134
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM ___________ RỦI RO CỦA NGÀNH GẠO VIỆT NAM KHI PHỤ THUỘC VÀO XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Nhóm thực hiện: 1. Lưu Thành Đạt 2. Lê Mai Trâm 3. Nguyễn Đăng Hinh 4. Nguyễn Ngọc Bảo Vi 5. Trần Kim Dung 6. Nguyễn Lê Trúc Anh Lớp NT1-K37

[Qtrr]_rủi Ro Của Ngành Gạo Việt Nam Khi Phụ Thuộc Vào Xuất Khẩu Sang Trung Quốc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

quan tri rui ro

Citation preview

Rủi ro của ngành gạo việt nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang trung quốc

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM

___________

GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân

Nhóm thực hiện:

1. Lưu Thành Đạt

2. Lê Mai Trâm

3. Nguyễn Đăng Hinh

4. Nguyễn Ngọc Bảo Vi

5. Trần Kim Dung

6. Nguyễn Lê Trúc Anh

Lớp NT1-K37

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Mục lục

MỤC LỤC..................................................................1

CHƯƠNG 1:.............................TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG GẠO.................................................................3

1.1. Tổng quan về tình hình ngành gạo trên thế giới:..................................................31.1.1. Tình hình sản xuất gạo trên thế giới:................................................................31.1.2. Tình hình dự trữ gạo trên thế giới:...................................................................81.1.3. Tình hình giá gạo trên thế giới:.......................................................................101.1.4. Giá trị mậu dịch gạo trên thế giới:..................................................................10

1.2. Tình hình ngành lúa gạo của Trung Quốc:..........................................................131.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo của Trung Quốc:...................................................131.2.2. Tình hình nhập khẩu gạo của Trung Quốc:......................................................151.2.3. Xu hướng nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong tương lai:............................18

CHƯƠNG 2:.......THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC.........................................23

2.1. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2007 – 10 tháng đầu năm 2014:23

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam:.........................................................232.1.2. Giá và chất lượng gạo xuất khẩu:....................................................................25

2.1.2.1. Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu:................................................252.1.2.2. Giá gạo xuất khẩu:..................................................................................282.1.2.3. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam:.......................................30

2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2014:.......................................................................................................... 35

2.2.1. Về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu:............................................................352.2.2. Về phương thức xuất khẩu:............................................................................42

CHƯƠNG 3:.RỦI RO XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM KHI PHỤ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

47

3.1. Rủi ro xuất khẩu gạo của Việt Nam khi phụ thuộc vào Trung Quốc:....................47

Trang 1

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

3.1.1. Rủi ro của nông dân Việt Nam:.......................................................................473.1.1.1. Rủi ro trong chọn giống lúa:...................................................................473.1.1.2. Rủi ro trong dự trữ lúa:..........................................................................513.1.1.3. Rủi ro trong giao dịch:............................................................................52

3.1.2. Rủi ro của doanh nghiệp:................................................................................533.1.2.1. Rủi ro về thanh toán:..............................................................................533.1.2.2. Rủi ro bị hủy hợp đồng:..........................................................................553.1.2.3. Rủi ro về giá:...........................................................................................563.1.2.4. Rủi ro khi xuất khẩu gạo chất lượng thấp:..............................................583.1.2.5. Rủi ro khi Trung Quốc thay đổi chính sách, pháp luật:...........................59

3.1.3. Rủi ro cho toàn bộ ngành gạo Việt Nam:........................................................613.1.3.1. Rủi ro về thương hiệu:............................................................................613.1.3.2. Rủi ro phụ thuộc xuất khẩu sang Trung Quốc:........................................633.1.3.3. Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh:..................................................................64

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng tính chủ động của Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc:.............................................................................................................. 68

3.2.1. Nhóm giải pháp cho nông dân:.......................................................................683.2.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp:................................................................71

3.2.2.1. Tìm hiểu kĩ về đối tác:.............................................................................713.2.2.2. Thỏa thuận điều kiện thanh toán an toàn:.............................................713.2.2.3. Chú trọng khâu làm hợp đồng:...............................................................723.2.2.4. Ưu tiên xuất khẩu chính ngạch:..............................................................723.2.2.5. Chú trọng nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu:....................733.2.2.6. Đa dạng hóa thị trường:.........................................................................733.2.2.7. Chủ động hơn trong việc tổ chức xuất khẩu:..........................................74

3.2.3. Nhóm giải pháp cho toàn ngành gạo Việt Nam:..............................................743.2.3.1. Đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp:.............743.2.3.2. Doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào vùng nguyên liệu:........................753.2.3.3. Điều chỉnh lượng sản xuất lúa:...............................................................763.2.3.4. Tận dụng cơ hội để chủ động hơn trong xuất khẩu................................783.2.3.5. Tìm kiếm thêm các thị trường xuất khẩu mới........................................79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................81

Trang 2

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Chương 1: Tổng quan về mặt hàng

gạo

1.1. Tổng quan về tình hình ngành gạo trên thế giới:1.1.1. Tình hình sản xuất gạo trên thế giới:

Sản lượng sản xuất lúa gạo thế giới đã suy giảm đáng kể do

điều kiện thời tiết thất thường. Một ví dụ điển hình là trường hợp

của châu Á, nơi xảy ra hiện tượng EL Nino, vụ lúa chính đã bị ảnh

hưởng tiêu cực bởi thời tiết khắc nghiệt khi mà mùa mưa đến

chậm và lượng mưa ít, theo sau đó là các trận mưa to và lũ lụt.

Hơn nữa, triển vọng đối với cây trồng thứ phát do trồng trong quý

cuối cùng của năm vẫn chưa chắc chắn, trong khi đó dự báo được

đưa ra bởi cơ quan khí hậu vẫn cho thấy xác suất 60-65% của các

hiện tượng thời tiết thất thường sẽ xảy ra ở phía bắc bán cầu

trong mùa thu-đông. Trước tác động của những yếu tố này FAO đã

điều chỉnh mức dự báo sản lượng lúa gạo toàn cầu năm 2014

giảm 6.5 triệu tấn, trong đó phản ánh phần lớn sự suy giảm sản

lượng của Trung Quốc (đại lục) và Ấn Độ, hai quốc gia sản xuất

lúa gạo hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, dự báo thấp hơn cũng đã

được đưa ra cho Campuchia, Colombia, Ai Cập, Hàn Quốc,

Madagascar, Nepal, Philippines và Hoa Kỳ.

Trang 3

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Biểu đồ 1: Sản lượng và diện tích lúa gạo toàn cầu giai đoạn

2005-2014

Nguồn: FAO

Với kết quả của những điều chỉnh này, sản xuất lúa gạo thế

giới hiện nay dự kiến sẽ đạt khoảng 744.400.000 tấn, so với sản

lượng ước tính năm 2013 là 747.500.000 tấn. Lần đầu tiên trong 5

năm trở lại đây sản lượng lúa gạo toàn cầu bị suy giảm, mặc dù tỷ

lệ chỉ là 0,4%, tương đương 3 triệu tấn. Sự thiếu hụt được được

cholà do sự sụt giảm 0,5% trong diện tích sản xuất lúa.

Trang 4

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Châu Á

Với việc hàng loạt các nước châu Á đã tham gia vào hoạt động

thu hoạch chính vụ, FAO đã hạ mức dự báo sản lượng năm 2014 ở

châu Á xuống còn 673.600.000 tấn, giảm 0,7% so với đỉnh điểm

của năm 2013. Việc điều chỉnh giảm này là do khí hậu khắc

nghiệt đang diễn ra ở châu Á, khi mà nhiều quốc gia bị ảnh hưởng

bởi một tiến trình chậm và thất thường của những cơn mưa theo

mùa, cụ thể là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tương tự như vậy,

Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác sẽ

đạt mức thu hoạch thấp hơn đến cuối năm. Ngược lại, sản xuất

được dự đoán sẽ mở rộng tại Bangladesh, Bhutan, các tỉnh Đài

Loan của Trung Quốc, Malaysia, Myanmar, và Việt Nam.

Biểu đồ 2: Sản xuất gạo của Châu Á giai đoạn 2010 – 2014

Nguồn: FAO

Trang 5

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Châu Phi

Sự phục hồi sản lượng ở Madagascar, cùng với các vụ mùa lớn

hơn ở Đông Phi, dự kiến sẽ làm cho sản lượng lúa gạo năm 2014

của châu lục này tăng 1%. Vụ lúa chính ở Bắc và Tây Phi đã đến

giai đoạn thu hoạch, trong khi vụ mùa lại đang đến gần ở phần

phía đông và phía nam của lục địa này. Kể từ tháng 7, mặc dù dự

báo sản xuất năm 2014 của FAO cho châu Phi đã giảm gần 750

000 tấn xuống còn 27,6 triệu tấn.Trong khi triển vọng vẫn thuận

lợi cho vụ mùa ở các nước Đông Phi thì một tình trạng trì trệ của

sản lượng lại diễn ra ở Tây Phi, và Ai Cập là nơi có sự suy giảm

đáng kế nhất.

Biểu đồ 3: Sản xuất lúa gạo ở châu Phi giai đoạn 2010- 2014

Nguồn: FAO

Trung Mỹ và Caribbean

Trang 6

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Kể từ tháng 7, FAO đã thu hẹp dự báo sản xuất tổng thể cho

Trung Mỹ và Caribbean xuống còn 2,9 triệu tấn tương ứng giảm

1% so với năm trước do tình trạng hạn hán trên nhiều quốc gia

Trung Mỹ giữa tháng Bảy và tháng Tám.

Nam Mỹ

Sản lượng sản xuất năm 2014 của Nam Mỹ được dự báo sẽ

giảm khoảng 220 000 tấn, xuống còn 25.4 triệu tấn.Mức giảm này

phần lớn thuộc về Colombia và Venezuela khi mà thời tiết ở đây

kém thuận lợi hơn những nơi khác. Bolivia, Ecuador, Peru và

Uruguay cũng được dự báo sẽ đối mặt với sự suy giảm sản lượng.

Ngược lại, với Argentina, Brazil, Chile, Guyana và Paraguay sản

lượng đến cuối năm 2014 sẽ tăng lên.

Biểu đồ 4: Sản xuất lúa gạo ở Nam Mỹ giai đoạn 2010 – 2014Trang 7

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Nguồn: FAO

Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương

Tại Bắc Mỹ, USDA đã hạ mức dự báo sản lượng năm 2014 tại

Hoa Kỳ khoảng 350 000 tấn kể từ tháng 7, với diện tích gieo trồng

thấp hơn ước tính – khoảng 1,18 triệu ha. Mặc dù có sự điều

chỉnh, diện tích lúa vẫn được đánh giá là đã tăng lên so với năm

2013 khoảng 18%, được thúc đẩy bởi triển vọng lợi nhuận cao

hơn.

Tại châu Âu, dự báo sản lượng chỉ thay đổi nhẹ.Với sản lượng

chung khoảng 2,9 triệu tấn, sản lượng trong khu vực dự kiến sẽ

tăng 25 000 tấn so với năm 2013, khi mà năng suất cao hơn một

chút nhờ thời tiết thuận lợi, sẽ bù đắp cho việc cắt giảm diện tích

liên tiếp .

Trong Châu Đại Dương, chỉ có một sự điều chỉnh nhỏ trong

sản lượng của Úc kể từ tháng 7, bởi vì vụ thu hoạch năm 2014 đã

được kết thúc vào tháng 5. Nguồn cung cấp nước không đủ cho

tưới tiêu được ước tính đã gây ra 28% suy giảm sản lượng trong

năm nay ở mức 833 000 tấn.

Trang 8

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Biểu đồ 5: Sản xuất lúa gạo của Australia giai đoạn 2005 –

2014

Nguồn: FAO

1.1.2. Tình hình dự trữ gạo trên thế giới:FAO dự báo hiện nay các khoản kết chuyển gạo toàn cầu ở

cuối các năm thị trường kết thúc vào năm 2015 tại mức 177.7

triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so với báo cáo trước đó đưa ra. Với

177.7 triệu tấn, tồn kho gạo thế giới 2014/15 sẽ giảm 2%, thấp

hơn mức dự trữ trong mùa vụ 2013-14, đánh dấu sự suy giảm lần

đầu tiên trong dự trữ gạo thế giới xảy ra trong một thập kỷ qua.

Điều này dẫn đến tỷ lệ dự trữ gạo toàn cầu cho sử dụng sẽ chỉ đạt

khoảng 34,8% trong 2014/15, giảm so với ước tính 36,2% một

năm trước đó, nhưng cao hơn so với mức trung bình 5 năm 33,3%.

Trang 9

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Tổng hợp chung, 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất được dự đoán

sẽ dự trữ 44,6 triệu tấn gạo vào cuối năm 2014/15, giảm 8% so

với cùng kỳ năm trước. Việc dự kiến cắt giảm 3,9 triệu tấn sẽ dẫn

đến tỷ lệ dự trữ cho tiêu dung giảm đi từ 27,7% trong 2013/14

xuống còn 25,1 % trong 2014/15.

Biểu đồ 7: Dự trữ gạo của 05 nước xuất khẩu gạo lớn nhất

Nguồn: FAO

Mức dự trữ gạo ở các nước nhập khẩu được dự đoán sẽ lên tới

28,5 triệu tấn trong năm 2014/15, giảm so với mức mở cửa ước

tính 29,8 triệu tấn.

1.1.3. Tình hình giá gạo trên thế giới:Sau hai tháng tăng ổn định, Chỉ số giá gạo FAO tăng 1% trong

tháng 8 với mức trung bình 242 điểm, được củng cố bởi sự suy

giảm sản lượng theo mùa và nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ

Trang 10

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Ở cấp quốc gia, mức giá hiện hành ở Thái Lan đã tăng đều

đặn qua tháng 8, được hỗ trợ bởi một tốc độ gia tăng nhanh trong

sản lượng xuất khẩu cho các nước châu Phi và châu Á, cùng với

mức dự trữ thấp hơn. Ngược lại, những kỳ vọng về một vụ mùa

bội thu, cùng với một tốc độ xuất khẩu chậm, có xu hướng dẫn

đến một sự nới lỏng hơn nữa giá gạo hạt dài tại Hoa Kỳ. Tại mức

giá 555 USD mỗi tấn trong tháng 9, giống gạo US N.2 4% được

giao dịch ở mức giá thấp hơn 3% so với giá tháng 7.Việc xuất

khẩu vào các thị trường lớn của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đã

mở rộng chuỗi tăng điểm trong mức giá hiện hành của Việt Nam

được bắt đầu từ tháng 4 năm ngoái. Sự gia tăng về nhu cầu xuất

khẩu khiến giá gạo 5% tấm đạt 452 USD vào tháng 8, cao nhất kể

từ tháng 12 năm 2011. Mức giá hiện hành ở Ấn Độ phần lớn đã ổn

định trong những tháng gần đây, được duy trì bởi lượng dữ trữ ít

hơn, cùng với các hoạt động thu mua của nhà nước. Báo giá xuất

khẩu gạo trắng tháng 8 cũng ổn định ở Pakistan, khi được hỗ trợ

bởi mức dự trữ chặt chẽ hơn trước sức mua yếu.

1.1.4. Giá trị mậu dịch gạo trên thế giới:Nhu cầu nhập khẩu mạnh là nền tảng cho sự gia tăng 7%

trong thương mại gạo thế giới năm 2014, cùng với mức tăng

trưởng cao hơn được dự đoán vào năm 2015 Dự báo thương mại

gạo thế giới năm 2014 của FAO đã được nâng lên 300 000 tấn kể

từ tháng 7, đạt 39.700.000 tấn. Việc điều chỉnh chủ yếu phản ánh

sự cải thiện trong triển vọng xuất khẩu của Campuchia, Myanmar

và đặc biệt là Thái Lan, trong khi của Việt Nam lại xấu đi. Về mặt

nhập khẩu, Madagascar và Sierra Leone sẽ tăng khối lượng lớn

hơn so với dự kiến, trong khi dự báo này được thu nhỏ lại chủ yếu

là Nam Phi.

Trang 11

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Trang 12

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Nhập khẩu

Dựa trên triển vọng hiện tại cho sản xuất của khu vực, FAO dữ

kiến lượng nhập khẩu gạo của Châu Á vẫn là 18.5 triệu tấn trong

năm 2015. Trong khi lượng nhập khẩu dự kiến sẽ giảm 1% so với

năm 2014, mức nhập khẩunày vẫn lớn thứ 2 trong lịch sử, phản

ánh triển vọng vụ mùa ở các nước nhập khẩu truyền thống trong

khu vực, cũng như mức giá nội địa cao duy trì trong thời gian dài,

sẽ thúc đẩy sự phụ thuộc nguồn cung cấp liên tục từ nước ngoài.

Biểu đồ 8: Nhập khẩu gạo theo khu vực năm 2014 và dự báo

2015

Nguồn: FAO

Nhập khẩu ở Châu Phi năm 2014 dự kiến sẽ đạt 14 triệu tấn,

tăng 3% theo từng năm, với các nước Tây Phi chiếm đến 60% khối

lượng. Gạo giao cho Đông Phi trong năm 2014 được dự báo chỉ lớn Trang 13

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

hơn một chút so với năm 2013, với sự gia tăng nhỏ chủ yếu nhờ

Kenya và Somalia. Dòng chảy đổ vào miền Nam Châu Phi hiện

nay được dữ báo sẽ tăng lên khiêm tốn,FAO dự báo nhập khẩu bởi

tất cả các nước Châu Phi tăng 3% trong năm 2015 ở mức 14.4

triệu tấn, và tiếp tục được duy trì bởi nhu cầu tăng tại các quốc

gia Tây Phi.

Xuất khẩu

Dự báo gần đây nhất của tổ chức lương thực thế giới (FAO) về

tình hình thương mại lúa gạo vào năm 2014 đang ở mức 39.7

triệu tấn,tăng 7% so với cùng kì năm trước và đạt kỉ lục từ trước

tới nay.Việc tăng thêm 2.5 triệu tấn trong trao đổi toàn cầu được

mong đợi sẽ duy trì vì sự phục hồi mạnh mẽ xuất khẩu của Thái

Lan,nhờ vào sự tạm hoãn chương trình đảm bảo lúa gạo và bán

dự trữ của chính phủ.Triển vọng xuất khẩu cũng vẫn thuận lợi đối

với Argentina, Brazil, Egypt, Guyana, Myanmar, Pakistan và

Paraguay, trong khi đó Australia, China (Mainland), Ecuador, the

United States, Liên bang Nga và Uruquay có xuất khẩu giảm vào

năm 2014,hầu hết là do vị trí cung ứng khó khăn và giá cả thiếu

hấp dẫn.Ở mức 40 triệu tấn,FAO dự đoán sản lượng gạo thế giới

vào năm 2015 tăng 1% so với kỉ lục 2014.

Trang 14

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Biểu đồ 9: Thị phần của các nước xuất khẩu gạo lớn nhất

Nguồn: FAO

Dự báo của FAO về xuất khẩu năm 2014 của Ấn Độ duy trì

mức không đổi là 10 triệu tấn,tương đương giảm 5% so với năm

trước, do kết quả của việc giảm các lô hàng gạo trắng và gạo

parboiled và basmati. Pakistan năm 2014 tiếp tục cho thấy kệt

quả thuận lợi,với tổng lô hàng được dự đoán lên tới 3.4 triệu tấn,

do những lô hàng gạo không thơm có mức giá cạnh tranh.Xuất

khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 tiếp tục thấp hơn mức đầu

năm,khoảng 4.6 triệu tấn vào tháng 8,giảm 7% so với năm

trước.Hiệu suất kém phản ánh giá xuất khẩu tăng,đã đe dọa tới sự

độc quyền của Việt Nam ở các thị trường châu Á,đặc biệt là ở

Indonesia,Malaysia và Philippines. Những quốc gia này được

khuyên khích chuyển sang Thái Lan để đáp ứng nhu cầu nhập

khẩu của họ trong năm nay, vì giá cả hấp dẫn hơn.Ngược lại, Thái

Trang 15

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Lan gia tăng tới 9.6 triệu tấn, nhiều hơn 600.000 tấn so với dự báo

trước đây. Sự điều chỉnh tăng này phù hợp với tốc độ xuất khẩu

lạc quan cho tới nay của Thái Lan, với 6.6 triệu tấn được giao

trong 8 tháng đầu năm, tăng 59% so với cùng kì năm 2013.

1.2. Tình hình ngành lúa gạo của Trung Quốc:1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo của Trung Quốc:

Sản xuất lúa gạo ở Trung Quốc là một phần quan trọng của

nền kinh tế quốc gia.Sản lương gạo chiếm hơn một nửa tổng sản

lượng ngũ cốc của nước này. Theo Cục thống kê quốc gia (NBS)

Trung Quốc sản xuất 34.010.000 tấn gạo đầu năm 2014, giảm

125.000 tấn, tương đương 0,4 phần trăm, so với một năm trước

đó. Cụ thể, diện tích trồng lúa đầu của Trung Quốc vào năm 2014

đứng ở mức 579.500.000 ha, ít hơn năm ngoái 0,2 phần trăm, với

năng suất trên một hecta giảm 0,2 phần trăm đến 5,87 tấn.

Trang 16

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Biểu đồ 11: Sản phẩm lương thực thực phẩm chủ lực của

Trung Quốc năm 2012

Nguồn: FAO

Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước sản xuất gạo lớn nhất,

chiếm 26% tổng sản lượng gạo thế giới.Ngoài ra, Trung Quốc còn

là nước dẫn đầu thế giới trong sản xuất lúa lai.Trong cuối những

năm 1970, Trung Quốc là nước đầu tiên sản xuất thành công

giống lúa lai cho nông nghiệp ôn đới khí hậu.Tình hình sản xuất

lúa nói riêng và lương thực nói chung trong những năm gần đây

đã được khôi phục và Trung Quốc đang đứng trước triển vọng

được mùa.Các số liệu thống kê của Trung quốc cho thấy diện tích

lúa của nước này năm 2013 vừa qua đạt 30,4 triệu ha, tăng nhẹ

263 ngàn ha và 0,9%. Đây là diện tích cao kỷ lục trong vòng 14

năm trở lại đây và tăng rất mạnh so với mức thấp kỷ lục cách đây

hơn 10 năm.

Trang 17

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Biểu đồ 12: Các nước sản xuất gạo lớn nhất trên Thế giới năm

2012

Nguồn: FAO

1.2.2. Tình hình nhập khẩu gạo của Trung Quốc:Năm 2011, sau nhiều thập kỷ gần như tự cung tự cấp, Trung

Quốc đang trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trung

Quốc đang trên đà vượt qua Nigeria, nước nhập khẩu gạo lớn nhất

thế giới vào cuối năm 2013. Việc nhập khẩu lúa gạo ngày càng

tăng của Trung Quốc là điều không dễ giải thích, khi bình quân

đầu người tiêu thụ gạo đang giảm và sản xuất lúa gạo của nước

này cũng tăng liên tục trong 9 năm gần đây.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong năm

2012, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 2,36 triệu tấn gạo. Việt Nam

là nguồn cung cấp lúa gạo chính cho Trung Quốc trong năm 2012

với sản lượng đạt 1,54 triệu tấn, chiếm khoảng 66% tổng lượng

nhập khẩu lúa gạo của Trung Quốc trong năm 2012

Trong năm 2013 Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 2,24 triệu

tấn gạo, giảm khoảng 5% so với mức khoảng 2,36 triệu tấn của

năm 2012.Nhập khẩu gạo của Trung Quốc giảm trong nửa cuối

năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Trung Quốc đã

nhập khẩu khoảng 927.500 tấn trong giai đoạn từ tháng 7 đến

tháng 12/2013, giảm so với mức khoảng 1,31 triệu tấn gạo của

giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6/2013.Riêng tháng 12/2013,

Trung Quốc nhập khẩu khoảng 208.100 tấn gạo, tăng khoảng

15% so với tháng 11/2013, nhưng giảm khoảng 3% so với tháng

12/2012.Tuy nhiên, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA),

nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong năm 2013 lại đứng ở mức

3,2 triệu tấn, cao hơn 30% so với số liệu của Hải quan Trung

Trang 18

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Quốc.Điều này có thể là do Trung Quốc cũng nhập khẩu số lượng

đáng kể gạo từ nước láng giềng bằng thương mại mậu biên không

chứng từ.

Biểu đồ 15: Khối lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc qua

các năm

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA)

Chính phủ Trung Quốc đã cố định mức hạn ngạch nhập khẩu

gạo là 5,32 triệu tấn từ năm 2004 khi nước này đồng ý thành lập

Hạn ngạch thuế quan cho mặt hàng lúa gạo và các loại hàng hóa

khác dựa trên điều lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.Việc

phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với nhập khẩu lúa gạo hiện

đang ở mức 50% (khoảng 2,15 triệu tấn) cho các nhà nhập khẩu

tư nhân và 50% cho các doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù mức hạn

ngạch không thay đổi từ năm 2004, nhưng lượng nhập khẩu mặt

Trang 19

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

hàng gạo của Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây,

từ 540,000 tấn vào năm 2011 lên khoảng 3,2 triệu tấn trong năm

2013.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, lượng gạo

được Trung Quốc nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2014 đạt

1,65 triệu tấn, tăng 4% so với mức 1,586 triệu tấn trong cùng kỳ

năm 2013. Tính riêng trong tháng 8/2014, Trung Quốc nhập khẩu

145.465 tấn gạo, giảm 19% so với mức 180.000 tấn trong tháng

7/2014 nhưng tăng 25% so với mức 116.201 tấn trong tháng

8/2013.

8 tháng đầu năm 2014 nhập khẩu gạo của Trung Quốc

đạt 1,65 triệu tấn

Biểu đồ 16: Diễn biến nhập khẩu gạo của Trung Quốc (1/2013 -

8/2014)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc)

Trang 20

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Vai trò của Trung Quốc trên thị trường gạo thế giới trong

những năm tới sẽ còn lớn hơn nữa, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo

lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong năm 2014 đạt 3,4

triệu tấn, sẽ khiến nước này trở thành nước nhập khẩu gạo lớn

nhất thế giới.

Trung Quốc dự kiến sẽ tiêu thụ 147 triệu tấn gạo trong năm

2013/2014, mức cao kỷ lục,  nhiều hơn tới 10% so với chỉ 5 năm

trước đây, và hơn 18% so với lượng gạo tiêu thụ năm 1990. Con

số đó vượt 3 triệu tấn so với sản lượng dự kiến.Xu hướng tiêu thụ

gạo gia tăng cùng với tất cả các ngũ cốc khác, với tổng tiêu thụ

lúa miến, lúa mạch, lúa mì, gạo, ngô, kê và yến mạch niên vụ

2013/2014 dự kiến đạt 500 triệu tấn lần đầu tiên trong lịch sử, so

với mức 400 triệu tấn chỉ cách đây 5 năm, và khoảng 320 triệu

tấn năm 1990/1991.

1.2.3. Xu hướng nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong tương lai:

Các số liệu thống kê của FAO và USDA còn cho thấy, Trung

Quốc là quốc gia đi đầu thế giới trong “tích cốc phòng cơ”. Theo

ước tính của USDA, trong tổng dự trữ  111,2 triệu tấn gạo của thế

giới năm 2013, riêng Trung Quốc chiếm 46,8 triệu tấn. Như vậy,

nếu tính bằng ngày thì gạo dự trữ của Trung quốc đủ để tiêu dùng

trong 117 ngày, trong khi phần còn lại của thế giới chỉ có 71

ngày.Như vậy an ninh lương thực của Trung Quốc hiện đang tốt

hơn gấp bội so với cách đây 10 năm và đang rất ổn.

Gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ vượt lên tất cả các quốc

gia khác về nhập khẩu gạo trong năm nay, mặc dù sản xuất vẫn

đạt mức cao kỷ lục.Việc Trung Quốc liên tục tăng nhập khẩu trong

mấy năm vừa qua chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:

Trang 21

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Thứ nhất, với truyền thống sử dụng lúa gạo nhiều hơn

hẳn lúa mì và “tích cốc phòng cơ” nổi tiếng, giá gạo thế giới rẻ

là động lực thúc đẩy Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo. Các số

liệu thống kê cho thấy, cách đây hơn bốn thập kỷ, gạo chiếm

71,2% trong “rổ lương thực” của Trung Quốc, nhưng tỷ lệ này

hiện “co lại” chỉ còn 53,9%.Thực tế này cho thấy, tiềm năng

sản xuất lúa gạo của Trung Quốc vô cùng hạn hẹp so với nhu

cầu, cho nên nước này phải dựa vào lúa mỳ ngày càng nhiều.

Trong điều kiện như vậy, để thúc đẩy sản xuất lúa gạo nói

riêng và lương thực nói chung, trong gần 10 năm trở lại đây,

Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ ngày càng lớn cho nông dân,

nhưng những chính sách này cũng ngày càng khuyến khích

gia tăng nhập khẩu.Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng chi

phí hỗ trợ cho sản xuất lương thực của Trung Quốc năm 2013

đạt 28,2 tỉ đô la Mỹ, tăng gấp hơn 11 lần so với năm 2005.

Các số liệu thống kê khác của Trung Quốc cho thấy, nếu

như giá bán lẻ gạo Japonica tại 50 thành phố lớn của nước này

năm 2009 mới chỉ là 573 đô la Mỹ /tấn, nhưng liên tiếp hai

năm sau đó tăng vọt lên 682 đô la và 835 đô la Mỹ. Giá gạo ở

Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc sau năm 2012 tăng khá mạnh

tiếp tục tăng ngay khi vừa bước sang năm 2013, gần đây đạt

kỷ lục cao trên 715 USD/tấn. Xu hướng giá tăng cũng xảy ra ở

khu vực phía Bắc và vùng duyên hải phía trung-đông đất

nước. Còn năm tháng đầu năm nay đứng vững ở mức kỷ lục

970 đô la Mỹ/tấn, tức là đã tăng 1,72 lần chỉ trong vòng ba

năm.

Trong khi đó giá gạo tại những nước xuất khẩu lớn như

Việt Nam, Thái Lan và Pakistan liên tục giảm bởi sản lượng

Trang 22

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

cao và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa những nước

xuất khẩu để giành thị phần trên thế giới. Trong điều kiện giá

gạo trong nước cao như vậy và giá lúa mì thế giới vẫn trong

giai đoạn sốt nóng, việc có tới trên dưới  2,1 triệu tấn gạo của

nước ta trong hai năm qua ùn ùn đổ vào Trung Quốc chỉ với

giá 431 đô la Mỹ/tấn và 419 đô la Mỹ/tấn là điều rất dễ hiểu.

Còn với hơn 900 ngàn tấn gạo nhập khẩu của nước ta trong

bốn tháng đầu năm nay chỉ với giá 429 đô la Mỹ/tấn, chưa

bằng một nửa giá trong nước, đó chính là nguồn động lực rất

lớn để thị trường này “hút hàng”.

Trang 23

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Biểu đồ 17: Giá gạo nội địa của một số quốc gia

Nguồn: FAO

Thứ hai, việc điều chuyển lương thực nói chung và gạo

nói riêng từ vùng thừa sang vùng thiếu là câu chuyện từ ngàn

đời nay của đất nước có lãnh thổ lớn gấp gần 30 lần của nước

ta này.Các số liệu thống kê của Trung Quốc mấy chục năm

qua cho thấy, trong 31 tỉnh, thành phố của nước này, có tới 19

tỉnh, thành phố hoặc là hầu như không sản xuất được lúa gạo,

hoặc là rất thiếu gạo. Do vậy, với khoảng cách địa lý quá

rộng, thay vì điều từ nơi thừa sang nơi thiếu với chi phí rất lớn,

nhập khẩu gạo với giá rẻ từ Việt Nam không chỉ giúp Trung

Quốc giải được bài toán kinh tế này, mà còn đáp ứng được

nhu cầu “tích cốc phòng cơ”.

Trang 24

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Thứ ba, người dân Trung Quốc ngày càng mất niềm tin

với chất lượng gạo trong nước khi mà nhiều vụ bê bối về vệ

sinh an toàn thực phẩm bị phanh phui.

Ngày 17-4-2013, Cơ quan phụ trách Thực phẩm & Thuốc

của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông công bố kết quả

một cuộc điều tra về ẩm thực: 44,4% gạo và sản phẩm từ gạo

có chứa hàm lượng cadmium (Cd) cao hơn tiêu chuẩn cho

phép. 18 mẫu gạo có tám mẫu chứa hàm lượng Cd cao bất

thường và sáu trong số đó xuất phát từ tỉnh Hồ Nam. Cd là

kim loại nặng đứng đầu danh sách độc chất do Chương trình

Môi trường LHQ (PNUE) thiết lập năm 1984. Con số được công

nhận là “độc” (VTR) tại TQ hiện nay dành cho Cd là 0,2

miligram/kg. Theo số liệu chính thức, Hồ Nam là tỉnh thứ tư

sản xuất lúa gạo cho cả nước (năm 2012) cung cấp 11% sản

lượng quốc gia khoảng 11 triệu tấn. Ngày 27-2, nhật báo

Quảng Đông Nanfang Ribao công bố một cuộc điều tra mang

tên: 10 ngàn tấn gạo xuất phát từ Hồ Nam đưa lên bàn ăn ở

Quảng Đông. Từ đó, tại nhiều thành phố ở TQ người ta không

mua gạo Hồ Nam nữa, khiến cho nông dân và nhà phân phối

trong vùng này điêu đứng. Tại thành phố Lanxi của Hồ Nam có

ít nhất 70% đại lý ngưng hoạt động hay giảm bớt phân nửa.

Nhiều nông dân tuyên bố sẽ giảm hai vụ mùa/năm xuống còn

một, thậm chí bỏ luôn nghề làm ruộng nếu khách hàng không

còn mua gạo nữa. Từ năm 2003, chính quyền Hồ Nam đã cho

biết: khoảng 20% gạo nhiễm kim loại nặng như Cd và chì. Có

nơi tỉ lệ Cd lên đến 46 lần mức cho phép của tiêu chuẩn an

toàn thực phẩm. Năm 2009, một nhóm chuyên gia gồm

Trường Đại học Ecosse Aberdeen, Đại học Nông nghiệp

Trang 25

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Xiamen và Viện Hàn lâm khoa học TQ, công bố kết quả nghiên

cứu trên tạp chí Mỹ Environmental Science & Technology cho

thấy tình hình còn nghiêm trọng hơn. 100 mẫu gạo thu được

của tỉnh Hồ Nam, chỉ 15% tương đối đạt tiêu chuẩn an toàn

đối với Cd, chì và arsenic. 65% còn lại có Cd cao hơn tiêu

chuẩn VTR. Nhóm này đi đến quả quyết: 17% gạo ở phía bắc,

45% ở phía nam, 64% ở miền trung và 86% ở phía đông tỉnh

Hồ Nam đều không an toàn cho người tiêu thụ.

Trang 26

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Kết luận: Trung Quốc nhiều năm qua vẫn là nước có

sản lượng lúa gạo cao nhất trên thế giới.Tuy nhiên, nhu

cầu về sản phẩm này trong nước ngày càng tăng cao, cộng

với nhiều yếu tố khác từ môi trường bên ngoài, làm cho

Trung Quốc dần mất đi bản chất tự cung tự cấp về lúa gạo.

Và vì thế, việc Trung Quốc sẽ sớm trở thành nước nhập

khẩu gạo lớn nhất thế giới là 1 việc không thể tránh khỏi.

Trang 27

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Chương 2: Thực trạng xuất

khẩu gạo của Việt Nam sang

Trung Quốc

2.1. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2007 – 10 tháng đầu năm 2014:2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam:

Năm Khối lượng

(ngàn tấn)

Biến động

hàng năm

(khối

lượng)

%

Kim ngạch

(triệu

USD)

Biến động

hàng năm

( kim

ngạch)

%

2007 4557 -5 1454.0

0

11.3

2008 4720 3.6 2900.0

0

99.5

2009 6052 28 2463.0

0

-15

2010 6745 49.89 3000.0

0

48

2011 7110 3.28 3660.0

0

12.59

2012 8020 12.71 3670.0

0

0.45

Trang 28

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

2013 6600 17.76 2930.0

0

-20.36

10/20

14

5680 - 2590.0

0

-

Bảng 1: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ( 2000-

2013)

Năm 2007 và 2008, khi sản lượng tăng không nhiều nhưng

giá tăng mạnh đã đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh.

Nếu năm 2007 có khối lượng xuất khẩu giảm nhưng kim

ngạch xuất khẩu tăng thì ngược lại năm 2009 là năm đạt kỉ lục

về khối lượng xuất khẩu gạo so với những năm trước, nhưng kim

ngạch lại giảm 15,36% so với cùng kì năm 2008.

Năm 2010 chính là điểm sáng của gạo Việt Nam, theo thống

kê của VFA thì xuất khẩu năm 2010 về lượng và giá đều tăng

đáng kể, đạt mức cao nhất trong hơn chục năm qua. Cả 2 chỉ tiêu

này đều có mức tăng trưởng gần như 50% so với năm 2009.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2011 giá gạo

xuất khẩu bình quân đã đạt gần 494 USD/tấn, tăng 14,5 % so với

năm 2010,Xuất khẩu gạo năm 2011 không thoát khỏi “căn bệnh”

tích cực bán ra khi giá thấp, còn giá tăng thì “co lại” như thực tế

những năm trước

Năm 2012, Tuy lượng gạo xuất khẩu cao nhưng trị giá xuất

khẩu tăng không đáng kể do giá bình quân giảm. Năm 2012,

ngoài cơ cấu thị trường gạo xuất khẩu thay đổi, chất lượng gạo

xuất khẩu đã có sự chuyển biến nhất định, tỷ lệ gạo cao cấp đã

chiếm trên 46% về lượng và tăng trên 79% so với năm 2011, loại

Trang 29

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

gạo trung bình và cấp thấp đã giảm mạnh, chiếm khoảng 35% và

giảm khoảng 32% so với năm 2011.

Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm

hơn 1,4 triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch

đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%. Giá gạo xuất khẩu trung bình

11 tháng đầu năm 2013 đạt 441,2 USD/tấn, giảm 3,4% so với

cùng kỳ năm 2012.Với kết quả này, Việt Nam đã giảm xuống xếp

thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo do

áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường

truyền thống

10 tháng đầu năm 2014, theo thông tin mới nhất của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), khối lượng gạo

xuất khẩu tháng 10 năm 2014 ước đạt 669.000 tấn với giá trị 317

triệu USD. Con số này đã đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng

đầu năm 2014 lên ước đạt 5,68 triệu tấn với giá trị đạt 2,59 tỷ

USD, giảm 2,7% về khối lượng, nhưng lại tăng 1,2% về giá trị so

với cùng kỳ năm 2013. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu

gạo đảo chiều đi lên sau một thời gian dài sụt giảm do giá gạo

Việt Nam liên tục giảm trên thị trường quốc tế. Đây là kết quả của

việc giá gạo tăng cao trong thời gian gần đây. Cụ thể là giá gạo

xuất khẩu bình quân của nước ta trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt

455,26 USD/tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2013.

Trang 30

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Biểu đồ 1: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai

đoạn 2000-2013

Nhìn chung, trong nhiều năm qua giá trị hạt gạo Việt Nam

trên thị trường thế giới được nâng cao. Giá gạo được cải thiện và

có xu hướng tăng qua các năm nên dẫn đến kimngạch xuất khẩu

gạo cũng có xu hương tăng theo. Có thể khẳng định rằng, sự gia

tăng hay giảm giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam chịu tác động lớn từ

sự biến động về sản lượng sản xuất trong nước và sản lượng xuất

khẩu gạo của các đối thủ trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc,

Thái Lan, Pakistan và sự biến động của giá cả trên thị trường thế

giới.

Trang 31

2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

2.1.2. Giá và chất lượng gạo xuất khẩu:2.1.2.1. Chất lượng và chủng loại gạo xuất

khẩu:Hiện trạng mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay đó chất lượng

gạo xuất khẩu kém, giá trị xuất khẩu thấp, dẫn đến kim ngạch

xuất khẩu cũng thấp và chắc chắn thu nhập của những đối tượng

tham gia đều thấp, nhất là người nông dân.

Cơ cấu gạo của Việt Nam qua các năm:

Giai đoạn 2008 -2011 là giai đoạn rất thuận lợi để phát

triển chủng loại cao cấp do tồn kho gạo thế giới giảm mạnh công

với khủng hoảng lương thực năm 2008.. Nhưng qua biểu đồ trên

có thể thấy từ năm 2008 – 2011 cơ cấu chất lượng gạo của Việt

Nam vẫn chưa có chuyển biến căn bản, gạo phẩm cấp thấp và

trung bình vẫn chiếm tỷ trọng lớn, gạo Việt Nam vẫn chưa tìm

được chỗ đứng vững chắc ở phân khúc thị trường cao cấp.

Figure 2: Chủng loại gạo xuất khẩu 2011

Đến năm 2012 thì đã có sự biến chuyển mạnh trong cơ cấu gạo xuất khẩu

Những năm trước đây Việt Nam được biết đến như thị trường cung cấp gạo phẩm

cấp thấp thì năm 2012, lần đầu tiên chủng loại gạo cao cấp xuất khẩu ( gạo 2-10%

Trang 32

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

tấm) của nước ta chiếm chiếm 46% tổng sản lượng xuất khẩu với trên 3 triệu rưỡi

tấn, gạo cấp trung bình là 1,8 triệu tấn (chiếm 23,5%), số còn lại là gạo cấp thấp.

Sang năm 2013, thì tình hình vẫn tương tự như năm 2012, gạo cao cấp vẫn

chiếm hạng 1 trong cơ cấu gạo xuất khẩu, cụ thể gạo cao cấp chiếm hơn 34%, gạo

trung bình 20%, gạo thấp cấp 17%, gạo thơm gần 15%, nếp gần 6,5%.

Tuy nhiên, có một điểm đáng mừng là tỷ trọng gạo thơm, gạo chất lượng cao

xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng tăng. Có thể thấy điều mà hầu hết các

chuyên gia lo ngại trước đây rằng đây là 1 ngách thị trường hẹp, bị độc chiếm bởi

các đối thủ mạnh như Thái Lan, Ấn Độ đã dần bị gỡ bỏ. Việt Nam vẫn có cơ hội

lớn trong việc khai thác thị trường này. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, dù sản lượng

có tăng nhưng giá trị của gạo thơm, gạo cao cấp xuất khẩu từ nước ta vẫn không

được đánh giá cao như các đối thủ.

Trang 33

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu gạo theo chủng loại từ năm 2010 - 2013 ( Đv: Tấn)

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Đến 8 tháng đầu năm 2014 thì các chủng loại gạo xuất khẩu chính của Việt

Nam vẫn là gạo tẻ trắng, gạo thơm, gạo nếp, gạo đồ và gạo lứt.

Trong đó:

Gạo tẻ trắng chiếm 77% tổng lượng gạo xuất khẩu. Thống kê chính thức số

liệu từ Tổng cục Hải quan, 8 tháng vừa qua, cả nước đã xuất khẩu được 3.445.274

tấn gạo tẻ trắng, giảm 12,5% về lượng và 9,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm

trước.

Gạo nếp, gạo thơm và gạo lứt tăng trưởng khả quan. Cụ thể, 8 tháng năm

2014, xuất khẩu gạo thơm đạt 751.295 tấn, tăng 29,3% về lượng và 6,9% về kim

ngạch so với cùng kỳ năm trước. Còn xuất khẩu gạo nếp tăng 36,6% về lượng và

13,9% về kim ngạch. 51.632 tấn, tăng tới 150,1% về lượng và 147,3% về kim

ngạch so với cùng kỳ năm trước. Hiện các doanh nghiệp gạo trong nước đang cố

gắng tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng gạo của thị trường, cũng như tìm hiểu đối thủ,

nhất là Thái Lan và Ấn Độ, để từ đó có giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo. Từ đầu

năm đến nay, xuất khẩu gạo tẻ trắng gặp khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với

hai đối thủ này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn xuất khẩu được rất nhiều mặt hàng gạo

15% tấm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã chủ động xuất khẩu thêm được

Trang 34

Biểu đồ 4: Cơ cấu gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

các mặt hàng gạo lứt, gạo nếp và gạo thơm. Đây là những mặt hàng chúng ta có thể

đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

2.1.2.2. Giá gạo xuất khẩu:Chất lượng thấp đi đôi với giá trị thấp:

Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan thường nằm ở vị trí

hàng đầu trong những nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế

giới. Tuy nhiên, xét về góc độ giá trị xuất khẩu thì Việt Nam cho

đến nay hầu như đứng sau cùng trong nhóm 4 nước này.

So sánh giá gạo qua một số thời điểm:

Nước

Loại gạo

Việt Nam Thái Lan Ấn Độ Pakistan

Tháng 4/2012

5% tấm 428 555 445 -

25%

tấm

380 555 385 -

Đầu tháng 11/2012

5% tấm 450-460 545-

555

425-435 425 -

435

25%

tấm

420-430 530-

540

385-395

Đầu tháng 1/2013

5% tấm 410 -

420

545 – 555 425 - 435 415 - 425

25%

tấm

375 -

385

530 – 540 380 - 390 350 - 360

Tuần cuối tháng 4/2013

5% tấm 375 – 385 535 – 545 435 - 445 420 - Trang 35

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

430

25%

tấm

355 – 365 525 – 535 385 - 395 370 -

380

15/11/2013

5% tấm 400 405 415 380

Bảng 2: Bảng so sánh giá gạo của Việt Nam với cac đối

thủ cạnh tranh qua một số thời điểm

Đvt: USD

Tính đến tuần cuối tháng 11/2013, tuy khối lượng gạo xuất

khẩu tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, song giá bán lại

đang bị đẩy xuống rất thấp. Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu gạo

chất lượng cao (gạo 5% tấm) chỉ ký được ở mức giá xấp xỉ 400

USD/tấn. Thậm chí, nhiều đối tác chỉ trả ở mức giá 375–385

USD/tấn gạo 5% tấm, giao hàng tại mạn tàu. Theo thống kê của

hãng tin Reuters, gạo Việt Nam hiện đang có mức giá thấp nhất

trong rổ gạo xuất khẩu thế giới và vẫn đang trên đà giảm giá. Cụ

thể, gạo 5% tấm Việt Nam có giá từ 375 - 385 USD/tấn, thấp hơn

gạo cùng loại của Ấn Độ khoảng 60 USD/tấn, thấp hơn gạo

Pakistan khoảng 45 USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam ở mức

giá 355 - 365 USD/tấn, cách gạo 25% tấm của Ấn Độ 30 USD/tấn

và thấp hơn 15 USD/tấn so với gạo cùng loại của Pakistan.Nguyên

nhân dẫn đến hiện tượng giảm giá đó là do các DN xuất khẩu Việt

Nam trong thời gian qua đang cố gắng chạy đua theo số lượng

bán mà quên rằng sẽ bị các nhà nhập khẩu lấy cớ ép giá, vô hình

chung hạ giá sản phẩm của mình. Trong khi đó, vai trò của các cơ

quan liên quan, đặc biệt là VFA, trong việc kiểm soát và điều tiết

hoạt động xuất khẩu, còn bộc lộ một số hạn chế. Trong đó, ngay

cả việc quản lý giá sàn cũng đã bất ngờ được VFA xóa bỏ hôm

Trang 36

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

21/3/2013 đối với gạo 5% tấm, mặc cho DN tự ngã giá với nhà

nhập khẩu.

Đến năm 2014 thì tình hình giá gạo có khả quan hơn, do nhu

cầu nhập khẩu từ đa số các thị trường khá lớn, trong khi nguồn

cung gạo thế giới chịu tác động bởi những thông tin cho thấy sản

lượng gạo có xu hướng giảm, đã giúp giá gạo xuất khẩu của Việt

Nam tới phần lớn các thị trường đồng loạt tăng:

Tới ngày 22/7/2014, giá gạo XK của Việt Nam tiếp tục

tăng và hiện cao hơn 10 - 25 USD/tấn so với giá gạo Thái Lan

và Ấn Độ. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng 6% lên

445 - 460 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 10/2012. Gạo

25% tấm cũng tăng khoảng 5% lên 400 - 420 USD/tấn (FOB).

Tính đến hết tháng 8, tức là trong tám tháng đầu năm

2014, giá gạo Việt Nam có mức tăng từ 0,02 – 19,77%. Cụ thể

trong tháng 8/2014 giá xuất khẩu gạo tẻ trắng 15% lại tăng

nhẹ 0,2% lên mức 428,6 USD/tấn. Giá xuất khẩu gạo tẻ trắng

25% tấm sang Philippines trung bình đạt 462,3 USD/tấn, tăng

nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước.

2.1.2.3. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam:

Giai đoạn 2007 đến 2009:

Năm 2008, cũng là năm thị trường xuất khẩu gạo của Việt

Nam được mở rộng. Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được

xuất khẩu đến 63 quốc gia vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008, con

số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ).

Trong 2 năm 2007 và 2008, tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt

Nam theo khu vực mặc dù có sự thay đổi nhưng thứ hạng sắp xếp

theo khối lượng thì không đổi. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu

Trang 37

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

hàng đầu gạo Việt Nam, tiếp đến là châu Phi. Tuy nhiên, năm

2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Á giảm mạnh

so với năm 2007 do Indonesia đã giảm mạnh mức nhập khẩu chỉ

còn chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Ngược

lại, tỷ trọng nhập khẩu gạo Việt Nam của các khu vực khác châu

Mỹ, châu Phi, châu Âu đều tăng so với năm 2007. Điều này cũng

là do lo ngại về cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra trên thế giới

cùng với cơn sốt giá gạo.

Châu Á

Châu Mỹ

Châu Phi

Châu Âu

Châu đại dương

78.1

11.5

8.4

1.9

0.1

58.8

15.8

22.0

3.3

0.1

2008 2007

Biểu đồ5: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi

các thị trường năm 2007-2008 (%)

(Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan)

Năm 2009 gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính,

nhưng chủ yếu vẫn xuất sang Phillipines, Malaysia, Cuba và

Singapore.Kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Phillipine vẫn

giữ vị trí đầu với khối lượng hơn 1,7 triệu tấn, giá trị hơn 971 triệu

USD

Năm 2010:

Trang 38

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Thị trường truyền thống chủ đạo của xuất khẩu gạo Việt Nam

vẫn là Philippines, Indonesia, Cu Ba, Malaysia và Đài Loan. Đa số

các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 đều giảm

về lượng và kim ngạch so với năm 2009, trong đó tăng mạnh nhất

là xuất khẩu sang Indonesia, Hồng Kông đứng thứ 2 về mức tăng

trưởng, sau đó là Đài Loan và Singapore.

Biểu đồ 9:Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị

trường chủ lực (2010)

Năm 2011:

Trong năm 2011 xuất khẩu gạo của Việt Nam mở rộng thêm

được rất nhiều thị trường mới so với năm 2010 như: Bangladesh,

Senegal, Bờ biển Ngà, Gana, Thổ Nhĩ Kỳ, Angola, Angieri, I rắc,

Hoa Kỳ;…

Biểu đồ 10: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường

chủ lực (2011)

Trang 39

29%

11%

7%6%

5%4%

2%2%2%

1%

30%

PhillipinesIndonesiaSingaporeCubaMalaysiaĐài LoanHong KongTrung QuốcĐông Timor

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Các thị trường xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng trên 100%

cả về lượng và kim ngạch trong năm 2011 gồm có: Indonesia,

Trung Quốc,..Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh ở

các thị trường như:, Đài Loan Philippines, Nga,…

Năm 2012:

Năm 2012 nước ta đã xuất khẩu 8,02 triệu tấn gạo, thu về

3,67 triệu USD (tăng 12,71% về lượng và tăng nhẹ 0,45% về kim

ngạch so với năm 2011). Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu

thụ gạo của Việt Nam với 2,09 triệu tấn, tương đương 898,43 triệu

USD, chiếm 24,46% tổng kim ngạch.

Trang 40

28%

13%

8%6%5%

5%

5%

4%

4%

2%

19%

Indonesia

Phillipines

Malaysia

Cuba

Singapore

Bangladesh

Senegal

Trung Quốc

Bờ Biển Ngà

Hong Kong

Khác

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Biểu đồ 11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị

trường chủ lực (2012)

Năm 2013

Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm

2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng

Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn

nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc

nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD,

chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.Nhìn

chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường bị sụt

giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trường sụt giảm mạnh

như: Indonesia Philipines và Đài Loan.

Trang 41

24%

13%

12%11%

6%

4%

4%

3%

2%1%

19%Trung Quốc

Phillipines

Indonesia

Malaysia

Bờ Biển Ngà

Ghana

Singapore

Hong Kong

Segenal

Angola

Khác

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

31%

8%

8%8%

6%

6%

4%

3%2%2%

24%

Trung Quốc

Malaysia

Bờ Biển Ngà

Phillipines

Ghana

Singapore

Hong Kong

Indonesia

Angola

Nga

Khác

Biểu đồ 12: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị

trường chủ lực (2013)

9 tháng đầu năm 2014:

Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng

đầu năm 2014 là Trung Quốc, chiếm 32,48% thị phần. Trong 9

tháng đầu năm 2014, Trung Quốc nhập gần 1,7 triệu tấn gạo từ

Việt Nam với giá trị gần 741.400 USD, giảm 4,04% về khối lượng

và tăng 1,24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Đáng chú ý nhất là thị trường Philippines có sự tăng trưởng

đột biến trong 9 tháng đầu năm với mức tăng gấp 3,19 lần về

khối lượng và gấp 3,23 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Với

mức tăng trưởng này, Philippines vươn lên vị trí đứng thứ 2 về

nhập khẩu gạo từ Việt Nam, chiếm 22,06%; tiếp đến là Malaysia,

Ghana và Singapore, chiếm thị phần lần lượt là 7,07%; 5,76% và

3,19%.

Trang 42

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2014:2.2.1. Về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung

Quốc giai đoạn 2004-6/2014

Đơn vị: Nghìn USD

Tổng kimTỷ lệ tăng

Tổng kim Tỷ lệ kim ngạch

ngạch xuất ngạch xuất xuất khẩu sangNăm trưởng so với

khẩu sang khẩu ra thế Trung Quốc so vớinăm trước (%)

Trung Quốc giới Thế giới (%)

2004 19.185 950.315 2,02

2005 12.587 -34,39 1.408.379 0,89

2006 12.442 -1,15 1.275.895 0,98

2007 15.958 28,26 1.490.180 1,07

2008 1.426 -91,06 2.895.938 0,05

2009 8.297 481,84 2.666.062 0,31

2010 55.569 569,75 3.249.502 1,71

2011 160.689 189,17 3.659.212 4,39

2012 898.430 459,11 3.673.102 24,46

2013 901.861 100,38 2.925.222 20,36

6/2014 576.467 1.474.062

Trang 43

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

(Nguồn: Tổng hợp từ Intracen, Hải quan Việt Nam,

Vinanet, Vinachina)

Về tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc so

với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo:

Đánh giá tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc so

với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo ra thế giới từ năm 2004 đến

nay, dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy: Từ năm 2004 đến năm

2010, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm mức cao

nhất cũng chỉ vào khoảng 2% tổng giá trị xuất khẩu ra toàn thế

giới, cụ thể là 2,02% vào năm 2004. Đến năm 2008, tỉ lệ này giảm

mạnh xuống còn 0,05%, sau đó dần tăng lên. Đến năm 2011, tỉ lệ

này là 4,39%. Bắt đầu từ năm 2012, tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu gạo

sang Trung Quốc so với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo tăng vọt

lên 24,46%. Nguyên nhân là vào năm 2012, Trung Quốc nhận

định sản xuất trong nước không đem lại hiệu quả kinh tế cao như

trước, mặt khác gạo trên thị trường thế giới có giá hợp lý và chất

lượng ổn định, vì thế Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo từ

bên ngoài để phục vụ nhu cầu trong nước. Hiện tại, theo số liệu

ước tính chung trong cả 6 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc vẫn

là thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 41,26%

tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 39,11% tổng kim

ngạch, với gần 1,35 triệu tấn, tương đương 576,47 triệu USD

(tăng 4% về lượng và tăng 7,46% về kim ngạch so cùng kỳ năm

2013).

Về kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua các

năm:

Có thể thấy thị trường Trung Quốc hiện đang là thị trường

xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam bắt đầu từ năm 2012. Sản

Trang 44

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ Việt Nam tăng rất nhanh

và đột biến, vượt qua tất cả các thị trường truyền thống như

Philippin, Malaysia, Singapore…hay các thị trường chủ lực như

Ghana, Bờ Biển Ngà, Senegal,…

Hai năm liên tục, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất

của hạt gạo Việt Nam. Năm 2013, con số xuất khẩu chính ngạch

là 2 triệu tấn, chiếm hơn 33% trong số 6,6 triệu tấn gạo xuất

khẩu. Năm 2013, còn có khoảng 1,5 triệu tấn gạo giao dịch qua

đường biên giới. Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt

Nam (VFA), năm 2014, Trung Quốc vẫn là khách hàng nhập khẩu

lớn nhất gạo Việt Nam, nhưng đây cũng là thị trường phức tạp,

đầy rủi ro.

Giai đoạn 2004 – 2009:

Nhìn chung giai đoạn 2004 – 2009, kim ngạch xuất khẩu gạo

của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ

trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Năm 2008, nhu cầu tiêu dùng gạo của Trung Quốc là 127

triệu tấn. Tuy nhiên trong năm này nên nông nghiệp Trung Quốc

hứng chịu thiên tai nặng nề, đặc biệt là năng suất cây lương thực

và sản lượng giảm đáng kể. Tháng 1 và 2/2008, tuyết rơi dày ở

Trung Quốc khiến đất nước này bị mất mùa và đẩy giá gạo trong

nước tăng cao.Tháng 5/2008, trận động đất lớn xảy ra ở tỉnh Tứ

Xuyên. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ thế giới

tăng cao để cân đối thiếu hụt và bổ sung dự trữ. Tuy nhiên, trong

năm này chúng ta lại không xuất khẩu được nhiều gạo sang thị

trường Trung Quốcdo là chất lượng gạo yêu cầu của Trung Quốc

khá cao, trong khi đặc điểm của gạo Việt là giá rẻ và chất lượng

thấp.

Trang 45

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

Trung Quốc tăng trở lại, 1,426 triệu USD lên 8,297 triệu USD, tăng

481,94%, tuy nhiên vẫn chiếm một giá trị rất nhỏ trong tổng kim

ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới (0,31%) và vẫn

chưa trở lại mốc 16 triệu USD như năm 2007.

Trang 46

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Năm 2010:

Đơn vị: Sản lượng: Nghìn tấn; Kim ngạch: Triệu USD

07/2010 08/2010

China Total China Total

Sản lượng 14,110 853,531 18,573 614,548

Tỉ lệ (%) 1,65 3,02

Kim ngạch 5,668 359,408 7,458 229,275

Tỉ lệ (%) 1,58 3,25

Sản lượng từ đầu

năm 79,2 4.317 98,08 4.951

Tỉ lệ (%) 1,83 1,98

Tổng kim ngạch32,93 2.09 40,49 2.327,68

từ đầu năm

Tỉ lệ (%) 1,57 1,74

Bảng 2.2: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc

năm 2010

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải quan Việt Nam và Vinanet)

Năm 2010 đánh dấu sự thay đổi đáng kể của hoạt động nhập

khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vì từ tháng

7/2010, Trung Quốc chính thức có tên trong danh sách 19 thị

trường tham gia vào danh mục xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trang 47

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Trang 48

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Năm 2011:

Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

Tháng/2011

China Total % China Total %

01 2,385 536,291 0,44 1,681 279,542 0,60

02 7,32 493,85 1,48 4,512 241,023 1,87

03 63,62 891,757 7,13 30,528 446,065 6,84

04 82,979 799,75 10,38 38,586 375,993 10,26

05 37,679 644,293 5,85 19,186 314,51 6,10

06 27,929 667,953 4,18 13,951 321,453 4,34

08 14,627 763,526 1,92 8,146 394,774 2,06

09 13,178 454,518 2,90 7,405 253,065 2,93

10 7,19 449,915 1,60 4,667 256,677 1,82

11 4,675 403,026 1,16 3,605 240,978 1,50

Cả năm 306,0509 7.105 4,31 153,4297 3.507 4,37

Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm

2011

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải quan Việt Nam và Vinanet)

Tháng 3/2011, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng rất mạnh cả

về lượng và trị giá so với tháng trước cũng như so với cùng kỳ

năm ngoái và đạt 636 nghìn tấn, trị giá 30,5 triệu USD, đứng vị

trí 3 về trị giá xuất khẩu trong tháng, chỉ sau thị trường Philippin Trang 49

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

và Indonesia. Bắt đầu từ quí II/2011, tháng 4, xuất khẩu gạo sang

thị trường Trung Quốc đạt 82,979 nghìn tấn, là tháng xuất khẩu

sang Trung Quốc cao nhất trong cả năm, chiếm lần lượt là

10,38% về tổng sản lượng và 10,26% về tổng kim ngạch xuất

khẩu gạo.. Những tháng cuối năm 2011 chứng kiến sự giảm sút

trong xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Dù vậy, Trung Quốc vẫn

gia nhập thị trường xuất khẩu hơn 100 triệu USD của Việt Nam,

với giá trị xuất khẩu đạt 143,48 triệu USD, chiếm 4,84%. Tính

đến cuối tháng 10 năm 2011, gạo Việt nam xuất khẩu sang

Trung Quốc đạt giá trị 148,14 triệu USD.

Năm 2012:

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2012

Tháng

Sản lượng (nghìn

tấn)

Kim ngạch (triệu

USD)

/2012 China Total % China Total %

04 393 872 45,07 183,54 380 48,30

05 205 750 27,37 85,723 330,17 26,00

06 140 877 15,96 59,2884 383 15,48

07 230 911 25,25 101,357 395 25,66

08 270 816 33,09 124,538 365 34,12

10 117,29 657 17,85 53,371 311,67 17,00

11 85,947 601 14,3 40,941 291,96 14,00

12 164,68 518 31,79 72,6915 245 29,67

Trang 50

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Cả năm 2.501,9 8.872 28,2 1.167,6 3.674 31,78

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải Quan Việt Nam, Vinanet)

Đây được xem là năm đột biến về xuất khẩu gạo của Việt

Nam sang Trung Quốc khi mà mọi chỉ số đều tăng vọt. Điểm

nhấn đầu năm 2012 là chỉ trong 20 ngày đầu tháng 1/2012 đã

xuất khẩu được 184.558 tấn gạo các loại sang Trung Quốc, trị giá

FOB 103,308 triệu USD, bằng 67,3% so với cả năm 2011. Trung

Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất và quan

trọng nhất của nước ta, với 2,501 triệu tấngạo với tổng giá trị ước

tính 1,167 tỉ USD, chiếm tới 28,2% tổng sản lượng và31,78%

tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta.

Năm 2013:

Tháng/

2013

Sản lượng (tấn) Kim ngạch (Nghìn USD)

Trung

QuốcTổng

Tỉ

trong

Trung

QuốcTổng

Tỉ

trong

491.724 290.742 31.55% 204.912 652.939

31.38

%

592.064 313.131 29.40% 226.754 704.593

32.18

%

665.464 277.135 23.62% 162.528 643.256

25.27

%

773.096 274.884 26.59% 178.734 650.011

27.50

%

865.93 288.234 22.87% 156.231 659.012

23.71

%

964.827 206.462 31.40% 154.583 460.82

33.55

%

10 70.647 242.651 29.11% 169.779 543.48 31.24

Trang 51

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

%

1149.842 174.235 28.61% 115.99 376.057

30.84

%

1254.053 187.124 28.89% 114.359 387.929

29.48

%

Cả Năm2152.726 6592.439 32.65% 901.861

2925.22

2

30.83

%

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải Quan Việt Nam, Vinanet)

Tháng 5/2013, Trung Quốc công bố phát hiện tình trạng gạo

trong nước nhiễm độc kim loại nặng cadmium. Nhờ đó, xuất khẩu

gạo, sau khi bị sụt giảm cả về lượng và kim ngạch trong những

tháng đầu đã đạt mức tăng trưởng trở lại.

Năm 2013, con số xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là

2 triệu tấn, chiếm hơn 33% trong số 6,6 triệu tấn gạo xuất khẩu.

Năm 2013, còn có khoảng 1,5 triệu tấn gạo giao dịch qua đường

biên giới.Trung Quốc vẫn duy trì là quốc gia nhập khẩu gạo lớn

nhất của Việt Nam.

Trang 52

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

6 tháng đầu năm 2014:

Tháng

/

2014

Sản lượng (tấn) Kim ngạch (Nghìn USD)

Trung Quốc Tổng Tỉ trọng Trung Quốc TổngTỉ

trọng

1 65.001 368.867 17.62% 28.205 175.832 16.04%

2 144.016 426.294 33.78% 61.754 196.742 31.39%

3 378.259 631.03 59.94% 162.809 283.631 57.40%

4 337.652 653.819 51.64% 144.161 292.162 49.34%

5 251.44 671.805 37.43% 106.403 295.488 36.01%

6 181.636 543.422 33.42% 78.354 244.603 32.03%

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 6 tháng đầu

năm 2014

Sang năm 2014, thị trường Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ 2

về tiêu thụ gạo của Việt Nam sau Philippines, tuy nhiên tính

chung trong cả 6 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường

lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 41,26% tổng lượng gạo

xuất khẩu của cả nước và chiếm 39,11% tổng kim ngạch, với gần

1,35 triệu tấn, tương đương 576,47 triệu USD (tăng 4% về lượng

và tăng 7,46% về kim ngạch so cùng kỳ).   

Tỉ giá đồng Nhân dân tệ ngày càng tăng đã trở thành nhân tố

khiến cho giá gạo sản xuất trong nước của Trung Quốc tăng theo,

từ đó, lợi thế về giá của gạo nhập khẩu đã vượt qua giá gạo sản

xuất trong nước, đặc biệt là gạo Việt Nam do giá thành sản xuất

thấp và liên tục tăng sản lượng trong 2 năm qua.

Trang 53

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

2.2.2. Về phương thức xuất khẩu:Theo Tổng cục Hải quan, hiện giao thương giữa Việt Nam và

những nước có chung đường biên giới có hai cách thức: buôn bán

chính ngạch và buôn bán qua biên giới. Trong đó, buôn bán qua

biên giới bao gồm hàng hóa xuất nhập khẩu biên giới (hàng tiểu

ngạch), hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới, hàng

hóa đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế

cửa khẩu.

Xuất khẩu chính ngạch: là các hoạt động xuất khẩu chính

thức giữa hai quốc gia, có thể thông qua các hiệp định thương

mại, hợp đồng xuất khẩu chính thức giữa các doanh nghiệp giữa 2

quốc gia với nhau,.... nhìn chung việc xuất khẩu chính ngạch được

thực hiện theo quy trình và có sự kiểm soát của các cơ quan nhà

nước: Hải quan, kiểm định hàng hóa,...

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn nhập khẩu chính ngạch phải

đóng phí quota 80 USD/tấn cộng với thuế giá trị gia tăng và thuế

nhập khẩu. Chẳng hạn gạo 5% tấm Việt Nam đang bán là 460

USD/tấn, nếu nhập khẩu đường chính thức thì thuế cộng với tiền

quota, giá về đến Trung Quốc sẽ đội lên thêm 160 USD/tấn chưa

kể tiền vận chuyển, kho bãi. Do đó, các thương nhân Trung Quốc

vẫn chọn cách mua tiểu ngạch vì chênh lệch giá.

Xuất khẩu tiểu ngạch: là một hình thức thương mại quốc tế

hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các

địa phương hai bên biên giới mà kim ngạch của mỗi giao dịch

hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật. Ví

dụ, buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc là các hoạt

động buôn bán giữa dân cư Việt Nam với dân cư Trung Quốc sống

ở các xã, phường sát đường biên có giá trị mỗi giao dịch không

Trang 54

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

quá 2 triệu đồng/người/ngày theo quy định của pháp luật Việt

Nam. Chính tiêu chí về giá trị nhỏ (tiểu ngạch) đã khiến cho hình

thức thương mại này có tên như vậy.

Buôn bán tiểu ngạch còn có những đặc trưng như thường

(song không nhất thiết) thanh toán bằng tiền mặt, không cần hợp

đồng mua bán.Chú ý là buôn bán tiểu ngạch không phải là buôn

lậu.Kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn cần xin phép.Việc

xác định đâu là buôn bán tiểu ngạch không dựa vào hình thức vận

chuyển hàng hóa qua đường biên giới.Buôn bán tiểu ngạch vẫn

phải chịu thuế đánh vào giá trị giao dịch, gọi là thuế xuất nhập

khẩu tiểu ngạch. Hàng hóa khi đi qua biên giới vẫn phải chịu sự

kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên phòng, xuất

nhập cảnh, v.v...

Buôn bán tiểu ngạch được cho là có tính ổn định thấp. Điều

này khiến cho kim ngạch buôn bán tiểu ngạch nói chung có thể

thay đổi theo mùa vụ, theo thời tiết, theo thay đổi chính sách

kiểm dịch. Buôn bán tiểu ngạch còn được cho là dễ bị lợi dụng để

tránh thuế.Vì thuế xuất nhập tiểu ngạch thường có thuế suất thấp

hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch, thủ tục liên quan phải làm

đơn giản hơn, nên một doanh nghiệp có thể thuê mướn nhiều

người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để không phải

nộp thuế nhiều.

Tình hình xuất khẩu gạo chính ngạch và tiểu ngạch

sang Trung Quốc

Vì tính đặc thù của xuất khẩu tiểu ngạch khó có thể kiểm soát

được, nên số lượng gạo chính xác XK tiểu ngạch qua Trung Quốc

bao nhiêu thì vẫn không thống kê được mà chỉ có thể ước lượng

Trang 55

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

tương đối. (Các số liệu thống kê chính thức về XK gạo của VFA,

tổng cục thống kê, cục hải quan… đều là số liệu XK chính ngạch)

Số liệu xuất khẩu chính ngạch đã được trình bày ở phần:

“Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc” – về

kim ngạch và sản lượng xuất khẩu.

2012 2013 6 tháng đầu 20140

500

1000

1500

2000

2500

400

1500

529

2086 2152

1340

Xuất khẩu qua tiểu ngạchXuất khẩu qua chính ngạch

Biểu đồ 1. Sản lượng xuất khẩu gạo theo đường tiểu

ngạch và chính ngạch sang Trung Quốc (đơn vị: nghìn tấn)

Vì những tiện ích như cắt giảm được tiền thuế, không cần ký

hợp đồng xuất nhập khẩu, thủ tục đơn giản hơn so với xuất khẩu

chính ngạch, tránh được rủi ro tồn gạo,… nên rất nhiều thương lái

Trung Quốc lẫn nông dân Việt Nam đều ưu tiên đưa lúa gạo qua

con đường tiểu ngạch. Nếu như năm 2012, sản lượng xuất khẩu

tiểu ngạch chỉ khoảng 20% so với xuất khẩu chính ngạch thì trong

năm 2013, con số này đã lên đến 70%. Nhiều cửa khẩu phụ và lối

mở cũng như doanh nghiệp xuất tiểu ngạch được hình thành

nhằm phục vụ nhu cầu đưa nông sản nói chung và đặc biệt là lúa

gạo nói riêng qua biên giới Trung – Việt. Trên thực tế, gạo Việt

Nam được xuất sang Trung Quốc chủ yếu theo con đường tiểu

Trang 56

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

ngạch. Trước tình hình đó, sang tháng 8 năm 2014, Trung Quốc

đã cắt con đường tiểu ngạch bằng cách cấm xuất nhập khẩu gạo

qua các cửa khẩu phụ và lối mở nhằm thắt chặt việc thu thuế từ

các nhà nhập khẩu trong nước và điều chỉnh xuất nhập khẩu gạo

Trung – Việt theo hướng chính quy hơn. Do xuất khẩu tiểu ngạch

chiếm phần lớn trong hoạt động thông thương giữa hai nước,

hành động này của Trung Quốc cũng đã dẫn tới việc nhiều doanh

nghiệp và nông dân Việt Nam lo sợ và cắt giảm lượng hàng của

mình. Qua quý III 2014, lượng gạo qua tiểu ngạch đã có dấu hiệu

tụt giảm một cách tương đối so với tốc độ tăng sản lượng xuất

khẩu qua đường chính ngạch.

Trang 57

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Kết luận:

Qua các số liệu phân tích ở chương 2, có thể thấy

ngành gạo Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong

nền kinh tế nước ta, cũng là mặt hàng nông sản chủ chốt

và xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới. Nhưng gần đây,

sự đa dạng về thị trường xuất khẩu của mặt hàng này

ngày càng bị thu hẹp, bằng chứng là việc xuất khẩu sang

thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Tính

chung cả chính ngạch thì sản lượng xuất khẩu năm nay

sang thị trường này chiếm 50% thị trường xuất khẩu của

Việt Nam. Như vậy, Trung Quốc đang trở thành thị trường

chủ lực, thay thế những sụt giảm của thị trường truyền

thống trước đây. Chính vì vậy mà dấy lên một mối lo ngại

là thị trường Trung Quốc đang dần có sự ảnh hưởng và chi

phối đến Việt Nam, hay nếu không muốn nói xuất khẩu

gạo của Việt Nam đang có xu hướng lệ thuộc vào thị

trường này. Điều này đem đến nhiều rủi ro cho các đối

tượng trong ngành gạo nói riêng và toàn ngành gạo Việt

Nam nói chung.

Trang 58

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Chương 3: Rủi ro xuất khẩu gạo

của Việt Nam khi phụ thuộc vào

Trung Quốc và một số giải pháp

3.1. Rủi ro xuất khẩu gạo của Việt Nam khi phụ thuộc vào Trung Quốc:3.1.1. Rủi ro của nông dân Việt Nam:

Như các số liệu đã phân tích ở Phần II: “Thực trạng xuất khẩu

gạo của Việt Nam sang Trung Quốc”, có thể thấy tỷ trọng chủng

loại gạo chất lượng thấp và trung bình ngày có xu hướng tăng qua

các năm, đến sáu tháng đầu năm 2014 thì tỷ lệ gạo chất lượng

thấp & trung bình chiếm gần 44%. Sự tăng trưởng chủ yếu này do

nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng thấp từ Trung Quốc. Tuy nhiên,

chính vì chạy theo nhu cầu của thị trường này, hay nói một cách

cụ thể hơn là nông dân chạy theo những lời hứa hẹn của thương

lái Trung Quốc đã đặt họ vào thế bị động và hứng chịu nhiều rủi

ro.

3.1.1.1. Rủi ro trong chọn giống lúa:Do chạy theo nhu cầu gạo chất lượng thấp, cộng thêm tác

nhân là giống lúa này có khả năng chống chịu tốt, ít sâu bệnh, chi

phí đầu tư thấp nên nông dân nước ta đã ồ ạt chọn giống lúa cấp

thấp để gieo trồng trên diện tích lớn. Mặc dù bản thân nhà nước

và hiệp hội lương thực Việt Nam đã có những khuyến cáo về giống

lúa này, về khả năng rớt giá của nó trong tương lai nhưng nông

dân thường chỉ nghe theo lời thương lái – người mà họ trực tiếp

buôn bán, hay nói cách khác, người đem lại thu nhập cho nông

Trang 59

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

dân. Chính vì sự cả tin này, cùng với sự quản lý lỏng lẻo của các

cơ quan địa phương đối với các thương lái Trung Quốc đã khiến

cho họ có cơ hội can thiệp vào việc lựa chọn giống lúa của người

nông dân.Đây chính là cái bẫy mà các thương lái Trung Quốc tạo

ra dành cho nông dân Việt Nam.

Đầu tiên phải nhắc tới giống lúa IR50404 từng được trồng ồ

ạt. Cụ thể, vụ việc xảy ra vào năm 2012: Thương lái nước ngoài

chỉ mua giống lúa IR50404 bị Nhà nước hạn chế trồng và tắc kè

đúng mùa thu hoạch lúa. Vì lợi nhuận cao, người dân đổ xô trồng

loại lúa này. Tại Trà Vinh, nhiều thương lái đến hỏi mua lúa của

nông dân và chỉ đòi loại IR50404 chứ không chịu loại khác. Ông

Đặng Văn Đoàn, Chủ nhiệm Hợp tác xã Bình Minh (xã Châu Điền,

huyện Cầu Kè, Trà Vinh), băn khoăn: Hai vụ đông xuân và hè thu,

thương lái liên tục săn lùng giống IR50404, giá thu mua ngang

ngửa các loại lúa thơm, dẻo (4.900-5.000 đồng/kg). Trước đó

IR50404 có giá thấp hơn khoảng 300-500 đồng/kg. Với tâm lý thị

trường chỉ cần và chỉ bán được IR50404 nên khi bắt đầu chọn

giống cho vụ thu đông, nhiều nông dân đã chọn IR50404. Ông

Triệu Quốc Dũng, nông dân ở xã Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần), nói

vui: “Lúc này, ai về đây biểu đừng trồng giống IR50404, coi chừng

bà con rượt chạy không kịp!”. Tại thời điểm đó có tới hơn 50%

diện tích của xã chuyển sang trồng IR50404. Một cán bộ nông

nghiệp ở Trà Vinh cho biết đã tuyên truyền và vận động bà con

trồng các loại lúa khác nhưng từ giữa tháng 8 đến nay, nhiều hộ

đã xuống giống IR50404. Việc nông dân trồng lúa gì là quyền của

họ, không thể bắt ép được. Tuy nhiên, sự việc trên khiến nhiều

người nghi ngại, vì nông dân kể có thương lái hỏi mua giá cao mà

không có lúa để bán nhưng không biết được là nếu thực tế có lúa,

Trang 60

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

họ sẽ mua như thế nào. Liệu họ mua thật hay chỉ là chiêu kích

thích nông dân đổ xô trồng IR50404 trong khi các địa phương cố

sức tuyên truyền giảm diện tích trồng lúa này. Tiến sĩ Chu Văn

Hách (Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long) cho biết việc nông dân

nghe theo lời hứa mua giá cao của thương lái mà trồng nhiều

IR50404 đã xảy ra từ rất lâu, hầu như năm nào cũng có. Đa số

thương lái đến từ Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang và ngay cả

trong tỉnh Trà Vinh, họ chỉ thông báo rằng thị trường đang cần

khối lượng lớn chứ không lý giải rõ mua để bán đi đâu. Trở ngại

lớn nhất của đơn vị khuyến nông, sở nông nghiệp các tỉnh trong

việc khuyến cáo người dân hạn chế trồng giống IR50404 là nông

dân quá tin thương lái. Thương lái là người trực tiếp thu mua lúa

của nông dân, họ nói mùa tới sẽ mua loại nào nhiều, trồng dễ lại

bán giá cao, thế là nông dân nghe theo! Một chiêu trò khác của

thương lái Trung Quốc cũng liên đới trong sự việc này chính là tình

trạng thương lái dồn dập hỏi mua tắc kè giá cao. Tuy nhiên, tắc

kè phải nặng trên 400g thì mới mua. Nghe tin này, nhiều người đổ

xô lùng tìm tắc kè, thế nhưng tìm mãi chỉ có tắc kè nhỏ, không đủ

nặng. Chuyện này gây nghi ngờ về mục đích “phá lúa”, bởi lẽ tin

mua “tắc kè” tung ra vào đúng thời điểm thu hoạch. Lúa vào mùa

thu hoạch mà nhân công cứ tản đi tìm tắc kè, không chịu gặt lúa,

dù chậm vài ngày cũng đã gây thiệt hại vì phần lúa chín trước sẽ

bị rụng bớt.

Gần đây, người nông dân lại chuyển sang trồng giống lúa mới

– giống lúa “siêu năng suất” hay còn gọi là lúa “siêu Trung Quốc”.

Đây là loại lúa có phẩm chất thấp, chỉ để cho gà ăn và cũng chỉ có

duy nhất thương lái Trung Quốc muốn mua loại lúa này. Cụ thể vụ

việc như sau:

Trang 61

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Trước đây giống lúa ML 202 (loại hạt tròn, có thời gian sinh

trưởng khoảng 92 ngày) được gieo sạ nhiều ở các tỉnh miền

Trung, Tây Nguyên... Vài năm gần đây, giống lúa này lại được một

số hộ dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mua về và không

ngừng nhân rộng, nhất là ở tỉnh Vĩnh Long. Ông Nguyễn Vĩnh Phúc

- Giám đốc Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn (Sở

NNPTNT tỉnh Vĩnh Long), cho biết: Vụ hè thu năm 2014, toàn tỉnh

có 5.300ha lúa ML202, chiếm 9,2% diện tích xuống giống. Ông

Trương Tấn Được - Trưởng phòng NNPTNT huyện Mang Thít,

huyện có diện tích gieo sạ giống ML 202 lớn nhất tỉnh Vĩnh Long,

cho biết: “Ban đầu chỉ có vài hộ gieo sạ. Thấy trúng quá, lúa dễ

bán nên nhiều hộ khác làm theo. Theo cơ cấu, giống lúa chất

lượng thấp mỗi vụ chỉ khoảng 10% diện tích gieo sạ, thế nhưng

hiện giống ML202 đã chiếm tới hơn 30% diện tích, tập trung nhiều

nhất là các xã Mỹ An, Hòa Tịnh, Long Mỹ, Chánh Hội…”. Theo bà

Lê Thị Lệ Hoa - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Xuân Hiệp

(xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, Vinh Long), cho biết ngoài việc cho

năng suất cao, lý do người dân chọn giống này sản xuất là vì dễ

sản xuất, ít sâu bệnh, đặc biệt là dễ bán cho thương lái. “Dự kiến

trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng thêm vùng sản xuất khoảng

100ha. Không riêng gì HTX của tôi mà có rất nhiều nơi nhân rộng

loại lúa này để cung cấp cho người dân. Ngoài ra lúa ML202 có

phẩm chất thấp nhưng trước mắt loại lúa này vẫn có đầu ra,

không đủ số lượng cung cấp. Vì vậy, trong khi một số giống lúa

chất lượng cao vẫn chưa chứng minh được tính bền vững thì khả

năng nông dân mở rộng diện tích sản xuất giống lúa ML202 là

điều khó tránh khỏi” – bà Hoa nhấn mạnh. Một số nông dân sản

xuất giống lúa này cho biết, dù có phẩm chất thấp, lúa ML202 có

Trang 62

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

rất nhiều ưu điểm hơn cả lúa IR50404 và các giống lúa có chất

lượng cao.

Vụ hè thu 2014, giá lúa Ma Lâm (ML 202) tại các tỉnh đồng

bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao bất thường. Theo nông dân

các tỉnh ĐBSCL, ở vụ lúa hè thu này, có ngày giá lúa ML 202 được

thương lái thu mua tại ruộng với mức 5.500 đồng/kg, cao hơn cả

giá các loại lúa hạt dài có phẩm cấp cao. Ghi nhận ở tỉnh Vĩnh

Long, trong ngày 19-10, giá thương lái thu mua lúa ML 202 tại

ruộng là 5.300 đồng/kg. Ông Đặng Hoàng Danh (45 tuổi, ngụ

huyện Mang Thít), cho biết với mức giá này, ông lãi cao hơn các

vụ trước khoảng 1.000 đồng/kg. Vụ này gia đình ông ước đạt 9

tấn/ha, cao hơn năng suất lúa hạt dài. “Mười vụ lúa Ma Lâm liền,

tôi chưa lỗ vụ nào” - ông Danh khẳng định. Ở các tỉnh khác của

ĐBSCL như Bến Tre, Trà Vinh..., lúa ML 202 đều trúng và đang

được giá. Sở dĩ lúa ML 202 có giá cao là nhờ các đơn vị xuất khẩu

gạo này sang Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua cho đủ số

lượng cung ứng theo hợp đồng trước khi chính sách thuế đối với

loại gạo này thay đổi từ phía Trung Quốc. Với mức giá trên, nông

dân đang ồ ạt mở rộng diện tích trồng ML 202. Theo Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Vĩnh Long, vụ hè

thu năm nay, toàn tỉnh có 5.300 ha lúa ML 202, chiếm 9,2% diện

tích xuống giống.

Hậu quả của hành động trên đối với người nông dân chính là:

Thứ nhất , khi đổ xô, ồ ạt trồng các giống lúa chất lượng

thấp như vậy thì chắc chắn một điều là rất dễ dẫn đến việc

rớt giá vào cuối vụ. Chưa kể, việc này đã được các thương lái

Trung Quốc suy tính từ ban đầu. Họ yêu cầu giống lúa mà

các cơ quan quản lý nước ta đang khuyến cáo hạn chế gieo Trang 63

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

trồng do nhu cầu cho loại gạo này trên thị trường là rất ít,

giá cũng đang bị cạnh tranh gay gắt. Hay đối với giống lúa

ML 202 thì vì do phẩm chất quá thấp nên thường chỉ dùng

cho gà ăn, hoặc được dùng để làm bún, làm bột mà bản thân

nhu cầu của nó trong thị trường nội địa cũng đang rất bấp

bênh. Chính vì vậy, khi tới cuối vụ, nông dân không thể bán

cho ai khác ngoài thương lái Trung Quốc. Và cũng từ việc

không thể bán cho ai ngoài thương lái Trung Quốc, thì các

thương lái lúc này bắt đầu ép giá của nông dân, khiến cho

nông dân phải chấp nhận bán với mức giá rẻ rúng để tránh

tồn kho quá lớn. Có thể nói, hậu quả rõ ràng nhất của giống

lúa này chính là giá của nó quá phụ thuộc vào thị trường

xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu nên đối tượng chịu

thiệt cuối cùng cũng chỉ là nông dân.

Thứ hai, việc đồng loạt thay đỏi diện tích trồng lúa dành

cho loại lúa cấp thấp khiến cho kỹ năng trồng các loại lúa

chất lượng cao, hay gạo thơm của nông dân ngày càng bị

thui chột. Do thiếu động lực để tìm tòi học hỏi các cách trồng

trọt, chăm sóc các loại lúa cao cấp khác. Mặt khác, khi trồng

các giống lúa cấp thấp do trồng một cách tràn lan, chạy theo

nhu cầu, lợi nhuận mà người nông dân không có sự đầu tư kỹ

càng, ví dụ điển hình là giống ML 202, khi mà giống lúa đúng

ra phải lấy trực tiếp từ nơi sản xuất (tỉnh Bình Thuận) thì đa

số lại lấy lại lúa của vụ trước để trồng tiếp vụ tiếp theo, dẫn

đến lúa bị thoái hóa giống kéo theo một loạt rầy nâu và một

số bệnh khác ngày cao.

Trang 64

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

3.1.1.2. Rủi ro trong dự trữ lúa:

Thủ thuật của các thương lái Trung Quốc chủ yếu chỉ có một

động cợ chính là tác động tâm lý của người nông dân để họ ồ ạt,

tập trung sản xuất một loại nông sản đó dẫn đến tình trạng dư

thừa, không thể tiêu thụ. Và mặt hàng gạo cũng là một trường

hợp phổ biến. Trên thực tế, khả năng dự trữ của nông dân Việt

Nam còn kém. Sau mỗi vụ thu hoạch thì lượng lúa được xử lý sấy

khô chiếm không đến một nửa số lúa đã thu hoạch. Cụ thể như,

Thống kê của Cục Chế biến nông lâm thủy sản - Nghề muối (Bộ

NN&PTNT) cho thấy, tại 13 tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

hiện nay chỉ có khoảng hơn 10.000 chiếc máy sấy lúa. Lượng lúa

trung bình được sấy sau khi thu hoạch chỉ đạt khoảng 42%. Nhiều

tỉnh có diện tích lúa lớn như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau… chỉ

có khoảng 5%-30% lượng lúa được sấy sau mỗi vụ thu hoạch.

Trong khi nông dân không có khả năng trữ lúa thì việc triển khai

mua để tạm trữ lại được VFA triển khai chậm chạp. Theo nghiên

cứu của Liên minh Nông nghiệp Việt Nam, 93% nông dân đang

bán lúa tươi tại ruộng cho các thương lái. Bản thân thương lái

cũng đang có xu hướng mua gạo tươi sau đó tự sấy khô theo ý

mình. Hậu quả là lúa khô bình thường đã bị ép giá, nay với lúa

tươi không thể dự trữ lâu thì càng bị ép giá nhiều hơn.

3.1.1.3. Rủi ro trong giao dịch:

Một cách ép giá khác của thương lái Trung Quốc trong khi

giao dịch là dụ người nông dân thu gom gạo chuyển lên biên giới

sau đó bày trò kiểm dịch nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá

cả.

Trang 65

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngoài thực trạng lúa bị ép giá thì cũng xảy ra tình trạng người

nông dân bị các thương lái lừa đảo trong khi giao dịch. Cụ thể là

chiêu thức mua lúa trả chậm với giá cao đến lúc quá hạn thanh

toán thì người nông dân mới vỡ lẽ các thương lái đã ôm nợ bỏ trốn

hoặc mất khả năng thanh toán. Vấn đề nổi cộm ở đây chính là

hầu hết các vụ lừa đảo này đều được thương lái Trung Quốc thông

qua thương lái Việt Nam để giao dịch. Vì họ có thể dùng uy tín, sự

quen thuộc của thương lái Việt Nam đối với người dân để thực

hiện các phi vụ lừa đảo này. Ngoài lừa đảo bằng thủ đoạn trả

chậm thì một số thương lái còn lợi dụng áp lực bán lúa của người

dân để dễ dàng lấy trộm lúa mà bà con không hề phát hiện.

Tháng 4/2014 đã xảy ra vụ việc trên địa bàn tỉnh Hậu Giang: Cuối

tháng 4 vừa qua, sau khi thu hoạch lúa, do cần tiền xoay sở nên

anh Đặng Thanh Hải, Phường 3, TP Vị Thanh, Hậu Giang chấp

nhận bán cho thương lái lạ. Sau khi thỏa thuận giá cả, đối tượng

ban đầu nói mua 80 bao lúa của anh Đặng Thanh Hải nhưng nửa

chừng lại đổi ý chỉ mua 50 bao. Sau khi đối tượng chở lúa đi, anh

Hải mới phát hiện số lượng lúa mình bán lớn hơn 50 bao rất nhiều.

Dùng xe máy đuổi theo gần 10km, anh Hải chặn được chiếc ghe

vừa mua lúa của mình. Qua kiểm tra, anh phát hiện số bao lúa

trên ghe là 87 bao mặc dù trước đó trên ghe không bao lúa nào.

Lợi dụng anh Hải sơ suất, đối tượng đã mang lúa xuống ghe lớn

hơn so với thỏa thuận ban đầu. Hậu quả của các vụ việc trên là

nhiều hộ nông dân rơi vào cảnh khốn đốn, nợ nần chống chất.

Kết luận:

Hậu quả chung từ việc người nông dân quá phụ thuộc

xuất khẩu gạo cho thương lái Trung Quốc chình là thành

phẩm lúa gạo họ tạo ra đều bị thương lái ép giá. Bản thân Trang 66

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

người nông dân đã thiếu vốn nay lại càng khốn đốn hơn.

Thậm chí cũng có không ít hộ vì thiếu vốn nên phải vay

mượn lại từ chính các thương lái để có kinh phí đầu tư cho

vụ sau, như lấy tiền mua giống, mua thuốc trừ sâu,… dù có

không muốn đi chăng nữa thì người nông dân vẫn phải lệ

thuộc vào thương lái. Từ đó mà nông dân nước ta luôn kẹt

trong cái vòng lẩn quẩn mãi không thể thoát ra được.

3.1.2. Rủi ro của doanh nghiệp:3.1.2.1. Rủi ro về thanh toán:

Rủi ro trong thanh toán là những rủi ro phát sinh trong quá

trình thực hiện thanh toán liên quan tới các giao dịch, nguyên

nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia có nghĩa vụ và

quyền lợi. Mặc dù, trong kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán

quốc tế chủ yếu được thực hiện qua ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn

nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thanh toán ví dụ: ngân hàng

không đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng không chấp

nhận thanh toán, khách hàng không thanh toán trả cho doanh

nghiệp, hoặc thanh toán không đúng thời hạn, thanh toán không

đủ giá trị của hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thể hiện sự

thiếu kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế ở việc không xem xét

kỹ hợp đồng xuất nhập khẩu, khi thanh toán không xem kỹ các

chứng từ L/C, chưa chú trọng đến các chi tiết có tính nghiệp vụ

trong thanh toán quốc tế khi tiến hành thương thảo hợp đồng với

các đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu rất

nhiều kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế, thường

không xem xét kỹ hoặc không hiểu hết những rủi ro có thể xảy ra

từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

Trang 67

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường lớn mà nước nào cũng muốn nhắm

tới và họ có quyền lựa chọn những điều kiện mua bán có lợi nhất

cho mình, và việc thanh toán cũng không ngoại lệ. Chính điều này

sẽ dẫn đến những rủi ro, bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu

gạo của Việt Nam khi làm ăn với Trung Quốc, nhất là khi sản

lượng xuất khẩu của chúng ta quá lớn và phụ thuộc chủ yếu vào

thị trường này.

Ban đầu, khi thương thảo, hai bên đã xác định giá chung

nhưng các thương nhân Trung Quốc đa số thanh toán theo hình

thức thức chỉ nhận ký hàng trả sau (trả trước khoảng 20% giá trị

hợp đồng và trả nốt khi nhận được hàng), nếu đồng ý thì họ mới

mua, nếu không thì doanh nghiệp chỉ còn cách chở hàng về. Sau

đó, nếu con nợ “lật kèo” hay biến mất, thì chủ nợ cũng chỉ biết

ôm một đống “nợ xấu”. Còn nếu họ gặp rủi ro như bị tịch thu

hàng hay phá sản thì khả năng nhận được thanh toán của đối tác

Việt Nam gần như bằng không.

Liên quan tới vấn đề này, một nhân viên chuyên làm thủ tục

XNK của Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Minh Đức cho hay:

xuất khẩu khoảng 70.000-80.000 tấn gạo sang thị trường Trung

Quốc mỗi năm nhưng doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận thanh

toán theo hình thức biên mậu trả chậm. Sau khi giao hết hàng,

phía đối tác Trung Quốc mới dần dần trả tiền, thời gian chậm

trung bình từ nửa tháng tới 1 tháng. Hiện tại, để tránh những bất

trắc có thể xảy ra, doanh nghiệp cũng đang xuất hàng cầm chừng

chứ không ồ ạt như trước, đồng thời “siết” lại khâu thanh toán,

không chấp nhận cho doanh nghiệp Trung Quốc trả chậm quá lâu

mà chỉ trong vòng 1 tuần. Đại diện Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu

và doanh nghiệp vận tải Trường Phi cũng cho biết tình trạng

tương tự: Trước đây, doanh nghiệp này thường xuyên xuất khẩu Trang 68

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

gạo sang Trung Quốc cho một số đối tác giáp biên giới và chấp

nhận thanh toán theo hình thức biên mậu trả chậm. Có khi hàng

xuất đi gần 2 tháng, doanh nghiệp mới nhận được đầy đủ tiền.

Mặc dù chưa gặp phải bất trắc gì nhưng thời gian trả chậm kéo

dài cũng khiến doanh nghiệp thiếu chủ động. Lợi nhuận từ việc

xuất khẩu giảm sút nên hiện đơn vị này chuyển sang tập trung

làm vận chuyển hàng cho các doanh nghiệp khác xuất khẩu sang

Trung Quốc là chủ yếu. Trung bình mỗi tháng Công ty chuyên chở

khoảng 20.000 tấn gạo giao hàng cho đối tác Trung Quốc. Hầu

hết các doanh nghiệp thuê chở cũng chấp nhận thanh toán theo

lối biên mậu trả chậm.

Bên cạnh vấn đề trả chậm tiền, Trung Quốc quản lý ngoại tệ

rất chặt, nên số lượng các công ty Việt Nam được phép thanh toán

bằng USD rất hạn chế, mà chủ yếu là thanh toán bằng đồng Nhân

dân tệ. Trong khi đó tỷ giá đồng tiền này thường xuyên biến động

thất thường và nếu doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng những

công cụ bảo hộ rủi ro tỷ giá thì sẽ phải chịu thiệt hại không hề

nhỏ. Điều đáng nói nữa là, Trung Quốc hầu như chưa thực hiện

phổ biến hình thức thanh toán theo thông lệ quốc tế bằng L/C

(Thư tín dụng) nên mức độ an toàn trong thanh toán không cao.

3.1.2.2. Rủi ro bị hủy hợp đồng:Một trong những rủi ro phổ biến khác mà nhiều doanh nghiệp

xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có xuất khẩu gạo phải đối mặt

khi làm ăn với đối tác Trung Quốc là khả năng bị hủy hợp đồng rất

cao. Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), 64%

của những hợp đồng xuất khẩu gạo bị hủy bỏ hiện nay là xuất

phát từ phía Trung Quốc.

Theo ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường

trong nước thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại, tính đến ngày Trang 69

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

30 tháng 4 năm 2013, doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng

xuất khẩu 4,2 triệu tấn gạo, tăng 9,92% so với cùng kỳ năm 2012.

Xuất khẩu Việt Nam sẽ cần phải cung cấp 2,08 triệu tấn theo hợp

đồng đã ký kết.

Với khối lượng lớn xuất khẩu ký hợp đồng, Việt Nam sẽ không

có hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, rủi ro cao vẫn tồn tại. Các nhà

nhập khẩu từ Trung Quốc - thị trường rộng lớn trong đó tiêu thụ

1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, đã cố gắng để ép giá

xuống, hoặc đe dọa hủy bỏ hợp đồng.

Giám đốc một công ty xuất khẩu gạo phàn nàn ông đã phải

nếm cay đắng khi làm ăn với một doanh nghiệp Trung Quốc. Các

đối tác Trung Quốc đã đặt mua 10.000 tấn gạo, với việc thanh

toán được thực hiện sau khi giao hàng. Khi hàng đã chuyển đến

cảng đích, đối tác Trung Quốc lại phàn nàn về chất lượng, hoặc

lấy cớ vi phạm các rào cản kĩ thuật, ép doanh nghiệp Việt Nam

phải giảm giá, nếu không họ sẽ hủy hợp đồng. Các doanh nghiệp

xuất khẩu gạo của Việt Nam, vì rơi vào thế bí, bắt buộc phải bán

lô hàng với giá thấp và chịu lỗ, bởi nếu bị hủy hợp đồng, họ cũng

sẽ không nhận được bồi thường, và việc kiện các đối tác Trung

Quốc cũng sẽ rất khó khăn.

Nguyên nhân của việc hủy bỏ hợp đồng thường là do các

doanh nghiệp Trung Quốc thiếu uy tín. Họ thường tìm cớ đe dọa

hủy hợp đồng để ép các doanh nghiệp Viêt Nam giảm giá. Hoặc

trong trường hợp hợp đồng đã ký kết, nhưng khi giá thị trường

giảm xuống, họ cũng ngay lập tức hủy hợp đồng vì trước đó giá

mua cao hơn. Một trong những nguyên nhân khác là do việc xuất

khẩu gạo sang Trung Quốc hiện nay được thực hiện chủ yếu qua

đường tiểu ngạch, nên khi ký kết hợp đồng mua bán, các doanh

nghiệp thường xem nhẹ các điều khoản rang buộc, làm hợp đồng Trang 70

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

không chặt chẽ dẫn đến phía Trung Quốc dễ dàng hủy bỏ hợp

đồng; còn doanh nghiệp Việt Nam thì lại gặp nhiều khó khăn khi

đòi bồi thường.

3.1.2.3. Rủi ro về giá:Trong nhiều năm gần đây, chúng ta liên tục phải chứng kiến

rất nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam bị các thương lái

Trung Quốc thao túng giá cả. Từ thanh long, cao su, cho đến chè,

dưa hấu. Và gạo cũng không tránh khỏi thảm cảnh tương tự.

Thủ đoạn của thương lái Trung Quốc là thu mua số lượng lớn

với giá cao ban đầu, sau đó sẽ đột ngột dừng mua. Khi giá mua

cao, nông dân sẽ ngay lập tức chuyển sang cung ứng cho phía

Trung Quốc, thay vì doanh nghiệp Việt Nam. Để có nguồn cung

nguyên liệu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam buộc lòng

phải đẩy giá mua lên cao ngang bằng với mức giá thu mua của

thương lái Trung Quốc hoặc nếu không cạnh tranh nổi phải chịu

thiếu nguyên liệu sản xuất. Trong giai đoạn giá cao, cả nông dân

và doanh nghiệp đều hoạt động tối đa công suất. Đến khi thương

lái Trung Quốc ngưng thu mua, sản lượng cung ứng quá lớn bị tồn

đọng làm cho gía cả giảm mạnh. Đến lúc này thì họ bắt đầu quay

trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua. Để giải quyết số

hàng tồn đọng, doanh nghiệp và nông dân bắt buộc phải giảm giá

bán và chịu lỗ.

Tương tự như vậy, thương lái Trung Quốc cũng áp dụng chiêu

bài đặt hàng doanh nghiệp xuất khẩu với khối lượng lớn, sau đó

lại “biến mất”. Trong lúc doanh nghiệp đang kêu khóc vì hàng

không bán được, thì thương lái Trung Quốc quay trở lại đề nghị

mua số hàng đó nhưng với giá thấp hơn. Doanh nghiệp Việt Nam,

vì rơi vào tình thế khó xử, buộc lòng phải chấp nhận bán giá thấp

và chịu lỗ.Trang 71

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo phân tích của chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Thương

mại, ông Nguyễn Đình Bích, Trung Quốc tăng nhập gạo không

phải vì thiếu gạo. Dự trữ gạo của nước này hiện lên tới 117 ngày

so với mức trung bình 71 ngày của thế giới. Giá gạo bán lẻ tại 50

thành phố lớn của Trung Quốc tăng từ 570 USD/tấn hồi năm 2009

lên tới 970 USD/tấn trong những tháng đầu năm nay. Trong khi đó

họ nhập gạo từ Việt Nam chỉ với giá từ 431 - 419 USD/tấn. So với

Thái Lan, giá gạo Việt Nam rẻ hơn và chi phí vận chuyển cũng

thấp hơn khoảng 10 USD/tấn. Theo dự báo của các tổ chức lương

thực lớn trên thế giới, năm nay Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu

khoảng trên 3 triệu tấn gạo. Trong số đó, nhiều khả năng có trên

2 triệu tấn nhập từ Việt Nam.

Giám đốc Công ty nông nghiệp Cờ Đỏ (Cần Thơ), Hồ Minh Khải

cho rằng, việc chúng ta quá chú trọng vào số lượng đã trở thành

điểm yếu để Trung Quốc khai thác trong mấy năm qua. Chúng ta

đẩy mạnh tăng vụ, khai thác tài nguyên quá mức nhưng nông dân

không được lợi, do được mùa thì thương nhân Trung Quốc tìm

cách làm giá để trục lợi. Người TQ vào tận đồng ruộng, nắm lịch

thời vụ, tình hình thị trường… còn rõ hơn cả người Việt Nam. Từ

đó ép giá, mua rẻ. Nhưng rủi ro lớn nhất là TQ có thể ngưng mua

bất cứ lúc nào. Vì như đã nói, họ tăng cường nhập khẩu gạo của

VN không phải vì thiếu lúa gạo mà chỉ là “khai thác tài nguyên giá

rẻ”. Nếu họ ngưng đột ngột như cách vẫn làm với nhiều loại nông

sản khác, chúng ta sẽ cực kỳ rủi ro.

Một thủ đoạn khác mà thương lái Trung Quốc thường sử dụng

để ép giá doanh nghiệp Việt Nam là đe dọa hủy hợp đồng. Trong

các hợp đồng xuất khẩu gạo, do phụ thuộc vào Trung Quốc nên

các doanh nghiệp Việt Nam thường phải chấp nhận phương thức

Trang 72

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

thanh toán bất lợi nhiều rủi ro là trả sau, nghĩa là giao hàng trước

trả tiền sau. Lợi dụng điều này, đối tác Trung Quốc thường tìm

cách để ép giá các doanh nghiệp. Cụ thể khi hàng đã giao đến

cảng đích, họ thường lấy cớ phàn nàn về chất lượng hoặc gặp

phải rào cản thương mại để ép doanh nghiệp Việt Nam hạ giá,

nếu không họ sẽ hủy hợp đồng. Trong tình thế này, các doanh

nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam thường phải chấp nhận chịu

thiệt, bởi lẽ nếu hủy hợp đồng họ sẽ không được bồi thường và

việc kiện các doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất khó khăn.

Việc tỷ trọng xuất khẩu gạo của chúng ta sang Trung Quốc

quá lớn cũng dẫn đến rủi ro phải phụ thuộc về giá vào thị trường

này. Một khi Trung Quốc giảm lượng nhập khẩu, chắn chắn gạo

Việt Nam sẽ phải chịu sức ép giảm giá. Đặc biệt là trong bối cảnh

hiện nay, nhiều thị trường truyền thống khác như Philipine,

Indonesia…đã giảm nhu cầu nhập gạo từ Việt Nam; trong khi đó

giá gạo Thái Lan lại có xu hường giảm mạnh do chính phủ nước

này giải phóng nguồn gạo dự trữ. Điều này sẽ dẫn đến áp lực

cạnh tranh giá gay gắt hơn. Đến thời điểm này, giá gạo xuất khẩu

của Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng cao, nguy cơ ngày càng khó

cạnh tranh trong xuất khẩu tới đây. Hiện giá gạo 5% tấm của Việt

Nam được chào bán 465-475 USD/tấn, cao hơn gạo Ấn Độ,

Pakistan 30 USD/tấn, còn gạo 25% tấm là 410- 420 USD/tấn, cao

hơn gạo cùng loại của Ấn Độ 20 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 35

USD/tấn. Tính ra, giá gạo 5% tấm hiện đã tăng thêm 10 USD/tấn,

còn gạo 25% tấm tăng thêm 5-15 USD/tấn so với cách đây một

tuần. Việc chào giá xuất khẩu cao đã kéo giá gạo nội địa tăng lên

và đứng ở mức cao nhất trong vòng một năm qua. Các chuyên gia

thương mại dự báo thời gian tới, phía Trung Quốc có thể chuyển

sang mua gạo Thái Lan để ép giá gạo của Việt Nam.Trang 73

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

3.1.2.4. Rủi ro khi xuất khẩu gạo chất lượng thấp:

Hiện nay phần lớn gạo của Việt Nam sang Trung Quốc là qua

đường tiểu ngạch. Hình thức xuất khẩu này không đòi hỏi sự kiểm

tra nghiêm ngặt về chất lượng cũng như các loại giấy tờ thủ tục.

Mặt khác, phía Trung Quốc thường nhập chủ yếu gạo chất lượng

thấp, cụ thể là gạo 25% tấm, ngoài ra họ còn yêu cầu doanh

nghiệp Việt Nam trộn gạo trắng vào gạo thơm nhằm trục lợi. Theo

tính toán thì với giá gạo trắng khoảng 8.000 - 8.500 đồng/kg, nếu

trộn 50% vào với gạo thơm và bán dưới mác gạo thơm thì thương

nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá. Việc làm trên của một số khách

hàng Trung Quốc không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế mà có thể

nhằm hạ thấp uy tín, chất lượng gạo Việt Nam.

Mặc dù Trung Quốc là thị trường dễ tính, không đòi hỏi cao về

chất lượng nên sẽ tạo điều kiện cho lượng lớn gạo Việt Nam thâm

nhập thị trường này. Tuy nhiên về lâu dài, việc xuất khẩu gạo chất

lượng thấp cũng mang đến rất nhiều rủi ro. Bởi lẽ trong trường

hợp đối tác Trung Quốc hủy hợp đồng nhập khẩu, hoặc ngưng thu

mua gạo, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể tìm được thị

trường khác tiêu thụ số gạo chất lượng thấp này. Mặt khác, việc

chỉ chú trọng xuất khẩu gạo với số lượng lớn mà không quan tâm

về chất lượng sẽ không thể tạo ra động lực thúc đẩy doanh

nghiệp nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu…và điều này

về lâu dài sẽ khiến cho doanh nghiệp Việt Nam khó lòng cạnh

tranh được với những đối thủ khác hoặc không thể thâm nhập

những thị trường khó tính hơn.

Trang 74

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

3.1.2.5. Rủi ro khi Trung Quốc thay đổi chính sách, pháp luật:

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, rủi ro khi một thị trường

có những thay đổi về chính sách, pháp luật là không thể tránh

khỏi, bởi lẽ đây là yếu tố khách quan, bất khả kháng. Các công ty

Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng sẽ phải chấp

nhận rủi ro nếu như chính phủ nước này có những thay đổi về

chính sách. Đặc biệt, trong bối gạo Việt Nam đang phụ thuộc qua

lớn vào Trung Quốc, thì một sự thay đổi nhỏ trong chính sách của

họ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta.

Hiện nay Trung Quốc vẫn đang là thị trường nhập khẩu gạo

lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40%. Lượng nhập khẩu của

nước này được dự báo sẽ tăng trong tương lai do nhu cầu tiêu

dung và dự trữ trong nước lớn. Tuy nhiên trong trường hợp phía

Trung Quốc giảm mức dự trữ gạo, đồng nghĩa với việc giảm nhu

cầu nhập khẩu; hoặc khi Trung Quốc chuyến hướng mua gạo từ

các đối tác khác không phải là Việt Nam như Thái Lan, Mỹ,

Campuchia… thì xuất khẩu gạo của chúng ta chắc chắn sẽ gặp

nhiều khó khăn. Như phân tích ở trên, trong tình huống này,

doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ép giá hoặc

không thể tiêu thụ được hàng ở những thị trường khác do chất

lượng thấp.

Mặt khác, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc thời

điểm hiện tại vẫn chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Một khi phía

Trung Quốc cấm hoặc hạn chế nhập khẩu bằng con đường này thì

doanh nghiệp Việt Nam nhất định rơi vào thế bí. Mới đây, Trung

Quốc đã ban hành lệnh siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch vì nhận

thấy thương lái đang trốn thuế. Mặt khác Bắc Kinh đang có kế

hoạch hợp pháp hóa toàn bộ hoạt động nhập khẩu gạo từ Việt

Trang 75

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Nam và đề ra mức thuế cố định để tạo điều kiện cho việc kiểm

soát dễ dàng hơn. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp khốn

đốn.

Trong khoảng 2 tháng từ khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm

nhập khẩu gạo qua đường tiểu ngạch, rất nhiều doanh nghiệp của

Việt Nam không thể xuất được hàng. Do hàng bị ứ đọng, tiền của

doanh nghiệp và đơn vị cấp hàng nằm chết trong kho, không

quay vòng được. Trong khi đó doanh nghiệp lại không thể xuất đi

nơi khác do không có thị trường thay thế.

Bà Nguyễn Thị Bích Vượng, Giám đốc Công ty TNHH Thương

mại Hưng Thịnh (Lào Cai) đứng ngồi không yên với lượng gạo

3.000 tấn, gần 1.000 tấn đường tồn kho vì Trung Quốc cấm

biên. Thậm chí, một lượng hàng lớn bà Vượng đã ký kết với các

đối tác miền Nam cũng chưa được chở ra Bắc do đường biên ách

tắc. “Những năm trước, Trung Quốc chỉ cấm một vài ngày rồi mở

lại, nhưng năm nay họ cấm hàng tháng”, bà Vượng cho biết. Theo

bà Vượng, nếu gạo đi chính ngạch, phía đầu nậu bao biên gạo của

Trung Quốc phải chịu thuế rất cao nên họ phải chuyển về cửa

khẩu phụ, sử dụng chính sách biên mậu để “đón” hàng cho đỡ chi

phí. 

“Do hàng bị ứ đọng, tiền của doanh nghiệp và đơn vị cấp

hàng nằm chết trong kho, không quay vòng được. Áp lực nhất là

khoản vay 20 tỷ đồng để lấy hàng. Ngày nào người ta cũng gọi

điện. Tôi phải khất đến cuối tháng, xem tình hình đường biên ra

sao”, bà Vượng tâm sự. 

Cùng cảnh ngộ, bà Nguyễn Thị Nguyệt, Giám đốc một doanh

nghiệp chuyên làm hàng gạo đường tiểu ngạch ở Lào Cai cũng

Trang 76

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

đau đầu với hơn 2.300 tấn gạo, trên 4.500 tấn đường ứ trong

kho. 

3.1.3. Rủi ro cho toàn bộ ngành gạo Việt Nam:3.1.3.1. Rủi ro về thương hiệu:

Các thương nhân Trung Quốc mua gạo Việt Nam với tiêu

chuẩn chất lượng rất dễ tính, chủ yếu là gạo thơm nhẹ và gạo

ngang – phổ biến nhất là giống IR50404. Đặc biệt, họ hay sử dụng

“độc chiêu”: Đề nghị các DN, thương lái Việt Nam nếu muốn bán

hàng cho họ, phải trộn gạo trắng thường với gạo thơm theo tỷ lệ

50:50 để họ đem về nước bán dưới mác gạo thơm. Sau khi mua

lúa ở các hộ dân, thương lái Việt Nam sẽ đem về ghe trộn lẫn các

loại lúa hạt dài với hạt dài, các loại hạt tròn với hạt tròn rồi đem

về nhà máy xay xát ra gạo, bán cho thương nhân Trung Quốc.Với

giá gạo trắng nếu trộn 50% vào gạo thơm và bán dưới mác gạo

thơm thì thương nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá. Các chuyên gia

kinh tế đánh giá việc làm trên của một số khách hàng Trung Quốc

không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế của họ mà có thể còn nhằm

hạ thấp uy tín, chất lượng gạo Việt Nam. Sâu xa hơn, việc này có

thể phá nát nền sản xuất gạo chất lượng cao, gạo thơm của Việt

Nam, đồng thời phá thị trường gạo Việt Nam tại Trung Quốc, ảnh

hưởng xấu đến uy tín Việt Nam bởi người dân Trung Quốc sẽ tẩy

chay gạo Việt Nam, vì chất lượng gạo không cao.

Chị Hồ Thanh Hà, thương lái lúa ở huyện Châu Phú (An Giang)

có cách phân trần: “(Tháng 5/2014) Thương lái Trung Quốc sang

ký hợp đồng với doanh nghiệp tại địa phương chủ yếu là gạo

IR50404, có lúc mua gạo dài pha trộn 15 – 20% tấm. Không biết

doanh nghiệp ký hợp đồng với Trung Quốc như thế nào, họ chỉ

Trang 77

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

bảo thương lái Việt Nam mua đúng loại lúa đó về xay theo yêu

cầu”.

Một chủ doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở huyện Lai

Vung (Đồng Tháp), nói: Thương nhân Trung Quốc mua gạo

jasmine, nhưng phải “đấu trộn” sao cho giá thành ở mức 10.500

đồng/kg. Họ không mua gạo thuần và không mua hàng trực tiếp

từ doanh nghiệp xuất khẩu mà chỉ đặt mua gạo qua thương lái

hay chủ nhà máy xay xát.

Hiện vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã sản xuất được nhiều

loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người

trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là

do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập.

Theo số liệu điều tra của Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long thì ở

khu vực này có khoảng 50 giống lúa được trồng phổ biến. Điều

đáng lưu ý là theo một số chuyên gia, do quá nhiều giống lúa nên

việc kiểm soát chất lượng lúa giống ở các địa phương còn bỏ ngỏ.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, toàn vùng Đồng bằng Sông

Cửu Long có 34% người dân sử dụng giống lúa xác nhận. Trong số

đó có 12% giống được cấp chứng nhận, còn lại là ở những cơ sở

nhân giống 'tự phong' có chất lượng. Được biết phần lớn các cơ sở

nhân giống bán giống đã qua lai tạo nhiều đời, lẫn tạp nên không

đảm bảo chất lượng, năng suất thấp.

Không những khâu giống, mà khâu thu mua lúa gạo hiện nay

cũng tồn tại nhiều bất cập. Không chỉ thương lái mà một số doanh

nghiệp cũng trộn nhiều loại gạo vào một bao rồi đem đi xuất

khẩu. Khi đó, gạo mềm cơm, gạo thơm, gạo dẻo lẫn lộn vào nhau

và chỉ bán được tại một số thị trường dễ tính. Làm ăn kiểu này,

doanh nghiệp đã tự hại mình và cuối cùng người phải chịu thiệt

Trang 78

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

nhiều nhất vẫn là nông dân. Điều này làm chất lượng gạo xuất

khẩu bị giảm sút, kéo theo đó là giá bán gạo của Việt Nam luôn ở

mức thấp, không thể xây dựng được thương hiệu.

Chúng ta mới xuất khẩu gạo thơm sản phẩm chung chung,

chưa có thương hiệu cho từng giống, gọi là gạo thơm 5% tấm (gạo

mới), giá chỉ 620USD/tấn. Trong khi đó gạo thơm có thương hiệu

của Thái Lan như Hom Mali 100% phẩm cấp B (mới và cũ) giá tới

1.000USD/tấn, gạo thơm Pathumthani 100% phẩm cấp B là

910USD/tấn. Chưa kể gạo thơm của Ấn Độ hay Pakistan như

Basmati có giá còn cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến chất

lượng và giá trị gạo Việt Nam thấp, trước hết do Việt Nam chưa

xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm ngon

nổi tiếng trong nước. Gạo trắng chúng ta cũng chưa xây dựng

được thương hiệu cho từng giống như các nước đã có. Chúng ta

chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần

trăm tấm cho cả gạo thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, gạo chất

lượng kém do lẫn tạp nhiều giống khác nhau. Ngoài ra, gạo xuất

khẩu của chúng ta phần lớn là gạo trắng phẩm cấp trung bình, ít

gạo thơm và chưa nhiều dạng gạo đồ (parboiled rice), hay nếp.

Trong lúc Thái Lan xuất khẩu rất đa dạng sản phẩm và có thương

hiệu riêng.

3.1.3.2. Rủi ro phụ thuộc xuất khẩu sang Trung Quốc:

Xuất khẩu lúa gạo cũng phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường

Trung Quốc, bằng chứng là Trung Quốc liên tục dẫn đầu về nhập

khẩu gạo Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2014 Trung Quốc đã

chiếm tới 41,75% thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhiều

thời điểm trở thánh cứu cánh cho xuất khẩu gạo Việt Nam.

Trang 79

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Phần lớn Việt Nam xuất khẩu qua đường tiểu ngạch vì giấy tờ

không cần làm nhiều, không phải đóng thuế dù tiền thu lại từ bán

gạo không cao. Ví dụ giống lúa 50404 nông dân trồng rất dễ

dàng, thu mua thấp nên cách làm như vậy đã hạ giá sản phẩm

của mình.

Để Trung Quốc mua dễ nhưng Việt Nam lại lỗ, làm hư đường

xá và ép nông dân bán giá rẻ vì vậy người ta mới bán nhiều

nhưng giá trị không được như gạo của Thái Lan hoặc như 1 số

công ty bán đường đường chính theo đường xuất khẩu chính

ngạch.

Thêm lý do quan trọng khiến gạo của Việt Nam xuất chủ yếu

sang Trung Quốc do chất lượng gạo còn thấp nên việc xuất khẩu

ra nước ngoài khó khăn hơn. Nếu phát hiện có dư lượng thuốc trừ

sâu họ sẽ buộc tiêu hủy, các doanh nghiệp xuất khẩu phải trả

thêm tiền cho việc tiêu hủy hoặc bị yêu cầu chở về nước. Như

vậy, sẽ rất tốn kém còn nếu đưa sang Trung Quốc, Trung Quốc

sẵn sàng thu mua mọi sản phẩm mà không cần chú ý có thuốc gì.

Vì vậy, hiện Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản

lớn nhất của Việt Nam, nếu Trung Quốc ngừng thu mua, sản xuất

nông nghiệp của Việt Nam sẽ lao đao.

3.1.3.3. Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh:Ví dụ, Thái Lan-nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo, với chất

lượng tốt, vào cuối năm 2013 đã xả gạo tồn kho, gây ảnh hưởng

đến giá gạo thế giới, trong đó có Việt Nam.

Vào cuối năm 2013, Để giải phóng lượng gạo tồn kho khổng

lồ, Chính phủ Thái Lan đã quyết định hạ giá bán lỗ để xả hàng tồn

kho. Điều này gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường gạo

xuất khẩu. Trang 80

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), tình hình xuất khẩu

gạo trên thị trường thế giới gần như ở thời điểm khủng hoảng

thừa, khi Thái Lan có một lượng tồn kho khổng lồ làm ảnh hưởng

đến thị trường gạo toàn cầu.

Ước tính, Thái Lan đang tồn kho khoảng 17 – 18 triệu tấn gạo.

Dù nắm được con số tồn kho này và Thái Lan sẽ tung gạo ra bán

với số lượng lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hết sức

bất ngờ khi Chính phủ nước này đã giảm giá liên tiếp trong thời

gian gần đây khi kéo giá gạo xuất khẩu của Thái Lan "rơi tự do”

và chấp nhận lỗ khủng, với giá bán chỉ còn 380 USD/tấn.

Việc này đã khiến các đối thủ cạnh tranh, trong đó có Việt

Nam phải kéo giá gạo của mình xuống, thậm chí có thời gian các

doanh nghiệp phải tạm ngưng giao dịch để chờ động thái tiếp

theo của Thái Lan. Gần nhất là trong tháng 8 vừa qua, xuất khẩu

gạo của Việt Nam chỉ đạt hơn 620.530 tấn, thấp hơn dự kiến đề ra

là gần 130.000 tấn, giảm 32,5% về lượng so với cùng kỳ. Giá cũng

giảm 3,46 USD/tấn. Tính chung từ đầu năm đến nay, Việt Nam

xuất khẩu được khoảng khoảng 4,6 triệu tấn gạo, giảm 10% so

với năm ngoái.

Đặc biệt, xuất khẩu chậm cũng khiến giá lúa gạo trong nước

rớt thê thảm. Hiện giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

đang dao động ở mức 4.400 – 4.500 đồng/kg, giảm từ 450 – 500

đồng/kg so với thời điểm tháng 8. Giá lúa hạt dài tại doanh nghiệp

là 5.200 đồng/kg và lúa thường là 5.000 đồng/kg, giảm từ 200 –

500 đồng/kg so với cách đây 10 ngày, gây khó khăn cho nông

dân.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho rằng, chắc chắn

gạo Việt sẽ chịu nhiều áp lực từ việc xả kho của Thái Lan trong

Trang 81

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

thời gian tới. Trong khi đó, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế

giới là Ấn Độ cũng đang vào mùa thu hoạch bội thu sẽ tác động

vào xu hướng giảm giá của thị trường. Tương tự, giá gạo Pakistan

đều xuống, thu hẹp khoảng cách với gạo Việt Nam.

Đối thủ cạnh tranh mới của Việt Nam – Campuchia và

Myanmar:

Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương

thực miền Nam (Vinafood 2), cảnh báo các DN xuất khẩu gạo Việt

Nam chớ nên coi thường các nhà xuất khẩu gạo Campuchia. Nước

này có các điều kiện về tự nhiên, nhân lực, vật lực để trở thành

nước xuất khẩu gạo như Việt Nam.

Với hơn 80% dân số làm nông nghiệp, Campuchia sản xuất

9,3 triệu tấn lúa, trừ đi lượng tiêu thụ nội địa thì có khoảng 3 triệu

tấn gạo xay cho xuất khẩu. Để thúc đẩy phát triển sản xuất lúa

gạo, chính phủ Campuchia bảo lãnh 50% rủi ro để các ngân hàng

thương mại cho vay vốn sản xuất, chế biến và dự trữ gạo.

Nhận định thêm về đối thủ, ông Trương Thanh Phong (VFA)

cho biết khách hàng mua gạo của Campuchia trong năm 2013 lên

đến 34 nước, tỏa rộng cả ba khu vực châu Á, châu Phi và châu Âu.

Riêng với thị trường châu Âu, Campuchia được miễn thuế xuất

khẩu do được xếp vào nhóm các quốc gia kém phát triển. Điều

kiện này đã tiết kiệm cho các DN xuất khẩu gạo Campuchia

khoảng 195 USD mỗi tấn gạo. Cho nên không chỉ DN Việt Nam mà

các nước xuất khẩu gạo khác cũng khó cạnh tranh lại Campuchia

tại thị trường cao cấp này.

Và với lượng xuất khẩu gạo tăng lên, nước này đang nhắm

đến thị trường Đông Nam Á. Những động thái gần đây cho thấy

Trang 82

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Campuchia sẽ tham gia mạnh mẽ hơn theo hình thức cung cấp

gạo theo cấp chính phủ, cạnh tranh với các hợp đồng tập trung

của Việt Nam.

Cụ thể, nước này đang chuẩn bị chiến lược xuất khẩu gạo

nhắm đến các thị trường Trung Quốc, Philippines và Indonesia.

Trung Quốc đã ký thỏa thuận với Campuchia cho phép DN Trung

Quốc có một số điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu gạo từ

Campuchia.

Cùng một loại gạo nhưng giá gạo Việt Nam đang thấp hơn của

Campuchia 30-50 USD/tấn. Đối thủ mới của gạo Việt Nam trên thị

trường xuất khẩu 10 năm trước chỉ đủ sức trồng lúa để ăn, nhưng

trong 3-4 năm tham gia xuất khẩu gạo, nước này đã có hệ thống

khách hàng ở 34 quốc gia từ Á sang Âu.

Dù vậy, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát

triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ, Myanmar - quốc gia đang nổi

lên như một hiện tượng về xuất khẩu gạo, mới là đối thủ đáng

gờm nhất của gạo Việt Nam.

Thế mạnh của Myanmar chính là diện tích đất nông nghiệp

rộng lớn (hơn 18 triệu ha -PV), trong đó diện tích đất trồng lúa

khoảng 7 triệu ha, gấp 1,75 lần so với diện tích đất lúa của Việt

Nam. Theo ước tính của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), sản

lượng lúa năm 2014 của Myanmar đạt 29,5 triệu tấn (khoảng 18,9

triệu tấn gạo), tăng 2,5% so với 28,77 triệu tấn năm 2013. Còn Bộ

Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa niên vụ 2013-2014

(tháng 1-12/2014) đạt 18,68 triệu tấn (khoảng 11,96 triệu tấn

gạo) và xuất khẩu gạo đạt 1,3 triệu tấn. Ngoài ra, chi phí nhân

công của Myanmar rẻ hơn Việt nam nên giá thành sản xuất lúa

gạo của nước này cũng cạnh tranh so với Việt Nam.

Trang 83

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

"Bởi những lợi thế này nên khi tham gia xuất khẩu gạo,

Myanmar sử dụng vũ khí giá rẻ, vốn là lợi thế của gạo Việt Nam.

Hiện Myanmar có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng gạo xuất

khẩu và mức giá hầu như thấp nhất thế giới.

Các thị trường truyền thống của gạo Việt Nam đang bị thu

hẹp dần bởi Myanmar mà Việt Nam không thể chạy đua để giảm

giá tiếp vì giá gạo Việt Nam không thể thấp hơn được nữa. Với

mức giá hiện nay, nông dân Việt đã chẳng lời lãi được bao nhiêu",

PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ cho biết.

Không chỉ dùng vũ khí giá rẻ để tấn công thị trường gạo thông

thường, Myanmar còn đang chen chân vào những thị trường xuất

khẩu gạo cao cấp như Nhật Bản, EU, Singapore... Ông Đệ cho

rằng, Myanmar có khả năng làm điều này bởi diện tích lúa mùa

của nước này lớn, chất lượng cao hơn giống lúa cao sản của Việt

Nam.

"Đất đai Myanmar rộng, không khai thác quá mức tới 3 vụ liên

tục nhiều năm như Việt Nam. Họ ít sử dụng phân bón, thuốc trừ

sâu nên chất lượng gạo tốt, chi phí đầu vào thấp hơn Việt Nam.

Với thị trường gạo cao cấp, Myanmar sử dụng lợi thế cạnh tranh

về chất lượng khi dựa vào lúa mùa truyền thống, còn với thị

trường gạo cấp thấp họ cạnh tranh bằng giá rẻ", ông Đệ chỉ rõ.

Trong khi đó, GS.TS Bùi Chí Bửu cho biết, cách nâng cao giá

trị gạo của Myanmar là liên doanh với công ty kinh doanh lương

thực nước ngoài để sản xuất lúa gạo. Tháng 9/2013, tập đoàn

Mitsui của Nhật Bản đã thành lập liên doanh với và Tập đoàn Kinh

doanh Nông nghiệp Công cộng Myanmar để chuyên sản xuất và

xuất khẩu gạo sang nước thứ ba. Dự kiến, Mitsui sẽ đầu tư 100

Trang 84

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

triệu USD cho liên doanh này, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho việc

sản xuất gạo với chất lượng cao ở Myanmar.

Không chỉ có Mitsui, hàng loạt các công ty kinh doanh nông

nghiệp nước ngoài, trong đó có Wilmar của Singapore hay Cargill

và DuPont Pioneer của Mỹ cũng tìm kiếm các cơ hội trong các lĩnh

vực như sản xuất lúa gạo, chăn nuôi gia súc và cung cấp phân

bón tại thị trường đầy tiềm năng này.

"Campuchia cũng sử dụng cách thức này để thúc đẩy ngành

nông nghiệp, chứ một mình họ không làm nổi. Các công ty lương

thực của Việt Nam cũng sang Campuchia làm ăn. Việt Nam phải

mua gạo cao cấp của Campuchia, mỗi năm gần 1 triệu tấn, chất

lượng rất ngon", GS.TS Bùi Chí Bửu cho biết.

Trang 85

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng tính chủ động của Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc:3.2.1. Nhóm giải pháp cho nông dân:

Giải pháp thiết thực nhất trong lúc này chính là hỗ trợ tăng

tính chủ động cho người nông dân thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn

đó,

Thứ nhất, các hiệp hội chỉ đưa ra các khuyến cáo về diện tích

trồng lúa cấp thấp và nguy cơ trong tương lai của nó đến từng địa

phương. Nhưng thực tế, hành động này chưa thực sự có tác động

sâu đến tâm lý của nông dân. Vì vậy mà cần phải mạnh tay và

cương quyết hơn. Chẳng hạn như quy định diện tích trồng các loại

lúa đó ở từng địa phương và sẽ có những hình thức xử lý nếu như

diện tích trồng loại lúa đó tăng cao.Nhưng nói đi cũng phải nói lại,

thực chất chạy theo lợi nhuận không phải là lỗi của nông dân mà

do chính thương lái đã hứa hẹn điều đó, Chính vì vậy, giải pháp

cần thực hiên ngay bây giờ là các cơ quan địa phương cần quản lý

việc thu mua của thương lái, một mặt để ngăn chăn từ đầu ý định

mua giống lúa chất lượng thấp, mặt khác để đảm bảo không xảy

ra tình trạng lừa đảo, trộm cắp đối với nông dân.

Thứ hai, hầu hết vấn đề mà người nông dân gặp phải đó

chính là không được trang bị đầy đủ kiến thức để trồng các loại

lúa chất lượng cao, lúa thơm. Đa số thường đầu tư chi phí rất lớn

cho đến cuối vụ thì bị thất thu do năng suất không đạt như dự

tính. Bên cạnh đó, việc sản xuất lúa gạo không đảm bảo đầu ra do

không có sự liên kết với doanh nghiệp thu múa lúa, đây là lý do

tại sao khách hàng chủ yếu của nông dân là thương lái. Vì vậy mà

Trang 86

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) được triển khai. Tình hình

tại ĐBSCL đến nay gần 2 năm với diện tích, số lượng nông dân,

doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều. Bước đầu, kết quả rất

khả quan: Nông dân giảm được giá thành sản xuất, năng suất

cao; thu lợi nhuận tối đa; doanh nghiệp thu sản lượng lúa lớn,

chất lượng cao, bán được giá... Mô hình CĐML lần đầu tiên ở

ĐBSCL là ở vụ đông xuân 2010-2011 và hè thu 2011 với sự tham

gia của hơn 6.400 hộ nông dân với diện tích 8.200ha (riêng vụ hè

thu 7.800 ha). Vụ đông xuân 2010-2011, chi phí sản xuất 1kg lúa

trên cánh đồng lớn đầu tiên, diện tích hơn 1.000 ha tại xã Vĩnh

Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giảm tới 30% so với canh

tác nông hộ nhỏ lẻ. Với năng suất đạt 8 – 9 tấn/ha, giá bán từ

6.300 – 6.700 đồng/kg, gần 500 hộ dân tham gia đạt mức lợi

nhuận rất cao, hơn 150%. Vụ hè thu 2011, năng suất bình quân

lên đến 6,1 tấn/ha, cao hơn 200kg so với các hộ canh tác bên

ngoài, giá thành sản xuất dưới 2.900 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg.

Hàng ngàn nông dân Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng,

Kiên Giang tham gia CĐML vụ hè thu 2011 đạt hiệu quả rất cao,

nhiều diện tích lúa đạt năng suất hơn 7 tấn/ha; chi phí sản xuất

giảm từ 300-900 đồng/kg; lợi nhuận từ 23-28 triệu đồng/ha… Mô

hình được sự đồng thuận của bà con nông dân. Các doanh nghiệp

như: Công ty Cổ phần BVTV An Giang, Công ty Phân bón Bình

Điền, Công ty Cổ phần Gentraco... mạnh dạn đầu tư với lãi suất

0%, thông qua việc cho nông dân ứng trước giống xác nhận, phân

bón, nông dược và cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ quy trình sản xuất.

Đặc biệt doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá luôn cao

hơn thị trường nên nông dân thoát cảnh "trúng mùa, rớt giá".

Bước đầu, ở góc độ mô hình thí điểm, bài toán làm thế nào để cải

thiện thu nhập cho người trồng lúa.Trang 87

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Thứ ba, dù mô hình trên bước đầu triển khai thành công

nhưng đã bắt đàu gặp nhiều trở ngại khi diện tích được tăng lên ở

quy mô lớn hơn. Do tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn,

cạnh tranh gay gắt, giá cả lúa gạo liên tục bấp bênh. Mô hình

CĐML đang được nhân rộng tại ĐBSCL với diện tích hơn 30.000 ha

đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, nhược điểm, đặc biệt là khó khăn

về đầu ra sản phẩm. Mối quan hệ giữa 2 chủ thể chính là nông

dân-doanh nghiệp có dấu hiệu… rạn nứt. Vụ đông xuân vừa qua,

Hợp tác xã (HTX) Tân Cường (Đồng Tháp) đại diện nông dân ký

hợp đồng bao tiêu 400ha lúa Jasmine với một doanh nghiệp xuất

khẩu gạo tại địa phương. Tuy nhiên, đây chỉ là hợp đồng ghi nhớ,

không có sự ràng buộc giữa 2 bên. Cho nên khi giá lúa sụt giảm,

đơn vị này tìm đủ mọi lý do để "bỏ rơi" nông dân. Trong khi đó, ở

Trà Vinh, Kiên Giang… tình trạng doanh nghiệp đầu tư phân bón,

thuốc trừ sâu, giống nhưng không bao tiêu hết sản phẩm làm ra

của nông dân diễn ra khá phổ biến. Vì thế, tình trạng nông dân

bán lúa trong CĐML cho thương lái bên ngoài trở nên phổ biến và

cảnh bị ép giá đi kèm với điệp khúc trúng mùa mất giá… quay trở

lại! Thực tế cho thấy, chính quyền, nông dân các địa phương có

xây dựng cánh đống mẫu lớn nông dân đều "rất sợ" và không tin

tưởng ở hợp đồng đã ký với doanh nghiệp. Bởi vì chỉ khi nào

doanh nghiệp có nhu cầu thật sự mới mua còn không thì đưa ra

rất nhiều lý do như: lúa ướt, độ ẩm cao, gãy để từ chối. Tuy nhiên,

cũng không loại trừ khi giá lúa lên cao, nông dân sẵn sàng bỏ hợp

đồng để bán cho doanh nghiệp khác hoặc thương lái bên ngoài.

Về phía các doanh nghiệp dù cố gắng lắm vẫn không xử lý hết

lượng lúa lớn của nông dân cùng một thời điểm vì hệ thống lò sấy,

kho chứa chưa đủ lớn. Cả nước có 150 doanh nghiệp xuất khẩu

gạo nhưng cho tới nay, số đơn vị tham gia xây dựng CĐML, đặc Trang 88

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

biệt là hợp đồng bao tiêu lúa cho nông dân chỉ đếm trên đầu ngón

tay. Vì thế xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp bấm bụng mua

lúa cho nông dân với giá cao hơn thị trường từ 50-150 đồng/kg,

nhưng khi xuất khẩu thì giá bằng với các doanh nghiệp khác - vốn

không ký kết hợp đồng. Giái pháp cho vấn đề này là từ phía các

doanh nghiệp cần tập trung xây dựng đủ kho chứa, nhà máy sấy;

phương tiện để đảm bảo thực hiện hợp đồng". Ngoài ra cần có sự

hỗ trợ đắc lực của Nhà nước thì mô hình này mới thật sự bền

vững. Chính phủ nên tập trung đầu tư hệ thống kho chứa, lò sấy

lúa; đảm bảo 30% nhu cầu. Đặc biệt, Chính phủ có thể đứng ra

thu mua lúa gạo với giá đảm bảo có lợi cho nông dân với 2 mục

tiêu: an ninh lương thực và thương mại. Đối với lượng lúa thương

mại, khi thị trường thuận lợi, giá lên thì Chính phủ cho các doanh

nghiệp đấu giá. Làm cách này vừa có lợi cho nông dân, vừa có

nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Có chính sách cho HTX vay

vốn thu mua tạm trữ, cho nông dân ký gởi. Hệ thống các ngân

hàng nên cho nông dân vay 1 năm chứ không theo mùa vụ vài

tháng như hiện nay, nhằm giúp họ có điều kiện chờ giá lúa lên để

bán, đảm bảo lợi nhuận.

3.2.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp:3.2.2.1. Tìm hiểu kĩ về đối tác:

Như đã phân tích, việc làm ăn với các đối tác Trung Quốc

chứa đựng rất nhiều rủi ro, bởi lẽ họ thường làm ăn thiếu uy

tín, có thể lật lọng bất cứ lúc nào. Do đó để hạn chế rủi ro,

các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần phải tìm

hiểu kỹ về đối tác Trung Quốc trước khi ký kêt hợp đồng mua

bán. Ngay cả khi xuất khẩu trực tiếp cho các khách hàng lớn

nằm sâu trong nội địa Trung Quốc, doanh nghiệp cũng phải

Trang 89

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

hết sức cẩn trọng xác minh thông tin đối tác. Ví dụ như,

doanh nghiệp nên có hẳn người đại diện tin tưởng ở vùng

biên giới, thông thuộc đối tác Trung Quốc, bảo lãnh cho hoạt

động làm ăn giữa đôi bên. Đối với các doanh nghiệp mới làm

việc với đối tác Trung Quốc, tốt nhất là phải thông qua

những doanh nghiệp trong nước có kinh nghiệm, đã làm việc

lâu năm hoặc tìm những đối tượng tin tưởng bảo lãnh ở vùng

biên giới chứ không nên liều lĩnh, đặt niềm tin vào khách

hàng khi chưa đủ độ thân quen, tránh bị các bẫy lừa đảo.

3.2.2.2. Thỏa thuận điều kiện thanh toán an toàn:

Lâu nay, trong các hợp đồng mua bán, phía Trung Quốc

luôn là bên nắm đường cán trong khâu thanh toán nên

doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều rủi ro và thiệt thòi.

Do vậy để tránh rủi ro về thanh toán khi làm ăn với đối tác

Trung Quốc, doanh nghiệp xuất gạo của Việt Nam cần phải

chủ động lựa chọn những phương thức thanh toán chắc

chắn, ít rủi ro. Cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương

thức trả trước, kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc trả tiền

mới giao hàng. Một hình thức thanh toán khác cũng khá an

toàn đó là thanh toán bằng L/C ( thư tín dụng). Với phương

thức này, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo thanh toán bởi

ngân hàng khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Tuy nhiên, khi

thanh toán bằng L/C, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần

phải xem xét kĩ lưỡng những điều khoản thanh toán quy định

trong đó, tránh những sai sót hoặc thiếu chặt chẽ dẫn đến

bất lợi cho mình; yêu cầu phía nhập khẩu Trung Quốc lựa

chọn ngân hàng phát hành uy tín… Ngoài ra, doanh nghiệp

cũng không nên thỏa thuận điều khoản thanh toán L/C trả

Trang 90

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

chậm vì dễ bị đối tác lấy lý do không đạt chất lượng để ép

giá. Trong trường hợp bắt buộc phải chọn phương thức thanh

toán bất lợi hơn như trả chậm, các doanh nghiệp Việt Nam

phải hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Ví dụ như chỉ cho

phép trả chậm trong thời gian ngắn, mức trả chậm chiếm tỷ

lệ nhỏ trong tổng giá trị thanh toán…

Mặt khác hiện nay, phần lớn doanh nghiệp khi xuất khẩu

gạo sang Trung Quốc không được phép thanh toán bằng USD

mà phải thanh toán bằng Nhân dân tệ.

Để tránh hoặc hạn chế những rủi ro do biến động tỷ giá

thất thường của đồng tiền này, các doanh nghiệp cần phải sử

dụng những công cụ bảo hộ rủi ro như quyền chọn, hợp đồng

tương lai…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thường

xuyên cập nhật những quy định về thanh toán, tỷ giá, nâng

cao năng lực của nhân viên trong nghiệp vụ thanh toán quốc

tế.

3.2.2.3. Chú trọng khâu làm hợp đồng:Để tránh những rủi ro liên quan đến việc bị đối tác Trung

Quốc hủy hợp đồng nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu

gạo Việt Nam cần chú trọng khâu làm hợp đồng. Phần lớn

lượng gạo xuất sang Trung Quốc hiện nay là qua đường tiểu

ngạch. Với phương thức xuất khẩu này, các hầu như không

sử dụng hợp đồng, hoặc làm hợp đồng rất sơ sài. Chính vì

vậy khi xảy ra những vụ việc như hủy hợp đồng, ép giá,

doanh nghiệp Việt Nam thường khó có thể kiện đối tác Trung

Quốc để đòi bôi thường. Do đó, các doanh nghiệp được

Trang 91

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

khuyến nghị nên đưa ra những điều khoản quy định chặt chẽ

khi ký kết hợp đồng với phía Trung Quốc

3.2.2.4. Ưu tiên xuất khẩu chính ngạch:Xuất khẩu chính ngạch là hướng đi tất yếu cho các DN

nếu muốn tìm một con đường phát triển bền vững. Buôn bán

chính ngạch có những ràng buộc chặt chẽ về hợp đồng

thương mại, ít rủi ro, không phụ thuộc vào độ thông thoáng

của đường biên giới. Để thực sự có chỗ đứng tại thị trường

nước ngoài thì DN phải nắm được hệ thống phân phối và có

kênh bán hàng đa dạng. Buôn bán tiểu ngạch thường tập

trung vào các đầu mối quanh khu vực biên giới, do đó chỉ

hoạt động được trên kênh bán hàng truyền thống (GT) và

trong một phạm vi khá hạn chế. Qua tiểu ngạch hàng Việt

Nam chủ yếu chỉ bán ở các tỉnh vùng Hoa Nam chứ khó vươn

ra toàn thị trường rộng lớn này.

Để xuất khẩu chính ngạch bền vững, DN Việt Nam cần

phải sâu sát hơn với thị trường. Nếu quy mô lớn thì có thể

mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Quy

mô nhỏ hơn thì cũng nên xây dựng hệ thống phân phối

chuyên nghiệp, các đối tác, nhà nhập khẩu, phân phối và hệ

thống đại lý kinh doanh.

3.2.2.5. Chú trọng nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu:

Một vấn đề hết sức quan trọng là xây dựng và nâng cao

chất lượng sản phẩm và bảo vệ thương hiệu. Để gia nhập

các kênh bán hàng hiện đại (MT), thì các giấy tờ hồ sơ công

bố chất lượng, đăng ký thương hiệu là điều kiện tiên quyết.

Đối với thị trường Trung Quốc thì thương hiệu Việt có những

giá trị nhất định, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. Các DN Trang 92

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

và thương nhân Trung Quốc rất nhạy bén, các sản phẩm và

thương hiệu tiềm năng thường rơi vào tầm ngắm để họ

chiếm đoạt quyền sở hữu. Các DN Việt Nam cần phải chú

trọng bảo hộ thương hiệu cho cả thị trường nội địa và xuất

khẩu.

3.2.2.6. Đa dạng hóa thị trường:Mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhiều đối tác và

khách hàng để tránh ảnh hưởng quá nhiều khi có rủi ro xuất

khẩu sang Trung Quốc. Doanh nghiệp cần tiếp tục xây dựng

lại các thị trường tập trung đã mất, đồng thời có chiến lược

khai thác các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Hong Kong,

Nhật, Mỹ, châu Âu, châu Phi… để giảm bớt phụ thuộc vào

Trung Quốc.

3.2.2.7. Chủ động hơn trong việc tổ chức xuất khẩu:

Tìm hiểu kỹ và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp và

những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu.

Các DN không nên chỉ dừng lại buôn bán, làm việc với

những đối tác thuộc các tỉnh sát biên giới Việt Nam mà cần

đẩy mạnh thâm nhập sâu hơn vào nội địa Trung Quốc, đưa

hàng tới tận nơi có nhu cầu. Điều này không chỉ giúp gạo XK

được đảm bảo, nâng cao uy tín cho phía Việt Nam mà còn

gia tăng tin tưởng đôi bên, giảm thiểu rủi ro trong thanh

toán.

Doanh nghiệp phải có chiến lược tiếp cận bài bản, ví như

tổ chức lại hạ tầng vận chuyển, đầu tư xây dựng các kho

ngoại quan tại cảng bốc dỡ Hải Phòng và cửa khẩu Quảng

Trang 93

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Ninh, Lạng Sơn để lưu trữ gạo chứ không thể chở ra xếp

hàng chờ bán như trước đây.

3.2.3. Nhóm giải pháp cho toàn ngành gạo Việt Nam:3.2.3.1. Đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu

khoa học nông nghiệp:Ông Trương Thanh Phong, tổng giám đốc tổng công ty Lương

thực miền Nam (Vinafood 2) thừa nhận, Việt Nam có bề dày tham

gia thị trường gạo thế giới hơn 20 năm, từng có rất nhiều nghiên

cứu, đề án, thậm chí cả chiến lược cấp quốc gia về xây dựng

thương hiệu gạo Việt, nhưng đến nay, câu chuyện thương hiệu

gạo vẫn chưa làm được. Không đầu tư hay không làm được? Ông

Phong cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất là

việc các nhà khoa học Việt Nam không thể lai tạo giống có chất

lượng, mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam. Lấy dẫn chứng từ

các nước cạnh tranh xuất khẩu trực tiếp, ông Phong cho hay:

“Hiện nay Thái Lan có khaodakmali, Ấn Độ có basmati, còn Việt

Nam thì có gì trong tay? Mấy loại giống dòng OM 4900, hay ST

(Sóc Trăng) sản xuất vài vụ là thoái hoá, hơn nữa diện tích cũng

khá khiêm tốn nên không thể lấy để xây dựng thương hiệu được”.

Từ đầu năm đến nay, trong khi thị trường gạo trầm lắng, thì

ngược lại, chỉ với hai loại gạo mang thương hiệu đặc trưng nói

trên, Thái Lan, Ấn Độ vẫn xuất khẩu khá mạnh với giá lên đến 700

– 1.000 USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với loại gạo trắng hạt dài vốn

chiếm 80 – 90% sản lượng của Việt Nam.

GS.TS Bùi Chí Bửu, viện trưởng viện Khoa học kỹ thuật nông

nghiệp miền Nam, cơ quan chịu trách nhiệm hàng đầu tạo ra

giống lúa chất lượng, cho rằng gốc rễ vấn đề nằm ở chỗ chúng ta

đầu tư quá ít cho công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp.

Trang 94

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo ông Bửu, trung bình mỗi năm, kinh phí chung toàn ngành có

khoảng 600 tỉ đồng, trong đó 300 tỉ dành cho quỹ lương, còn lại

300 tỉ chia đều các nhóm nông, lâm, thuỷ sản và chăn nuôi. Riêng

cây lúa được tròn 10 tỉ đồng. So với một số nước trong khu vực,

nguồn kinh phí như vậy chẳng bỏ bèn gì. Chẳng hạn như Thái Lan

mỗi năm họ dành ra 11 triệu USD, Đài Loan 120 triệu USD,

chương trình lúa lai của Trung Quốc cũng ngốn hết 50 triệu USD

hay một nước nghèo như Philippines cũng chi 7 triệu USD cho

nghiên cứu lai tạo giống lúa. “Ở Việt Nam, 1ha đất nông nghiệp

được đầu tư 6 USD cho nghiên cứu khoa học thì Hàn Quốc gấp

100 lần, Thái Lan gấp mười lần, Philippines là bảy lần…”, ông Bửu

dẫn chứng thêm. Trong khi đó, ông Trương Thanh Phong khẳng

định đã rất nhiều lần đặt hàng nhà khoa học, các viện, trường…

lai tạo giống lúa có thể làm thương hiệu gạo quốc gia, nhưng

không nơi nào làm được. “Chúng ta cũng có nhiều giống chất

lượng tốt, nhưng lại không bảo tồn được nguồn gen gốc nên thành

ra cứ sản xuất vài ba vụ là bị thoái hoá”, ông Phong nói.

Trước tiên các nhà khoa học phải lai tạo ra bộ giống lúa mang

đặc trưng riêng của Việt Nam. Sau đó tổ chức lại sản xuất bằng

cách quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất một vài loại giống có

kiểm soát chứ không thể làm hàng chục loại như hiện nay.

3.2.3.2. Doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào vùng nguyên liệu:

Việt Nam phải tạo sự liên kết trong chuỗi giá trị. Không mua

lúa qua thương lái để họ trộn đủ loại gạo vào nữa, thay vào đó

phải có vùng nguyên liệu. Các doanh nghiệp đặt hàng nông dân

sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP để ra lúa nguyên liệu

giá thành thấp nhất mà chất lượng cao nhất, sau đó mua nguyên

Trang 95

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

liệu, xử lý tại nhà máy hiện đại, cho ra những sản phẩm gạo thật

tốt.

Doanh nghiệp xuất khẩu đã đầu tư được máy sấy, nhà máy

xay xát, lau bóng, đóng bao, kho chứa. Xem như khâu sau thu

hoạch đã tạm ổn, bây giờ chỉ việc liên kết, đặt hàng nông dân

trồng nữa là được. Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc công ty

cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) cũng nói hình thức sản

xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn mà AGPPS đang áp dụng đã cơ

bản đáp ứng được yêu cầu thị trường gạo thế giới. Những yêu cầu

đó là hạt gạo sản xuất ra phải có nguồn gốc, địa chỉ, thương hiệu

rõ ràng, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. “Doanh

nghiệp tham gia trực tiếp vào vùng nguyên liệu nhằm thay đổi

hẳn suy nghĩ phải xuất khẩu từ hạt lúa chứ không phải từ hạt

gạo”, ông Thòn nói. GS.TS Bùi Chí Bửu cũng cho rằng, muốn

chiếm lĩnh thị trường thì phẩm chất gạo Việt Nam phải “trước sau

như một”, nghĩa là thuần một loại chứ không pha trộn. Để làm

được điều này, GS Bửu nói nhà xuất khẩu phải tham gia xây dựng

vùng nguyên liệu mới có thể kiểm soát chất lượng và lo đời sống

cho nông dân.

Có nghĩa là, doanh nghiệp phải đầu tư vùng nguyên liệu từ khi

gieo sạ, thu hoạch cho đến lúc chế biến thành phẩm. Tất cả mọi

tiêu chuẩn công bố với khách hàng phải thực sự đúng. Tỷ lệ trộn

mẫu gạo nguyên liệu phải chuẩn xác. Khi có được chữ “tín” với

khách hàng sẽ trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường. Thực

tế, Việt Nam đang sản xuất lúa trong điều kiện quy mô đất nhỏ,

manh mún, hợp tác hóa thấp, nội dung này rất khó thực hiện nếu

chúng ta không mạnh dạn “tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp

tác hóa”.

Trang 96

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

3.2.3.3. Điều chỉnh lượng sản xuất lúa:Tuy nhiên, bản thân Việt Nam cũng có quá nhiều gạo nên

mặc dù hiệp hội Lương thực kiểm soát thế nhưng vẫn có sự cạnh

tranh để bán giá thấp hơn nên nếu làm như một số nông dân thu

hẹp diện tích trồng lúa để trồng cỏ nuôi bò, một ha trồng cỏ lãi

gấp 2-3 lần lúa vì thế chúng ta nên bớt lượng gạo sản xuất để

cung vừa để giá tăng lên.

Nếu cung nhiều quá mạnh ai cũng muốn bán rẻ nên giá sẽ

càng ngày càng giảm. Phải điều chỉnh, bớt lượng sản xuất lúa để

có thể sử dụng đất lúa để trồng cây trồng khác như khoai lang,

ngô, bắp, cỏ… Ở Đài Loan, phần lớn nông dân để đất trồng cỏ

nuôi bò, lý luận của họ là do giá nhập khẩu rẻ và nhu cầu gạo

không nhiều do tình trạng kinh tế mỗi gia đình tăng, họ ăn nhiều

thịt và cá hơn nên bớt lượng gạo đi. Cung quá nhiều khiến giá gạo

vẫn ở mức thấp và có khả năng cao rơi vào tình trạng ế ẩm.

Trong một văn bản vừa mới phát đi gửi các bộ ngành, Chính

phủ, hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đề cập đến việc cần

thiết phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất lúa theo hướng giảm bớt

diện tích. Vài năm trở lại đây sản xuất lương thực thế giới đã có

thay đổi khá mạnh, đó là việc người dùng ngày càng đòi hỏi gạo

chất lượng cao và xuất khẩu gạo của Việt Nam bị cạnh tranh

quyết liệt do nguồn cung cấp dư thừa. Do đó, VFA đề nghị bộ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu, quy hoạch phát

triển mùa vụ cho hợp lý để tránh rủi ro cho nông dân khi lúa gạo

trên thế giới đang có chiều hướng dư thừa, giá thấp, nhất là vụ hè

thu, thu đông có thể giảm diện tích lúa, tăng cây màu như bắp,

đậu nành làm nguyên liệu thức ăn gia súc. Ngoài ra cũng nên quy

Trang 97

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

hoạch vùng lúa thơm phù hợp với thị trường, nguồn giống và khu

vực canh tác…

Sau khi đã tạo được giống gạo có chất lượng đặc trưng cho

Việt Nam, cần tập trung vào việc phát triển thương hiệu gạo. Theo

đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần phối hợp với các địa

phương và các doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá thương

hiệu để gạo Việt Nam có cơ sở khẳng định vị trí, uy tín và sức

cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cụ thể, cần tổ chức và tham

gia các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm gạo Việt Nam, tổ

chức các chương trình đón các doanh nghiệp nhập khẩu của nước

ngoài vào Việt Nam trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu và nhập khẩu

gạo Việt Nam.

Cần phải liên kết “4 nhà”, theo kinh nghiệm của Uruguay là tổ

chức hệ thống liên kết dọc và minh bạch giữa nông dân, các

doanh nghiệp chế biến, nhà nghiên cứu và chính phủ. Minh bạch

nghĩa là giá xuất khẩu cuối cùng được công khai và nông dân

được hưởng thích đáng khi bán sản phẩm cho doanh nghiệp chế

biến chính thức qua việc ký kết hợp đồng hàng năm.

Doanh nghiệp chế biến gạo cho nông dân ứng trước vốn lên

đến 70% nhu cầu vốn mua máy móc nông nghiệp và các đầu vào

sản xuất khác; có kế hoạch bảo hiểm nhằm bảo vệ nông dân

phòng khi tổn thất do thiên tai gây hại. Doanh nghiệp chế biến

gạo hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu gạo quốc tế và cung

cấp thông tin định kỳ đến những nhà khoa học chọn tạo giống lúa

ở trong nước nhằm đảm bảo ưu tiên chọn tạo những giống có chất

lượng hợp với yêu cầu thị trường và mang thương hiệu riêng của

đất nước mình.

Trang 98

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

3.2.3.4. Tận dụng cơ hội để chủ động hơn trong xuất khẩu

Bản thân Trung Quốc cũng đang phụ thuộc nhập khẩu gạo từ

Việt Nam. Họ không có đủ lương thực, thực phẩm, lúa gạo vì theo

ước tính của các nhà kinh tế đến năm 2020 Trung Quốc sẽ thiếu

ăn, thiếu nguồn lương thực ít nhất là 10 triệu tấn.

Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ cố gắng sản xuất nhưng họ sản xuất

không đủ do dân quá đông nên họ vẫn phải mua của Việt Nam

còn mua của Lào cũng không có, Lào phải mua Thái Lan,

Campuchia cũng phải mua của Thái Lan trong khi gạo Thái Lan

giá cao nên Trung Quốc vẫn còn phải lệ thuộc vào Việt Nam.

Việt Nam phải lấy hoàn cảnh này để điều chỉnh không nên

bán giá quá thấp để nông dân bị thiệt hại đường xá bị thiệt hại.

Trang 99

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Việt Nam luôn trong thế bị động hơn chủ động nên bây giờ Việt

Nam cần chủ động.

Việt Nam phải đặt điều kiện, mua bán chứ không thể cầu

cạnh Trung Quốc để bán vì mình biết Trung Quốc cần mình chứ

Trung Quốc không thể đi chỗ khác mua. Đồng thời, chất lượng của

các sản phẩm cũng cần được chấn chỉnh, chế biến các sản phẩm

có chất lượng để bán giá cao hơn.

3.2.3.5. Tìm kiếm thêm các thị trường xuất khẩu mới

Trong bối cảnh xuất khẩu gạo còn phải đối mặt với khó khăn,

chưa bao giờ yêu cầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

trong nước phải năng động hơn trong tìm kiếm thị trường mới, chú

trọng xây dựng chất lượng và thương hiệu để nâng cao giá trị

thay vì bán gạo cấp thấp lại trở nên cấp bách và quan trọng như

giai đoạn hiện nay.

Hiện hạt gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường hơn 70

nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính như

EU, Mỹ, Nhật Bản… Thời gian tới, theo các chuyên gia lương thực,

sau khi đạt tới sự bão hòa về khối lượng tại những thị trường

truyền thống, các doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động khai

phá để tạo sự tăng trưởng ở thị trường mới chứ không thụ động,

trông mong vào ngành chức năng.

Bên cạnh việc đàm phán với những thị trường truyền thống

nhằm gia tăng lượng gạo xuất khẩu, chúng ta cũng đang tích cực

đàm phán với một số thị trường với hy vọng từ nay đến cuối năm

sẽ mở thêm được một số thị trường mới cho gạo xuất khẩu.

Cụ thể, trong tháng 8/2013, Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ

(MOU) về thương mại gạo với Comoros (một quốc gia ở khu vực

Trang 100

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Đông Phi) với nội dung Việt Nam sẽ cung cấp cho Comoros 60.000

tấn gạo mỗi năm trong thời gian từ tháng 8/2013 đến hết tháng

12/2015.

Trước đó, cuối tháng 3/2013, Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ về

thương mại gạo với Guinea, theo đó Việt Nam sẽ cung cấp cho

Guinea 300.000 tấn gạo mỗi năm, thời gian hiệu lực từ ngày

1/4/2013 đến 31/12/2015. Comoros cũng là thị trường thứ 3 tại

châu Phi (sau Guinea và Cộng hoà Sierra Leone) có Biên bản ghi

nhớ nhập khẩu gạo trực tiếp từ Việt Nam.

Châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới với nhu

cầu trên 9 triệu tấn gạo/năm, trong đó lượng gạo nhập khẩu 6,4-

6,5 triệu tấn/năm, được coi là thị trường đầy tiềm năng cho gạo

xuất khẩu Việt Nam.

Tính từ 1/9 đến 26/9/2013, xuất khẩu gạo sang châu Phi đã

chiếm tới 45% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như

trước đây, gạo Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này thường gặp

khó khăn do giá cao vì phải thanh toán qua khâu trung gian thì

thời gian gần đây, nhờ những bản ghi nhớ xuất khẩu trực tiếp, giá

gạo đã giảm khá nhiều.

Mexico cũng là một thị trường mới mở cho gạo xuất khẩu Việt

Nam với lượng xuất khẩu từ đầu năm đến nay vào khoảng gần

3.000 tấn. Mặc dù đây chưa phải là con số ấn tượng nhưng điều

đáng nói là trước năm 2013, chưa có một lô hàng gạo nào của

Việt Nam xuất khẩu được vào thị trường này bởi những đòi hỏi

khắt khe về chất lượng. Việc gạo Việt chen chân được vào thị

trường này cho thấy, nếu có sự đầu tư đúng mức, gạo Việt Nam

vẫn có thể đạt được những yêu cầu ở nhiều thị trường khó tính

nhất.

Trang 101

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

Trang 102

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình Quản trị rủi ro, GS-TS Đoàn Thị Hồng Vân2. Các trang web:

http://www.soctrangfood.com/bi-kich-gao-khong-thuong-hieu/a23277.html

http://danviet.vn/canh-bao-nong-nghiep/gom-gao-sang-trung-quoc-vua-lam-vua-lo-khong-biet-huy-luc-nao-461987.html

http://www.hoinongdan.org.vn/kinh-te/hoi-nhap/6463-x%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng-th%C6%B0%C6%A1ng-hi%E1%BB%87u-cho-g%E1%BA%A1o-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u.html

http://cafef.vn/nong-thuy-san/gs-vo-tong-xuan-ly-do-gao-viet-nam-thua-kem-campuchia-201402221447054079ca52.chn

http://sic.vn/index.php/tu-van-chien-luoc/2573-gao-viet-nam-chat-lng-kem.html

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/trung-quoc-phu-thuoc-nguon-gao-viet-nam-van-nhan-thua-vi-3040377/

http://intimexhcm.com/index.php?vn/news/details/4/4644

http://infonet.vn/lao-dao-vi-gao-thai-lan-xa-ton-kho-ban-lo-post97383.info

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/vu-khi-gia-re-cua-gao-viet-that-thu-truoc-myanmar-3108541/

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/trung-quoc-ngung-nhap-khau-gao-tieu-ngach-doanh-nghiep-dieu-dung-751061.tpo

http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/59343/trung-quoc-van-nhap-khau-gao-tieu-ngach-tu-viet-nam.htm#.VGDhKvmsWPU

http://intimexhcm.com/index.php?vn/news/details/4/4644

http://infonet.vn/lao-dao-vi-gao-thai-lan-xa-ton-kho-ban-lo-post97383.info

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/vu-khi-gia-re-cua-gao-viet-that-thu-truoc-

myanmar-3108541/

http://www.vinafood1.com.vn/news/tID9406_Don-dap-hop-dong-xua-t-kha-u-ga-o.htm

http://vneconomy.vn/thi-truong/xuat-khau-gao-cua-viet-nam-sang-trung-quoc-dang-tang-

20140604042255643.htm

Trang 103

Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140925/trung-quoc-la-an-so-voi-xuat-khau-gao-

vn.aspx

Trang 104