32
UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ((Ban hành kèm theo Quyết định số 155 /QĐ-ĐHTG ngày 14 tháng 05 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang) Tên chương trình: CỬ NHÂN KINH TẾ Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạo : Kinh tế; Mã số: 7310101 1. Mục tiêu 1.1 Mục tiêu chung Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế học theo định hướng chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được: (1) Phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và có trách nhiệm với xã hội; (2) Kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; (3) Kiến thức trong các lĩnh vực tài chính học, quản lý kinh tế và cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô; và (4) Khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học – kỹ thuật mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội. 1.2 Mục tiêu cụ thể Sau khi học xong chương trình này, người tốt nghiệp đạt được: 1.2.1 Kiến thức - Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, pháp luật, kinh tế - xã hội, chủ nghĩa Mác- Lênin, quan điểm đường 1

UBND TỈNH TIỀN GIANGtgu.edu.vn/upload/files/phu luc 2_1x -CTDT-KINH TE.docx · Web viewphân tích sự vận động của nền kinh tế thông qua quan hệ cung cầu của

  • Upload
    vucong

  • View
    216

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ((Ban hành kèm theo Quyết định số 155 /QĐ-ĐHTG ngày 14 tháng 05 năm 2018

của Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang)

Tên chương trình: CỬ NHÂN KINH TẾ Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo : Kinh tế; Mã số: 7310101

1. Mục tiêu 1.1 Mục tiêu chungChương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực

có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế học theo định hướng chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được: (1) Phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và có trách nhiệm với xã hội; (2) Kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; (3) Kiến thức trong các lĩnh vực tài chính học, quản lý kinh tế và cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô; và (4) Khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học – kỹ thuật mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội.

1.2 Mục tiêu cụ thểSau khi học xong chương trình này, người tốt nghiệp đạt được:1.2.1 Kiến thức- Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, pháp luật, kinh tế - xã hội, chủ nghĩa

Mác- Lênin, quan điểm đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp; về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực kinh tế học; tài chính, tiền tệ, kinh tế phát triển;

- Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, thông tin kinh tế vĩ mô và mô hình kinh tế phân tích diễn biến và xu hướng vận động của các chỉ số kinh tế quan trọng của nền kinh tế.

1.2.2 Kỹ năng- Vận dụng quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành

đào tạo và ứng dụng khoa học kinh tế trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản,

1

phân tích sự vận động của nền kinh tế thông qua quan hệ cung cầu của cơ chế thị trường

- Phân tích thị trường, đánh giá sự tác động của cơ chế thị trường đến hoạt động của nền kinh tế; đồng thời phân tích nguyên nhân, diễn biến, và tác động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng đối với tăng trưởng, lạm phát và an sinh xã hội của nền kinh tế

- Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm và làm việc chuyên môn trong nhóm.

- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và học lên các chương trình đào tạo sau đại học.

1.2.3. Phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp- Có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh, lương tâm nghề nghiệp; tuân

thủ pháp luật;- Có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tác phong

công nghiệp;- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức

mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.1.2.4 Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:- Chuyên viên, cán bộ quản lý kinh tế: có đủ năng lực làm việc tại các

phòng kinh tế, phòng tài chính cấp huyện, thị trấn, doanh nghiệp, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế - xã hội.

- Chuyên viên phân tích và tư vấn kinh tế: có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh tế và chính sách kinh tế cho các doanh nghiệp.

- Nghiên cứu viên và giảng dạy: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Trung cấp nghề, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển và kinh tế học ứng dụng.

2. Chuẩn đầu ra2.1. Kiến thức2.1.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương - Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác–Lênin; đường lối, chính sách của

Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

2.1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành - Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải

được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính

2

sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;

- Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực kinh tế học;

- Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, kinh tế phát triển. 2.1.3 Khối kiến thức chuyên ngành - Có kiến thức kinh tế học chuyên sâu, kinh tế tài nguyên, nắm vững các

lĩnh vực ứng dụng của khoa học kinh tế; - Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi

nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, thông tin kinh tế vĩ mô; - Có kiến thức và mô hình kinh tế phân tích diễn biến và xu hướng vận

động của các chỉ số kinh tế quan trọng của nền kinh tế; và - Có kiến thức căn bản về kinh tế học, có kiến thức về ứng dụng khoa học

kinh tế trong các lĩnh vực kinh tế. 2.2. Kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp2.2.1 Kỹ năng cứng Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội - Tiếp cận các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học

liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo; - Vận dụng quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành

đào tạo; - Ứng dụng khoa học kinh tế trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản,

phân tích sự vận động của nền kinh tế thông qua quan hệ cung cầu của cơ chế thị trường và qua chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ.

Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp- Thực hiện các công việc cơ bản về phân tích hành vi sản xuất, hành vi

người tiêu dùng, phân tích hoạt động kinh doanh; phân tích thị trường, phân tích tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Tham gia triển khai các công việc được giao về quản lý kinh tế vi mô, quản lý hành vi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..

Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn - Thu thập, phân loại, xử lý và tính toán các chỉ tiêu kinh tế vi mô và vĩ mô

quan trọng của nền kinh tế; - Vận dụng, ứng dụng các mô hình, định luật kinh tế học vào thực tiển; - Phân tích thị trường, đánh giá sự tác động của cơ chế thị trường đến hoạt

động của nền kinh tế; - Phân tích, đánh giá tác động của các chính sách điều hành vĩ mô của

chính phủ đối với nền kinh tế; - Phân tích nguyên nhân, diễn biến, và tác động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ

mô quan trọng đối với tăng trưởng, lạm phát và an sinh xã hội của nền kinh tế; tham mưu, tư vấn về các chính sách vĩ mô.

3

2.2.2 Kỹ năng mềm - Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát

triển nhóm; và làm việc chuyên môn trong nhóm. - Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, có

năng lực giao tiếp bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và có khả năng thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.

- Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, hiểu vấn đề ở phạm vi toàn cục, biết sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/ xử lý.

- Kỹ năng tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm- Hình thành thói quen học suốt đời, có khả năng cập nhật kiến thức, tiếp

tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu về kinh tế học, kinh tế phát triển, kinh tế học hành vị, và kinh tế ứng dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

- Đáp ứng được với các yêu cầu học tập ở các trình độ sau đại học trong lĩnh kinh tế học, kinh tế phát triển, kinh tế học hành vi, kinh tế ứng dụng, chính sách công và quản lý kinh tế.

- Biết nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân đối với xã hội; tư cách, tác phong đúng đắn, chuẩn mực trong quan hệ xã hội; và biết phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa- Tổng số tín chỉ (TC) của chương trình: 161 - Tổng số TC phải tích lũy tối thiểu : 126(Không tính các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).4. Đối tượng tuyển sinh Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy

chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệpĐào tạo và công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp theo Quy chế đào tạo, kiểm

tra và công nhận tốt nghiệp hệ Cao đẳng - Đại học chính quy ban hành theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.

6. Thang điểm Thực hiện theo Quy chế đào tạo, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp hệ Cao đẳng

- Đại học chính quy ban hành theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.

4

7. Nội dung chương trình7.1 Khung chương trình

MHP Tên học phầnSố tiết (giờ) Số TC HPTQ/

HPHT+(MHP)LT TH1 TH2 TT ĐA TS TLTT

7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

7.1.1. Lý luận Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 10

00012 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1

20 10 2 2

00113 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2 33 12 3 3 00012+

03212 Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 10 2 2 00113+

03013 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 33 12 3 3 03212+

7.1.2. Khoa học xã hội - Nhân văn - Nghệ thuật 14 671012 Pháp luật đại cương 30 2 265012 Lịch sử các học thuyết kinh tế 30 2 2Chọn tự do (tích lũy tối thiểu 2 TC)15302 Phương pháp nghiên cứu khoa học 15 15 2

271022 Kỹ thuật xây dựng văn bản 18 12 200202 Logic học 30 267052 Nghệ thuật lãnh đạo 20 10 2 67003+

15362 Kỹ năng giao tiếp 20 10 27.1.3. Ngoại ngữ 14 1407943 English 1 45 3 307953 English 2 45 3 3 0794307984 English 3 60 4 4 0795307994 English 4 60 4 4 07984

7.1.4. Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường 11 1108123

D Toán cao cấp C1 45 3 3

08733D Xác suất - Thống kê A 26 19 3 3

30053 Tin học ứng dụng cơ bản 15 60 3 311902 Con người và môi trường 30 2 27.1.5. Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng (*)

7.1.5.1Chương trình Giáo dục thể chất     90 3 3

7.1.5.2. Chương trình Giáo dục quốc phòng 90 60 8 8Tổng cộng khối kiến thức giáo dục đại cương 49 41

7.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành 38 3466013 Kinh tế vi mô 1 30 15 3 366033 Kinh tế vĩ mô 1 30 15 3 3 66013+

5

68782 Nguyên lý thống kê kinh tế 20 10 2 2

66093 Kinh tế lượng 30 30 3 308123

D+

68232 Kinh tế phát triển 30 2 267003 Quản trị học 30 15 3 371073 Luật thương mại 30 15 3 3 71012+

68063 Nguyên lý kế toán 30 15 3 369102 Tài chính doanh nghiệp 1 30 2 2

66082 Phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh tế 30 2 2

67112 Marketing địa phương 20 10 2 2Chọn tự do (tích lũy tối thiểu 2 TC)69002 Lý thuyết tài chính – tiền tệ 30 2

668013 Thuế 30 15 368412 Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 30 2 68063+

68113 Kế toán quản trị 30 15 3 68063+

7.2.2. Kiến thức ngành 61 4366023 Kinh tế vi mô 2 30 15 3 3 66013+

66043 Kinh tế vĩ mô 2 30 15 3 3 66033+

66102 Kinh tế quốc tế 20 10 2 266073 Kinh tế công cộng 30 15 3 366163 Kinh tế sản xuất 30 15 3 366173 Kinh tế tài nguyên và môi trường 30 15 3 369172 Thẩm định dự án đầu tư 20 10 2 266203 Phân tích chính sách kinh tế - xã hội 30 15 3 366212 Chuyên đề kinh tế học 60 2 267343 Thương mại điện tử 20 10 30 3 3Chọn tự do 1 (tích lũy tối thiểu 13 TC)66112 Kinh tế nông nghiệp 20 10 2

13

68023 Phân tích hoạt động kinh doanh 30 15 368002 Thống kê doanh nghiệp 30 267123 Quản trị nhân lực 30 15 3 67003+

66223 Quản lý nhà nước về kinh tế 30 15 369043 Thanh toán quốc tế 30 15 369112 Thị trường chứng khoán 30 267393 Khởi sự doanh nghiệp 30 15 367232 Logistics căn bản 20 10 2 66093+

Chọn tự do 2 (tích lũy tối thiểu 3 TC)66243 Dự báo kinh tế - tài chính 30 15 3

367203 Quản trị chiến lược 1 30 15 3 67063+69132 Tài chính quốc tế 20 10 267293 Quản trị dự án 30 15 3 67063+

6

7.2.4. Thực tập, Khóa luận tốt nghiệp 13 866268 Khóa luận tốt nghiệp 390 8 8Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp66275 Chuyên đề tốt nghiệp 270 5

8Tích lũy đủ 3 TC trong các học phần thuộc khối kiến thức ngành chưa tích lũy

Tổng cộng khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 135 85Số tín chỉ tổng cộng: 161 TC, số tín chỉ tích luỹ tối thiểu: 126 TC

7.2. Nội dung cần đạt được của từng học phần 7.2.1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1Học phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Gồm có một chương mở đầu và phần thứ nhất của chương trình

học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin+ Chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin và

một số vấn đề chung của học phần. + Phần thứ nhất có 3 chương, trình bày khái quát những nội dung: cơ bản

về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin.7.2.2 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2Học phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1Nội dung: Gồm 6 chương: - Chương 4, 5, 6 được trình bày dưới dạng ba học thuyết kinh tế do Mác-

Lênin đúc kết từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đó, Học thuyết Giá trị thặng dư là “Hòn đá tảng” trong các học thuyết kinh tế của K. Mác. Để hiểu rõ học thuyết nầy, sinh viên phải nắm vững Học thuyết Giá trị và những quy luật kinh tế trong sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, làm cơ sở cho việc xác định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong sự ra đời của phương thức sản xuất mới.

- Chương 7, 8 gồm những nguyên lý, lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; Chương 9 trình bày khái quát về chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng của nó.

Nội dung cốt lõi của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về chủ nghĩa xã hội là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những vấn đề có tính quy luật trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

7.2.3 Tư tưởng Hồ Chí MinhHọc phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin Nội dung: Ngoài chương mở đầu, học phần có 7 chương:Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh;

Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà

7

nước của dân, do dân, vì dân; Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới.

7.2.4 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt NamHọc phần học trước: Tư tưởng Hồ Chí MinhNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản có hệ thống về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là đường lối thời kỳ đổi mới. Nội dung bao gồm chương mở đầu và 8 chương như sau:

Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chương 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Chương 4: Đường lối công nghiệp hóa; Chương 5: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Chương 6: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Chương 7: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; Chương 8: Đường lối đối ngoại.

7.2.5 Pháp luật đại cươngHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: - Phần thứ 1: Những vấn đề lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (như:

nguồn gốc, bản chất, khái niệm, chức năng, vai trò và hình thức của Nhà nước và pháp luật;… bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; quan hệ pháp luật và quy phạm pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý;…).

- Phần thứ 2: Một số Nội dung: cơ bản của các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Lao động … ).

7.2.6 Lịch sử các học thuyết kinh tếHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần này tập trung làm rõ những vấn đề sau: Tư tưởng kinh

tế thời cổ đại và trung đại, chủ nghĩa trọng thương, kinh tế chính trị tư sản cổ điển, kinh tế chính trị tiểu tư sản, tư tưởng kinh tế của xã hội chủ nghĩa không tưởng, kinh tế chính trị Marx - Lenin, lý thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển, các học thuyết kinh tế của trường phái Keynes, lý thuyết kinh tế của trường phái kinh tế tự do, lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp, lý thuyết thương mại quốc tế.

7.2.7 Phương pháp nghiên cứu khoa họcHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần hướng dẫn sinh viên tìm hiểu những vấn đề chung về

nghiên cứu khoa học; quá trình thực hiện một đề tài khoa học; các phương pháp nghiên cứu khoa học; cách nhận xét, đánh giá và phản biện một đề tài khoa học; thực hành đề tài nghiên cứu khoa học gắn với chuyên ngành đào tạo.

7.2.8 Kỹ thuật xây dựng văn bản

8

Học phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần gồm 5 chương: Chương 1. Khái quát về văn bản quản

lý nhà nước, Chương 2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, Chương 3. Phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ, Chương 4. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản, Chương 5. Phương pháp soạn thảo một số loại văn bản hành chính thông dụng.

7.2.9 Logic họcHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Logic học chuyên nghiên cứu về hình thức và quy luật của tư

duy, nó giúp cho quá trình tư duy (thể hiện bằng nói và viết) chính xác. Học phần gồm 6 bài, trong đó: Phần mở đầu: 01 bài, các quy luật và hình thức của tư duy: 05 bài.

7.2.10 Nghệ thuật lãnh đạoHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản có liên quan

đến hoạt động quản lý, lãnh đạo. Trên cơ sở đó đi vào phân tích: Bản chất của lãnh đạo; Phẩm chất & Kỹ năng của nhà lãnh đạo-quản lý; Việc sử dụng quyền lực của nhà lãnh đạo sao cho có hiệu quả nhất; Sự phù hợp giữa phong cách của nhà lãnh đạo-quản lý với từng hoàn cảnh cụ thể; Phát huy năng lực của tập thể; Khảo sát đánh giá hiệu quả lãnh đạo-quản lý theo phương pháp khoa học nhằm đánh giá năng lực lãnh đạo-quản lý, phân biệt được mặt mạnh, mặt yếu của người lãnh đạo và phân rõ trách nhiệm lãnh đạo.Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giửa quản lý với lãnh đạo, sự làm việc nhóm, hiệu quả của làm việc nhóm.

7.2.11 Kỹ năng giao tiếpHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: - Một số vấn đề chung về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp: bao gồm những

vấn đề chung nhất của giao tiếp như : Khái niệm, chức năng, các loại giao tiếp, các giai đoạn, phương tiện giao tiếp, quy tắc giao tiếp, vai trò của giao tiếp trong sự phát triển nhân cách và trong đời sống xã hội, khái niệm chung về kỹ năng giao tiếp, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống con người.

- Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản: Giới thiệu khái quát một số kỹ năng cơ bản trong đời sống: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, kỹ năng nói chuyện và trình bày báo cáo bằng miệng, kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, việc tiến hành các hội nghị và các cuộc họp, giao tiếp ở quy mô nhóm và tổ chức, kỹ năng viết thư bán hàng, một số vấn đề trong giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau.

7.2.12 English 1Học phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Gồm 2 đơn vị bài học (2 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready

for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)

9

Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh. Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về giới thiệu bản thân, mua sắm, công việc, đời sống hằng ngay và sức khỏe.

7.2.13 English 2Học phần tiên quyết: English 1Nội dung: Gồm 2 đơn vị bài học (2 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for

your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh. Nội

dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về nơi ở, giải trí.7.2.14 English 3Học phần tiên quyết: English 2Nội dung: Gồm 3 đơn vị bài học (3 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for

your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh. Nội

dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về việc mua sắm, công nghệ và thế giới.

7.2.15 English 4Học phần tiên quyết: English 3Nội dung: Gồm 3 đơn vị bài học (3 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for

your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh. Nội

dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về môi trường xung quanh, tội phạm và ấn phẩm.

7.2.16 Toán cao cấp C1Học phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: cung cấp kiến thức đại cương về Giải tích toán học: Hàm số và

giới hạn, phép toán vi – tích phân đối với hàm số một biến số, khai triển Taylor; Mac-Lauren, phép tính vi – tích phân hàm nhiều biến, hàm ẩn & đạo hàm hàm ẩn, các bài toán cực trị hàm nhiều biến, tích phân bội, tích phân đường, phương trình vi phân.

7.2.17 Xác suất – Thống kê AHọc phần tiên quyếtphần học trước: khôngNội dung: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức: Xác suất

và công thức tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, các định lý giới hạn, luật số lớn, lý thuyết mẫu, bài toán ước lượng, kiểm định giả thuyết thống kê.

7.2.18 Tin học ứng dụng cơ bảnHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về tin học,

bản quyền, virus máy tính; các chức năng, công cụ của hệ điều hành Windows; sử dụng các phần mềm Microsoft Word, Excel, PowerPoint, công cụ Internet; để tổ

10

chức lưu trữ dữ liệu, soạn thảo văn bản, tính toán đơn giản trên máy tính và ứng dụng được Internet vào học tập, làm việc. Đồng thời nhận biết sự thay đổi của khoa học và công nghệ liên quan đến học phần; sự phát triển của các phiên bản hệ điều hành Windows và bộ Microsoft Office.

7.2.19 Con người và môi trườngHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần bao gồm những khái niệm và nguyên lý cơ bản của

sinh thái và môi trường, dân số và sự phát triển dân số, sự khai thác tài nguyên thiên nhiên làm ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu, phương hướng và chương trình hành động bảo vệ môi trường.

7.2.20 Kinh tế vi mô 1 Học phần tiên quyết, học trước: khôngMôn học này cung cấp các kiến thức liên quan đến: Lý thuyết cung cầu; Cơ

chế hình thành giá cả của thị trường; Tác động của sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường; Độ co giãn của cầu, cung và ứng dụng của các hệ số này trong thực tế; Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng; Quyết định tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng; Lý thuyết về sản xuất, chi phí, lợi nhuận; Các cấu trúc thị trường; Quyết định sản xuất tối ưu của doanh nghiệp trong những thị trường khác nhau (cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền thuần túy); Thị trường lao động; Các thất bại của thị trường và giải pháp can thiệp của Chính phủ nhằm khắc phục các thất bại đó.

7.2.21 Kinh tế vĩ mô 1Học phần học trước: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ môHiểu được các vấn đề và các hoạt động của nền kinh tế vĩ mô, cũng như

mối liên hệ giữa chúng thông qua các lý thuyết và mô hình cơ bản, đánh giá được tình hình hoạt động của nền kinh tế dựa vào các chỉ số kinh tế vĩ mô như sản lượng (GDP, GNI, GNDI …), lạm phát, việc làm, thất nghiệp, cán cân thương mại….

Phân tích, đánh giá những biến động kinh tế trong ngắn hạn, các vấn đề của chu kỳ kinh tế, các cú sốc phía cung và phía cầu.

Hiểu được vai trò của các chính sách bình ổn nền kinh tế như là các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách ngoại thương trong ngắn hạn. Ngoài ra, môn học còn giúp sinh viên hiểu được quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc tìm hiểu nền kinh tế thực trong dài hạn

7.2.22 Nguyên lý thống kê kinh tếHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần này tập trung làm rõ những vấn đề sau: giới thiệu môn

học, tổng hợp thống kê, các chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng kinh tế-xã hội, phương pháp chỉ số, ước lượng, kiểm định thống kê, kiểm định phi tham số, tương quan và hồi qui tuyến tính, phương pháp phân tích dãy số thời gian.

7.2.23 Kinh tế lượngHọc phần học trước: Toán cao cấp C2

11

Nội dung: Học phần này tập trung làm rõ những vấn đề sau: nhập môn kinh tế lượng và ôn tập thống kê, các khái niệm cơ bản của mô hình hồi qui hai biến, ước lượng và kiểm định giả thiết trong mô hình hồi qui hai biến, mô hình hồi qui nhiều biến (hồi qui bội), hồi qui với biến độc lập là biến giả, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan, chọn mô hình và kiểm định việc chỉ định mô hình.

7.2.24 Kinh tế phát triểnHọc phần tiên quyết: KhôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Nắm được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đồng thời môn học

còn cung cấp những hiểu biết về các lý thuyết và mô hình phát triển kinh tế, phát triển kinh tế hiện đại – các nước phát triển và đang phát triển và các nguồn lực phát triển.

7.2.25 Quản trị họcHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị như: Khái

niệm và bản chất của quản trị; nhà quản trị; môi trường quản trị; các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại); các chức năng của quản trị: Hoạch định, tổ chức, giám đốc (điều hành) và kiểm tra (kiểm soát). Học phần còn cập nhật một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.

7.2.26 Luật thương mạiHọc phần tiên quyết: Pháp luật đại cươngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp luật áp

dụng cho các loại hình doanh nhiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, những vấn đề về tổ chức, quản lý trong các doanh nghiệp… nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, nắm rõ những cách thức soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch kinh tế, những vấn đề giải quyết tranh chấp bằng tòa án hoặc trọng tài. Đồng thời, giúp sinh viên nắm vững những kiến thức môn học để có thể thích nghi nhanh hơn vào hoạt động của các doanh nghiệp, có thể tự mình soạn thảo ngay được các bản hợp đồng đơn giản.

7.2.27 Nguyên lý kế toánHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán:

các khái niệm, bản chất, đối tượng, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán; các phương pháp kế toán; quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán; trình tự kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; các hình thức kế toán; nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.

7.2.28 Tài chính doanh nghiệp 1

12

Học phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức căn bản về hoạt

động của tài chính doanh nghiệp, cụ thể gồm các nội dung liên quan đến các vấn đề như: thời giá tiền tệ; định giá chứng khoán; giá sử dụng vốn; nguồn tài trợ và đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp.

7.2.29 Phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh tếHọc phần học trước: Kinh tế vi mô, Tin học ứng dụng, Kinh tế lượngNội dung: Học phần phương pháp nghiên cứu kinh tế sẽ giúp sinh viên

nhận dạng, xây dựng và phát triển vấn đề nghiên cứu, thiết kế một khung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đó, chuyển vấn đề thành câu hỏi nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu và cuối cùng là viết báo cáo nghiên cứu. Sinh viên sẽ học nhiều cách thức khác nhau để tiến hành nghiên cứu, và cách thức nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến cách thức giải quyết vấn đề.

7.2.30 Marketing địa phươngHọc phần học trước: Nội dung: Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về

marketing địa phương, đó là: Marketing địa phương và vai trò của nó trong chiến lược phát triển địa phương; chiến lược marketing địa phương ở các lĩnh vực khác nhau; thay đổi, thách thức trong marketing địa phương. Từ đó, sinh viên biết cách phân tích, ứng dụng vào thực tiễn tại địa phương tỉnh Tiền Giang.

7.2.31 Lý thuyết tài chính – tiền tệHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

chức năng tài chính tiền tệ và cấu trúc hệ thống tài chính trong nền kinh tế, hoạt động của thị trường tài chính, các tổ chức tài chính trung gian, hoạt động khu vực tài chính nhà nước và hoạt động khu vực tài chính doanh nghiệp.

7.2.32 ThuếHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về thuế và các

chính sách thuế của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của học phần là nghiên cứu các sắc thuế hiện hành, làm rõ đặc điểm cơ bản của từng loại thuế, phương pháp tính toán và các thủ tục cần thiết kê khai, nộp thuế đối với nhà nước.

7.2.33 Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏHọc phần học trước: Nguyên lý kế toánNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về kế

toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể: kế toán vốn bằng tiền và hàng tồn kho; kế toán tài sản cố định; kế toán nợ phải thu và nợ phải trả; kế toán vốn chủ sở hữu; kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh.

13

7.2.34 Kế toán quản trịHọc phần học trước: Nguyên lý kế toánNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về kế

toán quản trị; chi phí và phân loại chi phí; phân tích mối liên hệ giữa các khoản chi phí của công ty; sản lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận của công ty; lập dự toán, phân tích việc biến động của các khoản chi phí; xác định giá bán, sử dụng các thông tin để ra các quyết định kinh doanh.

7.2.35 Kinh tế vi mô 2Học phần học trước: Kinh tế vi mô 1, kinh tế vĩ mô 1Nội dung: Học phần gồm các phần sau: Phần 1, phân tích hiệu quả của các

chính sách can thiệp của Chính phủ vào thị trường. Phần 2 mô tả các ứng dụng của lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Phần 3 tập trung phân tích các ứng dụng của lý thuyết về độc quyền và cạnh tranh trong việc ra quyết định về định giá sản phẩm hay đề ra các chất lượng cạnh tranh. Phần 4 nghiên cứu cân bằng tổng thể từ tất cả thị trường và các tính chất của nó. Phần cuối cùng xem xét thất bại thị trường chẳng hạn thông tin bất cân xứng, ngoại tác và sự thiếu đầu tư vào hàng hóa công, cùng với những biện pháp của chính phủ nhằm điều chỉnh những thất bại này.

7.2.36 Kinh tế vĩ mô 2Học phần học trước: Kinh tế vi mô 1, kinh tế vĩ mô 1Nội dung: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế một cách tổng thể và do

vậy các biến số gộp và bình quân đóng vai trò quan trọng trong phân tích. Trong môn học này chúng ta sẽ làm rõ các nhân tố ảnh hưởng cũng như mối quan hệ giữa các biến số gộp và bình quân như sản lượng, chỉ số giá, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, lãi suất thông qua các mô hình kinh tế vĩ mô. Để cho môn học phù hợp với tình hình kinh tế sau khủng hoảng, gắn liền với các mô hình lý thuyết một số nội dung được cân nhắc để đưa vào chương trình giảng dạy như nhấn mạnh vai trò của thị trường tài chính, trong đó nhấn mạnh đến các khía cạnh về bong bóng giá tài sản, chứng khoán hóa, đòn bẩy tài chính, vấn đề khủng hoảng tài chính với nguyên nhân và tác động nhằm giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra.

7.2.37 Kinh tế quốc tếHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần giúp cho sinh viên nắm được nội dung và sự tiến triển

của các lý thuyết về mậu dịch quốc tế; hiểu được cơ sở, mô hình và lợi ích của mậu dịch quốc tế. Trên cơ sở đó có thể phân tích những tác động về mặt định lượng và định tính của các chính sách như thuế quan, phi thuế quan, các hình thức liên kết kinh tế quốc tế, mậu dịch quốc tế ở các nước đang phát triển, sự di chuyển nguồn lực quốc tế và tài chính quốc tế.

7.2.38 Kinh tế công cộngHọc phần tiên quyết, học trước:Môn học gồm 5 chương tập trung những kiến thức cơ bản về vai trò của

chính phủ trong nền kinh tế thị trường và đối tượng nghiên cứu của môn học 14

kinh tế công cộng; chính phủ với vai trò phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; chính phủ với vai trò phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội, chính phủ với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện toàn cầu hóa; cũng như những công cụ chính sách can thiệp chủ yếu của chính phủ trong nền kinh tế. Đồng thời, học phần định hướng sinh viên vận dụng kiến thức trong việc phân tích, đánh giá một số hoạt động thực tế có liên quan đến chính sách.

7.2.39 Kinh tế sản xuấtHọc phần tiên quyết, học trước: khôngMôn học gồm 4 chương nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan

đến các nhân tố của quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, môn học cũng nghiên cứu những phương pháp chung về phân tích sự thay đổi và tác động của các tham số kinh tế như nguồn lực đầu vào, thu nhập theo qui mô, sản lượng,... Chúng đóng vai trò thiết yếu trong việc mô tả, đánh giá hiệu quả kinh tế. Tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế là mức sản lượng, thu nhập theo qui mô, độ co giãn; hiệu quả kinh tế mang tính định lượng có thể được sử dụng để phân tích mức cung sản lượng và nhu cầu về các nguồn lực đầu vào; để đo lường sự phát triển của khoa học kỹ thuật và mức độ tăng trưởng của năng suất. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận biết rằng mục tiêu cụ thể của phân tích sản xuất phụ thuộc nhiều vào các điều kiện cụ thể và các số liệu được phân tích.

7.2.40 Kinh tế tài nguyên và môi trườngHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần gồm 6 chương nghiên cứu tích mối quan hệ tương tác

qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống kinh tế và môi trường tự nhiên, từ đó tiếp cận quan điểm phát triển bền vững. Môn học phân tích khía cạnh kinh tế của các công cụ chính sách quản lý môi trường, các phương pháp đánh giá giá trị môi trường, từ đó có những cách thức sử dụng hiệu quả và phân bổ hợp lý tài nguyên môi trường. Kinh tế môi trường cũng đi phân tích các công cụ quản lý môi trường hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam như tiêu chuẩn môi trường, thuế, phí môi trường... Cuối cùng, môn học còn giới thiệu tài nguyên môi trường trong nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái cũng như việc tăng cường bảo vệ và quản lý tài nguyên môi trường nông nghiệp.

7.2.41 Thẩm định dự án đầu tưHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về thẩm

định chi phí sử dụng vốn; thẩm định khả năng trả nợ và lãi vay; tìm hiểu quan hệ giữa kết quả thẩm định và quyết định cho vay; trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong việc nhận diện các cơ hội đầu tư để xác định ý tưởng hình thành dự án; lập và thẩm định một dự án đầu tư cụ thể thẩm định chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư; thẩm định khả năng phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư.

7.2.42 Phân tích chính sách kinh tế - xã hộiHọc phần tiên quyết: không

15

Học phần học trước: khôngNội dung: Học phần gồm 5 chương, cung cấp những kiến thức cơ bản về

chính sách kinh tế - xã hội và phân tích chính sách kinh tế xã hội. Môn học xác định các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, quy trình và các nội dung cần thực hiện của hoạt động phân tích chính sách trong toàn bộ quá trình chính sách: hoạch định, phân tích, tổ chức thực hiện, đánh giá các chính sách kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, môn học cũng nghiên cứu một số chính sách kinh tế - xã hội cơ bản ở nước ta hiện nay.

7.2.43 Chuyên đề kinh tế họcHọc phần học trước: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ môNội dung: Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản liên quan đến những

vấn đề thuộc tầm kinh tế vi mô như độc quyền, ngoại tác, hàng hóa công cộng, thông tin không hoàn hả; những vấn đề kinh tế vĩ mô như: như sản lượng quốc gia, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách tài khoá và tiền tệ; những cấn đề kinh tế quốc tế như cán cân thương mại, đầu tư nước ngoài, rào cản mậu dịch...

7.2.44 Thương mại điện tửHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về

thương mại điện tử như: tổng quan về thương mại điện tử; cơ sở phát triển thương mại điện tử; các mô hình kinh doanh thương mại điện tử; thanh toán trong thương mại điện tử; nghiên cứu thị trường thương mại điện tử; xây dựng dự án thương mại điện tử.

7.2.45 Kinh tế nông nghiệpHọc phần học trước: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ môNội dung: Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên kiến kinh tế nông

nghiệp, gắn liền trong bối cảnh và chủ thể của các hoạt động kinh tế nông nghiệp, và gắn với chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) ở Việt Nam. Gốm có 05 chương: Chương I. Nhập môn kinh tế nông nghiệp, Chương II. Hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam, Chương III. Những cơ sở lý thuết về kinh tế học nông nghiệp, Chương IV. Kinh tế sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp, Chương V. Sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.

7.2.46 Phân tích hoạt động kinh doanhHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần này cung cấp những kiến thức chủ yếu bao gồm: phân

tích kết quả sản xuất; phân tích các yếu tố sản xuất; phân tích giá thành sản xuất; phân tích doanh thu và lợi nhuận; phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

7.2.47 Thống kê doanh nghiệpHọc phần học trước: Nguyên lý thống kê kinh tế

16

Nội dung: Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức thống kê hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực huy động vào sản xuất kinh doanh; phương pháp tính toán và phân tích thống kê đánh giá kết quả, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

7.2.48 Quản trị nhân lựcHọc phần học trước: Quản trị họcNội dung: Học phần gồm 6 chương tập trung vào những kiến thức, kỹ năng

căn bản về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như: hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá nhân viên.

7.2.49 Quản lý nhà nước về kinh tếHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Quản lý nhà nước về kinh tế là môn khoa học giáp ranh giữa

kinh tế học, quản trị học, khoa học quản lý và nhà nước pháp quyền, có đối tượng nghiên cứu là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật về sự ra đời, hình thành, tác động qua lại của các mối quan hệ, giữa các thực thể có liên quan đến các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế của một quốc gia.

7.2.50 Thanh toán quốc tếHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần này cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho sinh viên

về các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; các loại phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu.

7.2.51 Thị trường chứng khoánHọc phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: khôngNội dung: Học phần sẽ trang bị các kiến thức lý luận cần thiết về thị trường

tài chính, chứng khoán; cơ chế hoạt động của sở giao dịch; các nghiệp vụ chủ yếu của công ty chứng khoán; phân tích các mặt cơ bản về môi trường đầu tư, môi trường kinh tế, xã hội, pháp lý; phân tích về ngành và phân tích công ty; thực hiện xây dựng và quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu và trái phiếu.

7.2.52 Khởi sự doanh nghiệpHọc phần học trước: Quản trị nhân lực, quản trị tài chínhNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về những

yếu tố nền tảng, những yêu cầu và kỹ năng cần thiết của doanh nhân; hình thành và lựa chọn ý tưởng kinh doanh; kế hoạch khởi sự doanh nghiệp; cách xây dựng doanh nghiệp từ ngày đầu khởi nghiệp; biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh khi quản lý và tránh các rủi ro có thể gặp phải khi khởi tạo doanh nghiệp.

7.2.53 Logistics căn bảnHọc phần học trước: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tếNội dung: Logistics là môn học nghiên cứu sự vận động của hàng hóa,

nguyên liệu, bán thành phẩm trong quá trình mua sắm, sản xuất, lưu thông, phân phối nhằm đạt hiệu quả cao nhất đồng thời nghiên cứu sâu việc tổ chức chuyên

17

chở hàng hóa bằng các phương thức vận tải khác nhau: đường biển, đường sắt, đường hàng không, container, vận tải đa phương thức…Môn học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Trong sản xuất kinh doanh, Logistics đề cập đến việc tối thiểu hóa chi phí, từ việc mua sắm nguyên vật liệu cho tới việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất, giao hàng, bố trí kho bãi và dự trữ.

7.2.54 Dự báo kinh tế - tài chínhHọc phần tiên quyết, học phần học trước: khôngCung cấp một cách có hệ thống các phương pháp dự báo các hiện tượng

kinh tế xã hội bao gồm việc phân tích thông tin ban đầu về các hiện tượng kinh tế - xã hội và việc xử lý các thông tin đã thu thập nhằm lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp. Trang bị các phương pháp phân tích, dự báo kinh tế - xã hội làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai nhằm giúp cho các quyết định trong quản lý kinh tế.

7.2.55 Quản trị chiến lược 1Học phần tiên quyết: khôngHọc phần học trước: Quản trị họcHọc phần gồm 08 chương, tập trung vào những kiến thức cơ bản của quản

trị chiến lược như: phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, lựa chọn, xây dựng, thực thi và kiểm tra chiến lược.

7.2.56 Tài chính quốc tếHọc phần học trước: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ môHọc phần cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính quốc tế và chính sách

tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở; chủ yếu là: Tổng quan về tài chính quốc tế, xác định tỷ giá hối đoái và xác lập cán cân thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế, tài chính công ty đa quốc gia, tài trợ quốc tế của chính phủ, thuế quan và liên minh thuế quan.

7.2.57 Quản trị dự ánHọc phần học trước: Quản trị họcHọc phần gồm 08 chương, tập trung vào các vấn đề cơ bản quản trị một dự

án đầu tư: khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư, dự án đầu tư và quản trị dự án, trình tự và nội dung nghiên cứu lập dự án đầu tư: kỹ thuật công nghệ, tài chính, kinh tế - xã hội và môi trường; quản trị thời gian và lập tiến độ, phân phối nguồn lực, dự toán ngân sách và quản trị chi phí dự án đầu tư.

7.2.58 Khóa luận tốt nghiệpHọc phần tiên quyết: Sinh viên hoàn tất 75% số tín chỉ tối thiểu trong

chương trình đào tạo và đạt điểm trung bình chung tích lũy từ loại khá trở lên tính đến thời điểm xét làm khóa luận tốt nghiệp.

Nội dung: Sinh viên sẽ hệ thống và hiểu sâu các kiến thức đã học; biết vận dụng lý thuyết đã học để phát hiện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan đến lĩnh vực kinh tế.

18

7.2.59 Chuyên đề tốt nghiệpHọc phần tiên quyết: Sinh viên hoàn tất 75% số tín chỉ tối thiểu trong

chương trình đào tạo.Nội dung: Sinh viên sẽ hệ thống và hiểu sâu các kiến thức đã học; biết vận

dụng lý thuyết đã học để phát hiện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan đến lĩnh vực kinh tế.

7.2.60. Chương trình Giáo dục thể chất Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31

tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

7.2.61. Chương trình Giáo dục quốc phòngChương trình được xây dựng theo Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10

tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về GDQP-AN và Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục quốc phòng an ninh trình độ đại học.

8. Kế hoạch giảng dạy dự kiến (Phụ lục-Bảng: Sơ đồ đào tạo toàn khóa)9.Hướng dẫn thực hiện chương trình - Tổ chức thực hiện chương trình: Đảm bảo tính hệ thống và kết hợp mềm dẻo

giữa các học phần. Nhằm định hướng ứng dụng nghề nghiệp, khi xây dựng từng học phần chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tự học của sinh viên. Khi lập kế hoạch đào tạo cần xây dựng sao cho khi thực hiện lý thuyết đi đôi với thực hành.

- Phương pháp giảng dạy: Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, kết hợp thực hành, tham quan thực tế, thực tập trong và ngoài tỉnh Tiền Giang. Chú trọng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Sinh viên phải tích lũy khối kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất Điểm các học phần này không tính vào trung bình chung tích lũy, dùng làm điều kiện xét tốt nghiệp.

- Ngoài số tín chỉ tích lũy tối thiểu trong chương trình đào tạo, người học phải đạt chuẩn đầu ra về tin học và ngoại ngữ theo quy định riêng của Trường trước đăng ký xét tốt nghiệp.

Các ký hiệu và từ viết tắt: (*): Dấu hiệu phân biệt loại học phần điều kiện, điểm không tính vào tổng số TCMHP (Mã học phần) : Theo Quyết định số 472/QĐ-ĐHTG, ký ngày 02/8/200, quy

định Danh mục mã học phần đang giảng dạy ở Trường ĐHTG.LT (Lý thuyết) : Giờ giảng lý thuyết; tính theo tiết.TH1 (Thực hành 1) : Thảo luận, giải bài tập, thuyết trình ở lớp học lý thuyết có

giảng viên hướng dẫn; tính theo tiếtTH2 (Thực hành 2) : SV nhìn GV thao tác thực hành ở lớp; phòng thực hành, sân

bãi; thực hành ở phòng máy, phòng thí nghiệm, tập giảng ở lớp có GV hướng dẫn; tính theo tiết

19

TT (Thực tập) : Tự thực hành, thí nghiệm (không có GV hướng dẫn); thực tập ở cơ sở bên ngoài hay xưởng trong trường

ĐA (Đồ án) : Thực hiện đồ án, bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận, nghiên cứu tài liệu có viết báo cáo, tính theo giờ.

TS (Tổng số) : Số TC của học phần, của chương trìnhTLTT(Tích lũy tối thiểu) : Số TC SV phải tích lũy đủ trong nhóm học phần của từng khối

kiến thức, của chương trìnhHPTQ/HPHT+ (Học phần tiên quyết/ Học phần học trước):

HPTQ: Học phần X là học phần tiên quyết của học phần Y thì bắt buộc SV phải học và thi kết thúc học phần X đạt từ điểm D trở lên mới được đăng ký học học phần Y

HPHT+: Học phần X là học phần học trước của học phần Y thì khi đăng ký học phần Y SV phải học qua học phần X (điểm của học phần X có thể chưa đạt)

HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Võ Ngọc Hà

20