167
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM MINH SƠN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 62 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Thương Huyền Hà Nội - 2016

PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

  • Upload
    haque

  • View
    222

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

0

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM MINH SƠN

PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 62 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Thương Huyền

Hà Nội - 2016

Page 2: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án

chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Minh Sơn

Page 3: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Bộ luật dân sự năm 2005 - BLDS (2005)

2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 - BLTTDS (2004)

3. Mergers and Acquisitions

(Mua lại và sáp nhập)

- M&A

4. Ngân hàng Nhà nước - NHNN

5. Ngân hàng thương mại - NHTM

6. Ngân hàng thương mại cổ phần - NHTMCP

7. Ngân hàng thương mại cổ phần

Nhà Hà Nội

- HBB

8. Ngân hàng thương mại cổ phần

Sài Gòn - Hà Nội

- SHB

9. Ngân hàng thương mại cổ phần

Xây dựng Việt Nam

- VNCB

10. Ngân hàng thương mại TNHH MTV

Xây dựng Việt Nam

- CBBank

11. Ngân hàng Trung ương - NHTW

12. Nhà xuất bản - NXB

13. Tổ chức tín dụng - TCTD

14. Trách nhiệm hữu hạn - TNHH

15. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - UBCKNN

16. Ủy ban nhân dân - UBND

Page 4: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 8

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 8

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 26

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ MUA

LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................... 31

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI,

SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP .......................................................................................... 31

2.2. PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............. 38

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................................ 76

3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI .................................................................................................................. 76

3.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI ................................................................................................................ 107

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT

NAM ............................................................................................................................................ 126

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM .............................................................. 126

4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ........................................................................... 134

KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................. 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 152

PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 163

Page 5: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hoạt động mua lại, sáp nhập (M&A) đã được thực hiện từ lâu trên thế giới

và trở thành xu thế phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, hoạt động M&A tuy

mới được thực hiện từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước nhưng đã phát triển

nhanh chóng cả về số lượng và giá trị giao dịch, là kênh đầu tư hấp dẫn ở trong và

ngoài nước. Các hoạt động M&A đã trở thành một làn sóng những năm 2003 đến

2008 trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông. Khuynh

hướng M&A có suy giảm dần sau đó nhưng từ năm 2013 đến nay, nhất là năm 2015

thì xu hướng M&A đối với ngân hàng ở nước ta đã diễn ra mạnh mẽ.

Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam không những phải đối mặt với

những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải đối mặt với nhiều bất ổn

của kinh tế vĩ mô trong nước như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thâm hụt

ngân sách lớn và tỷ lệ lạm phát tăng cao. Điều đó đã làm cho nền kinh tế nói chung

và hệ thống ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hệ thống ngân

hàng thương mại (NHTM) tuy đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tăng trưởng

nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, mở rộng mạng lưới hoạt động, đáp ứng tốt

hơn các nhu cầu của nền kinh tế nhưng cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như

tính cạnh tranh và tính thanh khoản thấp, nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng khó

khăn về tài chính, tỷ lệ nợ xấu tăng, trình độ quản trị yếu, xuất hiện những nguy cơ

hiện hữu gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Để giải quyết những vấn đề bất ổn này,

M&A cùng với một số cơ chế khác là những giải pháp cần thiết giúp hệ thống

NHTM tránh khỏi tình trạng đổ vỡ, giữ an toàn hệ thống, khắc phục những hạn chế,

yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giúp các NHTM nhỏ gia tăng thị

phần, qua đó hình thành các ngân hàng lớn có sức cạnh tranh hơn trên thị trường

trong nước và khu vực.

Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối với NHTM ở

Việt Nam đã được hình thành trong thời gian gần đây, góp phần hoàn thiện hệ thống

pháp luật, giải quyết được một số mục tiêu, yêu cầu cụ thể của nền kinh tế và hệ

thống ngân hàng nhưng còn có những hạn chế và bất cập. Khung pháp lý về mua

lại, sáp nhập còn sơ khai, chồng chéo và mâu thuẫn, còn có những khoảng trống

pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện mua

lại, sáp nhập và chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này.

Page 6: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

2

Trên thực tế đã có nhiều bất cập khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM thời gian

qua, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.

Nghiên cứu về mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập

NHTM trong thời gian gần đây đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm không chỉ

đối với giới nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách mà còn cả giới luật gia và doanh

nghiệp. Tuy không phải là vấn đề nghiên cứu mới, nhưng hiện tại chưa có công

trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về pháp luật mua lại và sáp nhập NHTM

ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận,

giúp đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về mua

lại, sáp nhập NHTM, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn

thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay, góp phần thực

hiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, phát triển kinh

tế, xã hội của đất nước.

Trước thực trạng trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài "Pháp luât về mua

lại và sáp nhâp ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu và làm

luận án tiến sĩ luật học, có ý nghĩa không chỉ về khoa học pháp lý mà còn có ý nghĩa

thực tiễn trong hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu của luân án: Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt

động mua lại, sáp nhập NHTM và đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp

luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam.

- Nhiệm vụ nghiên cứu của luân án: Với mục đích nghiên cứu như trên, luận

án có các nhiệm vụ sau:

+ Đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến

đề tài luận án, từ đó xác định được những nội dung còn bỏ ngỏ, còn tranh luận để

đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án.

+ Nghiên cứu, phân tích, làm rõ và sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận cơ bản

về mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; xây dựng

khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM.

+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về mua lại,

sáp nhập doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực NHTM; thực tiễn thực hiện

pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam góp phần tạo luận cứ khoa học

cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

+ Đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua

Page 7: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

3

lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là pháp luật về mua

lại, sáp nhập NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM dưới góc độ pháp lý.

- Phạm vi nghiên cứu: Điều chỉnh pháp lý về mua lại, sáp nhập doanh

nghiệp nói chung và NHTM nói riêng bao gồm nhiều nội dung. Khi thực hiện mua

lại, sáp nhập NHTM, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành

trong quá trình mua lại, sáp nhập, các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập còn

phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, đầu tư, tài

chính, chứng khoán, cạnh tranh..., bên cạnh đó là các vấn đề như thương hiệu, giải

quyết lao động, nghĩa vụ thuế, đăng ký kinh doanh, đăng ký quyền sở hữu tài sản,

chuyển đổi hình thức pháp lý sau mua lại, sáp nhập. Trên cơ sở những đặc thù

riêng của NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM so với các loại hình

doanh nghiệp khác, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về mua lại, sáp nhập

NHTM ở Việt Nam trên các phương diện về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp

nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và

giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Các vấn đề này là những nội dung

điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM.

Để có cơ sở giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực trạng pháp luật và thực

tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay, luận án

nghiên cứu một số văn bản pháp luật có liên quan mật thiết đến nội dung đề tài luận

án được ban hành từ năm 2004 đến năm 2015 và có hiệu lực thi hành trong khoảng

thời gian từ khi được ban hành đến hết năm 2015; nghiên cứu một số trường hợp

mua lại, sáp nhập NHTM đã thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015

phục vụ việc đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Luận án

không nghiên cứu tất cả các loại hình NHTM mà chỉ nghiên cứu về ngân hàng

thương mại cổ phần (NHTMCP) do loại hình ngân hàng này mang tính phổ biến, gặp

nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động, ngoài ra các hoạt động mua

lại, sáp nhập ngân hàng trong thời gian gần đây cũng tập trung vào nhóm NHTMCP.

4. Những điểm mới của luận án

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước

đây về mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp cũng như

trong lĩnh vực NHTM, đồng thời cùng với quá trình nghiên cứu độc lập, luận án có

những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:

Page 8: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

4

* Về lý luận:

Thứ nhất, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt bởi chính những

đặc điểm của NHTM. Do đó việc nghiên cứu để phát hiện chính xác và đầy đủ các

đặc điểm của NHTM sẽ giúp xây dựng được một cơ chế pháp lý hiệu quả nhằm giải

quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Hoạt động

ngân hàng có những đặc thù mà các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường

không có, đó là được nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán

qua tài khoản liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng cho khách hàng. Việc thành

lập, hoạt động, tổ chức lại NHTM được kiểm soát nghiêm ngặt trong một khung

pháp lý rất chặt chẽ. Các chủ thể hoạt động NHTM phải đáp ứng các điều kiện

nghiêm ngặt như vốn, an toàn vốn, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, bảo mật,

chuyên môn nghiệp vụ mới được cơ quan quản lý ngân hàng cho phép hoạt động.

Hoạt động kinh doanh của NHTM tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao hơn so với các loại

hình kinh doanh khác. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải liên tục, ổn định

cao nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác, đồng thời các NHTM chịu sự ảnh

hưởng dây chuyền với nhau.

Thứ hai, hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM có những đặc trưng cơ bản, chi

phối đến pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM. Những đặc trưng cơ bản của hoạt

động mua lại, sáp nhập NHTM được xác định là: NHTM thực hiện mua lại, sáp

nhập với tư cách là bên mua lại hoặc nhận sáp nhập với NHTM khác; các doanh

nghiệp khác trừ ngân hàng không được mua lại, nhận sáp nhập với chủ thể bên kia

là ngân hàng. Trong tất cả các giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện mua lại,

sáp nhập NHTM đều phải đáp ứng hoạt động ngân hàng liên tục, ổn định, không

ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền và quyền, nghĩa vụ của các bên có liên

quan. So với các loại hình doanh nghiệp khác, trình tự, thủ tục khi thực hiện mua

lại, sáp nhập NHTM phức tạp hơn. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập MHTM trước

tiên phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, sau đó mới tính đến

quyền lợi của bên thứ ba và quyền lợi của nhà nước. Thời điểm chuyển giao quyền,

nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM

có ý nghĩa quan trọng.

Thứ ba, bản chất pháp lý của mua lại, sáp nhập NHTM là việc giành quyền

kiểm soát doanh nghiệp thông qua các hoạt động đầu tư, tổ chức lại doanh nghiệp;

việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên, đồng

thời xác định tư cách pháp lý của các bên sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập.

Page 9: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

5

Thứ tư, việc tìm ra những đặc điểm của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân

NHTM sẽ giúp xác định đúng những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật

trong lĩnh vực này. Những đặc điểm chính của pháp luật về mua lại, sáp nhập

NHTM được xác định như: hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM được điều chỉnh

bằng cả hệ thống luật chung và luật chuyên ngành về ngân hàng; việc thành lập,

hoạt động và tổ chức lại NHTM chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về ngân

hàng; khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, ngoài việc sử dụng khung pháp lý

như các doanh nghiệp thông thường nhưng cần có những điều chỉnh riêng đối với

loại hình này; pháp luật chỉ cho phép NHTM được tiến hành mua lại, sáp nhập đối

với TCTD mà không cho phép TCTD hay các doanh nghiệp mua lại, sáp nhập với

NHTM; để thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cần phải tuân theo những tiêu

chuẩn, điều kiện chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác; trình tự, thủ tục mua

lại, sáp nhập NHTM phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, có mức

độ phức tạp cao hơn so với doanh nghiệp khác; để đảm bảo an toàn hệ thống ngân

hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia, đối với các NHTM yếu kém, có nguy cơ mất khả

năng chi trả, mất khả năng thanh toán, cơ quan quản lý ngân hàng có quyền yêu cầu

NHTM đó phải thực hiện tái cơ cấu, buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại.

Thứ năm, những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp

nhập NHTM được xác định là: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ

tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp

khi mua lại, sáp nhập. Ngoài ra, còn có nhiều quan hệ xã hội khác phát sinh khi thực

hiện mua lại, sáp nhập NHTM cần phải có pháp luật điều chỉnh.

* Về đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về mua lại,

sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, luận án khẳng định pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt

Nam liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Luật các tổ chức tín dụng

(TCTD) là luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và

tổ chức lại NHTM, đồng thời được đặt trong mối quan hệ với các luật khác khi giải

quyết các vấn đề liên quan đến việc mua lại, sáp nhập NHTM. Vì vậy để hoàn thiện

pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với việc thành lập,

hoạt động và tổ chức lại NHTM nói chung và việc mua lại, sáp nhập NHTM nói

riêng cần phải hoàn thiện đồng bộ các đạo luật này chứ không chỉ hoàn thiện riêng

Luật các TCTD.

Thứ hai, luận án chỉ rõ pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam

Page 10: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

6

hiện nay còn có những tồn tại, hạn chế, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến mua lại,

sáp nhập NHTM, nhất là trong trường hợp thực hiện bắt buộc còn chưa có quy định

cụ thể hoặc còn thiếu như tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục

mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi

mua lại, sáp nhập. Ngoài ra còn thiếu hay cần bổ sung, sửa đổi những quy định như

quyền, nghĩa vụ của các ngân hàng bị mua lại, sáp nhập; quyền lợi của khách hàng

(người gửi tiền); quyền lợi của người lao động; thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất,

phí cấp tín dụng; hợp đồng mua lại, sáp nhập; thực hiện tiếp tục hợp đồng cấp tín

dụng hợp vốn. Thực tế đã phát sinh những vấn đề pháp lý liên quan đến sự can thiệp

của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào ngân hàng yếu kém như việc chuyển sở hữu

tư nhân thành sở hữu nhà nước ở một số ngân hàng yếu kém; cổ đông không đồng ý

có sự can thiệp của NHNN vào cơ cấu sở hữu khi thực hiện mua lại, sáp nhập

NHTM cần phải được giải quyết.

Thứ ba, thông qua việc phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về

mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay, luận án khẳng định việc NHNN

mua lại bắt buộc một số NHTM yếu kém trong thời gian qua là để giải quyết tình

thế nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân

hàng, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia, giữ vững ổn định kinh tế

vĩ mô, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời có tác dụng hữu hiệu trong

việc ngăn chặn tình trạng bất tuân thủ các yêu cầu, điều kiện bảo đảm an toàn đối

với hoạt động ngân hàng. Trong quá trình thực hiện, còn có nhiều vấn đề liên quan

đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết khi NHNN mua lại bắt buộc một số NHTM

yếu kém này. Xét trên góc độ pháp luật thì đã có căn cứ pháp lý để NHNN mua lại

bắt buộc đối với các ngân hàng này. Tuy nhiên việc NHNN mua lại bắt buộc toàn

bộ tài sản của NHTM với giá 0 đồng, không phải mua lại toàn bộ số cổ phần thuộc

quyền sở hữu của tất cả cổ đông, nhưng tất cả cổ đông của NHTM bị chấm dứt toàn

bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông là chưa có cơ sở pháp lý vững chắc.

* Về một số giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật về mua lại, sáp nhập

ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, luận án đã đề xuất một số giải

pháp mới như sau:

Thứ nhất, luận án kiến nghị thống nhất hình thức pháp lý về tổ chức lại

doanh nghiệp được quy định trong các văn bản pháp luật. Bổ sung mua lại là một

trong những hình thức pháp lý tổ chức lại doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp để

phù hợp với quy định của Luật cạnh tranh. Luật các TCTD quy định cụ thể việc

mua lại, sáp nhập đối với NHTM, thay vì quy định chung là tổ chức lại TCTD dưới

Page 11: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

7

hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý. Luật các

TCTD và các văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cần bổ sung

các quy định khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM về: tiêu chuẩn, điều kiện mua

lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp

nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập.

Thứ hai, luận án kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy

định về mua lại, sáp nhập NHTM, cụ thể là: định giá ngân hàng; hợp đồng mua lại,

sáp nhập; thực hiện tiếp tục hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn; chuyển sở hữu tư

nhân thành sở hữu nhà nước ở một số ngân hàng yếu kém; quyền và nghĩa vụ của

các ngân hàng bị mua lại, sáp nhập; quyền lợi của khách hàng (người gửi tiền);

quyền lợi của người lao động tại các ngân hàng bị mua lại, sáp nhập; thủ tục xử lý

các giao dịch với người gửi tiền và người vay trước khi giao dịch mua lại, sáp nhập

được xác lập; thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng; lộ trình thực hiện

quy định về tỷ lệ an toàn, nợ xấu, sở hữu chéo khi thực hiện mua lại, sáp nhập

NHTM, trong cả trường hợp thực hiện tự nguyện và bắt buộc.

Thứ ba, luận án kiến nghị việc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận mua lại,

sáp nhập NHTM ở Việt Nam, đồng thời lại tổ chức thanh tra, giám sát trong quá

trình thực hiện là không khách quan, trong khi hoạt động của NHTM có vai trò rất

quan trọng đối với nền kinh tế, cần đảm bảo hoạt động ngân hàng được diễn ra theo

đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, khi thực hiện mua lại, sáp nhập bắt buộc

đối với NHTM yếu kém có thể phải sử dụng đến nguồn ngân sách lớn của nhà

nước. Vì vậy pháp luật cần bổ sung quy định một cơ quan giám sát độc lập tiến

trình này để đảm bảo sự chặt chẽ và tính khách quan.

5. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,

luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề

tài luận án.

Chương 2: Những vấn đề lý luận của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân

hàng thương mại.

Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại,

sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp

nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Page 12: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Mua lại và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành xu thế khách

quan, tất yếu với nhiều lợi ích to lớn, không chỉ với bản thân các ngân hàng mà còn

với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu

về mua lại, sáp nhập, pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và

trong lĩnh vực NHTM, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã

được quan tâm thực hiện ở trong và ngoài nước.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mua lại, sáp nhâp doanh nghiệp, ngân

hàng dưới góc độ kinh tế, tài chính

Trong các công trình nghiên cứu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, ngân

hàng dưới góc độ kinh tế, tài chính có thể kể đến các sách, tài liệu nước ngoài, tài

liệu dịch từ tiếng nước ngoài như: Sách “Quản trị ngân hàng thương mại” của Peter

S.Rose do Nhà xuất bản (Nxb) Tài chính, Hà Nội phát hành năm 2000; sách

“Applied Mergers and Acquitions” của Bruner F. Robert and Perella P. Joseph,

năm 2004; sách “Hướng dẫn cơ bản về mua bán công ty” của Wilbur M. Yegge do

Nxb. Thống kê, Hà Nội phát hành năm 2006; sách “Mergers and Acquisitions” của

J. Fred Weston và Samuel C. Weaver (McGraw-Hill, năm 2007); sách “Cẩm nang

hướng dẫn mua lại và sáp nhâp” của Timothy J.Galpin, Mark Herdon do Nxb.

Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh phát hành năm 2009; sách “Mua lại và sáp nhâp căn

bản - Các bước quan trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư” của

Michael E.S. Frankel do Nxb. Tri Thức, Hà Nội phát hành năm 2009; sách “Mua lại

và sáp nhâp thông minh - Kim chỉ nam trên trân đồ sáp nhâp và mua lại” của Scott

Moeller, Chis Brady do Nxb. Tri Thức, Hà Nội phát hành năm 2009; sách “Wall

Street Words: An A to Z Guide to Investment Terms for Today’s Investor” của

David L.Scott; sách “Mergers & Acquisition From A to Z” của Andrew J. Sherman,

Milledge A. Hart do Nxb. Amacom phát hành năm 2006; sách “A practical guide to

mergers, acquisitions, and divestitures” do Nxb. Delta Publishing Company phát

hành năm 2009; sách “Merger, Acquisition, and other Restructuring Activities” của

Page 13: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

9

Donal DePamphilis, năm 2010; tài liệu nghiên cứu về mua lại, sáp nhập “Mergers

and Acquisitions” của Alexander Robert, William Wallance, Peter Moles do

Edinburgh Business School, Heriot-Watt University phát hành năm 2012... Các

công trình nghiên cứu này đã cung cấp những lý luận, kiến thức cơ bản về M&A,

nhiều cuốn sách còn được coi là cẩm nang về M&A cho các doanh nghiệp. Trong

các công trình nghiên cứu trên, có một số công trình đáng chú ý như sau:

- Sách “Quản trị ngân hàng thương mại” của tác giả Peter S.Rose, Nxb. Tài

chính, Hà Nội (2000). Đây là cuốn sách có chuyên môn cao về NHTM được dùng

làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu ở nhiều trường đại học tại Mỹ. Với 23 chương

cùng các ví dụ và danh mục thuật ngữ, cuốn sách chứa đựng nội dung rất phong phú

về hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Cuốn sách đề cập tới rất

nhiều khía cạnh về công nghệ quản lý NHTM trong mối quan hệ với cơ quan quản

lý tiền tệ, với cơ quan quản lý tài chính và những vấn đề luật pháp. Chương 22 của

cuốn sách trình bày nội dung về quản trị hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng

bao gồm các nội dung chính như sau:

Thứ nhất, về động cơ của hoạt động sáp nhâp ngân hàng. Theo tác giả, sáp

nhập thường diễn ra với các lý do như: (1) Các cổ đông ngân hàng mong muốn tăng

giá trị tài sản hay giảm rủi ro và nhờ đó củng cố lợi ích của họ; (2) Các nhà quản lý

ngân hàng hy vọng nhận được mức lương cao hơn, tạo ra sự đảm bảo về nghề

nghiệp hay uy tín nhờ việc quản lý một ngân hàng lớn hơn; (3) Nhà quản lý, các cổ

đông đều được hưởng lợi ích từ hoạt động sáp nhập. Ngoài ra, cũng có những động

cơ khác được kể đến thông qua các vụ sáp nhập các ngân hàng lớn nhất đang diễn ra

trong các năm gần đây như: Tiềm năng lợi nhuận; hạn chế rủi ro; động cơ về thuế,

thị trường; động cơ tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả và giải cứu các ngân hàng sụp

đổ. Đã có rất nhiều các vụ sáp nhập ngân hàng được Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi

Liên bang Mỹ (FDIC) và các cơ quan pháp luật khuyến khích vì đây là một phương

pháp để bảo vệ khoản dự trữ bảo hiểm tiền gửi và tránh cho việc phục vụ khách

hàng bị gián đoạn khi ngân hàng có nguy cơ phá sản.

Thứ hai, về tiến hành sáp nhâp. Tác giả cuốn sách cho rằng, dù xuất phát từ

bất cứ mục đích gì thì về bản chất sáp nhập là một giao dịch tài chính dẫn đến việc

một ngân hàng này mua lại một hay một vài tổ chức ngân hàng khác. Ngân hàng bị

sáp nhập phải từ bỏ các biểu tượng cũ để lấy tên mới, thường là tên của ngân hàng

mua lại. Tài sản và các nguồn vốn của ngân hàng bị sáp nhập sẽ nhập với tài sản và

Page 14: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

10

nguồn vốn của ngân hàng sáp nhập. Sáp nhập ngân hàng thường được tiến hành sau

khi các nhà quản lý của hai ngân hàng đã đi đến những thỏa thuận cụ thể. Các bước

hợp nhất sẽ được ban lãnh đạo của mỗi ngân hàng thông qua và cổ đông của mỗi

ngân hàng bỏ phiếu.

Thứ ba, về cách thức hoàn tất việc sáp nhâp. Thông thường, việc sáp nhập

được tiến hành thông qua việc mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản. Với phương

thức mua lại cổ phiếu, ngân hàng bị sáp nhập buộc phải ngừng hoạt động, ngân

hàng sáp nhập sẽ tiếp quản tất cả tài sản và nguồn vốn của ngân hàng bị sáp nhập.

Với phương thức mua lại tài sản, ngân hàng yêu cầu sáp nhập sẽ dùng tiền mặt hoặc

cổ phiếu để mua tất cả hay một phần tài sản của ngân hàng bị sáp nhập.

Thứ tư, về quá trình ra quyết định sáp nhâp. Cơ quan quản lý Liên bang Mỹ

phải áp dụng những tiêu chuẩn do Luật sáp nhập ngân hàng và Hướng dẫn của Bộ

Tư pháp quy định cho các yêu cầu sáp nhập. Đạo luật sáp nhập ngân hàng đòi hỏi

Cơ quan Liên bang chịu trách nhiệm giám sát chính đối với ngân hàng yêu cầu sáp

nhập phải tính đến tác động của vụ sáp nhập tới sự thuận lợi cho công chúng, tính

đến nhu cầu của công chúng đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng

cao tại mức giá hợp lý.

- Sách sách “Mua lại và sáp nhâp từ A đến Z” của Andrew J.Sherman,

Milledge A. Hart, Nxb Tri thức, Hà Nội (2009) và “M&A- Mua lại và sáp nhâp căn

bản, các bước quan trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư” của tác

giả Michael E.S. Frankel, Nxb Tri thức, Hà Nội (2009). Nội dung chính của hai

cuốn sách này như sau:

Thứ nhất, về thuât ngữ M&A. M&A là một thuật ngữ để mô tả các thương vụ

liên quan đến sự thay đổi, chuyển giao quyền kiểm soát một doanh nghiệp. Các hình

thức M&A bao gồm: mua tài sản của doanh nghiệp, mua cổ phiếu, mua lại doanh

nghiệp dựa trên vốn vay nợ; mua lại doanh nghiệp để giữ quyền quản lý.

Thứ hai, về các bên tham gia M&A. Chủ thể tham gia thương vụ mua lại và sáp

nhập doanh nghiệp cùng với vai trò, động cơ thúc đẩy tham gia M&A, cách thức quản

lý các giao dịch không chỉ giới hạn ở bên bán và bên mua mà còn có sự tham gia của

các chủ thể khác như kiểm toán viên, đội ngũ tư vấn, các nhà đầu tư tài chính...

Thứ ba, về những công việc cần chuẩn bị khi thực hiện M&A. Một trong

những bước quan trọng của quá trình chuẩn bị là lựa chọn nhà tư vấn. Chính các

nhà tư vấn sẽ trợ giúp các bên chuẩn bị những công việc cần thiết để thực hiện

Page 15: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

11

thành công thương vụ mua lại và sáp nhập. Cùng với chiến lược tổng thể của công

ty, chiến lược M&A cần được ban giám đốc và đội ngũ điều hành công ty phê duyệt

và ủng hộ. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều khi vạch kế hoạch cho

một thương vụ M&A. Thông thường, việc kêu gọi sự ủng hộ đối với một chiến lược

M&A trước khi đề xuất một giao dịch cụ thể là việc làm rất quan trọng. Ngoài ra,

các tác giả cũng trình bày rất nhiều những công việc trước khi thực hiện M&A mà

bên mua và bên bán cần phải quan tâm, để đảm bảo rằng một thương vụ M&A đã

được chuẩn bị kỹ lưỡng, mang lại thành công cho các bên.

Thứ tư, về thẩm định chi tiết doanh nghiệp mục tiêu của bên mua. Thẩm định

chi tiết là việc bên mua có nghĩa vụ xem xét chi tiết và cẩn trọng về thương vụ mua

lại và sáp nhập. Quá trình này sẽ xem xét toàn diện về pháp lý, tài chính và chiến

lược trên cơ sở tất cả những tài liệu, những quan hệ hợp đồng, lịch sử hoạt động và

cấu trúc tổ chức của bên bán. Nhóm làm việc về tài chính, chiến lược thường do đội

ngũ quản lý, kế toán và nhóm làm việc về thẩm định pháp lý do cố vấn của bên mua

thực hiện. Thẩm định pháp lý sẽ phân tích những vấn đề về tổ chức, tài chính, quản

lý và nhân sự, những hợp đồng và giao kết chính của bên bán, kiện tụng và khiếu

nại. Bên mua sẽ phải thu thập các dữ liệu liên quan đến điều kiện để giao dịch mua

lại và sáp nhập có hiệu lực pháp luật, đến sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh và

những rủi ro có thể phải gánh chịu sau khi mua lại, sáp nhập…

Thứ năm, về định giá doanh nghiệp và các phương pháp định giá doanh

nghiệp. Định giá doanh nghiệp hay xác định giá trị doanh nghiệp là việc ước tính giá

trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định bằng cách sử

dụng các phương pháp định giá thích hợp. Định giá doanh nghiệp có thể được bên

bán tiến hành hoặc xác nhận trước khi chào cho bên mua và giá cuối cùng được xác

định bởi các bên trong quá trình đàm phán về giá. Trong hợp đồng M&A, mục giá

giao dịch có thể chỉ chiếm một dòng nhưng đó là kết quả của một quá trình làm việc

ròng rã và đầy thách thức đối với cả hai bên. Do đó các bên mua bán, sáp nhập doanh

nghiệp phải sử dụng các phương pháp định giá theo nguyên tắc nhất định và phù hợp

với giá thị trường. Khi đề cập giá trị của một doanh nghiệp là nói đến cả giá trị tài sản

hữu hình và giá trị tài sản vô hình. Trong M&A, xác định đúng, đủ giá trị tài sản vô

hình giúp bên bán đánh giá đúng giá trị của mình và bên mua cũng nhận thức được tài

sản vô hình mà mình sẽ sở hữu cũng như giá trị của những tài sản này.

Thứ sáu, về kết thúc thương vụ và hâu mua lại, sáp nhâp. Một cách đơn giản

Page 16: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

12

nhất được các tác giả đề cập, ký kết thương vụ là ký kết một thỏa thuận để bán một

công ty, trong khi đó kết thúc một thương vụ là hoàn thành quá trình mua bán đó.

Khoảng trống giữa việc ký kết và kết thúc sẽ thay đổi dựa trên những nhân tố bên

ngoài. Nguyên nhân việc trì hoãn phổ biến và kéo dài nhất là việc phê chuẩn theo

pháp luật. Với những doanh nghiệp phải điều chỉnh nhiều, hoặc đôi khi là việc một

doanh nghiệp lớn cần phải được sự chấp thuận từ những cơ quan quản lý. Sau khi

kết thúc giao dịch M&A, các hợp đồng, giấy phép và các quyền, nghĩa vụ cũng cần

được chuyển giao và thay đổi. Bên cạnh đó còn có những thủ tục khác cần được

hoàn thành trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi hoàn tất thương vụ. Những

thách thức mà bên mua doanh nghiệp cũng phải đối mặt thời kỳ hậu mua lại và sáp

nhập như sự kết hợp nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp, hệ thống hoạt động và

quản lý thông tin, hệ thống kế toán...

- Bài viết “Banking M&A: What about the brand?” của Joseph Benson và

Jack Foley trên marketingprofs.com. Theo tác giả, thương hiệu không phải là tất cả

mọi thứ về một ngân hàng, nó chỉ là điều làm cho những ngân hàng tạo ra khác biệt.

Thương hiệu tạo ra sự khác biệt và ưu tiên đối với khách hàng. Đó là lý do tại sao

khách hàng chọn để giao dịch với một ngân hàng này mà không phải là một ngân

hàng khác. Thương hiệu thường đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo nên các giá trị

này. Theo như nhận định trong một nghiên cứu gần đây của hãng nghiên cứu

McKinsey, thì “các tài sản vô hình tạo nên phần lớn giá trị của các thỏa thuận liên

kết và sáp nhập, trong đó thương hiệu chiếm một phần đáng kể trong những dạng

tài sản vô hình này”. Tác giả chỉ ra bốn chiến lược phát triển thương hiệu cơ bản đối

với các ngân hàng: (1) Hố đen; (2) Tận dùng; (3) Chung sống; (4) Những khởi đầu

mới. Mỗi chiến lược lại có những ưu điểm riêng.

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về mua lại, sáp nhâp doanh nghiệp, ngân

hàng dưới góc độ pháp lý

- Bài dịch “Luât chống độc quyền ở Mỹ” do N.Gregory Mankiw, 5th edition

(2008), Principles of Microeconomics, South Western Cengage Learning phát hành,

được Lê Thị Khánh Ly biên dịch có những nội dung chính cho biết mục đích của

chính sách chống độc quyền là ngăn cản độc quyền, khuyến khích cạnh tranh và đạt

được sự phân bổ nguồn lực hiệu quả. Mặc dù tất cả những nhà kinh tế học đều đồng

ý rằng những mục tiêu này rất tốt, tuy nhiên có một số ý kiến mâu thuẫn nhau về sự

thích hợp và hiệu quả của chính sách chống độc quyền ở Mỹ. Sau những năm 1800

Page 17: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

13

và trước những năm 1900, chính phủ kết thúc những lực lượng thị trường thuộc

ngành công nghiệp độc quyền mà không cung cấp đủ kiểm soát nhằm bảo vệ người

tiêu dùng, đạt được cạnh tranh công bằng và phân bổ nguồn lực hiệu quả. Vì thế,

chính phủ xây dựng hai kiểm soát mang ý nghĩa khác nhau như là việc thay thế và

bổ sung cho lực lượng thị trường này: Cơ quan chính phủ: Trong một vài thị trường

mà nguồn gốc của việc sản phẩm và kỹ thuật được tạo ra từ độc quyền tự nhiên,

chính phủ thiết lập cơ quan chính phủ để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế. Luât

chống độc quyền: Trong hầu hết những thị trường còn lại, xã hội kiểm soát bằng các

quy định chống độc quyền được thiết kế ra để ngăn cản và chống lại việc phát triển

của các hình thức độc quyền. Bốn bộ phận cụ thể của quy định Liên bang được chắt

lọc và mở rộng từ những lần sửa đổi khác nhau, thiết lập bộ luật cơ bản liên quan

đến cấu trúc và quản lý độc quyền.

Tư tưởng chính của Đạo luật chống độc quyền Sherman 1890 thể hiện ở việc

quy định mọi hợp đồng, việc kết hợp giữa các hình thức độc quyền hay những hình

thức hay những âm mưu mà làm kiềm chế thương mại giữa các bang hoặc giữa các

quốc gia thì được xem là bất hợp pháp; mọi cá nhân mà được xem là độc quyền,

hoặc nỗ lực để có độc quyền, hoặc sáp nhập hoặc chung sức với bất kỳ cá nhân khác

hay cộng đồng khác để có độc quyền trong bất kỳ thành phần thương mại nào giữa

các bang hoặc các quốc gia sẽ được xem là mắc trọng tội. Đạo luật chống độc quyền

Sherman đã cấm những ràng buộc trong thương mại (ví dụ, kết hợp giá cố định và

phân chia thị trường) như trong độc quyền. Đạo luật chống độc quyền Clayton năm

1914 chứa đựng một số các yêu cầu được đưa ra trong Đạo luật chống độc quyền

Sherman, đạo luật cấm thâu tóm cổ phần của những công ty đối thủ cạnh tranh khi

thu nhập ít hơn của đối thủ cạnh tranh. Luật về Ủy ban thương mại Liên bang năm

1914 cho phép Ủy ban thương mại Liên bang (FTC) có quyền hạn trong việc kiểm

ra vấn đề cạnh tranh không công bằng và xem xét yêu cầu của những công ty bị hại.

Nó có thể thu nhận những phản hồi từ phía công cộng và nếu cần thiết nó có thể

chấm dứt các đơn đặt hàng nếu phát hiện ra “có sự không công bằng trong cạnh

tranh thương mại”...

- Sách “Quản trị ngân hàng thương mại” của tác giả Peter S.Rose, Nxb. Tài

chính, Hà Nội (2000). Tác giả đã dành một phần dung lượng cuốn sách để trình bày

các quy định pháp lý đối với hoạt động sáp nhập ngân hàng ở Mỹ.

Thứ nhất, hệ thống quy định điều chỉnh chung hoạt động sáp nhâp ngân

Page 18: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

14

hàng. Ở Mỹ về cơ bản có hai hệ thống quy định điều chỉnh chung hoạt động sáp

nhập ngân hàng, đó là các phán quyết của tòa án và các đạo luật được thông qua

trên cơ sở các đặc thù của ngành ngân hàng. Với các đạo luật có thể dẫn chiếu đến

đạo luật chống độc quyền Sherman năm 1890 và đạo luật Clayton năm 1914. Các

đạo luật này cấm các hoạt động sáp nhập nếu chúng dẫn đến độc quyền hay hạn chế

cạnh tranh trong bất kỳ ngành công nghiệp nào và Bộ Tư pháp sẽ thông qua các vụ

sáp nhập nào như vậy. Ngoài hai đạo luật trên, hoạt động sáp nhập còn chịu sự điều

chỉnh của nhiều đạo luật khác. Đạo luật sáp nhập ngân hàng đòi hỏi mỗi ngân hàng

tham gia sáp nhập phải được chuẩn y từ các cơ quan điều hành Liên bang trước khi

sáp nhập. Với các ngân hàng trong nước, việc sáp nhập phải được Cục Quản lý tiền

tệ thông qua. Với các ngân hàng được bảo hiểm và là thành viên của hệ thống Dự

trữ Liên bang thì việc hợp nhất phải có sự thông qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

Fed. Còn với các ngân hàng được bảo hiểm nhưng không là thành viên của hệ Dự

trữ Liên bang thì cần có sự thông qua của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang.

Thứ hai, các hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Để giảm thiểu sự không chắc chắn

về pháp lý, năm 1968 Bộ Tư pháp Mỹ đã ban hành hướng dẫn chính thức về việc

xin sáp nhập với những yêu cầu chặt chẽ. Theo đó các hãng hoạt động trong thị

trường có mức độ tập trung cao và cạnh tranh hạn chế chỉ được thôn tính các doanh

nghiệp có thị phần nhỏ và không quan trọng, đồng thời chỉ được thâm nhập thị

trường với hình thức tạo lập doanh nghiệp mới. Khi Luật sáp nhập được nới lỏng

vào năm 1982, Bộ Tư pháp đã thay đổi hướng dẫn sáp nhập vào năm 1992 bao gồm

các hướng dẫn riêng cho sáp nhập ngân hàng. Hướng dẫn mới của Bộ Tư pháp lấy

công thức tính chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI) làm thước đo mức độ tập

trung cho thị trường. Với việc ban hành chỉ số HHI này, bất cứ vụ sáp nhập nào mà

chỉ số HHI sau khi sáp nhập nhỏ hơn 1.800 hoặc giá trị chỉ số HHI trong khu vực

thay đổi dưới 200 điểm sẽ không bị Bộ Tư pháp ngăn cản.

Thứ ba, quá trình ra quyết định của nhà chức trách Liên bang. Những tiêu

chuẩn do Luật sáp nhập ngân hàng và Hướng dẫn của Bộ Tư pháp phải được Cơ

quan quản lý Liên bang Mỹ áp dụng. Các tác động của vụ sáp nhập tới công chúng

sẽ được Cơ quan Liên bang chịu trách nhiệm giám sát theo quy định của Đạo luật

sáp nhập ngân hàng. Gần đây một rào cản về quy chế đối với các ngân hàng có yêu

cầu sáp nhập đã được thiết lập là Luật kê khai cho vay mua nhà thế chấp. Luật đòi

hỏi các ngân hàng cho vay mua nhà phải báo cáo định kỳ về sự phân bổ địa lý và

Page 19: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

15

các thông tin khác đối với danh mục cho vay mua nhà. Các ngân hàng có hành vi

phân biệt đối xử trong việc cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn về pháp lý nếu muốn

nhận được sự phê chuẩn cho yêu cầu hợp nhất.

- Bài viết: Các vấn đề cần lưu ý khi tham gia giao dịch M&A tại Việt Nam

của Luật sư Gregoty Crovo (thuộc Hãng luật Kelvin Chia Partnership) với chủ đề

M&A- Toàn cảnh thị trường mua bán-sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2012 đăng

trên đặc san của Báo Đầu tư.

Luật sư Gregory Crovo là người có kinh nghiệm tư vấn cho rất nhiều thương

vụ M&A thành công. Trong bài viết, tác giả phân tích các vấn đề pháp lý, thủ tục và

thực tế thực hiện giao dịch dựa trên các kinh nghiệm tư vấn của mình cho các nhà

đầu tư nước ngoài trong các giao dịch M&A tại Việt Nam, đồng thời tác giả đề cập

các vấn đề pháp lý tồn tại trong quá trình tiến hành giao dịch cho đến khi hoàn tất

giao dịch và các yếu tố có thể gây trở ngại cho giao dịch. Những nội dung được tác

giả đề cập như các quy định về tài khoản góp vốn, thẩm định pháp lý, quy định của

pháp luật cạnh tranh kiểm soát mua lại và sáp nhập, các vấn đề liên quan đến thủ tục

cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư ở Việt Nam, quá trình thanh toán và

những khó khăn cho việc thực thi các hợp đồng mua lại và sáp nhập tại Việt Nam.

Tác giả bài viết phân tích một số bất cập trong các quy định pháp luật của Việt Nam

về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, từ đó khuyến cáo các nhà đầu tư nước ngoài

khi tham gia giao dịch mua lại và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Có nhiều nghiên cứu trong nước được thực hiện thời gian qua đã tập trung

phân tích, phản ảnh về mua lại, sáp nhập; pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh

nghiệp, NHTM và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Có thể kể đến

một số nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ kinh tế “Sáp nhâp, hợp nhất và mua bán

ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” của Phan Diên Vỹ, năm 2013; luận án

tiến sĩ luật học “Pháp luât mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam” của Trần Thị Bảo

Ánh, năm 2014... Bên cạnh các nghiên cứu trên, một số đề tài nghiên cứu khoa học

nghiên cứu trong lĩnh vực này như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoạt động

sáp nhâp và mua lại: Cơ sở lý luân, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách

cho Việt Nam” do ThS. Lưu Minh Đức làm chủ nhiệm, năm 2009; đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Ngành “Hoạt động mua bán, sáp nhâp các ngân hàng thương mại

Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí

Page 20: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

16

Minh do TS. Nguyễn Thị Loan làm chủ nhiệm, năm 2012; đề tài nghiên cứu khoa

học cấp Bộ “Pháp luât điều chỉnh sáp nhâp, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam” của

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Trí Hùng làm chủ nhiệm,

năm 2012; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Pháp luât về hợp nhất, sáp

nhâp ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của Học viện Tài chính, năm 2014...

Các công trình nêu trên đã phân tích và cung cấp thông tin về cơ sở lý luận

mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp, công ty

tài chính, ngân hàng; phân tích, phản ảnh tình hình hoạt động mua lại, sáp nhập

doanh nghiệp và NHTM của một số quốc gia và Việt Nam; phân tích và luận giải

khung pháp lý, thực trạng pháp luật đối với doanh nghiệp, ngân hàng nói chung và

về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp, NHTM nói riêng. Các nghiên cứu cũng

phân tích và đề cập đến hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc

tế về kiểm soát tập trung kinh tế, về thị trường chứng khoán; đưa ra quan điểm,

phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức khác cũng cung

cấp nhiều thông tin liên quan đến tình hình nghiên cứu của đề tài luận án như: “Báo

cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, “Báo cáo kinh tế

vĩ mô 2014 - Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu” của Ủy ban Kinh tế

của Quốc hội; “Báo cáo phát triển Việt Nam (VDR) 2012: Kinh tế thị trường khi Việt

Nam trở thành quốc gia thu nhâp trung bình” của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam;

“Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam” của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, năm 2014; “Báo cáo tâp trung kinh

tế Việt Nam năm 2012”; “Báo cáo rà soát pháp luât cạnh tranh với pháp luât chuyên

ngành” của Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2014; nghiên cứu “Tái cấu trúc hệ thống

ngân hàng” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, năm 2012…

Các nghiên cứu, tài liệu trên đã phân tích, đề cập, cung cấp thông tin đa dạng

về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, đến tái cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc ngân

hàng, cải cách thể chế, tập trung kinh tế, đưa ra mục tiêu, quan điểm, định hướng

chính sách, giải pháp cơ cấu lại các TCTD... Một số nghiên cứu đi sâu phân tích về

cơ sở lý luận, quy định pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; kinh nghiệm quốc tế

để xử lý ngân hàng yếu kém. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng đưa ra các đề xuất,

kiến nghị liên quan đến hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, xã

hội và ngân hàng, trong đó có hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh

Page 21: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

17

nghiệp, ngân hàng.

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu đề câp về lý luân mua lại, sáp nhâp

doanh nghiệp, ngân hàng

Một số nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận về mua lại, sáp nhập và pháp

luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM như nêu khái niệm mua lại, sáp

nhập, đề cập đến các phương thức mua lại, sáp nhập; phân biệt sự khác nhau của

mua lại, sáp nhập; vai trò của mua lại, sáp nhập; các yếu tố và điều kiện thúc đẩy

hoạt động mua lại, sáp nhập chủ yếu ở cả góc độ kinh tế và pháp luật, theo quan

điểm chung của quốc tế, pháp luật của một số quốc gia và pháp luật Việt Nam. Các

nguyên tắc pháp lý khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất NHTM, các bộ phận cấu thành

pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cũng được nghiên cứu, qua đó cho thấy pháp

luật về mua lại, sáp nhập đối với NHTM có sự liên thông với pháp luật cạnh tranh,

chứng khoán, doanh nghiệp, dân sự, thương mại... [16], [42], [59], [89].

Trong các nghiên cứu, bài viết trên, có quan điểm chưa thống nhất việc sử

dụng thuật ngữ “mua lại và sáp nhập” tại Việt Nam để chỉ khái niệm mua lại, sáp

nhập như theo nội hàm và cách hiểu của quốc tế. Các ý kiến về nhóm vấn đề này cho

rằng trên thực tế hoạt động mua lại, sáp nhập đa dạng hơn nhiều so với khái niệm như

hay dùng, diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau và vô cùng phức tạp, nên để đưa ra

định nghĩa chính xác, nhất quán về mua lại, sáp nhập là tương đối khó khăn. Theo

quy định của pháp luật Việt Nam thì chưa có được định nghĩa thống nhất điều chỉnh

hoạt động mua lại, sáp nhập [14], [67]. Có ý kiến trao đổi cần phải làm rõ định nghĩa

để thống nhất về nội dung thâu tóm, hợp nhất, mua lại, sáp nhập, hay cần thống nhất

cách hiểu khi đề cập đến thâu tóm hoặc đơn giản chỉ hiểu đó là sự thay đổi tỷ lệ sở

hữu cổ phần trong tổ chức dẫn đến việc tham gia quản trị điều hành [77]. Một số vấn

đề lý luận cũng được đề cập, bàn luận như hoạt động mua cổ phần trong vốn điều lệ

của NHTM; khái niệm “đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của

doanh nghiệp bị mua lại” áp dụng đối với NHTM [42]; mua lại cổ phần theo

phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn [14]...

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu đề câp về pháp luât mua lại, sáp nhâp

doanh nghiệp, ngân hàng thương mại

- Các công trình nghiên cứu đề câp về pháp luât mua lại, sáp nhâp doanh

nghiệp, ngân hàng thương mại của một số quốc gia:

Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM và bài học kinh

Page 22: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

18

nghiệm đối với Việt Nam của một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,

Nga, một số nước Đông Nam Á và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Inđônêsia,

Malaysia, Singapore, Đài Loan… đã được một số nghiên cứu đề cập [32], [40],

[59], [68]... Trên thế giới, quốc gia đầu tiên ban hành Luật cạnh tranh là Canada vào

năm 1889. Tuy nhiên, Luật Sherman của Hoa Kỳ được ban hành vào năm 1890 lại

là đạo luật có ảnh hưởng lớn và thường được trích dẫn. Do tầm quan trọng của hoạt

động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp và ngân hàng ngày càng mang tính toàn cầu

hóa nên nhiều quốc gia đã ban hành các luật riêng để điều chỉnh hoạt động này. Một

số quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn để kiểm soát tập trung kinh tế, xây dựng và

áp dụng các chuẩn mực về vốn, tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng khi thực hiện mua lại,

sáp nhập ngân hàng, thực hiện mua lại bắt buộc đối với những ngân hàng yếu kém

trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế cũng là những kinh nghiệm tốt để tham khảo

trong quá trình hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam.

- Các công trình nghiên cứu đề câp khung pháp lý về mua lại, sáp nhâp ngân

hàng tại Việt Nam:

Đề cập đến khung pháp lý về mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng

tại Việt Nam, Bộ luật dân sự (2005), Luật đầu tư (2005), Luật cạnh tranh (2004),

Luật chứng khoán (2006) và Luật chứng khoán sửa đổi (2010), Luật các TCTD

(2010), Luật NHNN Việt Nam (2010), Luật doanh nghiệp (2005, 2014) là các

văn bản pháp luật được nhiều tác giả dẫn chiếu [29], [42], [45], [59], [89].

Một số nghiên cứu đã đề cập, phân tích quy định pháp luật về mua lại, sáp

nhập giữa các TCTD Việt Nam; điều kiện để các TCTD nước ngoài mua cổ phần

của ngân hàng Việt Nam (niêm yết hoặc chưa niêm yết trên thị trường chứng

khoán), trong đó quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện để

ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện chuyển

nhượng cổ phần; điều kiện tham gia quản trị tại ngân hàng Việt Nam; quy định về

tổ chức và hoạt động của các NHTM được NHNN Việt Nam cấp giấy phép thành

lập và hoạt động; các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế

giới WTO... [56], [63], [110]. Mặc dù đã xây dựng được hành lang pháp lý ban đầu

nhưng hoạt động mua lại, sáp nhập vẫn cần phải có một hành lang pháp lý đầy đủ,

đảm bảo cho hoạt động mua lại, sáp nhập được diễn ra trên thực tế, có cơ sở pháp lý

để điều chỉnh, phù hợp mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng, đáp ứng quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Page 23: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

19

Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập

được đề cập, đó là các cam kết trong GATS/WTO, các cam kết trong khu vực

ASEAN, các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các cam kết quốc tế về đầu

tư song phương có yếu tố tự do hóa liên quan đến mua lại, sáp nhập (M&A), Hiệp

định thương mại tự do có cam kết về đầu tư [59]...

- Thực tiễn thực hiện pháp luât về mua lại, sáp nhâp NHTM ở Việt Nam:

Thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam cũng

được một số công trình và tác giả nghiên cứu, phân tích, bàn luận. Một số trường

hợp nghiên cứu về mua lại, sáp nhập NHTM giai đoạn trước năm 2005 được các

tác giả trích dẫn và phân tích [53], [88]... Trong giai đoạn này có hai hình thức thực

hiện chủ yếu là sáp nhập và hợp nhất. NHTMCP là nhóm ngân hàng có nhiều

thương vụ mua lại, sáp nhập diễn ra nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong khoảng thời gian trước năm 2005, phần lớn các giao dịch mua lại, sáp nhập

diễn ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau. Nhiều NHTMCP nông thôn với

quy mô vốn nhỏ được mua lại, sáp nhập [8]. Pháp luật áp dụng trong giai đoạn này

chủ yếu dựa trên nguyên tắc của Luật NHNN, Luật các TCTD.

Giai đoạn từ năm 2005 trở về đây, một số thương vụ mua lại, sáp nhập, hợp

nhất ngân hàng được phân tích, bàn luận như trường hợp hợp nhất ba NHTMCP là

FicoBank, TinNghiaBank và SCB; Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện sáp nhập

vào ngân hàng Liên Việt; NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) sáp nhập vào NHTMCP

Sài Gòn – Hà Nội (SHB); ngân hàng EximBank mua lại cổ phần của ngân hàng

SacomBank; tập đoàn DOJI hoàn tất mua 20% cổ phần để trở thành cổ đông chiến

lược của ngân hàng TienPhongBank [19], [122]. Thông tư số 04/2010/TT-NHNN

ngày 11/2/2010 của NHNN quy định về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD (sau đây

gọi là Thông tư 04/2010/TT-NHNN) cũng được nhiều tác giả phân tích, bàn luận là

đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nên trong quá trình áp dụng để tiến hành các hoạt

động mua lại, sáp nhập NHTM đã gặp không ít trở ngại [67], [79].

Trong thời gian qua, nhiều giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam

đã được tiến hành, tuy nhiên hợp đồng mua lại, sáp nhập còn một số vấn đề chưa

được nghiên cứu thấu đáo. Vì thế một số tác giả đã nghiên cứu về hợp đồng mua lại,

sáp nhập doanh nghiệp [41] hay lưu ý khi soạn thảo hợp đồng này [48]. Có tác giả

đã đi sâu nghiên cứu về nguyên tắc, trình tự, thủ tục hợp đồng mua lại, sáp nhập,

nhưng trọng tâm các bên thỏa thuận như thế nào? Nội dung của hợp đồng, chuyển

Page 24: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

20

quyền, nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ ra sao? Hiệu lực phát sinh của hợp đồng?

Thời điểm nào có hiệu lực, thời điểm nào vô hiệu? ... đã được kiến nghị cần được

tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn [41], [44], [119].

- Những hạn chế, bất câp của pháp luât về mua lại, sáp nhâp ngân hàng

thương mại ở Việt Nam:

Trong các nghiên cứu thu nhận được phản ảnh những hạn chế, bất cập của

pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam đều có chung nhận định về những

hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành. Đa số các nghiên cứu đều nhận định pháp

luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng được quy định và điều chỉnh bởi nhiều văn bản

quy phạm pháp luật khác nhau nên gặp khó khăn khi thực hiện, một số quy định

chưa theo kịp thực tiễn đang diễn ra nhanh chóng, chưa điều chỉnh kịp thời các quan

hệ xã hội phát sinh. Một số văn bản pháp luật đề cập đến mua lại, sáp nhập nhưng

khái niệm về mua lại, sáp nhập còn chưa thống nhất. Mỗi luật điều chỉnh hoạt động

mua lại, sáp nhập từ một góc độ khác nhau theo chức năng của ngành luật, trong

từng trường hợp cụ thể thì áp dụng luật nào cũng là vấn đề đặt ra cần quan tâm

nghiên cứu [86], [89], [110].

Các luật ban hành có liên quan điều chỉnh chủ yếu về hoạt động mua lại, sáp

nhập đối với doanh nghiệp, chưa đề cập đến trường hợp doanh nghiệp đặc biệt là

ngân hàng. Luật các TCTD là văn bản pháp lý cao nhất của ngành ngân hàng điều

chỉnh đối với các TCTD chưa quy định cụ thể về mua lại, sáp nhập, chỉ gọi chung là

tổ chức lại TCTD dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình

thức pháp lý nhưng không có quy định cụ thể. Điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua

lại, sáp nhập ngân hàng hiện tại là Thông tư 04/2010/TT-NHNN. Các quy định điều

chỉnh việc mua lại, sáp nhập ngân hàng chủ yếu hướng tới việc khuyến khích các

ngân hàng tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, quy định những ngân hàng yếu kém phải

bị buộc mua lại, sáp nhập còn chưa đủ mức chế tài [89]. Thông tư 04/2010/TT-

NHNN chỉ đề cập các nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ sáp

nhập… Những nội dung quan trọng khác như định giá ngân hàng, cách thức phân

chia quyền và nghĩa vụ của các bên, các vấn đề về nhân sự, các vấn đề hậu sáp

nhập… không được đề cập trong Thông tư. Điều này dẫn đến tình trạng là đã có hành

lang pháp lý nhưng khó thực hiện bởi nhiều quy định còn chung và thiếu. Do đó nếu

muốn tiến hành mua lại, sáp nhập, các ngân hàng phải tự tìm hiểu, học hỏi kinh

nghiệm từ các thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng đã thực hiện ở trong nước và

Page 25: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

21

trên thế giới [56].

Thủ tục cho việc mua lại, sáp nhập hiện tại được cho là khá phức tạp và phải

được phép của nhiều cơ quan khác nhau. Ngoài ra, còn một số nhân tố cản trở tiến

trình thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng như đối tượng mua lại, sáp nhập còn

hẹp; hạn chế trong việc chuyển đổi doanh nghiệp sau mua lại, sáp nhập; các chế tài

liên quan đến các quy định đánh giá năng lực quản trị, năng lực tài chính đối với các

NHTM Việt Nam chưa nghiêm và chưa cao; định giá trong hoạt động mua lại, sáp

nhập ngân hàng rất khó do thiếu các kỹ thuật, kinh nghiệm cần thiết; thông tin liên

quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập chưa thực sự minh bạch; vấn đề bảo mật; các

nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu, cơ chế giải quyết tranh chấp chưa

được quy định cụ thể; thiếu các công ty môi giới và tư vấn chuyên nghiệp về mua

lại, sáp nhập; các quy định hiện hành về cách tính thị phần của TCTD còn chưa hợp

lý; các quy định về tập trung kinh tế giữa một NHTM và một TCTD phi ngân hàng

chưa cụ thể. Hiện còn tồn tại tình trạng không thống nhất về cơ sở tính toán mức độ

tập trung trong ngân hàng giữa Luật cạnh tranh và Nghị định hướng dẫn. Các quy

định về mua lại, sáp nhập hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc xác định hình thức của

giao dịch mà còn thiếu các quy định cụ thể để thực hiện. Hoạt động mua lại, sáp nhập

ngân hàng liên quan đến nhiều ban ngành nhưng còn chưa rõ quy trình tiếp nhận, xử

lý các NHTM yếu kém. Về quản lý hoạt động này, các tác giả cũng có chung nhận

định là văn bản pháp luật quy định nhiều cơ quan đang quản lý khác nhau như Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Công thương…[53], [56], [63].

Theo quy định của Luật các TCTD, NHNN có quyền góp vốn, mua cổ phần

bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt hoặc yêu cầu các TCTD sáp nhập, hợp

nhất bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD. Thông tư số 07/2013/TT-

NHNN ngày 14/3/2013 của NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với

TCTD đã tạo lập cơ chế để NHNN thực hiện vai trò của mình trong việc buộc các

TCTD sáp nhập, hợp nhất và bán cổ phần bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư

04/2010/TT-NHNN của NHNN còn bỏ ngỏ nội dung mua lại, sáp nhập bắt buộc

TCTD. Các quy định pháp luật được cho là chưa đủ cơ sở pháp lý vững chắc để nhà

nước can thiệp, xử lý một số NHTM yếu kém thông qua mua lại, sáp nhập nhằm

tránh đổ vỡ hệ thống, ổn định kinh tế vĩ mô [59].

Page 26: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

22

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu đề câp về quan điểm, phương hướng và

các giải pháp hoàn thiện pháp luât mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại

Quan điểm, phương hướng hoàn thiện pháp luật và các giải pháp hoàn thiện

pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam đã được một số nghiên cứu đề

xuất, kiến nghị. Về quan điểm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, có những đề xuất

cho rằng không để một ngân hàng nào rơi vào tình trạng đổ vỡ, ngoài tầm kiểm

soát; bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác

động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội; trong

bất cứ trường hợp nào, quyền lợi người gửi tiền cũng được bảo vệ hoàn toàn; quá

trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các TCTD hạn chế tới mức thấp

nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho xử lý những vấn đề của hệ

thống các TCTD [7], [17], [97].

Quan điểm coi việc phá sản ngân hàng là chuyện bình thường như phá sản

doanh nghiệp đã được đặt ra [2], hay cần nhanh chóng sắp xếp các NHTM dựa trên

cơ sở tự nguyện theo hướng sáp nhập, hợp nhất, mua lại, thậm chí đóng cửa (loại bỏ),

nhưng có định hướng rõ ràng từ cơ quan quản lý nhà nước [98]. Cũng có những quan

điểm cho rằng đối với một lĩnh vực nhạy cảm và có tính lan truyền rộng như lĩnh vực

tiền tệ, ngân hàng thì việc phá sản ngân hàng sẽ để lại rất nhiều hệ lụy với một nền

kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng [83]. Theo Dziobek (1998), căn

cứ thông lệ quốc tế, việc đóng cửa các ngân hàng không có khả năng tồn tại một cách

có trật tự (đồng thời chi trả bảo hiểm tiền gửi hoặc bán phần hoạt động tốt cho ngân

hàng khác) là một trong những giải pháp được coi là ưu tiên hàng đầu để xử lý các

ngân hàng yếu kém, thanh lọc khỏi hệ thống [83]. Đối với quan điểm của nhóm

nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thì các giải pháp

nhà nước hỗ trợ thanh khoản hoặc bỏ tiền ra cứu các ngân hàng yếu kém là không

khả thi, xét cả trên giác độ nguồn lực tài chính và rủi ro lợi ích nhóm. Do vậy, một

phương án cho phép các ngân hàng yếu kém “âm thầm” đóng cửa trên cơ sở bảo vệ

lợi ích của người gửi tiền sẽ tiết kiệm chi phí và tổn thất xã hội sẽ thấp nhất [83].

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam

được nhiều tác giả đề xuất cụ thể như cần hoàn thiện khái niệm liên quan đến hoạt

động mua lại, sáp nhập cho thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế; quy định

hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại trong Luật các TCTD và Luật doanh nghiệp;

mở rộng đối tượng hợp nhất, sáp nhập và bổ sung hình thức tổ chức lại TCTD; quy

Page 27: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

23

định vốn điều lệ thực tối thiểu; siết chặt điều kiện cần và đủ để thành lập ngân hàng;

thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay trước khi giao dịch mua

lại, sáp nhập được xác lập; công bố thông tin; tiêu chí sử dụng để tính thị phần của

các ngân hàng [56], [59], [60]...

Các vấn đề về nội dung của thương vụ mua lại, sáp nhập cần phải được quy

định đầy đủ hơn nữa như định giá doanh nghiệp, chuyển đổi tài sản, các vấn đề tài

chính, cổ phần, cổ phiếu, thuế, phí; trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia hoạt

động và trách nhiệm của ngân hàng đối với quyền lợi của người lao động và cổ

đông… Cần xây dựng quy trình kiểm soát, xử lý khi ngân hàng đổ vỡ một cách bài

bản theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời xác định cơ

quan làm đầu mối, phân chia nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các ban ngành. Có hướng

dẫn chi tiết về thủ tục sau mua lại, sáp nhập để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông,

phí bảo hiểm tiền gửi, mức bảo hiểm... [63]. Có kiến cho rằng, các ngân hàng nhỏ,

yếu trong diện tự nguyện sáp nhập với nhau thì cần phải giám sát chặt chẽ để giải

quyết các vấn đề của hậu sáp nhập. Đối với các ngân hàng tiến hành mua lại, sáp

nhập để tăng vốn, cần phải xem xét các tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn theo quy định

Basel hơn là chú trọng đến việc tăng vốn điều lệ [18].

Trong quá trình nghiên cứu, trao đổi, có ý kiến cho rằng cần xây dựng khung

pháp lý chuyên biệt về mua lại, sáp nhập ngân hàng [89] hay để khẳng định được uy

tín trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần xây dựng được một hệ thống pháp luật

hoàn chỉnh, phù hợp với các cam kết quốc tế, trong đó có pháp luật về mua lại, sáp

nhập. Cần ban hành chính sách khuyến khích các ngân hàng chủ động hợp nhất, sáp

nhập thông qua các công cụ như ưu đãi về thuế, hỗ trợ tái cơ cấu vốn thông qua thị

trường liên ngân hàng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đồng thời bổ sung những quy

định trong Luật cạnh tranh [59]. Nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của NHNN trong

việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc các TCTD yếu kém, Thông tư

04/2010/TT-NHNN cần được sửa đổi, bổ sung quy định thêm trường hợp mua lại,

sáp nhập bắt buộc, có sự giám sát của NHNN, thể hiện được quyền lực của NHNN

với vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành vừa là một bên tham gia vào quá trình

mua lại, sáp nhập bắt buộc đối với các TCTD yếu kém...

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhìn tổng quan, các công trình nghiên cứu thu nhận được có liên quan mật

thiết hoặc liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án đã cung cấp cơ sở lý

Page 28: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

24

luận về mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung

và đối với NHTM nói riêng, làm cơ sở cho việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận

liên quan đến đề tài luận án. Một số nghiên cứu đã giải quyết khái niệm về mua lại,

sáp nhập với sự phân tích, so sánh kỹ lưỡng, nghiên cứu công phu, chỉ ra các hình

thức mua lại, sáp nhập; các phương thức mua lại, sáp nhập; phân biệt sự khác nhau

của mua lại, sáp nhập; vai trò của mua lại, sáp nhập; các yếu tố và điều kiện thúc

đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập chủ yếu ở cả góc độ kinh tế và pháp luật.

Một số nghiên cứu đề cập đến pháp luật về mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực

ngân hàng, kinh nghiệm của một số quốc gia trong vấn đề xử lý mua lại, sáp nhập

ngân hàng như nguồn lực, thời điểm công bố thông tin, xử lý nợ xấu, cấp vốn, đầu

tư vốn, mua lại vốn cổ phần... Theo pháp luật hiện hành, hoạt động mua lại, sáp

nhập được điều chỉnh dưới nhiều góc độ phù hợp với các quan hệ xã hội cần điều

chỉnh. Luật thực định đã được các tác giả phân tích, viện dẫn. Những quy định đặc

thù của pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, ngân hàng được trình bày, chỉ

ra được pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM có sự liên thông với các ngành luật

khác, chỉ ra bộ phận cấu thành của pháp luật và phân định thành các nhóm. Một số

nghiên cứu đã đánh giá thực trạng pháp luật về mua lại, sáp nhập và hợp nhất ngân

hàng như hình thức pháp lý của các văn bản pháp luật, nội dung điều chỉnh của

pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét, bình luận về vấn đề

nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật về

mua lại, sáp nhập như quy định và điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác

nhau, có sự chồng chéo của các văn bản pháp luật. Việc quy định phân tán và không

cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã làm doanh nghiệp nói chung và

NHTM nói riêng khó thực hiện khi tiến hành mua lại, sáp nhập. Một số văn bản

pháp luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như chưa đồng nhất về khái niệm, cách

tính thị phần của TCTD còn chưa hợp lý; còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan trực

tiếp đến mua lại, sáp nhập ngân hàng chưa có quy định hoặc có nhưng chưa cụ thể,

khó áp dụng như tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục trong trường hợp mua lại,

sáp nhập bắt buộc, quy định về định giá, bảo mật, cung cấp thông tin, các nghĩa vụ

tài chính, người lao động, thương hiệu, cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý nợ xấu...

Các đề xuất, kiến nghị về quan điểm, phương hướng và các giải pháp hoàn thiện

pháp luật của các nghiên cứu có sự gắn kết với nội dung nghiên cứu, có sự lý giải

thấu đáo và có giá trị tham khảo nhất định để hoàn thiện pháp luật.

Page 29: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

25

Qua việc nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy rằng đã có những công

trình nghiên cứu về pháp luật mua lại, hợp nhất, sáp nhập đối với NHTM. Tuy

nhiên, với những đặc thù riêng của NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM

so với các loại hình doanh nghiệp khác, một số vấn đề cốt lõi về phương diện pháp

lý chưa được nghiên cứu, đó là: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ

tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp

khi mua lại, sáp nhập. Bên cạnh đó là những vấn đề như định giá ngân hàng, thực

hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng, hợp đồng mua lại, sáp nhập, thực

hiện hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn... khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cũng

cần được nghiên cứu chuyên sâu. Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, những nội

dung còn bỏ ngỏ và tranh luận, đặt ra những vấn đề để luận án kế thừa kết quả sử

dụng, đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu độc lập những nội dung sau:

- Về lý luận, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu về

NHTM nhưng làm rõ các đặc điểm của NHTM do có liên quan mật thiết đến hoạt

động mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; làm rõ và sâu sắc

hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp

nhập đối với NHTM như là một đối tượng điều chỉnh của pháp luật về mua lại, sáp

nhập doanh nghiệp nói chung; làm rõ khái niệm, đặc điểm của mua lại, sáp nhập

NHTM, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; những nội dung lý luận của pháp

luật điều chỉnh chủ yếu xác định về tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả

pháp lý và giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.

- Về thực tiễn, một số đánh giá thực trạng pháp luật, tình hình thực hiện pháp

luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối với NHTM ở Việt Nam

hiện nay được nghiên cứu sử dụng nhưng sẽ được lý giải bởi các vấn đề lý luận mà

luận án đã đặt ra đối với thực tiễn trong lĩnh vực này. Luận án sử dụng một số kết

quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật để đi sâu phân tích và luận giải các quy định

của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM, trong đó

tập trung vào các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý

và giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM... Qua đây, tìm ra

những hạn chế, các nguyên nhân, phân tích các nguyên nhân của hạn chế, bất cập

của pháp luật hiện hành về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM, chỉ ra những

khoảng trống mà pháp luật cần giải quyết, từ đó làm cơ sở đề xuất, kiến nghị hoàn

thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam.

Page 30: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

26

- Luận án chọn lọc để sử dụng một số đề xuất, kiến nghị hợp lý về phương

hướng, các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong các nghiên cứu đã thực hiện. Tuy

nhiên trên cơ sở nghiên cứu độc lập, luận án cần đưa ra được phương hướng, các

giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam, đáp ứng

các yêu cầu của: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hội nhập quốc

tế; hoàn thiện khung pháp lý về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối

với NHTM nói riêng; phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng. Những giải pháp cụ thể cần khắc phục được các hạn chế, bất cập cơ bản của

pháp luật hiện hành, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đặt ra, nhất là trong tiến trình tái

cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Cơ sở lý thuyết

a) Lý thuyết nghiên cứu:

Một số lý thuyết được sử dụng trong luận án như sau:

+ Lý thuyết về phát triển NHTM;

+ Lý thuyết về tổ chức và hoạt động của NHTM trên cơ sở lý thuyết chung

về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;

+ Lý thuyết về hiệu quả trong hoạt động của TCTD;

+ Lý thuyết về M&A doanh nghiệp;

b) Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:

Để giải quyết đề tài luận án, các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

được đặt ra như sau:

Thứ nhất, về lý luận:

Câu hỏi nghiên cứu: Mua lại và sáp nhập NHTM, pháp luật về mua lại, sáp

nhập NHTM được hiểu như thế nào, có những đặc điểm ra sao? Bản chất pháp lý

của mua lại, sáp nhập NHTM có tác động chi phối thế nào đến cơ chế điều chỉnh

pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM? Vì sao cần có điều chỉnh riêng đối với hoạt

động mua lại, sáp nhập NHTM? Khi nào thì nhà nước có quyền can thiệp thông qua

bắt buộc mua lại, sáp nhập NHTM? Khung pháp lý về mua lại, sáp nhập NHTM

được xây dựng trên cơ sở lý luận nào?

Giả thuyết nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận chung về mua lại, sáp nhập doanh

nghiệp để giải quyết những vấn đề lý luận đối với mua lại, sáp nhập NHTM và pháp

luật về mua lại, sáp nhập NHTM. NHTM có những đặc điểm riêng so với các loại

Page 31: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

27

hình doanh nghiệp khác nên mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp

nhập NHTM cũng có những điểm đặc thù riêng biệt. Bản chất pháp lý khi mua lại,

sáp nhập NHTM có tác động chi phối đến cơ chế điều chỉnh pháp luật về mua lại,

sáp nhập NHTM, nhất là trong quan hệ tiền gửi để bảo vệ người gửi tiền. Do vai trò

đặc biệt quan trọng của NHTM đối với nền kinh tế, trong một số trường hợp nhà

nước có quyền mua lại, sáp nhập bắt buộc đối với NHTM yếu kém để đảm bảo an

toàn hệ thống ngân hàng, giữ vững trật tự xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Khung pháp

lý về mua lại, sáp nhập NHTM được xây dựng trên cơ sở khung pháp lý về mua lại,

sáp nhập đối với doanh nghiệp và những điều chỉnh riêng biệt đối với NHTM.

Kết quả nghiên cứu (dự kiến) về mặt lý luân: Kết quả nghiên cứu lý thuyết đưa

ra cách hiểu thống nhất về mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp

nhập NHTM; làm rõ được bản chất pháp lý của hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM

và sự tác động, chi phối đến cơ chế điều chỉnh pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM;

phân tích, làm rõ được những đặc trưng của NHTM, mua lại, sáp nhập NHTM và

pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM, cơ sở lý luận để điều chỉnh riêng bằng pháp

luật đối với hoạt động mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực NHTM; phân tích, làm rõ cơ

sở lý luận để nhà nước có quyền can thiệp thông qua bắt buộc mua lại, sáp nhập

NHTM; xây dựng được khung pháp lý về mua lại, sáp nhập NHTM.

Thứ hai, về thực tiễn:

Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh

nghiệp, NHTM và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt

Nam hiện nay như thế nào? Các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục;

hệ quả pháp lý; giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cụ thể

là gì? áp dụng, vận dụng trong trường hợp thực hiện tự nguyện hay bắt buộc có gì

khác nhau? Đã có khung pháp lý để nhà nước có quyền can thiệp, xử lý NHTM yếu

kém thông qua bắt buộc mua lại, sáp nhập hay chưa? Những hạn chế, bất cập của

pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam và nguyên nhân của những hạn

chế bất cập là gì?

Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp

nói chung và trong lĩnh vực NHTM ở Việt Nam đã được hình thành, tạo cơ sở pháp

lý để điều chỉnh hoạt hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM. Tuy nhiên pháp luật

trong lĩnh vực này còn chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa được hệ thống hóa, còn có

những hạn chế, bất cập như một số vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến mua lại,

Page 32: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

28

sáp nhập ngân hàng chưa có hoặc chưa quy định cụ thể, chưa theo kịp thực tiễn, còn

có những khoảng trống pháp lý chưa được điều chỉnh, chưa có cơ sở pháp lý vững

chắc để nhà nước can thiệp thông qua bắt buộc mua lại, sáp nhập NHTM yếu kém.

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này do pháp luật còn chưa đồng bộ, thống

nhất, nhiều văn bản, quy định đã lạc hậu nhưng chậm được sửa đổi, thay thế, chưa

theo kịp quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Kết quả nghiên cứu (dự kiến) về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng đắn thực trạng

pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM và thực tiễn thực hiện pháp

luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra được những ưu điểm,

hạn chế, bất cập của pháp luật và việc thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập đối

với NHTM; phân tích, đánh giá việc áp dụng, vận dụng pháp luật hiện hành trong

trường hợp thực hiện tự nguyện hay bắt buộc, trong trường hợp nhà nước can thiệp,

xử lý NHTM yếu kém thông qua bắt buộc mua lại, sáp nhập; làm rõ được nguyên

nhân của những hạn chế, bất cập đó.

Thứ ba, về phương hướng, giải pháp và đề xuất, kiến nghị:

Câu hỏi nghiên cứu: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp

nhập NHTM hiện nay như thế nào? Những giải pháp cụ thể khắc phục hạn chế, bất

cập của pháp luật về mua lại sáp nhập NHTM để các NHTM thực hiện hoạt động

kinh doanh thuận lợi trong khung khổ pháp luật, đáp ứng thể chế kinh tế thị trường,

đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc

ngân hàng, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế?

Giả thuyết nghiên cứu là: Hiện nay đã có những phương hướng, giải pháp,

đề xuất, kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt

Nam. Tuy nhiên những phương hướng, giải pháp, đề xuất, kiến nghị này cần được

tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trên cơ sở lý luận sắc bén, bằng chứng thực tiễn đầy đủ

để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này một cách đồng bộ, thống nhất, minh

bạch, hiệu quả, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành.

Kết quả nghiên cứu (dự kiến): Đưa ra được phương hướng và những giải

pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam có tính khả thi,

bảo đảm tính công khai, minh bạch, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện

hành và phù hợp với các cam kết quốc tế. Các giải pháp cụ thể sẽ khắc phục được

những tồn tại, hạn chế của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM hiện nay; hoàn

thiện khung pháp lý điều chỉnh mua lại, sáp nhập NHTM cũng như cơ sở pháp lý để

Page 33: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

29

nhà nước có quyền xử lý, can thiệp đối với NHTM yếu kém thông qua buộc mua

lại, sáp nhập, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc hệ

thống NHTM nói riêng.

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM liên quan đến nhiều ngành khoa học ,

nhiều ngành luật khác nhau. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả sử

dụng phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành. Để giải quyết tốt các nội dung

của nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, thống kê: Thông qua các

phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi

thành các nhóm vấn đề, được phân tích, khái quát hóa thành các luận điểm về tình

hình nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn

thực hiện pháp luật. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các chương 1, 2 và 3.

- Phương pháp luật so sánh: Sử dụng phương pháp này để xây dựng các khái

niệm, phân tích các quy định pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật và các nội

dung khác theo yêu cầu luận án. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2, 3.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Thông qua nghiên cứu một số trường

hợp NHTM đã thực hiện mua lại, sáp nhập để góp phần đánh giá thực trạng pháp

luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam. Phương

pháp này được sử dụng trong chương 3.

- Phương pháp thống kê, điều tra xã hội học: Sử dụng số liệu thống kê kết

hợp thu thập thông tin từ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia nhằm cung cấp

luận cứ cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Phương pháp này được sử dụng

trong chương 3, 4.

- Phương pháp xử lý, phân tích thông tin, dữ liệu: Sử dụng phần mềm

EndNote để tạo cơ sở dữ liệu thư mục phục vụ nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu

chi tiết trong đề tài luận án.

Ngoài ra, phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận án

được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng

về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà

nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Page 34: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

30

Kết luận chương 1

1. Mua lại, sáp nhập đã trở thành xu thế phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó

có Việt Nam, diễn ra trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, hàng tiêu

dùng, tài chính, ngân hàng. Để thực hiện chiến lược phát triển hay giải quyết các

vấn đề bất ổn của doanh nghiệp, mua lại và sáp nhập cùng với một số cơ chế khác là

những biện pháp hữu ích, cần thiết giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược đầu tư,

kinh doanh. Thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập, các tổ chức, cá nhân thực hiện

quyền tự do kinh doanh, tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm

về kết quả kinh doanh của mình.

2. Trong thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu về mua lại, sáp nhập,

pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối với ngân hàng thương

mại nói riêng đã được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước dành

sự quan tâm thực hiện. Các công trình nghiên cứu này đã có nhiều đóng góp về mặt

lý luận và thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật, giúp cho việc xây

dựng, hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp và trong lĩnh vực

mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, có thể tham khảo, kế thừa có chọn lọc

trong quá trình nghiên cứu tiếp theo.

3. Trên cơ sở thực trạng và kết quả của các nghiên cứu đã thực hiện, với

những đặc thù riêng của NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM so với các

loại hình doanh nghiệp khác, việc thực hiện nghiên cứu pháp luật về mua lại, sáp

nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam trên các phương diện pháp lý là tiêu chuẩn,

điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi

mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập góp phần giải quyết

những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn, phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc

hệ thống ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ của

quốc gia. Ngoài ra còn nhiều vấn đề khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cũng

cần được nghiên cứu chuyên sâu

4. Luận án được triển khai dựa trên hệ thống cơ sở lý thuyết với những câu

hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cụ thể được đặt ra. Các phương pháp

nghiên cứu được lựa chọn phù hợp với từng nội dung nghiên cứu, từng nhiệm vụ

nghiên cứu để đạt được mục tiêu của đề tài luận án.

Page 35: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

31

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT

VỀ MUA LAI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA LAI, SÁP NHẬP VÀ PHÁP LUẬT

VỀ MUA LAI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

2.1.1. Mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

2.1.1.1. Quan niệm về mua lại, sáp nhâp doanh nghiệp

Thuật ngữ Mergers and Acquisitions (M&A) ngày càng trở nên thông dụng

và được sử dụng rộng rãi ở quốc tế. Ở Việt Nam, ngoài việc được dịch là “sáp nhập

và mua lại”, Merger and Acquisition còn được dịch là “mua lại và sáp nhập”, “mua

bán và sáp nhập” hay “thâu tóm và hợp nhất” để chỉ hoạt động kinh doanh và quản

trị rất phổ biến ở các nền kinh tế phát triển [42, tr.23]. Các nhà kinh tế và luật học

xem xét M&A dưới hai góc độ chủ yếu: góc độ kinh tế như là một vấn đề của quản

trị chiến lược công ty, tài chính doanh nghiệp và góc độ pháp lý như là đối tượng

của khung pháp lý để thực hiện giao dịch M&A.

Trong nghiên cứu của mình, David L.Scott định nghĩa sáp nhập là sự kết

hợp của hai hay nhiều công ty, trong đó có tài sản và trách nhiệm pháp lý của

(những) công ty được công ty khác tiếp nhận; mua lại là quá trình mua lại tài sản

như máy móc một bộ phận hay thậm chí toàn toàn bộ công ty [128]. Andrew J.

Sherman cho rằng sáp nhập là sự kết hợp giữa hai hay nhiều công ty mà qua đó tài

sản và nghĩa vụ của công ty bán được chuyển giao sang công ty mua. Mặc dù có

sự thay đổi về cấu trúc tổ chức nhưng công ty mua vẫn giữ được bản sắc ban đầu

sau cuộc sáp nhập. Thâu tóm/mua lại là việc mua lại một tài sản, ví dụ như một

nhà máy, một chi nhánh hoặc thậm chí cả một công ty nhằm mở rộng thị trường

và đa dạng hóa sản phẩm [124].

Quy định số 139/2004 ngày 20/01/2004 về sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu

đã định nghĩa sáp nhập như sau: (i) Sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc

hai bộ phận của hai pháp nhân; hoặc (ii) Thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc

gián tiếp thông qua việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản của một công ty khác;

hoặc (iii) Tạo ra một liên doanh mới [59, tr.14]. Quy chế về sáp nhập này là văn bản

có hiệu lực pháp lý cao hơn pháp luật của từng quốc gia phê chuẩn.

Ở Việt Nam, Luật cạnh tranh (2004) quy định sáp nhâp doanh nghiệp là việc

Page 36: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

32

một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích

hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của

doanh nghiệp bị sáp nhâp; mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua

toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối

toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Luật doanh nghiệp

(2014) quy định về việc tổ chức lại doanh nghiệp với hình thức sáp nhập doanh

nghiệp là một hoặc một số công ty có thể sáp nhâp và một công ty khác bằng cách

chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhân sáp

nhâp, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhâp.

Dù được định nghĩa và tiếp cận khác nhau nhưng điểm chung trong quan

niệm về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là quyền sở hữu tài sản, các lợi ích hợp

pháp, nghĩa vụ cùng hệ quả pháp lý của việc mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Từ

đây quan niệm về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp có thể hiểu như sau:

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần

tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành

nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Bên mua lại có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một

phần doanh nghiệp và kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua

lại, đồng thời kế thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp tương ứng với việc

mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp bị mua lại.

Sáp nhâp doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn

bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp

khác và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Doanh nghiệp nhận sáp

nhập sẽ kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp, đồng thời chịu trách nhiệm về các

nghĩa vụ và cam kết của doanh nghiệp bị sáp nhập.

2.1.1.2. Đặc điểm của mua lại, sáp nhâp doanh nghiệp

Mặc dù chưa có một khái niệm thống nhất về M&A nhưng từ các khái niệm

nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy được sự đa dạng trong nhận thức và quan niệm

của giới học thuật, luật gia và doanh nghiệp về mua lại, sáp nhập. Nhìn chung mua

lại, sáp nhập doanh nghiệp có một số đặc điểm như sau:

Một là, đối tượng của hoạt động mua lại, sáp nhâp là tài sản, quyền và lợi

ích hợp pháp của doanh nghiệp mục tiêu.

Mục tiêu của hoạt động mua lại, sáp nhập nhằm kiểm soát, chi phối doanh

Page 37: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

33

nghiệp. Thông qua việc mua, tiếp nhận tài sản của doanh nghiệp sẽ phát sinh nhiều

quan hệ xã hội gắn với doanh nghiệp cả bên mua lại và bên nhận sáp nhập như quan

hệ giữa chủ sở hữu doanh nghiệp với người lao động, với bên thứ ba; các nghĩa vụ

nợ của doanh nghiệp đối với các khoản vay dưới mọi hình thức; các nghĩa vụ thuế

đối với nhà nước; trách nhiệm tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với quyền tài

sản, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền sở hữu khác do công ty đang sở hữu,

quản lý... Vì vậy, quyền sở hữu tài sản luôn gắn các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp của doanh nghiệp mục tiêu để trở thành đối tượng mua lại, sáp nhập.

Hai là, thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhâp theo nguyên tắc tự nguyện,

đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể.

Trong quan hệ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, các bên tự nguyện thực hiện

mua lại, sáp nhập nhằm đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể theo quy

định. Doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không

cấm, trong khi mua lại, sáp nhập là một trong những phương thức mà các chủ thể

thực hiện khi đầu tư, kinh doanh, thể hiện ý chí của các bên về quyền tự do kinh

doanh. Trong nền kinh tế thị trường, việc thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh

doanh là cơ sở hình thành môi trường cạnh tranh cho từng lĩnh vực kinh tế cụ thể

hoặc cho toàn bộ nền kinh tế. Bất kỳ yếu tố nào làm hạn chế quyền tự do kinh

doanh đều có thể là nguyên nhân tạo nên những khiếm khuyết về cạnh tranh cho thị

trường. Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh nói chung và thực hiện mua lại, sáp

nhập doanh nghiệp nói riêng phải theo quy định của pháp luật.

Ba là, tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhâp được đặt ra đối với một số

loại hình doanh nghiệp.

Tùy theo tính chất và loại hình doanh nghiệp cụ thể mà việc thành lập, hoạt

động và tổ chức lại doanh nghiệp có những quy định riêng biệt. Thông thường, các

doanh nghiệp có mức độ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội,

kinh tế, xã hội, sức khỏe của cộng đồng thì quy định về việc thành lập, hoạt động và

tổ chức lại doanh nghiệp sẽ có những điều kiện cụ thể và chặt chẽ hơn các doanh

nghiệp khác. Chính vì vậy, khi thực hiện mua lại, sáp nhập thì tiêu chuẩn, điều kiện

có thể được đặt ra với một số loại hình doanh nghiệp cụ thể. Các bên trong quan hệ

mua lại, sáp nhập phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện này mới được cơ quan

quản lý có thẩm quyền cho phép thực hiện.

Page 38: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

34

Bốn là, khi thực hiện mua lại, sáp nhâp phải tuân theo những trình tự, thủ

tục nhất định.

Trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập là một trong những nội dung quan trọng

của điều kiện khung pháp lý về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Khi thực hiện mua

lại, sáp nhập, các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập phải tuân theo những trình tự,

thủ tục nhất định và trong một số trường hợp phải được sự cho phép, thừa nhận,

kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập,

các bên phải tiến hành những thủ tục theo quy định của pháp luật cạnh tranh về

hành vi tập trung kinh tế; về đăng ký kinh doanh; thay đổi quyền sở hữu tài sản và

các thay đổi khác. Trên cơ sở thực hiện các yêu cầu về trình tự, thủ tục, cơ quan nhà

nước có thẩm quyền sẽ cho phép, thừa nhận hay kiểm soát các thương vụ mua lại,

sáp nhập theo quy định của pháp luật.

Năm là, phát sinh những hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhâp.

Khi thực hiện mua lại một phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác,

hệ quả pháp lý của hoạt động mua lại là khác nhau; doanh nghiệp bị mua lại có thể

trở thành hay không là công ty trực thuộc của doanh nghiệp mua lại. Tùy theo việc

mua lại một phần hay toàn bộ mà doanh nghiệp mua lại sẽ kế thừa một phần hay

toàn bộ quyền, lợi ích và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp bị mua lại. Doanh

nghiệp bị mua lại không trở thành công ty trực thuộc của doanh nghiệp mua lại nếu

chỉ mua lại một phần hoặc có thể nhập thành doanh nghiệp con hay vẫn để doanh

nghiệp đó tồn tại độc lập khi mua lại toàn bộ. Hệ quả pháp lý khi sáp nhập doanh

nghiệp là việc chấm dứt pháp nhân đối với doanh nghiệp bị sáp nhập. Về mặt pháp

lý, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận, kế thừa toàn bộ quyền, lợi ích hợp

pháp và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Bên cạnh một số đặc điểm chung về mua lại và sáp nhập, có một số điểm

chính để phân biệt mua lại và sáp nhập như sau:

Thứ nhất, đối với giao dịch sáp nhập, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị sáp

nhập sẽ được chuyển cho doanh nghiệp nhận sáp nhập, trong khi đối với mua lại,

không nhất thiết toàn bộ mà có thể chỉ là một phần tài sản của doanh nghiệp bị mua

lại phải gộp chung với tài sản của doanh nghiệp mua lại.

Thứ hai, khi thực hiện sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn

tại; doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ các quyền, lợi ích hợp pháp và

nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Khi thực hiện mua lại, doanh nghiệp mua

Page 39: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

35

lại sẽ tiếp nhận các quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm các nghĩa vụ tương

ứng với một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp bị mua lại.

Thứ ba, khi thực hiện sáp nhập, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ phát hành cổ

phiếu mới để hoán đổi, trong khi thực hiện mua lại không có sự trao đổi cổ phiếu

mà cổ phiếu của doanh nghiệp mua lại vẫn được giao dịch bình thường.

Thứ tư, trong một giao dịch sáp nhập, quá trình thương lượng, đàm phán giữa

các bên thường được thực hiện. Còn trong giao dịch mua lại, quá trình thương

lượng không nhất thiết phải có. Một thương vụ được coi là sáp nhập hay mua lại

phụ thuộc vào việc thương vụ đó có được diễn ra một cách thân thiện hay thù địch.

2.1.1.3. Các phương thức mua lại, sáp nhâp doanh nghiệp

Tùy thuộc vào mục tiêu, cấu trúc sở hữu, đặc điểm quản trị, văn hóa công ty

sẽ có cách thức thực hiện mua lại, sáp nhập chủ yếu như sau:

- Phương thức thương lượng: Khi các bên tham gia mua lại, sáp nhập nhận

thấy sẽ đạt được lợi ích chung thì phương thức thương lượng có thể được sử dụng,

ban lãnh đạo của các bên sẽ ngồi lại với nhau để thực hiện đàm phán.

- Phương thức thu gom cổ phiếu: Một doanh nghiệp có ý định thâu tóm một

doanh nghiệp khác sẽ thu gom dần cổ phiếu của doanh nghiệp mục tiêu thông qua

các giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc doanh nghiệp sẽ đàm phán để mua

lại của các cổ đông chiến lược.

- Phương thức chào mua công khai cổ phiếu trên thị trường chứng khoán:

Khi một doanh nghiệp hay nhà đầu tư muốn mua lại doanh nghiệp mục tiêu thì họ

sẽ chính thức làm giá để mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Thông thường mức

giá chào mua sẽ cao hơn giá thị trường tại thời điểm đàm phán giao dịch.

- Phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn: Đây là phương thức để thâu tóm

doanh nghiệp với hình thức không tự nguyện. Sử dụng phương thức này nhằm lôi kéo

cổ đông bất mãn để tập hợp cổ đông đủ điều kiện tổ chức đại hội cổ đông theo quy

định, nắm giữ quyền kiểm soát nhằm thay thế một số vị trí chủ chốt trong ban lãnh

đạo cũ hoặc có thể trực tiếp tham gia hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp.

- Phương thức mua lại tài sản: Mua lại tài sản khi doanh nghiệp thông qua

một tổ chức độc lập hoặc dựa vào việc doanh nghiệp tự định giá theo phương thức

riêng của mình để tiến hành thẩm định giá trị tài sản cần mua. Bên mua lại có thể

mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp bán. Phần bán đi có thể là tài

sản hữu hình hoặc vô hình được tách ra khỏi doanh nghiệp bán [121, tr.14-16].

Page 40: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

36

2.1.2. Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

2.1.2.1. Khái niệm pháp luât về mua lại, sáp nhâp doanh nghiệp

Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, pháp luật là hệ thống các quy

tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp

thống trị trong xã hội, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội [23, tr.42]. Khi thực

hiện mua lại, sáp nhập, có nhiều quan hệ xã hội phát sinh cần được pháp luật điều

chỉnh. Xem xét hành vi mua lại, sáp nhập dưới mỗi góc độ khác nhau thì hoạt động

mua lại, sáp nhập sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với quan hệ xã hội

cần điều chỉnh.

Ở Nhật Bản, pháp luật điều chỉnh về hợp nhất, sáp nhập và mua lại công ty

bao gồm những bộ luật, luật cơ bản như Bộ luật thương mại, Luật chứng khoán và

thị trường chứng khoán, Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành

mạnh, Luật về ngoại hối và ngoại thương. Còn ở Cộng hòa Liên bang Đức, hoạt

động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Bộ luật thương mại,

Luật sáp nhập và mua bán cổ phần chi phối trên thị trường chứng khoán, Luật

chống hạn chế cạnh tranh, Luật công ty cổ phần... Là một quốc gia thành viên của

Liên minh châu Âu, pháp luật của Đức còn phải đảm bảo sự hài hòa với các quy

định của Liên minh châu Âu về mua bán doanh nghiệp [1, tr.49]. Pháp luật

Singapore điều chỉnh về mua lại, hợp nhất, sáp nhập và bởi nhiều quy định của Luật

công ty. Singapore không có luật chống độc quyền, nhưng trong một số ngành như

viễn thông, bưu chính, ngành dịch vụ công có những quy định về chống độc quyền.

Ngoài ra, khi mua lại, hợp nhất, sáp nhập còn chịu sự điều chỉnh hoặc liên quan đến

pháp luật về lao động, thuế, sở hữu trí tuệ... [59, tr. 71-74].

Ở Việt Nam, điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập được quy định tại nhiều

văn bản pháp luật. Pháp luật về dân sự, thương mại liên quan đến các quy định điều

chỉnh hợp đồng mua lại, sáp nhập; pháp luật doanh nghiệp quy định sáp nhập như là

hình thức tổ chức lại doanh nghiệp; pháp luật cạnh tranh quy định mua lại, sáp nhập

như là hình thức tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh; pháp

luật về sở hữu trí tuệ quy định đối với quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và

các quyền khác khi thực hiện mua lại, sáp nhập buộc phải tuân thủ; pháp luật về tài

chính điều tiết việc xây dựng phương án chuyển giao tài sản, tài chính, thuế; pháp

luật về lao động quy định đối với việc xây dựng phương án sử dụng lao động khi mua

lại, sáp nhập... Ngoài ra, hoạt động mua lại, sáp nhập còn phải tuân theo các thoả

Page 41: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

37

thuận, hiệp ước song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia.

Từ những lập luận và tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia nêu trên, pháp

luât về mua lại, sáp nhâp doanh nghiệp được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp

luât thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để

điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhâp

doanh nghiệp.

2.1.2.2. Nội dung pháp luât về mua lại, sáp nhâp doanh nghiệp

Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp cần đáp ứng vai trò là điều kiện

khung pháp lý để một giao dịch mua lại, sáp nhập được diễn ra trên thực tế và an

toàn. Theo đó, pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp bao gồm các nội dung

chính sau đây:

Thứ nhất, xác định nguyên tắc pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhâp. Để

đạt được những mục tiêu quản lý của nhà nước và đáp ứng quyền tự do kinh doanh

của tổ chức và cá nhân, pháp luật đề ra những nguyên tắc pháp lý cho quá trình mua

lại, sáp nhập. Các nguyên tắc chính được xác định bao gồm: nguyên tắc tự nguyện;

nguyên tắc thỏa thuận; nguyên tắc bảo vệ người lao động, khách hàng; nguyên tắc

bảo mật thông tin; nguyên tắc cung cấp thông tin.

Thứ hai, xác định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhâp. Tùy thuộc vào

những ngành nghề mà pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh. Doanh nghiệp

chỉ được phép kinh doanh khi đáp ứng những điều kiện này và phải bảo đảm duy trì

những điều kiện đó trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Từ những yêu cầu

về quản lý kinh tế, xã hội và những ngành, nghề cụ thể mà pháp luật đặt ra những

tiêu chuẩn, điều kiện khi mua lại, sáp nhập. Trên thực tế, một số ngành nghề được

quy định về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập rất ngặt nghèo như trong lĩnh

vực chứng khoán, ngân hàng.

Thứ ba, xác định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhâp. Khi mua lại, sáp nhập,

các bên phải thực hiện các trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập do pháp luật quy định.

Từ góc độ điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, doanh nghiệp và pháp luật khác có

liên quan thì phải tuân theo quy định về các thủ tục như kiểm soát tập trung kinh tế,

thông qua quyết định mua lại, sáp nhập, đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản, đăng

ký kinh doanh...

Thứ tư, xác định hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhâp. Khi các sự kiện pháp

lý xảy ra có thể để lại những hệ quả pháp lý và việc giải quyết các hệ quả đó được

Page 42: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

38

dựa theo các căn cứ pháp luật. Hệ quả pháp lý có thể phát sinh hoặc không làm phát

sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xảy ra sự kiện

pháp lý. Khi thực hiện giao dịch mua lại, sáp nhập, pháp luật xác định tư cách pháp

lý của doanh nghiệp sau khi mua lại, sáp nhập; xác định trách nhiệm pháp lý về tài

sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên thực hiện mua lại, sáp nhập và

các nội dung khác có liên quan.

Thứ năm, xác định giải quyết tranh chấp phát sinh khi mua lại, sáp nhâp.

Các tranh chấp phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập được hiểu là sự bất đồng,

mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan. Khi thực hiện

mua lại, sáp nhập, nhiều nội dung có thể phát sinh tranh chấp, khiếu kiện liên quan

đến việc chuyển giao tài sản, tài chính, sử dụng thương hiệu, sử dụng lao động...

Ngoài việc xác định, nhận diện những nội dung tranh chấp để đưa ra những quy

định giải quyết tranh chấp, pháp luật còn xác định cơ chế để giải quyết tranh chấp

giữa các bên.

Bên cạnh việc xác định các nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về

mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp, pháp luật cũng quy định việc định giá

doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao

động, chuyển giao quyền sở hữu... khi thực hiện mua lại, sáp nhập.

2.2. PHÁP LUẬT VỀ MUA LAI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG

THƯƠNG MAI

2.2.1. Mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

2.2.1.1. Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại được biết đến như một định chế tài chính mà đặc

trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền

gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán, ngoài ra còn có nhiều dịch vụ

khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. Trong nghiên

cứu của mình, Peter. S. Rose (2000) định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài

chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín

dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất

so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” [136, tr.7]. Theo Ngân

hàng thế giới, ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu dưới dạng không

kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi không kỳ

hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm) [50]. Luật các TCTD Việt Nam năm 2010

Page 43: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

39

quy định NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu

lợi nhuận. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một

hoặc một số các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán

qua tài khoản.

Từ những quan niệm trên, NHTM được hiểu một cách khái quát như sau:

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, được

thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng với nghiệp vụ thường xuyên là nhân tiền

gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng

nhằm mục tiêu lợi nhuân.

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với một số đặc

điểm rõ nét để nhận diện. Những đặc điểm của NHTM đó là:

Thứ nhất, hoạt động ngân hàng có những đặc thù mà các lĩnh vực sản xuất

kinh doanh thông thường không có, đó là được nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung

ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng cho

khách hàng. Không một định chế tài chính nào ngoài NHTM có thể nhận tiền gửi từ

các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Những hoạt động ngân hàng, trực tiếp

hoặc gián tiếp, đều liên quan đến tiền tệ. Điều này làm cho hoạt động ngân hàng

không giống với những hoạt động kinh doanh khác.

Thứ hai, khác với doanh nghiệp thông thường, hoạt động của NHTM được

kiểm soát nghiêm ngặt và các quốc gia đều xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ để các

chủ thể ngân hàng, các bên liên quan có cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động ngân

hàng và buộc phải thực hiện trong khung pháp lý đó, đồng thời để nhà nước có cơ

sở can thiệp đối với NHTM nhằm không xảy ra đổ vỡ, mất an toàn hệ thống. Các

doanh nghiệp thông thường có thể phá sản nhưng chỉ một ngân hàng đổ vỡ thì hậu

quả sẽ rất nặng nề, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chính trị, kinh tế,

xã hội của quốc gia mà trực tiếp là đến quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền

và các bên có liên quan. Do những hậu quả to lớn như vậy, nhiều quốc gia thậm chí

còn không cho phép NHTM được sụp đổ. Việc kiểm soát khắt khe hoạt động kinh

doanh của ngân hàng cũng như thiết lập một khung pháp lý chặt chẽ cho hoạt động

ngân hàng so với doanh nghiệp thông thường chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã

hội, trong đó có quyền lợi của người gửi tiền.

Thứ ba, hoạt động ngân hàng được yêu cầu phải liên tục, ổn định cao nhất so

Page 44: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

40

với các loại hình doanh nghiệp khác. Hàng ngày hoạt động NHTM liên quan đến rất

nhiều khách hàng, vì thế việc ngân hàng gián đoạn hoạt động kinh doanh mà không

công bố thông tin kịp thời theo quy định đều dẫn đến việc khách hàng lầm tưởng

hoạt động ngân hàng đang có vấn đề, gây tâm lý tiêu cực đối với khách hàng và có

thể mang lại những rủi ro to lớn cho ngân hàng và cả nền kinh tế. Trong mọi trường

hợp trừ nguyên nhân bất khả kháng, ngân hàng không được tự ý ngừng hoạt động

kinh doanh nếu không công bố thông tin theo quy định hoặc ngừng hoạt động kinh

doanh quá thời gian quy định.

Thứ tư, hoạt động kinh doanh của NHTM tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao hơn so

với các loại hình kinh doanh khác. Với quyền nhận tiền gửi không hạn chế về số

lượng, ngân hàng luôn trong trạng thái vừa là chủ nợ, vừa có nghĩa vụ trả nợ, do

đó sẽ phải chịu áp lực lớn từ khả năng rút tiền hàng loạt của người gửi tiền. Người

gửi tiền được pháp luật bảo vệ bằng quyền rút tiền bất cứ lúc nào miễn là trong

thời gian giao dịch, trong khi ngân hàng không được đòi nợ trước hạn mà không

có lý do chính đáng. Nếu xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt của người gửi tiền tại

một thời điểm nhất định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của

ngân hàng [36, tr.10]. Bên cạnh đó, rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn xuất

phát từ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và nhiều

nguyên nhân khác.

Thứ năm, các chủ thể hoạt động ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện

nghiêm ngặt về vốn, an toàn vốn, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, bảo mật,

chuyên môn nghiệp vụ... Chỉ khi nào NHTM thỏa mãn đầy đủ những điều kiện

nghiêm ngặt do pháp luật quy định thì mới được cơ quan quản lý ngân hàng cho

phép hoạt động trên thị trường. Khi một ngân hàng muốn mở rộng hoạt động như

sáp nhập với một ngân hàng mới, thiết lập văn phòng chi nhánh đều phải được sự

đồng ý của cơ quan quản lý ngân hàng.

Thứ sáu, sự tồn tại của NHTM phụ thuộc lớn vào sự tin tưởng của khách

hàng và khách hàng là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại, phát triển. Trong

lĩnh vực ngân hàng, do ngân hàng cần vốn lớn trong khi vốn chủ sở hữu ngân hàng

thường chỉ đáp ứng được một phần vốn để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động

ngân hàng khác. Để ngân hàng thực hiện được hoạt động kinh doanh thì việc huy

động vốn của người gửi tiền đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, vì

thế ngân hàng mới có thể sử dụng nguồn vốn huy động này để cấp tín dụng, thực

Page 45: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

41

hiện các hoạt động ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận. Khách hàng là những người

cung cấp đầu vào cho NHTM và họ cũng chính là người sử dụng sản phẩm đầu ra

của ngân hàng.

Thứ bảy, các NHTM chịu sự ảnh hưởng dây chuyền với nhau. Trong hoạt

động ngân hàng, các ngân hàng có thể huy động nguồn vốn từ người gửi tiền hoặc

vay từ Ngân hàng Trung ương (NHTW), các NHTM khác để kinh doanh hoặc đáp

ứng yêu cầu thanh khoản. Các ngân hàng cũng có thể sử dụng nguồn vốn của mình

để đầu tư tại một ngân hàng khác, sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác... Tuy nhiên

kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng đối diện với rất nhiều nguy cơ rủi ro cao.

Chính vì thế, khi một NHTM gặp khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đổ vỡ sẽ

có tác động dây chuyền đến các NHTM khác.

Thứ tám, hoạt động ngân hàng có tính hợp tác và quốc tế sâu rộng. Các

hoạt động ngân hàng không thể giới hạn trong một phạm vi hẹp mà phải đáp ứng

được yêu cầu của khách hàng và chính bản thân ngân hàng [36, tr.11]. Kinh

doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước và

quốc tế như tập quán kinh doanh, môi trường pháp luật của các nước, các thông

lệ quốc tế do hoạt động của các NHTM liên quan đến lưu chuyển tiền tệ, không

chỉ trong phạm vi một nước, mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các

hoạt động kinh tế đối ngoại…

2.2.1.2. Mua lại, sáp nhâp và các đặc trưng cơ bản về mua lại, sáp nhâp

ngân hàng thương mại

Luật sáp nhập ngân hàng và những sửa đổi bổ sung (năm 1960 và 1966) của

Mỹ, sáp nhập được định nghĩa là một giao dịch, trong đó hai hay nhiều ngân hàng

kết hợp tài sản và các khoản nợ để trở thành một tổ chức duy nhất, thường mang tên

của ngân hàng “yêu cầu sáp nhập” [136, tr.53], hoặc có thể hiểu sáp nhập ngân hàng

là hình thức một hoặc một số ngân hàng sáp nhập vào một ngân hàng khác bằng

cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang ngân hàng

nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng bị sáp nhập [107, tr.8].

Từ những quan niệm về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp và thực tế

mua lại, sáp nhập NHTM, mua lại ngân hàng thương mại được hiểu là NHTM mua

toàn bộ hoặc một phần cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của

NHTM khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị

mua lại. Sáp nhâp ngân hàng thương mại được hiểu là việc một hoặc một số NHTM

Page 46: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

42

sáp nhập vào một NHTM bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi

ích hợp pháp sang NHTM nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của NHTM

bị sáp nhập.

Hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM có những đặc trưng cơ bản, chi phối đến

pháp luật điều chỉnh về mua lại, sáp nhập NHTM. Những đặc trưng cơ bản của hoạt

động mua lại, sáp nhập NHTM được xác định như sau:

Một là, NHTM thực hiện mua lại, sáp nhập với tư cách là bên mua lại hoặc

nhận sáp nhập với NHTM khác; các doanh nghiệp khác trừ ngân hàng không được

mua lại, nhận sáp nhập với chủ thể bên kia là ngân hàng. Hoạt động ngân hàng có

nhiều đặc thù nên điều kiện thành lập, hoạt động ngân hàng rất khắt khe và đều phải

có sự cho phép của cơ quan quản lý ngân hàng mới được phép thực hiện. Vì thế các

chủ thể sở hữu doanh nghiệp thông thường có thể mở rộng sản xuất thông qua việc

mua lại, hợp nhất, sáp nhập nhưng không được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng.

Hai là, khi mua lại, sáp nhập NHTM trong tất cả các giai đoạn trước, trong

và sau khi thực hiện đều phải đáp ứng hoạt động ngân hàng liên tục, ổn định, không

ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền và quyền, nghĩa vụ của các bên có liên

quan. Hoạt động ngân hàng liên quan đến rất nhiều khách hàng, đặc biệt nhạy cảm,

có tác động lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nếu xảy ra bất ổn, đổ vỡ ngân

hàng. Với đặc thù của hoạt động NHTM không cho phép khi mua lại, sáp nhập

ngưng trệ hoạt động ngân hàng trong bất cứ tình huống nào, trừ trường hợp được

pháp luật quy định.

Ba là, trình tự, thủ tục khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM phức tạp hơn so

với các loại hình doanh nghiệp khác. Các bên phải đáp ứng các yêu cầu về trình tự,

thủ tục, hồ sơ chặt chẽ trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập. Các yêu cầu này

cũng xuất phát từ việc NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh

liên quan đến tiền tệ, đến nhiều khách hàng nên phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện

các công đoạn trong quá trình mua lại, sáp nhập.

Bốn là, khi thực hiện mua lại, sáp nhập MHTM trước tiên phải bảo đảm

quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, sau đó mới tính đến quyền lợi của bên

thứ ba và quyền lợi của nhà nước. Do hoạt động NHTM liên quan trực tiếp đến tiền

tệ, tình hình trật tự, an toàn xã hội, đến người gửi tiền là các tổ chức, cá nhân cũng

như niềm tin nhà đầu tư, của người dân đối với nhà nước, vì vậy bảo đảm quyền, lợi

ích hợp pháp của người gửi tiền khi mua lại, sáp nhập NHTM luôn là vấn đề cần ưu

Page 47: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

43

tiên giải quyết khi thực hiện mua lại, sáp nhập.

Năm là, thời điểm chuyển giao quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các

bên khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM có ý nghĩa quan trọng. Thời điểm này là

ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực trong văn bản chấp thuận mua lại, sáp nhập của

cơ quan quản lý ngân hàng. Tại thời điểm này, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp

của các bên thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được chuyển giao, buộc các bên

phải thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý ngân hàng, đồng thời

hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM phát sinh từ thời điểm này.

2.2.1.3. Bản chất pháp lý của mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại

Đối với đề tài luận án nghiên cứu về pháp luật mua lại, sáp nhập NHTM thì

thuật ngữ “mua lại và sáp nhập” được dịch từ cụm từ M&A để chỉ một hiện tượng

khách quan mà pháp luật hướng tới điều chỉnh, đồng thời lưu ý sử dụng tách riêng

cụm từ “mua lại” và “sáp nhập” với nghĩa pháp lý để phân biệt chúng khi xem xét

các quy định liên quan của pháp luật.

Về bản chất của mua lại, sáp nhập NHTM, theo lý thuyết về tài chính thì

mua lại, sáp nhập NHTM là một giao dịch tài chính dẫn đến việc một ngân hàng

này mua lại hoặc sáp nhập với một hay một vài ngân hàng khác. Theo lý thuyết về

tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thì sáp nhập NHTM là hình thức tổ chức lại

doanh nghiệp. NHTM bị mua lại sẽ chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ cổ

phần hay tài sản cho NHTM nhận mua lại, phát sinh quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp giữa các bên và NHTM mua lại có quyền kiểm soát hoạt động của NHTM bị

mua lại. NHTM bị sáp nhập sẽ chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích

hợp pháp sang NHTM nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của NHTM bị

sáp nhập. Ngân hàng bị sáp nhập phải từ bỏ các biểu tượng cũ để lấy tên mới,

thường là tên của ngân hàng nhận sáp nhập; tài sản và các nguồn vốn của ngân hàng

bị sáp nhập sẽ nhập với tài sản và nguồn vốn của ngân hàng nhận sáp nhập.

Khi thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp đồng mua lại, sáp nhập NHTM là văn

bản pháp lý quan trọng do các bên ký kết sẽ: (i) Xác lập quyền sở hữu đối với bên

mua lại, bên nhận sáp nhập; (ii) Chấm dứt quyền sở hữu đối với bên bị mua lại, bên

bị sáp nhập; (iii) Phát sinh quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên theo

quy định của pháp luật thông qua việc chuyển toàn bộ hoặc một phần cổ phần hay

tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của bên bị mua lại sang bên nhận mua

lại; chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên bị sáp nhập

Page 48: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

44

sang cho bên nhận sáp nhập. Nói cách khác, thông qua hợp đồng mua lại, sáp nhập

NHTM là việc chuyển đổi quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần cổ phần hay tài sản

và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của bên bị mua lại sang bên nhận mua lại;

chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên bị sáp nhập

sang cho bên nhận sáp nhập, từ đó phát sinh quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp

giữa các bên theo quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển quyền sở hữu có hiệu

lực pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên

bị mua lại, bị sáp nhập sẽ được bên mua lại, nhận sáp nhập thực hiện kể từ thời

điểm chuyển quyền sở hữu là ngày mua lại, ngày sáp nhập có hiệu lực được xác

định trong văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý ngân hàng. Đối với việc chuyển

đổi quyền sở hữu giữa các bên tham gia mua lại, sáp nhập, căn cứ chính trong việc

xác lập quyền sở hữu đối với bên mua lại, bên nhận sáp nhập được xác định là hoạt

động kinh doanh hợp pháp; được chuyển giao thông qua các hợp đồng có hiệu lực,

hợp pháp hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với bên bị

mua lại, bên bị sáp nhập, căn cứ chính trong việc chấm dứt quyền sở hữu là việc

chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; chủ sở hữu từ bỏ quyền

sở hữu của mình.

Qua những phân tích trên đây, có thể nhận thấy bản chất pháp lý khi mua lại,

sáp nhập NHTM chính là việc giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua các

hoạt động đầu tư, tổ chức lại doanh nghiệp; việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa

vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên, đồng thời xác định tư cách pháp lý của các bên

sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập.

2.2.1.4. Phương thức thực hiện mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại

Các phương thức thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cũng giống như đối với

các doanh nghiệp thông thường. Có rất nhiều cách để thực hiện một giao dịch mua

lại, sáp nhập NHTM, tất cả phụ thuộc vào trọng tâm của các giao dịch, mục đích

hay ưu thế của các bên tham gia. Nhìn chung các phương thức mua lại, sáp nhập

NHTM có thể diễn ra dưới các hình thức chủ yếu là: thương lượng; chào mua, chào

bán cổ phiếu; thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; lôi kéo cổ đông bất

mãn; mua lại tài sản doanh nghiệp.

2.2.2. Khái niệm pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cũng bị điều

Page 49: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

45

chỉnh bởi các quy định chung của pháp luật về hoạt động mua lại, sáp nhập. Có

nhiều quan hệ xã hội cần pháp luật điều chỉnh khi thực hiện mua lại, sáp nhập

NHTM. Xuất phát từ việc xem xét hành vi mua lại, sáp nhập NHTM dưới mỗi góc

độ khác nhau thì hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM sẽ chịu sự điều chỉnh của

pháp luật phù hợp với các quan hệ xã hội tương ứng. Luật doanh nghiệp quy định

về mua lại, sáp nhập NHTM như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Luật đầu tư

quy định về mua lại, sáp nhập NHTM như là hình thức đầu tư trực tiếp. Luật cạnh

tranh quy định về mua lại, sáp nhập NHTM như là hình thức tập trung kinh tế… Từ

những lập luận về pháp luật mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, pháp luât về mua lại

và sáp nhâp ngân hàng thương mại được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luât

do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại.

Trên thế giới, hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực được kiểm

soát chặt chẽ nhất, không ai có thể tự ý thành lập hay đóng cửa một ngân hàng mà

không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý ngân hàng. Ở Mỹ, tài sản do các

ngân hàng Mỹ nắm giữ chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản của tất cả các tổ chức tài

chính đóng trụ sở tại đây. Với những lý do này và hơn thế nữa, ngân hàng là một

trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của xã hội. Chính bởi

những đặc điểm của NHTM và vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đã tạo

nên sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật một cách khác biệt hơn so với các

loại hình doanh nghiệp thông thường.

Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập

NHTM thường rất đa dạng và phức tạp, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa

vụ, lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Không

giống như mua lại, sáp nhập nói chung, điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động

mua lại, sáp nhập NHTM xuất phát từ NHTM có vai trò quan trọng đặc biệt đối với

nền kinh tế, hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rủi ro rất cao, có ảnh hưởng sâu rộng đến

tình hình kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

phát sinh trong quá trình mua lại, sáp nhập NHTM để đảm bảo rằng những giao

dịch mua lại, sáp nhập NHTM được diễn ra trên thực tế và an toàn; đáp ứng quyền

tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý ngân hàng, các ngân

hàng có cơ sở pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM và buộc phải thực

hiện trong khung pháp lý đó, kể cả khi có sự can thiệp của nhà nước đối với các

Page 50: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

46

ngân hàng yếu kém cũng phải mang tính khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi

ích chung của nền kinh tế. Ngoài ra pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cần thiết

để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế khi mua lại, sáp nhập dẫn đến việc hình thành

doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, nhất là trong lĩnh

vực tài chính, ngân hàng; giúp các ngân hàng không bị thâu tóm trong quá trình

kinh doanh, hội nhập; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, người

lao động và các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập...

2.2.3. Đặc điểm pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Việc tìm ra những đặc điểm của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân NHTM

sẽ giúp xác định đúng những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật trong lĩnh

vực này. Những đặc điểm chính của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM được

xác định như sau:

Một là, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy hoạt động mua lại,

sáp nhập NHTM được điều chỉnh bằng cả hệ thống luật chung và luật chuyên ngành

về ngân hàng. Khi xem xét hành vi mua lại, sáp nhập dưới mỗi góc độ khác nhau thì

hoạt động này chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với quan hệ xã hội cần điều

chỉnh. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa

pháp luật chuyên ngành với pháp luật về doanh nghiệp, cạnh tranh, đầu tư, sở hữu

trí tuệ, lao động, bảo hiểm tiền gửi... Trong hệ thống pháp luật, hoạt động mua lại,

sáp nhập được điều chỉnh bởi hai nhóm quy định chính: Quy định về thủ tục (quy

trình thủ tục, hồ sơ giấy tờ, thẩm quyền giải quyết) và quy định về nội dung (các

điều kiện, hạn chế, các nghiệp vụ trong việc tiến hành giao dịch mua lại, sáp nhập)

ở trong nhiều văn bản.

Hai là, việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng chịu sự điều chỉnh

trực tiếp của pháp luật về ngân hàng. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, ngoài

việc sử dụng khung pháp lý như các doanh nghiệp thông thường nhưng cần có

những điều chỉnh riêng đối với loại hình này. Về nguyên tắc, trong trường hợp có

quy định khác nhau giữa pháp luật về ngân hàng và pháp luật khác có liên quan về

thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể NHTM thì áp

dụng theo quy định của pháp luật ngân hàng. Trong trường hợp pháp luật ngân hàng

không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật doanh nghiệp phù hợp với

bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh.

Ba là, pháp luật chỉ cho phép NHTM được tiến hành mua lại, sáp nhập đối

Page 51: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

47

với TCTD mà không cho phép TCTD hay các doanh nghiệp mua lại, sáp nhập với

NHTM. Điều này xuất phát từ việc NHTM là loại hình doanh nghiệp duy nhất có

quyền thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng, trong khi các loại hình của TCTD khác

chỉ có thể được phép thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng. Ngoài

ra, không một tổ chức, cá nhân nào ngoài loại hình TCTD được phép tiến hành hoạt

động ngân hàng.

Bốn là, để thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cần phải tuân theo những tiêu

chuẩn, điều kiện chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác. Các tiêu chuẩn, điều

kiện mua lại, sáp nhập NHTM đặt ra đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư

nước ngoài, điều kiện NHTM trong nước bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Rào cản pháp lý đối với việc thành lập mới ngân hàng là rất cao. Cũng chính vì thế

mà các tiêu chuẩn, điều kiện đặt ra khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cũng

khắt khe hơn để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, chống thâu tóm, chống tập

trung kinh tế, không tạo ra sự độc quyền và giảm thiểu các rủi ro khi thực hiện mua

lại, sáp nhập. Khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện này thì cơ quan có thẩm

quyền mới cho phép thực hiện mua lại, sáp nhập.

Năm là, trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM phải tuân thủ nghiêm ngặt

theo quy định của pháp luật, nhất là các yêu cầu về hồ sơ mua lại, sáp nhập. So với

trình tự, thủ tục áp dụng cho doanh nghiệp thì trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập

NHTM có mức độ phức tạp cao hơn. Việc xác định, thẩm định giá trị của ngân hàng

cũng rất phức tạp nên cần tuân theo những quy trình, cách thức riêng để phù hợp

tính đặc thù của NHTM. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM quy định bắt buộc

phải có sự chấp nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý ngân hàng ở trước, trong và

sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập nhằm kiểm soát chặt chẽ các thủ tục. Chủ sở

hữu ngân hàng không được quyền quyết định việc mua lại, sáp nhập nếu không

được sự chấp thuận rõ ràng bằng văn bản từ cơ quan quản lý ngân hàng.

Sáu là, quy định về thời điểm chuyển giao tài sản và thực hiện quyền, nghĩa

vụ, lợi ích hợp pháp giữa các bên khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM có ý nghĩa

rất quan trọng. Thời điểm này không chỉ có ý nghĩa đối với các bên tham gia mua

lại, sáp nhập NHTM mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các cổ đông sáng lập, cổ

đông sở hữu cổ phần phổ thông và người gửi tiền khi họ đóng vai trò chủ sở hữu,

khách hàng của ngân hàng của cả bên mua lại, nhận sáp nhập và bên bị mua lại, bị

sáp nhập. Thời điểm này đặt ra yêu cầu pháp luật cần quy định cụ thể một số vấn đề

Page 52: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

48

như cổ đông có thể tiếp tục thực hiện quyền chủ sở hữu ngân hàng, người gửi tiền

tiếp tục thực hiện quan hệ tiền gửi trên cơ sở quy định về lãi suất, thời hạn và các

dịch vụ đang sử dụng của ngân hàng trước khi bị mua lại, nhận sáp nhập...

Bảy là, quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân có liên quan khi mua

lại, sáp nhập được pháp luật quy định phải bảo đảm được giải quyết triệt để. Khi

thực hiện mua lại, sáp nhập MHTM, pháp luật được thiết kế theo hướng trước tiên

phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, sau đó mới tính đến

quyền lợi của bên thứ ba và quyền lợi của nhà nước. Đa số các quốc gia thường xây

dựng một hệ thống các văn bản pháp luật bên cạnh pháp luật về bảo hiểm tiền gửi

nhằm mục tiêu hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền,

góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD và bảo đảm sự phát triển an toàn, lành

mạnh của hoạt động ngân hàng.

Tám là, để đảm bảo an toàn hệ thống, đối với các NHTM yếu kém, có nguy

cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, pháp luật quy định cơ quan quản

lý ngân hàng có quyền yêu cầu NHTM đó phải thực hiện tái cơ cấu, buộc sáp nhập,

hợp nhất, mua lại. Pháp luật quy định quyền này bởi khi các chủ thể tiến hành hoạt

động ngân hàng mà gặp bất ổn, trong khi không có khả năng khắc phục có thể gây

ra những phản ứng tiêu cực mang tính dây chuyền, để lại những rủi ro, hậu quả hay

tiêu cực to lớn mà nó mang lại cho xã hội và nền kinh tế. Ngoài ra việc pháp luật

ghi nhận quyền này cũng nhằm mục đích khi khi thực hiện mua lại, sáp nhập thì

hoạt động ngân hàng cần được an toàn, liên tục, ổn định, không ảnh hưởng đến

quyền lợi người gửi tiền và quyền lợi, nghĩa vụ của bên thứ ba, đảm bảo an toàn hệ

thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia.

Chín là, ngân hàng sau mua lại, sáp nhập phải tuân thủ những chuẩn mực

quốc gia và tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn nhằm nâng cao chất

lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định

bắt buộc của NHNN, các NHTM cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ

thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ

thể của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel.

2.2.4. Những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp

nhập ngân hàng thương mại

Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã xác định những nội dung

điều chỉnh chủ yếu đối với hoạt động mua lại, sáp nhập. Tuy nhiên đối với loại hình

Page 53: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

49

doanh nghiệp là NHTM, khung pháp lý về mua lại, sáp nhập NHTM có thể áp dụng

được một số quy định chung như đối với doanh nghiệp nhưng cần có điều chỉnh

riêng biệt do những đặc thù của NHTM, của hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM.

Cũng như pháp luật điều chỉnh mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung, pháp luật

về mua lại, sáp nhập NHTM cần đáp ứng vai trò là điều kiện khung pháp lý để một

giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM được diễn ra trên thực tế và an toàn, đồng thời

phải xác định những nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu trong quá trình

thực hiện mua lại, sáp nhập. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cũng liên quan

đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như pháp luật về dân sự, pháp luật về doanh

nghiệp, pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về đầu tư, pháp luật về lao động, pháp

luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về chứng khoán... do mỗi văn bản luật chi phối hay

điều chỉnh các vấn đề khác nhau liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập. Trên cơ

sở lý thuyết chung về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cùng với những đặc thù của

NHTM, của hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM, pháp luật về mua lại, sáp nhập

NHTM được xác định bao gồm các nội dung điều chỉnh chủ yếu như sau:

2.2.4.1. Xác định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhâp

Tiêu chuẩn thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM có liên quan mật thiết đến

việc xây dựng tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại. Các quốc gia cần xây dựng các tiêu

chí về một ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hướng tới thông lệ

tốt nhất như vốn điều lệ thực tối thiểu; điều kiện cần và đủ để thành lập ngân hàng;

việc phân loại nợ và chất lượng nợ; tiêu chí về năng lực hoạt động; năng lực cạnh

tranh; minh bạch thông tin; kỷ luật thị trường. Thực hiện các tiêu chí này sẽ tạo cơ

sở để các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng cạnh tranh tốt và lành

mạnh hơn [120, tr.5]. Điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM được coi là rào cản kỹ

thuật về mặt pháp lý nhằm chống thâu tóm, chống tập trung kinh tế, không tạo ra sự

độc quyền. Với tư cách là một chủ thể trung gian tài chính trong nền kinh tế, điều

kiện mua lại, sáp nhập còn nhằm giảm thiểu những rủi ro do hoạt động mua lại, sáp

nhập mang lại trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM, đảm

bảo an toàn hệ thống ngân hàng [16, tr.30]. Pháp luật xác định tiêu chuẩn, điều kiện

mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm các nội dung sau đây:

Thứ nhất, tiêu chuẩn, điều kiện về tâp trung kinh tế khi thực hiện mua lại,

sáp nhâp ngân hàng thương mại.

Các quốc gia đều có những nỗ lực để kiểm soát chống độc quyền, chống tập

Page 54: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

50

trung kinh tế thông qua việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh. Việc mua

lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng đều bị ngăn cấm nếu

vi phạm pháp luật cạnh tranh. Căn cứ vào ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế, pháp

luật cạnh tranh quy định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện; các

trường hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện nhưng được hưởng miễn trừ và kiểm

soát những trường hợp tập trung kinh tế đạt gần tới ngưỡng bị cấm thực hiện. Đối

với các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, nhà nước không cấm các doanh nghiệp

thực hiện các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhưng nhà nước sẽ kiểm

soát, xem xét việc mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đó có dẫn đến việc hạn chế cạnh

tranh trên thị trường liên quan không. Đối với các trường hợp tập trung kinh tế được

miễn trừ, cơ quan có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp nằm trong ngưỡng thị

phần hoặc doanh thu phải chịu sự kiểm soát về tập trung kinh tế được thực hiện các

dự án trên cơ sở đáp ứng một số tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội [1, tr.61].

Luật sáp nhập ngân hàng Mỹ (Bank Merger Act) năm 1960 quy định các Cơ

quan quản lý ngân hàng Liên bang phải đặt yếu tố cạnh tranh của các thương vụ sáp

nhập lên vị trí hàng đầu. Vì thế các cơ quan quản lý phải dự đoán những tác động có

thể xảy ra của một vụ sáp nhập ngân hàng [136, tr.822]. Cơ quan quản lý Liên bang

Mỹ phải áp dụng những tiêu chuẩn do Luật sáp nhập ngân hàng và Hướng dẫn sáp

nhập của Bộ Tư pháp quy định cho các yêu cầu sáp nhập. Mỗi đơn yêu cầu sáp

nhập sẽ được tính toán những tác động tiềm năng tới mức độ cạnh tranh của vụ sáp

nhập. Hướng dẫn về việc sáp nhập do Bộ Tư pháp Mỹ ban hành lấy công thức tính

chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI) làm thước đo mức độ tập trung thị trường

[136, tr.825]. Trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, Liên minh Châu Âu xem

việc duy trì và bảo vệ cạnh tranh là yêu cầu quan trọng hàng đầu, thậm chí là tiêu

chí duy nhất quyết định việc có cho phép hay không cho phép thực hiện dự án tập

trung kinh tế [42, tr.94]. Theo Luật chống hạn chế cạnh tranh của Đức, việc hợp

nhất, sáp nhập bị kiểm soát hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức vốn của công ty

[95]. Pháp luật Trung Quốc quy định nhà đầu tư nước ngoài thực hiện M&A phải

báo cáo lên Bộ Thương mại và Cơ quan nhà nước về công nghiệp và thương mại

xem xét trên cơ sở doanh số, mức độ kiểm soát thị trường theo quy định. Tại Thái

Lan, các hoạt động sáp nhập có thể dẫn đến mua lại thị phần, tổng doanh thu, vốn,

cổ phiếu hoặc tài sản vượt quá mức cho phép bị cấm do các hoạt động kinh doanh

này sau khi sáp nhập có thể dẫn tới độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh

Page 55: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

51

[59, tr.67]. Luật cạnh tranh của Việt Nam quy định hành vi tập trung kinh tế bị cấm

nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế vượt ngưỡng

cho phép trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được miễn trừ.

Qua phân tích một số nội dung trên đây cho thấy các quốc gia đều coi trọng

việc xem xét hoạt động mua lại, sáp nhập sẽ gây ra ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực

tới trạng thái cạnh tranh của thị trường. Đây là tiêu chí, điều kiện rất quan trọng để

cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định có thực hiện hay không đối với một thương

vụ mua lại, sáp nhập, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp luật có thể sử dụng

doanh số, thị phần, mức vốn là tiêu chí để xác định hành vi tập trung kinh tế và

được sử dụng khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Xem xét một thương vụ mua

lại, sáp nhập NHTM qua tiêu chuẩn quy định về tập trung kinh tế sẽ đánh giá tác

động của hành vi này với lợi ích hay tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội và nền

kinh tế. Khi đề ra một “ngưỡng” cụ thể để đánh giá hành vi này thì nó trở thành

điều kiện cho một thương vụ mua lại, sáp nhập NHTM. Tập trung kinh tế được hiểu

là hành vi của doanh nghiệp khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh

nghiệp. Các quốc gia đều xem hành vi tập trung kinh tế là một trong những điều

kiện để thực hiện mua lại, sáp nhập doanh nghiệp với các quy định cụ thể về

“ngưỡng” kiểm soát tập trung kinh tế hoặc sử dụng các công cụ khác nhau để tính

toán mức độ tập trung kinh tế. Pháp luật cạnh tranh quy định “ngưỡng” để kiểm soát

tập trung kinh tế nhằm đảm bảo không xâm phạm quyền tự do tập trung kinh tế của

các nhà đầu tư, đồng thời vẫn bảo vệ cạnh tranh trên thị trường [1, tr.61].

Thứ hai, tiêu chuẩn, điều kiện về vốn, an toàn vốn khi thực hiện mua lại, sáp

nhâp ngân hàng thương mại.

- Về vốn ngân hàng:

Một ngân hàng cần bao nhiêu vốn? Đây là một câu hỏi xuyên suốt quá trình

phát triển của ngành ngân hàng và là điểm nóng gây nhiều tranh cãi. Những tranh

luận xoay xung quanh câu hỏi: Ai là người nên đứng ra đặt “chuẩn mực” về vốn cho

ngân hàng, là thị trường hay các cơ quan quản lý ngân hàng? Thế nào được cho là

hợp lý về vốn đối với ngân hàng? [136, tr.567].

Để bắt đầu đầu hoạt động một ngân hàng, pháp luật quy định chủ ngân hàng

phải có một lượng vốn nhất định gọi là vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động,

ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau tùy vào điều

kiện cụ thể [34, tr.36]. Vốn chủ sở hữu được xem là “tấm đệm” cuối cùng để chống

Page 56: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

52

lại rủi ro phá sản của ngân hàng và giúp ngân hàng hạn chế các rủi ro đa dạng khác.

Những mức vốn tối thiểu được yêu cầu (so với tổng tài sản) là quy định bắt buộc

đối với tất cả các ngân hàng, được xuất phát từ sự lo ngại về khả năng thua lỗ của

ngân hàng và kéo theo những hệ lụy, tổn thất cho người gửi tiền, các bên liên quan

và cả xã hội. Khi tất cả các phương pháp ngăn chặn rủi ro không còn hiệu quả thì

vốn chủ sở hữu ngân hàng sẽ là biện pháp cuối cùng để bù đắp cho những tổn thất

về sự quản lý yếu kém, kinh doanh không hiệu quả, giúp ngân hàng vượt qua khó

khăn hiện tại. Chỉ khi các khoản thua lỗ của ngân hàng lớn đến mức khi đã sử dụng

các biện pháp, trong đó có cả vốn chủ sở hữu đều không khắc phục được thì buộc

phải đóng cửa.

Quy định về vốn ngân hàng đang trong giai đoạn chuyển đổi với việc đưa ra

một hệ thống tiêu chuẩn mới áp dụng đối với tất cả ngân hàng ở những nước công

nghiệp hàng đầu thế giới, quy định một mức vốn tối thiểu đối với hoạt động ngân

hàng [136, tr.569]. Nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng (sau khi trích lập dự

phòng các khoản nợ và giảm giá tài sản) là điều Chính phủ của các quốc gia quan

tâm do đây là căn cứ để yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, cho vay thêm hoặc yêu

cầu các ngân hàng có mức an toàn vốn thực tế dưới mức tối thiểu theo quy định

phải buộc mua lại, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể [120, tr.2]. Tùy theo quy định

của các quốc gia sẽ có những quy định về vốn khác nhau, trong đó quy định về vốn

pháp định khi thành lập ngân hàng.

Ở Mỹ, các cơ quan quản lý ngân hàng đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của quy

mô vốn hợp lý trước khi cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ mới hay thành lập,

mua lại văn phòng và các chi nhánh mới. Khả năng phá sản ngân hàng hoặc khả

năng chấp nhận quá nhiều rủi ro sẽ giảm nếu việc giám sát vốn được thực hiện tốt.

Năm 1992, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ và các tổ chức quản lý ngân

hàng Liên bang đã đưa ra năm mức độ về sự thích hợp của vốn đối với ngân hàng

để tạo cơ sở cho việc thực thi những “hành động điều chỉnh tức thời” nếu ngân hàng

đó rơi vào tình trạng tư bản hóa không hợp lý [136, tr.585]. Luật ngân hàng và tiền

tệ quốc gia của Mỹ quy định về giấy phép và vốn thành lập ngân hàng, theo đó để

được cấp giấy phép với điều kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật Liên

bang, đồng thời phải cam kết đủ vốn để thành lập ngân hàng [136, tr.41]. Ở Việt

Nam, Luật các TCTD quy định điều kiện cấp Giấy phép đầu tiên đối với ngân hàng

là có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định, và ngân hàng

Page 57: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

53

phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn

pháp định.

- Về tiêu chuẩn an toàn vốn:

Hiệp ước Basle về tiêu chuẩn vốn quốc tế năm 1987 chính thức thông qua

năm 1988 (gồm Mỹ và 11 nước công nghiệp hàng đầu). Hiệp ước Basel đã thông

qua tiêu chuẩn mới về vốn, áp dụng đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính trong

phạm vi quyền hạn tương ứng. Hiệp ước Basel đã được phát triển thành một khung

tiêu chuẩn toàn cầu để giải quyết yêu cầu cấp bách cho một thị trường tài chính an

toàn hơn. Hiệp ước tập trung vào định nghĩa mức vốn tối thiểu, theo đó các ngân

hàng phải duy trì một mức vốn tối thiểu không nhỏ hơn 8% của tổng tài sản có rủi

ro. Với những thay đổi sau này, Hiệp ước Basel II và III đã sửa đổi các tiêu chuẩn

về tỷ lệ an toàn vốn, đưa rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động vào để xây dựng nên

các trụ cột cơ bản để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Theo Ngân hàng

Thanh toán Quốc tế (BIS), tính đến tháng 10/2013, 14 nước thành viên hội đồng

Basel đã thông qua các quy định về vốn dựa trên chuẩn Basel III, 13 quốc gia thành

viên còn lại vẫn đang tiếp tục ban hành các quy định theo chuẩn Basel III. Liên

quan tới việc duy trì vốn bắt buộc đối với NHTM thì ngân hàng phải thường xuyên

duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ

an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở một tỷ lệ bắt buộc, thường là mức 8% trở lên (theo

chuẩn mực quốc tế Basel II). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần

trăm (%) giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.

Tại Inđônêsia, Chính phủ khuyến khích tái cấu trúc các ngân hàng bằng cách

đưa ra các tiêu chuẩn mà một ngân hàng phải đạt được như quy mô về vốn, chỉ tiêu

tài chính, thị trường, năng lực cạnh tranh. Nếu không đạt được, NHTW Inđônêsia sẽ

yêu cầu các ngân hàng tiến hành sáp nhập và mua lại [3]. Đối với Việt Nam, Hiệp

ước Basel I ra đời từ năm 1988 nhưng phải 17 năm sau Việt Nam mới bắt đầu thực

hiện theo Basel I với các quy định đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của

các TCTD. Các quy định hiện hành nhìn chung đã theo tinh thần của Basel II, tuy

nhiên mức độ vận dụng của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn chưa đầy đủ do thiếu

cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu, được tính toán trên cơ sở các chuẩn mực kế

toán Việt Nam. Trong giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đặt ra của NHNN là “tiến

hành đánh giá, xếp hạng các TCTD theo chuẩn mực quốc tế; về cơ bản áp dụng đầy

đủ 25 nguyên tắc của Basel, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về an toàn

Page 58: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

54

hoạt động ngân hàng theo Basel II trước năm 2018 và thực hiện Basel III vào năm

2020. Các chuẩn mực an toàn được áp dụng phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt

động của các định chế tài chính.” [114, tr.504].

Những phân tích trên đây cho thấy các tiêu chuẩn, điều kiện quy định về vốn,

an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng liên quan đến quy định về “chuẩn mực” vốn

đối với ngân hàng sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập, theo đó (i) Vốn là một trong

những điều kiện tiên quyết để thành lập một ngân hàng. (ii) An toàn vốn tối thiểu

được đặt ra ngày một gay gắt trong quá trình hoạt động ngân hàng, buộc các cơ

quan quản lý ngân hàng và bản thân các ngân hàng phải tiếp cận thực hiện các

chuẩn mực này. Mua lại, sáp nhập liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức

và tổ chức lại NHTM; liên quan đến vốn, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thực hiện

mua lại, sáp nhập sau khi mua lại, sáp nhập. Vì vậy “chuẩn mực” về vốn, tỷ lệ an

toàn vốn được xem là tiêu chuẩn, điều kiện quan trọng để một thương vụ mua lại,

sáp nhập ngân hàng được phép thực hiện.

Thứ ba, tiêu chuẩn, điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần khi thực hiện mua

lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại.

Khi nghiên cứu về M&A, có tác giả sử dụng thuật ngữ Takeovers được hiểu

là thâu tóm một tỷ lệ sở hữu đủ để chi phối doanh nghiệp mục tiêu và Buyouts được

hiểu là việc mua lại cổ phần để bên mua nắm được quyền kiểm soát doanh nghiệp

mục tiêu [1, tr.21]. Acquisitions và Takeovers cơ bản là giống nhau nhưng có một

điểm khác nhau khi sử dụng các từ này để diễn đạt một thương vụ mua bán, sáp

nhập doanh nghiệp cụ thể. Acquisitions thường được hiểu là có sự thương thảo

trong quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và mang tính thân thiện. Trong khi

đó, Takeovers thường diễn đạt các thương vụ mua bán doanh nghiệp với tính chất

thâu tóm doanh nghiệp mục tiêu của bên mua, với mục đích để loại bỏ đối thủ cạnh

tranh hoặc thâu tóm để nắm quyền điều hành doanh nghiệp khi ban lãnh đạo của

công ty bị thâu tóm không đồng ý [1, tr.22].

Thế giới đã diễn ra nhiều cuộc mua bán, sáp nhập, thâu tóm các định chế tài

chính, ngân hàng với quy mô, mức độ khác nhau, diễn ra trong một quốc gia hoặc

xuyên quốc gia. Trên thực tế, không phải tất cả các thương vụ mua bán, sáp nhập

ngân hàng đều đúng pháp luật. Khi việc thâu tóm ngân hàng xảy ra có thể dẫn đến

thao túng việc kinh doanh tiền tệ, lãi suất, tỉ giá, hoặc cho vay dưới chuẩn... [57].

Thâu tóm ngân hàng cũng được đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi

Page 59: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

55

mà các hạn chế, rào cản kỹ thuật dần được gỡ bỏ đối với các doanh nghiệp trong

quá trình thực hiện cam kết quốc tế. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt nên

thường có những cam kết quốc gia riêng trong quá trình đàm phán. Ví dụ khi đàm

phán gia nhập WTO, Việt Nam cam kết về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ

phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam như sau: Đối với

các NHTM quốc doanh được cổ phần hóa thì tỷ lệ cổ phần của các TCTD nước

ngoài trong các ngân hàng cổ phần hóa này có thể bị hạn chế như mức tỷ lệ cổ phần

của các ngân hàng Việt Nam trong các ngân hàng cổ phần hóa này; đối với các

NHTMCP thuộc khu vực dân doanh thì tổng số cổ phần do các cá nhân, tổ chức

nước ngoài nắm giữ tại mỗi NHTMCP của Việt Nam không được vượt quá 30%

vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi luật pháp Việt Nam có qui định khác hoặc

được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam [111].

Để hạn chế sự thâu tóm được hiểu tương tự như đề phòng một tổ chức, một

cá nhân giữ quyền chi phối ngân hàng, các quốc gia đều có quy định nghiêm ngặt

về giới hạn tỉ lệ sở hữu cổ phần trong lĩnh vực ngân hàng. Đối với các công ty niêm

yết trên thị trường chứng khoán, pháp luật Thái Lan quy định bất cứ người nào hoặc

công ty nào mua chứng khoán đến một tỷ lệ phần trăm có thể ảnh hưởng đến hoạt

động quản lý của một công ty thì phải báo giá bỏ thầu để mua lại chứng khoán của

công ty đó. Pháp luật Thái Lan quy định các nhà đầu tư nước ngoài mua hoặc

chuyển nhượng chứng khoán lên đến 5% tổng số chứng khoán của một công ty nội

địa phải thông báo cho Ủy ban chứng khoán trong ngày kinh doanh kế tiếp [59,

tr.68]. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng khống chế nhà đầu tư trong nước

sở hữu cổ phần của NHTM, khống chế nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của

TCTD Việt Nam.

Ngân hàng và các dịch vụ tài chính là các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Các quốc gia trên thế giới đều hạn chế việc mở cửa đối với loại hình kinh doanh

này và việc mở cửa phải theo những lộ trình nhất định. Việc nhà đầu tư nước

ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước liên quan đến phương

thức cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện thương mại tại quốc gia. Với các

ngành và phân ngành khác đã cam kết, mức cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài

nắm giữ khi mua cổ phần tại doanh nghiệp trong nước phải phù hợp với các hạn

chế về tỷ lệ tham gia vốn của nước ngoài được quy định trong các ngành và phân

ngành đó, bao gồm cả hạn chế dưới dạng thời gian chuyển đổi nếu có, ngoại trừ

Page 60: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

56

đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần trong các NHTMCP và với

những ngành không cam kết.

Ngoài việc quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với NHTM, điều kiện để tổ

chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến một tỷ lệ sở hữu nào đó đối với NHTM trong

nước, điều kiện đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư

chiến lược nước ngoài, điều kiện đối với NHTM trong nước bán cổ phần cho nhà

đầu tư nước ngoài cũng được pháp luật quy định chặt chẽ. Những quy định này liên

quan đến điều kiện để tổ chức nước ngoài mua cổ phần của NHTM trong nước như

phải có tổng tài sản tối thiểu theo quy định, xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tuân thủ

pháp luật quốc gia, cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với NHTM mua cổ phần... Điều

kiện đối với NHTM trong nước bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài cũng được

xác định như phải có phương án tăng vốn, bán cổ phiếu được cơ quan có thẩm

quyền thông qua, tuân thủ pháp luật trong nước...

Những vấn đề và quy định nêu trên về tỷ lệ sở hữu cổ phần ngân hàng, điều

kiện mua, bán cổ phần của nhà đầu tư trong và nước ngoài là nhằm phòng tránh

những rủi ro khác nhau cho nền kinh tế. Đây cũng là một trong những đặc điểm

của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, điều kiện mua,

bán cổ phần của nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với NHTM được xác định là

một nội dung trong những tiêu chuẩn, điều kiện đặt ra khi thực hiện khi mua lại,

sáp nhập NHTM.

Thứ tư, tiêu chuẩn, điều kiện về giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người

gửi tiền, người lao động khi thực hiện mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại.

Ngân hàng là nơi tích trữ tiết kiệm hàng đầu của công chúng, đặc biệt là tiết

kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Việc thất thoát các khoản vốn này trong trường

hợp ngân hàng phá sản hay có vấn đề sẽ thành rủi ro lớn cho nhiều cá nhân và gia

đình. Hầu hết người gửi tiền tiết kiệm không có nhiều kiến thức về tài chính và

đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng. Vì vậy bảo vệ quyền lợi của khách hàng là

rất quan trọng, nếu không ý thức được vấn đề này thì rủi ro của ngân hàng kéo theo

hệ lụy cho người gửi tiền có thể làm rối loạn trật tự an toàn xã hội [136, tr.36].

Pháp luật bảo vệ người gửi tiền không chỉ riêng có bảo hiểm tiền gửi. Nghiên

cứu trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu kéo dài suốt 4 năm vừa

qua, hệ thống ngân hàng ở Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng,

nhưng kinh nghiệm tốt nhất trong việc bảo vệ người gửi tiền thuộc về nước Mỹ.

Page 61: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

57

Nước Mỹ đã tiến hành rất thành công các thương vụ mua lại, sáp nhập đối với

những ngân hàng có vấn đề và bảo vệ hoàn toàn quyền lợi của hơn 100 triệu người

gửi tiền [43]. Các yêu cầu đối với pháp luật để bảo vệ người gửi tiền là: (1) Cần có

một quy trình xử lý chuẩn mực đối với những ngân hàng có vấn đề; (2) Có sự phối

hợp tốt giữa những thành viên trong mạng an toàn tài chính quốc gia (gồm Ủy ban

Giám sát tài chính quốc gia, NHTW, Bộ Tài chính và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi);

(3) Phân công rõ ràng cơ quan đầu mối để tiếp nhận và xử lý những ngân hàng có

vấn đề; (4) Nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi và cách thức phối hợp giữa các thành

viên mạng an toàn tài chính quốc gia trong việc mua lại, sáp nhập những ngân hàng

có vấn đề, tránh sự tranh chấp và chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm.

Khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp của bên bị mua lại, bị sáp nhập sẽ chuyển sang bên mua lại, bên nhận sáp

nhập. Về nguyên tắc khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, NHTM mua lại, nhận

sáp nhập sẽ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi

dưới mọi hình thức của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập. Như vậy, ngân hàng mua

lại, nhận sáp nhập sẽ phải có trách nhiệm thanh toán, hoàn trả đầy đủ (i) Tiền gốc;

(ii) Tiền lãi; (iii) Thanh toán đúng hạn và (iv) Các thỏa thuận khác giữa người gửi

tiền với ngân hàng bị mua lại, bị sáp nhập. Việc ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ

đối với người gửi tiền để bảo đảm quyền của người gửi tiền là một trong những tiêu

chuẩn, điều kiện bắt buộc khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng.

Quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi trong trường hợp thực

hiện mua lại, sáp nhập NHTM có thể hiểu là: (1) Quyền có việc làm với vị trí việc

làm, điều kiện làm việc như trước khi thực hiện mua lại, sáp nhập; (2) Quyền được

nhận thu nhập tương đương như trước khi thực hiện mua lại, sáp nhập; (3) Quyền

được hưởng bảo hiểm xã hội, y tế, phúc lợi xã hội và các quyền lợi khác như tại

ngân hàng trước khi thực hiện mua lại, sáp nhập. Các quyền này cần được đảm

bảo tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết giữa người lao động với người sử

dụng lao động là các ngân hàng trước khi bị mua lại, bị sáp nhập. Các ngân hàng

thực hiện mua lại, nhận sáp có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận đã ký kết giữa

ngân hàng bị mua lại, bị sáp nhập đối với người lao động, trừ trường hợp có thỏa

thuận khác.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, khi Chính phủ thực hiện mua lại, sáp

nhập bắt buộc ngân hàng yếu kém trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế những năm

Page 62: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

58

1997-1998, có những thương vụ sáp nhập ngân hàng thành công được là do tổ chức

công đoàn đứng ra xử lý những vướng mắc của người lao động thuộc các ngân hàng

tham gia sáp nhập [90]. Tại Trung Quốc, khi thực hiện mua lại, sáp nhập vấn đề bảo

vệ người lao động trong các công ty tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài phải đệ trình

bản kế hoạch nhân sự của công ty nội địa cùng với hồ sơ xin đầu tư [59, tr.63]. Pháp

luật Thái Lan quy định kế hoạch M&A phải đảm bảo được quyền lợi của người lao

động và có sự đồng ý với bản kế hoạch nhân sự do bên mua đưa ra. Đối với những

người xin thôi việc, công ty phải đền bù cho họ theo quy định của pháp luật về lao

động tùy theo thời gian làm việc cho công ty [59, tr.69].

Qua nghiên cứu về lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện của một

số quốc gia trong vấn đề này thì quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền,

người lao động được ghi nhận như là một vấn đề cần ưu tiên xử lý trong một thương

vụ mua lại, sáp nhập NHTM. Đây cũng là một trong những tiêu chí, điều kiện khi

thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, được đề cập trong quá trình đàm phán, ký kết

hợp đồng mua lại, sáp nhập và phải được cơ quan quản lý ngân hàng thông qua.

Thứ năm, tiêu chuẩn, điều kiện về phương án mua lại, sáp nhâp và sự chấp

thuân phương án mua lại, sáp nhâp của cơ quan quản lý có thẩm quyền khi thực

hiện mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại.

Như đã trình bày, khi một ngân hàng muốn mở rộng hoạt động như thực hiện

mua lại, sáp nhập với một ngân hàng khác, thiết lập văn phòng, chi nhánh theo

chiến lược phát triển của ngân hàng thì cần được sự đồng ý của cơ quan quản lý

ngân hàng. Chủ sở hữu ngân hàng không thể tự mình được quyền đóng góp hay rút

lui khỏi ngân hàng nếu phương án cụ thể của ngân hàng không được sự chấp thuận

rõ ràng bằng văn bản từ cơ quan quản lý ngân hàng, nơi đã cấp quyết định thành lập

cho ngân hàng [136, tr.36]. Phương án mua lại, sáp nhập NHTM được hiểu là văn

bản cung cấp những thông tin cơ bản, quan trọng để các bên thực hiện mua lại, sáp

nhập gửi tới cơ quan quản lý ngân hàng, trong đó có trình bày dự kiến những công

việc sẽ tiến hành khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, những nội dung dự kiến

về cách thức, trình tự tiến hành công việc trong điều kiện, hoàn cảnh được xác định.

Thông thường, pháp luật sẽ quy định những thông tin cần thiết phải có trong

phương án mua lại, sáp nhập gửi cơ quan quản lý ngân hàng để xem xét, quyết định.

Ngoài những thông tin cơ quan quản lý ngân hàng có được như tình hình tài chính

và hoạt động của các bên khi tham gia mua lại, sáp nhập, vốn điều lệ của NHTM

Page 63: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

59

tham gia mua lại, sáp nhập, còn nhiều thông tin mà phương án mua lại, sáp nhập

phải nêu rõ như xử lý quyền lợi, nghĩa vụ của NHTM tham gia mua lại, sáp nhập,

của các tổ chức và cá nhân có liên quan (nếu có) như thế nào? Lộ trình sáp nhập,

nhân sự, mạng lưới, nội dung hoạt động và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức,

hoạt động của NHTM sau khi mua lại, sáp nhập, phương án kinh doanh được dự

kiến thực hiện ra sao? Những thông tin trong phương án mua lại, sáp nhập này một

mặt thể hiện sự tuân thủ pháp luật, một mặt thể hiện ý chí, nguyện vọng của các bên

khi thực hiện mua lại, sáp nhập.

Trên cơ sở phương án mua lại, sáp nhập, cơ quan quản lý ngân hàng sẽ xem

xét, đánh giá thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng có đáp ứng các tiêu chuẩn,

điều kiện được pháp luật quy định hay không và sẽ có ý kiến trả lời chính thức bằng

văn bản việc chấp thuận hay không đối với thương vụ này. Các bên tham gia mua

lại, sáp nhập ngân hàng chỉ được phép thực hiện khi có ý kiến đồng ý chính thức

bằng văn bản từ cơ quan quản lý ngân hàng. Những nội dung trong phương án mua

lại, sáp nhập có liên quan đến thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì khi thực hiện

mua lại, sáp nhập cần phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý có

thẩm quyền đó. Những văn bản chấp thuận này là quyết định của đại hội đồng cổ

đông của các ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập thông qua phương án mua lại,

sáp nhập; văn bản của cơ quan quản lý cạnh tranh thông qua về thủ tục kiểm soát

tập trung kinh tế; văn bản của cơ quan quản lý chứng khoán thông qua về phương

án hoán đổi cổ phiếu, sử dụng mã chứng khoán; văn bản của cơ quan quản lý thuế

thông qua về quyết toán thuế; văn bản của cơ quan quản lý ngân hàng thông qua

việc chấp thuận mua lại, sáp nhập; văn bản của cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh

về việc cấp đăng ký kinh doanh...

Căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM nêu trên, tiêu

chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM trong trường hợp thực hiện tự nguyện và

bắt buộc được xác định như sau:

- Tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhâp NHTM trong trường hợp thực hiện

tự nguyện:

Các NHTM có quyền thực hiện mua lại, sáp nhập để phù hợp với mục tiêu

phát triển của doanh nghiệp, đáp ứng quyền tự do kinh doanh theo quy định của

pháp luật. Theo nguyên tắc tự nguyện, các bên thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM

sẽ cùng trao đổi, thỏa thuận các nội dung phục vụ cho mục đích mua lại, sáp nhập

Page 64: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

60

của các bên trước khi được cơ quan quản lý ngân hàng phê duyệt phương án mua

lại, sáp nhập. Tuy nhiên, ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động của

NHTM có tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, vì vậy

việc tiến hành các hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng cần được đặt trong một

khuôn khổ pháp lý vững chắc.

Tại Hàn Quốc, để xử lý cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng bắt đầu từ

những năm 1997, NHTW đã tiến hành rà soát và phân loại NHTM. Sau khi đánh

giá được mức vốn thực có của các NHTM, NHTW đã thực hiện các bước đi mạnh

mẽ, đồng thời khuyến khích các ngân hàng thực hiện mua lại, sáp nhập tự nguyện

để giúp các ngân hàng có vấn đề tự giải quyết, nhưng cũng khuyến khích để các

NHTM đang hoạt động bình thường thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp nhất với

nhau trở thành các ngân hàng lớn, có khả năng cạnh tranh hiệu quả với các ngân

hàng nước ngoài. Tháng 11/2001, hai ngân hàng lớn của Hàn Quốc là Kookmin

Bank và Housing & Commercial Bank đã tự nguyện sáp nhập với nhau trở thành

ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc. Đến cuối năm 2005, quá trình tái cơ cấu đã đưa

tổng số ngân hàng ở Hàn Quốc từ 33 ngân hàng vào năm 1997 xuống còn 19 ngân

hàng [120, tr.17].

Tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức tự nguyện

được xác định là:

(i) Không vi phạm pháp luật cạnh tranh về hành vi tập trung kinh tế sau khi

thực hiện mua lại, sáp nhập;

(ii) Đáp ứng yêu cầu về vốn, tỷ lệ an toàn vốn sau khi thực hiện mua lại,

sáp nhập;

(iii) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi thực hiện mua lại,

sáp nhập;

(iv) Đáp ứng yêu cầu về giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi

tiền, người lao động sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập;

(v) Có phương án mua lại, sáp nhập theo quy định và sự chấp thuận phương

án mua lại, sáp nhập của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Với những tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM như trên thì việc

một ngân hàng đang hoạt động bình thường, hay một ngân hàng được xác định chưa

đáp ứng một số chuẩn mực an toàn nhưng không nghiêm trọng đều có thể thực hiện

tự nguyện mua lại, sáp nhập theo định hướng phát triển của ngân hàng hoặc là giải

pháp thực hiện tái cơ cấu của ngân hàng.

Page 65: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

61

- Tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhâp NHTM trong trường hợp bắt buộc

thực hiện:

Thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng không chỉ mang tính tự nguyện của

các ngân hàng mà còn là biện pháp thực hiện tái cấu trúc ngân hàng, được nhiều

quốc gia tiến hành để xử lý các ngân hàng yếu kém, giúp hệ thống ngân hàng không

đổ vỡ [120, tr.4]. Các nước trên thế giới khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng đều tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật, xây dựng các phương án can

thiệp của Chính phủ và NHTW, để đảm bảo rằng chúng không vi phạm các luật lệ

đã ban hành trước đây. Điều này là rất quan trọng bởi việc Chính phủ, NHTW can

thiệp cho thấy là khách quan, minh bạch, tất cả đều vì lợi ích chung của quốc gia,

của nền kinh tế, không có một động cơ nào khác. Căn cứ vào các văn bản pháp lý

đó, Chính phủ và NHTW sẽ cần phải xây dựng một quy trình với những tiêu chí rõ

ràng ngay từ đầu về mức độ can thiệp của nhà nước cho từng trường hợp ngân hàng

có vấn đề một cách cụ thể [120, tr.5].

Theo thông lệ quốc tế và quy định pháp luật, các quốc gia thường tiến hành

can thiệp thông qua việc mua lại, sáp nhập bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém,

không đảm bảo tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả

năng thanh toán, không có khả năng tự tái cơ cấu, không tự thực hiện sáp nhập, hợp

nhất tự nguyện được, có khả năng xảy ra đổ vỡ ảnh hưởng đến an toàn cả hệ thống.

Việc thực hiện mua lại, sáp nhập bắt buộc được thực hiện trên cơ sở cơ quan quản

lý ngân hàng tiến hành phân loại ngân hàng dựa theo các chuẩn mực quốc tế.

Những ngân hàng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn bị buộc để cơ quan quản

lý ngân hàng giới thiệu những NHTM lành mạnh ở trong hoặc ngoài nước mua lại,

hoặc chỉ định NHTM do nhà nước nắm cổ phần chi phối mua lại, hoặc do chính cơ

quan quản lý ngân hàng mua lại. Những ngân hàng gặp khó khăn nhưng có thể phục

hồi sẽ được yêu cầu sáp nhập hoặc hợp nhất với nhau. Những ngân hàng được giới

thiệu hay chỉ định mua lại thường là những ngân hàng có vốn điều lệ lớn, có tình

hình tài chính lành mạnh, kinh nghiệm quản trị tốt, các tỷ lệ an toàn đảm bảo hoạt

động ngân hàng theo quy định, quan trọng hơn là những ngân hàng này có khả năng

vực dậy các ngân hàng yếu kém sau khi mua lại. Việc Chính phủ mua lại hoặc đầu

tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng yếu kém là một trong những giải pháp tạm

thời cuối cùng đối với các NHTM không có khả năng sáp nhập hoặc hợp nhất. Kinh

nghiệm quốc tế cho thấy hầu hết các nước phát triển đều phải thực hiện nghĩa vụ

này. Sau khi tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục hoạt động của các ngân hàng

Page 66: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

62

này thì Chính phủ sẽ bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư khác [3].

Để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Hàn Quốc đưa ra chương trình rà soát

theo chuẩn quốc tế, phân loại ngân hàng. Bộ khung tiêu chí được sử dụng để đánh

giá hệ thống ngân hàng là PCA (Prompt Corective Action) với những nội dung xoay

quanh hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng. Nhóm những ngân hàng yếu

kém nhất, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel (CAR 8%)

bị buộc chấm dứt hoạt động, sáp nhập với ngân hàng có tình hình tài chính tốt hơn.

Với nhóm ngân hàng thứ hai, dù hệ số CAR 8% nhưng có khả năng phục hồi, được

yêu cầu sáp nhập với nhau. Có 5 ngân hàng đã bị Chính phủ Hàn Quốc cho đóng

cửa do có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu dưới 8% (tháng 7/1998), đồng thời Chính phủ

yêu cầu các ngân hàng này phải hợp nhất và sáp nhập lại với nhau để đảm bảo đạt

được mức an toàn vốn tối thiểu [120, tr.17]. Tại Malaysia và Inđônêsia, khi xác định

được mức vốn thực có của các NHTM sau khi đã bù đắp các khoản thiệt hại về nợ

xấu và dự phòng, NHTW các nước này đã khuyến khích và sử dụng các biện pháp

tăng vốn hoặc buộc phải sáp nhập một số NHTM để đảm bảo mức vốn tối thiểu an

toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, thậm chí mở rộng hình thức sở hữu nước

ngoài trong một thời gian nhất định. Vào tháng 9/1998, Chính phủ Inđônêsia đã

buộc 4 NHTM quốc doanh phải hợp nhất lại thành một NHTM mới có tên là Bank

Mandiri. Tháng 9/1999, Chính phủ Malaysia công bố kế hoạch phân loại và sáp

nhập các NHTM và công ty tài chính thành sáu nhóm ngân hàng lớn [3].

Căn cứ vào những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp

nhập đã nêu cùng với yêu cầu xử lý ngân hàng yếu kém, không có khả năng tự phục

hồi, tái cơ cấu thì tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM trong trường hợp

bắt buộc thực hiện là:

(i) Ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định các giới hạn, các tỷ lệ bảo

đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng (ngân hàng không còn đủ vốn để thực

hiện các hoạt động ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở dưới ngưỡng an toàn

8%, ngân hàng đã được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt nhưng không có khả

năng tái cơ cấu, khắc phục được, có nguy cơ đổ vỡ, gây mất an toàn trong cả hệ

thống ngân hàng);

(ii) Không vi phạm pháp luật cạnh tranh về hành vi tập trung kinh tế sau khi

thực hiện mua lại, sáp nhập;

(iii) Đáp ứng yêu cầu về vốn ngân hàng, trong đó yêu cầu về vốn pháp định,

yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập;

Page 67: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

63

(iv) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần sau khi thực hiện mua lại,

sáp nhập;

(v) Đáp ứng yêu cầu về giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi

tiền, người lao động sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập; (vi) Có sự chấp thuận mua

lại, sáp nhập của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

2.2.4.2. Xác định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhâp

Trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM được xác định là trình tự, thủ tục

hành chính để các bên tham gia mua lại, sáp nhập phải tuân thủ theo các quy định

của pháp luật. Theo đó trình tự thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được hiểu là thứ

tự các bước tiến hành của các bên tham gia mua lại, sáp nhập và cơ quan thực hiện

thủ tục mua lại, sáp nhập trong giải quyết mua lại, sáp nhập NHTM cho tổ chức, cá

nhân. Thủ tục thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được hiểu là trình tự, cách thức

thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền

quy định để giải quyết việc mua lại, sáp nhập NHTM liên quan đến cá nhân, tổ

chức. So với những quy định về trình tự, thủ tục áp dụng đối với doanh nghiệp thì

trình tự, thủ tục áp dụng đối với NHTM có mức độ phức tạp cao hơn. Tại một số

nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, ngoài việc pháp luật quy định trực tiếp về

trình tự, thủ tục thực hiện mua lại, sáp nhập trong các văn bản pháp luật, cơ quan có

thẩm quyền còn ban hành Hướng dẫn mua lại, sáp nhập nhằm cung cấp thêm công

cụ, thông tin để các bên có cơ sở thực hiện cũng như tạo ra hành lang pháp lý thực

hiện thương vụ này.

Căn cứ vào việc mua lại, sáp nhập được thực hiện theo hình thức tự nguyện

hay bắt buộc để xác định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM. Thông thường,

trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm một số bước chính như sau:

- Trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức thực hiện

tự nguyện:

Thứ nhất, trình tự, thủ tục trong việc xây dựng văn bản trình cơ quan có thẩm

quyền quyết định của NHTM tham gia mua lại, sáp nhâp xem xét hoặc thông qua.

Tại bước này, ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp để xây dựng

những văn bản theo yêu cầu của pháp luật, thông thường bao gồm có đơn yêu cầu

mua lại, sáp nhập, đề án mua lại, sáp nhập, hợp đồng mua lại, sáp nhập và điều lệ

hoạt động của NHTM nhận sáp nhập. Ở Mỹ, mỗi đơn yêu cầu sáp nhập được xem

xét bởi: a) Các chuyên gia kinh tế và luật sư của các Cơ quan quản lý ngân hàng

Liên bang, tính toán những tác động tiềm năng tới mức độ cạnh tranh của vụ sáp

Page 68: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

64

nhập; b) Các quan chức Phòng giám sát và quản lý sẽ đánh giá những ảnh hưởng

có thể xảy ra đối với tình hình tài chính và triển vọng tương lai của các ngân hàng

có liên quan [136, tr.826]. Pháp luật Mỹ quy định các yêu cầu sáp nhập phải được

thông báo trên một tờ báo phổ thông tại địa phương với quy định cụ thể về thời

gian, tần suất thông báo. Đề nghị mua lại, sáp nhập sẽ được ban lãnh đạo của mỗi

ngân hàng thông qua và cổ đông của mỗi ngân hàng bỏ phiếu. Nếu được cổ đông

thông qua (tối thiểu là 2/3), ngân hàng sẽ phải thông báo cho cơ quan Chính phủ có

chức năng quản lý hoạt động mua lại, sáp nhập, thông báo cho cơ quan quản lý

ngân hàng giám sát những ngân hàng liên quan [136, tr.820].

Thứ hai, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luât cạnh tranh.

NHTM tham gia mua lại, sáp nhập có văn bản thông báo cho cơ quan quản

lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp mua lại, sáp

nhập bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Yếu tố “ảnh hưởng cạnh

tranh” của các thương vụ mua lại, sáp nhập thường được pháp luật đưa lên vị trí

hàng đầu. Vì thế trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh

được xem là quy định bắt buộc khi quyết định một thương vụ mua lại, sáp nhập

ngân hàng. Cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc cơ quan tư pháp nơi ngân hàng gửi

đề nghị mua lại, sáp nhập sẽ xem xét đơn đề nghị theo thẩm quyền và cho ý kiến

chính thức thương vụ đó có được tiến hành hay không. Nếu được chấp thuận, các

bên tham gia sẽ phải hoàn tất hồ sơ theo quy định của pháp luật và gửi cơ quan

quản lý ngân hàng phê chuẩn.

Thứ ba, trình tự, thủ tục chấp thuân nguyên tắc mua lại, sáp nhâp.

NHTM tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp lập hồ sơ theo quy định để

NHTM mua lại, nhận sáp nhập gửi cơ quan quản lý ngân hàng xem xét, quyết định

chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập. Trong bước chấp thuận nguyên tắc mua

lại, sáp nhập, trên cơ sở thủ tục, hồ sơ đã chuẩn bị, ý kiến chính thức của các cơ

quan có thẩm quyền liên quan đến việc chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập,

thẩm quyền quyết định sau cùng sẽ do một cơ quan được pháp luật quy định thực

hiện, đồng thời chịu trách nhiệm trong quá trình thẩm định về trình tự, thủ tục chấp

thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập NHTM.

Do chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật của từng

quốc gia khác nhau nên việc quy định thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập

ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức cũng không giống nhau. Ở Mỹ, Đạo luật sáp

nhập ngân hàng năm 1960 đòi hỏi mỗi ngân hàng khi tham gia sáp nhập phải được

Page 69: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

65

chuẩn y từ các cơ quan điều hành Liên bang trước khi sáp nhập. Với các ngân hàng

trong nước thì việc sáp nhập phải được Cục Quản lý tiền tệ thông qua; đối với các

ngân hàng được bảo hiểm, đồng thời là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang

thì phải có sự thông qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed; nếu không là thành

viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang thì cần phải có sự thông qua của Cơ quan Bảo

hiểm tiền gửi Liên bang [136, tr.822]. Ở Thái Lan, cơ quan có thẩm quyền quyết

định mua lại, sáp nhập ngân hàng được trao cho NHTW...

Ở Việt Nam, thẩm quyền quyết định mua lại, sáp nhập NHTM được pháp

luật quy định đối với cơ quan quản lý ngân hàng và trong nội bộ NHTM. Về thẩm

quyền của cơ quan quản lý ngân hàng, NHNN là cơ quan chấp thuận việc mua, bán,

chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể TCTD. NHNN có quyền yêu cầu chủ sở

hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp

nhất, mua lại đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt. Thống đốc NHNN là người có

thẩm quyền quyết định việc mua lại, sáp nhập và các hoạt động khác liên quan đến

mua lại, sáp nhập của TCTD. Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền chấp thuận

mua lại, sáp nhập nếu không vi phạm quy định về tập trung kinh tế, Ủy ban Chứng

khoán nhà nước (UBCKNN) chấp thuận mua lại, sáp nhập nếu không vi phạm quy

định đối với công ty niêm yết...

Thứ tư, trình tự, thủ tục chấp thuân chính thức mua lại, sáp nhâp.

Khi được chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, NHTM tham gia mua lại,

sáp nhập phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định của NHTM để

thông qua các nội dung thay đổi tại đề án mua lại, sáp nhập và các vấn đề có liên

quan khác nếu có, đồng thời phối hợp lập hồ sơ theo quy định để NHTM mua lại,

nhận sáp nhập gửi cơ quan quản lý ngân hàng xem xét chấp thuận. Cơ quan quản lý

ngân hàng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận việc

mua lại, sáp nhập. Nếu được chấp thuận, các ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập

phải hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động

của ngân hàng như thực hiện đăng ký kinh doanh, chuyển đổi hình thức pháp lý,

đăng ký quyền sở hữu tài sản hay các thủ tục liên quan đến chứng khoán niêm yết.

Trên thế giới, hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực được kiểm

soát chặt chẽ nhất. Để đảm bảo tính thận trọng trong quá trình xử lý, đối với tất cả

các trường hợp mua lại, sáp nhập, pháp luật Việt Nam đều áp dụng hai bước chấp

thuận là chấp thuận nguyên tắc và chấp thuận chính thức. Đối với chấp thuận

nguyên tắc, việc mua lại, sáp nhập NHTM liên quan đến nhiều cơ quan quản lý ở cả

Page 70: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

66

Trung ương và địa phương, do vậy trong bước này quy định việc mua lại, sáp nhập

phải có ý kiến của một số cơ quan ở Trung ương và địa phương. Đối với chấp thuận

chính thức, trong trường hợp phương án hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc

mua lại, sáp nhập thay đổi so với bước chấp thuận nguyên tắc mà thuộc thẩm quyền

của cơ quan có thẩm quyền nội bộ quyết định thì các NHTM một lần nữa phải tổ

chức đại hội đồng cổ đông để thông qua. Khi hoàn tất thủ tục này, ngân hàng tham

gia mua lại, sáp nhập lập và gửi bộ hồ sơ theo quy định để trình xem xét. Sau khi có

quyết định của Thống đốc NHNN, các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập phải hoàn

tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo.

Bản chất pháp lý của việc chấp thuận mua lại, sáp nhập NHTM chính là việc

kiểm soát các trình tự, thủ tục và giám sát việc mua lại, sáp nhập NHTM một cách

chặt chẽ của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Chỉ khi nào các ngân hàng tham gia

mua lại, sáp nhập hoàn tất các trình tự, thủ tục trong từng giai đoạn thì mới được

thực hiện các công việc tiếp theo. Quyết định chấp thuận mua lại, sáp nhập của cơ

quan quản lý ngân hàng chính là việc thừa nhận các bên đã hoàn tất các trình tự, thủ

tục theo quy định. Việc pháp luật xác định thủ tục chấp thuận mua lại, sáp nhập

NHTM cũng chính bởi vai trò quan trọng của NHTM đối với nền kinh tế và an toàn

của cả hệ thống ngân hàng. Một trong những chức năng quan trọng của nhà nước là

kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật do nhà nước ban hành, chính vì thế công

tác kiểm tra, giám sát đối với các quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cũng không nằm ngoài chức năng đó.

- Trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức thực hiện

bắt buộc:

Mua lại, sáp nhập được thực hiện theo hình thức tự nguyện nhưng có thể bị

bắt buộc mua lại hay sáp nhập. Đây là trường hợp mang tính chất áp đặt của cơ quan

quản lý ngân hàng khi xử lý một vụ việc cụ thể. Trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập

NHTM trong trường hợp thực hiện bắt buộc thông thường bao gồm một số bước sau:

Thứ nhất, khi xác định ngân hàng yếu kém, không có khả năng tái cơ cấu

hoặc tái cơ cấu không thành công, cơ quan quản lý ngân hàng sẽ ban hành quyết

định mua lại, sáp nhập bắt buộc để gửi cho ngân hàng bị yêu cầu mua lại, sáp nhập.

Nếu không có phản đối của cơ quan tư pháp hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền,

việc mua lại, sáp nhập sẽ được thực thi kể từ ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực ghi

trong quyết định được ban hành của cơ quan quản lý ngân hàng.

Ở Mỹ, khi một ngân hàng gặp khó khăn, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên

Page 71: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

67

bang Mỹ phải đưa ra quyết định liệu ngân hàng đó có bị phá sản hay không. Một

trong hai phương pháp mà cơ quan này có thể lựa chọn là phương pháp mua lại để

giải quyết hậu quả phá sản. Vào một ngày xác định, Cơ quan quản lý ngân hàng cấp

Bang hay Liên bang có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định đóng cửa ngân hàng.

Ngân hàng mua lại sẽ tiến hành thỏa thuận với các quan chức của Cơ quan Bảo

hiểm tiền gửi Liên bang về giá trị tài sản của ngân hàng và thoả thuận về tài sản hay

những khoản nợ được cơ quan này giữ lại, cũng như những món nợ sẽ do người

mua có trách nhiệm hoàn trả [136, tr.58,59].

Thứ hai, cơ quan quản lý ngân hàng hay ngân hàng được chỉ định mua lại sẽ

tiếp quản ngân hàng bị mua lại. Các thủ tục pháp lý sẽ được tiến hành như chuyển

giao quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp, tài sản giữa các bên thực hiện mua lại, sáp

nhập. Điều chuyển các nhân sự cấp cao sang NHTM bị mua lại, sáp nhập để điều

hành hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo NHTM bị mua lại, sáp nhập hoạt động

được an toàn, liên tục, ổn định, không ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền và

quyền lợi, nghĩa vụ của bên thứ ba. Pháp luật Mỹ quy định nếu ngân hàng bị phá

sản được tiếp quản bởi một ngân hàng lớn hơn theo phương pháp mua lại, những

người gửi tiền sẽ được tiếp tục tích lũy tiền lãi của họ mà không có sự gián đoạn

nào [136, tr.58].

Thứ ba, cơ quan quản lý ngân hàng hay ngân hàng được chỉ định mua lại sẽ

thực hiện cấp đủ vốn điều lệ đối với ngân hàng bị mua lại theo quy định của pháp

luật, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp như các nghĩa vụ nợ, khoản

vay, tiền gửi dưới mọi hình thức, thực hiện quyền chủ nợ, quyền sở hữu tài sản...

theo quy định. Tại Thái Lan, NHTW khuyến khích các NHTM hợp nhất thông qua

hình thức cung cấp vốn đối ứng cho bên mua lại các ngân hàng nhỏ và đứng ra bảo

lãnh các khoản lỗ từ danh mục nợ xấu (sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro) trong

các năm hoạt động đầu tiên. Bên cạnh đó, NHTW còn cung cấp vốn cho các NHTM

dưới dạng cổ phần thông thường và cổ phần ưu đãi; các NHTM có quyền mua lại

vốn đầu tư của NHTW Thái Lan với giá gốc cộng với chi phí vốn [32].

Thứ tư, cơ quan quản lý ngân hàng/ngân hàng được chỉ định mua lại cùng

các bên có liên quan hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, tổ

chức và hoạt động của ngân hàng bị mua lại, bị sáp nhập bắt buộc như thực hiện

đăng ký kinh doanh, chuyển đổi hình thức pháp lý, đăng ký quyền sở hữu tài sản, sở

hữu trí tuệ hay các thủ tục liên quan đến chứng khoán niêm yết...

Nhìn chung, việc quy định rõ ràng, nhất quán về trình tự, thủ tục, trách

Page 72: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

68

nhiệm, quyền hạn cụ thể của các cơ quan và các bên có liên quan khi thực hiện mua

lại, sáp nhập NHTM là cơ sở pháp lý quan trọng để việc mua lại, sáp nhập được

thực hiện theo quy trình chặt chẽ và mang lại hiệu quả về mặt pháp lý, kinh tế, xã

hội. Đồng thời, việc quy định này xác định được trách nhiệm của các cơ quan có

liên quan và cơ quan quản lý ngân hàng trong quá trình thẩm định và quyết định cho

phép hay không cho phép một thương vụ mua lại, sáp nhập NHTM được thực hiện.

Việc các bên thực hiện mua lại, sáp nhập cùng ký vào một thỏa thuận hay

hợp đồng mua lại, sáp nhập không có nghĩa là giao dịch mua lại, sáp nhập đã thành

công và có thể kết thúc. Các giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM chỉ được coi là đã

hoàn thành khi quyền và nghĩa vụ của các bên được ghi nhận đầy đủ, đồng thời thực

hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Thực hiện trình tự, thủ tục

này chính cũng là đảm bảo cho các điều kiện tiên quyết để giao dịch mua lại, sáp

nhập NHTM có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, trong quá trình mua lại, sáp nhập, còn có nhiều trình tự, thủ tục

khác cần phải thực hiện trình tự, thủ tục liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản,

chuyển quyền sở hữu tác giả nếu phải thực hiện chuyển quyền sở hữu; trình tự, thủ

tục liên quan đến cấp giấy phép thành lập và hoạt động, nộp thuế, phát hành chứng

khoán... Những trình tự, thủ tục này được ban hành rải rác tại nhiều văn bản pháp

luật khác nhau. Vì thế việc xây dựng và ban hành cẩm nang hướng dẫn về trình tự,

thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM là rất cần thiết và hữu ích cho các bên tham gia.

2.2.4.3. Xác định hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhâp

Hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập NHTM được xác định qua một số nội

dung chính như sau:

Mua lại NHTM có thể là mua toàn bộ hoặc một phần cổ phần hay tài sản và

quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành

nghề của NHTM bị mua lại. Khi thực hiện mua lại toàn bộ cổ phần hay tài sản và

quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM, hệ quả pháp lý của hoạt động mua lại

NHTM là NHTM bị mua lại trở thành chi nhánh trực thuộc của NHTM mua lại

hoặc sau khi mua lại có thể bị sáp nhập vào NHTM mua lại, hoặc NHTM bị mua lại

có thể được chuyển đổi hình thức pháp lý để trở thành công ty trực thuộc bên mua

lại. Kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày mua lại có hiệu lực, được xác

định trong văn bản chấp thuận mua lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy

định, trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên bị

mua lại sẽ do bên mua lại thực hiện. Về mặt pháp lý, pháp luật quy định NHTM

Page 73: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

69

mua lại sẽ tiếp nhận, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý của NHTM bị mua

lại, cụ thể bao gồm: (i) Quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại đối với các khoản cấp

tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho

NHTM mua lại; (ii) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của NHTM bị mua lại đối với các

khoản góp vốn, mua cổ phần được chuyển sang NHTM mua lại; (iii) Quyền sở hữu

đối với các tài sản của NHTM bị mua lại (trụ sở, bất động sản, tài sản khác…) được

chuyển sang NHTM mua lại; (iv) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới

mọi hình thức… của NHTM bị mua lại cũng được chuyển sang NHTM mua lại kể

từ ngày mua lại có hiệu lực pháp luật. Quyền của người gửi tiền tại NHTM bị mua

lại được bảo đảm; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng/thỏa thuận của

NHTM bị mua lại được chuyển giao sang NHTM mua lại kể từ ngày mua lại có

hiệu lực pháp luật [82]. Khi thực hiện mua lại một phần cổ phần hay tài sản và

quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn

bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị mua lại, hệ quả pháp lý của hoạt động mua

lại NHTM là NHTM bị mua lại không trở thành công ty trực thuộc của NHTM mua

lại NHTM đó. Về mặt pháp lý, NHTM mua lại chỉ có quyền và nghĩa vụ pháp lý đối

với số cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM khác

trong phạm vi mua lại. Khi tỷ lệ mua lại đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một

ngành nghề của NHTM bị mua lại, quyết định quản lý, điều hành của NHTM bị

mua lại thuộc về bên mua lại theo quy định của pháp luật và điều lệ NHTM.

Đối với giao dịch sáp nhập, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày

sáp nhập có hiệu lực, được xác định trong văn bản chấp thuận sáp nhập do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền,

nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên bị sáp nhập sẽ do bên nhận sáp nhập thực

hiện. Bên bị sáp nhập chấm dứt pháp nhân. Về mặt pháp lý, NHTM nhận sáp nhập

sẽ tiếp nhận, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý của NHTM bị sáp nhập,

cụ thể bao gồm: (i) Quyền chủ nợ của NHTM bị sáp nhập đối với các khoản cấp

tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho

NHTM nhận sáp nhập; (ii) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của NHTM bị sáp nhập

được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập; (iii) Quyền sở hữu đối với các tài sản

của NHTM bị sáp nhập (trụ sở, bất động sản, tài sản khác…) được chuyển sang

NHTM nhận sáp nhập; (iv) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi

hình thức… của NHTM bị sáp nhập cũng được chuyển sang NHTM nhận sáp

nhập kể từ ngày sáp nhập có hiệu lực pháp luật. Quyền của người gửi tiền tại

Page 74: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

70

NHTM bị sáp nhập được bảo đảm; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp

đồng/thỏa thuận của NHTM bị sáp nhập được chuyển giao sang NHTM nhận sáp

nhập kể từ ngày sáp nhập có hiệu lực pháp luật [82].

Một trong những hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM là

quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng,

khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM

mua lại, nhận sáp nhập. Khi đó NHTM mua lại, nhận sáp nhập là chủ sở hữu với

các tài sản này, có quyền đòi nợ và quyền định đoạt các tài sản này. Chuyển giao

quyền đòi nợ là một trong những trường hợp thông dụng của việc chuyển giao

quyền yêu cầu mà trong đó, đối tượng chuyển giao là quyền đòi nợ và việc chuyển

giao mang đầy đủ tính chất của một hợp đồng dân sự, nghĩa là bên chuyển giao

chuyển quyền đòi nợ, còn bên nhận chuyển giao phải đáp ứng cho bên chuyển giao

một số điều kiện nhất định. Trường hợp khoản nợ này có biện pháp bảo đảm thì

việc chuyển giao quyền đòi nợ bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó. Sau khi hợp đồng

chuyển giao có hiệu lực, bên nhận chuyển giao trở thành bên thế quyền, nên có

quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán khi khoản nợ đến hạn; đồng thời, có

quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo giao dịch bảo đảm đã ký kết trước đây

giữa bên chuyển giao và bên có nghĩa vụ để thu hồi nợ, mà không yêu cầu phải ký

lại giao dịch bảo đảm với bên có nghĩa vụ. Như vậy, sau khi ngày mua lại, sáp nhập

có hiệu lực pháp luật, quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các

khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán nợ khác

được chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập. Trong trường hợp có thỏa

thuận từ trước về việc không chuyển giao quyền đòi nợ thì quyền này không có cơ

sở pháp lý để chuyển giao cho bên mua lại, nhận sáp nhập. Do đó pháp luật về mua

lại, sáp nhập NHTM cần quy định rõ để việc chuyển giao quyền chủ nợ có thể thực

hiện được trên thực tế, tránh phát sinh tranh chấp.

Như đã trình bày, thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày mua lại, sáp nhập

có hiệu lực được xác định trong văn bản chấp thuận mua lại, sáp nhập đối với giao

dịch mua lại, sáp nhập do cơ quan quản lý ngân hàng có thẩm quyền quy định. Khi

đó bên mua lại, bên nhận sáp nhập sẽ nhận chuyển giao và kế thừa nguyên trạng

toàn bộ hoặc một phần tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp, các khoản nợ, nghĩa vụ,

trách nhiệm pháp lý của bên bị mua lại, bị sáp nhập, các báo cáo quản lý, tài chính

đã được kiểm toán bắt buộc và được cơ quan quản lý ngân hàng chấp thuận. Ngoài

việc nhận chuyển giao và kế thừa nguyên trạng tài sản, các bên mua lại, nhận sáp

Page 75: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

71

nhập sẽ tiếp nhận và thực thi quyền sở hữu đối với thương hiệu, hình ảnh, mã chứng

khoán và các tài sản trí tuệ khác của bên bị mua lại, bị sáp nhập kể từ ngày mua lại,

sáp nhập. Đối với các tài sản của bên bị mua lại, bị sáp nhập phải đăng ký hay thực

hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định, bên mua lại, bên nhận sáp nhập sẽ thực

hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký với tư cách là chủ sở hữu hoặc người có quyền

sử dụng (tùy từng trường hợp áp dụng) đối với các tài sản đó. Bên bị mua lại, bị sáp

nhập sẽ bằng hợp đồng ủy quyền cho bên mua lại, nhận sáp nhập thay mặt để ký các

văn bản và thực hiện tất cả các hành động cần thiết hoặc bắt buộc theo yêu cầu của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc pháp luật có liên quan nhằm thực hiện thủ

tục thay đổi đăng ký sở hữu hoặc sử dụng tài sản đó. Vào ngày mua lại, sáp nhập,

toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động của bên bị mua

lại, bị sáp nhập từ khi thành lập đến ngày mua lại, sáp nhập phải được chuyển giao

cho bên mua lại, nhận sáp nhập.

Vào ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực, cổ đông sáng lập của NHTM bị mua

lại, bị sáp nhập sẽ bị mất quyền cổ đông sáng lập, trở thành cổ đông nắm giữ cổ

phiếu phổ thông, cụ thể là: (1) Không còn quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết

trong thời gian luật định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết do đã trở thành cổ phiếu phổ thông.

(2) Không bị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong thời hạn

luật định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (3) Không còn

nghĩa vụ phải cùng các cổ đông sáng lập khác đăng ký mua và phải thanh toán đủ số

cổ phần đã đăng ký mua số cổ phần phổ thông được quyền chào bán theo quy định

kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2.2.4.4. Xác định giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhâp

Pháp luật quy định giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập bao

gồm các nội dung: xác định nội dung tranh chấp; quy định thời hiệu, thời hạn giải

quyết tranh chấp; quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp; quy định phương thức

giải quyết tranh chấp.

Cũng như hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, khi thực hiện mua lại,

sáp nhập NHTM sẽ có nhiều nội dung phát sinh tranh chấp, khiếu kiện liên quan

giữa NHTM với các thành viên của NHTM; giữa các thành viên của NHTM với

nhau; liên quan đến việc chuyển giao tài sản, tài chính, quyền sở hữu tài sản, quyền

sở hữu trí tuệ, sử dụng lao động, thực hiện hợp đồng cấp tín dụng... Các tranh chấp

giữa NHTM với các thành viên của NHTM là các tranh chấp về phần vốn góp của

Page 76: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

72

mỗi thành viên đối với NHTM; về quyền sở hữu một phần tài sản của NHTM tương

ứng với phần vốn góp vào NHTM; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ

chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào NHTM; về yêu cầu NHTM đổi các khoản

nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của NHTM, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp

đồng mà ngân hàng đã ký kết; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt

động, mua lại, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức của NHTM. Các tranh chấp

giữa các thành viên của NHTM với nhau là các tranh chấp về trị giá phần vốn góp

vào NHTM giữa các thành viên của NHTM; về việc chuyển nhượng phần vốn góp

vào NHTM giữa các thành viên của NHTM hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn

góp vào NHTM của thành viên NHTM đó cho người khác không phải là thành viên

của NHTM; về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên

NHTM; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của

NHTM; về các vấn đề khác giữa các thành viên của NHTM liên quan đến việc

thành lập, hoạt động, mua lại, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức của NHTM.

Về thời hiệu giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM:

Trong giao dịch dân sự, thời hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với các bên khi xảy ra

tranh chấp. Trong pháp luật dân sự ở một số nước, thời hiệu được hiểu là căn cứ để

xác lập hoặc xoá bỏ một quyền, bằng cách để cho một khoảng thời gian trôi qua

[26]. Thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để

yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm

phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hạn mà chủ thể được

quyền khởi kiện dài hay ngắn là do pháp luật quy định cho loại quan hệ pháp luật

đó. Do đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (theo nghĩa rộng bao gồm cả tranh chấp

dân sự, tranh chấp lao động, kinh doanh thương mại) được thực hiện theo quy định

của pháp luật. Nếu một loại quan hệ pháp luật nào đó được pháp luật quy định rõ

thời hiệu khởi kiện thì phải thực hiện theo quy định về thời hạn khởi kiện được quy

định trong các văn bản pháp luật đối với loại quan hệ đó.

Thời điểm tính thời hạn kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được

quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã, đang bị người khác xâm phạm khi thực hiện

mua lại, sáp nhập NHTM. Họ được quyền khởi kiện tại tòa án tính từ thời điểm này

trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Nếu người có quyền dân sự bị xâm

phạm thực hiện quyền khởi kiện của mình trong khoảng thời gian luật định thì tòa

án có trách nhiệm xem xét, phán xử về quan hệ tranh chấp đó. Thời hạn là khoảng

thời gian xác định bắt đầu tính từ ngày biết được quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Page 77: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

73

bị xâm phạm, do đó nếu hết thời hạn mà người có quyền, lợi ích bị xâm phạm

không khởi kiện thì về nguyên tắc sẽ mất quyền khởi kiện. Như vậy, để xác định

đúng thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp đó có được văn

bản pháp luật nào quy định về thời hiệu khởi kiện hay không. Điều quan trọng thứ

hai là phải xác định đúng ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị

xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện.

Pháp luật xác định cơ chế để giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại

nói chung và khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Cơ chế giải quyết tranh chấp

được hiểu là tổng hợp của tất cả các thành tố tham gia vào quá trình giải quyết tranh

chấp gồm: Cơ quan giải quyết tranh chấp, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp, các

quy định về quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp. Khi bàn về cơ chế giải quyết

tranh chấp mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, Nguyễn Mai Phương (2009) cho rằng,

một giao dịch M&A không có yếu tố nước ngoài thì luật điều chỉnh của giao dịch

đó là luật Việt Nam và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài,

tùy thuộc vào lựa chọn của các bên. Trong trường hợp giao dịch có yếu tố nước

ngoài, pháp luật Việt Nam cho phép các bên có thể lựa chọn luật nước ngoài là luật

điều chỉnh và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hay trọng tài Việt Nam

hoặc tòa án hay trọng tài nước ngoài [78].

Nhìn chung, mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến mua lại, sáp nhập

NHTM phải được giải quyết trước hết bằng phương thức thương lượng, hòa giải

giữa các bên. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải thì

tranh chấp có thể được giải quyết tại tòa án trong nước hoặc tại trọng tài theo các

thủ tục tố tụng của tòa án, trọng tài. Một giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM

không có yếu tố nước ngoài thì luật điều chỉnh của giao dịch đó là luật trong nước

và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài, tùy thuộc vào lựa

chọn của các bên. Tuy nhiên, pháp luật các quốc gia thường cho phép các bên

trong một giao dịch có thể lựa chọn luật nước ngoài là luật điều chỉnh của giao

dịch và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài trong nước

hoặc tòa án hay trọng tài nước ngoài nếu giao dịch có yếu tố nước ngoài. Việc lựa

chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cũng phải được xem xét trên cơ sở của pháp

luật từng quốc gia quy định.

Pháp luật Việt Nam quy định giải quyết tranh chấp thương mại thuộc thẩm

quyền giải quyết tại trọng tài hoặc toà án; thẩm quyền của toà án các cấp; thẩm

quyền của toà án theo lãnh thổ; thẩm quyền của toà án theo sự lựa chọn của

Page 78: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

74

nguyên đơn... Luật tố tụng dân sự của Việt Nam quy định, thẩm quyền riêng biệt

giải quyết tranh chấp đối với các giao dịch mà đối tượng là bất động sản là tòa án

Việt Nam. Do vậy, các bên trong giao dịch mua tài sản là bất động sản không có

cơ hội để đàm phán cơ quan giải quyết tranh chấp trong trường hợp này [78].

Những tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua lại, sáp nhập có tính đặc thù nên đòi

hỏi việc giải quyết những tranh chấp này phải đảm bảo các yêu cầu như: (i) Phù

hợp với tính chất của quan hệ tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua lại, sáp nhập

NHTM; (ii) Bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ tranh chấp;

(iii) Tạo sự ổn định tâm lý đối với người gửi tiền, tránh bất ổn xã hội, bảo đảm an

toàn hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh việc xác định các nội dung điều chỉnh chủ yếu nêu trên, pháp luật

về mua lại, sáp nhập NHTM còn điều chỉnh những nhiều nội dung khác có liên

quan như:

(i) Xác định nội dung quy định về định giá ngân hàng. Việc xác định đúng,

đủ giá trị tài sản (hữu hình và vô hình) giúp bên bán đánh giá đúng giá trị của mình

và bên mua cũng nhận thức được tài sản mà mình sẽ sở hữu cũng như giá trị của tài

sản này. Vì vậy, pháp luật xác định nguyên tắc, cơ sở định giá tài sản, nội dung định

giá, phương pháp định giá NHTM bị mua lại, sáp nhập; quy định về tổ chức, hoạt

động của tổ chức tư vấn định giá tài sản; quyền, nghĩa vụ pháp lý của chuyên gia tư

vấn trong việc định giá tài sản đối với hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM...

(ii) Xác định nội dung quy định về thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí

cấp tín dụng khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Sau khi thực hiện mua lại, sáp

nhập, nếu không có thỏa thuận nào khác giữa NHTM và khách hàng, NHTM mua

lại, nhận sáp nhập phải thực hiện lãi suất, phí cấp tín dụng như quy định trong hợp

đồng tiền gửi, hợp đồng cấp tín dụng đối với khách hàng đã được xác lập từ trước

kể từ ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực pháp lý.

(iii) Xác định những nội dung quy định về chứng khoán nếu NHTM là

doanh nghiệp niêm yết, điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của các nhân, tổ chức nếu vượt

quy định; xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế; điều chỉnh liên

quan đến các quy định của hợp đồng mua lại, sáp nhập; xác định nội dung để quy

định trong trường hợp NHTM bị mua lại, sáp nhập đang thực hiện hợp đồng cấp

tín dụng hợp vốn...

Page 79: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

75

Kết luận chương 2

1. Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, việc tổ

chức và hoạt động của ngân hàng có những đặc thù mà các doanh nghiệp thông

thường không có, đó là được nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh

toán qua tài khoản liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng cho khách hàng. Mặc

dù có bản chất là doanh nghiệp nhưng việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân

hàng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về ngân hàng.

2. Chính bởi những đặc thù của ngân hàng thương mại, của hoạt động mua

lại, sáp nhập ngân hàng thương mại và vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại

trong nền kinh tế nên pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại có

những đặc điểm riêng so với pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thông

thường. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, bên cạnh việc sử

dụng khung pháp lý như đối với doanh nghiệp thông thường, pháp luật về mua lại,

sáp nhập ngân hàng thương mại còn có những điều chỉnh riêng.

3. Pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại được xác định cần

đáp ứng vai trò là điều kiện khung pháp lý để giao dịch mua lại, sáp nhập ngân hàng

được diễn ra trên thực tế, an toàn. Ngoài việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

trong quá trình mua lại, sáp nhập, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương

mại cũng cần đáp ứng quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; để cơ

quan quản lý ngân hàng, các ngân hàng có cơ sở pháp lý khi thực hiện và buộc phải

thực hiện trong khung pháp lý đó, kể cả khi có sự can thiệp của nhà nước cũng phải

mang tính khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế,

đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia.

4. Pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cần xác định những

nội dung điều chỉnh chủ yếu trong quá trình mua lại, sáp nhập. Theo đó, pháp luật

về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bao gồm những nội dung quy định về

tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả

pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Ngoài

ra, còn có nhiều quan hệ xã hội khác phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân

hàng thương mại cần phải có pháp luật điều chỉnh.

Page 80: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

76

CHƯƠNG 3

THỰC TRANG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ MUA LAI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. THỰC TRANG PHÁP LUẬT VỀ MUA LAI, SÁP NHẬP NGÂN

HÀNG THƯƠNG MAI

3.1.1. Một số quy định chung điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập

Khung pháp lý liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập ở Việt Nam được

quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau như: Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp,

Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thuế, Luật

kế toán, Bộ Luật lao động, Luật đất đai, Luật NHNN, Luật các TCTD... Bên cạnh

hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam, hoạt động mua lại, sáp nhập phải tuân

theo các thoả thuận, hiệp ước song phương và đa phương như các cam kết của Việt

Nam gia nhập WTO, các quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ,

các Hiệp định ASEAN... Mỗi văn bản luật trên chi phối hay điều chỉnh các vấn đề

khác nhau liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập.

* Bộ luật dân sự

Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS (2005)) đặt ra cơ sở pháp lý quan trọng cho

việc tổ chức lại doanh nghiệp, bao gồm hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển

đổi doanh nghiệp. Vấn đề sáp nhập pháp nhân được quy định tại Điều 95 của Bộ

luật. Theo đó, một pháp nhân có thể sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại

theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi sáp nhập, pháp nhân bị sáp nhập

chấm dứt hoạt động, đồng thời các quyền và nghĩa vụ dân sự được chuyển giao cho

pháp nhân nhận sáp nhập. Theo quy định trên, việc sáp nhập có thể diễn ra theo thỏa

thuận của các bên tham gia sáp nhập để thực hiện chiến lược, mục tiêu kinh doanh

của các bên hoặc theo quyết định hành chính mang tính bắt buộc của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền.

BLDS (2005) đặt ra nhiều quy định để điều chỉnh liên quan đến hoạt động

mua lại, sáp nhập, đó là: Quy định quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn

trọng và được pháp luật bảo vệ (Điều 50) liên quan đến nguyên tắc tự nguyện khi

tiến hành mua lại, sáp nhập, theo đó các bên sẽ dựa trên quyền và nguyên tắc này

Page 81: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

77

thực hiện mua lại, sáp nhập; quy định về quyền sở hữu trí tuệ (Phần thứ sáu. Quyền

sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ) liên quan đến nội dung, chuyển giao, sở

hữu quyền sở hữu trí tuệ khi thực hiện mua lại, sáp nhập; quy định về chế định hợp

đồng (Mục 7. Hợp đồng dân sự) chủ yếu điều chỉnh mua lại, sáp nhập dưới khía

cạnh hợp đồng giữa các bên, theo đó hợp đồng mua lại, sáp nhập phải tuân thủ và

không trái với những nguyên tắc, quy định chung mà Bộ luật đã quy định; quy định

về hệ quả pháp lý khi sáp nhập pháp nhân (khoản 2, Điều 95 và Điều 99); quy định

về xác lập, chấm dứt quyền sở hữu (Chương XIV. Xác lập, chấm dứt quyền sở hữu)

liên quan đến việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu khi thực hiện mua lại, sáp nhập,

theo đó căn cứ vào các quy định này các bên mua lại, sáp nhập sẽ chuyển giao tài

sản, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Bộ luật dân sự (ban hành năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017)

quy định về sáp nhập pháp nhân, theo đó một pháp nhân có thể được sáp nhập vào

một pháp nhân khác. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại,

quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển giao cho pháp nhân nhận sáp

nhập (Điều 89). Việc chuyển đổi pháp nhân được quy định rằng pháp nhân có thể

được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác; sau khi chuyển đổi hình thức,

pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi

được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp

nhân được chuyển đổi (Điều 92). Bộ luật quy định về thời hiệu theo nguyên tắc: cá

nhân, pháp nhân phải yêu cầu tòa án, trọng tài giải quyết vụ, việc dân sự trong thời

hạn luật định, hết thời hạn đó mà cá nhân, pháp nhân mới có yêu cầu thì thay vì từ

chối giải quyết yêu cầu của cá nhân, pháp nhân như quy định hiện hành, tòa án hoặc

trọng tài vẫn thụ lý, giải quyết và tuyên bố chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc

được miễn trừ nghĩa vụ dân sự (Điều 149 đến Điều 157).

* Luật doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp năm 2005 và năm 2014 đều xem xét sáp nhập doanh

nghiệp như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tự thân của

doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận của Luật doanh nghiệp, việc chia, tách, hợp nhất,

sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được xem là hành vi “tổ chức lại

doanh nghiệp”. Luật doanh nghiệp (2005) quy định về việc sáp nhập doanh nghiệp

tai Khoản 1, Điều 153. Theo đó khái niệm hai công ty cùng loại được hiểu theo

nghĩa là các công ty cùng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Như

Page 82: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

78

vậy, điều kiện tiên quyết để sáp nhập có thể diễn ra là các doanh nghiệp phải cùng

một loại hình và có sự chấm dứt hoạt động của một bên tham gia. Một trong những

thay đổi quan trọng trong Luật doanh nghiệp (2014) là loại bỏ quy định sáp nhập

doanh nghiệp phải cùng loại, nghĩa là công ty khác loại có thể được sáp nhập với

nhau, trong khi đó pháp luật về TCTD quy định chỉ được sáp nhập công ty cùng

loại. Qua đây thấy rằng, đối với sáp nhập NHTM thì pháp luật có những điều chỉnh

riêng so với các loại hình doanh nghiệp thông thường. Luật doanh nghiệp năm 2005

và năm 2014 đều không đề cập đến việc mua lại doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp quy định về các quyền và nhiệm vụ của đại hội đồng cổ

đông như quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào

bán; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản của công ty. Tuy nhiên giá trị tài sản do

đại hội đồng cổ đông quyết định có sự điều chỉnh từ giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%

tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty (điểm d,

Khoản 2, Điều 96, Luật doanh nghiệp (2005)) xuống còn 35% (điểm đ, Khoản 2,

Điều 143, Luật doanh nghiệp (2014)).

Luật doanh nghiệp (2005) quy định Nghị quyết đại hội đồng cổ đông đối với

quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

sửa đổi; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị lớn thì phải

được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự

họp chấp thuận (điểm b, Khoản 3, Điều 104). Luật doanh nghiệp (2014) đã sửa đổi tỷ

lệ biểu quyết thông qua các nội dung này khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65%

tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (Khoản 1, Điều 144).

Các quy định trong Luật doanh nghiệp được sử dụng làm căn cứ pháp lý để

làm rõ khái niệm và phạm vi của các hoạt động tập trung kinh tế. Chẳng hạn để xác

định khái niệm sáp nhập doanh nghiệp, khi thực thi cơ quan quản lý cạnh tranh có

thể dẫn chiếu tới Luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp (2005) quy định về thủ tục

sáp nhập doanh nghiệp tại Khoản 2, Điều 153 và tại Khoản 2, Điều 195 đối với Luật

doanh nghiệp (2014).

Luật doanh nghiệp năm 2005 và năm 2014 đều quy định về hành vi tập trung

kinh tế khi sáp nhập, theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50%

trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan

quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có

quy định khác. Đồng thời Luật cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà công ty

Page 83: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

79

nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp

Luật cạnh tranh có quy định khác (Khoản 3, Điều 153, Luật doanh nghiệp (2005) và

Khoản 3, Điều 195 Luật doanh nghiệp (2014)).

Luật doanh nghiệp (2014) quy định việc chuyển đổi công ty cổ phần thành

công ty TNHH một thành viên theo các phương thức như: một cổ đông nhận chuyển

nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;

một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ

phần của tất cả cổ đông của công ty. Luật quy định việc chuyển nhượng hoặc nhận

góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp trong trường hợp chuyển đổi công ty cổ

phần thành công ty TNHH một thành viên phải thực hiện theo giá thị trường, giá

được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc

phương pháp khác (Khoản 2, Điều 197). Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa

toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả

nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi

(Khoản 4, Điều 197).

* Luật cạnh tranh

Luật cạnh tranh (2004) quy định về tập trung kinh tế tại các Điều từ 16 đến

24. Điều 16 của Luật cạnh tranh quy định: "Tâp trung kinh tế là hành vi của doanh

nghiệp bao gồm: (1) Sáp nhâp doanh nghiệp; (2) Hợp nhất doanh nghiệp; (3) Mua

lại doanh nghiệp; (4) Liên doanh giữa các doanh nghiệp; và (5) Các hành vi tâp

trung kinh tế khác theo quy định của pháp luât”. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập

doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, hành vi mua lại, sáp nhập được quy

định là tập trung kinh tế và chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Luật cạnh

tranh sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh tế và là tiêu chí duy

nhất để xác định cách thức xử lý (Khoản 5, 6, Điều 3).

Điều 18 của Luật cạnh tranh cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của

các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên

quan. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ, đó là khi sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại

doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật và có thể được xem xét miễn

trừ. Kiểm soát hành vi tập trung kinh tế để không dẫn đến tình trạng hình thành các

doanh nghiệp, tập đoàn đủ lớn có khả năng khống chế thị trường làm thiệt hại cho

người tiêu dùng, các doanh nghiệp khác cũng như nhà nước, Luật cạnh tranh chỉ

kiểm soát hoạt động M&A dựa trên cơ sở xem xét qui mô kiểm soát thị trường của

Page 84: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

80

doanh nghiệp sau khi thực hiện hoạt động M&A.

Đối với trường hợp thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh

nghiệp tham gia dưới 30% hoặc trường hợp doanh nghiệp hình thành sau khi thực

hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của

pháp luật thì các doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh tế mà không cần phải

thực hiện thủ tục thông báo bắt buộc cho Cục Quản lý cạnh tranh (Doanh nghiệp

nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,

được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao

động bình quân năm) (Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP). Đối với

trường hợp trong đó thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp

tham gia từ 30% đến 50% thì các doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh tế, tuy

nhiên, đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thực hiện thủ tục thông báo

cho Cục Quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế theo hồ sơ thông

báo tập trung kinh tế do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành.

Khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chỉ chiếm dưới 30% trên

thị trường liên quan thì việc tập trung kinh tế chưa có khả năng tạo ra vị trí thống

lĩnh cho doanh nghiệp hình thành sau khi tập trung. Lúc này, việc sáp nhập, hợp

nhất hay mua lại chỉ là các biện pháp cơ cấu lại kinh doanh hoặc đầu tư vốn bình

thường, không đe dọa đến trật tự cạnh tranh của thị trường. Trường hợp ngoại lệ,

nếu TCTD mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời gian dài

nhất là 01 năm sẽ không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không

thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại hoặc thực hiện

quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó (Điều 35,

Nghị định số 116/2005/NĐ-CP).

* Luật đầu tư

Luật đầu tư (2014) quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và

hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật đầu tư có một số quy

định liên quan đến hoạt động mua lại doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư nước ngoài

được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế nhưng có ngoại trừ “tỷ

lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ

chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của

pháp luât về chứng khoán” (điểm a, Khoản 3, Điều 22). Luật đầu tư khẳng định

“Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế”

Page 85: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

81

thông qua việc “mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của

công ty cổ phần” (Khoản 1, Điều 25). Luật cũng quy định các hình thức nhà đầu tư

nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế (Khoản 2, Điều 25).

* Bộ luật lao động

Bộ luật lao động (2012) quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động

khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Khi thực hiện mua lại,

sáp nhập cần phải tham chiếu với Bộ luật để thực hiện đúng pháp luật. Theo quy

định tại Bộ luật lao động, đối với quyền lợi của người lao động tại các doanh nghiệp

khi sáp nhập, doanh nghiệp nhận sáp nhập (người sử dụng lao động kế tiếp) phải

chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong

trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng

lao động theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp phải giảm bớt nhân sự,

đòi hỏi phải chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động phải chấm dứt hợp

đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và người lao động được trợ cấp

mất việc theo quy định của Bộ luật này (Điều 45).

* Luật chứng khoán

Luật chứng khoán (2006) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

chứng khoán (2010) điều chỉnh các hoạt động mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực

chứng khoán và các công ty đại chúng. Luật chứng khoán quy định về hoạt động

chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch

vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Mặc dù Luật chứng khoán không quy định cụ thể và đưa ra khái niệm mua

lại, sáp nhập như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh nhưng Luật cũng

đã có những quy định về hạn chế tập trung kinh tế trên thị trường chứng khoán như

các quy định về “cổ đông lớn”. Luật quy định các hành vi bị cấm như giao dịch nội

gián, thao túng thị trường của cá nhân, tổ chức để mua bán chứng khoán có lợi cho

mình hoặc cho người khác, hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng

khoán nhằm tạo thị trường giả, thao túng, làm giá thị trường… Luật chứng khoán

cũng có các điều khoản liên quan đến tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên

thị trường chứng khoán. Điều 29 Luật chứng khoán quy định việc báo cáo về sở

hữu của cổ đông lớn, Điều 32 quy định về chào mua công khai, theo đó các tổ

chức, cá nhân chào mua công khai số cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở

hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng phải gửi

Page 86: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

82

đăng ký chào mua đến UBCKNN.

* Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước

Luật các TCTD (2010) quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm

soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể TCTD; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi

nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức

nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Luật NHNN (2010) quy định về tổ chức

và hoạt động của NHNN Việt Nam. Luật các TCTD và Luật NHNN là các luật

chuyên ngành điều chỉnh riêng đối với hoạt động mua lại, sáp nhập TCTD nói

chung và NHTM nói riêng sẽ được nghiên cứu, phân tích cụ thể trong đề tài luận án.

Ngoài ra, còn có nhiều luật khác điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập

như Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh khía cạnh chuyển giao quyền tác giả, công

nghệ, bí mật kinh doanh giữa các bên; Luật kế toán quy định về việc hợp nhất báo

cáo tài chính; Luật kiểm toán để kiểm tra các hoạt động về tài chính của doanh

nghiệp để xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp; Luật thuế điều chỉnh thanh

quyết toán thuế khi thực hiện mua lại, sáp nhập... Các văn bản này tạo nên khung

pháp lý cho các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng

giao dịch mua lại, sáp nhập mà doanh nghiệp phải thực hiện các quy định tại văn

bản pháp luật cụ thể.

3.1.2. Quy định của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng

thương mại

3.1.2.1. Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhâp

Pháp luật hiện hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện mua lại, sáp

nhập NHTM bao gồm các nội dung sau đây:

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện về tâp trung kinh tế khi thực hiện mua lại,

sáp nhâp ngân hàng thương mại:

Từ những nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh, hoạt động mua lại, sáp

nhập NHTM sẽ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh thông qua hành vi

tập trung kinh tế. Hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM bị cấm nếu thị phần kết hợp

của các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập chiếm trên 50% trên thị trường liên

quan; được thực hiện khi thị phần kết hợp của các NHTM tham gia mua lại, sáp

nhập từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan nhưng phải thông báo cho Cục quản

lý cạnh tranh trước khi mua lại, sáp nhập; khi thị phần kết hợp của các NHTM tham

gia mua lại, sáp nhập dưới 30% trên thị trường liên quan thì được thực hiện và

Page 87: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

83

không phải thông báo cho Cục quản lý cạnh tranh trước khi mua lại, sáp nhập.

Hoạt động mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng khá đặc thù, cách xác

định các tiêu chí về thị phần, thị trường liên quan đã được quy định thành điều

khoản riêng trong Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật cạnh tranh. Áp dụng qui định của Luật cạnh tranh trong việc xác định

thị phần đối với các NHTM nếu muốn tham gia vào hoạt động mua lại, sáp nhập,

doanh thu để xác định thị phần của NHTM được tính bằng tổng các khoản thu nhập

sau đây: (1) Thu nhập tiền lãi; (2) Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ; (3) Thu nhập

từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; (4) Thu nhập từ lãi góp vốn, mua cổ phần; (5)

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác; (6) Thu nhập khác (Điều 12, Nghị định số

116/2005/NĐ-CP).

Thông tư 04/2010/TT-NHNN do NHNN ban hành quy định việc sáp nhập,

hợp nhất, mua lại TCTD đã quy định điều kiện, trình tự thủ tục thực hiện hoạt

động tập trung kinh tế đối với từng hình thức sáp nhập, hợp nhất và mua lại

TCTD (Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN quy định

việc tổ chức lại TCTD, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2016 đã thay thế một số

điều khoản của Thông tư 04/2010/TT-NHNN). Thông tư 04/2010/TT-NHNN

quy định điều kiện đầu tiên để được sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD là không

thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Luật cạnh tranh;

TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại có văn bản thông báo cho cơ quan

quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp sáp

nhập bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh. Quy định dẫn chiếu tới Luật

cạnh tranh này đã bao gồm hay loại trừ các quy định về tập trung bị cấm theo

quy định của Luật cạnh tranh.

Nhìn chung, hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng khá đặc

thù, cách xác định các tiêu chí về thị phần, thị trường liên quan đã được quy định

thành điều khoản riêng trong Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật cạnh tranh. Các quy định về mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực

ngân hàng đã được dẫn chiếu tới Luật cạnh tranh về các trường hợp tập trung kinh

tế bị cấm hoặc trường hợp được hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm.

Điều này phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, các quy định

về trình tự, thủ tục thực hiện mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng đã cụ thể

hóa và hỗ trợ quá trình kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo quy định

Page 88: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

84

của Luật cạnh tranh [13, tr.78].

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện về vốn, an toàn vốn khi thực hiện mua lại,

sáp nhâp ngân hàng thương mại:

Luật các TCTD quy định điều kiện cấp Giấy phép đầu tiên đối với ngân hàng

là có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định (điểm a, Khoản 1,

Điều 20). Luật giao Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Khoản 1, Điều 19) và ngân hàng phải duy

trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định

(Khoản 2, Điều 19). Theo đó TCTD phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc

vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định, NHNN quy định cụ thể việc xử lý

trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ của TCTD giảm thấp hơn mức vốn pháp

định (Điều 19). Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 của Chính phủ về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày

22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD quy định từ

năm 2011 yêu cầu vốn pháp định đối với NHTMCP Việt Nam là 3.000 tỷ đồng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD. Như vậy, ngân hàng mua lại sau khi

mua lại, ngân hàng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập phải có mức vốn điều lệ tối

thiểu là 3.000 tỷ đồng.

Đối với các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, Luật

các TCTD quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của NHNN trong từng thời

kỳ (điểm b, Khoản 1, Điều 130). Luật giao NHNN quy định cụ thể các tỷ lệ bảo

đảm an toàn quy định tại Khoản 1 Điều này đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài (Khoản 3, Điều 130). Trong trường hợp TCTD không đạt

hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b,

Khoản 1, Điều 130, TCTD phải báo cáo NHNN giải pháp, kế hoạch khắc phục để

bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. NHNN áp dụng các biện pháp

cần thiết theo quy định tại Điều 149 của Luật các TCTD nhằm bảo đảm để TCTD

đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Khoản 5, Điều 130). Luật cũng quy định, TCTD phải

ban hành các quy định nội bộ có nội dung quy định về tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu (điểm c, Khoản 2, Điều 93). Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của NHNN quy

định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài. Thông tư quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải

Page 89: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

85

thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được

điều chỉnh theo hệ số rủi ro.

Quy định tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM không được quy

định trực tiếp bởi Luật các TCTD mà do Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN

điều chỉnh. Thông tư quy định ngân hàng sau khi mua lại, nhận sáp nhập phải đảm

bảo mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật

hiện hành. Ngoài ra, ngân hàng sau khi mua lại, nhận sáp nhập còn phải tuân thủ

các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định. Trên thực tế việc mua lại, sáp

nhập có thể khiến ngân hàng mua lại, nhận sáp nhập tăng mức nợ xấu nhưng các tỷ

lệ đảm bảo an toàn hoạt động phải ở mức theo quy định.

Có thể thấy rằng các quy định của pháp luật hiện hành đã tiệm cận các chuẩn

mực về vốn và an toàn vốn quốc tế. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (CAR)

được yêu cầu ở mức 9%, trong khi quy định của Basel II chỉ là 8%. Vốn điều lệ của

NHTM chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM do nguồn vốn

của NHTM phần lớn là tiền gửi của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Việc

lựa chọn hệ số CAR theo chuẩn mực Basel áp dụng tại Việt Nam sẽ giảm thiểu rủi

ro khi kinh tế xuất hiện những bất ổn, các NHTM có thể gặp những khó khăn hơn

so với trong giai đoạn bình thường của nền kinh tế. Việc nâng cao mức an toàn vốn

tương tự như một “tấm đệm” giúp các NHTM chống các biến động từ môi trường

kinh doanh. Trên thực tế nhiều NHTM quy mô nhỏ nhưng kinh doanh hiệu quả. Vì

thế yêu cầu phải đáp ứng một con số tuyệt đối về vốn điều lệ có thể không còn thích

hợp khi NHTM đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định nên vẫn có khả năng tồn tại

trong nền kinh tế thị trường.

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần, về việc nhà đầu

tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam khi thực hiện mua lại,

sáp nhâp ngân hàng thương mại:

Để hạn chế sự thâu tóm được hiểu tương tự như đề phòng một cá nhân, tổ

chức giữ quyền chi phối ngân hàng, Luật các TCTD quy định về giới hạn tỉ lệ sở

hữu cổ phần: Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ

của một TCTD; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn

điều lệ của một TCTD, trừ một số trường hợp đặc biệt; cổ đông và những người

Page 90: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

86

liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một

TCTD (Điều 55).

Đối với việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam, pháp

luật quy định về điều kiện, thủ tục mua cổ phần, tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của

các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước

ngoài tại một TCTD Việt Nam; điều kiện đối với TCTD Việt Nam bán cổ phần cho

nhà đầu tư nước ngoài (Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 quy định về

việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam). Theo quy định hiện

hành, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5%

vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước

ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD tại Việt Nam trừ

trường hợp tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không

được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của

một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó

không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam. Tổng mức sở hữu

cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một

NHTM Việt Nam. Bên cạnh mức trần sở hữu là 30%, Nghị định còn quy định trong

trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm

an toàn hệ thống TCTD, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của

một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ

phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một TCTD cổ phần yếu kém được cơ cấu lại

vượt quá giới hạn quy định. Mới đây, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP quy định tỷ lệ

sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa được Chính phủ ban

hành (có hiệu lực từ tháng 9/2015) đã tháo bỏ trần sở hữu nước ngoài là 49% ở đa

số các lĩnh vực, riêng một số lĩnh vực trọng yếu như ngân hàng vẫn sẽ duy trì sở

hữu nước ngoài ở mức trần 30%.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cụ thể về hình thức, giá, thẩm quyền quyết

định phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, điều kiện mua, bán, chuyển

nhượng cổ phần. Tổ chức nước ngoài muốn mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu từ

10% vốn điều lệ của TCTD Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện như được các

tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn định hoặc tương

đương trở lên; có đủ nguồn tài chính để mua cổ phần; không ảnh hưởng đến sự an

toàn, ổn định của hệ thống TCTD Việt Nam, không tạo ra sự độc quyền hay hạn chế

Page 91: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

87

cạnh tranh; không vi phạm pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán và thị

trường chứng khoán; có tổng tài sản tối thiểu tương đương 10 tỷ đô la Mỹ đối với

nhà đầu tư nước ngoài là ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính

hoặc có mức vốn điều lệ tối thiểu tương đương 1 tỷ đô la Mỹ đối với nhà đầu tư

nước ngoài là tổ chức khác. Đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần để trở thành

nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì ngoài một số quy định trên, cần có thêm một

số điều kiện như có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ; có kinh

nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng từ 5 năm trở lên; không sở hữu

từ 10% vốn điều lệ tại bất kỳ TCTD nào khác tại Việt Nam… Đối với TCTD Việt

Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, điều kiện đặt ra là phải có phương án

cổ phần hóa, phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt nếu là

TCTD chuyển đổi hình thức pháp lý. TCTD cổ phần phải có phương án tăng vốn

điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ được đại hội đồng cổ đông thông qua... (Nghị

định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ).

Với các quy định của pháp luật hiện hành, các quy định tiêu chuẩn, điều kiện

về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần, về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD

Việt Nam khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM là khá chặt chẽ và có phần thận

trọng khi nền kinh tế phải từng bước để thích ứng trong quá trình hội nhập. Hành vi

mua cổ phần là thực hiện tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh. Trường hợp nhà

đầu tư nước ngoài, TCTD nước ngoài mua cổ phần tại của ngân hàng Việt Nam

theo đúng tỷ lệ trên nhưng hoàn toàn có thể vượt ngưỡng cấm thực hiện mua bán

theo Luật cạnh tranh thì chưa được tính đến [13, 80]. Trong quá trình tái cấu trúc hệ

thống ngân hàng, việc sử dụng ngân sách nhà nước là rất hạn chế do kinh tế còn gặp

nhiều khó khăn, trong khi quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại

NHTM trong nước còn ở mức hạn chế. Vì thế việc tận dụng nguồn vốn từ các nhà

đầu tư nước ngoài để tái cấu trúc ngân hàng là điều hết sức cần thiết, cần phải có

những điều chỉnh riêng biệt để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước

ngoài tham gia vào quá trình mua lại, sáp nhập NHTM.

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện về giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của

người gửi tiền, người lao động khi thực hiện mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại:

Về bảo vệ quyền lợi của khách hàng, Luật các TCTD của Việt Nam quy định

một trong những trách nhiệm của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là “Tạo

thuân lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và

Page 92: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

88

lãi của các khoản tiền gửi.” (Khoản 2, Điều 10). Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy

định hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các TCTD dựa trên nguyên tắc

thỏa thuận, theo đó các bên tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại thỏa thuận giải

quyết các quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên có liên quan phù hợp với các quy định

của pháp luật hiện hành.

Luật bảo hiểm tiền gửi nhấn mạnh mục đích của bảo hiểm tiền gửi là nhằm

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định

của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động

ngân hàng (Điều 3). Luật quy định bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền

gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức

tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho

người gửi tiền hoặc phá sản (Khoản 1, Điều 4). Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền

gửi là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật

các TCTD được nhận tiền gửi của cá nhân (Khoản 3, Điều 4). Điều 6 của Luật bảo

hiểm tiền gửi quy định về tham gia bảo hiểm tiền gửi, theo đó TCTD, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền

gửi, trừ Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Theo quy

định, NHTM là tổ chức buộc phải tham gia tiền gửi sẽ có quyền yêu cầu tổ chức

bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ

chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm (Điều 12,

Luật bảo hiểm tiền gửi).

Căn cứ theo Điều 24, Điều 27 của Luật bảo hiểm tiền gửi, Điều 21 của Nghị

định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Luật Bảo hiểm tiền gửi thì hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức

bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại

một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Mức chi trả tiền bảo hiểm tối đa do Chính phủ quy định theo đề nghị của NHNN

Việt Nam trong từng thời kỳ. Trong thời điểm hiện tại, các quy định về phí bảo

hiểm tiền gửi, số tiền gửi bảo hiểm được trả tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày

01/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005

sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 89/1999/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi

hành cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về khung phí bảo

hiểm tiền gửi, hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi.

Page 93: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

89

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho tất cả các khoản tiền gửi

được bảo hiểm của mỗi khách hàng tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối

đa là 50 triệu đồng (bao gồm cả gốc và lãi). Nếu khoản tiền gửi được bảo hiểm (bao

gồm cả tiền gốc và lãi) vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm thì sẽ được giải quyết

trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định

của pháp luật.

Trên thế giới, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tối đa biến thiên trong khoảng

rất rộng, từ đơn vị nghìn USD đến hàng trăm nghìn USD, hoặc toàn bộ khoản tiền

gửi. Nhìn chung là không có một chuẩn mực nào được đặt ra. Mức chi trả bảo hiểm

cao tạo ra sự cạnh tranh thu hút tiền gửi của nhà đầu tư (ở Mỹ mức này gấp 5 lần

GDP đầu người, Thái Lan là 7 lần). Với quy định mức tối đa 50 triệu đồng về chi

trả bảo hiểm tiền gửi như hiện nay không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở

Việt Nam xét trên các yếu tố như thu nhập GDP bình quân đầu người, tình trạng

lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng tiền gửi… và chưa bảo vệ được hết quyền lợi của

người gửi tiền. Trong phiên thảo luận tại tổ về Luật bảo hiểm tiền gửi sáng

3/11/2011, Đại biểu Quốc hội Phạm Huy Hùng cho rằng quy định gửi bao nhiêu

tiền cũng chỉ được bảo hiểm tối đa 50 triệu đồng là quá thấp, “Số tiền này chỉ bảo

đảm cho người gửi tiền mua gạo, rau cứu đói khi mất tiền gửi chứ không đúng

nghĩa là bảo hiểm, trong khi đó ở Đức mức bảo hiểm tối thiểu đã là 200 nghìn

Euro” [71]. Do đó hạn mức này cần được đề nghị nâng lên mức cao hơn để bảo vệ

tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, duy trì niềm tin công chúng.

Bộ luật lao động quy định, khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh

nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục

sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao

động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động

theo quy định (Khoản 1, Điều 45). Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc

quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải

lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này (Khoản

2, Điều 45). Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi

việc, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49

của Bộ luật này (Khoản 3, Điều 45). Quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại điểm b, Khoản 4, Điều 14,

Page 94: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

90

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động như sau: “Trường hợp

sau khi sáp nhâp, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động

chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp

thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc

cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động

trước khi sáp nhâp, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”.

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện về phương án mua lại, sáp nhâp và sự chấp

thuân phương án mua lại, sáp nhâp của cơ quan quản lý có thẩm quyền khi thực

hiện mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại:

Theo quy định hiện hành, khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cần phải có

đề án mua lại, sáp nhập có nội dung không được trái với hợp đồng mua lại, hợp

đồng sáp nhập, bao gồm tối thiểu các nội dung quy định tại Điều 12 và Điều 20 của

Thông tư 04/2010/TT-NHNN như: (1) Tên, địa chỉ và trang thông tin điện tử của

TCTD tham gia mua lại, sáp nhập; (2) Tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của

thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc của TCTD

tham gia mua lại, sáp nhập; (3) Lý do của việc mua lại, sáp nhập; (4) Vốn điều lệ

trước khi sáp nhập của TCTD tham gia sáp nhập và vốn điều lệ của TCTD nhận sáp

nhập sau khi sáp nhập; (5) Danh sách cổ đông nắm giữ cổ phần trọng yếu (đối với

TCTD cổ phần) hoặc chủ sở hữu (đối với các TCTD khác) của TCTD nhận sáp

nhập sau khi sáp nhập; (6) Tóm tắt tình hình tài chính và hoạt động của TCTD tham

gia mua lại, sáp nhập; (7) Quyền lợi, nghĩa vụ của TCTD tham gia mua lại, sáp

nhập và các tổ chức, cá nhân có liên quan; (8) Phương án kinh doanh dự kiến trong

03 năm tiếp theo của TCTD mua lại sau khi mua lại, TCTD nhận sáp nhập sau khi

sáp nhập; (9) Lộ trình sáp nhập; (10) Dự kiến về nhân sự, mạng lưới, nội dung hoạt

động và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của TCTD sau khi mua

lại, sáp nhập; (11) Biện pháp chuyển đổi, kết hợp hệ thống thông tin quản lý, kiểm

tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, hệ thống truyền dữ liệu để đảm bảo thông

suốt hoạt động trong và sau khi mua lại, sáp nhập; (12) Giá mua lại, thời hạn,

phương thức thanh toán; thời hạn bàn giao TCTD bị mua lại; (13) Phương thức và

thời gian chuyển đổi vốn góp/vốn cổ phần; các hình thức chuyển đổi vốn góp/vốn

cổ phần và tỷ lệ chuyển đổi tương ứng; (14) Trách nhiệm của TCTD tham gia mua

lại, sáp nhập đối với chi phí phát sinh trong quá trình mua lại, sáp nhập TCTD; (15)

Page 95: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

91

Các phương án xử lý trong trường hợp một hoặc một số TCTD tham gia mua lại

đơn phương hủy bỏ thỏa thuận mua lại, sáp nhập.

Đề án mua lại, sáp nhập là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền nội

bộ và cơ quan quản lý ngân hàng xem xét, quyết định chấp thuận việc mua lại, sáp

nhập của các bên. NHTM tham gia mua lại, sáp nhập thuộc diện phải thông báo về

tập trung kinh tế chỉ được thực hiện mua lại, sáp nhập sau khi cơ quan quản lý cạnh

tranh trả lời bằng văn bản về việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm

(Điều 24, Luật cạnh tranh). Luật các TCTD quy định tại Điều 153 về tổ chức lại

TCTD, theo đó TCTD được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp

nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản.

NHNN quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại

TCTD. Căn cứ vào các quy định trên, có ba cơ quan chính có thẩm quyền trong việc

chấp thuận nội dung trong phương án mua lại, sáp nhập khi thực hiện mua lại, sáp

nhập NHTM, đó là đại hội đồng cổ đông của các NHTM thực hiện mua lại, sáp

nhập, Cục quản lý cạnh tranh và NHNN.

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện mua lại, sáp nhâp ngân hàng

thương mại trong trường hợp thực hiện tự nguyện và bắt buộc:

Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, Luật doanh nghiệp quy

định về quyền của doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp được “tự do kinh doanh

trong những ngành, nghề mà luât không cấm” (Khoản 1, Điều 7) và được “chủ

động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh” (Khoản 2, Điều 7). Luật các

TCTD quy định “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự

chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của

mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luât vào hoạt động kinh

doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” (Điều 7). Tuy nhiên,

kinh doanh hoạt động ngân hàng không bị pháp luật cấm, nhưng là loại hình kinh

doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh hoạt động ngân hàng rất chặt chẽ.

Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định về điều kiện để được mua lại, sáp

nhập TCTD và được hiểu là trong trường hợp thực hiện tự nguyện. Theo đó, các

điều kiện để TCTD được mua lại là: (1) Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế

bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh; (2) Có đề án mua lại bao gồm tối thiểu

các nội dung quy định tại Điều 20 Thông tư này. Đề án mua lại có nội dung không

được trái với hợp đồng mua lại; (3) TCTD mua lại sau khi mua lại phải đảm bảo

Page 96: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

92

mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an

toàn hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 17). Các điều kiện để

được sáp nhập là: (1) Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy

định tại Luật cạnh tranh; (2) Có đề án sáp nhập bao gồm tối thiểu các nội dung quy

định tại Điều 12 Thông tư này. Đề án sáp nhập có nội dung không được trái với hợp

đồng sáp nhập; (3) TCTD nhận sáp nhập sau khi sáp nhập đảm bảo mức vốn điều lệ

tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 9).

Luật các TCTD quy định NHNN xem xét, đặt TCTD vào tình trạng kiểm

soát đặc biệt khi TCTD thuộc một trong các trường hợp sau đây: “a) Có nguy cơ

mất khả năng chi trả; b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả

năng thanh toán; c) Khi số lỗ lũy kế của TCTD lớn hơn 50% giá trị thực của vốn

điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

d) Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của NHNN; đ) Không duy trì

được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 130 của Luât

này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4%

trong thời hạn 06 tháng liên tục.” (Khoản 3, Điều 146). Đồng thời Luật quy định

NHNN có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ

cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với TCTD được kiểm soát đặc

biệt nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn. NHNN

nước có quyền trực tiếp hoặc chỉ định TCTD khác góp vốn, mua cổ phần của TCTD

được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt không có

khả năng thực hiện yêu cầu của NHNN quy định, hoặc khi NHNN xác định số lỗ

lũy kế của TCTD đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của

TCTD được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần

nhất và việc chấm dứt hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất

an toàn hệ thống TCTD (Khoản 2 và 3, Điều 149).

Theo quy định của Luật các TCTD, NHNN đã ban hành Thông tư số

07/2013/TT-NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD, có hiệu lực

từ ngày 27/4/2013. Thông tư quy định trong trường hợp không tăng vốn điều lệ theo

yêu cầu và trong thời hạn được NHNN xác định, NHNN có thể yêu cầu chủ sở hữu

TCTD này xây dựng, trình kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất,

mua lại với các TCTD khác. Thông tư nêu rõ, NHNN có quyền trực tiếp thực hiện

hoặc chỉ định TCTD khác thực hiện việc tham gia góp vốn, mua cổ phần của TCTD

Page 97: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

93

được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp TCTD không thể thực hiện được yêu cầu

tăng vốn điều lệ và không bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động, hoặc khi NHNN xác

định số lỗ lũy kế của TCTD đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự

trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm

toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt có thể

gây mất an toàn hệ thống TCTD.

Căn cứ vào thẩm quyền của NHNN, các quy định của pháp luật về kiểm soát

đặc biệt đối với TCTD thì có thể hiểu điều kiện để mua lại, sáp nhập trong trường

hợp bắt buộc là NHTM đã được kiểm soát đặc biệt nhưng không thể thực hiện được

yêu cầu tăng vốn điều lệ, không bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động, hoặc khi

NHNN xác định số lỗ lũy kế của NHTM vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các

quỹ dự trữ của NHTM được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được

kiểm toán gần nhất, việc chấm dứt hoạt động của NHTM được kiểm soát đặc biệt có

thể gây mất an toàn hệ thống TCTD. Đồng thời cũng phải đáp ứng điều kiện:

Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Luật cạnh tranh;

NHTM mua lại, nhận sáp nhập sau khi mua lại, sáp nhập đảm bảo mức vốn điều lệ

tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với

trường hợp mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức bắt buộc, việc chấp thuận mua

lại, sáp nhập của cơ quan quản lý có thẩm quyền là NHNN. Trên thực tế, để thực

hiện tái cơ cấu, NHNN đều gửi văn bản xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về

phương án xử lý đối với từng NHTM yếu kém.

Nhìn chung, các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện mua lại, sáp

nhập NHTM trong trường hợp thực hiện tự nguyện và bắt buộc đã được pháp luật

hiện hành quy định nhưng một số quy định chưa phân định rõ sẽ được thực hiện

trong trường hợp nào. Văn bản pháp luật chuyên biệt quy định về sáp nhập, hợp

nhất, mua lại TCTD đối với các tiêu chuẩn, điều kiện để mua lại, sáp nhập còn thiếu

một số quy định trực tiếp về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần, về điều kiện để tổ chức nước

ngoài mua cổ phần của NHTM trong nước, điều kiện đối với NHTM trong nước

bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, về giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của

người gửi tiền, người lao động khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, trong khi

một số những quy định này quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác. Còn

thiếu các quy định cụ thể đối với trường hợp để NHNN mua lại, sáp nhập bắt buộc

nên đã gây nhiều tranh cãi về cơ sở pháp lý.

Page 98: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

94

3.1.2.2. Quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhâp

Điều 153, Luật các TCTD quy định TCTD được tổ chức lại dưới hình thức

chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được NHNN

chấp thuận bằng văn bản. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc tổ chức

lại TCTD do NHNN quy định. Theo quy định của Luật các TCTD, Thông tư số

04/2010/TT-NHTN quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD tại Điều

10, Điều 18 gồm 5 nội dung chính như sau:

(1) TCTD tham gia mua lại, sáp nhập phối hợp xây dựng đề án mua lại, sáp

nhập, hợp đồng mua lại, sáp nhập, điều lệ TCTD nhận sáp nhập và phải được cơ

quan có thẩm quyền quyết định của TCTD tham gia sáp nhập thông qua.

(2) TCTD mua lại, tham gia sáp nhập có văn bản thông báo cho cơ quan

quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp mua lại,

sáp nhập bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh.

(3) Để có thể được chấp thuận nguyên tắc mua lại, sáp nhập, TCTD tham gia

mua lại, sáp nhập phối hợp lập 05 bộ hồ sơ để TCTD mua lại, nhận sáp nhập gửi

NHNN xem xét, quyết định. Hồ sơ của TCTD được gửi lấy ý kiến của: (i) NHNN

Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi TCTD tham gia mua lại, sáp nhập đặt trụ sở chính;

(ii) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCTD

tham gia mua lại, sáp nhập đặt trụ sở chính; (iii) Các Vụ, Cục thuộc NHNN có chức

năng, nhiệm vụ liên quan đến một hoặc một số nội dung trong hồ sơ đề nghị mua

lại, sáp nhập. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các đơn vị trên đây, Cơ quan thanh tra,

giám sát ngân hàng thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc xem xét chấp

thuận nguyên tắc hoặc từ chối chấp thuận nguyên tắc việc mua lại, sáp nhập TCTD.

Trường hợp từ chối chấp thuận nguyên tắc, phải nêu rõ lý do.

(4) Chấp thuận mua lại, sáp nhập: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày

Thống đốc ký văn bản chấp thuận nguyên tắc đề nghị mua lại, sáp nhập TCTD,

TCTD tham gia mua lại, sáp nhập phải: (i) Lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền

quyết định của TCTD để thông qua các nội dung thay đổi tại đề án mua lại, sáp

nhập và các vấn đề có liên quan khác (nếu có); (ii) Phối hợp lập 02 bộ hồ sơ theo

quy định gửi NHNN xem xét chấp thuận. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc chấp thuận hoặc

từ chối chấp thuận việc mua lại, sáp nhập TCTD. Trường hợp từ chối chấp thuận,

phải nêu rõ lý do.

Page 99: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

95

(5) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Thống đốc có văn bản chấp

thuận việc mua lại TCTD, quyết định chấp thuận sáp nhập có hiệu lực, TCTD mua

lại phải hoàn tất các thủ tục về sửa đổi nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động

của TCTD bị mua lại do chuyển đổi chủ sở hữu, đăng ký kinh doanh, TCTD bị sáp

nhập phải hoàn tất các thủ tục rút Giấy phép thành lập và hoạt động, TCTD nhận

sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh; đăng bố cáo theo quy

định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Để thực hiện theo các trình tự, thủ tục như trên, thẩm quyền quyết định mua

lại, sáp nhập NHTM được pháp luật quy định đối với cơ quan nhà nước có thẩm

quyền và trong nội bộ NHTM. Luật NHNN quy định thẩm quyền quyết định việc

mua lại, sáp nhập TCTD là NHNN (Khoản 9, Điều 4). Đối với thẩm quyền quyết

định tại nội bộ NHTM, theo Luật các TCTD thì đại hội đồng cổ đông là cơ quan

quyết định cao nhất của TCTD, có quyền thông qua phương án góp vốn, mua cổ

phần của doanh nghiệp, TCTD khác; quyết định đầu tư, mua, bán tài sản của

TCTD; quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp

lý, giải thể... (Khoản 2, Điều 59). Luật các TCTD quy định đại hội đồng cổ đông

thông qua các quyết định nêu trên phải được số cổ đông đại diện trên 65% tổng số

phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do

điều lệ của TCTD quy định (điểm c, Khoản 2, Điều 59). Với các quy định của pháp

luật hiện hành, có thể hiểu trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD chỉ được áp

dụng trong trường hợp thực hiện tự nguyện, không có văn bản pháp luật nào quy

định trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD thực hiện trong trường hợp bắt buộc.

3.1.2.3. Quy định về hệ quả pháp lý khi mua lại và sáp nhâp

Hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được quy định tại

nhiều văn bản tùy thuộc theo hành vi, tính chất của quan hệ mua lại, sáp nhập. Một

số hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM được ghi nhận như sau:

(1) Quy định về tổ chức hoạt động của NHTM sau mua lại, sáp nhập.

Khi thực hiện mua lại, sáp nhập thì một trong những hệ quả pháp lý là xác

định tư cách pháp lý của các bên tham gia sau khi mua lại, sáp nhập. Thông tư

04/2010/TT-NHNN đề cập đến hệ quả pháp lý về mua lại, sáp nhập TCTD, theo đó,

khi sáp nhập TCTD bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích

hợp pháp từ TCTD bị sáp nhập sang TCTD nhận sáp nhập, TCTD bị sáp nhập chấm

dứt sự tồn tại. Sau khi mua lại TCTD, TCTD bị mua lại trở thành công ty trực thuộc

Page 100: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

96

của TCTD mua lại (Khoản 1, 3, Điều 4). Những vấn đề mua lại, sáp nhập này sẽ chi

phối và đặt ra những hệ quả pháp lý của các bên khi thực hiện giao dịch mua lại, sáp

nhập. Với tính chất pháp lý quan trọng như vậy, quy định về tổ chức hoạt động sau

mua lại, sáp nhập đã được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên những quy định về nội

dung tổ chức hoạt động sau mua lại, sáp nhập còn chưa cụ thể và rõ ràng trong văn

bản pháp luật chuyên ngành. Điều này có thể gây khó khăn cho các bên tham gia

mua lại, sáp nhập. Chính vì thế, tại một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,

cơ quan có thẩm quyền còn ban hành Hướng dẫn mua lại, sáp nhập để cung cấp

thêm thông tin cho các bên khi thực hiện mua lại, sáp nhập.

(2) Quy định về quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các

khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán nợ khác.

Luật các TCTD quy định các nội dung hoạt động ngân hàng và hoạt động

kinh doanh khác của NHTM tại Mục 2, Chương IV (các Điều từ 98 đến 107).

NHTM được cấp tín dụng, đầu tư kinh doanh theo các nội dung được cấp trong

Giấy phép hoạt động. Khi thực hiện cấp tín dụng, đầu tư theo các loại hình này sẽ

phát sinh quyền chủ nợ đối với việc cấp tín dụng và các khoản đầu tư khác.

Về chuyển giao quyền đòi nợ, dưới góc độ của pháp luật về tài sản, quyền

đòi nợ là một loại quyền tài sản (Khoản 1, Ðiều 322, BLDS (2005)) và quyền tài

sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành (Ðiều 163, BLDS

(2005)). Như vậy, có thể hiểu quyền đòi nợ tự thân nó là một tài sản. Ðối tượng của

quyền đòi nợ chính là khoản tiền sẽ được thanh toán vào một thời điểm nhất định.

Theo quy định tại Điều 309, BLDS (2005), bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa

vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền, trừ trường hợp

bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao hoặc pháp

luật có quy định khác. Có nghĩa là, trong giao dịch dân sự, khi phát sinh quyền và

nghĩa vụ giữa các bên có liên quan, thì bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân

sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu này cho bên thứ ba để thực hiện quyền yêu cầu

đó và việc chuyển giao quyền yêu cầu cũng không cần có sự đồng ý của bên có

nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Tuy nhiên, khi thực hiện việc chuyển giao quyền yêu cầu, bên chuyển giao quyền

yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền

yêu cầu. Bên cạnh đó, Điều 313, BLDS (2005) cũng quy định rằng, trong trường

hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển

Page 101: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

97

giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó. Bên thế quyền không bị yêu

cầu phải ký lại giao dịch bảo đảm với bên có nghĩa vụ, trường hợp này quyền yêu

cầu của bên thế quyền cũng được bảo đảm bằng biện pháp bảo đảm đã có trước đó.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quy định về quyền chủ nợ

của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư

vào trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán nợ khác đã có cơ sở pháp lý để NHTM mua

lại, nhận sáp nhập thực hiện.

(3) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với

các khoản góp vốn, mua cổ phần.

Luật các TCTD quy định về việc góp vốn, mua cổ phần đối với NHTM. Luật

quy định NHTM, công ty con của NHTM được mua, nắm giữ cổ phiếu của TCTD

khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của NHNN (Khoản 6, Điều 103).

Như vậy, khi một NHTM góp vốn, mua cổ phần đối với NHTM khác theo quy định

sẽ phát sinh quyền của cổ đông, quyền của thành viên góp vốn đối với NHTM này.

Các quyền này được pháp luật ghi nhận như quyền được nhận cổ tức, chuyển

nhượng phần vốn góp, tham gia quản trị, điều hành… Luật các TCTD ghi nhận việc

này và quy định tại Điều 53 về quyền của cổ đông phổ thông, Điều 56 về chào bán

và chuyển nhượng cổ phần… Tuy nhiên Luật không quy định cụ thể đến các quyền

này khi TCTD bị mua lại, sáp nhập mà chỉ có Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy

định một cách chung nhất về việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích

hợp pháp từ TCTD bị mua lại, bị sáp nhập sang TCTD mua lại, nhận sáp nhập.

Với các quy định như trên, có thể hiểu NHTM mua lại, nhận sáp nhập sẽ có

các quyền cổ đông, thành viên góp vốn của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với

các khoản góp vốn, mua cổ phần của NHTM này trước khi bị mua lại, sáp nhập. Kể

từ thời điểm ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực được cơ quản lý ngân hàng chấp

thuận, quyền cổ đông, thành viên góp vốn của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với

các khoản góp vốn, mua cổ phần được chuyển sang NHTM mua lại, nhận sáp nhập.

(4) Quyền sở hữu đối với các tài sản của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập.

Tài sản do NHTM là chủ sở hữu có nhiều loại, trong đó có loại chuyển giao

được ngay, có loại chuyển giao được nhưng phải đăng ký quyền sở hữu, có loại

không chuyển giao được đầy đủ và có loại không thể chuyển giao. Đối với loại tài sản

có thể chuyển giao quyền sở hữu được ngay như tiền, giấy tờ có giá, thiết bị không

phải đăng ký quyền sở hữu... Loại tài sản chuyển giao được nhưng phải đăng ký

Page 102: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

98

quyền sở hữu như bất động sản, ô tô, xe máy và những tài sản khác mà pháp luật yêu

cầu phải chuyển quyền sở hữu. Loại tài sản có thể chuyển giao được nhưng không

chuyển giao được đầy đủ như quyền tác giả, theo đó quyền nhân thân không thể

chuyển giao và được bảo hộ vô thời hạn. Loại tài sản không thể chuyển giao như tài

sản đã được bảo hộ và chủ sở hữu tài sản không từ bỏ quyền bảo hộ. Kể từ thời điểm

ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực được cơ quản lý ngân hàng chấp thuận, quyền sở

hữu đối với các tài sản của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập mà pháp luật không quy

định phải đăng ký quyền sở hữu được chuyển sang NHTM mua lại, nhận sáp nhập.

Tương tự như việc quy định về quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp

nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ

khác được chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập, quyền sở hữu đối với

các tài sản của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập (trụ sở, bất động sản, tài sản khác…)

không được Luật các TCTD quy định cụ thể mà quy định tại một số văn bản pháp

luật khác như Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ, Luật doanh nghiệp... Qua việc phân

tích những quy định về quyền sở hữu đối với các tài sản của NHTM bị mua lại, bị

sáp nhập nhận thấy rằng, khi tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở

hữu thì thời điểm được tính từ ngày chuyển quyền sở hữu do cơ quan có thẩm

quyền quyết định có hiệu lực. Điều này cũng đặt ra rủi ro về tài sản trong thời gian

thực hiện đăng ký quyền sở hữu nếu tài sản này bị đem đi thế chấp. Chính vì vậy

pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cần ghi nhận để có điều chỉnh kịp thời.

(5) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức của

NHTM bị mua lại, bị sáp nhập

Đặc thù của hoạt động ngân hàng là huy động tiền gửi và cấp tín dụng, nên

ngân hàng vừa là chủ nợ, vừa là bên có nghĩa vụ trả nợ. NHTM được nhận tiền gửi

không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác (Điều

98, Luật các TCTD). NHTM được vay vốn của NHNN, vay vốn của TCTD, tổ chức

tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật (Điều 99 và 100,

Luật các TCTD). Luật các TCTD quy định nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của

tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi

tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền

gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa

thuận. Như vậy, đối với NHTM trước khi bị mua lại, bị sáp nhập sẽ phải thực hiện

các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức theo nguyên tắc có

Page 103: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

99

hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người cho vay, người gửi tiền theo thỏa thuận. Căn

cứ theo quy định của Thông tư 04/2010/TT-NHNN thì các nghĩa vụ này sẽ được

chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập kể từ ngày mua lại, ngày sáp nhập có

hiệu lực pháp lý. NHTM mua lại, nhận sáp nhập sẽ có trách nhiệm thực hiện các

nghĩa vụ này theo cam kết trước đây đối với người cho vay, người gửi tiền.

Như đã trình bày, việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng là rất quan trọng,

nếu không ý thức được vấn đề này thì rủi ro của ngân hàng kéo theo hệ lụy cho

người gửi tiền có thể làm rối loạn trật tự an toàn xã hội. Theo quy định của Luật bảo

hiểm tiền gửi, người gửi tiền ở tất cả các ngân hàng, hoặc TCTD, đều phải tham gia

bảo hiểm tiền gửi. Khi một ngân hàng nào đó nộp đơn xin phá sản thì khách hàng

gửi tiền tại TCTD đó đều được bảo hiểm tiền gửi chi trả cho người gửi tiền 50 triệu

đồng, số còn lại cùng với lãi ở ngân hàng sẽ được giải quyết theo Luật phá sản. Đối

với trường hợp ngân hàng giải thể, không tiếp tục hoạt động, ngân hàng sẽ phải thực

hiện mọi nghĩa vụ cho khách hàng trước khi giải thể. Còn trong trường hợp ngân

hàng được một ngân hàng khác mua lại hay sáp nhập thì ngân hàng trong tương lai

sẽ tiếp quản, giải quyết các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng cũ. NHNN Việt Nam

cũng từng khẳng định, trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, mục tiêu

hàng đầu là phải bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Qua những quy định hiện hành cùng với việc phân tích trên đây, việc bảo vệ

người gửi tiền đã được pháp luật ghi nhận và trên thực tế còn nhận được sự cam kết

chính trị đối với việc đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền trong quá trình tái cấu

trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên với mức độ quan trọng của quan hệ tiền gửi thì

pháp luật bảo vệ người gửi tiền không chỉ riêng có quy định về bảo hiểm tiền gửi,

còn thiếu những quy định cụ thể để giải quyết vấn đề này; mức bảo hiểm tiền gửi

còn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, những quyết tâm

chính trị đã đặt ra trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhưng vấn đề này

cần được quy định bằng pháp luật.

3.1.2.4. Quy định về giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhâp

- Về xác định nội dung tranh chấp:

Khi mua lại, sáp nhập NHTM, nhiều tranh chấp có thể phát sinh trong quá

trình thực hiện. Các tranh chấp đó có thể là: Tranh chấp giữa NHTM với các thành

viên của NHTM; giữa các thành viên của NHTM với nhau liên quan đến việc thành

lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức

Page 104: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

100

của NHTM; tranh chấp liên quan đến việc chuyển giao tài sản, tài chính; phần vốn

góp, phân chia lợi nhuận, nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp; tranh chấp

về lao động khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM; tranh chấp về quyền sở hữu trí

tuệ khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM…

- Về quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS (2004)) quy định những tranh

chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi có

tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của

công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp

nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty (Bộ luật tố tụng dân sự

ban hành năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. BLTTDS (2004) đã

được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật

tố tụng dân sự (2015) có hiệu lực thi hành, trừ các quy định tại Điều 159 và điểm h

Khoản 1 Điều 192 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2016). Để phân

biệt về các tranh chấp này, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của

Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định

trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS (2004) đã hướng dẫn

chi tiết, theo đó nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành

viên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến

việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình

thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao

động, quan hệ dân sự thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh,

thương mại quy định tại Khoản 3, Điều 29 của BLTTDS (2004). Tùy từng trường

hợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động. Thẩm

quyền giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các

thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể,

sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty thuộc Tòa

kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Khoản 3, Điều 29 và điểm a, Khoản 1, Điều 34,

BLTTDS (2004)).

BLTTDS (2004) quy định những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền

giải quyết của Toà án, đó là: (i) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động

với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao

động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố

Page 105: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

101

thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật

quy định; (ii) Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng

lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với

quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm: về quyền và lợi ích liên quan

đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện

thoả ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn; (iii)

Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định (Điều 31).

Các quy định về xác định loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ và thẩm quyền

giải quyết của tòa án như sau: Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao

công nghệ là những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

(Khoản 4, Điều 25, BLTTDS (2004)), trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều

29, BLTTDS (2004). Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công

nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là những tranh

chấp về kinh doanh thương mại (Khoản 2, Điều 29, BLTTDS (2004)).

- Về quy định thời hiệu, thời hạn giải quyết tranh chấp:

BLDS (2005) quy định thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết

thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân

sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự

(Điều 154). Theo đó, các loại thời hiệu được quy định bao gồm: (1) Thời hiệu

hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng

quyền dân sự; (2) Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc

thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ; (3)

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án

giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời

hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện; (4) Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân

sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi

ích của nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu (Điều 155). Cách

tính thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm

dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu (Điều 156).

Để bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc

dân sự được BLDS (2005) quy định như sau: (1) Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Page 106: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

102

được tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có

quy định khác; (2) Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát

sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 159).

BLTTDS (2004) quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án

dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ

chức, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước bị xâm phạm; thời hiệu yêu cầu để toà

án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu (điểm a,

b, Khoản 3, Điều 159, BLTTDS (2004)). Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác

giả, quyền liên quan vẫn còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ

để giải quyết tranh chấp là: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được

quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 739 của BLDS (2005), tại Điều 27 và Điều 34

của Luật sở hữu trí tuệ và tại Điều 26 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP.

- Về quy định phương thức giải quyết tranh chấp:

Luật thương mại quy định về hình thức giải quyết tranh chấp trong thương

mại, theo đó có các hình thức giải quyết là: (i) Thương lượng giữa các bên; (ii) Hoà

giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận

chọn làm trung gian hoà giải; (iii) Giải quyết tại trọng tài hoặc toà án. Thủ tục giải

quyết tranh chấp trong thương mại tại trọng tài, toà án được tiến hành theo các thủ

tục tố tụng của trọng tài, toà án do pháp luật quy định (Điều 317). Luật đầu tư quy

định tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải

quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải

được thì tranh chấp được giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án (Điều 14).

Pháp luật quy định một số các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua

hoà giải tại cơ sở: Xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc trường hợp bị

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bồi thường thiệt hại giữa người lao

động và người sử dụng lao động; trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; bảo

hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động… (Khoản 1, Điều 31,

BLTTDS (2004)).

Bên cạnh các quy định của pháp luật điều chỉnh chủ yếu về mua lại, sáp nhập

NHTM nêu trên, pháp luật còn có những quy định khác để điều chỉnh hoạt động

mua lại, sáp nhập NHTM.

3.1.3. Đánh giá pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM tuy mới hình thành trong thời gian

Page 107: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

103

gần đây nhưng đã đặt nền móng để điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM

ở Việt Nam. Những văn bản pháp luật được ban hành có vai trò quan trọng trong

việc điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến mua lại, sáp nhập NHTM. Pháp

luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam đã được từng bước hoàn thiện, phục

vụ cho mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các quy

định của pháp luật hiện hành đã giúp NHTM chủ động thực hiện mua lại, sáp nhập

phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của ngân hàng, đồng thời có cơ sở

pháp lý để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, can thiệp, xử lý các NHTM yếu kém

thông qua buộc mua lại, sáp nhập nhằm tránh đổ vỡ hệ thống.

Bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM

ở Việt Nam còn có một số tồn tại, hạn chế như sau:

Thứ nhất, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhâp nói chung

còn thiếu và chưa cụ thể.

Trở ngại đối với hoạt động mua lại, sáp nhập nói chung và trong lĩnh vực

NHTM ở Việt Nam hiện nay là khung pháp lý còn chưa đầy đủ và khó thực hiện.

Các quy định liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập được quy định rải rác trong

nhiều văn bản khác nhau. Việc quy định phân tán và chưa cụ thể đã làm các doanh

nghiệp khó thực hiện mua lại, sáp nhập. Còn nhiều quy định pháp luật mới chỉ dừng

lại ở việc xác lập về mặt hình thức, trong khi còn thiếu những quy định về mặt nội

dung. Nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến mua lại, sáp nhập, nhất là trong trường

hợp thực hiện bắt buộc còn chưa có quy định cụ thể hoặc còn thiếu như tiêu chuẩn,

điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý; giải quyết tranh chấp… khi mua lại, sáp

nhập. Các luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Cạnh tranh, Chứng khoán... đề cập đến mua

lại, sáp nhập doanh nghiệp nhưng chưa đề cập đến một loại hình doanh nghiệp đặc

biệt là NHTM. Luật các TCTD chưa điều chỉnh cụ thể đến hoạt động mua lại, sáp

nhập NHTM mà chỉ gọi chung là tổ chức lại TCTD dưới hình thức chia, tách, hợp

nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý.

Các quy định về hạn chế tập trung kinh tế còn chưa thực sự phù hợp. Luật

cạnh tranh quy định mua lại, sáp nhập là một trong những hành vi tập trung kinh tế.

Tuy nhiên Luật chưa quy định rõ các vấn đề về tập trung kinh tế là gì, đặc biệt liên

quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hiện nay, việc nhiều tổ chức tài chính cung

cấp các dịch vụ trọn gói là phổ biến. Một định chế tài chính, ngân hàng có thể cung

cấp cho khách hàng một gói dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ như cho vay, bảo lãnh,

Page 108: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

104

thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu. Đặc thù của ngành ngân hàng cạnh tranh theo

từng loại dịch vụ nên cần quy định rõ hơn về cách tính thị phần theo từng dịch vụ

hay gói dịch vụ để tránh trường hợp thực hiện có thể không thành công do vi phạm

quy định về tập trung kinh tế. Việc sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng

dịch vụ riêng biệt thường sẽ cho kết quả chính xác hơn, tránh trường hợp lợi dụng

để gây nên tình trạng độc quyền. Cơ sở tính toán mức độ tập trung trong lĩnh vực

ngân hàng giữa Luật cạnh tranh và Nghị định hướng dẫn còn chưa thống nhất. Luật

cạnh tranh qui định giới hạn mức độ tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng dựa

trên thị phần, trong khi Nghị định số 01/2014/NĐ-CP quy định giới hạn về mức độ

tập trung kinh tế căn cứ trên vốn điều lệ.

Hình thức pháp lý quy định về tổ chức lại doanh nghiệp trong các văn bản

pháp luật còn chưa thống nhất, trong đó Luật doanh nghiệp chưa đề cập đến mua lại

như là một trong những hình thức pháp lý để tổ chức lại doanh nghiệp. Khái niệm

tập trung kinh tế, thị trường liên quan trong Luật cạnh tranh chưa thật rõ ràng để

hạn chế bất lợi của mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và ngân hàng. Luật cạnh tranh

cấm các hoạt động mua lại, sáp nhập có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức

tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan, tuy nhiên Luật và các văn bản

hướng dẫn không quy định rõ về thị trường liên quan. Trong trường hợp NHTM

kinh doanh nhiều mặt hàng thì tùy theo các cách tính khác nhau có thể dẫn đến kết

quả là ngân hàng có thể bị coi là có tập trung kinh tế trên hoặc dưới 50%.

Thứ hai, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhâp NHTM còn

nhiều bất câp.

- Văn bản quy phạm pháp luât điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua lại, sáp

nhâp có nhiều hạn chế:

Thông tư 04/2010/TT-NHNN là văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt do

NHNN ban hành điều chỉnh trực tiếp hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD.

Thông tư quy định các trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ sáp nhập, mua lại, hợp

nhất... Tuy nhiên các nội dung chủ yếu chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy

đủ như tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý và giải quyết tranh

chấp khi mua lại, sáp nhập. Theo quy định của Luật các TCTD, NHNN có quyền

góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt hoặc yêu cầu các

TCTD sáp nhập, hợp nhất bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD. Tuy

nhiên, Thông tư 04/2010/TT-NHNN còn thiếu những nội dung quy định trong

Page 109: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

105

trường hợp nhà nước mua lại, sáp nhập bắt buộc NHTM yếu kém.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 153 của Luật các TCTD, tổ chức lại TCTD

không bao gồm hoạt động mua lại, có quy định tổ chức lại dưới hình thức chuyển

đổi hình thức pháp lý. Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của

NHNN quy định việc tổ chức lại TCTD, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2016.

Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh không bao gồm mua lại, bổ sung nội dung về

chuyển đổi hình thức pháp lý. Những nội dung bổ sung, sửa đổi của Thông tư số

36/2015/TT-NHNN cũng chưa quy định các nội dung có liên quan đến mua lại, sáp

nhập trong trường hợp thực hiện bắt buộc. Những nội dung điều chỉnh về mua lại

TCTD trong Thông tư 04/2010/TT-NHNN vẫn còn hiệu lực thi hành. Điều này dẫn

đến việc đã có văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng còn chung chung và khó áp

dụng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM tham gia, thực hiện.

- Trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhâp NHTM còn phức tạp, rườm rà:

Theo quy định hiện hành, trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD còn phức

tạp và phải được phép của nhiều cơ quan. Những quy định như vậy sẽ mất nhiều

thời gian, công sức, kinh phí của các ngân hàng, tạo nên rào cản khi thực hiện mua

lại, sáp nhập. Thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh còn nặng về tính

hành chính và tạo ra những thủ tục rườm rà. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy

việc bắt buộc phải thông báo đối với tất cả các giao dịch mua lại, sáp nhập sẽ tạo ra

những thủ tục cồng kềnh và không cần thiết cho cả chủ thể mua lại, sáp nhập

NHTM và cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh. Pháp luật về kiểm soát tập trung

kinh tế ở các nước phát triển đều ghi nhận việc không cần thiết phải rà soát một

cách hệ thống và thông qua tất cả các thương vụ mua lại, sáp nhập. Yêu cầu thông

báo về mọi thương vụ mua lại, sáp nhập sẽ tạo ra gánh nặng không đáng có cho cơ

quan quản lý, làm phát sinh các khoản chi phí không hợp lý và làm chậm quá trình

mua lại, sáp nhập ngân hàng.

- Các quy định về định giá ngân hàng còn khá phức tạp và gây khó khăn

trong quá trình thực hiện:

Hiện tại không có quy định pháp luật về định giá NHTM trước khi thực hiện

mua lại, sáp nhập. Khi mua lại, sáp nhập, việc định giá chủ yếu do các NHTM thực

hiện dựa trên cơ sở áp dụng văn bản về định giá doanh nghiệp. Thị trường M&A

Việt Nam hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính được quy định tại Nghị định

số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Định giá

Page 110: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

106

theo giá trị tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu và định giá theo giá trị

thị trường. Theo Khoản 2, Điều 197 của Luật doanh nghiệp (2014), việc chuyển

nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp trong trường hợp

chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên phải thực hiện

theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền

chiết khấu hoặc phương pháp khác.

Do không có hướng dẫn cụ thể, cùng với kiến thức, kinh nghiệm về mua lại,

sáp nhập còn chưa tốt có thể dẫn đến việc định giá NHTM theo sự thỏa thuận của

những người lãnh đạo ngân hàng, dễ dẫn đến việc lạm quyền, cơ hội của các cổ

đông lớn, quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ không được bảo vệ. Một trong các tài

sản quan trọng, đóng góp lớn vào giá trị NHTM là tài sản vô hình của NHTM. Tuy

nhiên tại Việt Nam, các chuẩn mực để xác định giá trị tài sản vô hình còn sơ khai,

chưa có phương pháp định giá xác định đúng giá trị thực của tài sản vô hình, từ đó

có thể làm thất thoát lớn giá trị của ngân hàng. Hiện có nhiều đơn vị tư vấn tham gia

xác định giá trị ngân hàng, giá cổ phiếu của NHTM nhưng việc xếp hạng, năng lực

pháp lý và uy tín của các đơn vị này còn chưa được quy định. Vì vậy, các NHTM

thực hiện mua lại, sáp nhập khó lựa chọn đơn vị tư vấn phù hợp, đáng tin cậy. Có

nhiều phương pháp xác định giá cổ phiếu để hoán đổi. Việc áp dụng phương pháp

nào là do sự thống nhất giữa đơn vị tư vấn và ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập.

Kết quả định giá cổ phiếu và xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu thường được cho là có

lợi cho cổ đông của NHTM này và bất lợi cho cổ đông của NHTM kia.

- Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM Việt Nam còn

hạn chế:

Hiện tại, hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam đối với nhà đầu tư

nước ngoài mới chỉ dừng ở việc mua cổ phiếu của ngân hàng hay mua phần vốn

góp theo quy định của pháp luật. Theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư nước

ngoài chỉ được sở hữu một số lượng cổ phần hạn chế của doanh nghiệp trong nước:

Đối với doanh nghiệp chưa niêm yết: tối đa 30% vốn điều lệ; đối với doanh nghiệp

niêm yết: tối đa 49% vốn điều lệ (Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày

29/9/2005); đối với NHTM: tối đa không quá 30%, trong đó đối tác chiến lược nước

ngoài nắm không quá 20% vốn điều lệ của ngân hàng (Nghị định số 01/2014/NĐ-

CP ngày 03/01/2014). Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của Thái Lan trong cuộc

khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 cho thấy, bên cạnh việc các ngân hàng

Page 111: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

107

được khuyến khích tìm kiếm đối tác nước ngoài nếu không tìm được đủ nguồn vốn

trong nước, Thái Lan cũng đã nới rộng giới hạn sở hữu cho các nhà đầu tư nước

ngoài, cho phép nắm giữ cổ phần chi phối đối với các NHTM trong nước với thời

hạn 10 năm, sau thời gian đó phải giảm tỷ lệ sở hữu xuống theo mức pháp luật quy

định thông qua việc bán lại cổ phần cho cổ đông trong nước [3].

Với tỷ lệ sở hữu cổ phần như hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó khăn

trong việc quản lý cũng như tạo động lực để gắn bó lâu dài với NHTM ở Việt Nam.

Điều quan trọng hơn là trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam rất cần có nguồn lực,

kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài khi thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng, nhất là đối với các NHTM yếu kém, vừa đảm bảo mục tiêu giữ được an toàn

hệ thống ngân hàng, kiểm soát được hoạt động tài chính, ngân hàng của đất nước

nhưng tận dụng được nguồn lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra còn có một số vấn đề khác cần bổ sung, hoàn thiện như quy định về

công bố thông tin ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt cùng với những số liệu về thực

trạng của ngân hàng khi bị kiểm soát đặc biệt, để thấy rằng việc ngân hàng bị kiểm

soát đặc biệt có thể dẫn đến việc bị mua lại, sáp nhập bắt buộc bởi nhà nước là

mang tính khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế.

Quy định về trường hợp NHTM tham gia cấp tín dụng hợp vốn thực hiện mua lại,

sáp nhập tự nguyện hoặc bắt buộc khi hợp đồng cấp tín dụng còn hiệu lực còn chưa

cụ thể. Chưa có văn bản pháp luật quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý các TCTD

yếu kém... Những vấn đề trên cần được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi để hoạt động

M&A trong lĩnh vực ngân hàng có thể được kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ hơn.

3.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LAI, SÁP

NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI

3.2.1. Nghiên cứu, phân tích một số trường hợp thực hiện mua lại, sáp

nhập ngân hàng thương mại

Để phục vụ việc đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập

NHTM ở Việt Nam hiện nay, ngoài việc nghiên cứu và phân tích chuyên sâu hai

trường hợp mua lại, sáp nhập NHTM đã thực hiện trong năm 2012 và năm 2015, đó

là trường hợp NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn-Hà

Nội (SHB) và trường hợp NHNN mua lại bắt buộc NHTMCP Xây dựng Việt Nam

(VNCB), luận án cũng đã tổng hợp, phân tích một số ngân hàng khác đã thực hiện

mua lại, sáp nhập trong thời gian qua (Xem chi tiết tại phần phụ lục).

Page 112: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

108

- Đối với trường hợp HBB sáp nhâp vào SHB: Các nguyên nhân gây ra khó

khăn về tài chính cho HBB dẫn đến việc sáp nhập bao gồm một số lý do, trong đó

nổi lên là việc tập trung dư nợ cho vay các công ty thuộc Tập đoàn Vinashin trước

đây. Đây là vấn đề cốt lõi làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Việc tập

trung quá nhiều vào nhóm khách hàng này (tương đương 83% vốn điều lệ của ngân

hàng) dẫn đến khi kinh tế suy thoái, ngân hàng đã bị ảnh hưởng nặng nề từ việc tập

trung tín dụng. Riêng chi phí huy động vốn hằng năm ngân hàng phải trả để duy trì

dư nợ này đã làm ngân hàng phát sinh chi phí đến khoảng 500 tỷ đồng/năm. Với

thực trạng khó khăn của HBB thì cần phải thực hiện các giải pháp toàn diện để giúp

ngân hàng vượt qua giai đoạn hiện tại. Cốt lõi của giải pháp là ngân hàng phải có

nguồn vốn mới để bổ sung hoạt động. Ban lãnh đạo HBB đã quyết định lựa chọn

giải pháp sáp nhập HBB vào SHB do các cổ đông hiện hữu của HBB chưa sẵn sàng

để góp vốn bổ sung cho HBB trong giai đoạn này [64].

- Đối với trường hợp NHNN mua lại bắt buộc VNCB: Trong quá trình hoạt

động, một số NHTM đã được NHNN phân loại thuộc nhóm ngân hàng yếu kém cần

phải tái cơ cấu, xử lý trong đó có VNCB. Trong quá trình hoạt động của VNCB đã

bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy

định của pháp luật. VNCB có nợ xấu rất cao, nguy cơ mất vốn rất lớn, đã âm vốn

chủ sở hữu. Trước tình hình đó, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của

ngân hàng, NHNN đã quyết định đặt VNCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo

quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng này được tổ chức

nhưng không thông qua được kế hoạch tăng vốn điều lệ để đảm bảo mức vốn pháp

định theo quy định. Để xử lý dứt điểm các vấn đề của VNCB, Thống đốc NHNN đã

ban hành Quyết định số 249/QĐ-NHNN ngày 05/03/2015 về việc mua toàn bộ cổ

phần và chuyển đổi VNCB thành công ty TNHH một thành viên với tên gọi là

NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) [61].

3.2.1.1. Về tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện mua lại, sáp nhâp ngân hàng

thương mại

- Trường hợp HBB sáp nhâp vào SHB:

Thương vụ HBB sáp nhập vào SHB là hình thức sáp nhập được phép của

một NHTM sáp nhập với một NHTM trong nước, thực hiện tự nguyện giữa các bên

tham gia sáp nhập, không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định

của Luật cạnh tranh. Hai bên đã phối hợp xây dựng đề án sáp nhập theo quy định tại

Page 113: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

109

Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN. Đề án sáp nhập giữa hai ngân hàng SHB

và HBB xác định vốn điều lệ mới của ngân hàng sau sáp nhập là vốn điều lệ cộng

ngang của hai ngân hàng, được phân chia cho các cổ đông của SHB và HBB theo tỷ

lệ trong thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa hai ngân hàng. Ngân hàng sau khi

sáp nhập đăng ký vốn điều lệ mới của ngân hàng là 8.865.795.470.000 đồng. Đề án

sáp nhập xác định theo Luật kế toán và Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày

20/7/2012 của Chính phủ, lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh không

được cấn trừ vào vốn điều lệ mà được mang sang thành lỗ lũy kế trong các năm tiếp

theo và TCTD phải có trách nhiệm sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để

bù đắp cho khoản lỗ lũy kế này [64]. Tuy nhiên, sau này khi Thông tư số

36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo

đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quy

định giá trị thực của vốn điều lệ được xác định bằng vốn điều lệ thực góp, vốn được

cấp, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối.

Đề án sáp nhập hai ngân hàng cũng cho biết, báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh của HBB đã được kiểm toán soát xét đặc biệt theo yêu cầu của NHNN và tạo

ra một khoản lỗ 4.066 tỷ đồng so với vốn điều lệ là 4.050 tỷ đồng. Tuy nhiên, để

đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông cũng như tạo thuận lợi cho sự phát triển của

ngân hàng sau sáp nhập, SHB sau sáp nhập đã đề nghị xin cổ đông thông qua

phương án trích dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu của

Vinashin trong vòng 5 năm, mỗi năm khoảng 372 tỷ đồng dự phòng cho vay và

75,2 tỷ đồng dự phòng trái phiếu Vinashin. Theo đó, số lỗ lũy kế HBB tại thời điểm

29/02/2012 sẽ là 1.829 tỷ đồng [64]. Nếu không xử lý trích lập dự phòng như vậy,

trường hợp HBB có khoản lỗ lớn hơn vốn điều lệ sẽ bị mua lại bắt buộc theo quy

định hiện hành chứ không thể thực hiện tự nguyện giữa các bên.

Theo yêu cầu của Thông tư số 13/2010-TT-NHNN ngày 20/5/2010 của

NHNN, các TCTD cần duy trì tỷ lệ an toàn tối thiểu ở mức 9%. Trong giai đoạn từ

năm 2010 - 2012, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của SHB luôn ở mức trên 13% (tính

đến ngày 31/12/2011 là 13,37%; đến ngày 29/02/2012 là 15,39%). Đối với HBB, tỷ

lệ an toàn vốn tối thiểu của HBB tính đến ngày 31/12/2011 là 16,45%, đến ngày

29/02/2012 là 18,81%. Điều này thể hiện mức độ an toàn cao của các tài sản ngân

hàng trước các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh đặc biệt trong điều kiện

kinh tế bất ổn hiện nay. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của HBB trong giai đoạn 2008-2011

Page 114: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

110

đã tăng lên từ 3,2% năm 2008 lên 4,4% vào năm 2011 (không bao gồm dư nợ cho

vay Vinashin), so với các ngân hàng cùng quy mô là tương đối cao (khoảng 2,5%).

Nếu tính cả dư nợ cho vay Vinashin, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 và 2011 là sẽ là

15,16% và 16,73% [64].

Đề án sáp nhập HBB vào SHB được SHB trình trong đại hội đồng cổ đông

có những nội dung chính theo quy định của Thông tư 04/2010/TT-NHNN của

NHNN. Các yêu cầu về giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động được

đảm bảo và làm rõ trong đề án sáp nhập. Do HBB sáp nhập vào SHB, không phải

hợp nhất nên ngân hàng sau sáp nhập vẫn giữ pháp nhân của SHB và hoạt động với

Hội đồng Quản trị và Ban điều hành của SHB. Về cơ bản, ngân hàng sau sáp nhập

vẫn giữ nguyên cơ cấu nhân sự hiện tại của SHB, có bổ sung thêm một số cá nhân

có năng lực quản trị và năng lực chuyên môn từ HBB mà SHB đánh giá đáp ứng đủ

điều kiện để tham gia điều hành. Cơ cấu nhân sự của hội đồng quản trị, ban kiểm

soát cuối cùng được đại hội đồng cổ đông quyết định. Bộ máy tổ chức của HBB sau

khi sáp nhập sẽ được thực hiện theo bộ máy tổ chức của SHB. Ngân hàng sau sáp

nhập sẽ tiếp tục và sử dụng tất cả những cán bộ, nhân viên hiện tại của SHB và

HBB vào Ngày sáp nhập. Cán bộ nhân viên thì căn cứ theo năng lực và nhu cầu sẽ

được tiếp nhận nguyên nhưng sẽ sắp xếp công việc theo năng lực phù hợp nghiệp

vụ, bộ máy tổ chức, đảm bảo sau sáp nhập hoạt động chuyên nghiệp [64].

- Trường hợp NHNN mua lại bắt buộc VNCB

Về mặt pháp lý, VNCB đã rơi vào ít nhất một trong các trường hợp phải áp

dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Khoản 3, Điều 146 Luật các

TCTD (2010) về áp dụng kiểm soát đặc biệt, đó là có nguy cơ mất khả năng chi trả;

nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán; khi số

lũy kế lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo

tài chính đã được kiểm toán; hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém; không duy trì

được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thời hạn một năm liên tục... Với tổn thất tài

chính nặng nề, trong khi VNCB không có các giải pháp tái cơ cấu khả thi theo yêu

cầu của NHNN, NHNN đã đặt VNCB trong tình trạng kiểm soát đặc biệt và khẳng

định việc mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của các ngân hàng yếu kém này. Đây là

điều kiện tiên quyết để NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của VNCB [61].

Để thực hiện mua lại bắt buộc đối với VNCB, NHNN đã dựa trên một số cơ

sở pháp lý là: Luật NHNN Việt Nam (2010); Luật các TCTD (2010); Luật doanh

Page 115: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

111

nghiệp (năm 2005 và 2014); Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-

2015”; Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ (đây

Quyết định mật nên không rõ tên gọi và nội dung); Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg

ngày 01/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc

của TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Một số quy định về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được

kiểm soát đặc biệt như sau: “Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu

tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhâp, hợp

nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu

không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn” (Khoản 2, Điều 149, Luật

các TCTD)”, “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc chỉ định tổ chức

tín dụng tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ

phần trong trường hợp tổ chức tín dụng khác không đáp ứng được các điều kiện

được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định này” (Khoản 1, Điều 4, Quyết định

số 48/2013/QĐ-TTg). Điều 13, Quyết định 48/2013 về “Quyền hạn và trách

nhiệm của chủ sở hữu, các thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được

kiểm soát đặc biệt” quy định chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của TCTD

được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm: Chấp nhận kết quả đánh giá của kiểm

toán độc lập về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

chuyển nhượng cổ phần, phần góp vốn cho NHNN hoặc TCTD được chỉ định theo

yêu cầu của NHNN.

Với những quy định này cho thấy, việc kiểm soát đặc biệt đối với NHTM là

đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong thời gian kiểm soát

đặc biệt, các TCTD đã được kiểm toán độc lập, kết quả kiểm toán cho thấy giá trị

thực của vốn điều lệ bị âm, NHNN được quyền mua lại cổ phần của các chủ sở hữu

TCTD được kiểm soát đặc biệt nếu như các chủ sở hữu không thực hiện việc tăng

vốn theo yêu cầu.

Có thể xem rằng, việc NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của ngân

hàng yếu kém và chuyển thành ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước như áp dụng đối

với VNCB là biện pháp mạnh, khẳng định quyết tâm của Chính phủ, NHNN kiên

quyết xử lý triệt để, tái cơ cấu những tổ chức này, đồng thời cảnh báo trách nhiệm

của các cổ đông nói chung, nhất là các cổ đông lớn trong việc quản trị, điều hành,

Page 116: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

112

giám sát hoạt động của các TCTD [70].

3.2.1.2. Về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại

- Trường hợp HBB sáp nhâp vào SHB:

(1) Để triển khai sáp nhập, hai ngân hàng đã phối hợp xây dựng đề án sáp

nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ của SHB - là TCTD nhận sáp nhập theo quy

định của Thông tư 04/2010/TT-NHNN. Dự thảo đề án sáp nhập HBB vào SHB

được hội đồng quản trị của HBB trình đại hội đồng cổ đông xem xét (ngày

28/4/2012). Đối với các ngân hàng HBB và SHB, do là hai ngân hàng niêm yết nên

phải có quyết định ở ba cấp thẩm quyền là đại hội đồng cổ đông, NHNN và

UBCKNN mới được tiến hành sáp nhập. Phương án sáp nhập đã được hơn 85% cổ

đông HBB thông qua tại Đại hội cùng các văn bản là đề án sáp nhập, hợp đồng sáp

nhập, điều lệ ngân hàng sau sáp nhập, cao hơn quy định tại điều lệ của HBB là ít

nhất phải được 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua [147].

Đại hội đồng cổ đông SHB (ngày 5/5/2012) được 99,4% cổ đông biểu quyết

thông qua giao dịch sáp nhập HBB vào SHB, bao gồm cả việc thông qua đề án sáp

nhập, hợp đồng sáp nhập, điều lệ của ngân hàng sau sáp nhập. Tỷ lệ hoán đổi cổ

phiếu để thực hiện giao dịch sáp nhập cũng được thông qua. Theo quy định, đề án

sáp nhập HBB vào SHB đã được ban lãnh đạo hai ngân hàng thông qua, hoàn tất

thủ tục theo quy định, được SHB trình lên NHNN (công văn số 110/HĐQT ngày

12/6/2012). Hai ngân hàng cũng đã có văn bản thông báo sáp nhập cho Cục quản lý

cạnh tranh để có ý kiến không phản đối đối với giao dịch sáp nhập. Công việc này

được các bên sáp nhập xác định là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt

động sáp nhập [147].

(2) Để được chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, SHB và HBB đã phối hợp lập

hồ sơ theo quy định gửi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, quyết định.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của các cơ quan, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

đã thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc NHNN xem xét chấp thuận

nguyên tắc việc sáp nhập. NHNN đã có văn bản số 3651/NHNN ngày 15/6/2012,

chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập HBB vào SHB. NHNN yêu cầu các ngân

hàng SHB và HBB có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Thống đốc xem xét chấp

thuận sáp nhập chính thức. SHB đã nộp hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán lên

UBCKNN; nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Căn cứ nội

dung yêu cầu hoàn tất hồ sơ, các bên đã phối hợp chỉnh sửa đề án sáp nhập, lấy ý

Page 117: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

113

kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định của ngân hàng để thông qua các nội

dung thay đổi tại đề án sáp nhập và các vấn đề có liên quan, lập bộ hồ sơ theo quy

định gửi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét chấp thuận. Cơ quan thanh

tra, giám sát ngân hàng đã tiến hành thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống

đốc NHNN chấp thuận chính thức việc sáp nhập [147].

(3) Chấp thuận sáp nhập: Thống đốc NHNN đã có Quyết định số 1559/QĐ-

NHNN ngày 7/8/2012 về việc sáp nhập HBB vào SHB. Quyết định có hiệu lực từ

ngày 28/8/2012. Khi quyết định của Thống đốc NHNN có hiệu lực, HBB phải bàn

giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho SHB. Theo quyết

định, tên TCTD sau khi sáp nhập là SHB với tổng vốn điều lệ 8.865.795.470.000

đồng. Cũng tại quyết định này, NHNN thu hồi Giấy phép hoạt động của HBB. SHB

có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của

HBB; hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp và bố cáo sáp nhập theo quy

định của pháp luật. Đồng thời, SHB thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của

pháp luật có liên quan. HBB có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa

vụ và lợi ích hợp pháp cho SHB; bố cáo sáp nhập, bố cáo chấm dứt hoạt động và

giải quyết các quyền và nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật; thực

hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Hai bên tiến hành

các thủ tục để thoái niêm yết cổ phiếu HBB tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội,

hoàn thiện hồ sơ, xin phép UBCKNN phát hành cổ phiếu hoán đổi. SHB đã hoàn tất

các thủ tục về đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo sáp nhập theo quy định. HBB

hoàn tất các thủ tục rút Giấy phép thành lập và hoạt động [143].

- Trường hợp NHNN mua lại bắt buộc VNCB:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đến thời điểm hiện tại không có văn

bản pháp luật nào quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM theo hình

thức bắt buộc. Qua thực tế đối với trường hợp NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ

phần của ngân hàng yếu kém và chuyển thành ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước

như áp dụng đối với VNCB, khái quát lại một số nội dung về trình tự, thủ tục mua

lại bắt buộc đã được NHNN thực hiện như sau:

(1) VNCB tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2015 lần thứ 3

(ngày 31/1/2015). Tại Đại hội đã quyết định không thông qua phương án bổ sung

vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng bằng mức

vốn pháp định (3.000 tỷ đồng). NHNN đã tuyên bố sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn

Page 118: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

114

cổ phần của ngân hàng với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần [147].

Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 249/QĐ-

NHNN, quyết định mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi VNCB thành công ty

TNHH một thành viên (NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank).

Thông cáo báo chí của NHNN nêu rõ, thời gian qua, hoạt động của VNCB đã bộc lộ

nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định

của pháp luật. Trước tình hình đó, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản

của ngân hàng, NHNN đã quyết định đặt VNCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt

theo quy định của pháp luật. VNCB không có các giải pháp tái cơ cấu khả thi theo

yêu cầu của NHNN. NHNN đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn

cổ phần của VNCB với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, NHNN trở thành chủ

sở hữu (100% vốn điều lệ) của VNCB, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách

cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu của VNCB [61].

(2) Tại Lễ công bố quyết định chuyển đổi mô hình VNCB thành CBBank,

NHNN thông báo các quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt của ngân hàng: Ông

Nguyễn Văn Tuân, Phó Tổng Giám đốc NHTMCP Ngoại thương Việt Nam được

bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các cán bộ khác của NHTMCP

Ngoại thương cũng được bổ nhiệm các chức vụ trong Hội đồng Thành viên, Ban

Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát [146].

(3) Sau khi mua lại bắt buộc và chuyển đổi mô hình, vốn điều lệ của CBBank

được NHNN công bố là 3.000 tỷ đồng - mức tối thiểu theo quy định hiện hành.

Theo đó, mức vốn điều lệ 7.500 tỷ đồng mà VNCB tăng lên từ 3.000 tỷ đồng từ

ngày 26/12/2013 không còn tồn tại. Mức 3.000 tỷ đồng được công bố là mức vốn

điều lệ mới, sau khi NHNN trở thành chủ sở hữu và cấp vốn.

(4) NHNN tiến hành hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành

lập, tổ chức và hoạt động của VNCB, CBBank như thực hiện đăng ký kinh doanh,

chuyển đổi hình thức pháp lý, đăng ký quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ hay các

thủ tục liên quan đến chứng khoán niêm yết...

3.2.1.3. Về hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại

- Hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhâp NHTM qua nghiên cứu trường hợp

thực hiện mua lại bắt buộc đối với VNCB:

Qua nghiên cứu trường hợp của VNCB, nếu để VNCB phá sản, người dân

mất tiền sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Vì thế NHNN

Page 119: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

115

mua lại bắt buộc ngân hàng này để củng cố, phục hồi lại hoạt động của ngân hàng,

nhưng trước tiên và quan trọng nhất đó là nhằm mục tiêu có tiền chi trả cho người

gửi tiền, đồng thời các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người gửi tiền tại VNBC

sẽ tiếp tục được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi NHNN thực

hiện mua lại bắt buộc đối với VNCB, có một số hệ quả pháp lý được đặt ra như sau:

(1) NHNN trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của VNCB, còn các cổ

đông hiện hữu của ngân hàng bị chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ

đông. Tại thời điểm NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của VNCB, ngân

hàng này có tổng cộng 551 cổ đông, trong đó 6 cổ đông pháp nhân và 545 cổ đông

thể nhân. Như vậy, nếu như NHNN mua lại toàn bộ tài sản của VNCB với giá 0

đồng thì 551 cổ đông vẫn còn nguyên là cổ đông của ngân hàng này. Còn nếu

muốn loại bỏ 551 cổ đông thì phải mua lại toàn bộ số cổ phần thuộc quyền sở hữu

của tất cả cổ đông, không thể mua từ VNCB. Trong trường hợp này, kể từ ngày

05/03/2015 thì 551 cổ đông của VNCB đã bị chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư

cách cổ đông. Người vay tiền của ngân hàng vẫn phải có nghĩa vụ trả đầy đủ nợ

vay. Người gửi tiền tại ngân hàng vẫn được bảo đảm chi trả toàn bộ số tiền gửi,

gồm cả gốc và lãi.

Giao dịch mà NHNN thực hiện mua lại bắt buộc đối với VNCB cần được

hiểu là mua lại ngân hàng hay mua cổ phần của ngân hàng. NHNN có thể mua số cổ

phần của VNCB nhưng chỉ có thể mua lại cổ phần khi VNCB phát hành lần đầu khi

mới thành lập hoặc khi tăng vốn điều lệ, mua bán cổ phiếu quỹ. NHNN không thể

mua số cổ phần thẳng từ VNCB khi cổ phần đã được bán cho cổ đông vì số cổ phần

đã phát hành và bán cho cổ đông là thuộc quyền sở hữu của cổ đông, chỉ cổ đông

mới có quyền định đoạt. Theo quy định của Luật các TCTD và Luật chứng khoán,

NHNN có thể mua bán cổ phiếu của cổ đông NHTM. Một vấn đề pháp lý đặt ra, dù

là giao dịch mua bán cổ phiếu hoặc chuyển nhượng cổ phần thì cũng phải có đủ hai

bên là bên mua hoặc bên nhận chuyển nhượng và bên bán hoặc bên chuyển nhượng.

Tuy nhiên trên thực tế, trong trường hợp này chỉ có một bên mua hoặc chuyển

nhượng là NHNN, mà không có bên bán hoặc chuyển nhượng là các cổ đông của

NHTM. Do đó, việc mua bán hoặc chuyển nhượng bắt buộc trong trường hợp này

có được áp dụng tương tự như đối với việc quốc hữu hóa hay trưng mua tài sản, mà

không nhất thiết phải có sự đồng ý của bên bán hoặc bên chuyển nhượng hay cần

được hiểu như thế nào?

Page 120: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

116

Trong trường hợp này, quốc hữu hoá ngân hàng là không được phép vì Hiến

pháp năm 1992 trước đây cũng như Điều 51 Hiến pháp năm 2013 hiện hành đã quy

định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được

pháp luât bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.”. Còn theo Luật trưng mua, trưng dụng

tài sản (2008) quy định trưng mua tài sản là việc nhà nước mua tài sản của tổ chức

(không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân

dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật

cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia (Khoản 1, Điều 2). Luật

quy định tài sản thuộc đối tượng trưng mua bao gồm: nhà và tài sản khác gắn liền

với đất trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; thuốc chữa

bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác;

phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác

(Điều 13). Quy định thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản thuộc về Thủ tướng

Chính phủ, một số Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh nhưng không bao gồm

Thống đốc NHNN (Điều 14). Theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng

dụng thì tài sản thuộc đối tượng trưng mua không bao gồm cổ phần, cổ phiếu và

không có quy định cho phép nhận chuyển nhượng bắt buộc phần vốn góp hoặc cổ

phần, cổ phiếu của các TCTD trong các trường hợp cần thiết. Trên thực tế, việc phá

sản một ngân hàng có thể ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia do hậu quả của

việc này làm mất niềm tin dân chúng, gây bất ổn xã hội, có thể gây đổ vỡ hệ thống

ngân hàng và làm sụp đổ nền kinh tế. Tuy nhiên, việc trên này cũng không phải là

hình thức trưng mua tài sản, vì không thuộc trường hợp nào trong số bốn trường

hợp được phép trưng mua tài sản theo quy định tại Điều 5 về điều kiện trưng mua,

trưng dụng tài sản của Luật trưng mua, trưng dụng (2008).

Như vậy, đã có sự chưa thống nhất hoàn toàn quy định của Hiến pháp (2013)

Luật trưng mua, trưng dụng (2008), Luật doanh nghiệp (2014), Luật các TCTD

(2010), Luật chứng khoán (2010) để bảo đảm chắc chắn và rõ ràng về cơ sở pháp lý

đối với trường hợp mua lại bắt buộc VNCB, dẫn đến những hậu quả pháp lý như đã

phân tích nêu trên.

(2) Trước khi bị mua lại bắt buộc, VNCB là NHTM trong nước được thành

lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Với hình thức pháp lý sau khi mua lại,

VNCB phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc chuyển đổi hình thức pháp

lý từ công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên. Do đó NHTM quốc

Page 121: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

117

doanh này sẽ hoạt động theo quy định của Luật các TCTD đối với hình thức của

TCTD là NHTM nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH

một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Kể từ ngày Quyết định mua lại bắt buộc có hiệu lực pháp luật, CBBank có

trách nhiệm sửa đổi, bổ sung điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật; điều chỉnh

cơ cấu, tổ chức bảo đảm phù hợp với Luật các TCTD và các quy định của pháp luật

có liên quan; đăng ký doanh nghiệp và đăng ký lại quyền sở hữu tài sản đối với

CBBank theo quy định của pháp luật; thực hiện các điều chỉnh, thay đổi khác cho

phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.

(3) Kể từ ngày mua lại có hiệu lực pháp luật, CBBank có trách nhiệm kế

thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của VNCB, đó là: (i) Quyền chủ

nợ của VNCB đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng

khoán nợ khác được chuyển sang cho CBBank; (ii) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của

VNCB đối với các khoản góp vốn, mua cổ phần được chuyển sang CBBank; (iii)

Quyền sở hữu đối với các tài sản của VNCB được chuyển sang CBBank; (iv) Các

nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức của VNCB cũng được

chuyển sang CBBank. Quyền của người gửi tiền tại VNCB được bảo đảm; (v) Các

quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng/thỏa thuận của VNCB được chuyển giao

sang CBBank.

- Hệ quả pháp lý khi NHTM thực hiện hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn bị mua

lại bắt buộc:

Bên cạnh việc nghiên cứu hai trường hợp mua lại, sáp nhập NHTM nêu trên,

đề tài luận án nghiên cứu về trường hợp NHNN mua lại cổ phần của NHTM trong

khi hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn đang trong thời gian thực hiện. Luật các TCTD

quy định trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt

quá giới hạn cấp tín dụng theo quy định thì TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của NHNN (Điều 128). Thông tư số

42/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN quy định về việc cấp tín dụng hợp

vốn của TCTD đối với khách hàng. Thông tư quy định, cấp tín dụng hợp vốn là việc

có từ hai TCTD trở lên cùng cấp tín dụng đối với khách hàng, thông qua các nghiệp

vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và

các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Tuy nhiên, hiện pháp luật chưa quy định cụ thể về

hệ quả pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn, một bên là

Page 122: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

118

NHTM tham gia cấp tín dụng hợp vốn bị mua lại, sáp nhập bắt buộc.

Theo quy định, hợp đồng cấp tín dụng phải phù hợp với quy định của pháp

luật về dân sự, tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan. BLDS (2005)

quy định, một trong các căn cứ chấm dứt hợp đồng khi pháp nhân hoặc chủ thể khác

chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện.

Tuy nhiên pháp luật hiện hành quy định khi mua lại, sáp nhập TCTD thì sẽ mua lại

toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của TCTD khác hay chuyển

toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang TCTD nhận sáp nhập,

đồng thời chấm dứt sự tồn tại của TCTD bị sáp nhập. Như vậy, khi NHTM là một

bên cấp tín dụng hợp vốn bị mua lại, sáp nhập sẽ không còn tư cách pháp nhân như

khi thực hiện hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn ban đầu. Trong trường hợp này các

bên phải bổ sung thỏa thuận dưới hình thức phụ lục về việc chuyển giao quyền,

nghĩa vụ của bên bị mua lại, sáp nhập trong hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn. Trên

thực tế, hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn đã quy định như sau:

“Điều 4. Từ bỏ quyền và chấp thuận... b) Cho dù có bất kỳ quy

định nào khác tại các văn kiện tín dụng, mỗi bên tham gia hợp đồng

này đồng ý rằng:... (ii) các quy định của hợp đồng này không được

sửa đổi trừ trường hợp quy định tại Mục 10.05.”

“10.05 Hợp nhất, Sáp nhập, Bán tài sản, Các khoản vay.

(a) Khi các Bên (i) đổi tên; (ii) chấm dứt hoạt động, thanh lý

hoặc giải thể, hoặc (iii) tham gia bất kỳ giao dịch hợp nhất hoặc sáp

nhập hay tái tổ chức nào thì phải thông báo trước bằng văn bản cho

Ngân hàng đầu mối (theo chỉ thị của các ngân hàng) trước 60 ngày.

Trong trường hợp này, các Bên (kể cả Bên kế thừa) phải chịu trách

nhiệm về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng hợp vốn này và các văn

kiện tín dụng đã ký kết với Bên vay.”.

Theo Thời báo Ngân hàng điện tử, ngày 29/10/2012, 05 ngân hàng bao gồm

NHTMCP Đại Dương (OceanBank), NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB),

NHTMCP Quân Đội (MB), NHTMCP Đông Nam Á (SeABank), NHTMCP Bưu

điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã tiến hành Lễ ký kết hợp đồng cấp tín dụng

với Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) để đầu tư Dự án phát triển và

khai thác dầu khí tại Lô 15-2/01, thềm lục địa Việt Nam. Tổng số tiền tài trợ cho Dự

án lên đến 140 triệu USD với thời hạn vay 7 năm [96]. Tuy nhiên, trong thời gian

Page 123: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

119

hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn còn hiệu lực, đến ngày 08/5/2015 NHNN đã quyết

định mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần và chuyển đổi NHTMCP Đại Dương thành

công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu [62]. Trên thực tế, hợp

đồng cấp tín dụng hợp vốn này vẫn được triển khai. Do đó vấn đề này cần nghiên

cứu để quy định trở thành một nội dung của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM,

nhất là trong trường hợp bắt buộc thực hiện mua lại, sáp nhập.

- Hệ quả pháp lý về quyền sở hữu đối với tài sản của NHTM bị mua lại, bị

sáp nhâp:

Việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với bất động sản rất

quan trọng vì tất cả các quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia giao dịch dân sự sẽ

phát sinh theo thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc còn liên quan đến quyền

và nghĩa vụ của bên thứ ba có liên quan. Điều 168, BLDS (2005) quy định việc

chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký

quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Có thể hiểu rằng quyền

sử dụng đất sẽ được chuyển giao khi thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất tại

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Cũng theo quy định của BLDS (2005), Điều

439 quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu: “Đối với tài sản mua bán mà pháp

luât quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên

mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó”.

Khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, kể từ ngày mua lại, sáp nhập có

hiệu lực pháp luật, giữa các bên mới thực hiện chuyển đổi quyền sở hữu đối với tài

sản mà pháp luật yêu cầu phải chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên như đã trình bày,

thời điểm thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu đối với bất động sản mới là thời

điểm chuyển giao quyền sở hữu từ bên chuyển giao sang bên nhận chuyển giao,

trong khi đó, thời gian thực hiện từ khi giao kết hợp đồng đến hoàn tất giai đoạn

đăng ký quyền sử dụng đất hoặc sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền từ 1 đến 2 tháng. Như vậy, vấn đề xác

định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với bất động sản rất quan trọng vì một

khi đã chuyển giao quyền sở hữu thì bên chuyển giao không còn bất kỳ quyền gì đối

với bất động sản nữa nhưng nếu như trước khi chuyển giao quyền sở hữu, bên

chuyển giao dùng bất động sản đã chuyển giao để tham gia một giao dịch khác như

dùng làm tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính với bên thứ ba thì quyền lợi

và nghĩa vụ của các bên theo đó sẽ có hệ quả hoàn toàn khác.

Page 124: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

120

3.2.1.4. Về giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập ngân hàng

thương mại

Về thực tiễn giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM,

qua theo dõi các thương vụ mua lại, sáp nhập NHTM từ năm 2010 trở lại đây, chưa

ghi nhận có vụ việc nào phát sinh tranh chấp trong quá trình mua lại, sáp nhập.

3.2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân

hàng thương mại

Qua nghiên cứu hai trường hợp mua lại, sáp nhập NHTM đã thực hiện trong

năm 2012 và năm 2015, đồng thời tìm hiểu, phân tích thêm một số trường hợp mua

lại, sáp nhập NHTM trong thời gian gần đây, có thể đánh giá khái quát thực tiễn

thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay như sau:

Một là, các trường hợp mua lại, sáp nhập tự nguyện đều thực hiện theo lộ

trình tái cơ cấu ngân hàng của NHNN và định hướng phát triển của các NHTM. Các

bên tham gia mua lại, sáp nhập đã chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh, báo

cáo đại hội đồng cổ đông. Phương án mua lại, sáp nhập của các NHTM được cơ

quan quản lý ngân hàng chấp thuận. Các NHTM sau mua lại, sáp nhập đều hoạt

động có hiệu quả, theo đúng lộ trình đề ra trong đề án mua lại, sáp nhập được phê

duyệt. Việc vận dụng pháp luật về mua lại, sáp nhập bước đầu đáp ứng được yêu

cầu để thực hiện tái cơ cấu ngân hàng, tuy rằng một số quy định pháp lý còn thiếu,

chưa đồng bộ và chặt chẽ.

Hai là, do việc vận dụng pháp luật phức tạp, thiếu kiến thức và kinh nghiệm

nên các NHTM thực hiện mua lại, sáp nhập không tự mình thực hiện được tất cả các

nội dung, yêu cầu của pháp luật về mua lại, sáp nhập mà phải thông qua các công ty

tư vấn, luật sư để xây dựng phương án mua lại, sáp nhập, thẩm định pháp lý, lập hồ

sơ và tiến hành các trình tự, thủ tục để thực hiện thương vụ mua lại, sáp nhập.

Ba là, trên cơ sở tìm hiểu, trao đổi và nhận được sự đồng thuận của ban lãnh

đạo các bên tham gia mua lại, sáp nhập, các bên mua lại, nhận sáp nhập đã có

những thông tin liên quan đến ngân hàng mục tiêu, khẳng định được rằng, NHTM

mục tiêu được hình thành, quản lý và sở hữu một cách hợp pháp, không là đối

tượng của các thủ tục giải thể, phá sản… Các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà NHTM

mục tiêu đã xác lập là phù hợp với pháp luật. Các ngân hàng mua lại, nhận sáp nhập

đã hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ pháp lý, chế độ pháp lý đối với các loại tài sản,

hợp đồng lao động, hồ sơ đất đai, đầu tư… của NHTM mục tiêu. Qua đó giúp nhận

Page 125: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

121

diện được các yếu tố rủi ro để có giải pháp loại trừ. Những vấn đề này được trình

bày trong dự thảo đề án mua lại, sáp nhập; hợp đồng mua lại, sáp nhập; điều lệ của

NHTM nhận sáp nhập.

Bốn là, các trường hợp mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức tự nguyện

cơ bản đều tuân thủ quy định về nguyên tắc mua lại, sáp nhập; các hình thức mua

lại, sáp nhập; bố cáo mua lại, sáp nhập; điều kiện để được mua lại, sáp nhập; trình

tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hồ sơ đề nghị mua lại, sáp nhập; đề án mua lại, sáp

nhập theo quy định hiện hành về việc mua lại, sáp nhập TCTD. Hợp đồng mua lại,

sáp nhập đã được soạn thảo chặt chẽ, có các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của

mỗi bên, về tính hợp pháp và trách nhiệm của các bên đối với các giao dịch và

nghĩa vụ xác lập trước thời điểm mua lại, sáp nhập; những rủi ro đã được nhận diện,

khoanh vùng cùng phương án loại trừ và/hoặc chuyển giao một cách có điều kiện

những rủi ro đó sang NHTM mua lại, nhận sáp nhập… Do việc chuẩn bị kỹ lưỡng,

quá trình tư vấn pháp lý, thẩm định pháp lý được chú trọng đã giúp hoạt động mua

lại, sáp nhập diễn ra thuận lợi và cũng là điều kiện để thương vụ mua lại, sáp nhập

NHTM được công nhận tính hợp pháp và hợp lệ.

Năm là, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền liên quan đến mua lại, sáp nhập như NHNN, UBCKNN, UBND tỉnh, thành

phố nơi có NHTM đặt trụ sở, chi nhánh đã thực hiện nhanh chóng, có trách nhiệm

các nội dung phải thực thi theo quy định, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các NHTM

trong quá trình mua lại, sáp nhập. NHNN và các cơ quan quản lý đã theo dõi chặt

chẽ hoạt động của các NHTM sau mua lại, sáp nhập để có thể can thiệp, hỗ trợ, xử

lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của

người dân và không làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ ngân hàng. NHNN sẵn

sàng hỗ trợ về mặt thanh khoản trong trường hợp ngân hàng sau mua lại, sáp nhập

gặp khó khăn về thanh khoản. NHNN đã chỉ định công ty kiểm toán độc lập quốc tế

để có số liệu khách quan, làm căn cứ ban hành quyết định mua lại, sáp nhập. Sự hỗ

trợ của cơ quan chức năng trong quá trình mua lại, sáp nhập được cho là rất quan

trọng dẫn đến thành công của các thương vụ mua lại, sáp nhập NHTM, giúp tiết

tiệm thời gian, chi phí, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

Sáu là, việc công bố thông tin khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM theo

hình thức tự nguyện bước đầu đã đáp ứng yêu cầu pháp luật, nhưng việc công bố

thông tin khi NHNN buộc mua lại, sáp nhập NHTM yếu kém còn chưa kịp thời,

Page 126: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

122

không đầy đủ và liên tục đã gây ra những tranh luận không cần thiết đối với xã hội.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó cho thấy sự can thiệp của nhà nước đối

với các ngân hàng yếu kém là mang tính khách quan, bình đẳng và minh bạch.

Trên thực tế, nhiều thông tin về mua lại, sáp nhập NHTM trong quá trình

thực hiện được báo chí đăng tải, suy đoán, có trường hợp khi thực hiện đàm phán đã

bị rò rỉ thông tin. Trách nhiệm pháp lý của các đối tượng cung cấp thông tin về việc

đàm phán chưa rõ ràng. Thông tin về việc kiểm soát đặc biệt đối với VNCB được

chính thức công bố tại đại hội đồng cổ đông thường niên của ngân hàng này [99], là

một trong những hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 7,

Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 của NHNN. Tuy nhiên do trên các

phương tiện thông tin đại chúng không có thông tin chính thức nào về việc kiểm

soát đặc biệt VNCB tại thời điểm này, những thông tin chính thức về cơ sở pháp lý,

thực trạng VNCB còn thiếu, chưa kịp thời, rõ ràng, minh bạch trong khi vấn đề

NHNN mua lại bắt buộc VNCB tại thời điểm này được dư luận đặc biệt quan tâm.

Các NHTM không tuân thủ kỷ luật công bố thông tin nghiêm túc, nên chỉ khi

NHNN tuyên bố mua lại thì các cổ đông nhỏ lẻ mới được biết.

Bảy là, một số nội dung pháp lý sau khi mua lại, sáp nhập NHTM chưa được

quy định cụ thể, rõ ràng. Chưa có quy định cụ thể khi mua lại, sáp nhập với trường

hợp NHTM niêm yết như nộp hồ sơ xin phép phát hành lên UBCKNN; nhận giấy

chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Vì vậy một số NHTM đã đề nghị

UBCKNN, NHNN và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể về lộ trình, thủ tục

đối với trường hợp mua lại, sáp nhập cho các NHTM niêm yết. Khi mua lại, sáp

nhập NHTM, những vấn đề pháp lý được quan tâm như quyền, nghĩa vụ của các

ngân hàng bị mua lại, sáp nhập, quyền lợi của khách hàng (người gửi tiền), quyền

lợi của người lao động tại các ngân hàng bị mua lại, sáp nhập... còn chưa được quy

định cụ thể. Thực tế đã phát sinh những vấn đề pháp lý liên quan đến sự can thiệp

của NHNN vào ngân hàng yếu kém như việc: (i) Chuyển sở hữu tư nhân thành sở

hữu nhà nước ở một số ngân hàng yếu kém; (ii) Cổ đông không đồng ý có sự can

thiệp của NHNN vào cơ cấu sở hữu [18].

Đối với các công ty niêm yết có số lượng cổ đông lớn, việc rà soát thông tin

về cổ đông để thực hiện thủ tục lưu ký chứng khoán mất nhiều thời gian, gây bức

xúc cho nhà đầu tư khi giá cổ phiếu có biến động trong thời gian dài. Có trường hợp

gặp vướng mắc liên quan đến thủ tục hủy niêm yết cổ phiếu và việc NHNN thu hồi

Page 127: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

123

giấy phép hoạt động của TCTD. Trong quá trình sáp nhập NHTM, trước khi được

chấp thuận chính thức sáp nhập, nhân sự cấp cao của NHTM bị sáp nhập đã được

thay thế. Nhân sự mới đến từ NHTM nhận sáp nhập hoặc có liên quan tới NHTM

nhận sáp nhập. Điều này có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng bị sáp nhập nếu hoạt

động sáp nhập không thành công.

Tám là, chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng để Nhà nước được quyền mua lại

NHTM hạn chế, yếu kém như đã thực hiện đối với trường hợp VNCB với giá 0

đồng. Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật, thấy rằng đã có căn cứ pháp lý để

NHNN có quyền mua lại đối với NHTM được kiểm soát đặc biệt nếu chủ sở hữu

không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn (Điều 149, Luật các TCTD;

Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Do đó,

NHNN sẽ thực hiện quyền yêu cầu các chủ sở hữu phải chấp nhận kết quả kiểm

toán độc lập và chuyển nhượng bắt buộc đối với toàn bộ cổ phần của mình tại

NHTM đó. Để thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý các NHTM yếu

kém, trong năm 2015 NHNN đã thực hiện mua lại bắt buộc 03 NHTM yếu kém

trong đó có VNCB với giá 0 đồng. Trên thực tế, các ngân hàng này hoạt động kinh

doanh không hiệu quả nên đã âm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý trong

trường hợp NHNN mua lại bắt buộc các ngân hàng này thông qua việc mua toàn bộ

số cổ phần thẳng từ ngân hàng trong khi số cổ phần này đã được bán cho cổ đông

còn chưa rõ ràng và cụ thể. Các tiêu chuẩn, điều kiện khi NHNN đặt NHTM này

vào trạng thái kiểm soát đặc biệt không được công bố thông tin kịp thời, đầy đủ,

rộng rãi và minh bạch. Thực hiện những loại trừ pháp lý, việc NHNN mua lại bắt

buộc VNCB không phải là mua bán tài sản của ngân hàng. NHNN có thể mua tài

sản (như trụ sở, tài sản cố định, hàng hoá,...) của VNCB. Tuy nhiên, nếu mua lại

toàn bộ tài sản của ngân hàng thì cũng phải được đại hội đồng cổ đông của VNCB

biểu quyết đồng ý theo quy định tại điểm p, khoản 2, Điều 59 Luật các TCTD

(2010). Nếu mua tài sản của ngân hàng, thì quyền của cổ đông vẫn còn nguyên, cho

dù giá trị của cổ phần là trên hay bằng 0 đồng. NHNN mua lại bắt buộc VNCB cũng

không thuộc trường hợp trưng mua tài sản. Điều 32 của Hiến pháp năm 2013 đã quy

định “Trường hợp thât cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc

gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng

dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”. Tuy nhiên,

việc này cũng không phải là hình thức trưng mua tài sản, vì không thuộc trường hợp

Page 128: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

124

nào trong số các trường hợp được phép trưng mua tài sản, cổ phần, cổ phiếu hay

doanh nghiệp cũng không thuộc đối tượng trưng mua và Thống đốc NHNN cũng

không có thẩm quyền trưng mua tài sản theo quy định của Luật trưng mua, trưng

dụng tài sản (2008). Một số loại trừ pháp lý khác cho thấy trường hợp này không

phải là hợp nhất, sáp nhập, giải thể, mua bán, không thực hiện phá sản, quốc hữu

hóa ngân hàng.

Có thể thấy rằng, quyết định của NHNN đã thực hiện mua lại bắt buộc đối

với trường hợp VNCB với giá 0 đồng đã dựa trên căn cứ pháp luật, là cần thiết để

tránh nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng; bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,

an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời có tác dụng hữu hiệu trong việc

chặn đứng tình trạng bất tuân thủ các yêu cầu, điều kiện bảo đảm an toàn đối với

hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên còn chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng để Nhà nước

được quyền mua lại NHTM yếu kém như đã phân tích thông qua trường hợp của

VNCB nói trên. Do đó cần tiếp tục rà soát hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật,

tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc này.

Ngoài ra, còn một số vấn đề như quy định về quản trị NHTM, sau mua lại,

sáp nhập còn chưa cụ thể. Các ngân hàng còn phải tiếp tục giải quyết các vấn đề về

hậu mua lại, sáp nhập. Trên thực tế, NHTMCP Sài Gòn SCB sau khi hợp nhất đã

mất nhiều thời gian để kết nối thành công hệ thống core banking thống nhất giao

dịch trên cả ba ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng nhỏ, yếu trong diện “buộc phải tự

nguyện sáp nhập, hợp nhất, mua lại” thì cần được giám sát chặt chẽ để giải quyết

các vấn đề của hậu mua lại, sáp nhập. Mua lại, sáp nhập ngân hàng xấu có thể chỉ

làm tăng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản mà không giúp cải thiện tỷ lệ an toàn

sau mua lại, sáp nhập. Sáp nhập một ngân hàng tốt và một ngân hàng xấu cũng chưa

thể kết luận mức độ an toàn sẽ cao hơn bởi lẽ ngân hàng mới sẽ phải đối mặt với

thách thức về quản trị nhân sự, quản trị vốn và phải đối phó với những vấn đề khó

khăn như nợ xấu của ngân hàng mà mình sáp nhập.

Page 129: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

125

Kết luận chương 3

1. Pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại đã được hình thành

trong thời gian gần đây, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã

hội liên quan đến mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, phục vụ mục tiêu tái cơ

cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các quy định của pháp luật hiện

hành đã giúp các ngân hàng thương mại chủ động thực hiện mua lại, sáp nhập phù

hợp với định hướng, chiến lược phát triển của ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý để nhà

nước ổn định kinh tế vĩ mô, quản lý hoạt động ngân hàng, đồng thời có cơ sở pháp

lý để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

2. Pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam liên

quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như pháp luật về dân sự, pháp luật về

doanh nghiệp, pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về đầu tư, pháp luật về lao động,

pháp luật về chứng khoán... do mỗi văn bản luật chi phối hay điều chỉnh các vấn

đề khác nhau liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập. Luật các tổ chức tín dụng

là luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và tổ chức

lại ngân hàng thương mại, đồng thời được đặt trong mối quan hệ với các luật khác

khi các giải quyết các vấn đề liên quan đến việc mua lại, sáp nhập ngân hàng

thương mại.

3. Bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân

hàng thương mại ở Việt Nam còn có một số tồn tại, hạn chế như khung pháp lý về

mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp nói chung còn thiếu, chưa cụ thể, chồng

chéo và mâu thuẫn; khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập đối với

ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập; còn có những khoảng trống pháp lý để

điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện mua lại, sáp

nhập; chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này. Trên thực

tế đã có nhiều bất cập khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại thời

gian qua, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.

4. Một số quốc gia đã xử lý tốt việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong

giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua. Do đó cần nghiên cứu, tìm hiểu những kinh

nghiệm quốc tế trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để có thể học hỏi, vận

dụng những kinh nghiệm hay, các bài học quý giúp hoàn thiện pháp luật về mua lại,

sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Page 130: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

126

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ MUA LAI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI Ở VIỆT NAM

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LAI,

SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI Ở VIỆT NAM

Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM vẫn còn những hạn chế, bất cập.

Trước những yêu cầu mới của Hiến pháp năm 2013, yêu cầu hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất

nước trong giai đoạn tới thì việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở

Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp

nhập NHTM ở Việt Nam được xác định dựa trên một số yêu cầu chính sau đây:

4.1.1. Hoàn thiện pháp luật đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập

doanh nghiệp

Khi thực hiện mua lại, sáp nhập, các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập có

nhu cầu chính đáng là cần một hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện các hoạt

động kinh doanh của mình, cũng như bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp và thực

hiện trách nhiệm của các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập. Để đáp ứng yêu cầu

này, một số phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu tạo hành

lang pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập doanh nghiệp được đặt ra như sau:

Thứ nhất, pháp luật về mua lại, sáp nhập phải đáp ứng yêu cầu về tính thống

nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hệ thống pháp luật, phù hợp với những

cam kết của các quốc gia thành viên, của các tổ chức quốc tế như WTO, EU,

ASEAN... Nguyên tắc công khai, minh bạch cần được hết sức tôn trọng để bảo đảm

niềm tin và định hướng đúng cho thị trường. Bởi vậy, mọi biện pháp và kết quả thực

hiện liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp cần được cơ quan chức năng công bố

một cách công khai, kịp thời. Các quy phạm về mua lại, sáp nhập phải thống nhất

với nhau một cách tương đối, không được mâu thuẫn, chồng chéo với nhau. Để đáp

ứng yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, các quy phạm pháp

luật về mua lại, sáp nhập phải phù hợp với nội dung và tinh thần của Hiến pháp; các

quy phạm pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp với quy phạm do

cơ quan cấp trên ban hành; các quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành

phải phù hợp với văn bản, quy phạm do chính cơ quan mình đã ban hành trước đó;

Page 131: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

127

các quy phạm pháp luật trong một văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất với

nhau; văn bản quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp luật phải phù hợp với các

điều ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Thứ hai, pháp luật về mua lại, sáp nhập phải rõ ràng, thông suốt, đúng đắn.

Các quy phạm pháp luật phải mang tính hệ thống, nhất quán, chặt chẽ, tránh trùng

lắp và mâu thuẫn. Pháp luật về mua lại, sáp nhập phải tạo ra hành lang pháp lý bình

đẳng cho các chủ thể để có thể tham gia vào các quan hệ pháp lý khi thực hiện mua

lại, sáp nhập, đồng thời pháp luật phải có tính khả thi, duy trì niềm tin của nhà đầu

tư, tạo được niềm tin đối với người dân và xã hội... Để đáp ứng yêu cầu về tính

minh bạch thì quy phạm pháp luật về mua lại, sáp nhập cần phải nhất quán, công

khai, dễ tiếp cận, phải tin cậy được, phải lường trước và có thể dự đoán trước được.

Pháp luật về mua lại, sáp nhập cần đáp ứng yêu cầu về hiệu quả để có thể thực hiện

với những chi phí thấp, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Pháp luật được ban hành

kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với các

điều kiện kinh tế, xã hội; phải xem xét mức độ chi phí cụ thể, nhất là trong trường

hợp cần có sự can thiệp của nhà nước nhằm đạt được các kết quả thực tế [74].

Thứ ba, văn bản pháp luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp

nhập đối với một số loại hình doanh nghiệp cần được bổ sung những quy định về

nội dung bên cạnh quy định về mặt thủ tục. Hiện nay, các quy định liên quan đến

mua lại, sáp nhập đã được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật

đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán…Tuy nhiên, các quy định này mới phần

lớn dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức, trong khi đó các vấn đề về nội dung

cần phải được quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo.

Thứ tư, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập cần

được xây dựng sao cho vừa mang tính phù hợp thực tiễn, vừa phải có tính dự liệu để

đảm bảo điều chỉnh linh hoạt các hoạt động này. Do đó cần phải xây dựng chính

sách phù hợp với chiến lược và định hướng chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp nói

chung và trong lĩnh vực ngân hàng ở hiện tại cũng như trong tương lai, phù hợp với

tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội.

Trên cơ sở này, pháp luật mới tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các đối

tượng bị điều chỉnh. Vì vậy, cần thay đổi cách thức xây dựng và phê duyệt chính

sách, đó là công khai, tham vấn, trưng cầu ý kiến của những đối tượng bị điều chỉnh

có lợi ích liên quan đến hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp, ngân hàng.

Page 132: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

128

4.1.2. Hoàn thiện pháp luật đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập

ngân hàng thương mại

Với những kết quả thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian

vừa qua cho thấy, hệ thống NHTM nước ta đã giữ được sự ổn định trong quá trình

tái cơ cấu, ổn định kinh tế vĩ mô, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, các kết quả của quá trình này còn chưa tương xứng với mục tiêu và kỳ

vọng phát triển của nền kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do còn thiếu một cách tiếp

cận tổng hợp để xử lý tổng thể các vấn đề của tái cơ cấu hệ thống NHTM, đặc biệt

là còn thiếu một khung khổ pháp lý mang tính hệ thống để tái cơ cấu NHTM trong

bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, phương hướng hoàn thiện

pháp luật đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập NHTM, phục vụ cho mục tiêu

tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được đặt ra như sau:

Thứ nhất, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cần được hoàn thiện theo

hướng đảm bảo nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hệ thống ngân

hàng ngoài tầm kiểm soát của nhà nước, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng

một hoặc một số ngân hàng quá yếu kém có thể đổ vỡ. Các quy định pháp luật được

xây dựng và hoàn thiện nhằm phục vụ mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, tái

cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng, nhằm giảm nhanh số lượng ngân hàng yếu

kém, hoặc đặt ra những vấn đề cần xử lý đối với một số ngân hàng cụ thể để ổn định

kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống. Chính phủ cần xây dựng các kịch bản có

thể xảy ra cũng như các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả khi hệ thống ngân

hàng có những biến động. Ngoài ra, cần xây dựng những quy định để bảo vệ người

gửi tiền, người lao động, cổ đông thiểu số và minh bạch hóa giao dịch của các bên

liên quan.

Thứ hai, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM phải tạo môi trường thuận

lợi, ổn định cho hoạt động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp. Hoàn

thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng cần tạo ra hành lang

pháp lý để thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động mua bán, sáp

nhập và tổ chức lại ngân hàng. Việc nhà nước mua lại hoặc đầu tư vào vốn cổ phần

của các ngân hàng yếu kém là một trong những giải pháp tạm thời cuối cùng đối với

các NHTM không có khả năng khắc phục hoặc tái cơ cấu. Kinh nghiệm quốc tế cho

thấy hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều phải thực hiện nghĩa vụ này. Tuy

nhiên, việc mua lại hoặc đầu tư của nhà nước chỉ mang tính tạm thời, phần lớn nhà

Page 133: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

129

nước sẽ bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư khác sau khi tiến hành các biện pháp

nhằm khôi phục hoạt động của các ngân hàng này. Trong một số trường hợp, sau

khi rà soát và xác định nhóm các ngân hàng yếu kém, nhà nước có thể tiến hành kêu

gọi các nhà đầu tư bên ngoài đồng tài trợ hay góp vốn cùng nhà nước để khôi phục

hoạt động của các ngân hàng yếu kém. Nguồn vốn này có thể được trích ra từ các

quỹ đặc biệt của nhà nước để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng [3], do đó cần tạo quy

định pháp lý để có thể huy động được nguồn lực trong việc tái cấu trúc ngân hàng.

Bên cạnh đó là việc cần giữ vững ổn định kinh tế, xã hội và đảm bảo việc quản lý,

kiểm soát hiệu quả của nhà nước, đồng thời tạo môi trường kinh doanh bình đẳng,

phát huy tính cạnh tranh của các thành phần kinh tế.

Việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng

cũng cần phải đáp ứng một số yêu cầu: (i) Tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng

mắc đang cản trở hoạt động mua lại, sáp nhập và tổ chức lại ngân hàng; (ii) Bảo

đảm tối đa sự phát triển ổn định của hệ thống pháp luật có liên quan, hạn chế đưa ra

quá nhiều văn bản pháp luật mới, đồng thời bảo đảm các quy định mới được đưa ra

tương thích với các quy định còn hiệu lực khác của hệ thống pháp luật; (iii) Phù hợp

với các cam kết quốc tế của Việt Nam, với thông lệ, tập quán quốc tế, bảo đảm chủ

quyền và lợi ích quốc gia.

Thứ ba, xây dựng khung pháp lý về mua lại, sáp nhập NHTM cần chuyên

biệt, rõ ràng và đầy đủ. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt có vai trò quan

trọng đối với nền kinh tế. Với tầm quan trọng như vậy, quy định về mua lại, sáp

nhập NHTM cần được quy định nguyên tắc trong Luật các TCTD, để từ đó các văn

bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn sẽ quy định chi tiết. Hiến pháp

2013 đã quy định, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề

mà pháp luật không cấm và quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế

theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết. Kinh doanh hoạt động ngân hàng

không bị pháp luật cấm nhưng có điều kiện chặt chẽ. Vì thế, nếu quy định hạn chế

quyền kinh doanh của các chủ thể trong lĩnh vực ngân hàng cần được quy định bởi

luật. Trong xu hướng xây dựng pháp luật hiện nay, đòi hỏi luật phải được xây dựng

càng cụ thể càng tốt, để các quy định của luật có thể thi hành được ngay. Tuy nhiên,

mua lại, sáp nhập NHTM đòi hỏi sự điều chỉnh của nhiều ngành luật với mức độ

phức tạp cao, có nhiều quan hệ xã hội phát sinh, biến động liên tục khi thực hiện

mua lại, sáp nhập cần phải điều chỉnh kịp thời, phù hợp, do đó cần quy định nguyên

Page 134: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

130

tắc trong luật, để từ đó các văn bản hướng dẫn có cơ sở pháp lý để ban hành.

Thứ tư, ngoài việc xây dựng những nguyên tắc trong luật để xử lý các quan

hệ xã hội cơ bản trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, cần chú ý đến

việc xây dựng các quy định pháp lý để đáp ứng và giải quyết các yêu cầu cụ thể,

khách quan sau:

- Tạo ra khung pháp lý để nhà nước, các chủ thể ngân hàng và các bên liên

quan có căn cứ thực hiện, đồng thời buộc phải thực hiện trong khung pháp lý đó

trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục

mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập; giải quyết tranh chấp khi

mua lại, sáp nhập và các nội dung khác có liên quan. Pháp luật phải đáp ứng vai trò

là điều kiện khung pháp lý để thương vụ mua lại, sáp nhập NHTM được diễn ra

trên thực tế, an toàn.

- Luật các TCTD với tư cách là luật chuyên ngành, theo đó cần có các định

nghĩa, khái niệm, quy định những nội dung điều chỉnh chủ yếu về mua lại, sáp nhập

NHTM. Trong văn bản pháp luật điều chỉnh mua lại, sáp nhập, cần bổ sung đầy đủ

quy định về nội dung đối với các vấn đề liên quan trực tiếp đến mua lại, sáp nhập

NHTM như tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp

nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp

nhập, bao gồm cả trường hợp thực hiện tự nguyện và bắt buộc của nhà nước. Những

vấn đề như xử lý hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn, kiểm toán, định giá, bảo mật,

cung cấp, công bố thông tin cũng cần ghi nhận để quy định cụ thể. Các nội dung về

tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM phải được quy định rõ ràng để cơ

quan quản lý ngân hàng, các chủ thể tham gia mua lại, sáp nhập ngân hàng thực hiện

thống nhất, minh bạch, nhằm đảm bảo việc can thiệp của NHNN trong việc mua lại,

sáp nhập bắt buộc các NHTM yếu kém là có cơ sở pháp lý, đúng pháp luật, loại bỏ sự

can thiệp của nhà nước đối với ngân hàng thông qua các quyết định, mệnh lệnh hành

chính; đảm bảo rằng việc can thiệp của nhà nước trong các tình huống khác nhau sẽ

không vi phạm các quy định pháp luật đã ban hành trước đây. Điều này có ý nghĩa rất

quan trọng bởi nó cho thấy sự can thiệp của nhà nước đối với các ngân hàng yếu kém

là mang tính khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế,

đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia.

- Xây dựng các quy định pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM để tạo cơ sở

pháp lý giúp các ngân hàng hoạt động có hiệu quả, không bị thâu tóm trong quá

Page 135: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

131

trình kinh doanh cũng như đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể ngân

hàng có nhu cầu mua lại, sáp nhập NHTM theo quy định của pháp luật.

4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập đáp ứng các yêu cầu

của nền kinh tế trị trường

Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ dân sự, kinh tế ngày càng trở

nên phức tạp và khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương

mại Thế giới thì yêu cầu hoàn thiện pháp luật để đáp ứng những đòi hỏi của nền

kinh tế thị trường càng trở nên cấp thiết. Đối với mọi nền kinh tế, cho dù là kế

hoạch hóa tập trung hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở

nước ta hiện nay đều cần phải dựa vào pháp luật để tồn tại và phát triển. Nền kinh tế

thị trường tự thân vận động là chủ yếu thông qua nguyên tắc tự do kinh doanh, tự

định đoạt, tự chịu trách nhiệm và tự do cạnh tranh nên cần tới pháp luật nhiều hơn.

Tại nhiều công trình khoa học, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích những

đặc thù của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam tác động đến pháp luật nói chung và

pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói riêng, trên cơ sở đó đề ra những

giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Khái quát chung nhất để thấy nền

kinh tế thị trường ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập

doanh nghiệp và yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này là nền

kinh tế thị trường với việc vận hành theo các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,

quy luật cung cầu, trong khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với việc nhà nước

quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh, thông qua hệ thống các chỉ tiêu kế

hoạch, quy luật giá trị hầu như chưa được tính đầy đủ.

Bằng pháp luật, nhà nước ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế

thị trường như tự do sở hữu, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự định đoạt, tự

chịu trách nhiệm để thiết kế mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa như ở Việt Nam. Nhà nước can thiệp bằng cách thức tạo hành lang pháp lý an

toàn cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, xây dựng nền

kinh tế thị trường tất yếu phải xóa bỏ những tồn tại của cơ chế kế hoạch hóa tập

trung để thị trường hoạt động theo đúng quy luật. Khi pháp luật hiện hành chưa dự

liệu, phản ánh được các quy luật cạnh tranh và các quy luật thị trường khác có thể

ảnh hưởng đến hoạt động mua bán doanh nghiệp trên thực tiễn... Do đó, để khắc

phục những hạn chế và thích ứng với nền kinh tế thị trường, những giải pháp hoàn

thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp cần được xây dựng trên một số

Page 136: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

132

cơ sở sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp phải bảo đảm để thị

trường hoạt động theo các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, cạnh

tranh, cung cầu. Sự hoàn thiện của cơ chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết

để hình thành thị trường mua bán doanh nghiệp. Nắm bắt và thực hiện theo các quy

luật này sẽ tác động có hiệu quả đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động

mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời để thúc đẩy hoạt động mua lại,

sáp nhập doanh nghiệp phát triển, pháp luật cần ghi nhận hoạt động mua lại, sáp

nhập doanh nghiệp của các nhà đầu tư một cách rõ ràng nhằm đáp ứng quyền tự do

kinh doanh của các chủ thể. Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý an toàn để các

nhà đầu tư thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định, hạn chế và tiến tới xóa

bỏ việc can thiệp thị trường theo mệnh lệnh hành chính.

Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ kiểm soát hoạt động

mua lại, sáp nhập doanh nghiệp khi hoạt động đó có khả năng gây hạn chế cạnh

tranh trên thị trường thông qua việc ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh. Các

quy phạm của pháp luật cạnh tranh cần được thiết kế để phản ánh đúng thực tiễn

mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Việc bảo hộ sản xuất, kinh doanh trong nước là

cần thiết khi quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng, có

thể làm cho những ngành sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn , thách thức.

Quá trình mua lại, sáp nhập của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp trong

nước là một phương thức tốt để có thể tận dụng ngay được những lợi thế của

doanh nghiệp sở tại, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Việc bảo hộ của

nhà nước cần tuân theo các lộ trình mà Việt Nam đã cam kết. Thay đổi được tư

duy quản lý kinh tế và điều chỉnh pháp luật trong nền kinh tế thị trường, khi đó

việc vận hành nền kinh tế thị trường sẽ theo đúng quy luật, tạo ra sự cạnh tranh

bình đẳng, đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư kinh doanh, trong đó bao

gồm cả lĩnh vực mua lại, sáp nhập.

Thứ ba, khắc phục những mặt trái và giảm thiểu những tác động của kinh tế

thị trường khi hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập. Tích tụ tư bản thông qua

tập trung kinh tế bằng hình thức mua lại, sáp nhập có thể hình thành doanh nghiệp

với vị trí thống lĩnh thị trường và có thể lạm dụng vị trí đó để hạn chế cạnh tranh,

gây thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Mặt khác khi thực hiện tập

trung kinh tế còn có thể dẫn đến việc người lao động bị sa thải, thất nghiệp, ảnh

Page 137: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

133

hưởng đến quyền lợi của cổ đông thiểu số… Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận

luôn là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân

theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi

phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, khi đề ra những

giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và trong

lĩnh vực NHTM phải bảo đảm giải quyết được những yêu cầu hoàn thiện hệ thống

pháp luật, vừa phải bảo vệ người gửi tiền, người lao động, cổ đông thiểu số…

4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về

chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,

định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật là “... đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện

pháp luât; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luât để góp phần quản lý xã hội,

giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhâp quốc tế...”. Thực hiện

Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng, Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng

như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, là thành

viên của Diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, ký kết

Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ năm 1999, trở thành thành viên thứ 150

của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006... Việt Nam cũng đã ký kết và

tham gia nhiều cam kết quốc tế về đầu tư hoặc liên quan đến đầu tư, bao gồm: các

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký kết với 55 nước; các cam kết khác liên

quan đến đầu tư như Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

(TRIMs) của WTO, các Hiệp định về dịch vụ trong WTO và FTA, Hiệp định thành

lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA), Công ước New York 1958 về công

nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, v..v…

Việt Nam hội nhập thế giới và khu vực là một xu thế tất yếu trong xu thế

toàn cầu hóa. Nền tảng pháp lý để Việt Nam hội nhập quốc tế là việc xây dựng một

hệ thống pháp luật hoàn thiện, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh

nghiệp nói chung và trong lĩnh vực NHTM phải đảm bảo sự hài hòa với thông lệ

quốc tế, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Page 138: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

134

Nhìn chung, các Hiệp định, cam kết của Việt Nam liên quan đến hoạt động

về mua lại, sáp nhập đều thể hiện dưới hình thức quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần

của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc được thể hiện dưới

dạng cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện thương mại, thâm nhập

trong các ngành, lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam. Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh

nghiệp của Việt Nam phần nào đã đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế

giới trong việc cam kết mở cửa dịch vụ khi gia nhập WTO, mở rộng thị trường cho

các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam,

đồng thời tạo cơ hội để nhà đầu tư Việt Nam thâm nhập vào thị trường các quốc gia

khác. Tuy nhiên, một số quy định pháp luật của Việt Nam vẫn chưa tương đồng với

pháp luật các nước khi điều chỉnh về hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.

Việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM, phải đảm bảo được

các mục tiêu sau đây: Tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động mua bán,

sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng vốn và

các nguồn lực khác của đất nước nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế,

tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; tạo hành lang pháp lý để thu hút vốn từ nước ngoài

thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; bảo đảm an

toàn hệ thống ngân hàng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát hiệu quả của

nhà nước đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng; tạo môi trường kinh doanh

bình đẳng, phát huy tính cạnh tranh của các thành phần kinh tế.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LAI, SÁP

NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI Ở VIỆT NAM

Các nội dung phân tích trong luận án cho thấy, ngân hàng là một loại hình

doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cũng bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luậ t

về hoạt động mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp nói chung. Pháp luật về mua

lại, sáp nhập NHTM xuất phát từ việc xem xét hành vi mua lại, sáp nhập NHTM

dưới mỗi góc độ khác nhau thì hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM sẽ chịu sự điều

chỉnh của pháp luật phù hợp với các quan hệ xã hội tương ứng. Ngoài việc sử

dụng khung pháp lý như đối với các doanh nghiệp thông thường khi thực hiện

mua lại, sáp nhập NHTM, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM còn có những

điều chỉnh riêng do những đặc thù của NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập

NHTM. Căn cứ vào thực trạng pháp luật, phương hướng hoàn thiện pháp luật, các

giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam bao gồm

Page 139: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

135

những giải pháp cụ thể như sau:

4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định về mua lại, sáp nhập

Một là, sửa đổi, bổ sung các quy định về mua lại, sáp nhập trong một số văn

bản luật.

- Sửa đổi, bổ sung hình thức pháp lý về mua lại, sáp nhâp để thống nhất giữa

các luât điều chỉnh:

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập

hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được xem là hành vi “tổ chức lại doanh

nghiệp”. Luật không quy định về mua lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu

và phân tích của luận án thì bản chất pháp lý khi mua lại, sáp nhập NHTM chính là

việc giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua các hoạt động đầu tư, tổ chức

lại doanh nghiệp; việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa

các bên, đồng thời xác định tư cách pháp lý của các bên sau khi thực hiện mua lại,

sáp nhập. Vì vậy, kiến nghị bổ sung trong Luật doanh nghiệp hình thức mua lại là

một trong những hình thức pháp lý tổ chức lại doanh nghiệp để phù hợp bản chất

pháp lý của việc mua lại, phù hợp với quy định của Luật cạnh tranh. Luật các TCTD

bổ sung quy định việc mua lại, sáp nhập đối với NHTM, thay vì quy định chung là

tổ chức lại TCTD dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình

thức pháp lý.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, hệ

quả pháp lý và giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhâp:

Sửa đổi, bổ sung trong Luật các TCTD và các văn bản pháp luật quy định chi

tiết, hướng dẫn thi hành các quy định về: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập;

trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải

quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập NHTM. Đồng thời quy định việc chuyển đổi

hình thức pháp lý sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM; giải quyết quyền lợi,

nghĩa vụ hợp pháp của các bên liên quan, trong đó quyền của người gửi tiền để làm

cơ sở ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về về cơ sở pháp lý cho việc Nhà nước được

quyền mua lại bắt buộc NHTM yếu kém:

Để bảo đảm chắc chắn và rõ ràng về cơ sở pháp lý cho việc Nhà nước được

quyền mua lại bắt buộc NHTM yếu kém, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật các

TCTD quy định rõ ràng, cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục và biện

Page 140: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

136

pháp mua lại bắt buộc, hoặc sửa Luật trưng mua, trưng dụng theo hướng cho phép

nhận chuyển nhượng bắt buộc phần vốn góp hoặc cổ phần, cổ phiếu của các

TCTD trong các trường hợp cần thiết. Ngoài ra xem xét sửa đổi, bổ sung Quyết

định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc góp

vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt, theo đó ngoài việc

cho phép NHNN trực tiếp góp vốn và mua cổ phần của các TCTD, còn phải cho

phép việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH

và mua bán cổ phiếu, nhận chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông công ty cổ

phần mới bảo đảm thống nhất quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các TCTD và

Luật chứng khoán.

Hai là, hoàn thiện các quy định giới hạn về mức độ tâp trung kinh tế của

pháp luât cạnh tranh.

Theo kinh nghiệm của một số nước, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đặt

ra một mức giá trị làm căn cứ đầu tiên cho việc kiểm soát tập trung kinh tế, giúp

cơ quan quản lý kiểm soát vấn đề này dễ hơn và không bỏ sót các thương vụ lớn.

Luật cạnh tranh quy định về mức giá giới hạn giá trị của các thương vụ giao dịch

để phân chia trách nhiệm quản lý giữa Cục Quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý

hoạt động này ở địa phương. Mức giới hạn giá trị giao dịch có thể quy định dựa

vào giá trị của hợp đồng giao dịch hoặc giá trị tổng hợp các doanh nghiệp sau khi

mua lại, sáp nhập.

Xác định thị phần để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế khi quyết định chấp

thuận hay từ chối một thương vụ M&A nên sử dụng chỉ số đánh giá năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, đối với qui định sử dụng doanh thu

để xác định thị phần (Nghị định số 116/2005/NĐ-CP) của các TCTD chưa phản ánh

đúng bản chất của sự tập trung trong hoạt động ngân hàng mà nên sử dụng kết hợp

các tiêu chí: (1) Tỉ trọng tiền gửi/tổng tiền gửi của toàn ngành; (2) Tỉ trọng tín

dụng/tổng tín dụng của toàn ngành; (3) Tỉ trọng thu nhập từ lãi suất/tổng thu nhập

từ lãi suất của toàn ngành. Mặt khác, khi tính toán mức độ tập trung, có thể xem xét

sử dụng hệ số HHI để tính toán sẽ có ý nghĩa hơn về mặt thực tiễn thay vì chỉ cộng

dồn thị phần của các tổ chức có liên quan mà không xét đến yếu tố trọng số liên

quan. Trong văn bản ban hành quy định chi tiết Luật cạnh tranh, quy định rõ khái

niệm “thị trường liên quan” để có thể xác định một hoạt động mua lại, sáp nhập

NHTM có thuộc trường hợp tập trung kinh tế hay không. Văn bản hướng dẫn này

Page 141: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

137

có thể được thể hiện dưới hình thức Nghị định của Chính phủ hoặc Thông tư của Bộ

Công thương.

Ba là, xây dựng Nghị định quy định chi tiết Luât doanh nghiệp có nội dung

tổ chức lại doanh nghiệp.

Để các quy định của Luật doanh nghiệp (2014) đi vào thực tiễn khi thực hiện

việc tổ chức lại doanh nghiệp, cần thiết phải xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật

với các nội dung chính như sau:

- Xác định việc mua lại là quyền kiểm soát và chi phối doanh nghiệp bị mua

lại. Vấn đề mấu chốt để xác định việc mua lại là quyền kiểm soát và chi phối doanh

nghiệp bị mua lại. Theo đó, nếu việc mua tài sản chưa đủ tạo nên quyền chi phối

kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại thì chưa cấu thành hiện tượng tập trung kinh tế.

Pháp luật cạnh tranh xác định hai trường hợp tạo nên quyền kiểm soát, chi phối

doanh nghiệp khác (Điều 34, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP). Tuy nhiên, để xác

định như thế nào là đủ chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh

nghiệp bị kiểm soát thì lại cần dẫn chiếu đến những quy định tương ứng về việc

quyết định những chính sách tài chính, kinh doanh trong pháp luật về doanh nghiệp.

Tùy theo từng hình thức tổ chức doanh nghiệp mà mức vốn đủ để chi phối các vấn

đề tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp là khác nhau. Như vậy, pháp luật về

doanh nghiệp có vai trò làm rõ hơn những vấn đề mà Luật cạnh tranh chưa quy định

chi tiết về các hành vi sáp nhập, hợp nhất và mua lại. Do đó, Nghị định cần cụ thể

hóa quy định của Luật doanh nghiệp về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần,

mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp, trong đó là quy định tổ chức, cá nhân

có quyền mua cổ phần vào công ty cổ phần và xác định quyền kiểm soát, chi phối

doanh nghiệp

- Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập. Thực hiện mua lại, sáp

nhập chính là thực hiện quyền tự do kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, tự do cạnh

tranh của tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên ở tất cả các quốc

gia thì không phải bất cứ ngành nghề nào cũng được tự do kinh doanh mà bị hạn

chế quyền này trong một số ngành nghề nhất định. Vì thế, Nghị định quy định chi

tiết Luật doanh nghiệp cần đặt ra những tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập

chung để những pháp luật chuyên ngành có thể tham chiếu khi xây dựng những quy

định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập. Trên cơ sở đó, Nghị định quy

định một số nội dung sau: (1) Tiêu chuẩn, điều kiện về tập trung kinh tế khi thực

Page 142: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

138

hiện mua lại, sáp nhập; (2) Tiêu chuẩn, điều kiện về vốn, an toàn vốn khi thực hiện

mua lại, sáp nhập; (3) Tiêu chuẩn, điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần khi thực

hiện mua lại, sáp nhập; (4) Tiêu chuẩn, điều kiện về giải quyết quyền và lợi ích hợp

pháp của người lao động khi thực hiện mua lại, sáp nhập; (5) Tiêu chuẩn, điều kiện về

phương án mua lại, sáp nhập và sự chấp thuận phương án mua lại, sáp nhập của cơ

quan quản lý có thẩm quyền khi thực hiện mua lại, sáp nhập; (6) Tiêu chuẩn, điều

kiện mua lại, sáp nhập trong trường hợp thực hiện bắt buộc.

- Quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập. Luật doanh nghiệp đã quy

định về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên Luật chưa quy định cụ thể về

mặt nội dung nên cần thiết phải có những quy định chi tiết trong Nghị định. Nội

dung quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến hợp đồng mua lại, hợp đồng sáp

nhập; cách thức thông qua hợp đồng mua lại, sáp nhập; điều lệ công ty nhận sáp

nhập; tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối với công ty nhận sáp nhập; thủ tục

chấm dứt tồn tại đối với công ty bị sáp nhập; cách thức để công ty mua lại, nhận

sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các

khoản nợ chưa thanh toán; hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty

bị mua lại, sáp nhập...

- Quy định về hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập. Khi thực hiện mua lại,

sáp nhập phát sinh nhiều hệ quả pháp lý. Nghị định quy định rõ tư cách pháp lý của

các doanh nghiệp sau khi mua lại, sáp nhập, xác định trách nhiệm pháp lý về tài sản,

quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên thực hiện mua lại, sáp nhập.

- Quy định giải quyết tranh chấp phát sinh khi mua lại, sáp nhập. Tranh chấp

phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập rất đa dạng nên không thể quy định chi tiết

việc giải quyết các tranh chấp này. Theo đó, Nghị định quy định những nguyên tắc

cơ bản, cơ chế giải quyết tranh chấp để khi xảy ra các tranh chấp có thể áp dụng để

thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.

Bốn là, hoàn thiện Thông tư điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhâp tổ chức

tín dụng.

Hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM nói riêng và TCTD nói chung là một

hoạt động rất phức tạp, có đặc thù cao, liên quan mật thiết đến tình hình kinh tế,

xã hội. Trên cơ sở quy định nguyên tắc của Luật các TCTD, Nghị định quy định

chi tiết Luật doanh nghiệp có nội dung về tổ chức lại doanh nghiệp như đã đề

xuất, Thông tư điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập TCTD sẽ quy định chi tiết

Page 143: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

139

và hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.

Thông tư 04/2010/TT-NHNN và Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày

31/12/2015 của NHNN quy định việc tổ chức lại TCTD cần hoàn thiện theo

hướng bổ sung quy định các nội dung điều chỉnh chủ yếu như: (1) Quy định tiêu

chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập NHTM. (2) Quy định trình tự, thủ tục mua lại,

sáp nhập NHTM. (3) Quy định hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập

NHTM. (4) Quy định việc giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập

NHTM. Các nội dung này cần được quy định cụ thể trong trường hợp thực hiện tự

nguyện và bắt buộc.

Quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM theo hướng gọn nhẹ,

tránh phức tạp, rườm rà. Các quy định về thủ tục pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp

nhập phải thông thoáng hơn, tránh những thủ tục hành chính gây lãng phí thời gian

và chi phí thực hiện, cụ thể là: Đối với trường hợp mua lại, sáp nhập ngân hàng với

quy mô nhỏ thì thủ tục cần đơn giản. Khi đó, hồ sơ mua lại, sáp nhập có thể trình

trực tiếp lên NHNN, NHNN sẽ cho ý kiến dựa trên cơ sở đánh giá trực tiếp của Chi

nhánh NHNN ở địa phương. Như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và các chi

phí phát sinh, góp phần thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng. Đối với

các ngân hàng có quy mô lớn, ảnh hưởng nhiều đến hệ thống ngân hàng cũng như

các vấn đề về kinh tế, xã hội thì trình tự, thủ tục có thể sẽ phức tạp hơn nhằm giảm

thiểu các rủi ro. Khi đó hồ sơ mua lại, sáp nhập được gửi đến UBND tỉnh, thành

phố và Chi nhánh NHNN ở địa phương cho ý kiến, sau đó mới trình lên NHNN.

Không nhất thiết mọi trường hợp mua lại, sáp nhập NHTM đều phải thông báo cho

cơ quan quản lý cạnh tranh mà căn cứ vào thị phần với những nội dung cụ thể để

phân loại thương vụ mua lại, sáp nhập. Với những thương vụ có mức độ tập trung

cao hoặc cần quyết định cho hưởng miễn trừ mới phải thông báo. Trường hợp

không cần các văn bản này, ngân hàng mua lại, nhận sáp nhập phải có văn bản trình

bày lý do và cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực của báo cáo về việc ngân

hàng mua lại, nhận sáp nhập không vi phạm quy định của Luật cạnh tranh về tập

trung kinh tế.

Thông tư quy định rõ về nội dung để xác định những hệ quả pháp lý khi thực

hiện mua lại, sáp nhập, trong đó quy định rõ về tổ chức hoạt động của NHTM sau

khi mua lại, sáp nhập theo loại hình là NHTMCP hay NHTM Nhà nước; hình thức,

cách thức thực hiện mua lại bắt buộc là mua lại cổ phiếu hay tài sản, thương lượng

Page 144: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

140

hay chào mua công khai cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; cơ sở pháp lý để

mua lại bắt buộc NHTM từ ngân hàng hay từ cổ đông; định giá ngân hàng theo giá

trị tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu hay định giá theo giá trị thị

trường; xử lý hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn khi NHTM đang triển khai bị mua lại,

sáp nhập sẽ do NHTM mua lại, nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện; chuyển quyền sở

hữu đối với bất động sản, chuyển giao quyền đòi nợ từ NHTM bị mua lại, sáp nhập

sang NHTM mua lại, nhận sáp nhập.

Năm là, bổ sung một số quy định khi giao dịch mua lại, sáp nhâp ngân hàng

thương mại được xác lâp.

Bổ sung một số quy định cụ thể khi giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM được

xác lập, đó là: (i) Chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước ở một số ngân

hàng yếu kém; (ii) Cổ đông không đồng ý có sự can thiệp của NHNN vào cơ cấu sở

hữu; (iii) Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng bị mua lại, sáp nhập; (iv) Quyền lợi

của khách hàng (người gửi tiền) (v); Quyền lợi của người lao động tại các ngân

hàng bị mua lại, sáp nhập; (vi) Thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và

người vay trước khi giao dịch mua lại, sáp nhập được xác lập. Vấn đề này cần được

bổ sung, sửa đổi để quy định trong các văn bản pháp luật. Mặc dù chủ thể mua lại,

nhận sáp nhập cam kết kế thừa tất cả các quyền, nghĩa vụ của chủ thể bị mua lại,

sáp nhập nhưng mỗi ngân hàng có một chính sách, kế hoạch kinh doanh khác nhau

(lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay…) và trong mối quan hệ cụ thể (tiền gửi hoặc tín

dụng), cần xác định rõ chủ thể tham gia và quyền, nghĩa vụ của từng bên (lãi suất

tiền gửi khi kết thúc kỳ hạn gửi tiền, lãi suất không kỳ hạn hoặc lãi suất cho vay bắt

buộc, lãi suất cho vay quá hạn được xử lý như thế nào sau khi ngân hàng mua lại,

nhận sáp nhập tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ từ ngân hàng bị mua lại, sáp nhập theo

các hợp đồng đã xác lập trước đó với người gửi tiền, người vay…). Cần có văn bản

quy định chi tiết, rõ ràng thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay

trước khi giao dịch mua lại, sáp nhập được xác lập để bảo vệ quyền lợi của người

gửi tiền và cổ đông của ngân hàng bị mua lại, sáp nhập.

Sáu là, quy định về lộ trình thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn, nợ xấu, sở

hữu chéo khi thực hiện mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại.

Hiện pháp luật đã có quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn, nợ xấu, sở hữu chéo

nói chung, khi tự bản thân từng NHTM phải đáp ứng việc thực hiện các quy định

này trong điều kiện hoạt động bình thường của NHTM. Tuy nhiên khi thực hiện

Page 145: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

141

mua lại, sáp nhập thì cần phải có lộ trình nhất định để NHTM sau mua lại, nhận sáp

nhập có thể thực hiện được, nhất là thực hiện theo các quy định tại Điều 55, Luật

các TCTD, về chuẩn mực an toàn vốn Basel II và hướng tới Basel III, các yêu cầu

quản trị của Ngân hàng Thế giới. Cụ thể, trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ

Ngày chấp thuận mua lại, sáp nhập có hiệu lực, NHTM phải đáp ứng quy định về

các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Mọi TCTD không

phân biệt thành phần sở hữu, phải đạt chuẩn an toàn hoạt động theo qui định tại

Chương 6 - Luật các TCTD 2010 (từ Điều 130 đến 135) và tham khảo thêm các tiêu

chí của Basel II và tương lai gần là Basel III. Theo đó, khuyến khích các TCTD

chưa đạt chuẩn cần tìm đối tác để tự nguyện thực hiện mua lại, sáp nhập để đạt và

vượt chuẩn. NHTM sau mua lại, sáp nhập phải thoái vốn nếu vi phạm những giới

hạn góp vốn, mua cổ phần được Luật các TCTD quy định. Sau mua lại, sáp nhập

phải xử lý để hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với ngân hàng;

Kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan vi phạm quy định về

giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTMCP và các TCTD sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ

đông, nhà đầu tư, ngân hàng vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ

phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

Bảy là, bổ sung quy định về cơ quan giám sát khi mua lại, sáp nhâp ngân

hàng thương mại.

Theo quy định của Luật NHNN, NHNN có chức năng thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện nhiệm vụ

quyền hạn kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền

tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ

này, trong cơ cấu tổ chức của NHNN đã quy định chức năng, nhiệm vụ của các

Cục, vụ về thanh tra, giám sát ngân hàng, đặc biệt NHNN thành lập cơ quan Thanh

tra, giám sát ngân hàng tương đương cấp Tổng cục để thực hiện nhiệm vụ chuyên

biệt này. Tuy nhiên, việc NHNN được giao quyền hạn khi quản lý hoạt động mua

lại, sáp nhập NHTM, đồng thời lại tổ chức việc thanh tra, giám sát trong quá trình

thực hiện có thể không khách quan, trong khi hoạt động NHTM có vai trò rất quan

trọng đối với nền kinh tế, cần đảm bảo hoạt động được diễn ra theo đúng quy định

của pháp luật. Cơ quan nhà nước phải có biện pháp giám sát, xử lý kịp thời các

hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua lại, sáp nhập. Vì vậy pháp luật cần

bổ sung quy định một cơ quan sẽ giám sát độc lập tiến trình này. Đại biểu Quốc hội

Page 146: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

142

Trương Trọng Nghĩa đã đề nghị tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội cho rằng, nếu

lấy tiền ngân sách để mua lại thì liên quan đến Quốc hội, và “Quốc hội nên có giám

sát, không nên để cho ngân hàng một mình tự quyết định mọi thứ, ít nhất có thể

thành lâp Ủy ban lâm thời giám sát toàn bộ việc mua lại với giá 0 đồng này”, đồng

thời đề nghị: “Khi nào thì mua, ngân hàng như thế nào thì mua, ít nhất là Quốc hội

phải giám sát được” [4]. Cơ quan giám sát hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM đề

xuất có thể thuộc một trong các cơ quan như Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc

hội, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia hoặc một cơ quan độc lập do Quốc hội

thành lập.

Tám là, quy định chặt chẽ về công bố thông tin khi mua lại, sáp nhâp ngân

hàng thương mại.

Pháp luật đã có quy định về việc công bố thông tin của tổ chức niêm yết,

thông tin công bố của NHNN, của TCTD... Tuy nhiên trên thực tế, việc công bố

thông tin còn nhiều hạn chế và không kịp thời nhất là trong thời gian gần đây

NHNN thực hiện mua lại, sáp nhập bắt buộc một số NHTM yếu kém. Do đó việc

công bố thông tin này phải được quy định về nguyên tắc trong luật và quy định chi

tiết tại Nghị định của Chính phủ. Điều này có ý nghĩa quan trọng, buộc các bên phải

chấp hành đúng quy định về công bố thông tin, đảm bảo cho các bên liên quan,

người dân hiểu rằng pháp luật đang được thực hiện một cách công khai, minh bạch,

không vụ lợi. Khoản 4, Ðiều 8, Thông tư 04/2010/TT-NHNN yêu cầu hợp đồng

mua lại, sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động

biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được Thống đốc NHNN chấp thuận nguyên

tắc. Song đối với các NHTM thì yêu cầu này khó thực hiện trên thực tế vì chủ nợ

của một ngân hàng có thể đến hàng chục nghìn cá nhân, tổ chức ở trong nước và

ngoài nước. Ngoài ra, hợp đồng mua lại, sáp nhận có thể có điều khoản ràng buộc

về nghĩa vụ bảo mật thông tin giữa các bên, nên không nhất thiết phải công bố toàn

bộ nội dung hợp đồng mua lại, sáp nhập bằng cách sao chụp để gửi cho các chủ nợ.

Ðiều này làm phát sinh các chi phí không cần thiết, tốn nhiều thời gian, làm ảnh

hưởng đến lợi ích của người lao động, các cổ đông và không phù hợp với thực tế.

Vì vậy bổ sung, sửa đổi quy định này theo hướng chỉ cần công bố một số thông tin

cơ bản của giao dịch trên Cổng thông tin điện tử của NHNN, trang thông tin chính

thức của NHTM, đồng thời hợp đồng mua bán, sáp nhập chỉ cần được gửi đến các

chủ nợ lớn.

Page 147: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

143

Quy định về công bố thông tin cần đáp ứng được yêu cầu thực tế, nguyện

vọng chính đáng các chủ nợ, tổ chức, cá nhân có quan hệ dân sự, kinh doanh,

thương mại với ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập như giá trị giao dịch, giá

mua, thời hạn dự kiến hoàn thành giao dịch, vốn chủ sở hữu được một công ty kiểm

toán xác nhận tại thời điểm có quyết định chấp thuận nguyên tắc, quyết định chấp

thuận chính thức của Thống đốc NHNN.

Chín là, quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các

ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt khi xử lý ngân hàng thương mại yếu

kém phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngân hàng.

Cần nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM Việt

Nam để trở thành nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư chiến lược tại các NHTM Việt

Nam. Đặc biệt, cần nhấn mạnh việc xem xét, cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua

lại hoặc sáp nhập với các TCTD yếu kém của Việt Nam và tiến tới tăng giới hạn sở

hữu cổ phần của họ tại các ngân hàng được cơ cấu lại. Trong bối cảnh hiện nay,

Việt Nam đang rất cần bổ sung một nguồn vốn ngoại cho hệ thống ngân hàng, nhằm

đáp ứng tiêu chuẩn của Basel III. Thực tế, có nhiều TCTD nước ngoài đã mua cổ

phần của NHTM Việt Nam với tỷ lệ sở hữu từ 15% - 20% vốn điều lệ và trở thành

cổ đông chiến lược nước ngoài của NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, do tỷ lệ sở hữu cổ

phần chiếm tỷ lệ thấp so với phần còn lại, nên tiếng nói của người đại điện do nhà

đầu tư nước ngoài cử tham gia Hội đồng quản trị hoặc/và Ban điều hành không gây

được ảnh hưởng lớn để nâng cao năng lực quản trị, điều hành của NHTM Việt

Nam. Do đó, hiệu quả kinh doanh ở một số TCTD Việt Nam có cổ đông chiến lược

nước ngoài đã không mang lại kết quả như mong đợi.

Mười là, hoàn thiện các quy định của pháp luât để bảo vệ người gửi tiền khi

ngân hàng thương mại bị mua lại, sáp nhâp.

Tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống NHTM là một chủ trương lớn

của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Khi thực hiện tái cấu trúc hệ thống NHTM rất

cần nguồn lực, thời gian để thực hiện và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn hệ thống

ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia, không gây mất ổn định về chính trị, kinh tế,

xã hội. Bảo vệ người gửi tiền khi NHTM bị mua lại, sáp nhập có ý nghĩa rất quan

trọng để đáp ứng các mục tiêu trên. Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cần nâng mức

bảo hiểm tiền gửi. Các quy định của pháp luật quy định chặt chẽ và mạnh mẽ hơn

đối với yêu cầu bảo vệ người gửi tiền. Khi đó hệ thống pháp luật cần đồng bộ để

Page 148: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

144

quy định vấn đề này chứ không dừng ở những quy định của pháp luật bảo hiểm

tiền gửi.

4.2.2. Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập

Để thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM một cách hiệu quả, một

số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật được kiến nghị như sau:

Một là, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước.

Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra, giám sát

ngành ngân hàng đã được củng cố và hoàn thiện. Ngày 7/4/2014, Thủ tướng Chính

phủ đã ký ban hành Nghị định số 26/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động

của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Nghị định được nhìn nhận là trao thêm

quyền lực, nhưng cũng là áp lực để Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoàn

thành trọng trách của nhà nước giao phó. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã thể hiện

sự đổi mới căn bản về mô hình tổ chức thanh tra trong NHNN theo hướng bảo đảm

nguyên tắc tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương

đến địa phương. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tập trung hóa quản trị, điều

hành về trụ sở chính của các TCTD trong thời gian gần đây, từ đó tạo khuôn khổ

pháp lý về tổ chức, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ có tính đặc thù của thanh tra,

giám sát ngành ngân hàng. Tuy nhiên, Nghị định mới chỉ quy định riêng về hoạt

động của thanh tra, giám sát ngân hàng. Vì thế cần có những văn bản hướng dẫn của

NHNN hoặc những văn bản liên ngành quy định cụ thể hơn về việc phối hợp giữa

thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan thanh tra, giám sát khác trong việc

chia sẻ thông tin, kết quả có được từ các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát. Điều này

nhằm đảm bảo hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời tránh gây ra

những áp lực và phiền hà cho đối tượng được thanh tra, giám sát.

Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

nhằm củng cố, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật thị trường và đánh giá, nhận diện

những vấn đề của hệ thống và từng TCTD để có biện pháp tái cấu trúc, đáp ứng yêu

cầu tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, hỗ trợ tích cực hơn cho

việc triển khai mạnh mẽ các giải pháp xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Hoạt

động thanh tra, giám sát ngân hàng cần đẩy mạnh nhằm phát hiện, xử lý những rủi

ro, vi phạm pháp luật, đánh giá chất lượng tín dụng và hoạt động của các TCTD,

trong đó có việc thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM.

Công tác thanh tra, giám sát cần phát hiện những tồn tại, hạn chế, rủi ro tiềm

Page 149: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

145

ẩn và vi phạm ở nhiều TCTD như vi phạm quy định về các giới hạn, chuẩn mực an

toàn, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; vi phạm và rủi ro trong hoạt động cấp

tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư tài chính, huy động vốn, chất lượng tài sản

thấp, nợ xấu lớn, tình hình tài chính kém lành mạnh... Từ đó có những giải pháp

phù hợp để thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, nhất là việc xử lý những NHTM

yếu kém, không có khả năng tự cơ cấu, cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua

mua lại, sáp nhập bắt buộc.

Phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật của các NHTM trong

quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập như che giấu nợ xấu, không công bố thông tin

kịp thời, tẩu tán tài sản khi thực hiện mua lại, sáp nhập… Nếu những vụ việc có dấu

hiệu hình sự cần chuyển cho cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của

pháp luật. Công tác giám sát cần được đẩy mạnh nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm

các rủi ro, nguy cơ, dấu hiệu vi phạm, xu hướng, diễn biến bất lợi để có cảnh báo và

biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tập trung thanh tra, giám sát để phát hiện

những yếu kém, tồn tại của các NHTM được xử lý dứt điểm, đặc biệt là NHTM yếu

kém được áp dụng các biện pháp can thiệp mạnh mẽ của NHNN như được đặt vào

tình trạng kiểm soát đặc biệt và buộc mua lại, sáp nhập, đáp ứng thực hiện đúng

mục tiêu, lộ trình đã đặt ra tại Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 theo

quy định tại Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/3/2012.

Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực hiện pháp

luât trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện pháp luật

trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập NHTM, chú trọng xây dựng, hoàn

thiện cơ chế phối hợp, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực

này một cách chặt chẽ. Một trong những đặc điểm của pháp luật về mua lại, sáp

nhập NHTM chính là sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh dưới từng khía cạnh,

góc độ, phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh. Vì thế để quản

lý hoạt động này, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, pháp luật quy định

nhiều cơ quan cùng tham gia như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài chính,

Bộ Công thương, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, UBND cấp tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương.... Do đó việc xây dựng cơ chế phối hợp, giám sát việc tổ chức

thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập NHTM là hết

sức cần thiết. Cần có kế hoạch nâng cao năng lực cán bộ ở những vị trí quan trọng

Page 150: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

146

trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM tại Cục quản lý cạnh tranh, các

vụ, cục thuộc NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước...

Cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật về ngân hàng ở trong và ngoài nước

kịp thời đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý và thực hiện mua lại,

sáp nhập NHTM.

Ba là, tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp

luât, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại.

Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc và được

thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động này bắt đầu chưa

lâu nhưng ngày càng trở nên sôi động tuy rằng những hiểu biết hiện tại về mua lại,

sáp nhập còn hạn chế. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM mới được xây dựng

nhưng đã được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian gần đây. Trên thực tế, nếu muốn

tiến hành mua lại, sáp nhập, các ngân hàng phải tự mình “dò dẫm” đường đi và tự

tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm từ các thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng đã thực

hiện. Vì thế cần tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp

luật, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập NHTM.

Giải pháp về tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm các nội dung

chính như: Tổ chức thực hiện tốt phổ biến, giáo dục pháp luật về mua lại, sáp nhập

NHTM. Ngoài việc các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phổ biến, giáo

dục pháp luật thì cơ quan đầu mối là NHNN cần thực hiện việc này hiệu quả hơn

nữa. Các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần nhấn mạnh và đề cập rõ hơn

những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM. Bên

cạnh các quy định của pháp luật, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật còn bao

gồm ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của

việc chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia thực hiện mua lại, sáp nhập

NHTM. Đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về mua lại, sáp nhập

NHTM thông qua báo chí, biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp

luật, thông qua hoạt động tìm hiểu pháp luật, các câu lạc bộ pháp luật, hoạt động trợ

giúp pháp lý… Ngoài ra cần cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập NHTM cho

các NHTM, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, thực thi pháp luật

trong lĩnh vực này.

Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luât về

Page 151: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

147

mua lại, sáp nhâp ngân hàng thương mại.

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM

cần được triển khai đầy đủ các nội dung, cụ thể là xem xét, đánh giá tình hình ban

hành văn bản quy định chi tiết; xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện

thi hành pháp luật và xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về mua lại, sáp

nhập NHTM. Việc đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về mua lại, sáp nhập

NHTM có thể đánh giá dựa trên các thông số như: tỷ lệ vi phạm pháp luật; thời gian

giải quyết hồ sơ, yêu cầu của NHTM; các loại giấy tờ trên thực tế mà cơ quan nhà

nước có thẩm quyền yêu cầu so với quy định của pháp luật hiện hành; tình hình

niêm yết công khai hồ sơ, thủ tục… Sau khi có kết quả theo dõi, các bộ, ngành, địa

phương cần tổng hợp, xử lý kịp thời vướng mắc, đồng thời kiến nghị để hoàn thiện

pháp luật. Cơ chế tổ chức thực thi pháp luật phải rất cụ thể, phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao. Trong quá trình tổ chức thực hiện

phải chú ý đến tình hình thực tế của địa phương được lựa chọn để kiểm tra, khảo

sát, thu thập thông tin.

Page 152: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

148

Kết luận chương 4

1. Ngoài việc cần đáp ứng các yêu cầu chung trong việc hoàn thiện hệ

thống pháp luật Việt Nam, phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp

nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay được xác định dựa trên một số

yêu cầu chính là đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp; đáp ứng

các yêu cầu về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại; đáp ứng các yêu cầu của

nền kinh tế trị trường và đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Khi hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở

Việt Nam hiện nay cần đảm bảo nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ, mất an toàn hệ

thống ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; đáp ứng yêu

cầu về tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hệ thống pháp luật,

phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia là thành

viên; tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động mua lại, sáp nhập và tổ chức

lại doanh nghiệp; đồng thời khung pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng cần được

xây dựng chuyên biệt, vừa mang tính áp dụng thực tiễn, vừa có tính dự liệu cao. Để

đảm bảo sự chặt chẽ và mang tính khách quan, pháp luật cần bổ sung việc quy định

một cơ quan giám sát độc lập quá trình mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bên

cạnh chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật được đề xuất, kiến nghị bao gồm

những nội dung cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói

chung và trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, các giải pháp bảo đảm thực hiện

pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Các giải

pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gắn với đổi mới tư duy hoàn thiện pháp

luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng

thương mại ở Việt Nam hiện nay. Thông qua phương hướng và các giải pháp đề

xuất, kiến nghị sẽ giúp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương

mại, giúp các ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả, vững chắc sau khi mua lại, sáp

nhập, đồng thời đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể sở hữu ngân hàng

theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai

đoạn mới, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, góp phần trong quá

trình tái cơ cấu nền kinh tế và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Page 153: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

149

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài luận án “Pháp luât về mua lại và sáp nhâp ngân hàng

thương mại ở Việt Nam hiện nay”, tác giả rút ra một số kết luận chính như sau:

Thứ nhất, ngân hàng thương mại có những đặc điểm riêng biệt so với các

doanh nghiệp thông thường. Ngân hàng thương mại mặc dù có bản chất là doanh

nghiệp nhưng việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng chịu sự điều chỉnh

trực tiếp của pháp luật về ngân hàng. Việc nghiên cứu để phát hiện chính xác và đầy

đủ các đặc thù của ngân hàng thương mại sẽ giúp xây dựng được một cơ chế pháp lý

hiệu quả để giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân

hàng thương mại.

Thứ hai, việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của

nhiều quy định pháp luật khác nhau, thể hiện sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh

dưới từng khía cạnh, góc độ, phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều

chỉnh. Với những đặc thù của ngân hàng thương mại, của hoạt động mua lại, sáp

nhập ngân hàng thương mại, nên ngoài việc sử dụng khung pháp lý như đối với các

doanh nghiệp thông thường khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại,

pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại có những điều chỉnh riêng so

với các loại hình doanh nghiệp khác.

Thứ ba, những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp

nhập ngân hàng thương mại được xác định bao gồm: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại,

sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập

và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Ngoài ra, còn có nhiều quan hệ xã

hội khác phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cần phải

có pháp luật điều chỉnh.

Thứ tư, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam

liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Luật các tổ chức tín dụng là luật

chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân

hàng thương mại, đồng thời được đặt trong mối quan hệ với các luật khác khi các

giải quyết các vấn đề liên quan đến việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

Thứ năm, bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về mua lại, sáp

nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn có một số tồn tại, hạn chế như khung

pháp lý còn thiếu, chưa cụ thể và chặt chẽ, còn có những khoảng trống pháp lý để

Page 154: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

150

điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập; chưa tạo

được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này. Trong quá trình thực hiện

mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại thời gian qua, đã có nhiều bất cập nảy

sinh, trong đó có những vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.

Thứ sáu, điều chỉnh pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bao

gồm nhiều nội dung. Trên cơ sở một số vấn đề cốt lõi về phương diện pháp lý đã

được nghiên cứu theo hướng tiếp cận của đề tài luận án, còn có nhiều vấn đề pháp lý

khác cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này như: định giá ngân

hàng; thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng; hợp đồng mua lại, sáp

nhập; hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn; mức độ tương thích của các chính sách, pháp

luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam so với các chuẩn mực,

thông lệ quốc tế, trong các Hiệp định thương mại tự do và các điều ước quốc tế liên

quan; những nguy cơ, rủi ro về mặt pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.

Thứ bảy, để nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với việc thành lập,

hoạt động và tổ chức lại ngân hàng thương mại nói chung và việc mua lại, sáp nhập

ngân hàng thương mại nói riêng cần phải hoàn thiện đồng bộ các đạo luật có liên

quan. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật cần đảm bảo nguyên tắc không để

xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia, đảm bảo

ổn định kinh tế vĩ mô. Pháp luật cần bổ sung việc quy định một cơ quan giám sát

độc lập quá trình mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại để đảm bảo sự chặt chẽ

và tính khách quan khi thực hiện.

Page 155: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

151

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Minh Sơn (2012), “Cần trao đổi về quy định mua lại và sáp nhập

ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ.

2. Phạm Minh Sơn (2012), “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng

thương mại ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Ngân hàng, số 14,

tr.29-32.

3. Phạm Minh Sơn (2012), “Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập ngân

hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luât, số 9 (246), tr.30-34.

4. Phạm Minh Sơn (2014), “Một số vấn đề thực tiễn thi hành pháp luật về

mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ,

số 24 (417), tr.19-23,39.

5. Phạm Minh Sơn (2014), “Pháp luật mua lại, sáp nhập ngân hàng thương

mại của Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 22,

tr.51-55.

6. Phạm Minh Sơn (2015), “Đặc trưng và nguyên tắc pháp lý của hoạt động

mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luât, số 2

(275), tr.28-32.

Page 156: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

152

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Cập nhật đến ngày 15/10/2015)

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị Bảo Ánh (2014), Pháp luât về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam,

luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

2. Vũ Đình Ánh (2011), Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Cộng

sản điện tử, truy cập ngày 15/6/2012, <http://www.tapchicongsan.org.vn>.

3. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

ở một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam, truy cập ngày

12/3/2013, <http:// dangcongsan.vn>.

4. Báo điện tử thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam (2015), Nên có Ủy ban giám sát

mua ngân hàng 0 đồng, truy cập ngày 10/11/2015, <http://vneconomy.vn>.

5. Nguyễn Văn Bình (2012), Sáp nhâp không là mục tiêu của tái cấu trúc ngân

hàng, Cổng thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày 04/3/2013,

<http://www.sbv.gov.vn>.

6. Nguyễn Văn Bình (2012), Sáp nhâp mới là bước đi đầu tiên để tái cơ cấu,

Thông tấn xã Việt Nam, truy cập ngày 04/01/2013, <http://www.vietnamplus.

vn/Home>.

7. Nguyễn Văn Bình (2012), Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này

- Trao đổi với báo Thanh Niên của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn

Bình, Thanh niên Online, truy cập ngày 26/8/2012, <http://www.

thanhnien.com.vn>.

8. Công ty TNHH Chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (“VPBS”)

(2014), Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam.

9. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo tâp trung kinh tế Việt Nam 2012.

10. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo thường niên năm 2012.

11. Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo thường niên năm 2013.

12. Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo thường niên năm 2014.

13. Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo rà soát pháp luât cạnh tranh với

pháp luât chuyên ngành.

14. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), Thâu tóm và hợp nhất từ khía

cạnh quản trị công ty: lý luân, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp

Page 157: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

153

chí Quản lý kinh tế, số 7+8.

15. Trần Đình Cung (2007), Công khai hóa và minh bạch thông tin, Tạp chí

Chứng khoán Việt Nam, số 9.

16. Nguyễn Thị Dung (2013), Pháp luât về sáp nhâp ngân hàng thương mại cổ

phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Mạnh Dũng (2011), Xử lý các ngân hàng có vấn đề: Không để đổ vỡ

ngoài tầm kiểm soát, Trang tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, truy cập ngày

12/3/2012, <http://div.gov.vn>.

18. Thùy Dung (2013), Nhân diện xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt

Nam năm 2013, Thị trường tài chính điện tử, truy cập ngày 12/3/2013,

<http://www.thitruongtaichinh. vn>.

19. Trí Dũng (2011), Kinh nghiệm từ Thương vụ M&A ngân hàng điển hình năm

2011: Lienviet - Post Bank, truy cập ngày 11/5/2012,

<http://www.vca.gov.vn>.

20. Vũ Ngọc Dũng (2011), M&A – Các điều kiện cho hoạt động M&A tại Việt

Nam, truy cập ngày 28/11/2012, <http://www.vungocdung.info>.

21. Vũ Ngọc Dũng (2012), Mua bán, sáp nhâp doanh nghiệp - Thực trạng pháp

luât và một số kiến nghị, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3(240).

22. Lê Duy (2011), Hoàn thiện các nguyên tắc điều chỉnh pháp luât cạnh tranh về

sáp nhâp, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp, Trang thông tin điện tử Cục

quản lý cạnh tranh, truy cập ngày 26/11/2012, <http://www.vca.gov.vn>.

23. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luân nhà nước và pháp luât, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

24. Phạm Tiến Đạt, Phạm Thị Tường Vân (2012), Những gợi ý cho khung pháp lý

M&A ở Việt Nam, Báo đầu tư điện tử, truy cập ngày 18/10/2012,

<http://Baodautu.vn>.

25. Trần Thọ Đạt (2015), Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý - Ưu tiên hàng đầu cho

tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Đại biểu nhân dân điện tử, truy cập ngày

13/2/2015, <http://www.tapchitaichinh.vn>.

26. Nguyễn Ngọc Điện (2015), Cần làm rõ quy định về “thời hiệu”, Báo Chính

phủ điện tử, truy cập ngày 23/6/2015, <http://baodientu.chinhphu.vn>.

27. Vũ Phương Đông (2010), Về phương thức mua bán công ty thông qua việc

mua bán phần vốn góp chi phối của công ty, Tạp chí Luật học, số 9.

Page 158: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

154

28. Đặng Thế Đức (2008), Hoạt động M&A tại Việt Nam: Những cơ hội và kinh

nghiệm, Trang thông tin điện tử Saga, truy cập ngày 05/4/2011,

<http://www.saga.vn>.

29. Lưu Minh Đức (2009), “Hoạt động sáp nhâp và mua lại: Cơ sở lý luân, kinh

nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp

Bộ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

30. Viên Thế Giang (2010), Tâp trung kinh tế - Giải pháp đáp ứng yêu cầu tăng

vốn pháp định của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 13.

31. Gregory Crovo, Các vấn đề cần lưu ý khi tham gia giao dịch M&A tại Việt

Nam, Báo Đầu tư điện tử, truy cập ngày 27/11/2012, <http://baodautu.vn>.

32. Đ.H (2013), Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số nước Đông Nam Á và

kinh nghiệm đối với Việt Nam, Báo điện tử ĐCS Việt Nam, truy cập

17/02/2013, <http:// dangcongsan.vn>.

33. Nguyễn Thị Hải Hà (2010), Tìm hiểu vai trò của các chủ thể tham gia trong

một giao dịch M&A, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, số 4.

34. Phan Thị Thu Hà (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

35. Phạm Hồng Hải (2013), Tái cấu trúc ngân hàng: Cần chấp nhân đóng cửa

thay vì sáp nhâp, Đầu tư Chứng khoán điện tử, truy cập ngày 04/3/2013,

<http://tinnhanhchungkhoan.vn>.

36. Trần Vũ Hải (2010), Giáo trình Luât Ngân hàng Việt Nam, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

37. Hoàng Thu Hằng, Nguyễn Thị Mai Dung, Đỗ Thị Kiều Phương (2014), Pháp

luât về hợp nhất, sáp nhâp ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính.

38. Nguyễn Trí Hiếu (2012), Những điểm cần chú ý trong Đề án Tái cấu trúc

ngân hàng, Đầu tư chứng khoán điện tử, truy cập ngày 24/11/2012,

<http://tinnhanhchungkhoan.vn>.

39. Trương Thị Hoà (2015), Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và

rút ra bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam, Khoa Kinh tế - Trường ĐH Sư

phạm Kỹ thuật TP.HCM, truy cập ngày 05/8/2015, <http://fe.hcmute.edu.vn>

40. Đỗ Thị Phi Hoài (2012), Mua lại và sáp nhâp tại Nhât Bản: Bài học kinh

nghiệm tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 3.

Page 159: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

155

41. Phạm Trí Hùng (2010), Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhâp, mua lại doanh

nghiệp, Trang tin điện tử của Học viện Tư pháp, truy cập ngày 12/6/2012,

<http://hocvientuphap.edu.vn>.

42. Phạm Trí Hùng (2012), Pháp luât điều chỉnh sáp nhâp, mua lại doanh nghiệp ở

Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại học Luật TP.HCM.

43. Phùng Văn Hùng (2009), Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ người gửi tiền khi có

hoạt động M&A ngân hàng, Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, số 11.

44. Nguyễn Thu Huyền, Đỗ Hồng Nhung (2012), Những vấn đề pháp lý cần lưu ý

trong một thương vụ M&A, Báo Đầu tư điện tử, truy cập ngày 19/6/2012,

<http://baodautu.vn>.

45. Nguyễn Thị Mai Hương (2010), Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhâp

và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học

Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

46. Nguyễn Thu Hương (2010), Nhân diện xu hướng M&A trong ngành ngân

hàng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

47. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình luât kinh tế Việt Nam,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

48. Khuyết danh (2013), Những vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua

bán, sáp nhâp doanh nghiệp, Trang tin điện tử luatdanhchinh.com.vn, truy cập

ngày 12/7/2013, <http://www.luatdanhchinh.com.vn>.

49. Khuyết danh (2013), Giải pháp để phát triển hoạt dộng mua lại, sáp nhâp

doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học.

50. Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

(2012), Bài giảng môn quản trị NHTM.

51. Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), Một số vấn đề về sáp

nhâp, mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 15.

52. Cao Đình Lành (2012), Xung đột lợi ích của cổ đông thiểu số trong hoạt động

mua bán, sáp nhâp công ty cổ phần, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8.

53. Bùi Thanh Lam (2010), Hành lang pháp lý liên quan đến sáp nhâp và thâu

tóm ngân hàng ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11.

54. LienVietPostbank (2011), Giảm ngân hàng nhỏ bằng mua bán, sáp nhâp,

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, truy cập ngày 23/12/2012,

<http://www.lienvietpostbank.com.vn>.

Page 160: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

156

55. Song Linh (2011), Hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn, Tin

nhanh Việt Nam, truy cập ngày 25/11/2012, <http://ebank.vnexpress.net>.

56. Nguyễn Thị Loan (2012), Hoạt động mua bán sáp nhâp các ngân hàng

thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp ngành, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

57. Đinh Tuấn Minh (2012), Chống thâu tóm ngân hàng, Tuổi trẻ Online, truy

cập ngày 04/01/2013, <http://diaoc.tuoitre.vn>.

58. Lê Văn Nam (2011), Pháp luât về mua bán công ty ở Việt Nam, Luận văn thạc

sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội.

59. Phùng Ngọc Việt Nga (2012), Hoàn thiện pháp luât về sáp nhâp và mua lại

doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

60. Phạm Đức Nguyện (2008), Thâu tóm và sáp nhâp - giải pháp nâng cao năng

lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ hội

nhâp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

61. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông cáo báo chí của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của NHNN, truy cập ngày ngày

5/2/2015 và ngày 25/4/2015, <http://www.sbv.gov.vn>.

62. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông cáo báo chí của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của NHNN, truy cập ngày ngày

25/4/2015, <http://www.sbv.gov.vn>.

63. Ngô Đức Huyền Ngân (2009), Sáp nhâp và mua lại ngân hàng thương mại

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

64. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2012), Tóm tắt dự thảo đề

án, hợp đồng sáp nhâp ngân hàng HBB vào ngân hàng SHB, Trang thông tin

điện tử của ngân hàng SHB.

65. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình luât kinh tế, tâp 1, Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

66. Phạm Duy Nghĩa (2009), Đi tìm triết lí của luât phá sản, Trang thông tin điện tử

Công ty Luật Minh Khuê, truy cập ngày 03/8/2013, <http://luatminhkhue.vn>.

67. Tom Nguyen (2012), Khung pháp lý về mua lại và sáp nhâp doanh nghiệp

(M&A) tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học.

68. Nguyễn Thị Nguyện (2011), Hoạt động mua lại và sáp nhâp (M&A) trong

Page 161: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

157

lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Luận

văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

69. Văn Nguyễn (2011), Đề xuất lộ trình sáp nhâp, hợp nhất, Báo Lao động điện

tử, truy cập ngày 19/6/2013, < http://laodong.com.vn>.

70. Người Phát ngôn Chính phủ (2015), Nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ

nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với một số vấn đề mà báo chí và dư luân

quan tâm, truy cập ngày 02/4/2015, <http://baodientu.chinhphu.vn>.

71. Hà Nhân, Nguyễn Tuấn (2011), Dự thảo Luât Bảo hiểm tiền gửi: Mức bảo

hiểm quá thấp, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, truy cập ngày 10/11/2015,

<http://duthaoonline. quochoi.vn>.

72. Nguyễn Hòa Nhân (2009), M&A ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cơ bản,

Tạp chí Khoa học, số 5 (34).

73. Nguyễn Như Phát (2007), Khía cạnh pháp lý và cấu trúc thương vụ M&A,

Tạp chí Pháp lý, số 4 (41).

74. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh và cộng sự (2011), Xây dựng hệ thống

pháp luât thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong nhà nước pháp

quyền Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, Viện

Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

75. Nguyễn Như Phát, Phạm Hữu Nghị (2004), Giáo trình Luât kinh tế, Nxb

Công an Nhân dân, Hà Nội.

76. Vũ Bá Phú (2011), Các vấn đề về chống tâp trung kinh tế qua hoạt động

M&A, Trang thông tin nội bộ thuộc Diễn đàn M&A Việt Nam, truy cập ngày

28/6/2012, <http://maf.vn>.

77. Hồng Phúc (2012), Mua bán ngân hàng: Đang thiếu khung pháp lý, Thời báo

Kinh tế Sài gòn điện tử, truy cập ngày 26/4/2013,

<http://www.thesaigontimes.vn>.

78. Nguyễn Mai Phương (2009), Mua bán, sáp nhâp doanh nghiệp ở Việt Nam: Nhìn

từ góc độ bên mua và bên bán”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16 (153).

79. Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Cao Khôi (2011), Cần sớm hoàn thiện văn bản

pháp luât về M&A ngân hàng, Cổng thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày

15/9/2012, <http://www.sbv.gov.vn/>.

80. Nguyễn Quang (2010), Mua bán, sáp nhâp doanh nghiệp: Không cần luât

riêng?, Báo đại biểu nhân dân điện tử, truy cập ngày 12/8/2012,

Page 162: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

158

<http://daibieunhandan.vn>.

81. Nguyễn Văn Quang (2010), Giải quyết tranh chấp hành chính bằng cơ quan

hành chính theo quy định của pháp luât Hoa Kỳ, Tạp chí Luật học số 12/2010.

82. Đoàn Thái Sơn (2012), Một số vấn đề pháp lý về hợp nhất các ngân hàng

thương mại cổ phần, Cổng thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày

21/10/2012, <http://www.sbv.gov.vn>.

83. Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2012), Tái cấu trúc hệ thống ngân

hàng Việt Nam: Những ẩn số nhìn từ thông lệ quốc tế ", Trang tin điện tử của

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, truy cập ngày 26/2/2013,

<http://dl.ueb.edu.vn>.

84. Nguyễn Ngọc Sơn (2005), Xác định thị trường liên quan theo luât cạnh tranh

2004, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11(63).

85. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Kiểm soát tâp trung kinh tế theo pháp luât cạnh

tranh và vấn đề của Việt Nam”, Trang thông tin Pháp luật dân sự, truy cập

ngày 21/10/2012, <http://thongtinphapluatdansu.edu.vn>.

86. Phạm Minh Sơn (2012), Cần trao đổi về quy định mua lại và sáp nhâp NHTM

Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính Tiền tệ, số 15.

87. Phạm Minh Sơn (2012), Khung pháp lý về mua lại và sáp nhâp NHTM Việt

Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 (246).

88. Phạm Minh Sơn (2012), Pháp luât về mua lại và sáp nhâp NHTM Việt Nam –

Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Ngân hàng, số 14.

89. Trần Đức Tân (2013), “Pháp luât về sáp nhâp, hợp nhất các Ngân hàng

thương mại cổ phần trước yêu cầu tái cơ cấu – Thực trạng và phương hướng

hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

90. Tạp chí Tài chính (2013), Sáp nhâp ngân hàng: Kinh nghiệm từ một thương

vụ ở Hàn Quốc, Tạp chí Tài chính điện tử, truy cập ngày 8/5/2013,

<http://www. tapchitaichinh.vn>.

91. Nguyễn Kim Thanh (2011), Tổng quan về tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền

tệ, Cổng thông tin điện tử Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, truy cập ngày

21/10/2012, <http://ecna.gov.vn>.

92. Nguyễn Trí Thanh (2009), Cẩm nang mua bán và sáp nhâp công ty tại Việt

Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.

93. Xuân Thanh, Võ Hương (2012), Tìm hiểu về M&A trong ngành ngân hàng

Page 163: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

159

Mỹ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập ngày 24/12/2012,

<http://www.vnba.org.vn>.

94. Nguyễn Xuân Thành, Trần Thị Quế Giang, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Nguyễn Đức

Mậu (2012), Hợp nhất ba ngân hàng thương mại, Chương trình giảng dạy

kinh tế FULBRIGHT.

95. Quyết Thắng (2009), Tìm hiểu cơ chế kiểm soát tâp trung kinh tế trong pháp

luât cạnh tranh một số nước trên thế giới, Cổng thông tin điện tử Cục Quản lý

cạnh tranh, truy cập ngày 21/7/2014, <http://www.qlct.gov.vn>.

96. Thời báo ngân hàng (2012), 5 ngân hàng cấp tín dụng hợp vốn 140 triệu USD

cho PVEP, Thời báo ngân hàng điện tử, truy cập ngày

6/5/2015,<http://thoibaonganhang.vn>.

97. Trương Quang Thông (2012), Sáp nhâp ngân hàng: Những vấn đề cần bàn

thêm, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, truy cập ngày 4/3/2013,

<http://news.go.vn>.

98. Lưu Thủy (2011), Tái cấu trúc ngân hàng: Mạnh dạn phá sản?, Nội dung trao

đổi của PGS. TS Nguyễn Thị Mùi tại Hội thảo Tái cấu trúc hệ thống NHTM

trên Lao động Online, truy cập ngày 17/3/2012, < http://laodong.com.vn>.

99. Thanh Thủy (2015), Khi nào một ngân hàng rơi vào diện 'kiểm soát đặc

biệt'?, Chuyên trang Người đồng hành, Tạp chí điện tử Nhịp sống số, truy cập

ngày 17/8/2015, <http://ndh.vn>.

100. Trần Thị Thu Thuỷ (2010), Sáp nhâp ngân hàng thương mại Việt Nam - Sự

lựa chọn để tồn tại và phát triển theo xu thế hội nhâp, Tạp chí Phát triển &

Hội nhập, số 8.

101. Bá Thư (2012), Habubank chờ ngày chính thức sáp nhâp vào SHB, Báo đầu

tư điện tử, truy cập ngày 27/11/2012, <http://Baodautu.vn>.

102. Vũ Văn Thực (2013), Tái cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tạp chí

Phát triển và Hội nhập, số 10 (20).

103. Đào Minh Tú (2011), Sáp nhâp, mua lại là con đường tất yếu để phát triển hệ

thống ngân hàng Việt Nam, Cổng thông tin dữ liệu tài chính-chứng khoán

Việt Nam, truy cập ngày 14/7/2012, <http://cafef.vn>.

104. Đào Minh Tú (2011), Hợp nhất, sáp nhâp ngân hàng – Quan điểm và cách

thức tiến hành, Cổng thông tin Học viện Ngân hàng, truy cập ngày 14/7/2012

, <http://www.hvnh.edu.vn>.

Page 164: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

160

105. Hoàng Anh Tuấn (2012), Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luât Việt

Nam, luận án tiến sĩ luật kinh tế.

106. Trần Thanh Tùng (2010), M&A – Còn nhiều vướng mắc, Thời báo Kinh tế Sài

Gòn Online, truy cập ngày 28/7/2012, <www.thesaigontimes.vn>.

107. Nguyễn Minh Tuyết (2012), Pháp luât về sáp nhâp, hợp nhất ngân hàng ở

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học.

108. Nguyễn Đức Trung (2012), An toàn vốn của các ngân hàng thương mại -

Thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn

Basel II & III, Cổng thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày 21/2/2013,

<http://www.sbv. gov.vn>.

109. Phạm Quang Trung (2010), Hoạt động mua bán và sáp nhâp doanh nghiệp ở

Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 155.

110. Trịnh Quốc Trung (2009), Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong hoạt động sáp

nhâp, mua lại, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân

hàng, số 14.

111. Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2010), Cam

kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính.

112. Vũ Gia Trưởng (2012), Sáp nhâp doanh nghiệp theo pháp luât doanh nghiệp

ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội.

113. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn

vĩ mô đến con đường tái cơ cấu".

114. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2012), Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động

mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Nxb Tri thức, Hà Nội.

115. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013), Báo cáo “Một số ý kiến về việc triển khai

thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng

trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh”.

116. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2014), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 “Cải cách

thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu”.

117. Phạm Thị Tuyết Vân (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

các ngân hàng Việt Nam thông qua hoạt động sáp nhâp và mua lại, Luận văn

thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

118. Phạm Thị Tường Vân, Phạm Tiến Đạt (2010), Hoàn thiện khung pháp lý cho

hoạt động M&A ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 4.

Page 165: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

161

119. Lê Đình Vinh (2010), Yếu tố pháp lý trong hoạt động M&A tại Việt Nam, Báo

Đầu tư điện tử, truy cập ngày 26/8/2012, <http://baodautu.vn>.

120. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2012), Tái cấu trúc hệ thống

ngân hàng.

121. Phan Diên Vỹ (2013), Sáp nhâp, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương mại

cổ phần ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.

Hồ Chí Minh.

122. Nguyễn Thị Hải Yến (2012), Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại

Việt Nam hiện nay – Trường hợp của 3 ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài

Gòn, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

B. Tài liệu tiếng Anh, tài liệu dịch

123. Alexander Robert, William Wallance, Peter Moles (2012), Merger and

Acquisition, Edinburgh bussines school, Heriot-Watt Univessity.

124. Andrew J. Sherman, Milledge A. Hart (2009), Mua lại và sáp nhâp từ A đến

Z, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

125. Bruner F. Robert and Perella P. Joseph (2004), Applied Mergers and

Acquitions.

126. Council Regulation (EC) No 139/2004 of 20 January 2004 on the control of

concentrations between undertakings.

127. Dale A. Oesterle (2001), Mergers and Acquisitions, A Thomson Company,

United State.

128. David L.Scott (2003), Wall Street Words: An A to Z Guide to Investment

Terms for Today’s Investor.

129. Daren Shiau (2007), Singapore: Merger Control Regime under the

Competition Act (CAP. 50B), Allen&Gledhill LLP, Singapore.

130. Delta Publishing Company (2009), A practical guide to mergers, acquisitions,

and divestitures, Nxb Delta Publishing Company.

131. Donal DePamphilis (2010), Merger, Acquisition, and other Restructuring

Activities

132. J. Fred Weston và Samuel C. Weaver (2007), Mergers and Acquisitions,

McGraw-Hill.

133. Joseph Benson và Jack Foley (2005), Banking M&A: What about the brand?,

Page 166: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

162

http://www.marketingprofs.com/5/bensonfoley1.asp.

134. Lê Thị Khánh Ly biên dịch, Luât chống độc quyền ở Mỹ. N.Gregory

Mankiw, 5th edition (2008), Principles of MicroEconomics, South Western

CENGAGE Learning.

135. Michael E.S. Frankel (2009), Mua lại và sáp nhâp căn bản - Các bước quan

trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư, Nxb. Tri Thức, Hà Nội.

136. Peter. S. Rose (2000), Quản trị Ngân hàng thương mại, dịch và xuất bản tại

Việt Nam năm 2000, Nxb Tài chính, Hà Nội.

137. Scott Moeller, Chis Brady (2009), Mua lại và sáp nhâp thông minh - Kim chỉ

nam trên trân đồ sáp nhâp và mua lại, Nxb. Tri Thức, Hà Nội.

138. Sherman, A.J. (2006), Mergers & acquisitions from A to Z, New York:

American Management Association. xv, 318 p, The United State.

139. The College of Law (2009), Mergers & Acquisition workbook.

140. Timothy J.Galpin, Mark Herdon (2009), Cẩm nang hướng dẫn mua lại và sáp

nhâp, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

141. Vincent Kessler – Thomson Reuteurs (2010), Mergers & Acquisitions Review

Financial Advisors, full year 2010.

142. Wilbur M. Yegge (2006), Hướng dẫn cơ bản về mua bán công ty, Nxb. Thống

kê, Hà Nội.

C. Các trang website

143. Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước (http://www.sbv.gov.vn)

144. Cục Quản lý cạnh tranh (http://www.qlct.gov.vn)

145. Trang tin điện tử Ngân hàng Thế giới (www.worldbank.org)

146. Trang tin điện tử NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (http://cbbank.vn)

147. Trang tin điện tử Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (http://www.shb.com.vn)

148. Trang tin điện tử Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (http://www.vncb.com.vn)

149. Trang tin điện tử Ngân hàng Đại dương (http://www.oceanbank.vn)

150. Trang tin điện tử Đại sứ quán Mỹ (http://vietnamese.vietnam. usembassy.gov)

Page 167: PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG · PDF fileChuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: ... những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải

163

PHỤ LỤC

Một số ngân hàng thương mại, công ty tài chính đã thực hiện mua lại,

sáp nhập được nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án

TT Tên ngân hàng mua lại,

nhận sáp nhập

Tên ngân hàng, công ty tài

chính bị mua lại, bị sáp nhập

Thời gian

thực hiện mua

lại, sáp nhập

1. NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội

(SHB)

NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) Năm 2012

2. NHTMCP Phát triển

TP.Hồ Chí Minh (HDBank)

NHTMCP Đại Á (DaiABank) Năm 2013

3. NHTMCP Phát triển

TP.Hồ Chí Minh (HDBank)

Công ty TNHH MTV Tài chính

Việt-Societe Generale (SGVF)

trực thuộc Tập đoàn Société

Général – Cộng hòa Pháp.

Năm 2013

4. NHTMCP Việt Nam Thịnh

Vượng (VPBank)

Công ty TNHH MTV Tài chính

Than - Khoáng sản Việt Nam

(CMF)

Năm 2014

5. NHTMCP Sài gòn Thương

tín (Sacombank)

NHTMCP Phương Nam

(Southern Bank)

Năm 2015

6. NHTMCP Hàng Hải Việt

Nam (Maritime Bank)

NHTMCP Phát triển Mê Kông

(MDB)

Năm 2015

7. Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Xây dựng

(VNCB)

Năm 2015

8. Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Dầu khí Toàn cầu

(GPBank)

Năm 2015

9. Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Đại dương

(Ocean Bank)

Năm 2015