39
9/16/2010 1 MÔN HỌC TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP DNTM

Tinh huong qttn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tinh huong qttn

9/16/2010

1

MÔN HỌC

TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP DNTM

Page 2: Tinh huong qttn

9/16/2010

2

GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ

Tình huống quản trị (hay tình huống kinh doanh) là những hiện tượng phát sinh trong hoạt động kinh doanh, tác động đến kết quả và hiệu quả kinh doanh (trước mắt cũng như lâu dài) và đặt ra những vấn đề khác nhau đòi hỏi các nhà quản trị phải giải quyết

Page 3: Tinh huong qttn

9/16/2010

3

TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ

Đặc trưng nổi bật của các tình huống quản trị là thông tin không đầy đủ.

Với tư cách là “nhà quản trị”, khi giải quyết các tình huống, chúng ta phải đưa ra các quyết định trong điều kiện thiếu thông tin trong khi thông tin lại là một trong những đảm bảo quan trọng cho tính đúng đắn của quyết định

Page 4: Tinh huong qttn

9/16/2010

4

TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ

Trong thực tiễn các tình huống quản trị xuất hiện mọi lúc, mọi nơi dưới mọi góc độ.

Mỗi một tình huống xuất hiện trong một bối cảnh nhất định, vì vậy nó mang tính đặc thù

Page 5: Tinh huong qttn

9/16/2010

5

Các bài tập tình huống Là sự mô tả lại hoặc mô phỏng lại những tình huống

trong thực tế nhằm mục đích giúp cho những người học vận dụng những kiến thức lý luận của môn học QTTNDNTM (và các môn học khác có liên quan) vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế kinh doanh sống động.

Là nhịp cầu nối liền giữa nhà trường với các doanh nghiệp, giữa những gì “được học” hiện nay với những gì sẽ “phải làm” sau này.

Page 6: Tinh huong qttn

9/16/2010

6

Các bài tập tình huống Việc nghiên cứu các tình huống kinh doanh giúp cho sinh

viên phát huy khả năng sáng tạo, tính chủ động trong học tập, năng lực phân tích vấn đề và phương pháp trình bày phương án giải quyết vấn đề.

Sinh viên có dịp thẩm định mức độ nhận thức của mình về các khái niệm, nguyên tắc, xây dựng được các quy trình, biết cách triển khai và đánh giá quá trình quản trị bán hàng, quản trị mua hàng và quản trị dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

Page 7: Tinh huong qttn

9/16/2010

7

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUNG TÌNH HUỐNG QTTN

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thông tin

Bước 2: Xác định các phương án giải quyết

Bước 3: Lựa chọn phương ỏn

Page 8: Tinh huong qttn

9/16/2010

8

Bài 1: Nghiên cứu và phân tích thông tin

Mục đích của bước này là xác định những vấn đề được đặt ra trong tình huống.

đâu là vấn đề nổi trội (vấn đề này có thể coi là chủ đề của tình huống).

tập hợp và xử lý sơ bộ các thông tin có liên quan đến các vấn đề, kể cả các thông tin trong tình huống và những thông tin bên ngoài tình huống.

Page 9: Tinh huong qttn

9/16/2010

9

Nghiên cứu và phân tích thông tin

Về cơ bản, xử lý tình huống là kỹ thuật giải quyết vấn đề. Việc phân tích các vấn đề trong một bối cảnh chung và rộng hơn mà tình huống phải đối mặt sẽ cho chúng ta những cơ sở đúng đắn và khách quan hơn để đi đến những quyết định - cách thức giải quyết vấn đề.

Không thể giải quyết tốt vấn đề mà không tính đến ảnh hưởng của môi trường kinh doanh. Vì vậy nghiên cứu, phân tích về môi trường kinh doanh là việc làm bổ ích và cần thiết khi xử lý tình huống

Page 10: Tinh huong qttn

9/16/2010

10

Nghiên cứu và phân tích thông tin

Thông tin trong các bài tập tình huống rất quan trọng, nó cung cấp những cơ sở dữ liệu cần thiết để chúng ta nghiên cứu và phân tích,

từ đó nắm được nội dung của bài tập tình huống,

sau đó chúng ta phải biết tập hợp các thông tin để định hướng câu trả lời cho bài tập tình huống đó.

Page 11: Tinh huong qttn

9/16/2010

11

Bước 2Xác định các phương án giải quyết

Một vấn đề có thể có rất nhiều cách giải quyết (phương án) khác nhau.

Sự khác nhau này một phần quan trọng là do sự nhận thức vấn đề cũng như sự ưu tiên mục tiêu và vị thế trong tổ chức của người giải quyết.

Tuy nhiên một người cũng có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau

Page 12: Tinh huong qttn

9/16/2010

12

Bước 3Lựa chọn phương án

Trước khi lựa chọn phải đánh giá các phương án. Các phương án được đánh giá nhờ vào một hệ thống các chỉ tiêu thống nhất.

Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để thể hiện “chất lượng” một phương án.

Vì vậy người đánh giá phải biết lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu sao cho chúng phản ánh tốt nhất các mặt của phương án nhưng đồng thời lại không gây khó khăn (về mặt kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế) cho việc đánh giá.

Page 13: Tinh huong qttn

9/16/2010

13

Bước 3Lựa chọn phương án

Việc đánh giá phải chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm của từng phương án, làm cơ sở cho việc lựa chọn tiếp theo.

Công việc cuối cùng của bước này là lựa chọn phương án được coi là tốt nhất hay hợp lý nhất để giải quyết các vấn đề đặt ra. Việc lựa chọn này được tiến hành trên cơ sở đánh giá phương án

Page 14: Tinh huong qttn

9/16/2010

14

LƯU Ý

Không có lời giải duy nhất cho bất cứmột tình huống nào, tức là cũng khôngcó câu trả lời duy nhất cho bất cứ câuhỏi nào.

Một “lời giải” được coi là “chấp nhận được” nếu như các câu trả lời là có cơ sở và có sức thuyết phục

Page 15: Tinh huong qttn

9/16/2010

15

CẦN ĐỌC KỸ TÌNH HUỐNG

Trước khi bắt tay vào “giải” bài tập tình huống, cần đọc kỹ tình huống.

Nếu như chỉ đọc lướt qua, hay đọc một vài lần thì khó, nếu không nói là không thể, có lời giải hay được.

Đọc kỹ để phát hiện ra vấn đề nổi trội (chủ đề) của tình huống, các thông tin có trong tình huống, những thông tin nào liên quan đến những vấn đề gì trong quản trị…

Page 16: Tinh huong qttn

9/16/2010

16

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Cần trả lời các câu hỏi một cách cụ thể, rõ ràng

vì các câu trả lời này không chỉ nói lên ý tưởng, nhận thức, mà còn thể hiện khả năng trình bày, diễn đạt thông tin - một kỹ năng rất quan trọng của các nhà quản trị

Page 17: Tinh huong qttn

9/16/2010

17

LƯU Ý Tranh thủ sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và bạn

bè thông qua các buổi thảo luận, trong đó mỗi người cần phát huy vai trò chủ động và sáng tạo của mình.

Hãy coi những ý kiến của thầy giáo là những hướng dẫn, gợi ý, chứ không phải là những quyết định.

Tôn trọng và đánh giá cao các ý kiến của người khác nhưng phải biết cách bảo vệ được ý kiến của bản thân.

Nếu bạn không bảo vệ được ý kiến của mình trước sự phê phán của người khác tức là bạn không đúng

Page 18: Tinh huong qttn

9/16/2010

18

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tóm lại không có một phương pháp, một cách thức duy nhất để giải quyết các bài tập tình huống. Những điều nói trên đây chỉ là những gợi ý nhằm giúp cho sinh viên có được những ý tưởng, hình dung về cách thức giải quyết một bài tập tình huống.

Thông qua quá trình nghiên cứu, trao đổi và học tập lẫn nhau, mỗi người sẽ đức kết cho mình những kinh nghiệm quý báu, không chỉ cho việc làm các bài tập tình huống, mà cả trong hoạt động thực tế sau này

Page 19: Tinh huong qttn

9/16/2010

19

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mỗi một quyết định, mỗi ứng xử trong thực hành quản trị là đúng hay không đúng đều phải được xem xét trong các điều kiện và tình huống cụ thể.

Không có một khuôn mẫu quản trị luôn đúng cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh và điều kiện.

Việc áp dụng các nguyên lý quản trị nhất thiết phải tính tới hệ thống các bối cảnh và ràng buộc của điều kiện chủ quan và khách quan.

Phải vận dụng kinh nghiệm để có sự độc lập suy nghĩ và sáng tạo, cùng với việc tích lũy kiến thức, phải nâng cao năng lực thực hành

Page 20: Tinh huong qttn

9/16/2010

20

CÁC TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG

Tình huống số 29: Sắc thuốc bắc mang đến tận nhà

Tình huống số 33: Thuật bán hàng Tình huống số 31: Quán phở Thôi bán Tình huống số 35: Đa dạng hóa thủ thuật bán

hàng Tình huống: Công việc kinh doanh của hai chị em

Lila và Amy Tình huống: Quán ăn Primex

Page 21: Tinh huong qttn

9/16/2010

21

Sắc thuốc bắc mang đến tận nhà

Bình luận mục tiêu lúc khởi nghiệp và mục tiêu lâu dài của Tung Fong Hung Lúc khởi nghiệp: mục tiêu là phục vụ khách hàng thường xuyên, khách hàng có

thu nhập cao, thu hút sự chú ý của KH, có thể chấp nhận lỗ. Lâu dài: mục tiêu phục vụ KH từ trung bình trở lên, chiếm lĩnh thị trường. Sự thay đổi này đảm bảo sự tồn tại của TFH, còn sự phát triển của THF

phải chú ý đến việc duy trì chất lượng SP và tạo sự khác biệt so với đổi thủ cạnh tranh.

Phân tích nguyên nhân thành công của TFH: Đi đầu trong nhận biết nhu cầu thị trường; Am hiểu về sản phẩm, văn hóa tiêu dùng; Có đội ngũ nhân viên lành nghề, được đào tạo bài bản; Đảm bảo công nghệ, kỹ thuật, thiết bị; Có hệ thống kiểm soát chặt chẽ.

Thủ thuật cạnh tranh của EYS là: bán hàng qua điện thoại, fax và thủ thuật giá thấp.

Thủ thuật đó chưa chắc đã đảm bảo cho EYS thành công vì THF đã đi trước trong việc bán hàng qua điện thoại, hơn nữa đối với sản phẩm thuốc không phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua của KH nên bên cạnh những nỗ lực đã làm cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm

Page 22: Tinh huong qttn

9/16/2010

22

Quán phở thôi bán Những yếu tố làm nên sự nổi tiếng của quán phở: giá đặc biệt,

chất lượng đặc biệt, phương thức bán đặc biệt, tên quán phở đặc biệt.

í nghĩa của tên quán phở “Thôi bán”: Thôi bán tức là không bán nữa chứ không phải là hết bánh, hết thịt; muốn nói lên giá trị nồi nước dùng, chất lượng của bát phở và trách nhiệm của người bán hàng.

Mỗi buổi bán 300 bát phở. Bình luận về con số 300 và 301: Đây là con số mang ý nghĩa tương đối, phản ánh quy mô và triết lý kinh doanh của ông chủ quán phở.

Việc hạn chế mỗi của chỉ bán 300 bát phở của ông chủ không mâu thuẫn với nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh vì ông chủ muốn đảm bảo lợi ích lâu dài bằng chất lượng và uy tín dịch vụ

Page 23: Tinh huong qttn

9/16/2010

23

Tình huống số 35Đa dạng hóa thủ thuật bán hàng

Phân tích các biện pháp nhằm đẩy mạnh bán hàng của Monoprix: Mỗi năm tung ra sản phẩm mới; Thủ thuật bán kèm được sử dụng; Không thực hiện giảm giá

toàn bộ các mặt hàng; Phát triển dịch vụ giao hàng tận nhà theo yêu cầu; Khơi dậy tâm lý khách hàng trước hình ảnh “thần tượng”.

Thu hút KH vì có thể tự kiểm tra chất lượng SP; thu hút KH vì tò mò hay vì lối quảng cáo thú vị của công ty, tạo bản sắc riêng thu hút cả những KH tiềm năng.

Công ty Monoprix đa dạng hóa các thủ thuật bán hàng vì: Do có nhiều đối thủ cạnh tranh; tạo được thế chủ động; đáp ứng được mọi nhu cầu của KH;

tạo lợi nhuận từ nhiều sản phẩm khác nhau với nhiều hình thức khác nhau nên thu hút được lượng khách hàng lớn.

Công ty Monoprix có lợi thế cạnh tranh là: Nắm bắt được sự thay đổi của nhu cầu thị trường; Sản phẩm được bảo quản tốt; Phát triển các dịch vụ hỗ trợ; Đội ngũ phục vụ nhiệt tình; Xây dựng được bản sắc riêng;…

Việc áp dụng các thủ thuật bán hàng có luôn đảm bảo sự thành công trong kinh doanh hay không? Tại sao?

Không phải lúc nào cũng đem lại sự thành công trong kinh doanh vì: + Việc đa dạng hóa sản phẩm phải phù hợp về cơ cấu, chủng loại hàng hóa và phong

cánh phục vụ nếu không sẽ tạo sự chồng chéo, không thích hợp. + Sử dụng chính sách đa dạng hóa sản phẩm phải phù hợp từng thời điểm, từng mặt

hàng mới gây được sự chú ý của khách hàng

Page 24: Tinh huong qttn

9/16/2010

24

Tình huốngCâu chuyện kinh doanh của hai chị em Lila

và Amy Câu chuyện kinh doanh trên đề cập đến vấn đề nào trong quản trị tác nghiệp? Xây dựng kế hoạch bán hàng và cụ thể là vấn đề lập ngân sách bán hàng: lập ngân

sách quá vội vàng, không có kế hoạch cụ thể, rõ ràng; Kế hoạch ngân sách không phù hợp với mục tiêu bán hàng, không có tầm nhìn chiến lược.

Xác định nhu cầu mua chưa hợp lý, nhu cầu mua không phù hợp với kế hoạch bán ra của doanh nghiệp dẫn đến hiện tượng hàng hóa không tiêu thụ được.

Sai lầm của hai chị em Lila và Amy R là gì? Anh (chị) rút ra những bài học gì khi khởi sự kinh doanh từ câu chuyện trên?

Sai lầm của hai chị em là: sai lầm trong việc lập ngân sách, sai lầm trong việc xác định nhu cầu mua hàng, sai lầm trong việc hoạch định chính sách bán hàng.

Bài học kinh nghiệm rút ra: + Cần phải xây dựng kế hoạch bán hàng, mua hàng cụ thể, hợp lý và khả thi. + Biết cân đối chi tiêu, xây dựng được ngân sách bán hàng chi tiết. + Phải có tầm nhìn: về các đối thủ cạnh tranh. + Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. + Trong kinh doanh không nên vội vàng, hấp tấp, cần mạo hiểm nhưng không

liều mạng...

Page 25: Tinh huong qttn

9/16/2010

25

Tình huống Quán ăn Primex Yếu tố đảm bảo thành công của Primex là: - Cửa hàng sạch sẽ, lịch sự. - Phương thức kinh doanh độc đáo. - Chất lượng món ăn ngon - Chất lượng dịch vụ cao... - Tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng Cửa hàng không có biện pháp đối phó với những khách hàng trả giá thấp bởi vì: - Cửa hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ của mình. - Thương hiệu quá nổi tiếng. - Những khách đã từng đến Primex có thể là những khách hàng trung thành và có thu nhập

cao, họ thưởng thức món ăn của Primex cũng là để khẳng định vị thế của mình. - Những người trả giá cao sẽ bù đắp chi phí cho những người trả giá thấp - Phương thức kinh doanh nhằm đánh vào ý thức tự giác và cảm nhận của khách hàng. Cách thức kinh doanh này liệu có thể áp dụng ở thị trường Việt Nam được không? Có thể áp dụng được nhưng khả năng thành công là không lớn vì: khách hàng ở Việt Nam

chưa có tính tự giác cao, chất lượng món ăn và khả năng phục vụ của các nhân viên trong các cửa hàng chưa tốt. Các cửa hàng ở Việt Nam cần xây dựng lộ trình đào tạo đội ngũ nhân viên về cách thức nấu ăn ngon và phục vụ khách hàng chu đáo hơn nữa

Page 26: Tinh huong qttn

9/16/2010

26

CÁC TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ MUA HÀNG

Tình huống số 27: Công ty Kim Châu

Tình huống: Sai lầm của nhân viênmua hàng tại công ty Lê Thịnh

Tình huống: Lựa chọn nhân viênmua hàng của công ty Leno

Page 27: Tinh huong qttn

9/16/2010

27

Tình huống: Công ty Kim Châu

Đặt mình lần lượt vào vị trí: Giám đốc Kim Châu: không nên quá tin tưởng vào đối tác đã làm ăn lâu

năm như Cam Toàn, cần phải biết phân tích thị trường, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của nhà cung cấp để đưa ra được quyết định chính xác nhất, cần phải giúp đỡ nhà cung cấp khi họ gặp phải khó khăn.

Giám đốc Cam Toàn: ông chủ của Cam Toàn là một người rất am hiểu thị trường, phải chứng minh khó khăn của mình chỉ là nhất thời, nên cần nhận được sự hợp tác, đồng thuận của Kim Châu để lấy lại vị thế của mình, phải tìm cách giữ chân khách hàng là công ty Kim Châu.

Giám đốc Nam Giao: Lúc này đang có lợi thế hơn về giá, vị trí địa lý, thời gian. Còn Cam Toàn tại thời điểm này đang gặp khó khăn về mặt tài chính. Nam Giao nên tranh thủ cơ hội của mình để giao dịch với Kim Châu, phải thể hiện là những khó khăn trước đây chỉ là quá khứ, phải chứng minh được mình sẽ mạnh trong tương lai, phải biết chớp thời cơ, thể hiện mình để trở thành nhà cung cấp chính.

Page 28: Tinh huong qttn

9/16/2010

28

Tình huống: Công ty Kim Châu

Trong quá trình cân nhắc để quyết định bạn hàng, giám đốc Kim Châu cần chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao?

- Chất lượng của nhà cung cấp: chất lượng gỗ mà bạn hàng cung cấp ntn? Dựa vào kinh nghiệm của người mua gỗ hay qua tiêu chuẩn chất lượng mà họ đạt được qua các kỳ kiểm tra, các tiêu chuẩn ISO, huy chương tại các hội chợ...

- Thời hạn giao hàng: thời hạn giao hàng có đảm bảo không? nhà cung cấp có sai hẹn không?

- Giá thành hàng mua có hợp lý hay không? Ngoài ra, còn cần cân nhắc về khả năng kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ hậu mãi... Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đặc thù đến hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh đặc thù là những yếu tố môi trường kinh doanh của riêng từng

doanh nghiệp và làm cho nó phân biệt với các doanh nghiệp khác. - Các nhà cung cấp - Các khách hàng của doanh nghiệp - Các tổ chức cạnh tranh và bạn hàng - Nhà nước, bao gồm nhà nước trung ương và nhà nước địa phương

Page 29: Tinh huong qttn

9/16/2010

29

Tình huốngSai lầm của nhân viên mua hàng tại công ty Lê Thịnh

Bình lấy quyển sổ đó vì: - Để tìm kiếm thông tin về nhà cung cấp của các đối thủ cạnh

tranh của nhà cung cấp một cách nhanh nhất. - Để nâng cao thành tích cá nhân Nếu là trưởng nhóm mua hàng Lê Thịnh những việc cần làm đó là: - Cần phân tích để thấy hành động của Bình là: Vi phạm chính

sách của công ty; Vi phạm đạo đức kinh doanh, không đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh.

- Một số phương án có thể xảy ra: + Sa thải Bình, giữ nghiêm kỷ luật + Yêu cầu Bình làm bản tường trình, chỉ rõ sai trái cho Bình

biết và tạo cơ hội cho Bình sửa chữa sai lầm

Page 30: Tinh huong qttn

9/16/2010

30

Tình huốngLựa chọn nhân viên mua hàng của công ty Leno

Công ty Leno đang gặp khó khăn về: - Vấn đề nhân sự. - Giải pháp khắc phục: + Công ty cần phải có chính sách đào tạo và huấn luyện nâng cao

năng lực mua hàng của đội ngũ nhân viên mua hàng. + Trang bị đầy đủ kiến thức về: doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa,

quá trình mua hàng, khách hàng cũng như kinh nghiệm mua hàng và sự biến động của thị trường. Huấn luyện cả kỹ năng mua hàng hiệu quả.

+ Sử dụng những phương pháp đào tạo và huấn luyện nhân viên bán hàng hợp lý như: huấn luyện tại chỗ, huấn luyện tại phòng học, huấn luyện bằng vi tính,…

+ Cần có những biện pháp tạo động lực cho nhân viên mua hàng như những khích lệ về tài chính và phi tài chính.

Page 31: Tinh huong qttn

9/16/2010

31

Phải đánh giá thành tích của nhân viên mua hàng vì: Kết quả công tác mua hàng phụ thuộc rất nhiều vào

thành tích đạt được của mỗi nhân viên mua hàng. Đảm bảo tốt kế hoạch mua hàng. Đánh giá đúng đắn được trình độ kiến thức, kỹ năng

làm việc và các phẩm chất nghề nghiệp của mỗi nhân viên mua hàng để từ đó có biện pháp khuyến khích những nhân viên mua hàng đạt hiệu quả tốt, và điều chỉnh hoạt động của nhân viên mua hàng kém.

Tình huốngLựa chọn nhân viên mua hàng của công ty Leno

Page 32: Tinh huong qttn

9/16/2010

32

Tình huốngLựa chọn nhân viên mua hàng của công ty Leno

Quy trình đánh giá nhân viên mua hàng:- Xác định rõ các mục tiêu và yêu cầu cơ bản cần đánh giá đối với thành tích của nhân viên mua hàng.+ Các kỹ năng cần đạt được: kỹ năng đàm phán, giao dịch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo và ký kết hợp đồng.+ Các tiêu chuẩn: định lượng và định tính- Lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp: theo thang điểm, so sánh cặp, lưu trữ, quan sát hành vi...- Tổ chức việc đánh giá thành tích bằng việc so sánh, phân tích công việc mà nhân viên mua hàng đã đạt được với các tiêu chuẩn mẫu.- Cần thảo luận với các NVMH về những kết quả đánh giá, chỉ ra những thành tích hoặc hạn chế

Page 33: Tinh huong qttn

9/16/2010

33

CÁC TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HÀNG HOÁ

Tình huống: Vấn đề của công ty Gago

Tình huống: Thiếu hàng cho khách của công ty Thiên Kinh

Page 34: Tinh huong qttn

9/16/2010

34

Tình huống Vấn đề của công ty Gago

Công ty Gago cần dự trữ hàng hóa vì: Công ty Gago là một công ty lớn kinh doanh tổng hợp nhiều mặt

hàng, cần phải dự trữ hàng hóa để giải quyết mâu thuẫn giữa dự trữ hàng hóa với nhu cầu bán ra nhằm tối thiểu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cần xác định các định mức dự trữ hàng hóa sao cho hợp lý, vừa đảm bảo an toàn cho bán ra, vừa đẩy nhanh được vòng quay của vốn hàng hóa.

Dự trữ cần thiết để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đầy đủ và nhanh, đáp ứng yêu cầu dịch vụ cao cho khách hàng, duy trì và phát triển doanh số.

Giảm chi phí do duy trì sản xuất ổn định và năng suất cao, tiết kiệm trong mua và vận chuyển, giảm chi phí do những biến động không thể lường trước của thị trường.

Page 35: Tinh huong qttn

9/16/2010

35

Tình huống Vấn đề của công ty Gago

Nguyên nhân và hướng giải quyết:- Nguyên nhân: Do mức bán ra chậm và hàng hóa không phù hợp với nhu cầu thị trường về chất

lượng, chủng loại như hàng lỗi mốt, hàng bị hỏng ở một số chi tiết.... Do lượng hàng hóa mua vào của công ty quá lớn vượt qua nhu cầu tiêu dùng của

người mua nên gây ra hiện tượng thừa hàng để bán, ứ đọng hàng hóa trong kho.- Biện pháp khắc phục: Đẩy mạnh bán ra đối với mặt hàng đó bằng các hoạt động, chương trình bán hàng

thích hợp như quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm... Có thể giảm giá hàng hóa để thúc đẩy hàng hóa bán ra nhanh hơn. Đa dạng hóa phương thức và thủ thuật bán hàng. Có cách thức tổ chức hàng hóa dự trữ tốt hơn, đảm bảo chất lượng hàng hóa hàng

hóa không bị hao hụt, ẩm mốc, vón cục... Có chế độ kiểm tra, giám sát nghiệp vụ kho hàng

Page 36: Tinh huong qttn

9/16/2010

36

Tình huống Vấn đề của công ty Gago

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị dự trữ hàng hóa* Yếu tố thuộc về doanh nghiệp: Kế hoạch bán hàng và mua hàng của doanh nghiệp Chính sách mua hàng của doanh nghiệp Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Điều kiện cơ sở hạ tầng kho bãi Trình độ quản lý cung ứng của doanh nghiệp* Yếu tố thuộc về thị trường Khả năng cung ứng của thị trường Tình hình biến động giá cả trên thị trường Quan hệ với các nhà cung cấp Tính thời vụ trong kinh doanh Các nhân tố khác như biến động công nghệ, luật pháp, thuế quan...

Page 37: Tinh huong qttn

9/16/2010

37

Tình huống: Thiếu hàng cho khách của công ty Thiên Kinh

Nếu là giám đốc của Thiên Kinh sẽ giải quyết:- Đối với công ty Bắc An: Thiên Kinh nên trình bày những khó khăn mà công ty của mình đang gặp phải Có thể tiến hành thương lượng lại để tìm ra hướng đi có lợi cho cả hai công ty Tìm những nhà cung cấp phụ có khả năng cung cấp được lượng hàng hóa đó Đến bù những thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây nên để giữ uy tín cho công ty Tìm cách để giữ lại công ty Bắc An vì đây là một khách hàng lớn.- Đối với công ty Tân Thành: Nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ không cung cấp đủ lượng hàng như đã cam

kết Xác định rõ trách nhiệm giữa các bên Yêu cầu đền bù thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây nên

Page 38: Tinh huong qttn

9/16/2010

38

Tình huống: Thiếu hàng cho khách của công ty Thiên Kinh

Tình hình dự trữ của Thiên Kinh không tốt- Nguyên nhân : Do mức dự trữ hàng hóa trong kho thấp hơn so với nhu cầu bán ra (công

tác dự báo của công ty chưa tốt) Do nhà cung ứng không có khả năng cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp Do chủ quan, quá tin tưởng vào mối quan hệ làm ăn lâu dài. Do không xây dựng mối quan hệ với những nhà cung cấp phụ. Do khan hiếm nguồn hàng: hàng hóa đó trên thị trường rất ít, cung không

đủ đáp ứng cầu. Do mức bán hàng quá nhanh: hàng hóa bán chạy, đang mốt, lượng bán ra

nhanh chóng làm công ty không dự đoán trước được. Khả năng tài chính của doanh nghiệp không cho phép nhập một khối

lượng hàng hóa lớn vào kho vì phải thuê kho bãi, quãng đường vận chuyển xa.

Page 39: Tinh huong qttn

9/16/2010

39

Tình huống: Thiếu hàng cho khách của công ty Thiên Kinh

Biện pháp khắc phục:+ Doanh nghiệp cần phải xác định lại nhu cầu dự trữ hàng hóa.+ Cần phải tìm kiếm thêm những nguồn hàng mới để đảm bảo nhu cầu bán ra của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục.+ Chủ động trong ngân sách mua hàng: cần thiết nên đi vay vốn của nhà nước hoặc các đối tác trong làm ăn để có thể dự trữ được khối lượng hàng hóa lớn hơn.