176
Tịnh Từ Yếu Ngữ Lời ngỏ Thuốc không luận quý hiếm hay thông thường, miễn chữa lành bệnh là thuốc hay. Pháp chẳng luận cạn sâu, hóa giải được phiền não là Diệu pháp. Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến. Một câu A-di-đà thật rất giản đơn, dễ thực hành nhưng hiệu quả vô cùng nhanh chóng, nghĩa lý sâu rộng vô biên. Nói về chiều sâu, hàng Thượng căn nương nơi đây thâm nhập Tự tánh Di-đà, tỏ ngộ Duy tâm Tịnh độ. Nói về chiều rộng, hàng Trung Hạ chỉ cần tin, nguyện và thực hành, thì hiện tại phiền não tiêu mòn, thân tâm an lạc; đến khi lâm chung giữ vững chánh niệm được vãng sinh. Như thế, chẳng phải là rất sâu xa, rộng lớn hay sao? “Một pháp môn Tịnh độ lợi khắp ba căn, thâu nhiếp cả Thánh lẫn phàm”. Từng chữ, từng lời, từng câu nói của người xưa đều là chân thật, đều phát xuất từ tấm lòng đại bi vô hạn! Quyển “Tịnh Từ Yếu Ngữ” do Thiền sư Nguyên Hiền trước tác, lời dạy thật đơn giản nhưng chứa đựng trọn vẹn yếu chỉ của sự tu hành, trình bày rõ ràng pháp môn niệm Phật, Sự Lý viên dung, khuyên bảo mọi người giữ giới sát, ăn chay, thực hành phóng sinh nhằm làm cho tâm từ bi được mỗi ngày thêm tăng trưởng. Đây thật là thuyền từ trong biển khổ, đuốc sáng giữa đêm tối vô minh, là kim chỉ nam giúp cho người tu Tịnh nghiệp thoát khỏi sinh tử luân hồi về nơi Tịnh độ. Vì lợi ích đó, nên chúng tôi phiên dịch sách này ra Việt văn. Chúng tôi thành kính tri ân: Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh (Viện chủ chùa Vạn Đức), Thượng tọa trụ trì chùa Bửu Liên, Đại đức trụ trì chùa Hoằng Pháp, Đại đức trụ trì chùa Thiên Hưng cùng chư pháp hữu: ĐĐ. Pháp Đăng. ĐĐ. Tâm Huệ, Sa-di Quang Hội, Phật tử Diệu Thiện, Tâm Hoa, Thiện Hòa... đã tận tâm giúp đỡ, nên quyển sách này sớm được hoàn thành. Kính mong các bậc Tôn đức và đạo hữu mười phương niệm tình chỉ giáo. Thành kính tri ân 1 / 176

THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Lời ngỏ

Thuốc không luận quý hiếm hay thông thường, miễn chữa lành bệnh là thuốc hay. Phápchẳng luận cạn sâu, hóa giải được phiền não là Diệu pháp. Do chúng sinh có nhiều bệnh, nênđức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.

Một câu A-di-đà thật rất giản đơn, dễ thực hành nhưng hiệu quả vô cùng nhanh chóng, nghĩalý sâu rộng vô biên. Nói về chiều sâu, hàng Thượng căn nương nơi đây thâm nhập Tự tánhDi-đà, tỏ ngộ Duy tâm Tịnh độ. Nói về chiều rộng, hàng Trung Hạ chỉ cần tin, nguyện và thựchành, thì hiện tại phiền não tiêu mòn, thân tâm an lạc; đến khi lâm chung giữ vững chánh niệmđược vãng sinh. Như thế, chẳng phải là rất sâu xa, rộng lớn hay sao? “Một pháp môn Tịnh độ lợi khắp ba căn, thâu nhiếp cả Thánh lẫn phàm”. Từng chữ, từng lời,từng câu nói của người xưa đều là chân thật, đều phát xuất từ tấm lòng đại bi vô hạn!

Quyển “Tịnh Từ Yếu Ngữ” do Thiền sư Nguyên Hiền trước tác, lời dạy thật đơn giản nhưngchứa đựng trọn vẹn yếu chỉ của sự tu hành, trình bày rõ ràng pháp môn niệm Phật, Sự Lý viêndung, khuyên bảo mọi người giữ giới sát, ăn chay, thực hành phóng sinh nhằm làm cho tâm từ biđược mỗi ngày thêm tăng trưởng. Đây thật là thuyền từ trong biển khổ, đuốc sáng giữa đêm tốivô minh, là kim chỉ nam giúp cho người tu Tịnh nghiệp thoát khỏi sinh tử luân hồi về nơi Tịnhđộ. Vì lợi ích đó, nên chúng tôi phiên dịch sách này ra Việt văn.

Chúng tôi thành kính tri ân: Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh (Viện chủ chùa Vạn Đức), Thượngtọa trụ trì chùa Bửu Liên, Đại đức trụ trì chùa Hoằng Pháp, Đại đức trụ trì chùa Thiên Hưng cùngchư pháp hữu: ĐĐ. Pháp Đăng. ĐĐ. Tâm Huệ, Sa-di Quang Hội, Phật tử Diệu Thiện, Tâm Hoa,Thiện Hòa... đã tận tâm giúp đỡ, nên quyển sách này sớm được hoàn thành.

Kính mong các bậc Tôn đức và đạo hữu mười phương niệm tình chỉ giáo. Thành kính tri ân

1 / 176

Page 2: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

vô lượng!

Thích Minh Thành kính ghi

THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN(1577–1657)

Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là Vĩnh Giác, người ở huyện Kiến Dương, tỉnh Phúc Kiến.

Thuở nhỏ, theo Nho học. Năm 20 tuổi đã được bổ làm Thái Học Sinh (người được học ởtrường lớn nhất kinh thành, chuyên truyền trao kinh điển của nhà Nho). Năm 25 tuổi, Sư nghevị Tăng tụng kinh Pháp Hoa đến câu: “Khi ấy, Ta hiện thân thanh tịnh sáng suốt...”, liền rất vuimừng, khen rằng: “Ngoài cái học của Chu, Khổng, quả thật còn có một việc lớn khác!”. Từ đó,Sư để tâm nơi giáo lý và thông suốt tất cả kinh điển.

Về sau, khi gặp ngài Thọ Xương, Sư trình bày chỗ hiểu biết của mình rồi theo Ngài học thamthiền, đến năm 40 tuổi thì Sư xuất gia. Một hôm, từ chùa đi ra gặp ngài Thọ Xương từ ruộng trởvề chùa, Sư liền hỏi: “Thế nào là thân thanh tịnh sáng suốt?”. Ngài Thọ Xương giũ áo đứng im.Sư hỏi: “Chỉ có cái này hay còn gì khác nữa chăng?”. Thọ Xương phất áo bỏ đi. Sư đi theo vàophương trượng. Chưa kịp mở miệng, Thọ Xương cầm gậy đánh liên tục ba cái, bảo rằng: “Vềsau chẳng được lơ là!”.

Năm sau, ngài Thọ Xương thị tịch. Sư y chỉ với ngài Bác Sơn Nguyên Lai và thọ giới Cụ túc.Chẳng bao lâu, Sư từ giã trở về Phúc Kiến. Khi đi thuyền qua Diên Tân, chợt nghe một vị Tăngtụng kinh Pháp Hoa đến câu: “Chư Phật đều tằng hắng và khảy móng tay”, bèn thấu suốt tácdụng trước kia của ngài Thọ Xương. Liền nói kệ rằng:

“Gà vàng mổ nát lưu ly biếc Hoàn toàn ngơi nghỉ chỉ tự hay Nằm yên trên thuyền, trời đã sáng

2 / 176

Page 3: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Trước non mưa tạnh, tiếng chim kêu”.

Lúc ấy, Sư đã 46 tuổi nhằm tháng 09 năm thứ 03 niên hiệu Thiên Khải (1623) đời nhà Minh.Sau đó, Sư về ở am Kim Tiên, đọc Đại tạng ba năm rồi ẩn tu nơi núi Hà.

Năm thứ 06 niên hiệu Sùng Trinh (1633), Sư yết kiến Thiền sư Văn Cốc Quảng Ấn, học giớibổn của ngài Vân Thê. Năm sau trở về Côn Sơn, xiển dương rộng rãi Tông phong Tào Động. Sưlập thân hành đạo vững chắc như núi non, đức hạnh trong sạch tợ băng tuyết, bảo vệ đạo pháp,cứu độ nhân gian, phước tuệ vẹn toàn. Mọi người đều tôn xưng là “Cổ Phật trở lại”.

Mùng 07 tháng 10 năm thứ 14, niên hiệu Thuận Trị (1657) đời Thanh, Sư an nhiên thị tịch,hưởng thọ 80 tuổi. Đệ tử rất đông, nhưng chỉ riêng ngài Đạo Bái là người được pháp.

Thiền sư Nguyên Hiền có trước tác hơn mười loại: Lăng-nghiêm Kinh Lược Sớ, Kim CangKinh Lược Sớ, Bát-nhã Tâm Kinh Chỉ Chưởng, Tứ Phần Giới Bổn Ước Nghĩa.

(Theo Phật Học Đại Từ Điển

Phật Quang Đại Từ Điển

Ngũ Đăng Toàn Thư)

Lời tựa

“Tịnh Từ” nghĩa là gì? Là do tôi nghe lời dạy của Đại sư Văn Cốc để đặt tên am. Am đặt tên “Tịnh Từ”, nghĩa là niệm

3 / 176

Page 4: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Phật, phóng sinh.

Niệm Phật, phóng sinh mong cầu việc gì? Mong cầu được trở về bản tâm vốn thanh tịnh, vốntừ bi của mình.

Bởi lẽ, bản tâm của chúng ta vốn thênh thang thường thanh tịnh, mà chúng sinh lại không rõbản tánh ấy nên thường thấyï vật ngoài tâm. Do đó, mắt bị hình sắc làm ô nhiễm, tai bị âmthanh làm ô nhiễm, mũi bị mùi hương làm ô nhiễm, lưỡi bị vị làm ô nhiễm, thân bị sự xúcchạm làm ô nhiễm, ý bị pháp trần làm ô nhiễm, trôi nổi ở bên ngoài không thể trở về. Từ đó,sinh khởi nghiệp chướng, gây ra tội lỗi, mãi đắm chìm trong thế giới uế trược nhỏ hẹp không cóngày giải thoát.

Đức Phật xót thương chúng sinh, nên vì họ nói pháp bỏ “nhiễm” trở về “tịnh”. Vì căn cơ củachúng sinh không đồng nhau, nên giáo pháp cũng có nhiều khác biệt, nhưng quan trọng và dễthực hành nhất vẫn là pháp môn niệm Phật.

Nhất tâm niệm Phật dụng chí không phân tán, sáu căn đều thâu nhiếp. Tịnh niệm tương tụcthì mắt không bị hình sắc làm ô nhiễm, tai không bị âm thanh làm ô nhiễm, mũi không bị mùihương làm ô nhiễm, lưỡi không bị vị làm ô nhiễm, thân không bị sự xúc chạm làm ô nhiễm, ýkhông bị pháp trần làm ô nhiễm.

Nếu làm được như vậy thì tuy đang sống ở trong cõi Ta-bà mà toàn thân đã ngồi nơi thế giớiLiên Hoa. Vậy còn lo gì thân đời sau lại không thanh tịnh!

Tuy tu Niệm Phật Tam-muội nhưng phước đức không đầy đủ thì khó thành tựu quả lành, cầnphải tu mọi việc lành để làm trợ nhân. Việc lành tuy rất nhiều, nhưng hạnh từ bi là đứng đầu;hạnh từ bi tuy nhiều, nhưng ngăn ngừa việc sát hại, thực hành phóng sinh là bậc nhất.

Bởi vì, điều yêu quý nhất của chúng sinh là sự sống, còn cái chết là điều chúng sinh đau khổnhất. Cho nên, hễ có cùng một dòng máu đỏ thì tâm tánh đều như nhau. Chỉ vì tập quen với sựtàn nhẫn, rất khó thực hành lòng nhân từ đồng thể, nên mới thản nhiên giết hại mà không cảmthấy xót thương.

4 / 176

Page 5: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Lẽ nào tâm tánh lại vốn như thế hay sao? Thế nên, đức Phật hết lời nhắc nhở, ban đầu răn việc sát sinh, khuyên bảo rộng rãi sự phóngsinh. Ban cho cái yêu quý nhất và cứu giúp nỗi đau khổ nhất của chúng sinh. Công đức ấy đốivới muôn loài thật không sao tính kể!

Tại thành Kiến Châu, hoặc Tăng hoặc tục vâng theo lời Đại sư Văn Cốc dốc lòng niệm Phật,phóng sinh đã lâu. Nhưng mọi người còn ngại không thể mở rộng truyền xa nên mới bàn với tôi,tôi bèn đem những lời dạy chính yếu trong các sách Tịnh độ và giới sát chép lại thành quyển“Tịnh Từ Yếu Ngữ” này, giao cho họ khắc bản. Mong rằng lời nói giáo hóa về tâm thanh tịnh vàlòng từ bi trải rộng đến vô cùng.

Ôi! Ý nghĩa của “Tịnh Từ” thật rộng lớn, đâu chỉ ở nơi việc niệm Phật, phóng sinh mà thôi.

Niệm Phật và phóng sinh có thể nói là “Tịnh Từ”, nhưng không thể cùng tận hết ý nghĩa của“Tịnh Từ”. Nói đến cùng thì thanh tịnh cùng cực, giác tánh tròn đầy, thành tựu đạo Vô Thượng,cũng không ra ngoài ý nghĩa của một chữ “Tịnh” này. Cứu độ khắp tất cả loài hữu tình, từ biđến muôn kiếp cũng không ngoài ý nghĩa một chữ “Từ”.

Chư Bồ-tát lớn, trên mong cầu quả Phật, dưới hóa độ chúng sinh, từ trước cho đến sau tất cảcác kinh điển Đại thừa cũng đều muốn làm sáng tỏ điều này, đến nỗi sách chất đầy nhà. Naylấy hai chữ “Tịnh Từ” khái quát trọn vẹn ý nghĩa không còn dư thừa.

Chớ nên cho rằng Đại sư Văn Cốc đặt tên này chỉ có ý ở nơi niệm Phật, phóng sinh mà thôi.Các vị hãy khéo thể hội ý này mà suy rộng ra mới thấy được trọn vẹn ý của Ngài.

Tuy vậy, vẫn còn một câu mà hai chữ “Tịnh Từ” không bao quát được. Tôi muốn vì mọi ngườinói rõ ra, nhưng ngặt nỗi lưỡi tôi quá ngắn. Các vị nên chất vấn nơi Đại sư!

Mùng 05 tháng 0 8 năm Giáp Tuất

5 / 176

Page 6: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Niên hiệu Sùng Trinh (1634) Thích Nguyên Hiền kính ghi

QUYỂN THƯỢNGSa-môn Nguyên Hiền ở chùa Dũng Tuyền, Cổ Sơn trước tác 1. Nguồn gốc giáo lýTịnh độ Thuở xưa,đức Phật xuất hiện ở đời chỉ vì một đại sự nhân duyên, nói ra rất nhiềugiáo pháp để thích ứng với mọi căn cơ của chúng sinh, nhưng cũng chỉđể trừ bỏ tập nhiễm nhơ uế, trở lại tâm vốn thanh tịnh của mình màthôi. Vì chúng sinh có căn cơ chẳng đồng nhau, nên giáo pháp cũng cónhiều loại sai khác. Nhưng, muốn tìm một pháp tu trì dễ dàng nhất, vàođạo ổn thỏa nhất, thành công mau chóng nhất, không gì bằng phápmôn Tịnh độ. Tịnh độ là gì? Trong hư không bao la rộng lớn có vô số cõi nước, có cõi Tịnh, cõiuế. Chúng sinh có tâm tịnh thì sinh về cõi Tịnh, có tâm uế thì sinh vềcõi uế. Nếu sinh về cõi uế thì nghiệp chướng mỗi ngày một sâu, khó thành tựupháp lành; còn sinh về cõi Tịnh thì nghiệp chướng mỗi ngày một tiêutrừ, dễ thành tựu pháp lành. Thế nên, người học đạo cần phải chọn lựacon đường tu hành cho mình về cõi tịnh uế một cách cẩn thận. Ngay cảcõi Tịnh độ cũng còn có nhiều sai biệt, trong đó cõi thù thắng nhất làthế giới Cực Lạc Tây Phương. Thế giới này do vô lượng nguyện lực, vô lượng công đức của PhậtA-di-đà tạo nên. Vì vậy, công đức trang nghiêm vĩ đại của cõi này,những thế giới khác không sao sánh kịp. Ở đây chỉ nói sơ lược về cõi nước đó, đại khái gồm có hai mươi thứthù thắng: 1. Vàng ròng làm đất, bảy báu làm ao. Mạng lưới, hàng cây, lan can,lầu các đều do bảy loại báu làm thành. 2. Trong cõi nước không có nỗi khổ của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. 3. Chúng sinh được sinh về đều hóa sinh từ hoa sen trong ao bảy

6 / 176

Page 7: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

báu. 4. Thân thể sắc vàng, đầy đủ ba mươi hai tướng hảo. 5. Nơi thân có ánh sáng che át cả mặt trời, mặt trăng. 6. Sống lâu vô lượng, mãi mãi không có nỗi khổ của già, bệnh, chết. 7. Y phục và thức ăn tùy ý tự nhiên hóa hiện. 8. Tận mắt thấy Phật, nghe thuyết Diệu pháp. 9. Cùng các bậc Thượng thiện nhân chung ở một nơi. 10. Không có lời nói dâm dục và nữ sắc 11. Không có hận thù đối nghịch. 12. Không có ma quân, ngoại đạo. 13. Không có hàng Nhị thừa, nếu có thì đều hồi tâm hướng về Đạithừa. 14. Gió thổi, nước reo, chim hót đều tuyên Diệu pháp. 15. Trăm ngàn Thiên nhạc ngày đêm thường tấu vang. 16. Thần thông đầy đủ. 17. Hay đến khắp thế giới trong mười phương cúng dường tất cả chưPhật chỉ trong thời gian một bữa ăn. 18. Chư Phật hộ niệm. 19. Vừa sinh về cõi nước kia liền vào bậc Bất thối chuyển. 20. Chỉ trong một đời được thành Phật. Thế giới ấy có rất nhiều sự thù thắng, lợi ích như thế, cho nên chúngsinh cần phải có tâm cầu sinh về cõi nước ấy. Người muốn cầu vãng sinh cõi nước Cực Lạc, chẳng phải do làmnhững việc lành khác mà được, chỉ cần chuyên tâm trì niệm danh hiệuPhật A-di-đà thì được vãng sinh. Tại sao? Vì do sức đại nguyện của đứcPhật ấy. Thuở xưa, trong lúc còn tu đạo Bồ-tát, đức Phật A-di-đà đã phát bốnmươi tám đại nguyện để độ tất cả chúng sinh. Trong những lời phátnguyện ấy có một lời nguyện như vầy: “Nếu có chúng sinh muốn sinhvề cõi nước Tôi, xưng danh hiệu Tôi cho đến mười niệm. Nếu khôngđược vãng sinh Tôi nguyện không ở ngôi Chánh Giác”. Do lời nguyện sâu rộng này, nên chúng sinh chỉ cần chuyên tâm trìniệm danh hiệu Phật nhất tâm không loạn, thì liền được vãng sinh.Người ấy lúc lâm chung, Phật A-di-đà phóng ánh sáng lớn cùng với chư

7 / 176

Page 8: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Thánh chúng đến trước người ấy, đưa tay tiếp dẫn. Chỉ trong thời giankhảy móng tay là đã vãng sinh về cõi kia, ở trong hoa sen tươi đẹp. Khihoa nở, người ấy được thấy Phật và được nghe Phật nói nhiều loại giáopháp vi diệu. Nghe rồi, người ấy liền chứng ngộ được “lý không sinhkhông diệt”, từ đó thẳng tiến tu hành đến khi thành Phật. Những điều đã nói trên được dẫn chứng từ nơi kinh luận và lời dạy củachư Tổ, nhất định chẳng có giả dối, do đó phải nên có lòng tin sâuchắc. Nhưng trong những lời nói đó đều có Sự và Lý. Người tu không nênnghiêng lệch hay bác bỏ bên nào cả. * Sao gọi là Sự? Tức là tất cả sự tướng nơi Tịnh độ đã nêu trên. * Sao gọi là Lý? Nghĩa là thấu rõ tất cả sự tướng đó chẳng có vật gìnằm ngoài bản tâm. Tuy nói Tịnh độ tại tâm mà chẳng ngại có thế giới Cực Lạc, vì thếgiới kia đều do chính nơi tâm mình hiện bày. Tuy nói bản tánh Di-đà mà chẳng ngại có giáo chủ cõi Cực Lạc, bởivì giáo chủ đó cũng chính từ nơi bản tánh mà thành tựu. Tuy lặng lẽ vô sinh mà chẳng ngại rõ ràng có vãng sinh, là vì vãngsinh vốn chính là vô sinh. Bậc cao minh phần nhiều ưa bàn về Lý, mà thường chê cười việc tuhành trên sự tướng. Hàng Trung Hạ phần nhiều chấp vào việc tu hành trên sự tướng, mêmờ nơi Lý chân thật. Tất cả hoàn toàn đều chẳng biết không có Lýngoài Sự, Sự chính ở ngay trong Lý. Chấp Lý bỏ Sự lại rơi vào tai họa“chấp Không”. Chấp Sự mà không rõ Lý vẫn có lợi ích được vãng sinh. Như thế, lẽnào lại ưa chuộng bàn suông về “Không” mà chịu tai họa thật sự haysao! 2. Chánh tín niệm Phật Tu pháp môn này ban đầu cần phải có chánh tín. Chư Phật,chư đại Bồ-tát trong ba đời, cho đến các bậc Tổ sư đều phải cólòng tin này trước tiên, rồi sau đó mới vào được đạo. Nếu không có lòng tin này thì người tu sẽ do dự không quyếtđịnh, chỉ tin suông không chân thật.

8 / 176

Page 9: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Chẳng luận là người không tu tập hay có tu tập mà lúc tin lúckhông, khi thực hành khi bỏ phế, không có năng lực mạnh mẽ,không có ý chí quyết liệt, thì làm sao có thể thành tựu đượccông đức hiếm có này? Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, là mẹ củacông đức. Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành. Lòng tin hay vượtra khỏi các đường ma. Lòng tin hay được vào trong Chánhđịnh”. Sao gọi là lòng tin? Nghĩa là tỏ ngộ nguồn chơn, tin sâu Thậttướng. Nếu chưa được như thế thì nên tin chắc lời Phật. Kinh A-di-đà nói: “Chư Phật trong sáu phương đều hiện tướnglưỡi rộng dài khuyên bảo nên tin kinh này”. Bởi vì phàm phuchúng ta tâm thức mê muội thấp kém, bị ràng buộc nơi thóiquen cạn hẹp mà chẳng biết được chỗ rộng lớn xa xôi, cảnh giớisâu kín nhiệm mầu, vừa thấy việc khác thường liền nghi ngờ,không dám tin. Phàm phu chúng ta chỉ nên tin theo lời Phật.Đức Phật từ lòng đại từ, đại bi, đại trí tuệ mà nói lời thành thật,hoàn toàn không giả dối. Lời Phật không tin thì lời ai mới đángtin? Việc tin lời Phật, gồm có hai phần: 1. Tin về Lý. 2. Tin về Sự. * Tin về Lý: là tin tâm ta tức là Tịnh độ, tánh ta tức là Di-đà. * Tin về Sự: là tin phương Tây quả thật có Tịnh độ, phươngTây quả thật có Phật Di-đà. Tuy nói Lý riêng biệt, mà thật ra trong Lý đó đều có Sự, nhưbiển cả hay hiện bóng vạn vật. Tuy chỉ nói về Sự, mà tất cả Sựđều nằm trong Lý, như bóng vạn vật chẳng rời biển cả. Sự Lý tuy một, mà cũng là hai; đồng thời chẳng phải một cũngchẳng phải hai. Tin hiểu như thế gọi là chánh tín.

9 / 176

Page 10: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Nếu chỉ tin Lý mà không tin Sự hay tin Sự mà không tin Lý,như thế gọi là lòng tin tin nghiêng lệch không phải chánh tín.Người tu hành chưa được chánh tín cần phải hỏi rộng các bậc đitrước, nghiên cứu rộng rãi kinh luận thì mọi nghi ngờ tự nhiêntan biến, chánh tín tự nhiên hiện bày. Như thế mới có thể khởiđại nguyện, tự sách tấn, phát đại hạnh tiến thẳng đến giác ngộ,không đợi đời sau. Có một số người tư chất cao siêu, vừa xem kinh luận có chúthiểu biết, liền bảo rằng tôi được chánh tín, nhưng rồi bị thóiquen lôi kéo té nhào, chẳng thể chuyển dời một bước. Chẳng biết đó chỉ là cái hiểu bên ngoài, không phải là chánhtín. Nếu biết rằng cọp hay vồ người, lẽ nào lại dám khinh thườngchạm đến. Nếu hiểu được lông loài chim Chẩm có chất độc hạingười thì lẽ nào dám nếm. Ngày nay, cam chịu tai họa Cọp vồ,Chẩm độc mà không biết hối hận, thì làm sao có lòng tin? Nếu là bậc trượng phu thông đạt, xin từ đây trở về sau, nênbuông bỏ cái nhìn sai lầm trước kia!3. Chánh hạnh niệm Phật Người tu Tịnh nghiệpkhi đã đủ chánh tín thì nên tu chánh hạnh. Chánh hạnhnghĩa là gì? Chính là niệm Phật. Pháp niệm Phật trong kinh nêu ra nhiều môn. Ngàyxưa, các Sư phần nhiều chuộng hai môn Quán tưởng vàTrì danh. Nếu tâm thô thiển, hiểu biết nông cạn thì không thể thọtrì môn Quán tưởng. Chỉ có môn Trì danh là đơn giản dễdàng, ba căn cơ Thượng, Trung, Hạ đều được lợi ích. Vìthế, mới khuyến khích mọi người nên thực hành pháp Trìdanh. Kinh Di-đà nói: “Chấp trì danh hiệu hoặc một ngày,hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm

10 / 176

Page 11: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

ngày, hoặc sáu ngày, cho đến bảy ngày nhất tâm khôngloạn…” chính là nói về pháp này. Pháp Trì danh có Lý và có Sự. Lý trì: là đem ngay bốn chữ “A-di-đà Phật” làm thoạiđầu, giữ vững danh hiệu Phật trong suốt hai mươi bốngiờ. Chẳng dùng tâm chấp có để niệm, chẳng dùng tâmchấp không để niệm; cũng chẳng dùng tâm chẳng chấpcả hai bên để niệm. Chấm dứt bờ mé trước sau, một niệmkhông sinh, chẳng trải qua thứ bậc vượt lên địa vị Phật. Sự trì: là chỉ chuyên tâm nắm chặt một câu A-di-đàPhật như dựa vào núi Tu-di, lay không động. Sáng sớmcũng niệm như thế, tối cũng niệm như thế, đi cũng niệmnhư thế, ngồi cũng niệm như thế, trong giao tiếp hằngngày cũng niệm như thế, dù gặp cảnh thuận nghịchcũng niệm như thế. Tịnh niệm liên tục, tự nhiên tâm đượckhai ngộ, so với Lý trì không hề khác biệt. Nếu tâm chưa được khai ngộ, lúc lâm chung nhất địnhcũng được vãng sinh vào hàng Thượng phẩm ở cõi CựcLạc. Nếu như sức mạnh chưa đủ, công phu chưa thuần, cầnphải tùy sức mình tu tập, hoặc sớm tối lễ niệm, hoặc mỗisáng mười niệm, tích lũy công đức, dần dần vun bồi quảlành. Điều cốt yếu là tín nguyện vững chắc, lúc lâmchung chắc chắn được vãng sinh, nhưng chỉ là phẩm vịtương đối thấp, thấy Phật trễ. Nhưng, cũng như người thiđậu tên đứng cuối bảng thì cũng đâu phải việc xấu. 4. Tu thêm những việc phước Người tu

11 / 176

Page 12: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Tịnh nghiệp chuyên niệm Phật A-di-đà, cần phải tumọi việc phước để trợ giúp thêm. Kinh Quán VôLượng Thọ nói: “Người muốn vãng sinh Cực Lạcphải tu ba việc phước: một là hiếu dưỡng cha mẹ,phụng sự sư trưởng, từ bi không sát hại, tu mười việclành. Hai là thọ trì Tam quy, đầy đủ các giới, khôngphạm oai nghi. Ba là phát tâm Bồ-đề, tin sâu nhânquả, đọc tụng Đại thừa, khuyến tấn người tu hành.Ba việc này là nhân chân chính, là nghiệp thanhtịnh của chư Phật ba đời”. Có một đệ tử tu Tịnh nghiệp, hỏi Đại sư Từ Chiếurằng: - Đệ tử chuyên tu Niệm Phật Tam-muội. Vậy cóthể thực hành thêm bố thí, trì giới, cúng dường làmphước hay chăng? Ngài Từ Chiếu đáp: - Ông chuyên niệm Phật A-di-đà, nếu không trìgiới thì có tội hủy phạm; nếu không bố thí thì tăngthêm nghiệp tham lam keo kiệt; nếu không cúngdường Tam Bảo thì có nghiệp ngã mạn; nếu khôngcung kính tất cả thì có tội khinh thường người. Dođó, hủy phạm thì rơi vào địa ngục, xan tham keokiệt rơi vào ngạ quỷ, ngã mạn thì thường ở trongđường ác, khinh thường người đời đời nghèo hèn.

12 / 176

Page 13: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Người bị những nghiệp ác như thế che ngăn, màmuốn sinh về Tịnh độ, có được hay chăng? Chonên Pháp sư Tăng Triệu nói: “Hữu vi tuy giả dốinhưng nếu bỏ thì khó thành tựu Phật đạo. Vô vi tuychân thật nhưng nếu chấp vào thì trí tuệ không đượctỏ sáng”. Nay các ông tu Niệm Phật Tam-muội cầu sinhTịnh độ, mau thành tựu quả vị Phật, nên lấy việcchuyên niệm Phật làm chánh hạnh và tu thêm mọiphước đức khác. Sớm tối thường siêng năng cúngdường Tam Bảo, lễ bái sám hối, bố thí, trì giới, làmtrong sạch thân miệng ý và tu thêm các việc thanhtịnh. Tất cả căn lành tu hành được đều hướng vềTịnh độ, thành tựu công đức niệm Phật. Như thế, cóthể gọi là “đi thuyền nước xuôi, lại thêm đôi chèotốt”. 5. Chánh nguyện niêm Phật Đại sưTừ Chiếu nói: “Có hạnh mà không nguyện,hạnh ấy ắt trơ trọi; có nguyện mà không hạnhthì chỉ nguyện suông. Nguyện hạnh trợ nhaumới lên được Bảo địa”. Hiện nay, thường thấy người vì bệnh khổ màphát tâm niệm Phật, hoặc vì đền đáp ân củangười thân mà khởi niệm, hoặc vì gia đình bình

13 / 176

Page 14: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

an, hoặc vì tăng thêm tuổi thọ mà niệm Phật.Nguyện đã không chân chính thì chỉ chuốc lấyquả giả dối. Dù cho có tu tập cả đời, nhưng đềulà dụng công phu sai lầm. Lúc mạng chung đâuthể được vãng sinh, vì khi sinh tiền họ đâu cóước nguyện. Vì thế cho nên, người niệm Phậtphải phát nguyện chân chính.Chánh nguyện là chẳng nguyện được hưởngphước báo nơi cõi trời người, chẳng nguyệnđược quả vị nhỏ hàng Nhị thừa, chẳng phảinguyện chỉ riêng ta được vãng sinh Tịnh độ,được chứng ngộ Bồ-đề, mà chính là nguyện chotất cả chúng sinh đều được vãng sinh Tịnh độ,chứng ngộ Bồ-đề. Nguyện này vừa phát khởi, liền có thể đầy đủvô lượng công đức, có thể tiêu trừ vô lượngnghiệp nhơ, có thể phá nát vô lượng lưới ma,mãi mãi làm hạt giống chân thật để thành Phật.Đây chính là tâm Bồ-đề. Người tu hành phải phát nguyện mỗi ngàynhư thế, mỗi giờ phát nguyện như thế. Nguyệnlực vững chắc không thay đổi thì tất cả muônviệc lành đều trở thành hạnh vi diệu giác ngộ,

14 / 176

Page 15: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

làm chánh nhân cho Tịnh độ. Như vậy lo gìkhông được vãng sinh!6. Chánh niệm lúc lâm chung Tuy công phu Tịnh nghiệp được tíchlũy hàng ngày, nhưng lúc lâm chungmột niệm sau cùng rất quan trọng. Chỉdo một niệm này mà sinh vào cõi Tịnhhay uế, đi vào đường Thánh, nẻophàm. Thường thấy người niệm Phật, lúcbình thường đều nói cầu sinh Tịnh độ,nhưng đến khi lâm chung phần nhiềukhông có được chánh niệm. Hoặc thamsống sợ chết, quyến luyến túi da này;hoặc khó chịu nổi sự phân ly khi nhìnthấy vợ con than khóc; hoặc bị tài sảnràng buộc không buông bỏ được; hoặcdo cảnh không thuận ôm hận mà chết;hoặc vì bị bệnh khổ bức bách đau đớn

15 / 176

Page 16: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

mà qua đời. Vì đã mất chánh niệm, nênđành phải theo luân hồi đọa lạc. * Hoặc có người tự nghi ngờ mình cảđời nghiệp nặng, nên không có phần ởcõi Tây Phương. * Hoặc có người tự nghi ngờ mìnhniệm Phật quá ít, nên không dám mongđược vãng sinh Tây Phương. * Hoặc có người tự nghi ngờ mình cònnợ nần chưa trả xong, tâm nguyệnchưa tròn, tham sân chưa dứt khó màvãng sinh Cực Lạc. * Hoặc có người tự nghi ngờ mình tuycó niệm Phật, nhưng vẫn ngại Phậtkhông đến rước. Bốn việc này đều do họ tự phát sinhnghi ngờ làm chướng ngại mất chánhniệm. * Hơn nữa, lại có người thường ngày

16 / 176

Page 17: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

niệm Phật siêng năng, bỗng bị bệnhkhổ, nằm liệt trên giường đau đớnkhông chịu nổi. Đó là do nghiệp cũ sâunặng của đời trước, đáng lẽ phải rơi vàođường ác, nhưng do sức niệm Phật nênchuyển nặng thành nhẹ, cần phải chịuđựng, càng thêm chuyên cần niệmPhật nhiều hơn, thì chắc chắn đượcvãng sinh. Nếu oán trách Phật phápkhông linh nghiệm, lại sinh tâm thối luiphải rơi vào địa ngục. * Hoặc có người bình thường tuy nóiniệm Phật, nhưng lòng tham sống thậtnặng nề. Một hôm bệnh khổ đến mình,liền tin tà sư ma thuật, giết hại chúngsinh, đốt giấy tiền vàng mã, cúng tếyêu quỷ trông mong ban phước cứugiúp. Do tâm tà này nên không đượcchư Phật tiếp nhận.

17 / 176

Page 18: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

* Hoặc có người do bệnh khổ, nghelời thấy thuốc bảo uống rượu ăn thịt,hoặc giết hại sinh mạng để làm thuốc.Như vậy đã làm mất căn lành, nên phảitheo nghiệp xoay chuyển. Ba trường hợp ấy đều do bệnh sinhkhởi chướng ngại, làm mất chánh niệm. Nay tôi khuyên người tu hành đến lúcnày chỉ cần tin chắc kinh văn, giữ vữngchánh niệm, buông bỏ tất cả, niệmPhật đến giây phút cuối cùng. Xem bacõi là ngục tù, nhìn vợ con là oan gia,coi tài sản như xiềng xích, nhìn thânmình như túi da hôi thúi, như đầu sọ vỡnát. Nên dặn dò sắp đặt trước quyếnthuộc trong nhà và khách thăm bệnh,đều dạy họ niệm Phật trợ giúp, khôngnên nói chuyện tạp, không nên nêu

18 / 176

Page 19: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

việc nhà, không nên than ngắn thở dài,thương khóc rơi lệ. Đợi đến khi thânkhông còn hơi ấm mới có thể thươngkhóc. Nếu y theo pháp này, nhất định đượcvãng sinh. Dù cho người bình thườngchưa từng niệm Phật, nhưng có thể ytheo đây cũng đều được vãng sinh. Than ôi! Chết là việc vô cùng hệtrọng, trong khoảnh khắc đã qua đờikhác, một niệm sai lầm muôn kiếp chịukhổ. Thế nên, mọi người phải cẩntrọng! Phải cẩn trọng! 7. Sự khó và dễ của hai cõi Bồ-tát Long Thọ nói: “Tu hành trongcõi Ngũ trược gọi là khó hành đạo,như người què đi trên đường hiểmtrở, một ngày chẳng đi quá mấy

19 / 176

Page 20: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

dặm. Tu hành ở Tịnh độ gọi là dễhành đạo, như kẻ phàm phu nươngvào sức mạnh của Chuyển LuânVương, trong một ngày đi khắp tứthiên hạ”. Nay đem mười điều khó ở cõiTa-bà để so sánh với mười điều dễ ởTịnh độ: 1. Ta-bà không thường gặp Phật.Phật Thích-ca đã diệt độ, tà phápmạnh mẽ; Cực Lạc thì Phật thườngchẳng diệt, hiện đang làm giáo chủ. 2. Ta-bà mạt pháp nhiễu nhương,có nhiều ngoại đạo, dù bàn Phậtpháp nhưng đa số nghiêng lệch sailầm; Cực Lạc thì Phật và Bồ-tát,nước, chim, cây rừng thường tuyên

20 / 176

Page 21: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

thuyết Diệu pháp. 3. Ta-bà bạn bè tà ác, mong cầulợi dưỡng, làm mê lầm người tu hànhđọa vào ba đường ác; Cực Lạc thìQuán Âm, Thế Chí làm bạn thùthắng, các bậc Thượng thiện nhân ởchung một nơi. 4. Ta-bà có các loài ma não loạn,phá hoại chánh pháp; Cực Lạc tuycó Thiên ma nhưng đều hộ trì chánhpháp, giúp người tu hành mau đượcthành tựu. 5. Ta-bà luân hồi trong sáu nẻo,như bánh xe xoay vòng không cóngày dừng nghỉ; Cực Lạc thì hoasen hóa sinh, không còn luânchuyển trong đường sinh tử khổ đau.

21 / 176

Page 22: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

6. Ta-bà qua lại ba cõi theo nghiệpchịu quả báo, tuy sinh lên cõi Trờinhưng khó tránh con đường ác; CựcLạc thì danh từ của ba đường ác cònkhông nghe, huống chi có thật. 7. Ta-bà trần duyên ác trược,thường làm chướng ngại đối với việcxuất thế; Cực Lạc thì lầu vàng điệnngọc, áo đẹp cơm ngon đều làmphương tiện trợ giúp tu hành. 8. Ta-bà con người sống trăm nămnhưng phần nhiều chết yểu, thời gianmau chóng, đại đạo khó thành; CựcLạc thì tuổi thọ của chúng sinhngang bằng với Phật. 9. Ta-bà tu hành phải đoạn trừKiến hoặc, Tư hoặc mới có thể được

22 / 176

Page 23: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Bất thối chuyển. Người mới tu chưatránh khỏi sự thối chuyển đọa lạc;Cực Lạc thì chúng sinh khi sinh vềđều vào Chánh định tụ mãi khôngcòn thối chuyển. 10. Ta-bà người tu hành trải quamuôn kiếp khó thành, như các vị đồđệ nghe pháp trong thời Phật ĐạiThông, thối chuyển Đại thừa chấpvào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếpcòn ở bậc Thanh văn; Cực Lạc thìchỉ một đời này thường theo Phậthọc, tiến thẳng đến đạo tràng, thànhtựu đạo giác ngộ Vô Thượng. Mười điều khó và dễ nói trên đây,thật cách xa nhau như trời với vực.Nếu cậy vào sức mình thì chỉ luống

23 / 176

Page 24: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

uổng tự nhọc nhằn. Nhưng nếunương nhờ vào duyên thù thắng thìđược sự lợi ích cao rộng.Người tu hành nên chọn lựa! 8. Giải nghi Tịnh độHỏi:Chư Phật, Bồ-tát lấy tâm đại bi làmsự nghiệp, đáng lẽ phải ở cõi xấuác để cứu khổ chúng sinh. Tại saolại nguyện sinh về Tịnh độ, chỉ vìlợi ích của riêng mình? Đáp: Các Ngài nguyện sinh vềTịnh độ đâu chỉ vì lợi ích choriêng mình, bởi lẽ không sinh vềđó thì khó mà cứu khổ chúng sinh.Trong kinh nói: “Bồ-tát đã được Vô

24 / 176

Page 25: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

sinh pháp nhẫn (thấu rõ lý khôngsinh không diệt) mới được chophép vào cõi thế tục hóa độ chúngsinh. Nếu chưa được vậy phảithường không rời Phật”. Bởi vì tậpkhí mê lầm chưa dứt, nhẫn lựcchưa đầy đủ, nếu gặp duyên ác thìchắc chắn bị trở ngại việc tiến tu,tự cứu mình còn khó khăn huốnggì cứu giúp kẻ khác? Nếu ở nơi thế giới xấu ác này lạimuốn cứu độ người khác, giốngnhư chiếc thuyền không toàn vẹn,không chắc chắn mà muốn đưanhiều người qua biển, thì mìnhngười đều sẽ chìm đắm. Thế nên,

25 / 176

Page 26: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

luận Đại Trí Độ nói: “Kẻ phàm phuđủ mọi sự ràng buộc mà có lòngđại bi nguyện sinh vào thế giới xấuác cứu độ chúng sinh, thật khôngcó điều đó”. Luận Vãng Sinh nói: “Ngườimuốn dạo chơi nơi địa ngục, phảivãng sinh Cực Lạc được Vô sinhnhẫn, rồi mới trở lại trong sinh tửgiáo hóa những chúng sinh chịukhổ nơi địa ngục”. Hỏi: Người tỏ ngộ trong Tôngmôn không trải qua thứ bậc vượtlên địa vị Phật, cần gì nguyệnsinh về Tịnh độ? Đáp: Ông bảo rằng người tỏ ngộ

26 / 176

Page 27: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

thì tập khí mê lầm dứt hẳn, nhanhchóng đồng với chư Phật sao?Hay là tập khí mê lầm còn thì vẫnphải nhờ tiệm tu? Nếu tập khí mê lầm còn, cần phảicầu sinh về Tịnh độ, nhờ duyênthù thắng ở cõi đó lần lần gạn lọc.Nếu cứ lưu chuyển trong cõi đờiNgũ trược với sự giải ngộ cạn cợt,qua đời sau liền mờ mịt, như thếlàm sao bảo đảm không lui sụt!Như các ngài Thừa Thiên Giản,Chân Như Triết, Hải Ấn Tín… thuởxưa đều là những bậc minh triếttrong Tông môn mà không có chúttự chủ đối với việc sinh tử. Thế thì

27 / 176

Page 28: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

những người khác cũng có thể biếtđược. Huống gì như Đồng tử ThiệnTài là hàng căn cơ viên đốn cònnguyện sinh Cực Lạc; Bồ-tát LongThọ là Tổ được truyền y còn nhậnlời thọ ký vãng sinh Tịnh độ. Sự tỏngộ của ông có thể ngang bằngThiện Tài và Long Thọ hay chăng? Giả sử, bảo rằng có thể ngangbằng với các Ngài thì ngại gìchẳng cùng sinh về Tịnh độ. Nếuchưa được vậy, đâu thể chậm trễđối với việc vãng sinh?

Hỏi: “Tâm vốn lìa niệm, phápvốn không sinh”. Nay dạy người

28 / 176

Page 29: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

niệm Phật cầu sinh Tịnh độ là tạisao? Đáp: “Cho niệm là niệm, chosinh là sinh” là sự sai lầm củachấp thường. “Cho vô niệm là vô niệm, cho vôsinh là vô sinh” là mê lầm của tàkiến.“Niệm mà vô niệm, sinh mà khôngsinh” là chân lý Đệ nhất nghĩa. Thế nên, chỗ lý chân thật chẳngnhận mảy trần, thì không có chưPhật để niệm, không có Tịnh độđể sinh. Trong cửa Phật, Sự không bỏmột pháp thì đều thâu nhiếp được

29 / 176

Page 30: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

các căn. Bởi có phương phápchính yếu “trở về nguồn”, đó là mởra một môn vãng sinh Niệm PhậtTam-muội. Vì thế, trọn ngày niệm Phật màkhông trái với vô niệm; rõ ràngvãng sinh mà chẳng trái ngược vôsinh. Tuy nói phàm Thánh đều ởnơi vị trí của chính mình, nhưngđạo cảm ứng qua lại; Đông Tâykhông đến đi, mà tinh thần vượtlên cõi Tịnh. Điều này không thểvấn nạn được!

Hỏi: Chúng sinh có thể niệmdanh hiệu của các đức Phật khác,

30 / 176

Page 31: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

có thể cầu sinh về các cõi Tịnh độkhác. Cần gì riêng niệm PhậtA-di-đà cầu sinh về Cực Lạc? Đáp: Ở đây có sáu ý nghĩa: * Một là vì tâm chúng sinh phầnnhiều vẩn đục tán loạn, niệm khắpcả chư Phật khó thành tựuTam-muội, nên chỉ chuyên niệmmột đức Phật cầu sinh một cõinước, khiến cho tâm ý buộc vàomột cảnh thì dễ được vãng sinh. * Hai là vì đại nguyện từ bi củaPhật A-di-đà vô tận, tiếp dẫnnhững chúng sinh niệm Phật, chođến mười niệm cũng được vãngsinh. Còn các đức Phật khác

31 / 176

Page 32: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

không có điều đó. * Ba là vì Cực Lạc công đứctrang nghiêm đủ mọi thù thắng,khác với những cõi Tịnh độ khác.Chúng sinh được sinh về dễ tiếnđạo hơn. * Bốn là vì phàm phu không trítuệ, nên y theo lời Phật. Cõi CựcLạc Tịnh độ này đã được đứcPhật Thích-ca khẳng định và lặpđi lặp lại khắp trong các kinh điển.Chư Phật nhiều như số cát sôngHằng thảy đều khen ngợi. * Năm là nếu những chúng sinhnào không có duyên với Phật thìPhật không thể độ. Còn chúng

32 / 176

Page 33: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

sinh ở cõi này, chẳng luận già trẻ,sang hèn đều biết có Phật A-di-đà,bất chợt thốt ra đều niệm một câuA-di-đà Phật. Thế nên biết, chúngsinh ở cõi này có nhân duyên lớnvới Phật A-di-đà. * Sáu là vì thể tánh của chư Phậtđồng nhau. Một là tất cả, tất cả làmột; niệm một đức Phật tức làniệm chung tất cả Phật. Do có sáu ý nghĩa trên, nên chỉchuyên tâm về Cực Lạc, thì sự lợiích thật vô cùng to lớn!

Hỏi: Phân chia Tịnh độ, uế độ;bỏ uế lấy Tịnh đều thuộc vọng

33 / 176

Page 34: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tưởng, đâu đáng gọi là chân tu? Đáp: Đó chẳng phải sự lấy bỏtrong vọng tưởng của thế gian, màchính là phương pháp chung củachư Như Lai trong mười phương đểchuyển phàm thành Thánh. Nếu chẳng chán nản rời bỏ, làmsao chuyển phàm? Nếu chẳng ưathích chọn lấy, làm sao thànhThánh? Từ phàm phu trở lên, mỗiđịa vị đều có sự lấy bỏ, mãi đếnbậc Diệu Giác mới hết lấy bỏ. Thếnên, bậc cao đức thuở xưa nói:“Chỗ tột cùng của lấy bỏ và khônglấy bỏ chẳng khác nhau”. Như thế,sao có thể gọi là chẳng phải chân

34 / 176

Page 35: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tu? Vả lại, nên biết chân tục khônghai, lặng lẽ, tác dụng vô ngại, thìtrọn ngày lấy bỏ mà chẳng thấy cótướng lấy bỏ. Ngài Tịnh Danh nói: “Tuy biếtpháp của chư Phật cùng chúngsinh rỗng không mà thường tuTịnh độ giáo hóa chúng sinh”, đólà nói về ý này. Hỏi: Tâm chính là Phật, thì quánxét ngay nơi tâm mình là được,cần gì niệm Phật nào khác? Đáp: Tâm mình cùng với chưPhật thật sự đồng một thể, thìquán xét tâm mình hay quán xét

35 / 176

Page 36: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

đức Phật khác chỉ tùy theo sự tiệnlợi ở căn cơ. Lẽ nào lại chấp tâmmình là Phật, bảo rằng đức Phậtkhác ở ngoài tâm hay sao? Vả lại,niệm đức Phật khác là một phươngtiện thù thắng của chư Phật, khiếncho được vãng sinh cõi nước kia,nhờ tha lực mau đến Bồ-đề.Sự lợi ích ấy thật rất to lớn!

Hỏi: Tịnh độ ở nơi tâm, cần gìcầu sinh Cực Lạc? Đáp: Ông nói Tịnh độ ở nơi tâmlà đã chấp vào cái tâm nhỏ bé nàylàm Tịnh độ, mà Cực Lạc thì xaxôi ở ngoài mười muôn ức cõi. Như

36 / 176

Page 37: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

thế, hoàn toàn chẳng biết ý chỉcủa Duy tâm. Bảo rằng, Duy tâm nghĩa là tâmbao trùm hư không, lượng khắppháp giới. Tùy tâm thanh tịnh thìbiểu hiện cõi thanh tịnh; tâm uếtrược thì biểu hiện cõi uế trược.Thế nên biết, người vãng sinh CựcLạc chính bởi tâm thanh tịnh nênbiểu hiện thanh tịnh, lẽ nào lại ởngoài tâm? Nếu tâm bị hạn cuộc nơi nhỏ bérồi cho đó là Tịnh độ, thì chẳngnhững Cực Lạc không ở trong tâmmà Ta-bà cũng chẳng ở trong tâm;không chỉ Cực Lạc chẳng nên

37 / 176

Page 38: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

vãng sinh, mà Ta-bà cũng chẳngnên sinh vào. Vả lại, nay hỏi ông đời sau quảthật có sinh hay chăng? Quả thậtkhông sinh hay chăng? Nếu như nói rằng có sinh thìđem cái gì sinh, rồi sau đó mớithành Duy tâm? Nếu như nói rằng không sinh, đãrơi vào kiến chấp đoạn diệt. Đó làcái thấy của ngoại đạo, lý luận củama Ba Tuần. Có người bảo rằng: “Ta chỉ tựthanh tịnh tâm mình thì tự nhiênvãng sinh Tịnh độ, cần gì niệmPhật cầu vãng sinh?”.

38 / 176

Page 39: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Đáp rằng: Đã không niệm Phậtthì không có nhân duyên Tịnh độ.Chỉ muốn ở nơi thế giới uế trượcnày tự thanh tịnh tâm mình, đây làđiều Bồ-tát Long Thọ gọi là “khóhành đạo”. Bởi vì cõi này cảnhduyên uế trược tạp loạn, nhiềuchướng ngại đối với sự tu hành,bảy người tiến tám người lùi, xoayvần trong sáu nẻo, trải qua số kiếpnhiều như cát bụi vẫn còn vướngmắc trong sinh tử. Cần phải đoạnhết Kiến hoặc và Tư hoặc mới rakhỏi ba cõi, chứng đắc đến Thấttrụ (Bất thối trụ: đạo tâm tăngtrưởng không còn lui sụt) mới gọi

39 / 176

Page 40: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

là Bất thối, mà còn chưa có phầnvãng sinh Tịnh độ, sao lại nói là“tâm tịnh thì cõi tịnh?”. Như thếkhông phải là rất khó khăn haysao?

Hỏi: Kẻ phàm phu chịu đủ mọiràng buộc, tuy có niệm Phật màtham sân chưa dừng, tâm thật sựchẳng được thanh tịnh thì làm saovãng sinh? Đáp: Đó là nhờ vào nguyện lựccủa Phật A-di-đà thâu nhận. KinhNa-tiên nói: “Ví như có người muốnchuyên chở cả ngàn khối đá lớnqua biển cả, đều nhờ sức mạnh

40 / 176

Page 41: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

của thuyền nên đến được bờ bênkia”. Tội lỗi của chúng sinh cũng nhưtảng đá to lớn, nguyện lực củaPhật A-di-đà giống như chiếcthuyền, nên mới có thể vượt quabiển sinh tử. Tội vốn phải đọanhưng nhờ nương Phật lực màđược vãng sinh. Hơn nữa, người còn mangnghiệp được vãng sinh, lúc sắpmạng chung cần phải giữ chánhniệm vững chắc. Một niệm từ tâmthanh tịnh này còn nhanh chónghiện ra cõi Tịnh, huống gì có côngphu niệm Phật hằng ngày!

41 / 176

Page 42: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Hỏi: Những người tạo năm tộinghịch, mười nghiệp ác, chỉ niệmmười câu Phật được vãng sinh,điều này thật khó tin? Đáp: Nói chung, một niệm lúclâm chung rất quan trọng. Trongkinh nói: “Có người đàn bà quasông, lỡ tay làm rơi đứa con xuốngnước, vì lo cứu vớt con nên bịnước cuốn chết đuối. Do có mộtniệm lành thương con nên đượcsinh lên cõi Trời”. Tỷ-kheo Vô Văn lúc lâm chung,vì khởi một niệm ác hủy bángPhật, bèn bị đọa vào địa ngục. Thiên đường và địa ngục chỉ ở

42 / 176

Page 43: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

trong một niệm còn có thể chuyểnđổi. Thế thì mười niệm được vãngsinh Tịnh độ còn nghi ngờ gì nữa?Huống chi trong những lời phátnguyện, đức Phật A-di-đà có nói:“Chúng sinh xưng niệm danh hiệuTôi cho đến mười niệm, nếu khôngđược vãng sinh về cõi nước củaTôi, Tôi không thành Chánh Giác”. Nguyện lực đã kiên cố, tâm niệmlại dõng mãnh. Bên này cảm, bênkia ứng, nhanh như hình với bóng,âm thanh với tiếng vang. Như thếcòn nghi ngờ gì nữa!

Hỏi: Trong kinh nói: “Niệm một

43 / 176

Page 44: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

câu Phật diệt trừ tội nặng của sựsinh tử trong tám mươi ức kiếp”.Điều này thật khó tin, xin Ngài giảirõ? Đáp: Lời này phát xuất từchương Hạ phẩm Hạ sinh nói vềngười thành tựu mười niệm lúc lâmchung. Ông nghi ngờ tội nặng củasự sinh tử trong tám mươi ức kiếplà quan trọng, lại xem thường mộtniệm lúc lâm chung. Nay y cứ vào ba pháp của tôngThiên Thai mà suy xét thì chưa cóthể lấy xa gần, nhiều ít để bànluận khinh và trọng. * Một là ở nơi tâm: nghĩa là tâm

44 / 176

Page 45: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tạo tội từ hư vọng điên đảo màsinh khởi; tâm niệm Phật từ việcđược nghe bậc Thiện tri thức nóivề danh hiệu và công đức chânthật của Phật A-di-đà mà phátsinh. Một bên giả dối, một bên chânthật, đâu thể so sánh với nhauđược. Ví như căn nhà tối muônnăm, ánh sáng mặt trời vừa soiđến, tối tăm nhanh chóng tiêu tan.Lẽ nào do tối đã lâu ngày nênkhông thể tan biến? * Hai là ở nơi duyên: nghĩa làtâm si mê hư vọng tạo tội, doduyên theo cảnh giới giả dối điên

45 / 176

Page 46: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

đảo mà phát sinh; tâm niệm Phậtlà do nghe danh hiệu và công đứcchân thật thanh tịnh của Phật,duyên nơi tâm giác ngộ vô thượngmà phát sinh. Một bên thật, một bên giả, đâuthể so sánh với nhau được. Ví nhưcó người bị trúng tên độc, mũi têncắm sâu, chất độc ngấm vào tổnhại da thịt, nhưng một khi ngheâm thanh của tiếng trống đượcthoa thuốc giải độc thì mũi tên bịđẩy ra, chất độc được giải trừ. * Ba là ở nơi sự quyết định:nghĩa là lúc tạo tội do có tâm giánđoạn và tâm hối hận về sau, còn

46 / 176

Page 47: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

khi niệm Phật không có hai tâmđó, nên lúc xả bỏ sinh mạng dotâm lành mạnh mẽ liền được vãngsinh. Ví như sợi dây rất to, cả ngànngười bứt không đứt, nhưng đứa béchỉ cần vung gươm bén mà chémthì trong khoảnh khắc liền đứtthành hai đoạn. Ba sự lường xét trên, hoàn toànnhìn từ khía cạnh tâm hay niệmmà bàn luận. Có thể thấy rõ ràngtự tâm vốn đã có đầy đủ sức mạnhchẳng thể nghĩ bàn và ý nghĩa diệttrừ tội lỗi. Huống chi danh hiệu được niệmchính là Phật A-di-đà, bậc thành

47 / 176

Page 48: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tựu muôn vàn đức hạnh. Do đạinguyện nhiếp trì, công năng ấyđâu thể nghĩ bàn cho được. Ví nhưcó người lấy gân Sư tử để làm dâyđàn, một khi khảy đàn thì tất cảdây đàn khác đồng thời đứt đoạn.Lại như có người lấy các loại sữatrâu, dê, lừa, ngựa để vào thùngrồi cho vào một giọt sữa Sư tử, tấtcả loại sữa khác đều trở thànhnước. Nay vừa xưng danh hiệu Phật, lẽnào tội nặng của sự sinh tử trongtám mươi ức kiếp lại không tiêudiệt?

48 / 176

Page 49: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Hỏi: Còn mang nghiệp đượcvãng sinh, điều đó tôi có thể tin.Nhưng vì sao lại được không thốichuyển? Đáp: Điều này có năm nhânduyên khiến người vãng sinh đượckhông thối chuyển: 1. Do nguyện lực của PhậtA-di-đà thường thâu nhiếp giữ gìn. 2. Do ánh sáng của Phật luônsoi chiếu, tâm Bồ-đề thường tăngtrưởng. 3. Nước, chim, cây rừng, gió reo,nhạc tấu đều thuyết giáo nghĩakhổ, không. Người nghe nhữngpháp ấy thường khởi lòng niệm

49 / 176

Page 50: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 4. Cõi nước Cực Lạc toàn là bậcBồ-tát làm bạn lành, không cócảnh duyên xấu ác, không có quỷthần, tà ma. Các thứ phiền nãoTam độc… hoàn toàn không sinhkhởi. 5. Do sống lâu mãi mãi, đồng vớichư Phật, Bồ-tát.

Hỏi: Người đời đều nghi ngờ cõiCực Lạc ở xa ngoài mười muôn ứccõi nước, lúc sắp lâm chung chỉtrong khoảnh khắc e khó đếnđược. Làm sao hiểu được điềunày?

50 / 176

Page 51: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Đáp: Trong kinh không nói sao!Tâm bao trùm hư không, lượngtrùm khắp pháp giới thì mười muônức cõi nước chỉ ở trong tâm ta,nào có xa xôi gì? Khoảnh khắcmạng chung sinh trong tâm ta, nàocó khó khăn gì? Vả lại, gọi mười muôn ức cõinước là đối với cái nhìn của phàmphu, tâm lượng trong sinh tử mànói. Nếu chúng sinh thành tựuTịnh nghiệp, lúc lâm chung tâman định tức là tâm thọ sinh Tịnhđộ, vừa khởi niệm liền được vãngsinh. Thế nên, Tự Tín Lục nói:“Mười muôn ức cõi nước chỉ trong

51 / 176

Page 52: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

khoảnh khắc liền đến, vì tự tâmvốn diệu huyền vậy!”.

Hỏi: Lúc lâm chung niệm mườicâu danh hiệu Phật đã có thể vãngsinh, thế thì chúng tôi cứ lo nhữngviệc khác, chỉ chờ lúc lâm chungniệm mười câu. Điều đó thế nào? Đáp: Mười niệm được vãng sinhlà điều trong muôn người chỉ đượcmột. Ông muốn cầu may ở nơimuôn một hay sao? Người lúc lâm chung thành tựumười niệm, phần nhiều do nghiệplành đời trước mạnh mẽ nên mớicảm được lúc sắp mất gặp bậc

52 / 176

Page 53: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Thiện tri thức dạy bảo mà thànhtựu mười niệm. Nếu không donghiệp lành chiêu cảm thì bậcThiện tri thức còn khó được gặp,huống gì thành tựu mười niệm! Vả lại, luận Quần Nghi nêu ramười loại người lúc lâm chungkhông niệm Phật được: * Một là chưa hẳn được gặp bạnlành, nên không ai khuyên niệm. * Hai là nghiệp khổ trói buộcthân, nên không an ổn niệm Phật. * Ba là do bệnh hoạn không nóiđược, nên chẳng thể niệm Phật. * Bốn là cuồng loạn mất trí, nênkhó chú tâm tưởng niệm.

53 / 176

Page 54: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

* Năm là bị nạn lửa cháy, nướccuốn nên không thể chí thànhniệm Phật. * Sáu là gặp phải cọp, sói làmhại, mà chẳng có bạn lành khuyênniệm Phật. * Bảy là lúc lâm chung gặp bạnác hủy hoại lòng tin, nên khôngthể niệm Phật. * Tám là ăn uống quá độ, hônmê đến chết nên chẳng thể niệmPhật. * Chín là giữa quân trận chiếnđấu, bị trúng thương chết đột ngộtnên không thể niệm Phật * Mười là bị rơi từ trên núi cao

54 / 176

Page 55: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

xuống, mất đi tánh mạng, dohoảng loạn nên không thể niệmPhật. Mười duyên xấu ác trên, nếubỗng gặp phải một điều thì thôi rồi,làm sao có thể niệm Phật! Giả sử không gặp phải mườiduyên xấu ác trên, mà chỉ dobệnh nhẹ rồi chết, cũng chưa tránhkhỏi thân thể tan rã, Tứ đại phân lynhư con rùa bị lột mai đau khổbức bách, lúc ấy có thể niệm Phậtđược chăng? Hoặc duyên đời chưa xong, ýniệm thế gian chưa dứt, tham sốngsợ chết, tâm loạn sợ hãi, khi ấy có

55 / 176

Page 56: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

thể niệm Phật được sao? Hoặc là cha mẹ khóc lóc, vợ conkêu gào, quyến luyến khó chịuđược, lo buồn đau lòng, khi ấy cóthể niệm Phật được chăng? Tại sao không suy xét đến điềunày khi còn trẻ, mà phải đợi lúclâm chung mới thành tựu mườiniệm? Điều đó dường như tự mìnhđã sai lầm rồi!

Hỏi: Niệm Phật là việc của đờisau, không biết đời hiện tại có lợiích không? Đáp: Trong kinh có nói đầy đủ,người thọ trì danh hiệu Phật sẽ

56 / 176

Page 57: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

được mười điều lợi ích thù thắng: 1. Ngày đêm thường được tất cảchư Thiên, Thần tướng đại lựccùng vô số quyến thuộc ẩn hìnhbảo hộ. 2. Thường được 25 vị đại Bồ-tátnhư ngài Quán Thế Âm… và tất cảchư vị Bồ-tát luôn theo bảo hộ. 3. Thường được chư Phật hộniệm cả ngày đêm, Phật A-di-đàluôn phóng ánh sáng nhiếp thọngười này. 4. Tất cả ác quỷ đều không thểhại, tất cả rắn độc, rồng độc, thuốcđộc đều không thể xâm phạmđược.

57 / 176

Page 58: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

5. Không bị những tai nạn nướclửa, giặc cướp, gươm đao, ngục tù,xiềng xích, chết đột ngột, điêncuồng mất mạng. 6. Những nghiệp đã làm trướckia thảy đều tiêu diệt. Những oanmạng đã bị giết chết ngày xưađều được giải thoát, không còntheo báo oán. 7. Đêm nằm mộng an ổn vui vẻ,hoặc thấy sắc thân vi diệu thùthắng của Phật A-di-đà. 8. Tâm thường hoan hỷ, nhansắc tươi sáng, khí lực mạnh mẽ,việc làm đều tốt lành lợi ích. 9. Thường được tất cả mọi người

58 / 176

Page 59: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

cung kính cúng dường, hoan hỷ lễbái như kính Phật. 10. Lúc mạng chung tâm khôngsợ hãi, chánh niệm hiện tiền, đượcthấy Phật A-di-đà và chư Thánhchúng cầm hoa sen vàng tiếp dẫnvãng sinh Tây Phương Tịnh độ,mãi mãi về sau được hưởng niềmvui vi diệu thù thắng. Mười điều trên, ở ngay đời hiện tạicho đến kiếp tương lai đều có lợiích thù thắng. Vì thế, pháp mônkhẩn yếu của thế gian và xuất thếgian không gì bằng niệm Phật.Điều đó nên tin chắc như thế!

59 / 176

Page 60: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Hỏi: Thế giới Hoa Tạng là cảnhgiáo hóa của Bổn sư, tại saokhông cầu sinh về Hoa Tạng màcầu vãng sinh Cực Lạc? Đáp: Trong Hoa Nghiêm Sớ cólời hỏi đáp, gồm bốn ý: Một là do có duyên: nghĩa là đại nguyệncủa Phật A-di-đà phần nhiềuchuyên về việc tiếp dẫn người ởcõi Ta-bà. Hai là khiến cho tâm trở vềnương tựa của chúng sinh đượcchuyên nhất: vì trong cõi HoaTạng có vô lượng thế giới ở khắptrong mười phương, tất cả đều

60 / 176

Page 61: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tuyệt diệu, nên người mới phát tâmmờ mịt không biết nương tựa cõinào. Do đó, phương tiện dẫn dắthọ chuyên chỉ về Cực Lạc. Ba là vì chẳng ở ngoài HoaTạng: Cực Lạc cách đây mườimuôn ức cõi, mà cõi Phật HoaTạng nhiều như số vi trần, nên biếtkhông ở ngoài cõi Hoa Tạng. Bốn là do Bổn sư: biển cả thếgiới Hoa Tạng đều là cõi của PhậtTỳ-lô-giá-na, nên Cực Lạc tuycách xa mười muôn ức cõi, nhưngvẫn nằm ở trong nơi đó. Lẽ nàochẳng phải đức Bổn sư tùy theotên gọi mà có sự giáo hóa khác

61 / 176

Page 62: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nhau sao?

Hỏi: Kinh nói: “Người sinh về trờiĐâu-suất, theo Bồ-tát Di-lặc sinhxuống ba hội, tự nhiên được đạoquả”. Vậy cần gì phải bỏ Đâu-suấtgần mà cầu Cực Lạc nơi xa xôi? Đáp: Ông cho rằng Đâu-suấtgần, Cực Lạc xa. Đó chỉ là dùngnhục nhãn và tâm lượng phàm phumà nói thôi. Cả ba cõi Ta-bà, Đâu-suất, CựcLạc đều ở trong một tâm. Tâmkhông có sự phân biệt kia đây, saobảo rằng Đâu-suất gần còn CựcLạc xa? Vả lại, nếu so sánh giữa

62 / 176

Page 63: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Đâu-suất và Cực Lạc thì có mườisự hơn kém khác nhau: 1. Cực Lạc mười niệm có thểvãng sinh; ở Đâu-suất cần phải tucác loại Tam-muội, vào sâu Chánhđịnh, nên người khó được sinhlên. 2. Cực Lạc do nguyện lực đại bicủa Phật A-di-đà thệ nguyện tiếpdẫn; ở Đâu-suất thì Bồ-tát Di-lặckhông có thệ nguyện tiếp dẫn. 3. Cực Lạc do sức mạnh ánhsáng rộng lớn của Phật A-di-đàchiếu đến người tu hành (trongmười phương) thì thân tâm từ hòa,đến sinh trong cõi ấy; ở Đâu-suất

63 / 176

Page 64: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

không có điều đó. 4. Phật A-di-đà thuyết phápnhiều gấp mười lần các đức Phậtkhác, chúng sinh tùy theo chínguyện đều vui thích, những phápmuốn nghe tự nhiên được nghe; ởĐâu-suất không có điều đó. 5. Cõi Cực Lạc không có ngườinữ quấy rối chúng sinh; ởĐâu-suất thì Thiên nữ vi diệu, chưThiên đam mê không thể tự cốgắng tu hành. 6. Người sinh về Cực Lạc đềuđược ba mươi hai tướng tốt, támmươi vẻ đẹp, đầy đủ thần thông; ởĐâu-suất không có điều đó.

64 / 176

Page 65: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

7. Người sinh về Cực Lạc tựnhiên hàng phục tiêu diệt đượcphiền não, liền lên bậc Bất thốichuyển; ở Đâu-suất, Bồ-tát Di-lặctuy hàng ngày thuyết pháp Bấtthối, giáo hóa chúng sinh, nhưngchưa hẳn lên được ngay bậc Bấtthối chuyển. 8. Người sinh về Cực Lạc chỉngay trong đời này tiến thẳng đếnđạo tràng, thành tựu đạo giác ngộVô Thượng; ở Đâu-suất theo Phậthạ sinh chưa hẳn đều chứng quảThánh, huống gì đạo giác ngộ VôThượng! 9. Người sinh về Cực Lạc được

65 / 176

Page 66: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tuổi thọ vô lượng ngang bằng vớiPhật; ở Đâu-suất không có điềuđó. 10. Người sinh về Cực Lạc nếumuốn cúng dường chư Phật trongmười phương, thì các vật cúngdường tùy ý tự nhiên hiện ra trướcmặt, trong khoảnh khắc đến khắpmười phương cúng dường chưPhật trong khoảng thời gian củamột bữa ăn thì trở về cõi nước củamình; ở Đâu-suất không có điềuđó. Mười loại công đức trên, so sánhsự hơn kém rõ ràng, nếu xét kỹ thìkhác nhau vô lượng. Người tu hành

66 / 176

Page 67: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nên ở nơi đây tự chọn lựa.

Hỏi: Có người bảo rằng Tịnh độlà phương tiện quyền biến củaThánh nhân, chỉ dành tiếp dẫnhạng căn cơ chậm lụt, giáo hóanhững kẻ tầm thường. Còn nếu làbậc có thể vượt thẳng vào đất NhưLai thì đâu cần nhờ vào tha lực? Đáp: Thuở xưa, Bồ-tát Văn-thùdo niệm Phật mà được Nhất thiếtchủng trí; Thiện Tài còn phải dùngmười đại nguyện vương cầu vãngsinh Cực Lạc; Thế Chí do nhờPhật niệm Phật mà được vàoChánh định; phụ vương Tịnh

67 / 176

Page 68: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Phạn và sáu vạn người dòng họThích đều vãng sinh Tịnh độ. Nhưthế, có thể gọi các Ngài là hạngcăn cơ chậm lụt hoặc những kẻtầm thường hay sao? Hơn nữa,đức Phật còn bảo ngài Di-lặc: “Thếgiới này có 67 ức Bồ-tát Bất thốichuyển vãng sinh Cực Lạc, mỗiBồ-tát đã từng cúng dường vô sốchư Phật. Chư Bồ-tát có đạo hạnhnhỏ và tu công đức ít thì không thểtính kể. Các vị này đều sẽ vãngsinh. Không chỉ cõi này như thế,mà cõi Phật ở phương khác nhưcõi Phật Viễn Chiếu cũng có 180ức Bồ-tát đều sẽ được vãng sinh.

68 / 176

Page 69: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Những người vãng sinh ở vô lượngcõi Phật trong thế giới khắp mườiphương không thể tính kể. Nếu Tanói đầy đủ, dù trải qua một kiếpcũng chưa thể nói hết”. Như thế, có thể bảo rằng tất cảcác vị ấy đều là hạng căn cơchậm lụt, hay những kẻ tầmthường sao? Còn như cho rằngTịnh độ là phương tiện quyền biếncủa Thánh nhân, thì đây chính làphương tiện quyền biến của giáo lýchân thật. Các nhà giáo lý phân định vềQuyền Thật theo nhiều cách khácnhau. Theo sự phân định của hai

69 / 176

Page 70: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nhà Thiên Thai và Hiền Thủ đềusuy tôn Pháp Hoa, Hoa Nghiêm làgiáo lý chân thật nhất. Nay xétphẩm Dược Vương Bổn Sự trongkinh Pháp Hoa nói, người nữ nghekinh điển này, y theo lời dạy tuhành, lúc mạng chung liền sinhqua thế giới An Lạc, được thầnthông của bậc Bồ-tát, đạt trí tuệthấu rõ lý không sinh không diệtcủa các pháp. Trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tátPhổ Hiền dạy Đồng tử Thiện Tàiphát mười đại nguyện vương, lúcmạng chung dẫn lối vãng sinh CựcLạc, không bao lâu sẽ được đạo

70 / 176

Page 71: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

giác ngộ Vô Thượng. Thế nên mớibiết, công đức của niệm Phật vàcông đức y lời dạy tu hành theokinh Pháp Hoa đều như nhau,cùng với sự phát mười đại nguyệnvương công đức cũng như nhau. Đã phân định hai kinh ấy là giáolý chân thật thì có thể biết rằngTịnh độ chẳng phải là giáo lýphương tiện quyền biến. Cho dùbảo rằng Tịnh độ là giáo lýphương tiện quyền biến thì vẫn làphương tiện quyền biến nơi giáo lýchân thật. Việc đó mọi người cóthể hiểu rõ. Vả lại, tôi từng cứu xét luận Khởi

71 / 176

Page 72: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Tín. Trong luận ấy nói: “Người mớihọc về lòng tin chân chính Đạithừa, do ở nơi cõi này khôngthường gặp Phật nên lo sợ lòng tinthiếu duyên sẽ bị lui sụt. Nên biết,Như Lai có phương tiện thù thắnggiúp cho họ không thối thất, chỉcần chuyên niệm Chân như Phápthân của Phật A-di-đà ở thế giớiCực Lạc chắc chắn được sinh vềcõi nước ấy”. Tôi còn khảo cứu trong kinhQuán Vô Lượng Thọ, trong ấy nói:“Phàm phu tâm tưởng yếu kém,chưa được Thiên nhãn, không thểthấy xa. Chư Phật Như Lai có

72 / 176

Page 73: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

phương tiện kỳ diệu làm cho họđược thấy”. Phàm gọi là phương tiện thùthắng, phương tiện kỳ diệu, đó đãlà sự quyền biến rồi. Hai phương tiện này, nếu từ khíacạnh rốt ráo mà bàn, thì không cóhai và cũng không khác vớiphương tiện vi diệu trong kinhPháp Hoa. Do đó nên nói, giáo lýTịnh độ là phương tiện quyền biếnnơi giáo lý chân thật. Hỏi: Những người tham thiềnphần nhiều hay nói: “Tham Thiềnlà pháp chân thật, niệm Phật làpháp quyền biến. Tham thiền là

73 / 176

Page 74: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

viên đốn, niệm Phật là tiệm tu”.Như thế có phải chăng? Đáp: Ông thấy niệm một câuPhật hiệu gọi là pháp quyền biến,giữ một câu thoại đầu gọi là phápchân thật. Nhưng đâu biết rằng,nếu danh hiệu Phật mà nói làquyền biến thì câu thoại đầu cũngkhông thể là chân thật được. Ông không nghe nói sao: “Batạng kinh điển, những lời trongNgũ Đăng Hội Nguyên đều là dâysắn, dây bìm hôi thối trói buộcchết người, chỉ là “tay không”, “lávàng” để dối gạt trẻ thơ nín khóc”.Thế mới biết, chư Phật trong ba

74 / 176

Page 75: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

đời, các bậc Tổ sư hễ mở miệng vìngười đều là quyền biến, cho dùmình “đã được vào từ nơi đó” cũngđều là chỗ quyền biến. Tuy bảo rằng: “Ngay khi bỏphương tiện, nói thẳng đạo VôThượng” thì cũng đã thành phươngtiện mất rồi. Kinh Pháp Hoa banđầu nói pháp một vòng, sau đómới gọi là phẩm Phương Tiện, lẽnào đó chẳng phải là pháp quyềnbiến sao? Do đó nên biết, niệm Phật vàtham thiền đều là những phươngtiện quyền biến khéo léo để tiếpdẫn chúng sinh. Nếu thấu suốt thì

75 / 176

Page 76: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

không có pháp nào chẳng phảichân thật, chưa tỏ rõ thì pháp nàocũng là quyền biến. Ông bảo rằng tham thiền là viênđốn, nghĩa là “một niệm khôngsinh” gọi là Phật. Thử xem câu:“Nhớ Phật, niệm Phật đến chỗ tâmkhai ngộ thấy Phật”, và câu: “Mộtniệm không sinh”, sự thật có sâucạn hay chăng? Hơn nữa, Tiệm giáo của Đại thừaphần nhiều nói trải qua ba kỳ kiếptu hành Lục độ, còn cần phải gieotrồng nhân tướng hảo trong trămkiếp, sau đó mới thành tựu đượcđạo giác ngộ chân chính. Nhưng ở

76 / 176

Page 77: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

cõi Tịnh độ này, người sinh về liềnbước lên bậc Bất thối chuyển, cóđầy đủ ba mươi hai tướng tốt, támmươi vẻ đẹp, vô lượng thần thông,sống lâu mãi mãi, chỉ trong mộtđời là thành tựu quả Phật. Như thế,lẽ nào Tiệm giáo có thể sánh kịp?Lại còn nước, chim, cây rừng đềuphát ra âm thanh vi diệu; lưới báu,nhạc Trời đều tấu diễn pháp mầu.Như thế, chẳng những khôngthuộc về Tiệm, mà cũng khônghạn cuộc nơi Đốn. Nay phân định Tịnh độ là Tiệmgiáo, thật ra dựa vào đâu nói nhưthế? Chẳng qua chỉ là lời nói

77 / 176

Page 78: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

cuồng dại không căn cứ, khiến chomọi người thêm mê lầm rối loạnmà thôi.

QUYỂN HẠSa-môn Nguyên Hiền ở chùa Dũng Tuyền, Cổ Sơntrước tác 1. Ngăn cấm sátsinh Trong nhà Phật, giới sát làđứng hàng đầu. Chẳng nhữngđạo Phật mà các đạo khác cũngxem trọng giới này. Bởi lẽ, cáiyêu quý nhất của con người vàloài vật là mạng sống, còn điềuđau khổ nhất không gì hơn cái

78 / 176

Page 79: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

chết. Cho nên, điều ác lớn nhất,tội lỗi nặng nhất là sát sinh. Từng nghe rằng: “Đức lớn củatrời đất là sinh, điều ác lớn nhấtcủa con người là sát sinh”. Ôngtrời có đức hiếu sinh, nên biếtchắc rằng Ngài ghét sát sinh.Bảo toàn mạng sống chúng sinhlà việc đứng đầu mọi điều lành,sát sinh là việc đứng đầu mọiđiều ác. Nhân từ là lòng người,cho nên biết giết hại sinh mạngchẳng phải lòng người. Sao lạicó thể không xem trọng giới sát? Hơn nữa, con người đã lấy

79 / 176

Page 80: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nhân từ làm tâm, tâm lượng trùmkhắp hư không, đâu có chỗ nàokhông đến được; xuyên suốttrước sau, đâu có khi nào dừngnghỉ. Bảo rằng trời đất và vạnvật một thể, chính là nói tâmnày, lòng nhân từ này. Cho nên,bậc Thánh của nhà Nho chorằng: “Nếu có thể xét chỗ tộtcùng của “sự Trung hòa” thì đạtđược cảnh giới viên mãn, trời đấtvạn vật đều được chỗ thích nghivà sinh trưởng”. Người có tâm thành khẩn thathiết thì có thể thấu rõ bản tánh

80 / 176

Page 81: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

của chính mình, có thể thấu rõbản tánh của chính mình thì mớicó thể thấu rõ bản tánh của conngười, thấu rõ bản tánh của conngười mới có thể thấu rõ bảntánh của vạn vật. Điều nàychẳng phải viển vông khôngthực tế. Lòng nhân từ một thểvốn đã như thế, nhưng Thánhnhân sửa trị thiên hạ lại khôngtránh khỏi việc dùng thức ăn tươisống là tại sao? Đó là việc bấtđắc dĩ. Tôi từng khảo xét trong kinhPhật. Trong kiếp đầu tiên con

81 / 176

Page 82: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

người sống thật thà chất phác,không dối trá nên trời sinh đấtđai màu mỡ, lúa thóc tốt tươi,giúp cho nhu cầu ăn uống hàngngày được đầy đủ. Sau này, sựdối trá dần dần tăng trưởng, đấtđai màu mỡ và lúa thóc trước kiađều không sinh nữa. Con ngườiphải khó khăn mới có được thứcăn. Do cái đói bức bách, nên gâyra việc giết hại, dùng mạnh hiếpyếu, dùng trí lấn ngu, bắt cácloài cầm thú ăn thịt, cũng giốngnhư cầm thú ăn nuốt lẫn nhauthôi. Ban đầu chỉ vì ngăn chặn

82 / 176

Page 83: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

cái đói, nhưng sau cùng trở nêntham đắm mùi vị của thịt tanhmỗi ngày một sâu. Đồ tể giếtmổ, hàng thịt dẫy đầy, mỗi ngàymột nhiều. Bậc Thánh vì thương xót sinhvật, nên mới lập ra “lễ” để ngănchặn. Nên bảo rằng: “Giữa mùaXuân không cho phá tổ đậptrứng loài chim, cá còn nhỏkhông cho đánh bắt. Cúng tếtheo lễ, phải hiến cúng theo quyđịnh; yến tiệc theo lễ, cũng phảicó số lượng quy định. Đại phukhông được vô cớ giết hại trâu

83 / 176

Page 84: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

dê, kẻ sĩ chẳng được vô cớ giếthại heo chó”. Điều đó lẽ nàochẳng phải là bản ý của Thánhnhân? Tuy không thể ngăn chặnhết xu hướng sát sinh, nhưngcũng phần nào ngăn ngừa đượcviệc lạm sát. Cho nên nói, đó là“điều bất đắc dĩ của Thánhnhân”. Loài vật và ta hình dáng tuykhác, nhưng tri giác vốn đồng,tham sống sợ chết nào khác conngười! Nay chỉ vì để ta có mộtbữa ăn ngon miệng mà khiếnchúng phải chịu đau đớn cùng

84 / 176

Page 85: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

cực. Như thế, về mặt tình và lýcó thỏa đáng chăng? Lấy thânmạng quý trọng của chúng đểđáp ứng cho lòng tham hưởngthụ phù phiếm của ta, về mặt tình và lý có thỏa đáng chăng?Giết mạng chúng để mong kéodài mạng sống của ta. Giết thânchúng để bồi đắp thân ta. Giếtcha mẹ, vợ con chúng để bảodưỡng cha mẹ, vợ con ta. Nhưthế, về mặt tình và lý có thỏađáng chăng? Chẳng cần phảiđợi xét lại mình, cứ thử nghĩtrong tâm trạng còn sống mà bị

85 / 176

Page 86: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

dao bén cắt thịt, nước sôi nungnấu xem. Ta có thể nhẫn tâm ănnuốt trước tình cảnh hoảng sợkêu gào, đau đớn oán hận củachúng hay sao? Nếu cho là cóthể nhẫn tâm ăn nuốt thì tâm họchẳng phải tâm người nữa rồi!Mạnh Tử nói: “Người quân tử chỉmuốn thấy vật sống, chẳng nỡthấy nó chết. Nghe tiếng kêuthương chẳng nỡ ăn thịt chúng”.Việc ấy, lẽ nào lại là tình thươngcủa đàn bà con nít? Còn như xét kỹ để cứu vãn lỗilầm của thời cận đại, có nhiều

86 / 176

Page 87: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

điều không thể khuyên ngănđược. Thói đời bạc ác, ưachuộng xa xỉ, đuổi theo sự hammuốn của cái miệng và bao tửđến tột cùng. Giăng lưới săn bắtnhững loài thú quý hiếm dướinước, trên cạn. Trong một bữaăn giết hại cả trăm sinh mạng.Lỗi lầm này thật đáng đau xót! Để tang cha mẹ mà ăn thịtuống rượu, giống như vui mừngthiết đãi yến tiệc, giết hại sinhmạng nhiều vô số. Chỉ một việcnày, nói xa thì đã rất trái với lễcủa bậc Thánh thuở xưa, bàn

87 / 176

Page 88: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

gần thì đã phạm quy luật của trờiđất; ngoài kết thêm oán hận cămthù, trong diệt mất lòng nhânhiếu. Đó là nhà Nho hay chẳngphải nhà Nho? Là điều lành haychẳng phải điều lành? Mỗi khi cóngười nhắc nhở, đều tìm mọi lýlẽ để che đậy lỗi lầm của mình. Ôi! Chẳng sợ quy chế của bậcThánh, chẳng sợ pháp luật củaĐế vương, chẳng sợ điều ác, bấtnhân bất hiếu, mà chỉ sợ lời dịnghị phù phiếm của người đời.Đó là sự nhận định gì? Than ôi! Kẻ phàm ngu vốn đã

88 / 176

Page 89: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

theo tập tục, nhưng bậc hào kiệtlẽ nào làm theo mà chẳng chịusuy xét sao? Xưa, Hoàng Sơn Cốc có làm bàitụng:"Thịt ta, thịt chúng sinhThân khác, thể chẳng khácVốn đồng một bản tánhChỉ khác biệt thân hình.Khổ não chúng phải chịuThơm ngon sướng miệng mìnhChớ bảo Diêm vương phánTự xét thấy thế nào?" Bài kệ này đã nói cùng tận ýnghĩa của việc ngăn cấm sát

89 / 176

Page 90: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

sinh. Còn như thuyết nhân quả báoứng là lẽ tất nhiên, chắc chắnkhó lẩn tránh. Không chỉ trongkinh Phật nói tường tận, sửtruyện ghi chép, mà rõ ràng nơimắt thấy tai nghe, không phảiđiều lừa dối. Người quân tử dừngviệc ác chẳng phải vì sợ hìnhphạt, làm việc nhân từ khôngphải vì mong cầu quả báo, màchẳng qua chỉ làm toàn vẹn tâmmình mà thôi. Mong bậc caominh hãy suy xét điều này! 2. Khuyên phóng sinh

90 / 176

Page 91: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Từng nghe rằng: “Chư Phật vàchúng sinh đồng một tâm thể.Chư Phật dùng tâm tham ái củachúng sinh mà chuyển thànhlòng từ bi, cho nên lòng từ bi củacác Ngài rất rộng lớn. Chúngsinh đem lòng từ bi của chư Phậtlấp kín lại thành tâm tham ái,cho nên tâm tham ái của chúngsinh rất sâu dày”.Sự tham ái sâu dày thì không vậtgì mà chẳng yêu thích, nhưngyêu thích nhất là bảo vệ mạngsống của riêng mình. Lòng từ birộng lớn thì không vật gì chẳng

91 / 176

Page 92: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

thương xót, nhưng thương xót lớnnhất là hành vi cứu vớt mạngsống của chúng sinh. Thế nên, bậc quân tử ngàyxưa ưa thích phóng sinh. Bởi vì,trên hợp với lòng đại từ của chưPhật, dưới thỏa mãn tâm mếntiếc thân mạng sâu dày củachúng sinh. Sự rộng lớn của việclàm lành không gì sánh bằng. Động lòng thương xót trướccảnh sát hại, sự thê thảm độchại được bày ra, trăm phươngngàn kế giăng câu bắt lấy, hoặcnhốt chặt trong lồng, trong

92 / 176

Page 93: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

chuồng; hoặc sinh mạng treotrên dao bén. Hồn phi phách lạc,mẹ con ly tán. Miệng kêu gàotức tưởi biết nói cùng ai, mắtđẫm lệ cầu xin cứu vãn. Giốngnhư tù nhân sắp bị hành quyết,bức bách vì cận kề cái chết;cũng như mọi người đang an ổnmà bỗng nhiên bị đánh cướp. Tình trạng đau đớn ai oán ấythật chẳng biết nói thế nào! Chonên, chư Phật vì đối với nỗi đaukhổ này mà ngăn cấm sát sinh,khuyên bảo phóng sinh. Hao tổn tiền của không bền

93 / 176

Page 94: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

của ta để chuộc lại mạng sốngrất quý giá của chúng, hoặc ítchỉ một hai con vật, hoặc nhiềuthì đến muôn ngàn sinh mạng,giúp cho chúng đổi nguy khốnthành an ổn, sắp chết được sốnglại, trời cao biển rộng mặc tìnhdạo đi, nắng ấm gió hòa ra sứcbay lượn trong hư không quangđãng. uy bảo rằng sự bố thí mộtít tiền của chẳng đáng baonhiêu, nhưng ơn cứu mạng thật rộng lớn vô cùng. Ở đây không bàn đến việcnhững sinh vật ấy sẽ làm Phật ở

94 / 176

Page 95: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

đời vị lai, hay đã là cha mẹnhiều đời của chúng ta, nhưng vìtri giác vốn chung đồng nên xéttheo lý rất khó mà nhẫn tâm.Cũng không bàn đến việc bịquả báo ở đời này, hay bị nợnần sau khi chết, nhưng một khiđã ra tay giết hại, thì tự nhiên nơilòng khó mà quên được. Nhìn cỏ cây rơi rụng héo tàncòn thảm thương bi cảm, thấymây mù bủa giăng âm u thìbuồn bã không vui, huống gì làmạng sống của chúng sinh. Dođó nên biết, chân tâm trùm khắp

95 / 176

Page 96: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

cả hư không mười phương, bậcchí nhân thẳng dòng xuyên suốtnơi vạn vật. Lẽ nào có cùng mộtdòng máu đỏ, mà thật không cólòng thương xót hay sao? Cúi mong ai nấy thường thựchành việc cứu vớt, chuộc mạngsinh vật, khiến cho mạch nướcnhân đức luôn luôn tuôn chảy.Hướng dẫn rộng rãi bạn bè đểngọn gió từ bi dào dạt mọi nơi,cuối cùng được trở về với bảntâm chân thật viên mãn củachính mình. Làm được như vậythì chư Phật rất khen ngợi!

96 / 176

Page 97: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

3. Giải nghi giới sát Hỏi:Vật vốn chẳng phải vật, sinhvốn vô sinh, chỉ cần thấu rõtâm tánh tức là thành tựu vạnvật. Gieo mình xuống hố thẳm,cắt thịt cho chúng sinh vẫncòn thuộc về hữu vi. Thế thìphóng sinh ốc hến không chỉthêm nhọc nhằn phí sức haysao? Đáp: Cứu xét tận cùng chỗchí lý, tuy không sinh không tử,nhưng theo tình thì mọi vậtcũng đều ham sống sợ chết.

97 / 176

Page 98: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Mọi thứ có hình tướng đều là“tánh không chân thật”, ở nơisự tướng đều chứa đựng lýtánh. Nếu chấp vô vi chê baihữu vi thì sự luận bàn về vô vichỉ để giúp cho tâm keo kiệtthêm tăng trưởng. Chấp vôsinh mà chê bai phóng sinh thìnhững lời nói về vô sinh chỉ đểhỗ trợ cho tâm tham lam tàn ácmà thôi. Ăn thịt đã không trở ngại sựchân tu, phóng sinh há lại tráingược với diệu lý? Gieo mình xuống vực, cắt

98 / 176

Page 99: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

thịt cứu chúng sinh thì sựchấp về thân đều quên; xảthân cho cọp đói, cho chimưng ăn thì lòng từ bi càng thêmrộng lớn. Vận dụng lòng từ bimà công đức hữu vi tỏa sáng,trừ chấp thân mà ý chỉ vô sinhâm thầm phù hợp. Nay xem trọng thân mình,khinh thường mạng sống sinhvật, rõ ràng chỉ quý trọngmạng mình, vì ham sống màgiết hại thân mạng chúng sinh.Như thế, lại còn ngụy biệnrằng không có sinh tử nữa ư?

99 / 176

Page 100: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Thế thì còn hơn cả kẻ bấtnhân!

Hỏi: Trong kinh có nói:“Không sinh không diệt”, nếulà không sinh thì không diệt,mà có sinh thì có diệt. Như thế,sát sinh nào có ngại gì? Đáp: Kinh nói: “Tướng khôngcủa các pháp vốn tự khôngsinh cũng không diệt. Khôngsinh nên thường lặng lẽ, khôngdiệt nên thường chiếu soi.Thường lặng lẽ, thường chiếusoi gọi là Thường Tịch

100 / 176

Page 101: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Quang”. Đó là tâm mầu nhiệmcủa mọi người. Tại sao lại đemlời chí lý làm thành lý luận vôích? Kẻ ngu nói càn đến thế,thật đáng buồn thay!

Hỏi: Sinh vật bị định nghiệpnên khó tránh khỏi cái chết,cần gì phải phóng sinh? Đáp: Hễ có sự sống thì cócùng chung bản tánh và mọiloài đều sợ chết. Nếu cho rằngmạng sống của sinh vật khótránh khỏi cái chết thì đem nấunướng là lẽ đương nhiên. Và

101 / 176

Page 102: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

con người cũng sống khôngđược bao lâu, nên có thể tru dihay sao? Những tù nhân ở trong ngụcnhất định phải chết, bị hìnhphạt để lấy khẩu cung, cũngphải lần lượt qua mùa Thuhoặc mùa Đông mới đem hànhquyết. Người bệnh lâm nguytrên giường, thầy thuốc cònmuốn giữ mạng sống của họtrong sớm chiều. Những ngườiấy nhất định chết mà còn hyvọng được sống, huống chicon vật đang sống mà lại nỡ

102 / 176

Page 103: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

lòng sát hại chẳng xót thương!

Hỏi: Người có lòng nhân từnên cứu tế rộng rãi nhân dân,sao chỉ lo từ bi nhỏ bé ở nơisinh vật cỏn con? Đáp: Việc có lớn nhỏ, tâmkhông có lớn nhỏ. Bắt voi haybắt thỏ, Sư tử đều dốc toànsức lực; một trận mưa thấmnhuần khắp cả cỏ cây, rừngrậm chẳng khác nhau. Tâmchẳng phải là to lớn, lẽ nào lạichê điều thiện nhỏ mà khônglàm? Tâm chẳng phải nhỏ bé,

103 / 176

Page 104: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

sao lại thấy điều thiện nhỏ màcho là không phải to lớn? Như lời ông nói thì nhữngviệc đào ao thả cá, gỡ lưới cứucầm thú đều là những việc nhỏnhặt, mà chỉ quý việc lành lớnlao thôi sao?

Hỏi: Phóng sinh vốn là từ bi,nay chẳng thả gà, heo, ngỗng,vịt mà chỉ phóng sinh chim,cá, lươn. Tại sao không bìnhđẳng như thế? Đáp: Ở nhân gian có hai loạisúc sinh, một là chịu quả báo

104 / 176

Page 105: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nhất định bị giết như gà,heo… Hai là chịu quả báokhông nhất định bị giết nhưchim, cá… Loài súc sinh chịu quả báonhất định bị giết thì không thểcứu; loài chịu quả báo khôngnhất định bị giết thì có thểcứu được. Đó là do chúng sinhgây nghiệp khác nhau, chẳngphải lòng từ bi không bìnhđẳng.

Hỏi: Mời khách dự yến tiệc,nếu không sát sinh rất trái với

105 / 176

Page 106: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tình người, nhất định dẫn đếnsự chê bai, thì biết làm thếnào? Đáp: Khổng Tử hỏi kẻ dưới,đâu cho rằng việc trái ngượcvới mọi người là điều bị chêbai. Mạnh Tử có tài hùng biện,bị người chê bai mà chẳngcho rằng việc xấu hổ. Bởi vì, ta giữ điều phải đâungại gì người khác cho là quấy.Huống chi chánh trí của chưPhật thấy suốt sự lợi hại rộnglớn của muôn đời. Vọng tìnhcủa người đời chỉ thấy sự được

106 / 176

Page 107: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

mất nhỏ bé trong một lúc. Nếuthuận theo vọng tình củachúng sinh, tuy tránh khỏi lờichê bai nhất thời mà phải chịunỗi khổ lớn trong muôn kiếp.Nếu thuận theo chánh trí củachư Phật, tuy có bị lời chê baihiện giờ, nhưng nhất địnhđược niềm vui chân thườngtrong muôn kiếp. Lời đức Phật dạy không nênlàm trái ngược, còn lời của mọingười đâu đáng bận lòng. Đâylà điều người trí nên chọn lựa!

107 / 176

Page 108: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Hỏi: Cá, tôm, lươn, tép,mạng sống của chúng rất nhỏbé. Trong một ngày những convật ấy bị giết số nhiều khôngthể tính kể, nếu giết chúng màcó tội, thì mọi người đều rơivào ba đường ác cả sao? Đáp: Có những người giếtchúng mà chưa rơi vào bađường ác, bởi vì phước lànhcủa họ còn mạnh mẽ nên tạmthời được khỏi. Nếu quả báolành đã hết, nhất định sẽ rơivào trầm luân. Hơn nữa, các loài vật tuy nhỏ

108 / 176

Page 109: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nhưng đều có tánh Phật, giếtmột sinh vật nhỏ bé cũng làgiết một Phật tử. Mọi người phần nhiều xemthường sinh mạng nhỏ bé, nêngiết hại nhiều chúng sinh. Giếtcả mấy ngàn sinh mạng cũngchưa đủ cung cấp cho nhu cầucủa một bữa ăn, khiến chúngđau đớn đến chết để làm thơmngon hương vị trong một bữacơm, oán hận trong muôn kiếp,như thế làm sao ăn cho được!

Hỏi: Trì trai không ăn thịt có 109 / 176

Page 110: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

hơn phóng sinh chăng? Đáp: Đức Phật sở dĩ dạy mọingười trì trai vì muốn ai nấyđều mở rộng lòng từ bi. Choniềm vui gọi là từ, giải trừ đaukhổ gọi là bi. Nay trì trai màkhông phóng sinh, sao gọi làcho niềm vui, sao gọi là giải trừđau khổ? Thế nên, tuy khôngăn thịt cũng gọi là đại phá trai. Vả lại, đức Phật có ba Tụtịnh giới: 1. Nhiếp luật nghi giới. 2. Nhiếp thiện pháp giới. 3. Nhiêu ích hữu tình giới.

110 / 176

Page 111: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

- Không ăn thịt là Nhiếp luậtnghi giới. - Phóng sinh là Nhiếp thiệnpháp giới. - Dạy người răn chừa việc sáthại, nên phóng sinh là Nhiêuích hữu tình giới. Ngày nay đã chẳng phóngsinh, mà còn dạy bảo ngườikhông cần phóng sinh, thìcũng gọi là đại phá giới. Than ôi! Đức Phật của chúngta còn cắt thịt trên mình chochim Ưng ăn để cứu mạng Bồcâu. Còn chúng ta là đệ tử

111 / 176

Page 112: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Phật mà không thể xả bỏ tiềncủa huyễn hóa để chuộc mạngsống cho sinh vật, thì bao giờmới thành Phật?

Hỏi: Ngoại đạo nói: “Hồn củasúc sinh khác với hồn người.Hồn người sau khi chết khôngdiệt, hồn súc sinh sau khi chếtthì tiêu diệt”. Do đó, mặc tìnhgiết hại và cho rằng không cótội báo. Như thế là sao? Đáp: Máu cùng đỏ thì vốnđồng bản tánh, bản tánh vốnkhông hai, lẽ nào loài vật lại

112 / 176

Page 113: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

khác với con người? Cho nên,chúng cũng có đầy đủ sự hammuốn về ăn uống, giới tính,lòng tham sống sợ chết, rõràng là đồng với con người,chỉ bởi do nghiệp lực chiêucảm nên thân hình mới khácnhau thôi, đâu có thể do thânhình chúng khác với con ngườimà bảo rằng linh hồn có khác. Có người nói: “Con người cóthể hiểu đạo lý, còn cầm thúthì không thể. Vì vậy, linh hồncủa chúng khác với con người”.Nhưng, Giác Đoan() nói được,

113 / 176

Page 114: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Nguyên Quy hiện điềm, ThầnLong bảo hộ chánh pháp, bầyHạc nghe kinh, chúng đều làsúc sinh nhưng lại có sự thôngminh và thần lực còn hơn conngười, thế thì dựa vào đâu bảorằng “linh hồn không bằngngười, sau khi chết hồn liềntiêu diệt?”. Sở dĩ chúng không thể hoàntoàn giống như con người là donghiệp ác ngăn trở. Vả lại, đứcPhật ngăn cấm sự giết hạikhông phải ở chỗ chuyên bànluận về việc hồn chúng có tiêu

114 / 176

Page 115: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

diệt hay không, mà chỉ xét vềnỗi khổ đau đớn của chúng,nên chẳng nhẫn tâm giết hại. Ngay cả cỏ cây đang mọcxanh tốt, người quân tử cònkhông nỡ chặt bẻ, huống gì cócùng một dòng máu đỏ! Vìvậy, những lời nói trên chính làtà thuyết của ngoại đạo ngụybiện để mặc tình thỏa mãnviệc ăn uống mà thôi.

Hỏi: Đất đai ở phương nàynhiều rau cỏ có thể không sátsinh. Nếu sinh ở vùng ven

115 / 176

Page 116: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

biển, biên giới mỗi ngày đềulấy trâu, dê, cá, tôm... làm thứcăn thì làm sao ngăn cấm? Đáp: Người hiện nay sinh ởvùng biên giới thấp hèn là bịquả báo do đời trước làm áckhông tin Tam Bảo, tạo nhiềunghiệp sát, nhất định đi vàotrong ba đường ác. Nếu có thểbiết sai lầm của mình, sửa đổitu hành, niệm Phật sám hối,mới mong tránh khỏi tai ươngvề sau. Nếu tình thế cực kỳ khó thayđổi, chỉ cần lúc sáng sớm lễ

116 / 176

Page 117: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Phật niệm Phật, hoặc trì kinhchú nguyện, những sinh mạngbị người kia giết hại nhờ vàosức mạnh của Phật nên mauchóng được siêu sinh. Người ấy nếu chí thành thathiết, cố gắng thực hành khôngbiết mệt mỏi, thì nghiệp báo cóthể tiêu tan, đời sau sinh vềchỗ tốt lành.

Hỏi: Trong kinh nói: “Ăn thịtchúng sinh chính là ăn thịtngười thân mình”. Phần nhiềumọi người sợ hãi, nhưng lại

117 / 176

Page 118: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

không tin và bảo rằng: “Chúngsinh nhiều như thế, lẽ nàonhững con vật mình ăn đều làngười thân thuộc sao?”. Đáp: Chúng sinh từ thuở xaxưa đến nay, xoay vần trongsáu nẻo, không có lúc nàodừng nghỉ, bỏ thân rồi nhậnthân đầy khắp quả đất, thì cóchúng sinh nào chẳng phải làthân thuộc. Đã đều là thânthuộc thì những con vật hiệnnay mình ăn thịt đều là quyếnthuộc của mình, còn nghi ngờgì nữa!

118 / 176

Page 119: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Hỏi: Con người đáng quýtrọng, thú vật là thấp hèn. Thếnên giết mạng một con vật, tạisao đức Phật lại bảo là điềuđại ác? Đáp: Cái quý trọng nhất củachúng sinh là sinh mạng, điềubi thảm nhất ở thế gian là giếthại, cho nên đó là việc ác lớnnhất. Vả lại, con người vừa khởimột tâm niệm giết hại liền chấtchứa vào mảnh ruộng của tâmthức, mãi làm hạt giống trongvòng luân hồi nhiều kiếp.

119 / 176

Page 120: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Chúng sinh bị giết hại, khởimột tâm sân cũng liền tích gópvào mảnh ruộng của tâm thức,mãi làm hạt giống oán hận ởnhiều kiếp. Đời đời kiếp kiếpnhân duyên hội ngộ tất sẽ báothù, phục hận lẫn nhau. Kinh Lăng-nghiêm nói: “Giếthại thân mạng chúng sinh,hoặc ăn thịt chúng thì trải quasố kiếp nhiều như cát bụi sẽ ăngiết lẫn nhau. Ví như bánh xexoay vần trên dưới thay đổikhông có ngừng nghỉ”.Than ôi! Nên cố gắng tự răn

120 / 176

Page 121: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

chừa! Hỏi: Trời sinh cầm thú đểnuôi dưỡng con người phảikhông? Đáp: Người xưa có nói: “Trờilẽ nào lại vì cọp, sói sinh rathịt; vì ong, muỗi sinh ra conngười sao?”. Do bởi người, vật đều tùytheo nghiệp lực mạnh yếu, ănnuốt giết hại lẫn nhau. Đóchính là tự mình làm, tự mìnhchịu, chẳng phải trời khiếnnhư thế.

121 / 176

Page 122: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Hỏi: Giết súc vật để chúngtránh khỏi nỗi khổ trong loàisúc sinh, khiến chúng đượcsiêu sinh làm người phảikhông? Đáp: Đó là lời nói tà ma. Quảbáo đau khổ của loài súc sinhchưa hết mà bị giết hại thìchúng sẽ làm súc sinh trở lại,phải chịu sự đau khổ giết hạithêm một lần nữa. Nếu quảbáo của chúng hết, không đợigiết sẽ tự chết, như heo, dê tựbệnh mà chết. Thuở xưa, có người vì việc

122 / 176

Page 123: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

hôn nhân giết nhiều sinh vật.Khi bệnh chết, đi vào cõi UMinh, thấy heo, dê kêu oan:“Chúng tôi làm ác đọa vào loàisúc sinh, chịu quả báo chưahết mà bị giết hại oan uổng,nay phải chịu làm súc sinh trởlại. Chính ngươi khiến chúng tachịu sự đau khổ của dao bénthêm một lần nữa”. Người ấyvô cùng sợ hãi, phát nguyệnấn tống năm ngàn quyển kinhKim Quang Minh để giúpchúng được siêu sinh. Giây látheo, dê… đều bay lên hư

123 / 176

Page 124: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

không. Vị quan ở Âm ty đưa tay lênnói: “Các sinh vật bị oan nhờsức mạnh của kinh đều đượcsiêu sinh rồi”. Người ấy sống lại, như sởnguyện ấn tống kinh, ban phátcho mọi người.(Xuất phát từ truyện cảm ứngtrong kinh Kim Quang Minh).

Hỏi: Các loài chúng sinh rấtnhiều, nay chỉ thả được mấycon cá, lươn, mấy trăm con sò,ốc, sao gọi là từ bi được?

124 / 176

Page 125: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Đáp: Các loài bò bay, máycựa đều có tánh Phật, lấy mắtphàm tục nhìn chỉ là con vậtrất nhỏ, dùng mắt Phật xem thìđồng là Phật tử. Nếu cứu một mạng sống củacon vật tức cứu một Phật tử,chư Phật trong mười phươngthảy đều vui theo. Hơn nữa,chúng sinh sắp chết mà đượccứu sống nhất định rất vuimừng, thì đem góp vào mảnhruộng tâm thức, mãi làm duyênhoan hỷ muôn đời. Ta khởi mộttâm niệm thương xót cứu hộ

125 / 176

Page 126: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

cũng liền gieo trồng vào mảnhruộng tâm thức, mãi làm hạtgiống từ bi trong muôn kiếp. Tuy chỉ cứu mạng một convật lại đầy đủ hai loại công đứcrất lớn, huống gì cứu nhiềusinh mạng! Hỏi: Nếu ai nấy đều khôngsát sinh thì cầm thú đầy khắpthế gian như: chó sói, beo cọprất hung hăng dữ tợn, conngười không giết chúng, chúngsẽ ăn thịt người. Tại sao lạidạy mọi người không sát sinh? Đáp: Đức Phật nói: “Nếu

126 / 176

Page 127: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

người đầy đủ công đức củalòng từ, tất cả đao binh, nướclửa đều không thể tổn thương,tất cả các ác thú độc trùngkhông thể làm hại”. Bởi vì chỉcó lòng từ cùng cực trong thiênhạ mới có thể giáo hóa tâmhung bạo cùng cực trong thiênhạ. Thuở xưa, thời vua HánQuang Vũ, ở Hoằng Nông cónhiều cọp. Thái thú ra lệnh chodân đào hố làm bẫy, dùngcung nỏ để trị nó mà tai nạncọp dữ càng nhiều. Đến khi

127 / 176

Page 128: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Lưu Côn làm Thái thú bảorằng: “Tai nạn cọp này dochính trị tàn bạo gây nên”.Ông ra lệnh lấp hầm hố, bẻcung nỏ, chỉ chăm lo thựchành chính sách nhân từ vớidân. Cọp bèn cùng nhau bỏ điqua sông.Lưu Côn tuy chưa phải ngườibiết đạo, nhưng với một tâmniệm nhân từ mà có thể sửađổi được cọp dữ. Huống gìngười học đạo từ bi của đứcPhật! Bởi vì người là chủ của sinh

128 / 176

Page 129: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

vật, nếu người tàn nhẫn hungbạo đều trở thành từ bi thìnhững vật độc hại dữ tợn cũngđều biến thành lân, phụng. Đólà đạo lý cảm ứng tự nhiên. Chỉ lo người không từ bi, chớđừng lo vật không trở thànhlân, phụng.

Hỏi: Phàm cúng tế máu thịtcho thần linh thì được phước,nếu không sát sinh lấy gì đểcúng tế? Đáp: Đức Phật nói: “Tạonhân lành được phước, gây

129 / 176

Page 130: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nhân giết hại thì mắc tội”. Kẻngu không lo làm lành chỉ losát sinh cúng tế để mong đượcphước nơi thần linh, như thếchẳng những không đượcphước trái lại còn mắc tội.Huống chi, người cúng tế cóthể làm thức ăn chay, tụngkinh hồi hướng thì thần và tađều được phước lành, cần gìsát sinh mới gọi là cúng tế!

Hỏi: Có ý phóng sinh tức làchấp tướng; không sát sinh,không phóng sinh, vô tâm với

130 / 176

Page 131: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tất cả mới hợp với đạo? Đáp: Đó là lời nói của thầytà, trong nhà Phật gọi là cáikhông vô ký.Đức Phật dạy mọi người phátđại nguyện lực cứu khổ chúngsinh. Nếu không có đại nguyệnlực, tất cả mọi việc làm lợi íchchúng sinh đều không thểthành tựu. Thuở xưa, ông bà bảy đờicủa Bảo Văn Vương MẫnTrọng không sát sinh, mà ưathích phóng sinh. Đến đời MẫnTrọng có kẻ tà kiến, dạy rằng:

131 / 176

Page 132: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

- Không sát sinh khôngphóng sinh, phó mặc vô tâmmới là tuyệt diệu, không cầnchấp tướng. Mẫn Trọng nghi ngờ mới hỏiThiền sư Pháp Hoa. Ngài liềnquở trách: - Ông lầm to rồi! Sao lại rơivào chấp Không như thế? Mấykhúc cây trước mặt đều vôtâm, vậy nắm lấy những khúccây ấy có thể cứu khổ chúngsinh được chăng? Ông hãymau sám hối tội lỗi tà kiến ấyđi.

132 / 176

Page 133: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Mẫn Trọng sợ hãi bèn trở lạiphát tâm phóng sinh trăm vạnsinh mạng súc vật. Do gặpnăm đói, ông đem lúa gạo đổilấy mấy chục đấu ốc, hến,tụng kinh trì chú rồi thả chúngxuống giữa dòng sông. Đêmấy, ông nằm mộng thấy Bồ-tátVăn-thù hiện thân kim sắc anủi rằng: “Ta nhớ kiếp xưa cũngtừng sinh trong loài ốc, hến.Ông chỉ nên vững tâm cứukhổ chúng sinh”.Mẫn Trọng càng thêm tintưởng. Cảm thấy kỳ diệu, ông

133 / 176

Page 134: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

bèn viết văn khuyên đời.

Hỏi: Nhân từ với dân, rồi saumới thương yêu loài vật. Naykhông lo thương yêu con ngườitrước mà thương yêu con vậttrước là tại sao? Đáp: Nhân từ với dân thì dễ,còn thương yêu loài vật thìkhó.Người có thể thương yêu conngười mà không thương yêuloài vật thì có, nhưng chưa cóai thương yêu loài vật màkhông thương yêu con người.

134 / 176

Page 135: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Thế nên, Bồ-tát Hoa Nghiêmnói: “Ta còn chẳng nỡ làm khổmột con kiến, huống gì conngười!”. Vua Thành Thang giở lướicứu chim thú, lòng thương trảirộng đến muôn dân cho nênnhân đức trùm khắp thiên hạ. Thuở xưa, Trung Sơn Vươngđi săn bắt được một con nai.Người đánh xe tên là Ba Tâythương xót con nai ấy nên thảnó. Trung Sơn Vương tức giận,bèn đuổi Ba Tây. Sau đó ôngmới tỏ ngộ: “Ba Tây còn không

135 / 176

Page 136: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nỡ hại con nai, hắn sao có thểnhẫn tâm hại con ta được”. Về sau, cất nhắc Ba Tây lênlàm Thái Phó. Đến khi ông lênngôi vua dùng Ba Tây làmtướng, ra sức thực hành chínhsách nhân từ, cả nước tháibình thịnh trị. Như thế, ai bảo rằng kẻthương yêu loài vật không thểthương yêu con người!

Hỏi: Bố thí cho kẻ bần cùngvà sửa cầu, làm đường, côngđức ấy lẽ nào không hơn thả

136 / 176

Page 137: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

mấy trăm con chim, cá, lươn,rùa? Đáp: Nhân quả đều theoloại, nên bố thí được quả báogiàu có; không sát sinh đượcquả báo trường thọ. Giả sửthực hành muôn việc phước,nhưng nếu không dứt trừ sátsinh, đời sau tuy được giàusang nhưng ắt đoản mạng,chết yểu, nhiều bệnh tật, cóphước mà không thể hưởngđược.

Hỏi: Đức Phật nói: “Người ưa 137 / 176

Page 138: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

thích sát sinh thì chắc chắnchịu quả báo đoản mạng”.Hiện đời, hoặc có kẻ ưa giếthại mà sống lâu là tại sao? Đáp: Đức Phật nói sự báoứng của thiện ác có hai loại: 1. Quả báo: đời này tạonghiệp thiện ác, đời sau chịuquả báo khổ vui. 2. Hoa báo: đời này gâynghiệp thiện ác, đời này liềnchịu sự báo ứng khổ vui. Hiện nay, hoặc có người ưasát sinh lại được sống lâu vìphước đời trước của họ sâu

138 / 176

Page 139: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

dày chưa tiêu hết, nên tạm thờitránh khỏi hoa báo mà thôi.Quả báo trong ba đường ác,há có thể tránh khỏi hay sao!

Hỏi: Gắng sức thực hànhphóng sinh có thể thành Phậthay chăng? Đáp: Phẩm Phổ Hiền HạnhNguyện nói: “Nếu làm chochúng sinh vui mừng, tức làlàm cho tất cả Như Lai vuimừng. Tại sao? Vì các đứcNhư Lai lấy tâm đại bi làm thểtánh, vì chúng sinh mà khởi

139 / 176

Page 140: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tâm đại bi, do lòng đại bi màphát tâm Bồ-đề, do nơi tâmBồ-đề mà thành tựu đạo giácngộ chân chính”. Chúng sinh thương yêu nhấtlà thân mạng, chư Phật thươngyêu nhất là chúng sinh. Cứuvớt được thân mạng chúngsinh thì có thể thành tựu tâmcủa chư Phật. Đức Như Lai lúc tu nhân làmTrưởng giả Lưu Thủy cứu mườingàn con cá. Ngài còn vìchúng thuyết pháp niệm Phật,bầy cá đều sinh lên cõi Trời.

140 / 176

Page 141: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Trưởng giả rốt cuộc thành tựuquả vị Phật. Nên biết, nhânduyên phóng sinh nhất địnhthành Phật. Những điều lànhnhỏ bé khác không thể sosánh được.

Hỏi: Người đời tu tập côngđức trì trai, nhưng xong việcliền sát sinh khai trai. Như thếcó hao tổn công đức chăng? Đáp: Phàm trì trai là lấy lòngtừ bi làm công đức. Nếu cố ýsát sinh khai trai là phá hoạicông đức của lòng từ bi, mắc

141 / 176

Page 142: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tội báo lớn.Hàn Sơn Tử có làm bài thơ: “Hôm qua mới thiết trai,Bữa nay giết súc vật.Một phen tạo thiên đường,Trăm lần tạo địa ngục”. Ý nói tâm lành trì trai chưamãn một phần, nghiệp ác sátsinh đã đầy trăm phần. Đây làđiều trong kinh Phật nói: “Tìnhnhiều, tưởng ít, đi vào loài súcsinh”. Những kẻ ấy trở lại bịquả báo giết hại.

Hỏi: Đức Phật nói: “Kẻ sát 142 / 176

Page 143: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

sinh ăn thịt ắt đọa vào loài súcsinh”. Do đâu thấy được nhưthế? Đáp: Kinh Hoa Nghiêm nói:“Tất cả chỉ do tâm tạo”. Nênbiết, mỗi niệm bi trí hạnhnguyện tạo ra thân Bồ-tát, mỗiniệm trì giới tu thiện tạo ra thântrời người, mỗi niệm sát sinhăn thịt, tạo ra thân địa ngục,ngạ quỷ, súc sinh. Nguyệt Linh nói: “ChimHoàng Yến xuống nước hóathành con hào là vì nó luônham thích ăn hào, nên thân

143 / 176

Page 144: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

hình theo tâm biến đổi, bấtchợt rơi vào nước hóa thànhcon hào”. Việc này đều có thấytrong sách Nho. Nội Hàn Hồng Mại nói: “Ôngđích thân thấy người mổ heolúc lâm chung nằm dưới đấtkêu như heo”. Người xưa nói: “Kẻ dâm dụcmạnh mẽ trở thành phụ nữ,cực kỳ hung bạo trở thànhcọp”. Trình Tử nói: “Tận mắt thấyngười dân trong thôn hóathành cọp, tự dẫn cọp vào nhà

144 / 176

Page 145: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

ăn thịt những con heo”. Những việc như thế xưa nayrất nhiều, do đó nên tin lờiPhật vì biết có chứng tích rõràng. Người và cầm thú vốn đồngtánh Phật, sở dĩ người kháccầm thú chỉ ở trên hình tướngvà tâm ý. Nếu người không cótâm từ bi, chỉ hay sát sinh ănthịt, thật là kẻ mang hìnhngười mà lòng dạ sói lang cầmthú, đâu cần phải đợi đến đờisau mới thấy.

145 / 176

Page 146: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Hỏi: Ăn thịt bán trong chợthì ta đâu có sát sinh, vậy cótội lỗi gì? Đáp: Dù chẳng phải chính tasát sinh, nhưng ăn thịt củachúng cũng đồng với việc giếthại. Bậc cao đức thuở xưa nói:“Người khắp trong thiên hạ đềugây nghiệp sát, nhưng nếu tatrì trai trong một ngày thì takhông có dự phần vào nghiệpấy”. Nếu như không có ai muathịt thì người đồ tể cũng khôngsát sinh. Đồ tể là nhân của sátsinh, người mua là duyên tạo

146 / 176

Page 147: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

ra việc sát sinh. Nhân duyênđầy đủ mới thành nghiệp sát. Kinh Lăng-già nói: “Vì lợi màgiết hại chúng sinh, do tiền củamà giăng bẫy con vật. Cả haiđều gây tạo nghiệp ác, khichết đọa vào địa ngục kêuthan”. Trong Luật còn không choTỷ-kheo mặc da thú, gấm lụa,huống gì ăn thịt. Nhưng nhân duyên có nặngnhẹ, nên chịu quả báo cũngcó nặng nhẹ. Như việc giết hại,trộm cướp ở thế gian, tuy tội có

147 / 176

Page 148: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

phân chia người cầm đầu vàkẻ tòng phạm, nhưng tất cảđều bị bắt vào ngục. Kinh Lăng-nghiêm nói: “Thântâm cả hai đều thanh tịnh, Tanói người ấy tiến thẳng đếngiải thoát”.

Hỏi: Trong kinh nói: “Mộtngày trì trai thì trong sáu mươivạn năm được dư thừa lươngthực, còn có năm loại phướcbáu: 1. Ít bệnh hoạn; 2. Thânan ổn; 3. Ít dâm dục; 4. Ít ngủnghỉ và 5. Được sinh lên cõi

148 / 176

Page 149: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Trời, biết rõ việc đời trước”. Trìtrai một ngày rất ít mà côngđức nhiều như thế là tại sao? Đáp: Đức Phật nói: “Côngđức của tâm từ bi rất lớn. Mộtngày trì trai thì cả ngày đều làtâm từ bi, cho nên được phướcbáo rất nhiều, huống gì trườngtrai!”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Xemnhững hạt giống mà tất cảchúng sinh gieo trồng rất nhỏ,nhưng lại thu hoạch quả trái rấtlớn. Như trong mùa Xuân chỉgieo một hạt giống mà mùa

149 / 176

Page 150: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Thu lại thâu hoạch muôn hạt”. Nhân quả, thiện ác cũng nhưthế. Nên biết khởi một tâmniệm từ bi là cội gốc phước đứccủa sự an vui chân thườngmuôn kiếp, huống gì mỗi niệmtiếp nối nhau!

Hỏi: Phóng sinh chuộcmạng, người có tiền của mớilàm được, kẻ không tiền củabiết làm sao? Đáp: Người giàu sang gắnbó với lòng dân và phong tục,vừa cử động thì mọi người ưa

150 / 176

Page 151: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

thích nghe theo. Nếu họ thựchành phóng sinh, truyền bátinh thần từ bi rộng rãi thì thậtsự có thể đổi thay phong tục. Nếu không có tiền của, khómà cứu chuộc sinh mạng, nênthường phát nguyện khuyênbảo những người khác thựchành rộng rãi. Hoặc có người không cầnphải có tiền của để mua chuộcsinh mạng, chỉ nên tìm cáchbảo toàn mạng chúng. Hoặcthấy người khác phóng sinhkhen ngợi, vui theo, thì sự lợi

151 / 176

Page 152: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

ích ấy cũng rất to lớn!

4. Sát sinh bị ác báo,phóng sinh được thiện báo

* Vào đời Tống, Thái thú ởNgô Hưng là Dương Tập Chi,mỗi khi đãi khách thường ưasát sinh. Ban đầu lúc còn giữchức Lang Trung ở tỉnh TấnTây, ông có nuôi hai conngỗng. Một đêm nọ, nằmmộng thấy con ngỗng ngậmquyển kinh. Ông lấy xem, thấyđều nói về tội phước báo ứng.

152 / 176

Page 153: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Sáng hôm sau, quả nhiên cóquyển kinh ấy trên bàn. Từ đóông dứt hẳn sát sinh. * Đời Đường, Hà Trạch Giảngười ở Dung Châu, từng cóquyền hành trông coi QuảngChâu Tứ Hội. Ông bảo tôi tớnuôi hàng ngàn gà, vịt để mỗingày giết chúng làm thịt. HàTrạch chỉ có một đứa con, nênrất yêu quý. Một hôm, tôi tớđang nấu hai con gà, lúc đợinước sôi thì bỗng thấy quỷ lôikéo đứa con của Hà Trạch bỏvào vạc nước sôi ấy. Đứa bé

153 / 176

Page 154: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

vùng vẫy muốn thoát thân,nhưng rốt cuộc bị nấu chíncùng với hai con gà. * Đời Đường, có ba anh emVương Tuân bị bệnh nặngcùng một lúc. Trước nhà có tổchim khách, chúng bay lượnkêu hót ồn náo từ sáng đếnchiều. Ba anh em họ rất ghétchúng. Đến khi lành bệnh, họbèn giăng lưới bắt chim, cắtlưỡi rồi thả. Sau đó, ba ngườiđều bị bệnh nơi miệng, khôngthuốc gì chữa khỏi, dần dần trởnên nghèo túng, cho đến phải

154 / 176

Page 155: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

đi ăn xin. * Húy Kỷ ưa sát sinh, lại cótài bắn cung. Cha ông làm Triphủ trông coi vùng Ba Châu,Húy Kỷ giăng lưới ở công sởrồi lên lầu xem chừng. Bỗngthấy bầy quạ chạm vào lưới.Húy Kỷ mừng rỡ chạy xuống,thì bị gai đâm trúng gây tổnthương. Lúc ấy, chợt nghetiếng nói trong hư không: “Ôngvốn được sống lâu, nay do sátsinh nên bị tổn thọ”. Quảnhiên, hơn một tháng sau HúyKỷ qua đời.

155 / 176

Page 156: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

* Nước Bái, có một kẻ sĩ cóba người con, tuổi đã xấp xỉhai mươi, nhưng đều bị câm.Một hôm, có người đi ngangtrước cửa, bảo rằng: “Ông thửxét lại xem tại sao như thế?”.Chủ nhà im lặng hồi lâu rồi nói:“Trước kia tôi đi ra ngoài, thấymột tổ chim có chim mẹ cùnghai chim con. Tôi bèn lấy cỏsắc đâm chết chúng. Hôm naynghĩ lại thật hối hận”. Nghe thếngười ấy nói: “Như vậy là đúngrồi!”. * Thời Hậu Hán, Dương Bảo

156 / 176

Page 157: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

năm 7 tuổi, lên Hoa Sơn chơi,chợt thấy một con chim sẻđang bị bầy kiến vây cắn đauđớn khốn khổ. Dương Bảothương xót đem bỏ vào rươngnhỏ, hái hoa kim châm cho nóăn. Trải qua mười ngày, conchim ấy mới dần khỏe lại,Dương Bảo bèn đem thả nó.Bỗng một hôm, Dương Bảonằm mộng thấy có người mặcáo vàng cầm hai chiếc vòngngọc tặng cho, nói rằng: “Tôisẽ giúp ông được làm bậc Tamcông, sống lâu đến chín mươi

157 / 176

Page 158: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

ba tuổi”. Về sau, quả nhiênđều đúng như vậy. * Thời nhà Lương, có một bàlão làm nghề dệt vải, gia cảnhđơn chiếc. Hôm nọ, bỗng cómột con cọp chạy vào nhà,đưa chân hướng đến bà. Bàlão vô cùng hoảng sợ chẳngbiết làm thế nào. Thấy dáng vẻcọp như đang cầu cứu, vì bịthương do gai đâm. Bà bènnắm lấy chân nó, dùng dùi gạtra. Khi xong việc, cọp bỏ đi.Hơn một tháng sau, cọp ấy trởlại ngậm một cái túi, trong đó

158 / 176

Page 159: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

có mấy thoi bạch kim để tạ ơn. * Niên hiệu Thái Hòa, cóngười tên Quang Lộc Trù địnhmổ bò. Lúc người đồ tể cầmdao đến bên cạnh, con bò liềnquỳ xuống lạy không chịuđứng dậy, nhưng rốt cuộcngười đồ tể cũng giết nó. Mộtlát sau, người đồ tể bỗng nhiênđiên loạn bỏ chạy. Từ đó, mỗingày ông ta chỉ ăn cỏ và kêutiếng giống như bò, thườngnằm trong vũng bùn, dùng đầuhúc mọi thứ. Trải qua thời giansau rồi chết.

159 / 176

Page 160: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

* Đời Đường, niên hiệu HiểnKhánh, tại một tiệm ăn nọ, cóngười con dâu mới sinh đượcmột đứa con. Vào ngày đầytháng, bà con đến chúc mừng.Người con dâu muốn giết mộtcon dê để làm tiệc đãi khách.Con dê ấy nhiều lần quỳ lạy cônhưng cô chẳng quan tâm, cứlàm thịt nó. Sau đó đem thịtbỏ vào nồi, rồi ôm con trôngcoi nồi thịt. Bỗng nhiên nồi vỡ,nước sôi tung tóe, tro lửa vănglên người mẹ con cô, rốt cuộccả hai đều chết.

160 / 176

Page 161: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

* Năm đầu niên hiệu ThuầnHy, ở Thai Châu Kính Sơn, cómột người đồ tể tên Triệu Nhi,làm nghề mổ heo. Bỗng mộthôm, nằm mộng thấy cả ngàncon heo nói được tiếng người.Chúng bảo rằng: “Chúng tôi bịgiết chịu đau đớn vô cùng.Nay tội nghiệp của ông đã đầy,hãy mau đền mạng đi!”. Sánghôm sau, Triệu Nhi định mổheo, bất chợt bị điên cuồng,kêu gào rồi chết. * Đời Thục, ông Dân QuýThiệu ưa ăn thịt chó, trước nay

161 / 176

Page 162: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

giết chó rất nhiều. Một hôm,ông ta nuôi được một con chómực. Vì uống rượu say nênđến tối mới trở về nhà. Conchó ấy sủa rân, Thiệu tức giậnlấy búa đập nó. Lúc đó, có mộtđứa bé từ trong nhà chạy ra,bị cái búa đập trúng vào đầu,chết liền tức khắc. * Đời Đường, quan Nội thịTừ Khả Phạm thích ăn thịt lừa.Trước tiên buộc con lừa vàocột, rồi đốt lửa xung quanh, đợiđến khi nó mệt mỏi khát nướcthì dùng ngũ vị hòa chung với

162 / 176

Page 163: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nước cho uống, sau đó mớilàm thịt. Về sau, may mắnđược vua Hy Tông ban chotỉnh Tứ Xuyên. Ngay khi ấyông mắc bệnh, lúc ngủ đềuthấy lừa ăn thịt mình, lại thíchđốt lửa dưới giường, rót dầudấm nóng vào thân mình,không bao lâu thì chết. * Kỳ Cư Triệu là người trôngcoi miếu ở Kiến Khương. Khiông bị bệnh, có người bảouống máu nai sẽ khỏi bệnh.Triệu bèn mua ba, bốn connai, buộc chúng vào gốc cây,

163 / 176

Page 164: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

dùng ống sắt đâm vào thịt đểlấy máu. Mỗi ngày, những connai phải chịu đau đớn khôncùng. Về sau, ông bị nổi mụtnhọt đầy mình, phải dùng ốngtrúc rót nước nóng vào. Trảiqua hai tháng rồi chết. * Ở vùng Lâm Xuyên ĐôngDư, có người vào núi bắt đượcvượn con đem về nhà. Vượnmẹ bèn tìm đến nhà ấy. Ngườikia buộc vượn con trên cây đểcho vượn mẹ thấy. Vượn mẹtay bụm hai má hướng vềngười kia buồn khóc cầu xin.

164 / 176

Page 165: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Nhưng rốt cuộc, người kiachẳng những không thả màcòn giết chết vượn con. Vượnmẹ bi thảm kêu gào rồi chết.Người kia mổ bụng vượn mẹthì thấy ruột đứt từng đoạn.Không bao lâu, cả nhà ấy đềubị bệnh dịch mà chết. * Trên đường qua nước Tề,Tùy Hầu thấy một con rắn bịkẹt trên hốc đá, trên đầu bịchảy máu. Ông bèn dùng câykhều nó ra, rồi đem thả xuốngnước. Về sau ông đi qua chỗcủa rắn, con rắn ngậm một

165 / 176

Page 166: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

viên ngọc hướng đến ông. TùyHầu không dám lấy. Đêm ấy,ông nằm mộng thấy đạp trúngmột con rắn, giật mình thứcgiấc bèn được hai viên ngọc. * Đời nhà Lương, Lưu ChiHưởng làm quan ở Nam Quận,thường mộng thấy hai người họLý đến xin cứu mạng. ChiHưởng không hiểu ý. Sánghôm sau, ông thấy còn sót haicon cá chép chưa làm thịt. ChiHưởng nghĩ rằng, đây là việccảm ứng trong mộng nên liềnthả chúng. Đêm ấy, ông chiêm

166 / 176

Page 167: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

bao thấy hai người đến tạ ơn,nói rằng: “Chúng tôi sẽ giúpông tăng tuổi thọ thêm mườihai năm nữa!”. * Niên hiệu Hàm Thông đờiĐường, ở vùng quê tại NhạcChâu, có người nọ thấy ao hồkhô cạn bèn bắt rất nhiều cá,rùa… làm thịt chở đến GiangLăng để bán và thu được rấtnhiều tiền, bèn mua vải vóc,vàng bạc rồi trở về nhà. Sauđó, bỗng nhiên toàn thân nổinhọt đau đớn vô cùng. Ôngphải nhảy xuống nước, hình

167 / 176

Page 168: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

dáng dần dần trở nên giốngcon rùa. Trải qua một năm, dathịt hư rữa mà chết. * Năm thứ tám niên hiệuThiên Bảo (749) đời Đường, ởĐương Đồ có người chuyênlàm nghề bắt lươn, cá. MùaThu năm ấy, ông bắt được bacon lươn. Con ông đem chặtđầu lột da, định đem nấucanh. Lúc quay lại nhìn, lươnđều biến thành rắn bò đi. Đứacon bỗng nhiên sinh bệnh,hôm sau thì qua đời. Cả nhàbảy người lần lượt chết hết.

168 / 176

Page 169: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

* Người ở Tú Châu thích ănkhô cá trạch. Vùng đó có TrầnNgũ bán khô rất ngon, mọingười tranh nhau đến mua. Vềsau ông bị bệnh, chỉ lẩn quẩntrên giường, đau đớn mườingày, toàn thân lở loét. Vợ ôngbảo: “Thường ngày cách làmkhô cá trạch của ông rất tànác, nay bệnh ông giống nhưlúc cá trạch bị chết”. * Thời Đường, có ông QuýChiêm mỗi ngày luôn tìm cầunhững thức ăn ngon. Mỗi khiông muốn ăn ba ba, thường

169 / 176

Page 170: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

buộc chân nó phơi giữa nắngtrưa. Khi con ba ba khát thìcho uống rượu, rồi đem đi nấu.Một hôm, ông vừa mới kéo đầuba ba, bỗng nhiên mất sức ngãlăn xuống đất, kêu lên: “Đámba ba đòi tôi mau chóng đềnmạng!”, sau đó rồi chết. Giâylát người đầu bếp trong nhàông cũng chết theo. * Mẹ của thầy thuốc Sa TrợGiáo rất thích ăn cua nên sátsinh vô số. Năm thứ 17 niênhiệu Thiệu Hưng (1147) thờiBắc Tống, bà qua đời. Có đứa

170 / 176

Page 171: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

cháu mười tuổi, chợt thấy mộtbà lão toàn thân chảy máu,phá cửa rào đi vào, nói rằng:“Do trước kia bà ăn cua quánhiều nên chịu quả báo bịđánh đuổi vào ngọn núi cua.Cháu nên vì ta ấn tống quyểnSinh Thần Chương rồi đốt”. Nóixong thì biến mất. * Niên hiệu Kiến Nghiệp đờiTống, có một người đàn bàhành khất bị nổi một cục thịttrên lưng, lớn như cái chén,bên trong có một vật giống ổtằm. Khi đi cục thịt ấy phát ra

171 / 176

Page 172: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tiếng, vô cùng đau đớn. Mộthôm, lúc đi xin ăn ngoài chợ,bà ấy tự nói rằng: “Suốt đời tôithích nhất là nuôi tằm nêncùng với chị em dâu chianhau mà nuôi. Bởi tôi trộm lấymột túi kén đem đi đốt. Một látsau trên lưng nổi mụt, dần dầntrở thành cục thịt như bây giờ”.Mấy năm sau, cục thịt vỡ ra,bà qua đời. * Đời Đường, Lục HiếuChánh ở Ung Châu, làm quanPhủ Tá ở Thấp Châu, tánh tìnhnóng nảy hay giết hại. Trước

172 / 176

Page 173: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

kia, trong phủ có một tổ ong,chúng bay lượn tụ tập ở trêncây phía Nam. Hiếu Chánh saingười dời đi nơi khác, nhưngđàn ong vẫn không chịu đi.Hiếu Chánh bèn bảo ngườiđem nước sôi tạt cho chúngchết. Năm sau, bỗng có mộtcon ong chích nọc độc vào lưỡiHiếu Chánh. Lưỡi xưng đỏ lênbít cả miệng rồi chết. * Luật sư Tu Chuẩn ở chùaĐại Từ thuộc Quận Thục, tánhtình rất nóng nảy. Trước sânchùa trồng trúc, thường có

173 / 176

Page 174: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

nhiều kiến bò theo lan can. Sưtức giận đốt hết trúc, bỏ kiếnvào trong lửa đỏ. Về sau, bỗngnhiên trên mặt và khắp thânSư nổi u nhọt. Sư đi chữabệnh, thầy thuốc bảo: “U nhọtnày không thể chữa được”,cuối cùng Sư qua đời. * Pháp sư Tú Vinh ở chùaKim Hoa tại Quận Thục. Vốntrong chùa có nhiều củi tùngbách, nên thường sinh ra vô sốsâu róm. Sư tức giận, bảongười quét dọn, đem củi chấtngoài nắng. Trải qua hơn một

174 / 176

Page 175: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

tháng, chúng đều chết hết. Mộthôm, bỗng có muôn ngàn sâuróm đến cắn Sư rồi bỏ đi. * Vua Đường Văn Tông thíchăn sò. Một hôm, có một con sòtách không ra. Nhà vua tựmình tách nó để ăn thì thấybên trong có một tượng QuánÂm. Nhà vua kinh sợ, đem việcnày hỏi Thiền sư Duy Chánh.Thiền sư trả lời: “Đó chính làlàm phát khởi lòng tin của Bệhạ thôi!”. Trong kinh có nói:“Người đáng dùng thân Phật,Bồ-tát để độ thì liền hiện thân

175 / 176

Page 176: THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀNTịnh Từ Yếu Ngữ vô lượng! Thích Minh Thành kính ghi THIỀN SƯ NGUYÊN HIỀN (1577–1657) Thiền sư Nguyên Hiền, họ Thái, tự là

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Bồ-tát, nói pháp cho họ nghe”.Nhà vua nói: “Thân Bồ-tát đãthấy rồi, nhưng chưa nghe nóipháp”. Thiền sư Duy Chánhbảo: “Bệ hạ tin chăng?”. Nhàvua đáp: “Đâu dám không tin”.Sư nói: “Đã vì bệ hạ nói pháprồi!”. Nhà vua vô cùng vui vẻ,bèn không ăn sò nữa. Sau đó,ban chiếu chỉ bảo khắp thiênhạ tạc tượng Quán Âm tôn thờ.(Hết)

176 / 176