doanh thu cho

HTX….tiêu biểu như HTX nông nghiệp Song Phượng, huyện Đan

Phượng đã quy hoạch 15 ha cho các hộ trồng hoa cho thu nhập cao từ 2-3

tỷ đồng/ha; HTX NN Đan Phượng, huyện Đan Phượng đã tổ chức cho các

hộ thực hiện dự án sản xuất rau an toàn, có quy mô diện tích 5 ha với tổng

kinh phí trên 13 tỷ đồng; dự án đã tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, tăng thu nhập cho người lao động, khắc phục tình trạng ô nhiễm

môi trường... doanh thu của hợp tác xã đạt trên 4 tỷ đồng hàng năm.

Nhiều HTX đã tổ chức cho các hộ xã viên ứng dụng công nghệ sản

xuất mới về nhà lưới, thực hiện DĐĐT làm các dự án xây dựng nông

thôn mới, tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất, nâng cao năng

suất lao động, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, doanh thu

HTX tăng, nâng cao đời sống xã viênnhư: Hợp tác sản xuất hoa cây cảnh

xã Thuỵ Hương, huyện Chương Mỹ đã tổ chức cho các hộ xã viên góp

vốn tham gia sản xuất hoa theo công nghệ nhà lưới, hàng năm cho thu lãi

1 tỷ đồng/lứa hoa; HTX nông nghiệp Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ đã tổ

chức cho các hộ xã viên thực hiện các dự án sản xuất lúa chất lượng cao

trên quy mô 100 ha, dự án nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi xa

khu dân cư quy mô 30 ha trên địa bàn xã.

Bên cạnh đó một số HTX đã đẩy mạnh liên kết với nhau, với các

doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống, công nghệ mới

vào sản xuất theo quy mô tập trung, cho sản lượng hàng hóa lớn, đảm

bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như: Bên cạnh đó một số HTX đã

đẩy mạnh liên kết với nhau, với các doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ

tầng, chuyển giao giống, công nghệ mới vào sản xuất theo quy mô tập

trung, cho sản lượng hàng hóa lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản

phẩm như: HTX nông nghiệp Đại Thắng, huyện Phú Xuyên đã liên kết

với Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội quy hoạch vùng sản xuất

lúa hàng hoá chất lượng áp dụng công nghệ mạ khay và cấy bằng máy cho

192

trên 350 mẫu, góp phần tăng năng suất lúa chất lượng của HTX từ 0,8-1,2

tạ/ha; HTX nông nghiệp An Mỹ huyện Mỹ Đức liên kết với Công ty

Giống cây trồng Trung ương quy hoạch vùng sản xuất giống lúa theo quy

mô tập trung trên 50 ha, đạt doanh thu gần 1,8 tỷ, lãi trên 120 triệu đồng.

Cùng với việc mở rộng liên kết sản xuất, các HTX đã quan tâm đầu

tư chế biến nông sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo

điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết đầu ra sản phẩm cho các hộ…

đã góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm,

tăng thu nhập cho xã viên tiêu biểu như HTX nông nghiệp Đông Dư,

huyện Gia Lâm đã mạnh dạn đầu tư thêm công nghệ chế biến rau quả

đóng gói, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 15 tấn cà pháo, gấc, cải

bẹ, kiệu đóng gói; đạt doanh thu trên 580 triệu đồng; HTX nông nghiệp

Văn Đức huyện Gia Lâm đã quy hoạch 50 ha sản xuất rau an toàn và liên

kết với Công ty TNHH Hương Cảnh xây dựng xưởng sơ chế rau tại chỗ;

tuy sản lượng sản còn thấp nhưng đạt yêu cầu chất lượng, đạt doanh thu

trên 100 triệu đồng/năm.

Như vậy có thể nói trong xây dựng nông thôn mới, HTX có vai trò

rất quan trọng, thể hiện ở việc thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ đã tạo

điều kiện chohộ xã viên, hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật

nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất chất

lượng sản phẩm; phối hợp tích cực với chính quyền địa phương triển

khai thực hiện công tác quy hoạch, phân vùng sản xuất, thực hiện

DĐĐT, đầu tư sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh cao, mở

rộng liên kết sản xuất gắn với phát triển các cơ sở chế biến, bảo quản

nâng cao giá trị nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm như; sản

xuất lúa hàng hóa, sản xuất rau sạch, hoa, cây cảnh và kinh doanh dịch

vụ tổng hợp,… đem lại thu nhập cao cho xã viên; góp phần thực hiện

hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

193

Với những kết quả đạt được, để giữ vững vai trò nòng cốt của HTX

trong xây dựng NTM, trong thời gian tới cần: Đẩy mạnh công tác tuyên

truyền phổ biến luật HTX, các chương trình phát triển nông nghiệp, xây

dựng nông thôn mới cho cán bộ, xã viên nâng cao nhận thức về HTX

kiểu mới, thấy rõ được vai trò nhiệm vụ trong thực hiện chương trình

xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuyên truyền, giới thiệu các mô

hình HTX thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới để

nhân rộng; vận động, hỗ trợ khuyến khích thành lập các hợp tác xã, liên

hiệp hợp tác xã theo Luật ; Củng cố phát triển HTX tổ chức hoạt động

theo Luật HTX năm 2012, khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã quy mô

thôn, liên thôn hoạt động kém hiệu quả thành các HTX quy mô xã ;

Khuyến khích HTX mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch

vụ kinh doanh nhất là các dịch vụ đầu ra, khuyến khích phát triển sản

xuất như: cơ giới hoá đồng ruộng, dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm,

sản xuất giống cây trồng vật nuôi ….; Tiếp tục đào tạo, bồ dưỡng nâng

cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ HTX ;Tham mưu đề xuất ban

hành các chế độ chính sách có tính khả thi với HTX để tổ chức thực hiện

hiệu quả đặc biệt các chính sách khuyến khích HTX phát triển sản xuất

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới như: Đầu tư xây dựng cơ sở chế

biến, bảo quản nông sản, thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông

nghiệp; hỗ trợ các HTX đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng các thành

tựu khoa học công nghệ vào sản xuất tạo ra các vùng sản xuất nông

nghiệp sinh thái, sản phẩm nông nghiệp sạch nhất là giống, công nghệ

sinh học, công nghệ bảo quản chế biến, công nghệ thông tin, đưa cơ giới

hóa vào sản xuất. Giao cho các HTX có năng lực, đủ điều kiện tham gia

thực hiện các dự án, đề án tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng

nông thôn mới ; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác

đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX, coi đây là một

nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, tăng

194

cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình

về phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, tập trung

tháo gỡ khó khăn cho HTX, chỉ đạo hướng dẫn việc củng cố phát triển

HTX hoạt động theo Luật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo môi trường

thuận lợi cho HTX PTBV, thực hiện hiệu quả chương trình phát triển

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn./.

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

195

Phụ lục số 05: Môi trường – Tiêu chí khó thực hiện trong XDNTM Hà Nội

Môi trường là một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

(NTM). Tuy nhiên, qua chấm điểm tại một số địa phương đã công bố

hoàn thành NTM, rất ít xã đạt điểm tối đa.

Tiêu chí bị trừ nhiều điểm nhất vẫn là môi trường, tiếp đến là nhóm

tiêu chí về cơ sở hạ tầng. Nguyên nhân chính là thiếu vốn, ý thức một bộ

phận người dân còn yếu khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng

túng trong quá trình thực hiện...

Rác thải tràn lan, mùa khô thiếu nước

Xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, là một điển hình về tình trạng ô

nhiễm môi trường. Chủ tịch UBND xã Tân Triều Nguyễn Duy Tuấn thừa

nhận, mặc dù đã hoàn thành xây dựng NTM song địa phương vẫn còn

"lăn tăn" với tiêu chí môi trường.

Thực hiện chương trình xây dựng NTM, cả hệ thống chính trị xã

Tân Triều đã vào cuộc, đường làng, ngõ xóm được đầu tư nâng cấp đạt

chuẩn; thu nhập bình quân đầu người đã đạt 28,8 triệu đồng/ người/năm.

Thế nhưng môi trường ngày một xuống cấp. "Người dân thôn Triều

Khúc có truyền thống thu mua phế liệu về tái chế và làm lông gà, lông

vịt. Lông gà, lông vịt phơi ngập cánh đồng, mùi hôi bốc lên nồng nặc".

Ông Tuấn cho biết.

Cùng với rác thải, nước sạch cho nông thôn cũng là vấn đề nóng đối

với các xã của Hà Nội khi xây dựng NTM, bởi tỷ lệ dân cư ở nông thôn

được sử dụng nước sạch hiện còn rất "khiêm tốn", hiện mới đạt 35,26%.

Trong khi đó, nước hợp vệ sinh đối với nhiều vùng quê vẫn thuộc hàng

"xa xỉ phẩm" vào những tháng mùa khô do hiện tượng cạn kiệt nguồn

nước ngầm. Tại các xã Trường Yên (Chương Mỹ), Chàng Sơn (Thạch

Thất), Phú Sơn (Ba Vì)… để có nước sinh hoạt, hằng tháng người dân

196

phải chi từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng để mua nước về sử dụng,

trong khi đời sống rất khó khăn.

Ở xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, một số hộ dân thôn Ngọc Than

phải bơm nước ao về đánh phèn để sử dụng…

Nghĩa trang không theo quy hoạch

Không chỉ vấn đề rác thải, nước sạch, việc quy hoạch nghĩa trang

cũng gặp nhiều khó khăn. Theo tiêu chí môi trường trong xây dựng

NTM, phải quy hoạch nghĩa trang về điểm tập trung, bảo đảm các phân

khu chức năng, phân lô, khoảng cách, kích thước, kiểu dáng xây dựng

bia mộ, có khu hung táng, cát táng...

Tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên, các nghĩa trang đều chưa đạt

chuẩn theo quy định, ngoại trừ thôn Tạ Xá. Những thôn còn lại, mỗi thôn

có tới 2-3 điểm chôn cất, trong đó có điểm ngay sát khu dân cư, tất cả

đều chưa có tường bao, chưa có hệ thống xử lý nước thải. Đây cũng là

thực trạng chung của rất nhiều địa phương khác trên địa bàn thành phố.

Do lịch sử để lại, nhiều nghĩa trang nhân dân tự lập, quy hoạch không rõ

ràng, thiếu hợp lý, nằm rải rác ở các thôn, xóm...

Ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn

Hà Nội thừa nhận, tiêu chí môi trường rất khó thực hiện. Đến nay đã có

một số xã triển khai xây dựng nghĩa trang, nhưng ít xã hoàn thành theo

quy hoạch NTM. Việc sử dụng đất nghĩa trang vẫn phụ thuộc vào phong

tục, tập quán của địa phương. Người dân chủ yếu quan tâm việc chôn cất

người qua đời mà chưa để ý diện tích cây xanh và các công trình phụ trợ.

Xây dựng NTM không dừng lại ở việc hoàn thành đủ 19/19 tiêu chí

mà cần giữ vững, củng cố và phát triển thành quả đạt được. Bởi với

những người nông dân, nếu đời sống vật chất, tinh thần chưa được nâng

cao thì danh hiệu xã đạt chuẩn NTM cũng chỉ là hình thức. Vì vậy, theo

ông Lê Thiết Cương, cần ưu tiên thực hiện các công việc cấp thiết như

197

cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý rác thải; đồng thời, triển khai

những việc cần ít tiền như phát quang bụi rậm quanh nhà, ven đường

làng, ngõ xóm, cải tạo vườn tạp để vừa có thu nhập, vừa có cảnh quan

đẹp trong mỗi gia đình.

Nguồn:http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Nong-thon-moi/685395/moi-truong---tieu-chi-kho-thuc-hien

198

Phụ lục số 06: Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn Hà Nội

STT Mục tiêu Thực hiện

đến hết 2015 Mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2016-2020

1 Số xã đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM 185 290

2 Số xã đạt chuẩn 18 tiêu chí NTM 22 45

3 Số xã đạt chuẩn 17 tiêu chí NTM 26 25

4 Số xã đạt chuẩn 16 tiêu chí NTM 33 16

5 Số xã đạt chuẩn 15 tiêu chí NTM 37 8

6 Số xã đạt chuẩn 14 tiêu chí NTM 22 2

7 Số xã đạt chuẩn 13 tiêu chí NTM 31 0

8 Số xã đạt chuẩn 12 tiêu chí NTM 19 0

9 Số xã đạt chuẩn 11 tiêu chí NTM 6 0

10 Số xã đạt chuẩn 10 tiêu chí NTM 5 0

11 Số xã đạt chuẩn 9 tiêu chí NTM 0 0

2,12 Số xã đạt chuẩn 8 tiêu chí NTM 0 0

Nguồn: Trích Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình XDNTM Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

199

Phụ

lục

số 0

7 :

D

anh

mục

một

số

chư

ơng

trìn

h, d

ự á

n, đ

ề án

trọ

ng t

âm v

ề P

hát

triể

n nô

ng n

ghiệ

p, x

ây d

ựng

nôn

g th

ôn m

ới,

từng

ớc n

âng

cao

đời s

ống

nông

dân

gia

i đoạ

n 20

11-2

015

(Kèm

theo

Kế

hoạc

h số

69/

KH

-UB

ND

ngà

y 09

/5/2

012

của

UB

ND

Thà

nh p

hố H

à N

ội)

T

T

Nội

du

ng

côn

g vi

ệc

Đơn

vị t

hự

c h

iện

T

hời

gia

n

hoà

n t

hàn

h

Gh

i ch

ú

I N

hóm

các

dự

án

qu

y h

oạch

ngà

nh

, ch

uyê

n n

gàn

h

1 Q

uy h

oạc

tổng

thể

phát

triể

n nô

ng n

ghiệ

p đế

n nă

m 2

020,

địn

h hư

ớng

đến

năm

203

0;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

2 Q

uy h

oạch

tổng

thể

cung

cấp

nướ

c sạ

ch v

à V

SM

T n

ông

thôn

thàn

h ph

Nội

, gia

i đoạ

n 20

10-2

020

và đ

ịnh

hướn

g đế

n nă

m 2

030

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

3 Q

uy h

oạch

hệ

thốn

g th

ủy lợ

i thà

nh p

hố H

à N

ội đ

ến n

ăm 2

020,

địn

h

hướn

g đế

n nă

m 2

030

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

4 Q

uy h

oạch

bảo

vệ,

phá

t tri

ển tà

i ngu

yên

rừng

sự đ

a dạ

ng s

inh

học

thàn

h ph

ố H

à N

ội g

iai đ

oạn

2010

-202

0

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

5 Q

uy h

oạch

bảo

vệ,

phá

t tri

ển tà

i ngu

yên

rừng

sự đ

a dạ

ng s

inh

học

thàn

h ph

ố H

à N

ội g

iai đ

oạn

2010

-202

0;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

6 Q

uy h

oạch

chă

n nu

ôi đ

ến n

ăm 2

020,

địn

h hư

ớng

đến

năm

203

0 S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2012

7 Q

uy h

oạch

tổng

thể

phát

triể

n th

ủy s

ản th

ành

phố

Nội

đến

năm

202

0,

định

hướ

ng 2

030;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

8 Q

uy h

oạch

chi

tiết

hệ

thốn

g đê

điề

u cá

c tu

yến

sông

trên

địa

bàn

thàn

h S

ở N

ông

nghi

ệp v

à 20

13

200

phố

Nội

; P

TN

T

9 Q

uy h

oạc

sử d

ụng

đất g

iai đ

oạn

2011

-202

0 và

kế

hoạc

h sử

dụn

g đấ

t gia

i

đoạn

201

1-20

15;

Sở

tài n

guyê

n và

môi

trườ

ng

2012

10

Quy

hoạ

ch b

ảo v

ệ m

ôi tr

ường

thàn

h ph

ố H

à N

ội g

iai đ

oạn

2011

-201

5,

định

hướ

ng đ

ến n

ăm 2

030

Sở

tài n

guyê

n và

môi

trườ

ng

2012

11

Quy

hoạ

ch g

iao

thôn

g vậ

n tả

i trê

n đị

a bà

n th

ành

phố

Nội

; S

ở G

iao

thôn

g vậ

n tả

i 20

12

12

Quy

hoạ

ch tổ

ng th

ể ph

át tr

iển

thươ

ng m

ại tr

ên đ

ịa b

àn th

ành

phố

Nội

đến

năm

202

0, tầ

m n

hìn

2030

;

Sở

Côn

g th

ương

20

12

13

Quy

hoạ

ch p

hát t

riển

làng

ngh

ề củ

a th

ành

phố

Nội

đến

năm

202

0,

tầm

nhì

n 20

30;

Sở

Côn

g th

ương

20

12

14

Quy

hoạ

ch p

hát t

riển

côn

g ng

hiệp

trên

địa

bàn

thàn

h ph

ố H

à N

ội đ

ến

năm

202

0, tầ

m n

hìn

2030

;

Sở

Côn

g th

ương

20

12

15

Quy

hoạ

ch p

hát t

riển

hệ

thốn

g gi

áo d

ục đ

ào tạ

o th

ủ đô

Nội

đến

năm

2020

, địn

h hư

ớng

đến

năm

203

0;

Sở

giáo

dục

đào

tạo

2012

16

Quy

hoạ

ch m

ạng

lưới

trườ

ng h

ọc c

ủa th

ành

phố

đến

năm

202

0, đ

ịnh

hướn

g 20

30

Sở

giáo

dục

đào

tạo

2012

17

Quy

hoạ

ch p

hát t

riển

mạn

g lư

ới y

tế tr

ên đ

ịa b

àn th

ành

phố

Nội

đến

năm

202

0, đ

ính

hướn

g 20

30;

Sở

Y tế

20

12

18

Quy

hoạ

ch p

hát t

riển

văn

hóa

của

thàn

h ph

ố H

à N

ội đ

ến n

ăm 2

020,

đín

h

hướn

g 20

30;

Sở

Văn

hóa

thể

thao

du lị

ch

2012

19

Quy

hoạ

c ph

át tr

iển

công

ngh

ệ th

ông

tin

thàn

h ph

ố H

à N

ội đ

ến n

ăm

2030

;

Sở

Thô

ng ti

n và

truy

ền

thôn

g

2012

20

Quy

hoạ

ch tổ

ng th

ể hệ

thốn

g th

oát n

ước

trên

địa

bàn

thàn

h ph

ố H

à N

ội

Sở

Xây

dựn

g 20

12

201

đến

năm

202

0, đ

ịnh

hướn

g đế

n nă

m 2

030.

21

Quy

hoạ

ch th

ăm d

ò, k

hai t

hác,

chế

biế

n và

sử

dụng

kho

áng

sản

làm

vật

liệu

xây

dựn

g th

ông

thườ

ng tr

ên đ

ịa b

àn th

ành

phố

Nội

đến

năm

2020

, địn

h hư

ớng

đến

năm

203

0;

Sở

Xây

dựn

g 20

13

II

Nh

óm c

ác c

ơ ch

ế ch

ính

sác

h k

hu

yến

kh

ích

ph

át t

riển

sản

xu

ất n

ông

ngh

iệp

,xây

dự

ng

nôn

g th

ôn m

ới

1 C

hính

sác

h hỗ

trợ

khuy

ến k

hích

phá

t tri

ển s

ản x

uất n

ông

nghi

ệp v

à vù

ng

nông

sản

hàn

g hó

a tậ

p tr

ung

thàn

h ph

ố H

à N

ội g

iai đ

oạn

2012

-201

6;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

2 C

hính

sác

h hỗ

trợ

công

tác

đồn

điền

, đổi

thửa

, tíc

h tụ

ruộ

ng đ

ất tr

ên đ

ịa

bàn

thàn

h ph

ố H

à N

ội

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

3 C

hính

sác

h kh

uyến

khí

ch d

oanh

ngh

iệp

đầu

tư v

ào lĩ

nh v

ực p

hát t

riển

nông

, lâm

, thủ

y sả

n, c

hế b

iển,

tiêu

dùn

g sả

n ph

ẩm n

ông

nghi

ệp tr

ên đ

ại

bàn

thàn

h ph

ố H

à N

ội;

Sở

Tài

chí

nh

2012

4 T

ham

mưu

đề

xuất

chế

huy

động

, quả

n lý

sử d

ụng

nguồ

n lự

c tà

i

chín

h (n

guồn

vốn

) để

thực

hiệ

n đề

án

xây

dựng

nôn

g th

ôn m

ới tr

ên đ

ịa

bàn

thàn

h ph

ố;

Sở

Kế

hoạc

h đầ

u tư

20

12

5 X

ây d

ựng

chín

h sá

ch đ

ặc th

ù đố

i với

các

vùng

dân

tộc,

miề

n nú

i;

Ban

dân

tộc

miề

n nú

i

6 R

à so

át, c

hỉnh

sửa

, bổ

sung

chí

nh s

ách

khuy

ến k

hích

phá

t tri

ển k

inh

tế

tran

g tr

ại tr

ên đ

ịa b

àn th

ành

phố

Nội

;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

7 R

à so

át b

ổ su

ng c

hính

sác

h kh

uyến

khí

ch h

ỗ tr

ợ đầ

u tư

phá

t tri

ển c

hăn

nuôi

tập

trun

g xa

khu

dân

trên

đại

bàn

thàn

h ph

ố H

à N

ội th

eo q

uyết

định

số

93/Q

Đ-U

BN

D c

ủa U

BN

D th

ành

phố;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

8 T

ham

mưu

chí

nh s

ách

ổn đ

ịnh

và th

u hú

t cán

bộ

y tế

về

công

tác

tại c

ơ

sở tr

ên đ

ịa b

àn th

ành

phố;

Sở

Y tế

20

12

202

III

Nh

óm c

ác d

ự á

n, c

ơng

trìn

h t

rọn

g đ

iểm

1.1

Xây

dựn

g cá

c ch

ương

trìn

h, đ

ề án

1.2

Đề

án p

hát t

riển

kin

h tế

tại t

rang

trại

trên

đìa

bàn

thàn

h ph

ố H

à N

ội g

iai

đoạn

201

1-20

15 v

à đị

nh h

ướng

đến

năm

202

0;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2012

1.3

Đề

án p

hát t

riển

vùn

g câ

y ăn

quả

đặc

sản

; S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2012

1.4

Đề

án p

hát t

riển

sản

xuấ

t hoa

cây

cản

h gi

á tr

ị kin

h tế

cao

; S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2012

1.5

Đề

án C

ơ gi

ới h

óa n

ông

nghi

ệp tr

ên đ

ịa b

àn th

ành

phố

Nội

; S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2012

1.6

Đề

án p

hát t

riển

vùn

g ch

è ch

ất lư

ợng

cao;

S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2012

1.7

Đề

án c

huyể

n đổ

i rừn

g ke

o, b

ạch

đàn

sang

trồn

g rừ

ng s

inh

thái

; S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2012

1.8

Đề

án b

ố tr

í cán

bộ

kỹ th

uật n

ông

nghi

ệp ở

xã,

phư

ờng,

thị t

rấn;

S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2012

1.9

Dự

án đ

ầu tư

xây

dựn

g tr

ung

tâm

khả

o ng

hiệp

nhân

giố

ng c

ây tr

ồng;

S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2015

1.10

D

ự án

đầu

tư x

ây d

ựng

trun

g tâ

m g

iống

thủy

sản

cấp

I;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2015

1.11

D

ự án

đầu

tư x

ây d

ựng

Tru

ng tâ

m g

iới t

hiệu

nôn

g sả

n và

sản

phẩ

m là

ng

nghề

Nội

;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2015

1.12

D

ự án

đầu

tư x

ây d

ựng

Tru

ng tâ

m đ

ào tạ

o cá

n bộ

xây

dựn

g nô

ng th

ôn

Sở

Nôn

g ng

hiệp

2015

203

mới

dậy

nghề

nôn

g ng

hiệp

côn

g ng

hệ c

ao

PT

NT

1.13

Đ

ề án

nân

g ca

o nă

ng lự

c qu

ản lý

nhà

nướ

c về

côn

g tá

c th

ú y

đối v

ới v

sinh

an

toàn

thực

phẩ

m tr

ên đ

ịa b

àn H

à N

ội

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2015

1.14

X

ây d

ựng

mới

10

cụm

nôn

g ng

hiệp

(di

ện tí

ch 3

81 h

a);

Sở

Côn

g th

ương

20

15

1.15

X

ây d

ựng

mới

108

cụm

côn

g ng

hiệp

làng

ngh

ề (d

iện

tích

1.4

24 h

a);

Sở

Côn

g th

ương

20

15

1.16

Đ

ầu tư

xây

dựn

g 10

dự

án là

ng n

ghề

truy

ền th

ống

kết h

ợp v

ới d

u lị

ch;

Sở

Côn

g th

ương

20

15

1.17

Đ

ầu tư

xây

dựn

g 30

dự

án x

ử lý

ô n

hiễm

môi

trườ

ng c

ho 3

0 là

ng n

ghề;

S

ở C

ông

thươ

ng

2015

1.18

D

ự án

khô

i phụ

c và

bảo

tồn

12 là

ng n

ghề

truy

ền th

ống

bị m

ai m

ột

Sở

Côn

g th

ương

20

15

1.19

H

ỗ tr

ợ xâ

y dự

ng 1

0 th

ương

hiệ

u sả

n ph

ẩm;

Sở

Côn

g th

ương

20

15

1.20

D

ự án

đầu

tư x

ây d

ựng

mới

159

chợ

, cải

tạo

nâng

cấp

164

chợ

nôn

g

thôn

thàn

h T

TT

M, t

rung

tâm

mua

sắm

47

dự á

n

Sở

Côn

g th

ương

20

15

1 C

ác d

ự á

n t

rọn

g đ

iểm

đê

điề

u, t

hủ

y lợ

i S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

1.1

Dự

án k

hôi p

hục

và c

ải tạ

o sô

ng T

ích;

S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2015

1.2

Dự

án c

ụm đ

ầu m

ối L

iên

Mạc

; S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2015

1.3

Dự

án tr

ạm b

ơm ti

êu Y

ên N

ghĩa

(G

iai đ

oạn

I);

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2015

1.4

Dự

án tr

ạm b

ơm ti

êu Đ

ông

Mỹ

(dự

án B

T);

S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2015

1.5

Dự

án c

ưng

hóa

mặt

đê

kết h

ợp g

iao

thôn

g đê

hữu

Hồn

g(gi

ai đ

oạn

1);

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2015

204

1.6

Dự

án tu

sửa

nân

g cấ

p tr

ạm b

ơm Đ

ào N

guyê

n;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2015

1.7

Dự

án k

è ch

ống

sạt l

ở bờ

sôn

g Đ

à, s

ông

Hồn

g, s

ông

Đuố

ng;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2015

IV

Tri

ển k

hai

th

ực

hiệ

n c

hươn

g tr

ình

đề

án t

rọn

g tâ

m p

hát

tri

ển s

ản

xuất

nôn

g n

ghiệ

p g

iai đ

oạn

201

1-20

15 đ

ã đ

ược

ph

ê d

uyệ

t

1 C

hươn

g tr

ình

cấp

nước

sạc

h và

vệ

sinh

môi

trườ

ng n

ông

thôn

; S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2015

2 C

hươn

g tr

ình

phát

triể

n nu

ôi tr

ồng

thủy

sản

gia

i đoạ

n 20

10-2

015;

S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2015

3 C

hươn

g tr

ình

phát

triể

n sả

n xu

ất lú

a hà

ng h

óa c

hất l

ượng

cao

tại H

à N

ội

giai

đoạ

n 20

11-2

015;

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2015

4 C

hươn

g tr

ình

phát

triể

n ch

ăn n

uôi t

heo

vùng

, xã

trọn

g đi

ểm v

à ch

ăn

nuôi

quy

lớn

ngoà

i khu

dân

cư,

thàn

h ph

ố H

à N

ội g

iai đ

oạn

2011

-

2015

Sở

Nôn

g ng

hiệp

PT

NT

2015

5 Đ

ề án

phá

t tri

ển s

ản x

uất v

à ti

êu th

ụ ra

u an

toàn

; S

ở N

ông

nghi

ệp v

à

PT

NT

2015

6 Đ

ề án

đào

tạo,

tập

huấn

kỹ

năng

tổ c

hức

hoạt

độn

g vă

n hó

a qu

ần c

húng

; S

ở V

ăn h

óa th

ể th

ao v

à

du lị

ch

2012

7 K

hảo

sát đ

ánh

giá

công

tác

bảo

tồn

và p

hát h

uy g

iá tr

ị của

di t

ích

lịch

sử

trên

địa

bàn

các

xây

dựng

nôn

g th

ôn m

ới;

Sở

Văn

hóa

thể

thao

du lị

ch

2012

8 C

hươn

g tr

ình

thôn

g in

tuyê

n tr

uyền

xây

dựn

g nô

ng th

ôn m

ới; x

ấy d

ựng

các

thiế

t chế

văn

hóa

thể

thao

nôn

g th

ôn; t

ổ ch

ức th

i tiể

u ph

ẩm s

ân k

hấu

Sở

Văn

hóa

thể

thao

du lị

ch

2012

205

hài v

ề đề

tài p

hát t

riển

nôn

g ng

hiệp

, xây

dựn

g nô

ng th

ôn m

ới, t

ừng

bước

nâng

cao

đời

sốn

g nô

ng d

ân;

9 Đ

ề án

thí đ

iểm

tổ c

hức

và lậ

p qu

ỹ hư

u nô

ng d

ân

Sở

lao

động

thươ

ng

binh

hội

2012

10

Đề

án tă

ng c

ường

côn

g tá

c qu

ản lý

, sử

dụng

ngh

ĩa tr

ang

nhân

dân

.

Khu

yến

khíc

h hỏ

a tá

ng

Sở

lao

động

thươ

ng

binh

hội

2012

11

Chư

ơng

trìn

h gi

ảm n

ghèo

thàn

h ph

ố gi

ai đ

oạn

2011

-201

5 (t

heo

kế

hoạc

h số

24/

KH

-UB

ND

ngà

y 28

/1/2

011)

;

Sở

lao

động

thươ

ng

binh

hội

2015

12

Đề

án d

ậy n

ghề

cho

lao

động

nôn

g th

ôn;

Sở

lao

động

thươ

ng

binh

hội

2015

13

Giả

i quy

ết v

iệc

làm

cho

ngư

ời la

o độ

ng n

ông

thôn

; S

ở la

o độ

ng th

ương

binh

hội

2015

14

Đề

án b

ảo v

ệ, c

hăm

sóc

phát

triể

n tr

ẻ em

vùn

g dâ

n tô

c, v

ùng

khó

khăn

;

Sở

lao

động

thươ

ng

binh

hội

2015

206

Phụ lục số 08: Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trong XDNTM ở Hà Nội (Kèm theo Báo cáo Sơ kết 03 năm 2011-2013 thực hiện

Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy)

TT TÊN HUYỆN

KẾ HOẠCH

CỦA UBND

TP

KẾT QUẢ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN 20/12/2013 (2012+2013)

DIỆN TÍCH ĐẤT

DÔI DƯ SAU

DDĐT (Ha)

Tổng diện tích (ha)

Tỷ lệ so với kế hoạch

(%)

Trong đó diện tich đã chia ruộng

1-2 thửa > 2 thửa

1 BA VÌ 4.652,00

4.186,00 89,98 4.186,00 95,8

2 ĐAN

PHƯỢNG 16,94

16,94

100,00

3 HOÀI ĐỨC 1.222,00

696,30 56,98 315,30 381,00 2,5

4 MÊ LINH 3.280,00

2.207,00 67,29

2.207

27,5

5 MỸ ĐỨC 7.513,89 7.446,40 99,10 6.122,60 1.323,80 71,12

6 PHÚC THỌ 3.685,14

2.319,50 62,94

2.320

-

7 QUỐC OAI 4.350,11

4.171,94 95,90 4.139,12 32,82

8 THƯỜNG

TÍN 4.302,19

3.956,00

91,95 3.605,00 351,00 70,7

9 CHƯƠNG

MỸ 10.443,46

8.447,09

80,88 7.065,27 881,82 115,0

10 ĐÔNG ANH 1.994,48

751,31 37,67 934,29

11 PHÚ

XUYÊN 8.607,40

6.242,10

72,52 6242,1 33,7

12 SÓC SƠN 10.126,18

8.991,20 88,79 6.743,4 2.247,8 741,8

207

13 SƠN TÂY 1.004,48

930,40 92,63 930,40 8,8

14 THANH OAI 5.102,46

3.100,00 60,76 3.100,00

15 ỨNG HÒA 5.602,79

4.328,80 77,26 4.328,80

16 THANH TRÌ 900,40

793,60 88,14 793,60

17 GIA LÂM 1.460,97

874,30 59,84 699,40 174,90

18 THẠCH

THẤT 2.100,18

1.911,00

90,99 1.911,00 11,0

19 TỪ LIÊM 0,00

TỔNG SỐ 76.365,07 61.369,88 80,36 49.400,68 5.393,14 1.144,22

208

Phụ lục số 09: Quy định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp

ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 (Kèm theo Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND TP)

TT Nội dung

NS Trung ương (%)

NS Thành

phố (%)

NS quận huyện (%)

NS xã phường thị trấn

(%)

A CÁC KHOẢN THU TRONG CÂN ĐỐI NSĐP

I CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG HƯỞNG 100%

1 Thuế môn bài

1.1 Thuế môn bài thu từ DNNN; DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn; các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, lực lượng vũ trang thành phố.

100

1.2 Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, …)

100

1.3 Thuế môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh:

- Trên địa bàn phường 70 30

- Trên địa bàn xã, thị trấn 100

2 Thuế tài nguyên

2.1 Thuế tài nguyên từ DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động khai thác dầu khí)

100

2.2 Thuế tài nguyên từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất

100

3 Tiền sử dụng đất, sau khi đã trừ phần kinh phí ứng GPMB và đầu tư hạ tầng

3.1 Tiền sử dụng đất các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Tiền sử dụng đất các dự án đấu giá đất thực hiện cơ chế đầu tư trở lại phát triển hạ tầng khu đấu giá đất, gồm: Khu đô thị mới Cầu Giấy, khu đô thị mới Mỗ Lao, khu TT hành chính quận Hà Đông, khu đô thị mới Xuân Phương huyện Từ Liêm; quận Long Biên (theo Quyết định số 5560/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND Thành phố Hà Nội) tương ứng với kinh phí đầu tư dự án xây dựng đường QL1A đoạn cầu Chui - cầu Đuống (*); phần tiền SD đất còn lại sau khi đầu tư theo cơ chế đặc thù sẽ thực hiện điều tiết theo cơ chế chung.

100

3.2 Đối với loại đất có quy mô diện tích dưới 5000 m2 (nhỏ lẻ, xen kẹt) không tiếp giáp với đường, phố.

100

3.3 Đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên; hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường phố.

- Các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú 50 50

209

TT Nội dung

NS Trung ương (%)

NS Thành

phố (%)

NS quận huyện (%)

NS xã phường thị trấn

(%)

Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì.

- Các huyện, thị xã: Sơn Tây, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm.

65 35

- 10 quận và các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Từ Liêm, Quốc Oai, Thạch Thất.

70 30

4 Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

4.1 Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước của DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể tiền thuê mặt nước từ hoạt động khai thác dầu khí)

100

4.2 Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước (không kể thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động khai thác dầu khí)

100

5 Thuế nhà, đất 100

6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp

6.1 Thu các hộ sản xuất tại địa bàn xã, thị trấn 100

6.2 Thu từ các nông trường, trạm, trại nhà nước quản lý 100

7 Tiền đền bù thiệt hại đất

7.1 Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc thành phố quản lý.

100

7.2 Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý.

100

7.3 Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp xã quản lý.

100

8 Tiền cho thuê nhà, bán và thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

8.1 Nhà ở 100

8.2 Không phải là nhà ở:

- Thành phố quản lý 100

- Cấp huyện quản lý 100

- Cấp xã quản lý 100

9 Lệ phí trước bạ

9.1 Lệ phí trước bạ nhà đất

- Thu trên địa bàn phường 70 30

- Thu trên địa bàn xã, thị trấn 100

9.2 Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác

Quận Hoàn Kiếm 83 17

Quận Ba Đình 88 12

Quận Đống Đa 84 16

Quận Hai Bà Trưng 82 18

210

TT Nội dung

NS Trung ương (%)

NS Thành

phố (%)

NS quận huyện (%)

NS xã phường thị trấn

(%)

Quận Thanh Xuân 82 18

Quận Cầu Giấy 83 17

Huyện Từ Liêm 73 27

Thị xã Sơn Tây 50 50

Các quận, huyện còn lại 58 42

10 Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của Thành phố

100

11 Viện trợ không hoàn lại các tổ chức, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật

- Thành phố 100

- Cấp huyện 100

- Xã, phường, thị trấn 100

12 Phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu (không kể Phí xăng dầu; Lệ phí trước bạ, Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải).

- Do thành phố quản lý thu 100

- Do Quận, huyện, Tp trực thuộc quản lý thu 100

- Do Xã, Phường, thị trấn quản lý thu 100

(Riêng phí thắng cảnh giao UBND TP quyết định cụ thể, phù hợp để đầu tư, bảo vệ khu di tích và tổ chức lễ hội)

13 Thu từ quỹ đất công, công ích và thu hoa lợi công sản xã, phường, thị trấn quản lý

100

14 Thu sự nghiệp của các đơn vị do địa phương quản lý

- Thành phố 100

- Cấp huyện 100

- Xã, phường, thị trấn 100

15 Huy động, đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

- Thành phố 100

- Cấp huyện 100

- Xã, phường, thị trấn 100

16 Huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật NSNN

100

17 Thu kết dư ngân sách

- Thành phố 100

- Cấp huyện 100

- Xã, phường, thị trấn 100

18 Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật (phần thuộc ngân sách nhà nước theo quy định)

211

TT Nội dung

NS Trung ương (%)

NS Thành

phố (%)

NS quận huyện (%)

NS xã phường thị trấn

(%)

- Do cơ quan Trung ương, Thành phố xử lý phạt 100

- Do cơ quan cấp huyện xử lý phạt 100

- Do cấp xã, Phường, thị trấn xử lý phạt 100

19 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

- Thành phố 100

- Cấp huyện 100

- Xã, phường, thị trấn 100

20 Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau

- Thành phố 100

- Cấp huyện 100

- Xã, phường, thị trấn 100

III CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA VỚI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

1 Thuế giá trị gia tăng

1.1 Thu từ DNNN Trung ương (không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu, hoạt động khai thác dầu khí)

58 42

1.2 Thu từ DNNN Địa phương (không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu, hoạt động Xổ số kiến thiết)

58 42

1.3 Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu, hoạt động khai thác dầu khí)

58 42

1.4 Thu từ khu vực kinh tế CTN ngoài quốc doanh (không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Quận Hoàn Kiếm 58 25 17

Quận Ba Đình 58 30 12

Quận Đống Đa 58 26 16

Quận Hai Bà Trưng 58 24 18

Quận Thanh Xuân 58 24 18

Quận Cầu Giấy 58 25 17

Huyện Từ Liêm 58 15 27

Các quận, huyện, thị xã còn lại 58 42

2 Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1 Thu từ DNNN Trung ương (không kể thuế TNDN đơn vị hạch toán toàn ngành)

58 42

2.2 Thu từ DNNN Địa phương (không kể thuế TNDN hoạt động Xổ số kiến thiết)

58 42

2.3 Thu từ DN Đầu tư nước ngoài (không kể thuế TNDN hoạt động khai thác dầu khí)

58 42

2.4 Thu từ khu vực kinh tế CTN ngoài quốc doanh

Quận Hoàn Kiếm 58 25 17

Quận Ba Đình 58 30 12

212

TT Nội dung

NS Trung ương (%)

NS Thành

phố (%)

NS quận huyện (%)

NS xã phường thị trấn

(%)

Quận Đống Đa 58 26 16

Quận Hai Bà Trưng 58 24 18

Quận Thanh Xuân 58 24 18

Quận Cầu Giấy 58 25 17

Huyện Từ Liêm 58 15 27

Các quận, huyện, thị xã còn lại 58 42

3 Thuế tiêu thụ đặc biệt (không kể TTĐB hàng nhập khẩu và Xổ số KT)

3.1 Thu từ DNNN Trung ương 58 42

3.2 Thu từ DNNN Địa phương (Không kể thuế TTĐB từ hoạt động XSKT)

58 42

3.3 Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài 58 42

3.4 Thu từ khu vực kinh tế CTN ngoài quốc doanh

Quận Hoàn Kiếm 58 25 17

Quận Ba Đình 58 30 12

Quận Đống Đa 58 26 16

Quận Hai Bà Trưng 58 24 18

Quận Thanh Xuân 58 24 18

Quận Cầu Giấy 58 25 17

Huyện Từ Liêm 58 15 27

Các quận, huyện, thị xã còn lại 58 42

4 Thu khác khu vực kinh tế CTN ngoài quốc doanh 100

5 Thuế thu nhập cá nhân

5.1 Thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu qua KBNN Hà Nội.

58 42

5.2 Thuế thu nhập cá nhân giao quận, huyện, thị xã quản lý thu (không bao gồm của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu qua KBNN Hà Nội)

Quận Hoàn Kiếm 58 25 17

Quận Ba Đình 58 30 12

Quận Đống Đa 58 26 16

Quận Hai Bà Trưng 58 24 18

Quận Thanh Xuân 58 24 18

Quận Cầu Giấy 58 25 17

Huyện Từ Liêm 58 15 27

Các quận, huyện, thị xã còn lại 58 42

6 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 50 50

7 Phí xăng, dầu 58 42

B KHOẢN THU XSKT NGOÀI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 100

213

(*) Tiền sử dụng đất thu từ các hộ tái định cư và thu từ đấu giá chuyển quyền SD đất trên phần diện tích còn lại sau khi bố trí tái định cư của dự án khu nhà ở tái định cư phường Giang Biên (21,8 ha); tiền đấu giá quyền SD đất tại các phần diện tích đất trong khu đô thị mới Việt Hưng (các lô đất CT-15, CT-19B, CT-21B) thu lại từ Tổng công ty phát triển nhà và đô thị - HUD, tiền đấu giá quyền SD đất tại dự án khu đấu giá đất phường Giang Biên (11,5 ha); nguồn thu tiền chênh lệch về tiền SD đất do điều chỉnh quy hoạch các ô đất hỗn hợp HH04, HH05, HH06 trong khu đô thị mới Việt Hưng sang chức năng nhà ở.

214

Phụ lục số 10: Bộ chỉ số đánh giá chi tiêu công do Ngân hàng thế giới đề xuất

A. SẢN LƯỢNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG: Độ tin cậy của

ngân sách

PI-1 Tổng lượng chi so với ngân sách gốc được phê duyệt

PI-2 Thành phần tổng lượng chi so với ngân sách gốc được phê duyệt

PI-3 Tổng lượng thu so với ngân sách gốc được phê duyệt

PI-4 Kiểm kê và giám sát nợ quá hạn thanh toán từ nguồn chi

B. CÁC VẤN ĐỀ ĐAN XEN: Tính toàn diện và minh bạch

PI-5 Phân loại ngân sách

PI-6 Tính toàn diện của thông tin trong tài liệu ngân sách

PI-7 Quy mô các hoạt động chính phủ không được báo cáo

PI-8 Tính minh bạch của các mối quan hệ tài chính liên chính phủ

PI-9 Giám sát rủi ro tài chính tổng thể xuất phát từ các thể nhân thuộc khu vực

công khác

PI-10 Sự tiếp cận của công chúng đối với thông tin tài chính chủ đạo

C. CHU KỲ NGÂN SÁCH

C (i) Lập ngân sách trên cơ sở chính sách

PI-11 Thứ tự và sự tham gia vào quy trình ngân sách hàng năm

PI-12 Triển vọng nhiều năm đối với công tác lập kế hoạch tài chính, chính sách

chi và lập ngân sách

C (ii) Dự tính và kiểm soát thực thi ngân sách

PI-13 Tính minh bạch của nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế

PI-14 Tính hiệu quả của các biện pháp đăng ký đối tượng nộp thuế và đánh giá

thuế

PI-15 Tính hiệu quả của việc thu thuế

PI-16 Dự tính vốn cam kết cho chi tiêu

PI-17 Ghi sổ và quản lý số dư tiền mặt, nợ và bảo lãnh

PI-18 Tính hiệu quả của việc kiểm soát tiền lương

PI-19 Cạnh tranh, giá trị tiền tệ và kiểm soát mua sắm

PI-20 Tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với chi phí ngoài lương

PI-21 Tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ

215

C(iii) Kế toán, ghi sổ và báo cáo

PI-22 Tính kịp thời và thường xuyên của công tác điều hòa tài khoản

PI-23 Tính sẵn có của thông tin về nguồn lực cấp cho các đơn vị cung cấp dịch

vụ

PI-24 Chất lượng và tính kịp thời của báo cáo ngân sách trong năm

PI-25 Chất lượng và tính kịp thời của báo cáo tài chính hàng năm

C(iv) Kiểm tra và kiểm toán bên ngoài

PI-26 Phạm vi, đặc điểm và theo dõi kiểm toán bên ngoài

PI-27 Kiểm tra tính pháp lý của luật ngân sách hàng năm

PI-28 Kiểm tra tính pháp lý các báo cáo kiểm toán bên ngoài

D. THỰC TIỄN TÀI TRỢ

D-1 Dự toán hỗ trợ ngân sách trực tiếp

D-2 Thông tin tài chính của nhà tài trợ cung cấp về cấp và báo cáo các khoản

tài trợ cho dự án và chương trình

D-3 Tỷ trọng tài trợ quản lý theo trình tự quốc gia

216

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ������

LÊ SỸ THỌ

HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016

217

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ������

LÊ SỸ THỌ

HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng

Mã số: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS,TS Bùi Đường Nghiêu

2. PGS, TS Trần Văn Giao

HÀ NỘI - 2016

218

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất

cứ công trình khoa học nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Sỹ Thọ

219

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1

1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1

2 Mục đích nghiên cứu của luận án ..................................................... 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 3

4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 4

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................... 5

6 Kết cấu của luận án ........................................................................... 6

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ

NGOÀI NƯỚC ........................................................................................ 7

1 Các hướng nghiên cứu cơ bản liên quan đến luận án ................. 7

1.1 Các nghiên cứu về nông thôn mới và cơ sở hạ tầng

nông thôn mới .......................................................................... 7

1.2 Các nghiên cứu về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ............................................... 12

2 Đánh giá các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, xác

định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án ........................ 15

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VÀ

SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

NÔNG THÔN MỚI ............................................................................... 18

1.1 Nông thôn mới và cơ sở hạ tầng nông thôn mới .................... 18

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nông thôn mới............................... 18

1.1.2 Cơ sở hạ tầng nông thôn mới ................................................ 22

1.2 Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn mới ............................................................................ 27

1.2.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới .............. 27

1.2.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn mới ................................................................................. 31

220

1.2.3 Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn mới ................................................................................. 36

1.2.4 Sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn mới ................................................................................. 43

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng

vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ............... 48

1.3 Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về huy động và sử

dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...... 54

1.3.1 Kinh nghiệm một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới ..... 54

1.3.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước ........................ 64

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra ........................................ 69

Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................... 72

2.1 Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành

phố Hà Nội ................................................................................. 72

2.1.1 Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới ở

Hà Nội ................................................................................... 72

2.1.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội giai đoạn

2011-2015 .............................................................................. 75

2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội ......................................... 76

2.2.1 Thực trạng cơ chế huy động vốn hiện hành .......................... 76

2.2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư ........................................... 88

2.3 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội ......................................... 97

2.3.1 Thực trạng cơ chế sử dụng vốn hiện hành ............................ 97

2.3.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư ............................................ 106

221

2.4 Những vấn đề đặt ra trong huy động và sử dụng vốn đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn

Hà Nội ....................................................................................... 117

2.4.1 Thiếu tầm nhìn hội nhập, liên kết vùng và phát triển bền

vững nông thôn mới trong huy động và sử dụng vốn đầu tư . 117

2.4.2 Phân cấp ngân sách nhà nước và phân định vai trò của

từng nguồn vốn đầu tư chưa rõ ràng, hợp lý ....................... 118

2.4.3 Chưa khai thác được các nguồn vốn đầu tư tiềm năng

cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ........................ 123

2.4.4 Việc sử dụng vốn đầu tư trong thực tế chưa theo đúng

kế hoạch ............................................................................... 124

2.4.5 Công tác kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn mới còn bất cập .................................................. 125

2.4.6 Chưa phát huy được vai trò của người dân, cộng đồng

trong thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính ........................ 127

Chương 3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................ 129

3.1 Mục tiêu, quan điểm huy động và sử dụng vốn đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội ........ 129

3.1.1 Bối cảnh, yêu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Hà Nội trong thời gian tới ................................................... 129

3.1.2 Mục tiêu ............................................................................... 132

3.1.3 Quan điểm ........................................................................... 135

3.2 Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội .................... 137

3.2.1 Phân cấp rõ ràng và phân định hợp lý sự tham gia của

các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn mới ............................................................................... 137

3.2.2 Tối đa hóa các nguồn vốn ngân sách nhà nước cho xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...................................... 139

222

3.2.3 Tăng cường huy động nguồn vốn từ cộng đồng và doanh

nghiệp cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ............ 145

3.2.4 Thực hiện cơ chế tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa

phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ........ 148

3.2.5 Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách của thành phố về quản

lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ............ 150

3.2.6 Đẩy mạnh thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm

giải trình và các hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính ...... 152

3.2.7 Các giải pháp khác .............................................................. 157

3.3 Kiến nghị .................................................................................. 162

3.3.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành

trung ương ........................................................................... 162

3.3.2 Đối với Thành ủy Hà Nội .................................................... 164

3.3.3 Đối với UBND Thành phố Hà Nội ..................................... 165

KẾT LUẬN .......................................................................................... 169

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................ 170

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 171

PHỤ LỤC ........................................................................................... 176

223

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nghĩa

CSHT Cơ sở hạ tầng

CSVC Cơ sở vật chất

CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia

DĐĐT Dồn điền, đổi thửa

GSCĐ Giám sát cộng đồng

GTVT Giao thông vận tải

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

MTTQ Mặt trận tổ quốc

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSNN Ngân sách nhà nước

NTM Nông thôn mới

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

PTBV Phát triển bền vững

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TN&MT Tài nguyên và môi trường

UBND Ủy ban nhân dân

VH-TT-DL Văn hóa - Thể thao - Du lịch

XDCB Xây dựng cơ bản

XDNTM Xây dựng nông thôn mới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

224

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Quy mô hoạt động của phong trào Saemaul từ 1971 đến 1973 ... 59

Bảng 2.1: Số xã nông thôn Hà Nội phân theo địa hình ........................... 73

Bảng 2.2: Hiện trạng nông thôn Hà Nội năm 2009 so theo bộ tiêu chí

quốc gia nông thôn mới ........................................................................... 74

Bảng 2.3: Hoạt động thông báo kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng

của chính quyền xã đối với người dân .................................................... 79

Bảng 2.4: Biện pháp thuyết phục của chính quyền xã khi cần huy động

vốn nhân dân xây dựng hạ tầng nông thôn ............................................. 82

Bảng 2.5: Kết quả điều tra nhận định của người dân tại Ba Vì về chương

trình XDNTM .......................................................................................... 83

Bảng 2.6: Biện pháp hành chính của chính quyền xã khi cần huy động

vốn nhân dân xây dựng hạ tầng nông thôn ............................................. 84

Bảng 2.7: Chính sách hỗ trợ người dân nông thôn đầu tư xây dựng

CSHT NTM .................................................................................................... 85

Bảng 2.8: Nội dung tham gia, đóng góp của người dân ở Ba Vì

vào chương trình XDNTM ...................................................................... 86

Bảng 2.9: Sự công khai chính quyền xã tại Ba Vì khi có một công trình

hạ tầng được xây dựng ............................................................................ 87

Bảng 2.10: Tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư huy động cho xây dựng CSHT

NTM ở Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ...................................................... 90

Bảng 2.11: Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM

Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ................................................................... 92

Bảng 2.12: Danh mục một số dự án đầu tư CSHT nông thôn ở 1 huyện

giai đoạn 2011-2015 ................................................................................ 94

Bảng 2.13: Mức độ sẵn sàng đóng góp công, của của người dân tại Ba Vì

vào XDNTM ............................................................................................ 96

Bảng 2.14: Nguyên nhân người dân tại Ba Vì chưa sẵn sàng đóng góp

công, của cho XDNTM ........................................................................... 96

Bảng 2.15: Phân bổ vốn đầu tư cho phát triển CSHT nông thôn

Hà Nội ................................................................................................... 100

225

Bảng 2.16: Vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông, thủy lợi, điện

nông thôn Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ................................................ 107

Bảng 2.17: Vốn đầu tư xây dựng CSHT giáo dục, văn hóa, y tế

nông thôn Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ................................................ 108

Bảng 2.18: Vốn đầu tư xây dựng CSHT chợ, bưu điện, nhà ơ dân cư

nông thôn Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ................................................ 108

Bảng 2.19: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM Hà Nội theo kế

hoạch và thực tế giai đoạn 2011-2015 .................................................. 110

Bảng 2.20: Mức độ hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng

nông thôn Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ................................................ 111

Bảng 2.21: Kết quả thực hiện các tiêu chí CSHT giao thông, thủy lợi, điện

nông thôn trong XDNTM thành phố Hà Nội ......................................... 113

Bảng 2.22: Kết quả thực hiện các tiêu chí CSHT trường học, văn hóa,

y tế trong XDNTM thành phố Hà Nội 2 năm 2009 và 2015 ............... 114

Bảng 2.23: Kết quả thực hiện các tiêu chí chợ, bưu điện trong XDNTM

thành phố Hà Nội 2 năm 2009 và 2015 ................................................ 115

Bảng 2.24: Kết quả điều tra mức độ hài lòng của người dân đối với chính

quyền cơ sở ............................................................................................ 127

Bảng 3.1: Nhu cầu vốn xây dựng CSHT NTM Hà Nội giai đoạn

2016-2020 .............................................................................................. 134

Bảng 3.2: Sự tham gia của các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng

CSHT NTM ........................................................................................... 138

Bảng 3.3: Thế mạnh kinh tế của một số huyện trên địa bàn Hà Nội .... 140

226

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Mô hình hóa công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM .................................................................................... 53

Hình 1.2: Biểu trưng của Saemaul Undong-Hàn Quốc .......................... 57

Hình 2.1: Bản đồ Hà Nội ......................................................................... 72

Hình 2.2: Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng ............................. 102

Hình 3.1: Hỗ trợ vốn đầu tư từ Quận, huyện có điều kiện cho các Huyện khó khăn trong xây dựng CSHT NTM ................................................. 150

Hình 3.2: Mô hình sự tham gia của ban GSCĐ vào quá trình đầu tư XDCB .................................................................................................... 155

Hình 3.3: Khung đánh giá chi tiêu công do Ban thư ký chi tiêu công và trách nhiệm tài chính - Ngân hàng thế giới đề xuất .............................. 161

Biểu đồ 2.1: Kết quả thực hiện các tiêu chí XDNTM Hà Nội đến hết năm 2015 ........................................................................................... 75

Biểu đồ 2.2: Các nguồn vốn đầu tư huy động cho xây dựng CSHT NTM ở Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ................................................................ 89

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các nguồn vốn huy động cho xây dựng CSHT NTM Hà Nội theo đề án và lũy kế đến hết năm 2015 ...................................... 91

Biểu đồ 2.4: Vốn ngân sách các huyện đầu tư xây dựng CSHT nông thôn trên địa bàn Hà Nội, lũy kế đến hết năm 2015 ........................................ 93

Biểu đồ 2.5: Vốn huy động cộng đồng các huyện đầu tư XDNTM trên địa bàn Hà Nội lũy kế đến hết năm 2015 ................................................ 95

Biểu đồ 2.6: Vốn doanh nghiệp và các tổ chức các huyện đầu tư XDNTM trên địa bàn Hà Nội lũy kế đến hết năm 2015 ......................... 97

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho XDNTM trên địa bàn Hà Nội ..................................................................................................... 99

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM Hà Nội theo kế hoạch và thực tế giai đoạn 2011-2015 .................................................. 109

Biểu đồ 2.9: Đánh giá của người dân về chất lượng một số công trình CSHT trên địa bàn ................................................................................. 116

Biểu đồ 2.10: Thu NSNN các huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội năm 2010 ............................................................................................... 119