43
Đặt vấn đề Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là ở các đô thị, với tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20% dân số. Ở Việt Nam năm 2002, theo điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp của Viện tim mạch phối hợp với các địa phương trong cả nước thì tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam là 16,62% và số người bị tăng huyết áp có nguy cơ tăng dần. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính của việc mất sức lao động đồng thời cũng là bệnh chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh nhân tim mạch hàng năm, bệnh kéo dài dễ gây nên các biến chứng ở tim, não, thận, mắt. Tuy vậy hiện nay, việc phát hiện ra bệnh nhân cao huyết áp thường là muộn, không những tạo ra những khó khăn tốn kém trong điều trị mà còn tăng tỷ lệ bệnh nhân phải gánh chịu những tai biến do bệnh gây ra. 1

thiên ma câu đằng ẩm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: thiên ma câu đằng ẩm

Đặt vấn đề

Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là

ở các đô thị, với tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20% dân số.

Ở Việt Nam năm 2002, theo điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp của

Viện tim mạch phối hợp với các địa phương trong cả nước thì tỷ lệ tăng huyết

áp ở Việt Nam là 16,62% và số người bị tăng huyết áp có nguy cơ tăng dần.

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính của việc mất sức lao động đồng thời

cũng là bệnh chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh nhân tim mạch

hàng năm, bệnh kéo dài dễ gây nên các biến chứng ở tim, não, thận, mắt.

Tuy vậy hiện nay, việc phát hiện ra bệnh nhân cao huyết áp thường là

muộn, không những tạo ra những khó khăn tốn kém trong điều trị mà còn

tăng tỷ lệ bệnh nhân phải gánh chịu những tai biến do bệnh gây ra.

Do vậy, việc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời bệnh tăng huyết áp vẫn

luôn là một đòi hỏi cấp bách đặt ra cho ngành y tế bởi vì:

- Điều trị bệnh tăng huyết áp kịp thời ngay ở giai đoạn 1 và giai đoạn 1

sẽ hạn chế được: tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, tắc mạch vành…

giảm bớt gánh nặng cho việc điều trị phục hồi chức năng và góp phần giảm tỷ

lệ tử vong.

Việc chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở giai đoạn sớm có tác dụng

làm tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh, góp phần giảm gánh nặng cho

gia đình người bệnh giảm chi phí của xã hội cho việc nghỉ mất sức lao động

của bệnh nhân tăng huyết áp.

1

Page 2: thiên ma câu đằng ẩm

Tuy nhiên, hiện nay thuốc điều trị tăng huyết áp chủ yếu vẫn là thuốc tân

dược nhưng lại có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Tình trạng này đặt

ra một yêu cầu cấp thiết có tính thực tiễn là cần nghiên cứu tác dụng hạ huyết

áp của một số bài thuốc y học cổ truyền. Với những nguyên liệu sẵn có, dễ

tìm mà lại Ýt có tác dụng phụ để điều trị bệnh tăng huyết áp.

Bài thuốc "Thiên ma câu đằng Èm" là một bài thuốc cổ phương đã được

tìm ra và sử dụng trong rất nhiều năm, có tác dụng hạ huyết áp nhưng chưa có

công trình đánh giá cụ thể.

Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tác dụng của bài thuốc

cổ phương "Thiên ma câu đằng Èm" trên lâm sàng với những mục tiêu sau:

1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của bài thuốc "Thiên ma câu

đằng ẩm" trên lâm sàng.

2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc "Thiên ma

đằng Èm".

2

Page 3: thiên ma câu đằng ẩm

Chương 1

Tổng quan tài liệu

1.1. Tổng quan về tăng huyết áp theo y học cổ truyền

1.1.1. Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam

Theo quy định của JNC VII năm 2003 một người lớn có tăng huyết áp khi

huyết áp tâm thu 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90mmHg theo tiêu

chuẩn này khoảng 8 - 10% dân số các nước phát triển bị bệnh tăng huyết áp.

Ở Mỹ, bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 24%, ở Pháp từ 10 - 25%, ở Thái

Lan chiếm tỷ lệ 27%, Đài Loan trên 25%.

Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp năm 1960 mới khoảng 1%, đến năm

1990, theo điều tra của Trần Đỗ Trinh tỷ lệ đó đã là 11,75%. Năm 2002, theo

điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp của Viện Tim mạch phối hợp với địa

phương trong cả nước thì tỷ lệ tăng huyết áp là 16,62%. Riêng ở Hà Nội, tỷ lệ

mắc bệnh tăng huyết áp là 23% và số người bị tăng huyết áp nguy cơ tăng

dần. Đối với người cao tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao hơn có khoảng 2/3

người trên 65 tuổi tăng huyết áp.

1.1.2. Định nghĩa huyết áp

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch, huyết áp tâm

thu (huyết áp tối đa) là áp lực động mạch lúc tim bóp đạt mức cao nhất, huyết

áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là huyết áp thấp nhất ở cuối thì tâm trương.

3

Page 4: thiên ma câu đằng ẩm

1.1.3. Bệnh tăng huyết áp

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và liên uỷ ban quốc gia về phòng

ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII - 2003) một

người lớn có tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu 140mmHg hoặc huyết áp

tâm trương 90mmHg.

1.1.4. Một số cơ chế về tăng huyết áp hiện nay

Huyết áp phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại vi theo công thức:

Huyết áp = Cung lượng tim x Sức cản ngoại vi

1.1.4.1. Vai trò của hệ Renin - Angiotensin

Ở người có 3 loại tăng huyết áp kèm theo tăng tiết renin, đó là tăng huyết

áp do hẹp động mạch thận. Có loại tăng huyết áp kèm theo giảm tiết renin,

điển hình là hội chứng cường aldosteron tiên phát (hội chứng conn).

1.1.4.2. Vai trò của hệ thần kinh

Latecholamin (cụ thể norodrenalin) do các tế bào thần kinh giao cảm tiết

ra có tác dụng làm tăng sức co bóp của tim, tăng tần số tim, từ đó gây tăng

cung lượng tim. Ngoài ra, latecholamin còn có tác dụng làm co hệ tĩnh mạch

ngoại vi, giúp đưa máu về tim nhiều hơn, làm tăng cung lượng tim, tham gia

vào cơ chế dinh dưỡng, làm phì đại thành mạch máu, từ đó làm tăng sức cản

ngoại vi, gây tăng huyết áp.

1.1.4.3. Vai trò của natri

Một số chế độ ăn nhiều natri (thức ăn có 2% muối và nước uống có 1%

là muối, sẽ gây tăng huyết áp. Trong điều kiện bình thường có hormon và

thận cùng phối với điều chỉnh. Khi có natri hệ thống động mạch có thể tăng

nhạy cảm với angicotensin II và noradrenalin.

4

Page 5: thiên ma câu đằng ẩm

1.1.4.4. Vai trò của thành mạch

Khi có tăng huyết áp, tiểu động mạch dày lên, chỗ hẹp, chỗ giãn và do

đó có thể là nguyên nhân gây thoát huyết tương. Ngược lại tình trạng tiểu

động mạch nhiều collagen phát triển sẽ gây tăng huyết áp, nếu cho beta

propiomitril sẽ làm hạ huyết áp.

1.1.4.5. Vai trò của các yếu tố khác

Prostaglandin loại E và G của thận là những chất chống tăng huyế áp tự

nhiên, thiếu những chất này sẽ có tăng huyết áp.

- Yếu tố di truyền: tăng huyết áp di truyền ở một số động vật theo kiểu

otôsôm và bằng nhiều gen. Ở động vật có tăng huyết áp di truyền, tiểu động

mạch có hiện tượng hẹp sớm, ở người yếu tố gia đình khá rõ.

1.1.5. Phân loại tăng huyết áp

1.1.5.1. Theo chỉ số huyết áp

Tăng huyết áp được phân loại theo sự thống nhất của liên uỷ ban quốc

gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC). Dưới

đây là bảng phân loại huyết áp theo JNC VII - 2003.

Phân loại huyết áp Huyết áp tâm thu

(mmHg)

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

Bình thường < 120 và < 80

Tiền tăng huyết áp 120 - 139 hoặc 80 - 89

Tăng huyết áp độ 1 140 - 159 hoặc 90 - 99

Tăng huyết áp độ 2 160 hoặc 100

5

Page 6: thiên ma câu đằng ẩm

1.1.5.2. Theo thể bệnh

* Tăng huyết áp dao động: Khi huyết áp thất thường thay đổi qua các

lần đo, huyết áp dễ tăng khi hồi hộp, trở lại bình thường khi nghỉ ngơi, khi

trạng thái tinh thần yên tĩnh.

* Tăng huyết áp thường xuyên: Con số huyết áp lúc nào cũng cao tuy

có lúc cao nhiều, có lúc cao Ýt.

Trong loại này có thể phân biệt:

- Tăng huyết áp lành tính: tiến triển chậm, Ýt biến chứng.

- Tăng huyết áp ác tính: tiến triển nhanh, nhiều biến chứng.

* Tăng huyết áp không thường xuyên: Con số huyết áp lúc cao, lúc bình

thường.

- Tăng huyết áp cơn.

1.1.6. Một số vấn đề về phác đồ điều trị

Điều trị tăng huyết áp, y học hiện đại chủ yếu dùng các nhóm thuốc tác

dụng vào các khâu chính của huyết động đã bị thay đổi trong quá trình bệnh lý.

- Hoặc làm giảm cung lượng tim.

- Hoặc làm giảm sức cản ngoại vi.

- Hoặc làm cả 2 khâu.

* Về phác đồ điều trị tăng huyết áp thực hiện phác đồ điều trị theo bậc

thang của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và liên uỷ quốc gia về phòng ngừa,

phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII - 2003).

6

Page 7: thiên ma câu đằng ẩm

1.1.7. Các nhóm thuốc làm giảm huyết áp

1.1.7.1. Các thuốc đối kháng canxi

1.1.7.2. Các chất ức chế men chuyển dạng angiotensin

1.1.7.3. Các thuốc lợi tiểu

1.1.7.4. Thuốc chống giao cảm

1.1.7.5. Các thuốc giãn tĩnh mạch trực tiếp

1.2. Tổng quan về tăng huyết áp theo y học cổ truyền

Những bệnh lý chủ yếu của tăng huyết áp đã được Y học cổ truyền đề

cập đến trong phạm vi các chứng huyễn vựng, đầu thống.

1.2.1. Nguyên nhân cơ chế sinh chứng huyễn vựng

Có 4 nguyên nhân gây chứng huyễn vựng

1.2.1.1. Can dương thượng kháng (âm hư dương xung)

Có thể bẩm sinh người có yếu tố dương mạch làm can dương thăng lên

trên phát thành huyễn vựng.

Người bệnh có quá trình căng thẳng thần kinh gây nên rối loạn tình chí

uất giận, tức giận kéo dài làm cho khí uất hoá hoả gây tổn thương can âm,

phần âm thiếu gây mất cân bằng làm phần dương của can thăng động lên tạo

chứng huyễn vựng.

Thận âm hư không nuôi dưỡng được can âm, dẫn đến an dương chưng

bốc lên gây huyễn vựng.

1.2.1.2. Đàm trọc tắc trở

Thường gặp ở người ăn nhiều chất béo, ngọt trong thời gian dài gây tổn

thương tỳ vị, làm rối loạn chức năng kiện vận của tỳ vị, tạo đàm thấp làm cho

7

Page 8: thiên ma câu đằng ẩm

thanh dương không thăng lên được và trọc âm không giáng xuống được gây

nên huyễn vựng.

1.2.1.3. Thận tinh bất túc

Người bệnh tiên thiên bất túc, hoặc lao lực quá độ làm tiêu hao thận tinh

nên không thượng xung lên não mà não là bể của tuỷ không đầy đủ gây nên

chứng huyễn vựng.

1.2.1.4. Khí huyết tổn thương

Người mắc bệnh lâu ngày tổn thương khí huyết, hoặc tỳ vị hư nhược

mất khả năng kiện vận cũng làm tổn thương khí huyết, khí hư làm chất thanh

không thăng được, chất trọc không giáng được. Huyết hư làm não được nuôi

dưỡng kém mà gây huyễn vựng hoặc khí huyết hư tổn làm sự lưu thông của

huyết bị đình trệ, huyết bị tắc lại, huyết ứ lâu ngày hoá hoả gây huyễn vựng.

1.2.2. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị chứng huyễn vựng theo

y học cổ truyền.

Chứng huyễn vựng được chia làm 4 thể: âm hư dương xung, can thận âm

hư, tâm tỳ hư, đàm thấp.

1.2.2.1. Thể âm hư dương xung:

Hay gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh... các triệu chứng thiên về

hưng phấn nhiều và ức chế giảm. Nếu thiên về hưng phấn nhiều, biểu hiện

lâm sàng thiên về dương xung hay can hoả thịnh. Nếu thiên về ức chế giảm,

biểu hiện lâm sàng thiên về âm hư.

Chứng hậu: hoa mắt nhức đầu, chóng mặt, tai ù, dễ cáu gắt, miệng đắng

họng khô, Ýt ngủ, hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyÒn hoạt

sác.

8

Page 9: thiên ma câu đằng ẩm

- Nếu thiên về âm hư thì chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, hay quên,

lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ Ýt rêu, mạch huyền tê sác.

- Nếu thiên về dương xung hay can hoả thịnh, thì đầu đau dữ dội, mắt

đỏ, mặt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch huyền sác có

lực.

Phương pháp chữa: Tư âm tiềm dương

Bài thuốc: Thiên ma câu đằng Èm

Thiên ma 6g Ých mẫu 16g

Câu đằng 12g Dạ dao đằng 16g

Phục linh 12g Hoàng cầm 12g

Tang ký sinh 16g Chi tử 8g

Đỗ trọng 12g Thạch quyết minh 20g

Ngưu tất 12g

Nếu thiên về âm hư nhiều nặng tư dưỡng can thận âm, dùng bài "Kỷ cúc

địa hoàng gia giảm".

Nếu thiên về dương xung nhiều hay can hoả thịnh thì bình can tiết dương

hay thanh can tả hoả dùng bài "Long đởm tả can thang gia giảm".

1.2.2.2. Thể can thận hư: Hay gặp ở cao huyết áp người già, xơ cứng

động mạch.

Chứng hậu: Nếu thiên vÒ âm hư thì nhức đầu, chóng mặt hoa mắt, ù

tai, hoảng hốt, dễ sợ, ngủ Ýt hay nằm mê, lưng gối yếu, miệng khô, mặt đỏ,

chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.

Nếu thiên về dương hư thì sắc mặt trắng, chân gối mềm yếu, đi tiểu

nhiều, liệt dương di tinh, mạch trầm tế.

9

Page 10: thiên ma câu đằng ẩm

Phương pháp chữa: Tư dưỡng can thận

Bài thuốc:

Nếu thiên về can thận âm hư thì bổ thận âm, dùng bài thuốc: Lục vị quy

thược thang.

Thục địa 16g Trạch tả 8g

Sơn thù 8g Đau bì 8g

Hoài sơn 12g Đương quy 8g

Phục linh 8g Bạch thược 8g

- Nếu thiên về can thận dương hư thì ôn dương can thận dùng bài thuốc

trên gia thêm các vị trợ dương không nên dùng các vị thuốc có tính cay nóng.

1.2.2.3. Thể tâm tỳ hư: hay gặp ở cao huyết áp người già, có kèm theo

các bệnh loét dạ dày tá tràng và viêm đại trang mãn.

Chứng hậu: Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ Ýt, ăn kém, hay đi

phân lỏng, đầu choáng, hoa mất, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tÕ.

Phương pháp chữa: Kiện tỳ, bổ huyết, an thần

Bài thuốc: Quy tú thang gia giảm

Đảng sâm 12g Long nhãn 12g

Bạch truật 12g Hoa hoè 8g

Đương quy 8g Ngưu tất 12g

Mộc hương 4g Hoàng cầm 8g

Viễn chÝ 8g Tang ký sinh 12g

10

Page 11: thiên ma câu đằng ẩm

Táo nhân 12g

1.2.2.4. Thể đàm thấp: Hay gặp ở người béo có cao huyết áp và

cholesterol máu cao.

Chứng hậu: Người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lượm giọng, buồn

nôn, ăn Ýt, ngủ kém, rêu lưỡi trắng dính, miệng nhạt, mạch huyền hoạt (thể

đàm thấp).

Nếu đàm thấp hoá hoả thì khi ngủ hay giật mình, đau đầu có cảm giác

tức căng, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa: Kiện tỳ, từ thấp, hoá đàm.

Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm.

Bán hạ chế 6g Cam thảo 6g

Phục linh 8g Trần bì 6g

Bạch truật 12g Thiên ma 16g

Câu đằng 16g Ngưu tất 16g

Tang ký sinh 16g Ý dĩ 16g

Nếu đàm thấp hoá hoả (đàm hoả, đàm nhiệt) thì dùng bài ôn đởm thang

gia giảm.

1.3. Tổng quan về các vị thuốc và bài thuốc YHCT có tác dụng hạ huyết áp

Ở Việt Nam, các tài liệu cổ cũng đã giới thiệu.

- Những vị thuốc hay được dùng điều trị chứng huyễn vựng là: long đởm

thảo, hoàng cầm, sinh địa, sa tiền tử, mộc thông, ngưu tất, hoàng bá, đỗ

trọng, đảng sâm, bạch truật, cúc hoa, câu đằng…

11

Page 12: thiên ma câu đằng ẩm

- Những bài thuốc cổ phương hay dùng điều trị chứng huyễn vựng: thiên

ma câu đằng Èm, long đởm tả can thang, tê giác địa hoàng thang, lục vị địa

hoàng thang,..

12

Page 13: thiên ma câu đằng ẩm

Chương 2

Chất liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Chất liệu nghiên cứu

2.1.1. Công thức bài thuốc nghiên cứu thiên ma câu đằng Èm

Thiên ma 6g

Câu đằng 12g

Phục linh 12g

Tang ký sinh 16g

Đỗ trọng 12g

Ngưu tất 12g

Ých mẫu 16g

Dạ dao đằng 16g

Hoàng cầm 12g

Chi tử 8g

Thạch quyết minh 20g

13

Page 14: thiên ma câu đằng ẩm

2.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu của bài thuốc "Thiên ma câu đằng Èm"

TT Tên nguyên liệu Đạt tiêu chuẩn

1 Rễ thiên ma (Gastrodia eleta

Orchidaceae)

Rễ cây thiên ma không mốc, mọt

2 Thân có móc cây câu đằng (Vncaia

nhynchophylla)

Thân có móc không mốc mọt,

phơi khô

3 Vá con ốc cửu khổng (Concha

Haliotidis

Vỏ phơi khô

4 Vỏ đỗ trọng (Eucommia ulmoides) Vỏ phơi khô không nấm móc, mọt

5 Nấm thông trắng (phục linh)

Pochyma cocos Fres Poria cocos

Woff

Nấm thông trắng không được

mốc, mọt

6 Rễ ngưu tất (Radix Achyranthis

Bidentate

Rễ, củ ngưu tất không mốc, mọt

7 Rễ Ých mẫu (Leonurus Sibiricus) Toàn thân bỏ rễ cây Ých mẫu

không sâu, Èm mốc

8 Rễ hoàng cầm (Sulte llaria

baicalensis)

Rễ không Èm mốc, mọt

9 Quả chi tử (Gardenia florida) Quả chắc không Èm mốc

10 Toàn cây tang ký sinh (Loranthus

parasiticus)

Toàn cây tầm gửi ký sinh trên cây

dâu không mốc mọt

11 Rễ củ dạ dao đằng (Dolygo

Mummu)

Củ rễ cây đã bào chế cửu chưng

cửu sái, không Èm ướt, nấm mốc.

14

Page 15: thiên ma câu đằng ẩm

Các nguyên liệu trong bài thuốc "Thiên ma câu đằng Èm" được dùng ở

dạng nguyên liệu khô và được thái mỏng, sơ chế đạt tiêu chuẩn dược điển Việt

Nam.

2.1.3. Chỉ định và liều dùng

Các bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn nhẹ và vừa theo y học hiện đại.

Các bệnh nhân thuộc chứng huyễn vựng theo y học cổ truyền.

Liều dùng: 250ml nước thuốc sắc/ ngày uống chia 2 lần lúc 8h30' và lúc 17h.

2.1.4. Cách sử dụng

Cho thành phần của bài thuốc "Thiên ma câu đằng Èm" vào Êm đổ vào

600ml nước sạch đem đun soi nhỏ lửa cho đến khi cô đặc còn 250ml nước

thuốc sắc rồi chia 2 lần uống.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân của khoa Nội - Lão của bệnh viện Tuệ Tĩnh của Học viện

YDHCT Việt Nam.

2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Các bệnh nhân sau khi được xác định chắc chắn là tăng huyết áp giai

đoạn I, II được nhận vào diện nghiên cứu.

2.2.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân

* Theo Y học hiện đại

- Không lấy tất cả các bệnh nhân tăng huyết áp có nguyên nhân.

- Các bệnh nhân tăng huyết áp không thường xuyên, các bệnh tăng huyết

áp ở giai đoạn 3 nặng đã có biến chứng nguy hiểm ở não, tim...

- Các bệnh nhân bỏ điều trị hoặc điều trị bằng thuốc hạ huyết áp khác.

15

Page 16: thiên ma câu đằng ẩm

* Theo y học cổ truyền

Không lấy tất cả bệnh nhân bán thân bất toại, di c hứng trúng phong.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu trên lâm sàng

- Theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trước, sau.

- Sử dụng thuật toán thống kê y học theo T - Test và 2 bằng chương

trình xử lý số liệu Epi - Info 6.04 của WHO.

2.3.2. Đánh giá kết quả trên lâm sàng

So sánh huyết áp đầu và huyết áp chính thống (về các chỉ số: HA tâm

thu, HA tâm trương, HA trung bình).

- So sánh huyết áp cuối và huyết áp chính thống (vÒ các chỉ số HA tâm

thu, HA tâm trương, HA trung bình).

Tiêu chuẩn đánh giá kết quả lâm sàng theo 4 mức độ sau:

- Mức độ 1 : Hiệu quả rất tốt: HA trung bình giảm trên 20mmHg (các

bệnh nhân huyết áp trở về giới hạn bình thường cũng được

xếp vào mức này).

- Mức 2 : Hiệu quả tốt: HA trung bình giảm từ 10 - 19mmHg.

- Mức 3 : Hiệu quả trung bình: HA trung bình giảm từ 5 - 9mmHg.

- Mức 4 : Hiệu quả kém: HA trung bình thay đổi Ýt, không thay đổi

hoặc tăng lên sau điều trị.

Ngoài ra còn có sự thay đổi về mạch, trọng lượng cơ thể, về một số triệu

chứng cơ năng đã nêu.

2.3.3. Đánh giá tác dụng phụ

Theo dõi tác dụng phụ (nếu có) do thuốc gây nên, số liệu thu thập được

xử lý bằng toán thống kê y sinh học.

16

Page 17: thiên ma câu đằng ẩm

Chương 3

Dự kiến kết quả nghiên cứu

3.1. Dự kiến kết quả thử nghiệm trên lâm sàng

Tất cả bệnh nhân đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm với

liệu trình điều trị là 30 ngày.

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới

Bảng 3.1. Tuổi đối tượng nghiên cứu

Tuổi Số lượng Tỷ lệ %

45 - 59

60 - 74

75 - 90

Tổng

Bảng 3.2. Giới tính đối tượng nghiên cứu

Giới Số lượng Tỷ lệ %

Nam

Nữ

Tổng

17

Page 18: thiên ma câu đằng ẩm

Bảng 3.3. Thời gian phát hiện bệnh

Thời gian Số lượng Tỷ lệ %

Dưới 1 năm

1 - 5 năm

6 - 10 năm

Trên 10 năm

Tổng

Bảng 3.4. Yếu tố gia đình

Yếu tè gia đình Số lượng Tỷ lệ %

Gia đình có người mắc bệnh tăng

huyết áp

Gia đình không có người mắc bệnh

tăng huyết áp

Tổng

3.1.2. Mức độ và giai đoạn tăng huyết áp

Bảng 3.5. Mức độ tăng huyết áp (xếp theo chỉ số huyết áp của JNC - VII)

Mức độ Số lượng Tỷ lệ %

Tăng huyết áp nhẹ

Tăng huyết áp vừa

Tổng

18

Page 19: thiên ma câu đằng ẩm

3.1.3. Thể bệnh theo Y học cổ truyền

Bảng 3.6. Xếp loại huyễn vựng

Thể bệnh Số lượng Tỷ lệ %

Èm hư dương xung

Can thận hư

Tâm tỳ hư

Đàm thấp

Tổng

3.1.4. Dự kiến kết quả giảm chỉ số huyết áp

3.1.4.1. Dự kiến kết quả giảm chỉ số huyết áp sau điều trị so với huyết áp

chính thống của bệnh nhân

Bảng 3.7. Kết quả sau 5 ngày điều trị

Chỉ sè(n = )

S P% thay đổi so với

HA ban đầuHuyết áp tâm thu:

Trước

Sau

Huyết áp tâm trương:

Trước

Sau

Huyết áp trung bình:

Trước

Sau

19

Page 20: thiên ma câu đằng ẩm

Bảng 3.8. Kết quả sau 30 ngày điều trị

Chỉ sè

(n = )S P

% thay đổi so

với HA ban đầu

Huyết áp tâm thu:

Trước

Sau

Huyết áp tâm trương:

Trước

Sau

Huyết áp trung bình:

Trước

Sau

3.1.4.2. Dự kiến kết quả giảm chỉ số huyết áp trung bình sau 30 ngày điều

trị, đánh giá theo 4 mức độ

Bảng 3.9. Dự kiến kết quả sua 30 ngày điều trị theo 4 mức độ

Mức độ Số lượng Tỷ lệ %

Mức 1 (rất tốt)

Mức 2 (tốt)

Mức 3 (trung bình)

Mức 4 (kém)

Tổng

20

Page 21: thiên ma câu đằng ẩm

3.1.4.3. Dự kiến kết quả giảm chỉ số huyết áp của hai thể THA nhẹ và vừa

Bảng 3.10. Dự kiến kết quả giảm chỉ số huyết áp của hai thể THA nhẹ và vừa

Mức độMức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

n % n % n % n %

THA nhẹ

THA vừa

Tổng

3.1.5. Dự kiến kết quả trên tần số tim

Bảng 3.11. So sánh tần số tim trước và sau đợt điều trị

Tần sè tim (lần/phút)

Trước Sau

Giá trị

S

P

21

Page 22: thiên ma câu đằng ẩm

3.1.6. Kết quả đối với cân nặng

Bảng 3.12. Trọng lượng trước và sau điều trị

Cân nặng (kg)

Trước Sau

Giá trị

S

P

3.1.7. Dự kiến kết quả đối với từng thể bệnh huyễn vựng

Bảng 3.13. Kết quả với từng thể bệnh huyễn vựng

Thể bệnh Số lượng

BN

Số lượng BN hạ huyết áp

mức 1 và 2

Tỷ lệ %

Âm hư dương xung

Can thận hư

Tâm tỳ hư

Đàm thấp

22

Page 23: thiên ma câu đằng ẩm

3.1.8. Dự kiến kết quả đối với một số triệu chứng cơ năng

Bảng 3.14. Dự kiến kết quả về triệu chứng cơ năng

Triệu chứng + - 2 Bậc tù do p

Hoa mắt chóng mặt

Trước

Sau

Đau đầu:

Trước

Sau

Tê mỏi đầu chi:

Trước

Sau

Bốc hoả:

Trước

Sau

Ngủ kém:

Trước

Sau

23

Page 24: thiên ma câu đằng ẩm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

2. Kiều Xuân Dũng, Trần Thuý (1985), "Tác dụng hạ áp của châm điện

và so sánh tác dụng hạ áp của phương pháp châm điện với phương pháp

nằm nghỉ trên bệnh nhân cao huyết áp", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội

trú, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

3. Phạm Tử Dương (1997), "Bệnh tăng huyết áp", Nhà xuất bản Y học.

4. Phạm Khuê (1993), "Tăng huyết áp ở người có tuổi", NXB Y học.

5. Phạm Vũ Khánh (2009), "Lão khoa Y học cổ truyền", NXB Giáo dục

Việt Nam.

6. Đỗ Tất Lợi (1995), "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", NXB

Khoa học kỹ thuật.

7. Tuệ Tĩnh (1996), "Huyễn vựng", Nam dược thần hiệu, NXB Y học.

Page 25: thiên ma câu đằng ẩm

MỤC LỤC

§Æt vÊn ®Ò 1

Chương 1: Tæng quan tµi liÖu 3

1.1. Tæng quan vÒ t¨ng huyÕt ¸p theo y häc cæ truyÒn

3

1.1.1. T×nh h×nh m¾c bÖnh t¨ng huyÕt ¸p trªn thÕ giíi

vµ ViÖt Nam 3

1.1.2. §Þnh nghÜa huyÕt ¸p 3

1.1.3. BÖnh t¨ng huyÕt ¸p4

1.1.4. Mét sè c¬ chÕ vÒ t¨ng huyÕt ¸p hiÖn nay 4

1.1.5. Ph©n lo¹i t¨ng huyÕt ¸p 5

1.1.6. Mét sè vÊn ®Ò vÒ ph¸c ®å ®iÒu trÞ 6

1.1.7. C¸c nhãm thuèc lµm gi¶m huyÕt ¸p 7

1.2. Tæng quan vÒ t¨ng huyÕt ¸p theo y häc cæ truyÒn

7

1.2.1. Nguyªn nh©n c¬ chÕ sinh chøng huyÔn vùng

7

1.2.2. C¸c thÓ l©m sµng vµ ph¬ng ph¸p ®iÒu trÞ chøng

huyÔn vùng theo y häc cæ truyÒn. 8

1.3. Tæng quan vÒ c¸c vÞ thuèc vµ bµi thuèc YHCT cã t¸c

dông h¹ huyÕt ¸p 11

Chương 2: ChÊt liÖu, ®èi tîng vµ ph¬ng ph¸p nghiªn cøu

12

2.1. ChÊt liÖu nghiªn cøu 12

Page 26: thiên ma câu đằng ẩm

2.1.1. C«ng thøc bµi thuèc nghiªn cøu thiªn ma c©u

®¼ng Èm 12

2.1.2. §Æc ®iÓm nguyªn vËt liÖu cña bµi thuèc tÕ thiªn

ma c©u ®»ng Èm 13

2.1.3. ChØ ®Þnh vµ liÒu dïng 14

2.1.4. C¸ch sö dông 14

2.2. §èi tîng nghiªn cøu 14

2.2.1. Tiªu chuÈn chän bÖnh nh©n 14

2.2.2. Tiªu chuÈn lo¹i bÖnh nh©n 14

2.3. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu15

2.3.1. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu trªn l©m sµng 15

2.3.2. §¸nh gi¸ kÕt qu¶ trªn l©m sµng 15

2.3.3. §¸nh gi¸ t¸c dông phô 15

Chương 3: Dù kiÕn kÕt qu¶ nghiªn cøu 16

3.1. Dù kiÕn kÕt qu¶ thö nghiÖm trªn l©m sµng16

3.1.1. Ph©n bè bÖnh nh©n theo tuæi vµ giíi 16

3.1.2. Møc ®é vµ giai ®o¹n t¨ng huyÕt ¸p 17

3.1.3. ThÓ bÖnh theo Y häc cæ truyÒn 18

3.1.4. Dù kiÕn kÕt qu¶ gi¶m chØ sè huyÕt ¸p 18

3.1.5. Dù kiÕn kÕt qu¶ trªn tÇn sè tim 20

3.1.6. KÕt qu¶ ®èi víi c©n nÆng 21

3.1.7. Dù kiÕn kÕt qu¶ ®èi víi tõng thÓ bÖnh huyÔn

vùng 21

3.1.8. Dù kiÕn kÕt qu¶ ®èi víi mét sè triÖu chøng c¬

n¨ng 22

Page 27: thiên ma câu đằng ẩm
Page 28: thiên ma câu đằng ẩm

CHỮ VIẾT TẮT

BN : Bệnh nhân

HA : Huyết áp

YHCT : Y học cổ truyền

WHO : Tổ chức Y tế thế giới

YDHCT : Y dược học cổ truyền

THA : Tăng huyết áp

JNC : Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh

giá và điều trị tăng huyết áp

Page 29: thiên ma câu đằng ẩm

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề cương đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA BÀI THUỐC

"THIÊN MA CÂU ĐẰNG ÈM" TRÊN LÂM

SÀNG

PHAN VĂN PHƯỚC

LÍP: CT4B - K1

HÀ NỘI - 2010