5
TỈNHUỶ NINHBÌNH ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM * Số^j ÌIỊ. - BC/TU Ninh Bình, ngày 0 3 tháng 7 năm 2015 BÁOCÁO Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư “về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Thực hiện Công văn số 8040-CV/BTGTW, ngày 24/4/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04-3-2005 của Ban Bí thư “về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (sau đây gọi tẳt là Chỉ thị 50), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 50 như sau: A. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THựC HIỆN CHỈ THỊ 50 I. Công tác quán triệt, triển khai 1. Công tác tồ chức học tập, quán triệt Chỉ thị 50 - Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối họp với các ngành có liên quan quán triệt, triển khai Chỉ thị 50 trong toàn Đảng bộ. - Ban Tuyên giáo các huyện, thị ủy tham mưu cấp ủy tổ chức hội nghị quán triệt, học tập Nghị quyết cho cán bộ chủ chốt, đồng thời chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng quán triệt tới cán bộ, đảng viên và nhân dân. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh đã quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 50, Chương trình hành động của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Chỉ thị 50 đến toàn bộ cán bộ, đảng viên, hội viên của các Hội thành viên. Việc học tập, triển khai thực hiện Chỉ thị 50 được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, qua đó nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò của công nghệ sinh học bước đầu đã được nâng lên. 2. Việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị Trong 10 năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về ứng dụng khoe học kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống: - Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Thông tri số 32-TT/TU, ngày 7/11/2005 về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 14/4/2006 về đẩy mạnh phát triển sản xuất vụ đông.

TỈNH UỶ NINH BÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỈNH UỶ NINH BÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TỈNH UỶ NINH BÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM*

Số^jÌIỊ. - BC/TU Ninh Bình, ngày 0 3 tháng 7 năm 2015

BÁO CÁOTổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005

của Ban Bí thư “về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Thực hiện Công văn số 8040-CV/BTGTW, ngày 24/4/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04-3-2005 của Ban Bí thư “về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (sau đây gọi tẳt là Chỉ thị 50), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 50 như sau:

A. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THựC HIỆN CHỈ THỊ 50I. Công tác quán triệt, triển khai1. Công tác tồ chức học tập, quán triệt Chỉ thị 50- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối

họp với các ngành có liên quan quán triệt, triển khai Chỉ thị 50 trong toàn Đảng bộ.

- Ban Tuyên giáo các huyện, thị ủy tham mưu cấp ủy tổ chức hội nghị quán triệt, học tập Nghị quyết cho cán bộ chủ chốt, đồng thời chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng quán triệt tới cán bộ, đảng viên và nhân dân. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh đã quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 50, Chương trình hành động của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Chỉ thị 50 đến toàn bộ cán bộ, đảng viên, hội viên của các Hội thành viên.

Việc học tập, triển khai thực hiện Chỉ thị 50 được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, qua đó nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò của công nghệ sinh học bước đầu đã được nâng lên.

2. Việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thịTrong 10 năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, ủ y ban nhân dân

tỉnh ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về ứng dụng khoe học kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Thông tri số 32-TT/TU, ngày 7/11/2005 về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 14/4/2006 về đẩy mạnh phát triển sản xuất vụ đông.

Page 2: TỈNH UỶ NINH BÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BC/TU.BTGTU 2- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết 32/NQ-HĐND về khuyến

nông hỗ trợ phát triển sản xuất vụ đông giai đoạn 2011 - 2015; Nghị quyết số 31/NQ-HĐND về khuyến nông hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất lúa chat lượng cao, giai đoạn 2011 -2015;

- ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chưomg trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa ƯBND tỉnh Ninh Bình với Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2015; trong đó có 2 nhiệm vụ về ứng dựng khoa học công nghệ sinh học: Xây dựng mô hình công nghệ xử lý khử khuẩn chất thải rắn lây nhiễm sinh học di động bằng công nghệ không đốt cho các làng nghề nông thôn có nguy cơ lây nhiễm và các vùng dịch, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô cấp huyện bằng phương pháp ủ khô kị khí thu hồi biogas, sản xuất viên đốt RDF.

II. Kết quả thực hiện Chỉ thị 50Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 50, việc ứng dụng công nghệ sinh học vào

sản xuất đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Vì vậy, nhận thức về vai trò của công nghệ sinh học của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên; đầu tư cho công nghệ sinh học đã được quan tâm. Một số kết quả cụ thể như sau:

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục được đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp ủy đảng, các ngành, các cap và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đăng tải chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ sinh học, mở chuyên mục “Đồng hành cùng nhà nông” tuyên truyền, hướng dẫn ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

- Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng và duy trĩ các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, thực hiện phóng sự giới thiệu mô hình, kết quả ứng dụng, đổi mới công nghệ, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm. Tuyên truyền, áp dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất như phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học...

- Bản tin Khoa học công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ, Bản tin của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh thường xuyên đăng tải các tiến bộ công nghệ sinh học mới trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Hội Làm vườn của tỉnh tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 1.580 lượt hội viên, xuất bản 1.500 cuốn tài liệu kỹ thuật làm VAC, tuyên truyền hướng dẫn nông dân.

2. Ban hành và thực hiện có hiệu quả một sổ chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất, đòi sổng.

- Tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển, mở rộng diện tích lúa có năng suất, chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

Page 3: TỈNH UỶ NINH BÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BC/TU.BTGTU 3- Hỗ trợ một số doanh nghiệp trong lĩnh vực giống, cây trồng, xây dựng

cơ sở nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai 14 đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học, bước đầu đã thu được một số kết quả như: dự án “khai thác và phát triển sản xuất giống gà tai đỏ Cúc Phương; bảo tồn giống gà Lôi trắng ữên địa bàn tỉnh Ninh Bình”,...

3. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản của địa phương, bảo vệ môi trường.

- Trong lĩnh vực trồng trọt đã ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi cấy mô tế bào thực vật nhân nhanh giống cây khoai sọ, phục tráng giống khoai lang Hoàng Long; chế phẩm vi sinh vật trong phát triển cây Thanh long ruột đỏ, chế phẩm bảo vệ thực vật vào sản xuất rau an toàn, hoa, dứa nguyên liệu, nông sản xuât khâu và bảo quản nông sản. Diện tích gieo cây các giông lúa lai (Phú ưu 978, CNR 5104, Thục hưng 6) đạt từ 45 - 50% tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm (giai đoạn 2006-2010); diện tích sản xuất lúa chất lượng cao đạt 33.000ha/năm (2011-2015).

Tiếp nhận và hoàn thiện 5 quy trình công nghệ nhân giống cũng như nuôi trồng các loại nấm ăn, nấm dược liệu (8 chủng loại giống nấm). Đến nay có 3.000 cơ sở sản xuất nấm, sản lượng nấm tươi các loại đạt trên 5.000 tấn/năm.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống mới, đưa những giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ nuôi theo hướng VietGAP. Sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi; công nghệ vi sinh làm đệm lót sinh học; chương trình khí sinh học; sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi; sử dụng chế phẩm sinh học Super vs, pH Eixer trong nuôi thâm canh Tôm thẻ chân trắng.

- Việc ứng dụnp đề tài, dự án công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường bước đầu đạt được kết quả nhất định, như: Mô hình sản xuất phân bón vi sinh vật đa chủng từ nguồn phế thải nông nghiệp, phân động vật và bùn thải hầm biogas; công nghệ sản xuất giống men cấp 1 và ché bién phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, phụ phẩm nông lâm nghiệp, mô hình thu gom rác thải sinh hoạt ở nông thôn, chuyển giao công nghệ sản xuất phân vi sinh từ phụ phẩm nông lâm nghiệp cho các hộ gia đình, các trang trại; sản xuất phân hữu cơ vi sinh và phân đa yếu tố Humix từ chất thải chăn nuôi lợn tập trung và phụ phẩm hữu cơ khác theo quy trình công nghệ sạch không gây ô nhiễm môi trường, ứng dựng công nghệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải phân tán - DEWATS để xử lý nước thải tại khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; năm 2013 xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm, cây khoai tây thành phân hữu cơ.

Page 4: TỈNH UỶ NINH BÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BC/TƯ.BTGTU 4in. Đánh giá chung1. ưu điểm:Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 50, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh

đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh việc nphiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học vào sản xuat và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, bảo vệ môi trường.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân2.1. Tồn tại, hạn chế- Nhiều địa phương, đơn vị còn xem nhẹ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ

chức thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất; xem nhẹ việc quán triệt Chỉ thị 50 và các văn bản của Trung ương, của tỉnh; một số địa phương, đơn vị chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Chỉ thị 50. Việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương để triển khai các hoạt động về công nghệ sinh học chưa đồng bộ.

- Công tác thông tin, tuyên truyền về công nghệ sinh học còn mức độ, chưa thường xuyên, sâu rộng. Nhận thức của một số cán bộ và một bộ phận nhân dân về công nghệ sinh học còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học còn thiếu và lạc hậu. Đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, thiếu kinh phí hoạt động.

2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế- Một số cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, sở, ban, ngành, đoàn thể

nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công nghệ sinh học.

- Việc thông tin, tuyên truyền về công nghệ sinh học có địa phương, đơn vị còn mờ nhạt; chưa tạo được sự phôi hợp hoạt động ở một sô ngành, địa phương, đơn vị về công công nghệ sinh học.

- Đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất, về nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

B. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt triển khai các chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về công nghệ sinh học. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truỵền sâu rộnệ các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, hoạt động phổ biến, chuyển giao khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.

2. Tăng cường triển khai đề tài, dự án, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống. Trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, nghiên cứu ứng dụng, tạo ra các giống cây trồng, con nuôi có năng suất,

Page 5: TỈNH UỶ NINH BÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BC/TU.BTGTU 5chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào bảo quản, chế biến nông sản; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục xử lý suy thoái và sự cố môi trường

3. Bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước để đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ sinh học; quan tâm hỗ trợ và có chính sách ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học có hiệu quả; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu, nắm bắt và làm chủ công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, cán bộ nghiên cứu khoa học ở địa phương và trung ương, tranh thủ hợp tác trong đào tạo, bôi dưỡng cán bộ công nghệ sinh học, đâu tư cơ sở vật chất, thông tin khoa học để phát triển công nghệ sinh học.

5. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình liên kết giữa nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất và nhà nước tronẹ việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất phù hợp với thực tể địa phương.

c. KIẾN NGHỊ, ĐÈ XUẤTĐề nghị Trunẹ ương tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn

bản pháp luật, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi nhất cho việc phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp sinh học.

Nơi nhân:- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo),- Các đ/c ủ y viên BTVTU,- Thường trực các huyện, thành ủy,- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, -LưuVPTU.

T/M BAN THƯỜNG vụPHÓ BÍ THƯ