32
BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 36 - 2012 ỦY BAN CHâU âU Rà SOáT CHỉ THị 2006/114/EC Về QUảNG CáO GâY NHầM LẫN Và QUảNG CáO SO SáNH SứC MạNH THị TRườNG đáNG Kể Từ GóC độ Lý THUYếT KINH Tế đếN QUY địNH CỦA PHáP LUậT CạNH TRANH Bộ THươNG MạI HOA Kỳ BAN HàNH QUYếT địNH Sơ Bộ Về “TRườNG HợP KHẩN CấP đặC BIệT” đốI VớI SảN PHẩM MắC áO BằNG THéP NHậP KHẩU Từ VIệT NAM

sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

  • Upload
    others

  • View
    17

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 36 - 2012

Ủy ban Châu âu rà soát Chỉ thị 2006/114/EC về quảng Cáo gây nhầm lẫn

và quảng Cáo so sánh

sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế đến quy định CỦa pháp luật Cạnh tranh

bộ thương mại hoa kỳ ban hành quyết định sơ bộ về “trường hợp khẩn Cấp đặC biệt” đối với sản phẩm mắC áo bằng thép nhập khẩu từ việt nam

Page 2: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

• Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả• Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh• Chống các hành vi phản cạnh tranh• Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng• Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHÚC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Trung tâm Đào tạo điều tra viên

Ban Điều tra và xử lý các hành vi không

lành mạnh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ

cấp và tự vệ

Ban Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng

Ban Hợp tác quốc tế

Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh Văn phòngTrung tâm thông tin

cạnh tranh

Lãnh đạo Cục

Page 3: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 10/GP-XBBTCấp ngày 20/01/2011

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,

PHẠM CHÂU GIANG, PHẠM HƯƠNG GIANG, NGUYỄN VĂN THÀNH, HỒ TÙNG BÁCH,

BÙI NGUYỄN ANH TUẤN, PHAN ĐỨC QUẾ, NGUYỄN ĐỨC MINH

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công ThươngÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOàNG ĐỨC THÂNĐại học Kinh tế Quốc dân

PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁTViện Nhà nước và Pháp luật

TS. BÙI NGUYÊN KHÁNHViện Nhà nước và Pháp luật

Cộng tác viên ở nước ngoàiTS. LÊ THÀNH VINH

ĐH Monash, Australia

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhTầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Trong số này

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 12 TIN TỨC - SỰ KIỆN

21 VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

20 HỎI ĐÁP

22 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

Page 4: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

4 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

1. Giới thiệu về Chỉ thị 2006/114/EC của Ủy ban Châu Âu về quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh.

Thị trường liên minh Châu Âu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cung cấp cho người tiêu dùng khu vực sự lựa chọn đa dạng hơn với những mức giá tốt hơn. Mục tiêu của chiến lược phát triển liên minh Châu Âu đến năm 2020 là tăng trưởng nhanh, bền vững, toàn diện được đặt ra nhằm giúp Châu Âu và nền kinh tế tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng và tạo nhiều công việc hơn.

Quảng cáo có một tác động kinh tế quan trọng đối với công ty vì quảng cáo đóng vai trò chủ chốt của bất cứ chiến lược kinh doanh nào, và là chìa khóa của sự thành công bởi vì nó giúp cho thương nhân giới thiệu hàng hóa tới người tiêu dùng. Quảng cáo có thể thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin và nhiều khả năng so sánh sản phẩm.

Trong quan hệ kinh doanh, người tiêu dùng và các công ty cạnh tranh trên thị trường mong muốn các công ty sử dụng những hình thức tiếp thị trung thực và hoạt động kinh doanh một cách siêng năng. Các công ty nhỏ, vai trò chủ chốt của nền kinh tế của liên minh EU thường là đối tượng dễ bị tổn thương do hành vi tiếp thị gây nhầm lẫn vì họ thiếu hụt những nguồn cần thiết để tự bảo vệ. Họ cần có một cơ cấu rõ ràng và hiệu quả trong việc

đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và cung cấp các biện pháp hiệu quả để thực thi cơ cấu này.

Quy định của EU về quảng cáo giữa từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B- Business to business) đảm bảo rằng công ty sử dụng quảng cáo hoặc hoạt động tiếp thị trung thực. Những qui định này tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động tiếp thị giữa các công ty trong đó công ty có thể hưởng lợi từ sự tự do trao đổi về hợp đồng. Cụ thể, Chỉ thị 2006/114/EC có hiệu lực từ 2007 về quảng cáo so sánh và quảng cáo gây nhầm lẫn quy định mức độ bảo vệ tối thiểu cần phải có để đối phó với hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn dành cho công ty trong khu vực Châu Âu và cũng qui định về hành vi quảng cáo so sánh.

Trong xu thế hiện nay, rất nhiều quảng cáo xuất hiện trên mạng internet, quảng cáo và các hành vi tiếp thị khác đang dần thay đổi và có thể ảnh hưởng đến các đối tượng kinh doanh trên toàn cầu. Hành vi tiếp thị gây nhầm lẫn như hành vi tiếp thị gây nhầm lẫn của các công ty kinh doanh dịch vụ niên giám là loại hình dịch vụ giới thiệu về các công ty kinh doanh. Công ty sử dụng hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn trong việc gửi các mẫu đăng ký đến doanh nghiệp khác để mời họ cập nhật thông tin trong danh bạ điện thoại, thường được quảng cáo miễn phí. Khi một công ty khác ký mẫu đơn đó, họ

sẽ được thông báo là đã tham gia vào một hợp đồng và sẽ bị tính phí theo năm. Hành vi quảng cáo gian dối có thể gây ra những tổn hại đáng kể cho các công ty khác đặc biệt là các công ty nhỏ. Ủy ban Châu Âu thông báo trong Báo cáo Rà soát về luật Kinh doanh qui mô nhỏ ý định đánh giá lại các qui định đã ban hành.

Nhìn một cách tổng quan, các cách tiếp thị gây nhầm lẫn gây thiệt hại, làm suy yếu hoặc làm giảm khả năng lựa chọn và ra quyết định của công ty. Sự bóp méo quyết định trong kinh doanh của một chủ thể kinh doanh có thể kéo theo sự bóp méo cạnh tranh. Theo đó, hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tạo ra phản ứng dây chuyền tới người tiêu dùng vì họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm và dịch vụ.

Chỉ thị của Ủy ban Châu Âu (EC) về quảng cáo so sánh và quảng cáo gây nhầm lẫn là một công cụ theo chiều ngang được áp dụng vào hoạt động quảng cáo của các chủ thể kinh doanh. Chỉ thị này xác định về quảng cáo theo cách rộng là bất kỳ hình thức truyền tải nội dung, hoặc giới thiệu để quảng cáo hàng hóa hoặc dịch vụ nhưng không qui định về hình thức cụ thể, bao gồm quảng cáo truyền thống và các cách tiếp thị khác. Chỉ thị quy định tiêu chuẩn mang tính pháp lý về sự bảo vệ ở mức tối thiểu đối với hành vi quảng cáo trong bất kỳ giao dịch giữa các công ty trong khu vực Châu Âu, cho phép các nước thành viên có sự linh hoạt trong việc xây dựng một mức độ bảo vệ về mặt pháp lý cao hơn.

Chỉ thị cũng dựa vào những qui định chung định nghĩa quảng cáo so sánh, “bất kỳ quảng cáo trong đó rõ ràng hoặc ngụ ý xác định đặc điểm về hàng hóa, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”, xây dựng những qui định cho sự cân nhắc khi nào những hành vi quảng cáo này được cho phép. Theo Điều 1 của chỉ thị này, Chỉ thị bảo vệ các chủ thể kinh doanh đối với hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nhưng đưa ra các qui định đối với quảng cáo so sánh áp dụng cho cả người tiêu dùng và công ty kinh doanh. Mục đích của chỉ thị là đảm bảo rằng quảng cáo so sánh “giống và giống” là so sánh khách quan, và không đánh giá thấp hay chê một nhãn hiệu thương mại của công ty khác và không tạo ra sự nhầm lẫn giữa các thương nhân.

Ủy ban Châu âu rà soát Chỉ thị 2006/114/EC về quảng Cáo gây nhầm lẫn và quảng Cáo so sánh

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Page 5: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

ACV

Các nước thành viên EU đã chuyển đổi Chỉ thị này trở thành các văn bản pháp luật khác nhau, như bộ qui tắc thương mại, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng nói chung, các luật quảng cáo. Trong khi các qui định được hài hòa hóa về quảng cáo so sánh đã được chuyển đổi theo cách đồng nhất, theo những thông tin được các nước thành viên thu thập về hệ thống pháp lý của họ, có sự đa dạng khá rõ rệt trong pháp luật về quảng cáo gây nhầm lẫn, các qui định mở rộng, cụ thể hóa hơn mục đích ban đầu của Chỉ thị về quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh.

Một số nước thành viên đã áp dụng chỉ thị để từ đó ban hành các qui định một cách cụ thể hơn so với các mức độ bảo vệ tối thiểu đối với về hành vi thương mại không lành mạnh đối với giao dịch thương mại giữa các công ty.

Cụ thể, tại Áo, Đan Mạch, Đức, Pháp,Ý và Thụy Điển, pháp luật trong nước vừa bảo vệ người tiêu dùng đối với hành vi thương mại không công bằng và cũng áp dụng một hoặc toàn phần qui định của chỉ thị này đối với hành vi tiếp thị ảnh hưởng đến kinh doanh. Tại Cộng hòa Séc, Ba Lan và Anh, pháp luật tương tự áp dụng Chỉ thị 2006/114/EC trong quảng cáo giữa công ty chỉ đảm bảo mức độ bảo vệ tối thiểu được nêu trong các qui định EU đã ban hành. Nhìn chung các nước thành viên sử dụng các cách khác nhau để chuyển đổi Chỉ thị thành qui định có hiệu lực trong nước họ.

Về kết quả, mức độ của sự bảo vệ các doanh nghiệp trong Liên minh EU vẫn dao động, đôi lúc khiến công ty cảm thấy không chắc chắn về quyền và nghĩa vụ trong những trường hợp giao dịch từ nước này sang nước khác. Sự khác biệt giữa các hệ thống bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng là một tồn đọng.

Liên quan đến hệ thống thực thi pháp luật, các yêu cầu mà Chỉ thị về Quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh đưa ra là những yêu cầu bị giới hạn. Trong một số qui định chung, các nước thành viên cần đảm bảo sự tồn tại của các biện pháp hiệu quả và công bằng để đối phó với quảng cáo gây nhầm lẫn và việc thực thi pháp luật cần phải nhất quán với những qui định về quảng cáo so sánh. Điều này bao gồm nghĩa vụ đưa vào luật những chế tài, biện pháp chống lại những quảng cáo sai

trái, đảm bảo tòa án quyền yêu cầu chấm dứt hoặc nghiêm cấm những hành động quảng cáo sai trái và trao quyền cho tòa án để có thể yêu cầu người quảng cáo cung cấp những chứng cứ để chứng minh nội dung quảng cáo. Ví dụ, tại Anh Quốc, Phòng Thương mại lành mạnh có thể khởi xướng thủ tục tố tụng đối với hành vi vi phạm dân sự, nhưng quảng cáo gây nhầm lẫn được coi là tội phạm hình sự và có thể bị phạt tù đến 2 năm.

Các nước thành viên thực thi Chỉ thị này dựa vào các nền tảng pháp lý khác nhau tại mỗi nước. Sự khác biệt rõ rệt này liên quan đến khả năng thực thi của pháp luật công. Tại một số nước thành viên, cơ quan quản lí có thể xử lý những kẻ lừa đảo, trong khi tại một số nước thành viên khác, chỉ có người bị hại được bồi thường. Đặc biệt trong trường hợp quảng cáo xuyên biên giới, những khác biệt về pháp lý giữa các quốc gia thay đổi đáng kể mức độ hiệu quả của sự bảo vệ.

Cơ quan quản lý ngành tại các nước như Pháp, Bun-ga-ry, I-ta-ly, Lát-via, Lithuania, Rumani và Anh Quốc là những nước có pháp luật xử lý một thương nhân thực hiện hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn.

Tại một số nước thành viên khác, chỉ có công ty hoặc hiệp hội đặc biệt bị ảnh hưởng có thể khiếu nại ở tòa án. Tại Áo và Đức có một hệ thống hiệp hội có quy chế quản lý riêng có thể khiếu nại các vụ kiện ra tòa án. Cách xử lý dựa vào qui định pháp luật dân sự và chế tài có thể bao gồm việc dỡ bỏ quảng cáo sai lệch, biện pháp cảnh cáo hoặc bồi thường thiệt hại. Tại Ba Lan, Cộng hòa Séc và Ai-len, điều này

phụ thuộc ở công ty đó có khiếu nại trước tòa hay không, và can thiệp của cơ quan quản lý diễn ra trong trường hợp hành vi thương mại không lành mạnh gây ra vi phạm thuộc về pháp luật hình sự.

Kể từ khi Chỉ thị có hiệu lực, Tòa án Châu Âu đã xử lý một số vụ việc về quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh, tiếp tục phát triển khái niệm “người tiêu dùng thông thường” từ năm 1984. Khái niệm này sau đó được đưa vào Chỉ thị về hành vi thương mại không lành mạnh quy định quảng cáo đối với người tiêu dùng.

Tòa án thường sẽ xem xét các điều kiện để cho phép sử dụng quảng cáo so sánh trong một số trường hợp bởi vì hành vi quảng cáo so sánh tạo nên một hình thức tiếp thị mới trong các nước thành viên EU. Ví dụ, Tòa án sẽ nêu vắn tắt các điều kiện để so sánh về mức giá chung (án lệ C-356/04 Công ty Lidl Vương Quốc Bỉ) và diễn giải các qui định về sự so sánh sản phẩm với nguồn gốc xuất xứ trong vụ việc C-381/05 De Landsheer Emmanuel SA.

Nhằm thu thập nhiều thông tin cụ thể về các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn theo qui định của Chỉ thị 2006/EC, Ủy ban Liên minh Châu Âu EU đã phát bản tham vấn công cộng và yêu cầu các nước thành viên thu thập thông tin dưới dạng bản câu hỏi.

Việc thực thi chỉ thị về Quảng cáo so sánh và quảng cáo gây nhầm lẫn mà còn thu được những thông tin về những vấn đề mở rộng hơn liên quan đến hành vi tiếp thị - quảng cáo. Sự đánh giá bao gồm nhiều hình thức giao tiếp về thương mại trong quan hệ kinh doanh giữa công ty

Page 6: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

6 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

với công ty (B2B) với mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

Nhóm điều tra tập trung vào những hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn gồm có hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn và các cách tiếp thi mà hiện nay vẫn chưa được coi là một hình thức quảng cáo. Cụ thể là có những quan ngại về các trường hợp trong đó ý định giao dịch hoặc danh tính của thương nhân ẩn và sự truyền đạt thông tin được che đậy bởi một sự cập nhật thông tin hoặc những thông tin tuyên truyền của cơ quan quản lý.

Tham vấn công khai được thực hiện từ ngày 21 tháng 10 năm 2011 đến ngày 16 tháng 12 năm 2011, đã thu hút sự quan tâm đáng kể với 280 phản hồi trong đó các bên trả lời gồm 16 hiệp hội trong liên minh EU, 10 cơ quan quản lý cấp quốc gia, 41 tổ chức kinh doanh, 142 công ty bao gồm 126 công ty vừa và nhỏ và 38 công dân.2. Các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn phổ biến:

Phần lớn các bên quan tâm tập trung quan ngại của họ với một số lượng các hành vi tiếp thị gian dối, tiếp

thị với mục đích gây nhầm lẫn thường xảy ra xuyên biên giới thường được gọi là tiếp thị lừa đảo với số lượng lớn, hoặc hành vi lừa đảo. Theo phản hồi của Hiệp hội chống tội phạm kinh tế Đức, ước tính hàng năm trung bình các doanh nghiệp tổn thất khoảng 340 triệu euro từ các hành vi này.

Một trong các hình thức phổ biến của hành vi tiếp thị gây nhầm lẫn gây khó khăn và thiệt hại cho các công ty trong liên minh Châu Âu là hành vi tiếp thị của các công ty kinh doanh mô hình giới thiệu danh bạ, các trang vàng. Hành vi phổ biến là các công ty kinh doanh dịch vụ giới thiệu công ty gửi cho khách hàng tiềm năng mẫu đơn yêu cầu họ cập nhật thông tin liên lạc trong niên giám, hoặc trang vàng và thường được quảng cáo với thông tin “miễn phí” nhưng khi công ty muốn giới thiệu trên trang vàng hoặc trong niên giám điền vào mẫu đơn này thì họ sẽ bị tính phí dịch vụ cho một năm. Mọi

cố gắng rút khỏi hợp đồng đều bị từ chối và khoản phí có thể được gửi tới cho các công ty thu hồi nợ.

Mẫu đòi tiền gây nhầm lẫn: thường được ngụy trang dưới dạng hóa đơn cho loại hình dịch vụ mà thương nhân đã yêu cầu nhưng thực tế họ không hề yêu cầu dịch vụ này, hoặc hóa đơn thu tiền đăng ký từ một cơ quan quản lý.

Yêu cầu gia hạn tên miền : bên cung ứng thông qua hình thức tiếp thị trên diện rộng (mass media) nhằm gửi thông tin sai lệch hoặc gây áp lực tâm lý để kết thúc việc ký hợp đồng. Họ gian dối trong việc chào bán một dịch vụ đặc biệt nhưng yêu cầu một giá ép buộc cho việc đăng ký tên miền đơn giản mà trên thực tế công ty có thể xin đăng ký tên miền tương tự tại cơ quan quản lý địa phương với mức giá thấp hơn.

Yêu cầu gia hạn sự bảo vệ thương hiệu tại các nước khác, công ty đưa quảng cáo sai sự thật thường quảng cáo gian dối và đưa những thông tin sai lệch về loại hình dịch vụ này. Thực tế thì việc bảo vệ thương hiệu chỉ có thể được đảm bảo bởi cơ quan quản lý ngành.

Quảng cáo về dịch vụ tư vấn pháp lý trực tuyến dựa theo mô hình tiếp thị trong đó dịch vụ được mời chào hoàn toàn dựa vào cơ sở dữ liệu mà có thể tiếp cận miễn phí và bên cung cấp dịch vụ thường đưa thông tin gian dối về đặc điểm dịch vụ và họ thường tính phí cao đối với công ty sử dụng.

Quảng cáo gây nhầm lẫn thông qua mạng xã hội dựa vào hành vi liên quan đến sự gian lận về giá, cụ thể là giá thực sự của loại hình này rất rẻ nhưng người sử dụng bị tính giá cao bất hợp lý.

Tại một số nước thành viên, có sự tồn tại của hành vi của một công ty gửi hóa đơn tính phí dịch vụ đặt hàng qua điện thoại mặc dù không có giao dịch nào đã được thực hiện,

Một số công ty đã phản hồi trong bản tham vấn này hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn về an toàn môi trường, hành vi quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh, về sự thiếu thông tin cần thiết trong giai đoạn trước khi ký kết một hợp đồng trong mối quan hệ giữa các công ty nếu một bên có sức mạnh thị trường.

Ngoài ra, các bên quan tâm đều nhận định rằng hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn là một vấn đề nổi bật và có một sự gia tăng các hành vi này ở cấp độ xuyên quốc gia. Xu hướng mới được nhận định là sự gia tăng mô hình này dưới dạng quảng cáo qua mạng có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp không chỉ trong phạm vi các quốc gia mà có thể mở rộng toàn cầu.

Đánh giá về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn thông qua dịch vụ niên giám.Hình thức mời chào phổ biến của hành vi này đó là sử dụng thư điện tử gửi trực tiếp, quảng cáo qua mạng hoặc qua mạng xã hội với chi phí thấp và cách thực hiện hành vi này rất đơn giản làm cho quy mô của sự vi phạm gia tăng. Thông qua các công cụ truyền thông (mass media), các công ty vi phạm có thể gửi 6 triệu mẫu đơn đăng ký hàng năm. Nạn nhân của hành vi quảng cáo gian dối này là các công ty vừa và nhỏ, cá nhân kinh doanh cá thể, các bác sĩ.

Theo đánh giá của EU về hành vi này, số lượng đơn khiếu nại so với thực tế chỉ là phần nổi của tảng băng. Một số nước thành viên đều thống nhất về hành vi này và coi nó nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, số liệu cụ thể không cao, tại Anh, từ năm 2008 đến 2010 chỉ có 1318 khiếu nại.

Công ty kinh doanh, doanh nghiệp quan tâm đặc biệt đến vấn đề này cụ thể là một nửa số lượng thư trả lời tham vấn công chúng đến từ các công ty đã bị hành vi này tác động. Đối tượng dễ dàng bị tổn hại nhất là các công ty vừa và nhỏ hoặc đơn vị kinh doanh cá thể nhưng cũng có thể là hiệp hội. Rất khó để đánh giá thiệt hại tài chính do hành vi này gây ra đối với đối tượng là đơn vị kinh doanh cá thể nhưng theo thống kê ước lượng thì thiệt hại vào khoảng 1000 euro đến 5000 euro đối với mỗi công ty. 3. Qui định pháp lý xử lý hành vi này

Chỉ thị về Quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh bao gồm hành vi tiếp thị gây nhầm lẫn do các công ty quảng cáo mô hình niên giám tạo ra nhưng thực tế các cơ quan quản lý vẫn chưa chắc chắn liệu đây có phải là quảng cáo ngầm không vì rất ít câu chữ về hàng hóa và dịch vụ xuất hiện mà chỉ có một mối quan hệ thương mại. Vì vậy, trong trường hợp này, áp dụng Chỉ thị để thực thi pháp luât đảm bảo vẫn chưa thực hiện triệt để. Tại Đan mạch và Áo, hành vi này đã được giải quyết ở tòa án nhưng chỉ ở phạm vi trong nước.

Do vậy một số nước thành viên nhìn nhận tính không hiệu quả trong việc xử lý hành vi này là điểm khiếm khuyết của Chỉ thị về quảng cáo so sánh vào quảng cáo gây nhầm lẫn.

(Kỳ sau đăng tiếp) NGUyễN PHƯƠNG TRà My(Nguồn : http://ec.europa.eu/

justice/consumer-marketing/files/communication_misleading_practices_

protection_en.pdf)

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Page 7: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

ACV

1. Cam kết của Nissan với Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc, thừa nhận quảng cáo Paintball đã gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Công ty Nissan Motor tại Úc đã nộp tiền cho 3 thông báo vi phạm với số tiền tổng cộng là 19,800 đô la Úc và ký cam kết với Ủy ban về Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc thừa nhận hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn.

Quảng cáo của Nissan Dualis Paintball được phát công khai trên kênh riêng của Nissan trên Youtube, Kênh đời sống của Foxtel, trong rạp chiếu phim và các trung tâm thương mại trong các khoảng thời gian khác nhau từ ngày 7 tháng 8 năm 2012 đến ngày 10 tháng 12 năm 2012.

Đoạn phim quảng cáo chiếu 2 loại xe 5 cửa là ST Dualis màu đỏ và TI AWD Dualis màu bạc. Xe màu bạc dòng DUALIS là dòng xe cao cấp với các phụ kiện đặc biệt như sơn ánh kim, cửa nóc, ghế bọc da. Tuy nhiên, giá đề nghị của loại xe này là giá của xe màu đỏ là sản phẩm không có những tiện nghi trên.

Chủ tịch của ACCC, ông Rod Sims nhận định về vụ việc như sau: “Người bán hàng phải đảm bảo người tiêu dùng không nhầm lẫn về giá được quảng cáo của các sản phẩm. Một quảng cáo chiếu một loại xe ô tô phủ sơn ánh kim, hoặc

thựC thi pháp luật về Cạnh tranh không lành mạnh ở ÚC

cửa nóc nhưng lại quảng cáo với giá của một dòng xe bậc trung có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Theo Chủ tịch của ACCC, cơ quan này nhận được nhiều khiếu nại về quảng cáo theo cách này và ACCC cần phải đảm bảo việc duy trì các tiêu chuẩn quảng cáo. Dựa vào kết quả điều tra hoạt động quảng cáo trong ngành công nghiệp sản xuất xe ô-tô, mô-tô trong năm 2010, ACCC tiếp tục giám sát các công ty kinh doanh để đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn quảng cáo trong ngành công nghiệp này. Nissan đã hợp tác với ACCC trong quá trình điều tra và kết quả của vụ việc này như một lời cảnh báo cho toàn ngành kinh doanh xe cộ. Trong đợt điều tra trên diện rộng về hành vi quảng cáo liên quan đến giá đối với các nhà sản xuất xe ô tô, xe máy được thực hiện để đảm bảo sự tuân thủ Luật về hành vi Thương mại 1974 của Australia và hiện này là Luật về Cạnh tranh và Người tiêu dùng năm 2010, và ấn phẩm của ACCC về Cách tính giá trong ngành công nghiệp sản xuất xe.

Công ty Nissan đã thừa nhận rằng quảng cáo trên có thể vi phạm Luật Tiêu dùng Úc. Cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật thuộc về tòa án yêu cầu Nissan đăng một thông báo cải chính công khai trên 1 nhật báo và rà soát lại toàn bộ các hành vi kinh doanh theo chương trình này để đảm bảo không tái phạm vi phạm.

Việc Nissan trả tiền cho thông báo vi phạm không phải là sự thừa nhận hành vi vi phạm luật Tiêu dùng Úc 2010. ACCC có thể ban hành thông báo về sự vi phạm trong trường hợp cơ quan này có cơ sở căn cứ hợp lý để khẳng định một người

đã làm trái một số qui định của Luật bảo vệ người tiêu dùng. 2.Quy định pháp lý liên quan

Luật Cạnh tranh và Tiêu dùng 2010 mà tiền thân là Đạo luật Thương Mại 1974 quy định về những hành vi phản cạnh tranh nhằm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả cạnh tranh ở Úc .

Bộ luật cũng bao gồm những quy tắc bảo vệ người tiêu dùng được biết đến như là Luật Tiêu dùng Úc (Australia Consumer Law, viết tắt là ACL) mà doanh nghiệp phải tuân thủ trong giao dịch với người tiêu dùng – ACL được qui định chi tiết tại Phụ Lục 2 thuộc Quyển 3 của Bộ Luật Cạnh tranh và Tiêu dùng 2010. Nội dung tại Phụ lục 2 – tức nội dung của ACL là thông tin phụ thêm và không phải là một phần của Bộ Luật Cạnh tranh và Tiêu dùng 2010. ACL được áp dụng dưới hiệu lực được qui định tại Subdivision A, Division 2, Phần XI của Bộ Luật Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc 2010. ACL gồm 5 chương: Chương 1 là chương giới thiệu, Chương 2 qui định các nguyên tắc bảo vệ chung, Chương 3 qui định các nguyên tắc bảo vệ cụ thể, Chương 4 liệt kê các hành vi vi phạm, Chương 5 qui định về biện pháp thực thi và các biện pháp phòng vệ khác. Tại Chương 3 thuộc Phụ lục này, phần 3-1 qui định về các hành vi không lành mạnh, được gọi dưới tên “unfair practices”, đây là phần có những qui định tương tự với các qui định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được qui định trong Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004.

Các hành vi được coi là hành vi không lành mạnh (unfair practices) được qui định trong ACL bao gồm:

Page 8: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

8 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

lại không tổ chức trao giải trong một thời gian hợp lý như đã công bố;

- Tổ chức chương trình khuyến mãi giảm giá, quà tặng, giải thưởng nhưng khi tổ chức trao giải lại trao giải thưởng khác thay thế cho giải thưởng ban đầu.

Hình phạt đối với các hành vi trên:- Mức xử phạt đối với đối tượng vi

phạm là công ty đến: 1.100.000 $ Úc;- Mức xử phạt đối với đối tượng vi

phạm không phải là công ty đến: 220.000 $ Úc

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn về bản chất của hàng hóa: cấm các chỉ dẫn có khả năng gây nhầm lẫn về bản chất, qui trình sản xuất, các đặc tính, mục đích sử dụng thích hợp hoặc số lượng của bất kỳ hàng hóa nào.

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn về bản chất của dịch vụ: cấm các chỉ dẫn có khả năng gây nhầm lẫn về bản chất, qui trình sản xuất, các đặc tính, mục đích sử dụng thích hợp hoặc số lượng của bất kỳ dịch vụ nào.

Quảng cáo dụ dỗ (Bait Advertising):

cấm quảng cáo tại một mức giá cụ thể nếu:(a) Có lí do hợp lý để tin rằng người

đưa ra thông tin quảng cáo không thể cung cấp được hàng hóa hoặc dịch vụ tại mức giá đó trong một khoảng thời gian và với số lượng hợp lý có liên quan tới:

(i) Bản chất của thị trường mà người đó đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ.

(ii) Bản chất của quảng cáo.(b) Người đưa ra quảng cáo nhận thức

được hoặc phải nhận thức được các lí do hợp lý này.

Việc các doanh nghiệp quảng cáo hàng hóa ở một mức giá đặc biệt nếu doanh nghiệp nhận thức hoặc cần phải nhận thức rằng họ không thể cung cấp số lượng hợp lý trong một thời gian hợp lý. Hành vi này được gọi là hành vi quảng cáo dụ dỗ.

Quảng cáo dụ dỗ liên quan đến việc doanh nghiệp sử dụng ‘Giá đặc biệt’ trong các quảng cáo để thu hút người tiêu dùng vào cửa hàng của họ. Khi người tiêu dùng cố gắng để mua các mặt hàng có giá đặc biệt mà doanh nghiệp đã nói với họ được

bán ra và thay vì cung cấp một một mức giá theo quy định.

Nếu một doanh nghiệp không thể chứng minh rằng họ đã cung cấp đặc biệt với phương tiện hợp lý đáp ứng nhu cầu mong đợi, đó cũng chính là quảng cáo dụ dỗ.

Hình phạt đối với các hành vi trên:- Mức xử phạt đối với đối tượng vi

phạm là công ty đến: 1.100.000 đô la Úc;- Mức xử phạt đối với đối tượng vi

phạm không phải là công ty đến: 220.000 đô la Úc.

Sai trong việc chấp nhận thanh toán: Luật về hành vi thương mại nghiêm cấm hành vi sai trong việc chấp nhận thanh toán là khi khách hàng đã chấp nhận thanh toán trong khi doanh nghiệp lại không có ý định cung cấp hàng hóa đúng như cam kết .

Miêu tả gây nhầm lẫn về những hoạt động kinh doanh cụ thể: quy định cấm đối với hành vi đưa ra những giới thiệu sai trái hoặc gây nhầm lẫn về chất liệu đặc biệt về lợi nhuận, rủi ro hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đó quảng cáo.

Hình phạt đối với các hành vi trên:- Mức xử phạt đối với đối tượng vi

phạm là công ty đến: 1.100.000 đô la Úc- Mức xử phạt đối với đối tượng vi

phạm không phải là công ty đến: 220.000 đô la Úc.

Sự tham gia vào mạng lưới hình tháp: cấm các hành vi tham gia vào mạng lưới hình tháp. Một mạng lưới hình tháp là một mạng lưới có 2 đặc tính sau đây: thứ nhất, để gia nhập vào mạng lưới, một vài hoặc tất cả các thành viên mới phải cung cấp cho những thành viên khác trong mạng lưới một trong hai khoản phí sau (gọi là phí gia nhập): một khoản lợi nhuận tài chính hoặc phi tài chính cho thành viên khác hoặc các thành viên khác, một khoản lợi nhuận tài chính hoặc phi tài chính một phần cho thành viên khác hoặc các thành viên khác và một phần cho những người khác; thứ hai, những người mới tham gia bị xui khiến đóng các khoản phí gia nhập bởi triển vọng rằng họ sẽ được các lợi ích nếu giới thiệu thêm được những người mới gia nhập thêm vào mạng lưới.

Hành vi định giá:Hành vi định nhiều mức giá khác

nhau: cấm không được cung cấp hànghóa nếu hàng hóa đó có nhiều hơn một

mức giá quảng cáo, và mức giá hiện cung cấp không phải là mức giá quảng cáo thấp hơn hoặc thấp nhất.

(xem tiếp trang 11)

Các chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn: cấm bất kỳ hành vi tạo ra chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn nào trong thương mại bằng bất kỳ hình thức nào

- Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa hoặc dịch vụ:

+ Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn đối với hàng hóa về một trong các tiêu chí sau: tiêu chuẩn, chất lượng, giá trị, loại, thành phần, kiểu dáng hoặc nguồn gốc xuất xứ, phương thức sử dụng; tiêu chuẩn, chất lượng, giá trị hoặc chủng loại; hàng hóa là mới, gây nhầm lẫn rằng một cá nhân đã đồng ý mua một loại hàng hóa/ dịch vụ; nhầm lẫn về bảo chứng.

+ Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn về giá của hàng hoá, dịch vụ.

+ Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn về sự sẵn có của các cơ sở cho việc sửa chữa hàng hoá, các phụ tùng thay thế cho hàng hoá.

+ Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.

+ Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn về sự cần thiết của bất cứ hàng hoá, dịch vụ nào; về sự tồn tại, khắc phục sự bảo hành, biện pháp khắc phục, sửa chữa;

+ Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn liên quan đến một yêu cầu thanh toán quyền hợp đồng;

- Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn về bán hàng hóa liên quan đến bất động sản.

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn liên quan đến vấn đề việc làm: Cấm việc đưa ra những thông tin gây nhầm lẫn để lừa dối người đang tìm kiếm việc làm về những điều sau:

+ Tính sẵn có, tính chất, điều khoản hoặc điều kiện làm việc.

+ Bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến việc làm.

Hình phạt đối với các hành vi trên:- Mức xử phạt đối với đối tượng vi

phạm là công ty đến: 1.100.000 $;- Mức xử phạt đối với đối tượng vi

phạm không phải là công ty đến: 220.000 $.

Khuyến mại dưới hình thức đưa ra các gói giảm giá, quà tặng, giải thưởng…: cấm đối với các hành vi đưa ra bất kỳ sự giảm giá, quà tặng, giải thưởng hoặc một vật miễn phí nào với ý định không cung cấp các điều kiện này hoặc không cung cấp được như đã chào hàng có liên quan tới:

- Nguồn cung hoặc nguồn hàng có khả năng cung cấp của hàng hóa hoặc dịch vụ; hoặc

- Chương trình khuyến mại bằng bất kỳ phương thức cung cấp hoặc sử dụng hàng hóa/dịch vụ nào; hoặc

- Doanh thu hoặc tài trợ; hoặc- Tổ chức chương trình khuyến mãi

giảm giá, quà tặng, giải thưởng nhưng

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Page 9: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

ACV

Ngày 28 tháng 11 năm 2012, Cơ quan chính phủ của Nhật về bảo vệ người tiêu dùng đã đưa ra cảnh báo chính thức tới tập đoàn sản xuất điện tử khổng lồ Sharp, một trong những thương hiệu mà quảng cáo của họ về sản phẩm máy hút bụi vi phạm pháp luật gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Quảng cáo đã tuyên bố rằng các

sản phẩm trong gia đình của Sharp có sử dụng công nghệ Plasma cluster – công nghệ lọc khí, phân hủy và loại trừ nấm mốc trong không khí.

Theo nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng xác nhận rằng chức năng của máy hút bụi đã được phóng đại lên rất nhiều, máy phát ion không có chức năng như vậy. Sharp đã chạy chương trình quảng cáo từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 4 năm 2012, chính vì thế thiệt hại là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên cơ quan này đã cảnh báo các công ty gần như phá sản để những lời quảng cáo phóng đại này không diễn ra nữa. Quảng cáo đã xác nhận rằng máy hút bụi được kiểm chứng chỉ có thể có chức năng loại bỏ các chất gây dị ứng trong một mét khối, nhưng cơ

quan bảo vệ người tiêu dùng cũng thông báo rằng người tiêu dùng có thể mong chờ một thiết bị như thế có ở trong nhà.

Doanh số bán hàng của Sharp hơn 2 năm kể từ khi quảng cáo này hoạt động là 23,4 tỷ yên (gần 286 triệu USD), tuy nhiên không thể biết được con số là bao nhiêu kể từ khi quảng cáo sản phẩm máy hút bụi. Nhưng một số sản phẩm khác của Sharp có sử dụng công nghệ lọc khí plasma. Một phát ngôn viên của công ty nói rằng họ vẫn đang xem xét những nội dung cảnh báo được gửi từ Cơ quan người tiêu dùng, do vậy không thể bình luận gì thêm.

QUyẾT THẮNG(Nguồn: Japandailypress.com)

Công ty sản xuất điện tử sharp ( nhật bản ) bị Chính phỦ Cảnh báo do Có hành vi vi phạm luật trong quảng Cáo máy hÚt bụi

Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc (KFTC) đã tiến hành phạt đối với các cửa hàng bán sách trực tuyến hàng đầu của Hàn Quốc do đã có hành vi gây hiểu lầm đối với khách hàng bằng việc thu tiền quảng cáo của các nhà xuất bản và giới thiệu sai lệch rằng những cuốn sách mới được xuất bản gần đây là những cuốn bán chạy nhất.

Ngày 12 tháng 11 năm 2012, cơ quan giám sát thương mại công bằng cho biết họ đã ra quyết định xử phạt đối với Yes 24, Interpark, Kyobo Bookstore, Aladin và tổng số tiền phạt là 25 triệu won (tương đương 22,946 USD).

Nhiều nhà sách trực tuyến đã giới thiệu các cuốn sách mới với những tiêu đề được ghi ở cuối sách đó là “ xu hướng đang được quan tâm”, “ cú nhấp chuột thịnh hành”, “Bình luận”, và “Những cuốn sách hay nhất trong phần tin tức”. Hàng tuần, các công ty bán sách trực tuyến nhận được 500,000 (tương đương 458 USD) đến 2,5 triệu won (tương đương 2,294 USD) phí quảng cáo từ các nhà xuất bản cho việc hiển thị những tiêu đề như vậy trên mỗi cuốn sách và đăng tải chúng trên các trang web chính thức của họ.

Từ tháng 5 năm 2011 đến ngày 27 tháng 7 năm 2012, Kyobo đã giới thiệu 319 cuốn sách trong chuyên mục “ Những cuốn sách hay nhất đang rà

soát” và thu về 100 triệu won ( 91,785 USD ) doanh thu quảng cáo. Aladin cũng cho ra mắt 953 cuốn sách ở bốn chuyên mục bao gồm cả “Những cuốn sách hay nhất trong mục tin tức”, kiếm được 667 triệu won ( 615,000 USD) tiền quảng cáo.

Bốn cửa hàng sách trực tuyến đã bị phạt tiền và bắt buộc phải thông báo trên trang web chính thức của mình rằng họ đã nhận được lệnh xử phạt.

KFTC cho rằng các chuyên mục này có thể gây hiểu lầm cho khách hàng khi mà chất lượng những cuốn sách bị đánh giá dưới mức tiêu chuẩn, thêm vào đó việc thu phí quảng cáo từ các nhà xuất bản có thể coi là hành vi lừa đảo khách hàng.

Theo điều tra của Ủy ban từ cuối tháng 6 năm nay, các cửa hàng sách trực tuyến có thể làm sáng tỏ vấn đề khi đổi tên các chuyên mục. Kyobo thay đổi lại mục “Sách được bình luận nhiều nhất” thành “Sách đang rà soát”. Interpark đặt lại tên “Sách thịnh hành”

4 Cửa hàng bán sáCh trựC tuyến hàng đầu CỦa hàn quốC bị phạt do CáC hành vi gây hiểu lầm đối với người mua

thành “Sách được các nhà xuất bản mong đợi”. Yes 24 giữ nguyên banner quảng cáo của mình và chỉ xóa bỏ tên của mục này trong quảng cáo

Các cửa hiệu bán sách trực tuyến thừa nhận rằng các hoạt động quảng cáo của họ có thể gây hiểu lầm, nhưng họ cũng kiến nghị rằng Ủy ban đã bỏ qua các tính năng đặc trưng của một trung tâm mua bán trực tuyến. Một nhân viên của một hiệu sách trực tuyến cho biết “ Đây là phương pháp quảng cáo chung đã được sử dụng nhiều trên các cổng thông tin và các trung tâm mua sắm trên mạng khác.”

Tuy nhiên, Ủy ban cũng đã đáp lại rằng: “Chất lượng của cuốn sách không chỉ được thể hiện qua hình thức bên ngoài của nó. Chúng không giống với quần áo và đồ điện tử”, thêm vào đó “Người tiêu dùng thường có xu hướng mua sách của các nhà xuất bản có tên tuổi hoặc do sự giới thiệu của những người có chuyên môn. Do vậy, các cửa hàng sách nên đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng và xem xét vấn đề giới thiệu sách từ các nhu cầu quảng cáo.

Cơ quan giám sát sẽ tiếp tục theo dõi 30 trung tâm bán sách trực tuyến còn lại trên đất nước về các hành vi bán sách sai phạm.

QUyẾT THẮNG(Nguồn: KFTC)

Page 10: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

10 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

phần còn lại của bản hợp đồng, điều này nhằm khuyến khích để họ nâng cấp điện thoại và để công ty thu được một khoản phí từ dịch vụ 4G vào năm tới.

Tuy nhiên, EE đã yêu cầu Vodafone phải cắt giảm hoặc thay đổi các quảng cáo của mình và nhà mạng lớn nhất nước Anh này cũng đang chuẩn bị một đơn khiếu nại đến Cơ quan thẩm định tiêu chuẩn quảng cáo.

Nhiều ý kiến cho rằng việc làm đó “đã ngăn khách hàng thực hiện một sự lựa chọn đơn giản, rõ ràng” về việc làm thế nào để truy cập 4G ở Anh bởi vì tất cả các chi tiết đều được “ẩn” trong các điều khoản và điều kiện. Vodafone thì khăng khăng rằng nó hoàn toàn “đơn giản và minh bạch”. Tuy nhiên, trận chiến này đã dấy lên lo ngại rằng EE sẽ không tạo ra sự tích cực mà họ đã mong đợi.

Olaf Swantee, Giám đốc điều hành EE đã nói với các nhân viên bán hàng của mình rằng “sức mạnh ...nằm trong hàng nghìn con số hai chữ số “, nhưng công ty đã từ chối tiết lộ bất kỳ con số chi tiết nào trong giai đoạn này.

Công ty đã ngừng cung cấp thông tin về số lượng người đăng ký dịch vụ của mình tới GFK, một tổ chức thống kê nơi mà những dữ liệu về thị phần của ngành công nghiệp này được dự tính hàng tuần.

Ông Vittorio Colao - Giám đốc điều hành Vodafone cho biết lợi thế đi đầu về dịch vụ 4G của EE thật sự là một mối phiền toái.

QUyẾT THẮNG(Nguồn: Reuters)

Nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất ở Anh, Everything Everywhere ( EE) đã cáo buộc đối thủ cạnh tranh Vodafone về hành vi quảng cáo gây hiểu lầm cho khách hàng bằng việc đưa ra các gói dịch vụ 4G trên điện thoại, những dịch vụ mà Vodafone không cần thiết phải cung cấp.

EE, hãng điện thoại đã áp dụng triển khai mạng thông tin di dộng không dây 4G đầu tiên của nước Anh vào tháng 10, đã cảnh báo rằng Vodafone không được hứa hẹn với khách hàng về các tùy chọn để nâng cấp các ứng dụng 4G trong năm tới cho đến khi họ nắm giữ được các tần số cần thiết để triển khai hoạt động.

Công ty hi vọng rằng sẽ dành được những tần số cần thiết sau cuộc đấu giá của Chính phủ vào tháng 6 tới, nhưng, giống với O2 và Three, EE cũng không thể chắc chắn hoặc nói về các mức chi phí phải bỏ ra để có được 4G cho đến khi bản hợp đồng nằm trong tay họ.

EE cũng đã đấu giá cho dung lượng 4G bổ sung, nhưng nó có thể được khởi động mà không cần đến sự cấp phép của các nhà điều hành để sử dụng các tần số hiện tại cho các dịch vụ 4G.

Quyết định gây tranh cãi này cho thấy EE, nhà cung cấp mạng di động lớn nhất nước Anh, là công ty độc quyền về dịch vụ 4G trong khoảng thời gian ít nhất là 7 tháng.

Lợi thế đi đầu đã giúp công ty EE có được một cơ hội lớn để giành lấy thị phần từ các đối thủ cạnh tranh, và cũng đã thúc đẩy một cuộc chiến tiếp thị khi mà Vodafone và O2 đã ra sức ngăn cản khách hàng của họ tiếp cận với các lợi ích từ dịch vụ có tốc độ nhanh của EE.

Vodafone đã rất tích cực thực hiện chiến dịch 4,5 triệu bảng của mình. Theo đó, khách hàng khi đăng ký mua một chiếc điện thoại mới sẽ chỉ phải trả 30% giá trị

vodafonE quảng Cáo gây hiểu lầm Cho kháCh hàng về dịCh vụ 4g

Hành vi ấn định đơn giá trong các trường hợp nhất định: cấm các hành vi tạo chỉ dẫn có liên quan đến một số lượng hàng nhất định rằng nếu số hàng này được trả tiền sẽ tạo thành một phần tiền bồi thường cho nguồn cung hàng hóa/dịch vụ trừ khi người bán hàng cũng cụ thể hóa đơn giá của hàng hóa/dịch vụ bằng một cách gây chú ý và bằng một con số duy nhất.

Các hành vi không lành mạnh khác bao gồm :

Bán hàng hứa hẹn: cấm hành vi dẫn dụ khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách hứa hẹn rằng người đó sẽ nhận được các hình thức giảm giá, hoa hồng hoặc các hình thức lợi ích thu hồi khác sau khi ký vào hợp đồng mua hàng nếu khách hàng cung cấp được tên của những khách hàng triển vọng (khách hàng cũng sẽ kí hợp đồng) hoặc mặt khác trợ giúp bán hàng hóa/dịch vụ cho các khách hàng khác.

Quấy rối và ép buộc: Cấm các hành vi sử dụng vũ lực hoặc quấy rối, ép buộc bất hợp lý liên quan đến nguồn cung của hàng hóa/dịch vụ hoặc tiền thanh toán hàng hóa/dịch vụ, hoạt động kinh doanh hoặc nhượng quyền phần lợi nhuận sản sinh từ bất động sản hoặc tiền thanh toán cho phần lợi nhuận sản sinh từ bất động sản.

Điều 18 của Luật Tiêu dùng Australia nghiêm cấm bất kỳ cá nhân nào, trong thương mại hoặc kinh doanh tham gia thực hiện hành vi gây nhầm lẫn, hoặc đánh lừa, hoặc có thể gây nhầm lẫn hay lừa dối.

Điều 29 của luật này làm rõ hơn điều 18 với quy định nghiêm cấm các loại hình cụ thể của hành vi gây nhầm lẫn. Theo đó, việc đưa những quảng cáo sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về giá của sản phẩm hoặc dịch vụ là hành vi thương mại không lành mạnh vi phạm qui định 29(1) (i) của luật này. ACCC có thể ban hành một thông báo vi phạm khi đã có cơ sở hợp lý để kết luận một đối tượng đã vi phạm Điều 29.

Trong vụ việc nêu trên, chưa có kết luận cuối cùng của tòa án về hành vi vi phạm. Nhưng trong cam kết với ACCC , Nissan đã thừa nhận hành vi quảng cáo sai trái.

NGUyễN PHƯƠNG TRà My( Nguồn: 1) www.accc.gov.au;

2) tài liệu tổng hợp về Luật tiêu dùng Úc - Cục QLCT)

thựC thi pháp luật...(tiến theo trang 9)

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Page 11: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

ACV

Hai Công ty dẫn đầu trong thị trường kinh doanh sơn ở Hoa Kỳ là Sherwin- Williams Company và PPG Architectura Finished đã đồng ý với phán quyết của Yêu cầu tuân thủ (consent order) của Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ (FTC) trong cáo buộc họ đã đánh lừa người tiêu dùng khi quảng cáo một vài dòng sản phẩm sơn của họ không chứa chất hóa học độc hại được biết đến với tên gọi: các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compound- VOC)

Hai Công ty này chấp thuận yêu cầu của FTC đó là chấm dứt việc đưa quảng cáo rằng sản phẩm sơn nước trong nhà có nhãn hiệu Dutch Boy Refresh và Pure Performance lần lượt không chứa hợp chất VOC. Theo FTC, điều này có thể đúng với loại sơn nền không màu tuy nhiên thành phần nguyên liệu của dòng sơn màu sẽ nhiều hợp chất hơn so với thành phần tạo ra dòng sơn không màu và thị hiếu của người tiêu dùng thiên về dòng sơn màu.

VOC là loại hợp chất có đuôi carbon và dễ bốc hơi trong nhiệt độ bình thường. một số hợp chất VOC có thể độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường. Thông thường các dòng sơn màu dùng trong nhà có một hàm lượng nhất định VOC, trong trường hợp này dòng sơn bên trong nhà của hai công ty trên là đối tượng chịu cáo buộc từ FTC.

Đối với các thông tin quảng cáo có ngụ ý về an toàn môi trường, như quảng cáo “không chứa VOC” trong vụ việc này rất khó cho người tiêu dùng để xác định, vì vậy Cục trưởng của Cục Bảo vệ Người tiêu dùng của FTC khẳng định FTC cần phải đưa những khuyến nghị rõ ràng cho những công ty có liên quan đến quản lý thị trường cũng như đảm bảo người tiêu

dùng thật sự nhận được thứ họ đã mua. Ví dụ của một bản hướng dẫn mà FTC đã ban hành đó là bản sửa đổi mới nhất của Hướng dẫn Xanh về quảng cáo liên quan đến môi trường.

Đơn kiện hành chính của FTC đối với 2 công ty này cáo buộc hành vi vi

phạm Luật Thương mại liên bang Hoa Kỳ do đưa thông tin quảng cáo sai lệch và không có căn cứ cụ thể là các sản phẩm sơn đã pha màu không chứa VOC.

Hai công ty này đã quảng cáo nội dung “ không chứa VOC” qua quyển giới thiệu sản phẩm, điểm giới thiệu sản phẩm, trên nhãn sản phẩm và Internet. Một số tài liệu quảng cáo được phân phối cho các nhà phân phối độc lập. FTC cho rằng người tiêu dùng có thể hiểu các các thông tin quảng cáo theo cách sau đây sử dụng sản phẩm sơn nước màu dùng để sơn lợp cuối cùng là sự pha trộn màu vào sơn nền đển tạo ra màu họ muốn và họ hiểu quảng cáo này có nghĩa là loại sơn thành phẩm này ko có hợp chất VOC hoặc chỉ có một hàm lượng rất nhỏ không đáng kể. Theo FTC thì cả hai loại sơn đều chứa hàm lượng VOC cao hơn quy định cho phép căn cứ vào Hướng dẫn về nội dung quảng cáo có ngụ ý bảo vệ môi trường trong bản cập nhật Hướng dẫn Xanh của FTC. Đơn kiện cáo buộc hai công ty này hành vi phân phát tài liệu quảng cáo cho các nhà phân phối độc lập như một cách đế phát tán thông tin quảng cáo gian dối.

Dự thảo quyết định hành chính của FTC đối với 2 công ty có nội dung giống nhau. FTC nghiêm cấm các công ty quảng các loại sơn của họ không chứa VOC, trừ trường hợp họ có thể chứng minh rằng sau khi pha màu xong thì loại sơn đó chứa hàm lượng là 0gam/l hoặc công ty có thể chứng minh dựa vào các chứng cứ tin cậy việc dòng sơn của họ chứa nồng độ VOC thấp hơn nồng độ được qui định chi tiết trong Hướng dẫn Xanh về quảng cáo liên quan đến môi trường.

Yêu cầu tuân thủ của FTC cho phép công ty công bố rõ ràng và nổi bật nội

dung quảng cáo “nồng độ VOC là O” chỉ áp dụng cho sơn nền; nồng độ VOC tăng lên phụ thuộc theo màu mà người tiêu dùng chọn. Nếu mức độ VOC trong sơn đã pha màu nhiều hơn 50gr /1lít thì FTC yêu cầu công ty phải công bố thông tin là mức độ VOC sẽ tăng đáng kể hoặc đến một mức độ cụ thể.

Trong Yêu cầu tuân thủ của FTC nghiêm cấm 2 công ty cung cấp các tài liệu chứa nội dung quảng cáo sai tới các đại lý. Ngoài ra,quyết định hành chính của FTC cũng yêu cầu các công ty gửi thư đến các cửa hàng bán lẻ để họ sẽ hủy các quảng cáo chứa các nội dung sai lệch hoặc sửa chữa các nội dung đó.

Theo bản sửa đổi mới nhất của Hướng dẫn Xanh về quảng cáo có liên quan đến an toàn môi trường được FTC ban hành đầu tháng 11, các công ty thường quảng cáo sản phẩm của họ không chứa một loại hóa chất hoặc nguyên liệu nào đó có thể gây ô nhiễm môi trường. Khi người bán nói sản phẩm của họ không chứa nguyên liệu nào đó thì sản phẩm này hoặc không chứa nguyên liệu đó hoặc chỉ chứa hàm lượng hoặc nồng độ không đáng kể. Các tiêu chí xác định nồng độ hoặc hàm lượng của một chất trong hỗn hợp không đáng kể là : (i) nồng độ thấp hơn mức được cho phép. (ii) hàm lượng hoặc nồng độ trong mẫu không gây hại cho người sử dụng, (iii) nguyên liệu độc hại không tìm thấy trong mẫu.

Các bản dự thảo của Yêu cầu tuân thủ cấm hai công ty thực hiện hành vi vi phạm của FTC sẽ được công bố công khai để thu thập góp ý từ công chúng đến ngày 26 tháng 12 năm 2012, sau đó FTC sẽ quyết định việc có nên đưa ra phán quyết chính thức hay không. Quyết định hành chính có tính chất như một sự nhắc nhở và không phải là một quyết định chính thức kết luận bên bị khiếu nại vi phạm pháp luật. Khi Ủy ban ban hành Yêu cầu tuân thủ trên một cơ sở rõ ràng. Việc không tuân theo yêu cầu này có thể bị phạt dân sự với số tiền đến 16000 đô la Mỹ.

NGUyễN PHƯƠNG TRà My(Nguồn http://www.ftc.gov/opa/2012/10/

sherwinwilliams.shtm)

hai Công ty shErwin- williams và ppg arChitECtual finishEs đồng ý tuân thEo lệnh Chấp hành CỦa ftC đối với Cáo buộC CỦa ftC liên quan đến hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn

Page 12: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

12 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Trong Chương trình hành động xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint), các thành viên đều cam kết chậm nhất đến năm 2015 sẽ ban hành Luật và Chính sách cạnh tranh. AEC Blueprint được thông qua năm 2007 như là một cam kết của lãnh đạo các thành viên ASEAN về việc thiết lập một thị trường thống nhất với sự lưu thông tự do về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động, và luồng vốn sẽ được lưu chuyển tự do cùng với sự phát triển công bằng về kinh tế cũng như giảm nghèo và sự bất bình đẳng kinh tế - xã hội. Trong quá trình đó, chính sách cạnh tranh được coi là một công cụ đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho tất cả các nhà đầu tư và được nhiều chuyên gia đánh giá là hiến pháp của nền kinh tế.

Khi AEC Blueprint được thông qua, trong ASEAN mới có 4 nước ban hành Luật Cạnh tranh là Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Singapore. Cho đến nay đã có thêm Malaysia gia nhập nhóm này khi ban hành luật năm 2010 và thành lập Ủy ban cạnh tranh trực thuộc Chính phủ năm 2011. Philippines cũng đã trình dự thảo

luật lên thượng viện và hạ viện trong khi Lào, Campuchia vẫn đang loay hoay cùng các dự thảo. Tuy nhiên, bất ngờ lớn nhất khu vực lại đến từ Brunei, Vương quốc nhỏ bé giàu có vốn nói không với pháp luật cạnh tranh.

Trong khu vực ASEAN, Brunei có thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều so với các quốc gia Đông Nam Á khác và cao nhất trong các nước thuộc thế giới thứ ba. Sở hữu một nền kinh tế nhỏ nhưng thịnh vượng, tuy nhiên mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế Brunei còn rất hạn chế do thiếu khuôn khổ pháp luật điều chỉnh cũng như một cơ quan chuyên trách về cạnh tranh. Mặc dù đã ban hành Điều khoản Chống độc quyền (thuộc Luật Brunei) từ năm 1932 để điều chỉnh sự phát sinh độc quyền, nhưng Điều khoản này chưa bao giờ có hiệu lực và được coi là hoàn toàn lỗi thời so với các luật cạnh tranh khác.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Brunei đã xem xét và quyết định xây dựng pháp luật cạnh tranh dựa trên tiêu chí hướng tới một môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo cơ hội phát triển công bằng cho các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề và dự kiến ban hành luật trước năm 2015. Đây là hành động mạnh mẽ nhất của Brunei từ trước đến nay, nhằm thực hiện cam kết của các nhà lãnh đạo ASEAN trong lộ trình xây dựng một khu vực kinh tế cạnh tranh và năng động.

Theo phát ngôn của Bộ Kế hoạch và Phát triển Kinh tế Brunei (JPKE ) – cơ quan

sẽ đóng vai trò chính trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh, chức năng chính của Luật Cạnh tranh là bảo vệ môi trường cạnh tranh và thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kinh tế để đảm bảo người tiêu dùng có thể mua được những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Do chưa có pháp luật điều chỉnh, nền kinh tế của Brunei xuất hiện nhiều vụ việc phản cạnh tranh, và JKPE cho rằng những hành vi này đang bóp méo cạnh tranh trên thị trường, dẫn tới việc giảm hiệu quả sản xuất, lợi ích của người tiêu dùng cũng như phân phối không đều chi tiêu của chính phủ.

Trên thực tế, trong thời gian gần đây Brunei đã bắt đầu điều tiết cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông bằng việc thông qua Pháp lệnh AITI 2001 và Pháp lệnh Viễn thông 2001. Ngoài ra, do có sự hội tụ công nghệ phát thanh truyền hình và viễn thông, nên AITI cũng được mong đợi sẽ giới thiệu Bộ luật Cạnh tranh trong truyền thông vào năm nay để hỗ trợ việc điều hành và quản lý cạnh tranh trong ngành phát thanh truyền hình và viễn thông.

Việc một đất nước vốn không mặn mà với Luật Cạnh tranh lại quyết tâm bắt tay xây dựng luật cho thấy ảnh hưởng của hội nhập đến chính sách và nền kinh tế của từng quốc gia. Điều này cũng thể hiện vai trò của sự hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh ASEAN thông qua Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC). Chính JPKE cũng thừa nhận những hoạt động hợp tác trong khuôn khổ AEGC đã tác động đến quyết tâm ban hành luật của Brunei vào trước năm 2015. Trong thời gian tới, JPKE sẽ tổ chức các hội thảo xây dựng năng lực trong khuôn khổ hợp tác với AEGC nhằm tuyên truyền, phổ biến về cạnh tranh và thúc đẩy quá trình soạn thảo luật.

Cùng với việc Myanmar đang mở cửa chào đón thế giới và sẵn sàng cho một cuộc cải cách toàn diện, những nỗ lực của Brunei cho thấy cam kết của tất cả các thành viên ASEAN vào năm 2015 không chỉ là lời nói suông. Mặc dù còn nhiều sự khác biệt trong cách tiếp cận luật, viễn cảnh luật cạnh tranh được “phủ sóng” trên toàn bộ ASEAN không còn quá xa vời – điều mà trước đây các chuyên gia quốc tế vẫn cho là một sự viển vông.

Ban Hợp tác quốc tế- Cục Quản lý cạnh tranh

brunEi soạn thảo luật Cạnh tranh – Cam kết asEan 2015 không Chỉ là giấC mơ?

Page 13: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

13 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Luật Chống hành vi hạn chế cạnh tranh CHLB Đức (German Act Against Restraints of Competition/ Gesetz gegen Wettbewerbsbeschränkungen – GWB) được ban hành năm 19571 và cho đến nay đã có 7 lần được sửa đổi trong đó lần gần nhất là vào năm 2005.

Ngày 28 tháng 3 năm 2012, Chính phủ Đức đã cho công bố dự thảo GWB sửa đổi lần thứ 8 nhằm lấy ý kiến rộng rãi và đệ trình để Quốc hội thông qua. Ngày 18 tháng 10 năm 2012, Quốc hội Đức (German Federal Parliament - Bundestag) đã thông qua một số nội dung sửa đổi trong GWB. Mặc dù, còn phải chờ Thượng viện (Second Chamber of the German parliament – Bundesrat) thông qua nhưng dự kiến GWB sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Những nội dung sửa đổi cụ thể:

Thứ nhất, một số sửa đổi trong các quy định kiểm soát sáp nhập để tương thích với các quy định về sáp nhập của Châu Âu. GWB sửa đổi quy định việc áp dụng phép đánh giá khả năng ngăn cản một cách đáng kể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường (Significant Impediment of Effective Competition Test – SEIC Test) thay thế cho phép đánh giá và xác định vị trí thống lĩnh thị trường truyền thống hiện đang được sử dụng trong kiểm soát tập trung kinh tế. Việc sửa đổi hướng đến áp dụng phép đánh giá SEIC nhằm khỏa lấp lỗ hổng pháp lý và bất cập hiện tại, khi mà trong các vụ việc sáp nhập mặc dù kết luận đưa ra đối với doanh nghiệp sau sáp nhập là không có vị trí thông lĩnh thị trường căn cứ trên quy định của pháp luật nhưng thực tế ở một chừng mực nào đó sức mạnh thị trường của doanh nghiệp sau tập trung

[1] Thực tế, ý tưởng về một bộ luật nhằm bảo vệ hoạt động cạnh tranh trên thị trường bắt đầu hình thành từ những năm 1980 tại Áo, sau đó đã du nhập vào Đức, và vì vậy đạo luật các-ten (Cartel Law) đã được ban hành tại Đức vào năm 1923 như là một công cụ nhằm kiểm soát lạm phát sau chiến tranh. Đạo luật các-ten của Đức được coi là đạo luật cạnh tranh đầu tiên đóng vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử phát triển của Luật cạnh tranh Châu Âu nhưng đã bị bãi bỏ vào nhưng năm 1930.

kinh tế có thể gây tác động cản trở cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Quy định áp dụng phép đánh giá SEIC trong các vụ việc tập trung kinh tế để tương thích với Quy định kiểm soát tập trung kinh tế của Châu Âu được áp dụng từ năm 2004 (EU Merger Control Regulation). Bên cạnh đó, quy định về việc tiếp tục kiểm soát đối với doanh nghiệp sau tập trung kinh tế thông qua biện pháp yêu cầu cam kết không thực hiện một số hành vi nhất định (behavioural remedies) được sửa đổi theo hướng loại bỏ. Và quy định miễn trừ đối với việc tập trung kinh tế không thông báo trong các thị trường thứ yếu cũng được sửa đổi.

Thứ hai, sửa đổi theo hướng tăng mức thị phần được quy định làm cơ sở suy đoán doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. GWB sửa đổi quy định ngưỡng thị phần suy đoán về khả năng thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp tăng lên 40% thay vì 1/3 như trước đây đã có sự tương thích so với quy định về kiểm soát tập trung kinh tế của Châu Âu2 và lý thuyết kinh tế. Ngưỡng thị phần kết hợp để suy đoán về khả năng có vị trí thống lĩnh thị trường của nhóm doanh nghiệp vẫn được quy định giữ nguyên là 50% đối với nhóm hai hoặc ba doanh nghiệp, và 2/3 đối với nhóm bốn hoặc năm doanh nghiệp3.

Thứ ba, sửa đổi theo hướng tăng thẩm quyền cho Cơ quan cạnh tranh liên bang (German Bundeskartellamt - Federal Cartel Office – FCO). GWB sửa đổi quy định hạn chế quyền từ chối cung cấp thông tin của doanh nghiệp khi được yêu cầu trong quá trình cơ quan cạnh tranh thực hiện việc xem xét sự việc ở giai đoạn mang tính hành chính. Quy định này sẽ áp dụng với những thông tin và tài liệu liên quan đến số liệu doanh thu. Theo quy định mới FCO có quyền yêu cầu các công ty cung cấp thông tin về doanh thu và được cho phép tiếp cận, yêu cầu cung cấp và thu thập thông

[2] Ngưỡng thị phần 40% làm cơ sở suy đoán doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường được quy định trong Hướng dẫn sáp nhập theo chiều ngang của Ủy ban Châu Âu (Commission’s Horizontal Merger Guidelines).

[3] Quy định tại Phần 19(3) trong GWB.

tin nhiều hơn từ doanh nghiệp mà không cần phải đợi đến việc sử dụng biện pháp khám xét trong một cuộc đều tra. Điều này có thể giúp rút ngắn thời gian điều tra trong các vụ việc cạnh tranh. Trong việc kiểm soát tập trung kinh tế, GWB sửa đổi quy định cụ thể và tăng quyền cho FCO trong việc yêu cầu doanh nghiệp trong vụ việc tập trung kinh tế thực hiện biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc (structural remedies).

Thứ tư, quy định mở rộng đối tượng áp dụng. Khi GWB sửa đổi có hiệu lực, các trường hợp sáp nhập hoặc hợp nhất khác giữa các Quỹ bảo hiểm sức khỏe bắt buộc theo luật (statutory health insurance funds) sẽ bị điều chỉnh theo các quy định về sáp nhập trong luật này. GWB sửa đổi đã tiến xa hơn một bước so với quy định về kiểm soát tập trung kinh tế của Châu Âu do pháp luật cạnh tranh Châu Âu cùng với quan điểm của các tòa án Châu Âu đều không coi các Qũy bảo hiểm kiểu này là những chủ thể kinh doanh trên thị trường nên không phải là đối tượng áp dụng của các quy định kiểm soát sáp nhập. Trong thời gian tới, việc sáp nhập giữa các Qũy bảo hiểm này tại Đức sẽ phải đặt dưới sự giám sát và kiểm soát toàn diện bởi FCO. Hơn nữa, FCO còn được giao thẩm quyền xem xét đối với hoạt động của các Qũy bảo hiểm sức khỏe.

Nhìn chung, những nội dung sửa đổi được thông qua chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số những nội dung được đề xuất cần sửa đổi đã được đem ra bàn thảo trong suốt quá trình chuẩn bị cho việc sửa luật. Tuy nhiên, những nội dung sửa đổi được thông qua là thiết thực và cần thiết để đảm bảo cho việc áp dụng một cách hiệu quả luật này đồng thời để tiến gần tới việc tương thích hoàn toàn với các quy định về cạnh tranh trong pháp luật Châu Âu.

PHÙNG VăN THàNH(Ban điều tra vụ việc hạn chế cạnh

tranh, Cục Quản lý cạnh tranh)(Nội dung trong bài viết được tổng hợp từ các báo mạng nước ngoài)

một số nội dung mới đượC sửa đổi trong luật Cạnh tranh Chlb đứC

Page 14: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

14 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Tạp chí FutureGove là tạp chí uy tín của Châu Á chuyên phân tích, đánh giá và cung cấp các thông tin liên quan đến ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực dịch vụ công nhằm hiện đại hóa công tác quản lý của chính phủ, phát triển giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân của các nước trong khu vực Châu Á.

Nhằm vinh danh các cơ quan/tổ chức ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực công cũng như tạo cơ hội thúc đẩy ngày càng nhiều các Dự án công ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời tạo điều kiện tăng cường sự tiếp cận của người dân với các tiện ích mà các ứng dụng này cung cấp, Tạp chí FutureGov thường niên tổ chức trao giải thưởng cho các đơn vị, Dự án có ứng dụng công nghệ thông tin xuất sắc.

Tại lễ trao giải thưởng được tổ chức tháng 10 năm 2012, Hệ thống Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam do Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương xây dựng

hệ thống Cảnh báo sớm CáC vụ kiện Chống bán phá giá hàng hóa xuất khẩu việt nam CỦa CụC quản lý Cạnh tranh đượC xếp trong danh sáCh 50 Công trình ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vựC dịCh vụ Công hàng đầu khu vựC Châu á – thái bình dương giai đoạn 2012-2013 do tạp Chí futurEgovE bình Chọn

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã xác định sơ bộ có “trường hợp khẩn cấp đặc biệt” đối với sản phẩm mắc áo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam ngoại trừ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Công ty Hamico.

Ngày 29 tháng 12 năm 2011, DOC đã nhận được đơn của một số công ty sản xuất mắc áo của Hoa Kỳ đề nghị áp dụng biện phá chống trợ cấp đối với mặt hàng mắc áo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam (giai đoạn điều tra là năm 2011). Vụ việc điều tra được khởi xướng vào ngày 18 tháng 1 năm 2012 và sau đó Quyết định sơ bộ đã được ban hành vào ngày 4 tháng 6 năm 2012.

Ngày 10 tháng 7 năm 2012, các nguyên đơn đã cáo buộc rằng có trường hợp khẩn cấp đặc biệt đối với mặt hàng này nhập khẩu từ Việt Nam. Ngày 23 tháng 7 năm 2012, DOC đã yêu cầu 2 bị đơn bắt buộc của Việt Nam là Công ty Hamico và Công ty Infinite (Cao Quý) nộp số liệu xuất khẩu hàng tháng của mặt hàng bị điều tra vào Hoa Kỳ cho giai đoạn từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012.

Ngày 31 tháng 7 năm 2012, Hamico đã nộp cho DOC số liệu trên theo đúng yêu cầu. Sau khi tiến hành thẩm tra tại chỗ, DOC đã chính thức xác nhận số liệu của Hamico là chính xác. Trong khi đó, công ty Cao Quý đã không nộp số liệu được yêu cầu và đến ngày 3 tháng 8 năm 2012, công ty này đã chính thức rút khỏi vụ việc điều tra.

Trong các cáo buộc về trường hợp khẩn cấp đặc biệt, Nguyên đơn cũng cho rằng có cơ sở để xác định các trợ cấp được nêu ra trong vụ điều tra này không phù hợp với Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong Quyết định sơ bộ, cả 2 bị đơn bắt buộc đều được xác định sơ bộ là đã được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của Chính phủ dựa trên hoạt động xuất khẩu (export performance).

Theo dữ liệu mà Nguyên đơn đệ trình lên DOC và Ủy ban Thương mai quốc tế Hoa Kỳ (ITC) thì có hiện tượng “số lượng

đã được Tạp chí vinh danh trong danh sách 50 công trình công ứng dụng công nghệ thông tin hàng đầu tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2013. Hệ thống đứng thứ 2 trong danh sách 5 công trình có chức năng xây dựng trung tâm dữ liệu hiệu quả và đứng thứ 3 trong 5 công trình quản trị thông tin hiện đại.

Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt nam do Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương xây dựng và vận hành (tại địa chỉ canhbaosom.vn hoặc earlywarning.vn) nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp một công cụ tra cứu thông tin hữu ích giúp các doanh nghiệp có thể dự báo trước nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá, chủ động ứng phó với các vụ kiện, giảm thiểu thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) gây ra cũng như có thêm thông tin về các thị trường xuất khẩu mục tiêu.

(Nguồn: Ban hợp tác quốc tế Cục Quản lý cạnh tranh)

bộ thương mại hoa kỳ ban hành quyết định sơ bộ về “trường hợp khẩn Cấp đặC biệt” đối với sản phẩm mắC áo bằng thép nhập khẩu từ việt nam

James Smith Chairman of the Judging Committee &

Managing Editor of FutureGov Magazine(signed on behalf of the judges)

In acknowledgement of

being judged to be in the top 50 government agencies in Asia Pacific for its

initiative, we hereby certify their inclusion in our annual selection of the FutureGov 50 for 2013.

Vietnam Competition Authority

Anti-dumping Early Warning System

FG 50 certificate.indd 1 10/30/2012 4:53:42 PM

Page 15: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

15 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

lớn” hàng hóa bị điều tra (hơn 15%) được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong thời gian ngắn (trong vòng 4 tháng sau ngày nộp đơn kiện vào cuối tháng 12/2011) và số lượng này được coi là “lớn” (massive) theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ tại điều 19 CFR 351.206 (h)(2).

Theo quy định của Hoa Kỳ, DOC sẽ xác định liệu có tồn tại trường hợp khẩn cấp đặc biệt hay không nếu có cơ sở để xác định dựa trên các điều kiện: (i) các trợ cấp có thể đối kháng bị cáo buộc không phù hợp với Hiệp định Trợ cấp, và (ii) có sự gia tăng số lượng lớn đối với hàng hóa bị điều tra trong thời gian tương đối ngắn.

Theo quy định của Hoa Kỳ, căn cứ để xác định liệu tồn tại hay không “tình huống khẩn cấp đặc biệt” gồm những yếu tố sau: Tồn tại việc nhập khẩu với số lượng rất lớn sản phẩm bị điều tra trong khoảng thời gian tương đối ngắn (thường là khoảng thời gian ít nhất 3 tháng tính từ ngày nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá sản phẩm này). Để xác định liệu hàng nhập khẩu có được nhập với số lượng rất lớn hay không, DOC sẽ kiểm tra (i) khối lượng và giá trị nhập khẩu (lượng nhập khẩu trong khoảng thời gian tương đối ngắn phải tăng ít nhất thêm 15% so với lượng nhập khẩu trong giai đoạn cùng kỳ liền kề trước đó), (ii) xu hướng nhập khẩu

theo mùa (seasonal trends), và (iii) thị phần tiêu thụ nội địa của hàng nhập khẩu. Trong vụ điều tra này, DOC sử dụng giai đoạn cơ sở là 5 tháng (tháng 8-12/2011) và giai đoạn so sánh là 5 tháng (tháng 1-5/2012).

Đối với công ty Hamico, trong Quyết định sơ bộ, DOC đã cho rằng, công ty Hamico đã được hưởng lợi theo 2 chương trình ưu đãi là: Miễn trừ thuế nhập khẩu và cho vay xuất khẩu. Vì vậy DOC sơ bộ xác định rằng có cơ sở hợp lý để cho rằng 2 chương trình này là không phù hợp với Hiệp định Trợ cấp. Khi xem xét liệu có số lượng lớn hàng nhập khẩu từ công ty Hamico hay không, DOC đã phân tích bộ số liệu xuất khẩu hàng tháng cho giai đoạn tháng 8/2011-5/2012, số liệu chỉ ra rằng không có sự gia tăng lớn, mà thậm chí là có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị đối với hàng hóa bị điều tra trong giai đoạn 5 tháng sau thời điểm Nguyên đơn nộp đơn kiện.

Đối với công ty Cao Quý, ngày 3 tháng 8 năm 2012, công ty Cao Quý đã rút khỏi vụ điều tra. Như vậy, theo quy định của Hoa Kỳ, trong trường hợp như vậy, DOC sẽ sử dụng các thông tin sẵn có bất lợi (AFA) để đưa ra kết luận cuối cùng. Vì vậy, dựa trên các thông tin AFA, DOC đã sơ bộ xác định rằng công ty Cao Quý đã được hưởng lợi từ các chương trình trợ cấp xuất khẩu và

có sự gia tăng số lượng lớn đối với hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Cao Quý trong thời gian tương đối ngắn.

Đối với các công ty xuất khẩu mắc áo khác, DOC đã sơ bộ quyết định rằng có tồn tại các chương trình trợ cấp không phù hợp với Hiệp định Trợ cấp mà các công ty này được hưởng lợi để sản xuất xuất khẩu và đồng thời có hiện tượng gia tăng số lượng lớn hàng nhập khẩu trong thời gian ngắn từ các công ty xuất khẩu này dựa trên số liệu DOC thu thập được từ nguồn dữ liệu của ITC.

Kết luận:Đối với công ty Hamico, DOC quyết

định sơ bộ không có tình huống khẩn cấp đặc biệt đối với việc nhập khẩu mặt hàng mắc áo bằng thép từ công ty nàydo số liệu xuất khẩu của công ty này không cho thấy có sự gia tăng với số lượng lớn mặt hàng bị điều tra vào thị trường Hoa Kỳ.

Đối với công ty Cao Quý (dựa trên thông tin sẵn có bất lợi) và các công ty xuất khẩu khác, DOC xác định sơ bộ rằng có tồn tại trường hợp khẩn cấp đặc biệt

Theo quy định pháp luật, DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) tạm dừng thanh khoản những lô hàng sản phẩm bị điều tra mà chưa được thanh khoản nhập khẩu từ Việt Nam (trừ hàng hóa nhập khẩu từ công ty Hamico) sau ngày 06 tháng 3 năm 2012 (90 ngày trước ngày công bố quyết định sơ bộ).

DOC thông báo các bên liên quan có thể gửi ý kiến bình luận, lập luận bằng văn bản (case briefs) và gửi các bản phản bác (rebuttal briefs) liên quan đến quyết định sơ bộ nêu trên tới DOC trước thời hạn quy định. Các bên có liên quan phải tuân theo quy định về việc nộp thông tin theo yêu cầu của hệ thống IA Access.

(Nguồn: Ban phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh)

Page 16: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

16 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

Căn cứ theo quyết định này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) sẽ ban hành lệnh không áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với toàn bộ các sản phẩm ống thép CWP nhập khẩu từ các nước Ô-man, Việt Nam, Ả-rập và Ấn Độ đồng thời sẽ ban hành Hướng dẫn Cơ quan bảo vệ biên giới và mậu dịch Hoa Kỳ hoàn lại khoản tiền ký quỹ mà các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã nộp theo quyết định sơ bộ của vụ việc.

Trước đó, USDOC đã ban hành quyết định cuối cùng khẳng định sản phẩm ống thép CWP xuất khẩu từ 04 nước nói trên bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ với các biên độ phá giá khác nhau. Mặt khác, DOC cũng xác định sản phẩm trên xuất khẩu từ 03 nước Ô-man, Ả-rập và Ấn Độ được nhận những khoản trợ cấp trái với quy định của WTO từ Chính phủ; riêng các nhà xuất khẩu ống thép từ Việt Nam, DOC kết luận không nhận bất kỳ khoản trợ cấp

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ra phán quyết cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và trợ cấp ống thép hàn các-bon (CWP) nhập khẩu từ Ô-man, Việt Nam, Ả-rập và Ấn Độ. Theo đó, USITC khẳng định không tồn tại thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với ngành sản xuất ống thép nội địa do hàng hóa bị bán phá giá hoặc được trợ cấp gây ra.

Ủy ban thương mại quốC tế hoa kỳ (usitC) ra phán quyết Cuối Cùng xáC định không Có thiệt hại trong vụ việC điều tra Chống bán phá giá và trợ Cấp ống thép hàn CáC-bon

nào từ Chính phủ.Theo quy định pháp luật chống bán

phá giá và trợ cấp Hoa Kỳ nếu một trong hai cơ quan USDOC hoặc USITC ra phán quyết phủ định việc bán phá giá, trợ cấp hoặc không tồn tại thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không ban hành lệnh áp thuế đối với các sản phẩm bị điều tra. Các bên liê n quan trong vụ việc sẽ có 30 ngày để tiến hành thủ tục kháng cáo (nếu có).

Ban Phòng vệ thương mại - Cục Quản lý cạnh tranh

TIN TỨC - SỰ KIỆN

dụng cho sản phẩm này là 14%, biên độ phá giá bị cáo buộc là 22,5% đối với Việt Nam. Vụ việc điều tra chống phá giá này có thể dẫn đến việc áp thuế cao với sản phẩm thép từ Việt Nam vào thị trường này.

Ngày 19 tháng 12 năm 2012, DECOM sẽ tổ chức phiên điều trần tại phòng họp của Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương tại Brasília –DF, cụ thể như sau

- Thời gian: Ngày 19 Tháng 12 năm 2012, cụ thể:

14:45 – Đại diện; 15:00 – Khai mạc phiên điều trần, ý

kiến và giải trình của các bên. - Địa điểm:  Phòng họp

của Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại Thương, tầng trệt, nằm trong khu vực của các Bộ, tòa nhà J, Brasília – DF.

- Ngôn ngữ: Tiếng Bồ Đào Nha.- Đăng ký đại biểu tham gia: Danh

sách được gửi trước 5 ngày, tức là trước ngày 14 tháng 12 năm 2012.

- Bài tham luận được gửi bằng văn bản trước 10 ngày, tức là trước ngày 7 tháng 12 năm 2012.

- Địa chỉ nhận bài tham luận và danh sách đăng ký: Bộ phận văn thư Cục Phòng vệ Thương mại phòng 103-B, MDIC từ 8:30-16:30 ngày làm việc.

- Mọi thắc mắc, xin liên hệ trực tiếp:Cục Phòng vệ Thương mại DECOM

- Tel: (+55 61)2027-7699 hoặc Email: [email protected].

Ban Phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh

brazil sẽ tổ ChứC phiên điều trần về vụ việC điều tra Chống bán phá giá sản phẩm thép Cán nguội vào ngày 19 tháng 12 năm 2012

Ngày 13 tháng 4 năm 2012, Cục Phòng vệ thương mại (DECOM) thuộc Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại Thương (MDIC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá (AD) đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Nam Phi, Đức, Hàn Quốc, Phần Lan, Hoa Kỳ, Đài Loan và Việt Nam bao gồm các mã HS: 7219.32.00, 7219.33.00, 7219.34.00, 7219.35.00 và 7220.20.00 do công ty Aperam Inox America do Sul, S.A đệ đơn.

Hiện nay, thuế nhập khẩu đang áp

Page 17: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

17 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Ngày 6 và 7 tháng 11 năm 2012, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức khóa đào tạo về các kỹ năng điều tra cho các cán bộ trẻ và cán bộ mới tại Hà Nội.

Tham dự khóa đào tạo có ông Trần Anh Sơn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh; ông Toshio Nagase – Chuyên gia cao cấp của Văn phòng JICA tại Việt Nam và các diễn giả gồm: ông Nguyễn Đức Minh – Phó trưởng Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, ông Osamu Igarashi - chuyên gia thường trú của Ủy ban Thương mại công bằng Nhật Bản (JFTC) tại Việt Nam cùng với sự tham dự của các chuyên viên Cục Quản lý cạnh tranh.

Trong bài phát biểu khai mạc, ông Trần Anh Sơn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã cho rằng Luật và Chính sách cạnh tranh là một trong những lĩnh vực mới ở Việt Nam và với sự hỗ trợ liên tục của JICA, Cục Quản lý cạnh tranh có thể đảm nhiệm việc nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ trong lĩnh vực này. Ông Sơn cũng cho rằng ông tin là khóa đào tạo này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các cán bộ tham gia để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Cục. Cuối cùng, thay mặt Cục Quản lý cạnh tranh, ông Sơn cảm ơn JICA và ông Osamu Igarashi vì sự hỗ trợ của họ.

Bên cạnh đó, trong bài phát biểu mở đầu của mình, ông Nagase bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với Cục Quản lý cạnh tranh vì sự hợp tác tốt đẹp trong việc thực hiện dự án của JICA. Liên quan đến vấn đề này, ông Nagase giới thiệu rằng dự án này nhằm hỗ trợ Cục Quản lý cạnh tranh trong việc (i) sửa đổi luật Cạnh tranh, (ii) tăng cường kỹ năng điều tra và (iii) thúc đẩy sự ủng hộ cạnh tranh tại Việt Nam để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các lĩnh vực kinh doanh, sau đó, chuyển đổi mô hình phát triển của Việt Nam thành mô hình dựa trên cạnh tranh bình đẳng. Ông Nagase cũng chỉ ra rằng khóa đào tạo này sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về các kỹ năng điều tra dựa trên kinh nghiệm của ông Igarashi, vì thế, mang lại rất nhiều lợi ích cho những cán bộ tham gia. Cuối cùng, ông Nagase hi vọng có sự tham gia tích cực từ các cán bộ của Cục để khóa đào tạo thành công tốt đẹp.

Trong ngày đầu tiên của khóa đào tạo, nội dung đào tạo liên quan đến thủ tục xử lý vụ việc và thẩm vấn. Ông Nguyễn Đức Minh đã có bài trình bày về thủ tục xử lý vụ việc theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt nam và thực tiễn phỏng vấn của Cục Quản lý cạnh tranh.

Ông Igarashi trình bày về thủ tục xử lý vụ việc theo quy định của Đạo luật chống

khóa đào tạo về kỹ năng điều tra CáC vụ việC hạn Chế Cạnh tranh tại hà nội

độc quyền của Nhật Bản và mục tiêu, tầm quan trọng của việc phỏng vấn trong vụ việc điều tra dựa trên thực tiễn của JFTC.

Cũng trong khóa đào tạo, học viên được tiếp cận với một vụ việc giả định liên quan đến vụ việc cartel ấn định giá đối với dịch vụ tham quan áp dụng cho trường học tại các trường phổ thông cơ sở thành phố, sau đó, các học viên được chia thành 2 nhóm và thảo luận về những câu hỏi liên quan đến việc phỏng vấn trong vụ việc giả định này.

Trong ngày thứ hai của khóa đào tạo, các học viên được hiểu thêm về bảng câu hỏi điều tra tại JFTC thông qua bài thuyết trình của ông Igarashi. Bên cạnh đó, ông Igarashi giải thích các câu hỏi liên quan đến bảng câu hỏi điều tra trong cùng vụ việc giả định của ngày đầu tiên.

Các học viên được chia thành 2 nhóm và thảo luận về những câu hỏi này. Sau đó, đại diện 2 nhóm đã trả lời lần lượt các câu hỏi về cả vấn đề phỏng vấn và bảng câu hỏi điều tra.

Qua khóa đào tạo này, các cán bộ trẻ đã được tiếp cận với một số vụ việc điều tra cạnh tranh của Nhật Bản và có thể hiểu rõ thủ tục xử lý vụ việc, phương pháp phỏng vấn và quy trình thực hiện bảng câu hỏi điều tra. Trên cơ sở đó liên hệ với các quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam và các vụ việc điều tra mà Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành, qua đó đưa ra cách thức xử lý phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Khóa đào tạo đã kết thúc thành công tốt đẹp với sự đánh giá cao của các thành viên tham gia.

QUyẾT THẮNG

Page 18: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

18 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

của việc sử dụng Ami-ăng trong các sản phẩm là những tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái đã được nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học trên thế giới cảnh báo và nhiều nước cấm hoặc hạn chế sử dụng.

Nhìn dưới góc độ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật bảo vệ con người, vấn đề sử dụng ami-ăng bên cạnh những lợi ích kinh tế xã hội cần phải được quản lý và nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong xu thế phát triển bền vững. Ở Việt Nam, ami-ăng là một loại khoáng chất tự nhiên được sử dụng chủ yếu để sản xuất tấm lợp

Ngày 29 tháng 11 năm 2012 tại khách sạn Lakeside, số 23 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra cuộc hội thảo “Sản phẩm có chứa Ami-ăng với sức khỏe người tiêu dùng” do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương và tổ chức Nhân dân Úc vì Y tế, Giáo dục và Phát triển hải ngoại (APHEDA) phối hợp tổ chức.

Chủ trì hội thảo – ông Nguyễn Phương Nam – Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã đưa ra những vấn đề kinh tế, khoa học và thực tiễn đối với thực trạng sử dụng ami-ăng trong ngành sản xuất công nghiệp, công nghệ cao trên thế giới và ở Việt Nam. Một trong những hệ quả

hội thảo “sản phẩm Có Chứa ami-ăng với sứC khỏE người tiêu dùng”

ami-ăng xi măng (AC). Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu những tác hại và hệ lụy của việc sử dụng ami-ăng trong các nhà máy sản xuất tấm lợp đối với sức khỏe con người và Việt Nam đang từng bước cải tiến quy trình sản xuất các sản phẩm có chứa ami-ăng nhằm giảm thiểu sự có mặt của khoáng chất này.

Tham dự hội thảo còn có ông Phillip Hazelton – đại diện APHEDA, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Công nghệ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật – Bảo hộ lao động, Bộ Y tế, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, Hội phụ nữ, đại diện Hiệp hội tấm lợp Việt Nam, các doanh nghiệp tấm lợp cùng đông đảo người tiêu dùng và các sinh viên.

Hội thảo đã lắng nghe những phân tích của các chuyên gia về khoáng chất ami-ăng, những vấn đề cấp thiết trong tình hình hiện nay để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước các sản phẩm có chứa ami-ăng đồng thời đảm bảo được lợi ích của các doanh nghiệp. Kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Phương Nam đánh giá cao sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng và cảm ơn sự hỗ trợ của tổ chức APHEDA.

PHAN KHÁNH AN

Page 19: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

19 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

kinh nghiệm thựC hiện Công táC bảo vệ người tiêu dùng tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu long

Bảo vệ người tiêu dùng là một lĩnh vực mới, không chỉ trong hoạt động quản lý nhà nước mà còn đối với các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp và ngay từ trong ý thức của người tiêu dùng. Mặc dù ngay từ năm 1999, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, từ người tiêu dùng, doanh nghiệp tới trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ…nhưng hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong những năm qua vẫn chưa đạt được các bước tiến nổi bật. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do công tác quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng chưa được chú trọng quan tâm đúng mức; do vậy mức độ triển khai các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tại nhiều địa phương chưa đồng đều và chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Trong chuyến công tác từ ngày 11 đến 16 tháng 11 năm 2012, Cục Quản lý cạnh tranh đã làm việc với Sở Công Thương các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vĩnh và Bến Tre để nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tại các tỉnh nói trên. Kết quả chuyến làm việc cho thấy bước đầu hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tại các tỉnh thành đã có được sự quan tâm, theo dõi của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, đặc biệt tại Cà Mau, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong việc phát triển mạng lưới hoạt động của các hội bảo vệ người tiêu dùng.

1. Kinh nghiệm phát triển và đẩy mạnh hoạt động của hội bảo vệ người tiêu dùng.

Một trong những hoạt động được chú trọng tại nhiều tỉnh thành khu vực miền Nam trong công tác bảo vệ người tiêu dùng là việc xây dựng, phát triển và đẩy mạnh hoạt động của hội bảo vệ người tiêu dùng. Tại Cà Mau, hội bảo vệ người tiêu dùng được thành lập ngay từ năm 1998 – cùng thời điểm với việc ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do một số nguyên nhân từ việc bố trí các vị trí lãnh đạo Hội chưa phù hợp nên trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2009, hoạt động của Hội bảo vệ người tiêu dùng Cà Mau chưa thực sự ấn tượng. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành, cùng với sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Ủy

ban nhân dân tỉnh, đặc biệt là sự hỗ trợ từ phía Sở Công Thương, Sở Nội vụ, trong thời gian từ năm 2009 đến nay, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng đã thu được nhiều điểm nhấn nổi bật. Một trong những kết quả ấn tượng và việc xây dựng mạng lưới hội có mặt tại 9/9 huyện trên phạm vi cả tỉnh. Hiện tại, tỉnh Hội Cà Mau đã được công nhận là Hội đặc thù, cùng với đó là 7/9 chi Hội tại các huyện đã được nâng lên thành Hội. 2/9 chi Hội còn lại theo kế hoạch sẽ được nâng lên thành Hội trong thời gian tới. Cùng với việc mở rộng phạm vi và số lượng Hội hoạt động, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các Hội thông qua việc phê duyệt biên chế hoạt động và cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các hội. Cụ thể, với việc là Hội đặc thù, từ năm 2010, mỗi năm tỉnh Hội được hỗ trợ 198 triệu; được bố trí 03 biên chế với hệ số lương cao. Các hội tại các huyện cũng được bố trí 02 biên chế với hệ số lương cao.

Đạt được kết quả ấn tượng như vậy, theo đánh giá của Sở Công Thương Cà Mau là do bản thân Hội bảo vệ người tiêu dùng Cà Mau đã chủ động và tranh thủ sự hỗ trợ từ phía Sở Công Thương, Sở Nội vụ để từ đó đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Hội. Nhờ sự quyết liệt và tận dụng triệt để sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, mặc dù tại nhiều thời điểm các quy định về việc cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ hội hoạt động chưa được ban hành nhưng tỉnh Hội Cà Mau đã chủ động đề xuất và đạt được sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả từ phía các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.

Tại các tỉnh thành khác như Sóc Trăng, Bến Tre…đều đã thành lập các hội bảo vệ người tiêu dùng nhưng phạm vi hoạt động của các hội này vẫn còn nhiều hạn chế.

2. Lựa chọn các vị trí lãnh đạo Hội có tâm huyết và có tiếng nói để thực hiện hoạt động bảo vệ người tiêu dùng.

Tại Cà Mau, sở dĩ trong quãng thời gian từ năm 1999 đến 2009, tỉnh Hội chưa phát triển mạnh là do vị trí lãnh đạo Hội chưa toàn tâm toàn ý chú trọng vào việc xây dựng Hội. Đến năm 2009, với việc thay đổi lại các vị trí lãnh đạo Hội, hoạt động của Hội đã được đẩy mạnh phát triển và đạt được nhiều thành tích. Tại Sóc Trăng, Trà Vinh, mặc dù hội đã được thành lập nhưng những vị trí lãnh đạo Hội chủ chốt phần lớn vẫn là kiêm nhiệm, do vậy, thời

gian và điều kiện dành cho hoạt động của hội không được quan tâm đúng mức.

Từ thực tế đó, một trong những hoạt động quan trọng và cần thiết để duy trì và đẩy mạnh hoạt động của hội bảo vệ người tiêu dùng cũng như hiệu quả của công tác bảo vệ người tiêu dùng tại các tỉnh thành là việc lựa chọn vị trí lãnh đạo Hội. Theo ghi nhận tại các tỉnh thành có hoạt động bảo vệ người tiêu dùng phát triển, đa số các vị trí Chủ tịch hội đều là các cán bộ đã nghỉ công tác, do vậy, thời gian của các lãnh đạo này dành cho hoạt động của hội luôn được đảm bảo ở mức cao. Thêm vào đó, với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại nhiều vị trí trong các cơ quan nhà nước, cùng với đó là tâm huyết đối với hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, các lãnh đạo hội này thực sự là những người dẫn đầu, người thổi lửa vào các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tại các địa phương.

3. Đa dạng hóa các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng

Theo báo cáo ghi nhận của Đoàn công tác Cục Quản lý cạnh tranh, tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là những hoạt động chính và được thực hiện thường xuyên tại nhiều tỉnh thành.

Đối với Cà Mau, hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nội bộ các hội được thực hiện thường xuyên và đều đặn. Do vậy, đi đôi với việc phát triển về số lượng các hội, thì hiểu biết về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các hội, chi hội đều ở mức cao. Từ sự nhận thức đúng này, các chi hội đã sáng tạo và chủ động thực hiện nhiều lớp tuyên truyền đến nhiều đối tượng khác nhau trên phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt chú ý vào các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bao gồm các cá nhân kinh doanh độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Cho đến nay, tại phần lớn các chợ tại Cà Mau đều đặt cân đối chứng để giúp người tiêu dùng kiểm tra tính chính xác về cân, đong, đo, đếm khi mua bán với người bán hàng. Lãnh đạo Hội bảo vệ người tiêu dùng cũng kết hợp với đài phát thanh, truyền hình tỉnh thực hiện lồng ghép nội dung bảo vệ người tiêu dùng trong một số chuyên mục phát định kỳ. Cùng với đó, tỉnh Hội có sự kết hợp chặt chẽ với lực lượng Quản lý thị trường trong việc kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện, xử lý các vi phạm về bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương.

(xem tiếp trang 27)

Page 20: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

20 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

HỎI ĐÁP

Câu 1: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh?

Trả lời:Theo Điều 39 Luật Cạnh tranh quy

định những hành vi sau là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

+ Chỉ dẫn gây nhầm lẫn.+ Hành vi xâm phạm bí mật kinh

doanh.+ Ép buộc trong kinh doanh.+ Gièm pha doanh nghiệp khác.+ Hành vi gây rối hoạt động kinh

doanh của người khác.+ Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh

không lành mạnh.+ Khuyến mại nhằm cạnh tranh

không lành mạnh.+ Phân biệt đối xử trong hiệp hội.+ Bán hàng đa cấp bất chính.

Câu 2: Theo Luật Cạnh tranh, bí mật kinh doanh được hiểu như thế nào? Các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh?

Trả lời: Theo khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh

tranh, bí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều kiện sau đây:

- Không phải là hiểu biết thông thường;

- Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được;

Bí mật kinh doanh không chỉ là kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý mà chỉ đơn thuần là những thông tin (không là hiểu biết thông thường) phát sinh trong kinh doanh; có giá trị sử dụng trong thực tế và đem lại lợi ích cho người nắm giữ hoặc người sử dụng; đang được chủ sở hữu bảo mật. Theo kinh nghiệm của các nước, khó có thể liệt kê những thông tin nào được coi là bí mật kinh doanh và không có cơ chế đăng ký quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh. Các thông tin về nguồn nguyên liệu, nguồn khách hàng tiềm năng,… đều có thể là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự bất lực trong việc liệt kê các đối tượng bí mật kinh doanh gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tượng này khi xác định tính chất bí mật của thông tin, quyết định chính xác mức độ vi phạm. Khi xây dựng Luật Cạnh tranh, đã có ý kiến cho rằng cần đăng ký bí mật kinh doanh giống như đăng ký các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ để được bảo hộ bởi Luật Cạnh tranh.

Song, cơ chế đăng ký bảo hộ đòi hỏi phải được công bố công khai, rộng rãi cho mọi chủ thể được biết để không vi phạm. Do đó, nếu áp dụng cơ chế này đối với bí mật kinh doanh sẽ làm cho bí mật của doanh nghiệp mau chóng trở thành không bí mật và sự bảo mật trở thành vô nghĩa. Vì lẽ đó, Luật Cạnh tranh đặt ra yêu cầu tự bảo mật của chủ sở hữu.

Luật Cạnh tranh bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu bí mật bằng cách trừng phạt người có hành vi xâm phạm các thông tin thuộc bí mật kinh doanh. Do đó, chỉ khi có hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền mới xác định tính bí mật kinh doanh của đối tượng bị xâm phạm theo nguyên tắc chủ sở hữu có nghĩa vụ chứng minh các thông tin đã bị xâm phạm thỏa mãn ba dấu hiệu của bí mật kinh doanh được quy định trong Luật Cạnh tranh.

* Các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh

Luật Cạnh tranh quy định bốn tình huống vi phạm bí mật kinh doanh của người khác. Từ bốn tình huống này, có thể xác định thành ba nhóm hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh:

a. Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp tìm cách có được các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác một cách bất chính.

Để cấu thành hành vi này, người ta cần xác định hai điều kiện cơ bản sau đây:

- Doanh nghiệp vi phạm đang nỗ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt những thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác.

- Việc tiếp cận, thu thập thông tin là bất chính, không lành mạnh. Tính chất bất chính của hành vi được thể hiện thông qua phương cách mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh. Theo đó, việc tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh bị coi là bất chính khi người thực hiện hành vi đã:

+ Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

+ Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật;

+ Vi phạm khi chủ sở hữu của bí mật kinh doanh làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan Nhà nước ( Theo Điều 41 Luật Cạnh tranh ).

b. Tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh

Theo Từ điển tiếng Việt, tiết lộ được diễn giải là để cho người khác biết một việc phải giữ kín. Để thực hiện hành vi, doanh nghiệp vi phạm đang có được, biết được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác. Việc doanh nghiệp có được bí mật kinh doanh là hợp pháp, có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin đó (ví dụ đã ký kết hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu…). Biểu hiện của hành vi doanh nghiệp đã để cho người khác biết các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác trong các tình huống sau đây:

- Không được phép của chủ sở hữu; - Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ

sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật.

Theo Luật Cạnh tranh, cho dù với động cơ và mục đích gì, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh chỉ cần có đủ hai tình huống trên sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.

c. Sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác

Việc doanh nghiệp sử dụng bí mật kinh doanh của người khác cho hoạt động kinh doanh của mình bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

- Không được phép của chủ sở hữu bí mật đó;

- Nhằm mục đích kinh doanh, xin giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. Trong trường hợp này, pháp luật không quan tâm đến nguồn gốc, tính hợp pháp của bí mật kinh doanh mà chỉ cần xác định tính không được phép của chủ sở hữu đối với việc sử dụng là đủ để kết luận về sự vi phạm.

AN BìNH

Page 21: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

21 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

Ban hành danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với dịch vụ viễn thông quan trọng

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã ban hành Thông tư số 18/2012/TT-BTTTT về Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với dịch vụ viễn thông quan trọng.

Theo đó, Thông tư này ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động quản lý giá cước dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp viễn thông.

Theo phân loại của Bộ TTTT, các dịch vụ viễn thông cố định mặt đất gồm dịch vụ điện thoại nội hạt; dịch vụ điện thoại đường dài trong nước; dịch vụ điện thoại quốc tế; dịch vụ kênh thuê riêng nội hạt; dịch vụ kênh thuê riêng đường dài trong nước và dịch vụ kênh thuê riêng quốc tế. Tại phần dịch vụ này, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường.

Các dịch vụ thông tin di động mặt đất gồm: dịch vụ điện thoại; dịch vụ nhắn tin và dịch vụ truy nhập Internet, tại phần dịch vụ này Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ,Công ty Thông tin Di động (Mobifone) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là nhóm các doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Viễn thông FPT, còn thống lĩnh cả dịch vụ truy nhập Internet băng rộng.

Thông tư yêu cầu Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Thông tư này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và thay thế cho Quyết định số 1622 ngày 29/10/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành danh mục dịch vụ và doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế.

Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Ngày 08 tháng 11 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2012/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về an toàn thực phẩm (ATTP) trong đó có quy định mức phạt tối đa đối với 01 hành vi VPHC về ATTP là 100 triệu đồng.

Đồng thời, Nghị định quy định các khung phạt đối với từng loại VPHC về ATTP, cụ thể như: Phạt từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thịt hoặc sản phẩm chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y hoặc không đạt yêu cầu để chế biến; phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không đảm bảo ATTP hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Riêng đối với các vi phạm về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến, thực phẩm, Nghị định quy định mức phạt khá nặng với khung phạt từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng hoặc không có hạn sử dụng; từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ, đối với các vi phạm về ATTP ở mức độ nghiêm trọng, nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100 triệu đồng thì phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy; tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm… hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra; buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế đối với thực phẩm, nguyên liệu, dụng cụ vi phạm…

Nghị định này làm hết hiệu lực một phần của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2005, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2012.

Công bố 02 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương

Ngày 13 tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 6835/QĐ-BCT công bố 02 thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương là thủ tục cấp và cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP với một số quy định đáng lưu ý.

Cụ thể, để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói phải gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đến Cơ quan cấp Giấy chứng nhận thuộc Bộ Công Thương. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận sẽ tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành thẩm định nội dung hồ sơ và thẩm định thực tế tại cơ sở. Trong vòng 05 ngày từ khi có kết quả thẩm định “Đạt” sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận có thời hạn 03 năm.

Riêng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ có từ 02 nhân viên trở xuống trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc đối tượng bán hàng dong, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt không phải cấp Giấy chứng nhận này.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn hoặc trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, thất lạc, hư hỏng, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có đơn hoặc văn bản đề nghị cấp lại theo trình tự và thủ tục giống như khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Ngày 9 tháng 11 năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó quy định trình tự, hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP và tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm; kiểm tra sau công bố sản phẩm.

(Xem tiếp trang 30)

VăN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HàNH

Page 22: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

22 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

1. Sức mạnh thị trườngSức mạnh thị trường (market power)

là thuật ngữ kinh tế thông dụng được dùng trong lĩnh vực cạnh tranh để đánh giá khả năng gây tác động phản cạnh tranh của hành vi thỏa thuận hay hành vi đơn phương được thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Trên thực tế, cả người mua và người bán đều có thể có sức mạnh thị trường. Tuy nhiên, sức mạnh thị trường đề cập ở đây được hiểu là sức mạnh thị trường của của người bán. Trường hợp cần sử dụng khái niệm sức mạnh thị trường của người mua thì sẽ nêu rõ.

Từ góc độ lý thuyết kinh tế, rất khó để khẳng định một cách tuyệt đối việc một doanh nghiệp trên thị trường có hay không có sức mạnh. Sức mạnh thị trường là một khái niệm khá trừu tượng, có tính vô định hình và được hình dung giống như một dải liên tục. Bất kỳ một chủ thể nào trong vô số các chủ thể đang kinh doanh trên cùng một thị trường đều chiếm giữ sức mạnh thị trường ở một mức độ nào đó1. Tức là, về nguyên tắc, mỗi doanh nghiệp trên cùng một thị trường đều nắm giữ một sức mạnh thị trường ở một mức độ nhất định và cùng cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nắm giữ sức mạnh thị trường ở mức độ đáng kể.

Sức mạnh thị trường đáng kể

[1] Khái niệm thống lĩnh theo Luật Cạnh tranh Châu Âu - The concept of Dominance in EC Competition Law.

(significant/substantial market power)2 thường được hiểu là sức mạnh thị trường ở một mức độ đủ để làm cho doanh nghiệp nắm giữ không phải đối mặt hay ít phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ khác trên thị trường, hoặc ít chịu sức ép từ việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm năng. Vì vậy, doanh nghiệp này có thể hành động một cách tương đối độc lập với đối thủ cạnh tranh cũng như là với người tiêu dùng và có khả năng tăng lợi nhuận từ việc tăng và duy trì mức giá cao hơn mức giá được xác định trong thị trường cạnh tranh hoặc từ việc hạn chế sản lượng hay chất lượng dưới mức của thị trường cạnh tranh. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu, các học giả, chuyên gia kinh tế và luật pháp đưa ra quan điểm sức mạnh thị trường đáng kể là khả năng của doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận từ việc tăng và duy trì mức giá cao hơn mức giá cạnh tranh hoặc việc hạn chế, kiểm soát sản lượng3. Tuy nhiên, hiểu một cách đầy đủ thì sức mạnh thị trường đáng kể được tiếp cận ở hai góc độ:

Thứ nhất, có sức mạnh về giá (power over price) đó là khả năng có thể gia tăng lợi nhuận từ việc tăng và duy trì mức giá cao hơn mức giá cạnh tranh hoặc khả năng kiểm soát, hạn chế sản lượng (ability to control output) để tăng giá. Đây chính là lý do mà trong quá trình đánh giá kiểm

[2] Substantial market power và significant market power được dùng với nghĩa như nhau.

[3] Nhận định được đưa ra trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu chuyên môn của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia.

soát tập trung kinh tế, mối quan tâm hàng đầu của cơ quan cạnh tranh là sự hợp nhất sau tập trung kinh tế có khả năng tạo ra doanh nghiệp thống lĩnh với sức mạnh đáng kể để rễ dàng trục lợi từ khách hàng thông qua việc định giá cao hơn mức cạnh tranh trước đó.

Thứ hai, có sức mạnh loại trừ (power to exclude) đó là khả năng vượt trội trên thị trường để có thể thực hiện hành vi ngăn cản, kìm hãm hay loại trừ đối thủ cạnh tranh xâm phạm trực tiếp đến cấu trúc cạnh tranh và từ đó có thể tăng giá. Đây là cách tiếp cận theo thiên hướng của các học giả theo trường phái hậu Chi-ca-gô và được xem xét nhiều hơn trên cơ sở quy định của Luật chống độc quyền Mỹ4.

Dưới góc độ lý thuyết kinh tế, cạnh tranh trên thị trường được cho là hoàn hảo khi mà không có một chủ thể kinh doanh nào, hoặc là hành động độc lập hay cùng với các chủ thể khác, có thể lạm dụng sức mạnh thị trường đáng kể. Khi doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đạt tới một mức độ đáng kể sẽ được coi là có vị trí thống lĩnh (dominance) thị trường. Điều đó nghĩa là có sự đồng nhất giữa việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (dominant position) với việc doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể. Quan điểm này đã được các cơ quan cạnh tranh, các nhà lập pháp và cả các học giả, các nhà nghiên cứu thống nhất5. Vì vậy để xác định doanh

[4] Giorgio Monti, Khoa Luật, Trường kinh tế Luân Đôn (London School of Economics): Khái niệm thống lĩnh.

[5] Nicolas Petit, Viện nghiên cứu pháp lý

sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế đến quy định CỦa pháp luật Cạnh tranh

Page 23: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

23 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay không thì phải đánh giá và xác định xem doanh nghiệp đó có sức mạnh thị trường một cách đáng kể hay không. Trường hợp đặc biệt là khi sức mạnh thị trường ở mức vượt trội hoàn toàn so với các đối thủ còn lại thì doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền.2. Thống lĩnh thị trường được quy định trong pháp luật cạnh tranh với ý nghĩa là có sức mạnh thị trường đáng kể

Từ cách tiếp cận thống lĩnh với ý nghĩa là có sức mạnh thị trường đáng kể, khái niệm vị trí thống lĩnh đã được pháp luật, cơ quan hay toà cạnh tranh của các quốc gia đưa ra.

Theo pháp luật cạnh tranh Châu Âu, một chủ thể kinh doanh sẽ bị cho là nắm giữ sức mạnh thị trường đáng kể nếu như có vị trí trên thị trường với mức độ thống lĩnh. Khái niệm vị trí thống lĩnh không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật cạnh tranh của Châu Âu mà xuất hiện trong các án lệ.

Năm 1978, trong phán quyết đối với vụ việc United Brands v. Commission, Toà án công lý Châu Âu (European Court of Justice - ECJ) lần đầu tiên định nghĩa “…vị trí thống lĩnh vì vậy được xác định, hay có liên quan tới vị trí với sức mạnh kinh tế của một thể chế thị trường mà có thể cho phép nó thực hiện việc ngăn cản hoạt động cạnh tranh hiệu quả đang tồn tại và được duy trì trên thị trường liên quan bằng cách sử dụng sức mạnh để hành động trong một chừng mực nào đó là độc lập đáng kể với các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và với những khách hàng tiêu dùng cuối cùng”6. Tuy nhiên, khái niệm này được các nhà nghiên cứu, các luật gia đánh giá là còn khá trừu tượng và có vấn đề về mặt ngữ nghĩa bởi việc doanh nghiệp thống lĩnh hành động một cách độc lập với các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và với những khách hàng tiêu dùng cuối cùng đặt ra trong khái niệm không có nhiều ý nghĩa nếu xét dưới góc độ lý thuyết kinh tế. Thực tiễn kinh doanh chỉ ra rằng chỉ có doanh nghiệp với sức mạnh độc quyền7 và trên một thị trường có rào cản gia nhập rất cao mới có thể hành động một cách độc lập với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhưng ngay cả doanh nghiệp với sức mạnh độc quyền cũng không thể hành động một cách độc lập hoặc hành động mà không quan tâm tới nhu cầu xuất phát từ phía

Châu Âu, Đại học Liege.[6] Phán quyết của Toà án công lý Châu Âu,

vụ việc United Brands v Commission, năm 1978.[7] Độc quyền được hiểu là doanh nghiệp

có sức mạnh hoàn toàn vượt trội so với các doanh nghiệp còn lại khác trên thị trường (cách hiểu này khác so với cách tiếp cận về độc quyền theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam).

người tiêu dùng cũng như là nhu cầu của những khách hàng tiêu dùng thực tế cuối cùng hoặc tiềm năng của mình.

Tiếp đó, năm 1979 ECJ đã sử dụng lặp lại khái niệm này khi ra phán quyết trong vụ việc Hoffmann La Roche v. Commission và khẳng định “khái niệm lạm dụng là một khái niệm chỉ mục đích liên quan tới hành vi của một chủ thể kinh doanh có vị trí thống lĩnh trên thị trường như hành vi tác động đến cấu trúc thị trường, hành vi mà…từ cách thức cho đến những phương pháp thực hiện đều khác biệt so với trong điều kiện cạnh tranh thông thường, có tác động gây cản trở đối với việc duy trì mức độ cạnh tranh hiện tại trên thị trường hoặc sự phát triển của cạnh tranh”.

Toà án tối cao Mỹ (Supreme Court) xác định sức mạnh thị trường đáng kể hay thống lĩnh thị trường là khả năng của doanh nghiệp với sức mạnh để có thể tăng và duy trì mức giá của sản phẩm hay dịch vụ cao hơn so mức giá được xác định trong điều kiện thị trường cạnh tranh thông thường, và sức mạnh độc quyền (monopolist power) là sức mạnh để có thể kiểm soát giá hoặc loại trừ cạnh tranh8.

Cơ quan thương mại công bằng Anh (Office of Fair Trading - OFT) xác định một chủ thể kinh doanh trên thị trường sẽ không thể có vị trí thống lĩnh trừ khi nó nắm giữ sức mạnh thị trường ở mức đáng kể. Theo cơ quan này, sức mạnh thị trường đáng kể hay thống lĩnh thị trường là khả năng có thể thu lợi nhuận từ việc tăng và duy trì mức giá cao hơn so với mức giá trong thị trường cạnh tranh hoặc từ việc hạn chế sản lượng hay chất lượng dưới mức của thị trường cạnh tranh. Ngoài ra, OFT còn cho rằng doanh nghiệp có sức mạnh đáng kể còn có khả năng và động lực thực hiện những hành vi xâm hại cạnh tranh khác như làm cho hoạt động cạnh tranh hiện tại suy yếu đi, gia tăng các rào cản gia nhập thị trường hay làm chậm lại tiến trình cải tiến hay đổi mới sản phẩm9.

Luật Cạnh tranh In-đô-nê-si-a quy định vị trí thống lĩnh là trường hợp một chủ thể kinh doanh ở một vị trí mà không có đối thủ cạnh tranh đáng kể (substantial competitor) trên thị trường liên quan xét trong mối quan hệ với một phân đoạn thị trường nhất định được kiểm soát, hoặc trường hợp một chủ thể kinh doanh ở vị trí vượt trội nhất so với các đối thủ cạnh tranh còn lại trên thị trường liên quan xét trên các

[8] Trích dẫn theo Jeremy West, chuyên gia nghiên cứu thuộc Phòng cạnh tranh của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD Competition Devision).

[9] Abuse of dominant position – Understanding competition law, Office of Fair Trading, UK.

góc độ liên quan tới khả năng tài chính, khả năng tham gia cung ứng hoặc bán hàng, và năng lực để điều chỉnh mức cung hoặc mức cầu của một loại hàng hóa hay dịch vụ nhất định10.

Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), trên cơ sở nghiên cứu của mình đã định nghĩa sức mạnh thị trường đáng kể hay thống lĩnh thị trường là khả năng duy trì giá ở mức cao hơn mức chi phí biên ngắn hạn (short-run marginal cost)11.

Như vậy, hiện nay trên thế giới đã thống nhất xác định sức mạnh thị trường đáng kể hay thống lĩnh thị trường là khả năng của chủ thể kinh doanh có thể thu lợi nhuận từ việc tăng và duy trì giá cao hơn giá được xác định trong điều kiện thị trường cạnh tranh thông thường hoặc từ việc kiểm soát sản lượng hay loại trừ cạnh tranh để tăng giá.3. Đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể/xác định vị trí thống lĩnh thị trường

Mối quan tâm hàng đầu trong chính sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh và của cơ quan cạnh tranh ở các quốc gia là việc quy định cụ thể cũng như là việc làm sao để xác định vị trí thống lĩnh hay đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể, sức mạnh mà có thể tạo cho doanh nghiệp khả năng thực hiện những hành vi nhằm mục đích hoặc có tác động làm hạn chế, làm giảm, ngăn cản hay làm sai lệch hoạt động cạnh tranh trên thị trường hoặc những hành vi trục lợi bất chính khác làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng và toàn xã hội.

Việc đánh giá và xác định doanh nghiệp có sức mạnh đáng kể hay có vị trí thống lĩnh hay không sẽ giúp ích cho việc xem xét liệu trong trường hợp nào và ở chừng mực nào thì doanh nghiệp đó phải đối mặt với những sức ép cạnh tranh, có thể là áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm năng hoặc từ sức mạnh thị trường của người mua. Khi một doanh nghiệp không phải đối mặt hoặc ít phải đối mặt với sức ép cạnh tranh tức là doanh nghiệp đó có sức mạnh đáng kể hay có vị trí thống lĩnh thì những quyết định về sản lượng và giá cả của doanh nghiệp đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh trên thị trường hay ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng.

Trong các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng đòi hỏi các cơ quan cạnh tranh hay tòa án ở các quốc gia phải đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể hoặc xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp.

[10] Xem Khoản 4, Điều 1, Đạo luật cấm các hành vi độc quyền và cạnh tranh không lành mạng của In-đô-nê-si-a.

[11] Identifying dominance and its abuse, Jeremy West, OECD Competition Devision.

Page 24: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

24 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Vấn đề đặt ra là việc xác định như thế nào, dựa vào những yếu tố nào. Đó là những yếu tố nội tại của doanh nghiệp hay là các yếu tố ngoại cảnh mang tính tác động.

Thông thường để đánh giá và xác định được sức mạnh đáng kể hay vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền hay tòa án phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, sử dụng nhiều loại chứng cứ trực tiếp và/hoặc gián tiếp khác nhau.

Sức mạnh thị trường trước hết được biểu hiện thông qua dấu hiệu nội tại cơ bản nhất của doanh nghiệp đó là thị phần. Vì vậy, thị phần thường là dấu hiệu quan trọng, yếu tố đầu tiên được các cơ quan cạnh tranh sử dụng để đánh giá sức mạnh đáng kể hay xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Yếu tố thị phần phải được xem xét và đánh giá một cách toàn diện, và đặc biệt là trên quan điểm động cùng với sự vận động liên tục và không ngừng của thị trường. Vì vậy, xem xét dấu hiệu thị phần đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền:

Thứ nhất, phải thu thập và xác minh thông tin thị phần và mức biến động thị phần của doanh nghiệp bị điều tra hay bị nghi vấn trên thị trường liên quan trong một quá trình gồm ở hiện tại và trong thời gian trước đó.

Thứ hai, phải thu thập và xác minh thông tin thị phần và mức biến động thị phần của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.

Thứ ba, phải xem xét và đánh giá yếu tố thị phần của doanh nghiệp bị điều tra hay bị nghi vấn trong mối tương quan và biến động cùng với các doanh nghiệp đối thủ.

Việc xem xét xu hướng vận động của thị trường trên cơ sở thị phần, đánh giá mối tương quan và sự biến đổi về mức thị phần giữa các chủ thể tham gia thị trường sẽ giúp cơ quan cạnh tranh hay tòa án có được những thông tin quan trọng để xem xét các yếu tố của cạnh tranh hiện tại, cũng như dự đoán xu thế phát triển của các đối thủ cạnh tranh và môi trường cạnh tranh tương lai.

Một doanh nghiệp có xu hướng và được một số cơ quan cạnh tranh giả định một cách chắc chắn là có sức mạnh thị

trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh nếu như các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở vị thế yếu hoặc nếu như doanh nghiệp đó chiếm mức thị phần cao và mức thị phần đó được duy trì ổn định trong một khoảng thời gian. Khi doanh nghiệp chiếm được mức thị phần cao trong thời gian dài trên thị trường, đặc biệt là mức thị phần đó được gia tăng qua các năm thì cơ quan cạnh tranh không cần phải sử dụng thêm nhiều loại chứng cứ khác cũng có thể giả định chắc chắn rằng doanh nghiệp đó có sức mạnh đáng kể hay có vị trí thống lĩnh. Ngược lại, với doanh nghiệp có mức thị phần thấp thì cơ quan cạnh tranh cần thu thập và sử dụng thêm nhiều loại chứng cứ khác để hỗ trợ cho việc xem xét, đánh giá và đi đến kết luận cuối cùng về sức mạnh hay vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Mức biến động về thị phần sẽ là minh chứng cho thấy sự cạnh tranh hiệu quả giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nếu sự biến động đó không thuộc trường hợp là kết quả của quá trình tập trung kinh tế như mua bán hay sáp nhập.

Mặc dù quan trọng nhưng thị phần không phải là yếu tố hay căn cứ duy nhất để đánh giá và xác định xem một doanh nghiệp có sức mạnh đáng kể hay vị trí thống lĩnh hay không.

Pháp luật cạnh tranh và cơ quan cạnh tranh ở nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…mặc dù coi thị phần là dấu hiệu đầu tiên cần xem xét khi đánh giá sức mạnh thị trường hay xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp nhưng không đưa ra hay quy định một cách chính xác về mức thị phần chiếm giữ để có thể coi doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh thị trường. Ví dụ, theo Luật Cạnh tranh Châu Âu, nếu doanh nghiệp chiếm thị phần trên thị trường liên quan từ 50% trở lên thì sẽ được giả định chắc chắn có sức mạnh thị trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh thị trường, vì vậy không nhất thiết phải xem xét thêm các yếu tố khác. Trong trường hợp doanh nghiệp chiếm mức thị phần từ 40% đến 50% thì được giả định tương đối chắc chắn về khả năng có sức mạnh thị trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh thị trường nhưng cần thu thập thêm chứng cứ để đánh giá các yếu tố khác12.

[12] Theo Thông lệ 32 Quy chế Hội đồng EC (Concil Regulation EC) số 139/2004 ngày 20/01/2004 về kiểm soát tập trung kinh tế của doanh nghiệp (Quy chế sáp nhập EC), OJ 24 L, 2004/01/29. Trong phán quyết của Tòa án công lý Châu Âu năm 1979 đối với vụ việc Hoffmann La Roche v. Commission khẳng định “với việc xem xét và căn cứ vào số liệu thị phần Tòa cho rằng bản thân mức thị phần lớn, và trừ trong những trường hợp hay hoàn cảnh ngoại lệ, là bằng chứng cho

Theo cách đánh giá này, thị phần là dấu hiệu quan trọng đầu tiên cần xem xét chứ không đồng nhất giữa việc doanh nghiệp chiếm mức thị phần cao trên thị trường với việc doanh nghiệp có sức mạnh đáng kể hay vị trí thống lĩnh. Doanh nghiệp có mức thị phần cao không có nghĩa là doanh nghiệp đó có sức mạnh đáng kể hay có vị trí thống lĩnh. Thị phần chỉ là một trong những chỉ tiêu đánh giá, mặc dù quan trọng nhưng không đóng vai trò là yếu tố quyết định. Các phán quyết của tòa án đều cho rằng việc chứng minh vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình đánh giá và xem xét một cách toàn diện và không chỉ đơn thuần dựa trên tiêu chí thị phần13.

Bên cạnh mức thị phần, cơ quan cạnh tranh có thể xem xét thêm một số yếu tố khác của doanh nghiệp như khả năng tài chính, uy tín về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, các đánh giá hay kết luận trước đây của cơ quan có thẩm quyền về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, lợi thế hay ưu thế về công nghệ, những phát minh, sáng chế hay cải tiến sản phẩm mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

Ngoài các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh còn cần phải xem xét những yếu tố ngoại cảnh khác của thị trường mang tính tạo lập hay tác động bao gồm:

Cấu trúc thị trường là số lượng doanh nghiệp và mức độ tập trung trên thị trường.

Rào cản gia nhập (barrier to entry) là những yếu tố có khả năng gây cản trở đối với sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới14. Rào cản gia nhập có thể là

thấy sự tồn tại của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Trường hợp mà ở đó có mức thị phần hơn 50% như đã xác định được trong vụ việc này”.ơ

[13] Tham khảo tài liệu American Council of Certified Podiatric Physicians & Surgeons v. American Board. of Podiatric Surgery, Inc., 185 F.3d 606, 623 (6th Cir. 1999).

[14] Doanh nghiệp mới ở đây có thể là doanh nghiệp mới được thành lập hoặc doanh nghiệp đang kinh doanh ở một lĩnh vực khác muốn

Page 25: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

25 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

rào cản tự nhiên, rào cản chiến lược, rào cản về tài chính hay cơ chế chính sách.

Rào cản mở rộng (barrier to expansion) là những yếu tố mà có thể cản trở hay hạn chế khả năng gia tăng sản lượng một cách nhanh chóng và hiệu quả của những chủ thể đang kinh doanh trên thị trường với mức giá hợp lý để đáp ứng nhu cầu.

Chi phí chuyển đổi (switching cost) là việc xem xét mức chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp khác.

Sức mạnh người mua (buyer power) là

khả năng ảnh hưởng của người mua đến hành vi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Như Ủy ban Châu Âu xác định “sức mạnh người mua không chỉ có thể bảo vệ chính họ, mà còn giúp bảo vệ một cách hiệu quả thị trường cạnh tranh”15.

Các yếu tố khác như tương quan sức mạnh tài chính giữa các đối thủ, điều kiện về cấp phép và kinh doanh của chính phủ, sức mạnh được tạo ra từ quyền độc quyền khai thác thương hiệu từ một doanh nghiệp khác, tính dị biệt và đồng nhất của các sản phẩm hay dịch vụ...vv.

Những yếu tố trên đây được xem xét và đánh giá một cách tổng thể trong mối quan hệ tác động qua lại căn cứ trên những thông tin, chứng cứ thu thập được trong một bối cảnh của một vụ việc cạnh tranh cụ thể để đi đến kết luận cuối cùng.

Đơn cử một ví dụ là Ủy ban cạnh tranh Ấn Độ xác định thống lĩnh là vị trí của doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường liên quan để có thể tạo cho nó khả năng (i) hành xử một cách độc lập với các yếu tố của cạnh tranh trên thị trường, hoặc (ii) tác động ảnh hưởng tới các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng hay thị trường liên quan để trục lợi.

Để xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay không, Ủy ban cạnh tranh Ấn Độ phải xem xét kết hợp nhiều yếu tố trong số các yếu tố gồm (a) mức thị phần của doanh nghiệp, (b) quy mô doanh nghiệp hay các nguồn lực của doanh

chuyển sang đầu tư, kinh doanh trên thị trường mới.

[15] Trích theo Giorgio Monti, Khoa Luật, Trường kinh tế Luân Đôn trong tài liệu Khái niệm thống lĩnh.

nghiệp, (c) quy mô của đối thủ và tương quan sức mạnh trên thị trường, (d) sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp bao gồm cả những lợi thế thương trường trong so sánh với các đối thủ, (e) chuỗi liên kết dọc của doanh nghiệp hoặc là quy mô của hệ thống phân phối, hệ thống cung cấp dịch vụ hậu mãi, dịch vụ sau bán hàng, (f ) sự phụ thuộc của người tiêu dùng vào doanh nghiệp đối với các san phẩm hay dịch vụ, (g) vị trí độc quyền hay thống lĩnh có được do chính sách của chính phủ, hay bởi nguồn gốc doanh nghiệp là của nhà nước hoặc do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích hoặc do các nguyên nhân khác, (i) các rào cản gia nhập thị trường như rào cản pháp lý, rào cản liên quan đến khả năng rủi ro về tài chính, rào cản liên quan đến mức chi phí đầu tư ban đầu cao, rào cản xúc tiến gia nhập, rào cản kỹ thuật, rào cản về quy mô kinh tế, chi phí đối với sản phẩm hay dịch vụ thay thế cho người sử dụng cao, (k) sức mạnh từ phía người mua, (l) cấu trúc thị trường và dung lượng thị trường, (m) các nghĩa vụ xã hội hay các loại chi phí xã hội của doanh nghiệp, (n) các lợi ích liên quan, như việc bằng cách để đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp có sự lạm dụng vị trí thống lĩnh mà mình đang có hoặc có một tác động phản cạnh tranh nào đó được cảnh báo, (o) và bất cứ một yếu tố nào khác nữa nếu như Ủy ban cạnh tranh nhận thấy có liên quan và cần xem xét16.

Từ những phân tích và ví dụ trên cho thấy để đánh giá sức mạnh đáng kể hay xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh cần phải xem xét nhiều yếu tố và sử dụng nhiều loại chứng cứ trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Vì vậy, việc này gặp nhiều khó khăn, phức tạp và trong một số trường hợp còn gây ra những tranh cãi. Để tránh điều đó, một số nước có xu hướng đơn giản hóa cách đánh giá sức mạnh đáng kể hay xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp bằng việc đề cao hay coi trọng quá mức yếu tố thị phần, quy định và đồng nhất giữa việc có mức thị phần cao với việc có vị trí thống lĩnh. Ví dụ, Luật Cạnh tranh Đài Loan quy định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh nếu thị phần trên thị trường liên quan từ chiếm từ ½ trở lên17. Mặc dù nhằm để đơn giản hóa nhưng quy định theo hướng này bộc lộ nhiều khiếm khuyết.

Thứ nhất, việc quy định thị phần là căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh

[16] Tham khảo pháp luật cạnh tranh và việc xác định vị trí thống lĩnh của Ủy ban cạnh tranh Ấn Độ.

[17] Tham khảo quy định trong pháp luật cạnh tranh Đài Loan

mà bỏ qua các yếu tố khác phần nào đã làm mờ đi cái bản chất cốt lõi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đó là có sức mạnh thị trường một cách đáng kể. Như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra không phải bàn cãi gì trong việc xác định thị phần là công cụ hữu dụng đầu tiên nhằm đánh giá sức mạnh thị trường. Tuy nhiên, chỉ một yếu tố thị phần là không đủ để có thể kết luận về sự thống lĩnh. Nếu chỉ căn cứ vào số liệu về thị phần sẽ không đảm bảo độ tin cậy để minh chứng cho một kết luận về vị trí thống lĩnh, bản thân số liệu thị phần sẽ là vô nghĩa nếu không xem xét nó trong mối quan hệ qua lại cùng với các yếu tố bổ sung khác để có thể minh chứng cho một sức mạnh hay vị trí thực sự của doanh nghiệp trên thị trường18.

Thứ hai, quy định theo hướng này sẽ tạo ra một nguyên tắc cứng nhắc cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp.

Thứ ba, việc quy định thị phần là căn cứ duy nhất sẽ làm cho việc xác định vị trí thống lĩnh không đảm bảo tính chính xác và toàn diện.

Thứ tư, việc quy định cứng mức thị phần của doanh nghiệp bị điều tra hay bị nghị vấn làm cơ sở xác định vị trí thống lĩnh mà không xem xét mối tương quan và sự biến động mức thị phần với các doanh nghiệp khác trên thị trường sẽ không phản ánh đúng sự vận động thực tế khách quan của thị trường.

Thứ năm, quy định theo hướng này đã loại bỏ khả năng xem xét các yếu tố mang tính đặc thù trong từng ngành, lĩnh vực có khả năng tạo nên sức mạnh thị trường đáng kể cho các doanh nghiệp. Ví dụ, việc nắm giữ các cơ sở hạ tầng hay phương tiện thiết yếu của doanh nghiệp trong ngành viễn thông.

Luật Cạnh tranh Việt Nam cũng quy định theo hướng này mặc dù có để mở cho việc xem xét khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể19. Tuy nhiên, căn cứ để xem xét khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể bao gồm năng lực tài chính (của doanh nghiệp, của công ty mẹ, của tổ chức, cá nhân thành lập, kiểm soát hoặc chi phối), năng lực công nghệ, quy mô mạng lưới phân phối, quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh lại chưa thật hoàn thiện, chưa thật rõ ràng và đầy đủ.

[18] Tham khảo tài liệu Khái niệm thống lĩnh theo Luật cạnh tranh Châu Âu (The Concept of Dominance under the EU Competition Law).

[19] Xem Khoản 1, Điều 11, Luật Cạnh tranh

Page 26: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

26 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

4. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh

Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng sức mạnh thị trường không chỉ có thể do một doanh nghiệp nắm giữ mà còn có thể do nhóm doanh nghiệp cùng nắm giữ. Vì vậy, ngoài trường hợp một doanh nghiệp còn có trường hợp nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hay nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh (joint dominance/collective dominance). Pháp luật cạnh tranh và cơ quan cạnh tranh ở các nước trên thế giới đều nhìn nhận đối với trường hợp nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.

Phương thức truyền thống của việc cùng nắm giữ sức mạnh thị trường hay nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh chính là việc thành lập các-ten. Tuy nhiên, mặc dù là không tồn tại một các-ten hay thỏa thuận, trong những điều kiện thị trường nhất định sẽ tạo tiền đề để cho nhóm các doanh nghiệp độc lập cùng thống nhất nên sức mạnh thị trường đáng kể hay vị trí thống lĩnh thị trường20.

Các nền tài phán trên thế giới có những cách tiếp cận tương đối khác biệt trong việc quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Trong luật cạnh tranh của một số nước có quy phạm cụ thể quy định cấm đối với hành vi lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, trong khi luật cạnh tranh của một số nước khác lại thực hiện việc cấm hành vi lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thông qua chế định về các-ten.

Tại Điều 102, Hiệp ước Liên minh Châu Âu (Treaty on the Functioning of the European Union – TFEU)21 quy định cấm đối với bất kỳ một hành vi lạm dụng nào do một hoặc một nhóm chủ thể kinh doanh trên thị trường có vị trí thống lĩnh thực hiện trong khuôn khổ khu vực thị trường chung hoặc phần khu vực trọng yếu liên quan”. Mặc dù trong luật cạnh tranh không quy định, nhưng trong Hướng dẫn áp dụng và thực thi luật cạnh tranh do Ủy ban cạnh tranh Ma-lay-xi-a ban hành xác định “vị trí thống lĩnh được hiểu là tình huống mà một hoặc nhiều doanh nghiệp nắm giữ sức mạnh đáng kể trên thị trường có thể điều chỉnh mức giá hoặc sản lượng hoặc các điều kiện giao thương nhưng không hoặc ít bị áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng”. Với quy định như vậy thì việc xem xét, đánh giá và xác định nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hay có vị trí thống lĩnh cũng giống với trường hợp của

[20] Tham khảo tài liệu Khái niệm thống lĩnh theo Luật cạnh tranh Châu Âu.

[21] Trước đây là điều 82 trong Hiệp ước Rome.

một doanh nghiệp, đó là dựa trên các yếu tố nội tại của doanh nghiệp và các yếu tố của thị trường khác.

Tại Châu Âu, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh lần đầu tiên được Tòa sơ thẩm Châu Âu (Court of First Instance - CFI) xem xét trong vụ việc kính phẳng Ý (Italian flat glass case)22 năm 1989. Trong vụ việc này, ngoài việc xem xét cấu trúc thị trường, CFI còn xem xét mối quan hệ đặc biệt giữa các bên để xác định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Trong phán quyết về vụ việc, CFI xác định về nguyên tắc không có gì ngăn cản hai hoặc nhiều chủ thể kinh tế độc lập, trên một thị trường nhất định tạo, thành một khối dựa trên những gắn kết về mặt kinh tế mà, vì thế, những chủ thể này cùng nhau có vị trí thống lĩnh xét trong mối quan hệ với những chủ thể kinh doanh khác trên cùng một thị trường. Tuy nhiên, CFI không chỉ ra thế nào là những gắn kết về mặt kinh tế. Tiếp đó, trong phán quyết đối với vụ việc Compagnie Maritime Belge23, ECJ cũng xác định vị trí thống lĩnh có thể được nắm giữ bởi hai hay nhiều chủ thể kinh doanh độc lập với nhau về mặt pháp lý, cùng với điều kiện đó dưới góc độ kinh tế những chủ thể này tự hành động hoặc cùng nhau hành động trong một thị trường riêng như một thực thể chung (collective entity). Nhằm chứng minh cho sự tồn tại của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh như một thực thể chung đó thì cần thiết phải xem xét những gắn kết về mặt kinh tế hay các nhân tố có thể chỉ ra một mối liên hệ giữa những chủ thể được quan tâm. Đến năm 2002, trong phán quyết đối với vụ việc Airtours/First

[22] Trong vụ việc này, ba nhà sản xuất kính phẳng bị cáo buộc cùng duy trì mức giá sản phẩm và đưa ra những điều kiện bán hàng giống nhau. Ngoài ra, hai trong số ba công ty này đã cùng thực hiện những hành vi được xác định là nhằm đạt được sự kiểm soát hoàn toàn không những đối với việc sản xuất kính mà cả việc phân phối sản phẩm bằng cách loại bỏ khỏi thị trường nhà phân phối, bán buôn độc lập.

[23] Compagnie Maritime Belge là một công hội tàu chuyên tuyến được thành lập từ những năm 1895. Tháng 12 năm 1992, Ủy ban Châu Âu ban hành Quyết định số 93/82/EC trong đó xác định có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp trong các công hội tàu chuyên tuyến thuộc CEWAL (Hiệp hội tàu chuyên tuyến khu vực trung tâm Tây Phi - Associated Central West Africa Lines), bao gồm cả Compagnie Maritime Belge (CMB). Sau đó CMB đã khiếu nại quyết định này lên Tòa sơ thẩm Châu Âu (Court of First Instance – CFI) nhưng CFI đã bác bỏ hầu hết các luận điểm mà CMB đưa ra. CMB tiếp tục kháng cáo và Tòa án công lý Châu Âu (Court of Justice) đã ra phán quyêt vào ngày 16/3/2000 (cùng với các vụ việc C-395/96P và C-396/96P) khẳng định sự tồn tại của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã được xác định trong Quyết định của Ủy ban Châu Âu.

Choice24, CFI đã đưa ra một quy trình và những vấn đề để xem xét liệu nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay không gồm (i) sự minh bạch thông tin thị trường để tạo cho từng chủ thể kinh doanh trong nhóm biết để thực hiện chính sách kinh doanh chung, (ii) sự hiện diện của những hành động kết hợp, và (iii) sự đảm bảo rằng những đối thủ cạnh tranh hiện tại khác trên thị trường hoặc tiềm năng không thể xóa bỏ được việc kết hợp thực hiện chinh sách kinh doanh chung đó.

Với việc đề cao yếu tố thị phần như đã đề cập, luật cạnh tranh của một số nước quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên cơ sở mức thị phần kết hợp của nhóm doanh nghiệp được xem xét. Luật Cạnh tranh Đài Loan quy định thị phần kết hợp của hai doanh nghiệp từ ⅔ trở lên, thị phần kết hợp của ba doanh nghiệp từ ¾ trở lên trên thị trường liên quan thì được coi là có vị trí thống lĩnh. Luật Cạnh tranh Việt Nam cũng quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh dựa trên mức thị phần kết hợp của nhóm doanh nghiệp được xem xét trên thị trường liên quan25.

Khác với cách tiếp cận và quy định trong pháp luật của các nước trên, Luật Cạnh tranh Hoa Kỳ26 không có điều khoản quy định đối với hành vi lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh khi mà các doanh nghiệp này cùng hành động theo một cách thức mang tính phối hợp nhưng không phải là kết quả của bất kỳ một thỏa thuận hay sự dàn xếp giữa nào. Trong khi đó hành vi lạm dụng của một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh lại được quy định tại Điều 2, Đạo luật Sherman (Sherman Antitrust Act). Trong một số vụ việc, tòa án Hoa Kỳ cho rằng cần phải có chứng cứ về những hành vi dẫn tới một âm mưu chung khi xem xét nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh theo Điều 2, Đạo luật Sherman vì vậy đã từng bác bỏ các cáo buộc27.

[24] Airtours và First Choice là hai công ty du lịch lữ hành của Anh trong đó Airtours có hoạt động tại 17 nước Châu Âu còn First Choice hoạt động chủ yếu tại Anh và một số quốc gia Châu Âu khác. Airtours đề xuất được mua lại toàn bộ phần vốn của First Choice. Sau khi xem xét vụ việc, Ủy ban Châu Âu kết luận vụ mua bán này có thể tạo ra sự thống lĩnh thị trường và do vậy cấu trúc cạnh tranh trên thị trường có thể bị tác động một cách đáng kể. Vụ việc sau đó được khiếu nại lên Tòa sơ thẩm Châu Âu.

[25] Xem quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 11, Luật Cạnh tranh Việt Nam.

[26] Bao gồm các đạo luật như Sherman Act, Clayton Act…và các luật liên bang.

[27] Tham khảo tài liệu Lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, tài liệu trong cuộc Hội thảo hàng năm về luật cạnh tranh năm 2010 của Đoàn luật sư Ca-na-đa.

Page 27: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

27 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Như chúng ta đã biết, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tùy theo mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thỏa thuận có thể được chia ra thành thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc. Trong khi các thỏa thuận theo chiều ngang, đặc biệt là thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế sản lượng hay thông đồng đấu thầu thường được nhắc đến nhiều hơn bởi những tác động nghiêm trọng của chúng đối với môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội, thì thỏa thuận theo chiều dọc ít được đề cập một cách rõ ràng trong pháp luật của nhiều nước. Tuy nhiên, những hành vi thỏa thuận theo chiều dọc lại xảy ra phổ biến hơn, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh doanh, thậm chí một số loại hành vi còn trở thành tập quán thương mại. Mặc dù vậy, bên cạnh những hiệu quả tích cực khiến chúng có thể trở thành thói quen trong kinh doanh, thì thỏa thuận theo chiều dọc trong một số trường hợp vẫn có thể dẫn đến những tác động phản cạnh tranh. Bởi thế, cơ quan cạnh tranh phải xem xét, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để đi đến quyết định một thỏa thuận theo chiều dọc có bị cấm hay không.

Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn một số loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc phổ biến nhất được Ủy ban châu Âu đề cập trong Hướng dẫn kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc (Guidelines on vertical restraints). Trong đó, tác giả sẽ tập trung phân tích khái niệm, những tác động về cạnh tranh, các trường hợp có thể miễn trừ, cách tiếp cận điều chỉnh cũng như các yếu tố cần xem xét khi đánh giá từng loại hành vi thỏa thuận theo chiều dọc.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc được hiểu là thỏa thuận hoặc hành vi phối hợp cùng hành động giữa hai hay nhiều doanh nghiệp hoạt động trên các khâu khác nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối và liên quan đến các điều kiện mua, bán hoặc bán lại những hàng hóa, dịch vụ nhất định.

Một số loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc phổ biến bao gồm:

- Thỏa thuận duy trì một nhãn hiệu (Single branding);

- Thỏa thuận phân phối độc quyền (Exclusive distribution);

- Thỏa thuận độc quyền phân chia khách hàng (Exlusive customer allocation);

- Thỏa thuận phân phối có chọn lọc (Selective distribution);

- Thỏa thuận nhượng quyền thương mại (Franchising);

- Thỏa thuận cung cấp độc quyền (Exclusive supply);

- Thỏa thuận thanh toán tiếp cận trả trước (Upfront access payments);

- Thỏa thuận quản lý theo loại sản phẩm (Category management agreements);

- Thỏa thuận bán kèm (Tying); - Thỏa thuận hạn chế giá bán lại

(Resale price restrictions). Các thỏa thuận dọc thường rơi vào

phạm vi điều chỉnh theo Điều 101(1), Hiệp ước Liên minh Châu Âu và có thể được miễn trừ nếu đáp ứng các điều kiện miễn trừ theo Điều 101(3). Các trường hợp miễn trừ cụ thể đối với thỏa thuận dọc được trình bày chi tiết hơn trong Quy định về miễn trừ (Regulation on vertical restraints). Ngoại trừ thỏa thuận hạn chế giá bán lại được xem xét cấm theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên, thì các loại thỏa thuận dọc còn lại đều được đánh giá theo nguyên tắc hợp lý, nghĩa là trên cơ sở cân bằng giữa các tác động thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận.

Thỏa thuận duy trì một nhãn hiệu (Single branding)

Thỏa thuận duy trì một nhãn hiệu được hiểu là tất cả các thỏa thuận mà nội dung chính của nó là người mua có nghĩa vụ hoặc bị buộc phải tập trung các đơn đặt hàng của mình đối với một loại sản phẩm nhất định cho một nhà cung cấp. Cấu thành

Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh, mặc dù các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng chưa thực hiện rầm rộ và thường xuyên, nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đã được lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo hội quan tâm và thực hiện thông qua một số hội thảo tuyên truyền. Đặc biệt, tại Sóc Trăng – với đặc thù là tỉnh có nhiều đồng bào Khơ me sinh sống và làm việc nên hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nhiều hình thức khác lạ. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Hội tại đây chủ động kết hợp các dịp tổ chức lễ hội của đồng bào Khơ me để lồng ghép các nội dung pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nói riêng và các chính sách khác nói chung. Ngoài ra, dự định trong thời gian tới sẽ kết hợp với đài phát thanh và truyền hình để thực hiện các nội dung định kỳ về bảo vệ người tiêu dùng.

Từ những kinh nghiệm trên cho thấy, kinh nghiệm đầu tiên để phát triển hoạt động bảo vệ người tiêu dùng là việc xây dựng và duy trì hoạt động của hội bảo vệ người tiêu dùng. Nếu địa phương nào chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thì hiệu quả hoạt động của công tác bảo vệ người tiêu dùng sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Chỉ có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và các hội bảo vệ người tiêu dùng, trong đó sự chủ động và tích cực hoạt động của các hội là nòng cốt chính, đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tại các địa phương.

TÙNG BÁCH

kinh nghiệm thựC hiện Công táC...(Tiếp theo trang 19)

thỏa thuận hạn Chế Cạnh tranh thEo Chiều dọC từ góC nhìn CỦa Eu – phần 1

Mặc dù có được quy định nhưng các vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh được cơ quan cạnh tranh tại các quốc gia trên thế giới điều tra và xử lý là không nhiều do những khó khăn trong việc đánh giá và xác định vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp, đặc biệt là những khó khăn trong việc tìm kiếm và đưa ra những thông tin, chứng cứ để chứng minh sự gắn kết giữa các doanh nghiệp này.

(Kỳ sau đăng tiếp)PHÙNG VăN THàNH

(Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương)

Page 28: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

28 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

này có thể tìm thấy trong các điều khoản loại trừ (non-compete) hoặc điều khoản ép buộc về số lượng (quantity-forcing) đối với người mua.

Thỏa thuận loại trừ được thiết lập dựa trên nghĩa vụ hoặc điều khoản khuyến khích người mua mua trên 80% nhu cầu một mặt hàng cụ thể chỉ từ một nhà cung cấp. Điều đó không có nghĩa là người mua chỉ được mua trực tiếp từ nhà cung cấp này, mà nó hàm ý rằng người mua sẽ không mua và bán lại hoặc kết hợp mua các hàng hóa hoặc dịch vụ từ các đối thủ cạnh tranh của nhà cung cấp đó.

Thỏa thuận ép buộc số lượng đối với người mua là một hình thức ép buộc yếu hơn của hành vi thỏa thuận loại trừ, khi sự khuyến khích hay nghĩa vụ được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và người mua chỉ khiến họ tập trung mua một số lượng lớn hàng hóa, dịch vụ từ một nhà cung cấp. Ép buộc số lượng có thể diễn ra dưới hình thức yêu cầu mua một lượng hàng tối thiểu, yêu cầu dự trữ hoặc ấn định giá phi tuyến, chẳng hạn như chương trình giảm giá có điều kiện hoặc biểu giá hai phần (phí cố định cộng với giá theo từng sản phẩm).

Những rủi ro cạnh tranh có thể xảy ra do hành vi thỏa thuận duy trì một nhãn hiệu đó là phong tỏa thị trường đối với các nhà cung cấp cạnh tranh hoặc các nhà cung cấp tiềm năng, làm giảm bớt cạnh tranh hoặc tạo điều kiện thuận lợi để câu kết giữa các nhà cung cấp trong trường hợp sử dụng hành vi đồng thời và khi người mua là nhà bán lẻ bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng, triệt tiêu sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu trong cùng một cửa hàng. Tất cả các tác động hạn chế này đều ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh giữa các nhãn hàng.

Thỏa thuận duy trì một nhãn hiệu có thể được miễn trừ theo Quy định về miễn trừ khi thị phần của nhà cung cấp và người mua đều không vượt quá 30% và thời hạn

ký hợp đồng với các điều khoản loại trừ không vượt quá 5 năm. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thị phần vượt ngưỡng 30% và thời hạn ký hợp đồng vượt quá 5 năm thì vụ việc sẽ được đánh giá căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như sức mạnh thị trường của nhà cung cấp, rào cản gia nhập thị trường, cấp độ thương mại (sản phẩm trung gian hay sản phẩm tiêu dùng cuối cùng), sức mạnh đàm phán của người mua.

Thỏa thuận phân phối độc quyền (Exclusive distribution)

Trong thỏa thuận phân phối độc quyền, nhà cung cấp thỏa thuận chỉ bán sản phẩm của mình cho một nhà phân phối để bán lại tại một khu vực địa lý nhất định. Đồng thời, nhà phân phối thường bị giới hạn trong hoạt động bán hàng tại các khu vực địa lý khác (phân bổ độc quyền).

Những rủi ro cạnh tranh có thể xảy ra chủ yếu là làm giảm cạnh tranh trong cùng một thương hiệu và phân chia thị trường, đặc biệt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân biệt giá cả. Khi phần lớn hoặc tất cả các nhà cung cấp cùng áp dụng thỏa thuận phân phối độc quyền có thể làm giảm cạnh tranh và tạo điều kiện câu kết, thông đồng ở cả cấp độ giữa các nhà cung cấp với nhau và cấp độ giữa các nhà phân phối với nhau. Cuối cùng, thỏa thuận phân phối độc quyền có thể dẫn đến phong tỏa thị trường đối với các nhà phân phối khác và theo đó làm giảm cạnh tranh ở cấp độ này của thị trường.

Thỏa thuận phân phối độc quyền có thể được miễn trừ theo Quy định về miễn trừ nếu thị phần của nhà cung cấp và nhà phân phối mỗi bên không vượt quá 30%, thậm chí ngay cả khi nó được kết hợp với hành vi thỏa thuận theo chiều dọc ít nghiêm trọng khác, chẳng hạn như điều khoản loại trừ thời hạn dưới 5 năm, ép buộc số lượng hoặc độc quyền mua.

Thỏa thuận độc quyền phân chia khách hàng (Exclusive customer allocation)

Trong thỏa thuận độc quyền phân chia khách hàng, nhà cung cấp thỏa thuận chỉ bán hàng hóa cho một nhà phân phối để bán lại cho một nhóm khách hàng cụ thể. Đồng thời, nhà phân phối thường bị hạn chế trong việc bán hàng hóa cho nhóm khách hàng khác. Quy định về miễn trừ không giới hạn cách thức xác định một nhóm khách hàng độc quyền; chẳng hạn đó có thể là một loại khách hàng cụ thể được xác định theo nghề nghiệp của họ, nhưng cũng có thể là một danh sách các khách hàng cụ thể được lựa chọn trên cơ sở một hoặc nhiều tiêu chí khách quan.

Những rủi ro về cạnh tranh có thể xảy ra chủ yếu là làm giảm cạnh tranh trong cùng một thương hiệu và phân chia thị trường, đặc biệt có thể tạo điều kiện cho hành vi phân biệt giá. Khi phần lớn hoặc tất cả các nhà cung cấp đều áp dụng thỏa thuận độc quyền phân chia khách hàng, nó có thể làm giảm cạnh tranh và tạo điều kiện câu kết, thông đồng ở cả cấp độ giữa các nhà cung cấp và cấp độ giữa các nhà phân phối với nhau. Cuối cùng, thỏa thuận độc quyền phân chia khách hàng có thể dẫn đến tác động phong tỏa thị trường đối với các nhà phân phối khác và theo đó làm giảm cạnh tranh trên cấp độ thị trường này.

Thỏa thuận độc quyền phân chia khách hàng có thể được miễn trừ theo Quy định về miễn trừ nếu thị phần của nhà cung cấp và nhà phân phối mỗi bên không vượt quá 30%, thậm chí ngay cả khi nó được kết hợp với hành vi thỏa thuận theo chiều dọc ít nghiêm trọng khác, chẳng hạn như điều khoản loại trừ thời hạn dưới 5 năm, ép buộc số lượng hoặc cung ứng độc quyền.

Thỏa thuận phân phối có chọn lọc (Selective distribution)

Giống như thỏa thuận phân phối độc quyền, thỏa thuận phân phối có chọn lọc một mặt hạn chế số lượng các nhà phân phối được ủy quyền, và mặt khác, hạn chế khả năng bán lại. Sự khác biệt với thỏa thuận phân phối độc quyền là ở chỗ sự hạn chế số lượng các đại lý không phụ thuộc vào số lượng các khu vực lãnh thổ mà phụ thuộc vào tiêu chí lựa chọn liên quan đến đặc thù của sản phẩm. Sự khác biệt nữa là việc hạn chế bán lại sản phẩm không phải là hạn chế bán hàng đối với một khu vực mà hạn chế bất kỳ việc bán hàng cho các nhà phân phối không được ủy quyền, chỉ để cho các đại lý được ủy quyền và khách hàng cuối cùng có thể trở thành người mua. Thỏa thuận phân

Page 29: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

29 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

phối có chọn lọc thường được sử dụng để phân phối các sản phẩm tiêu dùng có thương hiệu nổi tiếng.

Những rủi ro cạnh tranh có thể xảy ra đó là giảm cạnh tranh trong cùng một thương hiệu, đặc biệt là trong trường hợp có hiệu ứng tích lũy; phong tỏa thị trường đối với một số nhà phân phối nhất định và giảm cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện câu kết giữa các nhà cung cấp hoặc người mua.

Để đánh giá tác động phản cạnh tranh của hành vi thỏa thuận phân phối có chọn lọc theo Điều 101(1), cần phân biệt giữa phân phối có chọn lọc theo chất lượng và phân phối có chọn lọc theo số lượng.

Phân phối lựa chọn theo chất lượng thường chỉ chọn lọc các đại lý trên cơ sở tiêu chí khách quan, cần thiết do đặc tính sản phẩm đòi hỏi, chẳng hạn như đào tạo các nhân viên bán hàng, chất lượng dịch vụ cung cấp tại địa điểm bán hàng, phạm vi nhất định các sản phẩm có thể được phép bán...Việc áp dụng tiêu chí như thế không đặt giới hạn trực tiếp đối với số lượng đại lý. Phân phối có chọn lọc theo chất lượng nhìn chung được coi là nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Điều 101(1) do ít có tác động phản cạnh tranh, với điều kiện phải thỏa mãn ba yêu cầu sau đây: Thứ nhất, đặc trưng của sản phẩm đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối có chọn lọc, có nghĩa là một hệ thống như vậy phải được coi là một yêu cầu hợp pháp, có liên quan đến đặc trưng của sản phẩm đang xem xét để đảm bảo chất lượng và đảm bảo sử dụng thích hợp. Thứ hai, các đại lý phải được chọn lựa trên cơ sở các tiêu chí khách quan về đặc trưng chất lượng được quy định thống nhất đối với tất cả các đại lý tiềm năng và không được áp dụng một cách phân biệt đối xử. Thứ ba, tiêu chí lựa chọn đặt ra phải không được nằm ngoài những yêu cầu cần thiết.

Phân phối có chọn lọc theo số lượng bổ sung thêm các tiêu chí lựa chọn có tác động hạn chế trực tiếp đến số lượng các đại lý tiềm năng, chẳng hạn như yêu cầu đạt được doanh số bán hàng tối thiểu hoặc tối đa, bằng cách ấn định số lượng đại lý...

Thỏa thuận phân phối có chọn lọc theo chất lượng và theo số lượng có thể được miễn trừ theo Quy định về miễn trừ nếu thị phần của cả nhà cung cấp và người mua không vượt quá 30%, thậm chí ngay cả khi nó được kết hợp với các hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc ít nghiêm trọng khác, chẳng hạn như thỏa thuận loại trừ hoặc phân phối độc quyền, nếu hoạt động bán hàng của các nhà phân phối được ủy quyền đến người mua khác hoặc

người tiêu dùng cuối cùng không bị hạn chế. Quy định về miễn trừ cho phép miễn trừ đối với thỏa thuận phân phối có chọn lọc liên quan đến đặc thù của sản phẩm và liên quan đến bản chất của các tiêu chí lựa chọn. Tuy nhiên, khi các đặc tính của sản phẩm không đòi hỏi phải phân phối có chọn lọc hoặc không yêu cầu áp dụng các tiêu chí, chẳng hạn như yêu cầu nhà phân phối phải có một hoặc nhiều cửa hàng bán gạch và vữa, hoặc phải cung cấp các dịch vụ đặc biệt, thì hệ thống phân phối như thế nhìn chung thường không mang lại hiệu quả đủ để cân bằng với tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trong cùng một thương hiệu. Nếu các tác động phản cạnh tranh đáng kể xảy ra, thì lợi ích được hưởng từ Quy định về miễn trừ có thể bị thu hồi.

Thỏa thuận nhượng quyền thương mại (Franchising)

Thỏa thuận nhượng quyền thương mại bao gồm các giấy phép quyền sở hữu trí tuệ liên quan đặc biệt đến nhãn hiệu thương mại hoặc dấu hiệu, bí quyết sử dụng và phân phối các hàng hóa, dịch vụ. Ngoài giấy phép quyền sở hữu trí tuệ, bên nhượng quyền thường phải hỗ trợ thương mại hoặc kỹ thuật cho bên nhận nhượng quyền trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Giấy phép và sự cam kết hỗ trợ là những thành phần không thể tách rời của phương pháp kinh doanh nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền nói chung thường được bên nhận nhượng quyền trả một khoản phí nhượng quyền sử dụng phương pháp kinh doanh cụ thể.

Nhượng quyền thương mại cho phép bên nhượng quyền với vốn đầu tư hạn chế có thể thiết lập một mạng lưới phân

phối sản phẩm đồng bộ. Ngoài việc cung cấp phương pháp kinh doanh, hợp đồng nhượng quyền thường kết hợp với các hành vi hạn chế theo chiều dọc khác liên quan đến sản phẩm được phân phối, đặc biệt là hình thức phân phối có chọn lọc và/hoặc điều khoản loại trừ và/hoặc phân phối độc quyền...

Những hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc đối với việc mua, bán và bán lại hàng hóa, dịch vụ trong khuôn khổ một hợp đồng nhượng quyền thương mại, chẳng hạn như hành vi phân phối có chọn lọc, thỏa thuận loại trừ hoặc phân phối độc quyền có thể được áp dụng các Quy định về miễn trừ trong trường hợp thị phần dưới ngưỡng 30%. Tuy nhiên, việc miễn trừ đối với thỏa thuận nhượng quyền thương mại cũng cần chú ý tới các đặc điểm sau đây:

Quan trọng hơn việc chuyển giao bí quyết kinh doanh, thì việc hạn chế tạo ra hiệu quả có nhiều khả năng là không thể thiếu để bảo vệ các bí quyết và các hạn chế theo chiều dọc này đáp ứng các điều kiện miễn trừ của Điều 101(3).

Nghĩa vụ loại trừ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ do bên nhận nhượng quyền mua nằm ngoài phạm vi Điều 101(1) khi nghĩa vụ này là cần thiết để duy trì bản sắc chung và uy tín của mạng lưới nhượng quyền thương mại. Trong những trường hợp đó, thời gian duy trì nghĩa vụ loại trừ cũng không liên quan theo Điều 101(1), miễn sao nó không vượt quá thời hạn của chính hợp đồng nhượng quyền thương mại.

HoàNG THỊ THU TRANG(Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh

tranh - Cục Quản lý cạnh tranh)

Page 30: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

30 ACVCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSỐ 36 - 2012

Hoạt động: Hội thảo Công bố Báo cáo rà soát các quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam

Thời gian: 15/12/2012Nội dung: Công bố báo cáo rà soát các quy định

của Luật cạnh tranh Việt Nam theo khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực thực thi Luật và chính sách cạnh tranh” giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

Thành phần/Dự án: Các doanh nghiệp, giới nghiên cứu và đại diện cơ quan quản lý Việt Nam

Địa điểm: Khách sạn Melia, Hà Nội

Hoạt động: Hội thảo “Ảnh hưởng của việc đánh trùng thuế đối với nền kinh tế phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp

Thời gian: 17/12/2012Nội dung: Cục QLCT phối hợp với đối tác phía

Hàn Quốc tổ chức Hội thảo nhằm tăng cường hiểu biết về những ảnh hưởng của việc đánh thuế trùng đối với nền kinh tế phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp

Thành phần/Dự án: Các doanh nghiệp, giới nghiên cứu và đại diện cơ quan quản lý Việt Nam

Địa điểm: Khách sạn Melia, Hà Nội

Hoạt động: Hội thảo “Tuyên truyền về Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng”

Thời gian: Ngày 19/12/2012Nội dung: Tuyên truyền về pháp luật cạnh tranh

trong lĩnh vực xây dựng do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực thực thi Luật và chính sách cạnh tranh” giữa Cục QLCT và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

Thành phần/Dự án: Các doanh nghiệp, giới nghiên cứu và đại diện cơ quan quản lý Việt Nam

Địa điểm: Tp. Hồ Chí Minh

Hoạt động: Khóa đào tạo “Kỹ năng điều tra dành cho các điều tra viên”

Thời gian: Từ 11-12/12/2012Nội dung: Trung tâm Đào tạo điều tra viên Cục

QLCT và dự án JICA Nhật Bản tiến hành tổ chức khóa đào tạo “Kỹ năng điều tra dành cho các điều tra viên” nhằm nâng cao năng lực cho các điều tra viên VCA về kỹ năng điều tra và quy trình giải quyết các vụ việc cạnh tranh.

Thành phần/Dự án: Cán bộ VCA Địa điểm: Khách sạn De L’opera, 29 Tràng Tiền,

Hà Nội

1

3 4

2

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Cụ thể:Đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ

trợ chế biến thực phẩm có trong danh mục được phép sử dụng do Bộ Y tế ban hành: Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này.

Đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng của Việt Nam; sản phẩm có chứa phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng của Việt Nam nhưng thuộc danh mục theo quy định của Codex hoặc được phép sử dụng ở nước sản xuất, Cục ATTP sẽ xem xét để cho phép công bố sản phẩm.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 năm 2012.

Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012

Ngày 26 tháng 9 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ các loại giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân mà trước hết là các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón,... và giá cả các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các mặt hàng xăng dầu, thuốc lá, khoáng sản. Kiên quyết xử lý nghiêm các

hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Cùng với việc đẩy mạnh thu chi ngân sách Nhà nước theo đúng mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo kiểm soát để hạn chế tối đa việc ứng thêm ngân sách cho năm 2013, bổ sung ngân sách ngoài dự toán được giao.

Bên cạnh đó, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, quản lý tỷ giá, vàng... Chủ động xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ. Các biện pháp cụ thể gồm:

- Giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa dịch vụ

- Kiểm soát các yếu tố hình thành giá, xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu

- Kích thích tiêu dùng, tăng sức mua, giải quyết hàng tồn kho

LÊ DUy – tổng hợp

Công bố hợp quy... (Tiếp theo trang 21)

Page 31: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp

dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền vềquản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháptự vệ và các hoạt động khác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;� Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc

theo chỉ đạo của Cục trưởng; � Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Hành chính Tổng hợpPhòng Khai thác và Phát triển dịch vụ

Phòng Công nghệ - Thông tin

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Lãnh đạo CCID

Page 32: sứC mạnh thị trường đáng kể từ góC độ lý thuyết kinh tế ...vca.gov.vn/Newsletters/1006201330356PMBT36TV.pdf · 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động

TRUNG TÂM ĐÀO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Training Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010