3
Từ câu chuyện Vedan và dòng Thị Vải: Đừng là Minamata thứ hai Viết bởi Lao Động Thứ bảy, 20 Tháng 9 2008 03:04 - Lần cập nhật cuối Thứ bảy, 20 Tháng 9 2008 03:19 " Nếu không cẩn thận, tới năm 2050, 76km của sông Thị Vải sẽ trở thành 76km sông chết ", Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên bức xúc trong buổi họp báo sáng ngày 17/9. Dòng sông Thị Vải, đã bao lâu nay "oằn mình kêu khóc" bởi mức độ ô nhiễm trầm trọng do các nhà máy và KCN hai bên bờ gây ra, giờ đã có tới gần 15km không loài sinh vật nào có thể tồn tại. Câu chuyện của dòng Thị Vải gợi nhớ nhiều tới câu chuyện về Vịnh Minamata của Nhật Bản cách đây mấy chục năm. Đó cũng là câu chuyện cái giá của phát triển kinh tế tác động lên môi trường. Vịnh Minamata ngày nay. Có lẽ không có người Nhật nào lại không biết đến cái tên Minamata, là tên của một thành phố 1 / 3

Từ câu chuyện Vedan và dòng Thị Vải: Đừng là Minamata thứ hai · vào chuỗi thức ăn từ các phiêu sinh vật vào cá nhỏ đến những lọai cá lớn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Từ câu chuyện Vedan và dòng Thị Vải: Đừng là Minamata thứ hai

Viết bởi Lao ĐộngThứ bảy, 20 Tháng 9 2008 03:04 - Lần cập nhật cuối Thứ bảy, 20 Tháng 9 2008 03:19

"Nếu không cẩn thận, tới năm 2050, 76km của sông Thị Vải sẽ trở thành 76km sông chết", Bộtrưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên bức xúc trong buổi họp báo sáng ngày17/9.

Dòng sông Thị Vải, đã bao lâu nay "oằn mình kêu khóc" bởi mức độ ô nhiễm trầm trọng do cácnhà máy và KCN hai bên bờ gây ra, giờ đã có tới gần 15km không loài sinh vật nào có thể tồntại.

Câu chuyện của dòng Thị Vải gợi nhớ nhiều tới câu chuyện về Vịnh Minamata của Nhật Bảncách đây mấy chục năm. Đó cũng là câu chuyện cái giá của phát triển kinh tế tác động lên môitrường.

Vịnh Minamata ngày nay.

Có lẽ không có người Nhật nào lại không biết đến cái tên Minamata, là tên của một thành phố

1 / 3

Từ câu chuyện Vedan và dòng Thị Vải: Đừng là Minamata thứ hai

Viết bởi Lao ĐộngThứ bảy, 20 Tháng 9 2008 03:04 - Lần cập nhật cuối Thứ bảy, 20 Tháng 9 2008 03:19

xinh đẹp đầy thơ mộng tại Kyushu, giáp ranh giữa hai tỉnh Kagoshima và Kumamoto. Thếnhưng đã có hẳn một căn bệnh mang tên của vùng vịnh này, căn bệnh Minamata đã từng làđiều kinh hoàng của biết bao người Nhật trong những năm cuối thập kỉ 60 đầu 70 của thế kỷtrước, đúng vào thời kì phát triển kinh tế 'kì diệu' của Nhật Bản.

Năm 1975, tập đòan Chisso của Nhật Bản đã thu được 200 triệu đô la Mỹ lợi nhuận từ hóa dầu,được quản lý hiệu quả. Nhưng Chisso phải đóng cửa không lâu sau đó.Rắc rối của Chisso bắtđầu từ năm 1950 sau khi mở một nhà máy sản xuất acetaldehyde tại cảng đánh cá Minamatavà bắt đầu xả thải vào vịnh Minamata.

Một trong những chất thải có độc tính cao là hợp chất mêtyl thủy ngân (methyl mercury) đã đivào chuỗi thức ăn từ các phiêu sinh vật vào cá nhỏ đến những lọai cá lớn có mặt trong thànhphần chủ yếu trong thực đơn hằng ngày của cư dân địa phương.

Vào năm 1953 ô nhiễm thủy ngân đã đạt đến mức nguy hiểm ở một số người, họ bắt đầu trảiqua các triệu chứng liệt mà hiện nay được gọi là bệnh Minamata.

Những chứng tích kinh hoàng về căn bệnh Minamata do thuỷ ngân đem lại.

Rú lên vì đau đớn và trải qua những cơn co thắt, 106 công dân của Minamata đã chết trong thờigian một thập kỷ, và nhiều nạn nhân khác trở nên mù, điếc hoặc mất trí.  Một số dân chúng bịmắc những chứng thần kinh như: tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng, mất phối hợp cửđộng, tầm nhìn mắt bị giới hạn. Nếu mẹ bị ngộ độc lúc có thai, phát triển của óc thai nhi bịảnh hưởng và trẻ sơ sinh có thể bị những chứng giống như liệt não,  bị điếc, bị mù hoặc đầuquá nhỏ, lớn lên thì tâm trí phát triển chậm.

Năm 1963, sau khi các nhà khoa học đã xác định ngộ độc thủy ngân là nguyên nhân của tainạn nói trên. Chính quyền đã cấm đánh bắt cá tại vịnh và ra lệnh cho Chisso lọai bỏ chất ônhiễm ra khỏi chất thải của nhà máy. Công ty sau đó không lâu đã ngừng sử dụng thủy ngântrong các quy trình công nghiệp của mình.

2 / 3

Từ câu chuyện Vedan và dòng Thị Vải: Đừng là Minamata thứ hai

Viết bởi Lao ĐộngThứ bảy, 20 Tháng 9 2008 03:04 - Lần cập nhật cuối Thứ bảy, 20 Tháng 9 2008 03:19

Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về "thảm hoạ Minamata".Bốn mươi đã năm đã qua và Vịnh Minamata không còn bị ô nhiễm methyl mercury nữa, cácnhà máy đổ chất mercury xuống biển đóng cửa đã lâu và đáy vịnh chứa MeHg cũng đã đượcvét sạch. Nhưng bài học đau xót của Vịnh Minamata vẫn còn đó như là ví dụ tiêu biểu nhất của việc pháttriển kinh tế đưa tới những tác hại xấu về môi trường cho con người. Cho đến ngày 30.4.1997,số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới17 ngàn người.

Đài tưởng niệm các nạn nhân của căn bệnh Minamata.Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên trong cuộc họp báo 17.9 cũng nói: "Những năm 93, 94, khi đấtnước đang đứng trước yêu cầu phát triển, chúng ta gần như trải thảm đỏ mời các nhà đầu tưnước ngoài vào mà chưa chú ý nhiều tới yếu tố môi trường. Nhưng tới nay khó có thể vì pháttriển bằng mọi giá mà quên đi những thảm hoạ về môi trường. Với hiện trạng đang xảy ra hiệnnay, thế giới họ đang mang chiếc áo bẩn nhất của họ tới giặt ở Việt Nam". Việt Nam chúng ta đang bước vào kỷ nguyên kỹ nghệ hóa tương tự như Nhật Bản 40 năm trướcđây, liệu có tránh được vết xe đổ của bài học Minamata?

3 / 3