17
Bài Viết : KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM 2 GIỐNG NGÔ BIẾN ĐỔI GEN NK 67 Bt/GT & NK7328 Bt/GT VỤ HÈ THU 2015 TẠI ĐẮK LẮK Ngô Nhân GĐTT Khuyến Nông Đắklắk I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam ngô là cây lương thực quan trọng sau cây lúa. Cây ngô có khả năng thích nghi và phát triển tại nhiều vùng sinh thái, đa dạng về mùa vụ, hệ thống canh tác. Ở các tỉnh khu vực Tây nguyên cây ngô với diện tích được trồng hàng năm khoảng 240 ngàn ha; trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích gieo trồng khoảng 115 ngàn ha/năm.Ngô được trồng tập trung trong vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Những năm qua Đắk Lắk đã có những bước đi đột phá để đưa cây ngô lai đến với người nông dân địa phương; (hiện tại hơn 98% diện tích đất trông ngô là các giống ngô lai). Bằng việc chuyển đổi cơ cấu và ứng dụng gieo trồng nhiều giống ngô mới có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện địa phương như: (NK67, NK7328, B9698, CP888…) cây ngô đã góp phần đưa sản lương lương thực có hạt của Đắklắk vượt qua con số > 1triệu tấn/năm (từ 2011) đến nay . Cây ngô cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo đối với nhiều gia đình nông dân Đắklắk. Tuy là loại cây trồng có tầm chiến lược nhưng thực tế năng suất bình quân và hiệu quả trồng ngô vẩn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của các giống cũng như tiềm năng đất đai trong sản xuất. “Một trong những nguyên nhân làm hạn chế

 · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

Bài Viết :

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM 2 GIỐNG NGÔ BIẾN ĐỔI GEN

NK 67 Bt/GT & NK7328 Bt/GT

VỤ HÈ THU 2015 TẠI ĐẮK LẮK

Ngô Nhân GĐTT Khuyến Nông Đắklắk

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam ngô là cây lương thực quan trọng sau cây lúa. Cây ngô có khả năng thích nghi và phát triển tại nhiều vùng sinh thái, đa dạng về mùa vụ, hệ thống canh tác. Ở các tỉnh khu vực Tây nguyên cây ngô với diện tích được trồng hàng năm khoảng 240 ngàn ha; trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích gieo trồng khoảng 115 ngàn ha/năm.Ngô được trồng tập trung trong vụ Hè Thu và vụ Thu Đông.

Những năm qua Đắk Lắk đã có những bước đi đột phá để đưa cây ngô lai đến với người nông dân địa phương; (hiện tại hơn 98% diện tích đất trông ngô là các giống ngô lai). Bằng việc chuyển đổi cơ cấu và ứng dụng gieo trồng nhiều giống ngô mới có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện địa phương như: (NK67, NK7328, B9698, CP888…) cây ngô đã góp phần đưa sản lương lương thực có hạt của Đắklắk vượt qua con số > 1triệu tấn/năm (từ 2011) đến nay .

Cây ngô cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo đối với nhiều gia đình nông dân Đắklắk. Tuy là loại cây trồng có tầm chiến lược nhưng thực tế năng suất bình quân và hiệu quả trồng ngô vẩn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của các giống cũng như tiềm năng đất đai trong sản xuất. “Một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất là sự phá hại của sâu bệnh và cạnh tranh của cỏ dại”.

Các biện pháp Kỷ thuật để quản lý sâu hại và cỏ dại của người trồng ngô hiện tại còn tốn kém nhiều và hiệu quả mang lại chưa cao.

Vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỷ thuật mới trên cây Ngô là vấn đề rất quan tâm của Trung tâm khuyến nông Đắklắk trong những năm qua. Từ lúc tiếp cận mô hình ngô thí điểm trồng biến đổi gien năm 2012 tại huyện Buôn Đôn; sau khi có những kết quả phải tiêu hủy theo quy định bắt buộc của Cục trồng trọt và các cơ quan quản lý nhà nước về cây trồng biến đổi gien lúc bấy giờ.

Việc “Sử dụng giống ngô biến đổi gen kháng sâu đục thân và chống chịu được thuốc trừ cỏ để ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập khi trồng ngô là ý tưởng ấp ủ của nhiều cán bộ; Kỷ sư trồng trọt của Trung tâm khuyến nông Đắklắk”.

Page 2:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

Năm 2015 được sự cho phép của sở NN&PTNT. Trong sản xuất Vụ Hè Thu năm 2015, Trung tâm Khuyến Nông Đắk Lắk đã chính thức được phối hợp với Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tiến hành khảo nghiệm so sánh diện rộng giống ngô biến đổi gen NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT mang hai sự kiện Bt11 kháng sâu đục thân và sự kiện GA21 chống chịu thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả của giống trong điều kiện tự nhiên và sản xuất tại địa phương so với giống nền để làm cơ sở đề nghị công nhận giống chính thức và chuyển giao công nghệ giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại địa phương trong tương lai.

Dưới đây là những kết quả thu được từ khảo nghiệm thực tế trên địa bàn Đắklắk của nhóm ( Cán bộ Phòng cây trồng TTKN và Công ty TNHH Syngenta ). Chúng tôi huy vọng từ những kết quả thực tiễn sẻ làm những luận cứ rất khoa học trong quá trình tiếp cận và chuyển giao áp dụng những tiến bộ kỷ thuật mới cho bà con nông dân trong tỉnh nhà trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương hiện nay.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu

Hai giống ngô biến đổi gen NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT do Công ty TNHH Syngenta cung cấp. Hai giống này có chứa 2 sự kiện biến đổi gen Bt11 kháng sâu đục thân và GA21 chống chịu thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Glyphosate. Hai sự kiện này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Giống ngô NK67 Bt/GT& NK 7328 Bt/GT đã được Bộ NN&PTNT cấp phép khảo nghiệm so sánh diện rộng trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

Giống đối chứng (giống nền) hiện đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương.

2. Phương pháp

2.1. Thiết kế: Mô hình khảo nghiệm đã được thiết kế theo kiểu lô rộng không lặp lại, diện tích mỗi giống biến đổi gen là 0,75 ha, diện tích mỗi giống nền là 0,25 ha, tổng diện tích mỗi mô hình là 1,0 ha.

2.2. Địa điểm: Mô hình được thực hiện tại xã Easiên, thị xã Buôn Hồ,tỉnh Đắk Lắk

2.3. Đặc điểm đất đai: Ruộng khảo nghiệm được thực hiện trên đất đỏ Bazan, trồng ngô thường xuyên hai vụ/năm

2.4. Quy trình canh tác:

- Thời vụ: Vụ Hè thu 2015, gieo ngày 28/5/2015 thu hoạch 15/9/2015

- Chuẩn bị đất và gieo trồng: Đất được cày, trục, dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật trước gieo 1-2 hạt/hốc; hàng x hàng 70cm; cây x cây 25cm, tương đương với mật độ 57.142 cây/ha. Dặm tỉa khi cây 3 – 4 lá để đảm bảo mật độ.

2

Page 3:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

- Lượng phân bón cho 1,0 ha là 350 kg urê (46,5%N) + 400 kg lân supe (16% P2O5) + 150 kg Kali clorua (60% KCl).

- Phòng trừ cỏ dại: Ô trồng giống các giống Bt/GT: quản lý cỏ dại bằng thuốc trừ cỏ gốc glyphosate 480 SL liều lượng 3 lít/ha, phun trùm lên cả cỏ và ngô giai đoạn 18 ngày sau gieo.

- Ô trồng giống ngô thường: làm cỏ theo tập quán của nông dân; mô hình đã phun thuốc trừ cỏ Mizine 3kg/ha giai đoạn 3 ngày sau gieo, kết hợp phun bổ sung thuốc trừ cỏ gramoxone 3 lít/ha ở giai đọan 28 ngày sau gieo.

2.5. Các chỉ tiêu theo dõi

Việc thu thập và đánh giá các chỉ tiêu dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT);

- Đặc điểm nông học của các giống NK67 Bt/GT, NK7328 Bt/GT và giống nền

- Khả năng chống đổ: tỷ lệ đổ thân và đổ rễ

- Tỷ lệ bắp thối do nấm bệnh

- Mức độ nhiễm các bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, rỉ sắt và khô vằn

- Đánh giá hiệu quả kháng sâu đục thân của giống các giống Bt/GT so với giống nền ở các giai đoạn :(cây con, trổ cờ phun râu, chín sáp và tỷ lệ bắp bị sâu đục thân gây hại lúc thu hoạch)

- Đánh giá khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ của các giống biến đổi gen khi phun glyphosate ở các thời điểm (7, 14 và 21 ngày sau phun) và hiệu quả quản lý cỏ dại thông qua mức độ che phủ cỏ dại còn lại ở các thời điểm (7, 14 và 21 ngày sau phun và giai đoạn thu hoạch) có so sánh với đối chứng. Ở ô trồng giống đối chứng, chỉ đánh giá hiệu quả sau lần phun cuối cùng

- Năng suất thực thu

+ Tỷ lệ hạt/bắp, ẩm độ khi thu hoạch

+ Năng suất thực thu được quy về ẩm độ 14%

- Hiệu quả kinh tế và khả năng mở rộng sản xuất

3

Page 4:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH

1.Đặc điểm nông học chính của các giống biến đổi gen và giống nền

Bảng 1. Một số đặc điểm nông học của giống ngô NK67 Bt/GT và NK7328 so với giống nền tại Đắk Lắk, vụ Hè Thu 2015

STT Chỉ tiêu NK67 NK67 BtGT

NK7328 NK7328 Bt/GT

1 Ngày từ gieo-mọc mầm 4 4 4 42 Sức sống cây con (1-5) 2 2 2 23 Ngày từ gieo-trỗ cờ (ngày) 55 54 57 564 Ngày từ gieo-phun râu (ngày) 56 56 58 585 TGST (ngày) 105 104 108 1086 Chiều cao cây (cm) 233 235 232 2367 Chiều cao đóng bắp (cm) 125 126 126 1338 Độ bao bắp (1-5) 2,0 2,0 2,0 2,09 Trạng thái cây (1-5) 2,0 1,5 2,0 1,510 Trạng thái bắp (1-5) 2,5 1,5 2,5 1,511 Màu hạt VC VC VC VC12 Dạng hạt BĐ BĐ BĐ BĐ13 Tỷ lệ gẫy thân (%) 2,7 2,3 0,5 0,014 Tỷ lệ đổ rễ (%) 4,8 4,4 2,2 2,4

Ghi chú: 1-5 là đánh giá theo thang điểm từ 1-5 theo qui phạm khảo nghiệm giống ngô lai QCVN01-56-2011; VC: Vàng cam, BĐ: Bán đá

Kết quả ở bảng 1 cho thấy các giống biến đổi gen và giống nền tương tự nhau về các đặc điểm nông học. Về thời gian sinh trưởng hai giống NK67 Bt/GT và giống nền là 104 – 105 ngày; hai giống NK7328 và NK7328 BtGT có thời gian sinh trưởng là 108 ngày. Các giống đều có mức độ che kín là bi đạt điểm 2, dạng hạt đá, màu vàng cam thích hợp thị hiếu người sản xuất. Tỷ lệ đổ thân giữa các giống nền và giống biến đổi gen là tương tự nhau, trong đó giống NK7328 đổ 0,5%, giống NK67 là 2,3 – 2,7%. Tỷ lệ đổ rễ của các giống cũng chỉ khoảng 2,2 – 2,4% ở giống NK7328 và NK7328 Bt/GT là 4,4 – 4,8% ở giống NK67 Bt/GT và giống nền. Chiều cao cây và chiều cao đóng trái của các giống biến đổi gen có xu hướng cao hơn nhưng không đáng kể việc quản lý tốt cỏ dại và sâu đục thân nên sức sinh trưởng của giống chuyển gen tốt hơn giống nền. Trạng thái cây, do giống nền bị cạnh tranh của cỏ dại và sâu đục thân gây hại nên đạt điểm 2 trong khi các giống biến đổi gen phát triển khỏe mạnh, không bị sâu hại, đạt điểm 1,5. Từ đó, bắp của các giống biến đổi gen to đều hơn, hạt đóng múp đầu trái, không bị sâu đục thân gây hại nên đạt điểm 1,5 tốt hơn so với giống nền đạt điểm 2,5.

4

Page 5:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

Như vậy kết quả khảo nghiệm cho thấy giữa giống biến đổi gen NK67Bt/GT, và NK7328 Bt/GT có các đặc tính nông học chính là tương tự nhau so với các giống nền tương ứng và đều là những giống có nhiều đặc điểm nông học tốt như thời gian sinh trưởng trung ngày, màu sắt hạt đẹp, dạng bán đá phù hợp với cơ cấu mùa vụ, điều kiện tự nhiên và sản xuất trong vùng. Trong đó giống NK67 Bt/GT và giống NK7328 Bt/GT có các đặc tính tốt hơn về trạng thái cây và trạng thái trái do được quản lý tốt cỏ dại và sâu đục thân tốt hơn nhờ các gen Bt11 và GA21

2.2 Mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại chính ngoài đồng

Bảng 2. Mức độ nhiễm bệnh hại của giống NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT so với giống nền tại Đắk Lắk vụ Hè Thu 2015

STT Bệnh hại NK67

NK67Bt/GT

NK7328

NK7328Bt/GT

1 Bệnh khô vằn (1-5) 2,0 2,0 1,5 1,5

2 Bệnh gỉ sắt (0-5) 2,5 2,5 1,0 1,0

3 Bệnh cháy lá nhỏ (0-5) 2,0 2,0 1,0 1,0

4 Bệnh cháy lá lớn (0-5) 2,5 2,5 2,0 2,0

Nhìn chung mức độ nhiễm bệnh của các giống trong vụ Hè thu 2015 từ nhẹ đến trung bình. Cụ thể đối với bệnh khô vằn, các giống nhiễm nhẹ ở mức 1,5 (giống NK7238 Bt/GT và giống nền) đến 2,0 (giống NK67 Bt/GT và giống nền). Mức độ nhiễm bệnh rỉ sắt của NK7328 Bt/GT và NK7328 ở điểm 1, trong khi giống NK67 và NK67 Bt/GT là trung bình, điểm 2,5. Bệnh cháy lá nhỏ đạt điểm 1,0 với các giống NK7328Bt/GT và giống nền, điểm 2,0 với NK67 Bt/GT và giống nền. Các giống NK7328 Bt/GT và giống nền nhiễm bệnh đốm lá lớn ở điểm 2, trong khi NK67Bt/GT và giống nền nhiễm cháy lá lớn điểm 2,5.

2.3 Hiệu quả kháng sâu đục thân của giống biến đổi gen Bt/GT và giống nền và mức độ thối trái

Bảng 3. Tỷ lệ (%) gây hại của sâu đục thân và tỷ lệ bắp thối (%) trên giống NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT so với giống nền tại Đắk Lắk, vụ Hè Thu 2015

STT Giai đoạn/chỉ tiêu NK67 NK67Bt/GT

NK7328 NK7328Bt/GT

1 Giai đoạn cây con 5,2 0,0 3,9 0,0

2 Giai đoạn trổ cờ 19,1 0,0 16,2 0,0

3 Giai đoạn chín sáp 24,7 0,0 21,3 0,0

4 Tỷ lệ bắp bị sâu đục thân 17,7 0,0 15,2 0,05 Tỷ lệ bắp thối 7,9 1,9 5,0 1,4

5

Page 6:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

Sâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi trưởng thành.Trong khảo nghiệm, giai đoạn 20 ngày sau gieo trên các giống nền đã xuất hiện sâu đục thân gây hại với tỷ lệ là 3,9% trên giống NK7328 và 5,2% trên giống NK67. Đây là nguồn tích lũy ban đầu để tiếp tục gây hại vào các giai đoạn sau. Ở giai đoạn trổ cờ, tỷ lệ nhiễm sâu đục thân là 16,2% trên giống NK7328 và 19,1% ở giống NK67. Giai đoạn chín sáp tỷ lệ nhiễm tăng lên 24,7% và 21,3% trên các giống NK67 và NK7328. Khi thu hoạch tỷ lệ sâu đục thân phá hoại trên trái là 17,7% trên NK67 và 15,2% trên NK7328. Trong khi ở giống NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT ở tất cả các giai đoạn là 0,0%. Kết quả là ruộng ngô chuyển gen giữ được sức sinh trưởng và không bị thiệt hại về năng suất do sâu đục thân gây hại. Ở cả hai giống ngô chuyển gen NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT đều có tỷ lệ bắp thối thấp hơn hẳn so với giống nền. Tỷ lệ bắp thối trên giống NK7328 Bt/GT là 1,4% và NK67 Bt/GT là 1,9%, trong khi ở các giống nền lần lượt là 5,0 và 7,9%.

Như vậy, việc phá hoại của sâu đục thân ở giai đoạn thu hoạch trên bắp, không những làm giảm năng suất mà còn gián tiếp làm giảm chất lượng hạt do kéo theo sự xâm nhập của nấm mốc gây hại trên trái, đặc biệt là thu hoạch trong điều kiện mùa mưa trong vụ Hè Thu ở Đắk Lắk.

Hình 1. Sâu đục thân gây hại trên thân ở giai đoạn chín trên giống nền, trong khi giống biến đổi gen hoàn toàn không bị phá hoại

6

Page 7:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

Hình 2. Sâu đục thân gây hại trên trái của giống nền, trong khi giống Bt/GT hoàn toàn không bị ảnh hưởng

2.4. Khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ và hiệu quả quản lý cỏ dại

Bảng 4.Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ trên giống NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT so với giống nền tại Đắk Lắk, vụ Hè Thu 2015

STT  Giai đoạn NK67 NK67Bt/GT

NK7328 NK7328Bt/GT

1 7 ngày sau phun (0-10) 1,3 0,0 1,0 0,0

2 14 ngày sau phun (0-10) 0,3 0,0 0,7 0,0

3 21 ngày sau phun (0-10) 0,0 0,0 0,0 0,0

Việc phun hai lần thuốc trừ cỏ đối với giống ngô nền đã làm tốn chi phí công phun xịt và lượng thuốc BVTV xuống ruộng nhiều hơn so với ruộng ngô BĐG chỉ phun một lần. Mặt khác khi phun theo hàng đối với gramoxone đòi hỏi kỹ thuận cao hơn và chậm hơn so với phun trùm thuốc trừ cỏ gốc glyphosate lên cả ruộng ngô. Ở ô trồng các giống nền, sau khi phun 7 ngày đều xuất hiện vết cháy ở các lá phía dưới do tác động của thuốc gramoxone. Mặc dù mức độ ảnh hưởng giảm đi ở giai đoạn 14 và 21 ngày sau phun nhưng rõ ràng việc ảnh hưởng này phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển chung của cây trồng. Ngược lại, với ruộng ngô BĐG, sau khi phun trùm thuốc trừ cỏ gốc glyphosate thì cây ngô vẫn sinh trưởng phát triển bình thường. Chứng tỏ các giống Bt/GT có khả năng chống chịu thuốc cỏ gốc glyphosate rất cao, tạo điều kiện cho việc quản lý cỏ dại trên ruộng ngô được dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều so với biện pháp làm cỏ thủ công phổ biến trong vùng.

7

Page 8:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

2.4.3. Hiệu quả quản lý cỏ dại trên giống Bt/GT khi phun thuốc trừ cỏ gốc glyphosate so với giống nền áp dụng biện pháp làm cỏ truyền thống

Bảng 5. Hiệu quả quản lý cỏ dại áp dụng trên giống ngô BĐG Bt/GT so với giống nền quản lý cỏ dại bằng biện pháp truyền thống tại Đắk Lắk vụ Hè thu năm 2015

STT Chỉ tiêu/giai đoạn NK67 NK67Bt/GT

NK7328 NK7328Bt/GT

1 Độ che phủ cỏ dại trước khi phun thuốc 20 40 15 30

2 7 ngày sau phun thuốc 1 Héo rũ 1 Héo rũ3 14 ngày sau phun thuốc 3 2 3 14 21 ngày sau phun thuốc 5 3 3 25 Giai đoạn thu hoạch 15 5 17 3

Ghi chú: Ô giống nền đã phun Mizine giai đoạn 3 ngày sau gieo. Độ che phủ cỏ dại đánh giá trước khi phun bổ sung Gramoxone (ô giống nền); hoặc trước khi phun Glyphosate (ô BĐG).

Kết quả được trình bày ở bảng 5 cho thấy hiệu quả quản lý cỏ dại áp dụng trên ô BĐG là tốt hơn so với giống nền. Cụ thể, ở ô giống nền đã được phun thuốc trừ cỏ chọn lọc Mizine 3 kg/ha giai đoạn 3 ngày sau gieo, nhưng hiệu quả trừ cỏ chưa cao. Vì vậy, sau 28 ngày lượng cỏ che phủ còn 15 - 20% do đó cần thiết phải phun bổ sung Gramoxone giai đoạn 28 ngày sau gieo. Đây cũng là biện pháp quản lý cỏ dại phổ biến của người dân trong vùng. Ở giai đoạn thu hoạch cho thấy mức độ che phủ do cỏ tái sinh ở ô làm cỏ truyền thống vẫn còn tới 15 – 17% và là nguồn cỏ dại tiếp tục cho vụ trồng ngô kế tiếp. Trong khi ở ô trồng giống biến đổi gen, mặc dù cỏ dại che phủ trước phun là 30 – 40% nhưng đa số là mới mọc nên mức độ cạnh tranh với cây trồng thấp. Gian đoạn này, cây ngô còn nhỏ nên khi phun trùm glyphosate sẽ thuận tiện hơn cho người dân. Sau khi phun 7 ngày, cỏ đã ngừng sinh trưởng, héo rũ và không còn khả năng cạnh tranh với cây trồng. Sau 14 đến 21 ngày cỏ trên ruộng chết triệt để, chỉ còn 1-3% do lúc này cây ngô đã ở giai đoạn khép tán. Điều này chứng tỏ ưu thế của công nghệ chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate tích hợp trên giống ngô Bt/GT đã giúp người dân kiểm soát cỏ linh hoạt, thuận tiện và triệt để hơn so với biện pháp làm truyền thống tốn kém mà không hiệu quả.

Như vậy, so sánh giữa hai phương thức làm cỏ cho thấy việc ứng dụng giống ngô chuyển gen chống chịu thuốc trừ cỏ glyphosate và sử dụng thuốc trừ cỏ gốc glyphosate phun 1 lần duy nhất ở giai đoạn cây con đã giúp việc quản lý cỏ dại hiệu quả và tiện lợi hơn nhiều so với phương thức làm truyền thống có chi phí cao nhưng hiệu quả không cao. Việc quản lý cỏ dại triệt để đã giúp cây ngô hấp thu được dinh dưỡng mà không bị cỏ dại cạnh tranh, tạo điều kiện sinh trưởng phát triển tốt, giúp tăng năng suất ngô sau này.

8

Page 9:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

Hình 3. Cỏ dại trên ruộng ngô biến đổi gen và giống nền giai đọa thu hoạch

3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu

Bảng 6. Năng suất của các giống NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT so với giống nền tại Đắk Lắk, vụ Hè Thu 2015

STT Chỉ tiêu NK67 NK67Bt/GT

NK7328 NK7328Bt/GT

1 Tỷ lệ hạt/ bắp (%) 78,2 79,1 78,7 79,4

2 Độ ẩm thu hoạch (%) 30,7 30,5 34,7 34,3

3 Năng suất thực thu (tấn/ ha) 9,04 10,51 9,11 10,73

4 Năng suất tăng so Đ/C- Số lượng (tấn/ ha) 1,47 1,62

  - Tỷ lệ (%)   116,3   117,8

Kết quả năng suất thực thu của các giống ngô biến đổi gen Bt/GT trong cùng điều kiện canh tác cao hơn hẳn so với giống nền.

Năng suất trung bình- Giống NK67 Bt/GT đạt 10,51 tấn/ha so giống nền chỉ đạt 9,04 tấn/ha tăng 16,3% so với giống nền.

- Giống NK7328 Bt/GT đạt năng suất thực thu 10,73 tấn/ha cao hơn giống nền NK7328 ( 9,11 tấn/ha) tăng 17,8% so với đối chứng.

9

Page 10:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

Kết quả này cho thấy áp lực sâu đục thân cao và sự cạnh tranh của cỏ dại là hai yếu tố làm giảm năng suất đáng kể trong sản xuất ngô. Khi 2 yếu tố này được kiểm soát thì năng suất của giống được thể hiện. Mức tăng 16,3 - 17,8% của các giống NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT thực sự có ý nghĩa trong sản xuất.

Hình 4. Các cơ quan chức năng chuyên môn, báo đài kiểm tra và đánh giá mô hình khảo nghiệm

giống biến đổi gen tại thời điểm 40 ngày sau gieo và giai đoạn thu hoạch

4. Hiệu quả kinh tế và khả năng mở rộng ra sản xuất- Chi phí sản xuất của giống biến đổi gen so với giống nền ( trình bày ở bảng 7).

Bảng 7. Chi phí sản xuất của giống biến đổi gen so với giống nền tại Đắk Lắk, vụ Hè Thu 2015 (ĐVT: 1000 đồng)

  Danh mục chi phí ĐVTGiống nền Giống Bt/GT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

I. VẬT TƯ SẢN XUẤT   9,405     10,350 Hạt giống kg 15 115 1,725 15 210* 1,725 Đạm kg 350 9 3,150 350 9 3,150 Lân kg 500 4.5 2,250 500 4.5 2,250 Kali kg 150 10 1,500 150 10 1,500 + Glyphosate lít 3 100 300+ Mizine kg 3 160 480 - - -+ Gramoxone lít 3 100 300 - - -

II. CÔNG LAO ĐỘNG   12800     11860Làm đất công 20 150 3000 20 150 3000Gieo hạt, tỉa dặm công 20 150 3000 20 150 3000Bón phân công 10 150 1500 10 150 1500Phun thuốc bình 40 20 800 20 20 400Thu hoạch công 25 180 4500 22 180 3960

TỔNG CHI PHÍ       22,205 22,210 * Giá giống tham khảo từ thị trường của NK66 Bt/GT

Chi phí sản xuất 1 ha của giống biến đổi gen và giống nền là tương tự nhau. Cụ thể, chi phí vật tư sản xuất của giống nền là 9,405 triệu/ha, thấp hơn so với 10,35

10

Page 11:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

triệu của giống chuyển gen. Do không phun thuốc cỏ Mizine giai đoạn 3 ngày sau gieo ở ô chuyển gen nên đã giảm được lượng hóa chất xuống đất và giảm công lao động nên chi phí nhân công sản xuất còn 11,86 triệu đồng so với 12,80 triệu đồng của với giống nền. Tổng chi phí sản xuất mô hình ngô nền là 22,205 triệu đồng, tương đương với mô hình giống biến đổi gen là 22,210 triệu đồng. Tuy nhiên cần tính đến lợi ích môi trường do mô hình BĐG mang lại do đã giảm được 1 lần phun thuốc BVTV và hơn nữa giảm được công lao động sử dụng cho sản xuất.

- Hiệu quả kinh tế giống biến đổi gen so với giống nền

Bảng 8. Hiệu qủa kinh thế của các giống ngô biến đổi gen so với giống nền

STT

Nội dung NK67 NK67Bt/GT

NK7838 NK7328Bt/GT

1 Tổng chi (triệu đồng) 22,205 22,210 22,205 22,2102 Tổng thu (triệu đồng) 46,987 54,652 47,372 55,796

- Năng suất (kg/ha) 9,04 10,51 9,11 10,73- Giá bán (ngàn đồng) 5,2 5,2 5,2 5,2

3 Lợi nhuận 22,532 32,442 25,167 33,5864 Hiệu quả so với giống nền 9,910 8,419

- Giống NK67 Bt/GT đạt năng suất 10,51 tấn/ha đã cho tổng thu 54,65 triệuđồng/ha. Sau khi trừ chi phí, người dân có thu nhập là 32,44 triệu đồng/ha. Mức thu nhập này cao hơn 9,9 triệu đồng/ha so với giống đối chứng NK 67

- Giống NK7328 Bt/GT thu nhập của người dân sau khi trừ chi phí đạt 33,6 triệu/ha, cao hơn 8,42 triệu/ha so với giống đối chứng (NK 7328).

Như vậy rõ ràng hiệu quả kinh tế khi áp dụng giống ngô biến đổi gen cao hơn hẳn giống nền, giúp cho thu nhập của người dân tăng thêm

- Khả năng mở rộng ra sản xuất của các giống NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT

Các giống NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT với những ưu điểm nổi trội về khả năng kháng sâu đục thân và chống chịu thuốc trừ cỏ sẽ giúp hạn chế được những thiệt hại so sâu hại và cỏ dại gây ra, làm cho việc trồng ngô của người dân được dễ dàng và thuận tiện hơn, giúp bảo vệ năng suất tiềm năng của giống, giảm công lao động và bảo vệ môi trường. Chắc chắn sẽ được người dân đón nhận và mở rộng ra sản xuất tại địa phương.

IV. KẾT LUẬN Hai giống NK67 Bt/GT, NK7328Bt/GT có các đặc tính nông học tương tự

như các giống nền trong cùng điều kiện sản xuất.

- Giống ngô biến đổi gen NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT có khả năng chống chịu cao với thuốc trừ cỏ glyphosate nên đã giúp cho việc quản lý cỏ dại linh hoạt và thuận tiện hơn so với biện pháp diệt cỏ truyền thống.

- Giống ngô NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT có khả năng kháng sâu đục thân từ đầu vụ đến lúc thu hoạch giúp bảo vệ giống khỏi bị sâu đục thân phá hoại

11

Page 12:  · Web viewSâu đục thân có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô và gây hại hầu như tất cả các giai đoạn của cây ngô từ lúc cây con đến khi

ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất của giống, bảo vệ môi trường sống bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Các giống NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT cho năng suất cao hơn giống nền từ 16,3% và 17,8% tương ứng so với NK67 và NK7328 trong cùng điều kiện canh tác

- Sử dụng giống ngô NK67 Bt/GT và NK7328 Bt/GT đã giúp người trồng ngô thu nhập tăng hơn so với giống nền tương ứng từ (8,42 - 9,9 triệu đồng/ha) .

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG ĐẮK LẮK

12