82
Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ Chương 8 THI CÔNG PHẦN NGẦM 8.1 Công tác trắc đạc và chuẩn bị công trường. 8.1.1 Trắc đạc và định vị công trình. Đây là công việc được tiến hành đầu tiên và rất quan trọng, đòi hỏi phải làm cẩn thận và thật chính xác. Sau khi tiếp nhận các thủ tục bàn giao công trình và vệ sinh mặt bằng công trường ta phải tiến hành các công việc về trắc đạc: + Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, các tài liệu, hồ sơ và kết hợp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát, thiết kế để chuyển hệ thống trục, tim, cốt lên mặt bằng thực tế, các mốc giới chuẩn (Cốt ± 0.00, điểm mốc chuẩn) đều do bên A chỉ định và bàn giao. + Lập hồ sơ, thực hiện việc lưu giữ lâu dài mốc chuẩn, các điểm mốc này được gửi lên các công trình có sẵn cố định xung quanh như : hè đường phố, cột điện, tường nhà... Trong một số trường hợp khác có thể được chôn bằng cọc bêtông kích thước 150 x 150 x1500m cách công trình từ 10 đến 30 m nơi không có phương tiện vận chuyển đi qua tránh gây biến dạng, xê dịch mốc. 8.1.2 Chuẩn bị công trường. 8.1.2.1 Công tác mặt bằng. Cần tiến hành ngay khi tiếp nhận mặt bằng: + Các tài liệu pháp lý gồm có: Hồ sơ thiết kế, ranh giới công trình, nguồn sử dụng điện nước thi công, hệ thống tim cốt chuẩn từ chủ đầu tư. + Định vị công trình trên cơ sở hệ thống tim cốt chuẩn đã có. + Thực hiện lắp dựng hàng rào, phòng bảo vệ, văn phòng tạm, bảo vệ công trình theo chế độ 3 ca (24h/24h). + Lắp đặt điện, nước. Ngoài nguồn điện nước thành phố, có thể dự phòng thêm máy phát điện, bể nước và giếng khoan phục vụ thi công tuỳ mức độ yêu cầu và tính toán. Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 114

THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Chương 8

THI CÔNG PHẦN NGẦM8.1 Công tác trắc đạc và chuẩn bị công trường.8.1.1 Trắc đạc và định vị công trình.

Đây là công việc được tiến hành đầu tiên và rất quan trọng, đòi hỏi phải làm cẩn thận và thật chính xác. Sau khi tiếp nhận các thủ tục bàn giao công trình và vệ sinh mặt bằng công trường ta phải tiến hành các công việc về trắc đạc:

+ Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, các tài liệu, hồ sơ và kết hợp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát, thiết kế để chuyển hệ thống trục, tim, cốt lên mặt bằng thực tế, các mốc giới chuẩn (Cốt ± 0.00, điểm mốc chuẩn) đều do bên A chỉ định và bàn giao.

+ Lập hồ sơ, thực hiện việc lưu giữ lâu dài mốc chuẩn, các điểm mốc này được gửi lên các công trình có sẵn cố định xung quanh như : hè đường phố, cột điện, tường nhà... Trong một số trường hợp khác có thể được chôn bằng cọc bêtông kích thước 150 x 150 x1500m cách công trình từ 10 đến 30 m nơi không có phương tiện vận chuyển đi qua tránh gây biến dạng, xê dịch mốc. 8.1.2 Chuẩn bị công trường.8.1.2.1 Công tác mặt bằng.

Cần tiến hành ngay khi tiếp nhận mặt bằng:

+ Các tài liệu pháp lý gồm có: Hồ sơ thiết kế, ranh giới công trình, nguồn sử dụng điện nước thi công, hệ thống tim cốt chuẩn từ chủ đầu tư.

+ Định vị công trình trên cơ sở hệ thống tim cốt chuẩn đã có.

+ Thực hiện lắp dựng hàng rào, phòng bảo vệ, văn phòng tạm, bảo vệ công trình theo chế độ 3 ca (24h/24h).

+ Lắp đặt điện, nước. Ngoài nguồn điện nước thành phố, có thể dự phòng thêm máy phát điện, bể nước và giếng khoan phục vụ thi công tuỳ mức độ yêu cầu và tính toán.

+ Tập kết phương tiện, thiết bị vật tư ban đầu để phục vụ cho thi công cọc thử

+ Để xử lý việc thoát nước bề mặt và nước ngầm bắt gặp trong quá trình thi công, có thể sử dụng hệ thống bơm và đường dẫn cao su mềm vào rãnh thoát nước thành phố kết hợp với các rãnh khơi quanh công trình. Dùng 2 máy bơm SHE-50 (động cơ xăng), công suất 600l/phút và Kama10 (động cơ điện).8.1.2.2 Thi công cọc thử.

Số lượng cọc thử là 4 cọc với thông số:

+ 3 cọc Barrette 0,6x2,5m, chiều sâu hạ cọc 48m

+ 1 cọc Barrette 1 x 2,8m, chiều sâu hạ cọc 48m

Cọc thử nghiệm được thử bằng nén tĩnh với tải trọng 200% so với thiết kế theo quy trình của tiêu chuẩn xây dựng (chi tiết tại phần thi công và kiểm tra chất lượng cọc)

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 114

Page 2: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Các số liệu kiểm tra được phân tích, tính toán đánh giá kết luận cho 2 yêu cầu:

+ Giá trị thiết kế của cọc.

+ Chất lượng thi công.

+ Việc thi công cọc đại trà chỉ được phép khi có kết qủa thử nghiệm đạt yêu cầu.8.1.2.3 Thi công móng và lắp đặt cần trục tháp.

Trong thời gian đầu chờ kết quả thí nghiệm cọc, cần triển khai thi công móng cần trục gồm: ép cọc, làm móng theo hướng dẫn catalogue hoặc của thợ máy, lắp dựng cần trục, vận hành thử. Mục đích sử dụng phục vụ cho thi công phần ngầm công trình.

8.2 Kỹ thuật thi công tường trong đất.8.2.1 Kỹ thuật thi công tường trong đất.

- Hiện tại, theo biện pháp thi công, có 2 loại tường trong đất là tường đổ tại chỗ và tường lắp ghép. Tường vây dạng lắp ghép thường được sử dụng cho những công trình có khối lượng tường trong đất lớn, có những đoạn tường dài với kết cấu điển hình, thường sử dụng khi đã có nhà máy bêtông cốt thép đúc sẵn gần đó để tiết kiệm chi phí đầu tư. Tường lắp ghép thường đòi hỏi phải xử lý chỗ chống thấm thận trọng hơn. Hiện nay việc sử dụng tường lắp ghép là chưa khả thi vì không có nhà máy sản xuất cấu kiện panel tường đúc sẵn như vậy. Mặt khác việc vận chuyển các tấm tường lớn trong điều kiện thi công trong thành phố là khó khăn và phải làm vào ban đêm.

- Về dạng tường vây đổ tại chỗ: So với dạng lắp ghép ưu điểm của dạng tường này là thi công dễ dàng trong điều kiện thành phố trật hẹp, hệ thống máy thi công không phức tạp và tốn kém như ở dạng lắp ghép, khả năng chống thấm cho tường được giải quyết khá triệt để. Tuy nhiên thời gian thi công chậm, thường gây ô nhiễm môi trường lớn trong quá trình thi công (lắp cẩu lồng cốt thép, đổ bêtông, thải rửa betonite …) đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục.

- Trên cơ sở những phân tích như trên, trong pham vi đồ án sử dụng phương án tường vây bằng bêtông cốt thép đổ tại chỗ. Kết hợp sử dụng công nghệ, máy, vật liệu thi công của công nghệ thi công cọc Barrette phần móng.

- Biện pháp thi công tường trong đất đổ tại chỗ hiện nay chỉ phân biệt nhau chủ yếu ở công việc xử lý chống thấm cho tường vây ở vị trí liên kết các tấm panen tường. Trên cở sở này có thể phân ra các dạng thi công mối nối cho tường vây gồm có:

+ Mối nối dạng ống nối đầu hay hộp nối đầu

+ Mối nối dạng đan lồng cốt thép và sử dụng bản thép để chống thấm

+ Mối nối dùng gioăng chống thấm CWS

- Trong phạm vi đồ án lựa chọn phương án dùng mối nối bằng gioăng chống thấm CWS với các đặc điểm cơ bản sau:

+ Nguyên tắc của biện pháp này là tạo ra một màng ngăn nước được đặt vào giữa hai panen tường. Màng ngăn có thể được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như thép, cao su, chất dẻo… trong đó thông dụng và hiệu quả nhất tại nước ta hiện nay là biện pháp dùng gioăng chống thấm CWS và bộ gá lắp của hãng Bachy Soletanche cung cấp.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 115

Page 3: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Lắp dựng và tháo dỡ khớp nối CWS: Trước khi luân chuyển dung dịch bentonite, các khớp nối CWS được lắp dựng tại đầu các đoạn tường đã đào xong. Các đoạn tường khởi đầu có khớp nối ở 2 đầu, các đoạn tường tiếp chỉ có khớp nối tại một đầu và các đoạn tường đóng không có khớp nối. Khớp nối CWS gồm các tấm rời được liên kết với nhau bằng bulông trong quá trình hạ xuống hố đào. Khớp nối được hạ xuống quá cốt đáy tầng hầm vài mét hoặc vào tầng ít thấm. Một hoặc hai thanh chắn nước bằng cao su đặc gắn vào khớp nối (hình vẽ). Người ta có thể dùng chính các máy đào để lắp dựng và tháo dỡ khớp nối CWS. Khi đào hố đào mới bên cạnh khớp CWS cũng được sử dụng để dẫn hướng cho gầu đào một cách hữu hiệu. Sau khi tháo khớp nối, một nửa phần gioăng chống thấm nằm lại trong phần tường đã đổ bêtông, nửa còn lại sẽ được thi công nằm trong bêtông của panel tường liền kề.

+ Cấu tạo khái quát của biện pháp này được trình bày như hình vẽ.

Hình 8-1. Cấu tạo Gioang chống thấm+ Ưu điểm của khớp nối CWS: tháo dỡ tấm chắn dễ dàng không phụ thuộc vào

công tác đổ bêtông, tạo đường dẫn hướng rất tốt cho gầu đào khi đào đoạn tường bên cạnh. Cho phép lắp gioăng cao su ngăn nước dễ dàng. Có thể tăng hiệu quả chắn nước bằng tăng số lượng gioăng cao su lên. Phân đoạn panen đào và đổ bêtông trùng nhau nên thuận lợi cho chế tạo lồng thép.

8.2.2 Quy trình thi công tường trong đất.- Công tác chuẩn bị mặt bằng và định vị tường vây.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 116

Page 4: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Định vị và thi công tường dẫn cho tường vây.

- Đào tạo lỗ cho panel 1, kết hợp cung cấp, xử lý tuần hoàn dung dịch Bentonite cho hố đào.

- Kiểm tra độ sâu, nạo vét hố đào.

- Chế tạo và hạ lồng cốt thép.

- Hạ ống đổ bêtông (ống Trime) và thổi rửa bùn cặn.

- Đổ bêtông cho panel 1 theo phương pháp vữa dâng.

- Tiếp tục quá trình trên cho panel thứ 2 cách panel 1 khoảng bằng độ dài 1 tấm panel (thi công một cách một). Tiếp tục quá trình thi công trên cho một vòng chu vi tường vây quanh công trình. Quay máy một vòng, trở lại thi công tấm panel ở giữa hai tấm panel đã thi công trước đó.

- Phá bỏ tường dẫn

- Kiểm tra chất lượng bêtông của tường vây.8.2.3 Kỹ thuật thi công tường trong đất.8.2.3.1 Công tác chuẩn bị.

- Nghiên cứu kỹ các bản vẽ thiết kế, tài liệu địa chất công trình và các yêu cầu kỹ thuật chi tiết cho tường vây.

- Chuẩn bị máy móc : máy cơ sở, gầu đào chuyên dụng, cần cẩu, máy trộn betonite…

- Lập phương án tổ chức thi công: Chia tường thành các modun (các panel tường), lập thứ tự thi công các modun này

- Nghiên cứu thiết kế mặt bằng thi công, coi mặt bằng thi công có phần tĩnh, phần động theo thời gian như thứ tự thi công cọc, tường, đường di chuyển của máy đào, đường cấp và thu hồi dung dịch bentonite, đường vận chuyển bêtông và cốt thép đến cọc, đường vận chuyển đất đào ra khỏi công trường, các công trình tạm, giải pháp cung cấp điện nước và hệ thống thoát nước… đảm bảo cho máy móc đủ không gian lắp dựng, di chuyển, làm việc cũng như năng suất hiệu quả của công việc và vệ sinh môi trường.

- Phải điều tra nắm vững các vật kiến trúc ngầm, các ảnh hưởng qua lại của các vật thể này và công trường, và các giải pháp xử lý.

- Kiểm tra nguồn nguyên liệu, vật tư thi công.

- Xem xét sự ảnh hưởng của xã hội, người dân xung quanh với công trường và những người làm việc trong công trường dự kiến và tìm giải pháp cho một số yếu tố bất lợi có thể xảy ra.8.2.3.2 Định vị và thi công tường dẫn.

Đây là công việc hết sức quan trọng, cần phải làm cẩn thận và chính xác để xác định đúng các yếu tố: Trục, tim của toàn công trường và vị trí chính xác của các giao điểm, các trục trên cơ sở đó ta xác định chính xác vị trí tim cốt từng cọc và tường… theo đúng bản vẽ thiết kế. Cụ thể theo trình tự sau:

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 117

Page 5: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

A, Lựa chọn cho tường dẫn.

- Có 2 loại tường dẫn chính là: tường dẫn đổ bêtông tại chỗ và tường dẫn lắp ghép. Biện pháp lắp ghép thường dùng cho công trường lớn, nhiều đoạn tường dẫn có thể chia ra thành các mô đun điển hình để thuận tiện cho việc lắp ghép và các đoạn này cũng đã được chế tạo sẵn từ trước để đảm bảo tiến độ công trình. Biện pháp này thi công nhanh chóng, hiệu quả nhưng phải có đầy đủ máy móc thi công và phương tiện vận chuyển. Phương án đổ tại chỗ có lâu hơn và tốn công sức hơn như trong công trình nhỏ thì lại hiệu quả hơn và dễ xử lý những vị trí gấp khúc của tường rất dễ dàng.

- Trong phạm vi đồ án, công trình có quy mô trung bình, lựa chọn dùng tường dẫn bằng bêtông cốt thép đổ tại chỗ để thi công đơn giản.

B, Định vị

- Từ mặt bằng định vị phần móng, lập hệ thống định vị và lưới khống chế cho công trình theo hệ toạ độ Oxy. Các lưới này được chuyển rời và cố định vào các công trình lân cận hoặc lập thành các mốc định vị, cụ thể là trên các bờ tường, cột điện, cột bêtông . Các mốc này được rào chắn và bảo vệ cẩn thận, được kiểm tra liên tục để phòng xê dịch do va chạm và lún gây ra.

- Tim tường được định vị bằng máy kinh vĩ theo hai phương vuông góc nhau, sau đó phát triển ra các phương bao quanh công trình.

Hình 8-1. Định vịC, Thi công tường dẫn.

- Tường dẫn có vai trò trong việc: Dẫn hướng cho gầu đào khi đào lỗ. Neo giữ lồng cốt thép tạo, tạo chỗ đi lại cho công nhân trong quá trình nối lồng cốt thép và đổ bêtông. Chịu lực tác động bề mặt, ngăn nước mưa, nước mặt hoặc đất đá nhỏ trên mặt đất lăn vào trong hố đào. Giúp định vị tim cốt cho tường chắn và giữ ổn định cho lớp bề mặt của hố đào.

- Có nhiều hình thức cấu tạo tường dẫn. Do lớp đất số 1 là đất lấp, không quá yếu, mực nước ngầm ở sâu (4m so với cốt tự nhiên), ta chọn hình thức tường dẫn bêtông cốt thép đổ tại chỗ sau để thi công đơn giản mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm việc của tường dẫn:

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 118

Page 6: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

-0.75

-2.25

Hình 8-2. Tường dẫn- Trình tự thi công tường dẫn:

+ Xác định vị trí tường dẫn và tường chắn trên mặt bằng, định vị và dẫn ra ngoài trên hệ thống cọc ngựa và nẹp ngựa.

+ Đào rãnh hào sâu 1,5m, bề rộng đáy rãnh là 2,05m, bề rộng đỉnh rãnh là 3,35m đảm bảo độ dốc đào tự nhiên mà không cần chống giữ thành hố đào.

+ Đổ bêtông lót dày 10cm.

+ Trên lớp bêtông lót, định vị chính xác tường dẫn, lắp dựng cốt thép, dùng thành đất làm nơi chống giữa ván khuôn để đổ bêtông. Trong trường hợp nếu đào thẳng đứng mà đất không bị sập thành thì tận dụng luôn đất làm ván khuôn cho tường dẫn. Mặt trong tường dẫn dùng ván khuôn gỗ hoặc thép để tạo bề mặt phẳng, thuận lợi cho quá trình di chuyển gầu, lồng thép vào hố đào sau này.

+ Đổ bêtông tường dẫn, tháo ván khuôn sau đó 1 ngày

+ Đổ đất đầm chặt phía trong tường dẫn hoặc phải có các thanh chống để giữ ổn định thành.8.2.3.3 Đào tạo lỗ.

A, Phân chia tường thành các tấm panel.

- Khi thi công tường trong đất, trước hết phải phân chia tường theo chiều dài thành nhiều đoạn thi công với một độ dài nào đó để phù hợp với năng lực, tính chất kỹ thuật máy móc kỹ thuật hiện có.

- Việc lựa chọn độ dài đoạn panel, về mặt lý thuyết, trừ khi nó nhỏ kích thước độ dài của máy đào thì không thể thi công được còn mọi độ dài có thể thi công được. Mặt khác, panel tường lại càng dài càng tốt vì như vậy sẽ giảm được mối nối của tường nên có thể nâng cao khả năng chống thấm và tính toàn khối của tường. Nhưng trên thực tế độ dài đoạn panel lại chịu sự hạn chế của nhiều yếu tố:

+ Điều kiện địa chất: khi lớp đất không ổn định, đề phòng sụt lở thành hố đào, phải rút ngắn độ dài đoạn hào, nhằm rút ngắn thời gian đào một tấm panel.

+ Tải trọng mặt đất: Nếu xung quanh có công trình xây dựng cao to, hoặc tải trọng mặt đất lớn thì cũng cần giảm chiều dài đoạn đào.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 119

Page 7: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Khả năng nâng của cần trục: Căn cứ vào khả năng nâng của cần trục để dự tính trọng lượng và kích thước của lồng cốt thép, từ đó tính ra chiều dài đoạn đào.

+ Khả năng cung cấp bêtông trong một đơn vị thời gian.

+ Dung tích thùng đựng dung dịch bentonite: Thông thường dung tích của thùng không nhỏ hơn hai lần dung tích của mỗi đoạn đào.

+ Vị trí các mối nối: Nên tránh những góc quay hoặc chỗ nối tiếp với kết cấu bên trong nhằm đảm bảo cho tường trong đất có tính chỉnh thể tương đối cao.

- Việc chia môdun tường vây được thực hiện trên cơ sở lựa chọn hình thức thi công và kích thước tổng thể của tường theo hai phương. Dự kiến quá trình phân chia môdun tường vây như sau:

+ Kích thước bao ngoài tổng thể tường vây là: 33,6x 33,6 m

+ Đối với điểm góc tường: Kích thước panel tường lấy 1d (d là bề rộng của gầu đào, lấy d=2,5m) theo một phương. Theo phương còn lại có thể lấy lớn hơn. Ta ấn định kích thước 1d của 4 điểm góc nằm hoàn toàn trong cạnh ngắn của tường vây.

+ Đối với các điểm giữa, quá trình thi công tường được tiến hành một cách một, liên tiếp giữa các panel tường. Theo chỉ dẫn trong tài liệu “ Chỉ dẫn thiết kế và thi công cọc Barrette, tường trong đất, neo trong đất” của GS.Nguyễn Văn Quảng, bề rộng mỗi panel tường thi công theo phương án này có thể lấy (1- 2)d. Ta dùng bề rộng panel điển hình là 1,8.d = 4,5m.

- Kết quả tóm tắt như sau:

Chung cho 2 cạnh (33,6 m): 2 đoạn 2,5m + 5 đoạn 4,5m + 2 đoạn 3,05m

- Trong quá trình thi công, bề rộng của panel tường có thể xê dịch theo độ chính xác của gầu đào và sự dễ dàng trong thi công. Do đó việc phân chia một cách chính xác theo lý thuyết bề rộng panel có ý nghĩa định vị và dự trù quá trình tổ chức thi công. Thực tế thi công cho phép có sai số. Chi tiết kích thước và trình tự thi công panel tường xem trong bản vẽ TC.

B,Chuẩn bị dung dịch bentonite

- Đây là công việc rất quan trọng trong quá trình đào và đổ bêtông cho tường. Công việc này phải được chuẩn bị trước khi bắt đầu đào lỗ. Tác dụng của sét là làm chắc thành, lôi theo cát, làm lạnh và làm trơn, trong đó tác dụng làm chắc thành là quan trọng nhất.

- Dung dịch sét giữ thành dùng cho tường vây chủ yếu là sét bentonite, thành phần cho trong bảng sau:

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 120

Page 8: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Bảng 8-1. Thành phần của BentoniteThành phần Tên vật liệu Lượng dùng bình

thường %Vật liệu thể rắnDung dịch nổiChất tăng dínhChất phân tán

Chất tăng trọngVật liệu chống thấm

Sét bentoniteNướcCMC

Na2CO3, FCIBột tinh thạch nặng

Đá, mạt cưa, sợi hoá học

6 -8100

0 -0,050 – 0,05

Dùng khi cầnDùng khi cần

- Tính năng của dung dịch bentonite trước lúc sử dụng phải có đặc tính sau:

Bảng 8-2. Đặc tính của dung dịch BentoniteHạng mục Chỉ tiêu tính năng Phương pháp kiểm tra

1. Tỷ trọng 1.05 – 1.15 Tỷ trọng kế dung dịch sét hoặc Bome kế

2. Độ nhớt 29 – 50s Phương pháp phễu 500/700cc

3. Hàm lượng cát < 6%4. Tỷ lệ chất keo > 95% Phương pháp đong cốc

5. Lượng mất nước (độ tách nước)

< 30ml/30ph Dụng cụ đo lượng mất nước

6. Độ dày của áo sét 1- 3mm/ 30 phút Dụng cụ đo lượng mất nước

7. Lực cắt tĩnh 1 phút: 20-30 mg/cm2

10 phút: 50-100 mg/cm2Lực kết cắt tĩnh

8. Tính ổn định < 0.03 g/cm2

9. Trị số pH 7-9 Giấy thử pH: quỳ tím10. Đường kính hạt < 3mm

- Thường trộn 20-50Kg bột betonite với 1m3 nước sạch. Tuỳ theo yêu cầu có thể cho thêm vào dung dịch một số phụ gia làm cho nó nặng thêm, khắc phục khả năng vón cục của bột betonite , tăng hoặc giảm độ sệt, độ pH, tính tách nước …

- Đổ dung dịch betonite mới được vào bể chứa bằng thép (Thường là các container thép) hoặc xây gạch, hoặc bằng cao su có khung thép hoặc silô.

- Dung dịch Bentonite được sử dụng một cách tuần hoàn. Gầu đào xuống sâu đến đâu thì phải bổ sung dung dịch khoan ngay cho đầy hố. Trong khi đào dung dịch betonite bị nhiễm bẩn (do đất, cát) làm giảm khả năng ổn định thành hố đào nên cần được thay thế. Dung dịch Bentonite trong hố sẽ được bơm tới bể lọc, trạm xử lý để khử các tạp chất sau đó sẽ được quay vòng sử dụng tiếp. Có thể dùng loại bơm chìm đặt ở đáy hố hoặc bơm hút có màng lọc để trên mặt đất.

- Dung dịch sau khi xử lý để tiếp tục sử dụng phải có những đặc tính sau:

+ Tỷ trọng: <1,2 g/ml

+ Độ nhớt Mash: 35-40 giây

+ Độ tách nước: < 40 ml/30ph

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 121

Page 9: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Hàm lượng betonite trong dung dịch: 2-6% (theo trọng lượng)

+ Hàm lượng cát: 5%

- Trong quá trình đào hố khoan được đổ đầy dung dịch Bentonite, luôn giữ cho cao trình dung dịch bentonite cao hơn cao trình mực nước ngầm từ 2m trở lên để có thể tạo ra áp lực dư ép dung dịch Bentonite thấm vào đất xung quanh, đối với các công trình có mực nước ngầm cao thì an toàn hơn cả là luôn giữ cho dung dịch bentonite lấp đầy hố đào, áp lực của dung dịch bentonite lớn hơn áp lực nước ngầm nên hố đào được bảo vệ an toàn, không gây sập thành.

C,Nguyên lý làm việc của máy đào gầu ngoạm thuỷ lực :

- Gầu đào đất bằng cách dùng trọng lượng bản thân để ấn ngập miệng gầu vào trong đất. Đầu tiên ta đưa gầu đến miệng hố đào (tường dẫn), tường dẫn định vị trí của gầu theo hai phương, nhả dần dây cáp cho gầu ngập trong dung dịch bentonite sau đó cho thả dây cáp cho gầu rơi tự do cho đến khi miệng gầu ngập trong đất thì điều khiển xy lanh thuỷ lực để đóng miệng gầu lại, cắt và gom đất vào trong gầu, rút gầu lên quay gầu đến vị trí để thùng đổ đất, hạ gầu xuống, dưới tác dụng của xy lanh thuỷ lực miệng gầu mở ra đất được đổ vào thùng.

- Do trọng lượng bản thân gầu lớn nên gầu có thể đào được những loại đất tương đối cứng (cường độ khoảng 30Mpa), trọng tâm gầu thấp nên độ ổn định cao có khả năng tự dẫn hướng.

D,Kỹ thuật đào đất và những điểm cần chú ý trong quá trình đào đất :

* Định vị máy làm tường, cọc

- Việc định vị máy thường do người điều khiển máy quyết định sao cho máy không phải di chuyển nhiều mà vẫn thi công hiệu quả. Mặt khác ở những công trình mà tường vây ngay cạnh công trình khác thì vị trí máy cũng phải thận trọng để tránh trong quá trình đào va chạm vào công trình lân cận. Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của máy đến mép ngoài cùng của công trình lân cận là 500.

* Độ dài đào nhỏ nhất của máy đào:

- Độ dài nhỏ nhất của máy đào liên quan đến kiểu máy đào, căn cứ vào độ dài đơn vị có thể đào được để quyết định độ dài của đoạn đào. Dự kiến sử dụng gầu 0,6 x 2,5m để thi công tường vây nên độ dài nhỏ nhất của đoạn đào vào khoảng 2,4 – 2,5m

* Độ ổn định của thành hố đào:

- Khi thi công tường trong đất phải quan tâm đến độ ổn định của thành hố đào từ khi bắt đầu đào đến khi hoàn thành đổ bêtông, không để xảy ra hiện tượng sập thành hố đào.

- Hiện nay, việc sử dụng dung dịch Bentonite giữ thành vẫn là phương pháp chủ yếu để đảm bảo độ ổn định của thành hố đào. Với mỗi loại đất lại yêu cầu một dung dịch Bentonite có các yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế, thời gian dịch sét giữ trong hố đào kéo dài thì tính chất của dịch sét sẽ thay đổi ví dụ do sự lắng xuống của các hạt sét, do tác động của ion dương làm cho dịch sét xấu đi… làm giảm độ đậm đặc của dung dich, trong khi đó áp lực nước và áp lực đất vẫn không thay đổi, có thể nguy hiểm cho hố đào.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 122

Page 10: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

* Những điều trọng yếu khi đào đất:

- Đảm bảo hiện trường bằng phẳng và khả năng chịu lực của các lớp đất bên trên bề mặt, kiểm tra để đảm bảo các máy móc như máy đào, cần trục, xe trộn bêtông…nhất thiết phải hoạt động bình thường.

- Công tác đào được tiến hành liên tục và không được phép nghỉ nếu không có sự cố gì về máy móc và thiết bị khoan.

- Điều chỉnh và thường xuyên đảm bảo độ thẳng đứng của máy đào cũng như của hố đào. Phải dùng máy thuỷ chuẩn, dây dọi và luôn luôn hiệu chỉnh.

- Kịp thời cung cấp dung dịch bentonite giữ thành có chất lượng đủ tin cậy. Mức cao của dung dịch Bentonite bao giờ cũng phải cao hơn mực nước ngầm bên ngoài ít nhất là 2m.

- Khoan lỗ dẫn hướng trước.

- Khi đào hào trong nên đất quá xấu phải gia cố nền đất ví dụ như bơm phụt vữa.

* Công tác xử lý bùn thải, đất thừa và vận chuyển đất:

- Phế thải khi thi công cọc khoan nhồi gồm có đất thừa khi khoan lỗ, dung dịch giữ thành đã bị biến chất không sử dụng lại được, hoặc dung dịch giữ thành thừa ra sau khi thi công xong. Tất cả những thứ này đều có thể gây ra ô nhiễm môi trường, nên khi xử lý phải tuân theo các quy định của pháp luật.

- Sau khi đào xong phải tiến hành dọn dẹp và vận chuyển đất thải ngay để đảm bảo mặt bằng được sạch sẽ và có thể thi công phần tiếp theo. Hoặc nếu không thể vận chuyển ngay được thì nên tạo hố chứa đất sau đó đưa xe đến chuyển đi vào giờ thích hợp. Thiết bị vận chuyển tốt nhất là dùng xe hút bùn chân không chuyên dụng, tuy nhiên loại xe này hiện tại ở Việt Nam chưa có, hơn nữa nếu có thì cũng phải vận chuyển ra xa thành phố để đổ, chi phí vận chuyển cao mà cũng rất khó tìm.

- Có thể dùng biện pháp thông dụng hiện nay là cho bùn tách nước trước ngay trong hiện trường thi công bằng phương pháp cơ học hoặc hoá học là bùn loãng được phân ly thành nước và đất rắn, nước có thể đổ ra sông hoặc mương thoát nước, bùn khô có thể lấp vào ngay trong hiện trường hoặc chuyển đổ đi bằng các xe ô tô chở đất.

- Với phương pháp phản tuần hoàn thì bùn đất được đưa lên đồng thời rồi cho vào trong bể để lắng, đất cát hoàn toàn nằm trong trạng thái bão hoà. Tách nước rồi chuyển đất còn lại đi.

- Xe vận tải đất bùn trước khi ra khỏi công trường phải vệ sinh bánh và thùng xe.

* Kiểm tra chất lượng hố đào:

- Sau khi đào xong hố đào phải kiểm tra lại lần cuối cùng kích thước hình học:

+ Kích thước cạnh ngắn sai số 5cm.

+ Kích thước cạnh dài sai số 10cm.

+ Chiều sâu hố sai số 10cm.

+ Độ nghiêng của hố đào theo cạnh ngắn chỉ được sai số trong khoảng 1% so với chiều sâu hố đào.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 123

Page 11: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

8.2.3.4 Kiểm tra độ sâu và vệ sinh hố đào.

A, Kiểm tra độ sâu hố đào.

- Công tác này được thực hiện khi đào gần đến độ sâu thiết kế. Mục đích của nó chủ yếu là xác định đến khi nào máy đã đào được đến cao trình thiết kế để dừng lại và kiểm tra lớp cặn đáy dưới đáy hố đào. Công tác này cần được kiểm tra cẩn thận vì chất lượng vệ sinh hố đào có ảnh hưởng lớn đến sức chịu tải của cọc. Thông thường độ sâu hố đào được kiểm tra thủ công bằng quả rọi. Ngoài ra còn có phương pháp chênh lệch điện trở kiểu CZ.IIB của Trung Quốc.

B, Vệ sinh hố đào

- Quá trình đào trong dung dịch Bentonite gây ra một lượng cặn lắng lớn ở đáy hố đào. Tường vây khi thiết kế phải ít nhất chịu được tải trọng bản thân của mình. Cặn lắng đáy hố đào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng bêtông ở chân tường vây nên việc xử lý triệt để là cần thiết.

- Các loại cặn lắng gồm có:

+ Loại cặn lắng thô: Loại này chiếm khối lượng chủ yếu. Nó được tạo ra trong quá trình đào, đất cát không kịp đưa lên sẽ lưu lại ở gần đáy hố, sau khi dừng đào thì sẽ lưu lại tại đáy hố đào. Loại cặn lắng này tạo thành bởi những hạt có đường kính tương đối to, vì thế lắng đọng dưới đáy và không thể dùng biện pháp đơn giản mà moi lên được.

+ Loại cặn lắng tinh: Là những hạt rất nhỏ lơ lửng trong dung dịch bentonite, sau khi đào hố xong một thời gian sẽ lắng xuống đáy.

- Biện pháp xử lý cặn lắng: Trên cơ sở sự phân loại căn lắng ở trên ta có thể thấy rằng phương pháp xử lý cặn lắng có thể chia làm 2 bước

+ Bước 1: Xử lý cặn lắng thô: Công việc này được tiến hành ngay sau khi đào hố đào đến độ sâu thiết kế, gầu đào tiếp tục thao tác vét đáy hố đến khi hoàn toàn sạch sẽ cặn lắng ở đáy hố mới thôi. Khi cặn lắng có ít có thể dùng bơm hút cát chìm thả xuống đáy lỗ vừa khuấy động cặn lắng vừa bơm hút cặn lắng lên.

+ Bước 2: Xử lý cặn lắng tinh: Xử lý các hạt nhỏ, được tiến hành trước khi thả khung cốt thép hoặc trước khi đổ bêtông. Nhưng đề phòng khi hạ cốt thép có thể đất cát bị rơi xuống hố cọc nên tốt nhất là thực hiện trước khi đổ bêtông. Để tránh hiện tượng cát lắng dưới đáy hố đào, dung dịch Bentonite có chứa các hạt đất và cát lơ lửng được hút ra khỏi hố đào bằng một máy bơm Turbine thả chìm ở đáy hố đào, qua ống chuyển về máy lọc cát, dung dịch Bentonite mới được bổ sung thêm cho đến khi nào thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật; hoặc sử dụng một máy nén khí dùng khí áp lực cao thổi rửa đáy hố cho đến khi đảm bảo yêu cầu.8.2.3.5 Chế tạo và hạ lồng thép.

A, Chế tạo khung cốt thép.

- Công tác này phải tiến hành sao cho khi kết thúc giai đoạn đào hào đã phải có đầy đủ thiết bị và lồng cốt thép chế tạo hoàn thiện để tiến hành hạ lồng thép vào lỗ để đổ bêtông.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 124

Page 12: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Khung cốt thép được chế tạo theo đúng số lượng và chủng loại đã thiết kế, thông thường dùng cốt đai hình chữ nhật, cốt dọc cho phép được kéo dài đến 1/3 chiều dài cọc và sau đó được giảm một nửa hàm lượng cốt thép và kéo dài cho đến đáy cọc.

- Khi gia công buộc khung cốt thép phải đặt chính xác vị trí cốt chủ, cốt đai và cốt dựng khung. Cốt thép phải được buộc thật chặt tránh cho cốt thép lệch khỏi vị trí trong quá trình đổ bêtông. Đặc biệt ở phần đầu lồng thép cốt đai và cốt dựng khung phải được hàn thật chặt để tránh va chạm vào lỗ và ống vách khi hạ lồng thép. Cốt dựng khung có thể bằng thép tròn có đường kính lớn hoặc thép hình có dạng giống cốt đai nhưng phải vuông góc với thép chủ để làm nhiệm vụ dựng khung cho chính xác và cố định lồng thép trong quá trình thi công sau này. Khoảng cách của cốt dựng khung đầu tiên cách đầu thép từ 1-1.5m. Khoảng cách giữa các cốt dựng khung khoảng 2-3m.

- Cốt thép được chế tạo thành từng lồng cho từng tấm panel. Khi ghép buộc lồng cốt thép phải xác định trước vị trí cắm ống đổ bêtông để chừa lại không gian đủ dùng, đường kính cho vị trí để ống đổ phải có độ dài theo 2 phương 40cm. Bởi vì không gian của phần này phải thông suốt từ trên xuống dưới nên xung quanh phải tăng thêm cốt đai và cốt liên kết để gia cố. Ngoài ra, để cho cốt thép không kẹp vào ống dẫn, phải cho cốt chủ dọc đặt bên trong, cốt đai ngang đặt bên ngoài.

- Để giảm công phá vỡ bêtông, ở những vị trí liên kết với sàn, ta đặt vào các tấm xốp, chiều sâu vào tường khoảng 200, chiều cao tuỳ vào chiều dày của sàn hoặc dầm bo. Cốt thép dọc ở các vị trí này sẽ đi xuyên qua tấm xốp. Khi đổ bêtông sàn các tấm xốp này được lấy đi, tạo điều kiện cho việc liên kết sàn với tường vây.

- Khung cốt thép không nên quá dài để đảm bảo khả năng lắp dựng thuận tiện và không bị biến dạng. Cũng không nên quá ngắn để mất thời gian chế tạo, lắp dựng, nối buộc dẫn đến kéo dài thời gian thi công. Chiều dài lồng thép hợp lý nằm trong khoảng 8-9m với tường có độ sâu nhỏ, và từ 10-12m với tường có độ sâu lớn.

- Địa điểm buộc khung cốt thép phải được lựa chọn sao cho việc vận chuyển lắp dựng được dễ dàng. Tốt nhất nên thực hiện tại công trường.

- Khi xếp cốt thép có thể xếp thành đống, nhưng chỉ nên xếp 2 tầng để tránh sự biến dạng của lồng thép và thuận tiện cho việc lắp dựng.

B,Lắp dựng lồng thép

- Công tác hạ khung cốt thép phải tiến hành khẩn trương, tiết kiệm tối đa thời gian để giảm lượng chất lắng đọng dưới đáy hố khoan cũng như khả năng làm sụt thành vách, và nên được tiến hành ngay sau khi làm sạch hố khoan và trước khi đổ bêtông.

- Cẩu và di chuyển lồng thép: Do khối lượng lồng thép của tường rất nặng và lại có tiết diện lớn, chiều dày nhỏ nên rất dễ bị biến dạng trong quá trình cẩu lắp và di chuyển. Do vậy cần có biện pháp cẩu lắp đặc biệt cho công tác này:

+ Phải bố trí từ 2 móc cẩu trở lên.

+ Tại những chỗ cần thiết phải bố trí cốt dựng khung buộc thật chặt vào cốt chủ để tăng độ cứng của khung. Hoặc cho dầm chống vào khung để gia cố làm cứng khung, khi lắp lồng vào trong lỗ thì tháo bỏ ra, hoặc đặt cột đỡ vào thành trong hoặc thành ngoài của khung. Nên dùng cách 1 là đơn giản và hiệu quả hơn cả.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 125

Page 13: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Hạ và nối lồng thép:

+ Thường dùng cần cẩu để hạ lồng thép vào hố đào

+ Lợi dụng cốt dựng khung ở bên trên để cố định lồng thép vào tường dẫn hoặc khung cữ định hướng

+ Khi nối cốt thép phải kiểm tra độ thẳng đứng của thép chủ của lồng thép trên và dưới.

+ Đầu nối của cốt thép có thể sử dụng phương pháp nối chồng, dùng dây thép loại to để buộc chặt cốt chủ vào nhau (d = 6mm) hoặc dùng dạng kẹp kiểu bulông hoặc dùng phương pháp hàn để nối. Đoạn nối đảm bảo 30d (lấy khoảng 1m). Quan trọng phải đảm bảo mối nối giữa được trọng lượng của cả lồng thép trên và lồng thép dưới trong quá trình lắp dựng. Các lồng thép hạ trước được neo giữ tạm thời trên miệng tường dẫn bằng cách dùng thanh thép hoặc gỗ ngáng qua tại vị trí đai gia cường buộc sẵn ở đầu lồng thép. Dùng cẩu đưa lồng thép tiếp theo tới nối vào và tiếp tục hạ đến khi hạ xong.

+ Khi thả lồng thép phải không để lồng thép chạm vào thành hố, muốn vậy phải thả chậm, dây trục phải trùng với tim cọc.

+ Sau khi lắp dựng xong nhất thiết phải kiểm tra độ cao đầu cốt thép, tránh không cho đầu cốt thép có sai lệch cao thấp nhiều.

- Lớp bảo vệ của khung cốt thép

+ Khoảng cách từ mép ngoài cốt chủ đến mặt trong của ống vách phải lớn hơn 2 lần đường kính hạt cốt liệu lớn nhất là được.

+ Để đảm bảo lớp bảo vệ có đủ độ dày quy định > 6cm, có thể hàn phía ngoài các đệm định vị uốn bằng thép dẹt để cố định vị trí của lồng cốt thép, hoặc sử dụng bánh xe làm cữ bằng chất dẻo, ở giữa có lỗ để lồng vào cốt đai, hoặc các miếng bêtông đúc sẵn hình tròn bán kính 7-10cm và lồng vào thép chủ. Theo chiều ngang có thể bố trí 2 đến 3 đệm, theo chiều cao thì có thể 3-6m một đệm.

-Lắp gioăng chống thấm CWS vào lồng thép nhờ các bộ gá lắp chuyên dụng của hãng Bachy-soletanche.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 126

Page 14: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Hình 8-1. Hạ lông thép.

8.2.3.6 Hạ ống đổ bêtông, thổi rửa bùn cặn.

- ống đổ bêtông bằng kim loại, có đường kính trong lớn hơn 4 lần đường kính của cốt liệu hạt và thường 120 mm (thông thường ống đổ dùng loại có đường kính 150 – 300 mm). ống đổ được tổ hợp bằng các đoạn có môdun khoảng 2-3m., được nối với nhau rất kín khít bằng ren, đồng thời rất dễ tháo lắp.

- Trước khi đổ bêtông vào phễu phải có nút tạm bằng vữa xi măng cát ướt ở đầu ống đổ. Khi bêtông đầy ắp phễu, trọng lượng bêtông sẽ đẩy nút vữa xuống để dòng bêtông chảy xuống hố đào. Làm như vậy sẽ tránh cho bêtông bị phân tầng

- Các ống đổ được lắp dần từ dưới lên nhờ vào một hệ giá đỡ đặc biệt cấu tạo như một thang thép đặt qua miệng tường vây, trên thang có hai nửa vành khuyên có bản lề. Khi hai nửa vành khuyên này sập xuống tạo thành hình côn ôm khít lấy thân ống đổ bêtông, miệng các ống dổ có đường kính to hơn nên bị giữ lại trên hai nửa vành khuyên đó. Đáy dưới của ống đổ cách đáy hố đào 20cm đề phòng tắc ống do đất đá dưới đáy hố khoan nút lại.

- Hết sức chú ý tới vấn đề giữ kín nước, sau khi sử dụng ống phải rửa kỹ bên trong ống và những chỗ đầu nối để van trượt có thể trượt xuống dễ dàng, và đề phòng hở nước ở chỗ nối. Gioăng giữ nước phải được kiểm tra và giữ sạch thường xuyên trước khi thi công.8.2.3.7 Đổ bêtông.

A, Yêu cầu kỹ thuật.

- Về nguyên tắc thi công bêtông cọc và tường phải tuân theo các quy định về đổ bêtông dưới nước nên tỷ lệ cấp phối bêtông phải phù hợp với phương pháp này. Tỷ lệ phù hợp tức là loại bêtông này phải có đủ độ dẻo, độ dính, dễ chảy trong ống dẫn mà không hay bị gián đoạn, cho nên thường dùng bêtông trộn dẻo có độ sụt 13-18cm.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 127

Page 15: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Hình 8-1. Ống đổ bêtôngThông thường tỷ lệ cát là khoảng 45%, lượng ximăng PC30 khoảng 370 – 400 kg cho 1m3 bêtông. Tỷ lệ N/X khoảng 50%.

- Cốt liệu sử dụng cho bêtông phù hợp với TCVN 1772.

Hình 8-2. Đổ bêtông- Nước dùng để trộn bêtông phải sạch, không chứa axit và các tạp chất và được

kiểm tra theo đúng TCVN. ở đây lấy nước từ hệ thống cung cấp nước sạch của thành phố đảm bảo chất lượng dùng cho thi công bêtông cọc và tường vây.

- Phải xác định thời gian sơ ninh kết của bêtông khi đổ vào mùa đông hay mùa hè, theo “Quy phạm tiêu chuẩn bêtông”, nếu thời gian ngắn quá có thể sử dụng phụ gia đóng rắn chậm nhằm đảm bảo tính lưu động của bêtông

- Bêtông dùng thi công tường vây thường dùng bêtông thương phẩm M300, độ sụt từ 15 18cm 2cm. Bêtông được đổ từ xe chuyên dụng qua máng chảy vào phễu,

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 128

Page 16: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

đổ liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Khối lượng bêtông thực tế đổ cho cọc so với khối lượng tính toán theo đường kính cọc thường nhiều hơn do nhiều nguyên nhân, có thể lấy khối lượng bêtông thực tế vượt khoảng 4-10% với khi coi như không có hiện tượng tăng bêtông trong quá trình đổ.

- Trước khi đổ bêtông phải đảm bảo hố khoan phải sạch, nếu lớp lắng dưới đáy hố khoan vượt quá mức cho phép (>10cm) thì phải tiến hành làm sạch lại bằng phương pháp thổi khí cho đến khi chiều dày lớp cặn lắng này < 10cm.

- Khi đổ bêtông tường phải thật liên tục và nếu bị gián đoạn thì dễ sinh ra sự cố đứt ngang thân. Nếu để cho phần bêtông đổ trước đã vào giai đoạn sơ ninh thì sẽ gây trở ngại cho bêtông đổ tiếp sau chuyển động trong ống.Thời gian đổ bêtông một panel tường nên khống chế trong vòng 4 giờ. Khi đổ bêtông theo phương pháp rút ống thì khoảng 1,5 giờ từ khi bắt đầu trộn, bêtông phải được đổ hết. Nếu dùng bêtông thương phẩm phải chú ý kiểm tra cẩn thận độ sụt trước khi đổ.

- Tốc độ đổ bêtông thích hợp là 0.6m3/phút (= 36m3/h). 10 phút đổ xong một xe 6m3. Nếu đổ nhanh quá bêtông có thể chạm vào thành lỗ cọc và cuốn theo đất cát của thành xuống lỗ (kể cả khi có lớp áo sét Bentonite) gây kém chất lượng cho bêtông.

- Khoảng cách giữa hai lần đổ bêtông phải cách nhau không quá 15’

B,Kỹ thuật đổ bêtông trong dung dịch bentonite theo phương pháp vữa dâng:

- Bêtông được đổ từ xe chuyên dụng qua máng chảy vào phễu

- Khi vữa bêtông trong hố đào dâng cao, ống đổ cũng được nâng lên bằng cách cắt ống nhưng vẫn đảm bảo độ ngập của ống trong bêtông tối thiểu là 2-3m, để đề phòng sau khi bêtông chảy từ đáy ống dẫn ra có thể có dung địch vữa hoặc đất trộn lẫn trên bề mặt bêtông. Độ ngập của ống đổ cũng không vượt quá 9m để áp lực bêtông không đẩy bêtông trong ống dẫn trào lên và chảy ngược ra ngoài qua phễu rồi rơi xuống lỗ cọc trực tiếp bêtông rời rạc, phân tầng, giảm khả năng giữ thành của bentonite.

- Khi nâng cần nâng ống đổ lên để đảm bảo yêu cầu này thì người ta tháo phễu của ống ra, lắp một cái móc vào miệng ống thông qua ren đầu ống, dùng cần cầu nâng ống đổ lên, quấn quanh ống đổ một cái kẹp, giữ cả 2 đoạn ống được kéo lên, xoay kẹp để tháo ống trên cùng ra, dùng cần cẩu cẩu đi, lắp phễu vào và tiếp tục đổ bêtông. Tránh việc nối 2 ống dẫn chưa rửa thật sạch hoặc ở chỗ đầu nối không khớp nhau làm kém hiệu quả giữ nước. Hết sức chú ý không được để ống dẫn bị biến dạng và tránh để ống tuột rơi sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Trong mỗi lần cắt ống đổ bêtông và sau đổ mỗi xe bêtông đều tiến hành đo kiểm tra độ dâng của bêtông nhằm đảm bảo ống đổ luôn cắm vào trong bêtông và phát hiện trường hợp tường vây bị sụt lở hoặc thu hẹp.

- Thông thường mẻ bêtông đầu tiên trút xuống sẽ được ngăn bằng một lớp bọt xốp với dung dịch bentonite, tuy nhiên lớp này sẽ bị đẩy lên trên cùng và lẫn nhiều tạp chất nhất nên có thể dùng phụ gia hoá dẻo để bêtông không bị đông cứng trước khi kết thúc quá trình đổ.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 129

Page 17: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Bêtông của đoạn panel đổ xuống nhờ có sự chênh lệch tỷ trọng giữa bêtông và dung dịch Bentonite, theo nguyên lý Acsimet, do đó bắt buộc phải có sự chênh lệch độ đặc từ 1,1 trở lên. Bêtông phải có tính dẻo tốt và không bị phân tầng.

- Số lượng ống dẫn cũng liên quan đến độ dài tấm panel, khi độ dài tấm panel nhỏ hơn 4m thì có thể dùng một ống đổ, trên 4m thì có thể dùng 2 hoặc lớn hơn hai ống đổ. Trong quá trình đổ không cho ống chạy ngang, để có thể tăng sự chuyển động của bêtông trong ống đổ thì có thể cho ống đổ chuyển động lên xuống, nhưng chiều cao chuyển động không lớn hơn 30cm.

- Trong quá trình đổ bêtông, Bentonite thu hồi phải được bơm hoàn toàn về bể chứa không để chảy tràn lan trên mặt bằng. Tốc độ hút Bentonite về phải tương ứng với tốc độ đổ bêtông của ống dẫn.

4 5 6

H¹ lång cèt thÐp,®Æt gio ng chèng thÊm vµ ®æ Bªt«ng Ba rÐt ®Çu tiªn4-h¹ lång cèt thÐp vµ dÆt gio ng chèng thÊm, 5-®æ Bªt«ng theo phuong ph p v÷a d©ng,6-®æ Bªt«ng xong

mÆt bªt«ng thùc tÕ

Cèt thiÕt kÕ > 0.5m

Bé g l¾pgio ng CWS

Mãc cÈu Thu håi dung dÞch Bentonit

Hình 8-3. Trình tự thi công Barrette đầu tiên.8.2.3.8 Thi công panel tường tiếp theo.

- Tiến hành đào hố cho panel tiếp theo đến cốt thiết kế bằng máy đào gầu ngoạm trong dung dịch Bentonite. Việc đào hố phải được tiến hành cách panel vừa đổ một khoảng đất (theo cách chia panel tường thì khoảng cách bằng 1 tấm panel nằm giữa 4,5m) sau khi bêtông vừa đổ đã ninh kết được trên 8 tiếng.

- Thi công các panel tường dạng một cách một. Khi máy di chuyển hết một vòng chu vi tường vây thì tiến hành thi công các panel xen giữa những panel đã được đổ bêtông.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 130

Page 18: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

10 11 12

H¹ lång cèt thÐp,®Æt gio ng chèng thÊm , ®æ Bªt«ng Ba rÐt thø 2 vµ tiÕp tôc ®µo ®µo hè ®Ó thi c«ng ba rÐt thø 3 .10-h¹ lång thÐp vµ ®Æt gio ng chèng thÊm cho ba rÐt sè 2; 11-®æ bªt«ng cho ba rÐt thø 2; 12-®æ xong bªt«ng cho ba rÐt thø 2 ,råi ®µo hè cho ba rÐt thø 3...

Hình 8-1. Trình tự thi công Barrette 2,3…n.8.2.3.9 Kiểm tra chất lượng tường trong đất.

- Về chất lượng bêtông: việc kiểm tra bêtông tường trong đất tương tự như kiểm tra bêtông cọc Barrette. Cụ thể ta dùng biện pháp siêu âm để kiểm tra đại trà với số lượng lớn cho các panel tường. Chi tiết biện pháp này được trình bày trong phần thi công cọc Barrette.

- Về vấn đề thấm của tường: Việc kiểm tra thấm qua các gioăng cách nước giữa các panel được thực hiện bằng cách quan sát thực địa. Nếu bị thấm phải có biện pháp xử lý. Thông thường dùng vữa chống thấm chuyên dụng (vữa Sika).

8.3 Kỹ thuật thi công cọc Barrette.8.3.1 So sánh công nghệ thi công tường trong đất và thi công cọc Barrette.

- Thi công tường BTCT đổ tại chỗ và thi công cọc Barrette về cơ bản có cùng một công nghệ thi công. Quá trình thi công đào đất và đổ bêtông đều được tiến hành trong dung dịch Bentonite giữ thành hố đào nên đều phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, quy trình thi công, chất lượng của bêtông đổ trong dung dịch…Trong phạm vi đồ án, em đã trình bày cụ thể quy trình thi công tường trong đất. Đối với cọc Barrette em chỉ trình bày những đặc điểm khác biệt chính so với quy trình thi công tường trong đất.

- Sơ đồ khối quy trình thi công cọc Barrette: ( Xem hình 8-7)

- Thi công cọc Barrette:

+ Định vị tim cọc: Tim cọc được định vị bằng máy kinh vĩ theo hai phương vuông góc nhau, sai số tim cọc 7,5cm, và được gắn vào hai mốc kiểm tra vuông góc nhau và cùng cách tim cọc một khoảng bằng nhau. Các điểm này được bảo vệ và duy trì đến khi hạ và kiểm tra xong ống vách.

Hình 8-1. Sơ đồ khối quy trình thi công cọc Barrette

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 131

Page 19: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Hạ cữ thép: Cọc Barrette có thể sử dụng tường dẫn giống như thi công tường vây. Trong trường hợp không dùng tường dẫn, ta có thể dùng cữ thép để làm nhiệm vụ của tường dẫn. Tiến hành đào đất thủ công tại vị trí đào cọc. Hạ cữ thép xuống sâu khoảng 0,6-1m, chèn chặt cố định thành của cữ để phục vụ quá trình thi công cọc. 8.3.2 Sơ đồ di chuyển của máy thi công cọc.

- Như ta đã biết, trong thi công cọc khoan nhồi yêu cầu việc thi công hai cọc gần nhau không được xâm phạm trong phạm vi (5D, 6m, 24 giờ) của cọc đã thi công trước đó để không ảnh hưởng tới chất lượng cọc đã thi công. Với cọc Barrette, khoảng cách an toàn phải đảm bảo là 3B (tính từ tim cọc) với B là bề rộng của cọc. Việc thi công các cọc với khoảng cách < 3B (tính từ tim cọc) chỉ được thực hiện khi cọc trước đã đổ bêtông được 5-7 ngày. Do đó, ta cần thiết phải lập được sơ đồ di chuyển của máy đào, dự kiến hệ thống đường ống cấp và thu hồi bentonite, đường giao thông cho xe bêtông thương phẩm…để việc thi công có tiến độ nhanh nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng cọc.

- Việc vạch tuyến cho máy đào cọc có thể tham khảo các chú ý sau:

+ Bắt đầu từ chỗ xa điểm máy vào và kết thúc ở gần điểm máy ra.

+ Đường di chuyển đi theo hình dích dắc, từ trong ra ngoài, ngắn nhất và dễ dàng không vướng nhất (thi công các cọc ở vị trí khó thi công nhất sau khi đã thi công các cọc bên cạnh)

+ Khoảng cách giữa 2 cọc liên tiếp phải cách nhau 3B (m), B là cạnh ngắn của cọc

+ Thời gian TC giữa 2 cọc trong khoảng < 3B (m) phải 5-7 ngày. Thời gian thi công gián đoạn kỹ thuật (do 2 lý do trên) là ít nhất.

+ Vị trí cọc đầu tiên khoan nên có nhưng điều kiện sau:

*Cách xa điểm vào của máy tương đối, và ở trong cùng

*Tại vị trí tương đối khó thi công nếu đã thi công các cọc xung quanh

*Tạo thuận lợi cho sự di chuyển của máy

*Thường bắt đầu bằng ở vị trí xung quanh có nhiều cọc (thang máy, thang bộ…) (do điều kiện khoảng cách và thời gian của các cọc gần nhau quy định, phải trở đi trở lại nhiều lần dẫn đến tốn thời gian)

- Hệ thống cọc của công trình gồm hai loại cọc Barrette nên trong điều kiện cho phép có thể tiến hành thi công song song hai loại cọc này để rút ngắn thời gian thi công cọc. Tuy nhiên việc vạch tuyến đường di chuyển cho máy thi công và bố trí hệ thống đường ống cấp và thu hồi bentonite là tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được tính toán chi tiết và phù hợp với tiến độ thi công chung.

- Sử dụng hai máy đào gầu ngoạm với kích thước gầu lấy theo tiết diện cọc là 0,6 x 2,5m và 1 x 2,8m. Tiến hành vạch tuyến di chuyển cho hai máy này để thi công song song cả hai loại cọc sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các cọc trong quá trình thi công. Thứ tự thi công cọc được thể hiện trong bản vẽ TC.( xem hình 8-8)8.3.3 Kiểm tra chất lượng cọc Barrette.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 132

Page 20: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Hiện nay để kiểm tra chất lượng bêtông cũng như khả năng chịu tải của cọc và tường trong đất có thể sử dụng một trong số các biện pháp thông dụng sau:

+ Gia tải bằng tải trọng tĩnh

+ Siêu âm

+ Khoan lấy mẫu đầu cọc

+ Dùng hộp thí nghiệm Osterberg

+ Phương pháp đo sóng ứng suất: Đo biến dạng nhỏ (PIT) và đo biến dạng lớn…

- Với hệ thống cọc của công trình, sử dụng hai phương pháp để kiểm tra chất lượng cọc là phương pháp gia tải tĩnh và phương pháp siêu âm. Riêng đối với tường vây, chất lượng bêtông tường cũng được kiểm tra bằng phương pháp siêu âm8.3.3.1 Phương pháp nén tĩnh theo quy trình nén nhanh :

- Phương pháp nén tĩnh cung cấp mối quan hệ tải trọng - độ lún của cọc nhằm xác định sức chịu tải dọc trục của cọc làm việc trong đất nền. Các cọc thí nghiệm theo phương pháp giữ tải trọng từng cấp cho đến hai hoặc ba lần tải trọng thiết kế.

- Thời gian thí nghiệm: Khi bêtông đủ cường độ thiết kế, thường sau 28 ngày

- Tải trọng và qui trình thí nghiệm được thực hiện theo TCXD 196:1997.

- Thiết bị thí nghiệm

p2-19 p2-4

p2-6

p1-5

p2-7

p2-8

p1-9p2-10p2-11p2-12

p1-13

p2-16

p2-14

p3-17 p2-2 p2-2 p3-20

p3-21

p2-21

p2-22

p3-23

p3-24p2- 25p2-26p3-27

p3-28

p2-29

p2-30

p3-31

1

23

4

5

6

7

89

10

11

12

13

14 15

16

17

18

19

2021

22

23

24

25 26

2728

p1-1

p2-15

p2-18

Hình 8-1. Mặt bằng trình tự thi công cọc.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 133

Page 21: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Bộ phận gia tải: 1 kích thuỷ lực được bố trí để lực nén tổng nằm ở vị trí tâm cọc. Các kích được điều kiển bởi 1 trạm bơm và đồng hồ đo áp lực loại 600 at

+ Bộ phận gia tải:

*Dàn thép và đối trọng bêtông. Tổng trọng lượng đối trọng 1,1 tải trọng thí nghiệm (không kể gối kê).

*02 dầm chính 0,55 x 1,60 x 11 m có sức chịu tải 1600 tấn/1 dầm

*Hệ dầm phụ gồm 26 H70 có sức chịu tải >1700 tấn

+ Thiết bị quan trắc: Gồm 04 đồng hồ thiên phân kế loại hành trình 5 cm, độ chính xác 0,01mm dùng để đo chuyển vị đầu cọc. Các đồng hồ được gắn lên các giá đỡ bằng thép định hình. Hệ giá đỡ đồng hồ đo chuyển vị có thể được kiểm tra bằng máy trắc đạc có độ chính xác 0,1mm thông qua một mốc cố định đặt xa khu vực thí nghiệm (khi có yêu cầu). Kích và các đồng hồ thí nghiệm được kiểm định định kì theo qui định.

- Các bước thí nghiệm:

+ Gia công đầu cọc và đặt hệ kích.

+ Gia cố nền và lắp đặt gối đỡ, dàn tải trọng.

+ Lắp đặt hệ đo.

+ Tiến hành thí nghiệm: gia tải theo qui định và ghi chép số liệu hiện trường.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm: kết quả thí nghiệm được tổng hợp để báo cáo và thẩm định để đánh giá sức chịu tải thực tế của cọc. Việc thi công đại trà chỉ được tiến hành khi kết quả nén tĩnh được tư vấn giám sát và chủ đầu tư thông qua.8.3.3.2 Phương pháp siêu âm

- Trong quá trình thi công Barrette rất có thể mắc phải các khuyết tật như sau:

+ Rỗ do độ sụt hoặc phương pháp đổ bêtông không thích hợp

+ Phân lớp do mất nước xi măng hoặc do qui trình đổ bêtông không đúng

+ Cọc bị rạn nứt do co ngót bêtông hoặc do va chạm khi đào móng

+ Lẫn vật liệu lạ như bùn, đất, cát... trong lúc đổ bêtông

+ Cọc bị thu hẹp hoặc bị phình ra do sập lở thành vách.

- Cọc và tường là loại kết cấu bêtông đổ tại chỗ, chìm sâu trong lòng đất không thể đánh giá bằng mắt thường. Cọc Barrette khó có thể được đánh giá chính xác chất lượng nếu không có các biện pháp thí nghiệm kiểm tra hỗ trợ khác. Phương pháp dò siêu âm bằng cách đo ghi chụp lại toàn bộ thân cọc qua các mặt cắt cứ 5 cm một theo suốt chiều dài cọc sẽ cho một bức tranh toàn cảnh bêtông cọc và bằng trực quan có thể xác định chính xác vị trí và mức độ khuyết tật.

- Thiết bị thí nghiệm: thiết bị dò siêu âm (CSL)

+ Máy chính kết hợp máy tính xách tay tạo xung và ghi lại các tín hiệu đo được

+ Đầu phát và đầu nhận nối với máy chính bằng 2 cuộn dây

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 134

Page 22: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Con lăn đo chiều sâu

+ Dây đấu với máy tính để chuyển số liệu

+ Phần mềm xử lý và in kết quả

- Nguyên lý làm việc: các xung điện tạo ra bởi bộ phận gây xung được chuyển thành sóng siêu âm qua đầu phát truyền trong bêtông đến đầu thu lại được chuyển trở lại thành các xung điện rồi được máy xử lý, chuyển các tín hiệu sang dạng số và được lưu lại trong bộ nhớ để in ra hoặc có thể chuyển sang máy tính để lưu trữ hoặc xử lý sau này. Cường độ tín hiệu, thời gian truyền, năng lượng nhận được, vận tốc sóng tính toán là các đại lượng thu được sau khi thí nghiệm và được biểu diễn trên trục hoành với trục tung là chiều sâu cọc. Tuỳ vào vận tốc sóng truyền và cường độ tín hiệu có thể xác định được các khuyết tật của cọc như bêtông rỗ, lẫn bùn đất, chất lượng bêtông kém, thiết diện cọc thay đổi.

- Quy trình thí nghiệm : các ống đặt trong cọc phải có đường kính trong không nhỏ hơn 60mm bằng thép bịt kín đầu, nối với nhau bằng hàn hoặc bắt ren. Ngay sau khi lắp ống hoặc chậm nhất là 2 tiếng sau khi đổ bêtông cọc nhà thầu thi công cọc cần đổ đầy nước các ống để tránh co giãn nhiệt làm ống tách khỏi bêtông. Trước khi thí nghiệm nhà thầu thi công cọc nên rà và thông ống. 2 đầu phát và đầu thu sẽ được thả đồng thời vào các ống đến đáy. Cho chạy phát thử nếu tín hiệu tốt có thể bắt đầu ghi bằng cách kéo đồng thời 2 dây lên. Trong trường hợp tín hiệu xấu không ghi được các đầu sẽ được cân chỉnh cho đến khi có được tín hiệu đều ổn định. Sau khi thực hiện xong công tác hiện trường số liệu được lưu lại và hồ sơ để lưu trữ, xử lý tiếp và in kết quả.

Hình 8-1. Quy trình thí nghiệm8.4 Kỹ thuật thi công tầng hầm theo công nghệ Top – down

Thi công tầng hầm đòi hỏi các yêu cầu cao hơn so với việc thi công phần thân do điều kiện thi công gặp nhiều khó khăn. Như đã phân tích ở trên, hai tầng hầm của công trình được thi công theo công nghệ Top-down (thi công từ sàn tầng trệt trở xuống) để đẩy nhanh tiến độ thi công vì hạn chế được điều kiện làm việc trong không gian chật hẹp dưới sâu. Trong phần này, sẽ trình bày toàn bộ các kỹ thuật của việc thi công top-down, công tác đào đất cho hai tầng hầm, công tác thi công bêtông toàn khối cho sàn tầng hầm, đài và giằng móng.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 135

Page 23: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

8.4.1 Quy trình công nghệ thi công top-down.8.4.1.1 Bước 1 : Thi công phần cột chống tạm bằng thép hình, chuẩn bị mặt bằng .

- Phương án chống tạm theo phương đứng là dùng các cột chống tạm bằng thép hình đặt trước vào cọc Barrette tại các vị trí đã dự định. Các cột này được thi công ngay trong giai đoạn thi công cọc Barrette, cắm sâu vào cọc Barrette 2 m sau đó lấp đất, sỏi các lỗ cọc Barrette sau khi thi công xong.8.4.1.2 Bước 2: Thi công dầm, sàn tầng trệt, thi công tường Barrete xung quanh

- Gia công, chuẩn bị, vận chuyển và lắp đặt cốt thép cho dầm sàn tầng trệt. Đầm lèn chặt cho nền, tận dụng mặt đất đã xử lý để làm ván khuôn cho sàn tầng trệt. Ván khuôn được cấu tạo bằng gạch ngay tại chỗ, tạo một phần ván khuôn cho cột tầng 1. Bố trí các thép chờ cột tại các vị trí có cột để nối thép cho phần cột phía dưới. Và thép chờ cho các lỗ chờ thi công. Xử lý các chi tiết nối giữa sàn tầng hầm và tường vây, sàn và cột chống tạm. Dọn vệ sinh toàn bộ công trường. Đo đạc giác lại công trình.

- Trong quá trình đổ BT xác định chính xác vị trí lỗ chờ để sau này thi công tầng hầm 1, lỗ chờ tại vị trí sau này bố trí vách thang máy và cầu thang bộ cùng một số vị trí khác(xem bản vẽ thi công). Chờ cho BT đạt cường độ rồi tiến hành thi công tầng hầm 1. 8.4.1.3 Bước 3 : Thi công tầng hầm thứ nhất và thi công hệ cột, dầm tầng 1(trệt)

- Sau khi BT dầm sàn tầng trệt đủ cường độ 1 đạt 70% cường độ (khoảng 7 ngày vào mùa hè, 14-16 ngày vào mùa đông) tiến hành đào đất thủ công kết hợp máy đào cỡ nhỏ tới cốt đáy đài -8.5m đối với toàn bộ sàn, riêng khu thang máy đào thủ công đến cốt -10.5m. Kết hợp tháo ván khuôn dầm, sàn (nếu có) của sàn tầng trệt khi phần ván khuôn này lộ ra.

- Gia công, chuẩn bị, vận chuyển và lắp đặt cốt thép cho dầm sàn tầng 1. Đầm lèn chặt cho nền, tận dụng mặt đất đã xử lý để làm ván khuôn cho sàn tầng 1. Ván khuôn được cấu tạo bằng gạch ngay tại chỗ, tạo một phần ván khuôn cho cột tầng 2. Dọn vệ sinh toàn bộ công trường. Đo đạc giác lại công trình. Xử lý mặt nền dùng làm hệ ván khuôn cho bêtông sàn tầng hầm 1.

- Tận dụng mặt đất đã được xử lý để làm hệ thống đỡ ván khuôn cho sàn tầng hầm 1. Ván khuôn dầm được cấu tạo bằng gạch xây tại chỗ. Kiểm tra cao trình của hệ ván khuôn dầm sàn này bằng máy kinh vĩ và máy thuỷ bình. Tạo khuôn một phần cho phần cột phía dưới.

- Gia công, chuẩn bị, vận chuyển và lắp đặt cốt thép cho dầm, sàn tầng hầm 1. Bố trí các thép chờ cột tại các vị trí có cột để nối thép cho phần cột phía dưới. Và thép chờ cho các lỗ chờ thi công. Xử lý các chi tiết nối giữa sàn tầng hầm và tường vây, sàn và cột chống tạm.

- Sau khi bêtông đủ 25% cường độ (25-30 kG/cm2 sau khoảng 1-2 ngày) thì ghép ván khuôn thi công cột tầng hầm 1 từ cốt mặt trên sàn tầng hầm -3.0m đến cốt mặt dưới sàn tầng trệt (-0.22m không tính dầm). Hệ ván khuôn cột chống được đặt trực tiếp lên hệ thống sàn tầng hầm 1 đã thi công xong. Công việc này mang tính chất độc lập với việc thi công tầng hầm dưới nên sẽ được thực hiện tuỳ theo tiến độ thi công đặt ra.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 136

Page 24: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

8.4.1.4 Bước 4: Thi công tầng hầm thứ hai, thi công cột tầng trệt và hệ dầm sàn tầng lửng.

- Khi bêtông sàn tầng hầm 1 đạt 70% cường độ (khoảng 7 ngày vào mùa hè, 14-16 ngày vào mùa đông) tiến hành đào đất thủ công kết hợp máy đào cỡ nhỏ tới cốt đáy đài -8.75m đối với toàn bộ sàn, riêng khu thang máy đào thủ công đến cốt -10.75m. Kết hợp tháo ván khuôn dầm, sàn (nếu có) của tầng hầm thứ nhất khi phần ván khuôn này lộ ra.

- Phá đầu cọc

- Chống thấm cho phần móng

- Thi công đài cọc, giằng móng, các bể ngầm, móng cầu thang máy và các hệ thống ngầm dùng cho công trình.

- Thi công chống thấm và lắp cốt thép đổ bêtông sàn tầng hầm dưới cùng.

- Thi công cột và lõi từ tầng hầm thứ hai lên tầng hầm thứ nhất

- Cắt bỏ cột chống tạm khi nó không nằm trong cột chính của công trình và khi cột chính đã đủ cường độ chịu lực cho quá trình thi công tiếp theo. Có thể lấy bằng 80% trở lên.

- Trong bước này có thể thi công đồng thời hệ cột tầng lửng và dầm sàn tầng 2 tuỳ theo tiến độ thi công có thể đạt được. Điều kiện thi công sàn tầng lửng sau khi đổ bêtông cột tầng trệt khoảng 2 ngày. Cột tầng trệt thi công sau khi bêtông sàn tầng trệt đạt cường độ > 25 kG/cm2 trở lên. Ván khuôn sàn tầng trệt chỉ được dỡ khi bêtông đạt cường độ 100% (nhịp lớn hơn 8m) khoảng 20 ngày vào mùa hè, 25-30 ngày vào mùa đông.8.4.2 Kỹ thuật thi công tầng hầm top-down :8.4.2.1 Thi công hệ cột chống tạm bằng thép hình :

- Trong công nghệ thi công Top-Down, do việc sàn tầng hầm 1 được đổ trên mặt đất trước khi thi công hệ cột, vách chống đỡ nó nên ta cần phải bố trí hệ cột chông tạm. Việc thiết lập sơ đồ hệ cột chống và tính toán khả năng chịu lực đã được trình bày trong phần kết cấu của công trình. Theo tính toán ta sử dụng thép hình I 450x300 để làm cột chống tạm. Vị trí các cột chống tạm trùng với vị trí cọc Barrette, nhưng không nằm tại vị trí của cột chính. Cột chống tạm sau khi sử dụng xong sẽ được cắt bỏ.

- Việc hạ cột chống tạm vào cọc được tiến hành như sau:

+ Cột chống tạm được gia công và chuẩn bị trước cùng với thời điểm gia công lồng cốt thép cọc.

+ Cột chống bằng thép hình chữ I, kích thước 450x900 .

+ Lồng thép định vị cột chống tạm: Mục đích nhằm đưa cột chống xuống đúng vị

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 137

Page 25: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

trí và giữ cho cột chống thẳng đứng khi bêtông chưa đông cứng xong.

Hình 8-1. Thi công cột chống tạm thép hình.+ Cột được đưa xuống khi vừa đổ bêtông xong (Khi bêtông còn chưa kịp ninh

kết), bằng cần cẩu. Khi bêtông đã đủ cứng, sau 1-2 giờ thì rút lồng thép lên và rút cả ống vách lên. Chú ý phải tính đến việc sụt của cao trình bêtông do lượng bêtông cọc chèn vào khoảng rỗng khi rút ống vách lên. Sau khi rút ống vách xong phải đổ cát đen hoặc cát sỏi sạn hoặc bêtông gạch vỡ lấp hố cọc lại. Nhìn chung không nên sử dụng lại đất đã đào lên để lấp hố do đất này thường lẫn bùn, nước nhiều nên không đảm bảo điều kiện vệ sinh và độ ổn định cho lỗ cọc có thể gây tai nạn lao động cho người công nhân trong quá trình thi công.

+ Cột chống tạm phải cắm vào cọc tính từ cốt đập đầu cọc trở xuống ít nhất là 1m, đảm bảo điều kiện cọc được neo cứng vào trong bêtông.8.4.2.2 Thi công sàn tầng trệt :

A,Thi công cho phần tường vây từ cốt tự nhiên trở lên đến cốt dưới sàn tầng trệt :

- Tường vây khi được thi công xong được đập bỏ phần bêtông xấu của tường (khoảng 1m). Theo quy định thì khoảng đập bỏ không nhỏ hơn 0,5m. Thực tế ta tiến hành đập bỏ hoàn toàn phần tường vây có chất lượng bêtông xấu, khoảng đập bỏ có thể lên tới 1,2 – 1,5m.

- Các giải pháp để liên kết sàn tầng trệt với tường vây có thể tiến hành là:

+ Đổ phần tường vây phía trên dạng vách: trong trường hợp cốt trên tường vây thấp hơn nhiều so với cốt sàn tầng trệt thì ta có thể tiến hành ghép ván khuôn và đổ bù phần tường vây theo dạng vách, liên kết nó với sàn tầng trệt.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 138

Page 26: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Đổ phần trên tường vây dạng dầm bo: thay vì làm vách cho tường thì có thể làm dầm bo cho tường. Giải pháp này chỉ nên dùng khi chiều cao đủ của dầm tính từ cốt phá bêtông tường cho đến cốt mặt trên của sàn tầng trệt 1m. Phần tường dạng dầm bo sẽ được thi công như dầm của hệ sàn một cách thông thường.

- Theo thiết kế kiến trúc, tầng hầm 1 nằm hoàn toàn trong lòng đất. Sàn tầng trệt bình thường có cốt ±0.00, nhưng đối với phạm vi sàn ở khu vực mở rộng của tầng hầm so với phần thân trên thì sàn tầng trệt có cốt bằng với cốt đất tự nhiên là -0.75m. Do đó cốt tường vây sau khi đập bỏ bêtông xấu sẽ thấp hơn cốt sàn tầng trệt khoảng 1 – 1,5m. Mặt khác kết cấu sàn tầng trệt có hệ thống dầm bo chạy quanh chu vi. Do đó, ta tiến hành ghép ván khuôn và thi công hệ sàn tầng trệt bình thường. Riêng tại vị trí dầm bo của sàn thì ghép thêm ván khuôn để đổ liền khối với tường vây. Giải quyết chống thấm cho khu vực này như chống thấm đối với thi công tầng hầm.

B, Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bêtông cho sàn tầng trệt :

- Tiến hành công tác ván khuôn, cốt thép và đổ bêtông cho sàn tâng trệt bình thường. Chú ý các lỗ chờ thi công và việc để cốt thép chờ. Nguyên tắc thi công được trình bày trong kỹ thuật thi công phần thân.8.4.2.3 Thi công tầng hầm 1, cột tầng trệt, dầm, sàn tầng lửng :

A, Công tác đào, chuyển đất :

- Đào đất bằng máy đào gầu nghịch đến cốt -3.2m, gần đến cốt đáy sàn tầng hầm 1 là -3.250m. Phần đất lồi lõm sau khi đào bằng máy thì đào bằng thủ công với các dụng cụ đơn giản như xẻng, cuốc, mai, xà beng … sao cho mặt đất để thi công dầm sàn tầng hầm phải tương đối bằng phẳng. Thường mặt nền sau công tác này cao hơn mặt nền thiết kế (mặt cốt đáy sàn) từ 5-10cm để sau đó làm phẳng nền là vừa.

- Công tác chuyển đất có thể theo các dạng sau:

+ Tất cả đất sau khi đào được chuyển về vị trí lỗ chờ thi công bằng các dụng cụ chuyên chở, sau đó cho vào thùng và được vận thăng kéo lên trên. Trên mặt đất bố trí các ô tô chuyên chở đất.

+ Khi không có ô tô chuyển đất (do vấn đề thi công trong thành phố) thì đất được đào lên sẽ đổ vào một vị trí quy định, để đến khi có xe sẽ xúc và chuyển đến nơi cần đổ. Các biện pháp chuyển đất ở đây có thể dùng thủ công (rổ, xô) hoặc dùng xe thô sơ như xe cút kít, xe cải tiến.

+ Khi có sẵn xe ô tô chở đất thì có thể máy múc thẳng đất và đổ vào thùng xe, khi đầy thùng xe sẽ chuyển đất đến nơi dự định.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 139

Page 27: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Hình 8-1. Mặt bằng thi công đất tầng hầm 1

B,Tạo nền bằng phẳng sơ bộ cho hệ dầm sàn :

- Có nhiều cách để tạo độ bằng phẳng cho nền. Trước tiên ta phải tạo mặt nền đến cao độ cần thiết, sau đó tiến hành đầm và lèn chặt cho nền không bị lún dưới tác dụng của tải trọng do dầm sàn gây ra.

- Các công cụ đầm lèn có rất nhiều loại phải tuỳ vào điều kiện địa chất cụ thể để có sử dụng công cụ đầm thích hợp. Cốt sàn tầng hầm 1 nằm trong lớp đất thứ 2 (đất sét, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng), phía dưới là lớp bùn sét yếu. Ta có thể sử dụng các máy đầm lăn mặt nhẵn, hoặc đầm lăn bánh hơi để đầm sơ bộ cho nền đất nhằm tạo độ phẳng nhất định, giảm bớt công đầm thủ công tạo phẳng cho nền sau này. Tuy nhiên cần phải chú ý kiểm tra ngay tại hiện trường khả năng chịu tải của nền đất khi sử dụng máy loại lớn trong công tác đầm mặt. Để đầm phẳng nền đến cao độ thiết kế và đảm bảo độ phẳng yếu cầu của nền đất, thuận lợi cho việc lắp ván khuôn sàn thì dùng

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 140

Page 28: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

đầm thủ công với các dạng máy đầm tay như: đầm rung, đầm chầy gỗ, gang… để tạo độ phẳng và cường độ nhất định cho nền.

C, Xử lý mặt nền để làm hệ thống đỡ ván khuôn cho sàn tầng hầm 1 :

- Có nhiều cách để chuẩn bị mặt nền ván khuôn cho hệ sàn, dầm tầng hầm, bao gồm những cách sau:

+ Dùng 1 lớp vữa xi măng mác thấp làm ván khuôn cho sàn: Sau khi đã đầm lèn và hạ nền đến độ cao yêu cầu, người ta tiến hành khoét lỗ khuôn dầm, sau đó dùng vữa xi măng mác thấp láng một lớp lên mặt nền tạo mặt bằng thi công cốt thép và đổ bêtông, lớp xi măng này đóng vai trò như cốp pha sàn, lưu ý là mặt trên của lớp vừa chính là mặt dưới của đáy sàn. Trước khi đổ bêtông cho sàn nên quét một lớp dầu luyn lên mặt nền để sau này dỡ cốp pha được dễ dàng, mặt dưới của sàn được mịn, không bị dính lớp vữa lót.

+ Dùng ván khuôn gỗ, thép đặt trên mặt đất để làm ván khuôn cho sàn: Lúc này ván khuôn sàn được thay bằng lớp ván khuôn bằng thép định hình hoặc gỗ như đối với sàn thi công bình thường, chỉ khác là hệ chống cho sàn bây giờ chính là lớp đất nền. Tương tự mặt trên của cốp pha sàn trùng với cao độ của mặt dưới đáy sàn tầng hầm. Người ta cũng quét lên mặt cốp pha một lớp dầu luyn và giữa nền và ván khuôn ta rải lên đó một lớp cát mỏng. Thường thì hay sử dụng ván khuôn gỗ hơn bởi sau này khi đào đất ở dưới đáy sàn việc tháo dỡ và vận chuyển ván khuôn này sẽ ít nguy hiểm và dễ dàng hơn. Sử dụng ván khuôn gỗ ván sẽ đem lại bề mặt hoàn thiện thi công tốt hơn, đồng thời ít gây nguy hiểm cho người thi công.

-Ván khuôn sàn có thể được đóng thành từng tấm có kích thước hợp với sức 2 người khiêng. Sau khi đã đặt cốp pha dầm sàn vào đúng vị trí thiết kế, phải liên kết chúng lại với nhau để tránh bị xê dịch trong khi thi công. Trước khi rải cốt thép người ta phải bịt tất cả các khe hở giữa các tấm ván tránh cho bêtông bị rò rỉ nước xi măng. Việc chèn này có thể sử dụng các vật liệu dẻo như bitum trộn cát, dây đay … Nếu cần người ta có thể dải một lớp vải nilông lên trên ván khuôn để đảm bảo cho nước xi măng không bị rò rỉ.

+ Dùng nước hoà xi măng để gia cố và tạo phẳng cho nền, dùng cót ép làm ván khuôn cho sàn. Sau khi nền đã được đầm chặt, tạo khuôn cho dầm, người ta tưới lên mặt nền một lớp nước hoà xi măng cho cứng nền lại, việc tưới được tiến hành bằng phun tia nước để cho mặt nền không bị lồi lõm. Tỷ lệ pha xi măng và nước phải đủ để cho nền có độ cứng yêu cầu. Khi nền đã xe lại, dùng nước và bàn xoa để làm phẳng lần cuối. Khi nền đã khô ta dùng cót ép rải lên làm ván khuôn cho sàn. Cũng bôi lên mặt cót ép này một lớp dầu luyn trước khi lắp cốt thép và đổ bêtông cho sàn.

D, Tạo ván khuôn cho dầm tầng hầm 1 :

- Ván khuôn cho dầm được làm đồng thời khi thi công ván khuôn cho sàn. Các biện pháp cấu tạo ván khuôn cho dầm có thể là:

+ Ván đáy dầm: có thể là lớp vữa xi măng mác thấp như ở sàn (biện pháp 1) hoặc bằng ván khuôn gỗ (như ở biện pháp thứ 2), hoặc xây gạch (gạch cũ)

+ Ván thành của dầm có thể xây gạch hoặc dùng ván khuôn gỗ. Khi dùng hai biện pháp này đều phải chú ý sao cho lòng của ván khuôn phải bằng kích thước dầm

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 141

Page 29: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

định chế tạo. Khi dùng ván khuôn gỗ cho dầm có thể chế tạo thành các hộp dầm, có thanh văng đỡ hai thành của dầm.

- Các biện pháp cấu tạo này của ván khuôn dầm có thể kết hợp với các biện pháp cấu tạo ván khuôn sàn ở trên. Tuy nhiên mỗi biện pháp có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng điều kiện khác nhau như: Điều kiện mặt nền, biện pháp thi công sàn dầm, dụng cụ đầm bêtông (nếu ván khuôn bằng vữa xi măng mác thấp hoặc cót ép thì dễ bị thủng, biến khi sử dụng đầm rùi), điều kiện di chuyển trên mặt nền để làm ván khuôn, lắp đặt cốt thép, đổ đầm bêtông.

- Phải dùng máy kinh vĩ và máy thuỷ bình xác nhận cao trình đáy sàn, ghép ván khuôn chính xác cao trình đáy dầm và khoảng cách ván thành dầm.

* Từ các phân tích trên em lựa chọn ván khuôn sàn là lớp vữa xi măng mác thấp được xoa phẳng thuận tiện cho việc tạo bề mặt ván khuôn sàn phẳng đều, thuận lợi cho việc gia công, tiết kiệm vật liệu, kinh tế, không gây nguy hiểm khi thi công đào đất tầng hầm 2. Ván khuôn dầm sử dụng dạng ván khuôn hộp bằng gỗ ép chế tạo trước hoặc xây gạch, đảm bảo khả năng chịu lực, thuận lợi cho thi công và tạo hình dáng chuẩn cho dầm. Dùng thanh văng để chống giữa hai thành ván khuôn dầm. Để đảm bảo độ phẳng cho dầm lót một lớp vữa mác thấp mỏng từ 15-20mm cho ván khuôn dầm.

E, Gia công, vận chuyển và lắp đặt cốt thép cho dầm, sàn tầng trệt :

- Khi công việc chuẩn bị nền cho sàn công tác bêtông đã xong, ta tiến hành thi công cốt thép. Toàn bộ cốt thép dầm và sàn đều được gia công trên mặt đất tại các xưởng gia công, hoặc ngay trên mặt nền đã được gia cố. Nó được lắp đặt dưới dạng thanh rời, dạng lưới hay dạng khung tuỳ theo điều kiện mặt bằng xưởng gia công và điều kiện vận chuyển xuống tầng hầm. Với sàn tầng hầm 1 việc thi công cốt thép sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn vì mặt bằng rộng thoáng đãng không bị vướng, tầm quan sát rộng, cần trục làm việc dễ dàng. Cốt thép trong tầng này có thể gia công thành khung, lưới được cần trục cẩu và đưa vào vị trí đặt cốt thép, sau đó được liên kết lại với nhau.

- Khi gia công cốt thép phải chú ý đến các lỗ chờ thi công, lỗ thông khí, lấy sáng… cho công tác thi công tầng hầm sau này.

G, Bố trí các thép chờ cột tại các vị trí có cột để nối thép cho phần cột phía dưới

- Do quy trình thi công Top-Down là từ trên xuống khi cột của tầng hầm chưa thi công nên ta phải tìm biện pháp để thi công cột này để thoả mãn yêu cầu tính toán trong quá trình thiết kết kết cấu. Các thanh thép chờ của cột sẽ được cắm vào trong đất dưới mặt sàn tầng hầm trong giai đoạn làm ván khuôn cho hệ dầm sàn tầng hầm 1. Phần thép nhô lên khỏi mặt sàn và phần cắm vào trong đất phải thoả mãn điều kiện neo cốt thép như cột trong thi công bình thường (khoảng 30d). Có thể làm sẵn một hốc ván khuôn cột để đổ 1 phần cột với dầm và sàn tạo một phần cột phía gần sàn được đổ trước để sau này khi đào đất ở dưới và thi công phần cột ở dưới sẽ thuận lợi hơn cho công tác lắp ván khuôn và đổ bêtông cột. Chú ý phần đáy cột nên để phẳng để tránh sự rỗ trong lòng cột, tại vị trí nối trong thi công sau này.

- Phần cột phía trên sàn vừa đổ có thể làm giải pháp đổ chân cột trước để vị chân cột và ván khuôn cột được dễ dàng. Sau khi bêtông dầm sàn đạt cường độ 25 kG/cm2

(1-2 ngày) tiến hành lắp định vị tâm cột và lắp ván khuôn chân cột trên mặt sàn bêtông

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 142

Page 30: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

vừa đổ. Độ nhô cao của phần chân cột này khoảng 10-15cm. Biện pháp thứ hai chôn sẵn trong bêtông những mẩu gỗ mỏng ở vị trí sẽ lắp gông chân cột sau này. Các gông này thường bằng gỗ và được cố định bằng định với tấm gỗ trôn sẵn.

H, Bố trí thép chờ cho các lỗ thi công :

- Trong thi công Top-Down ta phải để ra các lỗ để công nhân hoặc máy móc có thể chui xuống để đào đất tầng hầm phía dưới. Các lỗ thi công này bố trí theo một số nguyên tắc nhất định để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thi công, có thể kể đến các nguyên tắc sau:

+ Tận dụng những lỗ thi công sẵn có của kết cấu công trình, chủ yếu là các ô cầu thang máy và bộ. Ngoài ra còn có ô đường vào tầng hầm cho xe cộ thi công sau.

+ Nếu sau khi tận dụng các ô này không đủ có thể để thêm các lỗ sàn khác. Nhưng phải tuân theo nguyên tắc bố trí mặt ngừng đổ bêtông cho dầm sàn. Vị trí mạch ngừng thường nằm trong khoảng 1/3 nhịp giữa dầm (đổ theo cả hai phương song song hoặc vuông góc với dầm chính).

+ Các kết cấu (dầm, sàn) phải bố trí thép chờ sẵn ở vị trí gặp lỗ chờ thi công để sau này thi công bịt lỗ chờ này lại mà vẫn đảm bảo sự làm việc ổn định của kết cấu.

- Theo phương án thiết kế, lỗ chờ thi công được bố trí tại khu vực sàn giữa trục 2 và trục 3 của công trình. Việc để lỗ chờ theo nguyên tắc phải tạo ra mạch ngừng thi công trong khoảng (1/3-2/3) nhịp dầm chính và (1/4-3/4) nhịp dầm phụ. Do mặt bằng thi công chật hẹp phải bắt buộc mở lỗ với kích thước thích hợp, nếu điều kiện này không được thoả mãn thì trong quá trình thi công sẽ tiến hành tăng cường thêm thép dầm để chịu lực cắt tại vị trí để mạch ngừng. Ta để lỗ thi công với kích thước dự kiến là 8,69 x 11m tại khu vực vách thang máy và thang bộ giữa nhà. Ngoài ra còn có các khu vực để hổng sàn tương ứng với vị trí đường xuống tầng hầm 2, lỗ kỹ thuật, giếng trời…Do kết cấu hệ dầm sàn tầng hầm 1 là sàn dạng ô cờ có bố trí dầm quanh chu vi khu vực thang máy nên trong quá trình thi công, ta đổ sẵn hệ dầm 450 x 1200 bao quanh chu vi khu vực thang máy và thang bộ. Các thép của phần sàn, dầm đến vị trí lỗ chờ phải để dài thêm một đoạn khoảng 30d để liên kết sau này, hoặc ngắn hơn nếu sẽ liên kết với vách. Mặt khác cần có cả thép chở theo phương đứng để liên kết với phần vách thang sau này. Phần cạnh của dầm tại vị trí lỗ chờ thi công sẽ được bo bằng ván khuôn gỗ xung quanh và được khoan lỗ để xuyên cốt thép chờ ra ngoài.

I, Xử lý các chi tiết nối giữa sàn tầng hầm và tường vây, sàn và cột chống tạm

-Chi tiết nối giữa sàn tầng hầm và tường vây có hai giải pháp chính sau:

- Giải pháp liên kết thứ nhất là: Đặt thép chờ trước cho sàn và dầm trong tường vây, dùng xốp tạo hốc liên kết cho tường và hệ dầm sàn.

+ Để liên kết tường vây đã thi công trước với sàn tầng hầm thi công sau ta phải bố trí sẽ cốt thép chờ cho sàn trên tường vây. Phần thép chờ này được hàn trước trong quá trình chế tạo tường vây. Đoạn thép này sẽ để thẳng để sau khi bỏ lớp xốp thì uốn vuông góc để liên kết với thép sàn.

+ Để sàn gối lên tường, người ta dùng xốp hay gỗ đặt sẵn trong lồng cốt thép của tường vây, kích thước gối đỡ phụ thuộc vào chiều dày sàn. Kích thước miếng gỗ hay xốp này phụ thuộc vào chiều dày sàn. Thông thường nó rộng hơn bề dày sàn từ 10-20

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 143

Page 31: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

cm, để sau dễ dàng điều chỉnh sàn kê lên tường. Sai số cho phép trong trường hợp này là 10cm. Chiều sâu của hố ăn vào trong tường thường lấy 1/3 hoặc 1/4 chiều dày tường, khoảng 150-200 mm. Không nên lấy hơn để tránh giảm yếu cho tường. Để tạo hốc cho sàn gối vào tường phải để miếng xốp chạy suốt theo mép sàn, còn với dầm thì chỉ cần ghép thêm các miếng xốp đơn lẻ vào vị trí dầm đâm vào tường để tránh sự giảm yếu của tường, mà ta gọi là các hốc chờ theo kiểu cách nhật. Chú ý là vì dùng hệ dầm sàn toàn khối nên cao trình mặt trên của dầm trùng với cao trình mặt trên của sàn. Cao trình mặt dưới của dầm thấp hơn tuỳ thuộc vào chiều cao dầm. Miếng xốp thường gồm hai miếng ốp vào nhau xen giữa là thép của khung thép.

+ Khi đào đến chiều sâu đặt xốp, ta moi miếng xốp ra, bẻ thẳng cốt thép và làm vệ sinh cho hốc. Nếu hốc không phẳng thì phải sửa sang lại cho mặt phẳng của gối phải song song với phương nằm ngang. Phải kiểm tra lại độ sâu và cao độ thiết kế của hốc chờ. Nếu sai ta phải điều chỉnh để sàn tầng hầm đặt đúng cao trình thiết kế. Khi đổ bêtông cho mối nối này phải chú ý sử dụng bêtông trương nở để đổ chèn vào vị trí nối nhằm đảm bảo mối nối đặc kín. Vị trí nối sau này phải được chèn kín bằng vữa xi măng mác, đảm bảo kín khít và chắc chắn.

+ Biện pháp này có ưu điểm là thi công đơn giản, mối nối dễ thi công. Tuy nhiên với biện pháp này tường bị giảm yếu tại các vị trí liên kết với sàn.

- Giải pháp liên kết thứ hai là: Khoan lỗ vào tường vây để cấy thép sàn, dầm vào. Khi thi công tường vây ta không đặt các tấm xốp, hoặc gỗ như giải pháp trên mà thi công bình thường. Khi đào đất đến cao trình mối nối, dùng khoan bêtông khoan vào tường bao và cắm thép sàn, dầm vào. Chiều sâu khoan bằng chiều sâu gối sàn. Có bao nhiêu thanh thép thì khoan bấy nhiêu lỗ. Để cắm thép sàn vào lỗ khoan ta nên khoan lỗ rộng hơn đường kính thanh thép sàn. Có thể dùng những đoạn thép ngắn để cắm vào tường sau đó nối các đoạn thép này với thép sàn. Sau khi đưa thép sàn, dầm vào tường phải dùng vữa xi măng bít kín các lỗ lại chống thấm nước làm han gỉ cốt thép của sàn và tường vây.

+ Biện pháp này không làm giảm yếu tường như thi công lại khó khăn, vì trong quá trình khoan có thể khoan vào cốt thép tường, khoan không vào và tốn công.

K, Đổ bêtông cho sàn tầng hầm 1 :

- Việc chế tạo bêtông có thể thực hiên bằng máy trộn ngay tại công trường rồi kết hợp với cần trục để đổ. Tuy nhiên trong trường hợp toàn bộ hệ thống mặt sàn tầng hầm 1 nằm ở độ sâu -2.45m so với mặt đất tự nhiên ta lựa chọn giải pháp sử dụng bêtông thương phẩm và đổ bằng bơm bêtông cho toàn bộ kết cấu phần móng và phần ngầm để đẩy nhanh tiến độ thi công.

- Phân khu bêtông cho hệ sàn: Do thời gian thi công trong thành phố thường hạn chế (ở đây giả thiết từ 21h – 5h sáng hôm sau), khối lượng thi công lớn và mặt bằng bố trí trật hẹp nên nếu không thể bố trí đổ bêtông trong một ngày thì cần phải phân khu đổ bêtông cho hệ đài giằng. Hoặc do vấn đề tổ chức thi công các công việc được làm gối nhau cũng có thể phải phân khu để đổ bêtông. Một số yêu cầu trong phân khu khi đổ bêtông:

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 144

Page 32: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Việc phân khu đổ bêtông đồng nghĩa với việc có mạch ngừng. Vị trí mạch ngừng cho dầm sàn phải bố trí ở vị trí 1/3 – 2/3 nhịp cho mọi hướng đổ (song song hoặc vuông góc với dầm chính).

+ Mạch ngừng phải để phẳng vuông góc với trục của cấu kiện. Biện pháp giải quyết để cho bêtông giữa hai lớp ăn chắc với nhau là : Làm vệ sinh mạch ngừng trước khi đổ tiếp, tưới nước xi măng để tăng sự dính kết. Nếu muốn đặt mạch ngừng ở vị trí khác 1/3 – 2/3 nhịp thì phải bố trí lưới thép tăng cường chịu lực cắt cho sàn.

- Sau khi bêtông đủ 25% cường độ (25-30 kG/cm2 khoảng 1-2 ngày) thì ghép ván khuôn thi công cột tầng hầm 1 từ cốt mặt trên sàn -3.250m đến khoảng cốt đáy dầm sàn tầng trệt. Ván khuôn cột ở tầng này được thi công ghép bình thường như những cột ở các tầng trên. Sử dụng ván khuôn thép định hình, cột chống gỗ hoặc cột chống đơn thay đổi chiều dài, tăng đơ… Hệ gông bằng thép hình chữ L. Các yêu cầu kỹ thuật về ván khuôn cột xem trong phần biện pháp kỹ thuật thi công phần thân.8.4.2.4 Thi công tầng hầm 2, cột tầng lửng và dầm sàn tầng 2 :

A,Đào đất dưới tầng hầm :

- Việc đào đất trong lòng tầng hầm thứ hai tiến hành tương đối phức tạp do hạn chế bởi không gian thi công. Không gian thi công được tính từ đáy dầm sàn tầng hầm 1 (cốt -3.70m) đến cốt đáy đài cọc của khu cột biên (cốt -8.60m), riêng hai khu thang máy chính đào thủ công sâu thêm 2m băng cách mở taluy hoặc dùng ván chống thành tạm (đến cốt -10.60m). Vậy chiều cao thông thuỷ để thi công trung bình là 4,9m cho toàn bộ sàn. Việc thi công đào đất có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau:

+ Biện pháp cơ giới là dùng máy đào chuyên dụng để đào đất. Theo kinh nghiệm thi công thì việc đào đất bằng máy chỉ nên thực hiện khi hệ lưới cột chống tạm lớn hơn 4x4m và chiều cao tầng hầm 4m. Do chiều cao thông thuỷ khi thi công là 4,9m nên có thể sử dụng biện pháp đào bằng máy. Tuy nhiên vấn đề khó khăn là chọn được loại máy thi công chuyên dụng cho thích hợp và vạch tuyến cho đường di chuyển của máy. Trong thực tế, đã sử dụng những máy đào chạy điện để giảm tiếng ồn và ô nhiễm khi thi công dưới sâu.

+ Biện pháp thủ công là sử dụng nhân công với các công cụ truyền thống trong công tác làm đất như xẻng, cuốc, mai, kéo cắt đất, xà beng … Các công cụ này sẵn có tuy nhiên cũng phải lựa chọn các loại hình dáng các dụng cụ này cho phù hợp với các công việc cụ thể, cấp đất và nhóm đất nhằm nâng cao năng suất lao động. Với đất trong lòng tầng hầm 2 thuộc vào lớp đất 2 và 3 đều là các lớp đất yếu, bùn nhão xen kẹp nên nếu thi công thủ công cũng không gặp nhiều khó khăn trong quá trình đào. Với chiều sâu tầng đất đào lớn phải chia đất thành từng lớp để tiến hành đào, tránh hiện tượng sập thành đất

- Kỹ thuật đào hố móng và giằng

+ Sau khi đào xong phần đất phía trên cách cốt đáy dầm tầng hầm 1 là từ 1.5 – 2m thì có thể cho máy đào chuyên dụng(gầu nghịch) vào để đào đất cho đến gần cốt đáy đài -8.6m. Chiều cao thông thuỷ của tầng hầm lúc này nhỏ từ 2.5 - 4,9m nên khi đào máy phải đào một dải đất sâu trước đủ để máy đứng và đào đất trong tầng hầm. Việc đào đất bằng máy ở giai đoạn đầu sẽ khó khăn nên ta có thể kết hợp đào với thủ công dần hướng cho máy.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 145

Page 33: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Máy sẽ đào một phần hố móng ở những khu vực đất nằm trên cọc, khoảng gần 1m và khu vực đất ở giữa cọc mà máy có thể đào được. Phần đất mà máy không đào được do vướng bêtông đầu cọc sẽ được đào bằng thủ công.

+ Mặc dù ô tô chở đất có thể di chuyển xuống tầng hầm (chiều cao ô tô 2,5m) nhưng máy cũng không thể chuyển đất lên ô tô được, vì vậy máy đào có thể chuyển thẳng đất vừa đào được lên xe cải tiến để đưa ra ngoài hoặc có thể chứa trong các thùng ben bằng thép khoảng 2m3 rồi cho vận chuyển lên bằng cần trục tháp.

+ Do đất ở khu vực đài giằng móng là loại sét bùn hữu cơ theo khảo sát địa chất nên giải pháp đào hết đến gần đáy đài là phù hợp hơn cả.

B, Chuyển đất dưới tầng hầm :

- Việc chuyển đất dưới tầng hầm có thể thực hiện nhiều cách khác nhau nhằm kết hợp đạt hiệu quả thi công cao nhất

- Các biện pháp vận chuyển đất trong công trường:

+ Đất được đào lên sẽ được chuyển ra và đổ vào vị trí quy định bằng các thùng đổ đất có thể tích 1-2 m3 (nặng khoảng 3,5 - 4T, tính cả đất) sau đó được cần trục cẩu lên đổ vào thùng xe hoặc đổ vào nơi quy định. Hoặc được vận chuyển ra bằng các xe cút kít, các xe này có thể vận chuyển một lần từ 0,08 - 0,1 m3 đất, có trọng lượng lớn nhất là 200 kG cả xe. Các xe này rất tiện lợi khi vận chuyển đất tại những khu vực hẹp và chiều dài vận chuyển không quá 60m. Một giải pháp nữa là dùng xe cải tiến để chở đất, mỗi xe có cần 2 người đẩy với thể tích đất có thể chở 0,35 - 0,45 m 3, nặng khoảng 0,6 - 0,8T. Ngoài ra còn sử dụng thêm những dụng cụ khác để chuyển dần đất ra bằng thủ công.

+ Phần đất đào được có thể chuyển thẳng lên xe chở đất hoặc tập trung tại một chỗ sau đó chuyển lên xe chở đất sau trong trường hợp xe chưa được phép di chuyển trong thời gian đào đất.

- Biện pháp vận chuyển xa: Đất đào lên phải được đổ ở những nơi quy định do thành phố quy định. Thông thường cách hợp lý và sử dụng thông dụng nhất là dùng các ô tô chở đất. Các xe ô tô này phải được vệ sinh sau khi ra khỏi công trường và phải có các bạt che cho đất. Dùng máy đào gầu nghịch để đưa đất lên xe.

C, Phá đầu cọc :

- Cọc Barrette khi dùng biện pháp đổ bêtông theo phương pháp vữa dâng thì mẻ bêtông đầu tiên do lẫn bentonite nên chất lượng không đảm bảo. Trong quá trình đổ, lớp bêtông chất lượng thấp này dâng lên trên thành lớp bêtông đầu cọc. Để liên kết cọc vào đài và loại bỏ phần bêtông kém phẩm chất này, người ta phải phá bỏ bêtông đầu cọc, lôi cốt thép chờ của cọc để neo vào đài móng.

- Hiện nay ta chủ yếu sử dụng việc phá đầu cọc bằng máy phá bêtông. Sử dụng máy phá hoặc choòng đục đầu nhọn để phá bỏ phần bêtông chất lượng xấu. Tính toán đến việc đập bỏ phần bêtông này, trong quá trình đổ, ta đổ bêtông cọc quá cao trình đầu cọc 0,7 - 1m.

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Loại bỏ lớp bêtông bảo vệ ngoài khung cốt thép.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 146

Page 34: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Đục, phá thành nhiều lỗ hình phễu cho bêtông rời khỏi cốt thép.

+ Dùng vòi nước sạch mạt đá, bụi trên đầu cọc.

+ Lưu ý trong quá trình phá đầu cọc không được làm hư hỏng các cột thép hình chờ trong cọc (nếu có).

- Yêu cầu của bề mặt bêtông đầu cọc sau khi phá phải có độ nhám, phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt đầu cọc trước khi đổ bêtông đài nhằm tránh việc không liên kết giữa bêtông mới và bêtông cũ.

- Phần đầu cọc sau khi đập bỏ phải cao hơn cốt đáy đài là 15cm theo thiết kế đài cọc.

D, Thi công bêtông toàn khối cho đài cọc, giằng móng và các bộ phận khác :

- Phần đài cọc, giằng móng được thi công như biện pháp thi công bêtông toàn khối thông thường, chỉ khác lúc này là thi công trong phần ngầm nên bị hạn chế về không gian thi công đòi hỏi phải được tổ chức tốt để đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình.

- Gia công cốt thép đài, giằng móng:

+ Do việc vận chuyển cốt thép xuống tầng hầm khó khăn nên việc gia công, lắp đặt phải thực hiện dưới mặt đất. Tuy nhiên những chi tiết thép phụ như cốt đai, cốt chống… đều có thể gia công trong các xưởng với các thiết bị gia công bằng máy hoặc tay để tăng năng suất và tiết kiệm công sức người lao động. Các lồng thép, khung thép của đài và giằng phải gia công cắt, uốn, hàn, buộc tại chỗ.

+ Các yêu cầu về cốt thép trình bày cụ thể trong kỹ thuật thi công phần thân.

- Thi công ván khuôn đài giằng, móng:

+ Ván khuôn cho đài giằng có thể dùng là ván khuôn gỗ hoặc thép hình. Trong trường hợp móng và giằng có kích thước lớn, do đó khối lượng bêtông sẽ lớn nên yêu cầu hệ khuôn phải đảm bảo tính ổn định trong quá trình đổ bêtông. Hệ ván khuôn gỗ tuy có thể chế tạo được để đảm bảo yêu cầu này những sẽ tốn kém và phức tạp hơn, mặt khác do phải gia công trong tầng hầm nên công việc càng trở nên vất vả. Vì vậy sử dụng hệ ván khuôn thép định hình cho hệ đài giằng móng là hợp lý hơn cả.

+ Hệ chống đỡ cho ván khuôn đài giằng gồm các tấm khuôn định hình, các tấm góc (góc trong, góc ngoài), các thành phần gia cố (cột chống gỗ, thép, sườn gông…), các phụ kiện liên kết. Trình tự lắp ván khuôn cốt thép linh hoạt sao cho công tác lắp dựng được dễ dàng nhất.

- Thi công bêtông đài, giằng móng: Biện pháp đổ bêtông cho hệ đài giằng móng mà phía trên có hệ sàn tầng hầm che khuất chỉ trừ những lỗ chờ thi công là tương đối khó khăn. Những biện pháp có thể đưa ra là:

+ Đổ bằng thủ công: Dùng bêtông thương phẩm chở đến công trường, hoặc dùng máy trộn chế tạo bêtông ở trên mặt đất. Sau đó bêtông được trút vào thùng và cần trục sẽ chuyển thùng bêtông xuống tầng hầm qua các lỗ chờ thi công. Công nhân sẽ tiếp nhận bêtông và dùng các xe chuyên dụng (xe cút kít, xe cải tiến) để vận chuyển bêtông đến vị trí đổ.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 147

Page 35: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Đổ bằng bơm bêtông: Dùng bêtông thương phẩm, sử dụng máy bơm bêtông để đổ bêtông cho đài và giằng. Bêtông bơm được đưa qua các lỗ chờ thi công, nó được rải ở những vị trí thoải mái nhất không làm vướng chân người công nhân. Nếu cần ta có thể treo ống bơm lên những chân kê, cao 20-30 cm, cách nhau 2-3m để tránh cho ống không bị rách thủng do chạm vào các vật liệu nhọn trên sàn. Công trình có hệ đài cọc lớn, đặc biệt trong khu thang máy và thang bộ (lên tới 320 m3 cho khu thang bộ và 130 m3 cho khu thang máy) nên ta chọn đổ bêtông bằng bơm để đẩy nhanh tốc độ đổ, tránh gây ra sự cố vì thời gian đổ bêtông lâu.

Khi đổ bêtông cho đài, giằng nên đổ cho đến cốt mặt dưới của đáy sàn tầng hầm cuối cùng, còn phần trên nằm trong khu vực sàn sẽ được đổ cùng với sàn sau này sẽ đảm bảo sàn và hệ móng sẽ trở thành một khối đồng nhất.

- Phân khu bêtông đài, giằng móng:

+ Do thời gian thi công trong thành phố thường hạn chế, khối lượng thi công lớn và mặt bằng bố trí trật hẹp nên cần phải phân khu đổ bêtông cho hệ đài giằng. Nguyên tắc phân khu tương tự như đối với phân khu hệ dầm sàn tầng hầm 1.

+ Dự kiến công tác đổ bêtông sẽ được thực hiện một ca một ngày. Năng lực máy móc đủ cung cấp bêtông trong quá trình đổ. Ta phân hệ đài giằng thành 3 phân khu với lượng bêtông của mỗi phân khu khoảng 350 – 400 m3( Xem hình 8-9)

- Chú ý trong quá trình thi công bêtông đài, giằng móng: Hệ đài và giằng móng theo TCVN 4453-1995 thuộc vào loại cấu kiện bêtông khối lớn. Quá trình đổ bêtông phải được phân chia thành các lớp đổ và phải theo dõi sát biện dạng của cấu kiện bêtông trong thời gian ninh kết. Do còn ít kinh nghiệm trong vấn đề này nên em không trình bày chi tiết kỹ thuật đổ, bảo dưỡng, khống chế biến dạng của cấu kiện bêtông khối lớn đài và giằng móng. Thời gian tháo dỡ ván khuôn cho các cấu kiện này là không dưới 7 ngày.

E, Thi công chống thấm và lắp cốt thép đổ bêtông sàn tầng hầm dưới cùng :

- Thông thường sàn tầng hầm cuối cùng được đặt nằm trên phần đất nền giữa các đài móng, và liên kết với hệ đài và giằng móng. Vì vậy sau khi đổ bêtông đài giằng xong, ta phải tiến hành gia cố hệ nền cho sàn. Công việc gia cố nền phải được làm cẩn thận để tránh lún nền sau này đồng thời đảm bảo sự thoát nước tốt. Có thể đổ một lớp cát đen, cát vàng rồi đầm chặt, sau đó láng một lớp bêtông gạch vỡ dưới mặt sàn tạo bề mặt phẳng để thi công cốt thép và chống thấm cho sàn.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 148

Page 36: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Hình 8-1. Mặt bằng thi công bêtông đài, giằng móng

- Thi công bêtông sàn tầng hầm cũng sử dụng bêtông thương phẩm và đổ bằng bơm. Việc phân khu được tiến hành theo nguyên tắc như đối với sàn tầng hầm 1

- Công tác chống thấm cho sàn tầng hầm là rất quan trọng, được trình bày ở phần riêng

G, Thi công cột, vách từ tầng hầm thứ hai lên tầng hầm thứ nhất :

- Phương án thi công:

+ Tầng hầm thứ hai thi công đặc điểm quan trọng là sàn tầng hầm thứ nhất đã thi công xong, chỉ để lại các lỗ chờ. Như vậy phương án thi công bêtông cột tầng hầm thứ hai không thể sử dụng cần trục tháp để đổ bêtông cho cột, và cũng khó khăn trong việc bơm trực tiếp bêtông từ máy bơm vào cột.

+ Ta chọn phương án thi công cột, vách thang, thang bộ tầng hầm thứ hai là ghép ván khuôn bằng hệ ván khuôn định hình và đổ bêtông bằng thủ công. Thi công bêtông

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 149

Page 37: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

cột, vách tầng hầm thứ hai do đã có sàn tầng 1 nên tại các vị trí đầu cột bêtông sau khi đổ co ngót khiến nút đầu cột không đạt yêu cầu thiết kế. Vì vậy ta chỉ đổ bêtông thường đến độ cao cách đáy dầm (hoặc sàn nếu không có dầm) một khoảng 15 đến 20cm. Trên ván khuôn cột để khe chờ (kết hợp ván khuôn gỗ) để sau khi bêtông thường co ngót ta tiến hành bơm bêtông trương nở vá đầu cột đảm bảo mối nối đặc chắc như thiết kế.

-Việc thi công cột cố định có 2 loại, loại cột cố định không có cột tạm (thép hình I) và loại cột cố định có cột tạm I làm lõi cột. Qui trình thi công cho 2 loại cột này là giống nhau. Trước hết ta phải lắp dựng cốt thép dọc (có lồng đai trước) đặt thép vào vị trí thiết kế theo đúng chủng loại thép, số lượng thanh thép và phải tuân thủ đúng yêu cầu cho chỗ nối thép. Việc nối thép kết hợp buộc hoặc hàn. Sau đó ta lồng ván khuôn cột vào. Ván khuôn cột được làm thành hộp 3 mặt, lồng vào cốt thép, căn chỉnh cho đúng sau đó lắp tiếp mặt thứ tư vào. Chú ý để sao cho tim cột phải chính xác, tránh bị lệch tim dẫn đến giảm khả năng chịu lực của cột.

Hình 8-2. Đổ bêtông cột.Trên hình vẽ trình bày chi tiết cột cố định (không có thép hình làm lõi). Với cột

có thép hình làm cột tạm thì qui trình thi công cũng như nhau, chỉ có khác là khi đổ bêtông cột ta cần phải đầm ngoài kỹ để bêtông được tràn đầy sang 4 phía nếu không sẽ bị rỗ cột.

H,Cắt bỏ cột chống tạm :

- Theo phương án thiết kế cột chống tạm, toàn bộ hệ thống cột tạm sẽ được cắt bỏ khi cột chính đã đủ khả năng chịu lực. Thời gian có thể lấy khoảng 7-10 ngày sau

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 150

Page 38: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

khi đổ bêtông cột chính để bêtông cột chính đạt 80% cường độ thiết kế. Dụng cụ cắt bỏ cốt chống tạm có thể dùng các máy hàn hồ quang, máy cắt thép. Phần thép phía trên đầu và nhất là ở dưới sàn còn lại do cắt không sát trần và sàn phải được làm phẳng so với mặt sàn hoặc tìm cách che chắn để không gây nguy hiểm trong quá trình thi công trong tầng hầm.

8.4.3 Kỹ thuật chống thấm trong thi công phần ngầm :8.4.3.1 Khái quát chung về công tác chống thấm cho tầng hầm :

- Với các công trình xây dựng trong lòng đất vấn đề chống thấm là cực kỳ quan trọng. Vì nằm ở cốt âm nên khi thiết kế, thi công, các nhà xây dựng tuy đã quan tâm nhưng do nhiều nguyên nhân như điều kiện địa chất, môi trường sản xuất, chấn động tự nhiên và nhân tạo, những sai sót trong quá trình thi công và đặc biệt do sự tạo thành khoáng hoà tan entrigit trong đá xi măng theo thời gian sinh ra các mao dẫn tạo nên vết nứt trong bêtông khối lớn. Vì vậy các công trình ngầm thường xảy ra tình trạng thấm dột dò rỉ nước ngầm.

- Mục đích của công tác chống thấm không chỉ đơn thuần chống thấm dột mà còn có tác dụng bảo vệ cho công trình không bị xuống cấp do tác động của nước với các thành phần khác trong nước, tạo vẻ mỹ quan cho các công trình.

- Để chống thấm công trình có hiệu quả phải xác định được các yếu tố quan trọng là tác nhân gây thấm dột và các bộ phận công trình cần chống thấm.

a, Tác nhân thấm dột và cách thấm dột :

- Tác nhân chống thấm dột của công trình ngầm chủ yếu là do nước ngầm trong đất tác động vào. Ngoài ra có thể kể đến nước mặt của công trình ở xung quanh có thể thâm nhập vào các vị trí kết nối của công trình như: Giữa tường vây và sàn, giữa các panen tường.

- Cách thấm dột có nhiều dạng:

+ Sự thấm qua thành bêtông: Có thể là do bêtông có hiện tượng rỗng rỗ do đầm không tốt, quá trình chèn văng giáo sau khi tháo dỡ ván khuôn không được tốt đến thấm qua đường này, do xuất hiện một mảnh cốp pha gỗ trong bêtông lâu ngày bị mục dẫn đến thấm.

+ Sự thấm qua mạch ngừng thi công: Với các công trình bêtông thì mạch ngừng thi công là không thể tránh khỏi, về phương diện chịu lực thì không gặp vấn đề gì, tuy nhiên về khả năng thấm nước thì có vấn đề là chỗ liên kết giữa lớp bêtông đổ trước và sau kém có thể là do vệ sinh chưa sạch, do tuổi của hai lớp bêtông khác nhau dẫn đến sự tách lớp và nước dễ dàng thấm qua.

+ Sự thấm qua khe co dãn: Thực tế cho thấy phần lớn các công trình khi thiết kế tầng hầm có khe co giãn đều bị thấm qua khe co dãn dù trong thiết kế đã tính toán và có biện pháp phòng tránh

B,Bộ phận công trình bị thấm dột :

- Các bộ phận công trình bị thấm dột gồm nhiều dạng nhưng có thể chia làm 2 dạng tổng quát sau:

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 151

Page 39: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Dạng vật liệu liền khối, nước thấm qua vật liệu ở dạng mao dẫn: dạng này chủ yếu bao gồm các bộ phận: Sàn đáy công trình, tường tầng hầm. Cách thấm dột đã nêu ở mục “Sự thấm qua thành bêtông “

+ Tại các bộ phận liên kết, mạch ngừng, khe lún, đường kỹ thuật… của công trình: tại các vị trí liên kết giữa các cấu kiện nằm trong vùng ảnh hưởng của tác nhân gây thấm như: giữa hai panen tường, khe nối giữa sàn dầm và tường vây, điểm tiếp giáp giữa sàn tầng trệt kê lên tường vây, mạch ngừng thi công ở sàn tầng hầm 2, phần khe lún … 8.4.3.2 Chống thấm cho tường và sàn đáy tầng hầm :

- Nước có thể thấm qua tường và sàn đáy qua 2 dạng là qua thành bêtông và qua các mạch ngừng thi công, đoạn tiếp nối giữa hai panen tường.

- Trong phạm vi đồ án, em trình bày một phương pháp chống thấm hiệu quả và tương đối đơn giản là sử dụng vật liệu chống thấm Bentonite Geotextile. Do kinh nghiệm còn hạn chế nên phần thi công chống thấm cho tầng hầm được em viết dựa trên kỹ thuật và các thông số mang tính lý thuyết của vật liệu chống thấm.

- Bentonite Geotextile còn có tên là Voltex là sản phẩm của tập đoàn CETCO. Đó là một loại màng phủ chống thấm có hiệu quả cao, đặc biệt với các công trình ngầm trên cả 2 mặt đứng và ngang. Việc thi công lắp đặt Voltex rất dễ dàng và nhanh chóng, chỉ cần đặt nó đúng vị trí và gắn chặt lại. Nó có thể gắn trực tiếp lên bêtông tươi ở bất kỳ thời tiết nào và không cần dùng đến loại keo kết dính. Nó có thể được cắt thành miếng theo hình thù của kết cấu như quanh chân cột, góc tường và các bộ phân xuyên sàn. Độ bền của voltex rất cao, khi dùng nó làm vật liệu chống thấm ta không phải áp dụng một biện pháp bảo vệ nào khác nữa.

- Voltex được sản xuất thành cuộn như cuộn giấy dầu, kích thước 1,2 x 4,5m, độ dày 6,4mm, trọng lượng 34kg. Ngoài ra còn có các sản phẩm phụ trợ như: Bentoseal, Voclay Bentonite, Waterstoppage RX…được dùng tại các vị trí mà Voltex không phát huy được hiệu quả cao.

- Việc lắp đặt Voltex được tiến hành phía dưới sàn tầng hầm 2, dưới đài móng (ngăn cách bêtông đài và lớp bêtông lót), dưới giằng móng, bao quanh đầu cọc khoan nhồi và cọc Barrette…Việc lắp đặt này nói chung là dễ thi công. Trong phạm vi đồ án, do tài liệu tham khảo và kiến thức còn hạn chế, em không trình bày cụ thể quy trình và cách lắp đặt các lớp màng chống thấm này mà chỉ nêu nguyên lý chung. Cấu tạo cụ thể có thể tham khảo trong bản vẽ thi công phần ngầm TC .

Chống thấm cho phần mạch ngừng thi công :

- Các bộ phận kết cấu cần thi công chống thấm dạng này là: sàn đáy tầng hầm đổ bêtông làm 2 lần, tường vây đổ bêtông bổ sung đến cốt sàn tầng trệt, vị trí giữa tường vây và sàn tầng trệt kê lên tường.

- Trước đây việc ngăn nước chống thấm cho sàn đáy tầng hầm, đặt trên mặt đất, hoặc phần tường vây thi công bổ sung, hoặc giữa phần sàn và tường khi phải đổ mạch ngừng thi công là sử dụng khớp nối bằng đồng,tôn, nhựa PVC… chôn vào trong lớp bêtông đổ trước và sau, mỗi bên một nửa với mục đích tạo liên kết chặt chẽ giữa bề mặt khớp nối và bêtông, đồng thời tăng chiều dài đường thấm nhằm hạn chế tối đa sự

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 152

Page 40: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

thấm. Tuy nhiên phương pháp này tỏ ra có nhiều nhược điểm trong quá trình thi công lắp đặt rất khó cố định vào vị trí đã định dẫn đến đặt sai thiết kế và quá trình đổ bêtông (trọng lượng của khối đổ bêtông khi đổ rất lớn dễ làm lệch khớp nối khỏi vị trí thiết kế). Vì vậy hiện nay có một phương pháp mới để xử lý mạch ngừng thi công đó là sử dụng loại vật liệu trương nở dạng thanh chế tạo từ cao su tổng hợp kết hợp với cao su tự nhiên và một loại polime thuỷ trương đặc biệt. Thanh vật liệu này được cố định vào giữa thành bêtông của lớp đổ cũ bằng keo trước khi đổ bêtông lượt tiếp theo. Khi gặp nước thanh vật liệu này sẽ nở thể tích lên nhiều lần không cho nước đi qua. Loại vật liệu này được cung cấp bởi các hãng MBT (Masterflex 610), SIKA.

- Quy trình thi công chống thấm tiến hành như sau

+ Làm vệ sinh toàn bộ mạch ngừng bằng bản chải sắt và khí nén sau đó rửa lại bằng nước

+ Làm sạch tương đối phần bề mặt dự định đặt thanh vật liệu dãn nở (Masterflex 610 của MBT)

+ Gắn chặt thanh vật liệu trương nở bằng chất kết dính (Polime) hoặc đinh gắn để cố định tránh cho thanh vật liệu bị di chuyển khi đổ bêtông. Khi gặp nước thanh vật liệu sẽ trương nở trám kín khe thi công không để cho nước thấm qua.8.4.3.3 Chống thấm cho vị trí liên kết của sàn với tường tầng hầm :

- Để liên kết sàn với tường vây ta phải đặt những miếng xốp trong tường, đến khi thi công tường xong, và bắt đầu thi công sàn thì ta phải bỏ lớp xốp này ra để nối cốt thép sàn với cốt thép chờ sẵn trong tường. Tuy nhiên chiều dày hốc tường do xốp tạo ra phải to hơn chiều dày sàn do vậy phải sử lý đoạn đổ bêtông ở đây bằng cách: sau khi nối cốt thép sàn với cốt thép tường đặt sẵn trong tường vây, trước khi đổ bêtông sàn ta phải đổ vào hốc tường chỗ liên kết với sàn một lượng bêtông trương nở vừa đủ có kèm theo phụ gia chống thấm Sika. Sau một thời gian khối bêtông trương nở này sẽ nở ra bịt kín hốc lại và do có phụ gia chống thấm nó sẽ ngăn được sự xâm nhập của nước ở vị trí này.

- Để chống thấm đạt hiệu quả cao, ta có thể trát thêm một lớp xi măng mác cao có phụ gia chống thấm vào các góc sàn liên kết với tường sẽ đảm bảo khả năng chống thấm cho phần liên kết này.

8.5 Tính toán khối lượng, chọn máy thi công phần ngầm.8.5.1 Khối lượng công tác đất - Chọn máy thi công.8.5.1.1 Thi công đào đất tường dẫn.

- Theo cấu tạo tường dẫn, tiến hành đào hố dạng mở taluy với kích thước đáy duới là 1,85m và đáy trên là 3,35m, sâu 1,5m. Đường dẫn được đào chạy dọc theo chu vi tường vây với tổng chiều dài là 134,4m

- Thể tích đất đào V = Ftb.L = = 524,16 (m3)

- Trong đó:

+ Đào bằng máy lấy 90%V = 471,74 m3

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 153

Page 41: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Đào thủ công lấy 10%V = 52,41 m3

8.5.1.2 Thi công đào đất tường vây và cọc Barrette

A, Tường vây.

- Theo cách chia panel tường, có 3 loại panel tường với độ sâu 15m, kích thước hai phương còn lại là:

+ Tấm góc 1(4 tấm) : 0,6 x 4,55 m

+ Tấm giữa 2 (20 tấm) : 0,6 x 4,85 m

+ Tấm giữa 3 (8 tấm) : 0,6 x 3,05 m

- Thể tích đất đào cho từng loại panel tường là:

+ VTgoc = 0,6.4,55.15 = 40,95 (m3)

+ VT1 = 0,6.4,85.15 = 43,65 (m3)

+ VT2 = 0,6.3,05.15 = 27,45 (m3)

- Tổng thể tích đất đào cho tường vây là : V = 1126,8 m3

B, Cọc Barrette.

- Loại cọc 0,6 x 2,5m (số lượng 24): đào từ cốt -3,15 đến cốt -48,75. Đất đào cho 1 cọc:

VB1 = 0,6.2,5.(48,75 – 3,15) = 68,4 (m3)

- Loại cọc 1 x 2,8 m (số lượng 12): đào từ cốt -3,15 đến cốt -48,75. Đất đào cho 1 cọc:

VB2 = 1.2,8.(48,75 – 3,15) = 127,68 (m3)

- Tổng thể tích đất đào cho cả hai loại cọc Barrette là:

V = 24.68,4 + 18.127,68 = 3939,84 (m3)8.5.1.3 Thi công đào đất tầng hầm 1 và 2

A, Tầng hầm 1.

- Tiến hành đào đất phục vụ thi công tầng hầm 1 từ cốt tự nhiên -1,25m đến cốt -3,15m. Chiều sâu hố đào là 1,9m. Đất đào theo hình chữ nhật do có tường vây chắn xung quanh. Thể tích đất đào là :

VH1 = 33,6.33,6.1,9 = 2145,024 (m3)

-Trong đó:

+ Đào bằng máy chiếm 95%V = 2037,8 (m3)

+ Đào thủ công chiếm 5%V = 107,2 (m3)

B, Tầng hầm 2 và hố móng.

- Đào đất thủ công dẫn hướng cho máy đào từ cốt đáy dầm sàn tầng hầm 1 ( cốt -3,50) đến cốt -6,250m (chiều cao đào thủ công là 2,75m):

V = 2,75.33,6.33,6 = 3104,64 (m3)

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 154

Page 42: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Đào đất bằng máy tiếp theo đến cốt đáy đài khu cột biên -8,50m, chiều cao đào là 2,25 m:

V = 2,25.33,6.33,6 = 2540,16(m3)

+ Trong đó đào bằng máy chiếm 90%V = 2286,14 (m3)

+ Đào thủ công và sửa hố đào chiếm 10%V = 254,016 (m3)

- Đào hố cho 2 khu thang máy theo dạng mở taluy với chiều sâu hố đào 2m, B/H = 0,5, đào thủ công :

V = 4,15.8,69.2 + (3,375.2,6).6.2 = 177,427 (m3)

- Đào hố cho khu thang bộ theo dạng đào thẳng đứng vì chiều sâu hố đào nhỏ là 0,5m, đào thủ công:

V = 0,5.9,8.12,1 = 59,29 (m3)

- Tổng lượng đất đào thủ công sau khi đào máy là:

V = 177,427 + 59,29 = 236,717 (m3)8.5.1.4 Chọn máy phục vụ công tác thi công đất.

A, Máy đào tường vây và cọc Barrette

- Để thi công tường trong đất và cọc Barrette với tiết diện chữ nhật, ta dùng các máy đào chuyên dụng. Hiện nay ở nước ta đã có nhiều công ty nhập về các loại máy đào này. Căn cứ vào từng loại địa chất và hiện trường khác nhau để lựa chọn các loại thiết bị thi công đào hào thích hợp.

-Máy đào hào hiện nay có thể chia làm 3 loại là: kiểu gầu ngoạm, kiểu quay tròn và kiểu xung kích.

Bảng 8-1. Các loại gầu đào

Phân loại

Phương thức thao tácLoại máy có tính

đại diệnBộ phậnđào

Thao tácđào đất

Phương thức lên xuống

Kiểu gầu ngoạm

Gầu ngoạm kiều con sò

Kiểu cơ giới

Kiểu áp lực dầu

Dây cápThanh dẫn

Gầu ngoạm cơGầu ngoạm thuỷ lực MASAGO

Kiểu quaytròn

Đầu khoan nhiều trục đứng

Đầu khoan nhiều trục ngang

Kiểu phản tuần hoàn Dây cáp Khoan nhiều đầu

Khoan bánh răng

Kiểu xungkích

Đục bằngbúa tạ

Tuần hoàn thuận

Tuần hoàn nghịch

Dây cápThanh dẫn Búa đơn giản

- Máy đào kiểu gầu ngoạm:

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 155

Page 43: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Máy đào kiểu gầu ngoạm làm theo quy trình sau: Cắt vào khối đất bằng răng gầu gom đất vào trong thân gầu đóng miệng gầu kéo lên mở gầu để nhả đất quay lại vị trí đào đất lặp lại quá trình trên

+ Nguyên tắc đào đất là dựa trên trọng lượng bản thân của gầu đào, đất đá sẽ bị sẽ bị vỡ dưới sức nặng của gầu (gầu được thả tự do từ trên xuống, lưỡi gầu khi cắm ngập vào trong đất, dùng cáp hoặc thuỷ lực để đóng miệng gầu cắt đất và chuyển đất lên bằng dây cáp.

+ Căn cứ trên việc điều khiển việc mở và đóng miệng gầu khi cắt và vận chuyển đất người ta chia ra làm hai loại gầu đào: gầu ngoạm dây cáp (sử dụng lực căng của cáp để mở và đóng gầu) và gầu ngoạm thủy lực (sử dụng áp lực dầu để mở - đóng miệng gầu). Gầu ngoạm áp lực dầu nâng cao lực ngoạm đất của gầu, do đó hiệu quả đào đất cao hơn do với gầu ngoạm thuỷ lực.

+ Loại gầu này thích hợp với loại đất rời và dính, có độ đặc chắc vừa phải. Khi cần phá đá thì dùng loại gầu phá với bánh xe răng cưa cỡ lớn có gắn lưỡi kim cương.

- Với nền đất chủ yếu là đất rời và dính phía trên, lớp đất chịu lực ở mũi cọc dạng cát thô có lẫn sỏi sạn, yêu cầu thi công về chất lượng và độ sạch sẽ vừa phải, đồng thời phụ thuộc vào vấn đề kinh tế và năng lực thiết bị thi công ở Việt Nam hiện nay thì loại gầm ngoạm là thích hợp nhất. Chọn gầu ngoạm kiểu con sò, dẫn động bằng thuỷ lực

* Gầu đào :

- Các thông số về gầu ngoạm kiểu con sò của hãng Bachy-Soletanche tại Việt Nam như sau:

Bảng 8-2. Các thông số về gầu ngoạm kiểu con sòChiều rộng gầu Kiểu gầu và trọng lượng gầu

(mm) KL KE KF KJ BAG400 6.5T500 6.8T 6.5 6.4T600 7T 6.8T 6.6T800 7.5T 7.2T1000 9T 8.5T 12T 16T1200 11T 10T 12T 16.5T1500 12T 17T

Chiều dài gầu (m) 2.5 2.2 và 2.4 1.8 2.8 3.6

- Hãng MASAGO (Nhật Bản) cung cấp gầu đào thuỷ lực với các thông số kích thước gầu là 600-1745; 700-1795; 800-1825 và 1000-1875.

- Do kích thước bề rộng tường là 600, cọc Barrette 0.6x2.5m, cọc Barrette 1 x 2.8m nên ta dùng 2 loại gầu đào thuỷ lực của hãng Bachy-Soletanche như sau:

Bảng 8-3. Thông số gâug đào của hãng Bachy-Soletanche

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 156

Page 44: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Tên gầu Chiều rộng Chiều dài Trọng lượngKL-600 600 2500 7 tấnKJ-1000 1000 2800 12 tấn

* Máy cơ sở:

- Chọn máy BH-8 của hãng SOILMEC (rẻ và thông dụng hơn máy đào cơ sở của Bachy-Soletanche). Các thông số kỹ thuật của máy như sau:

+Chiều dài giá : 19m.

+Chiều sâu đào : 50m.

+Lực nâng max : 30T.

+Tốc độ nâng gầu : 3,5m/phút.

+Tốc độ di chuyển máy : 1,8km/h.

+Mômen đổ lớn nhất : 40 đến 51Tm.

+Trọng lượng máy : 44,5T.

+áp lực lên đất : 0,066MPa.

-Các thông số hình học máy đào cơ sở như hình vẽ:

Hình 8-2. Các thông số máy đàoB, Máy đào đất

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 157

BH-8SOILMEC

Gầu đàoKL–600

Bachy

Page 45: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

* Đào đất tầng hầm 1 :

- Dùng máy đào gầu nghịch EO-3322D với các thông số sau:

+ Dung tích gầu: q= 0,63 – 0,8 m3

+ Bán kính hoạt động: R = 7,5 m

+ Chiều cao nâng gầu: h = 4,9 m

+ Chiều sâu đào đất: H = 4,4 m

+ Trọng lượng máy: G = 14T

+ Thời gian một chu kỳ: tck = 17s

+ Một nửa chiều dài máy: a = 2,81 m

+ Chiều rộng máy: b = 2,7 m

+ Chiều cao máy : c = 3,7 m

Hình 8-3. Máy đào đất EO-3322D

-Tính năng suất máy đào cho một ca máy:

(m3/ca máy)

Trong đó:

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 158

Page 46: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ q là dung tích gầu, q=0,8 m3.

+ K1 là hệ số lợi dụng gầu (đầy gầu) (đất cát 0,8 – 0,9, đất sét 0,85 – 0,95), với đất lấp ta lấy K1 = 0.85

+ K2 là hệ số lợi dụng thời gian làm việc trực tiếp đổ lên ô tô tự đổ là 0,7, đổ ngay bên cạnh là 0,9. Ta lấy K2 = 0,7

+ Tck là thời gian 1 chu kỳ hoạt động của máy. Thời gian liên tục tuần hoàn từ khi bắt đầu đào đến khi xong việc đổ đất (giây) là

Tck = tck.Kvt.Kquay.Kt = 17.1,1.1.1,2 = 22,44 (s)

tck: thời gian của một chu kỳ khi góc quay quay =90o, tra bảng tck = 17s

Kvt: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất, kvt=1,1 khi đổ lên thùng xe.

Kquay: Hệ số tra bảng Trang 33, sổ tay chọn máy thi công Kquay = 1,0.

Kt ; Hệ số tơi của đất Kt = 1,1-1,4 chọn Kt = 1,2

- Để đào đất cho tầng hầm 1 với 1 máy đào làm việc 2 ca/ngày ta cần thời gian:

.

Vậy ta cần 3 ngày cho công việc đào đất bằng máy tầng hầm 1.

* Đào đất tầng hầm 2:

- Ta sử dụng máy đào chuyên dụng cỡ nhỏ loại BEETLE – 30SR. Thông số máy:

+ Dung tích gầu : q= 0,1 m3

+ Thời gian 1 chu kỳ: tck = 15 s

- Tính toán tương tự như trên ta có năng suất thực tế của máy: N = 130 m3/ca

- Tống khối lượng đất đào lớn nhất tầng hầm 2 là : 5881,5 m3. Nếu đào hoàn toàn bằng máy ta cần 44,8 ca máy. Dự tính dùng 2 máy đào để đẩy nhanh tiến độ thi công, ta cần dùng 23 ca máy. Thi công tầng hầm 3 ca/ngày nên thời gian đào máy là 8 ngày. Thực tế quá trình đào đất phải kết hợp đào thủ công dẫn hướng cho máy, vận chuyển đất bằng thủ công ra ben để cẩu lên trên, sửa hố đào bằng thủ công…, do đó thời gian thực tế và nhân lực cho công việc đào đất tầng hầm là lớn hơn nhiều so với việc tính toán thuần tuý lý thuyết như trên.

C, Ô tô vận chuyển đất.

- Sử dụng xe Kamaz – 503B có ben tự đổ V= 5 m3.

- Tính toán số lượng xe vận chuyển sơ bộ trong quá trình thi công cọc Barrette. Giả thiết một ngày sử dụng hai máy đào thi công hai cọc. Lượng đất đào cần vận chuyển lớn nhất của hai cọc Barrette 0,6x2,5m và 1x2,8m trong một ngày là:

V = 68,1 + 127,12 = 195,22 (m3)

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 159

Page 47: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Giả thiết thời gian vận chuyển chỉ thực hiện trong ca đêm ( 8 tiếng), quãng đường vận chuyển là 10km, vận tốc trung bình là 35km/h cho cả trong và ngoài thành phố, ta có thời gian vận chuyển chu kỳ cho một chuyến xe là:

Tck = Tbốc +Tđi+ Tđổ +Tvề = 10 + 17,5 + 10 + 17,5 = 55 (phút).

- Số chuyến xe chạy được trong 1 ca:

s = 7,4 chuyến.

Trong đó:

+ Hệ số sử dụng thời gian của xe là 0,85

+ Tca : thời gian làm việc của một ca, bằng 8 tiếng

- Số xe cần dùng là : 5,27. Như vậy ta cần sử dụng 5-6 xe

cho việc chuyển đất đào vào ban đêm.

D,Trạm cung cấp và xử lý bentonite :

- Quy trình cung cấp betonite yêu cầu có các bộ phận sau:

+ Kho chứa betonite

+ Máy trộn hoặc phễu trộn betonite

+ Bể chứa dung dịch betonite mới

+ Trạm xử lý bùn khoan

* Lựa chọn máy trộn bentonite

- Máy trộn theo nguyên lý khuấy bằng áp lực nước do bơm ly tâm. Ta sử dụng loại máy BE-30A với các thông số kỹ thuật sau:

Bảng 8-1. Thông số máy BE-30A

Loại máy BE-30ADung tích thùng trộn(m3) 3

Năng suất(m3/h) 30-35Lưu lượng(l/phút) 2500

áp suất dòng chảy(kN/m2) 2.0

* Tính thể tích bể chứa dung dịch betonite

- Thể tích dung dịch bentonite phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho quá trình đào và quá trình thổi rửa hố đào. Có thể tính thể tích này theo công thức sau: Vtt = n.V1

Trong đó:

+ Vtt : thể tích dung dịch betonite cần cung cấp, m3

+ n : hệ số tăng thể tích dung dịch betonite , n = 1.3

+ V1 : thể tích hình học của tất cả các panen hoặc cọc cần đào trong một chu kì (1 ngày), m3. Lấy cho thể tích lớn nhất của mỗi loại

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 160

Page 48: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Dự tính một ngày đào lớn nhất gồm 1 cọc Barrette 0,6x2,5m và 1 cọc Barrette 1x2,8m nên ta có : V1 = 68,1 + 127,12 = 195,22 (m3) Vtt = 1,3.195,22 = 254 (m3)

- Để cung cấp và dự trữ bentonite cho quá trình đào ta sử dụng các bể chứa bằng thép dạng container có kích thước 6 x 2 x 2 m thể tích một bể chứa là 24 m3 cần sử dụng số bể chứa là : 254/24 = 10,58 bể. Ta sử dụng 11 bể chứa

* Tính thể tích trạm xử lý dung dịch betonite sau khi sử dụng

- Lượng betonite tái sử dụng sau một lần thi công cọc, tường vây thường nằm trong khoảng 60-70% lượng cần sử dụng ban đầu.

- Vậy số lượng bể chứa cho trạm xử lý cần sử dụng là 0,65.10,58 = 6,88 bể. Ta sử dụng 7 bể chứa loại này cho trạm xử lý bentonite 8.5.1.5 Tính toán thời gian và nhân lực cho thi công tường và cọc

A,Thi công tường vây

- Thời gian: tiến hành thi công tường vây liên tục 3 ca/1ngày. Dự kiến một ngày thi công 2 tấm panel tường. Tổng số panel tường vấy là 28 tấm thi công trong vòng 14 ngày.

- Nhân lực cho thi công tường được lấy trên cơ sở các công việc:

+ Gia công cốt thép: Trọng lượng thép cho 2 panel tường là 6,6 tấn, định mức là 10,8 công/1 Tấn cần sử dụng 71,28 công. Do thi công 3 ca một ngày nên số lượng nhân công cần thiết là 71,28/3 = 24 người trong mỗi ca làm việc

+ Điều khiển máy khoan: 2 người

+ Phục vụ công tác đào: 4 người

+ Phục vụ công tác bêtông: 6 người

+ Phục vụ công tác bentonite: 4 người

+ Thợ điện: 1 người

- Như vậy tổng số công nhân trên công trường là 41 người trong giai đoạn thi công tường vây.

B,Thi công cọc Barrette :

- Thời gian: Dự kiến sử dụng 2 máy đào cọc làm việc liên tục 3 ca/1ngày. Một ngày sẽ thi công 2 cọc Barrette thuộc cả hai loại. Tổng số cọc Barrette là 40 cọc ( 28 cọc 0,6x2,5m và 12 cọc 1x2x8m) thời gian thi công là 20 ngày.

- Nhân lực cho thi công cọc Barrette được lấy trên cơ sở các công việc:

+ Gia công cốt thép: Trọng lượng thép cho 2 loại cọc Barrette là 13,86 tấn, định mức là 10,8.

công/1 Tấn cần sử dụng 149,7 công. Do thi công 3 ca một ngày nên số lượng nhân công

cần thiết là 149,7/3 = 50 người trong mỗi ca làm việc

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 161

Page 49: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Điều khiển máy khoan: 4 người

+ Phục vụ công tác đào: 8 người

+ Phục vụ công tác bêtông: 10 người

+ Phục vụ công tác bentonite: 4 người

+ Thợ điện: 1 người

-Như vậy tổng số công nhân trên công trường là 77 người trong giai đoạn thi công cọc Barrette.

8.5.2 Khối lượng công tác bêtông toàn khối - Chọn máy thi công8.5.2.1 Khối lượng công tác ván khuôn

A,Ván khuôn cho tường dẫn :

- Tường dẫn được làm ván khuôn cho cả hai bên. Có hai tấm tường chạy song song dọc theo chu vi.

- Svk = 2.2.1,6. L = 2.2.1,6.134,4 = 965,12 (m2)B,Ván khuôn cột, dầm, sàn hai tầng hầm :

- Xem chi tiết khối lượng công tác ván khuôn trong bảng tính excel Ván khuôn đài cọc và giằng móng :

- Ta sử dụng hệ ván khuôn thép định hình cho hệ thống đài cọc và giằng móng. Chi tiết cấu tạo của ván khuôn được trình bày kỹ trong thi công phần thân công trình. Với cấu kiện đài giằng, việc tính toán thiết kế ván khuôn được tiến hành cho các tấm ván thành chịu áp lực đẩy ngang trong quá trình thi công. Ta tiến hành thiết kế điển hình hệ thống chống cho ván thành, cấu tạo chi tiết và tổ hợp ván khuôn đài giằng được trình bày trong bản vẽ thi công.

- Ván khuôn thành được tổ hợp từ những tấm ván khuôn đứng 300x1500, được đỡ bằng hệ thống các nẹp ngang, thanh chống đứng và thanh chống xiên như hình vẽ. Ta tiến hành thiết kế khoảng cách giữa các nẹp ngang và các thanh chống đứng.

* Khoảng cách giữa các nẹp ngang ( lsn)

- Tải trọng:

+ Tải trọng tính tấm ván khuôn cột bao gồm các lực tác dụng theo phương ngang, không tính trọng lượng bản thân của bêtông, cốt thép, ván khuôn.

+ Ap lực ngang tối đa của vữa bêtông tươi:

q = n. .H = 1,3.2500.0,7 = 2275 (kG/m2)

(H = 0,7m là chiều cao tính áp lực ngang của bêtông mới đổ khi dùng đầm dùi)

+ Tải trọng khi đổ bêtông bằng bơm bêtông:

q = 1,3.400 = 520 (kG/m2)

+ Tải trọng khi đầm bêtông bằng máy:

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 162

Page 50: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

q = 1,3.200 = 260 (kG/m2)

+ Do khi đổ bêtông đài, giằng thì chỉ đổ hoặc đầm nên ta có tải trọng ngang phân bố tác dụng trên ván khuôn là:

qtt = qt1 + qtt2 = 2275 + 520 = 2795 (kG/m2)

+ Tải trọng phân bố theo chiều dài một tấm ván khuôn rộng 300 là: ptt = qtt.b = 2795.0,3 = 838,5 (kG/m)

- Tính toán theo điều kiện bền của ván khuôn:

+ Gọi lsn là khoảng cách các nẹp ngang theo phương đứng. Sơ đồ tính ván khuôn là dầm liên tục với gối tựa tại vị trí các nẹp ngang, nhịp dầm là lsn.

+ Điều kiện bền:

+ Từ đó ta có:

- Tính toán theo điều kiện võng của ván khuôn:

+ Tải trọng tính toán võng là: ptc = (2500.0,7 + 400).0,3 = 645 (kG/m) = 6,45 (kG/cm)

+ Độ võng của tấm ván khuôn tính theo công thức của dầm liên tục

+ Từ đó ta có

- Như vậy, với các đài móng có chiều cao 2,5 – 3 m, ta bố trí khoảng 3-4 nẹp ngang để đảm bảo khoảng cách giữa chúng không vượt quá 1,2m.

* Khoảng cách giữa các nẹp đứng (lsd):

- Ta sử dụng các nẹp ngang là thép góc L110x10. Các thép góc có độ cứng lớn nên việc bố trí sườn đứng có thể lấy theo cấu tạo để đảm bảo điều kiện bền và võng của nẹp ngang.

- Đối với đài cọc : Lsd = 80 cm

- Đối với giằng móng: Lsd = 100 cm.

*Khối lượng chi tiết của công tác ván khuôn đài giằng được thể hiện trong bảng tính excel.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 163

Page 51: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Hình 8-1. Sơ đồ tính 8.5.2.2 Khối lượng công tác cốt thép

A,Cốt thép cho tường dẫn :

- Côt dọc tường dẫn dùng 3614 cho toàn bộ tường tường. Tổng trọng lượng thép dọc là:

Gdoc = 6,56 (T)

- Cốt đai dùng 6, a300 phải dùng 503 cốt đai. Tổng trọng lượng thép đai là:Gđai = 0,313 (T)

B,Cốt thép cho tường vây :

- Xem tính toán chi tiết trong bảng tính excel. Tổng trọng lượng thép cho tường vây được lấy với hàm lượng 1% là : 94,96 Tấn

C,Cốt thép cho cọc Barrette :

- Tổng trọng lượng thép cho cọc Barrette 0,6 x 2,5m là : 136,5 Tấn

- Tổng trọng lượng thép cho cọc Barrette 1 x 2,8m là : 105,9 Tấn

D,Cốt thép cho cột, dầm, sàn hai tầng hầm :

- Xem tính toán chi tiết trong bảng tính excel

E,Cốt thép cho đài cọc và giằng móng :

- Xem tính toán chi tiết trong bảng tính excel.8.5.2.3 Khối lượng công tác bêtông

A,Bêtông cho tường dẫn :

- Bêtông lót #100: V = 2.0,1.0,6.L = 18,1 (m3)

- Bêtông tường #200: V = 80,64 (m3)

B, Bêtông cho tường vây :

- Bêtông tường vây đổ từ cốt -15,75 m đến cốt -1,25 m

- Tấm góc: Vgoc = 0,6.5.14,5 = 43,5 (m3)

- Tấm giữa 1: VT1 = 0,6.4,5.14,5 = 39,15 (m3)

- Tấm giữa 1: VT2 = 0,6.3,05.14,5 = 26,53 (m3)

C, Bêtông cho cọc Barrette :

- Khu thang máy: cọc Barrette 1x2,8m đổ từ cốt -48,75m đến cốt -9,35m.

V = 1.2,8.39,4 = 100,32 (m3). Số lượng 6 cọc

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 164

Page 52: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Khu thang bộ: cọc Barrette 1x2,8m đổ từ cốt -48,75m đến cốt -7,85m.

V = 1.2,8.40,9 = 114,52 (m3). Số lượng 6 cọc

-Khu cột biên: cọc Barrette 0,6x2,5m, đổ từ cốt -48,75m đến cốt -7,35m

V = 0,6.2,5.41,4 = 62,1 (m3). Số lượng 34 cọc.

D, Bêtông cho cột, dầm, sàn hai tầng hầm :

- Xem tính toán chi tiết trong bảng tính excel

E,Bêtông cho đài cọc và giằng móng :

- Xem tính toán chi tiết trong bảng tính excel.8.5.2.4 Chọn máy thi công công tác bêtông toàn khối phần ngầm

A, Chọn cần trục tự hành thi công bêtông cọc và tường vây :

- Chiều cao lắp: HCL = h1 + h2 + h3 + h4

+ h1 = 0,6m (Chiều cao ống vách trên mặt đất)

+ h2 = 0,5m (Khoảng cách an toàn)

+ h3 = 1,5m (Chiều cao dây treo buộc)

+ h4 = 10m (Chiều cao lồng thép)

HCL = 0,6 + 0,5 + 1,5 + 10 = 12,6 (m)

+Bán kính cẩu lắp: R = 8m.

Chọn cần cẩu bánh xích E-2508 có các đặc trưng kỹ thuật:

+ Chiều dài tay cần: 30m

+ Chiều cao nâng móc: Hmax = 29m Hmin = 19,2m

+ Sức nâng: Qmax = 25T

+ Tầm với: Rmax = 23mRmin = 9m

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 165

Page 53: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

Hình 8-1. Cần trục E2508

B, Chọn xe vận chuyển bêtông thương phẩm :

- Ôtô chở bêtông loại KAMAZ mã hiệu SB-92B dung tích 6m3. Các thông số kỹ thuật:

+ Dung tích thùng trộn: q = 6 m3.

+ Dung tích thùng nước: q = 7,5 m3

+ Ô tô cơ sở: Kamaz - 5511.

+ Công suất động cơ: 40kW.

+ Tốc độ quay thùng trộn: 9 - 14,5 vòng/phút.

+ Độ cao đổ vật liệu: 3,5m.

+ Thời gian đổ bêtông: 6 phút.

+ Trọng lượng xe: 21,85T.

+ Vận tốc trung bình: V = 45km/h

- Để tiến hành thi công bằng bêtông thương phẩm, ta giả thiết quá trình vận chuyển bêtông là liên tục, không gặp sự cố, thời gian vận chuyển liên tục là 10-20 phút cho 1 xe.

C, Chọn trạm bơm bêtông :

- Đổ bêtông cho tường vây và cọc Barrette có thể thực hiện việc đổ trực tiếp từ xe chở bêtông. Quá trình thi công bêtông đài giằng và dầm sàn được thực hiện nhờ máy bơm. Do công trình có chiều cao lớn (tới 75m) nên ta chọn sử dụng trạm bơm tĩnh cho việc thi công bêtông đòi hỏi khối lượng thi công lớn và liên tục như đài giằng và dầm sàn.

- Ta chọn máy bơm bêtông tĩnh có công suất đảm bảo sao cho tất cả các phân khu chỉ đổ bêtông trong 1 ngày.

- Chọn máy bơm bêtông số hiệu DC-750SM. Các thông số kỹ thuật của máy:

+ Năng suất lớn nhất : 75 m3/h

+ áp suất bơm lớn nhất : 70 bar.

+ Đường kính ống đổ bêtông: 150mm.

+ Chiều cao lớn nhất: 97m.

+ Tầm với : 210m.

+ Kích hước bao: Dài: 6000; Rộng: 2250; Cao 1950.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 166

Page 54: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

+ Trọng lượng : 6 T.

- Máy bơm bơm bêtông xuống nên đảm bảo nằng suất thiết kế. Hệ số sử dụng thời gian là: ktg = 0,85. Năng suất tối đa của máy có thể đạt được là:

N = 0,85.75.8 = 510 (m3/ca)

- Khối lượng bêtông máy bơm được trong 1 ca phải tính theo số chuyến xe có thể cung cấp để đổ bêtông liên tục. Giả thiết bêtông có thể đổ liên tục và không gặp sự cố gì, trung bình cứ 15 phút đổ hết một xe 6m3

Vậy trong một ca 8h có thể đổ nhiều nhất được: 4.6.8 = 192 (m3)

- Nếu một ngày thực hiện đổ trong 2 ca thì năng suất thực tế có thể đạt được là 384 m3. Đảm bảo cung cấp đủ bêtông cho quá trình thi công bêtông đài giằng theo 3 phân khu

D,Chọn máy đầm bêtông :

* Chọn máy đầm dùi:

- Máy đầm dùi được sử dụng đầm bêtông trong khi đổ bêtông các phần kết cấu sau: đài cọc, giằng móng, sàn, cột, vách …

- Với khối lượng bêtông đài, giằng móng phân khu 2 là lớn nhất : 404 m3, ta chọn máy đầm dùi loại V50. Thông số kỹ thuật như sau :

+ Bán kính tác dụng : R = 30 cm.

+ Chiều sâu lớp đầm : h = 25 cm.

+ Năng suất theo diện tích đầm: (25 - 30) m3/h.

- Năng suất máy đầm : N = 2.Ktg.R2.h.3600/(t1 + t2). Trong đó :

+ t1 là thời gian đầm tại 1 vị trí, t1 = 30 s

+ t2 là thời gian di chuyển đầm, t2 = 10 s.

+ Ktg là hệ số sử dụng thời gian, Ktg = 0,85 .

Thay số, ta có : N = 2.0,85.0,32 .0,25 .3600/(30 + 10) = 26.32 (m3/h).

- Số lượng đầm cần thiết khi đổ toàn bộ bêtông đài giằng trong 1 ca:

n = Vbt/N.Tca = 204,6/(23,32.8.0,85) = 1,3 chiếc. Ta lấy n=2 chiếc.

* Chọn máy đầm bàn

- Đầm bàn dùng để đầm bêtông kết hợp cho hệ sàn các tầng hầm

- Dùng đầm bàn D7 có năng suất 5-7 m3/h.

- Số lượng đầm bàn khi thi công sàn tầng hầm 2 có khối lượng công tác bêtông là 338,69 m3:

+ Số lượng đầm cần thiết : n = 338,69/(6.8.0,85) = 8,3.

+ Vậy ta dùng 5 đầm cho việc thi công sàn tầng hầm trong 2 ca

E, Các loại máy khác phục vụ công tác thi công bêtông toàn khối :

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 167

Page 55: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

- Việc thi công bêtông toàn khối cho tầng hầm còn cần các loại máy móc chính khác như:

+ Cần trục tháp để chuyển thép, ván khuôn, đất đào, đổ bêtông …

+ Máy trộn bêtông để phục vụ thi công bêtông cột, vách (nếu cần thiết)… Các loại máy này được tính toán chọn lựa chi tiết trong thuyết minh thi công phần thân công trình

-Các loại máy phụ trợ khác: máy cắt, uốn thép ; máy hàn ; máy khoan phá bêtông…cũng được huy động sử dụng phù hợp với yêu cầu cụ thể trên công trường.

8.6 An toàn lao động khi thi công phần ngầm.8.6.1 Những sự cố thường xảy ra khi thi công dưới đất.

-Đang đào đất thì gặp mưa to: Phải lập tức dùng các loại để che mưa cho hố đào, sao cho lượng nứoc mưa chảy xuống hố đào là ít nhất, đồng thời phải tiến hành bơm ngay lượng nước mưa chảy xuống hố, tránh gây ra sụt lở thành hố đào, gây ướt nền đất làm khó khăn cho việc thi công đào và vận chuyển đất. Trường hợp đất được vận chuyển bằng ôtô lên xuống theo các dốc ta phải có rãnh thoát nước, không dể nước chảy tự do xuống hố đào.

-Gặp túi bùn trong hố đào: Khi công trình nằm ở vùng đồng bàng hay ven biển thì hiện tượng này hay gặp do nền đất trước đây là ao hồ bị san lấp hoặc trước đây là những hố bom để lại trong chiến tranh, nó được lấp đầy bằng rác và các phế thải xây dựng khi gặp hiện tượng này ta phải vét sạch lấy hết phần bùn rác và phế thải trong pham vi tầng hầm.Nếu lớp bùn bị lấy đi sâu quá so với sàn của tầng hầm sắp thi công thì ta phải lấp lại bằng cát hoặc đất nặng đảm bảo ổn định cho việc thi công sàn tầng hầm.

-Gặp đá mồ côi trong đất tầng hầm: Phải phá đi, việc phá tuyệt đối không được dùng sức nổ, đảm bảo an toàn cho công trình. Phải tìm người có kinh nghiệm phá đá để làm việc này, phá theo thớ đá dụng cụ là đục, choòng, búa, đá phải được lấy đi qua hết lớp đáy của tầng hầm.

-Gặp mạch nước ngầm có cát chảy: Phải làm giếng lọc để hút nước ngoài pham vi hố đào. Khi nền khô tiếp tục đào đến nền tầng yêu cầu nhanh chóng thi công sàn tầng đó. Chú ý là nền luôn luôn được giữ khô, tránh cát bị chảy đi theo nước. Cần thiết là phải có biện pháp chống đỡ được đáy sàn để phòng nước bị trôi đi gây lún nền đẫn đến gãy sàn.

-Nếu đào thấy vật ngầm như đường ống, dây điện ngầm (điện thoại, điện sinh hoạt) thì phải dừng ngay lại và báo cáo cho các bên cơ quan hữu trách để tìm biện pháp giải quyết. Nếu gặp các di tích văn hoá cổ đại phải ngừng thi công ngay, báo cho cơ quan hữu trách biết, gặp mồ mả thì phải nhanh chóng thu dọn theo đúng quy định của địa phương trong công việc di chuyển mồ mả sót lại.

-Gặp túi khí độc: Phải cho công nhân ngừng thi công ngay, chỉ khi nào hút khí mới được tiếp tục làm việc.8.6.2 An toàn lao động trong thi côngđào đất tầng hầm:

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 168

Page 56: THI CÔNG PHẦN NGẦM.doc

Đồ án tốt nghiệp KSXD GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Thứ

-Phải làm rào chắn xung quanh khu vực thi công, ban đêm phải có đèn báo hiệu, trách việc ban đêm người bị ngã, thụt xuống hố đào.

-Không được đào đất theo kiểu hàm ếch tránh sập vách đất.

-Công nhân thi công không được ngồi nghỉ dưới chân mái dốc đất, trách hiện tượng sụt lở bất ngời.

-Công nhân thi công phải tuyệt đối chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, phải có mũ bảo hiểm, day, ủng, quần áo, găng tay bảo hộ lao động, kể cả kính bảo hộ tránh bụi.

-Phải thường xuyên kiểm tra dây cáp, dây cẩu đất.

-Lối lên xuống hố đào cho công nhân phải có thang lên xuống, thang phải chắc chắn, chịu được tải trọng yêu cầu.

-Khi đang đào gặp phải túi khí độc thì phải nghỉ ngay, kiểm tra độ độc hại, dùng quạt gió để thông khí độc, công nhân cần được trang bị mặt lạ phòng độc và thở bằng bình ôxy cá nhân.

-Hết sức lưu tâm đến hệ đường ống, đường cáp còn ở hố đào, tránh va chạm khi chưa có biên pháp di chuyển.

-Máy đào không di chuyển khi gầu đầy đất, không đi lại trong phạm vi bán kính hoạt động của xe, máy, gầu.

-Đường dây điện phục vụ cho quạt gió và cho chiếu sáng phải dùng dây cáp bọc, các mối nối dây phải được bọc kín, tránh rò rỉ điện ra ngoài nền đất, dây điện phái được treo lên các giá 3 chân.

-Việc thông gió phải đảm bảo yêu cầu, tránh gây ngạt do thiếu ôxy dưới hố đào.

-Chiếu sáng phải đảm bảo người công nhân nhìn rõ mục tiêu mình làm việc, đường giao thông trong hố đào tầng hầm phải được thắp điện sáng, công nhân có thể di chuyển dễ dàng trong lòng tầng hầm, ánh sáng phải đủ, tránh cho công nhân bị ngã, bị trượt trong quá trình lao động.8.6.3 Vệ sinh môi trường.

-Trong qúa trình thi công nhà nhiều tầng có tầng hầm thì vệ sinh môi trường cần được quan tâm đúng mức. Thứ nhất là số lượng máy móc làm việc khá lớn, mức độ gây ồn cũng cao, đặc biệt là máy thi công dưới lòng đất sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người thi công đào đất vì vậy phải tìm biện pháp giảm tiếng ồn, phải có mũ bảo cách âm cho người lái máy cũng như cho công nhân trực tiếp thi công dưới hố đào. Khi thi công cọc khoan nhồi sẽ gây bẩn, ô nhiễm môi trường do bùn đất, nước thải, Bentonite. Phải có quy trình rõ ràng nơi đổ phế thải, chấp hành đúng vệ sinh môi trường. Ôtô chở đất hay phế thải phải có thùng kín, bịt bạt để tránh rò rỉ ra đường phố, và bụi bẩn vào không khí. Việc vận chuyển chất thải như bùn đất, rác rưởi chỉ được thực hiện từ 10 h tối đến 5h sáng.

Sinh viên: Nguyễn Văn Thế 169