7
BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NHÓM HÓA HỌC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Thời gian: Vào lúc 15h00 ngày 27/10/2016 Địa điểm: Phòng họp tổ chuyên môn Hóa học Thành phần: Nhóm Hóa học trường THPT Ngô Gia Tự bao gồm: 1. Cô : Nguyễn Tam Cô 2. Thầy Lê Tấn Luông 3. Cô Mang Hiền Thảo 4. Cô Nguyễn Thị Bảo Trân Trong họp phân môn nhóm bộ môn thống nhất bàn bạc chọn tiết thực hành 24 : Một số tính chất của protein và vật liệu polime Tiến trình như sau: BƯỚC 1: CHUẨN BỊ BÀI DẠY -Tiết thực hành 24 : Một số tính chất của protein và vật liệu polime - Dạng bài: Thực hành - Thời gian tiến hành dạy: 15/11/2016 - Lớp thực hiện bài dạy: 12C2 - Giáo viên thực hiện dạy minh họa: Nguyễn Tam Cô Giáo viên trong nhóm tiến hành thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoach bài học cho bài dạy minh họa như sau: THỰC HÀNH : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN VÀ VẬT LIỆU POLIME 1. Mục tiêu : 1.1 Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : Phản ứng đông tụ của protein : đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của axit, kiềm với lòng trắng trứng. Phản ứng màu biure Thử phản ứng của polietilen (PE), poli(vinyl clorua) (PVC), tơ sợi nhiệt độ. Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp. 1.2 Kĩ năng Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. Viết tường trình thí nghiệm. 1.3 Thái độ : Cẩn thận , chính xác trong quá trình làm thí nghiệm. Biết được tính chất của polime để bảo vệ các vật liệu polime trong cuộc sống. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP : Sự đông tụ và phản ứng biure của protein; Tính chất vật lí và một số phản ứng hóa học của vật liệu polime. 3. CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên : * Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, kẹp sắt (hoặc panh sắt). * Hoá chất: Dung dịch protein (lòng trắng trứng) 10%, dung dịch NaOH 30%, CuSO 4 2%, AgNO 3 1%, HNO 3 20%, mẫu nhỏ PVC, PE, sợi len, sợi xenlulozơ (hoặc sợi bông). Dụng cụ, hoá chất đủ cho HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân.

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Thành phần Cô : Nguyễn Tam Cô …thptngogiatu.giaoductayninh.vn/SiteFolders/thptngogiatu/2628/NGHIEN CUU.pdf · + Đa số học sinh hiểu bài,

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NHÓM HÓA HỌC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

Thời gian: Vào lúc 15h00 ngày 27/10/2016 Địa điểm: Phòng họp tổ chuyên môn Hóa học Thành phần: Nhóm Hóa học trường THPT Ngô Gia Tự bao gồm:

1. Cô : Nguyễn Tam Cô 2. Thầy Lê Tấn Luông 3. Cô Mang Hiền Thảo 4. Cô Nguyễn Thị Bảo Trân

Trong họp phân môn nhóm bộ môn thống nhất bàn bạc chọn tiết thực hành 24 : Một số tính chất của protein và vật liệu polime Tiến trình như sau: BƯỚC 1: CHUẨN BỊ BÀI DẠY -Tiết thực hành 24 : Một số tính chất của protein và vật liệu polime

- Dạng bài: Thực hành - Thời gian tiến hành dạy: 15/11/2016 - Lớp thực hiện bài dạy: 12C2 - Giáo viên thực hiện dạy minh họa: Nguyễn Tam Cô

Giáo viên trong nhóm tiến hành thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoach bài học cho bài dạy minh họa như sau:

THỰC HÀNH : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN

VÀ VẬT LIỆU POLIME 1. Mục tiêu :

1.1 Kiến thức

Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : Phản ứng đông tụ của protein : đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của axit, kiềm với lòng

trắng trứng. Phản ứng màu biure Thử phản ứng của polietilen (PE), poli(vinyl clorua) (PVC), tơ sợi nhiệt độ.

Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp. 1.2 Kĩ năng Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

Viết tường trình thí nghiệm. 1.3 Thái độ : Cẩn thận , chính xác trong quá trình làm thí nghiệm. Biết được tính chất của polime

để bảo vệ các vật liệu polime trong cuộc sống. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP :

Sự đông tụ và phản ứng biure của protein; Tính chất vật lí và một số phản ứng hóa học của vật liệu polime.

3. CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên : * Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, kẹp sắt (hoặc panh sắt). * Hoá chất: Dung dịch protein (lòng trắng trứng) 10%, dung dịch NaOH 30%, CuSO4 2%, AgNO3 1%, HNO3 20%, mẫu nhỏ PVC, PE, sợi len, sợi xenlulozơ (hoặc sợi bông). Dụng cụ, hoá chất đủ cho HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân.

4 . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 4.1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện. 4.2. Kiểm tra miệng: Không kiểm tra 4.3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 : Công việc đầu buổi thực hành. GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu, nhấn mạnh những lưu ý trong buổi thực hành, nhấn mạnh yêu cầu an toàn trong khi làm thí nghiệm với dd axit, dd xút. - Ôn tập một số kiến thức cơ bản về protein và polime. - Hướng dẫn một số thao tác như dùng kẹp sắt (hoặc panh sắt) kẹp các mẫu PE, PVC, sợi tơ gần ngọn lửa đèn cồn, quan sát hiện tượng. Sau đó mới đốt các vật liệu trên để quan sát. HS: Theo dõi, lắng nghe.

Hoạt động 2 : Thí nghiệm 1: HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK. GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm, quan sát sự đông tụ của protein khi đun nóng. HS : Từng nhóm trình bày nội dung của nhóm về hiện tượng quan sát, giải thích hiện tượng vào giấy A0. Sau đó cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét. Cuối cùng GV nhận xét, sửa sai hoàn chỉnh cho HS.

Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của protein khi đun nóng : - Hiện tượng : lòng trắng trứng đông tụ lại và có màu trắng. - Nhận xét : protein tan trong nước tạo thành dd keo và đông tụ lại khi đun nóng.

Hoạt động 3 : Thí nghiệm 2: HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK. GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm, phản ứng màu biure. HS : Từng nhóm trình bày nội dung của nhóm về hiện tượng quan sát, giải thích hiện tượng vào giấy A0. Sau đó cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét. Cuối cùng GV nhận xét, sửa sai hoàn chỉnh cho HS. GV: Hướng dẫn HS giải thích. Cu(OH)2 tạo thành theo phản ứng: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 Có phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit −CO−NH− tạo sản phẩm màu tím.

Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure : - Hiện tượng : Xuất hiện màu tím đặc trưng. - Nhận xét : Cu(OH)2 ( tạo ra từ CuSO4 và NaOH ) đã pứ với nhóm peptit (-CO-NH-) cho sản phẩm màu tím.

Hoạt động 4 : Thí nghiệm 3: HS: Tiến hành thí nghiệm với từng vật liệu polime. - Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn: PE, PVC, sợi xenlulozơ. - Đốt các vật liệu trên ngọn lửa. GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm,

Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng : - Hiện tượng : + mẫu PE : bị chảy ra thành chất lỏng cháy cho khí không mùi, khói đen. + mẫu PVC : bị chảy ra, trước khi cháy cho nhiều

HS : Từng nhóm trình bày nội dung của nhóm về hiện tượng quan sát, giải thích hiện tượng vào giấy A0. Sau đó cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét. Cuối cùng GV nhận xét, sửa sai hoàn chỉnh cho HS.

khói đen, khí thoát ra có mùi xốc. + XLL : cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi. - Giải thích : + mẫu PE : cháy cho khí không mùi vì chỉ tạo ra CO2 và H2O :

(C2H4)n + 3nO2 0t 2nCO2 + 2nH2O

+ mẫu PVC : cháy tạo khí có mùi như :

(C2H3Cl)n + 2

5nO2

0t 2nCO2 + nH2O + nHCl

+ XLL : là cacbohidrat nên cháy mạnh cho khí CO2 và H2O nên không có mùi :

(C6H10O5)n + 6nO2 0t 6nCO2 + 5nH2O

Công việc sau buổi thực hành : GV: Nhận xét, đánh giá về tiết thực hành. HS: Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN. Viết tường trình theo mẫu sau.

Viết bản tường trình thí nghiệm theo mẫu sau:

Hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm với vật liệu Thí nghiệm

PE (1) PVC (2) Sợi len (3) Sợi xenlulozơ (4) Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn

Đốt vật liệu trên ngọn lửa đèn cồn

4.4 Câu hỏi , bài tập củng cố : Nhận xét tiết thực hành 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học : Ôn bài chuẩn bị kiểm tra một tiết Hoàn chỉnh BT sau SGK chương 3,4 Hoàn thành BT sau tài liệu ôn thi chương 3,4 5. RÚT KINH NGHIỆM:

BƯỚC 2: TỔ CHƯC DẠY HỌC VÀ DỰ GIỜ

Vào lúc 7h45, ngày 15 tháng 11 năm 2016

Địa điểm: Phòng thí nghiệm Hóa học , tiết : 2

SƠ ĐỒ MINH HỌA LỚP HỌC

BẢNG

Vị trí quan sát của G

V dự

Vị

trí

quan

sát

của

GV

dự

Vị trí của GV dạy

Vị trí quan sát của GV dự Vị trí quan sát của GV dự

NHÓM 2

HỌ

C S

INH

HỌ

C S

INH

HỌC SINH

HỌC SINH

NHÓM 3

HỌ

C S

INH

HỌ

C S

INH

HỌC SINH

HỌC SINH

NHÓM 1

HỌ

C S

INH

HỌ

C S

INH

HỌC SINH

HỌC SINH

NHÓM 3

HỌ

C S

INH

HỌ

C S

INH

HỌC SINH

HỌC SINH

HÌNH ẢNH MINH HỌA TIẾT DẠY

BƯỚC 3: PHÂN TÍCH, RÚT KINH NGHIỆM

*Chia sẻ của người dạy

- Thành công :

+ Thực hiện được 95% so với ý tưởng thiết kế và mục tiêu bản thân đề ra.

+ Đa số học sinh tích cực tham gia hợp tác.

- Hạn chế:

+ Một số học sinh thao tác chưa chính xác.

+ Một số học sinh chưa tập trung còn làm việc riêng

* Nhận xét của người dự.

+ Bài dạy đảm bảo đủ nội dung, nội dung chính xác, khoa học.

+ Bài dạy đảm bảo tính hệ thống, làm rõ được trọng tâm.

+ Bài dạy có liên hệ với thực tế và có tính giáo dục.

+ Dạy theo đúng phương pháp bộ môn, phù hợp với đối tượng học sinh.

+ Biết sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau như: phát vấn; trực quan …

+ Giáo viên chuẩn bị phương tiện dạy học đầy đủ, chu đáo.

+ Trình bày bảng khoa học, hợp lý. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp

+ Đa số học sinh hiểu bài, biết vận dụng kiến thức đã học ứng dụng vào cuộc sống thực tế.

+ Học sinh học tập tích cực, hứng thú học tập.

+ Học sinh được quan sát hiện tượng, được thực hành nhóm, hoạt động cá nhân.

- BƯỚC 4: ÁP DỤNG THỰC TẾ DẠY HỌC HÀNG NGÀY

* Ưu điểm

- Học sinh học tập tích cực, tăng khả năng húng thú

- Thể hiện tinh thần làm việc nhóm

* Nhược điểm

- Rèn kỹ năng trình bày, thao tác thí nghiệm, diễn đạt cho học sinh chưa nhiều.

- Chưa quan tâm được nhiều đối tượng học sinh.

Giải pháp: GV phải định hướng cho HS hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm đều được xây dựng,

chỉ một thành viên viết. Khi nhận xét nên cho điểm nhóm thành công, cho điểm học sinh nhận xét. Quan

tâm hơn nữa đến các đối tượng học sinh học trung bình và yếu. Tập trung hơn nữa trong việc rèn kỹ

năng trình bày và diễn đạt cho học sinh.