40
Tháng 2, 2010 P.O. Box 2674 Costa Mesa, California 92628, USA Tel + Fax 1-714-549-3443 Email: TapChiNguoiDan@gmail Web: http://www.nguoidan.net Số 234 tháng 2,2010

Số 234 P.O. Box 2674 Costa Mesa, California 92628, USAnguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2010/04/ngd-234.pdf · của những ai tự xưng là yêu nước, là trí thức,

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tháng 2, 2010

P.O. Box 2674 Costa Mesa, California 92628, USATel + Fax 1-714-549-3443 Email: TapChiNguoiDan@gmail Web: http://www.nguoidan.net

Số 234tháng 2,2010

Người Dân Số 234Trang 2

Hiện nay, chúng tôi nhận định như sau:1. Đảng Cộng Sản Việt Nam có lãnh thổ, có nhà nước, được các nước công nhận / bang giao, và là hội viên Liên Hiệp Quốc.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để khuyến dụ người Việt phải chấp nhận cộng sản. 2. Đảng viên Cộng Sản tranh giành, đấu đá về địa vị, về quyền lợi, và móc ngoặc làm ăn bất chính nên đã giầu có, tiền rừng bạc biển nhưng tối đại đa số đồng bào vẫn bị tước đoạt quyền tư hữu, quyền sống, quyền mưu sinh, quyền suy nghĩ, và miễn cưỡng khuất phục bạo quyền.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để nói là đã có những thành phần ngoài Đảng có tiền, có quyền, đất nước đã có đấu tranh chính trị và có mầm mống tự do dân chủ.3. Đảng Cộng Sản và bạo quyền tự đồng nhất hóa với Tổ Quốc, Quốc Gia, Dân Tộc. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa cho rằng những ai còn chống Đảng, chống Nhà Nước là không ái quốc và cản trở công cuộc phát triển đất nước.4. Quốc Tế Cộng Sản đã tan, nay Đảng Cộng Sản Việt Nam nói chung, đảng viên cộng sản nói riêng, ra sức ca tụng công lao của Hồ Chí Minh và của Đảng, gán hết tội lỗi cho Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và những kẻ thất thế, để duy trì quyền bính và địa vị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa hùa theo, bày ra chuyện “đa nguyên” để duy trì sự hiện hữu của Đảng, hòng tâng công và được cho ăn ké.5. Đảng Cộng Sản Việt Nam bày kế phản tỉnh, chống đối cuội, để trong trường hợp nào cũng chỉ lọt sàng xuống nia: Vẫn cộng sản phe này, phe nọ thống trị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa ca tụng phe phản tỉnh cuội là những... chiến sĩ tự do dân chủ, để quyền bính có vào tay phe này, thì họ vẫn có cơ ăn có.6. Bạo quyền cộng sản kêu gọi lòng thương yêu đất nước, tôn giáo, đồng bào của người gốc Việt Nam, để những người này bùi tai mang công của về đóng góp. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa xúi người gốc Việt Nam theo tình tự về nguồn, dụ dỗ đầu tư tiền bạc, chất xám, gửi tiền nhiều thêm về cho thân nhân để xây dựng quê hương, thực chất là để tư bản đỏ và tay sai bỏ túi.7. Bạo quyền cộng sản Việt Nam phát động mạnh chiến dịch hòa hợp hòa giải dân tộc bịp bợm để lường gạt những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp sức bằng những lời lẽ ‘cao thượng’ xóa bỏ hận thù, quên quá khứ để ru ngủ người gốc Việt Nam ở hải ngoại.

8. Đảng Cộng Sản, bạo quyền và đảng viên cộng sản tiếp tục lên án những người thực tâm chống bạo quyền là Việt gian, phản quốc, tay sai, gián điệp để tạo ấn tượng bất lợi ở những người không am tường vấn đề.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa đồng tấu, cho những người chống bạo quyền là chống cộng lạc hậu, xơ cứng, ngoan cố và quá khích.9. Cộng sản tung sách báo, băng dĩa, gửi văn công đi trình diễn để lung lạc những thành phần tò mò, dễ tính và chuộng lạ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay bằng việc cổ võ giao lưu đối thoại một chiều, loan tin, phỏng vấn các thành phần cộng sản, thiên cộng, phản đối việc chống đối giao lưu một chiều là không tôn trọng dân chủ và thiếu tinh thần tự do.10. Cộng sản thuê mướn những kẻ đón gió trở cờ ở mọi lãnh vực, từng bước lũng đoạn cộng đồng người Việt Nam hải ngoại.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tâng bốc những tay sai đón gió trở cờ này là thức thời, phóng khoáng, cởi mở, yêu nước và biết thương xót đồng bào.11. Cộng sản cho bọn tu sĩ quốc doanh ra ngoại quốc bòn tiền tín hữu về xây dựng cơ sở buôn thần bán thánh.-Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay xúi giục cộng đồng gốc Việt đóng góp hậu hĩ. 12. Cộng sản làm tay sai cho Mỹ trong việc ngăn chặn Trung Cộng bành trướng. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa lập lờ kêu gọi chống Trung Cộng, củng cố chế độ để cộng sản đắc lực trong vai trò tay sai.13. Cộng sản được Hoa Kỳ yểm trợ vào WTO, khuyến khích tư bản Mỹ vào Việt Nam đầu tư để có tay sai, để được trao quyền khai thác dầu lửa và để Việt Cộng mang tiền bạc, nhân sự sang làm ăn ở Hoa Kỳ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa kêu gọi cộng đồng gốc Việt về nước kinh doanh, chấp nhận người và vốn trong nước mang ra kinh doanh tại hải ngoại.

Trước bất kỳ lời lẽ, hành động nào của cộng sản và của những ai tự xưng là yêu nước, là trí thức, chuyên gia, chính trị gia, đoàn thể, đảng phái, nếu chúng ta thử suy xét theo những nhận định trên đây, thì rất có thể thấy rõ họ thuộc thành phần nào, muốn cái gì, và người Việt Nam trong và ngoài nước có lợi gì hay không.

Chúng tôi hi vọng là các thân hữu/độc giả sẽ đóng góp thêm các nhận định khác vào bài nhận định đăng thường trực này, để chúng ta cùng suy gẫm và để khỏi bị bè lũ phản bội quốc gia, dân tộc lường gạt, khiến đất nước và dân tộc chóng thoát ách thống trị của chúng.

Kính Chiếu YêuNgười Dân

Tháng 2, 2010 Trang 3

Trong Số Này

Tranh dân gian, tr.1Kính chiếu yêu

Người Dân, tr. 2Dân Với Dân

Người Dân, tr. 3

Một Vài Vấn Đề Việt Nam & Hoa KỳKHI CỬ TRI MỸ NỔI TRẬN LÔI ĐÌNH

Lão Thực, tr. 4OBAMA TIẾP TỤC BUÔN ẢO TƯỞNG

Kim Bảng, tr. 6HÀ NỘI SẠCH NHẤT

Tịnh Tâm, tr. 13KHI NÀO NGƯỜI VIỆT HẾT NGHIỆN

THỰC PHẨM ĐỘC

Đại Dương, tr.17CÓ NÊN NÓI KHÔNG?

Lê Ngọa Sơn, tr.13THƯÒNG DÂN THẮ MẮC

Lão Thực, tr. 15THẮ MẮC LỊCH SỬ

Bạch Đinh, tr.18ĐÍNH CHÍNH MỘT “SÁT NA” LỊCH SỬ

(tiếp theo và hết)

Đặng Tiểu Nhân, tr. 24

Mục Tìm Hiểu-Nghi Vấn & Huyền Thoại

HỘI TAM ĐIỂM ÂU CHÂU

Nguyễn Trần Ai, tr. 28TAM ĐIỂM VIỆT NAM

Nguyễn Trân, tr. 31Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam 2009

(DỰ THẢO HIẾN PHÁP 7)

(tiếp theo và hết)

Dr. Trần, tr.35

BPT Người Dân: Theo thể lệ mới của Bưu Điện Mỹ, kể từ đầu năm 2010, báo gửi loại bulk rate sẽ không được chuyển tiếp (forward) cho người nhận, cũng như không trả về (re-turn) cho người gửi, mà sẽ chỉ giao theo địa chỉ (current ad-dress) hiện tại (đề trên báo).

Có một số thân hữu/độc giả khi đổi chỗ ở không báo cho chúng tôi sớm. Như vậy, theo thể lệ mới, người gửi (tạp chí NgD) cũng như người nhận đều không biết qui định sự thất lạc là do đâu.

Chúng tôi tạm thời tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên bưu điện, nhưng thấy có điều bất tiện sau:

- ai ở cùng địa chỉ (current resident) cũng có thể lấy báo, thì rất có thể chính độc giả (dù vẫn ở địa chỉ đó) không nhận được báo,

- chẳng những độc giả trả tiền rất có thể không có báo đọc, mà rất có thể báo lại vào tay người không thích đọc (nói nôm na là bị quăng vào thùng rác!).

Vậy, mỗi khi đổi chỗ ở, xin quí độc giả/thân hữu thông báo sớm cho Người Dân và cho ý kiến làm sao có thể tránh được hai điều trên đây. Xin cảm tạ.

BPT Người Dân: Có một số độc giả mới muốn mua đủ NgD từ số 1. Điều này bất khả vì NgD không có kho chứa nên hàng năm dịp chợ Tết thường mang biếu hết. Tuy nhiên chúng tôi có dự phòng và sắp xếp phần lớn các bài vở thành từng mục liên hệ và in thành sách. Hiện nay bộ sách, theo thứ tự, gồm:

DĨ VÃNG, Sĩ Quốc, 310 trang, $10.00LŨY TRE XƯA, Hoàng Thị, 330 trang, $10.00MÙA THU CUỐI LỐI, Hoàng Hôn, 370 trang, $12.00ĐỜI VÀO THU, Hồng Vân, 310 trang, $10.00Ăn ỐC NÓI MÒ, Hoàng Hôn, 640 trang, $20.00NGHĨ QUẨN VIẾT QUANH, Hoàng Hôn, 610 trang, $20.00DÂN NGHĨ VIẾT, ĐỌC VÀ NÓI, Hoàng Hôn, 610 tr, $20.00DÂN Ý, Hoàng Hôn, 690 trang, $22.00DÂN LUẬN, Hoàng Hôn, 670 trang $22.00CỘNG SẢN ĐANG LỪNG LỮNG TRỞ LẠI, Đại Dương, 660 trang, $20.00

Dân Với Dân

THÂN CHÚC ĐỘC GIẢ VÀ THÂN HỮUNăm Canh Dần An Khang Thịnh Vượng

Người Dân Số 234Trang 4

Ngoài ra còn có hai tác phẩm Anh ngữ: AUTUMN, Mai Phương, 300 trang, $10.00 VIETNAMESE COMMUNIST, Việt Thường, 450 tr, $20.00.

Nay mai sẽ tái bản Behind The bambo Hedges, Mai Phương, và sẽ in Stories of a time, Mai Phương; 40 năm Việt Nam, Hoàng Hôn; Dân Bàn, Hoàng Hôn. Mua sách cộng chung trên $100.00 chỉ phải trả 50% giá đề.

*****Nguyễn Thị Thái Hòa, Durack Australia:

Tôi muốn mua toàn bộ 13 cuốn sách do Viet-Books xuất bản. Đồng thời muốn làm độc giả dài hạn (hai năm) của báo NgD.

Tiền sách như NgD giới thiệu mua trọn bộ thì được bớt 50%, là 103USD. Tiền báo hai năm cho độc giả là 80USD. Tổng cộng là 183USD. Tôi đã mua chi phiếu 250USD.

Vì không biết chính xác cước phí gởi sang Aus-tralia nên tôi nhắm chừng để gửi. Nếu số tiền không đủ cước phí, xin cho biết, tôi sẽ gửi thêm.

Chi phiếu mua tại Commonwealth Bank.Kính chúc BPT luôn an mạnh.Cầu chúc NgD

sống lâu, sống mãi.BPT Người Dân: Xin vạn tạ sự chiếu cố nồng nhiệt

của quí hữu. Check chưa nhận được, nhưng chúng tôi xin gửi sách và báo để quí hữu đọc trong dịp năm mới và sẽ xin chiết tính khi biết rõ cước phí, nhưng biết chắc là chỉ dư mà không thể thiếu.

Chúc quí hữu năm mới cùng bảo quyến vạn sự như ý.

Le Van Qua, Austin TX:Chúc các bạn mạnh khoẻ và tiếp nối con đường

của mình. Cám ơn NgD đã giúp tôi hiểu biết nhiều về lý lịch của những tên cộng sản và sự dã man của chúng đối với nhân dân.

BPT Người Dân: Chúng cháu hi vọng NgD cũng mang lại chút lợi ích nào đến các thân hữu/độc giả khác.

Bà quả phụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc và các con cháu ở Anh Quốc:

Năm Mới Canh Dần kính chúc sức khoẻ, vui vẻ tới Tống chủ nhiệm và toàn ban biên tập tạp chí NgD.

BPT Người Dân: Chúng cháu kính chúc Bác cùng bảo quyến một năm như ý. Xin vô cùng tri ân Bác sự yểm trợ cũng như món lì xì hậu hĩnh.

KHI CỬ TRI MỸNỔI TRẬN LÔI ĐÌNH

Đại-Dương

Làn sóng bất mãn đối với Tổng thống Barack Obama và đảng Dân Chủ từ Virginia, New Jersey cuồn cuộn đến Massachusetts, tiểu bang khuynh tả nhất Hoa Kỳ, đã giúp Scott Brown của đảng Cộng Hòa chiếm lĩnh chiếc ghế từng được Thượng nghị sĩ Ted Kennedy giữ suốt gần nữa thế kỷ cho tới lúc qua đời năm 2009.

Martha Coakley được 80% đảng viên Dân Chủ Mas-sachusetts ủy nhiệm để hợp-thức-hóa chiếc ghế Thượng nghị sĩ bỏ trống nên tưởng như ăn chắc vì số cử tri Dân Chủ gần gấp đôi phe Cộng Hòa ghi danh. Nhưng, ứng viên Scott Brown thuộc đảng Cộng Hòa với thân hình lực sĩ đã lội dòng nước ngược và đắc thắng vẻ vang hôm 19/01/2010.

Toán cứu hỏa cho Coakley đến Massachusetts gồm Tổng thống Barack Obama, cựu Tổng thống Bill Clin-ton, Thượng nghị sĩ John F. Kerry càng làm cho lá bài Dân Chủ cháy nhanh hơn.

Nhóm cực tả cố lái dư luận tin rằng cử tri trừng phạt Chính quyền về Kế hoạch Bảo hiểm Y tế (Cải Tổ y Tế - Health Care Reform) đang gây nhiều tranh cãi nhằm làm giảm nhẹ bất mãn của cử tri đối với tất cả đường lối, chính sách được Tổng thống Obama thực hiện từ đầu năm 2009.

Một Vài Vấn ĐềVIỆT NAM và HOA KỲ

Tháng 2, 2010 Trang 5

Phe Dân Chủ cố che đậy sự kiện 51% cử tri độc lập đã dồn phiếu cho Scott Brown. Bảng thăm dò dư luận của WSJ/NBC ghi nhận 2/3 cử tri độc lập muốn đảng Cộng Hòa kiểm soát Quốc hội; chỉ có 1/3 đồng ý chính sách kinh tế của Tổng thống Obama.

Phe Obama cố tình diễn dịch sai thông điệp của cử tri 2008. Cử tri chỉ muốn bầu một người có thể sửa chữa trục trặc trong các lĩnh vực kinh tế toàn cầu, chiến tranh, ngoại giao vào cuối nhiệm kỳ TT George W. Bush để đưa nước Mỹ đi đúng hướng.

Nhưng phe cực tả Obama nhất quyết tiến hành công cuộc cải tạo xã hội bất chấp bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì thế, Chính quyền Obama và đảng Dân Chủ đã tạo ra hết cuộc khủng hoảng này tới vụ khác trong nội bộ nước Mỹ cũng như trên thế giới, cộng thêm những trục trặc của phe tiền nhiệm, khiến cho nhân loại phải đối diện với các nguy cơ khó lường. Chỉ có 36% người Mỹ tin Hoa Kỳ đi đúng đường, 57% nói đất nước đang lạc hướng.

Cử tri thuê người dọn dẹp lại bị vun lên thêm những đống rác ngập đầu nên biểu lộ sự chống đối quyết liệt. Khoảng 4.2 triệu người mất việc, nâng tỉ lệ thất nghiệp trên 10% sau gần một năm cầm quyền, bất chấp cam kết tạo ra 4 triệu việc làm khi Obama tung ra kế hoạch kích thích kinh tế 787 tỉ mỹ kim. Bơm tiền thuế của dân vào các ngân hàng bị lấy làm tiền thưởng cho đám chóp bu trong khi trên 100 tỉ nợ chưa hoàn trả cho Chính phủ. Góp hơn 30 tỉ mỹ kim để cứu 2 hãng sản xuất ô tô General Motors và Chrysler mà vẫn bị khai phá sản và chuyển công ăn việc làm ra nước ngoài. Dự luật Bảo hiểm Y tế (Affordable Health Care for America Act) bị 60% dân chúng chống đối mà Tòa Bạch ốc và phe Dân Chủ ở Hạ viện rồi Thượng viện cứ bưng tai thông qua. Chiến trường Iraq tạm ổn nhờ Thỏa ước ký kết cuối trào W. Bush đang ngầm chứa nhiều yếu tố bất ổn khó

lường. Tổng thống Obama không còn cao giọng “A Phú Hãn là chiến trường đáng đánh và nếu cần sẽ tung quân vào lãnh thổ Pakistan để lùng bắt Osama bin-Laden” vì Taliban đang tiếp tục hoành hành ở A Phú Hãn và Paki-stan. Kiểu “ngoại giao thông minh” của Chính quyền Obama đi vào lãng quên trong thế giới đầy cá mập, cọp beo.

Nhóm cực tả muốn trút trách nhiệm cho Quốc hội Dân Chủ về các thất bại liên tiếp ở Vriginia, New Jersey, Massachusetts để không ảnh hưởng tới kỳ bầu cử tổng thống 2012 nên Tòa Bạch ốc bác bỏ cuộc bầu cử ở Mas-sachsetts như kiểu trưng cầu liên quan đến Obama. Nếu đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Quốc hội, đương nhiên tạo ra thế cân bằng quyền lực giữa Hành pháp và Lập pháp và chứng tỏ cử tri có thể không thích tình trạng một đảng khống chế cả hai.

Cử tri Mỹ năm 2008 chỉ đòi điều chỉnh phong cách lãnh đạo của Chính quyền tiền nhiệm chứ không có nhu cầu thay đổi thể chế dân chủ tư sản vốn làm nền tảng phát triển kể từ khi lập quốc.

Tuy nhiên, nhóm cực tả Obama, cúi đầu với thế giới Hồi giáo mà ngạo mạn trước dân Mỹ, hếch mặt cải tạo xã hội bất chấp ý kiến của quần chúng thể hiện trên các bảng thăm dò dư luận.

Tổng thống Obama trả lời trên truyền hình ABC về cuộc bầu cử ở Massachsuetts: “Dân chúng giận dữ và thất vọng không chỉ vì năm ngoái, 2 năm trước mà cả 8 năm qua”.

Sự giận dữ hiện tại của cử tri không liên quan đến giai đoạn 8 năm trước mà vì người được dân chúng bầu làm tổng thống chẳng những không dọn dẹp mà còn bày bừa thêm nhiều chướng ngại đối với sự phát triển của đất nước và niềm hãnh diện dân tộc.

Nhóm cực tả Obama đã khuyến khích các hoạt động quá khích khi tuyên bố “từ nay Hoa Kỳ sẽ không tấn

Người Dân Số 234Trang 6

công bất cứ quốc gia Hồi giáo nào”. Do đó, các nhóm Hồi giáo cực đoan công khai đe dọa nếu Mỹ đưa quân vào Yemen. Hoạt động của các nhóm Hồi giáo quá khích tăng nhanh sau khi Barack Obama lọt vào Nhà Trắng.

Tổng thống Obama không lo cứu nguy nền kinh tế để tạo điều kiện sẵn sàng đương đầu với các nền kinh tế mạnh khi thế giới bước vào giai đoạn hồi phục mà mải mê chi tiêu cho kế hoạch cải tạo xã hội, nên làm giảm khả năng cạnh tranh toàn cầu và chồng chất nợ nần lên các thế hệ tương lai.

Cử tri trẻ không bầu cho Obama và đảng Dân Chủ để có thêm gánh nặng nợ nần lên vai, nên bắt đầu điều chỉnh sai lầm trong các kỳ bầu cử thống đốc và thượng nghị sĩ gần đây.

Quả bom Scott Brown làm rung rinh Tòa Bạch ốc và lưỡng viện Quốc hội, buộc Tổng thống Obama phải vội vàng tung ra kế hoạch tạo công ăn việc làm và đặt trong tâm vào vấn đề kinh tế mà lẽ ra phải ưu tiên giải quyết ngay sau khi nhậm chức. Tuy nhiên, lời hứa của Obama khi tranh cử đã không đem lại kết quả cụ thể, thì dân chúng mong gì những chương trình còn quá nhiều dấu hỏi.

Phe Dân Chủ ở Thượng và Hạ viện không còn tâm trí để đẩy mạnh Dự luật Bảo hiểm Y tế lưỡng viện như thái độ hăm hở trước đó. Nhiều Thượng nghị sĩ và Dân biểu của đảng Dân Chủ công khai thúc giục Tổng thống Obama tập trung vào các vấn đề kinh tế để mong cứu vãn những chiếc ghế đang lung lay ở địa phương.

Chiến thắng vang dội tại Massachusetts không riêng của Scott Brown hay đảng Cộng Hòa mà thuộc về toàn dân mong muốn Hoa Kỳ hùng cường, thịnh vượng, được nhân loại yêu mến và tôn trọng mà không rơi vào vết xe Liên Xô.

OBAMA TIẾP TỤCBÁN ẢO TƯỞNG

Đại-DươngTrong bối cảnh mà 58% dân Mỹ cho rằng Hoa

Kỳ do Tổng thống Barack Obama và đảng Dân Chủ lãnh đạo đang đi trật đường rầy so với 37% tin đúng hướng nên Thông điệp Liên bang (State of The Union Address) đầu tiên của chủ nhân Tòa Bạch ốc đã ra sức lau chùi bộ mặt nhem nhuốc.

Thông điệp nêu ra 22 vấn đề đang tranh cãi, đã phơi bày 2 điểm chính: (1) Vì thiếu kinh nghiệm Hành pháp nên Tổng thống Obama tung ra nhiều kế hoạch, chương trình cùng một lúc, vượt quá khả năng thực hiện và giám sát khiến cho tình hình ngày càng rối rắm. (2) Nhằm khỏa lấp những khuyết điểm hoặc sai lầm, Tổng thống Obama cố gắng hướng dư luận vào tương lai để quên đi thực tại đầy khó khăn.

Cách điều hành của Tổng thống Obama được 49% dân Mỹ ủng hộ (giảm 20% so với lúc mới nhậm chức) so với 46% chống. Quốc hội chỉ được 26% ủng hộ so với 66% chống.

Cử tri Mỹ đã biểu lộ bất mãn đối với Tổng thống Obama và Quốc hội đa số Dân Chủ làm cho phe cầm quyền mất 2 ghế Thống đốc ở Virginia và New Jer-sey vào tháng 12/2009, cùng với chiếc ghế Thượng Nghị sĩ Massachusetts hôm 19/01/2010.

Trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Obama cố biện minh cho những kế hoạch đã và đang tiến hành, đồng thời, kết tội phe Cộng Hòa không chịu hợp tác. Cố hùng biện, Obama càng để lộ sai lầm trong việc chọn lựa ưu tiên chiến lược.

Obama cao giọng: “Trung Quốc, Đức, Ấn Độ không đứng bất động để đóng vai trò hạng nhì mà nm

Tháng 2, 2010 Trang 7

đặt tầm quan trọng vào toán và khoa học, xây dựng hạ tầng, đầu tư nghiêm chỉnh vào lĩnh vực năng lượng sạch bởi vì họ cần việc làm”.

Bắc Kinh tập trung tân trang nhà máy để sẵn sàng xuất cảng ồ ạt khi nền kinh tế thế giới hồi phục; cải thiện việc sử dụng năng lượng có hiệu quả, song song với các đầu tư về khai thác, vận chuyển nhiên liệu hóa thạch, khoáng sản khắp thế giới để phục vụ cho cỗ máy sản xuất thế giới. Đức lo cải thiện tình trạng xuất cảng máy móc vào các nền kinh tế đang phát triển. Ấn Độ tập trung khai thác thị trường nội địa và sản xuất loại ô tô nhỏ, rẻ đáp ứng nhu cầu các thị trường đang phát triển.

Trong khi đó, Tòa Bạch ốc và Quốc hội đặt ưu tiên cải tổ y tế lên hàng đầu, tạo ra cuộc tranh cãi dai dẳng khiến cho Hành pháp lẫn Lập pháp không còn thì giờ dồn nỗ lực lo cứu nguy nền kinh tế.

Hơn 59% người Mỹ chống lại việc tung tiền cứu trợ các ngân hàng vì chỉ có 22% tín nhiệm tính lương thiện và đạo đức của các chủ nhà băng. Obama cho rằng sự cứu nguy đã chống đỡ hệ thống ngân hàng, huyết mạch của nền kinh tế, nhưng, không nhìn nhận trách nhiệm giám sát lỏng lẻo, đã làm cho tiền thuế của dân trở thành tiền thưởng cho nhân viên cao cấp trong ngân hàng. Tệ trạng này đã không xảy ra nghiêm trọng tại các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Kế hoạch kích thích kinh tế 787 tỉ USD được Tổng thống ký vào tháng 2/2009 đã có 59% dân Mỹ đồng ý vì Obama hứa tạo ra 4 triệu công việc. Nhưng, thất nghiệp lên tới 15 triệu người nên bây giờ 57% người Mỹ cho rằng kế hoạch không có hiệu quả hoặc làm cho nền kinh tế tệ hơn.

Chính phủ Obama bơm trên 30 tỉ USD vào hai hãng sản xuất ô tô, nhưng, GM Motor và Chrysler vẫn khai phá sản. Hãng Ford Motor từ chối nhận tiền kích thích vẫn đứng vững và phát triển. Quả thật, thị trường tự do hữu hiệu hơn bị kiểm soát.

Chính quyền Obama ít bận tâm đến tình trạng thất nghiệp cao, sự phục hồi kinh tế mong manh,

thâm thủng ngân sách năm 2009 lên tới 14,000 tỉ USD và công nợ trên 12,000 tỉ, an ninh quốc gia bị đe dọa nên cử tri đã phản đối bằng lá phiếu khiến Tòa Bạch ốc và đảng Dân chủ cố tìm biện pháp chữa cháy.

Thông điệp Liên bang cam kết năm 2010 sẽ tập trung tạo ra công ăn việc làm bằng cách tung ra Kế hoạch kích thích kinh tế thứ hai trị giá 175 tỉ USD và lấy 30 tỉ thu nợ từ ngân hàng để cung ứng cho các nhà băng cộng đồng nên bị 65% người Mỹ chống đối. Chỉ có 9% người Mỹ tin sẽ kiếm được job thơm lúc này. Viện thăm giò ý kiến Gallup cho biết kể từ khi Obama lên cầm quyền thì job không tăng trưởng.

Obama muốn thực hiện kế hoạch Bảo Hiểm y Tế (Cải Tổ y Tế - Health Care Reform) bằng hình thức “Dân chủ tập quyền” vì Hành pháp và Lập pháp đều trong tay đảng Dân Chủ. Hạ viện cũng như Thượng viện có thể thông qua Dự luật Bảo Hiểm y Tế theo nghị trình của Tổng thống mà không cần bất cứ lá phiếu đối lập nào.

Đảng Dân Chủ và Tổng thống Obama hăm hở tiến vào giai đoạn chót của Dự luật Bảo Hiểm y Tế (Affordable Health Care for America Act) chung của lưỡng viện, bất chấp sự e ngại chi phí về y Tế sẽ tăng giá và chính quyền xía vào quá nhiều, nên 55% dân Mỹ muốn bỏ Dự luật hiện tại để khởi sự một kế hoạch mới.

Nhằm trấn an sự lo lắng của 58% dân chúng đối với thâm thủng ngân sách, Tổng thống Obama đề nghị sẽ ngưng chi tiêu ở một số lĩnh vực không tối cần thiết trong 3 năm kể từ 2011. Nhưng, tổng số đề nghị tiết kiệm chỉ chiếm 1% số thâm hụt. Obama lùi thời hạn áp dụng đến 2011 để không gây trở ngại cho Dự luật Bảo Hiểm Y tế đang được thúc giục hoàn tất hầu làm di sản cho Tổng thống.

Đường lối “ngoại giao thông minh” của Chính quyền Obama hoàn toàn phá sản, vì Bắc Kinh vẫn tự tung, tự tác, tiếp tục lấn át Hoa Thịnh Đốn ở các lĩnh vực nóng bỏng nhất, Đông Kinh (Tokyo) tìm

Người Dân Số 234Trang 8

cách xa rời Mỹ, Hán Thành muốn tự quyết định vấn đề trên bán đảo Triều Tiên. Ba nền kinh tế lớn ở Đông á đang vận động thành lập Cộng đồng Châu á.

Iran, Bắc Hàn gia tăng khiêu khích và tiếp tục thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân với sự bao che, bênh vực công khai hoặc kín đáo của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.

Hiệp ước Hòa bình Israel và Palestine ngày càng xa vời và tăng thêm thù địch. Trung Đông đang chạy đua vũ trang quyết liệt.

Hiệp ước Tài giảm Vũ khí Chiến lược START-1 hết hạn vào 31/01/2009 vẫn chưa có Thỏa ước thay thế vì Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn còn tranh cãi mặc dù Tổng thống Obama đã đơn phương ngưng Kế hoạch Lá chắn Hỏa tiễn tại Đông Âu.

Ứng viên Obama hứa chấm dứt tình trạng đảng tranh ở Hoa Thịnh Đốn, nhưng khi ngồi vào chiếc ghế tổng thống thì áp dụng kiểu “dân chủ tập quyền” để Tòa Bạch ốc và Quốc hội đa số Dân Chủ độc quyền sắp xếp các Dự luật. Ông hứa hẹn sẽ minh bạch (transparency) việc cai trị, trong đó có lời hứa cho truyền hình trực tiếp các buổi thảo luận về Dự luật Bảo Hiểm Y tế trên kênh C-SPAN đã bị lãng quên. Tổng thống Obama và lãnh tụ Quốc hội đảng Dân Chủ đã họp kín với các tập đoàn dược phẩm, bệnh viện, nghiệp đoàn liên quan đến kế hoạch Bảo Hiểm Y tế. Vì thế, niềm tin vào tinh thần hòa giải đảng phái của Tổng thống Obama giảm từ 80% xuống 60% vào tháng 9/2009.

Trong Thông điệp Liên Bang, Tổng thống Obama lại hứa sẽ gặp mặt các nhà lãnh đạo Lập pháp lưỡng đảng hàng tháng. Nhưng buổi tiếp xúc với các Dân biểu Cộng Hòa hôm 29/01/2010 vẫn chưa ghi nhận dấu hiệu hòa giải thực sự.

Lời hứa hái sao trên trời có thể làm cho ứng viên chiếm được địa vị mong muốn. Nhưng không thực hiện được lời hứa sẽ bị cử tri trừng phạt thẳng tay.

HÀ NỘI SẠCH NHẤT

Tịnh Tâm

Năm nay, ngày khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ được tổ chức trọng thể vào sáng 1.10.2010 tại Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng, xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Nhà nước quảng cáo “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện trọng đại trong lịch sử nước nhà, thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Chưa chi “nước” đã mạnh phát khiếp, và được dân Hà Nội mô tả: Cảnh lụt lội, người ướt lếch thếch, tắc đường, xe chết máy hàng loạt đã trở thành một phần không thể thiếu trong “bức tranh toàn cảnh” về quy hoạch đô thị Hà Nội mùa mưa. Sau cơn mưa, người thủ đô lại “cười ra nước mắt” với bao tình huống oái oăm và người dân chỉ biết “kêu trời” hay hát “Hà Nội mùa này phố đã nên sông”.

Tuy thế, Hà Nội được bình bầu là thành phố sạch nhất nước. Tin này tung ra đã là đề tài cho nhiều cuộc đàm tiếu.

Ngày 15.11.2009, một người tự xưng là “Bạn Phạm Tiến Thành” than thở tha thiết thảm thương:

“Ối trời ơi, sao lại có thể ăn đứng dựng ngược trắng trợn đến như vậy nhỉ? Không đâu bẩn và ô nhiễm như Hà Nội, người mù cũng biết chứ chưa nói là ông thạc sỹ hay tiến sỹ. Mỗi ngày người ta đi làm về bụi từ đầu đến chân là lỗ mũi xì ra đen cả tờ giấy. Còn nước Hồ Gươm, nơi chốn thanh lịch được quan tâm nhất nước, hôi thối mùi tanh nồng nặc, cụ rùa phải ngoi lên liên tục không thì chết. Hai bên đường, quán xá mọc lên nấu nướng bốc mùi kinh nm

Tháng 2, 2010 Trang 9

khủng, ruồi bu đậu. Tôi là dân Hà nội thấy xấu hổ nhận danh hiệu này lắm và xin các ông thu lại ngay cho kẻo người Hà Nội đi đến tỉnh nào họ cũng chế diễu là hãy học Hà Nội sạch nhất cả nước”.

Như để trả lời, TS Nguyễn Ninh Thực, Phó TTK Hiệp hội Các đô thị Việt Nam, tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của phóng viên báo Lao Động:

Trong phong trào thi đua, chúng ta không bao giờ tránh được chuyện “so bó đũa, chọn cột cờ”. So sánh tương quan với các thành phố khác thì Hà Nội nhỉnh hơn, nên được chọn. Hiệp hội thừa nhận đây chỉ là chọn “đô thị sạch nhất trong những “anh” bẩn “để động viên và tạo phong trào thi đua, chứ không thể so sánh với các thành phố sạch trên thế giới” (Lao Động Cuối tuần số 46 ngày 15.11.2009).

Ngày 18.11.2009, “Bạn Nguyễn” bình luận: Bởi ô nhiễm, bụi bẩn,... xuất hiện ở các thành

phố khác có lẽ còn nhiều hơn thế... nên các nhà bình chọn chọn Hà Nội! Nhưng phải nhìn nhận thực tế rằng Hà Nội còn bẩn lắm! Nào là rác thải, “khoan cắt bêtông” ở các bức tường từ nhà dân cho đến các công trình vệ sinh công cộng, rồi sông Tô Lịch, Kim Ngưu có dòng nước đen đậm, mùi hôi thối bốc lên ngào ngạt dành cho dân cư quanh vùng và khách vãng lai qua lại. Những xe buýt nhả khói đen xì, phả thẳng vào mặt người đi đường đến tức ngực! Tiếng ồn từ các kiểu còi xe. Tiếng máy cưa, máy đầm, máy cắt kim loại, máy trộn bêtông ngày đêm gầm rú inh tai, nhức óc. Bụi bặm do các hộ dân xây dựng không có bạt che chắn. Khi có đợt gió mùa qua, chúng ta ngồi trong nhà mà cứ tưởng “bão cát sa mạc đi nhầm hướng vào Hà Nội”. Đường Nguyễn Trãi từ trung tâm Hà Nội đi Hà Đông, và một số con đường khác bụi mù trời (do các “chiến dịch” đào đường), tưởng như là ống khói của nhà máy ximăng nào xả ra. Mùi hôi thối do các kiểu phế thải từ các công trình xây dựng nhà ở tư nhân, từ những hố ga xây, đào xong không nắp đậy... Muỗi vằn xuất hiện nhiều, gây sốt xuất huyết cho cả cộng đồng. Cây xanh có tuổi đời trên dưới 20 năm từ công viên đến trên đường phố thì bị “sưa tặc” chặt phá đến thoả thê, sắp cạn kiệt rồi mới được các cơ quan có thẩm quyền để ý tới...! Vậy thì Hà Nội sao có thể được coi là sạch?!

Sông Tô Lịch nói trên đây dài hơn 7 cây số từ đầu đường Hoàng Quốc Việt tới Ngã Tư Sở là cổng thành phía tây của La Thành ngày xưa. Trên báo Lao Động số 111 ngày 22.5.2009, Giang Hải có bài “Cứu sông Tô Lịch”, tóm tắt như sau:

Ông Âu Xuân Tiến, Tổ trưởng tổ nhặt rác trên sông và ven sông Tô Lịch, thuộc Xí nghiệp 1, công ty thoát nước Hà Nội, cho biết: “Đơn vị chúng tôi chịu trách nhiệm dọn vệ sinh trên đoạn sông dài. Có 18 công nhân làm việc thường xuyên trên đoạn sông này với 7 thuyền tôn. Lượng rác thu gom được chất đầy 30 xe gom, ước chừng khoảng hơn 10 khối rác mỗi ngày... Các dòng mương bắt nguồn từ các khu dân cư, nơi có nhà cửa san sát, dân cư đông đúc. Điều đáng bàn là rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư này đều bị xả tùy tiện xuống mương, tích tụ lại rồi cuối cùng theo dòng chảy lại bị đẩy xuống sông”.

Đoạn sông do đơn vị ông Tiến quản lý có gần 10 cửa sả lớn, chưa kể hàng trăm cống nhỏ dân sinh... Người dân lại chính là người từng ngày phải lãnh đủ những hệ lụy kéo theo. Một người dân sống tại số nhà 249 Nguyễn Khang nói: “Giáp bên sông chết, hàng ngày chúng tôi phải chịu đựng mùi hôi thối bốc lên. Nhất là những ngày thời tiết oi bức, dù đã đeo khẩu trang nhưng mùi thối vẫn sộc thẳng vào mũi. Sinh hoạt gia đình và sức khỏe các thành viên trong nhà đều bị ảnh hưởng”... Theo ông Âu Xuân Tiến, chất lượng bùn dưới đáy sông chứa nhiều tạp chất hỗn tạp như than, gạch, sỉ, ni-lông... nên việc thi công, nạo vét không đơn giản. Phương án sử dụng nước sông Nhuệ giúp làm sạch dòng chảy cũng khó khả thi vì theo ghi nhận của PV Lao Động thì nguồn nước của sông này đoạn chảy qua Hà Nội cũng đã ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng để “cứu” cả một dòng sông đã chết như sông Tô Lịch, thì phải bắt đầu từ việc “gốc rễ” là nâng cao ý thức người dân. Làm sao chấm dứt được thực trạng sả rác một cách tùy tiện? Mà để thay đổi một thói xấu đã thành thói quen, sẽ chẳng dễ dàng gì...”

Rõ ràng là Hà Nội không có khả năng giải quyết vấn đề rác. Vấn đề bụi cũng không giải quyết được nốt. Ngọc Trang - Thanh Hiệp, tác giả bài “Kinh hoàng phố bụi” đăng trên báo Lao Động số 236

Người Dân Số 234Trang 10

ngày 19.10.2009, phản ánh tình trạng mà người dân Hà Nội phải chịu đựng;

“Bụi mù mịt, còi xe inh ỏi, đường nát như bị băm vằm là cảnh mà hơn 1 vạn dân ở đường Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội) phải chịu đựng hơn hai năm nay. Đường Lương Thế Vinh có chiều dài khoảng hơn 1km, chạy từ km 8 đường Nguyễn Trãi vào Đài Phát thanh Mễ Trì dẫn vào ĐH Hà Nội, Viện Vi trùng sốt rét, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. Xung quanh đây có khoảng hơn 1 vạn dân sinh sống, trong đó có rất nhiều sinh viên và học sinh. Hơn hai năm nay, con đường trở thành nỗi “kinh hoàng” đối với người dân và những người qua lại. Nguyên nhân là do con đường dân sinh rộng chưa đầy 3m này đang đảm nhận “nhiệm vụ” làm “đường quốc lộ” trong lúc “con đường rùa” Khuất Duy Tiến thi công dở dang. Người dân gọi con phố này là “phố bụi” bởi cả ngày lẫn đêm nơi đây mù mịt bụi của những xe tải chở phế thải, vật liệu xây dựng, xe container... không được che chắn cẩn thận, đất cát rơi vãi xuống đường... Không chỉ ô nhiễm không khí, người dân nơi đây hàng ngày inh tai nhức óc bởi tiếng còi xe trọng tải lớn, nhất là vào giờ cao điểm. Từng đoàn xe tải nối đuôi nhau, tài xế thi nhau bấm còi inh ỏi để được chen lên trước, gây tắc đường thường xuyên. Cô Lê Thị Hoà, số nhà 94, bức xúc: “Phố xá ồn ào đến nỗi đứng trước mặt nhau nói chuyện mà không nghe được câu gì. Đêm đêm, nhà cửa rung lên bần bật, người già thì mất ngủ, trẻ con la khóc inh ỏi. Nếu đêm ngủ quên không đóng cửa sổ, sáng ngủ dậy mồm khô khốc dính toàn bụi. Không biết đến bao giờ tình trạng khổ cực này mới chấm dứt...” Giải quyết vấn đề ô nhiễm trên đường Lương Thế Vinh là việc hoàn toàn có thể làm được. Đề nghị UBND thành phố sớm có giải pháp kiên quyết xử lý các phương tiện chở vật liệu xây dựng để rơi vãi ra đường phố, đẩy nhanh tiến độ đối với đường Khuất Duy Tiến. Có như vậy, cuộc sống của người dân mới được đảm bảo, Hà Nội thực sự mới trở nên xanh - sạch - đẹp đón chào đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Kinh hoàng, thê thảm và cũng buồn cười đến... vãi đái (xin lỗi) là cái “bức xúc cực kỳ” của dân Hà Nội bây giờ. Phải nói rõ thế vì trước khi dân Hà Nội

chính cống di tản năm 1954 tuyệt nhiên không có cái tệ này, ít nhất là phái nữ. Trần Văn Giang có bài phóng sự rất lý thú “Bệnh Tiểu Đường” dài khoảng 10 trang với 10 tấm ảnh. Báo Hải Vân (Sacramento) số 876 ngày 6-12.1.2010 có đăng lại một phần với 3 tấm ảnh, bỏ mấy tấm mà tôi cho là “đạt” nhất: tấm chụp một ông sư vén áo cà sa đang “tưới” hàng rào tôn; tấm một cô gái vừa đứng tưới gốc cây vừa ngoái cổ ra nhìn... đời thách thức. Tấm có lẽ “ấn tượng” nhất, là một phụ nữ ngồi trên cửa sổ xe ôtô chổng mông ra ngoài “vô tư” phun nước tưới... ôtô.

Xin trích vài đoạn của tác giả Trần Văn Giang:Vấn đề đái đường, tường, gốc cây, góc phố, góc

kẹt... phải cần xét lại. Ngoài lý do dơ bẩn, nguồn gốc của nhiều bệnh tật... nó, một mặt, tè lên danh dự của dân tộc khi du khách ngọai quốc nhìn thấy... mặt khác nó cũng là dấu hiệu gián tiếp bảo họ (du khách) “đừng nên trở lại đây nữa nhé!” Buồn chưa?... Bây giờ nói rộng hơn về vai trò “dân trí” và “văn minh” của dân tộc (dĩ nhiên là cũng trong vấn đề đái bậy!) Có rất nhiều người, trong đó có cả nguyên thủ của các quốc gia như Nam Dương, Đài Loan, Đại Hàn... đã từng tuyên bố nhiều lần đại khái là: “Nếu muốn xét trình độ văn minh của một dân tộc xem nó đến mức độ nào thì chỉ việc nhìn vào nhà vệ sinh công cộng của họ là đủ!” (The pub-lic toilet is to reflect the civilization index of each country. It also reveals the country’s civilization level and quality of life)...

Dầu có che mắt hay bịt mũi, cũng phải công nhận rằng: Có sẵn phương tiện và khả năng xây dựng lên các nhà vệ sinh công cộng đã là một chuyện đại sự rồi; phải giữ gìn bảo trì chúng cho sạch sẽ ở mức độ chấp nhận được đòi hỏi ngân sách to lớn và sự ý thức, sự tham gia, sự giáo dục, sự thành tâm hợp tác giữa chính phủ và quần chúng...

Kích thước của vấn đề này chỉ nghĩ đến thôi cũng có thể bí đái rồi... nói chi đến chuyện thi hành... Nhìn qua các chương trình đã và đang thực hiện trong thời buổi “đổi mới,” chúng ta thấy các khách sạn 5 sao, dinh thự “hoành tráng” của các tay nhà giầu mới (mặc dù lương căn bản mỗi tháng của nhiều người chủ của cơ sở này không quá 200 đô la?), tượng đài hùng vĩ (kể cả công trình xây

Tháng 2, 2010 Trang 11

“lăng tẩm” cho người chết ở thế kỷ 21!) mọc lên như nấm... nhưng lại thấy thiếu bóng các xây dựng khiêm nhường, nhỏ bé nhưng cần thiết hơn nhiều. Đó là: “nhà xí công cộng”.

Cứ tưởng tượng quang cảnh tương tự như là trong việc thi hành đường lối “đổi mới,” Việt Nam đã xây dựng rất nhiều ngôi nhà (bằng tiền thiếu vệ sinh!?) to lớn nhưng không hiểu đầu óc của giới lãnh đạo “định hướng” thế nào mà quên không cho vào “bàn cầu” một cái lỗ! Thiệt là chuyện “văng vãi tùm lum!” ... Tại các thành phố lớn, số bảng “Cấm Đái,” nếu các bác rảnh hơi chịu khó đếm cho có con số chính xác, còn nhiều hơn cả các bảng, “băng rôn” (biểu ngữ) ca ngợi lãnh đạo sáng suốt của Bác và Đảng. Các bảng loại này nhiều đến mức độ làm cho du khách ngoại quốc phải hiểu lầm như trong trường hợp có thật đã xẩy ra cười ra nước mắt như sau:

Một du khách tây phương hỏi anh hướng dẫn viên du lịch (tour guide) ở Việt Nam:

- “Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần. Ở Việt Nam có hai vịnh (“bay”) rất nổi tiếng mà tôi đã đi thăm. Đó là: “Ha Long Bay” và “Cam Ranh Bay.” Nhưng còn một vịnh tôi thấy quảng cáo rất nhiều, ở trên tường, cây đại thụ bên đường, trong hẻm. Mà nó nằm ở đâu vậy? Anh có thể dẫn chúng tôi đi thăm được không?”

Anh hướng dẫn viên vội hỏi:- “Xin ông cho biết tên của cái vịnh đó là gì?”Ông khách chỉ lên bức tường bên đường rồi bập

bẹ đánh vần: “CAM ĐAI BAY!”Tóm lại, “nhà xí công cộng” thực sự là cái thuớc

để đo sự trưởng thành của một dân tộc. Dân chúng không cần các tượng đài hùng vĩ mà cần các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ chẳng riêng cho người bình thường mà cả trẻ em, người già và người tàn tật cũng có thể sử dụng được.

Xin mở một dấu ngoặc để mách nước cho những nạn nhân của “sự nghiệp” đái bậy vĩ đại của nhân dân ta dưới thời xã nghĩa. Tôi có một người quen, nhà ở góc đường có hàng rào gạch bao quanh rất dài, gần đó có quán bia hơi mới mở sau khi Sài Gòn “giải phóng” thành thành phố mang tên “bác”. Lúc đầu cô cũng kẻ hàng chữ “Cấm Đái Bậy” thật to,

không ăn thua gì. Sau cô xóa đi làm lại. Lần này cô kẻ hàng chữ to hơn “Chỗ dành riêng cho chó đái”, lại còn bắt mấy ngọn đèn sáng chiếu vào. Rất hiệu nghiệm. Người không dám tranh chỗ của chó. Chó cũng lịch sự nhường chỗ cho người. Bờ tường thành nơi hoang vắng, trang nghiêm như lăng Bác.

Trở lại với bài của tác giả Trần Văn Giang. Dưới tấm hình một cô ngồi xổm bên lề đường tự tiện tiểu tiện giữa những người di qua kẻ đi lại, tác giả ghi mấy câu vịnh:

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTình dân thương Đảng... nước vàng tưới câyTrăm năm có Đảng ra tayTrồng người “Ngài Đối” vườn cây Bác Hồ.Xin đề nghị đổi hai câu cuối cùng:Lăng to đã có Đảng xâyĐể dân “Ngài Đối” vào thây Bác Hồ.Được như vậy, ngày đêm dân chúng sẽ nối đuôi

sắp hàng vào thăm “Bác” để giải quyết nỗi “bức xúc”, may ra Hà Nội mới thực sự là sạch nhất!

KHI NÀO NGƯỜI VIỆTHẾT NGHIỆN THỰC PHẨM ĐỘC

Đại-Dương

Tin tức về ngộ độc thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm ít khi vắng bóng trên hệ thống truyền thông quốc doanh của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, tin lức liên quan đến an toàn thực phẩm lại nở rộ vào mỗi độ Xuân về.

Sau khi nghe Phó cục trưởng VSATTP báo cáo hôm 13/01/2010, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói: “Tôi phải ăn kiêng nên chủ yếu ăn rau. Nhưng về nhà vợ bảo rau toàn là thuốc trừ sâu. Rốt cuộc mình không biết ăn gì cho an toàn”.

Bác sĩ Trần Tuấn chuyên ngành Dịch tễ học xác nhận: “Những gì liên quan đến mất an toàn vệ sinh

Người Dân Số 234Trang 12

thực phẩm được nhìn, thấy, nghe hoặc từ báo chí chỉ là phần rất nhỏ so với thực tế. Mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta đã lên đến mức báo động”.

Điệp khúc thực phẩm nhiễm độc được lập lại thường xuyên mà ngày càng nghiêm trọng hơn, do Nhà nước bất lực, sự vô cảm của giới cầm quyền và doanh nhân, sự thờ ơ của dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Nhà nước giao vấn đề quản lý Vệ sinh An toàn Thực phẩm (VSATTP) cho Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn quản lý đã tạo ra sự chồng chéo “cố ý” để mỗi đơn vị có thể thủ lợi từ công tác, mà không có ai phải gánh chịu trách nhiệm. Kiểu cha chung không ai khóc xuất phát từ khi chủ nghĩa cộng sản đột nhập vào xã hội Việt Nam vẫn tiếp tục hoành hành.

Pháp lệnh về VSATTP và Pháp lệnh Chất lượng Hàng hóa chồng chéo nhau không được làm sáng tỏ qua vô số văn bản gây khó khăn cho các doanh nghiệp và tạo ra những lỗ hổng để tham quan chấm mút.

BS Tuấn nhận xét: “3 Bộ này đang quản lý theo từng vụ, thiếu hẳn việc quản lý có hệ thống, phối kết hợp nhịp nhàng”.

Giấy chứng nhận VSATTP do Bộ hay ngành Y tế quận, huyện cấp 1 lần mà thiếu hậu kiểm nên các doanh nghiệp trưng giấy phép lừa giới tiêu thụ.

Tuy xác nhận tình trạng tồn dư hóa chất độc trong rau quả rất cao; gia súc, gia cầm bệnh hoặc chết vẫn chui vào các lò mổ lậu; tái diễn việc sử dụng hóa chất độc trong chăn nuôi, nhưng Bộ Nông nghiệp chưa tổng kết tỉ lệ rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Việt Nam cho phép sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ, chất kích thích tổng hợp nên nông dân sử dụng bừa bãi, khiến mục tiêu an toàn thực phẩm ngày càng xa vời.

Trong buổi hội thảo về hệ thống cảnh báo nhanh EU-ASEAN cho thực phẩm và thức ăn chăn nuôi hồi đầu tháng 11/2009 ghi nhận Việt Nam còn chậm và không hiệu quả.

Giới cầm quyền Việt Nam và doanh nhân kín

đáo hợp tác với nhau nên các cơ sở sản xuất bẩn thỉu vẫn ngang nhiên tồn tại, việc lạm dụng hóa chất độc khi chế biến thực phẩm lan tràn như cơn dịch.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng cho biết trên 2 triệu người ăn rau không an toàn nếu 3% rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức. Thử nghiệm nhanh trên 5,000 mẫu rau, củ, quả ghi nhận dư lượng thuốc trừ sâu ở mức 3.9% mà Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật TPHCM nói thực tế còn cao hơn nhiều.

Sản phẩm gia súc giết mổ lậu ở tỉnh Đồng Nai lên tới 50%. Có 52% cơ sở kinh doanh động vật đông lạnh ở TPHCM bất cần VSATTP, 77% nơi bán sỉ trâu bò không có giấy phép VSATTP.

Cục Chăn nuôi kiểm tra 164 mẫu thức ăn đã phát hiện hàm lượng chì vượt mức, nhiễm vi khuẩn E. Coli, nhiễm độc tố nấm Aflatoxin (có thể gây ung thư gan). Nhưng Phó cục trưởng than: “chỉ có 11 trong số 63 tỉnh, thành làm báo cáo về kiểm soát chất lượng VSATTP, thức ăn chăn nuôi khi được Cục yêu cầu”.

Phó Cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế cho biết: “các địa phương có máy móc kiểm nghiệm, nhưng không khai thác hữu hiệu, do trình độ người sử dụng rất hạn chế. Mặc dù 100% các tỉnh kiểm nghiệm được các chỉ tiêu vi sinh (Coli-form, E.Coli, Salmonella), nhưng, khi kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu rau trên thị trường vẫn thấy vượt giới hạn”.

Một thương buôn ở chợ Thủ Đức vừa nhập khoảng 10 tấn trái cây, mà của Trung Quốc chiếm 70%, cho biết: “Tôi bán mà không dám ăn, chỉ thấy tội nghiệp người nghèo”.

Thống kê trình bày trong Hội nghị khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội 23/12/2009 ghi nhận: “56% các mẫu thực phẩm được xét nghiệm bị nhiễm vi sinh vật và nhiều loại thực phẩm bị nhiễm chất hóa học, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗvtrợ chế biến, chất chống oxy hóa... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người”.

Nam Hàn đã phát giác rau và trái cây nhập từ Trung Quốc có chứa melamin. Đài Loan nghi ngờ

Tháng 2, 2010 Trang 13

rau Trung Quốc có nitrit natri (tác nhân gây ung thư gan). Thái Lan phát hiện rau Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu ở mức nguy hiểm.

Nhà nước ban hành nhiều luật lệ VSATTP; cán bộ biết thực phẩm sản xuất, nhập cảng và luân lưu trong xã hội đều chứa chất độc; giới sơ chế và doanh gia biết rõ tình trạng sản xuất mất vệ sinh; thương gia biết thực phẩm có độc mà vẫn bán. Họ không ý thức được việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm tạo ra nguy cơ đe dọa đến giống nòi, tạo gánh nặng về bệnh tật, vô-giáo-dục và thiếu trách nhiệm đối với các thế hệ tương lại.

Cuối cùng, “khách hàng là thượng đế” phải gánh chịu hậu quả do Nhà nước và đám người vô-lương-tâm trút lên cơ thể, trong khi chẳng có Bộ nào chịu trách nhiệm.

Công dân kêu mãi cũng nhàm nên đành an ủi “trời kêu ai nấy dạ”.

Năm 2009, Việt Nam đã xuất cảng nông sản, thực phẩm vào các thị trường Âu, Mỹ, Nhật, Úc trị giá 11 tỉ USD mà hầu hết được người Việt tiêu thụ một cách khá vô tư.

Người Việt hải ngoại quá tin tưởng vào hệ thống kiểm phẩm của các quốc gia cư trú mà quên đi những yếu tố kỹ thuật.

Cơ quan Thực phẩm Thuốc men (FDA) của Hoa Kỳ chỉ thanh tra có 1.1% lượng nông sản, thực phẩm nhập cảng. FDA chỉ tập trung vào các mặt hàng có nguy cơ ô nhiễm cao. Do đó, hàng nhiễm độc có thể lọt lưới dễ dàng.

Mỗi mẫu hàng đem kiểm nghiệm thường rất tốn kém nên khó cho cá nhân và cả Chính phủ có đủ nhân viên, tài chính để thanh tra tất cả hàng hóa nhập cảng.

Không có áp lực của Chính phủ nào nhanh và mạnh hơn quyền tẩy chay của người tiêu thụ.

Muốn bảo vệ giống nòi, muốn không hổ thẹn với thế hệ tương lai, người Việt trong cũng như ngoài nước cần phải trừng phạt thẳng tay bọn vô-lương-tâm đang hành sử kiểu “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi” bằng cách tẩy chay thực phẩm của Việt Cộng và Trung Cộng.

CÓ NÊN NÓI KHÔNG?

Lê Ngọa Sơn

Trong mục Thư Tín số vừa qua, độc giả Phan Cương, Garden Grove CA, đặt vấn đề có nên... héo lánh đến tông giáo chăng.

Trước hết tạm kê khai mấy định nghĩa:- Microsoft Encarta College Dictionary, 2001:People beliefs and opinions concerning the exis-

tence, nature, and worship of a deity or deities and divine involvement in the universe and human life (tạm dịch: Lòng tin và ý kiến của con người về sự có thật, về tính nguyên thủy và sự thờ phượng một vị thần hay những vị thần cùng sự dính dáng thiêng liêng (của họ) vào vũ trụ và đời sống con người)

- Petit Larouuse Illustré, 1985:Ensemble des croyances et des pratiques ayant

pour objets les rapports de l’homme avec la divinité ou le sacré (tam dịch: Toàn bộ những tin tưởng và thực hành mà đối tượng là những sự liên quan của con người với sự thần thánh hay thiêng liêng)

- Từ Điển Tiếng Việt (Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam, 1992):

1. Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người. Con người phải phục tùng và tôn thờ.

2. Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức nghi lễ thể hiện sự sùng bái ấy.

Tóm gọn thì tông giáo là lòng tin vào một đấng hay các đấng thiêng liêng kèm các nghi thức thờ phượng đấng đó hay các đấng đó.

MẤY VẤN ĐỀ NÊN THẢO LUẬN

Người Dân Số 234Trang 14

Tin là tin, và tin là thờ phượng, không có vấn đề bàn cãi tại sao tin, cũng không có vấn đề bàn cãi về nghi thức thờ phượng.

Nhưng thói thường, tôi lại thấy người tông giáo này hay bài bác tông giáo kia, chê bai điều này là mê tín dị đoan, điều kia là kỳ cục. Trong khi chính trong tông giáo của họ cũng đầy dẫy những phi lý y hệt. Kể cũng dễ hiểu. Vì đã tin thì phải thấy đạo mình là đúng, đạo người là sai nên binh vực đạo mình, chê bai đạo người. Rồi đạo nọ chém giết đạo kia suốt lịch sử loài người. Ngay cả giữa những người cùng thờ một đấng. Chưa kể là chính cùng thờ một đấng có khi lại càng chém giết nhau dữ dội hơn!

Tình cờ là dòng họ nhà tôi không theo tông giáo nào cả. Tôi biết đến cụ nội bốn đời. Ngày giỗ ngày tết, tôi chỉ thấy làm mâm cơm cúng, đặt lên bàn thờ, đốt đèn hương, con cháu vào vái, ngồi hàn huyên một lát, rồi bưng xuống quây quần ăn uống. Có tang ma, không được khóc lóc, khâm liệm mau mau rồi mang táng ở nghĩa địa nhà. Tôi còn nhớ đám táng cụ tôi, ông tôi cầm trống tiêu cổ giữ nhịp đi nhanh như chạy. Bà cô tôi (em ông nội) ở xa về, chạy vội theo khóc lóc, bị ông anh sai người nhà lôi khỏi đám, không cho đi đưa.

Thế nhưng gia đình tôi lại đóng góp khá nhiều cho các cơ sở tông giáo quanh vùng: chùa, nhà thờ, văn chỉ,... Hoặc bằng tiền bạc xây cất, trùng tu; hoặc bằng đất đai (thổ cư cất chùa chiền, miếu mạo); hoặc bằng ruộng nương (tự điền). Nhưng có lẽ cũng như mọi công việc xã hội khác, như xây cầu cống, cất chợ, vv...

Vùng sinh quán tôi có nhiều làng công giáo. Người công giáo được mệnh danh là giáo dân, người có đạo, người “đi đạo”. Ngoài ra đều tự xưng là người lương, người “đi lương”. Đi đạo thì dể hiểu rồi, và họ ngoan đạo lắm, chăm chỉ đi lễ, đi chầu,... Còn đi lương là gì? Theo tôi thấy thì toàn như gia đình tôi, nghĩa là chẳng theo tông giáo nào cả. Ngoài việc cúng giỗ tổ tiên, chẳng thấy ai lên chùa. Họa ra có rất ít người tới điện đồng bóng, các hương chức hàng năm tế lễ Vạn Thế Sư (Khổng Tử). Vậy đi lương giản dị là không theo tông giáo nào cả, mà chỉ cúng giỗ tổ tiên. Và có lẽ do xưa kia triều Nguyễn gọi người dân thường là lương dân để

phân biệt với người công giáo là giáo dân. Thế cho nên khi tnghe người nào nói đa số dân Việt theo đạo Phật, tôi thấy là sự sai lầm to lớn.

Như nói trên đây, tất nhiên tôi không am hiểu gì về các tông giáo, tuy sau này cũng có tò mò tìm hiểu đôi chút: Do Thái giáo, Ki Tô giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, B�hai giáo... Có nhiều cái mang tên tông giáo, nhưng thật ra chỉ là một nhân sinh quan, một lối sống. Vì các định nghĩa trên đều đòi hỏi phải có đấng thiêng liêng, mà nhiều “tông giáo” lại chỉ có các đấng giác ngộ, và chẳng có vị nào đòi hỏi ai phải thờ phượng mình.

Bây giờ, ở Hoa Kỳ, tôi đi thuê phòng. Có muốn cúng giỗ ông bà cũng không xong. Vì nhang khói làm đen trần của họ. Cỗ bàn lấy đâu ra nơi chỗ để quây quần. Vả lại con trai, con gái lấy vợ lấy chống theo đạo con dâu con rể. Kẻ Phật giáo, kẻ Công giáo, kẻ Tin lành,... Hẳn chúng thấy người văn minh thì phải có tông giáo, đâu có chịu làm kẻ hủ lậu như tôi.

Trong khi đó, tôi nghĩ tông giáo chỉ có một giáo chủ, dạy một con đường, một chân lý nhằm thánh hóa con người. Hẳn nhiên ta không có gì cần đả động đến. Nhưng kinh sách, nghi lễ chắc gì đã hẳn là của giáo chủ. Nên ngay Cựu Ước, Tân Ước cũng thiếu gì người phê phán; đức Vạn Thế Sư cũng vẫn bị chê là xúi dại người (Khổng Khưu khiết phẩn nhi học).

Huống chi các giáo sĩ, tăng đồ tách ra, cải cách, tự nhận mình hay ho, người khác rối đạo, thì sao mình lại phải né tránh họ? Các ông/bà Moon, Ko-resh, Jones,... và giáo phái của họ đông đảo, nhiều người hâm mộ, nhiều “uy tín”, nhưng không có nghĩa là bất khả xâm phạm.

Đạo gì mà nói dóc, mà tin là tận thế đến nơi, bán nhà bán cửa, sửa soạn lên thiên đàng, để cả nhân loại ở lại chịu thiên tai? Đạo gì mà ra lệnh, mà chấp nhận để đạo trưởng phạm đủ tội lỗi hầu sau này sáng suốt trong việc phán xét chung? Đạo gì mà bắt, mà theo nhau chết chùm? Đạo gì mà sai, mà vâng lời ném bom, đặt mìn giết người vô tội? Đạo gì mà nhảy nhót, ăn diện, sửa sắc đẹp để lấy chồng, mà vẫn cắm đầu theo.

Đó là những điều sai của cả phía người giảng

Tháng 2, 2010 Trang 15

đạo lẫn người theo đạo. Đông người theo, sùng tín không có nghĩa là phải kiêng nể. Nếu việc giảng, việc theo không làm hại đến con người, đến xã hội ta có thể mặc họ.

Đàng khác, “biết điều sai mà không nói là bất nghĩa. Nói mà không nói hết là bất nhân”. Nếu Luther (1483-1546) không nói, thì làm gì có Mon-tesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1788), Rous-seau (1712-1778),... làm gì có cách mạng Hoa kỳ, các mạng Pháp,... làm gì có thế giới văn minh, dân chủ, tự do ngày nay.

Hồi đầu thập niên 1960, ở Miền Nam Việt Nam, xảy ra sự xung đột giữa một nhóm Công giáo và Phật giáo. Theo tôi, khởi nguồn là chuyện chinh trị, nhưng sau đó tôi thấy là chuyện quyền lợi, kèm thái độ của những vị cuồng tín, ngu tín bị xách động. Từ đó, tôi suy ra những vị này không thể hiện tông giáo mà chỉ là một nhóm, một phe làm sai lạc tông giáo. Lại từ đó, suy ra các giáo phái cũng không phải là tông giáo thuần khiết.

Quan sát các vị có theo một tông giáo nào đó, tôi thấy phần lớn họ sống theo đời thì nhiều chứ có theo đạo được bao nhiêu. Đạo nào tất cũng nói chuyện đạo đức, thương yêu, nhưng tín hữu phần lớn vẫn toàn ăn gian nói dối, tham lam độc ác. Tạm nêu vài chuyện điển hình thôi.

Chuyện thế giới: Mấy giáo phái đạo Hồi chủ trương khủng bố thì là sao? Nếu chống văn minh tây phương, đạo giáo tây phương thì thành lập các lực lượng chính trị, quân sự mà chống. Chẳng nên nhân danh tôn giáo.

Chuyện Việt Nam: Giáo phái Làng Mai (không chỉ người Việt Nam) tu tập kiểu gì là chuyện của họ. Nhưng kéo nhau sang Việt Nam, mũ mãng tàn lọng tiếp tay cho bạo quyền cộng sản, thì không thể không nói.

Ở ngoại quốc, sẵn tiền sẵn của, muốn làm gì thì làm. Ở trong nước, người dân đói rách, bị bóc lột kềm kẹp, có bao nhiêu việc phải làm. Lập tu viện để thoát tục, nhưng lấy đất của ai, cơm áo của ai và... có thoát được không?

Tóm lại, ta không động chạm đến bất kỳ tín ngưỡng, tông giáo nào. Nhưng những giáo phái, tu sĩ làm bậy thì không vì lẽ gì mà lại bỏ qua.

THƯỜNG DÂN THẮC MẮC

Lão Thực

Đất nước chúng ta, cả 60 năm nay, ở vào một tình trạng vô cùng bế tắc. Nhà nước bất kể đến dân, dân hoàn toàn bất lực. Phần lớn người được ưu đãi, có học hành, hiểu biết, có điều kiện thì không muốn nhận trách nhiệm, nếu không nói là lại còn toa rập với nhà nước để chèn ép bóc lột thường dân.

Thường dân có nghĩa là những người không chức quyền (vua quan), không thân thế (dòng họ vua quan), không tiền của (có tiền mua tiên cũng được), không tài ba (để đổi chác).

Như vậy, với người Việt Nam thường dân, như tôi, chỉ còn việc tay làm hàm nhai, đổ mồ hôi lấy bát cơm và chu toàn bổn phận đối với nhà nước (vua quan). Khó lòng có việc đòi hỏi quyền lợi. Tôi ước lượng chúng tôi khoảng ít nhất cũng 98% dân số, gồm những người nông thôn, rừng núi. Chúng tôi không hiểu biết nhiều. Ngoài cái vốn lương tri trời phú biết cái phải cái trái, cái tốt cái xấu; một số phong tục tập quán; chút khái niệm về luật vua phép nước, cuộc sống của chúng tôi hầu như hoàn toàn tùy thuộc thiên nhiên (trông trời, trông đất, trông mây) và sự lương thiện hay độc ác của kẻ cầm quyền (tăng giảm thuế má, sưu dịch, nghĩa vụ, hình phạt,...), sự nhũng nhiễu của hào lý.

Xa xôi trong lịch sử, chúng tôi biết rất ít, vì sách vở chép lại không có bao nhiêu. Nhưng xem sử Tàu, thì không khá nổi. Hôn quân bạo chúa là đương nhiên. Minh quân, hiền thần là ngoại lệ. Một người không vừa lòng vua cả ba họ, chín họ bị tru di. Liệu tổ tiên chúng ta có khá hơn chăng?

Người Dân Số 234Trang 16

Riêng từ triều Nguyễn, thì thấy giặc giã, lụt lội liên miên. Không thể khá được. Rồi bị Pháp cai trị, thì hẳn cũng chẳng đáng mong ước gì. Cho nên ông cha ta tìm cách đánh đuổi.

Nhưng dân nghèo đói, đất nước lạc hậu, địch sao nổi kẻ cai trị súng ống tối tân. Giải pháp hầu như tất yếu là tìm ngoại viện.

Có vị cầu cứu Tàu, thiên triều cũ. Nhưng Tàu lạc hậu cũng chẳng hơn gì ta. Có vị cầu cứu Nhật, đồng văn đồng chủng. Nhưng Nhật cũng chẳng kém thực dân. Đều không hấp dẫn bằng nhà nước Nga Xô, nắm quyền năm 1917, hứa giúp đỡ giải phóng thuộc địa và thiết lập thế giới công bằng, người không bóc lột ức hiếp người. Việc chọn Nga Xô thật dễ hiểu với một số vị.

Có điều những việc làm của họ tạo nên những thắc mắc, băn khoăn. Họ đây tôi muốn nói đến các vị của thế kỷ 20, trưởng thành vào những thập niên 1920 (sinh cỡ 1900), 30 (sinh cỡ 1910), 40 (sinh cỡ 1920), cùng lắm là thập niên 50 (sinh cỡ 1930). Sau đó, họ quá trẻ, bị bưng bít không biết gì nhiều, lại cũng không có quyền lựa chọn vì bị tuyên truyền, áp đặt.

Đây là những người cộng sản. Người đầu tiên là ông Hồ Chí Minh, gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp ngay từ khi mới thành lập (năm 1920). Rồi ông sang Nga, năm 1923, và trở thành nhân viên Đệ Tam Quốc Tế. Như thế ông là điển hình những người cộng sản Việt Nam đã tới Nga, đã học tập, đã thấy, đã chấp nhận và du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam.

Ngoài ra là những người cộng sản chỉ biết chủ nghĩa cộng sản qua đảng cộng sản Pháp, đảng cộng sản Tàu, hay được các đảng viên cộng sản từ ba nước Nga, Pháp, Tàu về truyền thụ lại, hoặc đọc trong sách vở. Điển hình như ông Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Những vị ngày chỉ nghe, chỉ đọc mà chưa hề thấy, nhưng tin tưởng vào những gì được nghe, được đọc.

Lại còn có những vị gia nhập đảng khi đảng đã nắm độc quyền, điển hình là quí ông Bùi Tín.

Là gì thì lý do gia nhập đảng cộng sản cũng vẫn là Nga Xô sẽ giúp mình đánh đuổi thực dân, xóa bỏ biên cương, giải phóng nhân loại, thiết lập thiên đàng hạ giới. Toàn là những điều quá ư tốt đẹp. Tuy nhiên những điều thắc mắc của thường dân chúng tôi là, thực sự:

- Những vị sang tận Liên Xô, đã nhìn thấy gì ở chính nước Nga? Tình trạng tốt đẹp: tự do, dân chủ, ấm no? Các nước đàn em có được đối xử tử tế, bình đẳng? - Những vị ở nhà, khi nắm được quyền, dù ít (vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh), dù nhiều (vụ cướp chính quyền 19-8-1945), thì việc thủ tiêu các người đảng khác, đấu tố các thành phần trí phú địa hào, là cần thiết, đúng đắn, chính nghĩa? - Những vị gia nhập đảng sau khi Đảng nắm chính quyền thấy các chuyện tự do, dân chủ, ấm no đều tăng tiến hơn xưa?Riêng thường dân chúng tôi không có trình độ

để hiểu biết cái gì cao xa, chỉ căn cứ trên thực tế, những điều tai nghe mắt thấy: Ở thời điểm đó, với những điều kiện đó, các vị cầm quyền làm những điều đó, tiến hay lùi? Chúng tôi được hưởng cái gì hay phải chịu cái gì? Lời nói có đi đôi với việc làm, với sự thực?

Công việc hanh thông, có khả năng, xin tiếp tục, chúng tôi hoan nghênh. Công việc trục trặc, không đáp ứng nổi, phải trình bày, tìm người tiếp tay hay thay thế. Còn những điều thầm kín, chúng tôi không thể biết, cũng không cần biết. Đó là việc quí vị phải làm. Cũng như thuế má, sưu dịch là việc chúng tôi phải đóng, không thể viện bất cứ lý do thầm kín nào để từ chối.

Thế nhưng thực tế đất nước thoái hóa, dân tình khốn cực vô vàn so với thời thực dân đô hộ ra sao, dân chúng biết. Những người cộng sản trên cũng đều biết.

Tháng 2, 2010 Trang 17

Tất nhiên trên hết là ông Hồ. Có người bào chữa ông chỉ dùng Đệ Tam Quốc Tế là phương tiện để thực hiện độc lập quốc gia. Thì sao khi giành được chính quyền rồi ông lại tiêu diệt các thành phần yêu nước, lại ký kết để thực dân trở lại, lại cấu kết với Nga Tàu. Họ bảo để lấy vũ khí đánh Pháp nên phải tái lập đảng cộng sản (Đảng Lao Động). Thế thì sao ông lại thanh lọc tiểu tư sản. Năm 1954, ông có nửa nước rồi, sao việc đấu tố 1956 còn dữ dội hơn, tiếp đó là các vụ Nhân Văn Giai Phẩm, cải tạo doanh thương, chế độ hộ khẩu tem phiếu, trong khi chính Nga Xô đã xét lại. Ông Hồ “chiếu cố Miền Nam” (1959), tàn sát Mậu Thân (1968). Họ bảo để chống Mỹ Ngụy thống nhất đất nước.

Tất cả những việc trên đều trong thời gian ông Hồ làm chủ tịch nước. Suốt thời gian, ông ca tụng chủ thuyết cộng sản, Stalin, Mao Trạch Đông, thi hành đúng những điều họ đã thi hành ở Nga ở Tàu. Lợi hại ra sao ông thừa biết trước. Vậy thì là do ông thừa quyền hành và muốn làm hay không có quyền hành và bắt buộc phải làm? Đó là thắc mắc chính của người thường dân muốn biết, trước khi phán xét. Tiếp đó là hai loại đảng viên cao cấp hay đảng viên thường trên đây. Câu hỏi cũng tương tự như đối với ông Hồ mà thôi.

Tối đại đa số họ không cần trả lời. Một số không giám trả lời. Một số đổ lỗi cho người khác. Một số khoe công lao. Một số nhìn nhận sai lầm. Một số sửa sai. Một số hiếm hoi nhận tội. Không kẻ nào giám chuộc tội.

Còn các đảng viên ngày nay, như Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Tấn Dũng, họ chỉ là đám con cháu được hướng dẫn, dạy dỗ để suy nghĩ, thi hành và thụ hưởng những điều ông cha họ tạo nên. Họ không là những con người bình thường. Đừng bắt họ suy nghĩ hành sử như những con người bình thường. Đừng hi vọng họ sửa đổi. Họ không có khả năng nghĩ khác, làm khác. Nếu thấy không chấp nhận họ thì chỉ còn cách thay thế họ. Bằng cách nào là việc của các vị

được ưu đãi và sẽ có thường dân tiếp tay.Đó là nói về người cộng sản. Họ nói xây dựng

thiên đường cho dân. Sự thực ra sao, chúng ta đã biết.

Còn người không cộng sản? Nghĩa là những vị quyền chức phe cộng hòa.

Chúng tôi bỏ ra ngoài những phe phái quốc gia (đảng phái, giáo phái, đoàn thể) không quyền hành, lại còn bị lùng bắt, giết chóc, giam cầm, chèn ép, cấm đoán.

Các ông cộng hòa nói rằng cộng sản độc tài, tước đoạt độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc nên ta phải chống. Chẳng cần nói thì ai cũng biết. Nhưng vấn đề là chống ra sao.

Theo các ổng thì có nghĩa là kệ Miền Bắc, chỉ cần giữ Miền Nam. Đại khái cũng tương tự kiểu “an toàn khu” của giám mục Lê Hữu Từ, hay “tự trị” Bùi Chu-Phát Diệm, Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, Bến Tre. Điều này tạm thời cũng đành chấp nhận. Nhưng thế thì Miền Nam phải thực sự có độc lập dân chủ tự do. Vì phải được nhân dân tâm phục, cộng tác để cộng sản hết đường lẩn quất. Lấy lý do còn cộng sản Miền Bắc nên ở Miền Nam cần hạn chế. Cũng không có gì phải bàn. Miễn là rành mạch, thẳng thắn, thành thực.

Thế thì sao ông Diệm phải mua các “sứ quân” (Nguyễn Thành Phương, Trình Minh Thế), phải gian lận trong việc trưng cầu dân ý, phải tự phong chức tổng thống,... Hoặc giả ông muốn vĩnh viễn chia đôi đất nước? Phải chăng ông Diệm không biết gì về các việc dối trá, độc tài, thối nát, tham nhũng,...? Tại sao cứ phải gia đình trị. Sợ người khác không đủ khả năng? Sợ dân trí còn quá thấp? Như vậy bản chất khác chế độ Miền Bắc là bao nhiêu? ông Diệm không biết đến những việc đó; dùng người để sau tất cả đều phản bội; không có đến một chỗ trú thân, phải ẩn nấp ở tư gia một Hoa kiều và một cơ sở tông giáo, mà lại giữ vai trò nguyên thủ quốc gia!

Những người sau ông Diệm lại còn tệ hơn ông

Người Dân Số 234Trang 18

về phương diện nhân cách. Thiên hạ gọi là chế độ Diệm mà không có ông Diệm (Diemism without Diem). Vì không còn ông Diệm, cá mè một lứa, họ tranh giành nhau, thả cửa thối nát. Cho nên (cũng chẳng khác người cộng sản) con cháu họ lại cũng chịu ảnh hưởng tư cách, sự hướng dẫn, giáo dục của cha ông. Vậy cũng khó lòng kỳ vọng gì.

Dù sao, riêng với tôi, những thắc mắc trên vẫn là những thắc mắc nhỏ. Thắc mắc lớn là: Các vị lãnh tụ số một như quí ông Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chắc tự cho là ái quốc ái quần (cũng có một số người suy tôn như thế). Thì có phải vì quí vị này tự thấy mình là bất khả thay thế trong việc lãnh đạo quốc gia trong sứ mạng “ngọn cờ đầu của Liên Xô, biên cương nối dài của Hoa Kỳ”, nên vị nào cũng phải rán ngồi lại, kẻo sợ quốc gia nguy vong. Đối với quí vị đó, một câu hỏi đặt ra là: nếu không có quí vị đó lãnh đạo, thì Miền Nam có bị cộng sản tràn ngập sớm hơn, cũng như ngày nay đất nước có sẽ tệ mạt hơn?

Liệu người thường dân Việt Nam có thấy như thế chăng? Nhiều vị dạy rằng chưa có quyền nhận định lúc này, mà phải để lịch sử phán xét. Tôi thiển nghĩ, người thường dân không thể và cũng không cần chờ lịch sử. Quá khứ là của quá khứ, hiện tại là của hiện tại, tương lai là của tương lai. Ngày mai không phải chịu nỗi thống khổ ngày nay. Việc của người ngày nay không thể chừa lại cho người ngày mai.

Thế cho nên, điều người thường dân ngày nay, nhất là những người ở hải ngoại có nhiều thuận lợi, nếu còn thiết tha đến đất nước, là phải từ bỏ thái độ chịu đựng, tiêu cực, thờ ơ của thế hệ chúng tôi xưa kia. Trái lại, phải học hỏi, suy xét, lựa chọn người và việc và tích cực tham gia, kiểm soát mới có thể quang phục quê hương, dân tộc. Trong nước, nhiều dân đen đã biểu lộ thái độ chống đối rành mạch, một số trí thức trẻ đã dấn thân.

Ở hải ngoại, chúng ta phải làm gì?

THẮC MẮC LỊCH SỬ

Bạch Đinh

Bây giờ, ở Hoa Kỳ, người thường dân Việt như tôi, tạm có điều kiện để thắc mắc về nguồn gốc dân tộc, về tiên tổ.

Phải chăng quí vị đó:- Là thủy tổ loài người. Vì các “chuyên gia” cộng sản (Nga-Việt) đã... phát hiện Việt Nam là cái nôi của nhân loại.- Từ Tây Tạng/Hi Mã Lạp Sơn xuống. Thì xuống từ bao giờ?- Từ các đảo phía nam lên. Thì cũng lên từ bao giờ?- Là con cháu Thần Nông (3189-2669TCN). Thì cũng chỉ là các vua họ Hồng Bàng — Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương (2879-258TCN) — chứ đâu có thể là toàn dân, kiểu truyền thuyết 100 trứng. Và thế thì các vua Hùng nào đã làm mất quá nhiều đất đai vào tay các nước Sở, Ngô, Việt,...? [1]- Chạy loạn Hiên Viên (2669-1989TCN). Thì sao chạy xa thế, mà khi đó lưu vực sông Hồng đã có người nào ở sẵn chưa (chả hạn họ Hồng Bàng)?- Là dân Việt (Câu Tiễn) chạy loạn Sở (cỡ 390TCN). Hẳn là đến ở nhờ một dân tộc đã ngụ sẵn đó. Họ cùng chủng tộc hay rồi có sự pha giống?- Có nghi vấn về Thục Phán là con cháu vua Thục đến chiếm nước ta (257-208TCN) [1]? và Triệu Đà sát nhập nước ta vào Nam Việt (207-111TCN)? Họ cũng có cùng chủng tộc hay rồi có sự pha giống. [1]nm

Tháng 2, 2010 Trang 19

- Tích Quang, Nhâm Diên có “giáo hóa” dân ta? [2]- Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, 18 Hùng Vương trị vì 2621 năm, An Dương Vương 49 năm, nhà Triệu 96 năm. Thì sao các cuộc khởi nghĩa năm 40 và 248 vẫn do các bà Trưng, Triệu lãnh đạo?Vân vân...Trong bức thư kèm bài viết “Lịch sử Việt tộc...”

(Người Dân 232 và 233), ông Việt Tử “sẽ cám ơn mọi lời phê bình chỉ trích tốt lẫn xấu và lời chỉ dạy của các bậc uyên thâm, thông hiểu”, thì đúng ra tôi không được quyền viết bài này. Vì tôi không uyên thâm, thông hiểu. Chẳng những thế, tôi cũng chẳng biết mô tê gì về khảo cổ học, nhân chủng học, di truyền học, ngôn ngữ học, phương pháp sử học,....

Tuy nhiên tôi rất thích đọc sử Việt và rất muốn biết những sử kiện chính xác, trong khi đó, lịch sử nước ta, dân tộc ta hiện còn rất nhiều chỗ mù mờ. Giản dị có thế. Tôi chẳng cần băn khoăn ông cha mình văn minh hay lạc hậu. Có gì thì nhận vậy. Chẳng cần thấy sang bắt quàng làm họ. Hổ phụ sinh khuyển tử là chuyện thường. Nhưng khuyển phụ sinh hổ tử cũng là chuyện thường. Mà con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo. Cái quan trọng là chính chúng ta làm được cái gì cho quốc gia dân tộc, bây giờ.

Do đó, khi được đọc bài viết của tác giả Việt Tử, tôi không đặt vấn đề phê bình, chỉ trích mà hoàn toàn chỉ nêu lên những điều chưa thông hiểu để mong tác giả chỉ giáo mà thôi.

Theo tôi biết, từ khi đất nước độc lập (đời nhà Đinh, 968-80), sử của ta được viết vào đời nhà Trần (thế kỷ 13), và sử gia nhà Trần chỉ viết chuyện gì mình biết. Rồi Ngô Sĩ Liên, triều Lê; Phan Thanh Giản, triều Nguyễn; Trần Trọng Kim, thời Pháp thuộc thêm vào chuyện sử trước đó, nhưng toàn dựa vào sách của Tàu và truyền thuyết khi viết về thời kỳ trước nhà Đinh (tuy nhiên mọi tác giả đều có nhắc nhở người đọc đó là “tục truyền rằng”, không lấy gì làm thực).

Sau đó, đời chúng ta, thì ông Lý Đông A gợi ý, linh mục Kim Định gò ép những điều gọi là truyền thuyết đó thành niềm hãnh diện của dân tộc (vì mục đích chính trị ?). Cho đến nay, tác giả Việt Tử chứng minh những điều đó là sự thực, do phương pháp khoa học mà ông gọi là Mực Di Truyền (mitho-chondrial DNA) kiểm chứng,

Trước đây, tôi nghĩ rằng các vị tìm hiểu gốc gác Việt tộc thì dùng cách khai quật các di chỉ rồi áp dụng các phương pháp khảo cổ học, nhân chủng học, di truyền học để suy diễn và, theo ông Việt Tử, họ đã đưa ra ba giả thuyết về nguồn gốc người Việt Nam:

1. Từ Hi Mã Lạp Sơn theo sông Dương Tử xuống (có lẽ là thuyết của mấy ông Tây).

Về giả thuyết này, ông Việt Tử hỏi họ là ai và từ đâu đến. Rồi tự trả lời không ai biết cả (vì vậy là đi vào siêu hình học). Nếu tôi hiểu không lầm, thì ý ông muốn nói họ là người ở Hi Mã Lạp Sơn đi xuống nhưng, trước nữa, tổ tiên họ là ai, ai sinh ra, ở đâu tới Hi Mã Lạp Sơn. Hỏi như vậy, thì chẳng cứ giả thuyết này, mà giả thuyết nào cũng chẳng trả lời nổi, kể cả khoa học, ngoài chuyện gán cho ông trời, hóa công, thượng đế, thì rồi lại nảy ra câu hỏi ai sinh ra thượng đế, thượng đế ở đâu!

2. Ông Bình Nguyên Lộc, căn cứ vào chỉ số sọ của người tiền sử tìm thấy ở Việt Nam, đưa ra giả thuyết thủy tổ là Cổ Mã Lai [3]. Ông Lộc cho đây là phương pháp khoa học rất chính xác, nhưng tác giả Việt Tử cho rằng chỉ là môn xã hội học nên không khả tín.

3. Ông Nguyễn Phương cho rằng người Việt là từ gốc Tàu mà ra, căn cứ vào tiếng nói trại ra từ tiếng Tàu. Nhưng tác giả lại dẫn chứng các nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Việt có 15,000 âm điệu trong khi tiếng Tàu chỉ có 13,000.

Có nghĩa là cả ba giả thuyết trên đều không được ông chấp nhận. Và ông đưa ra những luận cứ của ông, gồm bốn phần: Nguồn gốc Việt Tộc qua cổ sử Trung Quốc, qua văn hóa, qua khảo cổ học và qua mực di truyền, ngụ ý chỉ có thuyết của Kim Định

Người Dân Số 234Trang 20

và phương pháp Mực Di Truyền là đúng. Và ông kết luận (tôi chỉ nêu ra những kết luận mà tôi băn khoăn):

- Bách Việt là thủy tổ của dân Việt Nam hiện tại (thì ở đâu tới?), - Việt Nam là dân tộc lâu đời nhất ở á Châu (mặc nhiên bác bỏ truyền thuyết Lộc Tục, Sùng Lãm, Hùng Vương,... dòng dõi Thần Nông),- Việt Tộc là chủ thể của chủng mongoloid phương nam tạo ra nền văn minh Hòa Bình và Đông Sơn... (nền văn minh này không hề bị Tàu cướp mất) [4]. Tàu không có ảnh hưởng nào trên chủng nam

mongoloid cả, vì Việt Tộc sinh sống từ vùng Hoàng Hà đến Bắc Việt hơn 10,000 TC, trước khi dân Tàu đến (điều này là hệ luận đương nhiên của ba điều trên),

- Tàu đã cưỡng đoạt nền văn hóa Việt để xây dựng văn minh Tàu bằng cách tiêu diệt chữ viết của Việt Tộc (điều này mâu thuẫn với ba điều trên).

*****Trước hết phải xác định chúng ta tìm nguồn gốc

là nguồn gốc dân tộc Việt ngày nay. Vì rất có thể có nhiều dân tộc khác đã cư trú tại đất Việt mà nay đã đời đi nơi khác hay tuyệt chủng. Từ đó, tôi xin mạn phép trình bày một số điều [5]:

- Tác giả xác định rằng “cổ sử cho thấy dân Tàu gốc dân Turk lai Mông Cổ, từ Tây Bắc ở Tiểu á sang giao tranh với Việt Tộc ở Trác Lộc: Hiên Viên đã diệt Ly Vưu (Xi Vưu=Xi Bưu=Đế Lai=Chiyou) trong tỉnh Hebei ngày nay” (Người Dân 232, trang 34, cột 1).

Tác giả cũng trích dẫn “Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược chép rằng giống Tam Miêu sinh sống vùng đất Hoàng Hà. Người Tàu từ Tây Bắc vùng Trung á sang đánh đuổi người Tam Miêu đi rồi chiếm giữ lưu vực sông Hoàng Hà mà lập nước Tàu” (sđd, trang 35, cột 1).

Thời đó có cả trên 10,000 thị tộc/bộ lạc sống vùng lưu vực Hoàng Hà nhưng lớn mạnh hơn cả là

Cửu Lê, căn cứ địa ở Trác Lộc (nay thuộc Sơn Tây), tù trưởng là Xi Vưu; rồi đến bộ lạc Thần Nông tại Thái Sơn (nay là Sơn Đông), tù trưởng là Viêm Đế [6].

Như vậy, Hiên Viên là ngoại xâm sau cùng vào chiếm đất đai của Cửu Lê và Thần Nông và các bộ lạc khác. Thế rồi bộ tộc nào di cư?

Tuy nhiên có vẻ tác giả coi cả hơn 10,000 thị tộc/bộ lạc ở lưu vực sông Hoàng Hà đều cùng một huyết thống và gọi chung là Tam Miêu, hoặc Việt Tộc hoặc “Bách Việt” (xin đừng lẫn với đám Bách Việt do nhà Tần gọi bừa các tộc bộ vùng Lĩnh Nam sau này).

Dù bộ lạc Hiên Viên có lớn mạnh đến đâu thì cũng bị cả hơn 10,000 bộ tộc thổ trước đồng hóa [7]. Và về di truyền, người Tàu phương bắc hẳn bẩm thụ phần lớn đám thổ sinh (nên hết luôn nét Turk). Và họ là giống mông cổ trung [8].

Truyền thuyết (cũng như tác giả xác định) nói là con cháu Thần Nông/Viêm Đế (Lộc Tục) được phong đất từ trước (2878 TCN), thì hẳn không phải chạy cái loạn này và cũng không bị cướp mất nền văn minh.

Vả cho dù có chạy, thì hẳn cũng không cần chạy xa đến thế. Đất đai hồi đó còn thiếu gì. Và hẳn lúc đó cũng chưa thể có một văn minh nào để mà bị cướp đoạt. Mà cướp đoạt sao được, vì kẻ chạy mang nó trong đầu chứ đâu có cặp ở nách.

Hơn hai ngàn năm sau sự kiện Hiên Viên (221 TCN), các bộ lạc/quốc gia phía bắc/phía nam Trường Giang hay ít ra cũng phía nam Ngũ Lĩnh bị nhà Tần chinh phục, chính thức được gọi gồm là... Bách Việt. Từ đó họ hợp chủng với người Tàu phương bắc thành người Tàu phương nam và được xếp vào chủng mông cổ nam (ông Bình Nguyên Lộc cho rằng họ vốn thuộc đợt Cổ Mã Lai khác xuống chiếm cư trước đợt Xi Vưu).

Còn dân tộc Việt Nam, theo tác giả Việt Tử, là rặt dòng Việt Tộc/Bách Việt, di cư xuống.

Cũng theo tác giả, Việt Tộc sinh sống từ vùng Hoàng Hà đến Bắc Việt hơn 10,000 TC (sđd, trang

Tháng 2, 2010 Trang 21

34, cột 1). Tàu (Hiên Viên) chỉ vào trung nguyên quãng 2700 TCN ở phía bắc, thì làm sao đụng chạm tới Việt Tộc ở mãi Bắc Việt để mà tiêu diệt chữ viết và nền văn minh? Và đã ở đó từ 10,000 TC, thì hẳn không do chạy giặc Hiên Viên, mà là di cư từ trước đó, vì một nguyên do nào khác? (xem dưới đây)

Nhưng tác giả Việt Tử lại cho rằng việc tiêu diệt chữ viết xảy ra thời Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) đối với các loại chữ con quăng (khoa đẩu), chân chim (điểu tích) của các bộ lạc khác (Người Dân 232, trang 37, cột 2).

Điều này có phần đúng, vì Tần Thủy Hoàng muốn mọi cái đều thống nhất. Nhưng không có nghĩa là chúng đều biến mất, vì nhà Tần Thống Nhất chỉ tồn tại có 15 năm. Điều này cũng lại có nghĩa là Hiên Viên (Ngũ Đế), Hạ, Thương, Chu không hề tiêu diệt chữ viết của các bộ lạc. Chắc chắn ngày nay nhiều sắc tộc Tàu vẫn còn duy trì tiếng nói, chữ viết riêng của họ, ngoài tiếng quan thoại và chữ Hán (nho).

Như vậy, với dân tộc ta, ở xa tít mù tắp, không bị Tần thôn tính, thì chữ Việt chỉ có thể bị tiêu diệt do Tây Hán, Đông Hán, Tùy, Đường,... mà thôi. Nhưng lúc đó thì họ đã có Hồng Phạm, Hà Đồ, Lạc Thư, Hán Tự, Ngũ Kinh,... từ lâu rồi. Nếu có cướp thì là họ cướp của Việt Tộc miền bắc chứ không phải cướp của ta.

Trong khi đó, sử Tàu (và cả sử ta) viết ta không có họ, có tên, không biết lấy vợ lấy chồng cho đến khi được nhà Tây Hán (206 TCN) đô hộ dạy dỗ. Chúng ta cần tìm ra những bằng chứng đích xác để phản bác chuyện người Tàu phịa láo (nếu có) này.

Một nền văn minh tự diệt là sự thường thấy. Một nền văn minh kém bị nền văn minh cao diệt là chuyện đương nhiên. Nhưng nền văn minh cao bị nền văn minh kém hủy diệt là chuyện lạ. Mông Cổ, Mãn Thanh hùng mạnh, nhưng kém văn minh, vào trung nguyên thi hành đủ mọi chính sách tàn bạo vẫn bị văn minh Tàu đồng hóa. Việt Nam xưa bị ảnh hưởng văn minh Tàu, thế kỷ 20 bị ảnh hường văn minh Pháp hẳn là do kém họ. Hủy diệt một nền văn minh không phải dễ dàng. Nó không là vật cụ thể để

mà chém giết, giựt lấy, thủ tiêu, chôn vùi. Chẳng ai cướp được văn minh của ai, mà chỉ có việc tiếp thu hoặc đào thải.

Như đã thưa ở trên, tôi không có thẩm quyền gì để nói phương pháp này không chính xác, khoa kia chính xác, mà chỉ dựa vào cái lẽ thường (common sense), thì thấy có thể có bốn/năm giả thuyết:

- Tổ tiên chúng ta từ phương Tây sang, từ biển Đông tới vì những nơi này khó kiếm ăn.

- Từ phương bắc (nam Hoàng Hà, bắc Trường Giang) di cư xuống vì cái họa Hiên Viên và xua những bộ lạc nhỏ yếu để chiếm đất. Điều này không cần thiết, phần vì không cần phải, hay không thể, đi xa như thế, trong khi 99 (?) bộ tộc Việt khác vẫn ở lại và đồng hóa thành người Tàu Hoa Bắc-Hoa Nam.

- Từ phương nam di cư lên nơi không người ở, vào thời gian nước biển thấp (cỡ 10,000 năm trước, họ có thể đi trên mảnh Sandae nằm dưới biển ngày nay), vì tính ưa đi xa. Điều này cũng trái với thực tế, vì dân tộc ta xem ra không thích chuyện xa quê hương, nhớ mẹ hiền.

- Di cư lên phía bắc vì nạn nước dâng cao (do băng Bắc Băng Dương tan chảy, cỡ 8,000 năm trước), rồi lại hồi cư khi nước xuống. Dù có thế thì cũng không vì lý do gì mà tiêu luôn văn tự, nền văn minh [9].

- Một bộ tộc vốn cư trú tại lưu vực sông Hồng trước rồi kết hợp với các sắc tộc từ nơi khác di dân tới sau thành dân tộc. Điều này có lẽ đúng nhất.

Mỗi giả thuyết đều đòi hỏi những chứng cớ xác thực mà tôi thấy cho đến nay chưa có được bao nhiêu. Chỉ giản dị nhìn cái bảng kê khai các nền văn minh trên đất Việt Nam (Người Dân 233, trang 37, cột 2): văn hóa Sơn Vi (20,000-12,000 TC) đến văn hóa Óc Eo (1-630 TM) của tác giả, đủ thấy đâu có phải Tàu cướp mất văn minh, chữ viết và xua tổ tiên ta xuống... Việt Nam!

Vậy thì vấn đề là lấy gì làm cơ sở để quặc dân tộc chúng ta vào với Bách Việt, mà sao lại không là một dân tộc hoàn toàn cách biệt Tàu, do những rặng

Người Dân Số 234Trang 22

Ngũ Lĩnh, rặng Thập Vạn Đại Sơn. Trong khi hai chữ Bách Việt là tiếng nhà Tần chỉ tưới xượi tất cả mọi sắc dân họ không hề biết gì nhiều từ dãy Ngũ Lĩnh trở về Nam. Tựa như ông cha ta gọi tưới xượi các ông bà da trắng mũi lõ là ông Tây/bà Đầm dù họ là công dân vương quốc Na Uy/Thụy Điển, thực dân Anh/Pháp, hay thuộc địa Trung Đông,...

Cùng một chủng tộc không hề có nghĩa là cùng một văn minh, cùng một dân tộc. Phải chăng dân tộc ta chẳng liên quan gì đến Bách Việt/Việt Tộc (bộ lạc Viêm Việt/Thần Nông) mông cổ bắc, mông cổ trung, cũng chẳng liên quan gì đến nhóm Bách Việt mông cổ nam, dù là cùng một chủng tộc nào đó, như các quốc gia Âu Châu cùng một chủng tộc Ấn Âu (Aryens)?

Tóm lại, theo tài liệu của ông Việt Tử chứng dẫn - dù có là dòng giống Bách Việt, dù có là chủ thể của chủng mông cổ nam, dù có thuần chủng, dù có một nền văn hóa cao, dù có là dân tộc lâu đời nhất ở á Châu - cũng chưa xác định được tổ tiên chúng ta từ đâu tới và bị người Tàu cưỡng chiếm Hà Đồ, Lạc Thư, Thuyết Âm Dương, Kinh Dịch, chữ viết,...

Về các mục người gốc Việt Tộc qua cổ sử, qua văn hóa, qua khảo cổ học thì ông Vũ Hữu Táo đã đề cập đến khá chi tiết ở hai số báo Người Dân 215/216, thiết tưởng chẳng cần nhắc lại.

Trên đây là những thắc mắc tôi vốn vẫn chưa thấy giải đáp và một phần mới do bài viết của tác giả Việt Tử gợi ra. Chắc cũng có khá nhiều độc giả, như tôi, mong ước được tác giả Việt Tử cũng như quí thân hữu Người Dân 232 soi sáng, thì là vạn hạnh.

Xin vô cùng tri ân.Chú Thích của Tác Giả:[1]. Các niên đại theo tác giả Vũ Hữu Táo (Tôi Học Sử,

NgD 215-6): Thời đại Phục Hi 4449-3189TCN, thời đại

Thần Nông/Viêm Đế 3189-2669TCN, thời đại Hiên Viên/

Hoàng Đế 2669-1989TCN, triều nhà Hạ 1989-1600TCN,

nhà Thương 1600-1066TCN, Tây Chu 1066-771TCN,

Đông Chu 770-256TCN (Xuân Thu 772-481TCN,

Chiến Quốc 403-221TCN), Tần 221-206TCN, Tây Hán

206TCN-23, Đông Hán 25-220.

[2]. Theo Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương.

[3]. Thực ra ông Lộc căn cứ rất nhiều vào ngôn ngữ tỉ

hiệu, và cho rằng tổ tiên chúng ta, gồm 9 tộc (Cửu Lê)

do lãnh tụ Xi Vưu dẫn từ Hi Mã Lạp Sơn tới lưu vực

Hoàng Hà. Chín tộc này thuộc chủng Cổ Mã Lai (Proto

Malai=Indonesien). Xin đừng lầm với hai xứ Malaysia

và Indonesia ngày nay. Cổ Mã Lai là tên thông dụng do

Hi-Malaya (Hi Mã Lạp Sơn) mà ra, tên khoa học là In-

donesien.

Dân Cửu Lê này chỉ mới chiếm cứ địa Trác Lộc chừng

năm, mười năm thì bị Hiên Viên tràn tới đánh đuổi, chạy

ra biển, tới Cao Ly, Nhật Bản, Đài Loan, Hải Nam, Việt

Nam, Célèbes. Ông Lộc không giải thích tại sao một dân

miền núi cao mà lại giỏi nghề đi biển đến cỡ đó.

Cả hai ông Lộc và Kim Định đều nói họ chạy đến những

nơi đó. Nhưng hình như không hề thấy những dân tộc

Cao Ly, Nhật Bản, Đài Loan, Hải Nam, Célèbes phàn nàn

về việc bị cướp đoạt nền văn minh Bách Việt.

[4]. Theo tác giả, “khảo cổ cho thấy có một sự chuyển

tiếp liên tục giữa nền văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình và Đông

Sơn” ở Việt Nam.

Văn hóa Sơn Vi khoảng 20,000-12,000TC, văn hóa

Hòa Bình khoảng 12,000-10,000TC; văn hóa Đông

Sơn 2,000TC-200TM (Người Dân 233, trang 27, cột

2), mà Hiên Viên chỉ vào trung nguyên cỡ 2,700TCN,

tức sau 17,300 năm, thì làm sao diệt nổi, nói chi Bạo

Tần (221-206TCN), Tây Hán (206TCN-23), Đông Hán

(25-220), như chính tác giả xác nhận ở ngay câu sau!

[5]. Tác giả ghi niên hiệu tách bạch TC (Thời Cũ = thời

gian trước công nguyên) cho những niên đại trước công

nguyên và TM (Thời Mới = thời sau công nguyên).

Đây, theo tôi hiểu, là lịch của Ki Tô Giáo, lấy năm (được

coi là) sinh của đức Ki Tô làm chuẩn để phân định. Trước

đó là BC (Before Christ, trước Ki Tô); từ đó là AD (anno

Domini, trong năm của Thiên Chúa). Vậy nó chẳng có ý

nghĩa cũ mới, và từ năm 1 trở đi cho đến nay 2010 vẫn

là năm công nguyên, mà không phải là “thời sau công

nguyên”.

Để giản dị hóa, mỗi khi có hài TC/TM là tôi ghi theo tác

giả. Phần tôi, tôi chỉ ghi niên đại trước công nguyên bằng

Tháng 2, 2010 Trang 23

cách kèm sau chữ TCN. Sau đó, tôi chỉ ghi con số (từ 1

đến 2010).

[6]. Hiên Viên là lãnh tụ bộ lạc Hữu Hùng. Sau thắng lợi

Trác Lộc, ông thiết lập thời đại Ngũ Đế. Sau Ngũ Đế là

các triều đại Hạ, Thương, Chu.

Sao lại gọi là Tàu, hẳn có lý do nào? Theo tôi, gọi là người

Hoa có vẻ dễ hiểu hơn vì họ từ Hoa Sơn tràn xuống.

Dù lớn mạnh đến đâu, họ cũng vẫn chỉ là một bộ lạc so

với số hơn 10,000 thị tộc/bộ lạc ở lưu vực Hoàng Hà.

Xét ra kẻ bỏ chạy phải là các tộc Cửu Lê của Xi Vưu, mà

không phải Viêm Việt (Thần Nông). Viêm Đế/Thần Nông

liên minh với Hiên Viên/Hoàng Đế diệt Xi Vưu và ở lại để

tạo nên tộc Hoa Hạ (Hoàng Đế từ núi Hoa tràn vào và

Viêm Đế ở tỉnh/huyện Hạ (Sơn Tây?), nên họ hãnh diện

tự cho là con cháu Viêm-Hoàng.

Người Tàu chẳng chỉ gồm hai bộ lạc này mà cả hơn 10,000

bộ lạc ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang và Lĩnh Nam

nữa. Đàng khác, chính tác giả cũng xác định là ngay thời

nhà Tần cũng chưa hề có người Tàu (Người Dân 232,

trang 35, cột 2) mà mới chỉ bắt đầu thống nhất liệt quốc.

Điều này có vẻ đúng, vì Trung Hoa, Trung Quốc, nước

Tàu chỉ bắt đầu trên đường thống nhất từ đó, và họ đồng

nhất với triều đại thống trị mà xưng là người Hoa, Hán

tử, Thoòng dành,... hoặc Chúng Coọc dành. Ta gọi họ là

Tàu có lẽ do cái nạn giặc tàu ô (thuyền ngăn ra từng ô để

khỏi chìm) của họ gây ra cho dân miền biển nước ta.

[7]. Sau này, hai dân tộc hùng cường Mông Cổ và Mãn

Thanh còn bị đồng hóa nữa là!

[8]. Vì họ vốn là Mông Cổ lai Turk hợp chủng với các tộc

ở trung nguyên. Mông cổ rặt giống là mông cổ bắc.

[9]. Tuy vẫn có thể xảy ra, chả hạn trường hợp dân tộc

Ai Cập, văn minh như thế, có văn tự lâu đời như thế, mà

bỗng dưng tiêu tùng khi bị La Mã cai trị vào đầu công

nguyên. Không biết họ có bị La Mã tiêu diệt như Ngũ Đế,

Hạ, Thương, Chu hay Tần đối với Việt Ngữ của ta, theo

tác giả Việt Tử xác định, chăng?

ĐÍNH CHÍNHMỘT “SÁT NA” LỊCH SỬ

(Tiếp theo và hết)

Đặng Tiểu Nhàn

Thế nhưng trong tờ Viet Tide nói trên, bài Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử, Hoàng Anh Vũ viết:

“Chính quyền Việt Minh vừa mới lập xong đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Hậu quả của nạn đói năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vẫn còn kéo dài. Nhiều gia đình thiếu ăn, đói kém phải tha phương cầu thực. Đồng ruộng xác xơ, việc cày bừa bị thiếu hụt sức kéo do trâu bò chết nhiều trong nạn đói. Các ngành sản xuất bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm. Nền tài chính kiệt quê, không có gì. Đã thế, hơn 90% nhân dân bị mù chữ. Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm, trộm cắp, mê tín dị đoan vẫn là những tình trạng phổ biến trong xã hội. Nhưng điều quan trọng nhất là ngân khoản chi dùng của nhà nước đã gần như trống rỗng”.

Tác giả ghi là “tổng hợp nhiều nguồn”, có nghĩa là phần lớn không mắt thấy tai nghe. Tác giả quê ở Vinh (Nghệ An) có thể nắm vững tình hình nơi quê nhà và có thể cả ở Huế, ngoài ra là suy diễn qua các tài liệu.

Tôi cũng thế. Tôi chỉ biết rõ về vùng quê nội quê ngoại là Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Theo tôi biết, chỉ ba tỉnh này là bị đói nặng. Các tỉnh ở trung và thượng du không bị ảnh hưởng bao nhiêu. Còn không biết miền trung ra sao, nhưng hẳn không đến nỗi nào. Vì chỉ có người bắc vào Trung khất thực, mà không thấy người trung ra Bắc.

Dù sao, đến vụ chiêm 1945 (tháng 6, tháng 7), thì như bà Hằng Phương viết, cũng như bản thân tôi

Người Dân Số 234Trang 24

biết, lúa gạo thừa thãi không có người ăn, thì nhà nước cộng sản làm gì có vấn đề. Các tệ nạn xã hội lại càng không có.

Phần dân thành phố, Nhật trả nền độc lập, tuy chưa hoàn toàn, mọi người đều hồ hởi. Không ai không nhận thấy ông Bảo Đại tỏ ra đàng hoàng, nội các Trần Trọng Kim xứng đáng, nhân viên nhà nước giác ngộ. Ai cũng cố gắng làm một cái gì cho đất nước, dân tộc. Chúng tôi ở Đoàn Thanh Niên Khất Thực cứu đói đi đến đâu cũng được nhân dân, nhà nước, tất cả thân mật, vồn vã sốt sắng. Còn sau đó dân nông thôn, ruộng nương thừa mứa, đang cần người. Người nào cũng qua một thiên tai, nhân tai kinh khủng, đều lo làm lại cuộc đời. Chưa kể Pháp bị giam, quân đội Nhật nổi tiếng kỷ luật, khắc khổ. Làm gì có những tệ đoan như tác giả nói.

“Ngân khoản chi dùng của nhà nước” không gần như trống rỗng mà hoàn toàn trống rỗng là khác. Nhật đảo chính Pháp, tịch thu hết. Nam triều chưa bắt nhân dân đóng góp. Nhưng ai cũng sẵn sàng cơm nhà vác tù và hàng tổng, sẵn sàng cống hiến, không hề băn khoăn.

Không ai nghĩ đến bản thân, nghĩ đến gia đình, vì thấy trước mắt tương lai sáng sủa của dân tộc. Bằng chứng là rồi hoàng đế, nội các, tỉnh thị trưởng, phủ huyện, hương hào hương lý sẵn sàng nhường chức vụ, cơ quan cho bất cứ ai đến đòi, từ Bắc tới Nam.

Chính nhà nước cộng sản cũng biết thế, nên động viên nhân dân đóng góp để mua súng đạn đánh Pháp ngoại xâm. Nhưng thực ra là để đấm mõm bọn Tàu, như tác giả đã biết.

Xin đừng suy diễn một cách hoàn toàn xa vời dữ kiện như thế.

Còn trong “Hà Nội 1946, Những Giờ Sắp Nổ Súng”, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết:

“Hà Nội đau khổ! Cái mảnh đất lâu đời này đã chịu đựng biết bao nhiêu tủi nhục trong mấy năm nay. Nó chưa ngẩng đầu được lên khi bọn Pháp đầu hàng Hítle thì đã bị ngã dúi xuống đế giày quân Nhật. Nó còn chưa hết bàng hoàng với đêm Nhật

đảo chính thì đã sa vào một chính phủ bù nhìn hung hăng hò hét. Cách mạng Việt Minh mới ra đời trong lụt lội, trong đói khổ và trong kiệt quệ. Hà Nội chưa hồi sinh đã lại chứng kiến quân Tàu phù của Tiêu Văn, Lư Hán nhiễu nhương, bòn vét giết người và ỉa bậy với cả một đám người hải ngoại lai căng theo gót chúng kéo về xâu xé tổ quốc”.

Ông này lại còn sai lạc, hay đúng ra hiểm độc, hơn. Chẳng biết sau ông có là đảng viên không, nhưng lúc đó ít ra ông là cảm tình viên của cộng sản. Nghe đâu trước khi chết ông có phản tỉnh. Thì cũng chẳng ích gì cho ngay cả chính ông.

Cái hiểm độc ở chỗ ông gán cho Nam triều là “chính phủ bù nhìn hung hăng hò hét”. Chỉ cần một chút lương thiện thôi thì cũng thấy rằng ông Bảo Đại và nội các Trần Trọng Kim là những người đầy thiện chí. Họ chỉ phục vụ, chưa hề làm cái gì sai trái. Sáu chữ đó hoàn toàn vu oan giá họa. Có thể họ bù nhìn, nhưng người có chút trí tuệ đều hiểu rằng chuyện Nhật Bản thất trận còn chiếm đóng chỉ là vấn đề thời gian. Việc chính là chuyện chấn chỉnh nội bộ. Hung hăng hò hét là chuyện tuyệt nhiên không hề có. Đúng ra nếu họ hung hăng hò hét thì dân chúng sẽ biết về cộng sản, không chừng đất nước lại xoay ra thế khác. Tiếc rằng họ lại chủ trương đoàn kết lòng dân!

Cũng như trên, thời điểm đó không hề đói khổ, kiệt quệ. Lụt lội năm nào chẳng có, cũng không đến nỗi gớm ghê, nhất là năm này dân tự lo lấy và lo được. Có điều vì là đê Đông Lao (Hà Đông) vỡ, kề ngay Hà Nội, nên báo chí làm thành to chuyện thôi.

Cái hiểm độc hơn hết là gán cho những thành phần quốc gia từ Tàu về. Họ về để ngăn ngừa nạn cộng sản. Tiếc rằng họ bị lũ Tàu phù ăn hối lộ phản bội.

Kết cuộc, Tàu rút về dẹp cộng sản tại nước nhà, các lực lượng quốc gia bị tiêu diệt. Các tuyệt đối địch thủ của cả hai bên đã thua chạy, còn lại hai tương đối địch thủ, cộng sản và thực dân, trực diện.

Tháng 2, 2010 Trang 25

Cuối cùng cộng sản bắt buộc phải ra tay, để giữ chính quyền và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Trong vụ xung đột này, Nguyễn Huy Tưởng viết những chuyện đáng rơi nước mắt:

“Cũng buổi sớm hôm ấy, khi trời còn đang ở trong cái màng mênh mông, ẩm ướt và lạnh lùng chưa phá vỡ, ánh sáng của những ngọn đèn điện cô đơn còn vãi trên đường, trên hè yên tĩnh và còn vương trên những cánh cửa đóng kin, Trần Văn đứng gác sau cái ụ bao cát sông Hồng, tần ngần nhìn theo một tốp người, mà anh biết là bộ đội, lặng lẽ dời phố kéo đi. Những cái bóng nhấp nhô không quay lại. Tiếng giầy bước đều, tiếng võ khí chạm vào người mà cái tĩnh mịch rì rầm và ran ran của chung quanh khuấy động thêm lên. Họ đã đi xa rồi mà những tiếng ấy vẫn vọng lại, khẽ dần, khẽ dần và lâu lắm còn lích kích bên tai Trần Văn. Cái thành phố đã vắng vẻ và rỗng lắm rồi lại vắng và rỗng thêm, mềm nhẽo hẳn đi, như thân thể một con người không có xương sống.

Một nỗi buồn làm rã rời người xâm chiếm lòng anh. Bộ đội đi đâu? Anh tự hỏi và đứng ngây người nhìn ra phía Hàng Gai mà gió lạnh đánh vật vờ mấy mẩu thuốc lá còn cháy vứt trên đường... Sao những người thiện chiến là bộ đội lại đi? Họ có trở về không?...

... Thấy Quốc Vinh cười với anh một cách hồn nhiên, anh đỡ lo, và cũng đỡ cái dè dặt mà anh thường có khi gần một cán bộ. Xe dừng lại, Quốc Vinh nhảy xuống, một tay đưa lên miệng, một tay nắm lấy Trần Văn. Giữa những tiếng nổ của động cơ, Quốc Vinh hỏi:

- Anh gác đấy à? Anh em khoẻ chứ? Đâu cả rồi...

... Quốc Vinh như đoán được cái lúng túng của Trần Văn:

- Phải cương quyết, anh ạ.Trần Văn hỏi:- Tôi vừa xem báo, thấy tình hình có vẻ gay go

lắm. Nó hẹn 20 giờ giữ lấy trị an. Ta có nhận không?

Nếu không nhận thì có thể chiến tranh không? Vừa nói anh vừa đưa tờ báo cho Quốc Vinh. Hai

người nhắm nghiền mắt lại vì bụi cát táp vào mặt. Quốc Vinh xoay lưng Trần Văn lại cho thuận chiều gió. Anh nói nhỏ:

- Từ nay đến ngày mai, tình hình sẽ gay gắt lắm. Âm mưu xâm lược của nó đã rõ. Chúng ta phải hết sức đề phòng, nhất là tối hôm nay là hết hạn cái tối hậu thư của nó.

- Nó có thể đánh ta không?- Có thể, cho nên chúng ta phải luôn luôn tỉnh

táo để không bị đánh bất ngờ. Quốc Vinh ho vài tiếng và nói:- Anh triệu tập ngay anh em lại. Vũ khí sẵn sàng

[2]. Không một phút rời trụ sở. Tối nay có thể quyết liệt đấy...

... Một tiếng gọi, anh quay ra, thấy Văn Việt đi xe đạp ở ngoài phố vào, miệng phì phèo điếu thuốc lá thơm, râu quai nón cạo nhẵn. Vẫn cái bờludông tím, vẫn cái bao súng lục đeo bên hông, vẫn đôi giầy da đen có ghệt nhỏ túm lấy cái quần dạ màu nâu xẫm, vẫn cái vẻ hiên ngang nho nhã của người thanh niên ủy viên quân sự.

Trần Văn chạy lại, nói thì thầm, nhưng lễ phép:- Có thể tối nay nó đánh mình, phải không anh?Ghếch xe đạp bên hè, một chân đá cái pêđan

quay tít, điếu thuốc lá cặp giữa hai ngón tay một cách lơ lửng, Văn Việt cười:

- Ai bảo anh thế?- Tôi vừa gặp anh Quốc Vinh, mới đi họp về thì

phải.Văn Việt nhún vai, một tay tì trên càng khẽ rung

rung cái chuông. Mặt anh nhạt dần, có một vẻ gì chua chát:

- Họ họp từ nửa đêm kia, cả bà Oanh nữa!Anh ấy nói thế.- Vâng, nhưng chắc anh cũng biết rồi.- Tôi biết? Họp đâu mà biết!Văn Việt bắt tay Trần Văn, cười khẩy, rỉ tai Trần

Văn:

Người Dân Số 234Trang 26

- Người đoàn thể nói thì mình phải tin thôi. Được, họ cứ họp, mình cứ canh, cứ gác, cứ bố trí, cứ huấn luyện cho thật cừ. Họ họp suốt đêm thì mình cũng thức suốt đêm. Bảo đánh là đánh.

Nhưng riêng tôi, tôi cũng có cái phán đoán của tôi. Nếu nó đánh mình, thì nó phải đánh buổi sáng sớm, vì nó có cả một ngày hoạt động. Lại có lợi là bất ngờ, làm cho ta hoang mang, lại bảo vệ được kiều dân nó. Và nhất là nó có điều kiện giữ được nước điện mà không có thì nó chết. Nếu đánh tối, thì không phải là nó đâu. Phải hiểu khác.

Văn Việt cười khanh khách, nắm chặt tay Trần Văn:

- Ta cứ tin vào các ông ấy thôi. Nhưng phải chuẩn bị gấp đấy. Giờ H rồi. Khổ cho những ai không ở trong đoàn thể!

Người ủy viên đạp phóng lên phía Hàng Bạc. Trần Văn càng hoang mang. Nhưng anh vẫn cảm thấy có một cái gì không phải như mọi ngày nữa.

Anh tin Quốc Vinh hơn, lòng buồn buồn cho Văn Việt, lúc này còn soi mói.

Rồi thì, điện tắt, “ba phát đại bác cách nhau một phút một, ba hỏa pháo xanh tím xanh, tám giờ mười chín phút tối 19-12, tất cả tự vệ chiến đấu bỏ chạy hết, lũ chúng tôi, tự vệ thành, mà người ta gọi là tự vệ công tử, lũ chúng tôi đã khởi đầu cuộc kháng chiến toàn quốc” (Nguyễn Mạnh Côn, sđd).

Bác, Đảng, chính phủ, bộ đội Việt Minh rủ tự vệ thành đánh Pháp, hẹn mật hiệu, nhưng rồi rút hết tới nơi an toàn, bỏ mặc các thành phố có Pháp — được cộng sản mời vào — cho các thanh niên khu phố.

Chẳng làm gì có chuyện ông Vũ nói:“Cuộc kháng chiến của quân và dân thủ đô tập

trung vào Liên Khu 1, khi đó gồm: Phía bắc, phố Hàng Đào; phía tây phố Phùng Hưng; phía nam phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cẫu Gỗ, Hàng Thùng; phía đông từ gầm cầu Long Biên đến phố Lò Sũ.

Lực lượng gồm 2 đại đội vệ quốc đoàn, 1 trung đội tự vệ chiến đấu, và hơn 2000 tự vệ thành và công an xung phong. Ngoài ra, có cả người Hà Nội

chưa kịp tản cư tham dự”.Không hề có vệ quốc đoàn, tự vệ chiến đấu, công

an xung phong. Những toán này là chủ lực của cộng sản, họ rút hết để bảo toàn lực lượng.

Hãy nghe ông Côn nói: “Tôi không muốn mang tiếng phản bội bằng cách

cố dùng ngòi viết mà thuật lại những cử chỉ anh hùng của hơn hai ngàn chiến sĩ giữ thủ đô trong tháng chạp năm Ất Dậu. Là vì không có bút nào tả xiết, vả lại có tả cũng không mấy ai đã giám tin, rằng hơn 400 khẩu súng, mỗi khẩu không có đủ 150 viên đạn; một dúm người, có người xưa nay chưa cầm vào khẩu súng, đã cầm chân, đã chống trả năm nghìn quân thiện chiến “(sđd).

Đó là tình trạng rớt nước mắt, do ông Tưởng, ông Côn thuật lại.

Ông cán bộ cao cấp Quốc Vinh tất nhiên lái xe thẳng lên khu an toàn. Ông Tưởng, ông Văn Việt, ông Côn ở lại đánh Pháp ở Liên Khu Bắc, nơi 36 phố phường cũ của Hà Nội.

Ông Tưởng chiến đấu vì mù quáng tin tưởng người cộng sản, chẳng sao. Rớt nước mắt là anh thanh niên tiểu tư sản Văn Việt, ủy viên quân sự, chỉ huy thanh niên tự vệ khu phố Liên Khu Bắc Hà Nội, ông Côn và những thanh niên tự vệ, con cái tiểu tư sản.

Biết thừa sự yêu ma của cộng sản, nhưng họ vẫn chiến đấu rồi lại tiếp tục chiến đấu sau khi rút khỏi thủ đô/thành phố. Tại sao?

Vì họ cùng đều một tâm trạng như ông Nguyễn Mạnh Côn:

“Vì chúng tôi là người, chúng tôi đã vùng dậy theo bản năng chống Pháp. Việt Minh cũng chống Pháp. Việt Minh cho chúng tôi phương tiện. Lẽ nào từ chối? Vả lại từ chối thì đi đâu, và làm gì?...

... Không còn lòng nào ngụy biện rằng chiến đấu để giành độc lập; chúng tôi biết ngay từ bây giờ, rằng khi nào sắp độc lập là cộng sản đã bạch đoạt chính quyền rồi....

... Chúng tôi cố nhiên đã nghĩ đến trở về Hà Nội,

Tháng 2, 2010 Trang 27

liên kết với Pháp để diệt cộng, rồi diệt Pháp sau dễ hơn.

Giải pháp hữu lý. Nhưng không được: cứ tưởng tượng con mắt người Pháp không bao giờ giống con mắt người Việt, là đã đủ nổi cơn cuồng nộ. Không được! Dù chúng tôi có muốn liên kết với Pháp, cứ nhìn vào đáy mắt chúng tôi, họ cũng đủ thấy chúng tôi căm hờn tới mức độ nào; họ sẽ giết chúng tôi trước. Và chúng tôi sẽ chết vô ích.

Đành lẽ trong giai đoạn này theo Việt Minh, cho giai đoạn sau, Việt Minh về Hà Nội, lúc đó lại ra đi chống cộng sản”.

Ông Côn chỉ đúng một nửa. Cuối cùng ông vẫn phải bỏ dở nửa chừng, trốn vào vùng Pháp tạm chiếm, trước khi cộng sản giành được... độc lập. Ông Côn may mắn, trốn thoát; những người khác muốn mà không thực hiện được, đành ở lại chịu kiếp sống đói hèn.

1950, có Trung Cộng viện trợ, cộng sản hết cần đến họ, đám tiểu tư sản du kích cầm cự với Pháp. Cộng sản rèn cán chỉnh quân, thanh lọc hàng ngũ, loại những thành phần tiểu tử sản nhiều công lao, uy thế này.

Các người ngày đó:- Những Quốc Vinh (Võ Nguyên Giáp, Phạm

Văn Đồng,...) tiếp tục an toàn, chẳng kẻ nào rụng một sợi lông chân cho đến ngày về Hà Nội, cho đến ngày nay; con cháu họ ngày nay cầm quyền, thành tư bản đỏ;

- Còn những Nguyễn Huy Tưởng, kẻ vào Đảng (Xuân Diệu, Chế Lan Viên,...) ăn trên ngồi trốc; kẻ (có thể) nín thở qua cầu (Vũ Ngọc Phan, Hằng Phương,...) làm ngơ trước các nỗi khổ của đồng bào;

- Những Văn Việt, Nguyễn Mạnh Côn, kẻ đầu hàng (Trần Dần, Quang Dũng,...); kẻ bỏ về thành (Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sĩ,...).

Thời cơ tất cũng gồm đủ hai loại trên đây.Dù vậy, chắc chắn, mỗi người một tâm sự não

nề: Đám đảng viên gạo cội, có kẻ giám nói ra, như

Nguyễn Hộ về tội lỗi, như Trần Độ về sự cần sửa sai. Nhưng cả những kẻ không nói ra, trong lòng, cũng thừa biết tội lỗi của mình, kể cả chính Võ Nguyên Giáp, ngay giờ phút này. Kẻ nào trưóc khi chết cũng để lại những di cảo thú nhận.

Chỉ buồn cho đám thực tâm yêu nước, bất lực bên phía cộng sản nhưng cũng chẳng làm được gì bên phía cộng hòa. Đến nay thì cả hai phía cộng sản (đúng ra là bạo quyền) cũng như không cộng sản chẳng muốn làm gì, hay có muốn cũng chẳng biết gì để mà làm, hoặc chẳng có điều kiện gì để mà làm.

Tuy nhiên, ít nhất, tôi vẫn nghĩ mình phải có bổn phận trả lại sự thật cho lịch sử và giải oan về những lời vu vạ bất lương.

Người viết ai cũng có thể sai lầm, vì hiểu biết giới hạn. Nhưng một khi in lại bài viết của kẻ mù quáng, thiên cộng, hay đảng viên, tờ Viet Tide nên phải có phần chú thich về những sự vu oan giá họa, để tránh cho con em khỏi bị lạc dẫn về cha anh.

Chú Thích của Tác Giả:[1]. Khi đó, cộng sản Hồ Chí Minh/Trường Chinh ở ngoài Bắc (ảnh hưởng cộng sản Nga) và cộng sản Trần Văn Giàu/Nguyễn Văn Trấn ở trong Nam (ảnh hưởng cộng sản Pháp) là hai nhóm khác nhau. Cả hai đều được phe quốc gia nhường chính quyền. Hồ tinh ma, vội sai đao phủ thủ “Quận Thọt” Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Cao Hồng Lãnh vào... đảo chính, ép Trần Văn Giàu ra Bắc quản thúc, rồi phái Nguyễn Bình vào Nam.[2]. Các tự vệ thành, tự vệ khu phố bỏ tiền túi ra mua súng ống đạn dược, tự huấn luyện nhau, chính phủ cộng sản để mặc họ tự lý. Thực ra họ được lệnh hễ có đánh nhau thì chỉ có nhiệm vụ chỉ dẫn đồng bào tản cư.Liên Khu Nam đã làm đúng nhiệm vụ giao phó và rút cùng đồng bào. Nhưng Liên Khu Bắc thì ở lại đánh Pháp.

nm

Người Dân Số 234Trang 28

HỘI TAM ĐIỂM ÂU CHÂU

Nguyễn Trần Ai

James Charles Stuart sinh ngày 19.6.1566 tại lâu đài Edinburg ở Tô Cách Lan, mới được 13 tháng tuổi thì phụ hoàng bị sát hại và mẫu hậu thoái vị, được tôn làm vua, hiệu James VI, được 4 vị nhiếp chinh trông nom, năm 19 tuổi đích thân nắm quyền bính. Dưới triều ông, Nhà nguyện Rosslyn của các Hiệp Sĩ Đền (Knight Templar) được kiến thiết, đến nay vẫn tồn tại.

Nữ hoàng Anh Elizabeth I băng hà năm 1603, vua James VI được kiêm phong vua Anh Quốc lấy hiệu là James I (1603-1625). Thứ nam của ông, vua Tô Cách Lan Charles I (1600-1649), ngày 27.3.1625 lên nối ngôi, đổi thành James I khi làm vua Anh, Tô Cách Lan và ái Nhĩ Lan. Ông cưới công chúa Pháp Henrietta Maria theo Công giáo, bị Quốc Hội và dân chúng phản đối là ông thân Pháp. Ông bổ nhiệm William Laud làm tổng giám mục Canter-bury và muốn cải tổ GH Tô Cách Lan khiến xẩy ra chiến tranh Giám Mục làm suy nhược nước Anh và đưa đến nội chiến (1642-1645). Ông trốn sang Đảo Wight. Nội chiến lần thứ hai (1648-1649) bùng nổ. Ông bị bắt, đem ra xử và bị xử trảm về tội phản quốc, năm 1660 được GH Anh giáo phong thánh, tức là thánh Charles Stuart.

Cùng năm ấy con ông là Charles II (1660-1685) lên nối ngôi và tái lập nền quân chủ, nhưng phải đi trốn, dư đảng là nhóm Jacobite trong đó có nhóm Tam Điểm College Invisible ở lại phải rút vào bí mật, vận động để khôi phục lại nhà Stuart. Khi vua Charles II được tái lập thì Tam Điểm College Invis-ible đổi thành Royal Society và Tam Điểm lại thịnh

hành.Charles II băng hà ngày 6.2.1685 sau khi đã thu

xếp để em ông, James II Stuart (1685-1688), lên thay. Năm 1677, con gái James II là Mary lấy Wil-liam of Orange (Hòa Lan), cả hai theo Tin Lành. James II Stuart mất lòng dân. William được mời sang Anh cầm quyền, ngày 5.11.1688 cặp bến Tor-bay. Ngày 22.1.1689, Quốc Hội họp ra Tuyên Ngôn Quyền Hạn (Bill of Rights) giao ngai vàng cho Wil-liam với điều kiện vua không được:

1/ đình chỉ luật, 2/ tăng thuế và giữ quân đội, 3/ bắt và bỏ tù mà không có lệnh tòa án. William thành vua William III (1689-1702), là

người cho phép thành lập Ngân Hàng Anh Quốc (Bank of England). Mary thành nữ hoàng Mary II (1689-1694). Công giáo hết hy vọng quay lại Anh.

Năm 1707, Anh Quốc và Tô Cách Lan sáp nhập làm một lấy tên là Great Britain, (Grande Bretagne để phân biệt với bán đảo Bretagne ở mỏm tây bắc nước Pháp), Tàu gọi là Anh Cách Lan, còn England là Anh Cát Lợi. ít người phân biệt hai từ ngữ này.

Vào thời điểm này, Tam Điểm truyền sang Tô Cách Lan rồi Anh Quốc.

Bốn Môn Hộ Luân Đôn họp trong quán rượu Con Ngỗng và Vỉ Nướng (Goose and Gridiron Ale House), Luân Đôn, năm 1717, vào ngày lễ Thánh John 24.6, cũng là ngày các Hiệp Sĩ Đền họp, lập ra “Đại Môn Hộ Luân Đôn”, bầu Anthony Saver làm Đại Sư, năm 1718 George Payne kế vị, năm 1721 đến lượt quận công Montagu. Năm 1723, James Anderson, mục sư Tin Lành người Tô Cách Lan, kế vị, được hỗ trợ của linh mục Anh giáo Jean Théo-phile Désaguliers, một giáo sư vật lý nổi danh, con một mục sư người Pháp, chạy qua Anh định cư sau biến cố bắt bớ người Tin Lành.

Ông hệ thống hóa Hội Tam Điểm, công bố Hiến Chương cho tất cả các môn hộ Tam Điểm, quy định những điều căn bản của Hội:

- Hội Tam Điểm là một hội để phục vụ con người.- Hội viên là những con người tốt và chân thật, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người khác.- Hội Tam Điểm có bổn phận kết hợp những

~~MỤC TÌM HIỂU~~Nghi Vấn & Huyền Thoại

Tháng 2, 2010 Trang 29

người tốt trên khắp hoàn cầu qua tình huynh đệ thân ái, không phân biệt màu da hay chủng tộc.Trong Chiến Tranh Jacobite (1689-1691), vua

James II Nhà Stuart được vua Pháp Louis XIV (1643-1715) viện trợ tiền, vũ khí và 7,000 quân nhưng vẫn thua. Năm 1714, triều đình Anh ở trong tay Nhà Hanover, nhóm Jacobite định một lần nữa khôi phục lại nhà Stuart với trợ giúp của Louis XIV, nhưng cuộc đổ bộ năm 1715 thất bại vì chính phủ nhiếp chính (Gouvernement du Régent), kế tiếp Louis XIV, lại thân Hanover. Năm 1722 trong âm mưu Atterbury, nhóm Jacobite bầu lên một Đại Sư chống Quận Công de Wharton Nhà Hanover nhưng cũng thất bại vì Quận Công d�Orléan, nhiếp chính ở Pháp, thân Hanover, báo cho Anh biết trước. Tuy nhiên, những hội viên Jacobite vẫn không bị tiêu diệt và để giữ cho môn hộ hoàn toàn là Jacobite, họ rút vào bí mật và thêm 30 cấp nữa trên 3 cấp cũ trong tổ chức của họ. Từ đó Đại Môn Hộ Luân Đôn theo “Nghi Thức Anh”, còn được gọi là “Nghi Thức Hanover”, chỉ có 3 cấp, và nhóm Jacobite theo “Nghi Thức Tô Cách Lan” (REAA = Rite écossais ancien et accepté) có 33 cấp.

Sau khi âm mưu thất bại, James II Stuart phải đem tàn quân lưu vong sang St Germain-en-Laye ở Pháp và năm 1721 lại phải dời đi Bar le Duc rồi đi Avignon, Cerlino và tới Rome. Nhiều sĩ quan ngự lâm quân là hội viên Tam Điểm thành lập Môn Hộ Bình Đẳng Toàn Hảo. Do đó Tam Điểm Pháp chịu ảnh hưởng của hệ Tô Cách Lan và, tuy cũng chịu ảnh hưởng của hệ Anh nhưng ít hơn.

Tam Điểm Pháp phát triển mạnh trong giới quí tộc và không cần hỗ trợ của Tam Điểm Anh. Các nhà lãnh đạo Tam Điểm Pháp phần nhiều thuộc hoàng tộc và nhờ thế Tam Điểm vững mạnh phát triển. Năm 1721, môn hộ Pháp đầu tiên “Tình Bằng Hữu và Tình Huynh Đệ” (L’amitié et la Fraternité) thuộc hệ Anh được thành lập tại Dunkerque. Năm 1726, môn hộ “Thánh Thomas” thuộc hệ Tô Cách Lan, được Charles Radcliffe, tức bá tước Derwent-water, thành lập tại Paris. Năm 1746, ông này bị vua Anh xử tử vì đưa quân về tính khôi phục ngai vàng của Nhà Stuart.

Nhóm Jacobite dời trụ sở chính sang Pháp và từ

1726 môn hộ đầu tiên đã được lập tại Paris. Từ 1728 đến 1738 nhiều môn hộ được thành lập tại Pháp và chia làm hai hệ Jacobite và Hanover. Hai hệ này cùng họp ngày 24.6.1738, bầu Louis de Pardaillan de Girondin, tức công tước Antin, làm Đại Sư. Đến 1756, Tam Điểm Pháp mới được chính thức thành lập lấy tên là Đại Môn Hộ Pháp (Grande Loge de France). Công tước Antin mất năm 1743, Louis De Bourbon-Condé, tức bá tước Clermont, lên thay. Năm 1771, bá tước Clemont mất. Công tước Lux-embourg vận động lập một phái mới năm 1773 lấy tên là “Đại Đông Pháp” (Grand Orient de France), bầu công tước Chartres, sau trở thành công tước Philippe Orléans, làm Đại Sư.

Hiến Chương Anderson được dịch ra tiếng Pháp và, để thế vào chữ tôn giáo tự nhiên (religion na-turelle), người dịch dùng chữ Kitô giáo, vì người Jacobite hoàn toàn theo Kitô giáo.

Sir Andrew Ramsey là người Tam Điểm Tô Cách Lan nổi tiếng, năm 1723 được vời sang triều đình lưu vong Jacques III ở Rome. Ở đây, năm 1727, ông gặp David Nairne, sau này thành bố vợ. Trở về Anh, ông xâm nhập được vào Đại Môn Hộ Anh trong một môn hộ Hanover, năm 1733, cùng David Nairne nắm Đại Môn Hộ Pháp cho đến 1738 thì phe thân Hanover chiếm được ưu thế trong Đại Môn Hộ Pháp tại Paris, nên Ramsey và Nairne phải về Saint Germain en Laye lập riêng một môn hộ hoàn toàn Jacobite.

Tháng 1.1738, nhóm Hanover ở Pháp ra một ấn bản Hiến Chương mới, chấp nhận Tin Lành và các người theo đạo khác. Nhóm Jacobite thuyết phục Gh Clément XII ra giáo lệnh in amimenti lên án những tổ chức quần chúng nào coi mọi tín ngưỡng đều bằng nhau. Đến 1755, nhóm Jacobite chết hẳn.

Năm 1789, khi Cách Mạng bùng nổ, Pháp đã có 818 môn hộ Tam Điểm, gồm hơn 80,000 hội viên, gồm toàn thành phần ưu tú của xã hội đương thời như giới quý tộc, giới tu sĩ, thành phần thượng lưu, giàu có và quân nhân. Số hội viên Tam Điểm làm đại biểu trong Quốc Hội là 447 người trên tổng số 605 vị. Nhiều hội viên Tam Điểm giữ các vai trò then chốt trong Cách Mạng như Bailly, Talleyrand, Brissot, Sieyès, Camille Desmoulins, Saint-Just,

Người Dân Số 234Trang 30

Danton, Condorcet, Marat, La Rochefoucauld, No-ailles, linh mục Grégoire (*), đại tướng Lafayette (người đã ủng hộ cuộc chiến tranh dành độc lập cho Hoa Kỳ). Họ mượn phương châm của Tam Điểm: “Tự Do-Bình Đẳng-Tình Huynh Đệ” (Liberté, égal-ité, Fraternité), làm phương châm cho Cách Mạng, rồi về sau cho cả nước Pháp đến tận ngày nay. Bài “La Marseillaise” (Allons enfants de la Patrie, le jour de gloire est arrivé...) do đại úy Công Binh Claude Joseph Rouget de Lisle, một Tam Điểm, sáng tác đêm 24.4.1792, sau khi Pháp tuyên chiến với áo ngày 20, được công nhận là Quốc Ca Pháp và cử lên lần đầu ngày 14.7.1795.

Toàn thể gia đình Bonaparte đều là Tam Điểm. Napoleon I (1769-1821) gia nhập Tam Điểm năm 1798. Anh em ông, Lucian, Louis, Jerome cũng là Tam Điểm. Joseph Bonaparte, anh ruột ông, năm 1804, đắc cử Đại Sư của Đại Môn Hộ Đại Đông Pháp. 5 trong 6 thành viên Đại Hội Đồng Đế Quốc cũng như 22 trong 30 thống chế Pháp là Tam Điểm. Đại văn hào André Malraux (từng làm Tổng Trưởng Văn Hóa dưới thời De Gaule) viết rằng trận chiến lịch sử Valmy ngày 20.9.1792 đã được các Tam Điểm Pháp như Danton, Le Brun, Dumouriez dàn xếp, đưa 8 triệu quan Pháp cho công tước Bruns-wich, một Tam Điểm áo, người chỉ huy quân đội áo, để quân áo rút lui. Nhờ đó mà Cộng Hòa Pháp mới sống sót đến ngày hôm nay.

Sau thời kỳ “Khủng Bố” (La Terreur, từ 6.1793 đến 27.7.1794), Roettiers de Montaleau quy tụ được 18 môn hộ, phục hồi Tam Điểm, phần nhiều là quân nhân, tu sĩ rất ít, lại bị phân hóa làm hai: phe hữu ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, phe tả chủ trương chế độ cộng hòa, cả hai chống đối Công giáo.

Trong trận Waterloo ngày 18.6.1815, các tướng Anh Wellington và Blucher chống các tướng Pháp Ney, Grouchy và Cambronne, tất cả đều là Tam Điểm. Sau khi hoàng đế Napoléon I bị lưu đày ra đảo Sainte-Hélène, Nhà Bourbon được tái lập, Hội Tam Điểm, vì ủng hộ Napoléon I, nên bị bức hại. Nhưng vua Louis XVIII (1795-1824) cho chiêu dụ lại các vị lãnh đạo của Tam Điểm Pháp, nên Tam Điểm Pháp lại phát triển bình thường.

Năm 1820, công tước de Berry bị ám sát. Phe

bảo hoàng đổ tội cho Tam Điểm và Carbonari, một hội kín ở ý, có chủ trương lật đổ các chế độ quân chủ. Ngày 29.12.1821, tại Belfort có cuộc tổng khởi nghĩa chống chính quyền Pháp, và tiếp theo tại Col-mar, Niort, Poitiers, Bordeaux và Toulouse. Bị nội tuyến, cuộc nổi loạn thất bại. Những người cầm đầu, phần đông là hội viên Carbonari và Tam Điểm bị bắt và bị xử tử trong đó có đại tướng Berton. Ngày 18.1.1823, chính quyền Pháp giải tán môn hộ Tam Điểm Misraim. Môn Hộ Đại Đông Pháp nhờ có công tước Decaze làm Đại Sư nên được để yên.

Năm 1830, Tam Điểm bị chính quyền đàn áp thẳng tay. Ngày 12.5.1839, một cuộc nổi dậy thành lập chính phủ lâm thời gồm có các hội viên Tam Điểm như Barbès Auguste Blanqui, Lamennais... bị chính quyền đàn áp. Các người lãnh đạo bị kết án tử hình, nhưng sau được giảm xuống còn án tù chung thân. Năm 1848, bảy môn hộ ly khai, thành lập Đại Môn Hộ Quốc Gia Pháp (Grande Loge Nationale de France).

Ngày 22.2.1848, cuộc cách mạng lật đổ nền quân chủ, lập ra một chính phủ lâm thời với đa số là Tam Điểm như Adolphe Crémieux, Louis Blanc v.v... Phe đối lập cũng do các hội viên Tam Điểm lãnh đạo với tư tưởng xã hội như Proudhon, Raspail.

Những hội viên Tam Điểm nổi tiếng như Adol-phe Crémieux, Léon Gambetta, Jules Ferry, Pierre Napoléon Bonaparte (cháu của Napoléon I), v.v... đều đắc cử. Louis Napoléon Bonaparte (cũng cháu của Napoléon I) đắc cử TT Pháp ngày 10.12.1848, nhưng vì sợ không được tái đắc cử vào năm 1852, đảo chánh ngày 2.12.1851, đổi Hiến Pháp ngày 4.1.1852, và lên ngôi Hoàng Đế ngày 7.11.1852, lấy hiệu là Napoléon III (1808-1873). Gh Pius IX (1846-1878) hoàn toàn ủng hộ cuộc đảo chính của Napoléon III. Nhiều hội viên Tam Điểm tranh đấu cho tự do dân chủ, chống đối chánh quyền bị đàn áp, tù đày và xử tử.

Hoàng tử Murat, thống chế Magnan và đại tướng Mellinet là những người ủng hộ Napoléon III. Ngày 9.1.1852, Murat được bầu làm Đại Sư của Đại Môn Hộ Đại Đông Pháp nhưng không bao giờ được các hội viên Tam Điểm coi trọng. Ngày 14.1.1858, một Tam Điểm tên Pierri ám sát hoàng đế Napoléon

Tháng 2, 2010 Trang 31

III, nhưng bất thành. Năm 1860, Murat bị bầu bất tín nhiệm nhưng không chịu nhường chức lại cho người kế vị.

Ngày 11.1.1862, Napoléon III ban hành nghị định, chỉ định thống chế Magnan làm Đại Sư của Môn Hộ Đại Đông Pháp. Thống chế Magnan từ trần năm 1865, linh cửu được tgm Paris, Darboy, ban phép lành. Tgm Darboy bị Gh Pius IX kết án không tôn trọng ấn chiếu của Hội Thánh về Hội Tam Điểm.

Từ 1865, trong Tam Điểm Pháp, khuynh hướng chống đối Napoléon III gia tăng. Tháng 2.1870, Pháp tuyên chiến với Phổ. Ngày 2.9.1870, Pháp đầu hàng tại Sedan, một chính phủ lâm thời được thành lập trong đó có các hội viên Tam Điểm như Léon Gambetta, Jules Simon, Crémieux, Pelletan, Arago... quyết định truất phế hoàng đế Napoléon III.

Phổ bao vây Paris, đòi vùng Alsace-Lorraine. Ngày 8.2.1871, phe quân chủ thắng cử, tháng 5, ký hiệp ước Francfort nhường Alsace-Lorraine cho Phổ. Công Xã Paris do Tam Điểm lãnh đạo nổi loạn, không đầu hàng. Quân chính phủ Pháp do Thiers điều khiển đàn áp Công Xã Paris trong biển máu, khoảng 30 ngàn người chết và bị thương, trên 50 ngàn người bị án tù và bị xử tử. Cuối năm 1873, Thiers mất chức, thống chế Mac Mahon thay, năm 1875 bầu Hiến Pháp mới, năm sau bầu Quốc Hội, phe Cộng Hòa được 360 ghế, phe Quân Chủ được có 160 ghế. Giáo hội Pháp lúc nào cũng muốn quay về chế độ quân chủ để hưởng đặc quyền, đặc lợi, áp lực Mac Mahon giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử mới. Lần này phe Cộng Hòa lại chiếm 363 ghế.

Năm 1879, Mac Mahon từ chức. Jules Grévy, một Tam Điểm, đầu tiên lên làm TT của Đệ Tam Cộng Hòa Pháp.

Chú thích của Tác Giả:(*) Lm Grégoire là người Do Thái, tác giả bản dự thảo luật hủy bỏ chế độ nô lệ và phục hồi quyền công dân cho người Do Thái; năm 1989, hài cốt của ông được dời vào điện Panthéon, và hồng y Lustiger, cũng là người Do Thái, đã từ chối không đến dự lễ, vì Lm Grégoire là một Tam Điểm.

TAM ĐIỂM VIỆT NAM

Nguyên Trân

Năm 1858, Napoléon III (1808-1873) quyết định mở cuộc xâm lăng Việt Nam, bộ trưởng Hải Quân Prosper de Chasseloup-Laubat, một Tam Điểm, tán thành nhiệt liệt.

Từ 1877 đến Thế Chiến II, chính phủ Pháp đều do Tam Điểm kiểm soát. Đa số các bộ trưởng Bộ Thuộc Địa của Pháp là Tam Điểm, đặc biệt Marius Moutet (1946-1947), có liên hệ nhiều với lịch sử Việt Nam. Năm 1887, Pháp quyết định thành lập Liên Hiệp Đông Dương (Union Indochinoise), Jean Antoine Ernest Constans (1833-1913), một Tam Điểm, làm toàn quyền Đông Dương đầu tiên (16.11.1887-4.9.1888). Nhiều toàn quyền là Tam Điểm, như Paul Doumer (từ 13.2.1897 đến 10.1902), Jean Baptiste Paul Beau (từ 15.10.1902 đến 25.6.1908), Antony Wladislas Klobukowski (từ 24.9.1908 đến 31.5.1911), Maurice Long (từ 20.2.1920 đến 15.3.1923), Martial Henri Merlin (từ 10.8.1923 đến 27.7.1925, nổi tiếng vì bị Phạm Hồng Thái ném bom mưu sát tại Sa Điện, Quảng Châu, ngày 19.6.1924), Alexandre Varenne (từ 18.11.1925 đến 18.11.1928). Nhiều sĩ quan, giáo chức và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam cũng là Tam Điểm.

Thế nhưng, có lẽ quyền hành đã làm hư một số. Họ bị chính các hội viên Tam Điểm chỉ trích. Paul Doumer đã giúp tạo lập một thư viện bình dân, nhưng năm 1904 bị E. Schneider tố cáo với ban lãnh đạo GO (Grand Orient = Đại Đông Phương): “Ai đã gầy dựng cho Doumer có ngày này? Tam Điểm. Ông ta đã làm gì cho nó? Ông ta ve vãn khi ông ta cần đến nó... Ông ta phản bội nó nếu điều này trở nên hữu ích cho tham vọng vô hạn của ông ta”.

Người bị coi thường nhất là Antony Klobukows-ki vì đã dễ dàng với các tu sĩ. Chỉ trong vòng vài

nm

Người Dân Số 234Trang 32

tháng, các môn hộ gửi các kiến nghị đến Rue Ca-det, trụ sở của Grand Orient, đòi phải triệu hồi viên toàn-quyền hầu như đã phản bội này. Sau nhiệm kỳ đầu tiên của Albert Sarraut, Đại Sư của môn hộ “Les Ecossais du Tonkin” viết: “Chẳng chóng thì chầy sẽ có một tên bội phản, chúng ta đã có nó: toàn quyền Sarraut... Phải biết ông ta rất túng quẫn vì những món nợ thúc bách, rằng ông ta trụy lạc tới độ vô liêm sỉ, rằng niềm tin chống giáo quyền của ông chỉ là một trò chơi của đám [môn hộ] Toulon muốn dùng ông ta làm dàn nhún”.

Trường Đại học Đông Dương, thành lập do nghị định số 1514a, được toàn quyền Paul Beau ký ngày 16.5.1906, sau toàn quyền Klobukowsky ký lệnh bãi bỏ, rồi lại được toàn quyền Albert Sar-raut (15.11.1911 đến 4.1.1914 và 22.1.1917 đến 9.12.1919) cho phép mở lại vào năm 1918.

Sài Gòn lúc đó có khoảng 500 người Pháp và 50.000 dân bản xứ kể cả người Tàu ở Chợ Lớn. Ngày 10.11.1868, tại đó môn hộ đầu tiên “Le Réveil de l’Orient” (Đông-Phương Thức-Tỉnh) theo nghi thức Pháp và Tô Cách Lan được thành lập và phó ủy viên Hải Quân Michel Ember được chỉ định làm Thượng Sư (vénérable). Trong số 18 sáng lập viên, 3 người sinh ở nước ngoài, 3 người sinh ở thuộc địa, 7 người đã được khải đạo. 9 huynh đệ của Môn Hộ Toulon, thuộc Grand Orient, lúc đó có mặt ở Sài Gòn, chỉ một phần trong nhóm chấp nhận tham dự buổi sinh hoạt này.

Năm 1870, “Le Réveil de l’Orient” có 37 hội-viên, vào cuối thế kỷ có khoảng 90 hội viên, năm 1872 khánh thành điện của hội. Kế tiếp nhau làm Thượng Sư là phó ủy viên Hải Quân Camille Char-vein, phụ tá kế toán Hải Quân Doublet, kiến trúc sư (architect-voyer) thành phố Sài Gòn Jules Roché, Alfred Foulhoux thuộc sở công thự Nam Phần, là người thiết kế dinh toàn quyền, toà án, sở quan thuế, bưu điện trung ương và cung điện Đông Dương trong cuộc hội chợ thế giới Paris, Jean Bonet năm 1887 về Pháp dạy Việt ngữ tại Trường Ngôn Ngữ Đông Phương và trước tác nhiều tác phẩm khoa học

liên quan tới Việt Nam; y sĩ Eugène Monceaux đệ nhất phụ tá đô trưởng Sài Gòn; hạ sĩ Lục Quân Lou-is Curiol làm việc tại sở in thuộc địa, năm 1875 rời quân ngũ để gia nhập hành chánh địa phương, năm 1886, thành chủ nhà in, ấn hành các tác phẩm dành cho người bản xứ, thành thân hào nhân sĩ thuộc phòng thương mãi, hội đồng thị xã, v.v., năm 1890 làm Đô Trưởng Sài Gòn; Gabriel Michel làm thẩm phán Đông Dương từ 1883, rồi chưởng lý vào đầu thời chiến; chưởng khế Gigon-Papin sinh ở Martin-ique, làm đô trưởng Sài Gòn một thời gian.

Ba hội viên “Le Réveil de l’Orient” giữ một vai trò quốc gia:

1/ Trạng sư Jules Blancsubé, từ 1874 và 1876 là đệ nhất phụ tá, rồi năm 1879 đô trưởng Sài Gòn, 1881 chủ tịch Hội Đồng Thuộc Địa Nam Phần, dân biểu Hội Đồng Thuộc Địa, dân biểu Quốc Hội Pháp cho đến khi chết ở Paris năm 1888, đóng góp vào việc làm sụp đổ chế độ quản trị quân sự và thúc đẩy việc kết thúc cuộc chinh phục Việt Nam.

2/ Kỹ sư hàng hải Paul Dislère, đến Nam Phần vào năm 1868, theo lệnh của đô đồc Renault de Ge-nouilly, làm giám đốc Hải Quân Công Xưởng, 1871 về Pháp làm thư ký cho Hội Đồng Công Trình Hải Quân (Conseil des travaux de la marine), 1881 thành phúc trình viên (maitre des requêtes) của Hội Đồng Nhà Nước, đóng góp vào việc tạo ra Bộ Thuộc Địa, là thành viên của Ủy ban đặc trách tổ chức Liên Hiệp Đông Dương. (Union Indochinoise).

3/ Auguste Pavie, năm 17 tuổi đầu quân dưới chế độ của Napoléon III, 1868 được sang Sài Gòn làm nhân viên bưu chính, 1876 được bổ nhiệm sang Cao Miên làm trong một bưu cục lẻ loi ở Kampot, tự học văn hoá Khmer, trở thành nhà thám hiểm, được toàn quyền dân sự đầu tiên Le Myre de Vilers chú ý, 1881 được ủy nhiệm chỉ huy việc xây dựng đường điện tín Phnom Penh Bangkok, năm 1886 đưa các thanh niên Khmer đến Paris, lập cho họ école Cam-bodgienne, ít lâu sau mở rộng thành Trường Thuộc Địa mà Hồ Chí Minh xin vào học không được.

Trong một cuốn sách nhỏ xuất bản năm 1906,

Tháng 2, 2010 Trang 33

Edouard Van Raveschot, thành viên của môn hộ “La Fraternité Tonkinoise”, thuộc Đại Môn Hộ Đại Đông Pháp (Grand Orient de France), thành lập tại Hà Nội năm 1886 do bác sĩ Jean-Marie de Lanes-san đứng đầu, lượng định rằng Đông Đương có khoảng 500 hội viên. Năm 1892, môn hộ “L’étoile du Tonkin”, thành lập tại Hải Phòng, tháng 4.1907, yêu cầu đại môn hộ “Grand Orient de France” thông báo các di chuyển của các thành viên được gởi đi hải ngoại.

Có lời yêu cầu này vì bác sĩ Le Lan, nghị viên thành phố Hà Nội và người bồi của ông ta năm 1896 đã gia nhập môn hộ “Droit et Justice” ở Paris, bị môn hộ “La Fraternité Tonkinoise” từ chối. Tại Bắc Kỳ còn có các môn hộ “Les Ecossais du Tonkin” và “Confucius”, tại Đà Nẵng môn hộ “La Libre Pensée d’Annam” thành lập năm 1907, năm 1911 chuyển về Huế. Nhờ toàn quyền Jean-Baptiste Beau, môn hộ “L’étoile du Tonkin” mua được trụ sở và “La Fraternité Tonkinoise” có một trụ sở mới.

Thái độ của các hội viên Tam Điểm Pháp ở Việt Nam nhiều khi đáng khen. Courcelle-Seneuil cho rằng “Điều thiết yếu là phải biết, nếu chúng ta cần phải tiếp tục ức chế những người bản xứ thì tốt hơn, cho họ độc lập”. Pierre Isnard năm 1934, tuyên bố ở Hà Nội: “Ở Đông Dương, không có đảng Cộng Hòa [nào] được tổ chức ngoại trừ Tam Điểm, tôi nói rõ hơn nữa là Tam Điểm của “Grand Orient”. Sau đó, chính môn hộ này trở thành quán quân thực sự của [chế độ] Cộng Hoà trong những xứ này”.

Họ cũng chống lại chủ nghĩa giáo trị (clérical-isme). Các môn hộ Đông Dương đặc biệt cáo giác các hoạt động và các đặc quyền của các “Phái Bộ truyền giáo” của những nước không phải là Pháp.

Năm 1902, môn hộ “La Fraternité Tonkinoise” xuất bản nhật báo L’Indochine Républicaine, với vốn hoàn toàn của các huynh đệ, để đáp lại các luận điệu của “Phái Bộ truyền giáo” và chỉ trích thế lực và sự giàu có, nhất là về đất đai, của họ không tương xứng với số tân tòng và sự cần thiết về phụng vụ. Họ trách chủ trương ngu dân trong hệ thống

giáo dục do “Phái Bộ truyền giáo” nắm giữ, có quá nhiều thế lực so với các trường thế tục bị Nhà Nước quá coi thường. Van Raveschot nhận định, “Ở Bắc Kỳ các nhà truyền giáo Tây Ban Nha bất lương, vô học và phóng túng đã tìm đủ mọi cách có thể để chống lại ảnh hưởng Pháp”. Năm 1909, hai môn hộ ở Sài Gòn của “Grand Orient de France” yêu cầu thượng cấp vận động với công quyền để chống lại các tu sĩ Tây Ban Nha đang rao giảng sự nổi loạn chống lại Pháp.

Tháng 4.1907, môn hộ “L’étoile du Tonkin” khiếu nại rằng “độc quyền về giáo dục công cộng ở Đông Dương chỉ được dành riêng cho chánh quyền đại diện Cộng Hòa Pháp ở nước này, nó có nhiệm vụ đảm trách một cách nhanh chóng trên một qui mô lớn nhất nền giáo dục tiểu học hoàn toàn thế tục, miễn phí và cưỡng bách bằng cách ban hành đạo luật ngày 07.7.1904 loại bỏ giáo dục tu hội (congrégationniste) (luật đã được đem ra áp dụng ở Algérie bằng đạo luật 18.9.1904)”. Hai tiểu tập (opuscules) rất mạnh mẽ của các thành viên môn hộ “La Fraternité Tonkinoise” là Van Raveschot và Camille Pâris (sau thành chủ đồn điền ở Nam Phần) chỉ trích đạo hạnh (moeurs) của tu sĩ này hay tuyên úy khác.

Các môn hộ cũng không tránh được tranh chấp nội bộ. Năm 1902, môn hộ “Fervents du Progrès” có cuộc tranh cử giữa một huynh được địa phương biết tới nhiều với hai người hai người khác là Deloncle và Vivien. Delonde thắng cử. Vivien gọi Đại Sư và những người đồng môn hộ là đồ heo và đồ ngốc. Năm 1910, Deloncle ra ứng cử nhiệm kỳ thứ ba, bị thất bại trước luật sư Pierre Pâris. Chủ tịch của ủy ban cấp tiến địa phương, Đại Sư Mercier-Beauné đã vận động cho Pâris trong khi những thành viên khác của môn hộ ủng hộ Deloncle. Thân phụ của nữ văn hào Marguerite Duras từ chức ở “Fervents du Pro-grès” vào năm 1912 vì lý do “quá nhiều phe phái”. Đảm nhiệm ban lãnh đạo “Réveil de l’Orient” vào năm 1909, phó giám binh Antoine Martel nhận định: “Kể từ hai năm qua, do nhiều vấn đề cá nhân,

Người Dân Số 234Trang 34

hội sở rất phân hóa và nhiều huynh đệ không còn lui tới nữa”. Ở Hà Nội, các cuộc tranh cử hội đồng thị chính năm 1908 đã làm bùng lại những tranh cãi giữa các môn hộ “Fraternité et Tolérance” và “La Fraternité Tonkinoise”, lúc đó được Louis Boutant, một công chức sở Trước Bạ, hướng dẫn (*).

Lúc đầu, các môn hộ Tam Điểm gồm toàn người Pháp, mãi đến 1928, mới chấp nhận nguyên tắc thu nhận người Việt Nam vào hội. Theo bài thuyết trình “Hội Tam Điểm và người An Nam” (La Franc Maconnerie et les Annamites) ngày 28.10.1933 tại Hà Nội của ông Vũ Đình Mạnh thì Khổng Giáo có nhiều điểm phù hợp với Tam Điểm. Trong đại hội năm 1927, Đại Môn Hộ Pháp đã đề nghị chính phủ Pháp:

- Chấm dứt mọi cuộc xâm chiếm thuộc địa mới.- Phát huy cơ chế dân chủ tại các nước thuộc địa.- Phát triển giáo dục khoa học kỹ thuật, áp dụng các đạo luật xã hội, tôn trọng nhân quyền tại các nước thuộc địa.- Bãi bỏ chế độ phân biệt người bản xứ.Phu nhân của toàn quyền Đông Dương Varenne

thể hiện chủ trương này bằng cách mời một viên chức cao cấp Việt Nam ra khiêu vũ với bà trong buổi tiếp tân tại Dinh Toàn Quyền ở Sài Gòn năm 1926. Toàn quyền Varenne nhận định: “Một người Việt, dù ở Nam Kỳ hay ở Bắc Kỳ, cũng không bao giờ coi nước Pháp là quê hương của họ được”. Ông bị chỉ trích là mị dân, năm 1928 bị chính phủ Point Carré thay thế bằng Pierre Marie Pasquier (từ 26.12.1928 đến 15.1.1934). Trong thời kỳ 1940-1941, khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Tam Điểm bị Đức Quốc Xã và chính quyền Pétain truy diệt. Tại Đông Dương, dưới thời toàn quyền đô đốc Decou, Tam Điểm cũng bị đàn áp dữ dội.

Đến năm 1946, số hội viên Tam Điểm giảm sút rất nhiều, sau Hiệp Định Genève, chỉ còn 2 chi hội tại Sài Gòn: “Le Réveil de l’Orient” và “Khong Phu Tseu”. Năm 1963, trụ sở môn hộ tại số 110 đường Nguyễn Du, Sài Gòn bị chính quyền Miền Nam

trưng dụng. Kể từ ngày Miền Nam sụp đổ, các chi hội Tam Điểm hoàn toàn biến mất tại Việt Nam.

Những hội viên Tam Điểm người Việt Nam đầu tiên là Hoàng tử Vĩnh San tức cựu hoàng Duy Tân và các ông Đỗ Hữu Trí, Cao Triều Phát, Dương Văn Giáo, Nguyễn Văn Thinh, Trần Quang Nghiêm, Đặng Trung Chu; Cao Sĩ Tấn, Nguyễn Xuân Bái, Đỗ Hữu Bưu, Trần Văn Tý, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Huy Lục, Phạm Quỳnh, Trịnh Đình Thảo, Bùi Quang Chiêu, Tạ Thu Thâu, Trần Trọng Kim... Về sau một số tách ra như Bùi Quang Chiêu, Tạ Thu Thâu, Trần Trọng Kim. Vài nhân vật khác có sinh hoạt ít nhiều trong Tam Điểm, như Hoàng Minh Giám, Lê Thước, Vương Quang Nhường, Phạm Ngọc Thạch, Phạm Văn Quang, Thẩm Hoàng Tín, Vũ Đình Mân, Lê Thăng, Nguyễn Quang Oánh, Vương Tử Đại, Nguyễn Công Chiêu, Lê Thành ý, Trần Văn Lai, Tân Hàm Nghiệp.

Theo hồ sơ cảnh sát Pháp, trong năm 1922, Hồ Chí Minh, dưới tên Nguyễn ái Quốc, có tham dự nhiều buổi họp của tổ chức Tam Điểm.

Cũng năm 1922, ngày 31.5, Phạm Quỳnh (1892-1945) diễn thuyết tại école Coloniale, Paris, sau đó tại vài nơi khác như Viện Hàn Lâm Pháp. Ông ghi trên bloc-notes (lịch để bàn) ngày thứ năm 13.7: “Ăn cơm Annam với Phan Văn Trường và Nguyễn ái Quốc ở nhà Trường (6 Villa des Gobelins)”, ngày chủ nhật 16.7: “Ở nhà, Trường, ái Quốc và Chuyền (sic) [Nguyễn Thế Truyền?] đến chơi” (tài liệu do bà Phạm Thị Hoàn, thứ nữ của Phạm Quỳnh, cung cấp). Có lẽ Phạm Quỳnh biết rõ việc Hồ Chí Minh gia nhập Tam Điểm nên bị giết ngay sau khi Việt Minh cướp chính quyển để diệt khẩu, vì Tam Điểm là kẻ thù của Cộng Sản. Bất cứ cái gì có hại cho sự nghiệp Việt gian của Hồ Chí Minh đều là bí mật quốc gia cần bảo vệ tuyệt đối.

Bí mật này bị tiết lộ trong cuốn “Nguyễn ái Quốc tại Paris 1917-1923” của bà Thu Trang do nxb Thông Tin Lý Luận, Hà Nội, ấn hành 1989, trong đó, bà viết: “Theo một mật báo đã ghi ngày 14 tháng 6 năm 1922, Nguyễn ái Quốc được chấp nhận vào

Tháng 2, 2010 Trang 35

Hội Franc-Maconnerie (Tam Điểm)... Điều nầy chứng tỏ là Nguyễn ái Quốc đã đến với bất cứ tổ chức chính trị nào có tính cách tiến bộ. Mặc dù theo truyền thống, Hội trên chỉ dành cho giới giáo sĩ, quý tộc hoặc những nhà trí thức bác học tên tuổi v.v... Nguyễn ái Quốc được chấp nhận vào hội nầy là do được sự giới thiệu (ít nhất phải có hai hội viên cũ giới thiệu) như một nhà báo lỗi lạc, hay một nhà cách mạng đã có tên tuổi? Khó mà đoán được...” (trang 201). CSVN “mê” lời tán dương của bà Thu Trang nên cho xuất bản sách của bà. Bà viết thêm, “Nguyễn Ái Quốc đã không ở lâu trong Hội nầy, vì cuối năm 1922, trên báo L’Humanité, Nguyễn ái Quốc đã thẳng tay chỉ trích hội ấy với những lời lẽ hết sức cứng rắn”. Sự kiện này chứng minh tính phản trắc cố hữu của Hồ Chí Minh. Hồ giở mặt vì lúc ấy đã sang Nga bán linh hồn cho Cộng Sản rồi.

Ngoài bà Thu Trang, Jacques Dalloz cũng tiết lộ việc Hồ Chí Minh gia nhập Tam Điểm trong cuốn Francs-macons d’Indochine (Paris: éditions Macon-niques de France, 2002) và bài báo “Les Vietnamiens dans la franc-maconnerie coloniale”: “Vào đầu năm 1922, do sự giới thiệu của một nhà điêu khắc tên là Boulanger, ông ta [Nguyễn Ái Quốc] dự lễ gia nhập của tổ Fédération universelle (Paris GODF [Grand Orient de France]). Phiếu của ông ta ghi là: [Nguyễn Ái Quốc, sinh ngày 15.2.1895 (Việt Nam), thợ tô sửa hình, thợ vẽ].” (Revue francaise D’Histoire d’Outre-mer, Tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Francaise d’Histoire d’Outre-mer, trg 105).

Di Ảnh Phạm Quỳnh (1892-1945)

Chú thích của Tác Giả:(*) Nhiều tài liệu dùng trên đây mượn của tác giả Nhữ Đình Hùng (Tin Paris).

Dự ThảoHIẾN PHÁP VIỆT NAM 2009

(DỰ THẢO HIẾN PHÁP 7)(tiếp theo và hết)

Người Dân: Việc soạn thảo hiến pháp hậu cộng sản

là điều Người Dân mong mỏi từ lâu và ước mong các

thân hữu/độc giả tham gia vào nhiều nỗ lực tương

tự ở nhiều nơi.

Riêng trên tờ điện báo X-cafe có đăng “Bản hiến pháp

thứ bảy của Việt Nam”, dự thảo của “nhân dân Việt

Nam”. Trong khi chờ đợi kết quả và phẩm chất của

giai đoạn hội họp để chuẩn y của nhóm này, Người

Dân phổ biến để mọi người có tư liệu tự nghiên cứu

hay đóng góp vào những thảo luận hiến pháp hậu

cộng sản. (Website: http://hienphapvietnam.org/in-

dex.php/tanhienphap)

Chương 6CHỨC VỤ THỦ TƯỚNG

ĐIỀU 1: NHIỆM VỤ CỦA THỦ TƯỚNGPhần 1: Thủ tướng, dưới giám sát của Tổng thống, điều hành tất cả công việc nội bộ của Việt Nam.Phần 2: Thủ tường là Phó Tổng Tư lệnh quân đội, có nhiệm vụ giám sát Thống tướng Tư lệnh quân đội.Phần 3: Thủ tướng bảo đảm việc thi hành luật pháp trong quốc gia.Phần 4: Thủ tướng có quyền đặt ra quy tắc, điều lệ, căn cứ theo các điều luật đã được Quốc hội thông qua. Thủ tướng có quyền chỉ định các chức vụ trong chính phủ và quân đội, bao gồm các Bộ trưởng và Tướng lãnh.Phần 5: Thủ tướng có quyền đề xướng các bộ luật.

ĐIỀU 2: LƯƠNG BỔNG VÀ ĐẶC QUYỀN THỦ TƯỚNGPhần 1: Trong thời gian nhiệm chức, Thủ tướng không được có bất cứ chức vụ dân sự hoặc công quyền nào khác, hoặc nhận bất cứ lương bổng nào

Người Dân Số 234Trang 36

ngay cả cho các sự phục vụ dân sự hoặc công quyền trước khi được bầu vào chức vụ. Các lương bổng này phải được bỏ vào một quỹ phó thác, và được giao lại cho Thủ tướng mười năm sau khi rời chức vụ. Nếu Thủ tướng rời chức vụ do bị truất nhiệm, số lương bổng này sẽ được sử dụng cho lợi ích công cộng.Phần 2: Thủ tướng không được nhận bất cứ chức vụ hoặc bất cứ lương bổng nào trong lãnh vực dân sự trong vòng mười năm sau khi rời chức vụ. Trong thời gian mười năm này, Thủ tướng sẽ nhận 65% lương bổng theo trị giá lương nhận được lần cuối trong thời gian nhiệm chức.Phần 3: Trong thời gian nhiệm chức và trong mười năm sau khi rời nhiệm sở, Thủ tướng không được nhận bất cứ món quà, lương bổng, chức vụ, danh hiệu, từ bất cứ cá nhân hoặc bất cứ quốc gia nào. Một vài ngoại lệ đặc biệt có thể được cho phép trong từng trường hợp, và phải do phiếu bầu đa số tại Hội đồng Quốc gia cho phép.Phần 4: Chỉ Tổng thống mới có quyền truất nhiệm Thủ tướng.Phần 5: Thủ tướng phải là công dân Việt Nam, tối thiểu 35 tuổi.

Chương 7BỘ AN NINH QUỐC GIA

ĐIỀU 1: Bộ An ninh Quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, không liên quan đến chinh trị và nhân vật nào đang giữ quyền lực trong quốc gia.ĐIỀU 2: Bộ An ninh Quốc gia không được có ý kiến đảng phái. Các cấp lãnh đạo không thuộc dân sự của Bộ An ninh Quốc gia phải chưa từng giữ bất cứ chức vụ đảng phái nào do các đảng chính trị cấp cho, và không được tranh cử vào bất cứ chức vụ chính trị nào trong vòng mười năm sau khi rời Bộ An ninh Quốc gia vì bất cứ lý do nào.ĐIỀU 3: Bộ trưởng và Thứ trưởng của Bộ An ninh Quốc gia, được chọn bởi Tổng thống, phải thuộc thành phần dân sự, không làm việc tại bất cứ ngành nào thuộc ba ngành của Bộ An ninh Quốc gia trong

vòng mười năm trước khi nhận chức.ĐIỀU 4: Tổng thống bị nghiêm cấm triệt để trong việc sử dụng Bộ An ninh Quốc gia cho lợi ích riêng hoặc lợi ích của đảng phái Tổng thống. Nếu vi phạm, việc này sẽ là lý do để Quốc hội điều tra độc lập và nếu xét thấy có tội, Tổng thống có thể bị truất nhiệm bởi đa số 2/3 tại Quốc hội.ĐIỀU 5: ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào các ngành bảo vệ an ninh quốc gia.

ĐIỀU 6: BA NGÀNH CỦA BỘ AN NINH QUỐC GIAPhần 1: Quân đội * 1.1. Quân đội được chia ra làm năm nhánh: Hải quân, Lục quân, Không quân, Quân đội Biệt động, và Nội vụ Quân đội.* 1.2. Mỗi nhánh sẽ có Tư lệnh riêng, là một vị Tướng 4 sao.* 1.3. Vị Thống tướng Tư lệnh sẽ được Thủ tướng chọn ra. Chỉ có một vị Thống tướng Tư lệnh 5 sao duy nhất vào bất cứ thời điểm nào, là vị Tướng cai quản toàn bộ 5 nhánh quân đội và báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng.* 1.4. Quyền lực và giới hạn quyền lực của Quân đội sẽ được Quốc hội thông qua bằng các điều luật.Phần 2: Cảnh sát* 2.1. Lực lượng cảnh sát được chia ra làm 4 nhánh: Cảnh sát Quốc gia, Cảnh sát Địa phương, Cảnh sát Đặc nhiệm, và Nội vụ Cảnh sát.

Chương 8 TỔNG TUYỂN CỬ

VÀ TRƯNG CẦU DÂN Ý

ĐIỀU 1: Ngoại trừ trường hợp có chiến tranh, thiên tai, hoặc quốc gia nguy biến, trong các trường hợp này Quốc hội sẽ ra điều luật để bầu vào một ngày khác, thông thường ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 10 trong năm chẵn sẽ là ngày Tiền Tổng tuyển cử, và thứ Ba đầu tiên của tháng 11 tiếp theo sau đó là ngày Tổng tuyển cử.

ĐIỀU 2: Các cuộc bầu cử sẽ theo nguyên tắc tự

Tháng 2, 2010 Trang 37

nguyện, trực tiếp, phổ thông, bình đẳng, và kín đáo. Không ai có thể biết một cử tri nào đó đã bầu thuận hoặc chống lại ứng cử viên nào, thuận hoặc chống điều khoản trưng cầu dân ý nào.

ĐIỀU 3: Mọi công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên và đang có quyền công dân đầy đủ, đều có quyền bầu (a) một phiếu cho mỗi chức vụ công quyền đang được tranh cử và (b) một phiếu cho mỗi vấn đề đang được trưng cầu dân ý.

ĐIỀU 4: Trong ngày Tiền Tổng tuyển cử, các cử tri sẽ bầu chọn ứng cử viên cho Tối cao Pháp viện, Thượng viện, Hội đồng Quốc gia, và Tổng thống. Mỗi địa hạt bầu cử chỉ có thể chọn ứng cử viên trong địa hạt vào Thượng viện và Hội đồng Quốc gia. Ứng cử viên vào chức Thượng Thẩm phán và Tổng thống là cho toàn quốc. Các cử tri cũng sẽ chọn điều khoản nào sẽ được đưa vào cuộc trưng cầu dân ý vào ngày Tổng tuyển cử.

ĐIỀU 5: Ngay sau khi Bản Hiến pháp này được phê chuẩn:Phần 1: Trong cuộc Tiền Tổng tuyển cử lần đầu tiên, các cử tri sẽ chọn ra 18 ứng viên cho chức Thượng Thẩm phán, 4 ứng viên Dân biểu cho mỗi 250 ngàn dân, 8 ứng viên Thượng Nghị sĩ cho mỗi thành phố, 4 ứng viên cho chức Tổng thống, và các điều khoản Trưng cầu Dân ý.Phần 2: Sau kỳ Tổng Tuyển cử, 3 vị Thượng Thẩm phán có số phiếu cao nhất sẽ nhận nhiệm kỳ 6 năm, 3 vị có số phiếu cao kế tiếp nhận nhiệm kỳ 4 năm, và 3 vị có số phiếu cao kế tiếp nhận nhiệm kỳ 2 năm. Ứng viên Dân biểu có số phiếu cao nhất trong 4 ứng viên cho mỗi địa hạt bầu cử sẽ nhận nhiệm kỳ 2 năm. Ứng viên Thượng Nghị sĩ có số phiếu cao nhất trong 8 ứng viên cho mỗi thành phố sẽ nhận nhiệm kỳ 4 năm, ứng viên Thượng Nghị sĩ có số phiếu cao kế tiếp nhận nhiệm kỳ 2 năm. Ứng viên Tổng thống có số phiếu cao nhất sẽ nhận chức Tổng thống. Các điều khoản Trưng cầu Dân ý với phiếu thuận ít nhất 67% trên tổng số phiếu bầu sẽ trở thành Luật.

ĐIỀU 6: Trong các cuộc Tuyển cử bình thường sau lần đặc biệt đầu tiên:Phần 1: Trong cuộc Tiền Tổng tuyển cử, mỗi hai năm một lần các cử tri sẽ chọn ra 6 ứng viên cho chức Thượng Thẩm phán, 4 ứng viên Dân biểu cho mỗi 250 ngàn dân, 4 ứng viên Thượng Nghị sĩ cho mỗi thành phố, các điều khoản Trưng cầu Dân ý, và mỗi bốn năm một lần 4 ứng viên cho chức Tổng thống.Phần 2: Sau kỳ Tổng Tuyển cử, 3 vị Thượng Thẩm phán có số phiếu cao nhất sẽ nhận nhiệm kỳ 6 năm. Ứng viên Dân biểu có số phiếu cao nhất trong mỗi địa hạt bầu cử sẽ nhận nhiệm kỳ 2 năm. Ứng viên Thượng Nghị sĩ có số phiếu cao nhất trong mỗi thành phố sẽ nhận nhiệm kỳ 4 năm. Các điều khoản Trưng cầu Dân ý với phiếu thuận ít nhất 67% trên tổng số phiếu bầu sẽ trở thành Luật. Nếu có cuộc bầu Tổng thống, ứng viên Tổng thống có số phiếu cao nhất sẽ nhận chức Tổng thống.

ĐIỀU 7: Thượng viện sẽ bao gồm Thượng Nghị sĩ từ mỗi thành phố, được chọn trực tiếp bởi nhân dân thành phố.

ĐIỀU 8: Mỗi thành phố, không liên quan đến diện tích và ảnh hưởng, đều được gởi hai Thượng Nghị sĩ vào Thượng viện, vị này sau vị kia hai năm, mỗi nhiệm kỳ bốn năm.ĐIỀU 9: Các Thượng Nghị sĩ không được phục vụ quá hai nhiệm kỳ.

ĐIỀU 10: Hội đồng Quốc gia sẽ bao gồm các Dân biểu từ mỗi khu vực bầu cử, được trực tiếp bầu lên bởi dân trong khu vực họ đại diện.

ĐIỀU 11: Mỗi thành phố sẽ chọn một Dân biểu cho mỗi 250 ngàn người dân, làm tròn số 250 ngàn gần nhất.ĐIỀU 12: Các Dân biểu không được phục vụ quá bốn nhiệm kỳ.ĐIỀU 13: Các bất đồng ý kiến về bầu cử phải được gởi cho Tối cao Pháp viện để được điều tra.

ĐIẾU 14: Nếu các bất đồng này liên quan đến một hoặc vài vị Thượng Thẩm phán, vị hoặc các vị này

Người Dân Số 234Trang 38

nm

sẽ thối lui khỏi các cuộc điều tra và bỏ phiếu. Các vị Thượng Thẩm phán còn lại sẽ bỏ phiếu, và nếu kết quả hòa thì Tổng thống sẽ bỏ lá phiếu quyết định. Mọi quyết định trong tiến trình này đều tối hậu.

ĐIỀU 15: Trước ngày Tổng Tuyển cử, nếu bất cứ ứng cử viên nào qua đời hoặc bị tàn tật hay tự rút lui khỏi cuộc bầu cử, đảng phái vị đó sẽ chỉ định một ứng cử viên thay thế trong danh sách cho ngày Tổng Tuyển cử Toàn quốc.

Chương 9TÌNH TRẠNG HỢP PHÁP

CỦA BẢN HIẾN PHÁP THỨ BẢY

ĐIỀU 1: Nếu được phê chuẩn bởi một đa số 2/3 trên tất cả cử tri Việt Nam tại Việt Nam và khắp mọi nơi trên thế giới, Bản Hiến pháp Thứ Bảy của Việt Nam sẽ thay thế Bản Hiến pháp của Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phê chuẩn năm 1992.

ĐIỀU 2: Tất cả mọi điều khoản luật lệ và hiệp ước được phê chuẩn theo Bản Hiến pháp mới sẽ thay thế các điều luật được phê chuẩn theo Bản Hiến pháp trước đây.

ĐIỀU 3: Mọi người dân có quốc tịch Việt Nam do sinh ra hay do nhập tịch, hoặc là đối tượng của phạm vi quyền hạn như vậy, đều là công dân Việt Nam và của thành phố nơi họ đang cư ngụ.

ĐIỀU 4: Mọi món nợ đã được cam kết hoặc ghi nhận tại Việt Nam trước khi Bản Hiến pháp này được phê chuẩn đều tiếp tục có giá trị tại Việt Nam dưới quyền hạn của Bản Hiến pháp Thứ Bảy này.

ĐIỀU 5: Các bản Hiệp định Hòa bình, Thỏa ước Thương mại, hiệp định và thỏa ước hiện hành có liên quan đến các tổ chức quốc tế đã cam kết tài chánh cho các thành phố, các bản án cho các tù nhân và tù nhân lương tâm, đều sẽ được xem xét lại bởi Quốc hội.

ĐIỀU 6: Việt Nam công nhận quyền hạn của Tòa án Hình sự Quốc tế, theo bản Hiệp ước được ban hành ngày 18 tháng 7 năm 1998.

ĐIỀU 7: Việt Nam công nhận và sẽ tôn trọng tuyệt đối Bản Thỏa ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, hiệu đính lần gần đây nhất vào năm 1997.

ĐIỀU 8: Các Hiệp định có liên quan trực tiếp đến toàn vẹn lãnh thổ được phê chuẩn dưới các Bản Hiến pháp trước đây sẽ được tái tra xét bởi Quốc hội. Trừ khi một đa số 2/3 Quốc hội bỏ phiếu đồng ý, các bản hiệp định này sẽ bị xem như vi hiến và vì vậy sẽ bị hủy bỏ.ĐIỀU 9: Tất cả Thượng Nghị sĩ và Dân biểu, và mọi nhân viên Hành pháp và Tư pháp, thuộc chính phủ quốc gia và chính quyền thành phố, đều phải tuyên thệ và cam kết tuân thủ Bản Hiến pháp Thứ Bảy này.ĐIỀU 10: Quốc hội có quyền thi hành Bản Hiến pháp bằng cách ban hành các điều luật thích hợp.

Chương 10TIẾN TRÌNH TU CHÍNH HIẾN PHÁP

ĐIỀU 1: Mọi Tu chính Hiến pháp chỉ có thể được nhân dân Việt Nam phê chuẩn trong một cuộc Trưng cầu Dân ý toàn quốc, khi một đa số phiếu 2/3 sẽ quyết định thông qua hoặc không thông qua một Tu chính Hiến pháp.

ĐIỀU 2: Tổng thống, hoặc một đa số 2/3 trong các vị Thượng Thẩm phán hoặc Quốc hội, đều có thể đề nghị Tu chính Hiến pháp.ĐIỀU 3: Trong vòng 30 ngày kể từ khi một Tu chính Hiến pháp được nhân dân phê chuẩn, cả Tam quyền trong chính phủ phải bắt đầu các tu sửa cần thiết để tuân thủ việc Tu chính này.

Chương 11 VIỆC PHÊ CHUẨN HIẾN PHÁP

ĐIỀU 1: Duy nhất chỉ nhân dân Việt Nam, với đa số 2/3 trên tổng số phiếu bầu, mới có quyền hành tối thượng trong việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Bản Hiến pháp Thứ Bảy của Việt Nam.

Tháng 2, 2010 Trang 39

GIÁ BÁO Tại Hoa Kỳ: $US 2. 00/số, hay cho 12 số: gửi Bulk Rate $US 18. 00 gửi First Class $US 30. 00 (xin vui lòng ghi rõ First Class) Tại Canada, Âu châu: $US 34. 00 (12 số, gửi Air Mail) Tại Úc, á và Phi châu: $US 40. 00 (12 số, gửi Air Mail)Sau khi nhận được chi phiếu, NgD sẽ gửi số báo đầu tiên vào lần phát hành kế tiếp. Nếu không nhận được báo trong vòng một tháng, xin vui lòng liên lạc với Ban Phụ Trách để tìm nguyên nhân. Khi đổi địa chỉ, xin vui lòng thông báo trước tối thiểu 30 ngày để kịp điều chỉnh danh sách cho lần phát hành kế tiếp. Nếu không nhận được báo sau khi đến địa chỉ mới, xin báo cho NgD được rõ.

Chi phiếu, thư từ, liên lạc xin đề:Người Dân

PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USATel: 1-714-549 3443 - Fax: 1-714-549 3443

ISSN # 1065 6871Đại Diện : Ban Phụ Trách Nguời DânChọn bài : Vương ĐạoThực hiện : Đức & MỹPhân phối : Mai Văn & Ân

THỂ LỆ CHUNGXin gửi bài đến NgD bằng Email hoặc floppy disk (tốt nhất là đĩa CD để tránh hư hại dọc đường, và xin cho biết đã dùng loại tiếng Việt nào, cùng loại program nào). Trường hợp viết tay hoặc đánh máy, xin chỉ dùng một mặt giấy. Tác giả có thể dùng nhiều bút hiệu, nhưng phải cho biết tên thật, địa chỉ, số điện thoại để tiện liên lạc khi cần. Bài gửi cho NgD xin đừng gửi cho các báo khác và ngược lại. NgD không trả lại bản thảo, floppy disk. Bài muốn đăng kịp số, xin gửi tới trước ngày 15 tháng trước. Ngoại trừ những bài đăng chữ vuông (Swiss/Helvetica), mọi ý kiến là của người viết, không nhất thiết là của NgD. Bài trích đăng từ NgD, xin nêu rõ xuất xứ.

CẢM ƠNBPT thành thật tri ân các thân hữu/độc giả nhiệt tình ủng hộ, mua, hoặc mua tặng báo dài hạn dưới đây:

BPT cũng thành thật mang ơn các đồng nghiệp và thân hữu gửi cho NgD các tài liệu, bản tin, báo:

Ti Vi Tuần San 1238-9-40-1-2-3 mỗi số 1$50/2$00 Úc (49 Victoria Parade, Collingwood, Vic 3066, Úc); Hiệp Hội 229 không đề giá (P.O. Box 22 Chidori, Tokyo 146-8691); Thế Giới Ngày Nay 206 mỗi số 5$50 (P.O. Box 771290 Wichita KS 67277); Góp Gió 193 không đề giá 18605-40th Ave. W. Lyn-nwood WA 98037; Florida Việt Báo 231 không đề giá (P.O. Box 277625 Miramar, FL 33027-7625)

Nguyen Van Pho, Sancho Santa, Margarita, CA 1 năm 20.00 Le Van Tan, Altlanta An GA, 1 năm 35.00

Điền Nguyễn, Huntington Beach, CA, 1 năm 100.00Vũ Nhính, Anaheim CA, 1 năm 20.00Nguyễn Thắng, Philadelphia PA, 1 năm 20.00

Sách Mới

VIETNAMESE COMMUNISTSViet Thuong, 500 pages, $20.00

AUTUMNMai Phuong, 300 pages, $10.00

tủ sách Người Dân

Huỳnh Nhuận, Gaithersburg MD, 1 năm 24.00Trịnh Xuân Mai, Sugar Land TX, 1 năm 40.00Diep Long, Boston MA, 1 năm 20.00Nguyễn Khắc Quang, Malvern PA, 2 năm 20.00Đỗ Hương, San Diego CA 1 năm 50.00Lã Hoàng Trung, Westminster CA, 100.00Trần Thế Kiệt, Los Angeles CA, 100.00

Có những trường hợp chi phiếu đến lúc báo đã lên khuôn hoặc phát hành rồi, nên nếu các bạn không thấy liệt kê tên mà vẫn nhận được... hồng thiệp, xin vui lòng xá tội và bỏ qua cho.

Người Dân Số 234Trang 40

Từ bao lâu nay, người thường dân chưa hề có tiếng nói. Chỉ có các nhà báo, nhà văn chuyên nghiệp, các vị khoa bảng, các tổ chức, đảng phái nói giùm.

Những tiếng nói trên không sai, nhưng không đủ. Phải có sự lên tiếng của người dân ở mọi thành phần, để tạo một sự đồng thuận cho tương lai đất nước. Nếu không, mọi việc sẽ lại diễn ra như cũ: một thiểu số lãnh đạo lại vẫn quyết định số phận của dân tộc, bất chấp những đòi hỏi thiết thực của đa số.

Biến cố ngoạn mục nhất của năm 89 là sự tan rã liên tục của khối cộng sản. Cao trào đòi giải phóng con người để được tự do dân chủ của những người cùng khổ trong các nước cộng sản đang tấn công vào thành trì chủ nghĩa Mác.

Sự tan rã của cộng sản tại Việt Nam là điều tất yếu. Vấn đề chỉ còn là thời gian. Khi cộng sản đổ, vấn đề lớn lao cấp bách cho Việt Nam là làm sao hồi sinh được một dân tộc mỏi mệt, nghèo đói, mất niềm tin. Và, từ đó, tạo dựng một đất nước ấm no, tự do, dân chủ.

Trong lúc này, những ý kiến khác nhau của mọi tầng lớp ở khắp nơi cần phải được trao đổi và thảo luận một cách nghiêm trang, trong tinh thần thành khẩn, tôn trọng lẫn nhau, nhằm đạt sự đồng thuận về một mẫu mực tốt đẹp cho xã hội Việt Nam mai sau.

Nói cách khác, chúng ta muốn nghe từ nhau, muốn nói với nhau về những khát vọng: Làm sao thúc đẩy lẹ hơn tiến trình sụp đổ của cộng sản? Làm sao để đất nước ấm no, để tự do được tôn trọng, để dân chủ được thi hành?

Cũng xin thưa:Những người khởi xướng tạp chí Người Dân chưa bao

giờ có kinh nghiệm làm báo nên những trông đợi ở một tờ báo chuyên nghiệp sẽ là điều mọi người không thấy ở Người Dân,

Vì mục đích là tạo tiếng nói cho mọi tầng lớp, nên nội dung các bài vở không nhất thiết cùng một quan điểm. Người Dân không có chủ biên, trợ bút, ban biên tập mà gồm bài vở của bạn đọc khắp nơi.

***Rõ là Người Dân đang làm việc ngược đời: làm báo

mà không chuyên nghiệp, không sống bằng quảng cáo, không cả triển vọng sống bằng tiền bán báo, lại không có chủ biên, trợ bút, ban biên tập!

Tạp chí Người Dân ra đời với mục đích tạo phương tiện cho những người dân bình thường nói lên sự suy nghĩ của mình về những mong ước, ưu tư đối với bản thân, đất nước.

Thói thường, người viết báo phải thuộc loại tài năng, học rộng biết nhiều, mang sở trường ra để mua vui hoặc chỉ dẫn người đọc. Người ta không chờ đợi những người tầm thường viết những cái tầm thường.

Người Dân không nghĩ thế. Sự lầm lẫn to lớn của những người bình thường là đã không phổ biến những ưu tư, thắc mắc, những mong ước, đòi hỏi bình thường nhưng vô cùng thiết đáo, khiến mọi việc đã được giải quyết một cách xa vời, không liên quan đến đa số, đúng hơn, luôn luôn thiệt hại cho đa số.

Đó là tình trạng chung của đất nước và dân tộc trong giai đoạn lịch sử gần đây: một nước nông nghiệp mà nông dân không có tiếng nói. Cho nên, nếu ở trong nước, tất Người Dân là của nông dân chất phác. Nay ở hải ngoại, Người Dân là của người trẻ học tập, làm ăn, đóng góp cho xứ sở cưu mang và hướng về việc quang phục quê hương.

Vì:Khi ra đi, mỗi gia đình ít nhất có một vài em, năm,

mười tuổi. Nay tuổi trẻ là thành phần đa số của cộng đồng di tản. Họ còn có một chút quá khứ, còn được sự kềm cặp của phụ huynh để có động lực cố gắng và mãn nguyện với sự thăng tiến tương đối.

Lớp đàn em họ, sinh trưởng nơi xứ người, sẽ không còn những điều kiện tương tự, trong khi thu nhận một nền văn hóa bản xứ mà không thể xoá bỏ những kỳ thị đương nhiên. Sẽ có những khó khăn và dằn vặt nếu không ngay tự bây giờ tạo nổi niềm hãnh diện về nguồn gốc, ý thức được phải làm gì, làm như thế nào.

Cho nên Người Dân hiện diện, làm diễn đàn chung để cùng nhau trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, tri thức trong mọi ngành nghề, phác họa mô thức tương lai. Vì thế, nó không trừu tượng, mà nôm na thiết thực giúp đỡ nhau học tập.

Và sự tích cực tham gia về mọi mặt của người đọc là điều mà Người Dân thiết tha mong đợi. Vì Người Dân là của Bác, của Chú, của Anh, của Chị, của Em và của chúng ta.

Vậy xin mời. Người Dân là diễn đàn của Bạn. Nó tùy thuộc Bạn để tồn tại.

Người DânPO Box 2674 Costa Mesa, CA 92628USA

PRESORIED STANDARDU.S. POSTAGE PAID

SANTA ANA, CAPERMIT NO. 4085