4
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 311/UBND-KTN V/v triển khai công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, cháy rừng năm 2018 An Giang, ngày 27 tháng 3 năm 2018 Kính gửi: - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo nhận định số 18/ĐKTTVAG-DB, ngày 19/3/2018 của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang vxu thế thời tiết, thủy văn năm 2018, cụ thể như sau: Tổng lượng mưa tháng 02 phbiến thấp hơn cùng kỳ năm 2017 và thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Lượng mưa từ tháng 3-5/2018 phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN và so với cùng thời kỳ năm 2017, có nơi nhiều hơn TBNN cùng thời kỳ. Hiện nay, mực nước tại các trạm đo từ thượng lưu đến trung lưu sông Mê Công ở mức cao hơn TBNN, các trạm hạ lưu sông Mê Công ở mức xấp xỉ TBNN và thấp hơn cùng kỳ năm 2017 từ 0,20 - 2,00m. Dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long từ tháng 4-6/2018 cao hơn TBNN tương đương cùng kỳ năm 2017. Độ mặn tại các trạm đo ở hai huyện Thoại Sơn và Tri Tôn ở mức 0.1 g/l, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017; giữa tháng 3 độ mặn bắt đầu tăng dần và độ mặn tại các trạm thuộc huyện Tri Tôn sẽ cao hơn cùng kỳ năm 2017 từ 0.1-0.2g/l. Nhận định, độ mặn tại các trạm đo khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang khả năng ở mức thấp hơn TBNN, nhưng cao hơn năm 2017. Tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi tỉnh An Giang trong năm 2018 sẽ diễn biến phức tạp, do đó công tác phòng, chống nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn cần được quan tâm thực hiện trong tháng 4,5/2018. Trước tình hình trên, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan triển khai ngay một số biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng, cụ thể như sau: 1. y ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố: - Thực hiện tốt Kế hoạch số 20/KH-SNN&PTNT ngày 09/3/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất năm 2018.

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · Tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi tỉnh An Giang

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · Tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi tỉnh An Giang

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 311/UBND-KTN V/v triển khai công tác phòng,

chống hạn, xâm nhập mặn, cháy rừng năm 2018

An Giang, ngày 27 tháng 3 năm 2018

Kính gửi: - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Tài nguyên và Môi trường.

Theo nhận định số 18/ĐKTTVAG-DB, ngày 19/3/2018 của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang về xu thế thời tiết, thủy văn năm 2018, cụ thể như sau: Tổng lượng mưa tháng 02 phổ biến thấp hơn cùng kỳ năm 2017 và thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Lượng mưa từ tháng 3-5/2018 phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN và so với cùng thời kỳ năm 2017, có nơi nhiều hơn TBNN cùng thời kỳ. Hiện nay, mực nước tại các trạm đo từ thượng lưu đến trung lưu sông Mê Công ở mức cao hơn TBNN, các trạm hạ lưu sông Mê Công ở mức xấp xỉ TBNN và thấp hơn cùng kỳ năm 2017 từ 0,20 - 2,00m. Dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long từ tháng 4-6/2018 cao hơn TBNN và tương đương cùng kỳ năm 2017. Độ mặn tại các trạm đo ở hai huyện Thoại Sơn và Tri Tôn ở mức 0.1 g/l, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017; giữa tháng 3 độ mặn bắt đầu tăng dần và độ mặn tại các trạm thuộc huyện Tri Tôn sẽ cao hơn cùng kỳ năm 2017 từ 0.1-0.2g/l. Nhận định, độ mặn tại các trạm đo khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang khả năng ở mức thấp hơn TBNN, nhưng cao hơn năm 2017. Tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi tỉnh An Giang trong năm 2018 sẽ diễn biến phức tạp, do đó công tác phòng, chống nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn cần được quan tâm thực hiện trong tháng 4,5/2018.

Trước tình hình trên, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan triển khai ngay một số biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng, cụ thể như sau:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố:

- Thực hiện tốt Kế hoạch số 20/KH-SNN&PTNT ngày 09/3/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất năm 2018.

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · Tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi tỉnh An Giang

2

- Chủ động bố trí ngân sách dự phòng của địa phương để triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống hạn, xâm nhập mặn.

- Tăng cường thăm đồng, kết hợp kiểm tra các vùng sản xuất dễ bị ảnh hưởng do hạn, mặn. Thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi đảm bảo đủ điều kiện các công trình này vận hành tốt. Tổ chức vận hành các cống để tích nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm để giữ nước. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để phục vụ công tác chống hạn năm 2018.

- Tăng cường tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân các biện pháp trữ nước và sử dụng nước hiệu quả để đảm bảo nhu cầu về nước uống, sinh hoạt và áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm trong sản xuất. Khuyến cáo nhân dân sản xuất tại các vùng giáp ranh tỉnh Kiên Giang thường xuyên kiểm tra nguồn nước, lấy nước tưới theo các đợt triều cường.

- Kịp thời báo cáo tình hình công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn và thiệt hại cây trồng, vật nuôi… về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Chi cục Thủy lợi).

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch, phương án phòng chống hạn, xâm nhập mặn, bảo vệ rừng và công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Chỉ đạo các địa phương điều chỉnh lịch thời vụ và điều chỉnh cơ cấu cây trồng để né, tránh hạn, xâm nhập mặn ở vùng có khả năng hạn và xâm nhập mặn cao. Kiểm tra tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm do nắng nóng kéo dài.

- Rà soát các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao và có phương án bảo vệ rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cụ thể cho từng địa bàn; tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCCR đảm bảo xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng theo phương châm “bốn tại chỗ”, kiên quyết không để xảy ra cháy rừng.

- Cập nhật và tổng hợp tình hình thiệt hại của các địa phương để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ kịp thời.

3. Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi tỉnh:

- Phối hợp với các trạm thủy lợi huyện, thị, thành và chính quyền địa phương kiểm tra, vận hành các công trình cống, đập, kênh mương, hệ thống trạm bơm điện nhằm đảm bảo đủ nguồn nước để phục vụ cho sinh hoạt và sản

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · Tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi tỉnh An Giang

3

xuất nông nghiệp. - Tổ chức nạo vét kịp thời các tuyến kênh (không đảm bảo nguồn nước

phục vụ sản xuất) thuộc Công ty quản lý. 4. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn và Công ty

Cổ phần Điện nước An Giang:

Kiểm tra, rà soát các hệ thống cấp nước sinh hoạt do Trung tâm và Công ty quản lý khai thác nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Chuẩn bị phương án tạo những điểm cấp nước công cộng cho người dân bị thiếu nước hoặc vận chuyển cấp nước trong trường hợp xa nguồn nước, đặc biệt ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn.

5. Công ty Điện lực An Giang:

Ưu tiên bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm nước phòng, chống hạn; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng tiết kiệm điện, đặc biệt là trong các tháng mùa khô.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn An Giang tổ chức quan trắc độ mặn để kịp thời cảnh báo cho người dân phòng tránh.

7. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang:

Thường xuyên cung cấp thông tin dự báo, nhận định về tình hình thời tiết, nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương để kịp thời chỉ đạo ứng phó.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan Báo, Đài:

Tăng cường đưa tin dự báo, cảnh báo tình hình hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng; tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.

9. Sở Tài chính:

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí kịp thời đảm bảo cho công tác ứng phó hạn, xâm nhập mặn và hỗ trợ thiệt hại cho người dân trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · Tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi tỉnh An Giang

4

10. Lực lượng Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh:

Trong trường hợp khi có thiên tai xảy ra, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh sẵn sàng huy động lực lượng để hỗ trợ địa phương tổ chức ứng phó và khắc phục thiên tai.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố, các cơ quan liên quan triển khai tốt nội dung công văn này./.

Nơi nhận: - Như trên; - TT.TU, TT.HĐND tỉnh, TT. UBND tỉnh; - Các Sở: TC, TT&TT; - CA tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Bộ đội BP tỉnh; - Công ty TNHH 1TV KTTL AG; - Báo AG, Đài PT-TH AG; - Công ty Điện lực AG; - Công ty CP Điện nước AG; - Đài KTTV AG; - Thành viên BCH PCTT&TKCN tỉnh; - Trung tâm NSVSMTNT; - Chi cục Kiểm lâm; - Phòng KTN, HCTC - Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lâm Quang Thi