76
Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 1 Tngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975 cho đến hôm nay, Dân tc Việt Nam chưa bao giờ có được mt ngày tết nguyên đán trọn vn, hanh phúc, bình an và đoàn tụ theo ý nghĩa truyền thng ca ngày tết. Nhnhng ngày tết xa xưa trong quá khứ, con cái, cha m, dù thật xa vì công ăn việc làm, nhưng những ngày tết, vn cgng sp xếp để văn tết bên cnh bm, gia đình, để cùng nhau tiễn đưa một năm cũ và đón tiếp năm mới trong tâm tình biết ơn trân trọng. Cng Sn Việt Nam đã làm mất đi truyền thng cao đẹp đó. Hôm nay, dù không còn chiến tranh, nhưng gia đình vẫn không được đoàn tụ đầy đủ trong nhng ngày thiêng liêng của năm mới: vì đời sống trong nước quá khó khăn nghèo khổ, con cái đứa thì đã đi làm ở ngoi quốc, đứa ly chồng Đài Loan, đứa vào nam lao động, dù ngày tết linh thiêng, vn không thkiếm đủ tin mua tm vé xe lửa, xe bus để vquê ăn tết vi cha m, hhàng. Một đất nước Việt Nam tang thương, tết không còn một ý nghĩa nào khác ngoài những ngày lang thang đi kiếm việc làm để kiếm tin nuôi gia đình đói quanh năm suốt tháng. Nhân dp tết Nguyên Đán Ất Mùi, chúng ta hãy nhìn vtquc Vit Nam đau thương, xa lạ với chính người dân đang sống trong đất nước, và hãy dâng lên Mla Vang li cầu: “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Vit Nam… và xin Mẹ ban cho nước Vit Nam sm thoát nn cng sn vô thần…” Kính Chú quý cha, quý tu sĩ nam nữ và tt cmọi người năm mới t Mùi bình an, và Mùa Chay thánh thin. PVLC

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 1vietcatholicjp.net/pvlc/02-2015.pdf · Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 1 Từ ngày mất nước

  • Upload
    vonhu

  • View
    224

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 1

Từ ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975 cho đến

hôm nay, Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ có được

một ngày tết nguyên đán trọn vẹn, hanh phúc, bình

an và đoàn tụ theo ý nghĩa truyền thống của ngày tết. Nhớ những ngày tết

xa xưa trong quá khứ, con cái, cha mẹ, dù ở thật xa vì công ăn việc làm,

nhưng những ngày tết, vẫn cố gắng sắp xếp để về ăn tết bên cạnh bố mẹ,

gia đình, để cùng nhau tiễn đưa một năm cũ và đón tiếp năm mới trong

tâm tình biết ơn trân trọng.

Cộng Sản Việt Nam đã làm mất đi truyền thống cao đẹp đó. Hôm nay,

dù không còn chiến tranh, nhưng gia đình vẫn không được đoàn tụ đầy đủ

trong những ngày thiêng liêng của năm mới: vì đời sống trong nước quá

khó khăn nghèo khổ, con cái đứa thì đã đi làm ở ngoại quốc, đứa lấy

chồng Đài Loan, đứa vào nam lao động, dù ngày tết linh thiêng, vẫn không

thể kiếm đủ tiền mua tấm vé xe lửa, xe bus để về quê ăn tết với cha mẹ, họ

hàng. Một đất nước Việt Nam tang thương, tết không còn một ý nghĩa nào

khác ngoài những ngày lang thang đi kiếm việc làm để kiếm tiền nuôi gia

đình đói quanh năm suốt tháng.

Nhân dịp tết Nguyên Đán Ất Mùi, chúng ta hãy nhìn về tổ quốc Việt

Nam đau thương, xa lạ với chính người dân đang sống trong đất nước, và

hãy dâng lên Mẹ la Vang lời cầu: “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt

Nam… và xin Mẹ ban cho nước Việt Nam sớm thoát nạn cộng sản vô

thần…”

Kính Chú quý cha, quý tu sĩ nam nữ và tất cả mọi người năm mới Ất

Mùi bình an, và Mùa Chay thánh thiện.

PVLC

2 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN

Ngày 01 tháng 2

BÀI ĐỌC I: Đnl 18, 15-20

Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Ta sẽ đặt những lời của Ta trong

miệng người ấy.

Lời Chúa trong sách Đệ Nhị Luật.

Khi ấy, ông Môsê nói với dân Israel rằng: “Từ giữa anh em, trong số

các anh em của anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất

hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em, anh em hãy nghe vị ấy. Đó

chính là điều mà anh em đã xin với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em,

tại núi Hôrep, trong ngày đại hội; anh em đã nói: “Chúng tôi không dám

nghe tiếng đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, kẻo phải chết”. Bấy

giờ Đức Chúa phán với tôi: “Chúng nói phải. Từ giữa anh em của chúng,

Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt

những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất

cả những gì ta truyền cho người ấy. Kẻ nào không nghe những lời của

Ta, những lời người ấy nói nhân danh chính Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội

nó. Nhưng ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không

truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó

phải chết”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 94

Đáp: Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán:

Các ngươi chớ cứng lòng.

Xướng: Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa, tung hô Người là Núi Đá

độ trì ta, vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ, cùng tung hô theo điệu

hát cung đàn.

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 3

Xướng: Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục, qùy trước tôn nhan Chúa

là Đấng dựng nên Ta. Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là

dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.

Xướng: Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người

phán: các ngươi chớ cứng lòng như tại Mêriba, như ngày ờ Massa trong

sa mạc, nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta,

dù đã thấy những việc Ta làm.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 7, 32-35

Người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu

Côrintô.

Thưa anh chị em, tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng

điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm

đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm

đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và

người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn

lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp

lòng chồng. Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không

có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một

điều tốt, để anh chị em được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm, đã thấy

một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của

tử thần, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Halleluia.

4 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

TIN MỪNG: Mc 1, 21-28

Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.

Tại thành Capharnaum, ngày sabbat, Đức Giêsu vào hội đường và

giảng dậy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng

dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư.

Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la

lên rằng: “Ông Giêsu Nazareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông

đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của

Thiên Chúa!” Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi

người này!” Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi

anh ta. Mọi người đêu sửng sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa

là gì? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra

lệnh cho tất cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh” Lập tức, danh

tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilêa.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN

Ngày 01 tháng 2

Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền

Nguyện xin Bình An và Ân Sủng của Thiên Chúa luôn ngập tràn tâm hồn và

cuộc sống của anh chị em.

Anh chị em thân mến! Chúng ta cùng cảm tạ Chúa đã cho chúng ta đón chào

thêm một tuần mới. Cũng xin được cảm ơn nhau vì đã cho nhau cơ hội chia sẽ Niềm

Vui hôm nay. Bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ tư Thường Niên hôm nay nói đến

giáo huấn của Đức Giêsu (cc.21-22) và cuộc chiến thắng thần ô uế (cc.23-26). Lời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 5

giảng dạy và việc làm của Chúa Giêsu đã khiến cho mọi người sửng sốt, kinh ngạc

và “danh tiếng Người đồn ra mọi nơi”.

Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người.

Thiên hạ sửng sốt! Thế bản thân chúng ta thì sao? Ai trong chúng ta đang sửng

sốt về lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Có lẽ rất ít người! Kể cả trong quá khứ, có lẽ

đã rất ít khi (có lẽ có nhiều người chưa một lần) thán phục lời giảng dạy của Chúa

một cách thực lòng. Chúng ta vẫn thường đi lễ, chúng ta vẫn thường đọc kinh cầu

nguyện. Đã không ít lần chúng ta được tiếp xúc với Lời Chúa, ít nhấn là ngay chính

lúc này. Thế tại sao chúng ta không có được cảm giác “sửng sốt”, “ngạc nhiên” về

những lời của Người. Chính vì chưa sửng sốt và ngạc nhiên nên chúng ta nghe nhưng

không đón nhận, và cũng không thể đem ra thực hành trong cuộc sống. Nguyên do

từ đâu, phải chăng chúng ta chưa được nghe tiếng Chúa.

Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa!

Nghe tiếng Chúa một cách trực tiếp, có lẽ không mấy ai trong chúng ta có trải

nghiệm như vậy. Nhưng tiếng Chúa vẫn luôn nói với ta qua Bí tích Thánh Thể, qua

Kinh Thánh, qua Giáo huấn của Giáo hội, qua cộng đoàn, cha mẹ, … và qua lương

tâm của chúng ta. Thật ra, Chúa vẫn luôn đến và nói với chúng ta. Nhìn lại con người

và cuộc sống bản thân, chắc chắn dễ nhận ra rằng: đã không ít lần chúng ta từ chối

nghe theo tiếng Chúa. Và như lời kêu la của thần ô uế, chúng ta vẫn thường kêu lên:

“Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông!” Nói một cách khác, bản

chất “thiên hạ” – tính “con người” trong chúng ta đã bị thu nhỏ, bị tiêu diệt. Thay

vào đó, con người và cuộc sống chúng ta “bị thần ô uế nhập” vào. Chúng ta đang bị

điều khiển, là nô lệ của các thần ô uế. Sức mạnh của thần ô uế đã thấm nhập và điều

khiển cuộc sống của chúng ta, làm cho chúng ta sống trong sợ hãi, xa lánh Thiên

Chúa, lừa dối bản thân.

“Câm đi, hãy xuất khỏi người này !”

Vì cuộc sống cơm áo gạo tiền, vì ảnh hưởng của các trào lưu xã hội đã làm cho

con người chúng ta đi đến cuộc sống xa lìa bản thân, xa lìa gia đình, cộng đoàn,

…không muốn đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa. Sự phong phú của cuộc sống,

sự đa dạng trong các mối tương quan, sự vất vả khi chọn lựa trong cuộc sống luôn

mở cho chúng ta nhiều cơ hội. Nhưng cũng chính điều đó sẽ khiến chúng ta dễ dàng

vấp ngã, dễ dàng từ chối các cơ hội gặp gỡ với Thiên Chúa, cộng đoàn, gia đình, bạn

bè, … và cả với chính bản thân. Chính sự bận rộn biến đổi con người chúng ta trở

nên vô cảm, dẫn đưa cuộc sống chúng ta trở nên cứng nhắc và vô hồn. Bận rộn(忙-

Mang) chính là sự diễn tả của cuộc sống mà con tim(心-Tâm) đã bị giết chết(亡-

6 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Vong). Bởi vậy nếu có ai đó đang bận rộn, hoặc cảm thấy mình bận rộn thi nên dành

chút thời gian để nhìn lại, đừng để cuộc sống vô hồn cứ tiếp tục. Bởi chính lúc đó,

theo như một giải thích từ tiếng Anh thì: Busy = Being under Satan’s yoke, nghĩa là

chúng ta đang ở trạng thái dưới ách của Satan!“Câm đi, hãy xuất khỏi người này !”

Chúa Giêsu đang ra lệnh cho những lo toan, bận rộn, mơ mộng ra khỏi con người ta.

Ta hãy để ta được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên.

Cuộc sống vẫn tiếp tục, gia đình không thể bỏ, con cái không thể thờ ơ, công

việc vẫn còn đó. Vậy làm sao để chúng ta có thời gian cho Thiên Chúa, cộng đoàn,

gia đình, bạn bè, … và cho bản thân!? “Ta hãy để ta được Thiên Chúa làm cho ngạc

nhiên. Ta đừng có thứ tâm lý máy vi tính để nghĩ rằng ta biết hết.” Lời của Đức

Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ ở Philippin hôm 18 tháng 1 vừa qua. Đây

cũng chính là chìa khóa để ta thoát khỏi ách nô lệ của Satan. Đừng nghĩ chúng ta

phải làm hết mọi thứ, đừng làm mọi thứ một mình. Hãy để ta được Thiên Chúa làm

cho ngạc nhiên, hãy để Thiên Chúa xâm chiếm tâm hồn và cuộc sống của ta. Hãy

cho Đức Giêsu - Con Thiên Chúa cơ hội được cùng đồng hành với ta, đúng với Danh

của Ngài: Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền.

Đức Giêsu – Con Thiên Chúa đã đến. Danh Ngài là Emmanuel, nghĩa là Thiên

Chúa ở cùng chúng ta. Ngài không đến chỉ để trích dẫn thế này, chỉ bảo thế kia. Ngài

là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian. Ngài đến để mang gánh tội lỗi của

chúng ta. Ngài muốn được “ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài giảng

dạy chúng ta bằng chính sự hiệp nhất với Thánh ý Chúa Cha, và Ngài hy sinh chính

mạng sống mình để làm chứng cho Tình Yêu ấy. Ngài đến trong sự thấp hèn và ở lại

trong sự khiêm hạ của Bí tích Thánh Thể. Tất cả chỉ mong muốn chúng ta “hối cải

và tin và Tin Mừng”, rời bỏ ách thông trị của ma quỷ, quay trở về với Thiên Chúa

và với chính bản thân. Chính lối giảng dạy “không giống ai” đó đã làm cho “thiên

hạ sửng sốt về lời giàng dạy của Người”.

Lạy Chúa, xin cho con luôn can đảm cho Chúa cơ hội để Chúa có thể đến cùng

con. Để nhờ sự hiện diện của Chúa những “thần ô uế” xuất khỏi tâm hồn và cuộc

sống của con. Xin cho con quảng đại để con được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên.

Và cùng với Chúa xin biến đổi con người và cuộc sống của con trở nên chứng nhân,

mang sự “ngạc nhiên” – Niềm Vui Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người. Amen.

Fx. Trần Văn Hoài, OFM Conv

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 7

1. Lậy Chúa, chúng con đang sống trong một thế giới đầy bất an, xáo

trộn và nguy hiểm. Xin cho mỗi tâm hồn biết tìm về nơi bình an chân thực

trong ánh sáng đức tin công giáo. Qua Lời Chúa trong Phúc Âm và các

giáo huấn của Giáo Hội, để cuộc sống hôm nay trở nên nhẹ nhàng, an toàn

trong quyền năng của Chúa. Chúng con cầu xin Chúa.

ĐÁP: XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

2. Hiệp cùng toàn Giáo Hội trong lời cầu nguyện chung, nguyện xin

Chúa chúc lành cho các vị cao niên. Xin cho xã hội và Giáo Hội luôn biết

tôn trọng sự khôn ngoan, đức độ và những kinh nghiệm từng trãi của các

vị. Xin cho mọi người biết đón nhận và chia sẻ những khó khăn đau khổ

và những hệ lụy của tuổi già, để cuộc sống các vị được an bình, hạnh phúc

lâu dài. Chúng con cầu xin Chúa

3. Giáo Đoàn chúng con dâng lời cầu nguyện cùng toàn Giáo Hội và dân

tộc Việt Nam đang sống trong những ngày đầu Năm Mới Giáp Ngọ. Xin

cho bình an, hạnh phúc đến trên toàn dân tộc Việt. Xin cho công bình và

chân lý được triển nở trên toàn quốc gia, trong mọi tâm hồn và toàn xã

hội, hầu sớm có những mùa xuân thanh bình viên mãn trên toàn cõi Việt

Nam thân yêu. Chúng con cầu xin Chúa

4. Lậy Mẹ Maria, Nữ Vương sự bình an, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban

bình an trên toàn cõi địa cầu. Xin cất những tai ương thiên nhiên, chiến

tranh và những ngỗ nghịch do con người tạo ra. Xin Mẹ an ủi nâng đỡ và

chữa lành các vết thương trên thân xác cũng như tâm hồn của những anh

chị em đang lâm nạn, để mọi người sớm thấy an bình, hạnh phúc và niềm

hy vọng tươi sáng của ngày mai. Chúng con cầu xin Chúa

8 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN

Ngày 08 tháng 2

BÀI ĐỌC I: G 7, 1-4. 6-7

Mãi tới lúc hoàng hôn, tôi chìm trong mê sảng.

Lời Chúa trong sách Gióp.

Bấy giờ ông Gióp lên tiếng nói: Cuộc sống con người nơi dương thế

chẳng phải là thời khổ dịch sao? Và chuỗi ngày lao lung vất vả đâu khác

gì đời kẻ làm thuê? Tựa người nô lệ mong bóng mát, như kẻ làm thuê

đợi tiền công, cũng thế, gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận

của tôi là những đêm đau khổ ê chề. Vừa nằm xuống, tôi đã nhủ thầm:

“Khi nào trời sáng?” Mới thức dậy, tôi liền tự hỏi: “Bao giờ chiều buông?”

Mãi tới lúc hoàng hôn, tôi chìm trong mê sảng. Ngày đời tôi thấm thoát

hơn cả thoi đưa, và chấm dứt, không một tia hy vọng. Lạy Đức Chúa, xin

Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh

phúc bao giờ.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 146

Đáp: Hãy ca ngợi Chúa đi! Người chữa trị bao cõi lòng tan vỡ.

Xướng: Hãy ca ngợi Chúa đi! Đàn hát mừng Thiên Chúa chúng ta,

thú vị dường nào! Được tán tụng người, thỏa tình biết mấy! Chúa là Đấng

xây dựng lại Giêrusalem, quy tụ dân Israel tản lạc về.

Xướng: Người chữa trị bao cõi lòng tan vỡ, những vết thương, băng

bó cho lành. Người ấn định con số các vì sao, và đặt tên cho từng ngôi

một.

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 9

Xướng: Chúa chúng ta thật là cao cả, uy lực vô biên, trí tuệ khôn

lường! Kẻ thấp hèn, Chúa nâng đỡ dậy, bọn gian ác, Người hạ xuống đất

đen.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 9, 16-19. 22-23

Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu

Côrintô.

Thưa anh em, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để

tự hào, mà đó là một sự cần thiết buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi

không rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên

Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên

Chúa giao phó. Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin

Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành

cho tôi.

Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở

thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. Tôi

đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu.

Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số

người. Vì Tin Mừng, tôi đã làm tất cả những điều đó, để cùng được thông

chia phần phúc của Tin Mừng.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Đức Kitô đã mang lấy các tật nguyền của ta, và

gánh lấy các bệnh hoạn của ta. Halleluia.

10 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

TIN MỪNG: Mc 1, 29-39

Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.

Hôm ấy, vừa ra khỏi hội đường Carphanaum, Đức Giêsu đi đến nhà

hai ông Simon và Anrê. Có ông Giacôbê và ông Gioan cùng đi theo. Lúc

đó, bà mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ

nói cho Người về tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ

dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.

Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những

ai bị qủy ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giêsu

chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều qủy, nhưng

không cho qủy nói, vì chúng biết Người là ai.

Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang

vắng và cầu nguyện ở đó. Ông Simon và các bạn kéo nhau đi tìm kiếm.

Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy!” Người bảo các

ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, để Thầy

còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. Rồi Người đi

khắp miền Galilê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ qủy.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN

Ngày 08 tháng 2

HƯỚNG NHÌN LÊN GIÊ-SU

Anh chị em rất thân mến, trong 4 cuốn sách Phúc Âm, chi tiết về gia đình của

các Tông đồ ít khi nào được tường thuật, đề cập đến; nhưng đoạn Tin Mừng hôm

nay (Mc 1, 29-39) đã thuật lại một trong những sự kiện hiếm hoi này, và điều này

không khỏi làm chúng ta thắc mắc, tự hỏi: liệu Thánh sử Mác-cô muốn nhắn gửi

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 11

chúng ta điều gì khi thuật lại sự kiện Chúa Giê-su đến thăm bà nhạc phụ của Simon

(Phê-rô)? Phải chăng, Ngài muốn chúng ta quan sát thật kỹ, hướng nhìn về những

hành động của Chúa Giê-su khi Người đến thăm bệnh nhân, đặc biệt là mẹ vợ của

Simon (Phê-rô)? Để rồi, chúng ta học hỏi nơi Người điều gì đó chăng?

Trong anh chị em, nhiều vị đã có kinh nghiệm trong việc thăm viếng bệnh nhân,

thăm những người già nua, neo đơn, không người chăm sóc, v.v...Đó là điều tốt, phải

đạo nên làm. Tuy nhiên, các bài đọc Phụng vụ hôm nay giúp chúng ta đào sâu công

việc Tông đồ thăm viếng bệnh nhân hơn qua gương sống của Chúa Giê-su khi Người

viếng thăm bà nhạc phụ của Simon (Phê-rô) “...tiến lại gần, Người cầm tay, nâng đỡ

dậy” (x. Mc 1,31).

Thứ nhất, “tiến lại gần”. Hành động này tuy đơn giản, nhưng khi áp dụng trên

thực tế thì khó biết bao. Chợt nghĩ chỉ là đưa chân bước, tiến lại gần người anh chị

em của mình thôi mà, đâu có gì là khó!!! Theo những người khác, tiến tới gần người

anh chị em mình thôi đấy mà, có gì phải lo!!! Thôi thì ‘nhắm mắt, đưa chân’ ắt sẽ

tiến lại gần người anh chị em mình đấy mà, có gì phải sợ nhỉ!!! Hành động ‘tiến lại

gần’ của Chúa Giê-su không đơn thuần vì trách nhiệm, nghĩa vụ mà phải đến viếng

thăm; nhưng thiết nghĩ, Ngài tiến gần tới bà nhạc phụ của Simon với cả con tim và

con người của Ngài. Để làm được như vậy, chúng ta phải chiến thắng chính bản thân,

phải bỏ mình, ra khỏi những toan tính, suy tưởng, lo lắng riêng tư, phải ra khỏi nơi

‘chăn ấm, nệm êm’ của lòng mình, dám mạo hiểm, chấp nhận những thách đố có thể

xảy ra ngoài ý muốn. Vừa qua trong một cuộc tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha Phan-

xi-cô đã đến chào một người đàn ông với khuôn mặt bị biến dạng. Khi trực diện với

những gì ghê sợ, rùng rợn, con người chúng ta thường có khuynh hướng tháo lui,

tránh né, chốn chạy..., nhưng Đức Thánh Cha đã tiến đến, ôm choàng lấy ông với tất

cả tâm hồn của người Mục Tử, vị đại diện Chúa Ki-tô ở trần gian này. Đứng trước

những người dị hình dị dạng, bệnh truyền nhiễm, những người mắc bệnh nguy cơ

lây nhiễm cao, chúng ta có thể tiến lại gần họ với cả con tim mình chăng? Chúng ta

có thể ra khỏi con người đầy suy tính của mình để đến với anh chị em mình, và biết

chấp nhận họ không?

Thứ hai, “Người cầm tay”. Thật vậy, hành động này chỉ xảy ra khi cử chỉ “tiến

lại gần” được thực hiện. Chúng ta không thể cầm tay ai đó ở tư thế đằng xa, hoặc

cầm tay họ như một ‘nụ hôn gió’ hay ‘mi gió’ mà thường được ví von!!! Hơn nữa,

cũng không thể nào nhờ ai đó ‘cầm tay’ người anh chị em giùm mình được! Hành

động này đòi hỏi chúng ta phải trực diện với anh chị em. Thứ đến, tình trạng của

12 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

bệnh nhân, những người được viếng thăm không hoàn toàn khoẻ mạnh, tốt đẹp như

ta, cho nên để ‘cầm lấy tay’ người anh chị em mình, chúng ta phải đặt mình vào trạng

huống, hiện tình, tâm tư, lối suy nghĩ...của anh chị em mình, và chỉ khi đó, chúng ta

mới có thể ‘chạm đến’ con tim, mới có thể cảm thông, lắng nghe những tâm sự, với

cả ưu tư, lo lắng của họ. Về điểm này, trong thư gửi cho giáo đoàn Cô-rin-tô, Thánh

Phao-lô khuyên nhủ mỗi chúng ta như sau: “mặc dầu tôi tự do đối với tất cả mọi

người, nhưng tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người...tôi đã ăn ở như người yếu đau

đối với những kẻ yếu đau,...tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho

mọi người được cứu rỗi” (x. Mc 9,19.22). Theo Ngài, vì lợi ích của anh chị em, để

mọi người được thông phần vào ơn cứu rỗi, Ngài đã ‘trở nên mọi sự đối với tất cả

mọi người’ để Tin mừng được họ lắng nghe, đón nhận. Vì thế, đối với Ngài “rao

giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc

tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (x. 1Cr 9,16)

Thứ ba, “nâng đỡ dậy”. Cử chỉ sau cùng này liên quan mật thiết với hai hành

động trên. Cũng vậy, nếu chưa ‘tiến lại gần’ và ‘cầm tay’ anh chị em mình thì ắt hẳn

chúng ta không thể ‘nâng đỡ’ họ được. Chúa Giê-su đã ân cần tiến đến, cầm lấy tay

và nâng đỡ bà nhạc phụ của Simon dậy với cả lòng mến của một vị Thiên Chúa

xuống thế làm người. Người chữa lành bà với tất cả niềm cảm thông sâu xa của Con

Người, và qua Người, mọi người được nhìn thấy, cảm nhận, tiếp xúc với chính vị

Thiên Chúa gần gũi, trìu mến, lân tuất vô bờ. Một khi, chúng ta bỏ mình, đặt mình

vào hoàn cảnh, đời sống của anh chị em mình thì chỉ khi ấy, chúng ta mới có thể

khuyến khích, nâng đỡ, cộng tác, động viên họ một cách hữu hiệu; và trong khoảnh

khắc đó, chúng ta mới thực sự sống và rao giảng Tin mừng mà thôi. Nào còn chần

chờ gì nữa, nếu không thực hiện bây giờ thì đến khi nào chúng ta mới ra đi, sống

chứng tá cho Thiên Chúa – một Thiên Chúa cao cả, nhưng lại thật gần gũi, yêu

thương chúng ta liên lỉ, không chút than phiền. Hãy cùng tôi lên đường, sống Tin

mừng, sống tươi vui, chia san từ ngay bây giờ vì “đời người chỉ là hơi thở” (x. G

7,7), vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu (x. Tv 144,4)

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết mở lòng, bỏ mình, đến với anh chị

em; biết quên đi lợi ích cá nhân, biết cảm thông, thấu hiếu anh chị em; biết dâng cho

Chúa ưu tư, nguyện vọng cũng như lo lắng của bản thân, để chấp nhận, khuyến khích,

cộng tác, nâng đỡ anh chị em qua mọi phương diện. Sau cùng, xin cho chúng con

luôn hướng nhìn lên Chúa, để rồi luôn biết cậy trông vào Ngài. Amen.

Lm. Xuân Hy Vọng

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 13

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

Ngày 15 tháng 2

BÀI ĐỌC I: Lv 13, 1-2. 44-46

Người mắc bệnh phong hủi, phải ở riêng ra bên ngoài trại.

Lời Chúa trong sách Lêvi.

Đức Chúa phán với ông Môsê và ông Aaron như sau: “Khi trên da thịt

người nào phát ra nhọt, lác hoặc đốm, là những triệu chứng mắc bệnh

phong hủi, thì phải đưa người ấy đến với tư tế Aaron hoặc với một trong

các tư tế, con của Aaron. Nếu mắc bệnh phong hủi, thì người ấy trở thành

ô uế. Tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế; vì người ấy bị vết thương ở

đầu.

Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và

kêu lên: “Ô uế! Ô uế!” Bao lâu còn mắc bệnh, người ấy sẽ còn là ô uế.

Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 31

Đáp: Chính Chúa là nơi con ẩn náu, khắp bốn bề trổi vang, những

khúc ca mừng con được giải thoát.

Xướng: Hạnh phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà

được khoan dung. Hạnh phúc thay, người Chúa không hạch tội, và lòng

trí chẳng chút gian tà.

Xướng: Lạy Chúa, con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lầm

lỗi của con. Con tự nhủ: “Nào ta đi thú tội với Chúa”, và chính Ngài đã

tha thứ tội vạ cho con.

Xướng: Hỡi những người công chính, hãy vui lên trong Chúa, hãy

14 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

nhảy mừng. Mọi tâm hồn ngay thẳng, nào cất tiếng hò reo.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 10, 31-11, 1

Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu

Côrintô.

Thưa anh em, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy

làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa. Anh em đừng làm gương xấu cho bất

cứ ai, dù là cho người Do Thái hay người ngoại, hoặc cho Hội Thánh của

Thiên Chúa; cũng như tôi đây, trong mọi hoàn cảnh, tôi cố gắng làm đẹp

lòng mọi người, không tìm ích lợi cho riêng tôi, nhưng cho nhiều người,

để họ được cứu độ.

Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Vị Ngôn Sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và

Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Halleluia.

TIN MỪNG: Mc 1, 40-45

Chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.

Khi ấy, có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giêsu, anh ta qùy

xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”.

Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn,

anh hãy được sạch!” Lập tức, bệnh phong biến khỏi anh và anh được

sạch. Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay và bảo anh: “Coi

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 15

chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế; và vì anh đã

được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Môsê đã truyền, để làm

chứng cho người ta biết”. Nhưng vừa đi khỏi, anh đã bắt đầu rao truyền

và loan tin ấy khắp nơi, đến nỗi Đức Giêsu không thể công khai vào thành

nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân

chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

Ngày 15 tháng 2

"Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch"

Nhớ lại ký ức tuổi thơ, khi đi Lễ thì mấy đứa nhỏ tụi tôi rất sợ phải đi

một mình ngang qua cồng nhà thờ. Lý do là ở đó có những người ngồi ăn

xin, trong đó có những người bị bệnh phong cùi, chân tay lở loét, có khi

chẳng còn ngón tay nào, chỉ trơ trụi lại cái cùi tay mà thôi. Bệnh cùi đáng

sợ. Tuy không gây chết người, nhưng một khi bị con vi khuẩn

Mycobacterium leprae (còn được gọi là trực khuẩn Hansen) xâm nhập vào

dây thần kinh, người bệnh sẽ bị mất cảm giác, dẫn đến liệt cơ, teo cơ, co

ngón…Người mắc bệnh này không những chịu những đau khổ về thể xác

mà thôi nhưng cả những đau khổ về tinh thần. Họ bị người đời xa lánh,

hắt hủi (tiếng Việt mình hay nói lánh như lánh hủi), thậm chí ngày xưa ở

những vùng thôn quê họ còn bị ngược đãi như chôn sống, bỏ vào rừng cho

thú dữ ăn thịt…Người miền Bắc gọi bệnh này là bệnh hủi, miền Nam gọi

là bệnh cùi, miền Trung gọi là bệnh phong.

Hiện nay bệnh cùi không còn được coi như bệnh nan y vì đã có thuốc

trị. Và thật sự thì bệnh này cũng không dễ lây. Tuy nhiên vào thời Chúa

Giêsu, đây là căn bệnh đáng sợ nhất, không có hy vọng chữa trị. Sách Lê-

vi nói chứng bệnh này là hình phạt dành cho tội lỗi. Vì vậy, người ta không

16 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

nói là “chữa lành” bệnh cùi, nhưng nói là “thanh tẩy” (làm cho sạch) khỏi

bệnh này. Nếu đúng bệnh cùi là hình phạt của tội lỗi thì chỉ có một mình

Thiên Chúa, hoặc những tư tế, ngôn sứ được Thiên Chúa ban cho năng

quyền mới thanh tẩy được bệnh này. Bài đọc một là một trích đoạn sách

Lê-vi cho thấy cách đối xử với người mắc bệnh cùi. “Nếu người nào thấy

da thịt mình xuất hiện màu sắc khác thường, hoặc mụn nhọt hay những

vết bóng láng, đó là dấu bệnh phong cùi, phải đem họ đến tư tế Aaron,

hoặc đến một vị nào trong các con trai của ông”.Và người cùi thì phải

sống tách biệt khỏi gia đình và bạn hữu. Và sách còn cho biết thêm: Người

mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên: “Ô

uế, ô uế”. Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế, nó ô uế: nó phải ở riêng ra,

chỗ ở của nó là là một nơi bên ngoài trại (Lv 13, 45-46). So với nỗi đau

thể xác, nỗi đau khổ tinh thần xem ra xót xa hơn nhiều, bởi khi bị loại ra

khỏi xã hội, những người bị bệnh cùi xem như đã chết.

Tin Mừng hôm nay là câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành một người

bệnh cùi. Người bệnh cùi tự ý mình đến, quỳ xuống và van xin Chúa

Giêsu: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Rõ ràng anh

ta đã vi phạm Luật. Không những không la lên “Ô uế, ô uế” để Chúa Giêsu

tránh xa, anh còn lại gần Ngài để van nài. Có người bệnh nào lại không

mong được chữa lành? Có tội nhân nào lại không muốn được tha thứ?

Chắc hẳn anh đã được nghe những lời yêu thương, hy vọng nơi môi miệng

Chúa Giêsu, đã được nhìn từ xa những phép lạ Ngài đã làm. Do đó anh đã

tin Chúa Giêsu là một thầy thuốc nhân lành, và còn hơn thế nữa, là Đấng

có thể tha tội để cho anh được lành sạch. Chính lòng tin mạnh mẽ đã khiến

anh vượt lên trên nỗi sợ hình phạt sẽ bị ném đá theo Luật. Chính lòng tin

đã kéo anh vượt qua những rào cản, những vách ngăn vô hình để lại gần

Chúa Giêsu. Anh biết chắc Ngài sẽ không xua đuổi hay tố cáo anh. Ở đây,

chúng ta chú ý đến lời anh nài xin với Giêsu: “Nếu Ngài muốn, Ngài có

thể làm cho tôi được sạch”.

Khi nói “Nếu Ngài muốn”, người bệnh cùi cho chúng ta một mẫu cầu

nguyện, một bí quyết xin mà Chúa sẽ nhận lời. Anh muốn được chữa lành

lắm chứ, nhưng ước muốn đó được đặt sau câu “Nếu Ngài muốn”. Anh

xác tín quyền năng thanh tẩy và chữa lành là trong tay Chúa Giêsu. Anh

không bắt Chúa phải thực hiện nguyện vọng của anh. Anh đặt ước muốn

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 17

của Chúa lên trước và lên trên ước muốn của anh, mặc dù ước muốn ấy

thật chính đáng. Anh dành quyền quyết định cho Chúa và để Ngài tự do

thực hiện ý định yêu thương. “Nếu Ngài muốn”, lời cầu xin của anh cũng

là lời cầu xin của chính Chúa Giêsu nơi Vườn Cây Dầu “Lạy Cha, nếu có

thể được…” (Mt 26, 39. 42). Đặt niềm tin đơn sơ, phó thác nơi tình yêu

và quyền năng của Thiên Chúa, trình bày với Ngài những ước muốn chân

thành của mình rồi khẩn cầu “Nếu Ngài muốn”, chắc chắn những ước

nguyện của chúng ta cũng sẽ được Chúa đáp lời, như Ngài đã đáp lời và

chữa lành anh người cùi.

“Động lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy”

Đáp lại lời khẩn cầu “Nếu Ngài muốn” của người bệnh cùi, Chúa

Giêsu cũng đã vượt qua và vượt lên trên những quy định của Lề luật để tỏ

bày lòng thương xót, tình yêu chính là quyền năng của Ngài, Đấng Mê-si-

a và cũng là Thiên Chúa. Thật ra Chúa Giêsu cũng có thể chữa anh bằng

ước muốn của Ngài. Ngài đã nhiều lần làm như thế. Tuy nhiên lần này,

Ngài muốn chạm tay vào cơ thể đầy vết thương của anh. Chỉ một cử chỉ

chạm tay nhưng chất chứa lòng thương xót và tình yêu của Chúa Giêsu.

Ngài không muốn cứu độ con người từ trên cao và từ xa. Ngài muốn đến

thật gần, muốn xoa dịu những đớn đau thể xác và tâm hồn con người. Ngài

chạm vào da thịt đầy thương tích của anh để làm cho anh được sạch. Ngài

đã không xa lánh và khinh bỉ, đã thanh tẩy những tội lỗi bên trong của anh

nữa, để anh đi trình diện với tư tế, để anh được quay lại hội nhập với xã

hội, được về lại bên gia đình của mình. Chúa Giêsu đã đưa anh từ cõi chết

về cõi sống.

Chúng ta không ai bị bệnh cùi thể lý. Tuy nhiên, có ai can đảm nói

được rằng mình không bị hoen ố tâm hồn? Có ai trong chúng ta lại không

cần đến cái đụng chạm đầy thương cảm của Chúa Giêsu để làm cho mình

được sạch? Ước gì chúng ta cũng để cho Chúa Giêsu chạm vào những ngõ

ngách trong tâm hồn của mình, để Ngài chữa lành và làm cho chúng ta

được sạch.

Lm. Antôn Vũ Khánh Tường, SVD.

18 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

Ngày 22 tháng 2

BÀI ĐỌC I: St 9, 8-15

Sau hồng thủy, Thiên Chúa lập giao ước với ông Noe.

Lời Chúa trong sách Sáng Thế.

.Khi ấy, Thiên Chúa phán với ông Noe và các con ông đang ở với ông

rằng: “Đây, Ta lập giao ước của Ta với các ngươi, với dòng dõi các ngươi

sau này, và tất cả mọi sinh vật ở với các ngươi: chim chóc, gia súc, dã

thú ở với các ngươi, nghĩa là mọi vật ở trong tàu đi ra, kể cả dã thú. Ta

lập giao ước của Ta với các ngươi: mọi xác phàm sẽ không còn bị nước

hồng thủy hủy diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt

đất nữa”. Thiên Chúa phán: “Đây là dấu hiệu giao ước Ta đặt giữa Ta với

các ngươi, và với mọi sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ mai

sau: Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa

Ta với cõi đất. Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất

hiện trong mây, ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và với mọi

sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành

hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 24

Đáp: Lạy Chúa, đường lối Chúa tất cả là yêu thương và thành tín, đối

với ai giữ giao ước của Ngài.

Xướng: Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của

Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo

ban dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con.

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 19

Xướng: Lạy Chúa, nghĩa nặng với ân sâu, Ngài đã từng biểu lộ từ

muôn thưở muôn đời, giờ đây xin nhớ lại. Xin Chúa lấy tình thương mà

nhớ đến con cùng.

Xướng: Chúa là Đấng nhân từ chính trực, chỉ lối cho tội nhân, dẫn

kẻ nghèo hèn đi theo đường công chính, dạy cho biết đường lối của Ngài.

BÀI ĐỌC II: 1 Pr 3, 18-22

Nước đó là phép rửa nay cứu thoát anh em.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phêrô tông đồ.

Anh em thân mến, chính Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi –

Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương – hầu dẫn đưa chúng ta đến

cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí,

Người đã được phục sinh. Người đã đến rao giảng cho các vong linh bị

giam cầm, tức là những người xưa đã không vâng phục Thiên Chúa,

trong thời Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi, nghĩa là thời ông Noe đóng tàu.

Trong con tàu ấy, một số ít, cả thảy là tám người, được cứu thoát nhờ

nước. Nước đó là hình bóng phép rửa nay cứu thoát anh em. Lãnh nhận

phép rửa, không phải là được tẩy sạch vết nhơ thể xác, mà là cam kết

với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm trong trắng, nhờ sự phục sinh của Đức

Giêsu Kitô, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa sau khi đã lên trời, đã

bắt các thiên sứ và toàn thể thần minh phải phục quyền.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Người ta sống, không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời

miệng Thiên Chúa phán ra.

20 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

TIN MỪNG: Mc 1, 12-15

Anh em phải canh thức: anh em không biết khi nào chủ nhà đến.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.

Sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang

địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống

giữa loài dã thú, và có các thiên thần hầu hạ Người. Sau khi ông Gioan

bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.

Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em

hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

Ngày 22 tháng 2

XIN CHỚ ĐỂ CON SA CHƯỚC CÁM DỖ

Hôm nay cùng với toàn thể Giáo hội, chúng ta bước vào Mùa Chay Thánh,

mùa mà Giáo hội quen gọi là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Khi nghe

hai chữ Mùa Chay anh chị em liền nghĩ đến điều gì? Ắt hẳn có nhiều người trong

chúng ta liền nghĩ đến việc ăn chay hảm mình. Đúng vậy, nhưng tại sao chúng

ta phải ăn chay? Thử hỏi trong chúng ta có bố mẹ nào thấy thích thú, thấy vui

sướng khi nhìn con cái mình bị đói khát không?

Chắc chắn là không rồi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nào có chiều sâu, biết nhìn

xa thấy rộng thì sẽ hiểu rằng đôi khi cũng nên cho chúng biết đói là gì để chúng

biết chân trọng của ăn, để chúng biết cảm thông với người đói khát. Tập cho

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 21

chúng biết sống kỷ luật, biết hi sinh, biết chia sẽ với bạn bè. Có như vậy thì chúng

mới thật sự trưởng thành nên người và biết sống cho và sống vì người khác. Điều

này chúng ta thấy rất rõ trong xã hội Nhật Bản, trong cách giáo dục ở gia đình

cũng như ở trường học. Thiết nghĩ chúng ta cũng nên học hỏi nơi người Nhật ở

điểm này.

Cũng vậy Thiên Chúa đâu phải quá độc ác, thấy vui thích khi nhìn chúng ta

chịu khốn khổ đói khát. Qua việc ăn chay hãm mình, Thiên Chúa muốn rèn

luyện những đứa con yêu dấu của Ngài để chúng ngày càng trưởng thành hơn

trong đức tin, quãng đại hơn trong đức mến và dũng mãnh hơn trong đức cậy.

Ăn chay một phần để hy sinh đền tội, nhưng mục đích chính của việc ăn chay là

để thao luyện tâm hồn ngõ hầu đủ sức chống lại những cơn Cám Dỗ của quỷ dữ.

Vậy cám dỗ xuất hiện trong thế giới này khi nào và đến khi nào thì nó biến

mất để chúng ta không còn phải ăn chay hãm mình nữa. Cám dỗ là chuyện xưa

như trái đất, từ khi có con người đã có cám dỗ. Chắc rằng chúng ta không ai quên

chuyện Adam –Eva, Nguyên Tổ của chúng ta đã sa chước cám dỗ của ma quỷ

thế nào nhỉ! Kể từ đó, tất cả mọi người đều phải đương đầu với Cám Dỗ mãi cho

đến ngày tận thế. Điều này có nghĩa là chúng ta phải ăn chay hãm mình luôn mãi

để đủ nghị lực mà chiến đấu với cám dỗ mỗi ngày cho đến chết.

Chính vì vậy trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su không dậy chúng ta cầu

nguyện “xin chớ để chúng con bị cám dỗ” nhưng dậy “xin chớ để chúng con sa

chước cám dỗ”. Đã là con người thì ai cũng bi cám dỗ. Càng thánh thiện đạo đức

thì càng bị cám dỗ nhiều hơn và khắt nghiệt hơn. Bao lâu chúng ta còn hơi thở

thì bấy lâu vẫn còn bị cám dỗ. Vì vậy nếu chúng ta xin Chúa cất đi hoàn toàn

những đau khổ, cất đi hoàn toàn cám dỗ thì có nghĩa là chúng ta xin Chúa cất

chúng ta về đó. Vì chỉ có chết mới hết bị cám dỗ mà thôi. Xin chớ để chúng con

sa chước cám dỗ, nói cách khác xin cho chúng con biết tỉnh thức và đủ nghị lực

mà chống trả cám dỗ mỗi ngày. Nhưng cầu xin không chưa đủ, chúng ta phải

hành động, phải chiến đấu chống trả. Nhưng chiến đấu chống trả bằng cách nào

đây?

Chống trả cám dỗ đơn giản không quý ông bà anh chị em? Nói thì dễ nhưng

22 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

hành động không đơn giản chút nào. Thánh phê-rô nói thế này: “Ma quỷ như sư

tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà

chống cự” (1Phê-rô 5:8) Mà ma quỷ chính là cha đẻ của cám dỗ. Cám dỗ tấn

công chúng ta từ mọi hướng. Chúng len lõi nơi phố thị đông người, chúng có

mặt nơi đồng ruộng nương rẫy, chúng theo ta vào nơi công sở trường học, chúng

còn về nhà với ta, thậm chí chúng còn theo ta vào nhà thờ cùng quỳ bên ta khi ta

cầu nguyện, chúng không ở đâu xa cả, chúng ở ngay trong lòng ta. Chính vì vậy

chóng trả cám dỗ là một hành trình liên luyễn mọi nơi mọi lúc.

Từ khi còn nhỏ cho đến năm 20, chúng ta đã bị cám dỗ và đã gục ngã trên

chiến trường tội lỗi không biết bao lần. lòng trí nào nhớ cho hết, đúng không

anh chị em. Biết bao lần chúng ta tự nhủ, lo gì dần dần ta sẽ khá hơn, chờ 20 năm

nữa qua đi, cám dỗ sẽ không tấn công chúng ta nữa. Rồi tuổi 40 cuối cùng cũng

đến, nhơn nhỡn những cám dỗ năm xưa vẫn còn đó mà ái oan thay chúng càng

mãnh liệt và nguy hiểm hơn. Thêm vào đó trong ta còn chòng chất thêm bao cám

dỗ của hiện tại. Tất cả những điều đó làm cho tim ta bị chết nghẹt nếu chúng ta

không chịu đứng lên chiến đấu chống trả chúng. Và cứ thế dòng đời trôi mãi,

cám dỗ cứ theo ta mãi cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay. Nếu chúng ta không

muốn bị đè bẹp và chết nghẹt trong những cám dỗ của ma quỹ, chúng ta hãy

đứng lên cầm lấy vũ khí của sự sáng mà chiến đấu ngay bây giờ.

Chúng ta hãy nhìn vào gương của Chúa Giê-su trong bài tin mừng hôm nay

mà học hỏi theo cách Ngài làm. Là con Thiên Chúa vậy mà Chúa Giê-su vẫn bị

cám dỗ. Để chiến thắng cám dỗ Ngài đã ăn chay cầu nguyện. Ngài nhịn ăn cơm

bánh hàng ngày để Ăn Lời của Chúa Cha. Chúa Giê-su nói: “người ta sống không

nguyên bởi bánh nhưng còn bởi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4:4) “Của

ăn của ta là làm theo Ý Đấng đã sai ta.” (Jn 4:34) nhờ đó Ngài đã chiến thắng

cám dỗ cách dễ dàng.

Vậy trong mùa chay thánh này, chúng ta noi gương theo Thầy Giê-su, trong

việc ăn chay, chúng ta ăn cơm bánh ít lại thì phải biết Ăn Lời Chúa nhiều hơn.

Nhịn nói hành nói xấu thì phải biết tập nói điều hay lẽ phải nhiều hơn; tiết kiệm

những chi tiêu chi tiêu không cần thiết thì phải biết dùng những tiết kiệm đó vào

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 23

những nhu cầu cần thiết cho gia đình, cộng đoàn giáo xứ, làm việc từ thiện hoặc

truyền giáo. Đừng lãng phí thời gian cho những việc vô ích thì phải biết dùng

thời gian đó để cầu nguyện, để phục vụ yêu thương...chúng ta dẹp bỏ những gì

không hay bằng cách gia tăng những điều tốt nhiều hơn nữa.

Vì thế khi chúng ta ăn chay, chúng ta gom góp phần gọi là hi sinh chay tịnh

của tiền bạc, của cơm ăn áo mặc, của thời gian...cho 1 công việc nào đó thật quan

trọng trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, hoặc cho những người đói khổ

gặp thiên tai lũ lụt hay giúp vấn đề truyền giáo...

Đặc biệt nhất là chúng ta ăn chay để noi gương theo Chúa Giê-su trong bài

phúc âm ngày hôm nay. Khi nào bước vào đời sống công khai rao giải tin mừng

phục vụ cho người khác Ngài đã ăn chay cầu nguyện thì cũng vậy chúng ta cùng

noi gương Ngài đi vào tâm tình cầu nguyện và ăn chay với Ngài để có thể chống

lại các cơn Cám dỗ và sống thân tình hơn với Chúa Cha.

Vậy anh chị em đã sẵn sàng Hành trang và tâm tình để cùng với Chúa Giê-

su bước váo Sa Mạc của cuộc đời, vào Sa Mạc của cõi lòng chúng ta để cùng với

Chúa Giê-su ăn chay cầu nguyện, để chiến đấu với các cơm cám dỗ, để chiến

đấu với chính mình, để dành thời gian nhìn lại bản thân, dành thời gian phục vụ

tha nhân và dành thời gian gặp gỡ thân tình với Chúa Cha chưa?

Chúng ta cùng cầu nguyện, lạy chúa chúng con nhận ra những ngày mùa

chay thánh là những ngày của ơn cứu độ. Chúng con biết rằng chúng con là

những kẻ yếu đuối dễ sa chước cám dỗ phạm tội. xin Chúa chớ đễ chúng con sa

chước cám dỗ nữa, biết nổ lực sống tốt hơn để bù đấp những lỗi lầm trong quá

khứ.

Xin giúp chúng con nhận ra trong những khó khăn vất vả, trong những

cám dỗ của đời thường đều là những cơ hội tốt để chúng con có thể biết cậy dựa

vào Ngài, kết hiệp mật thiết với Ngài hơn trong mùa chay thánh này qua việc ăn

chay cầu nguyện và làm việc lành. Amen!

24 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Anh chị em rất thân mến,

Trong những ngày qua, thế giới đã sững sờ khi chứng kiến cái chết

oan khiên của 12 họa sĩ biếm họa của tờ báo biếm họa “Charlie Hebdo”

của Pháp đã bị nhóm hồi giáo quá khích bắn chết ngay toại tòa báo. Sự

kiện đó đã dấy lên nhiều cuộc biểu tinh bênh vực cũng như chống đối từ

nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta không xét đoán hành vi này, nhưng chúng

ta không đồng tinh với cách giải quyết bất công đó. Mọi người đều có

quyền tự do phát biểu ý kiến, nhưng không ai có quyền lợi dụng sự tự do

ngôn luận để mạ lỵ, đả kích người khác. Cho đến hôm nay, khi con người

đã sống sự văn minh của thế kỷ 21, đảng cộng sản Việt Nam vẫn bịt miệng

người dân cấm nói lên những thao thức chính đáng của mình. Và khi một

người nào đó dám can đảm nói thay cho dân những nguyện vọng chính

đáng, thì đảng cộng sản lại tìm cách gán ghép cho người đó một lý do rất

“buồn cười”: phá rối an ninh trật tự xã hội, để rồi bắt bớ, bỏ tù. Một đất

nước cai trị dân chúng bằng công an là một quốc gia không bao giờ phát

triển. Đức Thánh Cha Phanxicô, trong chuyến tông du Phi Luật Tân vừa

qua, ngài đã kêu gọi các nhà chính trị Phi hãy tìm cách xóa bỏ khoảng

cách giàu nghèo giữa người dân bằng cách: “từ bỏ mọi hình thức thối nát,

từng làm chệch hướng các tài nguyên, không đến được với người dân”

Vào ngày 19 tháng này, chúng ta sẽ cùng với hàng triệu con dân Việt

Nam trong nước cũng như hải ngoại tưng bừng đón Tết Nguyên Đán Ất

Mùi. Đối với truyền thống cao đẹp của người Việt Nam, tết là thời gian

của đoàn tụ, của tạ ơn: tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn trời đất, tạ ơn tổ tiên, ông

bà, cha mẹ vì những ơn lành và những hy sinh các ngài đã dành cho chúng

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 25

ta. Thời gian tết cũng là thời gian của nghỉ ngơi, văn hóa Việt Nam là một

văn hóa giàu lòng nhân ái: sau một năm vất vả, con người cần nghỉ ngơi,

để lấy lại sức hầu có thể tiếp tục ơn gọi làm chủ mặt đất mà Chúa đã trao

phó khi tạo dựng. Đất đai cũng phải được nghỉ ngơi để hút lấy hạt sương,

đón nhận giọt mưa giọt nắng, để cho đất được màu mỡ hơn, hầu có thể

cho những mùa gặt bội thu trong năm tới. Chúng ta, những người Việt tha

phương, những nạn nhân của sự thù hận của cộng sản, vì vậy chúng ta đã

phải bỏ tổ quốc ra đi, nhưng bù lại, chúng ta đã được Chúa cho hưởng

nhiều ưu đãi: được tự do, được tôn trọng, được hưởng mọi quyền lợi vật

chất lẫn tinh thần của một con người đúng nghĩa. Chúng ta đã hiểu được

thế nào là sự thù hận, đói khát, bị bắt bớ, bị bỏ rơi, vì thế chúng ta không

được sống ích kỷ, qua sông chặt cầu, hững hờ, vô cảm trước những đau

khổ, thiếu thốn vật chất, quyền lợi, lẫn tinh thần của đồng bào trong nước,

đừng bắt chước ông phú hộ trong Kinh Thánh, áo quần sang trọng, ăn

uống phí phạm mà không hề quan tâm đến sự đói khát của Lazarô. Hãy

nhớ rằng: một sự từ chối của chúng ta đối với chỉ một em bé, cũng sẽ làm

cho chúng ta bị Thiên Chúa từ chối trong Nước Trời vĩnh cửu: “hãy xéo

khỏi mặt Ta và vào nơi giam cầm muôn kiếp đã dọn sẵn cho các người, vì

khi ta đói các người đã không cho ăn… “ (Mt 25)

Với tư cách là người Việt Nam sinh sống tại Nhật, chúng ta cũng có

bổn phận phải làm rạng danh tổ quốc Việt Nam. Biết bao nhiêu lần chúng

ta đã phải xấu hổ khi đọc trên báo chí, khi xem tin tức trên truyền hình

Nhật Bản, ghi lại những hình ảnh người Việt Nam bị bắt vì ăn cắp, vì xì

ke, ma túy. Nếu chúng ta chưa làm rạng danh được cho tổ quốc, thì hãy

cố gắng đừng bôi nhọ tổ tiên Việt Nam chúng ta. Hãy nhớ rằng: đã có biết

bao anh hùng chiến sĩ đã nằm xuống, hy sinh mạng sống để nhờ đó chúng

ta được có một cuộc sống bình an. Hãy sống biết ơn các vị bằng cuộc sống

có ý nghĩa, ích lợi cho tha nhân. Là người công giáo Việt Nam, thành viên

của Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật, chúng ta cũng có bổn phận

đối với cộng đoàn của chúng ta. Đừng ích kỷ khép lòng lại, Chúa cũng sẽ

26 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

đóng lòng nhân từ tha thứ của Ngài đối với chúng ta, vì Chúa đã nói: “các

ngươi đong bằng đấu nào, thì sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy”.

Ngày 2 tháng 2 này, sơ Xuân Hương, thuộc Dòng Phanxico Đức Mẹ

Vô Nhiễm, thuộc giáo phận Naha, Okinawa, sẽ được hồng ân khấn trọn

đời tại nhà nguyện của Dòng Mẹ ở Yonabaru-Shi, Okinawa-Ken. Xin mọi

người hiệp ý tạ ơn Chúa đã thương ban cho Giáo Hội, cho Giáo Đoàn

những tâm hồn quảng đại dấn thân vì Nước Trời trong lối sống khó nghèo,

trong sạch, vâng phục theo lời khuyên Phúc Âm, và cũng xin cầu nguyện

cho sơ Xuân Hương biết luôn can đảm sống ơn gọi truyền giáo trong mọi

hoàn cảnh và trung tín phục vụ dân Chúa ở những nời mà sơ sẽ được sai

đến phục vụ. Xin mọi người cũng đặc biệt cầu nguyện cho thầy phó tế

Phêrô Phạm Hoàng Trinh, Giáo Phận Oita, sẽ được truyền chức linh mục

vào ngày 28 tháng 2 này, để thầy chuẩn bị tâm hồn xứng đáng lãnh nhận

Thiên Chức Linh Mục và sống một cách thánh thiện, hạnh phúc ơn gọi

của mình, đồng thời mang lại sự nâng đỡ cho nhiều linh hồn.

Nhằm nâng đỡ và giúp các cặp vợ chồng cũng như các bạn trẻ sắp sửa

bước vào đời sống hôn nhân, “Đại Hội Gia Đình Thế Giới” sẽ tổ chức

tại Philadelphia, Hoa Kỳ từ ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2015. Giáo Đoàn

không đứng ra tổ chức, nhưng mời gọi và khuyến khích mọi người tham

dự sẽ. Anh chị Kiên Tâm, Chủ Nguyền Chương Trình TTHN Gia Đình,

sẽ sẳn sàng hướng dẫn và giúp anh chị em trong thủ tục ghi danh tham dự.

Anh chị em nào muốn tham dự, xin vui lòng liên lạc với anh chị Kiên Tâm

càng sớm càng tốt.

Kính chúc quý cha, quý tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em một năm

mới Ất Mùi bình an, tràn đầy hạnh phúc và ơn Chúa. Tôi luôn cầu nguyện

và phó thác anh chị em trong năm mới này cho Mẹ La Vang. Câu nguyện

cho nhau.

Linh Mục của anh chị em

P.M. Nguyễn Hữu Hiến

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 27

TIN NHÓM CHIA SẺ LỜI CHÚA

Trong tháng 01-2015, Nhóm đã nhận được những đóng góp quảng

đại để chia sẻ với các em bất hạnh tại Việt Nam của các Cộng Đoàn và

của quý vị ân nhân sau đây:

Giáo Xứ Takatori (tiền bán bánh mì) 5.000 yen

Nhóm Gia Trưởng Kobe 8.000 yen

CĐ/CG Fujisawa bán rau 10.000 yen

Tiền bán giò chả ĐHTC Giáng Sinh (AC Khánh-Nhiễu) 16.000 yen

Nguyệt Ánh Okada (USA) 1.000 yen

Tiền bán bánh da lợn (AC Dũng-Vân) 5.000 yen

Hoàng Nam (Atsugi) 2.000 yen

Diệu Hiền (Atsugi) 2.000 yen

AC Dũng-Vân (Fujisawa) bán bánh da lợn ĐHTC Giáng Sinh 5.000 yen

Một vị ân nhân 15.000 yen

Một vị ân nhân 10.000 yen

AC Bình-Toan (Fujisawa) 5.000 yen

Giáo Xứ Takatori, Kobe bán bánh chưng , giò thủ 105.400 yen

Giáo Xứ Takatori, Kobe tiền xin oi thánh lễ tạ ơn 29/12 23.400 yen

CĐ/CG Himeji 48.690 yen

Bà Nguyễn thi Mầu (Saitama) 2.000 yen

Hoàng-Huân-Hiệp (Fujisawa) 5.000 yen

AC Trung-Hiệp (Karasuyama, Tochigi-Ken) 10.000 yen

AC Viên Duyên (Yokohama) 10.000 yen

AC Phương-Thuật (Himeji) 10.000 yen

Nhóm Lòng Thương Xót Chúa Giáo Xứ Himeji 12.000 yen

Hội Mân Côi Himeji 10.000 yen

AC Tuấn-Hương (Himeji) 10.000 yen

28 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Chị Nguyễn thị Ngại (Himeji) 5.000 yen

Nguyễn Thanh Vũ (Himeji) 5.000 yen

Chị Ngọc Anh (Himeji) 1.000 yen

AC Tuấn Mậu (Himeji) 20.000 yen

Tổng kết tháng này 361.490 yen

Tổng kết từ trước tới nay (01/06/94-20/01/2015) 59.347.649 yen

Đã gởi về Việt Nam 79 đợt 58.075.500 yen

Tiền còn lại 1.272.149 yen

Trong tháng này, Nhóm đã nhận được học bổng giúp cho các trẻ em

nghèo hiếu học tại Việt Nam niên khóa 2015-2016 của quý vị ân nhân sau

đây:

- AC Việt-Thùy (Yao, Osaka) giúp hai em: 20.000 yen

- Một vị ân nhân giúp hai em: 20.000 yen

- Một vị ân nhân giúp ba em: 30.000 yen

- AC Minh-Nga (Yamato) giúp một em: 10.000 yen

Thay mặt cho các trẻ em bất hạnh tại quê nhà, Nhóm CSLC xin thành

thật biết ơn các cộng đoàn, các ban đại diện và tất cả quý vị ân nhân đã

quảng đại chia sẻ, hầu xoa dịu những đau khổ và thiếu thốn của các em.

Đây cũng là một hình thức giúp đỡ và xây dựng Giáo Hội cũng như tổ

quốc Việt Nam.

Ước mong quý vị sẽ tiếp tục quảng đại tiếp tay với Nhóm trong công

tác bác ái này. Xin Ba Ngôi Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa

TIẾNG LÒNG, CÙNG ĐỌC ĐỂ CẦU NGUYỆN VÀ CHIA SẺ

Thủ Đức ngày 15 tháng 01 năm 2015

Kính thăm cha,

Thưa cha, con là Antôn Hoàng Văn Phúc, Giáo Xứ Cửa Lò, Giá

Phận Vinh. Con xin chân thành cảm ơn cha vì trong những năm tháng qua,

cha đã giúp đỡ con rất nhiều. Con tin rằng: ngoài sự giúp đỡ về vật chất,

cha còn cầu nguyện cho con trong hành trình ơn gọi. Xin cha tiếp tục cầu

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 29

nguyện cho con.

Nhờ tình thương của Thiên Chúa, trong năm qua, con đã được gia

nhập tập viện Dòng Đaminh và ngày 13 tháng 8 vừa rồi, cũng nhờ ơn

Chúa thương, con đã tuyên khấn lần đầu để trở thành tu sĩ dòng Đaminh.

Gẫm suy lại chặng đường đã qua, con cảm thấy mình quá may mắn

so với nhiều người khác mà trong đó còn có những người còn cần sự giúp

đỡ hơn con. Bên cạnh đó, con cũng đã được nhà dòng lo cho mọi thứ, vậy

từ nay, con xin nhường học bổng cho người khác. Xin cha tiếp tục đồng

hành cùng con trong lời cầu nguyện. Xin Chúa chúc lành cho cha và công

việc lành thánh mà cha đang thực hiện.

Kính thư

Antôn Hoàng Văn Phúc

TIN CĐ/CG KAWAGUCHI

Để gìn giữ và phát triễn văn hóa Việt Nam trên xứ người , năm

nay cộng đoàn Kawaguchi kết hợp với nhóm Mai Khôi sẽ tổ chức mừng

tết Nguyên Đán như sau:

Chương trình tết Ât Mui 2015

Ⅰ. Thời gian : Ngày 15 tháng 2 năm 2015.

Ⅱ. Địa điểm : Nhà thờ Kawaguchi .

Ⅲ. Đối tượng tham dự : Tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo

Ⅳ. Chương trình :

10:00 ~ 11:00 : Thánh lễ ( cha Hiến , cha Sato )

11:15 : Các gian hàng thức ăn

12:00 : Sổ số Loto

13:00 ~ 15:00 : Chương trình tết Nguyên Đán .

- Múa lân

- Cúng tổ tiên

- Chúc tết

- Phát tiền lì xì

- Văn nghệ mừng xuân

16:00 : Giải tán

Chúng tôi trân trọng kính mời các anh chị em đến tham dự ngày lễ hội của

chúng tôi . Sự hiện diện của quý vị là niềm vui và sự khích lệ cho chúng

tôi trong công việc giữ gìn những tinh hoa Việt trong hoàn cảnh hiện tại .

30 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Mọi thắc mắc xin liên lạc với :

Anh Cao Đình Quý : 080-5011-8694

Anh Tâm, trưởng nhóm Mai Khôi : 090-6344-6789

Nhà thờ Kawaguchi : 048-222-3588

TIN CĐ/CG TAKATORI, KOBE

Như hàng năm, năm nay, CĐ Takatori, Kobe sẽ tổ chức Hội Xuân

Ất Mùi với chương trình như sau:

Chúa Nhật 15 tháng 2 năm 2015

Từ lúc 9g30 đến 15g00.

Phần I: 9g30: Thánh Lễ đầu năm

Phần II: 11g00: Khai Mạc Hội Xuân

Múa Lân, lì xì cho các em thiếu nhi., sớ táo quân

Văn Nghệ, lô tô, v.v…

Xin kính mời quý ông bà, anh chị em đến tham dự đông đủ để

hưởng lại chút hương xuân nơi quê người.

Thay mặt BĐD kính mời

TIN CĐ/CG HIROSHIMA

Lời đầu con xin được kính chúc sức khỏe đến Quý Cha Tuyên Úy của

Giáo, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý Cộng Đoàn, và Anh Chị Em trong Tình

Yêu của Thánh Gia.

Trong dịp cuối năm, được sự hướng dẫn của Cha Đàm Xuân Lộ, CĐ

chúng con đã có buổi Tĩnh Tâm cuối năm (ngày 22/11/2014) thật sốt mến

để mừng đón Đại Lễ Giáng Sinh và Thánh Lễ Bổn Mạng của CĐ.

Tiếp theo, ngày 28/12/2014 vừa qua, với sự hiện diện và dâng Thánh

Lễ của Cha Dominico Nguyễn Quốc Thuần, CĐ đã hân hoan mừng kính

Lễ Quan Thầy – Lễ Thánh Gia Thất .

Trong tâm tình tạ ơn, CĐ Hiroshima chúng con xin kính cảm ơn đến

Quý Cha Tuyên Úy, Quý Cha, Quý Tu Sĩ cùng Quý CĐ và ACE đã luôn

cầu nguyện, đồng hành và hướng dẫn cho chúng con.

Con cũng xin được trình báo lên Quý Cha Tuyên Úy của Giáo Đoàn

về giờ Thánh Lễ của CĐ Hiroshima. Do hoàn cảnh công việc và giờ giấc

không thuận tiện của nhiều thành phần trong CĐ, nên giờ Thánh Lễ nơi

CĐ Hiroshima sẽ đổi thành 12:30 Chúa Nhật tuần thứ 4 của tháng và xin

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 31

chính thức được thay đổi vào tháng 1/2015. (Ngoại trừ vào tháng 3/2015

vì là Thánh Lễ Mở Tay Quý Tân Chức Phêrô Phạm Hoàng Trinh).

Thay mặt CĐ Hiroshima, con xin chân thành cảm ơn đến Quý Cha

Tuyên Úy Giáo Đoàn, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý CĐ Anh Chị đã luôn hổ

trợ và hướng dẫn cho CĐ chúng con. Và cũng thật lòng xin lỗi vì đã gây

bao phiền phức do những chuyển đồi và mọi sự bất ổn định của CĐ những

tháng vừa qua.

Đã được 6 năm 3 tháng từ ngày hình thành, nhưng đến giờ CĐ

Hiroshima chúng con vẫn chưa thể trưởng thành được! Chúng con kính

mong Quý Cha, Quý CĐ Anh Chị thêm lời cầu nguyện, đồng hành và chỉ

dạy cho chúng con với.

Trong tâm tình Tạ Ơn, chúng con xin kính chúc Quý Cha Tuyên Úy,

Quý Cha, Quý Tu Sĩ, cùng Quý CĐ Anh Chị năm mới an bình, sức khỏe,

và mọi an lành trong Chúa Xuân và Mẹ Maria.

Thay mặt cho CĐ Hiroshima

Quỳnh Thụy Yamaguchi.

TIN VỀ ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI TẠI PHILADELPHIA, HOA KỲ

Kính thưa Quí Cha, Quí Tu Sĩ, Quí Ông Bà, Anh Chị,

Được sự ủy thác của cha P.M. Nguyễn Hữu Hiến, chúng con xin chuyển

tải một số thông tin liên quan đến “Đại Hội Gia Đình Thế Giới” sẽ tổ

chức tại Philadelphia, USA vào ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2015.

“Đại Hội Gia Đình Thế Giới” (ĐHGĐ/TG) được tổ chức cứ 3 năm một

lần, do sáng kiến của Thánh GH Gioan Phaolo Đệ Nhị. Đại Hội đầu tiên

đã được tổ chức năm 1994 tại Roma Italy, sau đó là: Brasil, Roma Italy,

Philippines, Spain, Mexico, Milan Italy và sắp tới là lần thứ 8 tại

Philadelphia USA.

ĐHGĐ/TG năm nay chọn Chủ Đề: “Tình yêu là sứ mạng của chúng

ta - để gia đình được sống dồi dào”. Chủ đề nhấn mạnh đến từng cá nhân

trong việc ý thức xây dựng và vun đắp tình yêu bền chặt trong gia đình,

khi mà đời sống Hôn Nhân và Gia đình đang rơi vào cơn khủng hoảng hết

sức nghiêm trọng về mọi mặt: lối sống vô cảm, hưởng thụ, ly dị, phá thai,

đồng tính… Để cứu vãn được phần nào tình trạng này! Nhiều trang mạng

thông tin như: Hội đồng GM VN, Vietcatholic, các báo đài VN-HN, Liên

đoàn Công Giáo VN Hoa Kỳ, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia

32 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Đình, đã có nhiều thư mời, thư thông báo, tha thiết mời gọi các gia đình

hãy tích cực tham gia và chúng ta cùng cầu nguyện, cổ võ cho ĐH mang

lại làn gió mới cho các gia đình, cho Giáo Hội và Xã Hội.

Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể cho quí vị muốn tham dự Đại Hội:

1. Ghi danh “càng sớm càng tốt” (ghi rõ Họ và tên đầy đủ, ngày, tháng,

năm sinh, địa chỉ, email, điện thoại, quốc tịch) gởi bưu điện hoặc email về

Cha Nguyễn Hữu Hiến, hay địa chỉ: Anh Chị Kiên-Tâm, 5-1-4-1418

Yashio Shinagawa-ku, Tokyo 140-0003 hoặc email:

[email protected], Điện thoại: 03-3790-8920 và 070-6976-2683.

2. Lệ phí tham dự (Người lớn từ 18 tuổi trở lên, trẻ em từ 6-17 tuổi):

a. Trọn gói người lớn: $320 USD, trẻ em: $199 USD, bao gồm:

- 2 bữa ăn trưa

- 1 thẻ Debit trị gía $100 USD để xử dụng ăn uống, mua sắm…

- Thẻ di chuyển bằng xe điện quanh vùng Philadelphia

- Các tài liệu In ấn học hỏi trong ĐH

b. Không trọn gói người lớn: $250 USD, trẻ em: $125 USD, bao gồm:

- 1 thẻ Debit trị gía $100 USD để xử dụng ăn uống, mua sắm…

- Thẻ di chuyển xe điện quanh vùng Philadelphia

- Các tài liệu In ấn học hỏi trong ĐH

* Lưu ý: nếu muốn dùng 2 bữa ăn trưa ngày 23 và 24, thêm $75 USD.

Ghi chú: Gần nơi tổ chức Đại Hội có nhiều hàng quán bán đồ dùng,

đồ ăn rất thuận tiện.

Thành phố Philadelphia rất lớn, với nhiều phương tiện công cộng: xe Taxi,

xe Bus, xe Điện…

3. Khách sạn: một phòng 2 gường lớn, ở 4 người, mỗi ngày $250 USD

(1 ngày/người $60 USD cộng $10 tip. Trong khách sạn có trang bị đầy đủ:

khăn tắm, xà bông…). (Nếu không cần khách sạn, thì bỏ qua mục này).

- Check-in chiều thứ Hai, ngày 21/9, Check-out sáng thứ Sáu, ngày

25/9/2015.

Cancel, Hủy tham dự: Vì bất cứ lý do gì không thể tham dự,

việc hủy bỏ ghi danh phải báo bằng văn bản qua email

[email protected] trước ngày 15 tháng 7 năm 2015 sẽ mất $50 USD

phí hủy bỏ ghi danh.

Không hoàn lại tiền ghi danh và khách sạn nếu hủy bỏ sau ngày 15

tháng 7 năm 2015.

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 33

4. VISA/ Thị Thực Nhập Cảnh USA: vui lòng xin VISA Nhập Cảnh tại

các văn phòng Lãnh Sự Quán/ Đại Sứ Quán USA nơi cư ngụ. Muốn rõ

thêm chi tiết xin vào Website:

http://www.worldmeeting2015.org/plan-your-visit/international-travel-

get-visa/

Ghi chú thêm: Visa xin vào Mỹ hơi phức tạp, có nhiều nơi họ chuyên

lo dịch vụ này, nên nhờ họ hướng dẫn sẽ mau chóng. Vì nếu cứ đợi có

VISA chắc chắn mới Ghi Danh, Đóng Lệ Phí thì e lúc đó sẽ không còn

phòng khách sạn để ở cùng nhau và giá tiền phòng sẽ cao hơn. Được biết

thêm: khách sạn này ở kế bên khu vực ĐH rất thuận tiện cho việc đi lại.

5. Thư Mời/Letters of Invitation:

Sau khi đã Ghi Danh và đóng Lệ Phí Tham Dự, chúng ta sẽ có THƯ MỜI.

6. Thời khóa biểu 4 ngày Đại Hội:

- Thứ Hai (21-9): nhận phòng khách sạn, ăn tối tự túc.

** 7:30PM đến 9:30PM: “Đêm Hội Ngộ Quê Hương”

- Thứ Ba (22-9): Ăn Sáng, Ăn Trưa tự túc

1:00PM – 2:00PM: Khai mạc Đại Hội

2:30PM – 3:30PM: Thuyết trình (Keynote A)

3:30PM – 4:30PM: Nghỉ giải lao

4:30PM – 6:00PM: Thánh Lễ

6:00PM – 7:30PM: Ăn tối tự túc

** 7:30PM – 9:00PM: Đêm Sinh hoạt

- ThứTư (23-9): Ăn Sáng tự túc

8:30AM – 10:00AM: Thánh Lễ

10:30AM – 11:30AM: Thuyết trình (Keynote B)

11:45AM – 12:45PM: Hội thảo (Breakout session)

1:00PM – 3:00PM: Ăn trưa (Buffet lunch)

3:00PM – 4:00PM: Thuyết trình (Keynote C)

4:15PM – 5:15PM: Hội thảo (Breakout session)

5:15PM – 7:30PM: Ăn tối tự túc

** 7:30PM – 9:00PM: Đêm Sinh hoạt

- Thứ Năm (24-9): Ăn Sáng tự túc

8:30AM – 10:00AM: Thánh Lễ

10:30AM – 11:30AM: Thuyết trình (Keynote D)

11:45AM – 12:45PM: Hội thảo (Breakout session)

34 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

1:00PM – 3:00PM: Ăn trưa (Buffet lunch)

3:00PM – 4:00PM: Thuyết trình (Keynote E)

4:15PM – 5:15PM: Hội thảo (Breakout session)

5:15PM – 7:30PM: Ăn tối tự túc

** 7:30PM – 9:00PM: Đêm Sinh hoạt

- Thứ Sáu (25-9): Ăn Sáng tự túc

8:30AM – 10:00AM: Thánh Lễ ( Đức Thánh Cha Phanxico chủ tế)

10:30AM – 11:30AM: Thuyết trình (Keynote F)

11:45AM – 12:45PM: Hội thảo (Breakout session)

*** BẾ MẠC ***

Trên đây là vài nét chính yếu về Đại Hội Gia Đình Thế Giới. Mọi thắc

mắc xin liên lạc với chúng con (như địa chỉ đã ghi ở trên)

Nguyện kính chúc sức khỏe, an bình và thịnh vượng đến Quí Cha,

Quí Tu Sĩ và Quý Ông Bà, Anh Chị.

Trân trọng kính báo,

Kiên-Tâm

TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới các bệnh nhân 11-2-

2015

Trong sứ điệp nhân ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 23, Đức Thánh Cha mời

gọi các tín hữu cởi mở đối với những đau khổ của bệnh nhân, phục vụ, tháp tùng,

ra khỏi mình để đến với anh chị em bệnh nhân đau khổ.

Ngày thế giới các bệnh nhân do Thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng thiết lập và

sẽ được cử hành lần thứ 23 vào ngày 11-2-2015, lễ Đức Mẹ Lộ Đức, với chủ đề

là một câu trích từ sách Ông Gióp: “Tôi đã là đôi mắt cho người mù, đôi chân

cho người què” (G 29,15).

Trong sứ điệp công bố hôm 30-12-2014, Đức Thánh Cha quảng diễn chủ đề này

và trình bày những hoa trái của sự khôn ngoan tâm hồn. Đây không phải là một

kiến thức lý thuyết trừu tượng, nhưng là “một thái độ được Thánh Linh phú vào

trong tâm trí của người biết cởi mở đối với đau khổ của anh chị em mình và nhận

ra hình ảnh của Thiên Chúa nơi họ”.

Đức Thánh Cha lần lượt nói đến:

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 35

- “Sự khôn ngoan của tâm hồn là phục vụ anh chị em.” Bao nhiêu Kitô hữu ngày

nay đang làm chứng tá, - không phải bằng lời nói, nhưng bằng cuộc sống của

họ được ăn rễ trong một đức tin chân thành, - là 'đôi mắt cho người mù' và là

'đôi chân của người què!'. Họ là những người gần gũi các bệnh nhân đang cần

được giúp đỡ liên tục, giúp đỡ để tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống. Việc phục vụ

này, nhất là khi nó kéo dài trong thời gian, có thể trở thành vất vả và nặng nề.

Phục vụ vài ngày thì dễ, nhưng thật khó chăm sóc một người kéo dài hàng tháng

hoặc hàng năm, cả khi người ấy không còn khả năng cám ơn nữa. Nhưng đó

thực là một con đường lớn để thánh hóa! Trong lúc ấy, ta có thể cậy trông đặc

biệt vào sự gần gũi của Chúa, và là một nâng đỡ đặc biệt cho sứ mạng của Giáo

Hội”.

- “Sự khôn ngoan của tâm hồn là ở với người anh em.” Thời gian trải qua cạnh

người bệnh là một thời gian thánh. Là chúc tụng Thiên Chúa, Đấng làm cho

chúng ta được đồng hình dạng với Con của Ngài, Đấng đã không đến để được

phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình để cứu chuộc nhiều người”

(Mt 20,28)

- “Chúng ta hãy tin tưởng cầu xin Thánh Linh ban cho chúng ta ơn hiểu được

giá trị của sự tháp tùng, nhiều khi trong thinh lặng, khiến chúng ta dành thời giờ

cho các anh chị em, nhờ sự gần gũi và phục vụ của chúng ta, họ cảm thấy được

yêu thương và an ủi hơn. Trái lại, thật là một sự dối trá lớn lao khi nấp đằng sau

những kiểu nói nhấn mạnh rất nhiều về ”chất lượng đời sống”, để làm cho người

ta tin rằng những mạng sống bị tổn thương nặng nề vì bệnh tật thì không đáng

sống!”

- “Sự khôn ngoan của tâm hồn là ra khỏi chính mình để đi tới người anh em.”

Thế giới chúng ta nhiều khi quên giá trị đặc biệt của thời gian ở bên giường người

bệnh, vì người ta bị vây bủa vì sự vội vã, miệt mài làm việc, sản xuất, mà quên

đi chiều kích nhưng không, chăm sóc tha nhân.

- “Sự khôn ngoan của tâm hồn cũng là thái độ liên đới với người anh em mà

không xét đoán họ.”Đức bác ái cần thời gian. Thời gian để chăm sóc người bệnh

và thời gian để viếng thăm họ... Đức bác ái chân thành là chia sẻ mà không xét

đoán, không chủ trương hoán cải người khác; đức bác ái không có sự khiêm

nhường giả tạo, ngấm ngầm tình kiếm sự ủng hộ và hài lòng vì điều thiện đã

làm.”

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng: “Cả khi bệnh tật, cô đơn và tật nguyền

thắng thế trong đời sống hiến thân của chúng ta, kinh nghiệm về sự đau khổ có

36 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

thể trở thành nơi ưu tiên để thông truyền ơn thánh và là nguồn mạch để thủ đắc

và củng cố sự khôn ngoan của tâm hồn.”

Sau cùng, Đức Thánh Cha phó thác Ngày Thế giới các bệnh nhân cho sự bảo trợ

của Mẹ Maria, Đấng đã đón nhận Đấng Khôn ngoan nhập thể là Chúa Giêsu Kitô

trong cung lòng Mẹ. Ngài cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria là Tòa Đấng

Khôn ngoan cho tất cả các bệnh nhân và những người săn sóc họ. (SD 30-12-

2014)

G. Trần Đức Anh OP

LỊCH SỬ MÙA CHAY THÁNH

Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, thay đổi tuần hoàn luân vòng

chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo cũng nằm trong chu

kỳ ấy.

Phụng vụ Giáo Hội cũng có bốn Mùa như : Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh qua

đi, Mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay Thánh,

cao điểm là Tuần Thánh và Đêm Vọng Phục Sinh. Vậy Mùa Chay có từ bao

giờ, kéo dài bao lâu ? Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay có ý nghĩa

thế nào ? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa Chay không trở

nên nhàm chán và có ý nghĩa ?

Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu?

Vào những thế kỷ đầu Kitô giáo, để sống đạo và thực hành đạo, các kitô

hữu tiên khởi đã quan sát những người chung quanh xem họ sống đạo và thực

hành đạo thế nào, cụ thể như việc người Do Thái giữ ngày Sabát, hay lên Đền

thờ cầu nguyện. Tuy các kitô hữu tiên khởi họp nhau thành một cộng đoàn tế

tự, cử hành phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần theo một công

thức tuyên xưng đức tin. Nhưng khi cử hành các ngày đại lễ như lễ Vượt Qua,

lễ Năm Mươi, dù vẫn giữ nguyên những ngày lễ của người Dothái nhưng lại

mặc cho các ngày lễ ấy một ý nghĩa mới, chẳng hạn : khi cử hành, họ không

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 37

chỉ nhắc lại các biến cố Xuất Hành Cựu Ước, mà còn tưởng nhớ cuộc khổ

nạn và phục sinh của Chúa Kitô, cũng như việc Chúa Thánh thần hiện xuống

trên các tông đồ.

Mãi đến thế kỷ thứ IV, trong Giáo Hội mới nảy sinh những ý kiến khác

nhau như : liệu có cử hành lễ Phục Sinh vào ngày lễ Vượt Qua của người Do

Thái không ? Tại các Giáo đoàn thuộc Tiểu Á, họ vẫn giữ nghi lễ chiên vượt

qua. Riêng Giáo đoàn Antiokia lại ấn định lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật

sau lễ Vượt Qua của người Do Thái, trong khi đó, các kitô hữu tại Alexandria

do các nhà chiêm tinh tính toán nên đã chuyển rời lễ Phục Sinh vào dịp phân

xuân.

Cho dù có sự khác nhau về ngày cử hành các ngày lễ, nhưng lễ Phục

Sinh vẫn là lễ chung của toàn thể cộng đoàn Kitô giáo, vì lễ Phục Sinh dựa

trên nền tảng đức tin, trước lễ Phục Sinh, có một thời gian chuẩn bị tương đối

dài gọi là Mùa Chay hay « 40 ngày », tưởng nhớ Chúa Giêsu ở trong hoang

địa 40 đêm ngày.

Việc thực hành Mùa Chay đã có từ thời thì đầu Kitô giáo, nhưng trải qua

những bước thăng trầm, mãi tới thế kỷ thứ II, thời thánh Irênê, giám mục

thành Lyon, việc giữ chay ngắn hạn từ hai đến ba ngày, không ăn bất kỳ thức

ăn nào mới được phổ biến. Sang kỷ thứ III tại Alexandria, người ta kéo dài

việc ăn chay ra hết một tuần. Những dấu tích của Mùa Chay hay « 40 ngày »

được tìm thấy ở thế kỷ thứ IV, trong lễ qui của Công Đồng Nicêa. Đây là thời

gian chuẩn bị mừng lễ, nhưng ưu tiên vẫn là việc giúp các người dự tong

chuẩn bị lãnh phép rửa tội và đêm vọng Phục Sinh.

Cuối thế kỷ thứ IV, Giáo đoàn tại Giêrusalem bắt đầu giữ chay 40 ngày

hay còn gọi là Mùa Chay 8 tuần, người ta ăn chay suốt thời gian này, trừ thứ

Bẩy và Chúa Nhật. Sang thế kỷ thứ V, tại Aicập người ta cũng giữ chay, tiếp

đến là xứ Gôlơ, người ta ăn chay ngày thứ Bẩy và thứ Sáu tuần trong Mùa

Chay. Trong khi giữ chay, các kitô hữu chỉ ăn một bữa mỗi ngày, thức ăn gồm

có bánh, rau và nước. Giữ nghiêm ngặt nhất là ngày Thứ Sáu và Thứ Bẩy

Tuần Thánh, người ta không ăn một chút thức ăn nào. Giờ ăn chay được qui

định tùy theo sự khác nhau của mỗi giáo đoàn. Vì mùa chay gồm 6 tuần không

38 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

thể tương ứng với 40 ngày được. Nên sang thế kỷ thứ VII, người ta đã lùi về

trước Mùa Chay mấy ngày, cụ thể như bắt đầu từ ngày thứ Tư cho đến ngày

thứ Bẩy tuần trước khi bước vào Mùa Chay, ngày mà hôm nay chúng ta gọi

là Thứ Tư Lễ Tro, ngày ăn chay. Đồng thời, ba Chúa Nhật trước Mùa chay,

là gồm tóm thời gian chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, cách lễ Phục Sinh chín

tuần. Việc giữ chay ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như buộc

chỉ ăn bữa tối. Nhưng đến thế kỷ thứ VIII, việc giữ chay được nới rộng ra,

nghĩa là cho phép những người ốm đau bệnh tật được ăn chứng, bơ, sữa, cá

và cả rượu nữa. Sang thế kỷ XII và XIII, bữa ăn ngày chay được ấn định là

trước giờ trưa 3 giờ tức 9 chín giờ sáng, tiếp theo được ăn « bữa ăn nhẹ » vào

buổi tối. Sang thế kỷ XVII việc ăn chay giảm dần và Giáo Hội cho phép được

ăn cháo, sữa và cá nhỏ. Trong ngày chay, tại các hoàng gia, nhà bếp thi nhau

trổ tài làm ăn với những thực đơn sao cho dồi dào phong phú hơn ngày thường.

Một cảnh chợ cá ngày Thứ Tư Lễ tro

Từ năm 1949, Giáo Hội Công Giáo qui định việc giữ chay và kiêng thịt

là ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh mà thôi. Lý do vì hai ngày đó

là ngày tưởng nhớ sự chết : ngày thứ tư lễ Tro, linh mục chính thức làm phép

tro được đốt từ những cành lá đã làm phép vào ngày Lễ Lá năm trước rồi vẽ

hình thánh giá trên trán người nhận tro và nhắc lại rằng « ngươi là tro bụi, và

người sẽ trở về tro bụi », nhắc lại cái chết của mỗi người chúng ta, tiếp đến,

ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu trên

thập giá.

Trong phụng vụ của Giáo Hội Chính Thống, thời gian chuẩn bị bước vào

Mùa Chay kéo dài năm tuần liền, mỗi tuần đọc một đoạn Tim Mừng riêng,

với cách thức sám hối sâu xa. Tuần thứ bốn, được ấn định là ngày kiên thịt

và ăn chay trong toàn Giáo Hội. Chúa Nhật thứ năm được gọi là Chúa Nhật

Hòa giải, mỗi người hòa giải với người bên cạnh trước khi toàn thể cộng đoàn

xin lỗi Chúa.

Cảm tưởng chung là một bầu không khí « vui và buồn ». Mỗi tín hữu,

với sự hiểu biết có giới hạn và khác nhau về phụng vụ, nên khi bước vào nhà

thờ với các kinh nguyện của Mùa Chay, mỗi người mỗi cảm tưởng khác nhau.

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 39

Một phần vì những lời kinh tiếng hát mang đậm nét buồn, màu áo tím, những

bài đọc dài hơn, đơn điệu hơn ngày thường, và hầu như không có nét vui tươi.

Một nét đẹp nội tâm rực sáng, tựa như ánh sáng ban mai chiếu rọi từ thung

lũng tối tăm lên tận đỉnh cao của núi đồi.

Niềm vui âm thầm, êm dịu và toàn bộ các bài Sách thánh trong Mùa

Chay nghe thật đơn điệu cho thấy sự bình an đã dẫn đưa người ta tới những

điệp ca hòa tấu Allêluia trong Đêm Vọng Phục Sinh.

Chúa Nhật lễ Lá là thời gian không còn dành riêng cho việc tưởng niệm

cuộc khổ nạn nữa, bước vào một Tuần Thánh, với những bài đọc nhắc lại

những ngày sau hết của Chúa Kitô trên trần gian và sự Phục Sinh của Ngài.

Tại sao lại gọi là 40 ngày chay thánh?

Từ « Mùa Chay » là một từ tương phản với từ gốc latinh là « quadragesima

» có nghĩa là 40. Trong Kinh thánh, con số 40 có ý diễn tả một khoảng thời

gian chờ đợi, một quá trình, tượng trưng cho việc chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa.

Số 40 còn diễn tả hành trình trong sa mạc trên đường về Đất hứa của Dân

Dothái kéo dài 40 năm. Ông Môisen đã ở trên núi Chúa 40 ngày (x. Xh 24,18;

34,28). Những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày (x. Ds 13, 25).

Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó Ngài được thị kiến (x. 1V

19,8). Ninivê đã được cho 40 ngày để sám hối (x. Gn 3,4). Và quan trọng

nhất là Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy vào trong hoang địa 40

ngày để ăn chay cầu nguyện trước khi thi hành sứ vụ công khai (Mt 4, 2)

Như vậy Mùa Chay là mùa nhắc nhớ 40 năm hành trình trong sa mạc của

dân Dothái, 40 ngày trong hoang địa của Chúa Giêsu. Con số 40 ngày, là thời

gian đi vào hoang địa của cõi lòng, thinh lặng để chuẩn bị gặp gỡ Chúa. Đây

là thời gian phụng vụ cao điểm thuân tiện thích hợp cho các kitô hữu noi

gương Đức Kitô dùng 40 ngày để ăn năn đền tội và dấn thân phục vụ anh chị

em. Và bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, mỗi người được liên kết mật

thiết hơn với các Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, Đấng đang tiến đến cái chết

và sự sống lại.

Mùa chay mang lại cho chúng ta điều gì?

Phần lớn người kitô hữu không thực hành việc ăn chay, nguyện ngắm,

40 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

nên Mùa Chay không có ảnh hưởng tới đời sống của họ là bao? Khi nói về

Mùa Chay, người ta thường hiểu một cách không tích cực lắm. Đại đa số dân

chúng cho rằng trong Mùa Chay việc kiêng ăn, kiêng uống giữ chay chiếm

vị trí hàng đầu.

Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đại đa số người kitô hữu không thực hành

đạo trong đời sống nhưng họ vẫn đến nhận tro vào Thứ Tư Lễ Tro. Đây là

một nghi thức giầu tính biểu tượng, nó tác động đến tận đáy lòng con người,

nhắc nhớ người ta suy nghĩ về thân phận của mình khi nhận tro và mời gọi

con người trở về với Chúa. Vì nhiều khi con người quên đi thân phận yếu

hèn, mỏng giòn của mình, dẫn đến đau thương và đổ vỡ. Bi kịch cuộc đời con

người đều từ đó mà ra. Con người phạm tội, tội cắt đứt sự hiệp thông giữa

con người với Thiên Chúa, làm cho con người mất đi hạnh phúc, phải đau

khổ và phải chết. Chuyện sa ngã của Nguyên tổ đã chứng minh điều đó. Lịch

sử cứ độ của Dân Chúa, tội thì Chúa phạt, hối cải thì Chúa tha và cứu. Nên

mỗi khi lâm vào hoàn cảnh bi đát đau thương hay thất vọng, Dân Chúa đều

nhận ra rằng cần phải sám hối trở về giao hòa với Thiên Chúa để được chữa

lành. Mùa Chay là mùa sám hỗi, chúng ta hãy ra sức làm những việc cần thiết

để được giao hòa và hiệp thông với Chúa, hầu được Chúa ban ơn.

Trong đời sống người kitô hữu, nhiều khi lắng nghe lời Chúa xong, chúng

ta đã có quyết tâm đi xưng tội, làm việc đền tội, nhưng rồi kết quả không mấy

khả quan, thì Mùa Chay là cơ hội rất thuận lợi. Thư thánh Phaolô nói với

chúng ta : « Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ» (2 Cr 6,2). Đây là thời

gian khẩn trương trong năm phụng vụ, thời gian thuận tiện được ban cho

chúng ta để đẩy mạnh quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời

Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, thực

hành khổ chế một cách quảng đại hơn, để đi tới và giúp đỡ tha nhân đang

túng thiếu: đó là một hành trình tinh thần giúp chúng ta chuẩn bị sống Mầu

Nhiệm Phục Sinh. Vậy chúng ta hãy tin tưởng điều đó và bước vào Mùa Chay

Thánh.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 41

ĐÓN MÙA CHAY.

Cứ mỗi mùa chay đến

Con lại nhớ phận mình

Nhớ để rồi lại quên

Vì thân là cát bụi.

Từ cát bụi hư vô

Tạo dựng con để rồi

Xả thân mình cứu chuộc

Việc này Chúa biết trước.

Loài cát bụi vô tri

Ngàn năm không hóa kiếp

Cát bụi hoàn cát bụi

Tình Ngài con không hiểu.

Yêu con vô bến bờ

Thế mà con vẫn lơ

Thờ ơ trong hố tội.

Xin Ngài đưa tay với.

Kéo khỏi chốn bùn lầy

Để con thấy Thiên Nhan

Hồng Ân Ngài ban tặng

Thắm nhuộm cả trần gian…

Nguyễn Kim Điền

42 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

TÌNH YÊU HOÀN HẢO CỦA ĐỜI THÁNH HIẾN

Người sống đời thánh hiến là người được thánh hiến chứ không phải là thánh

nhân. Họ muốn nên thánh và phải làm thánh. Người sống đời thánh hiến mà

không nên thánh thì thật là phí công, phí của. Phí của Chúa và phí công của người

đó. Họ nên thánh trong việc tuân giữ ba lời khuyên phúc âm. Không chỉ tuân giữ

ba lời khuyên đó như một lề luật, như một cái máy mà bằng một tình yêu, một

tình yêu hoàn hảo. Người sống đời thánh hiến phải có một tình yêu hoàn hảo qua

việc yêu mến và sống ba lời khuyên phúc âm.

1. Yêu mến và sống đức thanh bần.

2. Yêu mến và sống đức thanh tịnh.

3. Yêu mến và sống đức thanh tuân.

1. Yêu mến và sống đức thanh bần.

Đó là yên mến sự thanh bần và sống sự thanh bần trong cuộc sống của mình.

Bần mà thanh chứ không phải bần tiện. Tức là người có tinh thần nghèo khó. Đó

là mối phúc thứ nhất trong tám mối phúc thật:”Phúc cho ai có tinh thần nghèo

khó, vì Nước trời là của họ”(x.Mt5,3).

Sự thanh bần hệ tại ở cái tâm, ở tâm hồn chứ không phải là nghèo xác nghèo

xơ; không có nhà để ở, không có áo mà mặc; không có gì để ăn hay không có

tiền để xài. Không. Đó là một cái tâm siêu thoát, không dính bén đến của cải,

tiền tài hay danh vọng trần thế. Thánh Gio-an nói:”Người yêu mến thế gian, nơi

kẻ đó không có lòng mến Chúa”(x.1Ga2,15). Ai mà yêu mến tiền tài, của cải hay

danh vọng thì đừng nói đến lòng yêu mến Thiên Chúa. Nếu có chỉ nói cái miệng

thôi.

Người sống thanh bần là người biết dùng tiền của để sống, để phục vụ và để

yêu mến Chúa. Họ quí trọng chúng như là những ơn lành Chúa ban. Quí trọng là

một chuyện; còn dính bén lại là chuyện khác. Quí trọng là ta biết dùng và dùng

cho nên; dùng cho đúng và có ích lợi. Còn dính bén là coi chúng như là cứu chúa,

là cứu cánh, là chúa của mình vậy.

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 43

Yêu mến đức thanh bần là yêu mến sự đơn sơ, giản dị và đạm bạc. Không

chú ý đến những vẻ bên ngoài và số lượng, mà để ý tới cái tâm, tới chất lượng.

Đạm bạc trong ăn uống; giản dị trong cách ăn mặc; đơn sơ trong lời nói. Có thì

xài, không có cũng chẳng sao. Có ít xài ít, có nhiều xài vừa, không có khỏi xài.

Không có đua đòi hay ghen tị.

Yêu mến đức thanh bần là yêu mến Chúa. Vì yêu mến Chúa nên sống đức

thanh bần. Sống đời thánh hiến mà không yêu mến, không sống đức thanh bần

thì có gì để nói và chắc chắn sẽ không nên thánh được. Càng tu lại càng dính

bén; càng ham tiền ham của; càng ham danh vọng thì coi như công toi, vô ích.

Ai mà yêu mến và sống đức thanh bần sẽ coi mọi sự là “rơm rác”, danh vọng

là phù vân. Cái quan trọng là được biết Đức Giê-su và sống như Đức Ky-tô(x.Pl

3,7-8).

2. Yêu mến và sống đức thanh tịnh.

Tu là để yêu; sống đức thanh tịnh là để “mến Chúa và yêu người”. Tu mà

sợ yêu người khác thì đâu có được. Đâu phải cứ yêu là lỗi đức thanh tịnh đâu.

Tu mà đòi yêu như người đời, như người sống đời hôn nhân thì lỗi đức thanh

tịnh còn gì. Còn mến Chúa và yêu mọi người làm sao mà lỗi.

Yêu mến đức thanh tịnh là yêu mến cách chân tình và chân thành. Sống đức

thanh tịnh là làm cho tâm hồn và trí óc của ta thanh cao, vượt lên trên những gì

là “xác thịt”. Yêu mến đức thanh tịnh là yêu mến vị tha, yêu mến vì tha nhân, vì

người khác. Thánh Gio-an nói :”Người anh em mình nhìn thấy mà không yêu thì

làm sao có thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mình không thấy”(x.1Ga4,20). Nếu

sợ yêu người, lỗi đức thanh tịnh và không yêu ai thì có nguy cơ vị kỷ, tức là yêu

mình; yêu cái tôi của mình; yêu con người của mình. Càng tu thì cái tôi càng lớn;

đầu có sạn, con tim thì chai cứng như đá, không còn cảm động gì hết. Không lỗi

đức thanh tịnh mà lỗi đức yêu người thì còn “quá cha”. Một khi đã yêu mình,

không yêu người khác thì cũng sẽ không yêu mến Chúa. Không yêu mến Chúa,

cũng không yêu người, chỉ yêu mình thì làm sao gọi là người sống đời thánh hiến

được; làm sao nên thánh được.

Sống đời thánh hiến là mở lòng chứ không khép lòng. Mở lòng ra cho Thiên

Chúa và cho mọi người. Có một tình yêu phong phú và rộng mở. Vì mến Chúa

nên yêu người; vì yêu người nên mến Chúa.

Yêu mến đức thanh tịnh là yêu mến Chúa; sống đức thanh tịnh là yêu mến

con người. Yêu mến và sống đức thanh tịnh là mến Chúa và yêu người. Ai ta

44 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

cũng có thể mến, cũng có thể yêu được. Mà yêu mến như thế thì đời thánh hiến

của ta sẽ phong nhiêu và hạnh phúc. Người ta nói “Yêu và được yêu là hạnh phúc

nhất” mà. Đó là một tình yêu thánh thiện và làm cho ta nên thánh.

3. Yêu và sống đức thanh tuân.

Đức thanh tuân là đức tuân phục, là vâng phục, vâng lời. Yêu mến đức thanh

tuân là yêu thích sự khiêm nhu, âm thầm, hạ mình, “coi người khác trọng hơn

mình”(x.Pl 2,3). Quả vậy, người sống đời thánh hiến không chỉ vâng phục Người

Trên mà còn tuân phục Người Dưới nữa. Vâng phục Người Trên vì ta là người

dưới. Người dưới vâng phục Người Trên là điều đương nhiên, khỏi phải bàn.

Còn tuân phục Người Dưới là vâng phục sự thật; vâng phục những điều hay lẽ

phải.

Như thế yêu mến đức thanh tuân là yêu mến sự thật; yêu mến điều hay, lẽ

phải. Yêu mến kiểu này chắc không gánh nặng hay khó khăn gì cho người sống

đời thánh hiến. Có yêu mến đức thanh tuân thì mới sống đức thanh tuân cách nhẹ

nhàng và thoải mái được.

Ngày này người ta dựa vào tự do để rồi cảm thấy khó khăn khi phải vâng

phục. Nhất là những người có chức, có quyền; có bằng này, cấp nọ; hoặc làm

được việc này, việc kia. Nó khó như “ con lạc đà chui qua lỗ kim” vậy. Những

người này khó mà vâng phục, khó mà nên thánh được. Khó bởi vì người ta không

yêu thôi; chứ yêu rồi thì chẳng có gì là khó cả.

Sống đức thanh tuân đòi hỏi ta phải bỏ mình, bỏ tự ái, bỏ cái tôi của ta đi

mới được. Chứ càng tu lại càng “cứng đầu, cứng cổ” thì có ích lợi chi, có nên

thánh được không? Ngày nay không còn là vâng phục “tối mặt” nữa mà là vâng

phục trong “đối thoại”. Không phải cứ đúng hay hợp tình, hợp lý mới tuân phục,

không thì thôi. Đúng, hợp tình, hợp lý thì đâu cần đến đức tuân phục làm chi nữa.

Có những trái ý, nghịch lý mới vần đến sự tuân phục. Tuân phục là coi người

khác trọng hơn mình; coi Người Trên trọng hơn mình. Tuân phục là chấp nhận

những trái ý, những nghịch lý với mục đích là rèn luyện con người của ta; bắt

chúng phải theo ý ta chứ không theo ý nó; bắt ta phải theo ý người khác chứ

không theo ý riêng của ta.

Rèn luyện là để ta nên thánh, nên thiện; nên người khiêm nhu, nên người hạ

mình. Người khiêm nhu, người hạ mình là người thánh thiện. Nếu ta nghĩ đến

việc rèn luyện con người của ta như thế thì đâu có gì là không thể vượt qua; đâu

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 45

có gì là khó khăn. Ta tu là để nên thánh chứ không vì kinh tế; vì đồng tiền, bát

gạo.

Quả thực, lời khuyên thanh tuân là khó khăn nhất trong ba lời khuyên. Vì

nó đụng chính con người, đụng chính cái tôi của ta. Có thể nói Trái khó ăn nhất

là “trái ý”. Trái này chỉ dễ ăn và ăn ngon khi ta có lòng yêu mến đức thanh tuân.

Sống đức thanh tuân thì làm cho ta nên giống Đức Giê-su, Đấng đã “vâng phục

cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá”(x.Pl2,8).

Yêu mến đức thanh tuân là yêu mến Chúa; sống đức thanh tuân làm cho ta

nên giống Chúa.

Như vậy, yêu mến và sống ba lời khuyên phúc âm là “mến Chúa và yêu

người” và sống ba lời khuyên phúc âm là làm cho ta nên thánh, nên thiện. Người

sống đời thánh hiến yêu mến ba lời khuyên phúc âm sẽ có tình yêu hoàn hảo;

sống ba lời khuyên phúc âm là một con người tuyệt vời của Thiên Chúa.

Lm. Bosco Dương Trung Tín

ĐỜI CHĂN CHIÊN

Đoàn chiên đã nhận đến nay

Nhiều con khác chủng cùng quây một đồng

Thức ăn thống nhất phải trông

Đàn nào đau ốm, cong lưng vỗ mời

Lắm con lại chẳng nghe lời

Lại còn đạp mạnh ngay vào chân tôi

Hố sâu, đá tảng muôn nơi,

Tinh khôn, kẻo vấp, gậy rời khỏi tay

Nhọc nhằn, trách nhiệm người ơi !

Luôn xin Ông Chủ thương đời chăn chiên.

Pr. Khiêm Cung

46 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

NGHĨA QUÂN ÁO VẢI CỜ ĐÀO

Ngàn năm sử sách còn ghi chiến tích vẻ vang trận đánh oanh liệt và

dũng cảm của Nghĩa Quân áo vải Nhà Tây Sơn, đã tiêu diệt hơn 30 vạn

quân Thanh, khi giặc Tầu đem quân xâm chiếm nước ta. Và cách đây vừa

đúng 100 năm lịch sử, Quan Tuần Vũ tên là Hoàng Hữu Xứng ở Hoàng

Thành Thăng Long, đã có công quy tập tất cả hài cốt của Nghĩa Quân áo

vải cờ đào, còn được chúng ta gọi là dân binh của Vua quang Trung

Nguyễn Huệ. Toàn bộ xương cốt của Nghĩa Quân Tây Sơn, đã được ông

quan Tuần Vũ cho người cải táng, để đưa về chôn cất chu đáo nơi nghĩa

trang, trong một ngôi làng nhỏ mang tên Thạch Hãn, nằm cách trung tâm

Cổ Thành Quảng Trị vào khoảng 1 cây số về hướng Nam. Nghĩa trang này

còn được ông quan họ Hoàng đặt cho một cái tên và xem ra có vẻ huyền

bí: “Nghĩa Trưng Đàn”.

Nghĩa binh áo vải theo Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, đã anh dũng

chiến đấu và ngã xuống thời đó, vốn được người dân chôn cất rải rác, trên

cánh đồng chung quanh thành phố Rồng Bay, sau chiến thắng vĩ đại Mùa

Xuân Kỷ Dậu 1789. Trải dài hơn 2 thế kỷ, những nấm mộ hoang này

không ai thừa nhận và cũng không có ai nhang khói. Vì vậy, đến cuối thế

kỷ 19, quan tuần Vũ của thủ đô Hà Nội bấy giờ là cụ Hoàng hữu Xứng,

người quê ở cổ thành Quảng Trị, nhiều lần đi kinh lý quanh vòng đai ngoại

thành, ngài gặp rất nhiều ngôi mộ, chôn cất bừa bãi khắp nơi, ông cho

người điều tra, xem xét cẩn thận qua các vị kỳ lão sống lâu năm trong

vùng. Sau đó họ cho biết đó là mộ phần của Nghĩa Quân nhà Tây Sơn, ở

miền Thuận Quảng, theo Hoàng Đế Quang Trung đi chinh phạt quân

Thanh.

Nhìn những ngôi mộ hoang nằm chơ vơ vô chủ, quan tuần vũ họ

Hoàng không khỏi nhớ đến mồ mả của quân nhà Thanh, đã chết trận ở bên

trong đất nước chúng ta, còn được người dân “quy xương tập cốt” để chôn

thành 12 gò đất, được gọi là “Kình Nghê Kinh Quán”, rồi còn lập đàn

cúng tế. Đến năm 1851, nhân dịp nhà vua cho lập chợ Nam Đồng, người

ta phải san đất làm đường, sau đó, họ còn nhìn thấy hàng ngàn hài cốt

khác của quân Thanh, Tổng Đốc Thủ Đô Hoàng thành lúc bấy giờ là cụ

Đặng Văn Hòa, lại cho quy về chôn cất tươm tất tại một gò khác và gò đất

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 47

đó chính là gò Đống Đa ngày nay.

Với kẻ thù truyền kiếp là bọn Tầu gian ác mà dân tộc ta còn không nở

lòng để cho thân xác quân thù chôn sấp dập ngửa. Huống chi đây là những

ngôi mộ của các nghĩa binh áo vải, ngày xưa đã bỏ mình vì tổ quốc. Quan

Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng mủi lòng và thuê người ngày đêm cất bốc, thu

gom toàn bộ hài cốt và đếm được cả ngàn bộ xương. Ngài còn thuê ghe

bầu xuôi vào Thuận Quảng, để đưa về mai táng ở Thạch Hãn, Quảng Trị

bấy giờ. Chính vùng đất này, thân phụ của ông quan họ Hoàng đã mua

một thửa đất rộng vào khoảng 7 sào tây từ mấy chục năm về trước, để làm

nơi chôn cất những lưu dân theo Chúa Nguyễn, trên đường xuôi về

phương Nam, đem gươm đi mở mang bờ cõi. Họ đã bỏ mình vì nước độc

rừng thiêng, không hợp thủy thổ, rồi lại ốm đau bệnh hoạn…

Khoảng đất “Nghĩa Trủng Đàn” ấy đến nay nó đã trở thành một nghĩa

trang nổi tiếng khắp khu vực. Nơi nghĩa địa này, phân nửa mộ phần là

những vong hồn bơ vơ trong trời đất mà không có ai thừa nhận. Phân nửa

còn lại là mộ của Nghĩa Binh vô danh áo vải cờ đào.

Từ đấy con cháu của quan tuần vũ Hoàng Hữu Xứng thay nhau nhang

khói, săn sóc mộ phần nơi Nghĩa Trủng. Đến đời vua Thành thái, nghĩa

trang được nhà vua ưu tiên đưa vào hạng quy chế quốc gia, triều đình ban

ruộng tự điền cho người trong làng chuyên chăm lo hương khói, và còn

được miễn sưu cao thuế nặng. Đến ngày tế lễ Xuân Thu nhị kỳ, lại có cả

quan tuần vũ Quảng Trị đứng ra làm chủ tế. Vào những ngày này, có rất

đông người đến tham gia cúng bái cho những người “vị quốc vong thân”.

Kể từ ngày đó và cho đến tậm bây giờ, sau bao lần dâu bể, Nghĩa

Trủng Đàn chỉ được con dân họ Hoàng ở làng Bích Khê và một số cư dân

ở vùng Thạch Hãn chăm sóc cúng tế và nhang khói. Trong lòng người dân

cổ thành, Nghĩa Trủng Đàn là chốn thiêng liêng, cổ kính. Vào cuối năm

2010, sau bao tháng năm chờ đợi, nghĩa trang này đã được chính quyền

ký quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Cùng với niềm vui trên,

từ tấm lòng của các nhà dảo tâm trong khu vực, cùng con cháu bao đời

của dòng họ Hoàng, đã quảng đại từ tâm đóng góp và cho đến hôm nay,

Nghĩa Trủng Đàn được người ta đại trùng tu đến lần thứ 3. Khi bước chân

vào nghĩa trang, người dân chứng kiến một cổng tam quan cao ngạo nghễ,

bên trên chạm trổ những phù điêu rồng bay, cây cảnh rất tinh vi đặc sắc.

48 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Hiện nay Nghĩa Trủng Đàn rất khang trang tôn kính, xứng đáng với máu

xương của ba oanh hung áo vải, đã nằm xuống từ buổi đầu theo Chúa

Nguyễn đi mở cõi và diệt giặc Tầu xâm lược.

Đầu Xuân, khắp nơ trong khu vực, người dân tụ tập về nghĩa trang

rất đông, để dâng hương cúng vái. Các chồi non vừa mới nhú lên, tựa như

cả ngàn ngọn nến sáng lung linh, trên những cành bàng khẳng khiu cảnh

nghĩa trủng, ngỡ như cỏ cây còn có tấm lòng, để nhớ đến chiến công hiển

hách của Nghĩa Quân áo vải nhà Tây Sơn, đã hy sinh vì đại cuộc.

Nghĩa Trủng Đàn đến nay trải qua đã hơn 100 năm lịch sử, dù dâu bể

đổi đời đến đâu, dù trải qua bao năm dài quên lãng, cuối cùng thì máu

xương của những người “vị quốc vong thân” vẫn luôn được người dân

nhắc nhở và tôn kính.

Bảo Quyên

GIỚI TRẺ SỐNG LƯƠNG TÂM NGÀY NAY

( tiếp theo và hết )

4. Giáo Dục Lương Tâm Cho Giới Trẻ

Việc giáo dục lương tâm cho giới trẻ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết,

nhất là trong xã hội hôm nay, để từ chính lương tâm trong sáng, giới trẻ mới có

thể làm người theo đúng nghĩa và trọn vẹn một con người có tự do, có trách

nhiệm có nhân vị và phẩm giá... "Lương tâm phải được huấn luyện và phán đoán

luân lý phải được soi sáng. Một lương tâm được huấn luyện tốt sẽ phán đoán

ngay thẳng và chân thật. Lương tâm này sẽ đưa ra những phán quyết theo lý trí,

phù hợp với điều kiện đích thực như Đấng Sáng tạo đầy khôn ngoan muốn. Việc

giáo dục lương tâm rất cần thiết cho những người chịu các ảnh hưởng tiêu cực

và bị tội lỗi cám dỗ làm theo ý riêng và bỏ những giáo huấn chính thức.".

4.1 Bản thân: Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức, lương

tâm của con người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công

bằng, bác ái với những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 49

chính bản thân mình. Đồng thời, các bạn trẻ thực sự trưởng thành, phải tự giáo

dục lương tâm mình bằng cách kiểm nghiệm và tự vấn lương tâm của mình qua

mười điều răn và bài giảng trên núi của Chúa. Qua việc kiểm điểm lương tâm

một cách thường xuyên, lương tâm của các bạn sẽ trở nên ngay thẳng và thành

thật hơn. Đồng thời, để có một lương tâm tốt, các bạn trẻ cũng phải biết đào tạo

và vun trồng lương tâm mình, đó là một tâm hồn cởi mở, khiêm tốn nhận ra giới

hạn của chính mình. Vì nếu lương tâm không được chăm sóc, phán quyết của

lương tâm có thể do hấp tấp, do chểnh mảng không được chăm sóc đào tạo đủ,

nên dẫn đến sai lạc: đó là một tai họa, vì khả năng đó yếu nhược dần, mất minh

mẫn tinh tế, trở nên mù tối. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương trong

xã hội hiện tại như vợ chồng anh Nguyễn Tiến Bắc nhặt được 10 cây vàng, nhưng

anh chị đã trả lại người đánh mất mặc dù anh chị rất nghèo. Chị Oanh chủ của

10 cây vàng kể lại: "tôi còn nhớ như in câu nói của vợ chồng người ân nhân

nghèo rằng: "Trả lại vàng thế này anh chị mừng một chúng em mừng hai vì đã

tìm được đúng chủ. Chúng em tuy nghèo thật nhưng của cải do chính bàn tay

mình làm nên mới quý chứ của người ngoài thì không bao giờ màng". Hay học

sinh Nguyễn Văn Nam đã xả thân cứu người. "Nguyễn Văn Nam, một sinh lớp

12 Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) hy sinh khi dũng cảm cứu 5 em nhỏ

thoát chết đuối trên dòng sông Lam vào chiều 30 tháng 4. Cái chết của Nam như

một tấm gương sáng, là biểu tượng đẹp cho cách sống dám xả thân, hy sinh vì

mọi người." Em đã coi sự sống của bạn là của mình, nên bất chấp nguy hiểm để

hy sinh thay cho bạn của mình được sống. Không cần biết em Nam có phải là

người Công Giáo hay không? Cũng chẳng cần biết em có bà con họ hàng gì với

những em gặp nạn hôm đó không? Chỉ biết rằng em có trái tim rất đẹp và tình

yêu thương vô vị lợi. Bên cạnh đó, mời các bạn trẻ chiêm ngắm cô thiếu nữ Maria

Goretti, sau khi bị kẻ cuồng dâm 20 tuổi Alessandro đâm nhiều nhát dao vào

người vì chống trả, đã nói: "Vì tình yêu Chúa Giêsu, tôi tha thứ cho anh ấy và

muốn anh ấy sẽ ở trên Thiên Đàng với tôi." Mời các bạn trẻ nhìn vào con người

linh mục Maximilian Kolbe đã tình nguyện chịu chết thay cho một người tù

không hề quen biết trong trại tập trung Đức Quốc Xã năm 1941. Cuối cùng, mời

các bạn trẻ chứng kiến hình ảnh Chân Phước Gioan Phaolô II, đích thân xin nhà

cầm quyền Ý tha cho người đã ám sát mình là Mehmet Ali Agca và vào tù thăm

anh ta để nói với anh rằng: "Tôi tha thứ cho bạn."

50 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

4.2 Gia đình: Đối với các kitô hữu, gia đình không chỉ là trường học đầu tiên

định hình nhân cách, là nơi dạy các đức tính nhân bản và xã hội cần thiết nhất để

làm người, mà còn là nơi con cái "nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu

mến tha nhân theo đức tin chúng đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội".Theo các

nhà tâm lý, từ khi đứa bé biết nhận thức đến lúc trưởng thành thường nó sẽ phải

trải qua hai giai đoạn chính: giai đoạn các mệnh lệnh do tiếng nói lương tâm phải

làm và giai đoạn các mệnh lệnh do tiếng nói lương tâm nên làm". Đứa trẻ trong

giai đoạn này, ba mẹ là chuẩn mực cho mọi hành vi của con trẻ. Cha mẹ phải

sống đúng theo những mệnh lệnh và lời khuyên mà họ đã dạy cho đứa bé, nếu

đứa trẻ phải nghĩ rằng có hai loại lề luật tùy theo người lớn hay đứa nhỏ, thì

lương tâm của nó đang lâm nguy. Khi đứa trẻ đã lớn lên và tới tuổi trưởng thành

"lương tâm phải làm" dần nhường chỗ cho "lương tâm nên làm." "Với con mình

đã chịu phép rửa, bậc cha mẹ công giáo phải dạy cho nó biết rằng nghe theo tiếng

lương tâm, tức là trung thành với Chúa Kitô, đã chết trên thập tự giá để cứu chuộc

ta, để làm cho ta chết cho tội lỗi mà sống trong ơn nghĩa. Giáo hội qua lời thánh

giáo hoàng Piô X, đã nhắc lại rằng các trẻ em cần phải có được sức mạnh các bí

tích khi các em bắt đầu hiểu biết và rằng các em có quyền múc lấy sức mạnh

đó.......chính các bậc cha mẹ là những người đầu tiên chịu trách nhiệm phải

hướng dẫn và chuẩn bị cho các em lãnh nhận bí tích Rước lễ lần đầu và bí tích

giải tội..." . Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo đã nhận định vai trò và trách nhiệm

của cha mẹ trong việc giáo dục con cái: "Vì là người truyền sự sống cho con cái,

nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế họ được

coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này

quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót thì khó lòng bổ khuyết được. Thực vậy, chính

cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như

lòng tôn kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để hỗ trợ việc giáo dục toàn diện

cho con cái trong đời sống cá nhân và xã hội. Do đó gia đình là trường học đầu

tiên dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn thể. Nhưng đặc biệt trong gia

đình Kitô giáo, vì đã nhận ân sủng cũng như bổn phận của bí tích hôn phối, nên

cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ, để chúng nhận biết và thờ kính Thiên

Chúa cùng yêu mến tha nhân theo đức tin chúng đã lãnh nhận khi chịu phép rửa

tội. Chính tại nơi đây, con trẻ có kinh nghiệm đầu tiên về xã hội lành mạnh của

nhân loại và về Giáo Hội."

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 51

4.3 Nhà Trường: Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị

kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các

bạn trẻ. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho

giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Vấn đề này thấy rõ trong các trường Công

giáo và các cơ sở nội trú của các nhà Dòng. Các học sinh, sinh viên khi được

giáo dục ở đó, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương

mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người. Theo Tiến sĩ Huỳnh

Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM. cho rằng: "Nhà trường

không nên chú tâm vào việc dạy kiến thức mà quên đi việc dạy các em nên người.

Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo".

4.4 Giáo Xứ: Giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và huấn

luyện lương tâm cho giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mong muốn giáo xứ nên quan tâm

không chỉ việc giáo dục đức tin mà còn giáo dục nhân bản, và nâng đỡ, hướng

dẫn các bạn trẻ nhiều hơn. Đồng thời, giáo xứ nên tổ chức các lớp giáo lý cho

các bạn trẻ. Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1992 có nói:

"Ngoài ra, cần có những lớp giáo lý cho người trẻ để họ phát triển đời sống đức

tin phù hợp với đà tiến của họ trong cuộc sống, và những khóa dự bị hôn nhân

để giúp họ xây dựng những gia đình Công giáo gương mẫu. Phải đặc biệt chú ý

đến những người học lên bậc đại học, để giúp họ phát triển sự hiểu biết và đời

sống đức tin cho phù hợp với trình độ trí thức của họ". Hơn nữa, giáo xứ nên có

những buổi học hỏi, hội thảo, thuyết trình về đời sống đức tin và luân lý hoặc

những cuộc thi tìm hiểu về giáo lý. Thiết nghĩ qua những buổi này, các bạn sẽ

có cơ hội không những huấn luyện lương tâm, luân lý của mình mà còn là cơ hội

cho các bạn học hỏi giao lưu với nhau. Mặt khác, tòa cáo giải sẽ là nơi các vị chủ

chăn huấn luyện lương tâm của người trẻ qua việc khuyên nhủ. Nơi ấy, linh mục

với cương vị là chứng nhân và đại diện của Hội thánh , các ngài sẽ hướng dẫn

hối nhân, đặc biệt là giới trẻ cảm nhận được sự yếu đuối và những phán đoán sai

lầm của lương tâm. Các linh mục không những cho họ nhận ra lòng thương xót

của Thiên Chúa mà còn cho họ nhận ra tình yêu của Ngài lớn hơn tội lỗi. Bên

cạnh đó, giáo xứ giúp cho giới trẻ năng đọc và suy niệm Lời Chúa, vì Lời Chúa

là khuôn vàng thước ngọc, là ánh sáng chỉ đường để rèn luyện lương tâm: "Chính

Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúng ta phải lãnh hội

Lời Chúa trong đức tin, trong kinh nguyện và đem ra thực hành; phải kiểm điểm

lương tâm dưới ánh sáng Thập Giá Ðức Kitô; nhờ ơn Chúa Thánh Thần giúp đỡ

52 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

chúng ta: "Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình thì chính anh

em cũng hãy làm cho người ta" (Mt 7,12). Ðức ái Kitô giáo luôn luôn đòi chúng

ta tôn trọng tha nhân và lương tâm của họ. "Phạm đến anh em và làm thương tổn

lương tâm của họ... là phạm đến Ðức Kitô" (1Cr 8,12). "Tốt nhất là tránh những

gì gây cớ cho anh em mình vấp ngã" (Rm 14,21).

4.5. Về phía Giáo hội: Giáo hội nên tạo mọi điều kiện cho giới trẻ có môi

trường sinh hoạt. Hơn nữa, để có một cộng đồng nhân loại như lòng mong ước,

sự quan tâm giáo dục cho thế hệ tương lai phải đứng hàng đầu; giới trẻ là tương

lai của của Giáo hội. Đồng thời, giới trẻ cũng là chủ nhân tương lai của nhân loại,

"Vì thế mà cả xã hội cũng như Giáo hội đều phải quan tâm đến giới trẻ, để giúp

họ đảm nhận lấy vai trò hôm nay và ngày mai của họ trong xã hội và Giáo hội"

(x.Thư Chung 1992).Bên cạnh đó, muốn đạt được một giáo dục mục vụ giới trẻ

tốt, chúng ta cần hiểu biết người trẻ; nhất là muốn lãnh đạo người trẻ, chúng ta

cần đi sâu vào đời sống người trẻ hơn, vì "vô tri bất mộ". Và như thánh Gioan

Don Bosco nói: "Hãy làm bạn trẻ hiểu rằng chúng ta yêu mến họ, rồi họ sẽ thực

hành điều chúng ta muốn". Hơn nữa, chúng ta vui mừng và hy vọng vào một lớp

trẻ, lớp tuổi teen năng động, nhiệt thành, có thiện chí và yêu mến Giêsu, thần

tượng của giới trẻ mọi thời. Trong niềm vui và hy vọng ấy, chúng ta cần thêm

sáng kiến để có cơ hội giới thiệu gương mặt Đức Kitô - hiền hậu, khiêm nhường,

yêu thương, đặc biệt một Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho giới

trẻ .Kinh nghiệm rõ các vấn đề trên, các giám mục đã khuyến khích giới trẻ chăm

lo trau dồi kiến thức, đạo đức và luân lý, như một điều kiện cần thiết để bước

vào tương lai với những đóng góp hữu hiệu cho xã hội và Giáo hội: "Giới trẻ

hôm nay thế nào thì Đất nước và Giáo hội Việt Nam ngày mai sẽ như vậy... Để

xây dựng tương lai cho Đất nước và Giáo hội, các bạn cần trau dồi luân lý, đạo

đức và trí thức hầu tích cực phục vụ hơn. Các bạn nên nhớ rằng khi cầu tiến trong

lãnh vực học thức, thì cũng phải cầu toàn trong lãnh vực nghề nghiệp để có thể

phục vụ với tinh thần khiêm tốn vô vị lợi. Thời nào cũng cần đến những con

người tài đức và trung hiếu, luôn biết coi trọng chữ tín" (x. Thư Chung 1998).

Bên cạnh đó, Giáo hội, nên hướng dẫn người trẻ đến với nguồn suối ân sủng là

các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Hòa giải. Qua Bí tích Hòa giải người trẻ sẽ xem

xét lại lương tâm của mình để nhìn nhận những thiếu xót, lỡ lầm. Không những

hướng dẫn cho người trẻ đến với Bí tích Hòa giải khi mắc tội trọng mà nên

khuyến khích họ năng đến với tòa cáo giải để xưng thú các tội nhẹ. Khi các bạn

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 53

trẻ năng đi xưng tội, kể cả những lúc chỉ mắc tội nhẹ thì cũng giúp cho việc xét

đoán của lương tâm được bén nhạy, chống lại những xu hướng thấp kém xấu xa,

và tiến bộ trong đời sống tinh thần.

Tạm kết

Để lương tâm của người trẻ nhận định đúng sai, thiện ác, cần cung cấp cho họ

một hệ thống đạo lý và những tiêu chuẩn hành động luân lý. Dựa trên những cơ

sở đó, lương tâm của người trẻ sẽ đưa ra phán đoán về các giá trị luân lý mà họ

sẽ làm. Đồng thời, cũng nên hướng dẫn họ trông cậy vào lòng thương xót vô biên

của Thiên Chúa qua Bí tích Hòa giải, cho dẫu họ đang phải đối mặt với những

cam go của cuộc sống. Như một Phêrô trối Chúa, một Phaolô bách hại đạo Chúa,

một Đavít ngoại tình, hung thủ giết người bịt đầu mối, một tên gian phi, một thu

thuế Matthêu, một phụ nữ tội lỗi, những cô gái điếm... tất cả đều có chỗ đứng

trong trái tim yêu thương của Chúa.

Người xưa đã nói "Nhân chi sơ, tính bổn thiện" con người sinh ra không ai là

hoàn hảo cả, ai cũng có những yếu duối lỗi lầm. Lm. Phan Tấn Thành có nói:

"Ai đã chẳng hơn một lần "nói dối lương tâm", "lường gạt lương tâm", đó là chưa

kể những lần "bóp nghẹt lương tâm", "bịt miệng lương tâm". Điều quan trọng

chúng ta có nhận ra những lỗi lầm mà lương tâm mách bảo để kịp thời sửa đổi

hay không, điều đó mới là quan trọng.

Lượm lặt

HỌA TRUNG HỮU PHÚC, PHÚC TRUNG HỮU HỌA

Ngày xưa có một ông vua có rất nhiều cận thần thân tín. Tuy nhiên ông ta tỏ

ra đặc biệt yêu mến một người trong số họ bởi người này rất thông minh, giỏi

giang và luôn luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích. Một ngày nọ, nhà vua bị

một con chó cắn vào ngón tay và vết thương ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà

vua liền hỏi người cận thần rằng đó có phải một điềm xấu hay không. Người cận

thần trả lời: "Đó là điều tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được, thưa đức

vua". Cuối cùng, ngón tay của nhà vua bị hoại tử nặng và cần phải cắt bỏ. Nhà

54 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

vua liền hỏi lại người cận thần: "Hẳn đây là một điềm xấu?". Một lần nữa, người

cận thần vẫn trả lời như cũ: "Tốt hay xấu rất khó để nói, thưa đức vua". Nhà vua

tức giận tống giam người cận thần của mình. Vào một ngày nhà vua đi săn trong

rừng. Ông khấp khởi mừng thầm khi mải mê đuổi theo một con nai rồi ngày càng

dấn sâu hơn vào rừng rậm. Cuối cùng nhà vua nhận thấy mình bị lạc. Điều tồi tệ

hơn là ông bị thổ dân bắt lại làm vật tế thần. Nhưng họ bất ngờ nhận ra rằng nhà

vua thiếu mất một ngón tay. Ngay lập tức họ thả nhà vua ra vì ông ta không phải

là một người đàn ông hoàn hảo và không phù hợp để dâng cúng - Tế Thần. Sau

đó nhà vua đã tìm được đường về cung điện. Nhà vua hiểu ra lời nói của người

cận thần năm xưa: "Tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được". Nếu không

bị mất một ngón tay, nhà vua có thể đã bị giết. Ngay lập tức, nhà vua truyền lệnh

thả người cận thần của mình và xin lỗi anh ta. Nhưng người cận thần không có

vẻ gì oán trách nhà vua khi bị tù đày. Trái lại, người cận thần nói:

"Đó không hẳn là điều tồi tệ khi đức vua giam thần lại".

"Tại sao?", nhà vua hỏi.

"Bởi nếu đức vua không giam thần lại, thần sẽ được đi theo trong chuyến đi

săn. Nếu người dân bản địa nhận ra rằng nhà vua không thích hợp cho việc cúng

tế, họ sẽ sử dụng thần để dâng lên vị thần của họ".

Đôi khi chúng ta luôn cảm thấy thất vọng, đau buồn khi mọi thứ không suôn

sẻ như mong đợi. Cũng có khi cảm giác như cả thế giới đang sụp đổ. Khi điều

đó xảy ra, không có gì là sai khi chúng ta khóc hoặc cảm thấy thất vọng. Nhưng

một khi bạn bình tĩnh và kiểm soát bản thân trở lại, hãy thử nhìn chúng dưới một

góc độ khác, có thể bạn sẽ nhận ra rằng chúng không tồi tệ như bạn nghĩ và đôi

khi là cơ hội để bạn có được điều tốt hơn. Có những điều tưởng chừng như

thuận lợi ban đầu lại có kết thúc tồi tệ và ngược lại. Không có gì thực sự xác định

được là xấu hay tốt. Hay chăng chỉ là vấn đề mà chúng ta nhìn nó theo chiều

hướng tích cực hay bi quan mà thôi. Nói cách khác, trong cái rủi có cái may, và

điều quan trọng nhất là không bao giờ được từ bỏ hy vọng. Vì nơi nào có sự sống,

nơi đó có hy vọng (Where there's life, there's hope). Thế giới này vẫn luôn có

một nơi tốt đẹp và cuộc sống vẫn muôn màu.

Lượm lặt

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 55

XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ

Mùa Xuân này về trên quê hương

Vẫn thiếu ăn nợ nần chồng chất

Nỗi suy tư cơm áo gạo tiền

Vì duyên nợ cơ hàn tết đến.

Giáp Ngọ đi Ất Mùi lại đến

Thiên hạ chúc nhau khắp xóm làng

Vui vẻ chi mô chừ thiếu gạo

Đón năm dê đến buồn thê thảm.

Mừng vui chi rứa năm Ất Mùi

Xuân đến con nay lại vắng nhà

Tết về quê người lòng man mác

Nỗi buồn xa xứ lạnh tim ai?

Quê nhà tổ quốc mừng năm mới

Xuân đi xuân đến Tết lại về

Một phường quan tham tiền đầy túi

Đầu năm dâng sớ xin chém đầu.

Bao kẻ quyền thế cơm áo đẹp

Thôn quê người đói dân nghèo khổ

Tân niên xin Mẹ long thương xót

Tổ quốc chung vui cảnh thái bình.

Maria Bảo Quyên

56 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

TIN VUI

Với việc Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội,

được chọn làm Hồng y hôm 04/01/2015, Giáo hội Công giáo Việt Nam

nay đã có sáu vị Hồng y.

Các Đức Giáo hoàng đều quan tâm đặc biệt đến Việt Nam. Dù không

phải là một Chức Thánh, tước hiệu Hồng y là một danh hiệu cao quý trong

Giáo hội Công giáo. Các Hồng y – còn được gọi là những ‘ông hoàng của

Giáo hội’ – giữ vai trò quan trọng trong đời sống Giáo hội, trong đó việc

tham gia mật viện để bầu Giáo hoàng. Các ngài cũng là những cộng sự

gần gũi nhất của Đức Giáo hoàng trong việc quản trị Giáo hội hoàn vũ.

Không chỉ thế, các Hồng y còn có tiếng nói, ảnh hưởng lớn đối với Giáo

hội địa phương và trong một chừng mực nào đó đối với xã hội, quốc gia

sở tại. Điểm qua sáu vị Hồng y Việt Nam còn cho thấy cuộc sống, công

việc mục vụ của các ngài cũng gắn liền với – hay chịu ảnh hưởng bởi –

những thăng trầm, thay đổi của Việt Nam trong gần 40 năm qua.

Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê – TGM Hà Nội

Sinh ngày 11/12/1899, tại làng Tràng Duệ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và

mất ngày 27/11/1978 tại Hà Nội, trong suốt cuộc đời của mình, Đức Hồng y

(ĐHY) Trịnh Như Khuê đã có nhiều cái ‘nhất’. Ngài là con trai trưởng trong một

gia đình Nho giáo có đến 10 người con. Năm 1947, ngài là người Việt Nam đầu

tiên được bổ nhiệm làm linh mục chính xứ Hàm Long, một giáo xứ lớn và có bề

dày lịch sử tại Hà Nội. Ngày 08/04/1950, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục

Giám quản Tông Tòa Giáo Phận Hà Nội và cũng là giám mục Việt Nam đầu tiên

được trao vị trí này. 10 năm sau đó, khi Đức Giáo hoàng Gioan XXIII nâng Giáo

phận Hà Nội thành Tổng Giáo phận Hà Nội, ngài trở thành Tổng Giám mục Việt

Nam đầu tiên của Tổng Giáo phận. Ngày 24/05/1976, ngài là vị giám mục Việt

Nam đầu tiên được Đức Giáo hoàng (ĐGH) Phaolô VI thăng lên bậc Hồng y.Khi

ĐGH Phaolô VI qua đời vào ngày 06/08/1978, Đức Hồng y Khuê sang Rôma dự

tang lễ và là một thành viên trong Hồng y đoàn, ngài tham gia bầu ĐGH mới là

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 57

Gioan Phaolô I. Nhưng chưa kịp về lại Việt Nam, Đức Gioan Phaolô I qua đời

và ĐHY ở lại Vatican để tham gia mật viện bầu ĐGH – và nay là Thánh – Gioan

Phaolô II.Như vậy, ngài cũng là Hồng y Việt Nam đâu tiên tham gia (hai) mật

viện bầu Giáo hoàng. Ngày 25/11/1978, Đức Hồng y khuê về lại Hà Nội và tối

26/11/1978, ngài vẫn dâng lễ tại Nhà thờ lớn Hà Nội. Nhưng một ngày sau đó,

ngài đột ngột qua đời.Trong những năm ngài làm Giám mục và Hồng y, người

Công giáo nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung phải trải qua nhiều biến

động, chịu nhiều mất mát, đau khổ.Trong Thư chung đầu tiên vào ngày

22/07/1950, ngài viết: ‘Chúng ta đang sống trong một thời kỳ đau thương, mong

bình an mà chẳng thấy bình an, đau khổ đủ thứ, đau khổ cả hồn, đau khổ cả xác’

và ngài mời gọi giáo dân hãy dâng những đau khổ ấy cho Đức Mẹ Maria – Người

mà ngài tôn kính một cách đặc biệt.Vatican và Hà Nội có cơ hội bình thường hóa

quan hệ ngoại giaoTrước cảnh ‘con đấu cha, vợ tố chồng’ trong thời Cải cách

ruộng đất, ngài ra Thư chung số 11 dài đến 14 trang với chủ đề ‘Thương yêu

nhau’ – trong đó, ngài khuyên con cái mình đừng nuôi lòng thù hận, phải biết

yêu thương nhau.Trong một giai đoạn mà Giáo hội Công giáo ở Hà Nội cũng

như các tỉnh phía Bắc phải chịu nhiều thử thách – và đặc biệt khi quan hệ giữa

Vatican và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoàn toàn bị cắt đứt – ngài vừa

khôn ngoan vừa can đảm tìm cách duy trì các sinh hoạt mục vụ trong Giáo phận

và củng cố đời sống đức tin của giáo dân. Một trong những việc làm được coi là

khôn khéo, can đảm ấy là ngài bất ngờ tấn phong Giám mục cho Linh mục Giuse

Maria Trịnh Văn Căn và cũng là người sau này kế vị ngài.

Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn Đức Hồng y Maria Trịnh Văn Căn – sinh ngày 19/03/1921 tại làng Bút Đông,

Duy Tiên, Hà Nam – là một cộng sự rất gần gũi của người tiền nhiệm cùng họ.

Sau khi được chịu chức linh mục vào ngày 03-12-1949, tân linh mục Trịnh Văn

Căn được bổ nhiệm về Giáo xứ Hàm Long làm cha phó cho Linh mục Chính xứ

Trịnh Như Khuê. Khi vị chính xứ được Tòa Thánh cử làm Giám mục Hà Nội,

ngài cũng rời Hàm Long lên tòa Giám mục làm Thư ký cho tân Giám mục.

Đúng vào ngày 02/06/1963, ngày lễ Hiện Xuống, trước sự ngạc nhiên của tất cả

mọi người, ngài được Đức Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê tấn phong Giám

mục tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội. Một ngày sau đó, khi ra thông báo bổ nhiệm

58 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

tân Giám mục làm Tổng Giám mục phó TGM Hà Nội, Toà Tổng Giám mục Hà

Nội nêu lý do vội vàng truyền chức cho Đức cha phó vì Đức Tổng Giám mục

bỗng nhiên bị lòa mắt, có thể bị mù và vì vậy cần người giúp đỡ, kế nhiệm. Ngày

21/09/1974, thay mặt Đức Tổng Giám mục Hà Nội, Đức cha Giuse Maria Trịnh

Văn Căn sang Rôma, tham dự Hội đồng Giám mục thế giới. Trong bài diễn văn

khai mạc Hội đồng, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã đặc biệt chào mừng ngài vì

sau 20 năm chiến tranh Giáo hội miền Bắc không có điều kiện liên lạc chính thức

với Tòa Thánh. Khi Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê qua đời, ngài chính thức trở

thành Tổng Giám mục Chính toà Hà Nội. Và chỉ sáu tháng sau đó, vào ngày

02/05/1979, ngài được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng Hồng y.

Cũng như vị tiền nhiệm của mình, ngài qua đời đột ngột (vào ngày 15/05/1990).

Lễ an táng của ngài được Đức Hồng y Roger Etchegaray, đặc sứ của Đức Giáo

hoàng Gioan Phaolô II, cử hành tại Hà Nội ngày 23/05/1990. Trong suốt 27 năm

trên cương vị Tổng Giám mục phó, Tổng Giám mục và Hồng Y Giáo chủ Hà

Nội từ 1963 đến 1990, ngài đã khôn khéo lãnh đạo Tổng Giáo phận Hà Nội và

có nhiều đóng góp cho Giáo hội Việt Nam nói chung. Ngài có công rất lớn trong

việc thành lập Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn, chủ

trì của ngài, 33 Giám mục đã về Hà Nội tham dự Đại hội thành lập HĐGM Việt

Nam, diễn ra từ ngày24/04/1980 đến 01/05/1980. Đây là một biến cố quan trọng

đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam vì đó là lần đầu tiên có đến nhiều Giám

thuộc cả hai miền Nam Bắc như vậy gặp nhau hội họp. Hơn nữa, tại đại hội đó,

với mong muốn đưa ra một đướng hướng mục vụ phù hợp với tình hình đất nước

sau biến cố 1975, các Giám mục Việt Nam đã ra một Thư Chung – còn được gọi

là Thư chung 1980 – mời gọi mọi thành phần trong Giáo hội ‘sống Phúc Âm

giữa lòng Dân tộc’.

Một đóng góp lớn khác – đặc biệt cho Giáo hội Công giáo Việt Nam – của ĐHY

Trịnh Văn Căn là xin phong Hiển thánh cho các Chân phúc Tử đạo Việt Nam

Vào năm 1985, trên cương vị là Chủ tịch HĐGM Việt Nam, ngài đã ký bản Thỉnh

nguyện thư đệ lên Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II để xin phong thánh cho 117

vị tử đạo. Và ba năm sau đó, vào ngày 19/06/1988, mặc dù được biết chính quyền

Việt Nam phản đối, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong Hiển thánh cho

117 vị tử đạo này.

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 59

Hồng y Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng Vị hồng y thứ ba của Việt Nam sinh ngày 20/05/1919 trong một gia đình gia

giáo và đạo đức tại thôn Cầu Mễ, Yên Mô, Ninh Bình, thuộc Giáo xứ Quảng

Nạp, Giáo phận Phát Diệm. Cũng như hai vị tiền nhiệm, linh mục Phạm Đình

Tụng cũng làm cha phó và sau đó làm cha xứ xứ Hàm Long khi tân Giám mục

Giuse Maria Trịnh Như Khuê lên nhậm chức Giám mục Tông tòa Giáo phận Hà

Nội. Ngày 05/04/1963, Tòa Thánh bổ nhiệm làm ngài làm Giám mục chính tòa

Giáo phận Bắc Ninh. Ngày 23/03/1994, ngài được chọn làm Giám quản Tông

Toà Giáo phận Hà Nội và ngày 13/04/1994 được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục

Hà Nội. Và chỉ bảy tháng sau đó, vào ngày 26/11/1994, ngài được phong Hồng

y. Ngoài ra, trong thời gian coi sóc Tổng Giáo phận Hà Nội, ĐHY Tụng còn làm

Giám quản các Giáo phận Lạng Sơn, Hải Phòng và Hưng Hóa và Chủ tịch

HĐGM Việt Nam trong hai nhiệm kỳ, từ năm 1995 đến năm 2001.

Đức Hồng y Tụng là một mục tử nhân lành, thánh thiện, cương trực và can đảm.

Vì vậy, ngài không nhượng bộ bất cứ áp lực chính trị dù phải trả một giá rất đắt.

Chẳng hạn, vào năm 1960, với tư cách là Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh

Gioan Hà Nội – một Tiểu Chủng viện quy tụ khoảng hơn 200 chủng sinh thuộc

bảy giáo phận Miền Bắc lúc đó – ngài đã bàn với các đấng bản quyền và quyết

định cho các chủng sinh về lại giáo phận của mình, chấp nhận giải tán Tiểu chủng

viện vì không chấp nhận việc nhà nước điều động giáo viên vào dạy môn chính

trị, làm nguy hại đức tin và đời tu của chủng sinh.

Là một mục tử nhân lành, khôn ngoan, ngài đã giúp hồi sinh giáo phận Bắc Ninh

– một giáo phận rộng lớn, thiếu linh mục, bị chiến tranh tàn phá, bị chính quyền

giới hạn, cấm cách, bắt bớ. Khi được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Toà và

Tổng Giáo phận Hà Nội, ngài đã tìm cách đối thoại với chính quyền để Giáo hội

được độc lập hơn trong việc tuyển chọn chủng sinh, cho các linh mục thụ phong

chui trước đây được ra làm mục vụ công khai hay xúc tiến mối quan hệ giữa Toà

Thánh và chính quyền Việt Nam. Ngày 19/02/2005, khi đã 86 tuổi, ngài được

Tòa Thánh chính thức nhận đơn từ chức Tổng Giám Mục Hà Nội. Ngài qua đời

ngày 22/02/2009, một tháng sau dịp mừng kỷ niệm 90 năm ngày sinh, 60 năm

Linh mục, 45 năm Giám mục và 15 năm Hồng y của ngài. Trong điện văn phân

ưu gửi tới Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt lúc đó, Đức Thánh Cha

60 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Bênêđictô XVI đã viết: ‘Đức cố Hồng y đã phục vụ Giáo Hội trong những hoàn

cảnh khó khăn với lòng can đảm lớn lao và trong niềm quảng đại trung thành với

Toà Thánh Phêrô, xả thân tận tuỵ rao giảng Tin Mừng’.

Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận Khác hẳn với ba vị Hồng y trên của Việt Nam, ĐHY Thuận được thăng Hồng

y khi đang nắm giữ một chức vụ quan trọng tại Vatican. Không chỉ thế lý do ngài

được trao tước hiệu này cũng khác hẳn ba vị kia.

Sinh tại Phủ Cam, Huế ngày 17/04/1928. Thân phụ Ngài là ông Nguyễn Văn

Ấm và thân mẫu là bà Ngô Đình Thị Hiệp, em ruột của Tổng thống Ngô Đình

Diệm. Ngài được thụ phong linh mục năm 1953 và sau đó được cử đi du học tại

Rôma và nhận bằng tiến sỹ tại đó năm 1959. Năm 1967 – khi mới 39 tuổi, ngài

được chọn làm Giám mục Giáo phận Nha Trang. Bốn ngày trước biến cố

30/04/1975, Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài

Gòn với quyền kế vị. Nhưng thay vì vào Sài Gòn để nhận nhiệm sở mới ngài bị

bắt, và cũng từ đó bắt đầu một cuộc hành trình gian khổ với 13 năm tù giam tại

nhiều trại giam khác nhau ở Việt Nam. Được thả ngày 23/11/1988, và ba năm

sau đó sang Rôma chữa bệnh nhưng bị từ chối cho trở lại Việt Nam, ngài buộc

phải ở lại Rôma. Nhưng bị chặn con đường này, một con đường khác lại mở ra

cho ngài. Ngày 09/04/1994, ngài được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Tòa

Thánh Công lý và Hòa bình và bốn năm sau đó được chọn làm Chủ tịch Hội

đồng này. Từ trước đến giờ chưa một người Việt Nam nào được trao một trọng

trách như vậy tại Vatican. Vào tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm 2000 – Năm Thánh

của Giáo hội – ngài được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II mời giảng tĩnh tâm

cho Ngài và giáo triều Rôma. Chủ đề của bài giảng tĩnh tâm là ‘Hy vọng’. Và

vào ngày 21/02/2001, ngài được thăng lên bậc Hồng y. Đức Giáo hoàng Gioan

Phaolô II dành cho Đức Hồng y Thuận sự quý mến, ngưỡng mộ, lòng kính trọng

và trao cho ngài những trọng trách, danh hiệu đó phần lớn vì bao cực khổ và

những gì ĐHY cảm nghiệm, sống và làm chứng trong 13 năm tù giam cũng như

những năm tháng trên cương vị Phó và Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình

của Tòa Thánh. Ngoài ra, Đức Hồng y Thuận cũng được các nước trên thế giới,

tổ chức quốc tế khác vinh danh bằng cách trao giải thưởng hay lập các tổ chức,

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 61

quỹ, giải thưởng mang tên ngài.Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn vừa được

phong Hồng y. Những góp nhặt, cảm nhận mà ngài ghi lại – như Đường Hy Vọng

– trong những năm tháng tù giam sau đó được in thành sách và dịch ra nhiều thứ

tiếng khác nhau.

Đức Hồng y Thuận qua đời ngày 16/09/2002 và đúng vào dịp tưởng nhớ năm

năm ngày mất của ngài, Tòa Thánh đã chính thức mở hồ sơ phong chân phước

cho Ngài. Như vậy, ngài cũng là một những trường hợp hiếm hoi được mở hồ sơ

phong chân phước chỉ ít năm sau khi qua đời.

Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn sinh năm 1934 tại Hòa Thành, Cà Mau, Giáo

Phận Cần Thơ. Ngài chịu chức linh mục năm 1965 và ba năm tiếp đó làm giáo

sư Tiểu Chủng viện Cái Răng, Cần Thơ. Sau khi du học tại Mỹ từ năm 1968 đến

năm 1971, ngài về lại Việt Nam tiếp tục làm giáo sư Tiểu Chủng viện Cái Răng.

Năm 1989, ngài chính thức được bổ nhiệm làm Giám Ðốc tiên khởi của Ðại

Chủng viện Cần Thơ. Ngày 22/03/1993, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Phó

với quyền kế vị giáo phận Mỹ Tho và ngày 01/03/1998, ngài được chọn làm

Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn. Ngày 28/09/2003, ngài được vinh

thăng Hồng y. Việc ngài có mặt trong danh sách 33 vị được Ðức Giáo hoàng

Gioan Phaolô II chọn làm Hồng y lần đó gây bất ngờ cho nhiều người vì khó ai

ngờ Tổng Giám mục Sài Gòn được nâng lên tòa hồng y.

Người Công giáo Việt Nam rất vui mừng trước tin này, coi đó là một cử chỉ ưu

ái mà Đức Thánh Cha dành cho Giáo hội Việt Nam vì so với nhiều quốc gia khác

Việt Nam thua kém về số tín hữu. Trong khi đó, theo một bản tin của hãng AP

lúc ấy, chính quyền Việt Nam không hài lòng về việc này vì cho rằng Tòa Thánh

đã không xin phép trước khi thăng Ðức Tổng Giám mục Mẫn lên bậc Hồng y.

Tháng 04/2005, ĐHY Mẫn đã tham dự mật viện để bầu Giáo hoàng sau khi Giáo

hoàng Gioan Phaolô II qua đời và vào tháng 3/2013, ngài lại sang Rôma bầu

người kế nhiệm Đức Bênêdictô XVI sau khi ngài thoái vị vào ngày 28/02/2013.

Như vậy ĐHY Phạm Minh Mẫn là Hồng y Việt Nam thứ hai tham dự (hai) mật

viện bầu Giáo hoàng. Trên cương vị Hồng y, qua những cuộc trả lời phỏng vấn

các hãng thông tấn nước ngoài hay những bản chia sẻ, suy tư ngài đã không ít

62 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

lần nói về hay lên tiếng về các vấn đề xã hội ở Việt Nam, như tự do, nhân quyền,

giáo dục hay tương quan giữa Giáo hội và Nhà nước. Chẳng hạn khi trả lời phỏng

vấn hãng tin Công giáo Á Châu UCA News vào năm 2004, khi được hỏi ngài

đánh giá Pháp lệnh tôn giáo mới của Việt Nam như thế nào, ĐHY Mẫn trả lời:

‘Pháp lệnh tôn giáo mới vẫn còn giữ cơ chế cũ là ‘xin-cho’ đối với mọi thứ. Kiểu

hệ thống này thay đổi quyền tự do thành cho phép tự do’. Hôm 22/03/2014, Ðức

Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn

của Ðức Hồng y Mẫn và Ðức Tổng Giám Mục Phó Phaolô Bùi Văn Ðọc lên kế

nhiệm ngài.

Hồng y tân cử Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Đức Hồng y tân cử Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội là vị Hồng y thứ

sáu của Việt Nam. Đối với giới quan sát, việc ngài có tên trong danh sách các vị

được Đức Giáo hoàng Phanxicô chọn làm Hồng y lần này không có gì quá ngạc

nhiên vì nếu vẫn còn là TGM Hà Nội, một tòa Hồng y, sớm hay muộn ngài cũng

được trao tước hiệu này. Đức Trịnh Văn Căn và Phạm Đình Tụng được thăng

Hồng y chỉ mấy tháng sau khi trở thành Tổng Giám mục Hà Nội.

Vì vậy, trong bốn lần công bố danh sách các vị được chọn làm Hồng y gần

nhất (ngày 20/10/2010, 06/01/2012, 24/10/2012 và 12/01/2014) đâu đó cũng có

người nghĩ rằng, ngài sẽ có mặt trong danh sách vì ngài đã chính thức trở thành

TGM Hà Nội từ ngày 13/05/2010. Nhưng đối với Tổng Giáo phận Hà Nội và

người Công giáo Việt Nam nói chung, việc ngài được vinh thăng Hồng y là một

tin vui, một hồng ân vì Giáo hội Công giáo Việt Nam có thêm một vị Giám mục

được thăng lên hàng Hồng y. Đến giờ dù có đến 5.5 triệu người Công giáo, Hàn

Quốc chỉ có ba vị Hồng y. Hơn nữa, là một người được coi là ôn hòa, hiền lành,

cởi mở, chủ trương đối thoại, và từng giữ chức Chủ tịch HĐGM Giám mục Việt

Nam trong hai nhiệm kỳ, từ năm 2007 đến năm 2013, có thể trên cương vị mới

ngài sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình thường hóa quan

hệ ngoại giao giữa Vatican và Hà Nội.

Sưu tầm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 63

ĐẦU NĂM HÁI LỘC

Ngày Tết Nguyên Đán là thời gian quan trọng nhất trong năm, được coi như

ngày thánh, con cái dù ở nơi xa cũng cố gắng trở về sum họp dưới mái gia đình

để ăn Tết. Giao thừa là lúc mọi người phải có mặt đầy đủ để chúc tuổi mới ông

bà cha mẹ được mọi sự lành trong cả năm mới. Ngoài ra, người ta còn kiêng cữ

trong cách sống, không dám nói hoặc làm một điều gì sai trái để tạo ra xúi quảy

cho cả năm.

I. LỜI CHÚC TẾT ĐẦU NĂM

Trong những ngày đầu năm, người ta cầu chúc nhau rất nhiều điều cao quí, rất

đa dạng, tùy theo từng hoàn cảnh. Thường người ta chúc nhau : phát tài phát lộc,

bách niên giai lão, buôn may bán đắt, thăng quan tiến chức, vạn sự như ý; hay

nói một cách tổng quát người ta chúc nhau được ngũ phúc : Phú, Quí, Thọ, Khanh,

Ninh.

Ngoài ra, cũng có những câu chúc có vẻ văn hoa như :

Trẻ mãi không già, mặn mà nhan sắc,

Vạn sự cát tường, toàn gia hạnh phúc,

Vui trong sức khỏe, trẻ trong tâm hồn, khôn trong công việc, tuyệt vời trong tình

yêu.

Có những câu dài hơi hơn như :

Vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, cuộc đời như thơ, tình yêu như nhạc, coi tiền như

rác, xem bạc như rơm, chung thủy với cơm, không màng chi phở.

Hoặc chúc mọi người một cách rộng rãi hơn :

Chúc mọi người một bầu trời sức khỏe, một biển cả tình thương, một đại dương

tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh

mông, một gia đình hạnh phúc.

Thế nhưng, lời cầu chúc tốt đẹp và đầy đủ nhất vẫn là lời chúc “ Phúc, Lộc,

Thọ”. Phúc là mong được nhiều hạnh phúc. Lộc là mong được nhiều của cải lợi

lộc.Thọ là mong được sống lâu mạnh khỏe. Để tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ,

người ta dùng hình ảnh ba ông già.

Ông Phúc được thể hiện dưới dạng một người giầu có, nét mặt viên mãn hiền

hậu, với những chi tiết về hình thể biểu lộ quí tướng như khối hình đầy đặn,

tai to, mũi thẳng, hàm nở… mình mặc áo chùng, tay bồng một đứa trẻ mũm

mĩm tượng trưng cho con cháu ngoan hiền.

64 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Ông Lộc được thể hiện dưới dạng một viên quan đầu đội mũ phốc hay mũ cánh

chuồn, mình khoác áo vân cẩm, dáng đứng nghiêm trang, khuôn mặt uy nghi

quắc thước, bởi vì người xưa quan niệm rằng sự thành đạt của con người được

thể hiện trên con đường công danh chức tước nhiều bổng lộc.

Ông Thọ được thể hiện dưới dạng một ông già hói đầu, râu tóc bạc phơ, mình

mặc áo chùng, tay cầm gậy trúc, trên đầu gậy có treo mấy quả đào tiên, một

biểu tượng nói lên sự trường thọ.

Hôm nay, chúng ta đặc biệt chúc nhau chữ LỘC, từ lộc vật chất đến lộc thiêng

liêng, đó là LỘC THÁNH do Thiên Chúa ban cho :”Đó là Phúc Lộc Chúa dành

cho kẻ kính sợ Người” (Tv 128,4) hoặc câu khác : “Công khó tay bạn làm, bạn

được an hưởng. Bạn quả là lắm phúc nhiều may” (Tv 128,2).

II. TỤC HÁI LỘC TRONG NGÀY TẾT

1. Tục hái lộc nơi chùa miếu

Theo tài liệu của ông Phan Kế Bính, ông Toan Ánh và ông Nhất Thanh thì

sáng sớm ngày mồng một Tết, người ta đi lễ chùa miếu để xin Thần Phật gia ơn

độ trì cho năm mới.Thường ai cũng mua vài nén hương để khấn vái trước bàn

thờ, hoặc đông người quá thì dâng hương ở ngoài sân. Có người mua về vài ba

nén hương gọi là “hương lộc” đem về cắm vào bát hương Táo quân ở nhà. Lửa

đỏ ở mấy nén hương là lộc Phật Thánh ban biểu tượng cho sự thịnh vượng.Cũng

có nhiều người không xin hương lộc, thì lễ xong ra sân vườn chùa miếu bẻ lấy

một cành cây, tục gọi là “HÁI LỘC” đem về gọi là Lộc Thánh.Tục hái lộc ở các

chùa miếu ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần Phật ban cho năm mới. Cành lộc

thường là một cành đa nhỏ, cành đề, cành si là những loại cây quanh năm tươi

tốt và nảy lộc.Năm mới lúc trở về có tài lộc mang theo vừa chỉ sự may lành, vừa

chỉ sự vui sướng.

2. Tục hái lộc nơi thánh đường

Ngày Mồng Một Tết, ngày linh thiêng nhất trong năm, ngày cầu bình an cho

năm mới. Nhiều giáo xứ tổ chức hái lộc đầu xuân.Lộc thánh là những câu Lời

Chúa được tuyển chọn trong Thánh Kinh. Lộc được treo trên những cành mai

vàng rực rỡ đặt trên cung thánh. Sau bài giảng, Cha chủ tế hái lộc thánh đầu xuân,

rồi đến các tu sĩ nam nữ, đến đại diện các hội đoàn và đại diện các gia đình lên

hái lộc.Sau Thánh lễ, mọi người ra về mang theo niềm vui và hạnh phúc, bình an

và Ơn thánh. Gia đình sum họp trước bàn thờ đọc kinh nguyện, dâng một năm

mới lên Chúa và Đức Mẹ. Người cha hoặc người mẹ trịnh trọng mở lộc thánh

đọc cho cả nhà nghe. Mỗi lộc thánh hợp với từng gia đình. Lộc thánh được đặt

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 65

trang trọng trên bàn thờ, dưới chân thánh giá. Câu chuyện ngày Tết đi thăm nhau

thường hàn huyên về lộc thánh Lời Chúa mỗi nhà.Lời Thánh vịnh 27 nói lên

niềm cậy trông :”Tôi vững vàng tin tưởng, sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong

cõi đất dành cho kẻ sống. Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên

nào, hãy cậy trông vào Chúa “ (Tv 27).Vững vàng tin tưởng và trông cậy vì

người Kitô hữu xác tín vào lời Chúa Giêsu dạy :”Các con cứ xin thì sẽ được, cứ

tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho” (Mt 7,7).Không phải bây giờ người ta mới

hái lộc. Từ ngàn xưa, thuở địa đàng đã có truyện con gái đi hái lộc đầu xuân

rồi.Đọc chương 3 sách Sáng thế, chúng ta thấy rõ có một cô gái đẹp ở Vườn Diệu

quang, cô được hái lộc ở mọi cây, trừ cây biết lành biết dữ ỡ giữa vườn. Lộc cây

ấy không phải lộc tốt mà có hại. Nhưng cô đã liều lĩnh hái lộc cây ấy và lập tức

cái lộc cây ấy quật ngã cố. Đó là cô EVÀ đã hái lộc cây trái cấm. Cô đã không

hái được lộc thánh mà chỉ hái được lộc của tội lỗi, độc hại. Cô đã đánh mất hạnh

phúc trong ngày đầu xuân.Nhưng bù vào đó, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế

cứu chuộc loài người bằng Cây Thập Giá mà lộc của cây này lại đem phúc trường

sinh. Lộc đây là lộc thánh ban muôn vàn ơn phúc. Cũng từ đó, Chúa lại còn ban

cho chúng ta một thứ lộc quí giá nữa, đó là “Bí tích Thánh Thể”. Chúa phán :”Ai

ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời”.

III. HÃY TẬN HƯỞNG LỘC THÁNH CHÚA BAN.

Hôm nay chúng ta không đến chùa miếu để khấn Thần Phật như người ta

thường làm, mà đến nhà thờ để ca tụng Chúa là Chúa của Mùa Xuân và xin

Người ban cho ta được nhiều ơn lành hồn xác. Chúng ta hãy hái lộc thánh đem

về để cho cả năm Quý Tỵ này được may mắn.Tờ Lộc thánh mà chúng tôi tặng

anh chị em hôm nay là lời Chúa Giêsu đã chào thăm các môn đệ sau khi Người

sống lại :”Bình anh cho các con” (Ga 20,19.26).Cùng với tờ Lộc thánh, chúng

tôi chúc anh chị em một câu thơ mà ngươi ta chúc nhau trong ngày đấu xuân, coi

như món quà tặng cho nhau :

Mai vàng nở khắp quê nhà

An khang thịnh vương món quà đầu năm

“An khang thịnh vượng” cũng là một trong 5 lời chúc căn bản nhất : Phú, Quý,

Thọ, Khang. Ninh. “An khang thịnh vượng” là một lời chúc từ chữ Hán, dùng để

chúc nhau vào những dịp Tết hay ăn mừng tân gia..

Chữ “An” diễn tả sự bình an, yên ổn, an vui, an bình.

Chữ “Khang” diễn tả sự mạnh khỏe, tươi tốt.

66 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Vậy chúc cho nhau “an khang thịnh vượng” là chúc cho người ta được sống

trong bình an, thư thái, mạnh khỏe và phát đạt. Do đó, chúng tôi chúc anh chị em

được an bình cả hồn lẫn xác trong gia đình cũng như ngoài xã hội.Sự an bình

chúng tôi muốn chúc cho anh chị em không phải là an bình nhất thời, tạm bợ mà

là thứ an bình mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã chúc cho loài người trong đêm Người

giáng sinh :

Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho người Chúa thương.(Lc 2,14)

Sự bình an Thiên Chúa ban cho gồm cả hai phương diện :

- Về thể xác : an lành, may mắn, không tai họa, không chiến tranh.

- Về tâm hồn : được ơn nghĩa cùng Chúa, sống kết hợp thân mật với Người.

Điều chúng tôi cầu chúc hôm nay đặc biệt là an bình trong tâm hồn, một thứ

an bình tròn đầy và vĩnh cửu. Xã hội có an bình mà lòng không có thì kể là không

có an bình thực sự, và ngược lại, xã hội tuy đầy chiến tranh loạn lạc nhưng lòng

vẫn được an bình thư thái.Điều kiện muốn có an bình trong tâm hồn là phải có

một tâm hồn trong sạch :”Ai có lòng trong sạch ấy là phúc thật vì sẽ được xem

thấy mặt Đức Chúa Trời vậy”. Ai phạm tội là chống lại Chúa, chống lại Chúa là

thù nghịch với Chúa, gây chiến với Chúa, như thế làm sao có sự bình an trong

tâm hồn được ?

Để kết thúc, xin chúc anh chị em được hưởng sự bình an trường cửu ngay ở

đời này nếu anh chị em thực hiện Lời Chúa trong bài Tin mừng Thánh lễ hôm

nay :”Trước hết, hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và ăn ở công chính như Người

đòi hỏi, còn tất cả những thứ khác, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,34).

Tân niên thánh đức bao ân phúc

Xuân nhật an hòa mãi phúc vinh

Sưu tầm

NHỮNG LỜI THỊ PHI

Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần

là Hứa Kính Tôn rằng:

Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều

tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 67

Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng

đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu

sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp

thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ.

Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian

trách hận ghét thương.

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê

bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên

bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị

hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị

phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén

hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

CÂU CHUYỆN THỨ HAI

Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo.

Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón

đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời

rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

- Ngài có điếc không?

- Ta không điếc.

- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

- Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ

ra về, ông lấy quà tặng

họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

- Quà ấy về tôi chứ ai.

- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện

không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước

bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc

đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe

thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.Theo

Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người

có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành

68 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.

Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức,

cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a

past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và

tội đồ nào cũng có một tương lai.

Sưu tầm

CỤC TẦY

Có người hỏi: vì sao bút chì có tẩy? Chẳng phải câu trả lời đã quá rõ

ràng rồi sao: để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa hoàn

toàn một đoạn văn nào đó!

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống này, chúng

ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình? Để xóa đi những sai lầm của

người khác và của chính bản thân ta! Có lúc chúng ta keo kiệt, không dùng

đến cục tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những

dòng gạch và xóa!

Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm, bất cứ ai cũng gây ra những lỗi lầm khắc

sâu trong lòng người khác! Có người ghi nhớ để rồi mãi mãi khắc khoải vì vết

thương đó! Có người để nó bị thời gian xóa đi, trống trơn phẳng lặng để viết lên

những bài viết cuộc đời đặc sắc hơn, ý nghĩa hơn!

Người ta nói rằng cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết

định viết nó như thế nào! Khi một đứa trẻ mới vào lớp một, cô giáo không cho

chúng viết bằng bút bi mà viết bằng bút chì! Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu

ớt của các bé nhất đính sẽ có lúc viết những nét nghuệch ngoặc, sai từ này từ

khác! Và khi đó, bé sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp

của mình!

Chúng ta cũng vậy, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời

một cách hoàn chỉnh! Có lúc chúng ta vì vội vã mà đi sai phương hướng dẫn

đến những hậu quả khôn lường, có lúc vì chủ quan mà mắc sai lầm không thể

sửa chữa! Làm thế nào đây? Ngồi trách móc bản thân và hứng chịu những lời

trách móc của người khác? Như vậy có giải quyết được gì không?

Lúc ấy chúng ta cần biết tẩy đi những sai lầm mắc phải và làm lại từ đầu với

những bước đi thận trọng hơn! Không ai có thể trưởng thành mà chưa một lầm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 69

vấp ngã hay mắc sai lầm!

Mỗi em bé trước khi biết đi cũng trãi qua quá trình chập chững với không ít

lần vấp ngã! Đừng tự trách bản thân mình quá nhiều bạn ạ! Cũng như đừng trách

móc những người khác khiến họ cảm thấy mình kém cỏi mà mất hết niềm tin vào

chính bản thân họ! Hãy biết chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc

sống để đối mặt với sai lầm và thất bạ một cách nhẹ nhàng hơn! Bạn biết đấy,

cục tẩy sinh ra để xóa đi những chữ viết chưa được tròn trịa, chưa được chính

xác thì chúng ta cũng hãy dùng cục tẩy của mình – sự bao dung và thứ tha để tẩy

đi những sai lầm của mình và người khác mắc phải!

Đừng quá khắt khe với người khác, cũng đừng chỉ nhìn vào những sai lầm

của họ mà đánh giá con người họ! Bất kỳ ai cũng có lúc mắc phải sai lầm

quan trọng là họ biết mình sai để sửa, còn chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào

những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm

tốt công việc của mình!

Có câu chuyện về chiếc bánh bị cháy, bạn đã nghe bao giờ chưa nhỉ? Một

người phụ nữ phải làm việc 8h/ngày lại còn chăm sóc gia đình và làm hết mọi

công việc của một người nội trợ! Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng tá công

việc ở cơ quan khiến cô có cảm giác như kiệt sức! Về nhà cô còn phải dọn dẹp

nhà cửa và nấu ăn cho chồng và con của cô! Khi người chồng đón con từ trường

về, cũng là lúc cho nướng xong mẻ bánh quy trong lò! Thế nhưng vì quá mệt nên

cô đã để quên nó một lúc khiến cho một vài chiếc bị cháy!

Lúc ăn tối, đứa con quan sát xem có ai nói gì về những chiếc bánh cháy đó

không nhưng chẳng có ai lên tiếng cả! Khi dọn bắt đĩa, người vợ ngỏ ý xin lỗi

về những chiếc bánh cháy nhưng người chồng dịu dàng nói: có gì mà em phải

xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị nhưng chiếc bánh ấy rất ngon! Người vợ mỉm cười

hạnh phúc!

Khi đưa con đi ngủ, nó thì thầm hỏi bố nó: có thật bố thích ăn bánh quy cháy

không? Không con ạh, anh ta nói với con! Nhưng hôm nay mẹ con rất mệt mà

vẫn phải chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ buồn mà một

vài chiếc bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ!

Thế đấy, có bao nhiêu người không để ý đến một vài chiếc bánh cháy trên đĩa

bánh? Không nhiều lắm phải không bạn! Cũng như vết mực đen trên tờ giấy

trắng! Có lúc chúng ta chỉ biết nhìn vào những sai lầm, khuyết điểm của

70 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

người khác để rồi lên tiếng chỉ trích mà quên rằng họ đã cố gắng rất nhiều!

Hãy sống bao dung hơn bạn nhé, để cục tẩy của bạn mòn dần theo năm

tháng, đừng bao giờ để cực tẩy của bạn mãi mãi như mới xuất xưởng! Bởi

vì nếu không sử dụng đến nó cuộc đời của chúng ta sẽ chi chít những vết

gạch xóa sau những lần mắc sai lầm! Một tờ giấy như vậy có đẹp đẽ gì không

bạn? Hãy để nó là một tờ giấy được viết nên bởi những trãi nghiệm, những

thử thách, quyết tâm và cả sự tha thứ và bao dung nữa, bạn nhé!

(hanhtrinhdelta.com)

LỜI KINH CHÍNH THỨC

CỦA ĐẠI HỘI THẾ GIỚI VỀ GIA ĐÌNH TẠI PHILADELPHIA, USA

Từ ngày 22 – 27 tháng 9 năm 2015

Lạy Thiên Chúa và là Cha của tất cả chúng con,

Nơi Chúa Giêsu, là Chúa Con và là Đấng Cứu độ chúng con

Chúa đã tạo dựng chúng con là con cái của Chúa trong gia đình

của Giáo Hội .

Nguyện xin ân sủng cùng tình yêu của Chúa giúp cho gia đình

của chúng con trên khắp cùng thế gian được hiệp nhất với nhau

và trung thành với Phúc Âm

Xin cho gương sáng của Gia Đình Thánh Gia

Cùng với sự phù trợ của Chúa Thánh Thần

Hướng dẫn mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình gặp khó khăn

nhất

Được trở thành tổ ấm của hiệp thông và cầu nguyện

Để luôn tìm kiếm Chân Lý và sống trong tình yêu của Chúa

Chúng con cầu xin, nhờ Chúa Giêsu Chúa chúng con . Amen

Giêsu, Maria, Giuse, xin cầu cho chúng con!

*Xin đọc kinh này trong gia đình, trong cộng đoàn và trong các giờ kinh

nguyện riêng tư để cầu nguyện cho các gia đình trên thế giới

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 71

BÁO CÁO CÁC QUY CỦA GIÁO ĐOÀN

QUY GIÚP ƠN GỌI LINH MỤC TU SĨ

Giáo Xứ Takatori-Kobe 5.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 2.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 5.000 yen

Vườn rau Tình Thương Himeji 2.000 yen

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân 3.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

Một vị ân nhân 30.000 yen

AC Dũng-Thúy (Fujisawa) 3.000 yen

Vườn rau Tình Thương Himeji 2.000 yen

Bác Diện (Chiba) 2.000 yen

Một vị ân nhân 10.000 yen

Tổng kết tháng này 67.000 yen

Tiền còn lại 294.000 yen

QUY GIÚP TRẺ EM BỊ NHIÊM HIV-AIDS TẠI VN

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

Quốc Nam (Isesaki-Gunma) 2.000 yen

ÔB Khánh-Nhiễu (Fujisawa) 10.000 yen

AC Phương (Yokohama) 10.000 yen

72 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

QUY GIÚP THỰC HIỆN TỜ PVLC

Giáo Xứ Takatori (Kobe) 20.000 yen

CĐ/CG Tokyo 20.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 15.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 10.000 yen

CĐ/CG Yamato 15.000 yen

CĐ/CG Isesaki-Gunma 10.000 yen

CĐ/CG Kawagoe 7.000 yen

CĐ/CG Nagoya 5.000 yen

CĐ/CG Karasuyama 3.000 yen

CĐ/CG Mizonoguchi 5.000 yen

CĐ/CG Himeji 15.000 yen

CĐ/CG Kawaguchi 20.000 yen

CĐ/CG Hiroshima 5.000 yen

Bà con Công Giáo Vùng Kamata 4.000 yen

Bà con Công Giáo vùng Omori 2.000 yen

Bà con Công Giáo Giáo Xứ Kaizuka-Kawasaki 5.000 yen

Tiền in sách ĐHTC Giáng Sinh 20.000 yen

Giáo Xứ Ashikaga, Tocigi-Ken 35.000 yen

Anh Phạm Hữu Đức (Gunma-Ken) 2.000 yen

ÔB Matsuda-Hồng 3.000 yen

Cô Sasai Ami (Shiga-Ken) 3.000 yen

AC Liên-Thấm (Isesaki-Gunma) 10.000 yen

QUY GIÁO ĐOÀN

CĐ/CG Fujisawa 10.000 yen

CĐ/CG Hiroshima 10.000 yen

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 73

VŨ BÁ TUÂN

Sinh ngày: 27/01/1987

Con Ông: Vũ Bá Hùng

Và Bà: Đào thị Thúy

Hiện trú tại: Tokyo, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Maria TRẦN THỊ PHƯƠNG

Sinh ngày: 06/05/1991

Con Ông: Phêrô Trần Văn Nghĩa

Và Bà: Anna Trần thị Sim

Hiện trú tại: Aichi-Ken, Nhật Bản

Giuse VŨ TRẦN TIẾN

Sinh ngày: 16/08/1989

Con Ông: Giuse Vũ Hoàng Trung

Và Bà: Rosa Phan Thị Lan

Hiện trú tại: Saitama-Ken, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Maria HOÀNG THỊ LOAN

Sinh ngày: 13/05/1991

Con Ông: Giuse Hoàng Công Lộc

Và Bà: Maria Hà Thị Cúc

Hiện ở tại: Hà Nội, Việt Nam

Giuse BÙI QUANG KHANG

Sinh ngày: 08/06/1986

Con Ông: Giuse Bùi Quang Phú (chết)

Và Bà: Maria Trịnh thị Vui

Hiện trú tại: Nippori, Tokyo, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

TRẦN THỊ PHƯỢNG

Sinh ngày: 16/09/1989

Con Ông: Trần Xuận Lập (chết)

Và Bà: Nguyễn thị Lái

Hiện trú tại: Ichigaya, Tokyo, Nhật Bản

Giuse NGUYỄN SUY SINH

Sinh ngày: 27/12/1986

Con Ông: Nicola Nguyễn Duy Yên

Và Bà: Maria Phạm Thị Hà

Hiện trú tại: Kawasaki, Kanagawa-Ken,

Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI

Sinh ngày: 15/03/1988

Con Ông: Nguyễn Duy Khương (chết)

Và Bà: Nguyễn Thị Nhẹn

Hiện trú tại: Kawasaki, Kanagawa-Ken,

Nhật Bản

74 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Phêrô TRẦN LÊ CAO NGUYÊN

Sinh ngày: 05/10/1982

Con Ông: Phêrô Trần Sáu

Và Bà: Anna Lê thị Nga

Hiện trú tại: Kawasaki, Kanagawa-Ken,

Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Lucia TÊ THỊ QUỲNH TRÚC

Sinh ngày: 15/01/1991

Con Ông: Phanxicô Lê Hoài

Và Bà: Têrêsa Dương thị Công Lý

(chết)

Hiện trú tại: Kawagoe, Saitama-Ken,

Nhật Bản

Phêrô NGUYỄN NGỌC QUYỀN

Sinh ngày: 22/08/1972

Con Ông: Phêrô Nguyễn Ngọc Nhường

Và Bà: Maria nguyễn Thị Phương

Hiện trú tại: Kawagoe-Shi, Saitama-

Ken, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Maria TRẦN THỊ MAI HUYÊN

Sinh ngày: 28/03/1993

Con Ông: Giuse Trần Quang Vinh

Và Bà: Te6resa Ngô thị Vui

Hiện trú tại: Kawagoe-Shi, Saitama-

Ken, Nhật Bản

Ai biết các đôi hôn phối này có điều gì ngăn trở theo Giáo Luật, buộc

phải trình cho Giáo Quyền.

PHÂN ƯU

Được tin buồn: Cụ Bà Anna NGUYÊN THỊ CHUNG,

Bà nội của anh Nguyễn Xuân Vũ (Ca Đoàn Cêcilia),

đã được Chúa gọi về với Ngài lúc 3g10 chiều ngày 07 tháng 01

năm 2015 tại Sàigòn, hưởng thọ 99 tuổi.

Xin thành kính phân ưu với anh Xuân Vũ cùng toàn thể tang

quyến. Nguyện xin Thiên Chúa, Đấng giầu lòng thương xót sớm đưa

linh hồn Anna về hưởng nhan Thánh Chúa trên Thiên Đàng.

Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật

LCĐ Đức Mẹ La Vang

CĐ/CG Tokyo

Ca Đoàn Cêcilia Tokyo

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa Tokyo

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015 75

Lm Giuse Ngô Quang Định Koganei Catholic Church,,1-2-20 Sakura-Cho,Koganei-Shi Tokyo 184-0005, Tel. 042-384.5793; Email: [email protected]

Lm P.M. Nguyễn Hữu Hiến Meguro Catholic Church. 4-6-22 Kamiosaki Shinagawa-Ku, Tokyo 141-0021 Tel. 03-5435.8416; Fax.03-3491.6527; Pocket Tel: 090-1656-2693;Email: [email protected]

Lm ĐaMinh Cao Sơn Thân S.j Savier House: 1-8-25 Shinohara-Kitamachi, Nada-ku, Kobe-Shi 657-0068. Tel. 078-801.0616; mobile: 090-3849.7087; Email: [email protected]

Lm Hoàng Minh Mẫn SVD Ehocho Catholic Church, 2-15 Ehocho, Sowa-Ku, Nagoya . 466-0037 Tel.052-841-4537; Pocket tel. 090-6573-1666; Email: [email protected]

Lm Gabriel Dương Văn Quốc Tiến Koshuku Catholic Church;992 Koshuku machi,Naze, Amami-Shi, Kagoshima-Ken, 894-0046 Tel/Fax 0997-54-8134, cell. 090-6864.8421; Email: [email protected]

Lm GioanKim Nguyễn Xuân Tiến Sei Columban Kai; 4-1-10 Kamiyoga, Setagaya-Ku, Tokyo 158-0098; Tel. 03-3427.9427; Fax. 03-3439.7754; Cell. 080-5098.6818; Email: [email protected]

Lm Phanxicô Xavie Nguyễn Đức Tiến Catholic Asato Church; 3-7-2 Asato;Naha-Shi, Okinawa-Ken 902-0067 Tel. 098-863.2021; Mobile: 090-9652.1309; Email: [email protected]

Lm Phaolô Phạm Minh Anh Xavier Catholic Church; 13-42 Terukuni-Cho, Kagoshima-Shi , 892-0841 Tel. 099-222.3408; Mobile: 090-9560.1705; Email: [email protected]

Lm ĐaMinh Lưu Vĩnh Cửu Fuse Catholic Church : 1-10-10 EIWA HIGASHI-OSAKA OSAKA. 577-0809 Tel: 080-1436-7430.

Lm Bosco Dương Trung Tín Awase Catholic Church; 1-5-1 Tobaru; Okinawa-Shi 904-2164 Tel. 098-937.3598 hoặc: 090-6864.3244; Email: [email protected]

Lm Đoàn Tận Hiến, SDB Hamamatsu Catholic Church,2662 Tomitsuka-Cho Naka-ku,Hamamatsu-Shi 432-8002 Phone: 053 474 3314 .Email: [email protected]

Lm Cao Đức Trí svd Catholic Tajimi Church; 38 Midorigaoka, Tajimi-Shi, Gifu-Ken 507-0021 Tel. 0572-22.1583 – Mobile. 090-9942.1369 Email: [email protected]

Lm Micae Nguyễn Minh Lập sdb Salesio Seminary; 3-21-12 Fujimi-Cho, Chofu-Shi, Tokyo 182-0033 Tel.042-482.3117;Fax.042-489.7645;cell.090-1216.1959; Email: [email protected]

Lm Phan Đình Hoài Catholic Shuri Church,4-60 Shurisakiyama-Cho, Naha-Shi,Okinawa-Ken 903-0814 Tel. 098-884.4787 – cell phone. 080-3966.4430, Email: [email protected]

Lm Đàm Xuân Lộ Maryknoll Kai; 6-2 Kioi-Cho, Chiyoda-Ku; Tokyo 102-0094 Tel. 03-3261.7283 – Cell. 070-2157.1059

ĐỊA CHI CÁC LINH MỤC VIỆT NAM TẠI NHẬT

76 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 368 Thaùng 02 Naêm 2015

Lm Phạm Văn Chế Catholic Gushikawa Church; 58 Kiyabu, Uruma Shi, Okinawa, Japan 904-2225 Tel:098-974-3643; Email: [email protected]

Lm Bui Đức Dũng Nago Catholic Church; 2-1-20 Onishi, Nago-Shi, Okinawa-Ken 905-0018 Tel. 0980-52.2241; mobile: 080-3995.1909, Email: [email protected]

Lm Nguyễn Xuân Vinh Kainan Catholic Church; 1-13-10 Higawa; Naha-Shi, Okinawa-Ken 900-0022 Tel. 098-832-3037; Mobile: 080-3963.1979; Email: [email protected]

Lm Phạm Hữu Quang pss Japan Catholic Seminary, Matsuyama, Jonan-Ku, Fukuoka 814-0131 Tel. 092-8632-801; Email: [email protected]

Lm Nguyễn Hồng Tâm Sedome Catholic Church; 271-1 Sedome, Tatsugo-Cho; Oshima-Gun, Kagoshima-Ken 894-0102 Tel. 0997-62-2045; Cell. 090-5923.9339; Email: [email protected]

Lm Phaolô Hà Minh Tú Saginomiya Catholic Church; 27-181 Ose-Cho, Higashi-Ku, Hamamatsu-Shi 431-3113 Tel. 053-434-5087; mobile: 080-6628.1976/; Email: [email protected]

Lm Trần Văn Bỉnh OFM Conv Catholic Seto Church; 66 Naeba-Cho, Seto-Shi, Aichi-Ken 489-0983 Tel.0561-82-7340; Fax. 0561-84.2541; cell. 080-3399.6467; Email: [email protected]

Lm Vũ Khánh Tường Sei Ludovico Shingakuin, 25-1 Ueno Machi. Nagasaki-Shi 852-8113 Tel: 095-846-2584; Mobile: 090-4262-4345; Email: [email protected]

Lm Phanxicô Xavie Trần Văn Hoài Franciscan Seminary; 4-12-10 Sekimachi Kita, Nerima-Ku,. Tokyo 177-0051 Tel. 03-3929.4127 – Mobile: 080-4452.6768, Email: [email protected]

Lm Gioan Baotixita Mai Tâm Yukinoshita Catholic Church; 2-14-4 Komachi, Kamakura-Shi, Kanagawa-Ken 248-0006 Tel.0467-22.2064; Fax.0467-22.4199; cell.080-4275.5293; Email: [email protected]

Lm Nguyễn Quang Thuần Tamano Catholic Church; 4-15-7 Tai, Tamano-Shi, Okayama-Ken 706-0001 Tel. 0863-32.3530; mobile: 090-4109.9005; Email: [email protected]

Lm Trần Đức Điềm SVD Tsuchizaki Catholic Church; 3-13-35 Tsuchizaki Minato Minami, Akita-Shi 011--0943 Tel. 018-845.3248; Mobile: 080-4849.5408; Email: [email protected]

Lm Từ Đăng Phúc SVD Nanzan Catholic Church; 1 Minamiyama-Cho, Showa-Ku, Nagoya 466-0835 Tel. 052-831.9131; Email: [email protected]

Lm Bùi Duy Thủy SDP Yokkaichi Salesio Shigan In; 1-8-26 Oiwake, Yokkaichi-Shi; Mie-Ken 510-0882 Tel. 059-345.5609; mobile: Email: [email protected]

Lm Nguyễn Quốc Thuần Shukugawa Catholic Church; 5-40 Kasumi-Cho; Nishinomiya-Shi, Hyogo-Ken 662-0052 Tel. 0798-22.1649; Email: [email protected]

Lm Trương Đình Hải Tamatsukuri Catholic Cathedral; 2-24-22 Tamatsukuri; Chuo-Ku, Osaka 540-0004 Tel: 06-6941.2332; Email: [email protected]