123

Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

  • Upload
    lam-ha

  • View
    220

  • Download
    1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

tap huan bao ve bien dao

Citation preview

Page 1: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm
Page 2: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

2

Giới thiệu làm quen theo nhóm ĐP

1. Giới thiệu các thành viên trong nhóm:- Tên

- Nơi công tác

- Sở thích/ khả năng của bản thân

2. Giới thiệu địa phương chú ý gắn kết với tài nguyên môi trường biển, hải đảo

3. Nêu nhu cầu, mong đợi của nhóm với lớp tập huấn

Page 3: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Xây dựng nội quy

Nên Không nên

-Đi học đầy đủ, đúng giờ.- Tích cực học tập.- Đoàn kết và hợp tác.- Điện thoại để chế độ rung-…………………

-Làm việc riêng.- Hút thuốc lá trong lớp.- Nói chuyện điện thoại trong lớp.-……..

Page 4: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Cùng nhau thực hiện Bầu lớp trưởng, lớp phó:

Quy định thời gian làm việc hàng ngày

Phân công trực nhật

Nhiệm vụ của các nhóm trực nhật:

Điểm danh hàng ngày

Quản lí và phân chia VPP

Kê dọn bàn ghế và vệ sinh phòng học.

Khởi động đầu giờ

Page 5: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Sau tập huấn, HV có khả năng:- Trình bày những nét khái quát về tài nguyên và môi

trường biển, hải đảo (TNMTBĐ) Việt Nam.

- Phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa của một số môn học (5 môn học), từ đó xác định được các bài học có khả năng tích hợp nội dung giáo dục TNMTBĐ.

- Thiết kế KHBH(soạn bài) và dạy học theo hướng tích hợp giáo dục TNMTBĐ.

- Liệt kê được các hình thức tổ chức (HTTC) các hoạt động GDNGLL có nội dung giáo dục TNMTBĐ Việt Nam.

- Tổ chức được các HĐGDNGLL có nội dung giáo dục TNMTBĐ Việt Nam phù hợp với đặc điểm của địa phương.

Page 6: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

NỘI DUNG CHÍNH

Biển, hải đảo Việt Nam

Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong một số môn học

Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo qua HĐGDNGLL

Page 7: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Vòng tròn

trải nghiệm

Trải nghiệm

Phân tích hoạt động trải nghiệm

Khái quát hoá vấn đề,

rút ra bài học

Áp dụng

Tập huấn có sự tham giaTập huấn có sự tham gia

PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN

Page 8: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- PP nghiên cứu tài liệu - PP thảo luận nhóm / cả lớp - PP Thực hành - ............. - KT Động não - KT Công đoạn - KT Phòng tranh- ............

PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT TẬP HUẤN

Page 9: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm
Page 10: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

1. Nêu quan niệm về:- Biển - Đảo - Quần đảo- Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa

Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp

Page 11: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Biển

Biển là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại lục (còn gọi là bờ biển).

(Thủy vực là một vùng trũng bất kỳ trên bề mặt Trái Đất có chứa nước thường xuyên, bất kể nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, với hình thái với quy mô khác nhau.

Page 12: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Đại dương thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất

Page 13: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Đại dương thế giới có 4 đại dương, nối thông với nhau

180 triệu km2

93 triệu km2

76 triệu km2

13 triệu km2

Page 14: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Biển

Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

Page 15: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt NamTheo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam

Đường cơ sở Đường cơ sở là ranh giới phía trong của lãnh hải và ranh giới phía ngoài của nội thủy

dùng để tính chiều rộng của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyến quốc gia

Page 16: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

+ Phương pháp đường cơ sở thông thường

Cách xác định: Quốc gia ven biển sẽ chọn một ngày, tháng, năm khi ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc bờ biển. Dựa vào các điểm, tọa độ đã thể hiện tại ngấn nước thủy triều vào thời điểm đó, quốc gia ven biển sẽ tuyên bố đường cơ sở của quốc gia mình.

Page 17: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

+ Phương pháp đường cơ sở thẳng Đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc

được xác định bằng cách nối các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo chiều hướng chung của bờ biển lại với nhau thành đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải.

Page 18: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều

rộng lãnh hải ven bờ

lục địa Việt Nam

Page 19: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam

Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.

Page 20: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam

Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982 thì

chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý.

Lãnh hải thưa nhận quyền “qua lai không gây hai” của tàu thuyền nước ngoài.

Page 21: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải

cũng không quá 12 hải lý.

Page 22: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính tư đường cơ

sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý).

Hình 1.

Page 23: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Các nước khác:

+ Tự do hàng hải + Tự do hàng không+ Đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.+ Sư dụng biển vào nhưng mục đich khác hợp pháp

về mặt quốc tế.Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển, tôn trọng luật pháp của quốc gia ven biển và nhưng quy định của luật pháp quốc tế.

+ Việc khai thác hải sản (đặc biệt)

Page 24: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam

Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa ở nơi ấy được tính đến 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

Page 25: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Chủ quyền: Là sự thể hiện quyền lực một cách hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia trên toàn bộ lãnh thổ mà không bị hạn chế bởi ảnh hưởng của bất cứ quốc gia nào khác.

- Quyền chủ quyền: Là một bộ phận cấu thành chủ quyền. Vi dụ, quốc gia ven biển có quyền thăm dò, khai thác, bảo tồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

- Quyền tài phán: Là quyền của các cơ quan hành chinh, tư pháp thực hiện việc giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền của mình. Vi dụ các quốc gia ven biển có quyền khám xét, bắt giư, khởi tố…xư li các vi phạm của nước ngoài ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

Page 26: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Đảo và quần đảo

- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

Về nguồn gốc hình thành, đảo có thể là một bộ phận của đất liền bị tách ra do hiện tượng sụt lún của lục địa (ví dụ đảo Grơnlen của Đan Mạch...), hoặc núi lửa phun ở đáy biển, đại dường (Haoai...), cũng có thể do san hô...

Page 27: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Đảo và quần đảo

- Quần đảo gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, có quan hệ với nhau về mặt phát sinh và cùng mang một tên chung (ví dụ: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Philipin...).

Page 28: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Trình bày:

I. Khái quát về biển, hải đảo Việt Nam

1. Vùng biển nước ta.- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km và vùng biển

rộng khoảng 1 triệu km2.- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông,

bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Cả nước có 28 tỉnh/thành phố có biển

Page 29: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Lược đồ 28 tỉnh,

thành phố có biển

Page 30: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

2. Hệ thống đảo Việt Nam

- Vùng biển nước ta có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ

Page 31: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

2. Hệ thống đảo Việt Nam

- Hệ thống đảo ven bờ chiếm hơn ½ tổng số đảo, phân bố suốt từ biên giới cực Bắc của vùng biển Tổ quốc tại tỉnh Quảng Ninh cho đến sát biên giới phia Tây tỉnh Kiên Giang.

Page 32: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

2. Hệ thống đảo Việt Nam

Một số đảo có diện tich khá lớn và dân số khá đông: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo.

Còn lại, phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ.

Page 33: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

2. Hệ thống đảo Việt Nam

- Các đảo xa bờ gồm Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và hai quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

Page 34: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

• Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

• Điều 1. Luật Biển Việt Nam 2012 ghi rõ: “Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam…”

Page 35: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp (tiếp)

2. Nhớ lại các khái niệm:- Môi trường

- Tài nguyên thiên nhiên

- Ô nhiễm môi trường

3. Nêu khái niệm về: - Môi trường biển.- Tài nguyên biển- Ô nhiễm biển

Page 36: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Khái niệm môi trường biển

Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí trên biển, nước biển, đất tại đáy biển và các cơ thể sống trong biển

Page 37: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Khái niệm tài nguyên biển

Những nguồn lợi biển mang lại cho cuộc sống con người. Tài nguyên biển rất đa dạng, được chia ra thành các loại: nguồn lợi hóa chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển, nguồn lợi nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng sạch khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thủy triều; sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người

Page 38: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Các loại tài nguyên biển

Tài nguyên sin

h học b

iển

Tài nguyên khoáng vật và hóa học

biển

T

Tài nguyên năng lượng biển

Tài nguyên nhân tạo biển

TÀI NGUYÊN BIỂN

Page 39: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Khái niệm ô nhiễm biển

Hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành 

phần hoá học của nước biển gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải (dầu lan vào nước biển), khai thác dầu lửa hoặc do chất thải từ đất liền (các chất thải độc hại...) ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật dưới biển và tác động xấu đến sự tăng trưởng, phát triển của chúng.

Page 40: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Ô nhiễm không khí

Vận chuyển hàng hóa trên biển

Thải các chất độc hại ra biển

Thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lụcđịa và đáy đại dương

Các hoạt động trên đất liền

5 nguồn gây ô nhiễm biển 5 nguồn gây ô nhiễm biển (theo công ước Luật biển năm 1982)(theo công ước Luật biển năm 1982)

Page 41: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

Đọc tài liệu và trình bày:

Nhóm 1+ 2 : Tài nguyên biểnViệt Nam.

Nhóm 3+4 : Tài nguyên hải đảo Việt Nam

Nhóm 5+6: Một số vấn đề về môi trường biển, hải đảo

Việt Nam và chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đối

với vấn đề chủ quyền biển, hải đảo.(- Viết cô đọng kết quả thảo luận vào giấy A0

- Sử dụng kĩ thuật công đoạn để trình bày kết quả)

Page 42: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Kĩ thuật công đoạn

- Chuyển nội dung thảo luận theo vòng tròn

- Bổ sung thông tin cho nhóm bạn42

Page 43: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

II. Tài nguyên biển, hải đảoViệt Nam1. Tài nguyên biển: biển nước

ta có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế

Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên phi sinh vật

Page 44: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

*Tài nguyên sinh vật phong phú Tiềm năng khai thác thủy hải sản Biểu đồ sản lượng khai thác thủy sản biển

1791.1 1823.71876.3

1946.72091.7

2226.6

0

500

1000

1500

2000

2500

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm

Nghìn tấn

Tổng số Trong đó cá Hải sản khác

Sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp khả năng cho phép hai lần, trong khi sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.

Page 45: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

*Tài nguyên sinh vật

Việt Nam với hơn 1 triệu ha vùng triều, hơn 50 vạn ha eo vịnh, đầm phá và hơn 110 ngàn ha đất cát ven biển

Tiềm năng nuôi trồng hải sản biển

Page 46: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

*Tài nguyên phi sinh vật

Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên

Tiềm năng du lịch biển

Tiềm năng phát triển hàng hải Việt Nam

Tài nguyênTài nguyên phi sinh vậtphi sinh vật

Page 47: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, khai thác dầu khí bắt đầu từ năm 1986, sản lượng dầu liên tục tăng qua các năm

18.5

15.914.9

16.4

156440

70807499

8010

9240

0

5

10

15

20

2005 2007 2008 2009 2010

Tr tấn

0

2000

4000

6000

8000

10000Tr m3

Dầu thô Khí tự nhiên

Page 48: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Nước ta có tài nguyên du lịch biển phong phú, dọc bờ biển có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

- Hoạt động du lịch: chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển.

Page 49: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Điều kiện thuận lợi:+ Nước ta nằm gần nhiều

tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

+ Ven biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.

- Phát triển giao thông vận tải biển:

+ Hiện nước ta có hơn 90 cảng biển. Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn.

Page 50: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

II. Tài nguyên biển, hải đảo Việt Nam2. Tài nguyên đảo: tài nguyên

vị thế vô cùng to lớn và quan trọng của hệ thống đảo ven bờ

Tài nguyên sinh vật với nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn

Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng

Page 51: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

*Tài nguyên sinh vật

Hệ thực vật trên hệ thống đảo ven bờ có trên 1000 loài

Lớp phủ thảm thực vật là lá chắn bảo vệ các đảo

Page 52: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

* Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật bãi triều và biển nông ven đảo phong phú, là các khu bảo tồn biển quý giá

Page 53: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

*Tài nguyên du lịch

Hệ thống đảo ven bờ có ưu thế về:

- Cảnh quan đa dạng- Khí hậu trong lành.- Thế giới động thực

vật phong phú.- Nhiều bãi tắm đẹp,

cảnh quan kì thú cùng các di tích lịch sử- văn hóa, khảo cố.

-Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc

Page 54: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

III.Một số vấn đề về môi trường biển, hải đảo Việt Nam

1. Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể.

Page 55: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Nổ mìn đánh cá

Page 56: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm
Page 57: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Khai thác san hô

Page 58: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

III.Một số vấn đề về môi trường biển, hải đảo Việt Nam

2. Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt.

Nguyên nhân: do khai thác và vận chuyển khoáng sản, phát triển du lịch biển ồ ạt, chất thải ô nhiễm...

Page 59: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Ống nước thải đổ

thẳng ra

biển

Page 60: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bãi biển Long Hải (Vũng Tàu) tràn ngập rác thải của du khách (Ảnh: Nguyễn Đức, Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)

Page 61: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm
Page 62: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Thủy triều đỏ

Page 63: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Thủy triều đen – sau tràn dầu

Page 64: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Tôm chết, cá chết

Page 65: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Rừng ngập mặn đang chết dần

Page 66: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

=> Môi trường biển Việt Nam đang phải chịu các áp lực tư:

Gia tăng dân sốĐô thị hóa nhanh Nông nghiệp

Khai khoáng

Hàng hải

Thủy sảnNăng lượng

Phát triển công nghiệp

Lâm nghiệp

Du lịch

Page 67: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

IV. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển, hải đảo

- Phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và ban hành các văn bản pháp li về phạm vi và chế độ pháp li về vùng biển và thềm lục địa.

- Tich cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo gắn với phát triển kinh tế biển.

- Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi khoa học kĩ thuật, hiện đại hóa trang bị cho quốc phòng- an ninh

Page 68: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm
Page 69: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp

Dựa vào kinh nghiệm dạy học, Thầy (Cô) hãy cho biết:

- Thế nào là tích hợp? Thế nào là tích hợp nội dung giáo dục TNMTBĐ vào môn học?

- Nêu các nguyên tắc tích hợp. - Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục

TNMTBĐ vào môn học.

Page 70: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Khái niệm tích hợp

- Tích hợp là sự kết hợp những phần/ bộ phận trong một tổng thể. Những phần/ bộ phận có thể khác nhau nhưng chúng thích ứng với nhau.

- Tích hợp giáo dục TNMT BĐ vào môn học, là sự hoà trộn nội dung giáo dục TNMT BĐ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

Page 71: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Nguyên tắc tích hợp

Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.

Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.

Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục TNMTBĐ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện

Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục TNMTBĐ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện

Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.

Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.

Nguyên tắc

tích hợp.

Nguyên tắc

tích hợp.

Page 72: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Mức độ tích hợp

Mức độ toàn phần

Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục TNMT BĐ

Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục TNMT BĐ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.

Các kiến thức giáo dục TNMT BĐ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục TNMT BĐ

Mức độ bộ phận Mức độ liên hệ

Page 73: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Hoạt động 4: Thực hành theo nhóm môn (và theo địa phương)

1. Đọc nội dung Giáo dục bảo vệ TNMTBĐ trong môn học A.

2. Điều chỉnh, bổ sung ma trận nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ TNMTBĐ của môn học A (nếu có).

3. Chọn một bài trong ma trận, thiết kế KHBH(soạn bài) đã chọn.

4. Trình bày kế hoạch bài học trước lớp.Lưu ý: - 5 nhóm môn học Đạo đức; TNXH; Khoa học;

LS và ĐL; Tiếng Việt - Đảm bảo có đủ các dạng bài tích hợp.

Page 74: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Môn Tiếng Việt: Khánh Hòa, Đắc Lắc, Bìn Thuận, Trà Vinh

Môn Tự nhiên- xã hội: Sóc Trăng, Tây Ninh, Bến Tre Môn Khoa học: Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu, Đồng

Tháp. Môn Lịch sư: Đà Nẵng, Đắc Nông, Gia Lai, Hậu Giang. Môn Địa li: Quảng Nam, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng Nai

Page 75: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Nội dung 3: GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ

MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO QUA HĐGDNGLL

Page 76: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

GIAO VIỆC VỀ NHÀ

Chuẩn bị thực hành: Nhóm ?: Câu lạc bộ (Tên CLB, KH triển khai chi tiết) Nhóm ?: Chiến dịch ( Tên chiến dịch, KH triển khai) Nhóm ? : Điều tra / tham quan (Chọn vấn đề, KH

triển khai cụ thể) Nhóm ?: Tổ chức trò chơi Nhóm ?: Tổ chức cuộc thi vẽ tranh Nhóm ?. Tổ chức cuộc thi thời trang

( Lưu ý : Các nhóm tham khảo tài liệu)

76

Page 77: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Động não:

Liệt kê những phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

77

Page 78: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

MỘT SỐ PP VÀ HTTC HĐGD NGLL CÓ NỘI DUNG GDBV MT BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Trong nhà trường• Trò chơi • Hội thi• Câu lạc bộ

Ngoài nhà trường• Tham quan• Chiến dịch• Điều tra

78

Page 79: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Hoạt động 5:Thảo luận nhóm

Tìm hiểu một số PP/HT tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về:

- Mục tiêu- Cách thực hiện- Ưu điểm- Hạn chế- Lưu ý khi sử dụng

(Trình bày kết quả thảo luận trên giấy Ao )

79

Page 80: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Nhiệm vụ:

Nhóm 1: Trò chơi Nhóm 2: Hội thi/cuộc thi Nhóm 3: Câu lạc bộ Nhóm 4: Tham quan Nhóm 5: Chiến dịch Nhóm 6: Điều tra

80

Page 81: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

TRÒ CHƠI- Mục tiêu:

Trò chơi giúp cho quá trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán, nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm. Đồng thời xua tan được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập

81

Page 82: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

TRÒ CHƠI - Cách thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị ( GV, HS )

Bước 2. Tổ chức thực hiện

- Giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi (nếu có)

- Hướng dẫn trò chơi

- Chơi thử ( nếu cần thiết )

- Tổ chức cho học sinh chơi

- Xử lý theo luật chơi (khi cần )

Bước 3. Đánh giá sau trò chơi

- Nhận xét các đội / nhóm thực hiện trò chơi

- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi 82

Page 83: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

TRÒ CHƠI - Ưu điểm:

- Kích thích sự hưng phấn, tạo không khí vui vẻ, thú vị, thân thiện, hoà đồng giữa các HS. Thu hút được nhiều HS tham gia

- HS có cơ hội được thể nghiệm những kiến thức, thái độ, hành vi. Từ đó sẽ hình thành được ở các em niềm tin, động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử đúng đắn trong cuộc sống nói chung và trong bảo vệ môi trường biển đảo nói riêng

- HS được củng cố, hệ thống kiến thức về biển đảo Việt Nam.

- Tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS-HS và giữa GV-HS

83

Page 84: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Ồn ào, mất thời gian, hạn chế về không gian

- Ý nghĩa giáo dục của trò chơi có thể bị hạn chế nếu lựa chọn trò chơi không phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt.

- Nguồn trò chơi còn hạn chế và không phù hợp đặc biệt là những trò chơi có nội dung về biển đảo và bảo vệ môi trường biển đảo

- Nếu sử dụng một trò chơi nhiều lần, học sinh sẽ thấy nhàm chán.

84

TRÒ CHƠI – Hạn chế:

Page 85: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- TC phải dễ tổ chức và thực hiện, đảm bảo mọi người đều được tham gia.

- Phù hợp với đặc điểm, trình độ của HS, thực tế của ĐP, phù hợp với chủ đề về biển đảo

- Phải quy định rõ thời gian và địa điểm chơi.

- Chú ý phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tự tổ chức, điều khiển TC.

- TC phải được thay đổi một cách hợp lí để tránh nhàm chán.

- Tổ chức cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của TC.

85

TRÒ CHƠI – Một số lưu ý:

Page 86: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Hội thi là một trong những HTTC các HĐGD NGLL hấp dẫn nhằm lôi cuốn HS tham gia và đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của GV trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL cho HS.

86

HỘI THI – Mục tiêu:

Page 87: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

HỘI THI - Cách thực hiện

Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi.

Bước 2: Xác định thời gian và thời điểm tổ chức.

Sau khi lựa chọn chủ đề hội thi, cần xác định thời điểm tổ chức hội thi. Thời điểm tổ chức hội thi thường được chọn vào những ngày có ý nghĩa lịch sử hoặc những ngày cao điểm của một đợt thi đua, một đợt hoạt động theo chủ đề, chủ điểm hoặc những ngày kỉ niệm; hay hoạt động thi có thể được tích hợp trong một HĐGD NGLL cụ thể nào đó; v.v...

87

Page 88: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi.

Để tổ chức hội thi đạt được mục tiêu giáo dục, cần phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền. Cần phải thông báo cụ thể chủ đề, nội dung, mục đích và yêu cầu của hội thi tới toàn thể giáo viên, học sinh trong lớp, toàn trường trước khi tổ chức hội thi một thời gian thích hợp để các em có thời gian chuẩn bị và luyện tập, đồng thời tuyên truyền, động viên, thu hút đông đảo học sinh tham gia vào hội thi.

88

HỘI THI - Cách thực hiện

Page 89: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 4: Thành lập Ban tổ chức hội thi.

Số lượng thành viên BTC tùy thuộc vào quy mô tổ chức hội thi. Thông thường BTC hội thi gồm có :

- Trưởng ban : Chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ các hoạt động của hội thi.

- Các phó ban : Phụ trách, chuẩn bị cơ sở vật chất, kĩ thuật (thiết kế nội dung thi, các môn thi, màn trình diễn, hệ thống câu hỏi và đáp án...).

Nếu quy mô hội thi lớn (khối lớp hoặc toàn trường), có thể thành lập các tiểu ban phụ trách từng vấn đề, từng nội dung.

89

HỘI THI - Cách thực hiện

Page 90: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi.

Ban tổ chức có trách nhiệm xây dựng kịch bản, nội dung, chương trình hội thi và các phương án (tổ chức hội thi) dự phòng.

Bước 6: Dự trù các điều kiện, cơ sơ vật chất... cho hội thi.

90

HỘI THI - Cách thực hiện

Page 91: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 7 : Tổ chức hội thi (HT).

HT được tiến hành theo chương trình thiết kế đã được xác định. Thông thường, chương trình HT gồm nội dung sau :

- Khai mac hội thi : Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu các đội thi; giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn; giới thiệu chương trình HT

- Phần tự giới thiệu hoặc ra mắt của các đội thi.

- Tiến hành hội thi theo chương trình.

Trong quá trình diễn ra HT, nếu có những tình huống phát sinh thì BTC cần nhanh chóng hội ý để giải quyết kịp thời và triển

khai phương án dự phòng một cách linh hoạt, sáng tạo, tránh để mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả HT.

91

HỘI THI - Cách thực hiện

Page 92: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 8 : Kết thúc hội thi.

Thông thường, HT có thể kết thúc bằng các nội dung sau đây :

- Công bố kết quả, tổng kết, đánh giá HT.

- Trao giải thưởng HT.

- Rút kinh nghiệm, thông báo về những công việc sắp tới, dặn dò học sinh...

92

HỘI THI - Cách thực hiện

Page 93: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Tổ chức hội thi là một HTTC HĐGDNGLL thực sự hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia một cách chủ động, sáng tạo, phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của các em;

- Góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa mới cho HS, bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức.

- Hội thi là điểm thu hút tài năng và sức sáng tạo của HS.

93

HỘI THI – Ưu điểm:

Page 94: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

• Hoạt động đòi hỏi có sự chuẩn bị trước và công phu về chương trình, nội dung, nguồn lực người và kinh phí nhất định cho trang trí, phần thưởng ... Do đó cũng gây những tốn kém nhất định cho lớp, cho trường. Nếu hội thi được tổ chức theo quy mô toàn trường thì sẽ không tạo được điều kiện cho nhiều HS tham gia, vì mỗi lớp chỉ có thể cử một đội thi với số lượng HS hạn chế...

• Là một PP tích cực nhưng nếu lạm dụng nó cũng dễ gây nhàm chán cho HS, do vậy cần phối hợp với các PP khác để hoạt động đa dạng, sinh động hơn và hiệu quả hơn.

94

HỘI THI – Hạn chế:

Page 95: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Để hội thi đạt kết quả giáo dục mong muốn, người GV cần nắm chắc các nội dung cơ bản của hoạt động, trên cơ sở đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn HĐGDNGLL của nhà trường.

Hội thi nên vận dụng theo quy mô lớp và có kết hợp với các phương pháp khác để hoạt động phong phú hơn, thu hút được nhiều HS tham gia hơn, nhờ đó hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.

95

HỘI THI – Một số lưu ý:

Page 96: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

CÂU LẠC BỘ - Mục tiêu

Câu lạc bộ là hình thức tổ chức HĐGDNGLL nhằm rèn luyện cho HS các kĩ năng hoạt động như: kĩ năng biết lắng nghe và biểu đạt ý kiến tranh luận, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày... Những kĩ năng hoạt động của học sinh trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ sẽ là minh chứng cho tính hợp lí và tính hiệu quả của phương pháp này.

96

Page 97: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 1: Chuẩn bị của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ.

Trong công việc chuẩn bị thì điều quan trọng là phải chuẩn bị nội dung sinh hoạt đầy đủ, có chất lượng, bằng những hình thức tổ chức khác nhau. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng chương trình sinh hoạt cụ thể.

Bước 2: Tiến hành hoạt động của câu lạc bộ.

CLB hoạt động có định kỳ, vì vậy mọi hoạt động diễn ra đều phải theo một chương trình đã được chuẩn bị sẵn.

Bước 3: Kết thúc hoạt động.

Mỗi một CLB khi kết thúc một chương trình hoạt động của mình có thể cho HS phát biểu cảm tưởng, đưa ra những khuyến nghị mới cho hoạt động của CLB.

97

CÂU LẠC BỘ - Cách thực hiện

Page 98: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Là cơ hội để mọi HS thể hiện khả năng của mình thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú.

- Khuyến khích HS phát triển năng lực cá nhân, tạo điều kiện giúp các em có thái độ, hành vi đúng đắn.

98

CÂU LẠC BỘ - Ưu điểm

Page 99: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Thời gian dành cho sinh hoạt CLB thường ít vì HS phải tham gia các hoạt động khác theo yêu cầu giáo dục của nhà trường.

- Đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị nhất định.

99

CÂU LẠC BỘ - Hạn chế

Page 100: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Nên chọn những chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ gắn với nhu cầu, hứng thú học tập, hoạt động xã hội của HS.

- Thời gian cho sinh hoạt câu lạc bộ nên cân đối với các hoạt động giáo dục khác.

100

CÂU LẠC BỘ - Một số lưu ý:

Page 101: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Tham quan là HTTC dạy học được tiến hành ở ngoài nhà trường, trong thiên nhiên, hoặc trong nhà bảo tàng, khu triển lãm...nhằm giúp HS thấy được các sự vật, hiện tượng trong môi trường “thực” (môi trường tự nhiên và thực tiễn xã hội), từ đó mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết và hoàn thiện tri thức, gây hứng thú học tập cho các em.

101

THAM QUAN – Mục tiêu:

Page 102: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 1.Chuẩn bị

- Chuẩn bị của giáo viên:

+ Xác định mục đích, địa điểm, thời gian, lộ trình, phương tiện đi tham quan

+ Những thông tin cần thiết , câu hỏi định hướng,hình thức tổ chức và phương tiện thu thập thông tin,...

- Chuẩn bị của học sinh:

+ Giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm ( nếu có)

+ những thông tin cần thiết102

THAM QUAN - Cách thực hiện:

Page 103: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

THAM QUAN - Cách thực hiện:

Bước 2. Tiến hành tham quan

- GV dẫn HS đến địa điểm tham quan

- Yêu cầu HS tôn trọng các qui định về giao tiếp xã hội, tiếp xúc máy móc, thiết bị, hiện vật đảm bảo an toàn

- Tổ chức cho HS tham quan theo lộ trình và kế hoạch đã chuẩn bị.

Bước 3. Tổng kết tham quan

- GV giải đáp những thắc mắc tồn tại của HS - Tổng kết (Đàm thoại hoặc yêu cầu viết thu hoạch )- Đánh giá về mặt nhận thức và tổ chức tham quan.

103

Page 104: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Giúp HS phát triển tư duy: sự chú ý, óc quan sát và tưởng tượng sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống...

- Tạo cơ hội cho HS tiếp cận với thực tiễn để nhận ra các sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên và những quy tắc giao tiếp trong xã hội, ý thức, tuân thủ luật pháp (Luật bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển đảo nói riêng ), đồng thời còn nâng cao ý thức tập thể, tinh thần tương trợ với các bạn học và với nhân dân.

- Tạo ra hình thức vận động cơ thể phù hợp với tính hiếu động của trẻ em, góp phần giáo dục thể chất cho HS.

104

THAM QUAN – Ưu điểm:

Page 105: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Nếu không chuẩn bị cẩn thận và tổ chức cuộc tham quan tốt không những không đạt hiệu quả về mặt nội dung mà có thể xảy ra tai nạn trong quá trình tham quan

- Đòi hỏi một số điều kiện nhất định (về thời gian, công sức, kinh phí nhất đinh,....)

105

THAM QUAN – Hạn chế:

Page 106: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của HS được thuận lợi.

- Dự kiến trước các tình huống không thuận lợi có thể xảy ra để có kế hoạc khắc phục

- Quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan

- Phổ biến trước nhiệm vụ học tập cho cả lớp

- Cuối đợt GV nhận xét kết quả tham quan về nhận thức, kỉ luật học tập, an toàn,....

106

THAM QUAN – Một số lưu ý:

Page 107: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Hình thức chiến dịch không chỉ tác động đến học sinh mà tới cả cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, HS có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như: Chiến dịch thi viết vẽ về chủ đề biển đảo quê em, Chiến dịch làm sạch bờ biển, Chiến dịch hãy bảo vệ rừng ngập mặn,…

107

CHIẾN DỊCH – Mục tiêu:

Page 108: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Việc hướng dẫn HS tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm: tăng cường sự hiểu và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề môi trường cụ thể, có ý thức hành động vì môi trường; tập dượt cho HS tham gia giải quyết những vấn đề môi trường; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, thu thập thông tin, đánh giá môi trường và kĩ năng ra quyết định.

108

CHIẾN DỊCH – Mục tiêu:

Page 109: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 1. Trang bị cho HS nhận thức và những thông tin về việc tham gia một chiến dịch cụ thể nào đó, sự cần thiết phải tham gia chiến dịch này

Bước 2. Lựa chọn chiến dịch cần phát động và thực hiện; xây dựng kế hoạch để thực hiện (chương trình, kịch bản, thông tin, tư liệu, huy động nguồn lực,...)

Bước 3. Bồi dưỡng cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia chiến dịch

Bước 4. Triển khai và giám sát các HĐ của chiến dịch

Bước 5. Tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm

109

CHIẾN DỊCH – Cách thực hiện:

Page 110: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Tăng cường sự hiểu và sự quan tâm của HS đối với các vấn đề môi trường cụ thể, có ý thức hành động vì môi trường;

- Tạo cơ hội cho HS được tập dượt tham gia giải quyết những vấn đề môi trường;

- Phát triển ở HS một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, thu thập thông tin, đánh giá môi trường và kĩ năng ra quyết định.

110

CHIẾN DỊCH – Ưu điểm:

Page 111: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Đòi hỏi một số điều kiện nhất định (về nhân lực, thời gian, công sức, kinh phí)

- Khó khăn trong việc tổ chức và quản lí chiến dịch nhất là đối với HS lớp đầu cấp.

111

CHIẾN DỊCH – Hạn chế:

Page 112: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- GV phải lựa chọn chủ đề chiến dich cho phù hợp với đối tượng và đặc điểm địa phương

- Xây dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy động được

- HS phải được trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch,....

112

CHIẾN DỊCH – Một số lưu ý:

Page 113: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Điều tra là một PP nhằm giúp HS tìm hiểu một vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, khái quát để rút ra kết luận, nêu ra các giải pháp hoặc kiến nghị. Chính vì vậy phương pháp này tạo cơ hội để HS hiểu rõ thực tế địa phương (môi trường biển đảo cũng như những hành động của con người đối với biển đảo quê hương ), từ đó giúp các em có những đóng góp cho quê hương phù hợp với lứa tuổi.

113

ĐIỀU TRA – Mục tiêu:

Page 114: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 1 : XĐ mục đích, nội dung và đối tượng điều tra.

- GV phải định hướng cho HS về mục đích của việc điều tra hay nói cách khác phải trả lời câu hỏi: Mục đích của cuộc điều tra là gì?

- Nội dung điều tra phải đảm bảo: gắn với chủ đề về biển đảo và bảo vệ môi trường biển đảo, phù hợp với trình độ HS, không làm mất quá nhiều thời gian của HS.

- Đối tượng điều tra: môi trường biển đảo, dân cư sống ven biển, HS,…”

Bước 2 : Tổ chức cho học sinh điều tra

- Tổ chức cho HS tìm hiểu, điều tra theo nhóm hoặc cá nhân; có thể thực hiện trong thời gian ngắn hoặc dài

114

ĐIỀU TRA – Cách thực hiện:

Page 115: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Bước 2 : Tổ chức ….

- Phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ điều tra cho từng cá nhân, nhóm và xác định thời gian báo cáo kết quả.

- Hướng dẫn cho HS cách thức điều tra để thu thập thông tin (quan sát tại hiện trường; quan sát trực tiếp đối tượng; phỏng vấn: phỏng vấn miệng , phỏng vấn bằng phiếu; thu thập : hiện vật, tư liệu, tranh ảnh, sách báo)

- Hướng dẫn HS cách lưu giữ và xử lý thông tin..

Bước 3 : Kết thúc hoat động

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả điều tra .

- HS báo cáo kết quả, cả lớp cùng thảo luận, đánh giá, nhận xét, bổ sung kết quả công việc của nhau.

115

ĐIỀU TRA – Cách thực hiện:

Page 116: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Phát triển và làm phong phú nội dung học tập. Giúp cải thiện quan hệ giữa GV - HS

- HS được vận dụng các kiến thức lí thuyết vào giải quyết các bài tập thực tiễn. Vì vậy, phương pháp này còn rèn luyện cho HS các kĩ năng như quan sát, đo đạc,… ngoài thực địa.

- Tạo điều kiện để HS hiểu rõ thực tế địa phương, từ đấy giúp các em thêm tự hào; có ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo của quê hương, đất nước.

116

ĐIỀU TRA – Ưu điểm:

Page 117: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- Khó khăn trong việc quản lí và tổ chức học tập của học sinh ở hiện trường

- Bị động bởi điều kiện thời tiết

- Đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn để tiến hành so sánh với các phương pháp khác.

117

ĐIỀU TRA – Hạn chế:

Page 118: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

- GV phải tìm hiểu trước địa điểm để tổ chức cho HS đến điều tra.

- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS một cách rõ ràng, cụ thể. Đối với HS tiểu học nên có phiếu gợi ý cho HS cách thức lưu giữ,ghi chép thông tin điều tra.

118

ĐIỀU TRA – Một số lưu ý:

Page 119: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Hoạt động 6:Thực hành

- Chuẩn bị thực hành: Nhóm ?: Câu lạc bộ (Tên CLB, KH triển khai chi tiết) Nhóm ?: Chiến dịch ( Tên chiến dịch, KH triển khai) Nhóm ? : Điều tra / tham quan (Chọn vấn đề, KH

triển khai cụ thể) Nhóm ?: Tổ chức trò chơi Nhóm ?: Tổ chức cuộc thi vẽ tranh Nhóm ?. Tổ chức cuộc thi thời trang

( Lưu ý : Các nhóm tham khảo tài liệu)

119

Page 120: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

Hoạt động 6:Thực hành (tiếp)

- Thực hành

+ Cac nhóm bắt thăm nhiệm vụ thực hiện

+Cac nhóm thể hiện sản phẩm1. Nhóm :

2. Nhóm :

3. Nhóm :

4. Nhóm :

5. Nhóm :

6. Nhóm :120

Page 121: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm
Page 122: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm
Page 123: Tap Huan Mt Bien Dao.Tp.hcm

123