8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG XEM TRANG 2 XEM TRANG 5 XEM TRANG 6 XEM TRANG 4 3 4 Kết quả thực hiện Đề án đổi mới công tác GDCT trong LLVT tỉnh Ô nhiễm nguồn nước do chế biến cà phê Những nghiên cứu mới nhất về cây Thông đỏ Lâm Đồng Tà Nung “bứng gốc” cái nghèo NGÀNH GIÁO DỤC ĐỨC TRỌNG: Đổi mới mạnh mẽ, chủ động và sáng tạo ° Thông đỏ Lâm Đồng được gắn số để bảo vệ - Ảnh: THỤY TRANG BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4416 THỨ TƯ 9-12-2015 Toøa soaïn: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ... Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là phải đi đến hoàn toàn không có chủ nghĩa cá nhân. Trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”, hoặc nói theo cách mới là sự đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản và tư tưởng cá nhân. (Bác nói chuyện tại lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ Công an, ngày 16/5/1959) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát động phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn 2016 - 2020

XEM TRANG Những nghiên cứu mới nhất về cây Thông đỏ Lâm …baolamdong.vn/upload/others/201512/18493_so_ngay_9.12.2015.pdf · kinh tế - xã hội. Thi đua lao động

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG

XEM TRANG 2

XEM TRANG 5

XEM TRANG 6XEM TRANG 4

3

4

Kết quả thực hiện Đề án đổi mới công tác GDCT trong LLVT tỉnh

Ô nhiễm nguồn nước do chế biến cà phê

Những nghiên cứu mới nhất về cây Thông đỏ Lâm Đồng

Tà Nung “bứng gốc” cái nghèo

NGÀNH GIÁO DỤC ĐỨC TRỌNG:Đổi mới mạnh mẽ, chủ động và sáng tạo

° Thông đỏ Lâm Đồng được gắn số để bảo vệ - Ảnh: THỤY TRANG

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4416 THỨ TƯ 9-12-2015

Toøa soaïn: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

... Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là phải đi đến hoàn toàn không có chủ nghĩa cá nhân. Trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”, hoặc nói theo cách mới là sự đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản và tư tưởng cá nhân.

(Bác nói chuyện tại lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ Công an, ngày 16/5/1959)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát động phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn 2016 - 2020

THÖÙ TÖ 9 - 12 - 20152 THÔØI SÖÏ - CHÍNH TRÒ

S au hai ngày làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm, chiều 7/12, Đại hội Thi đua

yêu nước toàn quốc lần thứ IX đã bế mạc tại Hà Nội.

Thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát động phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn 2016-2020 với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Theo đó, một là, đẩy mạnh các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo môi trường và động lực mới cho sự phát triển. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Các Ban, Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, đoàn thể ở trung ương và địa phương tiếp tục phát huy, nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội xây dựng nông thôn mới, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã đề ra cho 5 năm tới, 2016-2020. Thi đua xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa và các phong trào phong phú khác. Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện kỷ cương và tiến bộ, công bằng xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người dân.

Hai là, tiếp tục phát động các phong trào thi đua trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nâng cao chất lượng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát động phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn 2016 - 2020

các phong trào “Thi đua quyết thắng”, “Vì an ninh Tổ quốc”, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vun đắp niềm tin, niềm tự hào, hướng về Tổ quốc, chung tay, chung sức xây dựng quê hương, đất nước.

Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng bộ máy tổ chức nhà nước. Hướng các phong trào thi đua vào việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới các phong trào thi đua yêu nước của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, phát huy vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi tiềm năng, nguồn lực, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân và đoàn viên, hội viên, góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương và cả nước.

Bốn là, đổi mới, tạo sự chuyển biến tích cực và hiệu quả trong công tác khen thưởng, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương, quan tâm đến các tập thể, cá nhân

người lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát hiện những điển hình tiên tiến, nhân tố mới thông qua các phong trào thi đua và thực hiện nhiệm vụ để có các hình thức khen thưởng đột xuất, phù hợp, kịp thời.

Năm là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, nhân tố mới. Các cơ quan thông tin truyền thông tăng thời lượng, chuyên trang, chuyên mục về các phong trào thi đua yêu nước, tấm gương người tốt, việc tốt để biểu dương, tôn vinh, nhân rộng, tạo sức lan tỏa. Phấn đấu trong thời gian tới, ngành nào, cấp nào cũng có ngày càng nhiều các điển hình tiên tiến xuất sắc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị sau Đại hội này, các Ban, Bộ, ngành, các địa phương; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, căn cứ Chủ đề của Đại hội, Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020 và tình hình thực tế của mình, phát động mạnh mẽ phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. “Với tinh thần đó, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu. TS

Đam Rông, Cát Tiên, Đạ Huoai đã hoàn thành kế hoạch thu ngân sách năm 2015

Tính đến hết tháng 11/2015, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 4.455,654 tỷ đồng, bằng 64% kế hoạch năm 2015, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các khoản thu do ngành thuế quản lý đạt 3.223,046 tỷ đồng, bằng 70% kế hoạch địa phương giao, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong các khoản thu ngân sách thành phần, mới có 3 khoản thu đạt và vượt kế hoạch là Thuế sử dụng đất phi nông

nghiệp (103%), Thuế bảo vệ môi trường (146%) và thu xổ số kiến thiết (112%); các khoản thu đạt tỷ lệ rất thấp là thu bán nhà (32%), thu khác ngân sách (35%) và thu quản lý qua NSNN (38%). Các huyện, thị trong tỉnh đều có số thu NSNN tăng so với cùng kỳ, trong đó 3 địa phương có số thu ngân sách năm 2015 vượt kế hoạch là Đam Rông (128%), Cát Tiên (101%), Đạ Huoai (107%).

LÊ HOA

Chủ tịch Hội CCB tỉnh - Huỳnh Hát cho biết, Hội CCB tỉnh Lâm

Đồng hiện có 26.338 hội viên, sinh hoạt tại 1.478 chi hội. Trong giai đoạn 2005 - 2015, các cấp Hội đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành công an, quân sự tổ chức tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng trước âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch cho cán bộ, hội viên và nhân dân. Để phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Thường trực Tỉnh Hội luôn quan tâm củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy, mại dâm; HIV/AIDS và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; phân công nhiệm vụ cụ thể, đề cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo ở các cấp Hội và cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống tội phạm của Tỉnh Hội. Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của Hội CCB, cựu quân nhân trong công tác phòng, chống tội phạm, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với tinh thần chung “chấp hành nghiêm, tuyên truyền, vận động tốt”, Thường trực Hội CCB tỉnh yêu cầu trước hết mỗi hội viên, mỗi hộ gia đình hội viên phải chấp hành tốt và làm tốt công tác giáo dục con cháu, người thân của mình nhằm nâng cao tính thuyết phục, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân

Phối hợp triển khai có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

ª TỨ KIÊN

Với bản lĩnh và ý thức đã được rèn luyện qua thử thách đấu tranh cách mạng, các thế hệ cựu chiến binh (CCB) tỉnh Lâm Đồng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy truyền thống người lính Cụ Hồ, tích cực xây dựng Hội, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Một trong những kết quả nổi bật là các cấp Hội CCB đã phối hợp với các ngành triển khai có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

cư. Đồng thời, chú trọng cập nhật kiến thức và kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ Hội các cấp, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm; xác định rõ đây là trách nhiệm của các cấp Hội và của mỗi hội viên CCB, cựu quân nhân trong toàn tỉnh.

Hàng năm, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, những kết luận của UBND tỉnh tại các hội nghị về công tác phòng, chống tội phạm, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để đề ra những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, sát với tình hình thực tế của địa phương trong từng giai đoạn nhằm thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong đó, chỉ đạo chặt chẽ công tác ký cam kết “hội viên và người thân không vi phạm pháp luật, mắc tệ

nạn xã hội”, xem đây là một tiêu chí trong bình xét các phong trào thi đua và đánh giá tổ chức Hội trong sạch vững mạnh hàng năm. Ngoài ra, Hội đã cử hàng trăm cán bộ, hội viên tham gia các tổ công tác tuyên truyền, vận động quần chúng và CCB ở những nơi có khiếu kiện đông người, ở những địa bàn có khó khăn trong giải phóng mặt bằng, lấn chiếm đất rừng trái phép… Tính đến nay, có 1.173 hội viên CCB tham gia các tổ an ninh thôn, 1.313 hội viên tham gia Tổ hòa giải… Trong 10 năm qua, Hội CCB các cấp đã tham gia hòa giải thành công 1.215 vụ, động viên cảm hóa 1.650 người tiến bộ, cung cấp 1.519 tin có giá trị liên quan đến an ninh trật tự cho cơ quan chức năng… Riêng trong năm 2015, Hội CCB các cấp đã phối hợp với lực lượng công an tổ chức tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội cho 46.062 lượt người, tham gia hòa giải thành 266 vụ mâu thuẫn ở cơ sở, tham gia xử lý 65 vụ trộm cướp, cảm hóa giáo dục 395 cháu chậm tiến bộ (có 225 cháu đã tiến bộ), cung cấp cho ngành chức năng 432 tin có liên quan đến an ninh trật tự… góp phần cùng cấp ủy, chính quyền giải quyết tốt những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở.

Hiện nay, các cấp Hội CCB đã xây dựng được 15 loại mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, cụ thể: mô hình “1+1, 1+2, 1+3”; mô hình “Tổ tuần tra CCB” ở thị trấn Liên Nghĩa,...

° Hội CCB tỉnh là một trong ba tập thể được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

(XEM TIẾP TRANG 8)

° Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát động thi đua.

THÖÙ TÖ 9 - 12 - 2015 3

Gần 15 năm thành lập là bấy nhiêu năm Trung tâm Dự trữ vật tư thú y và Bảo vệ thực vật (DTVT&BVTV) bảo đảm cung ứng các loại vắc xin, thuốc sát trùng góp phần thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Theo thống kê của Trung tâm DTVT&BVTV, hàng năm, đơn vị cấp phát từ 1 đến 1,2 triệu liều

vắc xin các loại và từ 25.000 đến 30.000 lít thuốc sát trùng với kinh phí từ 6 đến 8 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sách cho các địa phương trong tỉnh. Mặt khác, còn thực hiện cấp phát bổ sung cả chục ngàn liều vắc xin mỗi khi có dịch xuất hiện trên cây trồng, vật nuôi. Đơn cử như dịch heo tai xanh xuất hiện và gây hại ở Cát Tiên,

đơn vị đã mua, cấp phát bổ sung 11.000 liều vắc xin PRRS và 30.000kg vôi bột để phòng, chống dịch heo tai xanh đảm bảo thời gian, số lượng và chất lượng, góp phần tích cực vào việc khống chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đặc biệt, trước tình hình dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa xuất hiện và gây hại trên diện rộng, ảnh hưởng lớn về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng năm, đơn vị đã mua, tiếp nhận và cấp phát từ 73 tấn đến 125 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt để cấp phát cho các huyện phục vụ phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó, một số dịch hại trên cây cà phê như sâu đục thân mình trắng, bọ xít muỗi… cũng xuất hiện, gây hại tại một số địa phương trong tỉnh, Trung tâm đã kịp thời cấp phát vật tư phòng, chống dịch từ nguồn dự trữ của tỉnh, ngăn chặn

hiệu quả dịch bệnh phát triển và lây lan trên diện rộng. Bên cạnh đó, Trung tâm còn đảm nhận nhiệm vụ dự trữ các loại vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi do thiên tai, lũ lụt xảy ra. Hỗ trợ các Trung tâm nông nghiệp cấp huyện thực hiện cải tạo bò vàng, phát triển đàn bò sữa, bò thịt chất lượng cao với số lượng đã cấp 1.950 liều tinh bò thịt, 1.250 liều tinh bò sữa HF và 3.200 bộ dụng cụ thụ tinh nhân tạo bò; góp phần tích cực vào việc cải tạo và phát triển bò vàng, bò sữa, bò thịt tại địa phương.

Hoạt động theo cơ chế tự trang trải và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kinh tế đối với nhà nước. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc mua, dự trữ, bảo quản, vận chuyển và giao các loại vắc xin, thuốc sát trùng, thuốc BVTV tới các huyện và thành phố để phòng, chống dịch và thực

hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng các loại vật tư đã cung cấp; trung tâm còn hoạt động hiệu quả trong kinh doanh, tư vấn, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp. Theo lãnh đạo Trung tâm cho biết, doanh thu hàng năm của đơn vị đạt từ 9 - 16 tỷ đồng. Vì vậy, ngoài việc hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế còn đảm bảo trang trải chi phí hoạt động của đơn vị. Đáng nói hơn, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm còn mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn tỉnh, với phương châm đa dạng hóa sản phẩm trên tất cả các thị trường rau, hoa, cà phê, với hơn 200 sản phẩm các loại đảm bảo chất lượng và số lượng, uy tín chuyển giao cho nông dân đưa vào sản xuất có hiệu quả. Qua đó góp phần đẩy lùi tình trạng kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả trên thị trường.ª

Đơn vị giữ kho thuốc vật nuôi, cây trồng ª KHẢI NHIÊN

Thành phố Đà Lạt vừa tổ chức góp ý về thương hiệu cà phê Cầu Đất Đà Lạt với mong muốn xây dựng được một thương hiệu chuẩn cho toàn bộ vùng cà phê Arabica đặc sản của thành phố. Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nông dân hoạt động trong lĩnh vực trồng, chăm sóc, thu mua, chế biến cà phê đã góp ý về logo, bản đồ, các tiêu chí chất lượng và quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cà phê Cầu Đất Đà Lạt. Các ý

kiến xoay quanh vấn đề chính như một số tiêu chuẩn kỹ thuật của hạt cà phê Arabica (ẩm độ, pha trộn hay không), quy trình cấp giấy chứng nhận cho cá nhân, doanh nghiệp cần được cải tiến… Đây là hoạt động nhằm hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu cà phê Cầu Đất Đà Lạt cho sản phẩm cà phê Arabica, góp phần nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường cho hạt cà phê đặc sản của thành phố Đà Lạt.

D.Q

Hội thảo xây dựng thương hiệu cà phê Cầu Đất Đà Lạt

Trong năm 2015, vườn ươm của ông Lê Hữu Phan (số 50, Hồ Xuân Hương, Đà Lạt) đã xuất vườn bán hơn 100.000 cây giống atisô thực sinh (gieo bằng hạt), tương đương với khoảng 5ha tái canh trồng mới trên vùng nguyên liệu atisô Đà Lạt. Đây là giống cây atisô được nhập về từ Pháp bằng hạt, sau đó gieo ươm trên từng khay xốp, chăm sóc cây con trên dưới 20 ngày trước khi xuống giống trồng đại trà trên đồng. Kết quả, giống cây atisô mới canh tác trên đồng từ 6 - 7

tháng đã bước vào thu hoạch thân, lá, hoa và gốc, rễ, rút ngắn thời gian từ 1 - 2 tháng so với giống cây atisô đang trồng phổ biến ở Đà Lạt trong hàng chục năm qua. Đặc biệt, nhờ khả năng đề kháng hữu hiệu đối với nhiều loại bệnh hại do thời tiết thay đổi theo mùa mưa và mùa khô, cây atisô giống thực sinh của Pháp có thể canh tác quanh năm (chính vụ và trái vụ) trong nhà kính Đà Lạt, đạt năng suất tăng hơn giống atisô hiện có trên dưới 10%.

VŨ VĂN

Xuất vườn hơn 100.000 cây giống atisô thực sinh

Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết, tính đến nay, Khu công nghiệp Phú Hội (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) đã lấp đầy 95% diện tích đất công nghiệp giai đoạn 1 với 48,47ha của 25 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư và tổng vốn đăng ký là 715,4 tỷ đồng và 25,9 triệu USD. Cũng theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng, tính đến cuối tháng 11.2015, tỉnh đã hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 với diện tích 85,3ha (trong tổng số 109ha toàn dự án - diện tích đã được

điều chỉnh) và đã bố trí cho 215 hộ dân phải giải tỏa với tổng nguồn vốn gần 65,2 tỷ đồng. Khu công nghiệp Phú Hội được xác định là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Theo đánh giá của UBND tỉnh, việc đưa Khu công nghiệp Phú Hội vào hoạt động đã góp phần đáng kể vào sự phát triển KT-XH của địa phương. Hiện trong Khu công nghiệp Phú Hội có 3.153 lao động đang làm việc (lao động có đăng ký); trong đó, người địa phương chiếm khoảng 80%. K.D

KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ HỘI (ĐỨC TRỌNG)Lấp đầy 95% diện tích đất công nghiệp giai đoạn 1

Không khó để nhận thấy những nhà lồng trồng hoa đang mọc lên nhanh khi

đi dọc theo con đường nhựa chính của xã Tà Nung. Theo ông KRă Jăn Ha Djiệp, Phó Chủ tịch xã Tà Nung, diện tích nhà kính trồng hoa của xã hiện đang tăng nhanh trên địa bàn, chừng vài ha những năm trước đã lên đến trên 26ha gần đây và đây là những “điểm sáng” trong phát triển kinh tế đang được người dân trong xã rất quan tâm. Hộ ông Phạm Văn Tài là hộ điển hình về phát triển kinh tế mới, biết áp dụng KHKT vào sản xuất. Ông cho biết: ”Ông quê Hưng Yên vào vùng đất Tà Nung năm 2008, ban đầu cuộc sống trên vùng đất mới khó khăn trăm bề, cũng như bao nhiêu hộ đồng bào nơi đây, gia đình ông đầu tư trồng cà phê nhưng vài năm sau khi thu hoạch, nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao. Được sự hỗ trợ của nhà nước, ông mạnh dạn chặt bỏ vườn cà phê, và vay tiền đầu tư vào nhà kính trồng rau, hoa; bây giờ thì thu nhập khá ổn định, thương lái tới tận vườn thu mua. Với 7 sào đất nhà kính, mỗi ngày gia đình kiếm cũng được vài triệu đồng. Đây là con số khá cao đối với

những người nông dân chúng tôi”, ông Tài phấn khởi.

Phát động xây dựng nông thôn mới từ năm 2011, đến nay cơ bản Tà Nung đã đạt tất cả 19/19 tiêu chí. Để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, những năm gần đây, xã nghèo Tà Nung nhận được sự đầu tư rất lớn của Đà Lạt thông qua các chương trình giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất, thực hiện các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tái canh cà phê, giao khoán bảo vệ rừng, chăn nuôi heo, nuôi cá nước ngọt… đặc biệt là đối với cộng đồng dân tộc thiểu số. Số hộ nghèo trong xã giảm nhanh, toàn xã chỉ còn 7 hộ nghèo tính đến cuối năm 2015, thấp hơn 1%, các hộ nghèo còn lại ở xã chủ yếu là do lớn tuổi, hoàn cảnh neo đơn và bệnh tật. Trong khi nhiều nơi, đồng bào vẫn còn tình trạng trông chờ vào chính sách nên “không muốn” thoát khỏi danh sách hộ nghèo, nhưng tại xã Tà Nung, nhiều gia đình tự nguyện xin thoát nghèo, như hộ ông Rơ Ông Ha Đông ở thôn 2, được nhà nước hỗ trợ 1 bò nái sinh sản và 15 triệu đồng để đầu tư tái canh cà phê. Vào cuối năm 2014, nhận thấy gia đình mình khá hơn nhiều gia đình khác,

ông tự nguyện xin rút khỏi hộ nghèo. Đây thật sự là nỗ lực lớn của chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân nỗ lực tăng gia sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Ông KRă Jăn Ha Djiệp, Phó Chủ tịch xã Tà Nung cho biết, kế hoạch giảm nghèo bền vững của xã Tà Nung giai đoạn 2011 - 2015 đã thật sự phát huy tác dụng ngay từ khi bắt đầu thực hiện. Tà Nung là xã khó khăn nhất của thành phố Đà Lạt, nơi đây có trên 1.100 hộ dân, trên 4.800 nhân khẩu, trong đó gần nửa là cộng đồng dân tộc thiểu số với 466 hộ, trên 2.260 khẩu, chủ yếu là người bản địa Tây Nguyên. Là một xã thuần nông, 100% người dân mưu sinh trên mảnh ruộng, thửa vườn, vì thiếu kiến thức canh tác trồng trọt, chăn nuôi nên không ít hộ rơi vào diện nghèo. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, khi phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển sâu rộng, với việc đầu tư khoa học kỹ thuật vào tái canh cây cà phê, hỗ trợ giống mắc ca, bơ ghép, phát triển rau, hoa theo hướng công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp Tà Nung “bứng” gốc được cái nghèo một cách bền vững.ª

Tà Nung “bứng gốc” cái nghèoª HOÀNG YÊN

THỜI GIAN QUA, NHỜ SỰ ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC, SỰ QUAN TÂM CỦA CẢ CỘNG ĐỒNG, CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ TÀ NUNG (ĐÀ LẠT) ĐÃ TỪNG NGÀY KHỞI SẮC. CÁC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÃ PHÁT HUY HIỆU QUẢ GÓP PHẦN THAY ĐỔI BỘ MẶT NÔNG THÔN, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN.

°Diện tích nhà kính của ông Phạm Văn Tài cho thu nhập khá cao.

KINH TEÁ

4 THÖÙ TÖ 9 - 12 - 2015 VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

AN NINH - QUỐC PHÒNG

Trong những năm qua, ngành Giáo dục Đức Trọng luôn chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước với trọng tâm là đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thầy Nguyễn Quang Thái - Trưởng phòng Phòng GDĐT Đức Trọng điểm qua một số

kết quả nổi bật của ngành Giáo dục huyện trong 5 năm gần đây (2010 - 2014): hiệu quả đào tạo bậc tiểu học đạt trên 98%, THCS đạt trên 93,2%, học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học 100%, học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS bình quân trên 99%. Địa phương có 776 học sinh giỏi cấp huyện, 299 học sinh giỏi cấp tỉnh và 23 học sinh đoạt giải quốc gia, 25 giải cấp tỉnh và 4 giải cấp quốc gia cuộc thi sáng tạo KHKT, hàng năm khi tham gia các kỳ thi, hội thi do Sở và Bộ GDĐT tổ chức, Đức Trọng luôn đạt thứ hạng cao; 15/15 xã, thị trấn được công nhận duy trì đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi và PCGD - xóa mù chữ… Bên cạnh chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, giáo dục vùng dân tộc luôn được quan tâm và củng

NGÀNH GIÁO DỤC ĐỨC TRỌNG:

Đổi mới mạnh mẽ, chủ động và sáng tạoª TUẤN HƯƠNG

cố duy trì, giữ vững và thu hẹp đáng kể khoảng cách với vùng thuận lợi. Đến nay, trong vùng dân tộc huyện Đức Trọng đã có 4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia lần đầu và 3 trường được công nhận duy trì đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm.

“Ngành luôn chú trọng việc đổi mới và chỉ đạo các cấp học, các đơn vị trường học triển khai thực hiện đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy và học. Qua đó, chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được củng cố, phát triển bền vững không chỉ ở vùng thuận lợi mà cả ở vùng dân tộc, vùng khó khăn, kết quả chất lượng giáo dục năm sau luôn cao hơn năm trước”, thầy Thái nhấn mạnh. Trong 5 năm qua, Phòng GDĐT huyện Đức Trọng đã chỉ đạo các trường học triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, dạy học đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với bậc phổ thông. Phòng thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo, chuyên đề về đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò từ cấp trường đến cấp huyện; đồng thời, tổ chức các chuyên đề chuyên sâu theo

từng cấp học. Cùng với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, Phòng GDĐT Đức Trọng đã triển khai thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, trong đó, chú trọng thực hiện theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, chương trình giảm tải, thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học, khai thác sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu

quả... Hàng năm, Phòng GDĐT huyện đều tổ chức hội thi ứng dụng CNTT vào dạy học, hội thi đồ dùng dạy học tự làm từ cấp trường đến cấp huyện dành cho giáo viên; tổ chức tốt các cuộc thi trên mạng Internet dành cho học sinh, qua đó, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt - học tốt trong toàn ngành.

Hiện nay, toàn huyện Đức Trọng

có 76 trường trực thuộc Phòng GDĐT với hơn 36 ngàn học sinh ở 1.120 lớp học, trong đó, có 69 trường công lập và 7 trường ngoài công lập. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 76,7%, 1.090 lượt giáo viên được công nhận đạt từ giáo viên giỏi cấp cơ sở trở lên. Toàn ngành có 687 đảng viên ở 66 chi bộ trường học, chiếm tỷ lệ 30,09%, tất cả các trường học công lập đều có đảng viên. Số trường đạt chuẩn quốc gia đến nay là 35/76 trường, đạt tỷ lệ 47%, trong đó, có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. “Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục huyện Đức Trọng xác định nhiệm vụ trọng tâm là không ngừng đổi mới tư duy giáo dục tiếp cận được xu hướng, yêu cầu phát triển của ngành và của địa phương. Tiếp tục thực hiện tốt các yêu cầu, quan điểm chỉ đạo về giáo dục, trước mắt và lâu dài, đại trà và mũi nhọn, đánh giá và chỉ đạo theo yếu tố vùng, miền. Đồng thời, tăng cường tính chủ động, sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy và học”, Trưởng phòng Phòng GDĐT huyện Đức Trọng Nguyễn Quang Thái cho biết thêm.ª

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có diện tích rộng lớn, địa hình hiểm trở, là địa bàn hiểm yếu, có vị trí chiến lược quân sự rất quan trọng. Toàn

tỉnh có 43 dân tộc, 12 tôn giáo khác nhau, là tỉnh có đặc điểm dân tộc tôn giáo đa dạng. Nhân dân các dân tộc Lâm Đồng có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những năm qua, KT-XH của tỉnh đạt được nhiều thành tựu to lớn, tình hình ANCT, TTATXH ổn định, QP-AN được giữ vững.

Song trên địa bàn tỉnh cũng chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề “dân tộc, tôn giáo, nhân quyền” để kích động ly khai, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định

ANCT, TTATXH...Đặc điểm đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối

với lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh là phải giữ vững trận địa tư tưởng, củng cố lực lượng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân, công cuộc phát triển KT-XH của tỉnh nhà.

Thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lâm Đồng đã đề ra những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp hết sức thiết thực nhằm xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phát huy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết nội bộ, gắn bó máu thịt với nhân dân. Quá trình triển khai, thường xuyên kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chính trị với phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài

năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”.Sau 2 năm thực hiện Đề án “Đổi mới công

tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”, LLVT tỉnh Lâm Đồng có sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức và hành động, xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả. Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan, đơn vị đã kịp thời kiện toàn đội ngũ giảng dạy chính trị tại đơn vị; tổ chức chặt chẽ công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho các đối tượng theo quy định. Hiện nay, toàn tỉnh đã thành lập được 20 tổ giáo viên với 74 cán bộ giảng dạy chính trị, trong đó 25 đồng chí thường xuyên giảng dạy chính trị; có 2 giáo viên trình độ thạc sĩ, 55 giáo viên trình độ đại học, 17 giáo viên trình độ cao đẳng. Qua khảo sát có 100% đội ngũ giáo viên đạt trình độ khá giỏi, trong đó có 25% đạt giỏi. Hai năm liền Bộ CHQS tỉnh đều tổ chức Hội thi giáo viên giảng dạy chính trị và Hội thi báo cáo viên cho bộ đội thường trực và đội ngũ chính trị viên (chính trị viên phó) Ban CHQS cấp xã, kết hợp với tập huấn để nâng cao kỹ năng, trình độ cho đội ngũ giáo viên, báo cáo viên trong LLVT tỉnh.

Với đặc thù của tỉnh miền núi có nhiều dân tộc và tỷ lệ đồng bào theo đạo cao, Bộ CHQS tỉnh đã lựa chọn các đồng chí cán bộ có năng lực, trách nhiệm, trong đó có các đồng chí là người dân tộc bản địa để tiến hành công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào theo các tôn giáo. Riêng cơ quan Bộ CHQS tỉnh duy trì Đội Tuyên truyền xung kích, thường xuyên luyện tập, kết hợp biểu diễn văn nghệ, chiếu bóng lưu động với tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của địa phương cho nhân dân. Tham mưu với Tỉnh ủy - UBND tỉnh mở 1 khóa học 6 tháng dạy tiếng K’Ho cho 42 cán bộ cơ sở để tiến hành công tác tuyên truyền, vận động quần chúng... Bằng những việc làm cụ thể trên, những năm qua LLVT tỉnh đã làm tốt công tác tuyên

truyền, vận động nhân dân nói chung và tín đồ tôn giáo, đồng bào dân tộc nói riêng về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Việc biên soạn tài liệu, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy được đặc biệt quan tâm đầu tư. Bên cạnh đề cương do cấp trên cung cấp, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo sâu sát việc biên soạn các nội dung do từng cấp xác định như: Kết quả và tình hình thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng của LLVT địa phương hàng năm; thông tin định hướng hoạt động của LLVT tỉnh hàng tháng; xuất bản Bản tin LLVT tỉnh hàng quý, và thông tin nhanh chóng, kịp thời tình hình mới, nhạy cảm, để làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị và đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, thông tin viên định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động cho cán bộ, chiến sĩ.

Cùng với công tác tuyên truyền giáo dục, Bộ CHQS tỉnh đã đầu tư kinh phí để xây dựng, nâng cấp nhà truyền thống, xây dựng tượng đài truyền thống, phòng Hồ Chí Minh, thư viện, tủ sách... và xây dựng cảnh quan môi trường văn hóa trong đơn vị. Tính đến tháng 11/2015, có 16/19 đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ chỉ huy đã được trang bị máy chiếu (gồm máy tính xách tay, máy chiếu, phông chiếu) phục vụ cho công tác giáo dục chính trị và các hoạt động bổ trợ khác.

Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị tuy mới triển khai trong thời gian ngắn nhưng đã cho thấy sự chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tại đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, xây dựng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ, củng cố vững chắc lòng tin vào mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.ª

Kết quả thực hiện Đề án đổi mới công tácgiáo dục chính trị trong lực lượng vũ trang tỉnh

ª Đại tá TRẦN CHIẾN (Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh)

° Tổ chức cho học sinh tham quan nhà truyền thống LLVT tỉnh.

° Ngành Giáo dục Đức Trọng thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy và học.

5 THÖÙ TÖ 9 - 12 - 2015 VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

° Diễu hành xe hoa ở Festival Hoa 2013.

Festival Hoa Đà Lạt 2015 đang đến gần, đến nay công tác chuẩn bị cho các chương trình hoạt động đã bước vào giai đoạn gấp rút. Riêng chương trình Đêm khai mạc Festival Hoa diễn ra vào đêm 29/12 sẽ là một đêm hội ấn tượng với sự góp mặt của hơn 1000 diễn viên, trong đó có 300 diễn viên chuyên nghiệp, hơn 800 diễn viên quần chúng. Lực lượng diễn viên chuyên nghiệp là 130 ca sĩ, diễn viên, vũ đoàn ở Sài Gòn và 170 diễn viên chuyên nghiệp ở Đà Lạt. Lực lượng diễn viên quần chúng là học sinh, sinh viên được huy động từ các trường trung học phổ thông (Dân tộc nội

trú, Bùi Thị Xuân, Trần Phú), Cao đẳng Sư phạm, Nhà Thiếu nhi và CLB Xgame của Đoàn Thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Lạt, sẽ tham gia vào phần hội với những cảnh diễn đông người, chuyển tải những hình tượng nghệ thuật sống động. Quảng trường Lâm Viên - nơi diễn ra lễ khai mạc Festival Hoa có sức chứa lớn, nhưng BTC sẽ phát hành 10.000 giấy mời đến các tầng lớp nhân dân và các nhà tài trợ để đảm bảo an toàn cho đêm hội. Đêm khai mạc diễn ra trong 90 phút được truyền hình trực tiếp trên VTV1 và kết thúc với màn bắn pháo hoa rực rỡ. QUỲNH UYỂN

Một đoàn xe 4 bánh nối đuôi nhau mang trên mình rất nhiều hoa, được thiết kế theo từng ý tưởng độc đáo, mới lạ đã trở thành nét đẹp đặc trưng của mỗi mùa Festival Hoa. Vẻ đẹp của xe hoa thu hút nhân dân, du khách háo hức xem và chụp hình từ lúc các nghệ nhân khéo léo gắn từng bông hoa, tạo hình cho xe hoa cho đến lúc hoàn thành và cùng “rồng rắn” diễu hành theo xe hoa thành hàng dài trên phố... Chính vì những nét đẹp riêng đó mà trong Festival Hoa 2015, việc chuẩn bị xe hoa đã được ban tổ chức tính đến từ rất sớm, sẽ có 14 xe hoa được thiết kế và diễu hành trên phố.

Khác những năm trước, các xe hoa được mang về từng đơn vị (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng hoa) để các đơn vị tự thiết kế, tự trang trí; thì Festival Hoa lần này, BTC đã chủ động tập trung từ khâu thiết kế đến việc mời các nghệ nhân cắm hoa có uy tín của Đà Lạt thực hiện cắm hoa cho cả 14 xe hoa và bảo quản trong suốt những ngày diễn ra

lễ hội. Đến nay, các xe hoa đã được các họa sĩ chuyên nghiệp thực hiện các ý tưởng sáng tạo qua bản vẽ thiết kế, lên maket, cho từng xe hoa đảm bảo sự đa dạng, phong phú về hình dáng, biểu tượng, tính toán phối màu chi tiết theo màu sắc của các loài hoa. Tuy nhiên, góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp của xe hoa chính là những chiếc ô tô. Công ty Trường Hải ô tô đã tài trợ cho mượn 12 xe ô tô và khung xe ô tô mới, chất lượng cao để làm xe hoa trong dịp Festival Hoa Đà Lạt lần này. Điều đó sẽ làm tăng thêm tính nghệ thuật và thẩm mỹ của các xe hoa.

Sau khi diễu hành trong đêm khai mạc (29/12), 14 xe hoa sẽ diễu hành quanh hồ Xuân Hương và những con đường trung tâm thành phố Đà Lạt vào sáng ngày 30/12, rồi được đưa về sắp xếp tại các không gian hoa quanh hồ Xuân Hương để du khách thưởng lãm. Diễu hành xe hoa là một “món” đặc biệt làm cho “bữa tiệc” hoa thêm trọn vẹn trong Festival Hoa 2015 này. THÁI AN

Lâm Đồng có 2 khu công nghệ thông tin tập trung (CNTTTT) là CNTTTT tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương và Công viên phần mềm Quang Trung Đà Lạt. Đây là 2 khu CNTTTT của Lâm Đồng được UBND tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển trong thời gian sắp đến theo “Chương trình mục tiêu phát triển công nghệ thông tin tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” vừa được phê duyệt. Theo đó, với khu CNTTTT tại xã Đạ Nhim, tỉnh sẽ ưu tiên nguồn vốn để xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng; phấn đấu đến năm 2017, hoàn thành các hạng mục cụ thể: Hạ tầng giao thông, điện, nước; các khu văn phòng điều hành; hệ thống, trang thiết bị, đường kết nối viễn thông,

truyền thông; tổ chức các hội thảo, tiếp tục kêu gọi đầu tư... Với Công viên phần mềm Quang Trung Đà Lạt, cơ quan chuyên môn sẽ phối hợp với Sở TT-TT TP HCM và Công viên phần mềm TP HCM cùng với đơn vị tư vấn hoàn thành nghiên cứu khả thi; đồng thời, xây dựng và đề xuất các chính sách ưu đãi. Cũng với Công viên phần mềm Quang Trung Đà Lạt, tỉnh sẽ đề xuất với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên để Ban cùng phối hợp, hỗ trợ triển khai dự án và đề xuất các chính sách ưu đãi cấp quốc gia trình Chính phủ; đồng thời, cùng với việc tổ chức hội thảo và kêu gọi đầu tư, dự kiến trong năm 2016 tới, sẽ khởi công xây dựng tòa nhà hạ tầng kỹ thuật của Công viên tại địa bàn Đà Lạt. K.D

TS Vương Chí Hùng -Giám đốc Trung tâmNghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt:

“CHỌN LỌC DÒNG THÔNG ĐỎ CÓ HOẠT CHẤT CAO LÀM GIỐNG, H O À N T H I Ệ N Q U Y TRÌNH CHIẾT TÁCH HOẠT CHẤT 10-DAB VÀ PACLITAXEL (TAXOL) TỰ NHIÊN”

TS Vương Chí Hùng tham gia báo cáo 2 đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Thông đỏ tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp Dược” và “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết và tách 10-DAB và Paclitaxel tự nhiên bằng kỹ thuật CO2 siêu tới hạn”. Cùng với các đề tài nghiên cứu trong vòng 10 năm qua về cây Thông đỏ, các đề tài của nhóm nghiên cứu của TS Hùng tiến hành có tính chất khép kín, đi từ chọn lọc dòng Thông đỏ cho hoạt chất cao, nhân giống và trồng, chiết và tách hoạt chất 10-DAB và Taxol, đi đến nghiên cứu bào chế thuốc tiêm điều trị ung thư từ nguồn nguyên liệu của cây Thông đỏ lá dài trồng tại Lâm Đồng.

Kết quả nghiên cứu đã bảo tồn cây Thông đỏ an toàn và phát triển nguồn gen cho cây Thông đỏ, tạo vùng nguyên liệu 11ha tại Lâm Đồng phục vụ sản xuất công nghiệp Dược. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 49 dòng Thông đỏ, chọn lọc dòng HT8 và NV16 để làm giống; đưa ra quy trình chọn lọc các dòng Thông đỏ có hoạt chất cao để phát triển giống và quy trình sản xuất nuôi trồng cây Thông đỏ về: mật độ trồng (10.000 cây/ha), chế độ phân bón, thời vụ thu hoạch (có thể thu 6 lần/năm), tuổi thu hoạch, khảo sát các ảnh hưởng của mùa vụ và tuổi cây đến hoạt chất 10-DAB và Taxol, phương thức thu hoạch và chế biến, cũng như loại hình sản xuất đại trà ngoài đồng ruộng, nhằm cho hoạt chất bình quân của 10-DAB đạt 0,2157% và Taxol đạt 0,00918%. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng 10-DAB trong lá cao nhất ở cây

tuổi 1 và thấp dần từ tuổi 2, 3, 4, 5; ngược lại hàm lượng Taxol tăng dần với tuổi cây. Nhóm nghiên cứu cũng đã hoàn thiện quy trình chiết và tách 10-DAB và Paclitaxel tự nhiên bằng kỹ thuật CO2 tới hạn, cho hàm lượng hoạt chất 10-DAB đạt 1,281 mg/g nguyên liệu và Paclitaxel đạt 0,1054 mg/g nguyên liệu đạt với hiệu suất cao nhất.

TS Nguyễn Hữu Toàn Phan - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên:

“PHÂN LẬP ĐƯỢC 7 HỢP CHẤT TAXOID VÀ 1 HỢP CHẤT BIFLAVONE TRÊN CÂY THÔNG ĐỎ”

Từ cây Thông đỏ các nhà sản xuất thuốc đã bào chế ra thuốc chữa trị ung thư với thương phẩm là Taxol hay Paclitaxel (Hãng Bristol Myers Squibb - Mỹ) và Taxotere (Hãng Sanofi Arventis - Pháp), hàng năm Việt Nam nhập từ 8 - 12 triệu USD (chiếm 25% thị phần) để điều trị cho các bệnh nhân ung thư.

Cây Thông đỏ được quan tâm nhất là từ khi S. Horwitz năm 1979 phát hiện ra cơ chế tác dụng độc đáo của chất Taxol và khi nhóm nghiên cứu của giáo sư Pierre Potier (Pháp) đã chiết tách được chất 10-DAB (Deacetylbaccatin III) từ lá cây Thông đỏ châu Âu (chất này có thể dùng để chuyển hóa thành Taxol chỉ qua vài phản ứng hoa học) và Taxotere - một chất bán tổng hợp của Taxol. Qua thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ, Nhật, Pháp đã khẳng định Taxol có hiệu quả cao với bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi. Thử nghiệm trong vitro còn cho thấy chất Txiresinol 1 hoạt động chống tế bào ung thư tại đại tràng, gan. Chất Taxol đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) cho phép lưu hành. Ở Mỹ đã sản xuất được Taxotere (đặt tên là Tamoxifen. Taxol, Taxotere, Tamoxifen) là những phân tử chống u, ức chế sự phân chia của tế bào ung thư.

TS Nguyễn Hữu Toàn Phan đã công bố một số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của dược liệu Lâm Đồng. Đặc biệt, nghiên cứu từ

cây Thông đỏ đã phân lập được 7 hợp chất taxoid và 1 hợp chất biflavone: -4’’’,5,5’’-Trihydroxy-4’,7,7’’-trimethoxy-5’,8’’-biflavone, Taxinine B, 19-hydroxybaccatine III, 10-deacetylbaccatin III, 7-Xyloside-10-deacetyl taxol C, 7-Xyloside-10-deacetyl taxol, Cephalomannine, Taxol.

Thạc sĩ Tôn Thất Minh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà:

“QUẦN THỂ THÔNG ĐỎ LỚN NHẤT CỦA LÂM ĐỒNG ĐANG BỊ SUY THOÁI TỰ NHIÊN”

Hiện nay, ở Việt Nam, cây Thông đỏ lá dài phân bổ rất đặc thù và duy nhất tại Lâm Đồng, với khoảng 250 cá thể mọc từng cụm rải rác ở quần thể rừng hỗn giao lá rộng và lá kim. Loài thông này chứa các hoạt chất có tác dụng bào chế ra thuốc chữa ung thư tốt nhất hiện nay và được Sách đỏ xếp vào cấp CR (cực kỳ nguy hiểm). Với “Chương trình nghiên cứu dược liệu tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà”, Th.s Tôn Thất Minh đã công bố kết quả “Điều tra Thông đỏ” đã đưa ra nhận định: “Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà là nơi có quần thể Thông đỏ lớn nhất của Lâm Đồng và quần thể này đang bị suy thoái tự nhiên: già cỗi, sâu bệnh, cây tái sinh nhiều nhưng thiếu vắng tầng lớp cây kế cận”. Khảo sát 124 cây lớn (có đường kính trên 25cm), chiều cao trung bình của cây 20,2m, phát hiện cây Thông đỏ lớn nhất có chu vi 4,6m. Nghiên cứu đặc điểm cây tái sinh bình quân 1.306 cây/ha cho thấy đa số cây có cấp chiều cao dưới 0,5m chiếm 56,45% và cây có cấp chiều cao lớn hơn 5m chiếm 0,33%. Cây nhỡ (có đường kính từ 6 - 25cm) số lượng rất ít, trong các đợt điều tra chỉ ghi nhận 15 cây, đa số đều bị chèn ép mạnh. Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà đã ký biên bản ghi nhớ với Bio-Detection (Hà Lan) về hợp tác bảo tồn và phát triển các loài thực vật có giá trị dược liệu của địa phương, trong đó có cây Thông đỏ.ª

Thông đỏ là loài thực vật rất quý hiếm, có giá trị lớn về đa dạng sinh học và đặc biệt là cây cho hoạt chất dùng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc đặc trị chữa bệnh ung thư. Tại Hội thảo Khoa học chuyên đề “Cây Thông đỏ và Dược liệu” do Hội Dược liệu Lâm Đồng tổ chức, phóng viên Báo Lâm Đồng đã ghi nhận một số bước tiến đáng kể trong nghiên cứu về cây Thông đỏ Lâm Đồng.

Những nghiên cứu mới nhấtvề cây Thông đỏ Lâm Đồng

ª DIỆU HIỀN

° TS Vương Chí Hùng. ° TS Nguyễn Hữu Toàn Phan. ° Thạc sĩ Tôn Thất Minh.

Huy động hơn 1.000 diễn viên biểu diễn đêm hội khai mạc Festival Hoa 2015

Tài trợ Festival Hoa bằng… ô tô

Phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung

THÖÙ TÖ 9 - 12 - 20156 6

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Đà Lạt cho biết, hướng đến Lễ hội Hoa lần VI sắp đến, hiện mỗi phường, xã trên địa bàn Đà Lạt đều đã có một con đường trồng hoa hay trang trí hoa ven đường trên địa bàn, nhiều phường có từ 3 đến 4 con đường được người dân trồng hoa như vậy.

Đây là kết quả của cuộc thi “Xanh, sạch, đẹp” do Ủy ban MTTQ Đà Lạt phát động từ đầu năm đến nay và đây là 1 trong những chương trình hưởng ứng của Festival hoa năm nay. Nội dung chính của cuộc thi là phát động, tổ chức thi, tuyển chọn và giới

thiệu các địa chỉ cơ quan, trường học, cơ sở tôn giáo, khu du lịch, nhà biệt thự, nhà phố, các con đường trồng hoa ven đường trong cộng đồng… để du khách đến tham quan. Cùng đó, UBND thành phố Đà Lạt trong dịp này cũng phát động xây dựng không gian hoa tại các khu dân cư, vận động các tổ chức, doanh nghiệp và người dân cùng trồng hoa, cây cảnh, dây leo trong và ngoài khuôn viên cơ sở, nhà ở để hưởng ứng Lễ hội Hoa.

Hiện, Ủy ban MTTQ thành phố Đà Lạt đang tiến hành kiểm tra các phường, xã trên địa bàn và sẽ công bố giải vào ngày 25/12/2015. VIẾT TRỌNG

ĐÀ LẠT: Mỗi phường, xã đều có một con đường hoa

°Người dân trồng hoa ven đường Đống Đa trên địa bàn phường 3 - Đà Lạt.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, cả tỉnh Lâm Đồng có 9 xã (phường) đạt 100% diện tích sản xuất chè an toàn là các xã Lộc Bảo (350/350ha), Lộc Lâm (380/380ha), Lộc Phú (750ha), Lộc Bắc (420ha) và Lộc Đức (485/485ha) thuộc huyện Bảo Lâm; Hòa Bắc (100/100ha) thuộc huyện Di Linh; Hoài Đức (130/130ha) thuộc huyện Lâm Hà; phường Blao

(220/220ha) và phường Lộc Phát (800/800ha) thuộc TP Bảo Lộc. Riêng huyện Bảo Lâm, diện tích chè hiện có là 14.117ha (cao nhất tỉnh), đến năm 2020 sẽ được giữ nguyên và trong đó sẽ có 13.385ha chè an toàn. Hiện toàn tỉnh có hơn 24.000ha chè; đến 2020, diện tích này được nâng lên 25.260ha, trong đó có 23.095ha diện tích chè an toàn. K.D

Đến năm 2020, nhiều xã đạt 100% diện tích sản xuất chè an toàn

Sẽ làm lại như cũ?Cách đây gần 1 năm, một tốp công nhân tiến hành đào bới lề đường

dọc Quốc lộ 20 ở trung tâm thị trấn Di Linh. Khi hỏi thì mới biết, họ là những người thi công đào mương để chôn cáp ngầm cho Chi nhánh Viettel Di Linh. Cứ băng qua mỗi nhánh đường rẽ, họ đào thêm một hố lớn hơn để xây “hộp cáp” ngầm. Nóng ruột khi thấy lề đường đã lát gạch sạch sẽ bị đào bới, đất đá nham nhở, làm dơ bẩn đường phố, nhiều người hỏi công nhân thì họ trả lời là “sẽ làm lại như cũ!”

Đợi mãi mấy tháng nay, đường dây và hộp cáp ngầm thi công xong mà đã có ai đến làm lại như cũ đâu!? Lề đường dơ bẩn vẫn hoàn dơ bẩn! Chẳng biết “ông” Viettel ở đâu, nhà nào suốt ruột vì lề đường dơ bẩn thì tự xử lý tạm. Không biết sẽ đợi đến bao giờ mới được làm lại như cũ?

(Ảnh chụp lúc 14 giờ, ngày 6/12/2015, tại “hộp cáp” ngầm ở đường trước nhà số 741 Hùng Vương, thị trấn Di Linh). XUÂN LONG

ỐNG KÍNH PHÓNG VIÊN

Đề tài “Xây dựng bản đồ ngập lụt và hệ thống tháp cảnh báo lũ huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai, kết nối bản đồ ngập lụt và cấp báo động lũ trên sông Đồng Nai tại 3 huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng” do Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh chủ trì vừa được Sở KHCN nghiệm thu chính thức. Tại buổi nghiệm thu, đơn vị thực hiện đề tài đã báo cáo kết quả nghiên cứu về nguyên nhân,

thời gian và tốc độ ngập lụt; đồng thời, đề ra các mô hình, dự báo, cảnh báo lũ lụt phục vụ công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và xây dựng bản đồ cảnh báo ngập lụt với các cấp báo động 1, 2, 3. Được triển khai từ năm 2014, đề tài là cơ sở cho công tác quy hoạch, sử dụng đất đai, bố trí dân cư, xây dựng công trình giao thông và các công trình hạ tầng khác… VIỆT HÙNG

Xây dựng bản đồ ngập lụt và hệ thống cảnh báo lũ

Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường

Sau thời gian theo đoàn các cơ quan chức năng và đơn vị liên quan làm việc tại các CSCB cà phê ướt tại xã Tà Nung, ngày 7/12, chúng tôi đã trao đổi với Phó Giám đốc Sở TN&MT Lương Văn Ngự. Và chúng tôi đã có những thông tin chính thức: Trong 11 CSCB có 1 cơ sở không hoạt động là hộ kinh doanh Trần Thỏa ở tổ 1, thôn 6, còn lại 10 cơ sở vẫn hoạt động. Về hồ sơ pháp lý, cả 11 cơ sở đều có, trong đó Công ty TNHH XNK Thúy Thuận Đà Lạt (tổ 13, thôn 1) có hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM); 10 công ty, cơ sở còn lại có Bản cam kết bảo vệ môi trường. Về thực tế, 10 đơn vị (trừ hộ kinh doanh Trần Thỏa) có hệ thống xử lý nước thải, nhưng chỉ có 3 cơ sở lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước là Công ty TNHH XNK Thúy Thuận Đà Lạt, Công ty TNHH Tuấn Thoa Đà Lạt và Công ty TNHH Mai An Phú (cùng tổ 2, thôn 2). Đặc biệt, 4 cơ sở có hành vi vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường. Cụ thể, 3 cơ sở không vận hành hệ thống xử lý nước thải trong quá trình sản xuất và xả thải trực tiếp nước thải sản xuất chưa xử lý ra môi trường gồm: Công ty TNHH cà phê Toán Tựa (tổ 13, thôn 1); Công ty TNHH cà phê Thành Tâm (tổ 4, thôn 2) và Công ty TNHH Hà Nhẫn Đà Lạt (tổ

20, thôn 4). Công ty TNHH Phước Kiến Đà Lạt (tổ 4, thôn 2) có vận hành hệ thống xử lý nước thải trong quá trình sản xuất, tuy nhiên chất lượng nước thải sau xử lý có một số thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn xả thải. Chứng kiến đoàn kiểm tra lập biên bản, tuy thừa nhận vi phạm nhưng đại diện cơ sở Phước Kiến cho rằng “đã làm hết cách nhưng chắc do hệ thống thiết bị” (?), còn đại diện cơ sở Thành Tâm lại giải thích khá khôi hài: “chỉ mới sản xuất một ít nên thiết bị tháo ra mà không lắp vào” (!).

Dẫu giải thích thế nào thì nguồn nước ngoài môi trường đã bị ô nhiễm do các CSCB cà phê theo công nghệ ướt ở Tà Nung xả thải vượt quy chuẩn Việt Nam đang là thực tế. Ông Lương Văn Ngự cho biết: Sở TN&MT đang tiến hành lập các thủ tục để xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định đối với 4 cơ sở này.

Kiểm tra giám sát hết mùa cà phê

Như đã nêu, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có rất nhiều CSCB cà phê theo công nghệ ướt, ngoài tại xã Tà Nung còn tập trung nhiều ở các xã của huyện Lâm Hà như Mê Linh, Gia Lâm… và một số khác ở huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương… Mùa cà phê chưa kết

thúc cũng có nghĩa là môi trường nước vẫn chưa hết bị đe dọa ô nhiễm. Vì vậy, đồng thời với công tác tích cực kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng, các địa phương cần tuyên truyền tốt hơn và kiên quyết yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh và chế biến cà phê tuyệt đối không được xả thải nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo quy chuẩn ra môi trường. Mặt khác, phải buộc các cơ sở lắp đặt đồng hồ điện riêng cho hệ thống xử lý nước thải để theo dõi quá trình hoạt động của hệ thống; lắp đặt đồng hồ nước để theo dõi lưu lượng nước thải sau xử lý xả thải ra môi trường. Một trong những giải pháp có tính ràng buộc đối với các cơ sở nữa là cơ sở phải lập và ghi chép chi tiết sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải với những nội dung theo quy định như số lượng điện kế và thủy kế xả thải, tình trạng hệ thống xử lý nước thải, tình hình sản xuất…

Đối với các cơ sở vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm có hệ thống cần xử lý vi phạm nghiêm theo luật định. Theo đó, tỉnh chỉ đạo các chính quyền địa phương giao các phòng chức năng tiến hành kiểm tra giám sát tình hình khắc phục các hành vi vi phạm của cơ sở. Qua thực trạng về môi trường trên các địa bàn tỉnh có CSCB cà phê cho thấy vai trò của các phòng chức năng của các huyện, thành phố trong công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất cần thường xuyên phải chú trọng. Theo đó, UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn theo quy định tại Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.ª

Ô nhiễm nguồn nước do chế biến cà phê

ª MINH ĐẠO

Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là do từ một số cơ sở chế biến (CSCB) cà phê. Số liệu chưa thống kê đầy đủ do ông La Thiện Luân - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT) cho biết, hiện toàn tỉnh có hơn 30 CSCB cà phê theo công nghệ ướt. Trong đó, mật độ nhiều cơ sở nhất là tại xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt và qua giám sát 24/24 giờ tại khu vực xả thải của 11 CSCB thì có 4 cơ sở vi phạm.

°Cơ sở chế biến cà phê Thành Tâm (Tà Nung) cả 5 thông số đều có chất thải nguy hại vượt chuẩn cho phép.

ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

THÖÙ TÖ 9 - 12 - 2015 7 7 TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

Tại Hội nghị Phổ biến pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ, nhằm góp phần thực hiện thành công Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI 2015, ông Trương Hữu Đức - Trưởng Phòng VH-TT-DL Đà Lạt cho biết: Từ năm 2013 đến nay, Phòng VH-TT-DL Đà Lạt đã phối hợp với các ngành chức năng của TP Đà Lạt tiến hành kiểm tra 520 cơ sở lưu trú du lịch, 23 đơn vị kinh doanh vận chuyển lữ hành, 10 điểm du lịch. Qua kiểm tra, đã phát hiện, lập biên bản và xử phạt hành chính 22 trường hợp vi phạm, với số

tiền 140,5 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là về giá phòng không đúng với quy định, niêm yết giá, không kê khai đúng số lượng khách lưu trú, bán hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo VSATTP, tranh giành khách...

Được biết, trong dịp diễn ra Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI 2015, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh DL-DV trên địa bàn Đà Lạt sẽ được các ngành chức năng của địa phương tiến hành chặt chẽ, thường xuyên. H.K.G

Theo số liệu của UBND tỉnh, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 80.924 tỷ đồng này bằng 96,3% so với kế hoạch đề ra, chiếm tỷ trọng 33,3% GRDP; trong đó, vốn đầu tư trong nước chiếm hơn 97% (nguồn ngân sách nhà nước chiếm 11.238 tỷ đồng - bằng 13,8% tổng mức đầu tư toàn xã hội), đạt tỷ lệ tăng bình quân hàng năm 8,3%. Nguồn vốn này được tập trung đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, góp phần vào sự phát triển KT-XH chung của tỉnh; trong đó, tập trung cho các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, hạ

tầng công nghệ thông tin… Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh đạt khoảng 36% GRDP. Theo đó, Lâm Đồng sẽ huy động nguồn lực đầu tư xã hội cho các chương trình, dự án nhằm đạt mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng hiệu quả và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển KT-XH với trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị.

K.D

Thực hiện Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (Nghị định 61) và Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH về hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61, NHCSXH triển khai cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định 61 của Chính phủ, với một số điểm mới: Đối tượng vay vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (gọi chung là cơ sở SXKD) và người lao động (trước đây là cơ sở SXKD và hộ gia đình).

Điều kiện vay vốn: đối với cơ sở SXKD, phải được thành lập và hoạt động hợp pháp, có dự án vay vốn khả thi thu hút thêm lao động vào việc làm ổn định, có xác nhận của tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án và bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật; đối với người lao động, có đủ năng lực hành vi dân sự, cư trú hợp pháp tại địa phương thực hiện dự án và đặc biệt có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc tạo việc làm cho thành viên trong hộ hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Mức vay: đối với cơ sở SXKD, cho 1 dự án vay tối đa là 1 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm

(trước đây cơ sở SXKD được vay tối đa là 500 triệu đồng/1 dự án và không quá 20 triệu đồng/1 lao động mới được thu hút); đối với người lao động mức vay tối đa là 50 triệu đồng (trước đây là hộ gia đình mức vay tối đa là 20 triệu đồng).

Lãi suất cho vay: Áp dụng như lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định (hiện nay mức lãi suất cho hộ nghèo vay là 6,6%/năm). Đặc biệt, các trường hợp như: người lao động là dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người khuyết tật; cơ sở SXKD sử dụng 30% là người dân tộc thiểu số trở lên, hoặc có 30% là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số thì lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay vốn theo quy định này. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay tối đa không quá 60 tháng (trước đây lãi suất cho vay là 7,8%/năm; chỉ có cơ sở SXKD dành cho người tàn tật mới được hưởng 50% lãi suất thời kỳ đó). Ngoài ra, đối với mức vay trên 50 triệu đồng, cơ sở SXKD phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (quy định trước đây là các dự án trên 30 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay).

Phương thức cho vay: đối với cơ sở SXKD, hộ gia đình, hoặc người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Hội Người mù Việt Nam quản lý - NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp; đối với người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do: UBND cấp tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý, thì NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định của NHCSXH.

Đặc biệt, cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) trả nợ gốc một lần khi đến hạn; cho vay trung hạn (trên 12 tháng) kỳ hạn trả nợ tối đa 6 tháng một lần do NHCSXH và người vay vốn thỏa thuận, kỳ hạn trả nợ đầu tiên tối đa 12 tháng được tính từ ngày người vay nhận món tiền đầu tiên. Một điểm mới nữa là các dự án thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh quản lý thì Chủ tịch UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt. Còn dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên; Liên đoàn Lao động, Liên minh Hợp tác xã, Hội Người mù thực hiện chương trình quản lý thì do Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội đó thực hiện chương trình phê duyệt. PHẠM LÊ

Triển khai cho vay hỗ trợ tạo việc làm

5 năm từ 2011 - 2015, tổng vốn đầu tưphát triển toàn xã hội đạt 80.924 tỷ đồng

Đà Lạt kiểm tra 520 cơ sở lưu trú du lịch xử phạt hành chính 140,5 triệu đồng

Lập vườn “dâu tây du lịch”Gần trưa đầu tháng 12/2015, khá nhiều du

khách vẫn “dùng dằng” bên vườn “dâu tây du lịch” rộng cả ngàn mét vuông trên đèo Trại Mát, thuộc phường 11, Đà Lạt. Mới hay, khi vườn dâu bước vào 2 năm tuổi (tháng 11/2015) thì được chủ vườn chính thức mở cửa miễn phí cho khách tham quan, khám phá môi trường sinh trưởng của loại trái cây có nhiều lợi thế của đất Đà Lạt này. Chủ vườn Phan Tuấn Linh cho biết: “Trong thời gian một tháng vừa qua, trung bình lượng khách tham quan vườn dâu tây trên đèo Trại Mát mỗi ngày khoảng 500 lượt người, đặc biệt có ngày cao điểm tăng lên cả ngàn lượt người. Với diện tích vườn “dâu tây du lịch” chỉ 1.000m², thu hái mỗi ngày trên dưới 10kg trái tươi, nên phải chuyển một phần sản lượng dâu tây thu hoạch trên 6.000m² diện tích sản xuất cách xa nơi tham quan đến 2km mới đáp ứng nhu cầu mua dâu ăn tươi tại chỗ hoặc đóng hộp đưa về làm quà lưu niệm của du khách…”.

Theo chân các nữ hướng dẫn viên trẻ ở đây, tôi bước lên từng bậc cấp phía sau cửa hàng đặc sản Đà Lạt để đến bên từng luống cây “dâu tây du lịch”. Tự tay hái xuống từng trái dâu tươi chín mọng thưởng thức, tôi cảm nhận được vị giòn giòn của lớp vỏ dâu hòa quyện với vị ngọt thanh, thơm đượm và chua chua rất khác biệt của phần ruột trái dâu. “Trung bình hái 50 trái dâu tươi cân nặng 1kg. Trong tuần đầu tháng 12/2015, giá bán từ 200 - 250.000đồng/kg, nếu khách tham quan buổi chiều muộn đành phải quay lại sáng hôm sau mới có trái dâu đến độ chín để hái...” - nữ hướng dẫn viên “dâu tây du lịch” chia sẻ. Theo đó, nếu so sánh với sản phẩm dâu tây các giống thông thường trồng ngoài trời ở Đà Lạt thì giá dâu tây của “vườn du lịch” Phan Tuấn Linh tăng cao hơn rất nhiều lần, nhưng vẫn chiếm vị trí ổn định trên thị trường nhờ cạnh tranh bằng chất lượng sạch, ngon, giữ tươi tự nhiên lâu ngày khi vận chuyển đường dài đưa về xứ nóng.

Dâu tây “hai trong một” trên đèo Trại Mátª VĂN VIỆT

Phan Tuấn Linh, người đàn ông thế hệ 7X đã làm công việc kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nay quyết định “dừng chân” trên đỉnh đèo Trại Mát để sản xuất dâu tây thương phẩm kết hợp với phát triển khu vườn “dâu tây du lịch”, tạo cơ hội cho du khách mua lẻ hàng đặc sản “thuần Đà Lạt” với giá bán sỉ.

Hạch toán cho cây dâu tâythương phẩmĐược biết, cây “dâu tây du lịch” nói trên

là giống nhập từ nước New Zealand, thời điểm đưa về cấy mô rồi trồng những ngày đầu trên đỉnh đèo Trại Mát đã mang đến cho chủ vườn Phan Tuấn Linh... thiệt hại trắng 50% số cây. “Nguyên nhân cây giống dâu tây New Zealand chết héo sau khi xuống giống là do cách chăm sóc của mình chưa đảm bảo theo quy trình kỹ thuật của ngành nông nghiệp địa

phương. Chẳng hạn như phối trộn giá thể xơ dừa với các hoạt chất sinh học không theo tỷ lệ phù hợp; không kịp thời tỉa bỏ cành, lá già úa hoặc đang có triệu chứng nhiễm bệnh; hàng ngày tưới nước, bón phân nhỏ giọt thiếu cân đối...” - Linh nhớ lại. Để không tái diễn tình trạng thiệt hại do không đạt yêu cầu kỹ thuật vừa nêu, Linh tìm thuê một kỹ sư nông nghiệp và một nhà nông kinh nghiệm ở Đà Lạt về vườn dâu tây New Zealand trực tiếp bổ sung những công đoạn sản xuất còn “khiếm

khuyết”, từ đó hoàn chỉnh quy trình canh tác đạt chất lượng sản phẩm an toàn cho đến nay như: hàng ngày hòa tan phân bón tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây khoảng 30 phút buổi sáng; 15 ngày một lần cắt bỏ cành, lá, tạo thông thoáng cho cây; 1 tháng 1 lần bơm thuốc phòng trừ các loại bệnh hại, nhất là loài nhện đỏ gây ra bệnh xì mủ thân, trái; giăng lưới đen xung quanh nhà kính để che chắn côn trùng xâm nhập từ bên ngoài; dựng giàn giá thể trên mặt đất khoảng 70cm nhằm cách ly mầm bệnh có thể phát sinh...

Sau khoảng 6 tháng ứng dụng thành công kỹ thuật sản xuất mới ở vườn “dâu tây du lịch” 1.000m² trên đèo Trại Mát, chủ vườn Phan Tuấn Linh đến một khu vực nông nghiệp cách xa 2km để nhân rộng thêm 6.000m² vườn dâu tây thương phẩm, kết quả mỗi ngày đạt tổng doanh thu bán trái tươi thu hoạch khoảng 15 triệu đồng. “Hạch toán vốn đầu tư sản xuất trên diện tích 1.000m² dâu tây giống New Zealand khoảng 500 triệu đồng gồm: nhà kính, hệ thống tưới tự động, giếng khoan sâu dưới lòng đất 70m, lắp đặt giàn sắt để đặt chậu hoặc máng chứa giá thể... Tuy nhiên, nếu thực hành đúng kỹ thuật thì lợi nhuận trong vòng 3 năm sẽ thu hồi đủ nguồn vốn đầu tư. Trong khi độ bền có thể đến 5 năm đối với mái lợp ni lông và đến 15 - 20 năm đối với khung sắt nhà kính...” - chủ vườn Phan Tuấn Linh tính toán.

Hiện nông gia “kiêm” doanh gia “7X” Phan Tuấn Linh đang xây dựng 2ha nhà kính ở xã Đạ Sar, Lạc Dương, dự kiến hoàn thành và tiếp tục triển khai sản xuất dâu tây New Zealand trong năm 2016. Lúc đó, cửa hàng đặc sản với gần 25 mặt hàng và vườn “dâu tây du lịch” của Phan Tuấn Linh tại địa chỉ số 125, Quốc lộ 20, tổ Lâm Văn Thạnh, phường 11, Đà Lạt (tọa lạc trên đèo Trại Mát, cách chùa Linh Phước chưa đầy 2km) hy vọng sẽ tăng trưởng hơn nữa doanh thu bán ra, góp phần tạo thêm những sản phẩm hấp dẫn để thu hút khách du lịch bốn phương.ª

° Vườn “dâu tây du lịch” trên đèo Trại Mát, Đà Lạtvừa mở cửa đón khách du lịch tham quan miễn phí.

THÖÙ TÖ 9 - 12 - 2015

QUOÁC TEÁ

Đại Hội đồng LHQ thông qua nghị quyết giải trừ vũ khí hạt nhân

WTO “bật đèn xanh” cho Canada và Mexico áp đặt trừng phạt thương mại nhằm vào Mỹ

Cuộc chiến thương mại giữa Canada, Mexico và Mỹ đang có chiều hướng nóng lên sau khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 7/12 ra phán quyết mở đường cho Canada và Mexico áp đặt các biện pháp trả đũa thương mại nhằm vào Mỹ.

Phán quyết của WTO nhấn mạnh Canada và Mexico có thể tiến hành các biện pháp trả đũa thông qua việc áp dụng các quy định thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ để bù lại khoản thiệt hại do Mỹ áp dụng Quy định Dán nhãn xuất xứ hàng hóa (COOL). Cụ thể, Canada - đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, được phép áp mức thuế lên tới 780 triệu USD mỗi năm, trong khi Mexico - đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ, có thể đánh thuế lên tới 227,8 triệu USD/năm. Phán quyết còn nêu rõ chương trình dán nhãn các sản phẩm thịt của Mỹ là “không công bằng” do phân biệt đối xử đối với các sản phẩm thịt gia

súc nhập khẩu từ hai thị trường trên và thị trường nội địa. Sau khi WTO ra phán quyết trên, Chính phủ Canada

khẳng định chương trình dán nhãn thịt của Mỹ không chỉ gây tổn thất cho ngành công nghiệp gia súc của Canada và Mexico mà còn “phá vỡ” chuỗi cung cứng thịt ở Bắc Mỹ. Canada một lần nữa kêu gọi Mỹ rút lại COOL. Cùng quan điểm với Canada, giới chức Mexico cảnh báo sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại nhằm vào hàng hóa Mỹ “trong thời gian tới”.

Đáp lại những tuyên bố của Canada và Mexico, đại diện Phòng Thương mại Mỹ cho biết, Quốc hội Mỹ sẽ có buổi làm việc về COOL. Hai quốc gia Bắc Mỹ này là bạn hàng lớn của Mỹ, với tổng kim ngạch thương mại hàng năm lên tới 1.300 tỷ USD và giúp tạo ra gần 14 triệu việc làm tại Mỹ.

TS tổng hợp (theo TTXVN)

Iran: 33 người tử vong do cúm A/H1N1 trong 3 tuần Ít nhất 33 người đã tử vong do cúm A/H1N1 tại hai

tỉnh Tây Nam Iran trong 3 tuần qua. Thứ trưởng Bộ Y tế nước này Ali Akbar Sayyari cho biết, 28 người đã tử vong tại tỉnh Kerman và 5 trường hợp tử vong ở tỉnh Sistan - Baluchistan, đồng thời cảnh báo virus cúm A/H1N1 có thể lây lan ra các khu vực khác, trong đó có cả thủ đô Tehran trong những ngày tới. Gần 600 người tại tỉnh này đã phải nhập viện kể từ khi virus cúm A/H1N1 xuất hiện cách đây 3 tuần. Kerman cũng là tỉnh đầu tiên

của Iran phát hiện dịch cúm A/H1N1. Ông Haghdoost đề nghị người dân hạn chế đi lại trong 3 ngày nghỉ cuối tuần, kể từ ngày 10/12 nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Dịch cúm A/H1N1 đã bùng phát mạnh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải đưa ra cảnh báo đại dịch vào tháng 6/2009 sau khi virus rút này xuất hiện ở Mỹ và Mexico. Cảnh báo này được dỡ bỏ vào tháng 8/2010, song đã cướp đi sinh mạng của 18.500 người ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về Luật An ninh mạngNgày 7/12, các nghị sĩ và các quốc gia thành viên Liên

minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về Luật An ninh mạng đầu tiên áp dụng cho toàn khối. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng như Google và Amazon sẽ phải báo cáo mọi vi phạm có tính chất nghiêm trọng cho các cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ bị phạt.

Luật mới mang tên “Chỉ dẫn an ninh mạng và thông tin”, đặt ra những quy định nghiêm ngặt về an ninh và trình báo bắt buộc đối với các các công ty hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu như giao thông, năng lượng,

y tế và tài chính. Các công ty hoạt động trên mạng như Google, Amazon, eBay và Cisco sẽ phải trình báo những vi phạm nghiêm trọng với cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ phải chịu những biện pháp xử phạt từ các cơ quan này. Luật không áp dụng cho các mạng xã hội như Facebook…

Nghị viện châu Âu và chính phủ các nước EU đã nhất trí về luật mới nói trên trong bối cảnh người dân bất an về tình trạng xâm phạm quyền bảo mật cá nhân và an ninh do nguy cơ tấn công mạng ngày càng gia tăng.

Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức thông qua dự thảo nghị quyết do Nhật Bản khởi xướng kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân. Theo hãng tin Kyodo, dự thảo nghị quyết được thông qua với 166 phiếu thuận, 16 phiếu trắng và 3 phiếu chống. Nghị quyết này kêu gọi tăng cường các nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về tác động của việc sử dụng vũ khí hạt nhân đối với con người, đồng thời hối thúc các nước nỗ lực hướng tới “một thế giới không vũ khí hạt nhân”. Tuy nhiên, cả 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc đều không ủng hộ nghị quyết này. Cụ thể, Anh, Pháp và Mỹ

bỏ phiếu trắng mặc dù từng tuyên bố ủng hộ sáng kiến này hồi năm ngoái, trong khi Trung Quốc, Nga bỏ phiếu chống. Phiếu chống còn lại thuộc về Triều Tiên.

Phiên bỏ phiếu toàn thể trên diễn ra sau khi Ủy ban thứ nhất về giải trừ quân bị của ĐHĐ LHQ đã chấp thuận bản dự thảo không mang tính ràng buộc này hồi đầu tháng trước. Nhật Bản đã đưa ra các bản kiến nghị với chủ đề tương tự trong 22 năm liên tiếp và đều được ĐHĐ thông qua. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên kiến nghị bao hàm lời mời đến thăm các thành phố bị tàn phá bởi vũ khí hạt nhân.

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

8

... “Tiếng kẻng an ninh” của xã Bình Thạnh (Đức Trọng); mô hình “Cảm hóa giáo dục người lầm lỗi” của xã Lộc Nga, “Tổ trợ giúp an ninh” của Phường 2 (Bảo Lộc); mô hình “Câu lạc bộ vợ CCB tham gia phòng, chống tội phạm” của xã Nam Hà (Lâm Hà)… Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến các mô hình “1+1, 1+2, 1+3”. Nói về các mô hình này, đồng chí Huỳnh Hát cho hay: Từ thực tế cuộc sống, một số hội viên CCB có uy tín đã có những tác động rất đáng kể ở trong cộng đồng dân cư, từ đó Hội đã xây dựng mô hình “1+1, 1+2, 1+3” (một hội viên CCB có uy tín, nhiệt tình sẽ nhận giúp từ 1 - 3 hộ dân sống liền kề) nhằm gắn trách nhiệm của hội viên CCB với địa bàn cư trú. Các hội viên CCB có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình xây dựng cuộc sống hạnh phúc, không mắc vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. “Không chỉ giúp các hộ dân sống liền kề tránh xa các tệ nạn xã hội, mà hội viên CCB bằng vốn kiến

thức của mình còn giúp bà con định hướng sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần cùng địa phương thực hiện xóa đói giảm nghèo, ổn định ANCT - TTATXH…” - đồng chí Huỳnh Hát nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Hội CCB tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phối hợp với lực lượng công an, Mặt trận và các đoàn thể đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh về công tác bảo đảm an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trước mắt, tiếp tục củng cố và xây dựng mới các mô hình, phấn đấu đạt 70% trở lên hội viên tham gia thực hiện mô hình “1+1, 1+2, 1+3”; mỗi cơ sở Hội ít nhất xây dựng một mô hình Dân vận khéo và Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới; phấn đấu không có hội viên vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.ª

Phối hợp triển khai... (TIẾP TRANG 2)

Tổ chức Ngày hội “Kết nối trái tim tình nguyện năm 2015”

Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng tổ chức gặp mặt các già làng, trưởng thôn tiêu biểu trong vùng dự án

Tại Trường Tiểu học Chu Văn An, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên, Đoàn Cơ sở phía Nam Cơ quan Trung ương Đoàn, Hội tình nguyện Gió yêu thương và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Huyện Đoàn Đam Rông vừa tổ chức Ngày hội “Kết nối trái tim tình nguyện năm 2015”.

Tại đây, các bạn trẻ thuộc Hội tình nguyện Gió yêu thương đã tổ chức các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí dành cho các em học sinh từ bậc học mẫu giáo đến trung học cơ sở trên địa bàn xã Phi Liêng. Ngoài ra, Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên, Đoàn Cơ sở phía Nam Cơ quan Trung ương Đoàn còn

trao 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng; 5 chiếc xe đạp, mỗi chiếc trị giá 1.500 ngàn đồng cho các em học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, trao tặng 1 tủ sách trị giá gần 15 triệu đồng; 1 căn nhà tình bạn trị giá 40 triệu đồng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Được biết, Ngày hội “Kết nối trái tim tình nguyện năm 2015” là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày Quốc tế tình nguyện của Liên hiệp quốc (5/12/1985 - 5/12/2015), hưởng ứng sự kiện hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC 2015) và chiến dịch Tình nguyện mùa Đông 2015 do Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động.

V.TÂM

Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng vừa tổ chức gặp mặt các già làng, trưởng thôn tiêu biểu trong công tác quân sự - Quốc phòng ở địa phương, năm 2015.

Trong những năm qua, Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng đã tổ chức nhiều đợt công tác dân vận nhằm giúp đỡ bà con nhân dân trong lao động, sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội; tích cực vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, đời sống của nhân dân trong vùng dự án đã có nhiều khởi sắc, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 8%, hộ cận nghèo còn hơn 10%;

các công trình dân sinh được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.

Phát huy những kết quả đạt được, các già làng, trưởng thôn cần phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong cưới, hỏi, ma chay, lễ hội; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Dịp này, Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng đã trao 33 suất quà, mỗi suất trị giá 350 ngàn đồng cho các già làng, trưởng thôn có thành tích xuất sắc trong công tác quân sự - quốc phòng ở địa phương, năm 2015.

VĂN TÂM