52
TÌM HIỂU KĨ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN NAM VÀ NỮ NĂM NHẤT NGÀNH TIẾNG ANH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN. Phùng Tân Phú, Nguyễn Hoàng Vũ Nghi, Nguyễn Ngọc Vân Trang, Nguyễn Phương Thảo. Bài nộp cho Giảng viên Thầy Nguyễn Phụng Hoàng, Ph.D.

Quản lý thời gian

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Báo cáo đề tài Quản lý thời gian.

Citation preview

Page 1: Quản lý thời gian

TÌM HIỂU KĨ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN NAM VÀ NỮ

NĂM NHẤT NGÀNH TIẾNG ANH CỦA TRƯỜNG

ĐẠI HỌC HOA SEN.

Phùng Tân Phú, Nguyễn Hoàng Vũ Nghi,

Nguyễn Ngọc Vân Trang,

Nguyễn Phương Thảo.

Bài nộp cho Giảng viên Thầy Nguyễn Phụng Hoàng, Ph.D.

Trong khuôn khổ những bài làm trong lớp

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Tại trường Đại học Hoa Sen

Tháng 04/2010

Page 2: Quản lý thời gian

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bối cảnh vấn đề:

Một ngày có 24 tiếng và giả sử chúng ta dành 8 tiếng cho việc ngủ thì vẫn còn

16 tiếng cho những hoạt động khác. Nhưng nhiều sinh viên ngày nay không biết cách

quản lí thời gian cũng việc sử dụng 16 tiếng đó như thế nào cho hợp lí. Việc học trong

truờng, làm bài tập ở nhà, họp nhóm, hoạt động xã hội, giải trí,…… quá nhiều việc

như vậy khiến không ít sinh viên nghĩ 16 tiếng ấy không đủ để làm tất cả. Khảo sát

này nhằm tìm hiểu về cách quản lí và sử dụng thời gian của các sinh viên nam/nữ Hoa

Sen để chia sẻ những cách hợp lí và hiệu quả nhất.

Phát biểu vấn đề :

Tìm hiểu cách quản lí và sử dụng thời gian một cách hợp lí để hoàn thành tốt

công việc và học tập của sinh viên nam/nữ Hoa Sen.

Định nghĩa từ :

Quản lí thời gian là quản lí bản thân và kiểm soát thời gian, làm cho bản thân

trở nên có tổ chức hơn với những công việc. Sắp xếp công việc theo thời gian hợp lí

và thực hiện đúng theo đó.

Tầm quan trọng :

Quản lí thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng để thành công trong

học tập cũng như công việc. Việc sắp xếp thời gian hợp lí, phân chia công việc làm

tăng năng suất làm việc và đạt được kết quả cao. Sinh viên cần chú trọng đến vấn đề

thời gian, để sắp xếp cân đối giữa việc học, làm thêm, vui chơi và hoạt động cộng

đồng.

Giới hạn vấn đề:

Bài nghiên cứu được giới hạn trong 200 sinh viên nam/nữ khoa Ngôn ngữ và

Văn hóa học Đại học Hoa Sen

1

Page 3: Quản lý thời gian

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Ngày nay trong dòng chảy hối hả của cuộc sống mọi người đều muốn tận dụng

thời gian của mình triệt để. Thế nhưng việc sử dụng và quản lí thời gian một cách hợp

lí lại không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là đối với sinh viên đại học. Các bạn có quá

nhiều việc phải làm trong một ngày từ học tập, vui chơi đến những hoạt động ngoại

khóa khác. Việc không phân bổ thời gian hợp lí, theo các chuyên gia sức khoẻ sẽ dẫn

đến tình trạng mệt mỏi, thậm chí là stress. Vì vậy, quản lý và sử dụng thời gian là một

việc làm vô cùng quan trọng, đem lại lợi ích cả tinh thần và vật chất.

Quỳnh (2009) đã nói rằng: “Việc quản lí thời gian cũng là quản lí chính bạn.

Do đó, hãy lên kế hoạch ti mi, duy trì được mục tiêu của mình và sử dụng thời gian

một cách hữu hiệu nhất.”. Thật vậy, vấn đề nghiên cứu về quản lý và sắp xếp thời gian

này sẽ giúp sinh viên tìm ra cách tốt nhất cho mình để sử dụng thời gian một cách hiệu

quả nhất và phù hợp với cá nhân của từng người.

Đồng thời, Toàn(2008) đã nhận định rằng: “Quản lí thời gian một cách khoa

học,  đặt ra các kế hoạch cụ thể, tránh sự trì trệ, duy trì các mục tiêu và thực hiện các

kĩ năng tổ chức tốt bạn sẽ đạt được sự tôn trọng. Thành công chi đến với những người

làm việc chăm chi và biết cách quản lí thời gian của mình một cách hiệu quả.”

Tóm lại, sử dụng và quản lý thời gian một cách hiệu quả sẽ giúp cho các bạn

sinh viên hoàn thành tốt việc học tập cuả mình và thành công hơn trong cuộc sống như

Bảo (2009) đã nói: “ Thời gian là thứ vật chất vô hình mà nếu biết quản lí và sử dụng

một cách hợp lí thì lợi nhuận mà nó mang lại còn nhiều hơn những thứ vật chất khác”.

2

Page 4: Quản lý thời gian

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài này được nghiên cứu dựa trên 200 sinh viên nam, nữ năm nhất Ngành

Tiếng Anh của trường đại học Hoa Sen bằng phương pháp điều tra bảng câu hỏi do

nhóm trong lớp nghiên cứu khoa học soạn thảo. Bảng câu hỏi bao gồm:

Thư ngỏ.

Thông tin người trả lời.

23 câu hỏi

Từ câu 1-6: tầm quan trọng của việc quản lí thời gian đối với sinh viên

Từ câu 7-23: những ưu và khuyết điểm của kĩ năng quản lí thời gian.

Khi áp dụng vào thực tiễn..

2 câu hỏi thêm: chia sẻ những kĩ năng quản lí thời gian khác mà người trả lời

cảm thấy hiệu quả và những ý kiến đóng góp khác.

Nội dung chính của bảng câu hỏi gồm 25 câu tập trung xoay quanh vấn đề

nghiên cứu: “Kĩ năng quản lí thời gian của sinh viên nam, nữ năm nhất của đại học

Hoa Sen.”

Toàn bộ bảng câu hỏi được phát cho 200 sinh viên nam, nữ năm nhất ngành

Tiếng Anh của đại học Hoa Sen. Tổng số mẫu thu về là: 200 tờ (100%). Trong đó có

101 người trả lời là nam và 99 người trả lời là nữ.

Sau khi thu về toàn bộ câu hỏi được xử lí thống kê với chương trình SPSS như

sau:

Đối với biến số danh vị (Nominal Variable) tính trung bình bằng “Mode”.

Đối với biến số thứ tự (Ordinal Variable) tính trung bình bằng “Median”.

Lập bảng phân bố tần số với phần thông tin cá nhân người trả lời: giới tính,

kiến thức, độ tuổi, chuyên ngành học.

So sánh các giá trị trung bình tương ứng với các biến khác nhau trong phần

thông tin người trả lời.

3

Page 5: Quản lý thời gian

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

Đặc điểm người trả lời:

Chúng tôi đã phát ra 200 bảng câu hỏi khảo sát cho sinh viên nam/nữ ngành

Tiếng Anh của trường đại học Hoa Sen và thu về 200 bảng (100 % ).

Bảng 1: Phân bố trung vị thông tin người trả lời theo giới tính:

Tần số xuất hiện Phần trăm (%)

Nam 101 50.5 %

Nữ 99 49.5 %

Bảng 2: Phân bố trung vị thông tin người trả lời theo kĩ năng:

Tần số xuất hiện Phần trăm (%)

Có 147 53.5 %

Không 53 26.5 %

Bảng 3: Phân bố trung vị thông tin người trả lời theo tuổi:

Tần số xuất hiện Phần trăm (%)

18 - 22 193 96.5 %

23 - 28 7 3.5 %

Bảng 4: Phân bố trung vị thông tin người trả lời theo chuyên ngành:

Tần số xuất hiện Phần trăm (%)

Tiếng anh thương mại

149 74.5 %

Biên phiên dịch 42 21.0 %

Sư phạm trẻ em 9 4.5 %

4

Page 6: Quản lý thời gian

Từ bảng 1 cho thấy có 101 sinh viên nam ( 50.5 % ) và 99 sinh viên nữ

(49.5%) tham gia bài khảo sát này. Bên cạnh đó, bảng 2 cho thấy trang 200 sinh viên

tham gia khảo sát có 147 sinh viên có kĩ năng quản lí thời gian chiếm 53.5 % và 53

sinh viên không có kỹ năng quản lí thời gian chiếm 26.5 %. Bảng 3 cho thấy có 193

(96.5%) người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 18 - 22 và có 7 (3.5% ) người tham gia

khảo sát có độ tuổi từ 23 – 28. Bảng 4 cho thấy, có 149 sinh viên ngành tiếng anh

thương mại chiếm 74.5 %, 42 sinh viên ngành biên phiên dịch chiếm 21.0 % và 9 sinh

viên ngành sư phạm trẻ em chiếm 4.5 % trên tổng số 200 sinh viên tham gia khảo sát.

PHÂN BỐ TRUNG VỊ THEO GIỚI TÍNH

Bảng 5: Phân bố trung vị theo giới tính

Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q6 Q7

Nam 1.00 3.00 2.00 4.00 3.00 2.00 3.00

Nữ 1.00 3.00 2.00 3.00 3.00 2.00 3.00

Bảng 5 cho thấy với các câu 1, 2, 3, 5, 6, 7 cách trả lời của nam và nữ không

khác nhau.

Ở câu 1, cả nam và nữ đều rất đồng ý về việc quản lý thời gian là kĩ năng cần

thiết đối với sinh viên đại học.

Ở câu 2, cả nam và nữ đều không có ý kiến vấn đề chi sinh viên đại học mới

cần kĩ năng quản lí thời gian.

Ở câu 3, cả nam và nữ cũng đồng ý rằng kĩ năng quản lí thời gian sẽ giúp sinh

viên học tập và làm việc hiệu quả hơn.

Ở câu 5, cả nam và nữ đều không có ý kiến về việc quản lí thời gian chi cần

biết là được ko cần học

5

Page 7: Quản lý thời gian

Ở câu 6, cả nam và nữ đều đồng ý nên đưa kĩ năng quản lí thời gian vào trường

học để giảng dạy.

Ở câu 7, cả nam và nữ đều không có ý kiến về việc quản lí thời gian sẽ làm

cuộc sống bị nhiều bó buộc.

Bảng 5 cho thấy có sự khác nhau giữa nam và nữ trong câu 4 về việc sinh viên

chi cần học tốt là được không cần kĩ năng quản lí thời gian, nam không đồng ý nhưng

nữ thì không có ý kiến.

Bảng 6: Phân bố trung vị theo giới tính (tiếp theo)

Q8 Q9 Q10 Q11.1 Q11.2 Q11.3 Q11.4

Nam 2.00 4.00 3.00 2.00 2.00 2.00 2.00

Nữ 2.00 4.00 3.00 2.00 2.00 2.00 2.00

Bảng 6 cho thấy với các câu 8, 9, 10, 11.1, 11.2, 11.3, 11.4 cách trả lời của nam

và nữ không khác nhau.

Ở câu 8, cả nam và nữ đều đồng ý về việc quản lí thời gian sẽ làm cuộc sống dễ

dàng, công việc, học tập trôi chảy hơn.

Ở câu 9, cả nam và nữ không đồng ý thời gian không thể quản lí được, rất

phiền phức.

Ở câu 10, cả nam và nữ đều không có ý kiến việc quản lí thời gian chi áp dụng

cho việc học tập.

Ở câu 11.1, 11.2, 11.3 và 11.4, cả nam và nữ đều đồng ý về việc quản lí thời

gian có thể áp dụng cho nhiều việc như vui chơi giải trí, học tập, các hoạt động

xã hội, các hoạt động ngoại khóa khác.

Bảng 7: Phân bố trung vị theo giới tính (tiếp theo)

Q12 Q13 Q14 Q15 Q16 Q17

Nam 2.00 3.00 4.00 2.00 2.00 3.00

Nữ 2.00 4.00 4.00 2.00 2.00 3.00

6

Page 8: Quản lý thời gian

Bảng 7 cho thấy với các câu 12, 14, 15, 16, 17 cách trả lời của nam và nữ giống

nhau.

Ở câu 12, cả nam và nữ đều đồng ý việc quản lí thời gian tốt giúp cân bằng

giữa cuộc sống và học tập cũng như công việc.

Ở câu 13, cả nam và nữ không đồng ý việc quản lí thời gian làm bạn không có

thời gian nghi ngơi và vui chơi.

Ở câu 15, cả nam và nữ đều đồng ý việc quản lí thời gian làm bạn có nhiều

thời gian nghi ngơi và vui chơi.

Ở câu 16, cả nam và nữ đều đồng ý việc quản lí thời gian giúp sinh viên không

lãng phí thời gian.

Ở câu 17, cả nam và nữ đều không có ý kiến vấn đề chi có thể quản lí thời gian

trong 1 ngày.

Bảng 7 cũng cho thấy ở câu 13, cách trả lời của nam và nữ khác nhau về vấn đề

quản lí thời gian chi khiến công việc lẫn thời gian bị gò bó, nam không có ý kiến, nữ

thì không đồng ý.

Bảng 8: Phân bố trung vị theo giới tính (tiếp theo)

Q18.1 Q18.2 Q18.3 Q18.4 Q19 Q20 Q21 Q22 Q23

Nam 2.00 2.00 2.00 3.00 3.00 2.00 4.00 2.00 2.00

Nữ 2.00 2.00 2.00 3.00 3.00 2 3.00 2.00 2.00

Bảng 8 cho thấy với các câu 18.1, 18.2, 18.3, 19, 20, 22, 23 cách trả lời của

nam và nữ không khác nhau

Ở câu 18.1, 18.2, 18.3, cả nam và nữ đều đồng ý việc quản lí thời gian có thể

theo từng tháng, từng năm, từng học kì.

Ở câu 18.4, cả nam và nữ đều không có ý kiến về việc có thể quản lí thời gian

cả cuộc đời.

Ở câu 19, cả nam và nữ đều không có ý kiến về vấn đề kĩ năng quản lí thời gian

chi thích hợp cho người ti mi.7

Page 9: Quản lý thời gian

Ở câu 20, cả nam và nữ đều đồng ý vấn đề kĩ năng quản lí thời gian thích hợp

cho tất cả mọi người, nhất là các bạn sinh viên.

Ở câu 22, cả nam và nữ đều đồng ý kĩ năng quản lí thời gian mang tính thực

tiễn cao.

Ở câu 23, cả nam và nữ đều đồng ý vấn đề kĩ năng quản lí thời gian giúp định

hướng việc học tập và kế hoạch học tập.

Bảng 8 cũng cho thấy ở câu 21, cách trả lời của nam và nữ khác nhau về việc kĩ

năng quản lí thời gian chi có tính lý thuyết hoàn toàn không thể áp dụng vào thực tế,

nam không đồng ý, nữ không có ý kiến.

PHÂN BỐ TRUNG VỊ THEO KĨ NĂNG

Bảng 9: Phân bố trung vị theo kỹ năng

Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q6

Có 1.00 3.00 2.00 3.00 3.00 2.00

Không. 2.00 3.00 2.00 4.00 3.00 2.00

Bảng 9 cho thấy với các câu 2, 3, 5, 6 cách trả lời của sinh viên có kỹ năng và

không có kỹ năng quản lí thời gian không khác nhau: về việc cần thiết của kỹ năng

quản lí thời gian trong môi trường học tập.

Ở câu 2, cả hai nhóm đều không có ý kiến về việc chi sinh viên đại học mới

cần kỹ năng quản lí thời gian.

Ở câu 3 cả hai nhóm đều đồng ý kĩ năng quản lí thời gian sẽ giúp sinh viên học

tập và làm việc hiệu quả hơn.

Ở câu 5 cả nam và nữ đều không ý kiến về việc kỹ năng quản lí thời gian chi

cần biết là được không cần phải học.

Về việc có nên đưa kĩ năng quản lý thời gian vào trường dạy học để giảng dạy

hay không ở câu 6 cả 2 nhóm đều đồng ý.

8

Page 10: Quản lý thời gian

Bảng 9 cũng cho thấy với các câu 1 và 4 cách trả lời của sinh viên có kỹ năng

và không có kỹ năng quản lí thời gian khác nhau:

Về vấn đề quản lí thời gian là kĩ năng cần thiết đối với sinh viên đại học ở câu

1, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian rất đồng ý còn nhóm không có kỹ năng là

đồng ý.

Về vấn đề sinh viên chi cần học tốt là được, không cần kỹ năng quản lí thời

gian ở câu 4, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là không ý kiến, nhóm không

có kỹ năng quản lí thời gian là không đồng ý.

Bảng 10: Phân bố trung vị theo kỹ năng (tiếp theo)

Q7 Q8 Q9 Q10 Q11.1 Q11.2 Q11.3 Q11.4

Có 4.00 2.00 4.00 4.00 2.00 2.00 2.00 2 .00

Không 3.00 2.00 3.00 3.00 2.00 2.00 2.00 3.00

Bảng 10 cho thấy với các câu 8, 11.1, 11.2, 11.3 cách trả lời của cả 2 nhóm có

kỹ năng và không có kỹ năng quản lí thời gian không khác nhau

Ở câu 8, cả 2 nhóm đều đồng ý quản lí thời gian sẽ làm cuộc sống dễ dàng,

công việc, học tập trôi chảy hơn.

Ở câu 11.1 và 11.2, 11.3 cả 2 nhóm đều đồng ý quản lí thời gian còn có thể áp

dụng cho nhiều việc khác như học tập, vui chơi giải trí và các hoạt động xã hội.

Bảng 10 cũng cho thấy với các câu 7, 9, 10, 11.4 cách trả lời của 2 nhóm có kỹ

năng và không có kỹ năng quản lí thời gian là khác nhau

Về vấn đề quản lí thời gian sẽ làm cuộc sống bị nhiều bó buộc ở câu 7, nhóm

có kỹ năng quản lí thời gian không đồng ý, nhóm không có kỹ năng quản lí thời

gian là không ý kiến.

Về vấn để thời gian không quản lí được, rất phiền phức ở câu 9, nhóm có kỹ

năng quản lí thời gian là không đồng ý, nhóm không có kỹ năng là không đồng

ý.

9

Page 11: Quản lý thời gian

Về vấn đề quản lí thời gian chi dành cho việc học tập ở câu 10, nhóm có kỹ

năng quản lí thời gian là rất không đổng ý, nhóm không có kỹ năng là không

đồng ý.

Về vấn để quản lí thời gian có thể áp dụng cho các hoạt động ngoại khóa ở câu

11.4, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian chọn đồng ý, nhóm không có kỹ năng

chọn không ý kiến.

Bảng 11: Phân bố trung vị theo kỹ năng (tiếp theo)

  Q12 Q13 Q14 Q15 Q16 Q17

Có 2.00 4.00 4.00 2.00 2.00 3.00

Không. 2.00 3.00 3.00 3.00 2.00 3.00

Bảng 11 cho thấy với các câu 12, 16, 17 cách trả lời của 2 nhóm có kỹ năng và

không có kỹ năng quản lí thời gian là giống nhau về lợi ích của việc quản lí thời gian.

Ở câu 12, cả 2 nhóm đều đồng ý là quản lí thời gian tốt giúp cân bằng giữa

cuộc sống và học tập cũng như công việc.

Ở câu 16, cả 2 nhóm đều đồng ý quản lí thời gian giúp sinh viên không lãnh phí

thời gian.

Ở câu 17, cả 2 nhóm đều không ý kiến về việc chi có thể quản lí thời gian trong

1 ngày.

Bảng 11 cũng cho thấy với các câu 13, 14, 15 cách trả lời của 2 nhóm là khác

nhau về ảnh hưởng của quản lí thời gian đến cuộc sống.

Về vấn đề quản lí thời gian chi khiến công việc lẫn thời gian bị gò bó ở câu 13,

nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là không đồng ý, nhóm không có kỹ năng là

không ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian làm bạn không có thời gian nghi ngơi và vui chơi ở

câu 14, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là không đồng ý, nhóm không có kỹ

năng là không ý kiến.

10

Page 12: Quản lý thời gian

Về vấn đề quản lí thời gian làm bạn có nhiều thời gian nghi ngơi và vui chơi ở

câu 15, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là đồng ý, nhóm không có kỹ năng

là không ý kiến

Bảng 12: Phân bố trung vị theo kỹ năng (tiếp theo)

  Q18.1 Q18.2 Q18.3 Q18.4 Q19 Q20 Q21 Q22 Q23

Có 2.00 2.00 2.00 3.00 3.00 2.00 3.00 2.00 2.00

Không 2.00 3.00 2.00 4.00 3.00 3.00 3.00 2.00 2.00

Bảng 12 cho thấy với các câu 18.1, 18.3, 19, 21, 22, 23 cách trả lời của 2 nhóm

có kỹ năng và không có kỹ năng quản lí thời gian là giống nhau về tính thực tiễn của

quản lí thời gian.

Ở câu 18.1 và 18.3, cả 2 nhóm đều đồng ý về việc có thể quản lí thời gian theo

từng tháng và từng học kì.

Ở câu 19, cả 2 nhóm đều không có ý kiến về việc kỹ năng quản lí thời gian chi

thích hợp cho sinh viên ti mi.

Ở câu 21, cả 2 nhóm đều không có ý kiến về việc kỹ năng quản lí thời gian chi

có tính lý thuyết hoàn toàn không thể áp dụng vào thực tiễn.

Ở câu 22, cả 2 nhóm đều đồng ý về viêc kỹ năng quản lí thời gian mang tính

thực tiễn rất cao.

Ở câu 23, cả 2 nhóm đều đồng ý kỹ năng quản lí thời gian giúp định hướng

việc học tập và các kế hoạch học tập.

Bảng 12 cũng cho thấy với các câu 18.2, 18.4, 20 cách trả lời của 2 nhóm có kỹ

năng và không có kỹ năng quản lí thời gian là khác nhau về vấn đề khả năng thực thi

của quản lí thời gian.

Về vấn đề có thể quản lí thời gian theo từng năm ở câu 18.2, nhóm có kỹ năng

quản lí thời gian là đồng ý, nhóm không có kỹ năng là không ý kiến.

11

Page 13: Quản lý thời gian

Về vấn đề có thể quản lí thời gian của cả cuộc đời ở câu 18.4, nhóm có kỹ năng

quản lí thời gian là không ý kiến, nhóm không có kỹ năng là không đồng ý.

Về vấn đề kĩ năng quản lí thời gian thích hợp cho tất cả mọi sinh viên ở câu 20,

nhất là các bạn sinh viên, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là đồng ý, nhóm

không có kỹ năng là không ý kiến.

PHÂN BỐ TRUNG VỊ THEO ĐỘ TUỔI

Bảng 13: Phân bố trung vị theo độ tuổi

Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q6

18 – 22 1.00 3.00 2.00 4.00 3.00 2.00

23 – 28 1.00 2.00 3.00 3.00 3.00 2.00

Bảng 13 cho thấy với các câu 1, 5, 6 nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 – 22 và từ

23 – 28 22 và nhóm sinh viên có cách trả lời giống nhau về tính quan trọng của việc

quản lí thời gian.

Ở câu 1, cả 2 nhóm sinh viên đều rất đồng ý về việc quản lí thời gian là kỹ

năng cần thiết đối với sinh viên đại học.

Ở câu 5, cả 2 nhóm sinh viên đều không có ý kiến về việc kĩ quản lí thời gian

chi cần biết là được, không cần phải học.

Ở câu 6, cả 2 nhóm sinh viên đều đồng ý nên đưa kĩ năng quản lí thời gian vào

trường học để giảng dạy.

Bảng 13 cũng cho thấy với các câu 2, 3, 4 nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 –

22 và nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 – 28 có cách trả lời khác nhau về lợi ích của

việc quản lí thời gian.

Về vấn đề chi sinh viên đại học mới cần kĩ năng quản lí thời gian ở câu 2,

nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 – 22 là không ý kiến, nhóm sinh viên có độ

tuổi từ 23 – 28 là đồng ý.

12

Page 14: Quản lý thời gian

Về vấn đề kĩ năng quản lí thời gian sẽ giúp sinh viên học tập và làm việc hiệu

quả hơn ở câu 3, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 – 22 là đồng ý, nhóm sinh

viên từ 23 – 28 là không ý kiến.

Về vấn đề sinh viên chi cần học tốt là được, không cần kỹ năng quản lí thời

gian ở câu 4, nhóm sinh viên từ 18 – 22 là không đồng ý, nhóm sinh viên từ 23-

28 là không ý kiến.

Bảng 14: Phân bố trung vị theo độ tuổi (tiếp theo)

Q7 Q8 Q9 Q10 Q11.1 Q11.2 Q11.3 Q11.4

18–22 3.00 2.00 4.00 3.00 2.00 2.00 2.00 2.00

23–28 4.00 2.00 4.00 2.00 2.00 1.00 2.00 3.00

Bảng 14 cho thấy với câu 8, 9, 11.1, 11.3 cách trả lời của 2 nhóm sinh viên từ

độ tuổi 18 – 22 có cách trả lời giống nhau về lợi ích của việc quản lí thời gian.

Ở câu 8, cả 2 nhóm đều đồng ý quản lí thời gian sẽ làm cuộc sống dễ dàng,

công việc, học tập trôi chảy hơn.

Ở câu 9, cả 2 nhóm đều không đồng ý việc thời gian không thể quản lí đượcm

rất phiền phức.

Ở câu 11.1 và 11.3, cả 2 nhóm đều đồng ý quản lí thời gian có thể áp dụng cho

nhiều việc khác như vui chơi giải trí và các hoạt động xã hội.

Bảng 14 cũng cho thấy với các câu 7, 10, 11.2, 11.4 cách trả lời của nhóm sinh

viên có độ tuổi từ 18 – 22 và nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 – 28 là khác nhau.

Về vấn đề quản lí thời gian sẽ làm cuộc sống bị nhiều bó buộc ở câu 7, nhóm

sinh viên có độ tuổi từ 18 – 22 là không ý kiến, nhóm sinh viên từ 23 - 28 là

không đồng ý.

Về vấn đề quản lí thời gian có thể áp dụng cho việc học tập ở câu 10, nhóm

sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28

là rất đồng ý.

13

Page 15: Quản lý thời gian

Về vấn đề quản lí thời gian có thể áp dụng cho học tập ở câu 11.2, nhóm sinh

viên có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là rất

đồng ý.

Về vấn đề quản lí thời gian có thể áp dụng cho các hoạt động ngoại khóa khác

ở câu 11.4, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có

độ tuổi từ 23 - 28 là không ý kiến.

Bảng 15: Phân bố trung vị theo độ tuổi (tiếp theo)

Q12 Q13 Q14 Q15 Q16 Q17

18–22 3.00 2.00 4.00 3.00 2.00 2.00

23–28 4.00 2.00 4.00 2.00 2.00 1.00

Bảng 15 cho thấy với các câu 13, 14, 16 cả 2 nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 -

22 và 23 - 28 có cách trả lời giống nhau về lợi ích của việc quản lí thời gian.

Ở câu 13, cả 2 nhóm đều đồng ý việc quản lí thời gian chi khiến công việc và

thời gian bị gò bó.

Ở câu 14, cả 2 nhóm đều không đồng ý việc quản lí thời gian làm bạn không có

thời gian nghi ngơi và vui chơi.

Ở câu 16, cả 2 nhóm đều đồng ý quản lí thời gian giúp sinh viên không lãng phí

thời gian.

Bảng 15 cũng cho thấy với các câu 12, 15, 17 nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 -

22 và nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 có cách trả lời không giống nhau về lợi ích

của việc quản lí thời gian .

Về vấn đề quản lí thời gian tốt giúp cân bằng giữa cuộc sống và học tập cũng

như công việc ở câu 12, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là không ý kiến,

nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là không đồng ý.

14

Page 16: Quản lý thời gian

Về vấn đề quản lí thời gian làm bạn có nhiều thời gian nghi ngơi và vui chơi

hơn ở câu 15, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là không ý kiến, nhóm sinh

viên có độ tuổi từ 23 - 28 là đồng ý.

Về vấn đề chi có thể quản lí thời gian trong một ngày ở câu 17, nhóm sinh viên

có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là không

đồng ý.

Bảng 16: Phân bố trung vị theo độ tuổi (tiếp theo)

Q18.1 Q18.2 Q18.3 Q18.4 Q19 Q20 Q21 Q22 Q23

18–22 2.00 2.00 2.00 3.00 3.00 2.00 3.00 2.00 2.00

23–28 1.00 2.00 2.00 4.00 3.00 2.00 2.00 2.00 3.00

Bảng 16 cho thấy với các câu 18.2, 18.3, 19, 20, 22 cả 2 nhóm sinh viên có độ

tuổi từ 18 - 22 và 23 - 28 đều có cách trả lời giống nhau về tính thực tiễn của kỹ năng

quản lí thời gian.

Ở câu 18.2 và 18.3,cả 2 nhóm sinh viên đều đồng ý việc có thể quản lí thời gian

theo từng năm và từng học kì.

Ở câu 19, cả 2 nhóm sinh viên đều không có ý kiến về việc kĩ năng quản lí thời

gian chi thích hợp cho người ti mi.

Ở câu 20, cả 2 nhóm sinh viên đều đồng ý việc kĩ năng quản lí thời gian thích

hợp cho tất cả mọi người, nhất là các bạn sinh viên.

Ở câu 23 - 28, cả 2 nhóm sinh viên đểu đồng ý việc kỹ năng quản lí thời gian

mang tính thực tiễn cao.

Bảng 16 cũng cho thấy với các câu 18.1, 18.4, 21, 23 cách trả lời của 2 nhóm

sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 và 23 - 28 là khác nhau về tính thực thi và lợi ích của

việc quản lí thời gian.15

Page 17: Quản lý thời gian

Về vấn đề có thể quản lí thời theo từng tháng ở câu 18.1, nhóm sinh viên có độ

tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là rất đồng ý.

Về vấn đề có thể quản lí thời gian cả cuộc đời ở câu 18.4, nhóm sinh viên có độ

tuổi từ 18 - 22 là không ý kiến, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là đồng ý.

Về vấn đề kỹ năng quản lí thời gian chi có tính lỳ thuyết, không thể áp dụng

vào thực tế ở câu 21, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là không ý kiến,

nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là đồng ý.

Về vấn đề kỹ năng quản lí thời gian giúp định hướng việc học tập và các kế

hoạch học tập ở câu 23, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm

sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là không ý kiến.

PHÂN BỐ TRUNG VỊ THEO NGÀNHBảng 17: Phân bố trung vị theo ngành

Q1 Q2 Q3 Q4 Q5

Tiếng anh thương mại 1.00 3.00 2.00 3.00 3.00

Biên phiên dịch 1.00 2.00 2.00 4.00 4.00

Sư phạm trẻ em 2.00 2.00 2.00 3.00 3.00

Bảng 17 cho thấy với các câu 1, 3, 4, 5 cách trả lời của sinh viên các ngành tiếng

anh thương mại, biên phiên dịch, sư phạm trẻ em là khác nhau.

Về vấn đề quản lý thời gian là kĩ năng cần thiết đối với sinh viên đại học ở câu

1, sinh viên ngành tiếng anh thương mại và biên phiên dịch rất đồng ý nhưng

ngành sư phạm trẻ em thì đồng ý.

Về vấn đề chi sinh viên đại học mới cần kĩ năng quản lí thời gian ở câu 2, sinh

viên ngành tiếng anh thương mại không có ý kiến, ngành biên phiên dịch và sư

phạm trẻ em thì đồng ý.

Về vấn đề sinh viên chi cần học tốt là được không cần kĩ năng quản lí thời gian

ở câu 4, sinh viên ngành tiếng anh thương mại và sư phạm trẻ em không có ý

kiến còn ngành biên phiên dịch thì không đồng ý.

16

Page 18: Quản lý thời gian

Về vấn đề quản lí thời gian chi cần biết là được ko cần học ở câu 5, sinh viên

ngành tiếng anh thương mại và sư phạm trẻ em không có ý kiến, còn ngành

biên phiên dịch không đồng ý.

Bảng 17 cho thấy ở câu 3, cách trả lời của sinh viên các ngành tiếng anh

thương mại, ngành biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là giống nhau về vấn đề kĩ

năng quản lí thời gian sẽ giúp sinh viên học tập và làm việc hiệu quả hơn. Sinh

viên 3 nhóm ngành trên đều đồng ý.

Bảng 18: Phân bố trung vị theo ngành (tiếp theo)

Q6 Q7 Q8 Q9

Tiếng anh thương mại 2.00 4.00 2.00 4.00

Biên phiên dịch 2.50 3.00 2.00 3.00

Sư phạm trẻ em 2.00 3.00 2.00 3.00

Bảng 18 cho thấy ở các câu 6, 7, 9, cách trả lời của sinh viên các ngành tiếng

anh thương mại, biên phiên dịch, sư phạm trẻ em là khác nhau.

Về vấn đề đưa kĩ năng quản lí thời gian vào trường học để giảng dạy ở câu 6,

sinh viên ngành tiếng anh thương mại và sư phạm trẻ em đều đồng ý, ngành

biên phiên dịch thì không có ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian sẽ làm cuộc sống bị nhiều bó buộc ở câu 7, sinh

viên ngành tiếng anh thương mại không đồng ý, sinh viên hai ngành biên phiên

dịch và sư phạm trẻ em đều không có ý kiến.

Về vấn đề thời gian không thể quản lí được, rất phiền phức ở câu 9, sinh viên

ngành tiếng anh thương mại không đồng ý, sinh viên hai ngành biên phiên dịch

và sư phạm trẻ em đều không có ý kiến.

Bảng 18 cũng cho thấy ở câu 8, cách trả lời của sinh viên các ngành tiếng anh

thương mại, ngành biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là giống nhau về việc quản lí

thời gian sẽ làm cuộc sống dễ dàng, công việc, học tập trôi chảy hơn. Sinh viên ba

ngành trên đều đồng ý.

17

Page 19: Quản lý thời gian

Bảng 19: Phân bố trung vị theo ngành (tiếp theo)

Q10 Q11.1 Q11.2 Q11.3 Q11.4

Tiếng anh thương mại 4.00 2.00 2.00 2.00 2.00

Biên phiên dịch 3.50 3.00 2.00 2.00 3.00

Sư phạm trẻ em 2.00 3.00 1.00 1.00 3.00

Bảng 19 cho thấy ở các câu 10, 11.1, 11.2, 11.3, 11.4 cách trả lời của sinh viên

các ngành tiếng anh thương mại, biên phiên dịch, sư phạm trẻ em là khác nhau.

Với câu 11.1,quản lí thời gian có thể áp dụng cho vui chơi giải trí, nhóm sinh

viên ngành tiếng anh thương mại là không đồng ý, nhóm sinh viên ngành biên

phiên dịch và sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian có thể áp dụng cho việc học tập và các hoạt động xã

hội ở câu 11.2, 11.3 nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại và biên phiên

dịch là đồng ý, nhóm sinh viên ngành sư phạm trẻ em là rất đồng ý.

Với câu 11.4, quản lí thời gian có thể áp dụng cho các hoạt động ngoại khóa,

nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại là đồng ý, nhóm sinh viên ngành

biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Bảng 20: Phân bố trung vị theo ngành(tiếp theo)

Q12 Q13 Q14 Q15

Tiếng anh thương mại 2.00 4.00 4.00 2.00

Biên phiên dịch 2.00 3.00 4.00 3.00

Sư phạm trẻ em 3.00 3.00 3.00 3.00

Bảng 20 cho thấy ở các câu 12, 13, 14, 15 cách trả lời của sinh viên các ngành

tiếng anh thương mại, biên phiên dịch, sư phạm trẻ em là khác nhau

Với câu 12, quản lí thời gian giúp cân bằng giữa cuộc sống và học tập cũng

như công việc, nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại và biên phiên dịch

là đồng ý, nhóm sinh viên ngành sư phạm trẻ em là không ý kiến.18

Page 20: Quản lý thời gian

Với câu 13, quản lí thời gian chi khiến công việc lẫn thời gian bị gò bó, nhóm

sinh viên ngành tiếng anh thương mại là không đồng ý, nhóm sinh viên ngành

biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Với câu 14, quản lí thời gian làm bạn không có thời gian nghi ngơi và vui chơi,

nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại và biên phiên dịch là không đồng

ý, nhóm sinh viên ngành sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Với câu 15, quản lí thời gian làm bạn có nhiều thời gian nghi ngơi và vui chơi

hơn, nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại là đồng ý, nhóm sinh viên

ngành biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Bảng 21: Phân bố trung vị theo ngành (tiếp theo)

Q16 Q17 Q18.1 Q18.2 Q18.3 Q18.4

Tiếng anh thương mại

2.00 3.00 2.00 2.00 2.00 3.00

Biên phiên dịch 2.00 3.00 2.00 2.00 2.00 3.00

Sư phạm trẻ em 2.00 3.00 2.00 2.00 3.00 4.00

Bảng 21 cho thấy ở các câu 16, 17, 18.1, 18.2, cách trả lời của sinh viên các

ngành tiếng anh thương mại, ngành biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là giống nhau.

Ở câu 16, sinh viên ngành tiếng anh thương mại, ngành biên phiên dịch và sư

phạm trẻ em đều đồng ý việc quản lí thời gian giúp sinh viên không lãng phí

thời gian.

Ở câu 17, sinh viên ngành tiếng anh thương mại, ngành biên phiên dịch và sư

phạm trẻ em đều không có ý kiến về vấn đề vấn đề chi có thể quản lí thời gian

trong 1 ngày.

Ở câu 18.1, sinh viên ngành tiếng anh thương mại, ngành biên phiên dịch và sư

phạm trẻ em đều đồng ý việc quản lí thời gian có thể theo từng tháng.

Ở câu 18.2, sinh viên ngành tiếng anh thương mại, ngành biên phiên dịch và sư

phạm trẻ em đều đồng ý việc quản lí thời gian có thể theo từng năm.19

Page 21: Quản lý thời gian

Bảng 21 cũng cho thấy ở các câu 18.3, 18.4 cách trả lời của sinh viên các

ngành tiếng anh thương mại, biên phiên dịch, sư phạm trẻ em là khác nhau.

Về việc quản lí thời gian có thể theo từng học kì ở câu 18.3, sinh viên ngành

tiếng anh thương mại và ngành biên phiên dịch đều đồng ý, ngành sư phạm trẻ

em thì không có ý kiến.

Về việc quản lí thời gian có thể theo từng học kì ở câu 18.4, sinh viên ngành

tiếng anh thương mại và ngành biên phiên dịch đều không có ý kiến, ngành sư

phạm trẻ em thì không đồng ý.

Bảng 22: Phân bố trung vị theo ngành (tiếp theo)

Q19 Q20 Q21 Q22 Q23

Tiếng anh thương mại 3.00 2.00 4.00 2.00 2.00

Biên phiên dịch 3.00 2.00 2.50 2.00 1.00

Sư phạm trẻ em 3.00 2.00 3.00 2.00 3.00

Bảng 22 cho thấy ở các câu 19, 20, 22 cách trả lời của sinh viên các ngành

tiếng anh thương mại, ngành biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là giống nhau.

Ở câu 19, sinh viên ngành tiếng anh thương mại, ngành biên phiên dịch và sư

phạm trẻ em đều không có ý kiến về vấn đề kĩ năng quản lí thời gian chi thích

hợp cho người ti mi.

Ở câu 20, sinh viên ngành tiếng anh thương mại, ngành biên phiên dịch và sư

phạm trẻ em đều đồng ý về vấn đề kĩ năng quản lí thời gian thích hợp cho tất cả

mọi người, nhất là các bạn sinh viên.

Ở câu 22, sinh viên ngành tiếng anh thương mại, ngành biên phiên dịch và sư

phạm trẻ em đều đồng ý kĩ năng quản lí thời gian mang tính thực tiễn cao.

Bảng 22 cũng cho thấy ở các câu 21, 23 cách trả lời của sinh viên các ngành

tiếng anh thương mại, biên phiên dịch, sư phạm trẻ em là khác nhau.

20

Page 22: Quản lý thời gian

Về việc kĩ năng quản lí thời gian chi có tính lý thuyết hoàn toàn không thể áp

dụng vào thực tế ở câu 21, sinh viên ngành tiếng anh thương mại không đồng

ý, sinh viên ngành biên phiên dịch và sư phạm trẻ em đều không có ý kiến.

Về vấn đề kĩ năng quản lí thời gian giúp định hướng việc học tập và kế hoạch

học tập ở câu 23, sinh viên ngành tiếng anh thương mại đồng ý, ngành biên

phiên dịch rất đồng ý và ngành sư phạm trẻ em thì không có ý kiến.

Bảng 23: Phân bố trung vị câu hỏi mở 24 (phương pháp quản lý thời gian)

Câu trả lời Tần số Phần trăm (%)

Dẫn sticker 24 12

Ghi chú 26 13

Học quản lí thời gian 13 6.5

Lập mục tiêu riêng 15 7.5

Lập PDP 23 11.5

Lập thời khóa biểu 87 43.5

Bảng trên cho thấy, phương pháp quản lí thời gian hiệu quả nhất được nhiều

người áp dụng là lập thời khóa biểu ( 43.5 %), sau đó là đến những phương pháp khác

như: dẫn sticker, ghi chú, học quản lí thời gian, lập mục tiêu riêng và lập PDP

(Personal Developing Plan). 38 sinh viên không có ý kiến.

Bảng 24: Phân bố trug vị câu hỏi mở 25 (ý kiến khác)

Câu trả lời Tần số Phần trăm (%)

Học về quản lí thời gian 51 25.5

21

Page 23: Quản lý thời gian

Quản lí thời gian giúp cân

bằng cuộc sống

37 18,5

Bảng trên cho thấy, ý kiến khác của sinh viên là muốn học về phương pháp

quản lí thời gian ( 25.5% ) và thấy lợi ích của việc quản lí thời gian la giúp cân bằng

cuộc sống ( 37 %). Còn lại 112 sinh viên không có ý kiến gì khác.

22

Page 24: Quản lý thời gian

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ những phần phân tích kết quả và biện luận, kết luận được đưa ra là:

I. Bao quát:

Theo tài liệu thu thập được thì có 99 bạn nữ (49.5%) và 101 bạn nam(50.5%)

hay có thể nói rằng có 147 người có kiến thức về kĩ năng quản lí thời gian(73.5%) và

53 người không có kiến thức về kĩ năng quản lí thời gian hoặc 193 người có tuổi từ

18-23 (96.5%) và 7 người có tuổi từ 23-28(3.5%) tham gia trả lời câu hỏi khảo sát.

Tương tự có 149 người chọn chuyên ngành Tiếng anh thương mại(74.5%), 42 người

chọn ngành Biên phiên dịch(21%) và 9 người chọn ngành Sư phạm trẻ em(4.5%)

tham gia trả lời câu hỏi khảo sát.

II. Theo giới tính:

Điểm tương đồng:

Cả nam và nữ đều đồng ý hoặc rất đồng ý ở các câu:

Q1, Q3, Q6, Q8, Q11.1, Q11.2, Q11.3, Q11.4, Q.12, Q15, Q16, Q18.1, Q18.2,

Q18.3, Q20, Q22 và Q23. Tất cả những câu hỏi này đều xoay quanh nội dung:

Sự cần thiết của quản lí thời gian trong môi trường học tập

Những ứng dụng của kĩ năng quản lí thời gian trong cuộc sống và học tập.

Tính thực tiễn của kĩ năng quản lí thời gian

Cả nam và nữ đều không có ý kiến hoặc không đồng ý ở các câu:

Q2, Q5, Q7, Q9, Q10, Q13, Q17, Q18.4, Q19, Đây là những câu có nội dung về:

Những ảnh hưởng của kĩ năng quản lí thời gian tới cuộc sống.

Tính thực tiễn của kĩ năng quản lí thời gian.

Khả năng áp dụng kĩ năng quản lí thời gian vào cuộc sống và học tập.

Điểm khác nhau:

Trong câu 4 về việc sinh viên chi cần học tốt là được không cần kĩ năng quản lí

thời gian, nam không đồng ý nhưng nữ thì không có ý kiến. Ở câu 13, cách trả lời của

nam và nữ khác nhau về vấn đề quản lí thời gian chi khiến công việc lẫn thời gian bị

gò bó, nam không có ý kiến, nữ thì không đồng ý.  Tiếp theo là ở câu 21, cách trả lời

23

Page 25: Quản lý thời gian

của nam và nữ  về việc kĩ năng quản lí thời gian chi có tính lý thuyết hoàn toàn không

thể áp dụng vào thực tế, nam không đồng ý, nữ không có ý kiến. 

III. Theo kĩ năng:

Điểm tương đồng:

Cả người trả lời có hay không có kiến thức về kĩ năng quản lí thời gian đều

đồng ý hoặc rất đồng ý ở các câu:

Q3, Q6, Q8, Q11.1, Q11.2, Q11.3, Q12, Q16, Q18.1, Q18.3, Q22, Q23. Tất cả

những câu hỏi này đều xoay quanh nội dung:

Sự cần thiết của quản lí thời gian trong môi trường học tập.

Những ứng dụng của kĩ năng quản lí thời gian trong cuộc sống và học tập.

Tính thực tiễn của kĩ năng quản lí thời gian

Cả người có hay không có kiến thức về kĩ năng quản lí thời gian đều không có

ý kiến ở các câu:

Q2, Q5, Q17, Q19, Q21. Tất cả câu hỏi này xoay quanh nội dung:

Sự cần thiết của quản lí thời gian trong môi trường học tập.

Lợi ích của việc quản lí thời gian.

Tính thực tiễn của kĩ năng quản lí thời gian

Điểm khác nhau:

Có sự khác nhau trong các câu:

Q1, Q4, Q7, Q9, Q10, Q11.4, Q13, Q14, Q15, Q18.2, Q18.4, Q20. Đây là những

câu có nội dung về:

Về vấn đề quản lí thời gian là kĩ năng cần thiết đối với sinh viên đại học ở

câu 1, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian rất đồng ý còn nhóm không có kỹ

năng là đồng ý.

Về vấn đề sinh viên chi cần học tốt là được, không cần kỹ năng quản lí thời

gian ở câu 4, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là không ý kiến, nhóm

không có kỹ năng quản lí thời gian là không đồng ý.

Về vấn đề quản lí thời gian sẽ làm cuộc sống bị nhiều bó buộc ở câu 7,

nhóm có kỹ năng quản lí thời gian không đồng ý, nhóm không có kỹ năng

quản lí thời gian là không ý kiến.

24

Page 26: Quản lý thời gian

Về vấn để thời gian không quản lí được, rất phiền phức ở câu 9, nhóm có

kỹ năng quản lí thời gian là không đồng ý, nhóm không có kỹ năng là

không đồng ý.

Về vấn đề quản lí thời gian chi dành cho việc học tập ở câu 10, nhóm có kỹ

năng quản lí thời gian là rất không đổng ý, nhóm không có kỹ năng là

không đồng ý.

Về vấn để quản lí thời gian có thể áp dụng cho các hoạt động ngoại khóa ở

câu 11.4, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian chọn đồng ý, nhóm không có

kỹ năng chọn không ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian chi khiến công việc lẫn thời gian bị gò bó ở câu

13, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là không đồng ý, nhóm không có kỹ

năng là không ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian làm bạn không có thời gian nghi ngơi và vui

chơi ở câu 14, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là không đồng ý, nhóm

không có kỹ năng là không ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian làm bạn có nhiều thời gian nghi ngơi và vui

chơi ở câu 15, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là đồng ý, nhóm không có

kỹ năng là không ý kiến

Về vấn đề có thể quản lí thời gian theo từng năm ở câu 18.2, nhóm có kỹ

năng quản lí thời gian là đồng ý, nhóm không có kỹ năng là không ý kiến.

Về vấn đề có thể quản lí thời gian của cả cuộc đời ở câu 18.4, nhóm có kỹ

năng quản lí thời gian là không ý kiến, nhóm không có kỹ năng là không

đồng ý.

Về vấn đề kĩ năng quản lí thời gian thích hợp cho tất cả mọi sinh viên ở câu

20, nhất là các bạn sinh viên, nhóm có kỹ năng quản lí thời gian là đồng ý,

nhóm không có kỹ năng là không ý kiến.

IV. Theo độ tuổi

Điểm tương đồng:

Tất cả đều đồng ý hoặc rất đồng ý ở các câu:

25

Page 27: Quản lý thời gian

Q1, Q6, Q8, Q11.1, Q11.3, Q13, Q16, Q18.2, Q18.3, Q20, Q22. Đây là những câu

có nội dung về:

Sự cần thiết của quản lí thời gian trong môi trường học tập.

Tính quan trọng của việc quản lí thời gian.

Lợi ích của việc quản lí thời gian.

Tính thực tiễn của kĩ năng quản lí thời gian

Tất cả đều không có ý kiến hoặc không đồng ý ở các câu:

Q5, Q9, Q14, Q19. Đây là những câu có nội dung về:

Tính quan trọng của việc quản lí thời gian.

Lợi ích của việc quản lí thời gian.

Tính thực tiễn của kĩ năng quản lí thời gian

Điểm khác nhau:

Có sự khác nhau trong các câu:

Q2, Q3, Q4, Q7, Q10, Q11.2, Q11.4, Q12, Q15, Q17, Q18.1, Q18.4, Q21, Q23.

Đây là những câu có nội dung về:

Về vấn đề chi sinh viên đại học mới cần kĩ năng quản lí thời gian ở câu 2,

nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 – 22 là không ý kiến, nhóm sinh viên có độ

tuổi từ 23 – 28 là đồng ý.

Về vấn đề kĩ năng quản lí thời gian sẽ giúp sinh viên học tập và làm việc hiệu

quả hơn ở câu 3, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 – 22 là đồng ý, nhóm sinh

viên từ 23 – 28 là không ý kiến.

Về vấn đề sinh viên chi cần học tốt là được, không cần kỹ năng quản lí thời

gian ở câu 4, nhóm sinh viên từ 18 – 22 là không đồng ý, nhóm sinh viên từ 23-

28 là không ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian sẽ làm cuộc sống bị nhiều bó buộc ở câu 7, nhóm

sinh viên có độ tuổi từ 18 – 22 là không ý kiến, nhóm sinh viên từ 23 - 28 là

không đồng ý.

Về vấn đề quản lí thời gian có thể áp dụng cho việc học tập ở câu 10, nhóm

sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28

là rất đồng ý.

26

Page 28: Quản lý thời gian

Về vấn đề quản lí thời gian có thể áp dụng cho học tập ở câu 11.2, nhóm sinh

viên có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là rất

đồng ý.

Về vấn đề quản lí thời gian có thể áp dụng cho các hoạt động ngoại khóa khác

ở câu 11.4, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có

độ tuổi từ 23 - 28 là không ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian tốt giúp cân bằng giữa cuộc sống và học tập cũng

như công việc ở câu 12, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là không ý kiến,

nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là không đồng ý.

Về vấn đề quản lí thời gian làm bạn có nhiều thời gian nghi ngơi và vui chơi

hơn ở câu 15, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là không ý kiến, nhóm sinh

viên có độ tuổi từ 23 - 28 là đồng ý.

Về vấn đề chi có thể quản lí thời gian trong một ngày ở câu 17, nhóm sinh viên

có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là không

đồng ý.

Về vấn đề có thể quản lí thời theo từng tháng ở câu 18.1, nhóm sinh viên có độ

tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là rất đồng ý.

Về vấn đề có thể quản lí thời gian cả cuộc đời ở câu 18.4, nhóm sinh viên có độ

tuổi từ 18 - 22 là không ý kiến, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là đồng ý.

Về vấn đề kỹ năng quản lí thời gian chi có tính lỳ thuyết, không thể áp dụng

vào thực tế ở câu 21, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là không ý kiến,

nhóm sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là đồng ý.

Về vấn đề kỹ năng quản lí thời gian giúp định hướng việc học tập và các kế

hoạch học tập ở câu 23, nhóm sinh viên có độ tuổi từ 18 - 22 là đồng ý, nhóm

sinh viên có độ tuổi từ 23 - 28 là không ý kiến.

V. Theo ngành

Điểm tương đồng:

Tất cả sinh viên các ngành Tiếng anh thương mại, biên phiên dịch, sư phạm trẻ

em đều đồng ý ở các câu:

Q3, Q8, Q16, Q17, Q18.1, 18.2, Q20, Q22. Đây là những câu có nội dung về:

27

Page 29: Quản lý thời gian

Sự cần thiết của quản lí thời gian trong môi trường học tập.

Lợi ích của việc quản lí thời gian.

Tính thực tiễn của kĩ năng quản lí thời gian

Tất cả đều không có ý kiến ở Q17 và Q19. Đây là những câu có nội dung về:

Lợi ích của việc quản lí thời gian.

Tính thực tiễn của kĩ năng quản lí thời gian

Điểm khác nhau:

Q1, Q2, Q4, Q5, Q6, Q7, Q9, Q10, Q11.1, Q11.2, Q11.3, Q11.4, Q12, Q13, Q14,

Q15, Q18.3, Q18.4, Q21, Q23. Đây là những câu có nội dung về:

Về vấn đề quản lý thời gian là kĩ năng cần thiết đối với sinh viên đại học ở câu

1, sinh viên ngành tiếng anh thương mại và biên phiên dịch rất đồng ý nhưng

ngành sư phạm trẻ em thì đồng ý.

Về vấn đề chi sinh viên đại học mới cần kĩ năng quản lí thời gian ở câu 2, sinh

viên ngành tiếng anh thương mại không có ý kiến, ngành biên phiên dịch và sư

phạm trẻ em thì đồng ý.

Về vấn đề sinh viên chi cần học tốt là được không cần kĩ năng quản lí thời gian

ở câu 4, sinh viên ngành tiếng anh thương mại và sư phạm trẻ em không có ý

kiến còn ngành biên phiên dịch thì không đồng ý.

Về vấn đề quản lí thời gian chi cần biết là được ko cần học ở câu 5, sinh viên

ngành tiếng anh thương mại và sư phạm trẻ em không có ý kiến, còn ngành

biên phiên dịch không đồng ý.

Về vấn đề đưa kĩ năng quản lí thời gian vào trường học để giảng dạy ở câu 6,

sinh viên ngành tiếng anh thương mại và sư phạm trẻ em đều đồng ý, ngành

biên phiên dịch thì không có ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian sẽ làm cuộc sống bị nhiều bó buộc ở câu 7, sinh

viên ngành tiếng anh thương mại không đồng ý, sinh viên hai ngành biên phiên

dịch và sư phạm trẻ em đều không có ý kiến.

Về vấn đề thời gian không thể quản lí được, rất phiền phức ở câu 9, sinh viên

ngành tiếng anh thương mại không đồng ý, sinh viên hai ngành biên phiên dịch

và sư phạm trẻ em đều không có ý kiến.

28

Page 30: Quản lý thời gian

Với câu 11.1,quản lí thời gian có thể áp dụng cho vui chơi giải trí, nhóm sinh

viên ngành tiếng anh thương mại là không đồng ý, nhóm sinh viên ngành biên

phiên dịch và sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Về vấn đề quản lí thời gian có thể áp dụng cho việc học tập và các hoạt động xã

hội ở câu 11.2, 11.3 nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại và biên phiên

dịch là đồng ý, nhóm sinh viên ngành sư phạm trẻ em là rất đồng ý.

Với câu 11.4, quản lí thời gian có thể áp dụng cho các hoạt động ngoại khóa,

nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại là đồng ý, nhóm sinh viên ngành

biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Với câu 12, quản lí thời gian giúp cân bằng giữa cuộc sống và học tập cũng

như công việc, nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại và biên phiên dịch

là đồng ý, nhóm sinh viên ngành sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Với câu 13, quản lí thời gian chi khiến công việc lẫn thời gian bị gò bó, nhóm

sinh viên ngành tiếng anh thương mại là không đồng ý, nhóm sinh viên ngành

biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Với câu 14, quản lí thời gian làm bạn không có thời gian nghi ngơi và vui chơi,

nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại và biên phiên dịch là không đồng

ý, nhóm sinh viên ngành sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Với câu 15, quản lí thời gian làm bạn có nhiều thời gian nghi ngơi và vui chơi

hơn, nhóm sinh viên ngành tiếng anh thương mại là đồng ý, nhóm sinh viên

ngành biên phiên dịch và sư phạm trẻ em là không ý kiến.

Về việc quản lí thời gian có thể theo từng học kì ở câu 18.3, sinh viên ngành

tiếng anh thương mại và ngành biên phiên dịch đều đồng ý, ngành sư phạm trẻ

em thì không có ý kiến.

Về việc quản lí thời gian có thể theo từng học kì ở câu 18.4, sinh viên ngành

tiếng anh thương mại và ngành biên phiên dịch đều không có ý kiến, ngành sư

phạm trẻ em thì không đồng ý.

Về việc kĩ năng quản lí thời gian chi có tính lý thuyết hoàn toàn không thể áp

dụng vào thực tế ở câu 21, sinh viên ngành tiếng anh thương mại không đồng

ý, sinh viên ngành biên phiên dịch và sư phạm trẻ em đều không có ý kiến.

29

Page 31: Quản lý thời gian

Về vấn đề kĩ năng quản lí thời gian giúp định hướng việc học tập và kế hoạch

học tập ở câu 23, sinh viên ngành tiếng anh thương mại đồng ý, ngành biên

phiên dịch rất đồng ý và ngành sư phạm trẻ em thì không có ý kiến.

ĐỀ NGHỊ:

Từ phần phân tích số liệu và biện luận, ta có thể rút ra được những kết luận sau:

Đã là một sinh viên đại học thì chúng ta cần biết cách quản lý thời gian một

cách hợp lí. Việc quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời

gian và làm việc một cách có logic hơn, giúp cân bằng giữa công việc, vui chơi

và học tập từ đó cân bằng cuộc sống hằng ngày, tránh việc bị mất kiểm soát

thời gian bản thân và tập trung quá nhiều vào một việc mà bỏ lở những việc

khác. Vì vậy kĩ năng quản lý thời gian cần được áp dụng vào đời sống của các

bạn sinh viên ngày nay.

Các bạn sinh viên cần phân chia công việc một cách hợp lý, tránh trường hợp

“nước đến chân mới nhảy”. Có nhiều cách để quản lí thời gian, tùy theo mỗi

người mà cách lựa chọn khác nhau, nhưng qua bài khảo sát, các bạn sinh viên

đa số dùng những cách sau: viết ghi chú, sử dụng thời gian biểu hay PDP, lập

mục tiêu cá nhân hay đăng kí những buổi training về quản lí thời gian.

30

Page 32: Quản lý thời gian

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bảo, L (2010. April 17). Kỹ năng quản lí thời gian cho học sinh. Từ http:// www.hieuhoc.com/.../ky-nang- quan - li - thoi - gian -cho-hoc-sinh .html

Quỳnh, P. (2010. April 15). Quản lí thời gian con đường dẫn tới thành công. Từ http://www.dantri.com.vn/c133/s133-331127/quan-li-thoi-gian-con-duong-dan-toi-thanh-cong.htm

Toàn, N. (2010. April 15). Bạn có biết quản lí thời gian. Từ http://www.unesco-cep.org.vn/dao-tao-ky-nang-mem/chia-se-kien-thuc/108-ban-co-biet-quan-li-thoi-gian.html

31

Page 33: Quản lý thời gian

MỤC LỤC

Nội dung Trang

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM 3

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 4

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

MỤC LỤC 31

DANH MỤC BẢNG 32

32

Page 34: Quản lý thời gian

DANH MỤC BẢNG

Danh mục bảng TrangBảng 1: Phân bố trung vị thông tin người trả lời theo giới tính:.........................................................4

Bảng 2: Phân bố trung vị thông tin người trả lời theo kĩ năng:...........................................................4

Bảng 3: Phân bố trung vị thông tin người trả lời theo tuổi:................................................................4

Bảng 4: Phân bố trung vị thông tin người trả lời theo chuyên ngành:................................................4

Bảng 5: Phân bố trung vị theo giới tính................................................................................................5

Bảng 6: Phân bố trung vị theo giới tính (tiếp theo)..............................................................................6

Bảng 7: Phân bố trung vị theo giới tính (tiếp theo)..............................................................................6

Bảng 8: Phân bố trung vị theo giới tính (tiếp theo)..............................................................................7

Bảng 9: Phân bố trung vị theo kỹ năng.................................................................................................8

Bảng 10: Phân bố trung vị theo kỹ năng (tiếp theo).............................................................................9

Bảng 11: Phân bố trung vị theo kỹ năng (tiếp theo)...........................................................................10

Bảng 12: Phân bố trung vị theo kỹ năng (tiếp theo)...........................................................................11

Bảng 13: Phân bố trung vị theo độ tuổi..............................................................................................12

Bảng 14: Phân bố trung vị theo độ tuổi (tiếp theo)............................................................................13

Bảng 15: Phân bố trung vị theo độ tuổi (tiếp theo)............................................................................14

Bảng 16: Phân bố trung vị theo độ tuổi (tiếp theo)............................................................................15

Bảng 17: Phân bố trung vị theo ngành...............................................................................................16

Bảng 18: Phân bố trung vị theo ngành (tiếp theo).............................................................................17

Bảng 19: Phân bố trung vị theo ngành (tiếp theo).............................................................................17

Bảng 20: Phân bố trung vị theo ngành(tiếp theo)..............................................................................18

Bảng 21: Phân bố trung vị theo ngành (tiếp theo).............................................................................19

Bảng 22: Phân bố trung vị theo ngành (tiếp theo).............................................................................20

Bảng 23: Phân bố trung vị câu hỏi mở 24 (phương pháp quản lý thời gian).....................................21

Bảng 24: Phân bố trug vị câu hỏi mở 25 (ý kiến khác).......................................................................21

33