21
MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của vấn đề.............................2 2. Tổng quan nghiên cứu..................................3 3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............7 3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................7 3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................7 3.3. Phạm vi nghiên cứu.................................8 4. Phương pháp nghiên cứu................................8 4.1. Nghiên cứu định tính...............................8 4.2. Nghiên cứu định lượng..............................8 4.3. Phương pháp thống kê...............................9 4.4. Phương pháp so sánh................................9 5. Thang đo khái niệm nghiên cứu của vấn đề..............9 5.1. Thang đo đánh giá của doanh nghiệp về vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh..........9 5.2. Thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường pháp lý và chính sách đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp........................10 5.3. Thanh đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố nguồn nhân lực đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp................................................11 5.4. Thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ sở hạ tầng kĩ thuật – công nghệ đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội....12 6. Đề cương nghiên cứu dự kiến..........................12 1

Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

MỤC LỤC1. Tính cấp thiết của vấn đề..........................................................................................2

2. Tổng quan nghiên cứu..............................................................................................3

3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................7

3.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................7

3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................7

3.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................8

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8

4.1. Nghiên cứu định tính.........................................................................................8

4.2. Nghiên cứu định lượng......................................................................................8

4.3. Phương pháp thống kê.......................................................................................9

4.4. Phương pháp so sánh.........................................................................................9

5. Thang đo khái niệm nghiên cứu của vấn đề.............................................................9

5.1. Thang đo đánh giá của doanh nghiệp về vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh...................................................................................................9

5.2. Thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường pháp lý và chính sách đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp.............................10

5.3. Thanh đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố nguồn nhân lực đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp...............................................................11

5.4. Thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ sở hạ tầng kĩ thuật – công nghệ đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

12

6. Đề cương nghiên cứu dự kiến.................................................................................12

1

Page 2: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

1. Tính cấp thiết của vấn đề

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thương mại điện tử được

đánh giá là công cụ thiết yếu nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu không

ứng dụng thương mại điện tử nhanh chóng, các doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu so với thế

giới và so với xu thế phát triển chung trên toàn cầu. Thương mại điện tử đã và đang

giúp các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những bước tiến mới

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: Tiết kiệm chi phí, tìm hiểu đối tác,

giao dịch, thực hiện hợp đồng, quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế cạnh tranh, mở

rộng thị trường đến nhiều khu vực trên thế giới mà không mất quá nhiều chi phí và

nhân lực. Hơn nữa hoạt động thương mại điện tử không chỉ là quá trình mua bán thông

thường mà còn là dịch vụ khách hàng, kết nối các đối tác kinh doanh, thực hiện các

giao dịch điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát

triển kinh doanh.

Từ những lợi ích của hoạt động thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ

trên địa bàn thành phố Hà Nội cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của thương mại

điện tử để nhanh chóng triển khai ứng dụng hoạt động này vào trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần phải

xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc về thương mại điện tử. Có một số ít các

doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ứng dụng rất tốt hoạt động thương mại điện tử nên từng

bước tiếp cận được việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình trên mạng internet,

được cộng đồng biết đến, nhờ vậy đã giao dịch thành công, ký kết nhiều hợp đồng

mang lại lợi nhuận cao, từ đó nâng cao thương hiệu và vị trí trên thương trường. Tuy

nhiên trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chưa ứng

dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, có thể do gặp

phải các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật hay là vấn đề về an

ninh trong thương mại điện tử.

Xuất phát từ nhu cầu cần tăng cường, phát triển thương mại điện tử trong các

doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các khó khăn,

vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai, ứng dụng thương mại

2

Page 3: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

điện tử, chúng tôi xin trình bày đề tài nghiên cứu “Phát triển thương mại điện tử

trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội”.

2. Tổng quan nghiên cứu

Phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam là một vấn đề đang thu hút được

nhiều sự quan tâm không chỉ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý

doanh nghiệp, Chính phủ mà của cả nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Đặc

biệt trên địa bàn Hà Nội đã có không ít những sách chuyên khảo, luận án, luận văn và

đề tài khoa học, các bài báo viết về vấn đề này, chẳng hạn như:

Mai Anh, “Thương mại điện tử, việc triển khai ở Việt Nam và sự tham gia của

Hội tin học Việt Nam”, Hồ Đức Thắng, “Hạ tầng internet trong việc phát triển

Thương mại điện tử”, được đăng trong kỷ yếu tuần lễ tin học X diễn ra tại Hà Nội

tháng 09/2001. Cũng trong năm 2001, Ban Thương mại điện tử - Bộ Thương mại

có báo cáo dự án quốc gia “Kỹ thuật Thương mại điện tử”; Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam cũng tổ chức hội thảo “Ứng dụng và phát triển Thương mại

điện tử ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội cho xuất bản cuốn

“Thương mại điện tử cho doanh nghiệp” của Trịnh Lê Nam và Nguyễn Phúc Trường

Sinh. Tạp chí internet và Thương mại điện tử số 03 tháng 11/2001 đã đăng tải bài:

“Thương mại điện tử B2C: Các vấn đề tổng quan” của Phan Mỹ Linh. Lê Đức Minh

cũng trong năm này đã có bài “Các khái niệm cơ bản trong Thương mại điện tử”,

Nhà xuất bản Thống kê (2001) có “Hỏi đáp về Thương mại điện tử”... Nhìn chung

những công trình trên đã có những cách tiếp cận rất mới trên phương diện kỹ thuật về

vấn đề thương mại điện tử.

Năm 2002 cũng xuất hiện hàng loạt những tài liệu chuyên khảo, bài viết được

đăng trên các kỷ yếu, giáo trình, tạp chí đề cập tới khía cạnh kỹ thuật của thương mại

điện tử. Nhà xuất bản Bưu điện Hà Nội cho xuất bản cuốn sách “Thương mại điện

tử” của Trung tâm thông tin Bưu điện - Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt

Nam; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản cuốn “Giao dịch thương mại

điện tử - một số vấn đề cơ bản” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Minh - Trần Hoài

Nam; Xuân Hiền với “Hệ thống thanh toán điện tử” đăng trên Internet và Thương

3

Page 4: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

mại điện tử các số 20, 21, 22 và 23 năm 2002; Tác giả Nguyễn Việt Hồng: “Mức độ

sẵn sàng ứng dụng Thương mại điện tử ở các nước” trên tạp chí Internet và

Thương mại điện tử số 09 tháng 12/2002; Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Ngoại

thương “Cơ sở pháp lý của Thương mại điện tử - Thực trạng và khả năng thực

hiện ở Việt Nam” của Hoàng Mai Hạnh (2002); Nhà xuất bản Thế giới cũng cho ra

đời cuốn “Bí quyết Thương mại điện tử hướng dẫn xuất khẩu cho các doanh nghiệp

vừa và nhỏ”.

Trong các năm 2003, 2004 Vụ Thương mại - Bộ Thương mại cũng đưa ra báo

cáo (2003) “Hiện trạng ứng dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam” và “Kiến nghị về

thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở một số tổ chức, đơn vị”. Đặc biệt trong hai

năm nay đã có khá nhiều luận văn nghiên cứu thương mại điện tử dưới khía cạnh

kỹ thuật như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có hai luận văn thạc sỹ: Vũ Thị

Minh Hiền với “Giải pháp ứng dụng Thương mại điện tử cho các doanh nghiệp thủ

công mỹ nghệ ở Hà Nội” và “Những giải pháp Marketting nhằm phát triển quảng cáo

trên mạng trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Toàn.

Tiếp đó là “Phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới” của

Nguyễn Văn Thụ - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2004. Luận văn

nghiên cứu các vấn đề về hiện trạng và xu hướng phát triển của các hình thức giao

dịch thương mại điện tử trên thế giới (B2B &B2C), hiện trạng thương mại điện tử tại

Việt Nam và đưa ra một số giải pháp phát triển thương mại điện tử giúp Việt Nam

nhanh chóng hội nhập với thương mại điện tử trên thế giới, luận văn thạc sỹ “Tìm

hiểu về kỹ thuật đàm phán quốc tế trong Thương mại điện tử và khả năng áp dụng

cho doanh nghiệp Việt Nam” của Đỗ Thị Hạnh Dung, Trường Đại học Ngoại

thương (2006).

Về tình hình phát triển thương mại điện tử, trong năm 2001, xuất hiện một loạt

các bài báo, tài liệu chuyên khảo nghiên cứu về tình hình phát triển thương mại điện

tử, có thể kể tới: TS. Lê Danh Vĩnh “Tình hình triển khai chương trình quốc gia về

thương mại điện tử” được đăng trong kỷ yếu tuần lễ tin học X, Hà Nội tháng

09/2001; Lê Hoài An “Bức tranh toàn cảnh về Thương mại điện tử thế giới 2001” trên

tạp chí Internet và thương mại điện tử số 11 tháng 12/2001; Lan Anh “Phát triển

4

Page 5: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

Thương mại điện tử tại Việt Nam - Rào cản từ chính doanh nghiệp” - Thời báo Kinh

tế Sài Gòn số 28 tháng 7/2001; Phan Minh Hoa “Thương mại điện tử Việt Nam - Bây

giờ hoặc không bao giờ” - Thị trường Tài chính tiền tệ số 17 tháng 09/2001; Trương

Minh Hoàng: “Báo cáo của Liên hiệp quốc về Thương mại điện tử” - Internet và

Thương mại điện tử số 8 tháng 12/2001. Cũng trong năm này, Bộ Thương mại đã

công bố “Dự thảo đề án phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2001 -

2005”.

Trường Đại học Ngoại thương có hai luận văn thạc sỹ là “Giao dịch Thương

mại điện tử trong hoạt động ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của

Lê Hữu Cường (2003) và “Thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và bài

học kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Lân (2004); Th.S Nguyễn

Văn Thảo (Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trưởng

ban quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử) có bài viết“Thực trạng và định hướng

phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Thương mại số

06/2004, đã xác định những cơ hội, thuận lợi và thách thức cho quá trình phát triển

thương mại điện tử ở Việt Nam, bằng việc tổng kết kinh nghiệm phát triển thương

mại điện tử của các nước trên thế giới, ông đã đưa ra những kiến giải nhằm tạo điều

kiện cho thương mại điện tử phát triển ở nước ta như: Cần hình thành một hệ thống

các nguyên tắc chỉ đạo và quan điểm về thiết lập kết cấu hạ tầng công nghệ, kết hợp

với xây dựng một chương trình tổng thể về thương mại điện tử để từng bước triển

khai một cách đồng bộ và có hệ thống.

Cùng năm 2004, Tạp chí Thương mại số 14 có bài “Tạo lập đồng bộ các yếu tố

thị trường mua bán theo phương thức thương mại điện tử ở Việt Nam” của Đinh Thị

Nga, cũng đưa ra một số giải pháp tạo điều kiện phát triển thương mại điện tử trong

những năm tiếp đó như: Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ cho

doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử, phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển

hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử... Trên tạp chí Internet và thương mại điện tử tháng

06/2004 cũng có bài “Các nguyên tắc chỉ đạo về Thương mại điện tử ở các nước

ASEAN”.

5

Page 6: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

Năm 2005 cũng xuất hiện hàng loạt các bài viết: Lan Anh trong mục Vấn đề

quan tâm đã tổng kết tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp qua

các năm 2003 và 2004, đưa ra những yêu cầu về mặt pháp lý nhằm cung cấp thông tin

cho các doanh nghiệp phát triển loại hình thương mại mới này qua bài “Cởi trói cho

Thương mại điện tử” được đăng trên Tạp chí Thương mại số 18/2005. Bài “Những gã

khổng lồ trong Thương mại điện tử nhắm đến Trung Quốc” của Cao Anh Đức trên

Tạp chí Thương mại số 11/2005, với những dẫn chứng xác thực về thị trường thương

mại điện tử, đã nhấn mạnh thương mại điện tử Trung Quốc ngày càng có sức hút lớn

đối với những ông trùm về thương mại điện tử trên thế giới.

Hai bài “Thương mại điện tử - Cơ hội và rủi ro” và “Để thương mại điện tử

thành hiện thực” trên Tạp chí Thương mại số 18/2005 đã chỉ ra một thách thức lớn

đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Đó là tình trạng thiếu nhân lực

và hiện tượng các doanh nghiệp, các cá nhân tạo lập website tràn lan, sử dụng không

có hiệu quả đã gây nên một sự lãng phí lớn. Cũng trong năm này, luận văn thạc sỹ tại

Đại học Ngoại thương Hà Nội “Mô hình phát triển Thương mại điện tử ở một số

nước Châu Á và một số giải pháp cho mô hình phát triển thương mại điện tử ở

Việt Nam” của Phạm Trung Đà đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương

mại điện tử nước ta sau khi tổng kết kinh nghiệm mô hình của một số nước trong khu

vực Châu Á. Tới năm 2006, luận văn thạc sỹ của Phạm Văn Vũ “Giải pháp đẩy

mạnh thương mại điện tử trong doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam” tại Trường Đại

học Ngoại thương một lần nữa cũng lại đề cập tới những vấn đề nêu trên.

Đặc biệt, “Báo cáo Thương mại điện tử” của Bộ Công Thương từ năm 2003 đến

2009 đã phản ánh những bước tiến của thương mại điện tử Việt Nam so với các năm

trước đó. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá chính sách và điều tra rộng rãi các

doanh nghiệp trên toàn quốc, báo cáo của từng năm đã đưa ra một cái nhìn toàn

cảnh về môi trường vĩ mô cho thương mại điện tử cũng như tình hình ứng dụng

thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Báo cáo đưa ra những cơ hội và thách thức

trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,

những kết quả sau khi triển khai luật giao dịch điện tử, sự phát triển vượt bậc của hạ

6

Page 7: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

tầng thanh toán và các mô hình ứng dụng thương mại điện tử điển hình trong cộng

đồng doanh nghiêp.

Như vậy thương mại điện tử là vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Tuy

nhiên, các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật và phát triển

thương mại điện tử trong từng lĩnh vực chứ chưa có công trình nào đề cập một cách

toàn diện vấn đề phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn Hà

Nội, đặc biệt trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, thương mại điện tử là lĩnh

vực biến đổi rất nhanh chóng nên việc theo dõi sự phát triển của thương mại điện tử

để có những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục những vấn đề phát sinh, giúp thương

mại điện tử phát triển nhanh, mạnh, đúng hướng là việc làm rất cần thiết.

Luận văn này kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố, nhưng

không đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật của thương mại điện tử, mà chủ yếu nhấn mạnh

vai trò của thương mại điện tử và giải pháp để phát triển thương mại điện tử trên địa

bàn Hà Nội trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hướng tới đề xuất giải pháp và kiến nghị cơ bản để phát triển thương mại

điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Để thực hiện được

mục tiêu nghiên cứu, đề tài giải quyết 3 nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại điện tử trong doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

- Khảo sát thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa

và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.

- Đưa ra giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương mại điện tử.

7

Page 8: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khách thể: chỉ thu thập thông tin nhân viên của các doanh nghiệp vừa và

nhỏ trên điạ bàn Hà Nội. Mẫu gồm 200 nhân viên (nhân viên, nhà quản lý, lãnh đạo

cấp cao).

Phạm vi không gian: đề tài giới hạn nghiên cứu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ

trên địa bản Hà Nội.

Phạm vi thời gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu dữ liệu thực trạng trong 5 năm gần

đây (2009 – 2013) và định hướng đề xuất giải pháp cho năm 2014 – 2015. Thời gian

thu thập dữ liệu phân tích thực trạng 4 tháng, thời gian đề xuất giải pháp 2 tháng.

Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên

quan đến thương mại điện tử.

4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp hỗn hợp, trong đó phương pháp định tính được sử dụng để

điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu – hình thành dựa trên các khái niệm, sau đó dùng

phương pháp định lượng để kiểm định chúng.

Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu, thảo luận nhóm, phỏng vấn trực tiếp những nhà

quản lý và nhân viên đang công tác tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội.

4.1. Nghiên cứu định tính

Mục đích:

- Khám phá các quan điểm của doanh nghiệp về thương mại điện tử.

- Điều chỉnh các khái niệm đo lường được sử dụng trong mô hình nghiên cứu.

Phương pháp:

- Sử dụng các cuộc phỏng vấn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà

Nội.

- Phỏng vấn các nhân viên đang công tác tại các công ty vừa và nhỏ trên địa bàn

Hà Nội.

4.2. Nghiên cứu định lượng

8

Page 9: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

Mục đích: Kiểm định mô hình và các giả thiết nghiên cứu.

Phương pháp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhân viên trong các

doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng thương mại điện tử.

Chọn mẫu:

+ Khảo sát nhân viên đang công tác tại các công ty vừa và nhỏ có yếu tố nước

người trên địa bàn Hà Nội.

+ Khảo sát nhân viên đang công tác tại các công ty vừa và nhỏ tư nhân trên địa

bàn Hà Nội.

4.3. Phương pháp thống kê

Mục đích: Tập hợp toàn bộ các khảo sát về tình hình phát triển thương mại điện

tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà nội, đưa ra các con số cụ thể.

4.4. Phương pháp so sánh

Nhằm thấy được sự thay đổi từ năm này qua năm khác của các doanh nghiệp.

Thời gian được thực hiện trong khoảng 5 năm (2009 – 2013) để thấy được sự phát

triển lớn mạnh của thương mại điện tử trong các doanh nghiệp trên địa bàn nói chung

và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà nội nói riêng.

5. Thang đo khái niệm nghiên cứu của vấn đề

Thang đo là công cụ dùng để quy ước các đơn vị phân tích theo các biểu hiện của

biến. Có 3 cách để có thang đo:

- Sử dụng thang đo đã có (Ví dụ : thang đo SERVQUAL về chất lượng dịch vụ).

- Điều chỉnh thang đo đã có cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Xây dựng thang đo mới.

Mục đích chính của nghiên cứu này là tập trung chủ yếu vào đo lường các nhân

tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp trên địa bàn

Hà Nội. Cụ thể các thang đo lường được trình bày dưới đây:

5.1. Thang đo đánh giá của doanh nghiệp về vai trò của thương mại điện

tử trong hoạt động kinh doanh

9

Page 10: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

Đánh giá của doanh nghiệp về vai trò của thương mại điện tử kí hiệu là V, thang

đo đánh giá của doanh nghiệp về vai trò của thương mại điện tử bao gồm 4 biến quan

sát, ta sử dụng kí hiệu từ V1 đến V4 cho 4 biến quan sát trên.

Bảng thang đo đánh giá của doanh nghiệp về vai trò của thương mại điện tử

Các kí hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát

V1 Tăng hiệu quả và khả năng hội nhập của DN

V2 Giảm bớt các rào cản trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ

trợ kinh doanh

V3 Giúp DN nắm được thông tin thị trường một cách đầy

đủ hơn

V4 Giảm bớt chi phí kinh doanh

5.2. Thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường pháp lý và

chính sách đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường pháp lý

và chính sách kí hiệu là P, thang đo đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi

trường pháp lý và chính sách đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp trên địa bàn Hà Nội bao gồm 3 biến quan sát, ta sử dụng kí hiệu từ P1 đến P3

cho 3 biến quan sát trên.

Bảng thang đo đánh giá của doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường pháp

lý và chính sách

Các kí hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát

P1 Chính phủ đã thiết lập môi trường kinh tế, xã hội và

pháp lý cho thương mại điện tử

P2 Các nhà quản lý, các nhà hoạch định đã vạch ra chiến

10

Page 11: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

lược và đề ra giả pháp thích hợp cho thương mại điện tử

phát triển

P3 Nhìn chung, Anh/ Chị hoàn toàn hài lòng về chính sách

và pháp lý của Việt Nam về thương mại điện tử

5.3. Thanh đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố nguồn nhân lực đối với sự

phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của nhân tố nguồn nhân lực kí

hiệu là N, thang đo đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố nguồn nhân lực đối với sự

phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bao gồm 5 biến quan sát, ta sửa

dụng kí hiệu từ N1 đến N5 cho 5 biến quan sát trên.

Bảng thang đo đánh giá của doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của nhân tố nguồn nhân lực

Các kí hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát

N1 Đội ngũ nhân viên thường xuyên cập nhật thông tin và

đưa các ứng dụng mới vào điều kiện doanh nghiệp cụ

thể

N2 Đội ngũ các chuyên gia công nghệ thông tin và kĩ thuật

máy tính tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho thương mại

điện tử

N3 Các nhà kinh doanh và các khách hang có trình độ nhất

định về công nghệ thông tin và kĩ năng giao dịch qua

mạng

N4 Các chuyên gia tin học có khả năng thiết kế các chương

trình phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của

nền kinh tế số hóa.

N5 Nhìn chung, Anh/ Chị hoàn toàn hài lòng về chất lượng

nguồn nhân lực hiện nay

11

Page 12: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

5.4. Thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ sở hạ tầng kĩ thuật –

công nghệ đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp trên

địa bàn Hà Nội

Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ sở hạ tầng kĩ

thuật – công nghệ kí hiệu là K, thang đo đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ sở

hạ tầng kĩ thuật – công nghệ đối với sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp bao gồm 3 biến quan sát, ta sửa dụng kí hiệu từ K1 đến K3 cho 3 biến quan sát

trên.

Bảng đánh giá của doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ sở hạ tầng kĩ thuật –

công nghệ

Các kí hiệu biến Câu hỏi các biến quan sát

K1 Hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật – công nghệ của các

doanh nghiệp Hà Nội đã đáp ứng được với chuẩn của

các doanh nghiệp trong cả nước và quốc tế

K2 Chi phí của hệ thống thiết bị kĩ thuật và chi phí dịch vụ

truyền thông ở mức hợp lý

K3 Nhìn chung, Anh/ Chị hoàn toàn hài lòng về cơ sở hạ

tầng kĩ thuật – công nghệ hiện nay

6. Đề cương nghiên cứu dự kiến

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

12

Page 13: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

1.2. Xác lập và tuyên bố trong đề tài

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu những năm trước

1.4. Mục tiêu nghiên cứu

1.5. Phạm vi nghiên cứu

1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.7. Kết cấu đề tài

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại điện tử

2.1. Khái niệm và sự ra đời của thương mại điện tử

2.1.1. Khái niệm thương mại điện tử

2.1.2. Sự ra đời của Thương mại điện tử

2.2. Các phương thức hoạt động của thương mại điện tử

2.2.1. Các phương tiện kỹ thuật sử dụng thương mại điện tử

2.2.2. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử

2.2.3. Các loại giao tiếp trong thương mại điện tử

2.3.4. Các giao dịch thương mại điện tử

Chương 3: Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

trên địa bàn Hà Nội

3.1. Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam và Hà Nội

3.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam

3.1.2. Tổng quan về thương mại điện tử trên địa bàn Hà Nội

3.2. Thực trạng việc áp dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở Hà Nội

13

Page 14: Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc 1

3.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội

3.2.1. Thực trạng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa

bàn Hà Nội

3.3. Nhận xét thực trạng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

trên địa bàn Hà Nội

Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển thương mại điện tử trong doanh

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội

4.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng chung

4.2. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên

địa bàn Hà Nội

4.3. Kiến nghị phát triển thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên

địa bàn Hà Nội

14