60
1 VÙN NGHÏå xûálaå ng-Söë315-01/2020 TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT * Thơ: Của các tác giả: HOÀNG CHOÓNG, NGUYỄN ANH DŨNG, PHẠM LỄ HÙNG, NGÔ BÁ HÒA, HÀ NGỌC THẮNG, MAI THUẬN, VIẾT SƠN, NGUYỄN THỊ MINH, TRẦN THÀNH, LINH QUANG TÍN, HỒ TUỆ, ĐOÀN DIỄN, NGUYỄN THẾ KIÊN. * Văn xuôi: Những mốc son chói lọi trên chặng đường 90 năm vinh quang của Đảng (Tài liệu), Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày xuất bản Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng (18/12/1989 - 18/12/2019) (PV), Phát biểu của đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày xuất bản Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng (18/12/1989 - 18/12/2019), Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng - 30 năm đồng hành cùng sáng tạo văn chương, nghệ thuật (VI THỊ THU ĐẠM), Men tình Xứ Lạng (NGUYỄN DUY CHIẾN), Đồng cỏ Khau Slao (NGUYỄN PHƯỢNG), Tiếng mõ gọi xuân (NGUYỄN LUÂN), Lộc xuân (PHONG NGUYÊN), Dùng dằng Bến Ngự (NGUYỄN ĐÌNH THỌ), Thần thú bãi nhiệm (PHÙNG DIỆU LINH), Văn nghệ Xứ Lạng những thành quả trước thêm xuân mới (NGỌC HẰNG), Hội thảo Truyện ký “Theo con đường gập ghềnh” và những đóng góp của nhà văn Vy Thị Kim Bình với văn xuôi Lạng Sơn (HOÀNG HƯƠNG), Hồi ức “Theo con đường gập ghềnh” (CAO DUY SƠN), Lộ trình tới đỉnh cao văn học 2019 (ĐĂNG BẨY tổng hợp và dịch), Vài cảm nhận về Di sản then (VI HỒNG NHÂN), Chạp về (SẦM THỊ MINH NGỌC), Rưng rưng đôi bàn tay nhỏ (ĐỖ LÂM HÀ). * Nhạc: Lạng Sơn mùa xuân xuống phố Nhạc và lời: BÙI MINH TẤN - Và các chuyên mục khác. Bìa 1: Tranh của họa sĩ Lê Trí Dũng TRONG SÖËNAÂ Y Sè 315 (Th¸ng 01-2020) * Chịu trách nhiệm xuất bản: LA NGỌC NHUNG (Chủ tịch Hội) * Tổng biên tập VI THỊ THU ĐẠM (Phó Chủ tịch Hội) * Ban Biên tập: TRỊNH TRỌNG ANH (Trưởng ban) NGUYỄN LAN HUYỀN HOÀNG THỊ THU HƯƠNG LÊ THỊ THUẬN VY THỊ NGỌC HẰNG * Tham gia biên tập: HOÀNG KIM DUNG ĐINH QUANG TRUNG * Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNG HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN * Trang thông tin điện tử tổng hợp www.vanhocnghethuatlangson.org.vn * Tòa soạn: Số 3 Trần Hưng Đạo - P. Chi Lăng, Tp. Lạng Sơn ĐT: (0205) 3812 338 Email: [email protected] * Giấy phép xuất bản: Số 880/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 2173 do Bộ TT&TT cấp ngày 15/11/2012 * In tại: Công ty cổ phần In Lạng Sơn. In xong và nộp lưu chiểu tháng 01/2020 * Trình bày: NGUYỄN LAN HUYỀN GIÁ:12.000 đồng

TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

1VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU,LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

* Thơ: Của các tác giả: HOÀNG CHOÓNG,NGUYỄN ANH DŨNG, PHẠM LỄ HÙNG,NGÔ BÁ HÒA, HÀ NGỌC THẮNG, MAITHUẬN, VIẾT SƠN, NGUYỄN THỊ MINH,TRẦN THÀNH, LINH QUANG TÍN, HỒTUỆ, ĐOÀN DIỄN, NGUYỄN THẾ KIÊN.* Văn xuôi:

Những mốc son chói lọi trên chặng đường 90 năm vinhquang của Đảng (Tài liệu), Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày xuấtbản Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng (18/12/1989 - 18/12/2019)(PV), Phát biểu của đồng chí Dương Xuân Huyên, PhóChủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngàyxuất bản Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng (18/12/1989 -18/12/2019), Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng - 30 năm đồnghành cùng sáng tạo văn chương, nghệ thuật (VI THỊ THUĐẠM), Men tình Xứ Lạng (NGUYỄN DUY CHIẾN), Đồngcỏ Khau Slao (NGUYỄN PHƯỢNG), Tiếng mõ gọi xuân(NGUYỄN LUÂN), Lộc xuân (PHONG NGUYÊN), Dùngdằng Bến Ngự (NGUYỄN ĐÌNH THỌ), Thần thú bãi nhiệm(PHÙNG DIỆU LINH), Văn nghệ Xứ Lạng những thànhquả trước thêm xuân mới (NGỌC HẰNG), Hội thảo Truyệnký “Theo con đường gập ghềnh” và những đóng góp củanhà văn Vy Thị Kim Bình với văn xuôi Lạng Sơn (HOÀNGHƯƠNG), Hồi ức “Theo con đường gập ghềnh” (CAODUY SƠN), Lộ trình tới đỉnh cao văn học 2019 (ĐĂNGBẨY tổng hợp và dịch), Vài cảm nhận về Di sản then (VIHỒNG NHÂN), Chạp về (SẦM THỊ MINH NGỌC), Rưngrưng đôi bàn tay nhỏ (ĐỖ LÂM HÀ). * Nhạc:

Lạng Sơn mùa xuân xuống phốNhạc và lời: BÙI MINH TẤN

- Và các chuyên mục khác.

Bìa 1: Tranh của họa sĩ Lê Trí Dũng

TRONG SÖË NAÂY

Sè 315(Th¸ng 01-2020)

* Chịu trách nhiệm xuất bản:LA NGỌC NHUNG

(Chủ tịch Hội)

* Tổng biên tậpVI THỊ THU ĐẠM(Phó Chủ tịch Hội)

* Ban Biên tập:TRỊNH TRỌNG ANH

(Trưởng ban)NGUYỄN LAN HUYỀNHOÀNG THỊ THU HƯƠNGLÊ THỊ THUẬNVY THỊ NGỌC HẰNG

* Tham gia biên tập:HOÀNG KIM DUNGĐINH QUANG TRUNG* Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNGHỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN

* Trang thông tin điện tử tổng hợpwww.vanhocnghethuatlangson.org.vn

* Tòa soạn:Số 3 Trần Hưng Đạo -P. Chi Lăng, Tp. Lạng SơnĐT: (0205) 3812 338Email:[email protected]

* Giấy phép xuất bản:Số 880/GP-BTTTT do BộThông tin và Truyền thôngcấp ngày 23/5/2012; Giấyphép sửa đổi, bổ sung số2173 do Bộ TT&TT cấp ngày15/11/2012

* In tại:Công ty cổ phần In Lạng Sơn.In xong và nộp lưu chiểutháng 01/2020

* Trình bày:

NGUYỄN LAN HUYỀN

GIÁ:12.000 đồng

Page 2: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

1. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chínhquyền (1930 - 1945)

Sau khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dânđấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyềnvới 3 cao trào cách mạng có ý nghĩa to lớn đưađến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Támnăm 1945. Đó là: Cao trào cách mạng 1930 -1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết - NghệTĩnh; Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ(1936 - 1939); Cao trào cách mạng giải phóngdân tộc (1939 - 1945).

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm1945 đã phá tan sự thống trị của thực dân gầnmột trăm năm và lật đổ chế độ phong kiến đènặng lên nhân dân ta mấy mươi thế kỉ, mở rabước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộcViệt Nam bước sang kỷ nguyên mới; kỷ nguyênđộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thànhngười làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; khaisinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa naylà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Namchâu Á.

2. Đảng lãnh đạo đấu tranh giải phóngdân tộc và thống nhất đất nước (1945 - 1975)

2.1. Xây dựng và bảo vệ chính quyềncách mạng, toàn quốc kháng chiến chốngthực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)

- Trong những năm 1945 - 1946, Đảng tađứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xâydựng và củng cố vững chắc chính quyền nhândân, bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủCộng hòa (6/1/1946); xây dựng và thông quaHiến pháp dân chủ đầu tiên (9/11/1946); chămlo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhândân, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm;kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng,bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạngtháng Tám; đồng thời thực hành sách lược khônkhéo, đưa cách mạng vượt qua những thửthách hiểm nghèo. Đảng đã chủ động chuẩn bịnhững điều kiện cần thiết để đối phó với cuộcchiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trênphạm vi cả nước.

- Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lượcnước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng

và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốckháng chiến với quyết tâm “Chúng ta thà hy sinhtất cả chứ nhất định không chịu mất nước,không chịu làm nô lệ”. Bằng đường lối khángchiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sứcmình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tìnhvà ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạonhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạchchiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợimà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện BiênPhủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”,buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp địnhGiơnevơ chấm dứt sự thống trị của thực dânPháp ở nước ta.

2.2. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcvà xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc(1954 - 1975)

- Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết,miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta bắttay vào xây dựng, khôi phục kinh tế - văn hóa,xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó ở miềnNam, đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơnevơ,hất chân thực dân Pháp, biến miền Nam thànhthuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự củachúng. Nhiệm vụ của Đảng ta trong giai đoạnnày hết sức nặng nề, đó là phải lãnh đạo cáchmạng Việt Nam tiến hành đồng thời hai nhiệmvụ chiến lược gồm cách mạng dân tộc dân chủnhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủnghĩa ở miền Bắc.

- Ở miền Nam, Đảng đã lãnh đạo nhân dânta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranhtàn bạo của đế quốc Mỹ, giành nhiều thắng lợivẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minhlịch sử, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóngdân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thốngnhất Tổ quốc. Đây là một trong những trang chóilọi nhất của lịch sử dân tộc, là một sự kiện cótầm quốc tế và có tính thời đại sâu sắc.

- Ở miền Bắc, Đảng đã lãnh đạo nhân dânmiền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôiphục kinh tế - xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủnghĩa và đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xãhội. Sau 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội,miền Bắc đã giành được những thành tựu quantrọng, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầucho chủ nghĩa xã hội; vừa sản xuất, vừa chiến

2VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

NHỮNG MỐC SON CHÓI LỌI TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG90 NĂM VINH QUANG CỦA ĐẢNG

Page 3: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

đấu và chi viện sức người, sức của, hoàn thànhvai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớnmiền Nam.

3. Thời kỳ tiến hành cách mạng xã hộichủ nghĩa trên cả nước, thực hiện công cuộcđổi mới đất nước từ năm 1975 đến nay

3.1. Từ năm 1975 đến năm 1986- Sau chiến tranh giải phóng miền Nam,

thống nhất Tổ quốc, đất nước ta gặp muôn vànkhó khăn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân vừa rasức khôi phục kinh tế vừa tiến hành hai cuộcchiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắcvà Tây Nam, bảo vệ độc lập chủ quyền, toànvẹn lãnh thổ quốc gia; tập trung lãnh đạo xâydựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, từngbước hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cảnước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân lao động.

- Trước những thách thức của thời kỳ mới,Đảng ta đã tổng kết thực tiễn, tìm tòi, hoạch địnhđường lối đổi mới, ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/9/1979 của Hội nghị Trungương 6 (khóa IV) về “Phương hướng nhiệm vụphát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và côngnghiệp địa phương”; Chỉ thị 100-CT/TW ngày13/1/1981 của Ban Bí thư về “Cải tiến công táckhoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm laođộng và người lao động trong hợp tác xã nôngnghiệp”; Quyết định 25/QĐ-CP ngày 21/1/1981của Chính phủ về đổi mới quản lý kinh tế quốcdoanh; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóaV (tháng 6/1985) thừa nhận sản xuất hàng hóavà những quy luật của sản xuất hàng hóa; Kếtluận của Bộ Chính trị (tháng 8/1986) về 3 quanđiểm kinh tế trong tình hình mới...

3.2. Từ năm 1986 đến nay- Trên cơ sở đánh giá tình hình đất nước và

qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, Đại hội VI củaĐảng (tháng 12/1986) đã đưa ra đường lối đổimới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt quantrọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộiở nước ta.

- Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) khẳngđịnh tiếp tục đổi mới đồng bộ, triệt để trên cáclĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợpvà giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đạihội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xácđịnh những quan điểm và phương hướng pháttriển đất nước, khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tưtưởng và kim chỉ Nam cho hành động của Đảng.

- Các nghị quyết của Đảng từ Đại hội VIIIđến nay tiếp tục khẳng định sự kiên định, kiêntrì thực hiện đường lối đổi mới đất nước và hộinhập quốc tế. Hệ thống quan điểm lý luận vềcông cuộc đổi mới, về chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng và chỉnh đốnĐảng trong tình hình mới không ngừng được bổsung và phát triển. Ðảng Cộng sản Việt Namtừng bước hoàn thiện và cụ thể hóa toàn diệncác định hướng đổi mới, phát triển, xác định rõtrọng tâm trong từng giai đoạn. Ban Chấp hànhTrung ương Ðảng các khóa đã ban hành nhiềunghị quyết về những vấn đề quan trọng; lãnhđạo để Quốc hội không ngừng bổ sung, hoànthiện, thể chế hóa Hiến pháp, hệ thống phápluật, tạo cơ sở pháp lý ngày càng đồng bộ, phùhợp cho quá trình đổi mới; lãnh đạo Chính phủcụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách và giảipháp quản lý, quản trị phát triển đất nước, bảovệ Tổ quốc.

- Qua gần 30 năm thực hiện Cương lĩnh1991 và 35 năm thực hiện đường lối đổi mới doĐảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đãđạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩalịch sử: vượt qua khủng hoảng kinh tế đã trởthành nước đang phát triển có thu nhập trungbình; đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế; kinh tế tăng trưởngkhá; văn hóa - xã hội có bước phát triển, côngtác xóa đói giảm nghèo đạt được những thànhtựu quan trọng, sớm đạt được nhiều chỉ tiêuphát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, đượcquốc tế đánh giá cao. Diện mạo đất nước và đờisống của nhân dân có nhiều thay đổi: chính trị -xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăngcường; sức mạnh về mọi mặt của đất nướcđược nâng lên; quan hệ đối ngoại được mởrộng và ngày càng đi vào chiều sâu; dân chủ xãhội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mởrộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cốvà tăng cường. Xây dựng Nhà nước phápquyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh.Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh đã và đang đạt được một số kết quả tíchcực. Số lượng đảng viên không ngừng gia tăng.

Những thành tựu qua 35 năm thực hiệnđường lối đổi mới đất nước đã tạo đà cho sựphát triển trong những năm tiếp theo; đồng thờicũng là minh chứng sinh động khẳng định vaitrò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta.

(Trích đề cương tuyên truyền 90 năm ngàythành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của BanTuyên giáo Trung ương)

3VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 4: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Cách đây 30 năm, ngày 18/12/1989, Tạpchí Văn nghệ Xứ Lạng chính thứcđược thành lập với đầy đủ tư cách

pháp nhân của một cơ quan báo chí theo Giấyphép xuất bản số 912/BTT ngày 18 tháng 12năm 1989 của Bộ Thông tin và Quyết định số105-UB/QĐ-TC ngày 26 tháng 4 năm 1990của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tạp chí Văn nghệXứ Lạng số 1 (1 + 2/1990) Tết Nguyên đánCanh Ngọ năm 1990 dày 32 trang, in khổ 19x 27 là số đầu tiên được ấn hành.

Từ chỗ xuất bản không đều kỳ hai, batháng/số, đến tháng 9 năm 1998 Tạp chíđược xuất bản định kỳ một tháng/số và pháthành qua bưu điện tới bạn đọc sâu rộng trongvà ngoài tỉnh. Trải qua 30 năm phấn đấu vàtrưởng thành, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng đãxuất bản được 314 số, có nhiều cải tiến về nộidung và hình thức, đăng tải hàng ngàn tácphẩm ở các thể loại văn học nghệ thuật, gópphần bồi dưỡng, định hình, khẳng định têntuổi của nhiều tác giả, tác phẩm, bổ sung cholực lượng sáng tác của tỉnh và cả nước.

Tại buổi Lễ, các thế hệ lãnh đạo, nhữnghội viên, cộng tác viên gắn bó lâu năm với tạpchí cùng ôn lại những kỷ niệm vui buồn,những câu chuyện khó quên và truyền ngọnlửa nhiệt huyết cho thế hệ sau.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí DươngXuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi

nhận và đánh giá cao những kết quả mà Tạpchí Văn nghệ Xứ Lạng đạt được trong thờigian qua. Đồng chí nhấn mạnh trong bamươi năm qua, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạngvới vai trò là một tờ báo văn nghệ, là tiếngnói của các văn nghệ sĩ, là diễn đàn văn họcnghệ thuật của địa phương, có quá trìnhphấn đấu và giành được những thành tựu rấtđáng trân trọng. Tạp chí không ngừng trưởngthành và ngày càng nhận được sự ủng hộcủa bạn đọc, có vị trí vững chắc trong độingũ báo chí văn nghệ cả nước. Đồng chícũng bày tỏ mong muốn Tạp chí Văn nghệXứ Lạng tiếp tục phát huy truyền thống, tíchcực đổi mới nội dung, hình thức, nâng caochất lượng, hiệu quả các sáng tác văn họcnghệ thuật; chủ động phối hợp chặt chẽ vớicác cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trongcông tác thông tin, tuyên truyền; đồng thờiđảm bảo tính định hướng trong các tác phẩmđăng tải.

Nhân dịp này, Liên hiệp các Hội VHNTViệt Nam tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cánhân; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho4 cá nhân; Chủ tịch Hội VHNT tỉnh tặng 16Giấy khen cho 1 tập thể và 15 cá nhân cóthành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triểnTạp chí Văn nghệ Xứ Lạng và văn học nghệthuật tỉnh.

PV

4VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

LỄ KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY XUẤT BẢN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ XỨ LẠNG

(18/12/1989 - 18/12/2019)Ngày 18/12/2019, tại Hội trường Nhà khách Tỉnh ủy, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh

Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày xuất bản Tạp chí Văn nghệ XứLạng (18/12/1989 - 18/12/2019). Tới dự có đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịchỦy ban nhân dân tỉnh; Nhà văn Đỗ Kim Cuông, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNTViệt Nam; Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namtỉnh Lạng Sơn; Đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Đại diện lãnh đạo HộiVHNT tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên; Các đồng chí nguyên lãnh đạo Hội, Tạp chí Văn nghệXứ Lạng qua các thời kỳ cùng đông đảo cán bộ, hội viên Hội VHNT tỉnh.

Page 5: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Kính Thưa quý vị đại biểu, thưa các vịkhách quý!

Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Lễ Kỷniệm 30 năm Ngày xuất bản Tạp chí Văn nghệXứ Lạng do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổchức. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi trân trọng gửiđến các vị đại biểu, các vị khách quý, các thếhệ cán bộ, biên tập viên, cộng tác viên của Tạpchí Văn nghệ Xứ Lạng lời chào và lời chúcmừng tốt đẹp nhất.

Thưa các vị đại biểu, các đồng chí!Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc,

văn học nghệ thuật Việt Nam đã tạo nên mộttruyền thống sâu sắc và độc đáo, đó là nền vănhọc nghệ thuật yêu nước và nhân văn, gắn bómáu thịt với nhân dân, trở thành nguồn sứcmạnh nội sinh to lớn, góp phần trực tiếp vào sựnghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng địnhvăn học, văn hóa nghệ thuật là một mặt trậnquan trọng, một sức mạnh đặc biệt của dân tộctrong công cuộc tự giải phóng mình. Chủ tịch HồChí Minh đã khẳng định vị trí cao quý, vinhquang của người nghệ sĩ cách mạng Việt Nam,

đó là: “Văn hoá, nghệ thuật cũng là một mặttrận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Cùng với sự ra đời, phát triển của nền vănhọc nghệ thuật nước nhà, cách đây 30 năm,Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng chính thức đượcthành lập và xuất bản số đầu tiên. Đây là mộtdấu mốc quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâusắc của Đảng bộ, chính quyền đối với sự nghiệpphát triển văn học nghệ thuật của tỉnh nhà. Đồngthời cũng là dấu mốc đánh dấu sự phát triển,trưởng thành của đội ngũ những người làm báovăn nghệ địa phương, là điều kiện quan trọngđể tập hợp, phát huy năng lực sáng tạo của độingũ văn nghệ sĩ Xứ Lạng.

30 năm qua, các thế hệ cán bộ, biên tậpviên, cộng tác viên Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạngđã không ngừng phát triển, trưởng thành về sốlượng và chất lượng, tuân thủ Luật Báo chí, bámsát tôn chỉ, mục đích, không ngừng đổi mới nộidung và hình thức với những hoạt động phongphú, sáng tạo, hướng đến mục tiêu trở thànhdiễn đàn văn học nghệ thuật, tập hợp các sángtác của văn nghệ sĩ để tuyên truyền, giới thiệu,quảng bá, đóng góp thiết thực vào nhiệm vụ pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

5VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ DƯƠNG XUÂN HUYÊN - PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNHTẠI LỄ KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY XUẤT BẢN

TẠP CHÍ VĂN NGHỆ XỨ LẠNG (18/12/1989 – 18/12/2019)

Page 6: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Đến nay Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng đã xuấtbản được 314 số tạp chí, giới thiệu hàng nghìntác phẩm văn học nghệ thuật của các văn nghệsĩ trong và ngoài tỉnh; tiếp tục có những cải tiến,nâng cao chất lượng nội dung, ngày càng dànhđược nhiều tình cảm tốt đẹp của bạn đọc trongvà ngoài tỉnh; góp phần cổ vũ, động viên cán bộ,chiến sĩ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tíchcực thi đua, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ,mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, anninh, quốc phòng. Tạp chí vinh dự được Thủtướng Chính phủ tặng Bằng khen; nhiều tác giả,tác phẩm đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi,các kỳ liên hoan, triển lãm, được biểu dương,khen thưởng các cấp…

Thay mặt Lãnh đạo tỉnh, tôi nhiệt liệt chúcmừng, ghi nhận và đánh giá cao những thànhquả mà các thế hệ cán bộ, biên tập viên, cộngtác viên của Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng đã đạtđược trong suốt chặng đường vừa qua.

Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa toàn thểcác đồng chí!

Hiện nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Vănhọc nghệ thuật là lĩnh vực quan trọng, đặc biệttinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiệnkhát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là mộttrong những động lực to lớn trực tiếp góp phầnxây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sựphát triển toàn diện của con người Việt Namtrong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa,hội nhập quốc tế và phát triển đất nước”. Đểhoàn thành tốt nhất vai trò to lớn đó, Tạp chí Vănnghệ Xứ Lạng cần tập trung thực hiện tốt nhữngnhiệm vụ sau:

Một là, phải tích cực đổi mới nội dung, hìnhthức, nâng cao chất lượng, hiệu quả các sángtác văn học nghệ thuật; các sáng tác văn họcnghệ thuật phải đồng hành cùng nhiệm vụ pháttriển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng anninh, phục vụ lợi ích của nhân dân các dân tộctỉnh nhà. Các sáng tác cần bám sát, đi vào đờisống nhân dân, phản ánh sinh động và đa dạngtừ chất liệu quý giá và chân thực của đời sốngxã hội, động viên, cổ vũ kịp thời những nhân tốđiển hình đang ngày đêm đóng góp công sức,tài năng để xây dựng quê hương phát triển.

Hai là, cần đảm bảo tính định hướng trongcác tác phẩm đăng tải trên Tạp chí. Tự do sángtác phải gắn liền với trách nhiệm xã hội của vănnghệ sĩ. Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng - Hội Vănhọc Nghệ thuật tỉnh cần tiếp tục chú trọng côngtác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cánbộ, biên tập viên, cộng tác viên của Tạp chí. Xây

dựng đội ngũ biên tập viên có bản lĩnh chính trịvững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng,có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu côngviệc. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tác giả vớinhững sáng tạo văn học nghệ thuật phản ánh,ngợi ca những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống,đồng thời nhạy bén, sâu sắc trong việc dự báo,chỉ ra những cái xấu, cái bất cập đang tồn tại vàcó nguy cơ hủy hoại những giá trị cao đẹp trongxã hội.

Ba là, cần chủ động trong công tác thôngtin, tuyên truyền: Phối hợp chặt chẽ với các cấp,các ngành, các cơ quan, đơn vị chủ động cácnội dung tuyên truyền, thông qua việc đăng tảicác tác phẩm văn học nghệ thuật trên Tạp chí,phục vụ thiết thực sự nghiệp phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninhcủa địa phương, đấu tranh chống lại biểu hiệntiêu cực, chống âm mưu, hoạt động “diễn biếnhòa bình” trên mặt trận tư tưởng văn hóa củacác thế lực thù địch.

Kính thưa Quý vị đại biểu! Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi

trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, tạođiều kiện của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp cácHội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội Vănhọc nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, cáctạp chí, Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh bạn; sựphối hợp, tạo điều kiện của các ban, ngànhđoàn thể, các địa phương trong tỉnh và các biêntập viên, hội viên, cộng tác viên đã có nhiều cốgắng, nỗ lực trong suốt thời gian qua. Rất mongtiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp, cổvũ, tạo điều kiện của các cơ quan, đơn vị, tổchức, cá nhân đối với hoạt động của Tạp chíVăn nghệ Xứ Lạng, Hội Văn học Nghệ thuậtLạng Sơn để hoạt động của Tạp chí tiếp tục cónhững bước phát triển trong thời gian tới.

Tôi tin tưởng và kỳ vọng đội ngũ văn nghệsĩ tỉnh nhà với tình cảm, tâm huyết, trách nhiệmvà sức sáng tạo, ngày càng có nhiều tác phẩmcó giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; phảnánh chân thực, sâu sắc, toàn diện về quê hươngXứ Lạng, về đất nước trong thời kỳ đổi mới, hộinhập và phát triển; góp phần xây dựng và pháttriển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển bền vững đất nước.

Một lần nữa, chúc các vị đại biểu, các vịkhách quý và toàn thể anh chị em văn nghệ sĩsức khoẻ, hạnh phúc và thành công. Chúc Tạpchí Văn nghệ Xứ Lạng ngày càng có bước pháttriển mới, đầy khởi sắc và nhiều thắng lợi.

Xin trân trọng cảm ơn./.

6VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 7: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý!Trước hết, tôi xin được thay mặt Tạp chí

Văn nghệ Xứ Lạng - Hội Văn học Nghệ thuậtLạng Sơn trân trọng chào mừng và cảm ơn cácvị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trậnTổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban Toànquốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã vàđang dành sự quan tâm ưu ái, ủng hộ hết lòngvì sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật củatỉnh nhà. Xin được chào mừng các vị đại biểu,

các vị khách quý, các đồng chí nguyên lãnh đạoHội VHNT, nguyên lãnh đạo Tạp chí Văn nghệXứ Lạng, các cán bộ, biên tập viên cùng đôngđảo các văn nghệ sĩ, hội viên, cộng tác viên đãvề dự Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày xuất bản Tạpchí Văn nghệ Xứ Lạng!

Cách đây hơn năm mươi năm, giữa lúccuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước củanhân dân ta đang trong giai đoạn đầy cam go,thử thách - “Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ”-Kèn tiến công vang dội khắp hai miền - ngày02/3/1968 tại thôn Bản Khoai, xã Yên Khoái,

7VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

TẠP CHÍ VĂN NGHỆ XỨ LẠNG - 30 NĂM ĐỒNG HÀNHCÙNG SÁNG TẠO VĂN CHƯƠNG, NGHỆ THUẬT

Diễn văn của đồng chí Vi Thị Thu Đạm - Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật,Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày xuất bản

Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng

Nhà văn Đỗ Kim Cuông, Phó Chủ tịch Thường trực UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam traoBằng khen của UBTQ Liên hiệp Hội VHNT Việt Nam cho tập thể Ban Biên tập Tạp chí VNXL tại LễKỷ niệm. Ảnh PV

Page 8: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

huyện Lộc Bình, chi hội Văn nghệ Lạng Sơn(tiền thân của Hội VHNT Lạng Sơn) thuộc HộiVăn nghệ Việt Bắc được thành lập. Ngay từnhững ngày đầu còn vô vàn khó khăn, thiếuthốn, những sáng tác văn học nghệ thuật củaanh chị em văn nghệ sĩ trong tỉnh đã được tậphợp, xuất bản thành các ấn phẩm dưới cáctên gọi: Văn nghệ Lạng Sơn (1968 - 1969),Cửa gió (1970), Sáng tác Lạng Sơn, Ở đấthoa đào (1971- 1975), Báo Văn nghệ CaoLạng (1976 - 1978), Văn nghệ Lạng Sơn(1979 - 1981), Văn nghệ Hương Hồi...Những ấn phẩm này được đông đảo bạn đọcnhiệt tình đón nhận và coi đó là tài liệu quýcung cấp những sáng tác văn học, tư liệuthông tin tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụchính trị của địa phương và đất nước trong sựnghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miềnNam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa. Trước Đại hội Hội Văn họcNghệ thuật Lạng Sơn lần thứ II diễn ra vàotháng 8 năm 1985, ngày 21/3/1983, BanThường vụ tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hànhQuyết định số 96-QĐ/TU về việc “Kiện toànBan Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật LạngSơn” với 11 ủy viên. Sau khi có Quyết địnhcủa Tỉnh ủy, Hội Văn học Nghệ thuật LạngSơn có trụ sở, biên chế riêng và có kinh phíhoạt động độc lập. Tới năm 1987- 1988 Tạpchí Văn nghệ Hương Hồi được đổi tên thànhTạp chí Xứ Lạng.

Từ khi mới hình thành đến cuối năm1989, Tạp chí xuất bản không đều kỳ theogiấy phép xuất bản nhất thời do Sở Văn hóaThông tin Lạng Sơn cấp. Hình thức, dunglượng, số lượng xuất bản không ổn định. Tạpchí chưa có bộ máy nhân sự chuyên môn,chưa có những chức danh chính thức của mộtcơ quan báo chí. Báo in ra chủ yếu để lưuhành nội bộ, phát cho cơ sở hoặc biếu, tặng,trao đổi với tỉnh bạn. Trước sự phát triển củaphong trào văn hóa văn nghệ của tỉnh và sựtrưởng thành của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnhnhà, Hội VHNT tỉnh Lạng Sơn đã làm tờ trìnhđề nghị Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân tỉnh cho phép thành lập cơ quanbáo Văn nghệ. Được sự nhất trí của cấp trên,Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng chính thức được

thành lập với đầy đủ tư cách pháp nhân củamột cơ quan báo chí theo Giấy phép xuất bảnsố 912/BTT ngày 18 tháng 12 năm 1989 củaBộ Thông tin và Quyết định số 105-UB/QĐ-TCngày 26 tháng 4 năm 1990 của Ủy ban nhândân tỉnh. Đây chính là dấu mốc quan trọngđánh dấu sự chính thức có mặt của Tạp chíVăn nghệ Xứ Lạng trong đội ngũ báo chí cảnước. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự pháttriển, trưởng thành của đội ngũ những ngườilàm báo văn nghệ địa phương, là điều kiệnquan trọng để tập hợp, phát huy năng lựcsáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.Vào Tết Nguyên đán Canh Ngọ năm 1990,Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng số 1 (1 + 2/1990)dày 32 trang, in khổ 19 x 27 được ấn hành, ramắt trong niềm hân hoan đón đợi của côngchúng bạn đọc và những người cầm bút.

Những ngày đầu được cấp phép xuất bảntừ chỗ xuất bản không đều kỳ hai, batháng/số, đến tháng 9 năm 1998 Tạp chíđược xuất bản định kỳ một tháng/số và pháthành qua bưu điện tới bạn đọc sâu rộng trongvà ngoài tỉnh. Có thể nói từ buổi ban đầu sơkhai đến việc hình thành một tổ chức hoànchỉnh và thống nhất, một cơ quan ngôn luậnchính danh là một bước tiến quan trọng củavăn học nghệ thuật Lạng Sơn.

Ba mươi năm qua, Tạp chí Văn nghệ XứLạng đã có quá trình phấn đấu trưởng thànhvượt bậc, xuất bản được 314 số tạp chí, hàngchục số đặc biệt và rất nhiều những chuyêntrang tuyên truyền về các sự kiện lớn của tỉnh,của các ngành, đơn vị. Tạp chí với vai trò là“bà đỡ” đã định danh và giới thiệu hơn mườinghìn tác phẩm văn học, nghệ thuật của anhchị em văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh; phảnánh mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, vănhóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của LạngSơn và đất nước, góp phần cổ vũ, động viêncán bộ chiến sĩ nhân dân các dân tộc trongtỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triểnkinh tế, xã hội của địa phương. Tạp chí đã gópphần phát hiện, bồi dưỡng nhiều tài năng,định hình, khẳng định nhiều tác giả, tác phẩm,bổ sung lực lượng sáng tác cho tỉnh và cảnước. Đặc biệt có nhiều tác phẩm in trên tạpchí đã được tuyển chọn vào các tập thơ văn

8VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 9: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

tuyển của địa phương và các nhà xuất bảnTrung ương. Nhiều tác giả địa phương hoạtđộng sáng tác thông qua Tạp chí đã trưởngthành và được kết nạp vào Hội VHNT LạngSơn và các Hội VHNT chuyên ngành trungương. Bên cạnh việc xuất bản tạp chí định kỳ,Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng còn giúp nhiều địaphương, đơn vị trong tỉnh làm các số đặc san,chuyên san phục vụ nhiệm vụ chính trị và phốihợp với các cơ quan báo chí trung ương làmcác số chuyên đề, giới thiệu các tác giả, tácphẩm, đất nước, con người Lạng Sơn với bạnbè cả nước. Tạp chí đã thực sự góp phầnquan trọng tạo nên diện mạo văn học nghệthuật tỉnh nhà và góp phần vào vườn hoa vănnghệ muôn hương ngàn sắc của đất nước.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, các vịkhách quý!

Kính thưa các thế hệ nhà báo, biên tậpviên Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng!

Trong buổi lễ trang trọng của dịp hội ngộngày hôm nay, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vôhạn đối với các văn nghệ sĩ thế hệ đầu tiên,các đồng chí nguyên lãnh đạo, cán bộ HộiVăn học Nghệ thuật và Tạp chí Văn nghệ XứLạng, những người đã cống hiến tài năng,tâm huyết góp phần hình thành và phát triểnTạp chí Văn nghệ Xứ Lạng, đưa Tạp chí ngàycàng vững bước trên con đường thực hiện sứmệnh công phu và bền bỉ. Chúng ta xúc độngvà tưởng nhớ những văn nghệ sĩ tên tuổi đãđi xa, đó là Tổng biên tập đầu tiên của Vănnghệ Xứ Lạng: nhà văn Nguyễn TrườngThanh; Phó Tổng biên tập đầu tiên, nhà báoTrịnh Hà, những biên tập viên thế hệ đầu tiên:Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Công Mai; Nhà báo, nhàthơ Hoàng Trung Thu.

Ba mươi năm qua, từ diễn đàn Văn nghệXứ Lạng - cơ quan ngôn luận của Hội Văn họcNghệ thuật Lạng Sơn, nhiều vấn đề lớn củavăn học nghệ thuật đã được đàm luận, nhiềutác phẩm có giá trị được công bố, nhiềukhuynh hướng sáng tác mới được khuyếnkhích, nhiều cây bút được phát hiện và ươmtrồng, nhiều cánh cửa văn học nghệ thuậtđược mở ra. Và trong suốt ba mươi năm qua,nhiều thế hệ độc giả trong và ngoài tỉnh đãdành tình cảm tốt đẹp cho tạp chí văn chương

miền biên cương Xứ Lạng. Trong lòng bạnđọc, trong trái tim của nhiều người cầm bút,Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng vẫn luôn giữ chomình một giá trị riêng biệt, với nội dung vàhình thức chất lượng ngày càng đổi mới. Từnhững ngày đầu thành lập, Văn nghệ Xứ Lạngphấn đấu là tiếng nói, là diễn đàn văn học,nghệ thuật của một vùng đất, với những dấuhiệu riêng của nó, không ngừng vươn lên gắnvới bước đi chung của đời sống văn nghệ đấtnước; thì ngày nay, trong bối cảnh toàn cầuhóa, Văn nghệ Xứ Lạng tiếp tục giữ gìn bảnsắc văn hóa xứ sở, tôn vinh các giá trị văn họcnghệ thuật đích thực, mở rộng đề tài, tiếpnhận nhiều phương pháp sáng tác để làm chođời sống văn học nghệ thuật trở nên sốngđộng, nhiều sinh khí, đa dạng, phong phú nhưchính cuộc sống đương đại.

Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng trải qua chặngđường ba mươi năm, bao nhiêu thăng trầm,bấy nhiêu nỗi buồn vui từ những trang bảnthảo, những tác phẩm âm nhạc, mỹ thuật,nhiếp ảnh… gắn liền với từng giai đoạn pháttriển của địa phương, của đất nước. Chàomừng Tạp chí bước vào tuổi ba mươi, Vănnghệ Xứ Lạng vui mừng vì đóng góp đượccho tỉnh nhà một địa chỉ văn hóa sang trọng,một niềm tự hào của người Xứ Lạng, đặc biệtlà một nơi để nhắc nhớ về của những ngườicon Xứ Lạng ở phương xa.

Phát huy những thành tựu của ba mươinăm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộBan Biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng, HộiVăn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn xin đượctiếp bước chặng đường nỗ lực sáng tạo, phấnđấu nâng cao chất lượng nội dung và hìnhthức, đẩy mạnh các phương thức quảng bá,phát hành góp phần thiết thực vào sự nghiệpxây dựng văn hóa, xây dựng con người trongthời kỳ mới, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổquốc; góp phần định danh vùng đất, con ngườiXứ Lạng trên “bản đồ văn hóa” quốc gia.

Xin kính các đồng chí lãnh đạo, chúc toànthể quý vị đại biểu, các thế hệ cán bộ, biên tậpviên Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng, Hội Văn họcNghệ thuật Lạng Sơn dồi dào sức khỏe, hạnhphúc, thành công!

Xin trân trọng cảm ơn./.

9VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 10: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

HOÀNG CHOÓNG

Lăng chứ Bảc pần tỉ

Ngước dồm Bảc chang rườnBảc chử Hồ Chí MinhTói tha khua điếp áiĐiếp dân khoóp slí mườngBảc nhắc bại lục lan Hạy kết đoàn thuổn thảyHạy slương sliết điếp áiHạy slổng vì mọi cầnHạy điếp tởi slổng mấưTâm fạ nạy nước ViệtĐang báo lủm ngạu phjôngKhua bjoóc phông rà rạCẳn slắc tềnh nả thâmKhoóp tỉ tâm đin fạMí răng phjính ngạu phjôngPhay phjảy! Phay phjảy!Toòng tính lủm muối ngọcTặng tềnh bâư ngạu thâmBảc chử Hồ Chí MinhBảc luôn nhắc mọi cầnHạy điếp ái nước ViệtHạy điếp ái đoàn kếtChướng chắp tởi slổng mấưĐây lủm fàn ngạu phông

** *

Bươn Chiêng màChài vạ noọngLăng chứ Bảc pần tỉ!

Dịch:

Sao nhớ Bác đến thế

Nhìn ảnh Bác trong nhàBác là Hồ Chí MinhĐôi mắt Bác trìu mếnThương dân khắp trăm miềnBác luôn nhắc con cháuHãy đoàn kết hết mìnhHãy thương yêu đùm bọcHãy sống vì mọi ngườiHãy yêu cuộc sống mớiNay đất trời nước ViệtĐang đẹp tựa sen hồngNở hoa tươi cười rộKhoe sắc mặt sen đầmKhắp đất trời nước ViệtKhông gì đẹp bằng sen! Long lanh, long lanhTrong muốt như hạt ngọcĐọng in hình trên láBác là Hồ Chí MinhBác lại nhắc mọi ngườiHãy yêu đất nước nàyHãy thi nhau đoàn kếtXây dựng cuộc sống mớiĐẹp tựa ngàn hoa sen

* * *

Tháng Giêng vềAnh và emSao mà nhớ Bác thế!

10VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 11: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

NGUYỄN ANH DŨNG

Xuân Bắc Xa

Trập trùng núi, trập trùng mâyMùa xuân biên giới giăng đầy sương saVùng cao rừng thẳm Bắc XaTình yêu đất mẹ thiết tha trong lòng

Can trường người lính Biên phòngVì dân, vì nước một lòng thủy chungLời thề gìn giữ non sôngChữ trung, chữ hiếu sắt son vẹn toàn

Xuân về gió hát trên ngànBước chân nối nhịp cung đàn suối reoĐêm trường mờ ảo trăng treoBắc Xa đèo dốc, gieo neo thác ghềnh

Đồi lau cờ trổ nhẹ tênhVương vào nỗi nhớ nơi miền quê xaSao khuya lẩn khuất nhạt nhòaCon đường uốn lượn vắt qua cánh rừng

Bắc Xa, nguồn ngọn Kỳ CùngĐầu non thác chảy nước tung trắng dòngNơi đây điểm tựa non sôngBiên cương Tổ quốc đã bừng sắc xuân

PHẠM LỄ HÙNG

Bông đào nở sớm

Lạnh se seLơ phơ cánh hồng đào nở sớmNhững vạt đồi gọi cỏXuân sắp về, con nhớ quê hương

Tuổi lên mười con phải tha hươngTiếng gọi non sông tăng cường miền núiKhe dọc, đồi nương mong áo mớiCành đào khẳng khiu hoa nở đón xuân sang

Bạn chọi cỏ gà đứa Bắc, đứa NamĐứa nằm lại đường Trường Sơn gọi mẹRồi biên giới Tây Nam, Đông BắcXuân sắp về, con gọi mẹ! Mẹ ơi!

Mẹ dặn con dẫu nghèo khó ở đờiNhìn thẳng, ngẩng đầu cùng non sông tiến bướcBóng đá vô địch Đông Nam Á

giờ chúng con có đượcVang lời Bác Hồ:

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”

Lặng lẽ cánh đào sớm quê xaBiển đảo, biên cương,

non nước nhà hòa chung tiếng nóiNhựa xuân căng tràn, núi rừng thay áo mớiNgười Việt nắm tay nhau,

vững bước sánh năm châu!

11VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 12: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

NGÔ BÁ HOÀ

Cánh đào phai

Đêm nằm nghe sương núiĐánh thức những lá, cànhNắng lên gom buốt giáNhốt trong mầm tươi xanh

Cánh đào phai trên núiBung mắt biếc, môi hồngTô rực bức tranh bảnSau mấy mùa bão giông

Câu sli không nhớ tuổiHát qua bao năm rồiTiếng then luôn nóng hổiDù ngân đã bao đời

Già bản mang nỗi nhớViết trên giấy dán tườngTrẻ em khoe mơ ướcTràn tiếng cười yêu thương

Trai bản tìm vải tốtLàm còn tỏ niềm yêuGái bản thêu váy đẹpĐường kim khâu bao điều

Cánh đào luôn đúng hẹnPhai mãi vẫn còn phaiMình cũng vừa đến hẹnĐôi tim đã then cài!

HÀ NGỌC THẮNG

Ngày Tết trồng cây

Tết đến trồng cây Bác dặn taĐồi xanh mơn mởn lợi nước nhàCây cao sườn núi ngăn cản gióCành lá xum xuê chặn bão xaĐường làng ngõ xóm luôn sạch sẽXóm phố xanh tươi rợp cờ hoaThi đua xây dựng nông thôn mớiNgày Tết trồng cây Bác dặn ta!

MAI THUẬN

Kỳ Cùng ngày mới

Sông êm như dải lụaVắt ngang thành phố xanhSóng lúa mềm tay múaDệt vàng mùa yêu thương

Phai Vệ uy nghi đứngDõi trông về muôn nơiĐỏ cờ sao phấp phớiKhắp đất trời quê tôi

Nông thôn đà đổi mớiNgói hồng tươi ánh xuânBưởi, cam vàng sắc nắngĐường làng phong quang hơn

Kỳ Cùng như người mẹÔm vào lòng sli, thenDòng phù sa thơm thảo Cho mùa màng lên hương

12VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 13: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

VIẾT SƠN

Đi tìm kỉ niệm

Bỏ lại phía sau hoàng hôn tímĐi tìm kỉ niệm tháng năm quaBản Lác(1) đây rồi, em đâu nhỉ?Tóc thề vương vấn lúc chia li

Dù nắng dù mưa anh vẫn điTìm lại Bản Lác có những gì?Mây bay phủ kín lưng chừng núiĐá trắng phơi màu sáng lối đi

Bản Lác hôm nay mới những gì?Bản trên làng dưới rộn bước điKhắm Khen(2) em múa mê hồn kháchĐiệu xòe em nhảy cánh hoa rơi

Tôi đi tìm kỉ niệm đời tôiMà sao tim nóng cứ bồi hồiCòn đâu bóng dáng em tôi nữaChỉ thấy bản làng đẹp khác xưa

Thôi nhé Sông Đà ơi chảy điĐể mảng bè xuôi mang kỉ niệmMuốn lưu Bản Lác lâu hơn nữaBất chợt hoa ngâu trắng mái đầu

(1) Bản Lác thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình(2) Khắm Khen: Điệu xòe cổ truyền của dân tộc Thái

NGUYỄN THỊ MINH

Tình xuângửi chốn biên cương

Xuân này thăm chốn biên cươngĐem theo tất cả tình thương quê nhà

Hoa tươi của mẹ trồng raTặng anh chiến sĩ chút quà đầu xuân

Hậu phương tiền tuyến luôn gầnQuân dân cá nước tình thân dạt dào

Gió xuân lay nhẹ cánh đàoXuân này xuân nữa đã bao xuân rồi

Bước chân người lính không ngơiĐứng bên cột mốc khoảng trời mênh mông

Gian lao anh vẫn như khôngĐêm trường tuyết phủ mà lòng vẫn vui

Chiều dài biên giới anh ơiGiữ từng tấc đất ngàn đời ông cha

Núi rừng trùng điệp bao laHành quân khúc hát thiết tha yêu đời

Mùa xuân em đến thăm ngườiNghĩa tình non nước nối lời sắt son!

TRẦN THÀNH

Xuân trong mắt em

Mơn mởn nàng xuân đến với emNắng xuân như lụa trải trên thềmĐào phai chúm chím khoe hoa sớmQuất đỏ tưng bừng quả sáng đêmBạn đến mừng vui tay nắm chặtNgười về quyến luyến rượu say mềmĐất trời rạo rực mừng xuân đếnPhơi phới xuân hồng mãi đẹp thêm.

13VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 14: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Đam mê đặc sản quê hươngDẫn chúng tôi đến bản Phiêng

Luông, xã Mẫu Sơn, huyện LộcBình, tỉnh Lạng Sơn, bà Vy HồngVinh, dân tộc Tày, Giám đốc Xínghiệp rượu Mẫu Sơn (trực thuộcCông ty Du lịch - Xuất nhập khẩuLạng Sơn) hào hứng chỉ về phíaxa xa, nơi có những mảng màuxanh vời vợi cây lá khoác lên hàngtrăm ngọn núi lớn nhỏ chạy dàidọc tuyến biên giới Việt - Trung. BàVinh chia sẻ, với mảnh đất XứLạng về giao lưu, văn hóa “danhtửu” thì không nơi nào sâu đậm vàhuyền bí như ở Mẫu Sơn đại ngàn.Nói rồi, nữ giám đốc giới thiệu vềmột người dân bản địa. Đó là ôngKim Mình, dân tộc Dao, trú tại bảnPhiêng Luông. Vợ chồng ông Mìnhthừa hưởng nghề gia truyền làmmen lá Mẫu Sơn từ đời ông, chađể lại với hương vị đặc trưngriêng. Ông Mình xởi lởi đón chàokhách lạ rồi thoăn thoắt đi trướcdẫn chúng tôi mải miết theo conđường nhỏ gập ghềnh đá lởmchởm. Đi chừng năm cây sốđường rừng thì ông dừng lại, chỉcho thấy một bụi cây có lá thondài, biếc xanh lẩn trong lùm câyrừng, cheo leo trên sườn núi. Ônggiới thiệu: “Đây là cây tạ bia xẳng,loại quý trên đỉnh Mẫu Sơn. Nóđược hái mang về ngâm ủ rồi trộnvới men tạo nên quả men rượutrắng”.

“Vào những ngày đầu thu, khicây tạ bia xẳng non, xanh nhất,các cô sơn nữ người Dao chưa

14VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Men tìnhXứ Lạng

Ký của NguYễN DuY CHiếN

Xuân Canh Tý về trên quê hương Xứ Lạng. Trong phút giao thừa, những lúc chúc tụngmừng năm mới, các gia đình, bạn bè vui vẻ bên chén rượu men lá xứ sở. Hồn cốt quê hươngđược thăng hoa cùng vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào, hoa mận và cả những lễ hội xuân rộn ràng.

Trong lễ, tết, ngày hội - rượu không thể thiếuđối với đồng bào dân tộc Lạng Sơn

chồng được cha mẹ cử đi từ lúc tờ mờ sáng đến khu rừng nàyrồi nhẹ nhàng hái lá mang về. Ở nhà, người già làm lễ, thắphương cảm ơn trời đất đã ban cho một thứ men nồng sóngsánh. Con gái tuổi trăng tròn đi hái thì rượu ra nhiều, tinh khiết,mát lành. Còn đám đàn bà, đàn ông đi hái lá sẽ hỏng rượu, bịkhê chua”. Ông Mình tiết lộ.

Vào những năm đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước,cán bộ của Công ty Du lịch - Xuất nhập khẩu Lạng Sơn đếnthăm đồng bào người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn thấy nơi đây cóthứ men lá đặc sắc lại được nấu bằng gạo tẻ trắng lẫn nướctrong cái lạnh trên đỉnh núi Mẹ cao trên 1.541 mét. Được uốngthứ rượu thơm, ngọt êm dịu và khó say nên đã nghĩ cách vậnđộng đồng bào nấu rượu thủ công rồi bán cho công ty. “Từ sảnphẩm rượu của người Dao, công ty sơ chế, lọc bỏ tạp chất,đóng vào chai nhựa bán ra thị trường. Ngay lập tức sản phẩm“Rượu Mẫu Sơn” trở nên hút khách. Năm 1986, Xí nghiệp rượuMẫu Sơn được thành lập chuyên thu mua, kinh doanh mặt

Page 15: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

hàng này. Doanh nghiệp đầu tư máy móc, tìm tòi làm nên chairượu hình bầu cổ mẫu mã đẹp, bắt mắt, ấn tượng. Từ chỗ chỉmột vài nóc nhà nấu rượu, đến nay đã có trên bốn mươi hộ giađình ở xã Mẫu Sơn ký hợp đồng bán rượu cho chúng tôi. Nhờvậy, nhiều người có công ăn, việc làm ổn định. Họ sớm thoátnghèo, từng bước làm giàu bền vững”. Bà Vinh hào hứng kể.

Hầm rượu trong sươngCũng giống như giám đốc Vinh, bà Quan Thu Lan, dân tộc

Hoa, trú quán tại thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, Lạng Sơnrất tâm huyết với nghề sản xuất rượu, mong muốn mang thứđặc sản quý, hiếm này từ đỉnh Mẫu Sơn xuống núi đến với thựckhách xa, gần.

Theo bà Lan, người cha đáng kính của gia đình là ông QuanVăn Sinh, năm nay bước sang tuổi bảy mươi mốt. Ông vốn làmột “đại gia” trong ngành xây dựng ở Lạng Sơn. Cơ duyên đưaông lên đỉnh Mẫu Sơn, mở nhà nghỉ Chín gian ở trung tâm khudu lịch. Ông đã lăn lộn “ba cùng” với người Dao và bắt đầu muabán rượu của người dân địa phương từ năm 1999. “Cha tôi cóchín người con gái, tôi là chị cả. Niềm đam mê rượu men lá từngười cha lan truyền sang tôi. Từ năm 2011, chúng tôi cho rađời sản phẩm rượu Mẫu Sơn Trà Ký”. Bà Lan tâm sự.

Bà Lan đảm nhiệm chức vụ Quản đốc sản xuất, kinh doanhHợp tác xã Thành Công (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn). Miệngnói, tay làm, bà Lan đến từng hộ gia đình ở non cao, tìm hiểuphong tục, tập quán, nhất là những “bí quyết gia truyền” rượumen lá. Cũng chính vì khoảng 30 hộ gia đình thường xuyên nấurượu ở thôn Trà Ký, xã Mẫu Sơn giao bán cho Hợp tác xã ThànhCông nên bà Lan cùng gia đình quyết định đặt tên sản phẩmrượu của mình gắn liền với địa danh mà đồng bào người Daođã tìm ra bốn nhóm lá, trong đó có “lá cây 36 rễ”. Sau ba mươingày ủ đủ độ chín, lá cây rừng là nguyên liệu chính sẽ cho quảmen màu trắng sữa, thơm đặc trưng có đủ hàm lượng enzymđường hóa và nấm men hóa không nơi nào có được.

15VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Hầm rượu trên đỉnh Mẫu Sơn

Bà Lan hướng dẫn chúngtôi lọt vào các hầm rượu trênđỉnh cao nhất Mẫu Sơn. Tại đây,gia đình bà xây dựng hai hầmchìm rộng hàng trăm mét vuôngvà một hầm nổi được xây dựngtrên 100 mét khối đá vôi.

Một căn phòng tối om.Đường dẫn xuống hầm sâuchừng hai mét có cánh cửa gỗdày. Theo ánh đèn pin của bàLan, chúng tôi lần mò xuống cănhầm rộng khoảng mười lăm métvuông. Nhiệt độ luôn ổn địnhkhoảng 18 độ C. Bốn phíatường và trần hầm đọng một lớprêu dày, ướt nhẹp, lành lạnh. BàLan chỉ cho chúng tôi thấy hàngchum to, mỗi chum chứa từ 100đến 150 lít rượu. “Hiện nay cáchầm rượu nhà tôi có khoảng70.000 lít rượu đã tích ủ nhiềunăm. Rượu Mẫu Sơn càng đểlâu càng thơm, ngon. Uống mộtlần cũng đủ nhớ mãi”. Bà Lanchia sẻ.

Trong cuối căn hầm ngàongạt thơm, bà Lan cho biết,khoảng một nửa số rượu quý có“tuổi thọ” trong hầm trên nămnăm sẽ được lọc và đóng chaimang thương hiệu “Rượu G9Mẫu Sơn Trà Ký”. Loại rượu nàyhiện là thượng hạng ở Xứ Lạng.G9 đã gợi nhớ về biệt thự Chíngian và chín nàng công chúa củaông chủ rượu Trà Ký.

Tôi bỗng như thoảng nghevề một truyền thuyết: “Ngày xửangày xưa, Mẫu Sơn là nơi thiênnhiên vô cùng tươi đẹp, trù phú,hoa trái mùa nào cũng có đầytrên núi. Đây cũng là nơi trú ngụcủa một đàn khỉ đông đúc.Chúng chuyên hái lượm hoaquả về, ăn không hết chất đốngtrong hốc đá. Rồi chúng pháthiện có một thứ lá nếu để cùnghoa quả, sẽ lên men và sinh ramột loại nước uống rất thú vị.Đó là lá cây 36 rễ mà sau nàyngười Mẫu Sơn làm men nấurượu như một bí quyết say mê,nồng nàn”.

Ảnh trong bài viết: NguYễN DuY CHiếN

Page 16: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Vào một ngày đẹp trời, chúng tôi ghé thămđồng cỏ Khau Slao tại xã Hữu Kiên,huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Con

đường ngoằn ngoèo chạy ven sườn đồi đượcđổ bê tông với những đoạn dốc dựng đứng, mỗilần xe xuống dốc cảm giác như đi trên khôngtrung. Càng gần thôn Mạ A, con đường càng gồghề với những ổ trâu, ổ gà do xói mòn. Cả đoànchúng tôi dừng xe và đi bộ khoảng một ki lô métthì đến nơi.

Hiện ra trước mắt chúng tôi là một bãi cỏchạy dài mênh mông như một tấm thảm xanhngắt khiến tất cả cùng ồ lên thích thú. Cái tênKhau Slao có từ bao giờ không ai nhớ rõ.Dường như là sự sắp xếp của tạo hóa, cảnh đẹpkhiến du khách mê mẩn. Cả một vùng chỉ toànthảm cỏ xanh mướt rộng khoảng hai mươi héc

ta là nguồn thức ăn cho đàn gia súc của xã. Phíaxa thấp thoáng căn lán được người dân dựnglên bằng gỗ để tránh mưa nắng mỗi lần đi chăngia súc. Cuối chiều, mặt trời dần xuống núi,khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào đànngựa bạch tạo nên bức tranh đẹp lung linh nhưtrong truyện cổ tích. Có lẽ, lâu rồi tôi mới đượcchiêm ngưỡng phong cảnh đẹp đến thế!

Người đầu tiên chúng tôi gặp là bà NguyễnThị Định, người dân tộc Tày, ở thôn Mạ A, xãHữu Kiên. Gặp chúng tôi, bà liền hỏi:

- Các cháu đi mua ngựa bạch phải không?Chúng tôi nhìn nhau cười:- Chúng cháu đến chiêm ngưỡng cảnh và

muốn được cưỡi ngựa ạ!Bà quay sang chúng tôi:

16VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Đồng cỏ Khau Slaoghi chép của NguYễN PHƯỢNg

Quang cảnh đồng cỏ Khau slao với những chú ngựa bạch và người dân thân thiện. Ảnh: NGUYỄN PHƯỢNG

Page 17: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

- Ngựa ở đây thuần lắm! Cáccháu cứ cưỡi chúng thoải mái.

Tôi nhờ bà giữ dây cương đểlàm quen với đám ngựa. Sau mộthồi làm quen, tôi vuốt ve bờm vàtranh thủ chụp vài tấm ảnh vớichúng.

Câu chuyện giữa chúng tôi vớibà Định mỗi lúc một rôm rả và gầngũi. Bà cho biết đây là một trongnhững nơi cung cấp ngựa bạch lớntrong cả nước nên nhìn thấy cóngười lạ vào thảo nguyên bà cứnghĩ chúng tôi là lái buôn.

Đồng cỏ Khau Slao chăn thảđược gần một nghìn con ngựa,trong đó có hơn sáu trăm con ngựabạch thuần chủng có nguồn gốcViệt Nam. Đồng bào người Tày,Nùng nơi đây chủ yếu sinh sốngnhờ chăn nuôi gia súc. Khí hậuthoáng mát, những ngọn núi thoaithoải nối tiếp nhau và nguồn nướctrong mát giúp cho thảo nguyênxanh tốt, tạo điều kiện cho ngựabạch sinh sôi, phát triển nhanh. Sốlượng ngựa bạch hàng năm củavùng tăng đáng kể. Ngựa bạchđược chăn thả tự nhiên mà khôngtốn nhiều công sức chăm sóc.Chúng có giá dao động từ bốnmươi đến năm mươi triệu đồngmột con cái (đã sinh sản). Ngựatháu đẹp (con cái chưa sinh sản)độ tuổi một năm giá vào khoảng bamươi lăm triệu đồng. Ngựa tháu từba đến năm tháng tuổi khoảngmười tám triệu. Ngựa lấy thịtkhoảng từ mười tám đến mườichín triệu. Buổi sáng người dân lênthảo nguyên thả ngựa, chiều dắtngựa về nơi uống nước và buộcngựa vào khu riêng của từng giađình để tiện theo dõi sức khoẻ. Lúcnày chúng tôi mới quan sát kỹ toànbộ bãi cỏ, thấp thoáng bóng ngườilớn và trẻ em đang lùa ngựa, trâu,bò về bãi tập kết. Họ chỉ dùng dâythừng buộc chúng vào các cộtđóng sẵn tại bãi.

17VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Vũ điệu thảo nguyênẢnh: NGUYỄN SƠN TÙNG

Thấy lạ, chúng tôi hỏi:- Cô ơi sao gia súc ở đây không đưa về chuồng như

nhiều vùng ạ? Liệu có trường hợp nào bị mất trộm không?- Nhà nào cũng nuôi từ vài con đến trên dưới hai chục

con, ai cũng để tại bãi sợ gì mất. Đường vào xã chỉ có conđường độc đạo nếu mất trộm huy động dân tìm được ngay.Tôi lớn lên tại vùng quê này, chứng kiến bao sự đổi thay nơiđây và cũng chưa nghe thấy ai kêu mất gia súc.

Tôi trầm trồ: - An ninh ở đây tốt cô nhỉ?Một điều khá thú vị, người phụ nữ này chính là vợ của

ông Nông Quang Đảm - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã HữuKiên. Bà vốn là người phụ nữ tần tảo. Ngày bà lấy chồngđược bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng cho của hồi môn là một contrâu và một con ngựa. Bố mẹ giàu nghèo chưa biết nhưngtrước khi dựng vợ gả chồng đều có chút vốn gọi là giắt lưngcho các con. Phong tục ấy bao đời vẫn được duy trì. Cứ thếhai vợ chồng bà cũng như người dân nơi đây đều dựa vàođiều kiện tự nhiên chăn nuôi và trồng hoa màu. Theo bàĐịnh, trước đây xã Hữu Kiên rất nghèo. Đường vào xã cựckhó đi, đất bụi mù mịt và chưa có đường bê tông. Diện tíchđất đồi chiếm phần lớn nên người dân chủ yếu trồng ngô,khoai, sắn… Ruộng bậc thang có khá nhiều nhưng cả nămchỉ cấy một vụ vì phụ thuộc vào thời tiết, nhiều gia đình ítruộng còn thiếu gạo ăn. Từ khi có phong trào nuôi ngựa bạchthì nhà nào cũng dành dụm tiền để nuôi. Chẳng mấy chốccả vùng nhân giống ngựa lên theo cấp số nhân. Nhờ có thiênnhiên ban tặng, bãi cỏ trở thành nguồn thức ăn vô tận chođàn gia súc.

Page 18: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Qua từng ánh mắt, cử chỉ của người phụ nữnày, tôi cảm nhận được sự tự hào là người concủa quê hương Hữu Kiên. Từ kinh nghiệm củabản thân về nghề chăn nuôi của gia đình, bà tậndụng để phát triển kinh tế. Đặc biệt được sự hỗtrợ của Nhà nước, bà và người dân vay vốn đểtăng gia sản xuất. Gia đình bà sở hữu trên chụccon ngựa bạch. Thu nhập chăn nuôi của giađình bà Định hàng năm trên dưới trăm triệu.Phong trào chăn nuôi ngựa bạch lan khắp xã.Bà con dồn hết tâm lực vào chăn nuôi ngựabạch. Nhà nuôi nhiều nhất lên tới mấy chục con.Thời kỳ trước, bà con không có kinh nghiệm nênngựa phần lớn bị chết do bệnh, nhưng với khoahọc kỹ thuật hiện đại và sự hướng dẫn của cánbộ thú y về tiêm phòng đã hạn chế phần nàobệnh tật đối với ngựa. Từ đó ngựa được chănthả, rất ít khi bị bệnh, người dân chỉ phải phòngtránh bệnh tiêu hoá trong mùa mưa và mùađông. Ngựa bạch thuần chủng ở Lạng Sơn cóthân hình nhỏ, trọng lượng từ bảy mươi đến mộttrăm ki lô gam, chúng có lông màu trắng, mắt,mũi, móng màu hồng. Người dân thường nuôingựa để lấy thịt và nấu cao. Thị trường tiêu thụchủ yếu các tỉnh xung quanh như Hà Nội, HảiPhòng, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Nguyên …

Qua những câu chuyện của bà Định tôiđược biết gia đình ông Nông Văn Tuế, thôn SuốiMạ, xã Hữu Kiên là gia đình đầu tiên trong thônnuôi ngựa bạch. Dù trời tối dần, chúng tôi vẫnquyết định tìm gặp ông Tuế. Chúng tôi đi bộ đếnđồi Lủ Lu (còn gọi là đồi Lỗ Chuột) hỏi thăm thìthật bất ngờ gặp ông tại đây. Ông Tuế cho biết,mong ước có ngựa thồ hàng đi chợ để trao đổihàng hóa, giúp gia đình cải thiện đời sống và

thêm thu nhập thôi thúc ông vay mượn tiền đểmua ngựa. Dự định ban đầu chỉ nuôi ngựa làmphương tiện thay đổi khi ông nhận ra nguồn thunhập từ chúng khá lớn. Cái duyên nuôi ngựabạch của gia đình ông bắt đầu từ đó. Cứ thế ôngđộng viên bà con nuôi ngựa theo. Thu nhập từviệc nuôi ngựa của gia đình ông hàng nămkhoảng trên dưới bảy mươi triệu đồng. Ngoài ra,gia đình còn tăng gia sản xuất trồng rừng, chănnuôi gà, vịt… Có thể nói ông Tuế, bà Định và rấtnhiều bà con ở xã Hữu Kiên phát triển kinh tếnhờ việc chăn nuôi ngựa.

Nhìn những ngôi nhà xây vẫn còn thơm mùisơn mới, những chiếc xe máy và ô tô chạy dọcven đường, tôi thấy ông Tuế rất vui và tự hào vềngười dân Hữu Kiên. Thời khắc đói không đủ babữa của họ đã qua. Mới ngày nào họ chỉ mơ cóchiếc xe máy làm phương tiện đi lại đỡ khổ hơnvậy mà giờ đây người dân xã Hữu Kiên có củaăn, của để. Mỗi lần lên thảo nguyên thả gia súc,họ đi bằng xe máy. Đời sống bà con đổi thayhoàn toàn, nhiều nhà lắp điều hòa, ti vi hiện đại.

Chúng tôi tạm biệt Khau Slao trong mộtchiều tắt nắng. Cả vạt đồi phía trước là rừng đàorực rỡ. Những nụ hoa đào mỉm cười báo hiệumùa xuân về. Những chồi non đua nhau vươnlên sức sống mãnh liệt. Tiếng gió và thông vi vutheo sau cả chặng đường chúng tôi qua. Nhữngthảm cỏ xinh đẹp in mãi trong tâm trí chúng tôi.Tôi tin rằng mai này Khau Slao sẽ trở thành điểmdu lịch yêu thích là nơi mọi người đến chiêmngưỡng những đàn ngựa bạch thân thiện vàđáng yêu. Sức sống nông thôn mới của một vùngđất đang thay da đổi thịt. Yêu lắm Khau Slao!

18VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Mừng vận nước, tự lực tự cường, son sắt lời thề Tuyên ngôn độc lậpNức lòng dân, toàn tâm toàn ý, rạng ngời ánh thép Nhật kí trong tù

NguYễN ĐÌNH THỌ

Page 19: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Nắng đã tắt trên mái nhàtừ lâu lắm. Bóng tối bòlan từ phía chân núi

chạy ào cả vào mặt người,Máy mới giật mình dứng dậy.Từ lúc Nhỉnh bước xuống conđường phía trước nhà. Máynhìn theo lưng áo của chồngnhấp nhô khuất khỏi tầm mắtthì nỗi buồn cũng kéo đến nhưnước chảy vào chum tràn cảra ngoài. Máy cứ ngồi nghĩvẩn vơ về câu nói của Nhỉnhtrước lúc xuống thang. Mặccho tiếng gió réo trên mái ngóiđợi trời tối đã mấy lần mà đôichân như có người buộc đávào từ bao giờ.

Ánh lửa từ trong bếpbùng lên xô bóng người nhảyrần rật trên vách, tiếng mõtrâu lốc cốc từ ngoài đườngvọng lại đều đều. Thằng Engđuổi con Mụng vào chuồng,đóng cửa cành cạch rồi nhảytừng bước lên nhà. Nó laođến bên mẹ khoe:

- Con Mụng tham ăn lắm,tối không thấy đường vẫnchẳng chịu về mẹ à!

Nó cười, tự nhiên Máythấy nó giống Nhỉnh đến lạ.Nhất là nụ cười, ngày trướcgặp Nhỉnh dưới chợ phiên.Nhỉnh chỉ cười với Máy mộtcái giữa đám đông mà timMáy muốn lịm đi rơi cả xuốngbụng. Máy yêu Nhỉnh, lấy

19VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Truyện ngắn của NguYễN LuÂN

Tiếng mõgỌI XUÂn

Minh họa: THU THỦY

Page 20: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Nhỉnh cũng vì Nhỉnh cười như thế. Vậy mà lầnnày Nhỉnh rời đi, khi ngoái đầu nhìn cũng vẫnkhuôn mặt ấy, nhưng Máy bỗng thấy buồntrong lòng. Một nỗi buồn thật khó nói ra.

*Nhỉnh về khi gió heo may vừa sang, nắng

đổ trên những đám lá ngô lốm đốm hoe vàng.Chả mấy nữa thì vụ ngô sẽ đi qua. Đất nươngmột năm trồng ngô hai vụ đã bạc như cái áoNhỉnh vẫn mặc đi rừng về, vắt trên vách bốnmùa mà chẳng buồn mang đi giặt bao giờ.Nhỉnh theo đám người trong bản sang bên kiabiên giới chặt mía. Hẹn đến mùa ngô thì về.Nhỉnh về thật, nhưng được ba ngày lại vội vãđi. Nhỉnh chưa về thì Máy thấp thỏm đợichồng, về rồi lại thấy buồn, thấy sợ trong lòngkhi Nhỉnh bảo sẽ đi làm xa tiếp. Nhỉnh về ngủvới vợ hai đêm, đến sáng ra ngoài sàn ngồinhìn xuống con đường trước nhà rồi bảo:

- Tôi muốn bán con trâu đi mua máy càymẹ thằng Eng à. Sau này có tiền thì dỡ luôncái nhà, xây nhà mới ở cho thích.

Máy nghe chồng nói thế suýt rơi bát xôingô xuống sàn. Máy không tin được chỉ saumột đêm ngủ dậy Nhỉnh lại nghĩ như thế được.Hay Nhỉnh đi ra ngoài về nhìn thấy ở nhà củamình cái gì cũng không bằng người khác nênmuốn phá bỏ nó đi. Nếu như thế thì vợ mìnhkhông bằng người ta cũng sẽ bỏ đi thay vợ mớiđược hay sao. Mới nghĩ đến đấy Máy đã muốnkhóc, nước mắt rỉ ra như cái nồi bị thủng, nhỏtừng giọt xuống lèo xèo trên bếp lửa hồng.

Nhỉnh nói rồi phăm phăm bước đi. Bướcchân người thì nhanh như thế, còn lời nói nhưrìu chém xuống đá thì chắc Nhỉnh đã nghĩnhiều, nghĩ kĩ về điều ấy lắm. Máy biết Nhỉnhsợ nghèo, có lần Nhỉnh bảo cái nghèo đángsợ hơn con ma. Con ma thầy mo giỏi cúng bangày không hết, thì bảy ngày sẽ hết. Còn cáinghèo có khi cả đời người đuổi cũng khôngđi. Máy nghe thế thì chẳng biết mình sau nàycó giàu hơn không. Nhưng khi thấy Nhỉnhchuẩn bị áo quần xuống thang đi làm xa kiếmtiền thì Máy biết có cái gì đó mơ hồ đang đợiNhỉnh ở nơi đó từ bao giờ.

Nửa đêm, gió lạnh tràn từ trên đỉnh núixuống từng đợt. Tiếng cựa mình gãi chân củacon Mụng trong chuồng làm chiếc mõ kêu lốccốc. Tiếng mõ làm Máy không ngủ được. Máychợt thấy thương con Mụng trong lòng. Nó làcon trâu đã theo Máy về làm vợ Nhỉnh. Bố

thương vợ chồng Máy mới cưới không có gìtrong tay, ông dắt cho Máy con trâu về nhàchồng. Ở đất này chắc chẳng có ai thươngcon gái như bố Máy. Bố bảo, con gái bố nuôilớn như thế còn gả đi được tiếc gì con trâu.Máy lấy chồng xa, mỗi lần nhìn thấy con trâulại nhớ đến bố, lại thấy như bố vẫn bên cạnhmình ngày ngày.

Con Mụng lớn lên với Máy từ ngày còncon gái. Nó là giống trâu chịu đựng thời tiết ởnơi này giỏi đến lạ. Mùa đông khi sương muốibám trắng trên những ngọn cây, gió lạnh thổihun hút qua kẽ ván từng nhà thì đám trâu bòtrong bản đã bắt đầu lăn ra chết vì rét. Vậy màcon Mụng vẫn lặng lẽ bám lên những vàn núivạch cỏ kiếm ăn, lông nó dựng đứng cứngnhư mũi gai, lớp da đen bóng xù lên đến hếtmùa rét thì thôi. Con Mụng khôn lại hiểu tiếngngười. Những lần kéo cày trên nương, chỉ cầnlưỡi cày khẽ chạm vào đá nó đã dừng lại đểlưỡi gang sục dưới đất không bị gãy. Tới hếtđường cày, nó tự nhìn vào bờ mà biết quayđầu một cách khoan thai như người kéo. Vợchồng Máy có con Mụng kéo cày, lại chịu khóvỡ đất trên nương qua vụ đỗ, lại sang vụ ngô.Cũng dắt díu nhau sống qua ngày đến khithằng Eng được bảy tuổi như bây giờ. Vậy màNhỉnh muốn bán nó đi, mấy lần Máy nhìn thấynhà lão Kháng giàu nhất bản lái máy cày trênnương. Cái nương nhà lão vặn vẹo những đáôm vào vách núi. Lão lái cái máy nổ pành pạchlồng lên trên những sống đá suýt ngã mấy lần,mẻ cả lưỡi cày. Vậy mà mỗi lần Nhỉnh đi qua,lão lại cố tình dừng cái máy lại, cho nó nổ kêuváng lên như con lợn sắp chết. Người trongbản qua lại ai cũng ngắm nghía cái máy càycủa lão, trong bụng lại thầm ao ước có cái máycủa lão cày trên đám nương nhà mình.

Nhưng Máy không hề thích, Máy chỉmuốn chạy theo con Mụng trên nương. Chậmcũng được, không bằng ai cũng được cứ thếđã bao năm. Có khổ cũng chẳng thể khổ hơnđược nữa. Nhưng Nhỉnh thì không nghĩ thế,Nhỉnh muốn có cái máy cày như nhà lãoKháng. Chẳng biết đường cày có tốt hơn, câyngô có cho cái hạt to bằng ba bốn lần hạt cũkhông mà Nhỉnh lại muốn như thế. Càng nghĩMáy càng thấy lòng ngổn ngang như có ngườixeo những tảng đá lớn lăn ầm ầm xuống váchnúi chắn ngang trong người chắn mất lối đi.

*

20VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 21: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Máy còn nhớ lúc mẹ chồng sắp mất. Mẹcầm tay Máy bảo, bố mẹ chẳng có gì để lại.Chỉ có căn nhà này cho hai đứa. Đàn ông nhưcái kèo, cái cột. Đàn bà như cánh cửa khépvào mở ra. Mùa đông đóng vào thì ấm, mùahè mở ra thì mát. Vợ chồng bảo nhau màsống chung thủy như đá núi. Máy không đượcsinh ra trong căn nhà này. Nhưng nó cũngchẳng khác gì với căn nhà của Máy khi xưa làmấy. Nhìn lên từng gốc cột, từng tấm ván,từng góc nhà đều thấy dấu vết của những conngười đã sống trên ấy để lại. Máy nhìn lên cáicột nhà bếp, thấy nó nhẵn bóng. Nhà nào ởđất này đều có những cây cột bên bếp lửanhư thế. Người ta bảo cây cột ấy là cái ghếtựa cho đỡ mỏi lưng của đàn bà trong căn nhàkhi đã cúi mặt từ sáng sớm đến khi gà nhảylên chuồng. Cái cột cũng hóa thành cái khănlau nước mắt buồn, vui của đàn bà trong nhàấy. Ngày Máy mới lấy chồng, mỗi lần nhớ nhàcũng chỉ biết áp má gục mặt lên cây cột bếpmà khóc qua ngày đấy thôi. Căn nhà có lớnđến mấy thì đàn bà cũng chỉ đi từ bếp lên đếngiường ngủ của mình. Còn đám đàn ông thìchỗ nào cũng có thể đặt chân đến. Chỗ nàochẳng là của đàn ông. Căn nhà này cũng thế,bố chồng mất đi thì mọi chỗ đều là của Nhỉnhcả. Vậy mà Nhỉnh vẫn thấy chưa vừa ý, vẫnmuốn bỏ đi cái nơi Nhỉnh sinh ra, biết lớn lên,biết lấy vợ sinh con thì lạ quá.

*Tiết trời đã sang giữa đông. Đêm đêm

Máy nằm nghe tiếng gió chạy lào rào trên máimà nghe như có tiếng ngựa chạy trong lồngngực. Máy chợt thấy nhớ Nhỉnh đến nao lòng.Chẳng biết nơi Nhỉnh làm có lạnh như thế nàyhay không. Từ ngày đi Nhỉnh chưa nhắn tinvề lần nào. Có người đi làm từ bên kia về bảoNhỉnh đi vào nơi xa lắm. Nơi ấy kiếm đượcnhiều tiền, nhưng chẳng có người quen.Chẳng nhiều người dám đi, nhưng Nhỉnh đi.Máy nghe thế thì thấy lòng rộn lên như cóngười đốt than trong người. Máy thươngNhỉnh bao nhiêu thì giận Nhỉnh bấy nhiêu.Làm vợ chồng bằng ấy năm nhưng chưa baogiờ Nhỉnh biết Máy muốn gì. Máy không muốnmáy cày, cũng không thích nhà mới, mua xemáy xuống chợ phiên như Nhỉnh vẫn nói. Máychỉ cần Nhỉnh ở nhà, mùa xuân gieo đỗ, mùahè trồng ngô, đông qua thì hái măng đốn củi

cũng sống được già như bố mẹ đã từng sốngcó sao đâu. Những ý nghĩ ấy như dòng nước,vỗ ì ụp vào đầu Máy mà ngỡ nó làm mòn cảngười Máy đi từng ngày.

Những đám lúa cuối cùng trên nương đãgặt xong, người ta gánh về đổ ào ra nhữngtấm cót rách bươm phơi nắng trên sàn nhà.Trời nổi gió khô hanh. Từng mảng đất nâuxám bắt đầu nứt toác ra đút cả bàn tay vàođược. Đêm đêm, những đốm lửa cháy lập lòeđỏ trên những vàn núi. Chả mấy nữa mà lạitết, mùa xuân sẽ sang. Cây rừng cựa mìnhđón mầm xanh mới. Đất trời cứ xoay vòngnhư thế, còn người thì sấp ngửa chạy theođến hết đời vẫn không rõ mình ở đâu.

Đám người đi chặt mía, đi làm công ty ởxa đã lần lượt trở về. Người ta ngồi từng đámnói chuyện với nhau về tiền, về những thứ ởnơi nào đó xa lắm mà Máy chưa nghe bao giờ.Có người trở về thì hân hoan vì kiếm đượcnhiều tiền. Mua ti vi, xe máy, máy cày chất đầygầm sàn, trên nhà. Nhưng có người thì trở vềnhư kẻ trúng ma, khuôn mặt đờ đẫn, dật dờ vìbị lừa mất tất cả những công sức bỏ ra trênđất quê người. Máy nhìn những căn nhà tốisầm, im ắng tiếng người, lại nhìn những cănnhà ầm ĩ tiếng nhạc, tiếng cười đùa chợt thấysợ hãi khi nghĩ về nhà mình. Đã gần tết lắmmà Nhỉnh chưa thấy về. Máy đã đánh tin mấylần mà không thấy đáp lại. Có người bảoNhỉnh đi chặt mía xong lại lao sang làm thợxây. Làm gì bên ấy cũng kiếm được nhiều tiềngấp hai, gấp ba bên mình. Vậy là Nhỉnh cứ đinhư thế, Nhỉnh muốn biến nhà mình thànhngôi nhà nào trong bản này Máy không biết.Nhưng một thứ bóng tối đã lan ra trong lònghai mẹ con Máy vào mỗi buổi chiều muộn màbóng dáng Nhỉnh vẫn chưa thấy trở về.

*Những cơn mưa nhỏ rì rào chạy trên

những vàn núi. Rồi trời có nắng, buổi sáng nhìnlên vách đá, thấy những đốm hồng hồng đỏcủa đào rừng bắt đầu nở. Trời đã gần tết lắm,ngoài suối bắt đầu có người đem lá dong rửasớm. Đám đàn bà trong bản mang chăn rangoài hàng rào phơi nắng đón tết. Ở ngoài thìvui thế, nhưng thằng Eng vẫn ngồi trong nhànhìn ra cửa. Máy biết thằng bé đang nghĩ gì.Mấy ngày trước nó vẫn bảo bố về sẽ mua chonó hàng trăm thứ mà những đứa trẻ khác trongbản đang có. Nhưng đêm qua ngủ với mẹ,

21VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 22: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

thằng bé nói chỉ cần bố về với nó là được. Nóirồi thằng bé khóc, nó khóc mà nước mắt Máycũng chảy theo con. Cứ như thế, hai mẹ conthiếp đi trong giấc ngủ chập chờn qua đêm.

*Nhỉnh trở về vào một buổi chiều. Những

quầng mây tím sẫm báo hiệu một đêm lạnhhơn. Máy nhìn mãi mới nhận ra chồng mìnhsau lớp áo quần rách bươm lấm đầy bụiđường. Nhỉnh thả từng bước chân nặng trĩumệt nhọc lên thang nhà. Trên khuôn mặt hốchác như người lạc đường rừng đã mấy tháng,đôi mắt Nhỉnh nhìn Máy chất chứa bao điềukhó nhọc để nói ra lúc này. Nhỉnh ngồi bệtxuống bếp đưa tay ôm lấy đầu. Máy ngồi bêncạnh mà như thấy ai thò tay vào ruột xé từnghồi. Hai người cứ ngồi im lặng như thế, Máychẳng biết nói gì lúc này. Chỉ có thằng Engvẫn tíu tít bên cạnh khi thấy bố trở về, nó nhảyào vào lòng Nhỉnh cười đùa. Nhìn hai bố conNhỉnh đùa nhau, Máy chợt thấy lòng ấm lại,nỗi xót xa cũng vơi bớt đi phần nào.

Đêm xuống, Nhỉnh nằm bên cạnh Máy màkhông nói lời nào. Hơi lạnh luồn qua kẽ vánthấm vào lớp chăn mỏng kéo Nhỉnh sát hơnvề phía Máy.

- Tôi bị người ta lừa mất hết tiền công rồiMáy à, tôi cố lắm mới có tiền về nhà thôi!

Tiếng của Nhỉnh như hắt ra từ khe ngựcmỏng phập phồng. Cả người Nhỉnh run lên.Máy quay đầu lại đặt tay lên ngực chồng khẽbảo:

- Mình còn tôi, còn thằng Eng kia mà.Nhỉnh khẽ ôm Máy vào lòng mặc cho hơi

ấm tỏa ra giữa hơi lạnh đang vấn vít tràn vàotrong nhà. Đêm đã sâu lắm. Tiếng thằng Engnói trong cơn mơ ú ớ kéo Máy vào giấc ngủmà trong lòng trộm nghĩ. Qua đêm nay rồingày mai mặt trời lại lên. Nhỉnh sẽ ở nhà, vàmọi thứ lại bắt đầu như những gì vợ chồngMáy vẫn sống những năm qua.

*Đã lâu lắm Máy mới dậy muộn như thế,

trời sang xuân từ khi nào không hay. Máy nằmnghe tiếng rìu bổ củi dưới sàn vang lên khekhẽ của Nhỉnh mà thấy lòng chợt vui. Đâu đó,trong sương sớm tiếng mõ trâu vang lênchầm chậm. Máy nghe như tiếng nổ của máycày, hay tiếng nhạc từ đâu đó vọng lại. Máygiật mình nhỏm dậy, ngó ra ngoài sàn. Câymơ trước nhà đã nở bung những cánh hoatrắng muốt đón xuân từ bao giờ.

22VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Noi gương

Bác, thanh niên Xứ

Lạng luyện

rèn ý

chí, xây đắp quê

hương sánh vai

cùng cường quốc

Họctập

Người,tuổitrẻ

LạngSơntu

dưỡngtinh

thần,điểm

tô đất

nướcrạng

rỡkhắpnămchâu

NguYễN KHẮC ÂN

Page 23: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Khương mang con bé đi.Những bàn chân dò dẫm xuống đá, xuống

triền đồi trơn trượt như vừa đổ mỡ sau cơn mưalúc trời trở về sáng. Nghe lầm rầm, tấm táchtiếng những giọt sương từ nghìn chiếc lá đổxuống nền rừng.

Dốc, dốc mãi. Hết dãy đá là tới lườn condốc thân bằng sét thịt, trơ khấc những sống trâutrượt khỏi vành chân. Con bé bám vào Khương,nó bấu bằng cả hai bàn tay mum múp những đốtngăn ngắn nên không đủ chặt. Nó không biếtKhương đưa nó đi đâu, nhưng trong tiềm thứcsâu xa, ý nghĩ sợ rét, sợ đau vẫn luôn tiềm ẩn.

Mảy mặc cho nó cái áo len đỏ thân dài trùmhông ngoài hai cái áo đông xuân cao cổ. Bênngoài còn có một chiếc áo khoác mầu thậm bãtrầu có chùm lông hung hung chạy quanh viền

mũ. Tất cả được người ta cho trong đợt về thiệnnguyện ở bản Bò Cày.

Con bé không lạnh trong người. Nó chỉ réttê đi hai bàn tay và đôi chân giá còn người lạitoát mồ hôi sau mấy lần vải. Giá kể Khương biếtnó lạnh, Khương biết nó nóng, nó khó chịu,Khương sẽ không đưa nó đi..

Khương có thương nó không? Nó thì nóthương Khương. Mỗi khi Khương ở ngoài rừngvề, với con dao đeo bên hông đã trĩu xệ và gánhcây lớn trên vai, dù đang làm gì, hễ nhìn thấy lànó nhất định ra chỗ Khương, hai tay từ từ túmkhuỷu áo Khương lắc. Nó cũng đưa tay hứnggiọt nước đang chạy xuống mặt Khương nhưngKhương toàn gạt ra. Khi ấy mặt Khương sạmhơn, lùi lại và Mảy đã ở bên nó, nói gì đó, chỉ chỉtay dẫn lên nhà.

Nó lên chín, ngộc nghệch… Nó biết nói từ“Mảy” dù còn lọng ngọng nhưng không biết nói

23VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Lộc xuânTruyện ngắn của PHONg NguYÊN

Minh họa: THANH SƠN

Page 24: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

từ “Khương”, vì từ “Mảy” dễ, dễ thoát ra khỏimiệng nó còn từ “Khương” thì không, cứ chèntắc, ngắc ngứ nơi cuống họng. Nhớ khi nó tập,cố mãi mới được từ “ương”, Mảy cười, nhưngKhương mặt rắn đanh lại làm Mảy phải nín thinh.Nó còn tập nữa, cho đến khi Khương đập toáccái ba ba hứng rượu vào cột nhà. Mảy ôm nó,che cái lưng ra phía ngoài, tay bịt miệng nó. Từấy nó không nói “ương” nữa, nó chỉ biết “Mảy”,“Mảy”, dù âm phát của nó chỉ là “ảy”, “ảy” mà thôi.

*Hôm nay Khương mang nó đi bỏ! Khương chịu không được cái mặt thóp trên

đầu, phình dưới má của nó. Mảy gọi nó là cáigì? Cái gì? Khương không nhớ nữa. Hình nhưkhông gọi là gì vì từ lúc ra đời, thấy đầu nó to dịthường, Mảy chỉ khóc ngất. Suốt nhiều thángròng, Mảy ôm nó, xoa vo cho đầu nó tròn vàgiấu mình, giấu mọi người ngồi trong xó vách.Nhưng đầu nó chẳng bao giờ bé lại bình thườngcả. Mảy khóc, rồi không khóc. Mảy lùi lụi tập chonó ăn, tập cho nó đi. Mảy bày đồ cho nó chơibằng mấy bắp ngô khô với cái ghế gỗ con. Mùagặt, Mảy đặt thêm vào tay nó một cành cây, bảohua hua lúc gà vào quấy. Nhưng chẳng mấy khinó nhớ hoặc có khi lại ành ạch đuổi theo mấycon gà khắp sân. Khương giận. Nó là con đẻcủa Khương nhưng Khương chưa chấp nhậnnó được một lần. Không chỉ vì Khương khôngmang nặng đẻ đau như Mảy mà vì người ta chỉtrỏ khiến Khương không còn dám mang mặt đếnnhà ai dự đám. Qua nhà Khương, người ta cũngtránh không đi lối ấy mà chọn lối đằng xa. Thầygiáo đã bảo nhà Khương không có ma nhưngngười bản vẫn sợ, vẫn lánh xa và gạt Khươngra như sợ con cùi con hủi.

Không có nó nữa thì Khương thoát tội nợ.Không có nó thì Mảy lại cười, lại đẻ cho Khươngnhững đứa con khác. Không có nó thì dân bảnlại nhìn Khương như cũ, lại trọng Khương vàonhững việc đình đám lớn lao. Ông Khày páKhương từng là bộ đội Cụ Hồ, từng vào sinh ratử khắp mặt trận từ khi quân lên vùng này chođến khi miền Nam hoàn toàn thống nhất. Ôngtrở về, tương đối lành lặn, chỉ hay đau đầu lúctrái gió trở trời. Ông lấy vợ, sinh Khương và nămngười con gái khác. Ông được trọng vọng, làmtrưởng làng, là cán bộ đảng viên. Khương kếông được trọng vọng, nể vì. Rồi nó ra đời, cuộcđời Khương chìm trong màn sương giăng xámtro ủ dột. Khương ghét con bé. Ghét nó vì nó!Ghét nó vì nó là con Khương!

Hoa đào điểm những cánh đầu tiên. Bật ratừ lớp vỏ mốc những chồi lá và những mầm hoa

bắt đầu quậy cựa. Những cánh sớm đã bật rađơn lẻ. Màu hồng nhạt phai, trắng trong lớp mù,nhìn thật kĩ mới ra màu phớt đào nhè nhẹ.

Con bé không biết Khương đưa nó đi đâu.Lần đầu tiên Khương cho nó ra ngoài. Đi khekhẽ không báo cho Mảy biết. Nó mong có Mảy,Mảy sẽ dìu nó đi, hoặc Mảy sẽ không để chânnó lạnh. Đôi dép nó đi đã bị tuột ra bên kia đầudốc. Lúc ra khỏi nhà, đường trơn trượt, Khươngđi lại cho nó hai lần nhưng rồi vẫn thế nên đãquẳng đi luôn. Cả chân Khương lẫn chân nó đềubằm trên đất. Những cơn mưa bụi tháng Chạpkhó chịu, thấm đẫm ngày đẫm đêm. Giá kểkhông có con bé, mưa cũng không đến nỗi. Giờthì tại cả con bé, tại cả mưa, tại cả Mảy, tại tấtcả làm Khương ứ tận trong gan phổi, cả ngườibừng bừng như phải bả.

*Chín năm trước Khương với Mảy lấy nhau.

Những đứa bé lần lượt đến nhưng không đứanào ở với bụng Mảy quá năm tháng. Đến nó,nhen nhóm, vui lắm, giữ gìn, để rồi đủ ngày đủtháng và…

Khương không muốn nghĩ nữa. Nghĩ rồi lạithấy khổ, thấy nỗi bất hạnh đeo bám. Nỗi bấthạnh dưới thân hình một đứa trẻ. Nó cứ nằmmãi, nằm mãi với cái đầu nặng trịch. Bốn tuổi nómới biết ngồi. Cái ngồi đổ về đằng trước hoặcngật ra đằng sau. Rồi Mảy tập, tập mãi, nó biếtđi, chắc lúc đã lên sáu lên bảy. Khương khôngnhớ, mà hình như cũng không có gì để nhớ vìKhương bỏ vào rừng rất lâu. Khương khôngmuốn nhìn thấy Mảy, nhất là không muốn nhìnthấy nó. Khi Khương về nó đã đứng dựa đượcvào vách, đã lần được xuống thang rồi cười mắthim híp theo tay chỉ của Mảy. Và khi nó đi đượcra ngoài, lời ác ý nhiều bằng bao nhiêu nămcộng lại. Khương bỏ vào rừng miết vì thường ởnhà Khương sẽ say hoặc không chủ định màmuốn đánh nó. Mảy sẽ khóc, hoặc giơ lưng rachịu cho Khương đánh, hoặc chống lại Khương.Kết quả nào cũng chỉ có Mảy bị đau, bị tổnthương và Khương cũng vậy.

Khương lên rừng để mặc mẹ con Mảy ởnhà. Như thế dễ thở hơn với Mảy, với Khươngvà với cả con bé. Nhưng giả thử không có conbé thì sao? Một lần Khương nghĩ vậy, nó thoátnhanh ra khỏi đầu như con rắn trườn nhanh quavết đá. Vết đá trở đi trở lại, mòn vẹt trongKhương cái ý nghĩ sẽ bỏ nó đi, bỏ nó thật xa.Qua khỏi lưng dốc này là rẽ vào rừng. Vào sâutrong ấy con bé sẽ lạc lối ra. Nó không thể trởvề. Mảy cũng sẽ không thể đi tìm nó. Lâu rồiMảy không đi rừng, Mảy đã quên lối như contrâu nhà chẳng biết đường đi trong rừng nữa.

24VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 25: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Bàn tay con bé nặng trĩu vạt áo Khương.Chúng đã lạnh tê và co quắp thành đóng khớp.Chân con bé không còn bước được nữa. Chúngríu lại rồi đứng yên sau nhiều lần ngã vập ngãdúi. Cái đầu lưa thưa tóc cắt ngang qua gáychụp vào thóp như một bộ tóc giả ướt lượtthượt, dính bết bùn. Cái lạnh cùng theo đó ngấmvào da thịt. Nếu không có nó. Nếu không có nó.Ý nghĩ ấy cứ trở đi trở lại đầy Khương kéo nóđi. Chỉ cần qua khỏi lưng dốc này, chỉ cần rẽ vàolối mòn kia, nhất định nó sẽ lạc, Mảy sẽ khôngthể tìm và Khương sẽ trở về nhà như vừa đirừng mọi bữa.

Con dốc trở nên hung dữ, dựng ngượctrước mặt con bé. Rồi rừng mở ra. Những dâyleo lộn xoắn chằng trên những thân cây phảihơn một hai người ôm mới xuể. Rừng phả rahơi lạnh, lạnh hơn ngoài khoảng đất nó đangđi. Khương không biết nó lạnh, nó ngã nên giờcả đau nữa. Nó chỉ “ự… ự…” được qua cái lưỡingắn nên Khương không biết nó kêu gì. Vàhình như những tiếng kêu ấy chỉ càng thúcKhương đi nhanh hơn, dữ hơn. Nó không biếtđiều gì đang xảy đến. Nó sợ. Nó nhớ Mảy. Nónhớ cái bếp ấm Mảy luôn để lửa cháy nhữngngày gió thổi.

*Vượt qua quãng dốc này sẽ vào rừng. Con

bé đã ngồi bệt xuống. Nó giương đôi mắt húphíp nhìn Khương. Lần này thì Khương bất lựckhông thể kéo nổi nó đứng lên. Bao nhiêu suynghĩ dồn vào như con thú dồn vào chân núi.Khương đi tới đi lui. Khương nhìn nó rồi nhìnkhoảng rừng đổ mưa trước mặt. Dưới chân, đấtnhão ra. Con dốc vắng chẳng ai đi ngày mưa rétnhưng Khương cũng muốn thật mau tránh khỏinó. Mảy có thể đi tìm, và ai đó có thể bắt gặp.Khương có thể sẽ phải dẫn nó về, và việc ấy làmKhương phát sốt.

Chân Khương trượt đi. Một, rồi cả haikhông còn đứng vững. Phía bên này con bé vẫnngồi. Phía bên kia không còn trông rõ ngườiKhương. Rừng vẫn chìm trong màn nước lạnh,lâu lâu rúc lên tiếng chim trốn giá dưới gốc cây.Mắt Khương sầm lại. Cả thân mình không cònsức lực văng đi. Độ gần dứt một hồi chim kêulần nữa Khương va đánh uỵch. Phía trên chỉ cònlà một màu tối mờ.

*Con bé chỉ chỉ tay. Những ngón múp míp

của nó hua sang phía bên kia sườn dốc. Từ lúcKhương rơi xuống đấy không biết bao lâu, conbé không có khái niệm về thời gian, nó chỉ thấy

lạnh, thấy đói và rồi thấy sợ. Nó chưa vắng Mảylâu đến thế. Khương cũng không còn nhìn thấynữa. Chỉ còn nó một mình. Mưa cũng đã tạnhvà trời hơi có nắng. Mặt trời không nhìn rõ qualớp mây xám nhưng cái rét cũng lùi dần đi. Nócố đứng lên, hình như bàn chân bớt giá. Bướcchân của nó toan nhoài về bên phải rồi lại nhoàisang trái, định đi tiếp về bên kia con dốc rồi lạiđịnh xây lưng ngược về phía sau. Thực ra, bướctrái hay bước phải, trước hay phía sau với nóđều không khác nhau. Nó không có khái niệmvề trước sau, bên này hay bên kia. Nhưng trongtâm trí nó, Khương đang ở đây, bên dưới sườndốc. Nó đã thấy Khương trượt xuống ấy, như cáilần nó trượt xuống cầu thang nên chắc làKhương đau.

Bất giác con bé rờ xuống chân. Cú ngã lầntrước khiến nó đau như người phải bỏng nhìnthấy nước sôi thì sợ. Con bé lại ngồi xuống, nókhông biết phải làm gì. Nếu mà có Mảy, Mảy sẽchỉ cho nó.

*Mảy thức dậy giữa lúc mưa còn nặng hạt.

Thứ mưa báo xuân thường khi trước vẫn khiếnMảy vui. Vì như mọi người, Mảy chờ xuân tới,đón cái rạo rực của đất trời với những cànhđào, cành mận tắm mình khoe trước nắng.Xuân vùng cao, tiếng người gọi nhau đi chơihội, tiếng chày giã bánh thử sự dẻo dai khéo léocủa trai gái âm vang, rạo rực lòng núi. Nhưngbây giờ, hay lâu rồi Mảy không còn chờ xuân.Tháng ngày của Mảy không khác nhau từ khicó con bé. Nó bạc một màu buồn, vì Khươngkhông thương con bé, không thương Mảy nhưthủa xa xưa.

Ngày Mảy mười hai, Khương đã nhờ thầysang đặt đám. Pá mế Mảy cũng ưng vì nhàKhương có pá Khày làm rạng danh cả vùng cảbản. Nhà Khương lại to nhất vùng. Những câycột lim chắc lẳn hơn một thân người ôm. Dướichân cột kê bằng đá hoa xanh đẽo tròn như cốiúp ngược. Lâu ngày lên nước, cả cột cả chânkê ánh hoa sáng bóng những vân.

Cái nhà ấy theo mấy năm chạy chữa choMảy và Khương đã cùng người về nơi khác,thay lại bằng cái nhà cột chỉ còn to hơn gangtay Mảy ít nhiều. Nhưng Mảy không màng lắmchuyện nhà cột to hay cột nhỏ. Điều khiến Mảychảy nước mắt vào trong là Khương chẳngcòn như cái hồi theo Mảy đi học qua năm conđồi hát “Thương căn shíp vằn tàng cũng sẩu -Bố thương căn lườn tở kéng lườn nủa cũngquay” (Thương nhau đi mười ngày đàng cũng

25VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 26: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

gần - Không thương nhau nhà dưới cạnh nhàtrên cũng xa), quyết ưng cái bụng bắt Mảy nghỉhọc lấy Khương suốt gần tháng trời mà khôngbiết mỏi.

Mảy nhớ giữa mùa tháng tám pá Khày dẫnngười sang dạm mối. Pá Mảy là em nhànhdưới, gọi pá Khày là anh thúc bá, lại có thầy tàođứng đầu tộc dẫn sang nên ưng lại càng ưng.Ở bản Bò Cày, người bản chưa tới mấy chụcnóc nhà nên anh em trong họ lấy nhau chẳngphải là việc hiếm. Nhất là khi Mảy xinh nhất bảncòn Khương là con nhà gia thế lại thích Mảymột lòng.

Mảy nhớ khi Mảy nghỉ học để dệt áo dàiđen, dệt chăn gối tặng cho pá mế, chị em nhàchồng thầy Tính có đến. Thầy động viên, thầynói đến việc nên để cho Mảy đi học, nên để choMảy lớn đã và anh em đồng tộc lấy nhau khôngtốt nhưng người lớn hai bên đều không vừabụng nói lạnh cho thầy đi. Từ khi những đứa trẻđều không chịu ở bụng Mảy cho đến khi con béthành hình như bây giờ, mười mấy năm, có đôiba lần lời nói của thầy trở lại khi Mảy ngủ.Nhưng khi tỉnh dậy, mọi thứ lại u mờ trong tâmtrí. Hôm nay Mảy quyết định xuống lại trường đểhỏi thầy vì sao.

Trong bản Mảy, nhiều đứa trẻ con cũngkhông khôn lanh như lũ trẻ Mảy từng gặp khi rachợ huyện. Nhưng Mảy nghĩ do chúng học ít,chúng không được ăn ngon, không được chămchút như người ta. Như con bò con bê, con nàođược ăn cỏ tốt, được chải lông mềm cùng béomượt khôn lanh. Con nào rơi phải nhà nghèo,bộ da lợt lạt trông lủ đủ lù đù.

Mảy nhẹ ra khỏi nhà lúc con bé còn ngủ vàKhương vẫn ngáy khè khè bên gian vách. Mảytính chỉ đi độ một thôi giờ, chừng non hoặc hơnhai nồi cơm rượu chín Mảy sẽ về đến nhà. Khiấy con bé sẽ vẫn còn ngủ, nó thường vẫn ngủcho tới khi Mảy đánh thức. Thầy Tính học nhiềucon chữ, thầy nhất định sẽ nói cho Mảy biết phảilàm sao..

*Con bé lay vai Khương. Chẳng biết nó lần

mò thế nào mà đã xuống được nơi Khương ngã.Khương mở mắt nhìn lên, thấy mặt trời xiên vàomặt, rọi trên khoảng dốc xa xa. Ánh mặt trờinhưng nhức kéo mắt Khương sụp lại và rồi thầntrí cũng đổ xuống mê man như người chuốc mêbị lịm. Đã hàng tháng nay Khương không ngủ.Cái ý nghĩ bỏ con bé trở đi trở lại giày vò. Từ

ngày con rắn độc ấy bò lướt qua, Khương cứnhìn chòng chọc lên những cây kèo, cây cột vắtngang đỡ mái. Một con rắn, một nghìn con rắn,bò dọc bò ngang. Cái viễn cảnh trút bỏ gánhnặng khiến những sợ hãi, dằn vặt biến mất mỗikhi trời sáng. Khương nằm thiêm thiếp. Giấc ngủkhông bị chói nắng bởi con bé đã dùng cái bóngcủa mình che bớt mặt trời. Không biết nó có ýthức được việc mình làm nhưng cái bóng ngộcnghệch của nó đổ lên mặt Khương một khoảngdìu dịu. Mặt trời ngày đông cũng hiền, Khươngngủ say cho tới khi con bé lay lay lần nữa.

Khương mở mắt, chống cả hai tay đểgượng ngồi. Một cơn đau từ mạng sườn ấp lại,nhói buốt tới tận đỉnh đầu. Bây giờ Khươngmới để ý tảng đá đen sì bên cạnh. Khương đưatay rờ ngực, rờ mạng sườn. Có lẽ là gãyxương. Khương nhăn mặt nén cái đau. Con bétừ từ đưa tay rờ theo. Khương không đủ sứcđể gạt nó ra, cũng không có ý nghĩ sẽ gạt taycon bé nữa. Bàn tay vô hại, chậm chậm, rờ rờ,chẳng đủ để làm Khương đau. Có lẽ đó là bàntay chẳng thể làm đau được ai. Từ trước tớinay, chỉ có Khương và người ta làm tổn thươngcon bé. Khương thấy sống mũi mình cay.Những búp tóc trên mặt con bé bay bay. Nắnglên và gió đã làm khô mái tóc ướt nhẹp khisáng. Khương thấy nó cười, cái miệng và cảđôi mắt đều cười. Một điệu cười riêng, ngônghê nhưng vô hại.

“Ương…ương…”. Không biết từ đâu,những âm thanh ấy lại thoát ra khỏi miệng nó.“Au…au…”

Một dòng nước mắt chảy xuống máKhương. “Ương…ương…au…” con bé lại lầmbầm. Khương thấy như miệng nó thổi. Mảy đãtừng làm thế mỗi khi nó đau. Khương bặm chặtmôi, nước mắt lại trào ra cay sè.

Con bé ngước lên. Nó từ từ đưa tay. Nướcmắt tụ lại trên đầu ngón trông nghiêng như giọtsương trên búp lá. Phải rồi, “Sương”, Khươngsẽ đặt cho nó là Sương. Khương sẽ dạy cho nónói. “Mảy” là “mế” và “Khương” là “pá”, “páKhương”..

Gió trên cao thổi những âm thanh vi vu nhưtiếng sáo tiếng đàn, tiếng quả nhạc gọi hội lồngtồng giục xuân khi trầm khi bổng. Khương chốngtay để con bé đỡ mình. Đường lên không còntrượt. Nắng đã thổi khô đám đất để hai cha conbước dễ hơn. Đâu đó có tiếng chim rừng gọihoa đang nở. Những mầm cây tách vỏ dướinắng gọi lộc xuân.

26VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 27: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Đêm trừ tịch, trước thềm xuân Nhâm Tý -1972Đường phố vắng tanh, không một bóng

người. Xe tuần tiễu của quân Mỹ và lính cộnghòa đan như mắc cửi.

Dòng Hương lặng lờ trôi. Chiếc thuyềnnhỏ rạch màn đêm, áp sát vào bờ khuất dướibóng rặng liễu. Trên thuyền, chàng trai và côgái cầm tay nhau lưu luyến thầm thì:

- Đi an lành - mạnh giỏi- Ở lại mạnh giỏi - an lành- Chờ!

- Chờ!Quan sát xung quanh, chàng trai nhanh

nhẹn lên bờ, bước vội. Cô gái ghì súng canhchừng, dõi theo bóng chàng trai khuất hẳn trongđám lau sậy ven sông, mới nhẹ nhàng quaymũi thuyền lướt êm vào màn đêm dày đặc.

Chỉ có dòng sông biết.*

Quán chè của hai mẹ con chị Từ, đầunăm 1975 luôn có khách vào ra. Khách khi làmột chị bán rong bánh bèo, bánh khoái, khi làmột người bán rau quả, là một anh đạp xíchlô, chú bé đánh giày, một chàng sinh viên khôi

27VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Dùng dằngBẾn ngỰ

Truyện ngắn của NguYễN ĐÌNH THỌ

Minh họa: HOÀNG VĂN ĐIỂM

Page 28: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

ngô, một cặp vợ chồng quý phái, có khi là mộtgia đình nhỏ bố mẹ và con gái ... Người đứng,người ngồi, ăn uống chuyện trò rôm rả.Thường chỉ thấy chị Từ bán hàng, còn cô gáihiếm khi có nhà.

Không hẳn vì chè quá ngon, từ trước tớinay vẫn chè bà cốt, chè kho, mè xửng, lạcrang húng lìu, thỉnh thoảng có chè đậu ván,chè hạt sen. Không hẳn vì có giàn hoa giấymàu tím tươi đẹp thay hàng hiên râm mát vàmột dò phong lan trắng muốt nho nhỏ xinhxinh treo lủng lẳng khi bên phải, khi bên tráigóc giàn, hơn nữa quán cũng chỉ là một ngôinhà mái lá nhỏ hẹp. Không hẳn chị Từ quá dịudàng mến khách, hiền lành và đẹp. Cũngkhông hẳn vì con gái chị mang vẻ đẹp thánhthiện, đôi mắt, làn da, mái tóc có những nétcủa người phương Tây.

Chồng hy sinh trong trận chống càn ác liệtcuối năm 1952 khi chị Từ đang mang thai hơnbảy tháng. Sống góa bụa, không còn họ hàngthân thích, mười chín tuổi, chị còn trẻ quá.Lam lũ, vất vả mãi đến sau tết Mậu Thân1968, hai mẹ con chị với chiếc thuyền nhỏ vàhai tấm lưới giăng, từ Đập Đá phiêu dạt đếnxóm chài ven sông Hương. Gọi là xóm chài,nhưng chỉ vẻn vẹn dăm bảy nóc nhà nhỏ máilá nằm rải rác dọc bờ sông, quay mặt rađường cái. Bà con xóm giềng vui vẻ, thânmật, tắt lửa tối đèn có nhau. Ngày ngày, haimẹ con lênh đênh sóng nước, giăng lưới bắtcá, đem ra chợ Đông Ba bán. Dành dụmđược một ít tiền, chị mở thêm quán chè nước,vừa tăng thu nhập, vừa bù cho những ngàymưa gió, ốm đau.

Do hoàn cảnh khó khăn, Nhạn - con gáichị - chưa học hết bậc thành chung phải nghỉđể giúp mẹ kiếm sống. Lớn lên không biết mặtcha, tuy còn trẻ, Nhạn sớm thấu hiểu phận đờicủa mẹ. Ai cũng tấm tắc trước vẻ đẹp của mẹ.Đúng như mọi người xì xào “Gái một con ...”.Nhiều chàng trai muốn được cùng chia sẻ, mẹvẫn khéo léo khước từ vì một lẽ giản đơn trọnnghĩa với chồng con, dù chồng đã khuất.

*Đầu xuân 1975, Huế hình như có một cái

gì đó đang nén lại, nặng nề, căng cứng. Phốxá, chợ búa đông đúc, có phần vội vã hơn.Nhà ga, bến xe vẫn nhộn nhịp, khá nhiềukhách lễ mễ hành lý cùng gia đình đi vàoTourane (Đà Nẵng), Faifo (Hội An), Sài Gòn.Các đoàn xe cơ giới của quân lực cộng hòa

suốt ngày đêm nối đuôi nhau rầm rập chuyểnquân, chuyển vũ khí. Nhiều ngôi nhà dọc cáctrục đường đóng kín cửa. Nhiều người e ngạicó thể xảy ra một Mậu Thân 1968 lần thứ hai.

Quán chè của mẹ con chị Từ luôn cókhách vào ra. Thật ra, đã từ lâu, đây là địađiểm liên lạc bí mật, xóm giềng không hề biết.Cả hai mẹ con chị Từ đều là cơ sở cách mạngthuộc lực lượng biệt động Huế. Nhạn là chiếnsĩ biệt động nội thành, gánh chè bán rong vàđánh cá trên sông vừa che mắt đối phươngvừa làm nhiệm vụ. Khách vào quán chè, đềulà các chiến sĩ biệt động cải trang đến trao đổikế hoạch và nhiệm vụ. Dịch chuyển dò hoaphong lan treo ở góc giàn hoa giấy để mật báoan toàn...

Một cuộc chiến thầm lặng, đầy cam go,rất khẩn trương!

*Ngồi dưới giàn hoa giấy, nhìn vạt nắng

xiên khoai chiếu xói vào nhà, nơi mẹ thườngngồi, Nhạn lâng lâng, rưng rưng. Ký ức đauthương lại ùa về.

Hơn một năm sau ngày thống nhất đấtnước, Nhạn được xuất ngũ. Cuộc sống củahai mẹ con chẳng đổi thay, vẫn chắt chiu đongđếm từng ngày, vẫn hai gánh chè hai ngả bánrong, vẫn hai tấm lưới giăng lênh đênh trêndòng Hương. Mẹ hơi già một chút, đôi lúc ngồingắm Nhạn rất lâu rồi thở dài. Linh cảm máchbảo, Nhạn biết mẹ đang lo buồn. Mẹ sợ đờiNhạn lại rơi vào vết xe đời mẹ. Nhiều đêmđang ngủ, mẹ đánh thức Nhạn dậy: “Con mơthấy gì mà la khóc nhiều thế?”. Đúng là Nhạnđang mơ thấy người đồng đội năm xưa trênbến chia ly đêm trừ tịch 1972. Anh bị thươngnặng, máu me đầy mặt, gọi không thưa và cứxa, xa mờ dần. Không để mẹ suy nghĩ nhiều,Nhạn đã kể hết với mẹ về mối tình đầu và vẫnchờ đợi ngày gặp lại. Mẹ an ủi và nhắc nhở:“Nhớ nghe con, không có gì quý hơn lòngchung thủy”.

Hai năm sau, mẹ yếu dần, ngày càng ítnói, không đi bán chè rong và đánh cá nữa.Khám chữa bệnh nhiều nơi vẫn không kếtquả, Nhạn rất lo. Mẹ thường tâm sự: “Trênđời, mẹ chỉ thích hai thứ: cháo hến và thuốclá Cẩm Lệ. Thời kháng chiến, các loại Dốp(job), Bát tô (Basto), Xì gà (Cigare), Me li a(Mé li a), Cờ ra ven A (CravenA), cả Rubi quântiếp vụ của Ngụy đều thua xa hương vị đậm

28VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 29: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

29VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

đà Cẩm Lệ của Huế. Ban đầu, mẹ hút thuốcđể giải khuây, giải buồn, sau quen dần, bâygiờ đành phải từ bỏ để chữa bệnh ...”

Mẹ qua đời ba năm. Nỗi trống trải, côđơn, côi cút, phần nào ảnh hưởng đến tâm tư,tình cảm, sức khỏe, công việc của Nhạn. Từlâu, Nhạn đã bỏ nghề chài lưới, chỉ gánh chèbán rong và lạc rang húng lìu bán giao chocác quán quen biết. Và vì niềm hy vọng gặplại người xưa, dù đã mười năm xa cách, quyếtvượt lên số phận, Nhạn phải sống!

*Nhìn từng giọt cà phê chậm rãi rỏ xuống

từng cái ly, Hoài trầm ngâm tư lự.Cuộc sống đôi khi rất phũ phàng, thế mà

ai cũng hết lòng yêu cuộc sống. Mồ côi chamẹ từ thuở ấu thơ, ở với chú, mười sáu tuổilà chiến sĩ quân giải phóng, hiện tại khôngnghề nghiệp, bán vé số kiếm sống. Cuộc đờinhư con thuyền lênh đênh không biết đâu làbờ bến! Lâu lắm rồi, cứ lòng vòng đi, vềThành phố Hồ Chí Minh - Huế mỗi năm vài balần, không phải đi du lịch mà đi tìm đồng đội -cô lái đò trên bến tiễn đưa đêm trừ tịch 1972.Sau chiến thắng 1975, đi tìm từ tỉnh đội ThừaThiên Huế đến một số đơn vị quen biết, đềubặt vô âm tín. Ngày ấy xa rồi, ngày ấy ơi.

Một tuần lễ trôi qua khá nhanh, điều mongđợi chưa đến, Hoài vẫn hy vọng và chờ. Đangthơ thẩn ven sông, một giọng hò trầm buồn từcăn nhà vườn cạnh quán cà phê bên đườngvọng ra, khiến Hoài dừng chân suy ngẫm.

Ơ ... Ơ ... Rũ áo phong sương trên gác trọLầm lũi đi tìm một nửa giữa cố đôTrăm năm tính cuộc hẹn hòNgười xưa bến cũ, ai chờ, chờ aiAi nói hộ lòng mình? Người ấy đang ở

trong nhà vườn? Nên chăng, tiếp cận ngay“mục tiêu” - Liệu có hơi võ đoán?

Hoài vào quán cà phê, chọn một bàn ởgóc khuất có cửa sổ sát khu nhà vườn, vừayên tĩnh, vừa dễ quan sát, mua hai phin càphê, ngồi rất lâu, lấy cớ chờ một người bạn...

Ngày tiếp theo. Đang mơ màng cùngkhói thuốc lá, bên nhà vườn bỗng vang lêngiai điệu ca khúc trữ tình âm thanh nhè nhẹkhi gần khi xa, bàng bạc trong ca từ là chấtgiọng kiêu sa tình tứ, thứ tình tứ mỹ lệ khôngsào sến.

Xuân đã đem mong nhớ trở vềLòng cô lái ở bến sông kiaCô hồi tưởng lại bao xuân trướcTrên bến cùng ai đã nặng thềNhưng rồi người khách tình quân ấyĐi mãi không về ... với bến xuânĐã mấy lần xuân trôi chảy mãiĐã mấy lần cô lái mòn mỏi trông ...Là tiếng lòng người xưa? Sự ngẫu nhiên

vô tình trùng hợp? Hoài suy ngẫm, niềm vuile lói ...

Những ngày tiếp theo. Yên ả đến xốnxang. Nhà vườn vẫn tươi xanh hoa lá, vẫnsáng đèn, vẫn không một bóng người, vẫncửa đóng then cài, vẫn thầm lặng nép mìnhbên quán cà phê đầy ắp tiếng cười, tiếng nói.Có cái gì đó phảng phất liêu trai. Hoài nhấpmột ngụm cà phê, mơ màng theo khói thuốclá. Sự kiên nhẫn đang bị thách thức.

Nhạn trao túi lạc rang húng lìu cho chị chủquán cà phê, ngạc nhiên:

- Hết khách rồi mà chưa nghỉ à?Hất hàm về phía người khách ngồi uống

cà phê phía góc khuất, chị chủ quán nhỏ nhẻthủ thỉ:

- Đang còn “vị khách đặc biệt”.- Sao?- Đã một tuần lễ rồi, cứ chiều tối vị này lại

đến, chọn bàn ở góc khuất, lần nào cũng muahai phin cà phê, chỉ uống một, ngồi đến khuyamới về. Chỉ khoảng trên dưới ba mươi tuổi,trông có vẻ khắc khổ, chẳng biết từ đâu đến,chắc có gì trắc ẩn.

Nhạn cười:- Lại thói quen “biệt động” rồi.Thình lình “vị khách đặc biệt” đến quầy trả

tiền, đứng ngay sau lưng Nhạn. Nhạn giậtmình quay lại. “Vị khách đặc biệt” bàng hoàng:

- Nhạn! Có phải Nhạn không?- Ủa, anh Hoài! Anh Hoài!Chị chủ quán ngơ ngác. Nhạn quay sang chị:- Đồng đội cũ. Mười năm rồi mới gặp lại.Có khách vào uống cà phê. Nhạn nháy

mắt chào chị chủ quán rồi cầm tay Hoài cùngđi về phía bờ sông:

- Tạm biệt, hẹn gặp lại! *

Page 30: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Thuyền rời bến. Đứng trên bờ, anh chủthuyền vẫy tay chào Hoài và Nhạn: “Chúc haibạn vui vẻ“.

Đặt cái túi đựng mấy lon bia xuống sạpthuyền, Nhạn nổ máy, rẽ thuyền chạy chầmchậm ngược dòng sông đến một khúc vắngkhá xa thành phố, rồi tắt máy, cầm sào đỗ lại.

Xa xa, thành phố rực ánh đèn, cầu TràngTiền như dát bạc. Trăng trải đầy sông, trăngtrải đầy thuyền.

Nhạn mở hai lon bia, đặt một lon vào tayHoài:

- Nào, uống mừng ngày tái ngộ, uống chothỏa chờ mong.

Hoài thủ thỉ:- Quá bất ngờ. Rất mừng. Cứ ngỡ trong

mơ. Thấm thoắt đã mười năm. Bao nhiêu đổithay. Mẹ và Nhạn còn ở chỗ cũ không?

- Năm 1977 Nhạn xuất ngũ, đúng lúc mẹbị đau yếu, may còn được chăm sóc mẹ mấynăm. Chẳng có gì thay đổi, vẫn gánh chè, taylưới kiếm sống qua ngày. Mẹ đã qua đời đượcba năm rồi. Chai sạn đơn côi, dạn dày cam gothách thức giúp Nhạn không vấp ngã trướcnhững cám dỗ đời thường. Đã qua rồi, nhữngđêm ngày lo lắng, buồn thương bên mẹ,những năm tháng cô quạnh trắng đầu vànhkhăn tang. Ôi! Nhạn xin lỗi, đang vui lại kểchuyện buồn, anh Hoài thông cảm, Nhạn quáxúc động.

- Nhạn vẫn như ngày nào. Vẫn mộc mạcchân quê nâu sồng bộ áo quần bà ba.

- Theo Nhạn suy nghĩ, áo quần không làmnên con người.

- Còn chuyện riêng tư?- Vẫn mãi đợi chờ anh. Nếu sau này

không toại nguyện, quá lứa lỡ thì sẽ lên chùaThiên Mụ xin nương nhờ cửa Phật. Anh Hoàiđến Huế lâu chưa? Gia đình hiện ở đâu?

Hoài chậm rãi tâm sự:- Từ buổi chia tay về Tây Nguyên, địa bàn

quen thuộc nên cũng khá thuận lợi. Sau chiếnthắng 1975, Hoài lại vào biên giới Tây Nam,ốm dữ quá, chủ yếu bị sốt rét, may còn cóđường thốt nốt bồi dưỡng, rồi đi điều dưỡngvà xuất ngũ. Đi khắp thành phố Hồ Chí Minh,khắp các cơ quan đều không xin được việc,đành bán vé số kiếm sống. Mỗi ngày để lại vàivé cầu may chắc là trời thương, Hoài hai lầntrúng số khá đậm, gửi tiết kiệm làm vốn. Thời

gian này được vợ chồng chị giao liên ngàyxưa kèm cặp giúp đỡ, Hoài có thêm nghềnhiếp ảnh, thỉnh thoảng chụp thuê cho kháchdu lịch.

- Chuyện riêng tư thế nào?- Hồi ở Tây Nguyên, cùng mấy anh em,

sau khi tắm suối về bị ngứa và bỏng rát khắpngười, phải hơn hai tuần mới khỏi. Đi khámbệnh, viện quân y 175 và viện 108 đều kết luậngiống nhau: “Chưa thấy dấu hiệu nhiễm đioxin,cần tiếp tục theo dõi”. Canh cánh lòng vềchuyện này, Hoài nghĩ không nên để bĩ cựcchất độc da cam sang người thân yêu, cần đợiđến lúc có kết luận chính xác. Hơn nữa, luônthường trực nỗi day dứt tìm Nhạn, năm nàoHoài cũng vài ba lần ra Huế và mang theo thấtvọng trở về với cơm bụi và cô đơn quán trọ.

Đêm rơi vào cô tịch. Đêm thơm rất Huế,từ mái tóc Nhạn chảy xuống, từ hương cỏmật. Nhạn cầm lon bia, mời:

- Nào, uống đi anh. Đã sáu bảy năm rồi,chắc anh Hoài không bị nhiễm đioxin. Anhđịnh bao giờ chia tay cô đơn?

- Chưa nghĩ tới. Vừa không nghề nghiệp,lang thang không nhà cửa, lại quen sốngphiêu lãng, số phận đã an bài. Đành vậy.

- Khi nào anh về thành phố Hồ Chí Minh?Luống tuổi rồi, đừng đi lại nhiều nữa.

- Cũng chưa nghĩ tới. Đời phiêu lãng, cơmbụi, quán trọ quen rồi.

Dòng Hương lững lờ như chẳng muốntrôi đi. Đúng là sông chảy vào lòng nên Huếrất sâu (*).

Một thoáng ngập ngừng, Hoài ngửa bàntay về phía Nhạn:

- Này có nuôi được thì ở lại.Nhạn nắm chặt tay Hoài, lắc liên hồi:- Có thật không? Có thật không?Một đám mây vô tình che khuất vầng

trăng. Bóng tối trùm lên dòng sông, trùm lêncon thuyền, trùm kín bóng hai người. Đâu đótrên sông vọng về giọng hò mượt mà da diết:

Ơ ... Ơ ... Thuyền về Đại LượcDuyên ngược Kim LongĐến đây là chỗ rẽ của lòngGặp nhau còn biết trên sông bến nào.

(*) Thơ Thu Bồn

30VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 31: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

31VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 32: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

LINH QUANG TÍN

Nơi nào anh cũng đến

Dấu chân anhTừ chiến khu Việt BắcĐến chiến dịch Điện BiênIn trên hầm Đờ Cát

Dấu chân anhĐạp mòn dãy Trường SơnVượt đỉnh núi mây vờnQua vực sâu rừng thẳm

Dấu chân anhTừ Dốc Miếu, Cồn TiênÀo ạt xông lênPhá tan đồn bốt giặc

Dấu chân anhTừ Đường Chín, Khe SanhLên thác xuống ghềnhHiểm nguy không chùn bước

Dấu chân anhTừ hải đảo xa xôiĐến bao la mây trờiBay vào trong vũ trụ

Dấu chân anhTừ Phai Khắt, Nà Ngần Đến đại thắng mùa xuânĐứng trên Dinh Độc Lập

Dấu chân anhIn khắp mọi nẻo đườngGìn giữ quê hươngCùng dựng xây Tổ quốc

ĐOÀN DIỄN

Không đề

Chạm cửa năm mươi luống muộn màngTay nghiên tay bút dạ ngổn ngangThơ phú trải lòng trang giấy trắngVui cùng bè bạn giữa nhân gian.

HỒ TUỆ

Nàng thơ

Chàng thi sĩ dìu nàng thơ tuyệt sắcTới lầu gương tráng lệ ngắm trăng lênNàng hồi hộp, kề môi chàng dâng hiếnNụ hôn đầu ngây ngất - rượu trinh nguyên

Hồn thơ anh có mặt trời trí tuệCó ước mơ khát vọng của thiên tàiNhững bác học, thi nhân đang sáng tạoChiếc chìa khóa thần mở cánh cửa tương lai!

Hồn thơ anh - khi mùa hoa thắm nởMỗi cánh nhung ươm một giấc mộng vàngHồn thơ anh phút xuất thần lóe sángVần kim cương tặng hoa hậu thế gian!

Lửa tình yêu trong tim em bốc cháyNguồn nhiệt năng thắp sáng cả trời caoGiữa lầu thơ mênh mông, anh mơ thấyDòng ngân trôi trong mắt ngọc siêu sao

Đêm trăng mộng - cầu hôn nàng Minh NguyệtAnh bàng hoàng trước sắc đẹp kiêu sa!Em có phải là nàng thơ chắp cánhCho anh bay khắp vũ trụ thi ca!

32VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 33: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Khoảng cuối năm,từ giữa thángChạp là nhịp sống

trở nên dồn dập hơn,các cơ quan đoàn thểtăng cường rà soát,kiểm tra. Sơ sẩy mộtchút liền bị cắt lương,mất thưởng, đón Tếtcũng chẳng còn vui. Cònngười dân hối hả quaycuồng, ai cũng muốncông việc xong nhanhchóng để có thể thư thả,an tâm đón một cái Tếtchu toàn, tươm tất.

Ấy là chuyện củanhân gian, chứ trong thếgiới của thần thú cũngkhông kém gì guồngquay ấy cả. Ngọc Hoàngđã sớm ra lệnh cho cácgiới, ngày hai mươi batháng Chạp phải tề tựuđông đủ trên Thiên Đình.Công việc thường niênvẫn là tổng kết năm cũvà đề ra kế hoạch chonăm mới. Riêng với cácthần thú có đôi chútkhác biệt, đó là sự dịchchuyển con giáp đại diệncủa năm. Mười hai congiáp ứng với mười haithần thú lần lượt đượcNgọc Hoàng đặt tên Týthần thú, Sửu thần thú,Dần thần thú, Mão thầnthú... Vậy nên, sau khitổng kết năm cũ, liền

37VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 312-10/2019

Thần thúBãI nHIệM

Truyện vui của PHùNg Diệu LiNH

Minh họa: TÂN MINH

Page 34: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

giao việc lập kế hoạch cho năm mới giao chocon giáp kế tiếp.

Mấy ngày nay Chuột thần suy nghĩ lunglắm, tay chắp sau lưng đi qua đi lại đến chóngmặt lũ đệ tử. Chúng nhao lên chít chít liên tục,muốn hỏi thầy mình xem có cớ sự gì nhưnglại sợ, liền chỉ đứng nép một bên sốt ruột. Hồilâu, ngài liền chép miệng lắc đầu, cầm theocây gậy chống đi ra ngoài đường xem thử.Vừa đi ngài vừa lẩm bẩm: “Chỉ có cách này,chỉ có ra ngoài xem nhân tình sống ra sao thìmới biết được”. Hóa ra ngài đang lo về bảnphương hướng kế hoạch năm tới mà chínhngài sẽ lên làm đại diện.

Cách đó một quãng là tư gia của Lợnthần. Trông dáng vẻ ngài đang rất khoan thai,có vẻ một năm trôi qua mưa thuận gió hòa,nhân loại an vui, no ấm. Chuột thần chẳngquan tâm cho lắm, ngài đi ra ngoài chợ.

Tết đã gần lắm rồi. Khắp nơi đều phủ màuvàng đỏ của những đĩnh vàng, những phongbao lì xì. Rồi lác đác vài cây đào trổ hoa, vàicây quất điểm màu vàng trĩu quả. Bỗng từ xađưa đến âm thanh ồn ào khác lạ, Chuột thầnliền rảo bước đến.

– Này nhớ! Tôi nói cho nhà chị biết. Chịđừng có mà đổ oan đổ vấy cho tôi. Đời tôi tôisống, đời chị chị sống. Tôi chả việc gì phải nóixấu nhà chị cả.

– Úi giời, úi giời! Mồm miệng kìa, ghêchưa? Vâng, chị chẳng đổ oan đổ vấy gì tôihay cho ai cả. Thế nhưng sao cái sọt đựnghàng nhà bà Toan lại ở bên quầy nhà chị? Rồichị ăn nói làm sao mà để bà Toan sang hoạnhhọe tôi?

– Ai mà biết được có kẻ ném đá giấu tay?– Mày nói gì? Mày nói cái gì? Mày định

nói ai ném đá giấu tay?Hai người phụ nữ lao vào nhau túm tóc,

cấu xé. Chuột thần lắc đầu bỏ đi thì vừa haycó giọng một người khác can ngăn.

– Hai bà có thôi đi không. Có cái sọt đựnghàng thôi. Chính mắt tôi với con Huệ bán hoathấy bà Nhiêu cầm một cái sọt gác lên sạphàng bà Tha. Thế không phải bà ném đá giấutay thì ai vào đây?

Người phụ nữ tên là Nhiêu ấy bất giáckhựng lại:

– Này bác, bác nói thế là không được. Emmà phải làm cái trò bẩn thỉu ấy á? Cái sọt ởgiữa đường trước cửa sạp hàng của nó, emnhặt lên hộ nó thì đúng nhẽ. Em không ăn cắp

ăn trộm của ai làm của em cả. Nhưng nó làmsao, nó có thù hằn gì với em mà nói với bàToan là em trộm mang về, không dùng đượcrồi lẳng sang nhà nó? Như thế là đặt điều.Như thế thì chỉ có nó mang về thì cái sọt mớinằm ở đấy được.

Xung quanh nhốn nháo “Đúng đấy!” rồi lạixì xào “Cứ phải cháy nhà mới ra mặt chuột”được. Một người phụ nữ đứng gần đó liền togiọng:

– Ôi giời, cãi nhau làm gì, gọi bà Toan raba mặt một lời xem đứa nào đặt điều. Cháynhà mới ra mặt chuột được.

Đám đông tán thưởng, hai người phụ nữvừa cãi nhau cũng im lặng ngó nghiêng, màtiệt một nỗi lúc đó bà Toan đi đâu không rõ màkhông có mặt. Chuột thần chán nản chépmiệng “Đến cả cãi nhau thì loài người cũng lôidòng dõi nhà lão thần này vào. Khổ không cơchứ!” rồi lặng lẽ rảo bước. Ngài dừng trướcmột căn nhà cấp bốn nhỏ, có mái hiên che kínkhoảng sân. Bên trong nhộn nhịp hỉ hả,khoảng sân nhỏ đếm ngang đếm dọc cũngphải tầm chục mâm cỗ. Lời chúc tụng, tiếngcụng ly bên trong cũng không át nổi lời bàntán của kẻ tàn tiệc ra về trước:

– Gớm nữa, có cái nhà xí mà cũng khánhthành làm tưởng mừng việc gì to tát lắm.

– Ừ đấy. Đúng là đầu voi đuôi chuột mà.Người thứ ba thêm câu tán thành:– Ôi dào ơi, cái giống đục khoét nó thế.

Đục khoét xã hội chưa đủ còn về gặm nhấmthêm cả hàng xóm láng giềng.

Đôi chút bực bội khi nghe thấy con ngườinói chuyện với nhau mà cứ đem giống loàicủa mình ra ví von theo nghĩa tệ bạc, xấu xí,Chuột thần lảng ra rẽ về một hướng khác.Phía cuối ngõ làng có ngôi nhà lợp tranh nhonhỏ, khói bếp chiều nghi ngút mang theo mùithuốc nồng nặc. Bên thềm cửa một cô gáingồi ủ rũ, đầu tóc có phần rối lâu ngày chưachải, vẻ mặt hốc hác, quanh mắt nổi quầngthâm đen. Ngoài kia ồn ào náo nhiệt là thế,mà tại sao cô gái kia như kẻ mất hồn? Tò mò,Chuột thần bước vào sân, nhìn vào gian bếpnhỏ xíu cũng lợp gianh vách đất thì mộtngười phụ nữ lớn tuổi hơn đang cúi ngườiphồng má thổi lửa. Xem ra, bà ấy là ngườimẹ chăng? Chợt thần sững lại vì nghe bà lẩmbẩm chửi đổng:

– Cha tiên sư cái nòi mãi không ngóc lênđược. Đẻ gì đẻ chẵn con lợn không đẻ, thói

38VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 35: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

đời ai đi đẻ đầu chuột đuôi lợn bao giờ cơchứ. Thế thì đời con sướng lên làm sao được.

Ngọn lửa bùng lên như thể đang hưởngứng lời bà. Bà ngúng quẩy ra góc sân rút thêmcủi, không quên nói bóng gió vài câu khi đingang cô gái:

– Sinh ra làm người, mang số con lợn nósướng không mang, mang kiếp con chuột làmgì cả đời chui rúc ăn vụng cho nó khổ ra. Đờicó mấy ai mà chuột sa chĩnh gạo nếp được!Đã thế, mai kia có sinh ra làm hổ được thì làm.Làm hổ làm rồng thì mới phú quý lên được!

Chuột thần lại thở dài. Thôi, đi thế cũngđủ rồi. Ngài tự nhủ bản thân đã có kế hoạchđể tâu lên Ngọc Hoàng trong buổi chầu hômhai ba tháng Chạp tới. Trên đường trở về đingang qua nhà Lợn thần, Chuột thần sầu nãolắm trong khi thấy Lợn thần vẫn nhởn nhatrước nhà ngắm mây đuổi ruồi.

Chẳng mấy mà đến ngày chầu. Sau khiđã tề tựu đông đủ thần thú đại diện cho mườihai con giáp, Ngọc Hoàng lên tiếng:

– Thần thú các khanh, một năm qua vấtvả rồi. Tuy năm qua do Lợn thần đảm nhiệmvai trò đại diện, nhưng cũng cần sự góp sứccác khanh. Những năm trước, các khanh làmtốt, thì mới tạo tiền đề cho năm nay kết quảtốt hơn. Thế nào, một năm qua khanh đã làmnhững gì, nói ta nghe xem Hợi thần thú?

Lợn thần khật khưỡng bước lên trướcngọc điện, chậm rãi tâu:

– Muôn tâu Ngọc Hoàng! Một năm quahẳn người cũng đã nhìn rõ, thần đã kết hợpvới các vị thần thú, cùng nhiều vị đại thầnkhác trong thần giới cũng như trên Thiên Đìnhtạo ra vận khí hanh thông cho nhân loại. Thờitiết mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.Nhân gian hòa ái, đời sống ấm no, nhiều trẻra đời. Chưa kể cuối năm, giống loài của thầndo con người thuần dưỡng còn có giá trịthương mại cao, người người nhà nhà hoanhỉ vì thu được lợi tức không nhỏ. Đời sốngphồn vinh. Muôn tâu, Ngọc Hoàng anh minhcó thể soi giám ạ!

– Vậy là hóa ra, một năm qua khanhchẳng để mắc lỗi lầm gì?

– Tiểu thần không dám nhận bừa. Khẩnxin Ngọc Hoàng chỉ điểm!

– Vận khí một năm qua khanh tạo ra hanhthông cỡ nào mà để nhân gian xáo trộn, baotrận thiên tai, bệnh dịch, con người rơi vàohiểm cảnh. Sao khanh không soi cho họ mộtlối thoát? Chưa kể còn những kẻ lưu lạc tha

hương, rồi những kẻ ngang ương tàn pháchính đồng loại, sao khanh không chiếu để lôira ánh sáng hết cả đi? Còn nữa, đồng loạithuần dưỡng nơi nhân gian mang giá trịthương mại cao là ngươi mừng sao? Cao baolâu? Cao thời điểm nào? Có phù hợp không?Ngoài cái phồn vinh khanh nhìn thấy, thì liệukhanh có đếm xỉa đến những gia đình khốnđốn vất vả vì sau mỗi lần việc hiếu hỉ là nợnần chồng chất không? Như vậy là mất cânbằng! Như vậy là không ổn! Khanh để lại tàndư như thế, sang năm làm sao mà Tý thần thúcải tổ nhanh cho được?

Lợn thần im lặng không dám biện minhđiều gì. Ngọc Hoàng phất tay áo, đứng quaylưng hồi lâu như để kiềm chế sự tức giận rồimới quay lại nói:

– Khanh lui đi. Tốt hay không, vận khí mộtnăm của khanh tạo ra đến nay cũng đã hết rồi.Những lời ta nói, những kẻ khác nghe theo đómà sửa đổi. Còn khanh, mười hai năm saumới phải bổ nhiệm lại. Mười hai năm sau,thêm một năm qua của khanh nữa, đến khiđó, há lại để tệ hơn?

Lợn thần mừng rỡ, rối rít bái tạ rồi luixuống. Nhìn sang Chuột thần, Ngọc Hoàngđiềm tĩnh hơn một chút rồi lên tiếng:

– Tý thần thú! Khanh hẳn đã chuẩn bị rồi.Mau mau dâng tấu!

Chuột thần ngập ngừng bước ra:– Khởi bẩm Ngọc Hoàng, thần quả là có

chút chuẩn bị. Nhưng trước khi người muốnbiết sách lược mới, khẩn xin Ngọc Hoàng phêchuẩn cho thần nói điều này trước.

– Được, khanh cứ nói!– Bẩm Ngọc Hoàng! Những ngày cuối

năm vừa qua thần có đi thăm thú nhân gian,xem dân tình nơi đó sống ra sao, liền dựa xemvận thế của Hợi thần thú đã tạo để mong tìmra sách lược tốt cho thần. Vừa hay thầnchứng kiến ba câu chuyện này, mạn phép kểlại cho người nghe!

Chuột thần kể lại chuyện đã gặp trongnhững ngày tuần hành ở nhân gian, NgọcHoàng nghe thi thoảng đập bàn chen một câu“Hoang đường!”. Nghe xong, người liền hỏi:

– Vậy khanh kể ta nghe những chuyệnnày, ý muốn nói điều gì?

Chuột thần e dè:– Bẩm, chứng kiến những câu chuyện

vừa rồi, thần tự thấy mình không đủ năng lực,không đủ tinh quang phúc đức, hồng ân để

39VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 36: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

tạo ra vận khí tốt cho nhân gian. Giống loàicủa thần tính nết cũng không tinh khôn sạchsẽ để nhân loại học tập. Giám xin Ngọc Hoàngthu lại thần lực, bãi miễn vị trí thần thú đại diệncon giáp của thần ạ!

Ngọc Hoàng liền tức giận, trừng mắt:– Hoang đường! Khanh có biết những lời

khanh nói vừa rồi còn hoang đường hơn cảnhững kẻ ngu muội dưới nhân gian kiakhông?

Chuột thần im lặng không dám lên tiếng.Ngọc Hoàng nói tiếp:

– Hay vốn mấy câu chuyện này là dokhanh bịa đặt ra khi chưa chuẩn bị tấu sớsách lược của mình?

Chuột thần sợ hãi dập đầu liên tục:– Ngọc Hoàng minh giám! Thần tuyệt

không dám mang đại tội bịa đặt để lừa người.Nhưng quả thật, thần cảm thấy phẩm cáchkhông đủ để làm thần thú đại diện. Còn rấtnhiều thần thú giống loài khác có phẩm cáchtốt có thể làm thần thú đại diện. Bẩm NgọcHoàng, đến cả một đứa trẻ đang thành hình,nhân loại cũng không muốn nó được sinh ravào năm chuột vì giống loài chui rúc, luồnlách, phá hoại. Thần quả thật không dám...

– Ồ, vậy khanh định cử ai thay khanh đây?– Bẩm... thần... thần chưa tìm ra ạ!– Vậy mà khanh dám nói có thần thú khác

phẩm cách tốt. Khanh không chỉ ra được, màlại muốn trốn tránh trách nhiệm ư?

– Thần không dám. Bẩm Ngọc Hoàng,thần xin cả gan đề bạt cho Thỏ thần ạ!

Ngọc Hoàng ngạc nhiên nhìn thì Chuộtthần tiếp lời:

– Bẩm Ngọc Hoàng! Thần mạo muội đềbạt Thỏ thần, vì dòng dõi thông minh nhanhnhẹn, dáng vẻ hoạt bát lanh lợi, hình dáng khảái. Thần tin, mang Thỏ thần ra tái thiết lại canchi thì nhân gian cũng sẽ không chối từ.

Ngọc Hoàng đang im lặng nghe Chuộtthần trình bày thì bỗng dưới chính điện rộtiếng ồn ào. Nhất loạt các thần thú khác cũngquỳ xuống xin được đề bạt người khác thaythế mình, nếu như có thể lấy Thỏ thay choChuột làm thần thú.

– Bẩm Ngọc Hoàng, chúng thần hay bịnhân gian sợ hãi vì vận thế vất vả, làm thânnô bộc cả đời hoặc là người thì xấu xí nhưquỷ sai. Họ hay ví “làm thân trâu ngựa” hay“đầu trâu mặt ngựa” chúng thần rất lấy làm hổ

thẹn – Sửu thần thú và Ngọ thần thú cùng lêntiếng.

– Bẩm Ngọc Hoàng, thần cũng khổ tâm ynhư Tý thần thú, vì cái kiếp giống loài sốngnơi hang hốc, lại còn có nọc. Nhân gian chorằng vận khí năm con rắn thì thường xuyênxấu. Người tuổi rắn âm hiểm thâm độc. Thầnkhông tài nào rửa oan cho được.

– Còn chúng tôi, hay bị ví “mèo mả gàđồng” thì sao hả anh Tỵ thần thú?

Các thần thú nhao nhao tranh nhau thoáinhiệm rồi tranh nhau đề bạt. Cả chính điệnbỗng chốc trở nên hỗn loạn. Ngọc Hoàng liềnsai Thiên Lôi gõ búa để đám đông dừng lại.

Lúc này, Ngọc Hoàng mới ôn tồn đáp:– Ta không thu thần lực của ai. Thần lực

của các khanh cũng phải trải qua ngàn vạnnăm tu luyện mới có được thì các khanh mớilà thần thú, mới nhìn thấu cảnh nhân gian cònlầm than, còn khổ ải nơi nào, mới phát tinhquang mà tạo ra vận khí của năm. Chẳng lẽcác khanh đã quên thuở nhân gian còn chìmtrong loạn lạc, các khanh đã làm thế nào đểlọt vào danh sách thần thú đại diện mười haicon giáp hay sao? Tý thần thú! Nhân gian kểkhanh cưỡi trên lưng trâu rồi nhảy tót lêntrước, liền được đứng đầu bảng chi. Họ chorằng giống loài chuột xảo trá, khôn ranh. Ta lạicho rằng khanh thông minh, nhanh nhẹn, lémlỉnh. Con người dù sinh ra vào năm tuổi gì, chỉcần được giáo dục tốt, giáo dục đúng thì ắt sẽgặt gái được quả ngọt. Còn nếu giáo dục sai,hành động sai, quả báo ắt đến nặng gấp vạnlần. Chọn xảo trá hay thông minh cũng là tựthân họ. Chính vì những kẻ hoang đường ngumuội như khanh gặp mà nhân gian mới khôngngớt cảnh lầm than. Thần thú các khanh tồntại chính là để giữ yên vận khí mỗi năm, nămnày qua năm khác cho nhân gian. Các khanhmất ngàn vạn năm tu luyện và bây giờ cũngvẫn tu luyện thì các khanh cũng sẽ phải làmviệc này cho tới ngàn vạn năm mãi về sau.Điều đó là không thể thay đổi. Tý thần thú! Takhông cần nghe khanh tấu sách lược nămmới nữa. Vì chứng kiến những câu chuyệndưới nhân gian, trải qua những sự việc vừarồi, nghe những lời vừa rồi của ta, khanh hẳnbiết nên làm gì!

Dứt lời, Ngọc Hoàng khẽ vuốt râu cườisảng khoái bước ra ngoài đại điện trở vềThiên Cung. Các thần thú quỳ rạp hô to:

– Cung tiễn Ngọc Hoàng!

40VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 37: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân và tập ca khúc“Sắc màu”

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân sinh năm 1976tại Phúc Thọ, Hà Nội, anh là hội viên Hội Vănhọc Nghệ thuật Lạng Sơn, hội viên Hội Nhạc sĩViệt Nam.

Nguyễn Văn Tân đến với âm nhạc khámuộn, anh cũng từng công tác tại nhiều nơi, từNam ra Bắc, cuối cùng anh chọn Lạng Sơn,mảnh đất địa đầu của Tổ quốc làm chốn dừngchân, lập thân, lập nghiệp. Có lẽ tình yêu giữathầy giáo trẻ tài hoa với cô học trò thông minh,xinh xắn, hiền hòa là lí do để níu chân anh lạinơi này. Kể từ khi làm rể Lạng Sơn, Nguyễn VănTân coi nơi đây là quê hương thứ hai để anhtiếp tục phấn đấu học tập và cống hiến. Trongthời gian công tác tại trường Trung cấp Văn hóanghệ thuật Lạng Sơn, Nguyễn Văn Tân từng làcán bộ quản lý, anh được các đồng nghiệp,nhiều thế hệ học trò yêu mến, kính trọng. Nhiềunăm giảng dạy anh đã đào tạo được nhiều thếhệ học trò, thổi bùng niềm say mê âm nhạc cholớp trẻ, mang những lời ca tiếng hát cống hiếncho quê hương. Năm 2019, trường Trung cấpVăn hóa nghệ thuật sáp nhập vào trường Caođẳng Sư phạm Lạng Sơn. Hiện tại, thầy giáoNguyễn Văn Tân phụ trách khoa Văn hóa nghệthuật trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.Ngoài công tác giảng dạy tại trường, anh vẫntiếp tục dành thời gian sáng tác âm nhạc, mởcác lớp dạy nhạc, dạy đàn và làm tròn tráchnhiệm của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn họcNghệ thuật khóa VIII, Chi hội trưởng Chi hội Âmnhạc - Sân khấu và Chi hội Nhạc sĩ Việt Namtỉnh Lạng Sơn.

Nguyễn Văn Tân có một phong cách âmnhạc mang cá tính riêng. Anh từng có nhiều tácphẩm âm nhạc đăng tải, phát sóng trên các báo,đài, tạp chí Trung ương và địa phương. Đồngthời có nhiều tác phẩm được dàn dựng và biểudiễn tại các chương trình, các cuộc thi âm nhạccủa các sở, ban ngành trong tỉnh và một số đơnvị ngoài tỉnh tổ chức.

Tập ca khúc “Sắc màu” được Hội Văn họcNghệ thuật Lạng Sơn phối hợp Nhà xuất bảnVăn hóa Dân tộc ấn hành năm 2016. Tuyển tập

41VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Văn nghệ sĩ Xứ Lạng NHỮNG THÀNH QUẢ TRƯỚC THỀM XUÂN MỚI

Giải thưởng văn học nghệ thuật (VHNT) Hoàng Văn Thụ được tổ chức năm năm một lầnlà giải thưởng cao quý nhất của UBND tỉnh lạng Sơn dành cho lĩnh vực văn học nghệ thuật,nhằm ghi nhận, động viên, khuyến khích các văn nghệ sĩ đã sáng tạo nên những tác phẩmcó giá trị sâu sắc về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật về vùng đất, con người Lạng Sơn tronglịch sử truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc và trong thời kì đổi mới. Trong đợt traoGiải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ lần thứ V - năm 2019 vừa qua có 36 tác phẩm đạt giải trongđó có 5 giải A, 12 giải B và 19 giải C. Bên cạnh những tác giả gạo cội, Giải thưởng lần này cósự xuất hiện của khá nhiều tác giả trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x đã mang đến làn gió tươi mới, là sựtiếp bước các thế hệ đi trước tích cực cống hiến, đóng góp vào công cuộc sáng tác, pháttriển văn học nghệ thuật của tỉnh nhà. Trước thềm xuân mới, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng códịp gặp gỡ, trò chuyện cùng một số tác giả đạt giải A, xin được giới thiệu tới bạn đọc.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân

Page 38: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

gồm 21 ca khúc được nhạc sĩ khắc họa vớinhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Trào dâng,lưu luyến về những kỉ niệm thời thơ ấu, nhữngnăm tháng học trò: Trường xưa yêu dấu, Nhớlắm tuổi thơ, Những năm tháng không phai,Phúc Thọ yêu thương… Tình yêu dành cho quêhương thứ hai với cảm hứng tự hào, hạnh phúc:Yêu sao mái trường 19 - 5; Tình yêu Xứ Lạng;Quê tôi Hoàng Thanh mến yêu; Tự hào máitrường Lương Văn Tri… Không khí vui tươi, rựcrỡ của mùa xuân: Sắc xuân, Mùa xuân hyvọng… Mỗi ca khúc là một giai điệu với tiết tấuriêng độc đáo, thể hiện sự nỗ lực tìm tòi, nghiêmtúc trong sáng tác. Tập ca khúc đã mang lại chonhạc sĩ Nguyễn Văn Tân Giải A Giải thưởngVHNT Hoàng Văn Thụ lần thứ V. Nhạc sĩ chiasẻ, đây là lần thứ hai anh tham gia Giải thưởngVHNT Hoàng Văn Thụ. Tác phẩm tham dự Giảithưởng lần này được anh lựa chọn đầu tư kĩlưỡng những tác phẩm tâm huyết, chất lượng.Giải thưởng mang đến cho anh niềm vui, niềmtự hào và cũng là động lực để anh tiếp tục cốnghiến sáng tạo đóng góp nhiều hơn cho Xứ Lạngquê hương thứ hai của mình.

Hiện nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân vừa hoànthiện bản thảo và hi vọng sẽ xuất bản một tuyểntập âm nhạc trong năm tới.

Tác giả Nguyễn Đức Nguyên và tiểu thuyết“Núi Mẹ”

Nguyễn Đức Nguyên là một văn nghệ sĩ cócon đường sáng tác không giống ai. Cuộc đờiông trải qua nhiều thăng trầm, những khó khăn,cạm bẫy, sai lầm và cả những nỗi oan mà có lẽcả cuộc đời này cũng không thể hóa giải. Vớibốn lần ngồi tù, gần hai mươi ba năm sống trongtrại giam, từng bị kết án tử hình, rồi may mắnđược Chủ tịch nước tha tội chết, giảm xuốngchung thân rồi đặc xá và giờ ông vẫn đang phảichống chọi với căn bệnh hiểm nghèo. Song ĐứcNguyên chưa bao giờ thỏa hiệp với số phận,ông dành phần còn lại của đời mình cho nhữngtrang viết như tạo cho mình cơ hội để trả nợcuộc đời. “Núi Mẹ” - cuốn tiểu thuyết được viếttrong hoàn cảnh đặc biệt, do một người từng làtử tù sáng tác đạt Giải A Giải thưởng VHNTHoàng Văn Thụ lần thứ V cho lĩnh vực Văn xuôilà một minh chứng rõ ràng trong tâm nguyện ấy.

Nguyễn Đức Nguyên sinh năm 1962 và chỉmới bắt tay vào sáng tác khi đã bước sang tuổingũ tuần. Ông cho biết, cuộc đời mình đã gặpphải rất nhiều chuyện đắng cay, thế nhưng lẽsống và những vòng tay ấm áp tình người đãgiúp ông chiến đấu vượt qua tất cả. Tác phẩm“Núi Mẹ” từng tham gia Cuộc thi viết tự truyệncho phạm nhân “Sự hối hận và niềm tin hướng

thiện” do Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sựvà hỗ trợ tư pháp Bộ Công an tổ chức, đượcNhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành cuốinăm 2017, gồm 11 chương. Tiến sĩ Lê Thị BíchHồng nhận xét “Chất sử thi thấm đẫm trong “NúiMẹ” từ thiên nhiên, cảnh vật đến con người. Nổibật là những con người yêu nước, quả cảm, bấtkhuất, kiên cường, đầy lòng bao dung, nhânhậu… trong lòng “Núi Mẹ” đã âm thầm nuôidưỡng những con người Lạng Sơn quả cảm,giàu đức hi sinh… Nhiều cuộc đời, nhiều số phậnđã thể hiện dưới ngòi bút của một người con XứLạng. Đọc tiểu thuyết “Núi Mẹ”, điều dễ nhậnthấy tình cảm tri ân của tác giả hiện lên trongtừng câu, từng chữ vùng đất nuôi dưỡng mình”.

Được trao tặng Giải A Giải thưởng VHNTHoàng Văn Thụ, Nguyễn Đức Nguyên khônggiấu nổi niềm xúc động, ông cho rằng Giảithưởng là sự động viên, ưu ái lớn mà Ban Tổchức dành cho mình. Bởi lẽ theo ông xét vềnghệ thuật “Núi Mẹ” chưa thực sự thuyết phục.Nhưng tôi thì cho rằng giải thưởng đó là hoàntoàn xứng đáng với Nguyễn Đức Nguyên, bởinó không chỉ chứa đựng những giá trị tư tưởng

nhân văn sâu sắc với thông điệp mong muốncon người sống hướng thiện mà còn là đứa continh thần của một con người dùng ngòi bút để triân cuộc đời, ông đã phải trải qua biết bao khókhăn mới có thể hoàn thiện được tác phẩm đó.Trong cuộc trò chuyện với tôi, ông có nhắc tớiân tình với Nhà văn, Đại tá Đặng Vương Hưng,người thường xuyên động viên để ông hoànthành tác phẩm. Đặc biệt khi nhắc đến vợ tôithấy như có gì đó lấp lánh hiện lên trong đôi mắt

42VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Tác giả Nguyễn Đức Nguyên

Page 39: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

ông - người vợ thủy chung luôn chia sẻ mọi khổđau, hi sinh tất cả cho chồng con, bà là nguồncảm hứng để ông xây dựng nhân vật nhữngngười phụ nữ dân tộc thủy chung son sắt chotác phẩm và cũng là người đã thu thập tư liệugiúp ông thực hiện tác phẩm này.

Mặc dù hiện tại, thời gian với Nguyễn ĐứcNguyên quý giá như vàng, thế nhưng ông vẫnnỗ lực sáng tác với mong muốn trả nợ cuộcđời… Năm 2019, Nguyễn Đức Nguyên vừahoàn thành bản thảo cuốn tiểu thuyết “Hoaxương rồng” và hiện tại ông đang bắt tay vàosáng tác một tác phẩm mới dành tặng cho mảnhđất Bắc Sơn anh hùng.

Văn chương với Nguyễn Đức Nguyên nhưnguồn ánh sáng cuối con đường… Có lẽ, nếukhông mở lòng mình chắc ít người có thể tưởngtượng Nguyễn Đức Nguyên từng là học sinh giỏivăn nhất nhì của trường cấp ba Lộc Bình. Thếnhưng khi ông mới mười bẩy tuổi thì cuộc chiếntranh biên giới Việt Trung nổ ra, Nguyên làm tráilời thầy bỏ học giữa chừng đi theo con đường binhnghiệp vì tình yêu với Tổ quốc… Cuộc đời dù cónhiều ngã rẽ nhưng chẳng bao giờ là quá muộnvới những trái tim rộn ràng thiết tha yêu cuộc sống.

Họa sĩ Hoàng Văn Điểm và tác phẩm“Giao ca”

Họa sĩ trẻ tài năng của Hội Văn học Nghệthuật Lạng Sơn Hoàng Văn Điểm sinh năm1985, anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Namvà hiện là giảng viên trường Cao đẳng Sư phạmLạng Sơn, Chi hội phó Chi hội Mỹ thuật ViệtNam tỉnh Lạng Sơn, cộng tác viên vẽ tranh minhhọa cho Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng.

Họa sĩ Hoàng Văn Điểm lần đầu tiên thamgia Giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ và đạtGiải A. Tác phẩm “Giao ca” với chất liệu nho màilà một kỉ niệm đẹp đối với Hoàng Văn Điểm, đólà sự công nhận của các nhà chuyên môn, củaBan Tổ chức dành tặng cho anh. Và cũng làmón quà mà họa sĩ dành tặng cho những ngườithợ mỏ, tuy vất vả vật lộn với cuộc sống mưusinh nơi hầm tối nhưng họ vẫn rắn rỏi, đầy tự tinsau khi tan ca để trở về cuộc sống đời thường.Họ đã tạo nên những hình ảnh đẹp về cuộcsống lao động bình dị.

Cách đây ba năm, tôi có gặp Hoàng VănĐiểm sau thành công của tác phẩm “Huyềnthoại chợ phiên” đạt giải A tại Triển lãm Mỹ thuậtkhu vực III Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ XXI và giảiBa của Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2016. Thờiđiểm đó, tôi bắt gặp một họa sĩ chân chất, giảndị với câu chuyện đẹp về một chàng thanh niênmiền núi trẻ từng loay hoay nỗ lực quyết tâm thiđậu trường Đại học Mỹ thuật. Tôi cũng hiểu tài

năng thôi chưa đủ, là một người nghệ sĩ nếu chỉngồi yên hưởng thụ những thành quả của ngàyhôm qua mà không biết cách đổi mới tư duysáng tạo là tự đào thải mình. Thế nhưng, chỉtrong thời gian ngắn Hoàng Văn Điểm chínchắn, có phần già dặn của bây giờ với nhữngđổi mới về tư duy nghệ thuật khiến tôi khôngkhỏi ngỡ ngàng.

Điểm ở hiện tại, có thể thấy những tácphẩm của anh không còn bó hẹp trong một kiểutư duy hay lối vẽ, chất liệu, mà có một sự baybổng, khoáng đạt hơn. Cảm hứng sáng tác cóthể đến từ tất cả những gì diễn ra xung quanhhọa sĩ, những hình ảnh mang hơi thở của cuộcsống hiện đại. Anh là một trong số ít những họasĩ trẻ có thể mang tranh ra khỏi biên giới Tổquốc để sánh vai với rất nhiều các họa sĩ tàinăng trên thế giới, như trong cuộc Triển lãmQuốc tế Biennale Bắc Kinh lần thứ 8 (The 8thBeijing Art International Biennale) được tổ chứctại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2019 vừa qua -đó là một niềm vinh dự đáng tự hào.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinhthần của người nghệ sĩ, thông qua đó có thểhiểu được phần nào tính cách của người sángtạo ra nó. Điểm đã định hình được cho mìnhphong cách riêng mà bất cứ ai xem tranh có thểnhận thấy đó là tranh vẽ của Hoàng Văn Điểm.Năm 2019 có thể coi như một năm thành côngđối với Hoàng Văn Điểm, anh tham gia khánhiều cuộc triển lãm trong và ngoài tỉnh. Khôngchỉ dừng lại ở những giải thưởng, Hoàng VănĐiểm còn có nhiều tranh được các nhà sưu tậptìm đến và là một trong số ít những họa sĩ có thểsống bằng nghề vẽ. Ở Hoàng Văn Điểm toát ranguồn năng lượng bất tận của tuổi trẻ, với khả

43VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Họa sĩ Hoàng Văn Điểm tại Triển lãm Quốc tế BiennaleBắc Kinh lần thứ 8 tại Bắc Kinh (Trung Quốc)

(Ảnh: do nhân vật cung cấp)

Page 40: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

năng tự thân trên con đường hiện thực hóa đammê, biến những điều tưởng như khó khăn trởnên dễ dàng. Trong đó, việc khai thác triệt đểnhững tính năng lợi thế - sức lan tỏa - kết nốicủa mạng xã hội cũng là một trong những bí kípđể họa sĩ trẻ được nhiều người biết đến.

Hoàng Văn Điểm hiện đang rất bận vớinhững kế hoạch của bản thân trong năm 2020và ấp ủ kế hoạch dài hơi trong tương lai, anhcũng hi vọng trong thời gian tới các họa sĩ XứLạng có thể đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng pháttriển để nâng tầm mỹ thuật Xứ Lạng.

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Bùi Vinh Thuận và tácphẩm “Mùa vàng Bắc Sơn”

Sau ba năm trở thành hội viên Hội Văn họcNghệ thuật Lạng Sơn (năm 2016), Bùi VinhThuận được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ẢnhViệt Nam (năm 2019). Bùi Vinh Thuận cũng làmột trong những nghệ sĩ sở hữu rất nhiều giảithưởng về Nhiếp ảnh của Trung ương, địaphương, ảnh treo triển lãm Khu vực, quốc tế.Sinh ra và lớn lên tại quê hương Bắc Sơn, Thuậnkhai thác triệt để vẻ đẹp của quê hương mình.Thuận chia sẻ, cuối tháng 7 dương lịch là thờiđiểm Bắc Sơn đẹp nhất trong năm khi cánh đồnglúa trĩu bông bắt đầu ngả sang màu lúa chín vàbắt đầu mùa thu hoạch. Hình ảnh Bắc Sợn nhìntừ trên cao xuống, phía dưới là cánh đồng lúarộng mênh mông với những thửa ruộng lúa chínkhông cùng thời điểm tạo nên mảng màu sắc vôcùng hút mắt, điểm tô bởi dòng sông uốn lượnchảy qua, những nếp nhà - tạo cảm giác ấmcúng, tất cả được bao quanh bởi các dải núi đávôi hình vòng cung. Bức tranh sơn thủy hữu tìnhđó đã tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho cácnghệ sĩ sáng tác. Và cũng nhờ đó, tác phẩm BùiVinh Thuận chụp về Bắc Sơn “Mùa vàng BắcSơn” đạt Giải A Giải thưởng VHNT Hoàng VănThụ lần thứ V - năm 2019, Giải Khuyến khíchẢnh nghệ thuật Việt Nam năm 2018.

Sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh, Bùi VinhThuận tích cực tham gia vào phong trào sángtác của tỉnh, có nhiều tác phẩm ảnh được đăngtải trên các báo, tạp chí địa phương, báo điệntử; tham gia nhiều cuộc thi lớn nhỏ của địaphương, khu vực, Trung ương và quốc tế.

Năm 2019 là một năm khá thành công vớiBùi Vinh Thuận, Thuận sắp xếp hài hòa giữacông việc, gia đình và dành nhiều thời gian chosáng tác. Gia đình hạnh phúc với hai bé traikháu khỉnh, xinh xắn, vợ luôn chia sẻ, động viêngiúp anh yên tâm công tác và chụp ảnh cũng trởthành một nghề tay trái, giúp anh và gia đình cảithiện cuộc sống. Bùi Vinh Thuận sinh năm 1989,

là một tác giả khá nổi tiếng trên một số trangmạng, hiện Bùi Vinh Thuận tham gia quản lý mộtsố trang page chuyên đăng tải những tin tức,hình ảnh về cuộc sống, con người Lạng Sơn.Ngoài đăng tải hình ảnh trên các báo, tạp chí,còn có nhiều đơn vị sở, ban, ngành, doanhnghiệp, cá nhân yêu mến vẻ đẹp của Lạng Sơnqua góc nhìn của nghệ sĩ đã tìm đến Thuận đểđặt mua ảnh. Thuận còn cộng tác với các huyệnquảng bá xúc tiến du lịch.

Vinh dự đạt giải A Giải thưởng VHNT HoàngVăn Thụ cho lĩnh vực Nhiếp ảnh, Bùi VinhThuận cảm thấy may mắn và tự hào vì có thểgóp sức nhỏ bé giới thiệu quảng bá được hìnhảnh đẹp của quê hương mình. Nghệ sĩ trẻ cũngxin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Tổchức đặc biệt là Hội Văn học Nghệ thuật tỉnhLạng Sơn đã tạo điều kiện, môi trường cho cácvăn nghệ sĩ Xứ Lạng thoả sức phát triển đammê nghệ thuật.

Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hoàng VănThụ đã khép lại một chặng đường phấn đấu, saymê sáng tạo không ngừng nghỉ của đội ngũ cácvăn nghệ sĩ Xứ Lạng. Trong 5 tác giả đạt Giải Acó đến 3 tác giả trẻ thuộc thế hệ 8x: Họa sĩHoàng Văn Điểm (sinh năm 1985), Nghệ sĩNhiếp ảnh Bùi Vinh Thuận (sinh năm 1989),Thạc sĩ Đặng Thế Anh (sinh năm 1987). Đó làmột tín hiệu đáng mừng đối với đội ngũ sáng táctỉnh nhà. Nhân dịp đầu xuân năm mới Canh Tý,Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng xin gửi lời chúc tớitoàn thể các văn nghệ sĩ cùng gia đình ankhang, thịnh vượng, dồi dào sức sáng tạo, đónggóp cho văn học nghệ thuật tỉnh nhà thêm nhiềutác phẩm có giá trị!

NgỌC HẰNg (thực hiện)

44VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

NSNẢ Bùi Vinh Thuận nhận Giải thưởng VHNTHoàng Văn Thụ năm 2019 do UBND tỉnh trao tặng.

Ảnh: PV

Page 41: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Nhà văn Vy Thị Kim Bình sinh ngày 27tháng 9 năm 1941 tại làng Pá Phiêng(nay là xã Hồng Phong, huyện Cao

Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Năm 1961, bà tốt nghiệpY sĩ trường cán bộ Y tế Trung ương và trởthành cán bộ công tác trong ngành Y tế LạngSơn từ đó đến năm 1988 bà được nghỉ chếđộ. Nhà văn Vy Thị Kim Bình đến với nghề viếtvăn như một sự tình cờ, năm 1962 bà viếttruyện ngắn đầu tay với nhan đề “Đặt tên”được in trên Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc, liềnsau đó tác phẩm được trao giải Khuyến khích

cuộc thi sáng tác do Tạp chí Văn nghệ ViệtBắc tổ chức. Nhà văn Vy Thị Kim Bình đượccoi là người mở đầu cho văn xuôi Xứ Lạnghiện đại, là cây bút nữ đầu tiên của dân tộcthiểu số đặt tên mình bên cạnh những nhàvăn chuyên nghiệp của cả nước. Gần sáumươi năm cầm bút, bà cho ra đời hơn 50 tácphẩm chủ yếu là truyện ngắn và ký, trong đónhiều tác phẩm đã nhận được nhiều giảithưởng văn học của Trung ương và của tỉnh.

Năm 2018, nhà văn Vy Thị Kim Bình ramắt tập truyện ký “Theo con đường gập

45VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

HỘI THẢO “TRUYỆN KÝ THEO CON ĐƯỜNG GẬP GHỀNHVÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ VĂN

VY THỊ KIM BÌNH VỚI VĂN XUÔI LẠNG SƠN”Ngày 12/12/2019, Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn tổ chức Hội thảo Truyện ký

“Theo con đường gập ghềnh” và những đóng góp của nhà văn Vy Thị Kim Bình với vănxuôi Lạng Sơn. Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, đại diện một số ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp củatỉnh, đại diện gia đình nhà văn Vy Thị Kim Bình, các tác giả có tham luận cùng hội viênChi hội Văn xuôi, Chi hội Nghiên cứu, lý luận và phê bình, đại diện Ban Chấp hành cácChi hội Âm nhạc - Sân khấu, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật.

Đồng chí La Ngọc Nhung, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh phát biểu Khai mạc Hội thảo.Ảnh: PV

Page 42: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

ghềnh” do nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấnhành. Với gần 130 trang viết, tác giả đã kể lạicho bạn đọc câu chuyện của riêng mình khiđó là một cô bé sáu, bảy tuổi trong bối cảnhmột cuộc tản cư từ mùa đông năm 1947 đếnnăm 1954. Tác phẩm đạt Giải B Giải thưởngVăn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ V- năm 2019 do Ủy ban nhân dân tỉnh LạngSơn trao tặng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp 15tham luận, trong đó có 9 tham luận cảm nhận,phân tích, nhận xét, đánh giá về tập truyện ký“Theo con đường gập ghềnh” từ nhiều góc độvà cách tiếp cận khác nhau như: “Hồi ức Theocon đường gập ghềnh” (nhà văn Cao DuySơn), “Một thời chiến tranh trong truyện ký“Theo con đường gập ghềnh” của nhà văn VyThị Kim Bình” (Bế Kim Linh), “Ký ức tuổi thơ“Theo con đường gập ghềnh” của nhà văn VyThị Kim Bình” (Đặng Phin); “Tình người trongtruyện ký “Theo con đường gập ghềnh” củanhà văn Vy Thị Kim Bình” (Hoàng Thị KimVân), “Giá trị hiện thực truyện ký “Theo conđường gập ghềnh” của nhà văn Vy Thị KimBình” (Chu Quế Ngân), “Trang đời bảy mươinăm trước -Nhớ về” (Đỗ Lâm Hà), “Vài cảmnhận về tập truyện ký “Theo con đường gậpghềnh” của nhà văn Vy Thị Kim Bình”(Nguyễn Đức Tâm), “Những chủ đề triết luậntrong truyện ký “Theo con đường gập ghềnh”của nhà văn Vy Thị Kim Bình” (Đặng ThếAnh), “Tính nhân văn sâu sắc trong truyện ký“Theo con đường gập ghềnh” của nhà văn VyThị Kim Bình” (Ngô Bá Hòa). Các tham luậncòn lại đề cập đến những đóng góp của nhàvăn Vy Thị Kim Bình với văn xuôi Lạng Sơntrên các góc độ về đề tài, nội dung, hìnhtượng nghệ thuật, bút pháp thể hiện: “Vy ThịKim Bình cánh chim bền bỉ, miệt mài” (NguyễnQuang Huynh), “Vy Thị Kim Bình - Nữ nhà vănnổi tiếng của văn học nghệ thuật Xứ Lạng”(TS. Hoàng Văn Páo), “Nhà văn Vy Thị KimBình, văn chương lung linh tỏa sáng” (LộcBích Kiệm), “Bút pháp văn phong trong truyệnngắn nhà văn Vy Thị Kim Bình” (Lê TiếnThức), “Từ Những bông huệ trắng đến Theocon đường gập ghềnh” (Bế Mạnh Đức),“Những cảm hứng sáng tạo và đặc sắc nghệthuật trong sáng tác của nhà văn Vy Thị KimBình sau 1975” (Nguyễn Thị Quỳnh Nga).

Có thể nhận thấy qua 15 tham luận, cáctác giả bày tỏ sự trân trọng đối với thành công

về nội dung và nghệ thuật của tập truyện ký“Theo con đường gập ghềnh” cũng như sựnghiệp sáng tác, những đóng góp của nhàvăn Vy Thị Kim Bình. Văn học nghệ thuật chắpcánh cho nghề Y và nghề Y cao quý làm thănghoa cho những sáng tác của bà. Gần sáumươi năm cần mẫn và bền bỉ sáng tác, vớinhững đóng góp đáng trân trọng, nhà văn VyThị Kim Bình xứng đáng là cánh chim đầu đàncủa làng văn nữ các dân tộc thiểu số ViệtNam, là nhà văn nữ dân tộc thiểu số đầu tiênviết văn xuôi và được kết nạp vào Hội Nhàvăn Việt Nam. Những kết quả cụ thể từ hộithảo có thể coi là những tư liệu bổ ích cho vấnđề nghiên cứu văn học cũng như thực tiễnsáng tác ở Lạng Sơn.

Chia sẻ tại hội thảo, nhà văn Vy Thị KimBình cảm ơn những tham luận của các đạibiểu về tập truyện ký “Theo con đường gậpghềnh” và sự nghiệp sáng tác của mình. Đồngthời bà chia sẻ những kỉ niệm từ một cô gáinhỏ nhắn, mảnh mai loay hoay tự tìm đườngđến với văn học vô cùng xúc động và khẳngđịnh: “Thế là tình cờ tôi đã dấn thân vào “conđường khổ ải” là nghề cầm bút viết văn.Nhưng vì tình yêu say mê với văn chương vàsáng tác văn học nên tôi không còn nhận biếtđược nỗi khổ ải nhọc nhằn của mình”. Vànhững gian nan trên con đường sáng tác cuốicùng cũng cho bà trái ngọt “Trong cuộc sốngđầy gian khổ vất vả thời chiến tranh chống Mỹcứu nước và thời bao cấp. Đêm mùa đông rétbuốt cả nhà ngủ say ngon giấc, một mình tôivẫn ngồi cặm cụi viết truyện ngắn. Tôi đãđược đền đáp xứng đáng”.

Hội thảo Truyện ký “Theo con đường gậpghềnh” và những đóng góp của nhà văn VyThị Kim Bình với văn xuôi Lạng Sơn là dịp đểnhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đónggóp thầm lặng, trách nhiệm đối với sự nghiệpvăn học nghệ thuật của nữ nhà văn Vy ThịKim Bình. Qua đó khẳng định sự nghiệp sángtác của bà có ảnh hưởng sâu sắc, góp phầngiữ vững dòng chảy nhân văn, tiến bộ của vănhọc hiện đại Lạng Sơn trong hơn nửa thế kỷqua, góp phần ổn định và phát triển đội ngũnhững người viết văn xuôi ở Lạng Sơn nóiriêng và đội ngũ viết văn người dân tộc thiểusố nói chung.

HOàNg HƯơNg

46VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 43: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Nhà văn thường viết những gì mình quantâm, ám ảnh tâm trí. Truyện có đángviết hay không đều được nhận biết tự

tin, và trách nhiệm. Đó như là bản lĩnh, nănglực người cầm bút. Sẽ không phải mất thờigian viết thứ truyện chắp nối vụn vặt, cưỡngép cảm xúc. Lựa chọn đúng là năng lực ngườiviết. Viết hay là tài năng.

Mỗi nhà văn đều có phong cách riêng. Ởthể loại nào giọng văn luôn mang tính đặc thùkhông lẫn với ai khác. Vy Thị Kim Bình là câybút như thế. Chị là nữ tác giả người dân tộcthiểu số đầu tiên được kết nạp vào Hội Nhàvăn Việt Nam. Đó là sự kiện, dấu mốc khởiđầu cho sự phát triển đội ngũ nhà văn nữngười dân tộc thiểu số đến ngày nay. Vinh dự,

tự hào không chỉ với các nhà văn nữ, còn làsự khích lệ với đội ngũ nhà văn người dân tộcthiểu số trong cả nước. Dành cả cuộc đời chovăn xuôi, những truyện ngắn, truyện vừa, haytruyện dài của Vy Thị Kim Bình viết luôn tỏ sựnồng ấm, khiêm nhường mang tính cách tiêubiểu của phụ nữ vùng cao. Ngay từ truyệnngắn đầu tay: “Đặt tên” in trên Tạp chí Vănnghệ Việt Bắc (1962) đã được bạn đọc chú ý,thiện cảm. Câu chuyện giản dị, lối viết giản dịtái hiện không khí hân hoan chào đón hòabình ở miền Bắc của thế hệ vừa đi qua cuộckháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Giờmỗi khi có dịp đọc lại vẫn gợi xúc động bởigiọng văn hồn nhiên, tâm hồn trong trẻo. Saunày Vy Thị Kim Bình tiếp tục cho xuất bản

47VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Hồi ức “THEO CON ĐƯỜNG GẬP GHỀNH”

CAO DuY SơN

Nhà văn Vy Thị Kim Bình và người thân chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.Ảnh: PV

Page 44: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

thêm các tập: “Niềm vui”; “Những bông huệ”và một số những tác phẩm khác. Số đầu sáchtuy không nhiều nhưng hầu hết các tác phẩmkhi chọn viết đều được chăm chút cẩn trọngvà trách nhiệm. Trách nhiệm và tự trọng củangười cầm bút với cuộc đời và trên hết vớibạn đọc là bản lĩnh nhà văn. Tự biết điều gìđáng viết và không đáng viết, để cho ra đờinhững tác phẩm chất lượng.

Mới đây độc giả lại được đón đọc tậptruyện ký: “Theo con đường gập ghềnh” củaVy Thị Kim Bình do Nhà xuất bản Văn hóa dântộc ấn hành năm 2018. Với gần 130 trang viết,tác giả đã kể lại cho bạn đọc nghe câu chuyệncủa riêng mình. Qua tác phẩm, cảm tưởngngười viết đã ấp ủ câu chuyện này từ lâu, vàgửi gắm trong đó tình cảm tha thiết chứa chankỳ vọng. Những muốn hồi sinh quá khứ tưởngđã bị thời gian phủ lấp, để đền đáp nghĩa tìnhvới bao người đã từng gắn bó, bao bọc nhautrong những ngày tản cư sống trong lo âu,thiếu thốn. Dù câu chuyện xảy ra cách đây đãhơn bảy thập kỷ, nhưng vẫn nguyên trong kýức ám ảnh mỗi ngày. Cuộc đời ai cũng cónhững chuyện không đáng để nhớ, lại cónhững chuyện không thể dứt bỏ. Với nhà vănđôi khi cái sự “không thể” đó lại thành món nợ.Chưa viết ra được là còn đó nợ đời. Nợ nghĩatình với người thân, những phận người chungcảnh ngộ trong hành trình sấp ngửa dắt díunhau tản cư cuối năm 1947 (thế kỷ 20).

“Theo con đường gập ghềnh” là cuộc trởvề quá khứ tìm lại mình. Cái thời chạy giặc màthế hệ xưa vẫn gọi là “tản cư” đã thành dấumốc trong lòng người từng đi qua ngày thángđó. Ấy là Thu Đông năm 1947 khi thực dânPháp cho quân tấn công lên Việt Bắc hòngtiêu diệt cơ quan đầu não của Đảng và Chínhphủ ta. Sử sách đã ghi, nhiều người biết.Nhưng cuộc sống của người dân ngày đó rasao thì ít ai tường tận. Hậu sinh lại càngkhông. Có chăng nghe người già kể lại. ViệtBắc rừng núi âm u, đi tới đâu tự mở đườngtới đấy, đói khát thì nước suối, củ rừng sốngcho qua ngày. Thiếu gạo ngô có măng rừng,củ mài, củ nâu, củ chuối nhưng thiếu muối thìthật là khủng khiếp. Nỗi sợ hãi như còn đọngtrong giọng nói, vẻ mặt của lớp người ngày đótận bây giờ. Nhưng nhịp điệu thời gian là thứkhông thể thương lượng. Lớp người xưa giờđã dần thưa vắng. Hành trình gian khổ củangười dân Việt Bắc vừa chạy giặc, vừa ủnghộ kháng chiến, góp công, góp của nuôi quânđánh giặc sử sách cũng có ghi. Nhưng trọngtâm là chiến công huy hoàng những trận

đánh. Còn cuộc sống thường dân sống chuilủi trong rừng sâu, hang thẳm vất vả, gian khổthì sao? Họ chia sẻ, đùm bọc nhau thế nàotrong cơn bĩ cực? Chưa ai viết. Chưa có tácgiả nào viết. Có thể nói “Theo con đường gậpghềnh” là tiểu thuyết tự truyện đầu tiên đề cậpđến vấn đề này.

Văn viết theo lối kể, nhân vật (trong cuộc)ở ngôi thứ nhất (tôi) thuật lại chuyện củamình, về thời còn là một bé gái sáu tuổi theogia đình tả cư. Xuất hiện ngay phần mở đầuvới thân hình bé nhỏ, hồn nhiên, có phần ngơngác trước cảnh bấn loạn của người lớn khichiến tranh lan tới. Tiếng súng vọng về, tất cảmọi gia đình đều vội trốn lên rừng hòng thoátkhỏi nơi chiến sự. Tâm lý hoảng sợ luônthường trực, rồi lan truyền như dịch bệnh.Vừa dừng chân chưa kịp ngả lưng nghỉ ngơiđã thấy có nhà bỏ đi. Không cần biết vì sao,thấy nhà khác đi cũng vội kéo nhau bỏ chạy.Chẳng biết sẽ đến đâu. Cứ đi đã, tối đâu nghỉđó. Nơi nào tạm yên thì dựng lều ở lại đôi bangày. Phong thanh bất an lại đeo gánh, kéonhau chạy tiếp. Mỗi trang viết đều chan chứacảm xúc, căng thẳng, lo âu, náo loạn vàhoảng hốt đến đỉnh điểm. Đó là sự hóa thâncủa nhà văn. Cuộc hóa thân tự nguyện đẩyđến tận cùng lo lắng, khổ đau và cả niềm vuisướng của con người khi nghe tin quê hươngđược giải phóng. Tác phẩm thuật lại sự kiệncó thật, những người cùng cảnh ngộ để lại ấntượng không thể xóa nhòa suốt cuộc đời tácgiả. Dù là kỷ niệm riêng nhưng tác phẩm đãvượt khỏi tự sự, trở thành mối quan tâmchung của mọi người. Từng chương, đoạn vớicác chi tiết, cảnh huống vui buồn, lo lắng, hyvọng đan xen tác phẩm đã mang đến chongười đọc đồng cảm sâu sắc. Những điềutưởng đã rơi rụng theo thời gian, nay được táihiện rõ hơn biến động xảy ra trong quá khứ.

Theo từng chương tác phẩm: Đêm đônggiá rét; Tình người; Nơi trú chân đầu tiên;Thương các anh bộ đội cụ Hồ; Bản Đú nơi ởmới; Ngôi làng Pá Phiêng trong trái tim bố tôi;Bản Trang quê hương thứ hai của bố tôi; tác giảđã đưa bạn đọc theo bước chân cô bé sáu tuổicùng gia đình đi tản cư vào những ngày cuốiĐông 1947. Hành trình cắt rừng, lội suối tìm nơitrú ngụ trách xa cái chết đã làm đôi chân cô bébật máu gợi bao xót xa thương cảm. Mệt mỏi,đói khát, thiếu muối ăn, thiếu mọi thứ sinh hoạtcũng không ngăn được dòng người hoảngloạn. Đi mà không biết nơi đến là đâu? Chỉ cầnđâu đó vọng về tiếng súng lại kéo nhau bỏ chạy.Đường không có thì phát cây mở lối, phải tránh

48VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 45: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

xa bom đạn chết chóc. Mới hay mạng người bénhỏ, mong manh. Đối diện bới cái chết khaokhát sống càng trở nên mãnh liệt.

Hành trình tản cư, rồi nghỉ lại bản làng nàođó của một gia đình, của nhiều gia đình mỗilúc được mở ra sâu rộng hơn. Những địa danhXứ Lạng xưa, nay còn đó: Đồng Đăng, NaSầm, những xóm Nà Cườm, Bản Làng, BảnCáu, Pác Guồng, sâu xa hơn là Hội Hoan...liền bước chân người tìm đường tránh xa cáichết như còn đó chứng tích nhọc nhằn. Hìnhbóng người thân như càng lắng sâu trongniềm thương nhớ qua từng trang viết. Ngườimẹ tần tảo cùng anh trai và hai chị gái hiếuthảo, chăm ngoan được tái hiện với tình cảmtrìu mến và thân thương. Nhưng người đọcthật sự ấn tượng với những trang viết vềngười cha của tác giả. Một người đàn ông vócdáng nhỏ bé nhưng lại dẻo dai khác thường.Từ lúc chạy giặc ông luôn mang theo bênmình con dao nhọn. Một vật dụng vừa đểphòng thân vừa chặt cây dựng nhà và nhữngviệc khác. Không chỉ sở hữu đôi tay khéo léoông còn là người khôn ngoan, luôn nghĩ racách ứng phó kịp thời với tình huống, hoàncảnh. Bao lần di chuyển bấy nhiêu lần mộtmình đẵn cây, cắt gianh dựng nhà, đắp bếp,kiếm củi không một lời ca thán. Thương vợgầy yếu, các con nhỏ dại ông lặng lẽ nhận vềmình những phần việc nặng nhọc. Lo lắng vềsức khỏe người thân, ông đã quyết định đi tìmmua bằng được muối ăn dù có phải đối mặtvới thần chết. Thiếu cơm, thiếu rau còn có thứtrên rừng bù đắp, thiếu muối sẽ dần phù nề rồichết. Nhìn vợ con rạc người vì thiếu muối lòngông thắt lại. Tác giả luôn viết, cha là ngườinhát, rất sợ máy bay giặc bỏ bom. Chỉ cần đâuđó vọng đến tiếng: ầm ì” là ông đã vội tìm ngaynơi trú ẩn. Vì thế, khi tới đâu việc đầu tiên làdựng nhà tạm và đào ngay hầm trú ẩn. Nhátlà thế, vậy mà dù nghe tin giặc đã đến gần,nhưng ông vẫn quyết đi tìm mua bằng đượcmuối. Kiếm được muối ông đã không ngầnngại san sẻ cho những người cùng cảnh ngộ.

Tình người trong hoạn nạn là vậy. Mộtmiếng khi đói bằng một gói khi no. Cái thời đóikhổ đó càng thấy hiện lên rõ hơn, sáng hơn tấmlòng người Việt Bắc cưu mang đùm bọc nhau“dựa vào nhau để sống như anh em một nhà”.Đẹp hơn, lớn lao, cảm động hơn là nghĩa tìnhquân dân. Tác giả đã dành những trang viết vềmối tình keo sơn thắm thiết đó. Dù còn trongcảnh khó khăn, tạm bợ nhưng khi gặp bộ độiCụ Hồ, những thương binh từ mặt trận hànhquân qua nơi mình tạm trú, đồng bào vẫn hết

lòng ủng hộ. Trước tấm lòng của đồng bào,người lính không khỏi băn khoăn, áy náy.Nhưng họ đã nhận được câu nói chân tình củangười mẹ: “Con trai đầu của tôi cũng đi bộ đội,đóng quân ở xa. Tôi giúp đỡ các anh, con tôi lạicó người khác giúp đỡ”. Đó là tiếng nói đại diệntấm lòng yêu thương, cao cả của bao người mẹViệt Nam trong các cuộc kháng chiến chốnggiặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đó như lờikhẳng định lòng tin tuyệt đối với Cụ Hồ, cáchmạng và kháng chiến. Dù hy sinh gian khổ hơnthế nữa nhưng kháng chiến nhất định sẽ thắnglợi. Đất nước sẽ giành được độc lập tự do.

Số phận của những người dân gồnggánh, dắt díu nhau chạy giặc cũng tới hồi kếtthúc. Những năm tháng gian nan với bao lầndi chuyển chạy xa vùng chiến sự đã khôngcòn. Quê hương Xứ Lạng Được giải phóng.Niềm hân hoan chào đón ngày quê hươngkhông còn tiếng súng đã ngoài sức tưởngtượng bao người. Ngỡ như trong mơ. Ngỡnhư hồi sinh sau cuộc tao loạn với bao cựcnhọc đeo đẳng năm tháng. Cái sự trở về quêcũ của gia đình, của bao gia đình thực sự đãbừng sáng trên từng trang tác phẩm. Khiếnngười đọc hình dung khá toàn diện về khôngkhí những ngày đầu nửa đất nước được hòabình. Không gian một vùng quê sau chiếnthắng của Chiến dịch Biên giới năm 1950.Bình yên trở lại với mỗi người, mỗi nhà. Sựhồi thức quá khứ của tác phẩm thật sự mangđến cho người đọc cảm xúc viên mãn. Vớinhững chi tiết bình dị, gần gũi người đọc nhưđược thấy lại quá khứ một cách sâu sắc hơn,đầy đủ hơn. Biết được kỹ và rõ hơn bướcđường gian nan của dòng người tản cư ở mộtvùng quê Việt Bắc.

Vậy nên tác phẩm “Theo con đường gậpghềnh” của nhà văn Vy Thị Kim Bình là mộttiểu thuyết tự truyện vừa có giá trị văn học vừamang ý nghĩa lịch sử. Giúp người đọc mởrộng thêm sự hiểu biết về một giai đoạn lịchsử hào hùng của quê hương đất nước, vừacó giá trị nâng cao niềm tự hào, khích lệ mỗingười, hãy biết sống vì nhau, biết quý trọngtừng giây phút hòa bình vì ngày mai tươi đẹp.Đó là tiếng hồi âm của tác phẩm dội lại tronglòng người đọc./.

Tham luận tại hội thảo Truyện ký “Theo con đườnggập ghềnh” và những đóng góp của nhà văn Vy ThịKim Bình với văn xuôi Lạng Sơn do Hội VHNTLạng Sơn tổ chức tháng 12/2019.

49VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 46: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Peter Handke sinh ngày 6-12-1942 tạiGriffen, tỉnh Kärnten, từ 1944-1948 theо mẹ làbà Maria - người gốc Slovenia - sống ở ĐôngBerlin. Bà có mang trước với Erich Schöne-mann, người đã có vợ, nên bèn cưới ôngAdolf Bruno Handke và không lâu trước khicon tốt nghiệp trung học, bà mới cho Peterbiết về người cha thực sự của mình. Gia đìnhHandke sống trong quận do Hồng quân LiênXô quản lý, sau đó vì thiếu hộ chiếu nên phảinúp trong xe tải vượt qua biên giới Đức - Áotrở về Griffen (chuyện này được Peter kể lại tỉmỉ trong bài văn thuở học trò của mình).

Về quê, trong tình cảnh ông Adolf trongtay không tấc đất, Peter sống trong cảnh làngquê điền viên (sau này được mô tả kỹ trongtiểu thuyết Ong bò vẽ), vào học trường nhânvăn của nhà thờ địa phương, sống nội trú, viếtđược 16 trang phần 2 Cuộc đời tôi. Năm1959, Peter chuyển đến trường Klagenfurtcách nhà 35 km, hàng ngày đi học bằng xebus và nhận giải thưởng cuộc thi văn học củatrường, đồng thời đăng Không tên và Đồngthời trên báo Kärntner Volkszeitung. Năm1961 tốt nghiệp, thuộc trong số 2 học sinhxuất sắc, Peter vào học khoa Luật trường Đạihọc Graz, dùng học bổng và tiền cha mẹ thuênhà trọ. Từ 1963 quen Alfred Holzinger trưởngphòng văn học của Đài phát thanh Graz, Peterlên sóng loạt bình luận theo hình thức mới vềnhững hiện tượng văn hóa đại chúng, sau gặpAlfred Kolleritsch - biên tập viên chính tạp chíManuskripte - được đăng những tác phẩmđầu tay, đồng thời chơi với nhà văn PeterPongratz và gia nhập Forum Stadtpark (HộiNhà văn của Graz), là thành viên của Grazer

Gruppe (có những thành viên trẻ sau nàyđược giải Franz Kafka 2004 và giải Nobel Vănhọc 2004 như Elfriede Jelinek và nổi tiếngnhư Barbara Frischmuth).

Khi đang nghỉ hè (tháng 7-8 năm 1964)Peter viết phần lớn cuốn Ong bò vẽ rồi hoànchỉnh vào mùa thu, gửi nhà xuất bản Luchter-hand bị khước từ, năm sau bèn gửi nhà xuấtbản Suhrkamp nhận in. Do không qua đượckỳ thi quốc gia III, Peter bèn nghỉ học, dànhtoàn bộ cho sáng tác. Ngay trước khi Ong bòvẽ trình làng và được chú ý, mùa xuân 1966Peter để tóc kiểu Beatles lên diễn đàn của“Nhóm 47” ở Prinston phát biểu khó chịu về“chứng liệt dương trong mô tả của những nhàvăn lớn”, về tình trạng vô nghĩa của phê bìnhvăn học và phê phán gay gắt những vĩ nhântrong văn học... Ý kiến được nhiều người tánthưởng nhưng lại gây xì xào trong nhữngngười như Günter Grass (sаu này được GiảiNobel Văn học 1999) và trở thành đề tài tranhluận trên báo chí.

Ngôi sao sân khấu và điện ảnh ĐứcPeter Handke rất hay đi xem phim nên

sau này viết kịch bản, làm đạo diễn và giámkhảo liên hoan phim. Ông lại thích nhạc rocknên có nhiều tác phẩm mang âm hưởngnhững bài ca của “Beatles”, “Rolling Stones”...Vở kịch Xúc phạm người xem (1966), đạodiễn bởi Claus Peymann là người thân thiếtvới tác giả cho đến nay và được giới phê bìnhnhận xét là tác phẩm cách tân, tác giả làngười trực tính. Tiếp theo, hai vở “Tiên tri”(1964) và “Tự buộc tội” (1965) được GüntherBüch đưa lên nhà hát “Oberhausen” cũng

50VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

LỘ TRÌNH TỚI ĐỉNH CAO CỦAVĂN HỌC 2019

Ngày 10-12-2019, Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển trao giải thưởng Nobel Vănhọc 2018 cho nhà văn nữ Ba Lan Olga Tokarczuk và giải thưởng Nobel Văn học 2019cho nhà văn Áo Peter Handke. Từ năm 1901 đến nay, giải Nobel Văn học đã được trao110 lần nhưng có đến 116 tác giả nhận giải do có 5 lần 2 người đồng đoạt giải, trong đócó 15 nữ văn sĩ.

Page 47: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

được giới phê bình khen ngợi, khiến ông nổilên như một ngôi sao nhạc pop của sân khấutiếng Đức. Năm 1966 người vợ tương lai Lib-gart Schwarz được mời về diễn ở nhà hátForum Freies nên nhà văn cũng chuyển vềDüsseldorf, năm sau thì cưới. Tối 11-5-1968công diễn vở “Kaspar” đồng thời tại 2 nhà hát“Frankfurt am Main” (đạo diễn Claus Pey-mann) và “Oberhausen” của Günther Büch.Năm 1969 tham gia sáng lập tại Frankfurt amMain nhà xuất bản sân khấu “Verlag der Au-toren” (Nxb các tác giả). Thành công lớn là vởTrên yên ngựa dạo quanh hồ Bodensee ôngviết năm 1971, dựng ở Pháp 1974 - đó là nămông quen nữ diễn viên tài danh người PhápJeanne Moreau. Năm 1973 ông viết kịch“Chết vì nông nổi” (Die Unvernünftigen ster-ben aus) được trình diễn tại Zürich 1974, cũngkhoảng thời gian đó được người bạn cũ Wim

Wenders đưa lên màn ảnh kịch bản Chuyểnđộng giả dối. Năm 1976 phải nhập viện vì loạnnhịp tim, năm sau trên màn ảnh trình làng kịchbản của ông Người đàn bà thuận tay trái. Kịchthơ Theo những làng quê ra mắt tại liên hoanSalzburg 1982. Năm 1987 bộ phim Bầu trờiBerlin do Wim Wenders đạo diễn theo kịchbản của ông công chiếu và giành nhiều giảithưởng tầm cỡ châu Âu, rồi vở Kịch bản sânkhấu được đạo diễn Claus Peymann côngdiễn tại Nhà hát thành phố Wiena 1992. Từ2001 đến 2006 ông sống chung với nữ diễnviên Đức Katja Flint...

Không ngừng di chuyển và viết vănNăm 1967, Peter Handke in tiểu thuyết

Người bán rong, khi ấy đọc tiểu thuyết Xaolãng (Verstörung) của Thomas Bernhard vàchịu ảnh hưởng lớn của tác giả này, ông viết

51VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Nhà văn Peter Handke.

Page 48: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

bài “Tôi đọc Xao lãng của Thomas Bernhardnhư thế nào”, sau đó giữa hai người là mốiquan hệ khó chịu lẫn nhau. Năm 1968 hai vợchồng chuyển về Berlin và sinh con gái Aminangày 20-4-1969. Từ đây lối sống của ông hoàntoàn thay đổi, “nhận thức thấy rơi vào bẫy ởnhà mình, bế đứa con khóc nhè suốt đêm đivòng quanh phòng và nghĩ mình đã mất hết óctưởng tượng, đã ra rìa cuộc sống” (Nhữngchuyện trẻ con, 1981). Nhiều năm sau, ôngvẫn coi Amina là kinh nghiệm rất quan trọngcủa tình yêu. Mang gia đình sang Paris đượcít lâu, đến mùa thu 1970 ông mua một ngôinhà nhỏ ở bìa rừng vùng Kronberg nước Đức,rồi kết thúc hôn nhân tại Wiena vào năm 1994,con gái thì ở khi với mẹ, khi với bố.

Đêm 20-11-1971, bà mẹ ông tự kết liễuđời mình sau nhiều năm mắc bệnh trầm cảm,tấn bi kịch đó được ông kể lại trong truyệnngắn Hết mong muốn thì không còn hạnhphúc (1972) được đưa lên màn ảnh năm1974. Tháng 7-1971, ông đưa vợ đến thămmẹ lần cuối rồi cùng nhà văn Alfred Koller-itsch sang thăm Mỹ, chuyến đi được kể trongBức thư ngắn ngủi cho cuộc chia tay kéo dài(1972). Tháng 11-1973 ông mang con gáiAmina sang Paris sinh sống đến năm 1978,đầu tiên ở khách sạn 177 đại lộ Mont-morency, từ năm 1976 đến năm 1978 thìchuyển về Clamart (Tây Nam Paris). Đầuthập niên 1970 ông đã nhận giải thưởngSchiller của thành phố Mannheim, giảithưởng Georg Büchner, giải thưởng Việnngôn ngữ và thi ca Đức. Năm 1975 ông inGiờ của cảm xúc kéo dài, năm 1977 - in ghichép trong Sức nặng của thế giới, tạp chí nàyđến năm 1990 thì đình bản.

Peter Handke vẫn tham gia nhóm vănchương Grazer Autorinnen Autorenversamm-lung ở quê nhà. Năm 1978, con gái sangBerlin sống với mẹ, ông bèn làm một chuyếnđi dài sang Alasca (Mỹ), tâm trạng khủnghoảng và tuyệt vọng được kể lại trong cuốnChầm chậm về nhà (1979). Từ Mỹ ông vềthẳng Áo vào tháng 8-1979, ở nhờ nhà bạnthân Hans Widrich đến tháng 11-1987 viết tiếp2 phần nữa của Chầm chậm về nhà, là ngườiđầu tiên nhận giải Franz Kafka 1979, rồi in Sự

học của núi Sainte-Victoire (1980), Nhữngchuyện trẻ con (1981).

Đầu những năm 1980, ông bắt tay vàоdịch từ tiếng Anh, Pháp và Hy Lạp cổ ra tiếngĐức những tác giả nước ngoài ít nổi tiếng,một mặt vì không muốn giẫm vào vết chân cũcủa dịch giả chuyên nghiệp đi trước, mặt khác- nhằm mục đích làm quen với độc giả Đứcnhững tác giả đó, trước hết là người Sloveniaquê mẹ.

Năm 1983 ông đăng truyện án mạng Nỗiđau khổ Trung Hoa, tiểu thuyết sử thi Trùnglặp về người Slovenia ở Kärnten và lịch sửcủa họ. Năm 1987 - in tập thơ và khép lạichùm truyện ngắn Buổi tối của nhà văn.

Ở Salzburg 8 năm, khi con gái Amina tốtnghiệp trung học, ông làm chuyến vòng quanhthế giới. Ngày 19-11-1987, xuất phát từ thànhphố Jesenice (nay thuộc Slovenia) bằng xekhách và tàu hỏa, ông đến nam Nam Tư, HyLạp rồi sang Ai Cập. Giữa tháng 1-1988 trở lạichâu Âu (ở Paris, Berlin và Bruxelles), ôngsang Nhật Bản rồi quay về châu Âu, sau đóđến Alasca, London, Lisbon, một số thành phốTây Ban Nha, về miền Nam nước Pháp. Cuốitháng 5-1988 đi miền Bắc Italy, về Pháp, sangSlovenia về lại điểm xuất phát Jesenice, rồi điAnh, Pháp và dừng chân ngắn hạn tại Áo,trong khi đó người bố danh nghĩa BrunoHandke qua đời. 1989 -1 990 sống ở Slove-nia, Italy, Áo, Đức và Pháp. Những ghi chépdọc đường được in năm 2005 trong tập Hômqua, trên đường. Ghi chép từ 11-1987 đến 7-1990 là cấu thành của những cuốn Sức nặngcủa thế giới (1975 - 1977), Câu chuyện câybút chì (1976 - 1980), Tưởng tượng của sự lặplại (1981 - 1982) và Cửa sổ nhìn sang tườngđá sớm mai. Và những thứ khác theo giờ địaphương (1982 - 1987).

Mùa hè 1990, mua nhà tại Chaville (tâyBắc Paris) và sống ở đó đến nay, nơi ôngquen nữ diễn viên Pháp Sophie Semin, là congái của một chủ nhà máy, xuất thân từ vùngngã tư Pháp - Bỉ - Luxembourg - Đức, nàngđã sắm vai chính trong bộ phim Vắng mặt(1992) của ông quay tại Pháp và Barcelona.Ngày 24-8-1991 họ sinh cô con gái Leоcadianhưng mùa thu 1995 mới làm lễ cưới sau khi

52VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Page 49: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

li dị xong với vợ cũ. Cách Chaville không xalà Clamart, nơi ông đã sống trong những năm1977 - 1978 cùng con gái Аmina, sau này cônghiên cứu mỹ thuật và design trong lĩnh vựctruyền thông.

Năm 1996 ông cho công bố Lại nói vềThucydides (sử gia cổ Hy Lạp), Tiểu luận vềmáy âm nhạc tự động (1990), bản dịch Câuchuyện của Mùa Đông của Shakespeare, Lờitừ biệt của người mơ mộng từ miền đất thứchín, Tiểu luận về ngày thành đạt. Những tộilỗi mùa đông (1991), Nghệ thuật nêu câu hỏi(1994), Năm ấy tôi ở vịnh Không Là Gì.Truyện thần thoại thời mới (1994).

Năm 2008, Ban Giám khảo giải thưởngsách Đức đưa tác phẩm Đêm ở Morava lênhàng đầu trong số 20 tiểu thuyết tiếng Đứchay nhất, Peter Handke đã viết thư gửi Chủtịch Hiệp hội phát hành sách Đức tỏ lòng cảmơn nhưng đề nghị thay bằng ai đó trong sốnhà văn trẻ.

Trong một tác phẩm gần đây nhất - Mấtmát tranh treo, hay là Xuyên qua Sierra de Gre-dos (2002), ông phê phán sự lạm dụng cácphương tiện nghệ thuật trоng giới truyền thông.

Đặc sắc văn chương Peter HandkeTrong những sáng tác đầu tay của Peter

Handke, vị trí trung tâm là ngôn ngữ: qua lăngkính ngôn ngữ tác giả tiếp nhận hiện thực vàphản ánh sự tiếp nhận đó bằng ngôn ngữ (Thếgiới trong lòng thế giới xung quanh của thế giớinội tại, 1969). Ý định dùng phương pháp cổđiển để kể chuyện được thể hiện rõ nét ởnhững tác phẩm Nỗi sợ của thủ môn trướcchấm phạt đền (1970) và Bức thư ngắn ngủicho cuộc chia tay kéo dài (1972). Cuối thậpniên 1970 thì ông sử dụng phong cách ngônngữ cao siêu kết hợp với những ẩn dụ đãđược huyền thoại hóa để phản ánh quá trìnhtự nhận thức của mình (Chầm chậm về nhà,1979 và tiểu thuyết Năm ấy tôi ở vịnh KhôngLà Gì. Truyện thần thoại thời mới, 1994) và lầnđầu tiên ông mở sang đề tài tự truyện và pháttriển motiv về sự tồn tại của nhà văn.

Ngày 10-10-2019, Peter Handke đượcViện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển tặng giải

thưởng Nobel Văn học 2019 “Dành cho ngườicó tác phẩm gây nhiều ảnh hưởng, phản ánhmột tài năng ngôn ngữ xuất chúng, vượt rangoài phạm vi và đặc trưng của những gìnhân loại đang trải nghiệm". Ông sẽ nhận giảithưởng cao quý này vào ngày giỗ Alfred Nobel20-12-2019.

Quyết định của Hội đồng Giám khảo giảiNobel Văn học 2019 đâu có được hoàn toàntán đồng. Sau khi in nhật ký Chuyến đi mùađông dọc Danube, Save, Morava và Drina, haylà Сông bằng cho Serbia (1996), Peter Handkeđã phản ánh các sự kiện với giọng điệu kháchẳn nhiều nhà báo khác, nên trong truyềnthông thế giới bùng nổ cuộc tranh luận dữ dội,các nhà báo thân NATO phê phán ông quáthiện cảm với Serbia. Ông nổi tiếng vì có cảmtình với Serbia và Slobodan Milošević, Tháng3-2004 Peter Handke cùng với nhà văn giảithưởng Nobel 2005 Harold Pinter đã ký vào Lờikêu gọi của giới nghệ sĩ bênh vực SlobodanMilošević do giáo sư ngôn ngữ học CanadaRobert Dixon chấp bút và năm 2005 đã đến tậnnhà tù ở La Hay thăm cựu Tổng thống Serbia.Ông đã đăng tiểu luận Tablas-de-Daimiel cóphụ đề Những chứng cứ giả dối trong phiên xétxử Slobodan Milošević và ngày 18-3-2006 đếnphát biểu tại lễ tang Slobodan Milošević. Vìphát biểu đó, nhà hát “Comédie-Française” tạiParis phải đình hoãn vở diễn của ông Chơi vớicác câu hỏi, hay là Du hành vào miền đất vangngân. Ngày 2-6-2006 Peter Handke đượcxướng danh ở giải thưởng Heinrich Heine,nhưng bị chính quyền Düsseldorf tước. Tháng6-2006 các nghệ sĩ nhà hát “Berliner Ensem-ble” gọi chính quyền thành phố Düsseldorf làbọn “tấn công vào tự do sáng tạo” và kêu gọiquyên góp số tiền tương đương tiền thưởngcủa giải Heinrich Heine mà ông từ chối nhận.Ngày 21-2-2007, nhân công chiếu vở kịchNhững dấu vết đã mất, Peter Handke đã đượctrao 50.000 еurо, nhưng ông đề nghị dùng sốtiền đó để giúp đỡ làng Velika Hoča lịch sử củangười Serb ở Kosovo rồi trao lại cho trưởnglàng này trước ngày Lễ Phục Sinh 2007.

ĐĂNg BẨY (Tổng hợp và dịch)(Ảnh trong bài do tác giả bài viết cung cấp)

53VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Page 50: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Di sản thực hành then các dân tộc Tày,Nùng, Thái ở Việt Nam có được vinh dựhôm nay là nhờ công sức của rất nhiều

thầy then đã lặng lẽ, bền bỉ với các dòng thennghi lễ. Trong đời sống tín ngưỡng của đồngbào Tày, Nùng, Thái then như mạch nước ngầmtrải qua bao thử thách, thăng trầm của lịch sửchảy mãi đến hôm nay. Cũng nhờ sự quan tâmcủa Đảng và Nhà nước ta về việc bảo tồn vàphát huy những giá trị văn hóa truyền thống,cùng với sự tâm huyết, cống hiến của các nhàquản lý văn hóa, các nhà khoa học ở Việnnghiên cứu văn hóa, Cục Di sản của Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch tổ chức những cuộchội thảo khoa học với nhiều đề tài nghiên cứuvề then, Liên hoan hát then đàn tính… đã tạodòng chảy cho di sản văn hóa dân gian đượckhơi nguồn thông mạch.

Tôi được chứng kiến, tìm hiểu và nghe kểnhiều về văn hóa then. Có câu chuyện kể rằngkhi nghe giọng diễn xướng ấm áp và ngón đànêm dịu ngọt ngào của then hòa trong không khítrang nghiêm cùng mùi khói hương lan tỏangười ốm sẽ cảm thấy ấm áp, khỏe khoắn hơn,bệnh tình thuyên giảm. Lại nghe câu chuyệnkhác, có người tuổi đã cao bị ốm nằm liệtgiường lâu ngày, gia đình mời thầy then vềcúng, sau đó người ốm thấy nhẹ trong người,đứng dậy đi lại được rồi dần khỏi. Cũng cóngười bị ốm, đi khám chữa nhiều bệnh việntrung ương không khỏi, đến gặp thầy then thì

được biết có người thân ở bên âm hay đếnthăm mình nên luôn cảm thấy mệt mỏi, khôngminh mẫn tỉnh táo, thế rồi gia đình người đó mờithầy then về làm lễ cắt cầu qua lại âm dương.Sau khi làm lễ, người đó tự nhiên hết mộng mịrồi sức khỏe dần ổn định. Tôi không có ý tuyêntruyền quảng cáo cho phương pháp chữa bệnhbằng tâm linh nhưng đó là một số minh chứngvề sự kỳ diệu của then trong đời sống văn hóatâm linh của người dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Do nặng tình với văn hóa dân tộc đặc biệtlà văn hóa then, trước khi nghỉ hưu tôi đã thammưu cho lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Dulịch tổ chức Liên hoan hát then đàn tính lần thứnhất tại thành phố Thái Nguyên với hàng chụcnghệ nhân then cùng hàng trăm diễn viên nghệthuật quần chúng biểu diễn các làn điệu và ngónđàn then. Sự kiện đó nhận được sự hưởng ứngnhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân,đặc biệt là đồng bào các dân tộc Tày, Nùng,Thái, mở đầu một mô hình hoạt động văn hoácác tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc, góp phần làmchuyển biến nhận thức và quảng bá văn hóathen trong nước và quốc tế. Khi nghe tin thựchành then Tày, Nùng, Thái Việt Nam được UN-ESCO ghi danh vào danh sach di sản văn hóaphi vật thể, tôi và những người yêu văn hoáthen không thể giấu nổi niềm vui và tự hào,chúng tôi chia sẻ cảm xúc trên mạng xã hộifacebook như chuyện vui của gia đình mình. Cómột nghệ nhân trẻ yêu then hiện đang học ởnước ngoài đã chia sẻ cảm xúc của mình: “Tôi

54VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Vài cảm nhậnVỀ DI SẢn THEn

Vi HồNg NHÂN

Ngày 12 tháng 12 năm 2019, thực hành then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đượcTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức ghi danh vàodanh sách di sản văn hóa phi vật thể. Đó là niềm vui, niềm tự hào của đồng bào các dân tộcViệt Nam nói chung, đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái nói riêng. Cũng trong năm 2019, hátSli của người Nùng, tỉnh Lạng Sơn được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốcgia theo Quyết định số 2966/QĐ-BVHTTDL ngày 27/8/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch. Nhân sự kiện vui này, tác giả bài viết xin được chia sẻ đôi dòng tản mạn về văn hóa thenvà di sản thực hành then.

Page 51: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

mơ hay là thật đây, ôi vui sướng quá, tôi muốnnhảy lên, bay lên và bật khóc khi nghe tin thựchành then Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đượcUNESCO vinh danh. Xúc động biết bao!”.

Thực hành then là chỉ then nghi lễ (then tâmlinh) do các thầy then được cấp sắc thực hiệnqua các nghi lễ thông thường như giải vía, giảihạn, cầu may, chữa bệnh; lễ cấp sắc hoặc thăngsắc và lễ then cáo lão (giải nghệ, nghỉ hànhnghề) là lễ lớn. Nghệ nhân then nghi lễ là nhữngngười có căn có số làm then hoặc người códòng dõi làm then để tiếp nối truyền thống giađình đảm nhận. Các lễ then diễn tả hành trìnhthầy then điều khiển đoàn âm binh từ hạ giới lênthiên đình để dâng lễ vật và thỉnh cầu nguyệnvọng của gia chủ ở với Ngọc Hoàng để cầu may(cầu an, cầu duyên, cầu hoa (cầu tự), cầu mùa,chữa bệnh, chúc mừng nhà mới, năm mới…).Các thầy then bắt đầu cuộc hành trình nghi lễthen bằng lời diễn xướng và tiếng đàn then (tínhtẩu). Tùy mục đích của từng loại lễ mà thầy thenbày mâm cúng và cầu khấn trước bàn thờ then(mâm lễ then được đặt bên cạnh ban thờ tổ tiêncủa gia chủ) những vị thần bản địa. Thầy thenthường sử dụng các nhạc cụ và đạo cụ như tính

tẩu, bộ xóc nhạc bằng bạc hoặc đồng, mũ then,áo then có hoa văn, quạt giấy và dùng thanh âmđể thực hiện việc cầu cúng trước bàn thờ thenở nhà chủ hoặc ở nhà thầy then. Một số lễ còncó các lục sở hoặc người giúp việc, người đếndự lễ múa phụ họa (múa chầu). Thực hành thenđược truyền lại cho đời sau theo hình thứctruyền miệng ngay trong khi thực hành lễ thenvà do các thầy then đóng vai trò chính trong việctruyền lại các kỹ năng và bí quyết liên quan đếnnghi lễ. Những người yêu thích then cũng có thểtìm hiểu về cách diễn xướng then thông qua cáclễ do thầy then làm nhưng không được côngnhận là thầy then, người Tày, Nùng gọi họ làthen đíp (then chưa qua cấp sắc, chưa tốtnghiệp) và không được mời chủ trì các lễ chỉ cóthể phụ giúp thầy then trong khi hành lễ.

Thực hành then của người Tày, Nùng,Thái Việt Nam được UNESCO vinh danh vàodanh sách di sản văn hóa phi vật thể, làm nổibật sự đóng góp của di sản then trong việc giữgìn bản sắc dân tộc. Theo tôi, sức sống của disản then được phát huy bởi các nghệ nhân,các gia đình, dòng họ có truyền thống văn hóathen và cả cộng đồng.

55VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

Tiết mục trình diễn then tại Lễ hội hoa đào Xứ LạngẢnh: NGUYỄN VĂN DƯƠNG

Page 52: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Bài thơ năm khổ bốn câu sáu chữ là lờitâm tưởng của tác giả Mai Thuận “Bênmộ Tướng Giáp” giữa đất trời Vũng

Chùa, Đảo Yến, Quảng Bình. Đọc bài thơ nhưxem một bộ phim tài liệu rõ nét cảnh vật khônggian xen lẫn lời bình thốt ra tự trái tim người thơ.Nơi phòng văn tĩnh lặng, đọc “Bên mộ TướngGiáp”, tâm trí tôi chỉ còn nghe thấy lời thầm thìsâu lắng của “Cả một phương trời thương nhớ”.Nhân vật trữ tình duy nhất trong bài thơ khôngcó tên tuổi, hình dong mà chỉ hiển hiện thi ảnh“Rưng rưng đôi bàn tay nhỏ” thành kính. Thiảnh ấy thân quen, mang sức gợi sức cảm gâyấn tượng, là mắt chữ soi về phần mộ vĩ nhân -Bàn tay “Rưng rưng” là sự tu từ công phu, lantỏa, lay động hàng nghìn trái tim của “Cả mộtphương trời thương nhớ” mà tác giả đại diện.“Lệ rơi thấm đá” của Nguyễn Du là giọt lệ đaukhổ, còn “Rưng rưng đôi bàn tay nhỏ” của MaiThuận là giọt nước mắt nhỏ ra từ tâm tưởng triân và cảm phục một vĩ nhân.

Không gian nơi Tướng Giáp an nghỉ vĩnhhằng là không gian trời đất miền Trung yên bình:“Thơm nắng Hoành Sơn, núi Thọ/ Biển xanh cáttrắng dịu êm/ Chim yến dập dìu chao liệng/ Tàuthuyền yên ả ngược xuôi”. Từ khi Tướng Giápvề yên nghỉ nơi đất Mẹ, dường như đất lànhthơm thảo hơn, vũ trụ yên ả phong quang, biểntrời rộng mở, sinh thái điều hòa, dân sinh hòahợp. Một phông nền văn hóa mở cho sự kiệntâm hồn tác giả đồng hiện thăng hoa.

Đất linh sinh nhân kiệt, rồi vĩnh hằng nhânkiệt về với đất linh: “Ở đây xanh bờ xanh bến/Ru êm chảo lửa miền Trung/ Đàn thiêng vuađi mở cõi/ Đất thiêng phù trợ anh hùng”.Quảng Bình “chảo lửa miền Trung” đã ghi dấubao sự tích lịch sử anh hùng dựng nước, mởnước, giữ nước, xây dựng đất nước ngày mộtquang minh, đã sinh ra bậc Đại tướng văn võsong toàn. Nay mảnh đất anh hùng thiêngliêng này lại đón chính người con anh hùng vĩ

56VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

ĐẾN VỚIBÀI

THƠ HAY

RƯNG RƯNG ĐÔI BÀN TAY NHỏ…

Đỗ LÂM Hà

Bên mộ Tướng Giáp

Thơm nắng Hoành Sơn, núi ThọBiển xanh cát trắng dịu êmChim yến dập dìu chao liệngTàu thuyền yên ả ngược xuôi

Rưng rưng đôi bàn tay nhỏTuần nhang kính cẩn dâng NgườiCả một phương trời thương nhớTừ lâu thắp lửa trong tim

Ở đây xanh bờ xanh bếnRu êm chảo lửa miền TrungĐàn thiêng vua đi mở cõi (*)Đất thiêng phù trợ anh hùng

Chùa cổ còn lưu dấu tíchMũi Rồng ngạo nghễ vươn khơiTháp Chùa an nhiên tọa lạcBồng bềnh mây trắng nước xanh

Thanh tịnh trấn yên biển đảoNồm, La, Hòn Gió tụ cưQuỳ hôn lên từng thảm cỏVũng Chùa ngát một vòng ôm…

(*) Tương truyền năm xưa vua Lê Thánh Tôngxuất thủy quân đánh Chiêm Thành đã dừng lại ởvùng biển Hòn La lập đàn cầu thần linh phù hộ.Khi chiến thắng trở về, nhà vua ghé vào lập đàntạ ơn đất trời.

(Mai Thuận, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạngsố 310-08/2019)

Page 53: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

đại của mình sinh ra về với đất Mẹ thânthương - Nơi chôn rau cắt rốn của Đại tướngVõ Nguyên Giáp - người cộng sản chânchính, vị Đại tướng của lòng dân, người Anhcả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngườiđấu tranh mang lại quyền bình đẳng và giảiphóng phụ nữ Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh thời là mộtnhà cách mạng, nhà chính trị, nhà quân sự lỗilạc, nhưng ông còn là một nhà khoa học và rấtam tường văn học nghệ thuật, Thiền học. Khilâm chung, ông chọn về an nghỉ nơi miền đấtMẹ, phong thủy mang không gian Thiền hư tĩnh“Chùa cổ còn lưu dấu tích/ Mũi Rồng ngạonghễ vươn khơi/ Tháp Chùa an nhiên tọa lạc/Bồng bềnh mây trắng nước xanh”.

Nhiều nhà nghiên cứu sử học, văn học,Phật học, triết học… cho rằng vua Trần NhânTông từ bỏ ngai vàng lên Yên Tử niệm Phậtđắc đạo, sáng lập trường phái Trúc Lâm – ĐạoPhật của Việt Nam. Đó là lý do sáng lập đạothuyết, nhưng còn một lý do yêu nước Ngài giữkín trong lòng cho muôn sự xã tắc giang sơn.Ngài lên đó canh gác cho đất trời Đại Việt bìnhyên muôn năm bền vững trước kẻ thù bànhtrướng phương Bắc đã từng nghìn năm đô hộnước nhà. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lẽcũng hằng theo gương Phật tổ Trúc Lâm“Thanh tịnh trấn yên biển đảo”.

Chao ơi! Từ khi Đại tướng về đây yênnghỉ vĩnh hằng thì hình như cả đất trời biểnđảo “Nồm, La, Hòn Gió tụ cư/ Quỳ hôn lêntừng thảm cỏ”. Tôi hiểu từng thảm cỏ là từngchạp cỏ, từng ngọn cỏ phủ xanh trên “mộTướng Giáp” - Ngôi mộ một vĩ nhân đất Việtthời đại Hồ Chí Minh. Khổ thơ kết của bài thơtriết minh điều đó: “Thanh tịnh trấn yên biểnđảo/ Nồm, La, Hòn Gió tụ cư/ Quỳ hôn lêntừng thảm cỏ/ Vũng Chùa ngát một vòngôm…” - Cả đất trời hình chữ S đã và đang ômấp mộ Tướng Giáp vào lòng đất Mẹ Việt Nam.

Mai Thuận chọn thể thơ sáu chữ, vầnđiệu êm nhẹ cho phù hợp với nội dung hồnthơ tâm tưởng của mình. Những từ: Thơmnắng, biển xanh, cát trắng, dịu êm, dập dìu,yên ả, rưng rưng, kính cẩn, ru êm, bồngbềnh… tự nó đã mở ra một không gian thiêngliêng, tĩnh tại, vĩnh hằng, khắc họa hình tượngthơ do chính tác giả biểu hiện trước mộ phầnĐại tướng “Rưng rưng đôi bàn tay nhỏ/ Tuầnnhang kính cẩn dâng Người/ Cả một phươngtrời thương nhớ/ Từ lâu thắp lửa trong tim”.

57VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

HộitụconcháuLạc

Hồngtô

thắmViệtNamlunglinhsắcmàuvuingàyTết

Quâyquầnnòi

giốngRồngTiêndựngxây

GiangSơnrạngngờikhí

pháchrộnsức

XuânNguYễN KHẮC ÂN

Page 54: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

Khuya. Nằm nghe tiếng lá rũmưa xào xạc trong gió,thoáng chốc rồi tan ra.

Tiếng mưa rỉ rả rơi, làm tôi chợtthảng thốt. Chạp về.

Từng giọt, từng giọt mưa rơi,nghe như từ ký ức xa lắm vọngvề. Mưa như thuở thương đôichân trần lạnh của mẹ, thươngvết nứt nẻ nơi gót chân của cha,thương đôi vai gầy của chị ướtmưa ngoài ruộng khoai vừa dậpngọn trong đất.

Sắp Tết rồi. Sáng, mẹ gọi dậyđến trường. Tôi cuộn tròn trongchiếc chăn ấm nuối tiếc, cố nánthêm một chút nữa, chẳng muốnđến trường. Trước khi mang cặpsách để đi học, đến bên cuốn lịchtreo trên tường, tôi lật giở đếmxem còn bao nhiêu ngày nữa thìđến Tết. Mẹ trông thấy, cười xòa.

Một sáng tinh mơ, tôi và chịbưng chậu quần áo ra bến nướccon sông ven phố để giặt. Chợtngỡ ngàng. Trên dòng sôngnước trong veo ấy, rộn rã tiếngnói cười của những người thợrừng. Lác đác những cái mảngđược kết bằng tre, trên đó caochất ngất những bó lá dong xanhngắt, thả xuôi theo dòng sôngBắc Khê từ Kim Đồng, Tân Tiến,Áng Mò, đến bến sông PácLuồng Thất Khê thì neo lại. Chỉmươi hôm nữa, bến sông này sẽđan kín những mảng lá dong,trông như một dòng sông xanh,mùi lá thơm ngai ngái. Chiềuchiều, tôi cùng lũ bạn trốn mẹ, rủnhau ra sông, nhảy từ mảng bènày qua mảng bè kia chơi đuổibắt. Rồi từ đây, dòng sông lákhổng lồ kia sẽ chia thành muônngả theo những người buônchuyến về xuôi.

58VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

Chạp vềTản văn của SầM THị MiNH NgỌC

Xuân về Hải Yến. Ảnh: NGUYỄN SƠN TÙNG

Chừng những ngày đầu của tháng Chạp, mẹ tôi nhặt hànhngâm muối. Dáng mẹ xanh xao gầy nhẳng đi lên từ bến sông,bên hông cắp cái rổ nhấp nhô theo nhịp chân gầy. Sau lưngmẹ, cơn gió bấc đuổi theo hun hút.

Trong nhà, dáng cha ngồi tỉ mẩn, lặng lẽ tách từng chiếc lạtgiang. Con Vàng nằm sải dài chân, đôi mắt tròn như bi ve lườibiếng nhìn ra cửa.

Những ngày nghỉ học chờ Tết, tôi theo mẹ đi chợ phiên.Mẹ tôi xách trên tay cái làn nhựa màu đỏ. Tôi không thể quên,cả tôi và mẹ với đôi chân đều không có tất, buốt lạnh. Tôi theosát bên, níu chặt lấy khuỷu tay chỉ sợ mình lạc mất mẹ. Mắt tôi

Page 55: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

chợt dán vào một chú đang nặn tò he để báncho trẻ con. Tôi xin mẹ tiền mua một con chimén xanh biếc bằng bột. Về đến nhà, tôi cắm contò he màu xanh ấy trên bức phên nứa phía đầugiường của mình, trân trọng như thể đó là mộtkỷ vật của Tết. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫnkhông hiểu nổi tại sao với khuôn mặt khắc khổấy, đôi tay thô ráp ấy, chú có thể nặn ra nhữngcon chim én sinh động đến như vậy. Những conchim xanh đỏ luôn theo ký ức của tôi mỗi khiChạp về.

Thi thoảng ngày nắng, cha tôi mang haiphong pháo được cất kỹ trong chiếc tủ gỗ nhỏ xíura phơi. Đêm giao thừa cha tôi mang ra mộtphong pháo đốt vào thời khắc chuyển giao củađất trời. Phong còn lại, cha tôi sẽ đốt vào sángtinh mơ ngày mồng Một tết. Có một thứ cảm xúclâng lâng thật khó nói bằng lời. Trong những lànkhói bảng lảng bay lên, tôi hít căng lồng ngực củamình cái mùi thơm nồng của pháo.

Trong rất ít dịp hiếm hoi được nghỉ phép vềsum họp với gia đình, chừng hai tám, ba mươitết, cha đèo tôi bằng chiếc xe đạp cũ, lên đèoBông Lau chặt lấy một cành đào ven rừng.Cành đào khẳng khiu với vài ánh lộc non xanhbiếc mới nhú ra ở mỗi đầu cành, vài cái nụ hoachúm chím chưa kịp nở. Với sự tỉ mẩn và đôibàn tay khéo léo, cha tôi cắt những tờ giấy hồngđiều màu xanh đỏ, gấp từng con chim én bé xíu,từng bông hoa đào năm cánh xinh xắn, buộc lạithành những chùm hoa nho nhỏ treo lên cànhđào, trông hệt như một cành đào nở hoa rực rỡ.

Cha nheo mắt nhìn tôi chỉ cành đào, hỏi tôicó đẹp không. Tôi lùi ra xa cành đào thêm mộtchút, ngắm cây đào đáp lời cha đầy vẻ thánphục: “Đẹp quá cha ạ!”.

Những triền dài của tháng Chạp trong veoký ức theo tôi suốt từ ngày ấu dại, theo tôi suốtcả khi những sợi tóc chuyển màu nửa đen nửatrắng, theo tôi suốt cho đến khi đuôi mắt đã hằndấu chân chim. Biết kể đến bao giờ mới hết.

Chạp về. Mùa giỗ kỵ cũng bắt đầu. Bảnglảng sương khói bay lên trên mái bếp ngườiquê. An lành mùi nhang trầm ấm cúng.

Những triền dài của ký ức tháng Chạp xôtôi đi mãi, mới đó mà nhanh như một chiêm bao.Chạp này hình ảnh của cha mãn nguyện cườikhi trang trí cho cây đào tết, như xa vời vợi, nhưthuở ban sơ.

Chạp này vắng bóng cha tôi đã tròn mườilăm năm rồi.

59VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

NGUYỄN THẾ KIÊN

Ru em giấc ngủ giao thừa

Ngủ đi em sắp giao thừaSớm mai tỉnh giấc ra vừa vặn xuânThời gian trở dạ bao lầnGiữa tê tái vẫn lặng thầm sinh sôi.

Ngủ đi em, ngủ đi thôi.Hàng mi khép lại đầy vơi nỗi niềmNgủ đi, gió lạnh đã yênTrời đã thấp xuống, vẹn nguyên cõi người.

À ơi, em ngủ trong tôiGối đầu lên những ngược xuôi tảo tầnPhập phồng hơi thở mùa xuânGiấc mơ đi giữa trong ngần tiếng thương.

À ơi, em hóa mảnh gươngTôi soi lại những nẻo đường đã quaYêu thương từ những mùa xaIn trên khóe mắt, làn da mấy lần.

À ơi, ở phía mùa xuânXôn xao tiếng những bàn chân gọi mờiHai chiều ru giữa đất trờiVỗ về hai phía cuộc đời… bừng xanh.

Page 56: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

QUÊ HƯƠNG NHỮNG NHỊP MÙA ĐI

“Quê hương những nhịp mùa đi”, tậpthơ tuyển của tác giả Nguyễn ĐìnhThọ, dung lượng 200 trang khổ

13x20cm, được Hội Văn học Nghệ thuật LạngSơn phối hợp với NXB Văn hóa dân tộc chora mắt bạn đọc vào quý IV năm 2019.

Tác giả Nguyễn Đình Thọ sinh ngày27/10/1932 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An,mảnh đất miền Trung giàu truyền thống hiếuhọc. Ông từng tham gia chiến tranh vệ quốcvà có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giảiphóng đất nước.Thời bình, ông là một bácsĩ giỏi, nhưng cũng rất đam mê văn chương.Không chỉ làm thơ, ông còn sáng tác truyệnngắn, tác phẩm của ông thường xuyên được

đăng tải trên các báo, tạp chí. Thơ của ônggiàu tính nhân văn và có một màu sắcriêng,độc đáo, những sáng tạo nghệ thuậtmang phong cách Nguyễn Đình Thọ. Vớinhững cống hiến không mệt mỏi của mình,ở tuổi gần chín mươi ông vẫn đều đặn giànhgiải thưởng của các cuộc thi, cuộc vận độngsáng tác ở Trung ương và địa phương.

“Quê hương những nhịp mùa đi” là tậphợp các tác phẩm thơ qua mấy mươi nămsáng tác của Nguyễn Đình Thọ, đượctuyển chọn rất kĩ lưỡng. Tập thơ tuyểnđược trình bày theo bố cục ba phần: Phầni: Miền sâu thẳm là những bài thơ mangđậm chất hồi tưởng và hướng về nguồn cộinhư “Bên thành nhà Mạc chiều nay”, “Cộirễ”, “Trở lại bảo tàng Bắc Sơn”, “NhớNguyễn Công Trứ”, “Về thăm nhà Bác Hồở Kim Liên”, “Mường Phăng vẫn ngóngchờ anh”, “Tấm bánh đêm vào trận”, “Miềnsâu thẳm”, “Lòng mẹ”, “Ký ức I, II”, “Trở lạiKhe Sanh”, “Anh cựu chiến binh”…; Phầnii: Nhịp sống thể hiện cảm xúc, suy tư củatác giả trước cuộc sống đời thường vàcảnh sắc quê hương đất nước như “HònVọng Phu”, “Hồn lúa”, “Hương ngải”, “ChópChài”, “Tự tình I, II, III, IV”, “Hồn xuân NúiMẹ”, “Chấm phá ngày mùa”, “Trái tim ngườilính Trường Sa”, “Ghi chép ở mỏ than NaDương”, “Khắc khoải”, “Gieo chữ”, “Nhưmột tiếng thì thầm”, “Con trai người línhbiên phòng”…; Phần iii: Niềm yêu lànhững bài thơ nhẹ nhàng, lãng mạn vàgiàu tính nhân văn như “Màu xanh”, “Tayêu”, “Nhớ Ức Trai II”, “Người con gái TâyHồ”, “Ngẫu cảm”, “Tiếng vĩ cầm đêm xuân”,“Tình khúc sông quê”, “Mắt núi”, “Tiếng đànquê hương”, “Nhớ cây gạo đầu cầu KhuổiNgàn”, “Với Lạng Sơn”…Trong suốt baphần của tập thơ, Nguyễn Đình Thọ đềukhéo léo lồng ghép những tác phẩm thểhiện tình yêu tha thiết đối với miền đất vàcon người Xứ Lạng, nơi quê hương thứ haimà ông đã gắn bó suốt cuộc đời.

MAi THuậN

60VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

GIỚI THIỆU SÁCH

Page 57: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

61VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

HỘP THƯTrong tháng 11 và tháng 12 năm 2019, Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng đã

nhận được tác phẩm của các tác giả: * Trong tỉnh: Lăng Văn Thăng, Xuân Tam, Trương Thọ, Nguyễn Duy Chiến, Cao Thanh

Sơn, Dương Sơn, Lý Viết Trường, Đinh Ích Toàn, Lộc Bích Kiệm, Viết Sơn, Đặng ThanhMai, Nguyễn Đình Thọ, Diệp Thanh, Vũ Đình Thi, Hoàng Kim Dung, Lã Trung Sơn, Mã VănTính, Trần Thành, Đỗ Ngọc Mai, Nguyễn Quang Huynh, Nguyễn Anh Dũng, Phạm Lễ Hùng,Lê Quang Bình, Thuận An, Tạ Quang Minh, Nguyễn Thị Bích Thuận, Duy Sinh, HoàngQuang Độ, Nguyễn Kim Dung, La Thanh Ngà, Linh Quang Tín, Trần Đình Nhân, ĐặngThanh, Bùi Vinh Thuận, Nguyễn Sơn Tùng, Lương Mai Anh, Hoàng Văn Điểm, Đinh VănTưởng, Nguyễn Văn Dương, Dương Công Bao, Nguyễn Tiến Thắng, Ma Trung Kiên, TrịnhTiến, Bùi Minh Tấn, Hoàng Huy Ấm.

* Ngoài tỉnh: Trần Thanh Tuấn (Trà Vinh); Đỗ Lâm Hà, Phạm Minh Giang (Thái Bình);Nguyễn Ngọc Hưng (Quảng Ngãi); Đặng Trung Thành, Nguyễn Hoàng Duy, Nguyễn ThanhVũ, Lê Nguyên Ngữ, Võ Thị Hồng Tơ (Tp Hồ Chí Minh); Bùi Lâm Bằng (Thanh Hóa); BùiThị Cúc (Hà Tĩnh); Nguyễn Văn Toàn (Thừa Thiên Huế); Lò Cao Nhum (Hòa Bình); ĐinhVăn Chiêm (Ninh Bình); Mỹ Duyên (Sơn La); Vũ Bằng (Bắc Ninh); Bùi Văn Hiền (Nghệ An);Mai Mộng Tưởng (Đà Nẵng); Võ Hoàng Minh (Bình Thuận); Đỗ Văn Xuân (Hà Nội); Lê HứaHuyền Trân (Bình Định); Phan Thành Minh (Lâm Đồng); Hùng Khanh (Phú Thọ).

Và một số bản thảo khác gửi qua email. Đề nghị các tác giả ghi rõ họ tên (bút danh nếucó), số điện thoại, địa chỉ rõ ràng để tòa soạn liên hệ.

Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác, góp ýcủa các tác giả./.

DANH SÁCHKết nạp hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn năm 2019

(Kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-VHNT, ngày 31 tháng 12 năm 2019)

STT Họ và tên Năm sinh Dân tộc Chi hội

1 Đỗ Văn Dương 1978 Kinh Nhiếp ảnh

2 Nguyễn Sơn Tùng 1974 Kinh Nhiếp ảnh

3 Lý Viết Trường 1994 Nùng NCLLPB

4 Trịnh Tố Oanh 1965 Tày Nhiếp ảnh

5 Nông Thị Liên 1980 Tày Văn xuôi

6 Đặng Ngọc Lâm 1983 Kinh Nhiếp ảnh

7 Đỗ Trí Tú 1984 Kinh NCLLPB

8 Ninh Thị Thuyết 1984 Kinh Văn xuôi

9 Nguyễn Quang Huy 1983 Kinh Âm nhạc - SK

Page 58: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

62

1. Ngày 15/12/2019, Đoàn tìnhnguyện các lớp Trung văn của Trungtâm giáo dục thường xuyên 1 phối hợpvới Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Côngan huyện Hữu Lũng và Đoàn Thanh niênxã Hữu Liên tổ chức chương trình"Tuyên truyền pháp luật, tình nguyệnmùa đông" tại trường Tiểu học xã HữuLiên, huyện Hữu Lũng. Tới dự có đại diện

Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công anhuyện Hữu Lũng, Đoàn thanh niên xã HữuLiên, gần 30 học viên các lớp Trung văncủa TTGDTX 1 cùng đông đảo các thầy côgiáo, các em học sinh trên địa bàn xã.Chương trình đã diễn ra các hoạt động sôinổi, thiết thực như tuyên truyền pháp luậtvề an toàn giao thông, phòng chống bạolực học đường và xâm hại trẻ em; phối hợpvới hiệu cắt tóc Nhật Cường tổ chức cắt tócmiễn phí, giao lưu văn nghệ... Nhân dịpnày, Đoàn tình nguyện của TTGDTX 1 vàĐoàn Thanh niên Công an huyện Hữu Lũngđã trao tặng 30 suất quà gồm chăn bông,quần áo ấm, cặp sách, đồ dùng học tập,các vật dụng thiết yếu cho 20 em học sinhvà 10 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn của xã. Chương trình là một trongnhững hoạt động góp phần khẳng định vaitrò của thanh niên xung kích, đi đầu trong

công tác an sinh xã hội và là cầu nối cácnguồn lực tình nguyện với các đối tượngcòn khó khăn, đặc biệt là học sinh. Với tấtcả tấm lòng và tình cảm của đoàn tìnhnguyện, những món quà tuy nhỏ nhưng lànguồn động viên thầy và trò xã Hữu Liênvượt qua khó khăn vươn lên trong công tácgiảng dạy và học tập, có thêm điều kiện đónmột mùa xuân mới ấm áp và phấn khởi.

HOàNg HƯơNg

2. Ngày 22/12/2019, tại Hội Văn họcNghệ thuật Lạng Sơn, Chi hội Văn xuôitổ chức Đại hội Chi hội Văn xuôi nhiệmkỳ 2019 - 2023. Tới dự có lãnh đạo HộiVHNT, đại diện cán bộ Văn phòng Hội, đạidiện BCH các Chi hội Thơ, Nghiên cứu lýluận và phê bình cùng toàn thể hội viên Chihội Văn xuôi. Trong nhiệm kì vừa qua, hộiviên Chi hội Văn xuôi đã tích cực tham giacác trại sáng tác, chương trình thực tế sángtác do Hội VHNT và Trung ương tổ chức,sáng tác nhiều tác phẩm đăng trên Tạp chíVăn nghệ Xứ Lạng, các tuyển tập truyện, kýdo Hội VHNT tuyển chọn; một số hội viên cótác phẩm đăng trên các báo, tạp chí Trungương và địa phương; nhiều hội viên Chi hộinhận được giải thưởng các cuộc thi sángtác, cuộc vận động sáng tác văn học nghệthuật do tỉnh và Trung ương tổ chức; 6 hộiviên Chi hội Văn xuôi đạt Giải thưởng vănhọc nghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ Vnăm 2019… Tại Đại hội, Bà Đỗ Ngọc Mai -Chi hội trưởng Chi hội Văn xuôi thông quabáo cáo Kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2015 -2019, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, bàihọc kinh nghiệm và đưa ra phương hướngnhiệm vụ nhiệm kỳ 2019 - 2023; các hội viêntrình bày tham luận và thảo luận, có nhiều ýkiến tích cực nhằm đóng góp cho sự pháttriển của Chi hội. Đại hội tiến hành bầu cửvà thông qua Nghị quyết Đại hội, Ban Chấphành Chi hội Văn xuôi nhiệm kì 2019 - 2023

VÙN NGHÏåSöë 315-01/2020 - xûá laång

TIN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Page 59: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

63VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 315-01/2020

gồm 3 thành viên, trong đó bà Đỗ Ngọc Maitái đắc cử Chi hội trưởng Chi hội Văn xuôi,ông Lê Quang Bình Chi hội phó, bà NguyễnThị Quỳnh Nga, Ủy viên.

3. Tối 22/12/2019, tại khuôn viêntượng đài Hoàng Văn Thụ, thành phốLạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch tổ chức Chương trình nghệ thuậtChào mừng Kỷ niệm 75 năm Ngày thànhlập Quân đội nhân dân Việt Nam(22/12/1944 - 22/12/2019), 30 năm ngàyhội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 -22/12/2019). Tới dự có đồng chí DươngXuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đạidiện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh;cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị lực lượngvũ trang của tỉnh và đông đảo nhân dântrên địa bàn. Chương trình có nhiều tiếtmục ca, múa nhạc đặc sắc với chủ đề cangợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi Quân đội nhândân Việt Nam và tình yêu quê hương, đấtnước do các nghệ sĩ, diễn viên đến từTrung tâm Văn hóa Nghệ thuật và cán bộ,chiến sĩ thuộc các đơn vị lực lượng vũtrang tỉnh biểu diễn đã để lại ấn tượng sâusắc cho khán giả. Chương trình góp phầntuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớpnhân dân về truyền thống lịch sử Quân độinhân dân Việt Nam, tôn vinh những thànhtựu đạt được của Đảng bộ, chính quyền vànhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn trongsự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệTổ quốc. Chương trình mang đến khôngkhí vui tươi, phấn khởi, khơi dậy niềm tựhào dân tộc, khích lệ các tầng lớp nhândân tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện,thi đua lao động sản xuất góp phần pháttriển kinh tế xã hội bền vững.

4. Ngày 27/12/2019, tại Hội Văn họcNghệ thuật Lạng Sơn, Chi hội Thơ tổchức Đại hội Chi hội Thơ nhiệm kỳ 2019- 2023. Tới dự có ông La Ngọc Nhung, Chủ

tịch Hội VHNT, đại diện cán bộ Văn phòngHội, đại diện Ban Chấp hành các Chi hộiVăn xuôi, Nghiên cứu lý luận và phê bìnhcùng toàn thể hội viên Chi hội Thơ. Đếnnay, Chi hội Thơ có tổng số 73 hội viên,trong đó có 9 hội viên Hội VHNT các dântộc thiểu số Việt Nam, 1 hội viên Hội Nhàvăn Việt Nam. Trong nhiệm kì qua, hoạtđộng của Chi hội Thơ ổn định, đảm bảo tínhđịnh hướng về tư tưởng trong hoạt độngsáng tác, đề tài phản ánh đa dạng phongphú; các hội viên Chi hội Thơ tích cực sángtác, có nhiều tác phẩm đăng tải trên cácbáo, tạp chí Trung ương, địa phương; có 10hội viên đoạt giải cuộc thi sáng tác thơ năm2017 - 2018; 5 hội viên đạt Giải thưởng vănhọc nghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ Vnăm 2019... Ông Nguyễn Ngọc Kỳ - Chi hộitrưởng Chi hội Thơ thông qua báo cáo kếtquả hoạt động nhiệm kì 2015 - 2019 vàtriển khai phương hướng, nhiệm vụ nhiệmkì 2019 - 2023. Các đại biểu trình bày thamluận, thẳng thắn trao đổi, chia sẻ nhằm gópphần vào sự phát triển của Chi hội Thơ. Đạihội tiến hành bầu Ban Chấp hành nhiệm kì2019 - 2023 và thông qua Nghị quyết Đạihội Ban Chấp hành Chi hội Thơ nhiệm kì2019 - 2023 gồm 5 thành viên, trong đó ôngNguyễn Ngọc Kỳ tái đắc cử Chi hội trưởngChi hội Thơ, bà Lê Thị Thuận và ôngNguyễn Anh Dũng - Chi hội phó, bà NguyễnThị Bích Thuận, ông Lý Bổn - Ủy viên.

5. Ngày 28/12/2019, tại Trung tâm Vănhóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn, Chi hộiNhạc sĩ Việt Nam tại Lạng Sơn tổ chứcTổng kết hoạt động Chi hội năm 2019 vàđưa ra phương hướng hoạt động Chi hộinăm 2020. Tới dự có toàn thể hội viên Chihội. Năm 2019, các thành viên Chi hội Nhạcsĩ Việt Nam tại Lạng Sơn đã tích cực thamgia vào các hoạt động sáng tác đăng tải trênTạp chí Văn nghệ Xứ Lạng; quảng bá, biểudiễn tác phẩm âm nhạc do Hội VHNT tỉnh,

Page 60: TÁC, NGHIÊN CỨU, THUẬT (Th¸ng 01-2020)

64VÙN NGHÏå

Söë 315-01/2020 - xûá laång

các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của địaphương tổ chức; có 2 hội viên đạt Giảithưởng văn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ,1 hội viên được xét kết nạp Hội Văn họcnghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.Đồng thời đưa ra kế hoạch, phương hướnghoạt động Chi hội trong năm 2020; phổ biếncông văn của Hội Nhạc sĩ Việt Nam về việctriển khai xét giải thưởng Văn học nghệthuật Hồ Chí Minh năm 2021; trao thẻ hộiviên Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho các thànhviên. Các nhạc sĩ đã trao đổi, thảo luận sôinổi đưa ra những tâm tư, nguyện vọng trêntinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau gópphần đưa Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnhLạng Sơn phát huy được tối đa những thếmạnh, góp phần vào sự phát triển văn họcnghệ thuật của tỉnh nhà.

NgỌC HẰNg

6. Ngày 3/1/2020, tại Nhà khách Tỉnhủy, Hội nhà báo tỉnh Lạng Sơn tổ chứcLễ tổng kết cuộc thi sáng tạo tác phẩmbáo chí về xây dựng nông thôn mới năm2019. Tới dự có đại diện lãnh đạo BanTuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyềnthông tỉnh, Văn phòng Điều phối chươngtrình xây dựng Nông thôn mới, Hội Nhà báo,Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh - Truyềnhình, Hội VHNT cùng đông đảo hội viên HộiNhà báo tỉnh. Cuộc thi năm nay đã nhậnđược hàng trăm tác phẩm báo chí của cáctác giả, nhóm tác giả là các phóng viên, hộiviên nhà báo chuyên nghiệp và khôngchuyên trên địa bàn tỉnh tham dự gồm cácloại hình báo chí (Báo in, Báo truyền hình,Báo phát thanh, Báo ảnh). Các tác phẩmbáo chí phản ánh khá rõ nét về tình hình xâydựng nông thôn mới ở các cấp cơ sở, thểhiện sự quan tâm của các cấp ủy Đảng,chính quyền địa phương, các tổ chức đoànthể chính trị, xã hội đã tích cực chỉ đạo, điềuhành, vận động nhân dân hưởng ứng các

phong trào xây dựng nông thôn mới mộtcách hiệu quả. Đồng thời có nhiều tác phẩmđi sâu phân tích, đề xuất những giải pháp,kinh nghiệm giúp chính quyền và cácngành, các cấp tháo gỡ vướng mắc bằngnhững việc làm cụ thể trong quá trình triểnkhai thực hiện các tiêu chí xây dựng nôngthôn mới. Tại lễ tổng kết, Ban tổ chức traogiải cho 19 tác phẩm xuất sắc cho 15 tác giảvà 4 nhóm tác giả trong đó có 4 giải Nhất, 4giải Nhì, 4 giải Ba, 7 giải Khuyến khích.Nhân dịp này, Hội nhà báo tỉnh Lạng Sơn đãtrao 18 giải Báo chí chất lượng cao năm2019 cho 18 tác giả và nhóm tác giả trongđó có 12 giải A, 6 giải B; không có giải C;tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 14 cá nhâncó thành tích xuất sắc trong công tác Hộinăm 2019.

HOàNg HƯơNg

7. Ngày 31/12/2019 Hội VHNT tỉnhLạng Sơn tổ chức Hội nghị Ban Chấphành kỳ cuối năm 2019. Tới dự có BanChấp hành Hội VHNT khóa VIII nhiệm kì2018 - 2023. Hội nghị thông qua báo cáotổng kết công tác năm 2019, phươnghướng nhiệm vụ trọng tâm công tác năm2020, chương trình công tác năm 2020 vàxét kết nạp hội viên năm 2019. Kết thúchội nghị, có 9 hội viên mới được kết nạp(Chi hội Nhiếp ảnh có 4 hội viên, Chi hộiVăn xuôi có 2 hội viên, Chi hội Nghiên cứulý luận và phê bình có 1 hội viên, Chi hộiÂm nhạc - Sân khấu 1 hội viên). Trongchương trình hoạt động năm 2019, HộiVHNT tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Nhàxuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản và pháthành 9 đầu sách với tổng số hơn hai nghìncuốn. Trong đó có 5 tập thơ (1 tập thơsong ngữ), 2 tập truyện ngắn, 1 tập truyệnký và 1 tập nhạc.

CHu TuYỂN