58
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HOÀNG ĐÔNG TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP Ở THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 62 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ - 2017

TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ HOÀNG ĐÔNG

TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG

VÀ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC

PHÙ HỢP Ở THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 62 62 01 10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2017

Page 2: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

2

Công trình hoàn thành tại: Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. TRẦN ĐĂNG HÒA

2. TS. NGUYỄN ĐÌNH THI

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại:

Vào hồi ......, ngày ....... tháng ...... năm 201.....

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện quốc gia Việt Nam;

Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế.

Page 3: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng nhất nuôi sống con người, khoảng 3/4 dân số

thế giới và 3 tỷ người ở Châu Á sống chủ yếu dựa vào lúa gạo. Trung bình mỗi năm lượng

khách hàng tiêu thụ lúa gạo trên thế giới tăng thêm 50 triệu người, theo dự báo năm 2025 nhu

cầu lúa gạo sẽ tăng 40% so với năm 2005 (Khush, 2006).

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động trực tiếp đến sản xuất lúa gạo

và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Cùng với những hiện tượng xâm nhập

mặn, hạn hán, lũ lụt thì dịch hại cũng là trở ngại lớn cho quá trình sản xuất lúa trên thế giới nói

chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong các loài dịch hại trên lúa, rầy được xem là đối tượng

dịch hại nghiêm trọng hàng đầu ở các quốc gia trồng lúa châu Á (Sun và cs, 2005; Brar và cs,

2009; Catindig và cs, 2009). Rầy không chỉ gây hại trực tiếp mà còn là môi giới truyền nhiều

loại bệnh do virus gây ra trên cây lúa. Sự gây hại của rầy trên đồng ruộng có thể làm tổn thất

đến 60% năng suất lúa (Lang và cs, 2003).

Nhiều thập kỷ qua, để diệt rầy hại lúa biện pháp hóa học được xem là một biện pháp hữu

hiệu vì nó mang lại hiệu quả nhanh nên phù hợp với tâm lý của người dân. Tuy nhiên, sử dụng

thuốc hóa học liên tục trên đồng ruộng đã hình thành nên các chủng rầy kháng thuốc, dẫn đến

hiện tượng tái phát dịch hại (Kenmore, FAO, 2011), tiêu diệt nhiều kẻ thù tự nhiên và hủy hoại

sinh thái ruộng lúa (Sogawa, 2004). Ngoài ra, dư lượng thuốc hóa học còn tác động đến sức

khỏe con người và các loài sinh vật khác. Vì vậy, không thể xem biện pháp hóa học là tối ưu

mà cần có sự kết hợp hài hòa các biện pháp trong quản lý rầy hại lúa.

Quản lý tổng hợp rầy hại lúa là biện pháp tin cậy, hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát

triển nông nghiệp bền vững (Sun và cs, 2005; Gurr, 2009). Trong đó, sử dụng giống lúa kháng

rầy được xem là biện pháp chủ động và thân thiện với môi trường (Padmarathi và cs, 2007). Vì

vậy, nghiên cứu giống lúa kháng rầy nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu với những nhà

chọn giống không chỉ ở Việt Nam mà của nhiều quốc gia trồng lúa trên Thế giới. Thêm vào đó,

nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp cũng là

việc làm cần quan tâm để sản xuất các giống kháng rầy bền vững trên đồng ruộng.

Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) là sâu hại lúa quan trọng ở các vùng trồng lúa

trên cả nước. Ngoài gây hại trực tiếp là chích hút dịch làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển kém,

làm chậm quá trình đẻ nhánh, gây vàng lá, cây lúa còi cọc, RLT còn là môi giới truyền bệnh virus

lùn sọc đen (Hà Viết Cường và cs, 2010; Đào Nguyên, 2010; Trịnh Thạch Lam, 2011). Năm

2009, sự bùng phát RLT trên đồng ruộng kéo theo sự xuất hiện của bệnh lùn sọc đen phương

Nam hại lúa ở các tỉnh từ Bình Định đến Đồng bằng sông Hồng đã làm cho đối tượng này trở

nên nguy hiểm hơn. Trước thực trạng đó, thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy định phòng, trừ bệnh lùn sọc đen trên lúa đã ban hành và

xác định để phòng trừ bệnh lúa lùn sọc đen thì chủ yếu dựa vào việc quản lý môi giới truyền bệnh

là RLT hại lúa. Từ năm 2007 đến 2010, RLT đã trở thành dịch hại chiếm ưu thế trên đồng ruộng

và dần dần thay thế rầy nâu (Hà Viết Cường và cs, 2010).

Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 2010 - 2013, diện tích lúa nhiễm rầy có xu hướng tăng

dần và RLT ngày càng chiếm ưu thế trên đồng ruộng. Năm 2010, toàn tỉnh có 2.014 ha lúa

nhiễm rầy (RLT chiếm 37,5%); đến năm 2013, diện tích lúa nhiễm rầy là 14.699,8 ha, chiếm

53,7% diện tích trồng lúa của tỉnh và RLT chiếm đến 46%, đặc biệt có đến 3.051 ha nhiễm

nặng và 14 ha lúa bị mất trắng. Trong khi đó, các giống lúa gieo trồng phổ biến hiện nay tại

địa phương như Khang dân, Xi21, Xi23, IR38, HT1, TH5, BT7, HC4, HT6 đều bị nhiễm rầy

ở mức nhẹ đến trung bình, với mật độ rầy gây hại phổ biến từ 750 - 1.500 con/m2, cục bộ gây

hại với mật độ >10.000 con/m2 (Cái Văn Thám, 2014). Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu

Page 4: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

2

về giống lúa kháng RLT và các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy ở Thừa Thiên

Huế còn rất hạn chế.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tuyển chọn

giống lúa kháng rầy lưng trắng và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở Thừa

Thiên Huế.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu chung: Tuyển chọn giống lúa kháng RLT phù hợp với điều kiện sinh thái ở

Thừa Thiên Huế nhằm hạn chế phun thuốc trừ rầy trên đồng ruộng, đảm bảo sản xuất lúa

gạo an toàn, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững tại địa phương.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tuyển chọn được 1 - 2 giống lúa có khả năng kháng RLT có thời gian sinh trưởng ngắn, ít

nhiễm sâu bệnh hại khác, năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Thừa

Thiên Huế.

- Xác định được lượng giống gieo sạ thích hợp cho giống lúa kháng RLT được tuyển chọn;

- Xác định được tổ hợp phân bón hiệu quả cho giống lúa kháng RLT được tuyển chọn;

- Xây dựng được mô hình sản xuất lúa kháng RLT theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp tại

Thừa Thiên Huế.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Ýnghĩa khoa học

- Khẳng định vai trò của giống lúa kháng rầy trong quản lý tổng hợp rầy hại lúa;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu tuyển chọn giống lúa kháng RLT, cung

cấp nguồn vật liệu phục vụ công tác chọn giống lúa kháng RLT;

- Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật là cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện quy

trình sản xuất lúa kháng RLT tại Thừa Thiên Huế.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Giới thiệu và cung cấp các giống lúa kháng RLT để đa dạng hóa cơ cấu giống lúa trên đồng

ruộng cho một số vùng nhiễm rầy tại địa bàn Thừa Thiên Huế. Hạn chế thiệt hại do rầy gây ra,

giảm thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường;

- Bổ sung một số giải pháp kỹ thuật canh tác lúa theo hướng an toàn và thân thiện với môi

trường; phục vụ hoàn thiện quy trình quản lý rầy hại lúa theo hướng bền vững tại địa phương;

- Góp phần nâng cao nhận thức cho người nông dân trồng lúa tại Thừa Thiên Huế về quản lý

tổng hợp rầy hại lúa.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

1.4.2. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2013 - 2016;

1.4.3. Phạm vi về nội dung

- Đề tài tập trung nghiên cứu tập đoàn 30 giống lúa được thu thập từ các Công ty giống cây

trồng trên địa bàn miền Trung, Viện và Trung tâm nghiên cứu giống lúa nhằm tuyển chọn

được giống lúa kháng RLT có triển vọng cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến tính kháng RLT của các giống lúa

trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo và ngoài đồng ruộng; nghiên cứu các đặc điểm nông học,

khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của các giống lúa kháng RLT có triển

vọng phù hợp với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế;

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bao gồm lượng giống gieo sạ, tổ hợp phân bón cho

một số giống lúa kháng RLT được tuyển chọn, làm cơ sở xây dựng mô hình sản xuất giống

lúa kháng rầy theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp tại Thừa Thiên Huế.

- Các thí nghiệm trong phòng và nhà lưới được tiến hành tại Khoa Nông học, trường Đại học

Nông Lâm, Đại học Huế từ tháng 4/2013 - 5/2014. Các thí nghiệm trên đồng ruộng và mô hình

Page 5: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

3

được tiến hành tại phường Hương An và phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa

Thiên Huế từ vụ Hè Thu 2014 đến vụ Đông Xuân 2015 - 2016.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

(1) Tuyển chọn được 01 giống lúa kháng rầy lưng trắng là HP10;

(2) Xác định được lượng giống gieo sạ cho giống lúa HP10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 80 kg/ha;

(3) Xác định được tổ hợp phân bón cho giống lúa HP10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 80kg N +

80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 - 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Nghiên cứu giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu

1.1.2. Phân loại, phân bố và kí chủ của rầy lưng trắng

1.1.3. Triệu chứng gây hại và tác hại của rầy lưng trắng

1.1.4. Cơ chế kháng rầy của giống lúa

1.1.5. Nguyên nhân bùng phát của rầy lưng trắng hại lúa trên đồng ruộng

1.1.6. Những biện pháp hạn chế sự gây hại của rầy lưng trắng trên đồng ruộng

1.1.7. Nghiên cứu về giảm lượng giống và phân bón cho lúa

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Sự gây hại của rầy lưng trắng trên thế giới

1.2.2. Sự gây hại của rầy lưng trắng ở Việt Nam

1.2.3. Sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế và tình hình gây hại của rầy lưng trắng

1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 1.3.1. Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế giới và Việt Nam

1.3.2. Nghiên cứu và sử dụng giống lúa kháng rầy lưng trắng trên thế giới và ở Việt Nam

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Giống lúa: Đề tài sử dụng tập đoàn 30 giống lúa làm vật liệu nghiên cứu bao gồm: 29

giống lúa đang được trồng ở địa bàn các tỉnh miền Trung, thu thập từ các Công ty giống cây

trồng và Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng trên địa bàn miền Trung bao gồm AS996,

BM125, BT7, CH207, ĐT34, ĐV108, HP10, HT1, HT18, KD18, KR1, ML48, ML49, ML68,

NX30, OM5154, OM4900, OM7347, OM9915, PC6, Q.Nam1, Q.Nam2, Q.Nam6, Q5, QR2,

X21, Xi23, XT27, X33 giống chuẩn nhiễm rầy TN1 được nhập nội từ Viện nghiên cứu lúa

quốc tế (IRRI) làm đối chứng.

2.1.2. Quần thể rầy lưng trắng: Quần thể rầy lưng trắng sử dụng trong nghiên cứu này được

thu thập tại các vùng trồng lúa có nhiễm rầy ở phường Hương An và phường Hương Xuân,

thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.3. Phân bón

- Phân vô cơ: Sử dụng các loại phân hóa học đơn gồm: phân đạm Urê (hàm lượng N là 46%);

phân lân Văn Điển (hàm lượng P2O5 là 16%); phân Kali clorua/KCl (hàm lượng K2O là 60%)

và vôi bột.

- Phân hữu cơ: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Hương.

2.1.4. Đất thí nghiệm: Nghiên cứu được tiến hành trên đất phù sa trồng lúa có lịch sử nhiễm

rầy tại phường Hương Xuân và phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế

2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng theo hướng

quản lý cây trồng tổng hợp

Page 6: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

4

2.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất lúa kháng rầy lưng trắng theo hướng quản lý cây trồng tổng

hợp tại Thừa Thiên Huế

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập và nhân nuôi quần thể rầy lưng trắng: Thu thập RLT trên

ruộng lúa ở Thừa Thiên Huế. Đưa rầy về phòng thí nghiệm và nhân nuôi trên giống lúa TN1.

Gieo lúa vào trong khay nhựa (35cm x 20cm x 3cm), khi cây mạ được 10 - 15 ngày, cho khay

mạ vào lồng nuôi sâu (45cm x 30cm x 25cm), thả rầy thu thập được vào lồng nuôi sâu để nuôi

quần thể. Kiểm tra hằng ngày và thay thức ăn cho rầy khi khay mạ héo. Sử dụng rầy sau khi

nuôi liên tiếp 2 - 3 thế hệ để tiến hành thí nghiệm lây nhiễm.

2.3.2. Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm

2.3.2.1. Thanh lọc tính kháng rầy lưng trắng của tập đoàn giống trong phòng thí nghiệm

- Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 4 - tháng 10/2013 tại phòng thí nghiệm

côn trùng, bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Thí nghiệm gồm 30 công thức tương ứng với 30 giống lúa, được bố trí theo kiểu hoàn toàn

ngẫu nhiên (RCD), 3 lần nhắc lại với phương pháp hộp mạ và 10 lần nhắc lại với phương

pháp ống nghiệm.

- Tính kháng RLT của các giống lúa được đánh giá theo 2 phương pháp: Phương pháp ống

nghiệm (đánh giá riêng lẻ/không có sự lựa chọn thức ăn) theo Tanaka và Matsumura (2000)

và phương pháp hộp mạ (đánh giá chung cho tất cả các giống trong khay mạ/có sự lựa chọn

thức ăn) theo IRRI năm 1996. Sau 5 - 10 ngày lây nhiễm, quan sát thấy giống TN1 chết hoàn

toàn tiến hành đánh giá và ghi nhận kết quả. Mức độ kháng của các giống lúa được đánh giá

qua mức độ thiệt hại từ cấp 0 (cây khỏe) đến cấp 9 (cây chết) dựa trên bảng phân cấp hại theo

triệu chứng của cây mạ và mức độ kháng rầy của IRRI, 1996.

2.3.2.2. Đánh giá khả năng chống chịu rầy lưng trắng của các giống lúa trong nhà lưới - Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 12/2013 - tháng 5/2014 tại nhà lưới bộ

môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Thí nghiệm

gồm 11 công thức tương ứng với các giống lúa (KR1, PC6, ĐT34, BM125, XT27, OM7347,

OM4900, HP10, OM5154, HT1) và giống chuẩn nhiễm TN1 làm đối chứng. Thí nghiệm

trong chậu được bố trí theo kiểu RCD, 3 lần lặp lại. Sử dụng mạ 21 ngày tuổi, cấy 3 cây/khóm

và 1 khóm/chậu (kích thước chậu 30 x 30cm). Lây nhiễm RLT được tiến hành 20 ngày sau

cấy với 3 con/cây. Mỗi công thức đều có đối chứng là các chậu không lây nhiễm.

- Điều tra diễn biến mật độ RLT trên tất cả các giống lúa sau lây nhiễm 10 - 60 ngày sau lây

nhiễm, định kì 10 ngày/lần. Đánh giá ảnh hưởng của RLT đến năng suất và tỷ lệ giảm năng

suất, mức độ chống chịu rầy được đánh giá thông qua tỷ lệ giảm năng suất (Theo Panda và

Henrich (1983), các giống lúa có tỷ lệ giảm năng suất ≤ 40% đều là giống chống chịu rầy.

2.3.2.3. Khảo nghiệm cơ bản giống lúa kháng rầy lưng trắng trên đồng ruộng

- Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Đông Xuân 2014 - 2015 tại phường

Hương Xuân và phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm gồm

8 công thức tương ứng với 8 giống lúa (KR1, OM4900, OM7347, HP10, ĐT34, PC6) với hai

giống đối chứng là TN1 (giống chuẩn nhiễm rầy/đối chứng 1) để so sánh mức độ nhiễm rầy

của các giống lúa và HT1 (giống lúa chất lượng sử dụng phổ biến tại Thừa Thiên Huế/đối

chứng 2) để so sánh năng suất và chất lượng của các giống lúa. Bố trí theo kiểu RCB, 3 lần

lặp lại theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT.

- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT, QCVN

01-166:2014/BNNPTNT, SES năm 2002, TCVN 8373: 2010.

2.3.2.4. Nghiên cứu xác định lượng giống gieo sạ thích hợp cho giống lúa kháng rầy lưng

trắng

Page 7: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

5

- Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015 tại phường

Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm gồm 2 giống lúa (HP10

và ĐT34) và 5 lượng giống gieo sạ khác nhau M1: 60 kg/ha, M2: 80 kg/ha; M3: 100 kg/ha

(Đ/c); M4: 120 kg/ha; M5: 140 kg/ha. Bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCB, 3 lần nhắc lại

theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT.

- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT, QCVN

01-166:2014/BNNPTNT, SES năm 2002.

2.3.2.5. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón hiệu quả cho giống lúa kháng rầy lưng trắng

- Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015 tại phường

Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm gồm 2 giống lúa (HP10 và

ĐT34) và 6 tổ hợp phân bón khác nhau P0 (Đ/c 1 không bón phân), P1 (Đ/c 2 Quy trình khuyến

cáo gồm 120N, 60 P2O5, 60 K2O, 1tấn HCVS, 500 kg vôi), P2 (100N, 60 P2O5, 60 K2O, 2tấn

HCVS, 500 kg vôi), P3 (100N, 80 P2O5, 60 K2O, 2tấn HCVS, 500 kg vôi), P4 (120N, 80 P2O5,

80 K2O, 1tấn HCVS, 500 kg vôi), P5 (80N, 80 P2O5, 80 K2O, 2tấn HCVS, 500 kg vôi). Thí

nghiệm được bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCB, 3 lần nhắc lại theo QCVN 01-

55:2011/BNNPTNT.

- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT, QCVN

01-166:2014/BNNPTNT, SES năm 2002.

Tất cả các thí nghiệm không phun thuốc trừ sâu và trừ rầy trong suốt vụ, chỉ sử dụng

thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Sofit 300EC phun thời điểm 01 ngày sau sạ và phun Tilt-super

300EC để phòng bệnh lem lép hạt giai đoạn trước lúa trỗ 5 - 7 ngày.

2.3.2.6. Phương pháp xây dựng mô hình sản xuất giống lúa kháng rầy lưng trắng

- Mô hình được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại phường Hương Xuân và

phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mô hình sản xuất 03 giống lúa

gồm 02 giống kháng RLT là HP10, ĐT34 và giống đối chứng HT1. Quy mô mô hình là 01

ha/giống. Người dân địa phương tham gia sản xuất mô hình giống đối chứng HT1.

- Quy trình kỹ thuật áp dụng trong mô hình: Giống lúa HP10 và ĐT34 áp dụng theo quy trình

từ kết quả nghiên cứu của đề tài. Trong đó, giống HP10 sạ 80 kg/ha, bón phân bón 80kg N +

80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi giống lúa ĐT34 sạ 100kg/ha và bón phân

100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg, mô hình có sử dụng chế phẩm Nấm

xanh trừ sâu cuốn lá nhỏ. Giống đối chứng HT1 sạ 100kg/ha và áp dụng quy trình canh tác của

địa phương.

2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Xử lý trung bình, t-Test và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel 2010;

- So sánh sai khác theo phân tích ANOVA bằng phần mềm Statistix 10.0.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Thanh lọc tính kháng rầy lưng trắng của tập đoàn giống lúa nghiên cứu trong

phòng thí nghiệm

Tiến hành đánh giá mức độ kháng của tập đoàn 30 giống lúa với quần thể RLT ở Thừa

Thiên Huế sau 10 ngày lây nhiễm chúng tôi ghi nhận được kết quả ở Bảng 3.1.

Kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy các giống lúa trong nghiên cứu này biểu hiện ở mức độ

kháng đến nhiễm vừa đối với quần thể RLT ở Thừa Thiên Huế. Trong đó, có 12 giống bao

gồm HP10, XT27, OM4900, OM7347, OM5451, BM125, KR1, OM9915, ĐT34, PC6, KD18,

CH207 là những giống có biểu hiện kháng đến kháng vừa để tiếp tục nghiên cứu trong nhà lưới.

Page 8: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

6

Bảng 3.1. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy lưng

trắng ở Thừa Thiên Huế

STT Giống lúa Phương pháp ống nghiệm Phương pháp hộp mạ

Cấp hại (TB ± SE) MĐK Cấp hại (TB ± SE) MĐK

1 AS996 4,67 ± 0,10 NV 3,67 ± 0,28 KV

2 BM125 3,00 ± 0,05 K 2,40 ± 0,24 K

3 BT7 6,20 ± 0,18 N 5,13 ± 0,30 NV

4 CH207 3,53 ± 0,18 KV 3,07 ± 0,22 K

5 ĐT34 3,73 ± 0,24 KV 2,60 ± 0,22 K

6 ĐV108 3,60 ± 0,20 KV 3,20 ± 0,23 KV

7 HP10 2,53 ± 0,19 K 2,00 ± 0,29 K

8 HT1 4, 73 ± 0,11 NV 5,00 ± 0,21 NV

9 HT18 3,47 ± 0,20 KV 3,20 ± 0,31 KV

10 KD18 3,80 ± 0,18 KV 2,73 ± 0,18 K

11 KR1 2,80 ± 0,07 K 2,40 ± 0,30 K

12 ML48 3,73 ± 0,17 KV 3,40 ± 0,30 KV

13 ML49 4,60 ± 0,16 NV 3,60 ± 0,28 KV

14 ML68 4,40 ± 0,20 KV 3,53 ± 0,23 KV

15 NX30 4,20 ± 0,28 KV 4,00 ± 0,29 KV

16 OM5154 2,80 ± 0,24 K 2,33 ± 0,46 K

17 OM4900 2,63 ± 0,13 K 2,13 ± 0,24 K

18 OM7347 3,07± 0,12 K 2,20 ± 0,30 K

19 OM9915 3,33 ± 0,10 KV 2,47 ± 0,10 K

20 PC6 2,20 ± 0,18 K 2,60 ± 0,18 K

21 Q.Nam1 5,53 ± 0,34 NV 3,87 ± 0,33 KV

22 Q.Nam2 5,00 ± 0,29 NV 4,07 ± 0,35 KV

23 Q.Nam6 4,73 ± 0,23 NV 3,87 ± 0,33 KV

24 Q5 3,80 ± 0,18 KV 3,80 ± 0,40 KV

25 QR2 4,13 ± 0,24 KV 3,60 ± 0,19 KV

26 X21 4,00 ± 0,21 KV 3,73 ± 0,40 KV

27 Xi23 4,20 ± 0,27 KV 3,33 ± 0,24 KV

28 XT27 2,53 ± 0,17 K 2,13 ± 0,33 K

29 X33 3,80 ± 0,27 KV 3,40 ± 0,35 KV

30 TN1 (Đ/c) 9,00 ± 0,00 NN 9,00 ± 0,00 NN

Ghi chú: MĐK = Mức độ kháng; TB = Trung bình; SE = Sai số chuẩn; K = Kháng; KV

= Kháng vừa; N = Nhiễm; NV = Nhiễm vừa; NN = Nhiễm nặng.

3.1.2. Khả năng chống chịu rầy lưng trắng của các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm nhân

tạo ở nhà lưới

3.1.2.1. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa thí nghiệm sau lây nhiễm

Kết quả theo dõi mật độ RLT trên các giống lúa sau lây nhiễm 10, 20, 30, 40, 50 và 60

ngày được thể hiện ở Bảng 3.2. Kết quả cho thấy: Mật độ RLT trên các giống lúa biến động

Page 9: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

7

theo chiều hướng tăng dần trong thời gian từ 10 đến 50 ngày sau lây nhiễm. Phần lớn các

giống lúa đều có cao điểm mật độ RLT ở giai đoạn 40 - 50 ngày sau lây nhiễm vì đây là giai

đoạn lúa làm đòng - trỗ của các giống nên thức ăn thích hợp cho RLT. Sau đó, mật độ RLT

trên các giống lúa giảm dần ở giai đoạn 60 ngày sau lây nhiễm là do về cuối giai đoạn sinh

trưởng của giống, cây lúa đã già (lúa giai đoạn chín sữa - chín hoàn toàn), lá vàng đi, cây cứng

hơn nên thức ăn không phù hợp cho RLT. Trong các giống lúa nghiên cứu thì đối chứng TN1

là giống có mật độ RLT cao nhất qua các kì điều tra. Các giống HT1, XT27 và BM125 có

mật độ RLT cao hơn các giống còn lại. Các giống HP10, ĐT34, KR1, OM4900, PC6,

OM7347, OM5154 là những giống kháng RLT có mật độ RLT thấp hơn các giống trên ở các

kì điều tra.

Bảng 3.2. Mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa sau lây nhiễm ở nhà lưới

Đơn vị tính: Con/dảnh

Giống lúa Ngày sau lây nhiễm

10 20 30 40 50 60

KR1 2,2c 1,4cde 2,9e 3,9e 2,1e 1,5fg

PC6 1,9cd 1,9cd 3,7be 5,2cde 3,0e 2,1ef

ĐT34 1,9cd 1,5cde 3,6de 4,4de 2,0e 1,4fg

BM125 2,3c 1,8cd 4,7cd 6,1cd 6,2cd 3,7cd

XT27 2,1cd 2,0c 5,6c 6,7c 6,9c 4,3bc

OM7347 2,3c 2,0c 5,0c 6,0cd 5,0d 2,7e

OM4900 2,1cd 1,7cde 4,7cd 4,9cde 3,0e 1,6fg

HP10 1,4d 1,1e 3,5e 4,4de 1,9e 0,7g

OM5451 1,9cd 1,3de 5,2c 6,0cd 4,9d 2,8de

HT1 3,4b 3,1b 7,5b 8,8b 9,5b 5,2b

TN1 (Đ/c) 4,8a 3,9a 12,2a 11,7a 20,7a 10,3a

Ghi chú: Đ/c: Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý

nghĩa theo phân tích ANOVA.

3.1.2.2. Ảnh hưởng của rầy lưng trắng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, hình

thái và năng suất của các giống lúa thí nghiệm

Nghiên cứu ảnh hưởng của RLT đến các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo

ở nhà lưới chúng tôi ghi nhận được kết quả ở Bảng 3.3 và Bảng 3.4.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và hình thái của các giống lúa trong điều

kiện lây nhiễm rầy lưng trắng ở nhà lưới

Giống lúa

Chiều cao cây

cuối cùng (cm)

Tham số

thống kê

Chiều dài bông

(cm)

Tham số

thống kê

Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm t P

Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm t P

KR1 94,2a 91,6a 2,11 0,10 22,5a 20,6a 2,62 0,06

PC6 107,0a 102,6a 2,58 0,06 20,0b 15,3a 4,57 0,01

ĐT34 110,0a 107,6a 2,47 0,07 20,6a 20,6a 0,04 0,97

BM125 105,8a 104,1a 2,51 0,07 20,4a 19,8a 1,38 0,24

XT27 108,7a 105,3a 1,04 0,36 20,8b 17,6a 5,65 0,005

Page 10: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

8

OM7347 103,7a 99,8a 2,22 0,09 21,3a 18,9a 2,65 0,06

OM4900 104,1a 100,7a 1,34 0,25 21,3a 18,6a 2,85 0,05

HP10 103,6a 101,4a 1,40 0,23 21,9a 21,3a 1,16 0,31

OM5451 105,7b 101,4a 3,19 0,03 21,5a 18,4a 2,27 0,09

HT1 103,6b 101,5a 3,30 0,03 20,5a 18,1a 2,78 0,05

TN1 (Đ/c) 89,8f 85,5f 2,77 0,03 21,1abc 18,3cd 1,45 0,23

Ghi chú: Các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau trên cùng một hàng chỉ sự sai khác có

ý nghĩa bằng so sánh t-Test.

Chiều cao cây cuối cùng: Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy trong điều kiện lây nhiễm rầy

nhân tạo, chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa dao động từ 94,2 - 107,5cm tương ứng

với giống KR1 và ĐT34.

Chiều dài bông: Bảng 3.3 cho thấy chiều dài bông của các giống lúa ở điều kiện lây nhiễm

RLT dao động từ 17,03cm (giống PC6) đến 21,31cm (giống HP10), thấp hơn nhiều so với chiều

dài bông ở điều kiện không lây nhiễm RLT là 19,96cm (giống PC6) đến 22,50cm (giống KR1).

Số bông/chậu: Kết quả Bảng 3.4cho thấy ở điều kiện không lây nhiễm RLT, số

bông/chậu của các giống lúa dao động từ 9,7 - 12,7 bông, trong đó giống BM125 có số bông

thấp nhất và cao nhất là giống OM4900 và đối chứng TN1.

Bảng 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm rầy

lưng trắng ở nhà lưới

Giống

lúa

Số bông/chậu

(bông)

Hạt chắc/bông

(hạt)

Khối lượng

1000 hạt (gam)

Năng suất

(gam/chậu) Tỷ lệ

giảm

NS

(%) Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm

Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm

Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm

Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm

KR1 11,3abc 10,0ab 93,1bc 81,8ab 22,20de 21,77ab 23,88bcd 17,69ab 22,88c

PC6 11,0abc 8,3cd 81,8c 68,1bc 21,91ef 20,73b 19,54d 11,75cd 39,39bc

ĐT34 11,3abc 9,3bc 90,9bc 79,3abc 22,64c 21,57ab 23,53bcd 15,57bc 33,25bc

BM125 9,7c 8,3cd 90,7bc 61,0c 22,30d 20,87b 19,30d 10,44d 43,35bc

XT27 12,3ab 10,0ab 96,6bc 65,9bc 21,85f 21,40b 26,40abc 14,11bcd 45,88bc

OM7347 11,7ab 10,7a 96,1bc 67,0bc 21,80f 20,83b 24,36bcd 15,16bc 36,21bc

OM4900 12,7a 9,7ab 101,3ab 87,8a 22,21de 21,17b 29,10ab 18,34ab 35,16bc

HP10 11,3abc 10,0ab 117,2a 94,1a 23,47a 22,50a 31,02a 20,67a 33,09bc

OM5451 10,7bc 9,7ab 94,5bc 68,9bc 21,70f 20,60b 22,05cd 14,09bcd 37,07bc

HT1 11,0abc 8,0d 88,8bc 67,2bc 23,02b 21,40b 22,64cd 11,31cd 48,70b

TN1(Đ/c) 12,7a 4,7e 77,7c 29,3d 21,82f 11,89c 21,55cd 2,19e 89,44a

Ghi chú: NS = Năng suất; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có

ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Số hạt chắc/bông: Từ số liệu ở Bảng 3.4 cho thấy số hạt chắc/bông của các giống lúa ở

điều kiện lây nhiễm RLT biến thiên từ 29,3 - 94,1 hạt tương ứng với giống đối chứng TN1 và

HP10, trong khi đó ở điều kiện không lây nhiễm thì số hạt chắc/bông dao động từ 77,7 - 117,2

hạt cũng thấp nhất ở giống đối chứng TN1 và cao nhất trên giống HP10.

Khối lượng 1000 hạt: Với kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.4 cho thấy ở điều kiện không

lây nhiễm khối lượng 1000 hạt của các giống lúa dao động từ 21,70 - 23,47g, tương ứng với

Page 11: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

9

giống OM5154 và giống HP10; ở điều kiện lây nhiễm RLT khối lượng 1000 hạt của các giống

lúa dao động từ 11,89 - 22,50g tương ứng với giống đối chứng TN1 và HP10.

Năng suất và tỷ lệ giảm năng suất: Kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy năng suất của các giống

lúa ở công thức không lây nhiễm RLT đều cao hơn nhiều so với công thức có lây nhiễm rầy.

Tỷ lệ giảm năng suất của các giống thí nghiệm dao động từ 22,48 - 48,70% tương ứng với giống

KR1 và HT1. Với tỷ lệ giảm năng suất < 37%, các giống lúa KR1, PC6, ĐT34, OM7347,

OM4900 và HP10 cho thấy có khả năng chống chịu tốt với RLT.

Như vậy, với các số liệu ở Bảng 3.2, Bảng 3.3 và Bảng 3.4 cho thấy rằng các giống lúa

KR1, PC6, ĐT34, OM7347, OM4900 và HP10 có khả năng chống chịu tốt với RLT ở Thừa

Thiên Huế thể hiện ở mật độ RLT sau lây nhiễm thấp hơn, năng suất cao hơn và tỷ lệ giảm năng

suất ít hơn so với các giống còn lại trong nghiên cứu (BM125, XT27, OM5451, HT1 và đối

chứng TN1).

3.1.3. Khảo nghiệm cơ bản các giống lúa kháng rầy lưng trắng trên đồng ruộng ở Thừa Thiên

Huế

3.1.3.1. Đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm ở các điểm nghiên cứu

Bảng 3.5. Một số đặc điểm sinh trưởng và hình thái của các giống lúa ở các điểm nghiên

cứu

Giống lúa

Vụ Hè Thu 2014 Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Tổng

TGST

(ngày)

Chiều cao

cây cuối

cùng (cm)

Chiều

dài bông

(cm)

Tổng

TGST

(ngày)

Chiều cao

cây cuối

cùng (cm)

Chiều

dài bông

(cm)

Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1 98 87,0d 21,8c 112 89,2c 23,1d

OM4900 107 95,5b 21,8c 123 101,1b 23,7cd

OM7347 108 94,0b 22,8bc 123 101,6b 24,7bc

HP10 107 95,4b 23,2bc 121 99,6b 24,8bc

ĐT34 108 100,7a 26,3a 126 108,1a 27,5a

PC6 99 90,6c 22,7bc 118 92,7c 24,4cd

TN1 (Đ/c 1) 107 82,5e 19,0d 125 85,1d 19,1e

HT1 (Đ/c 2) 106 92,7bc 24,1b 122 102,1b 25,9b

Thí nghiệm tại Hương An

KR1 96 85,7d 21,4d 112 87,2de 22,1d

OM4900 105 94,1bc 22,0cd 121 92,2cd 22,8cd

OM7347 108 91,0c 22,6bcd 121 98,5ab 24,0bc

HP10 105 95,7ab 23,1bc 120 96,9bc 23,7c

ĐT34 106 98,6a 25,9a 121 104,1a 26,8a

PC6 98 91,3c 22,5bcd 115 91,1cd 23,7c

TN1 (Đ/c 1) 107 82,4e 18,3e 122 81,5e 18,3e

HT1 (Đ/c 2) 105 92,5c 23,8b 122 100,5ab 25,1b

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TGST = Thời gian sinh trưởng; Các chữ cái khác nhau trong

cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Thời gian sinh trưởng: Kết quả về tổng TGST của các giống lúa thể hiện trong Bảng 3.5

cho thấy: Tại Thừa Thiên Huế, các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu thuộc nhóm giống ngắn

ngày (KR1 và PC6) và nhóm giống trung ngày (OM7347, OM4900, HP10; ĐT34, TN1 và đối

chứng HT1).

Page 12: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

10

Chiều cao cây cuối cùng: Các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu này thuộc nhóm giống

bán lùn có chiều cao cây < 110cm (Bảng 3.5).

Chiều dài bông: Chiều dài bông giữa các giống lúa biến động theo thời vụ gieo sạ và địa

điểm thí nghiệm. Ở Hương Xuân, các giống lúa có chiều dài bông biến động từ 19 - 27,5cm.

Tại Hương An, chiều dài bông của các giống lúa dao động từ 18,3 - 26,8cm.

Khả năng đẻ nhánh: Tại Hương Xuân, số nhánh tối đa của các giống lúa dao động từ 19,7

- 31,1 nhánh/khóm tương ứng với giống HT1 và TN1, số nhánh hữu hiệu dao động từ 13,5 -

20,9 nhánh/khóm tương ứng với giống TN1 và HP10, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa

dao động từ 58,73 - 74,30%. Tại Hương An, số nhánh tối đa của các giống lúa dao động từ 20,5

- 27,5 nhánh/khóm tương ứng với giống HT1 và TN1, số nhánh hữu hiệu dao động từ 13,9 -

17,6 nhánh/khóm tương ứng với giống TN1 và HP10, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa

dao động từ 56,70- 75,87% (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa ở các điểm nghiên cứu

Giống lúa

Vụ Hè thu 2014 Vụ Đông xuân 2014 - 2015

Số nhánh

tối đa

(nhánh/khóm)

Số NHH

(nhánh/khóm)

Tỷ lệ

NHH

(%)

Số nhánh

tối đa

(nhánh/khóm)

Số NHH

(nhánh/khóm)

Tỷ lệ

NHH(%)

Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1 23,7b 15,9ab 67,30a 25,4b 18,9ab 74,30ab

OM4900 22,5bc 16,5a 73,63a 24,7bc 18,9ab 76,53ab

OM7347 20,4c 14,8abc 72,87a 22,5c 18,0b 79,73a

HP10 22,6bc 16,5a 73,00a 27,0b 20,9a 77,33ab

ĐT34 20,6c 14,1bc 68,70a 26,7b 19,6ab 73,4ab

PC6 22,3bc 15,1abc 67,70a 25,0bc 18,1b 72,40b

TN1 (Đ/c 1) 27,9a 16,4a 58,73b 31,1a 19,9ab 64,03c

HT1 (Đ/c 2) 19,7c 13,5c 68,53a 27,0b 20,3ab 75,10ab

Thí nghiệm tại Hương An

KR1 23,1ab 16,9a 73,07a 24,1ab 17,6a 73,20a

OM4900 20,9cd 15,5ab 74,27a 22,9bc 17,1ab 75,10a

OM7347 20,5d 15,1ab 73,43a 19,8c 15,0b 75,83a

HP10 22,3bcd 16,7a 74,87a 22,9bc 17,4a 75,87a

ĐT34 21,6bcd 15,4ab 71,13a 22,7bc 16,6ab 72,93a

PC6 20,5d 14,4b 70,30a 22,5bc 16,3ab 72,47a

TN1 (Đ/c 1) 24,8a 13,9b 56,10b 27,5a 16,3ab 59,07b

HT1 (Đ/c 2) 22,7bc 15,9ab 70,23a 24,5ab 17,4a 71,07a

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NHH = Nhánh hữu hiệu; Các chữ cái khác nhau trong cùng một

cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

3.1.3.2. Mật độ rầy lưng trắng và mức độ nhiễm sâu, bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm

Kết quả theo dõi mật độ RLT trên các giống lúa thí nghiệm được chúng tôi ghi nhận trong

Bảng 3.7 cho thấy: Mật độ RLT trên các giống lúa khác nhau là khác nhau, thời vụ gieo sạ và

địa điểm nghiên cứu cũng có ảnh hưởng đến diễn biến RLT trên các giống lúa. Ở Hương Xuân,

RLT xuất hiện muộn hơn (giai đoạn đẻ nhánh) so với ở Hương An (giai đoạn mạ). Mật độ RLT

trên các giống lúa đều thấp hơn so với đối chứng TN1.

Từ kết quả điều tra về mật độ RLT trên các giống lúa tại cao điểm gây hại (giai đoạn lúa

làm đòng - trỗ) trong Bảng 3.7, dựa theo Quy chuẩn 01-166:2014/BNN&PTNT, chúng tôi

Page 13: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

11

phân chia các giống lúa nghiên cứu thành 2 nhóm có phản ứng khác nhau với RLT ở Thừa

Thiên Huế trên đồng ruộng như sau:

(1) Nhóm giống nhiễm nặng đối với RLT chỉ có giống đối chứng TN1 với mật độ RLT

tương ứng là 2.028 - 2.185 con/m2 (tại Hương Xuân) và 2.952 - 3.488 con/m2 (tại Hương An);

(2) Nhóm giống không nhiễm RLT bao gồm các giống có mật độ RLT dưới 750 con/m2

là tất cả các giống nghiên cứu (KR1, OM7347, OM4900, HP10, PC6, ĐT34) và cả giống đối

chứng HT1.

Bảng 3.7. Mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa ở các điểm nghiên cứu

Đơn vị tính: Con/m2

Giống lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Vụ Hè Thu 2014 Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Mạ Đẻ

nhánh

Làm

đòng Trỗ Chín Mạ

Đẻ

nhánh

Làm

đòng Trỗ Chín

Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1 0,0 79,3c 236,0c 361,0d 35,0b 0,0 133,3f 321,7d 151,6d 0,0

OM4900 0,0 121,3c 298,7c 413,7d 60,0b 0,0 201,6cde 379,2cd 158,3d 13,3cd

OM7347 0,0 142,7bc 319,3c 434,7cd 60,0b 0,0 218,3cd 395,8cd 153,3d 27,5bcd

HP10 0,0 86,0c 263,3c 348,7d 48,33b 0,0 141,6ef 295,8d 133,3d 13,3cd

ĐT34 0,0 98,3c 248,3c 386,7d 76,67b 0,0 159,2def 345,8d 188,3d 32,5bc

PC6 0,0 156,0bc 347,0c 522,7c 96,6b 0,0 233,3c 472,5c 216,7c 0,0

TN1 (Đ/c 1) 0,0 578,3a 1640,0a 2185,0a 411,6a 0,0 901,7a 2028,3a 823,3a 136,6a

HT1 (Đ/c 2) 0,0 214,7b 552,0b 701,7b 113,3b 0,0 238,3b 630,8b 293,3b 45,0b

Thí nghiệm tại Hương An

KR1 13,0b 45,3b 186,7c 144,0c 40,0e 7,6d 48,7b 113,7cd 100,0d 6,7b

OM4900 0,0 48,0b 138,7c 133,3c 53,3de 14,0cd 69,3b 157,7cd 150,7d 19,3b

OM7347 0,0 117,3b 234,7c 224,0c 128,3bc 15,0cd 91,0b 140,3cd 152,0d 20,0b

HP10 0,0 82,7b 197,3c 122,7c 60,0de 8,0d 57,0b 104,3d 126,0d 22,7b

ĐT34 0,0 144,0b 288,0bc 256,0bc 100,0cd 10,7cd 62,7b 136,0cd 115,3d 26,7b

PC6 0,0 157,3b 250,7c 240,0bc 138,3bc 20,0bc 75,3b 313,3c 300,0c 35,3b

TN1 (Đ/c 1) 90,0a 606,7a 3488,0a 1621,0a 350,0a 28,7ab 171,7a 2952,0a 2371,0a 325,0a

HT1 (Đ/c 2) 0,0 178,7b 620,7c 384,0b 176,7b 37,3a 100,0b 621,7b 606,7b 73,3b

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác

có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Số liệu ở Bảng 3.8 cho thấy trên các giống lúa có xuất hiện 7 đối tượng sâu bệnh hại chủ

yếu là bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân.

Nhìn chung, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống lúa là khác nhau ở các địa điểm thí

nghiệm và thời vụ khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở Hương Xuân, các giống lúa bị

nhiễm sâu, bệnh hại nặng hơn so với ở Hương An.

Page 14: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

12

Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính trên các giống lúa ở các điểm nghiên cứu

Đơn vị tính: Điểm

Giống lúa

Vụ Hè Thu 2014 Vụ Đông Xuân 2014 – 2015

Bệnh

bạc lá

Bệnh

đốm

nâu

Bệnh

Khô

vằn

Sâu

cuốn lá

nhỏ

Sâu

đục

thân

Bệnh

Đạo ôn

cổ bông

Bệnh

Khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Sâu

cuốn lá

nhỏ

Sâu

đục

thân

Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1 3 3 1 1 0 1 3 1 1 0

OM4900 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1

OM7347 3 3 1 3 0 3 1 1 1 1

HP10 0 3 0 3 0 3 3 3 1 1

ĐT34 1 3 3 0 1 1 1 1 1 1

PC6 3 1 1 1 1 1 1 1 3 1

TN1 (Đ/c 1) 3 3 3 1 1 3 1 1 3 1

HT1 (Đ/c 2) 3 5 3 3 1 1 3 3 1 1

Thí nghiệm tại Hương An

KR1 1 1 0 1 0 0 0 3 1 0

OM4900 1 3 1 1 1 1 1 3 3 1

OM7347 1 5 1 3 1 3 1 3 3 1

HP10 1 3 1 3 1 1 1 3 3 0

ĐT34 1 1 0 1 3 1 0 1 1 1

PC6 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1

TN1 (Đ/c 1) 3 1 1 1 3 3 1 1 1 3

HT1 (Đ/c 2) 1 5 1 1 3 1 1 3 1 1

Ghi chú: Kết quả đánh giá tại thời điểm các đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh gây hại nặng nhất

3.1.3.3. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm ở các điểm nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa nghiên

được chúng tôi ghi nhận ở Bảng 3.9a và Bảng 3.9b.

Từ kết quả ghi nhận trong Bảng 3.9a và Bảng 3.9b cho thấy NSTT các giống lúa khác

nhau theo từng thời vụ và địa điểm nghiên cứu khác nhau. Hai giống HP10 và ĐT34 cho

NSTT cao nhất và cao hơn so với đối chứng HT1. Vụ Hè thu 2014, năng suất của giống ĐT34

đạt 4,95 tấn/ha (ở Hương An) và 5,01 tấn/ha (ở Hương Xuân); giống lúa HP10 cho NSTT dao

động từ 4,80 (ở Hương An) đến 4,81 tấn/ha (ở Hương Xuân). Vụ Đông Xuân 2014 - 2015,

NSTT của giống ĐT34 đạt 5,50 - 5,96 tấn/ha và NSTT của giống HP10 đạt 5,66 - 5,97 tấn/ha,

cao hơn nhiều so với NSTT của giống đối chứng HT1 (4,28 - 5,44 tấn/ha ở Hương Xuân và

4,35 - 4,80 tấn/ha ở Hương An).

Page 15: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

13

Bảng 3.9a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở Hương Xuân

Giống lúa Số bông/m2

(bông)

Số hạt chắc/bông

(hạt)

P1000 hạt

(gam)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Vụ Hè thu 2014

KR1 321,3bc 92,7d 23,27d 6,95cd 4,84ab

OM4900 315,3bc 116,1b 24,77bc 9,11bc 4,71abc

OM7347 310,0c 116,3b 23,87cd 8,56bc 4,56abc

HP10 321,3bc 133,3bc 26,23a 9,53b 4,81ab

ĐT34 349,7ab 147,9a 25,37ab 13,15a 5,01a

PC6 309,7c 135,3ab 21,13e 8,83bc 4,37bc

TN1 (Đ/c 1) 376,0a 66,4e 19,40f 4,86d 2,92d

HT1 (Đ/c 2) 336,0bc 79,6de 23,40d 6,24d 4,28c

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

KR1 417,7a 92,8cd 24,31d 9,43bcd 5,57a

OM4900 412,0ab 125,1abc 25,10b 12,90ab 5,74a

OM7347 375,7bc 103,8bc 23,01d 8,96cd 5,64a

HP10 406,3ab 108,8bc 26,13a 11,54abc 5,97a

ĐT34 341,3c 135,5ab 25,50b 11,76abc 5,96a

PC6 389,3ab 150,6a 23,17d 13,70a 5,61a

TN1 403,0ab 66,7d 22,09e 5,94d 3,83b

HT1 338,7c 108,5bc 23,47d 8,67cd 5,44a

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = Năng suất lý thuyết; NSTT = Năng suất thực thu; Các chữ

cái khác

Bảng 3.9b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở Hương An

Giống lúa Số bông/m2

(bông)

Số hạt

hắc/bông (hạt)

P1000 hạt

(gam)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Vụ Hè thu 2014

KR1 317,3ab 94,7cd 23,31b 6,99bc 4,87a

OM4900 317,0ab 111,3abc 23,95b 8,74b 4,70a

OM7347 310,7b 105,7bc 23,67b 7,81bc 4,52a

HP10 324,3ab 103,7c 25,25a 8,82b 4,80a

ĐT34 340,0a 127,3a 24,19a 10,98a 4,95a

PC6 305,0b 123,3ab 21,08c 7,94bc 4,32a

TN1 (Đ/c 1) 340,3a 56,7d 19,02d 3,73d 2,72b

HT1 (Đ/c 2) 330,7ab 95,7c 23,30b 7,39bc 4,35a

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

KR1 376,0a 94,7c 23,98c 8,64cd 5,15ab

OM4900 373,7a 127,8ab 24,61b 11,73ab 5,43a

OM7347 338,0bc 104,0bc 22,66e 7,97d 5,34a

HP10 362,3a 115,7bc 25,74a 10,78abc 5,66a

ĐT34 329,3c 144,8a 25,04b 11,92ab 5,50a

PC6 358,3ab 154,6a 22,79de 12,72a 5,15ab

TN1 358,3ab 61,2d 20,83f 4,57e 3,31c

HT1 323,0c 127,8ab 23,22d 9,58bcd 4,80b

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = năng suất lý thuyết; NSTT = năng suất thực thu; Các chữ

cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Page 16: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

14

3.1.3.4. Chất lượng của các giống lúa thí nghiệm

Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy: Các giống lúa nghiên cứu đều có tỷ lệ gạo xay dao động

từ 70,00 - 78,00% tương đương với giống đối chứng HT1 (75,33%); Tỷ lệ gạo xát đạt từ 66,67

- 75,33%. Tỷ lệ gạo nguyên của các giống lúa biến động từ 48,67 - 70,67%.; ít bạc bụng (điểm

1 - 5); Hàm lượng protein cao dao động từ 8,19 - 9,59%; Hàm lượng amylose thấp từ 13,71

- 19,02 % và Chất lượng cơm từ trung bình đến khá. Đặc biệt, giống lúa HP10 có chất lượng

ngon tương đương đối chứng HT1.

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa nghiên cứu

Chỉ tiêu chất lượng Giống lúa

KR1 OM4900 OM7347 HP10 ĐT34 PC6 HT1 (Đ/c)

Chất lượng xay chà

Tỷ lệ gạo xay (%) 78,00 72,00 70,00 76,00 74,00 74,67 75,33

Tỷ lệ gạo xát (%) 74,67 69,33 66,67 75,33 70,00 71,33 72,67

Tỷ lệ gạo nguyên (%) 69,00 60,00 59,00 68,00 48,67 52,67 70,67

Chất lượng thương phẩm

Dài hạt (mm) 7,43 6,81 6,46 6,99 6,28 6,18 6,31

Rộng hạt (mm) 1,93 2,09 1,97 2,09 2,03 2,17 2,02

Tỷ lệ dài/rộng 3,8 3,3 3,3 3,4 3,1 2,9 3,1

Dạng hạt TD TD TD TD TD Thon TD

Độ bạc bụng (điểm) 1 1 5 1 5 1 5

Chất lượng dinh dưỡng

Hàm lượng Protein (%) 8,27 8,46 8,63 8,69 9,33 9,59 8,19

Chất lượng ăn uống

Hàm lượng Amylose (%) 14,98 17,21 17,50 16,02 13,61 14,89 17,07

Mùi thơm (điểm) 3,0 2,3 2,0 3,0 2,0 3,0 4,5

Độ trắng (điểm) 4,6 4,4 4,6 5,0 2,7 4,7 4,1

Độ dẻo (điểm) 3,5 3,0 2,7 4,2 4,3 3,2 5,0

Vị ngon (điểm) 4,4 3,4 2,8 4,4 3,2 4,6 4,6

Xếp loại chất lượng cơm (điểm) 15,5 13,1 12,1 16,6 12,2 15,5 18,2

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TD = Thon dài; Mẫu lúa phân tích được lấy từ thí nghiệm ở

Hương Xuân vụ Đông Xuân 2014 - 2015; Phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ

môn Di truyền - Giống cây trồng, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

3.2. NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG LÚA KHÁNG

RẦY LƯNG TRẮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

3.2.1. Nghiên cứu xác định lượng giống gieo thích hợp đối với giống lúa HP10 và ĐT34

3.2.1.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến đặc điểm nông học của giống lúa HP10 và ĐT34

Từ kết quả phân tích ở Bảng 3.11 có thể thấy rằng lượng giống gieo từ 60 - 140 kg/ha

có ảnh hưởng đến TGST, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh và chiều dài bông của giống lúa

HP10 và ĐT34. Trong đó, ở công thức 60 và 80 kg/ha có TGST ngắn hơn, chiều cao cây cuối

cùng cao hơn, số nhánh hữu hiệu nhiều hơn và bông lúa dài hơn so với các công thức 100,

120 và 140 kg/ha.

Page 17: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

15

Bảng 3.11. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và hình thái của giống lúa HP10 và

ĐT34 ở các lượng giống gieo khác nhau

Giống

lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

TGST

(ngày)

CCC

cuối

cùng

(cm)

Số NHH

(nhánh)

Chiều

dài bông

(cm)

TGST

(ngày)

CCC

cuối cùng

(cm)

Số NHH

(nhánh)

Chiều

dài bông

(cm)

HP10

60 105 93,2cd 3,0bcd 24,2cde 92 89,8cde 2,5ab 23,4bcd

80 110 90,5de 2,6abc 23,5def 95 87,5def 2,6a 22,6de

100 (Đ/c) 112 90,6de 2,3bcd 23,5ef 98 85,1f 2,1bc 22,5de

120 112 90,5de 2,0de 22,6f 98 86,4ef 1,9cd 21,8e

140 112 89,4e 1,8e 22,7f 98 84,7f 1,6d 21,8e

ĐT34

60 105 100,3a 2,7ab 26,0a 92 98,0a 2,3abc 24,8a

80 107 97,2b 2,3bcd 25,5ab 94 94,3b 1,9cd 24,0ab

100 (Đ/c) 110 94,6bc 2,3bcd 24,5cd 96 90,8cd 1,9cd 23,7bc

120 110 94,7bc 2,2cde 24,9bc 96 92,3bc 1,6d 23,6bc

140 110 93,9c 1,9e 23,4ef 96 90,1cd 1,7d 22,9cd

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TGST = thời gian sinh trưởng; CCC = chiều cao cây; NHH = nhánh

hữu hiệu. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân

tích ANOVA.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng và sâu bệnh

hại trên giống lúa HP10 và ĐT34

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo đến diễn biến RLT trên các giống

lúa HP10 và ĐT34 được chúng tôi trình bày ở Bảng 3.15. Kết quả cho thấy, mật độ RLT ở các

công thức lượng giống gieo khác nhau là khác nhau theo từng giống lúa và theo thời vụ. Rầy

lưng trắng xuất hiện sớm trên các giống lúa từ giai đoạn mạ, tích lũy quần thể và đạt cao điểm

mật độ ở giai đoạn lúa làm đòng - trỗ. Kết quả còn cho thấy, cả hai giống lúa HP10 và ĐT34

đều có mật độ RLT cao nhất ở công thức 140 kg/ha (Bảng 3.12).

Bảng 3.12. Mật độ rầy lưng trắng trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng giống gieo khác

nhau

Đơn vị tính: Con/m2

Giống lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Mạ Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

HP10

60 0,0d 7,0c 37,3b 25,0e 18,0a

80 0,3cd 8,0c 48,3ab 17,0e 20,7a

100 (Đ/c) 1,3bcd 9,0c 45,0ab 74,3b-e 25,3a

120 1,7bc 11,7bc 47,7ab 43,3de 38,7a

140 2,0b 15,0abc 64,0ab 102,7bcd 40,3a

ĐT34 60 0,0d 9,7c 55,7ab 60,7cde 19,0a

80 1,0bcd 12,0bc 49,7ab 103,3bcd 20,0a

Page 18: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

16

100 (Đ/c) 1,3bcd 18,0ab 85,3a 118,3bc 26,7a

120 2,3b 11,3bc 68,7ab 137,7ab 17,7a

140 4,3a 23,0a 71,0ab 200,0a 38,0a

Vụ Hè Thu 2015

HP10

60 3,0c 25,3cd 55,7ab 30,3f 19,0a

80 2,7c 19,3d 49,7ab 37,3f 20,0a

100 (Đ/c) 7,0bc 34,3bcd 85,3a 76,0ef 26,7a

120 4,0c 29,3cd 68,7ab 74,0ef 17,7a

140 11,3ab 72,3a 71,0ab 149,3de 38,0a

ĐT34

60 4,7c 27,7cd 37,3b 166,7de 18,0a

80 5,3c 30,7bcd 48,3ab 204,3cd 20,7a

100 (Đ/c) 4,0c 34,7bcd 45,0ab 301,3bc 25,3a

120 12,0a 49,0abc 47,7ab 312,7ab 38,7a

140 13,7a 55,7ab 64,0ab 414,3a 40,3a

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác

có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Kết quả về ảnh hưởng của lượng giống gieo đến mức độ nhiễm các đối tượng sâu, bệnh

hại chính của giống lúa HP10 và ĐT34 ở Bảng 3.13 cho thấy: Lượng giống gieo càng ít (mật

độ gieo sạ càng thưa) thì càng ít bị sâu, bệnh gây hại, Trong đó, ở các công thức 60, 80 và

100 kg/ha mức độ nhiễm các đối tượng đạo ôn cổ bông, khô vằn, đốm nâu, bạc lá, sâu CLN,

sâu đục thân không khác nhau và dao động từ điểm 0 - 1. Ở công thức 120 và 140 kg/ha, mức

độ nhiễm các đối tượng sâu, bệnh hại trên của cả hai giống đều cao hơn, dao động từ điểm 1

- 3 (giống lúa HP10) và điểm 3 - 5 (giống lúa ĐT34).

Bảng 3.13. Mức độ gây hại của sâu bệnh chính trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở lượng

giống gieo khác nhau

Đơn vị tính: Điểm

Giống

lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

Bệnh

đạo

ôn cổ

bông

Bệnh

khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Sâu

CLN

Sâu

đục

thân

Bệnh

khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Bệnh

bạc lá

Sâu

CLN

Sâu

đục

thân

HP10

60 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0

80 1 0 1 1 0 1 1 0 1 1

100 (Đ/c) 1 0 1 1 0 1 3 0 1 1

120 3 1 1 1 1 3 3 1 1 1

140 3 1 3 3 1 3 3 1 3 3

ĐT34

60 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1

80 1 1 1 1 0 1 3 0 1 1

100 (Đ/c) 1 1 1 3 1 3 3 1 1 1

120 3 3 3 3 1 3 3 1 3 3

140 5 3 5 3 1 5 3 1 5 3

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; CLN = Cuốn lá nhỏ; Kết quả đánh giá tại thời điểm sâu, bệnh

hại phát sinh gây hại nặng nhất.

Page 19: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

17

3.2.1.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến năng suất của giống lúa HP10 và ĐT34

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của lượng giống gieo đến năng suất của hai giống lúa này

trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và Hè Thu 2015 được ghi nhận ở Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HP10 và ĐT34 ở

các lượng giống gieo khác nhau

Giống

lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Số bông/m2

(bông)

Số hạt

chắc/bông (hạt)

P1000 hạt

(gam)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Vụ Đông xuân 2014 - 2015

HP10

60 399,7de 120,5cd 25,94a 12,51abc 6,21abc

80 442,7cd 105,5de 25,40b 11,87abc 6,60a

100 (Đ/c) 467,67bc 107,7de 25,41b 12,78abc 6,22abc

120 483,7bc 107,0de 24,46c 12,67abc 6,16bc

140 556,3a 79,0f 23,06d 10,18c 5,60d

ĐT34

60 307,0f 181,7a 25,49ab 14,16a 6,13bc

80 360,0e 147,3b 25,14b 13,39ab 6,03abc

100 (Đ/c) 407,7de 136,5bc 24,99b 13,90ab 6,30ab

120 506,3b 92,4ef 24,28c 11,24bc 5,87cd

140 571,7a 90,9ef 23,10d 12,01abc 5,57d

Vụ Hè Thu 2015

HP10

60 361,3ef 114,1cd 24,70a 10,16a 5,17cd

80 404,3de 104,5cde 24,17b 10,23a 5,83a

100 (Đ/c) 429,3d 102,3de 24,17b 10,60a 5,49abc

120 445,3cd 101,7de 23,23c 10,51a 5,33bcd

140 518,0ab 81,9f 21,83d 9,23a 5,22cd

ĐT34

60 282,0g 158,4a 24,25ab 10,81a 5,21cd

80 335,0f 134,4b 23,91b 10,79a 5,33bcd

100 (Đ/c) 382,7ef 121,4bc 23,76b 11,02a 5,66ab

120 481,3bc 93,8ef 23,04c 10,48a 5,18cd

140 546,7a 87,7ef 21,87d 10,46a 5,06d

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = Năng suất lý thuyết; NSTT = Năng suất thực thu; Các chữ

cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Theo kết quả được ghi nhận ở Bảng 3.14, giữa các công thức về lượng giống gieo cho

thấy năng suất thực tế khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 95%. Ở giống lúa HP10,

công thức 80 kg/ha cho NSTT cao nhất là 6,22 tấn/ha trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và

5,83 tấn/ha trong vụ Hè Thu 2015. Trong khi đó, giống lúa ĐT34 lại đạt NSTT cao nhất ở

công thức 100 kg/ha, tương ứng là 6,30 tấn/ha (vụ Đông Xuân 2014 - 2015) và 5,66 tấn/ha

(vụ Hè Thu 2015). Cả hai giống lúa HP10 và ĐT34 đều cho NSTT thấp nhất ở công thức 140

kg/ha trong hai vụ. Kết quả cũng cho thấy, mặc dù ở các công thức đều cho NSLT cao nhưng

NSTT thấp, nguyên nhân là do trên đồng ruộng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau,

thêm vào đó nghiên cứu này chúng tôi không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nên một phần năng

suất cũng bị thất thoát.

3.2.1.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34

Kết quả trình bày ở Bảng 3.15 cho thấy: Giống lúa HP10 cho lợi nhuận cao nhất ở công

thức 80 kg/ha, dao động từ 26,275 triệu đồng (vụ Hè Thu 2015) đến 32,831 (vụ Đông Xuân

2014 - 2015) và tăng so với đối chứng từ 2,552 - 2,900 triệu đồng. Giống lúa ĐT34 cho thấy

các công thức mật độ 60, 80, 120 và 140 kg/ha đều cho lợi nhuận thấp hơn đối chứng 100

kg/ha ở cả hai vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015.

Page 20: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

18

Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng giống gieo khác nhau

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giống

lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Vụ Đông xuân 2014 - 2015 Vụ Hè thu 2015

Tổng thu Tổng chi Lợi

nhuận

Lợi nhuận

so với đối

chứng

Tổng thu Tổng

chi

Lợi

nhuận

Lợi

nhuận so

với đối

chứng

HP10

60 43,470 13,195 30,275 0,344 35,156 13,195 21,961 -1,762

80 46,200 13,369 32,831 2,900 39,644 13,369 26,275 2,552

100 (Đ/c) 43,540 13,609 29,931 0 37,332 13,609 23,723 0

120 43,120 13,849 29,271 - 0,660 36,244 13,849 22,395 -1,328

140 39,200 14,089 25,111 -4,160 35,496 14,089 21,407 -2,316

ĐT34

60 39,845 13,309 26,536 -0,505 33,865 13,375 20,490 -2,391

80 39,195 13,609 25,586 -1,455 34,645 13,609 21,036 -1,845

100 (Đ/c) 40,950 13,909 27,041 0 36,790 13,909 22,881 0

120 38,155 14,209 23,946 -3,095 33,670 14,209 19,461 -3,420

140 36,205 14,509 21,696 -5,345 32,890 14,509 18,381 -4,500

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Dấu (-) cho biết lợi nhuận thấp hơn đối chứng.

3.2.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón hiệu quả đối với các giống lúa HP10 và ĐT34

3.2.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm nông học và hình thái của giống

lúa HP10 và ĐT34

Kết quả theo dõi ở Bảng 3.16 cho chúng tôi thấy phân bón có ảnh hưởng đến TGST, chiều

cao cây, khả năng đẻ nhánh và chiều dài bông của giống lúa HP10 và ĐT34. Trong đó, ở công thức

không bón phân P0 có TGST dài hơn, chiều cao cây cuối cùng thấp hơn, số nhánh hữu hiệu ít hơn

và chiều dài bông ngắn hơn so với các công thức bón phân khác nhau ở P1, P2, P3, P4 và P5.

Bảng 3.16. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và hình thái của giống lúa HP10 và

ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

TGST

(ngày)

CCC

(cm)

Số NHH

(nhánh)

Chiều

dài bông

(cm)

TGST

(ngày)

CCC

(cm)

Số NHH

(nhánh)

Chiều

dài bông

(cm)

HP10

P0 (Đ/c 1) 113 89,5f 1,9cd 21,4de 96 83,3d 1,8bc 21,1cd

P1 (Đ/c 2) 110 98,6cd 2,5abc 22,4cde 92 91,4bc 2,4abc 21,4a-d

P2 110 95,8de 2,9ab 22,8a-d 92 91,6bc 2,6abc 21,8a-d

P3 110 97,0de 2,3bc 23,2abc 92 91,9bc 2,2abc 21,5a-d

P4 110 101,2bc 2,3bc 22,8a-d 92 103,4a 2,4abc 21,5a-d P5 110 97,4de 2,9ab 24,1ab 92 97,7ab 2,7ab 22,1abc

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 111 94,4e 1,5d 20,8e 93 90,2cd 1,5c 20,4d

P1 (Đ/c 2) 108 103,2b 2,0cd 22,4b-e 90 97,7ab 1,7bc 21,1bcd

P2 108 102,3b 2,2cd 23,5abc 90 100,3a 2,3abc 22,7a P3 108 104,0ab 3,0a 24,1ab 90 100,2a 2,1bc 22,9a

P4 108 107,4a 2,0cd 24,2a 90 102,3a 1,9bc 22,7ab

P5 108 104,6ab 2,4abc 23,6abc 90 99,3a 3,2a 22,9a

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TGST = thời gian sinh trưởng; CCC = chiều cao cây; NHH = nhánh

hữu hiệu; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân

tích ANOVA.

Page 21: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

19

3.2.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến rầy lưng trắng và sâu, bệnh hại trên

giống lúa HP10 và ĐT34

Bón phân không hợp lý, đặc biệt bón nhiều phân đạm là một trong những nguyên nhân

làm phát sinh rầy hại lúa trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân

bón đến diễn biến RLT trên các giống lúa HP10 và ĐT34 được chúng tôi trình bày ở Bảng

3.17.

Bảng 3.17. Mật độ rầy lưng trắng trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau

Đơn vị tính: Con/m2

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Giai đoạn sinh trưởng

Mạ Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 0,0d 44,0a 43,3ab 43,8de 22,5c

P1 (Đ/c 2) 1,0cd 14,7ab 79,3ab 84,9bcd 37,0bc

P2 1,7bcd 9,3b 61,7ab 60,8cde 23,5c

P3 2,7abc 13,3ab 83,0ab 85,0bcd 46,0bc

P4 4,0a 17,3ab 100,0ab 117,3ab 56,0ab

P5 1,7bcd 12,0ab 87,0ab 38,0e 25,0c

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 0,0d 28,0ab 36,7b 52,8de 21,0c

P1 (Đ/c 2) 1,3bcd 29,3ab 100,7ab 95,9bc 47,0bc

P2 1,0cd 0,0b 99,0ab 86,7bcd 29,0c

P3 2,3abc 10,3ab 136,0a 109,3ab 43,5bc

P4 3,0ab 19,7ab 126,7ab 146,7a 75,0a

P5 1,3bcd 14,7ab 52,3ab 63,8cde 47,0bc

Vụ Hè Thu 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 2,7abc 21,0ab 28,7f 43,0d 11,7c

P1 (Đ/c 2) 2,7abc 22,0ab 76,0b-e 114,0bcd 24,7bc

P2 2,3abc 7,0b 41,0ef 61,5d 12,3c

P3 4,7a 7,7b 55,3def 83,0d 10,7c

P4 3,0abc 14,7ab 117,3ab 176,0ab 30,7b

P5 1,7bc 11,0b 66,7c-f 100,0cd 20,0bc

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 1,0c 34,7a 29,0f 47,0d 14,0c

P1 (Đ/c 2) 3,7ab 11,0b 108,3abc 162,7abc 31,3b

P2 2,3abc 0,0b 66,0c-f 99,0cd 19,3bc

P3 2,7abc 10,0b 87,7bcd 102,8bcd 29,0b

P4 3,7ab 13,0ab 140,3a 210,3a 50,0a

P5 3,0abc 9,0b 60,0def 90,0cd 31,3b

Ghi chú: Đ/C = Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý

nghĩa theo phân tích ANOVA.

Page 22: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

20

Rầy lưng trắng xuất hiện sớm trên các giống lúa từ giai đoạn mạ ở tất cả các công thức

phân bón (trừ P0), trên các công thức thí nghiệm RLT tích lũy quần thể và đạt cao điểm mật

độ ở giai đoạn lúa làm đòng - trỗ. Sau đó, RLT có xu hướng giảm dần về cuối vụ. Kết quả

phân tích thống kê còn cho thấy giữa các công thức phân bón có sự sai khác ý nghĩa về mật

độ RLT, trong đó sự sai khác rõ nhất ở công thức không bón phân P0 (không bón phân) và

công thức bón phân theo tổ hợp P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS +

500kg vôi/ha) (Bảng 3.17).

Từ kết quả ở Bảng 3.18, chúng tôi thấy mức độ bị nhiễm sâu bệnh hại ở các giống luá và

tổ hợp phân bón khác nhau là khác nhau. Bệnh đạo ôn cổ bông chỉ xuất hiện ở vụ Đông Xuân

2014 -2015 và gây hại trên các giống lúa ở điểm 1 - 3; Bệnh khô vằn, Bệnh đốm nâu và sâu

cuốn lá gây ở điểm 1 - 3; Bệnh bạc lá gây hại điểm 0 - 1; Sâu đục thân gây hại chủ yếu ở điểm

1.

Bảng 3.18. Mức độ gây hại của sâu bệnh chính trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp

phân bón khác nhau

Đơn vị tính: Điểm

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

Bệnh

đạo

ôn cổ

bông

Bệnh

khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Sâu

cuốn

nhỏ

Sâu

đục

thân

Bệnh

khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Bệnh

bạc lá

Sâu

cuốn

nhỏ

Sâu

đục

thân

HP10

P0 (Đ/c 1) 1 0 3 1 0 1 3 0 1 0

P1 (Đ/c 2) 3 1 1 3 1 1 3 0 3 3

P2 1 1 1 3 0 1 3 0 1 1

P3 1 1 1 3 1 1 1 0 1 1

P4 3 3 1 3 1 3 1 0 3 3

P5 1 1 1 1 0 1 1 0 1 0

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 1 1 5 1 0 1 3 0 1 1

P1 (Đ/c 2) 5 3 1 3 1 3 1 1 3 1

P2 1 1 1 3 0 1 3 0 3 1

P3 3 1 1 3 0 1 1 1 3 1

P4 5 3 1 3 1 5 1 1 5 1

P5 1 3 1 3 1 1 1 1 1 1

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Kết quả đánh giá tại thời điểm sâu, bệnh hại phát sinh gây hại

nặng nhất.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất của giống lúa HP10 và ĐT34

Từ kết quả ở Bảng 3.19 cho thấy NSTT khác nhau có ý nghĩa giữa các giống lúa và tổ

hợp phân bón. Trong khi giống HP10 cho NSTT cao nhất tại công thức P5 (80kg N + 80kg

P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) thì giống ĐT34 lại đạt NSTT cao nhất ở P3

(100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Như vậy, có thể thấy rằng

tăng lượng bón phân hữu cơ (2 tấn/ha) cho NSTT cao hơn so với các công thức bón 1 tấn

HCVS/ha, hơn nữa nhu cầu phân bón đặc biệt yếu tố đạm của các giống lúa cũng khác nhau,

giống ĐT34 cần nhu cầu về đạm cao hơn (100 kg/ha) so với giống HP10 (80 kg/ha). Xét về

Page 23: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

21

NSTT thì công thức P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) là

phù hợp đối với giống lúa HP10 và P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS +

500kg vôi/ha) là phù hợp đối với giống lúa ĐT34.

Bảng 3.19. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HP10 và ĐT34 ở

các tổ hợp phân bón khác nhau

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Số bông/m2

(bông)

Số hạt

chắc/bông (hạt)

P1000 hạt

(gam)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 373,3abc 73,3e 23,79f 6,51e 3,93f

P1 (Đ/c 2) 384,0abc 98,8d 25,34c 9,63d 5,37c

P2 406,3ab 108,2cd 25,22cd 11,12bcd 5,30c

P3 377,7bc 113,6bcd 25,92ab 11,14bcd 5,37c

P4 375,7bc 108,5bcd 25,48bc 10,40cd 5,17cd

P5 400,0abc 123,5ab 26,08a 12,87ab 6,57a

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 320,3a 81,9e 22,98g 6,05e 3,80f

P1 (Đ/c 2) 380,3abc 111,3bcd 24,71e 10,46cd 5,37c

P2 382,0abc 118,3abc 24,86de 11,23bcd 5,00de

P3 422,3a 133,0a 25,18cd 14,13a 6,57a

P4 360,3cd 110,1bcd 24,71e 9,75d 4,93e

P5 405,3ab 117,2bc 25,34c 12,02bc 6,13b

Vụ Hè Thu 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 375,4bc 77,1bc 24,33abc 7,01cd 3,67d

P1 (Đ/c 2) 447,3ab 87,4abc 22,60d 8,97bcd 5,07bc

P2 373,3bc 81,7abc 23,23bcd 7,13cd 4,63c

P3 390,0bc 87,1abc 24,23ab 8,06bcd 4,88c

P4 384,5bc 83,1abc 23,53a-d 7,54bcd 4,83c

P5 434,8abc 104,3ab 22,50d 10,26abc 6,17a

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 389,1bc 72,3c 22,37d 6,07d 3,50d

P1 (Đ/c 2) 411,2abc 82,6abc 22,50d 7,57bcd 4,77c

P2 455,8ab 92,3abc 22,77d 9,86a-d 4,66c

P3 514,9a 108,4a 23,20bcd 12,94a 6,15a

P4 323,6c 81,1abc 24,73a 6,48cd 4,64c

P5 511,8a 96,3abc 22,83cd 11,28ab 5,86ab

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = Năng suất lý thuyết; NSTT = Năng suất thực thu; Các chữ

cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34

Đánh giá hiệu quả đầu tư phân bón cho giống lúa HP10 và ĐT34 với kết quả được trình

bày trong Bảng 3.20. Kết quả cho thấy đối với giống lúa HP10, tổ hợp phân P5 với mức bón

80kg N, 80kg P2O5, 80kg K2O, 1 - 2 tấn HCVS/ha và 500kg vôi có VCR đạt cao nhất từg 1,9 -

2,2 lần và cho lợi nhuận từ 29,698 - 29,783 tiệu đồng/ha. Đối với giống lúa ĐT34, VCR đạt

cao nhất ở công thức P3 với mức bón 100kg N, 80kg P2O5, 80kg K2O; 1-2 tấn HCVS/ha và

500kg vôi từ 1,7 - 2,2 lần và cho lợi nhuận từ 25,596 - 27,645 triệu đồng/ha.

Page 24: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

22

Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Tổng thu

(triệu

đồng/ha)

Tổng chi

(triệu

đồng/ha)

Lợi

nhuận

(triệu

đồng/ha)

NS tăng

so với

Đ/c

(tấn/ha)

Chi phí

tăng do

bón phân

(triệu

đồng/ha)

Tổng thu

tăng nhờ

phân bón

(triệu

đồng/ha)

VCR

(lần)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7 = 6/5)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 27,510 5,860 21,650 - - - -

P1 (Đ/c 2) 37,590 13,905 23,685 1,44 7,505 10,080 1,3

P2 37,100 15,744 21,356 1,37 9,344 9,590 1,0

P3 37,590 16,569 21,021 1,44 10,169 10,080 1,0

P4 36,190 14,730 21,460 1,24 8,330 8,680 1,0

P5 45,990 16,207 29,783 2,64 9,807 18,480 1,9

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 24,700 6,400 18,300 - - - -

P1 (Đ/c 2) 34,905 14,445 20,460 1,57 8,045 10,205 1,3

P2 32,500 16,284 16,216 1,20 9,884 7,800 0,8

P3 42,705 17,109 25,596 2,77 10,709 18,005 1,7

P4 32,045 15,270 16,775 1,13 8,870 7,345 0,8

P5 39,845 16,747 23,098 2,33 10,347 15,145 1,5

Vụ Hè Thu 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 25,690 5,710 19,980 - - - -

P1 (Đ/c 2) 35,490 12,333 23,157 1,40 6,623 9,800 1,5

P2 32,410 13,050 19,360 0,96 7,340 6,720 0,9

P3 34,160 13,875 20,285 1,21 8,165 8,470 1,0

P4 33,810 13,158 20,652 1,16 7,448 8,120 1,1

P5 43,190 13,492 29,698 2,50 7,782 17,500 2,2

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 23,800 6,010 17,790 - - - -

P1 (Đ/c 2) 32,436 12,633 19,803 1,27 6,623 8,636 1,3

P2 31,688 13,350 18,338 1,16 7,340 7,888 1,1

P3 41,820 14,175 27,645 2,65 8,165 18,020 2,2

P4 31,552 13,458 18,094 1,14 7,448 7,752 1,0

P5 39,848 13,792 26,056 1,22 7,782 16,048 2,1

Ghi chú: NS = Năng suất; Đ/c = Đối chứng; Giá lúa giống ĐT34 = 15.000đ/kg, HP10 =

12.000đ/kg, Phân Kaly = 10.500đ/kg, Phân lân = 3.800đ/kg, HCVS = 2.200đ/kg; Phân Urê

= 8.500đ/kg (vụ ĐX 2014 -2015) và 9.000đ/kg (vụ HT 2015), Vôi bột = 1.200đ/kg (vụ ĐX

2014 – 2015) và 1.500đ/kg (vụ HT 2015); Giá lúa ĐT34 thương phẩm = 6.800 đ/kg (vụ ĐX

2014 – 2015) và 6.500đ/kg (vụ HT 2015); Giá lúa HP10 thương phẩm = 7.000 đ/kg.

3.2.2.5. Ảnh hưởng của giống lúa và các tổ hợp phân bón đến tính chất đất trồng lúa tại

phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phân bón và các giống lúa đến tính chất hóa học của đất

trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.21.

Qua kết quả ở Bảng 3.21 cho thấy các tổ hợp phân bón trong nghiên cứu này có ảnh

hưởng tích cực đến tính chất đất trồng lúa tại vùng nghiên cứu theo hướng cải thiện độ chua

của đất, đặc biệt các tổ hợp phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS +

500kg vôi/ha); P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và P5

(80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) có tác dụng tăng hàm lượng

đạm, lân tổng số, lân dễ tiêu, kali tổng số và mùn trong đất.

Page 25: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

23

Bảng 3.21. Chỉ tiêu hóa tính đất trước và sau thí nghiệm phân bón trên giống lúa HP10 và ĐT34

Giống

lúa

Mẫu phân

tích

Chỉ tiêu phân tích

pHKCl N (%) P2O5 (%) P2O5

(mg/100g)

K2O

(%)

OM

(%)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Trước thí nghiệm 5,20 0,12 0,06 10,50 0,62 1,99

HP10

STN-P0 6,12 0,09 0,06 9,00 0,59 1,16 STN-P1 6,98 0,12 0,06 6,00 0,72 2,33

STN-P2 4,79 0,10 0,06 7,50 0,64 1,76

STN-P3 5,89 0,14 0,10 9,50 0,67 1,94 STN-P4 5,70 0,12 0,08 7,50 0,65 1,24

STN-P5 6,23 0,13 0,09 8,50 0,70 2,53

ĐT34

STN-P0 6,15 0,08 0,06 7,50 0,60 1,17

STN-P1 6,42 0,11 0,06 8,25 0,64 1,31

STN-P2 5,87 0,12 0,10 8,50 0,56 2,40

STN-P3 5,75 0,09 0,09 8,50 0,68 1,42

STN-P4 5,49 0,13 0,08 9,00 0,75 2,26

STN-P5 5,95 0,12 0,10 9,25 0,70 2,13

Vụ Hè Thu 2015

Trước thí nghiệm 5,30 0,13 0,07 6,25 0,69 1,45

HP10

STN-P0 6,30 0,10 0,05 6,25 0,68 1,68

STN-P1 5,90 0,12 0,07 8,50 0,69 2,28

STN-P2 5,31 0,13 0,07 7,50 0,71 2,07

STN-P3 5,15 0,11 0,08 12,50 0,75 2,87

STN-P4 5,67 0,14 0,09 12,00 0,74 2,43

STN-P5 6,34 0,13 0,09 10,50 0,75 2,59

ĐT34

STN-P0 6,05 0,09 0,06 6,25 0,55 1,03

STN-P1 6,50 0,14 0,07 6,50 0,62 1,81

STN-P2 5,71 0,13 0,07 7,50 0,67 2,43

STN-P3 5,95 0,11 0,10 9,50 0,74 1,52

STN-P4 5,89 0,15 0,10 10,00 0,80 2,64

STN-P5 6,05 0,13 0,10 10,50 0,68 2,97

Ghi chú: kết quả phân tích tại Phòng thí nghiệm Khoa học đất, Bộ môn Nông hóa - Thổ

nhưỡng, Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế .

3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG

TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi triển khai 2 mô hình sản xuất các

giống lúa kháng RLT trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại hai vùng sinh thái có lịch sử nhiễm

rầy ở Thừa Thiên Huế là phường Hương An và phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà với

quy mô 1 ha/giống và đối chứng là giống lúa HT1. Kết quả đánh giá mô hình được trình bày

chi tiết ở Bảng 3.22, Bảng 3.23, Bảng 3.24.

3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa trong mô hình

Kết quả ở Bảng 3.22 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa có thay đổi theo

vùng nghiên cứu, ở Hương Xuân có TGST dài hơn so với Hương An từ 3 - 4 ngày. Giống HP10

Page 26: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

24

có chiều cao cây thấp nhất và giống ĐT34 có chiều cao cây cao nhất. Số nhánh hữu hiệu của

giống lúa HP10 dao động từ 2,8 - 3,4 nhánh/cây, giống lúa ĐT34 là 3,0 - 3,4 nhánh/cây và

giống đối chứng là 2,8 - 3,2 nhánh/cây. Các giống lúa trong mô hình có độ đồng đều cao và

được đánh giá là có độ thuần ở điểm 1, khả năng chống đổ tốt. Năng suất thực thu của giống

lúa ĐT34 cao nhất dao động từ 5,88 - 6,25 tấn/ha, tiếp đến là giống HP10 có NSTT là 5,55 -

6,03 tấn/ha và giống đối chứng HT1 đạt NSTT là 5,45 - 5,67 tấn/ha.

Bảng 3.22. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của các giống lúa trong

mô hình

Giống lúa TGST

(ngày)

Chiều cao

cây cuối

cùng (cm)

Số nhánh

hữu hiệu

(nhánh)

Độ thuần

đồng

ruộng

(điểm

1,3,5)

Khả năng

chống đổ

(điểm

1,5,9)

NSTT

(tấn/ha)

Mô hình tại Hương Xuân

HP10 115 99,2 3,4 1 1 6,03

ĐT34 112 103,6 3,4 1 5 6,25 HT1 (Đ/c) 112 102,6 3,2 1 5 5,67

Mô hình tại Hương An

HP10 112 97,8 2,8 1 1 5,55

ĐT34 108 100,6 3,0 1 5 5,88

HT1 (Đ/c) 108 102,2 2,8 1 5 5,45

Ghi chú: Đ/c= Đối chứng; NSTT = Năng suất thực thu.

3.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các giống lúa trong mô hình

Kết quả Bảng 3.23 cho thấy: trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016, người dân đã phun từ 5

- 7 lần thuốc trên giống lúa HT1 (giống đối chứng), nhiều hơn so với các giống lúa kháng rầy

lưng trắng (HP10 và ĐT34) từ 1 - 3 lần. Như vậy, có thể thấy rằng sử dụng các giống lúa

trong nghiên cứu trong sản xuất mô hình đã giảm được số lần phun thuốc BVTV.

Bảng 3.23. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên các giống lúa sản xuất mô hình

Đơn vị tính: Lần

Giống lúa Đối tượng phòng trừ

Cỏ dại Đạo ôn Khô vằn Lem lép hạt Sâu CLN Rầy Tổng

Mô hình tại Hương Xuân

HP10 1 0 0 1 2* 0 4

ĐT34 1 0 0 1 2* 0 4

HT1 (Đ/c) 1 1 1 0 2 1 5

Mô hình tại Hương An

HP10 1 0 0 1 2* 0 4

ĐT34 1 0 0 1 2* 0 4

HT1 (Đ/c) 2 1 0 1 2 1 7

Ghi chú: * Phun chế phẩm Nấm xanh 2 lần vào giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng.

3.3.3. Hiệu quả kinh tế của các giống lúa trong mô hình

Kết quả trong Bảng 3.24 cho thấy: Giống lúa HP10 cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống

đối chứng HT1 nhưng giống ĐT34 thì có hiệu quả thấp hơn.

Page 27: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

25

Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng giống lúa kháng rầy lưng trắng trong vụ Đông

xuân 2015 - 2016

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Hạng mục chi

Mô hình Đối chứng

(Giống

HT1)

Chênh lệch so với

đối chứng

Giống

HP10

Giống

ĐT34

Giống

HP10

Giống

ĐT34

Mô hình tại Hương Xuân

I. Tổng chi (1.1 + 1.2) 16.911,888 18.367,943 16.897,000 14,888 1.470,943

1.1. Chi phí vật tư 12.411,888 13.867,943 11,347,000 1.064,888 2.520,943

- Giống 1.120,000 2.200,000 1.500,000 -380,000 700,000

- Phân bón 10.261,888 10.637,943 7.845,000 2.416,888 2.792,943

- Thuốc BVTV 1.030,000 1.030,000 2.002,000 -972,000 -972,000

1.2. Chi phí lao động 4.500,000 4.500,000 5.550,000 -1.050,000 -1.050,000

II. Tổng thu (2.1 x 2.2) 41.004,000 40,625,000 39.690,000 1.314,000 935,000

2.1. Năng suất (kg/ha) 6.030 6.250 5.670 360 580

2.2. Giá bán (đồng/kg) 6.800 6.500 7.000 -200 -500

III. Lợi nhuận (II – I) 24.092,112 22.257,057 22.793,000 1.299,112 -535,943

Mô hình tại Hương An

I. Tổng chi (1.1 + 1.2) 16.911,888 18.367,943 17.995,000 -1.083,112 372,943

1.1.Chi phí vật tư 12.411,888 13.867,943 11.995,000 416,888 1,872,943

- Giống 1.120,000 2.200,000 1.500,000 -380,000 700,000

- Phân bón 10.261,888 10.637,943 8.145,000 2.116,888 2.492,943

- Thuốc BVTV 1.030,000 1.030,000 2.350,000 -1.320,000 -1.320,000

1.2. Chi phí lao động 4.500,000 4.500,000 6.000,000 -1.500,000 -1.500,000

II. Tổng thu (2.1 x 2.2) 37.740,000 38.220,000 38.150,000 -410,000 70,000

2.1. Năng suất (kg/ha) 5.550 5.880 5.450 100 430

2.2. Giá bán (đồng/kg) 6.800 6.500 7.000 -200 -500

III. Lợi nhuận (II – I) 20.828,112 19.852,057 20.155,000 673,112 -302,943

Ghi chú: Hoạch toán kinh tế về các hạng mục theo giá cả vụ Đông xuân 2015 - 2016 tại Thừa

Thiên Huế, Dấu (-) cho thấy mô hình thấp hơn đối chứng.

Từ kết quả thực hiện mô hình sản xuất hai giống lúa HP10 và ĐT34 tại phường Hương

Xuân và phường Hương An trong Bảng 3.22, 3.23, 3.24 cho thấy gieo trồng giống lúa kháng

RLT không chỉ có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về xã hội và môi trường. Mô

hình đã thể hiện được nhiều ưu điểm là giảm lượng phân đạm và bón phân hữu cơ, giảm số

lần phun thuốc, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và không phun thuốc ở giai đoạn đầu nên rất

phù hợp với xu hướng sản xuất lúa an toàn. Đặc biệt, giống lúa HP10 còn giảm được lượng

giống gieo (80 kg/ha), giảm được lượng phân đạm (80kg N/ha) và cho lợi nhuận cao hơn đối

chứng 673,112 nghìn đồng/ha. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình sản xuất giống lúa HP10 ra

phạm vi toàn tỉnh để có cơ sở khuyến cáo cho người trồng lúa tại địa phương, đồng thời bổ

sung và thay thế giống lúa này vào sản xuất diện rộng tại Thừa Thiên Huế.

Page 28: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

26

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

(1) Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế

Từ kết quả thanh lọc tính kháng RLT trong phòng thí nghiệm, đánh giá khả năng chống

chịu RLT trong điều kiện nhà lưới đến khảo nghiệm cơ bản các giống lúa kháng RLT trên

đồng ruộng Thừa Thiên Huế đã xác định được hai giống lúa HP10 và ĐT34 là những giống

có thời gian sinh trưởng ngắn (< 120 ngày), không nhiễm rầy, ít nhiễm sâu bệnh hại, cho năng

suất cao hơn giống đối chứng HT1 từ 10,9 - 11,5% (4,80 - 5,01 tấn/ha trong vụ Hè Thu 2014

và 5,50 - 5,97 tấn/ha trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015). Đặc biệt, giống HP10 có chất lượng

cơm tương đương giống đối chứng HT1.

(2) Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa kháng rầy rầy lưng trắng

- Mật độ gieo sạ thích hợp cho giống lúa HP10 tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà,

tỉnh Thừa Thiên Huế là 80 kg/ha và giống lúa ĐT34 là 100 kg/ha.

- Tổ hợp phân bón hiệu quả trong vụ Đông xuân cho giống lúa HP10 là P5 (80kg N + 80kg

P2O5 + 80kg K2O + 1 - 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và giống lúa ĐT34 là P3 (100kg N +

80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 - 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Vụ Hè thu bón giảm ½ lượng phân

HCVS so với vụ Đông xuân.

(3) Xây dựng mô hình sản xuất lúa kháng rầy lưng trắng tại Thừa Thiên Huế

- Mô hình sản xuất hai giống lúa kháng RLT là HP10 và ĐT34 tại phường Hương Xuân và

phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho năng suất cao hơn so với đối

chứng, giảm được số lần phun thuốc BVTV từ 1 - 3 lần/vụ so với đối chứng, không phun

thuốc trừ sâu giai đoạn đầu vụ và chỉ sử dụng chế phẩm sinh học để trừ sâu;

- Giống lúa ĐT34 sản xuất theo mô hình tuy có năng suất cao hơn đối chứng, có ý nghĩa về

môi trường là giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 1- 3 lần/vụ nhưng do chi phí đầu từ

cho lúa giống đầu vào cao nên hiệu quả kinh tế không cao (-302,943 nghìn đồng/ha).

- Giống lúa HP10 sản xuất theo mô hình còn giảm được lượng giống gieo xuống 80kg/ha,

giảm lượng phân đạm bón xuống 80kg N/ha và mang lại lợi nhuận cao hơn giống đối chứng

HT1 từ 673,112 - 1.299,112 nghìn đồng/ha.

ĐỀ NGHỊ

- Nghiên cứu sản xuất lúa giống cho giống lúa ĐT34 để chủ động nguồn giống, giảm chi phí

đầu vào nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho giống lúa này trên địa bàn Thừa Thiên Huế;

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa HP10 và phối hợp với sở Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế để chuyển giao và khuyến cáo cho nông dân trồng

lúa tại địa phương;

- Phối hợp với các công ty giống cây trồng, trung tâm nghiên cứu giống trên địa bàn miền Trung

nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trong việc sản xuất thử nghiệm giống lúa HP10 ở nhiều

địa phương để tiến đến công nhận giống phục vụ sản xuất kinh doanh và sản xuất gạo hàng hóa.

- Thường xuyên kiểm tra mức độ kháng rầy của các giống lúa được tuyển chọn hằng năm để

có định hướng sử dụng giống kháng hiệu quả trên đồng ruộng. Đồng thời, nghiên cứu chọn

lọc các giống lúa kháng rầy khác để phục vụ sản xuất lúa bền vững tại Thừa Thiên Huế.

Page 29: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

27

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

1. Trần Thị Hoàng Đông, Hoàng Trọng Kháng, Thái Doãn Hùng, Trần Thị Xuân Phương

(2014). Đánh giá tính kháng của một số giống lúa với quần thể rầy lưng trắng (Sogattella

furcifera Horvath) Thừa Thiên Huế trong phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Đại học Huế,

tập 91A, số 3, tr.43 - 52.

2. Trần Thị Hoàng Đông, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đình Thi (2016). Ảnh hưởng của

phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa kháng rầy

lưng trắng ĐT34 và HP10 tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế, tập 124, số

10, tr.77-86

3. Trần Thị Hoàng Đông, Trần Đăng Hòa (2016). Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng

trắng (Sogatella furcifera Horvath) ở Thừa Thiên Huế trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo.

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5 (268), tr.3-7.

4. Trần Thị Hoàng Đông, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đình Thi, Trần Thị Hương Sen

(2017). Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hai

giống lúa kháng rầy lưng trắng HP10 và ĐT34 tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học và

Công nghệ Đại học Huế - Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn năm 2017. Mã số 3876.

Page 30: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

28

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF AGRICULTURE AND FORESTRY

TRAN THI HOANG DONG

SELECTING RICE VARIETY RESISTANCE TO WHITE-BACKED

PLANTHOPPER AND DETERMINE THE APPROPRIATE CULTURAL

TECHNIQUES IN THUA THIEN HUE PROVINCE.

MAJOR: CROPS SCIENCE

CODE: 62 62 01 10

SUMMARY DISSERTATION

HUE - 2017

Page 31: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

29

This works has been completed at Agronomy Faculty, College of Agriculture and

Forestry, Hue University

Supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr. Tran Dang Hoa

2. Dr. Nguyen Dinh Thi

Reviewer 1:

Reviewer 2:

Reviewer 3:

The dissertation will be defended at the academic board of Hue University, meeting

at: ..................

At ....., date .... month ..... 201...

This dissertation is available in:

National Vietnam Library;

Hue University of Agriculture and Forestry Library;

Page 32: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

INTRODUCTION

1.1. NECESSARY OF RESEARCH ISSUE

Paddy rice is the most important food feeding people, approximately ¾ population all

over the world and 3 billions in Asia live rely on rice. Every year, consumer of rice increase

average 50 millions people. As prediction, in 2015 rice demand will be increased 40% compare

to 2005 (Khush, 2006).

Recent years, climate change has directly impacted to rice production and influenced the

global food security. Beside salty intrusion, drought, floods, pests is also a major problem for rice

production all over the world and in Vietnam as well. Among rice pests, planthoppers has been

considered as the most serious in coutries growing rice in Asia (Sun et al., 2005; Brar et al., 2009;

Catindig et al., 2009). Rice planthoppers not only direct damage but also in-direct damage via

transmission virus disease to rice. Damage of planthoppers in the field has been counted up to

60% grain yield (Lang et al, 2003).

In the last decades, insecticides spraying has been supposed as the effective method to

control rice planthoppers because it could bring fast result so satisfied farmer easily. However,

spraying pesticides in the field continuously caused resistant strains planthoppers, leading to re-

emergence of the pests (Kenmore, FAO, 2011), killing natural enemies and destroy rice field

ecology (Sogawa, 2004). In addition, pesticides residues also affect the human health and others

organism. Therefore, unable to consider insecticdes application is the best methods and

appropriately integrate of others method in controling rice planthopper is necessary.

Integrated planthopper management is reliable method, effective and consistent with the

trend of sustainable agriculture development (Sun et al, 2005; Gurr, 2009). Among them, growing

resistant rice varieties is considered as positive and environment friendly method (Padmarathi et

al, 2007). Hence, studying rice variety resistance to planthoppers is an urgent task for breeders

not only in Vietnam but also in many countries producing rice. Moreover, research on cultural

techniques towards integrated crop management should be considered to production resistant

varieties in the field for along time.

White-backed plant hopper (WBPH) (Sogatella furcifera Horvath) is an important insect

pest of rice fields in Vietnam. Beside the direct harmful is sucking make rice plants grow poorly,

delay tillering process, yellowing leaves, stunted, WBPH is also vectors transmiss rice black

striped dwarf virus (RDSBV) (Ha Viet Cuong et al, 2010; Dao Nguyen, 2010; Trinh Thach Lam,

2011). In 2009, the outbreak of WBPH in rice field leads to the appearance of RDSBV in

provinces from Binh Dinh to the Red River Delta made WBPH has been more dangerous. Fcing

to situation, the Circular No. 58/2010/MARD of regulations to prevent and eliminate RDSBV

has been issued and specification to control RDSBV mainly based on management of vectors is

WBPH. From 2007 to 2010, WBPH has become a dominant insect pest in rice field and gradually

replacement BPH (Ha Viet Cuong and et al, 2010).

In Thua Thien Hue province, from 2010 - 2013, rice area infested planthoppers tend to

increasingly and WBPH has become dominant species in rice field. In 2010, Thua Thien Hue

had 2.014 hectares rice infested planthopper (proportion of WBPH was 37.5%); By the year of

2013, rice area infested planthoppers was 14.699,8 hectares, accounted for 53.7% of total

provincial rice area (proportion of WBPH was 46%), especilly serious infested area up to 3.051

hectares and 14 hectares lost all yield. Meanwhile, popular varieties were growing here

including Khang Dan, Xi21, Xi23, IR38, HT1, TH5, BT7, HC4, HT6 are infested with

planthoppers at light to moderate level, average planthopper density common 750-1500/m2,

some areas density of planthopper was higher 10.000/m2 (Cai Van Tham, 2014). However,

results of research on rice varieties resistance to WBPH and cultural techniques for resistant

varieties in Thua Thien Hue is limited.

Page 33: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

Based on theoretical and practical above issues, we conducted research: Selecting rice

variety resistance to white-backed planthopper and determine the appropriate cultural

techniques in Thua Thien Hue province.

1.2. OBJECTIVES

1.2.1. General objective: Selecting rice varieties reisistance to White-backed planthopper

(WBPH) appropriate to ecologycal condition in Thua Thien Hue province to reduce insecticde

apllication on the field, ensure safety paddy rice production, suitable for local sustainable

development.

1.2.2. Detail objectives - Selected 1 - 2 rice varieties ressistance to WBPH, short duration, lightly infested other pests,

high grain yield and quality, appropriate to ecologycal condition in Thua Thien Hue province.

- Determined appropriate seeding amount for selected rice varieties ressistance to WBPH;

- Determined appropriate fertilizer combination for selected rice varieties ressistance to

WBPH;

- Demonstrated model production of rice varieties ressistance to WBPH follow integrated crop

management in Thua Thien Hue province.

1.3.3. THE SCIENTIFIC SIGNIFICANCE AND PRACTICAL SIGNIFICANCE

1.3.1. Scientific significance

- Confirm the role of resistant varieties in the integrated rice planthopper management;

- Building scientific database for research on selection rice varieties resistance to WBPH, provide

primary material for breeding rice varieties resistance to WBPH;

- Results of cultural techniques are scientific basis for complete production processes rice

varieties resistance to WBPH in Thua Thien Hue province.

1.3.2. Practical significance

- Introduce and provide rice varieties resistance to WBPH to diversify structure of rice for some

regions infested planthopper in Thua Thien Hue province. Limit damage caused by rice

planthopper, reduce insecticied spraying in the field, increase rice production efficiency and

protect environment;

- Add some technical solutions for rice cultivation towards safety and environment friendly;

complete the process of rice planthopper management sustainability at local;

- Contribute to raising awareness for rice farmers in Thua Thien Hue province on the integrated

management of rice planthopper.

1.4. RESEARCH LIMITATION

1.4.1. Space: This study has been conducted in Thua Thien Hue province;

1.4.2. Duration: This study has been conducted from 2013 to 2016;

1.4.3. Contents

- We focused on group 30 rice varieties collected from seed companies and research centers

belong to central Vietnam to select promissing varieties resistance to WBPH strain in Thua

Thien Hue.

- We studied characteristics of rice varieties related to resistance to WBPH in artificial

infestation condition and on the field; focused on agronomic traits, pests tolerance, grain yield

and quality of promissing rice varieties resistance to WBPH, suitable for ecologycal condition

in Thua Thien Hue province;

- Studied some cultural techniques including seeding amount, fertilizer combination for

selected rice varieties resistance to WBPH to build production model rice varieties resistance to

follow integrated crop management in Thua Thien Hue province.

- Library and greenhouse experiments had been caried out at Faculty of Agronomy, College of

Agriculture and Forestry, Hue university from April 2013 to May 2014. Field trials and model

Page 34: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

had been conducted at at Huong An and Huong Xuan commune, Huong Tra town, Thua Thien

Hue province from summer-autumn crop 2014 to winter-spring crop 2015 - 2016.

1.5. CONTRIBUTION OF DISSERTATION

(1) Selected 01 rice variety resistance to White-backed planthopper in Thua Thien Hue province

is HP10;

(2) Determined appropriate seeding amount for HP10 is 80 kg/ha.

(3) Determined appropriate fertilizer combination for HP10 is P5 (80kg N + 80kg P2O5 +

80kg K2O + 2 tons Bio-organic+ 500kg lime/ha).

CHAPTER 1. RESEARCH LITERATURE

1.1. SCIENTIFIC BASIS OF RESEARCH ISSUES

1.1.1. Studying rice variety adapt to climate change

1.1.2. Category, distribution and host plant of white-backed planthopper

1.1.3. Damage and damage symptoms of white-backed planthopper

1.1.4. Mechanism of rice varieties resistance to planthopper

1.1.5. Causes of white-backed planthopper outbreak in the field

1.1.6. Methods to limit the damage of white-backed planthopper in the field

1.1.7. Research on reducing the seeding amount and fertilizer content on rice

1.2. PRACTICAL BASIS OF RESEARCH ISSUES

1.2.1. Damage of white-backed planthopper in the world

1.2.2. Damage of white-backed planthopper in Vietnam

1.2.3. Rice production and situation of white-backed planthopper damage in Thua Thien Hue

1.3. RESEARCH RESULTS RELATED TO TOPIC 1.3.1. Research on white-backed planthopper in the world and Vietnam

1.3.2. Research and application rice variety resistance to white-backed planthopper in the

world and Vietnam

CHAPTER 2. MATERIALS, CONTENTS AND METHODOLOGY OF RESEARCH

2.1. RESEARCH MATERIALS

2.1.1. Rice variety: This study using 30 rice varieties as materials including 29 varieties are

being grown in central provinces, they were collected from seed companies and research

centers belong to central, namely AS996, BM125, BT7, CH207, DT34, ĐV108, HP10, HT1,

HT18, KD18, KR1, ML48, ML49, ML68, NX30, OM5154, OM4900, OM7347, OM9915,

PC6, Q.Nam1, Q.Nam2, Q.Nam6, Q5, QR2, X21, Xi23, XT27, X33 and TN1 as control

(Taichung Native 1 - standard susceptible variety) was imported from International Rice

Research Institute (IRRI).

2.1.2. White-backed planthopper strain: WBPH strain used in this study was collected from

paddy rice infested planthopper at Huong An and Huong Xuan commune, Huong Tra town,

Thua Thien Hue province.

2.1.3. Fertilizers

- Chemical fertilizer: Urea (46% N), Van Dien phosphate (16% P2O5), Potassium chloride

(60% K2O) and lime (CaO).

- Organic fertilizer: Use Bio-organicSong Huong with ingredients as following: 22% organic

matter; 2,5% N; 2,5% Humic acid; qualitative P2O5 and K2O; Secondary elements CaO, MgO,

S; Micro-nutrients: Cu, Fe, Mn, B, Mo; Antibiotic; Stimulating growth compounds; Humat,

Enzymes, Coenzymes compounds and Humidity under 25%.

2.1.4. Soil: This study was carried out on alluvial soil for rice cultivation (historical infested

Page 35: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

by planthoppers) at Huong An and Huong Xuan commune, Huong Tra town, Thua Thien Hue

province.

2.2. RESEARCH CONTENTS

2.2.1. Selection rice variety resistance to white-backed planthopper in Thua Thien Hue

province;

2.2.2. Research on cultural techniques for rice varieties ressistance to WBPH follow integrated

crop management;

2.2.3. Building production model of rice varieties ressistance to WBPH follow integrated crop

management in Thua Thien Hue province.

2.3. RESEARCH METHODOLOGY

2.3.1. Collection and rearing white-backed planthopper: Collect WBPH on rice fields in

Thua Thien Hue, move them to laboratory and they has been reared on rice variety TN1.

Sowing rice in plastic trays (35cm x 20cm x 3cm), after sowing 10-15 days, put seedlings

trays in insect cages (45cm x 30cm x 25cm) to feeding WBPH. Checking every day and

replace new seedling trays when seedling died. Use WBPH after consecutive 2-3 generations

for infestation experiments.

2.3.2. Design and assessment experiments

2.3.2.1. Screening resistance to white-backed planthopper of rice varieties in laboratory

- This experiments was conducted during from April - October 2013 at Entomology laboratory,

Plant Protection Department, Faculty of Agronomy, College of Agriculture and Forestry, Hue

University. The experiment consists of 30 treatments corresponding to 30 rice varieties, has been

designed type randomize complete design (RCD), 3 replications with non-choice test and 10

replication with choice test.

- Resistance to WBPH of rice varieties were evaluated based on two methods: individual

assessment/non-choice test by Tanaka and Matsumura (2000) and seed-box

assessment/choice test by IRRI 1996. Observation has been done after 5 - 10 days of

infestation, evaluate and record the results when TN1 complete died. The level of resistance

of rice varieties is assessed via damage symtomp from level 0 (healthy plant) to level 9 (died

plant) based on table of damage symtomp and resistance score of IRRI, 1996 .

2.3.2.2. Assessment white-backed planthopper tolerance of rice varieties in green house

- This experiments was conducted during from December 2013 to May 2014 at Entomology

green house, Plant Protection Department, Faculty of Agronomy, College of Agriculture and

Forestry, Hue University. The experiment consists of 11 treatments corresponding to 11 rice

varieties (KR1, PC6, DT34, BM125, XT27, OM7347, OM4900, HP10 and OM5154), HT1

variety (quality variety has been growing popularly in Thua Thien Hue province) and TN1

(standard suscepltible) as control variety. Experiment in pots has been designed type

randomize complete design (RCD), 3 replications. Using 21 days old seedling and transplant 3

seedling/hill and 1 hill/pot (pot size 30 x 30cm). Infestation WBPH was carried out 20 days

after transplanting with desity 3 WBPH instars/tiller. Each treatment has non-infested pot as

control.

- Investigation WBPH density fluctuation of all treatments after infested 10 - 60 days, 10 days/time.

Assessing the impact of WBPH to grain yield and decreasing rate of grain yield. WBPH tolerance

ability of rice varieties were assessed through productivity ratio (According to Panda and Henrich

(1983), rice varieties reduced grain yield ≤ 40% are resistant.

2.3.2.3. Adaptation trials rice varieties ressistance to white-backed planthopper on field - This study was conducted during in summer-autumn crop 2014 and winter-spring crop 2014

- 2015 at Huong An and Huong Xuan commune, Huong Tra town, Thua Thien Hue province.

The trial consists of 8 treatments corresponding to 8 rice varieties (KR1, OM4900, OM7347,

Page 36: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

HP10, DT34, PC6) with 2 controls were TN1 (standard suscepltible/control 1) to compare

WBPH density and HT1 (quality variet/ control 2) to compare grain yield and quality.

Designed type randomize complete block design (RCB), 3 replications based on VCU.

- Observation and assessment research parameters based on VCU, National technical

regulation on surveillance method of Rice pests 01-166: 2014/BNNPTNT, Standard

Evaluation System for Rice of IRRI 2002 (SES, 2002).

2.3.2.4.Detemine seeding mount for rice varieties ressistance to white-backed planthopper - This study was conducted during in winter-spring crop 2014 - 2015 and summer-autumn crop

2015 at Huong Xuan commune, Huong Tra town, Thua Thien Hue province. The trial consists

of 2 rice varieties (HP10 and DT34) and 5 seeding amounts namely M1: 60 kg/ha, M2: 80

kg/ha; M3: 100 kg/ha (control); M4: 120 kg/ha; M5: 140 kg/ha. Designed type RCB, 3

replications based on VCU.

- Observation and assessment research parameters based on VCU, National technical

regulation on surveillance method of Rice pests 01-166: 2014/BNNPTNT, Standard

Evaluation System for Rice of IRRI 2002 (SES, 2002).

2.3.2.5. Detemine fertilizer combination for rice varieties ressistance to white-backed

planthopper

- This study was conducted during in winter-spring crop 2014 - 2015 and summer-autumn crop

2015 at Huong Xuan commune, Huong Tra town, Thua Thien Hue province. The trial consists

of 2 rice varieties (HP10 and DT34) and 6 fertilizer combinations namely P0 (control 1/no

fertilizer), P1 (Đ/c control 2/Recommendation process 120N, 60 P2O5, 60 K2O, 1ton Bio-

organic, 500 kg lime), P2 (100N, 60 P2O5, 60 K2O, 2tons Bio-organicS, 500 kg lime), P3 (100N,

80 P2O5, 60 K2O, 2tons bio-organic, 500 kg lime), P4 (120N, 80 P2O5, 80 K2O, 1ton bio-

organic, 500 kg lime), P5 (80N, 80 P2O5, 80 K2O, 2tons bio-organic, 500 kg lime). Designed

type RCB, 3 replications based on VCU.

- Observation and assessment research parameters based on VCU, National technical

regulation on surveillance method of Rice pests 01-166: 2014/BNNPTNT, Standard

Evaluation System for Rice of IRRI 2002 (SES, 2002).

All above trials were non-application insecticide, spraying pre-germination herbicide

Sofit 300EC 01 day after sowing and Tilt-super 300EC to control grain disscoloration disease

before flowering 5 - 7 days.

2.3.2.6. Modeling production for rice varieties ressistance to white-backed planthopper

- Model has been applied in winter-spring crop 2015 - 2015 at Huong An and Huong Xuan

commune, Huong Tra town, Thua Thien Hue province. Model produced 03 rice varieties

including HP10, DT34 (rice varieties ressistance to white-backed planthopper in Thua Thien

Hue province) and control was HT, 01 ha/variety. Local farmer joined in control model HT1.

- Technical process applied in the model: HP10 and DT34 applied process from research results.

HP10 has been sowed 80 kg/ha and fertilized 80kg N + 80kg K2O + 80kg P2O5 + 2 tons Bio-

organic+ 500kg lime rice. DT34 has been sowed 100kg/ha and fertilized N + 80kg + 80kg K2O

+ 80P2O5 2 tons Bio-organic+ 500kg lime, model also used bio-product Metarhizium

anisopliae (Ma) to control small leaf folder. Control variety HT1 has been sowed 100kg/ha

and applied traditinal process of local farmer.

2.4. Analysis of data

- Average value, t-Test and drawing chart by Microsoft Excel 2010 software;

- Compare the differences according to ANOVA analysis by Statistix 10.0 software.

CHAPTER 3. RESULTS AND DISCUSSION

Page 37: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

3.1. SELECTION RICE VARIETIES RESSISTANCE TO WHITE-BACKED

PLANTHOPPER IN THUA THIÊN HUE PROVINCE

3.1.1. Liboratory screening rice varieties ressistance to white-backed planthopper

Assessing the resistance of 30 rice varieties to WBPH inThua Thien Hue after 10 days

infested, we showed results in Table 3.1

Table 3.1. Scale of damage and level resistance of rice varieties to white-backed

planthopper in Thua Thien Hue

No. Variety

Non-choice test method Choice test method

Damage score

(Average ± SE)

Resistant

level

Damage score

(Average ± SE)

Resistant

level

1 AS996 4,67 ± 0,10 MS 3,67 ± 0,28 KV

2 BM125 3,00 ± 0,05 R 2,40 ± 0,24 R

3 BT7 6,20 ± 0,18 S 5,13 ± 0,30 MS

4 CH207 3,53 ± 0,18 MR 3,07 ± 0,22 R

5 DT34 3,73 ± 0,24 MR 2,60 ± 0,22 R

6 ĐV108 3,60 ± 0,20 MR 3,20 ± 0,23 MR

7 HP10 2,53 ± 0,19 R 2,00 ± 0,29 R

8 HT1 4, 73 ± 0,11 MS 5,00 ± 0,21 MS

9 HT18 3,47 ± 0,20 MR 3,20 ± 0,31 MR

10 KD18 3,80 ± 0,18 MR 2,73 ± 0,18 R

11 KR1 2,80 ± 0,07 R 2,40 ± 0,30 R

12 ML48 3,73 ± 0,17 MR 3,40 ± 0,30 MR

13 ML49 4,60 ± 0,16 MS 3,60 ± 0,28 MR

14 ML68 4,40 ± 0,20 MR 3,53 ± 0,23 MR

15 NX30 4,20 ± 0,28 MR 4,00 ± 0,29 MR

16 OM5154 2,80 ± 0,24 R 2,33 ± 0,46 R

17 OM4900 2,63 ± 0,13 R 2,13 ± 0,24 R

18 OM7347 3,07± 0,12 R 2,20 ± 0,30 R

19 OM9915 3,33 ± 0,10 MR 2,47 ± 0,10 R

20 PC6 2,20 ± 0,18 R 2,60 ± 0,18 R

21 Q.Nam1 5,53 ± 0,34 MS 3,87 ± 0,33 MR

22 Q.Nam2 5,00 ± 0,29 MS 4,07 ± 0,35 MR

23 Q.Nam6 4,73 ± 0,23 MS 3,87 ± 0,33 MR

24 Q5 3,80 ± 0,18 MR 3,80 ± 0,40 MR

25 QR2 4,13 ± 0,24 MR 3,60 ± 0,19 MR

26 X21 4,00 ± 0,21 MR 3,73 ± 0,40 MR

27 Xi23 4,20 ± 0,27 MR 3,33 ± 0,24 MR

28 XT27 2,53 ± 0,17 R 2,13 ± 0,33 R

29 X33 3,80 ± 0,27 MR 3,40 ± 0,35 MR

30 TN1 (Control) 9,00 ± 0,00 SS 9,00 ± 0,00 SS

Legend: R = Resistant; MR = Moderate resistant; S = Susceptible; MS = Moderate

susceptible; SS = Severe susceptible.

Page 38: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

Results in table 3.1 shows that: rice varieties were used in this study express resistnat

level from resistant to moderate susceptible to WBPH in Thua Thien Hue province. There

were 12 varieties including HP10, XT27, OM4900, OM7347, OM5451, BM125, KR1, OM9915,

DT34, PC6, KD18, CH207 showed moderate resistant to resistant level in both methods.

3.1.2. Tolerance ability white-backed planthopper of rice varieties under artificial

infestation in green house

3.1.2.1. White-backed planthopper fluctuation on rice varieties after infested

Investigation WBPH density on rice varieties after infested 10, 20, 30, 40, 50 and 60

days were shown in Table 3.2. Results indicated that: WBPH density on rice varieties

fluctuated increase in the period 40 - 50 days after infestation.

Table 3.2. White-backed planthopper density on rice varieties after infestation in green house

Unit: wbph/tiller

Variety Day after infested

10 20 30 40 50 60

KR1 2.2c 1.4cde 2.9e 3.9e 2.1e 1.5fg

PC6 1.9cd 1.9cd 3.7be 5.2cde 3.0e 2.1ef

DT34 1.9cd 1.5cde 3.6de 4.4de 2.0e 1.4fg

BM125 2.3c 1.8cd 4.7cd 6.1cd 6.2cd 3.7cd

XT27 2.1cd 2.0c 5.6c 6.7c 6.9c 4.3bc

OM7347 2.3c 2.0c 5.0c 6.0cd 5.0d 2.7e

OM4900 2.1cd 1.7cde 4.7cd 4.9cde 3.0e 1.6fg

HP10 1.4d 1.1e 3.5e 4.4de 1.9e 0.7g

OM5451 1.9cd 1.3de 5.2c 6.0cd 4.9d 2.8de

HT1 3.4b 3.1b 7.5b 8.8b 9.5b 5.2b

TN1 (Control) 4.8a 3.9a 12.2a 11.7a 20.7a 10.3a

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis.

Results showed: on the rice variety ascending trend during the period from 10 to 50 days

after infestation. Most of varieties has WBPH density peak at 40 - 50 days after infestation

because at this time rice plant in booting stage - flowering so suitable to feeding WBPH. After

that, WBPH density on rice varieties towards decreased on 60 days after infestation because

plant maturity (milky - maturity stage), yellowed leaves, hard stem so not suitable for sucking.

Among used rice varieties, control TN1 showed highest WBPH density during test time.

Some varieties including HT1, XT27 and BM125 has WBPH density higher than others.

HP10, DT34, KR1, OM4900, PC6, OM7347, OM5154 were resistance because of lower

WBPH density.

3.1.2.2. Affect of white-backed planthopper to growth, development traits, morphology and

grain yield of rice varieties

Studying affect of WBPH to rice varieties in artificial infestation in green house, we

recorded results in Table 3.3 and 3.4.

Table 3.3. Some growth and morphology traits of rice varieties under artificial infestation

condition in green house

Variety Plant height (cm) Statistical

parameter

Panicle lenght

(cm)

Statistical

parameter

Page 39: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

Non-

infested Infested t P

Non-

infested Infested t P

KR1 94.2a 91.6a 2.11 0.10 22.5a 20.6a 2.62 0.06

PC6 107.0a 102.6a 2.58 0.06 20.0b 15.3a 4.57 0.01

DT34 110.0a 107.6a 2.47 0.07 20.6a 20.6a 0.04 0.97

BM125 105.8a 104.1a 2.51 0.07 20.4a 19.8a 1.38 0.24

XT27 108.7a 105.3a 1.04 0.36 20.8b 17.6a 5.65 0.005

OM7347 103.7a 99.8a 2.22 0.09 21.3a 18.9a 2.65 0.06

OM4900 104.1a 100.7a 1.34 0.25 21.3a 18.6a 2.85 0.05

HP10 103.6a 101.4a 1.40 0.23 21.9a 21.3a 1.16 0.31

OM5451 105.7b 101.4a 3.19 0.03 21.5a 18.4a 2.27 0.09

HT1 103.6b 101.5a 3.30 0.03 20.5a 18.1a 2.78 0.05

TN1

(Control) 89.8f 85.5f 2.77 0.03 21.1abc 18.3cd 1.45 0.23

Legend: different letters in the same row shows significant differences according to t-Test analysis.

Plant height: Results in table 3.3 shows that in artificial infestation WBPH, plant height

of rice varieties fluctuated from 94.2 to 107.5cm of KR1 and DT34, respectively.

Panicle length: Table 3.3 shows that panicle length of rice varieties in artificial infestation

WBPH fluctuated from 17.03cm (PC6) to 21.31cm (HP10), lower than panicle length in non-

infested WBPH condition were 19.96cm (PC6) to 22.50cm (KR1).

Number of panicles/pot: Results in table 3.3 shows that in in non-infested WBPH,

number of panicles/pot of rice varieties fluctuated form 9.7 to 12.7; BM125 was variety has

lowest panicles and number of panicles were highest on OM4900 and control TN1.

Filled grain/ panicles: Data in Table 3.4 shows that filled grain/panicles of rice varieties

in artificial infestation WBPH fluctuated from 29.3 to 94.1 of TN and HP10, respectively.

Meanwhile, in non-infested condition, filled grain/panicles changed from 77.7 to 117.2 grains

and also lowest on TN1 and highest on HP10.

Table 3.4. Yield components and grain yield of rice varieties under artificial infestation in

green house

Variety Number of

panicles/pot

(panicle)

Filled grain/

panicles

(grain)

Weight of

1000 grain

(gam)

Grain yield

(gam/pot)

Grain

yield

lost

rate

(%)

Non-

infeste

d

Infeste

d

Non-

infeste

d

Infeste

d

Non-

infeste

d

Infeste

d

Non-

infested Infested

KR1 11.3abc 10.0ab 93.1bc 81.8ab 22.20de 21.77ab 23.88bcd 17.69ab 22.88c

PC6 11.0abc 8.3cd 81.8c 68.1bc 21.91ef 20.73b 19.54d 11.75cd 39.39bc

DT34 11.3abc 9.3bc 90.9bc 79.3abc 22.64c 21.57ab 23.53bcd 15.57bc 33.25bc

BM125 9.7c 8.3cd 90.7bc 61.0c 22.30d 20.87b 19.30d 10.44d 43.35bc

XT27 12.3ab 10.0ab 96.6bc 65.9bc 21.85f 21.40b 26.40abc 14.11bcd 45.88bc

OM7347 11.7ab 10.7a 96.1bc 67.0bc 21.80f 20.83b 24.36bcd 15.16bc 36.21bc

OM4900 12.7a 9.7ab 101.3ab 87.8a 22.21de 21.17b 29.10ab 18.34ab 35.16bc

HP10 11.3abc 10.0ab 117.2a 94.1a 23.47a 22.50a 31.02a 20.67a 33.09bc

OM5451 10.7bc 9.7ab 94.5bc 68.9bc 21.70f 20.60b 22.05cd 14.09bcd 37.07bc

Page 40: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

HT1 11.0abc 8.0d 88.8bc 67.2bc 23.02b 21.40b 22.64cd 11.31cd 48.70b

TN1

(Control) 12.7a 4.7e 77.7c 29.3d 21.82f 11.89c 21.55cd 2.19e 89.44a

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis.

Weight of 1000 grain: Data in table 3.4 shows that: in non-infested condition weight of

1000 grain of rice varieties were ranged form 21.70 - 23.47g, corresponding to OM5154 and

HP10; in artificial infestation WBPH, weight of 1000 grain of rice varieties fluctuated from

11.89 - 22.50g respectively for control TN1 and HP10.

Yield and rate of yield lost: Results in Table 3.4 indicated that: yield of rice varieties in

non-infested treatments were higher than in artificial infestation treatments. Rate of yield lost

of rice varieties fluctuated from 22.48 - 48,70%, corresponding to KR1 and HT1. Some

varieties (KR1, PC6, DT34, OM7347, OM4900 and HP10) has rate of yield lost lower 37%,

showed high tolerance of WBPH.

In brief, above results (data in Table 3.2, Table 3.3 and Table 3.4) shows that KR1, PC6,

DT34, OM7347, OM4900 and HP10 varieties were tolerant to WBPH in Thua Thien Hue,

expressed through WBPH density after infestation were lower, higher yield and rate of yield lost

were lower when compare to BM125, XT27, OM5451, HT1 and TN1 (Control).

3.1.3. Field trial rice varieties resistance to whitebacked planthopper in Thua Thien Hue

3.1.3.1. Agronomic traits of experimental rice varieties group in the study sites

Duration: reruslt about growth and development time of experimental varieties in Table

3.5 shows that experimental rice varieties were belong to short-duration rice (including KR1

and PC6) and short-duration rice (including OM7347, OM4900, HP10; DT34, TN1 and control

HT1).

Plant height: Rice varieties used in this study were belong to the semi-dwarf group with

plant height <110 cm (Bảng 3.5).

Panicle lenght: Panicle length of experimental rice varieties fluctuated depend on

cropping and studied sites. In Huong Xuan commune, rice varieties have panicle length were

ranged from 19 -27.5cm. In Huong Xuan commune have panicle length were ranged from 18.3

- 26.8cm.

Table 3.5. Some growth and morphology traits of rice varieties in studied sites

Variety

Summer-autumn 2014 Winter-spring 2014 - 2015

Duration

(day)

Plant

height

(cm)

Panicle

lenght

(cm)

Duration

(day)

Plant

height

(cm)

Panicle

lenght

(cm) Experiment in Huong Xuan commune

KR1 98 87.0d 21.8c 112 89.2c 23.1d

OM4900 107 95.5b 21.8c 123 101.1b 23.7cd

OM7347 108 94.0b 22.8bc 123 101.6b 24.7bc

HP10 107 95.4b 23.2bc 121 99.6b 24.8bc

DT34 108 100.7a 26.3a 126 108.1a 27.5a

PC6 99 90.6c 22.7bc 118 92.7c 24.4cd

TN1 (Control 1) 107 82.5e 19.0d 125 85.1d 19.1e

HT1 (Control 2) 106 92.7bc 24.1b 122 102.1b 25.9b

Experiment in Huong An commune

KR1 96 85.7d 21.4d 112 87.2de 22.1d

OM4900 105 94.1bc 22.0cd 121 92.2cd 22.8cd

Page 41: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

OM7347 108 91.0c 22.6bcd 121 98.5ab 24.0bc

HP10 105 95.7ab 23.1bc 120 96.9bc 23.7c

DT34 106 98.6a 25.9a 121 104.1a 26.8a

PC6 98 91.3c 22.5bcd 115 91.1cd 23.7c

TN1 (Control 1) 107 82.4e 18.3e 122 81.5e 18.3e

HT1 (Control 2) 105 92.5c 23.8b 122 100.5ab 25.1b

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis

Tillering ability: In Huong Xuan commune, maximum tiller of experimental rice varieties

were ranged from 19.7 - 31.1 tiller/culm corresponding to HT1 and TN1, effective tiller

fluctuated from 13.5 - 20.9 tiller/culm corresponding to TN1 and HP10, proportion of effective

tiller of rice varieties fluctuated from 58.73 -74.30%. In Huong An commune, maximum tiller

of experimental rice varieties were ranged from 20.5 - 27.5 tiller/culm corresponding to HT1

and TN1, effective tiller fluctuated from 13.9 - 17.6 tiller/culm corresponding to TN1 and HP10,

proportion of effective tiller of rice varieties fluctuated from 56.70 - 75.87% (Table 3.6)

Table 3.6. Tillering ability of rice varieties in studied sites

Variety

Summer-autumn 2014 Winter-spring 2014 - 2015

Maximum

tiller

(tiller/culm)

Effective

tiller

(tiller/culm)

Proportion

of

effective

tiller (%)

Maximum

tiller

(tiller/culm)

Effective

tiller

(tiller/culm)

Proportion

of

effective

tiller (%)

Experiment in Huong Xuan commune

KR1 23.7b 15.9ab 67.30a 25.4b 18.9ab 74.30ab

OM4900 22.5bc 16.5a 73.63a 24.7bc 18.9ab 76.53ab

OM7347 20.4c 14.8abc 72.87a 22.5c 18.0b 79.73a

HP10 22.6bc 16.5a 73.00a 27.0b 20.9a 77.33ab

DT34 20.6c 14.1bc 68.70a 26.7b 19.6ab 73.4ab

PC6 22.3bc 15.1abc 67.70a 25.0bc 18.1b 72.40b

TN1 (Control 1) 27.9a 16.4a 58.73b 31.1a 19.9ab 64.03c

HT1 (Control 2) 19.7c 13.5c 68.53a 27.0b 20.3ab 75.10ab

Experiment in Huong An commune

KR1 23.1ab 16.9a 73.07a 24.1ab 17.6a 73.20a

OM4900 20.9cd 15.5ab 74.27a 22.9bc 17.1ab 75.10a

OM7347 20.5d 15.1ab 73.43a 19.8c 15.0b 75.83a

HP10 22.3bcd 16.7a 74.87a 22.9bc 17.4a 75.87a

DT34 21.6bcd 15.4ab 71.13a 22.7bc 16.6ab 72.93a

PC6 20.5d 14.4b 70.30a 22.5bc 16.3ab 72.47a

TN1 (Control 1) 24.8a 13.9b 56.10b 27.5a 16.3ab 59.07b

HT1 (Control 2) 22.7bc 15.9ab 70.23a 24.5ab 17.4a 71.07a

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis

3.1.3.2. White-backed planthopper density and pests infestation level of experimental rice

varieties

Page 42: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

Result about WBPH density on experimental rice varieties were recorded in Table 3.7:

WBPH density on rice varieties were different depend on variety, cropping and studied sites.

In Huong Xuan commune, WBPH has emerged later (tillering stage) than Huong An commune

(seedling stage). WBPH density on experimental rice varieties were lower than control TN1.

Based on WBPH density on experimental rice varieties at peak (booting - flowering stage)

and National Technical Regulations on surveillance method of Rice pests (MARD, 2014) we

divided experimental rice varieties into two groups responded differently to WBPH in Thua

Thien Hue in the field as follows:

(1) TN1 control varieties was severe infested to WBPH with density of 2.028 – 2.185 wbph

/m2 (in Huong Xuan commune) and 2.952 - 3.488 wbph/m2 in Huong An commune;

respectively;

(2) All rice variety have WBPH density lower 750 wbph/m2 were non-infested including KR1,

OM7347, OM4900, HP10, PC6, DT34) and control HT1.

Table 3.8. White-backed planthopper density on rice varieties in studied sites

Unit: wbph/m2

Variety

Growth stage

Summer-autumn 2014 Winter-spring 2014 - 2015

Seedling Tillering Booting Flowering Maturing Seedling Tillering Booting Flowering Maturing

Experiment in Huong Xuan commune

KR1 0.0 79.3c 236.0c 361.0d 35.0b 0.0 133.3f 321.7d 151.6d 0.0

OM4900 0.0 121.3c 298.7c 413.7d 60.0b 0.0 201.6cde 379.2cd 158.3d 13.3cd

OM7347 0.0 142.7bc 319.3c 434.7cd 60.0b 0.0 218.3cd 395.8cd 153.3d 27.5bcd

HP10 0.0 86.0c 263.3c 348.7d 48.33b 0.0 141.6ef 295.8d 133.3d 13.3cd

DT34 0.0 98.3c 248.3c 386.7d 76.67b 0.0 159.2def 345.8d 188.3d 32.5bc

PC6 0.0 156.0bc 347.0c 522.7c 96.6b 0.0 233.3c 472.5c 216.7c 0.0

TN1

(Control 1) 0.0 578.3a 1640.0a 2185.0a 411.6a 0.0 901.7a 2028.3a 823.3a 136.6a

HT1

(Control 2) 0.0 214.7b 552.0b 701.7b 113.3b 0.0 238.3b 630.8b 293.3b 45.0b

LSD0.05 - 79.5 141.2 97.5 93.3 - 60.2 106.7 57.5 29.4

Experiment in Huong An commune

KR1 13.0b 45.3b 186.7c 144.0c 40.0e 7.6d 48.7b 113.7cd 100.0d 6.7b

OM4900 0.0 48.0b 138.7c 133.3c 53.3de 14.0cd 69.3b 157.7cd 150.7d 19.3b

OM7347 0.0 117.3b 234.7c 224.0c 128.3bc 15.0cd 91.0b 140.3cd 152.0d 20.0b

HP10 0.0 82.7b 197.3c 122.7c 60.0de 8.0d 57.0b 104.3d 126.0d 22.7b

DT34 0.0 144.0b 288.0bc 256.0bc 100.0cd 10.7cd 62.7b 136.0cd 115.3d 26.7b

PC6 0.0 157.3b 250.7c 240.0bc 138.3bc 20.0bc 75.3b 313.3c 300.0c 35.3b

TN1

(Control 1) 90.0a 606.7a 3488.0a 1621.0a 350.0a 28.7ab 171.7a 2952.0a 2371.0a 325.0a

HT1

(Control 2) 0.0 178.7b 620.7c 384.0b 176.7b 37.3a 100.0b 621.7b 606.7b 73.3b

LSD0.05 49.0 161.5 344.8 155.2 51.9 9.4 59.3 208.4 101.9 97.3

Page 43: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis

Data in Table 3.8 showed that there were 7 objects pests on experimental rice varieties

including rice leaf blight, brown spot, sheat blight, blas, small leaf folder and stem borer, level

infestation different between rice varieties, studied sites and cropping. However, it can be

seen that in Huong Xuan commune, rice varieties are infested pests more severe than Huong

An commune (Table 3.8).

Table 3.8. Level infestation of main pests on rice varieties in studied sites

Unit: score

Variety

Summer-autumn 2014 Winter-spring 2014 - 2015

Leaf

blight

Brown

spot

Sheat

blight

Small

leaf

folder

Stem

borer

Panicle

blast

Sheat

blight

Brown

spot

Small

leaf

folder

Stem

borer

Experiment in Huong Xuan commune

KR1 3 3 1 1 0 1 3 1 1 0

OM4900 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1

OM7347 3 3 1 3 0 3 1 1 1 1

HP10 0 3 0 3 0 3 3 3 1 1

DT34 1 3 3 0 1 1 1 1 1 1

PC6 3 1 1 1 1 1 1 1 3 1

TN1

(Control 1) 3 3 3 1 1 3 1 1 3 1

HT1

(Control 2) 3 5 3 3 1 1 3 3 1 1

Experiment in Huong An commune

KR1 1 1 0 1 0 0 0 3 1 0

OM4900 1 3 1 1 1 1 1 3 3 1

OM7347 1 5 1 3 1 3 1 3 3 1

HP10 1 3 1 3 1 1 1 3 3 0

DT34 1 1 0 1 3 1 0 1 1 1

PC6 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1

TN1 (Control 1) 3 1 1 1 3 3 1 1 1 3

HT1 (Control 2) 1 5 1 1 3 1 1 3 1 1

Legend: Data was recorded at pest infestation servere.

3.1.3.3. Yield of experimental rice varieties in studied sites Result about yield components and yield of experimental rice varieties were showed in

Table Bảng 3.9a and Table 3.9b.

Table 3.9a. Yield components and yield of experimental rice varieties in Huong Xuan

commune

Variety No.of

Panicle/m2

No.fill grain/

panicle

P1000 grain

(gr)

Potential

yield

Grain

yield

Page 44: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

(panicle) (grain) (tons/ha) (tons/ha)

Summer-autumn 2014

KR1 321.3bc 92.7d 23.27d 6.95cd 4.84ab

OM4900 315.3bc 116.1b 24.77bc 9.11bc 4.71abc

OM7347 310.0c 116.3b 23.87cd 8.56bc 4.56abc

HP10 321.3bc 133.3bc 26.23a 9.53b 4.81ab

DT34 349.7ab 147.9a 25.37ab 13.15a 5.01a

PC6 309.7c 135.3ab 21.13e 8.83bc 4.37bc

TN1(Control 1) 376.0a 66.4e 19.40f 4.86d 2.92d

HT1 (Control 2) 336.0bc 79.6de 23.40d 6.24d 4.28c

Winter-spring 2014 - 2015

KR1 417.7a 92.8cd 24.31d 9.43bcd 5.57a

OM4900 412.0ab 125.1abc 25.10b 12.90ab 5.74a

OM7347 375.7bc 103.8bc 23.01d 8.96cd 5.64a

HP10 406.3ab 108.8bc 26.13a 11.54abc 5.97a

DT34 341.3c 135.5ab 25.50b 11.76abc 5.96a

PC6 389.3ab 150.6a 23.17d 13.70a 5.61a

TN1(Control 1) 403.0ab 66.7d 22.09e 5.94d 3.83b

HT1(Control 2) 338.7c 108.5bc 23.47d 8.67cd 5.44a

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis

Data in Table 3.9a and 3.9b showed that: grain yield of rice varieties were changed

follow cropping and studied sites. Two varieties HP10 and DT34 obtained highest grain yield

and higher than control HT1. In summer-autumn 2014, grain yield of DT34 was 4.95 tons/ha

(in Huong An commune) and 5.01 tons/ha (in Huong Xuan commune); HP10 has grain yield

from 4.80 tons/ha (in Huong An commune) to 4.81 tons/ha (in Huong Xuan commune). In

winter-spring 2014 – 2015, grain yield of DT34 was 5.50 - 5.96 tons/ha and grain yield of

HP10 was 5.66 - 5.97 tons/ha, more higher than grain yield of control HT1 (4.28 - 5.44 tons/ha

in Huong Xuan commune and 4.35 - 4.80 tons/ha in Huong An commune).

Bảng 3.9b. Yield components and yield of experimental rice varieties in Huong An commune

Variety

No.of

Panicle/m2

(panicle)

No.fill grain/

panicle

(grain)

P1000 grain

(gr)

Potential

yield

(tons/ha)

Grain yield

(tons/ha)

Summer-autumn 2014

KR1 317.3ab 94.7cd 23.31b 6.99bc 4.87a

OM4900 317.0ab 111.3abc 23.95b 8.74b 4.70a

OM7347 310.7b 105.7bc 23.67b 7.81bc 4.52a

HP10 324.3ab 103.7c 25.25a 8.82b 4.80a

DT34 340.0a 127.3a 24.19a 10.98a 4.95a

PC6 305.0b 123.3ab 21.08c 7.94bc 4.32a

TN1 (Control 1) 340.3a 56.7d 19.02d 3.73d 2.72b

HT1 (Control 2) 330.7ab 95.7c 23.30b 7.39bc 4.35a

Winter-spring 2014 - 2015

KR1 376.0a 94.7c 23.98c 8.64cd 5.15ab

OM4900 373.7a 127.8ab 24.61b 11.73ab 5.43a

OM7347 338.0bc 104.0bc 22.66e 7.97d 5.34a

Page 45: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

HP10 362.3a 115.7bc 25.74a 10.78abc 5.66a

DT34 329.3c 144.8a 25.04b 11.92ab 5.50a

PC6 358.3ab 154.6a 22.79de 12.72a 5.15ab

TN1 (Control 1) 358.3ab 61.2d 20.83f 4.57e 3.31c

HT1 (Control 2) 323.0c 127.8ab 23.22d 9.58bcd 4.80b

Ghi Legend: different letters in the same column shows significant differences according to

ANOVA analysis

3.1.3.4. Quality of experimental rice varieties

Result in Table 3.10 showed that: experimental rice varieties have proportion of milling

rice fluctuated from 70.00 - 78.00%, similar to control HT1 (75.33%); proportion of white rice

obtain from 66.67 - 75.33%. proportion of filled-grain rice fluctuated from 48.67 - 70.67%;

small kernel area (scale 1 - 5); high protein contentcao (fluctuated from 8.19 - 9.59%); low

amylose content (from13.71 - 19.02 %) and rice cooking quality ranged from average to good.

Espectially, HP10 and control HT1 has the same quality.

Table 3.10. Some quality characters of experimental rice varieties

Quality characters Variety

KR1 OM4900 OM7347 HP10 DT34 PC6 HT1

(Control)

Milling quality

Milling proportion (%) 78.00 72.00 70.00 76.00 74.00 74.67 75.33

White rice proportion (%) 74.67 69.33 66.67 75.33 70.00 71.33 72.67

Filled-grain proportion (%) 69.00 60.00 59.00 68.00 48.67 52.67 70.67

Marketing quality

Grain length (mm) 7.43 6.81 6.46 6.99 6.28 6.18 6.31

Grain width (mm) 1.93 2.09 1.97 2.09 2.03 2.17 2.02

Rate of length/width 3.8 3.3 3.3 3.4 3.1 2.9 3.1

Grain shape slender slender slender slender slender Medium slender

Kernel area (scale) 1 1 5 1 5 1 5

Nutritive quality

Protein content (%) 8.27 8.46 8.63 8.69 9.33 9.59 8.19

Cooking quality

Amylose content (%) 14.98 17.21 17.50 16.02 13.61 14.89 17.07

Scented (scale) 3.0 2.3 2.0 3.0 2.0 3.0 4.5

White level (scale) 4.6 4.4 4.6 5.0 2.7 4.7 4.1

Glutinous (scale) 3.5 3.0 2.7 4.2 4.3 3.2 5.0

Cooking test (scale) 4.4 3.4 2.8 4.4 3.2 4.6 4.6

Cooking quality ranging (scale) 15.5 13.1 12.1 16.6 12.2 15.5 18.2

Legend: Rice samples were taken from the Huong Xuan commune field trial in winter-spring

2014-2015; Analysis was carried out at the Genetics laboratory, Agronomy faculty, College

of Agriculture and Forestry, Hue university.

3.2. STUDYING CUTURAL TECHNIQUES RICE VARIETY RESISTANCE TO

WHITE-BACKED PLANTHOPPER IN THUA THIEN HUE

Page 46: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

3.2.1. Study on determination suitable seed amount for rice varieties HP10 and DT34

3.2.1.1. Effects of seeding amount on agronomic and morphology traits of HP10 and DT34

From the results analysed in Table 3.11, it can be seen that seeding amount from 60-140

kg/ha affected to duration, plant height, tillering ability and panicle length of HP10 and DT34.

At treatment with 60 and 80 kg/ha formulas have shorter duration, higher plant height, more

effective tiller and longer panicle than the treatments of 100, 120 and 140 kg/ha.

Bảng 3.11. Growth, development and morphology characters of HP10 and DT34 at

different seeding amount

Variety

Seeding

amount

(kg/ha)

Winter-spring 2014 - 2015 Summer-autumn 2015

Durati

on

(day)

Plant

height

(cm)

Effectiv

e tiller

(tiller)

Panicle

lenghth

(cm)

Duratio

n

(day)

Plant

height

(cm)

Effectiv

e tiller

(tiller)

Panicl

e

lenght

h (cm)

HP10

60 105 93.2cd 3.0bcd 24.2cde 92 89.8cde 2.5ab 23.4bcd

80 110 90.5de 2.6abc 23.5def 95 87.5def 2.6a 22.6de

100

(Control) 112 90.6de 2.3bcd 23.5ef 98 85.1f 2.1bc 22.5de

120 112 90.5de 2.0de 22.6f 98 86.4ef 1.9cd 21.8e

140 112 89.4e 1.8e 22.7f 98 84.7f 1.6d 21.8e

DT34

60 105 100.3a 2.7ab 26.0a 92 98.0a 2.3abc 24,8a

80 107 97.2b 2.3bcd 25.5ab 94 94.3b 1.9cd 24,0ab

100

(Control) 110 94.6bc 2.3bcd 24.5cd 96 90.8cd 1.9cd 23,7bc

120 110 94.7bc 2.2cde 24.9bc 96 92.3bc 1.6d 23,6bc

140 110 93.9c 1.9e 23.4ef 96 90.1cd 1.7d 22,9cd

Ghi Legend: different letters in the same column shows significant differences according to

ANOVA analysis

3.2.1.2. Effects of seeding amount on white-backed planthopper fluctuation and pests of HP10

and DT34

Result in Table 3.12 showed that: WBPH density at treatments of seeding amount were

different depend on variety and cropping. WBPH emerged soon on rice varieties at seedling

stage, they accumulate population and reach the peak at booting - flowering stage. Both HP10

and DT34 showed highest WBPH density at treatment of 140 kg/ha (Table 3.12).

Bảng 3.12. White-backed planthopper on HP10 and DT34 at different seeding amount

Unit: wbph/m2

Variety

Seeding

amount

(kg/ha)

Growth stage

Seedling Tillering Booting Flowering Maturing

Winter-spring 2014 - 2015

HP10

60 0.0d 7.0c 37.3b 25.0e 18,0a

80 0.3cd 8.0c 48.3ab 17.0e 20,7a

100 (Đ/c) 1.3bcd 9.0c 45.0ab 74.3b-e 25,3a

120 1.7bc 11.7bc 47.7ab 43.3de 38,7a

Page 47: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

140 2.0b 15.0abc 64.0ab 102.7bcd 40,3a

DT34

60 0.0d 9.7c 55.7ab 60.7cde 19,0a

80 1.0bcd 12.0bc 49.7ab 103.3bcd 20,0a

100 (Đ/c) 1.3bcd 18.0ab 85.3a 118.3bc 26,7a

120 2.3b 11.3bc 68.7ab 137.7ab 17,7a

140 4.3a 23.0a 71.0ab 200.0a 38,0a

Summer-autumn 2015

HP10

60 3.0c 25.3cd 55.7ab 30.3f 19,0a

80 2.7c 19.3d 49.7ab 37.3f 20,0a

100 (Đ/c) 7.0bc 34.3bcd 85.3a 76.0ef 26,7a

120 4.0c 29.3cd 68.7ab 74.0ef 17,7a

140 11.3ab 72.3a 71.0ab 149.3de 38,0a

DT34

60 4.7c 27.7cd 37.3b 166.7de 18,0a

80 5.3c 30.7bcd 48.3ab 204.3cd 20,7a

100 (Đ/c) 4.0c 34.7bcd 45.0ab 301.3bc 25,3a

120 12.0a 49.0abc 47.7ab 312.7ab 38,7a

140 13.7a 55.7ab 64.0ab 414.3a 40,3a

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis

Data in Table 3.13 showed that: the less seeding amount (sowing density), the less pests

damage. At treatments of 60, 80 and 100 kg/ha, infested level panicle blast, sheat blight,

brown spot, leaf blight, small leaf folder and stem borer were not different (sacle 0 - 1). At

treatments of 120 and 140 kg/ha, infested level above pests of both HP10 and DT34 were

higher, sacle 1 - 3 for HP10 and scale 3 - 5 for DT34.

Table 3.13. Damage level of main pests on HP10 and DT34 at different seeding amount

Unit: score

Variety

Seeding

amount

(kg/ha)

Winter-spring 2014 - 2015 Summer-autumn 2015

Panicle

blast

Sheat

blight

Brown

spot

Small

leaf

folder

Stem

borer

Sheat

blight

Brown

spot

Leaf

blight

Small

leaf

folder

Stem

borer

HP10

60 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0

80 1 0 1 1 0 1 1 0 1 1

100

(Control) 1 0 1 1 0 1 3 0 1 1

120 3 1 1 1 1 3 3 1 1 1

140 3 1 3 3 1 3 3 1 3 3

DT34

60 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1

80 1 1 1 1 0 1 3 0 1 1

100

(Control) 1 1 1 3 1 3 3 1 1 1

120 3 3 3 3 1 3 3 1 3 3

140 5 3 5 3 1 5 3 1 5 3

Legend: Data was recorded at pest infestation servere

Page 48: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

3.2.1.3. Effects of seeding amount on yield of HP10 and DT34

Result about evaluation effect of seeding amount to yield of HP10 and DT34 in winter-

spring 2014 – 2015 and Summer-autumn 2015 was reported in Table 3.14.

Table 3.14. Yield components and yield of HP10 and DT34 at different seeding amount

Variety

Seeding

amount

(kg/ha)

No.of

Panicle/m2

(panicle)

No.fill grain/

panicle

(grain)

P1000 grain

(gr)

Potential

yield

(tons/ha)

Grain yield

(tons/ha)

Winter-spring 2014 - 2015

HP10

60 399.7de 120.5cd 25.94a 12.51abc 6.21abc

80 442.7cd 105.5de 25.40b 11.87abc 6.60a

100 (Control) 467.67bc 107.7de 25.41b 12.78abc 6.22abc

120 483.7bc 107.0de 24.46c 12.67abc 6.16bc

140 556.3a 79.0f 23.06d 10.18c 5.60d

DT34

60 307.0f 181.7a 25.49ab 14.16a 6,13bc

80 360.0e 147.3b 25.14b 13.39ab 6,03abc

100 (Control) 407.7de 136.5bc 24.99b 13.90ab 6,30ab

120 506.3b 92.4ef 24.28c 11.24bc 5,87cd

140 571.7a 90.9ef 23.10d 12.01abc 5,57d

Summer-autumn 2015

HP10

60 361.3ef 114.1cd 24.70a 10.16a 5,17cd

80 404.3de 104.5cde 24.17b 10.23a 5,83a

100 (Control) 429.3d 102.3de 24.17b 10.60a 5,49abc

120 445.3cd 101.7de 23.23c 10.51a 5,33bcd

140 518.0ab 81.9f 21.83d 9.23a 5,22cd

DT34

60 282.0g 158.4a 24.25ab 10.81a 5,21cd

80 335.0f 134.4b 23.91b 10.79a 5,33bcd

100 (Control) 382.7ef 121.4bc 23.76b 11.02a 5,66ab

120 481.3bc 93.8ef 23.04c 10.48a 5,18cd

140 546.7a 87.7ef 21.87d 10.46a 5,06d

LSD0.05 49,4 17.6 0.50 1.94 0.33

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis

According to result in Table 3.14, between treatments of seeding amount have

significant different in grain yield at reliable 95%. For HP10, treatment of 80 kg/ha obtained

higest grain yield was 6.22 tons/ha in winter-spring 2014 – 2015 and 5.83 tons/ha in summer-

autumn 2015. Meanwhile, DT34 obtained higest grain yield at treatment of 100 kg/ha was

6.30 tons/ha and 5.66 tons/ha, respectively. Both HP10 and DT34 have lowest grain yield at

treatment of 140 kg/ha in both seasons. Result also showed, all treatments have high potential

yield but low grain yield, the reasons were that there are many factors affect to rice on the

field and a remarkable reason is this study did not apply any pesticides so part of yield has

been lost.

3.2.1.4. Effects of seeding amount on economic efficiency of HP10 and DT34

Table 3.15. Economic efficiency of HP10 and DT34 at different seeding amount

Unit: million dong

Variety

Seeding

amount

(kg/ha)

Winter-spring 2014 - 2015 Summer-autumn 2015

Revenue Expenditure Profit Profit vs.

control Revenue Expenditure Profit

Profit vs.

control

Page 49: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

HP10

60 43,470 13,195 30,275 0,344 35,156 13,195 21,961 -1,762

80 46,200 13,369 32,831 2,900 39,644 13,369 26,275 2,552

100 (Control) 43,540 13,609 29,931 0 37,332 13,609 23,723 0

120 43,120 13,849 29,271 - 0,660 36,244 13,849 22,395 -1,328

140 39,200 14,089 25,111 -4,160 35,496 14,089 21,407 -2,316

DT34

60 39,845 13,309 26,536 -0,505 33,865 13,375 20,490 -2,391

80 39,195 13,609 25,586 -1,455 34,645 13,609 21,036 -1,845

100 (Control) 40,950 13,909 27,041 0 36,790 13,909 22,881 0

120 38,155 14,209 23,946 -3,095 33,670 14,209 19,461 -3,420

140 36,205 14,509 21,696 -5,345 32,890 14,509 18,381 -4,500

Legend: sign (-) indicates lower profitability than control.

Results presented in Table 3.15 showed that: HP10 give highest profit at treatment of

80 kg/ha, fluctuated form 26,275 millions dong (summer-autumn 2015) to 32,831 millions

dong (winter-spring 2014 - 2015) and higher than control form 2,552 - 2,900 millions. DT34

showed that treatments of seeding amount at 60, 80, 120 and 140 kg/ha were lower profit than

control (100 kg/ha) in both winter-spring 2014 – 2015 and summer-autumn 2015.

3.2.2. Study on determination effective fertilizer combination for HP10 anfd DT34

3.2.2.1. Effects of fertilizer combination on agronomic and morphology traits of HP10 and

DT34

The results in Table 3.16 showed the effect of fertilizer on duration, plant height,

tillering ability and length of HP10 and DT34. In which, treatment of P0 (non-application

fertilized) has longer duration, lower plant height, less effective tiller and shorter panicle whe

compare to different treatments of fertilizer combinations P1, P2, P3, P4 and P5.

Table 3.16. Growth, development and morphology characters of HP10 and DT34 at

different fertilizer combination

Variety Fertilizer

combination

Winter-spring 2014 - 2015 Summer-autumn 2015

Duration

(day)

Plant

height

(cm)

Effective

tiller

(tiller)

Panicle

lenghth

(cm)

Duration

(day)

Plant

height

(cm)

Effective

tiller

(tiller)

Panicle

lenghth

(cm)

HP10

P0 (Control 1) 113 89.5f 1.9cd 21.4de 96 83.3d 1.8bc 21,1cd

P1 (Control 2) 110 98.6cd 2.5abc 22.4cde 92 91.4bc 2.4abc 21,4a-d

P2 110 95.8de 2.9ab 22.8a-d 92 91.6bc 2.6abc 21,8a-d

P3 110 97.0de 2.3bc 23.2abc 92 91.9bc 2.2abc 21,5a-d

P4 110 101.2bc 2.3bc 22.8a-d 92 103.4a 2.4abc 21,5a-d

P5 110 97.4de 2.9ab 24.1ab 92 97.7ab 2.7ab 22,1abc

DT34

P0 (Control 1) 111 94.4e 1.5d 20.8e 93 90.2cd 1.5c 20,4d

P1 (Control 2) 108 103.2b 2.0cd 22.4b-e 90 97.7ab 1.7bc 21,1bcd

P2 108 102.3b 2.2cd 23.5abc 90 100.3a 2.3abc 22,7a P3 108 104.0ab 3.0a 24.1ab 90 100.2a 2.1bc 22,9a

P4 108 107.4a 2.0cd 24.2a 90 102.3a 1.9bc 22,7ab

P5 108 104.6ab 2.4abc 23.6abc 90 99.3a 3.2a 22,9a

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis

Page 50: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

3.2.2.2. Effects of fertilizer combination on white-backed planthopper fluctuation and pests

of HP10 and DT34

Incorrect application of fertilizers, especially over content of nitrogen used is one of the

causes of rice planthopper outbreak in the field. Results of the study on the effects of fertilizer

combinations on RLT on HP10 and DT34 rice varieties are presented in Table 3.17.

White-backed planthopper has emerged on rice varieties at seedling stage on all

treatments xuất (except P0), they accumulate population and reach the peak at booting -

flowering stage. After that, WBPH reduce density until harvest. The results of statistical

analysis also showed that there is a significant difference WBPH density between treatments,

the most significant differences at P0 (non-application fertilizer) and fertilizer combination P4

(120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn BIO-ORGANIC+ 500kg vôi/ha) (Table 3.17).

Table 3.17. White-backed planthopper on HP10 and DT34 at different fertilizer combination

Unit: wbph/m2

Variety Fertilizer

combination

Growth stage

Seedling Tillering Booting Flowering Maturing

Winter-spring 2014 - 2015

HP10

P0 (Control 1) 0.0d 44.0a 43.3ab 43.8de 22.5c

P1 (Control 2) 1.0cd 14.7ab 79.3ab 84.9bcd 37.0bc

P2 1.7bcd 9.3b 61.7ab 60.8cde 23.5c

P3 2.7abc 13.3ab 83.0ab 85.0bcd 46.0bc

P4 4.0a 17.3ab 100.0ab 117.3ab 56.0ab

P5 1.7bcd 12.0ab 87.0ab 38.0e 25.0c

DT34

P0 (Control 1) 0.0d 28.0ab 36.7b 52.8de 21.0c

P1 (Control 2) 1.3bcd 29.3ab 100.7ab 95.9bc 47.0bc

P2 1.0cd 0.0b 99.0ab 86.7bcd 29.0c

P3 2.3abc 10.3ab 136.0a 109.3ab 43.5bc

P4 3.0ab 19.7ab 126.7ab 146.7a 75.0a

P5 1.3bcd 14.7ab 52.3ab 63.8cde 47.0bc

Summer-autumn 2015

HP10

P0 (Control 1) 2,7abc 21,0ab 28,7f 43,0d 11,7c

P1 Control 2) 2.7abc 22.0ab 76.0b-e 114.0bcd 24,7bc

P2 2.3abc 7.0b 41.0ef 61.5d 12,3c

P3 4.7a 7.7b 55.3def 83.0d 10,7c

P4 3.0abc 14.7ab 117.3ab 176.0ab 30,7b

P5 1.7bc 11.0b 66.7c-f 100.0cd 20,0bc

DT34

P0 (Control 1) 1.0c 34.7a 29.0f 47.0d 14,0c

P1 (Control 2) 3.7ab 11.0b 108.3abc 162.7abc 31,3b

P2 2.3abc 0.0b 66.0c-f 99.0cd 19,3bc

P3 2.7abc 10.0b 87.7bcd 102.8bcd 29,0b

Page 51: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

P4 3.7ab 13.0ab 140.3a 210.3a 50,0a

P5 3.0abc 9.0b 60.0def 90.0cd 31,3b

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis

From the result in Table 3.18, we can see that level of pests infestation was different

between rice varieties and fertilizer combinations. Panicle blast only occur in winter-spring

2014 - 2015 and damaged score 1 - 3; sheat blight, brown spot and small leaf folder damaged

score 1 - 3; leaf blight damaged score 0 - 1; stem borer is mainly damaged score 1.

Table 3.18. Damage level of main pests on HP10 and DT34 at fertilizer combination

Unit: score

Variety Fertilizer

combination

Winter-spring 2014 - 2015 Summer-autumn 2015

Panicle

blast

Sheat

blight

Brown

spot

Small

leaf

folder

Stem

borer

Sheat

blight

Brown

spot

Leaf

blight

Small

leaf

folder

Stem

borer

HP10

P0 (Control 1) 1 0 3 1 0 1 3 0 1 0

P1 (Control 2) 3 1 1 3 1 1 3 0 3 3

P2 1 1 1 3 0 1 3 0 1 1

P3 1 1 1 3 1 1 1 0 1 1

P4 3 3 1 3 1 3 1 0 3 3

P5 1 1 1 1 0 1 1 0 1 0

DT34

P0 (Control 1) 1 1 5 1 0 1 3 0 1 1

P1 (Control 2) 5 3 1 3 1 3 1 1 3 1

P2 1 1 1 3 0 1 3 0 3 1

P3 3 1 1 3 0 1 1 1 3 1

P4 5 3 1 3 1 5 1 1 5 1

P5 1 3 1 3 1 1 1 1 1 1

Legend: Data was recorded at pest infestation servere

3.2.2.3. Effects of fertilizer combination on yield of HP10 and DT34

Result in Table 3.19 showed that grain yield has significant difference between rice

varieties and fertilizer combinations. HP10 obateind highest grain yield at treatmenst of P5

(80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tons BIO-ORGANIC+ 500kg lime/ha) meanwhile DT34

obateind highest grain yield at treatmenst of P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tons

BIO-ORGANIC+ 500kg lime/ha). Thus, it can be seen that the increase of organic fertilizer

application (2 tons/ha) give higher grain yield than 1 ton/ha, in addition requirement fertilizer

of rice varieties especially nitrogen also different between rice varieties. DT34 required higher

nitrogen (100 kg/ha) than HP10 (80 kg/ha). Regarding grain yield, treatment of P5 (80kg N +

80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tons Bio-organic+ 500kg lime / ha) is suitable for HP10 and P3

(100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tons Bio-organic+ 500kg lime/ha) is suitable for DT34.

Table 3.19. Yield components and yield of HP10 and DT34 at different fertilizer combination

Variety Fertilizer

combination

Seeding

amount

(kg/ha)

No.of Panicle/m2

(panicle)

No.fill

grain/

panicle

P1000

grain

(gr)

Potential

yield

(tons/ha)

Page 52: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

(grain)

Winter-spring 2014 - 2015

HP10

P0 (Control

1) 373.3abc 73.3e 23.79f 6.51e 3.93f

P1 (Control

2) 384.0abc 98.8d 25.34c 9.63d 5.37c

P2 406.3ab 108.2cd 25.22cd 11.12bcd 5.30c

P3 377.7bc 113.6bcd 25.92ab 11.14bcd 5.37c

P4 375.7bc 108.5bcd 25.48bc 10.40cd 5.17cd

P5 400.0abc 123.5ab 26.08a 12.87ab 6.57a

DT34

P0 (Control

1) 320.3a 81.9e 22.98g 6.05e 3,80f

P1 (Control

2) 380.3abc 111.3bcd 24.71e 10.46cd 5,37c

P2 382.0abc 118.3abc 24.86de 11.23bcd 5,00de

P3 422.3a 133.0a 25.18cd 14.13a 6,57a

P4 360.3cd 110.1bcd 24.71e 9.75d 4,93e

P5 405.3ab 117.2bc 25.34c 12.02bc 6,13b

LSD0.05 42,7 15.2 0.45 1.95 0.22

Summer-autumn 2015

HP10

P0 (Control

1) 375.4bc 77.1bc 24.33abc 7.01cd 3,67d

P1 (Control

2) 447.3ab 87.4abc 22.60d 8.97bcd 5,07bc

P2 373.3bc 81.7abc 23.23bcd 7.13cd 4,63c

P3 390.0bc 87.1abc 24.23ab 8.06bcd 4,88c

P4 384.5bc 83.1abc 23.53a-d 7.54bcd 4,83c

P5 434.8abc 104.3ab 22.50d 10.26abc 6,17a

DT34

P0 (Control

1) 389.1bc 72.3c 22.37d 6.07d 3,50d

P1 (Control

2) 411.2abc 82.6abc 22.50d 7.57bcd 4,77c

P2 455.8ab 92.3abc 22.77d 9.86a-d 4,66c

P3 514.9a 108.4a 23.20bcd 12.94a 6,15a

P4 323.6c 81.1abc 24.73a 6.48cd 4,64c

P5 511.8a 96.3abc 22.83cd 11.28ab 5,86ab

LSD0.05 113,4 27.8 0.12 3.91 0.81

Legend: different letters in the same column shows significant differences according to ANOVA

analysis

3.2.2.4. Effects of fertilizer combination on economic efficiency of HP10 and DT34

Evaluation of fertilizer investment efficiency for HP10 and DT34 with result presented

in Table 3.20. Result showed that: for HP10, fertilizer combination P5 (80kg N, 80kg P2O5,

80kg K2O, 2 tons BIO-ORGANIC/ha + 500kg lime/ha) reached highest VCR from 1.9 - 2.2

times and profit from 29,698 to 29,783 millions VND / ha. For DT34, VCR reached highest

at fertilizer combination P3 formula with (100kg N, 80kg P2O5, 80kg K2O; 2 tons of BIO-

Page 53: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

ORGANIC/ha and 500kg lime/ha) from 1.7 - 2.2 times and profit from 25,596 to 27,645

millions VND/ha.

Table 3.20. Economic efficiency of HP10 and DT34 at different fertilizer combination

Variety Fertilizer

combination

Revenue

(million

dong/ha)

Expenditure

(million

dong/ha)

Profit

million

dong/ha)

Yield

increase

vs.

control

(tons/ha)

Expenditure

increase for

fertilizer

(million

dong/ha)

Revenue

increase

(million

dong/ha)

VCR

(time)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7 = 6/5)

Winter-spring 2014 - 2015

HP10

P0

(Control 1) 27,510 5,860 21,650 - - - -

P1

(Control 2) 37,590 13,905 23,685 1,44 7,505 10,080 1,3

P2 37,100 15,744 21,356 1,37 9,344 9,590 1,0

P3 37,590 16,569 21,021 1,44 10,169 10,080 1,0

P4 36,190 14,730 21,460 1,24 8,330 8,680 1,0

P5 45,990 16,207 29,783 2,64 9,807 18,480 1,9

DT34

P0

(Control 1) 24,700 6,400 18,300 - - - -

P1

(Control 2) 34,905 14,445 20,460 1,57 8,045 10,205 1,3

P2 32,500 16,284 16,216 1,20 9,884 7,800 0,8

P3 42,705 17,109 25,596 2,77 10,709 18,005 1,7

P4 32,045 15,270 16,775 1,13 8,870 7,345 0,8

P5 39,845 16,747 23,098 2,33 10,347 15,145 1,5

Summer-autumn 2015

HP10

P0

(Control 1) 25,690 5,710 19,980 - - - -

P1

(Control 2) 35,490 12,333 23,157 1,40 6,623 9,800 1,5

P2 32,410 13,050 19,360 0,96 7,340 6,720 0,9

P3 34,160 13,875 20,285 1,21 8,165 8,470 1,0

P4 33,810 13,158 20,652 1,16 7,448 8,120 1,1

P5 43,190 13,492 29,698 2,50 7,782 17,500 2,2

DT34

P0

(Control 1) 23,800 6,010 17,790 - - - -

P1

(Control 2) 32,436 12,633 19,803 1,27 6,623 8,636 1,3

P2 31,688 13,350 18,338 1,16 7,340 7,888 1,1

P3 41,820 14,175 27,645 2,65 8,165 18,020 2,2

P4 31,552 13,458 18,094 1,14 7,448 7,752 1,0

P5 39,848 13,792 26,056 1,22 7,782 16,048 2,1

Legend: DT34 seed price = 15.000 dong/kg, HP10 = 12.000 dong/kg, Potassium fertilizer =

10.500 dong/kg, Phosphorus = 3.800 dong/kg, Bio-organic= 2.200 dong/kg; Ure nitrogen =

8.500 dong/kg (WS 2014 - 2015) và 9.000 dong/kg (SA 2015), lime = 1.200dong/kg (WS

2014 - 2015) và 1.500 dong/kg (SA 2015); DT34 paddy rice price = 6.800 dong/kg (WS 2014

– 2015) và 6.500 dong/kg (SA 2015); HP10 paddy rice price = 7.000 dong/kg.

3.2.2.5. Effects of rice varieties and fertilizer combination topaddy soil chemical characters

at Huong Xuan commune, Huong Tra town, Thua Thien Hue province

Page 54: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

Result about evaluation the effect of fertilizer and rice varieties to chemical characters of

paddy rice soil in studied sites were presented in Table 3.21.

Table 3.21. Some chemical characters of soil pre-experiment and post-experiment fertilizer

Variety Sample

test

Analysed indicators

pHKCl N (%) P2O5 (%) P2O5

(mg/100g)

K2O

(%)

OM

(%)

Winter-spring 2014 - 2015

Pre-experiment 5,20 0,12 0,06 10,50 0,62 1,99

HP10

STN-P0 6,12 0,09 0,06 9,00 0,59 1,16 STN-P1 6,98 0,12 0,06 6,00 0,72 2,33

STN-P2 4,79 0,10 0,06 7,50 0,64 1,76

STN-P3 5,89 0,14 0,10 9,50 0,67 1,94 STN-P4 5,70 0,12 0,08 7,50 0,65 1,24

STN-P5 6,23 0,13 0,09 8,50 0,70 2,53

ĐT34

STN-P0 6,15 0,08 0,06 7,50 0,60 1,17

STN-P1 6,42 0,11 0,06 8,25 0,64 1,31

STN-P2 5,87 0,12 0,10 8,50 0,56 2,40

STN-P3 5,75 0,09 0,09 8,50 0,68 1,42

STN-P4 5,49 0,13 0,08 9,00 0,75 2,26

STN-P5 5,95 0,12 0,10 9,25 0,70 2,13

Summer-autumn 2015

Pre-experiment 5,30 0,13 0,07 6,25 0,69 1,45

HP10

STN-P0 6,30 0,10 0,05 6,25 0,68 1,68

STN-P1 5,90 0,12 0,07 8,50 0,69 2,28

STN-P2 5,31 0,13 0,07 7,50 0,71 2,07

STN-P3 5,15 0,11 0,08 12,50 0,75 2,87

STN-P4 5,67 0,14 0,09 12,00 0,74 2,43

STN-P5 6,34 0,13 0,09 10,50 0,75 2,59

ĐT34

STN-P0 6,05 0,09 0,06 6,25 0,55 1,03

STN-P1 6,50 0,14 0,07 6,50 0,62 1,81

STN-P2 5,71 0,13 0,07 7,50 0,67 2,43

STN-P3 5,95 0,11 0,10 9,50 0,74 1,52

STN-P4 5,89 0,15 0,10 10,00 0,80 2,64

STN-P5 6,05 0,13 0,10 10,50 0,68 2,97

Legend: STN=Post-experiment; OM=Organic matter; Analysis was carried out at Soil Science

Department, Agronomy faculty, College of Agriculture and Forestry, Hue University.

Result in Table 3.21 showed that fertilizer combinations in this study have influence to

paddy rice soil chemical characters in studied sites positively namely improved acidity,

especially treatment of P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tons Bio-organic+ 500kg

lime/ha) and P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tons Bio-organic + 500kg lime/ha) have

effect to increase nitrogen content, total phosphorus, active phosphorus, total potassium and

organic matter in soil.

3.3. MODELING PRODUCTION RICE VARIETIES RESISTANCE TO WHIET-

BACKED PLANTHOPPER IN THUA THIEN HUE PROVINCE

Page 55: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

Based on studied results above, we built 2 models production rice varieties resistance to

WBPH in winter-spring crop 2015 - 2016 at 2 ecological zones historical infested with

planthopper were Huong An and Huong Xuan commune, Huong Tra town, Thua Thien Hue

province, scale 1 ha/variety and HT1 as control. Model evaluation result recorded in Table

3.22, 3.23 and 3.24.

3.3.1. Growth, development traits and grain yield of rice varieties in model

Table 3.22. Some growth, development traits and grain yield of rice varieties in model

Variety

Growth

duration

(days)

Plant

height

(cm)

Effective

tillers

(tiller)

uniform

(score

1,3,5)

Lodging

incidence

(score

1,5,9)

Grain

yield

(tons/ha)

Model at Huong Xuan commune

HP10 115 99.2 3.4 1 1 6.03

DT34 112 103.6 3.4 1 5 6.25 HT1

(Control) 112 102.6 3.2 1 5 5.67

Model at Huong An commune

HP10 112 97.8 2.8 1 1 5.55

DT34 108 100.6 3.0 1 5 5.88

HT1

(Control)

108 102.2 2.8 1 5 5.45

Result in Table 3.22 shows that: Growth duration of rice varieties have been changed

depend on studied site, at Huong Xuan longer than Huong An 3 - 4 days. HP10 has lowest

plant height and DT34 was tallest. Effective tillers of HP10 fluctuated from 3.0 - 3.4

tillers/plant and effective tillers of control was 2.8 - 3.2 tillers/plant. Rice varieties in model

showed uniform at score 1, good lodging ability. Grain yield of DT34 was highest 5.88 - 6.25

tons/ha, HP10 was 5.55 - 6.03 tons/ha and control HT1 obtained grain yield 5.45 - 5.67

tons/ha.

3.3.2. Using pesticides situationon rice varieties in model

Table 3.23. Number of pesticides spraying on rice varieties in model

Unit: Time

Variety

Pests

Weed Blast Sheath

blight

Grain

disscoloration

Leaf

folder Planthopper Total

Model at Huong Xuan commune

HP10 1 0 0 1 2* 0 4

DT34 1 0 0 1 2* 0 4

HT1 (Control) 1 1 1 0 2 1 5

Model at Huong An commune

HP10 1 0 0 1 2* 0 4

DT34 1 0 0 1 2* 0 4

HT1 (Control) 2 1 0 1 2 1 7

Legend: * Ma spraying 2 times at maximum tillering and booting stage.

Result in table 3.23 shows that: in winter-spring crop 2015 - 2016, farmer sprayed

pesticides 5 - 7 times on HT1 (control), more than rice varieties resistance to WBPH (HP10

và DT34) 1 - 3 times. We saw that growing WBPH resistant varieties in model reduced time

of pesticides application.

Page 56: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

3.3.3. Economic efficiency of rice varieties in the model

Results in table 3.24 shows that: HP10 variety give high economic efficiency higher

than control HT1 but DT34 variety was lower.

Table 3.24. Economic efficiency of the model growing rice varieties resistance to white-backed

planthopper in spring-winter 2015 - 2016

Unit: 1000 dong

Categories Model Control

(HT1 var.)

Compared to

control

HP10 var. DT34 var. HP10 var. DT34 var.

Model at Huong Xuan commune

I. Total cost (1.1 + 1.2) 16.911,888 18.367,943 16.897,000 14,888 1.470,943

1.1. Incomes cost 12.411,888 13.867,943 11,347,000 1.064,888 2.520,943

- Seed 1.120,000 2.200,000 1.500,000 -380,000 700,000

- Fertilizer 10.261,888 10.637,943 7.845,000 2.416,888 2.792,943

- Pesticides 1.030,000 1.030,000 2.002,000 -972,000 -972,000

1.2. Labour cost 4.500,000 4.500,000 5.550,000 -1.050,000 -1.050,000

II. Total revenue (2.1 x 2.2) 41.004,000 40,625,000 39.690,000 1.314,000 935,000

2.1. Grain yield (kg/ha) 6.030 6.250 5.670 360 580

2.2. Price (dong/kg) 6.800 6.500 7.000 -200 -500

III. Profit (II – I) 24.092,112 22.257,057 22.793,000 1.299,112 -535,943

Model at Huong An commune

I. Total cost (1.1 + 1.2) 16.911,888 18.367,943 17.995,000 -1.083,112 372,943

1.1. Incomes cost 12.411,888 13.867,943 11.995,000 416,888 1,872,943

- Seed 1.120,000 2.200,000 1.500,000 -380,000 700,000

- Fertilizer 10.261,888 10.637,943 8.145,000 2.116,888 2.492,943

- Pesticides 1.030,000 1.030,000 2.350,000 -1.320,000 -1.320,000

1.2. Labour cost 4.500,000 4.500,000 6.000,000 -1.500,000 -1.500,000

II. Total revenue (2.1 x 2.2) 37.740,000 38.220,000 38.150,000 -410,000 70,000

2.1. Grain yield (kg/ha) 5.550 5.880 5.450 100 430

2.2. Price (dong/kg) 6.800 6.500 7.000 -200 -500

III. Profit (II – I) 20.828,112 19.852,057 20.155,000 673,112 -302,943

Legend: var.= variety. Economic accounted of items by price in Spring-winter 2015 - 2016

in Thua Thien Hue, sign (-) indicates that lower than control.

From the results of model produce 2 rice varieties HP10 and DT34 Huong Xuan and

Huong An commune, Huong Tra town, Thua Thien Hue province in tables 3.22, 3.23 and

3.24 indicated that: growing rice varieties resistance to WBPH not only give economic

efficiency but also bring social and environmental efficiency. Model has shown many

advantages such as low nitrogen fertilizers content, used bi-organic, reduced pesticides

spraying time, using bio-product and no-application insecticide at early stage. Therefore,

model was suitable for trend of safety rice production. Especially, HP10 has also reduced

seeding amount (80 kg/ha), lower nitrogen (80kg N/ha) and got profit higher than control

673.112 thousand VND/ha. Enlarge HP10 in provincial other sites to recommend to local

farmer and replacing this variety to large scale production in Thua Thien Hue .

CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

CONCLUSIONS

(1) Selection rice varieties ressistance to white-backed planthopper in Thua Thien Hue

province

Integrating results of resistance in laboratory, tolerance in a greenhouse conditions and

Page 57: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

field trial, we determined 2 rice varieties were HP10 and DT34 resistance to WBPH, short

duration (<120 days), no plant-hopper damage, lightly infested other pests, grain yield higher

than control HT1 form 10.9 to 11.5% (reached from 4.80 to 5.01 tons/ha in summer-autumn

crop 2014 and from 5.50 to 5.97 tons/ha in winter-spring crop 2014-2015). Especilly, HP10

has equal quality of HT1 (control variety).

(2) Culrural techniques for rice varieties ressistance to white-backed planthopper

- Determined appropriate seeding amount for HP10 at Huong Xuan commune, Huong Tra

town, Thua Thien Hue province is 80 kg/ha and DT34 is 100 kg/ha.

- Determined appropriate fertilizer combination for HP10 is P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg

K2O + 2 tons Bio-organic+ 500kg lime/ha) and DT34 is P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg

K2O + 2 tons Bio-organic + 500kg lime/ha). In summer-autumn season organic fertilizer was

reduced a half.

(3) Modeling production rice varieties ressistance to white-backed planthopper in Thua

Thien Hue province

- The model produced 2 rice varieties HP10 and DT34 (resistance to WBPH) at Huong Xuan

and Huong An commune, Huong Tra town, Thua Thien Hue province showed higher grain

yield than control, reduced pesticide spraying from 1 - 3 times/crop, non-application insecticde

at early stage and only use bio-product to control insect pest.

- DT34 production in the model has higher yield than control, reduce the number of spraying

plant protection from 1 to 3 times/cropping but due to the high input cost, thus low economic

efficiency (-302,943 VND/ha).

- HP10 production in the model also reduced the seeding amount (80 kg/ha), reduced nitrogen

fertilizer amount (80kg N/ha) and gave higher profits than control HT1 from 673.112 to

1299.112 thousand dong/ha.

RECOMMENDATIONS

- Study on rice seed production for DT34 variety to reduce input costs and increase

economic efficiency for this rice variety in Thua Thien Hue province;

- Complete the cultural techniques process for HP10 variety and coordinate with

Department of Agriculture and Rural Development in Thua Thien Hue province to

recommend and transfers to local rice farmers.

- Collaborate with seed companies, research centers in Thua Thien Hue and central for trial

production HP10 in large scale at many locals to recognize rice variety and further for

commercial rice production.

- Annually, checking level resistance of rice planthopper to planthopper are selected to orient

growing effective resistant varieties in the field. Studying selection other rice varieties

resistance to planthopper should be done for sustainable rice production in Thua Thien Hue

provonce

DISSERTATION PUBLICATIONS

1. Tran Thi Hoang Đong, Hoang Trong Khang, Thai Doan Hung, Tran Thi Xuan Phuong

(2014). Laboratory evaluation resistance of some rice varieties to white-backed planthopper

(Sogattella furcifera Horvath) in Thua Thien Hue province. Hue university Science Journal,

Volume 91A, No. 3, pages 43-52.

Page 58: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/TOMTATLA.pdf · nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác

2. Tran Thi Hoang Đong, Tran Đang Hoa, Nguyen Đinh Thi (2016). Effects of fertilizer

on growth, development, yield and economic efficiency of white-backed planthopper resistant

rice varieties DT34 and HP10 in Thua Thien Hue province. Hue university Science Journal,

Volume 124, No. 10, pages 77-86.

3. Tran Thi Hoang Đong, Tran Đang Hoa (2016). Screening rice variety resistance to

white-backed planthopper (Sogatella furcifera Horvath) in artificial infestation conditions in

Thua Thien Hue province. Plant protection Journal, No. 05 (268), No. 10, pages 3-7.

4. Tran Thi Hoang Dong, Tran Dang Hoa, Nguyen Dinh Thi, Tran Thi Huong Sen (2017).

Effects of seeding amount on growth, pests, grain yield and of rice varieties resistance to

whitebacked planthopper HP10 and ĐT34 in Thua Thien Hue province. Hue University

Journal of Science and Technology - Agriculture and Rural Development 2017. Code 3876.