12
Cập nhật chuyên đề A&T Số 5, tháng 05/2012 Insight Alive & rive Việt Nam P.203-204, Nhà E4B, Khu Ngoại giao đoàn Trung Tự Số 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04-35739066 Fax: 04-35739063 Nhận thức của cộng đồng về lợi ích của một số loại axit béo có trong khẩu phần ăn chỉ mới được tăng lên trong thời gian gần đây, mặc dù từ những năm 1930 người ta đã biết đến sự cần thiết của chúng đối với quá trình tăng trưởng và sức khỏe của con người. 1 Đặc biệt, các axit béo omega-3 rất được chú ý nhờ các đặc tính kháng viêm, giúp chống lại hoặc ngăn chặn một số bệnh như viêm khớp, hen suyễn, bệnh tim và tiểu đường típ II. Giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kì cho đến 2 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn mấu chốt để trẻ hấp thu đủ các chất béo thiết yếu. Đây là thời kì não bộ và hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh nhất. Các loại axit béo và số lượng của chúng trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng như chế độ ăn của trẻ có liên hệ với các chỉ số sức khỏe quan trọng, bao gồm tuổi thai, cân nặng khi sinh, sự phát triển hệ thần kinh, chức năng miễn dịch và sức khỏe tâm thần của bà mẹ. Chuyên đề này được chia thành 3 phần. Phần đầu tiên miêu tả vắn tắt về tầm quan trọng của những chất béo thiết yếu được tiêu thụ bởi phụ nữ mang thai và đang cho con bú và trẻ dưới 2 tuổi cũng như đưa ra những đề xuất cho hoạt động tăng cường chính sách, nghiên cứu và xây dựng chương trình can thiệp. Phần thứ 2 đưa ra bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của các axit béo đối với sức khỏe con người. Cuối cùng, phần thứ 3 thảo luận về những nhân tố tác động đến lượng axit béo trong cơ thể phụ nữ mang thai và đang cho con bú và trẻ dưới 2 tuổi. Tầm quan trọng của các chất béo thiết yếu: Chất béo có rất nhiều chức năng sinh học trong cơ thể, nhưng chủ yếu chúng tham gia vào quá trình: Cung cấp năng lượng và nhiên liệu cho các tế bào. Tạo thành cấu trúc và chức năng của các màng tế bào Trao đổi thông tin trong cùng một tế bào và giữa các tế bào với nhau. Đặc biệt, các chất béo thiết yếu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thần kinh, chức năng miễn dịch, sự tăng trưởng, sức khỏe tâm thần và sự trao đổi chất lâu dài của cơ thể. Các axit béo thiết yếu là những axit béo mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được nên bắt buộc phải hấp thu từ thức ăn (xem Khung 1). Các axit Những chất béo thiết yếu cho bà mẹ và trẻ nhỏ: Một khía cạnh mới để đánh giá chất lượng chế độ ăn Bineti Vitta và Kathryn Dewey Tóm tắt những điểm chính: 1 Giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kì cho đến 2 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn mấu chốt để trẻ hấp thu đủ các chất béo thiết yếu vì đây là thời kì não bộ và hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh nhất. 2 Các loại axit béo và lượng của chúng có trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng như chế độ ăn của trẻ có liên hệ với các chỉ số sức khỏe quan trọng, bao gồm: tuổi thai, cân nặng khi sinh, sự phát triển hệ thần kinh, chức năng miễn dịch và sức khỏe tâm thần của bà mẹ. 3 Một chế độ ăn lành mạnh gồm một lượng vừa đủ và cân bằng thích hợp giữa axit béo omega-3 và omega- 6. Ở những nước có thu nhập thấp, lượng chất béo cũng như axit béo omega-3 có sẵn trong thực phẩm nhìn chung là thấp và thường ở dưới mức khuyến nghị tối thiểu cho các nhóm có nguy cơ cao. 4 Các can thiệp nhằm cải thiện lượng axit béo trong cơ thể phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần đảm bảo lượng chất béo cung cấp cho cơ thể là vừa đủ, tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo có hàm lượng axit béo omega-6 cao, đồng thời tăng cường tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng axit béo omega-3 cao. Những can thiệp này kết hợp với thực hành nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu, và cho trẻ ăn thức ăn bổ sung có hàm lượng axit béo và chất béo thích hợp có thể cải thiện lượng axit béo trong cơ thể trẻ nhỏ.

Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

  • Upload
    doanque

  • View
    215

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

Cập nhật chuyên đề A&TSố 5, tháng 05/2012Insight

Alive & Thrive Việt Nam ● P.203-204, Nhà E4B, Khu Ngoại giao đoàn Trung TựSố 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội ● Điện thoại: 04-35739066 ● Fax: 04-35739063

Nhận thức của cộng đồng về lợiích của một số loại axit béo cótrong khẩu phần ăn chỉ mới đượctăng lên trong thời gian gần đây,mặc dù từ những năm 1930 ngườita đã biết đến sự cần thiết củachúng đối với quá trình tăngtrưởng và sức khỏe của conngười.1 Đặc biệt, các axit béoomega-3 rất được chú ý nhờ cácđặc tính kháng viêm, giúp chốnglại hoặc ngăn chặn một số bệnhnhư viêm khớp, hen suyễn, bệnhtim và tiểu đường típ II.

Giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kìcho đến 2 năm đầu đời của trẻ làgiai đoạn mấu chốt để trẻ hấp thuđủ các chất béo thiết yếu. Đây làthời kì não bộ và hệ thần kinh củatrẻ phát triển nhanh nhất. Các loạiaxit béo và số lượng của chúngtrong chế độ ăn của phụ nữ mangthai và đang cho con bú cũng nhưchế độ ăn của trẻ có liên hệ với cácchỉ số sức khỏe quan trọng, baogồm tuổi thai, cân nặng khi sinh,sự phát triển hệ thần kinh, chứcnăng miễn dịch và sức khỏe tâmthần của bà mẹ.

Chuyên đề này được chia thành 3phần. Phần đầu tiên miêu tả vắntắt về tầm quan trọng của nhữngchất béo thiết yếu được tiêu thụ bởiphụ nữ mang thai và đang cho conbú và trẻ dưới 2 tuổi cũng như đưa

ra những đề xuất cho hoạt độngtăng cường chính sách, nghiên cứuvà xây dựng chương trình canthiệp. Phần thứ 2 đưa ra bằngchứng cho thấy ảnh hưởng của cácaxit béo đối với sức khỏe conngười. Cuối cùng, phần thứ 3 thảoluận về những nhân tố tác độngđến lượng axit béo trong cơ thể phụnữ mang thai và đang cho con búvà trẻ dưới 2 tuổi.

Tầm quan trọng của các chất béothiết yếu:

Chất béo có rất nhiều chức năngsinh học trong cơ thể, nhưng chủyếu chúng tham gia vào quá trình:

• Cung cấp năng lượng và nhiênliệu cho các tế bào.

• Tạo thành cấu trúc và chứcnăng của các màng tế bào

• Trao đổi thông tin trong cùngmột tế bào và giữa các tế bàovới nhau.

Đặc biệt, các chất béo thiết yếu cóvai trò quan trọng đối với sự pháttriển thần kinh, chức năng miễndịch, sự tăng trưởng, sức khỏetâm thần và sự trao đổi chất lâudài của cơ thể. Các axit béo thiếtyếu là những axit béo mà cơ thểngười không thể tự tổng hợpđược nên bắt buộc phải hấp thu từthức ăn (xem Khung 1). Các axit

Những chất béo thiết yếu cho bà mẹvà trẻ nhỏ: Một khía cạnh mới để đánh giá chất lượng chế độ ăn

Bineti Vitta và Kathryn DeweyTóm tắt những điểm chính:

1 Giai đoạn từ 3 tháng cuốithai kì cho đến 2 năm đầuđời của trẻ là giai đoạn

mấu chốt để trẻ hấp thu đủ cácchất béo thiết yếu vì đây là thời kìnão bộ và hệ thần kinh của trẻphát triển nhanh nhất.

2 Các loại axit béo và lượngcủa chúng có trong chếđộ ăn của phụ nữ mang

thai và đang cho con bú cũng nhưchế độ ăn của trẻ có liên hệ với cácchỉ số sức khỏe quan trọng, baogồm: tuổi thai, cân nặng khi sinh,sự phát triển hệ thần kinh, chứcnăng miễn dịch và sức khỏe tâmthần của bà mẹ.

3 Một chế độ ăn lành mạnhgồm một lượng vừa đủvà cân bằng thích hợp

giữa axit béo omega-3 và omega-6. Ở những nước có thu nhậpthấp, lượng chất béo cũng nhưaxit béo omega-3 có sẵn trongthực phẩm nhìn chung là thấp vàthường ở dưới mức khuyến nghịtối thiểu cho các nhóm có nguycơ cao.

4 Các can thiệp nhằm cảithiện lượng axit béo trongcơ thể phụ nữ mang thai

và đang cho con bú cần đảm bảolượng chất béo cung cấp cho cơthể là vừa đủ, tránh tiêu thụ quánhiều chất béo có hàm lượng axitbéo omega-6 cao, đồng thời tăngcường tiêu thụ các thực phẩm cóhàm lượng axit béo omega-3 cao.Những can thiệp này kết hợp vớithực hành nuôi con bằng sữa mẹtối ưu, và cho trẻ ăn thức ăn bổsung có hàm lượng axit béo vàchất béo thích hợp có thể cảithiện lượng axit béo trong cơ thểtrẻ nhỏ.

Page 2: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

2

InsightChất béo thiết yếu

béo này bao gồm: axit alpha-linolenic (ALA), thành phần cấutạo nên axit béo omega-3 chuỗidài, và axit linoleic (LA), thànhphần cấu tạo nên axit béoomega-6 chuỗi dài.

Các axit béo có vai trò đặc biệtquan trọng đối với việc hoànthiện chức năng của não bộ.Hơn 50% não bộ của ngườitrưởng thành được tạo thành từcác axit béo (tính theo trọnglượng khô). Những axit béokhông bão hòa đa nối đôi chuỗidài như docosahexaenoic (DHA)và arachidonic (AA) là nhữngaxit béo quan trọng nhất trongnão bộ của con người. Axít béokhông bão hòa đa nối đôi chuỗidài được tích hợp vào các liênkết tế bào chuyên hóa (gọi lànhững màng tiếp hợp) thôngqua đó tín hiệu được trao đổigiữa các tế bào. DHA có tác độngtích cực đối với sự tăng trưởngvà phân hóa các tế bào thầnkinh, giúp làm giảm số lượng tếbào thần kinh bị chết. Ngoài ra,

các axit béo omega-3 chính làcác khối tạo thành các hợp chấthóa học giúp truyền tín hiệuthần kinh tới bộ não và do vậy,chúng có thể tác động đến sứckhỏe tâm thần của con người.

Một chế độ ăn lành mạnh baogồm một lượng vừa đủ cân bằngaxit béo omega-3 và omega-6.Những chế độ ăn có chất béochủ yếu là LA (một axit béoomega-6) sẽ không giúp cơ thểtổng hợp đủ lượng omega-3 tốiưu. Chế độ ăn thiếu hụt omega-3 là chế độ ăn trong đó hầu nhưcác chất béo được cung cấp từcác loại hạt như ngũ cốc, lạc vàcác loại hạt có dầu. Nhiềunghiên cứu trên động vật đã chỉra rằng các cá thể đang mangthai và cho con bú thuộc các loàilinh trưởng, chuột và nhiều loàikhác được cung cấp chất béo chỉtừ dầu hạt nhiều omega-6/ ítomega-3 thường sinh ra các cáthể con có những bất thường vềsinh hóa, thần kinh, thị giác vàhành vi.2

Khung 1: Những điều cơbản về axit béoAxit béo được phân loại dựa theo vịtrí của nối đôi đầu tiên trong chuỗi carbon. Đối với axit béo omega-3,nối đôi nằm cách đầu omega 3nguyên tử carbon, còn axit béoomega-6, nối đôi nằm cách đầuomega 6 nguyên tử carbon. Trongcùng 1 nhóm các axit béo, axit béocó chuỗi phân tử ngắn nhất khôngthể tự tổng hợp trong cơ thể người,nhưng khi đi vào cơ thể người, cácenzym sẽ kéo dài chuỗi phân tử nàyđể hình thành các axit béo có chuỗiphân tử dài hơn.

Axit béo omega-3

Alpha-linolenic acid (ALA) là axitbéo omega-3 có chuỗi phân tử ngắnnhất và cần phải lấy từ thức ăn, nó là“tiền chất” của các axit béo omega-3không bão hòa đa nối đôi chuỗi dài(Axít béo không bão hòa đa nối đôichuỗi dài).

Nguồn ALA: hạt óc chó và hạt lanh,dầu hạt óc chó, dầu hạt cải, và dầuđậu nành.

Docosahexaenoic acid (DHA) vàeicosapentaenoic acid (EPA) lànhững ví dụ về axit béo omega-3không bão hòa đa nối đôi chuỗi dài(Axít béo không bão hòa đa nối đôichuỗi dài).

Nguồn DHA và EPA: cá mỡ (cá trích, cáhồi, cá mòi, cá ngừ…), hàu biển và cua.

Axit béo omega-6

Linoleic acid (LA) là axit béo omega-6 có chuỗi phân tử ngắn nhất và cầnphải lấy từ thức ăn, nó là tiền chấtcủa các axit béo omega-6 có chuỗiphân tử dài hơn, ví dụ như arachi-donic acid (AA).

Nguồn LA: rau xanh và hạt có dầu(dầuhồng hoa, dầu hướng dương , dầungô, dầu đậu nành).

Nguồn AA: Không giống thực vật,động vật có khả năng chuyển hóa LAthành AA, nên AA có một hàm lượngnhỏ trong thịt, thịt gia cầm và trứng.

Axit béo dạng Cis và dạng Trans

Axit béo dạng Cis có các nguyên tửhydro nằm trên cùng một phía so vớinối đôi. Đây là dạng axit béo phổbiến nhất.

Axit béo dạng Trans có các nguyêntử hydro nằm trên hai phía đối diệnso với nối đôi. Các axit béo dạng nàyđược tìm thấy chủ yếu trong thức ănđã chế biến có chứa các chất béo bịhydro hóa một phần.

Sự khác biệt về cấu trúc này có ảnhhưởng đến các chức năng sinh lý.

Bảng 1: Khuyến nghị về tổng lượng chất béo và các axit béothiết yếu trong khẩu phần ăn. FAO/ WHO (2008)

TRẺ TRẺ NHỎ (6-24 THÁNG)

PHỤ NỮ MANG THAIVÀ CHO CON BÚ*

Tổng lượng chất béo

Giảm dần xuống còn khoảng35% tổng năng lượng tiêu thụ,tùy thuộc vào hoạt động thể lực.

20-35% tổng năng lượng tiêu thụ

Omega-6 PUFA

3,0-4,5% tổng năng lượng tiêuthụ (tính riêng LA)

2-3% tổng năng lượng tiêu thụ(tính riêng LA)

Omega-3PUFA

0,4-0,6% tổng năng lượng tiêuthụ (tính riêng ALA)

0,5-2% tổng năng lượng tiêuthụ (ALA + omega-3 PUFA khác)

* Mức tiêu thụ khuyến nghị dành cho người trưởng thành khỏe mạnh; PUFA, axít béo không bão hòađa nối đôi

Page 3: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

3

Cập nhật chuyên đề A&TSố 5, tháng 05/2012

Ở những nước có thu nhập thấp,hàm lượng chất béo cũng nhưaxit béo omega-3 có sẵn trongthực phẩm nhìn chung là thấpvà thường ở dưới mức khuyếnnghị tối thiểu cho các nhóm cónguy cơ cao (Bảng 1).3 Ở nhữngcộng đồng có chế độ ăn chủ yếutừ thực vật, dầu thực vật và ngũcốc là những nguồn cung cấpaxit béo quan trọng. Một số loạidầu thực vật như dầu đậu nànhvà dầu cải có hàm lượng axitomega-3 cao, trong khi nhữngloại dầu khác như dầu ngô, dầulạc, dầu hồng hoa và dầu hướng

dương lại có hàm lượng axit béoomega-3 rất thấp (Hình 1). Trẻem ở những quốc gia có thunhập thấp nhìn chung vẫn nhậnđủ chất béo khi còn bú sữa mẹ,nhưng lượng chất béo tiêu thụsẽ giảm mạnh sau khi cai sữa.

Tác động của các chương trìnhcan thiệp

Hầu hết những chương trìnhdinh dưỡng hướng tới phụ nữmang thai và đang cho con bú vàtrẻ em dưới 2 tuổi đều khôngtính đến chất lượng của chất béotrong chế độ ăn của bà mẹ và trẻnhỏ, mặc dù thực tế cho thấynhiều cách thức tiêu thụ chưa tốiưu vẫn đang khá phổ biến. Mộtvài chiến lược can thiệp có thểcải thiện lượng axit béo trong cơthể ở những nhóm có nguy cơcao này.

Can thiệp dành cho phụ nữmang thai và đang cho con bú

Để đảm bảo cung cấp đủ axitbéo cho phụ nữ mang thai vàđang cho con bú, cần làm theocác bước sau:

• Đảm bảo tiêu thụ đủ tổnglượng chất béo (tương đương20-35% năng lượng)

• Giảm lượng tiêu thụ các chấtbéo có hàm lượng axit béoomega-6 cao (ví dụ: dầu ngô,dầu lạc, dầu hồng hoa và dầuhướng dương)

• Tăng cường sử dụng các loạidầu thực vật có hàm lượngALA cao

• Khuyến khích tiêu thụ cácloại thực phẩm giàu Axít béokhông bão hòa đa nối đôi

chuỗi dài omega-3 (ví dụ nhưcác loại cá mỡ)

Ở một số cộng đồng dân cư,nguồn axit béo omega-3 đã cósẵn trong thực phẩm tại địaphương. Ví dụ, ở Malawi, mộtloài cá khô nhỏ ở đây có tên làusipa có hàm lượng DHA tươngđương với hàm lượng DHA cótrong cá hồi. Hàm lượng DHAbình quân có trong sữa mẹ củanhững phụ nữ sống gần HồMalawi chiếm khoảng 0,7% tổnglượng axit béo -- gấp 2 lần so vớitỉ lệ trung bình trên thế giới. ỞBangladesh, dầu hạt mù tạcđược sử dụng phổ biến dù chỉvới số lượng ít cũng có hàmlượng axit béo omega-3 tươngđương với dầu đậu nành. Nhữngví dụ trên cho thấy rằng các canthiệp có thể được xây dựng dựatrên thói quen ăn uống đã có từtrước của người dân ở nhữngnơi có sẵn nguồn thực phẩmgiàu chất béo chất lượng cao vớigiá cả phải chăng.

Những nguồn axit béo omega-3khác có thể có sẵn hoặc khôngcó sẵn ở địa phương bao gồmtrứng, các loại hạt (hạt chia, hạtóc chó, đậu tương), các loại bộtvà mứt làm từ dầu đậu nànhhoặc bột đậu nành không táchbéo. Trong một số trường hợp,việc tăng nguồn dự trữ quanhnăm các thức ăn có chứa chấtbéo chất lượng cao là rất hữuích; ví dụ, nên khuyến khíchngười dân phơi khô và bảo quảncá để có thể sử dụng quanhnăm. Ở những vùng mà cá thuvề để bán là chính, cần khuyếnkhích người dân giữ lại một sốlượng cá nhất định để ăn.

Hình 1. Hàm lượng axit béoomega-3 có trong các loạidầu thực vật và dầu hạt. Cơ sởdữ liệu dinh dưỡng quốc gia củaUSDA cho tham khảo tiêu chuẩn.

Một số loại dầu thực vật như dầu đậu nành vàdầu mù tạc có hàm lượng axit béo omega 3 rấtcao trong khi những loại dầu khác chiết xuất từngô, lạc, hồng hoa và hoa hướng dương lại cóhàm lượng axit béo omega-3 rất thấp.

0.0

0.3

0.6

0.9

1.2

1.5

7

Lượn

g (g

) chấ

t béo

om

ega

3 tr

ong

1 th

ìa d

ầu

Dầu

dừa

Dầu

hạt

cọ

Dầu

lạc

Dầu

hạt

bôn

gD

ầu h

ướng

dươ

ngD

ầu ô

liu

Dầu

ngô

Dầu

tạc

Dầu

đậu

nàn

hD

ầu c

ảiD

ầu h

ạt la

nh

Dầu

cọ

Dầu

hồn

g ho

a

Page 4: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

4

InsightChất béo thiết yếu

Những chương trình giúp tăngkhả năng tiếp cận và và sử dụngchất béo chất lượng cao cho cácnhóm dân cư có nguy cơ cao cóý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vídụ, các bà mẹ mang thai và đangcho con bú ở Chi-lê được hưởnglợi từ việc cung cấp sữa tăngcường DHA và EPA thông quachương trình dinh dưỡng quốcgia. Theo ước tính, số ngườiđược hưởng lợi vào khoảng gần113.000 người/ tháng, trong đócó khoảng 95.000 phụ nữ mangthai và 17.000 bà mẹ đang chocon bú.4

Việc sử dụng gói bổ sung dinhdưỡng từ chất béo (Lipid-basednutrient supplemnent) vào thựcphẩm tại nhà giúp tăng lượngtiêu thụ ALA của phụ nữ mangthai và đang cho con bú đồngthời cung cấp các vi chất cầnthiết khác. Sử dụng một gói 20gam mỗi ngày giúp cung cấp 10gam chất béo. Ở Bangladesh,hàm lượng axit béo trong gói bổsung dinh dưỡng từ chất béo cóthể làm tăng tỉ lệ năng lượng từALA từ 0,33% lên đến 0,62%,giúp phụ nữ đạt được mứckhuyến nghị là >0,5% (Xem mứckhuyến nghị trong Bảng 1).

Can thiệp dành cho trẻ nhỏ

Để cải thiện lượng axit béo trongcơ thể cho trẻ nhỏ, trước hết cầnphải cải thiện lượng axit béotrong cơ thể cho bà mẹ trong suốtquá trình mang thai và cho conbú như đã nêu trên. Ngoài ra, cácchiến lược khác có thể áp dụngtrong 2 năm đầu đời bao gồm:

• Khuyến khích thực hànhnuôi con bằng sữa mẹ tối ưu.

• Đảm bảo trẻ tiêu thụ đủ chấtbéo và axit béo trong giaiđoạn ăn bổ sung và sau đó.

Việc đơn giản chỉ thêm chất béovào chế độ ăn của trẻ nhỏkhông phải là cách làm đượckhuyến khích. Chất béo có đậmđộ năng lượng cao (9kcal/gam),và nếu bổ sung thêm chất béovào thức ăn của trẻ, đậm độnăng lượng của thức ăn sẽ tănglên rất nhiều lần, nhưng hàmlượng protein và vi chất trongthức ăn lại giảm đi (số lượng/100kcal). Do vậy, nếu trẻ tiêuthụ cùng một mức năng lượngthì trẻ sẽ nhận được ít proteinvà vi chất hơn. Do đó, khi bổsung chất béo vào thức ăn bổsung của trẻ, điều quan trọng làphải tăng hàm lượng tất cảnhững chất dinh dưỡng cầnthiết nhằm duy trì hoặc tăngcường đậm độ vi chất dinhdưỡng trong thức ăn.

Một cách để đảm bảo cung cấpđủ hàm lượng các chất dinhdưỡng là sử dụng nguồn chấtbéo có chứa cả protein và vi chấtdinh dưỡng như gói bổ sungdinh dưỡng từ chất béo. Trongmột thử nghiệm ngẫu nhiên cóđối chứng ở Ghana, gói bổ sungNutributter đã giúp tăng mứcnăng lượng cung cấp từ thức ănbổ sung và tăng hàm lượng ALAtrong máu lên thêm 33-40%.6

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằngsự thay đổi của ALA huyếttương đã giải thích phần lớn cáctác động tích cực của gói bổ sungdinh dưỡng từ chất béo đối vớiviệc tăng chiều dài của trẻ. Tuynhiên, tác động thúc đẩy tăng

trưởng của trẻ cũng có thể dothành phần sữa và/hoặc các chấtdinh dưỡng thúc đẩy tăngtrưởng khác có trong gói bổsung dinh dưỡng từ chất béo.

Trọng điểm nghiên cứu và cáctác động chính sách

Để xây dựng các chiến lược canthiệp hiệu quả, cần tiến hànhnghiên cứu để:

• Tính toán nguồn cung cấp,tiêu thụ và lượng axit béotrong cơ thể ở các nước cóthu nhập trung bình và thấp

• Xác định nguồn thực phẩmcung cấp axit béo omega-3sẵn có tại địa phương vớigiá thành hợp lý, có thể đưavào chế độ ăn của phụ nữmang thai, đang cho con búvà của trẻ nhỏ

• Xây dựng nguồn chất béotrong chế độ ăn có hàmlượng ALA cao/LA thấp ởnhững nơi nguồn thực phẩmcung cấp omega-3 không sẵncó hoặc đắt đỏ

• Hiểu rõ các nhân tố ảnhhưởng tới sự chuyển đổi LAvà ALA thành axít béo khôngbão hòa đa nối đôi chuỗi dàiở các nước có thu nhập thấp,đặc biệt là yếu tố di truyền vàdinh dưỡng

• Đánh giá cả hai mặt hiệu lựcvà hiệu quả của các can thiệphướng tới cải thiện tình trạngaxít béo không bão hòa đanối đôi chuỗi dài

Để bổ trợ cho những can thiệpnày, cần có chính sách cải thiệnchất lượng chất béo trong chế độ

Page 5: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

5

Cập nhật chuyên đề A&TSố 5, tháng 05/2012

ăn. Ví dụ, các loại thực phẩm códán nhãn “dầu thực vật” trên thịtrường phải nêu chính xác loạidầu và chất béo có trong sảnphẩm. Điều này đặc biệt quantrọng ở các nước có lượng tiêuthụ dầu chứa hàm lượng LA caovà do đó tình trạng axit béoomega-3 trong cơ thể có thể bịảnh hưởng. Việc nâng cao nhậnthức của người dân về sự khácbiệt trong chất lượng chất béo ởchế độ ăn cũng rất cần thiết. Vídụ, một nhãn dầu ăn hydro hóamột phần ở Ấn Độ có tên làVanaspati được cho là có hàmlượng chất béo ở dạng trans caohơn mức khuyến nghị 5-12 lần.7

Trước kết quả này, các nhómvận động chính sách đã hợp tácvới nhau nhằm (1) nâng caohiểu biết về hàm lượng chất béodạng trans cao trong dầu ăn, (2)thuyết phục các nhà sản xuấtdầu ăn giảm hàm lượng chất béodạng trans, và (3) đảm bảo đúngthông tin ghi trên nhãn hàng.

Sau đây là một số chiến lượckhác có thể giúp cải thiện tìnhtrạng sử dụng axit béo nhưngđòi hỏi phải có hành động vềmặt chính sách:

• Các nhà chức trách y tế phảikhuyến khích người dân tiêuthụ cá cùng với các thực phẩmgiàu ALA khác (nhưng hàmlượng LA không được vượtquá mức cho phép) và/hoặcaxít béo không bão hòa đa nốiđôi chuỗi dài omega-3.

• Ngành nông nghiệp phải hợptác với các chương trình y tếcông cộng nhằm đảm bảođáp ứng đủ nguồn cung cấp

chất béo thiết yếu cho cộngđồng.

• Các loại dầu sử dụng trongcác chương trình hỗ trợ thựcphẩm ở các nước thu nhậpthấp phải chuyển đổi từ loạikhông có hoặc có hàm lượngomega-3 thấp (VD: dầu ngô,dầu cọ) sang loại có đủ hàmlượng omega-3 cần thiết(VD: dầu đậu nành).

• Thức ăn cho cá cũng cầnđược nghiên cứu để có thểnuôi được những loại cá cóhàm lượng omega-3 cao hơn.

• Cần có các biện pháp đánhbắt cá bền vững để tránh làmcạn kiệt nguồn tài nguyênnày.

• Cần tìm thêm những nguồncung cấp chất béo thiết yếukhác như từ côn trùng haytảo biển.

• Hợp tác giữa lĩnh vực tưnhân với nhà nước nhằm hỗtrợ quảng bá những sảnphẩm có hàm lượng chất béothiết yếu cao, giống nhưTrung Quốc đã quảng bá bộtđậu nành không tách béo đểchế biến thức ăn bổ sung.8

Bằng chứng về ảnh hưởng củaaxit béo tới sức khỏe bà mẹ vàtrẻ em

Axit béo và tác động tới tuổi thaivà sự phát triển của bào thai

Trong các phân tích so sánh đốichiếu, việc bổ sung các axit béoomega-3 không bão hòa đa nốiđôi chuỗi dài cho người mẹtrong quá trình mang thai có liênquan tới việc tăng số ngày tuổi

của thai (+2,5 ngày), điều nàydẫn tới việc tăng trọng lượng khisinh (~50g) và chiều dài khi sinh(~0,5 cm) của trẻ. Axít béoomega-3 không bão hòa đa nốiđôi chuỗi dài giúp giảm tới 31%nguy cơ sinh non (thai dưới 34tuần tuổi) đối với tất cả cáctrường hợp mang thai thôngthường9 và giảm tới 61% nguy cơđối với các trường hợp mang thai“có nguy cơ cao”.10 Các nghiêncứu tiến hành tại Bangladesh11 vàMexico12 sau khi công bố cácphân tích so sánh đối chiếu đãđưa ra các kết quả khác nhau: tạiBangladesh việc bổ sung axít béoomega-3 không bão hòa đa nốiđôi chuỗi dài cho bà mẹ khôngcó ảnh hưởng tới việc sinh nonhay chiều cao cân nặng của trẻkhi sinh trong khi tại Mexico, đốivới các bà mẹ mang thai lần đầu,bổ sung dinh dưỡng cho mẹ cónhững tác động tích cực đến cânnặng khi sinh (+99 g) và chu viđầu của trẻ (+0,5 cm); tuy nhiên,việc bổ sung này lại không có tácđộng gì đối với các bà mẹ đãmang thai trước đó. Nghiên cứutại Chi-lê cho thấy việc bổ sungsữa được tăng cường ALA chobà mẹ mang thai sẽ giúp tăng cânnặng của trẻ khi sinh.13

Axit béo và tác động tới sự pháttriển chức năng thần kinh

Hầu hết các thử nghiệm canthiệp kiểm tra mối liên quangiữa lượng axit béo tiêu thụ và sựphát triển chức năng thần kinhđều được tiến hành ở các nướccó thu nhập cao và chủ yếu tậptrung vào thành phần axit béocó trong sữa bột dành cho trẻ

Page 6: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

6

InsightChất béo thiết yếu

nhỏ. Một báo cáo tổng hợp gầnđây đã kết luận rằng việc bổsung axit béo omega-3 khôngbão hòa đa nối đôi chuỗi dàicho những bà mẹ đang nuôi trẻsinh non bằng cách vắt sữa chocon bú giúp cải thiện sự pháttriển chức năng thần kinh củatrẻ. Tuy nhiên chưa có bằngchứng rõ ràng về tác dụng củaviệc bổ sung axít béo không bãohòa đa nối đôi chuỗi dài cho mẹtrước và sau khi sinh đối với sựphát triển chức năng thần kinhcủa trẻ sinh đủ tháng.13 Nhữngbằng chứng ban đầu được miêutả trong báo cáo này chỉ ra rằngcác axit béo omega-3 chuỗi dàicó trong chế độ ăn có thể bảo vệnão bộ của trẻ ở những nơi cóđiều kiện khó khăn và ở các giađình có thu nhập thấp; tuynhiên, vẫn cần có thêm nghiêncứu để chứng minh kết luậnnày.

Một thử nghiệm ngẫu nhiên ởtrẻ sinh non (< 33 tuần thai) tạiÚc chỉ ra rằng những trẻ đượcbổ sung DHA trực tiếp với hàmlượng cao giảm ½ nguy cơ mắcchứng chậm phát triển thầnkinh nặng so với những trẻ chỉđược bổ sung lượng DHA ở mứctiêu chuẩn tại thời điểm trẻ được18 tháng tuổi.15 Phân tích sâuhơn cho thấy tác dụng bảo vệcủa DHA chống lại tình trạngchậm phát triển thần kinh chỉbiểu hiện rõ ràng ở các bé gái:các bé gái được bổ sung DHAhàm lượng cao giảm 50% nguycơ mắc chứng chậm phát triểnthần kinh nhẹ và giảm gần 20%nguy cơ mắc chứng chậm pháttriển thần kinh nặng so với các

bé gái chỉ được bổ sung lượngDHA theo tiêu chuẩn. Trong sốcon của các bà mẹ không học hếttrung học, xét tại thời điểm 18tháng tuổi, những trẻ được bổsung DHA hàm lượng cao cóđiểm năng lực thần kinh caohơn 5 điểm so với trẻ chỉ đượcbổ sung DHA theo tiêu chuẩn.Tuy nhiên, can thiệp này khôngcó tác động rõ rệt nào đối vớikhả năng phát triển thần kinh ởcon của những bà mẹ có trìnhđộ học vấn cao hơn.

Axit béo và tác động tới khảnăng tăng trưởng sau khi sinhcủa trẻ

Hầu hết các nghiên cứu về mốiliên quan giữa axit béo và khảnăng tăng trưởng sau khi sinhđều được tiến hành trên nhómđối tượng trẻ em được cho uốngsữa bột tại các nước có thu nhậpcao. Kết quả nghiên cứu chỉ rarằng việc bổ sung axít béo khôngbão hòa đa nối đôi chuỗi dàikhông tác động đến sự tăngtrưởng của trẻ sinh non hay sinhđủ tháng được cho uống sữa bột.Tác dụng của việc bổ sung axitbéo sau khi sinh đối với khảnăng tăng trưởng của trẻ ở cácnước có thu nhập thấp, đặc biệtlà những trẻ bị chậm phát triểnbào thai, vẫn chưa được nghiêncứu cụ thể. Một thử nghiệm tiếnhành ở vùng nông thôn Gambiađã chọn ngẫu nhiên 183 trẻ nhỏđể bổ sung dầu cá hoặc dầu ô-liu(là giả dược sử dụng để đốichứng) từ 3 đến 9 tháng tuổi. Kếtquả là nhóm được bổ sung dầucá có chu vi vòng cánh tay và độdầy các nếp gấp da tăng lên đángkể, và chỉ số z-score đo chiều dài

cơ thể cũng tăng khá nhiều(+0,79)16.

Axit béo và tác động tới chứcnăng miễn dịch

Axit béo, đặc biệt là axit béokhông bão hòa đa nối đôi chuỗidài có khả năng điều hòa chứcnăng miễn dịch theo nhiều cáchkhác nhau. Các kết quả này phầnlớn thu được từ các nghiên cứutrong phòng thí nghiệm vànghiên cứu trên động vật nhỏ.Các thử nghiệm ngẫu nhiên cóđối chứng trên các nhóm dân cưgiàu có, chủ yếu nhằm mục đíchcải thiện tình trạng viêm nhiễmđã đưa ra những bằng chứng kháthuyết phục cho thấy hiệu quảcủa chất béo với nhiều loại bệnh,ví dụ như viêm khớp dạng thấp.Tuy nhiên, gần như chưa có thửnghiệm nào về tác dụng của axitbéo đối với chức năng miễn dịchđược tiến hành ở các nước cóthu nhập thấp.

Bổ sung axit béo trong nhữngnăm đầu đời và tác độngchuyển hóa lâu dài

Axit béo có thể ảnh hưởng tớibiểu hiện gen, chức năng protein và các phân tử tín hiệucó chức năng điều chỉnh sựngon miệng, cân bằng nănglượng và sự viêm nhiễm. Việcthừa hay thiếu dinh dưỡng trongquá trình phát triển đều có thểtác động đến sự phân chia, biếnđổi tế bào, đáp ứng với hooc-môn và môi trường dinhdưỡng. Những ảnh hưởng nàycó thể kéo dài và làm tăng nguycơ mắc các bệnh mạn tính saunày như bệnh béo phì, tiểuđường. Các quá trình sinh học

Page 7: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

7

Cập nhật chuyên đề A&TSố 5, tháng 05/2012

và dữ liệu thực nghiệm trênđộng vật cho thấy mối liên quangiữa việc tiêu thụ axít béo cóhàm lượng omega-6 (LA) cao vàhàm lượng omega-3 thấp với sựngon miệng và quá trình chuyểnhóa năng lượng. Tuy nhiên, vẫncòn thiếu các chứng cứ đáng tincậy để làm rõ mối liên hệ nàytrên người.

Axit béo và tác động tới sứckhỏe tâm thần của bà mẹ

Các nghiên cứu quan sát chothấy việc tiêu thụ ít axít béoomega-3 như DHA có liên quantới chứng trầm cảm sau sinh.Chứng bệnh này tác động tới 20-30% phụ nữ ở các nước đangphát triển và là nguyên nhân gâykhuyết tật hàng đầu trên toànthế giới. Một phân tích sinh tháihọc ở nhiều quốc gia đã chỉ rarằng lượng DHA trong sữa mẹthấp và mức tiêu thụ hải sản ít cóliên quan đến khả năng mắcchứng trầm cảm sau sinh cao.17

Bằng chứng thu được từ các thửnghiệm can thiệp có thiết kếnghiên cứu tốt còn rất hạn chế.Hai thử nghiệm ngẫu nhiên cóđối chứng lớn được tiến hành ởÚc18 và Mexico12 không tìm thấybất kì tác động tích cực nào củaviệc bổ sung DHA trước khi sinhtới chứng trầm cảm sau sinh ởphụ nữ. Tuy nhiên, tác động củaaxít béo có thể phụ thuộc vàotình trạng thừa hoặc thiếu cácchất dinh dưỡng khác (nhữngchất cũng có thể tác động đếnsức khỏe tâm thần), tổng lượngaxít béo tiêu thụ và các yếu tố ditruyền. Cần có thêm nhiềunghiên cứu hơn nữa về tác động

của các axít béo tới sức khỏe tâmthần của bà mẹ ở các nước đangphát triển - nơi tình trạng axítbéo omega-3 còn thấp.

Các nhân tố ảnh hưởng tới tìnhtrạng axít béo ở phụ nữ mangthai, phụ nữ đang cho con bú vàtrẻ dưới hai tuổi

Các chế độ ăn hàng ngày hiệnnay có xu hướng có hàm lượngaxít béo omega-3 thấp trừ khibữa ăn thường xuyên có nhiềucá và hải sản. Điều này trái vớiphần lớn lịch sử tiến hóa củaloài người. Trước khi cáchmạng nông nghiệp biến ngũ cốctrở thành nguồn cung cấp ca-lochủ yếu thì chế độ ăn của conngười thường rất giàu axít béoomega-3. Chế độ ăn ở thời kì đồđá cũ có nhiều thịt thú sănhoang dã, cá/ ốc và côn trùng, ítngũ cốc và không có dầu thựcvật đã chế biến.19 Chế độ ăn nàycó hàm lượng chất béo nằm ởmức vừa cho tới mức cao vàhàm lượng axít béo omega-3cao. Tỉ lệ giữa omega-6 vàomega-3 là xấp xỉ 1:1.

Đặc trưng của chế độ ăn này vôcùng khác biệt so với đặc trưngcủa phần lớn các chế độ ăn hiệntại ở các nước có thu nhập thấp- nơi thường có lượng tiêu thụchất béo ở mức thấp cho đếnmức vừa và lượng tiêu thụ axítbéo omega-3 ở mức thấp. Xuhướng giảm lượng tiêu thụ axítbéo omega-3 và tăng lượngtiêu thụ omega-6 cũng xuấthiện ở nhóm dân cư thu nhậpcao trong một khoảng thờigian ngắn: từ năm 1981 đến

năm 2000, lượng LA trong sữacủa các bà mẹ ở Úc tăng lênnhưng lượng DHA lại giảm đi(Hình 2).20

Tiếp cận nguồn thực phẩm đủchất béo và axít béo

Dựa trên tổng lượng cung cấpchất béo và axít béo ước tínhtrong khẩu phần ăn ở 13 nướctheo số liệu về nguồn cung thựcphẩm của Tổ chức Nông nghiệpvà Lương thực Thế giới (FAO),người ta đã tìm thấy mối tươngquan tích cực giữa GDP vànguồn cung cấp tổng lượng chấtbéo, axít béo omega-6 và axítbéo omega-3 sẵn có trên bìnhquân đầu người.3 Phần lớn cácquốc gia đã có nguồn cung thựcphẩm đáp ứng đủ nhu cầuomega-6 khuyến nghị dành chophụ nữ mang thai và đang chocon bú và chỉ còn một số quốcgia chưa đáp ứng đủ nhu cầuomega-6 khuyến nghị dành chotrẻ từ 6-24 tháng tuổi. Tuynhiên, hầu hết các quốc gia vẫnchưa đáp ứng đủ nhu cầuomega-3 khuyến nghị dành chotrẻ từ 6-24 tháng tuổi và cho phụnữ mang thai và đang cho conbú (Hình 3). Điều quan trọngcần lưu ý là những số liệu trênchỉ phản ánh nguồn cung thựcphẩm sẵn có trên bình quân đầungười chứ không phản ánhlượng tiêu thụ các chất từ khẩuphần ăn. Nhìn chung lượng tiêuthụ thường thấp hơn lượng cungthực phẩm sẵn có. Hơn nữa, phụnữ và trẻ em dưới hai tuổi có khảnăng ít được tiếp cận với các loạithực phẩm đủ chất béo và axítbéo hơn so với các thành viên

Page 8: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

8

InsightChất béo thiết yếu

khác trong gia đình. Do đó, nhữngtính toán trên có lẽ là các khả năng“tốt nhất” có thể xảy ra. Cần lưu ýrằng, đối với trẻ sơ sinh, những tínhtoán trên chỉ tính đến thức ăn bổsung chứ không bao gồm sữa mẹ.

Lượng tiêu thụ axít béo ở phụ nữmang thai và đang cho con bú

Gần đây Huffman và các cộng sự đãxem xét lại những nghiên cứu trựctiếp đánh giá lượng tiêu thụ axít béoở phụ nữ mang thai hoặc đang chocon bú và con của họ ở các quốc giacó thu nhập thấp. Các kết quảnghiên cứu này nhìn chung đều ủnghộ các phát hiện đã nêu ở trên.21

Mặc dù một nghiên cứu về phụ nữmang thai và đang cho con bú ở khuvực thành thị của Ấn Độ cho thấytổng lượng tiêu thụ chất béo của họđáp ứng được mức khuyến nghị củaIOM,22 lượng tiêu thụ chất béo củaphụ nữ mang thai và đang cho conbú ở vùng nông thôn Bangladesh5 vàvùng nông thôn Burkira Faso23 vẫnthấp hơn rất nhiều so với mứckhuyến nghị. Trong số các bà mẹBangladesh, lượng tiêu thụ thức ăncó nguồn gốc động vật trung bìnhhằng ngày là 1,5 thìa cá (12,8g), nửathìa trứng (4,7g) và nửa thìa thịt/thịtgia cầm (4,2g). Những phụ nữ nàychỉ tiêu thụ khoảng 1 thìa cà phê(4,0g) dầu mù tạt và 3/4 thìa cà phê(3,5g) dầu đậu nành mỗi ngày.5 Dođó, tỉ lệ năng lượng trung bình (sốca-lo) từ chất béo chỉ chiếm khoảng8% - phản ánh một khẩu phần ăn rấtnghèo chất béo. Trong các nghiêncứu kiểm tra lượng tiêu thụ ALAtrong quá trình mang thai, phụ nữ ởMexico và Mĩ đáp ứng đủ nhu cầukhuyến nghị nhưng phụ nữ ở Chile,Bangladesh và Ấn Độ không đáp

Hình 2: Hàm lượng axít linoleic (omega-6) (biểu đồ A) và DHA(omega-3) (biểu đồ B) trung bình trong sữa mẹ của phụ nữ Úctrong năm 1981 và năm 2000. Gibson và cộng sự (2000)

Hình 3: Xếp hạng nguồn cung cấp axít béo omega-3 (% nănglượng) ở 13 quốc gia theo GDP. Dựa theo Michaelsen và cộng sự(2011)

Ở nhiều nước thu nhập thấp, nguồn cung cấp axít béo omega-3 trong chế độ ănkhông đủ đáp ứng nhu cầu omega-3 dành cho trẻ 6-24 tháng tuổi hoặc cho phụ nữmang thai và đang cho con bú theo khuyến nghị.

Xu hướng tăng lượng tiêu thụ axít béo omega-6 và giảm lượng tiêu thụ axít béoomega-3 được phản ánh trong việc tăng hàm lượng LA và giảm hàm lượng DHA trongsữa mẹ của các phụ nữ Úc giữa năm 1981 và năm 2000.

0

2

4

6

8

10

12

14

LA (%

tổng

lượn

g ax

ít bé

o)

1981 2000Năm

A

.00

.05

.10

.15

.20

.25

.30

.35

DH

A (%

tổng

lượn

g ax

ít bé

o)

B

1981 2000Năm

M ex ico

Trung Quốc

Nam Phi

Indonesia

Bolivia

Việt Nam

Ấn Độ

Ghana

Burkina Faso

Bangladesh

Ethiopia

Malawi

0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7

Tỉ lệ năng lượng từ các axít béo omega-3

Mức tối thiểu của khoảng tiêu thụ đủ đối với trẻ 6-24 tháng tuổi

Mức tối thiểu của khoảng AMDR đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Page 9: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

9

Cập nhật chuyên đề A&TSố 5, tháng 05/2012

ứng đủ nhu cầu này (Hình 4). Trongcác nghiên cứu đánh giá lượng tiêu thụDHA trong quá trình mang thai, phụnữ ở tất cả các nước Mĩ, Mexico,Bangladesh và Ấn Độ đều không đápứng đủ nhu cầu khuyến nghị (Hình 5).

Tình trạng axít béo ở trẻ nhỏ

Lượng axít béo không bão hòa đanối đôi chuỗi dài chuyển từ mẹ sangcon trong quá trình mang thai vàcho con bú phụ thuộc chủ yếu vàotình trạng axít béo của mẹ mà tìnhtrạng rất khác nhau bởi lượng tiêuthụ axít béo không bão hòa đa nốiđôi chuỗi dài đặc biệt là DHA trongkhẩu phần ăn, trên thế giới rất khácnhau. Điều này được phản ánh bởihàm lượng DHA khác nhau trongsữa của các bà mẹ ở các quốc giakhác nhau và thậm chí trong cùngmột quốc gia (Hình 6). Với trẻ dưới2 tuổi, sữa mẹ và cá là nguồn cungcấp axít béo không bão hòa đa nốiđôi chuỗi dài chủ yếu, đặc biệt là axítbéo omega-3.

Tổng lượng tiêu thụ chất béo củatrẻ em Gambia giảm từ 50% nănglượng xuống 25% năng lượng từ khisinh cho đến 18 tháng tuổi do trẻbú sữa mẹ ít đi, và giảm thêmkhoảng 15% năng lượng tính đếnkhi trẻ 2-3 tuổi.24 Lượng tiêu thụaxít béo omega-6 là tương đối ổnđịnh nhưng lượng tiêu thụ axítomega-3 giảm đột biến khi trẻ búsữa mẹ ít đi. Trẻ mẫu giáo ởBangladesh5 và Trung Quốc25 cótổng lượng tiêu thụ chất béo, ALAvà DHA thấp hơn mức khuyếnnghị.

Tỉ lệ tương đối giữa axít béo omega-3 và omega-6 trong khẩu phần ăncũng ảnh hưởng tới hàm lượng axítbéo bởi vì sự chuyển đổi từ ALA

Hình 4: Lượng tiêu thụ ALA trong quá trình mang thai. IOM(2005), Ramakrishnan và cộng sự (2010), Mardones và cộng sự (2008),Yakes và cộng sự (2011), Muthayya và cộng sự (2009)

Ở một số quốc gia, lượng tiêu thụ ALA (một axít béo omega-3) trung bình của phụ nữmang thai thấp hơn rất nhiều so với mức khuyến nghị.

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

Hoa Kỳ ChileMexico Bangladesh Ấn Độ

Mg

ALA

/ ng

ày

Mức ALA khuyến nghị1480 1470

700580 570

Hình 5: Lượng tiêu thụ DHA trong quá trình mang thai. Koletzkovà cộng sự (2007), Nesheim và Yaktine (2007), Ramakrishnan và cộngsự (2010), Yakes và cộng sự (2011), Muthayya và cộng sự (2009)

Ở một số quốc gia, lượng tiêu thụ DHA (một axít béo omega-3) trung bình của phụnữ mang thai thấp hơn rất nhiều so với mức khuyến nghị.

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

Mexico Bangladesh Ấn Độ

Mức DHA khuyến nghị

Mg

DH

A/n

gày

Hoa Kỳ

73

55

30

11

Page 10: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

10

InsightChất béo thiết yếu

sang axít béo omega-3 chuỗi dàibị ảnh hưởng bởi lượng tiêu thụaxít béo omega-6. Hàm lượngaxít béo trong khẩu phần ăn vàsự cân bằng giữa LA và ALA lànhững yếu tố quyết định tìnhtrạng axít béo không bão hòa đanối đôi chuỗi dài.

Yếu tố di truyền

Sự khác biệt về di truyền trongchuyển hóa axít béo có thể tácđộng đến tình trạng axít béotrong cơ thể. Các biến thể gencủa các enzym tham gia trongquá trình chuyển hóa LA vàALA thành axít béo không bãohòa đa nối đôi chuỗi dài cũngảnh hưởng đáng kể tới tìnhtrạng axít béo trong cơ thể, bao

gồm hàm lượng DHA trong khimang thai và hàm lượng axít béokhông bão hòa đa nối đôi chuỗidài trong sữa mẹ. Cần có thêmnhiều nghiên cứu hơn để tìmhiểu cơ chế các biến thể gen điềuhòa lượng axít béo trong máu,sữa mẹ, các mô và tìm hiểu tácđộng của chúng đến phản ứngmiễn dịch, tình trạng phát triểncủa các nhóm dân cư thuộc cácchủng tộc khác nhau, lối sống vàthói quen ăn uống khác nhau.

Kết luận

Các chất béo thiết yếu có liên hệvới một số tác động tích cực đếnsức khỏe của bà mẹ và trẻ em,tuy nhiên hậu quả của việc tiêuthụ không đủ các axít béo thiết

yếu ở các nước có thu nhập thấpgần như chưa được quan tâm.Một số ít nghiên cứu đánh giálượng tiêu thụ thức ăn cho đếnnay đã chỉ ra rằng chế độ ăn củaphụ nữ mang thai và đang chocon bú và trẻ nhỏ thường khôngđáp ứng đủ lượng axít béo thiếtyếu theo khuyến nghị. Việc thúcđẩy các thực hành cải thiện chếđộ ăn cho phụ nữ mang thai vàđang cho con bú, chế độ nuôidưỡng trẻ nhỏ tối ưu trong hainăm đầu đời, và các hành độngchính sách nhằm nâng cao chấtlượng chất béo trong chế độ ăn cóthể cải thiện tình trạng axít béo ởnhóm dân cư có nguy cơ cao.

Hình 6: So sánh hàm lượng DHA trong sữa của các bà mẹ ở các quốc gia khác nhau. Dựa theoMichaelsen và cộng sự (2011)

Có sự khác biệt rất lớn về hàmlượng DHA trong sữa mẹtrong một quốc gia và giữacác quốc gia với nhau, điềunày có thể có liên quan đến sựkhác nhau trong lượng tiêuthụ axít béo trong chế độ ăncủa bà mẹ.

0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8

*Mỗi cột của các nước này biểu thị giá trị trung bình từ các nghiên cứu riêng biệt. Hàm lượng DHA trong sữa mẹ trung bình vào khoảng từ 0,4-0,91% ở Cộng hòa Dominic, 0,20-0,34% ở Nigeria, 0,15-0,35% ở Trung Quốc, và 0,1-0,2% ở Nam Phi

Cộng hòa Dominic*

Công-gô

Saint Lucia

Curao

Cuba

Suriname

Panama

Nigeria*

Tanzania

Mexico

Belize

Trung Quốc*

Nam Phi*

Pakistan

Philippines

Page 11: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

1 Holman RT. The slow discovery of the importance of omega 3essential fatty acids in human health. J Nutr. 1998;128 (2 Suppl):427S-433S.

2 Brenna JT. Animal studies of the functional consequences ofsuboptimal polyunsaturated fatty acid status during pregnancy, lactation and early post-natal life. Matern ChildNutr. 2011;7 Suppl 2:59-79.

3 Michaelsen KF, Dewey KG, Perez-Exposito AB, Nurhasan M,Lauritzen L, Roos N. Food sources and intake of n-6 and n-3fatty acids in low-income countries with emphasis on infants,young children (6-24 months), and pregnant and lactatingwomen. Matern Child Nutr. 2011;7 Suppl 2:124-140.

4 Ministerio de Salud Chile. Nueva Purita Mama. http://purita-mama.redsalud. gov.cl/url/page/purita_mama/g_visualiza-cion/g_noticias/detalle_noticias_1_5030741.html

5 Yakes EA, Arsenault JE, Munirul Islam M, Hossain MB,Ahmed T, Bruce German J, et al. Intakes and breast-milk concentrations of essential fatty acids are low amongBangladeshi women with 24-48-month-old children. Br JNutr.105(11):1660-1670.

6 Adu-Afarwuah S, Lartey A, Brown KH, Zlotkin S, Briend A,Dewey KG.Randomized comparison of 3 types of micronutrient supplements for home fortification of complementary foods in Ghana: effects on growth and motordevelopment. Am J Clin Nutr. 2007;86(2):412-420.

7 Perappadan BS. Vanaspati brands have high levels of trans fat:study. The Hindu 2009 February 5, 2009.

8 Sun J, Dai Y, Zhang S, Huang J, Yang Z, Huo J, et al. Implementation of a programme to market a complementaryfood supplement (Ying Yang Bao) and impacts on anaemiaand feeding practices in Shanxi, China. Matern Child Nutr.7Suppl 3:96-111.

9 Makrides M, Duley L, Olsen SF. Marine oil, and otherprostaglandin precursor, supplementation for pregnancy uncomplicated by pre-eclampsia or intrauterine growth restriction. Cochrane Database Syst Rev. 2006;3:CD003402.

10 Horvath A, Koletzko B, Szajewska H. Effect of supplementa-tion of women in high-risk pregnancies with long-chainpolyunsaturated fatty acids on pregnancy outcomes andgrowth measures at birth: a meta-analysis of randomized controlled trials. Br J Nutr. 2007;98(2):253-259.

11 Tofail F, Kabir I, Hamadani JD, Chowdhury F, Yesmin S,Mehreen F, et al.Supplementation of fish-oil and soy-oil during pregnancy and psychomotor development of infants. J Health Popul Nutr. 2006;24(1):48-56.

12 Ramakrishnan U, Stein AD, Parra-Cabrera S, Wang M,Imhoff-Kunsch B, Juarez-Marquez S, et al. Effects of docosahexaenoic acid supplementation during pregnancy ongestational age and size at birth: randomized, double-blind,placebo-controlled trial in Mexico. Food Nutr Bull.31(2 Suppl):S108-116.

13 Mardones F, Urrutia MT, Villarroel L, Rioseco A, Castillo O,Rozowski J, et al. Effects of a dairy product fortified with multiple micronutrients and omega-3 fatty acids on birthweight and gestation duration in pregnant Chilean women.Public Health Nutr. 2008;11(1):30-40.

14 Makrides M, Collins CT, Gibson RA. Impact of fatty acid status on growth and neurobehavioural development in humans. Matern Child Nutr. 2011;7 Suppl 2:80-88.

15 Makrides M, Gibson RA, McPhee AJ, Collins CT, Davis PG,Doyle LW, et al. Neurodevelopmental outcomes of preterm infants fed high-dose docosahexaenoic acid: a randomizedcontrolled trial. JAMA. 2009;301(2):175-182.

16 Prentice AM, van der Merwe L. Impact of fatty acid status onimmune function of children in low-income countries.Matern Child Nutr. 2011;7 Suppl 2:89-98.

17 Hibbeln JR. Seafood consumption, the DHA content of mothers’ milk and prevalence rates of postpartum depression:a cross-national, ecological analysis. J Affect Disord.2002;69(1-3):15-29. 18 Makrides M, Gibson RA, McPhee AJ,Yelland L, Quinlivan J, Ryan P. Effect of DHA supplementationduring pregnancy on maternal depression and neuro development of young children: a randomized controlled trial.JAMA.304(15):1675-1683.

19 Eaton SB, Eaton SB, 3rd. Paleolithic vs. modern diets--selectedpathophysiological implications. Eur J Nutr. 2000;39(2):67-70.

20 Gibson RA, Makrides M. n-3 polyunsaturated fatty acid requirements of term infants. Am J Clin Nutr. 2000;71(1 Suppl):251S-255S.

21 Huffman SL, Harika RK, Eilander A, Osendarp SJ. Essentialfats: how do they affect growth and development of infantsand young children in developing countries? A literature review. Matern Child Nutr.7 Suppl 3:44-65.

22 Muthayya S, Dwarkanath P, Thomas T, Ramprakash S, MehraR, Mhaskar A, et al. The effect of fish and omega-3 Axít béokhông bão hòa đa nối đôi chuỗi dài intake on low birth weightin Indian pregnant women. Eur J Clin Nutr. 2009;63(3):340-346.

23. Huybregts LF, Roberfroid DA, Kolsteren PW, Van Camp JH.Dietary behaviour, food and nutrient intake of pregnantwomen in a rural community in Burkina Faso. Matern ChildNutr. 2009;5(3):211-222.

24. Prentice AM, Paul AA. Fat and energy needs of children in developing countries. Am J Clin Nutr. 2000;72 (5 Suppl):1253S-1265S.

25. Barbarich BN, Willows ND, Wang L, Clandinin MT. Polyun-saturated fatty acids and anthropometric indices of children inrural China. Eur J Clin Nutr. 2006;60(9):1100-1107.

11

Cập nhật chuyên đề A&TSố 5, tháng 05/2012

Tài liệu tham khảo

Insight là loạt các ẩn phẩm cung cấp thông tin chuyênmôn vắn tắt về các thực hành tối ưu trong nuôi dưỡngtrẻ nhỏ, bao gồm cho bú sớm, nuôi con bằng sữa mẹhoàn toàn và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý trong hai nămđầu đời của trẻ. Mục tiêu của Dự án Alive & Thrive làcải thiện thực hành nuôidưỡng trẻ nhỏ trong thời kìquan trọngnày nhằm làm giảm tử vong trẻ em,ngănchặn tình trạng suy dinh dưỡng và khuyến khích tăngtrưởng tối ưu. Dự án Alive & Thrive được quỹ Bill &Melinda Gates tài trợ và tổ chức FHI 360 chịu tráchnhiệm quản lý. Các tổ chức khác cùng tham gia thựchiện dự án bao gồm BRAC, GMMB, IFPRI, Save theChildren, UC-Davis và World Vision.

Để biết thêm thông tin, xin mời truy cập:www.aliveandthrive.org

Page 12: Profile_quyen 3_nhung chat beo_lan 3 (27.5.14)_Layout 1

Alive & Thrive Việt NamP.203-204, Nhà E4BKhu ngoại giao đoàn Trung TựSố 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 04-35739066 • Fax: 04-35739063aliveandthrive.orgmattroibetho.vn