18
1 TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LCH SCNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HC THEO HTHNG TÍN CHTên chương trình đào tạo: CNHÂN TÀI NĂNG (áp dng cho Khóa 2013, 2014, 2015, 2016, 2017) Trình độ đào tạo: Đại hc Ngành đào tạo: Lch sLoại hình đào tạo: chính quy tp trung 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA 1.1. Mục tiêu đào tạo - Đào tạo và cung cp cho xã hi ngun nhân lc khoa hc xã hội & nhân văn chất lượng cao, đáp ứng nhu cu hi nhp, phát trin kinh tế - xã hi của các địa phương. - Góp phn to ngun chuyên gia shc nhm cung cp cán bgii cho các trường đại học, cao đẳng, vin nghiên cứu, ban ngành đoàn thể các cấp, các cơ quan văn hóa, giáo dc các tnh phía Nam và trong cnước; mt khác, góp phn ci thin tình trng bt cp vtri thc lch shiện nay trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, khc phc dn tình trng tt hu - so vi khu vc và thế gii - vkhoa hc xã hội và nhân văn của chúng ta. - Mđường cho việc đổi mới đại học trong Nhà trường cvchương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, phương pháp đào tạo, ngun lực tài chính, phương thức quản lý đào tạo; nâng cao uy tín và thương hiệu của cơ sở đào tạo. - Tiến ti xây dng nn giáo dục đại hc chất lượng cao, từng bước hướng ti nhng chun mực đào tạo quc tế; chđộng hi nhp vào hthng giáo dục đại hc tiên tiến trên thế gii. 1.2. Chuẩn đầu ra - Kết quhc tp dkiến của sinh viên ra trường Bên cnh chuẩn đầu ra chung ca Khoa Lch sđã công bố, chuẩn đầu ra của chương trình CNTN nhn mnh vào svượt tri vtrình độ chuyên môn nghip vụ, năng lực công tác, phm chất nhân văn ca sinh viên sau khi tt nghip. Skhác bit vchuẩn đầu ra ca chương trình CNTN so với chương trình đại trà đó là kỹ năng tổ chc và làm vic nhóm (tchc lp hc hp lý), khnăng tư duy độc lp và gii quyết vấn đề (hc tp, làm vic vi các GS, PGS, TS hàng đầu ca ngành), shơn hẳn vtrình độ ngoi ng(chương trình riêng và nâng cao) và các kng mm khác (các hoạt động xã hi, htrcộng đồng,…). Cth: Trình độ kiến thc - Kiến thc tổng quát, đại cương vlý lun chính trị, phương pháp luận ca Chnghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng HChí Minh, phương pháp luận shc mác xít và nhng kiến thc khác vkhoa hc xã hội & nhân văn. - Kiến thc chuyên ngành (gm ccơ sở ngành và chuyên sâu) vlch sVit Nam, lch sthế gii, lch sĐảng CSVN, Kho chc; nhng kiến thc nn tng vvăn hóa, tôn giáo, sc tc; đặc biệt chương trình cử nhân tài năng chú ý cung cp nhng vấn đề

Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC

THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Tên chương trình đào tạo: CỬ NHÂN TÀI NĂNG (áp dụng cho Khóa 2013,

2014, 2015, 2016, 2017)

Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạo: Lịch sử

Loại hình đào tạo: chính quy tập trung

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

1.1. Mục tiêu đào tạo

- Đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực khoa học xã hội & nhân văn

chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

- Góp phần tạo nguồn chuyên gia sử học nhằm cung cấp cán bộ giỏi cho các

trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, ban ngành đoàn thể các cấp, các cơ quan văn hóa,

giáo dục ở các tỉnh phía Nam và trong cả nước; mặt khác, góp phần cải thiện tình trạng bất cập

về tri thức lịch sử hiện nay trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, khắc phục dần tình trạng

tụt hậu - so với khu vực và thế giới - về khoa học xã hội và nhân văn của chúng ta.

- Mở đường cho việc đổi mới đại học trong Nhà trường cả về chương trình đào

tạo, đội ngũ giảng viên, phương pháp đào tạo, nguồn lực tài chính, phương thức quản lý đào

tạo; nâng cao uy tín và thương hiệu của cơ sở đào tạo.

- Tiến tới xây dựng nền giáo dục đại học chất lượng cao, từng bước hướng tới

những chuẩn mực đào tạo quốc tế; chủ động hội nhập vào hệ thống giáo dục đại học tiên tiến

trên thế giới.

1.2. Chuẩn đầu ra - Kết quả học tập dự kiến của sinh viên ra trường

Bên cạnh chuẩn đầu ra chung của Khoa Lịch sử đã công bố, chuẩn đầu ra của chương

trình CNTN nhấn mạnh vào sự vượt trội về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công

tác, phẩm chất nhân văn của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sự khác biệt về chuẩn đầu ra của

chương trình CNTN so với chương trình đại trà đó là kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm (tổ

chức lớp học hợp lý), khả năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề (học tập, làm việc với các

GS, PGS, TS hàng đầu của ngành), sự hơn hẳn về trình độ ngoại ngữ (chương trình riêng và

nâng cao) và các kỹ năng mềm khác (các hoạt động xã hội, hỗ trợ cộng đồng,…). Cụ thể:

Trình độ kiến thức - Kiến thức tổng quát, đại cương về lý luận chính trị, phương pháp luận của Chủ

nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận sử học mác xít và những kiến

thức khác về khoa học xã hội & nhân văn.

- Kiến thức chuyên ngành (gồm cả cơ sở ngành và chuyên sâu) về lịch sử Việt

Nam, lịch sử thế giới, lịch sử Đảng CSVN, Khảo cổ học; những kiến thức nền tảng về văn

hóa, tôn giáo, sắc tộc; đặc biệt chương trình cử nhân tài năng chú ý cung cấp những vấn đề

Page 2: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

2

khoa học đương đại đang quan tâm, những khuynh hướng, trường phái học thuật mới,

những phương pháp hiện đại trong nghiên cứu chuyên ngành hoặc liên ngành của khoa

học xã hội & nhân văn.

- Kiến thức bổ trợ: bao gồm ngoại ngữ (tiếng Anh) trình độ VNU - EPT cấp độ

10, chứng chỉ VNU-EPT 330 (tương đương TOEIC 550) hay những chứng chỉ tương đương

khác như TOEFL iBT = 50 hoặc iELTS = 5.0; tin học văn phòng,…có thể giao tiếp sơ bộ

một số vấn đề chuyên môn bằng ngoại ngữ.

Năng lực tư duy, kỹ năng thực hành

- Cử nhân tài năng ngành lịch sử có khả năng nhận thức lịch sử khách quan, khoa

học; năng lực chuyên môn cao (so với hệ đại trà) trong đánh giá những vấn đề lịch sử cụ thể;

năng lực tư duy logic và phản biện tốt.

- Có kỹ năng nghề nghiệp tốt, bao gồm kỹ năng nghiên cứu khoa học chuyên

ngành vượt trội so với hệ đại trà;

Những kỹ năng chủ yếu là: điền dã sử học, phân tích thẩm định sử liệu, kỹ năng

chép sử, viết báo cáo khoa học; kỹ năng giảng dạy lịch sử; các kỹ năng khác

như làm việc nhóm, hoạt động xã hội, sử dụng ngoại ngữ, vi tính văn phòng; có

khả năng hội nhập quốc tế.

Phẩm chất nhân văn

Sinh viên tốt nghiệp hệ Cử nhân tài năng ngành Lịch sử có phẩm chất chính trị và đạo

đức nghề nghiệp tốt, có ý thức trách nhiệm công dân và phục vụ cộng đồng, năng động, tự tin,

chấp nhận thử thách.

1.3. Vị trí nghề nghiệp và cơ hội nâng cao trình độ

Sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân tài năng ngành Lịch sử đáp ứng tốt yêu cầu công tác

trong những nghề nghiệp sau đây:

- Cán bộ nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nhà nước, đoàn

thể xã hội có yêu cầu chuyên môn liên quan trực tiếp đến kiến thức lịch sử; như các viện

nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Tuyên giáo các cấp, các bảo tàng lịch

sử - văn hóa, các tạp chí khoa học xã hội, nhân văn…

- Giảng dạy và nghiên cứu lịch sử trong các Viện đào tạo, Trường đại học, cao

đẳng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

- Làm công tác chuyên môn có liên quan đến khoa học lịch sử, văn hoá ở các cơ

quan văn hoá, cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, đoàn thể xã hội, các cơ quan quản lý

khoa học, quản lý văn hoá, quản lý giáo dục,…

Cơ hội nâng cao trình độ lên bậc sau đại học thuộc các ngành Lịch sử, Văn hóa học, Xã

hội học, Châu Á học, Quốc tế học,…ở trong nước hay nước ngoài.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo CNTN ngành Lịch sử bao gồm 150 TC, thời lượng đào tạo là 4

năm, tương đương 8 học kỳ; được cấu trúc theo quy định khung chương trình của Bộ Giáo dục

& Đào tạo và của Đại học Quốc gia Tp. HCM.

Chương trình đào tạo CNTN ngành Lịch sử kết hợp tổ chức cho sinh viên học chung

với chương trình đại trà ở khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành và một phần kiến thức

chuyên ngành, đồng thời tổ chức lớp học riêng tập trung vào khối kiến thức chuyên ngành

nâng cao (chiếm 25% tổng số tín chỉ toàn khóa), cụ thể:

Khung chương trình

Page 3: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

3

Khối kiến thức giáo dục đại cương: 46 TC (giống hệ đại trà, học chung), trong

đó:

- Bắt buộc 42 TC;

- Tự chọn 02 TC.

Khối kiến thức cơ sở ngành lịch sử: 36 TC (giống hệ đại trà, học chung)

Khối kiến thức chuyên ngành lịch sử: 68 TC, trong đó:

- 20 TC chuyên ngành (học chung; đăng ký trên cơ sở các học phần kiến

thức bắt buộc theo từng chuyên ngành hệ đại trà);

- 38 TC CNTN (học riêng);

38 TC kiến thức nâng cao của Cử nhân tài năng bao gồm:

# 10 TC thuộc phần kiến thức các chuyên ngành bắt buộc, có tính khái quát

và cập nhật tri thức mới, liên ngành cao của các chuyên ngành Lịch sử VN,

Lịch sử thế giới, Lịch sử ĐCSVN, Khảo cổ học, Tư tưởng HCM);

# 28 TC trang bị phương pháp nghiên cứu, thao tác thực hành chuyên môn

và chuyên đề nâng cao, cụ thể là:

+ Niên luận 1 - 2: 02 TC

+ Thực tập chuyên ngành: 04 TC;

+ Các môn nâng cao: 22 TC.

- 10 TC khóa luận tốt nghiệp.

Đối với ngoại ngữ, sinh viên CNTN được đào tạo tiếng Anh theo chương trình riêng

của Trường. Khi tốt nghiệp, sinh viên phải đạt tối thiểu trình độ VNU-EPT cấp độ 10, chứng

chỉ VNU - EPT 330 (tương đương TOEIC 550), TOEFL - iBT 50, IELTS 5.0 hay những

chứng chỉ ngoại ngữ tương đương khác.

Khối lượng kiến thức tích lũy trong chương trình đào tạo CNTN so với chương trình

đại trà, theo tỷ lệ:

TỔNG CỘNG

Đại trà CNTN

142 TC 100% 150 TC 100%

I. Kiến thức đại cương 46 TC

32% 46 TC

30,7%

I.1 - Lý luận 10 TC 10 TC

I.2 - Ngoại ngữ 10 TC 10 TC

I.3 - Kiến thức khoa học tự nhiên 05 TC 05 TC

I.4 - Các môn cơ bản 21 TC 21TC

II. Kiến thức chuyên nghiệp 96 TC 68 % 104 TC 69,3%

II.1 - Cơ sở ngành lịch sử 36 TC 25,5% 36 TC 24%

II.2 - Chuyên ngành bắt buộc 39 TC

42,5%

20 TC

45,3%

II.3 - Chuyên ngành tự chọn/CNTN 11 - 21 TC 38 TC

II.4 - Khóa luận tốt nghiệp 10 TC

(10-15% SV khá

giỏi toàn khóa)

10 TC

Trong phần kiến thức chuyên nghiệp, chương trình CNTN ngành Lịch sử có cơ cấu

như sau:

Page 4: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

4

Cơ sở ngành lịch sử Chung với đại trà - 36 TC

Chuyên ngành bắt buộc Chung với đại trà - 20 TC (chọn theo chuyên ngành)

Khóa luận tốt nghiệp

10 TC

Chuyên ngành CNTN

Niên luận - 2 TC

Thực tập chuyên ngành - 4 TC

Chuyên đề khái quát, cập nhật - 10 TC

Chuyên đề nâng cao - 22 TC

Tổng cộng phần riêng cho CNTN 38 TC

Chương trình CNTN ngành Lịch sử có tính liên thông giữa các chuyên ngành trong

khoa Lịch sử; đồng thời cũng liên thông với các chuyên ngành gần thuộc khoa học lịch sử, có

thể liên kết với các trường đại học trong nước có đào tạo ngành Lịch sử.

Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành và chuyên sâu, chương trình CNTN ngành

Lịch sử chú trọng hình thành những kỹ năng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, khả năng làm

việc nhóm, khả năng tổ chức, lãnh đạo, ý thức phục vụ cộng đồng.

Các học phần thuộc khối kiến thức CNTN được giảng dạy theo phương pháp lấy

người học làm trung tâm, nhằm kích thích sự tìm tòi chân lý, tư duy phản biện của sinh viên;

dành tối thiểu 30% cho các bài tập thực hành, làm việc nhóm, thảo luận.

Danh mục môn học bắt buộc và nâng cao của chương trình hệ CNTN

STT Tên môn học – học phần Số TC Giảng viên

I. Môn học chuyên ngành bắt buộc có tính khái quát và cập nhật tri thức: 10 TC

1 Những cuộc cải cách lớn trong lịch sử VN 02 TS. Lê Hữu Phước

2 Các hệ thống chính trị - xã hội thế giới hiện đại 02 PGS. TS Hoàng Văn Việt

3 Các trường phái nghiên cứu KCH ngày nay 02 PGS. TS Phạm Đức Mạnh

4 Giao lưu tiếp biến văn hóa trong lịch sử VN

(tiếng Anh)

02 TS. Nguyễn Ngọc Thơ

5 Tộc người, tôn giáo, xung đột tộc người tôn

giáo

02 GS.TS Ngô Văn Lệ

II. Môn học phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và nâng cao: 28 TC

1 Niên luận 1 - 2 (định hướng chuyên ngành) 02

2 Thực tập chuyên ngành 04

3 Trung - Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương từ

sau 1945 - nay

02 PGS. TS Nguyễn Ngọc Dung

TS. Đỗ Thị Hạnh

4 Những vấn đề cơ bản của Sử liệu học Việt Nam 02 PGS. TS Trần Thị Mai;

TS. Trần Thuận

Page 5: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

5

5 So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ

1954 - 1975 (song ngữ Việt - Anh)

02 PGS. TS Võ Văn Sen

6 Thuật ngữ lịch sử và những thao tác nghiên cứu

lịch sử (song ngữ Việt - Anh)

02 PGS. TS Nguyễn Ngọc Dung

7 Những thử thách hiểm nghèo trong lịch sử

dân tộc Việt Nam

02 PGS. TS Hà Minh Hồng

8 Lịch sử Việt Nam - những đặc điểm cơ bản

(Tiếng Anh)

02 PGS.TS Võ Văn Sen

9 Chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện đại -

Những vấn đề cơ bản

02 TS. Đỗ Thị Hạnh

10 Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng CSVN

trong thời kỳ Đổi mới

02 TS. Nguyễn Đình Thống

11 Một số vấn đề vận dụng Tư tưởng Hồ Chí

Minh trong công cuộc đổi mới

02 TS. Võ Thị Hoa;

TS. Phạm Ngọc Trâm

12 Công cuộc đổi mới do Đảng CSVN lãnh đạo

từ 1986 đến nay

02 TS. Nguyễn Đình Thống

13 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền 02 TS. Võ Thị Hoa

Tổng cộng 38

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

3.1.Danh mục các môn học của chương trình hệ Cử nhân tài năng

3.1.1.Phần chung với chương trình hệ đại trà

- Kiến thức đại cương

STT TÊN MÔN HỌC - HỌC PHẦN TÍN CHỈ GHI CHÚ

I. Lý luận Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin 05

2. Đường lối cách mạng của Đảng CS Việt Nam 03

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh 02

II. Ngoại ngữ không chuyên

(Chứng chỉ) 10 Tự tích luỹ

III. Kiến thức khoa học tự nhiên

Page 6: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

6

1. Môi trường và phát triển 02

2. Tin học đại cương

(Chứng chỉ) 03 Tự tích luỹ

IV. Các môn cơ bản

1. Lịch sử văn minh thế giới 03

2. Cơ sở văn hoá Việt Nam 02

3. Nhân học đại cương 02

4. Xã hội học đại cương 02

5. Logic học đại cương 02

6. Phương pháp nghiên cứu khoa học 02

7. Thực hành văn bản tiếng Việt 02

8. Pháp luật đại cương 02

9. Thống kê cho KHXH 02

10.

a) Kinh tế học đại cương

b) Tâm lý học đại cương

c) Chính trị học đại cương

2TC/học

phần

SV chọn 1

để tích lũy

Tổng số 46

- Kiến thức cơ sở ngành

STT TÊN MÔN HỌC - HỌC PHẦN TÍN CHỈ

1. Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại

04

2. Lịch sử Việt Nam cận đại

04

3. Lịch sử Việt Nam hiện đại

04

4. Lịch sử thế giới cổ - trung đại

04

5. Lịch sử thế giới cận đại

04

6. Lịch sử thế giới hiện đại

04

7. Nhập môn sử học

02

8. Cơ sở Bảo tàng học

02

Page 7: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

7

9. Cơ sở Khảo cổ học

02

10. Lưu trữ học đại cương

02

11. Lịch sử sử học

02

12. Nhập môn quan hệ quốc tế

02

Tổng số 36

- Kiến thức chuyên ngành bắt buộc: chọn theo chương trình hệ đại trà của các

chuyên ngành, học chung

STT Học phần các chuyên ngành TÍN CHỈ

1. Lịch sử Việt Nam 20

2. Lịch sử thế giới 20

3. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 20

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh 20

5. Khảo cổ học 20

3.1.2.Phần nâng cao của chương trình hệ Cử nhân tài năng

3.1.2.1.Các chuyên đề chuyên sâu và nâng cao

STT TÊN MÔN HỌC - HỌC PHẦN TÍN CHỈ

1. Những cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam 02

2. Các hệ thống chính trị - xã hội thế giới hiện đại 02

3. Các trường phái nghiên cứu khảo cổ học ngày nay 02

4. Giao lưu tiếp biến văn hóa trong lịch sử Việt Nam (tiếng Anh) 02

5. Tộc người, tôn giáo, xung đột tộc người tôn giáo 02

6. Trung - Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương từ sau 1945 - nay 02

7. Những vấn đề cơ bản của Sử liệu học Việt Nam 02

8. So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ 1954-1975 (song ngữ V-A) 02

9. Thuật ngữ lịch sử và những thao tác nghiên cứu lịch sử (song ngữ V-A) 02

10. Những thử thách hiểm nghèo trong lịch sử dân tộc Việt Nam 02

11. Lịch sử Việt Nam - những đặc điểm cơ bản (Tiếng Anh) 02

12. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện đại - những vấn đề cơ bản 02

13. Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng CSVN trong thời kỳ Đổi mới 02

14. Một số VĐ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới 02

15. Công cuộc đổi mới do Đảng CSVN lãnh đạo từ 1986 đến nay 02

Page 8: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

8

16 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền 02

17. Niên luận 1-2 02

18. Thực tập thực tế 04

Tổng cộng 38

3.1.2.2.Chuyên đề tổng hợp đặc biệt

STT TÊN HỌC PHẦN TÍN CHỈ

1. Khóa luận tốt nghiệp 10

3.2. Kế hoạch đào tạo dự kiến

Học kỳ Mã môn

học Tên môn học – Học phần

Số tín

chỉ

I=ĐC Các môn chung do Phòng Đào tạo thiết kế

II=ĐC+4 (4 tín chỉ cơ sở

ngành)

Các môn chung do Phòng Đào tạo thiết kế

LSU128 Nhập môn sử học 02

QTE050 Nhập môn quan hệ quốc tế 02

III=ĐC+6 (06 tín chỉ cơ

sở ngành)

Các môn chung do Phòng Đào tạo thiết kế

LUU018 Lưu trữ học đại cương 02

LUU004 Cơ sở Bảo tàng học 02

LSU015 Cơ sở Khảo cổ học 02

IV=21

(18 tín chỉ cơ

sở ngành, 3 tín

chỉ CNTN)

LSU114 Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại 04

LSU107 Lịch sử T/giới cổ-trung đại 04

LSU113 Lịch sử Việt Nam cận đại 04

LSU106 Lịch sử thế giới cận đại 04

LSU103 Lịch sử sử học 02

Những vấn đề cơ bản của Sử liệu học Việt Nam 02

Niên luận 1 01

Thực tập thực tế (HK Hè)

V=20 (08 tín chỉ cơ

sở ngành, 06

tín chỉ chuyên

ngành bắt

buộc + 06 tín

chỉ CNTN)

LSU115 Lịch sử Việt Nam hiện đại 04

LSU207 Lịch sử thế giới hiện đại 04

Môn học bắt buộc theo chuyên ngành hệ đại trà 06

- BB 1

- BB 2

- BB 3

Các trường phái nghiên cứu khảo cổ học ngày nay 02

Page 9: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

9

Thuật ngữ lịch sử và những thao tác nghiên cứu lịch

sử (song ngữ Việt - Anh)

02

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền 02

VI=19 (06 tín chỉ

chuyên ngành

bắt buộc + 13

tín chỉ CNTN)

Môn học bắt buộc theo chuyên ngành hệ đại trà 06

- BB 4

- BB 5

- BB 6

Những thử thách hiểm nghèo trong LS dân tộc VN 02

Những cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam 02

So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ 1954-1975 02

Các hệ thống chính trị - xã hội thế giới hiện đại 02

Chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện đại - những VĐ cơ

bản

02

Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng CSVN trong

thời kỳ đổi mới

02

Niên luận 2 01

VII=18 (04 tín chỉ

chuyên ngành

bắt buộc+14

tín chỉ CNTN)

Môn học bắt buộc theo chuyên ngành hệ đại trà 04

- BB 7

- BB 8

Trung - Mỹ với châu Á - TBD từ sau 1945 - nay 02

Tộc người, tôn giáo, xung đột tộc người tôn giáo 02

Giao lưu tiếp biến văn hóa trong lịch sử Việt Nam

(tiếng Anh)

02

Công cuộc đổi mới do Đảng CSVN lãnh đạo từ 1986

đến nay

02

Một số vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong

công cuộc đổi mới

02

Thực tập chuyên ngành 04

VIII=16 (04 tín chỉ

chuyên ngành

bắt buộc + 02

tín chỉ CNTN

+ 10 tín chỉ

Khóa luận tốt

nghiệp)

Môn học bắt buộc theo chuyên ngành hệ đại trà 04

- BB 9

- BB 10

Lịch sử Việt Nam - những đặc điểm cơ bản (T. Anh) 02

Khoá luận tốt nghiệp 10

3.3. Kế hoạch phát triển kỹ năng mềm

Các môn học phần chuyên ngành bắt buộc, sinh viên phải có bài tập đọc và giới

thiệu sách chuyên ngành do giáo viên môn học lựa chọn dành riêng cho sinh viên CNTN (mỗi

môn chuyên ngành, sinh viên phải hoàn thành đọc và tóm tắt, bình luận 7 - 10 cuốn sách).

Phần thực tập thực tế cho sinh viên CNTN được tổ chức riêng theo đề tài của

giáo viên hướng dẫn, phù hợp với lựa chọn hướng nghiên cứu của sinh viên. Yêu cầu rèn

Page 10: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

10

luyện kỹ năng làm việc phối hợp theo nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề nghiên cứu theo

nhóm làm việc.

Sinh viên CNTN phải tham gia CLB Sử học trẻ, phải làm nòng cốt trong hoạt

động CLB; đồng thời khuyến khích tham gia các sinh hoạt tập thể, CLB khác.

Sinh viên CNTN phải tham gia sinh hoạt và là những đoàn viên, hội viên tích

cực của Đoàn TNCS và Hội Thanh niên trong Khoa, Trường.

Sinh viên CNTN phải tham gia vào một số sinh hoạt học thuật do Khoa tổ

chức, như báo cáo chuyên đề, trao đổi với học giả trong và ngoài nước.

Sinh viên CNTN phải báo cáo kết quả nghiên cứu mỗi năm trong hội nghị do

Khoa tổ chức vào tháng 4, tháng 5 hằng năm; chất lượng báo cáo phải đạt từ khá trở lên.

3.4. Kế hoạch đào tạo ngoại ngữ

Sinh viên học ngoại ngữ theo kế hoạch dành riêng cho CNTN để có đủ điều

kiện theo học chương trình CNTN.

Sinh viên học 04 chuyên đề giảng bằng tiếng Anh hoặc song ngữ trong chương

trình chuyên môn của CNTN.

Tự tích luỹ theo yêu cầu đọc hiểu sách, báo, tài liệu chuyên môn phục vụ

nghiên cứu, giảng dạy; hết năm thứ hai đạt TOEFL iBT = 35; hết năm 3, TOEFL iBT = 45

hoặc 4.5 iELTS; khi tốt nghiệp TOEIC = 550, TOEFL iBT = 50 hoặc iELTS = 5.0.

4. QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN

4.1.Tiêu chuẩn, cách thức tuyển chọn sinh viên

4.1.1. Điều kiện dự tuyển

- Sinh viên đã trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy trong năm có điểm

tuyển sinh vào ngành Lịch sử (khối C) từ 18 điểm trở lên, trong đó môn Lịch sử đạt từ 6 điểm

trở lên.

- Sinh viên thuộc diện tuyển thẳng do có thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc

gia môn Lịch sử.

- Sinh viên tuyển nguyện vọng 2, khối D có tổng số điểm hai môn Toán+tiếng Anh đạt

12,5 điểm (chưa nhân hệ số) trở lên. Số sinh viên được tuyển chọn thuộc diện này sẽ không

vượt quá 1/3 tổng số sinh viên cử nhân tài năng cùng khóa.

- Có đơn đăng ký dự tuyển vào hệ cử nhân tài năng.

4.1.2. Phương thức tuyển chọn

Kết hợp hai hình thức xét tuyển và thi tuyển.

- Xét tuyển đối với các sinh viên đạt được các tiêu chuẩn sau:

+ Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12

môn Lịch sử và tốt nghiệp THPT từ loại khá trở lên;

- Thi tuyển: Khoa tổ chức thi tuyển theo chuyên ngành đào tạo, hình thức thi trắc

nghiệm và tự luận.

+ Sinh viên phải trải qua phần thi tuyển tại khoa gồm 1 bài thi trắc nghiệm và tự

luận môn Lịch sử và được kiểm tra trực tiếp khả năng học tập, nghiên cứu, trình bày của sinh

viên (do các giảng viên có uy tín của khoa phỏng vấn trực tiếp). Nội dung thi là những kiến

thức phù hợp với ngành học và sẽ được đơn vị đào tạo thông báo khi thí sinh trúng tuyển đại

học nhập học.

+ Thi khảo sát trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh trình độ A.

4.1.3. Thời gian tuyển sinh vào hệ cử nhân tài năng

Page 11: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

11

Thời gian tuyển sinh vào hệ Cử nhân tài năng ngành Lịch sử được tổ chức vào tuần

đầu tháng 10 hằng năm, trên cơ sở thành lập Hội đồng xét tuyển của Khoa để tiến hành tuyển

chọn từ sinh viên năm thứ nhất vừa mới nhập học.

4.1.4. Trong trường hợp thí sinh trúng tuyển đầu vào hệ CNTN ngành Lịch sử có số

lượng dưới 10 sinh viên, Khoa sẽ:

- Từ 6 sinh viên trở lên: tổ chức đào tạo bình thường

- Dưới 6 sinh viên: tạm dừng tổ chức lớp, đợi bổ sung vào khóa tiếp theo; nếu những

sinh viên này đạt điểm trung bình năm thứ nhất tối thiểu 7,5 và có nguyện vọng học hệ CNTN.

4.2. Quy định về việc chuyển đổi giữa sinh viên hệ tài năng với hệ đại trà

4.2.1. Sinh viên thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tiếp tục theo

học hệ đào tạo tài năng và được chuyển sang học ngành đào tạo tương ứng của hệ đào tạo

chính quy:

- Có điểm thi lần đầu của 1 học phần nâng cao, đạt dưới 7,0 điểm;

- Có điểm trung bình học kỳ dưới 7,0 (tính điểm thi lần đầu);

- Có điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 7,0 (tính điểm thi lần đầu);

- Đã bị kỷ luật trong thời gian học từ mức khiển trách trở lên.

4.2.2. Căn cứ vào tổng chỉ tiêu đào tạo cử nhân tài năng được giao đầu khóa học,

đơn vị đào tạo quy định phương thức xét tuyển bổ sung sinh viên vào năm thứ hai (không

xét tuyển bổ sung sinh viên vào năm thứ ba, thứ tư) của hệ đào tạo tài năng trong số những

sinh viên hệ đào tạo chính quy đáp ứng các điều kiện sau:

- Có tư cách đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt;

- Điểm trung bình chung học tập của năm thứ nhất đạt từ 8,0 trở lên (tính điểm thi lần

đầu);

- Có đơn xin tham gia chương trình đào tạo cử nhân tài năng.

4.3. Tổ chức lớp học Sinh viên hệ cử nhân tài năng học các môn chung với sinh viên cùng khóa và được tổ

chức lớp học riêng các môn thuộc chương trình tài năng. Chương trình đào tạo tập trung do

Khoa quản lý theo quy chế của Nhà trường và của ĐHQG Tp. HCM.

Học ngoại ngữ theo chương trình riêng, do Nhà trường tổ chức.

4.3.1. Phương pháp giảng dạy và học tập Sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm nhằm phát

huy sự sáng tạo, chủ động của sinh viên. Các môn thuộc chương trình tài năng chủ yếu được

dạy theo phương pháp thảo luận trao đổi, tăng cường kỹ năng tự học (cá nhân , nhóm); giáo

viên mở rộng vấn đề , hướng dẫn nghiên cứu thông qua các bài tập hay thực hành. Điểm môn

học đánh giá theo hình thức vấn đáp hoặc tiểu luận.

- Môn ngoại ngữ (Anh văn): Giảng dạy theo hướng rèn luyện cả 4 kỹ năng và sát với

chuyên môn ngành Lịch sử (chú ý kỹ năng đọc và dịch sách, tài liệu).

- Niên luận: Tập sự nghiên cứu khoa học và viết báo cáo khoa học. Mỗi sinh viên được

sự hướng dẫn của một nhà khoa học (có học hàm - học vị từ Tiến sĩ trở lên).

Tất cả các môn học đều có thể sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ (máy vi tính, máy

chiếu Projector, máy Cassette,…).

4.3.2. Yêu cầu học tập

Sinh viên hệ CNTN phải đạt kết quả học tập cuối mỗi năm học như sau:

- Phải đạt điểm trung bình chung học tập hàng năm từ 7,0 trở lên (không có môn thi

lại). Nếu không đạt điểm trung bình trên đây thì trở lại lớp đại trà cùng khóa.

- Điểm thi các môn thuộc chương trình tài năng được lưu vào bảng điểm chung của

sinh viên cùng khóa.

Page 12: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

12

- Sinh viên phải dự đủ số giờ lên lớp của mỗi môn học, kể cả môn chung, môn chương

trình nâng cao và giờ ngoại khoá, thảo luận, điền dã,...

4.3.3. Giáo trình và tài liệu phục vụ học tập

- Các môn ngoại ngữ theo giáo trình dành riêng cho KHXH và chuyên ngành Lịch sử.

- Các môn chuyên đề có đề cương chi tiết môn học và danh mục tài liệu tham khảo.

Giảng viên phụ trách môn học cung cấp tài liệu cần đọc cho sinh viên để phục vụ trực tiếp cho

các buổi séminar, thuyết trình, bài tập nhóm.

4.3.4. Quy mô lớp học

- Mỗi lớp CNTN có số lượng không quá 25 sinh viên.

- Đảm bảo quá trình tương tác giữa dạy và học, sự trao đổi ý tưởng giữa các thành

viên; thuận lợi cho việc tổ chức tranh luận, thuyết trình, làm việc nhóm,…

4. 4. Phương thức kiểm tra, đánh giá và điều kiện tốt nghiệp của sinh viên thuộc

chương trình đào tạo cử nhân tài năng

4.4.1. Kiểm tra giữa kỳ và thi hết học phần

- Các học phần, môn học có nội dung trùng với chương trình đào tạo chuẩn được tổ

chức thi chung đề với hệ đào tạo chính quy. Các học phần, môn học nâng cao, bổ sung được tổ

chức thi đề riêng.

- Hình thức kiểm tra, thi: Bên cạnh hình thức thi viết truyền thống, tăng cường các

hình thức thi vấn đáp, đồng thời sử dụng những phần mềm chuyên dùng để sinh viên tự kiểm

tra, đánh giá. Đối với một số môn học thích hợp có thể đánh giá kết quả học tập qua hoạt động

séminar, tự học ở nhà, thực tập thực tế và viết tiểu luận.

4.4.2. Yêu cầu về ngoại ngữ

- Ở giai đoạn đầu (năm 1 và 2), sinh viên phải đạt được trình độ tiếng Anh tương

đương 35 TOEFL - iBT hoặc 3.5 iELTS. Trong giai đoạn chuyên ngành (năm 3 và 4), mỗi học

kỳ sinh viên phải học ít nhất 1 môn học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc song

ngữ.

- Khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ tiếng Anh chứng chỉ VNU - EPT 330

(tương đương TOEIC = 550), TOEFL iBT = 50 hoặc iELTS = 5.0.

4.4.3. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động ngoại khóa và công tác xã hội

- Hằng năm tổ chức đánh giá công tác xã hội của sinh viên 1 lần. Sinh viên chủ động

đăng ký, tham gia các công tác xã hội do Trường, Đoàn TNCS (Khoa, Trường, Thành Đoàn

Tp. Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên) tổ chức, Sau mỗi đợt hoạt động có bản thu hoạch

và được đơn vị tổ chức xác nhận. Kết quả đánh giá được quy thành điểm cộng vào điểm trung

bình chung học tập của cả năm theo công thức:

+ Loại A được cộng 0,1 điểm,

+ Loại B được cộng 0,05 điểm,

+ Loại C không được cộng điểm,

+ Loại D bị trừ 0,05 điểm.

Sinh viên không tham gia hoạt động ngoại khóa hoặc công tác xã hội sẽ bị xếp vào loại

D và bị trừ 0,1 điểm trong điểm trung bình chung học tập của cả năm học.

- Khoa tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên với nhiều hình thức, có nhận xét

đánh giá xếp loại, ít nhất mỗi năm một lần, sinh viên có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa

do Trường, Đoàn TNCS (Khoa, Trường, Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh

niên) tổ chức và được xác nhận kết. Việc xếp loại được quy thành điểm cộng vào điểm trung

bình chung học tập của cả năm theo công thức:

+ Loại A được cộng 0,1 điểm,

Page 13: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

13

+ Loại B được cộng 0,05 điểm,

+ Loại C không được cộng điểm,

+ Loại D bị trừ 0,05 điểm.

4.4.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Hằng năm, mỗi sinh viên phải thực hiện một niên luận khoa học. Trong quá trình học

tập, sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu, đăng ký với khoa. Khoa tổ chức xét duyệt và phân

công người hướng dẫn, chấm niên luận. Kết quả được ghi nhận theo điểm tích lũy trong

chương trình đào tạo nâng cao.

- Sinh viên thuộc chương trình đào tạo CNTN mỗi năm phải đăng ký tham gia hội nghị

khoa học dành cho CH, NCS và CBGD trẻ của trường.

+ Đề tài phải đạt được những tiêu chí được nêu trong quy chế nghiên cứu khoa học

của Trường đối với sinh viên.

+ Đề tài được Khoa tổ chức xét duyệt và phân công người hướng dẫn và phải hoàn

thành đúng thời hạn.

+ Khoa thành lập Hội đồng để nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên

theo đúng quy chế của Trường.

+ Kết quả nghiên cứu của sinh viên được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm

10 và quy ra thành điểm cộng vào điểm trung bình chung học tập của cả năm theo công thức:

Loại Xuất sắc (từ 9,1 đến 10 điểm): được cộng 0,2 điểm; Loại Giỏi (từ 8,1 đến 9,0 điểm):

được cộng 0,1 điểm. Những đề tài được xếp loại Xuất sắc sẽ được tuyển chọn để giới thiệu

tham gia dự thi cấp Thành phố và cấp Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng như chương trình Vườn

ươm sáng tạo NCKH của sinh viên do Thành Đoàn TNCS Tp. Hồ Chí Minh tổ chức.

- Sinh viên thuộc chương trình đào tạo CNTN có thể chủ động tham gia hoặc cùng

giảng viên tham gia viết bài tham luận cho các hội thảo khoa học từ cấp khoa trở lên. Kết quả

nghiên cứu được quy đổi thành điểm cộng vào điểm trung bình chung học tập của cả năm theo

công thức:

+ Bài viết tham gia hội thảo quốc tế tổ chức trong nước được in trong kỷ yếu được tính

0,2 điểm nếu là tác giả, hoặc 0,1 điểm nếu là đồng tác giả.

+ Bài viết tham gia hội thảo trong nước từ cấp trường trở lên, được in trong kỷ yếu

được tính 0,1 điểm nếu là tác giả, hoặc 0,05 điểm nếu là đồng tác giả.

4.4.5. Hoạt động thực tập, thực tế

- Hoạt động thực tập, thực tế của sinh viên CNTN được đánh giá sau mỗi đợt hoạt

động theo chủ đề do Khoa tổ chức.

- Hoạt động thực tập, thực tế được đánh giá bằng hai tiêu chí: 1. Tinh thần thái độ

tham gia, phương pháp và phương thức hoạt động; 2. Hiệu quả hoạt động được thể hiện bằng

báo cáo khoa học của cá nhân hoặc nhóm.

- Kết quả được tính bằng điểm số theo thang điểm 10 với phương thức:

7 (báo cáo khoa học) + 3 (tinh thần, thái độ,…).

4.4.6. Khoá luận tốt nghiệp

- Hình thức tốt nghiệp của sinh viên hệ CNTN là thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đề tài

khoá luận phải đặt mục đích giải quyết một vấn đề có ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn trong

lĩnh vực liên quan.

- Khoá luận cần tổng hợp, phân tích và đánh giá được nhiều tài liệu khoa học mới

(tiếng Việt và tiếng nước ngoài) liên quan đến vấn đề mà đề tài khoá luận đặt ra để giải quyết.

- Kết quả khoá luận phải do sinh viên tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên

được khoa phân công, phải chứa đựng yếu tố mới và sáng tạo, đảm bảo độ chính xác và tin

Page 14: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

14

cậy cao, trình bày mạch lạc, rõ ràng, có thể công bố trên tạp chí khoa học hoặc báo cáo ở hội

nghị khoa học.

- Khuyến khích viết khoá luận bằng ngoại ngữ; nếu viết bằng tiếng Việt thì phải có bản

tóm tắt nội dung bằng ngoại ngữ gồm ít nhất là 2 trang khổ A4.

- Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp do thủ trưởng đơn vị đào tạo hoặc chủ nhiệm

khoa được thủ trưởng đơn vị đào tạo ủy quyền ra quyết định thành lập. Mỗi khoá luận cần

được nhận xét bởi ít nhất là một cán bộ phản biện. Sinh viên phải bảo vệ khóa luận của mình

trước Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.

4.4.7. Điều kiện công nhận tốt nghiệp

- Để được công nhận hoàn thành chương trình đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp chương

trình CNTN, sinh viên phải đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Tích lũy đầy đủ số tín chỉ theo quy định của chương trình,

+ Đạt được yêu cầu về ngoại ngữ được quy định bởi chương trình,

+ Hoàn thành các yêu cầu về hoạt động ngoại khóa và công tác xã hội.

+ Hoàn thành việc tham gia hoặc nghiên cứu các đề tài, các chương trình học

thuật, các đợt thực tế, thực tập chuyên môn,...

+ Bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp.

- Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được công nhận tốt nghiệp chương

trình CNTN.

4.4.8. Về hình thức công nhận tốt nghiệp

- Sinh viên tham gia chương trình đào tạo CNTN sau khi hoàn thành chương trình đào

tạo được cấp bằng tốt nghiệp đại học.

- Bằng tốt nghiệp của sinh viên tham gia chương trình đào tạo CNTN giống với văn

bằng cử nhân theo qui định, nhưng trên bằng có ghi rõ “CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ

NHẨN TÀI NĂNG”.

5. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO

5.1.Phòng ốc, trang thiết bị

- Phòng học có máy lạnh, máy vi tính, TV, projector, màn hình.

- Theo điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường

5.2.Thư viện và những cơ sở liên quan đến phục vụ đào tạo

- Trung tâm tư liệu khoa Lịch sử

- Thư viện Trường ĐH KHXH&NV

- Thư viện trung tâm ĐHQG-HCM

- Thư viện Tổng hợp TP.HCM

- Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Trường Đại học KHXH&NV

- Hệ thống bảo tàng khu vực phía Nam

6. HỖ TRỢ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các hoạt động hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học bao gồm:

- Tổ chức tập huấn về kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên từ năm thứ nhất.

- Phương pháp học tập theo kiểu nghiên cứu nhằm phát triển khả năng tư duy độc lập,

sáng tạo, tư duy phản biện, trình bày ý tưởng.

Page 15: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

15

- Tăng cường các giờ học thực hành, thực tập, thực tế; kết hợp học tập với nghiên cứu

khoa học để nâng cao hiệu quả tiếp thu môn học. Nghiên cứu khoa học thông qua các hoạt

động thực tế, thực tập chuyên môn.

- Từ học kỳ thứ ba, mỗi sinh viên được một giảng viên có trình độ khoa học cao hướng

dẫn nghiên cứu khoa học. Những sinh viên giỏi, xuất sắc có thể đăng ký tham gia nghiên cứu

khoa học ngay từ học kỳ thứ ba;

- Sinh viên tham dự các séminar chuyên môn của khoa/bộ môn;

- Sinh viên tham gia đề tài nghiên cứu của bộ môn hoặc khoa theo các định hướng

nghiên cứu về Nam Bộ, nghiên cứu biển đảo và nghiên cứu khu vực Đông Nam Á.

- Phân công giảng viên kèm cặp và hướng dẫn cho sinh viên nghiên cứu khoa học

nhằm thực hiện niên luận, đề tài cấp trường, khóa luận tốt nghiệp; tham gia các hội nghị, hội

thảo khoa học; viết bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành,…

- Củng cố và tăng cường khả năng phục vụ của phòng tư liệu khoa; giới thiệu cho

sinh viên đến các trung tâm sử liệu, thư viện, trung tâm lưu trữ, các nhân chứng lịch sử, các

nhà khoa học.

- Tuyển chọn các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng tốt giới thiệu với các

chương trình Vườn ươm sáng tạo NCKH trẻ dành cho sinh viên do Thành Đoàn Tp. Hồ Chí

Minh tổ chức.

7. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ ĐỘI NGŨ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY

Danh sách cán bộ giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu

STT Họ và Tên Học hàm,

học vị

Chuyên ngành Cơ quan

1. Võ Văn Sen PGS.TS LSVN Hiện đại ĐH KHXH & NV

2. Hà Minh Hồng PGS.TS LSVN Cận - Hiện ĐH KHXH & NV

3. Lê Hữu Phước TS LSVN Cận đại ĐH KHXH & NV

4. Trần Thị Mai PGS.TS LSVN Cổ - Trung ĐH KHXH & NV

5. Võ Xuân Đàn PGS.TS LSVN Cổ - Trung ĐHSP TP HCM

6. Phan Văn Hoàng TS LSVN Hiện đại ĐHSP TP HCM

7. Hồ Sơn Diệp TS LSVN ĐH KHXH & NV

8. Hồ Sơn Đài PGS.TS LSVN (Quân sự) Quân khu VII

9. Ngô Quang Định TS LSĐ ĐH KHXH & NV

10. Nguyễn Đình Thống TS LSĐ ĐH KHXH&NV

11. Đỗ Thị Hạnh TS LSTG Hiện đại ĐH KHXH & NV

12. Võ Thị Hoa TS LSĐ ĐH KHXH & NV

13. Đào Minh Hồng TS LSTG Cận đại ĐH KHXH & NV

14. Nguyễn Ngọc Dung PGS.TS LSTG Hiện đại ĐH KHXH & NV

15. Nguyễn Văn Lịch PGS. TS LSTG Cận hiện ĐH KHXH & NV

16. Trần Thị Thu Lương PGS. TS LSVN ĐH KHXH & NV

Page 16: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

16

17. Hoàng Văn Việt PGS.TS LSTG Hiện đại ĐH KHXH & NV

18. Ngô Minh Oanh PGS.TS LSTG Hiện đại ĐHSP TP HCM

19. Ngô Văn Lệ GS.TS DTH ĐH KHXH & NV

20. Trần Thuận TS LSVN ĐH KHXH & NV

21. Nguyễn Văn Tiệp PGS-TS DTH ĐH KHXH & NV

22. Thành Phần PGS.TS DTH ĐH KHXH & NV

23. Phan Thị Yến Tuyết PGS.TS DTH ĐH KHXH & NV

24. Phạm Đức Mạnh PGS.TS KCH ĐH KHXH & NV

25. Đặng Văn Thắng PGS.TS KCH ĐH KHXH & NV

26. Trần Ngọc Thêm GS.TS Văn hóa học ĐH KHXH & NV

27. Phạm Thị Ngọc Thu TS LSVN ĐH KHXH & NV

28. Lê Trung Hoa PGS.TS Văn hóa học ĐH KHXH & NV

29. Vũ Tình PGS.TS Triết học ĐH KHXH & NV

30. Trần Hùng TS CNXHKH ĐH KHXH & NV

31. Phạm Ngọc Trâm TS LSVN ĐH KHXH & NV

32. Hoàng Khắc Nam PGS.TS LSTG ĐH KHXHNV HN

33. Phạm Quang Minh PGS.TS LSTG ĐH KHXHNV HN

34. Nguyễn Thái Yên

Hương

PGS.TS QHQT Học viện Ngoại giao

35. Trần Khánh PGS.TS KVH TTNC ĐNÁ HN

36. Nguyễn Thanh Bình GS.TS LSTG ĐHSP HN

37. Nguyễn Trí Thông ThS Anh văn ĐH KHXH & NV

38. Bùi Thị Phương Thảo ThS Anh văn ĐH KHXH & NV

39. Đỗ Văn Thắng ThS Tin học ĐH KHXH & NV

Danh sách giảng viên và chuyên viên phục vụ giảng dạy

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác

1 Triệu Thị Nhân Hậu Giảng viên Khoa Lịch sử

2 Võ Thị Xuân Hương Chuyên viên Khoa Lịch sử

3 Hà Thị Kim Chi Giảng viên Khoa Lịch sử

4 Ngô Tuấn Phương Giảng viên Khoa lịch sử

5 Nguyễn Lệ Thủy Giảng viên Khoa Lịch sử

6 Nhân viên Phòng QT-TB Chuyên viên Phòng Quản trị - Thiết bị

Page 17: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

17

Phân công giảng dạy

Stt Giảng viên Tên môn học Tín

chỉ

Phần chuyên ngành bắt buộc cho hệ CNTN

1 Lê Hữu Phước Những cuộc cải cách lớn trong lịch sử VN 02

2 Hoàng Văn Việt Các hệ thống chính trị - xã hội thế giới hiện đại 02

3 Phạm Đức Mạnh Các trường phái nghiên cứu khảo cổ học ngày nay 02

4 Nguyễn Ngọc Thơ Giao lưu tiếp biến văn hóa trong lịch sử Việt

Nam (tiếng Anh) 02

5 Ngô Văn Lệ Tộc người, tôn giáo, xung đột tộc người tôn

giáo 02

Phần chương trình nâng cao cho hệ CNTN

1 Trần Thuận Những vấn đề cơ bản của Sử liệu học Việt Nam 02

2 Nguyễn Ngọc Dung,

Đỗ Thị Hạnh

Trung - Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương từ sau

1945 - nay 02

3 Võ Văn Sen So sánh chiến lược quân sự Việt Nam - Mỹ 1954-

1975 (song ngữ Việt-Anh) 02

4 Nguyễn Ngọc Dung Thuật ngữ lịch sử và những thao tác nghiên cứu

lịch sử (song ngữ Việt - Anh) 02

5 Hà Minh Hồng Những thử thách hiểm nghèo trong lịch sử dân tộc

Việt Nam 02

6 Võ Văn Sen Lịch sử Việt Nam - những đặc điểm cơ bản (Tiếng

Anh) 02

7 Đỗ Thị Hạnh Chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện đại – những vấn

đề cơ bản 02

8 Nguyễn Đình Thống Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng CSVN trong

thời kỳ đổi mới 02

9 Võ Thị Hoa,

Phạm Ngọc Trâm

Một số vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

trong công cuộc đổi mới 02

10 Nguyễn Đình Thống Công cuộc đổi mới do Đảng CSVN lãnh đạo từ

1986 đến nay 02

11 Võ Thị Hoa Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền 02

12 GV trong và ngoài

Khoa Niên luận 1 - 2 02

13 GV trong và ngoài

Khoa Thực tập chuyên ngành 04

8. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN

8.1.Hỗ trợ sinh viên học tập

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và sắp xếp lịch học, lịch sinh hoạt hợp lý, tạo điều kiện

tốt nhất cho sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu; bố trí giảng viên giỏi, trình độ

cao, kinh nghiệm, nhiệt huyết để tư vấn hỗ trợ sinh viên.

Page 18: Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạ ại hình đào tạo ...lichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Chuong trinh dao... · tạo, đội ngũ

18

- Củng cố và tăng cường hoạt động của Tổ tư vấn học tập, tạo điều kiện cho sinh viên

tiếp xúc và trao đổi, giải quyết khó khăn trong quá trình học tập.

Tổ tư vấn học tập bao gồm 01 Phó Trưởng khoa phụ trách đào tạo, 01 giáo vụ hệ

CNTN và các Trưởng Bộ môn phụ trách các chuyên ngành trong khoa.

- Giảng viên giảng dạy các chuyên đề dẫn dắt cụ thể cho sinh viên (về cả kiến thức,

phương pháp, tài liệu) để sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

- Các sinh viên chương trình tài năng được hỗ trợ học tiếng Anh trong suốt chương

trình học.

Từng bước đưa giảng dạy bằng ngoại ngữ (Tiếng Anh) vào chương trình.

Trong giai đoạn chuyên ngành (năm 3 và 4), mỗi học kỳ sinh viên phải học ít nhất

1 môn học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc 1 môn học bằng song

ngữ.

- Được ưu tiên cung cấp hoặc sử dụng các tài liệu học tập; được ưu tiên sử dụng các

phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, thư viện và hệ thống internet phục vụ cho học tập và

nghiên cứu khoa học.

8.2.Hỗ trợ sinh viên tham gia công tác xã hội

- Sinh viên chương trình tài năng phải tham gia các công tác xã hội ở cấp Trường, cấp

ĐHQG hoặc cấp thành phố.

- Khoa sẽ là chiếc cầu kết nối giữa sinh viên CNTN với những đơn vị tổ chức các

công tác xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên CNTN chủ động tham gia các chương trình.

9. HỌC BỔNG VÀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN

- Sinh viên được cấp học bổng khi tham gia và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của

chương trình CNTN. Mức học bổng theo Quy chế chi tiêu nội bộ Trường năm 2013;

Cụ thể là: Mức từ 150.000 - 200.000đ/SV/tháng x 5 tháng/học kỳ .

- Sinh viên được miễn học phí khi tham gia các khóa học nâng cao trình độ ngoại ngữ,

- Sinh viên được cấp kinh phí cho những chuyến đi thực tế, thực tập chuyên môn do

Khoa tổ chức,

- Sinh viên được ưu tiên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của giảng

viên, được hỗ trợ kinh phí cho đề tài nghiên cứu thuộc chương trình tài năng.

- Được ưu tiên xét cấp học bổng khuyến khích phát triển và học bổng của các tổ chức,

cá nhân trong, ngoài nước.

- Thông qua việc liên kết với các đơn vị ngoài, Nhà trường sẽ tạo điều kiện để sinh

viên CNTN có cơ hội thực tập, nhận học bổng cũng như làm việc khi ra trường.

KHOA LỊCH SỬ