12
S: 221 PHÁT HÀNH NGÀY 20 Tháng 1 năm 2011 (Lưu Hành Ni B) TRONG SNY: 1. Khoa hc Tâm Linh…………………………………….. 1 TMinh Đạt 2. Ánh sáng to duyên khi cho người tu hc VVQN Pháp …………………………………………………..… 2 Đức Pháp Ch3. Tin tc ....................................................................... 2 4. Cười trong Đạo …….……………………………………2 Châu Nht Tân Ph.D. 5. Hình nh sinh hot .………………...…………………. 3 I. Vsinh Kim Lăng trước ngày Vía Đức Ngài. II. Quan cnh ngày Vía Đức Ngài ti Q.8 III. Lp thin ti mt Đại Hc Bc Âu. 6. Thin phi công phu: Thin ……………………...…… 4 BBT TCQN 7. BLut Tu Đạo ......................................................... 8 8. Hong nghip chướng khó mong thy Pht ……….. 9 TTâm Th9. Thơ: Ta chbn mùa ............................................... 9 Châu Nht Tân Ph.D. 10. Ghi nhanh: Cái dng ca strường k. ................ 10 BBT TCQN 11. Nghthut ca pháp hu Vô Vi Quy Nguyên........ 10 12. Hc Đạo vì li ích ca chúng sinh ...………........... 11 BBT TCQN 13. Châm ngôn tháng 1 năm 2011………………......... 12 TMinh Đạt 14. Tu hc và tkim……………………………........... 12 TThin Khanh. “Người hc Đạo phi sa cha, rèn luyn Tánh Chơn Thc, to duyên lành trong sáng, vì gc Tánh vn Tiên Thiên như vy mi vào đặng Chánh Pháp.” (QNP. xb 1997, 309). “Người tu thin, không vng nim, không y m, không ma chướng, không bi trn mi đại lược. Nên tnh đi, thc đi các người! Người ngĐạo rt ít, người hc Đạo chng tin thit. Người tu phi lp chí kiên nhn, tinh tn công phu, tùy nơi tâm thn lãnh hi lâu ngày có kết qutt. Người Đạo Tâm thì Thiên Lương xut hin.” (QNP. xb 1997, 309). LI ĐC NGÀI KHOA HC TÂM LINH Hc vtôn giáo chlà shc vtín ngưỡng và triết lý. Thông sut vtôn giáo thì không được xem là đạt Đạo vì phm trù ca Đạo bao gm cvlãnh vc tâm linh. Tâm linh không phi chnm phm vi hn, vía, vô vi, tiên đoán, các cõi thế gii, cm nhn… mà ct ty ca tâm linh là ngun sng, là skích hot chc năng cùng vi mm sng, là ngun tác động ssuy nghĩ, cm nhn và làm vic. Tâm linh không là vt cht, chlà ý nim (nhưng không phi là ý nghĩ). Nếu tâm linh được luyn tp và khai sáng thì con người snhiu không gian hơn trong tt ccông vic, suy nghĩ, phát kiến và phát trin. Tđó gt hái được nhiu thành tu hơn, ít di hi hơn (thường nhng công vic, sáng kiến, chính sách nào dù tt cũng đều có di hi mt khía cnh khác). Trong suy nghĩ, bên cnh vic sdng các bmôn khoa hc tnhiên để hình thành nên logic ca mt vn đề, bên cnh vic sdng các bmôn khoa hc xã hi để tiên liu nhng nh hưởng ca vn đề y vi môi trường chung quanh thì khoa hc tâm linh sgiúp mthêm không gian suy nghĩ để con người thy được thêm mi liên kết ca mt công vic vi tinh thn công vic, thy được kết quthành bi bên ngoài hàng rào cn thi gian ca thế gii vt cht. Thy được sđột biến khác trong giây chuyn “nguyên nhân và kết qu” ca nhng quy lut vt lý và có ththay đổi được nhng mm mi, to ra được nhng nhân mi để cho ra nhng kết qumi mà hoàn cnh thc tế, trong môi trường vt cht không thnào to được nhng nn móng để dn ra nhng kết qutheo mong ước được. Làm sáng tâm linh, không nhng làm cho bn thân con người được ci bnhng gánh nng (theo tngtôn giáo là được gii thoát) mà còn là mt cht liu cng hưởng để nhng đim sáng tâm linh khác quy tvgia đình dòng tc. Nói theo tngbình dân, trong gia đình dòng hsbt đi nhng oan nghit (dù tng to nhiu nhân qu- Tâm linh không là vt cht, cũng không phi là tư tưởng, suy nghĩ nên không chu nh hưởng bi lut nhân qu). Tng cá nhân trong gia đình slà nhng cá nhân có đức tính tt và hu ích cũng bi scng hưởng tssáng ca tâm linh. Trong mt đất nước có tâm linh sáng thì scng hưởng được các anh linh tt ca năm châu. Nói mt cách bình dân, trong mt đất nước có tâm linh cao, có ssáng thì anh linh ca thế gii, các “khai quc công thn” ca các nước, các tinh anh phát kiến ca các nước,… shi t, hài hòa và sinh ra ti đất nước có tâm linh sáng y. Xsy tkhc slà cường quc, dù các logic vt cht không tha mãn (đất nước nghèo) hay căn bn ca nhng ngành khoa hc tnhiên, xã hi không đủ (đất nước lc hu). Thế nên, Khoa Hc Tâm Linh là cn thiết, cn hin din và phát huy bên cch các ngành khoa hc khác. Mt ln na, tâm linh cao không phi được đo đạc và đánh giá bng hin tượng vt cht. Chcó sđạt Đạo thc smi hiu được vtâm linh và dn dt vtâm linh. Người đạt Đạo không phi là người thông sut vkinh đin, hiu rõ vtriết lý, am tường vtín ngưỡng, xut sc vnhng lý lun tôn giáo… Người đạt Đạo là người tâm linh sáng, thu sut vsliên kết, nh hưởng và chuyn vn qua li gia tâm linh và vt cht. Và nht là, biết sdng nhun nhuyn Khoa Hc Tâm Linh vào xã hi để làm tt cho con người và phát trin xã hi. TMinh Đạt HÌNH NH (Bm vào link) - Thư ngày 4 tháng 1 năm 2011 - Thư ngày 10 tháng 10 năm 2011 SÁCH MI ĐÃ ĐƯỢC UPLOAD: - Bên llch s- Tp 1 (bm để link) - TĐin Bách Khoa Vô Vi Quy Nguyên (Voviology Encyclopedia) 1 st edition. (Xem trc tiếp trên mng).

 · Số: 221 PHÁT HÀNH NGÀY 20 Tháng 1 năm 2011 (Lưu Hành Nội Bộ) TRONG S Ố NẦY: 1. Khoa học Tâm Linh…………………………………….. 1

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Số: 221PHÁT HÀNH NGÀY 20 Tháng 1 năm 2011

(Lưu Hành Nội Bộ)

TRONG SỐ NẦY: 1. Khoa học Tâm Linh…………………………………….. 1 Từ Minh Đạt 2. Ánh sáng tạo duyên khởi cho người tu học VVQN Pháp …………………………………………………..… 2 Đức Pháp Chủ 3. Tin tức ....................................................................... 2 4. Cười trong Đạo …….……………………………………2

Châu Nhật Tân Ph.D. 5. Hình ảnh sinh hoạt .………………...…………………. 3 I. Vệ sinh Kim Lăng trước ngày Vía Đức Ngài. II. Quan cảnh ngày Vía Đức Ngài tại Q.8 III. Lớp thiền tại một Đại Học Bắc Âu. 6. Thiền phải công phu: Thiền ……………………...…… 4

BBT TCQN 7. Bộ Luật Tu Đạo ......................................................... 8 8. Hoằng nghiệp chướng khó mong thấy Phật ……….. 9 Từ Tâm Thể 9. Thơ: Ta chờ bốn mùa ............................................... 9

Châu Nhật Tân Ph.D. 10. Ghi nhanh: Cái dụng của sự trường kỳ. ................ 10

BBT TCQN 11. Nghệ thuật của pháp hữu Vô Vi Quy Nguyên........ 10 12. Học Đạo vì lợi ích của chúng sinh ...………........... 11

BBT TCQN 13. Châm ngôn tháng 1 năm 2011………………......... 12

Từ Minh Đạt 14. Tu học và tự kiểm……………………………........... 12

Từ Thiện Khanh.

“Người học Đạo phải sửa chữa, rèn luyện Tánh Chơn Thực, tạo duyên lành trong sáng, vì gốc Tánh vốn ở Tiên Thiên như vậy mới vào đặng Chánh Pháp.” (QNP. xb 1997, 309).

“Người tu thiền, không vọng niệm, không ủy mị, không ma chướng, không bụi trần mới đại lược. Nên tỉnh đi, thức đi các người! Người ngộ Đạo rất ít, người học Đạo chẳng tin thiệt. Người tu phải lập chí kiên nhẫn, tinh tấn công phu, tùy nơi tâm thần lãnh hội lâu ngày có kết quả tốt. Người Đạo Tâm thì Thiên Lương xuất hiện.” (QNP. xb 1997, 309).

LỜI ĐỨC NGÀI

KHOA HỌC TÂM LINH

Học về tôn giáo chỉ là sự học về tín ngưỡng và triết lý. Thông suốt về tôn giáo thì không được xem là đạt Đạo vì phạm trù của Đạo bao gồm cả về lãnh vực tâm linh. Tâm linh không phải chỉ nằm ở phạm vi hồn, vía, vô vi, tiên đoán, các cõi thế giới, cảm nhận… mà cốt tủy của tâm linh là nguồn sống, là sự kích hoạt chức năng cùng với mầm sống, là nguồn tác động sự suy nghĩ, cảm nhận và làm việc. Tâm linh không là vật chất, chỉ là ý niệm (nhưng không phải là ý nghĩ). Nếu tâm linh được luyện tập và khai sáng thì con người sẽ có nhiều không gian hơn trong tất cả công việc, suy nghĩ, phát kiến và phát triển. Từ đó gặt hái được nhiều thành tựu hơn, ít di hại hơn (thường những công việc, sáng kiến, chính sách nào dù tốt cũng đều có di hại ở một khía cạnh khác). Trong suy nghĩ, bên cạnh việc sử dụng các bộ môn khoa học tự nhiên để hình thành nên logic của một vấn đề, bên cạnh việc sử dụng các bộ môn khoa học xã hội để tiên liệu những ảnh hưởng của vấn đề ấy với môi trường chung quanh thì khoa học tâm linh sẽ giúp mở thêm không gian suy nghĩ để con người thấy được thêm mối liên kết của một công việc với tinh thần công việc, thấy được kết quả thành bại bên ngoài hàng rào cản thời gian của thế giới vật chất. Thấy được sự đột biến khác trong giây chuyền “nguyên nhân và kết quả” của những quy luật vật lý và có thể thay đổi được những mầm mới, tạo ra được những nhân mới để cho ra những kết quả mới mà hoàn cảnh thực tế, trong môi trường vật chất không thể nào tạo được những nền móng để dẫn ra những kết quả theo mong ước được. Làm sáng tâm linh, không những làm cho bản thân con người được cởi bỏ những gánh nặng (theo từ ngữ tôn giáo là được giải thoát) mà còn là một chất liệu cộng hưởng để những điểm sáng tâm linh khác quy tụ về gia đình dòng tộc. Nói theo từ ngữ bình dân, trong gia đình dòng họ sẽ bớt đi những oan nghiệt (dù từng tạo nhiều nhân quả - Tâm linh không là vật chất, cũng không phải là tư tưởng, suy nghĩ nên không chịu ảnh hưởng bởi luật nhân quả). Từng cá nhân trong gia đình sẽ là những cá nhân có đức tính tốt và hữu ích cũng bởi sự cộng hưởng từ sự sáng của tâm linh. Trong một đất nước có tâm linh sáng thì sẽ cộng hưởng được các anh linh tốt của năm châu. Nói một cách bình dân, trong một đất nước có tâm linh cao, có sự sáng thì anh linh của thế giới, các “khai quốc công thần” của các nước, các tinh anh phát kiến của các nước,… sẽ hội tụ, hài hòa và sinh ra tại đất nước có tâm linh sáng ấy. Xứ sở ấy tự khắc sẽ là cường quốc, dù các logic vật chất không thỏa mãn (đất nước nghèo) hay căn bản của những ngành khoa học tự nhiên, xã hội không đủ (đất nước lạc hậu). Thế nên, Khoa Học Tâm Linh là cần thiết, cần hiện diện và phát huy bên cạch các ngành khoa học khác. Một lần nữa, tâm linh cao không phải được đo đạc và đánh giá bằng hiện tượng vật chất. Chỉ có sự đạt Đạo thực sự mới hiểu được về tâm linh và dẫn dắt về tâm linh. Người đạt Đạo không phải là người thông suốt về kinh điển, hiểu rõ về triết lý, am tường về tín ngưỡng, xuất sắc về những lý luận tôn giáo… Người đạt Đạo là người tâm linh sáng, thấu suốt về sự liên kết, ảnh hưởng và chuyển vận qua lại giữa tâm linh và vật chất. Và nhất là, biết sử dụng nhuần nhuyễn Khoa Học Tâm Linh vào xã hội để làm tốt cho con người và phát triển xã hội.

Từ Minh Đạt

HÌNH ẢNH (Bấm vào link) - Thư ngày 4 tháng 1 năm 2011 - Thư ngày 10 tháng 10 năm 2011

SÁCH MỚI ĐÃ ĐƯỢC UPLOAD: - Bên lề lịch sử - Tập 1 (bấm để link) - Tự Điển Bách Khoa Vô Vi Quy Nguyên (Voviology Encyclopedia) 1st edition. (Xem trực tiếp trên mạng).

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 2 visit website: www.voviology.org

BÀI SỐ 87:

Quý vị,

Sư Huynh có chút duyên được Pháp Báu. Sư Huynh ghi lại để chúng ta cùng trao đổi.

- Sống Đạo là hòa hợp với thiên nhiên, là thuận theo Cơ huyền diệu của Trời Đất.

Cuộc sống cho cá nhân trong tình thương hòa đồng. Lòng nhân ái không ngừng, Sư Huynh phải làm gì cho đồng chủng?

- Với danh Bồ Tát, với nghĩa A Di Đà nằm trong huyết quản của Sư Huynh. Sư Huynh không thể để yên mình trong Thiền lạc, mà cần truyền qua người khác để cùng được sự an tịnh.

1. Đời thời dùng Trí, suy nghĩa và khảo cứu để thâu hoạch trong kết quả mà bồi bổ cho đời sống hiện tại.

2. Đạo, cần Giải Thoát. Chơn Thần nhẹ nhàng mới vượt khỏi CÀN KHÔN.

- Đem THIÊN Ý áp dụng cho đời sống thực tế. - Đem KHÍ THIÊN đưa vào thân ngũ hành mà luyện. - TINH, KHÍ, THẦN là 3 báu của con Người. Luyện Hườn Nguyên hiệp nhất, cùng thọ đồng hành với HƯ KHÔNG.

Sư Huynh mong rằng, đây là ánh sáng nho nhỏ tạo duyên khởi cho quý vị.

Chúc lành Quý Vị. Sư Huynh

TIN TỨC: 26 tháng 12: Vấn đề Thánh Danh của Đức Ngài là điểm chính trong buổi họp của Đức Thầy và Ban Biên Tập Tạp Chí Quy Nguyên qua bài viết”Tưởng nhớ đại lễ kỷ niệm ngày Đức Ngài hồi vị” được đang trên số 220 phát hành ngày 21 tháng 12 năm 2010. Trong bài viết có đề cập Thánh Danh của Đức Ngài là: Từ Thiện Thệ Thấc. Đức Thầy Từ Minh Đạt nói: Từ mấy chục năm nay, từ khi Đức Ngài còn tại thế kể cả thời gian trước khi Ngài hành đạo, tất cả mọi người chung quanh Ngài ai cũng biết Thánh Danh của Ngài là Từ Thệ Thấc và sau khi Đức Ngài hành đạo thì các pháp hữu hầu như ai cũng biết Thánh Danh của Ngài là Từ Thệ Thấc nhưng Thầy biết các vị trong Ban Biên Tập đã xem đoạn phim Khánh Đản vào năm 1994 của Ngài, trong bài viết dâng lên Tam Bảo thì Ngài đã đọc danh của mình là “Từ Thiện Thệ Thấc” nên các vị đã dùng tên Thánh Danh nầy cho bài viết vì rõ ràng ai cũng thấy, cũng nghe do chính miệng Đức Ngài đọc”. Tuy nhiên, tại sao có lý do nầy thì chỉ mình Thầy biết và sự biết nầy không cần thiết cho tất cả vì đó không phải là bài học của tất cả. Chỉ là bài học riêng dành cho các vị truyền thừa Vô Vi Quy Nguyên sau nầy mà tất cả Thầy đã viết trong tài liệu về Thánh Danh, hiểu về các dòng chính, dòng phụ… Thế nên, trong văn bản cho ra đại đồng, đại đa số ta thường dùng Đức Ngài Pháp Chủ và hầu như rất ít khi nào có bài vở, ghi chép gì liên quan đến tên Thánh Danh của Ngài. Vì vậy, để thống nhất cho văn bản thì sau nầy các vị ghi nhận chính thức Thánh Danh của Đức Ngài là Từ Thệ Thấc.

1 tháng 1: Đức Thầy cho biết, trong nhiều năm gần đây nhất là trong những giai đoạn mà Pháp Đạo có những mâu thuẫn, xung đột,… Đức Thầy thường nhận được rất nhiều điện thư của các pháp hữu liên lạc riêng với nhau nhằm để công kích Đức Thầy. Đức Thầy đã nêu ra 2 giả thiết từ những hành động nầy:

1. Có thể có người muốn giúp Thầy để cho Thầy thấy ra những bất đồng trong Pháp Đạo.

2. Có thể có người muốn nhân cơ hội để đào thêm mâu thuẩn trong Pháp Đạo.

Tuy nhiên, Đức Thầy khẳng định, Thầy làm việc có sách lược, theo trình tự được đề ra. Trong sách lược thì không hề có cảm tính, không có buồn, vui, hờn, ghét. Thế nên, mọi lời khen tặng cũng như chê trách đối với Thầy đều vô nghĩa. Đức Thầy đã cho thầy Từ Tri Nguyên và các vị thuộc Ban Điều Hành Đại Hùng Linh Điện xem những bức thư mà thầy Từ Tri Nguyên cùng thầy T liên lạc với nhau từ trước sự kiện đầu năm 2006, trong đó có câu “chuyện nầy phải giữ bí mật, chỉ có tôi và chú biết. Confidential…”. Đức Thầy đã hỏi thầy Từ Tri Nguyên cũng như nhằm để thông báo cho tất cả pháp hữu hiện diện: “Sao? Chú thấy có thực là confidential không? Có phải là chuyện bí mật không? Những lá thư nầy đã được người ta gởi tới Thầy từ lâu lắm rồi. Nhưng không sao! Thầy vẫn cám ơn người đó nhưng những lá thư nầy không làm ảnh hưởng đến Thầy, vì Thầy có công việc của mình, biết mình đang làm những gì. Thầy có sách lược rõ ràng, chứ không phải là người gặp chuyện nào thì mới làm chuyện đó! Những sự kiện và chuyện thường được Thầy tính trước lâu lắm. Làm gì thì làm,

Châu Nhật Tân Ph.D. CU TÂM. Hương nói với Tâm: - Cô kỳ quá hé, con đã lớn rồi mà cô cứ gọi con là cu Tâm hoài, hỏng lẽ sau nầy con 30 tuổi cô cũng còn gọi con là cu Tâm thì kỳ quá. Tôi xen vào: - Khi nó 30 tuổi thì nó vẫn còn …c… nên gọi nó là cu Tâm cũng đâu có sao? ĐỀ PHÒNG SỚN SÁC. Giàu từ Na Uy gọi sang: - Thưa Thầy con có người bệnh, là một em nhỏ bị bệnh điếc bẩm sinh, vậy mình phải làm sao thưa Thầy? - Thì em vẫn điểm bình thường và điểm thêm vào nước uống của nó. - Nhưng em bé đó vẫn còn bú sửa! - Thì em điểm vào bình sửa của nó! - … nhưng… em bé nầy còn rất nhỏ, nó còn bú sửa mẹ chưa bú bình! - Thì em điểm cho mẹ của nó. Nói đến đây, tôi chợt nhớ là Giàu thường có tánh sớn sác nên tôi phải nói cho kỹ lại: - Nhớ là chỉ điểm trên đầu của mẹ nó thôi nhe!...

Nói đến đây thì Giàu và anh Lân ngồi kế bên đang im lặng nghe cuộc đối thoại bỗng bật cười khanh khách…

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 3 visit website: www.voviology.org

Thầy khó bị ảnh hưởng nhưng với các vị thì phải luôn ghi nhớ: Kỹ lưỡng, kỹ lưỡng cái gì cũng phải thật kỹ lưỡng… các vị quá hời hợt…”.

3 tháng 1: Sau hơn một tuần bị hacker phá hoại, trang website tannhatchau.com đã được tái hoạt động. Đổng Lý Văn Phòng của ĐHLĐ, thầy Từ Minh Tâm Hương đã lưu ý cùng các Huynh Trưởng và pháp hữu phải cẩn thận, quan sát kỹ lưỡng tất cả những email của mình vì gần đây có rất nhiều email với địa chỉ email chính xác của Đức Thầy và các Huynh Trưởng như (Từ Tri Nguyên, Từ Tâm Thể, Từ Thiện Tâm Đắc, Từ Minh Tâm Hương,…) đã được gởi ra ngoài với nội dung xấu hoặc với những attach mang virus. Vì vậy, máy vi tính cần phải trang bị các chương trình chống virus để kịp thời ngăn chận nhưng email mạo danh trên. Đồng thời, nếu bắt gặp những bức điện thư nghi ngờ thì nên thông báo liền với Khối Văn Phòng.

11 tháng 1: Thầy Từ Minh Quý, Huynh Trưởng tại Na Uy đã đệ trình cùng Đức Thầy về chương trình thành lập Hội Sinh Viên Thiền tại Na Uy (Student Meditation Association of Norway) nhằm thống nhất và triển khai đồng bộ các hoạt động, chương trình dạy các lớp thiền Vô Vi Quy Nguyên tại các Đại Học. Sau khi thành lập xong hội thiền nầy thì sẽ có sự liên kết với các hội thiền tại các nước Bắc Âu để hình thành Liên Hội Sinh Viên Thiền tại các nước Bắc Âu.

Thầy Từ Minh Quý trong buổi họp mặt về việc tổ chức Liên Hội Sinh Viên Thiền Vô Vi Quy Nguyên.

CHÚNG TA CÙNG CẦU NGUYỆN TCQN vừa nhận được tin:

Bà Đặng Thị Thêm Lìa thế ngày 30 tháng 10 âm lịch năm 2010 tại Việt Nam.

Hưởng Dương 83 năm.

Sư cô Diệu Nhất Thế danh: Lê Thị Hiệp

Lìa thế ngày 31 tháng 12 năm 2010 Lúc 20:30 phút tại tỉnh Tây Ninh – Việt Nam.

Hưởng Dương 32 năm.

Mong tất cả các pháp hữu cùng chúng tôi cầu nguyện cho hai vị pháp hữu trên được mọi ân lành của Thiêng Liêng ban và được tiếp tục tu học cho đến ngày thành quả.

I. VỆ SINH KIM LĂNG TRƯỚC NGÀY VÍA ĐỨC NGÀI:

Theo thông lệ hàng năm vào những dịp: Tết, Khánh Đản, Thanh Minh và ngày Vía, nhiều pháp hữu đã tự động tổ chức những buổi làm vệ sinh tại khu vực Kim Lăng Đức Ngài.

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 4 visit website: www.voviology.org

II. QUAN CẢNH NGÀY VÍA ĐỨC NGÀI TẠI Q.8:

III. LỚP THIỀN TẠI MỘT ĐẠI HỌC BẮC ÂU:

Pháp hữu Micheal Kuttke người Đức, giảng viên thiền VVQN tại một số đại học Âu Châu.

Thiền phải công phu: THIỀN BBTTCQN

Lời Đức Ngài: “Thiền: Không khởi vọng niệm bản ngã, xa lìa các tướng, không vướng mắc vật chất gọi là thiền.” (QNP. xb 1997, 177).

1. Sự việc gợi ý: Mỗi chúng ta thông qua giác quan tiếp xúc ngoại cảnh đem vào tâm, rồi sinh bao tạp niệm vui buồn, thương nhớ, tham sân, khen chê, lo nghĩ, suy tính,… và cho là sự sống thật mà chưa nhận biết là bị sống: - Ngoại cảnh vô thường là món ăn cung cấp cho giác quan hoạt động. Tạp niệm vô thường là nguồn cung cấp cho sự sống diễn ra hàng ngày. Lấy vô thường làm nguồn nuôi dưỡng sự sống.

- Từ sự vật dầu là của báu đến tạp niệm nuôi dưỡng sự sống lôi cuốn dẫn vào bao phiền não khổ đau cho cuộc đời nhưng vẫn là nguồn hấp dẫn cho thân khẩu ý hoạt động tạo nghiệp trầm luân mà không nhàm chán.

Vì sao chúng ta có sự lôi cuốn mạnh mẽ như vậy? Do mê lầm trong vô thường – sinh diệt từ nội tâm tạp niệm đến ngoại cảnh. Do tự mình đồng hóa theo vọng động làm sự sống chân thật! Như vậy, làm sao để thoát ra? Từ hơn hai mươi lăm thế kỷ trước, Đức Phật đã mở ra cho chúng sinh con đường thiền. Vào thời nay, Đức Pháp Chủ VVQN truyền ban chúng đệ tử và chúng sinh con đường thiền tiếp nối bước chân của Đức Phật. Sau khi Đức Ngài hồi vị, Đức Thầy Từ Minh Đạt tiếp tục truyền thừa. Dưới đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu vài điểm chính trong bước đầu về thiền ngõ hầu trợ giúp phần nào giảm dần sự cuốn hút vào mê lầm hay bị sống nầy: 2. Không khởi vọng ngã: 2.1.Không khởi: Không khởi, chỉ cho không khởi sinh – không dấy lên vọng động, không để tâm ý phóng túng theo ngoại cảnh chẳng hạn, dầu là tưởng tượng. Không khởi, không phải dè nén – kiềm chế, mà là tự nhiên.

Thí dụ 1: Nhìn ngoại cảnh như sao thấy biết như vậy, không thêm không bớt, không lệch lạc, thời nội tâm không giao động, không tán loạn: Là trạng thái nhìn tự nhiên của tâm không khởi vọng động.

Thí dụ 2: Đi đường nhìn thấy cảnh vật liền bị cuốn hút theo, là khởi sinh tham đắm: Là giác quan bị cảnh vật làm chủ. Bằng như, nhìn cảnh vật, quan sát cảnh vật, thấy biết cảnh vật diễn ra lúc đó mà lòng không phản ứng khen chê, thích ý hay không: Là cái nhìn tự nhiên – không khởi vọng động.

2.2.Vọng ngã: Quan sát nội tâm: Những vui buồn, lo nghĩ hết việc nầy rồi việc khác, chúng đến rồi ra đi nối tiếp nhau không ngừng, gọi chung là vọng hay vọng niệm. Chẳng hạn: - Mang tấm thân nầy, thích ăn ngon – mặc đẹp, thích vui chơi

giải trí. - Thấy lợi sinh tham, gặp thuận cảnh khởi vui mừng, người làm

nghịch ý liền giận. - Làm được việc lòng tự cao hiện. - Là huynh trưởng thích làm thầy. - Bạn bè gặp mặt nói chuyện khen chê, tốt xấu về thiên hạ. v.v….

Tất cả được gọi chung là vọng niệm. Trong vọng niệm có sự hiện hữu của ý thức (thức thứ 6) thuận theo khuynh hướng bản ngã từ tiềm thức phóng ra, gọi là vọng niệm bản ngã hay vọng

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 5 visit website: www.voviology.org

ngã. Thí dụ: Bạn bè gặp nhau nói chuyện khen chê về thiên hạ, là ngôn hạnh có sự áp đặt của tư tưởng hay tiềm thức. Vọng ngã thật đa dạng, nhưng có đặc điểm chung “hiện lên rồi ra đi” rồi lại tiếp tục, không thường định, là hiện tượng vô thường mà lâu nay chúng ta lầm nhận là tâm mình, rồi bám chặc theo đó gọi là ngã chấp, và bị chúng làm chủ gọi là Bị Sống. Quan sát sâu thêm: Từ khi sinh ra đời, chưa chính thức qua môi trường giáo dục nào, em bé chưa biết nhiều về cuộc sống, nhưng mỗi em đều có khuynh hướng sống tiềm ẩn chưa lộ ra. Thí dụ, có em can đảm, có em nhút nhát, có em chỉ biết có mình, có em dễ giận, v.v…. Tức là, đã sẵn có bản ngã từ đời trước lưu hành theo hiện kiếp rồi. Khi gặp việc hay thuận duyên, khuynh hướng nầy lộ ra qua ý thức và năm giác quan (ngũ quan) hoạt động, còn gọi là vọng ngã.

2.3.Thí dụ: Vui buồn. Nhìn lại cả ngày bận nhiều việc làm, tối về ngủ nghỉ, rồi hôm sau tiếp tục. Hôm nào, việc làm đem lại tốt đẹp thì vui – việc làm không may thì buồn. Vui – buồn nầy biểu hiện khuynh hướng của nội tâm khi gặp việc, là một dạng của khởi vọng ngã. Quan sát câu chuyện:

Thói quen tự đồng hóa: Chúng ta có thói quen: Gặp việc may thì vui, gặp việc không may thì buồn. Khi vui, khi buồn là sự vô thường, mà mình tự đồng hóa theo: Thói quen tự đồng hóa theo vui buồn như ma lực cuốn hút, thành ra mình và vui buồn là một. Vui buồn luôn biến đổi, khi hiện khi mất thật vô thường và mình cũng trôi theo sự vô thường là căn bệnh của tâm thức. Thật ra, sự việc bên ngoài không làm nên lòng vui buồn, mà do lòng vui buồn khởi phát. Vui buồn lộ ra ngoài thông qua sự việc mà mình thấy là “tốt đẹp – không may” do nội tâm áp đặt lên. Đến lần sau lại tiếp tục như vậy cho đến hết cuộc đời, rồi dòng tâm thức nầy tiếp tục vào kiếp lai sinh.

Sự sống chân thực: Xa lìa vọng ngã. Cho nên, cách tốt nên nhìn sự việc “như tình trạng của sự việc, như nó xảy ra” thời ý nghĩ tốt xấu – vui buồn tự không, và thói quen đồng hóa tan lắng: Đây là một phương thức lắng vui buồn, dừng vui buồn mới sẽ phát sinh tiếp, thời cõi lòng trong sạch – không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Nhìn theo phân tích: - Vui buồn diễn biến do nội tâm phát khởi: Nếu phóng ý theo

là tự đồng hóa theo, sẽ hình thành dòng tâm thức nối tiếp nhau tuông chảy làm giao động nội tâm từ trạng thái nầy sang trạng thái khác. Sự sống cứ tái diễn như vậy thành thói quen nên rất khó tách rời ra.

- Bằng như: “Nhìn sự việc “như tình trạng của sự việc, như nó xảy ra” thời vui buồn tự không, là cái nhìn của tĩnh lặng, là sự sống chân thực không tách rời tĩnh lặng. Tĩnh lặng là bản thể chân thực thường còn nơi mỗi chúng sinh, ai cũng có, vì chạy theo vui buồn nên đánh mất đó thôi.

Cho nên, chuyển đổi cách nhìn bởi thói quen tự đồng hóa, thời mở ra cái nhìn trong sạch là sự sống chân thực ngay nơi sự sống của vọng ngã – không bị ảnh hưởng bởi vọng ngã, gọi là thiền. Đồng thời, là phương thức chuyển hóa tâm thức – canh tân tâm thức – khai sáng trí chân thực. Thấu triệt toàn thể tiến trình nầy tạm gọi là tu thiền.

Tự biết mình:

Mỗi khi vui buồn khởi, liền nhận biết. Chỉ nhận biết thôi – không đồng hóa theo, thời hòa nhập ngay nơi vui buồn tan lắng là trạng thái tĩnh lặng – trong sạch. Trong trạng thái nầy: - Thấy biết sự việc trung thực, đúng sự thật của nó, không thêm

bớt hay lệch lạc, là cái nhìn chân thực của Trí phát sinh. (Và, chúng ta hiểu được phần nào lời Đức Ngài dạy “người có Trí tốt thì Huệ phát sinh”.)

- Tâm lắng dịu vui buồn hay các tạp niệm, hiện bày thư thái – nhu hòa – an định, là tự giải thoát: Tạp niệm vui buồn không có ảnh hưởng, cũng không có gốc, nó tự khởi sinh rồi nó tự tan mất.

Nhận hiểu được điểm nầy, chúng ta hãy: Hiện diện với vui buồn nếu có, không lánh mặt, quan sát chúng khởi sinh – hoạt động – cho đến khi tự tan mất, thời không bị cuốn hút bởi sự việc và vui buồn, là an trú trong Chánh Niệm. Sự sống nầy thấm nhuần vào bản thể, vọng ngã tan lắng – vô ngã phát sinh. 2.4.Nhìn chung về không khởi vọng ngã: Thiền quan sát nội tâm, tự biết trong tĩnh lặng, nhận biết sự sinh diệt vô thường của vọng ngã, chúng không phải là mình – không phải của mình – không là gì hết. Đây là nhận biết chân chánh trong trạng thái trong sạch, không có vọng niệm ảnh hưởng, cũng không để tâm ý suy tư lo nghĩ lệch lạc vì sự việc, nên là phương thức lắng vọng ngã vừa khởi sinh, đồng thời vọng ngã kế tiếp tự dừng. Thiền trở về nội tâm trong sạch – tự nhiên, thời tĩnh lặng đến mở ra hiểu biết chân thực – trí sáng từ bên trong, là sự sống chân thực hiện bày, thấu hiểu vọng ngã không có sinh cũng không có diệt. Cho nên mới nói, thiền là nguyên nhân sinh trí. Thấu triệt toàn thể tiến trình sống nầy tạm gọi là tu thiền.

3. Xa lìa các tướng: 3.1.Xa lìa: Xa lìa, chỉ cho rời xa, tách ra. Xa lìa các tướng không phải là trạng thái biệt lập hay cô lập, mà là không bị ảnh hưởng, không bị cuốn hút hay đồng hóa theo.

Thí dụ: Mang tấm thân nầy một thời gian rồi mất đi, không phải “thật có”, mà cho rằng thân nầy là “thật có”, tạm gọi là chấp “thân tướng”: - Xa lìa, không phải là bỏ đi, mà dùng tấm thân như phương tiện để làm việc – học hỏi – sửa chữa tâm tánh chẳng hạn.

- Tấm thân nầy cần được “nuôi dưỡng tử tế”, cần thiết cho tu tập – không thể thiếu, nhưng là phương tiện dùng trong kiếp người.

Xa lìa được thể hiện qua hai trạng thái: (1) Xa lìa qua cảm giác nhận hiểu trong giây phút, hay qua kinh nghiệm từng trải. (2) Xa lìa bằng sự sống, bằng tâm ý an trú trong mọi sự sống mới thật là xa lìa. (Trong thực tế, chúng ta đã từng đồng hóa với thân tướng nầy, nên sự tu tập xa lìa thường ở mức giới hạn.)

3.2.Các tướng: Các tướng, chỉ cho hình tướng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật thể hiện ở bên ngoài, nghĩ tưởng trong tâm thức. Mỗi sự vật đều có tướng trạng khác nhau. Thí dụ: - Mắt thích nhìn người đẹp, vật đẹp, cảnh đẹp. Tai thích nghe lời

khen, tiếng nói thanh nhã. Mũi tham đắm mùi thơm. Như vậy là giác quan còn tham đắm, chưa xa lìa được “tướng ngoại cảnh”.

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 6 visit website: www.voviology.org

- Vạn vật có mặt nơi đời đều sẽ hư hoại, tan rã, không có gì tồn tại mãi theo thời gian. Thế mà, thí dụ như mình có được chiếc xe mới, lỡ va chạm làm trầy trụa – hư sơn, lòng cảm thấy đau xót lắm. Như vậy là tâm ý chưa xa lìa được “tướng thành – trụ – hoại – không”.

- Sự việc đi qua mắt thấy tai nghe, hay được giải quyết xong, mà tâm ý cứ bám theo nghĩ ngợi hoài – không sao quên được. Như vậy là chưa xa lìa được thức tưởng do tự tạo ra, v.v….

Các tướng thật đa dạng, có mặt trong hầu hết các phương diện của cuộc sống. Tâm thức bám theo các tướng trạng nầy, là tạp niệm khởi dậy ảnh hưởng, tự mình trói buộc vào những “sinh diệt vô thường” từ nội tâm đến ngoại tướng. Tâm ý xa lìa được các tướng trạng nầy được gọi là thiền.

3.3.Thí dụ 1: Ngã Tướng – Nhân Tướng. Trong các tướng, sự lầm lẫn đáng lưu tâm của chúng ta từ lâu nay chưa xa lìa được là Ngã – Nhân:

Ngã tướng: Thí dụ: Mang tấm thân nầy: Gặp việc thuận ý thì vui, gặp việc nghịch ý thì buồn. Việc trôi qua mà lòng còn tưởng nhớ hoài.… Những “vui – buồn – tưởng nhớ” chúng ta lấy làm “thật” là chấp có “Ta”, tạm gọi là Ngã Tướng. Do đây, chẳng hạn như: - Bạn là người cha, ý kiến bạn đưa ra các con phải nghe theo,

không được làm khác, là bạn “chỉ thấy cái Ta của mình”. - Tôi làm việc thiện giúp người: Tôi lấy làm vui là mình giúp

người, tôi khoe với bạn bè là tôi giúp người – tỏ ra là mình có lòng tốt, là tôi đang nuôi lớn cái Ta hay Ngã Tướng.

Đức Ngài đã nhắc nhở bằng lời Đức Phật: “Phải diệt cái Ngã, phải tu cái Vô Ngã Tướng” (QNP, xb 1997, 80). Bởi vì, cái Ngã không “thật có”, là Giả Ngã. Chúng ta học “Không Khởi Vọng Ngã” tức là học xa lìa Giả Ngã, cũng là tập tu “Vô Ngã Tướng”.

Nhân tướng: Thí dụ: Trải qua năm tháng thân xác già nua, nhưng bản thân mình vẫn còn “đặc điểm – tính cách – nhân cách riêng” không mất theo tuổi đời, tạm gọi là Nhân Tướng. Nếu như: Bạn tỏ ra coi thường “cốt cách – nhân cách của tôi” mà nhiều người cho là cao đẹp, tôi liền phản ứng hay nổi giận lên, gọi là chấp Nhân Tướng. Trong chấp Nhân Tướng nầy có mặt của Ngã Tướng. Nhân Tướng mỗi chúng ta được hình thành do nhiều yếu tố như hoàn cảnh sống hay môi trường chung quanh, cốt yếu là do Nghiệp tạo ra. Sự sống có mặt một thời gian rồi cũng ra đi, hoặc trải qua tu tập – tâm tánh được chuyển đổi tốt hơn – Nhân Tướng cũng đổi theo tương ứng. Thế mà chúng ta chấp Nhân Tướng là cao cả, không ai được xúc phạm chẳng hạn, dẫn đến Nhân Tướng và Ngã Tướng cùng có mặt, đó là tự mê lầm. Ngoài ra, mang tấm thân nơi cõi đời đã được Đức Ngài chỉ ra: “Người Hình Bóng để hành động trên quả địa cầu nầy”, không có gì là “thật có” cả. Tuy không “thật có” nhưng tất cả đều dự phần vào sự sống trên hành tinh cần cho khai mở tiến hóa tâm linh nơi mỗi chúng sinh.

3.4.Thí dụ 2: Góp ý kiến. Việc làm hàng ngày của bạn gây thiệt hại quyền lợi anh A. Sau nhiều tháng liên tục xảy ra như vậy, một hôm Anh A nêu ý kiến về việc nầy, bạn liền phản đối và biện minh lẽ phải về

mình. Thay vì phản ứng đáp lại vì mình bị thiệt hại, anh A trầm tĩnh lắng nghe lời phản đối của bạn, rồi sau đó tìm cách cùng nhau giải quyết cho ổn thỏa.

Bạn liền phản đối: Phản đối của bạn như phần đông thế nhân, biểu hiện nội tâm bị động: Tạo náo động trong chính mình vì ý kiến của anh A. Bạn là người thuận theo phản ứng tự nhiên là “không tôn trọng ý kiến đối nghịch hay không lợi cho mình”, là biểu hiện thái độ chủ quan: Chủ quan là cho rằng mình đúng, nên biện minh lẽ phải. Chủ quan ít, thời bạn và anh A có thể đi đến giải quyết ổn thỏa. Chủ quan nhiều thành ra cố chấp, là biểu hiện vừa Ngã Tướng vừa Nhân Tướng khởi dậy trong chính bạn. Vả chăng, chủ quan và bản ngã đi đôi, dẫn đến nội tâm động – bất an.

Thiền không chấp nhận, không phủ nhận, không phản đối việc nêu ý kiến của anh A. Thiền soi sáng hoạt động của thân khẩu ý để thấu hiểu sự hình thành – khởi phát – vận hành sự phản đối của chính bạn. Một khi đã thấu hiểu thời phản đối của bạn sẽ tự tan rã, và bạn tiếp cận ý kiến anh A bằng tâm ý trong sạch – nhu hòa.

Anh A trầm tĩnh lắng nghe: Anh A, biểu hiện cho ngoại thân bình tĩnh – không bị tác động bởi sự phản đối, và nội tâm trầm tĩnh lắng nghe – làm chủ được lời nói và hành động, là phẩm chất của định lực. Anh A biết tôn trọng ý kiến và quan tâm đến bạn, biết nhìn thẳng vào “sự thật của sự việc diễn ra” để tìm cách giải quyết. Thái độ nầy tự nó thể hiện con người nhẫn nhục, và tự biết mình để biết người. Nhờ đó, có thể linh hoạt tự điều chỉnh, hoặc thay đổi thái độ hay cách nhìn sự việc cho thích ứng, và sự náo động nội tâm nếu có cũng giảm đi. Dẫu anh A chưa biết về thiền nhưng thái độ, tính cách con người tự nó hiện hữu thiền: Biết nhìn sự việc diễn ra theo cách của sự việc hay môi trường chung quanh mà lòng không bị ảnh hưởng theo, là phong thái tĩnh lặng quan sát để có hướng giải quyết tốt.

3.5.Nhìn chung về xa lìa các tướng: Các tướng hay tướng trạng ảnh hưởng đến tâm thức qua hai phương diện chính: Một là động, tức là bị ảnh hưởng bởi các tướng trạng. Hai là tịnh, tức là không bị ảnh hưởng bởi các tướng trạng: - Tâm động là cách của đời thường, sự sống thuộc vọng ngã làm

chủ, nên quan sát và thấy biết ít nhiều nhuộm màu vọng ngã, và có phần chủ quan. Vọng ngã và chủ quan đi đôi. Vọng ngã càng đậm thời chủ quan và cố chấp càng gia tăng.

- Tâm Tịnh được biểu hiện qua đức nhẫn tự nhiên và tự chủ dùng thân – khẩu – ý, biết quan sát và nhận hiểu đúng mức sự việc như những gì nó diễn ra, nên sự sống trong sáng – chân thực sẽ lộ ra, và trí chân thực phát sinh.

4. Không vướng mắc vật chất: 4.1.Vật chất: Vật chất, chỉ các thứ, các phương tiện cần cho đời sống hay nhu cầu sinh hoạt của con người. Thí dụ: - Nhà cửa để ở, xe cộ để di chuyển. - Thực phẩm nuôi dưỡng thân thể, thuốc men khi bệnh tật. - Phương tiện làm việc hàng ngày, cơ sở sinh hoạt. - Tiền bạc để mua sắm, chi dùng, v.v… Vật chất cần cho đời sống, nên tuy bất động – vô thường nhưng có khả năng ảnh hưởng nội tâm khởi dậy tạp niệm, nuôi lớn lòng tham – tinh thần chiếm hữu, dẫn đến lệch hướng chánh đạo mà không hay biết.

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 7 visit website: www.voviology.org

4.2.Không vướng mắc: Vướng mắc, là mang lấy hay không được thoải mái do mắc phải vật chất, sự việc. Không vướng mắc vật chất, là không bị ảnh hưởng bởi phương tiện cần cho sự sống như tiền của vật chất… Chúng ta là người tại gia, tự lo đời sống được ổn định nên khó hoàn toàn “không vướng mắc vật chất” nhưng ít ra có được “biết đủ – ít ham muốn”.

Thí dụ: Sự sống của bản thân có được như vậy là vừa đủ, ít nhu cầu, do đó không phải bận tâm nhiều. Phần khả năng và thời giờ còn lại, thí dụ như dành vào học hỏi và sửa chữa bản thân. Có được đời sống tương đối ổn định, không phải bận lo vì tiền của vật chất là trợ lực tốt cho sự an vui tu hành. Tuy nhiên, có lúc gặp phải khó khăn, thân thể có thể cực nhọc nhưng nên giữ tâm ý được trong sạch thời sự vướng mắc vào vật chất sẽ tiêu giảm đi.

4.3.Thí dụ: Vướng mắc vì của cải. Một pháp hữu đã từng dấn thân làm việc để có tiền mua sắm “của cải, tài sản trang trí cho cuộc sống”. Có nhiều của cải nên phải lo gìn giữ. Rồi năm tháng trôi qua, nhìn lại cuộc đời thường bận tâm vì của cải vật chất hơn là thảnh thơi.

Lời khuyên của tiền nhân: Của cải thuộc vật ngoại thân, dễ khơi dậy lòng ham muốn – dục vọng. Các bậc tiền nhân khuyên người tu học nên biết “ít ham muốn và biết đủ”. Ít ham muốn và biết đủ thời tâm thức giảm bớt vướng bận vào vật chất và các khuynh hướng chạy theo dòng đời, dẫn đến đời sống đơn giản – trong sạch – thanh cao hơn.

Quan sát tâm thức vướng mắc: Tâm thức có khả năng nhận biết – lưu giữ – suy diễn từ việc nầy sang việc khác những của cải nó tiếp nhận từ bên ngoài: - Mỗi ý nghĩ phát khởi ngay khi vừa tiếp nhận của cải, đều

hàm chứa phần của cải nó tiếp nhận. Rồi tiếp theo là nhận định, đánh giá tốt xấu, khen chê, là yếu tố khơi dậy tạp niệm. Dẫn đến, thấy biết bị nhiễm ô, cách nhìn và tầm nhìn bị bóp méo đi.

- Thật ra, của cải mà bản thân tiếp nhận vào thuộc bên ngoài, trở nên thu nhỏ trong tâm thức nhận định – đánh giá, mà mình đồng hóa theo. Như vậy là chưa có khả năng hòa nhập tĩnh lặng, nên chưa có khả năng nhìn của cải một cách tự nhiên.

Tự biết mình: Chúng ta nên biết tự tri – tức là tự biết mình. Thí dụ, thói quen “tiếp nhận – nhận định – đánh giá, để rồi sinh ra khen chê” chẳng hạn, là biểu hiện của tâm thức bị ảnh hưởng bởi vật chất. Để làm gì? Để tự biết mình: - Tâm thức có khả năng nhận biết của cải nó tiếp nhận từ bên

ngoài, theo trạng thái của nó. Nhận biết mà không hề có thói quen nhận định – đánh giá để rồi bị vướng mắc vào. Nhưng trong thực tế, tâm thức bị lừa dẫn vì tạp niệm làm chủ nên vướng mắc vào vật chất.

- Hãy nhận biết, thấy biết của cải theo sự có mặt của nó. Chỉ nhận biết thôi, không thêm – không bớt – không phóng ý áp đặt, là nhận biết tự nhiên của tâm thức trong sạch (mà mỗi chúng sinh đều có).

Ngay đây, tâm thức không hề có vướng mắc, tĩnh lặng tự đến. Tĩnh lặng trong nội tâm, tĩnh lặng với của cải. Tất cả đều do tĩnh lặng hiện bày, mà chỉ có “Tâm tịch mà tu – tốt xấu đều lìa bỏ hết” (Theo lời Đức Ngài) mới thầm hội được. Đồng thời, hưởng được chút hương vị “an nhiên tự tại giữa dòng đời”.

4.4.Nhìn chung về không vướng mắc vật chất: Của cải vật chất vô thường, nhưng chúng ta có thói quen ưa thích những gì hợp ý, loại bỏ những gì không hợp ý. Đây là do chưa thấu hiểu của cải vật chất vô thường, là nhân tố phát sinh tham dục – luyến ái, dẫn đến tâm ý vướng mắc vì của cải vật chất. Bằng như: Biết nhìn của cải vật chất “như nó có” thời không có sự áp đặt của khen chê – lấy bỏ – hợp ý hay không, và tâm ý trong sạch tự nhiên. Cho nên, thức tỉnh nhận hiểu chỗ nầy thì “vướng mắc của cải vật chất” là phương tiện trở về trong sạch – tĩnh lặng. Nói cách khác: Từ chỗ bị vướng mắc, nếu biết tỉnh thức soi sáng chính mình thấu triệt vướng mắc thời trong sạch – tĩnh lặng đến, và trí phát sinh. Thông triệt toàn thể tiến trình nầy tạm gọi là tu thiền, mà ngôn từ hay giáo pháp không thể đến được, chỉ có thầm hội – ngộ nhập.

5. Thiền soi sáng chính mình: Xưa nay các bậc Minh Sư, các Thiền giả thường bảo “hồi quang phản chiếu”, hay soi sáng chính mình trở về con người chân thực. Học lời nầy, chúng ta nhận hiểu có ba điểm chính yếu làm nền tảng “soi sáng chính mình”:

5.1.Thứ 1: Thanh Tịnh. Chúng ta tiếp xúc với môi trường chung quanh qua “Sáu căn: Mắt – tai – mũi – miệng – thân – ý”. Thí dụ: - Mắt nhìn vật đẹp liền sinh lòng tham, hoặc vật xấu liền sinh

lòng bỏ đi, là cái nhìn tạp nhiễm. Nếu biết nhìn vật dầu đẹp hay xấu, theo như vật nó có – như vật nó hiện bày, là cái nhìn trong sạch – thanh tịnh, tạm gọi là mắt thanh tịnh.

- Tai nghe lời khen lấy làm vui thích, hoặc tai nghe lời chê liền giận lên, là cái nghe tạp nhiễm. Nếu biết nghe “lời nói” dầu khen hay chê theo như lời nói đó diễn ra, không thêm vào – không bớt ra – không áp đặt ý riêng, là cái nghe trong sạch – thanh tịnh, tạm gọi là tai thanh tịnh. v.v…

Ngoại cảnh có: Tướng trạng – màu sắc, âm thanh – lời nói, mùi thơm – hôi thối, vị mặn – ngọt, cảm giác nóng lạnh – êm mát – cứng mềm,…. là nhân tố ảnh hưởng làm cho sáu căn tạp nhiễm do chính mình tạo ra, không phải do ngoại cảnh làm nên. Nhìn điểm nầy sẽ thấy ra được: Ngoại cảnh là ngoại cảnh – sáu căn là sáu căn, tạp nhiễm do mình tạo. Chúng ta đến với thiền, nên biết “dừng tạp nhiễm do mình tạo”, thanh luyện sáu căn tiếp xúc ngoại cảnh như những gì nó có – nó diễn ra, là trở về sáu căn trong sạch – thanh tịnh, mà Đức Ngài đã dạy là “Không bị ngũ hành xâm nhập”. Sáu căn trong sạch – thanh tịnh trong mỗi chúng ta đều sẵn có, chỉ vì mê lầm phóng tâm chạy theo ngoại cảnh nên bị tạp nhiễm đó thôi.

5.2.Thứ 2: Thấy – Biết Chân Chánh. Chúng ta đến với Chánh Pháp nhưng trong tu tập đôi khi lệch hướng vì chưa đủ Thấy chân chánh và Biết chân chánh:

Thấy chân chánh: Thí dụ: VVQN là Pháp Tu Tâm. Trong tu tập chúng ta đuổi theo ngoại cảnh nhiều hơn là quay lại thân tâm để sửa chữa, chẳng hạn. Như vậy là thấy về Tu Tâm theo tướng trạng bên ngoài, do bị khuynh hướng hướng ngoại của nội tâm lấn át – che đi – làm lệch

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 8 visit website: www.voviology.org

đi. Cho nên, tu tập lạc vào đường hướng ngoại, tạm gọi là Thấy không chân chánh.

Thấy chân chánh: Hiểu đơn giản là Thấy đúng đắn – trong sạch, không sai lệch. Thí dụ, sự tu tập nên quay về soi sáng thân tâm tạp nhiễm để thanh luyện cho trong sạch là chánh, được như vậy mới có năng lực tự tri sâu và sáng suốt thấu hiểu Tu Tâm tinh tế hơn, tạm gọi là Thấy chân chánh.

Biết chân chánh: Hằng ngày, chúng ta công phu thiền là phương tiện lắng dần tạp niệm. Nhờ đó, biết rõ từng ý nghĩ – tình cảm – cảm xúc – dục vọng trong chính mình. Công phu thiền càng sâu – định càng sâu, biết hoạt động của nội tâm càng tinh tế – sâu sắc – bén nhạy, tạm gọi là Biết chân chánh. Tuy nhiên, không ít chúng ta trong công phu thiền tâm an định, nhưng xả công phu đi vào sinh hoạt tâm ý phóng túng theo ngoại cảnh, để tạp niệm tự do phát khởi làm chủ hoạt động của thân – khẩu – ý. Như vậy, Biết chân chánh nơi tâm an định vừa rồi bị tạp niệm làm sai lệch đi – thấy biết theo tạp niệm mở ra, tạm gọi là Biết không chân chánh.

Biết chân chánh: Hiểu đơn giản là Biết đúng đắn – trong sạch, không sai lệch – không bị các tạp niệm hay giác quan ảnh hưởng. Trong Biết nầy có “Tri”, là Biết chính mình. Có Biết chân chánh mới có tu tập đúng – hành đúng.

Nhìn chung: Thấy và Biết chân chánh, cốt yếu do biết lắng tạp niệm, biết trở về sáu căn trong sạch – thanh tịnh. Nó ở ngay nơi thân tâm nầy. Nếu như chạy theo ngoại cảnh, hay tìm cầu ở bên ngoài sẽ không bao giờ có.

5.3.Thứ 3: Giác Ngộ. Thí dụ: Gặp người từng phạm phải nhiều lầm lỗi, chúng ta liền phóng ý nhìn không tốt về họ. Đó là cái nhìn của thành kiến – chủ quan. Để đến với thiền, nên chuyển đổi cách nhìn: - Gặp người dầu phạm phải lỗi lầm hay không – điều nầy

không quan trọng, chúng ta hãy nhìn người với tấm lòng rộng mở, tự biết dừng lại phóng ý tốt xấu áp đặt lên, nếu có. Đây là cái nhìn trong sạch – thiện lành, có năng lực khai mở từ bi khởi phát mà trước tiên là từ bi với chính mình.

- Trong cái nhìn nầy tự nó không có thành kiến, đến với tất cả mọi người như nhau. Cách nhìn nầy phát triển sẽ có chiều hướng mở rộng vị tha, trí giác mở rộng dần. Dẫn đến, phát hiện nhiều vi tế sâu kín trong nội tâm, thí dụ như tư tưởng trong sáng – tình cảm chân chánh lớn dần, chẳng hạn.

Giác Ngộ: Hiểu đơn giản là thức tỉnh mê lầm vì tạp niệm – tạp nhiễm, thời trí phát sinh – hiểu biết trong sáng – chuyển hóa mê lầm – không còn mê lầm nữa. Ngay đây nhận biết: Giác ngộ, hiện bày năng lực hiểu biết trong sáng nơi chính mình, mê lầm tan lắng liền giác ngộ đến mà không phải tìm kiếm. (Vả chăng, mọi tìm kiếm giác ngộ đều là vọng niệm – huân tập thêm tạp nhiễm, nên không thể đến với giác ngộ).

Nhìn chung: Thiền trở về soi sáng chính mình, hòa nhập các căn trong sạch – thanh tịnh, thấy biết chân chánh, và giác ngộ tự tâm. Ngay đây, tâm rộng mở thênh thang thật là huyền diệu. Thân tâm mỗi chúng ta đều có “ba điểm” cao quý nầy, nhưng từ lâu nay bỏ quên do chạy theo tạp niệm và ngoại cảnh mà lầm lạc đó thôi.

Nói tóm lại: Thiền, còn gọi là Thiền Na, dịch là tĩnh lặng, tĩnh lặng mà tư duy, tĩnh lặng mà thấy biết vấn đề:

- Tĩnh lặng: Thấy biết sự việc diễn ra theo cách của sự việc – như tình trạng sự việc hiện có, không thêm – không bớt – không áp đặt, thời không dính mắc vào đó.

- Tĩnh lặng: Thấy biết chân chánh – trong sạch, là nguyên nhân sinh Trí. Không có tĩnh lặng thời khó có được trí chân chánh và trong sạch.

Đây là cốt yếu “xa lìa ngã kiến (chỉ thấy biết có cái ta của mình), vọng niệm bản ngã tự tan lắng – vô ngã phát sinh, và tự giải thoát ngay trong hiện tại. Học lời Đức Ngài: “Không khởi vọng niệm bản ngã, xa lìa các tướng, không vướng mắc vật chất gọi là thiền”, chủ yếu là “không khởi vọng niệm bản ngã”. Bởi, không khởi vọng niệm bản ngã thời thấy biết trong sạch, thấy biết trong trạng thái tĩnh lặng.

Nhìn chung: Thiền, hiểu đơn giản là tĩnh lặng. Trong tĩnh lặng rất sâu thẳm, thênh thang vô tận, và tinh tế. Tinh tế, chỉ cho nhậy bén – sâu sắc – có khả năng thấu hiểu sâu. Chúng ta đến với thiền nên thanh luyện sáu căn trong sạch, tâm trở về trạng thái tự nhiên là tĩnh lặng – trong sáng, được như vậy mới có thấy biết chân chánh, trí giác mở ra. Tất cả nơi mỗi chúng sinh đều có nhưng chưa hiện bày vì mê lầm theo tạp niệm và ngoại cảnh. Và, thấu triệt toàn thể tiến trình nầy tạm gọi là Thiền – Tu Thiền.

Tháng 1.2011. (Xem tiếp bài: “Thiền Phải Công Phu”).

BỘ LUẬT TU ĐẠO VVQN có hai bộ luật chính là: Bộ Luật Hành Đạo và Bộ Luật Tu Đạo. Bộ Luật Hành Đạo chỉ ra hành lang để dẫn dắt Pháp Đạo và Bộ Luật Tu Đạo chỉ ra hành lang sống, tu tập và xử thế dành cho mọi đệ tử của VVQN. Trong giai đoạn hiện tại, các bộ luật của Đạo chưa được hoàn tất nhưng nhu cầu tu học và hành đạo luôn cần thiết. Thế nên, thừa lệnh Đức Thầy, BBT TCQN mạn phép trích dẫn một số điều luật nhằm nhắc nhở cho các pháp hữu để tránh những sai lầm không cần thiết xảy ra.

- Tất cả những sự việc của thế gian đều do duyên mà thành, phù hợp với quy luật của Tạo Hóa. Thế nên, VVQN không có sự phân biệt về hoàn cảnh xã hội, quốc tịch, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính… Riêng đối với giới tính, tất cả giới tính Nam, Nữ hay thế giới thứ Ba đều là bình đẳng. - VVQN không tham gia chính trị nên VVQN không phân biệt đảng phái chính trị trong xã hội và tất cả những đường hướng của VVQN đều dựa vào căn bản và cần thiết của Pháp Đạo. Đệ tử VVQN nếu là người học, làm việc và sống trong môi trường chính trị thì không được để công việc làm của mình ảnh hưởng đến Pháp Đạo. - Thiên nhiên là sản phẩm của tạo hóa, nên các đệ tử của VVQN không được phép phá hoại thiên nhiên theo những biện pháp không khoa học và không được tái tạo, dầu rằng có sự cho phép của chính quyền sở tại. - VVQN khuyến khích việc ăn chay nên các đệ tử của VVQN không được khuyến khích việc giết thịt. Là một pháp tu tại gia, các đệ tử VVQN có thể ăn thịt nhưng không được phép ăn những loài thú hoang dã không bắt nguồn từ các nông trại chăn nuôi hợp pháp. - Người tu theo VVQN là tu theo một pháp khoa học và thực tế, các đệ tử VVQN không được phép dùng bất kỳ hình thức nào mà tai không nghe tường, mắt không nhìn thấu, trí không hiểu tận để khuyến dụ người khác làm việc như “làm việc nầy sẽ được Thượng Đế thương xót, làm việc kia sẽ được Đức Chúa Trời trả công bội hậu, làm việc nọ sẽ hưởng được biết bao công đức, làm như vầy thì sẽ được lên Thiên Đàng…”.

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 9 visit website: www.voviology.org

Hoằng nghiệp chướng khó mong thấy Phật Nặng lòng trần gặp Phật cũng như không.

Hai câu trên ngụ ý như sau : * Nếu chúng sanh vì tạo nghiệp chướng sâu dầy, mãi chạy theo Danh - Lợi - Tình... luôn suy nghĩ theo phàm trí, vọng động theo phàm tâm sống trong dục vọng của phàm thể, trôi lăn trong lục đạo luân hồi, mãi mãi vô minh nên khó mong nhận biết được Đức Phật, Đấng Giác Ngộ được Như Lai bản thể duy ngã độc tôn… nguồn cội Thiêng Liêng cao cả của tất cả muôn loài vạn vật (còn được gọi là Đấng Tạo Hóa toàn năng duy nhất, Bất sanh bất diệ,t Đấng Chí Tôn toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ…) Vì vậy, họ không thấy được Phật Tính, mãi mãi trầm luân khổ ải theo Phàm Tánh ... Theo lịch sử: Thời Đức Phật Thích Ca hoằng khai chánh pháp, họ là những kẻ do nghiệp chướng sâu dầy đầy thành kiến, cố chấp,... nên không nhận biết được Đấng Giác Ngộ, không thấy được ánh sáng nội tâm, không chịu quy y Chánh Pháp, đã tích cực cùng kẻ ác chống đối và âm mưu hại Phật... Thời Đức Chúa Jesus Christ truyền giảng chánh đạo, họ là những kẻ vô ân bội nghĩa... không nhận Ngài là Đấng Cứu Thế, không Thấy được tình thương hy sinh cao cả của Đấng Đại Bi, không chịu vâng lời Thượng Đế Chí Tôn, đã tích cực chống đối thù ghét và giết hại Đấng trọn lành… Thời Đức Muhammad khôi phục chánh nghĩa của Đấng Chí Tôn Allah’U’Tallah vĩ đại, họ là những kẻ sùng bái đa thần hoang dâm vô đạo… không nhận biết Đấng Sứ Giả của Thượng Đế Toàn Năng Duy Nhất, không thấy được chân lý trong Thiên Kinh Qu’ran và Hadiths (gương mẫu sống của Nabi Muhammad), không tuân phục Thiên Ý, đã quyết liệt đàn áp chánh đạo Islam, đã hiệp lực cùng ma quỉ âm mưu ám hại và tiêu diệt vị Rasullullah của Đấng Tạo Hóa Cao Cả… Và trong thời đại Mạt Pháp hiện nay: Thật may mắn thay! Hạnh phúc thay cho tất cả những ai còn thiện chí, còn kiên trì đi tìm chơn lý, còn biết thương yêu, phụng sự lẽ phải, còn biết trân trọng Chân – Thiện – Mỹ, còn biết mong cầu hòa bình thịnh vượng và hạnh phúc cho muôn nhà… Đối với những người nầy, họ đến từ mọi sắc tộc, dân tộc, chủng tộc trong nhân loại… Họ đến từ các tôn giáo, các ý thức hệ khác nhau. Họ là những nhà Bác Học, Thông Thái, Triết Gia, Khoa Học biết thương yêu và tôn trọng sự sống muôn loài... Họ kết hợp với nhau trong tình thương thế giới đại đồng... Chính những đức tính trên sẽ giúp cho mọi người nhận biết được Đấng Cứu Thế, Đức Maitraya, Đức Phật Di Lạc trong thời đại Mạt Pháp nầy… Với tâm thanh tịnh, với trí sáng suốt, với ý chí dũng mãnh,... những con người vô ngã nầy sẽ tìm thấy cho mình và nhân loại… ánh sáng giác ngộ VVQN mang lại thống nhất cho các tôn giáo, triết học, khoa học… mang lại tình hữu nghị hòa hợp, mang lại hòa bình, ấm no, thịnh vượng, hạnh phúc và chân lý cho toàn thể nhân sinh… * Nếu chúng sinh có đại nhân duyên gặp Phật, thời đừng để nặng gánh lòng trần mà thối chuyển trong công phu, không biết tạo công đức phụng sự Chánh Pháp, Chánh Đạo

cho đến lúc viên mãn Đời tròn, Đạo hiện, Pháp ứng cho toàn thể sanh chúng ... Cụ thể: Dù thuộc sắc tộc, dân tộc, chủng tộc nào, dầu nằm trong giai tầng nào trong nhân loại, không phân biệt giáo phái, tôn giáo, pháp tu nào,…Tất cả mọi người chúng ta trong thời đại nầy hãy cùng nhau tìm một giải pháp chung đem lại sự thương yêu, hòa bình, thống nhất, thịnh vượng và hạnh phúc chân thực cho toàn thể muôn nhà… Hãy tìm hiểu, lắng nghe, tịnh tâm và hợp tác với trang web Voviology.org, hãy mở lòng, mở trí với quyết tâm tu học đến với Đức Thầy Từ Minh Đạt... các bạn sẽ thấy được chính mình và nhận biết được Đức Phật thật sự vào thời đại Mạt Thế nầy. Chúc tất cả các bạn phúc lành tại Thế. Một Người Đi Tìm và Đã Gặp ... SN Lê Văn Trọng (TỪ TÂM THỂ)

Đức Thầy Từ Minh Đạt đang giải thích một số ý tưởng để thực hiện Viện Bảo Tàng Tôn Giáo và Văn Hóa Thế Giới của VVQN.

Tôi lặng chờ mùa Xuân Gió lành hương thơm tỏa Rồi trông đợi mùa Hè Sợi vàng, giọt nắng buông. Tôi lại chờ mùa Thu, Lá vàng lưa thưa đổ Thảm hoa tuyết ngập trời Theo ngày Đông tuôn rơi. Bước chân mãi đi xa, Lòng tôi như ngừng lại Vẫn đợi mãi bốn mùa Như trông hoài người xưa.

Châu Nhật Tân.

HÃY DÙNG TẠP CHÍ QUY NGUYÊN ĐỂ TRỢ DUYÊN, DÙNG LÀM TÀI LIỆU HỌC TẬP, HƯỚNG DẪN, DIỄN ĐẠT, GỢI Ý CHO MỌI TRƯỜNG HỢP: GIẢNG DẠY, GIỚI THIỆU VỀ PHÁP ĐẠO VÔ VI QUY NGUYÊN.

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 10 visit website: www.voviology.org

Ghi nhanh:

Từ Minh Tâm Hương hỏi: Là người nhận thư cho Thầy, em có cảm nhận rằng mỗi lần nhận thư của Thầy gởi, người ta thường có cảm giác e ngại, hơi dè chừng vì… không biết Thầy sẽ la, rầy,… chuyện chi nữa đây… Đó là điều em nghĩ nhưng em nghĩ nhiều người cũng nghĩ như em!

Thầy: Đúng vậy! Đó cũng là ý mà Thầy muốn, Thầy đang “tiêm chủng” thêm một liều thuốc mà Thầy đã thấy ra Pháp Đạo mình đã thiếu từ lâu qua rất nhiều kinh nghiệm vừa qua. Vào thời kỳ Đức Ngài còn tại thế, Đức Ngài rất chuẩn mực và các đệ tử nhìn vào cái chuẩn mực để trở thành tuyệt đối. Đó là điều tốt nhưng vẫn còn cái thiếu trong cái tuyệt đối chính là sự tương đối. Mất cái tương đối thì Pháp Đạo sẽ không thể nào trở thành ánh đuốc của thế gian. Chẳng hạn một người ăn nói lỗ mãng, khi nhìn vào Pháp của mình, họ thấy ai cũng im im lặng lặng, một câu thốt ra cũng “xin Ơn Trên ân xá”, hai câu thốt ra cũng “xin Ơn Trên ân xá”, nói năng dễ thương, đi đứng diệu dàng và dầu không có ý kiến chi với kẻ lỗ mãng nhưng ánh mắt của những người tu ấy gởi về họ, cũng đủ cho người ta thấy “chắc mình tu không được, chắc mình là người trần, cửa trời không mở cho mình đâu”. Rồi một người ăn mặn, nhìn chung quanh mình ai cũng ăn chay, ai cũng độ Ngọ và nhất là bài bác việc ăn mặn, người họ sẽ thấy “chắc mình không có duyên với đạo, mình còn nặng nợ nên chắc tu cũng không ai chứng!”… Từ cái tuyệt đối ấy hóa ra không phải cho chúng sanh, dầu rằng những người tu ấy hoàn toàn là chúng sanh, hoàn toàn là phàm phu và chỉ đang đứng ở một khía cạnh nào đó trông có vẻ đạo đức hơn người một chút nhưng lại được cho đó là tuyệt đối. Để rồi cứ mỗi đợt gió đến thì người ta té, gió Đông đến thì té theo gió Đông, gió Tây đến thì té theo gió Tây… Vì nhà ấy đã thiếu cái sườn thép, thiếu cái cách tương đối mà chúng sanh bình thường ai cũng có! Thầy đã quan sát cái chung để thấy những ưu khuyết điểm nên mới đưa ra phương sách cho tổng thể. Trong thời gian thử thách của năm 2006 vừa qua, các pháp hữu ngồi nghe một người đã thọ một pháp khác từ thưở nào, đã rẽ một lối khác từ thưở nào, chửi Thầy không tiếc lời, chửi tục, nhảy nhỏm đủ cả… các pháp hữu thì nghe một chiều, ngồi im lặng, lắc đầu ngao ngắn, thở dài, có người khóc tại sao hoàn cảnh lại xảy ra như thế nầy,… nhưng không một ai đứng ra nói một câu lịch sự: “Cô chê trách gì thì cứ chê trách, nhưng cô có thể nói chuyện một cách đàng hoàng được không? Vì chúng tôi đâu phải ông Thầy? Chúng tôi có thể ngồi nghe chuyện xấu và nghe sự phản biện, chứ chúng tôi đâu phải ngồi để nghe cô chửi?”. Chỉ một câu lịch sự bậc thấp cũng không có, vì tường thành đã được xây bằng chất liệu… bún! Ngày nay thì người ta được thấy cái “Thiên Thủ, Thiên Nhãn”, người kiểu nào được học theo kiểu đó, người nào cũng có duyên với Đạo, cách nào cũng tu được, dân nào cũng học được… và lỡ là tội đồ của nhân gian, tội đồ của địa ngục cũng tu được, cũng đến con đường đạo được. Thầy phải biểu hiện nên cái “Thiên Thủ - Thiên Nhãn” ấy để ở mặt nào, người ta cũng thấy được họ! Bên cạnh đó, khi mọi người cứ nhận thư của Thầy là thấy “đánh”! Để cho khắp cùng trời, cuối đất thấy rằng: Mình sẵn sàng “lâm trận” bất kỳ lúc nào, bất kể lâu mau, đang mạnh khỏe hay đang đau ốm, đang sống hay đã chết… nhằm cho tất cả đệ tử một cái công thức cho mình trên đường tự đi của mình rằng: Đời sống là một quá trình học tập để tiến hóa, tích lũy để thực hiện và đấu tranh để sinh tồn. Và trên đời nầy, người thành công trong cuộc đời, hay người thắng lợi cuộc đấu tranh sinh tồn không phải là kẻ giỏi, không phải là kẻ có nhiều phương tiện, tài sản, vũ khí, không phải là kẻ giàu có

nhiều nhân lực mà là kẻ bền, dai và trường kỳ. Đó là chìa khóa cuối cùng để thành đạt. Hình ảnh trong chuyến Tây Du thỉnh kinh của cuốn kinh sống Tây Du Ký đã chỉ ra hình ảnh chìa khóa cuối cùng nầy. Đằng sau cái minh trí luôn đi trước của Tôn Ngộ Không, phải có hình ảnh của một chàng võ biền, kiên nhẫn quảy gánh đi hoài, đi hoài và đi hoài không bao giờ nản của Sa Tăng! Dĩ nhiên ai không thích hợp thì họ bỏ đi nhưng những người ở lại nếu họ chịu học thì họ sẽ thấy, bên cạnh tác phong sẵn sàng đối đầu trong bất kỳ tình huống nào, Pháp Đạo, gia đình và bản thân mình sẽ hạn chế được những chuyện lặc vặc xảy đến để rảnh tay mà lo cho cái chính. Vì với người gây phiền nhiễu, họ “ngu gì dấy động để cứ bị phản ứng … suốt đời”? Thực chất, chuyện lặt vặt xảy đến nó sẽ phiền hơn cả những chuyện khó khăn lớn diễn ra nửa! Trong xí nghiệp, người chủ nhân có thể quản lý được hàng ngàn công nhân, trong quân đội, người chỉ huy có thể quản lý được hàng ngàn binh sĩ nhưng khi ở nhà, họ chưa chắc quản lý được một đứa con hư, một bà vợ thích tung hoành, một ông chồng hư đủ tật… Bên cạnh cái nhu mì cần thiết dùng để ứng xử trong cuộc sống, con người ta cần phải có chất cứng và trường kỳ để tránh những cái phiền nhiễu dai dẳng và ngày nay Pháp Đạo VVQN đã bắt đầu xuất hiện những tầng lớp đa dạng hơn, đầy đủ hơn. Gạch, xi măng, cốt sắt… tổng hợp đầy đủ chất liệu thì mới xây được nhà.

NGHỆ THUẬT CỦA PHÁP HỮU VÔ VI QUY NGUYÊN

Tượng Đức Thầy bán thân một tác phẩm mỹ thuật của thầy Từ Hồng Lĩnh. Là một người nghiệp dư nhưng với tâm thành của mình, thầy Từ Hồng Lĩnh đã thực hiện và sáng tác rất nhiều pháp tượng cho Pháp Đạo.

Thầy Từ Thiện Hồng Thuận đang thực hiện một tác phẩm họa tĩnh vật. Là một nghệ nhân chuyên nghiệp trong các lĩnh vực quảng cáo tại Pháp, thầy Từ Thiện Hồng Thuận còn là nghệ nhân xuất sắc về nhiều thể loại như vẽ tranh lụa, thủy mạc…

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 11 visit website: www.voviology.org

Chuyện thường ngày: Học Đạo Vì Lợi Ích Của Chúng Sinh: Một pháp hữu phát tâm học đạo vì lợi ích của chúng sinh, nhưng khi hướng dẫn ai đều gặp nơi họ những thói quen xấu, tư tưởng hưởng thụ,…. Nói cách khác là, “thường gặp phiền phức nơi người đó”. Hướng dẫn vài ba lần, họ cũng chưa chuyển đổi gì nên cảm thấy nản lòng không muốn tiếp tục nữa.

1. Nhận thức chung về chúng sinh: Đời sống nội tâm của chúng sinh thường nằm vào những “tham – sân – si – ngã mạn – phóng túng..., tạm gọi chung là “thế giới phiền não”. Mỗi chúng sinh đều có thế giới phiền não riêng, đã từng trải qua cuộc đời trở thành bình thường trong sinh hoạt. Cho nên, dầu hiểu lý đạo nhưng chưa hẳn chuyển đổi ngay được. Vả chăng, bản thân vị hướng dẫn cũng có thế giới phiền não vậy. Chúng sinh đến với vị hướng dẫn: Một là, do duyên nghiệp, đa số nằm vào trường hợp nầy. Nên, vị hướng dẫn và chúng sinh có một số điểm tương đồng trong thế giới phiền não. Hai là, tìm người trợ giúp mở hướng giải thế giới phiền não đang vây hãm họ. Ba là, có thể họ đến vì tò mò, tìm hiểu cho biết. Nếu cảm thấy thích hợp thì bước đến, còn không thì bước đi.

Nhìn chung: Vị hướng dẫn đừng vội nản lòng. Muốn hướng dẫn chúng sinh, chính mình nên thanh lọc bản thân, lắng đọng phiền não nội tâm, hay ít ra vị hướng dẫn và chúng sinh đó cùng giải phần phiền não chung và cùng học cùng tiến.

2. Nên đối diện với thực tế: 2.1.Quan sát và giải cho rốt ráo: Khi hướng dẫn ai thì gặp “phiền phức nơi người đó”, hướng dẫn vài ba lần rồi cảm thấy nản lòng không muốn hướng dẫn nữa. Như vậy là tâm mình chưa được thanh lọc đủ để có an định, chưa đủ định lực để hướng dẫn.

Khi tâm giao động vì việc gì, nên suy ngẫm tận cùng về việc đó, quan sát sâu để hiểu biết tường tận và giải cho rốt ráo. Nếu giải chưa tận cùng thì sự giao động sẽ còn tái diễn. Từ giao động vì việc nầy sẽ tiếp tục đến giao động vì việc khác, nên từ từ giải cho hết, mà căn bản là “giải giao động trong tâm mình” mới có sự an định thật sự. Mình có an định mới đem lại sự an định cho chúng sinh được.

Người tu học chân chánh: Gặp việc phiền phức nên giải theo hướng Chánh Pháp. Nếu không chỉ là giải tạm thời và sẽ tiếp tục gặp phiền phức khác. Bởi, đó là bài học tương xứng với mình trong giai đoạn đó, và cũng là Nhân Quả Nghiệp Lực đến theo luân hồi. Khi không còn việc gì làm cho tâm giao động thì an định đến, và đến với tất cả chúng sinh. Vị hướng dẫn “gặp phiền phức nơi người” là do mình đồng hóa theo – vướng mắc vào, là chỗ “gặp” của tâm đời nhiễm ô, không phải là chỗ “gặp” của trí tuệ. Trí tuệ là trí tuệ, không có đồng hóa – không bị đồng hóa, nên không có “phiền phức hay không phiền phức”. Bởi, “gặp phiền phức nơi người” chỉ là hiện tượng ngoại thân.

2.2. Vài góp ý: Sao gọi là “giải theo hướng Chánh Pháp”? Nếu giải theo hướng “đồng hóa theo – vướng mắc vào” là giải theo khuynh hướng của bản ngã, không phải chánh đạo. Nên giải theo hướng quan sát, thấu hiểu tường tận sự việc thời chỗ “đồng hóa theo hay vướng mắc vào” tự nó tan biến, là giải theo hướng trí tuệ của chánh pháp.

Sao gọi là “bài học tương xứng với mình”? Dù chúng sanh đó như thế nào, đến với vị hướng dẫn đều có thể có lý do. Thí dụ như, có sự tương xứng về mặt tâm thức, hay nghiệp lực nơi vị hướng dẫn, hay bài học của vị hướng dẫn. Chúng sanh đó đến rồi ra đi hay không là do họ, còn vị hướng dẫn nên tiếp nhận, trước hết là tự kiểm phản ứng nội tâm để tự tri. Có tự tri “phiền phức nội tâm chính mình”, mới có tự sửa – mới có an định. Và, mới có đủ lực đến với “thế giới phiền não” của chúng sinh và cứu độ. Như vậy, sự vấp phải “phiền phức” trước đây là bài học kinh nghiệm để sữa chữa. Vị hướng dẫn nên có cái dũng chuyển đổi “phiền phức nội tâm chính mình” mới có sự trưởng thành, nếu không là tự trói buộc vào “cái tôi hướng dẫn”.

3. Học đạo vì lợi ích của chúng sinh: Nhiều pháp hữu tu tập tiến bộ, hay cảm nhận được sự “thiêng liêng huyền diệu” nên tự phát tâm học đạo vì lợi ích của chúng sanh. Đến khi bắt tay vào hành pháp thường vấp phải thiếu sót, hay bỏ lỡ nhiều cơ hội giúp chúng sinh tu hành, rồi sinh hối tiếc hay nản lòng. Theo kinh nghiệm của vài huynh trưởng cùng góp ý:

3.1.Về hướng dẫn: Hướng dẫn, điểm căn bản là làm sao cho chúng sinh đó có khả năng khai mở trí tuệ nhận biết chánh pháp – tà pháp, nhận biết hướng đi chân chánh để có thể tự lực – tự cứu độ lấy. Cho nên:

Thứ 1: Muốn trợ giúp chúng sinh khai mở trí tuệ, mình phải có trí tuệ. Có thể, ban đầu trí tuệ còn kém nhưng không sao, trải qua hướng dẫn từ từ sẽ phát triển.

Thứ 2: Muốn có trí tuệ, nên phát tâm hành thiện pháp vì chúng sinh thức tâm tu hành. Tức là, phát tâm rộng lớn học đạo vì chúng sinh, và thật tâm tận lực hành phát tâm mà khả năng làm được.

Thứ 3: Phát tâm rộng lớn, thời lòng từ bi được đánh thức và khai mở. Từ bi khai mở là nhân tố dự phần khai mở trí tuệ. Đó là trí tuệ của từ bi.

Chúng sinh ai cũng có thói quen xấu, tạp khí hay điểm kẹt bản năng. Phát tâm rộng lớn còn là hạnh nhẫn với “chúng sinh tánh” nơi chúng sinh, và là một cách “độ chúng sinh tánh” trong chính mình. Nếu không phát tâm rộng lớn thời khó hành thiện pháp vì chúng sinh, trong đó có mình. Trong hướng dẫn: Không nên hướng dẫn suông bằng lời, thường thường vị hướng dẫn phải làm gương cho đệ tử mình. Thí dụ: Mình không ăn cắp, người đệ tử học qua cái gương không ăn cắp của vị hướng dẫn. Như vậy, vị hướng dẫn và người đệ từ cùng học. Cho nên, bước đầu hướng dẫn “vấp phải thiếu sót hay bỏ lỡ nhiều cơ hội”, không nên lấy làm nản lòng. Vì sao? Một là, nản lòng là thiếu nhẫn. Hai là, phát tâm cầu đạo – học đạo vì chúng sinh, là có mình trong đó nữa. Vì thế, nên coi đây là bài học kinh nghiệm cho lần sau. Vả chăng, vấp phải thiếu sót – thấy ra thiếu sót để học hỏi và sửa chữa, mới có trưởng thành và không để tái diễn nữa.

3.2.Về kinh nghiệm hành pháp: Trí tuệ và từ bi khai mở thời đến với tất cả chúng sinh: Dầu chúng sinh có sự khác biệt về cách sống, tâm tánh, quan niệm, hay từng sống với tạp niệm, tạp khí, vị hướng dẫn không cảm thấy khó chịu, giận hờn, ganh ghét, đố kỵ… Điểm cần yếu là chúng sinh đó “thật tâm cầu đạo, học đạo”. Với trí tuệ và từ bi nầy: - Vị hướng dẫn đến với tâm bình lặng – an vui – rộng mở, cho đến hài hòa thuần thành cùng chúng sinh, thời những “khó chịu – giận hờn – ganh ghét – đố kỵ…” tự nó tan biến.

Tạp Chí Quy Nguyên số 221 trang 12 visit website: www.voviology.org

- Lúc đó, thí dụ như, dẫu có muốn ghét người ta có ý xấu về mình, cái ghét cũng không đủ tiềm lực khởi dậy được.

Đây là một cốt tủy của trí tuệ và từ bi luôn hướng đến “cứu độ - hoằng độ - dẫn độ”, và là đức hạnh chân chánh của vị hành pháp vì chúng sinh luân hồi trong sinh tử. Và lúc đó, chúng ta mới có thể hiểu được một phần nào Tứ Đức Từ – Bi – Hỉ – Xả của các Bậc Cứu Thế lâm phàm vì chúng sinh. Nếu trí tuệ và từ bi chưa mở, dẫu cho có kiến thức về đời hay đạo lý thật rộng đi chăng, chỗ gọi học đạo vì lợi ích của chúng sinh thường dừng lại (ở mức nào đó thôi). Đây là điểm mà chúng ta nên tự kiểm để phát huy.

Nói tóm lại: Một trong những cốt yếu của người tu học hay hành pháp là cầu tiến, mở rộng tiếp thu học hỏi tinh hoa giáo pháp bằng đức hạnh trong đời sống, và nhất là hành thiện pháp vì chúng sinh. Điểm kế tiếp là dụng trí, nghĩ đến – tìm phương cách thích hợp nhằm khai mở trí tuệ cho chúng sinh tự cứu độ lấy. Với ý nầy, chúng ta nên nghiệm học lời Đức Ngài nhắc nhở:

“Cái hiểu biết của các chú nên dựa vào tình thương, bác ái, đem lại sự an vui cho tất cả, đừng dựa vào Bản Ngã của Ta. “Cái trí huệ của mình đừng dùng vào sự thỏa mãn cá nhân, mà dùng nó vào cho nhân loại. Đó là cái Hạnh Bồ Tát mà các chú đang đi.” (QNP. xb 1997, 327). – TCQN ghi lại.

TU HỌC VÀ TỰ KIỂM Từ Thiện Khanh

Đức Ngài dạy tu là sửa, sửa ác thành thiện, xấu thành tốt, tâm không thành thật thiếu tính đạo đức không thể nói là ta. Với hiện đời ngày nay người đời đến với Đạo cũng khá đông nhưng phần nhiều đi vào hình tướng hơn là trở về tâm thức, tu để giải thoát. Sự tu thân trước tiên chúng ta cần sửa chữa thân tâm để được bước lên đường tiến hóa. Ở mục nhỏ này chúng ta trao đổi về sự tu học và tự kiểm, thấy lại sự tu của người đời chưa đi được đến nơi đến chốn, còn ở hình thức và va vấp quá nhiều. Có câu “nhân vô thập toàn” là phàm nhân ít ai được hoàn toàn trong sáng từ thể chất đến tinh thần, với rừng nhu biển giác trí phàm chúng ta còn giới hạn rất nhiều. Là đệ tử đâu phải ai cũng được gần Thầy để học, huynh đệ chúng ta phần nhiều ở xa Thầy nên có lúc không khỏi vấp phải khuyết điểm.

Có vấp phải được Thầy kịp sửa đó là phước duyên để ta kịp nhận ra, thực tế bài học về tâm thức không phải đơn thuần, tu học có thấy được sự việc và thấy được tâm mình mới hành đúng. Tôi cũng vấp phải nơi nầy, nhờ Thầy chỉ dạy nếu không tôi sẽ nghĩ lệch, đệ tử xin tạ ơn Thầy và xin Thầy ân xá. Ở sự tu học nếu tâm chúng ta không đủ kiên cường sẽ khó vượt qua.

Kính thưa chư hiền hữu, vì sự lợi ích, thật tôi không khỏi ngại ngùng khi ngồi viết bài, tự thân tôi chưa tròn, còn phải sửa và học nhiều, vì tâm nguyện theo chân người đi trước viết ra với tâm ý trước trình Thầy xin được coi là bài thu hoạch có điều chi thiếu sót xin Thầy chỉ dạy.

Người biết sống tỉnh thức, người ấy không phải chỉ biết khắc phục khổ đau mà còn phải biết thanh lọc tâm thức. Sự khổ hay an vui đến với chúng ta từ nơi tâm thức của mình, có đối diện với hoàn cảnh thấy ra để sửa chữa. Làm chủ được tâm điều ấy không phải là dễ. Tâm không hình tướng nhưng nó rất tinh vi, nó có 2 mặt: Xấu ác và thiện lành. Với người đã ý thức, người ấy có khả năng làm chủ được nhân duyên của mình và họ được thong dong giữa cảnh đời thuận nghịch. Ta thấy được sự thuận nghịch là hai mặt tương sinh trong đời sống của mỗi chúng ta. Sự sống hàng ngày nếu thuận với cái này thì nghịch với cái kia, và nghịch với cái nầy thì thuận với cái nọ. Thế nên, sự hạnh phúc có được khi người có khả năng hướng thượng. Chân lý bao gồm 2 lẽ thuận và nghịch, nếu có thuận mà không có nghịch hay ngược lại thì không có sự hiện hữu. Cuộc đời của ta chính là tâm ta, nhân duyên tùy tâm biểu hiện và không có nhân duyên nào đi ra ngoài tâm. Nhân quả giữa những hột giống do chính ta chăm sóc, cũng như không có thành quả của sự an vui đối với người tâm nghĩ xấu và làm ác, cũng không có sự khổ đau nào đến với người lương thiện và làm thiện .

Đường hướng của Đạo là sự độ sanh, sự chứng nghiệm từ bậc tiền hiền đi trước. Giáo pháp có năng lực cảm hóa, kết quả do người biết ý thức, quyết lòng tu học, cố gắng vượt qua trở ngại để tiến tu, chậm mau tùy ý chí của từng người. Chân lý không thuộc về sự ngợi khen hay chỉ trích, mà ở sự biết sống đúng và làm đúng. Tâm ít dao động thì có sự sáng, đời có nhiều thử thách nếu không nhìn được sẽ khó vượt qua, con đường tu giải thoát còn xa vời vợi với sự hiểu biết bé nhỏ của mình, có thấy và hiểu mới hành đúng. Tóm lại, ở sự tu học chúng ta đã được Đức Ngài và Đức Thầy chỉ dạy cách gieo nhân, mình làm chủ định mệnh của mình bằng sự thức tâm giồi trau tâm ý ngày thêm trong sáng, đi vào đường hướng mở tư duy, bi trí dụng hành, được vậy con đường thiên lý ta sẽ được đi vào.

Xin kính chúc chư hiền hữu thân tâm an lạc.

CHÂM NGÔN THÁNG 1 NĂM 2011

1. Sự giải thoát thường dựa vào cái tịnh để làm căn bản. Thế nên, không thể nào thấy được hướng giải thoát ở chỗ động, không thể nào thấy được điểm sáng tâm linh ở nơi đầy màu sắc vật chất.

2. Muốn thắng được tất cả thì phải làm cho mình bình tâm.

3. Đời người thường có những bất ngờ, nhiều khi sự quyết định thành bại không hẳn lệ thuộc vào cái tài, cái trí,… mà còn tùy vào phần phước của người và lòng Trời. Dùng giảo hoạt để hại người ngay hóa ra đời sống của mình và gia đình mình trở thành thất điên bát đảo. Vì vậy, bên cạnh sự luyện trí cũng cần có sự bồi đức.

4. Mọi sự việc nên lấy sự quân bình làm căn bản, mọi hành động nên lấy lễ nghĩa làm căn bản.

5. Mọi hành động luôn chừa đường về cho mình, để hành động không thành thì còn đường lui. Chưa có đường lui thì không gấp rút hành động.

6. Dạy dỗ thì nên đi vào điểm chánh. Thêm nhiều điểm phụ không cần thiết thì sẽ bị chạy theo những điểm phụ đó.

7. Tâm càng loạn thì càng có nhiều nghi hoặc, càng giải quyết nghi hoặc thì tâm càng thêm loạn. Thế nên, người loạn tâm thì thấy sự gì cũng đáng nghi, khi nghe điều gì cũng ngờ, thấy cành cây lay động cũng cho là kẻ dữ, thấy bóng của chính mình cũng cho là tà ma…

8. Giải quyết nan đề thì phải đi vào cái gốc của sự việc. Dụng Trí cũng không thấy cái gốc thì dụng Tâm để cảm nhận. Dùng tâm không được thì phải biết đi tìm Cao Minh hơn là có hành động bừa.

9. Vết thương thì sớm muộn gì cũng sẽ lành nhưng sẽ để lại sẹo. Thế nên, đừng hành động bừa để không phải có vết thương.

10. Cần người bình thường góp sức thì chỉ cần Gọi, muốn có người giỏi thì chỉ cần Mời nhưng nhờ người Cao Minh thì phải Cầu. Sự Gọi thì cần cái Miệng, sự Mời thì cần điều Lợi nhưng sự Cầu chỉ cần ở cái Tâm. Đó là cách lấy Lễ để tiếp thiên hạ.

11. Nhiều khi cả một kế hoạch vĩ đại, những phát kiến to lớn cũng không thể nào giải quyết được nan đề, mà đôi khi chỉ một lời nói đúng lại là chìa khóa.