21

Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám
Page 2: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 2

C

ó thể nói Khiêu Vũ Sài Gòn là tên gọi cuối cùng hiện nay của

khiêu vũ Salon Việt Nam. Sau hiệp định Geneve năm 1954, đất nước bị chia cắt ra làm hai miền. Hơn một triệu người Bắc, đa số là thành phần thượng lưu giàu có di cư vào Nam, và khiêu vũ cũng theo chân những người này. Miền Bắc thì đi vào cuộc kháng chiến cứu nước, năm 1958 thực hiện chiến dịch cải tạo tư bản, phong trào khiêu vũ từ đó lụi tàn. Miền Nam với

Tranh khắc gỗ dân gian làng Đông Hồ

chế độ Cộng Hòa theo hiện một xã hội tư bản và khiêu vũ được tiếp tục phát triển ở đây. Sài Gòn từ đó trở thành cái nôi của khiêu vũ salon Việt Nam.

Nói về lịch sử khiêu vũ Việt Nam, cho tới giờ chưa thấy có một tài liệu nghiên cứu nào viết rõ về nguồn gốc hình thành và sự phát triển của nó. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng Khiêu vũ Sài Gòn (Khiêu Vũ Salon Việt Nam) là do người Pháp mang vào trong thời Pháp thuộc. Trong khoảng thời gian này, nền văn hóa Việt nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp.

Thời Pháp thuộc thì khá dài, nó bắt đầu từ năm 1883 (năm ta ký kết Hòa ước Quý Mùi chấp nhận làm thuộc địa Pháp) cho đến năm 1945 khi Pháp bị Nhật đuổi khỏi Đông Dương. Nhưng mãi đến năm 1930 thì nền âm nhạc hiện đại Việt Nam mới được hình thành và phát triển, và chỉ trên cơ sở có nền tân nhạc này thì Khiêu Vũ Salon Việt Nam mới có thể hình thành và phát triển được. Do vậy sẽ không sai lệch nhiều cho lắm nếu ta nói rằng Khiêu vũ Sài Gòn (Khiêu Vũ Salon Việt Nam) được hình thành đầu tiên tại Hà Nội và phát triển từ năm 1930 trở về sau.

Sau năm 1930 cũng là thời kỳ nền tân nhạc Việt Nam nở rộ với những tên tuổi lớn như Văn Cao, Phạm Duy, Đặng Thế Phong, Lê Thương...Đã xuất hiện những bài hát Tango đầu tiên của Việt Nam, nổi tiếng thời đó (và cả đến bây giờ) là bài "Phút Chia Ly" và "Tiếng đàn tôi" của Hoàng Trọng, bài Rumba "Lửa Rừng Đêm" của Nguyễn Hữu Ba, những bản Valse nổi tiếng như "Thu Cô Liêu" hoặc "Cung đàn xưa" của Văn Cao, "Thu vàng" hoặc "Hoài cảm" của Cung Tiến, v.v ..

Page 3: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 3

Trong các nhạc sĩ thời ấy phải nói nhạc sĩ Hoàng Trọng viết rất nhiều ca khúc tân nhạc có giai điệu và tiết tấu phù h ợp với khiêu vũ Sài Gòn: Tango (Phút Chia Ly, Tiếng Đàn Ai, Thu Qua, Cánh Hoa Xưa, Bên Sông Đưa Người, Lá Rụng, Mộng Ngày Hồi Hương, Thương Về Quê Cha, Tình Trăng, Bóng Trăng Xưa, Hương Yêu,...), Rumba (Gió Mùa Xuân Tới, Nhớ Thương, Đường Về Dĩ Vãng, Thôi Đừng Lưu Luyến, Say Say Say, Vui Cảnh Mùa Hè, Trăng Lên, Nhịp Võng Ngày Xanh, Hương Đời Đẹp Tươi...) Slow (Nhạc Sầu Tương Tư, Buồn Nhớ Quê Hương - được giải thưởng Âm Nhạc Bắc Việt 1952), Bên Bờ Đại Dương, Tiếng Lòng, Nhớ Về Đà Lạt, Khóc Biệt Kinh Kỳ, Mộng Đẹp Ngày xanh..), Pasodoble (Dừng Bước Giang Hồ, Chiều Về Thôn Xưa, Khúc Hát Mùa Chiêm, Hồn Thanh Niên)

Chính nhờ sự phát triển của nền tân nhạc Việt Nam trong khoảng thời gian này mà Khiêu Vũ Salon Việt Nam mới có dịp phát triển mạnh. Thanh niên thành thị bắt đầu chịu khó học hỏi bộ môn nghệ thuật mới mẻ này.

Biếm họa của Ngọ Báo số 16,17 tháng 10-1933 vẽ hai thanh niên đang giễu cợt khi đứng xem những người khác đang cố gắng học "nhảy đầm

Page 4: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 4

Không những ở thành thì, cái món "nhảy đầm" này cũng được phát triển đến cả các vùng nông thôn.

Biếm họa của Ngọ Báo số 14 tháng 4-1934 vẽ một nông dân nhảy múa với tiếng nhạc ầm ỉ của các nhạc công cổ truyền

Không riêng gì ở Việt Nam, trong thập niên 1930 này, khiêu vũ trên thế giới cũng được phát triển mạnh mẽ. Đây là thời kỳ thịnh hành của nhạc jazz và các điệu nhảy của nó. Điệu Bebop cũng được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian này.

Page 5: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 5

Tuy nhiên đối với đại đa số dân ta ở thời kỳ này thì thật sự khiêu vũ còn là một cái gì đó ngoại lai và xấu xa. Người dân dùng từ "nhảy đầm" để nói lên môn nghệ thuật này, "đầm" là một cái gì đó của người Pháp ("ông Tây bà đầm") chứ không phải của dân mình. Năm 1934, tờ Ngọ báo, một tờ báo của Hà Nội thời bấy giờ, vào ngày 10-5-1934, đã đăng bức tranh châm biếm mô tả cảnh say sưa nhảy đầm của ông bà chủ trong tiếng nhạc phát ra từ chiếc máy quay đĩa hiện đại thời bấy giờ, có lời bình phẩm với nhau của hai nhân vật là con Sen và đầu bếp: "Này Sen ơi, có lẽ cậu mợ bất bình gì, tao thấy đang đánh vựt nhau!". Bức biếm họa của tờ báo này cho thấy phần nào cái nhìn của đại đa số dân ta về khiêu vũ thời đó.

Biếm Họa của Ngọ báo 10-5-1934 Ta hãy xem một bài viết về Phố nhảy đầm Khâm Thiên để thấy phong trào khiêu vũ được phát triển thế nào ở miền Bắc trong khoảng thời gian 1930-1954:

Năm 1884, Tòa Lãnh sự Pháp được khánh thành ở khu nhượng địa Đồn Thủy (nay là 33 Phạm Ngũ Lão) gồm nhiều tòa nhà lớn nhất vào thời điểm đó tại Hà Nội. Tòa nhà này không chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám sĩ quan cùng vợ con họ, các viên chức và một số ít dân di cư từ Pháp sang. Khiêu vũ diễn ra đều đặn dịp cuối tuần phần vì đó là văn hóa của người Pháp, phần khác ở xứ thuộc địa không trò

Page 6: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 6

giải trí nào phù hợp. Chơi nhạc cho các đêm vũ hội là đội kèn đồng của Tiểu đoàn Khinh binh số 2 và họ thường chơi các bản valse hay polka.

Người Hà Nội đến với khiêu vũ muộn hơn, dù trước đó, vào đầu thế kỷ XX, khách sạn Metropole (phố Ngô Quyền), Coq d'or (Gà Vàng - phố Tràng Tiền), Grand (Lê Thái Tổ)... đã mở khiêu vũ vào tối thứ bảy. Năm 1930, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Văn Diệp từng học ở Trường Viễn Đông Nhạc viện (mở năm 1927, đóng cửa năm 1930 vì không có kinh phí) đã đi đánh đàn cho Tây khiêu vũ tại nhiều khách sạn tại Hà Nội. Từ "nhảy đầm" ra đời trong thời gian này vì khiêu vũ bao giờ cũng có các bà đầm (dame). Và chỉ đến khi xuất hiện phong trào "vui vẻ trẻ trung", khiêu vũ mới được những trí thức cấp tiến, thanh niên du h ọc về tổ chức tại tư gia. Nhu cầu muốn khiêu vũ tại quán bar khi khách đã "lâng lâng" vì rượu xuất hiện và phòng nhảy đầu tiên ra đời ở phố Khâm Thiên vào năm 1936.

Tại sao nhà hát khiêu vũ lại ở phố Khâm Thiên mà không phải các phố khác ở khu trung tâm? Có lẽ do Khâm Thiên vốn là phố ăn chơi nổi tiếng với gần 40 nhà hát cô đầu và hơn 200 cô đầu, những người vì nhiều lý do không bị ràng buộc bởi hủ tục. Nhiều nhà văn, nhà báo nổi danh thời đó như Ngô Tất Tố, Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân, Thâm Tâm, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng... thường xuyên đến đây để hát, uống rượu. Cho đến hôm nay, không ít người vẫn nghĩ cô đầu không chỉ hát mà sẵn sàng "đi" với khách. Sự thực không phải như vậy, các cô chỉ tiếp chuyện, lả lơi, càng khéo càng được khách cho nhiều tiền, còn "đi" khách là ở nhà săm (nhà cho thuê theo giờ). Nhà văn Vũ Bằng viết: "Phùng Bảo Thạch, Vũ Đình Chi, Nguyễn Triệu Luật, Lưu Văn Phụng, Hy Sinh, Vũ Liên, Ngô Tất Tố lúc làm cho các báo Việt nữ, Công Dân, Vịt Đực mỗi khi bàn về số báo ra kỳ tới vẫn thường hội ý và kẻ ma két ở nhà hát vào đêm khuya trong lúc im ắng tiếng đàn giọng ca". Sau này Văn Cao gọi chốn Khâm Thiên là phường Dạ lạc.

Nhà hát cô đầu có phòng khiêu vũ đầu tiên là của Cô Đốc Sao (số nhà 96). Ai hát cô đầu, ai uống rượu có cô đầu phục vụ, ai thích nhảy đầm sang phòng riêng có vũ nữ làm bạn nhảy. Váy áo của các cô do sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương chưa có việc làm thiết kế. Khách khiêu vũ mời ai thì sẽ "boa" cho vũ nữ ấy khi hết điệu. Ban đầu chỉ có khách Pháp và một số ít người Việt biết môn nghệ thuật này. Do mới mẻ nên phòng nhảy không có nhạc sống. Người có công lớn nhất trong việc ra đời phòng khiêu vũ Cô Đốc Sao là nhà báo Hoàng Tích Chu, chủ của tờ Đông Tây và là người tình của Đốc Sao. Anh này học ở Pháp về, có tâm hồn lãng mạn "hơn cả những người hoạt động nghệ thuật thời đó cộng lại". Hoàng Tích Chu đã huấn luyện các cô đầu hiếu động trở thành vũ nữ.

Cô Đốc sinh năm 1890, quê ở Hưng Yên, Đốc có thân hình phốp pháp, da trắng, đôi mắt biết nói và đặc biệt khuôn mặt phồn thực. Một tờ báo thời đó mô tả "nhìn mặt Đốc Sao người ta không thể nghĩ những điều tốt đẹp hơn". Vì lấy bác sỹ người Hoa tên là Lầu Màn Sầu (Lưu Nam Sao) nên cô có tên là Đốc Sao. Trước khi mở khiêu vũ, Đốc Sao là chủ nhà hát cô đầu nổi tiếng nhất phố Khâm Thiên. Khách vào đây hầu hết là kẻ có chức sắc trong chính quyền hay đám có thế lực trong xã hội, kẻ có tiền vào đây để khỏi mang tiếng là không biết ăn biết chơi. Đốc Sao tuyển chọn các gái ở quê tuổi từ 16-17 có khuôn mặt xinh xẻo, vóc dáng đẹp rồi cho học tí ca, tí phách, dạy ít tiếng Pháp bồi, dạy tiếp khách và lấy lòng khách. Cô đầu nhà

Page 7: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 7

Đốc Sao đi ra ngoài có xe tay riêng, phần vì sợ các cô trốn, phần là làm sang.

Nhà hát cô đầu và khiêu vũ Cô Đốc Sao ra đời làm nổ ra bút chiến trong báo giới Hà thành. Một phe cho rằng khiêu vũ là đồi phong, bại tục, là công khai "dâm đứng". Có tờ còn nói thẳng "khiêu vũ làm cho dân ta quên đi mình đang là kiếp nô lệ". Phe cổ xúy lại biện minh, khiêu vũ là thiền ở dạng động, bởi khi khiêu vũ cũng giống như thiền, người ta không nghĩ đến bất cứ chuyện gì, chỉ có xoay, quay tay chân như lên đồng. Lại có tờ báo ngợi ca k hiêu vũ còn là một dạng luyện tập nhu quyền hấp dẫn hơn cả môn võ Vịnh Xuân hay Thái Cực, "vào những thời điểm tuyệt vời, khiêu vũ còn có thể đưa người ta vào những khoảnh khắc nhập đồng siêu thoát và như thấy mình gần hơn với thần tiên". Song dù biện minh hay lên án thì việc khiêu vũ ra đời là đòn giáng vào quan niệm "Nam nữ thụ thụ bất thân" của Nho giáo vốn dĩ cắm rễ hàng trăm, hàng nghìn năm trên đất An Nam thuở đó.

Trong bài viết "Le pérlil vénérien à Hà Nội" của Đốc lý Hà Nội Virgitti đăng trên tờ báo Pháp năm 1938, thì năm 1936 là năm bùng nổ và chỉ từ năm 1936 đến 1938, phố Khâm Thiên có 6 sàn nhảy gồm: Casino (hí trường), Etoile (Minh tinh), Féeric (Cảnh tiên), Déesse (Nữ thần), Pagode (Cảnh chùa) và Tanaka do m ột người Nhật làm chủ gần chùa Linh Ứng với khoảng hai chục gái nhảy. Đông nhất là Pagode và sàn này trang trí gần như cảnh chùa. Khâm Thiên có hai nhà chuyên dạy nhảy và nếu Hoàng Tích Chu dù sao cũng chỉ là người hướng dẫn thì người được "phong" là vũ sư đầu tiên là Đỗ Đình Khang; anh này từng du học ở Pháp, đam mê khiêu vũ và vừa lúc phòng nhảy Đốc Sao ra đời, Khang nhanh chóng mở lớp. Để thu hút học viên, Khang lấy tên rất Mỹ: Jean Dod K. Thời kỳ tạm chiếm (1946-1954), đầu phố Bà Triệu có tiệm khiêu vũ Liszt (nay là Công ty Du lịch Hà Nội). Sàn này có một vị khách đặc biệt, mỗi khi cô đến mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía cô vì không chỉ đẹp, cô nhảy rất lả lơi và "nóng bỏng". Song cô được chú ý bởi cô là người tình của vua Bảo Đại. Đó là Lý Lệ Hà. Lý Lệ Hà quen biết ông vua nổi tiếng ăn chơi này ở Sài Gòn rồi sống với với nhau một thời gian ở Hà Nội. Lý Lệ Hà từng sang Hồng Công chung sống với Bảo Đại khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã xóa bỏ chế độ quân chủ. Đến Liszt, Lý Lệ Hà thường nhảy với một thanh niên tên là Hạnh. Hạnh là thợ may có tiếng ở số 10 phố Hàng Bông, mê nhảy đến mức 30 tuổi vẫn không lấy vợ. Ông Nguyễn Bắc (Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội (từ 1954-1979), người hoạt động bí mật ở Hà Nội và là người chắp nối liên lạc giữa các trí thức với chiến khu là bạn của Hạnh kể, có lần đang nhảy điệu valse với Hà, có hai mật thám đến, ghé vào tai Hạnh bảo: "Tiên sư mày, muốn yên thân thì dừng ngay để bọn tao đưa cô lên hầu cụ (Bảo Đại)". Khi bộ đội vào tiếp quản Thủ đô, Hạnh bảo Nguyễn Bắc: "Chắc là Hà Nội không còn sàn nhảy và cô đầu nên tôi phải đi". Và năm sau, Hạnh xuống Hải Phòng di cư vào Nam. Năm 1952, ban ngày Thủy Tạ là quán bar nhưng tối trở thành nơi khiêu vũ. Nếu các t iệm khác đa phần là ban nhạc người Philippines hay người Nga trắng thì chơi nhạc tại Thủy Tạ là ban nhạc Lúa Vàng, có khi là nhóm của Hoàng Trọng. Trong một đêm các vũ điệu đang sôi động thì có vụ nổ xảy ra làm bị thương một lính Pháp. Người ta chỉ biết gây ra vụ nổ là em bé bán thuốc lá, thuốc nổ và kíp nhồi vào điếu thuốc Craven.

Trừ các tiệm ở Khâm Thiên có vũ nữ, còn lại những tiệm khác trong thành phố mở ra dành cho những người yêu bộ môn nghệ thuật này và hầu hết khách là người lịch lãm. Các điệu nhảy phổ biến trong giai đoạn đầu của khiêu vũ gồm: Valse (tiếng Anh là Waltz), Tango,

Page 8: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 8

Rumba và Chachacha...

Sau năm 1954, cũng như những nhà hát cô đầu, chủ các tiệm khiêu vũ phố Khâm Thiên và ở các phố khác tự đóng cửa. Một số vũ nữ Khâm Thiên trong đó có các cô nổi tiếng như: Xuyến, Lan, Hồng... theo tình nhân vào Nam, số khác về quê, một số tìm việc mới. Sau hơn 20 năm, Khâm Thiên trở lại yên ả, buổi tối không còn ánh đèn màu, không còn tiếng nhạc xập xình và không còn cảnh xe tay chầu chực đón khách.

Sau hiệp định Geneve năm 1954, đất nước bị chia cắt ra làm hai miền. Hơn một triệu người Bắc, đa số là thành phần thượng lưu giàu có di cư vào Nam, và khiêu vũ cũng theo chân những người này. Sài Gòn từ đó trở thành cái nôi của khiêu vũ salon Việt Nam. Miền Bắc thì đi vào cuộc kháng chiến cứu nước, năm 1958 lại thực hiện chiến dịch cải tạo tư bản, phong trào khiêu vũ từ đó lụi tàn.

Miền Nam sau năm 1955, từ khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên xây dựng nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, ông đã ra lệnh cấm các vũ trường hoạt động, người ta chỉ có thể sinh hoạt khiêu vũ lén lút tại nhà riêng. Những năm sau đó là những năm tương đối hòa bình, cho phép người dân có thể quên đi chiến tranh và có thể hưởng thụ cuộc sống, các vũ trường cũng được phép hoạt động trở lại. Nổi cộm trong thời gian này là vũ trường Kim Sơn với vụ “nữ hoàng vũ trường” Cẩm Nhung bị tạt acid vào ngày 18-7-1961, phá hủy toàn bộ gương mặt xinh đẹp của cô. Đây là một chấn động lớn trong giới ăn chơi Sài Gòn. Vì vụ này mà bà Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn Ngu Đình Nhu, chỉ đạo phải đóng cửa tất cả các vũ trường. Sài Gòn những ngày sau đó đìu hiu về đêm, khi mà hàng trăm vũ trường thường khi nhộn nhịp giờ phải đóng cửa im lìm. Không chỉ riêng các vũ trường, các nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn sau đó cũng chịu chung cảnh ế ẩm, khi mà phong trào ăn chơi của giới thượng lưu trở nên lắng xuống. Tháng 6 năm 1962, đạo luật Bảo Vệ Luân Lý ra đời. Theo luật này thì chọi gà, đánh bạc, mê tín dị đoan, đấu quyền Anh, ngừa thai, phá thai, mại dâm và cả khiêu vũ bị xếp chung một rọ là những hành vi làm bại hoại luân thường đạo lý. Việc cấm khiêu vũ đã gây nhiều chú ý vì luật không phân biệt người ngoại quốc hay người Việt và được báo chí Tây phương loan tải rộng rãi nên nó còn được giới bình dân gọi là "luật cấm nhảy đầm”. Không chỉ tiệm nhảy bị đóng cửa mà nhảy đầm ở nhà cũng là có tội. Và không chỉ có người Việt Nam nhảy đầm bị trừng trị, người nước ngoài đến Việt Nam nhảy đầm cũng bị phạt nốt. Bà Ngô Đình Nhu, tác giả của đạo luật Bảo Vệ Luân Lý, giải thích: “Người Á châu không quen thói dâm đãng giữa đàn ông và đàn bà, con trai và con gái…” và: “Người Mỹ đến Việt Nam là để giúp chúng tôi chứ không phải để nhảy đầm.”

Page 9: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 9

Sau năm 1963, khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đỗ, miền Nam đi vào giao đoạn rối ren. Trong thời kỳ này, phong trào nhạc trẻ và nhạc kích động bắt đầu xâm nhập mạnh. Thời gian 1963-1970 được xem là thực gian cực thịnh của khiêu vũ Sài Gòn. Trong thời gian này rất nhiều vũ trường mọc lên. Ngoài giới thượng lưu, thương gia và sĩ quan, miền Nam lúc này lại có thêm gần nửa triệu quân đội viễn chinh Mỹ, sinh hoạt tại các bar và vũ trường về đêm tại Sài Gòn lại càng thêm cực kỳ nhộn nhịp.

Nhảy twist năm 1963 tại Sài Gòn Thời đó không có các trung tâm dạy khiêu vũ như bây giờ, dân giàu có muốn học khiêu vũ thường tìm đến các lớp tại gia của một vũ sư có tiếng nào đó để học. Họ đi học khiêu vũ chưa chắc đã thấy được cái đẹp cái hay của khiêu vũ, chỉ cốt biết nhảy để có điều kiện hòa mình vào giới ăn chơi thượng lưu. Một vũ sư lão thành cho biết: thời đó làm vũ sư rất giàu, chỉ cần dạy kèm tại tư gia một vài năm là có thể dư của để sắm xe hơi mua nhà lầu. Khiêu vũ trong giai đoạn này được phát triển tự phát, so với khiêu vũ thời kỳ trước 1954 thì cũng đã thay đổi rất nhiều. Một vài phong cách cũng đã thay đổi để phù hợp với văn hóa phong tục Việt Nam và nhiều bước mới được các vũ sư Sài Gòn sáng tác thêm vào.

Page 10: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 10

Thời kỳ này các nhạc công những sàn nhảy thường sử dụng các bài hát Việt Nam hoặc những bài nhạc ngoại nổi tiếng có lời Việt làm nhạc khiêu vũ. Các vũ trường thường chơi theo nhạc tour để tiện cho ban nhạc và người nhảy, tức là chơi các vũ điệu theo thứ tự như sau:

1. Pasodoble, 2. Rumba, 3. Cha cha cha, 4. Slow, 5. Bebop, 6. Tango, 7. Boston, 8. Valse

Bản Pasodoble thường được làm bài mở màn vì tiết tấu vui tươi của nó, nh ảy xong 3 điệu Pasodoble, Rumba, Cha cha cha thì không khí vũ trường lắng xuống, nhạc Slow nổi lên, các án h đèn màu tắt dần đi. Vũ trường lúc này mờ tối dành riêng cho những những cặp tình nhân dìu nhau. Sau vũ điệu tình yêu này, nhũng ánh đèn màu lại bật sáng và người ta lại tưng bừng trong các vũ điệu Bebop, Tango, Boston, Valse để kết thúc một tour. Sau tour này là thời gian giải lao ngắn và sau đó vào một tour khác.

Giải Rumba Sài Gòn năm 1965

Page 11: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 11

Sau năm 1975, miền Nam đi vào thời kỳ Quân quản, trải qua giao đoạn đánh tư bản và cải tạo công thương nghiệp. Thời kỳ này khiêu vũ bị cấm đoán, được xem là một thứ “văn hóa đồi trụy và phản động”.

Nhảy đầm là mất văn minh, Là phản tổ quốc, là khinh ông bà.

Sau ngày thống nhất, người nhảy đầm bị đeo bảng, dẫn đi bêu riếu khắp phố phường

Xem bài thơ Nhảy lậu được đăng trên báo Công Nhân Giải Phóng số 275 ngày 5-6-1981 để thấy quan điểm của chính quyền bài bác khiêu vũ vào thời kỳ này.

Page 12: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 12

Page 13: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 13

Dù trong nước bị cấm đoán trong thời gian này nhưng khiêu vũ Sài Gòn lại phát triển ở một nơi xa xôi khác. Khi người Việt Nam di tản qua Mỹ cũng đã mang theo Khiêu vũ Sài Gòn, họ thường sinh hoạt với nhau trong các cộng đồng người Việt ở California. Vẫn có các lớp dạy Khiêu vũ Sài Gòn ở những nơi này.

Trong nước, sau năm 1981, có xuất hiện một vài hoạt động khiêu vũ trên sân khấu trong các hoạt động tuyên truyền của phong trào thanh niên cộng sản. Lúc này họ tránh dùng từ “khiêu vũ” mà dùng từ “múa đôi” một cách thiếu hiểu biết. Từ năm 1983 phong trào khiêu vũ bắt đầu sống lại, mục đích chính là xây dựng phong trào thanh niên. Cung Văn Hóa Lao Động TP HCM cũng bắt đầu có lớp Khiêu Vũ Sài Gòn đầu tiên dưới sự hướng dẫn của một vài vũ sư trước 1975. Thời gian này cũng có một số vũ công các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sang thăm và giảng dạy. Khiêu vũ Sài Gòn bùng phát trở lại từ đó.

Năm 1983 phong trào Khiêu vũ Sài Gòn cũng phát triển ra Hà Nội, nó quay về lại cội nguồn nơi nó đã sinh ra. Một số vũ sư trong Nam ra Bắc mở lớp dạy Khiêu vũ Sài Gòn, một số vũ sư Hà Thành ngày xưa còn sót lại cũng có dạy bộ môn này.

Hãy xem bài viết về phong trào khiêu vũ Hà Nội sau ngày thống nhất:

Khi phong trào khiêu vũ sống lại ở Hà Nội vào năm 1983, bà Hậu nói: "Tôi rất vui và lục va li lấy những chiếc váy của một thời, chúng vẫn còn tốt nguyên. Dù có tuổi nhưng tôi trở thành tâm điểm của sự chú ý ở sàn 23 phố Quang Trung. Còn ông Hiếu trở thành vũ sư, dù từ chối nhiều nơi mời nhưng một ngày ông dạy tới 3 lớp với hàng trăm học viên. Người ta thích học ông Hiếu không chỉ vì ông nhảy đẹp, biết thị phạm mà còn rất tận tình. Không những thế ông còn dạy cho học viên biết ứng xử lịch lãm trên sàn, biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Người muốn học quá đông trong khi câu lạc bộ 23 Quang Trung lại quá chật nên người ta mở thêm lớp ở Nhà văn hóa thành phố (88 phố Hàng Buồm), nơi này cũng là sàn nhảy đông đúc trong suốt một thời gian. Tiếp đó hàng loạt các sàn nhảy ra đời như: Nhà khách Trung ương Đoàn (15 phố Hồ Xuân Hương), Chí Linh (nằm trong Sở Thương mại), Thư viện Quốc gia (phố Tràng Thi)... Năm 1988, một người đã bỏ ra 300 c ây vàng xây dựng sàn nhảy Place dành cho tầng lớp giàu có ở Nhà văn hóa quận Hoàn Kiếm (42 phố Nhà Chung). Sàn được thiết kế hiện đại, chơi nhạc sống là ban nhạc Sông Hồng trong đó có Huy "móm" ( sau này lấy ca sĩ Thu Phương), Phương "mù". Quầy bar của Place bán những thứ hồi đó còn rất hiếm như: Coca Cola, bia lon nhập, thuốc lá 555, Dunhill... Buổi tối, chỗ gửi xe rất ít xe đạp và nếu có là xe Peugeot, Mifa còn lại là xe máy Peugeot, CD 50, CD 90 hay các loại xe Honda Cup. Vé vào cửa là 50.000 đồng ( giá vàng thời điểm này là 200.000 đồng/chỉ). Tuy nhiên công việc kinh doanh không được suôn sẻ. Place đóng cửa năm 1995, sau đó một chủ khác thuê

Page 14: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 14

mở lại vào năm 2000, nhưng một năm sau thì đóng cửa.

Khiêu vũ Hà Nội có sự thay đổi khi lớp trẻ thích những điệu nhảy mạnh mẽ hơn và không bó hẹp trong các điệu valse, tango, chachacha, rumba... và Queen Bee (cạnh Seaprodex, phố Láng Hạ) ra đời vào năm 1996 đã đáp ứng nhu cầu này. Đây là sàn nhảy disco vì thế chỉ có thanh niên, không có trung niên và người cao tuổi. Âm nhạc sôi động đã đưa hàng trăm thanh niên vào ma trận, họ ngoáy, lắc như để giải thoát bức bối bản thân. Cũng ở đây bắt đầu xuất hiện vũ nữ mà gọi một cách dân dã, không miệt thị là gái nhảy, khách phải trả 50 USD/giờ nếu nói chuyện hay nhảy cùng. Tất nhiên gái nhảy không được hưởng cả mà phải chia chác với người quản lý gọi là "má mì". Chuyện khó tin nhưng có thật là nhiều người cho vợ, cho người yêu làm gái nhảy. Mô hình này được nhân ra ở Khách sạn Royal (phố Hàng Tre), Khách sạn Hà Nội (Giảng Võ) và ở phố Nguyễn Du. Từng xảy ra chuyện dân anh chị cấm gái nhảy không được "làm ăn" ở Khách sạn Hà Nội, nếu cố tình sẽ bị "xử lý" và cuối cùng chủ sàn Khách sạn Hà Nội phải thương lượng mới ổn thỏa. Khách sạn Hà Nội vốn có nhiều khách nước ngoài, nghệ sĩ violon kiêm ca sĩ có giọng hát thuộc hàng độc Tô Lịch chuyên chơi nhạc ở đây lúc còn sống kể rằng, nhiều gái nhảy năn nỉ anh dạy cho bài hát bằng tiếng Trung để hát cho khách nghe khi rượu đã phê phê.

Năm 1999, vũ trường New Century khai trương ở 10 phố Tràng Thi với quy mô lớn hơn nhiều so với Royal, Queen Bee nhưng chỉ có một cửa ra vào duy nhất. Đầu tư vũ trường này là doanh nghiệp nhưng người ta chỉ biết chủ của nó tên là Nguyễn Đại Dương, người được dư luận mô tả: "Có xe Hummer gần như đầu tiên ở Hà Nội, sau này là chủ chiếc MayBach trị giá triệu đô cho khỏi đụng hàng". New Century không chơi nhạc sống mà sử dụng DJ. Ngay từ khi mở ra, nó đã hút đủ các loại khách. Khán phòng hàng trăm người uốn éo chuyển động theo tiếng nhạc chói tai và tuyệt nhiên không có nhạc Việt Nam. Rượu, bia như suối, đám bảo vệ soi mói, các cô gái nhảy mặt trắng lốp đưa mắt tìm khách. Cứ như thế cho đến ngày 28-4- 2007 vũ trường này bị công an đột kích vì không chỉ chuyện sử dụng ma túy. Cũng thời gian này có Apocalypse ở phố Hòa Mã, vừa là bar vừa nhảy, khách chủ yếu là Tây ba lô và số ít sinh viên đang học tiếng Anh. Apocalypse có Tây ba lô lén lút bán cần sa cho khách.

Khoảng một hai năm trước 1990 lại xuất hiện một làn gió mới, một số vũ công đến từ các nước Xã hội chủ nghĩa đã mang đến Việt Nam một dạng khiêu vũ quốc tế còn gọi là International style, mà dân ta thích gọi là dancesport. Ở Hà Nội thì có các du học sinh đã từng học khiêu vũ quốc tế từ các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Bungary.. khi trở về Hà Nội cũng đã phổ biến bộ môn này, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng phong trào khiêu vũ quốc tế của Việt Nam. Hãy xem một bài viết trên một forum dancesport:

Page 15: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 15

Có thể nói rằng, khiêu vũ theo xu hướng chuẩn quốc tế ở Việt nam, hay cụ thể hơn là Hà Nội, được anh Dương Trọng Minh giới thiệu đầu tiên ở Cung Văn Hoá Việt Xô. Khi còn ở Tiệp Khắc, anh Trọng Minh cũng đã tham gia nhiều cuộc thi và từng đoạt một số giải tại các nước Đông Âu. Trở về Việt Nam, anh Trọng Minh đã đưa khiêu vũ vào giới thiệu, dạy ở Cung Văn Hoá Việt Xô, lớp học viên đâu tiên có tên của Nguyễn Dũng, Quang Hải, Lưu Minh... cùng một số vũ sư tới nay vẫn tiếp tục theo nghề hoặc đã giã từ khiêu vũ. Ngoài ra Trọng Minh cũng tham gia dạy cho một vài nơi ở Sài Gòn. Năm 1991, trong cuộc thi khiêu vũ của Hà Nội, có nhiều đôi nhảy đã tham gia, kể cả những đôi do Trọng Minh đã hướng dẫn trong Sài Gòn. Năm đó, đôi Hải - Thu hiện đang giảng dạy trên Cung Văn Hoá đoạt giải ba. (manhcuong)

Ở Sài Gòn cũng có một vài vũ công học ở nước ngoài trở về giảng dạy, thí dụ cô Trường An đã theo học Latin ở Đài Bắc từ nhỏ. Một số người có tiền của thì bỏ công ra nước ngoài học tập. Cũng có rất nhiều người sinh ra từ cái nôi khiêu vũ Sài Gòn cũng đã chuyển hẳn sang học tập, thi đấu và giảng dạy khiêu vũ quốc tế.

Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, việc quảng bá khiêu vũ quốc tế lại có chiều hướng lệch lạc khiến một số thanh niên mới lớn có đánh giá thấp về khiêu vũ Sài Gòn. Một số người tập tểnh học khiêu vũ quốc tế chỉ vài năm (gọi là tập tểnh vì chỉ một vài năm đối với khiêu vũ thi đấu quốc tế là quá ngắn, nó đòi học phải luyện tập chuyên nghiệp một thời gian dài) quay ra khinh miệt khiêu vũ Sài Gòn.

Hãy xem một đoạn của nick có tên vodanh trong cộng đồng của một forum dancesport nói về khiêu vũ Sài Gòn:

Theo ý kiến riêng thì Sài Gòn Style ban đầu là một kiểu khiêu vũ trong thời kỳ mới du nh ập vào Việt Nam và người ta đã đơn giản hóa để dễ học dễ chơi, phù hợp với đại chúng Việt Nam nhưng dần dà nó c óp nhặt mọi thứ một cách tùy tiện, không theo một hệ thống quy chiếu kỹ thuật và nghệ thuật nào cả và càng ngày càng trở thành một thứ món xúp hổ lốn được chế tạo bởi những đầu bếp không có tay nghề. Vì thế con đường phát triển của nó là một cái ngõ cụt. (vodanh)

Page 16: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 16

Một lý do khác nữa là ngày trước các học viên thường tìm đến các vũ sư để học khiêu vũ thì ngày nay ngược lại, các thầy phải đi tìm học viên để kiếm sống. Hầu hết những người dạy khiêu vũ quốc tế, thường chưa qua trường lớp sư phạm chính quy hay có bằng cấp nào của ISTD, nhân cơ hội phong trào khiêu vũ đang lên, cũng đứng ra mở lớp dạy. Và để thu hút học viên, họ vô tình hay cố ý, có đánh giá thấp khiêu vũ Sài Gòn, bộ môn có người theo học khiêu vũ đông nhất. Dù vậy việc phát triển khiêu vũ quốc tế cho đến nay vẫn còn ở mức độ hội nhập. Các vận động viên Việt Nam chưa thực sự gặt hái được một thành tích đáng kể nào trong các giải amateur thi đấu Khu vực, Châu Lục hay Quốc tế, trừ một số giải amateur mở rộng các nước khác trong Khu vực hay Châu Lục mang tính phong trào thường niên. Hai điểm yếu lớn nhất là ta trong đấu trường này là chưa có sự đầu tư đúng cho bộ môn và người Việt Nam ta có vóc dáng tương đối thấp bé hơn các quốc gia khác.

Khiêu vũ Sài Gòn tuy vẫn phát triển nhưng cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi khiêu vũ quốc tế, disco hay các điệu khiêu vũ giao tiếp quốc tế khác. Vũ điệu Twist dần dần được giới trẻ thay thế bằng các điệu nhảy disco, có những vũ trường cắt bớt ngày chơi nhạc tour để chơi toàn nhạc disco phục vụ giới trẻ. Những năm 2000 trở đi, một số vũ trường ở Sài Gòn xen thêm điệu Samba vào nhạc tour và gần đây là Bachata

Ngày nay, Khiêu vũ Sài Gòn không còn dành riêng cho lớp thượng lưu như xưa nữa, nó trở thành một loại văn hóa bình dân đại chúng. Khiêu vũ Sài Gòn được xem như một thứ văn hóa không thể thiếu trong các buổi hội hè, từ tuổi thanh niên cho đến tuổi hưu. Nó còn xem như một phương tiện để giảm stress sau một ngày làm việc mệt nhọc, được xem như một liệu pháp vật lý để chữa các chứng bệnh của người già.

Hãy xem một bài viết về khiêu vũ Sài Gòn trong thời kỳ hiện nay đăng trên báo Sài Gon Giải Phóng ngày 06/07/2008.

6 giờ sáng hàng ngày trừ Chủ nhật, tại Công viên Lê Thị Riêng, quận 10, CLB khiêu vũ dưỡng sinh ngoài trời Nhân Hòa với hơn 80 hội viên là các cô bác từ U50 đến U90 sinh hoạt nhộn nhịp. Ông Trần Thanh Sơn, 73 tuổi, chủ nhiệm CLB cho biết: “Thành lập từ năm 2005, đây là nơi để những người bạn già có dịp giao lưu, chia sẻ tâm tình về cuộc sống, gia đình và rèn luyện sức khỏe. Với nhiều chị em phụ nữ, khiêu vũ góp phần giúp lấy lại thể hình gọn gàng, săn chắc. Đặc biệt, có nhiều hội viên bị tai biến, tiểu đường, huyết áp… sau khi tập khiêu vũ vài năm đã có dấu rất hiệu khả quan về sức khỏe, tinh thần”.

Page 17: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 17

Học khiêu vũ Sài Gòn tại Sài Gòn

Trong khi đó, vào giờ học từ sáng đến chiều, tối ở các lớp dạy khiêu vũ của NVH Phụ nữ, Cung Văn hóa Lao động, NVH Thanh niên, TTVH quận huyện, cũng như các suất khiêu vũ ở vũ trường Sao Đêm, Hòa Bình, Bến Thành, Hướng Dương, Hoa Phượng… tiếng nhạc rộn ràng của vũ điệu tango, valse, rumba, cha cha cha, bebop… như mời gọi những đôi chân mê nhảy.

Phong trào khiêu vũ lan rộng thu hút hàng ngàn người tham gia. Tại các công viên Đầm Sen, Gia Định, Lê Văn Tám, Lê Thị Riêng, Tao Đàn… cả thanh niên và người lớn tuổi thích khiêu vũ đều say những bước nhảy theo điệu nhạc.

Không chỉ thế, tại nhiều CLB hát với nhau như quán cà phê Sành Điệu (đường Cách Mạng Tháng Tám), Sóng Biển (Nguyễn Thông)… cũng thiết kế sàn nhảy trước sân khấu để phục vụ khách khiêu vũ.

Tính thử, trung bình hàng tháng các lớp khiêu vũ ở Cung Văn hóa Lao động đón khoảng 3.000 người, NVH Thanh niên có hơn 400 bạn trẻ tham gia và NVH Phụ nữ thu hút hơn 500 học viên... Số lượng đông người tham gia có thể khẳng định khiêu vũ luôn được yêu thích, song mối quan tâm của người tham gia sinh hoạt khiêu vũ hiện nay là nhìn vào bất cứ lớp học khiêu vũ nào cũng thấy hầu hết là nữ. Ngay cả lượng khách đến chơi ở các vũ trường đa số

Page 18: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 18

cũng là chị em.

Trong giới khiêu vũ, chuyện thiếu “kép” nam hiện là vấn đề… nan giải. Vì thế, nên “nghề dìu” khiêu vũ từ các vũ trường đến lớp học rất được chuộng. Làm nghề này không cần bằng cấp, hồ sơ lý lịch, chỉ cần biết khiêu vũ và khiêu vũ càng điệu nghệ càng tốt. Tuy nhiên, không có nghề nào sướng cả.

Thực tế có nhiều vũ trường không trả lương hoặc trả lương rất ít cho “kép”, chỉ 10.000 đồng/suất 3 giờ với nhiều quy định khắt khe. Thậm chí, có nơi không trả lương, nhưng “kép” nghỉ nhiều sẽ bị phạt tiền hoặc cho nghỉ luôn. Để sống được với nghề phải nhờ tiền “bo” của khách, vậy nên nhiều “kép” phải khéo móc nối thêm các show riêng với khách, mỗi show kiếm khoảng 100.000 – 200.000 đồng/suất 3 giờ, bình quân thu nhập hàng tháng khoảng 4 - 5 triệu đồng.

Tuy nhiên, cũng không thiếu trường hợp, “kép” trở thành trai “bao” của các bà sồn sồn nhiều tiền. Có bà nuôi hẳn một anh kép đẹp trai, nhảy giỏi để “a lô” là có ngay. Còn sau chuyện khiêu vũ là gì nữa thì không ai nói ra…

Và ở Hà Nội hiện nay cũng đua nhau học khiêu vũ. Xem bài viết đăng trên báo Tiền Phong 13/05/2011.

Phong trào học nhảy trong giới trẻ ở các thành phố lớn đã bắt đầu từ cách đây 6-7 năm, nhưng chưa bao giờ rầm rộ như hiện nay.

Page 19: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 19

Bạn trẻ mê nhảy

Từ 18h mỗi ngày, tại các công viên, khu vui chơi, CLB ở các thành phố lớn lại đông nghẹt bạn trẻ đến học nhảy. Tại nhiều trường ĐH, CĐ, nhảy là môn học giáo dục thể chất của sinh viên. Lướt qua các trang mạng xã hội, giới trẻ rủ nhau thành lập hàng trăm câu lạc bộ (CLB) khiêu vũ, điểm qua đã có gần chục ngàn thành viên để cùng nhau học nhảy qua mạng internet hoặc offline. Họ chia sẻ kinh nghiệm học nhảy nhanh, đẹp, rồi rỉ tai nhau những trung tâm dạy nhảy chất lượng để cùng đến học.

Anh Trần Hoàng Hải, giáo viên dạy nhảy tại cơ sở 100 Hoàng Quốc Việt, cho biết: “Học viên đủ lứa tuổi, nhưng đông nhất là thanh niên. Mình đang dạy cho hơn 100 người, tiến tới phải mở thêm lớp buổi trưa mới đáp ứng đủ nhu cầu”.

Theo anh Hải, bạn trẻ chỉ mất 15 ngày đã bắt đầu biết nhảy, nhưng để thuần thục còn phụ thuộc vào năng khiếu, đam mê tập luyện của mỗi người. Học phí một tháng chỉ từ 100.000 đến 250.000 đồng, phù hợp với khả năng tài chính của hầu hết bạn trẻ.

Chị Minh Ảnh, vũ sư dạy nhảy có thâm niên 15 năm tại phố Hoàng Cầu (Hà Nội), khẳng định nhảy giúp bạn trẻ luôn cảm thấy thư thái, vóc dáng khỏe mạnh, săn chắc, ngăn ngừa nhiều bệnh, giúp hạn chế nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch.

Trương Văn Hiến, 26 tuổi, nhân viên kinh doanh ở đường Lê Văn Lương, Hà Nội, đi học nhảy do yêu cầu công việc. Hiến đã học 2 khóa, nhảy thuần thục 6 điệu. “Biết nhảy giúp mình quan hệ tốt hơn, đặc biệt với đối tác nữ, công việc từ đó cũng thuận lợi hơn”, Hiến nói. Nguyễn Mai Anh, Cty hóa chất VT, học nhảy vào mỗi buổi trưa trong suốt 2 năm qua. Mai Anh miệt mài học nhảy để giúp xả stress trong công việc, giúp giảm căn bệnh đau vai, đau

Page 20: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 20

hông.

Nguyễn Trung Dũng (Đại học Ngoại thương Hà Nội) trước kia vốn nhút nhát, ít nói nhưng từ khi đến với lớp nhảy đã trở nên hòa đồng, cởi mở hơn và có thêm nhiều bạn bè.

Một bài viết khác:

Và hiện nay

Theo thống kê khu vực nội thành Hà Nội hiện có khoảng 20 sàn nhảy. Chủ sàn phần lớn là những người từng đi nhảy đầu tư và họ nhằm vào đối tượng khách rõ ràng. Sàn Lý Nam Đế, Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Hôm, Cung Văn hóa Hữu nghị... chủ yếu là chơi các điệu cổ điển để thu hút người trung niên và cao tuổi. Sàn Lương Định Của chuyên disco để thu hút thanh niên.

Không chỉ mở buổi tối, rất nhiều sàn mở cả sáng và chiều. Khách chủ yếu là nguời độ tuổi hưu lên sàn nhảy cho vui và khỏe người. Nhiều sàn không bán vé vào cửa, thay vào đó họ tính tăng tiền nước, không uống cũng phải mua. Trước tình trạng nữ nhiều hơn nam, một số sàn thuê thanh niên biết khiêu vũ làm "trai nhảy" để dìu các bà, các cô. Mỗi lần dìu, "trai nhảy" được các bà các cô "bo" tùy tâm nhưng ít nhất là 20.000 đồng. Có bà chỉ chọn một thanh niên rồi sắm sanh quần áo tử tế và trả lương tháng. Và câu chuyện "phi công trẻ lái máy bay bà già" từ đây mà ra. Vũ sư bây giờ không còn có những người như ông Hiếu, phần lớn là người học khóa trước dạy khóa sau.

Khiêu vũ bây giờ khác xa ngày xưa, sàn nhảy không còn là riêng của những người tầng lớp khá giả hay những người thích các hoạt động văn hóa một thời. Khiêu vũ trở thành thứ văn hóa bình dân đến mức trước khi ra chợ cóc mua rau, không ít các bà, các cô tranh thủ tạt vào sàn nhảy vài điệu cho dẻo chân. Lại có người đến sàn cốt để khoe bộ đầm mới hay tìm kiếm thứ gì đó họ đang thiếu. Người lên đồng trên sàn ngày càng ít. Song nói gì thì nói khiêu vũ thời nay là cách xả streess khá tốt khi mà cuộc sống ngày càng gấp gáp, mưu sinh mệt mỏi hơn.

Page 21: Trong các nh - minhha.vnminhha.vn/forum/uploadfiles/KVSG.pdf · chỉ là nơi làm việc mà còn là địa điểm diễn ra vũ hội vào những ngày cuối tuần cho đám

docco Trang 21

Có lẻ cái thứ khiêu vũ đơn giản Sài Gòn như đã gắn sâu vào các phong trào văn hóa của người Việt Nam. Cái thứ khiêu vũ đơn giản không có chuẩn mực, không cần phục trang, chơi ở đâu cũng được lại được phổ biến từ nơi này đến nơi khác, từ thế kỷ này đến thế kỷ kia.

Có lẻ chừng nào mà người Việt ta còn thích chơi khiêu vũ để làm quen, để giải sầu, để tâm sự, để giao tế, chừng nào người Việt ta còn muốn hòa mình vào âm nhạc trong các buổi liên hoan, party, karaoke bằng các bước nhảy đơn giản nhưng sáng tạo của riêng mình thì sẽ còn có khiêu vũ Sài Gòn, cái thứ khiêu vũ Salon đơn giản của Việt Nam.

Docco 2012

Bài viết có tham khảo Điệu Rumba trên dòng Cửu Long của Jason Gib và một số tư liệu khác.

Tranh bìa: Họa sĩ Ngô Hồng Lĩnh