28
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TĂNG VĂN SUNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1 CHUYÊN ĐỀ KIỂM TOÁN Ngành Kiểm Toán Mã số ngành: 52340302

TĂNG VĂN SUNG1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

hahahahjkabnsv

Citation preview

Page 1: TĂNG VĂN SUNG1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TĂNG VĂN SUNG

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

CHUYÊN ĐỀ KIỂM TOÁN

Ngành Kiểm Toán

Mã số ngành: 52340302

Cần Thơ, 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 2: TĂNG VĂN SUNG1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TĂNG VĂN SUNG

MSSV: B1202719

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

CHUYÊN ĐỀ KIỂM TOÁN

Ngành Kiểm Toán

Mã số ngành: 52340302

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

abc

Cần Thơ, 2015

Page 3: TĂNG VĂN SUNG1

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày 03 tháng 8 năm 2015

Người thực hiện

TĂNG VĂN SUNG

4

Page 4: TĂNG VĂN SUNG1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các thông tin kinh tế, tài chính đáng tin cậy để đưa ra những quyết định đầu tư ngày càng cao. Báo cáo tài chính là tài liệu tổng hợp chứa đựng những thông tin tài chính, những thông tin trên báo cáo tài chính thực sự có ích khi nó được trình bày một cách trung thực và hợp lý. Do đó cần có một tổ chức chuyên nghiệp hoạt động độc lập để kiểm tra tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính. Trước tình hình đó, các công ty kiểm toán độc lập trong nước và chi nhánh của nước ngoài tại Việt Nam đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, các công ty kiểm toán đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Kiểm toán đã trở thành một ngành nghề và phát triển với quy mô toàn cầu, để phát triển và hội nhập với thế giới các công ty kiểm toán không ngừng phát triển về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp.

Báo cáo tài chính được tổng hợp từ nhiều khoản mục khác nhau và các khoản mục này lại nhận được sự quan tâm khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Nhưng tất cả các khoản mục lại có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, khoản mục tài sản cố định lại chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản. Do đó, các kiểm toán viên thường rất thận trọng trong việc kiểm toán khoản mục tài sản cố định vì chỉ cần một sai xót nhỏ cũng có thể làm sai lệch trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Do nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục tài sản cố định và nhằm nâng cao kiến thức về kiểm toán khoản mục tài sản cố định nên em đã chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Thu thập và phân tích các bằng chứng kiểm toán để kiểm tra khoản mục tài sản cố định có được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 trong 06 tháng đầu năm 2015 hay không.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.

- Thiết kế, thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và xác lập mức trọng yếu.

- Thực hiện các thử nghiệm cơ bản bao gồm: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.

5

Page 5: TĂNG VĂN SUNG1

- Đưa ra ý kiến của kiểm toán viên và đánh giá khoản mục tài sản cố định của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 có được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính hay không.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Trụ sở chính Công ty tại địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, Quận 1, Tp. HCM

1.3.2 Phạm vi thời gian

Số liệu thực hiện trong đề tài được thu thập trong năm 2015 bao gồm: báo cáo tài chính 06 tháng năm 2015 (từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/06/2014) và báo cáo tài chính 06 tháng năm 2014.

Thời gian thực hiện từ ngày 03/08/2015 đến ngày 03/11/2015.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Đề tài lấy số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính 06 tháng năm 2015 và 06 tháng năm 2014 của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 từ website của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1(http://www.hatien1.com.vn).

- Thu thập các thông tin từ luận văn, chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, chê độ kế toán hiện hành, quy định có liên quan, sách báo và internet.

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu và phương pháp đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và xác định mức trọng yếu của tài sản cố định.

- Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu và phân tích để đánh giá sự khác nhau giữa số liệu năm nay và số liệu cùng kỳ năm trước và một số chỉ số khi thực hiện các thủ tục phân tích như:

So sánh giá trị tài sản cố định mua trong năm với năm trước.

So sánh giá trị tài sản cố định giảm trong năm với năm trước.

Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng số.

5

Page 6: TĂNG VĂN SUNG1

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

2.1 NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CỦA KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO

2.1.1 Nội dung của khoản mục tài sản cố định

Theo bộ môn kiểm toán trường Đại học Kinh tế TPHCM (2014, trang 463): Tài sản cố định được trình bày trên trên Bảng cân đối kế toán tại phần B, Tài sản dài hạn, chủ yếu bao gồm tài sản gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và bất động sản đầu tư.

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành 25/04/2013 quy định ba tiêu chuẩn để nhận biết TSCĐ:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.

2.1.1.1 Các loại tài sản cố định trình bày trên báo cáo tài chính

- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động có hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu trình kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu.

- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu trình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định đã được bên cho thuê chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê; quyền sở hữu tài sản có thể được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

- Bất động sản đầu tư: là các bất động sản mà doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc tăng giá chứ không phải sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ, cho mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.

2.1.1.2 Hao mòn và khấu hao tài sản cố định

Các loại tài sản cố định cần được phản ánh trên báo cáo tài chính theo giá trị thuần. Tuy nhiên chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam yêu cầu phải phản ánh đồng thời nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản. Vì vậy quá trình kiểm toán tài sản cố định luôn gắn liền với kiểm tra chi phí khấu hao.

5

Page 7: TĂNG VĂN SUNG1

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 đoạn 05, khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống đối với giá trị phải khấu hao của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định. Giá trị khấu hao của tài sản cố định là phần còn lại của nguyên giá sau khi trừ đi giá trị thanh lý ước tính.

2.1.2 Đặc điểm của khoản mục tài sản cố định

Theo bộ môn kiểm toán trường Đại học Kinh tế TPHCM (2014, trang 464) đặc điểm của TSCĐ bao gồm:

TSCĐ là khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên việc kiểm toán TSCĐ thường không chiếm nhiều thời gian vì:

Số lượng TSCĐ thường không nhiều và từng đối tượng thuờng có giá trị lớn.

Số lượng tăng, giảm TSCĐ trong năm thường không nhiều.

Vấn đề khoá sổ cuối năm không phức tạp như tài sản ngắn hạn.

Đối với chi phí khấu hao, khác với các chi phí khác việc kiểm toán có hai đặc điểm riêng sau:

Chi phí khấu hao là khoản ước tính kế toán chứ không phải là chi phí thực tế phát sinh, nghiã là không thể dựa vào các chứng từ, tài liệu để tính toán chính xác được. Mức khấu hao phụ thuộc vào ba yếu tố là nguyên giá, giá trị thanh lý và thời gian sử dụng hữu ích; trong đó nguyên giá là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng; giá trị thanh lý và thời gian sử dụng hữu ích lại căn cứ vào ước tính của đơn vị.

Do chi phí khấu hao là một sự phân bổ có hệ thống của nguyên giá sau khi trừ đi giá trị thanh lý ước tính nên sự phù hợp của nó còn phụ thuộc vào phương pháp khấu hao được sử dụng. Vì vậy, kiểm toán chi phí khấu hao còn mang tính chất của sự kiểm tra về việc áp dụng phương pháp kế toán.

2.1.3 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

- Sự hiện hữu: tất cả TSCĐ được trình bày trên báo cáo tài chính phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên báo cáo phải khớp đúng với số liệu kiểm kê của doanh nghiệp;

- Quyền và nghĩa vụ: toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã kí;

- Đánh giá: số dư tài khoản các TSCĐphải được đánh giá đúng quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp;

- Tính toán: việc tính toán xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót;

- Đầy đủ: toàn bộ TSCĐ được trình bày đầy đủ trên báo cáo tài chính;

5

Page 8: TĂNG VĂN SUNG1

- Đúng đắn: TSCĐ phải được phân loại đúng đắn dể trình bày trên báo cáo tài chính;

- Cộng dồn: số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng đắn. việc kết chuyển không có sai sót;

- Báo cáo: các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các báo cáo tài chính được xác định đúng theo qui định của chuản mực, chế độ kế toán và không có sai sót.

- Trình bày và công bố: sự trình bày và khai báo tài sản cố định bao gồm cả việc công bố phương pháp khấu hao là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

- Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan.

- Đối với giá trị hao mòn luỹ kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn luỹ kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn luỹ kế giảm xuống do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào tưng đối tượng TSCĐ cụ thể.

5

Page 9: TĂNG VĂN SUNG1

5

Page 10: TĂNG VĂN SUNG1

2.2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo bộ môn kiểm toán trường Đại học Kinh tế TPHCM (2011, trang 98), Kiểm soát nội bộ là một công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến công việc của kiểm toán viên, cụ thể:

Thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ.

Thông qua hiểu biết về kiểm soát nội bộ kiểm toán viên có thể hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Từ đó sẽ xác định được phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán.

2.2.1.1 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên có thể tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ bằng các phương pháp:

Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trước đây tại đơn vị (nếu có).

Phỏng vấn nhà quản lý, nhân viên.

Kiểm tra tài liệu và sổ sách.

Quan sát thực tiễn.

Kiểm toán viên cần lập hồ sơ về nhưng thông tin đã thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ. Hồ sơ được thực hiện và hoàn thành dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc lưu đồ.

2.2.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

a, Khái niệm

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toám viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không tích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai xót trọng yếu.

Các bộ phận cấu thành của rủi ro kiểm toán (AR):

- Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai xót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống thông tin kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.

5

Page 11: TĂNG VĂN SUNG1

- Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai xót trọng yếu trong từng nhiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được.

Đánh giá rủi ro kiểm soát là là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu.

b, Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được xác định bởi công thức: AR = IR x CR x DR

Ngoài ra mối quan hệ giữa các loại rủi ro được xác lập bằng một bảng dưới dạng ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện như sau:

Bảng 2.1 - Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát (CR)

Cao Trung bình Thấp

Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng (IR)

Cao Tối thiểu Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Tối đa

Trong bảng trên, rủi ro phát hiện (in đậm) được xác định căn cứ vào mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tương ứng.

c, Phương pháp đánh giá rủi ro

Việc đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là phải dựa trên những bằng chứng thu thập được qua bước tìm hiểu kiểm soát nội bộ. Khi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên thường dự kiến ở mức cao nhất có thể. Khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên phải chứng minh điều này bằng các thử nghiệm kiểm soát.

5

Page 12: TĂNG VĂN SUNG1

2.2.1.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là loại thử nghiệm dùng để đánh giá xem hệ thống kiểm soát nội bộ đã thiết lập có được vận hành hữu hiệu trong thực tế hay không. Kết quả của thử nghiệm kiểm soát chỉ cho biết việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, chứ không cho biết tính xác thực của các số liệu trên báo cáo tài chính.

Những thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm:

Phỏng vấn.

Kiểm tra tài liệu.

Quan sát việc áp dụng các thủ tục.

Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát.

2.2.1.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản

Sau khi đã thực hiện các thủ tục trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Khi nghiên cứu bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên xem xét về cả số lượng và chất lượng của bằng chứng. Việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát chủ yếu là đánh giá lại điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp.

Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua thông thường tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua thường được xác định ở mức từ 2% đến 20% như sau:

Bảng 2.2 – Bảng tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua

Mức độ tin cậy dự kiến vào thủ tục kiểm soát

Mức độ sai lệch có thể bỏ qua

Cao 2% - 7%

Trung bình 6% - 12%

Thấp 11% - 20%

Không tin cậy Không kiểm tra

6

Page 13: TĂNG VĂN SUNG1

Nếu như kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem sét là hữu hiệu và ngược lại nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem sét là không hữu hiệu.

2.2.1.5 Xác lập mức trọng yếu

a, Khái niệm trọng yếu và mức trọng yếu

Trọng yếu là thuật ngữ thể hiện tầm quan trọng của một thông tin trong báo cáo tài chính.

Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.

Mức trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin, nghĩa là nếu sai lệch vượt khỏi số tiền đó sẽ làm người đọc hiểu sai về thông tin. Việc xác lập mức trọng yếu là vấn đề thuộc về xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

b, Phương pháp xác lập mức trọng yếu

Mức trọng yếu cần được xem xét ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính và mức độ từng khoản mục như sau:

- Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận được để đảm bảo báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu hoặc lợi nhuận. Kiểm toán viên thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu như sau:

Bảng 2.3 – Bảng tỷ lệ ước tính mức trọng yếu

Chỉ tiêu Tỷ lệ %

Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%

Doanh thu 0,5% - 3%

Tổng tài sản 1% - 2%

Vốn chủ sở hữu 1% - 5%

7

Page 14: TĂNG VĂN SUNG1

- Đối với từng khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa cho phép của khoản mục. Số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính. Trong thực tế, các kiểm toán viên sử dụng nhiều kỷ thuật khác nhau để xác lập mức trọng yếu ở khoản mục như: phân bổ mức mức trọng yếu tổng thể thành từng phần theo tỷ trọng hoặc nhân mức trọng yếu tổng thể với một hệ số (thường là 1,5 – 2) trước khi phân bổ hoặc có thể tính mức trọng yếu của khoản mục bằng một tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu tổng thể (thường là 50% - 75%).

Nhìn chung, việc xác lập mức trọng yếu là vấn đề thuộc về xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, nghĩa là trong từng trường hợp cụ thể, dựa trên kinh nghiệm và xét đoán, kiểm toán viên sẽ xác định và chịu trách nhiệm về phán đoán của mình.

7

Page 15: TĂNG VĂN SUNG1

2.2.2 Thử nghiệm cơ bản

2.2.2.1 Kiểm toán tài sản cố định hữu hình

a) Thủ tục phân tích

Tuỳ theo đặc điểm của từng đơn vị, kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều tỷ số khác nhau, thông thường là các tỷ số sau:

Tỷ trọng từng loại TSCĐ so với tổng thể: tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị của TSCĐ hữu hình chia cho tổng giá trị TSCĐ.

Tỷ số doanh thu với tổng giá trị TSCĐ: tỷ số này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ hiện có tại đơn vị.

Tỷ số tổng giá trị TSCĐ với vốn chủ sở hữu: tỷ số này liên quan đến mức độ đầu tư vào TSCĐ so với vốn chủ sở hữu.

Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ: tỷ số được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng TSCĐ, cho thấy khả năng thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ.

Ngoài ra còn một số thủ tục khác:

So sánh chi phí sữa chữa, bảo trì với doanh thu thuần.

So sánh giá trị TSCĐ mua trong năm với năm trước.

So sánh giá trị TSCĐ giảm trong năm với năm trước.

Nếu những tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý, chúng sẽ cung cấp bằng chứng thoả mãn các mục tiêu kiểm toán. Ngược lại các biến động bất thường sẽ là chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn.

b) Thử nghiệm chi tiết

Thu thập hay lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của TSCĐ và đối chiếu với sổ cái.

Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng TSCĐ.

Chứng kiến kiểm kê TSCĐ tăng lên trong kỳ.

Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với TSCĐ.

Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ TSCĐ.

Kiểm tra việc ghi giảm các TSCĐ trong kỳ.

Xem xét việc trình bày và công bố trên BCTC.

3

Page 16: TĂNG VĂN SUNG1

2.2.2.2 Kiểm toán tài sản cố định vô hình

Nhìn chung kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình tương tự như đối với TSCĐ hữu hình. Ngoài ra, kiểm toán TSCĐ vô hình còn thường tập trung thêm vào việc xem xét các chi phí được đơn vị vốn hoá có thực sự phát sinh và có thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hay không, chẳng hạn như:

Đối với TSCĐ vô hình được hình thành từ tái sát nhập, kiểm toán viên cần xem xét có thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình không.

TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ, kiểm toán viên cần chú ý việc đơn vị có phân chia quá trình hình thành tài sản theo hai giai đoạn nghiên cứu và triển khai không.

2.2.2.3 Kiểm toán tài sản cố định thuê tài chính

Mục tiêu và thủ tục kiểm toán TSCĐ thuê tài chính phần lớn cũng tương tự như kiểm toán TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên khi kiểm toán TSCĐ thuê tài chính kiểm toán viên cần chú ý:

Phân biệt thuê tài chính và thuê hoạt động.

Xác định nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính.

Kiểm tra chi phí tài chính và chi phí khấu hao của các TSCĐ thuê tài chính để xem có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.

2.2.2.4 Kiểm toán bất động sản đầu tư

Đối với khoản mục này, ngoài những thủ tục kiểm toán tượng tự như kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình, kiểm toán viên cần quan tâm đến vấn đề phân loại giữa bất động sản đầu tư với TSCĐ và hàng hoá bất động sản.

2.2.2.5 Kiểm toán chi phí khấu hao

a) Thủ tục phân tích

Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số chi phí khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ. Tỷ lệ này cần được tính cho từng loại TSCĐ vì giúp giảm được ảnh hưởng của cơ cấu TSCĐ.

Ngoài ra, kiểm toán viên còn so sánh chi phí khấu hao kỳ này so với kỳ trước, chi phí khấu hao với giá thành nhập kho,... Những biến động bất thường sẽ được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân.

b) Thử nghiệm chi tiết

Thu thập hay tự soạn một bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn luỹ kế.

Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị:

Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không?

7

Page 17: TĂNG VĂN SUNG1

Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản cố định mang lại hay không?

7

Page 18: TĂNG VĂN SUNG1

Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp hay không?

Kiểm tra mức khấu hao:

So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành với năm trước.

Tính toán lại mức khấu hao cho một số TSCĐ và lần theo số liệu của nó trên sổ cái.

So sánh số phát sinh Có của tài khoản hao mòn TSCĐ với chi phí khấu hao ghi trên các tài khoản chi phí.

Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn luỹ kế do thanh lý, hay nhượng bán TSCĐ.

2.2.3 Báo cáo kiểm toán

2.2.3.1 Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Theo bộ môn kiểm toán trường Đại học Kinh tế TPHCM (2011, trang 333), báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên lập và công bố để thể hiện ý kiến chính thức của minh về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán.

Vai trò của báo cáo kiểm toán:

Đối với kiểm toán viên, là tài liệu trình bày các kết luận sau cùng về báo cáo tài chính được kiểm toán.

Đối với người sử dụng báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán là căn cứ để họ đánh giá thông tin và đưa ra quyết định kinh tế.

Đối với đơn vị được kiểm toán, báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần sẽ tăng độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính.

2.2.3.2 Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Theo bộ môn kiểm toán trường Đại học Kinh tế TPHCM (2011, trang 336), căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên có thể đưa ra một trong các loại ý kiến:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: được đưa ra khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

- Ý kiến chấp nhận từng phần: ý kiến này được trình bày khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ hoặc yếu tố tuỳ thuộc mà kiểm toán viên đã nêu trong báo cáo kiểm toán.

- Không chấp nhận: đây là trường hợp ngược lại của ý kiến chấp nhận toàn phần

7

Page 19: TĂNG VĂN SUNG1

- Từ chối nhận xét: kiểm toán viên đưa ra ý kiến này khi hậu quả của việc khi bị giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng, hoặc các thông tin bị thiếu liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức mà kiểm toán viên không thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 3

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3.1 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

3.1.1 Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng

3.1.1.1 Thông tin tổng quát về khách hàng

Tên công ty: Tổng Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1

Tên tiếng anh: HA TIEN 1 CEMENT JONT STOCK COMPANY

Giấy chứng nhận kinh doanh: số 0301446422 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP. HCM cấp ngày 18/01/2007 thay đổi lần thứ 13

Vốn điều lệ: 1.980.000.000.000đ

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 1.980.000.000.000đ

Địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, Q1, TP.HCM

Số điện thoại: 08-38368363 Fax: 08-38361278

Wedsite:www.hatien1.com.vn

Mã cổ phiếu: HT1

3.1.1.2 Quá trình hình thành và lịch sử phát triển

Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC củ Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị. Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Thủ Đức.

Ngày 30/09/1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty Xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ cùa Bộ Xây Dựng.

7

Page 20: TĂNG VĂN SUNG1

Ngày 06/03/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1774/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển Công ty Xi măng Hà Tiên 1 thành Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005941 của Sở Kế hoạch-Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 18/01/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng.

Ngày 25/06/2010, hoàn tất việc sáp nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 vào Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, đánh dấu bước khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới của Công ty.

Lịch sử hình thành và phát triển các đơn vị thành viên:

Các chi nhánh mới được thành lập:

Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ:  phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM. Trạm nghiền Thủ Đức,  địa  chỉ: Km 8, Xa  lộ Hà Nội, Phường Trường

Thọ, Quận Thủ Đức – TPHCM.

Nhà máy xi măng Bình Phước, địa chỉ:  Xã Thanh Lương, Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước.

Trạm nghiền Long An, địa chỉ:  Khu Công nghiệp Long Định, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An

Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ:   Quốc Lộ 80, Thị  trấn Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang.

- Ngày 23/01/2011, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (Vicem Hà Tiên) chính thức tiếp quản Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh từ Công ty Cổ phần Xây lắp Đà Nẵng, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Địa chỉ: Thôn Hòn Quy - xã Cam Thịnh Đông - Tp.Cam ranh - Tỉnh Khánh Hòa.

 - Hiện nay công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết kế 7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy và 4 Trạm nghiền.

3.1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

.

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

7

Page 21: TĂNG VĂN SUNG1

Nguồn: website của công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

7

Page 22: TĂNG VĂN SUNG1

3.1.1.4 Chế độ kế toán hiện hành

Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo quyết định 15/2006 BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi bổ sung có liên quan của Bộ tài chính.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND).

Niên độ kế toán: Theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01 tháng 01, kết thúc ngày 31 tháng 12.

Hình thức ghi sổ kế toán: - Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.

3.1.2 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của công ty

3.1.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Qua phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán vào thời điểm kết thúc ngày 30/09/2014, nhóm kiểm toán nhận thấy rằng:

7