86
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG ----------o0o---------- QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011- 2020 Đơn vị tư vấn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG----------o0o----------

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNGGIAI ĐOẠN 2011- 2020

Đơn vị tư vấn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Tháng 8 năm 2011

Page 2: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNGGIAI ĐOẠN 2011- 2020

MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU BẢNG.......................................................................................................2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................3MỞ ĐẦU...................................................................................................................................4PHẦN THỨ NHẤT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG...................................................................................................................................................7

I. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG...............................................................................................71. Dân số và cơ cấu dân cư................................................................................................72. Hiện trạng nguồn nhân lực............................................................................................93. Đặc điểm tâm lý - xã hội, chăm sóc y tế và những kỹ năng mềm của nhân lực.........17

II. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH...........................181. Hiện trạng hệ thống giáo dục, đào tạo.........................................................................182. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo...................................................................193. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực..............................224. Kết quả đào tạo nhân lực.............................................................................................23

III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC...................................................................251. Trạng thái hoạt động của nhân lực..............................................................................252. Trạng thái việc làm của nhân lực................................................................................25

IV. DỰ BÁO CUNG – CẦU LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020..........................................271. Dự báo cung lao động giai đoạn 2011 – 2020.............................................................272. Dự báo cầu lao động giai đoạn 2011-2020..................................................................283. Dự báo cầu lao động theo ngành.................................................................................294. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo.........................................................................30

V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG MẶT MẠNH, HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG............................................................31

1. Những điểm mạnh.......................................................................................................312. Những điểm yếu..........................................................................................................323. Nguyên nhân................................................................................................................35

PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020..................................................38

I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020..........................................................................................................................38

1. Thời cơ và thách thức..................................................................................................382. Những nhân tố bên ngoài............................................................................................393. Những nhân tố trong nước và trong tỉnh tác động đến việc phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020...................................................................................41

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020............................................................................................................44

1. Quan điểm phát triển nhân lực....................................................................................442. Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực........................................................................453. Phương hướng và chỉ tiêu phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020..........................454. Các chương trình, dự án ưu tiên..................................................................................49

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC.................................................................521. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực.......................................................52

1

Page 3: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đầy phát triển nhân lực...........................................................................................................................543. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực..........................584. Dự báo nhu cầu vốn và giải pháp huy động vốn cho phát triển nhân lực...................59

PHẦN THỨ BA TỔ CHỨC THỰC HIỆN.............................................................................61I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH....................................................................61

1. Văn phòng UBND.......................................................................................................612. Sở Kế hoạch và Đầu tư................................................................................................614. Sở Giáo dục và Đào tạo...............................................................................................625. Sở Lao động Thương binh Xã hội...............................................................................626. Sở Nội vụ.....................................................................................................................627. Các Sở ban ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan truyền thông.....................................................................................................................63

II. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.....................................................................................631. Kiến nghị với Trung ương...........................................................................................632. Kết luận.......................................................................................................................63

DANH MỤC BIỂU BẢNGBiểu 1. Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh...............................................8Biểu 2: Lao động phân theo nhóm tuổi.....................................................................................9Biểu 3: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải Dương.........................................10Biểu 4: Lao động làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp......................................................................................................................................14Biểu 5: Lao động nữ làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp...........................................................................................................................15Biểu 6: Ngân sách nhà nước cho giáo đục đào tạo giai đoạn 2005-2010...............................20Biểu 7: Chi tiêu cho cho giáo dục của dân cư tỉnh Hải Dương...............................................20Biểu 8: Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất......................................................................26Biểu 9: Dự báo dân số và nguồn lao động tỉnh Hải Dương....................................................27Biểu 10: Dự báo tổng cầu lao động giai đoạn 2011-2020......................................................28Biểu 11: Dự báo cầu lao động chia theo ngành.......................................................................29Biểu 12: Dự báo số lượng lao động qua đào tạo.....................................................................30Biểu 13: Dự báo số lượng lao động qua đào tạo phân theo trình độ.......................................30Biểu 14: Nhu cầu vốn đào tạo nhân lực..................................................................................60Biểu 15: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng/cải tạo cơ sở đào tạo nhân lực..................................60

2

Page 4: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

CNH Công nghiệp hóa

CNC Công nghệ cao

CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH Hiện đại hóa

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

THCN Trung học chuyên nghiệp

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UBND Ủy ban nhân dân

3

Page 5: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

MỞ ĐẦU

Nhân lực của mỗi quốc gia hay một địa phương là tổng hợp những tiềm năng lao động có trong một thời điểm xác định, bao gồm các nhóm yếu tố biểu thị về thể chất, trí tuệ, năng lực, tính năng động xã hội và khả năng phát triển việc làm của bộ phận dân số trong độ tuổi quy định đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng có khả năng làm việc.

Phát triển nhân lực là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Phát triển nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng khi chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh mới, quy hoạch phát triển nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020.

Mục đích của quy hoạch phát triển nhân lực là đánh giá thực trạng phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng, xác định rõ những thế mạnh và yếu kém của nhân lực so với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phân tích, làm rõ thực trạng những điều kiện phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh, đúc kết những tác động tích cực, hạn chế; Đồng thời dự báo nhu cầu, xác định phương hướng và luận chứng hệ thống các giải pháp phát triển nhân lực, xác định nhu cầu các nguồn lực của tỉnh đến năm 2020 nhằm đảm bảo nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc, đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế giai đoạn đến năm 2020.

4

Page 6: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Yêu cầu của quy hoạch phải đạt được là dựa trên những chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và HĐND tỉnh để xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh, vùng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước thời kỳ 2011-2020, Chiến lược phát triển nhân lực của cả nước đến năm 2020 và cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Trung ương và của tỉnh.

Phạm vi của quy hoạch

Thời gian xây dựng quy hoạch từ năm 2011 tới năm 2020, trong đó có phân kỳ 5 năm 2011-2015 và 2016-2020.

Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch chủ yếu đề cập đến nhân lực trong độ tuổi lao động (theo Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 - nam giới từ 15 đến hết 60 tuổi, nữ giới từ 15 đến hết 55 tuổi), đào tạo và sử dụng nguồn lực con người, bao gồm toàn bộ nhân lực trên địa bàn tỉnh; phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực nói chung và từng lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng.

Những căn cứ chủ yếu xây dựng quy hoạch:

- Các Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hải Dương;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và tỉnh Hải Dương đến năm 2020;

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và

- Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 1/7/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu` tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu

5

Page 7: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

- Văn bản số 178/TB -VPCP ngày 05/7/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020 của các địa phương;

- Công văn số 5458/BKH-CLPT ngày 06/8/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, địa phương;

- Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 28/10/2010 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án “Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020”

- Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp trực tuyến “Hội nghị toàn quốc triển khai việc lập Quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương” ngày 10/8/2010;

- Công văn số 1006/BKHĐT-CLPT ngày 22/2/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Đề cương (chỉnh sửa) Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh/thành phố giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020

- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030

- Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh từ khi tái lập tỉnh đến nay bao gồm các báo cáo hàng năm, 5 năm 2001-2005, 5 năm 2006-2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 định hướng đến năm 2020;

- Quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành và nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; các ngành và các địa phương có liên quan.

Báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 -2020, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 phần chính:

- Phần thứ nhất: Thực trạng phát triển nhân lực của tỉnh Hải Dương

- Phần thứ hai: Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhân lực của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011- 2020;

- Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện.

6

Page 8: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

PHẦN THỨ NHẤTTHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI

DƯƠNG

I. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

1. Dân số và cơ cấu dân cư

Tại thời điểm điều tra 1/4/2009, tổng số nhân khẩu toàn tỉnh Hải Dương là 1.705.059 người, chiếm 2% dân số cả nước. Trong đó nam chiếm 48,9%, nữ chiếm 51,1%, nhân khẩu thành thị chiếm 19,1%, nhân khẩu nông thôn chiếm 80,9%. Như vậy Hải Dương là tỉnh đông dân thứ 11/63 tỉnh thành trong cả nước và đứng thứ 5/11 tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng

Qua 2 lần tổng điều tra dân số (1999 - 2009), dân số Hải Dương tăng thêm 52.686 người, bình quân mỗi năm tăng 0,3%. Tỷ lệ này tăng thấp hơn so với cả nước và vùng đồng bằng Sông Hồng và giảm mạnh so với thời kỳ 10 năm trước. Năm 2010, dân số trung bình tỉnh Hải Dương là 1.712.841 người, trong đó dân số thành thị là 327.149 người, dân số nông thôn là 1.385.692 người, và dân số nam là 839.326 người, dân số nữ là 873.515 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm đạt 0,31% giai đoạn 2001-2010.

Tính đến thời điểm cuối năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của Hải Dương là 1.106.865 người. Số người trong độ tuổi lao động của Hải Dương bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 tăng 2,4% và 2006 - 2010 tăng 1,1%.

Theo nhóm tuổi: Chia theo nhóm tuổi, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 55-54 chiếm tỷ lệ cao nhất (24,88%); tiếp đến là nhóm tuổi 35-44 (24,61%); thấp nhất là nhóm tuổi 55 trở lên (14,17%); các nhóm tuổi khác, tỷ lệ ở mức trên dưới 15%.

Theo giới tính: Năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh, lực lượng lao động nữ chiếm 51%.

Theo khu vực: thì lao động ở thành thị chiếm 16% và lao động ở nông thồn chiếm 84%. Như vậy có thể thấy lao động ở nông thôn vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Như vậy thì vấn đề đào tạo lao động trở nên vô cùng quan trọng.

Nhìn chung, tỷ lệ lực lượng lao động ở nhóm tuổi trẻ (15-24 và 25-34) có xu hướng giảm và tỷ lệ lực lượng lao động ở các nhóm tuổi cao (45-54 và 55 tuổi trở lên) có xu hướng tăng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, lực lượng lao động của tỉnh Hải Dương thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số lên tới 64,6%.

7

Page 9: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Biểu 1. Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh

(giai đoạn 2000-2010) Đơn vị: người

TT Chỉ tiêu 2001 2005 2010

Tốc độ tăng trung bình (%/năm)

2001-2005 2006-2010

1 Dân số trung bình 1.662.744 1.685.512 1.712.841 0,27 0,27   - Nam 802.543 821.687 839.326 0,47 0,35   - Nữ 860.201 863.825 873.515 0,08 0,19   - Thành thị 230.899 266.444 327.149 2,91 4,06   - Nông thôn 1.431.845 1.419.068 1.385.692 -0,18 -2,52 2 Dân số trong độ tuổi lao

động 929.039 1.046.093 1.106.865 2,40 1,10   Tỷ lệ so với dân số (%) 55,87 62,06 64,62 2,12 3,39 3 Lực lượng lao động làm

việc 916.033 942.186 971.600 0,56 0,60 - Chia theo giới tính          + Nam 430.536 460.164 473.169 1,34 0,31 + Nữ 485.497 482.022 498.431 -0,14 0,43 - Chia theo khu vực          + Thành thị 140.935 151.692 154.485 1,48 0,12 + Nông thôn 775.098 790.494 817.115 0,39 0,42 - Tỷ lệ so với dân số (%) 55,09 55,90 56,72 0,29 0,05

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương

Chỉ tiêu kế hoạch mức độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011-2015 là dưới 0,9%/năm và giai đoạn 2016-2020 là dưới 0,8%/năm1. Trên thực tế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Hải Dương trong giai đoạn 10 năm tới có thể thấp hơn so với con số kế hoạch. Như vậy, nguồn nhân lực của Hải Dương chủ yếu biến động do tăng tự nhiên về dân số. Hải Dương hiện có cơ cấu dân số vàng, với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động năm 2010 là 64,6%.

1 Dự thảo “Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Hải Dương”

8

Page 10: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

2. Hiện trạng nguồn nhân lực

2.1. Số lượng, cơ cấu tuổi và giới của nhân lực

Nhìn chung, tỷ lệ lực lượng lao động ở nhóm tuổi trẻ (15-24 và 25-34) có xu hướng giảm và tỷ lệ lực lượng lao động ở các nhóm tuổi cao (45-54 và 55 tuổi trở lên) có xu hướng tăng. Tuy nhiên, lực lượng lao động của tỉnh Hải Dương thuộc loại trẻ, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ loại cao.

Biểu 2: Lao động phân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

2006 2007 2008 2009 2010Số lượng(người)

Tỷ lệ Số lượng(người)

Tỷ lệ Số lượng(người)

Tỷ lệ Số lượng(người)

Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ(%) (%) (%) (%) (%)

Tổng số 1.056.001 100 1.072.724 100 1.075.944 100 1.091.291 100 1.106.865 100

15-24 178.464 16.9 161.445 15.05 163.113 15.16 166.531 15.26 169.904 15.3525-34 244.887 23.19 206.714 19.27 226.271 21.03 229.280 21.01 232.331 20.9935-44 236.122 22.36 282.126 26.3 266.834 24.8 269.549 24.7 272.399 24.6145-54 197.367 18.69 273.330 25.48 269.847 25.08 272.604 24.98 275.388 24.8855 trở lên 199.162 18.86 149.109 13.9 149.879 13.93 153.326 14.05 156.843 14.17

Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Hải Dương và Báo cáo “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2011 – 2015”

2.2. Trình độ học vấn của nhân lựcTỷ lệ lao động qua đào tạo của Hải Dương tới năm 2010 đã đạt tới mức

40% lực lượng lao động, tuy nhiên lao động đào tạo ở trình độ từ trung cấp nghề trở lên vẫn còn khá thấp (16% lực lượng lao động).

Hải Dương đạt thành tích tốt về đào tạo phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp năm học 2008 - 2009 hệ THPT đạt 91,6%, hệ bổ túc THPT đạt 86,6%; duy trì thành tích là 1 trong 5 tỉnh đứng đầu cả nước về số học sinh giỏi2. Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đã hoàn thành từ năm 2000 và đạt chuẩn phổ cập THCS từ năm 2001. Trong giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập và từng bước thực hiện phổ cập bậc trung học. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 năm 2009 đạt 99,99%, ước năm 2010 vẫn đạt 99,99%; hiệu quả đào tạo đạt 98,2%. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt tỷ lệ 100%. Học sinh tốt nghiệp

2 Báo cáo số: 93 /BC-UBND, ngày 27 /11/2009 về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. (Báo cáo tại kỳ họp lần thứ 16, HĐND tỉnh khoá XIV)

9

Page 11: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

THCS vào THPT và GDTX năm 2009 đạt 85,56%, ước năm 2010 đạt 86%. Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS năm 2009 đạt 95,15% và ước năm 2010 đạt 95,3%3.

Biểu 3: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải DươngĐơn vị: người

  2000 2005 2009 2010

I.TỔNG SỐ 888.666 942.186 961.315 971.600Phân theo trình độ đào tạo        1. Chưa qua đào tạo 688.716 668.952 596.015 582.9602. Sơ cấp nghề 15.107 23.554 42.983 48.5803. Công nhân kỹ thuật không bằng 133.299 164.882 179.614 184.6044. Trung cấp nghề 17.773 25.439 46.237 48.5805. Cao đẳng nghề 2.665 3.768 8.058 8.3556. Trung cấp chuyên nghiệp 15.995 26.381 30.300 30.7027. Cao đẳng 8.442 13.190 19.730 20.4038. Đại học 9.330 18.843 37.233 38.8649. Trên đại học 177 565 1.144 1.457

II. CƠ CẤU (%)        1. Chưa qua đào tạo 77,50 71,00 62,00 60,002. Sơ cấp nghề 1,70 2,50 4,47 5,003. Công nhân kỹ thuật không bằng 15,00 17,50 18,68 19,004. Trung cấp nghề 2,00 2,70 4,81 5,005. Cao đẳng nghề 0,30 0,40 0,84 0,866. Trung cấp chuyên nghiệp 1,80 2,80 3,15 3,167. Cao đẳng 0,95 1,40 2,05 2,108. Đại học 1,05 2,00 3,87 4,009. Trên đại học 0,02 0,06 0,12 0,15

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương và ước tính của Quy hoạch

Cơ sở vật chất cho giáo dục được đầu tư nâng cấp, tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng đạt 74,2%. Hoàn thành đưa vào sử dụng 167/780 phòng học mới từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng, đã có 308 trường đạt chuẩn, gấp 2 lần năm 2005. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được nâng lên, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh. Cơ sở vật chất tiếp tục được bổ sung, nâng cấp và xây dựng mới. Tỷ lệ phòng học kiên cố bình quân các cấp học đạt 81,3%. Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được đông đảo các cơ quan, đơn vị và nhân dân tích cực hưởng ứng. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi bậc tiểu học 81,1%, bậc THCS 55,5% , bậc THPT 45% 4.3 Đề tài "Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015"4 Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, tháng 9/2010

10

Page 12: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Nhìn chung, trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động tỉnh Hải Dương cao hơn mức trung bình của cả nước và tương đương với mức trung bình cao của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

2.3. Các nhóm lao động trọng điểm và trình độ chuyên môn - kỹ thuậtLao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế

quốc dân tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế. Lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực còn thấp cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là khu vực nông thôn, khiến người lao động không hoặc khó có cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới và phải chấp nhận những công việc giản đơn, cha truyền con nối, dựa hẳn vào đồng ruộng. Mặt khác, trong tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá, nhu cầu nâng cao năng suất lao động dẫn đến việc đào thải lực lượng lao động không có kỹ năng và chất lượng thấp, tạo ra thất nghiệp, trong khi khả năng đào tạo và bổ túc kỹ năng cho hàng loạt lao động hiện tại đang gặp nhiều khó khăn.

Tính chung cả tỉnh Hải Dương, tỷ lệ qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động đã tăng từ 26,6% năm 2005 lên 40% năm 2010, trong đó: tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng từ 30,9% lên 37,3%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 0,9% lên 2,1%. Bình quân hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 3%/năm. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động tỉnh Hải Dương cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên chiếm 3,37% năm 2008 và ngày càng có xu hướng tăng.

Cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân lực còn nhiều bất cập. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học – lao động có trình độ trung cấp, chuyên nghiệp – lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật của Hải Dương năm 2010 là 1: 1,1 : 3,5. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tối ưu nên ở mức 1 - 4 - 10.

2.3.1. Nhóm cán bộ - công chức - viên chứcTính đến năm 2010, toàn tỉnh Hải Dương có trên 31 nghìn cán bộ, công

chức, viên chức.

Trong đó, số cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước là 1.994 người, bao gồm 7 tiến sỹ (năm 2005 có 6 tiến sỹ), 129 thạc sỹ (năm 2005 có 67 thạc sỹ), 768 đại học (năm 2005 có 642 đại học), 5 cao đẳng (năm 2005 có 5 người). Có 260 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên, 472 trung cấp chính trị.

11

Page 13: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Số lãnh đạo cấp tỉnh, Sở, huyện là 317 người, với cơ cấu trình độ là 6 tiến sỹ (năm 2005 có 5 tiến sỹ), 57 thạc sỹ (năm 2005 có 32 thạc sỹ) và 254 đại học (năm 2005 có 235 đại học). Số cán bộ cấp tỉnh có trình độ chuyên môn trên đại học chiếm 15,7%; đại học là 82,8%; cao đẳng, trung cấp là 1,4%; trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 54,0%, trung cấp là 44,9%. Cán bộ cấp huyện có trình độ chuyên môn trên đại học là 16,3%; đại học chiếm 73,1%; cao đẳng, trung cấp chiếm 10,6%. Trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 55,7%; trung cấp chiếm 36,8%.

Số cán bộ, công chức cấp xã là 4.766 người, bao gồm 550 người có trình độ đại học, 339 người có trình độ cao đẳng, 2.501 trung cấp và trình độ khác là 1.376 người. Có 32 người trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên, 650 trung cấp chính trị và 524 sơ cấp. Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn trên đại học chiếm 0,1%; đại học chiếm 22,7%; cao đẳng, trung cấp chiếm 76,6%. Trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 1,1%; trung cấp chiếm 92,5%.

Năm 2010, tổng số viên chức của tỉnh Hải Dương là khoảng 30.000 người, trong đó số viên chức ngành đào tạo tạo là 24.066 người, y tế là 4.856 người, và số còn lại là thuộc các ngành văn hóa - thể dục - thể thao. Về trình độ chuyên môn, lực lượng viên chức có 16 tiến sỹ, 548 thạc sỹ, 9.917 đại học.

Hải Dương luôn coi trọng việc gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời có những giải pháp cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nâng cao chất lượng đào tạo, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các địa phương, đơn vị đã đặc biệt quan tâm tăng cường cơ sở vật chất và chế độ, chính sách phục vụ công tác đào tạo. Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã cử 4.518 cán bộ đi đào tạo đại học; 629 người đi làm luận văn tiến sĩ, thạc sĩ chuyên khoa cấp II, chuyên khoa cấp I; 590 cán bộ đi học các lớp cao cấp, cử nhân chính trị; 1.560 cán bộ đi học trung cấp chính trị; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý hành chính nhà nước cho 28.930 lượt người. Một đặc điểm đáng chú ý, bao gồm cả tính tích cực và hạn chế, là đa phần cán bộ lãnh đạo tại Hải Dương là những người có quê quán tại Hải Dương. Trong số 317 lãnh đạo cấp tỉnh, Sở, huyện, có tới 308 người có quê Hải Dương. Trong số 593 lãnh đạo cấp Phòng của Sở và huyện, có tới 560 người có quê Hải Dương.

Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã cơ bản được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn chung, số công chức, viên chức có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ ngày càng tăng, năm 2010 đạt tỷ lệ 2,73% so với năm 2005 là 1,91%. Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ kế cận là tương đối hợp lý và có tính kế thừa. Trong 5 năm thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính

12

Page 14: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ khoa học nói chung của tỉnh được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tiễn, đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Hải Dương vẫn còn một số điểm cần khắc phục như sau:

- Năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa tương xứng với trình độ đào tạo.

- Công tác tuyển dụng nói chung và công tác tuyển dụng viên chức sự nghiệp nói riêng vẫn còn có những bất cập, việc thi tuyển viên chức sự nghiệp còn phân tán, hình thức, gây lãng phí. Công tác đánh giá và quản lý cán bộ vẫn là khâu hạn chế, việc đánh giá cán bộ còn chung chung, thiếu cụ thể, thiếu khoa học. Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ còn bộc lộ không ít những hạn chế, khuyết điểm. Một số nơi việc đánh giá cán bộ trong quá trình quy hoạch chưa chú trọng rà soát chuẩn bị nguồn, chưa thực sự phát huy dân chủ, chủ yếu vẫn dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm nên có hiện tượng co kéo, vận động thiếu lành mạnh.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy đã đã được rất nhiều thành tích đáng ghi nhân, nhưng còn chưa thật sự gắn với quy hoạch cán bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là đào tạo cán bộ cơ sở. Có tình trạng quá coi trọng bằng cấp (đặc biệt là đào tạo cao học) và đào tạo chưa đúng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của thực tiễn. Một số ngành rất cần thiết như tài chính, đầu tư, luật... chưa có đủ cán bộ có trình độ trình độ trên đại học. Theo đánh giá chung, cán bộ, công chức Hải Dương, đặc biệt ở cấp huyện, còn cần phải cải thiện nhiều về trình độ ngoại ngữ. Trong bối cảnh hội nhập và tăng cường thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài, việc gia tăng trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức là một yêu cầu cấp bách.

- Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế bất cập do hình thành từ nhiều nguồn, cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Độ tuổi bình quân còn cao, phần lớn cán bộ lần đầu tham gia giữ chức vụ chủ chốt có tuổi đời cao hơn so với quy định. Hiện tại số cán bộ có độ tuổi từ 46 trở lên khá cao (chiếm tới 61,6%). Nhiều cán bộ chưa đạt chuẩn chức danh; còn 9,4% số cán bộ chưa học hết THPT; 49,9% chưa qua đào tạo để có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 25% chưa học trung cấp lý luận chính trị; 39,5% chưa học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Số cán bộ biết sử dụng công nghệ thông tin còn thấp.

2.3.2. Nhóm lao động làm việc tại doanh nghiệpTheo kết quả điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành năm

2010 (số liệu tính đến 31/12/2009), Hải Dương hiện có 3.063 doanh nghiệp

13

Page 15: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

đang hoạt động, trong đó có 127 doanh nghiệp FDI (liên doanh và 100% vốn nước ngoài), 2.892 doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã) và 34 doanh nghiệp nhà nước (trung ương và địa phương).

Biểu 4: Lao động làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt độngphân theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: người

(số liệu đến thời điểm 31/12 hàng năm)

2005 2006 2007 2009Tổng số (người)

Tổng số 82.659 100.023 122.641 180.298Doanh nghiệp Nhà nước 19.561 17.300 18.548 15.334Doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả hợp tác xã) 40.977 52.439 60.414 88.578Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 22.121 30.284 43.679 76.386

Cơ cấu (%)Tổng số 100 100 100 100Doanh nghiệp Nhà nước 23,7 17,4 15,1 8,5Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 49,5 52,3 49,3 49,1Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 26,8 30,3 35,6 42,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Vào thời điểm cuối năm 2009, khu vực doanh nghiệp Hải Dương thu hút 180.298 lao động, với tốc độ tăng trưởng sử dụng lao động trên 17%/năm. Trong đó số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang trong xu hướng giảm dần (từ sử dụng 23,7% lao động khu vực doanh nghiệp năm 2005 xuống còn 8,5% năm 2009). Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng phần lớn lực lượng lao động tại các doanh nghiệp Hải Dương.

Về cơ cấu giới, 55% số lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp là lao động nữ. Tuy nhiên, cơ cấu giới của lao động là rất khác nhau tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Tại khu vực doanh nghiệp nhà nước, đa phần lao động (trên 70%) là lao động nam. Tình hình tương phản tại khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi có tới 81% là lao động nữ. Điều này cho thấy khu vực đầu tư nước ngoài đang chủ yếu sử dụng lao động giá rẻ, kỹ năng thấp tại tỉnh Hải Dương.

14

Page 16: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhóm lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp đã có tiến bộ lớn trong thời gian gần đây. Tuyệt đại đa số người lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp đều đã qua đào tạo, hoặc đào tạo tại trường lớp hoặc đào tạo tại doanh nghiệp.

Biểu 5: Lao động nữ làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt độngphân theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: người

(số liệu đến thời điểm 31/12 hàng năm)

2005 2006 2007 2008 2009Tổng số (người)

Tổng số 39.006 48.968 60.887 76.007 99.209Doanh nghiệp Nhà nước 5.907 5.222 5.370 5.244 4.634Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 17.389 20.935 22.215

27.36732.251

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 15.710 22.811 33.302

43.39662.324

Cơ cấu (%)Tổng số 100.0 100.0 100.0 100 100.0Doanh nghiệp Nhà nước 15,1 10,7 8,8 6,9 4,7Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 44,6 42,7 36,5

36,032,5

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 40,3 46,6 54,7

57,162,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên chất lượng lao động không đồng đều và ở mức thấp. Hải Dương vẫn chưa có được một đội ngũ doanh nhân giỏi, tinh thông nghiệp vụ kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu đang ngày càng đòi hỏi cao hơn. Đội ngũ lao động làm việc tại doanh nghiệp, cho dù có tỷ lệ khá cao đã qua lớp đào tạo nghề, thậm chí có chứng chỉ đào tạo nghề, nhưng nhìn chung vẫn không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi tuyển dụng lao động, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các lao động có tay nghề phù hợp với công việc. Vì vậy, sau khi tiếp nhận doanh nghiệp, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho người lao động trước khi bố trí công việc chính thức.

2.3.3. Nhóm lao động làm việc tại khu vực nông nghiệp, nông thônLực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp tại Hải Dương

đang giảm về số lượng, tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động. Ngoài canh tác lúa nước, Hải

15

Page 17: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Dương còn nổi tiếng với các nghề truyền thống như kim hoàn, chạm khắc gỗ, chế biến bánh kẹo...

Trong bối cảnh phát triển mới, cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn hạn chế. Trình độ văn hóa phổ biến mới tốt nghiệp THCS, nên hạn chế nhiều đến năng lực tiếp cận khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; sản xuất vẫn mang nặng tư tưởng tiểu nông, manh mún, chưa bỏ được tập quán canh tác lạc hậu. Nhưng quan trọng hơn là mối liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân còn rất lỏng lẻo. Vì thế, nông dân Hải Dương vẫn nặng về sản xuất tự phát, lúng túng trong việc lựa chọn sản phẩm phục vụ thâm canh, tổ chức sản xuất theo hướng thị trường khiến sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, không được giá, đánh mất cơ hội cải thiện thu nhập. Chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tỷ lệ được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế.

Vừa tạo việc làm cho lao động nông thôn, vừa đẩy mạnh xuất khẩu lao động là phương châm chính mà Hải Dương lựa chọn. Những năm trước, tỉnh luôn duy trì việc xuất khẩu đạt trên 3.000 lao động/năm. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây chỉ xuất khẩu được hơn 1.000 lao động/năm.

Mặc dù các cấp, ngành, các tổ chức xã hội liên tục tìm giải pháp mở lớp đào tạo nghề cho nông dân, nhưng do trình độ văn hóa hạn chế, nhiều lao động bỏ dở khóa đào tạo, không tiếp cận được với nghề. Các trường cao đẳng, trung cấp và cơ sở đào tạo nghề nhìn chung gặp khó khăn trong việc tuyển học viên. Điều này cho thấy, lao động phổ thông khu vực nông thôn chưa có chuyển biến tích cực trong nhận thức nên chưa tìm đến các cơ sở đào tạo nghề, tự tạo cho mình cơ hội tìm việc làm. Nếu so với 4 tiêu chí trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động và hình thức tổ chức sản xuất thì khó có xã nào ở Hải Dương đáp ứng được quy chuẩn. Nếu không có giải pháp tích cực trong việc tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, đầu tư cho 12 xã được chọn thí điểm, mô hình nông thôn mới ở tỉnh này khó thành hiện thực trong thời gian sắp tới.

3. Đặc điểm tâm lý - xã hội, chăm sóc y tế và những kỹ năng mềm của nhân lực

Phần lớn lao động tại Hải Dương đang làm việc tại khu vực ngoài Nhà nước, trong đó đa số xuất thân từ nông thôn, đã quen với lối sản xuất nông nghiệp nên khi bước vào nền sản xuất công nghiệp, lao động chưa thể thích nghi ngay với môi trường làm việc mới. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần thời gian để thích nghi. Lực lượng này chủ yếu làm việc theo sự phân công của cấp trên. Khi có sự hướng dẫn thì họ luôn có tinh thần hợp tác, phối hợp để hoàn thành

16

Page 18: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

công việc được giao (ví dụ: làm việc theo dây chuyền, theo nhóm, tổ…), đức tính của người lao động là cần cù, chịu khó, thông minh.

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, công tác quản lý được tăng cường, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung và người lao động nói riêng được nâng lên. Thói quen làm việc tuân thủ những quy định, có kỷ luật đã có bước tiến bộ, đặc biệt trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong quá trình CNH - HĐH, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, làm việc theo dây truyền, ca kíp, … cộng với công tác giáo dục, áp dụng các quy trình quản lý chất lương, quản lý lao động khoa học, tiên tiến được quan tâm, coi trọng, góp phần nâng cao tinh thần hợp tác, năng suất lao động, chất lượng công việc, sản phẩm được nâng lên.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân và nguồn nhân lực được quan tâm phát triển. Hệ thống y tế nhà nước ngày càng được củng cố và hoàn thiện từ tỉnh đến cơ sở. Mạng lưới y tế công lập có: 2 chi cục là Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; 51 đơn vị sự nghiệp, bao gồm: 01 Bệnh viện đa khoa tỉnh, 6 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 6 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh; 13 bệnh viện đa khoa huyện/TP; 12 trung tâm y tế huyện/TP; 12 trung tâm dân số - kế hoạch hoá gia đình huyện/TP; Trường trung cấp y tế. Toàn tỉnh có 265 trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế).

Về y tế ngoài công lập, hiện toàn tỉnh có 1.333 cơ sở hành nghề y và dược tư nhân, tăng 767 cơ sở so với năm 2005. Trong đó, có 01 bệnh viện đa khoa, 24 phòng khám đa khoa, 234 phòng khám chuyên khoa, 209 cơ sở dịch vụ y tế, 245 phòng chẩn trị y học cổ truyền, 19 cơ sở kinh doanh thuốc, 01 Trung tâm kế thừa ứng dụng y học cổ truyền và 580 cơ sở sản xuất, kinh doanh dược. Tổng số giường bệnh năm 2010 là 4.725 (không tính giường ngoài công lập và Viện quân y 7). Trong đó, tuyến tỉnh 1.720, tuyến huyện 1.595 và tuyến xã 1.060. Tổng số giường bệnh được cấp kinh phí do Sở Y tế quản lý là 3.315 (tuyến tỉnh 1.720, tuyến huyện 1.595); tỷ lệ giường bệnh được cấp kinh phí/10.000 dân năm 2010 là 27,58.

Hàng năm, các chỉ tiêu khám chữa bệnh, xét nghiệm đều vượt 20% - 30%. Công suất sử dụng giường bệnh luôn vượt 20%. 100% các bệnh viện công lập có khoa, khu vực khám chữa bệnh theo yêu cầu. 100% số trẻ dưới 6 tuổi được khám bệnh miễn phí. Đến hết năm 2009, tỷ lệ dân số có thẻ BHYT là 41%; năm 2010 có 58,5% dân số tham gia BHYT. Số người nghèo được cấp và khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT đạt tỷ lệ 100%. Số xã triển khai khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT đạt tỷ lệ 90,3%.

17

Page 19: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

II. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Hiện trạng hệ thống giáo dục, đào tạoĐến nay, toàn tỉnh có 293 trường mầm non, 279 trường tiểu học (trong

đó có 01 cơ sở giáo dục ngoài công lập), 272 trường THCS, 53 trường THPT, 13 trung tâm giáo dục thường xuyên, 8 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 265 trung tâm học tập cộng đồng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 8 trường cao đẳng và đại học5.

Số cơ sở đào tạo nghề tăng từ 28 cơ sở (năm 2006) lên 58 đơn vị, cơ sở (năm 2010) (trường, trung tâm...) làm nhiệm vụ đào tạo nhân lực với danh mục ngành nghề đào tạo rộng khắp từ các nghề nông, lâm, ngư, công nghiệp, văn hóa xã hội, tài chính kế toán đến tin học, ngoại ngữ. Riêng hệ thống dạy nghề đã có 35 đơn vị, trong đó 20 đơn vị đang trực tiếp dạy nghề các cấp trình độ (sơ, trung cấp, cao đẳng nghề), trong đó có 4 trường cao đẳng nghề (công lập), 4 trường trung cấp nghề (3 trường công lập, 1 trường ngoài công lập), 21 trung tâm dạy nghề (7 trung tâm công lập của các huyện, thị xã, thành phố), 8 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có dạy nghề và 3 trung tâm giới thiệu việc làm có dạy nghề. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo thường xuyên được đổi mới theo nhu cầu của xã hội, phục vụ tích cực vào nhiệm vụ phát triển KTXH của tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 26,6% năm 2005 lên 40% năm 2010, đạt mục tiêu đề ra6.

Như vậy, hệ thống đào tạo nghề của Hải Dương phát triển khá mạnh, năng lực đào tạo lớn, có thể đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực cho địa phương. Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Bình quân mỗi năm giải quyết, tạo việc làm mới cho trên 3 vạn lao động.

Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở đào tạo này mới ở cấp độ dạy nghề sơ, trung cấp, nghề thường xuyên. Ở cấp độ nghề cao như cao đẳng nghề mới có 4 trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp (10,9% tổng số học sinh học nghề). Phần lớn các nghề đào tạo như may công nghiệp, tin học văn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí... là những nghề có hàm lượng kỹ thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm cấp bách, chưa phải là những ngành nghề có hàm lượng chuyên môn, kỹ thuật cao.

Có sự mất cân đối về phát triển về đào tạo nghề giữa các vùng trong toàn tỉnh. Các trường dạy nghề tập trung nhiều ở thành phố Hải Dương và những vùng kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó các cơ sở dạy nghề của

5 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, tháng 9/20106 Đề tài “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2011 – 2015”, năm 2010

18

Page 20: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Hải Dương hầu hết mới thành lập. Ngoài trường Công nhân cơ giới Xây dựng (thuộc Tổng công ty XD&PTHT) thành lập năm 1974, trường đào tạo nghề Thương mại (thuộc Bộ Thương Mại) thành lập năm 1993, các trường, trung tâm khác đều mới thành lập từ năm 1997 trở lại đây. Do vậy, các cơ sở dạy nghề nhìn chung quy mô còn nhỏ, năng lực không cao. Chất lượng đào tạo tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn. Một số học viên học nghề sau khi được đào tạo qua các trường lớp vẫn không thể đáp ứng yêu cầu làm việc công nghiệp tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo

2.1. Ngân sách nhà nướcĐể nâng cao và phát triển nhân lực, hàng năm Ngân sách tỉnh và Trung

ương đều bố trí kinh phí để các Sở, ban, ngành tổ chức giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trên địa bàn. Mặc dù chưa tự cân đối được Ngân sách hàng năm, Hải Dương vẫn dành phần kinh phí xứng đáng chi cho sự nghiệp đào tạo khoảng 5% tổng chi thường xuyên cộng với phần hỗ trợ của Trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia thì tỷ lệ này còn cao hơn.

Trong năm 2010, chi cho giáo dục, đào tạo 1.392.231 triệu đồng từ ngân sách địa phương và 52,070 triệu đồng từ ngân sách trung ương. Như vậy, tổng chi cho giáo dục, đào tạo đạt 1.444.301 triệu đồng. Đối với đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh, tỉnh đã đầu tư 2,65 tỷ đồng trong giai đoạn 2005-2010. Tỉnh cũng hỗ trợ một lần cho đào tạo thạc sĩ là 15 triệu đồng và tiến sĩ là 30 triệu đồng. Trong giai đoạn từ 2006 - 2009, tổng số vốn cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm là 98.392 triệu đồng, thu hút 8.393 lao động; ước thực hiện đến hết năm 2010 là 131.892 triệu đồng, thu hút 10.193 lao động.

Các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại đã huy động được một lượng vốn hàng chục ngàn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình, các hội, đoàn thể vay đầu tư phát triển sản xuất, giảm nghèo đã góp phần tạo mở việc làm mới và tăng thời gian lao động ở nông thôn.

Biểu 6: Ngân sách nhà nước cho giáo đục đào tạo giai đoạn 2005-2010

§¬n vÞ : triÖu ®ång

STT Chi tiết theo nội dung Phân theo các năm

2005 2006 2007 2008 2009Ước TH

2010

  Tổng số 511.085 676.181 833.345 991.186 1.182.035 1.444.301

1 Ngân sách địa phương 486.885 635.561 780.835 946.720 1.132.405 1.392.231

  - Giáo dục 441.061 577.855 721.207 887.481 1.046.210 1.287.741

19

Page 21: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

  - Đào tạo 45.824 57.706 59.628 59.239 86.195 104.490

3 Nguồn ngân sách TW 24.200 40.620 52.510 44.466 49.630 52.070

  Kế hoạch giao 24.200 40.620 52.510 44.466 49.630 52.070

  Quyết toán 24.200 30.510 43.899 38.215 49.395  

  Chuyển nguồn sang năm sau 0 10.110 8.611 6.251 235  

Nguồn: Sở Tài chính Hải Dương

2.2. Chi tiêu cho giáo dục của người dânTỷ lệ chi tiêu cho giáo dục ở các hộ gia đình Hải Dương cao hơn mức

chung của cả nước. Điều này cho thấy các hộ gia đình ở Hải Dương sẵn sàng đầu tư cho con cái được học hành ở mức cao. Đặc biệt, ở Hải Dương, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nông thôn (xét về tỷ lệ trên tổng thu nhập của hộ gia đình) lại cao hơn thành thị, trong khi trên cả nước, tỷ lệ của thành thị cao hơn của nông thôn. Như vậy ngay ở nông thôn, trong điều kiện thu nhập khó khăn, người dân cũng rất có ý thức trong việc đầu tư cho học hành và nâng cao trình độ của con cái.

Đây là một điều kiện thuận lợi để tỉnh có thể thực hiện tốt chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Các gia đình sẵn sàng dành nguồn ngân sách để cho con được hưởng nền giáo dục, nhưng quan trọng họ cần được cung cấp dịch vụ có chất lượng, và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.

Biểu 7: Chi tiêu cho cho giáo dục của dân cư tỉnh Hải DươngĐơn vị: %

2004 2006 2008Tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng chi tiêu của dân cư

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Cả nước 8,7 7,5 9,0 8,1 10,0 8,9Hải Dương 10,5 8,9 13,6 12,8 10,5 11,8

Nguồn: VHLSS 2004, 2006, 2008, Tổng cục Thống kê

2.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác đào tạoNhìn chung, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương có quy

mô nhỏ, mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây nên đất đai vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất nghèo, nhà xưởng ít. Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề thiếu và lạc hậu. Các máy móc, trang thiết bị dạy nghề phần lớn là phổ thông như máy may công nghiệp, máy tính, dụng cụ điện dân dụng...thiếu những trang thiết bị như dạng máy CNC, máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn công nghệ cao...trang bị máy móc dạy nghề thường không theo kịp sự phát triển

20

Page 22: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

nhanh nhạy của thực tiễn sản xuất đang diễn ra cho nên kết quả đào tạo thường có sự chênh lệch (độ trễ) của trình độ, kỹ năng đào tạo và nhu cầu thực tế.

2.4. Hiện trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lýĐến hết tháng 9 năm 2009 toàn tỉnh có 1.497 giáo viên dạy nghề ở tất cả

các trình độ khác nhau. Ước tính đến hết năm 2010 là 2.250 người (tăng 1.598 người so với năm 2005). Trong đó, giáo viên có trình độ sau đại học là 338 người; bồi dưỡng và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho 610 giáo viên. Ước tính đến hết năm 2010, tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn là 100%7. Đa số giáo viên đáp ứng được yêu cầu về chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực, nhiệt tình, tích cực trong công tác giảng dạy, đào tạo, tự học nâng cao trình độ, tự làm đồ dùng giảng dạy... Tuy nhiên, do các cơ sở mới thành lập nhiều dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, một số giáo viên năng lực trình độ còn yếu, thiếu tinh thần tự vươn lên. Đối với các trường ngoài công lập và các trung tâm dạy nghề cấp huyện, tình trạng thiếu giáo viên là phổ biến.

Các nhà trường, cơ sở giáo dục bố trí đủ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục theo định mức qui định. 100% cán bộ quản lý và giáo viên đứng lớp đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo (riêng giáo viên mầm non đạt chuẩn 97,3%, tăng 30,5% so với năm 2005). Tỷ lệ trên chuẩn của cán bộ quản lý và giáo viên năm sau tăng hơn năm trước. Giáo viên đạt trên chuẩn tiểu học đạt 81,2%, THCS đạt 41,5% và THPT đạt 11%8 .

2.5. Nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạoNội dung, chương trình và phương thức đào tạo được chú trọng quan tâm

đổi mới, hình thức, nội dung và chất lượng dạy nghề từng bước được đổi mới, nâng cao, bước đầu có sự gắn kết với các cơ sở sử dụng lao động. Tuy nhiên, tốc độ đổi mới còn chậm, chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này.

Nội dung đào tạo tuy đã tiếp cận với thực tế nhưng so sánh với trình độ quốc tế để đảm bảo nâng cao yêu cầu năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn còn hạn chế. Nội dung đào tạo nặng về lý thuyết, thiết bị thực hành lạc hậu, chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp. Do vậy, học viên học nghề sau khi 7 Đề tài "Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015" do Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ trì nghiên cứu 2009

8 Đề tài "Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015" do Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ trì nghiên cứu 2009

21

Page 23: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

tốt nghiệp nhìn chung chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

3. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Hải Dương đã thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người lao động cũng như với các cơ sở đào tạo, sử dụng lao động. Ngoài ra, các ban, ngành của tỉnh đã phát huy sáng tạo tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nhân lực của tỉnh, ban hành các quy định tạo điều kiện cho lao động như: Quy định phối hợp giữa Ban quản lý các KCN Hải Dương - Sở Lao động Thương binh & Xã hội về công tác quản lý lao động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhằm triển khai có hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, đảm bảo các chế độ cho người lao động về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện tốt các chính sách cho người lao động; qua đó tổng hợp nhu cầu về tuyển dụng lao động, hỗ trợ, phối hợp trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.

Hải Dương luôn khuyến khích bằng các ưu đãi cụ thể (tạo mặt bằng xây dựng, đất đai, vay vốn ưu đãi, chính sách thu nộp và sử dụng phí, lệ phí ...đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sơ ngoài công lập theo quy định, thực hiện cơ chế hậu kiểm....) cho các tổ chức trong và ngoài nước thành lập các trường, trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có địa chỉ đào tạo tin cậy, chất lượng, đồng thời các trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp.

Tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường nhằm huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đào tạo nhân lực.

Trong nhiều năm qua, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về tỉnh làm việc, như Quyết định số 2459/1999/QĐ-UB ngày 03/11/1999; Quyết định số 358/QĐ-UB ngày 4/2/2002; Quyết định số 3829/QĐ-UB ngày 22/9/2003; Quyết định số 743/2005/QĐ-UB ngày 03/3/2005; Quyết định 1466/2007/QĐ-UB ngày 13/4/2007. Nhờ có các chính sách nói trên, năm 2009 và 10 tháng đầu của năm 2010, tỉnh đã cử 250 cán bộ, công chức, viên chức đi học sau đại học và hỗ trợ 171 cán bộ, công chức, viên chức bảo về cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ chuyên khoa cấp II, thầy thuốc ưu tú,.. với tổng số tiền là 2,65 tỷ đồng.

22

Page 24: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Nhìn chung, hiệu quả mang lại của các cơ chế, chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thời gian qua đã tạo điều kiện cho nhân lực địa phương có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, tìm kiếm việc làm, là chính sách xã hội quan trọng để doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động có điều kiện đi xuất khẩu lao động .. nhằm giảm tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kết quả còn khiêm tốn. Hơn nữa, các cơ chế, chính sách vẫn chưa thực sự tạo động lực cho các đối tượng đã được đào tạo quay trở lại tỉnh làm việc. Đây cùng là rào cản rất lớn trong quá trình quy hoạch và phát triển nhân lực của tỉnh trong giao đoạn tới.

Một điểm đáng lưu ý nữa là thời gian vừa qua việc cử cán bộ đi đào tạo sau đại học (thạc sĩ) chưa thật sự gắn với chuyên môn, nghiệp vụ theo đòi hỏi công việc (năm 2009-2010 tỉnh phải chi mất hơn 2 tỷ tiền ngân sách cho hoạt động này). Do vậy, có tình trạng cán bộ được cử học sau đại học những chuyên ngành mà tỉnh chưa thật cần thiết, trong khi những chuyên ngành có nhu cầu cấp bách như tài chính, đầu tư, luật, y dược... chưa được quan tâm đúng mức.

4. Kết quả đào tạo nhân lực

Tỉnh đã có chủ trương mở rộng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề từ nhiều năm nay. Từ năm 2006 – 2010, Hải Dương đã dạy nghề cho 171.291 người, đạt 164,7% kế hoạch trong đó: cao đẳng nghề: 11.241 người; trung cấp nghề: 33.210 người; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: 126.840 người (chi tiết xem bảng biểu số 5 - phụ lục ). Tỉnh cũng giao cho Sở Công thương mở các lớp học thường xuyên cho người lao động và các lớp học dưới 3 tháng để đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Các nghề được đào tạo thường là chế biến, lắp rắp, may mạc, hàn,v.v.

Về giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trên đại học, trong 5 năm Hải Dương đào tạo được 96.465 người (đào tạo trong tỉnh là 12.955 người; đào tạo ở tỉnh ngoài là 83.510 người), nâng tỷ lệ từ 0,9% năm 2006 lên 11,8% năm 2010, tốc độ tăng bình quân 2,18% năm. Các doanh nghiệp tự đào tạo cho 26.806 người trong giai đoạn 2006-2010. Nhìn chung, số lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp hầu hết đã qua đào tạo và đào tạo lại.

Dạy nghề cho 66.026 lao động nông thôn, đạt 155,36% so với mục tiêu Đề án “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2006 - 2010”; có 42.920 lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp, đạt 110,1% so với mục tiêu Đề án “Phát triển và nâng cao chất lượng các các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết việc làm ở các khu, cụm công nghiệp”.

Hiện tại, tỉnh cũng đang thực hiện việc đào tạo theo địa chỉ như y sỹ, bác sỹ. Chính sách thu hút nhân tài cũng đã được sử dụng, ví dụ tỉnh đang có đề án chính sách khuyến khích bác sỹ về làm việc tại tỉnh với mức ưu đãi phù hợp.

23

Page 25: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Đối với bồi dưỡng cán bộ, công chức, năm 2010 tỉnh đã thực hiện trên 9000 lượt bồi dưỡng cho cán bộ, công chức từ thường vụ tỉnh uỷ trở xuống. Nội dung của các chương trình đào tạo là phổ biến các kiến thức pháp luật trong quản lý nhà nước cho các cán bộ của tỉnh.

Chất lượng đào tạo lao động nhìn chung chưa cao. Nhiều học sinh ra trường chưa đảm đương ngay được công việc, cần thời gian làm quen, đào tạo bổ sung, đào tạo lại công việc mới đảm nhiệm được công việc được giao. Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao như điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới...thiếu lao động chuyên môn khối ngành dịch vụ. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động được đào tạo còn yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công việc của người lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một thực tế nữa cho thấy tại tỉnh là từ lúc Luật dạy nghề có hiệu lực đến nay, các trường dạy nghề gặp khó khăn trong việc tuyển sinh vì học sinh chọn con đường cao đẳng sau đó liên thông lên đại học. Do vậy, các trường trung học nghề vào cao đẳng nghề đang rơi vào tình trạng khó tuyển học sinh mới mặc dù nhu cầu đào tạo nghề vẫn rất cao trên địa phương. Hơn nữa, đối với đào tạo lại nghề cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa được chuẩn bị kỹ, do vậy người lao động chưa được đào tạo kịp thời. Chẳng hạn như chưa chủ động về chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết khi phê duyệt các dự án đầu tư tại tỉnh, dẫn đến tình trạng khi mất đất thì người nông dân chưa được đào tạo kịp thời để chuyển đổi nghề nhằm bổ sung lực lượng lao động có tay nghề cho tỉnh.

III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC

1. Trạng thái hoạt động của nhân lực

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm (từ 2,4% năm 2009 xuống 2,3% năm 2010) và là một trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ lệ chung của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước (từ 81% năm 2006 lên 85% năm 2010).

2. Trạng thái việc làm của nhân lực

2.1. Số lượng và cơ cấu trạng thái làm việc của nguồn nhân lực Năm 2010, tổng số lao động đang làm việc toàn tỉnh là 971.600 người.

So với năm 2005, tổng số lao động tăng 3,1%; tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 0,62%; tốc độ này đã chậm hơn tốc độ tăng tương ứng là 1,22% của chu kỳ 5 năm trước (2001-2005). Lý do là quy mô kinh tế cũng như quy mô sử dụng lao động tương ứng của tỉnh đã ở mức khá lớn, do vậy, tốc độ tăng không thể liên tục với tốc độ cao như thời kỳ trước. Tuy vậy, tốc độ tăng này vẫn đang cao

24

Page 26: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

hơn tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng lao động trong độ tuổi hằng năm của tỉnh những năm gần đây, kết quả là có nhiều chỗ làm mới cho người lao động.

Từ năm 2006 đến năm 2009, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 132.263 lao động, ước đến hết năm 2010 giải quyết việc làm cho 157.263 lao động. Trong đó, ước tính số lao động được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế công nghiệp - xây dựng là 68.757 người; nông - lâm - ngư nghiệp là 38.075 người; dịch vụ và các hoạt động khác là 30.965 người; xuất khẩu lao động là 19.466 người. Ngoài ra, tạo việc làm ổn định cho 515.000 lao động ở nông thôn. Từ năm 2006 đến hết tháng 9 năm 2009, toàn tỉnh có 15.608 người đi lao động ở nước ngoài. Ước đến hết năm 2009 là 16.466 và năm 2010 là 19.466 người9. Trong 5 năm, tư vấn việc làm, đã tư vấn nghề nghiệp cho 257.568 lượt người và giới thiệu việc làm cho 74.268 lượt người.

2.2. Đánh giá phân tích tương quan giữa biến động quy mô nhân lực với phát triển sản xuất dịch vụ

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng lao động ở khu vực có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm lớn như công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động làm việc trong các khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 68,9% - 18,1% - 12,9% (năm 2005) sang 54,5% - 27,3% - 18,2% (năm 2010); năng suất lao động xã hội được nâng lên, tăng từ 13,94 triệu đồng (năm 2005) lên 29,68 triệu đồng (năm 2010), tăng 16,3%/năm10.

Biểu 8: Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuấtĐơn vị tính : (%)

2005 2006 2007 2008 2009 ước 2010Tổng 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 70,5 67,5 63,4 60,7 27,8 54,5Công nghiệp, xây dựng 15,8 17,8 20,8 22,3 24,6 27,3Dịch vụ 13,7 14,7 15,8 17,0 17,6 18,2

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương

Lao động làm việc trong các khu vực (theo ngành kinh tế) có nhiều thay đổi, cụ thể như sau:

9 Đề tài "Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015" do Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ trì nghiên cứu 200910 Đề tài: “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2011 – 2015”, năm 2010

25

Page 27: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

- Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là các ngành có năng suất lao động thấp, thời gian lao động có hiệu quả không cao, người lao động thiếu việc làm và phải làm thêm trong thời gian nông nhàn. Đặc biệt, khi ruộng đất cánh tác có xu hướng thu hẹp, sản xuất được đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao năng suất. Phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, quy mô nhân lực trong ngành kinh tế này giảm nhanh.

Trong 5 năm qua, số lao động nông nghiệp và lâm nghiệp giảm 16,8%, bình quân mỗi năm giảm 3,36%, tốc độ giảm này nhanh hơn tốc độ giảm thời kỳ 5 năm trước (tương ứng: 5 năm giảm 11,8% và bình quân 1 năm giảm 2,36%). Tuy nhiên, cũng trong khu vực 1, ngành thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành nông, lâm nghiệp nhưng có xu hướng tăng quy mô nhân lực không cao. Trong 5 năm, số lao động của ngành này tăng 0,02%. Số lao động của ngành này chủ yếu được bổ sung từ lao động ngành nông, lâm nghiệp và nguồn lao động mới. Quy mô lao động của ngành này hiện cũng chỉ chiếm tỷ trọng 0,89% trong tổng số lao động.

- Ngành công nghiệp chế biến: Đây là ngành kinh tế đang tạo ra giá trị gia tăng cao trong kinh tế của tỉnh và cũng là ngành thu hút đông nhân lực thứ 2 sau nhóm các ngành ngành nông và lâm nghiệp. Toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp, 34 cụm công nghiệp, trong đó nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao. Nhiều dự án mới có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn.

Sau 5 năm, lao động ngành này tăng 42,7%, bình quân 1 năm tăng 8,54%. Tốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước (tương ứng: 5 năm tăng 109,8% và bình quân 1 năm tăng 21,96%). Với nhiều mức thu nhập khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, sức khoẻ, kinh nghiệm làm việc, … đây là nguồn thu hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được đào tạo từ các trường nghề, trường chuyên nghiệp.

- Ngành công nghiệp dệt may là ngành thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tuy thu nhập không cao, nhưng tương đối ổn định, do vậy đã giúp Hải Dương giải quyết được phần nào vấn đề lao động dư thừa. Nguồn cung lao động chủ yếu là học sinh mới tốt nghiệp thông qua đào tạo tại chỗ của các doanh nghiệp. Hiện nay, việc tuyển dụng lao động có tay nghề trong ngành dệt may trên địa bàn tỉnh bắt đầu gặp khó khăn.

- Một số ngành kinh tế khác cũng có quy mô nhân lực tăng cao như: ngành thương nghiệp, xây dựng, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, ngành tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, … là những ngành có số lao động tăng hằng năm ở mức trên 2,9%. Đáng chú ý là ngành giáo dục và đào tạo, ngành đòi hỏi nhân lực chất lượng cao cũng nằm trong

26

Page 28: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

nhóm này. Trong 5 năm vừa qua, tốc độ tăng lao động của ngành này là 16,0%, gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng của 5 năm trước đó.

IV. DỰ BÁO CUNG – CẦU LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020

1. Dự báo cung lao động giai đoạn 2011 – 2020

Hướng phát triển dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương là đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm đạt quy mô và cấu dân số hợp lý. Dân số của Hải Dương đến năm 2020 đạt mức sinh thay thế, nghĩa là khoảng năm 2010 trở đi mỗi phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có khoảng 2 - 2,15 con. Theo đó, có thể ước tính về xu thế và mục tiêu giảm tỷ lệ sinh bình quân khoảng 0,03%/năm (2010) và khoảng 0,02%/năm (2020). Việc tăng tuổi thọ và giảm tỷ suất chết ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi dẫn đến tỷ lệ chết giảm và ổn định ở mức khoảng 0,4%/năm.

Từ các giả thiết và các chỉ số nêu trên, kết quả tính toán cho thấy mức tăng dân số tự nhiên của tỉnh Hải Dương giảm dần từ 1,1 - 0,9% giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 0,9 - 0,8 % và thấp hơn ở giai đoạn tiếp sau đó.

Biểu 9: Dự báo dân số và nguồn lao động tỉnh Hải Dương

Chỉ tiêu 2011 2015 2020Tổng dân số (1000 người) 1.720 1.760 1.810- Dân thành thị (1000 người) 445,0 555,0 700% so với tổng số 25 30 39- Dân số nông thôn (1000 người) 1.335,0 1.295,0 1.110,7- Dân số trong tuổi lao động (1000 người) 1.109,4 1.152,8 1.203,6% so với tổng số 64,6 65,5 66,5- Lao động có nhu cầu việc làm 998,5 1.026 1.047,25% so với tổng số 90 89 87

Nguồn: Dự báo của Cục Thống Kê Hải Dương và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020

2. Dự báo cầu lao động giai đoạn 2011-2020

Những yếu tố tác động đến nhu cầu lao động bao gồm:

- Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 của Hải Dương là 11%/năm, trong đó: giá trị tăng thêm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 1,8%/năm; giá trị tăng thêm công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 12,6%/năm; giá trị tăng thêm dịch vụ tăng bình quân 12,2%/năm

27

Page 29: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

- Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 là 10.5% trong đó giá trị tăng thêm của các ngành nông lâm nghiệp thủy sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ lần lượt là 1,8-2% , 12,9% và 12,8%.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ và khả năng xuất hiện những ngành nghề mới ở Hải Dương

- Mức độ phát triển của thị trường thông tin về lao động, thay đổi dân số cơ học, sự phát triển của các tỉnh lân cận, khả năng cung ứng nguồn lao động tại địa phương và trong vùng…

Kết quả dự báo cho thấy tổng số lao động làm việc trên địa bàn tỉnh năm 2011 là 976.440 người đến năm 2015 tăng lên 1.004.149 người và năm 2020 là 1.039.788 người.

Biểu 10: Dự báo tổng cầu lao động giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: NgườiNăm Tổng cầu lao động (người)2011 976.4402015 1.004.1492020 1.039.788

Nguồn : Dự báo của Báo cáo Quy hoạch

3. Dự báo cầu lao động theo ngành

Cũng sử dụng phương pháp nhịp tăng, Báo cáo Quy hoạch dự báo giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Hải Dương giai đoạn 2011-2020. Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng giá trị của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Hải Dương giai đoạn 2011-2015 của Quy hoạch tổng thể phát kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020, Báo cáo Quy hoạch này dùng phương pháp dự báo theo nhịp tăng để dự báo cho giá trị các nhóm ngành giai đoạn 2016-2020. Tiếp theo, Báo cáo Quy hoạch sử dụng phương pháp độ co dãn để dự báo cầu lao động theo nhóm ngành, từ đó tính ra tỷ trọng lao động theo nhóm ngành và tính ra số lao động theo nhóm ngành.

Biểu 11: Dự báo cầu lao động chia theo ngành

Đơn vị: NgườiNăm Nông

nghiệpCông nghiệp

Dịch vụ Cơ cấu Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2011 519.065 261.026 196.348 53.2% 26.7% 20.1%2015 431.783 301.244 271.119 43.0% 30.0% 27.0%2020 336.890 400.317 302.578 32.40% 38.5% 29.10%Nguồn: Dự báo của Báo cáo Quy hoạch

28

Page 30: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Trong giai đoạn 2010 – 2020, cơ cấu lao động làm việc của tỉnh sẽ chuyển dịch tương đối mạnh. Lao động các ngành, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh, lao động khu vực nông – lâm – ngư giảm sút.

Hải Dương đã đặt ra mục tiêu cơ cấu lao động của tỉnh năm 2015 là cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương ứng 43% - 30% - 27%.

So với cơ cấu lao động hiện nay là 54,5% - 27,3% - 18,2%, trong 5 năm tới tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm khoảng 11,5%, tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng tăng 2,7% và tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ tăng 8,8%. Một số lượng lớn lao động (ước khoảng xấp xỉ 100.000 lao động mỗi năm) sẽ được rút ra khỏi khu vực nông – lâm – ngư nghiệp để chuyển vào khu vực công nghiệp – xây dựng – dịch vụ.

Theo đúng xu hướng các nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, cơ cấu cầu lao động trong nông nghiệp theo xu hướng giảm, trong công nghiệp, dịch vụ theo xu hướng tăng. Đến năm 2020, cầu việc làm của ngành công nghiệp là lớn nhất chiếm 38,5% tổng cầu lao động. Kết quả này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương là lấy công nghiệp là động lực cho phát triển kinh tế thời gian tới. Vấn đề là Hải Dương phải có chính sách đào tạo các lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của ngành công nghiệp.

Qua số liệu dự báo thì cung lao động lớn hơn cầu lao động ở Hải Dương. Vì vậy trong thời gian tới để giải quyết vấn đề việc làm trong địa bàn tỉnh, Hải Dương cần có chính sách tập trung giải quyết việc làm cho người lao động.

4. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo

Việc dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo dựa trên những căn cứ sau đây:

- Dự báo tổng cầu lao động của các ngành kinh tế.

- Dự báo tỷ trọng nhân lực qua đào tạo của Hải Dương năm 2015 đạt 55%, năm 2020 đạt từ 75%-80%.

- Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn: (1) không có chuyên môn kỹ thuật, (2) từ sơ cấp, học nghề trở lên (3) từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên.

Biểu 12: Dự báo số lượng lao động qua đào tạo

Đơn vị: NgườiNăm Tổng cầu lao

động (người)Lao động qua đào tạo

Số lượng Tỷ lệ2011 976.440 410.104 42%

29

Page 31: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

2015 1.004.149 552.281 55%2020 1.039.788 779.841 75%Nguồn : Dự báo của Báo cáo Quy hoạch

Biểu 13: Dự báo số lượng lao động qua đào tạo phân theo trình độ

Đơn vị: NgườiNăm Cầu lao

động qua đào tạo

Lao động theo trình độ Tỷ lệCao

đẳng, đại học

Trung cấp,

chuyên nghiệp

Công nhân kỹ

thuật

2010 381.547 69.081 79.283 233.184 1 : 1,1 : 3,52015 552.281 81.217 105.583 365.480 1: 1,3 :4,52020 779.841 83.853 109.010 586.977 1 : 1,3 : 7Nguồn : Dự báo của Báo cáo Quy hoạch

Với các giả định như trên và bằng phương pháp tỷ lệ, kết quả dự báo cho thấy vào năm 2015 trong số 1.004.149 lao động tham gia hoạt động kinh tế, nhu cầu lao động qua đào tạo là 552.281 người, tương ứng 55%, Trong đó nhu cầu lao động từ sơ cấp nghề trở xuống là 346.198 người, lao động đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề là 82.097 người, lao động có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp là 43.630 người và lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 80.357 người. (Xem chi tiết bảng 5 phần Phụ lục)

V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG MẶT MẠNH, HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

1. Những điểm mạnh

1.1. Về số lượng và chất lượng lao động Về số lượng, nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, cơ cấu dân số với lao

động trẻ chiếm tỷ trọng cao, đang ở mức rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 năm tới. Tính đến năm 2010, quy mô dân số tỉnh là 1,712 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 64,6% tổng dân số

Lực lượng lao động ở khu vực thành thị và làm việc trong các ngành công nghiệp – dịch vụ của tỉnh ngày càng tăng phù hợp với qúa trình phát triển đô thị hoá và công nghiệp hóa của tỉnh. Cơ cấu lao động theo ngành tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo có việc làm khá cao so với nhiều tỉnh, thành phố. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động đã từng bước được nâng cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh. Lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh

30

Page 32: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

nhìn chung có chất lượng cao, được đào tạo bài bản và đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh được cải thiện khá rõ nét về chất lượng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo ở những năm tới.

1.2. Về giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Hải Dương là một thế mạnh trong việc phát triển nhân lực. Người Hải Dương có truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo. Hải Dương là vùng đất văn hiến, có nhiều di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng. Sự hiếu học của người dân kết hợp với việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học đã mang tới kết quả là trình độ học vấn chung của nguồn nhân lực ở mức cao so với các tỉnh cùng trình độ phát triển.

Chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được củng cố và nâng cao. Các mục tiêu phổ cập bậc trung học đang từng bướt được thực hiện. Chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ và chất lượng hường nghiệp có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất trường lớp được phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, tỷ lệ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện đạt tiêu chuẩn tăng. Trong thiết bị ngày càng đáp ứng tốt hơn cho dạy học. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu. Công tác quản lý giáo dục không ngừng đổi mới được nâng cao. Công tác xã hội hoá được đẩy mạnh. Mô hình xã hội học tập ở đại phương đang từng bước được hiện thực hoá.

1.3. Về việc làm và thị trường lao độngViệc làm tăng cao, vượt tốc độ tăng của lực lượng lao động, tỷ lệ thất

nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm. Hải Dương là một trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ lệ chung của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thị trường lao động tại Hải Dương đã phát triển khá tốt tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước. Thu nhập bình quân của một lao động có việc làm, đặc biệt là lao động làm công ăn lương tiếp tục được cải thiện.

Nhìn chung, giai đoạn 2006-2010, nguồn nhân lực của tỉnh không chỉ duy trì được tốc độ phát triển hợp lý về mặt số lượng mà còn được cải thiện khá rõ rệt về mặt chất lượng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo ở những năm tới.

31

Page 33: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

2. Những điểm yếu

2.1. Về số lượng và chất lượng lao động

Phần lớn dân số và lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như chất lượng cuộc sống có sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, cơ cấu lao động chưa hợp lý. Tỷ trọng lao động nông nghiệp, nông thôn ở mức cao sẽ gây áp lực chuyển đổi lao động sang khu vực công nghiệp- dịch vụ và thành thị trong thời gian tới.

Năng suất lao động thấp so với một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Lực lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là lao động nữ và làm các công việc có kỹ năng thấp.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao do chưa được đào tạo theo yêu cầu của sự phát triển công nghiệp, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Thể chất của người lao động còn nhiều hạn chế (cả về chiều cao, sức mạnh và sức bền); tính kỷ luật, chuyên nghiệp của người lao động chưa cao.

Khó khăn lớn nhất hiện tại của ngành y tế là số cán bộ chuyên môn giỏi thiếu và chưa đồng bộ ở các tuyến và các khu vực trong tỉnh; ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm và thói quen có hại cho sức khỏe đó là sử dụng thuốc lá, rượu bia...còn nhiều trong cộng đồng

Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh…

Chính sách thu hút lao động chất lượng cao làm việc tại tỉnh chưa thật tốt. Hầu hết cán bộ, công chức đều là người Hải Dương. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh đã có những đóng góp đáng kể cho hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, tuy nhiên, đội ngũ này chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, thiếu cán bộ đầu đàn có trình độ cao về khoa học và công nghệ. Phân bố đội ngũ cán bộ khoa học còn bất cập, chủ yếu tập trung ở thành phố; địa bàn nông thôn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là các vùng xa có nhiều khó khăn; phân bố không đồng đều ở các ngành kinh tế.

2.2. Về giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chất lượng dạy nghề phổ thông, chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, giáo dục thường xuyên, giáo dục tại chức và các cơ sở dân lập, tư thục. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh còn nhiều điểm hạn chế.

Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nhất là giáo dục mầm non. Các cơ sở giáo dục phổ thông còn thiếu phòng học để đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày;

32

Page 34: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

nhiều trường học chưa đủ diện tích khuôn viên tối thiểu, thiếu nhiều phòng học bộ môn và thiết bị dạy học. Số lượng, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia, nhất là mầm non, trung học cơ sở và trung học phổ thông còn thấp so với yêu cầu thực tiễn và so với mục tiêu đã đặt ra tại Đề án phát triển giáo dục Hải Dương giai đoạn 2006-2015. Chưa có huyện đạt mục tiêu 50% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; mới chỉ có 5/12 huyện có 20% số trường trung học cơ sở trở lên đạt chuẩn quốc gia (mục tiêu đã đặt ra là năm 2010 mỗi huyện có 20% số trường đạt chuẩn quốc gia); mới chỉ có 4/12 huyện có ít nhất 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia (mục tiêu đã đặt ra là mỗi huyện có 1 trường đạt chuẩn quốc gia. Phổ cập giáo dục bậc trung học không đảm bảo mục tiêu đã đặt ra trong đề án; chưa có xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học và chưa có huyện đạt chuẩn phổ cập trung học.

Công tác xã hội hoá giáo dục còn nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành. Đặc biệt là vấn đề tự chủ tài chính của một số cơ sở giáo dục và đào tạo. Công tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hoá tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên còn ít, chưa đáp ứng kịp yêu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động. Những bất cập và yếu kém trên đây của lực lượng lao động đã dẫn đến một thực tế là: Thị trường lao động còn thiếu nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ cao, trong khi đó thừa nhiều lao động chưa qua đào tạo. Công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên chưa được chú trọng đủ mức.

Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, việc liên kết giữa đào tạo với cơ sở sản xuất còn hạn chế, hiệu quả thấp. Chưa có chiến lược đào tạo lâu dài, chậm triển khai xây dựng trường đại học theo quy hoạch.

2.3. Về việc làm và thị trường lao động

Nhu cầu việc làm đối với lực lượng lao động trẻ trong tỉnh đang bức xúc đối với lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn đang bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa và công nghiếp hóa. Trong khi đó, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh còn thấp so với tỷ lệ chung của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm liên tục tăng nhưng chưa bền vững, giải quyết việc làm ở những địa phương đã thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quá trình đô thị hoá còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác quản lý nhà nước về lao động việc làm và dạy nghề còn nhiều thiếu sót, các doanh nghiệp và người lao động chưa thực hiện nghiêm túc pháp

33

Page 35: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

luật lao động. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong công tác giải quyết việc làm và dạy nghề chưa được phát huy, hiệu quả thấp. Công tác nắm bắt thông tin và dự báo về thị trường lao động và đào tạo còn chưa phát triển xứng tầm. Số liệu về nguồn nhân lực và đào tạo, nhất là đối với lực lượng lao động ngoài khu vực nhà nước, còn chưa được theo dõi và cập nhật thường xuyên.

Các chương trình đào tạo nghề đôi khi còn bị chồng lấn gây lãng phí và chồng chéo trong việc đào tạo. Ví dụ trong việc đào tạo cho làng nghề, bị chồng chéo về chương trình giữa Sở Công nghiệp và Sở Lao động Thương bình và Xã hội. Chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo còn lạc hậu, nặng nề lề lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực hành, chưa tạo được nhiều chương trình liên thông giữa TCCN với cao đẳng và đại học. Năng lực chung của đội ngũ giảng viên, giáo viên của tỉnh còn yếu, năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới còn hạn chế, kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy và tra cứu tài liệu còn yếu, thiếu kinh nghiệp thực tiễn và số lượng giáo viên trong một số ngành nghề đào tạo còn thiếu.

Nhân lực phát triển không đồng đều, ở các đô thị, các vùng kinh tế trong điểm, các khu vực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh có xu hướng phát triển mạnh. Nguồn nhân lực nông thôn, nhất là vùng thuần nông phát triển chậm hơn. Trình độ nguồn nhân lực còn diễn ra khác nhau giữa các loại hình kinh tế (khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài).

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân của điểm mạnhNhững kết quả đạt được về phát triển nhân lực của tỉnh Hải Dương bắt

nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây :

- Sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, cùng các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm và tham gia tích cực vào việc phát triển nhân lực của tỉnh.

- Các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Hải Dương mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác trong nước và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và nhân lực của tỉnh. Tuy nhiên, vị trí nằm quá gần trung tâm kinh tế-chính trị cũng khiến Hải Dương gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định và vững chắc. Tốc độ GDP bình quân 5 năm gần đây ở mức cao so với mức tăng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển

34

Page 36: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng GDP công nghiệp- xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhanh, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đã dần ổn định và hoạt động mang lại hiệu quả.

- Cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao đã được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện.

- Tư duy về kinh tế thị trường, về thị trường lao động từng bước được đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế đa thành phần, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng hình thành và phát triển.

- Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế đã được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của tỉnh, tạo thành hành lang pháp lý thông thoáng cho kinh tế thị trường và thị trường lao động hoạt động ngày càng lành mạnh và có hiệu quả.

- Các cấp, các ngành đã có nhiều đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách hành chính.

5.2. Nguyên nhân của điểm yếuNguyên nhân của các điểm yếu bao gồm cả các nguyên nhân khách quan

và nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về phát triển nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn có hạn chế. Công tác chỉ đạo điều hành về phát triển nhân lực đồi khi còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thấp.

- Đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc phát triển nhân lực còn quá phụ thuộc vào các nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục còn thấp chủ yếu chi cho con người (khoảng 90%). Tỷ lệ chi cho hoạt động chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra. Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề của tỉnh thiếu cả về số lượng và cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn.

- Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường

35

Page 37: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

dạy nghề với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này. Việc đầu tư cho các trường THPT bán công còn quá thấp (định mức chi theo đầu học sinh bán công chỉ bằng 60% học sinh công lập).

- Cung - cầu về lao động vẫn mất cân đối (cung lớn hơn cầu); số doanh nghiệp trên địa bàn đa số có quy mô nhỏ chưa thu hút nhiều lao động vào làm việc.

- Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh còn một số chồng chéo và bất cập, sự phối hợp giữa các sở, ban ngành có liên quan như Sở Lao động – Thương binh – Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Ban Quản lý khu công nghiệp và các cấp chính quyền địa phương, còn có nhiều điểm cần cải thiện. Chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dục thường xuyên còn thấp. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý địa phương thiếu năng lực quản lý và điều phối các chương trình giáo dục thường xuyên.

- Bộ phận lực lượng lao động có tâm lý chạy theo bằng cấp nên tập trung thi và vào học tại các trường đại học sau khi đã tốt nghiệp phổ thông. Một số lao động sau khi tốt nghiệp đại học ra trường đã không tìm được việc làm theo đúng ngành nghề đã học nên gây ra tình trạng vừa thừa lao động vừa thiếu lao động kỹ thuật.

- Việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực còn dàn trải, lãng phí. Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá, thể thao, bảo vệ môi trường,…còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Hệ thống bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế từ tỉnh đến huyện, xã và đội ngũ cán bộ y tế còn không đồng đều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh vẫn còn xảy ra. Y đức và thái độ phục vụ của một số ít thầy thuốc ở một số bệnh viện chưa tốt.Việc quản lý hành nghề y tế tư nhân ở một số nơi trên địa bàn còn lỏng lẻo, chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

- Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hướng dẫn của Trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá, cá biệt có chính sách qua thực hiện bộc lộ những bất hợp lý nhưng chưa được sửa đổi kịp thời, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.

- Thể chế kinh tế thị trường đã hình thành nhưng còn mới; cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện; chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; hệ thống pháp luật lao động chưa hoàn thiện.

36

Page 38: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

37

Page 39: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN

LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

1. Thời cơ và thách thức

1.1. Thời cơHải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao

thông thuận lợi. Tại vùng kinh tế trọng điểm có nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn với công nghệ hiện đại; nhiều cơ sở tài chính, thương mại, du lịch và cơ sở đào tạo lớn, là nơi tập trung phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tỉnh điều chỉnh cơ cấu đầu tư đúng hướng, thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, hình thành các vùng chuyên canh về lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các vùng hoa, vùng rau sạch với khả năng thâm canh lớn, thu hút và phân bố lại lực lượng lao động.

Kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương thời gian đã có nhiều sự phát triển khởi sắc, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, có những chuyển biến lớn về cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh của tỉnh đang được từng bước cải thiện. Bước vào giai đoạn phát triển mới, triển vọng phát huy được những tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh là rất cao. Đây vừa là tiền đề, vừa là đòi hỏi cho việc xây dựng, phát triển nhân lực, tạo nền móng vững chắc để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội.

Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất cho các địa phương về định hướng phát triển, về kinh phí đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Đặc biệt, Đề án 1956 của Chính phủ về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo điều kiện cho Hải Dương tăng nhanh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

1.2. Thách thứcHội nhập quốc tế đã đòi hỏi Hải Dương phải có mặt bằng dân trí cao hơn,

phát triển một lực lượng lao động có khả năng nắm bắt công nghệ tiến tiến với

38

Page 40: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

những chuyển biến nhanh và đa dạng về hình thái của nền kinh tế, cũng như khả năng bắt kịp với tiến bộ và chuyển đổi mang tính toàn cầu. Khi hội nhập đầy đủ và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và quốc tế cũng như giữa các vùng gay gắt hơn, lợi thế cạnh tranh do tiền công rẻ sẽ mất dần và yếu thế của lao động Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng trong cạnh tranh sẽ bộc lộ rõ hơn do trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính năng động xã hội, trình độ hiểu biết pháp luật và thể lực kém.

Việc làm cho lao động xã hội nói chung vẫn là vấn đề rất bức xúc, cung vẫn lớn hơn cầu lao động; đặc biệt khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao hơn. Cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự gắn liền với nhu cầu sự dụng lao động, dẫn đến tình trạng vừa tăng số lượng đào tạo vừa thiếu nhân lực. Phát triển kinh tế xã hội, đền bù giải phóng mặt bằng, quá trình đô thị hóa dẫn đến một bộ phận trong lực lao động bị mất việc làm tạm thời, nếu không có các giải pháp hữu hiệu sẽ có nguy cơ trở thành thất nghiệp vĩnh viễn do không được đào tạo các kỹ năng làm việc, không có hứng thú làm việc...

Chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo còn lạc hậu, nặng nề lề lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực hành, chưa tạo được nhiều chương trình liên thông giữa TCCN với cao đẳng và đại học. Năng lực chung của đội ngũ giảng viên, giáo viên của tỉnh còn yếu, năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới còn hạn chế, kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy và tra cứu tài liệu còn yếu, thiếu kinh nghiệp thực tiễn và số lượng giáo viên trong một số ngành nghề đào tạo còn thiếu.

Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh còn nhiều chồng chéo và bất cập. Chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dục thường xuyên còn thấp. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý đại phương thiếu năng lực quản lý và điều phối các chương trình giáo dục thường xuyên, thiếu giáo viên có trình độ chuẩn vững vàng. Hiện tượng chẩy máu chất xám, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, y bác sỹ, cán bộ công chức, cán bộ kỹ thuật... ra nước ngoài hoặc ra các thành phố có mức sống và cơ hội thăng tiến cao hơn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.

2. Những nhân tố bên ngoài

2.1. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoáToàn cầu hoá là xu thế khách quan, bao trùm các lĩnh vực, vừa thúc đẩy

hợp tác, vừa tăng, sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng thúc đẩy sự phát triển các nguồn nhân lực ở các quốc gia.

39

Page 41: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Sự hội nhập kinh tế sâu sắc của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đang dẫn tới sự dịch chuyển nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn vào dịch vụ và công nghiệp, vào những ngành có giá trị xuất nhập khẩu lớn, tốc độc xuất khẩu nhanh. Đồng thời nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ. Với tư cách là một loại chi phí đầu vào có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và chất lượng hàng hoá dịch vụ, yêu cầu về phát triển nhân lực ngày càng cao. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này thì Việt Nam sẽ mất dần đi lợi thế cạnh tranh của mình, sẽ chỉ là nơi gia công cho các nước khác. Với sự gia tăng dân số trẻ nhanh và nhiều, việc không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới cũng sẽ dẫn tới việc gia tăng số người thất nghiệp, từ đó dẫn đến những bất ổn về an sinh xã hội. Do đó, đối phó với khủng khoảng theo hướng tích cực là tập trung vào tái tạo lại nguồn nhân lực nhằm tăng hiệu suất lao động về lâu dài thông qua các biện pháp như đầu tư vào kỹ năng của lực lượng lao động, vào nghiên cứu và phát triển, và các biện pháp khác để nâng cao chất lượng lao động.

2.2 Phát triển khoa học – công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thứcSự phát triển của khoa học, công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ tới

sự phát triển của nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Trong tiến trình phát triển của loài người, khoa học kỹ thuật có vai trò vô cùng to lớn thúc đẩy xã hội tiến lên văn minh, hiện đại. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại sức mạnh to lớn của lực lượng sản xuất, làm ra những sản phẩm mới, những khối lượng sản phẩm nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu đời sống con người ngày càng cao. Những nước có nền kỹ thuật phát triển là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh và đời sống nhân dân ở mức độ cao.

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã rút ngắn thời gian từ khi tìm ra tiến bộ về khoa học đến áp dụng vào sản xuất, khoa học công nghệ đã trở thành một lực lượng trực tiếp của nền sản xuất. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những ngành sản xuất mới như: Công nghệ sinh học…(chọn lọc lai tạo giống vật nuôi, cây trồng, biến đổi gien…), công nghiệp vật liệu mới, công nghệ thông tin…Để phát triển những ngành này, cần có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thay cho đội ngũ lao động đa số là công nhân phổ thông, có trình độ trung bình và thấp. Đó còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mà ở đó người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

40

Page 42: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Trong quá trình phát triển sẽ phát sinh quá trình ứng dụng khoa học công nghệ, dây chuyền thiết bị máy móc mới...đòi hỏi lao động ngành nghề mới, có kiến thức, trình độ kỹ năng lao động cao hơn, do đó cơ cấu lao động thay đổi theo trình độ nghề và kỹ năng lao động. Dự báo nhiều ngành nghề kỹ thuật cao phát triển sẽ thu hút rất nhiều lao động có trình độ kỹ năng được đào tạo tốt vào dây chuyền sản xuất, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, sức cạnh tranh lớn của nền kinh tế.

3. Những nhân tố trong nước và trong tỉnh tác động đến việc phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020

3.1. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ giai đoạn 2011 - 2020

Báo cáo chính trị Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại…Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ…Tăng nhanh hàm lượng nội địa giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp và cả nền kinh tế”. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 (giá so sánh) gấp 2,2 lần so với năm 2010, bình quân đầu người (giá thực tế) đạt 3000-3200 USD, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%...”.

Trong phương hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hộị vùng Đồng bằng Sông Hồng đã đề ra nhiệm vụ của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: “Đi đầu trong việc thực hiện hiện đại hóa với các ngành công nghệ cao như cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất vật liệu mới; vật liệu chất lượng cao; phát triển nhanh công nghiệp bổ trợ và dịch vụ chất lượng cao; Xây dựng tổng kho trung chuyển tại Hải Dương trong hệ thống cảng; đi đầu trong hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài”.

Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/2004 về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhấn mạnh việc các tỉnh trong vùng cần phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả và bền vững. Hà Nội, Hải Phòng và tiếp theo là các tỉnh trong vùng phải đi tiên phong trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước, luôn giữ vai trò đầu tầu đối

41

Page 43: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

với vùng Bắc Bộ và cả nước trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng khó khăn, kém phát triển; đi đầu trong hợp tác quốc tế, kết hợp kinh tế quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tỉnh điều chỉnh cơ cấu đầu tư đúng hướng, thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, hình thành các vùng chuyên canh về lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các vùng hoa, vùng rau sạch với khả năng thâm canh lớn, thu hút và phân bố lại lực lượng lao động. Tất cả các chủ trương và chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng (trong đó có tỉnh Hải Dương) sẽ có những tác động to lớn tới sự phát triển của nguồn nhân lực trong tỉnh.

3.2. Phương hướng, quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương

Như đã được xác định tại Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Hải Dương lần XV vừa qua, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương trong giai đoạn 2011-2015 là “đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”.

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, trong giai đoạn 2011-2015, Hải Dương cần đạt được các chỉ tiêu chủ yếu như sau :

- Thứ nhất, về tăng trưởng, Hải Dương cần đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11%/năm, trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 1,8%/năm, giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,6%/năm trở lên và giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 12,2%/năm. GDP bình quân đầu người vào năm 2015 đạt khoảng 1.800 USD

- Thứ hai, cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2015 là: 19,0% - 48,0% - 33,0%.

- Thứ ba, cơ cấu lao động năm 2015: nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 43% - 30% - 27%.

- Thứ tư, về mặt xã hội, huy động 45% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 96,5% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào THCS; 98% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 3,2 vạn lao động.

42

Page 44: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2,5%/năm. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đến năm 2015 xuống dưới 16%. Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,18%. Đến năm 2015 có 65% làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân cư văn hoá, trong đó có 10% đạt làng, khu dân cư văn hóa tiêu biểu. Có 100% làng, khu dân cư có Nhà văn hóa theo quy hoạch của tỉnh tổ chức hoạt động có hiệu quả. Tỷ lệ người luyện tập TDTT đạt 30%, tỷ lệ gia đình thể thao đạt 18%.

Để Hải Dương đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ quy hoạch, Đảng bộ và chính quyền Hải Dương đã xác định ba khâu đột phá sau đây cần được tập trung thực hiện trong thời gian tới:

- Một là, về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực: Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược dài hạn về đào tạo nguồn nhân lực với cơ cấu đào tạo hợp lý. Ưu tiên đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, lao động có trình độ về: quản lý, hội nhập kinh tế quốc tế, lập và quản lý quy hoạch, hoạch định chính sách.

- Hai là, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Rà soát, đánh giá các dự án phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng đang triển khai. Tập trung huy động vốn đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu, nhất là hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi,…có tác động trực tiếp tới phát triển có tính liên vùng giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như kết nối giữa tỉnh với các tỉnh trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng Thủ đô…trong đó ưu tiên cho một số dự án như: QL37, QL38, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hạ Long, đường sắt Kép - Phả Lại, Cầu Hàn, đường trục Bắc – Nam (đoạn Cầu Hiệp – Gia Lộc và đoạn nối QL5 và QL18), Cầu Chanh, xây mới một số tuyến đường tỉnh tạo kết nối liên huyện; nâng cấp hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Đầu tư đồng bộ hạ tầng cho thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, trong đó tập trung cho khu vực: Nhà hát lớn, Trung tâm bóng bàn, khu liên hợp văn hóa thể thao khu cầu lộ cương, khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc.

- Ba là, về cải cách hành chính. Thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới quá trình ra nhập thị trường của các nhà đầu tư (như: thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, thủ tục về đất đai, xây dựng, thuế...). Xây dựng Đề án hiện đại hoá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện theo cơ chế  ‘một cửa’, ‘một cửa liên thông’ của UBND các huyện, thị xã và các Sở, ngành tiến tới hình thành Trung tâm dịch vụ hành chính công hiện đại. Đổi mới và nâng cao năng lực giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh.

43

Page 45: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

1. Quan điểm phát triển nhân lực

Trong quá trình phát triển, tỉnh Hải Dương luôn coi con người vừa là mục tiêu trọng tâm, vừa là công cụ chủ chốt, của quá trình phát triển, việc nâng cao chất lượng con người là nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh. Tỉnh luôn xác định con người có trình độ và khả năng lao động cao là nguồn lực quý nhất của đất nước, của địa phương.

Phát triển nhân lực một cách toàn diện là sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sức khỏe, giáo dục - đào tạo, dạy nghề đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng nhân lực. Phát triển nhân lực phải thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút nhân lực.

Quan điểm phát triển nhân lực của tỉnh dựa trên các nguyên tắc chính là kế thừa, đổi mới và đột phá, được cụ thể hóa như sau:

- Quan điểm 1: Phát triển toàn diện nguồn nhân lực về các mặt trí lực, thể lực (bao gồm cả thể trạng, tầm vóc con người), và các yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần của nguồn nhân lực là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội của tỉnh Hải Dương.

- Quan điểm 2: Phát triển nhân lực phải thực hiện song song 2 nhiệm vụ cơ bản là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đi đôi với sử dụng lao động, tạo việc làm, ổn định cho đại bộ phận lao động trong tỉnh. Ưu tiên phát triển nhân lực cho các ngành, lĩnh vực then chốt mà tỉnh có thế mạnh.

- Quan điểm 3: Phát triển nhân lực của tỉnh phải đảm bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực của tỉnh cùng với cả nước phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tiếp cận trình độ quốc tế.

- Quan điểm 4: Phát triển nhân lực là sự nghiệp vì dân, do dân, vì vậy cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, các khu vực chậm phát triển tham gia. Phát triển nhân lực phải đặt trong mối quan hệ gắn kết hữu cơ với phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất.

- Quan điểm 5: Kết hợp giữa phát triển nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các địa phương khác trong cả nước; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số.

44

Page 46: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

2. Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lựcPhát triển nhân lực của tỉnh Hải Dương phải đạt các mục tiêu sau:

- Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả những yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020.

- Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa -hiện đại hóa và đô thị hóa, tiếp tục phân bổ lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác và tạo ra sự bứt phá mới về phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh và đất nước, đồng thời có thể chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.

- Cùng với phát triển toàn diện, phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm. Trong từng thời kỳ, xác định và tập trung ưu tiên đầu tư cho phát triển các nhóm nguồn nhân lực trọng điểm có ý nghĩa quyết định đến phát triển KT-XH của tỉnh và phát triển chính bản thân nguồn nhân lực. Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.

- Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và đất nước; chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, khai thác các tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và xoá đói giảm nghèo bền vững.

3. Phương hướng và chỉ tiêu phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020

3.1. Nâng cao trình độ dân trí tạo điều kiện tiền đề về trình độ học vấn để nâng cao chất lượng nhân lực

Tập trung nâng cao trình độ dân trí của người dân, với những phương hướng và mục tiêu như sau:

- Quan tâm phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. Hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục từ trẻ 5 tuổi đến trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 tối thiểu 50% số huyện đạt chuẩn về phổ cập giáo dục bậc trung học. Đến năm 2020, 100% số huyện đạt chuẩn về phổ cập giáo dục bậc trung học. Huy động 45% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Giữ

45

Page 47: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

vững mục tiêu 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (6% học ngoài công lập) ; 100% học sinh được học 2 buổi/ngày và 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học ngoại ngữ và 65% được học tin học ; 80% trẻ khuyết tật được ra lớp. Củng cố vững chắc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học THCS (8% học ngoài công lập) ; 30% số trường học 2 buổi/ngày. Củng cố vững chắc các tiêu chuẩn phổ cập THCS. Huy động 98% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, các trường TCCN và dạy nghề (trong đó tỷ lệ học sinh TCCN và trường dạy nghề đạt 10-15%) ; huy động 10% học sinh tốt nghiệp THCS dưới 21 tuổi và cán bộ cơ sở, 80-85% người lao động ra học bổ túc THPT ; 100% trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả về chuyển gia kiến thức khoa học kỹ thuật công nghệ.

- Tới 2015, 100% trường mầm non triển khai chương trình giáo dục mầm non mới; 70% số trẻ được tiếp cận với tin học, ngoại ngữ; tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt 50-60% (đối với THCS), trên 30-35% đối với THPT. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97-98%. Nâng cao số lượng học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng (48-50%) và giữ vững vị trí tốp đầu toàn quốc về xếp hạng tỉnh thành phố; giữ vững và nâng cao thành tích học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mầm non đạt 50%, trường tiểu học 80%, trường THCS 50%, THPT là 24 trường;

- Quy mô đào tạo đến năm 2015 của các trường chuyên nghiệp của tỉnh đạt 16.000 học sinh sinh, các trường của trung ương là 40.200 học sinh sinh viên, đào tạo và dạy nghề cho khoảng 71.500 loa động, thu hút từ 10-15% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN và dạy nghề đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng từ 8.000-11.00 sinh viên; mở mới các ngành nghề mũi nhọn như: cơ khí, điện tử-công nghệ thông tin, công nghiệp dệt may-da giầy, chế biến nông sản, lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, thương mại... ; 100% các trường đại học, cao đẳng thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ.

- Tập trung nguồn đầu tư vào việc nâng cấp các cơ sở giáo dục nhằm đạt đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt ở cấp mẫu giáo và cấp trung học phổ thông là hai cấp đang có số trường đạt chuẩn quốc gia ở mức rất thấp11.

- Tiếp tục phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục cộng đồng, đồng thời bổ sung chương trình dạy nghề cho trung tâm đào tạo nghề ở bậc THPT. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp trong các trường học cấp trung học. Gắn học tập với thực hành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán sản xuất của từng địa phương trong tỉnh (hướng vào phát triển các ngành, lĩnh vực chủ chốt của tỉnh).

11 Năm 2009, Hải Dương mới chỉ có 9,6% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia và 16% trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Kết quả này thấp hơn mục tiêu đã được đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 5 năm trước đó.

46

Page 48: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

- Triển khai cải cách, đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện trong các cấp học từ mầm non đến hết trung học phổ thông theo Chương trình chung của Quốc gia và phù hợp với đặc điểm của tỉnh, đảm bảo phát triển con người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Phấn đấu có nhiều học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế. Chú trọng bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo đủ nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.2. Nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn - kỹ thuật và kỹ năng làm việc của nhân lực

Nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động với những phương hướng và mục tiêu như sau:

- Mở rộng quy mô của hệ thống dạy nghề nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 55% và năm 2020 đạt 75-80%. Tăng quy mô tuyển sinh học nghề 8,0 - 10%/năm.

- Đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo dạy nghề theo các cấp trình độ (3 cấp trình độ chính là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và kỹ sư thực hành). Coi trọng chất lượng của dạy nghề hơn là số lượng, chú ý gắn kết dạy nghề với trình độ công nghệ của nền kinh tế tỉnh và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích tối đa sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề. Tăng cường dạy nghề cho nông dân bằng những hình thức linh hoạt và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (gồm từ cấp trung nghiệp trở lên). Nâng cấp một số trường cao đẳng đủ điều kiện lên trường đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mở trường đại học trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao khả năng nghiên cứu – triểu khai, ứng dụng, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của đội ngũ khoa học và công nghệ của tỉnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

3.3. Nâng cao thể lực và tầm vóc nhân lựcĐể có nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như để nâng cao mức sống

của người dân, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động cần được coi là ưu tiên hàng đầu.

Để đảm bảo nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động, cần chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các CTMTQG, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm;

47

Page 49: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, mục tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng đến năm 2015 xuống dưới 16%. Làm tốt công tác sức khỏe học đường cho học sinh, đảm bảo có sức khỏe tốt khi trưởng thành. Phấn đấu nâng tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi năm 2015 và đạt 76 tuổi năm 2020.

Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo máy móc, nhà xưởng khi nhân lực tiến hành làm việc được sạch sẽ, vệ sinh, an toàn, đảm bảo về môi trường…

Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho nhân lực sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hàng năm, có chế độ nghỉ nghép, nghỉ dưỡng sức hợp lý cho người lao động.

Tiếp tục phát huy thế mạnh về thể thao của tỉnh Hải Dương, xây dựng tỉnh Hải Dương thành trung tâm thể thao của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Phấn đấu 100% các huyện, thị xã, thị trấn có đủ các công trình như: sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi,... 100% xã phường dành ưu tiên về vốn, mặt bằng cho hoạt động thể dục – thể thao.

3.4. Phát triển các nhóm nguồn nhân lực trọng điểmĐối với đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là nhân lực lãnh đạo quản lý,

hành chính công: Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan đảng, bộ máy chính quyền nhà nước các cấp. Cập nhật các chủ trương, đường lối, pháp luật và chính sách mới nhất của đảng và nhà nước, cung cấp một cách thường xuyên những thông tin mới nhất về chính trị, kinh tế, tiến bộ khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin..., trang bị những kiến thức, phương pháp quản lý Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Tăng cường đào tạo chính quy (chủ yếu là đào tạo sau đại học) cho đội ngũ cán bộ tham mưu và chuyên gia tại các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó chú trọng đào tạo sau đại học tại nước ngoài. Các chuyên ngành cần tập trung là tài chính, đầu tư, thương mại quốc tế và pháp luật kinh tế.

Đối với nhân lực khu vực sự nghiệp: tiếp tục phát huy chính sách thu hút nhân lực trình độ cao phục vụ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học công nghệ. Khai thác hiệu quả các đề án đào tạo nhân lực trình độ cao của Trung ương và tỉnh. Khuyến khích việc mời các chuyên gia nước ngoài, Việt kiều hợp tác làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu.

Đối với nhân lực khu vực sản xuất, kinh doanh: Tổ chức các lớp tập huấn, đâò tạo, bổ sung kiến thức về tổ chức và quản lý sản xuất, quản trị cho doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, pháp luật kinh doanh... cho các doanh nhân, cán bộ quản lý. Khuyến khích các tổ chức đào tạo kỹ năng quản trị kinh doanh được

48

Page 50: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

thành lập và hoạt động. Phát triển và đào tạo đội ngũ doanh nghiệp địa phương, chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đối với nhân lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp: Đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển các khu công nghiệp và các ngành trọng điểm: cơ khí, điện tử, may, da giầy, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thực phẩm và thương mại, du lịch. Hỗ trợ kinh phí cho những doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề hoặc thành lập cơ sở đào tạo nghề để cung cấp nhân lực cho chính doanh nghiệp.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên

4.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lựca. Về hệ thống cơ sở giáo dục

Các chương trình, dự án ưu tiên để hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sở giáo dục tập trung vào:

- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đề án phổ cập giáo dục phổ thông. Phát triển cơ sở vật chât, thiết bị trường học theo hướng hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ và xã hội hóa. Phấn đẫu mỗi năm xây dựng mới khoảng 450-500 phòng học kiên cố cao tầng, tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng toàn tỉnh đạt 85-90% vào năm 2015; tỷ lệ thư viện đạt chuẩn các cấp học từ 80% trở lên, có đủ phòng học để thực hiện học 2 buổi/ngày của tiểu học và một phần ở THCS, THPT. 100% các trung tâm học tập cộng đồng được hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên (10 triệu/trung tâm). 100% các trường phổ thông đảm bảo đủ quỹ đất theo tiêu chuânt 10m2/1 học sinh, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề đạt 3m2/1 học sinh, sinh viên; đảm bảo tối thiểu 5 ha/1 trường đại học, cao đẳng; 50-60% học sinh sinh viên được ở trong ký túc xá của trường hoặc tập trung của tỉnh.

- Xây dựng Đề án phát triển hệ thống trường học ngoài công lập, các trung tâm học tập cộng đồng và hệ thống giáo dục không chính quy để tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh của mình.

- Liên tục rà soát, đánh giá chất lượng và những điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học của tỉnh. Gắn đào tạo với sử dụng. Thực hiện Đề án nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hải Dương và trường Cao đẳng Hải Dương thành các trường đại học đa ngành trước năm 2015.

b. Về hệ thống cơ sở đào tạo dạy nghề

Triển khai lập và thực hiện quy hoạch về phát triển mạng lưới đào tạo dạy nghề của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2020.

49

Page 51: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Phấn đấu đến năm đến năm 2020, đạt 75-80% lao động công nghiệp đã qua đào tạo chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu về lao động cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao.

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, hoàn thiện hệ thống trường dạy nghề bao gồm cả trường dạy nghề trong các KCN và KCX, cung ứng lao động qua đào tạo không chỉ cho nhu cầu về lao động trong tỉnh, mà cả trong vùng ĐBSH và lao động cho xuất khẩu.

Đẩy mạnh dạy nghề trong các làng nghề, dạy nghề và tạo cơ hội học nghề và việc làm cho lao động nông thôn, người học nghề là người nghèo, bộ đội xuất ngũ, học sinh vùng xa.

Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020; Quy hoạch dạy nghề tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến 2020; Đề án nâng cấp và đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho 4 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hiện có; hình thành các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện chưa có, đảm bảo 100% huyện có trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề trước năm 2015.

Phát triển các trường ngoài công lập, các trung tâm học tập cộng đồng và hệ thống giáo dục không chính quy để tạo điều kiện cho mọi người có thể học ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.

Chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp phục vụ các khu công nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế chủ đạo của tỉnh, bao gồm các ngành như (i) Ngành cơ khí, điện tử; (ii) Ngành công nghiệp dệt may – da giầy; (iii) Ngành chế biến thực phẩm; (iv) Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; (v) Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống; (vi) Ngành du lịch, khách sạn và (vii) Ngành thương mại (tập trung cho mạng lưới các siêu thị và trung tâm thương mại chuyên ngành cao cấp).

Xây dựng các chương trình, dự án đào tạo nghề trọng điểm phù hợp với từng thời kỳ, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các chương trình, dự án này gồm :

- Chương trình đào tạo công nhân bậc cao ;

- Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn ;

- Chương trình dạy nghề phục vụ xuất khẩu lao động ;

- Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn sau giải phóng mặt bằng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

50

Page 52: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

4.2. Đào tạo, phát triển nhân lực trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệpTriển khai thực hiện đào tạo, phát triển nhân lực trong linh vực hành

chính, sự nghiệp tập trung vào:

- Xây dựng và triển khai Đề án: “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước tỉnh” gắn với thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài phù hợp. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo – những người ra quyết định ở cấp tỉnh, huyện và xã.

- Đề án đào tạo sau đại học cho cán bộ tham mưu và chuyên gia trong các lĩnh vực tại các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh. Chú trọng đào tạo sau đại học tại nước ngoài. Phấn đấu đến 2020, tỷ lệ người có trình độ sau đại học trong tổng số cán bộ tham mưu và chuyên gia quản lý trong bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh đạt trên 20%.

- Xây dựng và triển khai Đề án đào tạo cán bộ, viên chức ngành giáo dục đào tạo và y tế

4.3. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp

Tiến hành xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp theo hướng:

- Cơ chế, chính sách đối với người lao động: có chế độ cụ thể về lương và các khoản thu nhập khác đối với các loại lao động có trình độ kỹ năng nghề khác nhau.

- Cơ chế, chính sách đối với đơn vị, tổ chức doanh nghiệp sử dụng lao động: Nhà nước có quy định cụ thể yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo phải trả tiền cho đơn vị đào tạo. Ngoài ra các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phối hợp với trường nghề trong quá trình đào tạo nghề.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và sinh viên có giải ở các trường THPT của các trường bằng việc tỉnh đầu kinh phí học tập cho các sinh viên này trong suốt thời gian học tại trường đại học, nhằm bổ sung nguồn nhân lực của tỉnh trong tương lai.

- Có cơ chế chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với cơ sở đào tạo nhân lực trong xây dựng cơ bản, sử dụng dịch vụ thông tin quảng cáo của Đài, Báo tỉnh...

4.4. Thu hút chuyên gia trình độ cao và nhân tàiChính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền

khác, bao gồm cả việc cấp học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc với yêu cầu phải quay lại Hải Dương làm việc sau khi tốt nhiệp.

51

Page 53: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Các cơ chế, chính sách khuyến khích khác : ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại dành cho người có bằng cấp cao, nghệ nhân ..

Thuê nghệ nhân từ bên ngoài (kể cả Việt kiều và người nước ngoài)

4.5. Phát triển đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật và lao động nông nghiệpTiến hành xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật theo hướng :

- Xây dựng và thực hiện Đề án “Đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp phục vụ các khu công nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế chủ đạo của tỉnh”, bao gồm các ngành như sau: (i) Ngành cơ khí, điện tử; (ii) Ngành công nghiệp dệt may – da giầy; (iii) Ngành chế biến thực phẩm; (iv) Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; (v) Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống; (vi) Ngành du lịch, khách sạn và (vii) Ngành thương mại (tập trung cho mạng lưới các siêu thị và trung tâm thương mại chuyên ngành cao cấp).

- Tăng cường đào tạo nghề cho lao động ở khu vực nông thôn với ngành, nghề đa dạng, nhằm phát huy nguồn nhân lực tại chỗ.

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

1.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực

Cần tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng nâng cao nguồn nhân lực cho cá nhân, gia đình, cơ quan các cấp và cộng đồng, để các bên có thể nhận thức sâu sắc về nhân lực phục vụ cho tương lai của mình, của gia đình mình của địa phương mình và của đất nước.

Tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức theo hướng tiếp thu các tư tưởng chỉ đạo của «Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020» ở các ngành, các cấp và toàn xã hội về phát triển nhân lực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực

Đẩy mạnh các hình thức hỗ trợ trong việc nâng cao ý thức của nguồn nhân lực thông qua các chương trình hướng nghiệp, tư vấn nghề ngay từ trong nhà trường. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước nói chung và tỉnh nói riêng về phát triển nhân lực, đặc biệt là dạy nghề cho người lao động.

52

Page 54: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

1.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực của bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý phát triển nhân lực phải được hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhân lực và tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về phát triển nhân lực như: Sở Nội vụ, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD-ĐT và các bộ phận phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từng bước áp dụng các mô hình và phương pháp quản trị nhân sự hiện đại. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực. Xây dựng bộ phận dự báo cung – cầu lao động của tỉnh. Về cơ chế quản lý, thay đổi theo hướng tăng thêm tính chủ động cho cấp dưới, cấp cơ sở.

Mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; xác định hệ thống vị trí việc làm và tiêu chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

. Sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực thực và kết quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lý quá coi trọng “bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực. Tổ chức thi vào các chức vụ lãnh đạo từ trung cấp trở xuống.

Xây dựng quy chế (tiêu chuẩn và quy trình) đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ và kết quả công việc.

Thường xuyên rà soát quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý theo quy định; khắc phục những bất hợp lí về chính sách, số lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ hiện nay.

1.3. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa cấp, ngành về phát triển nhân lực

Các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nhân lực. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020, các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

53

Page 55: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Xác định rõ mối quan hệ giữa địa phương và các bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển nhân lực từ đó phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị. Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, phát triển nhân lực để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động trong thời gian đến, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực.

Thường xuyên tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề. Từ đó, chỉ rõ những điểm làm được và chưa làm được, đồng thời đưa ra giải pháp để thực hiện, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao sự phối kết hợp với các cấp, các ngành về phát triển nhân lực.

2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đầy phát triển nhân lực

2.1. Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tếHuy động các nguồn lực để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên

mức trung bình của cả nước và đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường chính sách sách để huy động các nguồn lực trong tỉnh, thu hút mạnh các nguồn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nguồn nhân lực.

Từng bước đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao gắn với đảm bảo môi trường, chuyển từ tăng trưởng nhờ vốn và lao động giản đơn sang tăng trưởng theo hướng dựa chủ yếu vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nguồn nhân lực chất lượng cao. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên lợi thế cạnh tranh của tỉnh và theo định hướng của Chính phủ về phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng Thủ đô, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhưng phải đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả. Tiếp tục phát triển mạnh các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá, hướng mạnh các chính sách ưu tiên cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.

54

Page 56: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Phát triển nhanh và mạnh công nghiệp và dịch vụ đồng thời hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Để đạt được mục tiêu, căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực để tỉnh xây dựng cơ chế thông thoáng, giải quyết thủ tục nhanh chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư.

Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước, chú trọng các hình thức đầu tư mới gắn quyền lợi với trách của nhà đầu tư.

2.2. Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nhân lựcĐào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội là

công việc đòi hỏi phải huy động tài chính từ nhiều nguồn, trong đó, nguồn từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng và chủ yếu.

Trong khuôn khổ đường hướng chỉ đạo của Trung ương, tỉnh ưu tiên đầu tư ngân sách cho phát triển nhân lực thông qua các chương trình, dự án của Quy hoạch này và thông qua các kế hoạch, đề án phát triển nhân lực khác. Tăng định mức chi ngân sách cho ngành giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ và công tác phát triển nhân lực của tỉnh. Đặc biệt, quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và quy hoạch cán bộ. Tiếp tục triển khai đề án thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực công và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục hỗ trợ cho người được cử đi đào tạo sau đại học và có điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xã hội hóa trong công tác phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh. Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA, NGO, vốn tín dụng thương mại ưu đãi phục vụ lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ. Tận dụng các cơ hội đào tạo nhân lực trình độ cao của các tổ chức trong nước và quốc tế.

Khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên để cải thiện chất lượng đào tạo.

Có chính sách huy động nguồn đóng góp từ phía doanh nghiệp cho đào tạo nghề, bao gồm chính sách khuyến khích thành lập các trung tâm đào tạo có chất lượng cao. Hỗ trợ kinh phí đào tạo một số nghề mà nhiều doanh nghiệp tại địa phương có nhu cầu. Việc đào tạo tập trung như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp có được đội ngũ lao động lành nghề và tích cực sử dụng lao động tại địa phương hơn.

Tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để tổ chức đào tạo cho nhiều lao động hơn như từ các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải

55

Page 57: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

quyết việc làm, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ...

2.3. Chính sách việc làm, bảo hiểm và bảo trợ xã hội và nâng cao sức khỏe của người lao động

Để đảm bảo an sinh xã hội, ngoài chính sách chung của Nhà nước, tỉnh cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động và chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp.

Gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động, xác định đào tạo theo địa chỉ, nhu cầu sử dụng lao động. Có chính sách thoả đáng về tiền lương, nhà ở nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về công tác lâu dài tại tỉnh.

Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động, hỗ trợ người lao động vay vốn để thực hiện các thủ tục xuất khẩu lao động. Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo hoạt động này phù hợp với khuôn khổ pháp luật.

Tăng đầu tư nhằm cải tiến tổ chức cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh để không ngừng nâng cao thể lực của người lao động. Nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các dịch vụ y tế. Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện tại tuyến huyện, các trung tâm y tế xã. Phấn đấu đến 2015, 100% các xã / phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Xây dựng và phát triển hệ thống y tế dự phóng trên địa bàn tỉnh một cách rộng khắp và có hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền và có biện pháp hữu hiệu nhằm phòng chống và ngăn ngừa HIV/AIDS, giảm mạnh tai nạn giao thông, các tệ nạn ma túy, nghiện rượu và các tệ nạn xã hội khác.

Nâng cao chất lượng các phong trào rèn luyện thân thể, tập thể dục, nâng cao thể lực. ..xây dựng đời sống lành mạnh trong nhân dân, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong lối sống xã hội.

2.4. Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực

Đánh giá công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của ngành giáo dục-đào tạo, và y tế để đưa ra định hướng và quy hoạch sử dụng đất phù hợp cho phát triển giáo dục, đào tạo và y tế thuộc các thành phần kinh tế.

Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và

56

Page 58: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về giáo dục, đào tạo nghề nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đào tạo nghề gắn với gắn với giải quyết việc làm cho người lao động Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nhân lực của tỉnh, trong đó xác định rõ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng trong các lĩnh vực, cấp bậc đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; chú trọng đào tạo, dạy nghề cho người lao động, trang bị kiến thức nhằm thay đổi tư duy kinh tế, tác phong công nghiệp cho người lao động. Ưu tiên đào tạo cho các ngành then chốt trong công nghiệp (như khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, chế biến nông lâm sản) và trong thương mại dịch vụ (như kinh tế đối ngoại, trình độ tin học, ngoại ngữ).

Xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề và các trung tâm đào tạo nghề liên kết với các doanh nghiệp đồng thời thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi (thuế, tín dụng, đất đai...) để khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nhân lực.

Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo, kể cả việc khuyến khích các doanh nghiệp mở trường đào tạo, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí.

Để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực trong xã hội, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá để thực hiện các dự án cho phát triển nhân lực.

2.5. Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tàiHiện nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh

giá cả sang cạnh tranh chất lượng, và điều này có nghĩa là chất lượng của nguồn nhân lực là lợi thế quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, mỗi địa phương cần nỗ lực tập trung phát triển nhân lực của mình. Trong số các giải pháp thì phát triển giáo dục và đào tạo được coi là quan trọng nhất. Đây là ngành dịch vụ có tác động trực tiếp đến phát triển nhân lực. Thật vậy, thực tế đã chứng minh hoạt động kinh doanh kém hiệu quả do người thuê lao

57

Page 59: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

động không thể tìm được lao động có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công việc.

Do đó bên cạnh chính sách đào tạo nguồn nhân lực thì chính sách thu hút người tài sẽ nhanh chóng cải thiện tình hình thiếu nhân lực cấp cao hiện tại.

Có chính sách thoả đáng về tiền lương, nhà ở nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về tỉnh xây dựng và phát triển kinh tế. Ngoài cơ chế chính sách trực tiếp đối với cán bộ, chuyên gia giỏi, cần có các chính sách khuyến khích ưu tiên đối với những người đi cùng (gia đình) để cán bộ, chuyên gia yên tâm công tác. Trước mắt, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ thuê các doanh nhân giỏi về tỉnh quản lý các doanh nghiệp.

Tỉnh cần có chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia, nhân tài về tỉnh công tác, nghiên cứu.

Có cơ chế, chính sách đãi ngộ khác như: bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn; giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng vốn có; cấp đất làm nhà ở, bố trí phương tiện đi lại…

2.6. Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động

Nâng cao nguồn nhân lực mang tính quyết định trong bối cảnh hội nhập hiện nay trên bình diện địa phương và cả nước. Theo đó đào tạo phải theo tín hiệu thị trường do đó công tác đào tạo trên cơ sở tính toán cơ hội nghề nghiệp ở địa phương. Lao động có kỹ năng chuyên môn sẽ có cơ hội tìm được việc làm tốt, và có thu nhập tốt. Tỉnh cần chú trọng:

- Nâng cao chất lượng và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm.

- Thường xuyên tổ chức điều tra, thống kê thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Có thể giam Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh thực hiện công việc thu thập thông tin về nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp.

- Tổ chức các hội chợ việc làm.

3. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

3.1. Tăng cường phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ƯơngTạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn về phát

triển kinh tế-kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất.

58

Page 60: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương và cấp Trung ương đóng trên địa bàn, tạo điều kiện về chương trình dạy-học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để hỗ trợ Hải Dương phát triển nhân lực…

3.2. Tăng cường phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài tỉnh để đào

tạo lao động kỹ thuật lành nghề.

Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận, vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở chuyên ngành tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động

3.3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tếĐẩy mạnh chương trình hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường,

trung tâm có uy tín trong nước và quốc tế

Tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ... đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

Bằng các mối quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thông qua các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Hải Dương, qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

4. Dự báo nhu cầu vốn và giải pháp huy động vốn cho phát triển nhân lực

4.1. Dự báo nhu cầu vốnĐể đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh

Hải Dương giai đoạn 2011-2020, cần có nguồn tài chính đảm bảo thực hiện.

Về nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực đáp ứng mục tiêu đạt 80% lực lượng lao động qua đào tạo vào năm 2020, nguồn vốn cần thiết cần xấp xỉ 150 tỷ/ năm (dành cho các cấp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học). Trong giai đoạn 2011 – 2020, tổng nguồn vốn cho đào tạo nhân lực cho các cấp này ước tính là khoảng 1.593 tỷ đồng.

59

Page 61: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Nhu cầu vốn được tính dựa trên nhu cầu đào tạo hàng năm và định mức chi. Báo cáo Quy hoạch ước tính định mức chi cho dạy nghề (SCN, TCN, CĐN) và trung học chuyên nghiệp khoảng 4 triệu đồng/sinh viên; cho cao đẳng là 4,5 triệu đồng/sinh viên; cho đại học là 5 triệu đồng/sinh viên và cho sau đại học là 5,5 triệu đồng/sinh viên.

Biểu 14: Nhu cầu vốn đào tạo nhân lực

(Đơn vị tính: triệu đồng2011-2015 2016-2020 2011-2020

Đào tạo nghề 603.931 724.717 1.328.648Cao đẳng, đại học, sau đại học 120.532 144.638

265.169

Tổng 724.463 869.355 1.593.818Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ sở đào tạo và tính toán của Báo cáo Quy hoạch

Về nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng mới, cải tạo các cơ sở đào tạo nhân lực các cấp, Hải Dương cần nguồn vốn khoảng 1.159 tỷ đồng trong giai đoạn 10 năm tới.

Như vậy tổng nhu cầu vốn cho đào tạo và xây dựng cơ sở đào tạo là 2.753 tỷ đồng.

Biểu 15: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng/cải tạo cơ sở đào tạo nhân lựcĐơn vị tính : triệu đồng

2011-2015 2016-2020 2011-2020Đào tạo nghề 232.000 278.400 510.400Cao đẳng, đại học, sau đại học 344.000 304.800 648.800

Tổng 576.000 583.200 1.159.200Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ sở đào tạo và Sở Lao động thương binh và xã hội

Chi tiết về khái toán ước tính nhu cầu vốn dành cho đào tạo nhân lực và đầu tư xây dựng cho các cơ sở đào tạo được trình bày tại Biểu 8 và Biểu 9 của phần Phụ lục.

4.2. Khả năng huy động vốnDo tầm quan trọng của nhân lực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã

hội địa phương cũng như quốc gia, nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách TW và ngân sách địa phương) cần đóng vai trò quan trọng và dẫn dắt trong việc thực hiện chiến lược phát triển nhân sự.

60

Page 62: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Theo số liệu của tại Biểu 6, năm 2010, ngân sách địa phương đã chi cho đào tạo là 104 tỷ đồng, theo dự báo từ 2011 đến năm 2020 số lao động qua đào tạo tăng hàng năm là 3,6%/năm, do đó Quy hoạch cho rằng Ngân sách địa phương có thể bố trí cho đào tạo tăng theo tốc độ tương ứng tức là 3,6%/năm. Giai đoạn 2011-2020 ngân sách tỉnh có thể bố trí nguồn lực là 1.270 tỷ đồng 12. Dự báo tổng số tiền cho đào tạo và đầu tư cho các cơ sở đào tạo giai đoạn 2011-2020 là 2.753 tỷ động, như vậy ngân sách địa phương có thể đảm bảo khoảng 51% (1.270/2753 tỷ đồng) còn lại phải huy động từ các nguồn khác từ ngân sách trung ương, và các nguồn ngoài ngân sách khác (bao gồm vốn từ nước ngoài, vốn từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và từ người dân).

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường phát triển, cần tận dụng tối đa nguồn vốn xã hội hóa trong và ngoài nước, đặc biệt là từ khu vực doanh nghiệp.

PHẦN THỨ BATỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCHĐể Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020

được thực hiện có kết quả, đề nghị Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh có kế hoạch công bố Quy hoạch và chỉ đạo các ngành xây dựng các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Cụ thể:

1. Văn phòng UBND

Chủ trì và phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông công bố Quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nghiên cứu, cụ thể

hóa, lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp pháp triển nhân lực vào các kế hoạch 5 năm, hàng năm trong thời kỳ thực hiện chiến lược.

Xác định các dự án án kêu gọi FDI, ODA cho phát triển nhân lực.

Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành mình phụ trách.

3. Sở Tài chính

12 tình theo giá năm 2010

61

Page 63: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để cân đối ngân địa phương, ngân sách trung ương để cân đối các nguồn lực tài chính đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện Quy hoạch.

4. Sở Giáo dục và Đào tạoChủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, đề án,

chương trình cụ thể hóa quy hoạch cho từng giai đoạn, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện. Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai quy hoạch đạt hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành giáo dục, đào tạo.

Xây dựng kế hoạch theo thời kỳ cụ thể, thực hiện các chương trình, đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất, toàn diện.

5. Sở Lao động Thương binh Xã hộiChủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện những nội dung quy hoạch thuộc lĩnh

vực phụ trách, đặc biệt là lĩnh vực dạy nghề, để tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Tăng cường công tác dự báo cung cầu lao động. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, lao động việc làm, an sinh xã hội....

Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nghề đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển nhân lực trọng điểm.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thực hiện Đề án về giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2020.

Xây dựng/thực hiện đề án “Quy hoạch và xã hội hóa mạng lưới dạy nghề”.

6. Sở Nội vụRà soát, đánh giá thực trạng cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục thực

hiện các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực về cán bộ công chức, viên chức các cấp, các ngành.

Tiếp tục thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2011-2020

62

Page 64: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thực hiện Đề án về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc lâu dài tại Hải Dương

7. Các Sở ban ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan truyền thông

Phối hợp với các sở có tên nênu trên xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành mình phụ trách.

Trên cơ sở Quy hoạch Phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020, căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

II. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

1. Kiến nghị với Trung ươngThông qua các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình mục tiêu

quốc gia, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn phân cấp cho Bộ, ngành để thực hiện đầu tư cho phát triển nhân lực, ưu tiên tăng chi ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm việc.

Cải cách nhanh và mạnh chính sách đãi ngộ, khen thưởng, chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng công việc, năng suất lao động.

Chính phủ sớm ban hành Chiến lược, phê duyệt quy hoạch phát triển cấp quốc gia và cấp bộ, ngành; ban hành quy định về chính sách thu hút nhân tài cho khu vực công.

2. Kết luậnDo tầm mức tổng quát và phức tạp của vấn đề, bản Quy hoạch phát triển

nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011- 2020 này tập trung vào những mục tiêu, định hướng và giải pháp lớn, và cần được theo dõi, sửa đổi và bổ sung khi cần thiết khi có những điều kiện thực tiễn mới phát sinh trong trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

Trong những năm qua, công tác phát triển nhân lực ở tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tiềm năng, cơ hội phát triển công tác này là rất lớn, nếu có cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển nhân lực cho tỉnh.

Thực hiện Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020 có ý nghĩa quan trọng quyết định để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hải Dương lần thứ XV và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hải Dương.

63

Page 65: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

64

Page 66: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẮC …skhdt.haiduong.gov.vn/DangKyDoangNghiep/Documents/Quy... · Web viewTốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước

65