28
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Địa chí Quảng Bình 2. Chủ nhiệm đề tài: - Họ và tên : Nguyễn khắc Thái - Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình - Học vị: Tiến sỹ sử học. - Địa chỉ : 49. Lý Thường Kiệt, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. - Điện thoại: 0913295351. Fax: 052.822808. Email: [email protected] 3. Cơ quan chủ trì đề tài: - Tên cơ quan: Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình. - Người đại diện: Nguyễn Khắc Thái - Địa chỉ cơ quan: 17A. Quang Trung, Đồng Hới, Quảng Bình. - Điện thoại: 052.822996. Fax: 052.822808. 5. Những người tham gia nghiên cứu 5.1. Những người tham gia chính trong giai đoạn cuối cùng để hoàn thành đề tài và trình Hội đồng nghiệm thu: - Chủ biên: TS. Nguyễn Khắc Thái. - Những người tham gia nghiên cứu, biên soạn: CN. Trần Hùng, TS. Phan Viết Dũng, Th.S, Nguyễn Văn Thắng,GS.TS Trần Nghi, TS Tạ Hoà Phương, KS Nguyễn 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài: Địa chí Quảng Bình

2. Chủ nhiệm đề tài:

- Họ và tên : Nguyễn khắc Thái

- Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình

- Học vị: Tiến sỹ sử học.

- Địa chỉ : 49. Lý Thường Kiệt, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.

- Điện thoại: 0913295351.

Fax: 052.822808. Email: [email protected]

3. Cơ quan chủ trì đề tài:

- Tên cơ quan: Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình.

- Người đại diện: Nguyễn Khắc Thái

- Địa chỉ cơ quan: 17A. Quang Trung, Đồng Hới, Quảng Bình.

- Điện thoại: 052.822996. Fax: 052.822808.

5. Những người tham gia nghiên cứu

5.1. Những người tham gia chính trong giai đoạn cuối cùng để hoàn thành đề tài và trình Hội đồng nghiệm thu:

- Chủ biên: TS. Nguyễn Khắc Thái.

- Những người tham gia nghiên cứu, biên soạn: CN. Trần Hùng, TS. Phan Viết Dũng, Th.S, Nguyễn Văn Thắng,GS.TS Trần Nghi, TS Tạ Hoà Phương, KS Nguyễn Đình Nguyên, KS Đinh Xuân Thành, KS, Hoàng Phương Thảo, KS. Nguyễn Thị Hồng, ThS. Nguyễn Hữu Thông, TS. Trần Đình Hằng, Cn Nguyễn Phước Bảo Đàn, CN.Lê Anh Tuấn. TS. Lê Đình Phúc, ThS. Lê Duy Sơn, Cn. Lê Minh Xử, NNC. Nguyễn Tú, Cn Trương Tấn Phượng, TS. Nguyễn Thế Hoàn, CN. Trần Hồng Hiếu, CN. Nguyễn Đăng Tuấn, KTV Trần Ngọc Hải, NCVC.Nguyễn Thịnh, NCVC. Bùi Xuân Trường, TS.Phạm Hiệp. ThS. Hà Văn Thịnh và một số cộng sự.

1

Page 2: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

5.2. Những người tham gia trong giai đoạn xây dựng đề cương năm 1993 nhưng vì những lý do khác nhau đã không tiếp tục tham gia giai đoạn thực hiện đề tài :

+ CN. Nguyễn Văn Nhĩ: Chủ nhiệm công trình trong giai đoạn khởi thảo, (sau đó chuyển giao cho PTS. Phan Viết Dũng và CN Trần Hùng).

+ Phần I: GS Hoàng Thiếu Sơn (chủ trì), KS. Trần Thanh Toàn, CN. Đặng Văn Hoà, KS. Nguyễn Văn Thành.

+ Phần II: PTS. Phan Viết Dũng (chủ trì, có sản phẩm chương Di dân lập ấp và hợp phần chương Dân cư), CN. Nguyễn Văn Nhĩ, PTS.Nguyễn Kế Thân, Ông Nguyễn Tú (Có sản phẩm hợp phần Lịch sử) , Ông Võ Quang Sự, Ông Trần Anh Tuấn.

+ Phần III: CN.Nguyễn Văn Nhĩ (chủ trì), Nhà giáo Hoàng Hữu Xứng, CN. Trần Hùng, ông Nguyễn Tú, CN. Trần Hoàng, PTS. Võ Xuân Trang.

6. Sự cần thiết và lịch sử nghiên cứu:

6. 1. Sự cần thiết :

(Căn cứ dẫn luận do Ban chủ nhiệm đề tài trong giai đoạn I (khởi thảo) xác định, đã được phê duyệt năm 1993)

- Địa chí là một lĩnh vực văn hoá học chứa đựng những thông tin chung về tự nhiên, kinh tế và xã hội trong một nhát cắt lịch sử nhất định. Trong lịch sử, đã có nhiều công trình địa chí dưới nhiều cấp độ khác nhau, để lại những thông tin quý giá, mô tả những cảnh quan thiên nhiên, thành quả lao động, những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong nhiều thế hệ như những bộ sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quya Đôn, "Dư địa chí" của Nguyễn Trải, "Ô châu cận lục" của Dương Văn An...

- Trong những năm gần đây, nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức biên soạn địa chí địa phương để cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhằm giúp cho các cơ quan quản lý, điều hành có cơ sở dữ liệu làm cơ sở xây dựng luận cứ khoa học, phục vụ việc hoạch định chính sách và ban hành các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Cùng với cả nước, nhân dân Quảng Bình đang nổ lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và an ninh quốc phong do Đại hội Đảng Bộ tỉnh nhiệm kỳ đề ra nhằm thực hiện thành công Đường lối Đổi mới của Đảng theo mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".

2

Page 3: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

Sự nghiệp đó đòi hỏi các thành viên trong xã hội, trước hết là những người làm công tác lãnh đạo, và quản lý phải có hiểu biết sâu sắc về đất nước, con người, về tri thức và kinh nghiệm của cha ông, về tiềm năng và thế mạnh của địa phương để làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời, bộ địa chí sẽ cung cấp những hiểu biết cơ bản về vùng đất và con người Quảng Bình, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, học tập của nhiều đối tượng xã hội khác nhau. Địa chí cũng góp phần cung cấp cho các nhà đầu tư có thông tin để nghiên cứu, đầu tư phát triển trên địa bàn.

Vì vậy, việc nghiên cứu biên soạn bộ Địa chí Quảng Bình chính là việc làm cần thiết. Đây là một công trình khoa học mang tính tổng hợp, liên ngành, cả về tự nhiên và xã hội, nghiên cứu toàn diện cả về địa lý, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hoá (văn hoá vật chất và tinh thần)...có giá trị phục vụ nhu cầu thực tiễn trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội hiện nay và làm tài liệu tham khảo cho các thế hệ mai sau.

6.2. Lịch sử nghiên cứu

Việc biên soạn địa chí tỉnh Quảng Bình được thực hiện trong 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I:

Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập tổ chức nghiên cứu đề tài từ tháng 3 năm 1992, do Sở Văn hoá và Thông tin tỉnh Quảng Bình làm chủ trì, giáo sư Hoàng Thiếu Sơn (quê tại xã Bảo Ninh - Đồng Hới, công tác tại Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội) chủ biên.

Công trình chia làm 3 nhóm đề tài tương ứng với 3 phần:

+ Phần I; Địa lý Tài nguyên - Kinh tế - Môi trường. Phần này có 5 chương về Địa lý tự nhiên, địa chất khoáng sản, động thực vật, dấn số, dân cư và kinh tế.

+Phần II: Lịch sử chinh phục thiên nhiên, đấu tranh giữ nước. Phần này có 9 chương bao gồm các vấn đề lịch sử Quảng Bình trong suốt 2 thiên niên kỷ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề Di dân lập ấp, chiến tranh Trịnh - Nguyễn, phong trào Cần Vương trên đất Quảng Bình, phong trào đấu tranh cách mạng, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và qú trình thực hiện công cuộc Đổi mới.

+ Phần III; Những vấn đề văn hoá - xã hội; bao gồm các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể như văn hoá khảo cổ, văn hoá Chăm, những thành tựu về giáo dục- đào tạo, y tế, báo chí và văn học nghệ thuật

3

Page 4: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

Mỗi phần đều thành lập một Ban chủ nhiệm đề tài để thực hiện.

Sau một thời gian thực hiện, vì nhiều lý do khách quan, đề tài không triển khai đúng tiến độ và kế hoạch nên UBND tỉnh quyết định chuyển giao chủ nhiệm đề tài cho TS. Phan Viết Dũng - Giám đốc Sở Văn hoá thông tin và thể thao.

Kết thúc giai đoạn I, các tác giả không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đúng thời hạn, không có bản thảo nội dung công trình nên UBND tỉnh tạm ngừng công trình để thay đổi nhân sự và tổ chức nghiên cứu giai đonạ II.

Giai đoạn II:

Tháng 7 năm 1997, UBND tỉnh ra quyết định số 542/QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo do ông Phan Viết Dũng - Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, cử ông Trần Ngọc Hùng - Phó giám đốc Sở Khoa học, công nghệ và môi trường Quảng Bình làm Chủ nhiệm đề tài và chuyển giao cơ quan chủ trì từ Sở Văn hoá, thông tin sang cho Sở Khoa học, công nghệ và môi trường đảm nhiệm. Đề tài chưa kịp triển khai thì ông Trần Ngọc Hùng được cử đi học chính trị tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nên ngày 8 tháng 12 năm 1997, UBND tỉnh ra quyết định số 1552 QĐ/UB chuyển giao chủ nhiệm đề tài cho TS, Nguyễn Khắc Thái.

Sau một thời gian bàn giao, tiếp cận tư liệu và tiến hành các thủ tục cần thiết, từ năm 2000, đề tài tiến hành lại từ những công tác nghiên cứu ban đầu nhưng vẫn tuân thủ đề cương đã được phê duyệt từ năm 1993.

Trong quá trình triển khai nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài tôn trọng đề cương nghiên cứu do các Ban chủ nhiệm tiền nhiệm đề ra, bổ sung thêm nhiều nội dung cần thiết cho công trình địa chí để trình Hội đồng xem xét.

Các cứ liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh dự trên các tài liệu chính thức của các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh như các tài liệu "Quảng Bình - tiềm năng và triển vọng", "Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 (phần tình hình cơ bản), "Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình" do Cục Thống kê công bố hàng năm và 5 năm, các báo cáo sự nghiệp của các cơ quan giúp việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, các cứ liệu khoa học viện dẫn trong công trình "Địa chí Quảng Bình" dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học hàng năm đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ của tỉnh nghiệm thu, lưu trữ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. Ngoài ra, công trình còn thừa kế các kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học Trung ương về những vấn đề liên quan đến địa bàn tỉnh Quảng Bình.

4

Page 5: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

7. Mục tiêu công trình

7.1. Giúp các ngành trong tỉnh có được những số liệu cơ bản về địa phương để hoạch định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội .

7.2. Giáo dục lòng yêu đất nước, yêu quê hương, yêu đồng bào cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nâng cao niềm tự hào về truyền thống quê hương, củng cố lòng tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

7.3. Giúp nhân dân cả nước hiểu biết và yêu mến về vùng đất có vị trí quan trọng đối với Tổ quốc và có những đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

7.4. Góp phần cung cấp thông tin cho nước ngoài hiểu biết về Việt Nam và Quảng Bình (Vietnamlorie).

8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

8.1. Phạm vi địa lý:

Không gian nghiên cứu của đề tài căn cứ theo địa giới hành chính tỉnh Quảng Bình được xác lập năm 1989, trong thời kỳ tái lập tỉnh Quảng Bình , (sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên). Tất cả các thông tin đưa vào trong địa chí chỉ lựa chọn trong phạm vi giới hạn phạm vi địa lý hành chính nói trên.

8.2. Khung lịch đại:

Bộ địa chí giới hạn thông tin thực tế tại thời điểm năm 2000. Một số dẫn liệu có tính hệ thống và có giá trị nổi bật, có thể lựa chọn các thông tin lịch sử đến điểm kết thúc năm 2000. Một số thông tin đặc biệt có thể mô tả trong khoảng thời gian muộn hơn năm 2000 trong khuôn khổ chỉnh thể diễn biến của sự kiện, ví dụ: Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận tháng 7 năm 2003 là sự kiện nổi bật nên có thể mô tả sự kiện này kéo dài đến 2003.v.v.

8.3. Những thông tin mô tả trong địa chí chứa đựng các giá trị tự nhiên và giá trị trí tuệ, lao động sáng tạo có tính phổ biến và đặc thù của cộng đồng cư dân trên địa bàn, thể hiện bằng di sản vật chất và đời sống văn hoá tinh thần được trình bày theo chủ đề (đã được xác lập trong đề cương). Do vậy, các hoạt động điều hành, quản lý không thuộc đối tượng miêu tả trong đề tài này.

Chủ đề "Báo chí" đã có sản phẩm nghiên cứu nhưng Hội đồng nghiệm thu yêu cầu loại bỏ ra khỏi nội dung Địa chí nên không đưa vào trong bộ Địa chí này.

5

Page 6: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

9. Sản phẩm của đề tài.

Theo đề cương được duyệt năm 1993, bản thảo công trình khoảng 1000 trang đánh máy, gồm bản in trên giấy và bản trên đĩa CD, trong đó có

- Phần mô tả. Đề cương duyệt 21 chương, đã hoàn thành 21 chương nhưng Hội đồng nghiệm thu yêu cầu bỏ chương Báo chí nên sản phẩm nộp gồm 20 chương. Riêng phần bản thảo chương “Báo chí “ vẫn lưu trong bộ đĩa CD.

- Các bản đồ, sơ đồ minh hoạ.

- Các tranh, ảnh minh hoạ.

Các sản phẩm minh hoạ in xen theo nội dung mô tả trong công trình.

Thực tế, sản phẩm đề tài đã được Hội đồng Hội đồng khoa học nghiệm thu có dung lượng dày 1700 trang, 330 bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bản vẽ, biểu mẫu in xen kẻ trong công trình và in riêng phần phụ lục trên đĩa CD.

10. Yêu cầu của công trình

10.1. Đảm bảo tính chính xác và trung thực về những tư liệu, số liệu thu thập được trong điều tra, điền dã cũng như trong nghiên cứu thư tịch.

10.2. Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn trong tất cả các vấn đề trình bày.

10.3. Đáp ứng cao nhất các yêu cầu tham khảo và sử dụng từ công trình trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

11. Phương pháp nghiên cứu:

11.1. Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, biên soạn chuyên ngành về các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa phương.

11.2. Phúc tra, điều tra bổ sung, điều tra mới một cách toàn diện có định hướng tất cả các tài liệu trong tầm quan tâm của công trình.

11.3. Xuất phát từ đối tượng, mục tiêu và ngôn ngữ địa chí, tổ chức biên soạn một công trình khoa học có giá trị thực tiễn.

12. Nội dung công trình (đã điều chỉnh theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu)

12.1. Phần mô tả:

Công trình được trình bày trong 1700 trang in, nội dung bao gồm 3 phần chính. Theo phê duyệt năm 10093 thì Tổng công trình có 21 chương, Hội đồng

6

Page 7: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

nghiệm thu yêu cầu bỏ bớt chương "Báo chí" và thêm 2 phần" Mở đầu " và "Kết luận". Như vậy, công trình sau nghiệm thu có 2 phần: Mở đầu và Kết luận" và 20 chương. Cụ thể như sau:

- Phần mở đầu: Địa danh và tiến trình lịch sử. Phần này không có trong đề cương. Hội đồng nghiệm thu đề nghị bổ sung thêm

- Phần I: Địa lý - Tài nguyên - Kinh tế, đề cương ban đầu có 5 chương, Hội đồng nghiệm thu điều chỉnh bớt chương dân cư dân số sang phần văn hoá - xã hội, còn lại 4 chương:

+ Chương I; Tổng quan địa lý tự nhiên

+ Chươnng II: Địa chất, khoáng sản.

+ Chương III: Động thực vật;

+ Chương IV: Kinh tế.

- Phần II: Lịch sử chinh phục thiên nhiên, đấu tranh giữ nước Và đấu tranh xã hội có 9 chương, gồm:

+ Chương 1: Quá trình mở rộng biên cương trong thiên niên kỷ thứ nhất.

+ Chương II: Đấu tranh giữ nước.

+ Chương III: Đấu tranh xã hội.

+ Chương IV: Phong trào yêu nước.

+ Chương V: Phong trào cách mạng.

+ Chương VI: Kháng chiến chống Pháp.

+ Chương VII: Hoà bình xây dựng.

+ Chương VIII: Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

+ Chương XIX: Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược.

- Phần III: Văn hoá - xã hội, gồm 7 chương: Phần này trong đề cương được duyệt có 7 chương, Hội đồng nghiệm thu đề nghị chuyển chương Dân cư, dân số từ phần I sang và bỏ chương "Báo chí", nên phần này vẫn có 7 chương.

+ Chương I; Dân cư , dân số.

+ Chương II: Những di tích văn hoá thời kỳ tiền sử và sơ sử.

+ Chương III: Văn hoá Chăm.

+ Chương IV: Hoạt động giáo dục-đào tạo

+ Chương V: Hoạt động y tế.7

Page 8: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

+ Chương XIX : Văn học, ngôn ngữ.

+Chương XXI: Văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần.

- Tài liệu tham khảo.

Tài liệu tham khảo viện dẫn trong công trình có 2 phần:

+ Phần A gồm 471 đơn vị tư liệu bao gồm các công trình chuyên khảo.

+ Phần B gồm 61 tài liệu dạng văn bản hành chính

12.2. Nội dung minh hoạ:

- Các bản đồ, sơ đồ

- Các bản vẽ, biểu đồ

- Các hình ảnh

Các nội dung minh hoạ trên đây được in xen kẽ trong các nội dung mô tả. tương ứng Ví dụ:

- Bản đồ "Quảng Bình toàn đồ" được in xen trong phần "Địa danh và tiến trình lịch sử"

- "Bản đồ địa chất" in xen trong chương mô tả địa chất.

- Bản vẽ Khảo cổ học được in trong phần Văn hoá thời tiền sử và sơ sử.

12.3. Phương pháp dẫn liệu:

Theo quy định của Nhà nước và theo thông lệ quốc tế về dẫn liệu trong các công trình khoa học, các tài liệu trích dẫn để làm luận cứ, luận chứng cho việc thiết lập nội dung được xếp trong một danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO để ở cuối sách, xếp theo thứ tự họ và tên từ chữ cái đầu của Họ hoặc chữ cái đầu của tên sách. Ví dụ: Bùi Dương Lịch: xếp theo thứ tự “B”; Colani.M. Xếp theo thứ tự “C”. “Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình.Tập I” sẽ xếp theo thứ tự chữ “L”

Danh mục Tài liệu tham khảo gồm 2 phần: Phần A là các công trình khảo cứu, phần B là các tài liệu. Việc viện dẫn tư liệu được thực hiện theo thông lệ chung của công tác nghiên cứu khoa học, Ví dụ: đoạn trích hoặc tư liệu được dẫn từ công trình “Nghệ An ký” của Bùi Dương Lịch, trang 15, sẽ được chú thích ngay trên dòng trích dẫn với số thứ tự mang tên Bùi Dương Lịch là A11, trang 15. , ký hiệu sẽ được ghi là (A11:15); nghĩa là công trình của tác giả hay tác phẩm có số thứ tự số A11, tại trang 15. Nếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B thì tương ứng sẽ ghi là (B5:17); nghĩa là trích dẫn từ báo cáo mang thứ tự B15, tại trang 17.

8

Page 9: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

Địa chí là một công trình tổng hợp tri thức trong một nhát cắt đồng đại nhất định về tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá vật chất, tinh thần và lao động sáng tạo của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong giới hạn đầu tư vào thời điểm năm 2000, và trên cơ sở nội dung đã được phê duyệt năm 1993, bộ địa chí này tập hợp những thông tin cơ bản về vùng đất Quảng Bình theo chủ đề. Những thông tin chứa đựng trong bộ Địa chí có thể làm căn cứ khoa học phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khai thác của người đọc dưới nhiều mục đích khác nhau.

9

Page 10: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

Mở đầu: ĐỊA DANH VÀ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ 18

Phần I: ĐỊA LÝ TÀI NGUYÊN – KINH TẾ – MÔI TRƯỜNG

26

Chương 1: Địa lý tự nhiên 26

1 Vị trí địa lý 27

2 Địa hình. 27

3 Tài nguyên đất 31

4 Khí hậu, thuỷ văn 41

Chương 2: Địa chất và khoáng sản

1 Lịch sử phát triển địa chất 51

2 Những đặc điểm về khoáng sản của Quảng Bình 62

Chương III: Động thực vật 79

1 Động vật 80

1.1 Mô tả hiện trạng động vật 80

1.2 Một số loài quý hiếm 115

2 Thực vật 118

2.1 Mô tả loại hình thực vật. 118

2.2 Một số loài quý hiếm 121

Chương IV: Kinh tế 123

1 Điều kiện tự nhiên và nguồn lực phát triển 124

1.1 Điều kiện tự nhiên 124

1.2 Các vùng sinh thái nông, lâm, ngư nghiệp 126

2 Các lĩnh vực kinh tế 131

2.1 Nông, lâm, ngư nghiệp. 131

2.2 Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp. 182

2.3 Hệ thống mạng lưới giao thông 197

10

Page 11: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

2.4 Kinh tế hàng hoá và quá trình đô thị hoá 215

2.5 Du Lịch 241

Chương V: Địa vực cư trú, dân cư và các dân tộc 247

1 Địa vực cư trú và Dân cư 248

1.1 Lịch sử địa danh và địa vực cư trú. 248

1.2 Sự biến động cơ cấu thiết chế hành chính và địa bàn cư trú làng-xã của cộng đồng dân cư qua các thời kỳ

255

1.3 Thành phố Đồng Hới – tỉnh lỵ Quảng Bình. 226

2. Các dân tộc và tộc người thiểu số ở Quảng Bình. 269

2.1 Tổng quan về các tộc người 267

2.2 Dân tộc Bru – Vân kiều 270

2.3 Dân tộc Chứt 276

2. Các tôn giáo chính 316

2.1. Thiên chúa giáo 316

2.2 Phật giáo 318

Phần II.

LỊCH SỬ CHINH PHỤC THIÊN NHIÊN,

ĐẤU TRANH GIỮ NƯỚC VÀ ĐẤU TRANH XÃ HỘI

Chương VI: Quá trình mở rộng biên cương và di dân lập ấp dưới thời lý, trần, lê

319

1 Quá trình mở rộng biên cương trong thiên niên kỷ thứ nhất 320

1.1 Quảng Bình trong thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 320

1.2 Quảng Bình trong thời kỳ thống trị của

phong kiến phương Bắc

323

1.3 Quảng Bình trong thời kỳ của các triều đại Chiêm thành 327

1.4 Qua trình đấu tranh giành độc lập dân tộc. QB trở về Đại Việt 330

2 Công cuộc khai phá vùng đất mới Quảng Bình

dưới các triều đại Lý, Trần, Lê.

338

2.1 Sự kiện 1075 - Bố Chính, Lâm Bình (Quảng Bình ngày nay) trở 338

11

Page 12: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

thành những đơn vị hành chính của Đại Việt.

2.2 Mở rộng công cuộc khai phá dưới thời Nhà Trần. 341

2.3 Đẩy mạnh công cuộc khai phá Quảng Bình dưới triều Lê - Mạc 346

Chương VII: Đấu tranh giữ nước 360

1 Cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương phía Nam dưới thời nhà Lý. 361

2 Tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương và mở rộng lãnh thổ dưới thời nhà Trần.

364

3 Mở rộng biên cương phía nam dưới triều đại nhà Hồ 376

4 Cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương và mở rộng lãnh thổ dưới thời nhà Lê

381

Chương VIII: Đấu tranh xã hội 390

1 Thời kỳ tranh chấp dưới thời các chúa Nguyễn-chúa Trịnh 390

2 Thời kỳ thống nhất đất nước. 426

Chương IX: Phong trào yêu nước 433

1 Phong trào chống Pháp dưới danh nghĩa Cần Vương 434

1.1 Đại bản doanh Hàm Nghi và phong trào "Cần Vương" ở Quảng Bình

434

1.2 Phong trào Cần Vương chống Pháp sau khi Hàm Nghi bị bắt 453

1.3 Các danh tướng và nghĩa sỹ cần vương tiêu biểu 456

2 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản 471

2.1 Tình hình QB cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 471

2.2 Một số hoạt động yêu nước theo khuynh hướng DCTS 474

Chương X: Phong trào đấu tranh cách mạng 478

1 Những tổ chức cách mạng đầu tiên ở Quảng Bình 479

2 Cao Trào Cách Mạng 1930 - 1931 486

3 Phong trào cách mạng 1932 -1935. 491

4 Cao trào dân chủ 1936-1939. 493

5 Cao trào cách mạng 1939 - 1945. 498

Chương XI: Cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm 509

12

Page 13: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

lược

1 Bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến (1945 - 1947).

510

2 Triển khai thế trận chiến tranh nhân dân,từng bước đánh bại âm mưu " Đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân pháp.(1947 -1949 )

516

3 Đẩy mạnh chiến tranh du kích, giành và giữ thế chủ động chiến trường, giải phóng que hương(1949-/1954)

529

Chương XII: Thời kỳ hoà bình xây dựng 553

1 Khắc phục hậu quả chiến tranh, Thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất, ổn định kinh tế và quốc phòng, an ninh, Đón Bác hồ về thăm Quảng Bình

554

2 Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ hậu phương tuyến đầu miền bắc xã hội chủ nghĩa.

576

Chương XIII: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 590

1 Trận đầu đánh thắng không quân Mỹ 591

2 Vừa chiến đấu, vừa xây dựng tiềm lực lâu dài 596

3 Phong trào "thi đua Hai giỏi"(chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi) 601

4 Tranh thủ thời gian tạm ngừng bắn để khôi phục kinh tế và chi viện chiến trường

617

5 Đánh thắng cuộc leo thang phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, tiếp tục chi viện cho chiến trường đánh thăng

628

6 Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, dốc sức chi viện tiền tuyến giành thắng lợi hoàn toàn.

640

Chương XIV: Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược 650

1 Khắc phục khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại; tiếp tục chi viện chi Trị – Thiên và nước bạn Lào; thực hiện nhiệm vụ thống nhất nước nhà (1975-1976)

660

2 Thành lập tỉnh Bình Trị Thiên, ổn định và phát triển kinh tế, chuẩn bị tiền đề cơ sở vật chất cho công cuộc đổi mới (1976-1985).

669

3 Tái lập tỉnh Quảng Bình theo địa giới cũ. Tiếp tục thực hiện công 675

13

Page 14: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

cuộc đổi mới

4 Thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá 686

Phần III: VĂN HÓA – XÃ HỘI

Chương XV: Những di tích văn hòa thời tiền sử và sơ sử 705

1 Những di tích thời đại đá - văn hóa Hòa Bình 706

2 Những di tích hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí 716

3 Những di tích thời đại sắt sớm - văn hóa Đông Sơn 739

4 Bức tranh tiền sử và sơ sử Quảng Bình 746

Chương XVI: Văn hóa Chăm 763

1 Thành luỹ 764

1.1 Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương 764

1.2 Thành lồi Cao Lao Hạ: 774

1.3 Thành Ninh Viễn (Liên Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình) 785

2 Đền tháp 795

2.1 Phế tích ở Đại Hữu 795

2.2 Các dấu tích ở Mỹ Đức (Lệ thủy - Quảng Bình). 800

2.3 Di tích Trung Quán (Quảng Ninh - Quảng Bình): 802

3 Các loại hình di tích Champa khác 806

4 Nhận xét chung 810

Chương XVII: Giáo dục 813

1 Giáo dục trong thời kỳ phong kiến, thực dân 814

2 Giáo dục, đào tạo Quảng Bình trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

834

3 Phát triển giáo dục trong thời kỳ khôi phục kinh tế - xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất

842

4 Sự nghiệp giáo dục quảng bình trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ, cứu nước

850

5 Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ công cuộc Đổi mới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 1976-2000

855

14

Page 15: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

Chương XVIII: Hoạt động Y tế 863

1 Lĩnh vực y tế trước cách mạng tháng 8 năm 1945 864

2 Lĩnh vực y tế trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược

867

3 Hoạt động y tế phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống mỹ, cứu nước 875

4 Y tế quảng bình trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế,thựchiện công cuộc đổi mới.

892

Chương XIX: Văn học – Ngôn ngữ 907

1 Văn học 908

1.1 Văn học dân gian 908

1.2 Văn học thành văn 925

2 Ngôn ngữ 958

2.1 Ngôn ngữ người việt ở Quảng Bình 958

2.2 Ngôn ngữ các dân tộc ít người Quảng Bình. 968

Chương XX: Văn hoá vật c hất và văn hoá tinh thần 977

1 Di sản tự nhiên và văn hoá 977

2 Lễ hội cổ truyền 989

3 Các trò chơI dân gian 1006

4 Âm nhạc 1018

5 Sân khấu 1037

6 Nhân vật 1039

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1082

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1085

15

Page 16: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

Mở đầu

ĐỊA DANH VÀ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ

Quảng Bình là vùng đất hiện diện trong lịch sử dân tộc Việt Nam ngay từ thời kỳ tiền sử và sơ sử. Những phát hiện khảo cổ học đã chứng minh sự tồn tại của cộng đồng người, chủ nhân của các nền văn hoá khảo cổ khởi nguồn từ thời đại đồ đá giữa, phát triển liên tục, định hình và có tính hệ thống.

Những di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hoá Hoà Bình được phát hiện khắp nơi trong địa vực đã đủ cơ sở để khẳng định sự khởi đầu lịch sử và sau đó, sự hiện diện của văn hoá Bàu Tró, mở rộng và phát triển những thành quả lịch sử tiền văn minh trong mối quan hệ giao lưu để đi đến thống nhất giữa cộng đồng người trên địa bàn Quảng Bình xưa với quốc gia, dân tộc.

Vùng đất Quảng Bình nguyên xưa thuộc xứ Việt Thường. Theo Đại Nam nhất thống chí, Thuỷ kinh chú và một số thư tịch cũ, khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên, Việt Thường tồn tại như một tổ chức hành chính tự quản gọi là Việt Thường Thị. Vào năm 2353 trước công nguyên, người xứ Việt Thường Thị đã từng dâng chim trĩ trắng, rùa vàng thông hiếu với Trung Quốc. Dưới thời Hùng Vương, đất nước Văn Lang được chia thành 15 bộ. Vùng đất Quảng Bình ngày nay thuộc về bộ Việt Thường. Từ năm 192 vùng đất Quảng Bình thuộc địa vực của quốc gia Lâm Ấp (sau đổi thành Hoàn Vương, Chiêm Thành). Từ đây trên vùng đất Quảng Bình cổ có sự dung hợp giữa văn hoá bản địa có nguồn gốc Việt - Mường với một nền văn hoá mới là văn hoá Chămpa.

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông - niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng thứ hai, cử Lý Thường Kiệt đưa quân nam chinh, đánh bại quân Chiêm, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ đã phải dâng trả 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Vùng đất Quảng Bình (tương ứng 2 châu Bố Chính, Địa Lý) trở về với quốc gia Đại Việt.

Năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho đổi tên châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, vùng đất Quảng Bình xưa bắt đầu mang danh xưng "Bình" kể từ thời điểm ấy.

Năm 1361, vua Trần Duệ Tông cải châu Lâm Bình thành phủ Lâm Bình.

Năm 1375, vua Trần Duệ Tông lại cải phủ Lâm Bình thành phủ Tân Bình rồi lộ Tân Bình.

16

Page 17: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

(Quảng Bình toàn đồ – bản vẽ dưới triều Minh Mệnh)

Năm 1397, Hồ Quý Ly đổi lộ Tân Bình thành Trấn Tây Bình.

Thời thuộc Minh (1407 - 1427), lại đổi thành phủ Tân Bình, đem 2 châu Bố Chính và Minh Linh nhập vào phủ Tân Bình.

Dưới thời Lê Thánh Tông, vùng đất này tiếp tục được định danh trong bản đồ quốc gia nhà Lê (1469) là phủ Tân Bình.

Năm 1601, phủ Tân Bình lại được nhà hậu Lê đổi thành phủ Tiên Bình.

Năm 1604, Thái tổ Gia dũ Hoàng đế Nguyễn Hoàng khởi nghiệp Đằng Trong đã đổi phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, sau đổi thành dinh Quảng Bình. "Quảng Bình" được định danh từ thời điểm ấy.

Dưới thời các chúa Nguyễn và thời Hoàng đế Quang Trung, địa vực Quảng Bình nhiều lần được định danh lại với những danh xưng như châu Bắc Bố Chính (ngoại châu Bố Chính), Nam Bố Chính (nội châu Bố chính), châu Thuận Chính (trên cơ sở sát nhập 2 châu Bắc và Nam Bố Chính). Địa vực Quảng Bình dưới thời châu Thuận Chính phù hợp với địa gíơi hành chính ngày nay.

Năm 1802, dưới triều Gia Long , châu Thuận Chính lại bị chia tách thành Bố Chính ngoại và Bố Chính nội như trước. Riêng 2 huyện Khương Lộc (sau đổi là Phong Lộc) và Lệ Thuỷ (Nha Nghi) đặt thành một đơn vị hành chính lấy tên là dinh Quảng Bình.

Năm Minh Mạng thứ 12 - 1831, trong hệ thống hoạch định cương vực lãnh thổ và tổng cải cách hành chính quốc gia, triều Nguyễn chính thức định

17

Page 18: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

danh tỉnh Quảng Bình. Sau nhiêù lần cải tổ và điều chỉnh, đến năm 1875 tỉnh Quảng Bình có 2 phủ gồm 7 huyện là Phủ Quảng Trạch ( có 4 huyện: Minh Chính, Bình Chính, Tuyên Hoá, Bố Trạch), phủ Quảng Ninh (gồm 3 huyện Phong Lộc, Phong Phú và Lệ Thuỷ).

Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân và triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã thiết lập lại hệ thống phủ, huyện trong cùng một cấp hành chính. Quảng Bình có 2 phủ, 3 huyện là phủ Quảng Trạch, phủ Quảng Ninh, huyện Lệ Thuỷ, huyện Bố Trạch và huyện Tuyên Hoá. Đến năm 1939 thành lập thêm cơ quan Bang Tá trực thuộc tỉnh với 4 phường mới là Đồng Hải, Đồng Đình, Đồng Phú, Đồng Mỹ, có vai trò như là trung tâm lỵ sở của tỉnh Quảng Bình.

(Trích bản đồ quảng Bình dưới thời thuộc Pháp)

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới thời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, , tỉnh Quảng Bình được thành lập, bao gồm thị xã tỉnh lỵ Đồng Hới và 5 huyện là Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thành lập tỉnh Bình trị Thiên trên cơ sở sát nhập ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Khu vực Vĩnh Linh. Quảng Bình trở thành địa vực phía Bắc của

18

Page 19: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI · Web viewNếu công trình có trên 3 tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái đầu của tên sách. Nếu là tư liệu phần B

tỉnh Bình Trị Thiên mới thành lập. Trên địa vực này có thị xã Đồng Hới và các huyện Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và Tuyên Hoá.

Năm 1989, để phù hợp với xu thế và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng - an ninh trong thời kỳ mới, Trung ương Đảng và Nhà nước đã cho chia tách Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

Tại thời điểm mới tái thiết lập, tỉnh Quảng Bình bao gồm thị xã Đồng Hới và các huyện Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, Nhà nước đã cho chia tách huyện Lệ Ninh thành 2 huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, huyện Tuyên Hoá thành 2 huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá.

Dân số Quảng Bình tại thời điểm năm 2000 là 809.619 người, bao gồm dân tộc Kinh chiếm 89% tổng dân số. Dân tộc Bru-Vân Kiều và Chứt chiếm 11% tổng dân số toàn tỉnh.(467)

Tại thời điểm năm 2000, tỉnh Quảng Bình bao gồm thị xã Đồng Hới( đến năm 2003được nâng cấp thành thành phố Đồng Hới), các huyện: Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá, bao gồm159 xã, phường, thị trấn, trong đó có 143 xã, 8 thị trấn trực thuộc huyện và 8 phường trực thuộc thành phố Đồng Hới.

19