8
Họ và tên: Đinh Thị Ánh Dương MSSV: 1453801012056 BÀI THẢO LUẬN LẦN 3: QUYỀN SỞ HỮU Bài tập 1: Khái niệm tài sản Câu 1: Điểm khác biệt giữa BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 về khái niệm tài sản? Trong BLDS năm 2005 khái niệm tài sản mở rộng hơn về đối tượng được coi là tài sản so với BLDS năm 1995. Điều 172 BLDS năm 1995 quy định “tài sản bao gồm vật có thực, tiền giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Điều 163 BLDS năm 2005 quy định “tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản”. Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005 thì không chỉ “vật có thực” được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai được coi là tài sản. Câu 2: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và nêu một vài ví dụ minh họa về giấy tờ có giá? Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Cơ sở pháp lý: Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm Điều 1 sửa đổi khoản 9 Điều 3 “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”. Ví dụ minh họa: Cổ phiếu nhà máy đường Quảng Ngãi là giấy tờ có giá Thứ nhất: Cổ phiếu nhà máy đường Quãng Ngãi có thể chuyển đổi thành tiền tệ và sử dụng như tiền tệ. Thứ hai: Cổ phiếu được phép giao dịch, mua cổ phiếu với giá thấp và bán với giá cao đem lại lợi nhuận. Câu 3: Trong bài viết các loại tài sản trong bộ Luật dân sự Việt Nam, tác giả Nguyễn Minh Oanh có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy sở hữu nhà” là tài sản không? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy sở hữu nhà không phải là tài sản Trong bài viết các loại tài sản trong bộ Luật dân sự Việt Nam “Cần lưu ý các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đồi với tài sản như giấy chứng nhận 1

thảo luận dân sự

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bài thảo luận dân sự của k39

Citation preview

Page 1: thảo luận dân sự

Họ và tên: Đinh Thị Ánh DươngMSSV: 1453801012056

BÀI THẢO LUẬN LẦN 3: QUYỀN SỞ HỮUBài tập 1: Khái niệm tài sản Câu 1: Điểm khác biệt giữa BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 về khái niệm tài sản?

Trong BLDS năm 2005 khái niệm tài sản mở rộng hơn về đối tượng được coi là tài sản so với BLDS năm 1995. Điều 172 BLDS năm 1995 quy định “tài sản bao gồm vật có thực, tiền giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Điều 163 BLDS năm 2005 quy định “tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản”.

Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005 thì không chỉ “vật có thực” được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai được coi là tài sản.Câu 2: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và nêu một vài ví dụ minh họa về giấy tờ có giá?

Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự.

Cơ sở pháp lý: Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm Điều 1 sửa đổi khoản 9 Điều 3 “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.

Ví dụ minh họa:Cổ phiếu nhà máy đường Quảng Ngãi là giấy tờ có giáThứ nhất: Cổ phiếu nhà máy đường Quãng Ngãi có thể chuyển đổi thành tiền tệ và sử dụng như tiền tệ. Thứ hai: Cổ phiếu được phép giao dịch, mua cổ phiếu với giá thấp và bán với giá cao đem lại lợi nhuận.Câu 3: Trong bài viết các loại tài sản trong bộ Luật dân sự Việt Nam, tác giả Nguyễn Minh Oanh có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy sở hữu nhà” là tài sản không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy sở hữu nhà không phải là tài sảnTrong bài viết các loại tài sản trong bộ Luật dân sự Việt Nam “Cần lưu ý các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đồi với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký ô tô, sổ tiết kiệm… không phải là giấy tờ có giá. Nếu cần xem xét nó chỉ đơn thuần là một vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó”.

Thứ nhất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chỉ đại diện hình thức không phải là giấy tờ có giá trị. Nếu mất giấy tờ có thể yêu cầu nhà nước cấp lại.

Thứ hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà giá trị tiền tệ là quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà không phải là khả năng trực tiếp chuyển đổi thành tiền tệ và sử dụng như tiền tệ.

Thứ ba chỉ đơn thuần là một vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất hoặc chủ sở hữu nhà. Câu 4: Trong bài viết Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn dề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, của tác giả Đỗ Thành Công có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là tài sản.Thứ nhất Theo Điều 163 BLDS quy định “tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản”, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được phải là giấy tờ có giá, tuy nhiên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật. Điều này hoàn toàn hợp lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới dạng vật chất (tờ giấy), nằm trong khả năng chiếm hữu của con người (có thể nắm giữ, chiếm giữ, quản lý đối

1

Page 2: thảo luận dân sự

với giấy chứng nhận quyền sở hữu đất), có giá trị sử dụng (được sử dụng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất). Việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không tham gia vào giao dịch mua bán không làm mất đi giá trị tài sản của nó.Việc Tòa án nhân dân tối cao coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản là chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.Thứ hai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là tài sản đồng nghĩa với việc tước bỏ quyền sử dụng và quyền chiếm hữu hợp pháp của người sử dụng mảnh đất đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tòa án không có cơ sở để thừa nhận bảo hộ hợp pháp quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp. Thứ ba Giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị về vật chất được cơ quan nhà nước ghi nhận quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất, tuy nhiên chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ để xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan giải quyết các tranh chấp về sử dụng đất. Cụ thể theo Điêu 136 Luật Đất đai 2003 trong tranh chấp về quyền sử dụng đất thì việc đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ có liên quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 hoặc tranh chấp tài sản liên quan đến đất thì do tòa án nhân dân giải quyết.Câu 5: Trong thực tiễn xét xử “giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Đoạn nào của quyết định và bản án cho thấy câu trả lời?

Quyết định số 16/2011/DS-GĐT ngày 21/4/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. “Hơn nữa pháp luật không xác định giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà là giấy tờ có giá theo Điều 163 BLDS”

Quyết định Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ Nguyễn Quang Chúc trả lại giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sở hữu nhà cho bà Lương Thị Găng thì tòa án không thụ lý giải quyết. Theo tòa án nhân dân tối cao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là giấy có giá, do vậy việc giải quyết theo tranh chấp về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà không được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự mà phải giải quyết theo thủ tục hành chính.

Bản án số 11/2012/DSST ngày 27/3/2012 của Tòa án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.“Đối với giấy chứng nhận sử dụng đất H01359, ngày 20/6/2006 của ông Nguyễn Văn Sang, ông Cường đã đưa cho ông Phúc giữ. Xét thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 163 BLDS và Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 và công văn số 141 TANDTC – KHXX ngày 21/9/2011 của Tòa án Nhân dân tối cao. Do đó việc giao nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa ông Cường và ông Phúc không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án”.

Bản án của Tòa án nhân dân thị xã Thủ Dầu một cho thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá. Căn cứ vào Điều 163 BLDS quy định “tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản” và Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 và công văn số 141 Tòa án nhân dân tối cao.Câu 6: Trong thực tiễn xét xử “giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có tài sản không? Quyết định và bản án trên có cho câu trả lời không? Vì sao?

Quyết định số 16/2011/DS-GĐT ngày 21/4/2011 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.“Hơn nữa pháp luật không xác định giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà là giấy tờ có giá theo Điều 163 BLDS thì các loại giấy tờ trên không phải là tài sản không được phép trao đổi giao dịch”

2

Page 3: thảo luận dân sự

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lập luận bà Gằng chỉ yêu cầu Tòa án yêu cầu anh Chúc trả lại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu hai căn nhà mà không tranh chấp về nhà đất. Trong khi đó, bộ luật tố tụng dân sự (chương III) không quy định tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của đương sự về việc tranh chấp giấy tờ do Cơ quan Hành chính nhà nước cấp cho các đương sự để xác định tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.

Bản án số 11/2012/DSST ngày 27/3/2012 của Tòa án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.“Đối với giấy chứng nhận sử dụng đất H01359, ngày 20/6/2006 của ông Nguyễn Văn Sang, ông Cường đã đưa cho ông Phúc giữ. Xét thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 163 BLDS và Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 và công văn số 141 TANDTC – KHXX ngày 21/9/2011 của Tòa án Nhân dân tối cao. Do đó việc giao nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa ông Cường và ông Phúc không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án”.Câu 7: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của thực tiễn xét xử liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà” liên quan đến khái niệm tài sản (nếu có điều kiện đối chiếu với luật nước ngoài).

Thực tiễn xét xử liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không được coi là tài sản. Theo tôi việc xét xử của tòa án nhân dân tối cao là thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn.Thứ nhất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà là loại giấy tờ quan trọng thể hiện sự công nhận của nhà nước về quyền và nghĩa vụ của người sơ hữu nhà hoặc sở hữu đất.Thứ hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng nhà.

Theo tôi cần thừa nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là tài sản. Cần giải quyết tranh chấp về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do người khác giữ theo luật tố tụng dân sự, không nên coi tranh chấp như tranh chấp hành chính theo quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao.Bài tập 2: Căn cứ xác lập quyền sở hữu.Câu 1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và nếu suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của Tòa án?

“Trong khi đó gia đình chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên đơn có đòi nhà từ phía gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có giấy hòa giải của Ủy ban phường Hàng Bút năm 2001); đến năm 2004 cụ Hào mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì cụ Hào không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên.” Khẳng định của tòa án về quyền chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là đúng.Theo Điều 182 quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Ông nội chị Vân, bố chị Vân, chị Vân đã quản lí căn nhà số 2 Hàng Bút trên 30 năm.Câu 2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và nếu suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của Tòa án?.

“Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lí căn nhà.”Em đồng ý khẳng định của tòa án về quyền chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.Theo Điều 189 chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

3

Page 4: thảo luận dân sự

Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp quy định Điều 183 của bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Thứ nhất Chị Vân chiếm hữu ngôi nhà không phù hợp với Điều 183 như vậy chị Vân chiếm hữu ngôi nhà không có căn cứ pháp luật.Thứ hai Chị Vân hoàn toàn không hề biết việc tiếp tục chiếm hữu căn nhà số 2 Hàng Bút không có căn cứ pháp luật.Thứ ba ông Chính không chứng minh được cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà.Câu 3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và nếu suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của Tòa án?.“Trong khi đó gia đình chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên đơn có đòi nhà từ phía gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có giấy hòa giải của Ủy ban phường Hàng Bút năm 2001); đến năm 20004 cụ Hào mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì cụ Hào không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên.” Em đồng ý khẳng định của tòa án về quyền chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.Theo quy định tại Điều 190 chiếm hữu liên tục.

Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.Thứ nhất Ông nội chị Vân, ba chị Vân, chị Vân tiếp tục ở căn nhà số 2 Hàng Bút trên 30 năm không có tranh chấp, mặc dù phía nguyên đơn có đòi nhà từ phía gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh. Thứ hai Căn nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ ông nội, ba chị Vân, chị Vân thì ngôi nhà vẫn được coi là chiếm hữu liên tục.Câu 4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và nếu suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của Tòa án?.“Theo biên bản làm việc ngày 26/10/2001 tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bút thì còn một số hộ gia đình cũng ở tại số 2 Hàng Bút, do vậy cần xác định tại nhà số 2 Hàng Bút có mấy gia đình đang ở, trong trường hợp có gia đình khác đang ở thì phải đưa họ vào tham gia tố tụng. Năm 2001 chị Nhữ Thị Vân bán nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng Dương Thị Ngọc Lan và anh chồng Nguyễn Hồng Sơn. Khi giải quyết vụ án cần giải quyết hợp đồng mua bán giữa chị Vân với vợ chồng chị Lan và anh Sơn trong cùng vụ án thì mới đảm bảo vụ án cho các bên đương sự.”Em đồng ý khẳng định của tòa án về quyền chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.Theo quy định tịa Điều 191 chiếm hữu công khai.

Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không dấu diếm; tài sản được sử dụng theo tính năng, công dụng và người được chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.Thứ nhất ngôi nhà số 2 Hàng Bút được sử dụng qua nhiều thế hệ ông nội chị Vân, bố chị Vân, chị Vân.Thứ hai Quá trình ở bố chị có nâng cao nền nhà, thay cửa còn chị không sửa chữa gì thêm.Câu 5: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất tranh chấp và nếu suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của Tòa án?.“Mặc dù phía nguyên đơn có đòi nhà từ phía gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có giấy hòa giải của Ủy ban phường Hàng Bút năm 2001); đến năm 20004 cụ Hào mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì cụ Hào không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên.”

Em đồng ý với khẳng định của tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp.

4

Page 5: thảo luận dân sự

Không có bằng chứng xác thực chính xác cụ Hảo là chủ sở hữu nhà đất.Câu 6: theo anh/chị gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp quy định trên cơ sở quy định về thời hiệu hướng quyền không? Vì sao?.

Gia đình chị Vân đã ở nhà này trên 30 năm và chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 theo BLDS về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm băt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 điều này…”

Vì vậy gia đình chị Vân được xác lập quyền sở hữu đồi với nhà đất có tranh chấp.Bài tập 3: Chuyển rủi ro đối với tài sản.Câu 1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.Bà Dung phải chịu rủi ro về tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự. Thời điểm bà Dung nhận ghe xoài xảy ra trước khi ghe xoài bị hư do cháy chợ, vì vậy bà Dung phải chịu rủi ro với tài sản mua bán kể từ khi nhận ghe xoài.Cơ sở pháp lý Điều 440 Thời điểm chịu rủi ro

1. Bên bán chịu rủi ro với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản nếu không có thỏa thuận khác.

Câu 2: Tại thời điểm cháy chợ ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.Bà Dung là chủ sở hữu số xoài kể từ thời điểm bà Dung nhận ghe xoài từ bà Thùy.

Cơ sở pháp lý Điều 234 Xác lập quyền sở hữu theo thỏa thuận.Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay, có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyền giao tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không quy định khác.

Bà Dung là chủ sở hữu số xoài kể từ thời điểm bà Dung nhận ghe xoài từ bà Thùy, quyền sở hữu ghe xoài của bà Thùy đã chấm dứt làm phát sinh quyền sở hữu ghe xoài của bà Dung. Cơ sở pháp lý Điều 248 Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc thông qua thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.Căn cứ vào Điều 234 và Điều 248 bà Dung là chủ sở hữu ghe xoài.Câu 3: Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoàiThứ nhất bà Dung là chủ sở hữu ghe xoài nên phải chịu rủi ro về tài sản, việc ghe xoài bị hư do cháy chợ là trường hợp bất khả kháng.Cơ sở pháp lý Điều 166 Chịu rủi ro về tài sảnChủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.Thứ hai bà Dung phải chịu rủi ro với ghe xoài kể từ khi nhận ghe xoài.Cơ sở pháp lý Điều 440 Thời điểm chịu rủi ro

1. Bên bán chịu rủi ro với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản nếu không có thỏa thuận khác.

5