16
Ë 05 2018

SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

SÖË 05 2018

Page 2: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

�Trưởng Ban biên tập: Ông ĐỖ VĂN LANH�Giấy phép xuất bản số: 31/GP-XBBT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14/6/2017�Trụ sở: số 10 - Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội�ĐT: (024) 39437516 - 39438057 �Fax: (024) 39437417 �Email: [email protected]�Trình bày: Starbooks.

Theo Nghị định, nguyên tắcthực hiện cơ chế một cửa,một cửa liên thông là lấy sựhài lòng của tổ chức, cá nhân

là thước đo chất lượng và hiệu quảphục vụ của cán bộ, công chức, viênchức và cơ quan có thẩm quyền.

Việc giải quyết thủ tục hành chínhcho tổ chức, cá nhân theo cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông được quản lýtập trung, thống nhất. Giải quyết thủtục hành chính kịp thời, nhanh chóng,thuận tiện, đúng pháp luật, côngbằng, bình đẳng, khách quan, côngkhai, minh bạch và có sự phối hợpchặt chẽ giữa các cơ quan có thẩmquyền. Quá trình giải quyết thủ tụchành chính được đôn đốc, kiểm tra,theo dõi, giám sát, đánh giá bằng cácphương thức khác nhau trên cơ sở đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tinvà có sự tham gia của tổ chức, cánhân; không làm phát sinh chi phíhành chính cho tổ chức, cá nhân ngoàiquy định pháp luật;…

Nghị định số 61/2018/NĐ-CP quyđịnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quảtại bộ, cơ quan ngang bộ, tổng cục vàtương đương, tiếp nhận hồ sơ thủ tụchành chính thuộc thẩm quyền giảiquyết hoặc liên thông giải quyết củacơ quan, đơn vị mình.

Tại cấp tỉnh, huyện, xã, Trung tâmPhục vụ hành chính công hoặc bộphận tiếp nhận và trả hồ sơ thủ tụchành chính thuộc thẩm quyền giảiquyết hoặc liên thông giải quyết củaUBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên

môn thuộc UBND cấp tỉnh, những thủtục hành chính thuộc thẩm quyền giảiquyết hoặc liên thông giải quyết củacác cơ quan được tổ chức theo hệthống ngành dọc tại địa phương theochỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,những thủ tục hành chính thuộc thẩmquyền giải quyết của các bộ, ngành,của UBND cấp tỉnh, huyện, xã.

Về cách thức giải quyết, các tổchức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhậnkết quả giải quyết thủ tục hành chínhthông qua các cách thức theo quy địnhtại văn bản quy phạm pháp luật quyđịnh về thủ tục hành chính gồm: Trựctiếp tại Bộ phận Một cửa; Thông quadịch vụ bưu chính công ích theo quyđịnh của Thủ tướng Chính phủ, quathuê dịch vụ của doanh nghiệp, cánhân hoặc qua ủy quyền theo quy định

của pháp luật; Trực tuyến tại CổngDịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

Mỗi hồ sơ thủ tục hành chính saukhi được tiếp nhận sẽ được cấp mộtmã số hồ sơ được ghi trong Giấy tiếpnhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Tổchức, cá nhân sử dụng Mã số hồ sơ đểtra cứu tình trạng giải quyết thủ tụchành chính tại Cổng Dịch vụ côngQuốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ,cấp tỉnh.

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ thủtục hành chính theo quy định trên, cánbộ, công chức, viên chức tiếp nhậnchuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩmquyền giải quyết. Người đứng đầu cơquan có thẩm quyền phân công cán bộ,công chức, viên chức xử lý xem xét,thẩm định hồ sơ, trình phê duyệt kếtquả giải quyết thủ tục hành chính.�

Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

Chính phủ mới ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa,một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Page 3: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3]

Nghị định này quy định về phân loại, phân cấpcông trình thủy lợi; năng lực của tổ chức, cá nhânkhai thác công trình thủy lợi; thẩm quyền, trìnhtự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình

chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vibảo vệ công trình thủy lợi.

Theo Nghị định, việc phân loại công trình thủy lợi đượcquy định như sau: 1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặcbiệt; 2. Đập, hồ chứa nước lớn; 3. Đập, hồ chứa nước vừa;4. Đập, hồ chứa nước nhỏ; 5. Trạm bơm; 6. Cống; 7. Hệthống dẫn, chuyển nước; 8. Đường ống; 9. Bờ bao thủy lợi;10. Hệ thống công trình thủy lợi.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định, cấp công trìnhthủy lợi được xác định theo nguyên tắc sau: Xác định cấpcông trình theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồchứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của cáccông trình trong cụm đầu mối.

Nghị định cũng quy định các yêu cầu về năng lực tốithiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước.Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về giấy phép chohoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:(1)Xây dựng công trình mới; (2) Lập bến bãi, tập kết

nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (3)Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoángsản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (4) Xảnước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả thải với quy mônhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ; (5) Trồngcây lâu năm; (6) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứukhoa học, kinh doanh, dịch vụ; (7) Hoạt động cua phươngtiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xa mô tô, xe gắnmáy, phương tiện thủy nội địa thô sơ; (8) Nuôi trồng thủysản; (9) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác; (10) Xâydựng công trình ngầm.

Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ côngtrình thủy lợi có thời hạn tối đa 05 năm và được xem xét giahạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa 03 năm. Cơ quan cấpgiấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phéptrọng trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất antoàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởngđến vận hành công trình; công trình thủy lợi không còn khảnăng tiếp nhận nước thải.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7năm 2018.�

Nguồn: Dwrm

Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Nghị định số 67/2018/NĐ-CP về việc Quy định chi tiếtmột số điều của Luật Thủy lợi.

Theo Quyết định này, Bộ Tài nguyên và Môi trườngsẽ cắt giảm 38/74 hàng hóa, sản phẩm phải kiểmtra chuyên ngành (đạt 51,3%) và bãi bỏ, đơn giảnhóa 13/13 TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên

ngành (đạt 100%), trong đó đơn giản hóa 10 TTHC liênquan đến nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất vàbãi bỏ 03 TTHC liên quan đến xuất, nhập khẩu các chất làmsuy giảm tầng ô-dôn (gọi tắt là các chất HCFC).

Việc cắt giảm các hàng hóa, sản phẩm phải kiểm trachuyên ngành này của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằmbảo đảm nguyên tắc một mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩuchỉ do một bộ, một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý,

kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời, sẽ giúp doanh nghiệpcắt giảm chi phí và thời gian thực hiện TTHC liên quanđến kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên vàmôi trường.

Để thực thi phương án được công bố, Bộ trưởng TrầnHồng Hà đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức triểnkhai ngay việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằmthực thi phương án được Bộ phê duyệt; đảm bảo cắt giảmdanh mục hàng hóa, sản phẩm và đơn giản hóa TTHC phảithực chất, tạo thuận lợi và không làm phát sinh các quy địnhlàm khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.�

Nguồn: Dwrm

BỘ TN&MT:

Công bố phương án cắt giảm 51,3% danh mụchàng hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính

Ngày 18/5, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1588/QĐ-BTNMT công bố phương áncắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) liên quanđến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Page 4: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[4]

Tại buổi họp, Phó Viện trưởng Phụ tráchViện Khoa học tài nguyên nước DươngHồng Sơn cho biết, ngay sau khi cóQuyết định số 1896/QĐ-TTG của Thủ

tướng Chính phủ ngày 28 tháng 11 năm 2017về việc thành lập Viện Khoa học tài nguyên nướctrực thuộc Bộ TN&MT thì Viện KHTNN đã cùngvới Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng, trình Bộ trưởngphê duyệt Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn vàcơ cấu tổ chức của Viện tại Quyết định số838/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2018.

Cùng với đó, Viện KHTNN đã tiến hành cácthủ tục để tiếp nhận và bổ nhiệm một số nhânsự cần thiết của Viện như chức danh phụ tráchkế toán, phụ trách văn phòng. Bên cạnh đó,thông qua Vụ Tổ chức cán bộ, Viện đã xây dựngvà trình Bộ TN&MT Đề án Vị trí việc làm củaViện. Trên cơ sở Đề án Vị trí việc làm của Viện,Bộ trưởng Bộ TN&MT đã có công văn tạm giaodanh mục vị trí việc làm và số lượng người làm việc đượcgiao, Viện KHTNN là 17 vị trí việc làm với số lượng người làmviệc là 25. Viện đã và đang hoàn thiện Kế hoạch tuyển dụngviên chức năm 2018, dự kiến trình Bộ TN&MT thông qua VụTổ chức cán bộ trong tuần thứ hai của tháng 5/2018.

Về công tác Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, ViệnKHTNN đã tiến hành đăng ký hoạt động khoa học và côngnghệ với các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với chức năngnhiệm vụ của Viện đã được phê duyệt. Đồng thời, ViệnKHTNN cũng đã phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệtrong xây dựng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Phốihợp với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nướcquốc gia hoàn thiện đề cương Đề án “Điều tra, đánh giá tổngthể nguồn nước, cảnh báo, dự báo phòng chống khô hạn,xâm nhập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực NamTrung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long”.

Ngoài ra, Viện phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế hoànthiện các thủ tục chuẩn bị thực hiện Dự án hợp tác với HànQuốc về “Xác định vị trí lắp đặt hệ thống giám sát chấtlượng nước cho tỉnh Tiền Giang - Dự án thí điểm”.

Về với công tác Kế hoạch - Tài chính, Viện đã tiến hànhhoàn thiện các thủ tục đăng ký con dấu, đăng ký của đơn

vị mới thành lập; Mở mã quan hệ ngân sách; mở tài khoảnkho bác Nhà nước; mở Mã số thuế; mở tài khoản ngânhàng. Đồng thời, Viện đã xây dựng và trình Bộ TN&MT Kếhoạch và dự toán ngân sách nhà nước 2018.

Để Viện KHTNN nhanh chóng đi vào hoạt động, ôngDương Hồng Sơn cũng nêu ra một số kiến nghị như: Kiếnnghị Bộ TN&MT sớm ban hành Quyết định điều chuyển cáccán bộ, viên chức và người lao động từ các đơn vị liên quantheo Đề án trình Thủ tướng về việc thành lập Viện KHTNN;sớm giao chính thức danh mục vị trí việc làm và số lượngngười làm việc cho Viện; giao thêm nhiệm vụ nghiên cứukhoa học và công nghệ cho Viện; ….

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê CôngThành cũng yêu cầu Viện KHTNN sớm kiện toàn bộ máynhân sự của Viện với nguồn nhân lực chủ yếu từ Viện Khoahọc KTTV&BĐKH, Cục Quản lý tài nguyên nước. Về côngtác khoa học công nghệ, Thứ trưởng cũng nhất trí với kiếnnghị giao thêm cho Viện KHTNN 01 nhiệm vụ nghiên cứukhoa học công nghệ cấp Bộ trong khuôn khổ kinh phí. Đồngthời, tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện dự toán ngânsách nhà nước sau khi kiện toàn, ổn định nhân sự và tổchức bộ máy.�

Nguồn: Dwrm

Báo cáo Thứ trưởng Lê Công Thànhvề công tác của Viện Khoa học tài nguyên nước năm 2018

Sáng ngày 8/5, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê CôngThành đã chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả về công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch - tài chính, khoahọc và công nghệ của Viện Khoa học tài nguyên nước (KHTNN) năm 2018.

Quang cảnh cuộc họp.

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Page 5: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [5]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Cuộc họp nhằm đánh giá kếtquả vận hành liên hồ chứatrên các lưu vực, rút kinhnghiệm về tham mưu điều

hành liên hồ chứa năm 2017; nhậnđịnh tình hình mưa lũ năm 2018; đánhgiá các điều kiện đảm bảo vận hànhan toàn hồ chứa theo quy trình, kếhoạch triển khai trong thời gian tới;thảo luận, góp ý đề cương kịch bản,thống nhất phân công nhiệm vụ trongphối hợp triển khai tổ chức diễn tậpđiều hành xả lũ khẩn cấp hồ Hòa Bình.

Báo cáo về tổng kết công tác thammưu điều hành liên hồ chứa trên lưu vựcsông Hồng năm 2017 và triển khainhiệm vụ năm 2018, ông Nguyễn VănHải, Phó cục trưởng Cục Ứng phó vàKhắc phục hậu quả thiên tai cho biết:Năm 2017, tổng lượng dòng chảy về của04 hồ chứa thuỷ điện hồ Sơn La, Sơn La,Tuyên Quang, Thác Bà tham gia cắt lũtrên lưu vực sông Hồng đều lớn hơntổng lượng dòng chảy trung bình năm.

Về công tác điều hành hồ: Vănphòng thường trực Ban Chỉ đạo đãtham mưu cho Ban Chỉ đạo ban hành47 Công điện chỉ đạo vận hành hồ vàđảm bảo an toàn hạ du khi các hồchứa trên lưu vực sông Hồng (Sơn La,Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang). HồSơn La vận hành xả lũ 05 đợt với tổngthời gian là 24 ngày; thời điểm vậnhành lớn nhất là 02 cửa xả đáy; HồHoà Bình vận hành 04 đợt xả lũ vớitổng thời gian là 40 ngày; thời điểmvận hành lớn nhất là 8 cửa xả đáy vớitổng lưu lượng xả về hạ du là16.520m3/s trong đợt mưa lũ từ ngày10-12/10/2017. Đây là đợt xả lũ lớnnhất trong lịch sử của hồ Hoà Bình.Đặc biệt, tại thời điểm hồ Hoà Bìnhphải xả lũ lịch sử với 8 cửa xả đáy,

Thường trực Ban Chỉ đạo đã thammưu Bộ trưởng - Trưởng ban vận hànhlinh hoạt, lệnh tạm dừng phát điện hồSơn La để hạn chế lưu lượng về hồHoà Bình, đồng thời cử đoàn công táccủa Ban Chỉ đạo tại hiện trường đểtrực tiếp tham mưu, chỉ đạo kịp thời.

Về công tác chuẩn bị cho năm2018: Tổng cục đã có dự thảo, đềcương, dự toán công tác tính toán điềuhành hành liên hồ chứa, trong đó cólưu vực sông Hồng.

Về việc diễn tập điều hành xả lũkhẩn cấp hồ Hòa Bình và ứng phó đảmbảo an toàn hạ du: Mục đích của buổidiễn tập nhằm tăng cường tính chủđộng và sự phối kết hợp trong việc chỉđạo, điều hành xử lý các tình huống xảlũ khẩn cấp, đảm bảo an toàn côngtrình và hạ du vùng ảnh hưởng hồ HòaBình. Từ đó rút kinh nghiệm để hoàn

thiện phương án chỉ đạo, chỉ huynhằm đảm bảo tham mưu điều hành“kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả” đốivới hồ Hòa Bình nói riêng và các hồchứa khác nói chung. Về hình thức,diễn tập cơ chế kết hợp một phần thựcbinh thông qua kết nối trực tuyến giữacác điểm cầu vào ban đêm tại Vănphòng Ban Chỉ đạo Trung ương vềphòng, chống thiên tai - Thuỷ điệnHoà Bình - Văn phòng Ban Chỉ huyPCTT&TKCN các tỉnh, TP Hoà Bình,Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Nội. Buổidiễn tập này sẽ được truyền hình trựctiếp trên kênh VTC14 vào 20h00 -22h00 ngày 15/6/2018.

Tại cuộc họp các đại biểu thamgia thảo luận đóng góp các ý kiếncho công tác điều hành liên hồ chứanăm 2018.�

Nguồn: phongchongthientai.vn

Công tác chuẩn bị diễn tập, tham mưuđiều hành liên hồ chứa năm 2018

Sáng ngày 29/5 tại Hà Nội, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn tổ chức họp triển khai công tác tham mưu, điều hành quy trình liên hồchứa trên lưu vực sông Hồng và công tác chuẩn bị diễn tập điều hành xả lũ khẩn cấp hồHòa Bình năm 2018.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài chủ trì cuộc họp.

Page 6: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[6]

Lễ mít tinh phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia vềNước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2018 với chủđề "Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vìsức khoẻ cộng đồng" do Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổchức đã diễn ra sáng 27/4 tại huyện Mộc Châu.

Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường năm2018, diễn ra từ ngày 29/4 đến 6/5 với chủ đề "Nước sạch và Vệsinh môi trường nông thôn vì sức khỏe cộng đồng", mục tiêu mọingười chung tay bảo vệ môi trưởng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quảnguồn nước, khuyến khích thực hành vệ sinh cá nhân nhằm giảmthiểu tối đa tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.

Trong khuôn khổ hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nướcsạch và vệ sinh môi trường, Trung tâm nước sạch và vệ sinh

môi trường tỉnh Sơn La đã phối hợp với Trường Trung họccơ sở Mường Sang tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề"Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn vì sức khỏecộng đồng"; tạo điều kiện cho các em học sinh phát huytính sáng tạo, thể hiện ý tưởng, năng khiếu, suy nghĩ, hànhđộng của mình về bảo vệ nguồn tài nguyên nước và vệ sinhmôi trường nông thôn hiện nay.

Tại chương trình lễ phát động còn diễn ra các hoạtđộng, như: Hướng dẫn các em học sinh rửa tay với xàphòng đúng cách; tham quan Trạm Quản lý và mô hình tổchức quản lý vận hành công trình cấp nước Liên bản xãMường Sang; ra quân tổng vệ sinh tại các bản, tiểu khu vàtrồng cây lưu niệm tại nhà Văn hóa xã Mường Sang.�

Nguồn: sonla.gov

Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường 2018

Chỉnh trị dòng chảy Vu Gia - Thu Bồn để đảm bảo nguồn nước trong mùa kiệtcho Quảng Nam và Đà Nẵng

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Ngày 25/5, UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo“Hỗ trợ xây dựng thể chế liên tỉnh để nâng caokhả năng chống chịu ở lưu vực sông Vu Gia - ThuBồn”. Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh

Quảng Nam và TP. Đà Nẵng cùng Ban điều phối Quản lýtổng hợp lưu vực Vu Gia - Thu Bồn.

Đây là chương trình Hội thảo trao đổi - đối thoại lần thứ5 giữa hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng về vấn đềlưu vực Vu Gia - Thu Bồn. Hội thảo lần này hướng đến mụctiêu đánh giá toàn diện tại khu vực sông Quảng Huế và cáccông trình chỉnh trị đã xây dựng để xây dựng giải pháp điềutiết nâng cao lượng nước về hạ du sông Vu Gia phục vụ việcđẩy mặn, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và phát triểnkinh tế - xã hội của cả hai địa phương.

Tại Hội thảo các đại biểu đã được nghe báo cáo về Đềcương Đề xuất giải pháp chỉnh trị và nâng cao đập điều tiếtnước tại đầu sông Quảng Huế. Đây là nghiên cứu của nhómchuyên gia với các nội dung nghiên cứu: Xây dựng bộ cơ sởdữ liệu địa hình thủy văn (được cập nhập đến 2017) phục vụcho việc mô phỏng, dự báo tác động lòng Quảng Huế; Thiếtlập mô hình thủy lực 1D và 2D mô phỏng dòng chảy; Tínhtoán tỷ phân lưu hiện nay ứng với hiện trạng công trình khixét đến tác động của hồ chứa thượng nguồn tương ứng vớicác cấp lưu lượng; Nếu cần can thiệp giải pháp công trìnhbằng đập dâng thì tính toán thử dần xác định cao trình phùhợp cho công trình chỉnh trị sông Quảng Huế; Đánh giá tác

động của vận hành hồ chứa theo Quy trình liên hồ 1537/QĐ-TTg trên lưu vực VGTB đến ảnh hưởng tỷ phân lưu lưu vựcsông Quảng Huế; Xây dựng các kịch bản tính toán dòng chảykiệt ứng với các tỷ phân lưu lưu vực sông Quảng Huế với cácmức đảm bảo dùng nước tần suất P=50%, P=75%, P=85%,P = 90%; Để xuất các giải pháp công trình nâng cao khảnâng cấp nước trong mùa cạn; Mô phỏng đánh giá tác độngcủa công trình đến ảnh hưởng lòng dẫn khu vực nghiên cứu;Tính toán ổn định với kết cấu công trình đã đề xuất nếu có.

Kinh phí thực hiện dự kiến là 1,5 tỷ đồng với thời gianthực hiện 18 tháng.

Với đề xuất này các đại biểu cho rằng để chỉnh trị dòngchảy của sông Quảng Huế cần mở rộng phạm vi nghiên cứuở thượng nguồn với các trạm quan trắc rộng hơn. Một số đạibiểu cho rằng, ngay từ đầu không nên can thiệp các côngtrình vào các công trình tự nhiên, nhưng sông Quảng Huếđã bị can thiệp bởi các công trình xây dựng nên cần phải cóthêm công trình khác để can thiệp lại các công trình đónhằm bảo đảm dòng chảy tự nhiên của sông. Đồng thời,hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng cần khai thácnguồn nước, sử dụng nước hiệu quả nhất là vào mùa kiệt...

Bên cạnh việc đề xuất giải pháp chỉnh trị dòng chảysông Quảng Huế, tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam cònkhuyến nghị cần có thêm các hoạt động hỗ trợ cộng đồngnhằm nâng cao khả năng thích ứng.

Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn

Page 7: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [7]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Theo thống kê của Sở TN&MTLào Cai, hiện nay, trên địabàn tỉnh có 40 dự án thủyđiện, 18 công trình khai

thác nước phục vụ cho sinh hoạt vàhàng trăm công trình khai thác nướcphục vụ cho nông nghiệp, côngnghiệp. Do đó, việc sử dụng tiết kiệmnguồn nước tránh lãng phí gây thiếunước trong mùa khô đang được cáccơ quan chức năng tỉnh Lào Cai hếtsức lưu ý.

ng Nguyễn Duy Hùng, Trưởngphòng Tài nguyên nước cho biết: Năm2017, tỉnh Lào Cai đã lập dự án điềutra, đánh giá và công bố vùng cấm,vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về

quản lý, khai thác và sử dụng nướccho cán bộ cấp huyện, xã cả 9 huyện,thành phố với tổng số 360 người thamgia. Thành lập Đoàn kiểm tra việc chấphành pháp luật của các đơn vị, tổ chứcvề hoạt động khai thác tài nguyênnước trên địa bàn toàn tỉnh. Lập hànhlang bảo vệ nguồn nước, cắm mốc địagiới cho các công trình khai thác tàinguyên nước.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng BĐKH,những năm gần đây, tại một số huyệnvùng cao của tỉnh Lào Cai có tìnhtrạng thiếu nước sinh hoạt và nướcphục vụ sản xuất. Tình trạng ô nhiễm,suy thoái, cạn kiệt nguồn nước tiếptục gia tăng. Trong khi cơ chế kiểmsoát các nguồn gây ô nhiễm, các hoạt

động chặt phá rừng chưa hiệu quả.Cùng với đó, thiên tai bão, lũ, lụt, hạnhán, ngập úng... đang ngày càng giatăng cả về mức độ nghiêm trọng vàphạm vi ảnh hưởng.

Do đó, để bảo vệ và tiết kiệmnguồn nước chống BĐKH, tỉnh LàoCai đang tập trung khuyến khíchngười dân sử dụng nước tiết kiệm,hiệu quả. Hướng dẫn người dân cáchthức bảo quản nguồn nước trong sảnxuất và sinh hoạt. Đồng thời, cải tạocác trạm bơm, bê tông hóa các kênhmương tránh tiêu hao và lãng phínguồn nước, cải tạo các hồ chứanước nhằm tích trữ nguồn nước vàomùa hanh khô…

Bích Hợp

LÀO CAI:

Quản lý tài nguyên nước thích ứng biến đổi khí hậu

Để có những giải pháp kịpthời sửa chữa đối với mộtcông trình thủy lợi xuốngcấp trước mùa mưa, mới

đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãiđã có công văn số 1794/UBND-NNTN về tăng cường công tác đảmbảo an toàn công trình thủy lợitrong mùa mưa, lũ năm 2018 trênđịa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầuthành lập Đoàn Kiểm tra để tổ chứckiểm tra tình hình đảm bảo an toàncông trình thuỷ lợi trước mùa mưa lũnăm 2018 đối với các công trình thủylợi do UBND các huyện, thành phố vàCông ty TNHH MTV Khai thác Côngtrình thủy lợi Quảng Ngãi quản lý,

khai thác; tổng hợp kết quả kiểm tra,báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôntrước ngày20/6/2018.

Tổng hợp danh mục các công trìnhthủy lợi hư hỏng, xuống cấp, có nguycơ mất an toàn trong mùa mưa, lũnăm 2018; tham mưu đề xuất UBNDtỉnh xem xét, giải quyết.

Tăng cường công tác kiểm tra chấtlượng các công trình thủy lợi hiện đangđầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nângcấp; hướng dẫn, đôn đốc các Chủ đầutư đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm antoàn vượt lũ chính vụ năm 2018. Tíchcực hơn trong công tác thanh tra, kiểmtra, xử lý các vi phạm trong quản lý,khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi,gây mất an toàn công trình.

UBND các huyện, thành phố tổchức kiểm tra, đánh giá tình hình đảmbảo an toàn công trình thuỷ lợi trướcmùa mưa, lũ năm 2018 đối với cáccông trình thủy lợi do địa phương, đơnvị quản lý, khai thác; báo cáo kết quảkiểm tra về Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôntrong tháng 5/2018.Triển khai thực hiện các biện phápđảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sảnxuất vụ Hè Thu 2018 và an toàn côngtrình thuỷ lợi trước, trong mùa mưa, lũnăm 2018.

Tuyên truyền, phổ biến chính sách,pháp luật về thủy lợi, nâng cao nhậnthức người dân, nhằm vận động ngườidân cùng tham gia bảo vệ công trìnhthủy lợi.�

Nguồn: Dwrm

QUẢNG NGÃI:

Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trướcmùa mưa lũ năm 2018

Page 8: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[8]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Đến nay, ngành tài nguyênvà môi trường Bình Dươngđã hoàn tất việc điều tra,thống kê, trám lấp giếng

hư hỏng, không sử dụng để bảo vệnguồn nước dưới đất và ban hành quyđịnh vùng cấm, vùng hạn chế, vùngđăng ký khai thác nước dưới đất.

Toàn tỉnh hiện đã trám lấp đượchơn 4.500 giếng hư hỏng không sửdụng; yêu cầu 203 tổ chức trám lấp258 giếng khoan, chuyển sang sửdụng nước cấp tập trung tại các khuvực cấm, hạn chế khai thác nước dướiđất… Sau khi trám lấp, kết quả quantrắc mực nước dưới đất tại nhữngvùng mực nước dưới đất bị hạ thấpquá mức đã dần phục hồi. Mực nướctại khu vực hạ thấp trọng điểm là Khucông nghiệp Sóng Thần trước đây là50m nay đã nâng lên khoảng 43m.

Ngoài ra, công tác quản lý các nguồnthải và nguồn tiếp nhận nước thảicũng đã được chú trọng. Công tácquản lý cấp phép xả thải được tăngcường. Kết quả quan trắc nước mặtcũng có dấu hiệu cải thiện dần qua cácnăm.

Nhằm bảo vệ tài nguyên nướcdưới đất, tránh nguy cơ cạn kiệt, BìnhDương sẽ tập trung bảo vệ số lượngnước dưới đất 645,36 triệu m3/năm;duy trì trữ lượng an toàn của các tầngchứa nước bằng cách giảm dần và điđến chấm dứt việc khai thác nước dướiđất tại các khu công nghiệp, khu đôthị, khu dân cư tập trung trong giaiđoạn tới. Đến năm 2020, giảm lượngkhai thác xuống còn 141,38 triệum3/năm, giảm so với hiện tại 55,3triệu m3/năm. Đến năm 2025 giảmlượng khai thác xuống còn 132,42

triệu m3/năm, giảm so với hiện tại64,3 triệu m3/năm. Đến năm 2035giảm lượng khai thác xuống còn 114,4triệu m3/năm, giảm so với hiện tại 71triệu m3/năm.

Sắp tới, Bình Dương sẽ cân đốingân sách địa phương, tăng cườngđầu tư kinh phí cho công tác điều tracơ bản về tài nguyên nước; bố trí, sửdụng có hiệu quả các nguồn vốn quốctế cho các dự án cải thiện môi trườngnước; triển khai các chính sách thu phítài nguyên nước nhằm tạo nguồn vốnphục vụ công tác quản lý; thực hiệncác chủ trương kinh tế hóa tài nguyênnước, xã hội hóa các loại hình cấpnước tập trung; chủ động tìm kiếm,tham gia các chương trình hợp tácquốc tế nhằm tăng cường năng lựcquản lý tài nguyên nước.

Nguồn: Báo Bình Dương

BÌNH DƯƠNG:

Trám lấp hơn 4.500 giếng hư hỏng không sử dụng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân(UBND) tỉnh Tiền Giang đãban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc tăng cường

công tác quản lý nhà nước về tàinguyên nước trên địa bàn tỉnh TiềnGiang.

Theo đó nhằm tăng cường hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nhà nướctrong lĩnh vực tài nguyên nước, Chủtịch UBND Tiền Giang chỉ thị các sở,ban, ngành tỉnh và UBND các huyện,thành phố, thị xã cần đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, phổ biến rộng rãiLuật Tài nguyên nước và các văn bảnhướng dẫn thị hành để nhân dân nhậnthức, chấp hành nghiêm các quy định

của pháp luật trong việc bảo vệ, khaithác, sử dụng tài nguyên nước và xảnước thải vào nguồn nước phục vụphát triển kinh tế xã hội; nâng cao vaitrò của quần chúng nhân dân, các tổchức, đoàn thể trong việc giám sáthoạt động thi công các công trìnhthăm dò, khai thác, sử dụng tàinguyên nước, xả nước thải vào nguồnnước trên địa bàn tỉnh, phối hợp vớicác cơ quan chức năng trong quản lý,bảo việc nguồn tài nguyên nước cóhiệu quả.

Đồng thời, thực hiện quản lý việccấp phép thăm dò, khai thác nướcdưới đất và đăng ký khai thác nướcdưới đất đảm bảo đúng theo Luật Tài

nguyên nước; Nghị định số201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013của Chính phủ quy định chi tiết thihành Luật Tài nguyên nước; các quyếtđịnh, kế hoạch, đề án, phương án, vănbản chỉ đạo của TTg Chính phủ, Bộngành Trung ương, UBND tỉnh về tàinguyên nước.

Khuyến cáo cho các tổ chức, cánhân và nhân dân tận dụng tối đanguồn nước mặt, đối với nước dưới đấtchỉ nên sử dụng cho vùng khan hiếmnước mặt; ưu tiên khai thác nước dướiđất có chất lượng nước tốt để phục vụcho ăn uống, sinh hoạt, chế biến lươngthực, thực phẩm.�

Nguồn: Dwrm

Tăng cường công tác quản lý về tài nguyênnước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Page 9: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [9]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Năm 2017, Trung tâm Quan trắc TN&MT Sơn La đãtiến hành quan trắc 39 điểm môi trường nước mặt; 38điểm môi trường không khí với tần suất 3 đợt/năm. 13điểm môi trường nước dưới đất với tần suất 2đợt/năm và 19 điểm môi trường đất, quan trắc 1 đợt.

Kết quả quan trắc cho thấy, môi trường nước mặt trênđịa bàn tỉnh có chất lượng còn khá tốt, với nhiềusông, suối, hồ nước có thể sử dụng cho mục đíchcấp nước sinh hoạt, nhưng cần áp dụng công nghệ

xử lý phù hợp. Tuy nhiên, nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm tạimột vài vị trí quan trắc với một vài thông số. Theo đó, trongmùa mưa, nước mặt trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng khá lớnbởi các thông số TSS, độ đục. Đây cũng là nguyên nhân hàmlượng oxy hòa tan trong nước thấp. Tại một số điểm đã xuấthiện dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất dinh dưỡng (Nitrit, BOD,Phospho, tổng dầu mỡ). Các vị trí vượt giới hạn cho phép đềulà các vị trí có suối chảy qua các khu dân cư như thành phốSơn La, thị trấn Hát Lót, xã Sốp Cộp, huyện Thuận Châu…

Bên cạnh đó, chất lượng nước còn bị ô nhiễm bởi hoạtđộng thi công xây dựng cũng như nước thải sinh hoạt phátsinh từ hoạt động của cộng đồng dân cư.

Chất lượng môi trường nước dưới đất, qua quan trắc, có10/13 vị trí có thông số vượt giới hạn cho phép. Trong đó cóđiểm trung tâm huyện Yên Châu nước dưới đất có dấu hiệuô nhiễm kim loại Mangan. Thị trấn Ít Ong, xã Pi Toonghuyện Mường La; xã Nà Nghịu huyên Sông Mã có dấu hiệuô nhiễm E.Coli. Đa số các vị trí quan trắc có dấu hiệu ônhiễm Coliform.

Nguyên nhân dẫn đến nhóm thông số vi sinh vượt giớihạn cho phép tại một số vị trí nước dưới đất là do nước chủyếu được lấy tại giếng nước của các hộ gia đình trong cáckhu dân cư, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày giếngkhông được che đậy, đường ống dẫn nước lâu ngày khôngđược vệ sinh nên dẫn đến bị nhiễm khuẩn. Đối với vị trínước dưới đất là mó nước có thông số Coliform vượt giớihạn cho phép cần tiếp tục theo dõi để đánh giá diễn biến.�

Nguyễn Nga - Báo TN&MT

Kết quả quan trắc môi trường nước tỉnh Sơn La năm 2017

Vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Côngvăn số 3107/UBND-CN về việc tăng cường côngtác quản lý vận hành các nhà máy thủy điện đảmbảo an toàn cho vùng hạ du trong mùa lũ 2018.

Công văn nêu rõ, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu chủđầu tư các Dự án thủy điện thực hiện nghiêm túcquy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liênhồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các

quy định, quy chế phối hợp đã được ký kết; tổ chức rà soát quytrình vận hành hồ chứa và kiến nghị cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt, điều chỉnh nội dung chưa phù hợp của quy trình.

Đồng thời, kiểm tra, đánh giá tình trạng đập, các thiếtbị, công trình xả lũ bảo đảm khắc phục kịp thời các khiếmkhuyết trước mùa mưa, bão, lũ năm 2018. Xây dựngphương án phòng chống lụt, bão bảo đảm an toàn đập;phương án bảo vệ đập; phương án phòng chống lũ, lụt vùnghạ du đập trong tình huống xả lũ hồ chứa hoặc sự cố đậpvà tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt; thực hiệnkiểm định an toàn đập theo quy định.

Tăng cường công tác cảnh báo cho người dân vùng hạ dukhi vận hành xả lũ và vận hành phát điện; lắp đặt bổ sung cáchình thức cảnh báo phù hợp với đặc điểm hạ du của công trìnhthủy điện (biển báo, còi hú…), đặc biệt khu vực đông dân cưsinh sống, sản xuất, khu vực hạ du có người qua lại...

Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền cáccấp, các tổ chức đoàn thể tại địa phương thực hiện côngtác tuyên truyền cho người dân cách nhận biết tình huốngxả lũ và vận hành phát điện; kỹ năng phòng tránh tai nanđuối nước khi sản xuất, đi lại khu vực sông suối hạ du củacác nhà máy thủy điện; ngăn chặn, không để các cháu họcsinh bơi, lội tại các sông, suối hạ du nhà máy thủy điện.

Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với chính quyền địaphương, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứunạn tỉnh và các cơ quan liên quan trong công tác vận hànhhồ chứa, phòng chống lụt, bão và thiên tai. Tăng cườngcông tác phối hợp giữa chủ đập trên cùng lưu vực sông vàđịa phương trong công tác phòng chống lụt bão, đặc biệtcông tác thông báo xả lũ.�

Nguồn: Dwrm

Tăng cường công tác quản lý vận hành các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Page 10: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[10]

Hội thảo được tổ chức nhằmlấy ý kiến đóng góp của cácđại biểu về các khuyến nghịban đầu và các đề xuất

hành động của nghiên cứu “Quản trịcho An ninh nước ở Việt Nam: Phân tíchHiện trạng và các Phương án” để Ngânhàng Thế giới (WB) chuẩn bị Báo cáocuối cùng trước khi vào giai đoạn hai -giai đoạn hình thành các chính sách vàlộ trình thực hiện. Đồng thời, hội thảocũng lấy ý kiến của các ngành, địaphương về Dự thảo Nghị định Quy địnhviệc hạn chế khai thác nước dưới đất.

Phát biểu chủ trì tại Hội thảo, Thứtrưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành chobiết, việc bảo đảm an ninh nguồn nướcđã trở thành chủ đề hợp tác ưu tiêncủa các tổ chức, diễn đàn quốc tế, khuvực và và cũng trở thành một trongnhững ưu tiên hàng đầu của mỗi quốcgia. Tại Việt Nam, trong quá trình pháttriển kinh tế- xã hội, đã và đang phảiđối mặt với những thách thức nghiêmtrọng về an ninh nguồn nước.

Thứ trưởng cũng cho biết, nhậnthức được tầm quan trọng của bảo vệan ninh nguồn nước trong thời gian tới,bên cạnh những nỗ lực trong việc thúcđẩy hợp tác song phương, đa phươngvề phát triển bền vững nguồn nước,Việt Nam cần phải tập trung hoàn thiệnchính sách, pháp luật, chiến lược, quyhoạch trong khai thác, sử dụng, bảo vệnguồn nước; tiếp cận nhiều phươngpháp, cách quản lý mới để quản lý tốtnguồn nước, nâng cao hiệu quả sửdụng nước.

Ông Riachard Damania - Chuyêngia cao cấp về kinh tế của WB chobiết: Thách thức lớn thứ nhất mangtính chất toàn cầu là thách thức vềnước, chúng ta phải xem xét tăngtrưởng dân số, đối sánh với mức độnước chúng ta đang có. Trên thế giớingày càng có sự thiếu hụt về nước,nhu cầu sử dụng nước đang tăng sovới nguồn cung về nước. Tính khanhiếm về nước ngày càng trở nên trầmtrọng, đặc biệt ở những khu vực dễ bịtổn thương. Thách thức lớn thứ 2 làBĐKH, hầu hết những tác động củaBĐKH đang diễn ra thông qua hìnhthức về nước. Sự cạn kiệt nước ở khuvực sông hồ là những tác động khácnhau về mặt nguồn nước.

Ông Abedalrasq Khalil - Chuyêngia cao cấp về tài nguyên nước của

WB cũng cho rằng, những căng thẳngvề nước sẽ tăng hơn nữa, nhu cầu vềnước sẽ tăng lên ở hầu hết các lưu vựccủa Việt Nam. Việt Nam là quốc gia rấtdễ bị tổn thương cũng như gặp nhiềurủi ro giữa mùa cạn và mùa lũ so vớicác nước láng giềng. Hiện nay, nănglượng dự trữ của Việt Nam thấp. Trongtương lai, xu hướng này sẽ tiếp tục vàBĐKH làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Góp ý kiến tại Hội thảo về nghiêncứu “Quản trị cho An ninh nước ở ViệtNam: Phân tích Hiện trạng và cácPhương án”, đa số các đại biểu cũngnhất trí cho rằng đây là một nghiên cứurất cần thiết nhằm phân tích tình hìnhquản trị hiện tại trong ngành nước ViệtNam để đánh giá mức độ mà quản trịhiện tại có thể bảo đảm được an ninhngành nước trong trung và dài hạn.

Lấy ý kiến về Báo cáo Quản trị cho An ninh nước ở Việt Nam và Dự thảo Nghị định Quy định việc hạn chế khai thácnước dưới đất

“Với khoảng 63% trong tổng trữ lượng 830- 840 tỷ m3 nguồn nước bên ngoài lãnh thổ, anninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào động thái phát triển trên các con sôngquốc tế như sông Hồng, sông Mê Công” - Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiếnvề Báo cáo Quản trị cho An ninh nước ở Việt Nam và Dự thảo Nghị định Quy định việc hạn chếkhai thác nước dưới đất diễn ra ngày 18/5 do Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại Hội thảo.

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Page 11: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [11]

Theo đó, để hoàn chỉnh nội dungnghiên cứu, một số đại biểu cũng đềnghị nhóm chuyên gia thực hiệnnghiên cứu cần đánh giá sâu hơn cácdịch vụ nước cho ngành nông nghiệpcả về thể chế cũng như đặc thù củacác hộ dùng nước. Bên cạnh đó, cầnđánh giá đầy đủ hơn về vấn đề quảntrị nước dưới đất, tác động của biếnđối khí hậu đối với các hoạt động pháttriển kinh tế - xã hội;…

Phát biểu tại Hội thảo về những nộidung liên quan đến Dự thảo Nghị địnhQuy định việc hạn chế khai thác nướcdưới đất, Cục trưởng Cục Quản lý tàinguyên nước Hoàng Văn Bẩy cũng chobiết, nhằm tăng cường công tác bảo vệtài nguyên nước dưới đất, trên cơ sởquy định của Luật Tài nguyên nước năm1998. Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môitrường đã ban hành Quyết định số15/2008/QĐ-BTNMT quy định bảo vệtài nguyên nước dưới đất. Quy định nàyngoài việc quy định các biện pháp bảovệ nước dưới đất trong các hoạt độngkhoan, đào, thăm dò khai thác nướcdưới đất còn quy định cụ thể các tiêuchí để khoanh định, công bố các vùngcấm, hạn chế khai thác nước dưới đấtvà áp dụng các biện pháp để hạn chếkhai thác nhằm bảo vệ nước dưới đất.

Tuy nhiên, kể từ khi được banhành, đến nay mới chỉ có số ít địaphương đã ban hành quy định vùngcấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới

đất như: Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương,Lạng Sơn, Hưng Yên… còn lại đa phầncác địa phương chưa ban hành quyđịnh vùng cấm, vùng hạn chế khai thácnước dưới đất. Ngoài ra, do chưa cónhững quy định cụ thể về việc áp dụngtừng biện pháp hạn chế khai thác phùhợp cho từng vùng hạn chế khai thácnước dưới đất được khoanh định, nênnhiều địa phương đã khoanh định vàquy định các biện pháp hạn chế khaithác nước dưới đất chưa phù hợp đểyêu cầu dừng khai thác, trám lấp cácgiếng hiện đang khai thác của các tổchức, cá nhân; hạn chế quyền khai tháctài nguyên nước hợp pháp để bảo hộđộc quyền của các Công ty cấp nước.

“Năm 2012, Quốc hội đã thông quaLuật Tài nguyên nước (năm 2012), theođó đã sửa đổi bổ sung toàn diện và thaythế Luật tài nguyên nước năm 1998.Luật tài nguyên nước mới đã quy định cụthể nhiều nội dung liên quan đến côngtác bảo vệ tài nguyên nước nói chung vànước dưới đất nói riêng, nhất là quy địnhvề thăm dò, khai thác nước dưới đất, hạnchế khai thác nước dưới đất. Do vậy, đểtriển khai hiệu quả các quy định về việchạn chế khai thác nước dưới đất, bảođảm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồnnước dưới đất, tăng cường các biện phápđể bảo vệ nguồn tài nguyên nước dướiđất đồng thời đảm bảo đầy đủ quyền, lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong

việc thăm dò, khai thác nước dưới đất thìviệc ban hành Nghị định quy định việchạn chế khai thác nước dưới đất là hếtsức cần thiết” - Cục trưởng Cục Quản lýtài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy cũngcho biết thêm.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũngchia sẻ, trao đổi các ý kiến về Dự thảoNghị định Quy định việc hạn chế khaithác nước dưới đất, trong đó tập trungvào việc góp ý các tiêu chí để khoanhđịnh, công bố các vùng cấm, hạn chếkhai thác nước dưới đất và áp dụngcác biện pháp để hạn chế khai thácnhằm bảo vệ nước dưới đất đồng thờiđảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân trong việcthăm dò, khai thác nước dưới đất.

Kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởngLê Công Thành hoan nghênh ý kiếngóp ý của các đại biểu. Theo Thứtrưởng, những ý kiến đóng góp củacác đại biểu sẽ là nguồn thông tin hữuích giúp các chuyên gia của Ngân hàngthế giới đưa ra các đề xuất cải cáchquản trị nước ở Việt Nam một cáchthành công. Bên cạnh đó, Thứ trưởngcũng yêu cầu Cục Quản lý tài nguyênnước tiếp thu và tổng hợp các ý kiếngóp ý của các đại biểu về Dự thảo Nghịđịnh Quy định việc hạn chế khai thácnước dưới đất để tiếp tục hoàn thiệntrước khi trình cấp có thẩm quyền banhành theo quy định.�

Nguồn: Dwrm

Toàn cảnh Hội thảo.

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Page 12: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[12]

Theo thống kê, từ sau khi Luật Tài nguyên nướcnăm 2012 có hiệu lực đến nay, Bộ Tài nguyên vàMôi trường đã hoàn thiện và trình Chính phủ phêduyệt 06 Nghị định và ban hành hơn 30 Thông tư

của Bộ. Các giải pháp bảo đảm quản lý tài nguyên nước cóhiệu quả được đưa ra gồm: xây dựng và phê duyệt quyhoạch tài nguyên nước quốc gia; đẩy mạnh thanh tra, kiểmtra; tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia…

Trong đó, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồnglà một nhiệm vụ của công tác quản lý và bảo vệ tài nguyênnước. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngoài việc tổ chức cáchoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyênnước, Cục Quản lý tài nguyên nước hàng năm đều tổ chứccác sự kiện truyền thông tới cộng đồng để giúp người dânhiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm, hiệuquả nguồn nước, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quýgiá, hữu hạn này. Hằng năm, Bộ Tài nguyên và môi trườngđã chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố tổ chứccác chương trình kỷ niệm ngày nước thế giới (22/3); đồngthời, Bộ cũng ban hành công văn hướng dẫn các địa phươngtổ chức các hoạt động hưởng ứng thiết thực nhằm kêu gọingười dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển bềnvững tài nguyên nước.

Điểm mới của giải pháp này là mô hình hợp tác giữanhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong công tác quảnlý tài nguyên nước. Từ năm 2013, Cục Quản lý tài nguyênnước đã phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam - nhãn hàngComfort thànhlập “Quỹ tiết kiệm một tỷ mét khối nước”nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng nướctiết kiệm của người dân.

Sau hơn 5 năm triển khai các hoạt động hợp tác,Chương trình đã đạt được nhiều các kết quả nổi bật về bảovệ và tiết kiệm nước. Đến nay, quỹ Tiết kiệm 1 tỷ m3 nướcđã tiếp cận hơn 33.6 triệu hộ gia đình, tiết kiệm được 636triệu mét khối nước thông qua các hoạt động truyền thôngvà các cuộc thi sáng tạo ý tưởng tiết kiệm nước.

Thông qua Chương trình, Quỹ Unilever đã phối hợp vớiCục Quản lý tài nguyên nước tổ chức một số cuộc thi như:Tìm kiếm Đại sứ nước dành cho các cá nhân có đóng gópxuất sắc trong lĩnh vực tài nguyên nước đã thu hút được

hơn 1.000 lượt người dự thi; Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng“Sáng kiến tiết kiệm nước” , trong đó đã có 9 dự án cộngđồng đạt giải xuất sắc đã được trao giải và hỗ trợ triển khaivới tổng kinh phí là 450.000.000 đ và gần 28.000 ngườiđược hưởng lợi trực tiếp từ các dự án này. Đặc biệt, trong2 năm 2016-2017, hưởng ứng chương trình chung tay tiếtkiệm nước cho các vùng hạn, mặn, Chương trình “Xe tảinước” của nhãn hàng Comfort đã mang hơn 110.000 lítnước sạch tới các hộ gia đình tại các vùng bị hạn, mặn; vùngthiếu nước nghiêm trọng nhất tại vùng Đồng Bằng sông CửuLong, Tây Nguyên và tỉnh Thanh Hóa.

Đánh giá về hiệu quả của chương trình, Phó Cục trưởngCục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho rằng,Chương trình hợp tác giữa Cục Quản lý tài nguyên nước vàQuỹ Unilever Việt Nam phù hợp với chính sách quản lý tàinguyên nước tại Việt Nam hiện nay. Với nhiều sáng kiến,mô hình tốt về sự tham gia của cộng đồng trong công tácbảo vệ và tiết kiệm nước được thực hiện tại nhiều tỉnh,thành phố trên cả nước với quy mô, cách thức tổ chức đadạng đã thu hút sự tham gia tích cực cực toàn xã hội, có ýnghĩa và sức lan tỏa cao, góp phần làm thay đổi nhận thức,hành vi, thói quen và cách ứng xử với tài nguyên nước ởhiện tại và tương lai.�

Truyền thông góp phần nâng cao nhận thứcvà thay đổi hành vi về sử dụng nước, tiết kiệm hiệu quả

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Việt Nam có hơn 3.400 sông, suối cùng tiềm năng nước ngầm ước tính khoảng 63 tỷm3/năm.Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự gia tăng dânsố, quá trình đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng cả vềsố lượng và chất lượng. Chính vì vậy, việc nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nướcvà có ý thức hơn trong bảo vệ nguồn nước là điều cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Phó Cục trưởng Cục QLTNN Châu Trần Vĩnh.

Page 13: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [13]

Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồngQuỹ Môi trường toàn cầu(GEF) được tổ chức trong 2ngày 27 và 28 tháng 6 năm

2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tếFurama ở Đà Nẵng, Việt Nam nhằm mụctiêu giải quyết các vấn đề môi trường cấpbách nhất trên toàn cầu hiện nay.

Ban tổ chức cho biết, GEF được tổchức bốn năm một lần với sự tham giacủa các Bộ trưởng phụ trách môi trườngvà các quan chức cấp cao khác từ 183quốc gia thành viên, cùng với Lãnh đạocác cơ quan Liên hợp quốc, các ngânhàng phát triển khu vực, các tổ chức xãhội dân sự và Lãnh đạo doanh nghiệpđể cùng chia sẻ ý tưởng, giải pháp vàhành động cần thiết hướng đến mụctiêu bảo vệ môi trường toàn cầu.

Cách đây 01 tháng, gần 30 quốc giađã cam kết dành 4,1 tỷ đô la Mỹ cho chukỳ đầu tư bốn năm mới của quỹ GEF (gọilà GEF-7) bảo vệ tốt hơn nữa tương laicủa hành tinh và sức khỏe con người.

Theo bà Naoko Ishii, Giám đốcĐiều hành kiêm Chủ tịch quỹ GEF chobiết: “Phần lớn các quốc gia đóng góp

đã đẩy mạnh ủng hộ và hỗ trợ GEF.Điều này cho thấy sự cấp thiết củachương trình bảo vệ môi trường toàncầu cũng như lòng tin đối với GEF trongviệc giải quyết vấn đề này và đạt đượcnhiều kết quả thành công hơn nữa”.

Với tình hình sức khỏe môi trườngtoàn cầu ngày càng trở nên nghiêmtrọng, GEF nhận được hỗ trợ rất lớn đểthực hiện các nỗ lực về bảo vệ rừng,đất đai, nước, khí hậu và đại dươngtrên toàn thế giới, xây dựng các thànhphố xanh, bảo vệ môi trường động vậthoang dã đang bị đe dọa, và khắcphục các mối đe dọa môi trường mớinhư ô nhiễm rác thải nhựa trên biển.Những chủ đề này sẽ là nội dung trongchương trình nghị sự của Hội nghị GEF.

Các phiên khai mạc toàn thể diễn ravào ngày 27 tháng 6 sẽ đề cập đến thựctrạng môi trường toàn cầu, tham vọng cần

thiết để cải tổ các hệ thống hỗ trợ cách thứcsinh hoạt, ăn uống, đi lại, sản xuất tiêudùng của con người và vai trò của GEF-7đối với sự thay đổi hệ thống cần thiết.

14 hội nghị bàn tròn cấp cao sẽ tậptrung thảo luận sâu hơn về các chủ đề mớitrong GEF-7 cũng như các vấn đề môitrường toàn cầu khác. Mỗi hội nghị bàntròn sẽ có sự tham gia của các diễn giả nổitiếng và các Bộ trưởng nhằm thảo luận vềthách thức, những công việc cần thựchiện, GEF cũng như các tổ chức khác cóthể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Trước khi Kỳ họp Đại hội đồng GEF-7 diễn ra, sẽ có các sự kiện quan trọng,bao gồm: Cuộc Họp của Hội đồng GEFlần thứ 54 trong các ngày từ ngày 24-26tháng 6 và Cuộc Họp của Hội Đồng QuỹBiến đổi Khí hậu Đặc biệt (SCCF)/QuỹỦy thác cho Các Nước Kém Phát triển(LCDF) lần thứ 24 và Diễn Đàn Xã HộiDân Sự. Chương trình tham quan cácdự án GEF ở thành phố Đà Nẵng sẽ diễnra vào ngày 29 tháng 6. Bên cạnh đó,các sự kiện bên lề và triển lãm cũng sẽdiễn ra trong suốt Tuần lễ Hội nghị.�

Nguồn: Dwrm

Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu

Trong tháng 5 năm 2018, Tổchức Nhà lãnh đạo trẻ thếgiới đã phát động chươngtrình ứng cử học bổng về tài

nguyên nước năm 2018 dành cho cácnhà lãnh đạo trẻ ngành nước tại cácnước đang phát triển có thu nhập ởmức thấp và trung bình.

Chương trình Học bổng cho các nhàlãnh đạo trẻ ngành nước nhằm traoquyền cho các nhà lãnh đạo trẻ thựchiện dự án giải quyết các vấn đề liênquan đến nước và vệ sinh môi trường(WASH) như ô nhiễm nguồn và khanhiếm nước bằng một chương trình đàotạo chuyên sâu. Các dự án của họ sẽ

được cố vấn và hỗ trợ thực hiện bởi cácchuyên gia cấp cao trong một năm.

Mỗi năm, chương trình này manglại cơ hội cho khoảng 10 nhà lãnh đạotrẻ có khả năng thiết kế và thực hiệnthành công các sáng kiến bền vững vềnước nhằm cải thiện đáng kể điều kiệnsống trong cộng đồng của họ, đồngthời góp phần vào việc đạt được Mụctiêu thiên niên kỉ 6 (SDG 6).

Những người trẻ tuổi có ý tưởnggiải quyết các vấn đề liên quan đếnnước đều được hoan nghênh nộp hồsơ ứng cử với các điều kiện cụ thể nhưsau: (i) Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi tínhđến thời điểm nộp đơn; (ii) Sáng kiến

ứng tuyển nên ở giai đoạn ban đầu vàcó khả năng nhân rộng thành một môhình kinh doanh xã hội; (iii) Là côngdân thuộc các nước thu nhập thấp vàtrung bình; (iv) Có hộ chiếu hợp lệ vàsẵn sàng tham dự hội thảo tại Châu Âutừ ngày 13 tháng 8 đến ngày 14 tháng9 năm 2018 (lưu ý rằng những ngàynày có thể thay đổi).Tất cả các chi phíđào tạo đều do tổ chức chi nếu dự ánđược tuyển chọn; (v) Có thể giao tiếpbằng tiếng Anh.

Điều khoản tham chiếu và bản đăngkí tham gia tham khảo tại trang web:http://youngwatersolutions.org/#ywf

Nguồn: Unwater.org

Học bổng cho Nhà lãnh đạo trẻ ngành nước năm 2018

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

Page 14: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[14]

Mục đích chuyến thăm và làm việc lần này là đểchia sẻ thông tin và thảo luận các nội dung liênquan đến việc triển khai Bản ghi nhớ hợp tác vềtài nguyên và môi trường đã được hai Bộ trưởng

ký kết vào năm 2016 và định hướng kế hoạch triển khai thựchiện giữa hai Bộ trong năm 2018 và các năm tiếp theo.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Công Thành cũng chiasẻ, trong năm 2017, hai Bộ đã tiến hành nhiều cuộc trao đổicấp cao và kỹ thuật về lĩnh vực quản lý thuộc 02 Bộ, qua đógóp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Namvà Lào trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Thứ trưởngLê Công Thành khẳng định, Bộ luôn ưu tiên thúc đẩy quanhệ hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào theo nộidung Bản ghi nhớ và những nội dung được 02 Bộ trưởngthống nhất trong các cuộc gặp song phương gần đây.

Thứ trưởng mong muốn trong năm 2018 và những nămtiếp theo, các cơ quan của 02 Bộ sẽ tiếp tục tăng cường hơnnữa hoạt động hợp tác, trong đó đề xuất được những dự ánchung mà Bộ Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam cóthể hỗ trợ bằng nguồn vốn ODA của Việt Nam hoặc huyđộng nguồn tài trợ của các đối tác phát triển khác.

Đồng tình với những quan điểm của Thứ trưởng LêCông Thành, Thứ trưởng Boukham Vorachit gửi lời cảm ơnlãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam luôn quantâm, chỉ đạo để triển khai các hoạt động hợp tác trong cáclĩnh vực tài nguyên và môi trường giữa hai Bộ.

Thứ trưởng Boukham Vorachit mong rằng, Bộ Tài

nguyên và Môi trường Việt Nam sẽ tiếp tục chia sẻ kinhnghiệm về xây dựng thể chế, chính sách, hỗ trợ kỹ thuật,chuyên gia và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Bộ Tàinguyên và Môi trường Lào trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc lĩnhvực khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, viễnthám đã trao đổi về một số đề xuất dự án hợp tác cụ thể nhằmthực hiện Bản ghi nhớ và triển khai nội dung của các Thỏathuận cấp cao Việt Nam - Lào. Trong đó có trao đổi về dự ánTăng cường mạng lưới trạm quan trắc, hệ thống thông tin phụcvụ quản lý và vận hành hệ thống hồ chứa của Lào; chia sẻ kinhnghiệm trong thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp táctrong khuôn khổ Ủy hội sông Mê Công quốc tế…�

Nguồn: Monre

Tiếp tục triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực TN&MT

Sáng ngày 21/5, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã có buổi tiếp vàlàm việc với Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Làodo Thứ trưởng Boukham Vorachit làm trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo các đơn vịđồng cấp trực thuộc hai Bộ.

Ngày 22/5/2018, Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuậtVĩnh Long, Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đãtổ chức hội thảo và khởi động dự án về “Thúc đẩy vaitrò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước” tại

2 xã Thanh Bình, Quới Thiện (huyện Vũng Liêm).Hội thảo đã đưa ra các số liệu quan trắc, độ nhiễm mặn

trên các con sông, rạch tại địa bàn; tình hình ảnh hưởng xâmnhập mặn đến các ao, hồ nuôi cá và thủy sản nước ngọt; tìnhhình cung cấp nước sạch của các nhà máy nước trên địa bàn;…

Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức về quản lý vàsử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước cho cộng động dâncư; hỗ trợ xây dựng 12 hệ thống trữ nước ngọt bằng túiPVC phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, tưới tiêu trong mùa khôcho 12 hộ dân (10 hộ thuộc xã Thanh Bình, 2 hộ thuộc xãQưới Thiện).

Thời gian triển khai dự án đến hết tháng 10/2018. Tổngkinh phí thực hiện là trên 187 triệu đồng, do WWF hỗ trợ.

Nguồn: Báo vĩnh Long

Thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước

Quang cảnh buổi làm việc.

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

Page 15: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [15]

SỰ BÙNG NỔ CÀ PHÊ VÀ MỐI ĐEDỌA VỀ AN NINH NGUỒN NƯỚC

Khoảng 40% cà phê Robusta củaViệt Nam được trồng tại tỉnh Đắk Lắkthuộc khu vực Tây Nguyên. Hầu hết càphê được troongf theo quy mô nông hộnhỏ và sử dụng phương pháp canh tácthâm canh. Đất rừng bazan giàu dinhdưỡng và khả năng thoát nước tốt củaĐắk Lắk được đánh giá là rất tốt đểtrồng cà phê và các loại cây côngnghiệp có giá trị kinh tế cao khác. Hiệnnay, các nông trại tại tỉnh Đắk Lắk đãmở rộng quy mô với 260.000 ha diệntích trồng cà phê trên tổng số 480.000ha diện tích đất nông nghiệp của tỉnh.

Nước là đầu vào cần thiết để đạtđược sản lượng cà phê có hiệu quả.Gần 60% lượng nước sử dụng cho tướitiêu ở Đăk Lăk được bơm từ các tầngchứa nước ngầm bazan. Cùng với đó,mối đe doạ đối với an ninh nguồnnước ở Đăk Lăk và các tỉnh khác củakhu vực Tây Nguyên là hiện hữu và sẽtăng nhanh trong tương lai khi diệntích trồng cà phê được mở rộng và ảnhhưởng của biến đổi khí hậu tăng lên.

Tiến sĩ Chu Thái Hoành - ViệnQuản lý Nước Quốc tế (IWMI) chobiết: "Mức độ khai thác nước ngầmđang đạt đến giới hạn, và do đó cảithiện hiệu quả sử dụng nước nôngnghiệp chính là chìa khóa để đạt đượcquản lý bền vững tài nguyên nướcngầm trong khu vực."

HIỂU CÁC YÊU CẦU VỀ NƯỚC ĐỐIVỚI CÀ PHÊ

Đầu những năm 2000, nhiềunghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng

nước sử dụng để tưới cà phê ở ĐắkLắk vượt quá số lượng quy địnhtrong hướng dẫn của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam. Điều này cho thấy, việc giảiquyết các thách thức chính là cảithiện hiệu quả sử dụng nước. Vàothời điểm đó, nông dân trồng cà phêtrong tỉnh Đắk Lắk thường tưới tiêuvới tốc độ 1.050 lít/cây/ứng dụngtrong ba tháng mùa hè.

Tiến sĩ Dave D'haeze, một chuyêngia thuộc Tổ chức Hanns R. NeumannStiftung chia sẻ, người nông dânthường có suy nghĩ rằng, cứ sử dụngnhiều nước và phân bón sẽ phục vụ lợiích của họ tốt nhất. Tuy nhiên, điềunày không nhất thiết là như vậy.

Các đánh giá tiếp theo của IWMIcho thấy, thông qua việc cải thiện lịchtưới và quản lý cẩn thận các đầu vàokhác, năng suất cà phê có thể tăng từ2,4 tấn trung bình lên 4,0 tấn/ha. Hơnnữa, nghiên cứu cho thấy, việc giảmtưới có tác động có lợi đến sản lượngbằng cách kích thích ra hoa và đậu quảcủa cây cà phê.

Để tăng thêm trọng lượng cho cácsáng kiến đang được thực hiện, mộtdự án có tiêu đề “Cà phê nhiều hơnvới ít nước hơn - hướng tới việc giảmlượng nước màu xanh (nước thô,nước tự nhiên) trong sản xuất cà phê”hiện đang được triển khai. Dự ánđược hỗ trợ thực hiện bởi Tập đoànNestlé /Nescafe và các cơ quan quốctế khác nhằm mục đích tiếp cận vàgia tăng lợi ích cho 50.000 hộ nôngdân trông cà phê tại 5 tỉnh thuộc khuvực Tây Nguyên.

Hoạt động của dự án nhằm tìmcách nạp lại và bổ sung nước ngầm đểthu hồi dòng chảy và đưa vào lưu trữdưới lòng đất. Hoạt động này giúp chonông dân chủ động hơn trong việc giảiquyết các rủi ro liên quan đến khanhiếm nước bằng cách chuyển đổigiếng tưới của họ thành các cấu trúclưu trữ, bổ sung cho nguồn nước.�

Nguồn: UN Water

Cải thiện việc sử dụng nước ngầm để tăng sản lượng cà phê ở Việt Nam

Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Trong năm 2016, khoảng1,8 triệu tấn hạt cà phê trị giá hơn 3,0 tỷ USD đã được xuất khẩu, hỗ trợ cho 2,5 triệusinh kế ở Việt Nam. Về giá trị kinh tế, cà phê được xếp hạng là một trong số các sảnphẩm xuất khẩu có giá trị cao nhất của đất nước. Tuy nhiên, sự bùng nổ diện tích trồngcà phê cũng gây ra những mối đe dọa đối với an ninh nước tại tỉnh Đăk Lăk và các tỉnhkhác ở Tây Nguyên hiện nay.

Nông dân đang tưới café bằng nguồnnước ngầm.

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

Page 16: SÖË 05 2018dwrm.gov.vn/uploads/download/files/40-bt-tnn-t5-2018... · 2018-06-29 · BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3] N ghị định này quy định về phân loại, phân

IWA World Congress 2018 -Chương trình Triển lãm và Hộinghị về nước 2018 của Hiệp hộiNước Quốc tế, là sự kiện hàng

đầu thế giới để giải quyết những tháchthức về nước của thế giới đồng thờitriển lãm giới thiệu các ứng dụngmang tính cách mạng có dữ liệu lớn,trí tuệ nhân tạo và ứng dụng mạnginternet vào sự phát triển của mộtngành nước thông minh, hiện đại.Triển lãm, giới thiệu những thiết kế đôthị thông minh để giảm thiểu rủi ro lũlụt, bảo vệ chất lượng nguồn nước vàcủng cố môi trường sống của cácthành phố, đô thị đồng thời đưa ranhững thí dụ điển hình truyền cảmhứng cho các nhà lãnh đạo của cácquốc gia khắp nơi trên thế giới.

Sự kiện sẽ thu hút hơn 5.000chuyên gia về nước hàng đầu thế giớicùng với các chuyên gia ngành côngnghiệp nước cùng với hơn 250 công tyvà viện nghiên cứu, để tìm hiểu về cácxu hướng toàn cầu mới nhất, cácphương pháp thực hành hàng đầu,công nghệ tiên tiến và khoa học tiênphong trong quản lý nước và nướcthải. Sự kiện được tổ chức bởi Hiệp hộiNước Quốc tế (IWA), sự kiện này thúcđẩy và truyền cảm hứng cho những ýtưởng mới và quan hệ đối tác mới đểgiúp giải quyết những thách thức lớnnhất của thế giới về nước.

Hiệp hội Nước Quốc tế là mộttrung tâm kiến thức toàn cầu cho cácchuyên gia về nước và tập trungnghiên cứu những vấn đề quan ngạivề tương lai của nước với lịch sử 60năm nghiên cứu và kết nối các chuyêngia nước trên toàn thế giới để tìm giải

pháp cho những thách thức về nướccủa thế giới như là một phần của mộtchương trình nghị sự phát triển bềnvững. Là một tổ chức phi lợi nhuận vớicác thành viên ở hơn 130 quốc gia,IWA kết nối các nhà khoa học với cáchọc viên và cộng đồng để nghiên cứutiên phong mang lại các giải pháp bềnvững trong quản lý tài nguyên nước vàngành nước nói chung. Hiệp hội liêntục thực hiện các chương trình, hộithảo nhằm thúc đẩy đổi mới côngnghệ và thúc đẩy thực hành tốt nhấtthông qua các khuôn khổ và tiêuchuẩn quốc tế.

Yuriko Koike, Thống đốc Tokyo,nói: “Thế giới phải đối mặt với nhiềuvấn đề liên quan đến nước, bao gồmhạn hán và ô nhiễm nguồn nước. TạiChương trình Triển lãm và Hội nghị vềnước của IWA năm 2018, các nhànghiên cứu hàng đầu, các công ty và

các tổ chức khác từ khắp nơi trên thếgiới sẽ tập trung để chia sẻ kiến thứcvà công nghệ mới nhất của họ. Kếtquả là, hội nghị này sẽ giúp đóng gópvào việc giải quyết các vấn đề liênquan đến nước. Là thành phố chủ nhà,chúng tôi sẽ sử dụng hội nghị này đểtích cực chia sẻ công nghệ và bí quyếttích lũy của Tokyo. ”

Hội nghị và Triển lãm Nước thế giớicủa IWA sẽ tập trung sự tham gia củatất cả các lĩnh vực trong ngành nước,bao gồm: Nhà cung cấp và nhà sảnxuất công nghệ nước cho các thànhphố và khu vực đô thị; Công nghệ chosử dụng nước công nghiệp; Tư vấn vàcác nhà thầu đầu tư ngành nước; CácTiện ích về nước và nước thải; Cácviện nghiên cứu và khoa học, kĩ thuậtngành nước; và các tổ chức quốc tế vàcác tổ chức phi chính phủ.�

Nguồn: DWRM (dịch)

Triển lãm và Hội nghị về nước 2018

Các nhà lãnh đạo ngành nước thế giới sẽ nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản, từ ngày 16 đến ngày21 tháng 9 năm 2018 để thảo luận và xác định các giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảngkhan hiếm nước toàn cầu hiện nay với xu hướng ngày càng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu,lũ lụt và hạn hán, cùng với các mối đe dọa khác liên quan đến tài nguyên nước. Trong đó, vấnđề ô nhiễm nước và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng là một trong số trong những tháchthức hàng đầu về tài nguyên nước của thế giới hiện nay. Đây cũng là những nguy cơ ảnh hưởngcao đến chuỗi cung ứng toàn cầu, ổn định khu vực và các hoạt động kinh tế.