20
1 & DOANH NGHIP S8 (16/11/2009 - 20/11/2009 ) Chu trách nhim ni dung PHM HOÀNG NGÂN Chu trách nhim sn xut AN LAN ANH PHM THÙY LINH Đơn vsn xut Trung tâm Thông tin Vin Chính sách và Chiến lược PTNNNT TIN TC & SKIN: Không được trlương thp hơn mc lương ti thiu vùng Sáu nước ASEAN min thuế hoàn toàn t1/2010 Chính sách ngành go các nước Pháp htrVit Nam khon tín dng trung và dài hn trgiá hơn 30 triu Euro 1/12/2009: Din đàn Doanh nghip VN (VBF) 3-4/12/2009: Hi nghNhóm tư vn các nhà tài tr(CG) ln th16 ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH: Thc trng & chính sách Cơ gii hóa nông nghip Tái cu trúc Doanh nghip hu khng hong: Ngun vn nào? Đơn gin hóa thtc hành chính trong lĩnh vc ưu tiên TRIN VNG THTRƯỜNG: Rà soát thtc hành chính, đẩy mnh ci cách hành chính 20 Doanh nghip xut khu cà phê hàng đầu: Bán giao ngay 1.000 website htrdoanh nghip kéo dài đến 30/12/2009 Website Cc Thuế TPHCM “nghèo” thông tin TÌM HIU CHÍNH SÁCH: Mt syêu cu tiếp cn thtrường thy hi sn ca MMt stiêu chun qun lý môi trường và nhãn sinh thái ti EU ĐIM TIN HOT ĐỘNG ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH AGROINFO: BN TIN ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH

SỐ BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH & DOANH NGHIỆPagro.gov.vn/images/2009/11/ban tin doi thoai chinh sach dn so 82.pdf2 Không được trả lương thấp hơn mức lương

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

& DOANH NGHIỆP

SỐ 8 (16/11/2009 - 20/11/2009)

Chịu trách nhiệm nội dung

PHẠM HOÀNG NGÂN

Chịu trách nhiệm sản xuất

AN LAN ANH

PHẠM THÙY LINH

Đơn vị sản xuất Trung tâm Thông tin

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

• TIN TỨC & SỰ KIỆN: Không được trả lương thấp hơn mức lương tối

thiểu vùng Sáu nước ASEAN miễn thuế hoàn toàn từ 1/2010 Chính sách ngành gạo các nước Pháp hỗ trợ Việt Nam khoản tín dụng trung và dài

hạn trị giá hơn 30 triệu Euro 1/12/2009: Diễn đàn Doanh nghiệp VN (VBF) 3-4/12/2009: Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ

(CG) lần thứ 16

• ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: Thực trạng & chính sách Cơ giới hóa nông nghiệp Tái cấu trúc Doanh nghiệp hậu khủng hoảng:

Nguồn vốn nào? Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực ưu

tiên

• TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG: Rà soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách

hành chính 20 Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu: Bán

giao ngay 1.000 website hỗ trợ doanh nghiệp kéo dài đến

30/12/2009 Website Cục Thuế TPHCM “nghèo” thông tin

• TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH: Một số yêu cầu tiếp cận thị trường thủy hải sản của

Mỹ Một số tiêu chuẩn quản lý môi trường và nhãn sinh

thái tại EU

• ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH AGROINFO:

BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

2

Không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu (MLTT) vùng. Theo đó, khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương trả khi làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại...

(Nguồn: Thông tư 35, 36/2009/TT-BLĐTBXH)

Sáu nước ASEAN miễn thuế hoàn toàn từ 1/2010

Ngày 16/11/2009, Ban Thư ký Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết sáu nước thành viên ASEAN, gồm Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Brunei và Singapore, sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với tất cả các loại hàng hóa xuất-nhập khẩu giữa các nước này, bắt đầu từ tháng 1/2010…

Chính sách ngành gạo các nước

- Theo cơ quan lương thực quốc gia Philippine (NFA), vào ngày 1/12 tới nước này sẽ mở thầu thu mua 600.000 tấn gạo trắng 25% tấm, thời hạn giao từ tháng 2 đến tháng 5/ 2010.

Các nước tham gia đấu thầu gầm Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan, Australia, Ấn Độ và Mỹ. Trong đó, khối lượng tối đa dành cho Việt Nam là 600.000 tấn. - Tại Ấn Độ, đợt gió mùa tồi tệ nhất trong 4 thập kẻ vừa qua đã gậy ra một lượng thiếu hụt về sản lượng gạo, bược chính phủ nước này phải có kế hoạch nhập khẩu khoảng 30.000 tấn gạo, Theo USDA, sau hai năm bội thu, trong niên vụ 2009/2012 sản lượng gạo của Ấn Độ sẽ giảm khoảng 15-17 triệu tấn. Chính phủ nước này đã phải giảm thuế nhập khẩu gạo 70% cho tới tháng 9/2010. (SX&TT)

Pháp hỗ trợ Việt Nam khoản tín dụng trung và dài hạn trị giá hơn 30 triệu Euro

Ngày 12/11, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp và Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp - Ngài Jean-Michel Severino cùng Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ngài Hervé Bolot đã ký kết thỏa ước mở tín dụng trị giá 30 triệu Euro và thỏa ước tài trợ trị giá 500.000 Euro. Đây là khoản tín dụng được Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ cho dự án “Hỗ trợ cho vay khu vực kinh tế tư nhân cho hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân” của Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương.

Khoản tín dụng 30 triệu Euro của AFD theo thỏa ước mở tín

dụng sẽ được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, thông qua hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân, đối với hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động tại khu vực nông thôn đầu tư sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

Trung Quốc áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu phân bón mới

Tuần qua, Trung Quốc bắt đầu áp dụng mức thuế suất thuế XK phân bón 10% thay cho 110%. Tháng 9/2009, Việt Nam đã nhập khẩu phân bón từ 14 thị trường trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp lớn nhất.

1/12/2009: Diễn đàn Doanh nghiệp VN (VBF)

Hoạt động này diễn ra trước thềm hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ ngày 3,4/12/2009. Diễn đàn tiếp tục là một kênh đối thoại có uy tín và thường xuyên giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia vào Nhóm Công tác thích hợp thông qua các kênh khác nhau như Hiệp hội/ Nhóm Doanh nghiệp, Phòng Thương mại, Thành viên Nhóm Công tác hay Ban Thư ký VBF. Một công ty có thể tham gia vào nhiều Nhóm Công tác khác nhau.

TIN TỨC & SỰ KIỆN

3

3-4/12/2009: Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) lần thứ 16

Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) lần thứ 16 sẽ họp tại Hà Nội để bàn về cách thức phục hồi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tại hội nghị, các nhà tài trợ sẽ tập trung thảo luận về việc duy trì ổn định, bền vững kinh tế vĩ mô, định vị lại nền kinh tế cho tăng trưởng thời kỳ hậu khủng hoảng, cải thiện hành chính công, chống tham nhũng...

17-19/11/2009: Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XII

Quốc hội đã tiến hành các phiên họp, đại biểu Quốc hội chất vấn và các Bộ trưởng và Thủ tướng trả lời chất vấn về các vấn đề kinh tế, xã hội. Theo đó, các lãnh đạo trả lời chất vấn bao gồm: 1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu; 2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp; 3. Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; 4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn; 5. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo giải trình làm rõ thêm một số vấn đề quản lý, điều hành thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Nội dung chất vấn các Bộ trưởng và Thủ tướng xin xem

thêm trên website www.agro.gov.vn

20/11/2009: Tọa đàm về Kết quả rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên

Tọa đàm về Kết quả rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên, đánh dấu việc hoàn thành giai đoạn rà soát các TTHC này đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính (TVCCTTHC), Hội đồng TVCCTTHC. Dự kiến các nhóm công tác sẽ hoàn chỉnh lần cuối các đề xuất đơn giản hóa ngay sau buổi Tọa đàm này, trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt kết quả rà soát và chuyển cho Tổ công tác chuyên trách về CCTTHC của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở kết quả rà soát này của Hội đồng TVCCTTHC và kết quả của các bộ, ngành, địa phương, Tổ công tác sẽ phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án đơn giản hóa để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định vào cuối tháng 12/2009.

19-21/11/2009: Hội nghị hợp tác kinh tế Việt- Trung

Hội nghị hợp tác kinh tế giữa 4 địa phương của Việt Nam là

Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị lần này bàn thảo 5 nội dung quan trọng: phát triển thương mại và đầu tư, du lịch lữ hành, giao thông vận tải, hợp tác giáo dục, đào tạo, văn hoá thế thao; hợp tác về y tế, phòng chống dịch bệnh, phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, hội nghị lần này sẽ tập trung cho kế hoạch hợp tác xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Vân Nam). Theo kế hoạch, khu kinh tế chung này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tham gia đầu tư trong những dự án cụ thể như xây dựng kho hàng lạnh phục vụ xuất nhập khẩu hàng tươi sống, thuỷ hải sản, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để xuất khẩu đi nước thứ 3.

18/11/2009: Hội thảo “Tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” (DNVVN)

Hội thảo “ Tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” (DNVVN) do Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Trung Quốc phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội. Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá các đặc trưng cũng như nhu cầu tài chính của nhóm DNVVN, đồng thời trình bày các kinh nghiệm cũng như đề xuất giải pháp tài chính cho nhóm đối tượng này.

4

Thực trạng & chính sách

Cơ giới hóa nông nghiệp Đầu tư trọng điểm cho cơ giới hoá là đi đúng yêu cầu, chủ trương của Đảng, nhà nước. Tuy nhiên, để đưa chính sách vào cuộc sống, còn rất nhiều vấn đề nảy sinh.

Đưa chính sách cơ giới hoá vào thực tiễn

TS. Lê Đức Thịnh, trưởng bộ môn Thể chế nông thôn- Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) cho biết: Không chỉ riêng ĐBSCL, mà ở hầu hết các vùng nông nghiệp trên cả nước, cả miền Bắc và miền Trung, hiện nay nhu cầu cơ giới hoá là rất cao. Việc đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa nói riêng, cơ giới hoá nói chung, là một yêu cầu cấp thiết.

TS Lê Đức Thịnh

Đánh giá về các chính sách phat triển cơ giới hóa hiện nay, ông bày tỏ: Về mặt chính sách, đầu tư trọng điểm cho cơ giới hoá là đi đúng yêu cầu, chủ trương của Đảng, nhà nước. Chúng ta đang có chủ trương hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tất cả các khâu. Việc chú trọng đầu tư cơ giới hoá trong thu hoạch lúa là đi

đúng định hướng chính sách của Chính phủ, đồng thời đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, chính sách cũng là vấn đề khó khăn nhất của cơ giới hóa hiện nay. “Khâu then chốt là chúng ta phải có chính sách đồng bộ. Không phải mỗi địa phương áp dụng chính sách một kiểu. Tất nhiên, do đặc thù ở từng địa bàn mà các chính sách có sự linh hoạt nhất định. Nhưng muốn xây dựng chính sách hoàn chỉnh thì phải quan tâm đến tất cả các khâu, từ cung tín dụng đến cung máy. Người ta quan tâm không chỉ đến việc ngân hàng hỗ trợ bao nhiêu để mua máy, lãi suất thế nào. Nông dân còn muốn biết ai cung cấp máy cho họ? Mua máy nào thì tốt? Chế độ hậu mãi ra sao?....Hiện, ta mới chủ trương đầu tư cung tín dụng còn các khâu khác chưa được quan tâm đúng mức.”, ông nói.

TS Dương Ngọc Thí, Phó Viện trưởng IPSARD cũng bày tỏ quan điểm đối với vấn đề chính sách cơ giới hóa nông nghiệp, ông cho biết:

Nhà nước đang có chủ trương, chính sách để đến 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đến cuối năm 2004 thì mới có chính sách cụ thể đối với việc thu hoạch lúa, khi Thủ tướng chính phủ yêu cầu địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn để nông dân mua và trang bị máy móc. Từ năm 2006 đến này, Tổng Công ty máy động lực, máy nông nghiệp, ngân hàng nhà nước….đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn đầu tư máy móc cho thu hoạch lúa.

TS Dương Ngọc Thí - Phó viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

5

Các tỉnh thì áp dụng các chính sách khác nhau, tùy đặc điểm từng địa phương. Có nơi mức vay là 70%, có tỉnh lại cao hơn hoặc thấp hơn. Thời gian vay dao động tầm 3 đến 5 năm hay nhiều hơn. Một số tỉnh áp dụng mức vay giới hạn là 30 triệu đồng… Với mức hỗ trợ như thế, nhiều địa phương đã đưa máy móc vào ruộng đồng, gồm nhiều loại máy, nhất là máy tuốt và máy làm đất. ĐBSCL không phải là tỉnh đi đầu trong phong trào cơ giới hoá này.

Giữa năm 2008, nhóm nghiên cứu “Cơ giới hóa sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL” quyết định triển khai đề tài này, nhằm tạo cơ sở đề kiến nghị các chính sách thu hút đầu tư cho cơ giới hoá ĐBSCL. Đề tài có 3 mục tiêu nghiên cứu chính:

- Thứ nhất, là cơ sở khoa học để khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cơ giới hoá ĐBSCL.

- Thứ hai, đưa ra các kiến nghị về những chính sách cơ bản, toàn diện, quan tâm đến tất cả các khâu, các đối tượng hưởng lợi từ việc sử

dụng máy móc cho cơ giới hóa.

- Thứ ba, đề tài quan tâm đến hệ thống chính sách gồn: + Chính sách hỗ trợ tín dụng + Chính sách thúc đẩy nghiên cứu máy móc + Chính sách đầu tư sản xuất máy nông nghiệp + Chính sách thương mại + Chính sách quy hoạch đồng ruộng + Chính sách đầu tư giữa các nhóm hộ nông dân

Máy ngoại tràn ngập thị trường - chỗ đứng nào cho máy gặt đập liên hợp Việt

Ông Phạm Hoàng Thắng, giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Thắng, ở Ấp Tân Lợi 2, Thuận Hưng,Thốt Nốt, Cần Thơ chuyên cung cấp máy gặt đập liên hợp cho biết “Trong năm nay, lượng máy tiêu thụ ra thị trường tăng gấp đôi năm ngoái. Biết là người dân có nhu cầu, nhưng doanh nghiệp không đáp ứng nổi. Năm 2009, doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn 4%. Nhưng thủ tục rắc rối, thời gian cho vay ít, vừa mới ổn định cơ sở sản xuất đã phải tính chuyện hoàn vốn rồi. Thiếu vốn, nên rất khó cho doanh nghiệp để dầu tư, mở rộng sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trường”. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thì khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng

do thiếu tài sản thế chấp để vay vốn. Với nhiều doanh nghiệp, dù mang thương hiệu là máy Việt Nam 100%, nhưng vẫn phải nhập đến 30% nguyên liệu từ Trung Quốc về lắp ráp, chủ yếu là các bộ phận vòng bi, bánh xích, bộ thuỷ lực và đầu máy. Mặt khác, với các doanh nghiệp trong nước, thường có đặt hàng mới sản xuất vì năng lực về vốn hạn chế nên không thể sản xuất sẵn để chào bán ra thị trường. Các doanh nghiệp này hầu hết là người làm cơ khí có kinh nghiệm ở địa phương trưởng thành dần lên, hầu như không có ai được đào tạo về sản xuất máy thu hoạch lúa một cách bài bản.

Doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được cầu của người dân, thị trường tràn ngập máy nhập từ Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Thái Lan…

Ông Nguyễn Đình Long - Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công Thương cho biết: “Bộ Công Thương đang soạn thảo “đề án phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn”, dự kiến sẽ chính thức đệ trình Chính phủ vào cuối tháng 11 này. Theo đó, sẽ định hướng phát triển cơ khí, hỗ trợ doanh nghiệp về tín dụng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp…”

6

Bất cập từ chính sách, làm chậm quá trình cơ giới hóa ở địa phương

Chuyên gia Nguyễn Đình Hùng, Bộ môn Thể chế nông thôn-IPSARD, cho biết trong năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hàng 3 quyết định hỗ trợ nông dân:

- Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009

- Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009

- Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

Sau quá trình triển khai áp dụng vào thực tiễn, đã có một số bất cập từ các chính sách này, làm chậm quá trình cơ giới hoá ở các địa phương.

Chuyên gia Nguyễn Đình Hùng

Theo Quyết định Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009, chính phủ hỗ trợ cho các khoản vay trung hạn là 4%/năm, nếu các hộ nông dân mua máy sử dụng chính sách này thì cũng giống như Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 bởi phải xuất trình hóa đơn tài chính, họ mất thêm

10% giá mua, nếu người nông dân vay được vốn trung hạn 3 năm thì bù trừ cho nhau cũng chỉ được 2% chênh lệch trong khi đó hộ nông dân phải đi lại làm nhiều thủ tục phức tạp nên chính sách này cũng khó áp dụng được với vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp.

Về Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn:

Nhìn chung Quyết định này khó áp dụng vào thực tiễn vì một số lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, trong khi lượng máy sản xuất trong nước còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng thì các doanh nghiệp kinh doanh máy buộc phải nhập máy từ Trung Quốc và Nhật Bản sang thị trường Việt Nam để bán (thực tế máy trên thị trường An Giang có đến trên 80% là máy Trung Quốc, máy của Việt Nam rất hiếm) nhưng việc quy định chỉ hỗ trợ cho các loại máy nội địa làm cho đa số hộ nông dân muốn đầu tư mua máy gặt đập liên hợp khó có thể tiếp cận được chính sách này.

Thứ hai: Việc quy định các loại máy móc mua trong nước phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc máy cũng cản trở đáng kể đối với các doanh nghiệp sản xuất máy và các hộ nông dân đầu tư mua máy vì: Đa số cơ sở sản xuất trong nước hoạt động dưới dạng

khoán thuế, họ không có hóa đơn đầu ra, muốn xuất hóa đơn phải qua Chi cục Thuế mà thủ tục ở đây khá phiền hà, phức tạp.

Đối với các doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn bán hàng cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất hóa đơn đầu ra vì đa số các đầu vào của các doanh nghiệp được thu mua ở nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả đồ cũ nên thường không có hóa đơn đầu vào, do đó nếu xuất hóa đơn đầu ra thì không có hóa đơn đầu vào để khấu trừ thuế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp sau này.

Do vậy khi bán máy ra thị trường, nếu khách hàng nào yêu cầu có hóa đơn đỏ thì các các doanh nghiệp này lập tức tăng giá lên 10% so với giá gốc để chia sẻ rủi ro về thuế với nông dân. Như vậy người nông dân mua máy phải chịu mức giá bán cao hơn 10% so với giá thực trên thị trường. Ngoài ra việc quy định máy nội địa sẽ được hỗ trợ theo Quyết định 497/TTg cũng không định nghĩa rõ thế nào là máy nội địa cũng cản trở không nhỏ đến việc tiếp cận chính sách của các các doanh nghiệp cũng như các hộ nông dân đến chính sách này.

Từ kết quả quá trình điều tra, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện của các chính sách này….

(Còn nữa…) - (Agroinfo thực hiện)

7

Tái cấu trúc Doanh nghiệp hậu khủng hoảng Nguồn vốn nào? Thời cơ “vàng” tái cấu trúc doanh nghiệp

Tại hội thảo “Thách thức mới, thành công mới” do Ngân hàng Quốc tế (VIB) tổ chức ngày 18-11 ở TPHCM, TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ Việt Nam, cho rằng: “Từ nay đến cuối năm, nhiều DN vẫn còn gặp khó khăn do các yếu tố về nợ xấu, tồn kho... Cái khó lớn nhất vẫn là thiếu vốn”. Ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ quốc gia, dự báo nhiều khả năng trong quý I/2010, tăng trưởng kinh tế VN sẽ giảm tốc trước khi bật mạnh trở lại để đạt mức tăng trưởng trên 7% trong 2-3 năm tới. Điều này cũng phù hợp với hiện tại - lượng hàng tồn kho trong DN còn nhiều, chiếm đến 5% GDP. Vì vậy, DN không nên chủ quan, ỷ lại gói hỗ trợ của Chính phủ. Các chuyên gia kinh tế - tài chính cùng khuyến cáo giai đoạn này là thời điểm phù hợp để DN tái cấu trúc bộ máy, cơ cấu lại xuất khẩu, lao động... Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vốn trung và dài hạn Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp đánh giá DNVVN là loại hình doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Trong những năm qua, hệ thống DNVVN (hiện chiếm tỷ trọng 90% các doanh nghiệp của cả nước) đã có sự phát triển vượt bậc,

đóng góp vào việc bình ổn thị trường tiêu dùng, giải quyết lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.

Để tạo điều kiện thuận lợi cũng như mở rộng cơ hội cho DNVVN phát triển, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp DNVVN, bao gồm trợ giúp về tài chính (như tạo nguồn vốn, mở rộng và bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất, cho vay ưu đãi, giảm thuế, hỗ trợ tư vấn,

thành lập các quỹ phát triển…); mặt bằng sản xuất; đổi mới công nghệ; xúc tiến thương mại; đào tạo nguồn nhân lực…

Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động của DNVVN Việt Nam còn nhiều bất cập. Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp cho rằng cần đồng thời ban hành kịp thời những cơ chế, chính sách tài chính ưu tiên đặc biệt cho DNVVN. “Một trong những bài toán trước mắt cần phải giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ là tiếp tục tìm kiếm và hỗ trợ nhu cầu về vốn trung và dài hạn; đồng thời ban hành kịp thời những cơ chế, chính sách tài chính ưu tiên đặc biệt”, Ông nói.

Chia sẻ những kinh nghiệm phát triển hệ thống DNVVN của Trung Quốc, bà Địch Na, Phó Vụ trưởng Vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, Nhà nước Trung Quốc tập trung vào 3 hệ thống nhằm giúp DNVVN phát triển là hệ thống chính sách, hệ thống tài chính và hệ thống dịch vụ. Chẳng hạn, trong hệ thống tài chính, Nhà nước Trung Quốc thúc đẩy sự phát triển về nghiệp vụ tài chính gián tiếp từ nhiều góc độ, từ nhiều nguồn kinh phí để tạo thêm nguồn vốn tích lũy, vốn trung và dài hạn cho các DNVVN. Đến nay, Nhà nước Trung Quốc cũng đã kiện toàn hệ thống bảo lãnh tín dụng cho DNVVN; đồng thời thành lập xong Ủy ban thúc đẩy DNVVN phát triển.

Giúp vốn cho DNVVN : Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế đầu tiên tung ra các gói kích cầu trị giá 586 tỷ USD để đối phó với khủng hoảng tài chính và đã áp dụng một số giải pháp hỗ trợ DNVVN tương đối thành công.

Hội thảo “Tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” -Ảnh: Chinhphu.vn

8

Bên lề hội thảo: “Tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” (DNVVN) tổ chức ngày 18/11/2009, Bà Địch Na đã trao đổi về vấn đề bảo lãnh và cấp vốn cho DN mà Trung Quốc đã thực hiện rất thành công.

Về Những giải pháp cơ bản Chính phủ Trung Quốc áp dụng trong việc hỗ trợ vốn cho DNVVN, bà cho biết Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách nhằm tăng quy mô cũng như tổng số tiền vốn cho các DNVVN. Một trong những giải pháp được chú trọng áp dụng là xây dựng hệ thống tổ chức tài chính về bảo lãnh trên toàn quốc. Hiện nay, Trung Quốc có 4.347 tổ chức tài chính đứng ra bảo lãnh cho DNVVN vay vốn.

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập quỹ tiền tệ dành riêng cho DNVVN. Năm 2008 số tiền là 1 tỷ NDT, năm nay con số này đã lên tới 2,5 tỷ NDT.

Ngoài ra, Chính phủ cũng có những giải thưởng cho những DN đã có những giải pháp "thoát hiểm" cũng như cải cách quản trị, quản lý, huy động vốn trong thời kỳ khủng hoảng. Đặc biệt, đối với DNVVN có kết quả sản xuất- kinh doanh tốt, nhà nước có thể giảm hoặc miễn chi phí bảo lãnh về vốn.

Về cơ chế hoạt động của quỹ bảo lãnh cho DNVVN, bà cho biết: vốn bảo lãnh cho DNVVN chủ yếu là từ ngân sách nhà nước và chỉ được rót 1 lần. Ngoài ra, cũng có một số tổ chức tài chính huy động vốn từ việc thực hiện xã hội hóa. Các tổ chức tài chính bảo lãnh có thể chia ra 3 loại hình: Công ty 100% vốn nhà nước, hiệp hội và công ty thương mại.

Trong 3 năm đầu tiên thành lập, Chính phủ sẽ miễn thuế thu nhập cho tất cả các tổ chức tài chính và khi thực hiện, đến năm thứ 8, họ vẫn được hoàn toàn miễn thuế. Hiện nay, các DNVVN khó khăn về vốn có thể vay ở các tổ chức này số vốn gấp 3 - 5 lần tài sản của họ..

Để tăng thêm nguồn vốn cho các tổ chức tài chính cũng như bù đắp thêm nguồn tiền khắc phục rủi ro, Trung Quốc có trích phần trăm trong thuế DN để các tổ chức này lập quỹ đối phó rủi ro. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đề ra nhiều quy định để giảm chi phí huy vộng vốn, sản xuất kinh doanh… cho DN.

Về đảm bảo hiệu quả của vốn bảo lãnh cho DN, bà cho biết: Cũng giống như Việt Nam, khi DNVVN vay vốn thì ngân hàng sẽ yêu cầu thế chấp và bảo lãnh. Trong khi đó, phần lớn các DNVVN không thể có tài sản lớn để thế chấp và bản thân các ngân hàng cũng không muốn đứng ra bảo lãnh DNVVN. Vì thế, để cấp vốn cho DN thì tiền vốn của các tổ chức tài chính chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước.

Hiện nay, phần lớn các DNVVN của Trung Quốc đều được tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính. Nhờ đó, hoạt động của các DNVVN khởi sắc và phát triển.

Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng 20 tỷ USD trong gói kích cầu để điều chỉnh hoàn thuế DN, điều chỉnh thuế suất giá trị gia tăng. Với những chính sách và biện pháp tích cực như vậy, các DNVVN của Trung Quốc cũng đã giải quyết được những khó khăn trước mắt.

(Tổng hợp)

Bà Địch Na - Phó Vụ trưởng Vụ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Tài chính, Trung Quốc - Ảnh Chinhphu.vn

9

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực ưu tiên Trước con số trên 130 thủ tục hành chính thuộc 11 nhóm lĩnh vực quan trọng được ưu tiên rà soát thời gian qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng còn nhiều việc phải làm trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp…

Doanh nghiệp phản ánh: thủ tục hành chính (TTHC) thuế rườm rà, khó hiểu Ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, phụ trách cải cách hành chính của TPHCM, cho biết: “Ngay cả tôi, khi khai thuế nhà đất cũng không khai nổi vì biểu mẫu có quá nhiều chi tiết phức tạp, trùng lắp. Trong từng biểu mẫu có nhiều từ chuyên môn khó hiểu, tờ khai chi chít chi tiết. Vì thế, nếu chỉ lo “bỏ bớt” các biểu mẫu mà không đơn giản hóa nội dung từng thủ tục thì cũng không đem lại thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (DN)”.

Bà Lê Thị Minh Chi, Giám đốc tài chính Công ty Robot, cho biết việc kê khai sổ sách chứng từ hiện trùng lắp, gây mất thời gian và khó khăn cho DN. Ngành thuế cũng chưa có hướng dẫn thời hạn lưu chứng từ (chẳng hạn loại chứng từ nào lưu 5 năm, loại nào lưu 10 năm...) dẫn đến tình trạng DN phải lưu kho chất đống chứng từ, thậm chí cả “cùi” giấy gửi xe 2.000 đồng/chiếc đã lưu 5 đến 7 năm qua mà không dám hủy.

Ông Đinh Nam Dinh, Chủ nhiệm HTX Vận tải số 9 (TPHCM), cho

rằng thời gian hoàn thuế kéo dài quá lâu, vượt quá quy định.

Nhiều trường hợp Chi cục Thuế đã hoàn tất hồ sơ hoàn thuế, chuyển lên Cục Thuế để ra quyết định nhưng không được giải quyết hoàn ngay mà còn bị “đòi” cung cấp thêm hồ sơ, chứng từ... Như trường hợp của HTX Vận tải số 9, lần nào hoàn thuế cũng phải photocopy giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận chất lượng và đủ các loại giấy tờ khác.

Theo báo cáo của ngành thuế, hiện toàn ngành có 330 thủ tục hành chính. Trong đó có 5 thủ tục cấp tổng cục, 172 thủ tục cấp cục và 153 thủ tục cấp chi cục. Những thủ tục này được niêm yết công khai cho dân biết và thực hiện. Cán bộ thuế không được yêu cầu người dân, DN cung cấp bất kỳ giấy tờ và thủ tục nào khác ngoài danh mục. Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiều văn bản thủ tục không được thực hiện nhất quán tại các cục thuế tỉnh, thành, gây bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế tại các địa phương. Trước tình hình đó, luật sư Mai Trần, Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán M&H, cho rằng nên xây dựng từ điển giải thích thuật ngữ thuế để thống nhất cách hiểu, cách áp dụng tại các nơi.

Không chỉ thủ tục hành chính mà chính cán bộ thuế cũng góp phần “hành” người nộp thuế. Đa số DN phản ánh rằng vướng mắc chính là việc thực hiện thủ tục hành chính chứ không phải ở thủ tục. Thủ tục hành chính đã ban hành từ lâu, giờ cần hệ thống lại. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cách hành xử của cán bộ thuế đối với các thủ tục đó và người nộp thuế. Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Đăng Quang, người có nhiều cơ hội cùng DN làm việc với cơ quan thuế, đơn cử một việc nhỏ là khi DN mới thành lập thì trong đơn xin mua hóa đơn tài chính lần đầu đã nói rõ tình hình sử dụng hóa đơn, vậy mà khi làm đơn mua lần thứ 2, thứ 3, cán bộ thuế vẫn yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong khi Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế của Cục Thuế khẳng định là không cần báo cáo. Đến Chi cục Thuế làm thủ tục sẽ thấy thái độ của cán bộ thuế “căng thẳng” lắm. Nhiều ý kiến khác cho rằng muốn cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục thuế thì trước tiên ngành thuế nên tìm hiểu xem DN khai nộp thuế đang phải làm gì để được nộp thuế, hoàn thuế. Chúng ta cứ vận động, hô hào nhưng chưa quản lý được cách

10

hành xử của cán bộ thuế. Và, nếu được, ngành thuế nên xây dựng bộ quy tắc chuẩn mực ứng xử để cán bộ thuế dựa vào đó mà thực hiện. Tinh giảm ít nhất 30% thủ tục Mục tiêu của ngành thuế là sẽ rà soát, tinh giảm ít nhất 30% số hồ sơ, thủ tục. Bà Huỳnh Thị Lan Anh, Ban Cải cách hành chính Tổng cục Thuế, cho biết kế hoạch cải cách hành chính của ngành thuế trong thời gian tới là liên thông giữa các ngành trong lĩnh vực thuế để DN, người dân không phải nộp quá nhiều thủ tục, hồ sơ trùng nhau. Cụ thể, liên thông với kho bạc trong việc nộp thuế, liên thông với bảo hiểm xã hội nhằm thống nhất một địa chỉ. Sắp tới, hồ sơ hoàn thuế thu nhập

Đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực ưu tiên

Đại biểu tại Tọa đàm về Kết quả rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên20/11/2009. Ảnh: Chinhphu.vn

Tại buổi Tọa đàm Kết quả rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên diễn ra ngày 20/11/2009, các nhóm công tác đã đưa ra những kiến nghị đề

xuất đơn giản hóa trên 130 TTHC của các lĩnh vực. Các kiến nghị được đưa ra trên cơ sở đánh giá tính cần thiết, sự

hợp lý và tính hợp pháp của các TTHC này, đồng thời có tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Cải cách thủ tục hành chính giúp tăng trưởng Bên lề buổi Tọa đàm về Kết quả rà soát các TTHC ưu tiên do Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính (TVCCTTHC), Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã cho báo chí biết, trong quá trình rà soát hơn 130 TTHC ưu tiên vừa qua, chúng ta đã rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm.

Trước hết là phải khảo sát những bất hợp lý, sau đó so sánh với một số nước có điều kiện đang phát triển như nước ta để từ đó xem xét lại bộ TTHC của chúng ta có những điểm nào cần phải sửa đổi, cắt bỏ. Hội đồng TVCCTTHC đã chỉ đạo tiến hành rà soát bộ TTHC ưu tiên này 3 tháng qua, trước khi Thủ tướng Chính phủ công

bố cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, từ đó thành lập 11 nhóm công tác gồm chuyên gia các lĩnh vực góp ý kiến những bộ TTHC cần ưu tiên.

Việc sử dụng các chuyên gia giỏi, đặc biệt là sự tham gia của các Hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước có hoạt động ở Việt Nam, am hiểu thị trường, pháp luật Việt Nam, cùng với mọi tầng lớp nhân dân trên tinh thần chung tay cải cách TTHC, từ đó đề xuất cắt bỏ, đơn giản hóa những TTHC còn rườm rà, theo Bộ trưởng, là phương pháp tốt, là cách làm xã hội hóa, khoa học hơn, chính xác, minh bạch và kịp thời hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn là một trong số ít các nước có tăng trưởng dương. Đó là một minh chứng cho môi trường đầu tư và cải cách TTHC có nhiều tiến bộ.

Tuy vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, bộ TTHC của Việt Nam vẫn còn rườm rà, khó vận dụng trong thực tế. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo tập trung đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC. Giai đoạn 1 chúng ta thống kê được trên 5.300 TTHC, sắp tới đây quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu đến tháng 10/2010 đơn giản hóa tối thiểu 30% các quy định về TTHC. Qua tính toán, việc làm này tương đương với việc cắt giảm 30% chi phí xã hội trong việc thực hiện TTHC mỗi năm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh Chinhphu.vn

11

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, TTHC là công cụ quản lý của Nhà nước, nhưng đồng thời cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. Chúng

ta tiến hành cắt bỏ thủ tục không hợp lý, không hợp pháp, không cần thiết nhưng trong một số lĩnh vực như đất đai, đầu tư, xây dựng chúng ta có

thể bổ sung những TTHC cần thiết để tăng cường quản lý cho phù hợp với tình hình mới.

(Tổng hợp)

Rà soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính

Năm 2009, Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính (TVCCTTHC) đã tổ chức 11 nhóm công tác để nghiên cứu rà soát hơn 130 TTHC trong 11 lĩnh vực quan trọng, bao gồm đất đai, xây dựng, đầu tư, khoáng sản, ngân hàng, tư pháp, dược phẩm, giáo dục, lao động, viễn thông, sở hữu trí tuệ, hải quan, thương mại, xuất nhập khẩu, thuế (thuộc phạm vi quản lý của 15 bộ, ngành).

Trong hơn 130 TTHC được ưu tiên rà soát có 25 thủ tục được đề nghị bãi bỏ, sửa đổi 108 thủ tục. Các nhóm công tác cũng đã tiến hành rà soát tổng cộng 22 biểu mẫu 3a về mẫu đơn, mẫu tờ khai; trong đó 7 mẫu đơn, mẫu tờ khai đề nghị bãi bỏ, 15 mẫu đơn, mẫu tờ khai đề nghị sửa đổi.

Theo một số kết quả rà soát của các nhóm công tác, như nhóm về đất đai, xây dựng, đầu tư, những lĩnh vực liên quan nhiều và trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân, cho thấy các quy định về đầu tư, môi trường và xây dựng chưa có sự thống nhất, dẫn tới việc thực hiện không đồng nhất ở các địa phương về thứ tự thực hiện các TTHC trong tổng thể dự án đầu tư xây dựng.

20 Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu: Bán giao ngay

Từ ngày 18/11/200, DN cà phê Việt Nam sẽ chuyển từ phương thức bán hàng trừ lùi (kỳ hạn) sang phương thức bán outright (giao ngay). Biện pháp này kỳ vọng sẽ giúp DN cà

phê tránh thua lỗ và người nông dân không gặp khó với giá cà phê xuống thấp như niên vụ 2008-2009. Một số DN đã thực hiện bán giao ngay rất hiệu quả và có giá cao hơn hẳn. Vicofa cũng công bố giá thu mua cà phê hàng ngày trên website để tham khảo, nhằm hạn chế thông tin thất thiệt gây thiệt hại cho nhà XK và nông dân.

1.000 website hỗ trợ doanh nghiệp kéo dài đến 30/12/2009

Theo một thống kê gần đây, có đến 80% doanh

nghiệp (DN) VN chưa có website để giao dịch

mua bán. Điều này đồng nghĩa với việc các DN

phải giao dịch qua các phương tiện tốn kém,

không hiệu quả và làm mất đi lợi thế cạnh tranh.

Công ty TNHH Công nghệ Phạm Gia đã nghiên

cứu và phát triển gói sản phẩm “EasyWeb - Sở

hữu website thật đơn giản”. Đây là chương trình

hỗ trợ 1.000 website dành cho DN với chi phí

ưu đãi. Mọi nhu cầu trao đổi thông tin sẽ được

tích hợp trong một gói sản phẩm với đầy đủ tính

năng cao cấp và chuyên nghiệp dành cho DN.

Chương trình kéo dài đến ngày 30-12, áp dụng trên toàn quốc. Tham khảo website www.phamgiatech.vn để biết thêm chi tiết…

Website Cục Thuế TPHCM “nghèo” thông tin

Theo các DN trên địa bàn TPHCM, mặc dù

website của Cục Thuế TPHCM được lập để hỗ

trợ thông tin về chủ trương, chính sách cho DN

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

12

nhưng đến nay, nội dung trên website còn khá

nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm

hiểu, cập nhật thông tin của DN.

Trong đó, nhiều văn bản pháp luật do tổng cục

thuế, cục thuế mới ban hành nhưng chưa được

cập nhật; những văn bản đã hết hiệu lực thực

hiện cũng không được gỡ xuống; nhiều cán bộ

lãnh đạo của cục, chi cục đã nghỉ hưu hoặc

điều chuyển công tác cũng không được điều

chỉnh trên website... Trước thực trạng đó, nhiều

DN phải truy cập các website thuế của các tỉnh,

thành khác để tham khảo thông tin hoặc mua

thông tin về chính sách thuế để phục vụ công

việc.

(Theo Ph.Hoàng- T. Nhân- Báo lao động).

1. Một số yêu cầu tiếp cận thị trường thủy hải sản của Mỹ Tóm tắt một số qui định của Luật FDCA, và một số qui định dưới luật của FDA liên quan đến nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ. Ngoài các qui định chung đối với nhập khẩu thực phẩm được nêu trong mục này, các nhà xuất khẩu cần phải tìm hiểu thêm những qui định riêng có thể có đối với từng mặt hàng cụ thể. Các nhà xuất khẩu cũng có thể và nên liên hệ với các cơ quan quản lý Hoa Kỳ liên quan đến sản phẩm của mình để biết thêm các chi tiết cụ thể. Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, và Mỹ phẩm FDCA là luật bao quát nhất về thực phẩm tại Hoa Kỳ. Nếu muốn nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ, cần phải làm quen với các điều khoản của luật này. Dưới đây là những mục đích và yêu cầu cơ bản của Luật FDCA áp dụng cho cả thực phẩm sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu từ nước ngoài. Bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng Thực phẩm làm giả, kém phẩm chất được coi là bất hợp pháp, và không được phép tiêu thụ và nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thực phẩm bị coi là hàng giả, kém phẩm chất thuộc các trường hợp sau:

- Có tạp chất độc hoặc có khả năng gây hại lẫn vào trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc tự nhiên phát sinh;

- Có chất chứa phụ gia mà FDA đã xác định không an toàn;

- Có dư lượng thuốc trừ sâu không được phép sử dụng, hoặc vượt quá mức cho phép của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA);

- Dùng các chất phẩm mầu không được FDA cho phép;

- Có thành phần bị coi là bẩn, ôi thiu, bị phân huỷ;

- Sản phẩm từ động vật có bệnh hay chết không phải do giết mổ;

- Sản phẩm được chế biến, đóng gói, hoặc lưu giữ trong điều kiện không vệ sinh mà có thể bị ô nhiễm do bẩn hoặc gây hại cho sức khoẻ;

- Hàng đựng trong vật liệu bao bì có chứa chất độc hoặc chất có hại. Một số vật liệu bao bì được coi là chất phụ gia và phải tuân thủ các quy định về chất phụ gia

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Không được che dấu dưới bất kỳ hình thức

nào về những hư hỏng hay kém chất lượng có trong thực phẩm.

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH

13

- Nhãn hàng thực phẩm không được có các nội dung giả mạo hoặc gây hiểu lầm; hoặc không ghi đầy đủ các thành phần theo quy định của pháp luật.

- Mỗi một loại thực phẩm không được bán dưới tên một loại thực phẩm khác, không được loại hoặc tách bỏ một phần hoặc toàn bộ chất được coi là thành phần có giá trị của một loại thực phẩm, và không được dùng bất kỳ chất nào khác để thay thế.

- Các hộp đựng thực phẩm không được làm, tạo hình hoặc bao gói để có thể gây hiểu sai lệch. Trong trường hợp nhập khẩu một loại thực phẩm đã hình thành tiêu chuẩn đóng hộp, mặt hàng đó phải phù hợp với tiêu chuẩn của nó hoặc trên nhãn hàng phải ghi rõ. Tất cả những qui định nói trên của luật là nhằm đảm bảo cho người mua và người tiêu dùng biết được giá trị đích thực của hàng hoá.

Thông tin trên nhãn hàng Luật quy định rằng các thông tin trên nhãn hàng phải được ghi rõ ràng để người tiêu thụ bình thường có thể đọc và hiểu được trong điều kiện mua và sử dụng thông thường. Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếng nước ngoài, thì trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theo qui định. Tất cả thực phẩm nhập khẩu đều phải ghi bằng tiếng Anh tên nước xuất xứ. Điều luật 21 CFR101 qui định chi tiết về kích cỡ và thể loại, vị trí v.v... của các thông tin ghi trên nhãn hàng. Dưới đây là tóm tắt các thông tin cần thiết ghi trên nhãn hàng dán/gắn trên bao bì hàng hoá: - Tên và địa chỉ đầy đủ của người sản xuất,

người đóng gói, hoặc người phân phối. - Ghi chính xác số lượng thực phẩm bên

trong. - Tên thông thường của thực phẩm phải

được ghi trên mặt chính, cùng với hình dạng của sản phẩm (ví dụ: "thái miếng", "nguyên con", "cắt lát", v.v...).

- Trừ khi thực phẩm đã được tiêu chuẩn hoá, các chất thành phần phải được ghi bằng tên thông thường theo thứ tự trọng lượng từ

cao đến thấp. Nhãn của các thực phẩm đã được tiêu chuẩn hoá chỉ cần ghi các thành phần mà trong tiêu chuẩn ghi là tuỳ ý (optional).

Thông tin về dinh dưỡng Nhãn hàng thực phẩm phải có thông tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khoẻ của mình. Điều luật 21CFR phần 101 quy định rất cụ thể và đầy đủ các thông tin cần có trên nhãn hàng. Đối với một số sản phẩm hay nhóm sản phẩm đặc biệt còn có thêm các quy định riêng. Các quy định về ghi thành phần dinh dưỡng đã được sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn năm 1993. Những điều khoản và yêu cầu mới có hiệu lực từ 8/5/1994. Yêu cầu tối thiểu, được quy định trong điều luật 21CFR101.9, bao gồm các nội dung như sau: - Liều lượng dùng và số lần dùng của mỗi hộp. - Tổng lượng calo và lượng calo từ chất béo mỗi lần dùng; - Tổng lượng chất béo và lượng chất béo no (saturated) tính theo gram; - Phần trăm của tất cả các thành phần liệt kê tính theo tỷ lệ cần cho cơ thể trong một ngày trên cơ sở lượng calo cần thiết hàng ngày là 2.000 calo; - Tỷ lệ % trong mức khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày RDA của Mỹ của một số loại vitamin và chất khoáng của một lần dùng; - Ghi các giá trị cần hàng ngày, các giá trị kiến nghị tính bằng gram hoặc miligram - tuỳ theo từng thành phần đối với chất béo, chất béo no, cholesterol, sodium, carbohydrate, dietary fiberm, cùng với lượng calo trên gram đối với chất béo, carbohydrate, và protein. - Các chất dinh dưỡng khác được coi là thành phần cơ bản trong thức ăn của người có thể được liệt kê nếu những chất này chiếm ít nhất 2% RDA của Mỹ. Bắt đầu từ ngày 01/1/2006, trên nhãn cung cấp thông tin về dinh dưỡng thực phẩm phải ghi thêm hàm lượng chất béo chuyển hoá (Trans Fat) ngay sau dòng về hàm lượng chất béo no

14

(Saturated Fat). Yêu cầu này trên nhãn đối với rau quả và cá tươi là tự nguyện. Kể từ ngày 1/1/06, các sản phẩm trên nhãn không ghi hàm lượng axít béo chuyển hoá sẽ không được phép lưu thông trên hoặc nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Căn cứ theo luật Bảo vệ người tiêu dùng và dán nhãn chất dị ứng thực phẩm ban hành năm 2004, kể từ ngày 01/1/2006, các nhà sản xuất phải ghi rõ (bằng tiếng Anh, đơn giản, dễ hiểu) trên nhãn các loại thực phẩm chứa protein có nguồn gốc từ 8 loại thực phẩm gây dị ứng như: Sữa, trứng, cá, thuỷ sản giáp xác cua, tôm, tôm hùm), các hạt cây (almon, pecan, walnut), lạc, lúa mì, và đỗ tương. Trên trang web tại địa chỉ http://www.cfsan.fda.gov/~dms/whalrgy.html có thông tin và hướng dẫn cụ thể cách ghi nhãn. Các quy định về nhãn hàng thực phẩm còn hướng dẫn cụ thể cho từng loại nhãn hàng, và cho phép thể hiện nhãn hàng theo nhiều kích thước và dạng khác nhau tuỳ theo hình dạng và kích thước của bao bì. Nếu cần thêm thông tin về nhãn hàng, có thể tham khảo điều luật 21CFR phần 1, hoặc liên hệ trực tiếp với FDA,hoặc vào trang web:

http://www.cfsan.fda.gov/~dms/foodlad.html Đối với những nhà xuất khẩu chưa có kinh nghiệm xuất khẩu thực phẩm sang Hoa Kỳ và chưa nắm chắc các yêu cầu về thông tin trên nhãn hàng, cách tốt nhất để thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu này và tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau này giữa hai bên là yêu cầu người mua hướng dẫn và thống nhất bằng văn bản với họ về nội dung nhãn hàng. Trong trường hợp người xuất khẩu đã thực hiện đúng như thống nhất giữa hai bên mà nhãn hàng vẫn không được FDA chấp nhận thì trách nhiệm thuộc về người nhập khẩu chứ không phải người xuất khẩu. Hãy xem chi tiết và bạn có thể rút ra các yêu cầu lập pháp. Ví dụ các sản phẩm chỉ có thể được phép nhập khẩu vào Mỹ nếu chúng có nguồn gốc chính thức được chấp thuận từ quốc gia thứ ba bao gồm cả một danh sách xác thực của các quốc gia có đủ tư cách để lựa chọn cho sản phẩm có liên quan, được đính kèm theo các chứng nhận sức khỏe phù hợp, và tiếp theo là bắt buộc kiểm tra tại trạm kiểm soát biên giới của quốc gia.

2. Một số tiêu chuẩn quản lý môi trường và nhãn sinh thái tại EU Các tiêu chuẩn quản lý môi trường cho phép các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu cơ hội giới thiệu cho các đối tác bên ngoài rằng việc sản xuất được thực hiện theo phương pháp thân thiện với môi trường. Các tiêu chuẩn quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện. Hiện nay tiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiều nhất là ISO 14001.

Nhãn sinh thái (Ecolabelling)

Nhãn sinh thái EU (EU ecolabel): Áp dụng cho 14 nhóm

sản phẩm. Nhà sản xuất hoặc người nhập khẩu áp dụng một dấu xác nhận môi trường của E.U trên cơ sở tự nguyện. Để có được dấu xác nhận môi trường của EU, các doanh nghiệp phải trả 1 khoản phí và tùy thuộc vào doanh nghiệp nhập khẩu hoặc doanh thu của công ty sản xuất. Khoản phí này không giống nhau giữa các quốc gia.

Quản lý chất lượng

Tổ Chức Quốc Tế Tiêu Chuẩn Hoá (International Organization for Standardisation - ISO) phát triển và chấp nhận sê ri ISO 9000 liên quan đến quản lý và bảo đảm chất lượng.

Các nhà sản xuất xem chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 như là một tài sản quan trọng và như 1 điểm bắt đầu để cạnh tranh trong thị trường EU. Chứng nhận ISO sẽ tạo 1 niềm tin mạnh mẽ của đối tác.

15

Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy để tiếp tục duy trì ISO, các đợt kiểm toán nội bộ (1-2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần trong năm) cần được thực hiện. Điều này có nghĩa là công ty cần phải có 1 người quản lý chịu trách nhiệm về các chính sách quản lý chất lượng.

Một số tổ chức cung cấp dịch vụ

đánh giá chứng nhận:

• QUACERT, Việt Nam, Website: http://www.quacert.gov.vn/

• Bureau Veritas (Tên cũ BVQI), Anh, Website:

http://www.bureauveritas.com/

• SGS, Thụy Sỹ, Website: http://www.sgs.com/

• TUV, Đức, Website: http://www.tuv.com/

• DNV, Na Uy, Website: http://www.dnv.com/

• Intertek, Mỹ, Wesite: http://www.intertek.com/

• AFAG, Pháp, Website: http://www.afag.com/

• PSP, Singapore, Website: http://www.psp.com/

• DAS, Anh, Webiste: http://www.das.com.vn/ • QMS, Úc, Website: http://www.qms.com

(Theo viettrade)

AGROINFO xúc tiến mở cửa sổ tư vấn chính sách và tư vấn thương hiệu Doanh nghiệp

AGROINFO đang đẩy mạnh xây dựng website đối thoại chính sách, trở thành công cụ hữu hiệu để truyển tải các thông tin chính sách cho DN cũng như đưa tiếng nói, kiến nghị chính sách của các DN,các đơn vị đến các nhà hoạch định chính sách.

AGROINFO đang triển khai kết nối với các đơn vị tư vấn cũng như các hiệp hội, tổ chức nhằm thực hiện các chuyên mục website thực sự có hiệu quả. Hiện nay, trang web đang được đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật của AGROINFO hoàn

thiện, dự kiến sẽ cập nhật các cửa sổ tư vấn chính sách DN,

cửa sổ tư vấn thương hiệu DN bên cạnh hotline chuyên gia tư

ĐIỂM TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH DOANH NGHIỆP --AGROINFO--

Cửa sổ website Đốit thoại chính sách Doanh nghiệp VVN NNNT hiện tại

16

vấn đã có. Chúng tôi cũng xây dựng và cập nhật diễn đàn trao đổi các vấn đề chính sách

ngay trên trang web để các đơn vị, DN dễ dàng cập nhật và đưa ý kiến. Trang web mới

sẽ được hoàn thiện và đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2009.

Phản hồi kênh đối thoại Ông: Phạm Hồng Lượng- Chuyên viên tài chính, Vụ tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT

Danh mục phát hành Bản tin Đối thoại chính sách và DN

I. Nhóm hỗ trợ phát triển quốc tế (ISG) của bộ nông nghiệp 1. TS. Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT, Chủ tịch Ban điều hành ISG 2. TS. Lê Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN và PTNT; Phó Chủ tịch Ban điều hành 3. Ông Lã Văn Lý, Cục trưởng Cục Hợp tác xã và PTNT, Bộ NN và PTNT 4. Ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Kế hoạch, Bộ NN và PTNT 5. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT 6. Ông Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT 7. Ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT 8. Ông Phạm Xuân Sử, Cục trưởng Cục Thuỷ lợi, Bộ NN và PTNT 9. Ông Vũ Trọng Hà , Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ NN và PTNT

“Xin chào anh chị em AGROINFO, Trước hết bản thân tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn đã gửi tin đều đặn cho tôi. Thực tình mà nói, tôi cũng bận nhiều với công việc thường nhật khác, tuy nhiên thỉnh thoảng có thời gian tôi lại đọc các bản tin các bạn gửi tới. Tôi nghĩ, đây quả thực là những thong tin quý báu không chỉ cho các Doanh nghiệp mà còn giúp cung cấp thông tin cho cả các cán bộ quản lý nhà nước trong ngành ta. Để thông tin cập nhật chính xác hơn, trong các bản tin tiếp theo, trang danh mục phát hành Bản tin, rất mong các bạn xem xét cập nhật lại thong tin về một số thành viên, cụ thể: Nhom ISG:

- Ông Nguyễn Văn Thân- Q. Vụ trưởng Vụ Tài chính nay đã nghỉ hưu và thay thế bằng ông Nguyễn Văn Hà- Phó Vụ trưởng Vụ tài chính ;

- Bà Nguyễn Hồng Yến- Phó Vụ trưởng Vụ tài chính đối ngoại Bộ Tài chính, nay đổi thành Phó cục trưởng Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn đội ngũ anh/chị em đã tìm tin, viết bài và thiết kế nên kênh thong tin bổ ích này. Chúc thành công,

17

10. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Cán bộ xây dựng chính sách, Văn phòng liên lạc IFAD 11. Ông Nguyễn Văn Hà- Phó Vụ trưởng Vụ tài chính , Bộ NN và PTNT 12. Ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ NN và PTNT 13. Ông Đào Quang Thu, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 14. Bà Nguyễn Hồng Yến, Phó cục trưởng Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính

II. Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) 1. TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD 2. TS. Nguyễn Đình Long, Viện phó IPSARD, 3. TS. Dương Ngọc Thí, Viện phó IPSARD 4. Các phòng ban/đơn vị trực thuộc IPSARD

III. Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha 1. Ban quản lý dự án Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs- Tây Ban

Nha IV. Các hiệp hội

1. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (varisme) 2. Hiệp hội DN NVV Việt Nam (vinasme) 3. Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội 4. Hiệp hội ngành hàng (cà phê, hồ tiêu, thủy sản, chăn nuôi, lương thực,…) 5. Hiệp hội làng nghề

V. Doanh nghiệp (đối tác thông tin của AGROINFO và các Doanh nghiệp có quan tâm)

1. Doanh nghiệp sản xuất & chế biến ngành hàng nông sản(gạo, cà phê, mía đường,…) 2. Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 3. Doanh nghiệp chế biến & sản xuất/xuất khẩu thức ăn chăn nuôi,…

V. Các đối tác khác có liên quan trong nội dung bản tin

LỜI CẢM ƠN AGROINFO xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý vị độc giả của kênh thong tin Đối thoại

chính sách cũng như các đối tác có quan tâm.

Xin cảm ơn Ông Phạm Văn Lượng đã đánh giá cao kênh thông tin này và những đóng góp của

ông để chúng tôi hoàn thiện hơn các thông tin cần thiết.

Chúc quý vị độc giả một tuần mới với nhiều thành công mới!

Thân ái,

18

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PTNNNT

TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 60 /TTTT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2009

THƯ MỜI HỢP TÁC Kính gửi: …………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ nông nghiệp nông thôn Việt Nam (DNVVN NNNT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dành nhiều quan tâm cho nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong các cơ quan đang tích cực thực hiện hoạt động đó, thông qua các hoạt động nghiên cứu, và truyền thông thông tin để hỗ trợ phát triển DNVVN NNNT.

Trung tâm Thông tin-Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (AGROINFO/IPSARD) đang đi tiên phong trong lĩnh vực truyền thông thông tin chính sách và chiến lược phát triển NNNT. Tích cực hợp tác kết nối với các cơ quan nghiên cứu và cơ quan truyền thông, AGROINFO không ngừng phát triển và khẳng định uy tín trong các hoạt động Đối thoại Chính sách bao gồm:

Cổng thông tin Đối thoại chính sách Phát triển nông nghiệp nông thôn vùng cao www.ipsard.gov.vn

Cổng thông tin truyền thông phát triển doanh nghiệp www.agro.gov.vn Tổ chức tọa đàm trao đổi với các chuyên gia tư vấn về chiến lược hàng đầu

trong nước và quốc tế Truyền thông kết quả nghiên cứu và đối thoại chính sách

o Báo cáo tham khảo chính sách NNNT IPSARD www.ipsard.gov.vn o Bản tin Đối thoại chính sách NNNT IPSARD

[email protected] o Chuyên trang Đối thoại Chính sách, Báo Nông thôn Ngày nay, phát

hành 80.000 bản/1 số, ra hàng ngày o Chương trình tọa đàm, diễn đàn chính sách với doanh nghiệp trên

truyền hình, truyền thanh: VTV1, InfoTV, InvestTV, VIT TV, VOV

19

o Bài viết phân tích và xã luận được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí khoa học hàng đầu trong nước

o www.ipsard.gov.vn, www.agro.gov.vn Tư vấn thông tin chính sách và thị trường nông sản Việt Nam và nước ngoài Tổ chức sự kiện, kết nối truyền thông và nghiên cứu theo yêu cầu

.Chương trình đối thoại chính sách hướng đến mục tiêu thúc đẩy hoạt động truyền thông và đối thoại chính sách giữa nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và các chuyên gia giỏi. Với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECI), chương trình Đối thoại chính sách được thực hiện bởi đội ngũ truyền thông thông tin chuyên nghiệp, năng động.

Trung tâm Thông tin AGROINFO kính mong nhận được sự quan tâm và hợp tác từ các cơ quan, cá nhân có quan tâm trên cả nước.

Trân trọng cảm ơn.

Nhã ý hợp tác xin gửi về:

Ms Lê Hương Thảo Trợ lý Giám đốc Truyền thông Email: [email protected] Điện thoại: 0905 789 666

Ms Phạm Thùy Linh Phụ trách Đối ngoại Email: [email protected] Điện thoại: 0987216466

Nơi nhận - Như trên PHÓ GIÁM ĐỐC - Lưu VT Phạm Hoàng Ngân

21

Để biết thêm thông tin và đóng góp ý kiến cho Bản tin Đối thoại Chính sách & Doanh nghiệp xin gửi về: Ban truyền thông: An Lan Anh (Ms) Website: www.agro.gov.vn Email: [email protected] Tel: 844 3 9725153 Mobile : 0906009145

Để biết thêm thông tin và đóng góp ý kiến cho Bản tin truyền thông xin gửi về: Ban truyền thông: Phạm Phương Thủy (Ms) Website: www.agro.gov.vn Email: [email protected] Tel: 844 3 8219853 Mobile : 0902242422

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của Quý vị!

Mọi chi tiết đăng ký nhận thong tin về các ấn phẩm truyền thông cũng như dịch vụ của chúng tôi xin liên hệ: Ban truyền thông: Phạm Phương Thủy (Ms) Website: www.agro.gov.vn Email: [email protected] Tel: 844 3 8219853 Mobile : 0902242422