7
Nhà Sản Xuất Nhà Bán Lẻ Khách Hàng Nhà Cung Cấp Nhà Bán Lẻ Trực Tuyến Khách Hàng TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP BÁN LẺ DROP-SHIPPING TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THE DROP-SHIPPING RETAIL METHOD FOR E-COMMERCE Bùi Trần Huân Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin – Đại học Đà Nẵng, Email: [email protected] Tóm tắt -Trong mô hình bán lẻ qua mạng Drop-Shipping, cửa hàng không dự trữ các sản phẩm trong kho và xử lý các đơn hàng trực tiếp, mà yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển chúng trực tiếp đến khách hàng. Điều này mang lại lợi ích cho cửa hàng bán lẻ trong một vài khía cạnh, tuy nhiên cũng đặt ra thử thách trong thiết lập mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, những người phải chịu thêm các chi phí và gánh nặng về nguồn lực trong nổ lực tham gia vào mô hình. Với mục đích tìm hiểm vềphương pháp bán lẻ Drop-Shipping, tác giả sẽ trình bày tổng quan về phương pháp này cùng với ưu nhược điểm, phân tích mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ cùng , đồng thời tóm tắt một vài yếu tố cần chú ý để xây dựng thành công mô hình này, cũng như thực tế sử dụng nó trong các nhà bán lẻ hiện nay Từ khóa -Drop-Shipping; bán lẻ qua mạng;ưu điểm; nhược điểm; tiến trình đặt hàng; quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp; yếu tố thành công Abstract- Drop-Shipping is anonline retail method in which retailers do not hold inventories, process orders, andrequest suppliers to ship products directly to the end customers. This benefits retailers in some aspects, yet posing challenges with respect to building up an interwind relationship with the suppliers, whoincure additional costs and resource burden so as to get on-boarding. In light of Drop-Shipping, this paper presents general views of this method along with its benefits and drawbacks, and analyzes retailer-supplier relationshipplus success factors that should be embraced by new entrepreneur as well as how common of this method in reality. Key words -Drop-Shipping; online retail; benefits; drawbacks; order process; retailer-supplier relationship; success factors 1. Đặt vấn đề Trong nỗ lực nhằm làm tăng thêm thị phần, các nhà bán lẻ trực tuyến (e-tailer) đang tối ưu hoá mọi mặt của hoạt động để đat được lợi thế cạnh tranh. Cùng với điều này, kỳ vọng đến từ phía khách hàng cũng được nâng lên ở mức độ cao hơn. Sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm, thời gian giao hàng nhanh cùng với mức giá sản phẩm hợp lý đã không còn là những lợi thế dành cho các tập đoàn bán lẻ có thương hiệu, mà nó là yêu cầu cần phải có đối với mỗi nhà bán lẻ đang hoạt động. Một khảo sát đần đây được thực hiện bởi Retail Systems Research cho thấy việc tối ưu hoá chi phí vận chuyển và thực thi đơn hàng là một trong ba thách thức hàng đầu đối với hoạt động của cửa hàng bán lẻ qua mạng. Ngoài ra, cải thiện các hoạt động hoàn tất đơn hàng mang đến cơ hội lớn thứ hai để vượt qua danh sách những khó khăn trong hoạt động marketing và bán hàng[1]. Tận dụng những lợi thế có được từ mạng Internet và sự phát triển của công nghệ thông tin để vượt qua những thách thức đó và tìm cơ hội cho chính mình, nhiều nhà bán lẻ qua mạng đã chuyển sang phương pháp hoàn tất đơn hàngmới sử dụng mô hình kênh phân phối trực tiếp từ nhà cung cấp (Drop-Shipping). Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày tổng quan về phương pháp này, ưu nhược điểm, phân tích mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ, đồng thời tóm tắt một vài yếu tố cần chú ý để xây dựng thành công mô hình này, cũng như thực tế sử dụng nó trong các nhà bán lẻ hiện nay. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Tổng quan về phương pháp bán lẻDrop-Shipping Drop-Shiping là một phương pháp hoàn tất đơn hàng bán lẻtrực tuyến sử dụng mô hình kênh phân phối trực tiếp từ nhà cung cấp, hay nói cách khácnhà bán lẻ không lưu trữ hàng hoá trong kho và vì vậy người bán không làm việc trực tiếp với sản phẩm mà họ bán. Thay vào đó, dựa trên đơn hàng của người mua, nhà bán lẻ chuyển các thông tin liên quan đến bên thứ ba. Từ đó, thay mặt người bán, sản phẩm được chuyển trực tiếp đến người mua bởi nhà cung cấp được chọn. (a) (b) Chiều đi sản phẩm Chiều đi của thông tin Hình 1. Phân biệt kênh phân phối: (a) Truyền thống (b) Drop-Shipping Một điểm cần lưu ý đó là bên thứ ba (gọi chung là nhà cung cấp) trong chuỗi cung ứng có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối, hoặc cũng có thể là cửa hàng bán lẻ khác. Mức giá cho cùng một sản phẩm có thể khác nhau khi cửa hàng bán lẻ chọn ai là nhà cung cấp. Do đó, để nhận được giá tốt nhất, cửa hàng cần xác định ai trong số đó là nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính thống. Dễ dàng nhận thấy trong mô hình kênh phân phối truyền thống, nhà sản xuấthầu như không bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng mà có thể phải qua trung gian

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP BÁN LẺ DROP-SHIPPING TRONG …

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Nhà Sản Xuất

Nhà Bán Lẻ

Khách Hàng

Nhà Cung Cấp

Nhà Bán Lẻ

Trực Tuyến

Khách Hàng

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP BÁN LẺ DROP-SHIPPING TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THE DROP-SHIPPING RETAIL METHOD FOR E-COMMERCE

Bùi Trần Huân

Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin – Đại học Đà Nẵng, Email: [email protected]

Tóm tắt -Trong mô hình bán lẻ qua mạng Drop-Shipping, cửa hàng không dự trữ các sản phẩm trong kho và xử lý các đơn hàng trực tiếp, mà yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển chúng trực tiếp đến khách hàng. Điều này mang lại lợi ích cho cửa hàng bán lẻ trong một vài khía cạnh, tuy nhiên cũng đặt ra thử thách trong thiết lập mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, những người phải chịu thêm các chi phí và gánh nặng về nguồn lực trong nổ lực tham gia vào mô hình. Với mục đích tìm hiểm vềphương pháp bán lẻ Drop-Shipping, tác giả sẽ trình bày tổng quan về phương pháp này cùng với ưu nhược điểm, phân tích mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ cùng , đồng thời tóm tắt một vài yếu tố cần chú ý để xây dựng thành công mô hình này, cũng như thực tế sử dụng nó trong các nhà bán lẻ hiện nay

Từ khóa -Drop-Shipping; bán lẻ qua mạng;ưu điểm; nhược điểm; tiến trình đặt hàng; quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp; yếu tố thành công

Abstract- Drop-Shipping is anonline retail method in which retailers do not hold inventories, process orders, andrequest suppliers to ship products directly to the end customers. This benefits retailers in some aspects, yet posing challenges with respect to building up an interwind relationship with the suppliers, whoincure additional costs and resource burden so as to get on-boarding. In light of Drop-Shipping, this paper presents general views of this method along with its benefits and drawbacks, and analyzes retailer-supplier relationshipplus success factors that should be embraced by new entrepreneur as well as how common of this method in reality.

Key words -Drop-Shipping; online retail; benefits; drawbacks; order process; retailer-supplier relationship; success factors

1. Đặt vấn đề

Trong nỗ lực nhằm làm tăng thêm thị phần, các nhà bán

lẻ trực tuyến (e-tailer) đang tối ưu hoá mọi mặt của hoạt

động để đat được lợi thế cạnh tranh. Cùng với điều này, kỳ

vọng đến từ phía khách hàng cũng được nâng lên ở mức độ

cao hơn. Sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm, thời gian

giao hàng nhanh cùng với mức giá sản phẩm hợp lý đã

không còn là những lợi thế dành cho các tập đoàn bán lẻ có

thương hiệu, mà nó là yêu cầu cần phải có đối với mỗi nhà

bán lẻ đang hoạt động. Một khảo sát đần đây được thực

hiện bởi Retail Systems Research cho thấy việc tối ưu hoá

chi phí vận chuyển và thực thi đơn hàng là một trong ba

thách thức hàng đầu đối với hoạt động của cửa hàng bán lẻ

qua mạng. Ngoài ra, cải thiện các hoạt động hoàn tất đơn

hàng mang đến cơ hội lớn thứ hai để vượt qua danh sách

những khó khăn trong hoạt động marketing và bán hàng[1].

Tận dụng những lợi thế có được từ mạng Internet và sự

phát triển của công nghệ thông tin để vượt qua những thách

thức đó và tìm cơ hội cho chính mình, nhiều nhà bán lẻ qua

mạng đã chuyển sang phương pháp hoàn tất đơn hàngmới

sử dụng mô hình kênh phân phối trực tiếp từ nhà cung cấp

(Drop-Shipping). Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày

tổng quan về phương pháp này, ưu nhược điểm, phân tích

mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ, đồng thời

tóm tắt một vài yếu tố cần chú ý để xây dựng thành công

mô hình này, cũng như thực tế sử dụng nó trong các nhà

bán lẻ hiện nay.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Tổng quan về phương pháp bán lẻDrop-Shipping

Drop-Shiping là một phương pháp hoàn tất đơn hàng

bán lẻtrực tuyến sử dụng mô hình kênh phân phối trực tiếp

từ nhà cung cấp, hay nói cách khácnhà bán lẻ không lưu trữ

hàng hoá trong kho và vì vậy người bán không làm việc

trực tiếp với sản phẩm mà họ bán. Thay vào đó, dựa trên

đơn hàng của người mua, nhà bán lẻ chuyển các thông tin

liên quan đến bên thứ ba. Từ đó, thay mặt người bán, sản

phẩm được chuyển trực tiếp đến người mua bởi nhà cung

cấp được chọn.

(a)

(b)

Chiều đi sản phẩm Chiều đi của thông tin

Hình 1. Phân biệt kênh phân phối: (a) Truyền thống

(b) Drop-Shipping

Một điểm cần lưu ý đó là bên thứ ba (gọi chung là nhà

cung cấp) trong chuỗi cung ứng có thể là nhà sản xuất, nhà

phân phối, hoặc cũng có thể là cửa hàng bán lẻ khác. Mức

giá cho cùng một sản phẩm có thể khác nhau khi cửa hàng

bán lẻ chọn ai là nhà cung cấp. Do đó, để nhận được giá tốt

nhất, cửa hàng cần xác định ai trong số đó là nhà sản xuất

hoặc nhà phân phối chính thống.

Dễ dàng nhận thấy trong mô hình kênh phân phối

truyền thống, nhà sản xuấthầu như không bán sản phẩm

trực tiếp đến người tiêu dùng mà có thể phải qua trung gian

là hệ thống các cửa hàng. Nó được sử dụng phổ biếnnhững

năm 90của thế kỉ 20 trở về trước, khi cung và cầu trong

kinh doanh bán lẻ phát triển trong giới hạn về mặt địa lý

cũng nhưcơ sở vật chất kho hàng. Cụ thể hơn, dịch vụ bán

lẻ chỉ có thể phục vụ nhu cầu người dân sống trong khu vực

lân cận cửa hàng. Ở chiều ngược lại, khách hàng chỉ có thể

mua các sản phẩm sẵn có tại cửa hàng mà không có những

sự lựa chọn khác. Điều này có thể được giải thích bởi sự

hạn chế về không gian lưu trữ hàng hoá và vốn đầu tư mua

hàng dự trữ của cửa hàng.

Tuy nhiên, mạng Internet bắt đầu trở nên phổ biến từ

năm 1994 đã đem lại diện mạo mới cho Thương mại điện

tử nói chung, đặc biệt là bán lẻ qua mạng.Các cửa hàng trực

tuyến có thể cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng tiềm

năng ở bất kỳ đâu mà không còn bị ràng buộc bởi những

hạn chế của cửa hàng truyền thống (physical store). Thực

tế này dẫn đến khả năng tăng số lượng đơn hàng bán, đòi

hỏi các cửa hàng bán lẻ trực tuyến phải tăng số lượng hàng

hoá dự trữ. Nói cách khác, trong khi thương mại điện tử

loại bỏ giới hạnvề địa lý đối với mô hình B2C (Bussiness-

to-Customer), các hạn chế trong quản lý kho hàng truyền

thống, ví dụ như sai lệch số lượng hàng tồn kho (inventory

distortions), đã kiềm hãm việc cung cấp hàng hoá trong thế

giới mà nhu tiêu dùng hầu như không có giới hạn. Bên cạnh

đó, khi nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng,

việc kết nối giữa người bán và người mua càng đòi hỏi phải

nhanh hơn, thuận tiện hơn, hiệu quả hơn. Những điều này

đang tạo áp lực không hề nhỏ các dịch vụ hỗ trợ hoàn tất

đơn hàng truyền thống, từ các bước xuất hàng, bao gói cho

đến vận chuyển, bởi chỉ một bước chậm trễ sẽ làm ảnh

hưởng tới cả quá trình đưa hàng hóa sản phẩm đến tay

người tiêu dùng. Trước những yêu cầu đó, một phương

pháp quản trị chuỗi cung ứng bán lẻ mới, Drop-Shipping,

được hình thành nhằm giải quyết phần nào đó những hạn

chế liên quan.

2.2. Chu trình xử lýmột đơn đặt hàng

Đầu tiên, một khi đơn hàng đặt qua cửa hàng trực tuyến

được xác lập thành công, cả khách hàng và cửa hàng bán

lẻ đều nhận được thông báo xác nhận tự động từ phần mềm

trên trang web. Tại đây, thanh toán của khách hàng cũng

được ghi nhậnvà được tự động gửi vào tài khoản của cửa

hàng. Hệ thống quản lý đơn hàng (Oder Mangement

System) tự động tìm các nhà cung cấp khả dĩ bởi vì một

đơn hàng bao gồm nhiều sản phẩm có thể được xử lý bởi

nhiều nhà cung cấp. Các nhà cung cấp dự phòng cũng rất

quan trọng bởi vì nó giúp duy trì trạng thái luôn sẵn sàng

cho các sản phẩm trên trang web.

Trong bước tiếp theo, cửa hàng gửi thông báo đơn đặt

hàng (Purchase Order Message) đến nhà cung cấp thông

qua thư điện tử hoặc tập tin tựđộng dưới định dạng XML

(Extensible Markup Language). Một đơn hàng có thể bị từ

chối với lý do sử dụng lại mã đơn đặt hàng cũ gây nên sự

trùng lặp trong hệ thống quản lý đơn hàng. Điều này có thể

xảy ra khi một đơn hàng bị huỷ bỏ do nhà cung cấp tạm

thời hết những sản phẩm đó. Khi nhận được thông báo có

hàng trở lại, nhà bán lẻ gửi lại yêu cầu đặt hàng với mã cũ

thay vì tạo ra một cái mới.

Thông báo xác nhận thực hiện đơn hàng (Fulfillment

Confirmation Message) từ nhà cung cấp được sử dụng để

cập nhật trạng thái đơn hàng được chấp nhận hay bị huỷ

bỏ, đồng thời là một biên nhận được cung cấp cho Hệ thống

ghi nhận nợ phải trả (Account Payable system) của nhà bán

lẻ. Điều này loại trừ khả năng nhà cung cấp phải gửi thêm

một thông báo riêng yêu cầu thanh toán (Invoice Message).

Nhà cung cấp có thể gộp thêm thông tin về giá sản phẩm,

phí xử lý đơn hàng, và mã biên nhận (Invoice number) cần

thiết cho việc lưu vào Hệ thống ghi nhận nợ phải trả, và

thông tin theo dõi gói hàng, vào thông báo này.

Tiếp đến, giả sử các sản phẩm là có sẵn và thanh toán

giữa cửa hàng và nhà cung cấp thành công, chúng sẽ được

đóng gói và vận chuyển trực tiếp đến khách hàng từ nhà

cung cấp. Mặc dù vậy, tên và địa chỉ cửa hàng bán lẻ vẫn

xuất hiện trên nhãn địa chỉ trả hàng, đồng thời biểu tượng

của nó vẫn được in trên hoá đơn và phiếu giao hàng.

Trong bước cuối cùng, cửa hàng gửi thông tin theo dõi

gói hàng cho khách hàng thông qua giao diện thư điện tử

trên trang web. Như vậy, một tiến trình xử lý đơn đặt hàng

cơ bản theo mô hình bán lẻ Drop-Shipping được kết thúc.

Các nhà cung cấp thông thường không phân phối kho

hàng cho một nhà bán lẻ cụ thể nào. Thay vào đó họ thực

thi các đơn hàng từ nhiều nguồn khi chúng đến. Điều này

có nghĩa là thông tin về hàng hoá có sẵn trong kho không

được cập nhật theo thời gian thực như khi chúng được lưu

tại kho của nhà bán lẻ. Do đó, nhà bán lẻ phải tính đến việc

thiết lập mức an toàn về số lượng của các sản phẩm lưu kho

và đồng thời xác định các phương pháp đo lường hiệu quả

hoạt động của nhà cung cấp. Nó có thể là khả năng duy trì

sự sẵn sàng cho một số loại sản phẩm quan trọng và chủ

lực của một nhà bán lẻ. Điều này phụ thuộc vào sự dự báo

hiệu quả giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ. Tiếp đến, nó là

tỉ lệ thực thiđầy đủ một đơn hàng (fill rate) ngay trong lần

gửi đầu tiên. Điều này bị chi phối bởi sự chính xác và hiện

có của các sản phẩm trong kho hàng của nhà cung cấp. Cuối

cùng, nó là thời gian vận chuyển được thiết lập phù hợp với

từng loại sản phẩm [2].

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong quy trình xử lý

đơn hàng, nhà cung cấp là hoàn toàn vô hình đối với khách

hàng vì chỉ duy nhất thông tin về cửa hàng, bao gồm địa

chỉ trả hàng và biểu tượng của nó, xuất hiện trên sản phẩm.

Do đó mọi khiếu nại về sản phẩm từ khách hàng được giải

quyết trực tiếp bởi cửa hàng sau khi phối hợp với nhà cung

cấp.

2.3. Ưu, nhược điểm

Một trong những lợi thế nổi bật của Drop-Shippinglà

nhà bán lẻ không cần chi phí nhiều vốn cho dự trữ hàng

hoá [3]. Việc này giảm thiểu những rủi ro liên quan đến dự

trữ quá ít hoặc không một sản phẩm cần thiết, trong khi đó

lại quá nhiều một chủng loại hàng hoá khác, đặc biệt đối

với những sản phẩm mới được giới thiệu ra thị trường và

cần thời gian kiểm chứng sức tiêu thụ. Việc lập kế hoạch

cũng như dự đoán số lượng hàng hoá cần dự trữ trong công

tác quản lý kho cũng có thể không cần thiết bởi vì nhà bán

lẻ chỉ mua từ nhà cung cấp khi có đơn đặt hàng từ người

mua.

Theo một báo cáo gần đây được thực hiện bởi IHL

Group, một công ty chuyên về tư vấn và nghiên cứu thị

trường, hằng năm gần 1,5 nghìn tỉ USD hàng hoá toàn cầu

dự trữ nhiều hơn cần thiết gây thiệt hại đến doanh thu các

nhà bán lẻ. Trong đó, tổn thất do không chú ý đến số lượng

hàng tồn kho tương đương 362 triệu USD hằng năm. Con

số thiệt hại còn lớn hơn đối với việc không cập nhật danh

mục hàng đã bán hết, lên đến 456 triệu USD mỗi năm.

Những thiệt hại này tăng lên hàng năm khoảng 50 triệu

USD vì cơ sở hạ tầng chưa đủ sức theo kịp sự tăng trưởng

của thị trường bán lẻ tại các nước đang phát triển [4].Ngoài

ra, con số này có thể cao hơn nữa nếu tính đến thiệt hại do

nhà bán lẻ không có kế hoạch dự trữ các mặt hàng mới,

tiềm năng, chưa từng được giới thiệu trên thị trường. Tóm

lại,Drop-Shipping giảm thiểu tối đa những áp lực liên quan

đến quản lý kho hàng đối với các nhà bán lẻ.

Drop-Shipping có thể là mô hình thích hợp cho những

cửa hàng bán lẻ cần sự đơn giản trong quản lý kho, các thủ

tục xử lý đơn hàng và gửi hàng, bởi vì nó cho phép họ

không phải làm việc trực tiếp với sản phẩm. Những phần

việc trên có thể hầu hết được thực hiện bởi nhà cung

cấp.Kết quả là nó có thể giúp giảm thiểu các chi phí liên

quan trực tiếp đến sản phẩm góp phần tăng lợi nhuận. Một

nghiên cứu của hai giáo sư W.K. Chiang và Y. Feng cho

thấy rằng các nhà bán lẻ trực tuyến sử dụng mô hình Drop-

Shipping có khả năng đạt lợi nhuận 5,18% cao hơn các nhà

bán lẻ khác sử dụng mô hình kênh phân phối truyền thống.

Thêm vào đó, với ưu điểm sử dụng vốn ít vì không dự

trữ hàng hoá, mô hình này giúp việc khởi động và bán ngay

một sản phẩm mới nhằm hướng đến các khách hàng tiềm

năng, được thực hiện gần như ngay lập tức khi nhà bán lẻ

trực tuyến tìm được nhà cung cấp uy tín sẵn sàng trở thành

đối tác [3]. Có thể nói, với mô hình này các cửa hàng bán

lẻ trực tuyến có thể co giãn quy mô hoạt động một cách

linh hoạt nhờ vào đòn bẫy vốn và sự đa dạng danh mục sản

phẩm. Thực tế cho thấy, họ tiếp cận thị trường nhanh hơn

cho các dòng sản phẩm mới, với ít áp lực về tài chính hơn

so với cửa hàng sử dụng mô hình truyền thống.

Tuy nhiên, mô hình cũng có những mặt còn tồn tại

không thể tránh khỏi. Nhìn chung, không sử dụng vốn cho

dự trữ hàng, đồng thời có thể có nhiều lựa chọn trong việc

tìm nhà cung cấp làm cho rào cản gia nhập của mô hình

Drop-Shipping trở nên thấp. Cho nên việc nhiều cửa hàng

bán lẻ trực tuyến có thể cùng sử dụng mô hình này dẫn đến

việc cạnh tranh mạnh về giá bán. Kết quả, nó đòi hỏi số

lượng lớn các đơn hàng được thực thi để tạo ra mức lợi

nhuận có ý nghĩa.

Các nhà cung cấp và cửa hàng cần phải đầu tư hạ tầng

công nghệ thông tintích hợp và đồng bộ giữa các bên, đảm

bảo sự thông suốt dữ liệu và tự động cập nhật những thay

đổi của các tiến trình xử lý đơn hàng liên quan lên hệ thống.

Ví dụ, nếu nhà bán lẻ tự sở hữu kho hàng của riêng mình,

số lượng hàng tồn kho hoặc đã hết sẽ được cập nhật tương

đối chính xác. Nhưng khi nhà bán lẻ chuyển giao trách

nhiệm này cho các nhà cung cấp, điều này sẽ gây khó khăn

hơn trong việc quản lý chúng vì cần có một hệ thốngđồng

bộ thời gian thực cập nhật và báo cáo những thông tin này

cho nhà bán lẻ. Ngoài ra, việc tăng chi phí để ứng dụng

công nghệ vào quá trình này có thể làm giảm sự nhiệt tình

của các nhà cung cấp trong việc tham gia vào mô hình mới.

Một thực tế phải chấp nhận đó là khi hàng hoá bị lỗi,

hàng gửi chậm hoặc gửi nhầm sản phẩm, nhà bán lẻ là

người chịu trách nhiệm trực tiếp trong hoà giải và xử lý các

khiếu nại từ khách hàng, mặc dù sản phẩm đó được gửi từ

nhà cung cấp. Cho nên thành công của nhà bán lẻ phục

thuộc nhiều vào việc tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín

và chất lượng. Thêm vào đó, việc theo dõi thông tin hàng

đổi trả từ phía nhà bán lẻ cũng gặp khó khăn khi hàng hoá

được trả trực tiếp về nhà cung cấp.

2.4. Quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ

Với mô hình kênh phân phối Drop-Shipping, quan hệ

truyền thống B2B (Business-to-Business), trong đó một

cửa hàng thoả thuận mức giá bán buôn với một nhà cung

cấp sau đó sẽ bán lại với mức giá bán lẻ cao hơn, được thay

thể bởi một quan hệ khăn khít hơn.Tại đó, cả hai cần phải

hiểu rõ phần cốt lõicủa nóvà cùng nhau phân phối nguồn

lực nhằm dung hoà sự khác nhau trong các quy trình kinh

doanh và những yêu cầu đầu tư mới về công nghệ giữa hai

tổ chức nhằm đảm bảo việc thực thi các đơn hàng được

thông suốt.

Nhà Cung Cấp

Nhà Bán Lẻ

Hình 2. Sự phối hợp hoạt động giữa Nhà Cung Cấp và Nhà

bán lẻ trong chu trình hoàn tất đơn hàngDrop-Shipping yêu cầu

mối quan hệ chặt chẽ và đồng bộ.

Bởi vì nhà bán lẻ yêu cầu nhà cung cấp dành thời gian

và vốn đầu cùng phối hợp trong cam kết đảm bảo lợi nhuận,

nhà cung cấp có thể sẽ không đồng ý bổ sung các yêu cầu

về công nghệ hỗ trợ quá trình thực thi đơn hàng, cũng như

điều chỉnh quy trình kinh doanh cho phù hợp. Ví dụ, trong

nỗ lực để tạo ra sự liền mạch vàtrải nghiệm thương hiệu

(branded experience) cho người tiêu dùng, nhà bán lẻ qua

mạng yêu cầu nhà cung cấp phải tuân theo hướng dẫn phức

tạp về các qui trình thực hiện liên quan việc gửi hàng của

nhà bán lẻ. Mỗi một hướng dẫn này có thể bao gồm từ 50

đến 150 quy tắc kinh doanh và tất cả phải được tuân theo

không điều kiện [5]. Bên cạnh đó, nhà cung cấp có thể sẽ

không mong muốn tăng thêm chi phí phát sinh khi tham

gia vào mô hình mới mà tại đó lợi nhuậncó thể sẽ giảm vì

nó liên quan đến các đơn hàng đến từ khách hàng lẻ thay

Sản Phẩm

Kho

Đặt hàng

Sản Phẩm

Kho

Đặt hàng

Trạng

Thái

Đơn Hàng

Theo Dõi

Đơn Hàng

Hoá Đơn

Trạng

Thái

Đơn Hàng

Theo Dõi

Đơn Hàng

Hoá Đơn

vì cửa hàng.

Do câng bằng tài chính trong mỗi tổ chức bị biến đổi,

dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ. Đầu tiên, việc thật sự

không đầu tư vốn cho dự trữ hàng hoá hiển nhiên sẽ mang

lại lợi ích về tài chính cho cửa hàng bán lẻ, nhưng đồng

thời nó cũng làm suy giảm năng lực thương lượng của họ

đối với nhà cung cấp. Điều này có thể dẫn đến việc cửa

hàng không có được giá tốt nhất cho sản phẩm, cũng như

phải chịu thêm các chi phí phát sinh như đóng gói và vận

chuyển, chi phí trả lại hàng hỏng. Thêm vào đó, để đổi lấy

cơ hội quảng bá nhiều sản phẩm hơn thông qua kênh bán

lẻ, nhà cung cấp bây giờ phải chấp nhận rủi ro vì không có

được sự đảm bảo tài chính từ việc mua hàng trước của cửa

hàng. Những yếu tố này gây trở ngại cho cả nhà cung cấp

lẫn cửa hàng khi tham gia đàm phán để trở thành đối tác.

Tuy nhiên, bằng việc chuyển giao trách nhiệm thực thi

đơn hàng, các cửa hàng đã trao cho các nhà cung cấp cơ

hội chưa từng có để trở thành các đối tác có giá trị chiến

lược. Những nhà cung cấp đang đầu tư vào công nghệ và

bổ sung các năng lực khác cần thiết để tham gia vào mô

hình Drop-Shippingchính là những công ty đang đầu tư cho

tương lai của lĩnh vực bán lẻ cũng như cho sự thành công

lâu dài của chính họ. Cho nên cả hai bên cần phải có cái

nhìn dài hạn trong việc đầu tư và xây dựng những cam kết

đảm bảo quyền lợi của nhau nhằm tạo nên mối quan hệ bền

vững.

2.5. Một số yếu tố dẫn đến thành công

Lựa chọn và hợp tác với các nhà phân phối có đủ năng

lực trong mô hình Drop-Shipping là tương đối khác so với

phương pháp hoàn tất đơn hàng truyền thống. Bởi vì không

có những cam kết mua hàng được thực hiện trước, cơ hội

lựa chọn các đối tác sẽ nhiều hơn cho cửa hàng. Tuy nhiên

theo chiều ngược lại, sự thiếu động lực tài chính này có thể

ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của nhà cung cấp nhằm đáp ứng

các yêu cầu cần tuân thủ của bên bán lẻ. Do đó trước khi

quyết định hợp tác với nhà cung cấp, việc thiết lập các yêu

cầu liên quan đến hoạt động là cần thiết. Chúng bao gồm

yêu cầu trao đổi thông tin về trạng thái của các đơn hàng,

yêu cầu về khung thời gian vận chuyển phù hợp cho từng

đơn hàng, và yêu cầu cập nhật mức tồn kho của các sản

phẩm theo thời gian thực [2]. Thêm vào đó, một loạt các

câu hỏi điển hình, ví dụ các điều kiện bị hạn chế trong vận

chuyển là những gì, có chấp nhận đơn hàng lẻ đến những

vùng xa, có đa dạng trong phương thức vận chuyển, phí

vận chuyển này ai sẽ thanh toán, v.v, cần được làm rõ đối

với từng nhà cung cấp trước khi cửa hàng đưa ra lời mời

chào thích hợp. Một kinh nghiệm nhỏ là cửa hàng nên lựa

chọn các nhà cung cấp có sử dụng mô hình bán lẻ trực tiếp

cho khách hàng (direct-to-consumer fulfillment) thông qua

trang web của họ.

Xây dựng kế hoạch vững chắc nhằm tăng thêm giá trị

cho khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng mang

lại thành công [3]. Việc tạo ta sự khác biệt là quan trọng

đối với tất cả các loại hình kinh doanh, nhưng nó đặc biệt

hơn đối với mô hình Drop-Shipping mà tại đó một cửa hàng

sẽ đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh vì tính chất rào cản

tham gia thấp của nó. Các cửa hàng phải hiểu rằng họ

không chỉ đơn thuần bán các sản phẩm mà còn cung cấp sự

hiểu biết, thông tin liên quan, đồng thời tư vấn các giải

pháp. Ví dụ, mô tả một cách chi tiết sản phẩm, tạo hướng

dẫn lắp đặt và sử dụng dễ hiểu bằng hình ảnh hoặc video,

liệt kê danh sách các sản phẩm có khả năng tương thích với

nó, là những việc mà cửa hàng nên thực hiện để tạo sự khác

biệt. Nếu không, lợi thế cạnh tranh mà cửa hàng còn lại có

thể chỉ là giá. Trong khi điều này đã là một chiến lược thành

công cho Walmart, nhưng nó có thể không phải là chiến

lược phù hợp cho một cửa hàng bán lẻ.

Tiến trình xử lý đơn hàng đòi hỏi sự giao tiếp và trao

đổi thông tin về trạng thái sản phẩm giữa các chủ thể trong

mô hình. Quá trình này tương đối phức tạp và chủ yếu diễn

ra tại phía nhà cung cấp. Do đó, để đảm chất lượng dịch vụ

và cửa hàng cần phải xây dựng cho mình một tập hợp các

điểm mốc quan trọng(milestones) được sử dụng như là các

điểm kiểm soát. Cửa hàng có thể bắt đầu với mộttập hợp

đơn giản nhất các điểm kiểm soát như ngày khách hàng đặt

mua sản phẩm và khung thời gian cam kết giao hàng, thời

điểm đơn hàng được nhận bởi cửa hàng và xác nhận thực

thi đơn hàng bởi nhà cung cấp, tình trạng sản phẩm trong

kho hàng, các lưu ý trước khi gửi hàng, thời điểm sản phẩm

được gửi, cuối cùng là bằng chứng việc giao hàng [7].

Những thông tin được cửa hàng cập nhật kịp thời và chính

xác từ nhà cung cấp sẽ làm tăng khả năng nhìn thấy một

chu trình xử lý đơn hàng hoàn chỉnh, giúp cửa hàng xử lý

kịp thời những tình huống phát sinh đồng thời gia tăng chất

lượng dịch vụ.

Một khuyến nghị được đưa ra là các cửa hàng nên áp

dụng các loại báo cáo như Báo cáo hành động (Actionable

Reporting) và Báo cáo hiệu quả hoạt động (Performance

Reporting) để kiểm soát sự phối hợp hoạt động giữa hai tổ

chức [7]. Báo cáo hành động được sử dụng cho các tình

huống cụ thể phát sinh ngoại lệ, và cho phépcác nguồn lực

tập trung để xử lý chúng trong một thời điểm nhấtđịnh. Ví

dụ, nó được sử dụng để theo dõi thời gian đáp ứng của nhà

cung cấp đối với một đơn hàng đang được quan tâm đặc

biệt. Cụ thể hơn, nhà cung cấp phải thông báo xác nhận

hoàn tất đơn hàng nàytrong một khung thời gian giới hạn

cho phép từ khi nhận được yêu cầu đặt hàng từ cửa hàng.

Trong khi đó, Báo cáo hiệu quả hoạt độngđược tổng hợp

định kỳ với khoản thời gian dài hơn nhằm theo dõi tính ổn

định hoạt động của nhà cung cấp và được sử dụng như một

phần trong chương trình nâng cao chất lượng nhà cung cấp.

Sự phối hợp hoạt động giữa cửa hàng và nhà cung cấp

yêu cầumối quan hệ chặt chẽ thông qua việc trao đổi dữ

liệu hai chiều giữa các bên liên quan. Đây là yếu tố đặc

trưng của mô hình và nó đóng vai trò quan trọng trong việc

nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối. Hơn nữa,

việc chia sẻ này giúp cho các chủ thể liên quan hiểu được

sự tác động của các quyết định, cũng như hiệu suất làm việc

của họ ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ hoạt động của

chuỗi cung ứng. Dữ liệu được chọn lọc có thể được chia sẻ

đến các bộ phận khác trong cửa hàng, ví dụ Dịch vụ bán

hàng hoặc Dịch vụ khách hàng nơi thường xuyên tiếp nhận

các yêu cầu hỗ trợ xử lý thông tin về đơn hàng. Điều này

cũng có thể giúp nâng cao năng suất làm việc của các bộ

phận đó, cũng như biến nó thành giá trị gia tăng cho khách

hàng.

Bởi vì không có cam kết của cửa hàng bán lẻ về một

con số doanh thu cụ thể đối với một nhà cung cấp, nên việc

thuyết phục họ đầu tư thời gian và nguồn lực xây dựng cơ

sở hạ tầng hệ thống thông tin hỗ trợ trao đổi dữ liệu giữa

hai tổ chức là điều không dễ dàng. Do đó, nhà bán lẻnên

giảm thiểu các lý do từ chối bằng cách chủ động đưa

ranhiềutuỳ chọn giải pháp công nghệ sao cho phù hợp với

điều kiện cụ thể, từ những nhà cung cấp có ít năng lực về

công nghệ cho đến các đối tác mà cơ sở hạ tầng về thương

mại điện tử đã được đầu tư xây dựng hoàn thiện. Tuy nhiên,

với một ít chi phí hoạt độngtrả cho bên thứ ba, đó là Nhà

cung cấp dịch vụ chạy thuê ứng dụng (Application Service

Provider - ASP), việc này sẽ được đơn giản hoá. Các ASP

là những người tạo ra “sân chơi” cho các đối tác bằng việc

hỗ trợ sự đa dạng môi trường công nghệ và các khả năng

truyền dữ liệu. Bên cạnh đó, các ASP còn tham gia giám

sát và đảm bảo chu trình hoàn tất đơn hàngtheo đúng cam

kết, dựa trên các nền tảng ứng dụng và dịch vụ liên quan

thông qua mạng Internet.

2.6. Sự phổ biến của Drop-Shipping trong thực tế

Thật khó để thống kê chính xác có bao nhiêu công

tyhoạt động liên quan đến mô hình quản trị kênh phân phối

Drop-Shipping. Tuy nhiên, có một vài cái tên trong số đó

là thực sự nổi bậc và đang đóng góp vào sự thành công

trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu.

Commerce Technlogies (Ecommerhub) cung cấp nền

tảng phần mềm bán và thực thi đơn hàng cho các nhà bán

lẻ khu vực Bắc Mỹ. Dựa trên các công nghệ và dịch vụ

“đám mây” (cloud-based technilogies and services), công

ty cung cấp hai sản phẩm dịch vụ ProductStream và

OrderStream.Trong đó sản phẩm đầu tiên hỗ trợ quản lý

sản phẩm thời gian thực và cho phép sự hợp nhất về dữ liệu

giữa các đối tác bán lẻ trên một nền tảng duy nhất. Ngoài

ra, nó giúp kết nối các đối tác với các nhà cung cấp sàn giao

dịch thương mại điện tử khác (marketplace providers) và

các kênh quảng cáo số, đồng thời quản lý việc bán hàng

trên các sàn giao dịch điện tử này. Trong khi đó, dịch vụ

OrderStream đảm bảo việc thực thi đơn hàng với chất

lượng dịch vụ tốt nhất theo mô hình Drop-Shipping. Năm

2013, công ty đã xử lý tầm 44 triệu giao dịch tương ứng

với 7 tỷ USD tổng giá trị giao dịch bán lẻ qua mạng (Gross

Merchandise Volume – GMV) [8], chiếm 3% GMV (263

tỉ USD)[9] bán lẻ qua mạng của Mỹ. Tháng 1, năm 2015

Ecommerhub mua lại Mercent, một công ty dẫn đầu về

công nghệ bán lẻ, nhằm mở rộng các dịch vụ tối ưu hoá các

chiến dịch marketing số, đảm bảo mang lại thành công cho

các nhà bán lẻ thông qua các kênh mua sắm như Amazon,

eBay, Google Shopping, Facebook. Cùng với Mercent,

hiện nay Commerhub đã liên kết được với hơn 200 tập

đoàn bán lẻ và hơn 8,500 nhà cung cấp bao gồm các công

ty lớn ở Bắc Mỹ như Costo WholeSale, Walmart, Kohl’s

and Sears [10].

Shipwire Connect là tên một dịch vụ hỗ trợ mô hình

Dop-Shipping cho các nhà cung cấp do Shipwire, công ty

chuyên về dịch vụ giao vận và xử lý đơn hàng, cung cấp.

Với lợi thế sở hữu mạng lưới kho hàng hầu như khắp các

châu lục, Shipwire cung cấp các lựa chọn thực thi đơn hàng

một cách linh hoạt và nhanh chóng thông qua Hệ thống

định tuyến đơn hàng thông minh (Intelligent Order

Routing). Các nhà cung cấp có thể lựa chọn việc gửi hàng

từ chính kho của họ hoặc từ mạng lưới các điểm thực thi

đơn hàng của Shipwire. Đồng thời các thông tin liên quan

về mã theo dõi đơn hàng, tình trạng hiện tại của nó, số

lượng sản phẩm tồn kho, được tích hợp trên một hệ thống

duy nhất và được liên kết với các kênh bán lẻ chính như

Walmart, eBay, Costco, Target, hay Amazon.

Amazon, eBay, hay Alibaba đều cung cấp nền tảng ứng

dụngtrên trang webcho phép các nhà bán lẻ thuộc bên thứ

ba (third-party sellers) tìm và bán các sản phẩm trực tiếp từ

nhà cung cấp. Cuối năm 2014, theo thống kê có hơn 2 triệu

nhà bán lẻ thuộc bên thứ 3 cung cấp khoảng gần 40% tổng

số lượng sản phẩm chào bán trên Amazon. Cũng trong năm

này, có đến 2 tỉ sản phẩm được bán trên toàn thế giới theo

mô hình Drop-Shipping, tăng gần gấp đôi số lượng so với

năm 2013 [11].

Ngoài ra, còn nhiều công ty khác cung cấp dịch vụ này

một cách chuyên nghiệp. Ví dụ, với giải thưởng

ToptenREVIEWS Gold Award năm 2015, Doba đang là

nhà cung cấp dịch vụ Drop-Ship uy tín và dễ sự dụng nhất

theo đánh giá của ToptenREVIEWS. Các cửa hàng bán

lẻtham gia có thể tìm sản phẩm mình muốn bán trên danh

mục cung cấp bởi Dobavà sau đó giới thiệu chúng trên

trang web của họ hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử

của bên thứ ba. Một khi sản phẩm được bán ra, Doba sẽ

thay mặt cửa hàng để thực thi đơn hàng đó từ nhà cung cấp.

3. Kết luận

Drop-Shipping không phải là một mô hình bán lẻ có

tính nhất thời, mà nó là một chiến lược giao vận khả thi

được chứng minh bởi sự thành công của nhiềunhà bán lẻ

trên thế giới trong những năm gần đây. Chi phí đầu tư ban

đầu và rào cản gia nhập thấp giúp cho mô hình này trở nên

hấp dẫn để bắt đầuchonhiềunhà bán lẻ trực tuyến. Điều này

cũng đồng nghĩa với việc nó tạo ra một môi trường bán lẻ

cạnh tranh cao, mà tại đó sự khác biệt là một trong những

chìa khoá quan trọng giúp họ nỗi bậc và tối đa hoá lợi

nhuận. Lợi nhuậntrên mỗi đơn hàng thấp làm cho việc cạnh

tranh trở nên khó khăn hơn khi mà các chi phí cho quảng

cáo và chiết khấu bị giới hạn. Thêm vào đó, mô hình đòi

hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên tham gia vào hoạt

động hoàn tất đơn hàng. Do đó, mỗi nhà bán lẻ qua mạng

cần phải xem xét các nguồn lực mà mình đang có để đưa

ra quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp, trong

đó cóDrop-Shipping.

Tài liệu tham khảo

[1] Paula Rosenblum, Steve Rowen, The Multi-Channel Retailer’s Reality in a Post-Amazon World, Retail System Research 2012.

[2] Commercehub, Drop Ship Fulfillment Implementation and Management Best Practices for Success Shipments, 2013

[3] Andrew Youderian, Mark Hayes, The Ultimate Guide to Dropshipping

[4] Jeremy Hanks, Drop Shipping for Ecommerce 2014, http://www.practicalecommerce.com/articles/71038-Drop-Shipping-for-Ecommerce-Part-1-Supply-Chain-History-

[5] A UPS White Paper, The Perils and Possibilities of Drop Shipping,2013

[6] W.K Chiang, Y Feng, Retailer or e-tailer? Strategic pricing and economic-lot-size decisions in a competitive supply chain with drop-shipping, 2009

[7] Chris Jones, Managing Your Brand in a Drop-Ship World, 2014, http://logisticsviewpoints.com/2014/06/12/managing-brand-

drop-ship-world/ [8] CommerceHub Enables $7 Billion in 2013 Retail Gross

Merchandise Value, http://www.prnewswire.com/news-releases/commercehub-enables-7-billion-in-2013-retail-gross-merchandise-value-243318111.html

[9] Allison Enright, U.S. online retail sales will grow 57% by 2018, https://www.internetretailer.com/2014/05/12/us-online-retail-sales-will-grow-57-2018

[10] http://www.commercehub.com/about-us/ [11] Tricia Duryee, Amazon’s third-party marketplace sales doulble in

2014, hitting 2 billion units sold worldwide, http://www.geekwire.com/2015/amazons-third-party-marketplace-sales-double-2014-hitting-2-billion-units-sold-worldwide