56
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khẩu hiệu chính trị- xã hội là công cụ tuyên truyền của xã hội hiện đại, nhằm giáo dục vận động, thuyết phục người dân trong một cộng đồng. Nhận thấy đây là loại hình diễn ngôn đặc biệt và với mong muốn khám phá mối quan hệ giữa ngôn ngữ- quyền lực- hệ tư tưởng trong diễn ngôn khẩu hiệu ở tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu chính trị- xã hội (KH CT- XH) tiếng Anh và tiếng Việt; tìm ra sự tương đồng và những khác biệt trong các chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn giữa KH CT- XH tiếng Anh và tiếng Việt; góp phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của các mặt xã hội đó; giúp những cơ quan, tổ chức hay cá nhân thiết kế KH CT- XH có những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao. 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT- XH, bao gồm chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn. Phạm vi nghiên cứu là diễn ngôn khẩu hiệu (thể loại KH CT- XH) tiếng Anh và tiếng Việt được sử dụng ở những nơi công cộng như đường phố, công sở - văn phòng, trường học… cho những mục đích giáo dục hay thuyết phục riêng. Đối tượng nghiên cứu tiếng Anh (500 mẫu) bao gồm những khẩu hiệu được sử dụng ở Hoa Kỳ trong phạm vi thời gian 50 năm từ khoảng 1960 - 2014. Đối tượng tiếng Việt (500 mẫu) được thu thập trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước Việt nam từ sau 1975 - 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp chủ yếu: - Phương pháp miêu tả ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc diễn ngôn), vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn (theo đường hướng PTDN PPhán) - Phương pháp so sánh - đối chiếu (để làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nghiệm thể diễn ngôn) + Phương pháp hỗ trợ: thu thập tư liệu, phân tích tư liệu, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp.

PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Khẩu hiệu chính trị-xã hội là công cụ tuyên truyền của xã hội hiện đại,

nhằm giáo dục vận động, thuyết phục người dân trong một cộng đồng. Nhận

thấy đây là loại hình diễn ngôn đặc biệt và với mong muốn khám phá mối

quan hệ giữa ngôn ngữ- quyền lực-hệ tư tưởng trong diễn ngôn khẩu hiệu ở

tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Đối

chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt”.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các đặc điểm diễn ngôn của

khẩu hiệu chính trị-xã hội (KH CT-XH) tiếng Anh và tiếng Việt; tìm ra sự

tương đồng và những khác biệt trong các chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc

ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn giữa KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt; góp

phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

các mặt xã hội đó; giúp những cơ quan, tổ chức hay cá nhân thiết kế KH CT-

XH có những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang

tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao.

3. Mục tiêu nghiên cứu

4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm ngôn ngữ của diễn

ngôn KH CT-XH, bao gồm chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và

cấu trúc diễn ngôn. Phạm vi nghiên cứu là diễn ngôn khẩu hiệu (thể loại KH

CT-XH) tiếng Anh và tiếng Việt được sử dụng ở những nơi công cộng như

đường phố, công sở - văn phòng, trường học… cho những mục đích giáo

dục hay thuyết phục riêng. Đối tượng nghiên cứu tiếng Anh (500 mẫu) bao

gồm những khẩu hiệu được sử dụng ở Hoa Kỳ trong phạm vi thời gian 50

năm từ khoảng 1960 - 2014. Đối tượng tiếng Việt (500 mẫu) được thu thập

trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước Việt nam từ sau 1975 - 2014.

5. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp chủ yếu:

- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc diễn

ngôn), vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn (theo đường hướng PTDN

Phê Phán)

- Phương pháp so sánh - đối chiếu (để làm nổi bật những điểm tương đồng

và khác biệt giữa hai nghiệm thể diễn ngôn)

+ Phương pháp hỗ trợ: thu thập tư liệu, phân tích tư liệu, phương pháp

thống kê, phương pháp quy nạp.

Page 2: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

2

Cụ thể, luận án chọn đường hướng PTDNPP chức năng hệ thống do Norman

Fairclough [68] khởi xướng với các phương pháp PTDN dựa trên cơ sở lý

thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday [83] để phân tích

các đặc điểm diễn ngôn của KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt bao gồm

cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn theo mạng lưới

các giá trị trong diễn ngôn như giá trị kinh nghiệm, giá trị quan hệ và giá trị

biểu cảm như các câu hỏi gợi ý của Norman Fairclough [68] và thông qua

việc lý giải cơ chế họat động của ngôn ngữ gắn với các thực tiễn xã hội có

thể liên quan đến các chức năng ý niệm/kinh nghiệm (ideational/

experiential), liên nhân (interpersonal) và tạo văn bản (textual).

6. Tư liệu của luận án

7. Ý nghĩa/ đóng góp mới của luận án

- Mô tả đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh và tiếng

Việt trên cơ sở của lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, tức là xem ngôn

ngữ là một hiện tượng xã hội, là tập quán xã hội và chịu sự tác động của các

điều kiện chính trị, văn hóa xã hội.

- Tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu

trúc ngữ pháp và cách thức tổ chức của diễn ngôn giữa KH CT-XH tiếng

Anh và tiếng Việt; đồng thời lý giải các nguyên nhân của sự lựa chọn đặc

điểm ngôn ngữ dựa trên các cơ sở đặc trưng về chính trị, văn hóa, xã hội của

mỗi quốc gia. Đặc điểm của thể chế chính trị, văn hóa xã hội sẽ góp phần

quy định quyền phát ngôn và kiểu phát ngôn ở mỗi khẩu hiệu. Và luận án có

nhiệm vụ làm rõ sự phản ánh này

--------

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Khẩu hiệu

1.1.1.1. Khái niệm khẩu hiệu (slogan)

Khái niệm khẩu hiệu (tiếng Việt) hay “slogan” (tiếng Anh) tồn tại

trong nhiều ngôn ngữ và nền văn hóa trên thế giới. Theo từ điển

Merriam-Webster [111], từ slogan được cho là biến thể của từ slogorn -

xuất phát từ tiếng Xen-tơ của người Xcốt-len là sluagh-ghairm (trong đó

sluagh là “army/ war” (quân đội/chiến tranh) còn ghairm là “cry” (khóc/

kêu la). Trong từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Current

English [63:1201], Crowther đã định nghĩa rằng “Khẩu hiệu là một từ

hoặc một cụm từ dễ nhớ để thu hút sự chú ý của người khác hoặc đề xuất

một ý kiến nhanh chóng”. Có thể nói cách định nghĩa có tính bao hàm nhất

Page 3: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

3

là của Từ điển American Heritage Dictionary, nơi mà khẩu hiệu được định

nghĩa là “một cụm từ/ngữ thể hiện mục đích hoặc bản chất của một cơ

quan, đoàn thể hoặc một ứng cử viên”; “là câu nói được dùng đi dùng lại

nhiều lần trong các chiến dịch quảng cáo hay quảng bá”; “là câu nói đặc

biệt và có chủ đề, dễ thu hút người khác, được dùng trong quảng cáo,

chính trị để vận động cho một sản phẩm, ứng viên hay một nguyên do nào

đó. Trong khi đó, ở Việt Nam, khái niệm khẩu hiệu trong Đại từ điển tiếng

Việt của Nguyễn Như Ý có nghĩa là “câu ngắn gọn, thôi thúc hành động

nhiều người” [43:894], ví dụ: “Hãy cùng nhau chung tay vì cộng đồng”.

Tùy vào những mục đích cụ thể, khẩu hiệu được định nghĩa theo nhiều

cách. Ví như trong quảng cáo thương mại, khẩu hiệu thương mại của một

công ty được xem là một câu nói hay đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải

những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về một thương hiệu. Bên

cạnh khẩu hiệu quảng cáo, với mục đích tuyên truyền các chính sách xã hội

và mục tiêu chính trị, khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) được xem là

những “tuyên ngôn” của các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quyền lực

nhà nước hay các nhóm cá nhân mong muốn thể hiện quyền thuyết phục,

vận động người khác làm theo những đường lối, ý muốn của họ.

Trên cơ sở tiếp thu các định nghĩa trên đây và vì luận án chỉ tập

trung phân tích diễn ngôn thể loại khẩu hiệu chính trị - xã hội, bản thân tác

giả có thể rút ra một định nghĩa khái quát nhất làm cơ sở cho nhiệm vụ

nghiên cứu KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt của luận án sau này là

“Khẩu hiệu chính trị - xã hội là thể loại diễn ngôn đặc biệt với lối diễn đạt

súc tích, ngắn gọn, dễ nhớ được dùng bởi các tổ chức chính trị - xã hội và

các nhóm cá nhân để kêu gọi, tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục

người khác làm theo các đường hướng, chính sách của họ nhằm thay đổi

hiện trạng sống hay các thực tiễn chính trị - xã hội ở các quốc gia.”

1.1.1.2. Tiêu chí để xác định khẩu hiệu

Tiêu chí hình thức của khẩu hiệu - căn cứ vào các chức năng, vai trò,

ý nghĩa nói trên - là các phát ngôn ngắn gọn, có tính cố định để thực hiện

chức năng hô hào, vận động và đảm bảo tính dễ nghe, dễ nhớ.

1.1.1.2.1. Kết cấu ngữ pháp

(a) Diễn ngôn đơn (văn bản một câu)

(b) Diễn ngôn phức (văn bản từ hai đến bốn câu)

(c) Dạng thức kết cấu đặc biệt

1.1.1.2.2. Ngôn ngữ khẩu hiệu

Khái niệm khẩu hiệu hiểu theo tiếng Hán Việt, thì “khẩu” là miệng

cho nên khẩu hiệu là những câu có tính hô hào bằng miệng. Đã là câu hô

Page 4: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

4

hào bằng miệng thì nhất thiết phải ngắn gọn để dễ phát ngôn và đồng thời

để cho người nghe dễ nắm bắt, dễ nhớ... dẫn đến dễ tác động, dễ kêu gọi.

Ngôn ngữ khẩu hiệu thường ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ; súc tích, cô đọng

để có tính trọng tâm, và có tiêu điểm thông tin; được cụ thể hóa dưới

dạng hành động ngôn từ cụ thể và mang chức năng liên nhân.

1.1.1.2.3. Chức năng của khẩu hiệu

Một trong những mục đích rõ rệt nhất của khẩu hiệu là đưa thông điệp

của người phát ngôn đến với cộng đồng, làm cho mọi người nhớ và trở nên

quen thuộc với thông điệp. Vì thế, với tư cách là một công cụ hoặc sản phẩm

tuyên truyền, khẩu hiệu cần có 2 chức năng chủ yếu là thông tin và tác động.

1.1.1.2.4. Chủ đề của khẩu hiệu

Rất nhiều nhà nghiên cứu về tuyên truyền và truyền thông cho rằng đối

với khẩu hiệu cần thiết nhất vẫn là tính chủ đề hay tính thời sự (topical).

Chủ đề của khẩu hiệu phản ánh tác động của điều kiện chính trị - xã hội

của mỗi quốc gia đến cách vận động, thuyết phục người dân.

1.1.1.3. Phân loại khẩu hiệu

Có hai dạng khẩu hiệu chủ yếu, đó là khẩu hiệu quảng cáo và khẩu

hiệu chính trị - xã hội. Cần phân biệt rõ giữa khẩu hiệu quảng cáo và KH

CT-XH về mặt vai trò, ý nghĩa, và chức năng. Nếu khẩu hiệu quảng cáo

là những câu nói tác động vào đối tượng người tiêu dùng để họ nhớ tới

sản phẩm - dịch vụ của nhà sản xuất … thì KH CT-XH là những câu nói

thuộc dạng “tuyên ngôn” của các tổ chức chính trị - xã hội. Ngôn ngữ

khẩu hiệu CT- XH cần thiết phải ngắn gọn nhưng phải trau chuốt, có tính

vận động-tuyên truyền cao, và có khả năng tác động trực tiếp vào tinh

thần thái độ, nhiệm vụ, tính tự giác, tính cộng đồng của người dân.

1.1.2. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn

1.2. Những cơ sở lý luận chủ yếu và liên quan được áp dụng để

phân tích diễn ngôn khẩu hiệu

1.2.1 Những luận điểm cơ bản của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn

Phê phán (Critical Discourse Analysis- CDA)

Khuynh hướng phát triển của các trường phái ngôn ngữ học kể từ

những năm 50 đến cuối thể kỷ 20 đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đặc

biệt là việc chủ nghĩa cấu trúc luận với đối tượng nghiên cứu là hệ thống

ngôn ngữ và tri năng (competence) đã lộ rõ khiếm khuyết là ít quan tâm

đến khía cạnh sử dụng của ngôn ngữ... đã dần nhường bước cho xu

hướng chức năng luận với các đại diện chủ yếu là phân tích diễn ngôn;

dụng học, ngữ nghĩa học, ngôn ngữ học chức năng và phân tích diễn

ngôn phê phán. Từ việc ra đời của Phân tích Diễn ngôn (PTDN) trong

Page 5: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

5

môi trường chức năng luận, đường hướng Phân tích Diễn ngôn phê phán

(PTDNPP)- Critical Discourse Analysis (CDA) (là một đại diện của Khoa

học phê phán-) đã được hình thành từ những năm 70 của thế kỷ 20 trên

nền tảng của Ngữ pháp chức năng và được xem là “một hướng tiếp cận,

hệ lý luận, giải quyết các vấn đề xã hội, hệ tư tưởng, thái độ…” [17:14].

Các nhà ngôn ngữ học chủ yếu đã có công trong việc đặt nền tảng cho

đường hướng này cũng như về sau đã thảo luận và tạo ra mạng lưới các

nhà nghiên cứu Diễn ngôn phê phán là Kress & Hodge [97], van Dijk

[142], Fairclough [68] và Wodak [154]. Các nhà ngôn ngữ học thuộc

đường hướng CDA chịu nhiều ảnh hưởng bởi lý thuyết Ngữ pháp chức

năng hệ thống của Halliday, nên các xu hướng chủ yếu của CDA từ đó

trở về sau đều dựa trên cơ sở 3 siêu chức năng của ngôn ngữ. Luận án

chọn áp dụng phương pháp phân tích diễn ngôn theo đường hướng PTDN

phê phán, dựa trên mô hình của Norman Fairclough [68] bao gồm hệ

thống các câu hỏi phân tích về chức năng kinh nghiệm, liên nhân và tạo

văn bản của từ ngữ, ngữ pháp và các cấu trúc diễn ngôn.

1.2.2. Những căn cứ ngôn ngữ học của việc PTDNPP

1.2.2.1. Lý thuyết Ngữ pháp Chức năng Hệ thống (Systemic Functional

Grammar- SFG)

Theo Halliday M.A.K, phân tích ngữ pháp là một quan điểm 3 bình

diện, là phân tích nghĩa theo 3 cấp độ. Đối với Halliday, ngữ pháp được

xem là hệ thống, chứ không phải là các quy tắc. Ông quan niệm rằng,

ngôn ngữ là một nguồn lực về nghĩa. Ông đồng hóa nghĩa với chức năng

và ông sử dụng cú như là một đơn vị cơ sở để giải thích chức năng ngôn

ngữ. Ông khẳng định ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp, và phải thực

hiện 03 chức năng (siêu chức năng).

(a) Chức năng kinh nghiệm

(b) Chức năng liên nhân

(c) Chức năng tạo văn bản

1.2.2.2. Ngữ nghĩa học tri nhận (cognitive semantics)

Một trong những xu hướng chính của ngữ nghĩa học nhận thức là cách

tiếp cận kinh nghiệm, thông qua việc miêu tả nghĩa theo hướng thực tế và

kinh nghiệm để tái hiện những gì xảy ra trong đầu người phát ngôn và người

tiếp nhận, gắn với kinh nghiệm của họ về thế giới bên ngoài. Điều này khá

giống với cách mô tả thế giới kinh nghiệm trong lý thuyết SFG của Halliday.

Tuy nhiên, việc nhận thức về thế giới kinh nghiệm có khi còn mang nhiều

yếu tố chủ quan. Nhờ thế, cách tiếp cận này được vận dụng để phân tích sự

thể hiện tư tưởng, thái độ hay chính kiến của người tạo diễn ngôn.

Page 6: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

6

1.2.2.3. Cách tiếp cận dụng học (pragmatics)

Lý thuyết hành động ngôn từ (Speech acts theory)

Nguyên tắc cộng tác của Paul Grice

1.2.3. Một vài cơ sở lý luận liên quan khác để phân tích diễn ngôn

khẩu hiệu

1.2.3.1. Quan niệm về Thể diện và Thuyết Lịch sự

1.2.3.2. Khái niệm quyền lực và hệ tư tưởng trong diễn ngôn

Vì tính chất và phương pháp phân tích CDA có những đặc thù

riêng, nên việc xác định khái niệm quyền lực cũng như hệ tư tưởng -

những nền tảng xã hội của công tác CDA - khi thực hiện CDA có ý nghĩa

quan trọng. Lịch sử phát triển của xã hội văn minh đã chứng minh rằng

quyền lực là một phạm trù cơ bản nhất của chính trị học. Thực tế cũng đã

cho thấy nhiều xã hội có giai cấp đã sử dụng ngôn ngữ để đấu tranh nhằm

mục đích duy trì hay bảo vệ quyền lực của mình. Tuy nhiên khái niệm

quyền lực (hay quyền thế) trong diễn ngôn được hiểu trên nền tảng xã hội

học và ngôn ngữ học là một khái niệm có những phạm trù nghĩa rất rộng

lớn, chứ không chỉ gói gọn trong phạm vi quyền lực chính trị. Van Dijk

đồng nghĩa hóa quyền lực với khả năng tiếp cận và sở hữu nguồn lực có

giá trị cao trong xã hội như của cải, địa vị, sức mạnh hay tri thức. Theo

ông, quyền lực xã hội bao hàm sự kiểm soát của một nhóm xã hội này đối

với một nhóm xã hội khác trên các phương diện hành động hay suy nghĩ,

và vì thế mà giới hạn sự tự do hành động của người khác hoặc tác động

đến tri thức, thái độ và hệ tư tưởng của họ. Fairclough [68] và Bachrach

& Botwinick [48] cũng đã chia sẻ với van Dijk về những nhận định này.

Fairclough [68] xem khái niệm diễn ngôn là sản phẩm của quá trình giao

tiếp xã hội và cho rằng việc tái tạo các quan hệ quyền lực qua diễn ngôn

rất phức tạp và có khi chỉ được ngầm định tiến hành bởi các bên tham

gia. Và Fairclough còn quan niệm “việc kiểm soát các trật tự diễn ngôn

của những người nắm giữ quyền lực chính là yếu tố quan trọng trong việc

xác lập và gìn giữ quyền lực của họ” [68: 24,37].

1.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.3.1. Về khẩu hiệu quảng cáo

1.3.2. Về khẩu hiệu chính trị - xã hội

Từ những năm 30 của thế kỷ XX đã có các bài viết đề cập mục đích

và các đặc trưng nổi bật của khẩu hiệu, trong môi trường văn hóa-xã hội

Hoa Kỳ. Bernstein [52] đã khảo sát rất nhiều bài diễn văn của các chính

trị gia và đi đến kết luận khẩu hiệu chính trị xã hội cần được xác định

Page 7: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

7

mục đích kêu gọi và thuyết phục công chúng bằng ngôn ngữ đặc biệt. Lu

[106] đã sử dụng mô hình mối quan hệ giữa hệ tư tưởng và biểu tượng

chữ viết để nghiên cứu cách sử dụng các khẩu hiệu chính trị của Đảng

cộng sản Trung Hoa từ những năm 60 đến những năm 80. Bên cạnh các

nghiên cứu về khẩu hiệu chính trị, còn có các nghiên cứu về khẩu hiệu xã

hội. Barton [50] đã khảo sát yếu tố “lặp” trong diễn ngôn bằng cách miêu

tả các chức năng đa dạng của cách dùng lặp đi lặp lại các khẩu hiệu để

chứng minh chức năng truyền đạt thông tin và chức năng tương tác giữa

các thành viên trong nhóm. Marlow [107] đã phân tích cách tạo ra các

khẩu hiệu có ý nghĩa về mặt ngôn từ để không chỉ hô hào “suông”, mà có

thể hiểu được bản chất vấn đề nỗ lực học tập trong các trường trung học để

từ đó, viết được những khẩu hiệu thực sự giúp kích hoạt sự tự thân vận

động và khám phá bản thân của học sinh trong trường học. Từ lịch sử vấn

đề nghiên cứu về khẩu hiệu nói trên, chúng tôi nhận thấy vẫn còn vấn đề

bỏ ngỏ liên quan đến khẩu hiệu tạo điều kiện để đi sâu nghiên cứu đó là:

Phân tích diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt theo đường

hướng Phân tích diễn ngôn phê phán để nhận diện cơ chế sử dụng

quyền lực trong diễn ngôn và việc thể hiện tư tưởng, thái độ của những

người soạn thảo và ban hành khẩu hiệu cũng như những vấn đề chính

trị-xã hội phản ánh thông qua diễn ngôn, từ đó giúp người phát ngôn

kiến tạo những khẩu hiệu đảm bảo các chức năng và độ thuyết phục về

mặt ngôn ngữ, đồng thời phát huy được các chức năng của ngôn ngữ để

làm thông điệp tuyên truyền hiệu quả trong đời sống chính trị-xã hội của

mỗi quốc gia.

--------

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU

CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG ANH DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ

THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN

2.1. Đặt vấn đề

2.2. KH CT-XH tiếng Anh- một số vấn đề chung

2.2.1. Bối cảnh xã hội của KH CT-XH tiếng Anh

2.2.2. Nội dung chủ đề của KH CT-XH tiếng Anh Bảng 2.1 Một số chủ đề chính của KH CT-XH tiếng Anh

Stt Chủ đề khẩu hiệu (N=500) Tỉ lệ (%)

1. Môi trường và năng lượng 89 17,8

2. An toàn lao động 68 13,6

3. Chính trị - bầu cử 66 13,2

Page 8: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

8

4. An toàn giao thông-Tác hại của bia rượu 58 11,6

5. Tác hại của thuốc lá 39 7,8

6. Quyền động vật 39 7,8

7. Quan hệ thân tộc - bằng hữu 28 5,6

2.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu

chính trị xã hội tiếng Anh theo quan điểm của LT PTDNPP

2.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ

Khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh tập trung phản ánh những vấn đề chính trị-

xã hội đang được quan tâm nên trường diễn ngôn là các vấn đề chính trị-văn

hóa-xã hội. Bảng 2.2 chỉ ra các trường từ vựng chính trị-xã hội ở mỗi chủ đề

của KH CT-XH tiếng Anh. Bảng 2.2 Trường từ vựng của một số chủ đề khẩu hiệu CT-XH TA

Stt Chủ đề khẩu hiệu Trường từ vựng chính trị-

xã hội-văn hóa

Tần suất

(*)

1 Environment-Energy

(Môi trường và năng lượng)

water, conserve, save, recycle,

energy, power, earth, waste,

trash, turn off the lights,

electricity, cut trees , protect,

better

95/89

2 Safety

(An toàn lao động)

safe/safety, save, life, protect,

fire

71/68

3 Politics – Election

(Chính trị - bầu cử)

change, people, power, believe,

leader, proper (name of

countries)

27/66

4 Road safety-Drinking (An toàn

giao thông và tác hại của uống bia

rượu đến việc lái xe)

driving, drinking, drunk, live,

accident, kill,

alcohol/alcoholic/alcoholism, drug

60/57

Trước hết, đối với vấn đề môi trường-năng lượng, nỗi lo về tác hại của

ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt nguồn năng lượng từ thiên nhiên và năng

lượng dự trữ cho tương lai đã trở nên thường trực trong quốc sách của

nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là một nước phát triển như Hoa Kỳ. Khẩu

hiệu về lĩnh vực này có khá nhiều các từ ngữ phản ánh sự quan tâm của

con người đối với vấn đề này như water, conserve, save, recycle, energy,

power, earth, waste, trash, turn off the lights, electricity, cut trees , protect,

better. Trong đó, hai khái niệm water (nước) và conserve (bảo tồn) được sử

dụng với tần suất rất cao. Qua đây cũng có thể thấy lăng kính phản ánh các

vấn đề thuộc chủ đề môi trường và năng lượng của Hoa Kỳ chỉ ra rằng bên

cạnh những vấn đề chung khác về bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn

năng lượng thì vấn đề ưu tiên nhất của họ vẫn là sự thiếu hụt nguồn nước

Page 9: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

9

sạch và sự cần thiết phải tiết kiệm nước. Bên cạnh đó, chủ đề chính trị- vận

động bầu cử lại là một lĩnh vực khá thú vị. Có nhiều từ ngữ thuộc trường

diễn ngôn ở lĩnh vực này như change (thay đổi), people (người dân), power

(quyền lực), believe (tin, lòng tin), leader (lãnh đạo), empire (đế chế), the

rich (người giàu), the poor (người nghèo), Black (người da đen), Red (cộng

sản), agree (đồng ý), vote (bỏ phiếu), overtake (lật đổ), war (chiến tranh),

tên các ứng viên bầu tổng thống (Roosevelt, Clinton, Obama), tên các nước

(America, Australia, Scotland…) . Ở Hoa Kỳ, bầu cử một người đứng đầu

một đảng phái hay nhà nước là một quá trình tranh cử công khai, kéo dài với

nhiều chiến dịch rầm rộ, quy mô và với sự đầu tư thích đáng.

Trong quá trình giúp bộc lộ các giá trị kinh nghiệm của đời sống văn

hóa-chính trị xã hội, KH CT-XH tiếng Anh đặc biệt phản ánh đúng bức tranh

về thế giới của xã hội Hoa Kỳ với nhóm các chủ đề rất thời sự trong một thời

gian dài, bao gồm anti-racism (Chống phân biệt chủng tộc), anti-terrorism &

gun boycott (Chống khủng bố- tẩy chay súng đạn) và anti-trafficking &

illegal immigration (Chống buôn người và di dân bất hợp pháp). Các từ ngữ

giúp phản ánh đúng bức tranh này là terrorism, gun, religion, violence,

security, stop, risk, protest (chủ đề chống khủng bố và tẩy chay súng đạn);

race, racism, racial, racist, color, discrimination, fight (chủ đề chống phân

biệt chủng tộc) và human, traffick, illegal, immigrate (chủ đề chống buôn

người và di dân bất hợp pháp).

2.3.2. Giá trị quan hệ (liên nhân) của từ ngữ Bảng 2.3 Giá trị quan hệ của từ ngữ thể hiện qua cách dùng uyển ngữ và

từ ngữ trang trọng hoặc thiếu trang trọng- Một số ví dụ

Biện

pháp

Giá trị quan hệ của từ ngữ Ý nghĩa quan hệ

(relational meanings)

Uy

ển n

gữ

Protest against the spectacular

exterior and inner emptiness.

Ẩn dụ từ vựng, hàm ý phê phán

sự trái ngược giữa cái được hô hào và

thực chất công cuộc chống khủng bố

của Hoa Kỳ.

Everyone should be colorblind to see

the beauty of people.

Laundry is the only thing that should

be separated by color.

Ẩn dụ từ vựng-ngữ nghĩa để kêu

gọi chống chia rẽ sắc tộc, chống sự kì

thị đối với người da màu, mà chủ yếu

là da đen.

ng

từ n

gữ

tran

g

trọ

ng

/th

iếu

tran

g t

rọn

g Hey, Hey, LBJ, how many kids you

kill today? Dùng từ hô gọi “hey” và từ ngữ “giết”

là cách nói thiếu trang trọng để thể

hiện sự coi thường đối với Lyndon B.

Johnson - tổng thống thứ 36 của Hoa

kì và chống đối cuộc chiến tranh của

Page 10: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

10

ông tại Việt Nam

Eat the Rich Dùng từ “ăn” với ý nghĩa ẩn dụ và để

thế hiện sự không tôn trọng đối với

nhóm người giàu ở xã hội Mỹ.

In Your Guts, You Know He's Nuts

Dùng lối nói nhại từ câu "In Your

Heart, You know He's Right" thể

hiện sự thiếu trang trọng, coi thường

đối với Thượng nghị sĩ Mỹ Barry

Goldwater, ứng cử viên tổng thống

Mỹ năm 1964

Tiếp đến, giá trị liên nhân của từ ngữ còn được thể hiện thông qua

cách dùng các từ tình thái quan hệ và tình thái biểu cảm với các trợ từ

tình thái như “should” (6 lượt) để cho lời khuyên, “must” (3 lượt) để thể

hiện sự bắt buộc của một hành động, “can/could” (64 lượt) để diễn tả sự

cho phép hoặc khả năng có thể xảy ra của sự việc, hay “may/ might” (8

lượt)… để thể hiện mức độ có thể xảy ra của sự việc… là những phương

tiện để (1) thể hiện tính lịch sự thông qua yếu tố giả định cách

(subjunctive); (2) thể hiện quyền lực của người phát ngôn; và (3) diễn tả

các yếu tố cho phép hay cấm đoán trong diễn ngôn khẩu hiệu.

2.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ

Giá trị biểu cảm của từ ngữ thể hiện sự đánh giá của con người đối

với vấn đề chính trị-xã hội có thể thông qua các từ ngữ hiển ngôn hoặc

hàm ngôn, nhưng tất cả đều mang tính tư tưởng. Khảo sát diễn ngôn KH

CT-XH tiếng Anh, có thể thấy một số từ ngữ thể hiện sự đánh giá của

người sử dụng diễn ngôn cũng như qua đó thể hiện thái độ đối với các

vấn đề chính trị-xã hội của các nước nói tiếng Anh như sau:

- Turn in your arms. The government will take care of you

- Donation shows appreciation.

- Cruelty is one fashion statement we can do without.

Trong hai ví dụ đầu, từ ngữ “take care” (chăm sóc) và “appreciation”

(cảm kích, biết ơn) mang nghĩa đánh giá tích cực; trong khi đó trong các

ví dụ tiếp theo, khẩu hiệu lại sử dụng hình thức từ ngữ mang nghĩa đánh

giá tiêu cực (cruelty- tàn bạo; disease- căn bệnh, wild-điên cuồng, not

working-không hiệu quả)… Những cách lựa chọn từ ngữ ở cả hai thái

cực như vậy một mặt giúp thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực đối

với vấn đề; mặt khác, còn là hình thức ngôn ngữ thuyết phục nhằm làm

Page 11: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

11

cho người nghe ngẫm nghĩ, thuyết phục họ có cái nhìn phản biện (critical

look) đối với vấn đề chính trị-xã hội đang được vận động.

2.3.4 Sử dụng biện pháp ẩn dụ

Trong CDA, ẩn dụ là cách để diễn đạt một khía cạnh kinh nghiệm

dưới dạng một khái niệm khác, chứ không nhất thiết phải là cách diễn

ngôn theo nghĩa đen của nó; và mỗi kiểu ẩn dụ khác nhau đều tạo ra

những hệ quả tư tưởng khác nhau tương ứng ([68], [98]). Lakoff &

Johnson [98] nhận xét ẩn dụ không những làm cho những suy nghĩ của

con người càng thêm sâu sắc và thú vị mà chúng còn giúp định hình

những nhận thức và hiểu biết của họ. Chính vì thế nghiên cứu khía cạnh

sử dụng ẩn dụ trong diễn ngôn và cách sử dụng ẩn dụ để bộc lộ hệ tư

tưởng và thái độ là hoàn toàn phù hợp trong CDA. Khẩu hiệu là một thể

loại diễn ngôn thuyết phục công chúng. Khẩu hiệu hướng tới chức năng

tác động trong khi ẩn dụ ý niệm, đặc biệt là các ẩn dụ cấu trúc (structural

metaphors) có chức năng tác động rất lớn. Cho nên việc sử dụng các ẩn

dụ ý niệm có tác dụng to lớn trong việc kêu gọi, vận động người khác.

Ví dụ trong khẩu hiệu vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm

1936 “Sunflowers die in November” (Hoa hướng dương tàn vào tháng

11), việc dùng hiện tượng ẩn dụ với các từ ngữ sunflower, die, November

có ý nghĩa ẩn dụ rất sâu sắc. Trong ẩn dụ ý niệm, ý niệm “die” (chết, tàn)

là một hiện tượng tự nhiên. Hoa hướng dương (hay bất kì loại hoa nào

khác và xa hơn là bất kỳ sinh vật nào khác) thường có chu kì, hết nở lại

tàn; cũng như đời người được sinh ra, lớn lên và rồi cũng sẽ qua đời.

Nhưng nếu xét về tình hình chính trị - xã hội của Hoa Kỳ lúc bấy giờ, có

thể thấy những người ủng hộ ứng cử viên Franklin D. Roosevelt đang cố

gắng vận động tranh cử cho người của mình bằng cách nói về đối thủ Alf

Landon, người sinh ra và lớn lên ở bang Kansas, và bang này đang chọn

hoa hướng dương làm biểu tượng hoa của bang. Tháng 11 năm đó lại là

thời điểm diễn ra cuộc bầu cử. Cho nên ý nghĩa ẩn dụ của khẩu hiệu này là

ý niệm về cuộc đời - diễn tả một sự việc được cho là thuận theo lẽ tự nhiên

là quy luật sinh - tử của đời người.

Tần suất của các kiểu ẩn dụ này chiếm 8% của 500 mẫu diễn ngôn KH

CT-XH tiếng Anh. Việc dùng các kiểu ẩn dụ này trong diễn ngôn đã ít

nhiều giúp người phát ngôn thể hiện “quyền lực” một mặt để bày tỏ thái

độ, tư tưởng của mình; mặt khác đạt giá trị biểu cảm và giá trị quan hệ (liên

nhân) rất cao, giúp cho họ đạt được các mục tiêu giao tiếp trong tuyên

truyền của khẩu hiệu.

Page 12: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

12

2.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu

chính trị xã hội tiếng Anh theo quan điểm của LT PTDNPP

2.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp

Kết quả phân tích các quan hệ chuyển tác trong KH CT-XH tiếng Anh,

có thể thấy các kiểu quá trình chủ yếu được sử dụng để làm nổi bật tính tư

tưởng là quá trình vật chất và quan hệ. Kết quả khảo sát 897 cú phức thuộc

500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh cho kết quả như sau: Bảng 2.4 Tóm tắt kết quả khảo sát các kiểu quá trình của các câu có

quan hệ chuyển tác trong KH CT-XH tiếng Anh.

Kiểu quá trình Số lượng

N = 857

Tỉ lệ phần trăm

(%)

Vật chất 453 52,86

Quan hệ 216 24,20

Hành vi 59 6,88

Tinh thần 51 5,95

Hiện hữu 31 3,62

Phát ngôn 12 1,40

Danh hóa

(quá trình ẩn)

35 4,08

Thế giới kinh nghiệm trong khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng Anh là

thế giới của vật chất và các mối quan hệ. Thế giới kinh nghiệm trong

trường hợp khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng Anh đã phần nào phản ánh

đúng nhận định của Halliday [83:107] rằng vật chất, quan hệ và tinh thần

là ba kiểu quá trình chính trong hệ thống chuyển tác tiếng Anh.

Theo kết quả khảo sát, các kiểu cấu trúc câu chủ yếu là loại kết

cấu S+V hoặc S + V + O để thể hiện quá trình vật chất “ai làm gì” (gần

50%) hoặc một số ít diễn đạt quá trình tinh thần. Tiếp đến, kết cấu S+V +

C để chỉ các kiểu quá trình quan hệ “ai là gì” hay “ai thế nào” (gần 25%)

với các nội dung mô tả tính chất, phẩm chất, đặc điểm hoặc xác định kiểu

dạng (identity) của sự vật-hiện tượng làm chủ ngữ.

Cuối cùng, việc sử dụng các cấu trúc câu chủ động và bị động

trong KH CT-XH tiếng Anh cũng cho thấy nhiều yếu tố thuộc thế giới

kinh nghiệm của loại hình diễn ngôn này. Trong số 805 cú phức của 500

mẫu khẩu hiệu tiếng Anh được khảo sát, có 97.14% câu chủ động và chỉ

có 2.86% câu bị động.

- Terrorism has no religion. (tác nhân là “sự khủng bố”)

- Killing for recreation is obscene. (tác nhân là “Việc giết động vật

cho mục đích tiêu khiển”)

Page 13: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

13

2.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp

Kết quả khảo sát 593 câu thuộc 500 diễn ngôn khẩu hiệu cho thấy các

kiểu phát ngôn chủ yếu của KH CT-XH tiếng Anh là câu mệnh lệnh, câu

trần thuật và câu hỏi tu từ, với tỉ lệ như sau:

Bảng 2.5 Các kiểu phát ngôn chủ yếu trong khẩu hiệu tiếng Anh Kiểu phát

ngôn Số

lượng

Tỉ lệ Ví dụ Ý nghĩa quan hệ

Trần

thuật

368 62,05 Terrorists won’t

succeed if

someone reports

suspicious

activity.

Thiết lập quan hệ giữa người

nói và người nghe; đó là cung

cấp thông tin để giáo dục về

hành động cần làm để chống

khủng bố

Cầu

khiến

203 34,23 Kill the cigarrettes

before they kill

you.

Thiết lập quan hệ giữa người

nói và người nghe; đó là kêu

gọi, thuyết phục dừng hút thuốc

lá để tránh tổn hại sức khỏe

Câu

hỏi tu

từ

22 3,70 If you know you

are driving to your

death - would you

still drive so fast?

Thiết lập quan hệ hoặc thuyết

phục hoặc giáo dục bằng hình

thức câu hỏi mà không cần trả

lời.

Để xem xét giá trị quan hệ của các hiện tượng ngữ pháp, Fairclough

[68] còn đề nghị khảo sát lượt sử dụng các đại từ I/ We/ You (Tôi/ chúng

tôi/ chúng ta/ các bạn) trong diễn ngôn để thấy mối quan hệ giữa người

nói và người nghe. Trong 500 mẫu diễn ngôn khẩu hiệu, có 60 lượt sử

dụng đại từ I/We (chiếm 12%) và 132 lượt sử dụng đại từ you (chiếm

26,4%). Cụ thể, đại từ “I” là để xác định tính chịu trách nhiệm cũng như

thể hiện chính kiến của người nói (đặc biệt là trong các kiểu quá trình

tinh thần như I think, I believe…). Còn đại từ “We” có thể diễn đạt hai

kiểu ý đồ của người phát ngôn để tạo lập quan hệ: một là we- chúng tôi,

với ý nghĩa tương tự như đại từ “I”, ngoại trừ khả năng gia tăng số lượng

người cùng chịu trách nhiệm và mang tính tập thể hơn; hai là we- chúng

ta, với ý nghĩa liên nhân là một sự ràng buộc giữa người phát ngôn và

nhóm người tiếp nhận phát ngôn.

2.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp

Với Fairclough, giá trị biểu cảm của ngữ pháp thường tập trung vào

tính tình thái biểu cảm, và trong một số trường hợp cũng cần phân biệt rõ

với tình thái quan hệ [68:128]. Fairclough còn cho rằng muốn thể hiện

quan điểm tư tưởng trong cấu trúc ngữ pháp, thông thường chúng ta hay

dùng các biểu hiện tình thái, thông qua phương tiện các động từ, trợ động

Page 14: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

14

từ hay trạng từ tình thái như: may/ might, must/have to, can/could…. Tuy

nhiên, việc tìm hiểu các hệ tư tưởng và thái độ người phát ngôn tiềm ẩn

bên trong cần phải được chính người tiếp nhận diễn ngôn khám phá.

Trong trường hợp của khẩu hiệu chính trị- xã hội tiếng Anh, có 12,8%

lượt sử dụng các từ tình thái để thể hiện quan điểm về các vấn đề chính

trị-xã hội đang được quan tâm.

Cuối cùng, cấu trúc biền ngẫu (paralellism) cũng đã được sử dụng

thường xuyên để nâng cao giá trị biểu cảm của các cấu trúc câu trong

diễn ngôn khẩu hiệu. Cấu trúc này cho phép người sử dụng ngôn ngữ

nhấn mạnh về nghĩa thông qua việc lặp lại các mẫu câu hoặc các mẫu câu

đối ngẫu. KH CT-XH tiếng Anh sử dụng 12% cấu trúc dạng này, ví dụ: -

No compassion, No peace. Know Compassion, Know Peace.

2.4.4. Đặc điểm liên kết diễn ngôn phức

Các phương tiện liên kết có thể mang tính nội văn bản hoặc quy

chiếu ngoài văn bản. Khi ở bên trong văn bản, các phương tiện liên kết hay

các đặc điểm liên kết có thể có nhiều hình thức khác nhau. Trước tiên, xét

về mặt các liên ngữ logic, kết quả khảo sát 500 mẫu diễn ngôn khẩu hiệu

với cú phức cho thấy, các liên ngữ logic được sử dụng làm phương tiện

liên kết là “and” (và) với 36 lượt, “nhưng” (but) với 20 lượt, “because” với

4 lượt, “so” (vì thế) với 7 lượt và “or” (hoặc) với 6 lượt sử dụng. Các

phép quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược, phép nối, phép lặp… được sử

dụng như các phương tiện liên kết trong và ngoài văn bản chỉ được khảo

sát trong phạm vi 304 cú phức của 259 diễn ngôn phức Bảng 2.6 Một số đặc điểm liên kết câu và mệnh đề trong KHTA

Các đặc điểm

liên kết

N=

304

Tỉ lệ

(%)

Ví dụ

Phép tỉnh lược 12 3,94 Cruelty is one fashion statement we can

do without. (without cruelty)

Phép lặp 62 20,39 You don’t fight racism with racism, the

best way to fight racism is with solidarity.

Phép quy chiếu 82 26,97 Religion should be used to bring people

together. Not blow them apart.

Phép thế 4 1,31 Man made global warming, the biggest

scam in the history of mankind to fulfill his

greediness? Understand this Or Nature

will teach you.

Phép đối (biền

ngẫu)

37 12,17 No safety- know pain. Know safety- no

pain

Phép nối 107 35,19 Your health is in your own hands, so be

Page 15: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

15

sure to wash them.

2.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn

2.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu

- Hầu hết diễn ngôn khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh đều có độ dài

không đáng kể, với đa số là khẩu hiệu 1 câu.

2.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu

Trong phân tích cấu trúc nội tại của văn bản khẩu hiệu, chúng tôi phân

tích hai yếu tố để tạo tính mạch lạc cho thể loại diễn ngôn đặc biệt này,

đó là liên kết chủ đề (liên kết hướng ngoại) và cấu trúc đề-thuyết. Trong

thực tế giao tiếp, mỗi văn bản thường xoay quanh một chủ đề. Chủ đề

trong liên kết chủ đề được hiểu như đề tài - vật - việc được nói đến; và

liên kết chủ đề được xem như là sợi dây nối kết hợp lý giữa những vật,

việc được nói đến trong các câu có liên kết với nhau. Trường hợp này còn

được gọi là liên kết ngoài văn bản khi mà từng diễn ngôn khẩu hiệu đơn

lẻ trong hệ thống mỗi nhóm chủ đề chung đều có sự liên kết về mặt ngữ

nghĩa với những diễn ngôn khác trong cùng chủ đề, thể hiện trong bảng

2.7 dưới đây. Bảng 2.7 Các yếu tố thể hiện tính liên kết chủ đề của một số nhóm KH

CT-XH tiếng Anh Stt Chủ đề Yếu tố liên kết chủ đề

Từ ngữ Tần suất lặp lại (*)

1 Anti-terrorism

and gun boycott

terrorism, terror, terrorist 7/15

protest, stop, against 6/15

gun, violence 6/15

2 Animal rights

(quyền động vật)

human, beings, species, animals,

birds, cats

27/39

eat beans/ vegetables/ tofu, wear fake

fur/ fashion

18/39

adopt, rescue, love, abuse, hunt,

neglect, protect

10/39

3 Anti-racism

(Chống phân biệt

chủng tộc)

color, colorful, colorblind, white, black,

brown, yellow, red

11/16

race, racism, racist, superiority,

inferiority, discrimination

12/16

Thứ tự xuất hiện của các phần trong một văn bản/ diễn ngôn làm nên

cấu trúc nội tại của diễn ngôn đó và trật tự này không được quy định theo

một ước lệ nào cả. Vận dụng lý thuyết thông tin cũ-mới của ngữ pháp

chức năng Halliday vào phân tích giá trị tạo văn bản của khẩu hiệu,

chúng tôi nhận thấy cấu trúc nội tại của diễn ngôn khẩu hiệu còn được thể

Page 16: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

16

hiện thông qua việc sử dụng đầu đề, câu dẫn và cả cấu trúc thông tin hay

cấu trúc đề ngữ-thuyết ngữ. Khảo sát 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH

tiếng Anh chúng tôi nhận thấy yếu tố nội dung chủ đề của khẩu hiệu được

thể hiện trong phần đề ngữ chiếm tỉ lệ khoảng 56,27% và 43,73% là nội

dung chủ đề được giới thiệu trong phần thuyết ngữ. Tuy nhiên, khi xét về

yếu tố thông tin cũ - mới và liên hệ với hai chức năng chủ yếu của khẩu

hiệu, chúng tôi nhận thấy rằng có 60,04% khẩu hiệu mang chức năng

thông tin và 39,96% khẩu hiệu mang chức năng thuyết phục. Vậy việc đặt

thông tin phản ánh nội dung chủ đề trong phần đề ngữ- thuyết ngữ của

diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh không có sự phân hóa rõ ràng, mà còn

tùy thuộc vào chức năng của từng thể loại khẩu hiệu hay mục đích phát

ngôn nhằm thỏa mãn sự mong đợi của người đọc.

2.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh

Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh thể hiện

tính đơn giản bởi tính chất đặc điểm của thể loại diễn ngôn đặc biệt này.

Với mục đích tuyên truyền vận động, giáo dục thuyết phục, khẩu hiệu buộc

phải đảm bảo tính ngắn gọn nên cấu trúc tổ chức vi mô của thể loại diễn

ngôn này một mặt cũng tuân thủ những quy định về liên kết, trật tự văn

bản, cấu trúc đề-thuyết; mặt khác thể hiện tính tư tưởng của người phát

ngôn trong việc chọn mô hình kết cấu diễn ngôn đơn giản, ngắn gọn và

trực tiếp thông qua kiểu tổ chức thông tin cũ-mới.

----------

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU

CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ

THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN

3.1. Đặt vấn đề

3.2. KH CT-XH tiếng Việt_một số vấn đề chung

3.2.1. Bối cảnh xã hội của KH CT-XH tiếng Việt

3.2.2. Nội dung chủ đề của KH CT-XH tiếng Việt Bảng 3.1 Chủ đề chính của KH CT-XH tiếng Việt –Một số ví dụ

Stt Chủ đề khẩu hiệu Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Môi trường- năng lượng 91 18,2%

2 Chăm sóc sức khỏe- bảo hiểm y tế 62 12,4%

3 Xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố các

tổ chức CT-XH

60 12,0%

4 An toàn giao thông 49 9,8%

5 Gia đình-hôn nhân-bình đẳng giới 38 7,6%

Page 17: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

17

6 Tệ nạn xã hội (phòng-chống ma túy) 36 7,2%

7 Phụ nữ và trẻ em 35 7,0%

8 Văn minh đô thị và trật tự xã hội 35 7,0%

3.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính

trị xã hội tiếng Việt theo quan điểm của lý thuyết PTDNPP

3.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ

Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt chủ yếu phản ánh những vấn

đề xã hội và việc thực thi pháp luật, cũng như những chủ trương chính

sách của Đảng, Nhà nước ta… nên trường diễn ngôn là các vấn đề chính

trị-văn hóa - xã hội. Có thể thấy ở mỗi chủ đề cụ thể, có nhiều từ vựng

thuộc về lĩnh vực chủ trương-chính sách, pháp luật hay các vấn đề xã hội

đang được quan tâm. Ví dụ đối với vấn đề môi trường, khẩu hiệu có nhiều

từ ngữ phản ánh kinh nghiệm về thế giới của các tham thể về lĩnh vực này

như các khái niệm môi trường, trái đất, đại dương, di sản thiên nhiên, sự

sống, cuộc sống, sức khỏe, bền vững, tài nguyên biển, rừng, biến đổi khí

hậu, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, kinh tế ít các bon… Bảng 3.2 Tần suất xuất hiện của các từ ngữ thuộc trường từ vựng

về môi trường và năng lượng

Stt Từ ngữ Số lần xuất hiện (*) Tỉ lệ phần trăm

1 Môi trường 42 46,66

2 Bảo vệ 34 37,77

3 Xanh 21 23,33

4 Sạch 19 21,11

5 Cuộc sống/ sự sống 19 21,11

6 Rác/ chất thải/ rác thải 13 14,44

7 Đẹp/ làm đẹp (môi trường) 12 13,33

Tiếp đến, an toàn giao thông và vấn đề dân số, hạnh phúc gia đình,

quyền trẻ em đang là những vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm trong

thời gian gần đây. Bên cạnh đó, áp lực dân số tăng nhanh khiến cho xã

hội mất cân bằng về cơ cấu việc làm, nhà ở, an sinh xã hội và cũng gián

tiếp dẫn đến các hiện tượng bất bình đẳng trong gia đình, bạo lực nảy

sinh, trẻ em chưa được quan tâm đúng mức... Khẩu hiệu nhằm tuyên

truyền nâng cao nhận thức về các vấn đề này vì thế có nhiệm vụ quan

trọng trong việc chuyển tải các thông điệp xã hội của các cơ quan quyền

lực đến với người dân. Để đạt được mục đích giao tiếp ở đây, việc sử

dụng từ ngữ có nhiệm vụ phản ánh các kinh nghiệm trong thực tiễn đời

sống xã hội làm cho người dân hiểu và thấy được mối liên hệ giữa khẩu

hiệu với lợi ích trong đời sống của họ. Đặc biệt khẩu hiệu những năm gần

Page 18: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

18

đây (2012-2014) xuất hiện các khái niệm mới (với từ ngữ tương ứng) thuộc

các chủ đề có tính thời sự cao như “trẻ em dân tộc”, “sinh đủ hai con”,

“biển - ngư dân - chủ quyền”… chính là một sự phản ánh trung thực và

tức thời những giá trị kinh nghiệm về sự thay đổi của thế giới.

3.3.2. Giá trị quan hệ của từ ngữ

Fairclough [68:116] cho rằng, xác định giá trị quan hệ của từ ngữ là sự

lựa chọn từ sử dụng trong diễn ngôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra

hay duy trì các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên tham gia giao tiếp.

Trong ngôn ngữ khẩu hiệu, quan hệ xã hội giữa người phát ngôn và người

tiếp nhận phát ngôn cũng đã được thể hiện trong cách chọn sử dụng từ ngữ.

Ví dụ từ trước đến nay, khẩu hiệu về an toàn giao thông thường có các dạng:

mệnh lệnh hoặc nghiêm cấm như “Cấm phóng nhanh, vượt ẩu”, “Nghiêm

cấm chạy quá tốc độ”. Gần đây, chiến lược sử dụng từ ngữ của khẩu hiệu đã

có thay đổi với thông điệp “mềm hóa” khi hướng đến tinh thần trách nhiệm

trong lòng mỗi người, tác động đến tình cảm và văn hóa của người dân như

“Lái xe bằng cả trái tim”, “Đằng sau tay lái là gia đình, người thân”,

“Một người có ý thức chấp hành Luật Giao thông đem lại hạnh phúc cho

nhiều người”.Với cách sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn trọng người nghe,

người đọc trong các khẩu hiệu như vậy, người phát ngôn đã tác động vào

mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa người ban hành và

người tiếp nhận “mệnh lệnh”. Giá trị quan hệ của từ ngữ còn thể hiện ở việc

có hơn 15% lượt dùng phụ từ “hãy”. Đây chính là công cụ kết nối mối quan

hệ liên nhân và sự cam kết đồng lòng giữa người nói và người nghe trong lời

kêu gọi của khẩu hiệu.

3.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ

Trong ngôn từ của khẩu hiệu, giá trị thuyết phục của ngôn ngữ là chức

năng trọng tâm. Do yêu cầu vận động, tuyên truyền các giá trị văn hóa, xã hội

cho cộng đồng nên người biên soạn khẩu hiệu cần quan tâm nhiều đến ngôn

ngữ thuyết phục (persuasive language). Fairclough [68:199] cho rằng những

người chú ý đến ngôn ngữ thuyết phục sẽ có thể giúp diễn đạt các giá trị biểu

cảm của từ ngữ. Để đạt được điều đó, việc lựa chọn từ ngữ cho khẩu hiệu cần

đạt được những giá trị biểu cảm cao để dễ đi vào lòng người dân, tác động vào

tâm tư tình cảm và nhận thức của họ, thông qua khả năng biểu đạt sự đánh giá

của người sử dụng ngôn ngữ. Một số ví dụ dùng ngôn ngữ biểu cảm:

- Phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn là tội ác.

- Hiểm họa giao thông, hãy dừng lại ngay.

- Tai nạn giao thông hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người.

3.3.4. Sử dụng biện pháp ẩn dụ

Page 19: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

19

Ẩn dụ là phương tiện thể hiện khía cạnh kinh nghiệm bằng một hình

thức khác, và thông qua đó người phát ngôn có thể thể hiện tư tưởng và

thái độ của mình. Vì thế sử dụng nhiều kiểu ẩn dụ khác nhau có thể giúp

đem lại các giá trị tư tưởng khác nhau trong diễn ngôn. Nhiệm vụ của

người làm CDA là tìm ra các biểu thức mỹ từ (ẩn dụ) trong diễn ngôn, để

hiểu được những ý định, suy nghĩ, thái độ của người phát ngôn. Ngôn

ngữ của khẩu hiệu là ngôn ngữ dành cho công chúng, nên giá trị thuyết

phục càng phải chịu nhiều tác động của sự đánh giá từ nhiều phía đối

tượng tiếp nhận. Chính vì thế, KH CT-XH tiếng Việt dùng khá nhiều các

kiểu ẩn dụ từ vựng như:

- Bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình. [V81]

- Phía trước tay lái là cuộc sống. Nhanh một phút, chậm cả đời. [V147]

- Rừng là vàng. Nếu chúng ta biết bảo vệ thì rừng rất quý [V248]

Tần suất của các hiện tượng ẩn dụ này chiếm 11,2 % của 500 mẫu

diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt.

3.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu

chính trị xã hội tiếng Việt theo quan điểm LT PTDNPP

3.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp

Có thể thấy các kiểu quá trình chủ yếu được dùng trong khẩu hiệu là

quá trình vật chất, hành vi và quan hệ. Kết quả khảo sát 624 cú phức

thuộc 500 mẫu diễn ngôn khẩu hiệu cho kết quả như sau: Bảng 3.3. Tóm tắt kết quả khảo sát các kiểu quá trình của các câu có

quan hệ chuyển tác trong KH CT-XH tiếng Việt

Kiểu quá trình Số lượng

N = 624

Tỉ lệ phần trăm

(%)

Vật chất 265 42,46

Quan hệ 197 31,57

Hành vi 86 13,78

Tồn tại 46 7,37

Tinh thần 20 3,2

Phát ngôn 10 1,6

Nhìn vào bảng tóm tắt các kiểu quá trình thể hiện quan hệ chuyển tác của

khẩu hiệu, ta thấy thế giới kinh nghiệm trong khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng

Việt là thế giới của vật chất, hành vi và các mối quan hệ. Bên cạnh đó, quá

trình quan hệ là quá trình có tiềm năng lớn thứ hai trong việc mô tả kinh

nghiệm với tác dụng kết nối mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và kết nối

các mối quan hệ sở hữu giữa các thuộc tính của chúng. Kế đến, các quá trình

Page 20: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

20

hành vi cũng là cách thể hiện sự ứng xử của xã hội đối với các vấn đề chính trị-

xã hội đang diễn ra.

Bên cạnh quan hệ chuyển tác, giá trị kinh nghiệm của các hiện

tượng ngữ pháp còn được thể hiện trong việc sử dụng các hiện tượng

danh hóa trong khẩu hiệu và việc sử dụng các cấu trúc câu chủ động và bị

động trong khẩu hiệu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp

phát hiện các nguồn lực tạo nghĩa.Trong số 624 cú phức của 500 mẫu

khẩu hiệu, có 97.92% câu chủ động và chỉ có 2.08% câu bị động. Thông

qua cách dùng tuyệt đại đa số các câu chủ động, khẩu hiệu tỏ rõ tác nhân

hành động của những lời kêu gọi.

3.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp

Kết quả khảo sát 541 câu thuộc 500 diễn ngôn khẩu hiệu cho thấy

hai kiểu phát ngôn chủ yếu của khẩu hiệu là câu mệnh lệnh và câu trần

thuật. Có 60,62% kiểu phát ngôn mệnh lệnh và 39,38% kiểu phát ngôn

trần thuật. Ví dụ:

- Gia trưởng là nguyên nhân chính dẫn đến bạo hành trong gia đình

- Không kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống để đảm bảo hạnh phúc

gia đình và tương lai của các con.

Hơn nữa, tuy việc xưng hô “chúng tôi”- “các bạn”, “chúng ta” không

xuất hiện phổ biến trong khẩu hiệu với tỉ lệ là 3,2% lượt dùng đại từ “chúng

ta”/“chúng tôi” và 4,6% lượt dùng từ “bạn”/“các bạn”, nhưng mối quan

hệ giữa người phát ngôn với người tiếp nhận không vì thế mà trở nên

kém hiệu quả thuyết phục, do sự thân tình còn được thể hiện trong việc

dùng phụ từ “hãy” trong cấu trúc hô gọi ở khẩu hiệu (15,2 % lượt). Cấu

trúc này với phụ từ “hãy” đã tỏ rõ sự cam kết trách nhiệm và kết nối

“chúng tôi” với “các bạn”, tạo nên sự đồng cảm và cho thấy người phát

ngôn đã kết nối với cộng đồng để cùng nhau gánh vác trách nhiệm thực

hiện các vấn đề xã hội.

3.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp

Fairclough [68: 128] cho rằng phân tích giá trị biểu cảm của các hiện

tượng ngữ pháp chính là chú trọng vào các giá trị tình thái biểu cảm

(expressive modality) của ngôn ngữ. Trong các hiện tượng ngữ pháp

được sử dụng trong khẩu hiệu, cấu trúc câu cầu khiến với phụ từ hãy

được sử dụng lặp lại trong rất nhiều diễn ngôn khẩu hiệu, với tần suất là

hơn 15%. Ngoài ra, cấu trúc biền ngẫu cũng được khai thác để nâng cao

giá trị biểu cảm của các cấu trúc câu trong diễn ngôn khẩu hiệu. KH CT-

XH tiếng Việt sử dụng khoảng 3% cấu trúc dạng này, ví dụ:

- An toàn là bạn. Tai nạn là thù

Page 21: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

21

- Thi đua là yêu nước. Yêu nước thì phải thi đua.

- An toàn mọi lúc- Hạnh phúc mọi nơi.

3.4.4. Đặc điểm liên kết diễn ngôn phức

Liên kết câu/mệnh đề xét trong lý thuyết CDA được nghiên cứu từ

quan điểm chức năng chứ không phải từ quan điểm cấu trúc. Halliday và

Hasan [84:2] đã từng xác định thực chất của văn bản là hoàn toàn khác

với thực chất câu-văn bản không phải khác với câu về độ lớn, mà là khác

về chủng loại. Kết quả khảo sát mức độ liên kết câu/ mệnh đề trong 500

khẩu hiệu, các phương thức liên kết cụ thể có thể được thực hiện bằng phép

quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược, phép nối, phép lặp... Dựa trên các

quan điểm và lý thuyết nói trên, chúng tôi chỉ chọn khảo sát 122 diễn

ngôn phức của khẩu hiệu: Bảng 3.4: Một số đặc điểm liên kết diễn ngôn phức

Các đặc điểm

liên kết N=122 Tỉ lệ Ví dụ

Phép tỉnh

lược

20 16,39 - Sử dụng ma tuý là tự sát. hãy dừng lại khi

chưa muộn.

Phép lặp 56 45,9 -Việc làm là cơ hội thoát nghèo, lập thân, lập nghiệp.

- Xanh biển-xanh rừng-xanh đất nước

Phép quy

chiếu

3 2,4 - Bác Hồ là vị cha già dân tộc. Người sống mãi

trong sự nghiệp của chúng ta.

Phép thế 1 0,8 - Môi trường có trong lành hơn hay không, điều

đó tùy thuộc ở bạn.

Phép đối 16 13,11 - An toàn là bạn, tai nạn là thù

Phép nối 26 21,31 - Vì sức khỏe cộng đồng, hãy rửa tay với xà phòng

Theo số liệu ở bảng thống kê, có thể thấy rằng KH CT-XH tiếng

Việt có xu hướng diễn đạt đầy đủ, trọn vẹn ý nên biện pháp tỉnh lược chỉ

chiếm tỉ lệ khiêm tốn. Thêm vào đó, người Việt chuộng lối nói hoa mỹ,

diễn đạt dài, vòng vo nên khẩu hiệu tiếng Việt có khuynh hướng sử dụng

các phép liên kết từ vựng nhiều nhất với các hình thức đồng nghĩa, trái

nghĩa, lặp từ hay phối hợp từ ngữ, ví dụ như ngữ đồng vị (collocation).

3.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn

3.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu

Khoảng 90% diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt có độ dài văn bản là 1 câu.

3.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu Bảng 3.9 yếu tố thể hiện tính liên kết chủ đề của một số nhóm khẩu hiệu

Stt Chủ đề Yếu tố liên kết chủ đề

Từ ngữ Tần suất lặp lại

1. An ninh-chủ bảo vệ, gìn giữ 6/9

Page 22: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

22

quyền biển, biển đảo 7/9

biên giới, biên cương, lãnh thổ 7/9

an ninh 4/9

chủ quyền 4/9

2. An toàn - Vệ

sinh lao động

an toàn 9/16

tai nạn, độc hại 8/16

phòng chống, bảo vệ 7/16

3. Dân số dân số 6/15

kế hoạch hóa gia đình 6/15

hạnh phúc 5/15

4. Gia đình- hôn

nhân- bình đẳng

giới

gia đình 29/39

hạnh phúc 13/39

bạo lực, xâm hại, ngược đãi 9/39

bình đẳng, bất bình đẳng 7/39

Trong 500 mẫu diễn ngôn khẩu hiệu đựơc khảo sát, yếu tố nội dung chủ

đề của khẩu hiệu có khuynh hướng được thể hiện trong phần đề ngữ (với tỉ lệ

lên đến 77,6%) và số còn lại (22,4%) là chủ đề được giới thiệu trong phần

thuyết ngữ. Nếu xét về độ mới của thông tin, thì có một thực tế là hầu hết các

khẩu hiệu chứa nội dung chủ đề trong phần đề ngữ là khẩu hiệu giáo dục

(kiến thức, nhận thức), với các thông tin cũ được chọn làm tiêu điểm thông

tin và thường đứng đầu câu; trong khi đó, tuyệt đại đa số các khẩu hiệu chứa

nội dung chủ đề trong phần thuyết ngữ là những khẩu hiệu tuyên truyền vận

động (về hành vi).

3.5.3. Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu

Mở đầu mỗi diễn ngôn khẩu hiệu phức hoặc là trong phần đề ngữ của các

diễn ngôn đơn (1 câu), người ta có thể thấy đơn vị thông tin quan trọng cần

giáo dục cho người dân hay vấn đề cần phải thuyết phục họ (tỉ lệ đưa yếu tố

nội dung chủ đề vào ngay trong câu đầu tiên của văn bản là 54,2%). Ví dụ:

“Bất bình đẳng- gốc rễ của bạo lực gia đình” hay “Thi đua là yêu nước. Yêu

nước là phải thi đua!”. Yếu tố nội dung chủ đề khi được ưu tiên đề cập ở phần

đầu của văn bản nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người tiếp nhận khẩu

hiệu. Tuy nhiên, con số còn lại 45,8% khẩu hiệu có yếu tố nội dung chủ đề

nằm ở câu thuyết cũng là một con số thuyết phục.

CHƯƠNG 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM DIỄN

NGÔN CỦA KHẨU HIỆU CT-XH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

4.1. Đặt vấn đề

Page 23: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

23

4.2. Những đặc điểm tương đồng của diễn ngôn KH CT-XH tiếng

Việt (KHTV) và KH CT-XH tiếng Anh (KHTA)

4.2.1. Chủ đề

Cả KH CT-XH tiếng Anh (KHTA) và tiếng Việt (KHTV) đều phản

ánh một diện rộng các chủ đề mang tính thời sự chính trị-xã hội cao.

Ngoài các lĩnh vực quan trọng của đất nước, chính quyền, khẩu hiệu còn

phản ánh các chủ đề thuộc quan tâm của các cơ quan, đoàn thể hay các tổ

chức, nhóm cá nhân có mang tính đại diện cao. Điểm giống nhau nổi bật

nhất về tính chủ đề của khẩu hiệu là 4 nhóm khẩu hiệu có số lượng nhiều

nhất ở cả hai thứ tiếng đều tương tự nhau về cả nội dung chủ đề lẫn thứ tự

ưu tiên về số lượng của mỗi nhóm khẩu hiệu cùng chủ đề.

4.2.2. Từ ngữ

Trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cả KHTA và KHTV đều thể hiện

sự khéo léo để đạt được các giá trị kinh nghiệm, quan hệ, và biểu cảm. Cả

hai đều sử dụng nhiều chiến lược từ ngữ khác nhau để mô tả kinh nghiệm

của người phát ngôn về thế giới tự nhiên và xã hội cùng những sự việc

xảy ra chung quanh họ; mô tả mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia

giao tiếp, các giá trị biểu cảm tình thái… bao gồm sử dụng trường từ

vựng thể hiện chủ đề, từ đồng nghĩa/ trái nghĩa, các hiện tượng ẩn dụ…

nhằm giúp người phát ngôn đạt được các giá trị kinh nghiệm, quan hệ và

biểu cảm của từ ngữ trong giao tiếp và qua đó, thể hiện được tính tư

tưởng, thái độ và chính kiến cũng như quyền lực của người phát ngôn.

4.2.3. Cấu trúc ngữ pháp

Cấu trúc ngữ pháp, xét trong tương quan của phạm trù ngữ pháp chức

năng và quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán chính là

xem xét các kiểu quá trình và tham thể chủ yếu được sử dụng trong diễn

ngôn; yếu tố tác nhân có rõ ràng không thông qua các hiện tượng danh

hóa hay cấu trúc câu bị động/ chủ động; các yếu tố tình thái, các kiểu phát

ngôn.... Đây chính là những công cụ giúp người phát ngôn bộc lộ hệ tư tưởng

và thái độ. Cả hai đối tượng đều có cấu trúc ngữ pháp được thể hiện thông

các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản của các cấu trúc ngữ pháp

như Halliday đã đề xuất.

4.2.4. Cấu trúc diễn ngôn

Xét về cấu trúc diễn ngôn, cả KHTA và TV đều có chung một số

đặc điểm như có độ dài văn bản không đáng kể (từ 1 đến 4 câu/ mỗi văn

bản), có yếu tố tạo nên mạch lạc chủ đề, sử dụng một số phương thức liên

kết cơ bản trong các diễn ngôn phức, và việc đưa các yếu tố nội dung chủ

đề vào đầu mỗi văn bản khẩu hiệu với những ý đồ khác nhau …

Page 24: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

24

4.3. Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV

4.3.1. Phương thức sử dụng

KHTA và KHTV có nhiều điểm khác nhau về phương thức sử dụng, cơ

quan ban hành và người phát ngôn. Trước hết nói về cơ quan quản lý và ban

hành, nếu ở KHTA, vai trò này phân bố đều cho các cơ quan của nhà nước,

chính phủ, các tổ chức như tập đoàn, hội, nhóm chung lợi ích, trường học… và

cả cá nhân trong các cuộc biểu tình, tuần hành tự phát… thì ở KHTV, có đến

99% khẩu hiệu là do các cơ quan thông tin truyền thông từ cấp trung ương đến

địa phương ban hành, theo chỉ thị của các tổ chức đoàn thể, chính quyền…

Thứ hai là nói đến phương thức sử dụng khẩu hiệu. Ở Hoa Kỳ, khẩu hiệu được

nhiều cơ quan, tổ chức và cả cá nhân chịu trách nhiệm biên soạn và sử dụng

KH cho mục đích thuyết phục vận động của riêng họ. Trong khi đó, người

Việt thường hay sử dụng KH CT-XH do cơ quan nhà nước ban hành qua

nhiều cấp. Những hiện tượng khác nhau này một phần do thói quen và văn hóa

thuyết phục khác nhau ở mỗi nước. Nhưng phần lớn là do các điều kiện chính

trị xã hội khác nhau quy định. Từ đây, có thể thấy quyền phát ngôn trong

khẩu hiệu ở hai nền văn hóa là có sự khác biệt.

4.3.2. Chủ đề Bảng 4.1 So sánh chủ đề KHTA và KHTV

Chủ đề KHTA Chủ đề KHTV

1 Environment-Energy (Môi trường -

Năng lượng)

1 Môi trường - Năng lượng

2 Safety (An toàn lao động) 2 Chăm sóc sức khỏe - Bảo hiểm y tế

3 Politics - Election (Chính trị - bầu cử) 3 Xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố

các tổ chức chính trị - xã hội

4 Road safety - Drinking (An toàn giao

thông và tác hại của uống bia rượu đến

việc lái xe)

4 An toàn giao thông

5 Anti-smoking (Tác hại của thuốc lá) 5 Gia đình - Hôn nhân - Bình đẳng giới

6 Animal rights (Quyền động vật) 6 Tệ nạn xã hội (phòng-chống ma túy)

7 Relations - Family & Friends (Quan hệ

thân tộc - bằng hữu)

7 Phụ nữ và trẻ em

8 Health - Hygiene (Sức khỏe - vệ sinh) 8 Văn minh đô thị và trật tự xã hội

Nhìn vào bảng 4.1 mô tả sự phân bố của các chủ đề khẩu hiệu ở TA và TV,

có thể thấy rằng ngoài 4 chủ đề đầu tiên (theo thứ tự ở cả hai cột) là giống nhau,

các chủ đề còn lại tương đối khác biệt thể hiện sự khác nhau trong thế giới kinh

nghiệm của hai nền văn hóa. Sự ưu tiên về chủ đề này cũng là tấm gương phản

ánh thế giới kinh nghiệm đời sống văn hóa người người Mỹ và người Việt.

4.3.3. Từ ngữ

Page 25: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

25

Trong thể hiện chức năng kinh nghiệm của từ ngữ, KHTV có xu hướng

dùng nhiều cặp từ trái nghĩa để thể hiện hệ tư tưởng và diễn đạt các chức năng

kinh nghiệm và sử dụng nhiều từ đồng nghĩa trong cùng một nhóm chủ đề hơn

KHTA. Điều này là do trong hệ thống tiếng Việt có nhiều từ ngữ và diễn đạt

các khái niệm đồng nghĩa và trái nghĩa phong phú hơn trong tiếng Anh.

Xét về các giá trị quan hệ của từ ngữ thể hiện qua cách dùng uyển ngữ

và các từ ngữ không trang trọng (informal) trong khẩu hiệu, kết quả khảo

sát cho thấy KHTA khai thác giá trị này bằng lối nói giảm (nhờ vào hiện

tượng ẩn dụ) và lối dùng từ thiếu trang trọng nhiều hơn hẳn so với KHTV.

Trong khi đó, đa số KHTV không phải do người dân hay cá nhân tự viết ra

mà tiếng nói của người phát ngôn là đại diện cho cả tập thể nên trong

KHTV không có nhiều phương tiện thể hiện tư tưởng và thái độ của người

phát ngôn bằng phương tiện uyển ngữ hay từ ngữ trang trọng/ thiếu trang

trọng. Trái lại, KHTV lại có lối khai thác giá trị quan hệ của từ ngữ độc

đáo hơn KHTA. Đó là sử dụng các từ ngữ tác động vào tâm lý người nghe

(tâm lý tiêu dùng, tâm lý gia đình…) để đạt mục đích thuyết phục và phát

huy tác dụng của từ ngữ thuyết phục thông qua mối quan hệ giữa người nói

và người nghe.

4.3.4. Cấu trúc ngữ pháp

Xét về cấu trúc ngữ pháp theo quan điểm ngữ pháp chức năng,

KHTA và KHTV tuy cùng chia sẻ hai vị trí chủ chốt về các kiểu quá trình

chủ yếu là vật chất và quan hệ, nhưng số lượng khẩu hiệu của hai loại quá

trình này ở mỗi nền văn hóa là khác nhau. KHTA có nhiều cấu trúc thể

hiện quá trình vật chất hơn KHTV (52,86% so với 42,46%). Trong khi

đó, KHTV có nhiều kiểu quá trình quan hệ hơn so với KHTA (31,57% so

với 24,2%). Một khác biệt nữa là trong khi ở KHTA số kiểu quá trình

hành vi khá khiêm tốn (6,88%) thì ở KHTV nó chiếm một vị trí đáng kể

và trở thành quá trình tiềm năng thứ ba trong các kiểu quá trình (13,78%).

Về quan điểm thể hiện hay che dấu yếu tố tác nhân và sử dụng hiện

tượng danh hóa, bị động nhằm thực hiện mục đích này trong KHTA và

KHTV không có nhiều khác biệt. Hiện tượng danh hóa và cấu trúc câu bị

động chỉ chiếm một phần không đáng kể trong khẩu hiệu của cả hai thứ

tiếng. Trong trường hợp khẩu hiệu, quan hệ giữa người phát ngôn với

người tiếp nhận và việc thể hiện thế giới kinh nghiệm cần được làm rõ

thông qua việc chỉ rõ tác nhân hành động.

Trong khi xem xét giá trị quan hệ của các hiện tượng ngữ pháp, lý thuyết

CDA đề xuất khảo sát các kiểu phát ngôn để thể hiện tư tưởng. Có hai sự

Page 26: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

26

khác biệt lớn trong các kiểu phát ngôn giữa KHTA và KHTV. Thứ nhất, nếu

KHTA có 35% kiểu câu cầu khiến và 60% kiểu câu trần thuật thì con số này

là hoàn toàn ngược lại ở trong KHTV (với kiểu câu cầu khiến chiếm khoảng

hơn 60% và kiểu câu trần thuật là khoảng 40%). Khác biệt thứ hai là trong

khi không hề có kiểu phát ngôn câu hỏi trong KHTV thì lại có khoảng gần

5% kiểu câu hỏi tu từ trong KHTA. Có thể hiểu điểm khác biệt thứ nhất bằng

hai cách. Thứ nhất là do sự lựa chọn về mục đích giao tiếp của khẩu hiệu.

Việc sử dụng kiểu phát ngôn trần thuật chủ yếu là để tuyên truyền, giáo dục

nhận thức, còn kiểu phát ngôn cầu khiến là để thực hiện chức năng thuyết

phục sự thay đổi trong hành vi. Thứ hai, cũng có thể hiểu thông qua sự khác

biệt trong giao tiếp giữa hai nền văn hóa. Trong quan hệ giao tiếp của người

Việt, việc một cơ quan quyền lực yêu cầu cấp dưới hay người dân thực thi

một mệnh lệnh hay yêu cầu nào đó là thuộc lẽ thường. Trong văn hóa

phương Tây việc yêu cầu, áp đặt hoặc ra lệnh cho người khác sẽ có nguy cơ

làm mất thể diện và vi phạm sự tự do cá nhân của họ.

Trong các giá trị liên nhân của hiện tượng ngữ pháp, kết quả so sánh-

đối chiếu còn cho thấy KHTV dùng ít từ ngữ tình thái quan hệ (Ví dụ:

phải, nên- 3%) hơn KHTA (ví dụ: must, should, might/ may, can/ could-

12,8%). Trường hợp tương tự xảy ra với cách sử dụng đại từ I/ we/ you

trong diễn ngôn để thiết lập mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

Nếu trong diễn ngôn KHTV chỉ có 7,8% lượt sử dụng các đại từ này thì ở

KHTA, có đến 38,4% (trong đó đại từ You đã chiếm đến 26,4%). Điều

này được giải thích dựa trên quan điểm chịu trách nhiệm về thông tin

phát ngôn mà Hinds và một số tác giả khác đã nghiên cứu.

Cuối cùng hiện tượng liên kết diễn ngôn phức và sử dụng cấu trúc

biền ngẫu trong khẩu hiệu ở cả hai thứ tiếng cũng có nhiều khác biệt. Vì

người Việt chuộng lối nói hoa mỹ, diễn đạt dài, vòng vo nên KH CT-XH

tiếng Việt có khuynh hướng sử dụng các phép liên kết từ vựng nhiều hơn

cả. Thêm vào đó, tỉ lệ dùng từ đồng nghĩa trong KH CT-XH tiếng Việt

còn cao hơn trong tiếng Anh bởi hệ thống tiếng Việt có nhiều từ đồng

nghĩa và lối diễn đạt đồng nghĩa hơn trong tiếng Anh.

4.3.5. Cấu trúc diễn ngôn

Liên hệ các lý thuyết về kiểu tư duy của những nền văn hóa khác nhau có

thể dẫn đến tổ chức cấu trúc diễn ngôn khác nhau giữa các ngôn ngữ ([87],

[123], [132]) để so sánh và đối chiếu cấu trúc vi mô diễn ngôn của KHTV và

KHTA, có thể thấy sự khác nhau trong việc đưa yếu tố phản ánh nội dung chủ

đề khẩu hiệu vào phần đề ngữ hay câu đề (trong diễn ngôn phức) giữa hai đối

tượng nghiên cứu, đó là: KHTA có xu hướng đưa yếu tố phản ánh chủ đề vào

Page 27: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

27

phần đề ngữ trong diễn ngôn đơn hoặc câu đề trong diễn ngôn phức nhiều hơn

so với KHTV (68% so với 54%). Sự khác biệt này đã phần nào được giải thích

do thói quen người Việt (hay người châu Á) thường ít đề cập đến nội dung

chính của vấn đề cần phát ngôn mà thường để lại cho các phần sau của văn

bản hoặc tránh lối nói quá trực tiếp sợ gây mất thể diện. Tuy nhiên, sự khác

biệt này là không quá lớn. Chức năng của khẩu hiệu là thuyết phục, vận động,

cung cấp thông tin để giáo dục, hoàn toàn khác với chức năng của thi ca hay

văn học, nên việc “giấu” yếu tố nội dung chính và “để dành” cho đến cuối văn

bản không những không có tác dụng kích thích trí tưởng tượng và lòng mong

đợi của người đọc (như trong thi ca, văn học) mà còn có thể có tác dụng ngược

gây thiếu hiểu biết, hiểu lầm hoặc nản lòng làm giảm khả năng thuyết phục.

KẾT LUẬN Từ kết quả khảo sát, phân tích diễn ngôn và so sánh- đối chiếu KH CT-

XH tiếng Anh và tiếng Việt, luận án đi đến các kết luận sau:

1. KH CT-XH TA và TV là thể loại diễn ngôn chính trị-xã hội đặc biệt

với độ dài văn bản tương đối ngắn gọn và với lối diễn đạt súc tích, dễ nhớ

được các tổ chức chính trị-xã hội thiết kế và sử dụng nhằm mục đích tuyên

truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục người khác làm theo các đường

hướng, chính sách của họ. Đối tượng của sự vận động, giáo dục này chủ yếu

là công chúng với số lượng đông đảo hoặc một số tổ chức chính trị- xã hội

chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Hai chức

năng chính của khẩu hiệu là giáo dục và thuyết phục, tuy nhiên lại được cụ thể

hóa bằng các chức năng như thông tin -thông báo, vận động- thuyết phục, cảnh

báo-khuyến cáo, hô hào - kêu gọi, động viên- khuyến khích, khẳng định các

giá trị chân-thiện-mỹ… dưới dạng các hành động ngôn từ tại lời.

2. KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt đều có những điểm giống nhau

trong một số lĩnh vực như (1) cách lựa chọn các chủ đề; (2) việc phản ánh

các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản của ngôn ngữ khẩu hiệu;

(3) các chiến lược sử dụng từ ngữ để thể hiện những tư tưởng đối lập; (4)

các chiến lược sử dụng cấu trúc ngữ pháp để diễn đạt thế giới xung quanh

thông qua lăng kính diễn ngôn khẩu hiệu như quan hệ chuyển tác thông

qua các kiểu cấu trúc câu chủ yếu của hai quá trình vật chất và quan hệ như

“Ai làm gì?” và “Ai là gì?” hoặc “Ai thế nào?”; hiện tượng danh hóa; cấu

trúc câu chủ động/ bị động; kiểu phát ngôn chủ yếu để thiết lập quan hệ

giữa các bên tham gia giao tiếp, sử dụng cấu trúc sóng đôi nhằm tạo hiệu

ứng biểu cảm; (5) sử dụng một số lượng vừa phải các phép liên kết để tạo

văn bản hay nói cụ thể hơn là tạo sự mạch lạc cho văn bản diễn ngôn khẩu

hiệu và giúp thể hiện mối quan hệ đẳng lập và có ý nghĩa về mặt tư tưởng;

Page 28: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

28

(6) các đặc điểm cơ bản của cấu trúc diễn ngôn như độ dài văn bản, cách

tạo mạch lạc bằng yếu tố liên kết chủ đề; đưa yếu tố nội dung chủ đề vào

phần đề ngữ của diễn ngôn đơn hay câu đề của các diễn ngôn phức.

3. Tùy vào điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội của mỗi nước

mà KHTV và KHTA có những sự khác biệt trong chiến lược sử dụng từ ngữ,

cấu trúc ngữ pháp hay cấu trúc diễn ngôn thể hiện trên các giá trị kinh

nghiệm, liên nhân và tạo văn bản. Một số khác biệt giữa diễn ngôn KHTV và

KHTA được so sánh theo quan điểm ngữ pháp chức năng bao gồm (1) phương

thức sử dụng, điều kiện sử dụng và chủ thể phát ngôn khẩu hiệu; (2) các chủ đề

ưu tiên trong các cuộc vận động; (3) chiến lược sử dụng từ ngữ để thể hiện các

giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản, cụ thể là số lượng từ trái nghĩa/

đồng nghĩa để phản ánh tư tưởng, các biểu thức mỹ từ, số lượng từ ngữ để thiết

lập mối quan hệ liên nhân, số lượng từ ngữ ẩn dụ và số lượng từ ngữ thuộc về

cách gieo vần, chơi chữ… Sự khác biệt này được giải thích trên cơ sở điều

kiện khác nhau về chính trị, văn hóa, xã hội và các tập quán, thói quen … của

hai nền văn hóa Đông- Tây; (4) chiến lược sử dụng các cấu trúc ngữ pháp để

đạt được các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản, thể hiện trong kết

quả khảo sát các quan hệ chuyển tác, các kiểu phát ngôn và số lượng mỗi kiểu,

cách dùng đại từ xưng hô và một số phụ từ khác để thiết lập quan hệ giữa chủ

thể phát ngôn và chủ thể tiếp nhận, cách khai thác các kiểu cấu trúc đặc biệt để

tạo giá trị biểu cảm; (5) số lượng yếu tố tạo mạch lạc văn bản và liên kết chủ

đề, cũng như số lượng diễn ngôn KHTA và TV đưa yếu tố nội dung chủ đề

vào phần đề ngữ của diễn ngôn đơn hay vào câu đề của diễn ngôn phức để thu

hút sự chú ý của người đọc.

4. Kết quả phân tích diễn ngôn khẩu hiệu đã cho phép chúng tôi đi

đến kết luận về vai trò của ngôn ngữ trong đời sống vật chất và xã hội của

con người. Diễn ngôn không những là một tập quán xã hội mà còn là sự

thể hiện các mặt của xã hội đó, của nền văn hóa gắn liền với xã hội đó.

Sự quan hệ hỗ tương giữa chức năng của ngôn ngữ trong mối tương tác với xã

hội với sự tác động trở lại của ngôn ngữ lên các mối quan hệ này đã chứng tỏ

rằng ngôn ngữ không thể tách rời và là một bộ phận của thực tế xã hội, cũng

như các tập quán xã hội ngày càng có xu hướng dựa vào ngôn ngữ.”. Ngoài ra

đóng góp chủ yếu của luận án là làm rõ mối quan hệ giữa đặc điểm ngôn ngữ

diễn ngôn chính trị - xã hội với thể chế chính trị và truyền thống văn hóa để từ

đó có thể tìm ra cách dùng ngôn ngữ để thực thi hoặc điều chỉnh quyền lực

trong xã hội. Một đóng góp khác nữa là việc sử dụng lý thuyết CDA để tìm ra

những tương đồng và khác biệt giữa hai nguồn lực ngôn ngữ tiếng Anh và

tiếng Việt trong việc thể hiện tư tưởng và quyền lực thông qua diễn ngôn khẩu

Page 29: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

29

hiệu chính trị xã hội… đã đem lại kết quả khác biệt bởi CDA giúp bộc lộ hệ tư

tưởng của người phát ngôn và bản chất xã hội của diễn ngôn trong khẩu hiệu.

Page 30: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

30

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đỗ Thị Xuân Dung, Trần Văn Phước. (2013). Một số đặc điểm

liên kết diễn ngôn của Khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt, Kỷ yếu Hội

thảo ngữ học toàn quốc lần thứ 17.

2. Đỗ Thị Xuân Dung, Hoàng Tất Thắng. (2013). Diễn ngôn

Khẩu hiệu tiếng Việt từ góc độ thuyết Hành động ngôn từ, Tạp chí

Khoa học Đại học Huế, Tập 86- số 8; trang 59-66.

3. Đỗ Thị Xuân Dung. (2014). Đặc điểm Cấu trúc ngữ pháp của

khẩu hiệu tiếng Việt nhìn từ góc độ lý thuyết phân tích diễn ngôn phê

phán. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (Hội Ngôn ngữ học Việt Nam),

Số: 6, tập 224. Trang: 29-35.

4. Đỗ Thị Xuân Dung. (2014).Vấn đề sử dụng từ ngữ của khẩu

hiệu tiếng Việt nhìn từ góc độ lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán. Tạp chí Ngôn ngữ số 6-2014; trang 47-56.

Page 31: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

31

INTRODUCTION

1. Rationale Socio-political slogans are propaganda tools of modern society, which serve

to achieve the purpose of persuading or educating people in a community.

Realizing that this is a special discourse and with the wish to explore the

language - power - ideology relationships in English and Vietnamese socio-

political slogans, we decide to carry out the research project for the

dissertation “A contrastive discourse analysis of English and Vietnamese

slogans”.

2. Objectives

The research project is carried out in the hope to clarify the language features

of socio-political slogan discourse in English and in Vietnamese; find out

similarities and differences in the use of vocabulary, grammatical structures

and discourse structures between English and Vietnamese socio-political

slogans; in order to prove that discourse is a social practice and thus, help the

policy makers or slogan designers form for themselves strategies of building

up persuasive and scientific, artistic communicative slogans.

4. Objects and scope of the study

The objects of the research projects are the linguistic/ discourse features of

socio-political slogans, which include vocabulary use, grammatical structure

and disourse structure strategies. The scope of the study is the slogan

discourse (socio-political slogan discourse) in Engloish and in Vietnamese,

which are used in the public like streets, offices, schools… for the persuasion

or education purposes. The English subjects (500 samples) are slogans used

in the United States of America within a period of 50 years from 1960 -

2014. The Vietnamese subjects (500 samples) were collected in the

establishment and development period from 1975 - 2014.

5. Research methods

+ Principal:

-Describing methods (vocabulary, grammar structures, discourse structures),

Discourse analysis mthods (tCritical Discourse Analysis)

- The contrastive study (to signify the similarities and differences between

two subjects)

+ Subordinate: documentary collection and analysis, statistics, inductive

conclusion .

The dissertation chooses the Critical Discourse Analysis (CDA) Approach

by Norman Fairclough [68] and on the basis of Sytemic Functional Grammar

(SFG) theory by M.A.K Halliday [83] to analyse the discourse featgrues of

Page 32: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

32

ESPS and VSPS, which include the use of vocabulary, grammar and

discourse structures, under the network of experiential, interpersonal and

textual values, according to 10 questions by Norman Fairclough [68].

6. Documentaries

7. Dissertation Contributions

- Detaied description of English and Vietnamese socio-political slogans on

the basis of SFG, which views language as a source of create meanings, a

social practice and in turns receive the impact from the socio-political

conditions.

- Finding out the similarities and differences in the use of vocabulary,

grammr structures and discourse structures between ESPS and VSPS.

Concurrently, providing explanation for the causes basing on the disnguished

features of social, political, cultural characteristics of each country. These

characteristics will devote to the identification of speaking rights and

utterance types of slogans.

8. Dissertation Outline

CHAPTER 1

THEORETICAL BACKGROUND and REVIEW OF THE

STUDY SUBJECTS

1.1. REVIEW OF THE STUDY SUBJECTS

1.1.1. Slogan

1.1.1.1. Definition

The concept “slogan” exists in many languages and cultures in the

world. According to Merriam-Webster Dictionary [111], the word

slogan was claimed as a variation of slogorn – coming from Scottish

language sluagh-ghairm (sluagh means“army/war” and ghairm means

“cry”. In Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Current English

[63:1201], Crowther claims that “Slogan is a word or a memorable phrase

to attract others’ attention or propose an idea quickly. The most overall

and thorough definition comes from American Heritage Dictionary,

where slogan is seen as “a word group or a pharse to show the purpose

or nature of an organisation or a candidate”; “an utterance which is

used repeatedly in anadvertising or propadganda campaign.”; “a special

saying which belongs to a topic and attracts other people to be used in an

advertising or political campaign topersuade people for a particular

reason.” Whereas in Vietnam, the concept of slogan in Great Dictionary

by Nguyen Nhu Y means “short utterance to urge actions of many

people”[43:894], such as: “Say No to tobacco”.

Page 33: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

33

Depending on particular situation, slogan is defined in many ways. For

example, in business advertising, a company’s slogan is an utterance or a

short text which contains and can transmit information which can describe

and persuade people on the product image. Besides, there are socio-

political slogans with the propaganda purposes. These are policy makers’

or individual’s declaration which serves to persuade others to follow

them in some particular movements.

On the basis of the above-mentioned definitions and explanations,

and as the dissertation will focus only on a particular kind of slogan,

which is socio-political slogans, the author would like to propose a

general definition “Socio-political slogans are special discourses which

entail condense and memorable expressions and which are used by

socio-political organisations or individuals to educate, convince or call

for the action of their policies.”

1.1.1.2. Format characteristics

Format characteristics of slogans- basing on their function, role and

meaning- include short and fixed utterances to perform the function of

calling for actions, convincing people and should be understandable and

memorable.

1.1.1.2.1. Grammar structures

(a) Simple discourse

(b) Complex discourse

(c) Special combination

1.1.1.2.2. Slogan language

According to Chinese-Vietnamese meanings, slogan is an utterance

produced out of one’s mouth. If something is yelled from one’s mouth, it

should be short, condense and easy to utter and also easy for the listeners

to catch up. Slogan language is generally simple with short utterances,

memorable, and has information focus units, may be outlied as a type of

speech acts, and carries interpersonal functions.

1.1.1.2.3. Slogan functions

One of the most prominent purposes of slogans is to tranfer the

message to the community and make them memorized. Therefore, as a

propaganda tool or product, slogans should have two functions: informing

and convincing.

1.1.1.2.4. Slogan topics

Page 34: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

34

Researchers on propaganda and communications slogan should

definitely be topical. Topics of slogans reflect a nation’s impacts of the

socio-political conditions on its people convincing schemes.

1.1.1.3. Slogan classification

There are two main types of slogans: advertising slogans (ASs) and

socio-political slogans (SPSs). There should be a clear distinction

between these two kinds on their roles and functions. If ASs are to

influence the consumers so that they would buy a company’s products or

services, SPSs are socio-political organisation’s declarations. Their

language should be, therefore, short but condense, highly-persuasive to

give direct impacts on people’s attitudes and actions.

1.1.2. Discourse and discourse analysis

Foucault refers the concept of discourse to the production of

knowledge, together with the social practice, objective modality and

power relations attached with the knowledge and mutual relations among

them [73]. Widdowson [156] defines discourse as a combination of series

of sentences to create contiuous communicative acts which are combined

to form bigger communicative acts. Meanwhile, Crystal [56] focuses on

the continuous duration of language units larger than a sentence in a

discourse. From this concept, many researchers point out the dimensions

of discourse analysis. So, discourse analysis, according to Nunan [115],

Brown & Yule [54], Paltridge [116] shares the most common features

which are describing the structures that a speaker/ writer manipulates

when she/he produces utterances; focusing on language other than a word,

a phrase, clause or sentence necessary for a successful communication.

Discourse analysis is research into language structures and it takes care of the

social relation between language and society-culture setting; is to find out the

ways that language represents the views and understanding of the world.

Discourse analysis also examines the situations in which language is

governed by the relations among the members and the impacts of languaeg

use on the social relations.

1.2. Main and supplementary theoretical framework

1.2.1 Critical Discourse Analysis- CDA

Linguistic trends from the 50s to its late years of the 20th century has

witnessed many considerable changes. The structuralism which focused

on language and linguistic competence has shown its shortcomings that

resulted from the lack of language use in context. Instead, the

functionalism with some essential branches like discourse analysis,

Page 35: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

35

pragmatics, coginitive linguistics, critical discourse analysis have been

brought about. Critical Discourse Analysis (CDA) has been initiated sine

the 70s of the 20th century, basing on the Functional Grammar theory and

has been seen as “an approach, a set of theories to help solve the social

problems, ideology, attitude...” [17:14]. There have been some prominent

linguists of this approach namely Kress & Hodge [97], van Dijk [142],

Fairclough [68] và Wodak [154]. Linguists of CDA approach have been

inspired a lot by the Systemic Functional Grammar theory of Halliday, so

research trends since then upwards have been mainly based on the 3

metafunctions of language. The dissertation chooses to apply the critical

discourse analysis method, modeled by Norman Fairclough [68] under

the 3 categories of analysing questions: experiential values, relational and

textual values.

1.2.2. The linguistic framework for CDA

1.2.2.1. Systemic Functional Grammar- SFG

According to Halliday M.A.K, grammar analysis is a 3-dimension

approach. For Halliday, grammar is seen as a system, not a set of rules.

He views language as a potential of meaning. He equals meaning with

functions and uses clauses as a basis unit to explain language function.

He asserts that language is a communicative tool, and must represent

three metafunctions:

(d) Experiential function

(e) Interpersonal function

(f) Textual function

1.2.2.2. Cognitive semantics

1.2.2.3. Pragmatics

Speech acts theory

Paul Grice’s Maxims

1.2.3. Other theoretical frameworks for slogan discourse analysis

1.2.3.1. Facework and Politeness Theory

1.2.3.2. Power and Ideology in discourse

1.3. Review of previous studies

1.3.1. Advertising slogans (ASs)

Research on ASs is very abundant. Katz et al. [93] has pointed out

how to make an ASs become accepted by the consumers. In his Products

and Image Management Magazine, Pryor [122] has an article named

“How to maximise the optimum assessment of a trade mark through Ad?

Page 36: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

36

(Làm thế nào để các quảng cáo thương mại có thể tối ưu hóa các đánh giá

của thương hiệu qua quảng cáo?”. He has analysed different slogans and

conluded on the evidence of ASs which can support or destroy a trade

image launching campaign to the market. Fuertes-Olivera et al.[76] has

studied the co-exsistence between the persuasiveness and advertising

language then reached a conclusion that metadiscourse plays a very

important role in making discourse to attract listeners- it then becomes

the key component in the persuasive language. Maria Kim [94] also has a

research project which surveys the convincing discourse of American

consumers magazines from the perspectives of sociolinguistics theory. In

Vietnam, there have been a lot of research projects on advertising

slogans. In his article “a sociolinguistic look at advertising”, Bui Khanh

The (in Nguyen Kien Truong [41] has pointed out the charateristics and

nature of advertising discourses. The book Advertising language from the

perspectives of communicagion theory by Mai Xuan Huy [22] has đã

provided readers of a new overall look at advertising language- a special

discourse.

1.3.2. Socio-Political slogans

Research on politics originated from very early in the history of the

human beings. From the 30s of the twentieth century, there were articles

which discussed aims and prominent characteristics of slogans in the

American socio-cultural environment. Bernstein [52] has surveyed many

politicians’ speeches and reached a conclusion that SPS need to settle

down the calling and convicing purposes to their audience through the

use of special language. Lu [106] also used the combination model

between ideology and written symbols to research the use of political

slogans by Chinese Communist Party between the 60s and the 80s of the

twentieth century. Marlow [107] with an article named “Slogans analysis

to assist students’ achievements” has analysed the production of slogans

which are meaningful and which are for the genuine persuasion of

student’s learning at high schools. Since then, slogans are advised to be

written in the way that they really provoke student’s motivation and self-

study at high schools. Gonzales et al. [79] has surveyed the use of slogans

for the creation of changes in an organisation or a company. Form this

review, I myself find that there should be something new of slogans left

which urges me to do in-depth research, which is “A comparative

discousrse analysis between English and Vietnamese socio-political

slogans in accordance with the CDA method to unveil the ideology and

Page 37: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

37

power use by the slogan designers and users; as well as the socio-

political issues reflected through discourses; since then implications for

slogan designers and users will hopefully worked out. This is mainly to

serve the effective propaganda of socio-political slogans and make use

of this particular type of propaganda in each nation.”

CHAPTER 2

LINGUISTIC FEATURES OF ENGISH SOCIO-POLITICAL

SLOGANS FROM THE PERSPECTIVES OF CDA

2.1. Introduction

2.2. English socio-political slogans

2.2.1. Social settings of English socio-political slogans

2.2.2. Topics of English socio-political slogans Table 2.1 Main topics of English socio-political slogans

No Slogan topics (N=500) (%)

1 Environment-Energy 89 17,8

2 Safety 68 13,6

3 Politics – Election 66 13,2

4 Road safety-Drinking 58 11,6

5 Smoking hazards 39 7,8

6 Animal rights 39 7,8

7 Family – friendship 28 5,6

2.3. Lexical characteristics of English socio-political slogan

discourse from the perspectives of CDA

2.3.1. Experiential values of words and phrases

English socio-political slogans reflect the socio-political issues being

concerned at the given time, so the vocabulary field focuses on socio-

political and cultural topics. Table 2.2 Vocabulfary field of English socio-political slogans

Stt Topics Vocabulary field Frequency

(*)

5 Environment-Energy

water, conserve, save, recycle, energy,

power, earth, waste, trash, turn off the

lights, electricity, cut trees , protect, better

95/89

6 Safety safe/safety, save, life, protect, fire 71/68

7 Politics – Election

change, people, power, believe, leader,

proper (name of countries)

27/66

Page 38: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

38

8 Road safety-Drinking driving, drinking, drunk, live, accident,

kill, alcohol/alcoholic/alcoholism, drug

60/57

First of all, in the environment and energy topic, worries about

environment pollution consequencies and deficiency of natural energy as

well as reserved energy for the future have become available in all nation

policies in the world, especially United States. Slogans of this topic involve

a rather big number of words and phrases reflecting American people’s

concerns like water, conserve, save, recycle, energy, power, earth, waste,

trash, turn off the lights, electricity, cut trees, protect, better. Among these

words, water and conserve were used at a very high rate. It is clear that the

experiential values of the American society in the environment and energy

concerns express the concept of their priority in environment protection

and energy saving with the worries in lack of clean water supply. Besides,

the topic politics - election also reflects interesting experiential values.

There are words and phrases like change, people, power, believe, leader,

empire, the rich, the poor, Black, Red , agree, vote, overtake , war,

names of President candidates (Roosevelt, Clinton, Obama), nations

(America, Australia, Scotland…). In U.S, electing a person for a top

position of the government or a party is involved in a long-term

campaign.

English socio-political slogans have been seen to reflect the truth of the

American society with very long-lasting or updated topics like anti-racism,

anti-terrorism & gun boycott and anti-trafficking & illegal Immigration.

Vocabulary includes terrorism, gun, religion, violence, security, stop, risk,

protest , race, racism, racial, racist, color, discrimination, fight, human,

traffick, illegal, immigrate.

2.3.2. Relational values of words and phrases Table 2.3 Relational values of words through the use of eupheumism and

words that conforms to the formality of informality- Some example

Means Relational values Relational meanings

Eu

ph

eum

isis

m Protest against the spectacular

exterior and inner emptiness.

Word metaphor- to criticise the contrast

between the propagandised and the reality

of anti-terrorism in U.S

Everyone should be colorblind

to see the beauty of people.

Word metaphor- to call for race

discrimination towards colored people

(mainly Blacks) Laundry is the only thing that

should be separated by color.

Some people need to accept that

Page 39: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

39

the world is colorful.

Wo

rds

that

co

nfo

rm

to f

orm

ailt

y o

r

info

rmal

ity

Hey, Hey, LBJ, how many kids

you kill today? Use “hey” nd the word “kill” to show the

informal look or disrespect to Lyndon B.

Johnson – the American’ s 36th

President

and protest towards his war in Vietnam.

Eat the Rich Use of the word “Eat” to show disrespect to

the Rich in the American society.

In Your Guts, You Know He's

Nuts

The mocky murmur of "In Your Heart, You

know He's Right" to show disrespect to

the senate Barry Goldwater, the American

President candidate in 1964

Next, the relational values are also shown in the use of relational

modal verbs like “should” (6 times) to give advice, “must” (3 times) to

tell the compulsory, “can/could” (64 times) for permission or the

possibility, or “may/ might” (8 times)… to (1) practice facework and

politeness through the use of subjunctive mode; (2) yell power of the

speakers; and (3) express the permission or limitation in slogan discourse.

2.3.3. Expressive values of words and phrases

The expressive values of words show people’s evaluation of all the

socio-political issues through the use of words and phrases. The study of

English socio-political slogans shows that some words and phrases have

outlined people’s evaluation and reveal of attitudes towards the socio-

political issues in the U.S , such as:

- Turn in your arms. The government will take care of you.

- Donation shows Appreciation.

- Cruelty is one fashion statement we can do without.

The words/phrases “take care” and “appreciation” reflect the positive

evaluation; while in the next examples there are words which carry

negative evaluation (cruelty; disease, wild, not working). The choice of

words of both extremes on one hand helps show the positive or negatigve

evaluation of the matter; on the other hand, it is the persuasive language

to make the listeners employ a more critical look towards the issues of

propaganda.

2.3.4 The use of Metaphor

In CDA, metaphor is an experiential aspect, expressed in another

way, but not in its literal meaning; and each type of metaphor may create

correspondent different ideologies ([68], [98]). Lakoff & Johnson [98]

say metaphor not only makes people’s thought more vivid, but helps form

Page 40: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

40

their cognition and understanding as well. Therefore researching the

aspect of metaphor in discourse and how to use it to maximise the symbol

of ideology is a suitable job in CDA.

For instance, in the President Election slogan “Sunflowers die in

November” in 1936, the use of metaphor through the words sunflower,

die, November implies that “Dying is a natural rule”. Sunflowers have to

follow that rule. But on the other hand, if we look at the social conditions

of U.S in those days, we can see that supporters of Franklin D. Roosevelt

were saying good for their candidate and saying bad for the opposer Alf

Landon, who was born and grew up in Kansas; and this state chose

sunflower as their state flower. November was also the election date. All

these to imply the failure of Alf Landon which was predicted as a rule of

life.

The frequency of these linds of metaphor is 8% among 500 English

socio-political slogans. The use of metaphor has helped the speakers

exercise power, which on one hand expressing ideology; on the other hand

reaching the expressive values and relational values; which in turns

improve the propaganda purpose of slogans.

2.4. Grammatical features of English socio-political slogan

discourse from the perspectives of CDA

2.4.1. Experiential values of grammatical features

The analysis results of transitivity in English socio-political slogans

show that the chief processes are material and relational. The following is

the examining results of 897 complex clauses which belong to 500

English socio-political slogans: Table 2.4 A summary of survey on typical processes in

English socio-political slogans.

Processes N = 857 (%)

Material 453 52,86

Relational 216 24,20

Behavioural 59 6,88

Mental 51 5,95

Existential 31 3,62

Verbal 12 1,40

Nominalisation

(hidden process)

35 4,08

The experiential world in the English soio-political slogans is the

world of materials and relations. This reflects most of the remarks by

Page 41: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

41

Halliday [83:107] that material, relational and mental are three main

rypes of process in English transitivity.

The results also reveal that the chief structures are S+V or S + V + O

for the material process to carry out the material processs “who does

what?” (50%) or a few for the mental process. Next, the structure S+V +

C to represent the relational process “who does what?” or “ who is what”,

which account for 25%.

Finally we discuss the use of passive and active sentences in

English socio-political slogans. Among 805 complex clauses of 500 mẫu

socio-political slogans, there is 97.14% active sentences and only 2.86%

passive sentences.

2.4.2. Relational values of grammatical features

The survey of 593 clauses belonging to 500 slogans shows that the

main types of utterances in English socio-political slogans include

statements, imperatives and rhetorical questions, as specified:

Table 2.5 Main types of utterances Types N=539 % Examples Relational meaning

Statements 368 62,05 Terrorists won’t

succeed if

someone reports

suspicious

activity.

Setting up the relation

between speakers and hearers.

by providing information of

anti-terrorism.

Imperatives 203 34,23 Kill the

cigarrettes before

they kill you.

Setting up the relation

between speakers and hearers

by convincing the stop of

smoking for health reason.

Rhetorical

questions

22 3,70 If you know you

are driving to

your death -

would you still

drive so fast?

Setting up the relation

between speakers and hearers

by asking questions that both

know the answers.

To examine the relational values of grammatical features, Fairclough

[68] suggests surveying the use of I/ We/ You. Among 500 socio-

political slogan discourses, there are 60 times the pronoun I/We (12%)

and 132 times the pronoun you (26,4%) were used. The pronoun“I” is to

confirm the responsibility or voice of the speakers (especially in the

mental process, like I think, I believe…), while pronoun “We” is used to

signal two purposes: (1) “we” means “I and my fellows”) and (2) “we”

Page 42: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

42

means “You and I” under the relational meaning of a tie between the

speakers and the hearers.

2.4.3. Expressive values of grammatical features

According to Fairclough, the expressive values of grammatical

features often does with expressive modality, and should be distinguished

clearly with relational modality [68:128]. Fairclough also asserts that in

order to express ideology in grammatical structures, people ussually use

modal verbs or adverbs like may/ might, must/have to, can/could…. In

the case of English socio-political slogans, there is 12,8% turns of modal

words use to talk about the viewpoints on interested socio-political issues

Finally, the use of paralellism has been used more often to increase

the expresive values of grammtical structures in English socio-political

slogans. This kind of structure allows language users to put more

emphasis on the meaning through the repetition of parallel sentences.

English socio-political slogans have 12% structures of this type.

,Examples: -No compassion, No peace. Know Compassion, Know Peace

2.4.4. Cohesion in complex discourse

Cohesive devices can act internally or externally with the text.

When inside the text itself, cohesive devices can function under many

forms. First, logical connectors which were used among 500 slogan

discourses include “and” (36 times), “but” (20 times), “because” (4 times),

“so” (7 times and “or” (6 times). References, substitutions, ellipsis, and

repetitions… which have been used as cohesive devices insde and outside

the text will be searched and examined within 304 clauses of 259 complex

discourses. Table 2.6 Cohesive devices in English socio-political slogans

Cohesive

devices

N= 304 (%) Examples

Ellipsis 12 3,94 Cruelty is one fashion statement we can do

without. (without cruelty)

Repetition 62 20,39 You don’t fight racism with racism, the best way

to fight racism is with solidarity.

Reference 82 26,97 Religion should be used to bring people

together. Not blow them apart.

Substitution 4 1,31 Man made global warming, the biggest scam in

the history of mankind to fulfill his greediness?

Understand this Or Nature will teach you.

Parralelism 37 12,17 No safety- know pain. Know safety- no pain

Connection 107 35,19 Your health is in your own hands, so be sure to

Page 43: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

43

wash them.

2.5. Textual structures

2.5.1. Size of text

- Almost all English socio-political slogans are one-sentence text.

2.5.2. Slogans coherence

When analysing the internal structure of the slogan texts, we focus on

two factors that make the coherence for the slogans; which include topic

coherence and theme-rheme strcutures. In communication, each text has a

unique topic. Topics in topic coherence mean the thing, person mentioned

or talked about; and topic coherence is considered as the tie among the

refered people or things. In this case, it is calle “coherence outside texts”,

as each individual slogan discourse in the system of slogans has the same

meaning coherence with other slogan discourses of the same topic. Table 2.7 Devices for topic coherence in English socio-political slogans

Stt Chủ đề Devices for topic coherence

Words/ phrases Repeating

frequency (*)

4 Anti-terrorism

and gun

boycott

terrorism, terror, terrorist 7/15

protest, stop, against 6/15

gun, violence 6/15

5 Animal rights human, beings, species, animals,

birds, cats

27/39

eat beans/ vegetables/ tofu, wear

fake fur/ fashion

18/39

adopt, rescue, love, abuse, hunt,

neglect, protect

10/39

6 Anti-racism

color, colorful, colorblind, white,

black, brown, yellow, red

11/16

race, racism, racist, superiority,

inferiority, discrimination

12/16

By applying the theory of New-Given information of Halliday into

the analysis of textual values of slogans, we find out that the internal

textual structures of slogans have also been realized through the theme-

rheme structures. A survey of 500 English socio-political slogans shows

the result that the topic realization in the theme occupies 56,27% of all

slogans and 43,73% is the figure of topic realization in the rheme.

However, if we consider the new-given information in the relation with

two main functions of slogans, we see 60,04% slogans carry the function

of informing and 39,96% slogans carry the function of convincing. So,

Page 44: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

44

whether the topic information is reflected in the theme or rheme of the

English slogan discourses has no clear distinction, but depending on each

type’s communicative function and speaking purposes to meet the

expectations of readers or hearers.

2.5.3 Textual structures of English socio-political slogans

The textual structures of English socio-political slogans is relatively

simple due to its special type of discourse. For the purpose of propaganda,

education and persuasion, slogans need to be condense. Therefore, the

textual structures of this slogan discourse on one side conform to the

general rules of coherence, text order, theme-rheme structure; but on the

other hand, reveal the ideology of the speakers in their choice of simple

and direct textual structures the use of new-given information.

CHAPTER 3

LINGUISTIC FEATURES OF VIETNAMESE SOCIO-

POLITICAL SLOGANS FROM THE PERSPECTIVES OF CDA

3.1. introduction

3.2. Vietnamese socio-political slogans

3.2.1. Social settings of Vietnamese socio-political slogans

3.2.2. Vietnamese socio-political slogans Table 3.1 Topics of Vietnamese socio-political slogans –Some examples

Stt Slogan topics No. (%)

1. Environment-Energy 91 18,2%

2. Health care – Health insurance 62 12,4%

3. Country construction and defense 60 12,0%

4. Traffic safety 49 9,8%

5. Family – marriage – gender equality 38 7,6%

6. Social evils (Anti-Drugs) 36 7,2%

7. Women and children 35 7,0%

8. Urban ethics and rules 35 7,0%

3.3. Lexical characteristics of Vietnamese socio-political slogan

discourse from the perspectives of CDA

3.3.1. Experiential values of words and phrases Vietnamese socio-political slogans chiefly reflect the socio-political

issues and the legalism of Vietnamese people, so the vocabulary field is

also of these topics. In each particular topic, there are many words/

phrases which belong to the according issues. For example in the

environment topic, there are many words and phrases which reflect the

Page 45: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

45

world experience of the participants like: môi trường, trái đất, đại dương,

di sản thiên nhiên, sự sống, cuộc sống, sức khỏe, bền vững, tài nguyên

biển, rừng, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, kinh tế ít

các bon… Table 3.2 Frequency of words belonging to environment and energy categories.

No Words/ phrases Frequency (*) %

1 Môi trường (environment) 42 46,66

2 Bảo vệ (protect) 34 37,77

3 Xanh (green) 21 23,33

4 Sạch (clean) 19 21,11

5 Cuộc sống/ sự sống (life) 19 21,11

6 Rác/ chất thải/ rác thải

(rubbish/ waste)

13 14,44

7 Đẹp/ làm đẹp (môi trường)

(beautiful)

12 13,33

Next, transport safety and population- family happiness and children

rights have recently been the top concern of people. Slogans that help to

raise people’s awareness of transport safety and population stress decrease,

or measures for children protection play important roles in transferring the

message from the government to the people. So, the lexical use must do

the job of reflecting the experiential world of the people and make them

link theier experience with the message involved. Especially recent

slogans contain new concepts (words/ phrases) in the top-concerned socio-

political topics) like “trẻ em dân tộc” (ethnic children), “sinh đủ hai con”

(have enough two children), “biển - ngư dân - chủ quyền”(sea/ fishers/ land

rights… this is a truth way of experiential world reflection in Vietnamese

socio-political slogans.

3.3.2. Relational values of words and phrases

Fairclough [68:116] asserts that identifying the relational values of

words and phrases plays a crucial role in creating or manitaining social

relations among communications counterparts. In slogan discourses, the

relationship between speakers and hearers have been realized in the choice of

words and phrases. For examples, slogans for transport safety many years

ago contain imperatives (orders, commands) like “Cấm phóng nhanh, vượt

ẩu” (it is an interdict that you surpass…) , “Nghiêm cấm chạy quá tốc độ”

(Strict prevention of speeding). Recently, lexical use strategies have changed

with many words/ phrases which direct to the responisibility and ego of

people like “Lái xe bằng cả trái tim” (driving with all your heart) “Đằng

Page 46: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

46

sau tay lái là gia đình, người thân”( behind the wheel is your family and

relatives), “Một người có ý thức chấp hành Luật Giao thông đem lại hạnh

phúc cho nhiều người” (a person with proper street safety behaviour will

bring about the happiness for many many people). Besides, the relational

values of words and phrases is also revealed in the use of the word “let’s”

(15%). These are the interpersonal means which serve to connect the

speakers and the hearers.

3.3.3. Expressive values of words and phrases

The persuasive values of slogans lay the key function for slogan

language. Due to the purpose of convincing and propagandizing among the

community, the slogan designers need to stay focused on persuasive

language. Fairclough [68:199] claims that those who pay more attention to

persuasive language will help themselves make use of the expressive values

of words and phrases. This can be done through the choice of words that

convey the highest expressive meanings to exert impacts on

hearers’attitudes and awareness. Some examples are outlined below:

- Phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn là tội ác. (evils/ criminals)

- Hiểm họa giao thông, hãy dừng lại ngay. (Danger)

- Tai nạn giao thông hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người.

(depriving life)

3.3.4. Use of metaphor

Metaphor is used to express the experiential value in another way and

through which the speakers can reveal their attitudes and ideology. . So,

using different kinds of metaphor may bring about different ideology

effects in discourse. Slogan language is for the community people.

Therefore, it receives much criticism from the slogan readers.

Vietnamese socio-political slogans have used quite a lot of metaphors:

- Bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình. [V81]

- Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính mình. (hoán dụ) [V194]

- Phía trước tay lái là cuộc sống. Nhanh một phút, chậm cả đời.

[V147]

- Rừng là vàng. Nếu chúng ta biết bảo vệ thì rừng rất quý [V248]

The frequency if 11,2 % out of 500 Vietnamese socio-political

slogans.

3.4. Grammtical features of Vietnamese socio-political slogans in

the perspectives of CDA

3.4.1. Experiential values of grammatical features

Page 47: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

47

It can be seen that the main types of processes used to describe the

transitivity in Vietnamese slogans are material, behaviour and relational.

This is the study result of 624 clauses from 500 Vietnamese socio-

political slogans. Table 3.3. A summary of the types of processes in transitivity sentences of

Vietnamese socio-political slogans

Types of process N = 624 %

Material 265 42,46

Relational 197 31,57

Behavioural 86 13,78

Existential 46 7,37

Spiritual 20 3,2

10 1,6

The table shows that the experiential world in Vietnamese slogans is the

composure of materials, behavior and relations. Besides, the relational process

is the second potential one as it serves as the link between the relations among

things. Next, the behavioral process which stands the second is also some way

to expose the society respond towards the current socio-political activities

taking place around.

Beside the transitivity, the experiential values of the grammatical use

in slogans are also shown in the use of nominalization and of the passive

or active sentences in slogans. This is one of the most important

components that help find out the meaning resources. Among 624

complex structures of 500 slogans, there are 97.92% active sentences and

only 2.08% passive. The use of almost all active sentences also proves

that they want to clearly convey the agents of the propagandized sayings.

3.4.2. Relational values of grammatical features

The survey of 541 sentences belonging to 500 Vietnamese slogan

discourses shows that there are two main types of utterances: 60.62%

imperatives and 39.38% statements.

Examples:

- Gia trưởng là nguyên nhân chính dẫn đến bạo hành trong gia đình

- Không kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống để đảm bảo hạnh phúc

gia đình và tương lai của các con.

Furthermore, though the use of “we”, “you” is not popular (3,2% use

of “we” and 4,6% use of “you”), the relationship between the speakers

and hearers does not become less efficient, since the intimacy is also seen

Page 48: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

48

in the use of “hãy” (let’s) (15,2 %). This structure proves the commitment

of “we” (speakers) to “you” (hearers), which creates the implied

connection and mutual effort among the community.

3.4.3. Expressive values of grammatical features

Fairclough [68: 128] cstates that analyzing the expressive values of

grammatical features is exploring the expressive modality of language.

Among the grammatical structures of slogans, the structures with “hãy”

(let’s) has been used repeatedly in many slogan discourses (15%).

Besides, the parallelism is explored to increase the expressive values.

Vietnamese socio-political slogans has 3% structures of this kind.

Examples:

- An toàn là bạn. Tai nạn là thù

- Thi đua là yêu nước. Yêu nước thì phải thi đua.

- An toàn mọi lúc- Hạnh phúc mọi nơi.

3.4.4. Cohesion in complex discourse The cohesion in CDA is studied from the functional perspectives not

from the traditional perspectives. The survey of cohesion in complex

Vietnamese slogan discourse shows that the cohesive devices are

composed of reference, repetition, ellipsis, substitution, parallelism..

Among 122 complex slogan discourses: Table 3.4: Some features of cohesion in complex discourse

Cohesive devices N=12

2

% Examples

Ellipsis 20 16,39 - Sử dụng ma tuý là tự sát. hãy dừng lại

khi chưa muộn.

Repetition 56 45,9 - Việc làm là cơ hội thoát nghèo, lập

thân, lập nghiệp.

- Xanh biển-xanh rừng-xanh đất nước

Reference 3 2,4 - Bác Hồ là vị cha già dân tộc. Người sống

mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

Substitution 1 0,8 - Môi trường có trong lành hơn hay

không, điều đó tùy thuộc ở bạn.

Parallelism 16 13,11 - An toàn là bạn, tai nạn là thù

Linking 26 21,31 - Vì sức khỏe cộng đồng, hãy rửa tay với

xà phòng

It can be seen that Vietnamese socio-political slogans tend to

express full meanings, therefore the use of ellipsis is very limited. In

addition, there are many vocabulary cohesive devices as synonyms/

Page 49: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

49

antonynms, repetition or collocation as Vietnamese people prefer the

flowery styles and lengthy expressions.

3.5. Discourse structures

3.5.1. Text length of slogan discourse

90% Vietnamese socio-political slogans contain only one sentence.

3.5.2. Slogans coherence Table 3.5 Topical coherence of some slogans group

No Topics Topical coherence means

Vocabulary Frequency

5. Security –

Boundery right

bảo vệ, gìn giữ 6/9

biển, biển đảo 7/9

biên giới, biên cương, lãnh

thổ

7/9

an ninh 4/9

chủ quyền 4/9

6. Safety –

Sanitary

an toàn 9/16

tai nạn, độc hại 8/16

phòng chống, bảo vệ 7/16

7. Population dân số 6/15

kế hoạch hóa gia đình 6/15

hạnh phúc 5/15

8. Family -

Marriage -

Gender equality

gia đình 29/39

hạnh phúc 13/39

bạo lực, xâm hại, ngược đãi 9/39

bình đẳng, bất bình đẳng 7/39

Among 500 Vietnamese slogan discourses of the study, the content

which is realised in the theme makes up 77,6% and the rest of 22,4% is the

content introduced in the rheme. If we explore the new/given structure of

information, there is a tendency that almost all slogans which have the topic

content mentioned in the theme are of educational purposes; while most

slogans that have the topic content mentioned in the rheme are of persuading

purposes (for behavior change).

3.5.3. Micro-structure of slogan discourse

At the beginning of each complex slogan discourse or in the theme

of the simple slogan discourse, there is the important topic content to be

educated or persuaded ( the ratio of topic content to be mentioned in the first

sentence of the text is 54,2%). For example: “Bất bình đẳng- gốc rễ của bạo

lực gia đình” or “Thi đua là yêu nước. Yêu nước là phải thi đua!”. The topic

content to be mentioned in the first part of the text is scheduled to attract the

Page 50: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

50

slogan readers’ attention. However, the rest of 45,8% slogans which have the

topic content mentioned in the rheme positions is also a convincing figure.

CHAPTER 4: THE CONTRASTIVE COMPARISON OF THE

DISCOURSE FEAURES OF ENGISH AND VIETNAMESE

SOCIO-POLITICAL SLOGANS

4.1. Introduction

4.2. The similarities between English and Vietnamese socio-

political slogans

4.2.1. Topics

Both English socio-political slogans (ESPS) and Vietnamese socio-

political slogans (VSPS) reflect a wide range of updated social and

political topics. Besides the fundamental issues of the countries or the

governments, slogans also reflect the issues of representative social

groups or individuals. The most distinguishing topical similarity is the

fact that 4 biggest groups of slogans in two languages are similar in both

the topics themselves and the prioritized orders of slogan number.

4.2.2. Vocabulary

In the use of vocabulary, both ESPS and VSPS exercise themselves

in experiential, relational and expressive values. Both subjects have used

different strategies to describe the experiential world of the speakers; the

relations among participants; the expressive modality values,… which

include the use of vocabulary field, synonyms/ antonyms, metaphor… in

order to help the speakers achieve the experiential relational and

expressive values of lexical use and thus, express their ideology.

4.2.3. Grammatical structures

CDA suggests the analysis of processes and participants in the

discourse; whether the agents are overt or implied through the use of

nominalization, passive/active structures, modality or utterance types…

these are to help speakers show their atitudes and ideology. Both subjects

experience these types of grammatical sructures.

4.2.4. Discourse structure

For the discourse structure, both ESPS and VSPS have similar

features such as the small size of text (1-3 sentences), topic coherence,

cohesive devices for complex discourse, and the mention of topic content

in the themes or thematic pharses to achieve different targets of

propaganda…

4.3. The differences between ESPS and VSPS

Page 51: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

51

4.3.1. Mode of use

ESPS are different from VSPS in the modes of use, issuing agents and

speakers. First, if the authority includes the equal roles of both governmental

and individual bodies in ESPS this is almost taken by the role of governmental

bodies like socio-political groups in VSPS. Next, for the modes of slogan use.

In United States, slogans are designed or used by many organisations, intetest-

shared gruoups and individuals for their own propaganda or communication

purposes. Meanwhile, Vietnamese people often use VSPS issued by the

multilevel authority. These differences are mainly due to the persuasive culture

of each country, but it does much more with the socio-political reality/

situation. This also implies the difference between speakers’ rights in each of

the cultures.

4.3.2. Topics Table 4.1 Comparison between topics of ESPS and VSPS

Topics of ESPS (priority-ranked) Topics of VSPS (priority-ranked)

1 Environment-Energy 1 Environment-Energy

2 Safety 2 Health care – Health insurance

3 Politics - Election 3 Establishment and protection of the nation

and socio-political organisations.

4 Road safety - Drinking 4 Traffic safety

5 Anti-smoking 5 Family- marriage- gender equality

6 Animal rights 6 Social evils (drugs prevention and cure)

7 Relations - Family & Friends 7 Women and children

8 Health - Hygiene 8 Urban civilization and social secure

Apart from the 4 similar top-priority topics, all topics reflect different

content domains in each of the cultures and also in the experiential world of each

nation – U.S or Vietnam.

4.3.3. Vocabulary

For the experiential function of vocabulary, VSPS tend to use more

antonyms to show ideology in the Vietnamese experiential world; and use

more synonyms in the same topic than in ESPS. This may be explained that

synonym resources in Vietnamese are more abundant than in English.

For the relational function of vocabulary examined through the analysis of

the use of eupheumism and informal vocabulary in slogans, the study

shows that ESPS explore much more of these devices than VSPS.

Meanwhile, there is very little similar use in VSPS as almost all

Vietnamese people do not have the habits of writing or designing slogans

in terms of individual speakers. The voice in VSPS is that of a collective

group or an organization. However, VSPS has another way to foster the

Page 52: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

52

relational values of vocabulary, which is more interesting than in ESPS.

VSPS use vocabulary that puts more emphasis on the hearers’ psychology,

especially the consumption psychology or the family intimacy psychology.

4.3.4. Grammtical structures

In terms of SFG, though ESPS and VSPS share the most crucial

positions of the processes (material and relational), the number of slogans

representing these processes in each culture is different. ESPS has more

grammatical structures representing material process than VSPS (52,86%

compared with 42,46%) while VSPS has more grammatical structures

representing relational process than ESPS (31,57% compared with

24,2%). Another difference is found in the fact that there are quite a

limited number of grammatical structures representing behavioural

process in ESPS (6,88%) but it becomes a much more potential process

type in VSPS (13,78%) - taking the third position in the list of processes.

In terms of implicit or overt realization of agent and the use of

nominalization and passive structures to achieve this purpose, there is no

difference between two subjects. The nominalization and the passive

structures occupy inconsiderable figures in both EPS and VSPS. This is

understandable as the relationship between the speakers and hearers and

the realization of experiential world in socio-political slogans needs to be

specified through the overt use of agent.

CDA suggests the survey of utterance types to realize ideology. There

are two big differences between ESPS and VSPS. First, if ESPS have 35%

request utterances and 60% statement utterances, these figures are

completely reversed in VSPS (60% requests and 40% statements). Secondly,

there are 5% rhetorical questions in ESPS but there are no similar utterances

in VSPS. These differences can be interpreted in two ways. Firstly, it is due

to the choice of communication purposes of slogans. The use of statements is

for the purpose of propaganda or awareness education, while the use of

requests is for the purpose of persuading to change the behaviors. Secondly,

the issue can be interpreted by the culture difference. In Vietnamese culture,

the fact that an authority requests their people to carry out orders is seen as

commonsense. In Western culture, requests or orders on others may create

face-threatening acts or may violate their privacy very much.

Among the relational values of grammatical structures, the

comparative study also shows that VSPS use less relational modality

vocabulary (E.g: phải, nên- 3%) than ESPS (e.g: must, should, might/

may, can/ could- 12,8%). Similar situation is witnessed in the use of

Page 53: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

53

pronoun I/ we/ you to establish the relation between speakers and hearers.

While VSPS have only 7,8% of the mentioned pronoun, there are up to

38,4% in ESPS (only the pronoun You occupies up to 26,4%). The

explanation of this can be traced back to the responsibility of speakers to

hearers or writers to readers that Hinds and other authors have stated.

Finally, the coherence among complex slogan discourse and the use

of parallelism of ESPS and VSPS have some differences. VSPS use more

cohesive devices as Vietnamese people prefer the flowery styles and

hedging. In addition, the ratio of using synonyms in VSPS is higher than

that in ESPS because Vietnamese language owns an abundant resource of

synonyms and close-synonyms than that in ESPS.

4.3.5. Discourse structure

Refering to the theories of thinking modes of people belonging to

different cultures may lead to different discourse structures ([87], [123],

[132]) we apply to the comparison and contrast between ESPS and VSPS

and find out that there is a slight difference in the way American and

Vietnamese people reflect the topic content in the thematic clauses of the

complex slogan discourse. ESPS tend to do this more than (68% compared

with 54%). This difference may be explained by the fact that Vietnamese

people’s habit of avoiding stating main ideas at the beginning of their

discourse for the reason of face-losing fears. However, this difference is

not so big. The function of slogans is persuading or providing information

for the educational purposes, which is different from that of poetry. So, the

reservation of topic main content for the final stages of the texts may not

have its original benefit in stimulating readers’ imagination but may create

backwash effects that lead to misunderstanding, lack of information or loss

of persuasion power.

KẾT LUẬN

From the research results, the dissertation has come to a number of

following conclusions:

1. ESPS and VSPS are of the special socio-political discourse that has a

relatively condensed text size, which is designed by the socio-political

groups to achieve their targets of propaganda or persuasion of others to act

according to their policies and schemes. The subjects of this persuasion are

the residents in big groups or some important socio-political organisations of

each country. Two main functions of slogans are education and persuasion,

which are realized in specific sub-functions such as informing-announcing,

Page 54: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

54

convincing-persuading, warning, encouraging… and under the illocutionary

speech acts.

2. ESPS and VSPS share some similarities in (1) topic choice; (2)

experiential, relational and textual values of slogan language; (3)

vocabulary use to signify opposite ideology; (4) strategies of grammatical

structure use to reflect the surrounding world like transitivity with two

main processes material and relational in “who does what?” and “who is

what?” or “who is how?”; nominalisation; passive/ active structures; main

utterance types to set up relationship between speakers and hearer; use of

parallelism for the expressive effects; (5) limited use of cohesive devices

to produce text coherence and help showing the equal relations; (6) basic

features of discourse structures like text size, topic coherence; putting the

topic content in the theme or thematic clauses of complex slogan discourse.

3. Depending on the historical, political, cultural conditions of each

nation, ESPS and VSPS share some differences in strategies of using

vocabulary, grammatical structures and discourse structures to realize the

experiential, relational and textual values in each subject. Some

differences between ESPS and VSPS in the light of functional grammar

analysis include (1) mode of use and slogan speaker identification; (2)

prioritized topics in the propaganda campaigns; (3) lexical use strategies to

realize the experiential, relational and textual values. These can be

specified as number of antonyms/ synonyms to reflect ideology,

vocabulary to set up interpersonal relations, metaphors, rhythmed words,

word-fun… These differences can be explained basing on the different

situations of politics, cultures, societies and the inherent habits, customs…

of Western and Eastern culture; (4) stregies of using grammatical cstructures to

achieve the experiential, relational and textual values, realized in the study

results of transitivity processes, types and number of utterances, use of

personal pronoun and some other subordinate vocabulary to create the

relationship between speakers and hearers, the exploration of expressive

modality to achieve expressive values; (5) number of devides that help create

text coherence and topic coherence, as well the number of ESPS and VSPS

mention the topic content in the theme or thematic clauses of complex

discourse to attract readers’ attention.

4. The discourse analysis results helps the author reach the most

crucial conclusion on the role of language in the people’s material and

mental life. Discourse is not only a social practice but also a relfection of

those aspects, of the culture adhered with that society.This mutal

Page 55: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

55

relationship between the function of language and its social interaction

and the washback effects of language onto these relationships has proved

that language can not be detached from its social practice, or it is a

tendency that the current social practices are getting closer to language

base”. Besides, the main contributions of the dissertation is the clarification of

the relationship between language features of socio-political discourse and the

political system and culture traditions so as to find out how to use language to

get or to adjust power in a society. Another contribution is the successful

application of CDA theory in comparing and contrasting two slogan languages

in the use of language to achieve power through soio-political discourse… has

brought some outstanding differences as CDA helps realize the ideology of

speakers and social nature of the slogan discourse.

LIST OF PUBLICATIONS THE CONTENT OF WHICH

RELATES TO THE DISSERTATION

5. Do Thi Xuan Dung, Tran Van Phuoc. (2013). Some cohesive

features of English and Vietnamese slogan discourse. 17th National

Symposium on linguistics Proceedings.

6. Do Thi Xuan Dung, Hoang Tat Thang. (2013) Vietnamese

slogan discourse in the perspectives of Speech Acts Theory. Hue

University Science Journal, Volume 86- No. 8; Pp 59-66.

7. Do Thi Xuan Dung. (2014). Grammatical structures of

Vietnamese slogans in the light of Critical Discourse

Analysis. Journal of Linguistics and Life, No 6, volume 224. Pp. 29-

35.

Page 56: PHẦN MỞ ĐẦU 1.hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1025/TOMTATLA.pdf · phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của

56

8. Do Thi Xuan Dung. (2014). The use of vocabulary in

Vietnamese slogans from the perspectives of Critical Discourse

Analysis. Journal of Language. No. 6-2014; Pp. 47-56.