53
ĐIỂM TIN BÁO 1 TIN TỨC SỰ KIỆN : Phấn đấu thực hiện thắng lợi tổng điều tra NNNT và thủy sản năm 2011 Khai mạc diễn đàn xúc tiến đầu tư NN, NT khu vực trung du miền núi phía Bắc Hội chợ triển lãm trái cây Việt Nam- Vietfruit Tiền Giang 2011 Thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Cần quy chế rõ ràng 7 tháng năm 2011 diện tích trồng rừng đạt 72,1% so với cùng kỳ năm 2010 Sản lượng lúa gạo năm 2011 dự báo sẽ tăng cao Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng mạnh CHÍNH SÁCH : Mua gạo tạm trữ là cần thiết Hiệp hội điều Việt Nam xin hoãn kiểm tra an toàn thực phẩm với điều nhập khẩu Sẽ thu mua hết cá tra quá lứa còn tồn trong dân Cam kết cải thiện môi trường kinh doanh giúp nông dân phát triển SX lâm nghiệp Ưu tiên sử dụng đường trong nước phục vụ sản xuất GIAO THƯƠNG : Tháng 07 năm 2011

ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 1

TIN TỨC SỰ KIỆN :

Phấn đấu thực hiện thắng lợi tổng điều tra NNNT và thủy sản năm 2011

Khai mạc diễn đàn xúc tiến đầu tư NN, NT khu vực trung du miền núi phía Bắc

Hội chợ triển lãm trái cây Việt Nam- Vietfruit Tiền Giang 2011

Thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Cần quy chế rõ ràng

7 tháng năm 2011 diện tích trồng rừng đạt 72,1% so với cùng kỳ năm 2010

Sản lượng lúa gạo năm 2011 dự báo sẽ tăng cao

Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng mạnh

CHÍNH SÁCH :

Mua gạo tạm trữ là cần thiết

Hiệp hội điều Việt Nam xin hoãn kiểm tra an toàn thực phẩm với điều nhập khẩu

Sẽ thu mua hết cá tra quá lứa còn tồn trong dân

Cam kết cải thiện môi trường kinh doanh giúp nông dân phát triển SX lâm nghiệp

Ưu tiên sử dụng đường trong nước phục vụ sản xuất

GIAO THƯƠNG :

Xuất khẩu nông sản tiếp tục thắng lớn

Tháng 7, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh

Thị trường lúa gạo: Doanh nghiệp sợ lỗ, nông dân lo ế

Nhiễm kháng sinh thủy sản đứng trước nguy cơ thu hẹp thị trường

Tháng 07 năm 2011

SẤN PHẨM ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI:

Cơ quan hợp tác phát triển Tây Ban Nha

I

Page 2: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 2

TIN TỨC SỰ KIỆNPhấn đấu thực hiện thắng lợi tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011

Cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản đã và đang được triển khai trên khắp cả nước. Theo Tổng Cục Thống kê, đã có 45/63 tỉnh hoàn thành điều tra hộ, với 15.932.958 phiếu, chiếm 98,2% so với số hộ lập bảng kê.

45/63 tỉnh hoàn thành điều tra

Ông Đỗ Thức - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2011 cho biết, theo Chương trình Điều tra Thống kê quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản được tiến hành 5 năm một lần, nhằm mục đích thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản phục vụ công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 5 năm tiếp theo. Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 27-9-

2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1785/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011. Đây là cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ tư (ba lần trước thực hiện vào các năm 1994, 2001 và 2006).

Từ ngày 1/7/2011 cả nước đã ra quân triển khai tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011. Được nhân dân đồng tình ủng hộ, công tác điều tra diễn ra khá thuận lợi và suôn sẻ. Cho đến nay, sau hơn 3 tuần triển khai hiện đã cơ bản hoàn thành phiếu điều tra các hộ toàn bộ với khoảng 16,24 triệu đơn vị điều tra. Trong đó, đã có 45/63 tỉnh hoàn thành điều tra hộ, với 15.932.958 phiếu, chiếm 98,2% so với số hộ lập bảng kê.

Đồng thời, đã điều tra 12.828 trang trại chiếm 67,9% số trang trại đã lập bảng kê; điều tra 39.750 hộ điều tra mẫu, chiếm 53% số hộ mẫu. Đối với phiếu điều tra UBND xã, đã điều tra 6.517 UBND xã, đạt 63,5%. Như vậy, cho đến thời điểm này việc thu thập thông tin Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản đã cơ bản hoàn thành. Theo Tổng cục Thống kê, dự kiến ngày 30/7 sẽ hoàn thành việc thu thập số liệu về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản trên phạm vi cả nước. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp đã thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện thu thập số liệu ở cơ sở. Công tác báo cáo, cập nhật tiến độ cũng được các địa phương thực hiện đều đặn, nghiêm túc. 

Vẫn còn nhiều khó khăn 

Page 3: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 3

Ở địa bàn điều tra thuộc thành phố Trà Vinh, tổ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo của tỉnh phải chỉ đạo các điều tra viên thực hiện điều tra số hộ, diện tích trồng cây bông lài theo yêu cầu của các phường 7, phường 8, phường 9. Bởi cây trồng này không nằm trong các loại cây phải điều tra nên các điều tra viên ghi thêm một dòng trong phiếu điều tra và địa phương tự tổng hợp, chứ không nằm trong tổng hợp của hệ thống điều tra lần này. 

Tại Hải Phòng, một số khu vực điều tra ở vùng núi đi lại khó khăn; các vùng giáp ranh đô thị chưa nhất quán về số nhân khẩu, có người vừa làm dịch vụ, vừa làm nông nghiệp nên có thể gây nhầm lẫn khi điều tra, thu thập thông tin. 

Tại huyện Văn Lãng (Lạng Sơn), trong thời gian vừa qua, xã Tân Mỹ có khá nhiều thay đổi về cán bộ chủ chốt, điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra của xã. Địa hình của xã bị chia cắt, đi lại rất khó khăn; thêm nữa, với đặc thù của một xã biên giới, nhân dân địa phương luôn bận rộn với các hoạt động buôn bán, nên rất khó gặp ở nhà, trong khi đó trong tổng số 12 điều tra viên của xã chỉ có 50% là có kinh nghiệm, những người có kinh nghiệm cũng phải thực hiện rất nhiều công việc chuyên môn khác nhau, vì thế khó có thể dành toàn bộ thời gian cho cuộc Tổng điều tra... 

Khắc phục những khó khăn nêu trên, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của toàn dân, hy vọng cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 sẽ đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần xây dựng căn cứ

cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.

Tổng hợp

Khai mạc diễn đàn xúc tiến đầu tư NN, NT khu vực trung du miền núi phía Bắc

Bộ NN&PTNT phối hợp với các tỉnh trong khu vực tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khu vực trung du miền núi phía Bắc tại thành phố Lào Cai từ ngày 28 - 31/7.

Tới dự diễn đàn có đồng chí Trương Vinh Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc. Về phía các bộ, ngành Trung ương có ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Lê Khả Đấu, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc; đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,...

Về phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Nguyễn Hữu Vạn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Vịnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND,

Page 4: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 4

UBND tỉnh Lào Cai; lãnh đạo các tỉnh khu vực trung du, miền núi phía Bắc; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương của tỉnh Lào Cai; đoàn đại biểu và nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, cùng đông đảo các tổ chức, cá nhân, doanh nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Trương Vinh Trọng khẳng định: “Vùng trung du và miền núi phía Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Đây cũng là địa bàn giàu tiềm năng về đất đai, đồi rừng, với nhiều tiểu vùng sinh thái, tạo lợi thế cho phát triển nhiều loại nông, lâm, thủy đặc sản. Được sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và cố gắng, nỗ lực của đồng bào các dân tộc trong vùng, những năm vừa qua, nông nghiệp, nông thôn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với hộ nông dân để tổ chức sản xuất hàng hóa phát triền ngày càng phong phú. Đảng và Nhà nước đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với các đô thị trung tâm. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo được tập trung cao độ, ngày càng phát huy hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước. Bộ mặt nông thôn, miền núi đã và đang có nhiều khởi sắc”.

Phó Thủ tướng cho rằng, diễn đàn xúc tiến đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

vùng trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2011 là sự kiện có ý nghia thiết thực.

Theo Kinh tế nông thôn

Hội chợ triển lãm trái cây Việt Nam- Vietfruit Tiền Giang 2011

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang phối hợp với Sở Công thương tỉnh Tiền Giang, Công ty CP Cát Bình Minh (CAT Event) tổ chức Hội chợ triển lãm trái cây Việt Nam – Vietfruit Tiền Giang 2011.

Hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành của Việt Nam quảng bá thương hiệu sản phẩm, tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa tới trực tiếp người tiêu dùng, qua đó phát triển thị trường nội địa, từ ngày 29/11 - 4/12/2011.

Hội chợ triển lãm giới thiệu gần 300 gian hàng trái cây Việt Nam với những loại trái cây đặc sản các vùng miền trên cả nước như vải thiều Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên, cam đoài Nghệ An, hồng Hà Nội, bơ Đắk Lắk, bưởi Đoan Hùng, nho Ninh

Page 5: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 5

Thuận, thanh long Bình Thuận và các loại trái cây nổi tiếng của miền Nam.

Bên cạnh đó, Hội chợ triển lãm còn giới thiệu giống cây trồng, vật nuôi, giống hoa kiểng, giống động vật hoang dã; lương thực, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến; thành tựu ứng dụng công nghệ giống trong sản xuất nông nghiệp; vật tư nông nghiệp; thiết bị máy móc phục vụ trong nông nghiệp; các công trình, dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn; các sản phẩm công nghệ xử lý và bảo vệ môi trường; các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn...

Đến với Hội chợ triển lãm, công chúng còn được thưởng thức những chương trình ca nhạc đặc biệt với hệ thống âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp, phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật hàng đêm của người dân địa phương và các khu vực lân cận. Chương trình có sự góp mặt của các ca si , nghệ si đờn ca tài tử Nam Bộ đang được mến mộ như: Thanh Ngân, Quế Trân và các nhóm hài nổi tiếng của khu vực miền Nam.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Cần quy chế rõ ràng

Cây trồng biến đổi gen được coi là thành tựu lớn của công nghệ sinh học, giúp các quốc gia giải quyết vấn đề an ninh lương thực.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm loại cây trồng này đều khá tốt nhưng đến nay, cây trồng biến đổi gen vẫn

chưa được đưa vào canh tác đại trà do còn nhiều ý kiến lo ngại.

Nghi ngại nhưng nhiều tiềm năng

Thừa nhận những mặt tích cực của cây trồng biến đổi gen, song ông Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật cho rằng, tiến bộ kỹ thuật bao giờ cũng có 2 mặt, tích cực và tiêu cực. Vấn đề là chúng ta nhìn nhận mặt tiêu cực đó như thế nào để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Cây trồng biến đổi gen cũng vậy, ngoài năng suất cao, lợi nhuận kinh tế lớn…, nó cũng khiến sâu hại hình thành nòi mới kháng độc tố Bt trong cây chuyển gen, rủi ro tiềm ẩn đối với đa dạng sinh học, gia tăng tính trầm trọng của sâu hại không chủ đích...

Ông Ngô Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đặt vấn đề, cây trồng biến đổi gen có ảnh hưởng gì tới các vi sinh vật trong đất? Các kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động tới đồng ruộng mới thực hiện ở nước ngoài trên quy mô nông trại, còn khi áp dụng tại Việt Nam sẽ thế nào? Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào ứng dụng đại trà, do đặc thù đồng ruộng của nước ta manh mún, nhỏ lẻ.

Page 6: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 6

PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp lại nhìn nhận ở khía cạnh khác. Ông Hàm đặt vấn đề: Việt Nam là nước xuất khẩu hay nhập khẩu lương thực? Năm 2010, nước ta sản xuất được 48 triệu tấn lương thực, trong đó xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo nhưng phải nhập tới 2,5 triệu tấn đậu tương, 1,6 triệu tấn ngô, 1 triệu tấn gạo chất lượng. Mỗi năm lại sinh ra thêm 1 triệu miệng ăn, đồng nghia với việc ngành Nông nghiệp phải làm ra thêm 1 triệu tấn lương thực. Đến năm 2050, dân số Việt Nam khoảng 130 triệu người, liệu chúng ta có thể sản xuất được 80 triệu tấn lương thực hay không? Do đó, một trong những giải pháp quan trọng là phải đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất.

Cần quy chế rõ ràng

Theo Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong linh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, giai đoạn 2011-2015 sẽ đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất; đến năm 2020 có 30-50% diện tích canh tác trồng cây biến đổi gen. Tuy nhiên, tới thời điểm này, mọi việc vẫn dừng ở khảo nghiệm.

Vậy, khi nào nông dân được hưởng các thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại? Theo ông Hàm, đầu tiên là phải có

một hệ thống quy chế cho cây trồng biến đổi gen hoàn thiện; thứ hai là quy chế an toàn thức ăn chăn nuôi, thực phẩm cho con người; thứ ba là quy chế về dán nhãn sản phẩm; thứ tư là thương mại hóa, xuất nhập khẩu và cuối cùng là phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu về vai trò của cây trồng biến đổi gen.

TS.Leonardo Gonzale, nhà kinh tế nông nghiệp hàng đầu của Philippines cho biết, 9 năm qua, ngô biến đổi gen ở Philippines đã được cấp phép sản xuất và sử dụng trong thực phẩm, thức ăn gia súc và chế biến. Kết quả này là nhờ vào việc thiết lập hệ thống hành lang pháp lý để cấp phép, theo dõi và quản lý các loại cây trồng công nghệ sinh học, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, đa dạng sinh học, bản quyền công nghệ trong sử dụng và thương mại hóa các cây trồng công nghệ sinh học…

Đối với Việt Nam, TS.Leonardo Gonzale đưa ra lời khuyên, để tối đa hóa các lợi ích tiềm năng của cây trồng biến đổi gen cần có chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, đảm bảo an toàn sinh học. Trong quá trình thương mại hóa, cần liên tục đánh giá lợi ích và rủi ro từ việc sản xuất loại cây này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần xây dựng hệ thống an toàn sinh học dựa trên kết quả của các mô hình trình diễn và thử nghiệm trong thực tế.

Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Giám đốc đối ngoại Công ty Dekalb (Tập đoàn Monsanto, 1 trong 4 đơn vị được phép tiến hành khảo nghiệm ngô biến đổi gen ở Việt Nam) cho rằng, các doanh nghiệp hoạt động trong linh vực này rất muốn đầu tư, nhưng họ cũng mong Chính phủ có khung pháp lý rõ ràng, minh bạch bởi nó liên

Page 7: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 7

quan đến kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Dự kiến, nếu không có gì thay đổi thì bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam chính thức có cây trồng biến đổi gen và ngô là cây trồng đầu tiên.

Theo Kinh tế nông thôn

7 tháng năm 2011 diện tích trồng rừng đạt 72,1% so với cùng kỳ năm 2010

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 20/7, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 84,2 nghìn ha, bằng 72,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 9,1 nghìn ha, bằng 40,2% so với cùng kỳ năm trước; trồng mới rừng sản xuất đạt 75,1 nghìn ha, bằng 79,8% so với cùng kỳ năm trước.

Thời gian vừa qua, thời tiết có mưa nhiều trên diện rộng tại miền Bắc nên khá thuận lợi cho công việc trồng rừng. Tuy nhiên, tại các tỉnh miền Nam thời tiết khô hạn kéo dài nên đã ảnh hưởng xấu tới việc chăm sóc cây giống và tiến độ trồng rừng. Không những thế, nguồn vốn trung ương

giải ngân trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ, đặc dụng thiếu, dẫn đến tiến độ trồng rừng trong tháng chậm hơn so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tại các tỉnh miền Bắc, các địa phương đang tiếp tục tiến hành trồng rừng chính vụ. Ước tính đến 20/7 các địa phương miền Bắc đã trồng được 71,8 nghìn ha, chiếm 85% diện tích trồng rừng cả nước.

Trong đó, diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng trồng đạt 5,6 nghìn ha, chiếm 62% diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng cả nước; Diện tích trồng rừng sản xuất đạt xấp xỉ 66,2 nghìn ha, chiếm 88% diện tích trồng rừng sản xuất cả nước. Vùng có diện tích trồng rừng lớn nhất là Trung du và Miền núi phía Bắc đạt 56,6 nghìn ha, Đồng Bằng sông Hồng 8 nghìn ha và Bắc Trung Bộ xấp xỉ 7,2 nghìn ha. Một số tỉnh miền Bắc có diện tích trồng rừng khá là Bắc Kạn 14,0 nghìn ha, Quảng Ninh 7,1 nghìn ha, Tuyên Quang 6,9 nghìn ha và Yên Bái 6,9 nghìn ha...

Bên cạnh việc trồng rừng, các tỉnh miền Bắc tiếp tục tiến hành sản xuất và chăm sóc cây giống để phục vụ nhu cầu trồng rừng vụ xuân hè 2011. Đồng thời, các địa phương tiếp tục tiến hành chăm sóc rừng đã trồng, khoán khoanh nuôi tái sinh và giao khoán bảo vệ rừng tới các tổ chức, cá nhân.

Còn tại các tỉnh miền Nam, do đang là mùa khô nên các tỉnh miền Nam chưa tiến hành trồng rừng nhiều. Tổng diện tích trồng rừng của các tỉnh miền Nam tính đến 20/7 đạt 9,8 nghìn ha. Một số tỉnh có diện tích trồng rừng khá là Đắk Lắk 4,6 nghìn ha, Bình Thuận 1.124 ha, Đắk Nông 986

Page 8: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 8

ha và Cà Mau 830 ha…Cũng như các tỉnh miền Bắc, ngoài việc trồng rừng, các địa phương tiếp tục tiến hành lập hồ sơ thiết kế, chuẩn bị hiện trường, làm đất và chăm sóc cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng năm 2011.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Sản lượng lúa gạo năm 2011 dự báo sẽ tăng cao

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo, sản lượng lúa năm 2011 của cả nước có thể tăng 880.000 tấn. Trong đó, vụ đông xuân cả nước tăng 260.000 tấn. Vụ hè thu, thu đông và vụ mùa dự báo tăng 620.000 tấn.

Nếu không có đột biến do thiên tai lớn như hạn, lũ lụt hay bão... Với mức tăng đó, sản lượng lúa của cả nước trong năm 2011 có thể đạt 40,78 triệu tấn.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng lúa tăng thêm quy ra gạo đạt 500.000 tấn (tính theo tỷ lệ quy đổi 57%). Vì vậy nếu lượng gạo gối đầu vẫn như năm trước và lượng gạo tiêu dùng trong nước chưa thay đổi lớn thì năm 2011, lượng gạo xuất khẩu có thể tăng thêm 500.000 tấn, tức tổng lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 7,3 triệu tấn.

Được biết, trong vụ Đông Xuân 2010-2011, sản xuất lúa ở nhiều địa phương đạt kết quả cao, trong đó đồng bằng sông Cửu Long tăng 218.000 tấn, miền Bắc tăng 98.000 tấn. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên do lạnh muộn vào lúc lúa trỗ nên sản lượng giảm 60.700 tấn.

Về tình hình giá lúa gạo, hiện giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL lại tăng từ 300 - 500 đồng/kg, đẩy giá thu mua lúa dao động ở mức từ 6.200 - 6.300 đồng/kg. Cụ thể, từ đầu tháng 7 đến nay, ở các tỉnh Long An, Tiền Giang... giá lúa cũng liên tục tăng từ 200 - 300 đồng/kg, đạt 4.800 - 4.850 đồng/kg tại ruộng và lúa phơi khô là 5.900 - 6.000 đồng/kg...

Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm tăng 100 - 150 đồng, lên 8.150 – 8.250 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm tăng 200 đồng lên 8.000 – 8.100 đồng/kg tùy từng địa phương.

Giá gạo thành phẩm tăng khoảng 400 - 600 đồng/kg, với gạo 5% tấm không bao bì tại mạn 9.800 – 9.900 đồng/kg, gạo 15% tấm là 9.400 – 9.500 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 9.000 – 9.100 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Đây là các mức tăng cao trong nhiều tháng qua.

Nguyên nhân giá lúa tăng là do giá gạo nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đã tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg. Cùng với đó, nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đối tác nước ngoài như Thái Lan, Indonexia... cũng đang tăng cao.

Page 9: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 9

Dự báo giá lúa gạo nước ta sẽ còn tiếp tục tăng nhờ nhu cầu cao từ các khách hàng, đặc biệt có lợi thế cạnh tranh hơn so với giá gạo của Thái Lan. Bangladesh mới đây ký hợp đồng mua 200.000 tấn gạo 15% tấm giao trong tháng 7, Indonesia cũng đã thỏa thuận mua 600.000 tấn gạo nước ta để bình ổn giá trong nước....

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng mạnh

Nhu cầu và giá cả các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng, có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam.

Đến hết tháng 7, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tăng thêm 2 tỉ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu lên 13,95 tỉ USD tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước đạt xấp xỉ 8,1 tỷ USD, tăng 44,6%; thuỷ sản ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 24,8%; lâm sản đạt 2,2 tỷ USD, tăng gần 13%. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt xấp xỉ 5 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước.

Theo Bộ NN-PTNT, tình hình SX nông nghiệp vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh từ nay tới cuối năm. Đến ngày 15/7, miền Bắc cơ bản thu hoạch xong lúa ĐX, nhiều địa phương đạt kỉ lục về năng suất và sản lượng: Hải Dương tăng 4,5 tạ/ha, TP Hà Nội tăng 4,4 tạ/ha, Nghệ An tăng 3,7 tạ/ha, Hải Phòng tăng 3,5 tạ/ha, Thanh Hoá tăng 3,1 tạ/ha… Tại các tỉnh phía Nam cũng đã thu hoạch trên 710 ngàn ha lúa hè thu, kịp thời xuống giống được 260 ngàn ha lúa thu đông, nhanh hơn cùng kì năm trước

73,6%. Diện tích trồng màu lương thực cũng đạt 1.511 ngàn ha, tăng 10,6 %. Diện tích ngô, khoai lang đều tăng mạnh, riêng sắn đạt gần 455 ngàn ha, tăng tới 70%.

Về chăn nuôi, so với cùng kỳ năm trước, số lượng thịt SX tăng nhẹ, cụ thể sản lượng thịt bò đạt 178,5 ngàn tấn, thịt trâu đạt 48,7 ngàn tấn, sản lượng thịt lợn đạt 1.859 ngàn tấn, sản lượng trứng đạt 3.930 triệu quả, sản lượng sữa đạt hơn 179 ngàn tấn; tăng mạnh về sản lượng thịt vẫn là gia cầm đạt 389 ngàn tấn, tăng 17% và sản lượng trứng tăng gần 19%.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng đầu năm đạt 1.563 ngàn tấn, tăng 5,2%. Giá thủy sản tăng cao cũng khuyến khích ngư dân đánh bắt, nhiều tàu thuyền bám biển dài ngày khiến tổng sản lượng khai thác biển đạt 1.380 ngàn tấn.

Điều quan trọng, để duy trì tốc độ tăng trưởng trong SX nông nghiệp từ nay đến cuối năm là phải kiểm soát tốt dịch bệnh ngăn chặn được dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa hè thu, thu đông ở vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ. Kiểm soát chặt chẽ các loại dịch cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng không để bệnh bùng phát lan rộng gây thiệt hại đến SX.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Thúc đẩy sản xuất bình ổn giá lương thực, thực phẩm

Trước tình hình giá cả các mặt hàng thịt lợn, rau xanh, thủy sản, đường, muối ... đang liên tục gia tăng trong thời gian gần đây, chiều 18/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Page 10: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 10

nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp bàn các giải pháp bình ổn giá lương thực, thực phẩm. 

Theo Bộ trưởng, vấn đề là làm sao giữ giá cả ổn định ở mức hợp lí, có lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Các đơn vị chức năng thuộc Bộ NN&PTNT, cùng các Bộ, ngành khác theo dõi sát sao diễn biến thị trường, giá các loại sản phẩm chính để thông tin cho “người sản xuất yên tâm sản xuất, người tiêu dùng có định hướng tiêu dùng đúng”, từ đó thị trường có thêm thông tin để tự điều hòa giữa các nơi. Bộ trưởng yêu cầu: các đơn vị tiếp tục tìm mọi giải pháp tăng nguồn cung trong nước. Theo đó, lúa gạo hè thu đã thu hoạch được 1/3 diện tích, lúa đang phát triển tốt nên cần theo dõi bảo vệ thực vật, không để mất mùa. Theo dự báo, trong 6 tháng cuối năm, thị trường thực phẩm trong nước sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, thấp hơn từ 10 – 15% và sẽ giảm mạnh và giữ giá trong các tháng 8, 9, 10. Cuối năm có thể tăng nhẹ trở lại, nhất là mặt hàng thịt lợn hơi. 

Trong khi đó, do ảnh hưởng của thời tiết và hiện đang là vụ rau hè thu, diện tích gieo trồng không lớn nên dẫn tới tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ và giá tăng đột biến ở Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Các tỉnh phía Nam do diện tích tăng 30% so với cùng kỳ nên nguồn cung vẫn dồi dào, phong phú về chủng loại, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến.

Đối với phát triển chăn nuôi, cần khống chế tốt dịch bệnh, Cục Chăn nuôi hướng dẫn, hỗ trợ các trang trại tăng cường sản

xuất giống, thúc đẩy chăn nuôi lợn, khuyến khích tăng nhanh hơn đàn gia cầm.

Sau cuộc họp này, Bộ NN&PTNT sẽ có văn bản đề nghị các tỉnh rà soát, thống kê số lượng, địa chỉ các trang trại chăn nuôi đang có khó khăn về vốn; rà soát các văn bản thực hiện hướng dẫn về tiêu chí trang trại mới để cung cấp cho phía ngân hàng xem xét, có chính sách ưu tiên khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ lãi suất… 

Theo TTXVN

Tạo thuận lợi cho chế biến và xuất khẩu điều

Trong cuộc họp chiều 27/7 tại thành phố Hồ Chí Minh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh điều 6 tháng.

Ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Bộ đang xem xét điều chỉnh để đưa mặt hàng điều thô nhập khẩu ra khỏi diện kiểm tra an toàn thực phẩm được quy định trong Thông tư 13/2011-BNNPTNT có hiệu lực từ 1/7/2011. Trong tuần tới, Thông tư 13 sẽ được chỉnh sửa phù hợp với yêu cầu thực tế, trong bối cảnh hiện nay giá xuất khẩu điều thô đang cao và hút hàng, việc nhập nguyên liệu điều thô có lợi thì không nên lập rào cản mà phải tranh thủ cơ hội kinh doanh.

Cũng bàn về Thông tư 13, ông Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Vinacas cho rằng, khi Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) tiến hành soạn thảo thông tư, Nafiqad chỉ lấy ý kiến từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Page 11: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 11

Nam (VCCI) mà không hề tham khảo ý kiến của Vinacas và các doanh nghiệp ngành điều, từ đó đưa ra nhiều quy định chưa phù hợp với thực tế sản xuất xuất khẩu của ngành điều. Vì vậy ngay khi thông tư có hiệu lực đã gây cho việc nhập khẩu điều nguyên liệu của doanh nghiệp trong nước không ít khó khăn, một lượng lớn điều bị ách tắc tại cảng. Ông Thanh nhấn mạnh, dự kiến kim ngạch xuất khẩu điều năm 2011 đạt 1,4 tỉ USD là không khó nhưng phải có điều kiện về chính sách và vốn để các doanh nghiệp hoạt động.

Theo Vinacas, 6 tháng đầu năm là giai đoạn khó khăn đối với ngành chế biến và xuất khẩu điều, ngoài nguồn cung nguyên liệu thiếu hụt (do thời tiết, khí hậu) thì chi phí chế biến tăng đột biến, trong đó riêng chi phí nguyên liệu đã tăng 100% so với năm 2010 trong khi giá điều nhân xuất khẩu chỉ tăng 40%. Dự báo những tháng cuối năm nhu cầu tiêu thụ điều nhân sẽ tăng, vì vậy giá xuất khẩu điều tiếp tục tăng. Không chỉ có mặt hàng điều nhân, các sản phẩm từ điều như dầu điều, điều vỏ lụa, vỏ cứng đều không đủ hàng để xuất khẩu. Sản lượng điều của Việt Nam là 330.000 tấn, năm nay lượng điều thô nhập khẩu chỉ còn 300.000 tấn, giảm 150.000 tấn so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2011. Nếu trong những năm tới, Việt Nam có hơn 200.000 ha điều năng suất cao như mô hình câu lạc bộ trồng điều năng suất cao ở Đồng Nai (3 tấn/ha) thì ngành sản xuất điều sẽ chủ động được nguyên liệu.

Phát biểu kết thúc cuộc họp, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho rằng, định hướng thời gian tới của ngành điều là xây dựng những vùng điều tập trung thâm canh, phải có 200.000 ha điều thâm canh tại 2 địa

phương trồng điều lớn là Bình Phước và Đồng Nai với năng suất phấn đấu là 1,5 đến 2 tấn/ha, khi đó mới có thể hấp dẫn được nông dân trồng điều. Ngoài ra, Vinacas cần tập hợp tác doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều lớn, có trình độ chế biến tự động hóa cao để trình Bộ công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Chứng chỉ này sẽ giúp các doanh nghiệp ngành điều nâng cao thương hiệu, khả năng cạnh tranh và tranh thủ được những chính sách ưu đãi khác./.

Theo TTXVN

Sản lượng thủy sản 7 tháng năm 2011 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2010

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản trong tháng 7/2011 có nhiều thuận lợi, hầu hết các tỉnh trọng điểm đều đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thủy sản ước đạt 527 ngàn tấn, nâng tổng sản lượng 7 tháng đầu năm 2011 lên 3.039 ngàn tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2010.

Page 12: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 12

Sản lượng khai thác thủy sản 7 tháng ước đạt 1.476 ngàn tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khai thác biển đạt 1.380 ngàn tấn, khai thác nội địa đạt 96 ngàn tấn. Sản lượng khai thác biển tăng chủ yếu do thời tiết biển tương đối thuận lợi và được mùa khi đang vào vụ cá Nam.

Giá thủy sản tăng cao cũng khuyến khích ngư dân đánh bắt, nhiều tàu thuyền bám biển dài ngày, tuy nhiên ngư dân vẫn gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao làm chi phí cho chuyến biển tăng lên.

Các tỉnh có sản lượng khai thác biển cao nhất là Kiên Giang 231.206 tấn, Bà Rịa Vũng Tàu 158.534 tấn, Cà Mau 94.860 tấn, Bình Thuận 90.932 tấn, Bình Định 79.134 tấn, Quảng Ngãi 67.018 tấn. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 7 cũng tăng đáng kể đạt 303 ngàn tấn, đưa sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng đầu năm đạt 1.563 ngàn tấn, tăng 5,2% cùng kỳ năm 2010.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại các tỉnh phía Bắc, vào nửa cuối tháng 6 do điều kiện thời tiết nắng, nóng, mưa thất thường, một số ao nuôi ở các địa phương đã xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm nuôi, tuy nhiên do phát hiện sớm và làm tốt công tác phòng trừ, 10 khoanh vùng xử lý ao nuôi nhiễm bệnh không để lây lan nên đã không phát sinh thành dịch.

Tại các tỉnh vùng ĐBSCL dịch bệnh trên tôm cũng vẫn xảy ra. Điển hình là Cà Mau, diện tích tôm chết chiếm gần 10.000 ha và tập trung chủ yếu ở các huyện chuyên tôm phía Nam của tỉnh, trong đó phần lớn diện tích tôm chết ở mô hình nuôi tôm quảng canh (trên 9.600 ha), mức độ thiệt hại khoảng 50%; đầm nuôi công nghiệp có

diện tích tôm chết trên 313 ha nhưng mức độ thiệt hại 100%.

Đối với nhuyễn thể, các tỉnh chủ yếu nuôi sò huyết, nghêu thịt, hiện giá bán nghêu thịt ổn định ở mức cao bình quân 28.000đồng/kg, giá sò huyết cỡ sò thịt từ 70-80 con/kg dao động từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, do đó các hộ nuôi đều có lợi nhuận khá cao. Hiện nay nghêu giống đang xuất hiện ở một số hợp tác xã, tuy nhiên mật độ chưa nhiều.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

SXNN 6 tháng cuối năm: Chuyển từ số lượng sang chất lượng và hiệu quả

Mặc dù được dự báo là khó đạt các mục tiêu đề ra do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến bất thường, thị trường nhiều biến động, song với những gì đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011, một lần nữa cho thấy, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn thể hiện được khả năng "bật" của mình trong gian khó, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Giá trị sản xuất tăng

Page 13: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 13

6 tháng đầu năm 2011, ngành Nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức như rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc, mưa ít gây hạn hán trên diện rộng, nước mặn xâm nhập sâu tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá cả hàng hóa, vật tư đầu vào tăng… Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất của ngành ước đạt 107.065 tỷ đồng, tăng 3,74% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nông nghiệp đạt 77.793,5 tỷ đồng, tăng 3,25%; lâm nghiệp 3.580,4 tỷ đồng, tăng 5,29% và thủy sản đạt 25.691 tỷ đồng, tăng 5,05%; giá trị xuất khẩu ước đạt 12 tỷ USD, tăng 38,7%.

Vụ trưởng Vụ Quy hoạch và Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Trang Hiếu Dũng cho biết, có được kết quả trên là nhờ giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều tăng và việc tiêu thụ đang khá thuận lợi. Ngoài các chính sách hô trợ phát triển sản xuất, Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số loại nông sản có khối lượng hàng hóa lớn như lúa gạo, càphê… Đơn cử như việc Chính phủ có quyết định thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo cho bà con nông dân khi chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch nhằm đảm bảo giữ giá lúa ở mức 5.000 đồng/kg. Kế hoạch thu mua đã đạt được mục đích là giúp giá trên thị trường tăng lên, có lợi cho bà con.

Đóng góp vào thành công này trước hết phải kể tới linh vực trồng trọt. Sản lượng lúa đông xuân năm nay dự kiến đạt 19,74 triệu tấn, tăng 26 vạn tấn so với vụ đông xuân 2010, mức cao nhất từ trước đến nay, trong đó, vụ lúa đông xuân ở miền Nam

đạt 12,54 triệu tấn, tăng 110.000 tấn so với vụ đông xuân 2009.

Chú trọng gia tăng giá trị sản phẩm

Mục tiêu kế hoạch năm 2011 của ngành Nông nghiệp là tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng lên 2,6% (hiện mới đạt 1,9%); ổn định diện tích gieo cấy lúa khoảng 7,37 triệu hecta, sản lượng 41 triệu tấn, vượt 1 triệu tấn so với 2010; đạt mức tăng trưởng GDP 3,5%, giá trị sản xuất tăng 4,5-5% so với năm 2010 trên cơ sở tập trung ưu tiên nguồn lực cho nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực như cá tra, tôm nước lợ, lúa gạo, cao su…

Mặc dù ngành đã đạt được những thành tích ấn tượng nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, những khó khăn, thách thức vẫn đang ở phía trước. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, trồng trọt hiện đang găp nhiều khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp, cộng với lãi suất tăng cao nên các doanh nghiệp, chủ đầu tư đều gặp khó trong việc duy trì sản xuất và thực hiện các dự án. Riêng với việc thực hiện chủ trương sản xuất thêm 1 triệu tấn lúa năm 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xác định khả năng mở rộng diện tích sản xuất lúa thu đông, thực hiện các biện pháp kỹ thuật, đảm bảo "làm đâu được đấy", nhất la những nơi đã sản xuất thắng lợi.

Đê đạt được các mục tiêu đề ra, ngành tập trung chỉ đạo sản xuất lương thực, thực phẩm, tăng cường thâm canh, tăng năng suất các loại cây trồng, phấn đấu tổng diện tích gieo trồng cây lương thưc có hạt cả năm ước đạt 8,5 triêu hecta. Đối với sản xuất lúa gạo, từ nay đến cuối năm chú

Page 14: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 14

trọng phát huy lợi thế về trồng lúa ở các vùng đồng bằng.

Trong khi đó, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, dịch bệnh trên đàn gia súc xảy ra trên diện rộng đã gây thiệt hại lớn đến người chăn nuôi, đồng thời làm mất cân đối cung cầu trên thị trường, cộng với gia thức ăn chăn nuôi tăng cao đã tác động đến việc đầu tư sản xuất, nhiều hộ dân không muốn tái đàn. Trước những thách thức này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo, các địa phương nên nỗ lực tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất như tăng cường điều tra, dự báo sâu bệnh trong linh vực trồng trọt, dịch bệnh trong chăn nuôi. Phát hiện kịp thời và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hiệu quả ngay từ đầu, không để sâu bệnh, dịch bệnh phát sinh thành dịch lớn, khi nào kiềm chế được dịch bệnh thì mới phục hồi và phát triển sản xuất.

Trong linh vực thủy sản, ông Phát yêu cầu, các địa phương ngoài việc đánh bắt trên biển và nuôi trồng thì cần theo dõi dịch bệnh, hỗ trợ ngư dân đánh bắt hiệu quả. Theo đó, cần hướng dẫn nhân dân xây dựng các tổ, đội ngư dân đoàn kết đánh bắt trên biển. Hiện, Bộ đã trình Chính phủ đề án "Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam" để tới đây triển khai trên thực tế làm

cơ sở quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Song song với đó, ngành cũng sẽ chuyển mạnh từ số lượng sang chất lượng và hiệu quả, nghia là chú trọng gia tăng giá trị cho các mặt hàng nông sản, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho nông dân. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả nước đang tiến hành xuống giống lúa vụ hè thu 2011. Tuy nhiên, tại miền Bắc, do lúa đông xuân thu hoạch muộn nên tiến độ gieo cấy lúa hè thu cũng bị chậm theo. Đối với khu vực miền Nam, nhờ lúa được giá, lúa đông xuân thu hoạch sớm, thời tiết tương đối thuận lợi, nên tiến độ xuống giống lúa hè thu nhanh hơn khá nhiều so cùng kỳ năm trước. Ước toàn miền Nam xuống giống đến trung tuần tháng 6 đạt gần 1,9 triệu hecta, nhanh hơn cùng kỳ năm trước 10,8%, trong đó các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL đạt gần 1,6 triệu hecta.

Đê sản xuất vụ hè thu đạt kết quả tốt, hiện các địa phương vùng ĐBSCL đã tập trung chỉ đạo nông dân thực hiện vệ sinh đồng ruộng, cày ải, phơi đất ít nhất trong 3 tuần tiêu diệt mầm bệnh; xuống giống tập trung theo thời vụ chỉ đạo nhằm tránh né rầy; sử dụng các giống lúa có chất lượng cao,...

Theo Kinh tế nông thôn

Thu hoạch lúa ở ĐBSCL: Tổn thất hơn 365 triệu USD/năm

1 năm vùng ĐBSCL thu hoạch hơn 20 triệu tấn lúa. Do đó, quy ra tiền, tổn thất sau thu hoạch mỗi năm lên đến 365 triệu USD.

Page 15: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 15

Ngày 30.6, tại TP.Cần Thơ đã diễn ra “Hội thảo về bảo quản lúa gạo cho ĐBSCL” do Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NNPTNT), Trường Đại học Nông lâm TP.HCM phối hợp tổ chức. Theo thống kê của các nhà khoa học, nông dân thu hoạch lúa bị tổn thất từ 12-14% ở các khâu cắt lúa, sấy lúa, tồn trữ... TS Phạm Văn Tấn - Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết, 1 năm vùng ĐBSCL thu hoạch hơn 20 triệu tấn lúa. Do đó, quy ra tiền, tổn thất sau thu hoạch mỗi năm lên đến 365 triệu USD.

Theo Nông thôn ngày nay

Dịch bệnh cây trồng tăng mạnh

Tình hình dịch bệnh trên cây trồng khu vực phía Nam đang nổi lên nhiều vấn đề nóng làm cho ngành nông nghiệp rất lo lắng. Đó là nhận định tại hội nghị sơ kết công tác BVTV 6 tháng đầu năm do Cục BVTV tổ chức ngày 28/7 tại Trà Vinh...

TS Hồ Văn Chiến, Giám đốc trung tâm BVTV phía Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm nông dân khu vực phía Nam đã xuống giống được hơn 1,646 triệu ha lúa

ĐX và hơn 1,717 triệu ha lúa HT nhưng theo đó tình hình bệnh trên lúa đa phần tăng. Nổi cộm nhất là trong vụ HT diện tích nhiễm rầy nâu trong toàn khu vực là 74.450 ha, tăng 18.433 ha so với cùng kỳ, trong đó có hơn 2.152 ha nhiễm nặng; lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá 11.129 ha, phân bố rải rác đều các tỉnh; bệnh đạo ôn nhiễm 67.672 ha, tăng 28.651 ha; ốc bươu vàng cắn phá lúa 36.423 ha, tăng 22.758 ha…

Đối với cây có múi tổng diện tích hiện có hơn 306.383 ha và diện tích bệnh vàng lá greening, vàng lá thối rễ và một số bệnh hại do virus gây hại vẫn không thuyên giảm và hiện có 22.117 ha bị nhiễm bệnh; bệnh chảy nhựa thân, thối gốc và thối trái do Phytophthora palmivora đang xuất hiện phổ biến, các đối tượng dịch hại khác như rệp sáp, rầy nhảy, thán thư, cháy lá do nấm Phizoctonia solani… cũng xuất hiện phổ biến. Đối với cây nhãn thì bệnh chổi rồng nhiễm 11.572 ha; cây chôm chôm cũng có 2.553 ha nhiễm các bệnh phấn trắng, thối quả…; trên cây thanh long thì đang xuất hiện mạnh bệnh thán thư, thối quả, thối nhánh đang làm cho hơn 9.200 ha nhiễm bệnh.

Ông Chiến thông báo thêm, diện tích lúa nhiễm bệnh và mật số rầy nâu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Vì vậy các địa phương cần lưu ý diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng để kịp thời khuyến cáo nông dân phòng trị. Đối với vụ thu đông và vụ mùa, từ tháng 8 đến tháng 9 tới sẽ có đợt rầy di trú mang mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Vì trong tháng 6 vừa qua các tỉnh đã gửi 220 mẫu rầy di trú về cho Trung tâm BVTV phía Nam test Elisa cho thấy tỷ lệ rầy mang mầm bệnh VL- LXL chiếm

Page 16: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 16

đến 40% số mẫu. Vì vậy nguy cơ rầy di trú lây lan bệnh trong vụ lúa thu đông và vụ mùa là rất lớn. Các địa phương cần chỉ đạo nông dân bám sát đồng ruộng theo dõi diễn biến của rầy để có biện pháp phòng trị kịp thời. Ngoài ra bệnh đạo ôn, bệnh lem lép hạt cũng đang tiềm ẩn lớn.

Ngoài vấn đề dịch bệnh thì công tác thanh tra, kiểm tra việc nhập khẩu của ngành BVTV thấy thêm nhiều vấn đề rất nóng. Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Kiểm định và khảo nghiệm BVTV phía Nam đã kiểm định thuốc BVTV nhập khẩu, phát hiện có 14 lô với trọng lượng 80.000 kg không đạt chất lượng, Cục đã xử lý buộc tái xuất 4 lô với 40.000 kg, còn lại cho nhập gia công tái chế. Ngoài ra ngành còn lập biên bản 22 trường hợp vi phạm hành chính trong linh vực quản lý thuốc BVTV, trong đó có 14 trường hợp vi phạm về nhập khẩu và 8 trường hợp SX, buôn bán thuốc BVTV. Đối với công tác thanh tra thuốc BVTV, đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành 195 đợt tại 4.111 cơ sở, đại lý, cửa hàng đã phát hiện 379 đơn vị vi phạm, đã xử phạt 276 trường hợp.

Trước thực trạng trên, ông Lê Văn Thiệt, Văn phòng Cục BVTV nói: Cái khó hiện tại là chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn hoạt động thanh tra chuyên ngành ở các địa phương, hệ thống tổ chức không nhất quán trong xử lý, có những tỉnh không có thanh tra chuyên ngành, lực lượng thanh tra mỏng, năng lực, trình độ một số thanh tra viên còn yếu. Để khắc phục khó khăn trên thì trong thời gian tới cần giao trả thẩm quyền xử phạt quy phạm hành chính cho thanh tra chuyên ngành thì mới xử lý được nhanh, gọn, dễ theo dõi.

Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV nói: Tình hình dịch bệnh trong 6 tháng đầu năm có nhiều vấn đề nóng cần quan tâm là việc tái hiện diện bệnh VL- LXL, vàng lụi trên lúa hè thu và bệnh chổi rồng trên cây nhãn đang ảnh hưởng đến kinh tế nhà nông. Việc tái xuất mặt hàng BVTV lớn nhất trong 10 năm qua là một thành quả rất tích cực của ngành. Trong 6 tháng còn lại, ông Huân chỉ đạo: Đối với cây lúa vẫn là trọng tâm, chiến lược. Phải tập trung mọi nguồn lực để chỉ đạo SX vụ thu đông và vụ mùa không để rầy nâu lây lan trên diện rộng để kiểm soát bệnh VL-LXL. Giải pháp né rầy, áp dụng các quy trình kỹ thuật lúa an toàn theo mô hình sinh thái, nhân rộng cánh đồng mẫu là hướng SX an toàn và tăng cao giá trị. Mở rộng và nhân rộng mô hình VietGAP trên tất cả các loại cây trồng. Phải thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT là duy trì việc thanh tra liên ngành, theo đó tăng cường thanh, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp từ giống đến phân, thuốc.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

CPI tăng cao và những thách thức kiềm chế lạm phát

Theo các chuyên gia, muốn đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 17% thì phải bảo đảm ổn định cung - cầu hàng hóa…

Page 17: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 17

Chỉ số giá tiêu dùng tính theo tháng của năm 2011 có những diễn biến khác thường so với mọi năm. Điển hình như vào tháng 4 hàng năm, chỉ số CPI thường xuống thấp, thì năm nay lại tăng cao đột biến. Sau 2 tháng giảm tốc, thì đến tháng 7, chỉ số CPI lại đột ngột tăng cao. Các chuyên gia kinh tế dự báo, CPI tháng 8 có thể giảm nhẹ, song để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 17% như Chính phủ đề ra, vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi cần nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt.

Một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 1,17% so với tháng trước, và tăng cao hơn so với thông lệ hàng năm là do nhóm thực phẩm tăng giá đột biến. Còn vì sao nhóm thực phẩm tăng mạnh thì được cơ quan chức năng lý giải là: nguồn cung thiếu (do dịch bệnh, thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp); hoặc do thương lái nước ngoài thu gom nông sản, đẩy giá nông sản trong nước lên cao.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, thì việc giá thực phẩm nói riêng và giá cả hàng hoá thiết yếu nói chung tăng cao còn do hệ thống phân phối, hiện tượng đầu cơ, găm hàng, thao túng giá.

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, hiện nay, hàng hóa đến

tay người tiêu dùng phải đi lòng vòng qua nhiều khâu trung gian, làm tăng chi phí bất hợp lý. Hệ quả của tình trạng chuỗi sản xuất - phân phối bị chia cắt là giá cả tăng, tác động chỉ số giá tiêu dùng.

Ông Vũ Vinh Phú đưa ra dẫn chứng: “Một ví dụ về sự vô lý là 0,5 triệu tấn đường nằm trong nhà máy giá 17.000  đồng/kg trong khi đó thị trường bán lẻ vẫn là 26.000 đồng/kg. Như vậy là người tiêu dùng bị móc túi. Tương tự dầu ăn, sắt thép, các mặt hàng thiết yếu cũng vậy, toàn mua đứt bán đoạn, không thực hiện theo Quyết định 27 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thị trường nội địa. Vì thế cần phải chấm dứt độc quyền, phải có “nhạc trưởng”chỉ huy các mặt hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu”.

Một số chuyên gia dự báo, tốc độ tăng CPI trong tháng 8 tới sẽ đi xuống hoặc tăng thấp hơn so với tháng 7. Tiến si Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục ít nhất là hết quý 3/2011, do nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn tới CPI đã hạ nhiệt: Áp lực về điều chỉnh tỷ giá đã hết, giá các nguyên nhiên liệu đầu vào như than, xăng, dầu, điện đi vào ổn định. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá thực phẩm trong tháng 7 tăng mạnh, thì việc bổ sung nguồn cung thực phẩm trong tháng 8 là rất quan trọng. Nếu không mở rộng sản xuất, tái đàn kịp thời, thì có thể tiếp tục xu hướng như tháng 7, chứ không thể giảm nhanh như 2 tháng trước.

Thông thường, từ quý 2 trở đi, lạm phát tính theo tháng sẽ giảm dần, nếu không có biến động lớn như: giá nguyên nhiên liệu thế giới tăng, điện, than, xăng dầu trong

Page 18: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 18

nước nâng giá. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc kiềm chế lạm phát năm nay đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Vì chỉ riêng 7 tháng qua, chỉ số CPI đã ở mức 14,46%. Như vậy, để đạt mục tiêu 17% như Chính phủ đề ra, thì CPI 5 tháng còn lại chỉ được ở mức 2,54%, nghia là trung bình mỗi tháng chỉ tăng 0,5%, sẽ khó thực hiện trong bối cảnh hiện nay.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, một trong những việc cần làm ngay lúc này là mở rộng sản xuất, đảm bảo nguồn cung hàng hoá, lương thực, thực phẩm; quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Đồng thời với đó là quản lý giá cả và thị trường. Tiến sỹ Vũ Đình Ánh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng “Quản lý giá cả và thị trường là một bộ phận trong kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý giá hiện nay chưa cao, theo tôi có nhiều nguyên nhân, nhưng phải quản lý giá cả theo nguyên tắc, quy luật thị trường chứ không phải dựa vào các biện pháp hành chính.

 Để kiềm chế lạm phát và bình ổn giá thị trường, cần nhiều giải pháp đồng bộ và triệt để. Theo đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), muốn đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 17% thì phải tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm ổn định cung - cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; thực hiện các biện pháp bình ổn giá; giám sát và hạn chế tình trạng đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý, buôn lậu qua biên giới. Đồng thời, kiên trì và nhất quán điều hành giá điện, xăng dầu, than theo cơ chế thị trường và bảo đảm an sinh xã hội. Giải

pháp là vậy, nhưng thực hiện được hay không lại đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ và quyết tâm của cơ quan chức năng cũng như các địa phương./.

Theo VOVNEWS

Đủ đường cho nhu cầu trong nước đến hết tháng 10

Từ tháng Mười, các nhà máy đường ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vào vụ mới, tăng thêm lượng đường dự trữ và đảm bảo nguồn cung cho tháng 11.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với mức tiêu thụ 100.000 tấn/tháng thì lượng đường hiện có trong nước đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng đến hết tháng Mười.

Từ tháng Mười, các nhà máy đường ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vào vụ mới, tăng thêm lượng đường dự trữ và đảm bảo nguồn cung cho tháng Mười một. Từ tháng Mười hai, lượng đường sản xuất bắt đầu vượt so với nhu cầu tiêu thụ. 

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cũng nhận định việc đánh giá cung cầu đường hiện nay không hoàn toàn chính xác do không xác định được các yếu tố khác như lượng đường nhập lậu, lượng

Page 19: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 19

đường sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc và mức độ tăng trưởng của các ngành sản xuất dùng đường làm nguyên liệu. 

Từ ngày 15/8/2010 đến ngày 15/6/2011, tổng lượng đường các nhà máy bán ra là 987.700 tấn, tăng so với cùng kỳ của năm trước 240.900 tấn. Trừ lượng đường xuất khẩu đi Trung Quốc, tổng lượng đường tiêu thụ trong mười tháng qua là 980.700 tấn, bình quân mỗi tháng 98.000 tấn, cao hơn so với niên vụ trước 4.000 tấn/tháng do sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp chế biến dùng đường làm nguyên liệu (sữa, nước ngọt, bánh kẹo, bia...).

Theo TTXVN/Vietnam

CHÍNH SÁCHMua gạo tạm trữ là cần thiết

Theo các chuyên gia, Hiệp hội Lương thực Việt Nam nên thu mua gạo tạm trữ để nông dân yên tâm sản xuất và tránh tình trạng bán tháo.

Khác với nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thị trường lúa gạo trong nước, cụ thể là ở ĐBSCL, những ngày qua có dấu hiệu chựng lại và bắt đầu sụt giảm. Giá lúa hè thu sớm (giống hạt dài

xuất khẩu) tại ruộng chỉ còn 4.800 đồng/kg, lúa khô khoảng 5.600 đồng/kg, giảm 200-300 đồng/kg so với cuối tuần qua.

Đường nào nông dân cũng thiệt

Tiến si Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết hiện có khoảng 300/1,6 triệu ha lúa hè thu sớm ở khu vực này đã thu hoạch và khoảng 500 ha đang chín, còn lại sẽ thu hoạch rộ vào tháng 8. Những trà lúa hè thu sớm đã thu hoạch có năng suất trung bình gần 5,5 tấn/ha. Các địa phương có lúa hè thu sớm gồm: An Giang, TP Cần Thơ, Đồng Tháp…

Tại huyện Tịnh Biên, một trong những địa phương thu hoạch lúa hè sớm của tỉnh An Giang, lúa được phơi và chất đống cặp các bờ kênh xáng nội đồng. Nhiều nông dân cho biết mặc dù mới đầu mùa, lại thu hoạch sớm nhưng giá cả đang rục rịch tụt giảm và cánh bạn hàng cũng “khó tính” hơn. Lão nông Nguyễn Văn Út Hết (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên) cho biết bây giờ bán lúa tươi rất khó vì bạn hàng cứ chê bai đủ điều.

“Họ chê lúa còn xanh quá, vỏ tối quá, ướt quá… nên mua giá thấp. Mới vài ngày trước, lúa tươi hạt dài tại ruộng còn có giá 5.100 đồng/kg nhưng nay chỉ 4.800 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg. Vừa tiếc rẻ vừa tức bạn hàng, tôi để cả đống lại phơi khô với hy vọng giá cao hơn nhưng cũng chỉ được 5.600 đồng/kg. Đường nào nông dân cũng bị thiệt” – ông Út Hết than.

Hoãn mua để ép giá?

Tiến si Lê Văn Bảnh cho biết việc thu mua gạo tạm trữ đã trở thành quy định do Nhà

Page 20: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 20

nước giao cho VFA thực hiện và phân bổ theo từng thời điểm. Theo đó, cuối tháng 7 và đầu tháng 8 phải tiến hành thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo nhưng nhiều doanh nghiệp không muốn mua.

Theo tiến si Lê Văn Bảnh, việc hoãn mua gạo tạm trữ sẽ gây áp lực lên nông dân vì họ còn phải trả nợ vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu và cả ngân hàng. “Lo ngại doanh nghiệp xuất khẩu không mua gạo, dân sẽ đua nhau bán tháo, dẫn đến giá sẽ tụt giảm sâu là điều rất nguy hại” – ông Bảnh nhận định.

Tiến si Lê Văn Bảnh cho rằng việc mua gạo tạm trữ cũng tốt cho doanh nghiệp vì có thể bảo đảm được chất lượng gạo và chủ động được nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, thu mua thường xuyên vào đúng thời điểm là góp phần bình ổn giá cả và bảo đảm tiêu thụ lúa gạo trong nội địa. Còn theo ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, việc VFA hoãn mua gạo tạm trữ là một cách để chèn ép giá đối với nông dân.

Theo Người Lao động

Hiệp hội điều Việt Nam xin hoãn kiểm tra an toàn thực phẩm với điều nhập khẩu

Ngày 5/7, Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đã gửi công văn kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xin gia hạn việc áp dụng các quy định mới về kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu đối với mặt hàng hạt điều tươi hoặc khô, đã bóc hoặc chưa bóc vỏ, hoặc

lột vỏ theo thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

Theo Vinacas, kiến nghị này được đưa ra là do các lô hàng nhập khẩu điều thô từ Tây Phi, Indonesia, Cămpuchia... đã ký từ đầu năm 2011 (trước thời điểm ban hành Thông tư 13) của các doanh nghiệp nhập khẩu điều thô đang trên đường về cảng Việt Nam, nếu không thể thông quan sớm sẽ có nguy cơ gây ách tắc cảng và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, giao hàng cho khách của các doanh nghiệp. Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu điều thô vào Việt Nam đều chưa có hồ sơ đăng ký chính thức. Ngoài ra, Vinacas cũng kiến nghị các ngành chức năng xem xét đưa hạt điều thô ra khỏi nhóm hàng bắt buộc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, nguyên nhân là do hạt điều thô chỉ là nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu chứ chưa phải là thực phẩm./

Theo TTXVN

Sẽ thu mua hết cá tra quá lứa còn tồn trong dân

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đến thời điểm này lượng cá tra quá lứa còn tồn trong dân khoảng 30.000 tấn. Để giải quyết thực trạng này, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thống nhất sẽ mua hết cá tra quá lứa để tạm trữ với mức giá 24.000 đồng/kg.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – VASEP cho biết, trong tháng 7, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu

Page 21: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 21

cá tra lớn thuộc VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân, với mức giá 24.000 đồng/kg, người dân vẫn có lãi trên 3.000 đồng/kg.

Để tránh bị đối tác nước ngoài ép giá, ông Minh cũng cho biết, từ nay đến cuối năm 2011, VASEP thống nhất mức giá xuất khẩu cá tra cho tất cả các thị trường, trừ thị trường Mỹ. Theo đó, giá sàn xuất khẩu cá tra philê thịt trắng 3,3 USD/kg, cá tra philê thịt đỏ 2,3 USD/kg. 

Được biết, hiện nay thủy sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó, một số nước như: EU, Mỹ, Hàn Quốc, ASEAN, Mexico, Canada... là những thị trường xuất khẩu giữ được mức tăng trưởng 2 con số cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2010 (tăng 23 – 68%).

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Cam kết cải thiện môi trường kinh doanh giúp nông dân phát triển sản xuất lâm nghiệp

Cam kết cải thiện môi trường kinh doanh giúp nông dân phát triển sản xuất lâm nghiệp là khẳng định của ông Nông Văn Chí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn tại Diễn đàn tư vấn nông dân về quy hoạch sử dụng đất - Giao đất lâm nghiệp và thực hiện 21% Quỹ Phát triển cộng đồng (CDF) do Hội Nông dân phối hợp với Ban Quản lý dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn tổ chức ngày 8/7.

Diễn đàn có sự tham dự của đại biểu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện Hội Nông dân, Ban Quản lý dự án 3PAD các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Tuyên Quang; các sở, ban, ngành cùng đại diện các chi hội nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn đã hoạt động được hơn 2 năm, với mục tiêu hướng tới cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững và công bằng cho người nghèo nông thôn. Để đạt được mục tiêu này, dự án đã xác định Hợp phần I với nội dung chính là quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, đặc biệt với các hộ nghèo.

Các đại biểu đã cùng trao đổi các ý kiến xung quanh quá trình quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp cho các hộ dân trong vùng hưởng lợi của dự án. Theo đó, việc giao đất lâm nghiệp phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định như phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và xem xét truyền thống sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương; có sự tham gia của người dân, cộng đồng. Quá trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân. Một nội dung khác được đưa ra trao đổi tại diễn

Page 22: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 22

đàn là kết quả triển khai 21% Quỹ Phát triển cộng đồng CDF thuộc Dự án 3PAD.

Trong hơn 2 năm triển khai dự án, 21% CDF đã thực hiện được 91 trong số 193 hợp đồng dịch vụ, với tổng kinh phí là 769,9 triệu đồng. Tại diễn đàn, Ban Quản lý dự án đã trao đổi với các đại biểu tham dự những kinh nghiệm thiết thực nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả 21% CDF trong thời gian tiếp theo, trong đó sự tham gia của người dân vào lập kế hoạch xác định các hoạt động nhóm cùng sở thích chính là vấn đề mấu chốt quyết định sự thành công và hiệu quả của các hợp đồng cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, việc thực hiện thanh quyết toán theo từng giai đoạn, theo dõi đánh giá các hợp đồng cung cấp dịch vụ và tăng cường vai trò của Ban Quản lý dự án cấp xã, cũng là những giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả trong triển khai các hợp đồng cung cấp dịch vụ thuộc Quỹ CDF.

Năm 2011, kế hoạch đăng ký thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ tại 35 xã của 3 huyện thuộc dự án là 193 hợp đồng với tổng kinh phí 7,3 tỷ đồng, tập trung vào các linh vực: trồng rừng; gieo ươm cây lâm nghiệp; trồng trọt cây lương thực, thực phẩm; chăn nuôi gia súc, gia cầm; thủy sản; chế biến. Ban Quản lý dự án và Hội Nông dân tỉnh đã và đang đẩy mạnh đào tạo kỹ năng cho nông dân trên tất cả các linh vực liên quan đến nông - lâm nghiệp - thủy sản nhằm xây dựng nguồn nhân lực tham gia các hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Diễn đàn là cơ hội thiết thực giúp người dân tại các xã được hưởng lợi từ Dự án 3PAD tiếp cận trực tiếp, cụ thể hơn công tác quy hoạch và giao đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để các địa

phương có nhiều điểm tương đồng trong quá trình thực hiện dự án như Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm và cùng thảo luận, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án./.

Theo TTXVN

JICA giúp các tỉnh nghèo đồng bằng sông Cửu Long phát triển vườn cây ăn quả có múi

Dự án “Tăng cường khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây có múi cho nông dân nghèo tại 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” do JICA tài trợ triển khai trong 5 năm (2010 – 2014).

Theo Phó Giáo sư – Tiến si Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), trong năm 2011 SOFRI tiếp tục phối hợp với Tổ chức JICA (Nhật Bản) mở rộng diện tích vườn cây ăn quả có múi trong khuôn khổ Dự án Tăng cường khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây có múi cho nông dân nghèo tại 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Tiền Giang, Bến Tre, Vinh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh từ 10 ha hiện có lên 50 ha. Đồng thời Dự án cũng hỗ trợ Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam và Trung tâm Giống nông nghiệp các tỉnh Tiền Giang, Vinh Long xây dựng các nhà lưới sản xuất cây giống có múi sạch bệnh nhằm cung ứng cây giống sạch bệnh cho nhu cầu địa phương. 

Page 23: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 23

Mục tiêu nhằm giới thiệu những phương pháp canh tác tiên tiến trên cây ăn quả có múi, chủ lực là cam sành, bao gồm: thiết kế vườn, sử dụng cây giống sạch bệnh, trồng xen ổi để phòng rầy chổng cánh gây bệnh vàng lá Greening, quản lý tốt đất đai, bảo vệ thực vật tổng hợp, tỉa cành tạo tán, điều khiển thời gian ra hoa đồng thời tránh những tổn thất trong quá trình thu hoạch...

Trong năm đầu tiên, dự án xây dựng các mô hình mẫu để nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm. Mỗi tỉnh chọn 2 ha xây dựng các khu vườn mô hình mẫu. Năm thứ hai tăng lên 10 ha/ tỉnh và đến khi kết thúc dự án đạt trên 50 ha/ tỉnh. Các mô hình mẫu được trợ giúp về cây con giống sạch bệnh, chi phí cải tạo đất đai, cung cấp lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cần thiết cũng như hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật canh tác.

Ngoài ra, dự án còn cung cấp những thông tin mới nhất về kỹ thuật trồng cây có múi, mở các lớp tập huấn cán bộ khuyến nông và nông dân nhằm tăng cường hiệu lực của hệ thống khuyến nông cũng như nâng cao kỹ năng canh tác cho bà con. 

Qua đánh giá của Ban Quản lý dự án, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới ứng dụng tại các mô hình mẫu cho thấy triển vọng tốt trong việc khôi phục các vườn cây có múi,

đối phó với rầy chổng cánh là tác nhân truyền bệnh vàng lá Greening chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Đó là lựa chọn thời điểm trồng thích hợp, khi số lượng rầy chổng cánh ngoài tự nhiên giảm hẳn trong năm, xử lý thuốc lưu dẫn trước và sau khi trồng, trồng xen ổi trong vườn cây có múi để hạn chế sự xâm nhập của rầy chổng cánh.../.

Theo TTXVN

Ưu tiên sử dụng đường trong nước phục vụ sản xuất

Theo Bộ Công Thương, nguồn đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đến hết tháng 7/2011 do các doanh nghiệp đã ký hợp đồng và mở L/C là khoảng 70 nghìn tấn. 

Vì vậy, nếu cộng dồn cả lượng đường nhập khẩu này với lượng đường tồn kho được sản xuất trong nước đến vụ mới 2011 - 2012 (bắt đầu tháng 9/2011) khoảng 670 nghìn tấn sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước cả niên vụ mới này. 

Các chuyên gia Bộ Công Thương nhận định rằng: Hiện nay, lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường không phải là tồn kho ứ đọng vì đường là mặt hàng sản xuất theo mùa vụ nhưng sử dụng cho cả năm. Do đó, giải pháp điều hành mà Bộ Công Thương đưa ra là từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp thương mại chưa ký tiếp các hợp đồng nhập khẩu mới; các doanh nghiệp sử dụng đường để sản xuất sẽ tập trung ưu tiên sử dụng đường trong nước và cân nhắc tiến độ nhập khẩu phù hợp./.

Theo TTXVN

Page 24: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 24

Hơn 14 triệu USD cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp

Sáng 5/7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (PS-ARD) tại tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng giai đoạn II (5/2011-4/2015) do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ.

Chương trình có tổng ngân sách hơn 14 triệu USD, trong đó đại diện cho Chính phủ Thụy Sỹ - Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) đóng góp trên 11 triệu USD, còn lại là ngân sách đối ứng của 2 địa phương. Tổng ngân sách cho Hòa Bình là gần 8 triệu USD, Cao Bằng là gần 5 triệu USD, và hơn 1,5 triệu USD dành cho Tổ chức Helvetas Swiss Intercooperation Việt Nam - hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình. UBND tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng là đơn vị chủ quản của chương trình; sở nông nghiệp và PTNT, sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính và UBND các huyện, xã tại 2 tỉnh chịu trách nhiệm triển khai.

Dự án tập trung vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội toàn diện, dựa vào nhu cầu ở

các cấp huyện và xã được tiêu chuẩn hóa trên địa bàn toàn tỉnh và bao trùm tất cả các hoạt động phát triển ở địa phương; quỹ phát triển xã cung cấp nguồn lực cho việc cải thiện các hạ tầng cơ sở quy mô nhỏ, sản xuất nông nghiệp và làm công cụ cho công tác lập và thực thi kế hoạch ở cấp xã; năng lực quản lý tài chính xã được nâng cao cho phép các xã trở thành chủ đầu tư cho các chương trình...

Theo ông Jean-Hubert Lebet, Đại sứ Thụy Si tại Việt Nam cho biết lễ ký kết này không chỉ là một hoạt động đánh dấu mối quan hệ ngoại giao 40 năm giữa hai nước mà còn là mối quan hệ giữa các cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Đây là dự án mà phía Chính phủ Thụy Sỹ rất muốn tài trợ cho nhân dân 2 tỉnh với hy vọng cải thiện sinh kế của người dân nhất là ở vùng sâu, xa. Đồng thời qua đó mong muốn nâng cao tính tự chủ, tham gia giám sát của người dân trong việc thực hiện các công trình công cộng, từ đó giảm chi phí, tăng hiệu quả. Hy vọng, sau 4 năm nữa, dự án sẽ góp phần làm thay đổi đời sống cũng như bộ mặt nông thôn tại 2 tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng.

Chia sẻ niềm vui, ông Lý Hải Hầu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, cho biết, Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, hiện vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Dân số vào khoảng 520.000 người chủ yếu là đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, H’mông, Sán Chỉ, Lô Lô... Hiện, tỉnh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là xóa đói giảm nghèo. Kết quả giai đoạn I của Chương trình đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân...

Page 25: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 25

Đại diện của Helvetas cho hay, mức độ bao phủ của PSARD ở Hòa Bình tới tận 2.000 thôn bản thuộc 210 xã của 11 huyện; còn tại Cao Bằng là 1.200 thôn, bản của 75 xã thuộc 6 huyện. Được biết, Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và PTNT (PSARD) giai đoạn 2008-2010 đã hỗ trợ tích cực 2 tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng thử nghiệm phân cấp quá trình ra quyết định tới cấp xã. PSARD không chỉ nâng cao năng lực cho cán bộ xã mà còn thiết lập các cơ chế cho việc lập kế hoạch có sự tham gia và cung cấp thông tin ở cấp xã. Cung cấp dịch vụ công đã được cải thiện, chủ yếu thông qua việc giới thiệu các phương pháp tiếp cận mới và xây dựng năng lực. Sau thành công của giai đoạn I, chương trình tiếp tục được triển khai cho đến năm 2015 ở 2 tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng.

Theo Kinh tế nông thôn

GIAO THƯƠNGXuất khẩu nông sản tiếp tục thắng lớn

Tính đến tháng 7, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ước đạt tới 13,9 tỷ USD, tăng tới hơn 33% so với cùng kỳ năm 2010, nhất là hai mặt hàng chủ lực gạo và cà phê.

Theo nhận định, với đà thuận lợi này, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trên của nước ta sẽ lần đầu tiên vượt mốc 20 tỷ USD vào cuối năm nay.

Nông dân đang được lợi lớn

Theo tổng hợp của Bộ NNPTNT, trong vụ đông xuân vừa qua, cả nước đã được mùa lớn, nhất là các tỉnh miền Bắc với sản lượng lúa tăng tới 260.000 tấn. Từ đầu năm đến nay cả nước đã xuất khẩu được 4,7 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,3 tỷ USD.

Trong hơn nửa đầu năm nay, Indonesia đã thay thế Philippines để trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam về nhập khẩu gạo. Ngoài ra, các thị trường khác như Malaysia, Cuba đã tăng lần lượt là 99,6% và 137,7% về giá trị. Một số thị trường mới cũng đã xuất hiện là Senegal, Bangladesh và Bờ Biển Ngà.

Nhận định về những diễn biến này, ông Phạm Quang Diệu - kinh tế trưởng, chuyên gia của Công ty cổ phần Phân tích và dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor) cho biết: “Indonesia có khả năng sẽ quay lại nhập khẩu gạo của Việt Nam vào tháng 8, 9 tới đây. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể nhập khẩu gạo của nước ta do tình hình sản xuất nông nghiệp trong nước của họ đang gặp khó khăn”. Theo phân tích của

Page 26: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 26

Agromonitor, hiện giá thu mua lúa tại các tỉnh ĐBSCL đang tăng khá nóng với giá từ 6.400-6.600 đồng/kg và nông dân đang có lời lớn.

Mới đây, Bộ NNPTNT cũng công bố, tổng sản lượng lúa năm 2011 cả nước có thể đạt 40,78 triệu tấn (tức tăng 880.000 tấn). Với sản lượng này, số lượng gạo xuất khẩu tối đa có thể đạt 7,3 triệu tấn. Ông Diệp Kỉnh Tần- Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhận định: “Từ nay đến cuối năm, nếu chúng ta làm tốt, sản lượng gạo xuất khẩu có khả năng sẽ còn cao hơn năm 2010”.

Tăng xuất khẩu nông sản

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, một mặt do lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tăng như: Cà phê tăng 18%; gạo tăng 9%; sắn và sản phẩm sắn tăng 38,9%; cao su tăng 11,4% và một mặt do đơn giá một số mặt hàng tăng như: Hạt tiêu tăng 68,5%; cao su tăng 59%; cà phê tăng 55,7%; hạt điều tăng 44,7%; sắn và sản phẩm sắn tăng 30,8%. Đã có 5 mặt hàng của ngành nông nghiệp đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD là: Thủy sản đạt 3,1 tỷ USD (tăng 26,1%); gạo đạt 2,3 tỷ USD (tăng 10,5%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,1 tỷ USD (tăng 13%); cà phê đạt 2 tỷ USD (tăng 83,7%); cao su đạt 1,6 tỷ USD (tăng 77,2%).

Tuy nhiên, theo nhận định của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong thời gian vừa qua, kèm theo đó là hoạt động mua bán cà phê giữa nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu đang có sự trầm lắng, trong khi các hãng nhập khẩu cà phê nước ngoài thì giao dịch nhộn nhịp, nên các nhà xuất khẩu trong nước còn phải mua lại cà phê của các hãng nước ngoài để giao hàng. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Ngoài việc xuất khẩu các mặt hàng trên, trong 7 tháng đầu năm Việt Nam cũng đã xuất khẩu được 358 triệu tấn rau quả, tăng 139%.

Tại phiên họp thường kỳ ngày 24.7, Chính phủ yêu cầu Bộ NNPTNT phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung nguồn lực bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng xuất khẩu nông sản, lúa gạo, đồng thời bảo đảm an ninh lương thực trong nước; chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, cung cấp đủ thực phẩm cho thị trường...

Theo Nông thôn ngày nay

Tháng 7, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh

Page 27: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 27

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước đạt 8,4 tỷ USD. Tính chung 7 tháng năm 2011 ước đạt 51,46 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2011 ước khoảng 8,6 tỷ USD, tính chung 7 tháng năm 2011 ước đạt 58,1 tỷ USD, tăng khoảng 26,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu tháng 7 khoảng 0,2 tỷ USD, bằng xấp xỉ 2,4% kim ngạch nhập khẩu. Đây là tỷ lệ nhập siêu thấp nhất trong vòng 7 tháng qua. Tính chung nhập siêu 7 tháng năm 2011 khoảng 6,64 tỷ USD, bằng 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra. Trong khi đó, tỷ lệ nhập siêu đã có xu hướng giảm, nhập siêu 7 tháng năm 2011 thấp hơn chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết 11 của Chính phủ (không quá 16%).

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 7 số vốn FDI đăng ký mới tăng 3,23 tỷ USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2011, giải ngân vốn FDI đã đạt 6,3 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 1,6%. Cùng với nhập siêu thu hẹp trong 2 tháng nay, con số giải ngân vốn FDI tại tháng này cho thấy cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục được hỗ trợ./.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Thị trường lúa gạo: Doanh nghiệp sợ lỗ, nông dân lo ế

Thông tin tạm dừng mua tạm trữ một triệu tấn gạo hè thu từ ngày 15.7 khiến cho giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long chững lại sau đợt tăng giá trong hai tuần qua.

Khảo sát thị trường cho thấy, hai tuần đầu tháng 7, giá mỗi ký lúa hè thu cũng như gạo thành phẩm 5% tấm tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ở mức 6.200 đồng, tăng hơn 10% so với hai tuần cuối tháng 6. Một ngày sau khi có thông tin tạm hoãn mua tạm trữ, giá lúa gạo bắt đầu chững lại.

Tạm dừng để giá hạ?

Nhiều thương lái cho biết doanh nghiệp xuất khẩu hiện mua lúa gạo cầm chừng. “Từ đầu tháng đến nay xuất hiện nhiều xe tải ở Cần Thơ, Tiền Giang, Vinh Long tới mua gạo chứ doanh nghiệp nhà nước mua chậm lắm”, bà Sáu Thơ, thương lái ở khu vực huyện Thoại Sơn, An Giang cho hay.

Lý do tạm dừng mua lúa, theo hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), là do giá lúa gạo đang ở mức đảm bảo nông dân có lợi nhuận. Một số doanh nghiệp cho rằng, nguồn cung không đáp ứng nhu cầu mua thương mại.

Về nguồn cung, thời điểm này nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ hè thu với trên 1,5 triệu

Page 28: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 28

hecta. Ước tính, từ nay đến hết tháng 10 có trên 2 triệu tấn gạo hàng hoá cần giao dịch.

Một số nguồn tin đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp xuất khẩu cho thấy, nếu giá lúa tiếp tục tăng thì các hợp đồng ký giá thấp từ hồi tháng 5, tháng 6 có nguy cơ bị lỗ. Theo số liệu thống kê của VFA, khoảng 1,3 triệu tấn gạo phải giao trong tháng 7 này là của các hợp đồng ký trong hai tháng 5 và 6. Tại thời điểm đó, giá gạo trên thị trường thế giới xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2011. Chẳng hạn, gạo 5% tấm của Thái Lan từ mức 530 USD/tấn vào tháng 1 đến tháng 5 năm nay giảm còn 470 USD. Gạo 5% tấm được doanh nghiệp Việt Nam bán ra ở mức giá từ 460 – 470 USD/tấn. Vì vậy, nếu chưa có đủ hàng trong kho, doanh nghiệp mua vào thời điểm này sẽ có giá vốn cao hơn từ 20 tới 30 USD so với giá giao kết trong hợp đồng.

Ẩn số từ nguồn cầu Trung Quốc

Liệu việc ngưng mua có làm giá giảm? Giới kinh doanh cho rằng có điểm tương đồng giữa thị trường năm nay và năm trước. Năm trước, yếu tố tăng giá gạo trong tháng 7, tháng 8.2010 không đến từ sức mua phía doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam mà do lực cầu Trung Quốc. Trong tháng 7.2010, VFA ước tính có đến 600.000 tấn gạo hè thu vận chuyển bằng đường bộ, đường biển xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Điều này khiến giá lúa gạo nội địa tăng đột biến và làm cho hàng triệu tấn gạo mà doanh nghiệp ký trong quý 2/2010 với mức giá dưới 300 USD/tấn gạo 25% tấm và 340 – 350 USD/tấn loại 5% tấm bị lỗ ít nhất 25 – 30 USD/tấn.

Vụ hè thu năm nay, chỉ có một số doanh nghiệp nhỏ, do vốn ít nên phải ký hợp đồng trước sau đó mới tổ chức thu mua nguyên liệu nên có nhu cầu mua gạo lúc này. Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn chỉ mua cầm chừng do lượng gạo tồn kho đến hết tháng 6.2011 đủ đáp ứng các đơn hàng đã ký hợp đồng mà chưa giao. Hai doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu gạo là tổng công ty lương thực miền Nam và miền Bắc còn tồn kho tương ứng với lượng gạo là 420.000 tấn và 134.000 tấn.

Vài ngày gần đây bắt đầu xuất hiện thông tin có tình trạng doanh nghiệp nước ngoài núp bóng thương lái trong nước mua gom lúa gạo ở các tỉnh đang thu hoạch rộ như An Giang, Đồng Tháp để xuất tiểu ngạch. Một nguồn tin riêng từ người ở Hải Phòng chuyên mua bán gạo xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng xác nhận Trung Quốc đang gia tăng nhu cầu mua gạo Việt Nam. “Hơn nửa tháng nay, thương nhân Trung Quốc tìm mua gạo khá nhiều. Có nhiều tàu gạo từ phía Nam chở ra, sau đó chuyển sang container xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc”, nguồn tin trên cho hay.

Đại diện VFA cũng thừa nhận nhu cầu mua gạo từ các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, bù đắp đáng kể vào số lượng nhập khẩu giảm từ thị trường truyền thống Philippines trong sáu tháng qua. Từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ công bố nhập khẩu gạo, nhưng hàng năm, một số tỉnh giáp ranh Việt Nam vẫn thường thiếu gạo nên phải mua ở các thị trường lân cận, trong đó có Việt Nam.

Theo SGTT

Page 29: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 29

Nhiễm kháng sinh thủy sản đứng trước nguy cơ thu hẹp thị trường

Mặc dù đã có quy định về các loại hóa chất, kháng sinh không được sử dụng nhưng người dân vẫn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Cơ quan kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canada kiến nghị không cho phép nhập khẩu cá tra, basa phi-lê đông lạnh từ Việt Nam, do phát hiện dư lượng kháng sinh enrofloxacin trong một số lô hàng.

Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp lo ngại thời gian tới xuất khẩu cá tra nhiều khả năng đứng trước nguy cơ thu hẹp thị trường và giảm sản lượng xuất khẩu.

Về nguyên nhân nhiễm dư lượng kháng sinh trong cá, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khẳng định kháng sinh còn tồn dư trong thủy sản có nguyên nhân từ khâu nuôi.

Những năm trước đây, tôm nuôi của nước ta cũng từng bị phát hiện nhiễm dư lượng cloramphenicol và nitrofuran, nguyên nhân do người dân sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và hiện nay xuất khẩu thủy sản lại tiếp tục đối mặt với kháng sinh enrofloxacin.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết hàng bị nhiễm kháng sinh chỉ xảy ra đối với một số doanh nghiệp thực hiện không bài bản, tức là không kiểm tra mẫu sản phẩm trước khi mua nên xảy ra tình trạng mua phải nguyên liệu nhiễm kháng sinh.

Ông Đặng Ngọc Giao cũng khẳng định nếu người dân tuân thủ tuyệt đối quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng thì sản phẩm thủy sản nuôi sẽ không bị nhiễm kháng sinh cấm.

Như vậy mặc dù đã có quy định về các loại hóa chất, kháng sinh không được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên rõ ràng việc giám sát, ngăn chặn nguồn cung cấp, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đang bị buông lỏng, khiến cho xuất khẩu thủy sản nước ta đứng trước nguy cơ thu hẹp thị trường và giảm sản lượng xuất khẩu. Do vậy đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn việc sử dụng kháng sinh cấm này./.

Theo VOVNEWS

Xuất khẩu thủy sản năm 2011 có thể đạt gần 6,2 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm 2011 có thể đạt mức gần 6,2 tỷ USD.

Lý do để Bộ NN&PTNT đưa ra dự báo này là do nhu cầu tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng cao, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2011. Dự báo, tiêu dùng thuỷ sản

Page 30: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 30

toàn cầu năm 2011 dự kiến đạt 121,7 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2010.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, yếu tố để giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm 2011 có thể đạt mức gần 6,2 tỷ USD là do sự tăng giá của các mặt hàng thủy sản trên thị trường thế giới. Trong đó, điển hình là mặt hàng cá tra, dự báo giá trị xuất khẩu cá tra trong năm 2011 có thể đạt con số hơn 1,7 tỷ USD.

Được biết, xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2011 đạt 2,6 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2010. Mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, nhưng các thị trường lớn vẫn tăng trưởng vượt bậc như Hoa Kỳ tăng tới 49,6%, Hàn Quốc tăng 33,3%, thị trường EU duy trì sức tiêu thụ khá. Trong các mặt hàng thuỷ sản thì cá tra là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn cả.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Liên kết tiêu thụ cá tra nguyên liệu và cung cấp thông tin ổn định thị trường

Để tránh tình trạng người nuôi cá tra vội vàng chào bán sản phẩm với giá thấp, Hiệp hội Thủy sản Vĩnh Long đã tích cực đẩy mạnh thông tin đến hội viên và người nuôi cá về tình hình thị trường, dự báo nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu của mặt hàng cá tra philê từ nay đến cuối năm.

Hiệp hội đã thông tin về giá sàn thu mua nguyên liệu cá tra từ đầu tháng 7/2011 của 25 doanh nghiệp xuất khẩu là 26.000 đồng/kg, qua đó định hướng cho hộ nuôi tổ chức xuất cá bán đúng thời điểm.

Dự báo nhu cầu về nguyên liệu cá tra của các doanh nghiệp sẽ tăng vào dịp cuối năm để phục vụ các đơn hàng trong mùa Noel 2011 và Tết Dương lịch 2012, Hiệp hội cũng định hướng về cỡ cá cho người nuôi trong cơ cấu nguyên liệu hiện nay để tránh tình trạng thiếu, thừa cỡ, khuyến cáo người nuôi nên bán khi cá đạt trọng lượng 800 – 850 g/con, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, không nên “găm hàng” để cá quá lứa. Đồng thời, Hiệp hội Thủy sản tiếp tục chủ động tổ chức cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh gặp gỡ với các hội viên để người nuôi đăng ký sản lượng, thỏa thuận liên kết sản xuất – tiêu thụ theo hình thức doanh nghiệp cung ứng thức ăn, con giống và bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, Hiệp hội có 15 hội viên liên kết tiêu thụ sản phẩm với sản lượng hơn 7.000 tấn cá tra nguyên liệu.

Tỉnh Vinh Long hiện có 420 ha nuôi cá tra thâm canh, trong đó có 279 ha đang nuôi và 117 ha vừa thu hoạch; sản lượng cá tra nuôi thâm canh 6 tháng đầu năm đạt trên 54.500 tấn, giảm 5% so với cùng kỳ. Do giá thức ăn thủy sản và các chi phí nuôi cá tăng cao nên hiện nay đối tượng đầu tư nuôi cá chủ yếu là các doanh nghiệp và các hộ nuôi quy mô lớn. Các hộ nuôi nhỏ lẻ do thiếu vốn đầu tư và gặp khó khăn trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nên chuyển sang cho thuê hầm nuôi cá. Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vinh Long đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng vùng nuôi theo hình thức nuôi gia công, với sản lượng 10.000 tấn cá/năm để chủ động nguồn cá nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu./.

Theo TTXVN

Page 31: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 31

Gạo hàng hóa có thể đáp ứng xuất khẩu 7 triệu tấn

Tại cuộc họp sơ kết xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm và kế hoạch xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/7, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, theo dự báo mới nhất, lượng gạo hàng hóa đáp ứng xuất khẩu có thể đạt 7 triệu tấn.

6 tháng đầu năm 2011, cả nước đã xuất khẩu được 3,912 triệu tấn gạo các loại (giá bình quân 472 USD/tấn, tăng 27 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước), trị giá 1,847 tỉ USD, tăng 17,57% về lượng và tăng 24,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Theo đánh giá của VFA, xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm đã đạt mức kỷ lục mới trong năm liên tiếp, chất lượng gạo ngày càng ổn định. 6 tháng cuối năm, VFA dự kiến trong quý 3 sẽ xuất 1,9 triệu tấn; quý 4 xuất 1,2 triệu tấn, như vậy cộng với lượng gạo 3,9 tấn đã xuất trong 6 tháng đầu năm, dự kiến năm 2011 sẽ khoảng 7 triệu tấn và tồn kho chuyển sang 2012 ở mức 1 triệu tấn.

Theo VFA, trong tháng 3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự kiến sản lượng gạo hàng hóa năm 2011 là 6,2 triệu tấn, cộng với tồn kho 2010 chuyển sang 840 ngàn tấn nên tổng cộng lượng hàng hóa của năm 2011 là 7,04 triệu tấn và xuất khẩu phấn đấu đạt trên 6 triệu tấn. Tuy nhiên, đến nay đã có sự thay đổi do kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm vượt mức và tồn kho chuyển sang quý 3 còn nhiều, lượng lúa hàng hóa vụ Đông Xuân và Hè Thu sớm tăng 920 ngàn tấn so với cần đối trước đây. Do tiến độ xuất khẩu tăng mạnh

trong 6 tháng đầu năm, số hợp đồng ký kết còn nhiều, tương đương mức tồn kho trong doanh nghiệp và dự báo nhu cầu xuất khẩu ổn định trong quý 3, dự kiến giá lúa Hè Thu sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới. Vì vậy, VFA cho rằng, việc mua tạm trữ 1 triệu tấn qui gạo lúc này là chưa cần thiết và khuyến cáo các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng để trong trường hợp xuất khẩu chậm, giá lúa biến động xuống dưới 5.000 đồng/kg lúa khô thì mua vào nhằm ổn định thị trường.

Để việc sản xuất, xuất khẩu gạo ổn định, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA lưu ý các doanh nghiệp, hiện xuất hiện thêm nhiều đối tượng kinh doanh mới về gạo, trong đó có cả các thương nhân trong và ngoài nước dù không làm trong linh vực này nhưng bắt đầu có xu hướng chuyển sang đầu tư kinh doanh gạo.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần lưu ý, hiện nay lúa được nông dân thu hoạch nhanh, hàng hóa được mua bán nhanh và dứt điểm nên giá cũng thay đổi rất nhanh, các doanh nghiệp cần linh hoạt, chủ động trong hoạt động mua bán. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động về nguồn hàng, không để tình trạng khi ký hợp đồng rồi mới đi tìm nguồn cung vì như vậy sẽ rất rủi ro. Ông Phong dự báo, vào cuối năm 2011 và đặc biệt là đầu năm 2012 sẽ là thời điểm cạnh tranh quyết liệt trong xuất khẩu gạo, quan điểm của VFA là các doanh nghiệp khi có hợp đồng còn gạo thì cứ xuất, không hạn chế về số lượng. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp cần chủ động nguồn hàng, cân đối hàng cho thời điểm đầu năm 2012./.

Theo TTXVN

Page 32: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 32

“Cơn sốt” giá đường có lặp lại?

Từ nay tới cuối năm, dự báo nhu cầu tiêu thụ đường rất lớn, nếu không kiểm soát các đại lý thì tình trạng găm hàng, đẩy giá chắc chắn sẽ xảy ra

"Cơn sốt" giá đường như hồi năm 2008 rất có thể sẽ trở lại trong thời gian tới khi lượng dự trữ đường trong nước đang ở mức rất thấp. Trong khi đó, việc nhập khẩu đang khó khăn do giá thế giới cao hơn giá trong nước, giữa lúc nhu cầu tiêu thụ đường đang tăng cao.

Cho phép nhập khẩu đường trở lại?

Tính toán của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản (NLTS) và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho thấy, đến giữa tháng 7, các nhà máy đã ép được gần 1,15 triệu tấn đường. Lượng tiêu thụ từ đầu năm tới nay khoảng 1,05 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đi Trung Quốc “mất” khoảng 100.000 tấn từ hồi tháng 3. Như vậy, lượng đường tồn kho cả nước chỉ còn gần 300.000 tấn. Dù lượng sản xuất cũng như lượng tồn kho đều cao hơn cùng kỳ năm ngoái, song do mức tiêu thụ năm nay cũng tăng mạnh, dẫn đến khả năng sốt giá đường đang trở lại. Theo kế hoạch đã thống nhất giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng quota nhập khẩu đường cả năm nay sẽ ở mức 250.000 tấn. Thế nhưng đến thời điểm này các doanh nghiệp (DN) mới nhập được 93.000 tấn (tức không bằng lượng xuất đi Trung Quốc).

Hiện tại, giá đường trắng có thuế được các nhà máy xuất kho là 18.300 - 18.500 đồng/kg, giá xuất đi Trung Quốc thời điểm

trước là 21.000 đồng/kg, nay giảm xuống còn 19.000 đồng/kg, vẫn cao hơn giá trong nước. Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại NLTS và nghề muối nhận định: “Hiện tổng cung còn khoảng 450.000 tấn đường, kể cả lượng đường đã cấp hạn ngạch chưa nhập khẩu. Do lượng đường tồn kho không lớn nên rất dễ xảy ra tình trạng sốt giá đường vào cuối vụ, khoảng tháng 10, tháng 11, nếu không có sự kiểm soát chặt về giá”.

Để bình ổn thị trường đường, tạo tâm lý yên tâm cho DN chế biến và người tiêu dùng, tránh tình trạng đầu cơ, bà Miêng kiến nghị, nên cho phép các DN tiếp tục được nhập khẩu lượng đường đã được cấp theo hạn ngạch.

Điều tiết không hợp lý

Vấn đề đặt ra tại thời điểm này là, giá đường thế giới đang ở mức đỉnh cao, nên các doanh nghiệp được cấp phép hiện đều “án binh bất động”. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/7 tại sàn giao dịch London, giá đường trắng (tinh luyện) giao tháng 8 đã tăng 19,6 USD lên mức 876,3 USD/tấn (xấp xỉ 18.000 đồng/kg). Hiệp hội Mía đường Việt Nam thông báo, hiện nguồn cung đường từ Brazil (chiếm 54% tổng xuất khẩu đường toàn cầu), đang bị thắt chặt bởi sản lượng sụt giảm sâu.

“Do nguồn cung eo hẹp đúng lúc các nước Hồi giáo đẩy mạnh nhập khẩu để chuẩn bị cho tháng ăn chay càng làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng. Dự báo, giá đường tinh luyện sẽ sớm vượt 900 USD/tấn (khoảng 18.500 đồng/kg)” - ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam nói về khó khăn trong việc tìm nguồn đường để nhập khẩu.

Page 33: ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2011/08/diem tin thang 07.doc · Web viewChúng ta phải tiếp tục nghiên cứu từng bước thật chắc chắn, từ đó mới đưa vào

ĐIỂM TIN BÁO 33

Tình hình này khiến các DN trong nước lo ngại. Thậm chí nhiều DN không còn đường để giao. Bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường Biên Hòa cho biết: “Mặc dù chúng tôi đã nhập hết hạn ngạch được cấp, song đến thời điểm này, lượng đường tồn kho không còn nhiều. Tất cả các đơn hàng ký giao vào quý IV đã hết đường để giao”.

DN sản xuất đường đã vậy, DN chế biến thực phẩm còn điêu đứng hơn. Ông Doãn Mạnh Dũng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Hà (Kotobuki) cho biết: “Phía công ty được cấp hạn ngạch 500 tấn đường. Song, do giá đường thế giới lên quá cao, nếu nhập khẩu về nước sẽ vào khoảng 22.000 - 23.000 đồng/kg, nên chúng tôi cũng chưa biết sẽ phải tính toán thế nào”. Tại thời điểm tháng 4, tháng 5, khi giá đường thế giới hạ sâu, khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg, thì Hiệp hội Mía đường lại kiến nghị hoãn không nhập. Đến thời điểm này, giá đường đã tăng cao, nếu DN nhập về để chế biến thì chỉ còn nước thua lỗ.

Khi các DN không nhập khẩu đường mà tận dụng đường trong nước đưa vào chế biến sẽ tạo ra cơn sốt trên thị trường. Bởi vậy, từ nay tới cuối năm, nhu cầu tiêu thụ đường rất lớn, nếu không kiểm soát các đại lý thì tình trạng găm hàng, đẩy giá chắc chắn sẽ xảy ra. Nhiều năm qua, giá đường trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào các đại lý. Họ ôm hàng, không chịu xuất ra, các doanh nghiệp cũng chào thua. Trong khi đó, việc nhập khẩu cứ “thò, thụt”, lúc rẻ thì hoãn, giờ đắt lại cho nhập, điều tiết không hợp lý.

Theo Báo TNVN