41
NHÀ TÂY SƠN VÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống bất cứ nơi đâu trên khắp mọi miền đều phải được đối xử bình đẳng giữa người với người, chính quyền có trách nhiệm phải triệt để bảo vệ cũng như tạo những cơ hội sinh cư lập nghiệp, phát triển văn hóa gíao dục để vun bồi mọi tinh hoa cho các thế hệ về sau. Luật pháp quốc gia không những cần có những đạo luật bảo vệ mọi sinh hoạt cá nhân, bảo vệ các tổ chức hội đoàn ít người ngõ hầu giữ sự độc lập, bình đẳng đứng giữa các tổ chức hội đoàn đông người, và còn đòi hỏi chính quyền khắp nơi từ trung ương cho tới mọi địa phương phải triệt để thấu hiểu và nghiêm chỉnh thực thi đúng hiến pháp và luật pháp quốc gia. Trong cộng đồng Quốc dân, giữa người Thượng và người Kinh cũng phải đặt trên cơ sở độc lập, bình đẳng trước pháp lý, mọi sự đàn áp từ phía chính quyền hoặc cộng dồng dân tộc đa số dựa vào số đông mà áp đặt những cảm nghĩ việc làm lên dân tộc thiểu số đều vi phạm đến pháp lý về quyền tự do bình đẳng. Chính quyền trước tiên phải làm gương cho mọi người dân để dân dần hiểu rõ những gía trị trong sáng của luật pháp và bước tiến hóa về văn minh-nhân bản. Dưới chế độ cộng sản hiện tại, nhiều cuộc dành dân lấn đất, chiếm đoạt tài sản thường xãy ra do một số cán bộ nhà nước ỷ công lạm quyền, đến nổi đồng bào Tây Nguyên phải nhiều lần đứng lên tranh đấu, biểu tình đòi lại những sở hữu tài sản. Chính quyền không những lơ là, bất lực trong việc giải quyết để trả lại công bằng những sở hữu tài sản mà ngược lại còn quy động công an, cảnh sát đến đàn áp thật khốc liệt dã man. Về mặt tài sản vật chất đã như vậy, còn về mặt tinh thần, đảng và nhà nước còn đi xa hơn trong việc đàn áp tín ngưỡng đồng bào Thượng, phá hủy và chiếm đoạt hết mọi cơ sở Tôn giáo, hỏi rằng mức độ đau khổ oan ức nơi những người ở vùng Tây Nguyên biết kể sao cho hết, do đó đồng bào Thượng có đứng lên tranh đấu, đòi lại công bằng các sở hữu tài sản vật chất và quyền sống làm người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng thì đó cũng là chuyện hợp lý phải làm. Chỉ có đảng và nhà nước, những người chuyênn

Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

NHÀ TÂY SƠN

VÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN

BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN

Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống bất cứ nơi đâu trên khắp mọi miền đều phải được đối xử bình đẳng giữa người với người, chính quyền có trách nhiệm phải triệt để bảo vệ cũng như tạo những cơ hội sinh cư lập nghiệp, phát triển văn hóa gíao dục để vun bồi mọi tinh hoa cho các thế hệ về sau. Luật pháp quốc gia không những cần có những đạo luật bảo vệ mọi sinh hoạt cá nhân, bảo vệ các tổ chức hội đoàn ít người ngõ hầu giữ sự độc lập, bình đẳng đứng giữa các tổ chức hội đoàn đông người, và còn đòi hỏi chính quyền khắp nơi từ trung ương cho tới mọi địa phương phải triệt để thấu hiểu và nghiêm chỉnh thực thi đúng hiến pháp và luật pháp quốc gia. Trong cộng đồng Quốc dân, giữa người Thượng và người Kinh cũng phải đặt trên cơ sở độc lập, bình đẳng trước pháp lý, mọi sự đàn áp từ phía chính quyền hoặc cộng dồng dân tộc đa số dựa vào số đông mà áp đặt những cảm nghĩ việc làm lên dân tộc thiểu số đều vi phạm đến pháp lý về quyền tự do bình đẳng. Chính quyền trước tiên phải làm gương cho mọi người dân để dân dần hiểu rõ những gía trị trong sáng của luật pháp và bước tiến hóa về văn minh-nhân bản. Dưới chế độ cộng sản hiện tại, nhiều cuộc dành dân lấn đất, chiếm đoạt tài sản thường xãy ra do một số cán bộ nhà nước ỷ công lạm quyền, đến nổi đồng bào Tây Nguyên phải nhiều lần đứng lên tranh đấu, biểu tình đòi lại những sở hữu tài sản. Chính quyền không những lơ là, bất lực trong việc giải quyết để trả lại công bằng những sở hữu tài sản mà ngược lại còn quy động công an, cảnh sát đến đàn áp thật khốc liệt dã man. Về mặt tài sản vật chất đã như vậy, còn về mặt tinh thần, đảng và nhà nước còn đi xa hơn trong việc đàn áp tín ngưỡng đồng bào Thượng, phá hủy và chiếm đoạt hết mọi cơ sở Tôn giáo, hỏi rằng mức độ đau khổ oan ức nơi những người ở vùng Tây Nguyên biết kể sao cho hết, do đó đồng bào Thượng có đứng lên tranh đấu, đòi lại công bằng các sở hữu tài sản vật chất và quyền sống làm người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng thì đó cũng là chuyện hợp lý phải làm. Chỉ có đảng và nhà nước, những người chuyênn rập khuôn theo đường lối độc tài, mị dân, thì mới sợ hải trước sự thật lương tâm nhân loại, sợ hải trước những công bằng hợp lý nên mới nảy sinh ra chuyện bạo lực, huy động bộ máy công an cảnh sát đến để đàn áp, dập tắt, bót chết hết nguyện vọng và quyền sống chính đáng làm người của đồng bào thiểu số.Những cuộc đàn áp dã man từ phía chính quyền cộng sản đã đẩy một số đồng bào miền Tây Nguyên đi đến chổ phải trốn chui trốn nhủi vào sâu tận nơi rừng thiêng nước độc, bị vây khốn bốn bề giữa muỗi mòng rắn rết, đến các loài thú dữ như sài lang hổ báo, từng giờ từng khắc đồng bào phải chống chọi lại với những thiên nhiên nghiệt ngã.

Truy tìm các nguyên nhân sâu xa thường tạo nên những bất ổn nơi vùng Cao Nguyên trung phần nước Việt, chúng ta sẽ bắt gặp được nhiều sắc tộc người Thượng, có nhiều buôn làng nằm sâu trong miền rừng núi. Trong lịch sử xa xưa vùng Cao Nguyên trung phần thuộc về đất Chiêm Thành, nhiều sắc tộc thiểu số từ lâu đều chịu thần phục Chiêm Thành. Ở thế kỹ X trở về trước, khi người Chiêm còn làm chủ châu Vijaya, khi thành Ðồ Bàn nay là Quy Nhơn được thay thế cho thành Trà Kiệu ở Quảng Nam thì Chiêm Thành đã trở thành vương quốc hùng mạnh ở Ðông Nam Châu Á. Từ thế kỹ X đến cuối thế kỹ XV nước Chiêm Thànhh đã trải nhiều cuộc chiến tranh lớn với Ðại Việt và Chân Lạp (Khmers). Trong những cuộc dụng binh, Chiêm Thành luôn coi vùng Cao Nguyên là hậu cứ chính yếu cho việc tiến thủ, từ châu Vijaya (Bình Ðịnh) có những đường núi thông lên Cao Nguyên, sang tận Ðông Miên, Hạ Lào,

Page 2: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

các nẽo đường Trường Sơn nối liền giữa châu Vijaya đến Nghệ An đã được triệt để xử dụng vào mục đích quân sự giữa Ðại Việt, Chiêm Thành và Chân Lạp. Chính vì châu Vijaya (Bình Ðịnh) có những điều kiện địa lý, nhân văn, lịch sử đã tạo nơi đây trở thành vùng tranh chấp mà quân bên nào chiếm giữ được sẽ luôn đứng ở thế mạnh, có thể làm chủ chiến lược chiến thuật, khống chế hết tình hình cuộc chiến. Những vùng trọng yếu như thế Tôn Vũ Tử gọi là tranh-địa, có nghĩa là ai chiếm được thì sẽ tạo được những ưu thế về chiến lược và chiền thuật.

1945 – 1954 trong thời kháng chiến Bình Ðịnh là nơi trú ẩn các cơ quan đầu não Việt Minh.

1954 – 1975 trong thời Nam Bắc phân tranh Bình Ðịnh là nơi phân tán lực lượng cộng sản từ Bắc vào Nam ra khắp các vùng Cao Nguyên.

Châu Vijaya xưa của Chiêm Thành hay Bình Ðịnh ngày nay có một địa thế chiến lược tối ưu như thế, nên bằng mọi gía người Chiêm phải giữ cho bằng được châu Vijaya. Vào thế kỹ thứ XII (1145), vua Chân Lạp (Khmers) thân chinh tiến đánh vào kinh đô Vijaya, giết chết vua Chiêm Jaya Indravarman III. Quân Chiêm thua trận, lực luợng bị phân tán lên vùng Cao Nguyên, sau được vua Chiêm mới là Jaya Hivarman I tập hợp về vùng Khánh Hòa, Phú Yên tái phối trí tổ chức lại toàn bộ lực lượng kháng chiến và rồi đánh đuổi được tướng Chân Lạp là Cankara, thu hồi lại toàn bộ châu Vijaya trọng yếu.

Nước Chiêm ở vào thế trái độn nên phải thường xuyên đối phó với cả Chân Lạp lẫn Ðại Việt. Về cơ cấu chính quyền được tự trị và kết hợp lại như một liên bang bao gồm nhiều tiểu Vương nắm quyền cai trị riêng rẽ tại mỗi vùng và chịu thần phục quanh một vị Vua chính. Trước thế kỹ thứ X Chiêm Thành có kinh đô là Trà Kiệu thuộc Quảng Nam sau đổi về Ðồ Bàn thuộc châu Vijaya trong thế kỹ thứ X. Mỗi khi cảm thấy thế lực được hùng mạnh, các vua Chiêm và hàng tướng lãnh thường kéo binh đánh phá nước Ðại Việt, bởi vì các vị vua Chiêm thường ôm mối hận mất đất trong qúa khứ gồm các vùng phía bắc giáp với Ðại Việt nên chiến tranh đã thường xãy ra giữa hai nước đã làm các vua chúa và thần tử Ðại Việt phải thường xuyên ray rức canh phòng và tranh thắng với Chiêm Thành.

Vào thế kỷ thứ XIV nước Chiêm có một vị vua anh hùng đầy thao lược là Chế Bồng Nga đã nhiều lần kéo binh vào tận đất Thăng Long, đến nỗi vua tôi nhà Trần phải nhiều phen bỏ chạy, mục đích của vị vua anh hùng này là muốn lấy lại vùng đất Bình-Trị-Thiên mà các vị vua trước đã để mất về phía Ðại Việt.Nhưng thế nước thay đổi khó lường, sau khi Chế Bồng Nga tử trận trong cuộc dấy binh đánh ra Thăng Long năm 1390 thì các vị vua sau không còn ai có hùng tài vĩ lược như Chế Bồng Nga nên thế nước đã yếu dần, nước Chiêm với quyền lãnh đạo bởi các đời vua sau tuy thỉnh thoảng cũng có nhiều cuộc dấy binh đánh phá vào các tỉnh thành lớn dọc bờ biển nhưng xét cho cùng thì đó chỉ là hành động tự phát bởi một ít tướng lãnh, dân chúng địa phương căm thù người Việt trước hiểm họa mất các tỉnh phía bắc trong quá khứ lịch sử chứ chưa đủ sức áp đảo để trở thành quốc sách bao gồm toàn bộ chiến lược chiến thật tranh thắng với Ðại Việt để lấy lại các tỉnh Bình Trị Thiên như Chế Bồng Nga đã thực hiện.Những cuộc đột phá sau này của quân Chiêm chỉ nhằm cướp phá các quận huyện trù phú dọc miền duyên hải rồi tức khắc rút lui mà người Việt gọi là giặc bể Ðồ Bà, bởi vì sự suy yếu vào thời cuối nhà Trần, lại thêm sự vổ về khuyến khích Chiêm Thành đối đầu với Ðại Việt của vua tôi nhà Minh nhằm cố phân tán lực lượng quân binh người Việt hướng về phía Nam, nhất là sau khi nhà Minh có ý thiết lập nền đô hộ do tay Trương Phụ đến Lữ Nghị, Hoàng Phúc nắm quyền cai trị nước Nam thì giặc cướp biển với sự tiếp tay của các tuớng lãnh người Chiêm càng hoành hành dử tợn hơn các thời trước đã là một cái gai nhức nhối nằm trong da thịt mà sau này khi Ðại Việt đánh đuổi được giặc Minh khôi phục nền độc lập, đến thời vua Lê Thánh Tông khi nhà Lê đã đặt nền móng vương quyền vững chắc thì vua liền cử đại binh,

Page 3: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

thủy bộ hai mặt quân số trên 250.000 đánh dứt điểm Chiêm Thành. Vua Trà Toàn bị bắt sống sau khi thành Ðồ Bàn bị thất thủ, toàn bộ châu Vijaya kéo dài đến tận mũi Varella nằm giữa địa phận Tuy Hòa và Nha Trang ngày nay bị hợp nhất vào bản đồ Ðại Việt. Vưong quốc Chiêm Thành sau đó bị thu hẹp về phía Nam và tiếp tục tồn tại thêm vài thế kỷ trong sự yếu ớt đến khi chúa Nguyễn bành trướng thế lực về phương Nam trong các thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh đến Tây Sơn thì Chiêm Thành đã hoàn toàn vong quốc.

Châu Vijaya thuộc tỉnh Bình Ðịnh ngày nay nằm trong vị trí giao thông, phía Tây tiếp giáp với Trường Sơn có nhiều đường xuyên núi rừng dẫn đến vùng Cao Nguyên trung phần qua đến tận Cao Miên, phía bắc ra tới Nghệ An đến miền thượng du nước Lào, phía Ðông tiếp giáp với miền duyên hải đã tạo một ưu thế lớn cho việc dụng binh nên khi Bình Ðịnh mất thì vương quốc Chiêm Thành không còn cơ hội để tranh thắng với Việt Nam và Angkor được nữa.

HÙNG KHÍ TÂY SƠN TRONG CÔNG CUỘC TÂY TIẾN THƯỢNG VẬN

Bình Ðịnh một lần nữa lịch sử cho thấy là đất tranh hùng giữa chúa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn. Khi Bình Ðịnh mất thì nhà Tây Sơn cũng bị đổ theo. Bình Ðịnh có một gía trị quan trọng như thế nào mà tướng Trần Quang Diệu của nhà Tây Sơn đã phải quyết liệt chiếm lại cho bằng được trong trận tranh hùng cuối cùng vào năm 1801, trước đó một năm chúa Nguyễn Ánh lấy được thành và rồi giao lại cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn giữ nhưng cuối cùng không thủ nổi trước sức vây hảm công phá mảnh liệt cúa tướng Trần Quang Diệu, Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đã phải lấy cái chết để tỏ bày lòng trung dũng. Các trận tranh hùng liên tục xãy ra ở những năm 1792, 1793, 1797, 1799, 1800, 1801 đã cho thấy giá trị ưu điểm chiến lược trong việc dụng binh khi phe nào chiếm cứ được Bình Ðịnh có thể lấy quân số ít chống lại được với quân số đông, những nơi như thế theo nhận định của Tôn Vũ Tử, binh gia lừng danh cuối thời Xuân Thu qua thời Chiến Quốc gọi đó là nơi tranh địa.

Bình Ðịnh là đất khởi nghiệp của nhà Tây Sơn, ở thế kỷ thứ XVIII theo với lịch sử nam tiến của người dân Ðàng Trong, những người trai trẻ lớn lên trong xã hội nhiễu nhương và nhất là hoàn cảnh địa thế và thời thế nơi vùng đất khai phá sau hai thế kỹ được sát nhập vào bản đồ Ðại Việt vẫn còn đầy mới mẻ, đã tạo cho Bình Ðịnh thành một nơi qui tụ các anh hùng hảo hán có lối sống đầy khí phách, ngang tàng và hào phóng. Không nhiều thì ít bất cứ một người dân Bình Ðịnh nào cũng biết múa quyền, trang bị cho mình một vài ba thế võ để đối ứng với hoàn cảnh địa lý, thiên nhiên, khắc phục nhiều trở lực nơi đất mới trên đường khai phá lập nghiệp. Bình Ðịnh là nơi có mở những kỳ thi Cử Nhân Võ đầu tiên trong nước, các bậc thầy võ học thường kim lẫn cả văn học nơi đây đã vung trồng những tinh hoa cho nhiều thế hệ tuổi trẻ, hẳn nhiên đã nói rõ uy thế Bình Ðịnh là đất thích hợp cho việc dụng võ, nhiều thanh niên nam nữ đều say mê luyện võ.

``Ai về Bình Ðịnh mà coi,

Ðàn bà cũng biết múa roi đi quyền``

Thành tố chính yếu sớm tạo nên những chiến thắng lừng lẫy nơi nhà Tây Sơn là vì biết kết hợp được lòng người miền duyên hải cũng như sơn cước, giai tầng nông cũng như ngư dân trong xã hội có hai nghề nghiệp chính yếu nhất, dẫn đầu là một tổ chức có nhiều nhân sự lãnh đạo tài giỏi gồm văn lẫn võ ở buổi đầu trong cuộc khởi nghĩa :

Nam giới bên võ có: Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lý Văn Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc.

Page 4: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Nữ giới bên võ có: Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung, Huỳnh Thị Cúc.

Bên văn có: Võ Xuân Hoài, Nguyễn Thung, Trương Mỹ Ngọc, La Xuân Kiều, Triệu Ðình Thiệp, Cao Tắc Tựu.

Tất cả hợp thành mười tám người đương thời mệnh danh là Tây Sơn Thập Bát Cơ Thạch, nghiã là mười tám tảng đá xây nền móng của nhà Tây Sơn. Ðó chỉ mới nói đến một số nhân sự chính trước cuộc cách mạng dựng cờ khởi nghĩa, còn sau khi khởi nghĩa thì vô số nhân tài về qui tụ rất đông chưa kể tới. Tổ chức Cách Mạng Tây Sơn cũng đã được nhiều phú thương, thổ hào hết lòng yểm trợ tiền tài để trang bị, rèn đút khí giới, giúp quân số Nguyễn Nhạc tăng nhanh. Năm 1771 mới thật sự là khoảng thời gian Nguyễn Nhạc cùng hai em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ tỏ ra đầy tích cực, quyết liệt nhất trong việc bí mật đẩy mạnh kế hoạch vận động hưng binh khởi nghĩa. Những ngày còn trai trẻ khi cha qua đời, vì là người anh lớn nhất trong nhà, Nguyễn Nhạc đã phải từ gỉa thầy học là Giáo Hiến về trông coi cơ sở buôn bán trầu nguồn thay cha. Nguyễn Nhạc đã tỏ ra là một thương gia đầy tài ba, đởm lược và hào phóng nhất vùng, những lần cùng đoàn tùy tùng đi sâu vào các buôn làng người Thượng để thực hiện các thương vụ, Nguyễn Nhạc đã có dịp cận kề am hiểu hết tình hình lối sống người Thượng, đồng thời biết tạo dựng nên uy tín và chinh phục cảm tình người Thượng khắp nơi. Những đường mòn dẫn tới cao nguyên trung phần như Komtum, Pleiku đã trở thành rất quen thuộc đối với Nguyễn Nhạc và đoàn tùy tùng, những dịp đi sâu vào các buôn làng người Thượng thường có Nguyễn Lữ cùng tháp tùng theo để cùng Nguyễn Nhạc thực hiện kế hoạch Thượng vận vì Nguyễn Lữ là một tu sĩ nên rất phù hợp trong việc tuyên vận, khéo léo cận kề hòa mình với phong tục tập quán cũng như tín ngưỡng đồng bào Thượng. Trong giai đọan này Nguyễn Nhạc đã xếp đặt sẵn kế hoạch khởi nghĩa nên thường bí mật kết nạp nhiều thanh niên người Thượng và dẫn về đất Tây Sơn giao cho Nguyễn Huệ bí mật rèn luyện tinh binh để chờ ngày khởi nghĩa; với văn võ và tài trí có thừa, Nguyễn Nhạc đã thật sự chinh phục hết cảm tình người Thượng vì thế sau này khi xưng Vương, Nguyễn Nhạc đã được người Thượng tỏ ra hết sức tôn kính gọi là ``Vua Trời``, Nguyễn Nhạc còn cưới vợ Thượng lúc còn làm Biện Lại ở Vân Ðồn, đã tuyển mộ nhiều tráng đinh người Kinh cũng như Thượng đến nhiều vùng đất màu mở nhưng chưa có bước chân ngưới đặt tới để phát hoang và khai khẩn nhiều diện tích dinh điền rộng lớn tại An Khê, Thượng Giang (Tây Sơn Trung), Ðồng Hưu, Ðồng Vụ (Phú Phong, Trinh Tường), Ðồng Quang (Thuận Ninh) Rừng Mộ Ðiểu (Cổ Yêm)v.v...Những đồng bào mộ đi khai khẩn, phần đông trở thành nghĩa quân, đủ thấy chính sách tây tiến Thượng vận của nhà Tây Sơn thật thần tình có một không hai trong lịch sử tây tiến. Ðể đáp ứng với kế hoạch chiêu binh luyện mã, rèn luyện vũ khí và chi phí cho mọi nhu cầu quân trang quân dụng, tổ chức đã phải tiến hành các kế hoạch kinh tài trường kỳ bao gồm các mặt : mở sòng bạc, khuết trương cơ sở buôn bán trầu nguồn, hương liệu cùng các nhu nhu yếu phẩm giữa miền sơn cước và duyên hải, khai khẩn dinh điền, vận động nguồn tài trợ nơi những phú gia.

Kế hoạch kinh tài thực tế có tính toán sâu rộng, thực hiện rất lớp lang chu đáo đầy thần tình như thế nhưng khi sử triều nhà Nguyễn Gia Miêu viết về giai đoạn khởi nghĩa của nhà Tây Sơn đã phải ẩn ý ngụy tạo, che lấp sự thật lịch sử; Lý do dể hiểu là khi một triều đại đã từng dự phần trong những cuộc chiến tranh chinh phạt một mất một còn với nhau, thì khi bị sụp đổ, hẵn nhiên cũng bị số phận vùi dập theo xuống tận bùn nhơ, không biết bao nhiêu tai ươn tiếng xấu được kẻ chiến thắng sẵn sàng ngụy tạo gán ép lên kẻ chiến bại để tạo cho mình thế chính nghĩa ngõ hầu có thể thu thiên hạ về một mối . Các phương tiện bá đạo người ta còn xử dụng để tranh thắng với nhau thì chuyện bóp méo lịch sử có gì phải đáng ngại khi các nhân chứng trong lịch sử không thể nào lên tiếng được mà ngược lại còn bị tàn lụi, lẫn quất chết dần theo thời gian như các văn thần, lương tướng nhà Tây Sơn tránh được cuộc truy bắt xử tử, còn sống sót sau chiến tranh đã phải mai danh ẩn tích nơi những lam sơn cùng cốc, hoặc cưới

Page 5: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

vợ người Thượng rồi sanh con đẻ cái, sống hòa mình chôn chặt cuộc đời còn lại nơi nơi các buôn làng một thời đã hết lòng qui phục nhà Tây Sơn. Một số ít võ tướng thoát tầm nanh vuốt của Gia Long gồm có: Võ Văn Dũng, Ðặng Văn Long, Ðặng Xuân Phong, Phan Văn Lân, Phạm Công Chánh, Lê Sĩ Hoàng, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Lộc đều đã chọn núi rừng làm nơi qui ẩn hay nhất, với võ công cai thế, sớm hôm bầu bạn cùng non xanh, hoặc buồn thì có thể mang vũ khí tùy thân, giả dạng thường dân đi chu du thiên hạ, quan quân không dể gì phát hiện, mà nếu có biết thì chưa chắt đã bắt nổi hùm thiêng, vì bước chu du, các võ tướng không khi nào nghĩ lại một chổ thật lâu để chờ kế hoạch vây bắt hùm thiêng của quần hồ; không cần phải đọc truyện kiếm hiệp, mọi người đều dư sức hiểu được điều này. Riêng phần Nguyễn Lữ thì sớm qui ẩn trước khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Lữ sau khi thua trận tại đất Gia Ðịnh năm 1788 thì rất là đau buồn tủi hổ, không còn muốn nhìn thấy ai nữa khi trở về cố hương, và nhất là vì thấy sự bất hòa rạn nứt xãy ra giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã làm cho Nguyễn Lữ càng thêm đau buồn , một phút lắng lòng đã thấy đời như phù vân hư ảo thật hợp với tâm tình một thời đã từng là tu sĩ và cũng từ đó Nguyễn Lữ đã tuyệt tích giang hồ, không còn ai biết hơn gì nữa ... mai danh ẩn tích vào sâu các buôn làng người Thượng, hoặc tịch cốc tu tiên, hay sớm hôm thiền tập vui vầy với rừng núi, gío trăng mà gát chuyện đời nhiều tang thương dâu bể vào dĩ vãng lãng quên.?... Lịch sử đã ngừng lại về Nguyễn Lữ nơi đây.

Sử triều nhà Nguyễn Gia Miêu khi nói về Nguyễn Nhạc, thường bôi bác đến độ người sau khi muốn tim hiểu hay viết về Nguyễn Nhạc, đa số đều dể dàng lầm tưởng theo sử triều nhà Nguyễn, cứ xem Nguyễn Nhạc như người du thủ du thực, bị xã hội ghét bỏ nên tụ tập lâu la đi làm kẻ cướp núi. Nhưng nếu khách quan hơn thì sẽ thấy rằng xã hội với chế độ quân chủ phong kiến ngày xưa, tầng lớp vua quan những người cầm đầu chính quyền luôn mang một quan niện độc đoán, cay nghiệt đối với những ai có tư tưởng cùng hành động đối lập. ``Quân tử quần nhi bất đảng`` (Người quân tử hòa hợp với mọi người nhưng không kết bè lập đảng), khởi thủy theo quan niệm Khổng Tử là phải luôn giữ ý sống trung dung hòa hợp được với tất cả mọi người ở đời mà không nên tiểu tiết tị hiềm người này người kia để rơi vào hoàn cảnh bè phái nhỏ nhen. Nhưng sự việc ở đời không có gì là tuyệt đối, một việc dù tốt tới đâu cũng có bề trái của nó, các thể chế quân chủ vì muốn cũng cố vương quyền, tự coi khắp thiên hạ thuộc về sự cai trị của vua nên cũng thường dựa vào ý này để cho rằng những ai kết hội lập đảng đều là những người mang ý đồ xấu, phản nghịch, làm lọan theo giặc. Bởi lẽ rất dể hiểu là vua quan thời nào cũng sợ ngai vàng và bổng lộc của mình bị lung lay sụp đổ nên luôn muốn bắt buộc mọi người phải tận trung bảo vệ triều đại vương quyền mình đang phục vụ, tòng phục và thừa nhận một tầng lớp vua quan duy nhất kéo dài đời đời truyền nhau đến cháu chít sau này, cho dù có thâm căn cố đế đến ngày trái đất hết sự sống thì bổn phận người dân cũng không được kết bè lập đảng mà chỉ nên giữ đạo quân thần phục dịch vua quan cho hết một kiếp người! Sống dưới xã hội phong kiến lâu dần rồi người dân đen cũng yên trí thủ thường, xem việc lập hôi lập đảng như một điều xa lạ, từ tình cảm sợ hải bị sách hạch, khủng bố đến xa lánh các phong trào đảng phái đã bị hàng lớp giới vua quan cầm quyền ru ngủ vào giấc mộng ``thần tử`` là thế! Người viết chỉ mạn đàm đến cơ cấu chính trị hình thành nên những kế sách, phương lược trị quốc chứ không nói đến vấn đề đạo đức tu thân bởi vì đã gọi là đạo thì bất cứ thời nào, bất cứ nơi đau cũng có những câu và lời nói đầy bóng bẩy được xem như vàng ngọc, cô động vào trong sự tỉnh giác tự thân để con người biết hướng hành động tới lý tưởng vị tha nhân ái. Nhìn trên quan điểm này để thấy bất cứ tổ chức cơ cấu chính trị nào mà chỉ thuần độc quyền, cho dù lúc đầu có hay mấy thì theo thời gian cũng dần đi đến chổ mất quân bình, bởi vì không chấp nhận đối lập nên cơ chế chính trị không có khả năng tự điều chỉnh những kế sách, phương lược trị nước an dân theo chiều hướng dài hạn bền vững tốt đẹp. Bộ truyện Thủy Hử nói đến 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, cuối cùng đã tan tã và bị triều đình ghét tội giặc cướp đảng, đó là hành động độc đoán cay nghiệt của các chế độ giữ độc quyền chính trị từ Quân chủ chuyên chế đến Phát xít hoặc độc tài Cộng sản đều giống

Page 6: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

nhau ở điểm là cố tình vu oan giá họa, đổ hết tội trạng lên những ai có ý đối lập trong việc lập hội, lập đảng để phản kháng lại những điều bất công, và ngõ hầu tiên tới bênh vực cho lẻ phải và công bằng. ``Ðược là vua, thua là giặc`` đó là hệ lụy đau thương lẩn quẩn nhất nói lên quan điểm chính trị mất quân bình của các chế độ độc tài từ ngàn xưa cho đến nay, không hề biết tha kẻ thua trận rơi mình dưới chân ngựa, mà ngược lại còn muốn nhổ cỏ đến tận góc. Trường hợp nhà Tây Sơn cũng không ngoại lệ trong việc bị đuổi cùng giết tận, trước sau đều bị sử triều nhà Nguyễn Gia Miêu ghép tội là loạn đảng, cướp núi, lập luận này thật không đánh đổ được tầm vóc chính thống to lớn, kề với lịch sử cận đại lần đầu tiên anh em Tây Sơn đã thống nhất sơn hà. So với 8 trận đại chiến giữa hai họ Trịnh Nguyễn kéo dài trên một thế kỷ làm hao binh tổn tướng, dân lực suy đồi để không được kết qủa gì ngoài việc hai bên kéo quân về cũng cố lại căn cứ địa Ðàng Trong lẫn Ðàng Ngoài và chờ cơ hội mở những trận sát phạt kế tiếp, nếu như nhà Tây Sơn không sớm diệt được chúa Trịnh thì chắc gì vua Gia Long đã dễ dàng làm được việc này hay vẫn giữ mãi tư tưởng ``Hoành Sơn một giải, vạn đại dung thân`` đã cho thấy qua 8 cuộc đại chiến, khởi đầu đều do chúa Trịnh hùng hổ khởi thế công. Việc vua Gia Long thống nhất sơn hà lần thứ hai sau Tây Sơn chính là một thủ đắc to lớn khi chúa Trịnh đã hoàn toàn bị bại vong ở cỏi Bắc Hà và cảnh quần thần nhà Tây Sơn bị chia rẽ, đấu đá nhau, tự chặt dần đứt hết chân tay, khởi đầu bởi những hành động thô lậu của lộng thần Bùi Ðắc Tuyên và ấu chúa nhỏ tuổi bất tài Cảnh Thịnh đã là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu, mất lòng dân, và kết cuộc đưa đến sụp đổ, không tranh hùng lại được với chúa Nguyễn. Còn riêng chế độ độc tài cộng sản đối xử với các người lính VNCH ra sao?... trước sau vẫn chính sách thù nghịch bất nhân, siêu tra lý lịch, đè bẹp đến đời con đời cháu không có cơ hội sống bình đẳng tiến thân để xây dựng tương lai và hạnh phúc cho đời mình.

Chiến dịch Hồ Chí Minh, xua quân từ miền thượng du Nghệ An , vượt Trường Sơn qua đất Lào vào tới núi rừng Bình Ðịnh rồi tỏa quân ra khắp cao nguyên trung phần như Pleiku, Komtum, Ban Mê Thuộc... đã được đảng cộng sản trưng bản hiệu huyênh hoang tự phong thần, phong thánh cho cái gọi là: ``Ðường mòn Hồ Chí Minh``đã lừa được một số báo chí, ký giả nước ngoài, cho đến bộ quốc phòng Hoa Kỳ đều đã rơi vào kế hoạch tuyên truyền, đề cao, gây uy tín cho chiến dịch đánh cướp miền Nam khi sách vở, báo chí đến cả bản đồ hành quân dành cho người lính Hoa Kỳ cần có trong tay khi tham chiến tại Việt Nam đều đã sao y lại bản hiệu của đảng cộng sản gọi là Ho Chi Minh Trail (Generalized), thật tình đã tự khinh mình mà đề cao đối phương, như khi nói tới phần biển Thái Bình Dương (Pacific Ocean) tiếp giáp với phần lục địa Châu Á từ Bắc Hàn đến Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á, Borneo, các nhà vẻ bản đồ hình thể địa lý, chính trị đến hàng hải Tây Phương đều in ghi là China Sea mà chẳng cần điếm xỉa tới lịch sử di dân khai tiềm lâu đời qua nhiều ngàn năm trên các mặt biển và hải đảo của nhiều giống dân, nhiều quốc gia nhỏ bé quanh vùng mà tàn nhẫn đem hết công lao trao trọn cho giống nòi Hán tộc thì thật sự đã thua trí ở bước đầu rồi hỏi sao quân đội Hoa Hỳ tại Thái Bình Dương không khỏi e dè rụt chí tiến thủ trong chính sách, chiến lược đối trọng với Trung Quốc tại vùng biển này. Riêng Việt Nam vẫn thường gọi là Biển Ðông hay Biển Việt Nam (Vietnam Sea) chúng ta phải có những sách lược hưng quốc ra sao trong vấn đề Dân chủ hóa đất nước để tiến tới tự lực tự cường, làm chủ Biển Ðông chứ không phải đau nhục nhìn đảng cộng sản Việt Nam bán đất, bán biển cho quan thầy Trung Quốc, nhan nhản trong thời gian ngắn khi hiệp định phân chia ranh giới và hợp tác nghề biển chính thức hiệu lực, ngư thuyền Hoa lục đã liên tục hoành hoành kéo theo những tàu đánh cá lớn có trang bị vũ khí tiến sâu vào hải phận Việt Nam ngang nhiên khai thác hải sản và dùng vũ lực đánh phá các ngư thuyền nhỏ bé người Việt, ngư thuyền Trung Quốc còn giết người cướp của, gieo rắc kinh hoàng cho giới ngư dân nghèo khó Việt Nam, nhiều người cha, người mẹ đã mất con, nhiều người vợ ôm khối sầu bên đàng con nheo nhóc nhỏ dại chờ chồng trong vô vọng mù khơi!.....Người Việt Nam chúng ta phải thu thập mọi bằng chứng, cực lực lên án hành động man rợ của các ngư thuyền Trung Quốc đã được chính quyền Bắc Kinh hậu thuẩn, ngầm xúi giục đám dân mất nhân tính đi mở đường, phong tỏa và khống chế mọi đường biển Việt Nam

Page 7: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

trong chiến lược bành trướng đế quốc bá quyền Trung Quốc, chúng ta cực lực đòi hỏi Bắc Kinh phải trả lời trước công pháp quốc tế về biên giới, luật hàng hải, và cứu người vô điều kiện khi tàu bè gặp nguy cơ bị đắm chìm trên mặt biển, trả lời về hành động cướp bóc, giết người của các ngư thuyền Trung Quốc, nếu chưa có những trả lời và bồi thường thỏa đáng cho những nạn nhân xấu số thì trước tiên ba triệu người việt hiện sinh sống trên khắp các quốc gia dân chủ Tây Phương phải cực lực lên án biểu tình mỗi khi bất cứ một nhân vật tai to mặt lớn nào của chính quyền Bắc Kinh có chuyến công du xuất hiện trước ống kính các ký giả quốc tế để mọi người thấy rõ bộ mặt gỉa nhân nghĩa, phản dân chủ và nhân quyền của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh, để cho chúng phải bể mặt trước công luận quốc tế khắp nơi về tội ác ngang ngược hoành hoành, thử xem chúng còn mặt mủi làm đàng anh đại diện cho ai nữa không? để chúng thấy rằng người Việt Nam không dể bị ăn hiếp mà phải biết cẩn trọng đối xử với các quốc gia nhược tiểu quanh vùng.

Hiệp ước phân định lãnh hải, lãnh thổ và hợp tác ngư nghiệp là gì?... khi tập đoàn bá quyền Bắc Kinh đã cắm được các cột mốc như trụ đồng Mã Viện vào sâu nội địa Việt Nam, khi vùng trời biển Tổ quốc đã bị xâm lược khống chế bởi chiến lược bành trướng của Bắc Kinh, rồi đây khi được đàng chân chúng sẽ tìm cách lâng tới đàng đầu; những thảm họa đau thương khó lường mà tập đoàn Bắc Kinh mang tới qua một số nhân vật nằm trong đảng CSVN, và những kẻ hèn nhác tuy biết nhưng không dám lên tiếng, chịu đồng lỏa làm tay sai cho đế quốc bá quyền Trung Quốc, thực sự đang chực chờ trồng ách đô hộ lên toàn thể nhân dân Việt Nan. Hơn lúc nào hết người Việt trong và ngoài nước cảm thấy cần phải đoàn kết lại với nhau để giữ thế tương trợ, ỷ dốc, mở ra chiến lược đấu tranh giải trừ tập đoàn tay sai, buôn dân bán nước cộng sản Việt Nam, nhắc cho nhau lịch sử sông Ðằng đã bao phen làm sởn óc quân thù.

``Trụ đồng Mã Viện rêu phong,

Sông Ðằng muôn thửa còn tanh máu đào.``

Trở lại tên gọi Ho Chi Minh Trail (Generalized), có một số nhà tham mưu của quân đội VNCH đã vô tình phụ họa theo sách vở Tây Phương đem công lao khai phá sửa sang nhiều đời của người địa phương, các dân tộc thiểu số, những người chạy nạn chiến tranh đến quân đội các triều đại quân chủ trong qúa khứ trao hết cho HCM và đảng CSVN thì thật sự chúng ta đã thua trí ở bước đầu khi tự nâng cao uy tín đối phương mà không xét thấu lịch sử đã chứng minh cho thấy những con đường mòn từ Ðông Miên thông lên cao nguyên trung phần qua tới Hạ Lào đến miền thượng du Nghệ An đã được Chân Lạp, Chiêm Thành và Ðại Việt xử dụng vào mục đích quân sự từ lâu rồi chứ không phải đợi đến cộng sản đẻ ra cái tên gọi ``Ðường mòn HCM`` mới thật sự được khai sinh. Nếu có dịp trở lại đề tài này ở những bài viết khác, tác giả sẽ không nhắc lại từ ngữ CS thường dùng này nữa, mà sẽ gọi đó là những đường mòn Biên Giới Hạ Lào, Ðông Miên, Trường Sơn v.v... Những con đường xuyên sơn mà nhà Tây Sơn đã ra công khai phá sửa sang thêm vì nằm trong thế phân ba thiên hạ giữa Trinh-Nguyễn-Tây Sơn, vì chiến lược tranh thắng buộc lòng nhà Tây Sơn phải xây dựng cơ sở hậu cần thật vững mạnh để tiện bề tiến thủ không những cho quân đội mà bao gồm cả về mặt văn hóa chính trị lẫn kinh tế. Nhà Tây Sơn khởi nghiệp trên đất Chiêm Thành xưa cũ mà lại được người Chàm và đồng bào Thượng hết lòng ủng hộ thì đủ thấy chính sách tây tiến Thượng vận của nhà Tây Sơn thật tuyệt vời, không triều đại nào trong qúa khứ vượt xa hơn được. Một việc chứng minh cho thấy Thượng tướng Trần Quang Diệu khi hay tin quân Tây Sơn bị thua trận ở Nhật Lệ, Trấn Ninh, và Nguyễn Phúc Ánh đã hoàn toàn làm chủ chiến lược khăp đất Thuận Hóa từ Hải Vân Sơn đến Linh Giang vào đầu năm 1802 thì như việc châu về hợp phố vì Thuận Hóa là đất cũ của chúa Nguyễn nên oai võ đã sớm được vững vàng khôi phục. Thấy nguy cơ triều thần Tây Sơn đóng tại Bắc Thành khó đương cự lại Nguyễn Phúc Ánh, Trần Quang Diệu đã vội vã hội bàn với các tướng và cấp tốc cùng với tướng Võ Văn

Page 8: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Dũng dẫn theo một số tinh binh vượt Trường Sơn theo những đường mòn tại biên giới Lào để tiến ra Nghệ An vì đường biển đã bị Nguyễn Phúc Ánh phong tỏa.

Việc xử dụng các con đường mòn xuyên núi rừng Trường Sơn của các vương triều Chiêm Thành, Chân Lạp, Ðại Việt vào mục đích quân sự đã thấy rõ, không cần phải chứng minh nhiều, những ai từng tham khảo lịch sử vùng Ðông Nam Á đều đã thừa nhận sự thực như thế. Nhà Tây Sơn sau khi vua Thái Ðức và vua Quang Trung mất, công việc tây tiến Thượng vận đã không còn được tích cực tiến hành nữa, vua Cảnh Thịnh đã sớm nghe lời một số tướng tá thiếu viễn kiến chính trị và chiến lược mà làm một việc hồ đồ là đoạt quyền ông bác, phế bỏ triều đình Thái Ðức khi quân đội vua Cảnh Thịnh đến giải cứu thành Qui Nhơn; Một việc làm mà lúc sinh thời vua Quang Trung đã bỏ qua không hề nghĩ tới nữa, đó là vào tháng 2 năm 1787 khi hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bất đồng đường lối chiến lược chung, Nguyễn Huệ đã kéo quân vây thành Qui Nhơn, khi thành sắp bị hạ thì Nguyễn Nhạc đã lên đứng trên mặt thành kêu khóc với Nguyễn Huệ: ``Nồi da sáo thịt, sao em nở nhẫn tâm?``, chỉ một lời nức nở như thế nhưng Nguyễn Huệ cũng đã rơi lệ bãi binh trở về đất Phú Xuân, từ đó đôi bên lấy Hải Vân Sơn làm ranh giới Bắc Nam phân chia thiên hạ, mặc nhiên không tranh chấp quyền hành, giẫm chân lên nhau nữa. Nhiều nhà nghiên cứu sử học lấy lý do này cho rằng vua Quang Trung vì tình cốt nhục đã thiếu quả quyết, để các thế lực phá hoại, khuynh loát nẩy nở làm phương hại đến đại cuộc chung.

Nhưng triều đình vua Thái Ðức thực sự có tồn tại trơng phá hoại, khuynh loát không? Hay trên địa bàn cai trị vẫn được lòng dân chúng khắp nơi? Nếu nói về sự khuynh loát, phá hoại thì phải xét đến chiều dài lịch sử phân hóa tương tranh kéo dài gần ba thế kỹ từ thời vua Lê Uy Mục đến các vị vua về sau đã mất hết thực quyền cai trị nên lọan cung đình đã lang ra ngoài xã hội đến chiến trường chia phân thiên hạ qua Mạc-Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn. Có sự phá hoại khuynh loát nào to lớn hơn một nước đã có vua mà lại còn thêm chúa, tranh chấp quyền lực phe cánh triền miên đã mang theo nhiều hậu qủa băng hoại mọi nền móng đạo đức chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội. Người làm chính trị hẵn nhiên luôn muốn có được quyền lực trong tay để có thể dể dàng huy động mọi người cùng hợp tác thực thi những kế sách, nhưng quyền lực cũng có thể tạo nên nhiều tham vọng bất chính dẫn giắt một số người lãnh đạo đi tới chổ độc tài, nếu như quốc gia không có được những hiến định luật pháp, quốc hội không có được thực quyền kiểm soát hoặc giới hạn được quyền lực ở một số đảng phái, cá nhân thì hậu quả đưa tới là tất cả mọi người dân sẽ bị khống chế, tuần tự bị đặt để, lót đường hy sinh cho tham vọng bá cập của lãnh tụ. Chế độ phong kiến ngày xưa đã đặt hết quyền hành lợi lộc khắp thiên hạ vào cá nhân người làm vua, vì thế nên ai cũng muốn tranh dành cho bằng được, con mà giết cha cũng vì thế, tôi thần mà giết vua hoặc đoạt lấy quyền hành cũng vì thế. Quyền lực và vinh hoa phú qúi đã làm tối mắt hết mọi người, mầm suy bại đã nằm sẵn trong chiều sâu của thể chế thì vấn đề đạo đức nhân nghĩa có được một vài vĩ nhân xuớng xuất đề cao cũng không thể nào diệt trừ đi mần ung bại, mà tạm thời chỉ mơn trớn vỗ về cho nọc độc tạm lắng xuống, đến một lúc nào đó tiếng nói đạo đức nhân nghĩa không còn đủ sức thuyết phục thì mầm hư bại, nọc độc lại tự vùng lên quấy phá, cứ thế mà bị động sa lầy, lẫn quẩn trói chặt với nhau trong vòng tranh chấp thù hận vô lối thoát. Ðạo đức nhân nghĩa thường tha thứ cho kẻ phạm tội, để thời gian cho họ tự hối cải mà quay về nẻo chánh, chứ không đòi hỏi một sự trừng phạt thỏa đáng nào trong thực tại, nhưng ngược lại luật pháp buộc kẻ phạm tội, nếu nhẹ thì bị rút phần tiền tài, kinh tế cá nhân đến gia đình trong việc xử phạt, nặng có thể vào tù, giới hạn quyền Tự do kẻ phạm pháp vì đã hành xử sai nguyên tắc về quyền Tự do và sau cùng là để trả lại sự Công bằng cho những nạn nhân bị hại hơn là đạo đức nhân nghĩa chỉ thuần bằng lời nói doạ nạt sẽ bị trừng trị sau cỏi chết, trong khi nạn nhân bị hại thì dài cổ khóc than trách đời sao tệ bạc, công bằng đã đi vắng rồi sao?.. Vấn nạn quyền lực, ý thức hệ đưa tới độc tài đảng trị, đã dẫn dân tộc đi phiêu lưu vào những cuộc chiến tranh tàn khốc, hủy hoại hết mọi nền tảng đạo đức xã hội, văn hóa chính trị, kinh tế. Phải can đảm thọc sau lưởi gươm

Page 9: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

công lý, mổ bỏ nọc độc về ý thức hệ, quyền lực, độc tài từ cá nhân đến đảng trị của tất cả mọi chế độ từ quân chủ phong kiến, phát xít đến cộng sản vất ra khỏi cơ chế tổ chức chính trị thì mọi việc mới yên, người người mới có thể nhẹ nhàn bước đi được những bước đi quân bình đúng thật trong ý nghĩa trong sáng về tự do dân chủ. Vấn nạn vẫn còn mãi canh cánh bên lòng tất cả những người Việt hôm nay, có nhìn thấy rõ được vấn nạn trong suốt nhiều thế kỷ đau thương, chắc sẽ cảm thông cùng dân tộc và hơn cả là phân định ra được lối đi trong sáng, để góp phần tái tạo lại lịch sử vẻ vang cho cả trăm họ trong suốt cuộc hành trình văn minh nhân bản.

Nhìn chiều dài lịch sử phân hóa tương tranh để nhận thấy lớp vỏ bao bọc của thời đại đã qúa dày cứng, những nhân tài đứng lên làm lịch sử đã không dể dàng một sớm một chiều tái tạo lại được trang sử huy hoàng cho dân tộc. Vẫn biết anh hùng phải biết tạo thời thế, nhưng thời thế qúa loạn mạc trong khi sự sống con người có giới hạn``Tuấn kiệt như lá mùa thu, Nhân tài như sao buổi sớm``, do đó người làm việc nước lúc nào cũng canh cánh bên lòng nghĩ đến sự tiếp nối ở thế hệ mai sau. Nhà Tây Sơn đã quá ngắn ngủi, người lãnh đạo tập hợp được lòng dân như vua Thái Ðức, vua Quang Trung đã sớm qua đời, lộng thần Bùi Ðắc Tuyên cậy thế là anh của mẹ vua, đã khống chế triều thần, lôi kéo vây cánh phe đảng chuyên quyền để đi đến tranh chấp quyền lực, đã gây bất nãn chia rẻ hết triều thần, lòng dân dần tan rã, hết ủng hộ để đến một thâp niên sau thì nhà Tây Sơn bị sụp đổ, một bài học cho cuộc đấu tranh chính trị là phải luôn luôn triệt để coi dân là chủ lực chính yếu, là nền tảng để xây dựng mọi sách lược, chiến lược và chiến thuật. Thân dân, gần dân, yêu dân và cùng dân bắt tay thực hiện mọi cuộc đấu tranh thì thành công sẽ luôn đi vào lịch sử dựng nước ngời sáng của dân tộc, bằng ngược lại khi đánh mất dân tâm thì mọi kế sách đều sẽ đi đến thất bại và dẫn theo lịch sử băng hoại của cả quốc gia dân tộc. Vua Quang Trung đã có quyết định thật sáng suốt khi kéo binh về đất Phú Xuân, trả lại thành Qui Nhơn cho vua Thái Ðức cai trị, từ đó sơn hà được ổn định, tuy không có một lời nói hay giao kèo nào được chính thức đưa ra nhưng hai bên đã ngầm lấy sơn hà Bắc Nam làm thế tương trợ trong chiến lược tranh thắng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các cựu thần, nhân sĩ còn ôm lòng hoài vọng theo nhà Lê. Với một địa bàn trải dài từ Bắc tới Nam qúa rộng lớn trong khi lòng dân chưa qui về hết một mối thì việc anh em ruột thịt gây nạn binh đao với nhau không mang đến ích lợi gì, ngược lại còn là một kẻ hở rạn nức để cho đối phương khai thác lớn dần đến ly gián, chia rẽ , chặt đứt hết hàng ngũ vua tôi, điều này đã thấy rõ khi Bùi Ðắc Tuyên lộng quyền thao túng tạo vi cánh bè phái trong triều, và việc vua Cảnh Thịnh nông cạn giải thể triều đình Thái Ðức Nguyễn Nhạc, đến nỗi ông bác đau buồn uất khí thành thổ huyết rồi chết trong xót xa cùng tận, lòng không khỏi đau buồn nghĩ tới hai em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ một thời huynh đệ đã từng sống chết có nhau, chia sẻ mọi buồn vui cọng hưởng, Nan chinh Bắc chiến trên mọi nẽo đường dựng nghiệp, giờ kẻ hậu sinh thất đức làm chuyện nghịch đạo, giết chết hình ảnh huynh đệ đẹp nhất thửa nào còn ẩn kín trong đáy lòng ông bác thì hỏi sao kẻ dựng nghiệp từ thửa hàn vi như Nguyễn Nhạc từng đóng vai trò quyền huynh thế phụ, một tay hết lòng đùm bọc diều dắt hai em trên trường tranh đấu giờ phải nhận kết quả thảm khốc do đứa cháu dại dột mang tới thì hỏi sao không đâu buồn u uất đến thổ huyết mà chết!..

``Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội,

người xa người tội lắm người ơi!..``

Khi nói đến nhà Tây Sơn phải nghĩ đến vai trò ở buổi đầu của thầy Trương Văn Hiến hay còn được gọi là Giáo Hiến , ông là anh em chú bác với quan đại thần Trương Văn Hạnh, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời thì Quốc phó Trương Phúc Loan cấu kết phe đảng lộng quyền, tự phế lập nhà Chúa, Trương Văn Hạnh vì phản đối mà bị hảm hại chết, lúc đó Giáo Hiến là môn khách trong nhà Trương Văn Hạnh, để tránh liên lụy, Giáo Hiến đành rời bỏ

Page 10: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

chính trường mà về qui ẩn nơi đất An Thái mở trường dạy học, nơi đây ông mang tinh thần lương sư hưng quốc của những Chu Văn An, Lương Văn Can v.v... đây là một truyền thống rất đẹp của nhà nho, chính ngày xưa thầy Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đã làm như thế, bôn ba khắp nơi trên trường chính trị đến lúc gặp thời thế không thi thố được sở học thì trở về lấy dân làm cơ sở giáo dục, khai hóa nhân tài để chuẩn bị cho một thời đại mới. Ðã từng vào ra chốn quan trường nên Giáo Hiến rất am hiểu về mọi mặt tổ chức hành chánh, trong giai đoạn đầu khởi nghĩa của nhà Tây Sơn, chính Giáo Hiến đóng vai trò Quân sư xây dựng nên nền tảng cho tổ chức khởi nghĩa, hình thành nên toàn bộ sách luợc, chiến lược và chiến thuật cho nhà Tây Sơn, tất cả đã được Giáo Hiến thường xuyên nhắn nhủ với những học trò của mình, cô động lại trong câu nói: ``Ðược đất không bằng được thành, được thành không bằng được lòng người.`` Vai trò cố vấn tuy âm thầm lặng lẽ nhưng có sức thuyết phục rất lớn, nhất là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần lớn là học trò của Giáo Hiến thì tinh thần tôn sư trọng đạo càng tạo thêm sự tin tưởng vào những lời cố vấn của thầy . Ðể nắm vững yếu tố dân tâm, nhà Tây Sơn đã biết kết hợp mọi sắc dân Kinh, Thượng, Chàm vào công cuộc đấu tranh chung. Giai đoạn đầu dưới thời Trương Phúc Loan đa số tầng lớp nông dân nghèo khổ phải chịu nhiều bất công bởi những tham quan bòn vét của dân, ngoài ra còn bị siêu cao thuế nặng kể cả xương máu cho triều đình để xung vào những cuộc chiến tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn, lòng dân khắp nơi đều bất mãn giới quan lại khi biết sự hy sinh của mình không phải để xây dựng đất nước chung mà chỉ để cho giới quan lại lợi dụng, tranh chấp quyền hành, mưu cầu lợi ích cho cá nhân, phe nhốm tranh đoạt nhau, điều này càng cực kỳ phân hóa từ thượng tầng cơ cấu chính quyền có Quốc phó Trương Phúc Loan lộng quyền, chuyên chính đến hạ tầng cơ sở nơi tỉnh, huyện , xã , thôn đều giao động rối bời trong thời thế loạn mạc, dân chúng vốn đã nghèo khó còn phải bị hao tổn tiền tài sương máu phục dịch cho giới quan quyền, cho đủ thứ mọi cuộc chiến tranh khuynh đảo nhau; vì thế khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa trong một thời gian ngắn đã được mọi tầng lớp dân chúng khắp nơi hưởng ứng, giúp nhà Tây Sơn sớm đạt được nhũng chiến thắng lừng lẫy, thâu đoạt được nhiều thành trì mà trước đó suốt hơn một thế kỹ (1627-1775) với tám cuộc đại chiến giữa hai họ Trịnh Nguyễn cứ đánh qua đánh lại, dân chúng phải chịu cảnh loạn lạc khổ sở, đổ nhiều máu đào xương trắng nhưng không giải quyết được chuyện gì ngoài việc đôi bên kéo quân trở về gầy dựng lại căn cứ địa để chờ ngày mở cuộc sát phạt kế tiếp.

Trong chiến lược tranh thắng với Trịnh Nguyễn, nhà Tây Sơn đã biết xây dựng được hậu cần cơ sở, liên kết được với toàn thể đại khối dân tộc Kinh, Thượng, Chàm , nhất là người Thượng bao gồm nhiều sắc tộc, trong đó có tộc Bahnar là tộc lớn nhất nhì trong các sắc tộc Thượng đã hết lòng ủng hộ, đóng gốp tài lực và xương máu trong suốt cuộc chiến tranh hùng của nhà Tây Sơn. Khi đồng bào Thượng khắp nơi đã hết lòng tin phục, xưng tụng Nguyễn Nhạc là ``Vua Trời`` thì chuyện dấy động binh đao, dùng uy vũ để buộc người phải thần phục mình là chuyện không hề có đối với nhà Tây Sơn , ngược lại quân đội Tây Sơn còn được đồng bào thượng hết lòng ủng hộ, đầu quân và trở thành những binh sĩ đầy thiện chiến dưới quyền điều khiển của Long Nhượng Tướng Quân Nguyễn Huệ. Trong tay Nguyễn Huệ chỉ huy ngoài các quân đoàn người Kinh còn có hai quân đoàn người Thượng khoảng 30.000 người. Lối tổ chức quân đội dưới triều Tây Sơn được phân ra như sau: Quân đoàn, Sư đoàn, Lữ đoàn, Tốt đoàn, Lượng đoàn, Ngũ đoàn.

*** Quân đoàn có 12.500 người, bao gồm 5 Sư đoàn.

*** Sư đoàn có 2.500 người, bao gồm 5 Lữ đoàn.

*** Lữ đoàn có 500 người, bao gồm 5 Tốt đoàn.

*** Tốt đoàn có 100 người, bao gồm 5 Lượng đoàn.

Page 11: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

*** Lượng đoàn có 25 người, bao gồm năm ngũ đoàn.

*** Ngũ đoàn có 5 người.

Quân số nhà Tây Sơn lên tới 12 Quân đoàn khi Nguyễn Nhạc xưng Vương với niên hiệu Thái Ðức vào năm 1778 đã cho mở rộng xây dựng lại thành Ðồ Bàn và đổi tên là Hoàng Ðế Thành. Từ lúc dấy binh nơi vùng Tây Sơn Thượng thuộc cao nguyên An Khê, quân Tây Sơn đã tiến về đồng bằng, đến miền duyên hải chiếm thành Qui Nhơn, sức tấn công như vũ bảo, chẻ tre đã làm các danh tướng của hai chúa Trịnh Nguyễn phải thửng thốt kinh hoàng, lão tướng lừng danh đất Bắc Hà là Hoàng Ngũ Phúc đã từng trải trăm trận nơi chiến trường cũng phải kiên dè và tán thán sức chiến đấu dũng mảnh của quân đội Tây Sơn và có ý muốn thu phục, lợi dụng quân Tây Sơn đánh lại quân chúa Nguyễn, xem mình như ngư ông đứng giữa thủ lợi để mặt cho cò ngao tương tranh xâu xé . Nhưng sức đánh của quân Tây Sơn đầy thần kỳ vũ bảo, trong thời gian ngắn đã đuổi chúa Nguyễn chạy dài về đất Gia Ðịnh, làm nghiên lệch hết cái nhìn chiến lược nơi lão tướng Hoàng Ngũ Phúc. Quân đội Tây Sơn chẳng những không hề bị sứt mẻ, mà ngược lại những chiến thắng thâu đoạt nhiều thành trì từ Quảng Nam đến Gia Ðịnh đã như hùm thêm cánh làm đảo lộn hết cán cân trong việc chia ba thiên hạ. Ðến lúc lão tướng Hoàng Ngũ Phúc bị bệnh qua đời thì đất Bắc Hà không còn tìm thấy được một danh tướng nào có thể điều quân đương cự nổi với quân đội Tây Sơn dưới quyền điều binh của thiên tài Nguyễn Huệ.

Chỉ trong vòng 5 năm khởi nghĩa mà nhà Tây Sơn đã dám xưng Ðế, thách thức lại cả một truyền thống Khổng học tôn Quân vô lối đã in sâu cả ngàn năm tận tiềm thức văn hóa dân gian, đại diện cho quần chúng là giới sĩ phu mang tư tưởng thủ cựư cứ quyết bảo vệ triều đại suy tàn nhà Lê, mặc dù chỉ làm bình phong để che đậy những mưu mô tranh dành quyền lực giữa những phe nhốm. Trên hai thế kỹ, hai chúa Trịnh Nguyễn vẫn luôn ngắm nghía cái ngai vàng nhà Lê, nhưng chưa bao giờ dám đàng hoàng chính thức phá bỏ triều đại suy tàn nhà Lê mà chỉ giữ đó làm bù nhìn, làm bình phong che đậy cho tư tưởng tôn quân mất quân bình trong truyền thống văn hóa chính trị Khổng Mạnh mà nguyên nhân chính là cơ chế chính trị độc tôn, cũng cố vương quyền đã vĩnh viễn trói buộc tầng lớp quan lại nho gia sống gởi thác về vào hết kỷ nguyên quân chủ phong kiến. Chỉ 5 năm so với thời gian tranh chấp giữa hai họ Trịnh Nguyễn thì có thấm vào đâu, và nếu đem so với thời gian Khổng Tử làm chính trị khi xưa thì lại càng xa lắt xa lơ hơn nữa!.. Nhưng thôi! kỷ nguyên quân chủ đã qua rồi, nhà Tây Sơn dù sớm hay muộn thành công trong sự nghiệp thì cuối cùng cũng phải xưng đế, phong vương, không thể nào thoát ra khỏi thời đại vương quyền. Việc an uỉ còn lại đối với mọi người sinh trong thời loạn lạc nhiễu nhương là mong tìm được một minh chúa để thờ, qua đó vị minh chúa có thể yên định lại được thiên ha, đó là nguồn hy vọng được coi như chính đáng nhất trong xã hội vương quyền. Nhưng than ôi!..Khi vị minh chúa qua đời, người kế nghiệp nếu còn ấu thơ, hoặc không tài đức sẽ để lại một khoảng trống chính trị to lớn, tạo cơ hội cho quần thần ngắm nghía ngôi vương và chuyện tạo phe phái vây cánh, lộng quyền chuyên chính là chuyện thường thấy luôn tái diễn, xãy ra trong thời đại quân chủ phong kiến. Dở lại trang sử dân tộc, chúng ta sẽ thấy được những đại thần lộng quyền chuyên chính trong quá khứ có những Trần Thủ Ðộ, Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung, hai chúa Trịnh Nguyễn, Trương Phúc Loan thời chúa Nguyễn, Bùi Ðắc Tuiyên thời Tây Sơn v.v...Khoảng trống chính trị không tránh khỏi, mầm tao loạn xảy ra nằm ở nơi cơ chế chính trị quân chủ vốn sẵn mất quân bình chứ không phải tại vấn đề nhân nghĩa hay đạo đức suy đồi, ngược lại nhân nghĩa đạo đức còn được Nho gia hết lòng đề cao như ``Ý dân là ý trời``, nếu như vị vua hiện tại dù thơ ấu hay bất tài còn có thể chấp nhận được vì công việc hành chánh đã có quần thần lo liệu, nhưng nếu vị vua đầy tàn ác bất nhân, thất đức đi ngược lại lòng dân thì việc phế lâp, tìm một minh chúa mới để đáp ứng với mệnh trời là điều tất yếu phải thực hiện, chính bậc thầy Nho học như Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đã đồng ý như thế. Nếu có trách cứ và cần mổ xẻ những mầm

Page 12: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

móng hư bại thì nên nhìn vào cơ chế chính trị quân chủ để chuẩn mạch, ngõ hầu phân định lại cho chính xác hướng đi chính trị đầy mới mẻ và lành mạnh, để chuẩn bị đưa dân tộc phục sinh vào lòng thời đại hôm nay đó là kỷ nguyên chính trị dân chủ.

VÕ CÔNG HÀO HÙNG OANH LIỆT NHẤT CỦA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII

Trở lại việc nhà Tây Sơn chỉ sau 5 năm thành công trong cuộc tranh hùng cùng Trịnh Nguyễn mà đã dám xưng Ðế thì đủ thấy nhà Tây Sơn phải dựa vào một nền tảng cơ sở vững chắt nào đó mới dám làm như thế. Nền tảng cơ sở đó là có được một hậu cần người Thượng và các phiên vương Chiêm Thành hềt lòng thần phục ủng hộ. Các sắc dân Thượng miền Cao Nguyên xưa là thần tử của Chiêm Thành, vì mang họa vong quốc nên các phiên vương Chiêm không ưa gì chúa Nguyễn nhất là dưới thời Trương Phúc Loan, quan quân lộng hành làm nhiều điều bất công càng làm cho dân chúng khắp nơi Kinh, Thượng, Chàm thêm oán ghét nên khi nhà Tây Sơn kéo binh đánh chúa Nguyễn thì tất cả miền Cao Nguyên đến duyên hải khắp nơi từ Kontum, Pleiku. Ðắc Lắc, Ban Mê Thuộc đến Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận đều nức lòng ủng hộ nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn phải chạy về đất Gia Ðịnh cố thủ. Nhìn cuộc triệt thoái của quan quân nhà Nguyễn, người viết chợt liên tưởng đến cuộc triệt thoái Cao Nguyên, Quân Ðoàn II của Quân Lực VNCH và tại chiến trường Trị-Thiên Quân Ðoàn I năm 1975 đã làm tinh thần dân quân suy sụp và nhanh chóng dẫn đến tan rã. Trong quyển hồi ký chiến tranh``Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên``và quyển ``Những Uất Hân Trong Trận Chiến Mất Nước 1975``, tác giả Phạm Huấn có làm cuộc phỏng vấn cựu Trung Tướng Vĩnh Lộc, từng là Tư Lệnh Quân Ðoàn II tại chiến trường Cao Nguyên vào những năm 1965-1968, bằng cái nhìn sâu sắc trong chiến lược, Tướng Vĩnh Lộc trước sau vẫn cho rằng vấn đề Thượng vận là yếu tố hệ trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược tranh thắng tại chiến trường Cao Nguyên, Tướng Vĩnh Lộc còn phát họa nên kế hoạch hành quân tái chiếm lại Ban Mê Thuộc trong vòng 48 giờ, nhưng việc này đã không được thực hiện khi Thiệu cho tiến hành chiến lược co cụm ``Ðầu Bé Ðít To``, bỏ Vùng II và Vùng I cho Cộng Sản chiếm, rút về tái phối trí, giữ lấy Vùng III và Vùng IV tiếp tục chiến đấu. Nhưng sự việc đã hoàn tòan đi ra ngoài sự dự tính. Ban Mê Thuộc thất thủ ngày 11.2.1975, trong ba ngày 12,13 và 14 kế tiếp vị Tư Lệnh Quân Ðoàn II, Tướng Phạm Văn Phú đã có kế hoạch phối trí, tái chiếm lại Ban Mê Thuộc; Ðang trên đường tiếp vận, nhiều cánh quân ở khắp các mặt trận đang túc trực, sẵn sàng mở những mũi dùi tiến vào Ban Mê Thuộc thì trưa ngày 14 sau cuộc hộp tại Cam Ranh giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng các tướng Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Ðặng Văn Quang và Phạm Văn Phú đã đi dến quyết định rút bỏ Cao Nguyên. Cuộc rút quân kéo dài 9 ngày trên tuyến đường dài 300 cây số từ Pleiku về Phú Bổn, Phú Yên đã trở thành một cuộc di tản đầy bi thảm, làm mục tiêu cho lực lượng CS truy kích, dân và quân mỗi ngày duy chuyển chậm dần vì ứ động kẹt cứng với nhau đã trở thành đích điểm cho CS mặc sức tập bắng, nã trọng pháo. Hàng ngũ dân quân mỗi lúc một rối loạn, hầu như chôn chân tại chổ khi về tới Phú Bổn – Phú Yên, cho dù nhiều binh chủng thiện chiến nhiều lần tình nguyện đi cản hậu đánh trả lại lực lượng truy kích CS, nhưng trong hoàn cảnh tiến thoái đều bị động như thế thì cán cân thiện chiến không thể đặt ra được nữa khi tứ bề chân tay đã bị trói chặt vào hàng ngũ triệt thoái mà nguợc lại chỉ đánh dứ cầm chừng để bảo vệ đoàn quân tiếp tục duy chuyển. Cuộc triệt thoái đã trở thành một thảm họa làm suy sụp hết tinh thần chiến đấu của Quân Lực VNCH. Theo chi tiết trong tư liệu của nhà báo chiến trường Phạm Huấn, người đã luôn theo sát từng giờ, từng ngày bên vị Tư Lệnh Quân Ðoàn II Phạm Văn Phú và là người có mặt trong suốt cuộc triệt thoái, am hiểu nhiều tình hình và kế hoạch của các cấp chỉ huy đã cho biết không một chiến xa, một khẩu trọng pháo nào mang về tới được Phú Yên. Như thế chiến lược ``Ðầu Bé Ðít To`` mà ông Thiệu dự định thực hiện đã hoàn toàn thất bại. Trên 80 phần trăm quân số trong cuộc rút quân bị tổn thất, và trầm trọng hơn cả là hệ thống chỉ huy cùng kỹ luật quân đội đã bị rối loạn thì lấy gì để tiếp tục chiến đấu? Ðây là một bài học phải trả bằng máu và nước mắt mà trong suốt cuộc chiến tranh 21 năm chống cộng từ sau hiệp định Generve

Page 13: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

1954 phân chia đất nước cho đến năm 1975, hoàn toàn chưa có được một cấp chỉ huy nào có đuợc tài năng điều khiển một cuộc triệt thoái cấp Quân Ðoàn. Triệt thoái thành công bằng mọi gía là phải mang yếu tố nhanh chóng, bất ngờ, không để cho đối phương dự đoán được kế hoạch, và nếu có biết ra thì cũng đã cao bay xa chạy thì mới thật là kế hoạch mật nhiện thành công nhất. Mọi khó khăn nhất cho cuộc rút quân là dân và quân mà trộn lẫn với nhau thì thật không có cách nào đi nhanh được, mà ngược lại còn tạo nên rối loạn mất tinh thần, thà để dân ở lại vùng đất cho đối phương tạm chiếm, bảo vệ chủ lực quân đội bằng mọi gía để chờ cơ hội tái chiếm, giải phóng lại toàn thể dân nước mới là thượng sách. Nhưng cuộc triệt thoái ở cấp Quân đoàn qúa đông đảo và to lớn khắp các mặt trận, do đó yếu tố nhanh chóng và bất ngờ khó có thể đặt ra được nữa, mọi động tịnh ngày hôm trước đến hôm sau là đối phương đã biết rõ. Trong lịch sử chiến tranh chỉ có những cuộc thua trận to lớn như Napoléon, Hitler, Thoát Hoan, Tôn Sĩ Nghị...mới diễn ra những cuộc triệt thoái về nước, còn như đang ở thế cân bằng với đối phương thì cách hay nhất là phải thủ thành quyết chiến, kéo dài thời gian để tìm một giải pháp chính trị an toàn ngõ hầu có thể bảo tồn được tất cả quân đội hơn là tự ý rút quân thì chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu qủa nguy hại, tự giết lấy mình.. Ngày 30.4.1975 Tướng Phạm Văn Phú đã tự xử mình bằng cái chết theo nạn nước, dù cuộc chiến 21 năm chống cộng thất bại bởi Ðồng Minh và các phù thủy chính trị Quốc tế, kể cả Việt Nam phản bội, đã như đè nặng lên đôi vai, thần trí và máu xương nhũng người con yêu trung thành với Tổ quốc nhất trong những gìờ phúc sau cùng của cuộc chiến, vẫn muốn được nằm xuống bên cạnh đồng bào và chiến hữu, muốn được một lần gói thân về lại cội nguồn đất mẹ. Mở đầu từ cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã dần bức tử hết những anh hùng trong cuộc chiến, nhưng thành bại không thể luận anh hùng khi Tướng Phú đã tận lực hết khả năng và trách nhiệm của mình, cách tự xử hào hùng theo nạn nước cũng đã nói lên ý thức chân chính là dù hay hoặc dỡ vẫn sẵn sàng nhận chịu mọi trách nhiệm về hành động của mình. Cùng các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai và biết bao chiến hữu vô số kể nữa đã lấy cái chết để nói lên điều chân chính đó. Tổ quốc không đòi hỏi gì hơn nơi những nguời con đã tận lực hết khả năng và trách nhiệm, cho dù thất bại nhưng đức độ của các vị Tướng trên cũng đã đi vào lịch sử bằng cửa chính chứ không như một số vị đã từng bước tới địa vị Tướng, đã từng đứng trên thiên hạ làm mẫu mực cho mọi người noi theo mà lại lo cao bay xa chạy trước, giờ còn tìm cách thập thò về nước, có khác nào xúi dục dân chúng cùng chịu qui hàng thế lực ma đạo CS, một mai khi cường quyền sụp đổ, mà thực sự nó đã sụp đổ khắp nơi rồi, lúc đó không phải do chính qúi vị làm cho nó sụp thì quí vị đã tự ý đi vào lịch sử bằng cửa hậu, chổ đứng chắc sẽ rất u buồn, đã tự chọn thì còn biết trách cứ vào ai được nữa!..

Cuộc hội binh về núi Tam Ðiệp do Tiết Chế Ngô Văn Sở điều động dưới thời Tây Sơn đã đạt kết qủa tốt khắp các mặt trận, có thể so sánh đây là cuộc thoái binh lớn lao như Quân lực VNCH tại Cao Nguyên năm 1975. Các lộ quân khắp nơi từ địa đầu giới tuyến Việt Bắc đến miền duyên hải như Lạng Sơn, Kinh Bắc, Thái Nguyên, Sơn Tây, Hải Dương...được lệnh trể nhất là trong vòng năm ngày phải hội tụ đầy đủ về ngoại thành Thăng Long bên bờ sông Nhị để tiếp tục mở cuộc triệt thoái về núi Tam Ðiệp. Phần thủy quân giao cho trấn Sơn Nam túc trực chuẩn bị đầy đủ thuyền bè đợi các lộ thủy quân cùng hội về thì tấn phát. Ðoạn đường dài không thua gì Pleiku – Phu Bổn – Phú Yên trong cuộc triệt thoái Cao Nguyên 1975. Quân đội Tây Sơn thủy lục hai mặt đóng giáp từ núi Tam Ðiệp thông ra mặt biển vào tới hải phận Biện Sơn, đặt hai xứ Thanh, Nghệ trong tình trạng khẩn trương báo động. Cuộc triệt thoái được dể dàng tốt đẹp, ngoại trừ Nội Hầu Phan Văn Lân vì không cam tâm rút lui khi hay tin giặc Thanh đã tiến qua khỏi aỉ Nam Quan nên mới dẫn theo 1000 tinh binh, kéo lên mặt Bắc thử sức với quân Thanh. Ðúng như sự tiên đoán của mưu sĩ Ngô Thời Nhậm, quân Thanh mới tới nên sức lực và khí thế còn đầy mạnh mẻ hăng hái, 1000 tinh binh Nội Hầu Lân dẫn theo đều tan rã, chỉ còn mấy chục người thất thiểu trở về. Việc làm của Nội Hầu Lân không khác gì như việc mạo hiểm, trong trận cờ chưa kịp điều quân phối trí được trong việc phòng thủ đất nhà mà đã vội một mình đem Mã đơn độc sang sông, không có sự yểm trợ nào nơi những

Page 14: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

cánh quân khác có Xa, Pháo, Mã hoặc Chốt thì không thể tranh thắng được với những đạo quân gồm Xa Pháo Mã kể cả Tướng đông gấp ngàn lần đang toàn lực khởi thế công, hùng hổ tiến sâu vào nội địa nước ta. Nội Hầu Lân mà còn mạng trở về là điều hết sức may mắn.

Với khí thế hùng hậu phối hợp giữ ba đạo quân trong thế hổ trợ giữ chính binh, kỳ binh và viện binh, giặc Thanh đang mở ba mủi dùi từ mặt Tuyên Quang - Cao Bằng - Lạng Sơn tiến sâu vào nội địa nước ta. Binh số các tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Quảng Ðông, Quảng Tây gộp lại trên 20 vạn, giặc Thanh nghĩ sẽ đủ sức làm cỏ nước ta. Chính vì tránh thế hung hãn, những đòn tối độc của giặc tung ra ở bước đầu như cuộc xâm lăng của nhà Nguyên vào nước ta ở thế kỷ thứ XIII mà toàn Bộ Tham Mưu dưới quyền Tiết Chế Ngô Văn Sở đã đi đến quyết định bỏ ngõ tất cả mọi mặt trận kể cả Bắc Thành ( Thăng Long lúc đó được đổi tên là Bắc Thành vì nhà Tây Sơn không chọn nơi này làm kinh đô có vua cai trị) để bảo toàn chủ lực, tất cả các lộ quân đồng lúc phải triệt thoái về núi Tam Ðiệp, thủy bộ hai mặt liên kết một chiến tuyến dài ra tới hải phận Biện Sơn và tức tốc cấp báo về Phú Xuân cho Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ biết.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân, Bắc Bình Vương làm lễ tế cáo Trời Ðất, lên ngôi Hoàng Ðế lấy niên hiệu là Quang Trung, ngay hôm đăng quang nhà vua ra lệnh tấn phát, đốc xuất tất cả mọi tướng sĩ thủy bộ hai mặt dưới cờ đồng tiến nhanh ra Nghệ An để chuẩn bị hiệp cùng các đạo quân ở núi Tam Ðiệp và mở những mũi dùi tiến thẳng ra đất Bắc, quyết đánh cho các tướng sĩ nhà Thanh không còn một manh giáp để thu hồi lại toàn thể chủ quyền quốc gia trên khắp mọi miền đất nước.

Ðể đối lại với ba đạo quân Thanh, vua Quang Trung cũng đã cho mở ra ba mủi dùi tấn công. Hai đạo quân bên phải và trái, mỗi đạo lại phân thêm ra làm hai cánh để tạo thế trận ứng tiếp, gây thanh thế hư thực, đồng thời có nhiệm vụ bao vây tiêu diệt địch khi trung quân của vua Quang Trung từ núi Tam Ðiệp tiến thẳng ra Sơn Nam, Thanh Liêm, Nhật Tảo, Phú Xuyên, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Thăng Long cả một phòng tuyến dài do sự xếp đặt của Tôn Sĩ Nghị đều bị đánh tan rã trong chớp nhoáng. Nhìn qua thì thấy rõ quân Nam có ba đạo chính binh tiến ra giải phóng Bắc Hà, nhưng trong chính binh lại có cả kỳ binh và viện binh, bao gồm cả năm mủi tấn công, lối dụng binh thần tốc của vua Quang Trung, hư thực làm cho đối phương không biết đường nào trở tay như thế thì việc đánh bại đại quân Tôn Sĩ Nghị, lấy đầu hàng ngũ tướng tá tham mưu nhà Thanh dể dàng như lật bàn tay. Các danh tướng từ xưa đến nay dùng quân số ít nhưng vẫn áp đảo được quân số đông của đối phương là nhờ tài quyền biến, kế hoạch hành quân đầy chu toàn và mật nhiệm hơn người trong lẽ ``tri kỷ, tri bỉ, bách chiến, bách thắng.`` Ðiều này trước khi xuất trận, vua Quang Trung đã tuyên bố trước ba quân trong tiếng reo hò long trời dậy đất, khí thế hào hùng bạt ngàn cả sông núi:

``Ta đến mà địch không biết, là địch ngủ ta thức.

Ta đánh mà địch không đề phòng là ta chém kẻ tay không``

Một đạo do Ðại Ðô Ðốc Nguyễn Văn Lộc và Ðại Ðô Ðốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy gồm cả thủy bộ hai mặt, Ðại Ðô Ðốc Lộc mang quân án ngữ vùng Phượng Nhã, Yên Thế, Lạng Sơn chận đường rút lui của định, Ðại Ðô Ðốc Tuyết chỉ huy thủy binh và giữ nhiệm vụ kinh lược Hải Dương, giữ thế tiến thủ nơi mặt Ðông, phòng khi tình thế chiến trường cần viện binh ở các tỉnh thì thủy bộ hai mặt có thể dể dàng ứng tiếp liên lạc. Nhưng kế hoạch viện binh chỉ để phòng hậu họan, mà thực sự không hề được xử dụng tới khi quân ta đã hoàn toàn làm chủ tình hình ở khắp các mặt trận.

Page 15: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Một đạo bộ binh Thiết Giáp gồm ngựa chiến và voi chiến dưới quyền chỉ huy của Ðại Ðô Ðốc Nguyễn Văn Bảo và Ðại Ðô Ðốc Ðặng Văn Long. Ðại Ðô Ðốc Bảo chỉ huy tượng binh từ vùng Sơn Minh (Ứng Hòa, Hà Ðông) tiến ra làng Ðại Áng (Thanh Trì, Hà Ðông) để tạo thế gọng kềm tiêu diệt quân Thanh từ đồn Ngọc Hồi tháo chạy khi bị trung quân của vua Quang Trung đánh vở ra từng mảnh vụn. Ðại Ðô Ðốc Long chỉ huy mã binh tiến từ huyện Chương Ðức vào, các tiền đồn Yên Quyết, Nhân Mục lần lược bị hạ, đến Khương Thượng là chốt cuối cùng nằm về hướng tây nam thành Thăng Long, từ mờ sáng tinh sương, dân chúng và binh sĩ đã dùng rơm quấn cùng củi khô, tẩm dầu đốt cháy rực khắp bốn mặt đồn, quân sĩ reo hò vang dậy, hăng hái phá đồn, tiến như vũ bảo phá sập các đê điều, chẳng bao lâu binh mã của Ðại Ðô Ðốc Long đã tràn ngập hết các mặt đồn, tướng chỉ huy là Sầm Nghi Ðống và binh sĩ dưói quyền hết sức kinh hải, không chống cự nổi sức đánh như che tre của quân Nam. Ðống cùng một số tùy tùng bỏ trốn ra gò Ðống Ða, đến đường cùng phải treo cổ tự tử. Một lần nữa gọng kềm lại mở ra thêm một cánh nơi Ðại Ðô Ðốc Long, quân Thanh không còn bị lưỡng đầu thọ địch nữa mà là bị tam đầu thọ địch, Ðại bản doanh Tây Long nơi Tôn Sĩ Nghị đóng quân và khắp trong ngoài kinh thành Thăng Long trong thời gian ngắn quân Thanh đều bị đánh tan rã bởi ba gọng kềm khép chặt của Ðại Ðô Ðốc Long, Ðại Ðô Ðốc Bảo, và trung quân của vua Quang Trung.

Với tài điều binh trăm trận trăm thắng của vua Quang Trung thì chắc chắn người như Tôn Sĩ Nghị một tướng soái trong thời bình, chưa bao giờ biết tới chiến tranh chứ đừng nói là chạm trán với Danh Tướng Nguyễn Huệ đã từng Nam chinh, Bắc chiến, dụng binh từ thửa thiếu thời ngang dọc khắp các trận mạc, lập nghiệp trên mình voi, yên ngựa để có ngày bước lên ngôi Hoàng Ðế thì Tôn Sĩ Nghị qủa thật hoàn toàn không biết người biết mình chút nào cả nên mới điên rồ mạo hiểm mang quân vào nước Ðại Việt để chuốt lấy những thảm bại nhục nhã. Nghị dù có thông minh tài trí mấy cũng không ngờ rằng lối dụng binh của vua Quang Trung qúa thần tốc, tiến thoái tựa mây trôi sấm bảo, mới ngày nào Nghị còn mơ màng trong trướng phủ, đắc ý nghĩ đến chiến lược tầm ăn lá dâu, dẫm lại con đường xưa cũ của Lữ Nghị, Hoàng Phúc, Trương Phụ thời nhà Minh đã đi là cố thôn tính đô hộ, đồng hóa Ðại Việt dần thành một quận huyện của Tàu. Nhưng than ôi! Giấc hồ chưa thực hiện, nơi trướng phủ còn đang mơ màng thì có tin sét đánh ngang tai: Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Yên Quyết, Nhân Mục, Khương Thượng đến Hải Dương đều thất thủ, Ðề Ðốc Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Ðống và các tướng tiên phong Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng đều tử trận. Tôn Sĩ Nghị điếng hồn vì chân tay tả hữu của mình hoàn toàn bị chặt đứt. Một chiến tuyến dài từ niềm duyên hải Sơn Nam nay thuộc Nam Ðịnh lên tới Bắc Thành-Thăng Long, ra tới mặt trận Hải Dương đều tan rã trong một thời gian ngắn. Nghị muốn cầu viện cánh quân Vân Nam-Qúi Châu đang đóng ở Sơn Tây thì còn xa xôi qúa! Không biềt chừng nghe tin chủ tướng đại bại nên hàng ngũ tướng tá đã khiếp đảm, sợ phải bị mang họa như Liễu Thăng năm xưa, và có thể đang trên đường tháo lui về lại cố quốc. Việc này Sĩ Nghị đã tiên đoán đúng nên trong trăm ngàn kế, chỉ có kế trực chỉ Nam Quan, quăng tất cả ấn tín, áo mão cân đai, cờ quạt chạy tháo thân về lại cố quốc là thượng sách. Chiến lược tầm ăn lá dâu, bước lại con đường thời nhà Minh trước, trong bước đầu đã hoàn toàn bị vụa Quang Trung đập tan nát, vẫy chết từ trong trứng nước. Vua Quang Trung đã thấu rõ tận tường bước hành binh của Tôn Sĩ Nghị, xem đó chẳng khác sự múa may quay cuồng của đàn dê đứng trước mặt chúa sơn lâm. việc này đã được vua Quang Trung khẳng định trong lần hội quân tại núi Tam Ðiệp:

``Chúng nó sang phen này là tự mua lấy cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này,

thân coi viêc quân, đánh giữ đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu về chẳng qua

10 ngày là xong việc.``

Page 16: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Chiều ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (30-1-1789), Vua Quang Trung cùng toàn quân tiến vào thành Thăng Long trong nổi vui mừng hạnh ngộ giữa dân quân đón chào ngày giải phóng, trong tiếng reo hò vang dậy khắp kinh thành.Chiếc áo bào đỏ tượng trưng cho ngọn cờ đào và chiếc khăn vàng quấn trên cổ áo Vua Quang Trung tượng trưng cho mặt trời công nghĩa đều đã ngã màu thuốc súng sạm đen sau bao ngày chỉ huy quân binh ngoài mặt trận. Oai linh của dân tộc một lần nữa đã làm sống dậy những trang sử chống ngoại xâm đầy hào hùng. Thành Thăng Long khắp nơi đều tưng bừng mở hội ăn tết khai hạ theo lời hứa của Vua Quang Trung sau bảy ngày quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Ngọn cờ đào in hình mặt trời vàng đứng giữa, hòa lẫn cùng anh linh, máu xương các chiến sĩ đã gốp công trong khắp cuộc chinh phạt, đập tan nát mọi ý đồ xâm lăng của đế quốc Bắc Phương, hôm nay đứng sừng sửng tung bay trên kỳ đài Thăng Long.

BẢN ÐỒ ÐẠI PHÁ QUÂN THANH

Page 17: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

THAY LỜI CUỐI

Nhũng việc cần làm ngày hôm nay đối với những ai còn quan tâm đến đất nước là phải trường kỳ và triệt để khai thông những bế tắc của lịch sừ để gốp phần xây dựng tiến trình dân chủ hóa đất nước. Cộng sản chính là một bế tắc của lịch sử, tập hợp những ý tưởng và hành động sai lầm trong các chế độ độc tài phong kiến xa xưa nối dài, vì thế mà CS đang bị phá sản khắp nơi. Tìm những từ ngữ để diễn tả cho chính xác thì có thể nói rằng CS chính là hệ qủa cuối mùa còn sót lại của những chế độ độc tài phong kiến, còn tồn đọng lại những bất công áp bức và một hệ thống hành chánh còn đầy dẫy những nhũng lạm, khuynh loát, đầy dẫy nhũng phe cánh tranh chấp quyền lực trong bóng tối. Một trò chơi không có trọng tài, vượt qua mọi

Page 18: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

hiến định luật pháp quốc gia nên không thể lớn dậy, đi xa và phát huy được hết khả năng cùng tinh thần chính trị mà ngược lại người làm chính trị luôn bị đặt trong tình trạng bất an, như thường trực ngồi trên lò lửa bởi những rối ren trong bóng tối, với những hổn độn bế tắc, ấu đả, thanh toán nhau bằng bạo lực có thể xãy ra bất cứ lúc nào và sẽ dẫn đến nhũng hậu qủa tai hại cho toàn xã hội là giam hảm, bế tắc mọi chính sách, đường hướng và bước đi chung của dân tộc. Nhìn sự việc bao nhiêu năm che dấu, phủ kín màu tang của các phe phía như vụ Võ Nguyên Giáp và Lê Ðức Anh thì thấy rõ, đây không phải là việc mới mẻ độc nhất gì cả mà là một trong những việc đã thường xuyên xãy ra từ lâu trong bóng tối, và nếu có những cái chết bất ngờ, đột ngột xãy ra cho các ông tướng như Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn v.v... thì đó cũng chỉ vì tranh chấp quyền lực, tấn công trước kẻ không đề phòng để giữ thế thượng phong ``tiên hạ thủ vi cường`` thế thôi! Người từng trãi trận mạc như tướng Võ Nguyên Giáp chắc dư sức hiểu điều này. Ðến giờ phút này những người ủng hộ tướng Giáp mới nghĩ đến vai trò trọng tài của luật pháp thì có muộn lắm không? Thế giới CS vốn chủ trương dùng bạo lực để nắm chính quyền, xem luật pháp chỉ như công cụ để bóp méo vo tròn theo mục đích đảng CS, trong qúa khứ đảng đã chểnh chệ ngồi trên luật pháp, độc tài chuyên chế hết tất cả mọi vấn đề nên dẫn theo hậu qủa là luật pháp nằm nơi cửa miệng kẻ nào nắm quyền lực trong tay, mặc sức vẽ trăng vẽ cuội mọi vấn đề theo ý riêng kể cả học thuyết Mác-LêNin, và gần đây nhất bổng nhiên lại thai nghén từ đâu ra thêm``Tư Tưởng HCM`` chắc chỉ để dụ gạt người quê mùa chất phát, còn những ai có chút hiểu biết đều đã khước từ nó từ lâu rồi! Bộ chính trị và các đảng ủy đảng CS làm việc này đã đành, thế nhưng có người bàng quang ngoài cuộc, hoặc vì bị khép kín, sống dưới chế độ CS tuyên truyền lau năm nên lạc lối nhận định, có những phản xạ gần như lập lại những gì đảng CS vẽ bùa phép mị dân, vô tình làm một công việc như Hoàng Cao Khải ngày xưa dụ hàng Phan Ðình Phùng. Hoàng Cao Khải làm tay sai cho Pháp và tự ví hành động theo Pháp của mình giống như người con gái đã lấy chồng trong câu chuyện Tam Quốc bên Tàu. Chúa Ðông Ngô là Tôn Quyền có hai người em gái, một gã cho Châu Du tức Châu Công Cẩn và một gã cho Lưu Bị. Châu Công Cẩn, Lưu Bị và Tào Tháo lại ở vào tư thế phân lập tranh hùng với nhau giữa ba nước.

``Ai về nhắn với Châu Công Cẩn,

Thà mất lòng anh đặng bụng chồng.``

Thời hoàng kim cực thịnh của đế quốc thực dân Pháp mà Hoàng Cao Khải phải dụ hàng đến muốn đứt hơi nhưng vẫn không lay chuyển được ý chí sắt đá của Phan Ðình Phùng, nói chi hiện tại CS đã tan rã khắp nơi. Ông Hồ dù có tài giỏi tới đâu thì cũng thuộc về qúa khứ lịch sử, thời hoạt động của ông Hồ so với ngày nay đã hoàn toàn khác biệt, những chất xúc tác tạo dựng nên cơ sở chính trị ở những thập niên 30, 40 hoặc 50 cho đến nay đã hoàn toàn không phù hợp nữa, sức sáng tạo đã dần mòn thoi thóp trúc hơi thở nặng nhọc, khó khăn trên những bước đường đi qua , nói cho đúng hơn là đã bị hụt hẩn, lệ thuộc vào lịch sử chứ không còn làm chủ bước đi lịch sử được nữa. Có ít lợi gì khi đảng CS cứ đưa hình ảnh ông Hồ ra che chụp lên hết đại khối quốc dân? đảng CS cứ ấu trỉ hồ đồ lẫn lộn giữa hữu hạn và vô hạn, coi bộ đảng CS muốn cho ông Hồ sống mãi như Chúa Ki Tô, Phật Thích Ca hay ít ra như Khổng Tử được các nho gia tôn là bậc thầy muôn đời của thiên hạ``vạn tuế sư biểu`` phải chăng? Ông Hồ là nhà chính trị theo chủ nghĩa CS giờ lại được đảng CS phong tặng cho thêm nhiều quyền năng ghê gớm khác thì xin hỏi những người đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ có thấy đảng CSVN đã vi phạm mọi quyền Tự do cơ bản của người dân và hoàn toàn chặn đứng, đi ngược lại tiến trình Dân chủ hóa đất nước khi đảng CS qúa độc đoán áp đặt những điều sai trái, ép mọi người phải suy tôn ông Hồ như thần thánh, một việc làm nhắm thấy đảng CSVN đã cố tình bức tử toàn khối quốc dân khi đem cái bóng ông Hồ đè chụp mãi lên bước tiến thủ của dân tộc. Nhận định được những nguy hại to lớn, chặn lối tiến trình dân chủ hóa đất nước nên không người Việt Nam nào, nhất là những nhà ly khai một thời đã từng xe tơ kết tóc với

Page 19: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

đảng CS lại còn mang ý nghĩ ``bỏ thì thương, vươn thì tội`` mà không có can đảm đọan tuyệt hình ảnh Hồ Chí Minh, đọan tuyệt đảng CS, để cho các mầm non tuổi trẻ cứ phải hiểu lầm quý vị làm một công việc thừa hơi như Hoàng Cao Khải.

Nắm được quyền lực thì có thể ngồi trên thiên hạ, ép buộc mọi người làm theo ý mình, khống chế, khuynh đảo cả hiến pháp hoặc luật pháp quốc gia và dể dàng ban hiệu lệnh thiên hạ, muốn ai sống chết đều được cả. Ðây là trò chơi phản dân chủ, đi ngược lại tinh thần chính trị mà nguyên nhân chính phát xuất từ góc rễ độc tài chuyên chế, đảng trị. Nội bộ đảng CS có tranh dành quyền lực đến độ giết hại nhau thì đó cũng là chuyện thường bởi vì vai trò trọng tài luật pháp đã đi vắng từ lâu rồi, không có gì bảo đảm cho ngưòi làm chính trị, những lãnh tụ được sống một cách an nhiên, đàng hoàng hành xử quyền công dân của mình. Mất dân chủ là mất tất cả, phải chịu bị động trói buộc, đứng ngồi như trên đống lửa, ngơm ngớp đề phòng mọi phe cánh âm mưu đảo chánh, giết hại nhau luôn âm thầm diễn ra trong bóng tối. Nghiệp dữ đã sâu lại còn đẻ ra thêm nghiệp dữ nữa như vụ Cục2 lại biến thể dần thành Tổng Cục2 mà tướng Giáp đã kể rỏ các tội trạng nhớp nhúa của cơ quan công an mật vụ này trong một lá thư trước đó. Tướng Giáp muốn dứt điểm sự vụ này, trước tiên đòi hỏi phe cánh tướng Giáp phải có thực quyền trong tay, bằng ngược lại vĩnh viễn sẽ không bao giờ nhân danh được luật pháp, vĩnh viễn sẽ không bao giờ cứu được những người đồng tâm huyết theo tướng Giáp. Nhìn gương Trần Ðộ bị bức tử ra sao sẽ thấy rõ! Mọi mưu toan sẽ như cát vụn, khi có con nước chấp tranh sẽ bị cuốn phăng rã tan khắp hướng. Tranh chấp quyền lực là điều luôn âm thầm nung náu trong các chế độ vương quyền phong kiến xưa cũ, các chế độ độc tài quân phiệt đến đảng trị CS v.v...nói chung các chế độ độc tài đều mang một chứng bịnh nan y này và hoàn toàn không có thuốc chữa!!! Việt Nam muốn thoát khỏi vũng lầy nhược tiểu thì phải sớm biết vận dụng nội lực của toàn dân, mọi đảng phái tổ chức văn hóa, chính trị, kinh tế đều có thể thi đua, cạnh tranh và có thể đối lập như chính trị, chỉ cần hoạt động tích cực đúng theo nguyên tắc Tự do Dân chủ thì mọi việc chắc chắn sẽ an toàn tiến xa đến tương lai tự lực, tự cường. Phần đảng CS chắc không hy vọng gì chấp nhận vai trò đối lập của những đảng phái chính trị khác, bởi vì bản chất độc tài chuyên chế, quen lối lấp ló bí mật, dùng công an bạo lực để thống trị nên không bao giờ chịu hiểu và chấp nhận đối lập, không nhìn thấy những quốc gia đi trước về Dân chủ tại Châu Âu, Canada, Mỹ, Úc, Nhật...tại nghị trường những đảng phái chính trị sẵn sàng bênh vực mổ xẻ mọi đề tài, tranh biện đến tận cùng tận lý, năng nổ hơn mổ bò, hùng biện hơn mưa rào sấm sét, để sau cùng tất cả mọi việc đều phơi bày ra ánh sáng, được báo chí, truyền thanh, truyền hình đăng tải và phổ biến tối đa cho dân chúng đều biết, cuối cùng không hề chết một thằng Tây nào cả, mà ngược lại còn vui vẻ cả làng khi tất cả các đảng phái đều nhận ra những điều sai trái cần phải tương nhượng và đạt đạo được những ý kiến, thành qủa tốt trong việc thay mặt người dân thực hiện mọi yêu sách, thỉnh nguyện cho mọi mục tiêu, chính sách, kế hoạch trị nước an dân.

Ðảng CSVN nếu còn lì lộm cố tình không chịu hiểu những giải pháp Dân chủ chính đáng rất phổ cập trong thời đại hôm nay, mà ngược lại còn cố duy trì một tổ chức độc đoán, công an bạo trị, tạo nguồn gốc, ổ chứa cho những tranh chấp quyền lực thối nát và dẫn dân tộc đi phiêu lưu vào những hệ lụy đau thương ảo tưởng để suốt đời cứ phải sa lầy trong vũng lầy nhược tiểu thì đó là một trọng tội ghê gớm của đảng CS đối với dân tộc. Vì mất dân chủ nên lãnh thổ và lãnh hải tổ quốc đã bị đảng CS lén lút cắt xén trao cho tập đoàn hung hãn Bắc Kinh mà không thấy quốc hội, không thấy một cơ quan truyền thanh, truyền hình báo chí nào dám lên tiếng bênh vực bởi một lẽ dể hiểu là đảng khống chế, tập trung chỉ huy tất cả, kẻ nào dám hó hé đá động đến chính trị thì coi chừng bị khai trừ, xử chết hoặc cho vào tù ở đến mục gông. Quyền Tự do ngôn luận nếu có trong thời kỳ ``kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa`` cũng chỉ là những việc làm theo đường lối độc tài của đảng. Nói như thức giả TS Nguyên Thanh Giang đó là bước đi khập khểnh một chân. Riêng người viết thấy cái xã hội Việt Nam chúng ta đang bị bội thực trầm trọng, quyền Tự do ngôn luận chỉ hướng vào việc

Page 20: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

làm kinh tế, còn mặt chính trị thì để mặc cho đảng lo, mà đảng lo cái gì hơn là việc chỉ muốn tập trung các cấp ủy đảng len lõi khắp nơi vào mọi cơ sở, đem công an rình mò theo dỏi để chuẩn bị thủ tiêu, bắt bớ những ai bất đồng chính kiến với đảng. Xã hội Việt Nam về mặt kinh tế đang bị bội thực, không tiêu hóa được những gì đang ăn , về mặt chính trị thì tinh thần và sức khỏe rất yếu kém, không điều hợp phát triển một cách quân bình theo chiều hướng tốt đẹp được, mà đang bị phát ách, lên cơn từng giờ, không biết chừng ngã lăng ra chết lúc nào không hay.

Từng phần cây số đất đai, biển trời Tổ quốc đã bị đảng Việt gian CS bán đứng cho lục địa Trung Hoa, con cháu Hán tộc đã lên mặt kêu căng đánh phá, giết người, cướp của khắp nơi trên hải phận Việt Nam, chúng đặt cột mốc, lập rào cảng, chôn mìn bẩy vào sâu nội địa Việt Nam. Hởi con cháu của sơn hà Văn Lang có núi tràu xưa cũ, hởi Ðại Cồ Việt nước non một giải biên thùy cờ lau tập trận, hởi Ðại Việt hùng anh một thửa Thăng Long thành chấp cánh! Biết nói gì đây hởi cháu con Hồng Lạc, hậu thế hôm nay chắc nhiều xót xa ray rức khi đứng truớc một đế quốc Hán tộc cường binh hung hãn! Những lúc dân lực suy đồi, quốc gia yếu kém là lúc kẻ thù Phương Bắc luôn chực chờ, sẵn sàng đè bẹp, tung những đòn hiểm ác để xâm chiếm, Hán hóa mọi bờ cỏi đất đai và người dân nước Việt. Trong trăm ngàn cách, chỉ có cách đưa quốc gia dân tộc đến chổ tự lực tự cường là một trách nhiệm thiêng liêng và ổn thỏa hơn cả trong sách lược bẻ gảy mọi ý đồ xâm chiếm của Bắc Phương. Mỗi khi xãy ra hiểm họa mất nước, những oán hờn tủi nhục luôn đè nặng lên quốc gia dân tộc, chúng ta không khỏi lần dở lại trang sử cũ của tiền nhân suốt ngàn năm dài tranh đấu, và lịch sử cận đại ghi dấu cuộc đánh đuổi xâm lăng Phương Bắc đã rực rỡ lên hình ảnh vua Quang Trung, một võ công đầy oanh liệt và hào hùng nhất ở cuối thế kỹ thứ XVIII của dân tộc.

Gần đây nhà văn Quách Tấn và Quách Giao đã cho ra đời tác phẩm ``NHÀ TÂY SƠN``, tác giả đã có nhiều khai quật mới mẻ, khám phá hết sức trung thực khi viết về tác phẩm này. Quách Tấn và Quách Giao cho biết gia tộc tác giả đã sinh cư lâu đời tại Bình Ðịnh và trong Từ đường họ Quách có chép tay lại hai bộ sử là Tây Sơn Dã Sử và Tây Sơn Liệt Truyện. Riêng nhà văn lão thành Quách Tấn đã từng bỏ cả cuộc đời đi chu du tham khảo khắp địa danh Ấp Tây Sơn để sưu tập, phỏng vấn, ghi chép trực tiếp những nơi có xãy ra các sự kiện lịch sử, không ai có thể am hiểi hơn Quách Tấn về các địa thế đất Tây Sơn, đã cho chúng ta những tài liệu lịch sử thật vô cùng qúy gía mà trên hai trăm năm đã bị chôn vùi theo sự bại vong của triều đại Tây Sơn cùng với sự đàn áp vô cùng khốc liệt của nhà Nguyễn Gia Miêu (nguyên quán Tổ phụ Nguyễn Ánh ở làng Gia Miêu thuộc tỉnh Thanh Hóa nên các nhà nghiên cứu sử học đều gọi là Nguyễn Gia Miêu để phân biệt với Nguyễn Tây Sơn). Dù bị đàn áp nhưng gia phả con cháu các danh tướng, văn thần thoát được nanh vuốt truy bức, cũng như các nhà nho sống gần thời đó đã bí mật ghi lại nhiều sự thật để khi có được những cơ duyên thuận tiện thì phổ biến lại cho hậu thế về một giai đoạn lịch sử cách mạng đầy bi hùng chung của dân tộc. Mười hai bộ sử ký đã âm thầm cưu mang thai nghén, nhưng suốt thời gian dài nhà Nguyễn Gia Miêu còn cai trị nên các bộ sử vẫn phải chịu số mệnh ẩn dấu mà sự mất còn đã phải tùy thuộc vào thời gian luân lưu vì hoàn cảnh chiến tranh, và nhất là người sau thay người trước tiếp nhận bảo quản có biết trân trọng giữ gìn thường xuyên bên mình không, hay vì một lý do nào đó ngoài ý muốn đành phải đau xót chịu mất các bộ sử như mất đi một phần đời sống tinh thần vô gía, và cứ phải ray rức ân hận mãi vì lỡ đánh mất đi công lao khó nhọc của tiền nhân. Nhà văn lão thành Quách Tấn đã kể nhiều chi tiết về các giai đoạn sống còn của các bộ sử trong tác phẩm sử liệu ``NHÀ TÂY SƠN``, bạn đọc có thể liên lạc đặt mua tác phẩm vừa kể theo đia chỉ sau đây:

http://goken.free.fr/antiem/antiem.html .

Hoặc có thể xem ấn bản điện tử nơi trang web Nhân Ái:

Page 21: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

http://perso.wanad oo.fr/charite/

Vì những am tường của nhà văn lão thành Quách Tấn về địa thế đất Tây Sơn - Bình Ðịnh, nơi sinh trưởng ra nhà văn, mà trong tất cả các sử liệu từ trước đến nay đều chỉ nói rất lờ mờ về địa thế nơi đây, nên người viết xin mạn phép trích phần bản đồ và phần miêu tả trong sách của nhà văn lão thành để phổ biến cho mọi bạn đọc biết rộng rãi thêm hơn về địa thế một thời đã phát xuất những đấng hùng anh vá trời lấp bể, ngõ hầu thiết lập được cảm thông và tự hào hơn với công nghiệp của tiền nhân. Xin đa tạ...

BẢN ÐỒ ẤP TÂY SƠN

Page 22: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

``Ấp Tây Sơn là nơi phát tích của Bình Ðịnh tam hùng: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Ấp gồm phần đất An Khê và phần đất Bình Khê, tỉnh Bình Ðịnh.

Và chia làm ba phần: Tây Sơn thượng là vùng An Khê.

Tây Sơn Trung, từ chân đèo An Khê đến Hữu Giang, Tả Giang.

Page 23: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Tây Sơn Hạ, từ Trinh Tường, Phú Lạc đến Thọ Lộc, Lai Nghi, Thú Thiện, An Chánh, Văn Tường, Kỳ Sơn, Thuận Truyền, Thuận Hạnh...

Cụm tháp Bình Nghi (Phú Thiện) ở phía nam sông Côn và cụm tháp Dương Long ở phía bắc sông Côn là hai trụ ranh giới phía đông của ấp.

Phía đông là đồng bằng phì nhiêu.

Phía tây và phía nam, núi non hiểm trở, điệp điệp trùng trùng.

Phía bắc, nửa trên là núi dính liền với dãy núi phía tây, nửa dưới là đồng bằng dính liền với đồng bằng phía đông.

Dòng sông Côn phát nguyên trên dãy Trường sơn chạy xuống biển Thị Nại, chia ấp Tây Sơn ra làm hai, nửa phía nam nửa phía bắc, chạy dọc theo dòng sông, tứ mùa lúa dâu bắp đỗ thay nhau làm tăng vẻ giàu sang cho núi non hùng hiểm. Núi có nhiều ngọn cao lớn, trông đồ sộ hiên ngang; được nhiều người chú ý là những ngọn có di tích lịch sử, như:

Ở vùng An Khê có núi Hiển Hách, tục gọi là Hảnh Hót, sử chép là Hinh Hốt. Ðó là một danh sơn có nhiều cây quý và chung quanh có nhiều ngọn núi quy triều. Núi vùng An Khê liên tiếp với vùng cao nguyên ở phía Tây, và phía đông đèo An Khê nối liền Tây Sơn Thượng với Tây Sơn Trung.

Ðèo An Khê, xưa gọi là đèo Vĩnh Viễn, cao 740 thước và dài trên 10 cây số, chạy từ Tây xuống Ðông đường đi rất hiểm trở. Trước kia, lúc Quốc lộ 19 chưa mở, hành khách qua lại phải chịu nhiều gay go. Dọc đèo có nhiều nơi dốc ngược, đá mọc lởm chởm, có khúc phải dãng hai chân mà leo mới khỏi té. Nơi này tục gọi là dốc Chàng Hảng. Dưới dốc Chàng Hảng về phía đông có một cái nghẹo, nơi nghẹo có một cây khế rất sai quả. Khách qua đèo thường dừng chân nơi gốc khế để nghỉ ngơi và giải khát. Nghẹo ấy gọi là Nghẹo cây khế. Cách nghẹo cây khế chừng vài trăm bước có hai cây cổ thụ, thân cao tàn cả. Một cây ké, một cây cầy. Ðó cũng là hai trạm nghỉ chân của hành khách.

Dưới chân đèo, thuộc Tây Sơn Trung, núi cũng cao chớm chở như vùng Tây Sơn Thượng. Ngọn núi có danh nhất là hòn Ông Bình. Núi tuy không cao lắm chỉ có 793 thước, song trông rất kỳ vĩ và có vẻ bí hiểm. Cây cối sầm uất, ngó mịt mờ thăm thẳm như không có đường lưu thông. Nhưng kỳ thật thì có nhiều nẻo vào ra, thông thương với các ngọn núi chung quanh cùng các con đường hẻo lánh trong vùng.

Ðối trĩ [1] cùng hòn Ông Bình, có hòn Ông Nhạc, khí thế cũng rất hùng hiểm.

Từ hòn Ông Nhạc núi chạy từng lớp, từng lớp, lớp chạy thẳng vào Nam, lớp chạy xiên xiên xuống hướng Ðông - Nam. Danh sơn đều nằm trong dãy Ðông Nam. Trước hết là hòn Tâm Phúc hình như chiếc nón lá, nhiều cổ thụ và heo rừng.

Ðồn rằng núi rất linh thiêng vì bà Thiên-Y-A-Na thường tới lui hào quang sáng chói. Trong núi, hễ lúc mặt trời gần lặn, người ta thường nghe tiếng ụt heo inh ỏi. Người địa phương bảo đó là tiếng của bộ hạ của bà Thiên-Y. Núi Tâm Phúc có tên nữa là núi Bà Phù.

Page 24: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Ðối trĩ cùng núi Bà Phù có núi Màn Lăng. Thầy địa lý gọi Màn Lăng là hòn Nhật, hòn Bà Phù là hòn Nguyệt.

Giữa Màn Lăng và Bà Phù có một thung lũng bằng phẳng và kín đáo, tục gọi là Hóc Yến.       Qua khỏi Hóc Yến đền núi Ðồng Phong tục gọi là hòn Lãnh Lương.

Ði xuống nữa, đến địa đầu Tây Sơn Hạ, thôn Trinh Tường, đến dãy Hoành Sơn tục gọi là núi Ngang.

Những ngọn núi từ hòn ông Nhạc chạy xuống đều chạy theo hàng dọc. Hòn Hoành Sơn lại chạy ngang.

Hoành Sơn chỉ cao 364 thước, nhưng dài và rộng. Phía tây và phía nam, dòng suối Ðộng Tre và chí lưu ôm sát bên chân. Sông Côn chạy dài ở phía bắc. Trước mặt đồng Trinh Tường tiếp đồng Phú Phong, mênh mông bát ngát.

Hoành Sơn là đại địa, vì có nào bút, nào nghiên, nào ấn, nào kiếm, nào chung, nào cổ, ở bên tả bên hữu. Và trước mặt, trên ba nổng gò đất, đá mọc giăng hàng giống như những toán lính đứng hầu, xa xa có long bàn hổ phục.Bút là hòn Trưng Sơn ở thôn Phú Lạc bên kia sông Côn, xa trông như ngòi bút chép mây.

Nghiên là hòn núi Hợi Sơn tục gọi Hòn Dũng, trong địa phận Trinh Tường về phía Nam, đứng đối trĩ cùng hòn Trưng Sơn ở phía bắc. Trên đầu núi có một vũng nước vừa rộng vừa sâu, quanh năm không bao giờ cạn. Dân hàn mặc [2] coi vũng nước là nghiên mực của trời nên gọi hòn Dũng là Nghiên Sơn tức hòn Nghiên.

Hòn Nghiêng và hòn Bút nằm bên tả bên hữu hòn núi ngang, trông rất cân đối. Ðứng xa mà ngắm thì hòn núi Ngang là bức bình phong còn hòn Nghiên hòn Bút là hai trụ ba biểu [3].

-  Sát bên chân và trước mặt núi Ngang, có hai hòn núi nhỏ là hòn Một và hòn Giải. Hòn Một giống hình cái chuông, nên cổ nhân gọi là Chung Sơn. Hòn Giải giống như cái trống chầu nên có tên gọi là Cổ Sơn. Nhìn chung, thật giống chuông và mõ đặt trước án thờ.

- Hòn Giải, đứng phía bắc trông vào thì giống cái trống. Nhưng đứng phía đông mà nhìn lại phảng phất một quả ấn. Vì vậy hòn Giải còn có tên nữa là Ấn Sơn.

Ðặt cho hòn Giải tên Ấn chẳng phải chỉ vì hình dáng, mà còn vì phía đông cách Hoành Sơn không xa có hòn núi thấp mà dài mệnh danh là Kiếm Sơn tức hòn Kiếm. Ðã có kiếm thì phải có Ấn mới đủ đôi.

- Phía trên hòn Kiếm cũng trong phần đất Trinh Tường có hòn ông Ðốc, hình thù giống như một con hổ phục, đầu ngó lên Hoành Sơn. Ðó là Hổ cứ như trên đã nói.

- Còn dòng sông Côn đến cuối Trinh Tường, đầu Phú Phong thì nhận nước con sông Ðá Hàng, một chi lưu từ Ðồng Le ở phía nam chảy ra. Hai ngả sông này tạo thế long bàn ôm choàng lấy cuộc đất núi Ngang.

Từ núi Ngang (Hoành Sơn) trở vô, càng vô trong, núi càng cao. Nhiều ngọn cao trên dưới nghìn thước, trừ các thợ rừng tuổi tác, người đồng bằng ít ai biết tên. Người ta gọi chung cả dãy là Núi Xanh vì đứng ngoài nhìn vào sắc núi xanh như nhuộm. Từ núi Ngang trở xuống Tây Sơn Hạ, càng xuống, núi càng chạy xiên vào nam, nhượng chỗ cho đồng bằng.

Page 25: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Ðó là núi non nằm phía nam sông Côn.

Phía bắc sông Côn, núi vùng Tây Sơn Trung cũng có nhiều ngọn cao lớn. Như hòn Ngăn, hòn Bong Bóng ở Vĩnh Thạnh, trông có vẻ ngang ngược như muốn ngăn lối chặn đường thiên hạ đi rừng. Bốn mặt lại có suối khe bao bọc. Thế rất hiểm. Phía đông hòn Ngăn, cách một dòng suối, có hai ngọn nút cao ngất, đứng song song như hai răng nanh. Ðó là hòn Vỏ Cá và hòn Da Két.

Núi càng đi xuống đông thì càng thấp dần.

Sau hòn Vỏ Cá, hòn Da Két, còn hòn Bạc Má và hòn Nước Ðỏ. Hai hòn này có thể coi là một, nếu không có đèo Bồ Bồ chạy ở giữa. Ðèo mở đường giao thông cho khách ở phía đông lên phía tây, ở phía tây xuống phía đông. Núi đèo đều có hình thù và sắc thái đặc biệt, không thể tả nổi.

Xuống đến Tây Sơn Hạ thì núi không còn liền dây. Hòn Trưng Sơn ở Phú Lạc là hòn núi cao nhất vùng.

Hòn Trưng chỉ cao 422 thước, nhưng trông rất khôi hùng. Trông gần thì mập mạp hung hăng như con bò đực sung sức lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu. Nên người địa phương gọi là hòn Sung. Ở xa thì giống như ngọn bút, cùng với hòn Nghiên bên kia sông Côn làm bạn văn chương như trên kia đã nói. Lưng núi thì nổi từng vồng u như bị đánh sưng. Nên nhiều người gọi là hòn Sưng thay Sung. Theo các phụ lão địa phương thì núi có tất cả chín cục u, gọi là Cửu diệu tinh. Hai u lớn nhất, một trông giống răng bò nghé, gọi là Ðốc Xỉ, một giống u bò nghé, gọi là độc nhũ. Trong các sách địa phương chí xưa, nhiều sách lấy tên hai cục này để gọi hòn Trưng Sơn: Ðộc Xỉ Sơn, Ðộc Nhũ Sơn.

Trưng Sơn là Tổ sơn trong vùng núi ở bắc ngạn sông Côn. Mặt hướng về đông nam và lấy dãy Sơn Triều Sơn ở Cầu Gành thuộc An Nhơn, làm tiền án. Còn sơn mạch thì lại chạy thẳng xuống hướng đông, đến hòn Mạ Thiên Sơn, tục gọi là hòn Mò O

- ở giữa An Nhơn và Phù Cát - thì hồi cố. Phía trước mặt và hai bên tả hữu, gò đống nổi đầy, cuồn cuộn nhấp nhô như sóng biển. Và những ngọn núi ở xung quanh đều xây mặt về triều, cũng như các vị đại thần đứng chầu một đấng anh quân. Còn những gò đống kia là những quân lính dàn hầu.

Từ hòn Trưng Sơn trở xuống là đồng bằng. Nếu không có con sông Côn, thì cánh đồng này liền với cánh đồng phía nam.

Giữa cánh đồng, rải rác nổi lên những hòn núi đất, như hòn Hương Sơn, hòn Trà Sơn, hòn Khánh Long, hòn Chà Rang.  Hòn Hương Sơn giống như con chó nằm ngủ. Hòn Trà Sơn và hòn Khánh Long thì giống như hai con cừu.

Ba hòn núi này là ba hòn núi trọc. Hòn Chà Rang không có hình dáng đặc biệt như ba hòn núi kia, nhưng có nhiều cây chà là, đến mùa trái chín thì người ta rủ nhau lên hái rất đông đảo, cho nên có tiếng.

Núi non vùng đất Tây Sơn đại khái là thế.

Nói tóm lại về hình thế và vùng đất Tây Sơn như sau:

Page 26: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Tây Sơn Thượng gồm trọn vùng An Khê, núi non trùng điệp, đất bằng ít. Tây Sơn Trung gồm phần đất từ chân đèo An Khê chạy xuống đến cuối Bình Giang. Hòn Núi Ngang làm mốc ranh giới cho hai vùng Trung, Hạ. Vùng Trung cũng như vùng Thượng, núi nhiều hơn đồng.

Tây Sơn Hạ bắt đầu từ Trinh Tường trở vô, Phú Lạc trở ra, và chạy xuống đến Thú Thiện. Thọ Lộc trở vô, An Chánh, Vân Tường trở ra. Ðồng bằng chiếm gần trọn vùng. Dòng sông Côn làm sợi tim đèn cho hai vùng Trung Hạ.

Núi non thì hùng hiểm. Ðồng ruộng thì phì nhiêu. Rõ có thế dụng binh. Cho nên cuộc khởi nghĩa của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, trước kia và cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng thời Pháp sang Việt nam, đều phát xuất tại vùng Tây Sơn [4].``

[1] Trĩ: có nghĩa là núi. Ðối trĩ: chỉ hai ngọn núi đối nhau.[2] Hàn mặc: văn chương. 2 Trụ ba biểu: trụ vôi, có hình hoa sen trên đầu.[4] Trong Nước non Bình Ðịnh đã nói kỹ càng về núi sông vùng Tây Sơn. Ở đây chỉ rút những nét đại cương và chỉ đề cập đến những ngọn núi có để dấu hoặc nhiều hoặc ít của cuộc khởi nghĩa của nhà Tây Sơn.

(Phần in nghiêng nói về địa thế Tây Sơn như trên được trích trong tác phầm NHÀ TÂY SƠN của Quách Tấn và Quách Giao)

Những bộ sử ký về Nhà Tây Sơn qua thời gian luân lưu trong việc sưu tập ghi chép, bảo quản gần hai trăm năm, mười phần đã mất hết tám chín cho nên phần hiếm hoi còn lại cần phải được chúng ta trân qúi giữ gìn và hơn cả là lương tâm chân thực của người chép sử bao giờ cũng mong muốn để lại cho thế hệ mai sau những sự thật sử liệu ngõ hầu những ai có dịp nghiên cứu về sử học sau này có thể góp phần sáng soi thêm sự thật, phân định mọi khuynh hướng, mọi khía cạnh lịch sử để rút ra những bài học, cảm thông cùng kinh nghiệm đấu tranh của tiền nhân và tích cực hơn cả là có thể dựa vào các yếu tố địa lý, nhân văn, lịch sử đặt cơ sở, xây dựng những nền tảng, đồng thời phát họa nên những phương luợc đấu tranh, xây dựng quốc gia thật hữu hiệu trong sách lược dựng người, cứu nước và dựng nước chứ không thể như ông Mác, ông Lê từ trời cao nơi đau rơi xuống bắt dân Việt phải hè cổ tròng vào đầu nhản hiệu ``đấu tranh giai cấp chuyên chính vô sản`` thì vô hình chung phải bắt dân Việt chịu ách gông xiềng nô lệ. Việc cưởng ép bình thường đã trái với đạo lý nhân tình chứ chưa nói đến quyền sống con người phản ảnh những hoàn cảnh địa lý, nhân văn, lịch sử ở mỗi quốc gia, nên dân tộc nào không ý thức được hiển họa này thì vĩnh viễn không ngóc đầu, chen vai chung được với cộng đồng văn minh nhân loại. Do đó việc nghiên cứu lịch sử đấu tranh của tiền nhân luôn là điều cần thiết, theo đó chúng ta có thể bắt gặp được mọi hoàn cảnh địa lý, nhân văn để cùng tổng hợp, luận suy loại bỏ những tư tưởng hư ngụy ươn hèn sai trái mà tiếp nhận lấy những tinh hoa để cùng làm phát khởi sức mạnh ngoan cường, ý chí tiến thủ chung của dân tộc.

Theo tiết lộ trong tác phẩm NHÀ TÂY SƠN của Quách Tấn-Quách Giao thì gần đây các bộ sử như TÂY SƠN VĂN THẦN truyện, TÂY SƠN LƯƠNG TƯỚNG truyện v.v...còn được bảo quản nơi võ phái Thuận Truyền-Bình Ðịnh, nhưng vị chưởng môn Hồ Ngạnh đã qua đời,

Page 27: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

sách chắc còn được bảo quản nơi vị chưởng môn đời kế tiếp, võ phái Thuận Truyền có nhiều vị được chân truyền hiện sống tại hãi ngoại như võ sư Hồ Bửu được chân truyền luôn cả võ phái An Thái, đang khởi công gầy dựng truyền bá môn võ học tiếng tăm Bình Ðịnh hay còn đưọc gọi là Võ Tây Sơn, mong rằng môn phái Tây Sơn có thể cho độc giả biết hơn về hai tác phẩm Văn Thần và Lương Tướng này; nếu như còn nằm tại Tổ đường thì thật còn may mắn vì sách được bảo quản bởi những nhân tài võ học có tâm huyết thực hiện cuộc huấn hóa tuổi trẻ nên người cường tráng, lành mạnh về cả tinh thần lẫn thể chất. Và nói như Quách Tấn-Quách Giao thì sách còn ở nơi danh sơn để đợi người tri kỷ.

Ðôi lúc ca say đối bóng tà,

Thẹn đời danh vị kém tài hoa,

Giận không tướng lược đền tri kỷ

Nguyền được đồng tâm giúp nước nhà.

Phân trị buồn chi hờn cắt đất,

Tiền đồ giữ trọn chí bay xa.

Cùng theo chính nghĩa, yên bờ cõi

Quét sạch phường gian dựng thái hòa.

(Nguyễn Quang Trứ)

Ðảng Việt gian CS đang bán đứng từng phần cây số đất đai và biển trời Tổ quốc cho Trung Hoa đỏ, máu của dân Việt đã đỗ dài ra khắp Biển Ðông bởi tập đoàn bành trướng Bắc Kinh. Thái Bình Dương không còn yên lành như tên gọi của nó vì bởi sự ngông cuồng nơi hàng lớp lãnh đạo Bắc Kinh. Từng trang sử chống xâm lăng một lần nữa đang dỡ ra trước mắt toàn thể Quốc dân Việt Nam, như lên tiếng gọi sơn hà đang nguy biến.

Lòng quyết tử tiến lên đường gío bụi,

Hai bàn tay thề phục lại sơn hà.

Thái Bình Dương lấp bằng sầu nhục tủi,

Lấy máu đào rửa sạch máu yêu ma.

(Lý Ðông A)

Việc làm cần kiếp nhất hôm nay là phải khai thông những bế tắc lịch sử để mở ra tiến trình dân chủ hóa đất nước. Ðảng Việt gian CS càng cũng cố quyền lực bao nhiêu thì nội bộ càng chia bè kết cánh, lũng đoạn tranh chấp, mang đến những hậu qủa khốc hại cho đất nước bấy nhiêu, đồng thời nút chặn lịch sử càng bao trùm to lớn làm đình trệ mọi bước tiến dân chủ của dân tộc. Con đường chọn lựa giữa văn minh nhân bản và độc tài phản tiến hóa đã thấy rõ, không lý do gì phải chùng bước làm kẻ đồng hội đồng thuyền với các thế lực phản động CS đã cấu kết với kẻ thù Phương Bắc, nhẫn tâm muối mặt để cho chúng giết hại đồng bào mình. Ðảng CSVN phải trả lời trước Quốc dân và Lịch sử những hành động ươn hèn vừa qua.

Page 28: Quốc Dân Miềm Tây Nguyên · Web viewVÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống

Gươm công lý và gươm lịch sử sẽ khóa chặt mọi hành động đưa đất nước mất về tay Phương Bắc.

Nhớ đến vua Quang Trung với võ công oanh liệt thần tốc nhất cuối thế kỹ XVIII , trên 20 vạn quân xâm lăng Bắc Phương trong vòng bảy ngày đã bị quân dân ta quét sạch ra khỏi cõi bờ Ðại Việt.

PHẠM HỒNG TÂN

10.03.05