44
THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: [email protected] Tin Vit Nam Nhà cm quyn Hà Ni tiếp tc xtù người đấu tranh cho nhân quyn Ngày 30.5.2012, tòa án tnh NghAn đã mphiên xphúc thm tuyên y án vti "tuyên truyn chng nhà nước" đối vi bà HThBích Khương, 45 tui, 5 năm tù giam cùng 3 năm qun chế và Mc sư Tin lành Nguyn Trung Tôn, 40 tui, 2 năm tù giam cùng vi 2 năm qun chế khi mãn hn tù. Hai nhà đấu tranh nhân quyn ny bbt vào tháng 1.2011 ti Nam Đàn, NghAn, vì bbuc ti "thu thp tài liu và viết bài tuyên truyn làm tn hi uy tín ca đảng Cng sn và chế độ XHCN". Ngoài ra, bà HThBích Khương còn bcáo buc đã "trli phng vn các đài nước ngoài vi ni dung chng Nhà nước". Riêng trường hp ca bà HThBích Khương, còn là dân oan và sau này thường xuyên viết bài lên tiếng cho dân oan. Đây là ln bbt thhai ca bà. Hi tháng Tư năm 2007, bà bbt ti mt quán cà phê Internet NghAn và đã bnhà cm quyn xhai năm tù vào năm 2008 vì ti “lm dng tdo dân chxâm phm li ích nhà nước” theo Điu 258 ca blut hình s. Năm 2011, bà HThBích Khương và 3 nhà tranh đấu nhân quyn người Vit khác đã được trao gii thưởng Hellman/Hammett cùng vi 48 người ca nhiu quc gia. Trước khi phiên xphúc thm din ra, tchc nhân quyn HRW cũng đã lên tiếng đòi nhà cm quyn Hà Ni "cn phi hy bbn án dành cho blogger HThBích Khương và yêu cu trtdo cho bà, vì bà ch"thc thi quyn bày tquan đim ca mình.” Ngay sau khi vxkết thúc, HRW đã lên án bn án phúc thm dành cho nhà hot động nhân quyn này. Ông Phil Robertson, phtrách khu vc châu Á ca Human Rights Watch cho rng vic chính quyn Vit Nam "áp đụng mt cách có hthng điu lut 88 để trng pht tùy tin nhng blogger phê phán chính quyn cho thy chính quyn Vit Nam vn tiếp tc coi thường tdo ngôn lun". Ngày 24.5.2012, trong mt phiên toà cũng din ra ti NghAn, bn thanh niên sinh viên Công giáo thuc giáo phn Vinh đã bnhà cm quyn kết án tng cng gn 10 năm tù vi cáo buc là “Tuyên truyn chng nhà nước theo Ðiu 88 BLut Hình S", chvì ri truyn đơn kêu gi “đa nguyên đa đảng, dân chnhân quyn và phnhn cuc bu cQuc Hi hi cui năm 2011.” Bn thanh niên bxán nm trong s17 thanh niên công giáo bchính quyn bt gihi cui năm ngoái. - Đậu Văn Dương 42 tháng tù giam, 18 tháng qun chế; - Trn Hu Đức 39 tháng tù giam, qun chế 12 tháng; - Chu Mnh Sơn 36 tháng tù giam, qun chế 1 năm sau khi mãn hn tù; - Hoàng Phong 24 tháng tù treo. Tchc Theo dõi Nhân quyn HRW phát biu chính quyn Vit Nam cn thngay lp tc bn nhà vn động Công giáo bcáo buc tuyên truyn chng nhà nước, và hy bmi cáo trng đối vi h. Ông Phil Robertson, người phtrách châu Á ca Tchc Theo dõi Nhân quyn nói. “chính quyn Vit Nam cho thy hrt coi thường tdo tôn giáo và tdo ngôn lun.” Trong quá kh, bn người bkết án đã tham gia nhiu vic làm thin nguyn, như vn động phnkhông no phá thai, hiến máu, và tình nguyn giúp trmcôi và các nn nhân bthiên tai. Đậu Văn Dương, 24 tui, đang là sinh viên trường Cao đẳng nghDu lch – Thương mi NghAn. Trn Hu Đức, 24 tui, sinh viên trường Cao đẳng nghkthut Vit – Đức. Chu Mnh Sơn, 23 tui, sinh viên trường Đại hc Y khoa Vinh. Hoàng Phong, 25 tui, cu sinh viên va tt nghip trường Đại hc Sư phm Kthut Vinh. Nhà cm quyn Hà Ni thường tùy tin áp đặt Điu 88 blut hình s, “tuyên truyn chng nhà nước Cng hòa Xã hi Chnghĩa Vit Nam,” để btù nhng người viết blog, các người phê phán chế độ. Trong năm 2011, các tòa án Vit Nam đã áp dng điu lut này để kết án Hn thù nên quên – Nhưng ti ác đời đời phi nhđể tránh lp li trong tương lai và hơn hết là hóa gii ni thù hn chưa nguôi… Cùng nhau chúng ta tiếp tc vn động tích cc để chuyn hóa Vit Nam tđộc tài sang dân chđa nguyên, mang li tdo, hnh phúc cho người dân và phát trin đất nước. THÔNG TIN s61 1. Tin Vit Nam – 10. Tình trng thiếu chuyên gia… THANH PHƯƠNG – 11. Suy ngm bài hc Chernobyl… NGUYN KHC NHN–13. Suy nghĩ vđin ht nhân…ĐÀO TIN KHOA-15. Nhân ngày 30.4…BÙI TÍN- 16. Nhng căn bnh đang hy hoi xã hi VN– SONG CHI - 18. TNguyn Phú Trng đến Lê Hin Đức – HÀ SĨ PHU-19. Cng đồng mng…NGUYN HƯNG QUC- 20. Cuc vn động lch s- ĐỖ THÀNH CÔNG - 24. Cám ơn Vit Khang – PHM MINH TÂM- 27. Không thchm tr- KIM TRÍ - 27. Tiếng Vit nào ?– NGUYN HƯNG QUC - 29. Thù thành bn tmt bài ca–TƯỜNG AN- 30. Xin anh Ngn…– HOÀNG THMLÂM- 31. Thư gi cháu Hoàng Anh- LÊ NAM SƠN - 32. Lão Thy Bói Già…– MC LÂM – 35.Xin cho tôi- NGUYN TRƯỜNG UY - 36. THƠ…- 37. Tao đi để tìm li chính tao - VÕ THTRÚC GIANG LUÁ 9 - 39. Biếm ha ca TOE - 40. Din Đàn VN 21 - Hi tho Stuttgart…- 41. Vài suy nghĩ…-THC QUYÊN – 42. Trang tiếng ĐứcThư tliên lc: THÔNG TIN Postfach 6266 D-30062 Hannover Germany Phtrách: Đặng Lâm * Bài viết có tên tác gikhông nht thiết phn ánh lp trường Thông Tin ISBN: 978-3-936230-08-6 IIK Verlag Hannover

 · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: [email protected] Tin Việ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN Nr.61, 06.2012

Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover

Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: [email protected]

Tin Việt Nam Nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục xử

tù người đấu tranh cho nhân quyền

Ngày 30.5.2012, tòa án tỉnh Nghệ An đã mở phiên xử phúc thẩm tuyên y án về tội "tuyên truyền chống nhà nước" đối với bà Hồ Thị Bích Khương, 45 tuổi, 5 năm tù giam cùng 3 năm quản chế và Mục sư Tin lành Nguyễn Trung Tôn, 40 tuổi, 2 năm tù giam cùng với 2 năm quản chế khi mãn hạn tù. Hai nhà đấu tranh nhân quyền nầy bị bắt vào tháng 1.2011 tại Nam Đàn, Nghệ An, vì bị buộc tội "thu thập tài liệu và viết bài tuyên truyền làm tổn hại uy tín của đảng Cộng sản và chế độ XHCN". Ngoài ra, bà Hồ Thị Bích Khương còn bị cáo buộc đã "trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài với nội dung chống Nhà nước". Riêng trường hợp của bà Hồ Thị Bích Khương, còn là dân oan và sau này thường xuyên viết bài lên tiếng cho dân oan. Đây là lần bị bắt thứ hai của bà. Hồi tháng Tư năm 2007, bà bị bắt tại một quán cà phê Internet ở Nghệ An và đã bị nhà cầm quyền xử hai năm tù vào năm 2008 vì tội “lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 của bộ luật hình sự. Năm 2011, bà Hồ Thị Bích Khương và 3 nhà tranh đấu nhân quyền người Việt khác đã được trao giải thưởng Hellman/Hammett cùng với 48 người của nhiều quốc gia. Trước khi phiên xử phúc thẩm diễn ra, tổ chức nhân quyền HRW cũng đã lên tiếng đòi nhà cầm quyền Hà Nội "cần phải hủy bỏ bản án dành cho blogger Hồ Thị Bích Khương và yêu cầu trả tự do cho bà, vì bà chỉ "thực thi quyền bày tỏ quan điểm của mình.” Ngay sau khi vụ xử kết thúc, HRW đã lên án bản án phúc thẩm dành cho nhà hoạt động nhân quyền này. Ông Phil Robertson, phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch cho rằng việc chính quyền Việt Nam "áp đụng một cách có hệ thống điều luật 88 để trừng phạt tùy tiện những blogger phê phán chính quyền cho thấy chính quyền Việt

Nam vẫn tiếp tục coi thường tự do ngôn luận". Ngày 24.5.2012, trong một phiên toà cũng diễn ra tại Nghệ An, bốn thanh niên sinh viên Công giáo thuộc giáo phận Vinh đã bị nhà cầm quyền kết án tổng cộng gần 10 năm tù với cáo buộc là “Tuyên truyền chống nhà nước theo Ðiều 88 Bộ Luật Hình Sự", chỉ vì rải truyền đơn kêu gọi “đa nguyên đa đảng, dân chủ nhân quyền và phủ nhận cuộc bầu cử Quốc Hội hồi cuối năm 2011.” Bốn thanh niên bị xử án nằm trong số 17 thanh niên công giáo bị chính quyền bắt giữ hồi cuối năm ngoái. - Đậu Văn Dương 42 tháng tù giam, 18 tháng quản chế; - Trần Hữu Đức 39 tháng tù giam, quản chế 12 tháng; - Chu Mạnh Sơn 36 tháng tù giam, quản chế 1 năm sau khi mãn hạn tù; - Hoàng Phong 24 tháng tù treo. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW phát biểu chính quyền Việt Nam cần thả ngay lập tức bốn nhà vận động Công giáo bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, và hủy bỏ mọi cáo trạng đối với họ. Ông Phil Robertson, người phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “chính quyền Việt Nam cho thấy họ rất coi thường tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.” Trong quá khứ, bốn người bị kết án đã tham gia nhiều việc làm thiện nguyện, như vận động phụ nữ không nạo phá thai, hiến máu, và tình nguyện giúp trẻ mồ côi và các nạn nhân bị thiên tai. Đậu Văn Dương, 24 tuổi, đang là sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An. Trần Hữu Đức, 24 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức. Chu Mạnh Sơn, 23 tuổi, sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh. Hoàng Phong, 25 tuổi, cựu sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Nhà cầm quyền Hà Nội thường tùy tiện áp đặt Điều 88 bộ luật hình sự, “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” để bỏ tù những người viết blog, các người phê phán chế độ. Trong năm 2011, các tòa án Việt Nam đã áp dụng điều luật này để kết án

Hận thù nên quên – Nhưng tội ác đời đời phải nhớ để tránh lặp lại trong tương lai và hơn hết là hóa giải nỗi thù hận chưa nguôi…

Cùng nhau chúng ta tiếp tục vận động tích cực để chuyển hóa Việt Nam từ độc tài sang dân chủ đa nguyên, mang lại tự do, hạnh phúc cho người dân và phát triển đất nước.

THÔNG TIN số 61 1. Tin Việt Nam – 10. Tình trạng thiếu chuyên gia… THANH PHƯƠNG – 11. Suy ngẫm bài học Chernobyl… – NGUYỄN KHẮC NHẪN–13. Suy nghĩ về điện hạt nhân…–ĐÀO TIẾN KHOA-15. Nhân ngày 30.4…BÙI TÍN- 16. Những căn bệnh đang hủy hoại xã hội VN– SONG CHI - 18. Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền Đức – HÀ SĨ PHU-19. Cộng đồng mạng…NGUYỄN HƯNG QUỐC- 20. Cuộc vận động lịch sử- ĐỖ THÀNH CÔNG - 24. Cám ơn Việt Khang – PHẠM MINH TÂM- 27. Không thể chậm trễ - KIM TRÍ - 27. Tiếng Việt nào ?– NGUYỄN HƯNG QUỐC - 29. Thù thành bạn từ một bài ca–TƯỜNG AN- 30. Xin anh Ngạn…– HOÀNG THỊ MỸ LÂM- 31. Thư gửi cháu Hoàng Anh… - LÊ NAM SƠN - 32. Lão Thầy Bói Già…– MẶC LÂM – 35.Xin cho tôi…- NGUYỄN TRƯỜNG UY - 36. THƠ…- 37. Tao đi để tìm lại chính tao - VÕ THỊ TRÚC GIANG LUÁ 9 - 39. Biếm họa của TOE - 40. Diễn Đàn VN 21 - Hội thảo Stuttgart…- 41. Vài suy nghĩ…-THỤC QUYÊN – 42. Trang tiếng Đức… Thư từ liên lạc:

THÔNG TIN Postfach 6266

D-30062 Hannover Germany

Phụ trách: Đặng Lâm * Bài viết có tên tác giả không nhất thiết

phản ánh lập trường Thông Tin ISBN: 978-3-936230-08-6

IIK Verlag Hannover

Page 2:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

2ít nhất 10 người viết blog và vận động chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm của mình, trong đó có nhà hoạt động pháp lý Cù Huy Hà Vũ, các blogger Vi Đức Hồi, Lư Văn Bảy, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Bá Đăng và nhiều người khác. Tháng Ba năm 2012, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An còn kết án hai nhà vận động Công giáo khác, là Võ Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Thanh, cũng theo Điều 88. Báo chí nhà nước đưa tin hai người có liên hệ với Linh mục Nguyễn Văn Lý, và bị cáo buộc đã phát tán truyền đơn chống nhà nước. Võ Thị Thu Thủy bị kết án 5 năm tù và Nguyễn Văn Thanh bị 3 năm tù. Ba người viết blog nổi tiếng, Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) và Tạ Phong Tần, cũng bị truy tố theo Điều 88. Ba người đều là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, ra đời vào tháng 9 năm 2007 với chủ trương thúc đẩy báo chí độc lập và tự do ngôn luận. Nguồn:http://www.hrw.org/node/107406

Ân Xá Quốc Tế phê phán tình hình nhân

quyền tồi tệ tại Việt Nam

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) công bố bản báo cáo năm 2012 đánh giá tình tình các quốc gia vi phạm nhân quyền trên thế giới. Bản báo cáo cho biết tình hình nhân quyền VN trong khu vực Đông Nam Á, bị vi phạm tồi tệ nhất. Ông Rupert Abbott, chuyên viên đặc trách Campuchia, Lào và Việt Nam của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế nêu lên nhận định của mình sau khi bản báo cáo vừa công bố: “Việt Nam là quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay. Tổ Chức Ân Xá Quốc tế không dùng phương cách so sánh, nhưng chính quyền Việt Nam nên cảnh giác với nhận xét này trên trường quốc tế. Tôi hy vọng rằng người dân sẽ làm nên những thay đổi đồng thời các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ phải tôn trọng nhân quyền ở đất nước họ.” Ông Rupert Abbott cho biết Việt Nam có rất nhiều tù nhân chính trị hay còn gọi là tù nhân lương tâm. Vì thế, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cần khẳng định không thể bỏ qua vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, mà trái lại phải kêu gọi để thế giới chú ý và tạo áp lực cho tới khi nào Việt Nam tôn trọng nhân quyền, phóng thích mọi tù nhân lương tâm, đối xử tử tế với người dân. Cơ bản những điều này phục vụ cho lợi ích của người dân mà chính phủ Việt Nam cần thực hiện.

Trong phần báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2012, Ân Xá Quốc tế nêu rõ tình trạng tiếp tục đàn áp khắc nghiệt những người bất đồng chính kiến, những người đấu tranh trong ôn hòa, hạn chế nghiêm trọng về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Các trường hợp điển hình được nêu lên như luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhà văn Trần khải Thanh Thủy (hiện đang ở nước ngoài), Linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, nhà báo Nguyễn Hoàng Hải tức blogger “Điếu cày”, những nạn nhân người Thượng, những thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo là Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân, các học viên Pháp Luân Công, nhiều dân oan trong các tranh chấp, cưỡng chế đất đai, những người lên tiếng kêu gọi cải cách hoặc phản đối về môi trường đất đai và các quyền lao động… đều bị bắt bớ và giam cầm. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông có 23 người bị kết án tử hình nhưng con số thật sự được cho là có thể cao hơn. Tổ Chức Ân Xá Quốc tế chỉ trích chính quyền Việt Nam sử dụng qui định mơ hồ của Bộ luật Hình sự năm 1999, đặc biệt là điều 79 là “có âm mưu lật đổ chính quyền” và điều 88 “tuyên truyền chống phá nhà nước” để bắt bớ giam cầm người dân một khi họ cất lên tiếng nói đòi hỏi quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do bày tỏ ý kiến. Bản báo cáo cũng nêu lên chính quyền Hà Nội ra sức ngăn chặn người dân sử dụng internet, tự do thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau. Các mạng xã hội như Facebook, Twitter bị đóng cửa và chính quyền yêu cầu các café internet cung cấp cho công an thông tin những người truy cập vào các trang mạng cấm. Chuyên viên đặc trách Rupert Abbott cho rằng bản báo cáo năm 2012 cho thấy trong năm qua ở tại Trung Đông, Bắc Phi có sự thay đổi rất lớn. Những người dân ở đó đấu tranh bằng cách cất lên tiếng nói cũng như có hành động để đòi hỏi những quyền hạn cơ bản của mình và họ đã rất thành công. Ông Rupert cho là chính quyền Việt Nam nên cần có cân nhắc một cách thông minh khi nhìn thấy những diễn biến này trên thế giới. Ông nói: “Tại Ủy Ban Nhân Quyền Hạ Viện Tom Lantos, trong buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam ở DC, tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thế giới. Việt Nam muốn có mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ và Châu Âu trong ban giao thương mại cũng như nhờ vào các mối quan hệ

này để cân bằng hơn trước mối nguy hiểm do Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam, do đó, để tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ và Châu Âu, Việt Nam cần phải thông minh hơn để ngừng lại, và phải cải thiện tôn trọng nhân quyền. Vì thế, chúng tôi yêu cầu Việt Nam phải đáp ứng đòi hỏi này.” Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi các quốc gia trên thế giới mỗi khi thương thảo về mậu dịch với Việt Nam nên đưa vấn đề vi phạm nhân quyền vào chương trình nghị sự. Nếu chính phủ Việt Nam muốn có nhiều quyền lợi hơn khi là thành viên của cộng đồng quốc tế thì chính những nhà lãnh đạo quốc gia phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. (Trích) - (Hòa Ái phóng viên RFA) * * *

Hội nghị Trung ương 5 và lời các Blogger

Hôm 15/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 dài hơn nửa tiếng.

Đồng tiền tha hóa đội ngũ đảng Theo blogger Trương Duy Nhất, “vẫn giọng đều đều như ông giáo làng, không nhấn nhá, không ấn tượng, vẫn những nội dung, câu chữ quen thuộc đến sáo rỗng, không thấy gì mới”, trong bối cảnh hội nghị “căng thẳng, ngột ngạt, bức bối, bế tắc” với sự tham dự của “200 khuôn mặt lạnh lùng”, “vừa thấy phản cảm vừa… thiếu niềm tin”. Blogger Dân Choa thì thấy “Thất vọng về tuyên bố của TBT”. Qua bài tựa đề như vừa nói, blogger Dân Choa những tưởng cuộc sống thực tiễn sẽ thôi thúc Nhà nước xúc tiến mạnh mẽ cải cách hành chính vốn là nhu cầu thiết yếu, mà đầu tiên là tu chính hiến pháp, rồi Nhà nước sẽ hướng dần tới việc tam quyền phân lập. Thế nhưng, theo blogger Dân Choa, ông TBT “đã đặt sẵn tiền đề cho việc sửa đổi”, tuyên bố: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua tổ chức nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng…Nhà nước ta không tam quyền phân lập…" Blogger Dân Choa nhận thấy tuyên bố như vậy không có nét gì mới và chỉ nhằm củng cố thêm quyền lực cho Nhà nước, hay nói cách khác, quyền lực của đảng. Qua bài “ ĐCSVN càng bế tắc sau Hội nghị TW5”, tác giả Nguyễn Ngọc Già lưu ý tới việc đảng CS qua hội nghị này tiếp tục tái khẳng định “đất đai là sở hữu của…họ” cũng như không có dấu hiệu

Page 3:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

3cho thấy đảng chấp nhận chia sẻ quyền lực. Theo tác giả thì đảng đang tiếp tục “dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của…tiền tệ” thay vì cho “vãng tuồng” cái “trí tuệ lai căng, mị dân”. Tác giả Nguyễn Ngọc Già nhận xét tiếp: "Ông Dũng và "đồng chí ông ta" đã bỏ mặc "những tấm biển chỉ đường của trí tuệ" trong mưa gió tơi bời, thế nên, hậu bối của Marx, của Lenin, của Hồ Chí Minh đang mờ mịt, quýnh quáng - khó "sáng mắt sáng lòng" để cùng "dắt tay nhau đi". Thay vào đó là "biển chỉ đường tiền tệ" đang soi lối cho họ. Lý luận Marx, Lenin, Mao hay Hồ chẳng qua chỉ là con bài "Tiến Lên" cho các đồng chí sát phạt lẫn nhau. Họ đang mất đoàn kết nghiêm trọng, cũng bởi tiền. Tiền, dưới mọi hình thức. Chắc chắn.…Việc khẳng định lại (một cách dứt khoát) việc không có chuyện "tam quyền phân lập", rằng "ĐCSVN vẫn lãnh đạo tuyệt đối" đất nước, không cho thấy ĐCSVN mạnh hơn, ngược lại họ đang yếu. Rất yếu. Đề cập tới 2 điểm đáng chú ý tại Hội nghị Trung ương 5, đó là “Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được giao về cho Bộ Chính trị” và tái sinh “Ban Nội chính trung ương”, tác giả cho đó là một chỉ dấu thất bại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khiến ông “phen này có cơ ngã ngựa giữa đàng”. Tác giả nêu lên mâu thuẫn trong Đảng phát xuất từ nguyên tắc hồi tố chính đáng của những nông dân mất đất trên 20 năm qua sẽ được giải quyết ra sao, kể cả những vụ “nóng hổi” Tiên Lãng, Văn Giang, Nam Định, Thái Hà…? Và, theo tác giả, Đảng “sẽ ngã sóng soài trên chính cái nguyên tắc hồi tố chính đáng, quan trọng này”. Nhắc đến vấn đề liên quan “chuyện dài dân oan”, blog Bauxite VN và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến bài “Lại một cuộc cưỡng chế tàn bạo!”, qua đó tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhấn mạnh rằng xưa nay, đã là nông dân là cần có ruộng đất vốn là sự sống còn của họ. Ông lưu ý rằng dân cày mất ruộng như cá không nước, nhưng bị tước đi ruộng đất thì họ sống bằng gì trong khi tiền đền bù, nếu có, cũng rẻ mạt thì họ và gia đình sống được thêm bao nhiêu ngày? Rồi ở tuổi 40, 50, 60, không chuyên môn, họ có được hãng xưởng nào thu nhận không ?

Dồn dân vào bước đường cùng Trước tình cảnh ngày càng có đông đảo hộ nông dân bị tước đoạt ruộng đất - và chỉ trong vòng vài tháng nay đã diễn ra các biến cố Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản cùng cảnh bắt bớ, đánh đập dã man, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thấy “chưa

bao giờ nông dân oan ức khổ nhục như bây giờ!”. Ông cho biết tiếp: "Dưới thời thực dân Pháp thống trị, ngay khi vận động cách mạng bí mật để giải phóng đất nước, Đảng đã nêu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đáp ứng khát vọng của nông dân, nên nông dân hăng hái theo Đảng… Sao các ông bà chính quyền hôm nay lại phản bội lại nông dân?...Tiếng kêu la thảm thiết vang cả cánh đồng. Những người bị bắt không biết ra sao, không biết có ai bị đánh chết tại trụ sở công an như đã từng xảy ra ở một số nơi không? Sao mà chính quyền bất nhân, vô đạo đức đến thế? Sao công an tàn ác dã man thế, đánh dân như kẻ thù?... Thực trạng trên đây làm cho mệnh đề mà văn kiện vẫn nêu “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” không còn ý nghĩa nữa! Nhà nước của dân, nay người ta nói chính quyền là của tầng lớp giàu có, của nhóm lợi ích và cá nhân tham nhũng. Nhà nước vì dân nay người ta nói là chính quyền áp bức dân." Qua bài “Hoá ra đếch phải đất nhà mình”, blogger Nguyễn Thông than phiền rằng “lâu nay mình nhầm, nhầm to”, khi ông nhớ lại: "Bố mẹ mình hồi xưa có gần 9 sào ruộng do ông bà khai phá để lại, sau bị hợp tác xã cướp trắng 7 sào, giờ chỉ còn hơn 2 sào thổ cư (nhà và vườn). Cứ nghĩ đó là của nhà mình, do mồ hôi nước mắt ông bà cha mẹ dựng lên, truyền cho con cháu, có quyền sở hữu vĩnh viễn, té ra không. Đất ấy nhà mình có từ trước khi có đảng cộng sản và chế độ này. Vậy mà theo ông Nguyễn Phú Trọng thì đảng, nhà nước có thể cướp bất cứ lúc nào cũng được bởi nó “thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đểu nhất là ý “và các dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật”, hiểu thế nào cũng được. Thế hóa ra nhà mình chả có cái đếch gì. Luôn bị đặt trong nguy cơ có thể phải lưu vong ngay trên quê hương đất nước mình." Qua thư gởi GS Nguyễn Huệ Chi, blogger Hà Sĩ Phu lưu ý rằng xã hội VN ngày nay đang “chứng kiến 2 ‘cuộc đua’ ngược dòng chưa từng có giữa giáo lý chính thống với thực tiễn đời sống”, đó là những dân nghèo như ở Tiên Lãng, Văn Giang… càng bị công quyền đánh đập dã man bao nhiêu thì người lãnh đạo cao nhất nước khi lên diễn đàn càng khẳng định “tính chính nghĩa, tính nhân văn và khoa học của Ý thức hệ“ bấy nhiêu. Đi tìm một sự lý giải, TS Hà Sĩ Phu nêu lên câu hỏi rằng tại sao người ta – những người nhân danh cái Thiện, cực thiện –

(lại) hành xử tàn ác ? Và ông trích dẫn lời của GS.TS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn dựa trên khoa học thực nghiệm cùng sự am hiểu khách quan, sâu sắc để dẫn tới câu trả lời “chí lý”: Nguyên nhân vấn đề là sự giáo điều của Ý Thức Hệ, như sau: “người bình thường có thể trở nên những kẻ ác ôn nếu được trang bị bằng một ý thức hệ hay giáo điều nào đó”, “cái ác có thể thắng cái thiện nếu được trang bị bằng một ý thức hệ” , “ở trong môi trường giáo điều và được trang bị bằng ý thức hệ địch – ta, nên họ nhìn người dân mất đất như là những kẻ thù, và tự họ biến thành những người ác ôn mà có lẽ chính họ cũng không nhận ra ngay lúc vung tay hành hung người khác”

Đánh dân như đánh kẻ thù TS Hà Sĩ Phu hoàn toàn đồng ý với nhận định cho rằng “ác ôn ở những người vốn bình thường mới nguy hiểm”, vì, ông giải thích, rằng “bởi khi tính ác không do bẩm sinh thì do môi trường, do môi trường nên cùng một lúc có thể sinh ra một loạt người ác, để cái ác trở nên bình thường. Do môi trường xã hội nên cùng một lúc có thể sinh ra một đội ngũ ác nên cái ác còn có thể được vinh danh!”. Và TS Hà Sĩ Phu muốn “nói cho hết nhẽ”: "Nhưng đã nói cũng nên nói cho hết nhẽ: Nhân danh cái CỰC THIỆN sao lại sinh ra CỰC ÁC? Cũng có trường hợp do ngu tín mà bị ám thị, làm điều Ác mà cứ tưởng mình đang làm điều Thiện, nhưng niềm tin như tín ngưỡng ấy bây giờ còn được bao nhiêu? Thực tế có Thiện như đang rêu rao không? Khi nhân danh Ý thức hệ để chỉnh đốn về đạo đức, về nhân cách thì một người đảng viên yêu Đảng như TS Chu Hảo phải công nhận đây là “một thể chế nói chung là không khuyến khích trau dồi và tôn trọng nhân cách”. Có của dân, vì dân thật không khi ông Chu Hảo phải nhận định “dân nghèo ở nhiều nơi trên đất nước này đang bị dồn ép vào cảnh khốn cùng bằng các luật lệ phi lý và các biện pháp trấn áp tàn bạo […] Chính quyền này hình như không biết sợ dân nữa rồi!” Mở đầu bài viết tựa đề “Tại sao người ta hành xử tàn ác”, blogger Nguyễn Văn Tuấn mãi đến hôm nay vẫn còn thật sự sốc trước cảnh nhân viên công lực vây đánh 2 phóng viên đài Tiếng Nói VN VOV, và GS Tuấn lại càng sốc hơn khi qua đoạn phim quay chậm thấy “công an đấm đá một phụ nữ chẳng có gì để tránh những đòn hành hung hội đồng”. Blogger Hồ Như Hiển mô tả cảnh này rằng: “Còn hơn cả thú dữ say mồi, bên này bức tường ngăn giữa nhà văn hoá và

Page 4:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

4nghĩa trang liệt sĩ, mấy người đàn ông được trang bị dùi cui, gậy gỗ lao vào lôi xềnh xệch một người phụ nữ tay không. Hai người đã bẻ quặt tay chị phía sau thế mà một kẻ khác còn đá vào bụng chị bằng một cú có nghề. Bên kia bờ tường, khoảng chục người đàn ông lăm lăm, vung vẩy gậy gỗ, chực lao qua bức tường như một bầy cá sấu đang há những chiếc răng nhọn hoắt sẵn sàng lao vào cấu xé con mồi xấu số. Còn sự bỉ ổi, tàn bạo nào hơn thế nữa?“Người với người sống để yêu nhau” là thế này đây sao?" Thế nạn nhân chân yếu tay mềm đó là ai? Blogger Hiệu Minh trích dẫn một nguồn tin cho biết đó là chị Ngô Thị Ánh, người xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Và blogger Hiệu Minh nhân tiện kể rằng “Ai từng xem phim “Bố già – Godfather” sẽ nhớ cảnh chém giết tàn bạo trong giới Mafia trả thù lẫn nhau. Tuy độc ác như vậy, nhưng giới mafia có một qui định rất rõ “không được động đến phụ nữ và trẻ em” dù đó là người của đối phương. Mafia thực chất là những con quỉ đội lốt người mà vẫn tôn trọng phụ nữ và trẻ em”. Có lẽ đó là lý do khiến blogger JB Nguyễn Hữu Vinh phải thốt lên rằng “đánh dân như chớp, đánh tàn bạo, đánh như đòn thù. Chắc ngày xưa lính Mỹ các chú cũng không đánh được sướng như bây giờ”. Thanh Quang, RFA, 12.05.2012 * * *

Hãy nói thật trước khi quá muộn

Còn một tuần nữa là tới thời điểm kỷ niệm biến cố 30 tháng Tư năm 1975, khi Saigòn thất thủ về tay người CS.

Cuộc chiến chưa kết thúc Biến cố ấy khiến blogger Bùi MinhQuốc một dạo nào hồi tưởng, qua những dòng thơ: Tôi treo lên lá cờ máu Đau đáu hồn tôi Giờ này năm ấy Vẫn ngã xuống bao người Những người cuối trong trận cuối Cuộc chiến tranh dằng dặc mấy đời Nhưng rồi nhà thơ Bùi Minh Quốc mới nhận ra rằng đó chưa phải là trận cuối của cuộc chiến “dằng dặc mấy đời”, mà người dân Việt “vẫn ngã xuống bao người”, trong những năm 1978, 1979, 1988, ngã xuống tại vùng biên giới Tây-Nam, tại vùng biên giới phía Bắc Biển Đông, khi “đồng chí” lộ nguyên hình là lũ giặc, khi các “đồng chí’ không cho ai được nhắc tới. Và tác giả thấy xót xa – lẫn uất hận:

Im lìm phố trưa Chợt nghe ục vào tai tiếng quát : “Này bà kia sao chưa treo cờ ?” Gã công an kinh ngạc Trố mắt nhìn bà hàng xóm giả lơ Tôi nhìn lên màu máu rực trên cờ Thấy người chết bật mồ đứng dậy. Sắp đến ngày 30 tháng Tư – cũng là sinh nhật của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhưng ông không lo “cái già xồng xộc nó thì theo sau”, mà lo cho quê hương, đất nước. Nhà văn nêu lên một loạt câu hỏi, rằng “sau 37 năm hòa bình thống nhất, 67 năm xây dựng CNXH, đất nước ta đang ở đâu?”, “Sự thật thế nào ?”. Nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức blogger Quê Choa, trích dẫn báo Người Lao Động mà lấy làm “ngao ngán”, vì “Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore”. Rồi nhà văn bày tỏ nỗi “ngao ngán” này qua bài tựa đề “Hãy nói thật với nhau đi!”. “Lại càng ngao ngán hơn khi thấy một loạt những cái nhất của Việt Nam ta. Đây là thống kê của báo lề phải nhé, chứ không lại bảo của lực lượng thù địch đang cố tình bôi nhọ chế độ ta. Nhưng tất cả những điều đó cũng không bì được với đại nạn đất đai ở nước ta. Đọc bài Bàn chân nổi giận của bác Tương Lai thấy đắng cay không thể tả: “…chính ông Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sau “sự kiện Tiên Lãng”, số lượt người đi khiếu nại tăng tới 50%, số lượt người khiếu nại tố cáo tăng 50% so với tháng 2, số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan tới đất đai với tính chất rất phức tạp, gay gắt.” Thế nào rồi cũng có vài quả bom Đoàn Văn Vươn nữa cho mà xem.”

Dân oan ngày càng nhiều Từ tâm trạng “ngao ngán, lại càng ngao ngán hơn”, nhà văn Nguyễn Quang Lập chuyển sang “nộ khí” trước thực trạng được các quan chức – dù về hưu hay tại nhiệm – mô tả. Chẳng hạn như nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu nhìn nhận việc một số nơi thu hồi đất của nông dân với giá rất rẻ để sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng và bán với giá cao hơn thậm chí gấp 15 lần. Theo cựu viên chức này thì “chính sách như vậy làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân” khiến diễn ra cảnh “bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện”; hay kết luận của Tổng Thanh tra Chính phủ rằng “Một số địa phương chưa tập trung giải quyết tới nơi tới chốn, còn né tránh đùn

đẩy nên người dân bức xúc. Một số trường hợp còn kết luận không chính xác nên dân không đồng tình” khiến nhà văn Nguyễn Quang Lập “nộ khí” rằng “Cái gì cũng chưa… chưa… chưa..”, “một số” và “chưa” nghe nhẹ hều, nghe như chẳng có vấn đề gì lắm. Chỉ khuyết điểm thôi mà, có sai phạm gì đâu... Muốn văng tục một câu cho bõ tức…Và tác giả đề nghị “hãy nói thật với nhau đi trước khi quá muộn”: “Thôi đừng nói ta “đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh..” vân vân và vân vân, nghe ngượng lắm. Hãy hỏi nhau thực lòng, chính quyền ta đang xây dựng là của ai, cho ai và vì ai? Chế độ ta đang phấn đấu là của ai, cho ai và vì ai? Đừng có vòng vòng vèo vèo nữa, nói thật với nhau một câu cho nhẹ người.” Trong khi blogger Quê Choa “ngao ngán" và “nộ khí” như vậy thì blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy trong mấy ngày qua có “Ba chuyện làm dư luận sôi lên”. Chuyện thứ nhất là chuyến công du Châu Mỹ La Tinh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Cuba và Braxil. Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng “rao giảng về CNXH” tại Cuba khiến blogger Quê Choa “chán như con gián” thì blogger Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý rằng “dư luận muốn phát sốt lên vì mẫu tin rất ngắn chỉ vài dòng của TTXVN nói về việc huỷ bỏ chuyến đi kế tiếp của TBT vì điều gọi là “sự khó khăn đột xuất” của Braxil. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh mô tả “ Ông Trọng gần như đã đến trước cửa của nước chủ nhà, nhưng rồi người ta đã đóng cửa im ỉm”. Theo tác giả thì cho dù vì lý do gì đi nữa, vấn đề cũng bắt nguồn từ sự khác biệt chế độ chính trị giữa VN và phần lớn còn lại của thế giới, đó là “Độc đảng và dân chủ đa đảng”. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận định: “Với một nước độc đảng toàn trị như Việt Nam, ông Trọng là lãnh tụ tối cao nhưng với các quốc gia dân chủ đa đảng, ông chỉ là người đứng đầu một tổ chức chính trị của một nước và nguyên thủ quốc gia của họ không thể tùy tiện đón tiếp chính thức những người như vậy.”

Chính quyền đang sợ hãi Chuyện thứ hai mà nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy “làm dư luận sôi lên” là “cả một bộ máy báo đài của nhà nước được huy động vào việc bôi nhọ và bới móc đời tư của một người phụ nữ đáng thương” chỉ vì chị phạm “tội” nhiều lần tham gia biểu tình chống TQ xâm lược và trấn lột ngư dân VN . Người phụ nữ có tâm huyết với đất nước đó là Bùi Hằng. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh thắc mắc:

Page 5:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

5“Thế nhưng không hiểu vì sao nhân phẩm của người phụ nữ đáng thương nầy đang bị xúc phạm và chà đạp nghiêm trọng bởi các cơ quan truyền thông chính thống của nhà nước. Bỗng dưng đùng đùng các cơ quan báo đài nầy được huy động vào. Các cơ quan ngôn luận chính thống ấy dấy lên chiến dịch xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ đáng thương nầy qua hàng loạt tin bài bôi nhọ và bới móc chuyện đời tư của chị một cách tồi tệ... Với cung cách ứng xử như vậy, không khỏi không làm cho mọi người nghĩ rằng nhà nước đã xem Bùi Hằng là kẻ thù cần phải chà đạp bằng mọi cách …Hay là có một nỗi sợ hãi nào đó đối với người phụ nữ cô thế đáng thương nầy?” Và chuyện thứ ba, theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh, là tin gây xôn xao dư luận khi giới cầm quyền VN chuẩn bị đưa các bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Anh Ba Saigòn Phan Thanh Hải và Sự thật và Công lý Tạ Phong Tần ra xét xử giữa lúc giới cầm quyền bắt giam một cách bí mật và kỳ lạ 3 công dân ấy như giam những “tội phạm an ninh quốc gia cực kỳ nguy hiểm”. Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, thì những gì vừa được công bố cho thấy 3 bloggers ấy bị gán tù tội chỉ vì dám viết blog phản biện, nói lên suy nghĩ bất đồng chính kiến, thể hiện hành động yêu nước, trong khi Hiến pháp VN công nhận quyền tự do lập hội, không ngăn cấm người dân biểu tình, Đảng và Nhà nước khuyến khích phát huy dân chủ, phản biện xã hội. Tác giả nêu lên câu hỏi: “Liệu việc đối xử với ba công dân nói trên có đi ngược lại hiến pháp của Việt Nam? Hay là phải làm vậy vì bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi nào đó? Nếu CNXH là chế độ tốt đẹp và đang phát triển ngày càng vững mạnh như những gì ông Nguyễn Phú Trọng vừa khẳng định ở Cuba thì nhà nước sợ gì vài lời phản biện của một vài blogger hoặc sợ gì một người phụ nữ cô thế đang bị giam giữ để chịu sự cải tạo cưỡng bức như Bùi Hằng?”. Theo báo Người Lao Động, thì 3 bloggers này bị truy tố theo khoản 2 điều 88, bộ luật hình sự vốn quy định tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN. Qua bài “Kết án theo điều 88 mãi vi phạm quyền tự do ngôn luận”, blogger Nguyễn Ngọc Già lưu ý: “Điều 88 không có gì mới lạ trong suốt ít nhất hai mươi năm qua. Nó được sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại cho rất nhiều tù nhân chính trị. Điều cần bàn là từ trước tới nay, dù bị nhiều chỉ trích với phân tích, bình luận khoa học, hợp lý từ trong nước ra tới quốc tế, nhưng giới cầm quyền vẫn cố tình giữ nguyên, bất

chấp lời kêu gọi xóa bỏ nó. Nhiều người thống nhất với nhận định: đó là điều luật mơ hồ, chủ quan, cảm tính, dùng để áp đặt theo ý muốn của giới cầm quyền hòng khép tội cho những người đấu tranh dân chủ ôn hòa, bất bạo động Ông Nguyễn Văn Hải, ông Phan Thanh Hải và cô Tạ Phong Tần chuẩn bị đối mặt với điều 88 – phi lý và vi phạm công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam ký cũng như cam kết thực hiện nhiều năm qua….Nếu vẫn cố chấp kết tội ông Nguyễn Văn Hải, ông Phan Thanh Hải, cô Tạ Phong Tần, yêu cầu từ nay về sau, giới cầm quyền Việt Nam không được để người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói với thế giới: Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận.” Theo blogger Người Buôn Gió thì “ba cái loại blog viết theo cảm hứng” chỉ đề giải toả bức xúc, “dăm ba bạn bè liên kết tự sướng với nhau” thì “gây được hậu quả gì, phá sập bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu bệnh viện, trường học, hại chết bao nhiêu người, làm được cái gì mà gớm đến mức lật đổ chế độ” lại bị cáo buộc vào khoản 2 điều 88 BLHS với khung hình phạt từ 10 tới 20 năm tù. Blogger Người Buôn gió chua chát rằng cả 3 bloggers Điếu Cày, Anh Ba Saigòn, Sự thật và Công Lý chỉ có 94 bài viết mà gặp nguy cơ đối mặt với án 20 năm tù, mà nếu quy đổi với vụ Vinashin thì mỗi bài viết tương đương với 1 nghìn tỷ đồng. Thanh Quang, RFA, 23.04.2012 * * * LTS: Khi báo Đảng bào chữa cho chế độ và làm trò cười cho thế giới khi cố „khẳng định“: - „tuy chưa toàn diện song phản ánh rõ sự thật tự do báo chí ở Việt Nam…“ - „Đối với Việt Nam, họ chỉ dựa vào những lời vu cáo, bịa đặt của một số phần tử xấu để đưa ra nhận xét, mà không căn cứ vào thực tế hoạt động báo chí ở Việt Nam, không phản ánh đúng sự thật tự do báo chí ở Việt Nam…“

SEAPA lại xuyên tạc tình hình báo chí Việt Nam

Tháng Năm 20, 2012 Ngày 3/5/2012, tổ chức SEAPA (“Liên minh báo chí Đông Nam Á”), thành lập năm 1998, gồm đại diện giới báo chí của Thái Lan, Philippines, Indonesia, đặt trụ sở tại Bangkok, Thái Lan công bố “phúc trình tình hình tự do báo chí tại các nước Đông Nam Á 2012”. Phúc trình này tiếp tục xuyên tạc “Việt Nam không có tự do báo chí”. Trả lời phỏng vấn Đài VOA Việt ngữ, Kulachada Chaitipat, phụ trách lĩnh vực

vận động của SEAPA trắng trợn nói: “Tự do báo chí ở Việt Nam đang ngày càng tồi tệ…”. Chưa dừng lại, Kulachada Chaitipat còn vu khống: “Việt Nam tăng cường đàn áp các nhà báo và blogger có tiếng nói đối lập…”. Mấy năm gần đây, SEAPA luôn thể hiện quan điểm, cách nhìn sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam. Thái độ của họ là phiến diện, xuyên tạc sự thật, cố tình tạo cớ để các phần tử xấu, phần tử cơ hội lợi dụng công kích tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Sự thật tự do báo chí ở Việt Nam đã chứng minh, phản bác hành động sai trái của SEAPA. Thật vậy, ở Việt Nam hiện nay có gần 17.000 nhà báo, hàng nghìn phóng viên hoạt động ở 786 cơ quan báo in, với 1.016 ấn phẩm, 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và cấp tỉnh, 47 đơn vị hoạt động truyền hình cáp… sản xuất 62 kênh truyền hình. Lại thấy rằng, Internet ở Việt Nam ngày càng phát triển và quyền tự do Internet được đảm bảo cho hơn 30 triệu người Việt Nam (chiếm gần 40% dân số) sử dụng. Tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đánh giá, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ người dân sử dụng Internet cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, chiếm 31,06% dân số. Số liệu trên, tuy chưa toàn diện song phản ánh rõ sự thật tự do báo chí ở Việt Nam. SEAPA là tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động cổ xúy, thúc đẩy tự do báo chí trong khu vực, song đã bị chi phối, ảnh hưởng mạnh bởi tư tưởng “tự do báo chí tuyệt đối” của phương Tây. Vì vậy, họ không thể đưa ra được tiếng nói khách quan, tôn trọng sự thật. Trong các “phúc trình” của họ chỉ tập trung vào một số nước, như Lào, Trung Quốc, Việt Nam – những nước luôn bị một số lực lượng thiếu thiện chí dùng vấn đề tự do báo chí để công kích. SEAPA không có bất cứ một hoạt động mang tính khảo sát nào dựa trên chính thực tế hoạt động báo chí của các nước đó, mà chỉ hành động rất phiến diện, không phản ánh đúng thực chất tình hình báo chí của các nước này. Đối với Việt Nam, họ chỉ dựa vào những lời vu cáo, bịa đặt của một số phần tử xấu để đưa ra nhận xét, mà không căn cứ vào thực tế hoạt động báo chí ở Việt Nam, không phản ánh đúng sự thật tự do báo chí ở Việt Nam… Tệ hại hơn, SEAPA còn công khai tiếp tay cho những kẻ cơ hội, phần tử chống đối Chính phủ, vi phạm pháp luật ở Việt Nam… Những năm qua, Giám đốc SEAPA Roby Alampay rất quan tâm một số can phạm, như Lê Công Định, Trần Khải Thanh Thủy… tìm cách can thiệp, thông qua hệ thống truyền thông

Page 6:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

6khu vực đòi hỏi vô lối trả tự do cho những người này. Hoạt động của họ là có sự phối hợp với một số tổ chức nhân quyền phương Tây chuyên lợi dụng “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” hòng chụp mũ công kích Việt Nam. Hành động, việc làm của SEAPA bất chấp luật pháp quốc tế thực hiện mưu đồ xấu hòng gây bất ổn ở Việt Nam, một đất nước độc lập, chủ quyền và hợp hiến… là không thể chấp nhận được. SEAPA luôn phớt lờ rằng, mỗi quốc gia do bản chất của chế độ chính trị, điều kiện lịch sử đặc thù, tình hình cụ thể trong nước và quốc tế, mà định ra các luật của mình tương thích với nhu cầu thực tế phát triển của đất nước. Do vậy, việc quản lý báo chí, xuất bản, truyền thông, Internet… bằng pháp luật là hình thức bảo đảm thực hiện quyền tự do báo chí, xuất bản ở tất cả các nhà nước văn minh. Mặt khác, luật báo chí của các quốc gia trong khu vực không giống nhau… Chính vì vậy, nội hàm cụ thể của quyền tự do báo chí, tự do Internet cũng khác nhau ở các nước. Tuy nhiên, tất cả các quyền này, dù ở bất cứ quốc gia nào cũng không phải là các quyền tuyệt đối, mà là các quyền có giới hạn. Điều đó cho thấy, không có cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do Internet” tuyệt đối. Quan niệm của SEAPA coi quyền “tự do báo chí” như một thứ quyền không giới hạn, là không thể có và không tồn tại thực tiễn ở bất cứ quốc gia nào. Tự do báo chí ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phương Tây, như thực tiễn đã chỉ ra, không chỉ phải tuân theo pháp luật, mà còn phải có thái độ chính trị, tuân thủ pháp luật của chính quyền, phục vụ lợi ích của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà thôi. Thi Nga http://www.petrotimes.vn/dam-luan-doi-thoai/2012/05/seapa-lai-xuyen-tac-tinh-hinh-bao-chi-viet-nam

* * * TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÊN TIẾNG VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở VỤ BẢN

Lại một cuộc cưỡng chế tàn bạo!

Nguyễn Trọng Vĩnh Đã là nông dân là cần có ruộng đất. Xưa hay nay đều vậy. Ruộng đất là tất cả cuộc sống của họ. Dưới thời thực dân Pháp thống trị, ngay khi vận động cách mạng bí mật để giải phóng đất nước, Đảng đã nêu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đáp ứng khát vọng của nông dân, nên nông dân hăng

hái theo Đảng, làm nên Cách mạng Tháng Tám giành độc lập tự do và để dân có ruộng cày (tất nhiên có cả nhiều tầng lớp tham gia nhưng nông dân vẫn là động lực chủ yếu). Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, nông dân đã đưa con em mình tham gia bộ đội. Hàng chục vạn con em họ đã ngã xuống và để lại một phần thân thể của họ tại các chiến trường là vì Tổ quốc, vì ruộng đất, vì giữ chính quyền. Sao các ông bà chính quyền hôm nay lại phản bội lại nông dân? Trong quá tình ép dân lấy ruộng giao cho công ty tư nhân Vinatex, chính quyền tỉnh Nam Định, huyện Vụ Bản đã dùng nhiều thủ đoạn xấu xa: -Định giá rẻ mạt 27.000đ/m2; dân không chịu mới nhích dần từng bước từng bước, đuổi việc, đuổi học con em họ để ép họ nhận tiền giao đất. -Đối với những đảng viên gọi là cứng đầu thì chỉ thị cho chi bộ khai trừ. Tuyệt đại đa số đảng viên không đồng ý thi hành kỷ luật, huyện vẫn khai trừ trái nguyên tắc, điều lệ đảng. - Lừa dân (đối thoại với dân, Chủ tịch Tuấn nói nhà đầu tư hỗ trợ thêm 10.000 đ/m2, cộng cả mới và cũ là 42.000đ/m2. Ai nhất trí thì đi nhận tiền để nhà đầu tư thi công; nếu không đồng thuận thì chuẩn bị trả tiền cho nhà đầu tư, nhà đầu tư trả lại ruộng cho bà con). Thế rồi chỉ là “đưa trâu qua rào”. Đùng một cái, sáng 9/5/2012, chính quyền huy động công cụ bạo lực, khoảng 300 người có dùi cui, súng, chó béc - giê xông vào đánh dân tới tấp. Có chị phụ nữ bị đá vào ngực, có chị bị kéo lê trên đường. Có bà cụ 80 tuổi người thôn Cao Phương, xã Liên Bảo bị bóp cổ, bẻ quặt tay ra sau. Bà cụ Đạt 70 tuổi bị vụt và đấm đá sưng húp mặt mày, ngất tạ chỗ và bị quăng ra đường 10 phơi nắng, và nhiều người khác bị đánh túi bụi. Tiếng kêu la thảm thiết vang cả cánh đồng. Những người bị bắt không biết ra sao, không biết có ai bị đánh chết tại trụ sở công an như đã từng xảy ra ở một số nơi không? Sao mà chính quyền bất nhân, vô đạo đức đến thế? Sao công an tàn ác dã man thế, đánh dân như kẻ thù? 10h40 sáng 9/5/2012, trận chiến mà ông Chủ tịch tỉnh dàn dựng, và Phó Giám đốc Công an tỉnh (con trai một cựu chủ tịch tỉnh) chỉ huy với lực lượng mạnh đã chiến thắng nông dân tay không một cách vẻ vang (hay đê hèn), tách được nông dân ra khỏi đồng ruộng mà họ cố níu giữ hiến cho tập đoàn Vinatex. Dân cày mất ruộng như cá không nước. Không có nghề, họ sống bằng gì? Giả sử

có được đào tạo nghề thì với tuổi 40, 50, 60 thì xí nghiệp nào, công xưởng nào tiếp nhận? Nắm số tiền đề bù rẻ mạt mấy chục triệu đồng, gia đình nông dân 5-6 người sống được bao nhiêu ngày? Trước mắt họ là con đường khốn khổ, vô định. Trước đây đã có hàng ngàn hộ nông dân bị tước đoạt ruộng đất. Chỉ 3 tháng gần đây liên tiếp 3 cuộc cưỡng chế tàn khốc (Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên và Vụ Bản - Nam Định), bắt bớ đánh đạp tàn ác dã man, tước đoạt nguồn sống của họ. Chưa bao giờ nông dân oan ức khổ nhục như bây giờ! Thực trạng trên đây làm cho mệnh đề mà văn kiện vẫn nêu “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” không còn ý nghĩa nữa! Nhà nước của dân, nay người ta nói chính quyền là của tầng lớp giàu có, của nhóm lợi ích và cá nhân tham nhũng. Nhà nước vì dân nay người ta nói là chính quyền áp bức dân. Các bậc lão thành cách mạng, các đảng viên cộng sản chân chính, mọi người dân lương thiện rất đau lòng! Thương thay! Nông dân đổ máu xương ở chiến trường, góp công sức cho đất nước, cho chính quyền này, nuôi dưỡng chính này mà bọ đánh đập tàn nhẫn, tước đoạt dã man, nhà cửa tan nát! Hãy dừng lại những chủ trương và hành động tội ác! N.T.V. http://xuandienhannom.blogspot.fr/2012/05/tuong-nguyen-trong-vinh-len-tieng-ve-vu_16.html

* * *

Những gì đằng sau vụ Vinalines

(Trích) Gs Carl Thayer, gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc … Đảng gia tăng kiểm soát các cơ quan tuyên truyền và hạn chế truyền thông Việt Nam tiếp cận các hội nghị và họp hành của Đảng. Nhận định của tôi về kiểm soát thông tin quanh các quyết định nội bộ trong Đảng được đúc kết ra từ tường thuật các tranh luận hiện thời về việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như chiến dịch chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng. Toàn bộ các tường thuật của báo giới Việt Nam về kết quả Hội nghị Trung ương 5 vừa rồi đều thiếu vắng chi tiết. Điều này, theo tôi, chỉ dấu rằng đang có mâu thuẫn lớn trong nội bộ Đảng về cả các chính sách và các cá nhân.

Mạng lưới quyền lực Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đôla liên quan các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines. Hai bê bối này có liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam

Page 7:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

7hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực về kinh tế và chính trị. Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà các ông bầu chính trị đằng sau họ. Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả. Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin. Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam. Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi ông được bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên. Tại Hội nghị Trung ương 5, quyết định thành lập một Ban Chỉ đạo Trung ương mới chống tham nhũng có vẻ là một trong các bước đầu tiên của Đảng nhằm tái lập kiểm soát với chính phủ. Nếu các tin tức là chính xác, Thủ tướng sẽ thôi chức trưởng ban và thay vào đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Nội chính Trung ương sẽ đóng vai trò thường trực của Ban Chỉ đạo mới.

Hai trường hợp Nếu chính trị Việt Nam hiện thời phản ánh cả chính sách lẫn cá nhân, nó có thể giải thích cơn khốn khó của đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và lệnh bắt ông Dương Chí Dũng, cựu lãnh đạo Vinalines. Bà Hoàng Yến được đồn là thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự nghiệp kinh doanh lên như diều gặp gió của bà được đánh dấu bằng nhiều lần xuất hiện trước công chúng với các bức hình chụp cùng ông Sang. Đơn xin từ nhiệm của bà bị Thường vụ Quốc hội bác bỏ với lý do các đại biểu đánh mất lòng tin nhân dân chỉ có thể bị Quốc hội bãi nhiệm. Nếu bà Yến từ nhiệm, câu chuyện đã kết thúc. Nay bà sẽ phải đối diện cuộc bỏ phiếu gây hổ thẹn tại Quốc hội. Thủ tướng Dũng, về phần mình, thì phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các tập đoàn kinh tế nhà nước. Lệnh bắt ông Dương Chí Dũng và các quan chức khác của Vinalines có thể được xem là nhằm giảm bớt phe cánh của Thủ tướng, tương tự như khi các lãnh đạo Vinashin bị truy tố.

Cuộc đấu tranh nội bộ ngầm hiện tại giải thích vì sao đang có một đợt trấn áp đáng kể nhắm vào các blogger và phóng viên kể từ sau Đại hội Đảng XI. Giới chức an ninh, sau khi đã thuần phục truyền thông nước ngoài, quay sang bịt miệng các nguồn thông tin khác duy nhất còn lại nói về chính trị nội bộ của Việt Nam. Chính phủ cần đưa ra các quyết định lớn về cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sở hữu đất đai và chống nạn tham nhũng. Các quyết định này sẽ tác động tới mạng lưới quyền lực và bảo trợ ở các cấp độ. Nếu vụ Đặng Thị Hoàng Yến và Dương Chí Dũng báo trước một sự chia rẽ nội bộ trong Đảng vì các chính sách và các cá nhân, thì Việt Nam dường như sẽ bước vào một giai đoạn bất an về chính trị. Tình hình này sẽ lại càng trầm trọng thêm vì nền kinh tế yếu kém. BBC, 23-5-12 * * *

Làm sao để không có thêm những

Vinashin, Vinalines? SGTT.VN - Sau vụ Vinashin, nay lại đến lượt lãnh đạo tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines bị khởi tố vì có hành vi vi phạm quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Không ít người băn khoăn tự hỏi sau những đơn vị này liệu còn ai, còn tập đoàn hay tổng công ty nào nữa sẽ lâm vào tình trạng tương tự? Kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của một số cơ quan bảo vệ pháp luật như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, thanh tra Tài chính (bộ Tài chính), ngành công an... trong một, hai năm gần đây cho thấy việc vi phạm luật pháp với nhiều mức độ khác nhau không phải là ít ở khối tập đoàn, tổng công ty nhà nuớc. Có những vụ việc phải chuyển cơ quan điều tra truy tố, như Thanh tra Chính phủ chuyển cơ quan điều tra truy tố một vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại Vinalines, hoặc chính cơ quan công an vào cuộc ngay từ đầu như vụ Vinashin; cũng có những vụ việc mới dừng lại ở xử lý kỷ luật hành chính người đứng đầu (như trường hợp ông Đào Văn Hưng, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nhiều cán bộ cao cấp khác của EVN đang bị tổ chức kiểm điểm do để xảy ra những yếu kém, sai phạm trong điều hành, quản lý khiến EVN Telecom thua lỗ); hay trường hợp ông Đoàn Văn Kiển, nguyên uỷ viên Trung ương Đảng, chủ tịch tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam bị kỷ

luật, cho nghỉ hưu sớm do có những sai phạm trong quản lý, v.v. Có một vấn đề được đặt ra từ sau các phát hiện vi phạm nói trên là những quy định của pháp luật trong việc quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước như thế nào mà hành vi vi phạm lại có thể xảy ra và xảy ra tương đối phổ biến đến như vậy. Câu hỏi này, thật ra, không phải đến bây giờ mới được đặt ra, thậm chí, người ta đã tìm cách trả lời nó từ nhiều năm trước, khi “con tàu Vinashin” chưa đổ bể. Đầu năm 2010, một đoàn giám sát gồm nhiều chuyên gia giỏi của uỷ ban Kinh tế Quốc hội thực hiện việc giám sát trên diện rộng ở các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước và đã kết luận: có một khoảng trống rất lớn – thiếu vắng nhiều quy định, chính sách về quản lý vốn, tài sản công tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ngay tại thời điểm đó, uỷ ban Kinh tế đã kết luận: việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền của chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty mẹ – tập đoàn kinh tế nhà nước – chưa được quy định đầy đủ, chưa gắn được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các chủ thể tham gia thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; từ đó dẫn đến hiệu quả quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước đề ra; chưa có cơ quan đầu mối theo dõi, giám sát và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở những phần việc được phân công. Đến cuối năm 2010, khi đó còn là nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI, nhiều kiến nghị từ uỷ ban Kinh tế, uỷ ban Tài chính – ngân sách, các đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế đề xuất phải nhanh chóng xây dựng những quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn thông qua việc xây dựng các dự án luật như quản lý vốn đầu tư công, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp... để có thể ràng buộc trách nhiệm và quản lý chặt hơn hành vi của những người đại diện phần vốn chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, những người điều hành doanh nghiệp nhà nước. Những đề xuất dự án luật được cho là vô cùng cấp thiết đó, đến giờ, khi kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khoá XIII khai mạc, vẫn chưa thấy đâu! Những nguyên tắc, quy định pháp luật cụ thể trong điều hành, quản lý, sử dụng vốn nhà nước được xây dựng đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ có thể không ngăn chặn được hoàn toàn sai phạm của người quản lý, điều hành nhưng chí ít, nó cũng là một barie buộc lãnh đạo doanh nghiệp

Page 8:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

8phải cân nhắc, hãm phanh trước mọi quyết định có thể dẫn đến hậu quả xấu. Còn nhớ cách đây hơn một năm, khi vụ Vinashin đổ bể, không ít người đã đặt vấn đề cần phải tổng kết ngay việc thí điểm thực hiện mô hình tập đoàn, tổng công ty nhà nước (trên thực tế là đã kéo dài quá lâu) để trên cơ sở đó xây dựng, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước trong các mô hình doanh nghiệp này. Cho đến nay, ý kiến đó một lần nữa lại được đặt ra, gay gắt và cấp bách. Cùng với việc hình thành khung pháp lý hoàn chỉnh nói trên, việc công khai, minh bạch hơn nữa thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh, đến công tác quản lý, điều hành tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ góp phần giúp người dân, các cơ quan dân cử giám sát hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi sai phạm có thể làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước ở các doanh nghiệp này hiệu quả hơn. Mạnh Quân http://sgtt.vn/Goc-nhin/164172/Lam-sao-de-khong-co-them-nhung-Vinashin-Vinalines.html

* * *

Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế: Có lỗi của khâu quản lý nhà nước

Bên hành lang Quốc hội chiều 22-5, đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trao đổi về những sai phạm của Vinalines nói riêng và những bất cập trong quản lý tập đoàn nhà nước nói chung. Ông Cao Sĩ Kiêm cho rằng việc huy động các nguồn vốn và triển khai dự án của Vinalines quá dễ dãi. Ông nói: Bản thân các tập đoàn thời gian qua có những đóng góp nhưng cũng để xảy ra nhiều khiếm khuyết, tồn tại. Từ những khuyết điểm trong việc phát triển mô hình tập đoàn, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm. Việc phát triển tập đoàn của chúng ta khác các nước. Ở các nước, tập đoàn phát triển tự nguyện, theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải sáp nhập với nhau để thành tập đoàn. Còn chúng ta phát triển tập đoàn dường như theo ý chí, chứ không phải thực tế đòi hỏi. Do đó, chúng ta đã phải gánh nhiều hậu quả như việc các tập đoàn sử dụng vốn bừa bãi, trình độ quản lý yếu kém, quản lý nhỏ còn chưa được nay đã phải quản lý lớn, công nghệ què quặt, rồi khả năng quản trị hạn chế, khiến kinh doanh không hiệu quả. Cần phải tái cấu trúc lại các tập đoàn, để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh.

° Phóng viên: Phải chăng có lỗi của khâu quản lý nhà nước qua sai phạm tại các tập đoàn kinh tế? ° Ông CAO SỸ KIÊM: Chắc chắn là vậy. Có lỗi cả khâu quản lý, nhận thức, quan điểm, quyết định. Quan điểm lên tập đoàn như thế nào chưa rõ. Khi thành lập tập đoàn không theo chuẩn, dẫn đến việc nghĩ ra mô hình, rồi bố trí anh này, anh nọ ngồi vào vị trí này, vị trí kia. ° Sai phạm của Vinashin và Vinalines dường như giống nhau, vậy phải chăng việc chấn chỉnh tập đoàn trong thời gian qua chưa tốt? ° Việc tổng kết đánh giá các tập đoàn chưa được bài bản, chưa rõ được thực trạng của nó đúng hay sai. Hơn nữa, việc tiếp cận, tiếp xúc cũng khác nhau, đánh giá khác nhau nên các giải pháp đưa ra cũng khác nhau. Muốn quản lý được, phải nắm rõ được thực trạng nhưng thực tế lại không nắm được. Ví dụ như tái cơ cấu Vinashin nhưng lại đẩy một cơ số nợ sang cho Vinalines mà thực chất khi đó, Vinalines cũng đã khó khăn lắm rồi. Điều này chứng tỏ bộ phận quản lý chưa nắm rõ được thực trạng của các tập đoàn. Cụ thể, như việc đề bạt ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT nói là không nắm được việc ông Dũng có sai phạm. Vậy tại sao bộ không nắm được mà cứ đề bạt, trong khi đó ông Dũng đang nguy ngập? Đây là biểu hiện của trình độ, năng lực, trách nhiệm quản lý chưa tốt. ° Có nên công khai các ứng cử viên được bố trí vào các vị trí lãnh đạo tập đoàn? ° Nên công khai. Giả sử trong trường hợp công khai việc bổ nhiệm ông Dũng thì rõ ràng người dân, dư luận có cơ chế giám sát phản biện, làm rõ các sai phạm của ông Dũng trong các thời kỳ trước, như thế sẽ lọc được ngay các cán bộ không đủ điều kiện. ° Việc huy động vốn, triển khai dự án ở các tập đoàn Nhà nước nói chung, ở Vinashin, Vinalines quá dễ dàng? Phải chăng chúng ta đang giao một nguồn vốn quá lớn cho những cá nhân, mà lại phụ thuộc vào đạo đức của họ? °Điều này đúng là rất rủi ro. Có trong sáng, liêm khiết đến đâu mà không có chế tài, không có quản lý cũng dễ dẫn đến sai phạm. Do đó, nếu phát hiện mà không xử lý nghiêm, kỷ cương sẽ bị giảm sút. Không có lý gì tài sản của xã hội, của nhiều người đi giao cho một người mà họ cứ có quyền chi tiêu. Ví như một xí nghiệp lỗ lớn mà giám đốc cứ được trả lương cao gấp hàng chục lần bình thường là không được.

° Theo ông, tái cấu trúc lại các tập đoàn theo nguyên tắc nào? ° Thứ nhất, luật lệ, tiêu chí tập đoàn phải hoàn thiện, trong đó cả về vốn, công nghệ minh bạch. Thứ hai, phải có đội ngũ quản trị tốt. Thứ ba, các đơn vị gắn kết phát triển tập đoàn phải trên cơ sở hữu cơ, trên cơ sở đòi hỏi của sản xuất, chứ không phải cảm tính. Thứ tư, phải có hệ thống kiểm toán, hoạch toán, kỷ luật, kỷ cương tốt. Muốn khắc phục được các tập đoàn, phải nhìn thẳng vào sự thật. LÂM NGUYÊN ghi http://www.sggp.org.vn/phapluat/2012/5/289497/

* * * Ts Lê Đăng Doanh:

Sai phạm ở tập đoàn gắn với lợi ích nhóm

Sau Vinashin, Vinalines có còn “ông lớn” nào nữa? Liệu đề án tái cấu trúc nền kinh tế trình QH kỳ này có giải quyết được những bất ổn trong hoạt động của các tập đoàn nhà nước? Phóng viên: Trước thông tin một số lãnh đạo Vinalines bị bắt, là một chuyên gia kinh tế thường xuyên nắm bắt thông tin của các tập đoàn kinh tế (TĐKT) và tổng công ty nhà nước (TCTNN), ông có bất ngờ không? + Việc nhiều lãnh đạo Vinalines bị bắt như vậy cho thấy lại một lần nữa một “đồng chí chưa bị lộ” đã bị lộ. Vấn đề ở đây là còn có bao nhiêu “đồng chí” nữa chưa bị lộ và cũng có thể sắp tới sẽ bị lộ. Điều đó phản ánh thực trạng của quản lý tại các TĐKT, TCTNN có rất nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Từ đó đặt ra câu hỏi cần sửa đổi luật pháp như thế nào và trách nhiệm của cơ quan quản lý đến đâu chứ không thể nói một mình Vinalines làm. . Tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét đề án tái cấu trúc nền kinh tế do Chính phủ trình. Vậy theo ông, đề án này cần tập trung vào những vấn đề gì để tránh tình trạng như Vinashin và Vinalines? + Một trong những bộ phận quan trọng của đề án tái cấu trúc nền kinh tế là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong đó trọng tâm là TĐKT và TCTNN. Muốn tái cấu trúc DNNN trước hết cần sơ kết việc thí điểm TĐKT và TCTNN và phải tạo khung pháp lý để quản lý các TĐKT và TCTNN theo đúng pháp luật, không thể kéo dài thí điểm như hiện nay được. Thứ hai, cần thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình của những người chủ sở hữu vốn nhà nước. Thứ ba là phải công khai minh bạch quá trình tuyển chọn các vị trí đứng đầu và quan trọng của các TĐKT, TCTNN.

Page 9:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

9Gánh nặng chứ không phải thế mạnh

. Những vấn đề ông nêu ra không mới nhưng nói mãi vẫn chưa thực hiện được? + Muốn thực hiện được thì phải giải quyết cơ bản vấn đề chủ sở hữu, vai trò của bộ chủ quản. Như vấn đề của Vinashin, Vinalines đến bây giờ tôi chưa thấy làm rõ trách nhiệm của Bộ GTVT đến đâu? Tại sao lại để tình trạng mua lại tàu cũ với một mức giá phung phí như thế? Tại sao để các sai phạm kéo dài lâu như vậy? Cho nên tôi muốn nhấn mạnh việc tái cấu trúc DNNN, TĐKT, TCTNN đòi hỏi quyết tâm chính trị thật lớn. Vì các tập đoàn này có gắn với lợi ích nhóm. Phải khẳng định rõ rằng để các sai phạm kéo dài như vậy chắc chắn có một sự bao che ở đâu đó. Các TĐKT với những khoản thua lỗ lớn như vậy hiện nay đang là một gánh nặng cho nền kinh tế, gây ra rất nhiều nợ nần cho Nhà nước chứ không phải là một thế mạnh của nền kinh tế. Những vấn đề đó cần được QH đề cập nghiêm túc và thảo luận tại kỳ họp này. . Việc tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay chủ yếu thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng còn tái cấu trúc DNNN có vẻ hơi chậm chạp, thưa ông? + Cho đến bây giờ đề án tái cấu trúc DNNN mà các bộ đưa ra chỉ là sắp xếp lại các DN chứ không gắn với cải cách thể chế là luật pháp. Trong khi đó, việc tái cấu trúc ngân hàng đến nay cũng mới chỉ sắp xếp lại các ngân hàng nhỏ, còn các khoản nợ xấu rất lớn, ai giải quyết thì điều đó phải gắn liền với tái cấu trúc DNNN. Cho nên giữa các đề án tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc DNNN có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau và phải được chỉ đạo thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, ăn khớp với nhau. Nếu không làm đồng bộ thì đề án tái cấu trúc nền kinh tế chỉ làm trên giấy.

Làm rõ số nợ của DNNN . Theo ông, vai trò của QH đối với việc thực hiện đề án này như thế nào? + Đề án tái cấu trúc nền kinh tế là một đề án hết sức quan trọng, tôi rất mong QH lần này cho ý kiến và lập một ban chỉ đạo thực hiện có hiệu lực và gắn với cải cách thể chế nhà nước. Cụ thể, QH cần phải sửa ngay Luật Ngân sách, Luật DN và ban hành một số luật mới như đầu tư công, mua sắm công… để giám sát chặt chẽ các TĐKT, TCTNN. Đặc biệt là QH cần phải làm rõ số nợ của các DNNN hiện nay là bao nhiêu và sẽ giải quyết như thế nào? Nếu không làm rõ thì việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại sẽ diễn biến ra sao?

Đấy là điều rất đáng lo ngại. Nếu cứ để như hiện nay, bùng một cái ông Vinashin nợ của ông Habubank 4.000 tỉ đồng. Habubank lúc bấy giờ mới té ngửa ra là từ lãi sang lỗ. Thế thì câu hỏi đặt ra là còn có bao nhiêu trường hợp tương tự như vậy nhưng chưa bị lộ? Nghĩa là QH phải đòi hỏi Chính phủ báo cáo về vấn đề này, ngoài báo cáo tổng thể nêu định hướng cần có một báo cáo có số liệu đầy đủ về tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại, DNNN nợ ra sao, nợ của các TĐ, TCT phải trình cho QH biết. Còn báo cáo chung chung thì giống như thầy bói sờ voi không biết thực hư ra làm sao cả! Quyết một đề án to đùng mà không biết sửa cái gì, đụng chạm đến ai, ở đâu không biết thì rất khó! . Còn với cương vị là một cử tri, ông có đề nghị gì đến các đại biểu QH đối với vấn đề hệ trọng này? + Tôi đề nghị các đại biểu QH cần thảo luận, chất vấn làm rõ các bước đi, các điều kiện cần thiết, đủ để thực hiện được tái cấu trúc DNNN. Vì dường như các TĐKT hiện nay đứng lên trên mà không ai quản lý được. Tôi đề nghị QH với quyền lực của mình phải làm rõ trách nhiệm quản lý các TĐKT, TCTNN cho đúng pháp luật. . Xin cảm ơn ông. THU HẰNG thực hiện http://phapluattp.vn/2012052112341457p0c1014/ts-le-dang-doanh-sai-pham-o-tap-doan-gan-voi-loi-ich-nhom.htm

* * *

Bao giờ thì cướp hết? NTZung Tôi có 1 ông bạn thân, là một nhà khoa học Mỹ/Thụy Sĩ gốc Romania khá có tên tuổi. Nói chuyện về chính trị với ông ấy rất vui, vì “hoàn cảnh tương tự” rất dễ hiểu nhau. Có lần thảo luận về sự sụp đổ của các chế độ [khốn nạn] (ai thích thay từ khốn nạn bằng từ gì thì thay). Tôi mới đưa ra một giả thuyết là: “Chế độ [khốn nạn] ở [đâu đó] trước sau cũng sụp đổ. Nhưng bao giờ thì sụp ? Bao giờ không còn gì để đám cai trị ăn cướp nữa thì sẽ sụp”. Ngồi rách việc thử thác triển thêm ý tưởng “không còn gì để cướp”. Thế có những gì có thể cướp ? Cướp dễ nhất là cướp tài nguyên thiên nhiên mà dân không nhìn thấy (dầu mỏ ai biết có bao nhiêu, khoáng sản ai biết có từng nào, v.v., có ai nhìn thấy đâu mà kêu, cứ bán đi với giá “chính thức” bèo bọt rồi nhận tiền kickback tha hồ xơi đến bội thực). Cướp dễ nhì là vay nước ngoài. Cứ vay 3 đồng, đút túi 2 đồng còn để lại cho dân 1 đồng. Đến đời con đời cháu của dân sẽ

phải trả cả 3 đồng và tiền lãi, chứ bọn đi vay có phải trả đâu. Cướp dễ thứ 3 là cướp các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến kinh tế gia đình: mọi thứ đều phải “xin cho” đều có “bảo kê”, không thì ông mang “luật” ra ông trị, thằng nào cũng sai luật hết, thằng nào cũng đáng vào tù hết nếu cúng không đủ hay không đúng chỗ. Cướp dễ thứ 4 là cướp của những người ngu ngơ bằng cách dụ dỗ họ đầu tư vào những thứ rởm rít, bị rút ruột cho đến sập tiệm, và tiền đầu tư của họ bay thành mây khói không biết kêu ai. Cướp dễ thứ 5 là cướp đất. Đất bỗng biến thành “của công”, mà ai là “công” nếu không phải là “quan phụ mẫu” ? Bởi thế quan có thể đuổi dân ra khỏi nhà, cướp đất giữa ban ngày, bán cho tụi khác một cách trắng trợn, ai dám phản đối thì thành phản động. Còn nhiều cách cướp khác nữa. Siêu cao thuế nặng sẽ là cách khi đã cướp hết bằng các cách khác rồi, mà con quỷ đói vẫn há mồm to toang hoác ra đòi ăn. “Cái đêm hôm đó đêm gì” chưa thấm vào đâu. Từ thuế trường đến thuế đường, các thứ thuế sẽ mọc lên nhiều như kiến, đến mức thực dân bóc lột ngày xưa còn phải bái phục và ghen tỵ?! Thế nhưng bao giờ thì cướp hết ? Câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp NTZ, 13.5.2012 Comments to Bao giờ thì cướp hết ? * Ken : Còn cướp bằng cách rút ruột công trình xây dựng. Một cướp quan trọng nữa là tư bản thân hữu: bố làm chính trị, con làm kinh doanh. Hai cách cướp này ăn dày lắm đấy ạ. * Dag : “Bố làm chính trị, con làm kinh doanh”. – Ken Tôi nghe nói con gái ông Tô Huy Rứa 24 (hai tư) tuổi, viết luận án tốt nghiệp về đề tài “Chống diễn biến hòa bình”, vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị một công ty nhà nước to bự. Câu trên không biết có áp dụng được cho trường hợp này không nhỉ? * Uyen : Khi mà nó cướp cả cái suy nghĩ, tư tưởng, nhận thức, tình cảm, v.v… của người ta thì làm gì người ta có cảm giác là bị cướp, mà nghĩ đó là sự đóng góp, hy sinh, hiến dâng gì đó. Vì vậy, cướp bóc sẽ càng ngày tinh vi hơn, ranh ma hơn, tàn nhẫn, dã man hơn, và nhiều hơn nữa, tất nhiên rồi. Khi nào mà người ta giữ rịt được cái đầu của người ta thì nó khó mà cướp được nữa * Lương Đình Hùng : Nói về cướp thì bọn “khốn nạn” chúng nó cướp tất tằn tật, không trừ thứ gì... thậm chí thích vợ bạn nó cũng cưỡng luôn đấy ! mà vợ/chồng bạn ko dám phản ứng gì ! Còn nói Dân ko biết thì KHÔNG đúng. Dân ta biết chứ, biết tận tường chúng nó, cướp bóc, hãm hiếp… nhưng ko làm gì đựơc ! bởi nếu phản ứng, thì chúng vu cho cái tội nói xấu cán bộ, tố cáo thì chúng vu cho cái tội vu

Page 10:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

10cáo… với chế độ độc tài, thì đằng nào dân ta cũng chết, nên là nạn nhân, là người bị xâm hại mà cứ phải cám ơn bọn cướp. * bích phượng: Cái đáng sợ là ở VN bây giờ lực lượng an ninh và dân xã hội đen câu kết với nhau rất chặt. Giết người, buôn lậu, lừa đảo… cứ có tiền là xong. Hôm qua tôi đọc bài báo về vụ thầy hiếp trò 13 tuổi, mẹ con bé lên thưa CA, sau 1 thời gian “điều tra”, CA kết luận thầy vô tội. Mẹ nó lại lên hỏi, CA bảo: ai bảo con chị ngồi lên xe thầy, với lại kết luận thầy vô tội cũng tốt, con chị đỡ bị mang tiếng mất trinh… Chưa bao giờ xã hội VN suy đồi như bây giờ: vợ đốt chồng, chồng đâm vợ, con giật điện giết cha, cha mẹ chặt con thả trôi sông, thầy hiếp trò, trò bắn thầy, cô bảo mẫu bóp cổ trẻ con… VN đội sổ thế giới nhưng đại gia VN lại ăn chơi nhất thiên hạ. Lãnh đạo vẫn còn mạnh lắm, không có chuyện cướp hết đâu, hết thì các bác lại cho in tiền… http://zung.zetamu.net/2012/05/bao-gi%E1%BB%9D-thi-c%C6%B0%E1%BB%9Bp-h%E1%BA%BFt/

* * * LTS: Ông nầy vẫn còn lấn cấn với việc xây hay không xây nhà máy điện hạt nhân (ĐHN). Tại sao ông không thẳng thắn dứt khoát rõ ràng hãy dẹp bỏ dự án ĐHN. Người ta đã bỏ, ông còn muốn rước vào…!

Tình trạng thiếu chuyên gia sẽ cản trở

sự phát triển điện hạt nhân

Thanh Phương (Trích) … Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, đã cảnh báo về tình trạng thiếu chuyên gia cho ngành năng lượng hạt nhân Việt Nam. Cho tới nay ông vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng, Việt Nam phải dời lại nhiều năm kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, nhất là sau tai nạn hạt nhân Fukushima và sau việc Nhật Bản ngưng hoạt động toàn bộ 54 nhà máy điện nguyên tử. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với giáo sư Phạm Duy Hiển: RFI : Thưa Giáo sư Phạm Duy Hiển, vì sao cho tới nay ông vẫn giữ quan điểm rằng Việt Nam nên chờ thêm nhiều năm nữa mới xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ? Giáo sư Phạm Duy Hiển : Ở Việt Nam chưa làm điện hạt nhân được vì chúng ta thiếu hoàn toàn ba điều kiện cơ bản, có thể nói là ba cột trụ để xây nhà hạt nhân trên đó. Thứ nhất là nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao, có kinh nghiệm và am hiểu

về công nghệ hạt nhân, có thể nói là chúng ta hoàn toàn thiếu. Thứ hai là cơ sở hạ tầng pháp lý để bảo đảm cho toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành, khai thác nhà máy điện hạt nhân theo đúng luật pháp, theo đúng những điều luật quốc tế và trong nước. Về cái này chúng ta còn chập chững, mới bắt đầu xây dựng trong những năm gần đây, chưa có thử thách gì cả. Trong khi đó, một trong những điều quan trọng là sự minh bạch trong tổ chức làm việc về điện hạt nhân, thì nước mình nói chung còn thiếu. Cột trụ thứ ba mà người ta hay nói là văn hóa về an toàn công nghiệp. Có thể nói đó là cái rất đáng sợ. Các nước mà đã xảy ra những tai nạn hạt nhân lớn, như Tchernobyl ngày trước hay Fukushima vừa rồi, cho đến giờ, tất cả các chuyên gia đều nhận định rằng văn hóa an toàn công nghiệp ở những nước đó vẫn còn thấp, nên chưa bảo đảm được an toàn, chứ không phải là vấn đề công nghệ tốt hay xấu. Việt Nam chưa đủ cả ba yếu tố cơ bản ấy và phải làm rất nhiều để ba cột trụ ấy tương đối đủ điều kiện để làm điện hạt nhân. Nếu không, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý, làm thế nào cho nó hiệu quả, chạy được liên tục và ổn định, kể cả phải tính đến khả năng mất an toàn. Cho nên, chúng ta quyết định như vậy là hơi sớm. Trong những năm gần đây, nhất là sau vụ Fukushima, tôi đã nhiều lần đề nghị Nhà nước nên nghiên cứu và tìm cách hoãn lại ít nhất là 10 năm. Trong dịp 100 ngày Fukushima, chúng tôi đã viết một bức thư cho thủ tướng Nhật lúc ấy là Naoto Kan, để nói rằng ông nên bàn với chính phủ nên hoãn lại ít nhất là 10 năm. Trong thời gian ấy, ông giúp chúng tôi xây dựng đội ngũ, các cơ sở hạ tầng về pháp lý, đợi nền kinh tế phát trìển thêm, con người có kinh nghiệm nhiều hơn về vấn đề an toàn, lúc ấy hẳn làm điện hạt nhân. Chứ còn bây giờ làm thì quá sớm. Chính phủ thì vẫn nhất định làm, nhưng tôi rất mừng là gần đây, chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói rằng, trong vấn đề điện hạt nhân, an toàn hay không là do con người, chứ không phải là do kỹ thuật. Nghe như thế tôi cũng cảm thấy nhẹ đi phần nào, bởi vì như vậy là những điều mà mình nói từ bao năm nay, thì bây giờ, khi bắt đầu chính thức triển khai công việc, những người trong Nhà nước cũng đã nói những điều ấy. Gần đây hơn nữa, sau hội nghị ở Hàn Quốc, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng nói rằng là có lẽ chúng ta nên lùi lại vài năm, vì lý do chính là không đủ nhân lực, mà việc đào

tạo sẽ rất lâu và khó lắm. Sau đó, chính Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ cũng nói rằng là có lẽ chúng ta phải thuê chuyên gia nước ngoài để theo dõi giám sát các công trình. Chúng ta làm điện hạt nhân mà cứ bỏ tiền ra thuê hết người này đến người khác, thì nội lực chúng ta ở đâu ? Rõ ràng là các nhà lãnh đạo bắt đầu hiểu ra rằng thiếu nhân lực và đặc biệt là nhân lực trình độ cao là một cản trở rất lớn cho việc làm điện hạt nhân một cách suôn sẻ. RFI : Theo Giáo sư biết thì việc đào tạo nhân lực cho ngành điện hạt nhân hiện đang ở mức độ nào ? Giáo sư Phạm Duy Hiển : Ngoài việc nhờ Nga và Nhật đào tạo, Nhà nước cũng đã chuẩn chi 3 nghìn tỷ đồng để đào tạo trong nước, nhưng tôi có thể nói là tất cả những việc này đang còn rất khó khăn. Tôi đã đến thăm trường đào tạo của Nga, nơi có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Ngày xưa vào đấy thì khó, nhưng bây giờ người Nga có tổ chức trong đó một trường đào tạo kỹ thuật viên về hạt nhân và các sinh viên ngành hạt nhân cho nhiều nước. Tôi thấy điều kiện ở đó rất tốt, thầy ở đó rất tốt. Vấn đề là Việt Nam hiện chỉ mới có khoảng 70 em học ở đấy, một nữa học lớp dự bị, còn đang học tiếng Nga ; còn nữa khác khoảng 30 chục em thì năm nay mới học năm thứ nhất. Thế mà báo chí đã nói ầm lên rằng đây sẽ là những chủ nhân tương lai của ngành điện hạt nhân Việt Nam, bởi vì người ta không hiểu là những em đó mới năm thứ nhất, thì làm sao kịp cho năm 2014, là năm mà theo kế hoạch sẽ bắt đầy xây nhà máy hạt nhân. Vừa không kịp, vừa không đủ. Điểm thứ ba, chính Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ cũng nói rằng, nếu không có một chính sách đặc biệt cho những người tham gia phát triển điện hạt nhân, tham gia nghiên cứu về hạt nhân sau này, thì không thu hút được người vào, tức là sẽ khó tìm đủ người làm trong tương lai. Cho nên cái khó ở đây không phải là không đào tạo được, mà vấn đề là khó mà có được người tình nguyện vào làm công việc này. Bộ trưởng chỉ mới nói đến chính sách ưu đãi về kinh tế thôi, nhưng còn làm thế nào cho mọi người ý thức được rằng làm hạt nhân sau này là làm cẩn thận, làm an toàn. Cần thể hiện việc ấy ra bằng những việc làm cụ thể, chứ không thể chỉ bằng cách tuyên truyền khoác lác. Cái mà tôi vẫn thường nói, đó là phải đào tạo ra những chuyên gia, tức là những người lãnh đạo. Để vận hành một

Page 11:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

11lò phản ứng như của Nga thì phải cần ít nhất là 3 hoặc 400 người, trong đó phải những người đứng đầu, biết xử lý mọi tình huống, tức phải là những người có kinh nghiệm. Rồi phải có những người ở các cơ quan pháp qưy, thỉnh thoảng phải đi thanh tra, để biết ở chổ này có nguy cơ thế này, nguy cơ thế khác..., tức cũng phải cần những người rất có kinh nghiệm. Thường những người như vậy ít ra là phải làm trong nghề độ 10 năm. Ta không có những người đấy. Cho nên phải cần một thời gian rất dài, phải có cố gắng rất lớn thì mới có được người. Còn bây giờ bỏ ra 3 ngàn tỷ đồng để đào tạo trong nước, nhưng một việc rất đơn giản là trong nước có người đào tạo hay không. Trong thế hệ cũ có một số người, nhưng thế hệ mới bây giờ là thế hệ chưa từng qua những trường đào tạo về hạt nhân nghiêm chỉnh ở các nước. Họ thường đi ra nước ngoài vài ba tuần lễ hoặc vài tháng để học thứ này, thứ khác, nhưng chưa bao giờ được đào tạo một cách nghiêm túc. Vì vậy, không phải chỉ bỏ tiền ra, rồi chi cho mỗi nơi một ít, là sẽ đào tạo được. Thậm chí bây giờ người ta còn nêu lên chuyện là phải đào tạo bao nhiêu tiến sĩ, bao nhiêu thạc sĩ. Tính cho vui vậy thôi, chứ sẽ không có đủ chổ ngồi cho các tiến sĩ trong các nhà máy điện hạt nhân. Ở đây người ta cần những nguyên gia về kỹ thuật, hiểu biết về công nghệ, không phải là những tiến sĩ, mà là những kỹ thuật viên cao cấp, chuyên gia cao cấp. Cách đào tạo hoàn toàn khác, chứ không phải chỉ mở một cái trường, với vài lớp học, vài máy tính là đào tạo được. Nhà nước rất muốn làm chuyện này, nhưng trở ngại rất nhiều, cho nên phải xem vấn đề một cách nghiêm túc, giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc, chứ không thể là những người không biết gì về hạt nhân mà bây gìờ đi dạy hạt nhân, thì vô lý lắm. RFI : Thưa Giáo sư dẫu sao thì Việt Nam chắc chắn sẽ xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận. Nếu tình hình nhân lực vẫn thiếu như thế, thì có nên dừng lại ở mức một nhà máy hạt nhân, đợi khi có đủ chuyên gia mới xây nhà máy thứ hai ? Giáo sư Phạm Duy Hiển : Bây giờ còn có một khó khăn nữa là Việt Nam không có tiền. Một lò phản ứng hạt nhân như vậy trước đây dự trù là khoảng 3 tỷ đôla, nhưng bây giờ trên thế giới, Mỹ đã xây đến 8 tỷ. Nga đã hứa giúp cho Việt Nam một khoản tín dụng 8, 9 hoặc 10 tỷ gì đó. Thế nhưng, khi mà anh nhận số tiền đó thì đồng hồ bắt đầu chạy và tính lãi

suất. Nếu bị trễ hạn, thì tiền cứ tích lại đó và ta phải trả lãi. Tiền đầu tư vào rất lớn vì chúng ta phải mua những yếu tố an toàn, ít khi xảy ra, nhưng cũng phải mua để đấy. Thứ hai là sẽ phải kéo dài thời gian xây dựng, bởi vì do vấn đề an toàn, mỗi động tác đều phải được kiểm tra. Nếu thấy nó không được an toàn thì phải dừng lại, xem xét lại thiết kế, rồi phải bàn tán với nhau, tức là sẽ kéo dài. Đó là viễn cảnh ở Việt Nam. Cho nên, trước khi khởi động xây dựng thì phải xem xét những yếu tố, chứ nếu không sẽ cực kỳ tốn kém. Nga thì cam kết rồi, còn Nhật thì chưa. Cho nên, bước đầu tiên có lẽ là đàm phán với Nhật để lùi lại chuyện của Nhật đi và ngay cả chuyện của Nga thì cũng phải tính lại là liệu có thể khởi động ngay trong năm 2014 hay không. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đã nói là có thể phải lùi lại vài năm. Nói như vậy là còn dè dặt đấy, chứ còn trên thực tế có lẽ phải lùi lại hơn nữa. Nhiều người cũng hỏi tôi : thế thì tại sao không bỏ hẳn năng lượng hạt nhân đi ? Nhưng một khi mà trên thế giới còn nhiều nước, trong đó có những nước tiên tiến, vẫn còn chấp nhận điện hạt nhân, thì mình cũng không nên bỏ khả năng ấy đi. Vấn đề đối với mình là lúc nào bắt đầu là thích hợp. Đó là trách nhiệm của những người trong Nhà nước và trong ngành hạt nhân. Phải xem xét cho kỹ, đừng để một khi bắt tay vào, rồi giữa chừng muốn tháo lui không được. RFI: Xin cám ơn Giáo sư Phạm Duy Hiển. RFI 21-5-12 * * *

Suy ngẫm bài học Chernobyl sau 26

năm Gs Nguyễn Khắc Nhẫn Thảm họa kinh hoàng Chernobyl, xếp hạng 7 theo thang INES, xảy ra tại Ukraina, Liên Xô cũ, ngày 26-4-1986, là sự kiện khơi mào cho nhận thức của nhân loại về sự nguy hiểm tiềm tàng của hạt nhân dân sự. Tai nạn này là do ở những sai sót trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân và một loạt lỗi lầm của con người, nhất là thái độ quan liêu không thể tả. Chính lò phản ứng số 4 RBMK của Liên Xô, 1000 MW, kiểu lò nước sôi nhẹ, kiềm hãm bằng than và được làm giàu thấp với uranium, đã gánh chịu vụ nổ (không phải hạt nhân) và chảy tâm lò. Lò này, dạng trụ với đường kính là 12 m

và cao 8 m, chứa 190 tấn uranium làm giàu 2%. Những điểm yếu của kiểu lò này là không có vỏ bọc (enceinte de confinement) hay mái vòm bảo vệ. Công suất yếu, tâm lò không ổn định, nước dùng để truyền nhiệt có mặt khắp nơi, nhưng nó cũng là nguồn hấp thụ nơtron và do đó hơi nước rất là nguy hiểm và các cần điều khiển (barres de contrôle) không hoàn toàn dễ sử dụng. Chính thao tác của một vài kĩ sư điện, không biết gì về hạt nhân, đến từ Moscow, với mục tiêu là chứng tỏ khả năng khởi động lại nhà máy cùng với động năng của turbin khi có sự cố bên ngoài về điện, là nguồn gốc gây ra thảm họa. Nguyên nhân là do sự bịt kín và sự gãy đổ các cần điều khiển đối với than kiềm chế. Chế độ siêu cấp (công suất lò phản ứng tăng lên 100 lần) gây ra một loạt các vụ cháy nổ. Vụ nổ lớn đầu tiên là nổ hơi nước làm tung lên trời 1200 tấn bê tông phủ lò phản ứng. Vụ nổ thứ hai hoặc là do hidro, hoặc do vượt quá giới hạn và phản ứng dây chuyền xảy ra. Ngoài một lượng khổng lồ các chất phóng xạ tung vào không khí (cao hơn 3000 m); người ta ước tính rằng gần 100 kg plutonium (trên tổng số 400 kg chứa trong lò) đã lan tỏa vào môi trường lúc xảy ra vụ cháy. Sự chảy tâm lò và các cấu trúc kim loại tạo nên một lớp corium nằm dưới lò phản ứng. Trong chất thải này có chứa 300 kg plutonium. Theo một chuyên gia là giáo sư Vassili Nesterenko, sự lắng đọng của plutonium nóng chảy này có thể gây nên một vụ nổ nguyên tử nhiều chục năm sau đó ! Các chuyên gia của Viện hàn lâm Khoa học Belarus tính toán rằng một vụ nổ nguyên tử mạnh từ 50 đến 80 lần bom Hiroshima có thể xảy ra 2 tuần sau vụ nổ Chernobyl ! Những người vận động lobby cho giải pháp điện hạt nhân cho rằng xác suất xảy ra một tai nạn lớn như vậy (chảy tâm lò) là khoảng 1 phần triệu. Người ta thường nhầm lẫn giữa xác suất và kì vọng toán học (espérance mathématique). Con số rất nhỏ này không thể tin được, bởi vì xác suất phụ thuộc vào rất nhiều giả thiết. Mặt khác, phần lớn, chính con người là nguyên nhân chứ không phải máy móc! Do đó phải tính đến tần suất lỗi của con người. Đừng quên rằng chỉ trong vòng 50 năm qua mà đã xảy ra năm vụ cháy tâm lò : một ở Three Mile Island, một ở Chernobyl và ba ở Fukushima. Thế giới hiện có 437 lò, với tổng công suất là 370.500 MW.

Page 12:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

12Khái niệm về rủi ro rộng hơn khái niệm xác suất. Năm nay, nhân kỉ niệm 26 năm Chernobyl, người ta bắt đầu xây dựng một cái Sarcophage (cái quách) khổng lồ thứ 2, trị giá 1,5 tỷ euros, bao trùm lò Chernobyl, với mục đích cấm phóng xạ thóat ra ngoài trời. Thiết nghĩ, thực không có một công nghệ nào "quái lạ" như thế này.

Ai nghiêm trọng hơn? Khi so sánh mức độ nghiêm trọng giữa hai thảm họa Chernobyl và Fukushima, cũng như nhiều chuyên gia khác, tôi cho rằng thảm họa Fukushima nghiêm trọng hơn nhiều lần so với Chernobyl, bởi vì nó được gây ra bởi thiên nhiên và phức tạp hơn nhiều, tuy rằng có nhiều lỗi về thiết kế. Nó đã làm chảy tâm lò phản ứng số 1, 2, và 3 của nhà máy Fukushima 1 Daiichi và gây thấm bể chứa và đáy của một số lò (melt-out). Thật ra, tập hợp những thanh nhiên liệu chứa trong hồ, tương đương với hai chục tâm lò, cũng có thể bị nóng chảy. Kịch bản này còn nguy hiểm hơn việc nóng chảy một tâm lò bởi vì nó không chỉ liên quan đến nhiều lò phản ứng mà còn nhiều hồ làm mát các thanh nhiên liệu phóng xạ. Trong khi ở Chernobyl, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được đã gây nên sự hoạt động quá mức của lò phản ứng và từ đó là nhiệt độ cao bất thường, dẫn đến vụ nổ hơi nước hoặc là hidro ; tại Fukushima, phản ứng dây chuyền được tắt một cách tự động khi xảy ra động đất, điều này hạn chế mức độ thải ra các sản phẩm của quá trình phân hạch. Điều may mắn là ở Chernobyl, tâm lò nóng chảy không thấm qua đáy lò trong khi ở Fukushima, tâm lò nóng chảy đã xuyên qua bể chứa và vỏ bọc để đi vào lòng đất. Cũng cần biết thêm rằng ở Fukushima có 877 tấn nhiên liệu trong các lò phản ứng và 3.400 tấn nhiên liệu đã qua sử dụng nằm trong 7 hồ chứa, tổng cộng là 4.277 tấn. Để so sánh, nên nhớ rằng ở Three Mile Island con số này là 30 tấn và ở Chernobyl là 190 tấn. Ước tính lượng chất phóng xạ thoát vào không khí ở Fukushima là 770.000 terabecquerels, tức gần 5 lần ít hơn ở Chernobyl (4 triệu terabecquerels ). Nhưng con số này không tính đến chất thải đi vào đất và nước biển, và cũng không nên quên rằng việc ô nhiễm vẫn tiếp tục ở Fukushima. Lượng cesium 137 thải vào biển nhiều hơn khoảng hai lần số lượng gây ra bởi các vụ thử bom nguyên tử ở Thái Bình Dương vào những năm 1960. Nhưng tai họa rất nguy hiểm đối với Nhật Bản nằm ở sự ô nhiễm gây ra bởi

cesium 137 đối với mặt đất, tầng dưới mặt đất, các lớp nước giếng, nói chung là cả hệ thống lưu chuyển nước ngọt. Một phần nước ngọt, mà rất khó có thể biết con số chính xác, có thể không thể dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp được trong vòng hơn 2 thế kỉ ! Trái với Tepco vốn tìm mọi cách khẳng định rằng chỉ có sóng thần là nguyên nhân của thảm họa Fukushima, Ủy ban điều tra Nhật Bán đã đưa ra giả thuyết là đường ống chính của nhà máy điện hạt nhân đã bị hư hại nghiêm trọng, ngay trước trận động đất dữ dội (9 độ Richter) xảy ra.

Tham vọng vô ích Tác giả quan ngại rằng trình độ quản lý và nhân lực của Việt Nam có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro Nhân những bài học thảm họa kể trên, trở lại các kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, chúng tôi tự đặt ra câu hỏi vì cớ gì Việt Nam lại muốn xây dựng một loạt tới 10 lò hạt nhân? Liệu nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể trở thành một Tchernobyl khác không? Và như tôi đã có dịp trình bày ở một số diễn đàn, tôi cho rằng chương trình điện hạt nhân của Việt Nam không những quá tham vọng mà thật là vô ích, vừa phí của, phí thì giờ, làm chậm trễ việc khai thác cấp tốc năng lượng tái tạo. Ngoài Trung quốc, không có một nước nào xây dựng nhà máy điện hạt nhân với một tốc độ cao như thế, coi thường khía cạnh an toàn, khoa học, kinh tế, nhân sự, môi trường. Mặt khác, nhu cầu điện lực của Việt Nam được thổi phồng từ lâu, không thực tế chút nào. Theo dự báo, Việt Nam sẽ cần 329 đến 362 TWh (tỷ kWh) năm 2020 và từ 695 TWh đến 834 TWh năm 2030. Tôi cam đoan rằng những con số này không thể nào đạt được. Nếu cứ chạy theo mức tăng trưởng lũy thừa nhu cầu điện, 15%- 16% mỗi năm ( dù sẽ hạ dần xuống 11,5% đi nữa ), thì thế nào ta cũng sẽ gặp một cuộc khủng hoảng trầm trọng ! Ở Pháp hiện nay nhu cầu khoảng 500 TWh. Có kịch bản đề nghị hạ con số này xuống 360 TWh trong tương lai, với điều kiện tiết kiệm và tăng gia hiệu suất năng lượng, đồng thời sử dụng tối đa năng lượng tái tạo. Người ta hạn chế, Việt Nam lại khuyến khích tiêu thụ. Trong lúc người ta đặt biệt chú trọng đến mô hình cầu (modèle de la demande) thì Việt Nam lại quan tâm đến mô hình cung (modèle d'offre) gây rất nhiều lãng phí. Theo đà này thì không khéo Việt Nam sẽ dư điện.

Làm bom nguyên tử? Các bạn ngoại quốc hỏi tôi có phải Việt Nam muốn làm bom nguyên tử như Iran hay Triều Tiên. Tôi trả lời là nên đặt câu hỏi đó với Thủ tướng Chính phủ. Trên lý thuyết, mỗi năm 1 lò PWR 1000 MW có thể cho 200 kg tương đương plutonium. Nhưng kỹ thuật chế bom không phải dễ, cần một số điều kiện tối thiểu. Các lò RBMK của nhà máyTchernobyl, ngoài việc cung cấp điện, cũng có mục đích gia tăng lượng plutonium cho Liên xô. Một số chuyên gia cũng nghi là Việt Nam bị một áp lực kinh tế và chính trị nào đó, nên mới câp tốc xây dựng một loạt 10 - 12 lò trong một khoảng thời gian rất ngắn (đến 2030), bất chấp nguy hiểm và những khó khăn sẽ chồng chất lên nhau, khó lường trước được. Ninh Thuận có thể trở thành Chernobyl, không phải vì máy móc, vì lò có vỏ bọc (enceinte de confinement) nhưng vì thiếu chuẩn bị chu đáo và vì nhân viên vận hành, thiếu trình độ, kinh nghiệm hay kỷ luật. Mặc khác, vùng Ninh Thuận cũng có thể bị động đất và sóng thần. Đó là chưa nói đến sự cẩu thả có thể có của tập đoàn Rosatom (Nga) và cuộc khủng hoảng trầm trọng của công nghệ điện hạt nhân Nhật Bản ! Muốn tránh một thảm họa xảy ra ở Ninh Thuận, theo tôi dễ nhất là Việt Nam phải hủy bỏ ngay chương trình điện hạt nhân. Nếu không, Việt Nam sẽ bị phóng xạ ngàn năm ô nhiểm, làm tê liệt kinh tế lâu dài và gây bao nhiêu đau thương cho đồng bào vô tội.

Không đủ nhân lực Một vấn đề khác có thể đặt ra là nhân lực. Ngân sách Viet Nam dành cho chương trình giáo dục và đào tạo chuyên viên dự tính khoảng trên 3.000 tỷ đồng. Số lượng dự kiến đến năm 2020 cả thảy là 3000 người được đào tạo. Có ý kiến cho rằng chính quản lý của con người là một nguyên nhân của sự cố ở Fukushima So với nhu cầu, con số này tương đối quá nhỏ. Một nhà máy điện hạt nhân 1000 MW, trung bình, cần khoảng 800 đến 1000 người đủ mọi ngành nghề, trong đó một nửa là nhân viên vận hành. Hiện nay trong nước có khoảng 500 chuyên viên trong lĩnh vực hạt nhân và số chuyên viên có kiến thức thực nghiệm kỹ thuật hạt nhân có lẽ không quá 100 người. Số chuyên gia cao cấp có kinh nghiệm về nhà máy điện hạt nhân thì rất hiếm. Việt Nam đã bắt đầu chương trình đào tạo về khoa học công nghệ hạt nhân từ thang 6 – 2011. Mỗi năm dự kiến đào tạo ở 5-6 trường Đại học trong nước khoảng 250 sinh viên. Theo kế hoạch

Page 13:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

13nhà nước, đến năm 2020 sẽ đào tạo được 350 tiến sĩ và thạc sĩ , 24.00 kỹ sư trong linh vực năng lượng hạt nhân. Riêng cho lĩnh vực quản lý, ứng dụng và an toàn hạt nhân, phải đào tạo 250 tiến sĩ và thạc sĩ, 650 kỹ sư. Hàng trăm sinh viên trong các con số trên, sẽ du hoc và tu nghiệp ở ngoại quốc Hiện nay phần lớn các đại học Âu Châu chú trọng đến việc đào tạo chuyên viên để tháo gỡ nhà máy hơn là để xây cất. Tháo gỡ là một kỹ thuật tương đối mới nên người ta thiếu chuyên gia có kinh nghiệm để giảng dạy. Mặc khác, một số đông giáo sư chuyên ngành hạt nhân đã nghỉ hưu. Nếu hàng trăm triệu đô-la chúng ta phung phí trong việc đào tạo này để dành cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất năng lượng có phải ích lợi cho đất nước và hợp thời, thì có hợp lý hơn không? Lẽ cố nhiên, tôi hoàn toàn không tán thành việc phung phí tiền của dân để đào tạo sinh viên như thế này, vì điện hạt nhân đã lỗi thời, vô cùng nguy hiểm, không kinh tế và cũng không có chút triển vọng nào. Chúng ta không có quyền khuyến khích thế hệ trẻ đi ngược trào lưu thế giới, mất thì giờ vàng ngọc của họ. Tôi cho rằng Việt Nam cần xét lại gấp chiến lược năng lượng dài hạn trước khi quá muộn! N.K.N. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/04/120428_forum_chernobyl_lesson.shtml * * *

Suy nghĩ về điện hạt nhân sau sự cố

Fukushima Đào Tiến Khoa* Nhân dân Nhật Bản cùng bạn bè quốc tế vừa tưởng niệm 1 năm kể từ ngày đồng xảy ra ba thảm họa (động đất – sóng thần – hạt nhân) ở đông bắc Nhật Bản, gây ra những tàn phá thiệt hại rất lớn cho đất nước và người dân, với tai nạn kinh hoàng tại nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Fukushima Dai-ichi. Những phóng sự nóng hổi cùng nhiều thông tin tổng kết chi tiết sự cố Fukushima chắc chắn đã và đang làm rất nhiều người trong chúng ta phải suy nghĩ và trăn trở về quá trình phát triển ĐHN với tất cả những mặt phải và trái của công nghệ phức tạp bậc nhất thế giới này. Cùng với sự phát triển liên tục của công nghệ ĐHN kết hợp với những thành tựu tiên tiến của công nghệ tin học trong kỹ thuật điều khiển, kiểm tra tự động…

ĐHN cho đến trước ngày 11/3/2011 đã được đa số chuyên gia khoa học hạt nhân khẳng định là có độ an toàn cao nhất có thể. Tuy nhiên, sự cố kinh hoàng tại nhà máy ĐHN Fukushima Dai-ichi với mức độ vượt qua các chỉ tiêu tới hạn của lò phản ứng hạt nhân được tính toán, dự trù phòng ngừa từ trước thực sự là một cú sốc đối với cộng đồng ĐHN quốc tế. Sau nhiều tháng điều tra khảo sát kỹ lưỡng, một bản báo cáo độc lập hơn 500 trang cùng rất nhiều phụ lục chi tiết đã được công bố trong tháng 12/2011 và một lần nữa lỗi lầm tắc trách đáng tiếc của con người (trước và sau sự cố) được khẳng định là khá nghiêm trọng và góp phần đưa sự cố Fukushima đến mức độ thảm họa hạt nhân như vậy. Sự cố hạt nhân Fukushima cũng đã được khẳng định là có ảnh hưởng trầm trọng nhất đến quá trình phát triển ĐHN trên thế giới, hơn cả hai sự cố ở Three-Mile Island và Chernobyl [1]. Sau sự cố Fukushima, nhiều quốc gia có ĐHN phát triển đã lập tức trì hoãn lại kế hoạch xây dựng mới các lò phản ứng ĐHN, còn CHLB Đức và Thụy Sỹ thì chính thức quyết định từ bỏ công nghệ ĐHN mặc dù ĐHN hiện vẫn đang cung cấp một sản lượng điện khá lớn ở 2 quốc gia này. Ngay tại Nhật Bản, trong số 54 lò phản ứng ĐHN với công suất ~ 47500 MW chỉ có 2 lò đang hoạt động, số còn lại đang được kiểm định an toàn khắt khe nhất và chắc chắn nhiều lò phản ứng sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn như 6 lò phản ứng ĐHN ở Fukushima. Trước thảm họa 11/3/2011, Nhật Bản đã được cộng đồng quốc tế xếp hạng là quốc gia duy trì được khả năng ứng phó sự cố, tai nạn ĐHN của các cơ quan chức năng (quốc phòng, giáo dục, y tế…) ở mức cao nhất, cùng ý thức kỷ luật cộng đồng và hiểu biết an toàn hạt nhân trong xã hội Nhật rất cao. Thực tế cho thấy là cả công ty quản lý vận hành nhà máy ĐHN Fukushima (TEPCO) cùng một số cơ quan trách nhiệm của Nhà nước đã để xảy ra khá nhiều sai sót và nếu không có tinh thần ngoan cường, ý thức tự giác, kỷ luật trật tự đến mức kính phục của người dân Nhật thì mức độ thảm họa 11/3 có thể còn ghê gớm hơn rất nhiều [1]. Vì thế mà tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA gần đây đã có khuyến cáo cần rà soát lại toàn bộ các bộ quy tắc ứng phó sự cố ĐHN, với cập nhật những bài học từ Fukushima. Những thách thức rất lớn đang đứng trước cộng đồng ĐHN quốc tế, với những trăn trở nên hay không nên theo đuổi việc phát triển ĐHN đang ám ảnh giới lãnh đạo của nhiều quốc gia. Ngay

sau khi xảy ra sự cố Fukushima lãnh đạo cao cấp của tất cả các quốc gia có ĐHN đã có ngay những chỉ đạo khẩn cấp rà soát chi tiết lại các công trình, dự án ĐHN của mình. Tất nhiên, đây cũng là dịp để các quốc gia đang có kế hoạch phát triển ĐHN như Việt Nam kiểm tra, thẩm định lại một cách nghiêm túc nhất các dự án ĐHN (kể cả dự án còn đang nằm trên giấy tờ) làm sao cho việc phát triển ĐHN được triển khai với mức cẩn trọng cao nhất, đảm bảo một tương lai phát triển an toàn và bền vững cho dân tộc. Trong tình hình thực tế như vậy, những nỗi băn khoăn, thậm chí là hoang mang của không ít người trong chúng ta về dự án ĐHN của Việt Nam là không tránh khỏi và các cơ quan có trách nhiệm quản lý, quy hoạch và xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên của Việt Nam phải có những hoạt động thiết thực để có được niềm tin và sự ủng hộ của xã hội trong việc phát triển ĐHN. Ông Yanko Yanev, giám đốc chương trình tri thức hạt nhân của IAEA[2], đã khẳng định trong một hội thảo tổ chức gần đây tại Hà Nội rằng ĐHN phải được đặt chắc chắn trên một kiềng 3 chân: Lòng tin của cộng đồng vào ĐHN – Trách nhiệm cao nhất trong sử dụng và vận hành ĐHN – Tri thức hạt nhân luôn được duy trì và phát triển. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng và củng cố được chân kiềng đầu tiên, chân kiềng 2 cũng chỉ tồn tại hình thức trong giấy tờ, công văn liên quan tới ĐHN, còn chân kiềng 3 thì vô cùng yếu kém. Với mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển trong những năm sau 2020, việc phát triển ĐHN ở Việt Nam đã được Chính phủ lựa chọn như một giải pháp cần thiết cho phát triển kinh tế bền vững, với việc nhà máy ĐHN đầu tiên được quyết định xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, việc rất cần được làm ngay là khảo sát, thẩm định lại một cách nghiêm túc nhất dự án ĐHN của Việt Nam với cập nhật những bài học từ Fukushima, trên cơ sở tư vấn, phản biện quốc tế độc lập (công ty phản biện phải không được có bất kỳ liên quan quyền lợi nào với nhà thầu tương lai của dự án) và từ đó xác định được thời điểm và các điều kiện tối ưu cho việc khởi công xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận. Việc phản biện quốc tế độc lập cho dự án ĐHN nước ta là việc đã được khuyến cáo từ trước [3], và đây là việc cần phải làm, ngay cả khi nhà thầu nước ngoài cho dự án ĐHN đầu tiên của Việt Nam đã được chọn. Rất đáng lo là hiện nay chúng ta gần như ở trong tình thế bị động phải tin vào những cam kết an toàn của nhà thầu

Page 14:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

14nước ngoài cho lò phản ứng nhà máy ĐHN Ninh Thuận mà không có cơ sở phản biện quốc tế độc lập nào cũng như thiếu trình độ tri thức hạt nhân nội lực đủ mạnh để có thể hiểu và nắm được các chi tiết kỹ thuật của lò phản ứng do nhà thầu đưa ra, đánh giá được độ an toàn của nó. Mặc dù Chính phủ đã có quyết định cụ thể triển khai và khởi công dự án ĐHN Ninh Thuận trong vòng 2 năm nữa, Việt Nam vẫn hoàn toàn chưa sẵn sàng cho việc xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên của mình. Cho đến nay chúng ta vẫn chỉ đang ở trong quá trình hoàn thiện chương trình tổng thể phát triển ĐHN ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA và các đối tác quốc tế có ĐHN phát triển như LB Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản… Một yêu cầu cấp thiết của chương trình này là xây dựng và quy tụ đủ được một đội ngũ nhân lực trình độ cao đủ khả năng tiếp thu công nghệ phức tạp của ĐHN và trực tiếp vận hành nhà máy ĐHN đầu tiên của đất nước. Đây cũng là một trong những khuyến cáo của ông Yanko Yanev tại hội thảo về tri thức hạt nhân ở Hà Nội. Sự thật rất đáng lo hiện nay là Việt Nam hoàn toàn vẫn khuyết một đội ngũ nhân lực như vậy mặc dù đã có nhiều quyết sách quan trọng được Nhà nước đưa ra trong những năm gần đây. Khác với đầu tư kinh doanh thông thường, đầu tư xây dựng nhân lực khoa học & công nghệ (KH&CN) trình độ cao là một quá trình lâu dài bền bỉ, đòi hỏi chi phí lớn kèm những chính sách đãi ngộ cạnh tranh nhất trên thị trường. Vấn đề này đã được các cấp lãnh đạo KHCN nước nhà nêu ra từ nhiều năm nay nhưng chúng ta vẫn tiếp tục đang xoay xở trong những ràng buộc của cơ chế cứng nhắc và quản lý chồng chéo, chưa triển khai đồng bộ được một chương trình đào tạo nhân lực hạt nhân tầm quốc gia, cùng chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút tài năng trẻ vào các lĩnh vực khoa học hạt nhân. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, để kịp theo tiến độ đã lựa chọn, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đặt hoàn toàn hi vọng và tin cậy của mình vào nhà thầu nước ngoài: LB Nga cho nhà máy ĐHN thứ nhất và Nhật Bản cho nhà máy ĐHN thứ hai của Việt Nam (2 quốc gia đã phải chịu 2 thảm họa ĐHN lớn nhất cho đến nay). Về vấn đề này GS Phạm Duy Hiển, một chuyên gia lâu năm trong ngành hạt nhân của nước nhà, đã khẳng định “chạy theo tiến độ là điều tối kỵ trong xây dựng nhà máy ĐHN, nó sẽ chôn vùi bao nhiêu sai sót và khuyết tật trong núi hồ sơ do các công ty nước ngoài cung

cấp”[4]. Rõ ràng là với đội ngũ nhân lực yếu kém cùng các điều kiện hạ tầng cơ sở kinh tế & kỹ thuật khác của Việt Nam còn chưa được phát triển tương ứng (chưa nói đến tiền vốn đầu tư xây dựng ĐHN phải vay gần như toàn bộ từ chính nhà thầu nước ngoài), việc khởi công xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận vào năm 2014 là quá sớm so với khả năng của chúng ta, nhất là trong hoàn cảnh các quốc gia khác đều đang tập trung rà soát lại các dự án ĐHN của mình để có được những quyết định đúng đắn cho giai đoạn phát triển ĐHN sau thảm họa Fukushima. Việc Việt Nam theo đuổi “vội vã” một chương trình ĐHN đầy tham vọng (xây dựng 12 lò phản ứng trong 10 năm) thực sự đã gây kinh ngạc trong cộng đồng quốc tế[5]. Với những yếu kém cố hữu đã phân tích ở trên thì đây là hiện tượng đáng lo ngại. Một lộ trình “nước rút” xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên của nước ta đã được lựa chọn dựa trên quy hoạch điện năng quốc gia. Tuy nhiên, chiến lược phát triển điện của Việt Nam dường như vẫn tập trung chủ yếu vào các chỉ số tăng trưởng sản lượng điện, với các kịch bản khác nhau về độ tăng nhu cầu điện được đưa vào trong quy hoạch xây dựng các nhà máy điện mới. Chúng ta chưa có kế hoạch cụ thể bao nhiêu phần trăm nhu cầu điện trong tương lai phải được bù trừ từ thành quả của các chương trình và dự án tiết kiệm điện, chống phung phí trong phân phối và sử dụng điện. Theo những thống kê, phân tích gần đây thì hiện nay bình quân GDP/đầu người của Việt Nam là khoảng 1000 USD kèm với bình quân tiêu thụ điện/đầu người khoảng 1000 kWh/năm. Nếu so sánh với những con số này của Philippines và Indonesia cách đây 10 năm khi họ cũng đã có mức GDP/đầu người khoảng 1000 USD nhưng chỉ tiêu thụ bình quân khoảng 500 kWh/năm, thì thấy ngay là Việt Nam xài điện quá lãng phí. Đây là hệ quả tất yếu của một hệ thống mạng lưới cung cấp điện còn lạc hậu, của một nền công nghiệp còn tràn lan sử dụng nhiều hệ máy móc cũ cùng dây chuyền sản xuất chưa được tối ưu cho tiết kiệm điện… thêm vào đó là không ít lượng điện bị lãng phí bởi tác phong kém ý thức của người dân. Tình trạng báo động này đang thực sự đòi hỏi một tư duy đổi mới trong quy hoạch điện của Việt Nam. Nếu một dự án tiết kiệm điện và năng lượng tầm quốc gia giúp chúng ta giảm bình quân tiêu thụ điện năng trên đầu người khoảng 30 – 40% thì hiệu ứng kinh tế sẽ còn hơn rất nhiều so với nhà máy ĐHN đầu tiên dự kiến xây dựng ở Ninh Thuận, với công suất tổng của 2 tổ

lò phản ứng hạt nhân là 2000 MW, chỉ tương đương khoảng 10% tổng công suất điện của Việt Nam (tính theo quy hoạch cho năm 2010 mà đã chưa thực hiện được). Rõ ràng là còn rất nhiều điều phải suy nghĩ, cân nhắc và cần làm ngay đối với giới quản lý công nghiệp điện của Việt Nam và việc xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên phải là một khâu hợp lý trong một chương trình phát triển năng lượng tổng thể bền vững, tiết kiệm và an toàn của đất nước. Từ khía cạnh kinh tế, với những giải pháp công nghệ phức tạp mới được phát triển trong những năm tới nhằm đảm bảo nhà máy ĐHN tương lai có thể đứng vững được trước những thảm họa thiên tai tương tự như Fukushima, giá thành của ĐHN chắc chắn sẽ leo thang lên những kỷ lục mới. Những đánh giá mới nhất cho thấy giá thành ĐHN sắp tới sẽ trở nên tương đương với giá thành điện sản xuất từ các nguồn năng lượng sạch như điện gió và điện Mặt trời… Bức tranh triển vọng toàn cầu là ĐHN trong tương lai sẽ được phát triển với nhịp độ chậm và chỉ được triển khai sau khi các khả năng sản xuất điện từ thủy điện và các nguồn năng lượng sạch khác đã được sử dụng triệt để [6]. Chắc không phải ai cũng biết là sản lượng điện gió trên thế giới đang là một lĩnh vực tăng trưởng luôn ở mức 2 con số (xấp xỉ 30% trong những năm gần đây). Ngoài ra, các cơ sở điện Mặt trời quy mô ngày càng lớn đang được xây dựng khắp nơi, đáng kể nhất là dự án điện Mặt trời đang được các tập đoàn năng lượng châu Âu triển khai tại vùng Tây xa mạc Sahara ở Bắc Phi, với vốn đầu tư nhiều chục tỷ Euro. Là một nước đi đầu châu Âu trong lĩnh vực này, CHLB Đức đã chọn một lộ trình cụ thể đưa sản lượng điện gió và điện Mặt trời lên tới ~ 15% tổng sản lượng điện ở quốc gia ôn đới này. Trung Quốc thì ngay từ năm 2004 đã có quyết tâm đưa sản lượng điện từ các nguồn năng lượng sạch lên tới 16% trong năm 2020. Chỉ riêng trong năm 2007, quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất hành tinh đã chi 82 tỷ Nhân dân tệ cho phát triển các nguồn điện sạch. Việt Nam, một đất nước nhiệt đới gió mùa có tổng lượng ánh nắng Mặt trời trên đơn vị diện tích không kém gì Bắc Phi, lại có vẻ khá thờ ơ với việc phát triển các nguồn điện sạch không hạt nhân. Đã đến lúc Nhà nước phải có quyết sách mạnh mẽ đầu tư lớn vào lĩnh vực này, cho dù nhu cầu vốn có thể nhiều hơn các dự án điện truyền thống nhưng đây là những nguồn điện sạch, không phát tán khí CO2, rất thân thiện môi trường và chúng xứng đáng có vị trí ngang với (hoặc cao

Page 15:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

15hơn) ĐHN trong quy hoạch điện tổng thể của Việt Nam. Đ.T.K. *Viện Khoa học & Kỹ thuật hạt nhân 1. “Nuclear energy – The dream that failed”, The Economist, issue March 13 – 16, 2012;http://www.economist.com/node/21549098 2. http://www.iaea.org/inisnkm/nkm/index.html 3. Đào Tiến Khoa, “Lộ trình 5 bước cho nhà máy điện hạt nhân”, Tia Sáng, số 07, tháng 4/2009. 4. Phạm Duy Hiển, “Bài học Fukushima – một năm nhìn lại”, Tuổi trẻ cuối tuần, số ngày 10/03/2012. 5. http://www.nytimes.com/2012/03/02/world/asia/vietnams-nuclear-dreams-blossom-despite-doubts.html? 6. “Nuclear energy – The prospects over the rainbow”, The Economist, issue March 13 – 16, 2012; http://www.economist.com/node/21549096 http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=5012

* * *

Nhân ngày 30-4: Câu chuyện về 16

tấn vàng Bùi Tín Chuyện này xảy ra đã gần 37 năm. Từ đầu năm nay tôi nhận được 6 điện thư từ trong nước, từ Canada và Cộng hòa Liên bang Đức hỏi về chuyện này. Đây là chuyện rất cũ, nhưng do chế độ độc đảng luôn duy trì nhiều mảng tối, không công khai minh bạch, nên có nhiều vấn đề lịch sử cần làm rõ. Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng trong ngân khố? Có thiệt không?». Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời: «Thiệt chớ, bọn này chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm: «Nếu các ông gửi (ông dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp». Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để

bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà. Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý, Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND. Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị - Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế - tài chính báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín». Sau đó tôi mới thong thả gặp gỡ các anh em ta trong trại Davis, cùng ăn một nồi chào gà tuyệt trần sau một ngày cực kỳ căng thẳng, mệt nhọc. Bài báo đăng trên báo QĐND sáng ngày 1-5-1975 là bài báo duy nhất gửỉ được từ Sài Gòn vì hồi đó chưa có điện thoại cầm tay, chưa có máy điện toán xách tay như hiện nay. Máy fax rất nặng nề. Do bài báo được chuyển bằng tín hiệu Morse tè tè tích tích, nên có 2 chữ ghi sai. Đó là khi tôi nói về thực đơn của Tổng thống ngày 30-4 được in trên giấy đặt trên bàn làm việc của ông, có 2 món là «cá thu kho mía» và «gân bò hầm sâm», một món của cao lâu Tàu được gọi là «ngầu pín», đã bị ghi sai thành cá thu kho giá và gan bò hầm sâm. Nhiều người thắc mắc cá thu kho giá và gan bò hầm sâm thì có gì ngon và bổ. Người đánh và nhận Morse đã nhầm chữ «g» (tè-tè-tích) thành chữ «m» (tè-tè) và chữ «â» thành «a». Ít lâu sau đó, tôi đọc trên cuốn A Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, một cán bộ CIA ở Sài

Gòn trước đó, nói rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang đi hàng chục tấn tài sản quý sang Đài Loan, nơi có anh ông là đại sứ Nguyễn Văn Kiểu, để đưa sang Hoa Kỳ sau đó. Tất cả các báo chính thức ở Hà Nội hồi đó đều trích đăng cuốn sách của Frank Snepp, đoạn nói về việc ông Thiệu chở tài sản quốc gia trong đó có hơn 10 tấn vàng trong ngân khố ra khỏi nước, và ai cũng đinh ninh là chuyện này là có thật. Ở hải ngoại nhiều bài viết cho đến nay vẫn đinh ninh chuyện ông Thiệu mang đi 16 tấn vàng là có thật, lên án ông rất nặng nề là trong tình hình cực kỳ khẩn trương ông đã chỉ lo vun vén cho cá nhân, lo chiếm đoạt tài sản công thành của riêng một cách tồi tệ. Về phía chính quyền độc đảng ở trong nước, họ vẫn cố tình duy trì một tình hình ỡm ờ úp úp mở mở, không rõ ràng minh bạch về hơn 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn hồi ấy, với ý định không sạch sẽ là để cho mọi người hiểu lầm về chuyện này. Năm 1994, khi tôi đã ở Paris, một bạn người Việt làm việc cơ quan nghiên cứu và lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Tiều bangTexas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30-4-1975. Ông cho biết ông đang ở Port-au–Prince, thủ đô nước cộng hòa Haiti, trong vùng Antilles - Caribbean, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Haiti. Ông cũng được biết đầu tháng 5-1975 ngoài Hà Nội đã cho riêng 1 chuyến chuyên cơ vào tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội. Đầu tháng 5-1975 tôi cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội. Ông Hảo kể lại chuyện này: «Hồi đó, ông Vũ Văn Mẫu đề xuất với tướng Dương Văn Minh rồi giao cho tôi (là ông Hảo) mật báo cho đại diện của các ông, sau khi được báo là một sỹ quan cao cấp vào gặp bọn này». Ông nói thêm: «Các ổng muốn các ông hiểu rõ là bọn này đã cố giữ lại không cho họ mang đi để giữ lại tài sản quốc gia đặng giao lại cho quý ông». Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng». Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố

Page 16:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

16quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng». Trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. Nó có thật sự nhập kho Nhà Nước đầy đủ, và được dùng vào những việc gì? Không ai biết. Đại biểu Quốc hội không ai hỏi, vì 90 % đại biểu là đảng viên, số ngoài đảng còn bảo hoàng hơn nhà vua. Tháng 4-2010, Bộ Quốc phòng Hà Nội có cuộc họp «viết lại một cách chính thức diễn biến ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc lập», họ không nhắc đến tên tôi, coi như nhà báo Bùi Tín không hề có mặt ở Sài Gòn ngày hôm đó, cũng không hề nhắc đến chuyện hơn 16 tấn vàng, một chi tiết không nhỏ, nhưng họ không muốn nhắc đến nữa. Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết : « Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!». Đây là câu duy nhất tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng một nhà lãnh đạo. Các phiên họp Quốc hồi từ 1975 đến nay, không ai biết, cũng không ai hỏi , chiến lợi phẩm thu được ở miền Nam, số tiền hồi ấy bộ Công an có chủ trương bán bãi, bán tầu thuyền, thu vàng cho mỗi người lên tàu di tản - từ 3 lạng đến 6 lạng, có khi lên đến 12 lạng vàng mỗi đầu người - tất cả là bao nhiêu? Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả, Hon Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ...là bao nhiêu? Lại còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp tư nhân, cái gọi là diệt gian thương trên toàn miền Nam hồi đó, tiêu tan đi đâu cả rồi? Trong Quốc hội có Ban Kinh tế - Tài chính, nhưng có ai được biết gì đâu, có ai dám hỏi gì đâu, cả một khối mờ ám cỡ quốc gia, do đồng nhất đảng với nhà nước, đảng với quốc gia, đảng với nhân dân, tuy ba mà một. Lại còn trong chiến dịch gọi là giải phóng Campuchia khỏi diệt chủng của Khơ-me Đỏ cuối năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị đặc công và một sư đoàn của Quân đoàn IV được lệnh chiếm các cơ sở trong thủ đô Pnom Penh, đặc biệt là khu hoàng cung, tiền của, kho tàng, đồ cổ lớn nhỏ đã được thu về bao nhiêu? Mang về nước ta bao nhiêu? Ờ đâu, có biên bản, thống kê gì không? Tôi được biết phần lớn là giao cho Ban Tài chính -

Quản trị trung ương đảng, một cơ quan kinh tế - tài chính - thương nghiệp xuất nhập khẩu - sản xuất kinh doanh riêng của đảng, mà biên chế còn lớn hơn cả bộ Công thương và bộ Kế hoạch - Đầu tư cộng lại. Chế độ hiện tại quan tâm đến tiền bạc, ngoại tệ, ngân khố, ngân hàng, hơn là cái gốc của nền kinh tế là sản xuất ra của cải với kỹ thuật cao, giá thấp . Họ quên chức năng cơ bản của nhà nước là phân phối, điều tiết phân phối lại thành quả phát triển cho toàn xã hội cùng hưởng. Các bộ của chính phủ coi rất nhẹ việc quản lý về hành chính, chỉ chăm chú đến sân sau là các công ty kinh doanh để chia chác bổng lộc, mặc cho các chỉ thị thu rất hẹp lĩnh vực này. Xin quan sát kỹ để thấy rằng ai dính đến tài chính, ngân hàng, ngân sách đều được thăng quan tiến chức nhanh nhất; thủ tướng hiện nay từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; chủ tịch Quốc hội hiện nay trưởng thành từ Cục trưởng Cục Ngân sách, rồi thứ trưởng tài chính, rồi bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực. Một phó thủ tướng hiện nay cũng từng là thứ trưởng rồi bộ trưởng bộ tài chính. Nguyên thống đốc ngân hàng Trần Đức Thúy cùng cậu con trai Trần Đức Minh và cộng tác viên thân cận là đại tá công an Lương Ngọc Anh đều là những nhân vật con cưng của chế độ, những công thần hàng đầu trong việc ngang nhiên phân phối lại tiền của của nhân dân đổ vào ngân sách riêng của đảng. (Các bạn có thể đọc thêm bài báo «Nạn chảy máu tài nguyên quốc gia» trên VOA ngày 17-8-2011). Lúc này giới cầm quyền trong nước cần nhớ lại lời khuyên tâm huyết của ông Lý Quang Diệu mươi năm về trước là: «Khi sẽ có nhiều khoản tiền đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào, hãy giữ gìn cẩn thận, không để cho đồng tiền chỉ huy, ngự trị, làm chủ lương tâm viên chức, hãy rất cảnh giác với đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp, nó sẽ phá hoại công cuộc phát triển». Cũng chính Cụ Lý - như một số người trong nước thân mật gọi – căn dặn cách phòng chống tham nhũng có hiệu quả là: luật pháp, ngành tư pháp, tòa án phải rất nghiêm (để không ai dám tham vì sợ tù ), lương viên chức tạm đủ sống (không cần tham nhũng), tuyên truyền giáo dục nêu gương các viên chức trong sạch sống thanh bạch, chỉ ra kẻ tham là kẻ cắp, kẻ cướp xấu xa ô nhục tàn phá rường cột của quốc gia (không ai nỡ tham nhũng vì sợ nhục). Có thể nói tiền nong, vàng bạc, của cải trong chế độ độc đảng đã gây nên tham nhũng, bất công kinh khủng chưa từng

có trong xã hội nước ta, tiền của vàng bạc phi pháp đã tha hóa giới cầm quyền ở mọi cấp, tàn phá đảng cộng sản Việt Nam từ gốc lên ngọn. Hiện là thời kỳ đảng viên quan chức lao lên trước đi tiên phong để trở thành đại gia, đại điền chủ, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, bỏ mặc nhân dân của mình nghèo đói ở phía sau, đến nỗi nhà Mác-xít Lữ Phương phải la trời rằng đảng cộng sản đã đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa tư bản man rợ. Đó là thời kỳ các quan chức vứt hàng ngàn tỷ này đến hàng nghìn tỷ khác qua cửa sổ, chìm nghỉm dưới đáy biển, để mặc cho hệ thống y tế và giáo dục tàn tạ, bệ rạc. Thời đại kim tiền của các nhà cầm quyền tỷ phú Marcos, Suharto, Park Chung Hy, Ceausescu, Ben Ali, Ghadafi, Mubarak…đã kết thúc bi thảm. Gương tày liếp cho những bầy sâu chói mắt vì ánh vàng. B.T. 12 tháng 4. 2012 * * * LTS: Bài đọc trong Hội thảo của Diễn Đàn VN 21 tại Stuttgart, từ 5.-6.5.2012.

Những căn bệnh đang hủy hoại

xã hội Việt Nam

Song Chi Từ năm 1989 đến 1991, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các nước nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô. Hơn 20 năm qua, nếu có dịp đến thăm các quốc gia này, người ta sẽ thấy rằng chính phủ mới và nhân dân tại các nước này đã kịp làm được khá nhiều điều; đời sống kinh tế, xã hội của người dân tốt hơn hẳn so với trước kia, nhưng vẫn còn rất nhiều việc mà chính phủ và nhân dân họ phải nỗ lực thực hiện để xóa đi di sản do những năm dài dưới chế độ cộng sản để lại trên con đường trở thành những quốc gia phát triển, giàu mạnh, dân chủ, tự do. Và tùy theo nội lực của từng nước mà quá trình này nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hơn hay nặng nề vất vả hơn. May mắn như nước Đức, nhờ có Tây Đức với một tiềm lực kinh tế hàng đầu của châu Âu, vậy mà trong những năm qua chính phủ Đức đã phải đổ không biết bao nhiêu tiền để vực dậy Đông Đức, xóa đi khoảng cách về mọi mặt giữa hai bờ Đông Tây. Nhưng dù sao, các nước Liên Xô và Đông Âu vẫn có những nội lực nhất định – các nước này trước khi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã là

Page 17:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

17những quốc gia có nền kinh tế công nghiệp tư bản bước đầu, có nền văn hóa dày dặn, người dân của họ dù sao cũng đã hiểu thế nào là dân chủ, tự do… nên quá trình thay đổi thế chế chính trị cũng đỡ nhọc nhằn vất vả hơn những quốc gia không có được những “hành trang” như vậy. Ví dụ như Việt Nam chẳng hạn. Đôi khi nghĩ đến một ngày nếu vận hạn của đất nước đã qua, Việt Nam may mắn chuyển đổi thể chế chính trị thành một quốc gia dân chủ pháp trị, thì một điều có thể thấy trước đó là cái giá phải trả do di họa của những năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam để lại trên đất nước này phải nói là vô cùng nặng nề, và những mất mát, thiệt thòi là vô cùng lớn. Thứ nhất là ở Việt Nam, thời gian cầm quyền của Đảng Cộng sản cho đến nay đã kéo dài hơn một số quốc gia khác – 67 năm trên miền Bắc và 37 năm trên toàn lãnh thổ, nên cái hại cũng nặng nề hơn. Thứ hai là do nội lực của đất nước và của dân tộc, trước khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo cho đến ngày nay, Việt Nam vẫn chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn đang phát triển, từ hạ tầng cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật… đều chưa có gì đáng kể. Cộng với một tầm nhìn ngắn, văn hóa “lùn” của các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau từ trên xuống dưới, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại lâu dài, hoặc vừa làm vừa phá, hoặc chỉ lo vơ vét, tham nhũng mà không nghĩ gì đến tương lai của đất nước và dân tộc, nên sau bao nhiêu năm cầm quyền, trên khắp đất nước nhìn đâu cũng thấy dấu vết của sự phá hoại trên mọi lĩnh vực. Bao nhiêu đất dọc theo biên giới phía Bắc, biển, đảo… đã mất, biết bao giờ mới đòi lại được. Rừng bị tàn phá, tài nguyên bị khai thác một cách vô tội vạ, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, một số sông ngòi bắt đầu khô cạn, bây giờ người ta lại bắt đầu phá nát Tây Nguyên với những dự án khai thác bauxite lợi ít hại nhiều, bộ mặt các thành phố lớn, nhỏ thì hỗn độn, quy hoạch yếu kém, kiến trúc lộn xộn một cách không thể sửa chữa nổi v.v… Chưa nói đến cơ cấu luật pháp hay một nền giáo dục yếu kém cần phải xây dựng lại từ đầu, rất mất thời gian. Chưa kể cả một xã hội bị băng hoại về mặt đạo đức, những giá trị, chuẩn mực bị lệch; con người hoặc bị nhồi sọ bởi lối giáo dục tuyên truyền một chiều phải mất thời gian mới hiểu ra được đâu là sự thật đâu là dối trá, hoặc bị tồi tệ đi do phải sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều điều không tử tế v.v… Nhưng điều nguy hiểm nhất đối với số phận của đất nước và dân tộc Việt Nam, đó là nếu sự thay đổi thể chế

chính trị đến chậm thì nguy cơ phụ thuộc, thậm chí mất nước vào tay nước láng giềng phương Bắc là điều mà hiện nay nhiều người đều đã thấy. Có những di hại có thể thấy rõ vì nó hữu hình và có thể xây dựng lại, có thể hồi phục sau một thời gian vài ba thập niên tùy theo. Nhưng có những cái di hại vô hình khó thấy hơn mà hậu quả của nó thì rất nặng nề và sự điều chỉnh, sửa chữa cũng vô cùng khó khăn, mất thời gian. Đó là những di hại về văn hóa, con người, về tinh thần mà những quốc gia đã từng trải qua chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đều phải trả giá. Một môi trường sống bị ô nhiễm, bị hủy hoại. Môi trường tinh thần cũng vậy. Có những căn bệnh tinh thần mà nếu sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam hay Trung Quốc (vốn là một hình mẫu để chính quyền Việt Nam bắt chước theo y hệt nên những căn bệnh cũng giống nhau) lâu ngày con người sẽ bị lây nhiễm ít nhiều mà không hay.

Bệnh vô cảm Xã hội Việt Nam bây giờ có quá nhiều điều phi lý, trái tai gai mắt, và cũng có quá nhiều những bi kịch, những câu chuyện thương tâm. Mỗi ngày mở những tờ báo ra, bật TV lên, hoặc ngay trong đời sống thường ngày, người ta phải đọc, nhìn, nghe hay chứng kiến tận mắt biết bao nhiêu chuyện như vậy. Tổng Giám đốc X bị bắt vì tham nhũng hàng tỷ đồng. Công ty Y bị phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, làm thất thoát hàng trăm tỷ. Một khu nhà hay một cây cầu vừa mới xây đã bị sập, lún vì làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Một bữa tiệc sinh nhật của con cái một “quan lớn” tốn kém hàng trăm triệu đồng trong đó chủ nhân bữa tiệc vung tay tặng các bạn mỗi người một chiếc xe gắn máy hiệu @. Một em bé chết oan vì bị điện giật trên đường do dây điện bị hở, không ai chịu trách nhiệm. Một tai nạn giao thông thảm khốc do đường hẹp, lô cốt chặn, chen lấn nhau hoặc đôi khi chỉ vì do chất lượng đường xá tồi khiến người đi xe ngã xuống và bị xe tải phía sau cán lên. Một người phụ nữ nghèo đi mót cà phê bị chó nhà giàu cắn chết nhưng công an lại không truy cứu tội hình sự người quản lý trang trại đã để mặc chó cắn chết người v.v… Đầu tiên khi đọc hoặc nghe những chuyện như vậy, người ta phẫn nộ, bức xúc, thương cảm. Nhưng rồi hàng ngày cứ phải đọc mãi, chứng kiến mãi với mức độ phi lý, bất công ngày càng lớn hơn, người ta thành quen đi, không còn ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì nữa. Người ta quen dần với những điều không tử tế, với cái xấu, cái

ác… và trở nên vô cảm dần dần mà không hay. Tai hại của điều này là đến lượt mình, mỗi người khi phải làm một điều không tử tế hoặc không lương thiện sẽ tự bảo rằng chung quanh mình ai cũng làm như vậy, ai cũng đang sống như vậy, có sao đâu?

Cái xấu, cái ác lên ngôi Chưa cần phải từ nguồn báo chí truyền thông của “thế lực thù địch” nào, chỉ cần theo dõi báo chí trong nước, do nhà nước kiểm soát nội dung và cho phép phát hành, cũng có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, cái xấu, cái ác đang lộng hành ra sao. Có nhiều người sẽ bảo xã hội nào mà chả có cái xấu, cái ác, ở Mỹ chẳng hạn, cũng có những cảnh bạo lực, giết người, thậm chí sát nhân hàng loạt… đó thôi. Nhưng vấn đề ở đây là cái xấu, cái ác, sự thiếu lương thiện đang tràn lan ở mọi cấp độ từ những hành vi nhỏ nhặt hàng ngày như chen lấn giành đường nhau, dúi tiền cho cảnh sát giao thông để được cho qua khi bị bắt lỗi và cảnh sát cũng thản nhiên nhận tiền như là chuyện bình thường phải vậy, hoặc sẵn sàng cãi vã, chửi bới nhau thậm chí đánh nhau chỉ vì những chuyện xích mích không đáng… cho đến những hành vi ở mức độ lớn hơn. Nhiều khi rùng mình vì mức độ trơ tráo vô đạo đức trong những hành vi tội lỗi như khi một ông hiệu trưởng không những dụ dỗ, ép dâm hàng loạt học sinh tuổi vị thành niên mà còn buộc các em phải lên giường với hàng loạt quan chức để có lợi cho mình; hay mức độ dã man một cách thản nhiên như khi một con người có thể để mặc cho đàn chó cắn xé đồng loạt đến chết mà không cứu; hay những cô cậu học sinh còn ở tuổi cấp hai có thể thản nhiên đánh bạn, thản nhiên quay video clip tung lên mạng và những học sinh khác thì ngồi xem mà không phản ứng gì. Khi một xã hội mà những điều không tử tế, cái xấu, cái ác đã trở thành chuyện bình thường trong khi điều tử tế, cái đẹp, cái thiện dần trở thành hiếm hoi, bất bình thường thì đó là điều thực sự phải báo động đỏ từ lâu rồi.

Sự bạc nhược, cầu an Khi phải sống chung quá lâu với những điều bất công phi lý, với các xấu cái ác đang tràn lan, và biết rằng có kêu thì cũng chẳng thay đổi được gì, số đông người Việt dường như đã chọn cho mình một “phương châm” sống an toàn, đó là mặc kệ, mọi chuyện đã có nhà nước lo, họ chỉ lo kiếm sống, lo cho bản thân và gia đình. Và điều đó tạo ra một căn bệnh khác cũng phổ biến không kém: sự bạc nhược, cầu an. Đối với đám đông này, đừng nói với họ về sự thối nát của chế

Page 18:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

18độ, về gánh nặng nợ nần đang đổ lên đầu các thề hệ sau do việc vay nợ nước ngoài, việc mất đất mất biển và cả nguy cơ mất nước trong tương lai, việc các nước khác người dân được có những quyền gì cũng như nhu cầu tự do dân chủ trong nhân dân… Họ sẽ lảng tránh, sợ hãi, không tin, và tiếc thay con số này vẫn còn khá lớn. Chưa kể những kẻ mà quyền lợi gắn chặt với chế độ này và vẫn cố sống cố chết bênh vực cho chế độ này là không tính đến. Đó là lý do vì sao một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm và tội lớn đối với đất nước, với nhân dân trong suốt bao nhiêu năm qua như Đảng Cộng sản Việt Nam lại vẫn tiếp tục tồn tại.

Sự giả dối Trong lịch sử giành chính quyền và giữ chính quyền của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng rất nhiều “chiêu thức”, trong đó có sự dối trá, mỵ dân. Có thể nói sự dối trá, nói một đằng làm một nẻo là “chính sách” xuyên suốt trong đối nội cũng như đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ bao lâu nay. Và từ bao nhiêu nay người dân Việt Nam đã phải sống trong một môi trường giả dối, từ khi còn đi học trẻ em Việt Nam đã phải học tin vào những điều giả dối cho đến khi trưởng thành nhìn xung quanh xã hội toàn những điều giả dối – bằng giả, hàng giả, chất lượng công trình và cả chất lượng tác phẩm văn hóa văn nghệ nhiều thứ cũng là giả… Và cũng như các căn bệnh đã kể trên, đến một lúc nào đó sự giả dối cũng trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội – người ta chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị ảo, giá trị giả bên ngoài và đánh giá nhau cũng bằng những cái bên ngoài đó như căn nhà, chiếc xe, áo quần, mảnh bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ “mua”… mà không xét đến giá trị thật bên trong của một con người.

Hoài nghi và mất lòng tin Và khi phải ăn uống hít thở hàng ngày với một bầu không khí giả dối như vậy thì lẽ đương nhiên con người trở nên mất lòng tin, hoài nghi vào tất cả mọi thứ. Từ một nguyên nhân sâu xa nhất là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống lý luận chính trị Mácxít-Lêninnít, lý thuyết về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản… mà bao nhiêu năm nay Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn ra sức nhồi nhét vào đầu người dân, trong lúc chưa tìm ra được một hệ thống lý luận khác để thay thế (thật ra thì đã có sẵn những hệ thống lý luận của các nước dân chủ pháp quyền khác để mà học hỏi nhưng vấn đề là nhà nước Việt Nam không muốn học!), cùng với sự xuống cấp, tha hóa về mọi mặt trong đời sống đạo đức xã hội,

khiến con người mất lòng tin và căn bệnh hoài nghi này cũng phổ biến không kém. Điều tai hại hơn là người ta không tin cả vào những điều tốt, sự tử tế. Môi trường xã hội Việt Nam hiện nay là một môi trường mà cái ác cái thiện lẫn lộn, môi trường văn hóa nghệ thuật cũng vậy – cái đẹp cái xấu lẫn lộn, thật giả lẫn lộn, dễ làm cho con người, nhất là giới trẻ, bị nhiễu về mặt nhận thức, thẩm mỹ cho đến phương hướng, mục đích sống… không biết phân biệt, thẩm định hay dở, đúng sai. Xã hội cứ thế mà nhiễu loạn cả lên. Và tất cả những căn bệnh đó như những tế bào ung thư đang tàn phá cả xã hội Việt Nam mà nếu không có một sự thay đổi toàn diện, triệt để về mặt thể chế chính trị thì mọi sự “sửa chữa” kiểu như thay tên Đảng, thay tên nước, thay đổi nhân sự này chính sách kia… cũng chỉ như những cố gắng vá víu tạm bợ, che chỗ này vá chỗ kia trên ngôi nhà đã thực sự mục ruỗng từ bên trong mà thôi. S. C. * * *

Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền

Đức Hà Sĩ Phu Con người có thể nhận thức được chân lý khách quan là nhờ biết KHÁI QUÁT HÓA, đúc kết, xâu chuỗi những hiện tượng của thực tiễn thành các quy luật để hướng dẫn cho hành động, tác động vào thực tiễn, rồi lại lấy kết quả thực tiễn để tiếp tục kiểm tra sự đúng sai của nhận thức đã có… Nhưng nếu những khái quát, đúc kết thực tiễn ban đầu đã sai mà lại quyết tâm “kiên trì” và phát triển những sai lầm gốc rễ ấy thì nguy hiểm biết chừng nào? Bài giảng về chủ nghĩa xã hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thuyết trình tại Cuba vừa rồi là một ví dụ điển hình như vậy. Trò chuyện với một vị đảng viên già, từng lão luyện trong nghề tuyên giáo về bài viết ấy của ông Tổng Bí thư, tôi bất ngờ về một nhận xét thú vị: Người ta cứ bảo ông Trọng là Trọng Lú, hay Trọng Cuội như hỗn danh của đám dân đen gọi ông, nhưng đến bài này tôi thấy ông ấy cũng khôn, có tính toán đáo để, và có pha chút tự tin tự hào thật sự nữa mới khổ. Cả bài lý luận thì ông ấy “cóp” y nguyên những gì đã học được ở trường Đảng của Liên Xô, duy có một điểm sáng tạo để ghi dấu ấn Nguyễn Phú Trọng vào lịch sử Mác-Lê, đó là ông tự cho mình đã đem lại cho nền kinh tế thị

trường của nhân loại một khái niệm, một hình thái kinh tế-chính trị mà loài người chưa từng biết đến là “Kinh tế thị trường với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa”, tương tự như Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đóng góp cho nhân loại cái lý thuyết “Làm chủ tập thể” vậy. Cuba là diễn đàn thích hợp nhất để ông tung ra luận điểm “đột phá” này. Tôi gật gù: Ừ thì, “đã sinh ra ở trong tuyên giáo, phải có danh gì với Mác-Lê” một tý chứ lỵ, đường đường một Tiến sĩ Xây dựng Đảng chứ có phải… Thú thật, bây giờ cứ trông thấy ông nào nói đến Mác-Lê một cách trịnh trọng là tôi lại thấy mủi lòng mà ái ngại thế nào ấy, chẳng lẽ ông này là đồ đệ của Kim Jong In hay sao mà không biết rằng đó chỉ là một thứ “rác tư duy” mà lịch sử đã vứt vào sọt? Bà Tổng thống Brasil tỏ ý ghê tởm một tín đồ Mác-Lê và chốt cửa không cho vào thì cũng phải thôi. Phải công nhận những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản đã rất “dũng cảm” khi quyết làm một cuộc tổng kết KHÁI QUÁT HÓA vĩ đại bao trùm hết thế giới và bao trùm hết lịch sử. Tiếc rằng ý đồ quá lớn nhưng lực bất tòng tâm nên cuối cùng chỉ là những “khái quát vội” và “khái quát nhầm” một cách trầm trọng. Ví dụ: - Lầm tưởng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn sau cùng của chủ nghĩa tư bản trước giờ cáo chung, - Lầm tưởng lịch sử loài người chỉ là những chuỗi đấu tranh giai cấp, - Lầm tưởng tư hữu là kẻ thù duy nhất sinh ra bất công nên dùng quyền lực để tiêu diệt tư hữu, - Lầm tưởng nhà nước chỉ là công cụ của giai cấp này đàn áp giai cấp khác nên hướng tới nhà nước tự tiêu vong, - Lầm tưởng sản xuất tư bản càng phát triển thì người lao động càng bị bần cùng hóa nên xã hội tư bản sẽ đi vào đường cùng, - Lầm tưởng giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất có sứ mạng đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, - Lầm tưởng rằng vô sản toàn thế giới có thể liên hiệp lại vượt qua mọi ranh giới quốc gia, - Lầm tưởng một số diễn biến tại châu Âu bấy giờ là khái quát chung cho thế giới, - Lầm tưởng có thể thiết kế lại thế giới và uốn nắn lại con người, có thể điều khiển loài người một cách có kế hoạch và theo một quỹ đạo do những đầu óc siêu việt nghĩ ra… vân vân và vân vân… Nhưng, nghĩ cho cùng thì Mác-Lê có cả nghìn điều sai lầm cũng chẳng cần để ý làm gì, chỉ biết một điều, còn Mác-Lê thì còn Đảng, còn Đảng thì vẫn còn câu

Page 19:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

19Quốc tế ca “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” là được rồi. Tim đen ấy ai mà chẳng biết, “bạn đời ơi ta đã hiểu nhau rồi” (thơ Tố Hữu nhiều câu trứ danh thật!). Mác-Lê đã khái quát nhân loại một cách trật khấc như vậy, thì dưới ánh sáng ấy ông Tổng Bí thư có khái quát tình hình Việt Nam thế nào cũng có thể đoán trước. Có người bảo Tổng Bí thư mô tả hiện tình Việt Nam như lời một kẻ mộng du, thực tiễn một đằng đúc kết một nẻo. Ông Hạ Đình Nguyên thì gọi đó là “sự khốn cùng của đúc kết thực tiễn và tư duy lý luận” thật chẳng sai chút nào. Nhưng không phải tư duy của đảng viên cộng sản nào cũng “khốn cùng” như ông Tổng Bí thư. Trong những đảng viên có nhận thức khái quát ngược chiều với Tổng Bí thư và sát với thực tiễn không ai bằng cụ Lê Hiền Đức. Cụ Lê Hiền Đức không phải nhà lý luận và không hề có ý định viết lý luận, nhưng “đằm mình” trong thực tiễn ở những nơi xung đột nóng bỏng nhất của mâu thuẫn xã hội, cụ đã khái quát thực tiễn thành những kết luận đanh thép như dao chém đá, nổi bật nhất là hai luận điểm sau đây: 1- “Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi”. Kết luận này đánh tan một luận điểm cố hữu được dùng như tấm lá chắn cho sự sống còn của Đảng Cộng sản luôn coi mọi sự bê bối chỉ là những hiện tượng cá biệt, chỉ là sai lầm trong việc thực hiện ở cấp dưới. Cụ Lê Hiền Đức đã khái quát rằng trên dưới đều cùng một giuộc, càng lên trên thì đám “cướp ngày, cướp cạn” chỉ càng “phóng to” hơn mà thôi, vấn đề thuộc về bản chất rồi. 2- Sau khi “xét về nhiều mặt, tình cảnh người dân Việt Nam hiện nay còn kém cả thời chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít”, sau khi thấy nhà nước hiện nay đã đi ngược lại các khẩu hiệu cách mạng trước đây, đã “nghiền nát hai chữ nhân dân” trong tên gọi của nhiều tổ chức do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cụ Lê Hiền Đức kết luận về Đảng và nhà nước hiện nay là“phản cách mạng đã rõ ràng rồi”. Một đảng, một nhà nước tự xưng cách mạng nhưng hiện nay đã đi vào con đường “phản cách mạng” cũng tức là phản động, chống lại nhân dân! Luận điểm này quan trọng, nó đánh tan luận điểm tuyên truyền cố hữu rằng “ý

Đảng là lòng Dân”, Đảng với Dân là một! Một khi “một bộ phận không nhỏ” trong giới cầm quyền đã phản cách mạng, phản lại nhân dân, dân và họ đã đi trên hai con đường ngược nhau thì làm gì có “thời cơ vàng của dân tộc cũng (đồng thời) là thời cơ vàng của Đảng ta” như tác giả Nguyễn Trung đã “phát hiện” và rất nhiều đảng viên tương tự cũng tán thành? Và cũng không thể bàn về “sự lựa chọn nào cho Việt Nam” nói chung khi Việt Nam bao gồm hai thành tố ngược chiều khác nhau về lợi ích: một nhân dân Việt Nam lương thiện và một thế lực cầm quyền đã thoái hóa đến độ “phản cách mạng rõ ràng”, tức đã không còn đồng hành cùng nhân dân (mặc dù bác Nguyễn Trung phân tích thế giới bên ngoài rất kỹ càng, chí lý). Đây cũng là đề tài để những người cùng chung khát vọng canh tân đất nước phải suy nghĩ. Sau cùng cho phép tôi nhắc đến mấy lời đồng cảm của riêng tôi, một người khác hẳn cụ Lê Hiền Đức, vì tôi không là đảng viên cũng chẳng có hoạt động thực tiễn nào ngoài lĩnh vực nghiên cứu sinh học, về xã hội tôi chỉ là kẻ “lý thuyết suông”. Vậy mà, may cho tôi, “tư duy lô-gích” trong bài “Chia tay Ý thức hệ” và bài “Từ vụ Bô-xít nghĩ về vận nước”, đã giúp tôi mường tượng ra cái viễn cảnh dằn vặt trước sự PHẢN BỘI không thể tránh khỏi của tất cả những ai đã dấn thân theo con đường cộng sản: “Học thuyết chuyên chính vô sản là bà đỡ cho cả nạn NỘI XÂM lẫn NGOẠI XÂM, hai kẻ sinh đôi này tất nhiên câu kết với nhau để cùng tước đoạt quyền làm chủ của dân đối với đất nước”. “Hậu quả là ngày nay bất cứ người cộng sản nào cũng phải chọn một trong hai sự ‘PHẢN BỘI’ không thể thoái thác: hoặc là phản lại (hoặc từ bỏ) học thuyết sai lầm để trung thành với nước với dân (cũng là trung thành với tấm lòng và mục tiêu chân chính của Mác), hoặc là cứ ‘trung thành’ với học thuyết sai lầm thì lại phản dân tộc, phản tiến hoá. Người cộng sản tử tế chọn cách ‘phản’ thứ nhất! Còn phần lớn người cộng sản có quyền bính trong tay thì chọn cách ‘phản’ thứ hai, và gọi sự ‘phản’ của họ là đức tuyệt đối trung thành. Thái độ im lặng thực chất là gián tiếp đồng loã với cách phản bội thứ hai”. Tôi cảm phục cụ Lê Hiền Đức một phần, vì sự dũng cảm của người đảng viên già dấn thân vào thực tế đấu tranh gian khổ cùng những người nông dân nghèo khó và oan ức, thì tôi càng cảm phục bội phần khả năng tư duy và khái quát chặt chẽ, rành mạch của cụ. Người đảng viên

già sở dĩ rành mạch được vì trong tâm khảm của cụ chỉ có một nỗi đau đáu duy nhất: Tôi thương dân tôi lắm! Chỉ một câu đơn giản thế thôi mà nghe đến ứa nước mắt. Trước bài thuyết trình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thực tiễn ViệtNam, cụ Lê Hiền Đức sừng sững là một đối chứng. Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền Đức, một khoảng cách vừa rất gần mà cũng rất xa. Người phụ nữ được Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế chẳng những MINH BẠCH trong hoạt động đấu tranh thực tiễn mà càng MINH BẠCH trong tư duy, trong khi tư duy của rất nhiều nhà trí thức khoa bảng hiện nay, kể cả trí thức tiến bộ xem chừng còn xa mới đạt đến độ… MINH BẠCH! H.S.P. (8/5/2012) http://www.procontra.asia/?p=578 * * *

Cộng đồng mạng như một xã hội

dân sự Nguyễn Hưng Quốc

Đã có một số người viết, bản thân tôi trên blog này cũng đã viết, về sự cần thiết của một xã hội dân sự tại Việt Nam. Trong bài này, tôi muốn tập trung vào một luận điểm khác: cộng đồng mạng (bao gồm các cây bút trên website hoặc trên blog) có thể được xem như một bộ phận tiền phong của xã hội dân sự mà chúng ta đang mơ ước. Tuy nhiên, trước khi phân tích luận điểm ấy, chúng ta cần bàn một chút về khái niệm xã hội dân sự (civil society). Trước, quan hệ giữa người với người trong một nước thường chỉ được nhìn từ ba lăng kính chính: trong phạm vi gia đình, trong lãnh vực thương mại và trong sinh hoạt chính trị tập trung chung quanh nhà nước. Phạm vi thứ nhất dựa trên tình cảm giữa bố mẹ/ông bà và con cháu, hoặc rộng hơn, giữa những người cùng chung một dòng máu. Phạm vi thứ hai dựa trên lợi nhuận không những giữa những người bán hàng và những người mua hàng mà còn giữa chủ và thợ; giữa những người làm dịch vụ và những kẻ tiêu dùng. Cuối cùng, phạm vi thứ ba dựa trên quyền lực: Sinh hoạt chính trị thực chất là sinh hoạt phân bố và thực thi quyền lực. Dĩ nhiên trong chính trị cũng có tình cảm (thường nhất là qua lòng trung thành và sự hy sinh) cũng

Page 20:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

20như lợi nhuận (quyền lực vốn bao giờ cũng gắn liền với lợi nhuận); nhưng tự bản chất, trong thế giới chính trị, yếu tố nòng cốt, trước hết và trên hết, bao giờ cũng là vấn đề quyền lực, trong đó, nổi bật nhất là vấn đề: ai cầm quyền? Ba thứ quan hệ ấy, thật ra, không đủ. Không đủ vì nhiều lý do. Thứ nhất, ở con người, ngoài gia đình, người ta cần có nhu cầu chia sẻ tình cảm cũng như tư tưởng với người khác, những người không cùng máu mủ với mình. Quan hệ giữa chúng ta với người khác – ngoài phạm vi gia đình – không phải chỉ giới hạn trên nền tảng lợi nhuận hay quyền lực. Nếu vậy, đời sống sẽ nghèo nàn và khốn khổ biết mấy. Chúng ta cần tình bạn; không phải chỉ với một hai người mà với nhiều người. Chúng ta cần tình đồng chí, hiểu theo nghĩa tốt và phi chính trị, với những người cùng một sở thích hay một lý tưởng nào đó. Chúng ta cần những không gian rộng rãi không có những tính toán, những so đo hay những giành giật như khi chúng ta buôn bán hay liên hệ với công quyền. Những quan hệ ở ngoài ba thứ quan hệ kể trên (gia đình, thương mại và chính trị) được gộp chung thành một xã hội dân sự: Nó bao gồm tất cả các tổ chức và sinh hoạt dựa trên nguyên tắc tự nguyện và độc lập với chính quyền cũng như với tính chất thương mại. Nó được hình thành trên nền tảng sự chia sẻ những sở thích và giá trị chung. Và chỉ có sở thích và giá trị. Xã hội dân sự bao gồm nhiều hình thức như các hội nghề nghiệp, các tổ chức dựa trên niềm tin (faith-based organization; ví dụ các sinh hoạt tôn giáo), các hội từ thiện, các tổ chức cộng đồng hay các công đoàn, các câu lạc bộ của những người cùng sở thích, v.v. Nhìn vào danh sách trên, chúng ta dễ ngỡ ở Việt Nam, cái gì cũng có. Có Mặt trận Tổ quốc. Có Hội nhà văn, Hội nhà báo và bao nhiêu thứ Hội khác. Có Câu lạc bộ Cựu chiến binh. Có Hội phụ nữ. Có Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Có Đội Thiếu niên Tiền Phong. Vân vân. Nhưng không phải. Trên nguyên tắc, tất cả các hội đoàn ở Việt Nam đều được xem là các tổ chức ngoại vi của Đảng. Và trên thực tế, tất cả đều được đặt dưới sự lãnh đạo cũng như kiểm soát nghiêm ngặt của Đảng. Tiền bạc: nhà nước cấp. Nhân sự: nhà nước bổ dụng. Đường lối: nhà nước quyết định. Chúng hoàn toàn không phải là các tổ chức phi chính phủ, phi chính trị và phi lợi nhuận như yêu cầu cơ bản của một xã hội dân sự. Có thể nói một cách tóm tắt: Ở Việt Nam chưa hề có sự hiện diện của một xã

hội dân sự; hoặc nếu có, chỉ có một cách nhỏ nhoi, yếu ớt, thậm chí, lén lút. Sự thiếu vắng một xã hội dân sự như vậy là một thiệt thòi, hơn nữa, một tai hại không những cho cá nhân mà còn cho xã hội và đất nước nói chung. Với cá nhân, thiếu kích thước dân sự, đời sống tinh thần của con người sẽ nghèo nàn hẳn đi. Quan hệ giữa người và người trở thành chật chội hẳn. Cứ so sánh với xã hội phương Tây thì biết. Ở Tây phương, với các thanh niên, chẳng hạn, vào cuối tuần, họ làm gì? Họ gặp bạn bè để ăn nhậu ư? Ừ, thì cũng có. Họ đi xem các môn thể thao ư? Ừ, thì cũng có. Nhưng khá nhiều người trong họ có các sinh hoạt khác. Họ tham gia vào sinh hoạt của các câu lạc bộ khác nhau, từ câu lạc bộ của những người thích đọc sách, của những người thích bóng đá, thích đua thuyền… Hoặc họ tham gia vào các hoạt động từ thiện: có khi ra đứng ngoài đường, dưới trời nắng chang chang, để xin từng đồng tiền cắc của người qua kẻ lại cho một mục đích nhân đạo nào đó, như giúp trẻ em vô gia cư hay gây quỹ cứu người ung thư, v.v. Hoặc họ tham gia vào các sinh hoạt của các hội đoàn, từ Hội Hướng đạo đến các đoàn thể tôn giáo. Trong khi đó, ở Việt Nam, người ta làm gì? – Làm đủ thứ, trừ việc tham gia vào một xã hội dân sự thực sự. Với cả xã hội hoặc đất nước, đó không phải là một thiệt thòi mà còn là một tai hại: Nó không cho người ta một cơ hội để sống với người khác, một cách sống trong sáng, thoát ra ngoài ám ảnh của lợi nhuận và quyền lực. Nó không cho người ta cơ hội để đối thoại, trao đổi tư tưởng để dần dần hoàn chỉnh bảng giá trị riêng cho mình, từ đó, phân biệt những gì đúng và những gì sai, những gì hay và những gì dở; hơn nữa, để rèn luyện kỹ năng thương thảo với người khác nhằm đạt đến một thỏa thuận chung. Đó là chưa kể, nó không cho người ta cơ hội để cất lên tiếng nói của mình, tranh đấu cho mục tiêu và lý tưởng, thậm chí, quyền lợi của chính mình. Là một tai hại, vì tất cả những yếu tố vừa kể đều là những tiền đề cần thiết để xây dựng một xã hội dân chủ. Chúng là căn bản của văn hóa dân chủ. Bởi dân chủ không là gì cả nếu không phải là sự tôn trọng người khác, không dựa trên một bảng giá trị chung nhắm đến sự phát triển cho mọi người, không được tiến hành qua các biện pháp đàm phán và không nhắm đến sự đồng thuận của đa số. May, gần đây, tôi thấy có dấu hiệu manh nha của một xã hội dân sự tại Việt Nam. Ở dạng manh nha, nó khác hẳn với các

hình thức manh nha của xã hội dân sự Tây phương trước đây vốn tập trung quanh các tôn giáo hoặc các hội nghề nghiệp: Nó xuất hiện trên mạng. Trên thế giới ảo. Chúng ta thường gọi chung đó là thế giới mạng. Hình thức nổi bật nhất của thế giới mạng Việt Nam hiện nay là các blog. Số lượng blog ở Việt Nam khá nhiều, trong đó có những blog thu hút rất nhiều người đọc, có lẽ nhiều hơn hẳn các tờ báo in hay báo mạng chính thống của nhà nước, ví dụ, blog của Anh Ba Sàm, Dân Làm Báo, Bauxite Việt Nam, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Xuân Diện, v.v. Trên các blog ấy, người ta thường xuyên bắt gặp các cuộc bàn luận về các vấn đề quan trọng của đất nước, từ quan hệ với Trung Quốc đến các cuộc biểu tình của nông dân, từ việc tham nhũng đến sự xuống cấp của giáo dục, từ tư cách của giới lãnh đạo đến sự cùng khổ của dân chúng, v.v. Không phải cuộc thảo luận nào cũng sâu sắc. Cũng không phải ý kiến nào cũng chính xác. Tuy nhiên, đó không phải là điều quan trọng. Quan trọng nhất là điều này: Người ta lên tiếng trình bày những điều khiến mình thao thức nghĩ ngợi hoặc gay gắt hơn, những gì mình muốn tranh luận với người khác và phản biện với giới cầm quyền. Bản thân việc lên tiếng, tranh luận và phản biện mà không gắn liền với bất cứ lợi nhuận hay quyền lực nào như thế đã là một điều cực tốt: Chúng là nền tảng của xã hội dân sự và là tiền đề của văn hóa dân chủ. Không có những nền tảng và tiền đề ấy, có đánh sập chế độ độc tài này thì người ta cũng sẽ dựng lên một chế độ độc tài khác. Thế thôi. N.H.Q. http://www.voatiengviet.com/content/cong-dong-mang-nhu-mot-xa-hoi-dan-su-09-05-2012-150777145/1119479.html

* * *

Cuộc Vận Động Chính Trị Lịch Sử

Đỗ Thành Công Tôi đến Washington DC vào chiều thứ bảy, gặp gỡ và trao đổi với một số thân hữu trong 2 ngày cuối tuần, trước khi có mặt tại phòng họp Toà Bạch Ốc trưa Thứ Hai, ngày 5 tháng 3. Đây là lần thứ ba tôi vào Toà Bạch Ốc và lần nào thì cũng phải đi qua trạm kiểm soát này. Tuy phòng họp khác, nhưng phạm vi và hình thức, thì có thể khẳng định là địa điểm nằm trong khu vực thuộc Toà Bạch Ốc. Khác với các lần trước, khi vào Toà

Page 21:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

21Bạch Ốc và Quốc Hội với tư cách Phát ngôn nhân của Đảng Dân chủ Nhân dân, lần này tôi đi như một công dân Mỹ gốc Việt, ký Thỉnh Nguyện Thư cùng với mọi người, đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ phải áp lực với Hà Nội về nhân quyền. Tôi cũng ý thức được là mình đi thay cho gần 150 ngàn đồng hương đã ký tên trong Thỉnh Nguyện Thư, nhưng không có cơ hội để tham dự, trong đó theo ước lượng của tôi, có thể có hơn 10 ngàn người Việt, đang định cư ở Bắc California. Thỉnh Nguyện Thư đòi hỏi Chính quyền Obama cần vận dụng yếu tố nhân quyền trong chính sách thương mại, áp lực Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền, thả các tù nhân chính trị, cụ thể là Linh mục Nguyễn Văn Lý, Ts. Cù Huy Hà Vũ, Việt Khang và nhiều người khác. Với sự vận động hữu hiệu của hệ thống truyền thông SBTN, qua anh Trúc Hồ và sự tiếp tay hỗ trợ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thuộc Boat People SOS, kết quả là gần 150 ngàn người Việt tại Hoa Kỳ đã ký tên trong Thỉnh Nguyện Thư. Đây là một cú “bỏ phiếu” lịch sử chưa từng có trong quá trình đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Hải ngoại.

Lên án Hà Nội vi phạm Nhân quyền trước

Toà Bạch Ốc Hai ngày tham dự vận động nhân quyền với Cộng Đồng, tôi cảm nhận được tâm tư và nguyện vọng của hơn 1000 người Việt có mặt tại Hoa Thịnh Đốn và nổi thao thức, hồ hởi của gần 150 ngàn chử ký trên Thỉnh Nguyện Thư. Tôi nghĩ đây là thời điểm của lịch sử mà không phải lúc nào cũng có thể xảy ra, vì vậy có mặt cùng với các tấm lòng yêu thương đất nước, gặp gỡ nhiều người đã bỏ thời gian, tiền bạc, công việc v.v….để hội tụ tại Hoa Thịnh Đốn là một cơ duyên. Tôi cũng nghĩ, chắc khó có được một khoảng khắc như thế này lần thứ hai. Tôi đánh giá, đây là một cuộc vận động chính trị lịch sử tại hải ngoại, nó khẳng định một số yếu tố như sau: - Sự lên tiếng đồng loạt chưa bao giờ xảy ra với gần 150 ngàn chử ký trong một thời gian rất ngắn, để bày tỏ quan tâm của người Mỹ gốc Việt, của Cộng Đồng Người Việt tại Hoa kỳ, trước tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam và yêu cầu Chính quyền Obama phải có

thái độ cụ thể, đã đánh động được dư luận ở tầm vóc quốc tế. - Vận dụng được sức mạnh của truyền thông, khai dụng yếu tố kỷ thuật toàn cầu từ trang nhà của Toà Bạch Ốc, cho mục tiêu đấu tranh và đã thể hiện được yếu tố Đoàn kết Cộng Đồng. Sự kiện này, vừa chứng tỏ sức mạnh của Cộng Đồng đối với chính giới Hoa Kỳ, vừa đánh tan được dư luận cho là thụ động, bảo hoà, an phận của Cộng Đồng Người Việt sau hơn 35 năm bỏ nước ra đi. - Làm hỏng luận điệu tuyên truyền của Hà Nội đối với người dân trong nước khi rêu rao tập thể người Việt tại Mỹ nói riêng và Hải ngoại nói chung là khúc ruột nối dài của Đảng. Gần 150 ngàn chử ký của Thỉnh Nguyện Thư đã bẽ gảy luận điểu tuyên truyền cho rằng chỉ có một bộ phận nhỏ “phản động” tại hải ngoại, còn mang tâm lý thù hằn, chống phá nhà nước CHXHCNVN. - Gây dựng lại niềm tin không những cho Cộng Đồng Người Việt tại Mỹ và Hải Ngoại mà còn thổi bùng thêm ngọn lửa đấu tranh, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cho các Lực lượng Dân chủ và Nhân dân tại Việt Nam. - Bản Thỉnh Nguyện Thư với kết quả ngoạn mục, được viết ngay trên trang nhà của Tòa Bạch Ốc, chính là bản cáo trạng, tố cáo bản chất độc tài, chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội. Hình thức và nội dung này có giá trị và sức mạnh ngoại vận vô cùng hữu hiệu, hơn bất cứ cuộc điều trần nào về Nhân quyền.

Một số diễn tiến của sự việc Khi số lượng chử ký đã lên đến hơn 50 ngàn, nhà cầm quyền Hà Nội đã bộc lộ tâm lý hoảng hốt. Thông tin ghi nhận, Bộ ngoại giao Hà Nội đã thăm dò phía Toà Đại sứ Mỹ tại Hà nội về Thỉnh Nguyện Thư và bày tỏ sự quan ngại của họ. Ngược lại, phía Lập pháp Hoa kỳ khi đuợc thông tin về cuộc vận động trên, đã tham gia tích cực trong tiến trình áp lực Hành Pháp, họ đã thúc đẩy Hành Pháp phải quan tâm đến đòi hỏi của Cộng Đồng. Các Dân biểu trụ cột của Cộng Đồng Nam và Bắc California, đã đồng loạt lên tiếng và hổ trợ chúng ta. Trong khi đó, phía Hành Pháp, Chính quyền Obama đã phải có thái độ đáp ứng. Theo qui định của Thỉnh Nguyện Thư trên trang nhà Toà Bạch Ốc, nếu đạt con số ký tên trong thời gian tối thiểu, nội dung Thỉnh Nguyên Thư sẽ được nhân viên Toà Bạch Ốc chú ý. Bước thứ hai là họ sẽ cử chuyên viên về lãnh vực chuyên môn để tham khảo, tìm hiểu nguyện vọng của Thỉnh Nguyện Thư, và sau cùng, bước thứ ba, sẽ có phúc đáp, trả

lời trực tiếp của đại diện từ Toà Bạch Ốc. Đó là tiến trình về Thỉnh Nguyện Thư, tiến trình này không có phần phải tiếp Cộng Đồng ngay tại Toà Bạch Ốc, hay trực tiếp lắng nghe Thỉnh Nguyện Thư của Cộng Đồng ở bất cứ hình thức nào. Tuy nhiên, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, chưa tới 3 tuấn lễ đã đạt con số hơn 130 ngàn chử ký, điều này có thể đã áp lực lên Văn phòng Tiếp cận Công chúng. Vì vậy, đã dẫn đến việc tổ chức cuộc tiếp đón đại diện Cộng Đồng tại Toà Bạch Ốc, hay đi xa hơn nữa là có “tin”, sẽ có Tổng Thống đến gặp phái đoàn trong ngày 5 tháng 3 v.v….. Có thể nói, về mặt đấu tranh, mục tiêu Thỉnh Nguyện Thư đã đạt được thành quả to lớn. Chúng ta muốn nội dung Thỉnh Nguyên Thư phải đến tận tay Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama. Chúng ta cũng mong muốn Hoa Kỳ phải áp lực với Hà Nội trong quan hệ thương mại. Dĩ nhiên việc Hoa Kỳ sẽ có thái độ và hành xử thế nào với Hà Nội, còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng mục tiêu Thỉnh Nguyện Thư tố cáo Hà Nội đã và đang vi phạm nhân quyền, và gần nhất là đang giam giữ Việt Khang, chỉ vì anh cất lên tiếng ca bày tỏ lòng yêu nước, mục tiêu đó đã hoàn toàn đạt được kết quả mỹ mãn. Nếu không có một số lượng người ký tên đáng kể, vượt qua chỉ tiêu của trang nhà Toà Bạch Ốc, sẽ không có cuộc gặp mặt tại Toà Bạch Ốc, và cuộc vận động Quốc Hội của hơn 500 người từ hơn 45 tiểu bang trên toàn nước Mỹ. Đồng thời, nội dung của Thỉnh Nguyên Thư, cũng không đặt lên bàn của TT Hoa Kỳ để Barack Obama biết là Cộng Đồng Người Việt tại Mỹ muốn gì. Trong quá khứ chúng ta đã tiến hành nhiều công tác ngoại vận. Các hình thức vận động qui mô như đăng Thỉnh Nguyên Thư trên báo Hoa Kỳ với phí tổn rất cao, hay ở tầm vóc nhỏ hơn như gửi thư thẳng tới Tòa Bạch Ốc v.v…Tất cả các hình thức đó đều có thể khẳng định là không đến tay TT Hoa Kỳ, ngoại trừ lần gặp mặt ông TT George W. Bush hồi năm 2007 với 4 đại diện của Đảng phái và Tổ chức Nhân quyền. Lần này, với thành quả vận động ngoại vận vô cùng ngoạn mục. Nội dung Thỉnh Nguyện Thư đã đến tay TT Hoa Kỳ, như vậy chiến dịch đã đạt mục tiêu. Nếu cuộc họp ở Toà Bạch Ốc dĩễn ra suông sẻ theo dự tính, có lẽ đã không có vấn đề tranh luận và gây nhiều ngộ nhận. Qua kinh nghiệm ngoại vận, nếu chúng ta thụ động, không lên tiếng, không đấu tranh, không vận động và không đòi hỏi, thì làm sao Chính quyền biết chúng ta muốn gì? Đồng thời, cũng

Page 22:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

22cần phải hiểu để tránh tâm lý thất vọng là hướng giải quyết như thế nào, còn tuỳ thuộc vào bối cảnh chính trị từ Lập Pháp lẫn Hành Pháp. Thông thường, các giới chức ngoại giao và chính trị chuyên nghiệp, đều trả lời nước đôi, hoặc họ không đủ thẩm quyền để hưá hẹn, hoặc chẳng dại gi hứa rồi không làm được thì hố to. Cuộc họp ở Toà Bạch Ốc ngày 5 tháng 3 năm 2012 đã diễn ra trong khuôn khổ như vậy. Việc tổ chức gặp Cộng Đồng theo đánh giá của tôi là sáng kiến từ Văn phòng Tiếp Cận Cộng Đồng. Đây là văn phòng mới thành lập, nhân viên thiếu kinh nghiệm và không có sở trường về ngoại vận. Đối với đòi hỏi của Cộng Đồng Người Việt, yêu cầu Chính quyền Obama phải có hướng giải quyết để áp lực Hà Nội trên lãnh vực nhân quyền đã vượt ra khỏi phạm vi chuyên nghiệp của Văn phòng Tiếp Cận Cộng Đồng. Đó là lý do chúng ta thấy cuộc tổ chức sơ sót và vấp phải một số khuyết điểm. Quan trọng nhất, chương trình thảo luận đã bị thay đổi giờ chót, bị chi phối, làm đảo lộn mọi thứ và gây bất mãn từ nhiều người tham dự. Tại sao lại thay đổi chương trình? Ai thắng, ai bại trong chíến dịch Thỉnh

Nguyện Thư? Thành phần tham dự chương trình tại Toà Bạch Ốc, cao cấp có ông Jon Carson, Giám đốc Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Đồng. Ông Jon đã thay mặt TT Obama để chào mừng mọi người, cho biết TT Hoa Kỳ rất quan tâm về nhân quyền và tuyên bổ “cuộc vận động bằng Thỉnh Nguyện Thư của quý vị với con số 130 ngàn chữ ký là một hiện tượng”. Bỏ ra những xáo ngữ, thành phần tham dự trong chương trình và những thay đổi giờ chót, cho thấy sự lúng túng từ phiá Hành Pháp. Trong chương trình, lúc đầu không có Michael Posner, phụ tá Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách về Nhân Quyền, Dân chủ và Lao Động. Người đại diện do Bộ Ngoại Giao chỉ định tham dự hội thảo là Robert Bailey, chỉ là “Vietnam Human Rights Officer”, nhân viên về Nhân quyền Việt Nam. Ông Michael đến vào lúc chót, nâng tằm vóc cuộc họp tại Toà Bạch Ốc đúng ý nghĩa của Thỉnh Nguyện Thư. Dù vậy, nó cũng cho thấy, quyết định của Văn phòng Toà Bạch Ốc, không phải từ Văn phòng Tiếp Cận Cộng Đồng, khi đưa ông Michael Posner đến tham dự vào giờ chót là quyết định bị áp lực, không phải quyết định có chủ ý. Michael Posner là chuyên viên dày dạn kinh nghiệm về lãnh vực nhân quyền, ông đã từng gặp một số thân nhân của

các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam. Năm 2009 tại khách sạn New World Sài Gòn, Michael đã gặp mẹ của Nguyễn Bắc Truyển, em Bs. Lê Nguyên Sang, Luật sư Lê Công Định, Luật sư Đặng Dũng và nhiều người khác, để tìm hiểu về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Trước khi được đề cử làm phụ tá bà Ngoại trưởng Hillary Clinton, ông Michael là luật sư và đã từng sáng lập Tổ chức có tên là Nhân Quyền Trên Hết - “Human Rights First”. Vì vậy, nhờ vào kinh nghiêm hoạt động trong lãnh vực nhân quyền, Michael được để ý và cất nhắc, từ đó bước vào lãnh vực chính trị. Trong cuộc điều trần tại Quốc hội Hoa kỳ hồi tháng 5 năm 2011, ông Michael Posner, phát biểu về chính sách của Hoa Kỳ về Dân chủ như sau: “ Chính quyền Obama tin tưởng rằng sự chuyển tiếp các nền dân chủ phải tự phát từ chính các quốc gia đó. Thử thách nằm ở chính nhân dân và những người lãnh đạo tại các khu vực này, nhằm tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, một tương lai mà các chính quyền phải có trách nhiệm trả lời trước những khát vọng của quần chúng và nhận trọng trách để bảo vệ nhân quyền, các giá trị tự do căn bản và lòng tự trọng của quần chúng, vì họ xứng đáng được đối xử như vậy. Nước Mỹ luôn đặt trọng tâm và kỳ vọng vào sự thành công của họ và chúng ta có thể giữ vai trò rất hệ trọng để ủng hộ họ. “ Mặc dù Văn phòng Tiếp Cận Cộng Đồng lo nhiệm vụ tổ chức cuộc gặp, nhưng chương trình và nội dung thì Toà Bạch Ốc quyết định, vì nó tế nhị và vượt ra khỏi phạm vi chuyên môn của Văn phòng Tiếp cận Cộng Đồng. Sự kiện Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ đã vận động Thỉnh Nguyện Thư với gần 150 ngàn chữ ký trong thời gian kỷ lục, đã nói lên mối quan tâm sâu xa của Cộng Đồng. Sự kiện này, cũng chứng tỏ Hành Pháp, thời gian qua đã lơ là trong lãnh vực nhân quyền và đó là lý do để Hà Nội gia tăng cường độ vi phạm, liên tục đàn áp các nhà bất đống chính kiến, bắt giam vô tội vạ các anh chị em dân chủ với các bản án tùy tiện. Bản Thỉnh Nguyện Thư cũng cho thấy sự mềm mỏng của Chính quyền Obama trước thái độ “bất chấp dư luận” của Hà Nội. Điều này, vô hình chung, tạo điều kiện cho Hà Nội, được “đàng chân lân đàng đầu” leo thang đàn áp. Vì vậy, nên Cộng Đồng Người Việt mới phẫn nộ và nổ lực lên tiếng trong một mặt trận chung, dẫn đến kết quả bất ngờ với Thỉnh Nguyện Thư lịch sử. Cuộc họp ở Toà Bạch Ốc để lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền, nhưng cũng mặc nhiên xác nhận một sự kiện mà phiá

Hành Pháp không muốn đề cập đến, đó là họ đã coi nhẹ lãnh vực nhân quyền khi đối đầu với Hà Nội trong thời gian qua. Đó là lý do Toà Bạch Ốc đã phải thay đổi chương trình, cắt bỏ các phần thuyết trình có chất lượng về nhân quyền, đề nghị chọn lựa những thành phần “trẻ”, nhưng thực chất là thiếu kinh nghiệm để dễ dàng điều hướng. Có thể nói, Toà Bạch Ốc không muốn thấy trong ngày 5 tháng 3, ngạy tại khuôn viên Toà Bạch Ốc, Cộng Đồng Người Việt, không những tố cáo Hà Nội vi phạm nhân quyền mà còn qui trách nhiệm cho Hành Pháp đã không làm tròn chức năng của họ. Hãy tưởng tượng nếu thuyết trình viên không phải Billy Le, Cindy Dinh mà là những chuyên viên kinh nghiệm và dày dạn về nhân quyền, hiểu rỏ chính sách ngoại vận của Hoa Kỳ và Hà Nội, thì cuộc hội thảo sẽ diển ra theo chiều hướng nào? Liệu cô Tuyết Dương, cố vần về dân quyền và di trú thuộc Văn phòng Tiếp cận Cộng Đồng, có thể lèo lái nội dung cuộc thảo luận theo hướng của Toà Bạch Ốc không? Thỉnh Nguyện Thư và cuộc vận động chính giới tại Hoa Thịnh Đốn trong hai ngày 5 và 6 tháng 3 năm 2012 là một thành quả ngoại vận vô cùng tốt đẹp của Cộng Đồng Người Việt. Nếu phải xác định ai thắng, ai bại thì có thể nói là Cộng Đồng Người Việt đã thắng vẻ vang. Vì không riêng gì Hành Pháp Hoa Kỳ phải nhượng bộ trước sức mạnh ngoại vận, phiá Lập Pháp đã nhận ra khả năng vận động của Cộng Đồng, ngay cả nhà cầm quyền Cộng sản cũng đã bị hố to. Từ nay về sau, các luận điệu như Cộng Đồng Người Việt là khúc ruột của Tổ quốc, hay họ chỉ là những kẻ thua trận, bọn quá khích thiểu số, bọn khủng bố v.v… đều không đủ sức thuyết phục, không những đối với Nhân dân trong nước mà ngay cả đối với các chính giới Hoa Kỳ. Nói cách khác, gần 150 ngàn chử ký là những lá phiếu của Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, vả vào mặt chế độ và tố cáo bản chất độc tài, vi phạm nhân quyền của Hà Nội trước công luận thế giới.

Cái gì đã và sẽ xảy ra? Sự việc đáng tiếc lẽ ra có thể giải quyết trước. Khi Văn phòng Tiếp cận Cộng Đồng gửi thư qua email trước ngày 5 tháng 3, họ đã đề trên lá thư mời rỏ ràng là “National Vietnamese American Leaders Briefing”. Chính trong tiêu đề in trong tờ chương trình, phần thuyết trình cũng ghi rõ “Updates from Young Vietnamese Leaders on Diaspora Communities” một cụm từ dễ gây ngộ nhận, vì nó gần trùng với tiêu đề đã từng sử dụng cho cuộc hội thảo hồi tháng 7

Page 23:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

23năm 2011, tại Washington DC do Boat People SOS tổ chức. Nói cách khác, những người trong cuộc lúc đó có trách nhiệm phải liên lạc và yêu cầu Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Đồng thay đổi hình thức lẫn nội dung ngay từ đầu để tránh ngộ nhận. Thay vì đợi đến lúc đã rồi thì mới phản đối, bước ra khỏi phòng họp, hoặc giải thích, biện hộ vòng vo thì “tình ngay, lý gian”, gây ra những tổn hại, nghi kỵ không cần thiết và vô bổ trong Cộng Đồng. Thành qủa của gần 150 ngàn chử ký đòi hỏi Hành Pháp phải cứng rắn trong các chính sách đối ngoại với Hà Nội có giá trị vô cùng to lớn. Đây là sức mạnh của Cộng Đồng, đặt điều kiện và bày tỏ các nguyện vọng trên mặt trận ngoại vận cũng như vận động chính trị, có lợi cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền. Thành quả này, không phải của riêng ai, không phải của SBTN hay Boat People SOS, nó là nổ lực và tài sản chung của cả Cộng Đồng người Việt tại Hoa Kỳ và Hải Ngoại. Và vì vậy, cần thẩm định và đánh giá trung thực, khách quan để tránh thái độ ‘công thần” hay “độc quyền” hoặc “cầm nhầm”. Tất cả chỉ có hại cho đại cuộc; vừa làm nản lòng những người đã góp sức đấu tranh, vừa tự làm giảm giá trị của mình trong mắt quần chúng. Tôi vẫn tin rằng chúng ta “nhân vô thập toàn”. Đã có những thiếu sót, khuyết điểm trong việc tổ chức và những khuyết điểm này cần phải học hỏi, rút kinh nghiệm để hoàn hảo hơn. Nhưng nếu khuyết điểm là vấp vào bản chất của lòng “tự cao, tự đại”, của “độc đoán” trong cách hành xử và giải quyết công việc, thì sẽ tự làm hại mình, bị tảy chay, cô lập và dẫn đến hậu quả của thất bại, không sớm thì muộn. Việc dấu tên thành phần ban thuyết trình “trẻ”, đợi đến phút chót mới biết đã không phải là quyết định có lợi. Nếu “Billy Le” có vấn đề, không hội đủ tiêu chuẩn của sự khách quan tối thiểu, đại diện cho gần 150 ngàn chữ ký để thuyết trình tại Toà Bạch Ốc, thì việc dấu tên thành phần thuyết trình, phút chót mới công bố, đã góp phần tạo ra những dư luận bất lợi. Cuộc thuyết trình tại Toà Bạch Ốc, không phải chỉ thay mặt SBTN hay Boat People SOS, mà là thay mặt cho gần 150 ngàn chữ ký. Phải ý thức điều này để thấy tầm vóc hệ trọng của vấn đề, thì mới không vấp khuyết điểm chủ quan trong quyết định chọn nhân sự, thay mặt cả Cộng Đồng Người Việt Hải ngoại. Trong số gần 200 quan khách tham dự tại Toà Bạch Ốc, có nhiều người tại Washington DC, đủ khả năng và tầm vóc để nói thay cho Cộng Đồng. Sự kiện Toà Bạch Ốc đòi hỏi phải

để người “trẻ” chỉ là thủ thuật, trẻ mà không đủ kinh nghiệm đấu tranh, trẻ mà hiện diện chỉ để làm dáng, trẻ nhưng không đủ vai vế để thay mặt Cộng Đồng, thì cần phải xét lại yếu tổ “trẻ”. Toà Bạch Ốc có nhu cầu của họ, nhưng Toà Bạch Ốc cũng khômg muốn thấy Cộng Đồng người Việt đề nghị huỷ bỏ cuộc gặp mặt vì chương trình chỉ để “trình diễn”, không thể hiện mối quan tâm sâu xa của hàng trăm ngàn chữ ký và hàng triệu triệu người Việt đang quan tâm đến Nhân quyền. Có thể nói ngày 5 tháng 3 có hàng triệu triệu trái tim, trong nước lẫn hải ngoại, đang hướng về cuộc họp tại Washington DC trong Toà Bạch Ốc. Vì vậy, những sơ sót đã làm nhiều người thất vọng, và không ít người đã phải quay mặt để dấu những giọt nước mắt chua chát. Chúng ta mới chỉ đạt được thành quả bước đầu, chúng ta vừa mới chứng tỏ sức mạnh vận động ngoại vận của Cộng Đồng đối với Hành Pháp và Lập Pháp. Cần khai dụng sức mạnh này một cách khách quan và hiệu quả hơn nữa, nếu không thì gần 150 ngàn chữ ký của Cộng Đồng cũng chỉ nằm ở giá trị của biểu tượng. Đây là thử thách cho chúng ta và cho các anh chị em đang làm công tác vận động chính trị. Với kinh nghiệm vận động hậu trường, chúng ta hiểu rỏ, chính trị Mỹ là chính trị thực tiễn, quyền lợi đôi bên đều được cân nhắc và tính toán để không có ai là người thắng kẻ thua. Phiá Hành Pháp lẫn Lập Pháp đều có những nhu cầu của họ, và nếu chúng ta đáp ứng các nhu cầu này, những đòi hỏi và vận động của chúng ta có thể được lắng nghe và hồi đáp. Nói cách khác, đòi hỏi suông không phải là hướng giải quyết khả thi. Chúng ta đã đòi hỏi, phần còn lại chúng ta vận dụng sức mạnh, qua hình thức lá phiếu và vận động tài chánh, biến đòi hỏi thành hiện thực.

Không phải chỉ có Nhân Quyền Chúng ta đấu tranh không phải chỉ đòi hỏi nhân quyền. Nhân quyền chỉ là một điểm của mặt trận Tự do và Dân chủ. Ngày nào chế độ độc tài CSVN còn hiện hữu, ngày đó nhân quyền còn tiếp tục bị vi phạm và chà đạp. Với bản chất tráo trở và đang bị tứ bề thọ địch, Hà Nội sẽ càng phải đàn áp mãnh liệt hơn bao giờ hết để bám víu độc quyền. Sẽ còn nhiều Việt Khang, Bùi thị Minh Hằng, Cù Huy Hà Vũ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày, Đinh Đăng Định v.v…vào tù, vì họ đã nói thay cho hàng triệu triệu người dân Việt. Vì vậy, mục tiêu trước mặt của Cộng Đồng Hải ngoại là vận dụng sức mạnh ngoại vận để đấu tranh, làm lợi và hổ trợ cho mục tiêu lâu dài

của nhân dân trong nước, làm suy yếu chế độ độc tài, toàn trị, phản dân, hại nước. Hiện nay, các chế độ độc tài đang đi vào thời kỳ thoái trào và sẽ bị tiêu diệt bởi xu thế của lịch sử. Không có gì phải ngần ngại và sợ hãi để nói thẳng vào mặt của chế độ độc tài CSVN là “chở thuyền cũng là dân và lật thuyến cũng chính là dân”. Ngày 13 tháng 3 năm 2012, một tuần sau cuộc họp ở Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi đã có mặt trong cuộc vận động gây qũy tranh cử cho nữ Dân biểu Zoe Lofgren. Tại đây, tôi đã trao đổi với bà Dân biểu Zoe về cuộc họp tại Hoa Thịnh Đốn, và bà cũng đã ghi nhận những trục trặc. Trước đó, tôi cũng đã gửi tài liệu nhân quyền và so sánh trong lãnh vực này, từ thời Cựu TT George Bush tới đương kim TT Hoa Kỳ Barack Obama. Bên cạnh yếu tố nhân quyền, tôi cũng đã đề cập đến trào lưu Dân chủ và Cách mạng tại Trung Đông, mà chính sách ngoại vận của Mỹ, theo chủ trương làm bạn với chính quyền độc tài thay vì nhân dân, không phải là đối sách có lợi, cho cả Mỹ lẫn nhân dân Việt Nam. Bài học về cách mạng ở Trung Đông, qua sự kiện TT Ai Cập, bạn thân của nhiều đời TT Hoa Kỳ, hiện đang đứng trước giá treo cổ là bằng chứng cho thấy lịch sử đang đi theo hướng nào. Tôi cũng nhấn mạnh đến mối quan tâm của Hà Nội hiện nay, trong việc đang ráo riết vận động mua vũ khí tối tân của Mỹ, cũng như nhờ cậy đồng minh Mỹ, giúp đỡ trong lãnh vực này. Theo tin mới nhất, Nga sẽ bán 48 chiến đấu cơ tối tân Su-35 cho Trung Quốc, trong khi Su-30 đã bán cho Việt Nam, đang bị trở ngại kỷ thuật. Điều này càng khẳng định mối lo ngại của Hà Nội, trước viễn ảnh bị Nga Sô đi đêm Trung Quốc, bán đứng và đâm sau lưng Hà Nội. Mối quan hệ Mỹ- Việt sẽ vượt ra khỏi tầm vận động chính trị của chúng ta. Vì quyền lợi khu vực và chính sách ngoại giao ngắn hạn, Chính quyền Obama có thể sẽ bỏ quên những đòi hỏi của Cộng Đồng. Điều này từng xảy ra và sẽ xảy ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ- Việt trước thế cần quân bình và cầm chân Trung Quốc tại Đông Nam Á. Dù thế nào, chúng ta cũng cần nhận ra sức mạnh của Cộng Đồng đứng ở đâu trong cuộc vận động chính trị hiện nay. Với khả năng vận dụng gần 150 ngàn chữ ký trong thời gian kỷ lục, chúng ta đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ để ảnh hưởng đến chính giới Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới. Cứ tưởng tượng, nếu một khối cử tri Việt sẽ bỏ cho một vị Dân cử nào đó, ở Texas hay California, thì sự ảnh hưởng sẽ mạnh mẽ cở nào! Cứ tưởng

Page 24:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

24tượng, chỉ cần mỗi một người ký tên trong Thỉnh Nguyên Thư tự nguyện ghi danh đi bầu, và mỗi người ký tặng một dollar vào quỹ tranh cử Tổng Thống, hay Dân biểu, Thượng Nghị sĩ, sẽ là sức mạnh. Và sức mạnh sẽ được đo lường ở mức độ vận động có kế hoạch, đồng bộ, không mơ hồ hay chỉ nói chung chung. Người Mỹ có câu, “show me the money” hay “talk is cheap” để xác định yếu tính thực tiển. Đã đến lúc, gần 150 ngàn chữ ký phải bước qua giai đoạn biểu tượng, để chứng tỏ sức mạnh của lá phiếu và khả năng tài chánh, áp lực lên Lập pháp lẫn Hành Pháp, để thúc đẩy những chính sách có lợi cho nổ lực đấu tranh trên mặt trận Nhân quyền, Dân chủ và Tự do cho Việt Nam.

Chuyện bên lề Tôi đã từng từ chối cuộc gặp mặt ở Toà Bạch Ốc với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Councils) vì không phải chúng ta cứ “goị dạ bảo vâng”. Khi tôi tham dự các cuộc họp ở tầm vóc quốc gia, tôi ý thức vai trò của mình không đại diện cho cá nhân, hay đảng phái, mà tôi đang thay mặt cho đồng bào của tôi, hàng triệu triệu người Việt trong ngoài nước, đang khao khát Dân chủ, Tự do. Chúng ta có nhu cầu khai dụng ngoại vận để có lợi cho đại cuộc, nhưng cũng không vì vậy mà đánh mất bản chất tự trọng của Dân tộc. Vì nhiều lý do, khó có thể đảo ngược quyết định của Toà Bạch Ốc, nhưng cũng đừng để họ đánh giá chúng ta. Có thể có người nói tôi bị “chảnh” theo cách nói sau này. Nhưng nếu “chảnh” vì đồng bào, vì tự ái dân tộc, thì tại sao lại không “chảnh” để khỏi phải hối tiếc. Trong cuộc vận động tại Quốc Hội, tôi đã phải xót xa khi thấy hàng trăm đồng bào đứng bơ vơ như rắn mất đầu, không biết phải làm gì vì người chịu trách nhiệm chưa có mặt vì nhiều lý do. Chương trình vận động Quốc Hội đã không kịp gửi trước đêm hôm đó. Gần 2 tiếng đồng hồ đứng lạnh cóng ngoài hành lang Quốc Hội, chỉ vì sơ sót, vừa mất thời gian, vừa lộn xộn và hổn độn đã gây nhiều phiền muộn. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ đó chỉ là những khuyết điểm không thể tránh khỏi trong quá trình tổ chức, không vì vậy mà phải lên án, chê trách. Một ngày sau cuộc vận động ở Quốc Hội, Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam đã được Ùy ban Đối Ngoại Hạ Viện thông qua. Có thể đây là một sự trùng hợp, nhưng cũng có thể nhờ nổ lực vận động chính trị của Cộng Đồng. Hà nội đã vội vã lên tiếng phản đối và bài bác Dự luật. Điều này càng làm rỏ bộ mặt trơ tráo của chế độ, khi không biết xấu

hổ tuyên bố “trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều những thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lãnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.” Hai ngày sau cuộc vận động tại Hoa Thịnh Đốn, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng về trường hợp bắt giữ anh Đinh Đăng Định, một giáo viên ở Tây Nguyên, đã gia nhập hàng ngũ chiến sĩ dân chủ, đã mạnh mẽ phê phán chế độ độc tài và kêu gọi huỷ bỏ điều 4 Hiến pháp. Anh Đinh Đăng Định không giống như Ls. Lê Công Định hay Linh mục Nguyễn Văn Lý, trường hợp của anh không gây tiếng vang và không có nhiều người biết đến, dù vậy Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng phản bác. Phải chăng họ đã học được bài học và thay đổi hướng giải quyết đối với các chính sách leo thang, vi phạm nhân quyền của Hà nội. Có nhiều người hỏi tôi nếu có cơ hội gặp TT Barack Obama, giống như lần gặp ông TT George Bush năm 2007, tôi sẽ đề nghị những gì. Thực sự, điều tôi ngại không phải là tìm câu hỏi cho ông Obama, mà tôi lo ông sẽ hỏi ngược lại tôi: “Cộng Đồng Việt Nam muốn Chính phủ Hoa Kỳ áp lực Hà nội về mặt thương mại, để họ tôn trọng nhân quyền. Nhưng tôi biết qúy vị đã gửi gần 10 tỷ dollars về Việt Nam hàng năm, đồng tiền này cũng đang tiếp tay củng cố nền kinh tế XHCN, tại sao Cộng Đồng lại không áp lực với Hà Nội?” Có lẽ tôi sẽ không có câu trả lời? Nói theo cách của người miền Nam là “cứng họng”. Năm 2010, giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Hoa kỳ gần 20 tỷ dollars, trong khi đó con số không chính thức, Cộng Đồng Người Việt đã gửi về cho gia đình, hoặc đầu tư lên đến gần 10 tỷ dollars. Đây là những nghịch lý mà chúng ta cần nhìn lại, không thể đấm ngực nói lỗi tại tôi mọi đàng, rồi mong chờ người khác giải quyết. Chúng ta có trách nhiệm với gia đình, thân nhân nhưng cũng có trách nhiệm với Đất nước, và Dân tộc. Mỗi người cần tự vấn và có kế sách khả thi. Cần hiểu rằng trong số 1 dollar gửi về cho thân nhân, có thể hơn 50 xu đã làm đòn bẩy để nuôi sống cơ chế tham nhũng, độc tài. Phải chăng, nên bắt đầu từ những người tiên phong đã ký Thỉnh Nguyện Thư? Phải chăng, con số 150 ngàn chử ký là biểu tượng của cả trăm ngàn con tim đang sẵn sàng nhập cuộc nhưng chưa biết phải làm gì? Đừng để họ như rắn mất đầu trong ngày 6 tháng 3 năm 2012 tại khuôn viên Quốc Hội? Hãy bắt đầu cho một Vận hội mới của Dân Tộc. Đâu

rồi những lãnh đạo “trẻ” có đủ bản lãnh để lèo lái trong cơn thử thách?. Lãnh đạo là tiên liệu, là đi tiên phong chứ không phải tự phong. Tôi mong chúng ta có thêm nhiều lãnh đạo, trong cũng như ngoài nước, ở cùng ý nghĩa đó để Dân tộc và Đất nước được hồi sinh. Cách mạng là một sự thay đổi, đột biến và đảo lộn mọi thứ. Không ai ngờ, ngọn lữa tự thiêu của anh sinh viên bán hàng rong Mahamed Bouzzizi ở Tunisia năm 2010, đã quật ngã hàng loạt chế độ độc tài tại Trung Đông và Bắc Phi. Chính vì Hà nội đã dập tắt lời ca tiếng hát Việt Khang, nên đã làm hứng khởi cho bản Thỉnh Nguyên Thư lịch sử. Ngày nào Cách Mạng Việt Nam bùng nổ?, chúng ta chưa có câu trả lời. Nhưng điều chúng ta có thể khẳng định là một chế độ độc tài, toàn trị như CSVN, một chế độ cai trị dựa trên bạo lực, nhà tù và súng đạn, thì thời gian để chế độ tồn tại sẽ đếm từng ngày. Đ.T.C. * * *

Cám ơn Việt Khang

Phạm Minh-Tâm

Cám ơn em, vì nhờ em mà tôi nhìn ra mình - theo một cách nào đó - đang đứng chung trong hàng ngũ mà em gọi là kẻ nhu-nhuợc. Cho dù tôi không có quyền ký văn-kiện này, công-hàm nọ nhưng thái-độ im lặng của tôi, cách sống vô cảm của tôi cũng chính là đồng lõa với tội-ác bán nước hại dân... Chiến-dịch ký thỉnh-nguyện-thư hỗ-trợ công cuộc tranh-đấu cho nhân-quyền tại Việt-Nam nói chung và cách riêng cho nhạc-sĩ Việt Khang do nhạc-sĩ Trúc Hồ cùng bạn hữu của đài SBTN khởi xướng và phát-động đã tạm kết-thúc với con số tổng-kết trên 150 ngàn chữ ký của đồng bào và những cuộc tiếp-xúc giữa cộng-đồng người Việt với những nhân-sự hữu-trách của chính-giới Hoa-kỳ. Nếu chiến-dịch này đã tạo thành một sự-kiện có tầm ảnh-hưởng đáng kể thì dư-vang phức-tạp của nó cũng quan-trọng không kém. Chẳng hạn, từ những dư-luận đánh phá nhạc-sĩ Trúc Hồ vào những ngày trước khi chiến dịch khởi sự, rồi đến những thái-độ phấn-khởi khi con số chữ ký gia tăng mỗi ngày mà theo cách nói trong một bài viết của ông Tâm Việt là “lan như cháy rừng” và bây giờ là những lời khen tiếng chê… không loại trừ cả những lên tiếng kẻ vạch nọ kia cũng bốc mạnh như lửa khói... Tất cả đã làm nên giá-trị của một tấm gương trong vắt để

Page 25:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

25mỗi người có thể soi mình trong đó mà nghiêm-túc nghiệm-duyệt lại cho riêng mình một số kinh-nghiệm nào đó rất thực-tế, rất chính-xác và cũng rất hữu-ích. Song đó là dư-luận chung kiểu chín người muời ý. Ở đây, người viết chỉ muốn nói lên lời cám ơn chân-thành với Việt Khang, một người trẻ đã và đang là một hiện-tượng rất đặc-biệt. Bởi vì nhờ vào những lời hát đầy tâm-sự nước non qua hai nhạc-phẩm “Việt-Nam tôi đâu” và “Anh là ai” mà ít ra Việt Khang cũng đã thôi thúc được hàng trăm ngàn trái tim đập mạnh lên, đã làm rung động tuổi trẻ Việt-Nam hôm nay. Vì vậy, theo tuổi đời, tôi muốn đuợc gọi Việt Khang bắng tiếng em để nhắc chừng tôi rằng thế-hệ đàn anh, đàn chị hay cha chú như tôi phải cám ơn em và đấm ngực mình. Tôi đã ngậm-ngùi cúi đầu vì lời hát của em. Nó không phải là lời, là nhạc đuợc gạn lọc từng chữ, từng âm-hưởng theo cách làm nghệ-thuật mà là những giọt sầu được vắt ra từ não tuỷ, từ tâm can em. Những câu em hỏi “Việt Nam tôi đâu?” và “Anh là ai ?” không phải là lời vặn-vẹo gây hấn mà là nỗi hốt-hoảng đến bàng-hoàng rất đơn giản và tự nhiên khi nhìn thấy một sự thật phũ-phàng mà nhiều, rất nhiều người Việt-Nam đã vì sao đó nên không mấy hiểu và âu-lo: Giờ đây Việt-Nam còn hay đã mất mà giặc Tầu ngang tàng trên quê hương ta. Hoàng Trường sa đã bao người dân vô tội, chết ngậm nguì vì tay súng giặc Tầu Em không phải là nhà đại-trí thức, không phải là những người mang trên mình nhiều tuớc vị, nhiều bằng sắc nhưng em và tôi cũng như tất cả họ đều đã được học chung một bài công-dân giáo-dục khai-tâm sơ-đẳng về lòng yêu nước trên ghế nhà trường. Có điều, tới lúc trưởng-thành, sau khi đuợc nhảy lên chức trọng quyền cao; được mang danh là các đấng làm thầy; đuợc sống trong cảnh phú-túc, thì tôi đã quên và họ đã chối bỏ. Còn em vẫn nhớ bài học căn-bản làm người dân của đất nước mình Làm một người con dân Việt Nam, lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm. Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi. Từng đoàn người đi chẳng nề chi. Già trẻ gái trai giơ cao tay, chống quân xâm lược… Em cần hãnh-diện và tự-hào về cái biệt-hiệu dài mà linh-mục Nguyễn Ngọc Tỉnh tặng em là “người nhạc sĩ trẻ miệt vườn tỉnh lẻ”. Chính vì em ở miệt vuờn,

ở tỉnh lẻ chứ không phải từ các nước Anh, Pháp, Mỹ hay Rô-ma về nên em còn gắn liền với vườn ruộng, sông nước quê-hương; mới xót-xa với sự mất còn của từng tấc đất; mới thấy cần thiết phải đòi hỏi cái quyền được... “xuống đường để tỏ bày tình yêu quê hương này”; cảm thông được với “dân tộc này đã quá nhiều đắng cay” mà không chai sạn và vô-cảm như những người chỉ vì muốn được hưởng thêm các đặc-quyền, đặc-lợi mà đã huênh-hoang về sự hiểu biết của mình khi trâng-tráo giơ cao cái bánh vẽ làm việc theo khả năng còn nhu cầu có bao nhiêu là cứ việc xài. Tôi hiểu sự ngạc nhiên của em khi nhìn cảnh những công-an nhân-dân cũng là người Việt-Nam, nói tiếng mẹ đẻ Việt-Nam lại thẳng tay đàn-áp những người dân yêu nước đi biểu tình Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi tôi làm điều gì sai? Xin hỏi anh là ai, sao đánh tôi chẳng một chút nương tay? Xin hỏi anh là ai không cho tôi xuống đuờng để tỏ bày? Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay. Nhưng em có nghĩ rằng những sự bắt-bớ, đánh đập kia chẳng qua chỉ là việc làm của những kẻ cấp nhỏ vì họ ăn lương thì phải thừa hành, không đáng trách nhiều nếu so với thái-độ làm ngơ của những bậc này vị kia chẳng những đã giả câm giả điếc hết năm này tháng nọ, chưa bao giờ mở miệng nói một lời công-đạo trước những bất-công và phi-lý của bao nhiêu trường hợp bị đàn-áp cách bạo ngược mà lại còn giả mù để làm chứng gian rằng xã hội cộng sản là một xã-hội hoàn hảo trong đó không còn cảnh người bóc lột người thì ai tàn-ác, ai vô-ý-thức và vô-lương-tâm hơn? Ai làm cho “Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời, người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giầu sang giối gian” hơn những kẻ đó? Cám ơn em vì những lời em hỏi đã làm tôi thật sự biết nhức-nhối và bị dằn vặt trong ý-thức mình là kẻ chưa xứng để mang trên mình hai chữ Việt-Nam. Xin hỏi anh ở đâu ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm? Xin hỏi anh ở đâu sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi? Việt Khang nhỉ, phải chi những hành-động thô-bạo đó đến từ những bàn tay lông lá của ngoại nhân khác máu tanh lòng cũng như những câu chửi bằng tiếng Tầu, tiếng Nhật hay tiếng Pháp của những thời Bắc-thuộc, Nhật-thuộc hay Pháp-thuộc… mà trong khu nhà tù Hoả-lò hiện nay vẫn còn những mô-hình

trưng bày chứng tích dã-man đó, thì cũng cam đành trong thân-phận người dân một nước bị ngoại xâm và bị đô-hộ, phải không? Còn bây giờ… Tôi đã thật thấm thía câu hỏi của em “sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi”. Cái thứ tiếng đựợc đặt tên là tiếng mẹ đẻ mà một nhạc-sĩ đã tỏ bày tình-cảm trân quý rằng “tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” ấy giờ này dùng để chửi nhau, đặt bản án, nguyền rủa nhau giữa những người yêu nước và yêu chủ-nghĩa làm em ngạc nhiên, đau xót đến sững-sờ. Nhờ đó tôi giật mình tỉnh thức ra khỏi nỗi u-mê, trì-trệ trên những trang lý-thuyết về chủ-nghĩa này, giáo-điều nọ bằng tiếng Nga, tiếng Đức… Nhớ lúc nhỏ, mỗi khi làm điều gì hư đốn mà bị mẹ tôi cho là thái-độ phạm đến tình cảm gia-tộc thì bị chửi nặng lắm. Đó là “mày là cái thứ từ lỗ nẻ chui lên” ý nói tôi giống như là một loại con hoang không nguồn không cội. Những khi đó, tôi tủi thân lắm. Bây giờ nghe em hỏi đi hỏi lại “anh ở đâu, sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi” tôi mới giật mình nghĩ đến cái cội nguồn chung của chúng mình em ạ. Nhất là tôi nhìn ra đụợc, tình yêu Quê-hương, Đất Nước không phát sinh từ học-vị hay phẩm-trật mà phải là từ cái tâm dẫn đến ý-thức minh bạch về cội nguồn thì mới trả lời thật dứt khoát câu hỏi của em “Anh ở đâu”. Không phải ở Tầu mà cũng không phải ở Tây. Ở trên giải đất hình chữ S trải dài từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu. Em hỏi bằng những cảm xúc tự nhiên dậy lên từ trái tim nóng trong người thanh-niên Việt-Nam và tôi cảm thấy tủi nhục lắm trong tâm-thức Việt-Nam của mình, em biết không? Nỗi nhục này là sợi dây oan từng thời đã trói buộc nhiều thế-hệ rồi mà tôi và nhiều đồng-bào mình đã quên. Để cám ơn em, tôi lần về trang sử trước. Em còn nhớ đức Trần Hưng Đạo đã để lại gì cho chúng ta không? Đó là lời cảnh báo trong bài hịch các tướng sĩ từ thời nhà Trần rằng “…giặc Nguyên cùng ta là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm nhiên, không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân sĩ, khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù…” Tôi tủi nhục vì lời ca tiếng hát của em đó, vì từ em tôi thấy mình đã là đứa hèn, bạc nhược; quanh năm suốt tháng chỉ biết chạy theo vui hưởng sự phồn vinh giả tạo của mình mà đành sống chui nhủi như thân lươn không quản lấm bùn. Cám ơn em vì những lời hát như là tiếng thét thất thanh giúp tôi cất đầu lên đuợc để mở mắt ra mà xem, dù có chút muộn màng.

Page 26:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

26Cám ơn em vì em mới là con cháu đã không bỏ phí dòng sữa của mẹ Việt-Nam, đã xứng với sự hy-sinh của các anh-hùng liệt-nữ, hơn tôi. Em đã thuộc và nhớ bài học lịch-sử của Hưng Đạo Vương nên em bật khóc trước thực-tại hôm nay của Đất Nước, còn tôi thì đã thay thế nó bằng các triết-thuyết ngoại lai… "Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu nhương, gặp buổi gian nan này, trông thấy những nguỵ sứ đi lại rầm-rập ngoài đuờng, uốn luỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể-phụ, lại cậy thế Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, ỷ thế Vân-nam Vương để vét bạc vàng. Của kho có hạn, lòng tham không cùng; khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau..." (Bài hịch các tướng sĩ) Cám ơn em đã cất lên tiếng hát não-nuột ấy mà phần riêng tôi cũng cần phải nghĩ rằng em đang hỏi tôi. Anh là ai sao bấy lâu nay cứ hững-hờ, vô cảm vậy? Việt-Nam tôi đâu rồi, Việt-Nam của chúng ta đâu rồi, anh thấy không? Cám ơn em đã chọc thẳng tim tôi, đã dội vào óc tôi bằng những khắc-khoải đó mà tôi ấm lên đuợc tấm lòng Việt-Nam. Cám ơn em vì tâm-tình của em đã làm xúc động các con, cháu tôi. Những người trẻ trên cùng khắp mọi quốc-gia tạm dung này vì có khi trước đó họ cũng rất mơ hồ về Việt-Nam. Chỉ nguyên việc những ý tình yêu nuớc đắng cay của em đã được dịch sang nhiều ngôn-ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Phổ-thông chẳng hạn đủ chứng tỏ em đã được khắp nơi đồng cảm, đồng tình bởi một lý-do đơn giản là chẳng có ở đâu lại xẩy ra cái điều thô-bạo là ngay cả những nốt nhạc, những lời ca yêu nước bi-thương chỉ nức-nở khóc cho mình, cho anh em mình và với Quê-hương trước hiểm-hoạ ngoại xâm mà bị đàn-áp và bị bỏ tù. Cám ơn em đã không bằng ngôn ngữ hận thù hay xách động mà chỉ bằng lòng tự-trọng đơn-thuần của người trai đất Việt, để thôi thúc những tấm lòng người trẻ… “từ khắp những phương trời và muôn lối đi trong đời gặp nhau trong tâm hồn Việt-Nam sáng ngời” (Phan Văn Hưng – Bài ca tuổi trẻ). Làm cho họ kết nối lại với cội nguồn dân-tộc mà hiểu dần ra bổn-phận mình: Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng, dân tộc tôi sắp phải đắm chìm một ngàn năm hay triền miên tăm tối! Tôi không thể ngồi yên để đời sau cháu con tôi làm người cội nguồn ở đâu khi thế giới này đã không còn Việt Nam?

Em nhớ mà, phải không, trong Hiến pháp của nhà nuớc năm 1992, nơi chương I, điều (1) đã ghi rằng Nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời… Lại cũng trong chương này, điều 17 nói rõ thêm là …Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục điạ và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân…” Vậy mà Việt Khang ơi, đau quá, oan khuất quá phải không em khi chúng ta cứ phải nhìn từng phần lãnh-thổ và lãnh hải mặc nhiên bị cắt dâng cho Tầu. Càng đau hơn khi em đã cùng những bạn hữu, anh em khác chỉ biết hốt-hoảng đưa đôi tay gầy mang những tấm biểu-ngữ đi biểu-tình để tỏ thái-độ với ngoại-bang, để hy-vọng góp chút lòng mong giằng lại cái mình đã mất mà bị đánh đập, bị chửi rủa là gây rối. Em và họ cũng vì đã nhìn thấy những bọn nguỵ sứ đi lại rầm-rập ngoài đuờng hay trên vùng khai-thác bauxite ở Tây-nguyên mà em không ngậm im cho đuợc, mắt em không thể nhắm lại cho xong khi em còn dòng máu Việt-Nam nguyên tuyền chảy trong cơ-thể Dân tộc anh ở đâu sao đang tâm làm tay sai cho Tàu để ngàn sau ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào? Cám ơn em vì em đã nhìn thấy và đã nói, nói cho em cho tôi và cho biết bao nhiêu người nữa. Cám ơn em, vì nhờ em mà tôi nhìn ra mình - theo một cách nào đó - đang đứng chung trong hàng ngũ mà em gọi là kẻ nhu-nhuợc. Cho dù tôi không có quyền ký văn-kiện này, công-hàm nọ nhưng thái-độ im lặng của tôi, cách sống vô cảm của tôi cũng chính là đồng lõa với tội-ác bán nước hại dân. Cũng như lời của đức Hưng Đạo Vương ngày xưa đã nói “…trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn; thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức; tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa; hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú về vườn ruộng; hoặc quyến luyến về vợ con; hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước; hoặc ham về săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon; hoặc mê tiếng hát…” (Bài hịch các tướng sĩ)

khi tôi ngày nay cũng đã và đang sống “vô tư” như vậy. Chỉ khác một điều là các thú vui hưởng thụ thời đức Trần Hưng Đạo xưa đã khác thời nay mà thôi. Các chuyến đi du-lịch Trung-quốc; các tiệc tùng liên-hoan; các cách hưởng thụ vô-ý-thức tại các khu “resort” năm sao; các vũ trường xa-hoa; các nơi giải trí rộn-ràng. Từng đêm và từng đêm, cả một thành-phố, một đất nước bừng lên rực-rỡ ánh đèn màu để những kẻ giầu sang dối gian mặc tình phóng túng làm nên bộ mặt phồn-vinh. Cứ như là một nơi nào khác mà không phải là nuớc Việt Nam của chúng ta vẫn còn bị xếp hạng cao trong những nước nghèo nhất thế-giới. Cũng ngay tại các thành-phố lớn như Sài-gòn, Hà-nội và trên khắp cả nước, tuyệt đại đa số đồng bào chúng ta vẫn còn là người lầm than đói khổ nghèo nàn và phải gánh chịu đủ thứ tệ-đoan, tham-nhũng, dân-sinh yếu kém, dân-quyền bị tước đoạt và nguy cơ mất nuớc gần kề. Hai bài hát của em là hai lời tâm-niệm thiết-tha và tôi chỉ còn biết kết lại dòng tâm-tư mình bằng lời chân-thành thay cho tất cả… Cám ơn em, Việt Khang. P.M.T. 26.03.2012 http://danlambaovn.blogspot.de/2012/03/cam-on-viet-khang.html#more * * *

Nhạc Việt Khang VIỆT NAM TÔI

ĐÂU

Việt Nam ơi… thời gian quá nửa đời người

và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói

Mẹ Việt nam đau từng cơn sót dạ nhìn đời

người lầm than đói khổ nghèo nàn kẻ quyền uy giàu sang dối gian

Giờ đây… Việt nam còn hay đã mất? mà giặc Tàu ngang tàn trên quê hương

ta Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô

tội chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu

Là một người con dân Việt nam lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm

người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi

từng đoàn người đi chẳng nề chi già trẻ gái trai giơ cao tay

chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt nam

Việt nam tôi đâu… Việt nam tôi đâu… Việt nam tôi đâu…

* * *

Page 27:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

27

Không thể chậm trễ

Kim Trí Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc... Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"… Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm. Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại. Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm. Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi. Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế, những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ

thì kêu gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng? Vấn đề là làm sao để câu chuyện "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN. Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng chứng của VN. K.T. 30.3.2012 * * * BẠN ĐỌC PHẢN HỒI Hương: Tôi là một giáo viên ở một trường trung học, nhưng giáo viên trường tôi cũng chả có mấy ai biết nhiều gì về Trường Sa, Hoàng Sa đừng nói gì đến học sinh. Ngay cả tôi cũng chẳng dám nói gì nhiều về chủ đề này, sợ rằng sẽ gặp rắc rối. Tại sao, phải có người chịu trách nhiệm về sự thiếu hiểu biết này chứ? Phong thuỷ: Không phải người lớn chậm, mà cái Bộ phải dạy con em chúng ta về địa lý VN là Bộ GD&ĐT không làm được việc này...Nếu 1 ngày nào đó, Trung Quốc tuyên bố: "Hà Nội - Thăng Long là đất của TQ vì nơi linh thiêng nhất là các đền chùa, Văn miếu ở đây đều ghi chữ nho - chữ TQ" . Vậy bộ Văn hoá ngay từ bây giờ phải làm gì? Để cả thế giới và mọi người dân nước ta biết: Hoàng sa và Trường sa là của VN thì bộ GD&ĐT phải làm gì? chính phủ, nhà nước và đảng CSVN phải biết làm gì?... Trâu Vàng: Vấn đề dạy lịch sử của chúng ta hiện nay rất khô khan, học sinh rất bị động, chỉ học thuộc bài rồi trả bài 15 mỗi đầu giờ học. Học sinh nhàm chán, nhồi nhét câu chữ trong sách, trong khi đó những vấn đề hiện tại thì không được quan tâm. Có rất nhiều vấn đề hay và cho học sinh cái quyền tự học, tự tìm hiểu, thuyết trình để các em biết nhiều hơn và cũng để cho việc học lịch sử không còn là môn học nan giải cho học sinh. Cả môn học địa lý cũng tương tự. Mong rằng chúng ta sẽ cải cách. "Thật tình mà nói học sinh nhớ lịch sử Trung Quốc giỏi hơn qua các bộ phim truyền hình". Ngô Tất Tố: Hoan hô nhà báo Kim Trí, lâu rồi chuyên mục chào buổi sáng mới có một bài viết thật sự ý nghĩa như vậy. Phải hành động ngay trước khi quá trễ Trần Kim: Em bé trong bài viết này đã có một hành động phản kháng mà ngay cả những "người lớn" cũng chưa chắc "dám" làm... hoan hô em bé, hoan hô tác giả Kim Trí. Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam! http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120330/khong-the-cham-tre.aspx

Tiếng Việt nào ? Nguyễn Hưng Quốc

Trong các buổi thuyết trình về tiếng Việt đây đó cũng như các buổi tu nghiệp dành cho giáo viên tiếng Việt tại Úc, một trong những câu hỏi tôi thường nghe nhất là: Có nên dạy “tiếng Việt của Việt Cộng” cho học sinh và sinh viên ở nước ngoài? Mới đây, tôi lại nghe một câu hỏi khác từ một người bạn làm trong ngành truyền thông: Thính giả của đài là người Việt trong nước, đài có nên sử dụng từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa thời trước không? Thú thực, nghe những câu hỏi như thế bao giờ tôi cũng có chút bối rối. Bối rối không phải vì không biết cách trả lời. Bối rối chỉ vì tôi hiểu những băn khoăn và day dứt trong lòng họ khi đặt ra những câu hỏi ấy. Rõ ràng đó không phải là những câu hỏi thuần túy học thuật. Những câu hỏi ấy xuất phát chủ yếu từ những dằn vặt về tâm lý, những ám ảnh về chính trị, và đặc biệt từ những ký ức khốn khổ của chiến tranh và của sự phân hóa. Từ góc độ học thuật, không có cái gọi là từ ngữ Việt Cộng hay từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa. Lý do: Thứ nhất, sự phân biệt giữa Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa là sự phân biệt thuần túy chính trị. Mà ngôn ngữ, ở cấp độ từ vựng, lại không có tính chính trị. Những từ như “ngụy”, “cách mạng”, “giải phóng”, “cải tạo”, “đăng ký”, “khẩn trương”, “bộ đội”, “lính thủy đánh bộ”, v.v. tự chúng, chả có tội tình gì cả. Chúng là những yếu tố nằm trong kho từ vựng tiếng Việt. Phần lớn những từ ấy đã có từ lâu. Ngay một số từ ghép lạ tai với người miền Nam như “lính thủy đánh bộ” cũng bao gồm những từ tố quen thuộc vốn đã có sẵn trong tiếng Việt. Tính chính trị của từ không nằm trong bản thân của các từ ấy. Tính chính trị chỉ có trong các sử dụng. Chữ “giải phóng”, chẳng hạn, hoàn toàn phi chính trị. Nhưng dùng chữ “giải phóng” để chỉ ngày 30 tháng Tư, ví dụ: “ngày giải phóng”, “khi đất nước được giải phóng”, yếu tố chính trị mới xuất hiện. Nhớ, đầu năm 1990, khi Mỹ và lực lượng Đồng minh (bao gồm 34 quốc gia khác nhau) đánh bật quân đội Iraq của Saddam Hussein ra khỏi Kuwait, nhiều người làm báo ở hải ngoại đã phân vân không biết dùng chữ gì để dịch khái niệm “liberation of Kuwait” vốn được sử dụng đầy dẫy trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Dĩ nhiên ai cũng biết “liberation” là giải phóng. Nhưng

Page 28:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

28người ta lại ngần ngại không muốn dùng chữ “giải phóng” vì, một phần nó gợi lại ấn tượng đau buồn ê chề của họ sau năm 1975; phần khác, vì nó phảng phất âm hưởng… Việt Cộng. Nhưng sự ngần ngại ấy không kéo dài được lâu. Tránh né cách gì, cuối cùng, người ta cũng bắt buộc phải dùng chữ “giải phóng” để chỉ việc quân đội của Saddam Hussein bị đánh bật ra khỏi Kuwait và việc người dân Kuwait hân hoan chào đón tự do và độc lập. Không có chữ gì khác. Dùng riết, trong bối cảnh ấy, chữ “giải phóng” bỗng trở lại nguyên nghĩa của nó. Mà như thế, kể cũng phải. Đứng một mình, chữ ấy hoàn toàn trong sáng. Và trong sạch. Đối với người dân Kuwait, chữ ấy vang lên như một tiếng reo. Nó chỉ trở thành nặng nề với người Việt ở miền Nam mà thôi. Nói cách khác, vấn đề ở đây chỉ là vấn đề cách sử dụng. Nghĩa là ở ngữ cảnh. Chỉ ở ngữ cảnh. Tương tự như vậy, cách đây mấy năm, ở trong nước, khi dịch cuốn De la démocratie en Amériquecủa Alexis de Tocqueville, dịch giả Phạm Toàn phải sửa “Dân chủ ở Hoa Kỳ” thành “Nền dân trị ở Hoa Kỳ”. Lý do: Ông biết nhà nước Việt Nam hiện nay rất dị ứng với chữ “dân chủ”. Thứ hai, không nên quá phóng đại vai trò của chính phủ hoặc đảng cầm quyền trong lãnh vực ngôn ngữ. Ngôn ngữ, tự bản chất, là một quy ước xã hội, hình thành từ sự đồng thuận của cả cộng đồng. Bản thân ông Hồ Chí Minh, với tư cách người có quyền lực cao nhất ở miền Bắc từ sau năm 1945, đã muốn “cải cách” chữ quốc ngữ với những cách viết như “kách mệnh” hay “zải phóng”, những kết hợp từ như “dân quân gái” hoặc “người lái” (phi công), cuối cùng cũng thất bại. Hơn nữa, theo dõi kỹ tình hình trong nước, chúnng ta có thể thấy ngay, từ mấy chục năm nay, chính quyền và đảng Cộng sản hầu như bỏ ngỏ lãnh vực ngôn ngữ. Có rất nhiều việc họ cần làm và nên làm, nhưng họ hoàn toàn không làm. Rõ nhất là về phương diện chính tả cũng như việc phiên âm nhân danh và địa danh nước ngoài. Phần lớn các đề nghị thay đổi đều có tính chất tự phát và nảy sinh từ một số cá nhân có thiện chí (có khi đúng có khi sai) hơn là từ một quyền lực chính trị nào. Thứ ba, không nên quy các phương ngữ vào hai phạm trù Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa. Sự khác biệt giữa một số từ vựng mà nhiều người hay lên tiếng hoặc để bênh vực hoặc để đả kích phần lớn đều thuộc phạm trù phương ngữ. Mà phương ngữ lại là một hiện tượng lâu đời ở Việt Nam. Từ lâu, một số từ vựng ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung

đã khác nhau. Hầu hết những khác biệt ấy đều có tính chất địa lý, xã hội và lịch sử hơn là chính trị. Nơi thì gọi “túc cầu”, nơi thì gọi “bóng đá”; nơi thì gọi “phi trường”, nơi thì gọi “sân bay”; nơi thì gọi “quan thuế”, nơi thì gọi “hải quan”; nơi thì gọi “trực thăng”, nơi thì gọi “máy bay lên thẳng”… Thì cũng bình thường. Như ngày trước, chúng ta đã có những khác biệt giữa “heo” và “lợn”, giữa “cha” và “bố”, giữa “cân” và “ký”, giữa “xe lửa” và “tàu hỏa”, “xe hơi” và “xe ô tô”, “xe đò” và “xe khách”, giữa “cá quả”, “cá lóc” và cá tràu”, v.v. Thứ tư, ngôn ngữ, cũng giống như đời sống, không ngừng vận động và phát triển. Hễ trong xã hội xuất hiện những sản phẩm mới hoặc những hiện tượng mới, những nhận thức mới người ta lại có những nhu cầu đặt ra những từ mới. Nhớ, năm 1996, lần đầu tiên về nước, tôi cảm thấy rất thú vị khi nghe người ta gọi trà Lipton (loại trà bỏ trong gói nhỏ nhúng thẳng vào nước sôi để uống) là trà giật giật; cái robinet (đồ vặn nước ở bồn tắm hoặc bồn rửa mặt) loại mới là cái gật gù (chỉ cần đẩy lên hay xuống chứ không cần vặn theo chiều kim đồng hồ); bò beefsteak là bò né… Nghe, thoạt đầu, thấy ngồ ngộ; sau, ngẫm lại, thấy cũng hay hay. Tôi chẳng thấy có ông hay bà Việt Cộng nào trong những chữ ấy cả. Tôi chỉ thấy có cuộc đời. Nói tóm lại, theo tôi, phần lớn những sự phân biệt giữa từ Việt Cộng và từ Việt Nam Cộng Hòa là những sự phân biệt giả. Đứng về phương diện từ vựng, đó là những sự khác biệt, một, có tính chất phương ngữ; hai, xuất phát từ những thay đổi trong đời sống. Không nên gắn chúng với một nội dung chính trị nào. Ví dụ, ở nhiều trường tiếng Việt ở hải ngoại hiện nay, nhiều người vẫn khăng khăng dùng chữ “văn phạm” thay cho chữ “ngữ pháp” với lý do chữ “văn phạm” là chữ của ta, còn chữ “ngữ pháp” là chữ của Việt Cộng. Người ta quên hoặc không biết, ở miền Nam, năm 1963, Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Chình đã có cuốn Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (Nhà xuất Đại học Huế); năm 1968, Lê Văn Lý đã có cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (Bộ giáo dục xuất bản); năm 1970, Doãn Quốc Sỹ và Đoàn Quốc Bửu đã có cuốn Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn xuất bản), v.v. Sự chọn lựa giữa chữ văn phạm và chữ ngữ pháp, do đó, chỉ là một chọn lựa có tính học thuật: chữ “ngữ pháp” càng ngày càng được nhiều người sử dụng vì người ta nhận thấy nó chính xác hơn chữ “văn phạm” vì, một, đối tượng khảo sát của “grammar” chỉ dừng lại ở cấp độ từ, ngữ

và câu chứ không phải là văn chương; và hai, ngôn ngữ, tự bản chất, chỉ có tính quy ước với một số cách thức (pháp) kết hợp chứ không có tính quy phạm (norm). Sự khác biệt giữa hai chữ “xa lộ” và “đường cao tốc” cũng nên được nhìn nhận như vậy: chữ sau hợp lý hơn vì ở thời đại ngày nay, sự phân biệt giữa các loại đường xá là ở tốc độ cho phép chứ không phải ở loại xe, nhất là giữa xe đạp và xe hơi như ngày xưa. Tôi đề nghị nên xem một số khác biệt trong từ vựng hiện nay là những khác biệt có tính phương ngữ, vừa là ngôn ngữ địa phương vừa là phương ngữ xã hội. Nhận định ấy dẫn đến mấy hệ luận chính: Một, mọi phương ngữ đều bình đẳng. Không có phương ngữ nào là đúng hơn phương ngữ nào cả. Không thể nói chữ “heo” đứng hơn chữ “lợn”, “cha” hay “ba” đứng hơn “bố” hay “tía”; “mẹ” đúng hơn “má”. Cũng như trong tiếng Anh hiện nay, không ai nói tiếng Anh ở Anh thì đúng hơn tiếng Anh ở Mỹ hay ở Úc hoặc Canada. Khái niệm một thứ ngôn ngữ chuẩn (standard language) bị xem là đã lỗi thời. Hai, mỗi phương ngữ, một mặt, có một vùng hoạt động riêng; mặt khác, không ngừng giao tiếp với nhau. Con vật người miền Nam và miền Trung gọi là con heo thì người miền Bắc gọi là con lợn; nhưng ngay ở miền Nam và miền Trung, người ta cũng gọi là “bánh da lợn” chứ không phải “bánh da heo”, và ở miền Bắc, người ta cũng xem “phim con heo” chứ không phải “phim con lợn”. Ba, giữa các phương ngữ không ngừng có cuộc cạnh tranh gay gắt để được chấp nhận và phổ biến trong cả nước. Các cuộc cạnh tranh ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Chính trị chỉ là một phần. Từ năm 1975, chính quyền đặt tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh, đến nay, dân chúng vẫn cứ gọi là Sài Gòn. Bốn, sự tồn tại của các phương ngữ chỉ có tác dụng làm giàu cho tiếng Việt. Sự tồn tại của chữ “sân bay” bên cạnh chữ “phi trường” giống như sự tồn tại của chữ “nhà thơ” bên cạnh chữ “thi sĩ” hay “thi nhân”. Những chữ như “khẩn trương”, “bức xúc” hay “đăng ký”… đều hay nếu biết cách sử dụng (tình hình khẩn trương, không khí căng thẳng, hành động gấp gáp; tâm trạng bức xúc; đăng ký xe và ghi danh học, v.v.). Vấn đề là ở cách dùng. Chỉ ở cách dùng. N.H.Q. Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA) * * *

Page 29:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

29

Thù thành bạn từ một bài ca

Tường An, thông tín viên RFA Sau 30 tháng 4, chiến tranh VN không chỉ để lại nhiều mất mát, đổ vỡ mà đôi khi cũng có những mối tình đã đứng lên từ những đổ vỡ ấy. Tường An kể lại một trường hợp ngẫu nhiên, từ một bài hát đã biến hai người đã từng kẻ thù của nhau, trở thành hai người bạn thân thiết. Một bài báo của Đức cũng đã viết về tình bạn này dưới tựa đề « Von Feinden zu Freunden. Eine deutsch-vietnamesische Spurensuche" tạm dịch "Từ thù thành bạn. Đi tìm một chứng tích Đức-Việt". Đó là câu chuyện của hai anh Lê Nam Sơn và anh Phạm Văn Mài.

Ở hai đầu chiến tuyến Mỗi năm, đến ngày 30 tháng 4, cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn được kể lại bằng những xúc động vẫn còn nóng bỏng của những người ở bên hai bờ chiến tuyến. 37 năm trôi qua, đất nước có thể đã thống nhất nhưng lòng người vẫn còn biên giới, vết thương 30 tháng 4 với nhiều người tưởng chừng như không thể hàn gắn được. Thế nhưng, thế giới không có quy luật cho lòng người. Vẫn có một chỗ đứng cho tình yêu thương, vẫn có nơi mà những mất mát có thể hàn gắn được. Đó là một buổi chiều của năm 1994, trong một hội trường nhỏ bé của thành phố Hannover, Đức quốc khi một người đàn ông với giọng Bắc Hà Nội ôm đàn cất tiếng hát bản «Những ngày xưa thân ái », khởi đầu cho một tình bạn của hai người đã từng là kẻ thù, đã từng cầm súng bắn vào nhau trên cùng một trận địa ở Cổ Thành Quảng Trị. Anh Lê Nam Sơn, gia nhập quân lực VNCH tháng 4 năm 1968, anh đã phục vụ trong tiểu đoàn pháo binh, lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến của quân lực VNCH với chức vụ cuối cùng là thiếu úy. Hồi tưởng lại những ngày cuối cùng của cuộc chiến, anh Sơn cho biết : "Đơn vị tôi là đơn vị cuối cùng rút ra khỏi Quảng Trị, tới Thuận An thì bị kẹt lại, nhưng tôi lại được lên tàu đi đến Đà Nẵng, ở Đà Nẵng tôi được lệnh tái trang bị lại, vừa mới được lệnh đó thì lại có lệnh phải bỏ Đà Nẵng. Với đoàn tàu của Thủy quân Lục chiến tôi mới đi vào Nam, vào đến Cam ranh thì có lệnh tái trang bị, nhưng cuối cùng rồi lại có lệnh bỏ Cam ranh về tới Vũng tàu, sau đó thì đơn vị tôi rã hàng khi ông Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng."

Anh Phạm văn Mài, gia nhập bộ đội năm 1972, thuộc đơn vị trinh sát, trung đoàn 66, sư đoàn 304 với chức vụ cuối cùng là trung sĩ. Anh Mài cho biết về những ngày cuối tháng tư của năm 1975 : "Ngày 30/4/1975 đơn vị chúng tôi đã tiến vào dinh Độc Lập, đi sau những xe tăng của lữ đoàn 203. Anh Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó của trung đoàn 66 của chúng tôi đã vào và tiếp nhận sự đầu hàng của ông Dương văn Minh. Tôi không có mặt ở dinh Độc lập, chúng tôi đến gần dinh Độc lập. Dinh Độc Lập xong rồi, chúng tôi đi thẳng ra đài phát thanh, lúc bấy giờ ông Thệ dẫn ông Dương Văn Minh ra để đọc lời đầu hàng." Âm nhạc có sức mạnh vô biên của nó. Nếu những bản nhạc Anh là ai, Việt Nam tôi đâu…của Việt Khang đã đem người Việt trong và ngoài nước đến gần nhau thì bản nhạc «Những ngày xưa thân ái» cũng đã xóa đi được ranh giới giữa hai kẻ thù đã từng cầm súng bắn vào nhau. Có một định mệnh nào đó giữa bản nhạc này và những người yêu thích nó. Nếu nhà thơ Phạm Hổ, đồng sáng lập Hội Nhà Văn miền Bắc và nhà xuất bản Kim Đồng đã sáng tác bài thơ « Những ngày xưa thân ái » với những ý tưởng sắt máu, đầy ngập hận thù, thì em ông, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, một nhà giáo của VNCH đã biến bài thơ này thành một thông điệp đầy tính nhân bản, đầy lòng yêu thương qua hình ảnh của tình bạn, tình yêu quê hương bên lũy tre làng của thời thơ ấu.

Khởi đầu một tình bạn Anh Nam Sơn nhớ lại lần đầu tiên nhìn người đàn ông với dáng dấp nửa chân quê, nửa phố thị ấy cầm đàn hát lên bản nhạc mà chính anh cũng yêu thích : "Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, thỉnh thoảng Trung Tâm VN Hannover tổ chức những buổi văn nghệ với chủ đề « Xa quê hương nhưng không quên tổ quốc lầm than » trong những đêm văn nghệ chủ đề đó thì có sự hiện diện của các anh em bên Đông Đức, trong đó có anh Phạm văn Mài, và anh Mài với cây đàn guitar và anh xin hát nhạc phẩm «Những ngày xưa thân ái» . Tôi rất ngạc nhiên vì anh Mài là lính miền Bắc mà ảnh biết nhạc phẩm này vì thế tôi chú ý đến ảnh. Trong lúc anh Mài hát thì ảnh giới thiệu tiểu sử của ảnh là ảnh đã tham dự trận đánh Cổ thành Quảng trị 1972, đơn vị Thủy quân lục chiến của tôi cũng tham dự cuộc chiến ở Cổ thành Quảng trị năm 1972. Anh Mài và tôi đều tham gia một chiến trường ở hai đầu chiến tuyến khác nhau, lúc đó

chúng tôi đã nhìn nhau bằng mắt lửa hận thù, chúng tôi xử sự với nhau bằng lưỡi lê, súng đạn và bây giờ thì chúng tôi gặp nhau trên đất nước Đức này. Sau khi tôi đã tìm hiểu Mài thì chúng tôi thấy rằng chúng tôi có chung 1 cái quá khứ, anh Mài tuy rằng ở phía bên kia chiến tuyến nhưng cuối cùng thì chúng tôi cả hai do một tình cờ lịch sử mà gặp nhau ở trên 1 nước tự do này và chúng tôi đều là nạn nhân của một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, do vậy chúng tôi đã kết bạn với nhau kể từ đó." Dĩ nhiên, không phải con đường đến với nhau nào cũng đơn giản khi mà sự mất mát đã quá nhiều, hơn 30 năm sau cuộc chiến, lòng người vẫn còn ngổn ngang bao nỗi, không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận một sự bắt tay giữa hai bờ chiến tuyến dù rằng ranh giới ý thức hệ ấy nay đã không còn. Nhưng những ám ảnh về quá khứ không còn là rào cản đối với anh Sơn và sự phê phán của cộng đồng chung quanh – nếu có- cũng không làm anh sợ : "Nếu trong nước thì cái đó có thể làm cho tôi sợ, nhưng mà khi tôi đã sống trên đất nước tự do này thì quá khứ đó không còn ám ảnh tôi nữa. Tôi xem anh Mài và tôi đều là nạn nhân của một ý thức hệ. Tôi không có gì là sợ sệt khi kết thân với anh Mài và sự kết thân đó cũng không ảnh hưởng gì đến cái cộng đồng bảo rằng tôi là lính VNCH lại kết thân với môt anh bộ đội Bắc việt, tôi có cái quan điểm rõ ràng như vậy : tôi là người đấu tranh ôn hòa, không dùng bạo lực và cũng không có ý nghĩ căm thù."

Nạn nhân của cuộc chiến Một bên là sĩ quan Thủy quân Lục chiến, đội quân được từng coi là một trong hai thanh kiếm báu của QLVNCH, một bên là bộ đội phục vụ cho sư đoàn 304, quả đấm thép của quân đội Nhân dân miền Bắc. Hai bên đã từng chiến đấu kinh hoàng để chiếm bằng được Cổ thành Quảng trị, dù lúc đó chỉ còn là đống gạch đổ nát. Hai người lính năm xưa, giờ sống sót trở về và gặp nhau trên nước Đức thống nhất, họ đã tìm lại được tình anh em của Mẹ VN mà chiến tranh đã chia đôi, anh Mài tâm sự : "Sau ngày 30/4/75 thì tôi đã có đủ góc độ để tôi nhìn lại cuộc chiến ấy và tôi nhận ra rằng ngày trước anh Sơn và tôi cũng đã gặp nhau trên một chiến trường, chúng tôi đã nói chuyện với nhau bằng súng, bằng đạn, bằng vũ khí. Nhưng mà đến bây giờ chúng tôi coi nhau như là những người anh em. Chúng tôi coi cuộc gặp gỡ này là sự tìm lại của những người anh em của cùng một Mẹ VN cả. Ngày trước, chúng tôi nói chuyện với nhau bằng súng đạn, bây

Page 30:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

30giờ chúng tôi nghĩ rằng chúng ta nên xóa bỏ sự hận thù ấy đi, mình nhìn nhau như những người anh em tìm lại nhau, vì vậy chúng tôi kết bạn với nhau, trong lòng rất là thoải mái." Anh Sơn gửi gấm tâm sự qua một bài anh viết về tình bạn của họ : « chúng tôi nhắc lại chiến trường xưa như nhắc lại một chứng tích của những cuồng ngông đầy máu và nước mắt. Là nạn nhân, chúng tôi thấm thía được cái giá phải trả của chiến tranh và lòng thù hận » Riêng anh Mài bày tỏ : "Ngày 30/4/1975, cách nay đã 37 năm rồi, nhưng cho đến bây giờ đến ngày 30/4 tôi lại nhớ lại khung cảnh lúc đó, chúng tôi rất vui mừng vì cuộc chiến tranh mấy chục năm trời đã kết thúc, xương máu của anh em đồng đội chúng tôi không phải đổ ra nữa, chúng tôi lại được trở về với gia đình, tiếp tục làm những công việc dang dở của mình. Rõ ràng trong niềm hân hoan ấy, chúng tôi cũng nghĩ chúng tôi là người chiến thắng. Nhưng cho đến bây giờ, chúng tôi đã có 1 thời gian dài để chúng tôi thấy rằng sự chiến thắng ấy thật là bẽ bàng. Hàng triệu người đã đổ xương, đổ máu để góp phần xây dựng chính quyền, thế nhưng chúng ta đều thấy chính quyền bây giờ không mang lại những điều tốt đẹp cho đất nước VN. Người dân VN vẫn còn phải gánh chịu bao nhiêu nỗi bất công trên đất nước của mình, tôi thấy thật là mỉa mai khi cho rằng chúng tôi là người chiến thắng. Cũng cần phải nói một cách chính xác là trong ngày 30/4 không có ai thắng, ai bại mà chúng tôi chỉ là những nạn nhân mà thôi." Hơn 30 năm chưa từng trở về lại quê hương dù lòng còn trĩu nặng yêu thương cây dừa bên quán nước làng, anh Lê Nam Sơn vẫn canh cánh bên lòng một niềm hối tiếc : "Tôi muốn nói với các bạn trẻ, nhất là các bạn trẻ đang đấu tranh cho Dân chủ trong nước, vì tôi là một người lính mang trọng trách giữ gìn bình an cho phần miền Nam tự do còn lại của mình nhưng chúng tôi đã làm không được. Thậm chí còn giao lại cho thế hệ trẻ một thế hệ tồi và dở để thế hệ đàn em chúng tôi phải long đong mà đấu tranh cho Dân chủ của đất nước. Đây là lời tâm ý của tôi." Lần đầu tiên trở về quê hương sau hơn 20 năm xa cách, tại Nội Bài, anh Phạm văn Mài đã bị từ chối cho nhập cảnh. Quê hương của anh với những người chủ mới đã không còn là một quê hương mà thuở nào anh đã yêu thương với một tình yêu cháy bỏng như khi anh nhặt được bài hát nói lên được tâm trạng anh trên Cổ thành Quảng trị:

"Khi mà vào trong Quảng trị thì tôi có nhặt được bản nhạc « Những ngày xưa thân ái », khi nhặt được thì tôi rất thích và hát nhưng mà chỉ được hát vụng trộm thôi, tôi có hát cho anh em nghe, và có một số đồng đội rất là thích và anh em chúng tôi rủ nhau ra một góc khuất nào đấy, một góc rừng nào đấy rồi chúng tôi hát cho nhau nghe thôi, chứ còn bài hát này thì bị cấm không được hát trong đơn vị đâu." Bản nhạc ngày xưa anh Mài phải hát trong sợ hãi, lén lút. Hôm nay đã được hai anh Sơn- Mài cầm đàn hát khắp Âu châu như rao giảng tiếng nói của lòng bao dung, sự vị tha trong căn cước nhân bản của mỗi con người. T.A. 30.4.2012 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/enemy-bcame-friend-fr-song-ta-04302012122527.html

* * * LTS: Ông NNN thường xuyên làm MC trên sân khấu Paris by Night, chuyện gì ông cũng „hiểu biết“ – Ông giải thích, ông lý luận, ông hiểu sâu sắc những ưu tư của khán giả muốn gì, nghĩ gì... Trong những lần ông xuất hiện làm MC, đôi khi quá trớn, ông tỏ ra trịch thượng, dạy đời... nhưng khán giả vẫn cho qua vì mọi người muốn học hỏi những „hiểu biết“ ở ông. Có một điều khán giả hải ngoại cứ vào dịp 30.4 hàng năm rất ưu tư và „nhạy cảm“, nhưng ông thì không. Ông muốn có „show“ giải trí trong ngày nầy... Bị nhiều bà con phản đối, ông trần tình, trả lời phỏng vấn, nhưng pha ít „ngụy biện“… Bây giờ: - Bà con „ngỡ ngàng“ về ông quá ! - Còn ông thì „xót“ quá, chỉ vì chậm / không... „hiểu biết“ nầy ! Hay lý do nào…? * * * Bài viết từ Berlin -

Xin anh Ngạn đừng vui ngày

đó… Hoàng Thi Mỹ Lâm Kính gởi ông Nguyễn Ngọc Ngạn Kính thưa ông, Tôi là một trong những người Việt Nam đang sinh sống tại Berlin và cũng là một người đã từng rất hâm mộ ông trên các show của Paris by Night. Đáng lý cái tin ông và các nghệ sỹ đến Berlin trình diễn là một cái tin vui cho chúng tôi, vì chúng tôi sẽ dược thưởng thức tại chỗ một đêm âm nhạc và nghệ thuật Việt Nam có tầm cỡ chuyên nghiệp của Người Việt Hải Ngoại ngay trong một

nhà hát lớn và sang trọng tại Berlin như từ lâu tôi vẫn thường ao ước. Nhưng khi các bạn hữu cho chúng tôi biết rằng ông và đoàn nghệ sỹ sẽ đến Berlin vào đúng ngày 30.4.2012 thì bản thân tôi không thể nào tin được là mình nghe đúng, lúc đầu tôi còn phân bua với bạn hữu biện hộ cho ông và nghĩ là đó chỉ là tin vịt của Việt Cộng, nhưng khi nhìn thấy những tờ quảng cáo dán đầy trong chợ Đồng Xuân (chợ VN nằm trong tay người Việt Đông Đức cũ và „Việt Kiều“) thì tôi mới tin đó là sự thật. Một cái sự thật xé lòng vì tôi không thể ngờ ông, cũng là một người như chúng tôi, một thế hệ đã từng trải qua những thăng trầm của một giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử VN và đã từng khốn khổ trên con đường vượt biên, mà ông lại còn đau khổ hơn bản thân tôi vì trên đường tìm tự do ông đã mất cả những người thân yêu trong biển cả, lại nỡ nào quên đi tất cả. Chẳng đặng đừng mà chúng tôi và bạn hữu ở toàn Âu Châu đã quyết định phải có thái độ phản ứng đối với ông và ban tổ chức về đêm văn nghệ đó. Chẳng đặng đừng mà Người Việt Hải Ngoại lại phải đối đầu chống phá lẫn nhau. Đó là việc làm bắt buộc, dẫu biết rằng chúng ta chống nhau là chỉ làm thỏa lòng những kẻ thân Cộng. Cho đến ngày 20.4.2012 thì chúng tôi nhận được tin Sỹ Nguyễn sẽ hủy bỏ Show ở Berlin ngày 30.4.2012. Tin đó làm chúng tôi nhẹ cả người, nhưng vẫn còn nghi ngại là đó chỉ là một quả lừa để chúng tôi ngừng tổ chức „đón tiếp“ ông . Tiếp đến ngày hôm sau lại được xem một cai Video clip dài 28:53 phút về cuộc đàm thọai giữa ông và cô Hoàng Anh, trong Video clip ông giải thích theo hướng nhìn của ông về lý do của đêm văn nghệ 30.4.2012 tại Berlin. Sau khi nghe ông trình bày tôi mạn phép được lấy tư cách của một người Việt Hải Ngoại tại Berlin để gửi đến ông những điều suy nghĩ về những lời phát biểu của ông trên mạng. Ông nói rằng ông không có Internet nhưng ông đã sử dụng mạng để chuyển tải tâm tư của ông nên tôi, vì không có phưong tiện nào khác để liên lạc với ông, cũng phải sử dụng mạng để gửi thư này đến ông: 1.- Trong suốt buổi nói chuyện ông đã sử dụng nghệ thuật ăn nói điêu luyện để tránh nhắc lại chính danh cái ngày 30.4 và cố ý nhập nhèm với những ngày khác: quốc tế lao động 1.5, sinh nhật HCM 19.5… Ngày 30.4 không phải là ngày lễ, cho dù đứng trên chiến tuyến nào đi nữa (đối với Cộng Sản là ngày vui đại thắng, đối với Quốc Gia là ngày

Page 31:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

31mất nước) thì đó là một ngày lịch sử mà con cháu chúng ta cả ngàn đời sau phải ghi nhớ (chứ không phải chỉ đến thế hệ thứ hai thứ ba là quên được rồi!!), một ngày lịch sử đánh dấu mốc về sự chuyển đổi thể chế ở VN mà hậu quả của nó không những chỉ dừng lại sau vài năm hậu chiến mà còn tồn tại sau 30-40 năm và còn lâu hơn nữa. Riêng đối với người Việt Hải Ngoại thì chắc chắn đó không phải là ngày vui rồi. Tôi tin rằng cứ mổi năm đến ngày 30.4 thì không phải trên thế giới chỉ có một mình tôi hướng tâm tư về VN và để ra một phút giây nào đó trong ngày để ôn lại trong trí nhớ những giờ phút kinh hoàng đó. 2.- Vì những lý do nêu trên nên không thể nói là chúng tôi „quá diễn“ đối với ngày 30.4 hay đối với cá nhân ông Nguyễn Ngọc Ngạn. Chúng tôi không „đánh giặc hình thức“, chúng tôi cũng „không tự trói tay mình, bị thụ động và lệ thuộc vào đối phương“ vì đó là tâm tư phát sinh từ trong trái tim của Người Việt Hải Ngoại, không ai khuyến khích hay vùi dập nó đi được. Chúng tôi cũng không muốn“ làm khổ nhau“ và“ chế ra giặc để mà đánh“ vì nếu ông và ban văn nghệ đến Berlin vào những ngày khác (long weekend như ngày lễ Phục Sinh, lễ Thăng Thiên, lễ Pfingsten…) cũng trong mùa Xuân thì chúng tôi sẽ hoan nghênh và hăng hái mua vé đi xem chưong trình văn nghệ của ông vì đó là một nhu cầu một thức ăn tinh thần của người Việt ở Berlin chưa được cung ứng đầy đủ như ở USA và Canada. Đằng này ông và đoàn văn nghệ lại đến đúng vào ngày 30.4 như một cái tát thẳng vào mặt chúng tôi ở Berlin nói riêng và như một sự khiêu khích vào Cộng Đồng Người Việt ở Châu Âu nói chung. Ông đã bảo „văn nghệ để giải trí“, nhưng tại sao lại chọn ngày 30.4 để giải trí. Chúng tôi không muôn „chụp mũ, dèm pha, chống đối“ mà chúng tôi ở trong cái thế „bị động“ vì việc làm của ông... Chúng tôi cũng chẳng muốn „bàn tán xôn xao“ nhưng khi làm một việc gì chung thì chúng tôi phải bàn định với Cộng Đồng để đi tới một quyết định chung. Thưa ông Ngạn Những gì tôi vừa nêu trên xuất phát từ trong trái tim tôi, một người Việt ở Berlin, không mầu mè, không show up. Chúng ta đang sống và hưởng một „cuộc sống văn minh“ và „văn minh là đối thoại“ như ông đã nói. Nếu ông tự cho mình là không „ngớ ngẩn“, thì ông hãy tự nhìn lại một cách bình tâm và sáng suốt về sự kiện ngày 30.4.2012 này của ông, đừng cứ mãi đổ lỗi cho người khác. Chào ông. Bs. Hoàng Thi Mỹ Lâm, 22.4.2012

Thư gởi cháu Hoàng Anh người đã đứng

ra tổ chức cuộc "Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Ngọc

Ngạn". Lê Nam Sơn Cháu Hoàng Anh mến, Chú xin tự giới thiệu với cháu chú tên là Lê Nam Sơn, bút hiệu của chú là Sông Lô là một cựu quân nhân của QLVNCH cũng là một cựu "tù cải tạo" của chế độ CSVN. Hiện chú đang cư ngụ tại thành phố Hannover nước Cộng Hoà Liên Bang Đức. Chú cũng nói rõ thêm là sở dĩ chú xưng chú là chú và gọi cháu bằng cháu là vì chú là người cùng thế hệ với chú Nguyễn Ngọc Ngạn, người mà cháu đã phỏng vấn và cả hai, cháu và chú Nguyễn Ngọc Ngạn đã xưng hô với nhau như vậy. Trước hết chú cảm ơn cháu đã bỏ công mà đứng ra tổ chức cuộc "Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn" và đã kịp thời phổ biến đến cộng đồng hầu mong giải tỏa những thắc mắc của cộng đồng người Việt hải ngoại đối với việc chú Nguyễn Ngọc Ngạn có ý định tham gia làm MC cho chương trình "Văn Nghệ Mừng Xuân" được tổ chức tại Bá Linh ngày 30 tháng 4 năm 2012 này. Tuy cuộc mạn đàm chưa đầy 30 phút nhưng nó cũng đã chuyển tải những ưu tư của chú Nguyễn Ngọc Ngạn về hiện tình cộng đồng, về lập trường "chính trị" hiện tại cùng những sinh hoạt của chú ấy ở lãnh vực văn nghệ cũng như tại sao chú ấy tham gia làm MC cho chương trình "Văn Nghệ Mừng Xuân" được tổ chức tại Bá Linh như đã nói trên. Cháu Hoàng Anh mến, Trong gần 30 phút theo dõi cuộc phỏng vấn, ở phần trả lời của chú Nguyễn Ngọc Ngạn có những điều chú chia sẻ với chú ấy nhưng cũng không ít điều chú cần phải góp ý. Chú mong rằng cháu cũng như các bạn trẻ cùng thế hệ với cháu ít ra có thêm một giải thích hay một ý kiến khác của một vấn đề để mà so sánh vì chú nghĩ là đang lúc phỏng vấn với những đối đáp bất chợt hay thoáng qua, qua những lời lẽ trôi chảy cháu sẽ dễ bị rơi vào trình trạng bị cuốn hút, xuôi theo mà dẫn tới ngộ nhận. - Mở đầu cháu đã được chú Nguyễn Ngọc Ngạn giải thích về câu hỏi "tại sao chú Nguyễn Ngọc Ngạn nhận lời làm MC cho chương trình Văn Nghệ Mừng

Xuân đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 2012 này?" và cháu được chú ấy trả lời là việc tổ chức văn nghệ là do một bầu Show tư nhân tổ chức và có đến 3 show diễn ở 3 địa điểm ở 3 nuớc khác nhau rơi vào thời điểm của một "long weekend" là ngày thứ bảy 28-4 tại Paris, chủ nhật 29-4 tại Oslo và thứ hai 30-4 tại Bá Linh mà những người chống đối đã nhập nhằng cố tình tách rời hai ngày trước đó mà chỉ nói có ngày thứ hai 30-4 tại Bá Linh để gây ngộ nhận trong cộng đồng. Ở phần này chú xin giải thích thêm là ngày 30-4-2012 không rơi vào long weekend ở Đức cũng như ở Pháp và Na Uy vì đó là ngày thứ hai, một ngày thứ hai thường như bao ngày thường thứ hai khác trong tuần ở những nước này, có nghĩa là mọi người đều phải đi làm và chỉ đến ngày thứ ba 1 tháng 5 ngày lễ lao động thì mới được nghỉ. - Chú Nguyễn Ngọc Ngạn nhân danh thế hệ chú ấy để xin lỗi cháu vì chú ấy rất xấu hổ khi đọc những lời chửi bới tục tằn thô lỗ trên mạng internet của một số người nào đó nhằm vào chú ấy hay là họ tự đánh phá lẫn nhau. Theo chú, là người tự trọng ai mà chấp nhận được những hành động trái quấy như chú Nguyễn Ngọc Ngạn đã nêu? nhưng chú cũng nhắc cháu là bên cạnh những thành phần chửi bới tục tằn thô lỗ ấy còn có biết bao người có tự trọng, có nhân cách, có tinh thần học hỏi để cầu tiến và lẽ dĩ nhiên là biết dùng phương tiện đối thoại để giải tỏa mọi khác biệt với nhau. Có một điều chú không đồng ý là đang khi chú Nguyễn Ngọc Ngạn kêu gọi người VN chúng ta cần phải hành xử văn minh với nhau qua đối thoại cũng như giữ thái độ nhã nhặn không xúc phạm nhau thế mà không hiểu sao chú ấy lại lỡ lời khi đã gọi những đối tượng ấy bằng "nó", "Nó vẫn nhắm vào chú....Nó vẫn lôi chú ra...." Cháu có cảm thấy bị xúc phạm không? khi có người gọi cháu bằng con này, con nọ. - Lại nữa chú Nguyễn Ngọc Ngạn bảo rằng khi có một show diễn nào bị cộng đồng chống đối, ví dụ như show diễn ấy có 10 nghệ sĩ trong đó có chú Nguyễn Ngoc Ngạn thì họ lờ 9 người kia mà chỉ nhắm vào chú ấy và chú Nguyễn Ngọc Ngạn cho đó là một thái độ bất công rồi giải thích tại sao và đòi hỏi một sự công bằng. Theo cháu thái độ ấy có bất công không? khi mà ở phần trên chú Nguyễn Ngọc Ngạn có kể về một show diễn có mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được tổ chức tại Atlanta sau khi nghe giải thích tường tận về nhân vật này thì chú Nguyễn Ngọc Ngạn đã hủy không tham gia và các ca sĩ khác thấy vậy cũng hủy theo. Ở

Page 32:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

32đây chú cũng cần giải thích thêm là nói gì thì nói, làm gì thì làm chú Nguyễn Ngọc Ngạn vẫn là con người của cộng đồng với đầy đủ uy tín nên việc ai đó nhắm vào chú ấy cũng chỉ vì cái uy tín của chú ấy với cộng đồng nên một phần của cộng đồng mới có thái độ như vậy. Chú cho việc giải thích của chú Nguyễn Ngọc Ngạn ở mặt này là không thuyết phục thậm chí mâu thuẫn. - Còn việc chú Nguyễn Ngọc Ngạn cho rằng "họ dị ứng với chú thì nhiều chứ nào dị ứng với ngày 30 tháng 4" hay "họ không đả phá ngày 30-4 mà chỉ nhắm vào chú". Thiết nghĩ đây chỉ là cái nhìn chủ quan của chú Nguyễn Ngọc Ngạn vì theo chú chẳng có ai dại gì mà bỏ thì giờ ra làm chuyện vô bổ chống một người làm văn nghệ có tinh thần đóng góp, phát triển văn hóa cho cộng đồng nếu người chống phá ấy không là CSVN trá hình xâm nhập vào cộng đồng để chia rẽ thì cũng là người không bình thường. - Chú Nguyễn Ngọc Ngạn đưa ra những ví dụ như năm 2000 cũng có một show diễn rơi vào ngày 30 tháng 4 được tổ chức ở Ba Lan thì không thấy ai chống hay ở Berlin năm 2009 cũng vậy, về việc này chú xin mạn phép được dài dòng. Ở Ba Lan, cộng đồng người VN chủ yếu là người miền Bắc ngoại trừ một số rất ít đếm được trên đầu ngón tay những anh chị sinh hoạt đấu tranh cho tự do dân chủ cho VN ra còn nói chung hầu hết mọi người trong cộng đồng này chỉ biết buôn bán làm ăn là chính, họ không mấy quan tâm đến tình hình chính trị cũng như không mảy may thiết tha đến những giá trị của nhân loại như tự do, dân chủ và nhân quyền mà VN mình không có. Nói chung công việc làm ăn cũng như việc về thăm quê hương của họ có được thuận lợi hay không phần nhiều là do sứ quán quyết định. Lại nữa, không như bên Hoa Kỳ khi vào những quán ăn VN ở nước này thực khách sẽ thấy họ treo hình ông Hồ, treo cờ đỏ sao vàng lên tường và xem đó là tự nhiên. Tại Bá Linh của Đức cũng vậy, riêng tại Bá Linh có show diễn nhằm vào ngày 30 tháng 4 năm 2009 chú Nguyễn Ngọc Ngạn bảo không có ai chống đối là không đúng, thật ra việc chống đối là có nhưng chỉ không rầm rộ mà thôi. - Chú Nguyễn Ngọc Ngạn bảo "Ở Toronto cháu có làm việc với chú ấy và lâu lâu cháu ghé nhà chú ấy cháu vẫn biết là chú ấy không sử dụng Internet". Chú Nguyễn Ngọc Ngạn bảo chú không có internet nên không biết gì về nhân thân ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhưng không hiểu cháu có thắc mắc là tại sao cũng không có internet mà chú Nguyễn Ngọc Ngạn biết rõ mồn một về những

sinh hoạt văn nghệ ở trong nước, về những trung tâm tổ chức văn nghệ v.v... và cho rằng những trung tâm này chỉ thuần về business mà thôi hay có những nghệ sĩ ở hải ngoại về VN biểu diễn chỉ ăn khách ở tỉnh lẻ nhưng cũng có những nghệ sĩ hải ngoại về VN biểu diễn chỉ ăn khách ở thành phố v.v.. và cháu cũng đừng quên là sự hiểu biết của chú Nguyễn Ngọc Ngạn như là một kho tàng tài liệu. Như vậy là như thế nào ở thời buổi tin học này? Chú chịu. - Về câu hỏi là có sứ quán CSVN đứng sau lưng các show này không? Theo chú, đây là câu hỏi khó và chú Nguyễn Ngọc Ngạn cũng chỉ trả lời theo cảm nhận của chú ấy, còn hư thực thiết nghĩ chỉ có người trong cuộc mới biết nhưng có một điều cháu cũng đừng quên là ở phần đầu của cuộc phỏng vấn, chú Nguyễn Ngọc Ngạn có cho biết trước đây khi chú ấy qua Ba Lan và Slovakia trình diễn chú ấy thấy bầu show đã gặp nhiều khó khăn đến phải năn nỉ khi bị sứ quán CSVN tại đây gây áp lực là đòi loại bỏ MC Nguyễn Ngọc Ngạn và ca sĩ Bằng Kiều. Việc này thì phải giải thích như thế nào đây? Chú Nguyễn Ngọc Ngạn bảo đối với ta văn nghệ là giải trí còn CSVN thì không. Đây là một nhận định không sai vào đâu được cũng chính vì vậy mà nhà nước CSVN đã lợi dụng tối đa lãnh vực văn hóa văn nghệ để tuyên truyền, để cổ vũ hay để ngầm dương danh một nhân vật nào hay ăn mừng một ngày lễ trọng đại nào đó của họ v.v... Do đó việc lợi dụng những nhân vật có uy tín của cộng đồng qua những tầng lớp trung gian để rồi vô tình nhân vật có uy tín của cộng đồng đó phục vụ cho mục đích của họ. Đây cũng là điều không phải không thể, hơn nữa, gần đây nhiều đoàn ca sĩ trong nước được tổ chức hát ở hải ngoại chẳng những không còn ăn khách thậm chí đã bị phản đối bởi cộng đồng. Thấy không thuận lợi nên họ đã áp dụng kế sách "gậy ông đập lưng ông" qua sức mạnh của đồng tiền và nếu đạt được thì không gì bằng. Còn việc cần gì phải nhớ những ngày lễ của đối phương như cháu và chú Nguyễn Ngọc Ngạn đã trao đổi thì chú xin góp ý như thế này. Cách đây gần 2 năm (2010), dư luận trong nước cũng như ở hải ngoại đã lên án gay gắt về cái ngày nhà nước CSVN tổ chức khai mạc ngàn năm Thăng Long trùng vào ngày mồng một tháng mười ngày quốc khánh của Trung Quốc và bế mạc vào ngày 10 tháng 10 ngày quốc khánh của Đài Loan. Nhân đây chú cũng xin nhắc đến một chuyện là cách nay không bao lâu ca sĩ Trần Thái Hoà có trả lời phỏng vấn Đài

Á Châu Tự Do là tại sao anh ấy không về VN hát như bao ca sĩ khác? ca sĩ Trần Thái Hòa đã thản nhiên trả lời là việc những ca sĩ khác về VN hát là quyền của các ca sĩ ấy, anh ấy không chống, riêng anh ấy không về hát dù có được mời là vì anh muốn anh là người ca sĩ tự do, anh chỉ hát khi anh được quyền chọn nhạc phẩm nào mình ưa thích mà không ai có quyền áp đặt. Sống trên đất nước tự do mọi người đều có quyền làm tất cả những gì mà luật pháp của đất nước ấy không ngăn cấm. Tuy nhiên ngoài pháp lý còn có đạo lý. Tại sao cũng như chú Nguyễn Ngọc Ngạn người ta kêu gọi sống phải có nhân cách, phải có lương tâm và trọng đạo lý phải không cháu? Nhân ngày 30 tháng 4 về, ngày mà có người bảo là "có bao triệu người vui và cũng có bao triệu người buồn" chú xin chia sẻ với phía bao triệu người buồn trong đó có chú và cháu vì đã phải rời bỏ quê hương đất nước thân yêu của mình để tìm hai chữ tự do. Cuối thư chú chúc cháu được thăng tiến trong việc làm cùng mọi sự như ý và tốt lành. Mến Chú L.N.S. * * *

Lão Thầy Bói Già Đinh Vũ Hoàng

Nguyên Mặc Lâm, biên tập viên RFA

(Trích…) Trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam chưa khi nào có một tác giả chưa từng có tác phẩm xuất bản nhưng khi nằm xuống lại được nhiều người đến viếng và thương tiếc đến thế.

Đa tài Anh là nhà thơ, vì thơ rất hay. Anh là họa sĩ chuyên nghiệp vì tốt nghiệp tại trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội. Anh là một nhà văn: truyện ngắn của anh chứa đầy nụ cười và trăn trở. Cười vì văn chương anh dí dỏm một phần nhưng trăn trở vì phía sau những số phận nhân vật mà anh đem vào truyện như nét vẽ chân dung trọn vẹn tính người trong dòng chảy gập ghềnh của thời đại. Nhưng có lẽ điều làm anh nổi tiếng là do những bài viết ngắn trên trang blog cá nhân mang tên Lão Thầy Bói Già của anh. Người nghệ sĩ đa tài ít tuổi đó là Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Giã từ bàn viết ở tuổi 37 khi tài năng chỉ mới bắt đầu nhưng đã báo hiệu một phong cách lạ,

Page 33:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

33nhiều dấu ấn và luôn làm ngạc nhiên người đọc. Trang blog Lão Thầy Bói Già là sợi giây buộc anh vào trí nhớ người đọc. Từ khi ngã bệnh, hàng trăm người không quen đã đến tận giường để nhìn cho được con người mà họ yêu mến. Anh nằm đó, cười gượng gạo tuy thể xác đau đớn nhưng tâm hồn anh bật sáng niềm hãnh diện vì đã với tay chạm vào được giác quan cảm thụ của người khác. Nhiều đề tài Hoàng Nguyên chú ý cũng được người khác khai thác. Thế nhưng, không ai có được cái cách viết như Đinh Vũ Hoàng Nguyên, vì thế Lão Thầy Bói Già đứng riêng một cõi. Chưa có trang blog nào mà tổng số chữ rất ngắn nhưng nói được quá nhiều như trang blog Lão Thầy Bói Già của Nguyên. Ít chữ lắm nhưng khi chúng đứng chung lại với nhau lại có khả năng làm cho người đọc phải nhảy múa. Hoàng Nguyên dùng trang blog để trực diện tuyên chiến với những lố bịch đang xảy ra chung quanh và phần lớn tập trung vào một nhóm đối tượng chức quyền, kể cả người cao nhất đang điều hành đất nước. Cái cười của anh không ác, nó chan chứa tình tự thể loại tiếu lâm dân dã của người miền quê Bắc Bộ. Dòng chữ của anh chưa bao giờ đẩy người khác xuống bùn sâu. Họ chỉ hụt hẫng, khó chịu, tự xấu hổ một chút và biết đâu sau đó lại biết ơn Lão Thầy Bói Già, hơn là điên cuồng vì chạm nọc. Cái ác chưa bao giờ được người ta tán thưởng kể cả khi dùng nó trong văn chương để chống lại cường quyền bạo ngược. Đinh Vũ Hoàng Nguyên tìm ra được cách diễn tả cả một câu chuyện với một hay hai dòng ngắn ngủi. Ngắn đến nỗi không thể ngắn hơn nhưng trong cái ngắn ấy nói lên rất nhiều điều mà nếu viết dài hơn lại không thể nói. “Mình đi ăn thịt chó ở Vĩnh Phúc. Trong mâm có phó chủ tịch xã, tuổi khoảng ngoài bốn mươi. Rượu ngon, thịt chó ngon. Nhân câu chuyện về tình hình an ninh ở địa phương, phó chủ tịch xã nói: - Báo cáo các bác, số nghiện hút phát hiện được ở địa phương bọn em là 31 đồng chí, còn đảng viên chi bộ bọn em có 16 thằng…Chuyện thật 100%. Thằng Nguyên mà nói điêu thì làm con chó!” Người đọc cười vì trong câu chuyện lắm “đồng chí nghiện” này không cụ thể một ai cả nhưng lại rất tượng hình cả một tập thể vốn không hơn gì những anh nghiện nhưng được phong hàm đồng chí. Câu chuyện không khiến cho ai động lòng để cả các đồng chí thật ngoài đời nhưng khi nụ cười lắng xuống người đọc thấy thú

vị và lâng lâng tự hỏi nhờ vào đâu mà Nguyên lại viết được như thế? Cũng thế, cũng đồng chí cũng cười đùa nhưng trong mấy dòng về Kim lãnh tụ thì một ít chua chát xuất hiện phía sau nụ cười. Không còn cà khịa như câu chuyện giữa bàn thịt chó. Có vẻ nghiêm túc hơn vì đồng chí này đuợc cả thế giới theo dõi. Đồng chí Kim của Bắc Triều Tiên nằm xuống gây cho rất nhiều đồng chí Việt Nam bối rối vì không biết gọi bằng gì… “Kim lãnh tụ chết. Dân mình gọi Kim là “thằng”. Còn cái đảng của dân do dân vì dân trong lời chia buồn gọi Kim lãnh tụ là “đồng chí”. Để dung hòa, có lẽ nên gọi Kim lãnh tụ là “thằng đồng chí”, để vừa có tính đảng, vừa có tính nhân dân.” Không ai nỡ cho rằng câu chuyện này của Hoàng Nguyên lại cố tình mạt sát cả một cái đảng nổi tiếng là Đảng Cộng sản, tuy nhiên đâu hiếm người sẽ khóc lên như dân Bình Nhưỡng trước thi hài Kim lãnh tụ nếu việc khóc đó có thể nâng họ lên một tầm cao mới? Hoàng Nguyên còn là cây viết khôi hài đen khi có những dòng chữ không ai có thể cười được tuy rất muốn cười. “Ngày 27/11/2011, công an thành phố Hà Nội bắt được một số người ở hồ Hoàn Kiếm. Sau khi điều tra nghiên cứu, lực lượng công an đã phát hiện ra những người này đều tàng trữ trái phép tai, mắt và mồm... Đây là lời cảnh tỉnh cho những người nào ở Việt Nam hiện còn tàng trữ những bộ phận này một cách trái phép.” Cứ cách viết như thế Đinh Vũ Hoàng Nguyên vẽ những mảng thời sự, đời thường lên trang blog của mình: “Một kẻ chỉ thấy xung quanh mình toàn người xấu thì bản thân kẻ ấy khó có thể là người tốt. Một đảng nhìn ra bên ngoài toàn thấy thế lực thù địch, còn khi nhìn nhân dân mình thì phát hiện ngay ra lũ phản động nhiều nhung nhúc, thì đó là là… là… một đảng thông minh!” Đinh Vũ Hoàng Nguyên là một nhà văn mặc dù truyện ngắn của anh chưa bao giờ được xuất bản. Hai truyện được biết nhiều nhất là Cao Như Đảng và Nhà Cuối Ngõ đã đại diện được phong cách của Nguyên. Truyện thật ngắn Cao Như Đảng yếu tố châm biếm nhẹ nhàng nhưng không dễ quên của anh, có thể điển hình cho toàn bộ những gì mà anh quen thuộc:

Cao Như Đảng Tên của gã là Cao Như Đảng. Tên cúng cơm của gã là Cao Như Đảng. Trong lý lịch gã đề tên Cao Như Đảng. Tức là đích thị trên đời có thật một gã Cao Như Đảng.

Cao Như Đảng biệt tài làm thịt chó, thịt nhanh, nấu khéo, cả làng cả xóm biết tiếng. Ngay cả chó dại, chó chết ốm, chó bị trẹt xe…, gã mà đã nhúng tay pha thịt, ướp hấp, lúc dọn lên mâm vẫn ngon nhức. Trong xóm nhà ai thịt chó cũng nhờ gã. Ủy ban xã khi nào tiếp khách hay liên hoan, cần thịt chó, lại gọi gã. Bản lĩnh ấy khiến gã với mấy vị trên Ủy ban thành thân tình. Dần dần người ta lấy luôn cái nghề của gã gắn vào tên, gọi gã là Đảng Chó. Gã nghe vậy cũng chẳng lấy gì làm phiền. Một ngày, Cao Như Đảng mở quán thịt chó. Hôm khai trương, gã mời cán bộ trong xã đến đánh chén. Rất vui. Nhưng đang dở bữa, thì bí thư xã phát hiện ra cái biển trước quán đề THỊT CHÓ ĐẢNG. Ông bí thư gọi Cao Như Đảng đến, quắc mắt: “Ông ghi thế này là chửi ai?”. Cao Như Đảng nói: “Thì dân vẫn gọi em là Đảng Chó, các bác trên xã cũng gọi em là Đảng Chó, thì giờ mở quán em làm biển thế cho tiện!”. Bí thư bảo: “Lời nói gió bay, nói mồm với nhau không có gì làm bằng, chứ ghi lên thế này thì mặt mũi đảng còn cái chó gì nữa?”. Gã đành “dạ dạ…”. Cái biển sau, rút kinh nghiệm, Cao Như Đảng đề: ĐẢNG THỊT CHÓ. Bí thư xã đến ăn, nhìn biển mới, gật gật gù gù bảo: “Sửa thế này được, để cái giống ấy sau chữ đảng, cho đỡ bị hiểu lầm!”. Đang bữa, bí thư sực nghĩ, giật mình, mới quát: “Dỡ biển xuống ngay, khẩn trương, phản động, muốn đi tù à?”. Cao Như Đảng méo mặt hỏi: “Cả nhà nhà em toàn người ngoan và ngu, có biết gì mà phản động?”. Ông bí thư hạ giọng, thầm thì: “Nước mình là một đảng lãnh đạo, cấm có cái chuyện hai ba đảng, ông ghi thế này nhỡ ai hiểu là ông lập đảng đối lập, thì toi!”. Cao Như Đảng bảo: “Chả nhẽ thằng bán thịt chó và mấy thằng ăn thịt chó mà cũng bị thành đảng à?!”. Bí thư bảo: “Ai chả biết thế! Nhưng cái nước mình nó thế! Mà thôi, tốt nhất thời này cái gì đã đảng thì đừng chó, mà đã chó thì đừng đảng!”. Gã đành “dạ dạ…”. Sau bữa đấy, Cao Như Đảng lại thay biển mới, còn đề mỗi THỊT CHÓ. Nhưng lắm lúc gã tấm tức: đến cái giống chó còn đi không đổi họ, ngồi không đổi tên, lúc biến thành thịt vẫn gọi là chó, chẳng nhẽ chỉ do nước này có độc cái đảng mà thành mình phải kị húy, phải kiêng cả tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho, thì hóa chẳng bằng chó! Nhà Cuối Ngõ là một truyện ngắn khác diễn tả một cộng đồng rất nhỏ tại một xóm nghèo. Trong Nhà Cuối Ngõ tác giả

Page 34:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

34nối các mối quan hệ nửa kín nửa hở của các nhân vật vào với nhau và bằng một giọng văn hài hước rất thông minh, Đinh Vũ Hoàng Nguyên đặt người đọc ngồi trước câu chuyện, thấy từng chi tiết, từng phân cảnh và trên hết thấy được tính nết của từng con người rất khác nhau trong cái cộng đồng người nhỏ bé ấy.

Nhà Cuối Ngõ Ngà là con gái mụ Điếc, nhưng không hề điếc. Ngà lấy chồng ở ngõ bên cạnh, chưa có con. Buổi tối Ngà bán bún ngan vịt ngay cửa nhà. Chồng Ngà là tổ trưởng tổ kéo đường dây điện, thường đi công trình xa. Thằng này cục. Ngà lại là loại đáo để. Hai vợ chồng hay choảng nhau. Có gã hàng xóm cạnh nhà Ngà buổi tối sang ăn bún khuya, thấy Ngà tươi, mỡ, chồng lại đang đi vắng… Nhìn quanh quán thấy chẳng còn ai, gã hàng xóm lúc đỡ bát bún cố chạm tay vào vú Ngà, bảo: “Thêm cho anh tí thịt thừa ở ngực nhé!”. Ngà đang cầm muôi nước dùng nóng chan luôn vào đũng quần gã… Gã hàng xóm bỏng, mà không dám kêu ai. Hàng tuần giời đi đứng như thằng sa đì. Chồng Ngà đi công trình về, ngủ mê mệt. Ngà mở điện thoại chồng thấy có ảnh chụp chồng vừa hát, vừa lúi húi móc rốn mấy cô em môi đỏ trong hàng karaoke. Thằng chồng đang ngáy há hốc mồm, Ngà nhặt chiếc guốc, nhè mồm chồng bổ, chửi: “Thằng đĩ, bà ở nhà giữ bướm cho mày, hầu hạ cả bố mẹ mày để cho mày đi sướng bậy à?”. Thằng chồng rách môi, gẫy nửa răng cửa liền tóm tóc vợ, dúi, lên gối uỳnh uỵch. Ngà thò tay tóm dái chồng bóp nghiến, chồng phải nhả tóc. Ngà bỏ về nhà mẹ đẻ. Thằng chồng Ngà lôi hết đống guốc của vợ chặt sạch. Sáng hôm sau thằng này đi làm, dái đau, chân bước lạng dạng. Ra ngõ, chạm mặt gã hàng xóm, thấy gã kia nhìn trộm mình lấm lét, lại cũng bước lạng dạng hệt mình, mới bảo: “Ông tương bỏ mẹ mày giờ! Mày thích nhại ông à?!” Đinh Vũ Hoàng Nguyên có những bài thơ trái ngược hoàn toàn với văn phong của anh. Chất thi ca trong thơ của Đinh Vũ lãng mạn và dịu dàng như tiếng mưa đêm, đủ nhẹ để làm người ta nhung nhớ. Khi làm thơ, anh thì thầm và nông nổi không còn cái nét truyền thần đầy những vết nhăn suy tưởng như khi anh viết truyện, viết blog.

Chút tự sự, và em Những cơn bão xiêu đêm. Những cơn bão dịu dàng. Những ga lá nhắc nửa đời lỗi hẹn. Gió hấp hổi suốt một thời của biển

Có bao giờ biết lặng trước mùa thu. . Em! đang nghĩ gì khi anh ôm bàn tay? Đôi mắt muộn, ngóng vì sao lẻ! . Em đừng bâng khuâng điều xa xôi quá Một cơn mau cũng tạo nên mùa Bởi ta đến bên nhau đâu phải từ sóng mắt Mà bởi lòng lắng lại mới thành nhau. . Và điều không dễ mất trong nhau Như cuối nắng còn trăng lưu bóng nắng Ta thấm qua nhau những niềm chưa hết nỗi… Đôi mắt muộn, ngôi sao bay chớp vội Em ủ cánh buồm, câu ước, sao băng. . Khi anh lắng nghe tiếng trái tim em Nghe khoảng lặng nửa đời anh, chợt đập Nghe bao điều riêng đau, ta không kể Bởi một điều trong nhịp nhịp đồng rung. Là điều chẳng dễ gọi thành tên Nước mắt vẫn không mầu, khi lăn qua nỗi đau và hạnh phúc. Đôi mắt muộn, một vì sao rụng Giọt nước mắt này anh muốn gọi thành tên. . Trời rộng đất dài ta đến tìm nhau Đất trời gọn trong làn hơi nhau thở. Em nhận nhé nửa đời chưa hết gió Để cánh buồm… câu ước, sao băng… . Có một phố vừa đi qua phố . Có bao người vừa đi qua phố Có một phố vừa đi qua phố Có chút lòng khẽ chạm… làn rêu. . Phố, kẹo lạc kẹo vừng Con dế thơ ngây gáy vào cơn ngủ Nắng câu Kiều thơm gió những vòm đêm Cánh cò lạc bờ đê cò dò trên ngói bỗng gặp cái cò trong tiếng à ơi… . Phố, làng lúa làng hoa Người trong phố về quê trong phố Ngã tư lòng vương ngát sen hương… . Phiên chợ đầu hôm Sông Hồng cong mình trên bờ vai thành phố Người quang gánh gánh làng về phố Mùa nước đỏ mắt người cũng đỏ Mỗi mảnh trăng phôi trên mỗi mảnh đời… . Cửa ô

Im lìm Đoàn quân chuyển mình lên biên giới Những giọt máu hai mươi hợp dòng xa phố Ngọn đèn – Tim cháy thâu sương… Có người cha tiễn con, mắng vợ mình mau nước mắt Nhưng đêm ấy là đêm mờ mưa, sao tắt Gò má người cha mọng thắp Ánh sao… . Vỉa hè Lang thang Đứa trẻ không nhà trèo sấu trèo me đi bán Sau cơn mưa gẫy rắc cành me… Người đàn ông nước mắt không rơi suốt thời chinh chiến Bỗng mặn mòi se giọt… giữa vành môi! . Khúc ơ khúc ơ… Đêm qua Tiếng rao cũ lạc người trên gác cũ Có cụ già cô đơn bỏ phố Chị hàng rong đặt tấm bánh trên bàn thờ, hương đỏ Những mảnh lòng chưa thành quen trong phố Khóc ngậm ngùi tiễn tưởng một người thân. . Bình minh bay từ khung cửa sổ Dòng sông trôi từ khung cửa sổ Đa – Nuýp xanh sắc cốm Vòng Những mảng trầm thiêm thiếp giấc đông Bỗng mở mắt cái hoa lên tháng Có người con gái Dịu dàng đưa tháng qua môi… . Ta bên nhau trên phố của bao người Bao ân tình vừa đi qua phố Có một phố vừa đi qua phố! Có một người lắng phố, bên em. . Em hồn nhiên cho phố hồn nhiên Tóc phả mái bên chiều phai phai nắng ngói… Thân thương quá! Trước khi Đinh Vũ Hoàng Nguyên đi xa anh kịp để lại cho con một gia tài quý giá đó là hơi thở của tổ quốc trong lúc mệt lả nghẹn ngào. Con anh khi lớn lên bắt đầu tập nói chắc chắn sẽ được mẹ

Page 35:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

35đọc cho nghe bài thơ này và từ đó trái tim của cháu làm sao rời được hình ảnh mà cha đã gieo vào lòng trước lúc đi xa? Bài thơ mang tên “Những Huyết Cầu Tổ Quốc”.

Cố họa sĩ, nhà thơ, nhà văn Đinh Vũ Hoàng

Nguyên và con trai trong những ngày cuối. Photo courtesy of blog nhà văn Nguyễn Quang Vinh.

Những Huyết Cầu Tổ Quốc

Xin lỗi con! Khi hôm qua ôm con Có một phút giây, ba chợt xiết con vào lòng hơi mạnh Ba làm con đau! Bởi hôm qua Ba đọc câu chuyện về đồng bào mình – những huyết cầu* Tổ quốc. Máu lại tuôn…, xô dập, mảnh ván tàu… Con ơi Ba sẽ kể con nghe Câu chuyện những ngư dân Đang hóa thân thành hồng cầu* để Trường Sa, Hoàng Sa Vẫn là thịt trong huyết hình Tổ quốc. Con phải khắc tâm Câu chuyện những bạch cầu*: là 74 người lính Việt Nam chết giữa Hoàng Sa. là 64 người lính Việt Nam chết giữa Trường Sa. Những con số sẽ không là con số Khi ngẩng đầu: Tổ quốc 4000 năm. Mỗi con đường – mạch máu đất nước mình Vết thương đạn bom vừa yên trong đất Vọng phu còn trên nét mặt mồ côi. Nhưng những mũi tàu vẫn xẻ trùng khơi Nơi sóng rẽ cũng là nơi máu chuyển Và trong mỗi người Việt mình có mạch máu nối liền với biển Mạch máu này con phải thấy bằng tim Nếu một ngày sóng nộ, cường lên Giữa lòng Việt bốn nghìn năm cũng dậy. Thứ lỗi cho ba Khi bài thơ đầu đời cho con, không thể bình yên! Kẻ thù lăm le cướp biển nước mình Đất nước bốn nghìn năm trên sóng. Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng… Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời. Một ngày Khi con nếm trên môi, Con sẽ thấy máu mình vị mặn. Bởi trong máu luôn có phần nước mắt

Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương. Con sinh ra rạng rỡ một huyết cầu Của đất nước bốn nghìn năm không ngủ Để điều này lớn lên con hiểu Bây giờ, ba phải kể cùng con. Đinh Vũ Hoàng Nguyên không còn nữa. Người mến mộ anh rất nhiều và trong những dòng chữ anh để lại tuy không gửi cho ai nhưng khi đọc lên người ta vẫn cứ tin rằng anh đang viết cho họ. Còn gì đáng vui hơn cho một nghệ sĩ khi người đọc cùng thổn thức, cười lả hay khắc khoải với những con chữ vô tri được anh ta nặn ra từ những vết thương không có máu nhưng lại không thể nào lành… M.L. 7.4.2012 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/dinh-vu-hoang-nguyen-ml-04072012132905.html

* * *

Đi qua Ta đi qua một lần sen úa Mới biết mình chưa hiểu một làn hương. Ta đi qua một lần người hát Mới biết mình chưa hiểu một niềm đau. Ta đi qua một lời không ngỏ Mới biết mình chưa hiểu mình đâu! Ta đi qua một ngày thật lặng Chợt giật mình, chưa hiểu về nhau. Đinh Vũ Hoàng Nguyên 10.8.2011

* * *

Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài

Nguyễn Trường Uy Năm 2005, được một người bạn động viên hết mình, Thủy Tiên mạnh dạn bước ra khỏi vỏ ốc tự ti của đời mình để đăng ký dự thi tiếng hát nhạc Trịnh Công Sơn tại Hội quán Hội ngộ TP.HCM. Cô chọn bài Xin cho tôi và Đôi mắt nào mở ra, hát “Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài, cho tôi nghe lời hát cỏ cây...” như những tâm sự của chính đời cô. Một giọng hát da diết và trong ngần làm nhiều người cảm động. Thủy Tiên đoạt giải nhất, và kể từ đó những chương trình nhạc Trịnh ở TP.HCM xuất hiện một giọng hát nhạc Trịnh mới thật lạ. Đã có một thời Thủy Tiên thật buồn với khuôn mặt không vẹn toàn của mình, song rồi cô hiểu được lời trái tim mình: nếu cô có khuôn mặt đẹp, cô sẽ không có được giọng hát đẹp như bây giờ.

Ngày ấy, Thủy Tiên - cô bé mồ côi cha - bị một căn bệnh ở miệng, do gia đình chữa sai cách nên làm biến dạng khuôn mặt và cái miệng xinh xắn của cô. Từ đó, cô chỉ phát âm được nguyên âm, còn phụ âm không nói được nữa. Vậy mà Thủy Tiên rất thích hát, lại thích nhạc Trịnh Công Sơn. Chẳng lẽ đời mình sẽ mãi không hát được? Thủy Tiên không buông xuôi. Cô đổ nước vào một cái lu, rồi nhiều lần trong mỗi ngày cô chúc đầu vào lu nước quyết tập nói cho thật rõ. Ban đầu, do cô suốt ngày chúi vào lu nên đầu cứ bưng bưng, mặt đỏ bừng. Cô vẫn cứ miệt mài tập nói với nước trong lu, từ ú a ú ớ rồi cũng thành lời, nói cũng tròn vành rõ chữ. Rồi tập hát, ban đầu là những câu hát không thành lời, rồi dần dần đôi môi không tròn trịa cũng hát được cả bài. Đến lúc khi mỗi ngày cô không phải chúi đầu vào lu nữa thì mọi người xung quanh đã biết cô có một giọng hát đẹp và hát nhạc Trịnh hay đến bất ngờ. Qua nhạc Trịnh, Thủy Tiên có thêm những người bạn: Hà Chương - sinh viên nhạc viện khiếm thị sáng tác nhạc; Thế Vinh - người chỉ có một tay nhưng đàn ghita và thổi harmonica day dứt đến nao lòng. Những người có hoàn cảnh khó khăn và thiệt thòi như nhau đã đến gần với nhau. Họ lập thành một nhóm gọi là “Món quà của sóng”. Với dòng nhạc Trịnh, “Món quà của sóng” đã đến nhiều sân trường ở nhiều tỉnh, thành hát cùng sinh viên, rồi ra một album do Hà Chương sáng tác, Thế Vinh đàn và Thủy Tiên hát. “Tôi hát nhạc Trịnh không phải theo phong trào, cũng không phải vì áo cơm, mà vì kể từ khi đến với nhạc của ông tôi thấy tâm hồn mình trong sáng hơn” - Thủy Tiên nói vậy. Trong đêm nhạc “Hàng cây thắp nến” tổ chức tại Hội quán Hội ngộ tưởng nhớ năm năm Trịnh Công Sơn đi xa (2006), khi nhà thơ Đỗ Trung Quân giới thiệu về một ca sĩ không may mắn có khuôn mặt không đẹp nhưng lại có một tiếng hát đẹp với nhạc Trịnh Công Sơn, khán giả đều biết đó là Thủy Tiên. Cả mấy ngàn người lắng đọng với tiếng hát “Xin cho tôi xin cả cuộc đời, một hôm nào trẻ hát trong nôi, xin cho tôi xin chỉ một ngày...”. Người nghe hiểu Thủy Tiên đã đi một bước thật dài với nhạc Trịnh. Bây giờ, một ngày như mọi ngày, ban ngày Thủy Tiên đi may gia công để nuôi sống mình và người em. Dành dụm mãi đến bây giờ cô thợ may Thủy Tiên mới có thể thực hiện được ước mơ lớn lao của đời mình: hoàn thành album nhạc Trịnh đầu tay Xin cho tôi. Album gồm

Page 36:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

36những ca khúc Trịnh Công Sơn ít người hát, nhưng với Thủy Tiên đó là những ca khúc về thân phận con người mà mỗi lần hát cô đều thấy mình tin yêu cuộc đời hơn. Ngoài giờ đi may, Thủy Tiên dành trọn thời gian cho việc tập hát, tập không phải để biểu diễn mà để hát hay hơn với chính mình. Ban đêm, nếu có chương trình nhạc Trịnh nào ưng ý thì Thủy Tiên tham dự. Và bao giờ cũng vậy, khi Thủy Tiên xuất hiện, sân khấu phải giảm ánh sáng xung quanh và không để đèn sáng chiếu vào khuôn mặt của cô. Trong không gian tối lắng đọng đó, một tiếng hát sáng trong bừng lên day dứt: “Xin cho tôi đến tận nụ cười, xin cho tôi yên phận này thôi...”. N.T.U. http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Am-nhac/183477/Xin-cho-toi-nguyen-ven-hinh-hai.html

* * *

T H Ơ …

Cùng nhìn lại quê hương vẫn còn hoe

mắt đỏ… Đỗ Trung Quân Tôi đi ngược về hướng biển Quốc lộ ra Phan Thiết, Nha Trang Tôi vòng về hướng núi Thông thắp nến hai hàng Tôi đi ngược bỏ lại phía Sài Gòn Nơi hơn nửa thế kỷ niềm vui thống nhất có thật Nhưng nỗi bi thương cũng có thật Người bộ đội mang ba lô bước vào nhà Người lính Cộng Hòa mang đồ đạc đi ra Người lính Bắc Việt Nam vượt Trường Sơn Người lính Sài Gòn dong buồm vượt biển Tôi đi ngược lòng mình Như di tản Vui cũng nổ trời Buồn cũng thấu ruột gan Ngày ấy Q làm gì? - Tôi lẫn vào dòng người lếch thếch trở lại từ phi trường Tân Sơn Nhất Ngày ấy anh làm gì? - Tôi xuôi theo đoàn quân giải phóng Tiến về Sài Gòn. Mẹ tôi chắc chờ ngoài cửa. Ngày ấy… Ngày ấy… Chúng mình còn rất trẻ…

tôi ngồi trên bãi biển… Phan Thiết tôi nhìn mặt trời lên phía đồi thông Lâm Viên chai rượu đã lưng nào thì để cây đàn lên tiếng Tôi cười ha hả gào “Nam nhi hồ lai chinh chiến hề Cùng hẹn ngày về Quê Bắc ơi…”[*] Anh cũng he he thét tướng “ sài gòn ơi ta đã về đây …ta đã về đây…”[**] Rượu vơi rồi rượu lại đầy “ ờ nhỉ! Cớ gì chúng mình quần nhau tan nát” Ngu! Ba mươi bảy năm… Tôi đi ngược sài gòn Di – tản – – niềm- vui Di- tản – nỗi -buồn Của mình. Chúng ta cùng nhìn lại quê hương Hoe mắt đỏ… Sài gòn 30/4/2012 Đ.T.Q. Nguồn : Ba Sàm [*] Anh đi chiến dịch – Phạm Đình Chương [**] Sài Gòn quật khởi – Huỳnh Minh Siêng

* * *

Gửi Trường Sa Đỗ Nam Cao Trường Sa ư với ngày thường xa thật Đảo ở đâu tôi có hỏi đâu mà Điều khốn nạn là chỉ khi máu đổ Đảo mới gần mới thật đảo của ta Các anh cắm ngọn cờ Tổ quốc gió cuồn cuộn Sóng lừng ngầu bọt bãi san hô Kẻ muốn nhổ ngọn cờ khỏi ngực Thì nhận đây dòng máu nóng hực ra Chính lúc bấy giờ tôi mới hiểu Trường Sa Hiểu đến xót xa Tổ quốc là vỏ con ốc biển Anh nâng niu cất gửi tặng quà Các anh chết làm gì có mộ Làm gì có đất cho máu tụ thành hồn Máu tan loãng thân thể chìm mất dạng Chỉ còn đảo và cờ Tổ quốc giữa trùng dương Xin cứ giận các anh ơi, rồi thứ lỗi Ôi con tôi sao nó bỗng khóc òa

Tôi hôn con ghì Trường Sa vào ngực Bãi đá ngầm cào rách thịt da Đ.N.C. 1988

* * *

Khi người tự thiêu đứng dậy đi

Hồ Trung Tú Khi người tự thiêu không ngồi, cũng không quỳ, mà đứng dậy đi! Lửa đã cháy trên nóc nhà thế giới. Đừng sợ em Không ai chọn cái chết dữ vậy chỉ để dọa trẻ con Chỉ để là run trái tim người phụ nữ Nhất là khi đó là người Tây Tạng Người Tây Tạng hiền lành Người Tây Tạng mong manh Xem con kiến cũng như con người Xem cuộc đời như một thoáng mây bay. Người Tây Tạng không nhìn ra ngoài Người Tây Tạng chỉ nhìn vào trong Tự vấn mấy ngàn năm về một kiếp nhân sinh Sướng khổ thế nào cũng một mực tin bởi nhân duyên Tin bởi chính mình mà đất nước tiêu vong Bởi chính mình mà câu kinh cũng bị cấm Gió đang hú gào trên đỉnh Himalaya Khi Người tự thiêu không nằm, không ngồi, mà đứng dậy đi Ngọn lửa đã đứng dậy đi Ngọn lửa trên nóc nhà thế giới ! Hãy run lên và sợ hãi đi Những tên nhân danh nhân dân Nhân danh đủ thứ để cai trị nơi này. Nhân loại đang đi về đâu ? Người Tây Tạng cóc thèm cái hướng đi đó Họ một mình một cõi quay vào trong Lặng im nhìn mình. lặng im hạnh phúc Và họ mong manh dễ bắt nạt vô cùng. Nhân loại đang đi về đâu Hướng đi gì mà chỉ toàn rắc gieo nỗi khổ niềm đau. Bất an triền miên Bồn chồn cả trong giấc ngủ Nỗ lực kiếm tiền rồi nỗ lực lấy tiền mua sức khỏe Người Tây Tạng không thế Họ biết lắng nghe sức khỏe ngay từ lúc sinh ra Chứ không phải đến tuổi già mới hối hả Một mình một hướng đi. Và lửa đã cháy trên nóc nhà thế giới Lửa sẽ lan đến tận Bắc Kinh. Và đến tận New York, London

Page 37:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

37Cháy hết địa cầu. Từ ngọn lửa người tự thiêu không ngồi không quỳ mà đứng dậy đi này ! Hãy sợ đi em Hãy khóc thét đi em Và truyền cả nỗi sợ ấy cho những tên đang ngồi ở Trung Nam Hải Để chúng phải run lên Cụp mắt xuống không dám nhìn Vào một người Tây Tạng tự thiêu không ngồi, không quỳ mà đứng dậy đi ! P.S: Viết vần vèo vì không tìm ra được hình thức nào để phải đề kháng với sức nóng ngọn lửa này. Viết mà thèm cái bút lực của Lưu Quang Vũ hay như Trần Mạnh Hảo, Bùi Minh Quốc…. đây không phải thơ đâu, đừng bận tâm vì nó, xem hình đủ rồi! H.T.T.

Tôi đã thấy Lê Quang Hồng Tôi thấy người thanh niên trong ngọn lửa, Mặt cháy đen và đôi bàn tay co quắp lại Mà đôi chân vẫn chạy với rừng rực lửa hồng Chắc hẳn người đau đớn lắm phải không Nhất định ! Anh đang tột cùng đau...nỗi đau dân tộc. Quyết đem thân mình biến thành cơn bão lốc Quét sạch giặc thù, xây dựng lại quê hương Và với anh, từ phía bên kia đường Cờ vàng bay theo chân người dũng liệt Để nói với anh : Tây Tạng, Việt Nam muôn đời bất diệt Để biết rằng anh không chiến đấu cô đơn Có chúng tôi, cùng thắp sáng lửa căm hờn Soi bước tiến những anh hùng bất tử. L.Q.H. * * *

Những ngôi mộ gió * Cảm tác sau khi xim phim " Hoàng Sa

Việt Nam: La meurtrissure, Painfull loss, Nỗi đau mất mát”

Võ thị Trúc Giang Lúa 9 À ơi ... Sóng trùng trùng người đi ra biển người đi thì có à ơi....người về thì không mộ ai trống gió bên đồng anh đi ra biển, sao không thấy về ? Hoàng Sa hòn đảo cận kề ngư dân đánh cá đổi tiền nuôi con anh đi em hãy còn son sao không về nữa, em còn chờ ai ? nhớ anh nước mắt chảy dài xác anh đâu thấy, mộ này thắp nhang ngư dân sống kiếp cơ hàn nay thêm mộ gió bàng hoàng nỗi đau Đông về giá buốt đêm thâu thương cho số kiếp khóc sầu dân ta ! xác anh trôi giạt phương xa về ngôi mộ gió là nhà tưởng anh. khóc cho vơi phận cũng đành nỗi đau mất mát Hoàng Sa, ai ngờ! 20 Dez 2011 * * * LTS: Câu chuyện có thể quen thuộc „bình thường“ trong xã hội Tây phương nhiều „Stress“. Bài viết „ấn tượng“ và người đọc bị cuốn hút với câu chuyện…

Tao đi để tìm lại chính tao

Võ thị Trúc Giang Lúa 9

Khánh Quyên con gái chúng tôi là con đỡ đầu của Ray và Marga, nên tình cảm giữa hai gia đình chúng tôi 30 năm qua vẫn còn gắn bó. Hai người yêu nhau khi còn là sinh viên, Ray tốt nghiệp tiến sĩ Informatik (điện toán) còn Marga tốt nghiệp bằng sinh vật học. Cả hai xứng đôi vừa lứa, sau khi ra trường họ lấy nhau, Ray có đầu óc kinh doanh giỏi, anh mua đất và bắt đầu xây dựng tổ uyên ương. Nơi đây Ray hy vọng khi về hưu sẽ sống đề huề vợ con cháu chít. Nhưng đời không đơn giản như người ta tưởng, có lần tại tiểu bang Saarland nhỏ anh bị thất nghiệp, nên Ray đổi hướng tự lập tự mở hãng làm chủ, và muốn có tiền mỗi khi có hợp đồng ký kết ở nơi xa trên toàn nước Đức, bắt buộc Ray phải lái xe đến tận nơi, ban ngày vào hãng làm việc tối tối về ngủ lẻ loi trong căn phòng Hotel. Với hy vọng là với số tiền kiếm được đó anh sẽ tậu thêm điều kiện vẽ

vang cho mái gia đình mình. Nơi đó có người vợ tên Marga đang chăm sóc 3 đứa con, nơi đó có những khuôn mặt Ray yêu quý. Con ngày càng lớn, đòi hỏi chi phí ngày càng tăng. Ray càng đi lâu hơn chỉ để kiếm tiền trang trải cho gia đình mình. Ray không rượu chè be bét, không mèo mở lung tung, Ray chỉ đi vắng nhà hơi lâu và về đến nhà anh lao vào công việc bị tồn đọng vì vắng nhà lâu không có bàn tay đàn ông chăm sóc. Ray lại thích vườn đầy hoa cỏ xinh tươi, Marga lại không thích làm lụng vất vả vì lo đón con, nấu nướng, dọn dẹp cái căn nhà to đùng này là đã quá mệt mỏi rồi. Marga thích ngồi đan áo len để giải trí. Thời gian thắm thoát thoi đưa, nhìn vào ngôi nhà sang trọng ấy, bề ngoài trông yên ắng ấy có ai ngờ đâu sóng dội bấp bênh đời hai người kéo theo một đàn con, chiến tranh lạnh xảy ra giữa phía gia đình Ray và gia đình phía Marga nữa. Cuối tuần Ray về đến nhà, nhìn căn nhà bề bộn, nước sơn cánh cửa cái đã cũ phải sơn lại, khu vườn trồng bông phải vun bồi, terrasse phải làm mới vì gạch bắt đầu bong xi măng, nước mưa làm hư hỏng cầu thang xuống vườn v...v. Dưới cặp mắt của Ray, một anh chủ hãng quen hoàn hảo, quen perfect, quen chỉ huy. Anh đề nghị với bà xã mình: - Em tốt nghiệp đại học nay chỉ ở nhà trông con, ở không mãi thì em than buồn, anh đề nghị em làm sổ sách chi thu kế toán giùm cho hãng của anh, mình đỡ tốn tiền mướn thư ký làm chuyện đó. Số tiền thay vì trả cho thư ký, mình dành cho nhà mình. Em nghĩ sao ? Marga bằng lòng, trên gác Ray có một văn phòng riêng biệt để chứa hồ sơ quan trọng cho hãng, Marga chỉ việc lên đấy ngồi bắt đầu công việc thư ký kế toán mà Ray giao phó, ngoài ra Ray khai sớ thuế đã đặt vợ nhà vào vai trò nhân viên cho hãng, Marga có lương hướng đàng hoàng. Dưới mắt của Marga chồng mình chỉ là người quen chỉ huy và chỉ nghĩ tới lợi tức cho chính Ray chứ chưa hề có tư tưởng Ray tạo ra cho Chúng Mình !! Cho vợ chồng con cái cùng hưởng! Mọi việc xảy ra không như Ray mong muốn, một cô tốt nghiệp đại học như Marga nay vì hoàn cảnh ở nhà trông con, Marga mang mặc cảm mình không còn giá trị gì nữa ngoài xã hội, mọi việc đều trông vào đồng lương của chồng. Chồng muốn là phải có, chồng vẽ chương trình là Marga phải nghe theo, vì Ray là người tự lập tháo vác giỏi giang và có khuynh hướng chỉ huy, nói thẳng

Page 38:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

38là hơi độc tài. Marga mất dần tự chủ càng bất mãn bực dọc. Ray vắng nhà càng lâu, năm này sang tháng nọ, mỗi lần vắng cả tuần, Marga cảm thấy buồn bực bất mãn trong ngôi nhà sang trọng đắt tiền đó. Cô ta bắt đầu uống bia, lúc đầu uống chơi cho vui, dần dần mỗi tối Marga làm luôn 6 chai mà không biết mình say. Ray về, thấy tình trạng đó anh cản vợ, vợ cãi lại anh. Anh nói: - Bao nhiêu đàn bà khác thèm muốn địa vị của em, em ở nhà được nằm ngoài sân phơi nắng, được đi wellness, đi tiệm cho người ta massage da mặt, em ghi danh học đánh đàn dương cầm. Con cái thì đứa nào cũng vào đại học, tiền học phí anh trả, trong khi anh lái xe gần ngàn cây số đem tiền về, vậy em còn đòi hỏi gì nữa chứ ?? Marga hét lên, mặt đỏ ngầu: - Du Du Du alles geht´s nur um dich !! Tất cả cái gì cũng ANH ANH ANH hết ráo. Còn tôi chẳng là cái thớ gì ! tôi chỉ là cái bóng mờ đi bên cạnh đời anh, sao anh không nghĩ tới chứ ? - Vậy chứ em muốn gì, em nói đi ? - Ich will raus hier ! tôi muốn thoát khỏi nơi đây, để làm lại cuộc đời tôi ! - Hừm làm lại cuộc đời ?? tại sao đời đang đi êm đẹp, chồng con nhà cửa sự nghiệp sẵn trong tay sao không chấp nhận nó, tô điểm nó tốt hơn mà đòi đi lập cuộc đời mới ? Khó hiểu quá ! - Du bist zu intelligent um das Einfachsten zu verstehen ! Anh quá thông minh để những điều quá đơn giản mà cũng không hiểu nổi! Công việc của hãng ngày gặp trắc trở thêm vì khủng hoảng kinh tế, thêm lục đục nội kết giữa hai vợ chồng làm Ray ngã bệnh. Ray bệnh ung thư đường tuyến nước bọt, may mắn bác sĩ mổ và anh lành bệnh. Ray lại tiếp tục lao vào công việc để kiếm tiền, gia đình trông chờ vào đầu lương duy nhất của anh mà thôi. Tội nghiệp Ray. Tội nghiệp Marga. Dù tốt nghiệp đại học mà không đi làm ngành mình đã tốt nghiệp, xem như một ungelernt Marga coi như một người không bằng cấp trong xã hội. Đó là điều bất công nhất ở xã hội bên Đức đối với phụ nữ. Ở nhà càng lâu, Marga ngày càng lún sâu vào những suy nghĩ vẩn vơ mơ tưởng, càng uống bia để quên sầu, càng đổ hết lỗi tại chồng mà đời mình tàn tạ đến thế. Marga thèm thoát ra khỏi lầu son gác tía, cô nghĩ, cô chả thèm gì cao sang, cô chỉ cần vòng tay ấm êm của chồng, mỗi tối anh tan sở về với nàng như những người đàn ông khác cùng xóm. Marga so sánh mình và những đàn bà thành công ngoài xã hội, và nỗi bất mãn gia tăng.

Marga tìm niềm vui nơi học đàn guitar, nhưng cũng bỏ dở, học đánh đàn dương cầm, cũng bỏ nửa chừng, nàng đi Wellness, tắm hơi cho da mặt đẹp, nhưng sự bất mãn vẫn trốn ngầm đâu đó… Mỗi khi gặp phụ nữ làm chủ một tiệm nail hay làm chủ một tiệm uốn tóc, nơi họ tỏa ra nét gì thật tự tin nơi chính mình. Còn mình, suốt ngày ra vào, lau chùi, nấu nướng dọn dẹp, đón đưa con cái làm tài xế cho chúng làm carrier, còn chính-mình-mình-lãng-phí nơi đâu ? Đời của mình đâu phải chỉ có thế !? Tư tưởng tự lập nẩy dần càng rõ hơn trong đầu của Marga. Đùng một cái cô ta dọn ra riêng, mướn một căn nhà 3 phòng gần ngôi nhà của hai vợ chồng chỉ 100 mét. Ngôi villa sang trọng nay trống trơn, Ray đi làm xa về cuối tuần thấy một lá thư của Luật sư của Marga, ông ta đòi Ray phải chuyển tiền vào công của Marga hàng tháng, và càng ngày luật sư đòi hỏi càng nhiều, đến sức của Ray chịu hết nổi, tinh thần anh suy sụp tột độ, Marga nay trở thành một người đàn bà sắt đá không có trái tim tình thương và sự hiểu biết của người đã cùng anh đầu ấp tay gối 30 năm trường. Luật sư theo lời yêu cầu của Marga bắt Ray phải bán căn nhà Ray đang ở và phải chuyển vào công của cô ta 200.000 Euro! Trị giá phân nửa căn nhà, căn nhà Ray lo từng góc sân, sơn từng miếng gỗ, từng cầu thang, từng lò sưởi, ống nước. Marga chỉ người ngày ngày dọn dẹp lo con, và ngồi đan áo chờ chồng về, chưa hề bước ra sân cắt cỏ! Nay Marga đòi phân nửa bán nhà chia đôi, đó là tiền đảm bảo hưu trí cho người vợ khi về già. Khi ly dị người vợ có quyền đòi những quyền lợi đó. Phải chi Ray đừng chăm làm việc quá, đừng trả xong nợ nhà bank sớm quá thì Ray còn có lý do còn mắc nợ nhà bank, đàng này tiền bạc, công lao Ray đem về nay đổ sông đổ biển. Phải chi… Ray ngã bệnh lần nữa, căn bệnh tâm lý dồn dập khiến Ray ngã xỉu trong lúc đang làm việc. Ray khai bệnh và bác sĩ khuyên Ray phải vào bệnh viện dành cho người bị depression. Nhưng dù bác sĩ, y tá chăm sóc chu đáo đi nữa nhưng đứng trước vấn nạn ngay trong nhà, cũng không giúp Ray vững vàng tinh thần trong lúc này. Ray cố gắng nghe lời khuyên của gia đình anh chị, bạn bè hãy cố gắng gì rồi cũng sẽ qua ! Sức khỏe là trên hết Ray nha. Tôi có đến thăm Ray, căn nhà vẫn tươm tất, nhưng chắc chắn thiếu một cái gì đó, trong nhà chứa đựng một cái gì đó chưa giải quyết xong, trống vắng như bức tường trống trơn từ khi Marga đem cái tủ phòng khách theo, cái đàn piano theo. Mỗi chỗ mất một thứ, chừa lại một

khoảng trống mênh mông như tâm hồn Ray. Tâm hồn tôi. Chúng tôi ngồi ăn sáng quây quần ngoài sân, nắng và gió từ cánh đồng bát ngát sau ruộng thổi vào dìu dịu mát, tôi buộc miệng nói: - So ein Paradies ! Thật là thần tiên. Nói xong câu đó tôi hối hận vì biết mình lỡ lời, „ Cái thiên đàng „ là mối lo lớn của Ray, anh sắp vuột mất nó, phải bán nó cho người khác. Ray phải dọn đồ đạc của mình, của con, mỗi đứa một phòng trên lầu, tất cả phải dọn ra hết, trống trơn để cho một gia đình hạnh phúc may mắn nào đó dọn vào. Cũng hai vợ chồng, một đàn ông, một đàn bà, cũng con cái, họ sẽ xây dựng tiếp những gì anh đã xây dựng cho tới nay. Ray đau khổ, nhưng Marga đã tìm con đường cho chính mình rồi. Marga không nương tay nữa. Nàng nay làm chủ một tiệm bán len đan áo, mỗi ngày lác đác vài khách hàng ghé vào, và Marga có bạn để tâm sự, thay vì bán len, nàng làm cố vấn gia đình hôn nhân với họ, mỗi người mang bình cà phê tới, biến tiệm bán len đan áo thành hội quán nói xấu chồng. Tôi khuyên Ray, bàn thảo với luật sư là trả góp cho Marga, thay vì trả một lúc 200.000 Euro thì trả góp hàng tháng thì mầy không phải bán nhà. Về sau căn nhà này mầy để lại cho con, bên cạnh vẫn còn chỗ cho mầy nương tựa khi về hưu. Ráng thử lần nữa xem. Ray kể lể nhiều lắm về Marga, lặp đi lặp lại, và chúng tôi yên lặng lắng nghe. Lắng nghe cũng giúp nó đỡ khổ lắm rồi, nhất là lúc này. Lựa lúc Ray đang đứng tưới bông sau vườn, tôi lén đi bộ ra cửa cái tìm đường về nhà Marga, địa chỉ tôi có đây. Nhấn chuông xong, đứng trước cửa tôi nín thở chờ, không biết thái độ của Marga ra sao khi thấy tôi. Nó sẽ đóng sầm cửa lại, không tiếp tôi, không mời tôi vào nhà ? Cửa mở, Marga hiện ra như một oan hồn, một cái tên đầy thương yêu chúng tôi hay nhắc nhở, nay cũng là cái tên khi mở miệng ra là Ray trút bao oán hờn. Marga ngạc nhiên cười gượng gạo nhưng không dấu xúc động khi thấy tôi. Hai đứa tôi ôm choàng lấy nhau. Xúc động. Dù gì chúng tôi từng là bạn gái. Tôi hỏi ngay: - Was machst denn du hier. Dort ist dein richtige Zuhause. Ich vermisse dich sehr, will einfach sehen wie es dir geht. (Mầy làm cái gì ở đây. Đàng kia mới chính thức là nhà của mầy. Tao nhớ mầy quá, muốn ghé ngang coi mầy khỏe không thôi). Marga mời tôi vào nhà, và đi trước dắt tôi ra một balkon nhỏ xíu, tôi không dám nhìn quanh, chỉ cái tủ phòng khách đập

Page 39:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

39ngay vào tầm mắt mình, trước kia nằm chỗ khác bên kia nay nằm đây, quen thuộc nhưng xa lạ hẳn. Tôi không dám nhìn nữa, tôi nhìn thẳng vào mặt Marga. Tôi cố gắng không để trong đầu mình gợn lên một sự so sánh, giữa hai vị trí của căn nhà đồ sộ kia và căn nhà 3 phòng mướn hẹp bề bộn này. Tôi muốn nghe những gì Marga nghĩ về sự việc đã và đang, sắp xảy ra. Tôi nói: - Theo tao như mầy tao không bỏ đi, mầy dư sức làm hết tất cả những gì mầy thích kia mà đâu cần phải dọn ra hay ly dị đâu. Thằng Ray có cái lỗi lớn là ham làm việc quá, bỏ bê mầy. Tao hiểu ! Mầy về với Ray đi, tao nghĩ Ray nay đã hiểu lỗi mình rồi, nó tâm sự với tụi tao suốt đêm qua đó. Marga chảy nước mắt, mặt nó nay đầy nếp nhăn, tôi sửng sờ, Marga nay thay đổi nhiều quá, nó già hơn tôi tưởng. Marga kể lể bằng giọng chính chắn như đã chuẩn bị trước khi ra trước vành móng ngựa của tòa. - Trễ rồi mầy ơi. Đã 3 năm tao dọn ra khỏi căn nhà đó, khỏi đời của Ray, tao nay đã tìm lại chính tao rồi. Tao nay là tao, chứ không phải là một cái bóng mờ nấp sau lưng chồng. Tao đã hy sinh cho chồng con quá dài rồi, nay tao phải nghĩ đến tao chứ. - Mầy không thấy cần một người đàn ông sao ? - Không ! tao fühle mich besser ohne ihn, tao thoải mái hơn sống không có Ray. - Ray ghê gớm và đối xử với mầy tệ đến đỗi mầy ghét muốn xa lánh nó như vậy sao? tao thấy Ray chăm chỉ, siêng năng, giỏi giang, và ham làm việc để đem tiền về. Cho mầy và con mà ! - Từ lúc tao sống riêng, tao đã học được rất nhiều điều từ những người đàn bà khác, là: Trong đời sống còn có những thứ tốt đẹp quý giá hơn là vật chất mầy ạ. Với Ray lúc nào cũng phải hoàn hảo phải hơn người, trong khi tao không đòi hỏi những thứ đó, tao cần chồng mỗi tối về bên tao, ôm vai tao, an ủi tao, nói lời cảm ơn là nhờ có em chăm nom nhà cửa con cái, nên con cái mới thông minh học hành đàng hoàng, anh mới an tâm đi làm xa …Những câu nói êm ngọt đó không có xuất ra từ miệng của Ray, khi cuối tuần Ray về là trách cứ, tại sao tại sao tại sao…..Cánh cửa bảo sơn mà em chưa làm ? sổ sách kế toán chi thu của hãng em hứa mà em không hề đụng tới ? Em sợ hay vì lý do gì ? Tốt nghiệp đại học thì một chút giấy tờ khai thuế đâu có khó sao em ngại ?? Vậy anh ở nhà em thay anh đi làm đem tiền về đi…. Quanh đi quẩn lại vẫn là GELD Tiền -

Một Ray perfect !! Những gì tao làm là sai. Ray chưa từng ủng hộ ý kiến nào tao đưa ra. Vậy mầy khuyên tao quay về địa ngục trần gian nữa làm gì. Tao nay đã tìm lại chính tao rồi. Tất cả đã quá trễ rồi mầy ạ. Ray, Marga và vợ chồng chúng tôi và con gái tôi, đã từng đi qua giai đoạn từ thời xa xưa, thời chúng tôi nghèo xơ nghèo xác, vợ chồng Ray ôm con bé Khánh Quyên đỏ hỏn trong tay ngày rửa tội, và dưới mắt tôi cảnh vợ chồng Ray Marga lãnh nuôi học sinh nghèo ở Bến Tre theo lời tôi đề nghị, họ là thiên thần dương thế, nay sụp đổ hết. Thì Ray ơi, Paradies Thiên Đàng là nơi nào chúng mình còn có nhau, còn sống, còn thở, còn sức khỏe, còn hưởng ánh mặt trời rọi vào da thịt, còn cảm thấy mát mẻ sau cơn mưa, tai còn nghe tiếng chim hót trên cành và chúng mình còn bình an đến thăm viếng. Đó là Paradies chứ không phải thiên đàng là ngôi nhà là vật chất nghe Ray. Vạn vật đổi thay, lòng người đổi thay. Mình không bám víu được gì hết. Ừ vô thường là đó nghe, chừng nào có tin gì mới nhớ cho tụi tao hay. Cố gắng lên Ray sức người chịu đựng hết tất cả mọi khó khăn đó mầy. Tao tin người nghị lực như mầy sẽ vượt qua được. Còn Marga, tôi mong sẽ có một ngày nào đó nó hối hận, suy nghĩ lại biết trân trọng những gì mình đang có đừng nhẫn tâm đạp đổ. Thần tiên là đây, mình tìm thấy chính mình là do chính tâm hồn mình đó thôi. Võ thị Trúc Giang Lúa 9 Freitag 01.Juni 2012

* * *

Biếm họa của TOE…

TỰ DO VÀ CƯỜI

Các bạn thân mến, Loạt tranh mà các bạn đang xem thuộc một mảng thể loại lớn mà báo chí thế giới gọi là biếm họa chính trị - xã hội (tiếng Anh là editorial cartoons hoặc political cartoons). Hàng năm tại các nước phát triển cũng như các hiệp hội cartoon quốc tế đều có tổ chức các giải thưởng lớn để tôn vinh các biếm hoạ xuất sắc nhất. Ở Việt Nam, không đáng buồn và đáng ngạc nhiên hơn những điều đáng buồn khác là bao nhiêu: chúng ta chưa có biếm họa chính trị. Chúng ta có thể có biếm họa văn hóa - xã hội, vốn đã có từ những năm 30 của thế kỉ trước, thời cụ Nhất Linh làm báo Phong Hóa; nhưng từ lúc đó cho đến những thứ bạn đang thấy trên Tuổi Trẻ Cười hay các trang cười của các báo khác, tôi cho rằng chỉ là một

dạng què quặt của tranh biếm họa, chỉ là những vụn rơi vụn vãi bên ngoài của một mỏ vàng ít người biết khai thác và dám khai thác. Tại sao vậy? Vì chúng ta chưa có tự do báo chí. Chúng ta chưa có tự do xuất bản, chưa có tự do ngôn luận. Điều này có thể hết sức đơn giản nhưng có lẽ không nhiều người nhận ra: để cười được, chúng ta cần tự do. Hãy tưởng tượng bạn bước vào một ngôi đền âm u nồng nặc mùi tôn giáo, hay một hang ổ xã hội đen nặng nề mùi máu me bạo lực, hay một buổi thuyết trình lê thê nhạt nhẽo của những diễn giả dốt nát, thủ cựu, dối trá: chúng ta chắc chắn không thể nào cười được. Tất cả thần kinh và giác quan của chúng ta lúc đó sẽ chỉ căng lên để vừa quan sát những điều quái dị méo mó đang diễn ra, vừa đề phòng xem có nguy hiểm nào rình rập chực đổ ụp lên đầu ta không nếu lỡ như ta có cười hơi lớn tiếng. Trong những trường hợp như thế, vì nín hơi, chúng ta có xu hướng đánh rắm nhiều hơn là bật cười. Các bạn, Nước Việt Nam chúng ta đang bước vào một thời kì đặc biệt, một thời kì mà mọi thay đổi đều là thay đổi lớn và mọi bước tiến, nếu tiến được, đều sẽ là những bước tiến dài, về phía những gì tốt đẹp hơn. Chúng ta như những người đang men theo vách đá mà đi sát miệng vực, chúng ta đã rất gần đến việc rơi xuống rồi – bạn nào bi quan thì có thể tưởng tượng chúng ta đang treo lủng lẳng và đang rất đau đớn mệt mỏi. Nhưng chúng ta nhất định không buông tay, nhất định không bỏ cuộc. Tôi vẫn hay đùa với bạn bè tôi rằng, không muốn vẽ thì thôi, chứ đã muốn vẽ thì cứ mở báo VN ra đọc thì cứ gọi là chán vạn ý tưởng. Tôi chắc chắn không phải người Việt Nam đầu tiên bắt đầu thể loại biếm họa này, lại càng không phải là người Việt Nam duy nhất. Tôi mong trong tương lai sẽ có những bạn bè họa sĩ khác cùng đồng hành với tôi. Tôi ý thức rất rõ những khó khăn, những rủi ro mà tôi phải đối mặt nếu tôi chọn cho mình con đường này. Đây không phải là con đường tôi muốn đi đến hết đời, nhưng là đoạn đường chông gai tôi muốn sẻ chia cùng các bạn, ít nhất trong giai đoạn trước mắt. Viết đến đây tôi lại nhớ hai người mà tôi rất mực yêu quý. Một là Henry Miller, khi bàn về quan niệm sáng tác của mình, ông đã viết: “Tôi ngày càng trở nên lãnh đạm với thân phận của tôi như một nhà văn, và ngày càng tin chắc vào định mệnh của tôi như một con người.”

Page 40:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

40Người thứ hai là Phạm Công Thiện, trong một đoạn ông viết về William Saroyan: “Tại sao tôi phải căm thù bọn nổi loạn? Buổi chiều hôm ấy, trên các thành phố hoang vu ở Mỹ quốc, ít nhất cũng có hàng trăm triệu người cũng cô độc, cũng tàn tạ, cũng gẫy đổ tan nát như tôi. Họ cũng không biết phải làm gì cho đời họ, họ cũng bắt buộc phải sống, phải hiện lên một lần cô liêu ở trái đất buồn thảm này để rồi chết đi trong đôi mắt khép kín của kiếp người. Cuộc đời cần tình yêu của tôi, trái tim trong sạch của tôi hơn là cần hận thù chua xót. Hận thù quá dễ. Chán đời quá dễ. Yêu thương mới khó, yêu đời mới khó. Hãy đứng dậy đạp mạnh hai chân xuống đất, đưa hai tay lên trời, khom xuống và vùng dậy và cười lên một tiếng cuời ầm ầm như sấm sét. A ha! aha, aha, aha aha aha aha, tôi yêu đời, tôi yêu hết, yêu, yêu, thương, thương… Aha aha aha aha aha aha…” Các bạn thân mến của tôi, Đã đến lúc đứng dậy đạp mạnh hai chân xuống đất và đưa hay tay lên trời. Đã đến lúc chúng ta cười ầm ầm như sấm sét. Tôi tin rằng, chúng ta cần tự do để cười và cần cười để tự do. Thế và, bởi vì chắc chắn không có tờ báo nào ở VN dám đăng tranh của tôi, nên tôi đành phải “tự làm báo” qua mạng. Tất cả những gì tôi cần ở bạn, bạn đọc thân mến, là hãy giúp tôi chuyển “tờ báo” này đến được tay những người cần nó. Hãy nhấn REBLOG thay vì nhấn LIKE, nếu nhấn cả hai thì càng tốt. Nếu muốn đăng lại trên các trang mạng khác hoặc có góp ý/phản hồi, xin liên hệ với tôi theo địa chỉ [email protected]. Sự ủng hộ và góp sức của các bạn là nguồn động lực lớn để tôi tiếp tục hành trình. Trân trọng, TOE http://toeloe.tumblr.com/about

* * *

Tin Cộng Đồng…

Cuộc hội thảo của tổ chức Diễn Đàn Việt Nam 21 tại

Stuttgart – CHLB Đức Ngày thứ bảy 5 và chủ nhật 6 tháng 5 vừa qua, nhân dịp 37 năm ngày 30 tháng 4, chấm dứt chiến tranh, tạo nên những đợt di tản, vượt biên bi thảm của thuyền nhân, dẫn đến hình thành cộng đồng đông đảo của người Việt ở một số nước, trong đó có CHLB Đức. Tổ chức Diễn Đàn Việt Nam 21 – Forum Vietnam 21, đã tổ chức một cuộc họp mặt tại Stuttgart để trao đổi về tình hình đất nước và hiện tình của đảng CS, nhằm giúp nhau cập nhật tình hình và yểm trợ đồng bào trong nước trong cuộc đấu tranh giữ vững nền độc lập chống bành trướng Trung Quốc và dân chủ hóa VN, chấm dứt chế độ toàn trị của đảng Cộng Sản. Diễn Đàn Việt Nam 21 là một tập họp mở do một số người Việt ở Đức quan

tâm tình hình Việt nam và cộng đồng thành lập hơn một năm nay, nhằm trao đổi thông tin qua internet, twitter, face book, tổ chức các cuộc hội thảo thân mật, giúp nhau duy trì và phát huy lòng yêu Tổ quốc không những cho bản thân, còn giáo dục và truyền đạt cho lớp trẻ, cho thế hệ tiếp nối. Cuộc họp vừa qua có trên 30 người đến dự, có 6 người nữ, phần lớn ở xung quanh thành phố công nghiệp Stuttgart, bản doanh của hãng xe Mercedes – Benz nổi tiếng, cũng là trung tâm văn hóa và kiến trúc có nhiều bảo tàng và công trình xây dựng đặc sắc. Một số người đến từ Berlin, Hannover, München, Darmstadt, Ingolstadt, Rheine, Göppingen, Mönchengladbach, Saarbrücken, Frankfurt… Trong cuộc họp này nhà báo Bùi Tín từ Paris sang đã có cuộc nói chuyện sinh động về cuộc đấu tranh cho dân chủ ở trong nước và về hiện tình của đảng cộng sản. Nhà báo Bùi Tín cho rằng cuộc đấu tranh tuy gay go, khó khăn, gian khổ nhưng đang phát triển rõ rệt, với những cuộc xuống đường ngày càng đông, với đông đảo nông dân mất đất, anh chị em lao động bãi công đòi thành lập công đoàn tự do, với hàng loạt mạng tự do như Dân làm báo, Bô xít, Anh Ba Sàm, Dân Luận, Người Buôn Gió… Trong phong trào nổi lên nhiều con người tiêu biểu có sức lôi cuốn mạnh, như luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, cô Minh Hằng, cô Phạm Thanh Nghiêm, em Minh Hạnh, cũng như hàng vài ngàn người xuống đường, hàng vạn người ký các kiến nghị về phản đối khai thác bô xít, đòi tự do cho Luật sư Hà Vũ, ủng hộ nông dân Tiên Lãng, Văn Giang… Nhà báo Bùi Tín cũng chỉ ra sự suy thoái của đảng CS, đang tan rã thành các nhóm lợi ích riêng tham nhũng vô hạn, hoàn toàn lộ mặt « hèn với giặc, ác với dân », bị xã hội khinh ghét. Cuộc đấu tranh cho dân chủ chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay, xét cả về các mặt : thực lực trong nước, sự ủng hộ của thế giới và sự cổ vũ yểm trợ của người Việt ở nước ngoài. Ông Lâm Đăng Châu, đến từ Hannover đã trình bày trong cuộc hội thảo về sự phát triển xã hội dân sự trong cộng đồng, các thành phần thuyền nhân, lao động và du học, những hoạt động thông tin tuyên truyền, liên lạc yểm trợ trong ngoài nước, một vài kinh nghiệm hoạt động hội đoàn, nhằm vận động dư luận và chính quyền nước sở tại có hiệu quả. Hơn 30 anh chị dự hội thảo đã góp nhiều ý kiến thiết thực và bổ ích, về làm thế nào để yểm trợ phong trào dân chủ trong

Page 41:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

41nước có hiệu quả, về liên kết lực lượng thuyền nhân với thành phần lao động, du sinh, giữa người Việt ở Tây Đức và Đông Đức cũ, cũng như việc vận động – lobby – chính quyền, các nghị sỹ và nhà báo Đức và quốc tế nhằm ủng hộ phong trào dân chủ trong nước và cô lập chính quyền đàn áp ở trong nước. Một số anh chị em tham gia hội thảo đã hỏi nhà báo Bùi Tín về sự kiện 30-4-1975, về 16 tấn vàng do chính quyễn Việt Nam Cộng Hòa giao lại, cũng như về quá trình hoạt động và thức tỉnh của ông. Nhà báo Bùi Tín đã cởi mở, tâm sự chân thành với cuộc hội thảo và được mọi người hoan ngênh, tỏ lòng quý mến. Nhà báo Song Chi hiện sống ở Na Uy cũng gửi một bài tham luận đến cuộc hội thảo, nói về chế độ độc đảng đã làm suy đồi nếp sống xã hội đầy giả dối, lừa đảo, ích kỷ ra sao. Đêm thứ bảy 5-5 đã có một buổi văn nghệ thân mật, đầm ấm, anh chị em tham dự đã hát những bài hát yêu quê hương theo tiếng đệm đàn, ngâm thơ, kể chuyện… Tiến sỹ Dương Hồng Ân và ông Vũ Ngọc Yên đã kết luận cuộc hội thảo, nêu rõ thêm tôn chỉ mục đích của Diễn Đàn Việt Nam 21, đánh giá kết quả cuộc hội thảo này, rút ra một số kinh nghiệm và hẹn tới một cuộc gặp mặt tiếp theo… Phóng viên Xuân Liên * * *

Vài suy nghĩ sau cuộc hội thảo tại Stuttgart

ngày 5-6/05/12 về thực trạng trong

nước và nội tình Đảng CSVN

Thục Quyên

Suy bụng ta ra bụng người nên tôi nghĩ ban tổ chức buổi họp tại Stuttgart vào cuối tuần qua 5-6/05/2012) đã đầu tư sức lực, thời gian cũng như tài chánh thì có lẽ cũng có chút mong muốn nhận được phản hồi của những người tham dự. Do đó tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ cũng như cảm tưởng của riêng mình, nếu không hay ho mới mẻ gì, thì cũng coi như món quà cảm tạ Ban tổ chức, diễn giả Bùi Tín và gia đình anh DHA. Theo nhận xét của tôi, ý tưởng tương đồng nổi bật nhất trong cuộc hội thảo là ranh giới „Quốc-Cộng" không còn đơn giản là sự đối kháng giữa những người có lý lịch Quốc gia hay

Cộng sản nữa. Ranh giới hiện nay là giữa những người muốn dân chủ hoá Việt Nam với những kẻ muốn bảo vệ chế độ Cộng sản -- giữa Dân chủ với Độc tài. Nhìn vào thực tế thì sau 37 năm, hàng ngũ đấu tranh để thay đổi chế độ CS không còn đơn thuần chỉ là những người nạn nhân của chế độ CS ở miền Nam, mà đã được phát triển rộng lớn bởi những người yêu nước trí thức, kể cả những người vốn có một khoảng đời đóng góp cho quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ đương quyền tại VN, và hiện đang ngày càng đông đảo thêm tầng lớp công nhân và nông dân. Cuộc đấu tranh cũng không còn là phản ứng của các thế hệ tham dự cuộc chiến trước 1975, mà mỗi ngày đang có thêm sự hiện diện của những người trẻ chào đời sau ngày bom đạn ngưng dày xéo quê hương. Công cuộc dân chủ hoá Việt Nam ngày nay là một cuộc chiến mới, do và vì toàn thể dân tộc, là dấu hiệu đầu tiên của một sự thống nhất dân tộc thực thụ, khi mọi người dân Việt ý thức chung vai chia sẻ đồng đều trách nhiệm xây dựng đất nước. Trong cuộc chiến mới này, lẽ dĩ nhiên có nhiều cách đấu tranh, và trên lý thuyết, cũng như nói chung chung, thì đấu tranh để xây dựng được mọi người đánh giá cao hơn là đấu tranh vì thù hận. Không chỉ mọi tôn giáo lớn đều dạy từ bỏ thù hận mà những nhân vật nổi tiếng tranh đấu cho Hòa bình - Tự Do - Dân Chủ như Nelson Mandela cũng nói : Người còn mang thù hận thì chưa thể có tự do. Hoặc bà Aun San Suu Kyi cũng chia sẻ bí quyết thành công của mình : Ta có thể hiểu là biết căm thù là biết sợ, mà sợ hãi là cái không cần thiết cho cuộc đấu tranh dài lâu. Chúng ta ai cũng hiểu và cũng muốn thoát khỏi sự thù hận, đó là điều đúng và tốt, nhưng tôi xin nhấn mạnh đó là trên lý thuyết. Trong thực tế, những con người Việt Nam chúng ta bằng xương bằng thịt, chúng ta và gia đình chúng ta đã bị đày ải bởi đảng Cộng Sản VN dưới nhiều hình thức, trong nhiều hoàn cảnh nặng nhẹ khác nhau. Nếu có những người còn chưa giải tỏa được lòng thù hận, vì họ đã là nạn nhân của những cuộc thủ tiêu, của những trại cải tạo, của những tàn khốc trên con đường vượt biển, vượt đất liền để chạy tỵ nạn, thì mỗi người trong chúng ta chỉ có thể tự quyết định thái độ của mình ngày hôm nay, không ai được phép đánh giá người khác. Do đó tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có cái may mắn không phải gánh chịu những thảm họa

hay chỉ gánh chịu tới một mức độ mà cuộc sống đã cho phép chúng ta có thể giải tỏa được hận thù, thì chúng ta phải luôn kính trọng nỗi đau của những người chưa quên được dĩ vãng nặng nề, nhưng riêng chúng ta thì nên nhìn về phía trước, can đảm học hỏi từ những lỗi lầm của chính mình để hữu hiệu hóa con đường đấu tranh xây dựng, cho quê hương chúng ta một tương lai. Theo tôi, một người sinh ra ở miền Bắc lớn lên ở miền Nam và hai lần chạy tỵ nạn CS, một trong những điều cản trở sự thành công của chúng ta ngày hôm nay là mặc cảm thua trận. Thật ra, nhìn cho sâu, nếu nói thua thì chỉ có toàn dân VN thua, vì mọi người chúng ta đã bị một nhóm người cướp mất tự do. Miền Nam thua trận nhưng miền Bắc đối diện với sự văn minh, trù phú của miền Nam năm 75 đã ngầm nhận ra sự thua kém của mình, cũng như đã dần dần kẻ trước người sau nhìn thấy mình và cả thế hệ con cháu mình đã bị CS lọc lừa, điều mà chứng nhân Bùi Tín có khả năng phân tích và kể lại trong suốt buổi họp tại Stuttgart. Chua sót nhất cho dân tộc là trong khi miền Nam bị chửi là Mỹ Ngụy, là bán nước, nhưng chưa mất tấc đất nào cho ngọai bang, thì đằng sau lưng người dân miền Bắc nhà cầm quyền miền Bắc đã chính thức ký kết bán nhượng đất của tổ tiên để lại cho Trung Cộng.

Thua hay thắng là do tầm nhìn. Tôi nghĩ chưa bao giờ, kể từ khi Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của Pháp, mà người dân Việt từ Bắc chí Nam, trong cũng như ngòai nước, lại hiểu nhau và xúc tiến đoàn kết như lúc này. Cả nước bị lừa, và giờ thì cả nước cùng tỉnh. Cái giá phải trả để chúng ta hiểu nhau đã quá sức cao nhưng chúng ta đã trả rồi, và nếu chúng ta chưa nhìn thấy điều này để nắm tay nhau làm lại thì rất uổng phí cho cái giá máu và nước mắt đó của dân tộc. Trong cuộc chiến đấu xây dựng ngày nay, cần phải nhận định được tinh thần nô lệ còn sót lại trong mỗi chúng ta, vì làm sao tránh được, với một lịch sử dài ta đã bị ngọai bang đô hộ ? Chúng ta phải học hỏi không đặt hy vọng dựa vào Mỹ hay Pháp hay Đức hay Nga hay Ấn Độ hay Trung Cộng để có nước giầu dân mạnh, mà chúng ta phải tự lực. Tự lực không có nghĩa là làm một mình. Trong sự tự lực tranh đấu ngày nay chúng ta phải biết thế đứng của VN trong thế giới để trao đổi với họ, để biết cách nhận sự giúp đỡ của các nước bạn, nhưng luôn luôn chúng ta phải

Page 42:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

42giữ phần chủ động. Để đạt được tự do dân chủ, dân tộc VN cần trau dồi nội lực. Muốn tự do không chỉ là đòi hỏi hay tranh đấu mà phải tập dượt. Dân khí chỉ mạnh nếu dân trí cao, nhưng dân trí không phải muốn là có ngay, mà thời gian thì gấp rút. Chúng ta đã bị thế giới văn minh, thế giới yêu chuộng tự do nhân quyền bỏ lại đằng xa. Tôi nghĩ chúng ta không đủ thì giờ để hoàn toàn tập theo phương cách âu tây để tập dượt tự do dân chủ, mà chúng ta phải quay về sức mạnh cổ truyền là sự đạo đức. Mà sự đạo đức nếu còn sót chút gì tại VN ngày nay là nhờ các tôn giáo. Tôn giáo đã có sẵn cái sườn. Nên dựa vào cái sườn đó để cải tổ và xây đắp thêm, lọai bỏ mê tín dị đoan cùng ảnh hưởng ngọai lai, để chú trọng vào giá trị đạo đức. Phần thứ hai chương trình của buổi họp đề cập đến một khía cạnh thiết thực vì chú trọng đến những gì đang nằm trong tầm tay của chúng ta, những người Việt sống tại Đức. Với tư cách là những người Đức gốc Việt chúng ta có khả năng và cơ hội: - Tạo ý thức về thực trạng nhân quyền, môi sinh ở Việt Nam, - Tạo tiếng nói và thế đứng quốc tế cho các thành phần đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở trong nước, - Tham dự và lên tiếng tại diễn đàn quốc tế để gây ảnh hưởng lên chính sách quốc tế đối với Việt Nam. Phần này có lẽ mới hoàn thành nhiệm vụ gợi ý, vì sự chú ý của cử tọa phần lớn còn dành cho diễn giả Bùi Tín, sự quan tâm của mọi người rõ ràng là để hiểu thêm về những sự kiện xảy ra trong lịch sử VN cận đại. Sự quan tâm này rất chính đáng và cho thấy nhu cầu dựa lên những kinh nghiệm cũ để phân tích thực trạng Việt Nam và tình hình đảng CSVN ngày nay. Một náo động nhỏ đã xảy ra vào những phút chót của cuộc họp khi một cựu quân nhân VNCH ghé vào phòng họp đã lớn tiếng chỉ trích những người tham dự buổi họp chỉ yêu nước lý thuyết (ám chỉ là vô bổ), mà không hưởng ứng những phương cách thực tế như không gởi tiền về VN, tẩy chay không về VN chơi để tránh mang ngọai tệ về v.v… Tuy không có gì đáng tiếc xảy ra và chỉ là một sự kiện nhỏ, nhưng đã phản ảnh trung thực là có những suy nghĩ và phương cách đấu tranh khác nhau trong cộng đồng người Việt tại Đức. Đó là nét dân chủ mà người VN sống tại hải ngọai đang được hưởng. Một góp ý nhỏ về phía người cựu quân nhân là đã không có mặt trong suốt 2 ngày họp để nghe những ý kiến khác nhau của những tham dự viên

và theo dõi cuộc tranh luận, mà anh chỉ xuất hiện phút chót để nói ý kiến có sẵn của mình, bắt người khác nghe. Dân chủ không thể chỉ là đòi hỏi người khác tôn trọng mình mà phải bắt đầu từ chính mình biết tôn trọng người khác. Tuy vậy, khi anh đến, là điều chứng tỏ trong thâm tâm anh biết những người ngồi họp là anh em một nhà với mình, là những người sống trong no đủ nhưng còn luôn bận tâm đến quê hương. Tôi thông cảm anh vô cùng vì nhớ tới cả ngàn lần tôi hậm hực trong 37 năm qua, khi chứng kiến thái độ mà tôi kết tội là thờ ơ của nhiều người tại hải ngọai đối với quê mẹ. Ai trong chúng ta mà không biết câu của Martin Luther King Jr: Không phải sự áp bức của cái ác làm tôi sợ, mà là sự thờ ơ của cái thiện. Nhưng 37 năm qua tôi cũng học được nhiều điều: Tôi không thể đánh giá những gì người khác làm nếu tôi không biết họ, tìm hiểu họ, và hiểu hoàn cảnh của họ. Tôi cũng không có quyền đem mình làm mẫu thước đo người khác. Và cuối cùng xây dựng tự do dân chủ cho một quốc gia là một việc hết sức phức tạp, cần toàn dân, đồng lúc, làm trên nhiều bình diện khác nhau. Mong sao trong những ngày tháng tới, một số trong chúng ta có thể sắp xếp cuộc sống riêng để dành thời gian tạo dựng một “hội đoàn dân chủ” (NGO) làm nền tảng sinh hoạt cho mọi người VN tại Đức muốn góp sức xây dựng nền Tự Do Dân Chủ tại quê hương của chúng ta. T. Q. * * *

Vietnamesen in Deutschland geflohen – geworben – geeint

Unter diesem Titel ist soeben eine 72-seitige Broschüre erschienen, mit der die Ergebnisse der gleichnamigen Wanderausstellung des Vietnam-Zentrums Hannover nun auch im Druck dokumentiert werden. Die Arbeit erweitert die einschlägige Literatur um neue Perspektiven. Interessierte können die Broschüre beim Vietnam-Zentrum-Hannover gegen eine Schutzgebühr in Höhe von 10 Euro anfordern. Titel: Vietnamesen in Deutschland Geflohen – geworben – geeint Herausgeber:

Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Initiative für ein internationales Kulturzentrum e.V. Redaktion und Rechte: Dang Chau Lam, Roger Toppel, Heiko Arndt Text und Gestaltung: Heiko Arndt Druck: nordlind, Hannover 2012 IIK Verlag, ISBN 3-936230-09-9

Inhalt 7 Einleitung Geflohen 14 Der Vietnamkrieg 16 Flucht über die See 18 Die Rettung von der „Hai Hong” 20 Boat People kommen nach Niedersachsen 22 Bei den Rotkreuzschwestern in Friedland 24 Das Haus Nazareth Geworben 28 Vietnamesen in der DDR 30 Vertragsarbeiter in der DDR 32 Vertragsarbeiter nach dem Fall der Mauer 34 Vertragsarbeiter heute – eine Exkursion nach Döbeln Geeint 38 Das Tet-Fest beim Vietnam-Zentrum Hannover 40 Einsatz für die Menschenrechte 42 Vietnamesen auf der Limmerstraße in Hannover 44 Buddhismus in Hannover 46 Versöhnung Reden zur Ausstellungseröffnung, 9. November 2010 48 Thi Ai Thanh Ha 50 Dam Thanh Tran 52 Nam Son Le 54 Van Mai Pham 56 Dieter Haaßengier 62 Roman Siewert 66 Hartmut Griese 70 Bildnachweise

EINLEITUNG

Sieht man sich um nach dem Thema „Vietnamesen in Deutschland”, sei es in der Literatur, sei es im Internet, dann begegnet ein Gemeinplatz, ein Stereotyp, immer wieder: Sie fallen kaum auf. Das gilt als ausgemacht. Dabei leben schätzungsweise rund 100.000 von ihnen im Land, die meisten als vietnamesische Staatsbürger, eine kleinere Gruppe hat sich einbürgern lassen, andere sind behördlich nicht registriert. Wenn im Folgenden die Rede von „Vietnamesen” ist, geschieht das im Einklang mit einer verbreiteten Ausdrucksweise in der Community, unabhängig davon, welchen Pass die

Page 43:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

43„Landsleute” benutzen. Oftmals wäre zutreffend auch von „Deutschen” oder „Deutsch-Vietnamesen” zu sprechen. Wo sind die Vietnamesen, von denen so viele in Deutschland leben, in der Öffentlichkeit? Sie werden betrachtet als „mustergültig” integriert, zumal die Kinder in den Schulen allgemein gut bis sehr gut mitkommen. Vietnamesen in Deutschland werden typischerweise wahrgenommen als freundlich und leistungsorientiert – und als zurückhaltend in ihrer Art. Auch in Hannover stehen Vietnamesen kaum in der Öffentlichkeit. Sie wohnen Wand an Wand mit den Einheimischen, führen das Geschäft um die Ecke, und trotzdem bilden sich ihre Sichtweisen und Lebenslagen nach außen kaum ab.

Zum Ausgangspunkt dieser Arbeit Das sichtbarste Zeichen, das sich mit Vietnamesen in Hannover verbindet, ist die Pagode Vien Giac, eine der größten in Europa, Anziehungspunkt für Buddhisten auch aus anderen Ländern. Vietnamesen haben sie begründet. Daneben bestehen mehrere Vereine und Gruppen für die Community, und diese erweist sich als durchaus heterogen. Da gibt es die organisierten Studenten ebenso wie den Badminton-Verein oder das Institut für vietnamesische Kampfkunst. Da gibt es den Verein der Vietnamesen in Hannover und Umgebung, der sich ostentativ mit der Flagge der Sozialistischen Republik Vietnam zeigt. Und schließlich gibt es das Vietnam-Zentrum Hannover, das mit der roten Fahne gewiss nicht hausieren ginge. Das Engagement dieses letzteren Vereins ist der Ausgangspunkt für die vorliegende Dokumentation. Das Vietnam-Zentrum, begründet im Jahr 1986 als Selbsthilfeverein, hat sich die Arbeit für Integration und Völkerverständigung zur Aufgabe gemacht. Räumlich fügt sich das Zentrum in ein größeres Ensemble benachbarter Vereine beim Kulturzentrum Faust in Hannover-Linden. Regelmäßig einmal in der Woche kommt der engere Kreis der Aktiven zusammen, das ist eine zwar kleine, aber sehr rührige Runde. Das Zentrum bietet Landsleuten Beratung an, es hilft im Umgang mit Behörden, dolmetscht, leistet Kultur- und Flüchtlingsarbeit. Und nicht zuletzt engagiert es sich für Menschenrechte, um die es in Vietnam bekanntlich nicht gut bestellt ist. Zu den Aktivitäten zählen auch die Herausgabe einer eigenen Zeitung und die Feier zum neuen Jahr, das Tet-Fest. Überdies

beteiligt sich das Vietnam-Zentrum immer wieder an größeren Veranstaltungen, präsentiert sich mit Infotischen oder führt traditionelle Musik vor. In jüngster Zeit nahm das Zentrum sich ein besonderes Projekt vor unter dem Titel „Zeitzeugen deutscher und vietnamesischer Geschichte“. Das Thema ergab sich aus einer Ausschreibung beim Gesellschaftsfonds Zusammenleben der Stadt Hannover im Jahr 2009. Sie zielte darauf ab, interkulturelle Projekte zu fördern. Dazu dachte sich das Vietnam-Zentrum zusammen mit drei Partnervereinen ein passendes Konzept aus, das schließlich für förderungswürdig befunden und im folgenden Jahr umgesetzt wurde. Aus dieser Zusammenarbeit entwickelten sich dann häufige Treffen von Aktiven rund um das Vietnam-Zentrum, weil es eine Menge zu koordinieren gab. Und dabei formierte sich auch das Dreier Team, das gemeinsam diese Broschüre entwickelte: Dang Chau Lam, Roger Toppel und Heiko Arndt, ein Mineraloge, ein Pädagoge und ein Historiker mit Interesse an deutsch-vietnamesischen Belangen.

Zum Hintergrund des Projektes Vietnamesen in Deutschland setzen sich großenteils aus zwei sehr verschiedenen Gruppen zusammen: einerseits aus Boat People, die seit den späten siebziger Jahren in die BRD gelangten, andererseits aus früheren Vertragsarbeitern, die von der DDR angeworben wurden und dann nach dem Mauerfall blieben. Weiter hinzuzurechnen sind die Familienangehörigen. Beide Gruppen stehen für den Gegensatz politischer Systeme. Denn die Boat People waren vor dem Staatssozialismus, wie er sich 1975 mit dem Sieg der nordvietnamesischen Seite durchgesetzt hatte, geflohen. Im Westen wurden sie unter den Vorzeichen des Kalten Krieges mit offenen Armen empfangen. Die anderen aber, Vertragsarbeiter, galten als Abgesandte des kommunistischen Regimes und wurden in der DDR möglichst auch auf Linie gehalten. Vor diesem Hintergrund bestehen bis heute Spannungen und oft ausgeprägte Aversionen zwischen den Gruppen. Selbst unter den Kindern setzt sich das fort. Beim Vietnam-Zentrum in Hannover sitzen sie zusammen, da sprechen ehemalige Vertragsarbeiter mit Boat People – und dazu gesellen sich andere, die etwa zum Studium herkamen. Sie

teilen den kritischen Blick auf die Verhältnisse in Vietnam, unter dieser Prämisse pflegt das Zentrum den Geist der Versöhnung. Die Geschichten, die dabei erzählt werden, sind ein wunderbares Kapital. Das sind Geschichten aus der ersten Heimat, vom Krieg, von der Flucht aus dem Elend – Geschichten darüber, wie es Menschen in die Fremde verschlug und wie sie sich ihr Leben eingerichtet haben. Es brauchte nur eine Anregung – die erwähnte Ausschreibung der Stadt Hannover –, um andere daran teilhaben zu lassen. Das Zeitzeugenprojekt mobilisierte zur Spurensuche in eigener Sache, zu Begegnungen zwischen Nord- und Südvietnamesen, Ost- und Westdeutschen, und schließlich sollte sich das alles zu einer Ausstellung verdichten und dokumentiert werden, das war das Ziel. Inhaltlich drehte sich die Arbeit besonders um drei Aspekte, die sich im Titel der Ausstellung wiederfinden: „Vietnamesen in Deutschland – geflohen, geworben, geeint“. Über die geschichtliche Beschäftigung mit Boat People („geflohen”) und Vertragsarbeitern („geworben”) hinaus interessierte auch das Zusammenleben im wiedervereinigten Deutschland. Und da lässt sich fragen, inwieweit die Gruppen verschiedener Herkunft tatsächlich geeint sind oder mehr zufällig nebeneinander leben. Die spezielle Situation beim Vietnam-Zentrum macht aber deutlich, dass der Wegfall der innerdeutschen Grenze vor mehr als 20 Jahren wenigstens teilweise zu gegenseitiger Annäherung und auch zu Freundschaften zwischen Boat People und Vertragsarbeitern geführt hat. Zwei der vietnamesischen Zeitzeugen, die sich in dem Projekt engagierten, leben das beispielhaft vor. Der eine, Nam Son Le, kämpfte im Krieg für den Süden; der andere, Van Mai Pham, diente dem Norden. Auf denselben Schlachtfeldern hatten die beiden sich gegenübergelegen und mörderisches Gemetzel überlebt. Viele Jahre später lernten sich Le und Pham bei einem Liederabend in Hannover kennen. Ihr gemeinsames Hobby ist das Singen. Im In- und Ausland traten sie seither auf – als einstige Todfeinde, die nun füreinander musizieren. Sie werben für Versöhnung, für Frieden und Freundschaft; sie verkörpern ideal, was das meint und meinen sollte: „Vietnamesen in Deutschland – geflohen, geworben, geeint“.

Page 44:  · THÔNG TIN Nr.61, 06.2012 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607813, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com Tin Việ

THÔNG TIN 61 TRANG

44Für die Umsetzung des Projektes musste zunächst einmal recherchiert werden, und das bedeutete, zusammen mit Boat People und früheren Vertragsarbeitern Material zu sammeln, Interviews zu führen und auch auf die Reise zu gehen. Dabei zeigte sich bald, dass die Voraussetzungen für solche Forschungen in Niedersachsen recht günstig sind. So trafen die ersten Boat People in Deutschland im Dezember 1978 am Flughafen Hannover-Langenhagen ein, ein Kontingent von der „Hai Hong“. Dieses mit rund 2.500 vietnamesischen Flüchtlingen völlig überbelegte Schiff dümpelte damals vor der Küste Malaysias, und weltweit waren die Bilder der notleidenden Menschen zu sehen. Auf Niedersachsens Ministerpräsidenten Ernst Albrecht machte das solchen Eindruck, dass er die Initiative ergriff und zunächst rund 1.000 Vietnamesen ins Land ließ. Das ging als großes Ereignis durch die Medien und bildete sich entsprechend in historischen Quellen ab. Auch das Lager Friedland, das vielen Boat People als erste Auffangstation diente, liegt nicht weit von Hannover entfernt. Dort ging es um Registrierung, Einkleidung und medizinische Versorgung. Als eine ebenfalls wichtige Einrichtung in dem Zusammenhang muss das Sozialwerk Nazareth in Norden-Norddeich genannt werden – für viele Flüchtlinge war das die nächste Station im Anschluss an Friedland. Dort blieben sie länger, lernten möglichst die Grundlagen der deutschen Sprache, und dort wurde geholfen, dass sie in der ihnen völlig fremden Umgebung zurechtkamen. Aufgrund solcher Umstände lässt sich in Niedersachsen vieles über Vietnamesen in Deutschland zusammentragen, was bisher wenig Eingang in die Überlieferung fand und etwa in Museen oder auch in der Geschichtswissenschaft kaum eine Rolle spielt. Für das Projekt fand sich hier ein überaus dankbares, ergiebiges Arbeitsgebiet. Als sehr erfreulich erwies sich die Hilfsbereitschaft namhafter Zeitzeugen, die damals einschlägige Funktionen bei den deutschen Stellen ausübten. So berichtete beispielsweise der frühere Staatssekretär Dieter Haaßengier darüber, wie sich die Aufnahme der Boat People als Herausforderung aus behördlicher Sicht darstellte – und wie es doch gelang, eine so große Gruppe relativ gut in etlichen Kommunen Niedersachsens unterzubringen. Im Gegensatz zu vielen anderen Flüchtlingen galten zumindest diese

Vietnamesen als willkommen. Private Fotoalben von Haaßengier dokumentieren das in bis dato unveröffentlichten Bildern, die sich trefflich für die Ausstellung gebrauchen ließen. Im Übrigen erklärt sich aus dem regionalen Kontext, dass Boat People einen Arbeitsschwerpunkt bildeten, das spiegelt sich in den Ergebnissen wider.

Eine deutsch-vietnamesische Geschichtswerkstatt

Ein wichtiger Gesichtspunkt war das gemeinsame „Machen“ von Geschichtsschreibung zusammen mit denen, die ja auch ihre Geschichte weitgehend selbst gemacht hatten (wenngleich unter Umständen, die in starkem Maße auch prägten). Die für die Ausstellung produzierten Texte wurden untereinander abgestimmt. Zwar gab es einige Dinge, die in den Gesprächen sinnvollerweise thematisiert werden sollten – so bei den Boat People die Erinnerung an ihre Flucht. Aber generell blieb es den Zeitzeugen überlassen, was sie erzählen und überliefern wollten. Um einen Zugang zu den Zeitzeugen außerhalb des Vietnam-Zentrums zu bekommen, war die Vermittlung entscheidend. Wiederholt ließ sich feststellen, dass Anfragen von Deutschen bei Vietnamesen ins Leere liefen, und erst auf Ansprache durch Landsleute öffneten sich die Türen. Umgekehrt profitierten auch die vietnamesischen Zeitzeugen vom Zuwachs an Know-How durch das größere Projektteam. Die Arbeit glich dem Laborieren in einer Geschichtswerkstatt – mag auch das Wort etwas aus der Mode gekommen sein. Denn in den Geschichtswerkstätten, wie sie sich in den siebziger, achtziger Jahren landauf, landab etablierten, sollte endlich auch die Geschichte der „kleinen Leute“ erinnert werden. Das Subjektive und mündlich Erzählte, das „vor Ort“ Erlebte sollte den Meistererzählungen der „Zunft“ an die Seite gestellt werden. Als „Alltagsgeschichte” oder „Historische Anthropologie” hat sich das längst durchgesetzt. Ungeachtet dessen bildet sich die Tatsache, dass Deutschland sich zum Einwanderungsland gewandelt hat, in der Historiografie und in den fachlich zuständigen Einrichtungen noch immer nicht adäquat ab. Auch in den Geschichtswerkstätten kamen und kommen Migranten kaum zu Wort. Ihre Belange interessier(t)en dort wenig oder gar nicht. Dagegen setzt dieses Projekt seine eigenen Akzente.

Die Ausstellung mit den Arbeitsergebnissen wurde eröffnet am 9. November 2010 in Hannover, im Kulturzentrum Faust. Bewusst sollte es dieser Jahrestag sein, steht er doch für den Fall der Mauer 1989 und für „Vereinigung” – und für den Beginn einer neuen Ära auch unter Vietnamesen in Deutschland. Auf 19 Tafeln, die sich in die drei Segmente „geflohen”, „geworben”, „geeint“ untergliedern, fanden etliche Fotos und Zeichnungen Platz, knappe Texte erklärten die Zusammenhänge. Großer Wert wurde auf Anschaulichkeit gelegt. Das bedeutete auch, Geschichte in Geschichten abzuhandeln, das Persönliche, Konkrete, Individuelle erfahrbar zu machen. Exemplarisch für Boat People und Vertragsarbeiter stehen die Lebensgeschichten von vier Aktiven beim Vietnam-Zentrum, sie finden sich jeweils auf einer eigenen Tafel wieder. Zur gut besuchten Eröffnung gab es ein größeres Begleitprogramm mit Vorträgen, Musik und mit einer Podiumsdiskussion. Seitdem war die Ausstellung an mehreren Orten zu sehen. Es ist beabsichtigt, dass sie weiterhin auf die Reise geschickt wird. Anfragen von Interessierten nimmt das Vietnam-Zentrum gern entgegen. Die vorliegende Broschüre fasst die Ergebnisse der Projektarbeit zusammen und zeigt eine Auswahl von Fotos. Sie gliedert sich – analog zur Ausstellung – in drei Abschnitte: „geflohen”, „geworben”, „geeint”. Darauf folgt die Wiedergabe der Reden, die zur Eröffnung gehalten wurden. Zum Abschluss heißt es, einer angenehmen Pflicht nachzukommen und zu danken: zunächst den Zeitzeugen, die mit großem Einsatz zum Gelingen des Projektes beigetragen haben; Prof. Hartmut Griese, der das Projekt aus seiner Perspektive als Soziologe begleitet hat; dem Gesellschaftsfonds Zusammenleben, der Region Hannover, der Stiftung Leben und Umwelt/Heinrich-Böll-Stiftung Nieder-sachsen, dem Paritätischen Wohlfahrtsverband Hannover sowie dem Verein Niedersächsischer Bildungs-initiativen für die finanzielle Förderung. Für die Durchsicht des Textes und eine Reihe wichtiger Anregungen geht ein Dankeschön an Jörg Smotlacha. Kontakt: Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Zur Bettfedernfabrik 3 30451 Hannover [email protected]