35
THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Vũ Dương Vin trưng Vin Php y Quc gia Pháp y là chuyên ngành chuyên sâu, bao quát rộng, ở đâu cần cần sự bảo vệ nhân phẩm, tính mạng con người ở đó có pháp y, đó là biểu hiện của nhà nước pháp quyền là nguyện vọng của nhân dân, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân là bảo vệ vốn quí nhất của dân tộc như Bác Hồ đã dạy... Pháp y có nhiệm vụ giám định tỷ lệ tổn hại sức khoẻ thương tích và chấn thương, xác định dấu vết sự xâm phạm về tình dục, tìm mối quan hệ huyết thống kết luận nguyên nhân tử vong, xác định hung khí gây án, cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra tố tụng truy nguyên tội phạm, nhận định kẻ phạm tội, minh oan cho người vô tội. Trong thiên tai thảm hoạ pháp y với nghiệp vụ chuyên môn, xác định danh tính đưa họ về với thân nhân, xoa dịu nỗi đau của gia đình các nạn nhân và cho cả cộng đồng. Pháp y góp phần tìm ra các thủ đoạn giết người mới của bọn tội phạm, xử dụng sinh học, phóng xạ, gây mê, đầu độc; phát hiện những bệnh lý trong cộng đồng dân cư khi tử vong không có chứng kiến của nhân viên y tế, cung cấp chứng cứ tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, sai sót nghiệp vụ trong các cơ sở y tế, bảo đảm trật tự an toàn cho xã hội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Giám định viên pháp y còn có vai trò quan trọng trong luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác, là một trong ba thành viên không thể thiếu, trong việc xác định chết não ở những người tình nguyện hiến mô bộ phận cơ thể

THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

  • Upload
    hadan

  • View
    219

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

   Vũ DươngViên trương Viên Phap y Quôc gia

Pháp y là chuyên ngành chuyên sâu, bao quát rộng, ở đâu cần cần sự bảo vệ nhân phẩm, tính mạng con người ở đó có pháp y, đó là biểu hiện của nhà nước pháp quyền là nguyện vọng của nhân dân, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân là bảo vệ vốn quí nhất của dân tộc như Bác Hồ đã dạy...

Pháp y có nhiệm vụ giám định tỷ lệ tổn hại sức khoẻ thương tích và chấn thương, xác định dấu vết sự xâm phạm về tình dục, tìm mối quan hệ huyết thống kết luận nguyên nhân tử vong,  xác định hung khí gây án, cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra tố tụng truy nguyên tội phạm, nhận định kẻ phạm tội, minh oan cho người vô tội. Trong thiên tai thảm hoạ pháp y với nghiệp vụ chuyên môn, xác định danh tính đưa họ về với thân nhân, xoa dịu nỗi đau của gia đình các nạn nhân và cho cả cộng đồng.

Pháp y góp phần tìm ra các thủ đoạn giết người mới của bọn tội phạm, xử dụng sinh học, phóng xạ, gây mê, đầu độc; phát hiện những bệnh lý trong cộng đồng dân cư khi tử vong không có chứng kiến của nhân viên y tế, cung cấp chứng cứ tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, sai sót nghiệp vụ trong các cơ sở y tế, bảo đảm trật tự an toàn cho xã hội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.

Giám định viên pháp y còn có vai trò quan trọng trong luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác, là một trong ba thành viên không thể thiếu, trong việc xác định chết não ở những người tình nguyện hiến mô bộ phận cơ thể người. Sự có mặt của pháp y không những góp phần thúc đẩy khoa học phát triển, ngăn ngừa phạm tội, mà còn để mọi người tin tưởng lòng nhân ái của họ không bị lợi dụng.

Như vậy, pháp y không chỉ có mặt ở một số lĩnh vực sức khoẻ, mà ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống như: Nhân phẩm, đạo đức, trật tự an toàn xã hội, đến an ninh quốc gia, pháp y còn liên quan đến khu vực và thế giới trong khủng bố, các vụ thiên tai thảm hoạ...          Với sự ảnh hưởng của pháp y đến mọi mặt của xã hội nên đã được quan tâm như sau:I. SỰ QUAN TÂM CỦA BỘ Y TẾ VÀ BỘ TƯ PHÁP

Bộ tư pháp thay mặt chính phủ quản lý về mặt giám định tư pháp, Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực giám định pháp y ngành y tế, trong những năm qua đã có sự quan tâm, củng cố tăng cường cho pháp y các mặt sau:

1.Thông tư quy định bổ nhiệm miễn nhiệm giám định viên

Page 2: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

Bộ Y tế đã có Thông tư số 04/2007/TT-BYT ngày 12/02/2007hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần, theo tinh thần Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ. Thông tư ra đời đưa pháp y vào con đường chuyên nghiệp, làm tăng uy tín cho giám định viên, chữ ký của giám định viên thêm phần trọng lượng và trách nhiệm.

2. Biên chế của các Trung tâm Pháp y Bộ Y tế cùng với Bộ Nội vụ ra Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV

ngày 05/6/2007 hướng dẫn cụ thể định mức biên chế cho Trung tâm Pháp y tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, tuỳ theo dân số mà có biên chế từ 12 đến 25 người. Thông tư quy định cụ thể, tránh tình trạng phân bổ biên chế tuỳ tiện, hoặc không có biên chế.

3. Đào tạo liên thôngBộ Y tế đã có Công văn số 1383/BYT-K2ĐT ngày 05/3/2008 cho phép Viện Pháp

y Quốc gia liên hệ với Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ở phía Nam và phía Bắc là Trường Đại học Y Thái Bình để đào tạo liên thông từ y sĩ, dược sĩ trung học lên đại học, đối tượng là những y sĩ đang công tác trong chuyên ngành pháp y ở các tỉnh, thành phố có nguyện vọng xin đi học pháp y, sau khi ra trường phục vụ cho chuyên ngành pháp y.

Đây là nguồn cung cấp giám định viên pháp y cho cả nước.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bịBộ Y tế đã phê duyệt xây dựng cơ sở Viện Pháp y Quốc gia trên 333 tỷ đồng, trên

diện tích trên 29 ngàn m2 tại quận Hoàng Mai - Hà Nội, dự án bổ sung cho Khoa Hoá pháp (I) và trang bị Phòng giám định ADN. Dự án trang thiết bị cho Khoa Hóa pháp (II) đã được Bộ Y tế phê duyệt số 4162/QĐ-BYT ngày 30 tháng 10 năm 2009 với tổng mức đầu tư 42.501.080.000 đồng, thực hiện năm 2010 hoàn thành năm 2011.

5. Kiểm tra chỉ đạo tuyếnNhằm củng cố nâng cao vai trò pháp y, chấn chỉnh những lệch lạc trong công tác

giám định. Năm 2007 Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Y tế thành lập đoàn đi kiểm tra công tác pháp y ở một số tỉnh, thành phố phía Nam. Riêng ba năm qua, Viện Pháp y Quốc gia đã kiểm tra tuyến theo chương trình và đột xuất, nhiều tổ chức pháp y tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Sau kiểm tra một số nơi có chuyển biến rõ rệt. Đoàn thu thập tư liệu góp ý cho các dự thảo về chế độ, chính sách, cơ sở vật chất, trang bị cho pháp địa phương và trung ương, tạo điều kiện để hệ thống pháp y đi vào nề nếp.

6. Chế độ ưu đãi nghề nghiệpBộ Y tế tham mưu cho chính phủ ra quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày

01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối với những người trực tiếp làm công tác Pháp y thì được hưởng 35% lương. Những người còn lại công tác trong môi trường pháp y như làm công tác quản lý, hậu cần cũng được hưởng 15% lương. Đây là quy định

Page 3: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

mới mà những người công tác trong chuyên ngành pháp y được hưởng, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống để họ an tâm phục vụ.

7. Chế độ bồi dưỡngBộ Tư pháp và Bộ Y tế đã chỉ đạo cho Viện Pháp y Quốc gia cùng với các Vụ

thuộc Bộ, phối hợp với và một số ngành hữu quan xây dựng chế độ bồi dưỡng mới đã được Thủ tướng ký quyết định ban hành số 74/2009/QĐ-TTg. Chế độ bồi dưỡng mới được xây dựng trên cơ sở bồi dưỡng một phần công sức của các giám định viên tư pháp nói chung và pháp y nói riêng, đáp ứng được lòng mong mỏi của các giám định viên.

8. Phụ cấp trách nhiệmBộ Tư pháp ký quyết định số 02/2009/BTP ngày 17 tháng 9 năm 2009, thể hiện

sự chăm lo quan tâm đến lãnh vực giám định pháp y, đáp ứng được qui định của Pháp lệnh và động viên các giám định viên hoàn thành nhiệm vụ.

9. Phí giám địnhPhần quy định về phí giám định Pháp y, Pháp y tâm thần, Bộ Tư pháp đã chỉ

đạo cho Viện Pháp y Quốc gia, Viện giám định Pháp y tâm thần đã soạn thảo xong từ tháng 8 năm 2008. Thông qua lãnh đạo hai bộ, Bộ Tư pháp có Công văn số 2531/ BTP-BTTP ngày 11tháng 8 năm 2008 gửi Bộ Tài chính thẩm định để ban hành, để bù đắp một phần kinh phí mà pháp y đang thiếu hụt.

10. Đề án nâng cao hiệu quả công tác giám định tư phápBộ Tư pháp thành lập Tổ soạn thảo Đề án nâng cao hiệu quả công tác giám định

tư pháp, rất nhiều lần tổ đã họp dưới sự chủ trì, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tư pháp, đây là chiến lược, quyết sách thúc đẩy cho công việc giám định tư pháp có hiệu quả, và đưa ra giải pháp giải quyết một loạt các vấn đề còn tồn đọng, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2010, pháp y rất hy vọng dự án đi vào thực tế giúp cho pháp y phát triển về mọi mặt.II. NHỮNG KẾT QUẢ CHUYÊN NGÀNH PHÁP Y ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác giám địnhTheo số liệu từ năm 2007 đến 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, trung bình hàng

năm theo báo cáo chưa đầy đủ của 63 tỉnh và thành phố trên cả nước, chuyên ngành pháp y y tế đã giải quyết được trên 50.000 vụ việc có liên quan đến pháp y, trong đó giám định thương tích là cao nhất, sau đó là giám định tử thi, giám định liên quan đến tình dục và độc chất, các vấn đề đang nổi là giám định gen, giám định hung khí, giám định hồ sơ, giám định liên quan đến hành nghề y dược tư nhân, y tế Nhà nước. Còn vấn đề khác không những tác động đến sức khỏe mà còn liên quan đến đạo đức của xã hội như sử dụng thuốc quá hạn, thực phẩm có nguồn gốc độc hại, vv ...

Page 4: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

Theo báo cáo của các địa phương, 6 tháng đầu năm 2010, tổng số vụ giám định là: 21.384 vụ, trong đó giám định thương tích là: 10.312 vụ, tử thi là: 6320 vụ. Còn lại là giám định tuổi, tình dục, hồ sơ, gene, vi thể, độc chất....

2. Nhân sựNăm 2009 Tổng số giám định viên toàn quốc 670 trong đó có 63 giám định viên

chuyên trách và 607 giám định viên kiêm nhiệm, có trình độ trên đại học là: 385 giám định viên; trình độ đại học là: 281 giám định viên; 4 giám định viên có trình độ trung cấp. Đã được cấp thẻ là 474 giám định viên.

 Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2010 tổng số giám định viên là: 861, giám định viên chuyên trách là: 108, giám định viên kiêm nhiệm là: 753, giám định viên cấp huyện là: 296, chưa qua đào tạo là: 402. Số liệu này chỉ là tương đối, do các giám định viên thường kiêm nhiệm, thay đổi theo sự phân công, bố trí công tác hàng tháng, hàng năm của các địa phương.3. Cơ sở và trang thiết bị

3.1. ở Trung ương:-   Dự án “Mua sắm bổ sung trang thiết bị Khoa Y - Sinh học và  Khoa Hóa pháp

Viện Pháp y Quốc gia” đang được thực hiện, triển khai xây dựng Phòng xét nghiệm ADN, bổ sung trang thiết bị cho Khoa Y - Sinh học đáp ứng một phần yêu cầu của cá nhân và tổ chức.

-   Đã sửa chữa Bộ phận thường trực phía Nam, tại Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện nhiệm vụ giám định cho 32 tỉnh thành phố phía Nam, dự án trang thiết bị cho Khoa Hóa pháp (II) bước đầu đã đi vào thực hiện.

3.2. Địa phương:Các Trung tâm Pháp y địa phương, sau khi được thành lập đi vào hoạt động, đạt

hiệu quả cao, có cơ sở riêng hoặc được bố trí nơi làm việc phù hợp, một số trung tâm khác cũng được tăng cường thiết bị chuyên dùng như: Trung tâm Pháp y Kiên Giang, được đầu tư hàng tỷ đồng để trang bị sắc ký khí, sắc khí lỏng, khối phổ phục vụ giám định, đây là Trung tâm duy nhất trên cả nước được trang bị tương đối phù hợp với chức năng được giao. Ngoài ra còn có Trung tâm Pháp y Đắc Lăk, Đồng Nai, Bình Thuận, trang thiết bị được cải thiện. Nhìn chung các đơn vị sau khi thành lập trung tâm đều cố gắng củng cố và phát triển cơ sở làm việc và triển khai mua sắm trang thiết bị, tránh được thời gian dài sử dụng các phương tiện không chuyên vào giám định.

Một số địa phương đã xây dựng trụ sở mới như Trung tâm Pháp y Cao Bằng, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Cà Mau...nơi khác được cấp trụ sở như Cần Thơ, Quảng Trị vv…

Theo báo cáo của các địa phương, tình hình xây dựng và phát triển cơ sở, trang thiết bị từ năm 2007 đến nay như sau:

Page 5: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

- Năm 2007: số địa phương có cơ sở riêng là 21, số địa phương có bàn khám giám định là 12, có ô tô phục vụ giám định là 6.

- Năm 2008: số địa phương có cơ sở riêng là 26, chưa có cơ sở riêng là 37; số địa phương có bàn khám giám định là 31, có ô tô phục vụ giám định là 15.

- Năm 2009: số địa phương có cơ sở riêng là 27, số địa phương có bàn khám giám định là 31, có ô tô phục vụ giám định là 20.

6 tháng đầu năm 2010, số địa phương có cơ sở riêng là 16, có ô tô phục vụ giám định là 17.

Số địa phương biến động về trụ sở, ôtô là do trước đây nằm chung với Giám định y khoa nay tách ra hoặc cho ôtô cũ cũ không còn sử dụng được.

Về diện tích cơ sở làm việc. Diện tích đất được cấp xây dựng trụ sở của Trung tâm Pháp y Vĩnh Phúc là lớn nhất hiện nay với diện tích mặt bằng là 4 nghìn mét vuông và xây dựng giai đoạn đầu hơn 7 tỷ.  Diện tích của trụ sở đang làm việc là TCGĐPY Nghệ An: 1800m2.

- Diện tích trung bình của mỗi địa phương là gần 194m2.4. Đào tạoCông tác đào tạo luôn là một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Viện Pháp

y Quốc gia và một số địa phương, nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực chuyên môn và bổ sung đội ngũ kế cận làm công tác pháp y trong cả nước.

Năm 2007 Viện đã:- Tập huấn cho địa phương với 137 học viên.- Mở lớp đào pháp y tại Viện với 41 học viên.Năm 2008:- Tập huấn cho địa phương với 151 học viên.- Mở lớp đào pháp y tại Viện với 18 học viên.Trong năm 2009:- Tổ chức tại Viện đào tạo chuyên sâu cho 84 giám định viên pháp y toàn quốc.- Mở lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ pháp y cho 30 học viên.- Mở lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu pháp y cho 63 học viên.- Mở lớp đào tạo kỹ thuật viên pháp y khoá III cho 19 học viên.- Cán bộ của Viện hoàn thành chương trình cao học là 4 người.- Cán bộ của Viện đang là nghiên cứu sinh là 3 người.- Hai cán bộ hoàn thành lớp cao cấp lý luận chính trị.- Hai cán bộ hoàn thành lớp quốc phòng.- Tập huấn cho địa phương gồm Đăklắk, Bình Định với 53 học viên.

Page 6: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

- Tổ chức hai đoàn tham quan học tập ở Trung Quốc gồm 9 người của Viện và 5 người của các địa phương, đoàn đi học tập ở Nhật Bản gồm 3 người.          - Tham gia giảng dạy chuyên môn pháp y tại trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y-Dược Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, đối tượng là sinh viên dài hạn và liên thông.          - 6 tháng đầu năm 2010 đào tạo: 63 giám định viên.          - Tham quan học tập tại Trung Quốc.          - Ở địa phương Trung tâm Pháp y Kiên Giang là nơi quan tâm đào tạo nhiều nhất, đã đưa 3 y sỹ và 2 dược sỹ trung học đi đào tạo liên thông, nay đã tốt nghiệp đại học, đào tạo 1 bác sỹ Đại học nay đã tốt nghiệp Thạc sỹ.5. Củng cố tổ chức pháp y

Thành lập các đơn vị Pháp y địa phương, theo thống kê từ năm 2007 đến nay như sau:

- Năm 2007: có 27 Trung tâm Pháp y và 9 Phòng Pháp y, 28 tổ chức giám định pháp y. Trong đó phía Nam có 12 Trung tâm, 5 phòng và 16 tổ chức. Phía Bắc có 12 Trung tâm, 4 phòng và 15 tổ chức.

- Năm 2008: có 30 Trung tâm Pháp y và 12 Phòng Pháp y, 21 tổ chức giám định pháp y. Trong đó phía Nam có 15 Trung tâm, 7 phòng và 11 tổ chức. Phía Bắc có 15 Trung tâm, 5 phòng và 10 tổ chức.

- Năm 2009: có 33 Trung tâm Pháp y và 16 Phòng Pháp y, 14 tổ chức giám định pháp y. Trong đó phía Nam có 17 Trung tâm, 10 phòng và 6 tổ chức. Phía Bắc có 16 Trung tâm, 6 phòng và 8 tổ chức.

Theo báo cáo của 61/63 Tỉnh/ Thành phố 6 tháng đầu năm 2010 như sau Có 36 Trung tâm, 15 Phòng Phap y, 12 tổ chức giám định Pháp y.6. Nghiên cứu khoa học

Tại Viện Pháp y Quốc gia:- Đề tài cấp Bộ: có 3 đề tàiĐề tài ‘‘Nghiên cứu phương pháp xác định độc tính của cây lá ngón trong kiểm

định y pháp’’.Đề tài ‘‘Quy trình, quy chuẩn trong giám định pháp y’’.Đề tài ‘‘ Giám định pháp y tử thi qua chụp cắt lớp 3 chiều’’.- Đề tài cấp cơ sở từ 2007 - 2009: 09 đề tài cấp cơ sở, đã nghiệm thu đạt kết quả

tốt.- 6 tháng đầu năm năm 2010 có 10 đề tài đang nghiên cứu.Tại địa phương:

Page 7: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

         - Qua báo cáo 6 tháng đầu năm có 10/60 Trung tâm Pháp y các tỉnh, thành phố có đề tài nghiên cứu khoa học, địa phương có nghiên cứu đề tài khoa học nhiều nhất là Trung tâm Pháp y Kiên Giang.

7. Hợp tác trong và ngoài nước* Hợp tác trong nước:

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các đơn vị như: Hội Pháp y học Việt Nam, vừa là tư vấn cho chuyên ngành pháp y vừa là tư vấn phản biện cho chuyên ngành, đóng góp nhiều ý kiến cho pháp y phát triển; Bộ môn Y pháp Trường Đại học Y Hà Nội trong công tác đào tạo, Bộ môn Pháp y Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Thái Bình, Học viện Cảnh Sát Nhân dân, Viện Khoa học hình sự, Tổng cục VI - Bộ Công an, Viện Pháp y Quân đội, Viện Công nghệ sinh học, Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương và Viện kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh. Viện Vệ sinh y tế công cộng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm Medic TPHCM, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch và các đơn vị khác, đào tạo liên thông y sỹ, dược sỹ trung học cho các địa phương, sinh viên, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

* Hợp tác quốc tế:Tiếp tục mở rộng và duy trì mối quan hệ quốc tế với các Viện pháp y trong khu

vực và thế giới như pháp y Hàn Quốc, Úc, Singapore, Đức, Mỹ, Trung Quốc Tổ chức Y tế thế giới... Đặc biệt những năm qua pháp y Hàn Quốc đã giúp Viện đào tạo 7 học viên trong đó ba học viên về độc chất, ba học viên về gene, một học viên về khám nghiệm đại thể.

8. Khen thưởng -Thời gian qua nhiều tổ chức và cá nhân công tác trong chuyên ngành pháp y

được các cấp khen thưởng, chiến sĩ thi đua cấp bộ, cấp cơ sở, riêng Trung tâm Pháp y Kiên Giang được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng III.

- Tại hội nghị chuyên ngành hàng năm rất nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng.III. TỒN TẠI      

Nhìn chung sự lãnh đạo, chỉ đạo, đào tạo, đầu tư của các ngành các cấp đối với chuyên ngành pháp y còn thả nổi, với đầu tư của Bộ Y tế, cho Pháp y chưa ngang tầm với chức năng và nhiệm vụ được giao. Như cơ cấu tổ chức của chuyên ngành pháp y chưa hoàn chỉnh, giám định viên chuyên trách không ổn định và luôn giảm, trang thiết bị, cơ sở vật chất, chưa đáp ứng nhu cầu, quy trình, quy chuẩn chuyên môn cho các hình thức giám định, kết luận giám định còn có sự khác biệt, môi trường làm việc không thuận lợi, hành lang pháp lý trong giám định còn thấp.

Page 8: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

Cơ quan giám định, luôn đứng trước những đối tượng gây án nhưng muốn chạy tội, chính sự yếu kém của cơ quan giám định đã giúp kẻ gây án lọt lưới pháp luật, hoặc mượn tay giám định viên trả thù đối phương, những kết luận của pháp y ảnh hưởng rất lớn đến sinh mạng chính trị, uy tín nhân phẩm con người, đến an ninh trật tự của toàn xã hội. Bản kết luận pháp y có khách quan hay không, có khoa học hay không, phụ thuộc rất lớn đến phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, bản lĩnh của giám giám viên, trong đó không thể thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất.

Riêng pháp y ngành y tế năm qua giải quyết trên 50 ngàn trường hợp liên quan đến pháp y, nếu do thiếu sự quan tâm của các ngành các cấp mà pháp y yếu kém đưa đến sai sót chỉ từ 1% đến 3% trong số trên 50 ngàn trường hợp đó thì tác động tiêu cực đến toàn xã hội thật to lớn, tuy trong luật quy định oan sai phải bồi thường, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, chúng ta có thể bồi thường một phần vật chất, nhưng về tinh thần và lòng tin không thể lấy gì bù đắp được.IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

1. Triển khai Pháp lệnh ra Thông tư hướng dẫnĐến nay Pháp lệnh ra đời đã gần 6 năm, nhưng chưa được triển khai trong ngành,

nhiều vấn đề chưa có Thông tư hướng dẫn, từ Trung ương đến địa phương còn rất lúng túng khi thực hiện, mỗi nơi hiểu một khác, dẫn đến thực hiện không đồng nhất.

 Đề nghị cho triển khai, không những cho chuyên ngành pháp y mà cho cả những lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách khối văn xã và sở y tế, các giám định viên chuyên trách trong toàn quốc, có như vậy mọi người hiểu và làm theo pháp lệnh.

Trước mắt Viện Pháp y Quốc gia đề nghị hướng dẫn các vấn đề sau:A- Pháp lệnh giám định tư pháp1.1 Điều khoản thi hànhChương VII: Điều khoản thi hành của Pháp lệnh:Điều 47 Hiệu lực thi hành:Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Nghị định số

117/HĐBT ngày 21 tháng 7 năm 1988 của hội Đồng Bộ Trưởng về giám định tư pháp hết hiệu lực kể từ ngày pháp lệnh này có hiệu lực thi hành.

Chương V Điều khoản thi hành của nghị định 67:Khoản 2 Điều 27Tổ chức giám định tư pháp ở lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự,

được thành lập theo Nghị định số 117/HĐBT ngày 21 tháng 7 năm 1988 về giám định tư pháp tiếp tục hoạt dộng cho đến khi tổ chức tư pháp được thành lập hoặc củng cố, kiện toàn theo quy định của pháp lệnh giám định tư pháp và nghị định này.

Với quy định trên nên theo cách nào cần có hướng dẫn.

Page 9: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

 1.2 Giám định lạiKhoản 1 Điều 33 quy định về giám định lạiViệc giám định lại được thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng,

người tiến hành tố tụng trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do người đã giám định trước đó hoặc do người giám định khác thực hiên theo quy định của pháp luật

Điều 37. những trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp.Khoản 3 Điều 37 quy địnhĐược trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong một vụ án mà mình đã

thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Khoản 2 Điều 159 Bộ luật tố tụng hình sự quy định. việc giám định lại phải do

người giám định khác tiến hành.Với ba nội dung quy định hư trên cần có thông tư hướng dẫn cụ thể.Giám định lại lần II: Tại khoản 2 Điều 33 Quy định trong trường hợp giám định

cùng một nội dung, nhưng có mâu thuẫn thì giám định lại. Vậy giám định lần đầu do cơ quan tố tụng trưng cầu, sau đó giám định theo yêu cầu của nạn nhân và tổ chức có được xem là giám định lại lần I hay không?

1.3 Chế độ cho người giám định tư pháp (kiêm nhiệm)Điều 7. Người giám định tư phápNgười giám định tư pháp bao gồm:1. Giám định viên tư pháp.2. Người giám định tư pháp theo vụ việc.Giám định viên tư pháp, trong thực tế người giám định tư pháp bao gồm giám

định viên chuyên trách là biên chế, hưởng lương từ Tổ chức giám định và giám định viên kiêm nhiệm không là biên chế, không hưởng lương từ Tổ chức giám định, khi bổ nhiệm giám định viên kiêm nhiệm thì họ có được hưởng mọi chế độ của giám định viên không, nếu được thì ai trả, rất nhiều giám định viên Pháp y kiêm nhiệm không có bất cứ chế độ nào từ tiền trách nhiệm đến ưu đãi nghề nghiệp và cả chế độ bồi dưỡng cho giám định viên.

1.5 Thời gian bổ nhiệm giám định viên pháp yTheo Pháp lệnh giám định Tư pháp tại điều 8: khoản 2 mục a quy định:Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn theo ngành đã

học từ năm năm trở lên.Một chuyên ngành khó tuyển dụng, thời gian thử việc kéo dài, không thu hút được

người tâm huyết.

Page 10: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

Đề nghị Bộ Y tế và Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền sửa đổi mục này làm thế nào sau khi ra trường có chứng chỉ chuyên khoa pháp y, là được bổ nhiệm, còn chuyên môn tuỳ vào trình độ, năng lực của giám định viên mà Viện trưởng, Giám đốc trung tâm phân công, giống như một bác sĩ làm ở bệnh viện, tuỳ theo tay nghề mà Giám đốc Bệnh viện phân công mổ trung phẫu hay đại phẫu.

1.6 Việc bổ nhiệm y sĩ, kỹ thật viên làm giám định viên pháp yPháp lệnh giám định tư pháp quy địnhTại Khoản 2. Điều 11.Người giám định tư pháp theo vụ việc Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên

môn sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực đó thì có thể được trưng cầu thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc.

3. Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Giám định viên pháp y là công việc nặng nề và phức tạp, họ cần có chuyên môn sâu đểnhận định, có trình độ khoa học để kết luận, có bản lĩnh để bảo vệ bản giám định, có kiến thức tổng hợp để trả lời chất vấn của cơ quan tố tụng và các bên liên quan, họ cũng cần uy tín trong xã hội để tạo sự tin tưởng, có trách nhiệm với công trách nhiệm với công việc họ làm.

 Trong ngành y tế hiện nay không còn đối tượng có kiến thức chuyên sâu và có uy tín cao trong lĩnh vực cần giám định, mà không có trình độ đại học, nếu có khái niệm này thì chỉ tồn tại ở lĩnh vực khác như Hán nôm, khảo cổ...Vì vậy đề nghị không nên bổ nhiệm những người không có trình độ đại học làm giám định viên pháp y.

1.4. Người giám định tư pháp theo vụ việc:Hiện tại có nhiều nơi bổ nhiệm y sĩ làm giám định viên vụ việc, họ không phải là

những người có uy tín cao, không có kiến thức sâu trong lãnh vực cần giám định, họ là biên chế, ăn lương, hưởng chế độ từ tổ chức giám định. Giám định viên vụ việc là như thế nào, một tháng một năm họ thực hiện giám định bao nhiêu lần thì gọi là vụ việc, thực hiện giám định hàng ngày vậy có vi phạm quy định không. Trong Pháp y nên áp dụng Khoản 3 điều 12 pháp lệnh, không cần bổ nhiệm giám định viên vụ việc.

1.7 Quyền giám định viên pháp yĐiều 12 Quyền của người giám định tư phápKhoản 2 Điều 12 quy định: lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến

hành giám định theo nội dung trưng cầu giám địnhNhưng đa phần bị chính cơ quan trưng cầu từ chối đề nghị của giám định viên và

cho rằng, đã rõ không cần làm các xét nghiệm để bổ sung. Giám định viên cảm thấy giám

Page 11: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

định theo mệnh lệnh, không được chọn phương pháp giám định theo quy định của pháp lệnh. Giám định nồng độ rượu trong máu, làm vi thể bệnh lý tim mạch ở vụ án tai nạn giao thông, làm AND trong những trường hợp xác bị phân huỷ, xét nghiệm bệnh lý ở các đối tượng nghi là hiếp dâm…đây là chứng cứ khoa học để bổ sung cho kết luận hạn chế oan sai. ý kiến giám định viên phải được được tôn trọng. Đề nghị có văn bản gởi cơ quan giám định và cơ quan trưng cầu.

1.8 Nội dung trưng cầu và cơ quan được trưng cầuĐiều 13 nghĩa vụ của người giám định tư pháp .Khoản 3 Điều 13 quy định: Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu

giám định.Nội dung trưng cầu thường do Cơ quan điều tra tố tụng đưa ra, họ không phải là

ngành y nên có khi yêu cầu rất thiếu, hoặc chung chung, hoặc nhiều khi bắt giám định viên làm chức năng của cơ quan điều tra như yêu cầu cơ quan giám định kết luận về đối tượng gây ra thương tích, hoặc tử vong.

Nếu giám định theo nội dung trưng cầu thì có khi không thực hiện được, nếu giám định theo sự suy đoán có vi phạm không.

1.10 Bổ nhiệm giám định viên tuyến huyện          Hiện tại nhiều nơi có nhận thức rất đơn giản, cứ là Bác sĩ bất cứ chuyên khoa gì đều có thể bổ nhiệm làm giám định viên pháp y, chưa qua đào tạo, cứ bổ nhiệm để giải quyết các việc nóng bỏng tại địa phương, nhất là liên quan đến tử thi.          Vì thế một số tỉnh bổ nhiệm có khi tới 20-30 giám định viên pháp y kiêm nhiệm ở huyện, tổng số giám định viên tuyến huyện trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2010 của 61/63 Tỉnh và Thành phố hiện tại là 296, giám định viên này gây rất nhiều hệ luỵ, vì không được đào tạo chuyên ngành pháp y, không có kiến thức dấu vết và pháp luật, công việc không phải thường xuyên, nên không tích luỹ được kinh nghiệm, khi thi hành nhiệm vụ không có dụng cụ chuyên dùng, kết luận không khoa học, tính pháp lý bản giám định thấp, vì ký tên với danh nghĩa giám định viên của trung tâm, nhưng dấu lại của bệnh viện huyện nơi đang công tác.

Hồ sơ giám định không theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh giám định tư pháp. Hồ sơ không lưu trữ ít nhất 30 năm, không có bản ảnh như pháp lệnh quy định, có khiếu nại thưa kiện, khi toà yêu cầu ra toà bảo vệ bản kết luận giám định thì tài liệu gốc không còn, không có tư liệu, hoặc giám định viên đã chuyển vị trí công tác khác.

Với các vấn đề trên đề nghị không nên bổ nhiệm giám định viên tràn lan như hiện nay.

1.11 Thành viên hội đồng giám địnhKhoản 2 Điều 33:

Page 12: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

Hội đồng giám định gồm có ít nhất ba thành viên là những người có trình độ chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định.

Hội đồng giám định gồm ít nhất là ba thành viên là những người có trình độ chuyên môn cao và có uy tín trong lãnh vực cần giám định, vậy ba thành viên này là bất cứ người nào, nếu là bất cứ người nào thì có phù hợp với quy định tại Điều 7 pháp lệnh không.

Điều 7. Người giám định tư phápNgười giám định tư pháp bao gồm:1. Giám định viên tư pháp.2. Người giám định tư pháp theo vụ việc.1.12 Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caokhoản 3 Điều 33. Trong trường hợp Hội đồng giám định quy định tại khoản 2

Điều này đã thực hiện giám định lại lần thứ hai thì không thực hiện giám định lại nữa, trừ trường hợp đặc biệt do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định, quyết định về vấn đề gì, quyết định trưng cầu giám định, hay quyết định hội đồng giám định, vì khoản 2 Điều 33 pháp lệnh chỉ quy định ký thành lập hội đồng giám định lại lần hai.

1.13 Giám định nước ngoàiĐiều 24. Trưng cầu giám định tư phápKhoản 2, Điều 24. Trong trường hợp khả năng chuyên môn, điều kiện về trang

thiết bị, phương tiện giám định của tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn, người giám định tư pháp trong nước không đáp ứng được yêu cầu giám định thì cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng cấp trung ương của mình quyết định việc trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định nước ngoài. Việc trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định nước ngoài được thực hiện thông qua Bộ Tư pháp.

Được thực hiện thông qua Bộ Tư pháp ở đây là xin phép Bộ Tư pháp, hay Bộ Tư pháp thực hiện yêu cầu nước ngoài giám định, nếu Bộ Tư pháp trưng cầu giám định, Bộ Tư pháp không phải là cơ quan tố tụng và chuyên môn, trong Pháp lệnh không quy định cơ quan trưng cầu giám định trưng cầu Bộ Tư pháp, vì Bộ Tư pháp không phải là cơ quan giám định hơn nữa quy định cho Bộ Tư pháp thực hiện giám định có trái với qui định tại Điều 12:

Điều 12. Quyền của người giám định tư pháp2. Lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định theo nội

dung yêu cầu giám định.3. Sử dụng kết quả xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do tổ chức, cá

nhân khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.

Page 13: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

1.14 Chữ ký của người giám địnhĐiều 35. Kết luận giám địnhkhoản 2 Điều 35. Bản kết luận giám định phải có chữ ký của người giám định tư

pháp; trong trường hợp tổ chức được trưng cầu giám định thì bản kết luận giám định còn phải được người đứng đầu tổ chức đó ký tên, đóng dấu.

 Bản kết luận giám định phải có chữ ký của người giám định tư pháp, có cần dấu của cơ quan giám định không? Trong trường hợp tổ chức được trưng cầu giám đinh thì bản kết luận giám định còn phải được người đứng đầu tổ chức đó ký tên, đóng dấu. Như vậy nếu cá nhân được trưng cầu thì chỉ ký tên cá nhân đó còn tổ chức không phải đóng dấu ký tên. Vậy ai chịu quản lý hồ sơ ít nhất 30 năm, ai giải trình khi cơ quan trưng cầu thắc mắc, ai chịu trách nhiệm ra toà bảo vệ bản kết luận. Cần được phân định rõ ràng.

1.15.Phí giám định tư pháp (Pháp lệnh)Khoản 2 Điều 38. Phí giám định tư pháp 2. Phí giám định tư pháp là khoản tiền chi trả cho thù lao giám định tư pháp và

các chi phí cần thiết khác cho việc thực hiện giám định theo quy định của Bộ Tài chính.Như vậy tiền chi trả thù lao giám định tư pháp với tiền bồi dưỡng giám định tư

pháp là một hay khác nhau. Hiệ n tại dưới sự hướng dẫn của Bộ Tài chính phí giám định pháp y không bao gồm thù lao mà chỉ có phí giám định và bồi dưỡng giám định tư pháp cần có sự hướng dẫn cụ thể .

1.17 Kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho giám định Theo khoản 4 Điều 45 của Pháp lệnh giám định quy định: Bảo đảm kinh phí,

phương tiện hoạt động và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho hoạt động giám định tư pháp ở địa phương.

Hiện tại mới có 32 Tổ chức giám định pháp y có bộ đồ mổ, trong số này rất ít Tổ chức pháp y có cơ sở vật chất khác như: thiết bị vi thể, các máy móc cận lâm sàng khác. Đa số các địa phương còn trong tình trạng bốn không, không biên chế, không trụ sở, không trang bị, không kinh phí. Với bốn không trên tất yếu đưa lại hệ quả bốn mất. Mất người tâm huyết làm giám định pháp y, mất khách quan trong kết luận, mất công bằng trong chứng cứ, mất niền tin đối với cơ quan trưng cầu và nhân dân.

Đề nghị trang bị cho pháp y để họ thực hiện theo chức năng nhiêm vụ được giao.2. Triển khai Nghị định 67 Thông tư hướng dẫn Nghị định số 67/2005/NĐ-CP của Chính phủ đẫ có hiệu lực gần 5 năm nhưng chưa triển khai và chưa có thông tư hướng dẫn làm nghị định không đi vào cuộc sống

2.1. Báo cáo của Trung tâm pháp yĐiều 7. Viện Pháp y Quốc gia

Khoản 2 Điều 7 . Viện Pháp y quốc gia có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

Page 14: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

e) Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức hoạt động giám định pháp y trong ngành y tế, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y;

Điều 8. Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngKhoản 2 Điều 8 . Trung tâm Pháp y tỉnh có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

c) Báo cáo Sở Y tế, Sở Tư pháp về tổ chức hoạt động giám định pháp y ở địa phương;Quy định như trên làm thế nào Viện Pháp y Quốc gia có số liệu để báo cáo với hai

Bộ chủ quản. Đề nghị pháp y địa phương phải báo cáo với Viện pháp y Quốc gia như báo cáo với Sở Y tế và Sở Tư pháp.

2.2. Hệ thống pháp yHiện tại có 36 trung tâm, 15 phòng, 12 tổ chứcĐiều 8. Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngKhoản 5. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có đủ điều kiện thành lập

Trung tâm Pháp y tỉnh thì Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thành lập Phòng Giám định pháp y thuộc Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giám định pháp y phải là giám định viên pháp y chuyên trách và do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm.

Phòng Giám định pháp y có con dấu riêng để sử dụng trong việc thực hiện giám định. 

Quy định như vậy Phòng Pháp y không có chức năng nhiệm vụ. Đề nghị hướng dẫn để phòng có chức năng nhiệm vụ thực hiện công việc được giao.

2.3. Điều17. Điều kiện thực hiện giám định đối với tổ chức chuyên môn    Tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm việc thực hiện giám định quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh Giám định tư pháp là tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện theo quy chuẩn chuyên môn về lĩnh vực cần giám định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.          Pháp y thực hiện Điều 15 của pháp lệnh, tổ chức chuyên môn chỉ thực hiện ở lĩnh vực cần giám định nhưng không quy định tại Điều 15 của pháp lệnh.          Điều 17,18, 19, 20, 21 Chương III đã quy định tổ chức giám định tư pháp theo Pháp lệnh giám định tư pháp. Vì vậy không nên lầm lẫn giữa giám định tư pháp có quy định cơ quan giám định với giám định tư pháp không có cơ quan giám định.

2.4. Dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chứcKhoản 5 Điều 23 của Nghị định 67 của Chính phủ qui định: Bộ Tư pháp chủ trì,

phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế và các Bộ, Ngành hữu quan hướng dẫn việc thực hiện dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức quy định tại điều này.

Page 15: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

Đề nghị ra thông tư hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức. Vì để như hiện nay một số vụ án cá nhân và tổ chức không có điều kiện chứng mịnh sự vô tội, và buộc tội, để đáp ứng thủ tục tố tụng. Có thông tư hướng dẫn để từ trung ương đến địa phương khỏi lúng túng khi thực hiện.

2.5. Cơ quan điều tra không mạnh dạn xử lýĐiều 26. Xử lý vi phạm (nghị định 67)1. Người giám định tư pháp vi phạm quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp

và Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ và đối tượng vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Tổ chức vi phạm các quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp và Nghị định này thì bị xử phạt hành chính. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp và Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Một số giám định viên vì các lý do khác nhau đưa ra những kết luận không mang tính khách quan, không khoa học đưa đến oan sai, nhưng cơ quan điều tra vẫn làm ngơ, có giám định viên cố tình cản trở cơ quan điều tra bằng cách không giám định, hoặc kéo dài thời gian giám định, trả kết quả chậm, nhưng cơ quan vẫn nhân nhượng, ảnh hưởng đến thời hiệu điều tra, uy tín của cơ quan điều tra, và cả cơ quan giám định. Đề nghị có biện pháp mạnh với những người cố tình cản trở cho cơ quan tố tụng.

3. Tạo sự đồng thuận trong ngành y tếTạo sự đồng thuận trong ngành y tế, về nhận thức của lãnh đạo với chuyên ngành

pháp y, cảtên gọi của chuyên ngành pháp y đúng quy định của luật pháp.Ngành y tế một số nơi đến nay nhìn nhận pháp y còn phiến diện, chưa xem pháp y

có vai trò nhất định cùng với toàn ngành chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, đa số cán bộ pháp y hiểu chưa hết pháp y, các Trường đại học y chưa xem pháp y là chuyên ngành cần truyền đạt kiến thức cho sinh viên, nên tuyệt đại đa số nhà trường dạy pháp y biến tướng.

Tạo sự đồng thuận không chỉ về tổ chức, chuyên môn mà cả trong tên gọi, từ ngữ. Hiện tại trong hệ thống luật, văn bản dưới luật đều dùng danh từ PHÁP Y để chỉ về chuyên ngành pháp y. Nhưng một số nơi sử dụng từ Y Pháp thay cho Từ Pháp Y, trong sách giáo khoa, trong giảng dạy, trên văn bản, làm như vậy không những sử dụng từ không có trong từ điển, không có trong các văn bản nhà nước, trong các bộ luật, mà còn gây nên hiểu nhầm giữa pháp y và y pháp là hai chuyên ngành khác nhau. Đề nghị Bộ Y tế và Bộ Tư pháp có ý kiến vấn đề này.

 4. Nguồn nhân lực và cơ chế đào tạo cho pháp y

Page 16: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

          - Tại Viện Pháp y Quốc gia không tuyển được bác sỹ vào làm chuyên môn trong khi đó có một số bác sỹ xin nghỉ việc, ở các địa phương cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Hệ quả là do sự quan tâm của các ngành, các cấp chưa tương xứng cả về đào tạo, chế độ và trang bị.          Công văn số 1383/BYT-K2ĐT ngày 05/3/2008, kết hợp với Thông 04 của Bộ Y tế thì người bác sĩ học liên thông phải 12 năm sau mới được bổ nhiệm làm giám định viên, nếu học chính quy vào công tác trong chuyên ngành pháp y cũng phải 11 năm mới làm được giám định viên, một nghề rất ít người muốn làm, thời gian lại quá dài không thu hút được nhân lực.

Hiện tại trong toàn quốc duy nhất chỉ có Trường Đại học Y Hà Nội là có Bộ môn Y Pháp, còn các trường khác dạy pháp y do những chuyên ngành khác truyền đạt kiến thức pháp y, không có nơi thực tập, điều này chẳng khác đưa dân phòng dạy tác chiến cho bộ đội chính quy. Vì vậy sinh viên hiểu pháp y không toàn diện, đây cũng là nguyên nhân đưa pháp y đứng bên bờ tuyệt chủng.                          

Đề nghị cho pháp y cơ chế cử tuyển theo chế độ vùng sâu vùng xa, ngành nghề đặc biệt, quy chế quản lý đậc thù để giữ số đào tạo này. Có như vậy mới bổ sung được nhu cầu giám định viên pháp y hiện nay và tạo nguồn cho pháp y về lâu dài.

5 Bản tỉ lệ tổn hại sức khỏe Hiện nay Pháp y đang sử dụng Thông tư liên Bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 của

Bộ Y tế - Thương binh và Xã hội quy định thương tật và bệnh tật mới, chưa có cơ quan có thẩm quyền cho phép, hơn nữa Thông tư này không đầy đủ các tổn thương trong giám định Pháp y, có mục quy định đã lỗi thời, có mục phát sinh nhưng chưa kịp bổ sung. Chính vì vậy thời gian qua có nhiều vụ án không thể giải quyết, chỉ vì thiếu quy định. Bộ Y tế và các Bộ có liên quan sớm ban hành Bản tỉ lệ tổn hại sức khỏe dùng chung cho pháp y và pháp y tâm thần, cũng như giám định y khoa.

6. Quy trình, quy chuẩn chuyên mônCùng một nơi giám định cho cùng một vụ ở hai thời điểm, do áp dụng quy trình

quy chuẩn chuyên môn không đồng nhất, đưa đến kết quả khác nhau, sự xung đột trong kết luận pháp y làm vụ án trở nên gay gắt có khi không xử lý được. Đề nghị xây dựng và ban hành quy trình, quy chuẩn chuyên môn trong giám định pháp y, tránh tình trạng mỗi nơi áp dụng một quy trình quy chuẩn chuyên môn khác nhau.

7. Cơ sở hạ tầng Trang thiết bị cho Viện Pháp y quốc gia          7.1- Cơ sở hạ tầng Viện pháp y Quốc gia

Viện pháp y quốc gia được thành lập theo quyết định số 451/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2006 của thủ tướng chính phủ, tại Điều 2 quyết định này quy định Viện pháp y Quốc gia có trụ sở đặt tại Hà nội và phân viện tại TPHCM.

Page 17: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

Ngày 29/12/09 chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có quyết định giao đất. Bộ Y tế đã phê duyệt xây dựng cơ sở Viện Pháp y Quốc gia trên 333 tỷ đồng, trên diện tích trên 29 ngàn m2 tại quận Hoàng Mai - Hà Nội, tạo điều kiện cho Viện quy về một mối, ngày 14 tháng 01 năm 2010 dưới sự chủ trì của bộ trưởng Bộ Y tế về việc chỉ định thầu bộ trưởng có kết luận chưa bố trí được nguồn kinh phí. Kính xin Bộ trưởng quan tâm để Viện pháp y Quốc gia sớm được khởi công sớm đi vào hoạt động.

7.2- Phân viện pháp y quốc gia tại thành phố HCMViệc xây dựng Phân viện tại thành phố HCM theo quyết định số 451/QĐ- TTg

ngày 24/4/2005 đã trở nên cấp bách, để phục vụ giám định cho 32 tỉnh, thành phố phía Nam chiếm 2/3 tổng số giám định trên toàn quốc. Thành lập phân viện mới có tài khoản để giao dịch, có con dấu riêng để xử lý công văn giấy tờ, nhất là đóng dấu các bản giám định, không phải gởi ra Hà nội mất nhiều thời gian không đáp ứng được thủ tục hành chính cho cơ quan giám định, và một loạt vấn đề tổ chức kèm theo.

Hiện tại phía Nam có hai bộ phận đều đi đặt nhờ, không tiện lợi cho việc duy trì của một cơ quan giám định chứ chưa nói đến việc phát triển chuyên ngành. Bộ phận thường trực phía Nam ở nhờ Viện Vệ sinh - Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó có hai Đảng viên cũng phải sinh hoạt ghép, do đó nhiều đoàn viên công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh không tiếp cận được tổ chức đảng, nên những năm qua anh em thiệt thòi cả về vật chất và chính trị và chuyên môn, đây cũng là điểm không thu hút được nhân lực.

8. Đề án phát triển tổng thể hệ thống Pháp y ngành y tế          - Hiện tại chuyên ngành pháp y ở các địa phương phát triển chưa đồng đều mới chỉ có 36 Trung tâm và 15 Phòng pháp y được thành lập vẫn tồn tại 12 tổ chức giám định pháp y, nhân lực vừa thiếu lại yếu, cơ sở vật chất không ngang tầm, trang bị không có hoặc không đồng bộ.          - Việc xây dựng "Đề án phát triển tổng thể hệ thống Pháp y ngành y tế" là một việc làm rất cấp thiết, khi đề án được phê duyệt, làm cả hệ thông pháp y phát triển toàn diện trong vào quỹ đạo, các địa phương thực hiện đúng Pháp lệnh Giám định tư pháp và Nghị định 67 của Chính phủ. Đề nghị Bộ Y tế ban hành một đề án phát triển tổng thể hệ thống pháp y ngành y tế.

9. Quản lý giám định viên pháp yĐiều 27, Khoản 1 của Nghị định 67/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của

Thủ tướng Chính phủ quy định như sau: Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát lại đội ngũ giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành hoặc địa phương mình và

Page 18: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

đề nghị Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên tư pháp cho những người có đủ điều kiện bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh Giám định tư pháp và Điều 1 của Nghị định này. Nhưng đến nay đã hơn năm năm trôi qua quy định của luật chưa được triển khai. Cơ quan giám định rất lúng túng trong quản lý, cơ quan điều tra khó khăn trong việc trưng cầu.

10. Mẫu kết luận pháp y - giao nhận đối tượng giám định          Bản kết luận pháp y phải là nguồn chứng cứ pháp lý cung cấp cho cơ quan tố tụng, là tài liệu khoa học mang tính học thuật, là tài liệu cho nghiên cứu chuyên môn sâu là luận điểm bổ sung hoặc sửa luật và quy định dưới luật phục vụ cho cơ quan phòng chống tội phạm, cho xã hội về tôn giáo về dân tộc, lứa tuổi, những sai sót trong ngành y…. Vì vậy không thể để cho thế hệ sau một tài liệu thiếu thông tin, lệch lạc về chuyên môn, thậm chí vô nghĩa.

- Hiện tại mỗi nơi sử dụng một mẫu kết luận giám định khác nhau, làm cho cơ quan trưng cầu khó hiểu, lúng túng, khi áp dụng, vì nó không chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết.

Mẫu giao nhận đối tượng giám định đến nay chưa có, hoặc có nhưng không phải cấp thẩm quyền ban hành, nên rất sơ sài, đưa đến nhiều hệ lụy cho người giao và người nhận.          - Đề nghị Bộ Tư pháp sớm ban hành các mẫu về kết luận giám định Pháp y, giao nhận đối tượng giám định theo thẩm quyền, để các nơi sử dụng thống nhất.          11. Chuyên nghiệp hoá giám định viên pháp y

Pháp y là giao điểm giữa y khoa và pháp luật, giữa con người và xã hội, nhiệm vụ giữa bác sĩ pháp y và bác sĩ lâm sàng rất khác nhau.

Vì vậy giám định viên phải được đào tạo bài bản, có thời gian rèn luyện trong môi trường nghề nghiệp mới mong hoàn thành nhiệm vụ. Không nên bổ nhiệm giám định viên mang tính chắp vá, thời vụ. Hiện tại trong tổng số 861 giám định viên có 402 giám định viên chưa qua đào tạo.

Đề nghị Bộ Y tế và các sở y tế không nên đề nghị Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên pháp y cho những người chưa qua đào tạo, những người có chuyên ngành quá xa với chuyên ngành pháp y, hay những cá nhân trong ngành y không bố trí được công tác, chờ đủ thời gian về hưu, có kỷ luật.

12. Phí giám định Pháp y (NĐ)Điều 20.Phí giám định tư phápPhí giám định tư pháp trong pháp lệnh tư pháp quy định “Bộ Tài chính quy định

về phí giám định tư pháp đối với từng lĩnh vực giám định theo đề nghị của Bộ Y tế, Bộ

Page 19: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

Công an, Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp ”.

Phần quy định về phí giám định Pháp y, pháp y tâm thần, đã soạn thảo song, Bộ Tư pháp có Công văn số 2531/ BTP-BTTP ngày 11tháng 8 năm 2008 gửi Bộ Tài chính thẩm định để ban hành, đề nghị BộTài chính sớm thẩm định ban hành.          13. Chế độ ưu đãi nghề nghiệp

Trong điều trị bệnh nhân AIDS thầy thuốc biết được đối tượng phục vụ là người bị AIDS, được làm trong môi trường thuận lợi, bảo hộ lao động, an toàn trong thao tác chuyên môn. Giám định viên pháp y phải làm việc trong môi trường bất lợi, tiền sử bệnh không biết, mổ tại hiện trường, dụng cụ phục vụ chuyên môn không chuyên nghiệp và thiếu, hiện tại mới có 31/63 tỉnh có đồ mổ, thường chú trọng đến nguyên nhân chết, tìm dấu vết các vụ án mạng, vấn đề phơi nhiễm là rất cao.

Vì vậy viện Pháp y Quốc gia đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi chế độ ưu đãi nghề nghiệp cho những người làm giám định pháp y ngang với những người làm công tác điều trị AIDS.

14. Xếp ngạch bậc lương riêngƯu đãi nghề nghiệp, chế độ bồi dưỡng giám định viên, tiền trách nhiệm, chỉ giải

quyết tạm thời, qua vài lần trượt giá là không còn ý nghĩa, xếp ngạch bậc lương riêng cho những người làm giám định pháp y mới là căn cơ, mới là cái gốc, để những người làm công tác pháp y yên tâm công tác, tận tuỵ với nghề nghiệp, không đứng núi này trông núi khác, rút ngắn khoảng cách thu nhập với đồng nghiệp, họ không cảm thấy tủi thân với chính đồng lương mà họ đang nhận. Họ luôn bị dằn vặt bởi câu hỏi tại sao cùng học một trường, thời gian học như nhau, ra trường công tác trên cùng một địa bàn, sao mà cuộc sống giữa bác sĩ pháp y và bác sĩ làm tại các bệnh viện khác nhau như vậy? Đã vào làm pháp y chuyên trách không có cơ hội tiến thân như các bác sĩ khác, so với đồng nghiệp làm pháp y ở công an và quân đội, pháp y y tế cũng không bằng. Để bổ sung cho sự khác biệt đó đề nghị cho pháp y y tế được xếp ngạch bậc lương riêng.

 15. Chế độ thâm niên cho giám định viên pháp y          Những bác sĩ làm ở các bệnh viện có điều kiện làm tư, điều trị theo yêu cầu, kinh tế phát triển, được nhiều người nhờ cậy uy tín nâng cao, làm ra của cải vật chất tiếng nói có sức nặng với gia đình và xã hội, có thời gian giao lưu và giúp đỡ mọi người nên được cộng đồng kính trọng.

Còn đối với những người làm pháp y, khi bị bổ nhiệm làm giám định viên: Kinh tế sa sút vì không có thời gian làm tư, nếu có tranh thủ làm tư người bệnh cũng sợ mà không đến khám, uy tín bị coi thường vì mổ tử thi bị thân nhân nạn nhân lăng mạ, chửi bới thậm tệ, có khi bị hăm dọa, bị phân biệt đối xử, nhân phẩm bị coi thường, vì giám

Page 20: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

định viên pháp y là những người đi mổ dạo, mổ bất cứ đâu, lề đường, đầu chợ góc nhà, phương tiện hành nghề không khoa học, xúc phạm đến đối tượng được giám định.

Luôn thi hành nhiệm vụ trong môi trường khắc nghiệt, họ làm việc trong tư thế cúi, ngồi, quì, thậm chí phải bò, những tư thế mà họ chưa bao giờ được đào tạo, toàn những nơi đau thương chết chóc, bảo hộ lao động sơ sài, trang bị không phù hợp, thực hiện chuyên môn với những đối tượng không biết trước tình trạng nhiễm HIV, lao, phong, viêm gian siêu vi, dịch bệnh, sự phơi nhiễm các bệnh luôn thường trực.

Những người trực tiếp làm giám định pháp y bị ám ảnh suốt đời, họ bị tổn thương về nhân phẩm, đời sống tâm linh bị dầy vò, bị sức ép nặng nề từ chính thân nhân, bạn bè, phía gia đình các nạn nhân và cả thủ phạm, công tác trên một hành lang pháp lý chưa thật sự an toàn, sự ám ảnh đó không chỉ trong thời gian công tác, mà cả ngay khi đã nghỉ hưu.

Số lượng người trực tiếp làm giám định pháp y không nhiều. Vì vậy đề nghị, cho người trực tiếp làm giám định pháp y được hưởng thâm niên trong công tác giám định, như những người làm pháp y ở công an và quân đội.

16. Sự phối hợp giữa các cơ quan giám địnhSự hiện diện của nhiều cơ quan giám định pháp y, tạo sự thuận lợi trong công tác

giám định, hỗ trợ nhau về giám định viên, giúp đỡ nhau những mặt mạnh, bổ sung cho nhau những phần yếu, tạo điều kiện cho cơ quan trưng cầu và những người đi giám định, có cơ hội lựa chọn nơi họ tin cậy.

Nhưng trái ngược với mong muốn trên, đã có nhiều địa phương, báo cáo tại hội nghị, hoặc bằng công văn lên các Bộ chủ quản xin giải quyết, vấn đề không phối hợp giám định, làm mất niềm tin đối với cơ quan trưng cầu và người được giám định. Đưa đến giám định xoay vòng, giám định lại qua nhiều cấp, qua nhiều cơ quan giám định. Hiện tại số địa phương có pháp y công an là 41, Pháp y Y tế và pháp y Công An không phối hợp với nhau là 24 tỉnh và thành phố.

 Ngày 25/9/09 Bộ Tư pháp có công văn số 3407/BTTP gửi Bộ Công an, Bộ Y tế yêu cầu hai Bộ phối hợp để giải quyết khiếu nại các địa phương và có hướng phối hợp giữa Pháp y Y tế, và Pháp y Công an nhưng đến nay chưa thấy hai Bộ có công văn hướng dẫn. Đề nghị được hướng dẫn về vấn đề trên.

17. Cơ chế thanh toán và nhận tiền bồi dưỡng giám địnhTiền bồi dưỡng giám định theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ, đã có Thông

tư hướng dẫn, khi đi vào thực tế vẫn có những tồn tại, cơ quan trưng cầu không trả tiền bồi dưỡng ngay, mà trả theo tháng, theo quí, theo năm, thậm chí không trả hoặc trả không theo thực tế mà theo ý muốn áp đặt của cơ quan trưng cầu, chỉ trả những vụ là án cần hồ sơ khởi tố, những vụ không phải là án, không cần hồ sơ thì không trả.

Page 21: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

Bộ Y tế nên đề nghị với Chính phủ đưa tiền bồi dưỡng, chi phí giám định về cơ quan quản lý lĩnh vực mà họ chịu trách nhiệm giám định, để cơ quan chủ quản chi trả theo thực tế vụ việc giám định và nội dung trưng cầu.

18. Cung cấp kiến thức pháp y cho Bác sỹ lâm sàngPhần lớn giám định pháp y dựa vào dấu vết, dấu vết ban đầu ghi trong bệnh án là

rất quan trọng, nhưng các bác sĩ lâm sàng ghi vào bệnh án những gì họ quan tâm, chưa có ý thức ghi nhận dấu vết phục vụ điều tra tố tụng, có khi chính vì không hiểu biết mà ghi vào hồ sơ bệnh án những chẩn đoán làm cho vụ án thêm phức tạp. Vì vậy khi có trưng cầu giám định dấu vết, giám định hung khí phải tìm lại đặc điểm vết thương trong hồ sơ bệnh án, thường là rất khó khăn. Đề nghị thành lập các bộ môn pháp y tại các trường đại học y trên toàn quốc, để cung cấp kiến thức pháp y cho các sinh viên y và dược, khi ra trường hành nghề liên quan đến sức khoẻ, tính mạng con người, ngoài điều trị, còn trách nhiệm với xã hội.

19. Thông tin hai chiềuPháp y sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, giám định viên cũng

nhiều chuyên khoa hợp lại, sự nhiệt tình đa số giám định viên thấp, trang thiết bị không đồng bộ cho cả pháp y và y tế địa phương, cơ sở vật chất nghèo nàn, quy trình giám định mỗi nơi một khác, hành lang pháp lý cho pháp y chưa nghiêm, làm cho bản kết luận giám định pháp y còn nhiều dị biệt.

Công lý chỉ có một, ý muốn lại đa chiều, vấn đề giám định không tránh khỏi sai sót, người giám định trước không được thông tin của kết luận sau, việc cơ quan tố tụng sử dụng bản kết luận ra sao cơ quan giám định cũng không biết để rút kinh nghiệm.

Đề nghị hàng năm cơ quan giám định được thông tin từ cơ quan trưng cầu, tố tụng.

20. Sự quan tâm của cơ quan tư pháp đến pháp y.Qua báo cáo của các địa phương, sở Tư pháp tỉnh và Thành phố trực thuộc trung

ương chưa quan tâm đến pháp y, không biết địa chỉ cơ quan mình quản lý, không kiểm tra việc thực hiện pháp luật, pháp lệnh, nghị định đúng sai, không đôn đốc về mặt tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan giám định trên địa bàn nói chung còn thả nổi về pháp y.

Đề nghị cơ quan tư pháp thực hiện chức năng của mình21. Đề nghị tham quan học tập

          Hai Bộ y tế , tư pháp nên thành lập đoàn có sự tham gia của lãnh đạo hai Bộ đi nghiên cứu ở nước ngoài về pháp y. Hai Bộ nên cử đoàn có sự tham gia của lãnh đạo hai Bộ về một số địa phương tìm hiểu về pháp y. Các hội nghị liên quan đến chuyên ngành pháp y như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thiên tai thảm hoạ, pháp y được tham gia,

Page 22: THAM LUẬN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

các luật liên quan đến pháp y rất nhiều như luật khám chữa bệnh pháp y có ý kiến. Hàng năm hai Bộ có chương trình phổ biến pháp luật, hệ thống văn bản dưới luật đề nghị chú ý đến pháp y.

Đề nghị có hội thảo khoa học về pháp y, tại hội nghị này cần có những nhà khoa học đóng góp ý kiến, xây dựng một chuyên ngành pháp y hiện đại, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hành lang pháp lý trình độ chuyên môn, tổ chức, cơ sở hạ tầng, chế độ cho giám định viên, thuần phong mỹ tục, đạo đức, nhân quyền.

Giá trị cuộc sống không chỉ cân đo bằng ăn ngon mặc đẹp, mà quan trọng nhất là sức khỏe, nhân phẩm tính mạng con người được bảo vệ như thế nào, ai là người bảo vệ cho họ, đó là thước đo của một Nhà nước pháp quyền đối với người dân.

Trên đây là những vấn đề Viện Pháp Y Quốc gia thay mặt chuyên ngành pháp y cả nước báo cáo tại Hội nghị mong được sự quan tâm để pháp y phát triển đúng với chức năng nhiệm vụ được giao.           

Nguôn: http://www.nifm.org.vn , câp nhât Thư năm ngay 23 thang 12 năm 2010